SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ KIM LONG –
HUYỆN TAM DƯƠNG – TỈNH VĨNH PHÚC
Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ PHƯƠNG
Lớp : MTA
KHÓA : 57
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Người hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
HÀ NỘI - 2016
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ KIM LONG –
HUYỆN TAM DƯƠNG – TỈNH VĨNH PHÚC
Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ PHƯƠNG
Lớp : MTA
KHÓA : 57
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Người hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
Địa Điểm : Xã Kim Long , Huyện Tam Dươg,
Tỉnh Vĩnh Phúc
HÀ NỘI – 2016
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận băn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày..,tháng..năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Phương
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài nước. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh thái trường Học viện nông nghiệp Việt
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Phan Thị
Thúy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi xin
chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại xã Kim Long đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực tập tại địa phương. Đặc biệt là lòng
tốt, sự cởi mở, thân thiện của bà con nhân dân xã Kim Long đã ủng hộ và
giúp đỡ tận tình cho tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và các bạn sinh viên
đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng…. năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................ix
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................2
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................2
2.1. Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật..............................................................................3
2.1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật................................................................................3
2.1.2 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật......................................................................................4
2.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật......................................................................................5
2.1.4. Các dạng thuốc BVTV.....................................................................................................10
2.1.5. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật..................................................................................11
2.1.6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV........................................................................................12
2.1.7. Các hình thức tác động của thuốc..................................................................................17
2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV..................................................................................................18
2.2.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong môi trường...............................................................18
2.2.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người....................................................................23
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV..............................................................................24
iii
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên thế giới...................................................24
2.3.2 Công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam.......................................................................27
2.3.3. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở VN...............................................................................28
2.3.4. Công tác quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................31
2.3.5. Đánh giá chung công tác quản lý về thuốc BVTV...........................................................32
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................36
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................36
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................36
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................36
3.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Kim Long.......................................................36
3.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long..............................36
3.3.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại địa bàn xã Kim Long................................................36
3.3.4 Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long.............................................37
3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp......................................................................................................................................37
3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................37
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................37
3.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..........................................................................38
PHẦN IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................40
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đông Mỹ..............................................40
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................................40
4.1.2 Kinh tế - xã hội................................................................................................................43
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long.....................................................48
4.2.1 Thực trạng sản xuất cây trồng nông nghiệp tại xã Kim Long...........................................48
iv
4.2.2 Tình hình sản xuất cây nông nghiệp tại các hộ gia đình được phỏng vấn. .....................50
4.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã Kim Long....................................................52
4.3.1. Hệ thống tổ chức QLNN về thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc..............................................52
4.3.2 Các biện pháp quản lý.....................................................................................................53
4.3.3. Quản lý tại cửa hàng bán thuốc BVTV............................................................................57
4.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Kim Long..................................................................61
4.4.1. Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn xã............................................................61
4.4.2. Cách thức chọn thuốc BVTV...........................................................................................62
4.4.3. Thời điểm phun thuốc BVTV..........................................................................................63
4.4.4. Cách thức sử dụng thuốc BVTV......................................................................................63
4.4.5. Học hỏi của người dân về cách sử dụng thuốc BVTV.....................................................64
4.4.6. Địa điểm mua thuốc BVTV.............................................................................................65
4.4.7. Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa các lần phun....................................................66
4.4.8. Sử dụng dụng cụ BHLD khi tiếp xúc với thuốc BVTV......................................................68
4.4.9. Quản lý dư lượng thuốc BVTV.......................................................................................69
4.5. Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long...................................................71
4.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ xã Kim Long..............71
4.5.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh thuốc ở các cơ sở kinh doanh thuốc
BVTV........................................................................................................................................72
4.5.3. Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ xã Kim Long.. 73
4.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Kim Long............................................................................................................................73
4.6.1. Cơ quan quản lý.............................................................................................................73
4.6.2. Người sử dụng...............................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................77
1. Kết luận....................................................................................................................................77
2. Kiến nghị..................................................................................................................................78
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................79
 81
` 81
PHỤ LỤC...............................................................................................82
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
DCPH : Dụng cụ phòng hộ
MT : Môi trường
MTST : Môi trường sinh thái
TTS : Thuốc trừ sâu
UBND : Ủy ban nhân dân.
BHLD : Bảo hộ lao động
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
QLNN : Quản lý nhà nước.
TTB : Thuốc trừ bệnh.
SV : Sinh vật.
QLNN : Quản lý nhà nước.
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO...............................................7
Bảng 2.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta..............................................9
Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy..................................................9
Bảng 2.4 Các dạng thuốc BVTV........................................................................................10
Bảng 2.5. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất..........................................22
Bảng 2.6 : Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc................................................24
Bảng 4.1 : Thu nhập bình quân đầu người xã Kim Long. (triệu/người/năm)...................44
Bảng 4.2 Diên tích và cơ cấu sử dụng đất năm 2015:.....................................................44
Bảng 4.3 : Dân số và sô hộ từng thôn trong xã Kim Long...............................................45
Bảng 4.4: Cơ cấu một số loại cây trồng chính xã Kim Long năm 2015.............................48
Bảng 4.5: Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính
trong các vụ sản xuất.......................................................................................................49
Bảng 4.6: Cơ cấu bố trí mùa vụ một số loại cây trồng
chính tại xã Kim Long ......................................................................................................50
Bảng 4.7: Chủng loại cây trồng ở phạm vi nông hộ tại xã Kim Long.................................50
Bảng 4.8 Thời điểm phun thuốc trừ sâu bệnh trên lúa....................................................63
Bảng 4.9 Số lần phun thuốc trên 1 vụ sản xuất cây nông nghiệp.....................................67
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động của người dân...........................68
Bảng 4.11.Xử lý dụng cụ pha thuốc và bình phun...........................................................70
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử dụng
thuốc BVTV một cách hợp lý................................................................................15
.............................................................................................................................18
Hình 2.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường
và con đường mất đi của thuốc...........................................................................18
Hình 2.3: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường.......................19
Hình 2.4: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất...............21
Hình 2.5: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật.......................23
Hình 2.6: Hệ thống quản lí thuốc BVTV ở Malaysia..............................................26
Hình 4.1 . Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Kim Long......................................................43
Hình 4.2 : Hệ thống QLNN về thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Phúc...............................52
Hình 4.3: kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện..................................58
Hình 4.4: Cách thức chọn thuốc BVTV.................................................................62
(Nguồn điều tra nông hộ, 2016)...........................................................................62
Hình 4.5 Tỷ lệ sử dụng hỗn hợp các thuốc BVTV phun cho cây trồng..................64
Hình 4.6: Sự học hỏi cách sử dụng thuốc BVTV....................................................65
Hình 4.7: Địa điểm mua thuốc BVTV. ..................................................................66
Hình 4.8: Cách xử lý lượng thuốc BVTV dư trong bình phun................................69
Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân đến cơ quan quản lý
thuốc BVTV xã Kim Long......................................................................................72
ix
x
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhưng cũng
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại
cho mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy,
việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm phòng trừ các loại
sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng chủ yếu.
Kim Long là một xã có vị trí thuận lợi, địa hình bán trung du, nằm ở
phía Đông – Bắc huyện Tam Dương, cách trung tâm hành chính huyện
khoảng 7km, có diện tích đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp lớn. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây việc phát triển các nhà máy, công ty, việc
mọc lên các trường Đại học, việc xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài –
Lào Cai, đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh… đã thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp của xã một cách đáng kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm
canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và kéo theo đó cũng tăng cường sử
dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó do sự biến đổi khí hậu
dẫn đến sự bùng phát các loại dịch bệnh, sâu bệnh hại khác nhau nên việc sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Nhưng sử dụng thuốc
BVTV là con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, với khả năng
diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng, có thể ngăn chặn các đợt dịch bệnh trong
thời gian ngắn, có hiệu quả và giúp cây trồng tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử
dụng một cách bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an
toàn thì tai họa thật khôn lường, nhất là xu thế lạm dụng thuốc BVTV đã gây
ra những hệ lụy xấu đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng
1
đồng và phát triển bền vững.
Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát
triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức
lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu
trên tôi nghiên cứu đề tài: ““Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật tại xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc”
cho kỳ thực tập tốt nghiệp năm học 2016.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể:
Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại xã Kim
Long góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. Nội dung nghiên cứu.
•Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (KT-XH) của xã Kim
Long.
•Đánh giá thực trạng quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã.
•Đánh giá hiệu quả công tác quản lý của cán bộ tại xã và tại các cơ sở
kinh doanh thuốc BVTV.
•Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân
•Đánh giá nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định
về quản lý thuốc BVTV.
•Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán
bộ xã.
•Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và dễ áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV.
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2
2.1. Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật.
2.1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật.
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch
hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dich hại để hình
thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc BVTV có từ rất lâu đời (cách đây
khoảng 10000 năm).
Vào những năm 2500 trước công nguyên (BC), hợp chất lưu huỳnh
được sử dụng để diệt côn trùng và nhện.
Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà.
Năm 1200 BC, ở Trung Quốc đã xử lý hạt giống.
Năm 900 sau công nguyên (AD), người ta đã dùng Arsenic sulfides để
trừ côn trùng trong vườn.
Thế kỷ thứ IV, người ta biết xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời ký cách mạng nông
nghiệp ở Châu Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn,
đồng thời dịch hại càng ngày nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế giới.
Một số thuốc trừ sâu, dịch hại, diệt hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến năm
1930, chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur… hoặc
một số chất thảo mộc vốn có chất độc. Song thời bấy giờ chưa ai biết được
đến độc hại của nó.
Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn
và hiệu quả hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ vào năm
1939 và liên tục sau đó cho ra đời nhiều các hợp chất hóa học khác. Đây là
hợp chất đầu tiên trong chuỗi thuốc trừ sâu được khám phá, nó tiêu diệt được
một lượng lớn côn trùng. Trong suốt 25 năm sau đó, nó được xem như là một
vị cứu tinh của nhân loại giúp diệt trừ côn trùng và tăng sản lượng nông sản.
Chu trình sản xuất cũng tương đối rẻ nên nó được áp dụng phổ biến rộng rãi ở
mọi nơi trên thế giới.
3
Năm 1920, người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ.
Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất Carbamate.
Năm 1970, phát hiện được các loại thuốc Pyrethroide.
Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau
thường thấp hơn thế hệ trước.
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thường là thuốc triết từ chất Nicotin, hay
Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như phèn xanh, thạch
tín …
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ hai là tổng hợp từ các chất hữu cơ: DDT, 666 …
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ ba, xuất hiện vào những năm 70 và 80 như gốc
lân hữu cơ, Cardbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học.
(Nguyễn Lưu Thành Công, 2010)
2.1.2 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất hóa học, những chế
phẩm sinh học, những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp
bằng con đường công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phát hại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột,
nấm, rong rêu, cỏ dại…).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chỉnh phủ:
“Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV
còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật,
các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ
giới được thận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…)
4
có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng
được gọi là thuốc trừ dịch hại.
2.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số
lượng, tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
2.1.3.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại.
 Thuốc trừ sâu (Insecticide): là chất hay hỗn hợp các chất có tác
dụng tiêt diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong
môi trường để ngăn ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc
và con người. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay
đổi các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người và tích tụ
lại trong chuỗi thức ăn.
Thuốc trừ sâu có 2 loại: Thuốc trừ trứng (Ovicide) và thuốc trừ sâu non
(Larvicide) (dựa vào khả năng gây độc cho từng loại sinh trưởng).
 Thuốc trừ bệnh (Fungicide): : bao gồm các hợp chất có nguồn gốc
hóa học, sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại
cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử
lý đất. Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và
không có tác dụng chữa trị bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết, đất
úng, hạn…). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm và trừ vi khuẩn.
 Thuốc diệt chuột (Rodenticde hay Raticide): là những hợp chất vô
cơ, hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động
rất khác nhau, được dùng để diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên
ruộng, trong nhà kho. Chúng tác động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc
và xông hơi (nơi ở kín đáo).
 Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): chủ yếu để trừ nhện hại
cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ
nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại
cho côn trùng có ích, động vật máu nóng và thiên dịch.
5
 Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp
được dung để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt
giống và cả trong cây.
 Thuốc trừ cỏ (Herbicide): được dùng để diệt trừ các loại thực vật
hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh
dưỡng, ánh sang với cây trồng khiến cho chúng sinh trưởng và phát triển kém,
ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây
hại cho cây trồng nhất. Vì vậy, khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng.
 Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này
kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống,
giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật.
(PGS.TS Trần Nguyên Óanh, 2007)
2.1.3.2. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập.
 Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): là những loại thuốc
có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì; thường dùng
để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ cỏ…
 Thuốc có tác dụng vi độc (thuốc nội tác động): là những thuốc xâm
nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để
diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút…
 Thuốc có tác dụng xông hơi: qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào
không khí xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô
hấp.
 Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập
vào cây qua thân, lá hoặc rễ…; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch
hại ở những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc.
 Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập
qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong
cây và các bộ phận của cây.
2.1.3.3. Phân loại dựa vào nhóm chất hóa học.
6
 Gốc Clor hữu cơ :
Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất Clorobebenzen
(DDT) , Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng ( Aldrin , Dieldrin ) . Các
loại thuốc nhóm này đã bị đưa vào danh mục các loại bị cấm sử dụng ở Việt
Nam vì tính độc hại của nó rất cao.
 Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ ):
Từ những năm 40 và 50 các thuốc BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu
được sử dụng. Dẫn xuất từ các axit phosphoric, trong công thức có chứa P
,C ,H ,O,S...có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh và một số thiên địch .
 Carbamate :
Các Cardbamate là dẫn xuất của axit cabamic ,tác dụng như lân hữu
cơ ức chế men cholinesterase .Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và
miệng) đối với động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi . Nhiều
Cardbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá ,rễ ,mức độ phân giải trong cây trồng
thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp,
cơ thể cũng có thể phục hồi nhanh hơn nếu nhiễm độc.
 Pyrethroid và pyrethrum (Cúc tổng hợp ):
Pyrethrum được triết xuất từ cây hoa cúc ,công thức hóa học phức
tạp,diệt sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc và vị độc tương đối nhanh, dễ bay
hơi, tương đối mau phân hủy trong môi trường và thường không tồn tại
trong nông sản và cây ăn trái khi phun perythrum có thể dùng được vài
ngày hôm sau.
Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản
phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
(TS Trần Thị Bích Thu, 2009)
2.1.3.4. Phân loại theo tính độc của thuốc.
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau:
Bảng 2.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO
7
Nhóm thuốc
BVTV
Vạch màu LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
Nhóm Ia: rất độc Đỏ < 5 < 20 < 10 < 40
Nhóm Ib: độc cao Vàng 5 - 50 20 -200 10 - 100 40 - 400
Nhóm II: độc
trung bình
Xanh da trời 50 - 500
200 -
2000
100 -
1000
400 -
4000
Nhóm III: độc ít Xanh lá cây
500 -
2000
2000 –
3000
> 1000 > 4000
Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000
Chú thích: LD 50 là liều độc cần thiết để giết chết 50% chuột thực nghiệm.
Liều 5mg/kg thể trọng tương đương 1 giọt uống hay nhỏ mắt. Liều 5-50 tương
đương với 2 thìa súp. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc
có LD50 cao, vì an toàn hơn.
Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ
chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
8
Bảng 2.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta.
Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng
Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ
Đầu lâu xương chéo trên nền
trắng
Nhóm II:
Độc trung bình
Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền trắng
Nhóm III: Ít độc
Chữ đen trên dải
xanh nước biển
Vạch đen không liên tục trên
nền trắng
Nhóm IV:
Rất ít độc
Chữ đen trên dải xanh
lá cây
(Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2013)
2.1.3.5. Phân loại theo thời gian phân hủy.
Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể
lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực
vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp
chúng vào các nhóm sau:
Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy
STT Phân nhóm
Thời gian
phân hủy
Thí dụ
1
Nhóm hầu như
không
phân hủy
-
Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại
nặng: Thủy ngân (Hg), Asen (As) …
Các loại hóa chất này đã bị cấm sử
dụng ở nước ta.
2
Nhóm khó
phân hủy
2 – 5 năm
DDT, 666 (HCH) – những hợp chất
Clo bền vững đã bị cấm sử dụng ở
Việt Nam.
3
Nhóm phân hủy
trung bình
1 - 18
tháng
Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa
clo (điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 –
D)
4
Nhóm dễ
phân hủy
1 – 12
tuần
Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat
(Theo Đặng Quốc Nam, 2014)
9
Trên đây là các cách phân loại thuốc BVTV thông dụng nhất. Ngoài ra,
tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều cách
khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối.
2.1.4. Các dạng thuốc BVTV.
Tùy vào đặc tính lý học của hoạt chất, hoặc tùy vào mục đích sử dụng
khác nhau trong công tác bảo vệ cây trồng và nông sản: Phun, rắc, xử lý hạt
giống trước khi gieo; bón vào đất, làm bả độc trừ chuột... Giúp cho hoạt chất
phát huy được tốt hiệu quả diệt trừ dịch hại. thuốc bảo vệ thực vật có nhiều
dạng thành phẩm khác nhau.
Bảng 2.4 Các dạng thuốc BVTV
Dạng
thuốc
Chữ viết
tắt
Ví dụ Ghi chú
Nhũ dầu ND, EC
Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,
DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng, trong
suốt.
Dễ bắt lửa cháy và nổ.
Dung dịch
DD, SL, L,
AS
Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,
Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,
không chứa chất hóa
sữa.
Bột hòa
nước
BTN, WP,
DF, WDG
Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP
Dạng bột mịn, phân tán
trong nước thành dung
dịch huyền phù.
Huyền phù
FL, FC,
SC
Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC
Lắc đều trước khi sừ
dụng
Hạt H, G, GR
Basudin 10 H,
Regent 0.3 G
Chủ yếu rải vào đất
Viên P
Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rãi vào đất, làm
bả mồi.
Thuốc
phun bột
D, BR Karphos 2 D
Dạng bột mịn, không
tan trong nước.
(PGS.TS Trần Văn Hai, Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật, 2009).
Trong đó: ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
10
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous
Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble
Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
2.1.5. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng
với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ
còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng.
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là
gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng.
Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để
tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là
quan trọng.
2.1.5.1. Biện pháp hóa học BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội.
- Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp
khác không thể thực hiện được.
- Biện pháp hóa học mang lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ
được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả
kinh tế, đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.
- Biện pháp này dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem
lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
11
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìm
kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch cao hơn,
thân thiện hơn với môi sinh và môi trường.
2.1.5.2. Thuốc BVTV là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi
trường.
Gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc
cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất sự cân bằng trong tự
nhiê, làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, xuất hiện các loài dịch hại
mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ phong
phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch
hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn.
Để sử dụng thuốc BVTV được hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu
đúng và thực hiện đúng nguyên tắc “bốn đúng”: Đúng thuốc; Đúng lúc; Đúng
nồng độ liều lượng và Đúng cách.
Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu
đáo mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh; phải
kết hợp hài hòa giữa biện pháp hóa học với các biện pháp BVTV khác trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp.
2.1.6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV.
Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuât nông
nghiệp vì nó giúp cho nông dân bảo vệ được cây trồng tránh được sự phá hoại
của các loại dịch hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo
đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng
thuốc BVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu cao. Nếu sử dụng thuốc
BVTV không đúng kĩ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những
sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng,
cho con người và môi trường sống của cộng đồng.
2.1.6.1 Sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.
Kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng thường xuyên để quyết định
12
có cần phun thuốc hay không Việc sử dụng thuốc chỉ thực sự đạt hiệu quả về
mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc
ngưỡng kinh tế. Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào
dịch hại, gây lãng phí và là một nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc”
của dịch hại.
2.1.6.2 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
 Đúng thuốc.
• Không một loại thuốc nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại.
Thuốc chỉ thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết, đất đai, canh tác, cây
trồng nhất định.
• Khi chọn mua thuốc BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần
phòng trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV
nhận diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao để trừ loại
dịch hại.
• Hiểu rõ cách tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng. Ưu tiên
chọn thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Cần mua những loại thuốc
có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối
với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, ký sinh và thiên địch).
• Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ
sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn, không lưu tồn lâu dài trong
nguồn nước và trong đất.
• Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục
thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
 Đúng lúc.
• Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng
dễ bị tiêu diệt, sinh vật dễ mẫn cảm với thuốc như thời kỳ sâu non, bệnh chớm
phát hiện....
• Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới
ngưỡng kinh tế.
• Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào
13
những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế
phun khi cây đang ra hoa.
• Không phun thuốc gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời
gian cách ly theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng loại nông sản.
• Phun thuốc đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với
sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun thuốc và vào xế
chiều, khi ong đã về tổ.
 Đúng liều lượng, nồng độ.
Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng
làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng đến môi
trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều
lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh
chóng gây kháng thuốc. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn
thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả
phòng trừ cao.
 Đúng cách.
Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật
đồng đều vào nước. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp
xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
• Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ BHLD, dụng cụ pha thuốc.
• Khi phun không nên ăn uống, tránh dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào
trên cơ thể.
• Quần áo, DCLD, bình bơm phải rửa sạch và cất vào kho riêng.
• Lượng thuốc dư thừa và nước rửa bình bơm không đc trút ra nguồn
nước sinh hoạt. Vỏ chai bao bì phải đc hủy, chôn hoặc xử lý..
2.1.5.1. Đúng liều lượng, nồng độ
Đúng cách
Đúng lúc
Đúng thuốc
Nội dung nguyên tắc “bốn đúng”
Thuốc tiếp xúc được với dịch hại
14
Hình 2.1 : An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong
sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý
Chú thích: Tăng cường
Hạn chế
2.1.6.3 Sử dụng luân phiên thuốc.
Là sự thay đổi các loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một
một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính
chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc.
Thuốc xâm nhập được vào cơ thể
dịch hại
Thuốc dịch chuyển được vào trung
tâm sống dịch hại
Người, đối tượng
không phòng trừ,
sinh vật
có ích, môi trường
Các loài
dịch hại
AN TOÀN HIỆU QUẢ
Thuốc phát huy được tác dụng (tồn
tại thời gian đủ dài, nồng độ đủ độc)
15
2.1.6.4 Dùng hỗn hợp thuốc.
Là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun nhằm tăng
hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp thuốc
mang nhiều ưu điểm hơn, phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ.
Ngoài ra, việc hỗn hợp thuốc còn có thể mở rộng phổ tác dụng và giảm
số lần phun thuốc.
Tuy nhiên, việc hỗn hợp thuốc cần yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt.
Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng
hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc
tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học,
khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị
hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC được hỗn hợp từ hai
hoạt chất : Propanil và Butachlor, Tilt super 300 ND được hỗn hợp từ hai hoạt
chất Propiconazole và Difennoconazole, Sumibass 75 EC được hỗn hợp từ hai
hoạt chất Fenitrothion và Fenoburcarb.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
• Mở rộng phổ tác dụng.
• Sử dụng sự tương tác có lợi.
• Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
• Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
• Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.6.5 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, đảm bảo yêu cầu phân bón và
nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy bã,…). Chú ý
bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.
16
2.1.7. Các hình thức tác động của thuốc.
Sau khi xâm chiếm được vào tế bào, thuốc BVTV tác động đến trung
tâm sống, tùy từng đối tượng và tùy điều kiện khác nhau mà gây ra tác động
trên cơ thể sinh vật khác nhau:
2.1.7.1. Tác động cục bộ, toàn bộ.
Tác động cục bộ: chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà trực tiếp
tiếp xúc với chất độc (như những thuốc có tác động tiếp xúc)
Tác động toàn bộ: chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi
thuốc hay tác động đến toàn bộ cơ thể ( như những thuốc có tác dụng nội
hấp).
2.1.7.2. Tác động tích lũy.
Sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu nhanh
hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học.
Trường hợp cơ thể chỉ tích lũy những hiệu ứng do các lần sử dụng
thuốc lặp lại mặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó bị bài tiết ra
hết, gọi là tích lũy động thái ( tích lũy chức năng).
2.1.7.3. Tác động liên hợp.
Là khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có thể
tăng lên, nhằm giảm được số lần phun thuốc , giảm chi phí phun và diệt đồng
thời nhiều loại dịch hại cùng lúc.
Có 2 loại liên hợp là: Liên hợp gia cộng và Liên hợp nâng cao tiềm thế.
2.1.7.4. Tác động đối kháng.
Ngược với hiện tượng liên hợp; làm giảm độ độc của chất độc khác.
Hiện tượng này gây ra dưới tác động lý học, hóa học và sinh học.
2.1.7.5. Tác động quá mẫn.
Xảy ra khi tác động của chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này
gọi là chất cảm ứng.
(PGS.TS Trần Nguyên Óanh (chủ biên), TS.Nguyễn Văn Viên, KS.Bùi
Trọng Thủy; Giáo trình Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, 2007)
17
2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV.
2.2.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong môi trường.
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc
BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau:
Hình 2.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường
và con đường mất đi của thuốc
(theo Richardron, 1979; dẫn theo Phạm Văn Biên và cộng sự, 2000)
2.2.1.1 Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường.
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là những môi trường
chính nhưng có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi
trường này sẽ gây tác động đến môi trường xung quanh.
18
Theo trọng lực
Theo mưa
Nước cấp
Nước ngầm
Hình 2.3: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Nguồn: Nguyễn Phúc Hưng, 2013.
Thuốc BVTV không chỉ tác động tại nơi xử lý mà nó còn gây ô nhiễm
các vùng lân cận do thuốc bị bốc hơi đi vào khí quyển và được gió mang đi
xa. Thuốc có thể bị lắng tụ trong các vực nước do bị rửa trôi.
2.2.1.2 Môi trường nước.
Theo chu trình tuần hoàn của các hóa chất BVTV, thuốc tồn tại trong
môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngòi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình
rửa trôi, xói mòn đất bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mặt khác, khi sử dụng hóa chất
BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do nông dân đổ hóa chất dư
thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa... Điều này đặc biệt có ý nghĩa nghiêm
trọng khi các nông trường, vườn tược lớn nằm gần kề sông xịt xuống ao.
Trong nước, thuốc BVTV có thể tồn tại dưới các dạng khác nhau và
đều có thể ảnh hưởng đến tác động của nó đối với sinh vật đó là: hào tan, bị
hấp thụ bởi các thành phần vô sinh hoặc hữu sinh và lơ lửng trong nguồn
nước hoặc lắng tụ xuống đáy và tích tụ trong cở thể sinh vật.
Con đường
phát tán
thuốc BVTV
Tia nước
thuốc BVTV
Không
khí
Cây
trồng
Diệt sâu
bệnh
Mưa,
sương mù
Đất trồng
Nước sạch
Biển
Con
người
Động
vật
Thu
hoạch
Phát tán
hoạt tính
của thuốc
trong môi
trường
Xói mòn,
rửa trôi
19
Thuốc BVTV tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì được
đặc tính lý hóa của chúng khi di chuyển và phân bố trong môi trường nước.
Các chất bền vững có thể tích tụ trong môi trường nước đến mức gây độc.
Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng phân bố rất nhanh
theo gió và nước.
Nguồn nước mặt: Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hóa chất BVTV. Theo
kết quả phân tích hóa chất BVTV nước Biển Hồ tỉnh Gia Lai, Hồ Lắc tỉnh
Đăk Lăk nước Biển Hồ có chứa dư lượng 2 - 3 loại trong 15 loại hóa chất
chuẩn gốc Clo hữu cơ, hàm lượng trung bình 0,05 - 0,06 mg/l. Như vậy việc
sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra
lượng tồn lưu trong môi trường đất, nước dẫn đến nguồn nước ô nhiễm. (Bùi
Vĩnh Diện và Vũ Đức Vọng, 2006).
Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp là chính nên nguồn nước ô
nhiễm thuốc BVTV không chỉ ở một nơi nhiều nơi khác cũng đã bị ô nhiễm.
Như lưu vực nước sông Cầu tỉnh Bắc Ninh, năm 2006 tại các vùng thâm canh
rau tỷ lệ lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng
lúa. (Hoa Xuong Rong, 2006). Nguồn nước nhiễm hóa chất BVTV không chỉ
bởi nông dân trồng lúa mà tất cả các nông hộ trồng các loại cây rau, lâm
nghiệp, cây công nghiệp sử dụng thuốc BVTV làm ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước ngầm: Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, một lượng
đáng kể một lượng thuốc sẽ không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan
truyền và tích lũy trong đất thấm thấu vào nguồn nước ngầm, làm cho nước
ngầm nhiễm các thuốc BVTV. Nguồn nước giếng đào, nước ngầm sông,
nguồn nước mạch lộ thiên tại thành phố Buôn Ma Thuật có nhiễm thuốc
BVTV, với giếng đào có dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor và có 11 trong
tổng số 15 loại hóa chất chuản, có hàm lượng 0,01 – 0,558 µg/l. Nguồn nước
mạch lộ thiên có dư lượng thuốc BVTV gốc hữu cơ 6 trên tổng số 15 loại hóa
chấ, tuy ở nồng độ 0,002 – 0,084 µg/l dưới tiêu chuẩn cho phép (Vũ Đức
Vọng và Bùi Vĩnh Diên, 2006).
20
Việc sử dụng hợp chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp làm hóa chất
thấm vào đất đến nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật, với lưu lượng tồn đọng như vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng xung quanh rất cao. Kết quả phân tích tại huyện Cẩm khê, Phú Thọ cho
thấy hàm lượng DDT trong đất bằng 1,56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30
mg/kg, huyện Diễn Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2800
mg/kg (JA Ming, 2006.
2.2.1.3 Môi trường đất.
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Tồn lượng
thuốc BVTV trong đất đã đề lại các tác hại đáng kể trong môi trường. Thuốc
BVTV đi vào đất từ nhiều nguồn khác nhau: Phun xử lí đất, các hạt thuốc
BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất.
Hình 2.4: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất
21
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, tùy thuộc đặc
tính, tính chất của mỗi loại. Ví dụ, thuốc diệt côn trùng organophosphate có thể
kéo dài chỉ vài ngày trong đất. Thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất là
2,4-D, lưu tồn từ 3-15 năm hoặc dài hơn. Thời gian lưu tồn của các thuốc diệt cỏ
khác, thuốc diệt nấm và thuốc diệt côn trùng thì thường nằm trong khoảng trung
gian. Phần lớn các chất sát trùng phân hủy nhanh chóng dù để chống lại sự tích
lũy trong đất. những thuốc sát trùng nào kháng cự lại sự phân hủy thì có khả
năng làm thiệt hại đến môi trường (Trần Văn Chiến và Cs, 2006).
Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2004) về dư lượng
thuốc BVTV trong đất tại Đắclắk thấy trong đất canh tác các loại có chứa dư
lượng thuốc BVTV chung là 62,22% số mẫu và 44,44% mẫu có dư lượng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0% số mẫu có dư lượng
thuốc BVTV và 33,3% số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.5. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất
Hóa chất BVTV Thời gian tồn lưu trong đất (tuần)
Clodan 300
DDT 200
Dieldrin 150
Heptaclo, Aldrin 90
Simazin 80
Antrazin 40
2,3,6 – TBA 43
2,4 D 3
Barba 1
Nguồn: Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý, 2006.
22
2.2.1.4 Môi trường không khí.
Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi. Thậm
chí, thuốc BVTV không bay hơi như DDT sẽ dễ bay hơi rất nhanh vào không khí
trong điều kiện khí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90% thuốc
BVTV photpho hữu cơ có thể bay hơi nhanh. Người ta đã tìm thấy nhóm
photpho hữu cơ trong không khí ở độ cao 50 – 200m từ 3 – 8 ngày sau khi phun
thuốc bằng máy bay (Nguyễn Thị Đào, 2013). Các TTC cũng bị bay hơi nhất là
trong quá trình phun thuốc. Một số khí độc từ thuốc BVTV ảnh hưởng tới quá
trình hô hấp của nhiều loài SV trên thế giới, kể cả con người.
2.2.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người.
Thông thường, các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và
động vật chủ yếu từ 3 con đường: hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài
da, hệ tiêu hóa (đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống) và đi vào khí
quản qua đường hô hấp.
Hình 2.5: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật.
Tần suất bị nhiễm thuốc BVTV lớn nhất là ở những người trực tiếp sử
dụng thuốc BVTV và có rất nhiều những triệu chứng khác nhau mà họ gặp
phải sau khi phun.
Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật
Nhiễm độc Di truyền Dị ứng Sinh
bào
non
Mãn
tính
Bán
cấp
tính
Cấp
tính
Độc
bào
thai
Độc
sinh
học
U
lành
U ác
Độc
đột
biến
23
Bảng 2.6 : Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc.
Triệu chứng Tầnsuất Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi , khó chịu 122 78,7
Đau mũi , họng 45 29,0
Đau đầu 103 66,4
Giảm xúc giác 20 12,9
Ra nhiều mồ hôi 78 50,3
Đỏ mắt 32 20,6
Chóng mặt 132 85,2
Khó thỏ 37 23,9
Da ngứa , mẩn đỏ 64 41,3
Đờm nhiều 19 12,3
Rối loạn giấc ngủ 57 36,8
Run chân tay 21 13,5
Chảy nhiều nước bọt 32 20,6
Tiêu chảy 24 15,5
Tê bàn tay 37 23,8
Khô miệng 47 30,3
Mắt bị mờ 19 12,3
Da tái xanh 71 45,8
Buồn nôn 68 43,8
(Nguồn: Tạp chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ, Tập 9, Số 2-2006)
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV.
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên thế giới.
Mỗi một quốc gia trên Thế giới có những cơ chế và quy định riêng về
quản lý thuốc BVTV nhằm: Kiểm soát đối với các nhà sản xuất, người buôn
bán, những người sử dụng thuốc BVTV và các chủ thể cản xuất kinh doanh
lương thực và các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có xu
hướng thiết lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả
thuốc BVTV, đồng thời bảo bệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lới của người sử dụng
thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.
2.3.1.1 Cộng đồng Châu Âu.
24
Tại Châu Âu, thuốc BVTV phải tuân thủ theo yêu cầu của điều luật EU
(EC) số 1107/2009 thay thế cho các chỉ thị cũ, nhằm yêu cầu yêu cầu các nhà
sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thực hiện kiểm nghiệm kỹ thuật cao và tổng
quát để giám định sản phẩm về tính chất vật lý, thành phầm hóa học, ảnh
hưởng đến môi trường, độc tính với môi trường sinh thái, sự chuyển hóa và
độ độc hại trước khi được đưa ra thị trường.
Hội đồng EU thực hiện việc duy trì và cập nhật định kỳ cơ sở dữ liệu
của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã được chấp thuận sử dụng tại EU
theo Điều luật 1107/2009, đồng thời là kho lưu trữ trung tâm đối với các
thông tin cập nhật về MRLs hiện hành theo Điều luật 396/2005.
2.3.1.2 Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, tất cả thuốc bảo vệ thực vật phải được xem xét bởi EPA
trước khi được bày bán hoặc phân phối. Khi EPA xác nhận rằng thuốc bảo vệ
thực vật không dẫn đến nguy cơ không rõ ràng đối với sức khỏe con người và
môi trường, thuốc bảo vệ thực vật sẽ được chính thức đăng ký sử dụng
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được cho phép tồn dư trong thực phẩm.
Đối với việc thiết lập mức chấp thuận, EPA xem xét các yếu tố sau:
• Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật và khả năng phân hủy trong trong
sản phẩm
• Liều lượng và tần suất sử dụng của thuốc bảo vệ thực vật; và
• Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có khả năng còn tồn dư trong thực
phẩm tại thời điểm được bày bán và chế biến
EPA đang duy trì một trang thông tin cho phép người truy cập xem xét
thong tin về các mức chấp thuận đối với từng thành phần thuốc bảo vệ thực
vật riêng biệt.
2.3.1.3 Malaysia.
Malayxia ban hành Đạo luật thuốc BVTV từ 1974. Và trên cơ sở của
Đạo luật này có Luật về thuốc BVTV (1976), Luật về thuốc BVTV trong giáo
dục và nghiên cứu (1981), qui định về nhãn mác hàng hóa (1984), L)uật Ban
25
hành về giấy phép kinh doanh và bảo quản thuốc BVTV trong buôn bán
(1988), Đạo luật về quảng cáo thuốc BVTV (1996), Qui định về quản lí
thuốc BVTV có độc tính cao (1996)...
Ở Malayxia, Phòng kiểm soát thuốc BVTV nằm trong Cục Nông
nghiệp là Bộ phận theo dõi việc đăng kí và sử dụng thuốc hóa học BVTV.
Các ủy Ban kĩ thuật và Thanh tra là những bộ phận trực thuộc có trách nhiệm
về quản lí thuốc hóa học BVTV
2.
Hình 2.6: Hệ thống quản lí thuốc BVTV ở Malaysia
Hội đồng thuốc BVTV
Cục Nông nghiệp (Phòng Kiểm soát
thuốc BVTV)a
Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV Ủy ban thanh tra
26
Hội đồng thuốc BVTV bao gồm những người đứng đầu các Cục có liên
quan. Là cơ quan quyết định chính sách về thuốc BVTV. Hội đồng này tổ
chức họp 6 tháng một lần. Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV bao gồm các đại diện
của các Cục có liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến
thuốc hóa học BVTV.
2.3.1.4 Nhật Bản.
Bộ Sức Khỏe, Lao Động và An Sinh Xã Hội Nhật Bản (MHLW) áp
dụng một cách tiếp cận khác để đề cập đến dư lượng hóa chất trong thực
phẩm. Ban hành vào năm 2006, MHLW thông qua một hệ thống danh sách
cho phép các hóa chất nông nghiệp tồn dư trong thực phẩm, bao gồm thuốc
bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm và thuốc thú y nhằm giới hạn thống nhất
tương đương với không quá 0.01 phần triệu (ppm) dư lượng được áp dụng
cho tất cả các hóa chất chưa được thiết lập MRLs.
(Nguồn: Bản tin kỹ thuật Thực Phẩm và Sức Khỏe 2016)
2.3.2 Công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam.
Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV lỏng lẻo thực sự
là vấn đề đáng báo động trong SXNN hiện nay. Một thực tế đáng lo ngại là số
thuốc nhập lậu tiểu ngạch qua các tỉnh biên giới rất lớn, nhất là biên giới phía
Bắc. Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu năm 2012 cho thấy,
đã xử lý 20 lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, trong đó có 11 lô tái
xuất (12.250 lít và 26.400 kg) và 9 lô tái chế (23.500 lít và 8.000 kg) [11].
Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc
cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng
lưới lưu thông quá rộng trong khi hệ thống thanh tra BVTV mỏng, yếu, cơ
chế hoạt động khó khăn nên mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm soát. Từ
đầu năm 2010 đến nay, số lượng đối tượng vi phạm về lĩnh vực buôn bán và
sản xuất thuốc BVTV kém chất lượng bị phát hiện ngày càng nhiều. Đã có 51
vụ vi phạm bị phát hiện. Đặc biệt, hiện tượng sản xuất, kinh doanh thuốc có
27
nội dung nhãn thuốc không đúng quy định chiếm đến 20%. Hành vi vi phạm
chủ yếu là ghi thừa đối tượng phòng trừ, không ghi hoặc ghi không rõ ràng
tên địa chỉ nhà sản xuất, không đúng thời gian cách ly, cỡ chữ trên nhãn quá
nhỏ không đúng quy định...
Cả nước có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu
ở 39 tỉnh, thành phố. Các kho lưu trữ không được quan tâm tu sửa, gia cố
hàng năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe và cuộc sống người dân. Mới đây nhất, sau khi báo chí phanh phui việc
công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh
Thanh Hóa) chôn hàng trăm thùng phuy thuốc độc hóa học, lãnh đạo tỉnh đã
vào cuộc chỉ đạo xử lý quyết liệt. Tuy nhiên, những chỉ đạo quyết liệt ấy đang
được thực hiện một cách rất ... từ từ.
Từ năm 1992, Việt Nam đã áp dụng chương trình IPM, "Ba giảm, ba
tăng", "SRI"... trong SXNN. Công tác quản lý thuốc BVTV tại các địa
phương đã được chú trọng thông qua việc thông báo cả loại thuốc dùng, liều
lượng, cách pha chế, cách phun cho người dân. Nhiều hộ nông dân đã biết áp
dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp và chỉ phun thuốc khi cần
thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại các địa phương có áp dụng IPM
số lần phun thuốc đã giảm đi. Với diện tích khoảng một triệu ha lúa, lượng
thuốc BVTV sử dụng giảm từ 30-50% mà năng suất vẫn tăng khoảng 10-
12%. Riêng An Giang áp dụng hơn 85% số diện tích lúa tiết kiệm được 1.040
tỷ đồng. (Tổng cục Môi trường 2013)
2.3.3. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở VN.
2.3.3.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước.
• Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập
khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ trên như Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ
Lao động... đã ra thông tư liên Bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải
thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu.
28
• Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà
nước không còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV.
- Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV,
nước ta đã ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
(BV&KDTV) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố lần đầu tháng
2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với tình hình
thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này.
Pháp lệnh về BV&KDTV là văn bản có tính pháp lý cao nhất của nhà nước ta
về công tác BV&KDTV, trong đó có một chương riêng (chương IV) chuyên
về quản lý thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại
hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước thống
nhất quản lý mọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận
chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi với việc sử
dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc.
Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo
đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc
BVTV.
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về
BV&KDTV” trong đó có “Điều lệ BVTV” và “Điều lệ quản lý thuốc
BVTV”. Điều lệ quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản
lý thuốc BVTV ở Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia. Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn trách nhiệm của những
tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong các lĩnh vực: sản xuất, gia
công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu
làm thuốc; sử dụng thuốc; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc thuốc
BVTV.
29
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực BV&KDTV”. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ thể
hình thức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV.
2.3.3.2. Các quy định của Bộ NN&PTNT.
Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của nhà nước, Bộ
NN&PTNT đã ban hành những quy định về công tác quản lý thuốc BVTV:
• Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định
sản xuất, gia công, đăng ký, xuất nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn
thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV. Đặc biệt mục IV
quy định về việc sử dụng thuốc BVTV, trong đó quy định rõ trách nhiệm của
người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh
doanh thuốc BVTV.
• Quyết định 91/2002/QĐ-BNN quy định về việc cấp chứng chỉ hành
nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán thuốc BVTV.
• Quyết định 50/2003/QĐ-BNN quy định về kiểm định chất lượng, dư
lượng và khảo nghiệm thuốc BVTV. Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, Bộ
NN&PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2&3
điều 11 trong 50/2003/QĐ-BNN quy định “Kiểm định chất lượng, dư lượng
thuốc BVTV” nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam.
• Cục BVTV đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004
hướng dẫn sử dụng các loại thuốc BVTV bị hạn chế ở Việt Nam, để quản lý
chặt chẽ hơn các loại thuốc hạn chế sử dụng,
• Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc Ban hành về quy định về quản lý thuốc BVTV.
• Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định 89/2006/QĐ-BNN.
• Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 quy định về
kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu.
30
• Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2001: Quy định về
quản lý thuốc BVTV và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng
dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn luôn ban hành
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Điều này đã đáp ứng
yêu cầu thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Cho đến nay, Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam với 800 hoạt chất, 2700 tên thương
mại; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng: 12 hoạt chất, 26 tên
thương phẩm; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng: Thuốc trừ sâu,
thuốc bảo quản lâm sản 28 hoạt chất (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực
vật (Kèm theo Tờ trình số 110/TTr-CP ngày 19/3/2013 của Chính phủ).
Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý về quản lý thuốc BVTV,
ngày 18/12/1993, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 703/NN-BVTV/QĐ về
quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về công tác
BV&KDTV. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra chuyên
ngành BVTV là thanh tra thuốc BVTV.
2.3.4. Công tác quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 200 cơ sở, hộ gia đình kinh
doanh mặt hàng thuốc BVTV. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường
vật tư nông nghiệp, để đảm bảo cho tình hình sản xuất nông nghiệp diễn ra ổn
định, an toàn và hiệu quả, trong năm 2015, cùng với tổ chức các lớp tập huấn
chuyên ngành về thuốc BVTV, giới thiệu những loại thuốc, sâu bệnh mới và
cách phòng, trừ, giúp các chủ cửa hàng, đại lý có thêm kiến thức để hướng
dẫn khách hàng sử dụng thuốc đúng cách. Chi cục đã tổ chức 5 đợt thanh,
kiểm tra về thuốc BVTV tại 120 cửa hàng, hộ kinh doanh. Qua kiểm tra, 120
cơ sở, hộ gia đình đều có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và có giấy đăng ký
kinh doanh nhưng chỉ có 76 cơ sở, hộ gia đình có chứng nhận đủ điều kiện
31
kinh doanh thuốc BVTV. Đối với việc kiểm tra nhãn thuốc, qua 284 lượt
kiểm tra, tuy không phát hiện sai phạm nhưng tại thời điểm kiểm tra, đa số
các cửa hàng, hộ kinh doanh thuốc BVTV đều không có bảng niêm yết giá,
hoặc niêm yết bằng giấy đã bị hỏng, dán ở những vị trí không thích
hợp(Thống kê của Chi cục BVTV tỉnh, 2015).
Để góp phần giành thắng lợi trong vụ mới, Chị cục BVTV tỉnh tăng
cường công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn cho các đại lý và người nông
dân, đặc biệt là phổ biến những nội dung quan trọng của Luật Bảo vệ và kiểm
dịch thực vật.
2.3.5. Đánh giá chung công tác quản lý về thuốc BVTV.
2.3.5.1. Đánh giá.
Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động quản lý, kinh doanh, sử dụng
thuốc BVTV ở nước ta cho đến nay đã tương đối đầy đủ, đáp ứng kịp thời
nhu cầu của đời sống xã hội. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường
xuyên được cập nhật, bổ sung xong không thể tránh khỏi những lỗ hổng chưa
được hoàn thiện.
• Việc sử dụng thuốc BVTV trên thực tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Tình hình sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn
gốc, thuốc không có nhãn vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền về sử dụng
an toàn, hiệu quả thuốc BVTV chưa được xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa
huy động trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia.
• Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải, phế thải của thuốc BVTV chưa đạt
các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Tình trạng lách luật, vẫn ngang
nhiên xảy ra.
• Chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các
sản phẩm hữu cơ vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật chưa được chú trọng.
2.3.5.2. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuốc BVTV.
32
 Thứ nhất, tuy hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thuốc BVTV
thường xuyên được cập nhật, bổ sung song không thể tránh khỏi những lỗ
hổng chưa được hoàn thiện. Có thể kể đến một số quy định về quản lý sử
dụng thuốc BVTV hiện nay vẫn còn thiếu như: quy định về điều kiện sản
xuất, kinh doanh thuốc BVTV, quy định công tác xã hội hóa trong quản lý
thuốc BVTV; quy định về thu hồi thuốc BVTV lưu thông trên thị trường khi
vi phạm các quy định của pháp luật; quy định về nhập khẩu và sử dụng thuốc
BVTV chưa có trong danh mục trong trường hợp cần thiết; quy định quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng thuốc BVTV; quy định về thu gom bao bì thuốc
sau khi sử dụng…
Hơn thế, hệ thống các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác quản
lý nhà nước về thuốc BVTV cũng chưa cập nhất các Công ước, Điều ước,
Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết như: Điều ước quốc tế về quản lý
phân phối và sử dụng thuốc BVTV; Công ước Rotterdam về thông báo hóa
chất nguy hiểm và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế, công ước
Stockholm về ô nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy POP; Công ước Basel về
vận chuyển chất thải nguy hiểm qua biên giới, Nghị định thư Montreal về các
chất làm suy giảm tầng ozone; hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại ghi
nhãn hóa chất… (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo đánh giá
tác động của Dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Kèm theo Tờ trình
số 110/TTr-CP ngày 19/3/2013 của Chính phủ).)
 Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV còn nhiều bất
cập. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến tháng 12/2010 có 28750 đại lý,
của hang kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trong phạm vi cả nước, trong đó
có tới 16% cơ sở kinh doanh vi phạm. Việc chủ yếu là:
- Cơ sở không đăng kí kinh doanh, điểm bán lẻ mang tính thời vụ và
địa điểm bán không cố định và bán lẻ nhỏ nên khó khăn cho công tác quản lý.
- Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về chuẩn hóa trình đọ của
người dược cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV nhưng việc thực
33
thi còn gặp nhiều khó khăn. Theo điều tra, khoảng 26,8% số nông hộ mua
thuốc dựa trên khuyến cáo của các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tuy nhiên,
trình độ của người bán thuốc – những người tư vấn trực tiếp cho người nông
dân – lại khá thấp; 28,7% có trình độ trung cấp nông nghiệp và 82% số đại lý
còn lại mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày.
- Hệ thống kho chứa và của hang kinh doanh thuốc BVTV chưa được
quy hoạch rõ ràng. Phần lớn các cửa hàng thuốc BVTV nằm khá gần khu dân
cư (76,4%) vầ chưa có hệ thống kho chứa riêng biệt. Đặc biệt ở đông bằng
song Cửu Long còn hình thành các điểm bán lẻ ngay kề sông, rạch gây nguy
cơ ô nhiễm đối với nguồn nước là rất lớn.
- Đi kèm với đó công tác quản lý các cơ sở kinh doanh của chính quyền
các cấp huyện xã còn yếu kém.
 Thứ ba, việc sử dụng thuốc BVTV trên thực tế còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ. Mặc dù, Nhà nước đã ban hành quy định đối với việc sử dụng các
loại thuốc hạn chế và thuốc cấm sử dụng, nhưng trong công tác thanh tra,
giám sát và xử phạt chưa đủ mạnh để hạn chế những vi phạm trong lĩnh vực
thuốc BVTV. Tình hình sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc
không rõ nguồn gốc, thuốc không có nhãn vẫn còn xảy ra.
- Việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân, người sản xuất còn tùy tiện,
nhiều nông dân chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà không quan
tấm đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Trong quy mô sản xuất
nhỏ, cá thể, nông dân hoàn toàn tự lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV theo chủ
quan. Số liệu điều tra năm 2010 cho thấy nông dân tự hồn hợp hai hay nhiền
loại thuốc BVTV với nhau (chiếm 87,9%), không theo hướng dẫn của cán bộ
BVTV và thông thường là theo người bán (24,7%), người quen (2,63%), theo
kinh nghiệm (28,9%).
2.3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế
xã hội đất nước, với chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực, nhà nước
34
đã ban hành nhiều văn bản pháp quy khuyến khích đầu tư, tạo môi
trường thuận lợi để kinh tế phát triển. Nhiều tỉnh, số tổ chức, cá nhân
tham gia kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tăng lên nhanh chóng. Điều
này đã tạo sự thông thoáng cho hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật lưu
thông, nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng chủng loại
thuốc bảo vệ thực vật nhưng cũng gây những khó khăn nhất định cho công tác
quản lý mặt hàng “nhạy cảm” độc hại này. Cùng với đó, do lực lượng thanh
tra chuyên ngành bảo vệ thực vật ở các địa phương còn mỏng, địa bàn rộng
nên chưa có khả năng kiểm tra, kiểm soát đầy đủ các yêu cầu của công tác
quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, do đời sống của đa phần nông dân còn khó khăn, chủ yếu
vì lợi ích trước mắt nên thường coi nhẹ chất lượng của các loại thuốc bảo vệ
thực vật. Vì vây, người nông thân thường ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật sinh học an toàn nhưng giá cao, hoặc có sử dụng nhưng liều lượng
không đáng kể, chủ yếu phòng trừ sâu bệnh cho rau, quả. Nông dân sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn kỹ thuật mà sử dụng theo kinh
nghiệm khá phổ biến. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần như không quan
tâm đến các thông tin hướng dẫn trên nhãn thuốc, nên không xác định được
thời điểm gây hại và thời điểm cần phòng trừ, phun rải thuốc bảo vệ thực
vật không đúng lúc, không đúng đối tượng cần phòng trừ.
Cuối cùng, công tác tuyên truyền về sử dụng an toàn, hiệu quả
thuốc bảo vệ thực vật chưa xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa huy động trách
nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia. Công tác tổng kết, đánh giá hiệu
quả phòng trừ dịch hại của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng vẫn chưa được các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền thường xuyên thực hiện. Điều này khiến cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn có nhiều vướng
mắc mà cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để.
35
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp của xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Địa bàn xã Kim Long,Tam Dương,VP.
- Phạm vi thời gian: từ tháng 1 đến tháng 5, năm 2015.
- Giới hạn nội dung: : Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý, sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn xã, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thuốc BVTV.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Kim Long.
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý, địa hình – địa chất, khí hậu, chế độ thủy văn tại xã Kim
Long.
3.3.1.2. Kinh tế - xã hội:
Đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình phát trienr kinh
tế - xã hội tại xã Kim Long.
3.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long.
3.3.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại địa bàn xã Kim Long.
3.3.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3.3.2 Các biện pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Kim Long.
- Các biện pháp quản lý đang thực hiện.
- Công tác dự tính, dự báo sinh vật hại.
- Công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.
36
3.3.3.3 Công tác quản lý tại các cửa hàng bán thuốc BVT V.
-Kênh phân phối thuốc.
- Vận chuyển, bốc dỡ thuốc BVTV.
3.3.3.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn xã.
Đối tương, loại thuốc sử dụng.
Tần suất, liều lượng,cách thức sử dụng
Chi phí
Xử lí lượng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng
Nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định quản lí
thuốc bảo vệ thực vật.
3.3.4 Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long.
Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã Kim Long
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV ở các cơ
sở bán thuốc.
Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã
Kim Long.
3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp chính sách, quản lý nhà nước, thông tin truyền thông, đào
tạo, huấn luyện.
Giải pháp thanh tra, kiểm tra các của hàng
Giải pháp với người người sử dụng.
3.4 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.
3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình
kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp...của xã Kim Long, thu thập
và đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của
địa bàn nghiên cứu từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam
Dương, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tam Dương, tại xã thôn và từ các cán bộ
37
chuyên về Nông nghiệp xã Kim Long.
Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các website; tạp
chí qua internet, các giáo trình, bài giảng chuyên ngành về thuốc bảo vệ thực
vật và các đề tài nghiên cứu đã được công bố trước đó.
3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
- Khảo sát thực địa
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc quan sát trực tiếp,
chụp ảnh, ghi chép để có được những hình ảnh trực quan về tình hình quản lý,
sự tuân thủ các điều lệ quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã.
Tiến hành khảo sát ở tất cả các thôn.
- Phỏng vấn nhanh cán bộ quản lý
Phương pháp này được áp dụng để có được những thông tin chung về
công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã, công tác dự báo dịch hại;
phòng, chống dịch và những biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Phỏng vấn sâu chủ cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (không phải cán bộ).
Tiến hành phỏng vấn sâu 1 cán bộ bảo vệ thực vật, 4 cán bộ xã và 8 cửa
hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã.
- Phỏng vấn nông hộ bằng phiếu điều tra:
Tôi đã sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn 90 hộ tại 6 thôn
xã Kim Long. Các hộ này được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm
nông dân khác nhau dựa vào danh sách hộ của thôn do các trưởng thôn, xóm
cung cấp.
Bên cạnh đó thì bản thân tôi cũng là người sống trên địa bàn xã và gia
đình và họ hàng cũng sản xuất nông nghiệp nên có hiểu biết về cách thức sử
dụng thuốc BVTV, nắm, chứng kiến và tiếp thu được tình hình quản lý của
các cán bộ tại địa phương.
3.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
Số liệu sau khi thu thập từ địa bàn nghiên cứu xã Kim Long sẽ được tổng
hợp theo nhóm nội dung nghiên cứu. Số liệu phân tích thống kê mô tả dựa
38
trên phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word, lập các bảng biểu, biểu đồ
diễn giải và đồ thị so sánh các kết quả nghiên cứu.
Tính toán hàm lượng các chất dựa vào khối lượng, số lượng thuốc bảo
vệ thực vật mà người dân đã sử dụng.
39
PHẦN IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đông Mỹ
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý.
Xã Kim Long, huyện Tam Dương nằm ở phía Đông – Bắc huyện Tam
Dương, cách khu trung tâm hành chính huyện khoảng 7 km; cách trung tâm
thành phố Vĩnh Yên khoảng 3 km, Có địa lý thuận lợi, có địa hình bán trung
du quỹ đất phát triển Công nghiệp lớn được xác định là trung tâm công
nghiệp, đào tạo, dịch vụ - du lịch của huyện Tam Dương và là một bộ phận
cấu thành thành phố Vĩnh Phúc tương lai.
Vị trí và ranh giới xã Kim Long:
- Phía Đông giáp xã Hợp Châu, xã Hồ Sơn ( huyện Tam Đảo )
- Phía Tây giáp xã Thanh Vân, Đạo Tú, Hướng Đạo ( huyện Tam Dương ).
- Phía Nam giáp các xã Hương Sơn, Gia Khánh ( huyện Bình Xuyên);
xã Định Trung ( thành phố Vĩnh Yên)
- Phía Bắc giáp xã Tam Quan ( huyện Tam Đảo )
Có các đường: QL 2B, QL 2B mở rộng đi Tam Đảo, đường tỉnh 310 và
đường tỉnh 309B, đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh. Đầu mối đấu nối với đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai tạo vị thế trong mối quan hệ với các vùng núi phía
Tây Bắc và với thủ đô Hà Nội.
4.1.1.2 Địa hình..
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du
với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và
vùng núi.
Xã Kim Long nằm trong vùng trung du có địa hình thấp từ Tây Bắc
40
xuống Đông Nam. Cao độ cao nhất tại các đỉnh đồi và núi (120m, đỉnh núi
Đinh), cao độ thấp nhất tại khu đất nông nghiệp (17.37m, giáp trường sỹ quan
tăng thiết giáp ). Phần lớn diện tích đất đã xây dựng các công trình của xã có
địa hình tương đối bằng phẳng, thế đất cao, không bị ngập lụt, cao độ trung
bình là 25,0 m. Ngoài ra có một diện tích lớn mặt ao hồ và đặc biệt là suối
Cửu Yên trải dài và chạy uốn lượn phía Đông Bắc của xã.
4.1.1.3 Địa chất.
Theo kết quả khảo sát địa chất tại các công trình trong khu vực xung
quanh khu công nghiệp cho thấy khu vực có tầng địa chất như sau:
- Lớp đất trên cùng: đất phủ, đất lấp pha sét dăm sạn, rễ thực vật. Chiều
dày trung bình 1m.
- Lớp thứ 2: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng lẫn nhiều sỏi sạn, trạng
thái dẻo cứng. Chiều dày trung bình 6m.
- Lớp thứ 3: Dặn sạn lẫn sét màu xám xanh, xám đen, kết cấu bở, trạng
thái cứng đến rất cứng. Sản phẩm phong hóa hoàn toàn của đá sét kết, đá vôi
sét hệ tầng Phan Lương. Chiều dày trung bình 10m.
- Lớp thứ 4: Đá sét kết kẹp đá vôi sét màu xám xanh, xám đen, nứt nẻ
mạnh, cấu tạo phân lớp dầy kiến trúc sét, hạt mịn, phong hóa vừa xuống dưới
chuyển sang phong hóa nhẹ. Đá tương đối cứng.
- Đất đai khu vực ven sông có lớp bề mặt là lớp cuội sỏi lẫn cát màu
vàng xám, xám trắng lần nhiều sỏi sạn trạng thái dẻo cứng.
Xã Kim Long có tài nguyên đất đai màu mỡ, có hệ thống giao thông
thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất nông
nghiệp và trao đổi hàng hóa.
4.1.1.4 Khí hậu.
Xã Kim Long nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với hai mùa phân biệt
là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô trùng với mùa gió mùa Đông bắc, kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
41
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc

More Related Content

What's hot

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
nataliej4
 
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
PinkHandmade
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmLinh Dinh
 
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
Khánh Trình Trầm Nguyễn
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
Nguyễn Long
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Thiều Nem
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

What's hot (20)

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsm
 
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 1
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc

đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
hieu anh
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
nataliej4
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
nataliej4
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
ssuser499fca
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
ssuser499fca
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
nataliej4
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc (20)

đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ KIM LONG – HUYỆN TAM DƯƠNG – TỈNH VĨNH PHÚC Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ PHƯƠNG Lớp : MTA KHÓA : 57 Chuyên ngành : Khoa học môi trường Người hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
  • 2. HÀ NỘI - 2016 2
  • 3. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ KIM LONG – HUYỆN TAM DƯƠNG – TỈNH VĨNH PHÚC Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ PHƯƠNG Lớp : MTA KHÓA : 57 Chuyên ngành : Khoa học môi trường Người hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY Địa Điểm : Xã Kim Long , Huyện Tam Dươg, Tỉnh Vĩnh Phúc
  • 4. HÀ NỘI – 2016 4
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận băn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày..,tháng..năm 2016 Sinh viên Dương Thị Phương i
  • 6. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh thái trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Phan Thị Thúy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại xã Kim Long đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực tập tại địa phương. Đặc biệt là lòng tốt, sự cởi mở, thân thiện của bà con nhân dân xã Kim Long đã ủng hộ và giúp đỡ tận tình cho tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và các bạn sinh viên đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày….tháng…. năm 2016 Sinh viên Dương Thị Phương ii
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................ii MỤC LỤC...............................................................................................iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................2 PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................2 2.1. Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật..............................................................................3 2.1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật................................................................................3 2.1.2 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật......................................................................................4 2.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật......................................................................................5 2.1.4. Các dạng thuốc BVTV.....................................................................................................10 2.1.5. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật..................................................................................11 2.1.6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV........................................................................................12 2.1.7. Các hình thức tác động của thuốc..................................................................................17 2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV..................................................................................................18 2.2.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong môi trường...............................................................18 2.2.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người....................................................................23 2.3. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV..............................................................................24 iii
  • 8. 2.3.1. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên thế giới...................................................24 2.3.2 Công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam.......................................................................27 2.3.3. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở VN...............................................................................28 2.3.4. Công tác quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................31 2.3.5. Đánh giá chung công tác quản lý về thuốc BVTV...........................................................32 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................36 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................36 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................36 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................36 3.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Kim Long.......................................................36 3.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long..............................36 3.3.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại địa bàn xã Kim Long................................................36 3.3.4 Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long.............................................37 3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp......................................................................................................................................37 3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................37 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................37 3.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..........................................................................38 PHẦN IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................40 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đông Mỹ..............................................40 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................................40 4.1.2 Kinh tế - xã hội................................................................................................................43 4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long.....................................................48 4.2.1 Thực trạng sản xuất cây trồng nông nghiệp tại xã Kim Long...........................................48 iv
  • 9. 4.2.2 Tình hình sản xuất cây nông nghiệp tại các hộ gia đình được phỏng vấn. .....................50 4.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã Kim Long....................................................52 4.3.1. Hệ thống tổ chức QLNN về thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc..............................................52 4.3.2 Các biện pháp quản lý.....................................................................................................53 4.3.3. Quản lý tại cửa hàng bán thuốc BVTV............................................................................57 4.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Kim Long..................................................................61 4.4.1. Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn xã............................................................61 4.4.2. Cách thức chọn thuốc BVTV...........................................................................................62 4.4.3. Thời điểm phun thuốc BVTV..........................................................................................63 4.4.4. Cách thức sử dụng thuốc BVTV......................................................................................63 4.4.5. Học hỏi của người dân về cách sử dụng thuốc BVTV.....................................................64 4.4.6. Địa điểm mua thuốc BVTV.............................................................................................65 4.4.7. Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa các lần phun....................................................66 4.4.8. Sử dụng dụng cụ BHLD khi tiếp xúc với thuốc BVTV......................................................68 4.4.9. Quản lý dư lượng thuốc BVTV.......................................................................................69 4.5. Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long...................................................71 4.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ xã Kim Long..............71 4.5.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh thuốc ở các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV........................................................................................................................................72 4.5.3. Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ xã Kim Long.. 73 4.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại xã Kim Long............................................................................................................................73 4.6.1. Cơ quan quản lý.............................................................................................................73 4.6.2. Người sử dụng...............................................................................................................75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................77 1. Kết luận....................................................................................................................................77 2. Kiến nghị..................................................................................................................................78 v
  • 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................79 81 ` 81 PHỤ LỤC...............................................................................................82 vi
  • 11. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật DCPH : Dụng cụ phòng hộ MT : Môi trường MTST : Môi trường sinh thái TTS : Thuốc trừ sâu UBND : Ủy ban nhân dân. BHLD : Bảo hộ lao động SXNN : Sản xuất nông nghiệp QLNN : Quản lý nhà nước. TTB : Thuốc trừ bệnh. SV : Sinh vật. QLNN : Quản lý nhà nước. vii
  • 12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO...............................................7 Bảng 2.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta..............................................9 Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy..................................................9 Bảng 2.4 Các dạng thuốc BVTV........................................................................................10 Bảng 2.5. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất..........................................22 Bảng 2.6 : Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc................................................24 Bảng 4.1 : Thu nhập bình quân đầu người xã Kim Long. (triệu/người/năm)...................44 Bảng 4.2 Diên tích và cơ cấu sử dụng đất năm 2015:.....................................................44 Bảng 4.3 : Dân số và sô hộ từng thôn trong xã Kim Long...............................................45 Bảng 4.4: Cơ cấu một số loại cây trồng chính xã Kim Long năm 2015.............................48 Bảng 4.5: Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính trong các vụ sản xuất.......................................................................................................49 Bảng 4.6: Cơ cấu bố trí mùa vụ một số loại cây trồng chính tại xã Kim Long ......................................................................................................50 Bảng 4.7: Chủng loại cây trồng ở phạm vi nông hộ tại xã Kim Long.................................50 Bảng 4.8 Thời điểm phun thuốc trừ sâu bệnh trên lúa....................................................63 Bảng 4.9 Số lần phun thuốc trên 1 vụ sản xuất cây nông nghiệp.....................................67 Bảng 4.10 Tình hình sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động của người dân...........................68 Bảng 4.11.Xử lý dụng cụ pha thuốc và bình phun...........................................................70 viii
  • 13. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 : An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý................................................................................15 .............................................................................................................................18 Hình 2.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc...........................................................................18 Hình 2.3: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường.......................19 Hình 2.4: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất...............21 Hình 2.5: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật.......................23 Hình 2.6: Hệ thống quản lí thuốc BVTV ở Malaysia..............................................26 Hình 4.1 . Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Kim Long......................................................43 Hình 4.2 : Hệ thống QLNN về thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Phúc...............................52 Hình 4.3: kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện..................................58 Hình 4.4: Cách thức chọn thuốc BVTV.................................................................62 (Nguồn điều tra nông hộ, 2016)...........................................................................62 Hình 4.5 Tỷ lệ sử dụng hỗn hợp các thuốc BVTV phun cho cây trồng..................64 Hình 4.6: Sự học hỏi cách sử dụng thuốc BVTV....................................................65 Hình 4.7: Địa điểm mua thuốc BVTV. ..................................................................66 Hình 4.8: Cách xử lý lượng thuốc BVTV dư trong bình phun................................69 Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân đến cơ quan quản lý thuốc BVTV xã Kim Long......................................................................................72 ix
  • 14. x
  • 15. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm phòng trừ các loại sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng chủ yếu. Kim Long là một xã có vị trí thuận lợi, địa hình bán trung du, nằm ở phía Đông – Bắc huyện Tam Dương, cách trung tâm hành chính huyện khoảng 7km, có diện tích đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc phát triển các nhà máy, công ty, việc mọc lên các trường Đại học, việc xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh… đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của xã một cách đáng kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và kéo theo đó cũng tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó do sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự bùng phát các loại dịch bệnh, sâu bệnh hại khác nhau nên việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Nhưng sử dụng thuốc BVTV là con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng, có thể ngăn chặn các đợt dịch bệnh trong thời gian ngắn, có hiệu quả và giúp cây trồng tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa thật khôn lường, nhất là xu thế lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ lụy xấu đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng 1
  • 16. đồng và phát triển bền vững. Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu trên tôi nghiên cứu đề tài: ““Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” cho kỳ thực tập tốt nghiệp năm học 2016. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng thể: Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại xã Kim Long góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.3. Nội dung nghiên cứu. •Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (KT-XH) của xã Kim Long. •Đánh giá thực trạng quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. •Đánh giá hiệu quả công tác quản lý của cán bộ tại xã và tại các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. •Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân •Đánh giá nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về quản lý thuốc BVTV. •Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ xã. •Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và dễ áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV. PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
  • 17. 2.1. Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật. 2.1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật. Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dich hại để hình thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc BVTV có từ rất lâu đời (cách đây khoảng 10000 năm). Vào những năm 2500 trước công nguyên (BC), hợp chất lưu huỳnh được sử dụng để diệt côn trùng và nhện. Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà. Năm 1200 BC, ở Trung Quốc đã xử lý hạt giống. Năm 900 sau công nguyên (AD), người ta đã dùng Arsenic sulfides để trừ côn trùng trong vườn. Thế kỷ thứ IV, người ta biết xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng. Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời ký cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn, đồng thời dịch hại càng ngày nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế giới. Một số thuốc trừ sâu, dịch hại, diệt hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur… hoặc một số chất thảo mộc vốn có chất độc. Song thời bấy giờ chưa ai biết được đến độc hại của nó. Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn và hiệu quả hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ vào năm 1939 và liên tục sau đó cho ra đời nhiều các hợp chất hóa học khác. Đây là hợp chất đầu tiên trong chuỗi thuốc trừ sâu được khám phá, nó tiêu diệt được một lượng lớn côn trùng. Trong suốt 25 năm sau đó, nó được xem như là một vị cứu tinh của nhân loại giúp diệt trừ côn trùng và tăng sản lượng nông sản. Chu trình sản xuất cũng tương đối rẻ nên nó được áp dụng phổ biến rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới. 3
  • 18. Năm 1920, người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ. Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất Carbamate. Năm 1970, phát hiện được các loại thuốc Pyrethroide. Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau thường thấp hơn thế hệ trước. Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thường là thuốc triết từ chất Nicotin, hay Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như phèn xanh, thạch tín … Thuốc trừ sâu thế hệ thứ hai là tổng hợp từ các chất hữu cơ: DDT, 666 … Thuốc trừ sâu thế hệ thứ ba, xuất hiện vào những năm 70 và 80 như gốc lân hữu cơ, Cardbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học. (Nguyễn Lưu Thành Công, 2010) 2.1.2 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất hóa học, những chế phẩm sinh học, những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp bằng con đường công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phát hại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột, nấm, rong rêu, cỏ dại…). Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chỉnh phủ: “Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…) 4
  • 19. có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại. 2.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số lượng, tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau: 2.1.3.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại.  Thuốc trừ sâu (Insecticide): là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêt diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường để ngăn ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc và con người. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người và tích tụ lại trong chuỗi thức ăn. Thuốc trừ sâu có 2 loại: Thuốc trừ trứng (Ovicide) và thuốc trừ sâu non (Larvicide) (dựa vào khả năng gây độc cho từng loại sinh trưởng).  Thuốc trừ bệnh (Fungicide): : bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học, sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất. Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết, đất úng, hạn…). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm và trừ vi khuẩn.  Thuốc diệt chuột (Rodenticde hay Raticide): là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên ruộng, trong nhà kho. Chúng tác động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (nơi ở kín đáo).  Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng có ích, động vật máu nóng và thiên dịch. 5
  • 20.  Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dung để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.  Thuốc trừ cỏ (Herbicide): được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sang với cây trồng khiến cho chúng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy, khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng.  Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống, giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật. (PGS.TS Trần Nguyên Óanh, 2007) 2.1.3.2. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập.  Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì; thường dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ cỏ…  Thuốc có tác dụng vi độc (thuốc nội tác động): là những thuốc xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút…  Thuốc có tác dụng xông hơi: qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào không khí xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô hấp.  Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá hoặc rễ…; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch hại ở những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc.  Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong cây và các bộ phận của cây. 2.1.3.3. Phân loại dựa vào nhóm chất hóa học. 6
  • 21.  Gốc Clor hữu cơ : Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất Clorobebenzen (DDT) , Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng ( Aldrin , Dieldrin ) . Các loại thuốc nhóm này đã bị đưa vào danh mục các loại bị cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó rất cao.  Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ ): Từ những năm 40 và 50 các thuốc BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu được sử dụng. Dẫn xuất từ các axit phosphoric, trong công thức có chứa P ,C ,H ,O,S...có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh và một số thiên địch .  Carbamate : Các Cardbamate là dẫn xuất của axit cabamic ,tác dụng như lân hữu cơ ức chế men cholinesterase .Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi . Nhiều Cardbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá ,rễ ,mức độ phân giải trong cây trồng thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ thể cũng có thể phục hồi nhanh hơn nếu nhiễm độc.  Pyrethroid và pyrethrum (Cúc tổng hợp ): Pyrethrum được triết xuất từ cây hoa cúc ,công thức hóa học phức tạp,diệt sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc và vị độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau phân hủy trong môi trường và thường không tồn tại trong nông sản và cây ăn trái khi phun perythrum có thể dùng được vài ngày hôm sau. Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu. (TS Trần Thị Bích Thu, 2009) 2.1.3.4. Phân loại theo tính độc của thuốc. Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau: Bảng 2.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO 7
  • 22. Nhóm thuốc BVTV Vạch màu LD50 với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Nhóm Ia: rất độc Đỏ < 5 < 20 < 10 < 40 Nhóm Ib: độc cao Vàng 5 - 50 20 -200 10 - 100 40 - 400 Nhóm II: độc trung bình Xanh da trời 50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 - 4000 Nhóm III: độc ít Xanh lá cây 500 - 2000 2000 – 3000 > 1000 > 4000 Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000 Chú thích: LD 50 là liều độc cần thiết để giết chết 50% chuột thực nghiệm. Liều 5mg/kg thể trọng tương đương 1 giọt uống hay nhỏ mắt. Liều 5-50 tương đương với 2 thìa súp. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc. Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc. 8
  • 23. Bảng 2.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta. Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu lâu xương chéo trên nền trắng Nhóm II: Độc trung bình Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền trắng Nhóm III: Ít độc Chữ đen trên dải xanh nước biển Vạch đen không liên tục trên nền trắng Nhóm IV: Rất ít độc Chữ đen trên dải xanh lá cây (Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2013) 2.1.3.5. Phân loại theo thời gian phân hủy. Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau: Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy STT Phân nhóm Thời gian phân hủy Thí dụ 1 Nhóm hầu như không phân hủy - Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại nặng: Thủy ngân (Hg), Asen (As) … Các loại hóa chất này đã bị cấm sử dụng ở nước ta. 2 Nhóm khó phân hủy 2 – 5 năm DDT, 666 (HCH) – những hợp chất Clo bền vững đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam. 3 Nhóm phân hủy trung bình 1 - 18 tháng Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo (điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 – D) 4 Nhóm dễ phân hủy 1 – 12 tuần Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat (Theo Đặng Quốc Nam, 2014) 9
  • 24. Trên đây là các cách phân loại thuốc BVTV thông dụng nhất. Ngoài ra, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều cách khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối. 2.1.4. Các dạng thuốc BVTV. Tùy vào đặc tính lý học của hoạt chất, hoặc tùy vào mục đích sử dụng khác nhau trong công tác bảo vệ cây trồng và nông sản: Phun, rắc, xử lý hạt giống trước khi gieo; bón vào đất, làm bả độc trừ chuột... Giúp cho hoạt chất phát huy được tốt hiệu quả diệt trừ dịch hại. thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng thành phẩm khác nhau. Bảng 2.4 Các dạng thuốc BVTV Dạng thuốc Chữ viết tắt Ví dụ Ghi chú Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND, Basudin 40 EC, DC-Trons Plus 98.8 EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa cháy và nổ. Dung dịch DD, SL, L, AS Bonanza 100 DD, Baythroid 5 SL, Glyphadex 360 AS Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa. Bột hòa nước BTN, WP, DF, WDG Viappla 10 BTN, Vialphos 80 BHN, Copper-zinc 85 WP, Padan 95 SP Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. Huyền phù FL, FC, SC Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC Lắc đều trước khi sừ dụng Hạt H, G, GR Basudin 10 H, Regent 0.3 G Chủ yếu rải vào đất Viên P Orthene 97 Pellet, Deadline 4% Pellet Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi. Thuốc phun bột D, BR Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan trong nước. (PGS.TS Trần Văn Hai, Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật, 2009). Trong đó: ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate. 10
  • 25. DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension. BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder, DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder. HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate. H: hạt, G: granule, GR: granule. P: Pelleted (dạng viên) BR: Bột rắc, D: Dust. 2.1.5. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng. 2.1.5.1. Biện pháp hóa học BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội. - Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. - Biện pháp hóa học mang lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác. - Biện pháp này dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất. Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết 11
  • 26. các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìm kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch cao hơn, thân thiện hơn với môi sinh và môi trường. 2.1.5.2. Thuốc BVTV là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi trường. Gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất sự cân bằng trong tự nhiê, làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, xuất hiện các loài dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn. Để sử dụng thuốc BVTV được hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu đúng và thực hiện đúng nguyên tắc “bốn đúng”: Đúng thuốc; Đúng lúc; Đúng nồng độ liều lượng và Đúng cách. Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu đáo mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh; phải kết hợp hài hòa giữa biện pháp hóa học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp. 2.1.6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV. Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuât nông nghiệp vì nó giúp cho nông dân bảo vệ được cây trồng tránh được sự phá hoại của các loại dịch hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không đúng kĩ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, cho con người và môi trường sống của cộng đồng. 2.1.6.1 Sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng thường xuyên để quyết định 12
  • 27. có cần phun thuốc hay không Việc sử dụng thuốc chỉ thực sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế. Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào dịch hại, gây lãng phí và là một nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại. 2.1.6.2 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.  Đúng thuốc. • Không một loại thuốc nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại. Thuốc chỉ thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết, đất đai, canh tác, cây trồng nhất định. • Khi chọn mua thuốc BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần phòng trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV nhận diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại. • Hiểu rõ cách tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng. Ưu tiên chọn thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Cần mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, ký sinh và thiên địch). • Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn, không lưu tồn lâu dài trong nguồn nước và trong đất. • Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.  Đúng lúc. • Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt, sinh vật dễ mẫn cảm với thuốc như thời kỳ sâu non, bệnh chớm phát hiện.... • Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng kinh tế. • Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào 13
  • 28. những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế phun khi cây đang ra hoa. • Không phun thuốc gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng loại nông sản. • Phun thuốc đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun thuốc và vào xế chiều, khi ong đã về tổ.  Đúng liều lượng, nồng độ. Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh chóng gây kháng thuốc. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả phòng trừ cao.  Đúng cách. Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật đồng đều vào nước. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại. • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ BHLD, dụng cụ pha thuốc. • Khi phun không nên ăn uống, tránh dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể. • Quần áo, DCLD, bình bơm phải rửa sạch và cất vào kho riêng. • Lượng thuốc dư thừa và nước rửa bình bơm không đc trút ra nguồn nước sinh hoạt. Vỏ chai bao bì phải đc hủy, chôn hoặc xử lý.. 2.1.5.1. Đúng liều lượng, nồng độ Đúng cách Đúng lúc Đúng thuốc Nội dung nguyên tắc “bốn đúng” Thuốc tiếp xúc được với dịch hại 14
  • 29. Hình 2.1 : An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý Chú thích: Tăng cường Hạn chế 2.1.6.3 Sử dụng luân phiên thuốc. Là sự thay đổi các loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc. Thuốc xâm nhập được vào cơ thể dịch hại Thuốc dịch chuyển được vào trung tâm sống dịch hại Người, đối tượng không phòng trừ, sinh vật có ích, môi trường Các loài dịch hại AN TOÀN HIỆU QUẢ Thuốc phát huy được tác dụng (tồn tại thời gian đủ dài, nồng độ đủ độc) 15
  • 30. 2.1.6.4 Dùng hỗn hợp thuốc. Là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun nhằm tăng hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp thuốc mang nhiều ưu điểm hơn, phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ. Ngoài ra, việc hỗn hợp thuốc còn có thể mở rộng phổ tác dụng và giảm số lần phun thuốc. Tuy nhiên, việc hỗn hợp thuốc cần yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất : Propanil và Butachlor, Tilt super 300 ND được hỗn hợp từ hai hoạt chất Propiconazole và Difennoconazole, Sumibass 75 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất Fenitrothion và Fenoburcarb. Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau: • Mở rộng phổ tác dụng. • Sử dụng sự tương tác có lợi. • Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất. • Gia tăng sự an toàn trong sử dụng. • Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. 2.1.6.5 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, đảm bảo yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy bã,…). Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc. 16
  • 31. 2.1.7. Các hình thức tác động của thuốc. Sau khi xâm chiếm được vào tế bào, thuốc BVTV tác động đến trung tâm sống, tùy từng đối tượng và tùy điều kiện khác nhau mà gây ra tác động trên cơ thể sinh vật khác nhau: 2.1.7.1. Tác động cục bộ, toàn bộ. Tác động cục bộ: chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà trực tiếp tiếp xúc với chất độc (như những thuốc có tác động tiếp xúc) Tác động toàn bộ: chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc hay tác động đến toàn bộ cơ thể ( như những thuốc có tác dụng nội hấp). 2.1.7.2. Tác động tích lũy. Sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học. Trường hợp cơ thể chỉ tích lũy những hiệu ứng do các lần sử dụng thuốc lặp lại mặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó bị bài tiết ra hết, gọi là tích lũy động thái ( tích lũy chức năng). 2.1.7.3. Tác động liên hợp. Là khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có thể tăng lên, nhằm giảm được số lần phun thuốc , giảm chi phí phun và diệt đồng thời nhiều loại dịch hại cùng lúc. Có 2 loại liên hợp là: Liên hợp gia cộng và Liên hợp nâng cao tiềm thế. 2.1.7.4. Tác động đối kháng. Ngược với hiện tượng liên hợp; làm giảm độ độc của chất độc khác. Hiện tượng này gây ra dưới tác động lý học, hóa học và sinh học. 2.1.7.5. Tác động quá mẫn. Xảy ra khi tác động của chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này gọi là chất cảm ứng. (PGS.TS Trần Nguyên Óanh (chủ biên), TS.Nguyễn Văn Viên, KS.Bùi Trọng Thủy; Giáo trình Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, 2007) 17
  • 32. 2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV. 2.2.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau: Hình 2.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc (theo Richardron, 1979; dẫn theo Phạm Văn Biên và cộng sự, 2000) 2.2.1.1 Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường. Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là những môi trường chính nhưng có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ gây tác động đến môi trường xung quanh. 18
  • 33. Theo trọng lực Theo mưa Nước cấp Nước ngầm Hình 2.3: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường Nguồn: Nguyễn Phúc Hưng, 2013. Thuốc BVTV không chỉ tác động tại nơi xử lý mà nó còn gây ô nhiễm các vùng lân cận do thuốc bị bốc hơi đi vào khí quyển và được gió mang đi xa. Thuốc có thể bị lắng tụ trong các vực nước do bị rửa trôi. 2.2.1.2 Môi trường nước. Theo chu trình tuần hoàn của các hóa chất BVTV, thuốc tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngòi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn đất bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mặt khác, khi sử dụng hóa chất BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do nông dân đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa... Điều này đặc biệt có ý nghĩa nghiêm trọng khi các nông trường, vườn tược lớn nằm gần kề sông xịt xuống ao. Trong nước, thuốc BVTV có thể tồn tại dưới các dạng khác nhau và đều có thể ảnh hưởng đến tác động của nó đối với sinh vật đó là: hào tan, bị hấp thụ bởi các thành phần vô sinh hoặc hữu sinh và lơ lửng trong nguồn nước hoặc lắng tụ xuống đáy và tích tụ trong cở thể sinh vật. Con đường phát tán thuốc BVTV Tia nước thuốc BVTV Không khí Cây trồng Diệt sâu bệnh Mưa, sương mù Đất trồng Nước sạch Biển Con người Động vật Thu hoạch Phát tán hoạt tính của thuốc trong môi trường Xói mòn, rửa trôi 19
  • 34. Thuốc BVTV tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì được đặc tính lý hóa của chúng khi di chuyển và phân bố trong môi trường nước. Các chất bền vững có thể tích tụ trong môi trường nước đến mức gây độc. Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng phân bố rất nhanh theo gió và nước. Nguồn nước mặt: Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hóa chất BVTV. Theo kết quả phân tích hóa chất BVTV nước Biển Hồ tỉnh Gia Lai, Hồ Lắc tỉnh Đăk Lăk nước Biển Hồ có chứa dư lượng 2 - 3 loại trong 15 loại hóa chất chuẩn gốc Clo hữu cơ, hàm lượng trung bình 0,05 - 0,06 mg/l. Như vậy việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra lượng tồn lưu trong môi trường đất, nước dẫn đến nguồn nước ô nhiễm. (Bùi Vĩnh Diện và Vũ Đức Vọng, 2006). Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp là chính nên nguồn nước ô nhiễm thuốc BVTV không chỉ ở một nơi nhiều nơi khác cũng đã bị ô nhiễm. Như lưu vực nước sông Cầu tỉnh Bắc Ninh, năm 2006 tại các vùng thâm canh rau tỷ lệ lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng lúa. (Hoa Xuong Rong, 2006). Nguồn nước nhiễm hóa chất BVTV không chỉ bởi nông dân trồng lúa mà tất cả các nông hộ trồng các loại cây rau, lâm nghiệp, cây công nghiệp sử dụng thuốc BVTV làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước ngầm: Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, một lượng đáng kể một lượng thuốc sẽ không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất thấm thấu vào nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm các thuốc BVTV. Nguồn nước giếng đào, nước ngầm sông, nguồn nước mạch lộ thiên tại thành phố Buôn Ma Thuật có nhiễm thuốc BVTV, với giếng đào có dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor và có 11 trong tổng số 15 loại hóa chất chuản, có hàm lượng 0,01 – 0,558 µg/l. Nguồn nước mạch lộ thiên có dư lượng thuốc BVTV gốc hữu cơ 6 trên tổng số 15 loại hóa chấ, tuy ở nồng độ 0,002 – 0,084 µg/l dưới tiêu chuẩn cho phép (Vũ Đức Vọng và Bùi Vĩnh Diên, 2006). 20
  • 35. Việc sử dụng hợp chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp làm hóa chất thấm vào đất đến nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, với lưu lượng tồn đọng như vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng xung quanh rất cao. Kết quả phân tích tại huyện Cẩm khê, Phú Thọ cho thấy hàm lượng DDT trong đất bằng 1,56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30 mg/kg, huyện Diễn Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2800 mg/kg (JA Ming, 2006. 2.2.1.3 Môi trường đất. Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Tồn lượng thuốc BVTV trong đất đã đề lại các tác hại đáng kể trong môi trường. Thuốc BVTV đi vào đất từ nhiều nguồn khác nhau: Phun xử lí đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Hình 2.4: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất 21
  • 36. Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, tùy thuộc đặc tính, tính chất của mỗi loại. Ví dụ, thuốc diệt côn trùng organophosphate có thể kéo dài chỉ vài ngày trong đất. Thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất là 2,4-D, lưu tồn từ 3-15 năm hoặc dài hơn. Thời gian lưu tồn của các thuốc diệt cỏ khác, thuốc diệt nấm và thuốc diệt côn trùng thì thường nằm trong khoảng trung gian. Phần lớn các chất sát trùng phân hủy nhanh chóng dù để chống lại sự tích lũy trong đất. những thuốc sát trùng nào kháng cự lại sự phân hủy thì có khả năng làm thiệt hại đến môi trường (Trần Văn Chiến và Cs, 2006). Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2004) về dư lượng thuốc BVTV trong đất tại Đắclắk thấy trong đất canh tác các loại có chứa dư lượng thuốc BVTV chung là 62,22% số mẫu và 44,44% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV và 33,3% số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bảng 2.5. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất Hóa chất BVTV Thời gian tồn lưu trong đất (tuần) Clodan 300 DDT 200 Dieldrin 150 Heptaclo, Aldrin 90 Simazin 80 Antrazin 40 2,3,6 – TBA 43 2,4 D 3 Barba 1 Nguồn: Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý, 2006. 22
  • 37. 2.2.1.4 Môi trường không khí. Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi. Thậm chí, thuốc BVTV không bay hơi như DDT sẽ dễ bay hơi rất nhanh vào không khí trong điều kiện khí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90% thuốc BVTV photpho hữu cơ có thể bay hơi nhanh. Người ta đã tìm thấy nhóm photpho hữu cơ trong không khí ở độ cao 50 – 200m từ 3 – 8 ngày sau khi phun thuốc bằng máy bay (Nguyễn Thị Đào, 2013). Các TTC cũng bị bay hơi nhất là trong quá trình phun thuốc. Một số khí độc từ thuốc BVTV ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của nhiều loài SV trên thế giới, kể cả con người. 2.2.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người. Thông thường, các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường: hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da, hệ tiêu hóa (đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống) và đi vào khí quản qua đường hô hấp. Hình 2.5: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật. Tần suất bị nhiễm thuốc BVTV lớn nhất là ở những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV và có rất nhiều những triệu chứng khác nhau mà họ gặp phải sau khi phun. Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật Nhiễm độc Di truyền Dị ứng Sinh bào non Mãn tính Bán cấp tính Cấp tính Độc bào thai Độc sinh học U lành U ác Độc đột biến 23
  • 38. Bảng 2.6 : Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc. Triệu chứng Tầnsuất Tỷ lệ (%) Mệt mỏi , khó chịu 122 78,7 Đau mũi , họng 45 29,0 Đau đầu 103 66,4 Giảm xúc giác 20 12,9 Ra nhiều mồ hôi 78 50,3 Đỏ mắt 32 20,6 Chóng mặt 132 85,2 Khó thỏ 37 23,9 Da ngứa , mẩn đỏ 64 41,3 Đờm nhiều 19 12,3 Rối loạn giấc ngủ 57 36,8 Run chân tay 21 13,5 Chảy nhiều nước bọt 32 20,6 Tiêu chảy 24 15,5 Tê bàn tay 37 23,8 Khô miệng 47 30,3 Mắt bị mờ 19 12,3 Da tái xanh 71 45,8 Buồn nôn 68 43,8 (Nguồn: Tạp chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ, Tập 9, Số 2-2006) 2.3. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV. 2.3.1. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên thế giới. Mỗi một quốc gia trên Thế giới có những cơ chế và quy định riêng về quản lý thuốc BVTV nhằm: Kiểm soát đối với các nhà sản xuất, người buôn bán, những người sử dụng thuốc BVTV và các chủ thể cản xuất kinh doanh lương thực và các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có xu hướng thiết lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV, đồng thời bảo bệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lới của người sử dụng thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV. 2.3.1.1 Cộng đồng Châu Âu. 24
  • 39. Tại Châu Âu, thuốc BVTV phải tuân thủ theo yêu cầu của điều luật EU (EC) số 1107/2009 thay thế cho các chỉ thị cũ, nhằm yêu cầu yêu cầu các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thực hiện kiểm nghiệm kỹ thuật cao và tổng quát để giám định sản phẩm về tính chất vật lý, thành phầm hóa học, ảnh hưởng đến môi trường, độc tính với môi trường sinh thái, sự chuyển hóa và độ độc hại trước khi được đưa ra thị trường. Hội đồng EU thực hiện việc duy trì và cập nhật định kỳ cơ sở dữ liệu của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã được chấp thuận sử dụng tại EU theo Điều luật 1107/2009, đồng thời là kho lưu trữ trung tâm đối với các thông tin cập nhật về MRLs hiện hành theo Điều luật 396/2005. 2.3.1.2 Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, tất cả thuốc bảo vệ thực vật phải được xem xét bởi EPA trước khi được bày bán hoặc phân phối. Khi EPA xác nhận rằng thuốc bảo vệ thực vật không dẫn đến nguy cơ không rõ ràng đối với sức khỏe con người và môi trường, thuốc bảo vệ thực vật sẽ được chính thức đăng ký sử dụng Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được cho phép tồn dư trong thực phẩm. Đối với việc thiết lập mức chấp thuận, EPA xem xét các yếu tố sau: • Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật và khả năng phân hủy trong trong sản phẩm • Liều lượng và tần suất sử dụng của thuốc bảo vệ thực vật; và • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có khả năng còn tồn dư trong thực phẩm tại thời điểm được bày bán và chế biến EPA đang duy trì một trang thông tin cho phép người truy cập xem xét thong tin về các mức chấp thuận đối với từng thành phần thuốc bảo vệ thực vật riêng biệt. 2.3.1.3 Malaysia. Malayxia ban hành Đạo luật thuốc BVTV từ 1974. Và trên cơ sở của Đạo luật này có Luật về thuốc BVTV (1976), Luật về thuốc BVTV trong giáo dục và nghiên cứu (1981), qui định về nhãn mác hàng hóa (1984), L)uật Ban 25
  • 40. hành về giấy phép kinh doanh và bảo quản thuốc BVTV trong buôn bán (1988), Đạo luật về quảng cáo thuốc BVTV (1996), Qui định về quản lí thuốc BVTV có độc tính cao (1996)... Ở Malayxia, Phòng kiểm soát thuốc BVTV nằm trong Cục Nông nghiệp là Bộ phận theo dõi việc đăng kí và sử dụng thuốc hóa học BVTV. Các ủy Ban kĩ thuật và Thanh tra là những bộ phận trực thuộc có trách nhiệm về quản lí thuốc hóa học BVTV 2. Hình 2.6: Hệ thống quản lí thuốc BVTV ở Malaysia Hội đồng thuốc BVTV Cục Nông nghiệp (Phòng Kiểm soát thuốc BVTV)a Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV Ủy ban thanh tra 26
  • 41. Hội đồng thuốc BVTV bao gồm những người đứng đầu các Cục có liên quan. Là cơ quan quyết định chính sách về thuốc BVTV. Hội đồng này tổ chức họp 6 tháng một lần. Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV bao gồm các đại diện của các Cục có liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến thuốc hóa học BVTV. 2.3.1.4 Nhật Bản. Bộ Sức Khỏe, Lao Động và An Sinh Xã Hội Nhật Bản (MHLW) áp dụng một cách tiếp cận khác để đề cập đến dư lượng hóa chất trong thực phẩm. Ban hành vào năm 2006, MHLW thông qua một hệ thống danh sách cho phép các hóa chất nông nghiệp tồn dư trong thực phẩm, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm và thuốc thú y nhằm giới hạn thống nhất tương đương với không quá 0.01 phần triệu (ppm) dư lượng được áp dụng cho tất cả các hóa chất chưa được thiết lập MRLs. (Nguồn: Bản tin kỹ thuật Thực Phẩm và Sức Khỏe 2016) 2.3.2 Công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam. Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV lỏng lẻo thực sự là vấn đề đáng báo động trong SXNN hiện nay. Một thực tế đáng lo ngại là số thuốc nhập lậu tiểu ngạch qua các tỉnh biên giới rất lớn, nhất là biên giới phía Bắc. Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu năm 2012 cho thấy, đã xử lý 20 lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, trong đó có 11 lô tái xuất (12.250 lít và 26.400 kg) và 9 lô tái chế (23.500 lít và 8.000 kg) [11]. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng trong khi hệ thống thanh tra BVTV mỏng, yếu, cơ chế hoạt động khó khăn nên mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm soát. Từ đầu năm 2010 đến nay, số lượng đối tượng vi phạm về lĩnh vực buôn bán và sản xuất thuốc BVTV kém chất lượng bị phát hiện ngày càng nhiều. Đã có 51 vụ vi phạm bị phát hiện. Đặc biệt, hiện tượng sản xuất, kinh doanh thuốc có 27
  • 42. nội dung nhãn thuốc không đúng quy định chiếm đến 20%. Hành vi vi phạm chủ yếu là ghi thừa đối tượng phòng trừ, không ghi hoặc ghi không rõ ràng tên địa chỉ nhà sản xuất, không đúng thời gian cách ly, cỡ chữ trên nhãn quá nhỏ không đúng quy định... Cả nước có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu ở 39 tỉnh, thành phố. Các kho lưu trữ không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân. Mới đây nhất, sau khi báo chí phanh phui việc công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa) chôn hàng trăm thùng phuy thuốc độc hóa học, lãnh đạo tỉnh đã vào cuộc chỉ đạo xử lý quyết liệt. Tuy nhiên, những chỉ đạo quyết liệt ấy đang được thực hiện một cách rất ... từ từ. Từ năm 1992, Việt Nam đã áp dụng chương trình IPM, "Ba giảm, ba tăng", "SRI"... trong SXNN. Công tác quản lý thuốc BVTV tại các địa phương đã được chú trọng thông qua việc thông báo cả loại thuốc dùng, liều lượng, cách pha chế, cách phun cho người dân. Nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại các địa phương có áp dụng IPM số lần phun thuốc đã giảm đi. Với diện tích khoảng một triệu ha lúa, lượng thuốc BVTV sử dụng giảm từ 30-50% mà năng suất vẫn tăng khoảng 10- 12%. Riêng An Giang áp dụng hơn 85% số diện tích lúa tiết kiệm được 1.040 tỷ đồng. (Tổng cục Môi trường 2013) 2.3.3. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở VN. 2.3.3.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước. • Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên như Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Lao động... đã ra thông tư liên Bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu. 28
  • 43. • Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước không còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV. - Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nước ta đã ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (BV&KDTV) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố lần đầu tháng 2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với tình hình thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này. Pháp lệnh về BV&KDTV là văn bản có tính pháp lý cao nhất của nhà nước ta về công tác BV&KDTV, trong đó có một chương riêng (chương IV) chuyên về quản lý thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước thống nhất quản lý mọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi với việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc. Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV. - Nghị định 58 ban hành năm 2002 “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về BV&KDTV” trong đó có “Điều lệ BVTV” và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”. Điều lệ quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong các lĩnh vực: sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc; sử dụng thuốc; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc thuốc BVTV. 29
  • 44. - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BV&KDTV”. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ thể hình thức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV. 2.3.3.2. Các quy định của Bộ NN&PTNT. Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của nhà nước, Bộ NN&PTNT đã ban hành những quy định về công tác quản lý thuốc BVTV: • Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV. Đặc biệt mục IV quy định về việc sử dụng thuốc BVTV, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. • Quyết định 91/2002/QĐ-BNN quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán thuốc BVTV. • Quyết định 50/2003/QĐ-BNN quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng và khảo nghiệm thuốc BVTV. Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, Bộ NN&PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2&3 điều 11 trong 50/2003/QĐ-BNN quy định “Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV” nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam. • Cục BVTV đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004 hướng dẫn sử dụng các loại thuốc BVTV bị hạn chế ở Việt Nam, để quản lý chặt chẽ hơn các loại thuốc hạn chế sử dụng, • Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành về quy định về quản lý thuốc BVTV. • Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 89/2006/QĐ-BNN. • Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu. 30
  • 45. • Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2001: Quy định về quản lý thuốc BVTV và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT Hàng năm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn luôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Điều này đã đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Cho đến nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam với 800 hoạt chất, 2700 tên thương mại; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng: 12 hoạt chất, 26 tên thương phẩm; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản 28 hoạt chất (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Kèm theo Tờ trình số 110/TTr-CP ngày 19/3/2013 của Chính phủ). Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý về quản lý thuốc BVTV, ngày 18/12/1993, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 703/NN-BVTV/QĐ về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về công tác BV&KDTV. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra chuyên ngành BVTV là thanh tra thuốc BVTV. 2.3.4. Công tác quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 200 cơ sở, hộ gia đình kinh doanh mặt hàng thuốc BVTV. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường vật tư nông nghiệp, để đảm bảo cho tình hình sản xuất nông nghiệp diễn ra ổn định, an toàn và hiệu quả, trong năm 2015, cùng với tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành về thuốc BVTV, giới thiệu những loại thuốc, sâu bệnh mới và cách phòng, trừ, giúp các chủ cửa hàng, đại lý có thêm kiến thức để hướng dẫn khách hàng sử dụng thuốc đúng cách. Chi cục đã tổ chức 5 đợt thanh, kiểm tra về thuốc BVTV tại 120 cửa hàng, hộ kinh doanh. Qua kiểm tra, 120 cơ sở, hộ gia đình đều có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và có giấy đăng ký kinh doanh nhưng chỉ có 76 cơ sở, hộ gia đình có chứng nhận đủ điều kiện 31
  • 46. kinh doanh thuốc BVTV. Đối với việc kiểm tra nhãn thuốc, qua 284 lượt kiểm tra, tuy không phát hiện sai phạm nhưng tại thời điểm kiểm tra, đa số các cửa hàng, hộ kinh doanh thuốc BVTV đều không có bảng niêm yết giá, hoặc niêm yết bằng giấy đã bị hỏng, dán ở những vị trí không thích hợp(Thống kê của Chi cục BVTV tỉnh, 2015). Để góp phần giành thắng lợi trong vụ mới, Chị cục BVTV tỉnh tăng cường công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn cho các đại lý và người nông dân, đặc biệt là phổ biến những nội dung quan trọng của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 2.3.5. Đánh giá chung công tác quản lý về thuốc BVTV. 2.3.5.1. Đánh giá. Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV ở nước ta cho đến nay đã tương đối đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của đời sống xã hội. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên được cập nhật, bổ sung xong không thể tránh khỏi những lỗ hổng chưa được hoàn thiện. • Việc sử dụng thuốc BVTV trên thực tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tình hình sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có nhãn vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền về sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV chưa được xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa huy động trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia. • Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải, phế thải của thuốc BVTV chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Tình trạng lách luật, vẫn ngang nhiên xảy ra. • Chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật chưa được chú trọng. 2.3.5.2. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuốc BVTV. 32
  • 47.  Thứ nhất, tuy hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thuốc BVTV thường xuyên được cập nhật, bổ sung song không thể tránh khỏi những lỗ hổng chưa được hoàn thiện. Có thể kể đến một số quy định về quản lý sử dụng thuốc BVTV hiện nay vẫn còn thiếu như: quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, quy định công tác xã hội hóa trong quản lý thuốc BVTV; quy định về thu hồi thuốc BVTV lưu thông trên thị trường khi vi phạm các quy định của pháp luật; quy định về nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV chưa có trong danh mục trong trường hợp cần thiết; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thuốc BVTV; quy định về thu gom bao bì thuốc sau khi sử dụng… Hơn thế, hệ thống các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV cũng chưa cập nhất các Công ước, Điều ước, Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết như: Điều ước quốc tế về quản lý phân phối và sử dụng thuốc BVTV; Công ước Rotterdam về thông báo hóa chất nguy hiểm và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế, công ước Stockholm về ô nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy POP; Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hiểm qua biên giới, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại ghi nhãn hóa chất… (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Kèm theo Tờ trình số 110/TTr-CP ngày 19/3/2013 của Chính phủ).)  Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến tháng 12/2010 có 28750 đại lý, của hang kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trong phạm vi cả nước, trong đó có tới 16% cơ sở kinh doanh vi phạm. Việc chủ yếu là: - Cơ sở không đăng kí kinh doanh, điểm bán lẻ mang tính thời vụ và địa điểm bán không cố định và bán lẻ nhỏ nên khó khăn cho công tác quản lý. - Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về chuẩn hóa trình đọ của người dược cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV nhưng việc thực 33
  • 48. thi còn gặp nhiều khó khăn. Theo điều tra, khoảng 26,8% số nông hộ mua thuốc dựa trên khuyến cáo của các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tuy nhiên, trình độ của người bán thuốc – những người tư vấn trực tiếp cho người nông dân – lại khá thấp; 28,7% có trình độ trung cấp nông nghiệp và 82% số đại lý còn lại mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày. - Hệ thống kho chứa và của hang kinh doanh thuốc BVTV chưa được quy hoạch rõ ràng. Phần lớn các cửa hàng thuốc BVTV nằm khá gần khu dân cư (76,4%) vầ chưa có hệ thống kho chứa riêng biệt. Đặc biệt ở đông bằng song Cửu Long còn hình thành các điểm bán lẻ ngay kề sông, rạch gây nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn nước là rất lớn. - Đi kèm với đó công tác quản lý các cơ sở kinh doanh của chính quyền các cấp huyện xã còn yếu kém.  Thứ ba, việc sử dụng thuốc BVTV trên thực tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Mặc dù, Nhà nước đã ban hành quy định đối với việc sử dụng các loại thuốc hạn chế và thuốc cấm sử dụng, nhưng trong công tác thanh tra, giám sát và xử phạt chưa đủ mạnh để hạn chế những vi phạm trong lĩnh vực thuốc BVTV. Tình hình sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có nhãn vẫn còn xảy ra. - Việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân, người sản xuất còn tùy tiện, nhiều nông dân chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà không quan tấm đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Trong quy mô sản xuất nhỏ, cá thể, nông dân hoàn toàn tự lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV theo chủ quan. Số liệu điều tra năm 2010 cho thấy nông dân tự hồn hợp hai hay nhiền loại thuốc BVTV với nhau (chiếm 87,9%), không theo hướng dẫn của cán bộ BVTV và thông thường là theo người bán (24,7%), người quen (2,63%), theo kinh nghiệm (28,9%). 2.3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, với chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực, nhà nước 34
  • 49. đã ban hành nhiều văn bản pháp quy khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để kinh tế phát triển. Nhiều tỉnh, số tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tăng lên nhanh chóng. Điều này đã tạo sự thông thoáng cho hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật lưu thông, nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng chủng loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng cũng gây những khó khăn nhất định cho công tác quản lý mặt hàng “nhạy cảm” độc hại này. Cùng với đó, do lực lượng thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật ở các địa phương còn mỏng, địa bàn rộng nên chưa có khả năng kiểm tra, kiểm soát đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, do đời sống của đa phần nông dân còn khó khăn, chủ yếu vì lợi ích trước mắt nên thường coi nhẹ chất lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật. Vì vây, người nông thân thường ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn nhưng giá cao, hoặc có sử dụng nhưng liều lượng không đáng kể, chủ yếu phòng trừ sâu bệnh cho rau, quả. Nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn kỹ thuật mà sử dụng theo kinh nghiệm khá phổ biến. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần như không quan tâm đến các thông tin hướng dẫn trên nhãn thuốc, nên không xác định được thời điểm gây hại và thời điểm cần phòng trừ, phun rải thuốc bảo vệ thực vật không đúng lúc, không đúng đối tượng cần phòng trừ. Cuối cùng, công tác tuyên truyền về sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật chưa xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa huy động trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia. Công tác tổng kết, đánh giá hiệu quả phòng trừ dịch hại của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thường xuyên thực hiện. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn có nhiều vướng mắc mà cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để. 35
  • 50. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Địa bàn xã Kim Long,Tam Dương,VP. - Phạm vi thời gian: từ tháng 1 đến tháng 5, năm 2015. - Giới hạn nội dung: : Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV. 3.3. Nội dung nghiên cứu. 3.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Kim Long. 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình – địa chất, khí hậu, chế độ thủy văn tại xã Kim Long. 3.3.1.2. Kinh tế - xã hội: Đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình phát trienr kinh tế - xã hội tại xã Kim Long. 3.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Long. 3.3.3. Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại địa bàn xã Kim Long. 3.3.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý thuốc BVTV ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3.3.3.2 Các biện pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Kim Long. - Các biện pháp quản lý đang thực hiện. - Công tác dự tính, dự báo sinh vật hại. - Công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. 36
  • 51. 3.3.3.3 Công tác quản lý tại các cửa hàng bán thuốc BVT V. -Kênh phân phối thuốc. - Vận chuyển, bốc dỡ thuốc BVTV. 3.3.3.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn xã. Đối tương, loại thuốc sử dụng. Tần suất, liều lượng,cách thức sử dụng Chi phí Xử lí lượng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng Nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định quản lí thuốc bảo vệ thực vật. 3.3.4 Đánh giá chung công tác quản lý thuốc BVTV xã Kim Long. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã Kim Long Đánh giá hiệu quả công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV ở các cơ sở bán thuốc. Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã Kim Long. 3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Giải pháp chính sách, quản lý nhà nước, thông tin truyền thông, đào tạo, huấn luyện. Giải pháp thanh tra, kiểm tra các của hàng Giải pháp với người người sử dụng. 3.4 Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu. 3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp...của xã Kim Long, thu thập và đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Dương, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tam Dương, tại xã thôn và từ các cán bộ 37
  • 52. chuyên về Nông nghiệp xã Kim Long. Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các website; tạp chí qua internet, các giáo trình, bài giảng chuyên ngành về thuốc bảo vệ thực vật và các đề tài nghiên cứu đã được công bố trước đó. 3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. - Khảo sát thực địa Phương pháp này được tiến hành thông qua việc quan sát trực tiếp, chụp ảnh, ghi chép để có được những hình ảnh trực quan về tình hình quản lý, sự tuân thủ các điều lệ quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã. Tiến hành khảo sát ở tất cả các thôn. - Phỏng vấn nhanh cán bộ quản lý Phương pháp này được áp dụng để có được những thông tin chung về công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã, công tác dự báo dịch hại; phòng, chống dịch và những biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Phỏng vấn sâu chủ cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (không phải cán bộ). Tiến hành phỏng vấn sâu 1 cán bộ bảo vệ thực vật, 4 cán bộ xã và 8 cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã. - Phỏng vấn nông hộ bằng phiếu điều tra: Tôi đã sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn 90 hộ tại 6 thôn xã Kim Long. Các hộ này được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm nông dân khác nhau dựa vào danh sách hộ của thôn do các trưởng thôn, xóm cung cấp. Bên cạnh đó thì bản thân tôi cũng là người sống trên địa bàn xã và gia đình và họ hàng cũng sản xuất nông nghiệp nên có hiểu biết về cách thức sử dụng thuốc BVTV, nắm, chứng kiến và tiếp thu được tình hình quản lý của các cán bộ tại địa phương. 3.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. Số liệu sau khi thu thập từ địa bàn nghiên cứu xã Kim Long sẽ được tổng hợp theo nhóm nội dung nghiên cứu. Số liệu phân tích thống kê mô tả dựa 38
  • 53. trên phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word, lập các bảng biểu, biểu đồ diễn giải và đồ thị so sánh các kết quả nghiên cứu. Tính toán hàm lượng các chất dựa vào khối lượng, số lượng thuốc bảo vệ thực vật mà người dân đã sử dụng. 39
  • 54. PHẦN IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đông Mỹ 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 4.1.1.1 Vị trí địa lý. Xã Kim Long, huyện Tam Dương nằm ở phía Đông – Bắc huyện Tam Dương, cách khu trung tâm hành chính huyện khoảng 7 km; cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 3 km, Có địa lý thuận lợi, có địa hình bán trung du quỹ đất phát triển Công nghiệp lớn được xác định là trung tâm công nghiệp, đào tạo, dịch vụ - du lịch của huyện Tam Dương và là một bộ phận cấu thành thành phố Vĩnh Phúc tương lai. Vị trí và ranh giới xã Kim Long: - Phía Đông giáp xã Hợp Châu, xã Hồ Sơn ( huyện Tam Đảo ) - Phía Tây giáp xã Thanh Vân, Đạo Tú, Hướng Đạo ( huyện Tam Dương ). - Phía Nam giáp các xã Hương Sơn, Gia Khánh ( huyện Bình Xuyên); xã Định Trung ( thành phố Vĩnh Yên) - Phía Bắc giáp xã Tam Quan ( huyện Tam Đảo ) Có các đường: QL 2B, QL 2B mở rộng đi Tam Đảo, đường tỉnh 310 và đường tỉnh 309B, đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh. Đầu mối đấu nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tạo vị thế trong mối quan hệ với các vùng núi phía Tây Bắc và với thủ đô Hà Nội. 4.1.1.2 Địa hình.. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi. Xã Kim Long nằm trong vùng trung du có địa hình thấp từ Tây Bắc 40
  • 55. xuống Đông Nam. Cao độ cao nhất tại các đỉnh đồi và núi (120m, đỉnh núi Đinh), cao độ thấp nhất tại khu đất nông nghiệp (17.37m, giáp trường sỹ quan tăng thiết giáp ). Phần lớn diện tích đất đã xây dựng các công trình của xã có địa hình tương đối bằng phẳng, thế đất cao, không bị ngập lụt, cao độ trung bình là 25,0 m. Ngoài ra có một diện tích lớn mặt ao hồ và đặc biệt là suối Cửu Yên trải dài và chạy uốn lượn phía Đông Bắc của xã. 4.1.1.3 Địa chất. Theo kết quả khảo sát địa chất tại các công trình trong khu vực xung quanh khu công nghiệp cho thấy khu vực có tầng địa chất như sau: - Lớp đất trên cùng: đất phủ, đất lấp pha sét dăm sạn, rễ thực vật. Chiều dày trung bình 1m. - Lớp thứ 2: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng lẫn nhiều sỏi sạn, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày trung bình 6m. - Lớp thứ 3: Dặn sạn lẫn sét màu xám xanh, xám đen, kết cấu bở, trạng thái cứng đến rất cứng. Sản phẩm phong hóa hoàn toàn của đá sét kết, đá vôi sét hệ tầng Phan Lương. Chiều dày trung bình 10m. - Lớp thứ 4: Đá sét kết kẹp đá vôi sét màu xám xanh, xám đen, nứt nẻ mạnh, cấu tạo phân lớp dầy kiến trúc sét, hạt mịn, phong hóa vừa xuống dưới chuyển sang phong hóa nhẹ. Đá tương đối cứng. - Đất đai khu vực ven sông có lớp bề mặt là lớp cuội sỏi lẫn cát màu vàng xám, xám trắng lần nhiều sỏi sạn trạng thái dẻo cứng. Xã Kim Long có tài nguyên đất đai màu mỡ, có hệ thống giao thông thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hóa. 4.1.1.4 Khí hậu. Xã Kim Long nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với hai mùa phân biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô trùng với mùa gió mùa Đông bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 41