SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ TÁI SƠN –
HUYỆN TỨ KỲ – TỈNH HẢI DƯƠNG
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Lớp : MTC
Khóa : 57
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM
Địa điểm thực tập : Xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ -
tỉnh Hải Dương
HÀ NỘI – 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự
hướng dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Đoàn Văn Điếm.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề
tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả,
cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người
thân trong gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn PGS. TS. Đoàn Văn Điếm, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Sinh thái
Nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Tái Sơn, tất cả
bạn bè và gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016.
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
....................................................................................................................................................ii
..........................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................................................2
Yêu cầu của đề tài..............................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4
1.1. Tổng quan về môi trường chất thải chăn nuôi............................................................................4
1.1.1. Khái niệm về chất thải chăn nuôi.........................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn........................................................................................4
1.1.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới.........................................................................................9
1.1.4. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam........................................................................................10
1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi..........................................................................................13
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường.........................................................14
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người...........................................................17
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sản xuất chăn nuôi.............................................18
1.3. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi.......................................................................................19
1.3.1. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới...........................................................19
iii
1.3.2. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.............................................................21
1.4. Các văn bản pháp lý hiện hành về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi....................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................30
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................30
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................30
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..............................................................................30
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................................................30
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................31
Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ....................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tái Sơn............................................................................................32
3.1.2. Đặc điểm kiện kinh tế - xã hội xã Tái Sơn...........................................................................35
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tái Sơn..........................................................................37
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp.........................................................................................37
3.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi xã Tái Sơn.........................................................................38
3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn......................................................42
3.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn.....................................................................................42
3.3.2. Hiện trạng phát sinh nước thải chăn nuôi lợn...................................................................43
3.3.3. Hiện trạng phát sinh khí thải chăn nuôi lợn ......................................................................44
3.4. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn.................................................................45
3.4.1. Công tác quản lý môi trường của chính quyền xã Tái Sơn.................................................45
3.4.2. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn .........................................................................47
3.4.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.....................................................52
3.5. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn ........................................57
iv
3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..................................60
3.6.1. Giải pháp vể công tác tổ chức ...........................................................................................60
3.6.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường...........................................................61
3.6.3. Quản lý dựa trên công cụ luật pháp – chính sách..............................................................61
3.6.4. Tăng cường công tác tuyên truyền - giáo dục....................................................................61
3.6.5. Giải pháp kỹ thuật..............................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67
Kết luận...........................................................................................................................................67
Kiến nghị..........................................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Giải thích từ viết tắt
BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày
COD Nhu cầu oxy hóa học
FAO
HTXNN
Tổ chức nông lương thế giới
Hợp tác xã nông nghiệp
KSH
KHCN
Khí sinh học
Khoa học công nghệ
NL Năng lượng
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TACN Thức ăn chăn nuôi
TB Trung bình
TCTK Tổng cục thống kê
TDS Tổng chất rắn hòa tan
TT Thứ tự
UASB Bể xử lý nước thải kỵ khí
UBND Ủy ban nhân dân
VSV Vi sinh vật
vi
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
....................................................................................................................................................ii
..........................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4
Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm.................5
Bảng 1.2: Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2012..................................................6
Bảng 1.3: Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm..........................................................6
Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn
chăn nuôi lợn.....................................................................................................................7
Bảng 1.5: Thành phần trung bình của nước tiểu các lọai gia súc.......................................7
Bảng 1.6: Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung điển hình..8
Bảng 1.7: Thống kê chăn nuôi Việt Nam 2015 ................................................................11
Bảng 1.8: Số trang trại phân theo địa phương sơ bộ năm 2014......................................13
Bảng 1.9: Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi....................................18
Bảng 1.10: Một số những chất men bổ sung khi xử lý chất thải......................................23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30
Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Hải Dương ...............................................................34
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tái Sơn năm 2015............................................35
vii
Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng.......................................................37
Bảng 3.4: Quy mô chăn nuôi tại xã Tái Sơn......................................................................41
Bảng 3.5: Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở của các hộ dân..................................41
Bảng 3.6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh của 3 hộ
chăn nuôi tại xã Tái Sơn...................................................................................................42
Bảng 3.7: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..................43
Bảng 3.8: Khối lượng nước thải phát sinh của 3 hộ chăn nuôi ........................................43
Bảng 3.9: Phát sinh nước thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn.............................................44
Bảng 3.10: Phát sinh khi thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn...............................................44
Bảng 3.11: Tình hình thu gom chất thải rắn chăn nuôi lợn xã
Tái Sơn (n=60)..................................................................................................................48
Bảng 3.12: Tình hình cọ rửa chuồng trại và tắm lợn tại xã Tái Sơn (n=60).......................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70
viii
DANH MỤC HÌNH
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
....................................................................................................................................................ii
..........................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4
Hình 1.1: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới.................................20
Hình 1.2: Đống ủ phân hữu cơ.....................................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30
Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Tái Sơn........................................................................32
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Tái Sơn năm 2015.............................................................36
Hình 3.3: Chuồng nuôi lợn nhà ông Nguyễn Văn Phinh...............................................39
Hình 3.4: Phát triển chăn nuôi lợn xã Tái Sơn giai đoạn 2011-2015............................40
Hình 3.5: Đánh giá của người dân về mức độ quan tâm của chính quyền địa phương
xã Tái Sơn.....................................................................................................................46
Hình 3.6: Mục đích sử dụng phân từ chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..............................48
Hình 3.7: Mục đích sử dụng nước tắm lợn và cọ rửa chuồng trại
xã Tái Sơn.....................................................................................................................50
Hình 3.8: Mục đích sử dụng nước tiểu chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn............................51
Hình 3.9: Tình hình quản lý xác súc vật chết tại xã Tái Sơn..........................................52
ix
Hình 3.10: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cùng đại diện các sở, ngành
liên quan tham quan mô hình tại trang trại ông Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ
.....................................................................................................................................54
Hình 3.11: Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn công nghệ Saibon........................54
Hình 3.12: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi
trường tại xã Tái Sơn...................................................................................................57
Hình 3.13: Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại xã Tái Sơn........................58
Hình 3.14: Đánh giá ảnh hưởng của người dân về chất lượng không khí do chất thải
chăn nuôi tại xã Tái Sơn...............................................................................................59
Hình 3.15: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng chăn nuôi lợn đến sức khỏe con
người...........................................................................................................................60
Hình 3.16: Xây dựng hầm Biogas bằng nhựa Composite.............................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70
x
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi luôn là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp nước
ta, không chỉ góp phần cung cấp thị trường nội địa mà còn xuất khẩu mang lại
nguồn GDP tương đối cao.
Ngày nay, do sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tân tiến
năng suất chăn nuôi ngày càng tăng, thời gian nuôi được rút ngắn, lợi nhuận
thu được từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi nhuận từ trồng
trọt. Hơn nữa, mức sống của con người ngày càng tăng kéo đến sự thay đổi về
cơ cấu tiêu dùng, xu hướng thay đổi chuyển từ tiêu dùng sản phẩm trồng trọt
sang tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày
càng cao.
Tổng cục Hải Quan cho biết, năm năm 2015 số lượng đàn heo giống
nhập khẩu cả nước có con số là 2146 con, tăng 90,6 % so với năm 2014. Thịt
heo tăng 7,3% với con số 3,2 ngàn tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu TACN và
NL của năm 2015 đạt tới 3,3 tỷ USD, so với năm 2013 tăng 7,1 %. Theo kết
quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 2015 của Tổng cục Thống kê, cả nước có
26,39 triệu con lợn.
Có nhiều hình thức chăn nuôi lợn khác nhau như: phương thức truyền
thống là chăn nuôi hộ gia đình theo quy mô nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn thừa hay
thức ăn sẵn có của gia đình. Phương thức này dễ trông nom, chăm sóc, không
tốn chi phí nhưng cho năng suất và hiệu quả không cao. Phương thức thứ hai
là chăn nuôi theo quy mô trang trại, nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả và
năng suất cao, đây là hình thức đang được sử dụng phổ biến và có xu hướng
tăng cao trong những năm gần đây do ngành chăn nuôi chuyển dần từ hình
thức nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung trang trại.
Xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương là một xã nằm trung tâm
đồng bằng Bắc Bộ; kinh tế người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào nông
1
nghiệp, là xã có tiềm năng trong việc phát triển chăn nuôi lợn. Tận dụng
nguồn thức ăn được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, khoai,
…và các loại thủy sản nước ngọt người dân đã tập trung chăn nuôi lợn phát
triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hơn nữa, nằm trên địa bàn xã
là trang trại được xây dựng với quy mô khá lớn và chăn nuôi với hình thức
công nghiệp. Trang trại này có tổng diện tích 3 ha, nuôi 1.200 con lợn nái
sinh sản. Mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường gần 30.000 con lợn giống
thương phẩm. Hàng ngày trang trại thải ra môi trường khoảng 60m3
nước thải.
Việc quản lý chất thải chăn nuôi được địa phương và người dân rất quan tâm,
song trên thực tế còn gặp nhiều vấn đề khó khăn dẫn đến công tác quản lý
chất thải chăn nuôi lẫn chất lượng môi trường chưa đạt hiệu quả như mong
đợi. Lượng chất thải từ quá trình chăn nuôi trên địa bàn xã khá lớn cộng thêm
quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chưa có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi lợn hiệu
quả gây ra sức ép với môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi.
Để tìm hiểu sâu sắc vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn
– huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất thải trên
địa bàn xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn nhằm bảo vệ môi
trường và phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững.
Yêu cầu của đề tài
- Phải xuất phát từ việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
tình hình chăn nuôi của xã để nghiên cứu quản lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Đánh giá chi tiết các nguồn phát thải từ chăn nuôi lợn, ảnh hưởng
của chất thải tới môi trường và sức khỏe cộng đồng tại địa phương.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại địa
phương để chỉ ra các mặt hạn chế cần khắc phục.
2
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn có tính khả thi
và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về môi trường chất thải chăn nuôi
1.1.1. Khái niệm về chất thải chăn nuôi
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt
động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay
ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh
sản xuất, gia tăng dân số…
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm các chất
rắn, chất lỏng, chất khí hoặc các chất phóng xạ; mỗi loại được quản lý bằng
các phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau (Bùi Hữu Đoàn,2010).
Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cũng cấp các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của con người.
Chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá trình chăn nuôi, gồm ba
dạng chủ yếu: Chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức
ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày); chất thải lỏng (bao
gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi, nước tiểu, một phần phân);
chất thải bán lỏng (gồm các chất thải rắn và chất thải lỏng).
Quản lý chất thải chăn nuôi là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế,
loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải ra trong quá trình chăn nuôi bao
gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí ( Bùi Hữu Đoàn, 2010).
1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn
Theo Trương Thanh Cảnh, năm 2016 chất thải chăn nuôi chia ra thành
3 nhóm:
+ Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò mổ...
4
+ Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh
lò mổ, các dụng cụ…
+ Chất thải khí: CO2, NH3, CH4…
Chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn chủ yếu là phân, rác, thức ăn
thừa của vật nuôi... Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N,
P, K cao, chứa nhiều hợp chất hữa cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật,
trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi.
Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải, chất
thải chăn nuôi lợn bao gồm: chất thải rắn, nước tiểu, nước thải chăn nuôi (hỗn
hợp phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…).
• Chất thải rắn - Phân
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không
hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Phân gồm những thành phần:
- Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mô tróc ra
từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
- Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng
lượng của vật nuôi. Lượng phân thải trung bình của lợn trong 24 giờ được thể
hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày)
Trâu bò lớn 20-25 10-15
Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7
Lợn (15-45kg) 1-3 0,7-2,0
Lợn (45-100kg) 3-5 2-4
Nguồn: Hoàng Minh Đức (2009)
 Thành phần trong phân lợn
5
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống;
- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau);
- Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể
cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại.
Bảng 1.2: Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2012
TT
Loại vật
nuôi
Tổng số đầu con
năm 2012
(1.000.000 con)
Chất thải rắn
bình quân
(kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/ năm
(triệu tấn)
1 Bò 6.33 10 23.13
2 Trâu 2.89 15 15.86
3 Lợn 26.70 2 19.49
4 Gia cầm 247.32 0.2 18.05
5 Dê 1.34 1.5 0.73
6 Cừu 0.08 1.5 0.04
7 Ngựa 0.12 4 0.17
8 Hươu, nai 0.04 2.5 0.03
9 Chó 8.07 1 2.95
Tổng cộng 80.45
Nguồn: Cục chăn nuôi (2013)
Bảng 1.3: Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm
Loại phân Nước Nitơ P2O5 K2O CaO MgO
Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10
Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13
Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn ( 2011)
Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký
sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với các
giống điển hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella.
Trong 1 kg phân có chứa 2000-5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại:
Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus.
6
Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn
chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
Coliform MNP/100g 4.106
-108
E. Coli MPN/100g 105
-107
Streptococus MPN/100g 3.102
-104
Salmonella Vk/25ml 10-104
Cl. Perfringens Vk/ml 10-102
Đơn bào MNP/10g 0-103
Nguồn: Lương Ngọc Khánh ( 2005)
• Nước phân
Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì
vậy nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân
bón. Trong 1m3
nước phân có khoảng: 5-6kg N nguyên chất; 0,1kg P2O5;
12kg K2O (Bergmann, 1965). Nước phân chuồng là nghèo lân, giàu đạm và
rất giàu Kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là:
urê, axit uric và axit hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay
bón vào đất thì bị VSV phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó
chuyển thành amoni carbonat.
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng
gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn
lơ lửng, N, P và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi
trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập
trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi:
Bảng 1.5: Thành phần trung bình của nước tiểu các lọai gia súc
TT Loại gia
súc
Thành phần trong nước tiểu (%)
Nước CHC N P2O5 K2O CaO MgO Cl
1 Trâu bò 92,5 3,0 1,0 0,01 1,5 0,15 0-0,1 0,1
2 Ngựa 89,0 7,0 1,2 0,05 1,50 0,02 0,24 0,2
3 Lợn 94,0 2,5 0,5 0,05 1,0 0-0,2 0-0,1 0,1
7
Nguồn: Antoine Pouilieute ( 2010)
 Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose,
protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn
thừa. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium,
muối chlorua, SO4
2-
,…
Bảng 1.6: Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung
điển hình
Chỉ
tiêu
kiểm
tra
Đơn
vị
Trại
Đan
Phuợng
TTNC
Lợn
Thụy
Phương
Trại lợn
Tam
Điệp
Trại
Cty
Gia
Nam
Trại
Hồng
Điệp
TB±SD
pH 7,15 7,26 7,08 6,78 6,83 7,02± 0,24
BOD5 mg/l 1339,4 1080,70 882,3 783,4 1221,2 1061,40± 278
COD mg/l 3397,6 2224.5 1924,8 1251,6 2824.5 2324,60± 1073
TDS mg/l 4812,8 4568.44 3949,56 4012,8 4720.4 4412,80± 400
P_tổng mg/l 99,4 80.2 69,4 57,4 85.6 78,40± 21
N_tổng mg/l 332,8 280,1 250,9 204,8 275,4 268,80± 64
Nguồn: Viện chăn nuôi (2006)
 N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất
kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo
phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N
và P rất cao. Hàm lượng N-tổng = 200 – 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm
khoảng 80-90%; P_tổng = 60-100mg/l.
 Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng,
virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
Chất thải lỏng trong chăn nuôi (nước tiểu vật nuôi, nước tắm, nước rửa
chuồng, vệ sinh dụng cụ, ...) ước tính khoảng vài chục nghìn tỷ m3
/năm.
8
• Khí thải
Chất thải khí: Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4,
H2S, ... thuộc các loại khí nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của
vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn, ... ước khoảng vài trăm triệu tấn/ năm.
• Xác xúc vật
Xác chết xúc vật nuôi là một loại chất thải đặc biệt trong chăn nuôi.
Thông thường vật nuôi chết so các nguyên nhân bệnh lý, cho nên xác xúc vật
là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh đó cho
vật nuôi khác và con người.
• Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Chúng là những thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, các vật liệu lót chuồng đã
qua sử dụng như rơm, rạ, các loại độn chuồng, lông của vật nuôi,…chúng có
khối lượng không lớn song cũng là nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người, vật nuôi nếu không được thu gom và xử lý theo
cách hợp lý.
1.1.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2009) số lượng đàn
gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con
và trâu phân bố chủ yếu ở các nước châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê
591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con
và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con,…
Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian
vừa qua thường đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ
172,4 triệu con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1
triệu con, thứ năm là Ethiopia và thứ sáu là Argentina có trên 50 triệu con bò.
9
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con ( chiếm tỉ trên 58%
tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu,, thứ ba là Trung
Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu con,
thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đúng thứ bảy thế giới đạt 2,8
triệu con trâu.
Các cường quốc chăn nuôi lợn trên thế giới: số đàn lợn hàng năm số
một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu con, ba Brazin 37,0
triệu con, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và Đức đứng thứ năm 26,8
triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia
1.341,7 triệu con, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu con và năm
Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13
trên thế giới.
Chăn nuôi vịt nhất là Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84
triệu con, ba Indonesia 42,3 triệu con, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm
Pháp có 22,5 triệu con vịt.
Về số lượng vật nuôi trên thế giới, các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam
cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 vê số lượng, thứ 4 về heo,
thứ 6 về lượng trâu và thứ 13 về lượng gà.
1.1.4. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT (02/2016), tình hình chăn nuôi trong tháng phát
triển ổn định, theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng
khoảng 0,1%, tổng số bò tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn
nuôi lợn phát triển tốt do trong tháng không xảy ra dịch lợn tai xanh, giá bán
thịt hơi ổn định duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, tổng số lợn của cả
nước tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi gia cầm được
người dân đầu tư phát triển đàn để phục vụ thị trường Tết nguyên đán 2016.
10
Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ
năm 2015.
Bảng 1.7: Thống kê chăn nuôi Việt Nam 2015
(Đơn vị: con)
Trâu Bò Lợn Gà
Cả nước
252366
0
536707
8
2775100
9
259295
Đồng bằng sông Hồng 130363 496670 7061276 68604
Miền núi và trung du miền núi 1412175 943007 6841448 61088
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Miền Trung
814443
218567
3
5368050 51926
Tây Nguyên 86273 685582 1797325 14744
Đông Nam Bộ 46489 367135 3093622 32263
Đôồng bằng sông Cửu Long 33917 689011 3589288 30670
Nguồn:Tổng cục thống kê ( 2015)
Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu bò trong tháng phát triển ổn định. Theo số
liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng khoảng 0,1%, tổng số bò
tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển tốt do dịch lợn tai xanh trong
tháng không xảy ra, giá bán thịt hơi duy trì ổn định ở mức có lợi cho người
chăn nuôi. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tăng
khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, người dân
yên tâm đầu tư phát triển đàn để phục vụ thị trường Tết nguyên đán. Ước tính
tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu sơ bộ, 6 tháng đầu năm 2015 chăn nuôi trâu, bò phát triển khá
thuận lợi; tổng số trâu của cả nước đạt gần 2,54 triệu con, tăng khoảng 0,1%,
sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt gần 62,6 ngàn tấn, tăng khoảng
0,22%; tổng số bò đạt trên 5,3 triệu con (trong đó nhập 6 tháng là 235.000
11
con, trong đó có 29.000 con dùng để là giống), sản lượng thịt bò hơi xuất
chuồng đạt 219,9 ngàn thấn, tăng khoảng 2,23% so với cùng kỳ năm 2014.
Đàn bò sữa của cả nước đạt gần 260,8 ngàn con, tăng 24,48%; sản lượng sữa
ước đạt 452,0 ngàn tấn, tăng 21,02% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 nhìn chung đàn lợn phát triển khá tốt,
dịch lợn tai xanh không xảy ra. Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục thống kê,
tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 27,34 triệu con, tăng khoảng 2,99% so với
cùng kỳ năm 2014; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong ước đạt 2,51
triệu tấn, tăng gần 3,66% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng đàn gia cầm của cả
nước 6 tháng đầu năm 2015 đạt 331,13 triệu con, tăng khoảng 3,85% so với
cùng kỳ năm 2014; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt trên 651,28
ngàn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt trên 6,27 tỷ quả, lần lượt tăng 5,04% và
7,36% so với cùng kỳ năm 2014.
Chất thải chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lẻ
vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải trong chăn nuôi ở
nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông
hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau:
- Chất thải vật nuôi trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao hồ.
- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng.
- Chất thải nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp, nhưng chưa được nhân
rộng như xử lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình,...),
bằng chế phẩm sinh học, xử lý bằng hồ sinh học, công nghệ xử lý bằng
đệm lót sinh học,...
Theo thống kê năm 2010, cả nước có khoảng gần 9 triệu hộ chăn nuôi
nông hộ, ước tính khoảng 26,5 triệu con, trâu bò đạt 7,7 triệu con và gia cầm
trên 304,5 triệu con, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có
12
8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có
cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý
chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài…
gây sức ép đến môi trường. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
sông Cửu Long là những địa phương có ngành chăn nuôi phát triển chiếm tới
55% trang trại nuôi lợn tập trung ở những đồng bằng này. Theo dự tính với tốc
độ phát triển mạnh của ngành chăn nuôi như hiện nay dự tính đến năm 2020,
lượng chất thải rắn trong chăn nuôi phát sinh khoảng gần 1.212.000 tấn/năm,
tăng 14,05% so với năm 2010 (Cục thống kê, 2010).
Lượng chất thải phát sinh là rất lớn nhưng việc xử lý thì mới chỉ chú
trọng ở các doanh nghiệp chăn nuôi, còn các hộ chăn nuôi nhỏ chưa được
quan tâm. Thực tế, bằng những biện pháp nói trên chưa thể giải quyết được
vấn đề về môi trường, bởi theo tính toán của các chuyên gia, hằng năm tổng
đàn gia súc ở Việt Nam thải vào môi trường hơn 85 triệu tấn chất thải rắn.
Trong đó, khối lượng chất thải rắn (tính riêng lượng phân của vật nuôi) của
một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2010 là 85,3 triệu tấn, năm 2011 là
83,67 triệu tấn, năm 2012 nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được xử lý,
còn lại thường được xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
Bảng 1.8: Số trang trại phân theo địa phương sơ bộ năm 2014
STT Tỉnh, Thành phố Số lượng trang trại Tỷ lệ (%)
Cả nước 27114 100
1 Đồng Bằng Sông Hồng 6133 22.6
2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1456 5.4
3 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 2900 10.7
4 Tây Nguyên 2928 10.8
5 Đông Nam Bộ 6098 22.5
6 Đồng bằng Sông Cửu Long 7599 28
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
13
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường
• Môi trường đất
Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có hàm lượng lớn trong chất thải
chăn nuôi, chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nito, photpho. Là nguồn phân
bón giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếu không
biết cách bón hợp lý hay sử dụng phân tươi thì cây trồng không những không
hấp thụ được hết mà còn tích tụ lại trong đất làm bão hòa hay quá bão hòa
chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất. Hơn nữa, nitrat và
photphat dư thừa sẽ chảy theo nước mặt làm ô nhiễm mực thủy cấp.
Ngoài ra trong đất mà có chưa một lượng lớn nito, photphat gây hiện
tượng phú dưỡng hay lượng nitơ thừa bị chuyển hóa thành nitrat làm cho
nồng độ nitrat trong đất tăng cao, gây độc cho hệ sinh vật đất cũng như cây
trồng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật ưa nitơ, photphat
phát triển, hạn chế các chủng vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái
đất (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012).
Mặt khác, trong phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng
có thể tồn tại và phát triển trong đất, khi bón phân tươi cho đất không đúng kỹ
thuật là điều kiện làm cho vi sinh vật phát tán khắp nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc
bệnh cho người và vật nuôi.
Photpho trong đất có thể kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al,...thành
các chất phức tạp, khó phân giải, gây thoái hóa đất như cằn cỗi đất, ảnh
hưởng sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Chất thải chăn nuôi khi bị đổ thẳng ra môi trường đất theo nước mưa
ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Việc bổ sung hàm lượng kim loại nặng vào chất kích thích tăng trưởng
trong thức ăn của vật nuôi khiến phân và nước tiểu của vật nuôi có hàm lượng
kim loại nặng bị thải ra môi trường đất. Nếu kéo dài sẽ gây tích lũy trong đất,
14
thay đổi tính chất vật lý hóa học của đất, phá hoại kết cấu đất, làm nghèo đất,
hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng,...
• Môi trường nước
Nước thải chăn nuôi luôn có hàm lượng chất ô nhiễm cao như các chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng, các khoáng chất,…và các
vi sinh vật mang mầm bệnh. Các chất có trong nước thải chăn nuôi lợn gây
những tác động không nhỏ đến môi trường nước.
Nước thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để khi thải
trực tiếp ra môi trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước .
Thêm vào đó, trong chất thải chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng nito,
photpho cao gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực tiếp đời sống
thủy sinh vật trong nguồn nước tiếp nhận. Đồng thời, môi trường nước là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của các hệ vi sinh vật gây bệnh có
trong phân của vật nuôi.(Bùi Hữu Đoàn và cộng sự, 2010)
Xác vật nuôi chết cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước không chỉ
bốc mùi hôi thối do quá trình phân hủy mà còn mang nguy cơ bùng phát dịch
bệnh cho các loài vật khác và con người.
Chất thải chăn nuôi không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà còn là nguồn
gây ô nhiễm nước ngầm. Chất thải chăn nuôi sau khi thải ra ngoài môi trường
theo dòng nước mưa ngấm xuống tầng nước ngầm gây ra ô nhiễm. Ngành
chăn nuôi chiếm 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên thế giới. Nước
thải ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất hữu cơ dễ phân hủy,
hóa chất,… đặc biệt là kim loại nặng.
• Môi trường không khí
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại
sinh. Nguồn gốc thức ăn chúng lại là chất hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sử
dụng oxy hòa tan phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ : NO2
-
, SO2,
CO2 quá trình này nhanh chóng tạo mùi hôi thối. Nếu lượng chất hữu cơ trong
15
nước quá nhiều vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong
nước làm khả năng phân hủy của chúng kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm
khí tạo ra các sản phẩm như CH4 , H2S, NH3 , H2 , Indol, Scortol,… tạo mùi
hôi nước có màu đen váng , là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp,
tim mạch ở người và động vật.
Chăn nuôi thải ra lượng khí thải chiếm 18% tổng lượng phát thải khí
nhà kính trên toàn cầu. Lượng phát thải CO2 của chăn nuôi chiếm 9% toàn
cầu chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đặc biệt là phá rừng mở
rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này thả
37% lượng khí CH4 , 65% khí NOx và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí
ammoniac, nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit phá hủy hệ sinh thái.
( Trương Thanh Cảnh, 2010)
Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các chuồng trại nuôi trên
địa bàn 6 tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và
Cần Thơ cho thấy không khí chuồng nuôi ở cả hai hình thức chăn nuôi nông
hộ và trang trại đều bị ô nhiễm khi mà nồng độ NH3 và H2S đều vượt quá
ngưỡng cho phép.(Phùng Đức Tiến và các cộng sự, 2009)
Ô nhiễm mùi từ các trang trại chăn nuôi lợn ảnh hưởng lớn đến hoạt
động sống của người dân xung quanh các khu vực chăn nuôi. Mùi hôi thối
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; khi hít phải dẫn đến khó chiụ, nhức
đầu, tim đập nhanh, không muốn ăn. Những chất độc như H2S, NH3, CO2,
CH4, CO,..khi con người hít phải thường xuyên dù là nồng độ cao hay nồng
độ thấp sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh,
lâu ngày dẫn đến tê liệt khướu giác. Thần kinh thường xuyên bị mùi hôi thối
kích thích sẽ tổn thương, làm ảnh hưởng tới chắc năng hưng phấn và ức chế
vỏ đại não(Anthony McMichael, 2007).
Hầu hết, vấn đề ô nhiễm không khí trong chăn nuôi không được chú
trọng. Chỉ có một số trang trại lớn có sử dụng hệ thống thông gió hoặc trồng
16
cây xung quanh trang trại để giảm mùi nhưng hiệu quả không cao, một số cơ
sở sử dụng lót sinh học hoặc chế phẩm trên nền chuồng trại giảm mùi. Xử lý
triệt để mùi giảm ô nhiễm không khí , giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe con người và vật nuôi.
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người
Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm
trọng mà còn có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của
con người. Theo các nghiên cứu cho rằng con người có thể mắc rất nhiều loại
bệnh liên quan đến chất thải chăn nuôi.
• Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một
lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước,
kênh mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong
vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa
và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới
môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và
ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường còn làm
phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
• Các bệnh thường gặp ô nhiễm không khí nơi làm việc
Các loại hơi khí độc như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S),
khícarbondioxyt (CO2), bụi hữu cơ vào cơ thể có biểu hiện ngứa mũi, ngứa mắt,
họng, khó chịu vỉ mũi, hắt hơi, đau họng… Theo nghiên cứu môi trường lao
động và sức khỏe bệnh tật nông dân tại một số vùng tại Thái Nguyên của nhóm
tác giả Nguyễn Trọng Đức, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy mô hình
bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi
trường xen lẫn với các bệnh cộng đồng chậm phát triển. Tỷ lệ mắc các bệnh về
mắt là 16-37%, bệnh mũi họng là 73-77%. Hai nhóm bệnh khác là tim mạch từ
14-15%, bệnh hô hấp là 11 - 12%.
17
• Các bệnh thường gặp do vi sinh vật gây ra
Bệnh nhiễm kí sinh trùng là thường gặp nhất của nhà nông như các
viêm nhiễm ngoài da do nấm, ấu trùng sán…các bệnh đường ruột như tả, lị,
thương hàn cũng dẽ mắc phải do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây
bệnh đường ruột. Hiện nay, dịch lợn mắc bệnh tai xanh cũng là vấn đề đáng lo
ngại đến sức khỏe của người chăn nuôi. Nó vừa gây thiệt hại kinh tế cho bà
con nông dân, vừa đe dọa sức khỏe người chăn nuôi. Tuy nhiên, bệnh tai xanh
không lây sang người nhưng làm suy giảm miễn dịch của đàn lợn làm cho đàn
lợn dễ bị nhiễm liên cầu lợn (Streptococcussuis) mà bệnh này lại có khả năng
lây sang người (Lương Ngọc Khánh, 2005).
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sản xuất chăn nuôi
Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch
bệnh có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do vius, vi khuẩn,
ký sinh trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, ô nhiễm môi
trường chuồng nuôi là vấn đề cấp bách cần giải quyết hiện nay.
Bệnh và các loại vi khuẩn gây bệnh trên lợn: bệnh tiêu hóa do vi khuẩn
E.coli gây ra ỉa chảy ở lợn con, bệnh do ký sinh trùng gây ra làm lợn chậm
lớn, còi cọc... Bên cạnh đó, chất lượng không khí trong chuồng nuôi cũng rất
quan trọng, gia súc hít vào phổi những chất độc hại gây viêm nhiễm đường hô
hấp làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Phân và nước thải không được thu
gom xử lý sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến
năng suất chăn nuôi, môi trường chăn nuôi bao gồm các yếu tố: khí amoniac,
hyđro sunfua, nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí gây mùi hôi thối khác (Trần
Mạnh Hải, 2012).
Bảng 1.9: Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi
Tên mầm bệnh Loại Đường ô
nhiễm
Gây bệnh
nđtp* vật nuôi người
e. coli vi trùng nước, thức ăn + + +
18
Tên mầm bệnh Loại Đường ô
nhiễm
Gây bệnh
nđtp* vật nuôi người
Salmonella vi trùng nước, thức ăn + + +
Leptospira vi trùng nước, thức ăn - + +
dịch tả lợn virut nước, thức ăn - + -
Ascarissuum ký sinh trùng nước, thức ăn - + +
bệnh ngoài da nấm, kst nước, thức ăn.
da niêm mạc
- + +
c. parium kst nước, thức ăn - + +
(*nđtp: ngộ độc thực phẩm)
Theo nghiên cứu của viện chăn nuôi năm 2010 về ảnh hưởng của môi
trường tới năng suất chăn nuôi cho thấy, nếu lợn được chăn nuôi trong một
môi trường không ô nhiễm có thể tăng trọng cao hơn nuôi trong môi trường ô
nhiễm bình quân 34g/ngày/con (tăng 7% so với chuồng nuôi bị ô nhiễm), tỷ lệ
lợn mắc bệnh ở chuồng ô nhiễm cũng cao hơn 7% so với chuồng không ô
nhiễm. Điều đó cho thấy môi trường có ý nghĩa rất lớn đến năng suất chăn
nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi.
1.3. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi
1.3.1. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới
Cơ sở chăn nuôi
quy mô nhỏ lẻ
Nuôi thả,
chuồng hở
Nuôi thả,
chuồng hở
Hệ thống nuôi trên
sàn
Hệ thống nuôi trên
sàn
Kho chứa chất thải
rắn
ủ phân compost
ủ phân compost
Bể chứa, hồ chứa nước thải, hệ
thống xử lý yếm khí, bể biogas
dung tích lớn..
Trang trại lớn quy mô
công nghiệp
Dòng nước thải
Dòng chất thải rắn
Ruộng, cánh đồng
19
Hình 1.1: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và
các tác giả như Zhang và Felmann (1997), Boone và cs. (1993); Smith &
Frank, (1988), Chynoweth và Pullammanappallil (1996); Legrand (1993);
Smith và cs.(1988); Smith và cs. (1992), Chynoweth (1987); Chynoweth &
Isaacson(1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ
yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại
hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000
con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng
Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục
đích nông nghiệp.
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử
lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều
năm qua.
Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR
(Sequencing batch reactor), công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công
nghệ phản ứng sinh học theo mẻ qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển
hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa
thành nitrit và khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí
Land Application
Land Application
20
nitơ. Photphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí
(Willers et al.,1994).
Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình
VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là
quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng
nhiệt năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên.
Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là
công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới
lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình
khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn
này. Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một
số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng
trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các
bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc
giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể
được tuần hoàn trở lại hệ thống.
1.3.2. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm
thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi. Trong
đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi
theo quốc gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia
cầm, với số lượng phù hợp để không quá tải gây ô nhiễm môi trường là biện
pháp quan trọng có tầm chiến lược. Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp
dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau
để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn (Mai Thế Hào, 2015).
1.3.2.1. Quy hoạch chăn nuôi
21
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng
sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn
nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch
chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi
cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư đồng thời đúng
thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang
trại. Người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp
trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của
chúng. Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần hướng dẫn người chăn
nuôi thực hiện đúng theo quy hoạch, đúng theo Pháp lệnh giống vật nuôi,
Pháp lệnh thú y và các quy chuẩn trong chăn nuôi. Việc quy hoạch chăn nuôi
và rà soát lại quy hoạch phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan
trọng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3.2.2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học).
Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể
sử dụng loại hầm (công trình) khí sinh học KSH cho phù hợp. Xử lý chất thải
chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích
nhằm giảm khí thải methane (khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản
xuất năng lượng sạch. Đến năm 2014, với trên 500.000 công trình KSH hiện
có trên cả nước đã sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm. Theo thông
báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án
này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1
USD/tCO2, đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng
1.200 tỷ đồng về chất đốt. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được
người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế
chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh
hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại (Lê Văn Quang , 2009).
22
Công trình khí sinh học góp phần giảm phát thải theo 3 cách sau: thứ
nhất: giảm phát thải khí methane từ phân chuồng; thứ hai: giảm phát thải khí
nhà nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống; thứ ba: giảm phát thải
khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học.
Như vậy nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi
trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần
giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.
1.3.2.3. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.
• Xử lý môi trường bằng men sinh học:
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men
để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM
(Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các
chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản
xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất
phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước
ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước
thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn
vào thức ăn…(Cục chăn nuôi, 2015).
• Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
Bảng 1.10: Một số những chất men bổ sung khi xử lý chất thải
TT Tên sản phẩm Bản chất sản phẩm Tác dụng Xuất xứ
1 Deodorase Chất tách từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Thái Lan, Đức
2 EM Tổ hợp nhiều loại vi sinh vật Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết
chất DD qua phân
Nhật Bản
3 EMC Thảo mộc, khoáng chất thiên
nhiên
Giảm sinh NH3, H2S, SO2, giải
độc đường TH
Việt Nam
4 Kemzym Enzym tiêu hóa Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết
chất DD qua phân
Thái Lan, Đức
5 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3 Hàn Quốc
23
6 Yeasac Tế bào men Sacharomyces Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết
chất DD qua phân
Đức, Thái Lan
7 Lavedae Hóa chất Diệt dòi phân Thái Lan, Đức
8 DK, Sarsapomin 30 Chất chiết từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Hoa Kỳ
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm
sản (phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu,
rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh
học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu
hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus,
Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong muốn
là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi
sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế
và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân
gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên
cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã nghiên cứu,
chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt
trên thị trường.
Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ
hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường
chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; EMIC
(Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường); EMC (Công ty TNHH Hóa
sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEM-P1 (Trung tâm Tư vấn CTA)… Thực
chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường
bằng men sinh học.
Công nghệ đệm lót sinh học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980. Ngày nay đã có nhiều nước ứng
dụng như: Trung Quốc, Hồng Kong, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở
nước ta từ năm 2010 công nghệ này đã bắt đầu du nhập vào và phát triển.
24
Ngày 22 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã tổng kết 3 năm ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 2011-2013 và
đã có Thông báo số 2560/TB-BNN-VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý kiến kết
luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám: “…Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh
học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định
là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng
trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy
mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ”.
Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô
nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy
nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao
ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.
• Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)
Compost là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà
thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm
tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn chỗ đất không ngập nước, trải
một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dày khoảng 20cm, sau đó lót một lớp
phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50% so với rác (có thể tưới nếu phân
lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại lại trải tiếp một lớp
rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao (không sử
dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống
phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ sung nước cho đủ độ
ẩm khoảng 45-50%, che ni long, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp
này hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên, không chất thải bằng hữu cơ
(Compost) là sử dụng chủ yếu (tuy nhiên nếu được bổ sung men vào đống ủ
thì tốt hơn) (Mai Thế Hào, 2015).
25
Hình 1.2: Đống ủ phân hữu cơ
Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt
được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy
được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có
chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây
trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn
có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây
ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường sinh thái.
Chương trình được tổ chức FAO tài trợ đã hợp đồng với Công ty cổ phần
công nghệ vi sinh và môi trường tổ chức mô hình trình diễn ở 3 tỉnh thành đại
diện cho 3 vùng (Bắc, Trung, Nam) trong năm 2012 (khu vực Nam bộ mô
hình trình diễn tại thành phố Cần Thơ).
1.3.2.4. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất
hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên
26
nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ
trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các
lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các
chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo
đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản
phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá
trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh,
gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối
với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay
(Mai Thế Hào,2015).
1.3.2.5. Xử lý nước thải bằng ô xi hóa
Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải.
• Xử lý bằng sục khí
Ở các bể gom nước thải (không phải là KSH) người ta dùng máy bơm sục
khí xuống đáy bể với mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được
tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy quá trình oxy hóa xảy ra nhanh,
mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các
chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường.
Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng
tưới cho ruộng đồng.
• Xử lý bằng ô-zôn (O3)
Để xử lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh tra trong các
bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ô-zôn (O3) vào quá trình
sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ô-zôn công nghiệp. Ô-zôn là chất
không bền dễ dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử: O3 → O2
+ O. Ôxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính oxy hóa rất
mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá
trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi
27
trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này
có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng khi sử
dụng ô-zôn trong xử lý môi trường là phải có nồng độ phù hợp, không dư
thừa vì chính ô-zôn cũng là chất gây độc.
• Xử lý bằng Hiđrô perôxit (H2O2)
Hiđrô perôxit H2O2 (oxy già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy
rửa vết thương trong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất tẩy uế,
chất ôxi hóa…Người ta cũng có thể bổ sung Hiđro peroxit H2O2 (Oxy già)
vào trong nước thải để xử lý môi trường. Oxy già là một chất ô xi hóa-khử
mạnh. Thông thường oxy già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa
nhiệt thành nước và khí oxy như sau: 2 H2O2 → 2 H2O + O2 + Nhiệt lượng.
Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác), đầu tiên
oxy nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng
thành khí oxy O2. Oxy nguyên tử có tính oxy hóa rất mạnh vì vậy đã oxy hóa
các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ
sung oxy già vào nước thải xử lý môi trường tuy có tốn kém chút ít nhưng
hiệu quả cao. Cần chú ý khi bổ sung oxy già xử lý môi trường là phải tìm hiểu
cách bảo quản oxy già, liều lượng, chất xúc tác… và nồng độ đủ thấp để an
toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy, nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm (Mai Thế
Hào, 2015).
1.4. Các văn bản pháp lý hiện hành về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn
bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay
đã có các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm 2006, về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
28
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm
2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT, NGÀY 8/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3
năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu
chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi.
- Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- QCVN 24:2009-BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học
- QCVN 01-15 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi gia
cầm an toàn sinh học
- QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y
- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ
sinh nước dùng trong chăn nuôi.
29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian : 11/01/2016 đến 11/05/2016
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ –
tỉnh Hải Dương
- Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi lợn tại xã.
- Thực trạng chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đối với môi trường và đời
sống của người dân.
- Công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn và nhận thức của người
dân về công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã
hội... của xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương, hiện trạng chăn nuôi lợn,
tình hình quản lý chất thải chăn nuôi của xã. Nguồn cung cấp số liệu từ các tài
liệu sẵn có lưu trữ tại các bộ phận chức năng của chính quyền: UBND xã, HTX
sản xuất nông nghiệp; tổ công tác môi trường xã; thư viện, sách, báo, internet…
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Các phiếu câu hỏi dùng để điều tra ở các hộ chăn nuôi lợn, tổng số
hộ điều tra là 60 hộ. Các hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên
30
trong danh sách các hộ của địa phương. Nội dung điều tra bằng phiếu phỏng vấn
về quy mô và số lượng đàn lợn, lượng phát thải, diện tích đất đai, các mô hình
chăn nuôi và phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn của nông hộ tại xã
Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương. Điều tra trực tiếp ý kiến, đánh giá của
người dân về công tác xử lý, quản lý chất thải tại địa phương.
2.4.2.2. Khảo sát thực địa
Khảo sát các hộ chăn nuôi lợn và môi trường xung quanh nhằm quan
sát, chụp ảnh, nắm bắt và thu thập thông tin về chăn nuôi và các hình thức xử
lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.
2.4.2.3. Phương pháp cân, đo khối lượng chất thải
Lựa chọn cân, đo nước thải tại 3 hộ khác nhau về quy mô ( hộ 1 quy mô
nhỏ hơn 20 con, cân, đo tai chuồng nuôi 5 con; hộ 2 quy mô vừa từ 20 – 40
con , cân, đo tại chuồng nuôi 12 con; hộ 3 quy mô vừa từ 40 – 80 con, cân, đo
tại 2 chuồng tổng là 23 con). Chọn 3 hộ quy mô khác nhau như vậy do mỗi
điều kiện, chế độ dinh dưỡng tại các địa phương khác nhau, sẽ phản ảnh được
thực tế tình trạng xả thải ở địa phương.
• Tiến hành cân chất thải rắn của 3 hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, với
3 lần cân vào các ngày 2/3; 12/3 & 22/3 năm 2016. Phân lợn sau khi được thu
gom vào các thùng hoặc xô tại các hộ chăn nuôi, tiến hành cân thực tế khối lượng
thải của 1 chuồng lợn, tính trung bình để biết được lượng thải của mỗi con.
• Đối với nước thải chăn nuôi, chọn ở 3 hộ có quy mô chăn nuôi khác
nhau mỗi hộ 1 chuồng nuôi có hệ thống thu gom nước thải vào 1 hố xi măng
riêng. Tiến hành đo lượng nước thải thực tế trong các hố của 3 hộ, với 3 lần
đo vào các ngày 2/3; 12/3 & 22/3 năm 2016. Nước thải trong hố được tính thể
tích và quy trung bình để biết được lượng nước thải của mỗi con.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê
trên phần mềm excel.
31
Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tái Sơn
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tái Sơn thuộc khu thượng huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Xã có
diện tích đất tự nhiên là 349,21 ha.
- Phía Bắc giáp với xã Hưng Đạo;
- phía Tây giáp với xã Ngọc Kỳ, thôn Tân Lập xã Tân Kỳ;
- phía Nam giáp với xã Quang Phục;
- phía Đông giáp với xã Bình Lãng.
Xã hiện có 04 thôn gồm: thôn Thiết Tái, thôn Thượng Sơn, thôn Trung
Sơn, thôn Ngọc Chấn.
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Tái Sơn
32
Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/3jaac9k
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
3.1.1.2. Chế độ thủy văn
Phía Đông và Đông Nam của xã có sông nhánh của sông Thái Bình
chảy qua cầu Mai xã Bình Lãng vào khu đồng đống Cốt cắt vuông góc lên
đường 391vào phía Đông thôn Ngọc Chấn và phía Đông Nam thôn Trung
Sơn, Thượng Sơn, Thiết Tái ra sông Sồi về Đồng Tràng Xã Quang Phục. Con
sông này lượng nước ổn định đáp ứng nhu cầu giao thông thủy, trồng trọt,
chăn nuôi và sinh hoạt của người dân địa phương và quanh khu vực.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Tái Sơn là một xã nằm ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng mang
đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Đó là
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5º C. Nhiệt độ cao nhất
lên đến 36-37º C vào tháng 6 - tháng 7, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 6-7ºC
vào tháng 12 - tháng 1 năm sau. Qua đó có thể thấy sự chênh lệch về nhiệt độ
theo mùa là khá lớn, đây là cơ sở để xã nuôi trồng phù hợp theo mùa.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm luôn trên 80%, cao nhất khoảng 94 - 99%
vào các tháng đầu năm (khi có mưa phùn) và cuối mùa hè (khi có mưa nhiều).
Số giờ nắng trung bình năm: khoảng 1668 giờ, phân bố không đều theo
các tháng. Số giờ nắng tương đối cao nên quá trình quang hợp dễ dàng, thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1300 – 1750 mm, tập trung chủ
yếu vào các tháng 6,7,8,9. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn đáp ứng đủ nhu
cầu về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên thời kì mưa lũ kéo dài gây không ít khó khăn cho sản xuất.
Chế độ gió: Xã Tái Sơn chịu tác động của 2 loại gió chính: gió mùa Đông
Nam nóng ẩm vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc lạnh khô vào mùa đông. Tốc độ
gió trung bình 2 m/s. Trong năm, vùng cũng chịu ảnh hưởng của 2 – 3 đợt gió Tây
Nam khô nóng xuất hiện từ cuối tháng 5 - đầu tháng 7 gây tác động xấu đến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.
33
Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/3jaac9k
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Hải Dương
Tháng Nhiệt (0
C) Nắng (h) Ngày mưa Mưa (mm) Bốc hơi (mm)
I 15,8 75,8 6,9 20,8 78,3
II 16,5 42,5 12,2 34,4 63,9
III 19,9 46,7 16,1 42,3 62,3
IV 23,6 92,6 14,5 85,4 67,2
V 27,3 203,4 12,6 162,7 100,3
VI
28,6 180,8 13,6 237,0 101,4
VII
29,1 215,7 13,9 260,0 110,3
VIII
28,1 180,1 17,0 328,1 84,0
IX
27,1 177,1 14,2 280,5 81,7
X
23,4 177,9 12,0 185,2 88,5
XI
21,1 142,6 6.7 64,4 88,4
XII
17,5 127,5 5,2 23,1 85,7
Năm
23,6 1668,7 147,6 1723,9 1012,2
Nguồn: Tài liệu CT42A, viện KTTV
Tổng lượng bốc hơi hàng năm là 1012,2 mm, nhiều nhất là các tháng
V, VI, VII từ 100,3 – 110,3 mm. Nhìn chung, bên cạnh một số khó khăn đặc
điểm khí hậu của vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.4. Đất đai
Theo báo cáo thống kê năm 2015, xã Tái Sơn có tổng diện tích tự nhiên
là 349,21 ha.
- Đất sản xuất nông nghiệp: 255,14 ha, chiếm 73,06%.
- Đất phi nông nghiệp: 94,07 ha, chiếm 26,7%.
- Diện tích đất không sử dụng ở xã Tái Sơn không còn.
34
4217558

More Related Content

What's hot

Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...jackjohn45
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...nataliej4
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...nataliej4
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
 
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
 
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
 
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của xí nghiệp môi trường, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của xí nghiệp môi trường, HAYSự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của xí nghiệp môi trường, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của xí nghiệp môi trường, HAY
 
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái Sơn, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương

Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Man_Ebook
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái Sơn, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương (20)

Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...
Đánh Giá Hiện Trạng Phế Thải Đồng Ruộng Và Xử Lý Rơm Rạ Bằng Chế Phẩm Sinh Họ...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 

Recently uploaded (20)

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 

Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái Sơn, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ TÁI SƠN – HUYỆN TỨ KỲ – TỈNH HẢI DƯƠNG Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HẰNG Lớp : MTC Khóa : 57 Chuyên ngành : Khoa học môi trường Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM Địa điểm thực tập : Xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương
  • 2. HÀ NỘI – 2016 2
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Đoàn Văn Điếm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Đoàn Văn Điếm, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Tái Sơn, tất cả bạn bè và gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016. Học viên Nguyễn Thị Thu Hằng ii
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii ....................................................................................................................................................ii ..........................................................................................................................................................ii MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................................................2 Yêu cầu của đề tài..............................................................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4 1.1. Tổng quan về môi trường chất thải chăn nuôi............................................................................4 1.1.1. Khái niệm về chất thải chăn nuôi.........................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn........................................................................................4 1.1.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới.........................................................................................9 1.1.4. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam........................................................................................10 1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi..........................................................................................13 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường.........................................................14 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người...........................................................17 1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sản xuất chăn nuôi.............................................18 1.3. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi.......................................................................................19 1.3.1. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới...........................................................19 iii
  • 6. 1.3.2. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.............................................................21 1.4. Các văn bản pháp lý hiện hành về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi....................................28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................30 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................30 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................30 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................30 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..............................................................................30 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................................................30 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................31 Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ....................................................32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tái Sơn............................................................................................32 3.1.2. Đặc điểm kiện kinh tế - xã hội xã Tái Sơn...........................................................................35 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tái Sơn..........................................................................37 3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp.........................................................................................37 3.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi xã Tái Sơn.........................................................................38 3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn......................................................42 3.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn.....................................................................................42 3.3.2. Hiện trạng phát sinh nước thải chăn nuôi lợn...................................................................43 3.3.3. Hiện trạng phát sinh khí thải chăn nuôi lợn ......................................................................44 3.4. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn.................................................................45 3.4.1. Công tác quản lý môi trường của chính quyền xã Tái Sơn.................................................45 3.4.2. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn .........................................................................47 3.4.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.....................................................52 3.5. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn ........................................57 iv
  • 7. 3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..................................60 3.6.1. Giải pháp vể công tác tổ chức ...........................................................................................60 3.6.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường...........................................................61 3.6.3. Quản lý dựa trên công cụ luật pháp – chính sách..............................................................61 3.6.4. Tăng cường công tác tuyên truyền - giáo dục....................................................................61 3.6.5. Giải pháp kỹ thuật..............................................................................................................61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67 Kết luận...........................................................................................................................................67 Kiến nghị..........................................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70 v
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Giải thích từ viết tắt BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày COD Nhu cầu oxy hóa học FAO HTXNN Tổ chức nông lương thế giới Hợp tác xã nông nghiệp KSH KHCN Khí sinh học Khoa học công nghệ NL Năng lượng NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TACN Thức ăn chăn nuôi TB Trung bình TCTK Tổng cục thống kê TDS Tổng chất rắn hòa tan TT Thứ tự UASB Bể xử lý nước thải kỵ khí UBND Ủy ban nhân dân VSV Vi sinh vật vi
  • 9. DANH MỤC BẢNG LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii ....................................................................................................................................................ii ..........................................................................................................................................................ii MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4 Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm.................5 Bảng 1.2: Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2012..................................................6 Bảng 1.3: Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm..........................................................6 Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn.....................................................................................................................7 Bảng 1.5: Thành phần trung bình của nước tiểu các lọai gia súc.......................................7 Bảng 1.6: Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung điển hình..8 Bảng 1.7: Thống kê chăn nuôi Việt Nam 2015 ................................................................11 Bảng 1.8: Số trang trại phân theo địa phương sơ bộ năm 2014......................................13 Bảng 1.9: Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi....................................18 Bảng 1.10: Một số những chất men bổ sung khi xử lý chất thải......................................23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30 Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Hải Dương ...............................................................34 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tái Sơn năm 2015............................................35 vii
  • 10. Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng.......................................................37 Bảng 3.4: Quy mô chăn nuôi tại xã Tái Sơn......................................................................41 Bảng 3.5: Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở của các hộ dân..................................41 Bảng 3.6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh của 3 hộ chăn nuôi tại xã Tái Sơn...................................................................................................42 Bảng 3.7: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..................43 Bảng 3.8: Khối lượng nước thải phát sinh của 3 hộ chăn nuôi ........................................43 Bảng 3.9: Phát sinh nước thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn.............................................44 Bảng 3.10: Phát sinh khi thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn...............................................44 Bảng 3.11: Tình hình thu gom chất thải rắn chăn nuôi lợn xã Tái Sơn (n=60)..................................................................................................................48 Bảng 3.12: Tình hình cọ rửa chuồng trại và tắm lợn tại xã Tái Sơn (n=60).......................49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70 viii
  • 11. DANH MỤC HÌNH LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii ....................................................................................................................................................ii ..........................................................................................................................................................ii MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................4 Hình 1.1: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới.................................20 Hình 1.2: Đống ủ phân hữu cơ.....................................................................................26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30 Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................32 Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Tái Sơn........................................................................32 Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Tái Sơn năm 2015.............................................................36 Hình 3.3: Chuồng nuôi lợn nhà ông Nguyễn Văn Phinh...............................................39 Hình 3.4: Phát triển chăn nuôi lợn xã Tái Sơn giai đoạn 2011-2015............................40 Hình 3.5: Đánh giá của người dân về mức độ quan tâm của chính quyền địa phương xã Tái Sơn.....................................................................................................................46 Hình 3.6: Mục đích sử dụng phân từ chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn..............................48 Hình 3.7: Mục đích sử dụng nước tắm lợn và cọ rửa chuồng trại xã Tái Sơn.....................................................................................................................50 Hình 3.8: Mục đích sử dụng nước tiểu chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn............................51 Hình 3.9: Tình hình quản lý xác súc vật chết tại xã Tái Sơn..........................................52 ix
  • 12. Hình 3.10: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cùng đại diện các sở, ngành liên quan tham quan mô hình tại trang trại ông Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ .....................................................................................................................................54 Hình 3.11: Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn công nghệ Saibon........................54 Hình 3.12: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường tại xã Tái Sơn...................................................................................................57 Hình 3.13: Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại xã Tái Sơn........................58 Hình 3.14: Đánh giá ảnh hưởng của người dân về chất lượng không khí do chất thải chăn nuôi tại xã Tái Sơn...............................................................................................59 Hình 3.15: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng chăn nuôi lợn đến sức khỏe con người...........................................................................................................................60 Hình 3.16: Xây dựng hầm Biogas bằng nhựa Composite.............................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70 x
  • 13. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi luôn là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta, không chỉ góp phần cung cấp thị trường nội địa mà còn xuất khẩu mang lại nguồn GDP tương đối cao. Ngày nay, do sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tân tiến năng suất chăn nuôi ngày càng tăng, thời gian nuôi được rút ngắn, lợi nhuận thu được từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi nhuận từ trồng trọt. Hơn nữa, mức sống của con người ngày càng tăng kéo đến sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng, xu hướng thay đổi chuyển từ tiêu dùng sản phẩm trồng trọt sang tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng cao. Tổng cục Hải Quan cho biết, năm năm 2015 số lượng đàn heo giống nhập khẩu cả nước có con số là 2146 con, tăng 90,6 % so với năm 2014. Thịt heo tăng 7,3% với con số 3,2 ngàn tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu TACN và NL của năm 2015 đạt tới 3,3 tỷ USD, so với năm 2013 tăng 7,1 %. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 2015 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn. Có nhiều hình thức chăn nuôi lợn khác nhau như: phương thức truyền thống là chăn nuôi hộ gia đình theo quy mô nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn thừa hay thức ăn sẵn có của gia đình. Phương thức này dễ trông nom, chăm sóc, không tốn chi phí nhưng cho năng suất và hiệu quả không cao. Phương thức thứ hai là chăn nuôi theo quy mô trang trại, nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả và năng suất cao, đây là hình thức đang được sử dụng phổ biến và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây do ngành chăn nuôi chuyển dần từ hình thức nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung trang trại. Xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương là một xã nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; kinh tế người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào nông 1
  • 14. nghiệp, là xã có tiềm năng trong việc phát triển chăn nuôi lợn. Tận dụng nguồn thức ăn được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, khoai, …và các loại thủy sản nước ngọt người dân đã tập trung chăn nuôi lợn phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hơn nữa, nằm trên địa bàn xã là trang trại được xây dựng với quy mô khá lớn và chăn nuôi với hình thức công nghiệp. Trang trại này có tổng diện tích 3 ha, nuôi 1.200 con lợn nái sinh sản. Mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường gần 30.000 con lợn giống thương phẩm. Hàng ngày trang trại thải ra môi trường khoảng 60m3 nước thải. Việc quản lý chất thải chăn nuôi được địa phương và người dân rất quan tâm, song trên thực tế còn gặp nhiều vấn đề khó khăn dẫn đến công tác quản lý chất thải chăn nuôi lẫn chất lượng môi trường chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Lượng chất thải từ quá trình chăn nuôi trên địa bàn xã khá lớn cộng thêm quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chưa có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi lợn hiệu quả gây ra sức ép với môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi. Để tìm hiểu sâu sắc vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất thải trên địa bàn xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn nhằm bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững. Yêu cầu của đề tài - Phải xuất phát từ việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình chăn nuôi của xã để nghiên cứu quản lý chất thải chăn nuôi lợn. - Đánh giá chi tiết các nguồn phát thải từ chăn nuôi lợn, ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và sức khỏe cộng đồng tại địa phương. - Phân tích thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại địa phương để chỉ ra các mặt hạn chế cần khắc phục. 2
  • 15. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 3
  • 16. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về môi trường chất thải chăn nuôi 1.1.1. Khái niệm về chất thải chăn nuôi Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số… Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc các chất phóng xạ; mỗi loại được quản lý bằng các phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau (Bùi Hữu Đoàn,2010). Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cũng cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá trình chăn nuôi, gồm ba dạng chủ yếu: Chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày); chất thải lỏng (bao gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi, nước tiểu, một phần phân); chất thải bán lỏng (gồm các chất thải rắn và chất thải lỏng). Quản lý chất thải chăn nuôi là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải ra trong quá trình chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí ( Bùi Hữu Đoàn, 2010). 1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn Theo Trương Thanh Cảnh, năm 2016 chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: + Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò mổ... 4
  • 17. + Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, các dụng cụ… + Chất thải khí: CO2, NH3, CH4… Chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn chủ yếu là phân, rác, thức ăn thừa của vật nuôi... Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao, chứa nhiều hợp chất hữa cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi. Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải, chất thải chăn nuôi lợn bao gồm: chất thải rắn, nước tiểu, nước thải chăn nuôi (hỗn hợp phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…). • Chất thải rắn - Phân Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Phân gồm những thành phần: - Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh. - Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài. - Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân. Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng của vật nuôi. Lượng phân thải trung bình của lợn trong 24 giờ được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7 Lợn (15-45kg) 1-3 0,7-2,0 Lợn (45-100kg) 3-5 2-4 Nguồn: Hoàng Minh Đức (2009)  Thành phần trong phân lợn 5
  • 18. Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; - Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau); - Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại. Bảng 1.2: Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2012 TT Loại vật nuôi Tổng số đầu con năm 2012 (1.000.000 con) Chất thải rắn bình quân (kg/con/ngày) Tổng chất thải rắn/ năm (triệu tấn) 1 Bò 6.33 10 23.13 2 Trâu 2.89 15 15.86 3 Lợn 26.70 2 19.49 4 Gia cầm 247.32 0.2 18.05 5 Dê 1.34 1.5 0.73 6 Cừu 0.08 1.5 0.04 7 Ngựa 0.12 4 0.17 8 Hươu, nai 0.04 2.5 0.03 9 Chó 8.07 1 2.95 Tổng cộng 80.45 Nguồn: Cục chăn nuôi (2013) Bảng 1.3: Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm Loại phân Nước Nitơ P2O5 K2O CaO MgO Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74 Nguồn: Bùi Hữu Đoàn ( 2011) Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với các giống điển hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella. Trong 1 kg phân có chứa 2000-5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus. 6
  • 19. Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Coliform MNP/100g 4.106 -108 E. Coli MPN/100g 105 -107 Streptococus MPN/100g 3.102 -104 Salmonella Vk/25ml 10-104 Cl. Perfringens Vk/ml 10-102 Đơn bào MNP/10g 0-103 Nguồn: Lương Ngọc Khánh ( 2005) • Nước phân Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì vậy nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón. Trong 1m3 nước phân có khoảng: 5-6kg N nguyên chất; 0,1kg P2O5; 12kg K2O (Bergmann, 1965). Nước phân chuồng là nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành amoni carbonat. Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi: Bảng 1.5: Thành phần trung bình của nước tiểu các lọai gia súc TT Loại gia súc Thành phần trong nước tiểu (%) Nước CHC N P2O5 K2O CaO MgO Cl 1 Trâu bò 92,5 3,0 1,0 0,01 1,5 0,15 0-0,1 0,1 2 Ngựa 89,0 7,0 1,2 0,05 1,50 0,02 0,24 0,2 3 Lợn 94,0 2,5 0,5 0,05 1,0 0-0,2 0-0,1 0,1 7
  • 20. Nguồn: Antoine Pouilieute ( 2010)  Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO4 2- ,… Bảng 1.6: Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung điển hình Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Trại Đan Phuợng TTNC Lợn Thụy Phương Trại lợn Tam Điệp Trại Cty Gia Nam Trại Hồng Điệp TB±SD pH 7,15 7,26 7,08 6,78 6,83 7,02± 0,24 BOD5 mg/l 1339,4 1080,70 882,3 783,4 1221,2 1061,40± 278 COD mg/l 3397,6 2224.5 1924,8 1251,6 2824.5 2324,60± 1073 TDS mg/l 4812,8 4568.44 3949,56 4012,8 4720.4 4412,80± 400 P_tổng mg/l 99,4 80.2 69,4 57,4 85.6 78,40± 21 N_tổng mg/l 332,8 280,1 250,9 204,8 275,4 268,80± 64 Nguồn: Viện chăn nuôi (2006)  N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng = 200 – 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80-90%; P_tổng = 60-100mg/l.  Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Chất thải lỏng trong chăn nuôi (nước tiểu vật nuôi, nước tắm, nước rửa chuồng, vệ sinh dụng cụ, ...) ước tính khoảng vài chục nghìn tỷ m3 /năm. 8
  • 21. • Khí thải Chất thải khí: Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4, H2S, ... thuộc các loại khí nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn, ... ước khoảng vài trăm triệu tấn/ năm. • Xác xúc vật Xác chết xúc vật nuôi là một loại chất thải đặc biệt trong chăn nuôi. Thông thường vật nuôi chết so các nguyên nhân bệnh lý, cho nên xác xúc vật là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh đó cho vật nuôi khác và con người. • Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác Chúng là những thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, các vật liệu lót chuồng đã qua sử dụng như rơm, rạ, các loại độn chuồng, lông của vật nuôi,…chúng có khối lượng không lớn song cũng là nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi nếu không được thu gom và xử lý theo cách hợp lý. 1.1.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2009) số lượng đàn gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con,… Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường đạt trên dưới 1% năm. Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu con, thứ năm là Ethiopia và thứ sáu là Argentina có trên 50 triệu con bò. 9
  • 22. Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con ( chiếm tỉ trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu,, thứ ba là Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu con, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đúng thứ bảy thế giới đạt 2,8 triệu con trâu. Các cường quốc chăn nuôi lợn trên thế giới: số đàn lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu con, ba Brazin 37,0 triệu con, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và Đức đứng thứ năm 26,8 triệu con lợn. Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu con, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu con và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 trên thế giới. Chăn nuôi vịt nhất là Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu con, ba Indonesia 42,3 triệu con, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con vịt. Về số lượng vật nuôi trên thế giới, các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 vê số lượng, thứ 4 về heo, thứ 6 về lượng trâu và thứ 13 về lượng gà. 1.1.4. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam Theo Bộ NN&PTNT (02/2016), tình hình chăn nuôi trong tháng phát triển ổn định, theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng khoảng 0,1%, tổng số bò tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi lợn phát triển tốt do trong tháng không xảy ra dịch lợn tai xanh, giá bán thịt hơi ổn định duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, tổng số lợn của cả nước tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi gia cầm được người dân đầu tư phát triển đàn để phục vụ thị trường Tết nguyên đán 2016. 10
  • 23. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Bảng 1.7: Thống kê chăn nuôi Việt Nam 2015 (Đơn vị: con) Trâu Bò Lợn Gà Cả nước 252366 0 536707 8 2775100 9 259295 Đồng bằng sông Hồng 130363 496670 7061276 68604 Miền núi và trung du miền núi 1412175 943007 6841448 61088 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 814443 218567 3 5368050 51926 Tây Nguyên 86273 685582 1797325 14744 Đông Nam Bộ 46489 367135 3093622 32263 Đôồng bằng sông Cửu Long 33917 689011 3589288 30670 Nguồn:Tổng cục thống kê ( 2015) Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu bò trong tháng phát triển ổn định. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng khoảng 0,1%, tổng số bò tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển tốt do dịch lợn tai xanh trong tháng không xảy ra, giá bán thịt hơi duy trì ổn định ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, người dân yên tâm đầu tư phát triển đàn để phục vụ thị trường Tết nguyên đán. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Theo số liệu sơ bộ, 6 tháng đầu năm 2015 chăn nuôi trâu, bò phát triển khá thuận lợi; tổng số trâu của cả nước đạt gần 2,54 triệu con, tăng khoảng 0,1%, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt gần 62,6 ngàn tấn, tăng khoảng 0,22%; tổng số bò đạt trên 5,3 triệu con (trong đó nhập 6 tháng là 235.000 11
  • 24. con, trong đó có 29.000 con dùng để là giống), sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 219,9 ngàn thấn, tăng khoảng 2,23% so với cùng kỳ năm 2014. Đàn bò sữa của cả nước đạt gần 260,8 ngàn con, tăng 24,48%; sản lượng sữa ước đạt 452,0 ngàn tấn, tăng 21,02% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015 nhìn chung đàn lợn phát triển khá tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra. Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục thống kê, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 27,34 triệu con, tăng khoảng 2,99% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong ước đạt 2,51 triệu tấn, tăng gần 3,66% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng đàn gia cầm của cả nước 6 tháng đầu năm 2015 đạt 331,13 triệu con, tăng khoảng 3,85% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt trên 651,28 ngàn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt trên 6,27 tỷ quả, lần lượt tăng 5,04% và 7,36% so với cùng kỳ năm 2014. Chất thải chăn nuôi Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải trong chăn nuôi ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau: - Chất thải vật nuôi trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao hồ. - Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng. - Chất thải nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Bên cạnh đó còn có một số phương pháp, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình,...), bằng chế phẩm sinh học, xử lý bằng hồ sinh học, công nghệ xử lý bằng đệm lót sinh học,... Theo thống kê năm 2010, cả nước có khoảng gần 9 triệu hộ chăn nuôi nông hộ, ước tính khoảng 26,5 triệu con, trâu bò đạt 7,7 triệu con và gia cầm trên 304,5 triệu con, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 12
  • 25. 8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài… gây sức ép đến môi trường. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương có ngành chăn nuôi phát triển chiếm tới 55% trang trại nuôi lợn tập trung ở những đồng bằng này. Theo dự tính với tốc độ phát triển mạnh của ngành chăn nuôi như hiện nay dự tính đến năm 2020, lượng chất thải rắn trong chăn nuôi phát sinh khoảng gần 1.212.000 tấn/năm, tăng 14,05% so với năm 2010 (Cục thống kê, 2010). Lượng chất thải phát sinh là rất lớn nhưng việc xử lý thì mới chỉ chú trọng ở các doanh nghiệp chăn nuôi, còn các hộ chăn nuôi nhỏ chưa được quan tâm. Thực tế, bằng những biện pháp nói trên chưa thể giải quyết được vấn đề về môi trường, bởi theo tính toán của các chuyên gia, hằng năm tổng đàn gia súc ở Việt Nam thải vào môi trường hơn 85 triệu tấn chất thải rắn. Trong đó, khối lượng chất thải rắn (tính riêng lượng phân của vật nuôi) của một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2010 là 85,3 triệu tấn, năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được xử lý, còn lại thường được xả thẳng trực tiếp ra môi trường. Bảng 1.8: Số trang trại phân theo địa phương sơ bộ năm 2014 STT Tỉnh, Thành phố Số lượng trang trại Tỷ lệ (%) Cả nước 27114 100 1 Đồng Bằng Sông Hồng 6133 22.6 2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1456 5.4 3 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 2900 10.7 4 Tây Nguyên 2928 10.8 5 Đông Nam Bộ 6098 22.5 6 Đồng bằng Sông Cửu Long 7599 28 Nguồn: Tổng cục thống kê (2015) 1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 13
  • 26. 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường • Môi trường đất Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có hàm lượng lớn trong chất thải chăn nuôi, chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nito, photpho. Là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếu không biết cách bón hợp lý hay sử dụng phân tươi thì cây trồng không những không hấp thụ được hết mà còn tích tụ lại trong đất làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất. Hơn nữa, nitrat và photphat dư thừa sẽ chảy theo nước mặt làm ô nhiễm mực thủy cấp. Ngoài ra trong đất mà có chưa một lượng lớn nito, photphat gây hiện tượng phú dưỡng hay lượng nitơ thừa bị chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ nitrat trong đất tăng cao, gây độc cho hệ sinh vật đất cũng như cây trồng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật ưa nitơ, photphat phát triển, hạn chế các chủng vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012). Mặt khác, trong phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể tồn tại và phát triển trong đất, khi bón phân tươi cho đất không đúng kỹ thuật là điều kiện làm cho vi sinh vật phát tán khắp nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cho người và vật nuôi. Photpho trong đất có thể kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al,...thành các chất phức tạp, khó phân giải, gây thoái hóa đất như cằn cỗi đất, ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chất thải chăn nuôi khi bị đổ thẳng ra môi trường đất theo nước mưa ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Việc bổ sung hàm lượng kim loại nặng vào chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn của vật nuôi khiến phân và nước tiểu của vật nuôi có hàm lượng kim loại nặng bị thải ra môi trường đất. Nếu kéo dài sẽ gây tích lũy trong đất, 14
  • 27. thay đổi tính chất vật lý hóa học của đất, phá hoại kết cấu đất, làm nghèo đất, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng,... • Môi trường nước Nước thải chăn nuôi luôn có hàm lượng chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng, các khoáng chất,…và các vi sinh vật mang mầm bệnh. Các chất có trong nước thải chăn nuôi lợn gây những tác động không nhỏ đến môi trường nước. Nước thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để khi thải trực tiếp ra môi trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước . Thêm vào đó, trong chất thải chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng nito, photpho cao gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực tiếp đời sống thủy sinh vật trong nguồn nước tiếp nhận. Đồng thời, môi trường nước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của các hệ vi sinh vật gây bệnh có trong phân của vật nuôi.(Bùi Hữu Đoàn và cộng sự, 2010) Xác vật nuôi chết cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước không chỉ bốc mùi hôi thối do quá trình phân hủy mà còn mang nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho các loài vật khác và con người. Chất thải chăn nuôi không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà còn là nguồn gây ô nhiễm nước ngầm. Chất thải chăn nuôi sau khi thải ra ngoài môi trường theo dòng nước mưa ngấm xuống tầng nước ngầm gây ra ô nhiễm. Ngành chăn nuôi chiếm 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên thế giới. Nước thải ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất hữu cơ dễ phân hủy, hóa chất,… đặc biệt là kim loại nặng. • Môi trường không khí Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh. Nguồn gốc thức ăn chúng lại là chất hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ : NO2 - , SO2, CO2 quá trình này nhanh chóng tạo mùi hôi thối. Nếu lượng chất hữu cơ trong 15
  • 28. nước quá nhiều vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong nước làm khả năng phân hủy của chúng kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm như CH4 , H2S, NH3 , H2 , Indol, Scortol,… tạo mùi hôi nước có màu đen váng , là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động vật. Chăn nuôi thải ra lượng khí thải chiếm 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Lượng phát thải CO2 của chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đặc biệt là phá rừng mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này thả 37% lượng khí CH4 , 65% khí NOx và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí ammoniac, nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit phá hủy hệ sinh thái. ( Trương Thanh Cảnh, 2010) Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các chuồng trại nuôi trên địa bàn 6 tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ cho thấy không khí chuồng nuôi ở cả hai hình thức chăn nuôi nông hộ và trang trại đều bị ô nhiễm khi mà nồng độ NH3 và H2S đều vượt quá ngưỡng cho phép.(Phùng Đức Tiến và các cộng sự, 2009) Ô nhiễm mùi từ các trang trại chăn nuôi lợn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của người dân xung quanh các khu vực chăn nuôi. Mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; khi hít phải dẫn đến khó chiụ, nhức đầu, tim đập nhanh, không muốn ăn. Những chất độc như H2S, NH3, CO2, CH4, CO,..khi con người hít phải thường xuyên dù là nồng độ cao hay nồng độ thấp sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, lâu ngày dẫn đến tê liệt khướu giác. Thần kinh thường xuyên bị mùi hôi thối kích thích sẽ tổn thương, làm ảnh hưởng tới chắc năng hưng phấn và ức chế vỏ đại não(Anthony McMichael, 2007). Hầu hết, vấn đề ô nhiễm không khí trong chăn nuôi không được chú trọng. Chỉ có một số trang trại lớn có sử dụng hệ thống thông gió hoặc trồng 16
  • 29. cây xung quanh trang trại để giảm mùi nhưng hiệu quả không cao, một số cơ sở sử dụng lót sinh học hoặc chế phẩm trên nền chuồng trại giảm mùi. Xử lý triệt để mùi giảm ô nhiễm không khí , giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và vật nuôi. 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng mà còn có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của con người. Theo các nghiên cứu cho rằng con người có thể mắc rất nhiều loại bệnh liên quan đến chất thải chăn nuôi. • Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. • Các bệnh thường gặp ô nhiễm không khí nơi làm việc Các loại hơi khí độc như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), khícarbondioxyt (CO2), bụi hữu cơ vào cơ thể có biểu hiện ngứa mũi, ngứa mắt, họng, khó chịu vỉ mũi, hắt hơi, đau họng… Theo nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật nông dân tại một số vùng tại Thái Nguyên của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Đức, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường xen lẫn với các bệnh cộng đồng chậm phát triển. Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt là 16-37%, bệnh mũi họng là 73-77%. Hai nhóm bệnh khác là tim mạch từ 14-15%, bệnh hô hấp là 11 - 12%. 17
  • 30. • Các bệnh thường gặp do vi sinh vật gây ra Bệnh nhiễm kí sinh trùng là thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do nấm, ấu trùng sán…các bệnh đường ruột như tả, lị, thương hàn cũng dẽ mắc phải do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đường ruột. Hiện nay, dịch lợn mắc bệnh tai xanh cũng là vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe của người chăn nuôi. Nó vừa gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân, vừa đe dọa sức khỏe người chăn nuôi. Tuy nhiên, bệnh tai xanh không lây sang người nhưng làm suy giảm miễn dịch của đàn lợn làm cho đàn lợn dễ bị nhiễm liên cầu lợn (Streptococcussuis) mà bệnh này lại có khả năng lây sang người (Lương Ngọc Khánh, 2005). 1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sản xuất chăn nuôi Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do vius, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, ô nhiễm môi trường chuồng nuôi là vấn đề cấp bách cần giải quyết hiện nay. Bệnh và các loại vi khuẩn gây bệnh trên lợn: bệnh tiêu hóa do vi khuẩn E.coli gây ra ỉa chảy ở lợn con, bệnh do ký sinh trùng gây ra làm lợn chậm lớn, còi cọc... Bên cạnh đó, chất lượng không khí trong chuồng nuôi cũng rất quan trọng, gia súc hít vào phổi những chất độc hại gây viêm nhiễm đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Phân và nước thải không được thu gom xử lý sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, môi trường chăn nuôi bao gồm các yếu tố: khí amoniac, hyđro sunfua, nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí gây mùi hôi thối khác (Trần Mạnh Hải, 2012). Bảng 1.9: Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi Tên mầm bệnh Loại Đường ô nhiễm Gây bệnh nđtp* vật nuôi người e. coli vi trùng nước, thức ăn + + + 18
  • 31. Tên mầm bệnh Loại Đường ô nhiễm Gây bệnh nđtp* vật nuôi người Salmonella vi trùng nước, thức ăn + + + Leptospira vi trùng nước, thức ăn - + + dịch tả lợn virut nước, thức ăn - + - Ascarissuum ký sinh trùng nước, thức ăn - + + bệnh ngoài da nấm, kst nước, thức ăn. da niêm mạc - + + c. parium kst nước, thức ăn - + + (*nđtp: ngộ độc thực phẩm) Theo nghiên cứu của viện chăn nuôi năm 2010 về ảnh hưởng của môi trường tới năng suất chăn nuôi cho thấy, nếu lợn được chăn nuôi trong một môi trường không ô nhiễm có thể tăng trọng cao hơn nuôi trong môi trường ô nhiễm bình quân 34g/ngày/con (tăng 7% so với chuồng nuôi bị ô nhiễm), tỷ lệ lợn mắc bệnh ở chuồng ô nhiễm cũng cao hơn 7% so với chuồng không ô nhiễm. Điều đó cho thấy môi trường có ý nghĩa rất lớn đến năng suất chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi. 1.3. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi 1.3.1. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ Nuôi thả, chuồng hở Nuôi thả, chuồng hở Hệ thống nuôi trên sàn Hệ thống nuôi trên sàn Kho chứa chất thải rắn ủ phân compost ủ phân compost Bể chứa, hồ chứa nước thải, hệ thống xử lý yếm khí, bể biogas dung tích lớn.. Trang trại lớn quy mô công nghiệp Dòng nước thải Dòng chất thải rắn Ruộng, cánh đồng 19
  • 32. Hình 1.1: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như Zhang và Felmann (1997), Boone và cs. (1993); Smith & Frank, (1988), Chynoweth và Pullammanappallil (1996); Legrand (1993); Smith và cs.(1988); Smith và cs. (1992), Chynoweth (1987); Chynoweth & Isaacson(1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp. Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua. Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR (Sequencing batch reactor), công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí Land Application Land Application 20
  • 33. nitơ. Photphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al.,1994). Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên. Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này. Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể được tuần hoàn trở lại hệ thống. 1.3.2. Giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi. Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp để không quá tải gây ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng có tầm chiến lược. Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn (Mai Thế Hào, 2015). 1.3.2.1. Quy hoạch chăn nuôi 21
  • 34. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư đồng thời đúng thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại. Người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng. Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng theo quy hoạch, đúng theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y và các quy chuẩn trong chăn nuôi. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan trọng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.3.2.2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học). Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại hầm (công trình) khí sinh học KSH cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Đến năm 2014, với trên 500.000 công trình KSH hiện có trên cả nước đã sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm. Theo thông báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tCO2, đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất đốt. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại (Lê Văn Quang , 2009). 22
  • 35. Công trình khí sinh học góp phần giảm phát thải theo 3 cách sau: thứ nhất: giảm phát thải khí methane từ phân chuồng; thứ hai: giảm phát thải khí nhà nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống; thứ ba: giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học. Như vậy nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả. 1.3.2.3. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học. • Xử lý môi trường bằng men sinh học: Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…(Cục chăn nuôi, 2015). • Chăn nuôi trên đệm lót sinh học Bảng 1.10: Một số những chất men bổ sung khi xử lý chất thải TT Tên sản phẩm Bản chất sản phẩm Tác dụng Xuất xứ 1 Deodorase Chất tách từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Thái Lan, Đức 2 EM Tổ hợp nhiều loại vi sinh vật Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân Nhật Bản 3 EMC Thảo mộc, khoáng chất thiên nhiên Giảm sinh NH3, H2S, SO2, giải độc đường TH Việt Nam 4 Kemzym Enzym tiêu hóa Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân Thái Lan, Đức 5 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3 Hàn Quốc 23
  • 36. 6 Yeasac Tế bào men Sacharomyces Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân Đức, Thái Lan 7 Lavedae Hóa chất Diệt dòi phân Thái Lan, Đức 8 DK, Sarsapomin 30 Chất chiết từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Hoa Kỳ Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; EMIC (Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường); EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEM-P1 (Trung tâm Tư vấn CTA)… Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học. Công nghệ đệm lót sinh học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980. Ngày nay đã có nhiều nước ứng dụng như: Trung Quốc, Hồng Kong, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở nước ta từ năm 2010 công nghệ này đã bắt đầu du nhập vào và phát triển. 24
  • 37. Ngày 22 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng kết 3 năm ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 2011-2013 và đã có Thông báo số 2560/TB-BNN-VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám: “…Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ”. Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm. • Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) Compost là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn chỗ đất không ngập nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dày khoảng 20cm, sau đó lót một lớp phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50% so với rác (có thể tưới nếu phân lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại lại trải tiếp một lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao (không sử dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ sung nước cho đủ độ ẩm khoảng 45-50%, che ni long, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên, không chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ yếu (tuy nhiên nếu được bổ sung men vào đống ủ thì tốt hơn) (Mai Thế Hào, 2015). 25
  • 38. Hình 1.2: Đống ủ phân hữu cơ Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Chương trình được tổ chức FAO tài trợ đã hợp đồng với Công ty cổ phần công nghệ vi sinh và môi trường tổ chức mô hình trình diễn ở 3 tỉnh thành đại diện cho 3 vùng (Bắc, Trung, Nam) trong năm 2012 (khu vực Nam bộ mô hình trình diễn tại thành phố Cần Thơ). 1.3.2.4. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên 26
  • 39. nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay (Mai Thế Hào,2015). 1.3.2.5. Xử lý nước thải bằng ô xi hóa Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải. • Xử lý bằng sục khí Ở các bể gom nước thải (không phải là KSH) người ta dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy quá trình oxy hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng tưới cho ruộng đồng. • Xử lý bằng ô-zôn (O3) Để xử lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh tra trong các bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ô-zôn (O3) vào quá trình sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ô-zôn công nghiệp. Ô-zôn là chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử: O3 → O2 + O. Ôxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính oxy hóa rất mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi 27
  • 40. trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng khi sử dụng ô-zôn trong xử lý môi trường là phải có nồng độ phù hợp, không dư thừa vì chính ô-zôn cũng là chất gây độc. • Xử lý bằng Hiđrô perôxit (H2O2) Hiđrô perôxit H2O2 (oxy già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy rửa vết thương trong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất tẩy uế, chất ôxi hóa…Người ta cũng có thể bổ sung Hiđro peroxit H2O2 (Oxy già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Oxy già là một chất ô xi hóa-khử mạnh. Thông thường oxy già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thành nước và khí oxy như sau: 2 H2O2 → 2 H2O + O2 + Nhiệt lượng. Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác), đầu tiên oxy nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng thành khí oxy O2. Oxy nguyên tử có tính oxy hóa rất mạnh vì vậy đã oxy hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ sung oxy già vào nước thải xử lý môi trường tuy có tốn kém chút ít nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý khi bổ sung oxy già xử lý môi trường là phải tìm hiểu cách bảo quản oxy già, liều lượng, chất xúc tác… và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy, nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm (Mai Thế Hào, 2015). 1.4. Các văn bản pháp lý hiện hành về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay đã có các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là: - Luật Bảo vệ môi trường 2005. - Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm 2006, về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 28
  • 41. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 08 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT, NGÀY 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường - Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi. - Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - QCVN 24:2009-BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học - QCVN 01-15 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học - QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y - Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. - QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi. 29
  • 42. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Chất thải chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian : xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương. - Phạm vi thời gian : 11/01/2016 đến 11/05/2016 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương - Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi lợn tại xã. - Thực trạng chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. - Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đối với môi trường và đời sống của người dân. - Công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn và nhận thức của người dân về công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội... của xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương, hiện trạng chăn nuôi lợn, tình hình quản lý chất thải chăn nuôi của xã. Nguồn cung cấp số liệu từ các tài liệu sẵn có lưu trữ tại các bộ phận chức năng của chính quyền: UBND xã, HTX sản xuất nông nghiệp; tổ công tác môi trường xã; thư viện, sách, báo, internet… 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi Các phiếu câu hỏi dùng để điều tra ở các hộ chăn nuôi lợn, tổng số hộ điều tra là 60 hộ. Các hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên 30
  • 43. trong danh sách các hộ của địa phương. Nội dung điều tra bằng phiếu phỏng vấn về quy mô và số lượng đàn lợn, lượng phát thải, diện tích đất đai, các mô hình chăn nuôi và phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn của nông hộ tại xã Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ – tỉnh Hải Dương. Điều tra trực tiếp ý kiến, đánh giá của người dân về công tác xử lý, quản lý chất thải tại địa phương. 2.4.2.2. Khảo sát thực địa Khảo sát các hộ chăn nuôi lợn và môi trường xung quanh nhằm quan sát, chụp ảnh, nắm bắt và thu thập thông tin về chăn nuôi và các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu. 2.4.2.3. Phương pháp cân, đo khối lượng chất thải Lựa chọn cân, đo nước thải tại 3 hộ khác nhau về quy mô ( hộ 1 quy mô nhỏ hơn 20 con, cân, đo tai chuồng nuôi 5 con; hộ 2 quy mô vừa từ 20 – 40 con , cân, đo tại chuồng nuôi 12 con; hộ 3 quy mô vừa từ 40 – 80 con, cân, đo tại 2 chuồng tổng là 23 con). Chọn 3 hộ quy mô khác nhau như vậy do mỗi điều kiện, chế độ dinh dưỡng tại các địa phương khác nhau, sẽ phản ảnh được thực tế tình trạng xả thải ở địa phương. • Tiến hành cân chất thải rắn của 3 hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, với 3 lần cân vào các ngày 2/3; 12/3 & 22/3 năm 2016. Phân lợn sau khi được thu gom vào các thùng hoặc xô tại các hộ chăn nuôi, tiến hành cân thực tế khối lượng thải của 1 chuồng lợn, tính trung bình để biết được lượng thải của mỗi con. • Đối với nước thải chăn nuôi, chọn ở 3 hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau mỗi hộ 1 chuồng nuôi có hệ thống thu gom nước thải vào 1 hố xi măng riêng. Tiến hành đo lượng nước thải thực tế trong các hố của 3 hộ, với 3 lần đo vào các ngày 2/3; 12/3 & 22/3 năm 2016. Nước thải trong hố được tính thể tích và quy trung bình để biết được lượng nước thải của mỗi con. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm excel. 31
  • 44. Chương 3: NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tái Sơn 3.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Tái Sơn thuộc khu thượng huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Xã có diện tích đất tự nhiên là 349,21 ha. - Phía Bắc giáp với xã Hưng Đạo; - phía Tây giáp với xã Ngọc Kỳ, thôn Tân Lập xã Tân Kỳ; - phía Nam giáp với xã Quang Phục; - phía Đông giáp với xã Bình Lãng. Xã hiện có 04 thôn gồm: thôn Thiết Tái, thôn Thượng Sơn, thôn Trung Sơn, thôn Ngọc Chấn. Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Tái Sơn 32 Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/3jaac9k Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 45. 3.1.1.2. Chế độ thủy văn Phía Đông và Đông Nam của xã có sông nhánh của sông Thái Bình chảy qua cầu Mai xã Bình Lãng vào khu đồng đống Cốt cắt vuông góc lên đường 391vào phía Đông thôn Ngọc Chấn và phía Đông Nam thôn Trung Sơn, Thượng Sơn, Thiết Tái ra sông Sồi về Đồng Tràng Xã Quang Phục. Con sông này lượng nước ổn định đáp ứng nhu cầu giao thông thủy, trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân địa phương và quanh khu vực. 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Tái Sơn là một xã nằm ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Đó là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5º C. Nhiệt độ cao nhất lên đến 36-37º C vào tháng 6 - tháng 7, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 6-7ºC vào tháng 12 - tháng 1 năm sau. Qua đó có thể thấy sự chênh lệch về nhiệt độ theo mùa là khá lớn, đây là cơ sở để xã nuôi trồng phù hợp theo mùa. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm luôn trên 80%, cao nhất khoảng 94 - 99% vào các tháng đầu năm (khi có mưa phùn) và cuối mùa hè (khi có mưa nhiều). Số giờ nắng trung bình năm: khoảng 1668 giờ, phân bố không đều theo các tháng. Số giờ nắng tương đối cao nên quá trình quang hợp dễ dàng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1300 – 1750 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên thời kì mưa lũ kéo dài gây không ít khó khăn cho sản xuất. Chế độ gió: Xã Tái Sơn chịu tác động của 2 loại gió chính: gió mùa Đông Nam nóng ẩm vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc lạnh khô vào mùa đông. Tốc độ gió trung bình 2 m/s. Trong năm, vùng cũng chịu ảnh hưởng của 2 – 3 đợt gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từ cuối tháng 5 - đầu tháng 7 gây tác động xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. 33 Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/3jaac9k Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 46. Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Hải Dương Tháng Nhiệt (0 C) Nắng (h) Ngày mưa Mưa (mm) Bốc hơi (mm) I 15,8 75,8 6,9 20,8 78,3 II 16,5 42,5 12,2 34,4 63,9 III 19,9 46,7 16,1 42,3 62,3 IV 23,6 92,6 14,5 85,4 67,2 V 27,3 203,4 12,6 162,7 100,3 VI 28,6 180,8 13,6 237,0 101,4 VII 29,1 215,7 13,9 260,0 110,3 VIII 28,1 180,1 17,0 328,1 84,0 IX 27,1 177,1 14,2 280,5 81,7 X 23,4 177,9 12,0 185,2 88,5 XI 21,1 142,6 6.7 64,4 88,4 XII 17,5 127,5 5,2 23,1 85,7 Năm 23,6 1668,7 147,6 1723,9 1012,2 Nguồn: Tài liệu CT42A, viện KTTV Tổng lượng bốc hơi hàng năm là 1012,2 mm, nhiều nhất là các tháng V, VI, VII từ 100,3 – 110,3 mm. Nhìn chung, bên cạnh một số khó khăn đặc điểm khí hậu của vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. 3.1.1.4. Đất đai Theo báo cáo thống kê năm 2015, xã Tái Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 349,21 ha. - Đất sản xuất nông nghiệp: 255,14 ha, chiếm 73,06%. - Đất phi nông nghiệp: 94,07 ha, chiếm 26,7%. - Diện tích đất không sử dụng ở xã Tái Sơn không còn. 34 4217558