SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN... 10
1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật trữ tình nổi
bật ở ca dao than thân...................................................................................... 10
1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân.................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm về nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao....... 15
1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở ca dao than thân......................... 18
1.2. Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình ............. 21
1.2.1. Than thân về sự bất công trong xã hội phong kiến............................... 22
1.2.2. Than thân về sự bất công trong gia đình phụ quyền ............................ 36
1.2.3. Than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống.....
......................................................................................................................... 47
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 54
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU ĐẶC TRƯNG TRONG CA DAO THAN THÂN
.................................................................................................................... .....55
2.1. Khái niệm kết cấu và đặc điểm kết cấu của ca dao than thân.................. 55
2.1.1. Kết cấu .................................................................................................. 55
2.1.2. Đặc điểm kết cấu của ca dao than thân................................................ 58
2.2. Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao than thân............................ 63
2.2.1. Kết cấu tương phản............................................................................... 63
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2.2.2. Kết cấu trùng điệp................................................................................. 69
Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THAN
THÂN.............................................................................................................. 76
3.1. Nghệ thuật so sánh................................................................................... 76
3.1.1. Khái niệm so sánh................................................................................. 76
3.1.2. So sánh trong ca dao than thân ............................................................ 77
3.1.3. Vai trò của so sánh trong việc biểu đạt nội dung than thân ................. 90
3.2. Nghệ thuật ẩn dụ ...................................................................................... 91
3.2.1. Khái niệm ẩn dụ.................................................................................... 91
3.2.2. Ẩn dụ trong ca dao than thân................................................................ 93
3.2.3. Vai trò của ẩn dụ trong việc biểu đạt nội dung than thân .................. 105
Tiểu kết chương 3: ....................................................................................... 107
KẾT LUẬN................................................................................................... 108
MỤC LỤC THAM KHẢO ........................................................................... 110
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
GS Giáo sư
NXB Nhà xuất bản
TS Tiến sĩ
Th.s Thạc sĩ
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC NỘI DUNG BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Thứ tự Nội dung Trang
Bảng 1.1 Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao
than thân
21
Bảng 1.2 Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân
vật trữ tình
22
Bảng 1.3 Những lời than thân vì những bất công trong xã
hội phong kiến
23
Bảng 1.4 Lời than thân về sự bất công trong đình phụ quyền 37
Bảng 1.5 Lời than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc
nhằn trong cuộc sống
47
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là “tiếng tơ đàn
muôn điệu của tâm hồn quần chúng” (Vũ Ngọc Phan); là phương tiện chủ yếu
phản ánh những tâm tư và tình cảm của con người trong các mối quan hệ xã hội
, gia đình, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước… Cùng với ca dao
yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước thì ca dao than thân chiếm một phần
khá lớn trong kho tàng ca dao người Việt (sách Kho tàng ca dao người Việt do
Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật chủ biên, năm 2001 cho thấy có 12.487
lượt lời).
Việc khám phá hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới tình cảm, về quá
trình lắng đọng và những giọt nước mắt nuốt ngược vào lòng của người bình
dân xưa, đặc biệt là những người lao động, những người phụ nữ và cả những
người đàn ông trong xã hội cũ. Mặt khác, mỗi thể loại văn học dân gian lại có
cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung riêng của nó. Thi pháp thể loại chính là
cách nói riêng ấy. Đối với ca dao than thân cũng vậy, nghiên cứu hệ thống ca
dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp, ta có thể giải mã được những
cung bậc cảm xúc, những nốt nhạc tâm hồn và cả những nét đẹp văn hóa, đời
sống vật chất, tinh thần của những người bình dân xưa.
Mặt khác, bản thân là giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông; qua
thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông tác giả luận văn
nhận thấy: mảng ca dao than thân chiếm một tỉ lệ không nhỏ (lớp 7- THCS có
04/16 lời ca, ở THPT- lớp 10 có 03/10 lời ca dao than thân). Điều đó chứng tỏ
ca dao thân thân đã được quan tâm ở nhiều cấp học. Tuy nhiên, do thiếu lí
luận về phương pháp (ở các trường học giáo viên vẫn tiến hành dạy học theo
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2
lối cũ tức là dạy học ca dao như dạy học thơ trữ tình. Cách dạy học này sẽ làm
mất đi bản chất của ca dao tức là ít chú ý tới tình huống dân gian và đặc trưng
thể loại tất sẽ không thể hiểu được ca dao; đặc biệt là cách dạy học ca dao
than thân hiện nay đã biến bài ca dao thành bài dạy xã hội dung tục cằn cỗi),
cùng với nó là nhịp sống hiện đại hôm nay, với sự tác động của nhiều loại
hình nghệ thuật, có thể học sinh không còn yêu thích với ca dao nói chung và
ca dao than thân nói riêng nên việc dạy học ở các trường học vẫn đạt hiệu quả
thấp. Việc nghiên cứu “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi
pháp” mong muốn giúp các em hình dung được cái hay, cái đẹp của ca dao
than thân nói riêng và ca dao người Việt nói chung; khơi dậy trong các em ý
thức dân tộc và niềm say mê, hứng thú với thể loại văn học dân gian cũng như
thấy được vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của người bình dân xưa. Ngoài ra, nghiên
cứu hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp sẽ giúp tôi thỏa
mãn niềm yêu thích của mình.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết
giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết quả
đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu tìm hiểu về “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”.
Vì vậy, có thể xem đây là “khoảng trống” còn bỏ ngỏ và cần được “lấp đầy”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Một số vài viết, công trình nghiên cứu ứng dụng thi pháp ca dao
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ca dao từ góc
nhìn thi pháp với các vấn đề nổi bật như: thể thơ, kết cấu, các biện pháp tu từ ẩn
dụ, so sánh, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, đặc điểm
ngôn ngữ… Có thể kể đến một số công trình như: “Mấy suy nghĩ về cách hiểu
một bài ca dao cổ” của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu, đăng trên Tạp chí Văn
học, số 2, năm 1977; “Hiện tượng lời và văn bản khác trong ca dao dân ca”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3
của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5, năm
1979; “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Đức, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 9, năm 2005; “Giọng điệu ca dao – mấy điều cần làm rõ” của Lê
Xuân Mậu, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 2005; Tìm hiểu thi
pháp học qua thi pháp ca dao” của Phan Đăng Nhật, đăng trên Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, số 5, năm 2005....
Đây là những bài viết quy mô nhỏ, trung đi sâu vào phương pháp nghiên
cứu thi pháp ca dao trong đó có một số bài quan tâm đến mảng ca dao than thân.
Bên cạnh đó, có thể kể đến những công trình có quy mô lớn hơn nghiên
cứu các vấn đề thi pháp ca dao như:
Công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Nxb
Khoa học xã hội, năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu
vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận thi pháp ca dao trên các bình diện ngôn
ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu tượng,
hình ảnh… trong thi pháp ca dao nói chung. Mặt khác, tác giả cũng nói đến sự
giống, khác nhau giữa ca dao và thơ trong văn học viết để bạn đọc thấy được ca
dao cũng là một thể thơ- thơ trữ tình dân gian, từ đó sẽ có cái nhìn đúng đắn khi
tiếp cận ca dao…Thế nhưng công trình cũng chưa có những tìm hiểu cụ thể về
thi pháp ca dao than thân.
Cuốn Những thế giới nghệ thuật Ca dao của Phạm Thu Yến, Nxb Giáo
dục, năm 1998. Sách đề cập đến các đặc điểm thi pháp của thể loại ca dao như:
ngôn ngữ và kết cấu, những phương tiện biểu hiện trong ca dao, đặc biệt tác giả
chú ý đến một số khía cạnh của các tiểu loại ca dao chưa được quan tâm nhiều
như: Hát ru, ca dao trào phúng… đồng thời tác giả cũng đưa ra phương pháp
bình giảng ca dao theo đặc trưng thể loại nhằm định hướng cho quá trình tìm
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
4
hiểu tác phẩm ca dao theo đúng đặc trưng phônclo. Tuy nhiên, để nói riêng về
những đặc điểm thi pháp ca dao than thân thì tác giả chưa đề cập.
Hai cuốn Thi pháp văn học dân gian của Lê Trường Phát (sách bồi
dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000), Nxb Giáo dục, năm 2000 và cuốn
Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị
(giáo trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm), Nxb Giáo
dục, năm 2001. Hai cuốn sách này đi sâu khái quát các đặc điểm thi pháp từng
thể loại Văn học dân gian như: thi pháp của truyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử,
truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố và cũng đã đề cập đến thể loại thi
pháp ca dao trong tương quan với các yếu tố về Nhân vật trữ tình và những
hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu của ca dao, hệ thống hình ảnh và
ngôn ngữ trong ca dao, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong ca dao, thời
gian và không gian nghệ thuật trong ca dao, những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu
trong việc xây dựng hình ảnh của ca dao bên cạnh đó là những phương pháp
dạy học ca dao theo thể loại… Đặc biệt, trong cuốn sách của Đỗ Bình Trị- khi
bàn về thi pháp ca dao, tác giả nhấn mạnh “sự tổng hòa của những đặc điểm thi
pháp những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu
ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong
ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca dao truyền thống”
[234, tr. 235] là định hướng quan trọng khi tìm hiểu về thi pháp ca dao nói
chung…. song bàn về thi pháp ca dao than thân thì ở cả hai công trình chưa có
nghiên cứu riêng.
Những công trình nói trên, mặc dù là những lưu ý, gợi ý về cách tiếp cận
tìm hiểu ca dao nhưng cũng chỉ là những lưu ý, gợi ý phương pháp tiếp cận ca
dao nói chung chứ chưa có công trình nào đề cập đến thi pháp ca dao than thân.
2.2. Một số vài viết và công trình nghiên cứu về ca dao than thân
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
5
Một số bài viết, công trình về các phương diện nội dung và nghệ thuật
của ca dao than thân được nhiều nhà nghiên cứu phát biểu và đề cập trong các
cuốn sách như: Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Khoa
học xã hội, năm 1971; Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian tập 2 của
Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp,
năm 1973; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh,
nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1974; Hợp tuyển thơ ca Việt Nam tập 1
(phần Văn học dân gian) của Vũ Ngọc Phan, nhà xuất bản Văn học, năm 1977;
Ca dao cũ và mới của Nguyễn Đăng Châu, do Bộ giáo dục xuất bản, năm 1995;
Ca dao người Việt quyển 3, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015.
Nhìn chung ở những cuốn sách này, chủ đề ca dao than thân được quan
tâm ở góc độ nghiên cứu, tập hợp, đi vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận các
yếu tố nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân nhưng chưa nói rõ về thi
pháp.
Ngoài ra, một vài vấn đề thi pháp trong hệ thống ca dao than thân, cũng
được đề cập rải rác một số bài viết, bài báo khoa học, khóa luận tốt nghiệp như:
Các bài viết của Nguyễn Thị Nhàn “Khi chàng trai than thân”, đăng trên
Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, số 20, năm 2000; “Những câu hát than thân-
thi điệu và tình duyên”, đăng trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 10, năm 2004.
Sinh viên Ngô Kim Trang trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học sinh viên toàn
quốc năm 2014, có bài viết “Tiếng hát than thân của người đàn ông trong ca
dao trữ tình người Việt”. Trong bài viết, tác giả dành sự quan tâm tới riêng một
đối tượng nhân vật trữ tình- người đàn ông than thân nhưng cũng chỉ dừng lại ở
các sắc thái cảm hứng than thân của người đàn ông trên bình diện cảm xúc, tình
cảm với các cung bậc khác nhau chứ chưa quan tâm đến hệ thống ca dao than
thân người Việt từ góc nhìn thi pháp nói chung.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
6
Sinh viên Trần Thị Mai có nghiên cứu về “Hệ thống hình ảnh so sánh
trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…”, khóa luận
tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2, năm 2015. Bài viết cũng khám phá về ca
dao than thân nhưng chỉ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong thi pháp ca dao
than thân đó là nghệ thuật so sánh với cấu trúc “thân em như…”. Bài viết cũng
ít nhiều đề cập đến khúc hát than thân của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa gắn với mô hình cấu trúc “thân em như…” mà chưa bao quát tới toàn
bộ thi pháp ca dao than thân.
Nhìn chung những công trình trên, mặc dù là những lưu ý, gợi ý về cách
tiếp cận tìm hiểu ca dao, trong đó đã ít nhiều đề cập đến thi pháp ca dao than
thân nhưng đứng trên mặt lí luận xem xét, tác giả luận văn nhận thấy ở các bài
viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào thi pháp thể loại, có chăng
khi nói về thi pháp ca dao than thân cũng chỉ quan tâm đến những khía cạnh rất
nhỏ chứ chưa quan tâm đến thi pháp ca dao than thân nói chung. Vì vậy, trên
cơ sở tiếp thu kết quả những công trình nghiên cứu của những người đi trước,
tác giả luận văn tiếp tục khai thác đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt
từ góc nhìn thi pháp”, với mong muốn tìm đến những kết quả nghiên cứu đầy
đủ và toàn diện hơn về ca dao than thân trong kho tàng ca dao người Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn
thi pháp”, tác giả luận văn mong muốn thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu sẽ
trang bị cho bản thân mình những vốn kiến thức chuyên sâu về ca dao nói
chung và ca dao than thân nói riêng trên phương diện thi pháp học.
Hiểu sâu sắc hơn một trong hai đề tài đặc trưng nhất của ca dao – đề tài
than thân.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
7
Nâng cao năng lực nghiên cứu và bổ sung các phương pháp tiếp cận văn
học dân gian, ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng để từ đó sẽ giúp
tác giả luận văn phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của mình ở
cấp học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố thi pháp thể loại trên các
bình diện như: về nhân vật trữ tình trong ca dao than thân; các dạng thức kết
cấu trong ca dao than thân; các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong việc diễn
tả thế giới tâm hồn của những nhân vật trữ tình trong ca dao than thân.
Trong các lời than thân, có lẽ bấy lâu chúng ta đã quá quen thuộc với
những câu hát than thân của người phụ nữ, mà chưa thực sự chú ý sâu tới lời
than thân của những người nông dân và những người đàn ông trong ca dao than
thân. Ở đề tài nghiên cứu này tác giả luận văn sẽ cố gắng đi sâu vào tìm hiểu về
các nội dung đó. Trong ca dao than thân những lời than thân được cất lên không
đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin mà còn là để tạo lập những mối quan hệ
tình cảm giữa con người với con người. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận
văn tác giả sẽ cố gắng góp phần làm rõ những khía cạnh của đời sống tâm hồn
người Việt xưa được thể hiện trong những bài ca dao than thân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lời ca than thân trong hệ thống ca dao
người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Với đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn
thi pháp”, phạm vi nghiên cứu bao gồm: xác định những kiểu nhân vật trữ tình
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
8
xuất hiện trong các bài ca dao than thân; cùng với các dạng thức kết cấu nổi bật
và những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong việc biểu đạt thế giới tâm hồn của
nhân vật trữ tình trong các bài ca dao than thân.
Tư liệu: Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến đã tiến hành
khảo sát các tư liệu như:
- Cuốn Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam do Nguyễn Từ - Nguyễn
Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn học, năm 2001, Hà Nội.
- Cuốn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Nguyễn Chiến,
Nxb Giáo dục, năm 2009, Hà Nội.
- Cuốn Ca dao người Việt (quyển 1,2,3) do Nguyễn Xuân Kính chủ
biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015, Hà Nội.
- Cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Văn
học, năm 2017, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi có dẫn chứng thêm nhóm bài ca than thân trong Sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 7 và Ngữ văn lớp 10.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả luận văn có sử dụng một
số các phương pháp như:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp liên ngành
6. Đóng góp của luận văn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
9
Thêm một tiếng nói khẳng định sự đa dạng, độc đáo của ca dao than thân
– một hệ thống lời ca phản chiếu sinh động và chân thực về đời sống tâm hồn
của những người bình dân trong xã hội xưa.
Góp phần vun đắp tình yêu và niềm yêu thích ca dao cho học sinh. Để từ
đó có thể giúp các em có cái nhìn đầy đủ về thể laoi văn học dân gian đặc sắc
này.
Luận văn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy thể loại ca dao nói chung, ca dao than thân nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội dung của luận
văn sẽ được triển khai bao gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật trữ tình trong ca dao than thân
Chương 2: Kết cấu đặc trưng trong ca dao than thân
Chương 3: Các thủ pháp nghệ thuật trong ca dao than thân
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
10
CHƯƠNG 1:
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN
Có thể nói chiếc “chìa khóa” quan trọng đầu tiên mở cánh cửa bước vào thế
giới nghệ thuật ca dao than thân- thế giới của những sắc thái tình cảm, khát
vọng, ước mơ, của những đắng cay tủi hờn nhọc nhằn trong cuộc sống… chính
là khám phá nhân vật trữ tình. Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong ca dao than thân
là cách bạn đọc được giao tiếp với với thế giới tâm hồn của người bình dân
trong xã hội phong kiến xưa để thấu cảm với nhưng tâm tư vỗn dĩ không dễ để
cất thành lời.
1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật
trữ tình
1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân
Theo Từ điển Tiếng Việt, “than thân” là “kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu
đau khổ của mình và mong có một sự đồng cảm, xót thương” [102, tr. 942]. Như
vậy, ca dao than thân là một loại ca dao bên cạnh các loại ca dao: hài hước, tình
nghĩa. Nó là những lời than thở về số phận, về cuộc đời, về những bất công và
về cả những muộn phiền trong cuộc sống lao động. Qua lời than, người bình
dân muốn khẳng định giá trị bản thân, bộc lộ những tâm tư tình cảm sâu kín bấy
lâu không biết giãi bày cùng ai- đó là khát vọng về tình yêu, khát vọng về một
cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, về những công bằng trong xã hội đồng thời những
lời than ấy cũng gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền
sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người… để từ đó người đọc có cái
nhìn cảm thông, trân trọng, biết đấu tranh, hướng tới giá trị chân chính giúp con
người và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bởi chưa có công trình nghiên cứu về thuật ngữ ca dao than thân cho nên
theo tác giả luận văn khi tìm hiểu, nghiên cứu bài ca dao cần phải xác định bài
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
11
ca dao ấy ở tiểu loại nào để từ đó giúp cho người đọc phân tích và nắm được
đặc điểm thể loại, đặc điểm thi pháp. Do đó cần phải phân biệt giữa ca dao than
thân với ca dao hài hước; ca dao than thân với ca dao trào phúng.
1.1.1.1. So sánh ca dao than thân với ca dao hài hước
Ca dao than thân và ca dao hài hước vốn là hai bộ phận của thể loại ca
dao. Ca dao than thân giống ca dao hài hước ở hình thức diễn đạt, loại hình và
phương thức diễn xướng.
Về hình thức diễn đạt có thể thấy cả hai loại này đều có chung cấu trúc
ngôn từ, thể văn.
Ví dụ, ở ca dao than thân:
“Con cò bay bổng bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con”.
Ví dụ, ca dao hài hước:
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
12
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”.
Về loại hình thì cả hai bộ phận ca dao này đều thuộc loại hình trữ tình
phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người bình dân xưa.
Ngoài ra, ca dao than thân và ca dao hài hước có chức năng, đề tài, đặc
điểm thi pháp khác nhau. Cho nên muốn phân biệt giữa hai loại này chỉ cần dựa
vào chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp để phân biệt chúng. Trong đó, ca dao
than thân là những tiếng hát than thân đau khổ, tủi cực cất lên đó có thể là của
người phụ nữ, người đàn ông hay là người nông dân về những bất công trong xã
hội xuất phát từ các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình và tình yêu lứa đôi.
Còn ca dao hài hước lại làm bật tiếng cười hài hước, châm biếm, trào lộng ngoài
mục đích mua vui giải trí, tiếng cười còn có giá trị phê phán những thói hư và
tật xấu của con người trong văn hóa xã hội.
1.1.1.2. So sánh ca dao than thân với ca dao trào phúng
Khái niệm “trào phúng” được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn
học: “Trào phúng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố
của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử
dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi
thời, độc ác trong xã hội” [37, tr. 1059]. Trong ca dao trào phúng tiếng cười
được bật ra là do phát hiện sự không phù hợp giữa các sự vật và hiện tượng giữa
cái bên trong và bên ngoài, giữa cái nội dung và hình thức. Ca dao trào phúng
được chia thành ba bộ phận, bao gồm: ca dao khôi hài, giải trí; ca dao giáo dục
và ca dao đả kích tố cáo.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
13
Bộ phận ca dao đả kích, tố cáo. Cái cười ở bộ phận này nhằm phủ định
bản chất đối tượng gây cười. Đối tượng gây cười ở bộ phận này gồm nhiều hạng
người từ vua chúa đến quan văn, quan võ, sư sái, thầy bói... Họ đã tự bộc lộ
những cái xấu xa, lỗi thời đi ngược lại với những gì mà thể chế, kỷ cương, địa
vị xã hội do giai cấp phong kiến đề ra.
Trong bộ phận ca dao này những bài đả kích, lên án các nhà sư hổ mang,
thầy cúng, thầy bói, thầy tướng số, thầy địa lí chiếm một số lượng khá lớn. Ca
dao đã vạch rõ và đả kích vào những ý nghĩ hành động ngược hẳn với danh
nghĩa của loại người này. Thầy cúng “mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi”, thầy
phù thủy thì sợ ma, thầy tướng số “chẳng giàu thì nghèo”, “chẳng gái thì trai”,
thầy bói “xem bói ra ma, quét nhà ra rác”, các thầy địa lí “hòn đất mà biết nói
năng thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn”.... ở các nhân vật là nhà sư hổ mang bị
đả kích tố cáo tập trung nhất là bản chất bên trong của hình thức bên ngoài là đã
thoát tục. Đó là cái vị chân tu rởm, tính cách của họ có sự mâu thuẫn giữa chay
tịnh và sự ham muốn về ăn uống và quan hệ trai gái. Những nhà sư, mồm thì
nam mô, bụng bồ dao găm, “một trăm con chó, một lọ mắm tôm, một ôm rau
húng, một thúng rau răn...”, cũng trộm cắp, mê gái, tương tư gái đến “ốm lăn
ốm lóc”, những loại “nam mô bồ tát bồ hòn, ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau”,
đến những chú tiểu chén thịt chó tì tì “con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi”. Họ
là đối tượng bị đả kích mạnh mẽ và không thương tiếc trong ca dao trào phúng.
Dưới tiếng cười đả kích mạnh mẽ của bộ phận ca dao này giai cấp thống
trị hiện nguyên hình là một lũ ngu dốt bất tài, vô dụng, dâm ô và hèn hạn. Cả bộ
mặt giai cấp phong kiến bị phơi bày trong ca dao trào phúng từ vua quan đến bộ
máy cai trị cường hào, lính lệ ở các thôn xã. Bộ phận ca dao này vạch rõ mâu
thuẫn trong loại người này đó là thực chất bên trong và cái danh bề ngoài trái
ngược nhau, ra đường là “áo mũ xênh sang” ông nọ bà kia nhưng về nhà thì
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
14
nhân cách lại rất hèn hạ “cám rang đâu mày”, bản chất xấu xa, bỉ ổi nhưng được
che đậy bởi bộ mặt đạo đức giả:
“Em là cô gái đồng trinh
Em đi bán rượu qua dinh ông nghè
Ông nghè sai lính ra ve,
Trăm lạy ông nghè tôi đã có con
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho giòn theo võng cho mau”.
Bài ca dao trên đã vạch rõ bộ mặt bỉ ổi của bọn quan lại. Ông nghè sai
lính ra ve gái hộ mình đã làm cho bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đại diện cho
lễ giáo phong kiến phơi bày.
Ai cưỡi ngựa mà “chẳng phải vịn ai”, có ai đánh giặc mà chỉ cốt “xông
vào trận tiền cởi khố giặc ra”. Vậy mà vua vẫn khen là có tài, ban thưởng tiền
bạc:
“Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai
.......
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra”.
Tiếng cười ở đây đã đả kích tố cáo mạnh mẽ quyết liệt cả xã hội phong
kiến đương thời. Người bình dân xa xưa đã mượn lời ca dao trào phúng để vạch
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
15
trần bản chất thối tha đáng khinh bỉ của bọn chúng. Khi soi chiếu vào ca dao
than thân chúng ta thấy người bình dân xa xưa cũng sử dụng những câu ca dao
than thân mà trong đó cũng ẩn chứa những tiếng cười châm biếm một cách khéo
léo để thông qua đó vạch trần, tố cáo bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị.
1.1.2. Khái niệm về nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao
Về khái niệm “nhân vật trữ tình” trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết:
“Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ
ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà
thơ, hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình…. người có đường nét hay một vài
sống động có số phận cá nhân xác định hai có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi
có cả nét vẽ chân dung” [37, tr. 201].
Với khái niệm trên có thể thấy rằng “nhân vật trữ tình” là hình tượng
mang tính khái quát cao “như một tính cách văn học” đó có thể được “xây dựng
trên cơ sở lấy các sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu” và có thể chứa
đựng những “tình cảm chân thành của mình trong những tình huống trữ tình,
và không lầm khi tin những tình cảm ấy là thật” [37, tr. 201].
Nhân vật trữ tình ở trong các bài ca dao xuất hiện có thể là người con
gái, hoặc là người đàn ông… Nhân vật trữ tình trong ca dao rất đa dạng bao
gồm từ người làm nghề lao động thủ công đến các nhà trí thức là những “tao
nhân mặc khách” của tất cả các thời đại trong thơ trữ tình. Nhân vật trữ tình
trong ca dao - họ là những “con người đồng dạng của tác giả - nhà thơ” được
định danh nghệ thuật bằng những từ xưng hô như: em, anh, tôi, ông ta, thiên hạ,
người ta, chúng tôi,... Nhiều khi lại được “cải trang” dưới những cách gọi ẩn dụ
khác nhau như: hoa, thuyền, bến, mận, đào,... hoặc cũng có khi được ẩn náu
dưới những lớp từ ngữ miêu tả tâm trạng của các tập thể nào đó mà không có
tên gọi cụ thể hay cũng có khi lại là số phận cá nhân. Nhưng, có thể nhận thấy
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
16
rằng dù ở mọi hình thức nào thì nhân vật trữ tình cũng luôn đồng nghĩa với nhà
thơ. Như vậy, có thể đưa ra nhận “nhân vật trữ tình” trong thơ chính là hình
tượng tác giả của nó bởi một số yêu cầu cá nhân trong cuộc đời của nhà thơ
thường có mặt trong các nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, hiểu như vậy là chưa đủ
và chưa có sức thuyết phục bởi vì để hóa thân vào nhân vật trữ tình, các nhà thơ
trữ tình đã rút gan ruột, dồn sinh lực, chút nỗi niềm riêng tư không chỉ của riêng
mình mà còn của những con người đồng cảm với mình trong thế giới khách
quan đã bị chủ quan hóa ấy. Trên lý luận cũng như trong thực tế, nhân vật trữ
tình có thể có hồn vía và hình ảnh thân xác nhà thơ nhưng lúc này nó không còn
chỉ là củacá nhân nhà thơ mà là cá nhân đại diện cho xã hội của thời kỳ đó cũng
như nhà phê bình văn học người Nga – Bêlinxki (1811-1848) đã từng nhận
định. Khi tiến hành xâu chuỗi các bài thơ trữ tình của những nhà thơ, ta sẽ nhận
ra rằng lúc này họ hóa thân không chỉ là hóa thân vào một nhân vật trữ tình, một
tâm trạng trữ tình, một cảnh huống trữ tình mà sẽ là vô vàn các nhân vật, các
tâm trạng và các tình huống trữ tình trong hành trình kiếm tìm vẻ đẹp bất tận
của tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ hơi thở của cuộc sống.
Điểm khác biệt giữa nhân vật trữ tình và nhân vật thường chính là điều tất
yếu. Sự khác biệt đó đã buộc người nghiên cứu phải có cách tiếp cận nhân vật
trữ tình và nhân vật khác nhau theo đặc trưng thể loại của chúng. Vấn đề đó đã
được xác định, biểu hiện ở việc tìm hiểu nhân vật trữ tình và bản sắc của nó với
những đặc điểm của nó trong quá trình đi tìm hiểu và nghiên cứu về nhân vật
trữ tình.
Là một hình tượng nghệ thuật của sáng tác dân gian, nhân vật trữ tình
trong ca dao có những đặc điểm “đại đồng vị” so với nhân vật trữ tình. Tuy
chưa đặt vấn đề so sánh cũng chưa đưa ra định nghĩa về nhân vật trữ tình trong
ca dao, nhưng việc chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao
như tính phiếm chỉ, “là những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
17
chung của nhiều người”... Đã nói lên rằng các nghiên cứu xác nhận giữa nhân
vật trữ tình trong thơ và nhân vật trữ tình trong ca dao có sự khác biệt.
Trên cơ sở ý kiến các nhà nghiên cứu, xem xét các lời ca dao, tác giả luận
văn thấy rằng cần phải nhận thức cụ thể hơn về sự khác biệt giữa nhân vật trữ
tình trong ca dao với nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Thông thường dung lượng của mỗi lời ca dao thường ngắn và trong
nhiều trường hợp lại là rất ngắn, bởi vậy mà nội tâm của nhân vật trữ tình trong
ca dao thường không được diễn tả cụ thể và chưa được khai thác triệt để. Các
nhà nghiên cứu đã bàn về sự gắn bó của một ca dao và lý giải nguyên nhân của
sự ngắn gọn đó. Đúng như Nguyễn Xuân kính đã nhận xét trong một chuyên
luận: “tính chất ngắn gọn của mỗi lời ca dao là một đặc điểm chứ không hẳn là
một ưu điểm”. Sự ngắn gọn của mỗi lời ca dao đáp ứng nhu cầu sáng tác trực
tiếp và tính lưu truyền bằng miệng - đây là điều hiển nhiên mà chúng ta sẽ
không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, cũng chính vì sự ngắn gọn đó đã không có
những thuận lợi để giúp để cho nhân vật trữ tình ở ca dao được thể hiện hết
mình.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng bản chất của sự vật và hiện tượng nào cũng
mang tính hai mặt. Trong đó, nhân vật trữ tình của ca dao sẽ thường mang tâm
trạng, tình cảm chung của rất nhiều người, ở nhiều địa phương và nhiều giai
đoạn lịch sử dù ít khi tâm trạng, tình cảm đó được khai thác triệt để, được đẩy
tới đỉnh cao của các cung bậc tình cảm. Nhưng bù lại thì nhân vật trữ tình của
ca dao thường lại rất dễ dàng tìm được sự đồng cảm từ phía người tiếp nhận. Đó
là những sự đồng cảm về các quan niệm sống, những quan niệm ứng xử, những
quan niệm trong tình yêu lứa đôi... Có lẽ bởi nội dung của những quan niệm ấy
là những vấn đề quen thuộc và rất phổ biến đối với nhiều người và cũng có lẽ là
do nó được sử dụng trong những hình thức là những lời thơ gắn gọn hàm súc
mà lại giản dị và dễ hiểu. Như vậy, có thể hiểu về nhân vật trữ tình của ca dao
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
18
như sau: nhân vật trữ tình trong ca dao là hình tượng tác giả dân gian, là nơi để
tác giả dân gian bộc lộ ý thức của mình. Trong đó, nhân vật trữ tình của ca dao
không chỉ có nét giống với tác giả mà còn giống với một hoặc nhiều tập thể tác
giả. Nó mang tính phiếm chỉ, hiện ra từ kết cấu văn bản ca dao như một con
người có tâm trạng, có tình cảm giống với rất nhiều người ở những thời gian và
không gian khác nhau.
1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở ca dao than thân
Có thể thấy rằng ở trong ca dao chủ thể trữ tình (tức là tác giả) luôn có
điểm tương đồng với các nhân vật trữ tình (có nghĩa là nhân vật mà cảm nghĩ
của nó được diễn tả trong bài ca). Trong ca dao có số lượng nhân vật quá ít ỏi.
Đó là:
Đó là những nhân vật là những chàng trai hay những cô gái được đặt
trong những mối quan hệ là bạn bè hay trong chuyện tình yêu đôi lứa:
“Em đi bắt cá mò cua
Nhịn ăn nhịn mạc mà mua thân chàng
Không thì phép nước lệ làng
Sưu cao, thuế nặng, khổ càng khổ hơn”.
Và nhân vật có khi lại là những người vợ, người mẹ hay là những người
chồng, người con trong mối quan hệ thân thiết của gia đình:
“Từ khi em về làm dâu,
Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời.
Mẹ già dữ lắm em ơi,
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
19
“Có con khốn khổ về con
Lấy chồng phải gánh xương hom cho chồng”.
“Con vua lấy thằng bán than
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo.
Mẹ em tham gạo tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang”.
Nhân vật là những cô gái, người con dâu và người vợ trong một gia đình
rất gia trưởng:
“Cuốc kêu khắc khoải mùa hè
Làm thân con gái phaỉ nghe lời chồng
Sách có chữ rằng: phu xướng, phụ tòng
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia”
Nhân vật là những người nông dân, những người dân chài và người lái đò
người làm thuê đặt trong quan hệ với xóm làng, quê hương và đất nước:
“Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đông sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!”.
“Đất đâu đất lạ đất lùng,
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
20
Đi làm lại có thổ công ngồi bờ.
Thổ công không có người thờ,
Cho nên mới phải vẩn vơ ngoài đồng”.
“Lỡ bước xuống đò
Sông sâu sào ngắn không dò tới nơi
Thuyền buồm gió đánh tả tơi
Một con chèo quế xa bơi sông hồ
Trông lên hòn đá lô xô
Mặt sông lai láng, bể hồ trong xanh”.
“Một ngày hai sáu đồng xu
Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi!
Người ta buôn bán ngược xuôi
Thân tôi bùi ngùi ngậm đắng nuốt cay”.
Chủ thể trữ tình trong ca dao, ca dao than thân dù là chàng trai hay cô gái,
người vợ hay người mẹ, người lao động, người lái đò.... khi họ cảm nghĩ về thân
phận mình họ luôn thấy buồn, thấy khổ cho nên họ đã cất lên thành những bài
ca thở than về mọi nông nổi chua sót, khổ đau và bất hạnh cho số phận của
mình. Ca dao than thân chủ yếu được cất lên bởi những người phụ nữ, những
người lao động gắn với những người làm vợ, làm mẹ, làm con, làm dâu, của
những người lao động.... Tóm lại, tất cả bọn họ là những người lao động, sống
trong xã hội ấy họ bị áp bức bóc lột đến tột cùng.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
21
Với 12.487 bài ca dao cổ truyền của ngưởi Việt, tác giả luận văn đã tiến
hành việc khảo sát, phân loại ca dao than thân trong ca dao nói chung. Chúng
tôi đã tìm ra được 412 bài ca dao than thân và phân loại chúng ra thành ba bộ
phận trong bảng 1:1 (xem bảng 1:1):
Bảng 1.1. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở trong ca dao than thân
Tổng số
bài
khảo
sát
Ca dao than
thân
Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao
than thân
Người phụ nữ
than thân
Người đàn ông
than thân
Người lao động
than thân
Số
lượng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
12.487 412 32,99 262 63,6 37 8,98 113 27,43
Như vậy, qua bảng 1.1. trên chúng ta có thể thấy trong các kiểu nhân vật
trữ tình nổi bật trong ca dao than thân thì số lượng người phụ nữ than thân có
đến 262 lượt lời (chiếm 63,3%) xuất hiện là của người phụ nữ, người đàn ông
than thân có 37 lượt lời (chiếm 8,98%) xuất hiện và người lao động than thân có
113 lượt lời (chiếm 27,43%). Như vậy có thể thấy rằng, trong ca dao than số
lượt lời của người phụ nữ than thân là chủ yếu chiếm gần 2 lần lượt lời than
thân của người lao động và chiếm hơn 7 lần lượt lời than thân của người đàn
ông. Điều này chứng tỏ rằng trong cái xã hội ấy ngoài những người lao động bị
áp bức bóc lột khiến họ phải kêu than thì cũng trong xã hội ấy, người phụ nữ là
người chịu thiệt thòi và bị áp bức bóc lột lớn nhất.
1.2. Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
22
Qua quá trình tìm hiểu 412 bài ca dao than thân, chúng tôi nhận thấy các
sắc thái biểu đạt cảm hứng chủ yếu được phản ánh qua ca dao than thân như
(xem bảng 1.2): ca dao than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến; ca
dao than thân vì những bất công trong gia đình phụ quyền; ca dao than thân vì
những cay cực, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật...
Bảng 1.2. Các sắc thái biểu đạt của nhân vật trữ tình trong ca dao than thân
Tổng số
bài
khảo
sát
Ca dao than
thân
Các sắc thái biểu đạt của nhân vật trữ tình trong
ca dao than thân
Than thân về
sự bất công
trong xã hội
phong kiến
Than thân về
sự bất công
trong gia đình
phụ quyền
Than thân về
những cay cực,
nhọc nhằn
trong cuộc
sống
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
12.487 412 32,99 192 46,6 107 26,0 113 27,4
Nhìn chung ở các sắc thái biểu đạt cảm hứng chủ yếu được phản ánh qua
ca dao than thân thì ở trong đó có bài chỉ những người phụ nữ than thân, có bài
chỉ có người đàn ông than thân, song cũng có những bài có sự kết hợp có cả
người phụ nữ và người đàn ông với chức năng tố cáo gay gắt sự áp bức bóc lột
của xã hội cũ đến các vấn đề về cuộc sống đời thường, về tình yêu, hôn nhân và
hạnh phúc lứa đôi. Bên cạnh những lời ca than thân của người phụ nữ, người
đàn ông là những lời than thân của những người lao động nhằm tố cáo sự đàn
áp, bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
23
1.2.1. Than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến
Ca dao từ lâu đã ăn sâu vào trong tâm trí người nông dân lao động Việt
Nam. Nó được ví là “tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn người bình dân”. Có thể
nhận thấy, bên cạnh những giai điệu rộn ràng và tươi vui trong ca dao hài
hước... chúng ta còn nghe đâu đó không ít những khúc ca buồn thương ai oán về
những cảnh đời trắc trở, éo le hay những kiếp người bất hạnh do chế độ phong
kiến với những khắt khe, định kiến để lại. Ca dao than thân về những bất công
trong xã hội phong kiến mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là những người phụ
nữ than thân vì bị phân biệt đối xử và lấy chồng xa; người đàn ông than thân vì
nghèo mà không lấy được vợ; người lao động than thân vì bị những giai cấp
trên áp bức bọc lột và chà đạp.... Qua nghiên cứu khảo sát, tác giả luận văn đã
tổng hợp, phân loại và có được kết quả như sau (xem bảng 1.3):
Bảng 1.3. Lời than thân vì sự bất công trong xã hội phong kiến
Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
1. Người phụ nữ than thân vì bị phân biệt đối xử trong
gia đình, xã hội và phải lấy chồng xa
42 21,9
2. Người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy
được vợ
37 19,2
3. Người lao động than thân vì bị giai cấp thống trị chà
đạp, áp bức và bóc lột
113 58,9
Tổng 192 100
Nhìn vào kết quả bảng 1.3 có thể thấy lời than thân về sự bất công trong
xã hội phong kiến tập trung nhiều nhất ở Người lao động than thân vì bị giai cấp
thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột chiếm số lượng cao nhất 58,9% với 113 lượt
lời sau đó là lời than thân của người phụ nữ họ than thân vì bị phân biệt đối xử
trong gia đình, xã hội và phải lấy chồng xa chiếm 21,9% với 42 lượt lời. Còn lại
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
24
là những lời than thân của người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được
vợ với 37 lượt lời chiếm 19,2%.
a. Người phụ nữ than thân vì bị phân biệt đối xử trong gia đình, xã hội
và phải lấy chồng xa
Sống trong xã hội phong kiến bị ảnh hưởng bởi chế độ phụ quyền, người
phụ nữ thời xưa họ không có quyền được làm chủ cuộc sống của mình. Mà trái
lại, họ là những người luôn phải gánh chịu những mất mát về cả đời sống vật
chất lẫn đời sống tinh thần.
Ở xã hội ấy người phụ nữ không bao giờ có được tiếng nói riêng bởi ngay
từ lúc còn nhỏ xã hội đã ban tặng cho họ những định kiến “trọng nam khinh
nữ”. Quan niệm ấy đã hạ thấp thân phận của người phụ nữ xuống địa vị thấp
kém nhất trong xã hội ấy. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu về “hệ thống ca
dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”, phân loại theo mảng đề tài này
chúng tôi thu được số lượng là có 42/262 lượt lời (chiếm tỷ lệ 16,03%) trong
sắc thái ca dao những người phụ nữ than thân chiếm 21,9% lời ca than thân vì
những bất công do xã hội phong kiến mà ra.
Khi tiến hành đọc những câu ca dao của những người phụ nữ than thân có
thể thấy rằng ở xã hội phong kiến xưa người phụ nữ họ đã phải chịu rất bất công
vô lí do những quan niệm như “trọng nam khinh nữ”. Có thể thấy sự phân biệt
đó gắn với họ khi mà họ còn rất nhỏ:
“Tua rua đã đứng ngang đầu
Em còn ở mãi làm giàu cho cha
Giàu thời chia bảy chia ba
Phận em là gái được là bao nhiêu”.
Hay:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
25
“Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu”.
“Em như quả bí leo cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”.
Chính vì bị phân biệt như vậy cho nên khi đọc ca dao chúng ta luôn thấy
xuất hiện câu mở đầu như: “Thân em như”:
“Thân em như như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
Chùi rồi lại vứt ra sân
Mọi người hàng xóm có chân thì chùi”.
Những người phụ nữ trong xã hội ấy họ bị coi thường, thân phận họ nhiều
khi cũng chỉ nhỏ nhoi, bị đối xử như những đồ dùng trong gia đình, chỉ là –
“chổi đầu hè” chỉ dùng để cho người lau chân.
Nỗi đau vì bị phân biệt trong mối quan hệ gia đình ấy còn xuất hiện trước
lời than thân của những người phụ nữ khi họ đi làm dâu với số phận hẩm hiu và
được xuất hiện như:
“Thân em như con cò trắng
Lúp nắng giữa thêm bờ
Làm dâu ba mẹ ăn nhờ cơm dư”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
26
Luân lí phong kiến đã khiến người phụ nữ lấy chồng trở thành kẻ nô lệ
phụ thuộc vào chồng, làm tay sai cho chồng. Đến nỗi người phụ nữ ấy mất hẳn
cả tính độc lập:
“Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói lo thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”.
Trong một bài ca dao khác, lời than thân vì bị phân biệt đối xử xảy ra đối
trong trường hợp người vợ bị chồng hành hạ có pha chút cười hóm hỉnh, thể
hiện thái độ tự tin và nhận thức rõ rệt về tính vô lí của sự bất bình đẳng giữa vợ
chồng:
“Cái cò là cái cò quăm,
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm”.
Với quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng”, “có
phúc lấy chồng trong làng, vô phúc múc chồng thiên hạ” đã khiến cho biết bao
người phụ nữ khi đi lấy chồng xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay khi nhớ về
quê mẹ. Trong ca dao than thân chúng ta thấy sự xuất hiện hàng loạt bài ca dao
mở đầu bằng hai chữ “chiều chiều” nói về sự buồn tủi, cô đơn than thân của họ:
“Chiều chiều ra đứng bờ sông
Trông về quê mẹ mà không có đò
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Hai tay rũ xuống như tàu chuối te.
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
27
Chiều chiều bóng ác xế tà
Ngắm xem non nước, ruột đà héo hon.
Chiều chiều bóng ác xế tà
Ngắm xem non nước, ruột đà héo hon”.
Ngoài việc tự than thân trách móc chính bản thân mình thì chúng ta còn
bắt gặp những lời than thân trách móc của chính họ đến với cha mẹ và chồng
của mình:
“Mẹ cha chi rứa mẹ cha
Nơi gần không gả nơi xa đem vào”
“Em ra lấy chồng cách một cái phá
Nên chi phải chịu hai chữ li hương
Nay đã cách trở đôi phương”.
“Thiếp than thân thiếp còn thơ
Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình
Bây giờ năn nỉ ai binh
Lá lay vì bởi tại mình thưở xưa
Thầy mẹ ở nhà đắng cơm nghẹn nước, khổ trăm đường hỡi anh”.
Đọc những câu ca dao trên bạn đọc mới thấy thấm thía một triết lí đơn
giản rằng phải chăng khi có gia đình riêng, có con, người phụ nữ trẻ mới thấm
thía những công lao nuôi dưỡng, giáo dục của đấng sinh thành “con lên ba mới
ra lòng mẹ”. Để rồi mỗi khi hát ru con, mỗi khi cho con bú mớm, mỗi khi con
bị trái nắng trở trời, hay mỗi khi cô đơn không có chỗ giãi bày, người phụ nữ lại
nhớ đến chính người mẹ của mình:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
28
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Ca dao người Việt là thế đó, người dân ta không chỉ khi vui mới sáng tác
thơ ca mà ngay chính những lúc khó khăn, lầm than nhất thì những lời ca dao
than thân như giúp cho chính họ được giãy bày lòng mình, giúp cho họ nguôi
ngoai phần nào những nỗi đau đến ngay trong thời điểm đó
b. Người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được vợ
Tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc và niềm khao khát mong đợi không chỉ
ở phái nữ mà ngay chính những người đàn ông, họ là những mạnh thường quân
họ cũng có khao khát và mong chờ hạnh phúc đến với mình. Họ mong ước
mình sẽ có được người vợ, người bạn tâm giao của mình giống như lời than
thân của chàng trai trong bài ca dao này:
“Bèo than thân bèo,
Nằm trên mặt nước.
Bạc than thân bạc,
Đeo chiếc bông tai.
Khoai than thân khoai,
Đào lên bới xuống.
Muống than thân muống,
Bứt đọt nấu canh
Anh than thân anh,
Vợ con chưa có...”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
29
Tuy nhiên, trong tình yêu có rất nhiều lí do khác nhau đã dẫn đến sự đổ
vỡ và sự chia lìa. Và những đổ vỡ, chia lìa xót xa ấy đã khiến cho người ta phải
than thân:
Đó có thể là lí do do sự ngăn cản của bậc cha mẹ khi không tác hợp
chuyện hôn nhân vì chàng trai đó quá nghèo điều đó đã khiến cho chàng trai
phải than thân:
“Ngắn tay với chẳng tới kèo,
Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em”.
“Anh thấy em, anh cũng muốn thương,
Sợ lòng bác mẹ soi gương giàu nghèo.
Em yêu, bác mẹ không yêu,
Biết ăn, biết nói, biết chiều làm sao?”.
Hay việc sống trong môi trường xã hội phong kiến với những định kiến
khắt khe về giới khiến cho những những chàng trai và những cô gái đã không có
quyền được chọn mình sẽ yêu ai và mình sẽ lấy ai, sẽ ở với người mình yêu
thương. Nghĩa là họ không có quyền quyết định chuyện cưới xin của chính
mình. Mà việc quan trọng này sẽ được cha mẹ họ quyết định “cha mẹ đặt đâu
con ngồi đó”, con cái không có quyền được lên tiếng lựa chọn, bởi vậy họ
không khỏi xót xa:
“Công anh múc mắm chùi thùng,
Con bà bà gả về Sung mất rồi”
“Ba má em tham ruộng đầu cầu
Tham nhà con một, tham trâu đầy chuồng”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
30
“Mẹ em tham gạo tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang”
Nguyên nhân còn do hoàn cảnh cũng khiến chàng trai phải than thân:
“Cây khô chết đứng chẳng xứng duyên đầu
Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngang”.
Đôi khi, sự đổ vỡ còn bắt nguồn từ những sự đổi thay, hững hờ và sự bội
bạc, phụ tình trong tình yêu:
“Qua cầu lột ván tháo đinh
Người thương ở bạc với mình không hay”.
“Anh đến tìm hoa
Thì hoa đã nở
Anh đến tìm đò
Thì đò đã sang sông.
Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô”.
Hoặc rõ ràng hơn chút nữa- nhiều chàng trai tốn biết bao công sức theo
đuổi người mình thương nhưng lại bị phụ bạc, dối lừa:
“Tiếc công anh đắp đập be bờ,
Để ai quấy đó, mang lờ đến đơm”.
“Tiếc công anh chẻ nứa đan lờ,
Để cho con cá vượt bờ nó đi”.
“Tiếc công đan giỏ bỏ cà,
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
31
Giỏ thưa cà lọt công đà uổng công”.
Có khi nguyên nhân không đến được với nhau vì bị phụ tình, lỡ duyên
người đàn ông đành than thân đổ cho trời, cho duyên số, ông tơ bà nguyệt đã
không se duyên:
“Tiếc công rày xuống mai lên,
Mòn đàng chết cổ không nên tự trời.
Tưởng rằng kèo cột ở đời,
Ai ngờ kèo rã, cột rời đôi phương.
Ngày nào em nói em thương,
Như trầm mà để trong rương, chắc rồi.
Bây giờ khóa rớt chìa rơi,
Rương long nắp lở, bay hơi mùi trầm”.
“Đêm qua mất cắp như chơi
Có nơi mất vợ, có nơi mất chồng.
Ông tơ chẳng biết thẹn thùng,
Còn toan se mối tơ hồng cho ai?
Có khi ức quá còn toan:
Bắc thang lên hỏi ông giời,
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.
Đánh rồi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão: Đâu giây tơ hồng?”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
32
Ngoài việc đổ cho trời, cho duyên số không đến được với nhau, chàng trai
cũng có lời than thở thầm trách người bạn tình của mình:
“Đồng tiền vạn lịch,
Thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu.
Bây giờ cô lấy chồng đâu?
Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng.
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói thề thề.
Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón chạm vai chẳng chào”.
Là nỗi niềm của người con trai vì đã không tìm thấy người để mình yêu
thương, nên đành “bỏ sào xuôi” và chàng trai ấy đã than rằng:
“Nước chảy xuôi thuyền anh trôi ngược
Anh chống không được anh bỏ sào xuôi
Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi
Khúc sông bỏ vẳng để người sầu riêng”.
“Anh” than cho thân phận mình để rồi “anh” lại bỏ mặc kệ cho con
thuyền của mình trôi theo dòng nước, đến nỗi chỉ thấy “khúc sông bỏ vắng”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
33
Những lời than thân trong tình yêu như bị lỡ duyên, trái duyên, phụ tình
thì cảnh ở rể cũng đã khiến chính người đàn ông họ phải than thân:
“Giời mưa cho ướt lá khoai,
Công anh ở rể đã hai năm ròng.
Nhà em lắm ruộng nhiều đồng,
Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay,
Tháng chín mưa bụi gió may,
Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời”.
Hoặc:
“Công anh làm rể Chương đài,
Một đêm ăn hết mười hai vại cà.
Giềng đâu thì dắt anh ra,
Không thì anh chết với vại cà nhà em”.
Qua những lời ca dao than thân trên có thể thấy rằng không chỉ người phụ
nữ mà người đàn ông được mệnh danh là những đấng mạnh thường quân mang
trong mình sự kiên cường và cứng rắn nhưng trong xã hội ấy, trong từng hoàn
cảnh của cá nhân mình thì các chàng trai cũng có những lời ca dao than thân,
đọc mà chua xót chỉ bởi cảnh nghèo hèn về vật chất mà không thể đến được với
người con gái mình yêu thương để che chở và dành tình yêu thương người con
gái đó suốt cuộc đời mình.
c. Người lao động than thân vì bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và
bóc lột
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
34
Tàn dư của chế độ phong kiến chính là để lại những bất công trong tình
yêu của những chàng trai cô gái mà khắc nghiệt hơn, đau đớn hơn lại chính là
người nông dân lao động để rồi họ mượn những lời ca để than thân khi bị giai
cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột. Qua khảo sát tổng hợp trong cuốn Ca
dao người Việt, chúng tôi tìm thấy có 113 lượt lời ca dao (chiếm 58,9 %) nói về
những lời than thân của người lao động khi bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức
và bóc lột.
Ca dao than thân trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội để phản ánh
những tâm trạng đau khổ, uất ức và thái độ phản kháng của người dân lao động
khi họ bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp thống trị.
Cũng có những câu thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày
như tục ngữ phản ánh những khía cạnh điển hình của tâm trạng người nhân dân
lao động, phản ánh hoàn cảnh sinh hoạt khổ cực, tinh thần đấu tranh mãnh liệt
của người nông dân trong việc chống lại chế độ phong kiến áp bức bộc lột như:
“Gánh cực mà đổ lên non,
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau”.
“Trời sao trời ở không cân,
Kẻ ăn chẳng hết người lần chẳng ra!”.
“Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.
“Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
35
“Tậu voi chung với Đức ông,
Vừa phải đánh cồng vừa phải hót phân”.
“Có ăn vất vả đã cam
Không ăn ta nghỉ làm ta làm làm chi...”
Sống trong xã hội thời kỳ ấy người nông dân đồng thời là những người
lao động, họ bị bọn địa chủ phong kiến tìm mọi cách hãm hại và chính giai cấp
địa chủ ấy đã trực tiếp chà đạp, áp bức và bọc lột và đẩy những người nông dân
vào những bước đường cùng:
“Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin thì ông đi đòi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia”.
Trong xã hội phong kiến người nông dân vốn dĩ là tầng lớp thấp cổ bé
họng. Họ phải làm việc quần quật để tạo ra vật chất nhưng lại bị tầng lớp địa chỉ
phong kiến bóc lột hết. Cả cuộc đời những người nông dân cơ cực ấy chỉ để
dành được “một hạt gạo” và “ba đồng tiền”:
“Con cò chết tối hôm qua
Có một hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
36
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò”.
Ngoài ra, còn có nhiều bài hát ru con của các bà mẹ nhưng thực chất lại là
tiếng hát than thở của người nông dân lao động nghèo khổ sống trong xã hội có
áp bức bóc lột:
“Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò to nước lớn, mẹ mang con về.
Mang về đến gốc bồ đề,
Xoay trở hết nghề mẹ bán con đi”.
Rõ ràng là khi tiếng hát than thở ấy được bà mẹ hát lên cho chính con
mình nghe, thì âm điệu bài hát lại càng trở nên não ruột:
“Sinh con gặp phải buổi này,
Bao giờ mở mặt mở mày con ơi!”.
Sống trong xã hội cũ, hầu hết nhân dân ta phải sống trong điều kiện lao
động vô cùng cực nhọc, thứ lao đông cực nhọc đó tất nhiên không làm cho con
người tốt đẹp lên được, nhất là khi thứ lao động cực nhọc đó lại có tính chất như
một thứ lao động bị cưỡng bức nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị. Có những
câu hát chứng tỏ nhân dân đã hiểu và đã vạch trần được cái sự thật ấy:
“Một ngày hai bữa cơm đèn,
Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng!”
Như vậy, đã thông qua ba hình tượng: người phụ nữ, người đàn ông và
người nông dân lao động bạn đọc đã thấy được phần nào những nỗi đau và sự
than thân của con người trong ca dao. Họ là những người được sống nhưng lại
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
37
có cuộc sống khổ cực bởi tác động của các nhân tố bên ngoài: khi thì là gia
đình, là người bạn đời, là vấn đề cơm áo gạo tiền, là sự chà đạp, áp bức và bọc
lột của giai cấp thống trị. Đọc ca dao than thân mới thấy được hết những nỗi
đau của muôn loài, cuộc sống của họ đau khổ như vậy, nhưng thật may mắn vì
vẫn còn có loại hình ca dao để cho họ diễn tả những nối đau đó, giúp họ phần
nào nguôi ngoai trong lúc khó khăn đau khổ ấy, đó cũng là những bài học để
người đời sau chiêm nghiệm về cuộc sống của những người lao động trong xã
hội xưa.
1.2.2. Than thân vì những bất công trong gia đình phụ quyền
Xã hội phong kiến xưa, khi mà gánh nặng của lễ giáo phong kiến còn đè
nặng lên cuộc sống con người thì “gia đình phụ quyền” vẫn luôn là nỗi ám ảnh
khôn nguôi , đặc biệt là với người phụ nữ bởi họ chính là những nạn nhân chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ nam quyền, chế độ đa thê… cùng với các quan
niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Có một con trai cũng là con, có 10
con gái cũng không gọi là con), rồi trai có thể năm thê bảy thiếp mà gái chính
chuyên chỉ được phép một chồng… và biết bao quan niệm về đạo “Tam tòng,
tứ đức” cùng những tập tục cổ hủ đã khiến người phụ nữ không cất nổi đôi cánh
của mình để bay lên với cuộc đời. Bởi vậy, ở nội dung thân thân này, qua khảo
sát tác giả luận văn thấy đa số đó là lời than thân của người phụ nữ.
Có hàng trăm nguyên nhân, trở lực trực tiếp và gián tiếp khác nhau khiến
cho cuộc sống, tình yêu và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ không được
thực hiện, dù là rất chân chính và mãnh liệt. Chính vì lẽ đó mà những lời ca than
thân đã được hiện lên trong ca dao rất rõ nét và giàu sức gợi cảm. Qua quá trình
khảo sát về hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp, tác giả
luận văn đã tổng kết được 107 lượt lời (chiếm tỉ lệ 40,8%) cao nhất trong các
sắc thái của ca dao than thân của người phụ nữ. Ca dao than thân về sự bất công
trong đình phụ quyền còn được tác giả luận văn khảo sát lại có những nội dung
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
38
than thân của người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị
sắp đặt); người phụ nữ than thân vì bị phụ tình; người phụ nữ than thân khi
phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụi và có được bảng 1.4 như sau
(xem bảng 1.4):
Bảng 1.4. Lời than thân vì sự bất công trong gia đình phụ quyền
Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
1. Người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống
hôn nhân bị sắp đặt)
66 61,7
2. Người phụ nữ than thân vì bị phụ tình 29 27,1
3. Người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh
làm lẽ và phải sống góa bụi
12 11,2
Tổng: 107 100
Nhìn vào bảng 1.4 chúng ta thấy rằng số bài than thân vì sự bất công
trong gia đình phụ quyền tập trung chủ yếu ở nhóm những người phụ nữ than
thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt) với 66 lượt lời (chiếm
61,7%) điều này cho thấy đa phần những người phụ bị sắp đặt trong hôn nhân,
cuộc hôn nhân của họ không hề xuất phát từ tình yêu; những người phụ nữ than
thân vì bị phụ tình cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 29 lượt lời chiếm 27,1%; người
phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụi với 12
lượt lời chiếm 11,2%. Như vậy, có thể thấy rằng người phụ nữ bước vào cuộc
sống hôn nhân ngoài việc chịu sự bất công trong xã hội phong kiến thì ngay ở
chính gia đình phụ quyền họ cũng phải chịu nhiều mất mát, đau thương và
không có được hạnh phúc trọn vẹn.
a. Người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp
đặt)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
39
Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến – đại diện là quan niệm của nhà Nho
mà trong thời phong kiến hầu hết cha mẹ cho mình cái quyền là người có toàn
quyền lo liệu hôn nhân của con cái mà không hề đếm xỉa đến những nguyện
vọng và mơ ước của tuổi trẻ về nhu cầu hạnh phúc của con mình. Khiến cho các
chàng trai và các cô gái luôn phải lấy, sống cùng với một người mà mình không
hề muốn.
Bởi quan niệm ấy, nên nhiều cha mẹ đã làm lầm lỡ duyên con. Gây ra
biết bao cảnh đau thương vì tình duyên ngang trái:
“Cha mẹ đòi ăn cá thu
Gả con xuống biển, mù mù, tăm tăm”.
“Lấy chồng chẳng biết mặt chồng.
Đêm nằm mơ tưởng nghĩ ông láng giềng”.
Nhiều khi cha mẹ còn đem con mình là một cuộc trao đổi lợi ích khiến
cho đám cưới của một “cô dâu” chẳng khác gì một cuộc mua bán:
“Cưới em có một tiền hai
Có dăm bát bún, có vài hạt sôi.
Họ hàng ăn uống xong rồi,
Tôi xin cái chảo tôi lôi nó về”
Nhìn lại nhiều lời ca dao than thân, tác giả luận văn thấy những người
phụ nữ trong xã hội ấy họ cũng là những người tạo ra của cải vật chất cho gia
đình nhưng họ lại không được thừa hưởng thành quả. Mà trái lại họ bị “cha mẹ
đặt đâu con ngồi đấy”:
“Con vua lấy thằng bán than
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
40
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo.
Mẹ em tham gạo tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang.
Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.
Để than thân cho số phận của mình khi còn ở nhà làm việc nhà và làm
giàu cho gia đình vậy mà bố mẹ lại không cho họ có quyền quyết định đến với
người mình yêu thương, khiến cho cô gái phải cất lên lời oán trách:
“Thân em như trái bầu
Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non”.
Người con gái đã ví thân mình như “trái bầu” đã bị cha mẹ “đang tay hái
ngắt khi còn non”, đây quả thực là một lời trách móc kín đáo của cô gái đối với
cha mẹ mình. Cha mẹ cô đã ép cô đi lấy chồng khi cô còn rất trẻ. Có lẽ, đây là
cảnh ngộ chung của rất nhiều cô gái sống trong xã hội cũ đã phải gánh chịu:
“Bởi cha mẹ em chẳng biết liệu lo
Số phận em như mà nhìn sâu xoáy nước chìm”
(Dân ca Giáy)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
41
Mấy ai trong đấng sinh thành lại thấu hiểu được nỗi đau của thân gái khi
bị cha mẹ sắp đặt chuyện chồng con. Đó chính là nguyên nhân khiến cho họ bị
bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi:
“Lửa nhen mới bén duyên trầm
Trách sao cha mẹ nỡ cầm duyên con”.
“Chanh chua quýt ngọt đã từng
Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn
Hay là thầy mẹ cấm ngăn
Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường”.
Người phụ nữ sống trong thời đó họ không thể chống lại những định kiến
hà khắc của xã hội phong kiến mà mình đang sống. Cho nên họ phải than thân
và trách cho số phận hẩm hiu:
“Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nãy thuốc phiện, khi này tài bàn
Nói ra mang tiếng phũ phàng
Nín đi thì não oan chàng xiết bao!
Cũng thì phận gái má đào
Người thì gặp được anh hào đảm đang
Mình thì cũng dự phần hương
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
42
Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào”.
Tóm lại khi đọc những bài ca dao than thân, tác giả luận văn thấy rằng
người phụ nữ trong xã hội cũ khi rơi vào hoàn cảnh bị trái duyên và không lấy
được người mình yêu thương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ phụ quyền và
sự quyết định của bố mẹ. Mà thông thường bố mẹ có tác động rất lớn trong hôn
nhân của con cái nên những những lời than thân bị trái duyên của những cô gái
đa phần đều nhắc đến bố mẹ mình.
b. Người phụ nữ than thân vì bị phụ tình
Bên cạnh việc than thân của người phụ nữ trong xã hội phụ quyền phải
than thân vì bị trái duyên (hôn nhân sắp đặt), lỡ duyên, chúng ta còn bắt gặp
những lời ca dao than thân của những người phụ nữ bị phụ tình chỉ vì những
“ưu tiên” của chế độ phong kiến đã mặc nhiên cho những người đàn ông có cái
quyền được “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”.
Đó là những câu ca dao còn vang lên lên tiếng hát kêu than của người phụ
nữ nghèo nuôi chồng rồi bị chồng phụ tình:
“Xưa kia anh bủng, anh beo
Tay bưng chén thuốc, tay đèo núi chanh
Bây giờ anh mạnh, anh lành
Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi
Có thịt anh tình phụ xôi
Có cam phụ quýt, có người phụ ta
Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
43
Hay là:
“Được buồng này anh khuây buồng nọ
Được ngãi đó anh bỏ ngãi đây
Gỉa như lạng vàng sa xuống Hồ Tây
Lạng vàng không tiếc mấy, tiếc duyên đó nọ đây chưa thành”.
Khi đọc những câu ca dao trên chúng ta có thể thấy bức tranh về một
người phụ nữ tần tảo chăm sóc cho chồng nhưng lại cuối cùng lại bị chính
người chồng của mình phụ bạc. những người phụ nữ đã đồng cam cộng khổ
cùng với người bạn đòi của mình nhưng những người đàn ông đó họ lại là
những người nhanh quên điều đó nên đã khiến người phụ nữ phải có những lời
than thân nhằm cảnh tỉnh đến người đnà ông – người bạn đời của mình. Tuy
nhiên dù có bị sống trong bất hạnh, bị phụ bạc nhưng tâm hồn của người phụ nữ
ấy vẫn sáng lên ánh sáng của một trái tim đôn hậu, cao thượng và đầy lòng vị
tha đối với người chồng mình. Những gì tạm bợ, hời hợt như những tình cảm
ngang tắt kia sẽ nhanh chóng phôi pha “ba năm quán đổ”, chỉ tình nghĩa tao
khang từ thủa hàn vi là bền chặt như cây đa vốn sâu rễ bên gốc.
Có thể thấy rằng ở trong xã hội phụ quyền xưa người phụ nữ luôn phải
sống trong những bất công và khổ cực, ngang trái. Họ đã bị đày đọa cả về mặt
vật chất cũng như tâm hồn, họ không được hưởng hạnh phúc trong hôn nhân.
Nhìn vào những cuộc hôn nhân của những người phụ nữ thời ấy chúng ta thấy
có lẽ hôn nhân chính cơn ác mộng chứ không phải là niềm hạnh phúc mà người
con gái thầm mong muốn. Bởi vì, hôn nhân của họ là việc “trao đổi”, “mua bán”
của bậc cha mẹ.
c. Người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống
góa bụa
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
44
Ở trong xã hội phong kiến nói chung và chế độ phụ quyền nói riêng,
những người đàn ông họ đã tự mặc nhiên cho mình cái quyền “trai quân tử năm
thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Họ coi những người phụ nữ
là những “con rối”, “món hàng” không có giá trị. Nếu họ thích thì họ sẽ nâng
niu còn khi đã chán họ sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc. Chính những quan
niệm đó đã gây ra biết bao cảnh đau lòng cho những người phụ nữ. Và những
người phụ nữ khi bị rơi vào hoàn cảnh đó, họ chỉ biết mượn ca dao để giãi bày
những phiền muộn chất chứa trong lòng mình:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất,ngồi lê giữa đường”.
“Thân em làm lẽ vô duyên
Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời
Ai ơi ở vậy cho rồi
Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta”.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
45
Đọc những lời ca dao trên chúng ta thấy xuất hiện lên một hình ảnh đầy
phẫn uất của người phụ nữ khi làm lẽ, người phụ nữ ấy đã than thở về những
khổ cực của cảnh làm lẽ bị vợ cả ghen tuông, hành hạ bằng việc bóc lột sức lao
động, mà lí do chính là người nông dân đã bị chế độ phong kiến bần cùng hóa.
Đây quả thực là một lời than thân thẳng thắn, chất phác và cặn kẽ của người phụ
nữ khi đi làm lẽ.
Ở một bài ca dao khác, chúng ta đọc thấy những câu:
“Thân em mười sáu tuổi đầu,
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba chuyện thảm chín mười chuyện cay.
Tôi về đã mấy năm nay,
Buồn riêng thì có vui rày thì không.
Ngày thời vất vả ngoài đồng,
Tối về thời lại nằm không một mình!
Có đêm thức suốt năm canh”.
“Chia từ cây cải chia ra
Chia cửa, chia nhà, chia sáng, chia đêm
Giường chị, chị ngồi đã yên
Giường tôi chị lại, chị liền đánh ghen”.
Chế độ phong kiến, chế độ phụ quyền đã bóp nghẹt đời sống thể xác cũng
như đời sống tư tưởng, tình cảm, tinh thần của người phụ nữ nên phần đông họ
chỉ hờn duyên, tủi phận, oán giận âm thầm mà không thể làm gì để thay đổi
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
46
hoàn cảnh sống của mình bởi trong xã hội ấy họ bỗng trở thành những con
người “thân cô, thế cô”.
Khi cuộc tình “đứt gánh giữa đường” và những dòng nước mắt đầy xót xa
của những kiếp đàn bà làm lẽ sẽ cứ tiếp nhau chảy mãi trong ca dao. Những giọt
nước mắt ấy nhỏ xuống tận sâu tâm hồn họ và được lắng đọng lại trong những
câu ca dao đầy đau đớn:
“Xưa kia anh bủng, anh beo
Tay bưng chén thuốc, tay dèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh, anh lành
Anh mê nhan sắc, anh phụ tình tôi
Có thịt anh tình phụ xôi
Có cam phụ quýt, có người phụ ta
Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn”.
Người phụ nữ không phải chỉ biết chịu đựng. Mà họ còn có những khao
khát, ước mơ về hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Nên những
người phụ nữ bất hạnh ấy họ đã tự nhắn nhủ với những người khác rằng:
“Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.
- Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.
“Thương chồng phải khóc mụ già
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
47
Gẫm tôi với mụ có bà con chi”.
Để bảo toàn quyền lợi ích kỷ, giai cấp phong kiến và chế độ phụ quyền đã
đưa ra chiêu bài “tiết hạnh khả phong” để lừa bịp, dụ dỗ, mê hoặc những người
phụ nữ góa bụi ẩn nhẫn phục vụ cho chúng với danh nghĩa “thủ tiết thờ chồng”.
Do đó có nhiều người phụ nữ chồng chết, tuy chưa quá ba mươi tuổi, nhưng
cũng phải hoài nát tuổi xuân. Và nếu có ai chống đối lại bằng cách đi lấy chồng
thì bị chiếm hết cơ nghiệp tài sản của mình, con bị bắt và bị dư luận mỉa mai
nhục nhã:
“Giai làm nên năm thê bảy thiếp
Gái làm nên thủ tiết chờ chồng”.
“Ghe bầu trở lái về đông
Làm thân con gái thờ chồng nuôi con
Cậu chết mợ ra người dưng
Hễ chú tôi chết, thím đừng lấy ai”.
Ngoài ra, trong ca dao chúng ta còn dễ dàng bắt gặp những cảnh người
đàn bà góa chồng khi còn xuân xanh phải hầu hạ mẹ chồng và là lao động chính
trong gia đình. Chính vì vậy mà người đàn bà góa vừa có những lời than thân
thương cho thân phận mình:
“Lênh đênh chiếc bánh giữa dòng,
Thương thân góa bụi phòng không lỡ thì
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm trực tiết, còn gì là xuân”.
1.2.3. Than thân vì những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc
sống
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
48
Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát trong kho tàng ca dao than thân
người Việt với chủ đề than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong
cuộc sống thu được nội dung phản ánh và kết quả bảng 1.5 sau (xem bảng 1.5):
Bảng 1.5. Lời than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống
Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
1. Người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn,
nghèo khó
15 13,3
2. Người phụ nữ than thân vì cuộc sống vất vả, cảnh
làm vợ, làm dâu
58 51,3
3. Người lao động than thân vì thân phận “thấp cổ bé
họng”
40 35,4
Tổng: 113 100
Qua bảng 1.5 có thể thấy rằng lời than thân về những đắng cay, cơ cực và
nhọc nhằn trong cuộc sống tập trung ở người phụ nữ than thân vì cuộc sống vất
vả, cảnh làm vợ, làm dâu với 58 (chiếm 51,3%) và người lao động than thân vì
thân phận “thấp cổ bé họng” với 40 lượt lời (chiếm 35,4%) và cuối cùng là
người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó với 15 lượt lời
(chiếm 13,3%).
a. Người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó
Ở ca dao than thân có không ít những ca khúc dài (bài hò) nói lên những
nối khổ của người đàn ông trong xã hội cũ. Đó là những tiếng nói của những
người nông dân vì đói khổ mà để mẹ già lại quê nhà, đưa vợ con đi tha phương
cầu thực, nhưng “cực lòng nên phải biến dời, biến dời lại gặp phải nơi cực
lòng”, người nông dân đó vẫn không kiếm được kế sinh nhai, lại phải đem vợ
con trở về quê cũ:
“Mẹ già ở chốn lều tranh,
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp

More Related Content

Similar to Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiềuTh s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiềuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữnataliej4
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ nataliej4
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docsividocz
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 

Similar to Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
 
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiềuTh s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều
Th s17.021 cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxPhimngn
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN... 10 1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở ca dao than thân...................................................................................... 10 1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân.................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao....... 15 1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở ca dao than thân......................... 18 1.2. Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình ............. 21 1.2.1. Than thân về sự bất công trong xã hội phong kiến............................... 22 1.2.2. Than thân về sự bất công trong gia đình phụ quyền ............................ 36 1.2.3. Than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống..... ......................................................................................................................... 47 Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 54 CHƯƠNG 2: KẾT CẤU ĐẶC TRƯNG TRONG CA DAO THAN THÂN .................................................................................................................... .....55 2.1. Khái niệm kết cấu và đặc điểm kết cấu của ca dao than thân.................. 55 2.1.1. Kết cấu .................................................................................................. 55 2.1.2. Đặc điểm kết cấu của ca dao than thân................................................ 58 2.2. Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao than thân............................ 63 2.2.1. Kết cấu tương phản............................................................................... 63
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2.2.2. Kết cấu trùng điệp................................................................................. 69 Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THAN THÂN.............................................................................................................. 76 3.1. Nghệ thuật so sánh................................................................................... 76 3.1.1. Khái niệm so sánh................................................................................. 76 3.1.2. So sánh trong ca dao than thân ............................................................ 77 3.1.3. Vai trò của so sánh trong việc biểu đạt nội dung than thân ................. 90 3.2. Nghệ thuật ẩn dụ ...................................................................................... 91 3.2.1. Khái niệm ẩn dụ.................................................................................... 91 3.2.2. Ẩn dụ trong ca dao than thân................................................................ 93 3.2.3. Vai trò của ẩn dụ trong việc biểu đạt nội dung than thân .................. 105 Tiểu kết chương 3: ....................................................................................... 107 KẾT LUẬN................................................................................................... 108 MỤC LỤC THAM KHẢO ........................................................................... 110
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GS Giáo sư NXB Nhà xuất bản TS Tiến sĩ Th.s Thạc sĩ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC NỘI DUNG BẢNG TRONG LUẬN VĂN Thứ tự Nội dung Trang Bảng 1.1 Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao than thân 21 Bảng 1.2 Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình 22 Bảng 1.3 Những lời than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến 23 Bảng 1.4 Lời than thân về sự bất công trong đình phụ quyền 37 Bảng 1.5 Lời than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống 47
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là “tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng” (Vũ Ngọc Phan); là phương tiện chủ yếu phản ánh những tâm tư và tình cảm của con người trong các mối quan hệ xã hội , gia đình, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước… Cùng với ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước thì ca dao than thân chiếm một phần khá lớn trong kho tàng ca dao người Việt (sách Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật chủ biên, năm 2001 cho thấy có 12.487 lượt lời). Việc khám phá hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới tình cảm, về quá trình lắng đọng và những giọt nước mắt nuốt ngược vào lòng của người bình dân xưa, đặc biệt là những người lao động, những người phụ nữ và cả những người đàn ông trong xã hội cũ. Mặt khác, mỗi thể loại văn học dân gian lại có cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung riêng của nó. Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Đối với ca dao than thân cũng vậy, nghiên cứu hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp, ta có thể giải mã được những cung bậc cảm xúc, những nốt nhạc tâm hồn và cả những nét đẹp văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của những người bình dân xưa. Mặt khác, bản thân là giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông; qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông tác giả luận văn nhận thấy: mảng ca dao than thân chiếm một tỉ lệ không nhỏ (lớp 7- THCS có 04/16 lời ca, ở THPT- lớp 10 có 03/10 lời ca dao than thân). Điều đó chứng tỏ ca dao thân thân đã được quan tâm ở nhiều cấp học. Tuy nhiên, do thiếu lí luận về phương pháp (ở các trường học giáo viên vẫn tiến hành dạy học theo
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2 lối cũ tức là dạy học ca dao như dạy học thơ trữ tình. Cách dạy học này sẽ làm mất đi bản chất của ca dao tức là ít chú ý tới tình huống dân gian và đặc trưng thể loại tất sẽ không thể hiểu được ca dao; đặc biệt là cách dạy học ca dao than thân hiện nay đã biến bài ca dao thành bài dạy xã hội dung tục cằn cỗi), cùng với nó là nhịp sống hiện đại hôm nay, với sự tác động của nhiều loại hình nghệ thuật, có thể học sinh không còn yêu thích với ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng nên việc dạy học ở các trường học vẫn đạt hiệu quả thấp. Việc nghiên cứu “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp” mong muốn giúp các em hình dung được cái hay, cái đẹp của ca dao than thân nói riêng và ca dao người Việt nói chung; khơi dậy trong các em ý thức dân tộc và niềm say mê, hứng thú với thể loại văn học dân gian cũng như thấy được vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của người bình dân xưa. Ngoài ra, nghiên cứu hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp sẽ giúp tôi thỏa mãn niềm yêu thích của mình. Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu về “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”. Vì vậy, có thể xem đây là “khoảng trống” còn bỏ ngỏ và cần được “lấp đầy”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Một số vài viết, công trình nghiên cứu ứng dụng thi pháp ca dao Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ca dao từ góc nhìn thi pháp với các vấn đề nổi bật như: thể thơ, kết cấu, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, đặc điểm ngôn ngữ… Có thể kể đến một số công trình như: “Mấy suy nghĩ về cách hiểu một bài ca dao cổ” của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu, đăng trên Tạp chí Văn học, số 2, năm 1977; “Hiện tượng lời và văn bản khác trong ca dao dân ca”
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3 của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5, năm 1979; “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Đức, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, năm 2005; “Giọng điệu ca dao – mấy điều cần làm rõ” của Lê Xuân Mậu, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 2005; Tìm hiểu thi pháp học qua thi pháp ca dao” của Phan Đăng Nhật, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 5, năm 2005.... Đây là những bài viết quy mô nhỏ, trung đi sâu vào phương pháp nghiên cứu thi pháp ca dao trong đó có một số bài quan tâm đến mảng ca dao than thân. Bên cạnh đó, có thể kể đến những công trình có quy mô lớn hơn nghiên cứu các vấn đề thi pháp ca dao như: Công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Nxb Khoa học xã hội, năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận thi pháp ca dao trên các bình diện ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu tượng, hình ảnh… trong thi pháp ca dao nói chung. Mặt khác, tác giả cũng nói đến sự giống, khác nhau giữa ca dao và thơ trong văn học viết để bạn đọc thấy được ca dao cũng là một thể thơ- thơ trữ tình dân gian, từ đó sẽ có cái nhìn đúng đắn khi tiếp cận ca dao…Thế nhưng công trình cũng chưa có những tìm hiểu cụ thể về thi pháp ca dao than thân. Cuốn Những thế giới nghệ thuật Ca dao của Phạm Thu Yến, Nxb Giáo dục, năm 1998. Sách đề cập đến các đặc điểm thi pháp của thể loại ca dao như: ngôn ngữ và kết cấu, những phương tiện biểu hiện trong ca dao, đặc biệt tác giả chú ý đến một số khía cạnh của các tiểu loại ca dao chưa được quan tâm nhiều như: Hát ru, ca dao trào phúng… đồng thời tác giả cũng đưa ra phương pháp bình giảng ca dao theo đặc trưng thể loại nhằm định hướng cho quá trình tìm
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 4 hiểu tác phẩm ca dao theo đúng đặc trưng phônclo. Tuy nhiên, để nói riêng về những đặc điểm thi pháp ca dao than thân thì tác giả chưa đề cập. Hai cuốn Thi pháp văn học dân gian của Lê Trường Phát (sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000), Nxb Giáo dục, năm 2000 và cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị (giáo trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm), Nxb Giáo dục, năm 2001. Hai cuốn sách này đi sâu khái quát các đặc điểm thi pháp từng thể loại Văn học dân gian như: thi pháp của truyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố và cũng đã đề cập đến thể loại thi pháp ca dao trong tương quan với các yếu tố về Nhân vật trữ tình và những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu của ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong ca dao, thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao, những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình ảnh của ca dao bên cạnh đó là những phương pháp dạy học ca dao theo thể loại… Đặc biệt, trong cuốn sách của Đỗ Bình Trị- khi bàn về thi pháp ca dao, tác giả nhấn mạnh “sự tổng hòa của những đặc điểm thi pháp những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca dao truyền thống” [234, tr. 235] là định hướng quan trọng khi tìm hiểu về thi pháp ca dao nói chung…. song bàn về thi pháp ca dao than thân thì ở cả hai công trình chưa có nghiên cứu riêng. Những công trình nói trên, mặc dù là những lưu ý, gợi ý về cách tiếp cận tìm hiểu ca dao nhưng cũng chỉ là những lưu ý, gợi ý phương pháp tiếp cận ca dao nói chung chứ chưa có công trình nào đề cập đến thi pháp ca dao than thân. 2.2. Một số vài viết và công trình nghiên cứu về ca dao than thân
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 5 Một số bài viết, công trình về các phương diện nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân được nhiều nhà nghiên cứu phát biểu và đề cập trong các cuốn sách như: Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Khoa học xã hội, năm 1971; Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian tập 2 của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, năm 1973; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1974; Hợp tuyển thơ ca Việt Nam tập 1 (phần Văn học dân gian) của Vũ Ngọc Phan, nhà xuất bản Văn học, năm 1977; Ca dao cũ và mới của Nguyễn Đăng Châu, do Bộ giáo dục xuất bản, năm 1995; Ca dao người Việt quyển 3, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015. Nhìn chung ở những cuốn sách này, chủ đề ca dao than thân được quan tâm ở góc độ nghiên cứu, tập hợp, đi vào phương pháp nghiên cứu, tiếp cận các yếu tố nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân nhưng chưa nói rõ về thi pháp. Ngoài ra, một vài vấn đề thi pháp trong hệ thống ca dao than thân, cũng được đề cập rải rác một số bài viết, bài báo khoa học, khóa luận tốt nghiệp như: Các bài viết của Nguyễn Thị Nhàn “Khi chàng trai than thân”, đăng trên Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, số 20, năm 2000; “Những câu hát than thân- thi điệu và tình duyên”, đăng trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 10, năm 2004. Sinh viên Ngô Kim Trang trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học sinh viên toàn quốc năm 2014, có bài viết “Tiếng hát than thân của người đàn ông trong ca dao trữ tình người Việt”. Trong bài viết, tác giả dành sự quan tâm tới riêng một đối tượng nhân vật trữ tình- người đàn ông than thân nhưng cũng chỉ dừng lại ở các sắc thái cảm hứng than thân của người đàn ông trên bình diện cảm xúc, tình cảm với các cung bậc khác nhau chứ chưa quan tâm đến hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp nói chung.
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 6 Sinh viên Trần Thị Mai có nghiên cứu về “Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…”, khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2, năm 2015. Bài viết cũng khám phá về ca dao than thân nhưng chỉ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong thi pháp ca dao than thân đó là nghệ thuật so sánh với cấu trúc “thân em như…”. Bài viết cũng ít nhiều đề cập đến khúc hát than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa gắn với mô hình cấu trúc “thân em như…” mà chưa bao quát tới toàn bộ thi pháp ca dao than thân. Nhìn chung những công trình trên, mặc dù là những lưu ý, gợi ý về cách tiếp cận tìm hiểu ca dao, trong đó đã ít nhiều đề cập đến thi pháp ca dao than thân nhưng đứng trên mặt lí luận xem xét, tác giả luận văn nhận thấy ở các bài viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào thi pháp thể loại, có chăng khi nói về thi pháp ca dao than thân cũng chỉ quan tâm đến những khía cạnh rất nhỏ chứ chưa quan tâm đến thi pháp ca dao than thân nói chung. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu kết quả những công trình nghiên cứu của những người đi trước, tác giả luận văn tiếp tục khai thác đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”, với mong muốn tìm đến những kết quả nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn về ca dao than thân trong kho tàng ca dao người Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”, tác giả luận văn mong muốn thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu sẽ trang bị cho bản thân mình những vốn kiến thức chuyên sâu về ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng trên phương diện thi pháp học. Hiểu sâu sắc hơn một trong hai đề tài đặc trưng nhất của ca dao – đề tài than thân.
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 7 Nâng cao năng lực nghiên cứu và bổ sung các phương pháp tiếp cận văn học dân gian, ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng để từ đó sẽ giúp tác giả luận văn phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của mình ở cấp học phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhận diện, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố thi pháp thể loại trên các bình diện như: về nhân vật trữ tình trong ca dao than thân; các dạng thức kết cấu trong ca dao than thân; các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong việc diễn tả thế giới tâm hồn của những nhân vật trữ tình trong ca dao than thân. Trong các lời than thân, có lẽ bấy lâu chúng ta đã quá quen thuộc với những câu hát than thân của người phụ nữ, mà chưa thực sự chú ý sâu tới lời than thân của những người nông dân và những người đàn ông trong ca dao than thân. Ở đề tài nghiên cứu này tác giả luận văn sẽ cố gắng đi sâu vào tìm hiểu về các nội dung đó. Trong ca dao than thân những lời than thân được cất lên không đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin mà còn là để tạo lập những mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn tác giả sẽ cố gắng góp phần làm rõ những khía cạnh của đời sống tâm hồn người Việt xưa được thể hiện trong những bài ca dao than thân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lời ca than thân trong hệ thống ca dao người Việt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Với đề tài “Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”, phạm vi nghiên cứu bao gồm: xác định những kiểu nhân vật trữ tình
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 8 xuất hiện trong các bài ca dao than thân; cùng với các dạng thức kết cấu nổi bật và những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong việc biểu đạt thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình trong các bài ca dao than thân. Tư liệu: Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến đã tiến hành khảo sát các tư liệu như: - Cuốn Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam do Nguyễn Từ - Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn học, năm 2001, Hà Nội. - Cuốn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Nguyễn Chiến, Nxb Giáo dục, năm 2009, Hà Nội. - Cuốn Ca dao người Việt (quyển 1,2,3) do Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2015, Hà Nội. - Cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Văn học, năm 2017, Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi có dẫn chứng thêm nhóm bài ca than thân trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 và Ngữ văn lớp 10. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả luận văn có sử dụng một số các phương pháp như: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp liên ngành 6. Đóng góp của luận văn
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 9 Thêm một tiếng nói khẳng định sự đa dạng, độc đáo của ca dao than thân – một hệ thống lời ca phản chiếu sinh động và chân thực về đời sống tâm hồn của những người bình dân trong xã hội xưa. Góp phần vun đắp tình yêu và niềm yêu thích ca dao cho học sinh. Để từ đó có thể giúp các em có cái nhìn đầy đủ về thể laoi văn học dân gian đặc sắc này. Luận văn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy thể loại ca dao nói chung, ca dao than thân nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn sẽ được triển khai bao gồm 3 chương: Chương 1: Nhân vật trữ tình trong ca dao than thân Chương 2: Kết cấu đặc trưng trong ca dao than thân Chương 3: Các thủ pháp nghệ thuật trong ca dao than thân
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 10 CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO THAN THÂN Có thể nói chiếc “chìa khóa” quan trọng đầu tiên mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật ca dao than thân- thế giới của những sắc thái tình cảm, khát vọng, ước mơ, của những đắng cay tủi hờn nhọc nhằn trong cuộc sống… chính là khám phá nhân vật trữ tình. Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong ca dao than thân là cách bạn đọc được giao tiếp với với thế giới tâm hồn của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa để thấu cảm với nhưng tâm tư vỗn dĩ không dễ để cất thành lời. 1.1. Khái quát về ca dao than thân và nhận diện các kiểu nhân vật trữ tình 1.1.1. Thuật ngữ ca dao than thân Theo Từ điển Tiếng Việt, “than thân” là “kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ của mình và mong có một sự đồng cảm, xót thương” [102, tr. 942]. Như vậy, ca dao than thân là một loại ca dao bên cạnh các loại ca dao: hài hước, tình nghĩa. Nó là những lời than thở về số phận, về cuộc đời, về những bất công và về cả những muộn phiền trong cuộc sống lao động. Qua lời than, người bình dân muốn khẳng định giá trị bản thân, bộc lộ những tâm tư tình cảm sâu kín bấy lâu không biết giãi bày cùng ai- đó là khát vọng về tình yêu, khát vọng về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, về những công bằng trong xã hội đồng thời những lời than ấy cũng gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người… để từ đó người đọc có cái nhìn cảm thông, trân trọng, biết đấu tranh, hướng tới giá trị chân chính giúp con người và cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi chưa có công trình nghiên cứu về thuật ngữ ca dao than thân cho nên theo tác giả luận văn khi tìm hiểu, nghiên cứu bài ca dao cần phải xác định bài
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 11 ca dao ấy ở tiểu loại nào để từ đó giúp cho người đọc phân tích và nắm được đặc điểm thể loại, đặc điểm thi pháp. Do đó cần phải phân biệt giữa ca dao than thân với ca dao hài hước; ca dao than thân với ca dao trào phúng. 1.1.1.1. So sánh ca dao than thân với ca dao hài hước Ca dao than thân và ca dao hài hước vốn là hai bộ phận của thể loại ca dao. Ca dao than thân giống ca dao hài hước ở hình thức diễn đạt, loại hình và phương thức diễn xướng. Về hình thức diễn đạt có thể thấy cả hai loại này đều có chung cấu trúc ngôn từ, thể văn. Ví dụ, ở ca dao than thân: “Con cò bay bổng bay la Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng Cha sinh mẹ đẻ tay không Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi Trước là nuôi cái thân tôi Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con”. Ví dụ, ca dao hài hước: “Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 12 Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”. Về loại hình thì cả hai bộ phận ca dao này đều thuộc loại hình trữ tình phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người bình dân xưa. Ngoài ra, ca dao than thân và ca dao hài hước có chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp khác nhau. Cho nên muốn phân biệt giữa hai loại này chỉ cần dựa vào chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp để phân biệt chúng. Trong đó, ca dao than thân là những tiếng hát than thân đau khổ, tủi cực cất lên đó có thể là của người phụ nữ, người đàn ông hay là người nông dân về những bất công trong xã hội xuất phát từ các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình và tình yêu lứa đôi. Còn ca dao hài hước lại làm bật tiếng cười hài hước, châm biếm, trào lộng ngoài mục đích mua vui giải trí, tiếng cười còn có giá trị phê phán những thói hư và tật xấu của con người trong văn hóa xã hội. 1.1.1.2. So sánh ca dao than thân với ca dao trào phúng Khái niệm “trào phúng” được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Trào phúng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [37, tr. 1059]. Trong ca dao trào phúng tiếng cười được bật ra là do phát hiện sự không phù hợp giữa các sự vật và hiện tượng giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa cái nội dung và hình thức. Ca dao trào phúng được chia thành ba bộ phận, bao gồm: ca dao khôi hài, giải trí; ca dao giáo dục và ca dao đả kích tố cáo.
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 13 Bộ phận ca dao đả kích, tố cáo. Cái cười ở bộ phận này nhằm phủ định bản chất đối tượng gây cười. Đối tượng gây cười ở bộ phận này gồm nhiều hạng người từ vua chúa đến quan văn, quan võ, sư sái, thầy bói... Họ đã tự bộc lộ những cái xấu xa, lỗi thời đi ngược lại với những gì mà thể chế, kỷ cương, địa vị xã hội do giai cấp phong kiến đề ra. Trong bộ phận ca dao này những bài đả kích, lên án các nhà sư hổ mang, thầy cúng, thầy bói, thầy tướng số, thầy địa lí chiếm một số lượng khá lớn. Ca dao đã vạch rõ và đả kích vào những ý nghĩ hành động ngược hẳn với danh nghĩa của loại người này. Thầy cúng “mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi”, thầy phù thủy thì sợ ma, thầy tướng số “chẳng giàu thì nghèo”, “chẳng gái thì trai”, thầy bói “xem bói ra ma, quét nhà ra rác”, các thầy địa lí “hòn đất mà biết nói năng thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn”.... ở các nhân vật là nhà sư hổ mang bị đả kích tố cáo tập trung nhất là bản chất bên trong của hình thức bên ngoài là đã thoát tục. Đó là cái vị chân tu rởm, tính cách của họ có sự mâu thuẫn giữa chay tịnh và sự ham muốn về ăn uống và quan hệ trai gái. Những nhà sư, mồm thì nam mô, bụng bồ dao găm, “một trăm con chó, một lọ mắm tôm, một ôm rau húng, một thúng rau răn...”, cũng trộm cắp, mê gái, tương tư gái đến “ốm lăn ốm lóc”, những loại “nam mô bồ tát bồ hòn, ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau”, đến những chú tiểu chén thịt chó tì tì “con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi”. Họ là đối tượng bị đả kích mạnh mẽ và không thương tiếc trong ca dao trào phúng. Dưới tiếng cười đả kích mạnh mẽ của bộ phận ca dao này giai cấp thống trị hiện nguyên hình là một lũ ngu dốt bất tài, vô dụng, dâm ô và hèn hạn. Cả bộ mặt giai cấp phong kiến bị phơi bày trong ca dao trào phúng từ vua quan đến bộ máy cai trị cường hào, lính lệ ở các thôn xã. Bộ phận ca dao này vạch rõ mâu thuẫn trong loại người này đó là thực chất bên trong và cái danh bề ngoài trái ngược nhau, ra đường là “áo mũ xênh sang” ông nọ bà kia nhưng về nhà thì
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 14 nhân cách lại rất hèn hạ “cám rang đâu mày”, bản chất xấu xa, bỉ ổi nhưng được che đậy bởi bộ mặt đạo đức giả: “Em là cô gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông nghè Ông nghè sai lính ra ve, Trăm lạy ông nghè tôi đã có con Có con thì mặc có con, Thắt lưng cho giòn theo võng cho mau”. Bài ca dao trên đã vạch rõ bộ mặt bỉ ổi của bọn quan lại. Ông nghè sai lính ra ve gái hộ mình đã làm cho bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến phơi bày. Ai cưỡi ngựa mà “chẳng phải vịn ai”, có ai đánh giặc mà chỉ cốt “xông vào trận tiền cởi khố giặc ra”. Vậy mà vua vẫn khen là có tài, ban thưởng tiền bạc: “Đồn rằng quan tướng có danh Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai ....... Đánh giặc thì chạy trước tiên Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra”. Tiếng cười ở đây đã đả kích tố cáo mạnh mẽ quyết liệt cả xã hội phong kiến đương thời. Người bình dân xa xưa đã mượn lời ca dao trào phúng để vạch
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 15 trần bản chất thối tha đáng khinh bỉ của bọn chúng. Khi soi chiếu vào ca dao than thân chúng ta thấy người bình dân xa xưa cũng sử dụng những câu ca dao than thân mà trong đó cũng ẩn chứa những tiếng cười châm biếm một cách khéo léo để thông qua đó vạch trần, tố cáo bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị. 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong ca dao Về khái niệm “nhân vật trữ tình” trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết: “Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ, hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình…. người có đường nét hay một vài sống động có số phận cá nhân xác định hai có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung” [37, tr. 201]. Với khái niệm trên có thể thấy rằng “nhân vật trữ tình” là hình tượng mang tính khái quát cao “như một tính cách văn học” đó có thể được “xây dựng trên cơ sở lấy các sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu” và có thể chứa đựng những “tình cảm chân thành của mình trong những tình huống trữ tình, và không lầm khi tin những tình cảm ấy là thật” [37, tr. 201]. Nhân vật trữ tình ở trong các bài ca dao xuất hiện có thể là người con gái, hoặc là người đàn ông… Nhân vật trữ tình trong ca dao rất đa dạng bao gồm từ người làm nghề lao động thủ công đến các nhà trí thức là những “tao nhân mặc khách” của tất cả các thời đại trong thơ trữ tình. Nhân vật trữ tình trong ca dao - họ là những “con người đồng dạng của tác giả - nhà thơ” được định danh nghệ thuật bằng những từ xưng hô như: em, anh, tôi, ông ta, thiên hạ, người ta, chúng tôi,... Nhiều khi lại được “cải trang” dưới những cách gọi ẩn dụ khác nhau như: hoa, thuyền, bến, mận, đào,... hoặc cũng có khi được ẩn náu dưới những lớp từ ngữ miêu tả tâm trạng của các tập thể nào đó mà không có tên gọi cụ thể hay cũng có khi lại là số phận cá nhân. Nhưng, có thể nhận thấy
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 16 rằng dù ở mọi hình thức nào thì nhân vật trữ tình cũng luôn đồng nghĩa với nhà thơ. Như vậy, có thể đưa ra nhận “nhân vật trữ tình” trong thơ chính là hình tượng tác giả của nó bởi một số yêu cầu cá nhân trong cuộc đời của nhà thơ thường có mặt trong các nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, hiểu như vậy là chưa đủ và chưa có sức thuyết phục bởi vì để hóa thân vào nhân vật trữ tình, các nhà thơ trữ tình đã rút gan ruột, dồn sinh lực, chút nỗi niềm riêng tư không chỉ của riêng mình mà còn của những con người đồng cảm với mình trong thế giới khách quan đã bị chủ quan hóa ấy. Trên lý luận cũng như trong thực tế, nhân vật trữ tình có thể có hồn vía và hình ảnh thân xác nhà thơ nhưng lúc này nó không còn chỉ là củacá nhân nhà thơ mà là cá nhân đại diện cho xã hội của thời kỳ đó cũng như nhà phê bình văn học người Nga – Bêlinxki (1811-1848) đã từng nhận định. Khi tiến hành xâu chuỗi các bài thơ trữ tình của những nhà thơ, ta sẽ nhận ra rằng lúc này họ hóa thân không chỉ là hóa thân vào một nhân vật trữ tình, một tâm trạng trữ tình, một cảnh huống trữ tình mà sẽ là vô vàn các nhân vật, các tâm trạng và các tình huống trữ tình trong hành trình kiếm tìm vẻ đẹp bất tận của tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ hơi thở của cuộc sống. Điểm khác biệt giữa nhân vật trữ tình và nhân vật thường chính là điều tất yếu. Sự khác biệt đó đã buộc người nghiên cứu phải có cách tiếp cận nhân vật trữ tình và nhân vật khác nhau theo đặc trưng thể loại của chúng. Vấn đề đó đã được xác định, biểu hiện ở việc tìm hiểu nhân vật trữ tình và bản sắc của nó với những đặc điểm của nó trong quá trình đi tìm hiểu và nghiên cứu về nhân vật trữ tình. Là một hình tượng nghệ thuật của sáng tác dân gian, nhân vật trữ tình trong ca dao có những đặc điểm “đại đồng vị” so với nhân vật trữ tình. Tuy chưa đặt vấn đề so sánh cũng chưa đưa ra định nghĩa về nhân vật trữ tình trong ca dao, nhưng việc chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao như tính phiếm chỉ, “là những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 17 chung của nhiều người”... Đã nói lên rằng các nghiên cứu xác nhận giữa nhân vật trữ tình trong thơ và nhân vật trữ tình trong ca dao có sự khác biệt. Trên cơ sở ý kiến các nhà nghiên cứu, xem xét các lời ca dao, tác giả luận văn thấy rằng cần phải nhận thức cụ thể hơn về sự khác biệt giữa nhân vật trữ tình trong ca dao với nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Thông thường dung lượng của mỗi lời ca dao thường ngắn và trong nhiều trường hợp lại là rất ngắn, bởi vậy mà nội tâm của nhân vật trữ tình trong ca dao thường không được diễn tả cụ thể và chưa được khai thác triệt để. Các nhà nghiên cứu đã bàn về sự gắn bó của một ca dao và lý giải nguyên nhân của sự ngắn gọn đó. Đúng như Nguyễn Xuân kính đã nhận xét trong một chuyên luận: “tính chất ngắn gọn của mỗi lời ca dao là một đặc điểm chứ không hẳn là một ưu điểm”. Sự ngắn gọn của mỗi lời ca dao đáp ứng nhu cầu sáng tác trực tiếp và tính lưu truyền bằng miệng - đây là điều hiển nhiên mà chúng ta sẽ không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, cũng chính vì sự ngắn gọn đó đã không có những thuận lợi để giúp để cho nhân vật trữ tình ở ca dao được thể hiện hết mình. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bản chất của sự vật và hiện tượng nào cũng mang tính hai mặt. Trong đó, nhân vật trữ tình của ca dao sẽ thường mang tâm trạng, tình cảm chung của rất nhiều người, ở nhiều địa phương và nhiều giai đoạn lịch sử dù ít khi tâm trạng, tình cảm đó được khai thác triệt để, được đẩy tới đỉnh cao của các cung bậc tình cảm. Nhưng bù lại thì nhân vật trữ tình của ca dao thường lại rất dễ dàng tìm được sự đồng cảm từ phía người tiếp nhận. Đó là những sự đồng cảm về các quan niệm sống, những quan niệm ứng xử, những quan niệm trong tình yêu lứa đôi... Có lẽ bởi nội dung của những quan niệm ấy là những vấn đề quen thuộc và rất phổ biến đối với nhiều người và cũng có lẽ là do nó được sử dụng trong những hình thức là những lời thơ gắn gọn hàm súc mà lại giản dị và dễ hiểu. Như vậy, có thể hiểu về nhân vật trữ tình của ca dao
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 18 như sau: nhân vật trữ tình trong ca dao là hình tượng tác giả dân gian, là nơi để tác giả dân gian bộc lộ ý thức của mình. Trong đó, nhân vật trữ tình của ca dao không chỉ có nét giống với tác giả mà còn giống với một hoặc nhiều tập thể tác giả. Nó mang tính phiếm chỉ, hiện ra từ kết cấu văn bản ca dao như một con người có tâm trạng, có tình cảm giống với rất nhiều người ở những thời gian và không gian khác nhau. 1.1.3. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở ca dao than thân Có thể thấy rằng ở trong ca dao chủ thể trữ tình (tức là tác giả) luôn có điểm tương đồng với các nhân vật trữ tình (có nghĩa là nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca). Trong ca dao có số lượng nhân vật quá ít ỏi. Đó là: Đó là những nhân vật là những chàng trai hay những cô gái được đặt trong những mối quan hệ là bạn bè hay trong chuyện tình yêu đôi lứa: “Em đi bắt cá mò cua Nhịn ăn nhịn mạc mà mua thân chàng Không thì phép nước lệ làng Sưu cao, thuế nặng, khổ càng khổ hơn”. Và nhân vật có khi lại là những người vợ, người mẹ hay là những người chồng, người con trong mối quan hệ thân thiết của gia đình: “Từ khi em về làm dâu, Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời. Mẹ già dữ lắm em ơi, Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha”.
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 19 “Có con khốn khổ về con Lấy chồng phải gánh xương hom cho chồng”. “Con vua lấy thằng bán than Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo. Mẹ em tham gạo tham gà Bắt em để bán cho nhà cao sang”. Nhân vật là những cô gái, người con dâu và người vợ trong một gia đình rất gia trưởng: “Cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm thân con gái phaỉ nghe lời chồng Sách có chữ rằng: phu xướng, phụ tòng Làm thân con gái lấy chồng xuất gia” Nhân vật là những người nông dân, những người dân chài và người lái đò người làm thuê đặt trong quan hệ với xóm làng, quê hương và đất nước: “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đông sâu, Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy, Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!”. “Đất đâu đất lạ đất lùng,
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 20 Đi làm lại có thổ công ngồi bờ. Thổ công không có người thờ, Cho nên mới phải vẩn vơ ngoài đồng”. “Lỡ bước xuống đò Sông sâu sào ngắn không dò tới nơi Thuyền buồm gió đánh tả tơi Một con chèo quế xa bơi sông hồ Trông lên hòn đá lô xô Mặt sông lai láng, bể hồ trong xanh”. “Một ngày hai sáu đồng xu Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi! Người ta buôn bán ngược xuôi Thân tôi bùi ngùi ngậm đắng nuốt cay”. Chủ thể trữ tình trong ca dao, ca dao than thân dù là chàng trai hay cô gái, người vợ hay người mẹ, người lao động, người lái đò.... khi họ cảm nghĩ về thân phận mình họ luôn thấy buồn, thấy khổ cho nên họ đã cất lên thành những bài ca thở than về mọi nông nổi chua sót, khổ đau và bất hạnh cho số phận của mình. Ca dao than thân chủ yếu được cất lên bởi những người phụ nữ, những người lao động gắn với những người làm vợ, làm mẹ, làm con, làm dâu, của những người lao động.... Tóm lại, tất cả bọn họ là những người lao động, sống trong xã hội ấy họ bị áp bức bóc lột đến tột cùng.
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 21 Với 12.487 bài ca dao cổ truyền của ngưởi Việt, tác giả luận văn đã tiến hành việc khảo sát, phân loại ca dao than thân trong ca dao nói chung. Chúng tôi đã tìm ra được 412 bài ca dao than thân và phân loại chúng ra thành ba bộ phận trong bảng 1:1 (xem bảng 1:1): Bảng 1.1. Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật ở trong ca dao than thân Tổng số bài khảo sát Ca dao than thân Các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao than thân Người phụ nữ than thân Người đàn ông than thân Người lao động than thân Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 12.487 412 32,99 262 63,6 37 8,98 113 27,43 Như vậy, qua bảng 1.1. trên chúng ta có thể thấy trong các kiểu nhân vật trữ tình nổi bật trong ca dao than thân thì số lượng người phụ nữ than thân có đến 262 lượt lời (chiếm 63,3%) xuất hiện là của người phụ nữ, người đàn ông than thân có 37 lượt lời (chiếm 8,98%) xuất hiện và người lao động than thân có 113 lượt lời (chiếm 27,43%). Như vậy có thể thấy rằng, trong ca dao than số lượt lời của người phụ nữ than thân là chủ yếu chiếm gần 2 lần lượt lời than thân của người lao động và chiếm hơn 7 lần lượt lời than thân của người đàn ông. Điều này chứng tỏ rằng trong cái xã hội ấy ngoài những người lao động bị áp bức bóc lột khiến họ phải kêu than thì cũng trong xã hội ấy, người phụ nữ là người chịu thiệt thòi và bị áp bức bóc lột lớn nhất. 1.2. Các sắc thái biểu đạt cảm hứng than thân của nhân vật trữ tình
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 22 Qua quá trình tìm hiểu 412 bài ca dao than thân, chúng tôi nhận thấy các sắc thái biểu đạt cảm hứng chủ yếu được phản ánh qua ca dao than thân như (xem bảng 1.2): ca dao than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến; ca dao than thân vì những bất công trong gia đình phụ quyền; ca dao than thân vì những cay cực, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật... Bảng 1.2. Các sắc thái biểu đạt của nhân vật trữ tình trong ca dao than thân Tổng số bài khảo sát Ca dao than thân Các sắc thái biểu đạt của nhân vật trữ tình trong ca dao than thân Than thân về sự bất công trong xã hội phong kiến Than thân về sự bất công trong gia đình phụ quyền Than thân về những cay cực, nhọc nhằn trong cuộc sống Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 12.487 412 32,99 192 46,6 107 26,0 113 27,4 Nhìn chung ở các sắc thái biểu đạt cảm hứng chủ yếu được phản ánh qua ca dao than thân thì ở trong đó có bài chỉ những người phụ nữ than thân, có bài chỉ có người đàn ông than thân, song cũng có những bài có sự kết hợp có cả người phụ nữ và người đàn ông với chức năng tố cáo gay gắt sự áp bức bóc lột của xã hội cũ đến các vấn đề về cuộc sống đời thường, về tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc lứa đôi. Bên cạnh những lời ca than thân của người phụ nữ, người đàn ông là những lời than thân của những người lao động nhằm tố cáo sự đàn áp, bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 23 1.2.1. Than thân vì những bất công trong xã hội phong kiến Ca dao từ lâu đã ăn sâu vào trong tâm trí người nông dân lao động Việt Nam. Nó được ví là “tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn người bình dân”. Có thể nhận thấy, bên cạnh những giai điệu rộn ràng và tươi vui trong ca dao hài hước... chúng ta còn nghe đâu đó không ít những khúc ca buồn thương ai oán về những cảnh đời trắc trở, éo le hay những kiếp người bất hạnh do chế độ phong kiến với những khắt khe, định kiến để lại. Ca dao than thân về những bất công trong xã hội phong kiến mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là những người phụ nữ than thân vì bị phân biệt đối xử và lấy chồng xa; người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được vợ; người lao động than thân vì bị những giai cấp trên áp bức bọc lột và chà đạp.... Qua nghiên cứu khảo sát, tác giả luận văn đã tổng hợp, phân loại và có được kết quả như sau (xem bảng 1.3): Bảng 1.3. Lời than thân vì sự bất công trong xã hội phong kiến Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1. Người phụ nữ than thân vì bị phân biệt đối xử trong gia đình, xã hội và phải lấy chồng xa 42 21,9 2. Người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được vợ 37 19,2 3. Người lao động than thân vì bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột 113 58,9 Tổng 192 100 Nhìn vào kết quả bảng 1.3 có thể thấy lời than thân về sự bất công trong xã hội phong kiến tập trung nhiều nhất ở Người lao động than thân vì bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột chiếm số lượng cao nhất 58,9% với 113 lượt lời sau đó là lời than thân của người phụ nữ họ than thân vì bị phân biệt đối xử trong gia đình, xã hội và phải lấy chồng xa chiếm 21,9% với 42 lượt lời. Còn lại
  • 28. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 24 là những lời than thân của người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được vợ với 37 lượt lời chiếm 19,2%. a. Người phụ nữ than thân vì bị phân biệt đối xử trong gia đình, xã hội và phải lấy chồng xa Sống trong xã hội phong kiến bị ảnh hưởng bởi chế độ phụ quyền, người phụ nữ thời xưa họ không có quyền được làm chủ cuộc sống của mình. Mà trái lại, họ là những người luôn phải gánh chịu những mất mát về cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Ở xã hội ấy người phụ nữ không bao giờ có được tiếng nói riêng bởi ngay từ lúc còn nhỏ xã hội đã ban tặng cho họ những định kiến “trọng nam khinh nữ”. Quan niệm ấy đã hạ thấp thân phận của người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong xã hội ấy. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu về “hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp”, phân loại theo mảng đề tài này chúng tôi thu được số lượng là có 42/262 lượt lời (chiếm tỷ lệ 16,03%) trong sắc thái ca dao những người phụ nữ than thân chiếm 21,9% lời ca than thân vì những bất công do xã hội phong kiến mà ra. Khi tiến hành đọc những câu ca dao của những người phụ nữ than thân có thể thấy rằng ở xã hội phong kiến xưa người phụ nữ họ đã phải chịu rất bất công vô lí do những quan niệm như “trọng nam khinh nữ”. Có thể thấy sự phân biệt đó gắn với họ khi mà họ còn rất nhỏ: “Tua rua đã đứng ngang đầu Em còn ở mãi làm giàu cho cha Giàu thời chia bảy chia ba Phận em là gái được là bao nhiêu”. Hay:
  • 29. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 25 “Cô kia cắt cỏ đồng màu Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha Giàu thì chia bảy chia ba Phận cô là gái được là bao nhiêu”. “Em như quả bí leo cây Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”. Chính vì bị phân biệt như vậy cho nên khi đọc ca dao chúng ta luôn thấy xuất hiện câu mở đầu như: “Thân em như”: “Thân em như như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân. Chùi rồi lại vứt ra sân Mọi người hàng xóm có chân thì chùi”. Những người phụ nữ trong xã hội ấy họ bị coi thường, thân phận họ nhiều khi cũng chỉ nhỏ nhoi, bị đối xử như những đồ dùng trong gia đình, chỉ là – “chổi đầu hè” chỉ dùng để cho người lau chân. Nỗi đau vì bị phân biệt trong mối quan hệ gia đình ấy còn xuất hiện trước lời than thân của những người phụ nữ khi họ đi làm dâu với số phận hẩm hiu và được xuất hiện như: “Thân em như con cò trắng Lúp nắng giữa thêm bờ Làm dâu ba mẹ ăn nhờ cơm dư”.
  • 30. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 26 Luân lí phong kiến đã khiến người phụ nữ lấy chồng trở thành kẻ nô lệ phụ thuộc vào chồng, làm tay sai cho chồng. Đến nỗi người phụ nữ ấy mất hẳn cả tính độc lập: “Đi đâu cho thiếp đi cùng Đói lo thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”. Trong một bài ca dao khác, lời than thân vì bị phân biệt đối xử xảy ra đối trong trường hợp người vợ bị chồng hành hạ có pha chút cười hóm hỉnh, thể hiện thái độ tự tin và nhận thức rõ rệt về tính vô lí của sự bất bình đẳng giữa vợ chồng: “Cái cò là cái cò quăm, Mày hay đánh vợ mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai, Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm”. Với quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng”, “có phúc lấy chồng trong làng, vô phúc múc chồng thiên hạ” đã khiến cho biết bao người phụ nữ khi đi lấy chồng xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay khi nhớ về quê mẹ. Trong ca dao than thân chúng ta thấy sự xuất hiện hàng loạt bài ca dao mở đầu bằng hai chữ “chiều chiều” nói về sự buồn tủi, cô đơn than thân của họ: “Chiều chiều ra đứng bờ sông Trông về quê mẹ mà không có đò Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Hai tay rũ xuống như tàu chuối te. Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
  • 31. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 27 Chiều chiều bóng ác xế tà Ngắm xem non nước, ruột đà héo hon. Chiều chiều bóng ác xế tà Ngắm xem non nước, ruột đà héo hon”. Ngoài việc tự than thân trách móc chính bản thân mình thì chúng ta còn bắt gặp những lời than thân trách móc của chính họ đến với cha mẹ và chồng của mình: “Mẹ cha chi rứa mẹ cha Nơi gần không gả nơi xa đem vào” “Em ra lấy chồng cách một cái phá Nên chi phải chịu hai chữ li hương Nay đã cách trở đôi phương”. “Thiếp than thân thiếp còn thơ Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình Bây giờ năn nỉ ai binh Lá lay vì bởi tại mình thưở xưa Thầy mẹ ở nhà đắng cơm nghẹn nước, khổ trăm đường hỡi anh”. Đọc những câu ca dao trên bạn đọc mới thấy thấm thía một triết lí đơn giản rằng phải chăng khi có gia đình riêng, có con, người phụ nữ trẻ mới thấm thía những công lao nuôi dưỡng, giáo dục của đấng sinh thành “con lên ba mới ra lòng mẹ”. Để rồi mỗi khi hát ru con, mỗi khi cho con bú mớm, mỗi khi con bị trái nắng trở trời, hay mỗi khi cô đơn không có chỗ giãi bày, người phụ nữ lại nhớ đến chính người mẹ của mình:
  • 32. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 28 “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”. Ca dao người Việt là thế đó, người dân ta không chỉ khi vui mới sáng tác thơ ca mà ngay chính những lúc khó khăn, lầm than nhất thì những lời ca dao than thân như giúp cho chính họ được giãy bày lòng mình, giúp cho họ nguôi ngoai phần nào những nỗi đau đến ngay trong thời điểm đó b. Người đàn ông than thân vì nghèo mà không lấy được vợ Tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc và niềm khao khát mong đợi không chỉ ở phái nữ mà ngay chính những người đàn ông, họ là những mạnh thường quân họ cũng có khao khát và mong chờ hạnh phúc đến với mình. Họ mong ước mình sẽ có được người vợ, người bạn tâm giao của mình giống như lời than thân của chàng trai trong bài ca dao này: “Bèo than thân bèo, Nằm trên mặt nước. Bạc than thân bạc, Đeo chiếc bông tai. Khoai than thân khoai, Đào lên bới xuống. Muống than thân muống, Bứt đọt nấu canh Anh than thân anh, Vợ con chưa có...”
  • 33. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 29 Tuy nhiên, trong tình yêu có rất nhiều lí do khác nhau đã dẫn đến sự đổ vỡ và sự chia lìa. Và những đổ vỡ, chia lìa xót xa ấy đã khiến cho người ta phải than thân: Đó có thể là lí do do sự ngăn cản của bậc cha mẹ khi không tác hợp chuyện hôn nhân vì chàng trai đó quá nghèo điều đó đã khiến cho chàng trai phải than thân: “Ngắn tay với chẳng tới kèo, Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em”. “Anh thấy em, anh cũng muốn thương, Sợ lòng bác mẹ soi gương giàu nghèo. Em yêu, bác mẹ không yêu, Biết ăn, biết nói, biết chiều làm sao?”. Hay việc sống trong môi trường xã hội phong kiến với những định kiến khắt khe về giới khiến cho những những chàng trai và những cô gái đã không có quyền được chọn mình sẽ yêu ai và mình sẽ lấy ai, sẽ ở với người mình yêu thương. Nghĩa là họ không có quyền quyết định chuyện cưới xin của chính mình. Mà việc quan trọng này sẽ được cha mẹ họ quyết định “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, con cái không có quyền được lên tiếng lựa chọn, bởi vậy họ không khỏi xót xa: “Công anh múc mắm chùi thùng, Con bà bà gả về Sung mất rồi” “Ba má em tham ruộng đầu cầu Tham nhà con một, tham trâu đầy chuồng”.
  • 34. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 30 “Mẹ em tham gạo tham gà Bắt em để bán cho nhà cao sang” Nguyên nhân còn do hoàn cảnh cũng khiến chàng trai phải than thân: “Cây khô chết đứng chẳng xứng duyên đầu Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngang”. Đôi khi, sự đổ vỡ còn bắt nguồn từ những sự đổi thay, hững hờ và sự bội bạc, phụ tình trong tình yêu: “Qua cầu lột ván tháo đinh Người thương ở bạc với mình không hay”. “Anh đến tìm hoa Thì hoa đã nở Anh đến tìm đò Thì đò đã sang sông. Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô”. Hoặc rõ ràng hơn chút nữa- nhiều chàng trai tốn biết bao công sức theo đuổi người mình thương nhưng lại bị phụ bạc, dối lừa: “Tiếc công anh đắp đập be bờ, Để ai quấy đó, mang lờ đến đơm”. “Tiếc công anh chẻ nứa đan lờ, Để cho con cá vượt bờ nó đi”. “Tiếc công đan giỏ bỏ cà,
  • 35. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 31 Giỏ thưa cà lọt công đà uổng công”. Có khi nguyên nhân không đến được với nhau vì bị phụ tình, lỡ duyên người đàn ông đành than thân đổ cho trời, cho duyên số, ông tơ bà nguyệt đã không se duyên: “Tiếc công rày xuống mai lên, Mòn đàng chết cổ không nên tự trời. Tưởng rằng kèo cột ở đời, Ai ngờ kèo rã, cột rời đôi phương. Ngày nào em nói em thương, Như trầm mà để trong rương, chắc rồi. Bây giờ khóa rớt chìa rơi, Rương long nắp lở, bay hơi mùi trầm”. “Đêm qua mất cắp như chơi Có nơi mất vợ, có nơi mất chồng. Ông tơ chẳng biết thẹn thùng, Còn toan se mối tơ hồng cho ai? Có khi ức quá còn toan: Bắc thang lên hỏi ông giời, Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay. Đánh rồi lại trói vào cây, Hỏi ông Nguyệt lão: Đâu giây tơ hồng?”
  • 36. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 32 Ngoài việc đổ cho trời, cho duyên số không đến được với nhau, chàng trai cũng có lời than thở thầm trách người bạn tình của mình: “Đồng tiền vạn lịch, Thích bốn chữ vàng, Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu. Bây giờ cô lấy chồng đâu? Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng. Năm trăm anh đốt cho nàng, Còn năm trăm nữa giải oan lời thề. Xưa kia nói nói thề thề. Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai? Bây giờ nàng đã nghe ai? Gặp anh ghé nón chạm vai chẳng chào”. Là nỗi niềm của người con trai vì đã không tìm thấy người để mình yêu thương, nên đành “bỏ sào xuôi” và chàng trai ấy đã than rằng: “Nước chảy xuôi thuyền anh trôi ngược Anh chống không được anh bỏ sào xuôi Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi Khúc sông bỏ vẳng để người sầu riêng”. “Anh” than cho thân phận mình để rồi “anh” lại bỏ mặc kệ cho con thuyền của mình trôi theo dòng nước, đến nỗi chỉ thấy “khúc sông bỏ vắng”.
  • 37. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 33 Những lời than thân trong tình yêu như bị lỡ duyên, trái duyên, phụ tình thì cảnh ở rể cũng đã khiến chính người đàn ông họ phải than thân: “Giời mưa cho ướt lá khoai, Công anh ở rể đã hai năm ròng. Nhà em lắm ruộng nhiều đồng, Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay, Tháng chín mưa bụi gió may, Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời”. Hoặc: “Công anh làm rể Chương đài, Một đêm ăn hết mười hai vại cà. Giềng đâu thì dắt anh ra, Không thì anh chết với vại cà nhà em”. Qua những lời ca dao than thân trên có thể thấy rằng không chỉ người phụ nữ mà người đàn ông được mệnh danh là những đấng mạnh thường quân mang trong mình sự kiên cường và cứng rắn nhưng trong xã hội ấy, trong từng hoàn cảnh của cá nhân mình thì các chàng trai cũng có những lời ca dao than thân, đọc mà chua xót chỉ bởi cảnh nghèo hèn về vật chất mà không thể đến được với người con gái mình yêu thương để che chở và dành tình yêu thương người con gái đó suốt cuộc đời mình. c. Người lao động than thân vì bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột
  • 38. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 34 Tàn dư của chế độ phong kiến chính là để lại những bất công trong tình yêu của những chàng trai cô gái mà khắc nghiệt hơn, đau đớn hơn lại chính là người nông dân lao động để rồi họ mượn những lời ca để than thân khi bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột. Qua khảo sát tổng hợp trong cuốn Ca dao người Việt, chúng tôi tìm thấy có 113 lượt lời ca dao (chiếm 58,9 %) nói về những lời than thân của người lao động khi bị giai cấp thống trị chà đạp, áp bức và bóc lột. Ca dao than thân trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội để phản ánh những tâm trạng đau khổ, uất ức và thái độ phản kháng của người dân lao động khi họ bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp thống trị. Cũng có những câu thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày như tục ngữ phản ánh những khía cạnh điển hình của tâm trạng người nhân dân lao động, phản ánh hoàn cảnh sinh hoạt khổ cực, tinh thần đấu tranh mãnh liệt của người nông dân trong việc chống lại chế độ phong kiến áp bức bộc lột như: “Gánh cực mà đổ lên non, Còng lưng mà chạy cực còn theo sau”. “Trời sao trời ở không cân, Kẻ ăn chẳng hết người lần chẳng ra!”. “Con ơi nhớ lấy câu này: Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”. “Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình, Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”.
  • 39. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 35 “Tậu voi chung với Đức ông, Vừa phải đánh cồng vừa phải hót phân”. “Có ăn vất vả đã cam Không ăn ta nghỉ làm ta làm làm chi...” Sống trong xã hội thời kỳ ấy người nông dân đồng thời là những người lao động, họ bị bọn địa chủ phong kiến tìm mọi cách hãm hại và chính giai cấp địa chủ ấy đã trực tiếp chà đạp, áp bức và bọc lột và đẩy những người nông dân vào những bước đường cùng: “Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không, không, tôi đứng trên bờ Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi đòi Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia”. Trong xã hội phong kiến người nông dân vốn dĩ là tầng lớp thấp cổ bé họng. Họ phải làm việc quần quật để tạo ra vật chất nhưng lại bị tầng lớp địa chỉ phong kiến bóc lột hết. Cả cuộc đời những người nông dân cơ cực ấy chỉ để dành được “một hạt gạo” và “ba đồng tiền”: “Con cò chết tối hôm qua Có một hạt gạo với ba đồng tiền Một đồng mua trống mua kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
  • 40. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 36 Một đồng mua mớ rau rong Đem về thái nhỏ thờ vong con cò”. Ngoài ra, còn có nhiều bài hát ru con của các bà mẹ nhưng thực chất lại là tiếng hát than thở của người nông dân lao động nghèo khổ sống trong xã hội có áp bức bóc lột: “Bồng bồng mẹ bế con sang, Đò to nước lớn, mẹ mang con về. Mang về đến gốc bồ đề, Xoay trở hết nghề mẹ bán con đi”. Rõ ràng là khi tiếng hát than thở ấy được bà mẹ hát lên cho chính con mình nghe, thì âm điệu bài hát lại càng trở nên não ruột: “Sinh con gặp phải buổi này, Bao giờ mở mặt mở mày con ơi!”. Sống trong xã hội cũ, hầu hết nhân dân ta phải sống trong điều kiện lao động vô cùng cực nhọc, thứ lao đông cực nhọc đó tất nhiên không làm cho con người tốt đẹp lên được, nhất là khi thứ lao động cực nhọc đó lại có tính chất như một thứ lao động bị cưỡng bức nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị. Có những câu hát chứng tỏ nhân dân đã hiểu và đã vạch trần được cái sự thật ấy: “Một ngày hai bữa cơm đèn, Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng!” Như vậy, đã thông qua ba hình tượng: người phụ nữ, người đàn ông và người nông dân lao động bạn đọc đã thấy được phần nào những nỗi đau và sự than thân của con người trong ca dao. Họ là những người được sống nhưng lại
  • 41. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 37 có cuộc sống khổ cực bởi tác động của các nhân tố bên ngoài: khi thì là gia đình, là người bạn đời, là vấn đề cơm áo gạo tiền, là sự chà đạp, áp bức và bọc lột của giai cấp thống trị. Đọc ca dao than thân mới thấy được hết những nỗi đau của muôn loài, cuộc sống của họ đau khổ như vậy, nhưng thật may mắn vì vẫn còn có loại hình ca dao để cho họ diễn tả những nối đau đó, giúp họ phần nào nguôi ngoai trong lúc khó khăn đau khổ ấy, đó cũng là những bài học để người đời sau chiêm nghiệm về cuộc sống của những người lao động trong xã hội xưa. 1.2.2. Than thân vì những bất công trong gia đình phụ quyền Xã hội phong kiến xưa, khi mà gánh nặng của lễ giáo phong kiến còn đè nặng lên cuộc sống con người thì “gia đình phụ quyền” vẫn luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi , đặc biệt là với người phụ nữ bởi họ chính là những nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ nam quyền, chế độ đa thê… cùng với các quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Có một con trai cũng là con, có 10 con gái cũng không gọi là con), rồi trai có thể năm thê bảy thiếp mà gái chính chuyên chỉ được phép một chồng… và biết bao quan niệm về đạo “Tam tòng, tứ đức” cùng những tập tục cổ hủ đã khiến người phụ nữ không cất nổi đôi cánh của mình để bay lên với cuộc đời. Bởi vậy, ở nội dung thân thân này, qua khảo sát tác giả luận văn thấy đa số đó là lời than thân của người phụ nữ. Có hàng trăm nguyên nhân, trở lực trực tiếp và gián tiếp khác nhau khiến cho cuộc sống, tình yêu và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ không được thực hiện, dù là rất chân chính và mãnh liệt. Chính vì lẽ đó mà những lời ca than thân đã được hiện lên trong ca dao rất rõ nét và giàu sức gợi cảm. Qua quá trình khảo sát về hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp, tác giả luận văn đã tổng kết được 107 lượt lời (chiếm tỉ lệ 40,8%) cao nhất trong các sắc thái của ca dao than thân của người phụ nữ. Ca dao than thân về sự bất công trong đình phụ quyền còn được tác giả luận văn khảo sát lại có những nội dung
  • 42. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 38 than thân của người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt); người phụ nữ than thân vì bị phụ tình; người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụi và có được bảng 1.4 như sau (xem bảng 1.4): Bảng 1.4. Lời than thân vì sự bất công trong gia đình phụ quyền Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1. Người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt) 66 61,7 2. Người phụ nữ than thân vì bị phụ tình 29 27,1 3. Người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụi 12 11,2 Tổng: 107 100 Nhìn vào bảng 1.4 chúng ta thấy rằng số bài than thân vì sự bất công trong gia đình phụ quyền tập trung chủ yếu ở nhóm những người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt) với 66 lượt lời (chiếm 61,7%) điều này cho thấy đa phần những người phụ bị sắp đặt trong hôn nhân, cuộc hôn nhân của họ không hề xuất phát từ tình yêu; những người phụ nữ than thân vì bị phụ tình cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 29 lượt lời chiếm 27,1%; người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụi với 12 lượt lời chiếm 11,2%. Như vậy, có thể thấy rằng người phụ nữ bước vào cuộc sống hôn nhân ngoài việc chịu sự bất công trong xã hội phong kiến thì ngay ở chính gia đình phụ quyền họ cũng phải chịu nhiều mất mát, đau thương và không có được hạnh phúc trọn vẹn. a. Người phụ nữ than thân vì bị trái duyên (cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt)
  • 43. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 39 Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến – đại diện là quan niệm của nhà Nho mà trong thời phong kiến hầu hết cha mẹ cho mình cái quyền là người có toàn quyền lo liệu hôn nhân của con cái mà không hề đếm xỉa đến những nguyện vọng và mơ ước của tuổi trẻ về nhu cầu hạnh phúc của con mình. Khiến cho các chàng trai và các cô gái luôn phải lấy, sống cùng với một người mà mình không hề muốn. Bởi quan niệm ấy, nên nhiều cha mẹ đã làm lầm lỡ duyên con. Gây ra biết bao cảnh đau thương vì tình duyên ngang trái: “Cha mẹ đòi ăn cá thu Gả con xuống biển, mù mù, tăm tăm”. “Lấy chồng chẳng biết mặt chồng. Đêm nằm mơ tưởng nghĩ ông láng giềng”. Nhiều khi cha mẹ còn đem con mình là một cuộc trao đổi lợi ích khiến cho đám cưới của một “cô dâu” chẳng khác gì một cuộc mua bán: “Cưới em có một tiền hai Có dăm bát bún, có vài hạt sôi. Họ hàng ăn uống xong rồi, Tôi xin cái chảo tôi lôi nó về” Nhìn lại nhiều lời ca dao than thân, tác giả luận văn thấy những người phụ nữ trong xã hội ấy họ cũng là những người tạo ra của cải vật chất cho gia đình nhưng họ lại không được thừa hưởng thành quả. Mà trái lại họ bị “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”: “Con vua lấy thằng bán than
  • 44. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 40 Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo. Mẹ em tham gạo tham gà Bắt em để bán cho nhà cao sang. Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng. Em đã bảo mẹ rằng đừng Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Để than thân cho số phận của mình khi còn ở nhà làm việc nhà và làm giàu cho gia đình vậy mà bố mẹ lại không cho họ có quyền quyết định đến với người mình yêu thương, khiến cho cô gái phải cất lên lời oán trách: “Thân em như trái bầu Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non”. Người con gái đã ví thân mình như “trái bầu” đã bị cha mẹ “đang tay hái ngắt khi còn non”, đây quả thực là một lời trách móc kín đáo của cô gái đối với cha mẹ mình. Cha mẹ cô đã ép cô đi lấy chồng khi cô còn rất trẻ. Có lẽ, đây là cảnh ngộ chung của rất nhiều cô gái sống trong xã hội cũ đã phải gánh chịu: “Bởi cha mẹ em chẳng biết liệu lo Số phận em như mà nhìn sâu xoáy nước chìm” (Dân ca Giáy)
  • 45. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 41 Mấy ai trong đấng sinh thành lại thấu hiểu được nỗi đau của thân gái khi bị cha mẹ sắp đặt chuyện chồng con. Đó chính là nguyên nhân khiến cho họ bị bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi: “Lửa nhen mới bén duyên trầm Trách sao cha mẹ nỡ cầm duyên con”. “Chanh chua quýt ngọt đã từng Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn Hay là thầy mẹ cấm ngăn Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường”. Người phụ nữ sống trong thời đó họ không thể chống lại những định kiến hà khắc của xã hội phong kiến mà mình đang sống. Cho nên họ phải than thân và trách cho số phận hẩm hiu: “Lấy chồng gặp phải kẻ tồi Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay Cả ngày chỉ rượu sưa say Khi nãy thuốc phiện, khi này tài bàn Nói ra mang tiếng phũ phàng Nín đi thì não oan chàng xiết bao! Cũng thì phận gái má đào Người thì gặp được anh hào đảm đang Mình thì cũng dự phần hương
  • 46. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 42 Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào”. Tóm lại khi đọc những bài ca dao than thân, tác giả luận văn thấy rằng người phụ nữ trong xã hội cũ khi rơi vào hoàn cảnh bị trái duyên và không lấy được người mình yêu thương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ phụ quyền và sự quyết định của bố mẹ. Mà thông thường bố mẹ có tác động rất lớn trong hôn nhân của con cái nên những những lời than thân bị trái duyên của những cô gái đa phần đều nhắc đến bố mẹ mình. b. Người phụ nữ than thân vì bị phụ tình Bên cạnh việc than thân của người phụ nữ trong xã hội phụ quyền phải than thân vì bị trái duyên (hôn nhân sắp đặt), lỡ duyên, chúng ta còn bắt gặp những lời ca dao than thân của những người phụ nữ bị phụ tình chỉ vì những “ưu tiên” của chế độ phong kiến đã mặc nhiên cho những người đàn ông có cái quyền được “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Đó là những câu ca dao còn vang lên lên tiếng hát kêu than của người phụ nữ nghèo nuôi chồng rồi bị chồng phụ tình: “Xưa kia anh bủng, anh beo Tay bưng chén thuốc, tay đèo núi chanh Bây giờ anh mạnh, anh lành Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi Có thịt anh tình phụ xôi Có cam phụ quýt, có người phụ ta Có quán tình phụ cây đa Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn”.
  • 47. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 43 Hay là: “Được buồng này anh khuây buồng nọ Được ngãi đó anh bỏ ngãi đây Gỉa như lạng vàng sa xuống Hồ Tây Lạng vàng không tiếc mấy, tiếc duyên đó nọ đây chưa thành”. Khi đọc những câu ca dao trên chúng ta có thể thấy bức tranh về một người phụ nữ tần tảo chăm sóc cho chồng nhưng lại cuối cùng lại bị chính người chồng của mình phụ bạc. những người phụ nữ đã đồng cam cộng khổ cùng với người bạn đòi của mình nhưng những người đàn ông đó họ lại là những người nhanh quên điều đó nên đã khiến người phụ nữ phải có những lời than thân nhằm cảnh tỉnh đến người đnà ông – người bạn đời của mình. Tuy nhiên dù có bị sống trong bất hạnh, bị phụ bạc nhưng tâm hồn của người phụ nữ ấy vẫn sáng lên ánh sáng của một trái tim đôn hậu, cao thượng và đầy lòng vị tha đối với người chồng mình. Những gì tạm bợ, hời hợt như những tình cảm ngang tắt kia sẽ nhanh chóng phôi pha “ba năm quán đổ”, chỉ tình nghĩa tao khang từ thủa hàn vi là bền chặt như cây đa vốn sâu rễ bên gốc. Có thể thấy rằng ở trong xã hội phụ quyền xưa người phụ nữ luôn phải sống trong những bất công và khổ cực, ngang trái. Họ đã bị đày đọa cả về mặt vật chất cũng như tâm hồn, họ không được hưởng hạnh phúc trong hôn nhân. Nhìn vào những cuộc hôn nhân của những người phụ nữ thời ấy chúng ta thấy có lẽ hôn nhân chính cơn ác mộng chứ không phải là niềm hạnh phúc mà người con gái thầm mong muốn. Bởi vì, hôn nhân của họ là việc “trao đổi”, “mua bán” của bậc cha mẹ. c. Người phụ nữ than thân khi phải sống trong cảnh làm lẽ và phải sống góa bụa
  • 48. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 44 Ở trong xã hội phong kiến nói chung và chế độ phụ quyền nói riêng, những người đàn ông họ đã tự mặc nhiên cho mình cái quyền “trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Họ coi những người phụ nữ là những “con rối”, “món hàng” không có giá trị. Nếu họ thích thì họ sẽ nâng niu còn khi đã chán họ sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc. Chính những quan niệm đó đã gây ra biết bao cảnh đau lòng cho những người phụ nữ. Và những người phụ nữ khi bị rơi vào hoàn cảnh đó, họ chỉ biết mượn ca dao để giãi bày những phiền muộn chất chứa trong lòng mình: “Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò Mong chồng, chồng chẳng xuống cho Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”. “Thân em làm lẽ chẳng nề Có như chính thất,ngồi lê giữa đường”. “Thân em làm lẽ vô duyên Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời Ai ơi ở vậy cho rồi Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta”.
  • 49. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 45 Đọc những lời ca dao trên chúng ta thấy xuất hiện lên một hình ảnh đầy phẫn uất của người phụ nữ khi làm lẽ, người phụ nữ ấy đã than thở về những khổ cực của cảnh làm lẽ bị vợ cả ghen tuông, hành hạ bằng việc bóc lột sức lao động, mà lí do chính là người nông dân đã bị chế độ phong kiến bần cùng hóa. Đây quả thực là một lời than thân thẳng thắn, chất phác và cặn kẽ của người phụ nữ khi đi làm lẽ. Ở một bài ca dao khác, chúng ta đọc thấy những câu: “Thân em mười sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. Nói ra sợ chị em cười, Năm ba chuyện thảm chín mười chuyện cay. Tôi về đã mấy năm nay, Buồn riêng thì có vui rày thì không. Ngày thời vất vả ngoài đồng, Tối về thời lại nằm không một mình! Có đêm thức suốt năm canh”. “Chia từ cây cải chia ra Chia cửa, chia nhà, chia sáng, chia đêm Giường chị, chị ngồi đã yên Giường tôi chị lại, chị liền đánh ghen”. Chế độ phong kiến, chế độ phụ quyền đã bóp nghẹt đời sống thể xác cũng như đời sống tư tưởng, tình cảm, tinh thần của người phụ nữ nên phần đông họ chỉ hờn duyên, tủi phận, oán giận âm thầm mà không thể làm gì để thay đổi
  • 50. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 46 hoàn cảnh sống của mình bởi trong xã hội ấy họ bỗng trở thành những con người “thân cô, thế cô”. Khi cuộc tình “đứt gánh giữa đường” và những dòng nước mắt đầy xót xa của những kiếp đàn bà làm lẽ sẽ cứ tiếp nhau chảy mãi trong ca dao. Những giọt nước mắt ấy nhỏ xuống tận sâu tâm hồn họ và được lắng đọng lại trong những câu ca dao đầy đau đớn: “Xưa kia anh bủng, anh beo Tay bưng chén thuốc, tay dèo múi chanh Bây giờ anh mạnh, anh lành Anh mê nhan sắc, anh phụ tình tôi Có thịt anh tình phụ xôi Có cam phụ quýt, có người phụ ta Có quán tình phụ cây đa Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn”. Người phụ nữ không phải chỉ biết chịu đựng. Mà họ còn có những khao khát, ước mơ về hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Nên những người phụ nữ bất hạnh ấy họ đã tự nhắn nhủ với những người khác rằng: “Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng. - Chồng con là cái nợ nần Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”. “Thương chồng phải khóc mụ già
  • 51. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 47 Gẫm tôi với mụ có bà con chi”. Để bảo toàn quyền lợi ích kỷ, giai cấp phong kiến và chế độ phụ quyền đã đưa ra chiêu bài “tiết hạnh khả phong” để lừa bịp, dụ dỗ, mê hoặc những người phụ nữ góa bụi ẩn nhẫn phục vụ cho chúng với danh nghĩa “thủ tiết thờ chồng”. Do đó có nhiều người phụ nữ chồng chết, tuy chưa quá ba mươi tuổi, nhưng cũng phải hoài nát tuổi xuân. Và nếu có ai chống đối lại bằng cách đi lấy chồng thì bị chiếm hết cơ nghiệp tài sản của mình, con bị bắt và bị dư luận mỉa mai nhục nhã: “Giai làm nên năm thê bảy thiếp Gái làm nên thủ tiết chờ chồng”. “Ghe bầu trở lái về đông Làm thân con gái thờ chồng nuôi con Cậu chết mợ ra người dưng Hễ chú tôi chết, thím đừng lấy ai”. Ngoài ra, trong ca dao chúng ta còn dễ dàng bắt gặp những cảnh người đàn bà góa chồng khi còn xuân xanh phải hầu hạ mẹ chồng và là lao động chính trong gia đình. Chính vì vậy mà người đàn bà góa vừa có những lời than thân thương cho thân phận mình: “Lênh đênh chiếc bánh giữa dòng, Thương thân góa bụi phòng không lỡ thì Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm trực tiết, còn gì là xuân”. 1.2.3. Than thân vì những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống
  • 52. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 48 Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát trong kho tàng ca dao than thân người Việt với chủ đề than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống thu được nội dung phản ánh và kết quả bảng 1.5 sau (xem bảng 1.5): Bảng 1.5. Lời than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1. Người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó 15 13,3 2. Người phụ nữ than thân vì cuộc sống vất vả, cảnh làm vợ, làm dâu 58 51,3 3. Người lao động than thân vì thân phận “thấp cổ bé họng” 40 35,4 Tổng: 113 100 Qua bảng 1.5 có thể thấy rằng lời than thân về những đắng cay, cơ cực và nhọc nhằn trong cuộc sống tập trung ở người phụ nữ than thân vì cuộc sống vất vả, cảnh làm vợ, làm dâu với 58 (chiếm 51,3%) và người lao động than thân vì thân phận “thấp cổ bé họng” với 40 lượt lời (chiếm 35,4%) và cuối cùng là người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó với 15 lượt lời (chiếm 13,3%). a. Người đàn ông than thân vì cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó Ở ca dao than thân có không ít những ca khúc dài (bài hò) nói lên những nối khổ của người đàn ông trong xã hội cũ. Đó là những tiếng nói của những người nông dân vì đói khổ mà để mẹ già lại quê nhà, đưa vợ con đi tha phương cầu thực, nhưng “cực lòng nên phải biến dời, biến dời lại gặp phải nơi cực lòng”, người nông dân đó vẫn không kiếm được kế sinh nhai, lại phải đem vợ con trở về quê cũ: “Mẹ già ở chốn lều tranh,