SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường
Khoa: Môi Trường
Khóa học: 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường
Lớp: K46 – KHMT - N03
Khoa: Môi Trường
Khóa học: 2014 - 2018
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Hà Đình Nghiêm
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các
trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng
những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình
tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để
phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Môi Trường, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”.
Đề hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trong Môi trường, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: Ths. Hà Đình
Nghiêm, UBND xã Quyết Thắng và bà con nhân dân trong phường đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ lòng
biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế.
Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày …tháng… năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Dương
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ..........20
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm.........24
Bảng 4.1. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của xã Quyết Thắng .....................35
Bảng 4.2. Đánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết Thắng....36
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước.................................................37
Bảng 4.6 Thể hiện tình hình sử dụng hệ thống lọc nước
của các hộ dân trong xã Quyết Thắng.............................................................40
Bảng 4.7 Thể hiện chất lượng nước theo ý kiến
của người dân trong xã Quyết Thắng..............................................................42
Bảng 4.8. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn
xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.........................42
Bảng 4.9 Bảng thống kê nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt
từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng......................................45
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Quyết Thắng...........................................26
Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng...............35
Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân
về nước tại xã Quyết Thắng ............................................................................36
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng PH .......................................38
Hình 4.5 : Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Fe .......................................39
Hình 4.6: Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Độ đục.................................39
Hình 4.7.Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng hệ thống ...................................41
và các thiết bị lọc của các hộ dân trong xã Quyết Thắng ...............................41
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chất lượng nước theo ý kiến ................................42
của người dân trong xã Quyết Thắng..............................................................42
Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại xã
Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nhận xét:............43
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt....................46
từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng......................................46
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
ANTQ An ninh tổ quốc
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CP Chính phủ
ĐNA Đông Nam Á
HĐND Hội đồng nhân dân
NĐ Nghị định
QCCP Quy chuẩn cho phép
QĐ Quyết định
SIWI Viện nước quốc tế
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
UNEF Môi trường Liên hợp quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YTDP Y tế dự phòng
v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1.MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
PHẦN 2. Tổng quan tài liệu…………………………………………………..4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.2.Các dạng ô nhiễm nước.............................................................................10
2.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ...............................................................13
2.4.Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam và Tỉnh Thái Nguyên.....................15
2.4.1. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ..............................................15
2.4.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên..............................16
2.5.Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt .............................................18
PHẦN 3. Đối tượng và Nội dung và phương pháp nghiên cứu……………..22
3.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................22
3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................22
3.3.Nội dung nghiên cứu.................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22
3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................22
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn .........................................................23
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu............................................................................23
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...................................24
vi
3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh: ...........................................25
PHẦN 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận…………………………………..26
4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quyết Thắng ..................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................26
4.1.2. Các nguồn tài nguyên............................................................................28
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................29
4.2.Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn xã Quyết Thắng ...........................................................................34
4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân...................................34
4.3.Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.............36
4.3.1. Đánh giá chất lượng nước.....................................................................36
4.4.Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt
của người dân xã Quyết Thắng......................................................................40
4.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng.44
4.4.1.1. Ô nhiễm từ các nguồn khác................................................................47
4.5.Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt ......................................................................................47
4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức con người :............................47
4.5.2.Giải pháp pháp lý...................................................................................48
4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước ...............................................................48
4.5.4 Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng............................................49
Phần 5..............................................................................................................51
5.1.Kết luận .....................................................................................................51
5.2. Kiến nghị.................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
như tắm, giặt giũ, nấu nướng, vệ sinh… thường không thể sử dụng để ăn,
uống trực tiếp được.
Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có tiêu chuẩn đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.
Về cơ bản nước đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không có vị lạ,
không chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân
loại. Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện
nay diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Trong những năm gần đây
đảng và chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi
trường, nhất là ở các vùng nông thôn [7].
Trong các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, ô nhiễm môi trường
nước sinh hoạt đang là vấn đề được nhiều cơ quan quản lý và người dân quan
tâm.Trong những năm gần đây, UBND xã Quyết Thắng, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của phường trong đó có nhiệm vụ cung
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. So với tình hình chung của cả nước đạt
mức trung bình. Tuy nhiên trước sự phát triển của xã hội và phát triển dân cư
nên nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, việc khai thác nước tự do không theo
quy hoạch tạo nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung
quanh, trong đó có nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
dân cư .
Xuất phát từ thực tiễn xã Quyết Thắng dưới sự hướng dẫn của thầy Ths.
Hà Đình Nghiêm em đã tiến hành đề tài nghiên cứu : “ Đánh giá hiện trạng
2
nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết
Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết
Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên
địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt
và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước.
1.2.3 Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác quản lý tài nguyênnước
- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ1 kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
3
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp bản thân có thêm kiến thức về tài nguyên nước (nước sinh hoạt).
- Đánh giá được công tác quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý nước
sinh hoạt.
- Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức của người dân về môi trường.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn
bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước đó là:
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 21/6/2012.
- Luật Bảo về môi trường 2014.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 21/8/2008 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về
việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi Trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường cần xử lý.
- Các quy chuẩn ký thuật quốc gia, quyết định về môi trường:
- QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất.
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1Một số khái niệm
Khái niệm Môi trường:
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
5
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2014) của Nước CHXHCN Việt Nam,
thì môi trường được khái niệm: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật” [6].
Khái niệm Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường: Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm
cho môi trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là
những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản
lý môi trường [8].
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam:
“Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật” [6].
Khái niệm Nguồn nước sinh hoạt:
Nguồn nước sinh hoạt: là nước dùng để ăn uống, vệ sinh con người.
“Nước sạch” là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch Việt Nam.
*Khái niệm Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người
và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và
quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
*Ô nhiễm nước: Theo Hiến chương châu Âu được định nghĩa: “Ô nhiễm
nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm
bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [5].
6
Khái niệm Suy thoái cạn kiệt nguồn nước:
Suy thoái cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm về chất lượng và số
lượng của nguồn nước.
Khái niệm Bảo vệ tài nguyên nước:
Bảo vệ tài nguyên nước: là biện pháp nhằm chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài
nguyên nước [6].
2.1.2.2. Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt.
- Nước từ nhà máy cấp: là dạng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn
nước sạch.
- Nước ngầm: là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho hoạt động sống của con người, con
người khai thác nước ngầm dưới 2 dạng:
+ Nước từ giếng đào.
+ Nước từ giếng khoan. Nguồn gốc của nước ngầm:
Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm
thấu vào lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển
động trong các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm nước.
Khả năng ngậm nước của tầng đất đá phụ thuộc vào độ nứt nẻ. Các loại đất sét,
hoàng thổ không chứa nước. Ở nước ta, một số nơi phát hiện nước ngầm phong
phú trong các trầm tích biển, trầm tích song và trong tầng vôi nứt nẻ.
Các trạng thái tồn tại của nước ngầm:
+ Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ hổng của đất đá.
+ Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn
chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được.
+ Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân
tử, có thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng
không thể truyền được áp suất.
7
+ Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác
dụng của sức căng mặt ngoài và trọng lực. Nước mao đẫn có thể di chuyển
trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực
nước trọng lực.
+ Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong các lỗ hổng của đất,
chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất.
Trong tất cả các dạng trên thì chỉ co nước thấm là có trữ lượng đáng kể
và có khả năng khai thác được.
* Đặc tính chung của nước ngầm:
Nước ngầm của nước ta được phân bố gần như khắp mọi nơi và nằm ở
độ sâu không lớn. Tầng chứa nước rất dày, trung bình khoảng 15 – 30 m, có
nhiều nơi tới 50-70 m.
Do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và được bảo vệ bởi các tầng cản
nước nên nước ngầm ở nước ta có chất lượng tốt: hàm lượng cặn nhỏ ít, ít
vi trùng, nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành
sản xuất rẻ.
Tùy thuộc vào tầng hóa địa của tầng chức nước và chất lượng nguồn bổ
cập mà trong tầng nước ngầm có hàm lượng muối khoáng lớn, nhất là các
muối cứng, nếu dùng để cấp nước cho nồi hơi, thường phải làm mềm.
2.1.2.3. Vai trò của nước
- Vai trò của nước đối với con người: Cũng như không khí và ánh sáng,
nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình
thành sự cố trên trái đất thì nước và môi trường đóng vai trò quan trọng, nước
tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữa cơ (tham gia vào qúa trình quang
hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản
ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi
của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Con người sống không thể thiếu nước. Cơ thể chỉ cần mất đi 10%
8
lượng nước thì lập tức các chức năng sinh lý sẽ bị rối loạn: nếu mất đi 20%
lượng nước thì nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong. Một cơ thể khỏe mạnh,
nhịn ăn chỉ cần cung cấp đủ nước vẫn có thể duy trì sự sống trong vòng một
tháng. Ngược lại nếu thiếu nước, chỉ sử dụng thức ăn khô không có nước thì
bình thường sau 5-7 ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Điều này cho chúng ta thấy
rằng, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống con người.
Nước chiếm khoảng 60% thành phần cấu tạo cơ thể. Hàm lượng nước ở
nam giới nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi cần nhiều nước hơn người
cao tuổi. Đối với các bộ phận trong cơ thể, lượng nước phân phối không
giống nhau. Trong xương chiếm 10%, trong mô mỡ chiếm 20% - 35%, trong
thịt chiếm gần 70%, trong dịch vị và huyết tương nước chiếm tới 90% [4].
- Đối với động vật, thực vật.
- Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất.
+ Đối với đời sống sinh hoạt: nước sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm
giặt, các hoạt động vui chơi giải trí: bơi lội…
+ Đối với hoạt động nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu… nước là yếu tố
không thể thiếu.
+ Đối với công nghiệp: nước được sử dụng trong quá trình sản xuất
giấy, công nghiệp hóa chất và kim loại, xử lý rác thải…
+ Nước có vai trò đối với các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn
nuôi, thủy điện.
2.1.2.4. Nước sinh hoạt và Sức khỏe con người
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng 80% bệnh tật của cư dân
Trái Đất là do nước gây ra hoặc lan truyền qua nước. WHO cũng đã tiến
hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tất ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như
sau: Tại một số nước ở Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới
tử vong là do dùng nước không hợp vệ sinh. UNICEF lại cảnh báo rằng:
Hàng năm, tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
9
bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do nguồn nước bị ô nhiễm [1].
Theo kết quả phân tích và điều tra gần đây cho thấy hiểu biết của người
dân về các bệnh tật liện quan đến sử dụng nước không sạch còn hạn chế. Phần
lớn người dân chỉ biết đến bệnh tiêu chảy (62%), còn các bệnh khác biết đến
với tỷ lệ rất thấp như bệnh giun sán (18,6%), bệnh ngoài da (17,6%), bệnh về
mắt (11%) và bệnh về phụ khoa (3,8%) [9].
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm
bệnh cơ bản sau:
- Hỏng men răng và chảy máu chân răng do Fluo quá cao.
- Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly, thương hàn,....
- Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B.
- Các bệnh ký sinh trùng, giun sán.
- Các bệnh lây truyền do các côn trùng liên quan tới nước như sốt rét,
sốt xuất huyết, viêm não.
- Các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa.
Gần đây một số nơi ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng
Nam đã phản ánh hiện tượng ô nhiễm Asen trong nước ngầm và nghi
ngờ đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Tại Hà Nam viện
nghiên cứu YHLĐ và VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện có ít nhất 8 trường hợp
nhiễm độc Asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở
xã Hòa Hậu, Bồ Đê và Vĩnh Trụ. Năm 2003, Viện đã phát hiện có 7 trường
hợp/400 người mắc các chứng bệnh do ăn uống nước sinh hoạt nhiễm Asen
và 50 trường hợp có hàm lượng Asen cao hơn bình thường.
Theo kết quả nghiên cứ của Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho biết: Ở
khu vực mà nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen và Chì cao thì hàm lượng
Asen và Chì trong máu của nữ ở tuổi sinh đẻ cũng cao và tỷ lệ mắc một số
bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh tiết niệu, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da và tỷ lệ
sảy thai đều cao hơn vùng không bị nhiễm [4].
10
Báo cáo cuối năm 2004 của một số Trung tâm Y tế huyện, thành thị ở
Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy huyện Phú Bình cao hơn hẳn
các nơi khác (1,8%) sau đó đến huyện Đồng Hỷ. Cả hai huyện trên đều có cư
dân sống ven sông Cầu [10].
2.2. Các dạng ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa
vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
a, Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là nguồn gốc vô cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi
sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên
thấu của ánh sáng.
Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra, các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học
như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol,... làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfua, cyanua, dầu làm cho nước có
mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm cho
nước có mùi tanh của cá.
b, Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao
gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,..
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh
hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,...
11
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng
bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và
P,... có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là
do indol và dẫn xuất chứa methyl.
c, Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác
như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo
ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Nhưng các cây trồng chỉ được khoảng 30 – 40 % lượng phân bón, lượng dư
thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu
hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
d, Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu là do hydrocacbon, nông dược, chất tẩy rửa,...
* Hydrocacbon
Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít
tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức
nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocacbon là do các hiện tượng khai thác mỏ
12
dầu, vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn
đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi các hydrocacbon. Sự
thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý vãi xăng
dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
ngầm bị nhiễm.
* Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột
giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen
sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung có muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà
bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các
xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm,... sử dụng trong kỹ thuật (các
chất bôi trơn, sơn, verni,...)
* Nông dược Người ta phân biệt:
- Thuốc sát trùng
- Thuốc diệt nấm
- Thuốc diệt cỏ
- Thuốc diệt chuột
Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực
nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra
sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước
và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
13
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
- Ô nhiễm tự nhiên:
Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,…hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng
bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất sau
đó ăn sâu vào nước ngầm gây nên ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa
vào dòng lớn.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn..) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân
chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Ô nhiễm do hoạt động của người dân.
Từ sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ hộ gia đình,
bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học; chứa các chất thải trong quá trình
sinh hoạt và vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà chất lượng nước thải cũng như tải
lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau.
Nhìn chung mức sống càng cao thì tải lượng càng cao.
Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các sơ sở thương mại, công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ
thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô
thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô
thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống.
Từ hoạt động công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác
với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có
14
thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp
cụ thể. Ví dụ: nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim
loại nặng, nước thải của xí nghiệp cán thép chủ yếu là sắt, chì….
Hàm lượng nước thải chứa các chất độc hại vượt hàng chục lần tiêu
chuẩn cho phép đã gây nên ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt trong vùng dân
cư lân cận. Mức độ ô nhiễm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất
công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải
và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu
thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,
rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng,... cũng có thể từ các hoạt
động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân
viên làm việc trong bệnh viện. Điểm đặc thù của nước thải y tế có khả năng
lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải được xả ra từ
những bệnh viện hay nhưng khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Những nguồn
nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người
và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh
sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa
chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó,
được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
Từ hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc, phân,
nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các
ruộng lúa, ngô, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng
15
thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn
sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm trên thị trường như Aldrin,
Thiodol, Monitor,... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông
dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Đa số nông dân không có kho cất giữ, bảo quản thuốc, thuốc khi mua
về chưa sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được thu gom bán
phế liệu...
2.4. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
2.4.1.Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con
người cũng như các loài sinh vật, thực vật, vì nước là điều kiện xác định sự
tồn tại của sự sống. Nguồn nước của Việt Nam còn khá dồi dào, lượng nước
mưa khá cao, hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, nước ngầm phong
phú tại các vùng đất thấp. Nhưng xét về mức độ ô nhiễm như hiện nay thì con
người cần có sự thay đổi về sử dụng tài nguyên nước, theo ý kiến của nhiều
người thì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận đặc biệt là nước ngọt.
Nó chỉ thực sự là nguồn tài nguyên vô tận khi con người biết trân trọng
những giọt nước quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Việc sử dụng không hợp lý
nguồn tài nguyên nước hiện nay của con người đã làm thay đổi sự phân bố
nước giữa các khu vực trên hành tinh có sự thay đổi lớn theo chiều hướng
xấu đi. Không những các vùng sa mạc, cao nguyên khô cằn bị thiếu nước mà
ngay cả các thành phố các khu công nghiệp cũng sẽ bị thiếu nước nghiêm
trọng nếu như con người vẫ giữ thói quen phung phí nước như hiện nay.
Phần lớn các hộ nông thônViệt Nam sử dụng 2 nguồn nước sinh hoạt
chính: Nguồn nước mưa và nước giếng đào, một số khu vực nông thôn còn sử
dụng nước máy. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng nước giếng đào, 25%
dùng nước sông suối, ao hồ và 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng
nước giếng khoan và một số ít hộ được cấp nước bằng ống dẫn nước.
16
Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai thác bừa bãi và sử dụng
phung phí nguồn nước ngọt đó là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng, số
lượng nước trên thế giới và vùng lãnh thổ, tình trạng ô nhiễm nước mặt đang
có xu hướng gia tăng do nước thải và nước mưa không được xử lý. 60% công
trình xử lý nước thải vận hành chưa đạt yêu cầu. Nước thải sinh hoạt ở thành
phố, đô thị cũng được thải trực tiếp vào môi trường dẫn đến tình trạng ô
nhiễm cục bộ. Nguồn nước sạch Việt Nam bị hao hụt nhiều do lũ lụt, hạn hán.
Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm là nguyên
gây nguy hại cho sức khỏe của con người và gây ra nhiều bệnh tật nhất là ở
các khu vực sinh sống của những người dân nghèo ( 80% bệnh tật Việt Nam
là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là khu vực sinh sống của người dân
nghèo) [7].
2.4.2.Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên
Nguồn nước Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nước mặt và nước
ngầm. Nước tự nhiên có chất lượng khá tốt, trữ lượng nước hàng năm ở Thái
Nguyên khoảng 6,4 tỷ m3/năm. trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 - 1
tỷ m3/năm chiếm 15,6%, dùng trong công nghiệp là 350 - 500 triệu m3/năm
chiếm 7,8%, sử dụng cho sinh hoạt là 50 - 70 triệu m3/năm chiếm 1%.
Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5%
tổng lượng nước tự nhiên, trong đó khả năng cung cấp nước còn rất lớn [3].
Về nguồn nước mặt: Thái Nguyên có hai lưu vực sông lớn là sông Cầu
và sông Công. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống thủy văn của Tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000ha ao, hồ tổng
trữ lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m3.
Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, với 47%
diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Kạn) cao 1527m.
Sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào
17
sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có diện tích lưu vực là 6.030km2, chiều
dài Sông tính từ đầu nguồn (Bắc Kạn) đến hết địa phận tỉnh Thái Nguyên dài
19km. Độ dốc bình quân của sông lớn (i= 1,75%). Cao độ lưu vực giảm dần
từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc nhiều thác, ghềnh trong khi đó phía Nam thì lưu
vực mở rộng bằng phẳng. Tuy nhiên về mùa khô mực nước trong sông thấp.
Lưu lượng bình quân mùa lũ của sông là 620m3/s, về mua khô là 6,5m3/s.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Mật
độ lưới sống biến đổi trong phạm vi từ 0,7 đến 1,2km/km2. Hệ số tập trung
nước của lưu vực đạt 2.1; thuộc loại lớn trên miền Bắc. Các nhánh sông chính
phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối
lớn đều nằm phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Đu, Công, Cà Lô, ....
Trong toàn khu vực có 68 sông suối có độ dài từ 19km trở lên với tổng chiều
dài 1.600km, trong đó có 13 sông độ dài 15km trở lên và 20 sông suối có diện
tích lưu vực lớn hơn 100km2.
Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị, ... sử dụng
nước trên sông trong sinh hoạt sản xuất, đồng thời xả thải nước thải vào đây.
Trong những năm qua, gần đây rừng đầu nguồn bị phá hủy, dòng chảy sông
suối đầu nguồn có xu hướng bị cạn kiệt. Lượng nước sử dụng ngày càng tăng
lên. Để khai thác nguồn nước trong khu vực đã xây dựng một hồ chứa lớn và
nhiều hồ chứa, đập nhỏ. Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng từ năm
1972 và hoàn thành vào năm 1978, có dung tích 178,5.106m3. Hồ Núi Cốc có
nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung cho
sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái
Nguyên, các khu công nghiệp sông Công, Gò Đầm và tưới cho 20.000ha
ruộng ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tuy tổng lượng nước toàn năm của
sông Cầu khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân
phối không đều trong năm nên trong mùa cạn đã xảy ra thiếu nước, nhất là
trong tháng 1 đến tháng 3. Nguồn nước mặt phong phú nhưng phân bố không
đồng đều, đặc biệt là phần diện tích tự nhiên phát triển trên đá voi thuộc
18
huyện Võ Nhai rất hiếm nước. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sản
xuất và sinh hoạt tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn
nếu không có biện pháp khai thác tốt và bảo vệ nguồn sông Cầu (Sở khoa học
và công nghệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2001) [9].
Về chất lượng, nước sông Cầu hiện đang lâm vào tình trạng ô nhiễm
trầm trọng. Sự ô nhiễm chủ yếu thể hiện ở ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dầu
mỡ trên toàn lưu vực và thể hiện cục bộ với mức ô nhiễm rất nặng nề tại một
số điểm tiêu biểu như nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên, sau cửa
xả của Công ty Gang Thép - Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại năng không phát
hiện trong nước như kết quả quan trắc đã ghi nhận sự tích tụ với quy mô lớn
các kim loại nặng nguy hiểm trong trầm tích các con sông. Chủ yếu là ô
nhiễm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) rất lớn ở đây có nguồn gốc tự
nhiên, từ các mỏ quặng và địa chất mà sông Cầu chảy qua đó (Trung tâm
quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên, 2007) [11].
Về nguồn nước ngầm: Nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức
hệ, chứa 1,5 đến 2 tỷ m3. Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái
Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu (Công ty cổ phần nước sạch
Thái Nguyên) và cho thị xã Sông Công (Nhà máy nước Sông Cầu). Tuy nhiên
một phần dân cư trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hay giếng đào để sinh
hoạt và ăn uống. Đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa điểm
cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa cao. Nhưng do quản lý và vận
hành các giếng này không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc bằng nhiều nguyên
nhân khác nhau trong nước ngầm đã có sự xuất hiện vi khuẩn E.Coli. Mức độ
này không quá lớn, nhưng để sử dụng cho ăn uống thì ngoài việc phải xử lý
tách cặn, khử sắt,... cần thiết phải khử trùng nước (Sở khoa học và công nghệ
tỉnh Thái Nguyên, 2001) [9].
2.5. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước
và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học
*Thông số vật lý: Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt độ của
19
nước, lượng các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên
bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của
nước và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm
thay đổi màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường
ngả sang màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ
đục của nước.
*Thông số hóa học:
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ
của nước:
- Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng
oxy hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các
chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào
cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các
chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ
càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho qua trình phân hủy càng lớn, do đó
lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các vi
sinh vật trong nước.
Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l)
Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm
mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất, phản
ánh mức nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
- Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid,
độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), clo (Cl-), đồng (Cu), kẽm (Zn),
các hợp chất chứa N hữu cơ, amoniac (NH3, NO2, NO3) và phosphat (PO4).
*Thông số sinh học
20
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi
khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung
cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông
số này.
Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
Giới hạn tối đa cho phép
I II
1 Màu sắc (*) TCU 15 15
2 Mùi vị (*) - Không có
mùi
vị lạ
Không có mùi
vị lạ
3 Độ đục (*) NTU 5 5
4 Clo dư mg/l Trong
khoảng
0,3 - 0,5
-
5 pH (*) - Trong
khoảng
6,0 - 8,5
Trong khoảng
6,0 - 8,5
6 Hàm lượng Amoni
(*)
mg/l 3 3
7 Hàm lượng sắt tổng
số (Fe2+ + Fe3+) (*)
mg/l 0.5 0.5
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4
9 Độ cứng tính theo
CaCO3 (*)
mgCaCO3/l 350 -
10 Hàm lượng Clorua
(*)
mg/l 300 -
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 -
12 Hàm lượng Asen
tổng số
mg/l 0.01 0.05
13 Coliform tổng số VK/100ml 50 150
14 E.coli hoặc coliform
chịu nhiệt
VK/100ml 0 20
(Nguồn: Quy chuẩn Việt Nam 02:2009/ BYT)
21
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp
nước.
22
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân
trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành: Từ tháng 01/01/2018 đến tháng 30/05/2018
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết
Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã
Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu
và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó
có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
23
- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,... trong báo
cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh,
huyện.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh
giá và ghi lại các số liệu tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét
đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát.
- Phỏng vấn người dân
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên
những nhận xét bước đầu tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2
phần chính, trong đó:
+ Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn.
+ Phần 2: Phỏng vấn, thu thập thông tin về nước sinh hoạt
- Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên 84 hộ gia đình trên địa bàn
xã Quyết Thắng.
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân (hộ gia đình thuộc địa bàn xã Quyết
Thắng, không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, trinh độ).
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu
* Phương pháp lấy mẫu:
- Lựa chọn vị trí lấy mẫu:
+ Nước giếng đào 1 mẫu
+ Nước giếng khoan 01 mẫu
+ Nước máy 01 mẫu
- Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 6663-11:2001 Chất lượng nước –
Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
* Chỉ tiêu theo dõi: đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu màu sắc, mùi
vị, độ đục, pH, Fe.
24
Nội dung Vị trí lấy mẫu
Kí hiệu
mẫu
M1 - Nước giếng khoan tại nhà ông Bùi Hiếu Quang,
tổ 10 xã Quyết Thắng
-Tọa độ:B 23o
35’51”:Đ 105o
48’52”
M2 - Nước máy tại nhà ông Nguyễn Thị Tuyết Lê, tổ
10, xã Quyết Thắng
-Tọa độ:B 23o
35’58”:Đ 105o
48’56”
M3 -Nước đào tại nhà ông Lê Văn Trình, tổ 10 xã
Quyết Thắng
Tình trạng lấy mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6663-
11:2001
Ngày lấy mẫu 1/5/2018 – 6/5/2018
Ngày phân tích 9/52018 – 14/5/2018
- Chỉ tiêu phân tích và phép phân tích: pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, P, Fe.
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại Phòng Thí nghiệm Khoa
Môi trường và Viện Khoa Học Sự Sống, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm
STT Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp phân tích Đơn vị đo
1 Màu sắc So màu -
2 Mùi vị Cảm quan -
3 Độ đục Theo TCVN6184:1996 NTU
5 pH Theo TCVN 6492:1999 -
6 Fe Theo TCVN 6177:1996 Mg/l
25
3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh:
Từ các kết quả nghiên cứu tiến hành tổng hợp (lập bảng), số
liệu được thống kê và xử lý trên Word và Exel để vẽ biểu đồ, so sánh
với QCVN và đánh giá để xác định độ tin cậy của thông tin và kết
quả nghiên cứu đưa ra kết luận cuối cùng.
26
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quyết Thắng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quyết Thắng là xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích
1155, 52 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều
- Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh
- Phía Nam giáp xã Thịnh Đức
- Phía Nam, Tây Nam giáp xã Phúc Trìu
- Phía Tây giáp xã Phúc Xuân
Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Quyết Thắng
27
4.1.1.2. Địa hình
*Địa hình: So với mặt bằng chung các xã thuộc Thành phố Thái
Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp,
xen kẽ những địa điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hương nghiêng
đần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 – 6m. Nhìn chung
địa hình của xã khá thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại hình sản
xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vung khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia làm 4
mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là khoảng: 22 - 230
C, chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 -50
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 390
C, nhiệt
độ thấp tuyệt đối 30
C.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1588 giờ. Tháng 5 – 6 có số giờ nắng
nhiều nhất khoảng 170 -180 giờ.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2700 mm, tập trung chủ
yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó
tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung binh đạt khoảng 82%. Độ ẩm không
khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào
tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự
chênh lệch độ ẩm không khí là 7 – 10%.
- Gió bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nông là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc . Do nằm xa biển nên xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Xã Quyết Thắng có hệ thống các ao, hồ chứa nước trên địa bàn (với các
kênh, hồ lớn như: kênh hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen...) lượng nước phụ
28
thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên ao, hồ và lượng mưa hàng năm, đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước cũng như tạo
cảnh quan, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
- Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1155.52 ha, trong đó nhóm
đất nông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%, nhóm đất phi nông nghiệp 347,47
ha, chiếm 30.06%, đất chưa sử dụng là 14,74 ha, chiếm 1.28%. Đất đai xã
Quyết Thắng được hanh thành do 2 nguồn gốc chính: đất hình thành tại chỗ
do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ.
- Đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng , được bồi đắp
bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy các suối và do thời tiết, thời gian được
chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tinh ít chua, thành
phần cơ giới chủ yếu là thịt trung binh, loại đất này phù hợp cho việc trồng
lúa, hoa màu.
- Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm
Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ,
dễ bị sói mòn, rửa trôi.
- Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát
triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cái kết, loại đất này có diện tích khá lớn
thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè.
4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên khác
a. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước chinh cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và
ao, hồ với trữ lượng khá đều trên địa bàn.
- Tài nguyên nước ngầm : Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 -25 m, được
nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.
29
b. Tài nguyên nhân văn
- Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm:
Kinh, Tày, Nùng, Hmong, Dao, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo
Thiên chúa giáo , tuy nhiên tập trung chủ yếu là người Kinh, từ nhiều miền
quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng, trinh độ dân trí so với các
xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù
chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trinh độ, năng động nhiệt tình lãnh đạo các mặt
Chính trị, Kinh tế - Xã hội, xây dựng xã Quyết Thắng trở nên giàu mạnh.
c. Tài nguyên khoáng sản
Hai tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công) chảy qua địa bàn
TP.Thái Nguyên cung cấp cho thành phố đồng thời cũng cung cấp một lượng
cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn xã.
Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà
có trữ lượng than rất lớn. Vì vậy xã Quyết Thắng cũng được kế thừa nguồn tài
nguyên này.
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Các điểm dân cư của xã xây dựng thành 10 xóm.
- Xã có nguồn nhân lực lao đông khá dồi dào song chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn, cần có
định hương phát triển các nhanh kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động
lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.
- Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và
bằng các chương trinh phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn để sản xuất,
chương trinh phát triển lâm nghiệp … tuy nhiên tinh trạng thiếu việc làm nhất
là thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần được giải quyết.
4.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Xã Quyết Thắng có 23 tổ dân phố, dân số khoảng 16.283 người, 2.813
hộ gia đình, khoảng 10.162 nhân khẩu và thường xuyên có khoảng 6.121 học
30
sinh, sinh viên, công nhân Samsung tạm trú.
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Lao động trọng độ tuổi:
+ Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp: số người là 1720, chiếm tỷ lệ
43% so với dân số toàn xã.
+ Khu vực II: Tiểu thủ công nghiệp – nhanh nghề khác: số người là
1830, chiếm tỷ lệ 45% so với dân số toàn xã.
+ Khu vực III: Dịch vụ - các nhanh khác: Số người 450, chiếm tỷ lệ
12% so với dân số toàn xã.
Tổng: số người 4000. Tỷ lệ 50,3%.nghề theo hướng sản xuất hàng hóa
góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
- Thu nhập và mức sống
- Lao động, việc làm: Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo
chiếm tỷ trọng khá lớn. Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng
nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay
vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp… tuy nhiên tình trạng
thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông
nghiệp cần giải quyết.
- Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, công
tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm. Xã thường xuyên vận
động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho
các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em có
hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày
một tăng lên. Giảm 132 hộ nghèo, đến nay còn 66 hộ.
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng
31
sản phẩm ngày một cao.
+ Về trồng trọt:
Xác định là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, Đảng ủy đã có chủ
trương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu quả. Do đó, tuy
diện tích sản xuất bị thu hẹp nhưng sản lượng lương thực hàng năm vẫn đảm
bảo kế hoạch. Đã đưa các loại giống mới năng xuất cao và kho học kỹ thuật
áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp trồng lúa, trồng màu và trồng hoa
cây cảnh nên giá trị canh tác đạt 36 triệu đồng/ha. Xác định cây chè là cây
kinh tế mũi nhọn của địa phương nên đất vườn đồi, đất trồng lúa đạt hiệu quả
thấp đã được nhân dân chuyển sang trồng chè và cây ăn quả cho hiệu quả kinh
tế cao hơn. Tuy nhiên, cây ăn quả đặc sản, cây hoa, cây cảnh chưa được phát
triển rộng, vẫn tập chung ở 1 số hộ có truyền thống, song, có những vườn cây
cảnh trị giá hàng tỷ đồng.
+ Lâm nghiệp:
Đảng ủy đã chỉ đạo nhân dân tận dụng những nơi đất chưa sử dụng để
trồng cây lâm nghiệp, điển hình như cây keo mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút
ngắn thời gian khai thác, giải quyết lấy chất đốt, lấy gỗ, cải thiện môi trường.
+ Về chăn nuôi:
Đây cũng là nguồn thu nhập chính của địa phương đặc biệt là nuôi lợn, gà,
vịt lấy thịt đã có những hộ nuôi tới vài trăm con lợn. Riêng đàn trâu, bò giảm do
sức kéo được thay bằng máy móc và điều kiện chăn thả khó khăn. Công tác
phòng chống dịch bệnh được quan tâm thường xuyên. Không có dịch bệnh gia
súc, gia cầm.
b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Trong xu thế đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô
thị hoá của thành phố Thái Nguyên diễn ra rất mạnh. Trong năm qua cùng với
phát triển chung của thành phố, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu
dân cư được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
32
của người dân.
Tuy có đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng
vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh
hoạt, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu
dân cư. Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề
ô nhiễm môi trường, cũng như việc bảo vệ môi trường, đã vứt rác thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
4.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Với mục tiêu đô thị hoá, nhiều dự án về giao thông đã, đang và sẽ được
đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo cho nhu cầu giao thông của phường,
thành phố và của vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt như: đường Quang
Trung, Dự án đường Quốc lộ 3 – đoạn tránh thành phố Thái Nguyên, Dự án
DT 260 xây dựng đường Thịnh Đán đi Hồ Núi Cốc... Hoàn thành các tuyến
đường bê tông vào các tổ dân phố.
b. Thuỷ lợi
Trên địa bàn phường có kênh Hồ Núi Cốc, các hồ lớn như: Hồ Đầm
Rốn, Hồ Sen cùng với hệ thống kênh mương, sông suối nhỏ có chức năng
chứa nước, tưới, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên
địa bàn phường có hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch xây dựng của
thành phố. Tuy nhiên do chất lượng công trình cũ đã bị xuống cấp đã hạn chế
đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, ảnh hưởng đến thoát nước ở
một số khu vực trong khu dân cư.
c. Giáo dục - đào tạo
Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, tập trung vào cuộc vận động "hai
không", cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh", xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất
lượng dạy và học. Hàng năm, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp
33
hàng năm đều tăng. Số học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng đạt cao.
Hội khuyến học các cấp hoạt động tốt, đem lại hiệu quả thiết thực, quan tâm
và chăm lo đến công tác giáo dục. Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
giai đoạn 1 của tiểu học. Trường trung học cơ sở phấn đấu cuối năm 2010 đạt
danh hiệu trường chuẩn quốc gia, thành lập trường mầm non Quyết Thắng.
Trong xã có 1 cơ sở mầm non tư thục.
d. Văn hóa
Các hoạt động văn hoá phát triển mạnh góp phần cải thiện đời sống tinh
thần cho người dân và bài trừ tệ nạn xã hội: Cuộc vận động “Toàn dân xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và phong trào xây dựng gia đình văn
hoá đã và đang phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng
tích cực. Phối hợp với các ban ngành trong thành phố tổ chức chỉ đạo các câu
lạc bộ văn hoá như phụ nữ với gia đình văn hoá, câu lạc bộ không sinh con
thứ 3... Các hoạt động quản lý di tích, lễ hội được duy trì, chấp hành đúng quy
định, các loại hình truyền thống được khôi phục phát triển. Duy trì thường
xuyên thời lượng phát thanh hàng ngày nhằm tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị của Đảng và Nhà nước, các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
c. Y tế
Công tác y tế được đảm bảo, việc chăm lo sức khỏe cho cộng đồng đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Do đó, tại địa phương không
có dịch bệnh xảy ra, đội ngũ chuyên môn có trách nhiệm, trang thiết bị được
bổ sung hoàn thiện. Thường xuyên đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân và
các đối tượng có bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu kịp thời những trường hợp rủi ro.
Hàng năm, 100% trẻ trong độ tuổi và bà mẹ mang thai được tiêm phòng và
uống Vitamin A theo quy định
4.1.3.4. Quốc phòng, an ninh
- Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục ổn định, tạo được môi trường thuận lợi
34
cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân có sự
chỉ đạo tập trung, xử lý kiên quyết, dứt điểm, theo đúng quy định của pháp
luật. Tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có chiều hướng giảm đi rõ rệt.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có bước đổi mới,
đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tuyên truyền, phù hợp với từng
loại đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho cán
bộ và nhân dân trên địa bàn các xóm, tổ trong xã Quyết Thắng.
- Tuy vậy, an ninh và an toàn xã hội cũng có những điểm nóng, diễn ra
khá phức tạp: tình hình hoạt động tội phạm giết, cướp, cướp giật, trộm cắp
trong khu dân cư, trong đó nhiều đối tượng ở độ tuổi vị thành niên bỏ học,
không có công ăn việc làm và đối tượng từ các đại bàn khác di chuyển đến.
Tai nạn giao thông, tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm có xu hướng gia tăng.
4.2. Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Quyết Thắng
4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
Hiện nay để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của gia đình mình, các
hộ gia đình trên địa bàn xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên có thể vừa
sử dụng nước máy vừa sử dụng nước giếng do gia đình tự khai thác. Theo
điều tra tại 84 hộ gia đình trên địa bàn xã Quyết Thắng cho thấy có 45/84
(chiếm 53,5%) hộ gia đình sử dụng nước máy 25/84 (chiếm 29,7%) hộ gia
đình sử dụng nước giếng đào và 14/84 (chiềm 16,8%) cho hoạt động hàng
ngày. Các hộ này hiện đang sử dụng nguồn nước này vào rất nhiều mục đích
khác nhau tuỳ theo nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh tế của từng hộ gia đình
và tình trạng cung cấp nước máy ở nơi sinh sống của người dân.
35
Bảng 4.2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của gia đình sử dụng cả nước
máy và nước giếng xã Quyết Thắng
STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Nước máy 45 53,5
2 Giếng khoan 25 29,7
3 Giếng đào 14 16,8
Tổng 84 100
Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng
Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy, phần lớn các hộ dân đều sử dụng nước máy là
loại nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh được cung cấp bởi Công ty nước sạch của
thành phố. Có 45 hộ chiếm 53,5% chỉ sử dụng nước máy, có 25 hộ chiếm
29,7% chỉ sử dụng nước giếng khoan, có 14 hộ chiếm 16,8% chỉ sử dụng
nước giếng đào.
Bên cạnh những hộ gia đình được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh thì
vẫn còn những hộ gia đình vẫn còn phải sử dụng nước giếng khoan và nước
giếng đào phục vụ sinh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ
dẫn đến các bệnh đường ruột và một số bệnh ngoài da đối với con người, đặc
36
biệt là vào những thời điểm có mưa lũ lớn thì có khả năng nước giếng bị
nhiễm bẩn có nguy cơ ngày càng cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hộ
dân không được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh là do vị trí nhà cách khá xa
khu tập trung dân cư, kinh tế còn hạn hẹp không có điều kiện để đầu tư đường
ống dẫn nước tới gia đình.
Nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng đảm bảo cho
nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cả về chất lượng và số lượng.
4.3. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng
4.3.1. Đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt phục vụ cho đời sống
của người dân, trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tiến hành điều tra,
phỏng vấn người dân với nội dung là đánh giá cảm quan về nguồn nước sử
dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn phường và thu được kết
quả như sau:
Bảng 4.3. Đánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết Thắng
Chỉ tiêu
đánh giá
Vị Mùi Màu sắc
Bình
Thường
Vị lạ
Bình
Thường
Mùi lạ
Bình
Thường
Màu lạ
Số phiếu 84 0 79 5 76 8
Tỉ lệ(%) 100% 0% 95% 5% 90,5% 9,5%
37
Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết hắng
Nhận xét:
Qua biểu đồ cho thấy có 100% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước
gia đình mình đang sử dụng không có vị lạ, còn 95% hộ gia đình cho rằng
nước của họ không vấn đề màu và 5% là nước của họ có màu lạ, còn
90,5% hộ gia đình không có mùi lạ và 9,5% là có mùi lạ.
Nhìn chung đa số những hộ gia đình được phỏng vấn đều cho rằng
nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng vẫn đảm bảo và không có vấn đề gì,
những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn còn mùi và các vấn đề khác
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Để đánh giá chính xác nhất lượng nước mà người dân đang sử dụng,
em đã tiến hành lấy mẫu nước tại một số hộ có sử dụng nước giếng khoan.
Kết quả phân tích chất lượng nước được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Kết quả phân tích QCVN
02:2009/B
YT
M1 M2 M3
1 Màu sắc - Trong Trong Trong -
2 Mùi vị - Không
mùi
Không
mùi
Không
mùi
Không
mùi
3 Độ đục NTU 0,290 0,630 25,32 5
5 pH - 6,81 6,86 7,02 6,5-
8,5
6 Fe mg /l 0,423 0,423 19 0,5
7 COD mg/l 2,16 3,76 13,36 4
38
0
8 BOD5 mg/l 1,72 3,008 10,68 -
(Nguồn: kết quả phân tích)
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng PH
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích chỉ tiêu pH là 6,81; 6,86 và 7,02 nằm
trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn (QCVN
02:2009/BYT: Ph = 6,5-8,5), Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng
nước là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm
nước sinh hoạt trong gia đình.
39
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Fe
Nhận xét: Theo kết quả phân tích chỉ tiêu Fe là 0,423 cả 2 mẫu là cao
và 0,09 tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn
(QCVN 02:2009/BYT: Fe=0.5), Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước
là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt
trong gia đình.
Hình 4.6 : Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Độ đục
Nhận xét: Theo kết quả phân tích chỉ tiêu Độ đục là 0,29 và 0,63 nằm
trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn (QCVN 02:2009/BYT: Độ
đục = 5), Tuy nghiên độ đục giếng đào là 25,3 vượt quá quy chuẩn 5 lần . Từ
kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào không an toan, khuyến
khích người dân sử dụng nước giếng khoan, nước máy đảm bảo sức khỏe cho
người dân làm nước sinh hoạt trong gia đình.
Nhận xét chung;
Dựa vào các bảng trên ta có thể thấy nước giếng khoan và nước máy tại
40
xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, trong tất cả chỉ
tiêu đem phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu như: mùi vị, màu sắc, độ đục,
pH, hàm lượng sắt tổng số đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã
đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân ở địa phương. Riêng nước giếng
đào của số ít người dân sử dụng là vượt quá tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ
sinh, không nên tiếp tục sử dụng cần thay thế bằng nguồn nước khác.
Nhìn chung nguồn nước tại xã Quyết Thắng đảm bảo an toàn cho sử dụng
sinh hoạt của người dân, tất cả nguồn nước ngầm đều nằm trong mức cho
phép so với quy chuẩn. Thế nhưng không vì đó mà người dân sử dụng bừa
bãi, không hiệu quả, hoang phí mà cần phải sử dụng một cách hợp lý và bảo
vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
4.4.Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân xã Quyết
Thắng
Xã Quyết Thắng đã được cung cấp tới từng hộ gia đình nhưng người
dân trên địa bàn phường vẫn giữ thói quen từ xưa đó là sử dụng nước giếng
đào và giếng khoan để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày của mình. Tỷ lệ sử
dụng nước giếng chiếm 42% tổng số hộ được điều tra. Để tiết kiệm người dân
sử dụng nước máy còn sử dụng thêm cả nước giếng chính vì thế mà trên địa
bàn phường tồn tại 3 hình thức sử dụng nước là:
- Hình thức chỉ sử dụng nước máy.
- Hình thức chỉ sử dụng nước giếng (giếng khoan và giếng đào).
- Hình thức sử dụng cả nước máy và nước giếng.
Bảng 4.5. Thể hiện tình hình sử dụng hệ thống lọc nước
của các hộ dân trong xã Quyết Thắng
Hình thức Có sử dụng thiết bị lọc Không sử dụng thiết bị lọc
Số phiếu 22 62
41
Tỉ lệ (%) 26,2 73,8
Hình 4.7.Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng hệ thống
và các thiết bị lọc của các hộ dân trong xã Quyết Thắng
Qua biểu đồ chúng ta thấy được tỉ lệ gia đình có sử dụng các thiết bị lọc
vẫn còn chưa cao. Chỉ khoảng 24% trong tổng số các hộ được điều tra. Các
thiết bị lọc được sử dụng nhiều chủ yếu là máy lọc nước RO, dùng để lọc
lước cho mục đích ăn uống hàng ngày của gia đình.Các gia đình sử dụng
phần đa là những hộ có thu nhập ở mức khá giả và có điều kiện kinh tế. Còn
những hộ dân còn lại chỉ sử dụng những phương pháp lọc thông thường như
bể lọc và tất nhiên chất lượng nước không thể tốt nhất.
Điều tra ý kiến của người dân về chất lượng nước của xã Quyết Thắng
thu được kết quả khá khả quan.Tỉ lệ ý kiến cho rằng nguồn nước mà gia đình
mình đang sử dụng là tốt chiếm tỉ lệ cao. Dựa vào cảm quan ,quan sát màu
sắc, mùi và màu của nước đang sử dụng mọi người nhận thấy nguồn nước
đang sử dụng là tốt. Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình nói nguồn nước gia
đình họ sử dụng chưa được tốt. Cụ thể như khi bơm nước lên vẫn thấy có mùi
tanh và màu nước chưa được trong.
42
Bảng 4.6. Thể hiện chất lượng nước theo ý kiến
của người dân trong xã Quyết Thắng.
STT Ý kiến Số phiếu Tỉ lệ (%)
1 Tốt 71 84,5
2 Chưa tốt 13 15,5
3 Ý kiến khác 0 0
4 84 100
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chất lượng nước theo ý kiến
của người dân trong xã Quyết Thắng
Tuy tồn tại 3 hình thức sử dụng nước nhưng hầu hết người dân trong cả 3
hình thức trên đều sử dụng các phương pháp để xử lý nước trước khi đem vào sử
dụng trong ăn uống. Sau khi tiến hành điều tra trên địa bàn phường và đặc biệt là
điều tra ngẫu nhiên 84 hộ gia đình, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt phổ
biến của người dân trên địa bàn phường được thống kê trong bảngsau:
Bảng 4.7. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa
43
bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
TT Phương pháp xử lý Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Không sử dụng 27 32
2 Bình lọc nước gia đình (lọc cát) 24 28
3 Máy lọc nước 33 40
4 Tổng 84 100
Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại
xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Nhận xét:
Theo kết quả từ phiếu điều tra phỏng vấn, cho thấy đa số hộ gia đình
trên địa bàn phường đã sử dụng các thiết bị máy lọc nước cho việc xử lý nước
trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 40%. Tuy nhiên có thể thấy rằng
vẫn còn nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường không sử dụng các thiết bị lọc
cho việc xử lý nước trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ 32%. Ngoài ra còn những
hộ vẫn sử dụng bình lọc nước (lọc cát) để xử lí nước phục vụ cho việc ăn
uống sinh hoạt chiếm tỷ lệ 28%.
- Bình lọc nước: Là bình lọc nước sử dụng phương pháp lọc bằng than
hoạt tính và lọc theo tầng cùng với sỏi cát và cục lọc kết hợp thành hệ thống
44
lọc thẳng. Trong số 84 hộ gia đình được phỏng vấn thì có tới 24 hộ sử dụng
thiết bị này cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 28% tổng số hộ.
- Máy lọc nước: Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước sạch
như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb) và loại trừ các bệnh liên quan đến
nguồn nước, bổ sung khoáng chất. Với các tính năng hiệu trong việc xử lý, loại
trừ các độc tố trong nước đã được rất nhiều hộ gia đình sử dụng trong xử lý
nước sạch để ăn uống và sinh hoạt. Trong 84 hộ điều tra ngẫu nhiên có 33 hộ sử
dụng thiết bị trên cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 40% tổng số hộ.
4.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng
- Xã Quyết Thắng là một xã làm nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên
những năm trở lại đây sự phát triển mạnh mẽ, xã hội phát triển kéo theo nhiều
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt. Ngoài những nguyên nhân tự
nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân nhân tạo gây ra ô nhiễm môi trường nước
sinh hoạt.
4.4.1.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt từ các hoạt động sinh hoạt đời sống hằng
ngày của người dân:
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi
trường nước sinh hoạt do rác thải sinh hoạt ngày càng phổ biến. Chúng ta rất
dễ gặp những hình ảnh rác sinh hoạt được vứt bừa bãi và tràn ngập bên lề các
con đường và chúng bốc mùi hôi thối. Dọc các con kênh, mương rác thải cũng
trôi lềnh bềnh trên mặc nước với mật độ dày đặc, hoặc ngay cả trên ao, sông
hồ rác thải sinh hoạt cũng có rất nhiều.
- Chất thải sinh hoat của người dân vẫn chủ yếu là: rơm rạ, túi nilon, đồ
dùng sinh hoạt hằng ngày, xác động thực vật,chất thải của quá trình giết hại,
chế biến gia súc gia cầm phục vụ nhu cầu ăn uống, chất thải trong chăn nuôi
và các nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. Các chất thải này dễ bị phân hủy bởi các
loai vi sinh vật nhưng chính vì vậy mà thường gây lên mùi khó chịu, nếu
45
không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
- Vào mùa mưa cả bãi rác chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên
mặt đường, rỉ rác ngấm theo nước mưa xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn
nước mặt và nước ngầm. Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến cả nguồn nước
mặt và nước ngầm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
4.4.1.2. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp
- Người dân trong xã vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do vậy ô
nhiễm môi trường nước do canh tác nông nghiệp cũng là một trong những vấn
đề đang chú ý hiện nay. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu được, các chất hóa học được mọi người sử dụng khá phổ biến và tràn lan
một cách bừa bãi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
- Tuy nhiên người dân sử dụng một cách tràn lan không có kiểm soát và
chưa có các biện pháp xử lý đã dần gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường
cũng như môi trương nước ngầm nơi đây.
- Ngoài ra các chất thải, phân bón vô cơ, hữu cơ để chăm bón cho cây
sau khi được sử dụng không hết sẽ ngấm vào lòng đất và gây ô nhiễm nguồn
nước sinh hoạt.
Bảng 4.8 Bảng thống kê nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt
từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng.
STT Nguồn gây ô nhiễm Số phiếu Tỉ lệ (%)
1 Phân bón hữu cơ 10 11,9
2 Phân bón hóa học 23 27,4
3 Hóa chất BVTV – thuốc trừ sâu 38 45,2
4 Bao bì hóa chất 10 11,9
5 Phụ chế phẩm nông nghiệp 3 3,6
Tổng 84 100
-
46
-
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt
từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng
- Qua biểu đồ ở trên cho thấy có nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước sinh hoạt khác nhau từ hoạt động nông nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là lạm
dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể các nguồn gây ô nhiễm như sau hóa chất BVTV – thuốc trừ sâu chiếm
45%, phân bón hóa học 27%, bao bì hóa chất BVTV 13,8%, ngoài ra phân
bón hưu cơ và phụ phế phẩm nông nghiệp chiếm một phần không đáng kể.
- Các nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu vẫn xuất phát từ ý thức của người
dân gây lên. Người dân chỉ quan tâm tới mục đích của mình là năng suất nông
nghiệp cao mà không hề quan tâm đến môi trường xung quanh và sức khỏe
của cộng đồng dân cư. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách bừa bãi
không khoa học, bao bì hóa chất BVTV thì vứt ngay tại ruộng, thải trực tiếp
ra môi trường.
- Những năm trở lại đây nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được
người dân chú quan tâm coi đó là một trong những nghề phát triển kinh tế
hộ gia đình.
47
- Nhiều gia đình mở rộng quy mô chuồng trại nhưng chỉ có một số hộ
gia đình có hệ thống xử lý chất thải, nước thải hợp về sinh còn đa phần người
dân vẫn đổ thẳng ra rãnh nước, mương, ao hồ, sông.
4.4.1.3. Ô nhiễm từ các nguồn khác
Khu vực hợp chợ các hoạt động trao đổi mua bán trong địa bàn xã
Quyết Thắng cũng là những nguyên nhân đáng lưu ý. Rác thải từ khu chợ chủ
yếu là túi nilon, rau củ quả dập nát, thối, hỏng,… vứt bừa bãi. Tuy đã có xe
chở rác đến thu gom nhưng còn rất thưa thớt chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu
hiện tại.
4.5.Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt
Để nâng cao chất lượng nước sạch sinh hoạt tại xã Quyết Thắng
trong thời gian tới cho người dân phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ
thuật, quản lý và ý thức của người dân ở đây em xin đưa ra một số giải
pháp như sau:
4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức con người :
Hiện nay ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp nên đó
cũng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng gây lên ô nhiễm môi trường
nói chung mà môi trường nước nói riêng. Do vậy biện pháp tuyên truyền giáo
dục nâng cao hiểu biết của người dân có một ý nghĩa quan trọng trong việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục
có thể áp dụng các hình thức cụ thể như sau:
- Sử dụng phổ biến các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao
ý thức người dân như: Tuyên truyền qua radio, loa phát thanh ở các thôn(
xóm), tờ rơi,tổ chức các cuộc họp tại các thôn xóm tuyên truyền về tác hại của
ô nhiễm môi trường nước…
- Tổ chức các hoạt động như: Ngày môi trường, ngày nước sạch,…
- Tuyên truyền để người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa môi trường cũng
48
như môi trường nước và sức khỏe con người.
- Cần tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn để người dân tham gia vào
việc xây dựng các công trình xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng
- Tuyên truyền để người dân nắm rõ tầm quan trọng của nước và tác
hại của ô nhiễm nguồn nước với sức khỏe để từ đó họ nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng hợp lý
nguồn nước sinh hoạt..
- Nâng cao ý thức của người dân : không vứt rác thải, chế phẩm nông
nghiệp, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu…,ra môi trường.
- Tuyên truyền mọi người cố gắng xây dựng hệ thống xử lý chất thải,
nước thải chăn nuôi như bể biogas...
4.5.2.Giải pháp pháp lý
Sử dụng công cụ pháp lý cụ thể bằng các biện pháp sau:
- Giảm thất thoát việc cấp nước sạch, cần tập trung nâng cấp hệ thống
thoát nước theo hướng hiện đại hóa.
- Xem xét việc gia tăng giá nước sạch đề bù đắp chi phí, và với mức giá
nước cao thì nhà cung cấp nước phải đảm bảo nguồn nước được cung cấp đầy
đử, sạch, đạt tiêu chuẩn.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn nguồn nước thải.
Đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước
thải, chất rắn bừa bãi vào môi trường.
- Cần đào tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo
đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước.
4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước
Hiện nay, nhiều công trình cung cấp nước đã được xây dựng ở các khu
đô thị nên tình trạng thiếu nước không còn là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chất
lượng nước như thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm.
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên

More Related Content

What's hot

Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)Học Huỳnh Bá
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcĐề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòngCơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
PinkHandmade
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chínhChất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chức năng điều khiển quản trị học
Chức năng điều khiển quản trị họcChức năng điều khiển quản trị học
Chức năng điều khiển quản trị học
jackjohn45
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái NguyênĐề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAYĐề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
 
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcĐề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòngCơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
Cơ sở lý luận về văn phòng công tác văn phòng
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chínhChất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
 
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Quản lý hồ sơ công chức thuộc Bộ Nội vụ, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Chức năng điều khiển quản trị học
Chức năng điều khiển quản trị họcChức năng điều khiển quản trị học
Chức năng điều khiển quản trị học
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái NguyênĐề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAYĐề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
 

Similar to đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
hieu anh
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Luanvantot.com 0934.573.149
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (20)

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường Khoa: Môi Trường Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường Lớp: K46 – KHMT - N03 Khoa: Môi Trường Khóa học: 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, năm 2018
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này. Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Đề hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Môi trường, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: Ths. Hà Đình Nghiêm, UBND xã Quyết Thắng và bà con nhân dân trong phường đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày …tháng… năm 2018 Sinh viên Nguyễn Ngọc Dương
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ..........20 Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm.........24 Bảng 4.1. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của xã Quyết Thắng .....................35 Bảng 4.2. Đánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết Thắng....36 Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước.................................................37 Bảng 4.6 Thể hiện tình hình sử dụng hệ thống lọc nước của các hộ dân trong xã Quyết Thắng.............................................................40 Bảng 4.7 Thể hiện chất lượng nước theo ý kiến của người dân trong xã Quyết Thắng..............................................................42 Bảng 4.8. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.........................42 Bảng 4.9 Bảng thống kê nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng......................................45
  • 5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Quyết Thắng...........................................26 Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng...............35 Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết Thắng ............................................................................36 Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng PH .......................................38 Hình 4.5 : Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Fe .......................................39 Hình 4.6: Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Độ đục.................................39 Hình 4.7.Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng hệ thống ...................................41 và các thiết bị lọc của các hộ dân trong xã Quyết Thắng ...............................41 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chất lượng nước theo ý kiến ................................42 của người dân trong xã Quyết Thắng..............................................................42 Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nhận xét:............43 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt....................46 từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng......................................46
  • 6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt ANTQ An ninh tổ quốc BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CP Chính phủ ĐNA Đông Nam Á HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định QCCP Quy chuẩn cho phép QĐ Quyết định SIWI Viện nước quốc tế TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNEF Môi trường Liên hợp quốc WHO Tổ chức Y tế thế giới YTDP Y tế dự phòng
  • 7. v MỤC LỤC Trang PHẦN 1.MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3 PHẦN 2. Tổng quan tài liệu…………………………………………………..4 2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.2.Các dạng ô nhiễm nước.............................................................................10 2.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ...............................................................13 2.4.Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam và Tỉnh Thái Nguyên.....................15 2.4.1. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ..............................................15 2.4.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên..............................16 2.5.Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt .............................................18 PHẦN 3. Đối tượng và Nội dung và phương pháp nghiên cứu……………..22 3.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................22 3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................22 3.3.Nội dung nghiên cứu.................................................................................22 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22 3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................22 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn .........................................................23 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu............................................................................23 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...................................24
  • 8. vi 3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh: ...........................................25 PHẦN 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận…………………………………..26 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quyết Thắng ..................................26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................26 4.1.2. Các nguồn tài nguyên............................................................................28 4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................29 4.2.Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng ...........................................................................34 4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân...................................34 4.3.Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.............36 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước.....................................................................36 4.4.Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân xã Quyết Thắng......................................................................40 4.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng.44 4.4.1.1. Ô nhiễm từ các nguồn khác................................................................47 4.5.Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ......................................................................................47 4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức con người :............................47 4.5.2.Giải pháp pháp lý...................................................................................48 4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước ...............................................................48 4.5.4 Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng............................................49 Phần 5..............................................................................................................51 5.1.Kết luận .....................................................................................................51 5.2. Kiến nghị.................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước sinh hoạt là nước được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt giũ, nấu nướng, vệ sinh… thường không thể sử dụng để ăn, uống trực tiếp được. Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Về cơ bản nước đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không có vị lạ, không chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân loại. Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện nay diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Trong những năm gần đây đảng và chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường, nhất là ở các vùng nông thôn [7]. Trong các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt đang là vấn đề được nhiều cơ quan quản lý và người dân quan tâm.Trong những năm gần đây, UBND xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội của phường trong đó có nhiệm vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. So với tình hình chung của cả nước đạt mức trung bình. Tuy nhiên trước sự phát triển của xã hội và phát triển dân cư nên nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, việc khai thác nước tự do không theo quy hoạch tạo nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, trong đó có nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư . Xuất phát từ thực tiễn xã Quyết Thắng dưới sự hướng dẫn của thầy Ths. Hà Đình Nghiêm em đã tiến hành đề tài nghiên cứu : “ Đánh giá hiện trạng
  • 10. 2 nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước. 1.2.3 Yêu cầu - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác quản lý tài nguyênnước - Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu. - Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ1 kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
  • 11. 3 - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Giúp bản thân có thêm kiến thức về tài nguyên nước (nước sinh hoạt). - Đánh giá được công tác quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý nước sinh hoạt. - Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường.
  • 12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lý Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước đó là: - Luật Tài nguyên nước do Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. - Luật Bảo về môi trường 2014. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 21/8/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. - Các quy chuẩn ký thuật quốc gia, quyết định về môi trường: - QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. - QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 2.1.2. Cơ sở lý luận 2.1.2.1Một số khái niệm Khái niệm Môi trường: Theo UNESCO, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
  • 13. 5 người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”. Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2014) của Nước CHXHCN Việt Nam, thì môi trường được khái niệm: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [6]. Khái niệm Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường: Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường [8]. Theo Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [6]. Khái niệm Nguồn nước sinh hoạt: Nguồn nước sinh hoạt: là nước dùng để ăn uống, vệ sinh con người. “Nước sạch” là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch Việt Nam. *Khái niệm Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. *Ô nhiễm nước: Theo Hiến chương châu Âu được định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [5].
  • 14. 6 Khái niệm Suy thoái cạn kiệt nguồn nước: Suy thoái cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Khái niệm Bảo vệ tài nguyên nước: Bảo vệ tài nguyên nước: là biện pháp nhằm chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước [6]. 2.1.2.2. Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt. - Nước từ nhà máy cấp: là dạng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch. - Nước ngầm: là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho hoạt động sống của con người, con người khai thác nước ngầm dưới 2 dạng: + Nước từ giếng đào. + Nước từ giếng khoan. Nguồn gốc của nước ngầm: Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm thấu vào lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm nước. Khả năng ngậm nước của tầng đất đá phụ thuộc vào độ nứt nẻ. Các loại đất sét, hoàng thổ không chứa nước. Ở nước ta, một số nơi phát hiện nước ngầm phong phú trong các trầm tích biển, trầm tích song và trong tầng vôi nứt nẻ. Các trạng thái tồn tại của nước ngầm: + Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ hổng của đất đá. + Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được. + Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân tử, có thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng không thể truyền được áp suất.
  • 15. 7 + Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác dụng của sức căng mặt ngoài và trọng lực. Nước mao đẫn có thể di chuyển trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực nước trọng lực. + Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong các lỗ hổng của đất, chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất. Trong tất cả các dạng trên thì chỉ co nước thấm là có trữ lượng đáng kể và có khả năng khai thác được. * Đặc tính chung của nước ngầm: Nước ngầm của nước ta được phân bố gần như khắp mọi nơi và nằm ở độ sâu không lớn. Tầng chứa nước rất dày, trung bình khoảng 15 – 30 m, có nhiều nơi tới 50-70 m. Do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và được bảo vệ bởi các tầng cản nước nên nước ngầm ở nước ta có chất lượng tốt: hàm lượng cặn nhỏ ít, ít vi trùng, nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành sản xuất rẻ. Tùy thuộc vào tầng hóa địa của tầng chức nước và chất lượng nguồn bổ cập mà trong tầng nước ngầm có hàm lượng muối khoáng lớn, nhất là các muối cứng, nếu dùng để cấp nước cho nồi hơi, thường phải làm mềm. 2.1.2.3. Vai trò của nước - Vai trò của nước đối với con người: Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự cố trên trái đất thì nước và môi trường đóng vai trò quan trọng, nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữa cơ (tham gia vào qúa trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Con người sống không thể thiếu nước. Cơ thể chỉ cần mất đi 10%
  • 16. 8 lượng nước thì lập tức các chức năng sinh lý sẽ bị rối loạn: nếu mất đi 20% lượng nước thì nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong. Một cơ thể khỏe mạnh, nhịn ăn chỉ cần cung cấp đủ nước vẫn có thể duy trì sự sống trong vòng một tháng. Ngược lại nếu thiếu nước, chỉ sử dụng thức ăn khô không có nước thì bình thường sau 5-7 ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Điều này cho chúng ta thấy rằng, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống con người. Nước chiếm khoảng 60% thành phần cấu tạo cơ thể. Hàm lượng nước ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi cần nhiều nước hơn người cao tuổi. Đối với các bộ phận trong cơ thể, lượng nước phân phối không giống nhau. Trong xương chiếm 10%, trong mô mỡ chiếm 20% - 35%, trong thịt chiếm gần 70%, trong dịch vị và huyết tương nước chiếm tới 90% [4]. - Đối với động vật, thực vật. - Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất. + Đối với đời sống sinh hoạt: nước sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt, các hoạt động vui chơi giải trí: bơi lội… + Đối với hoạt động nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu… nước là yếu tố không thể thiếu. + Đối với công nghiệp: nước được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất và kim loại, xử lý rác thải… + Nước có vai trò đối với các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, thủy điện. 2.1.2.4. Nước sinh hoạt và Sức khỏe con người Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng 80% bệnh tật của cư dân Trái Đất là do nước gây ra hoặc lan truyền qua nước. WHO cũng đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tất ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như sau: Tại một số nước ở Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước không hợp vệ sinh. UNICEF lại cảnh báo rằng: Hàng năm, tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
  • 17. 9 bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do nguồn nước bị ô nhiễm [1]. Theo kết quả phân tích và điều tra gần đây cho thấy hiểu biết của người dân về các bệnh tật liện quan đến sử dụng nước không sạch còn hạn chế. Phần lớn người dân chỉ biết đến bệnh tiêu chảy (62%), còn các bệnh khác biết đến với tỷ lệ rất thấp như bệnh giun sán (18,6%), bệnh ngoài da (17,6%), bệnh về mắt (11%) và bệnh về phụ khoa (3,8%) [9]. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm bệnh cơ bản sau: - Hỏng men răng và chảy máu chân răng do Fluo quá cao. - Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly, thương hàn,.... - Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B. - Các bệnh ký sinh trùng, giun sán. - Các bệnh lây truyền do các côn trùng liên quan tới nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não. - Các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa. Gần đây một số nơi ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam đã phản ánh hiện tượng ô nhiễm Asen trong nước ngầm và nghi ngờ đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Tại Hà Nam viện nghiên cứu YHLĐ và VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện có ít nhất 8 trường hợp nhiễm độc Asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở xã Hòa Hậu, Bồ Đê và Vĩnh Trụ. Năm 2003, Viện đã phát hiện có 7 trường hợp/400 người mắc các chứng bệnh do ăn uống nước sinh hoạt nhiễm Asen và 50 trường hợp có hàm lượng Asen cao hơn bình thường. Theo kết quả nghiên cứ của Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho biết: Ở khu vực mà nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen và Chì cao thì hàm lượng Asen và Chì trong máu của nữ ở tuổi sinh đẻ cũng cao và tỷ lệ mắc một số bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh tiết niệu, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da và tỷ lệ sảy thai đều cao hơn vùng không bị nhiễm [4].
  • 18. 10 Báo cáo cuối năm 2004 của một số Trung tâm Y tế huyện, thành thị ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy huyện Phú Bình cao hơn hẳn các nơi khác (1,8%) sau đó đến huyện Đồng Hỷ. Cả hai huyện trên đều có cư dân sống ven sông Cầu [10]. 2.2. Các dạng ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. a, Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra, các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol,... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfua, cyanua, dầu làm cho nước có mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm cho nước có mùi tanh của cá. b, Ô nhiễm sinh học của nước Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,.. Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,...
  • 19. 11 Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P,... có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl. c, Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ được khoảng 30 – 40 % lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. d, Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp Ô nhiễm này chủ yếu là do hydrocacbon, nông dược, chất tẩy rửa,... * Hydrocacbon Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Sự ô nhiễm bởi các hydrocacbon là do các hiện tượng khai thác mỏ
  • 20. 12 dầu, vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi các hydrocacbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. * Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung có muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm,... sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni,...) * Nông dược Người ta phân biệt: - Thuốc sát trùng - Thuốc diệt nấm - Thuốc diệt cỏ - Thuốc diệt chuột Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển. Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể. Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
  • 21. 13 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước - Ô nhiễm tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,…hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây nên ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn..) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. - Ô nhiễm do hoạt động của người dân. Từ sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học; chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt và vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà chất lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì tải lượng càng cao. Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các sơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Từ hoạt động công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có
  • 22. 14 thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, nước thải của xí nghiệp cán thép chủ yếu là sắt, chì…. Hàm lượng nước thải chứa các chất độc hại vượt hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép đã gây nên ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt trong vùng dân cư lân cận. Mức độ ô nhiễm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng,... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Điểm đặc thù của nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay nhưng khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Những nguồn nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc Từ hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc, phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, ngô, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng
  • 23. 15 thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm trên thị trường như Aldrin, Thiodol, Monitor,... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ, bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được thu gom bán phế liệu... 2.4. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 2.4.1.Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như các loài sinh vật, thực vật, vì nước là điều kiện xác định sự tồn tại của sự sống. Nguồn nước của Việt Nam còn khá dồi dào, lượng nước mưa khá cao, hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại các vùng đất thấp. Nhưng xét về mức độ ô nhiễm như hiện nay thì con người cần có sự thay đổi về sử dụng tài nguyên nước, theo ý kiến của nhiều người thì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận đặc biệt là nước ngọt. Nó chỉ thực sự là nguồn tài nguyên vô tận khi con người biết trân trọng những giọt nước quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước hiện nay của con người đã làm thay đổi sự phân bố nước giữa các khu vực trên hành tinh có sự thay đổi lớn theo chiều hướng xấu đi. Không những các vùng sa mạc, cao nguyên khô cằn bị thiếu nước mà ngay cả các thành phố các khu công nghiệp cũng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nếu như con người vẫ giữ thói quen phung phí nước như hiện nay. Phần lớn các hộ nông thônViệt Nam sử dụng 2 nguồn nước sinh hoạt chính: Nguồn nước mưa và nước giếng đào, một số khu vực nông thôn còn sử dụng nước máy. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng nước giếng đào, 25% dùng nước sông suối, ao hồ và 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và một số ít hộ được cấp nước bằng ống dẫn nước.
  • 24. 16 Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai thác bừa bãi và sử dụng phung phí nguồn nước ngọt đó là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng, số lượng nước trên thế giới và vùng lãnh thổ, tình trạng ô nhiễm nước mặt đang có xu hướng gia tăng do nước thải và nước mưa không được xử lý. 60% công trình xử lý nước thải vận hành chưa đạt yêu cầu. Nước thải sinh hoạt ở thành phố, đô thị cũng được thải trực tiếp vào môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ. Nguồn nước sạch Việt Nam bị hao hụt nhiều do lũ lụt, hạn hán. Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm là nguyên gây nguy hại cho sức khỏe của con người và gây ra nhiều bệnh tật nhất là ở các khu vực sinh sống của những người dân nghèo ( 80% bệnh tật Việt Nam là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là khu vực sinh sống của người dân nghèo) [7]. 2.4.2.Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên Nguồn nước Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm. Nước tự nhiên có chất lượng khá tốt, trữ lượng nước hàng năm ở Thái Nguyên khoảng 6,4 tỷ m3/năm. trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 - 1 tỷ m3/năm chiếm 15,6%, dùng trong công nghiệp là 350 - 500 triệu m3/năm chiếm 7,8%, sử dụng cho sinh hoạt là 50 - 70 triệu m3/năm chiếm 1%. Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5% tổng lượng nước tự nhiên, trong đó khả năng cung cấp nước còn rất lớn [3]. Về nguồn nước mặt: Thái Nguyên có hai lưu vực sông lớn là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy văn của Tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000ha ao, hồ tổng trữ lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m3. Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, với 47% diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Kạn) cao 1527m. Sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào
  • 25. 17 sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có diện tích lưu vực là 6.030km2, chiều dài Sông tính từ đầu nguồn (Bắc Kạn) đến hết địa phận tỉnh Thái Nguyên dài 19km. Độ dốc bình quân của sông lớn (i= 1,75%). Cao độ lưu vực giảm dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc nhiều thác, ghềnh trong khi đó phía Nam thì lưu vực mở rộng bằng phẳng. Tuy nhiên về mùa khô mực nước trong sông thấp. Lưu lượng bình quân mùa lũ của sông là 620m3/s, về mua khô là 6,5m3/s. Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Mật độ lưới sống biến đổi trong phạm vi từ 0,7 đến 1,2km/km2. Hệ số tập trung nước của lưu vực đạt 2.1; thuộc loại lớn trên miền Bắc. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Đu, Công, Cà Lô, .... Trong toàn khu vực có 68 sông suối có độ dài từ 19km trở lên với tổng chiều dài 1.600km, trong đó có 13 sông độ dài 15km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100km2. Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị, ... sử dụng nước trên sông trong sinh hoạt sản xuất, đồng thời xả thải nước thải vào đây. Trong những năm qua, gần đây rừng đầu nguồn bị phá hủy, dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu hướng bị cạn kiệt. Lượng nước sử dụng ngày càng tăng lên. Để khai thác nguồn nước trong khu vực đã xây dựng một hồ chứa lớn và nhiều hồ chứa, đập nhỏ. Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành vào năm 1978, có dung tích 178,5.106m3. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung cho sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu công nghiệp sông Công, Gò Đầm và tưới cho 20.000ha ruộng ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tuy tổng lượng nước toàn năm của sông Cầu khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân phối không đều trong năm nên trong mùa cạn đã xảy ra thiếu nước, nhất là trong tháng 1 đến tháng 3. Nguồn nước mặt phong phú nhưng phân bố không đồng đều, đặc biệt là phần diện tích tự nhiên phát triển trên đá voi thuộc
  • 26. 18 huyện Võ Nhai rất hiếm nước. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp khai thác tốt và bảo vệ nguồn sông Cầu (Sở khoa học và công nghệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2001) [9]. Về chất lượng, nước sông Cầu hiện đang lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm chủ yếu thể hiện ở ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dầu mỡ trên toàn lưu vực và thể hiện cục bộ với mức ô nhiễm rất nặng nề tại một số điểm tiêu biểu như nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên, sau cửa xả của Công ty Gang Thép - Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại năng không phát hiện trong nước như kết quả quan trắc đã ghi nhận sự tích tụ với quy mô lớn các kim loại nặng nguy hiểm trong trầm tích các con sông. Chủ yếu là ô nhiễm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) rất lớn ở đây có nguồn gốc tự nhiên, từ các mỏ quặng và địa chất mà sông Cầu chảy qua đó (Trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên, 2007) [11]. Về nguồn nước ngầm: Nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 đến 2 tỷ m3. Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu (Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên) và cho thị xã Sông Công (Nhà máy nước Sông Cầu). Tuy nhiên một phần dân cư trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hay giếng đào để sinh hoạt và ăn uống. Đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa điểm cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa cao. Nhưng do quản lý và vận hành các giếng này không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc bằng nhiều nguyên nhân khác nhau trong nước ngầm đã có sự xuất hiện vi khuẩn E.Coli. Mức độ này không quá lớn, nhưng để sử dụng cho ăn uống thì ngoài việc phải xử lý tách cặn, khử sắt,... cần thiết phải khử trùng nước (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2001) [9]. 2.5. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học *Thông số vật lý: Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt độ của
  • 27. 19 nước, lượng các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước. Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm thay đổi màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường ngả sang màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ đục của nước. *Thông số hóa học: Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của nước: - Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ. Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho qua trình phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các vi sinh vật trong nước. Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau: + Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l) + Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l) + Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l) Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất, phản ánh mức nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất. - Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid, độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), clo (Cl-), đồng (Cu), kẽm (Zn), các hợp chất chứa N hữu cơ, amoniac (NH3, NO2, NO3) và phosphat (PO4). *Thông số sinh học
  • 28. 20 Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số này. Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép I II 1 Màu sắc (*) TCU 15 15 2 Mùi vị (*) - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ 3 Độ đục (*) NTU 5 5 4 Clo dư mg/l Trong khoảng 0,3 - 0,5 - 5 pH (*) - Trong khoảng 6,0 - 8,5 Trong khoảng 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni (*) mg/l 3 3 7 Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) (*) mg/l 0.5 0.5 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 9 Độ cứng tính theo CaCO3 (*) mgCaCO3/l 350 - 10 Hàm lượng Clorua (*) mg/l 300 - 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0.01 0.05 13 Coliform tổng số VK/100ml 50 150 14 E.coli hoặc coliform chịu nhiệt VK/100ml 0 20 (Nguồn: Quy chuẩn Việt Nam 02:2009/ BYT)
  • 29. 21 Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
  • 30. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian tiến hành: Từ tháng 01/01/2018 đến tháng 30/05/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa - Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
  • 31. 23 - Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,... trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương. - Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, huyện. 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát. - Phỏng vấn người dân Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần chính, trong đó: + Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn. + Phần 2: Phỏng vấn, thu thập thông tin về nước sinh hoạt - Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên 84 hộ gia đình trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Đối tượng phỏng vấn: Người dân (hộ gia đình thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, trinh độ). 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu * Phương pháp lấy mẫu: - Lựa chọn vị trí lấy mẫu: + Nước giếng đào 1 mẫu + Nước giếng khoan 01 mẫu + Nước máy 01 mẫu - Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 6663-11:2001 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. * Chỉ tiêu theo dõi: đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, Fe.
  • 32. 24 Nội dung Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu M1 - Nước giếng khoan tại nhà ông Bùi Hiếu Quang, tổ 10 xã Quyết Thắng -Tọa độ:B 23o 35’51”:Đ 105o 48’52” M2 - Nước máy tại nhà ông Nguyễn Thị Tuyết Lê, tổ 10, xã Quyết Thắng -Tọa độ:B 23o 35’58”:Đ 105o 48’56” M3 -Nước đào tại nhà ông Lê Văn Trình, tổ 10 xã Quyết Thắng Tình trạng lấy mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6663- 11:2001 Ngày lấy mẫu 1/5/2018 – 6/5/2018 Ngày phân tích 9/52018 – 14/5/2018 - Chỉ tiêu phân tích và phép phân tích: pH, độ đục, BOD5, COD, TSS, P, Fe. 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại Phòng Thí nghiệm Khoa Môi trường và Viện Khoa Học Sự Sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Đơn vị đo 1 Màu sắc So màu - 2 Mùi vị Cảm quan - 3 Độ đục Theo TCVN6184:1996 NTU 5 pH Theo TCVN 6492:1999 - 6 Fe Theo TCVN 6177:1996 Mg/l
  • 33. 25 3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh: Từ các kết quả nghiên cứu tiến hành tổng hợp (lập bảng), số liệu được thống kê và xử lý trên Word và Exel để vẽ biểu đồ, so sánh với QCVN và đánh giá để xác định độ tin cậy của thông tin và kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận cuối cùng.
  • 34. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quyết Thắng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Quyết Thắng là xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích 1155, 52 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều - Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh - Phía Nam giáp xã Thịnh Đức - Phía Nam, Tây Nam giáp xã Phúc Trìu - Phía Tây giáp xã Phúc Xuân Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Quyết Thắng
  • 35. 27 4.1.1.2. Địa hình *Địa hình: So với mặt bằng chung các xã thuộc Thành phố Thái Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ những địa điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hương nghiêng đần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 – 6m. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp. 4.1.1.3. Khí hậu Nằm trong vung khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là khoảng: 22 - 230 C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 -50 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 390 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 30 C. - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1588 giờ. Tháng 5 – 6 có số giờ nắng nhiều nhất khoảng 170 -180 giờ. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2700 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung binh đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí là 7 – 10%. - Gió bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nông là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc . Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 4.1.1.4. Thuỷ văn Xã Quyết Thắng có hệ thống các ao, hồ chứa nước trên địa bàn (với các kênh, hồ lớn như: kênh hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen...) lượng nước phụ
  • 36. 28 thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên ao, hồ và lượng mưa hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước cũng như tạo cảnh quan, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất - Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1155.52 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%, nhóm đất phi nông nghiệp 347,47 ha, chiếm 30.06%, đất chưa sử dụng là 14,74 ha, chiếm 1.28%. Đất đai xã Quyết Thắng được hanh thành do 2 nguồn gốc chính: đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. - Đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng , được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tinh ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung binh, loại đất này phù hợp cho việc trồng lúa, hoa màu. - Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi. - Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cái kết, loại đất này có diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè. 4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên khác a. Tài nguyên nước - Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước chinh cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá đều trên địa bàn. - Tài nguyên nước ngầm : Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 -25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.
  • 37. 29 b. Tài nguyên nhân văn - Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hmong, Dao, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo , tuy nhiên tập trung chủ yếu là người Kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng, trinh độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trinh độ, năng động nhiệt tình lãnh đạo các mặt Chính trị, Kinh tế - Xã hội, xây dựng xã Quyết Thắng trở nên giàu mạnh. c. Tài nguyên khoáng sản Hai tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công) chảy qua địa bàn TP.Thái Nguyên cung cấp cho thành phố đồng thời cũng cung cấp một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn xã. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. Vì vậy xã Quyết Thắng cũng được kế thừa nguồn tài nguyên này. 4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội Các điểm dân cư của xã xây dựng thành 10 xóm. - Xã có nguồn nhân lực lao đông khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn, cần có định hương phát triển các nhanh kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang. - Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trinh phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trinh phát triển lâm nghiệp … tuy nhiên tinh trạng thiếu việc làm nhất là thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần được giải quyết. 4.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số Xã Quyết Thắng có 23 tổ dân phố, dân số khoảng 16.283 người, 2.813 hộ gia đình, khoảng 10.162 nhân khẩu và thường xuyên có khoảng 6.121 học
  • 38. 30 sinh, sinh viên, công nhân Samsung tạm trú. b. Lao động, việc làm và thu nhập Lao động trọng độ tuổi: + Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp: số người là 1720, chiếm tỷ lệ 43% so với dân số toàn xã. + Khu vực II: Tiểu thủ công nghiệp – nhanh nghề khác: số người là 1830, chiếm tỷ lệ 45% so với dân số toàn xã. + Khu vực III: Dịch vụ - các nhanh khác: Số người 450, chiếm tỷ lệ 12% so với dân số toàn xã. Tổng: số người 4000. Tỷ lệ 50,3%.nghề theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân. - Thu nhập và mức sống - Lao động, việc làm: Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá lớn. Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp… tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần giải quyết. - Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm. Xã thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một tăng lên. Giảm 132 hộ nghèo, đến nay còn 66 hộ. 4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng
  • 39. 31 sản phẩm ngày một cao. + Về trồng trọt: Xác định là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, Đảng ủy đã có chủ trương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu quả. Do đó, tuy diện tích sản xuất bị thu hẹp nhưng sản lượng lương thực hàng năm vẫn đảm bảo kế hoạch. Đã đưa các loại giống mới năng xuất cao và kho học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp trồng lúa, trồng màu và trồng hoa cây cảnh nên giá trị canh tác đạt 36 triệu đồng/ha. Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương nên đất vườn đồi, đất trồng lúa đạt hiệu quả thấp đã được nhân dân chuyển sang trồng chè và cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, cây ăn quả đặc sản, cây hoa, cây cảnh chưa được phát triển rộng, vẫn tập chung ở 1 số hộ có truyền thống, song, có những vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng. + Lâm nghiệp: Đảng ủy đã chỉ đạo nhân dân tận dụng những nơi đất chưa sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, điển hình như cây keo mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian khai thác, giải quyết lấy chất đốt, lấy gỗ, cải thiện môi trường. + Về chăn nuôi: Đây cũng là nguồn thu nhập chính của địa phương đặc biệt là nuôi lợn, gà, vịt lấy thịt đã có những hộ nuôi tới vài trăm con lợn. Riêng đàn trâu, bò giảm do sức kéo được thay bằng máy móc và điều kiện chăn thả khó khăn. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thường xuyên. Không có dịch bệnh gia súc, gia cầm. b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn Trong xu thế đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên diễn ra rất mạnh. Trong năm qua cùng với phát triển chung của thành phố, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu dân cư được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
  • 40. 32 của người dân. Tuy có đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh hoạt, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân cư. Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc bảo vệ môi trường, đã vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. 4.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông Với mục tiêu đô thị hoá, nhiều dự án về giao thông đã, đang và sẽ được đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo cho nhu cầu giao thông của phường, thành phố và của vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt như: đường Quang Trung, Dự án đường Quốc lộ 3 – đoạn tránh thành phố Thái Nguyên, Dự án DT 260 xây dựng đường Thịnh Đán đi Hồ Núi Cốc... Hoàn thành các tuyến đường bê tông vào các tổ dân phố. b. Thuỷ lợi Trên địa bàn phường có kênh Hồ Núi Cốc, các hồ lớn như: Hồ Đầm Rốn, Hồ Sen cùng với hệ thống kênh mương, sông suối nhỏ có chức năng chứa nước, tưới, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn phường có hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch xây dựng của thành phố. Tuy nhiên do chất lượng công trình cũ đã bị xuống cấp đã hạn chế đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, ảnh hưởng đến thoát nước ở một số khu vực trong khu dân cư. c. Giáo dục - đào tạo Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, tập trung vào cuộc vận động "hai không", cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học. Hàng năm, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp
  • 41. 33 hàng năm đều tăng. Số học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng đạt cao. Hội khuyến học các cấp hoạt động tốt, đem lại hiệu quả thiết thực, quan tâm và chăm lo đến công tác giáo dục. Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 của tiểu học. Trường trung học cơ sở phấn đấu cuối năm 2010 đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, thành lập trường mầm non Quyết Thắng. Trong xã có 1 cơ sở mầm non tư thục. d. Văn hóa Các hoạt động văn hoá phát triển mạnh góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho người dân và bài trừ tệ nạn xã hội: Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã và đang phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Phối hợp với các ban ngành trong thành phố tổ chức chỉ đạo các câu lạc bộ văn hoá như phụ nữ với gia đình văn hoá, câu lạc bộ không sinh con thứ 3... Các hoạt động quản lý di tích, lễ hội được duy trì, chấp hành đúng quy định, các loại hình truyền thống được khôi phục phát triển. Duy trì thường xuyên thời lượng phát thanh hàng ngày nhằm tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, các kỳ họp Hội đồng nhân dân. c. Y tế Công tác y tế được đảm bảo, việc chăm lo sức khỏe cho cộng đồng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Do đó, tại địa phương không có dịch bệnh xảy ra, đội ngũ chuyên môn có trách nhiệm, trang thiết bị được bổ sung hoàn thiện. Thường xuyên đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân và các đối tượng có bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu kịp thời những trường hợp rủi ro. Hàng năm, 100% trẻ trong độ tuổi và bà mẹ mang thai được tiêm phòng và uống Vitamin A theo quy định 4.1.3.4. Quốc phòng, an ninh - Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục ổn định, tạo được môi trường thuận lợi
  • 42. 34 cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân có sự chỉ đạo tập trung, xử lý kiên quyết, dứt điểm, theo đúng quy định của pháp luật. Tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có chiều hướng giảm đi rõ rệt. - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có bước đổi mới, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tuyên truyền, phù hợp với từng loại đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn các xóm, tổ trong xã Quyết Thắng. - Tuy vậy, an ninh và an toàn xã hội cũng có những điểm nóng, diễn ra khá phức tạp: tình hình hoạt động tội phạm giết, cướp, cướp giật, trộm cắp trong khu dân cư, trong đó nhiều đối tượng ở độ tuổi vị thành niên bỏ học, không có công ăn việc làm và đối tượng từ các đại bàn khác di chuyển đến. Tai nạn giao thông, tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm có xu hướng gia tăng. 4.2. Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Hiện nay để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của gia đình mình, các hộ gia đình trên địa bàn xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên có thể vừa sử dụng nước máy vừa sử dụng nước giếng do gia đình tự khai thác. Theo điều tra tại 84 hộ gia đình trên địa bàn xã Quyết Thắng cho thấy có 45/84 (chiếm 53,5%) hộ gia đình sử dụng nước máy 25/84 (chiếm 29,7%) hộ gia đình sử dụng nước giếng đào và 14/84 (chiềm 16,8%) cho hoạt động hàng ngày. Các hộ này hiện đang sử dụng nguồn nước này vào rất nhiều mục đích khác nhau tuỳ theo nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh tế của từng hộ gia đình và tình trạng cung cấp nước máy ở nơi sinh sống của người dân.
  • 43. 35 Bảng 4.2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của gia đình sử dụng cả nước máy và nước giếng xã Quyết Thắng STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nước máy 45 53,5 2 Giếng khoan 25 29,7 3 Giếng đào 14 16,8 Tổng 84 100 Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, phần lớn các hộ dân đều sử dụng nước máy là loại nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh được cung cấp bởi Công ty nước sạch của thành phố. Có 45 hộ chiếm 53,5% chỉ sử dụng nước máy, có 25 hộ chiếm 29,7% chỉ sử dụng nước giếng khoan, có 14 hộ chiếm 16,8% chỉ sử dụng nước giếng đào. Bên cạnh những hộ gia đình được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh thì vẫn còn những hộ gia đình vẫn còn phải sử dụng nước giếng khoan và nước giếng đào phục vụ sinh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến các bệnh đường ruột và một số bệnh ngoài da đối với con người, đặc
  • 44. 36 biệt là vào những thời điểm có mưa lũ lớn thì có khả năng nước giếng bị nhiễm bẩn có nguy cơ ngày càng cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hộ dân không được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh là do vị trí nhà cách khá xa khu tập trung dân cư, kinh tế còn hạn hẹp không có điều kiện để đầu tư đường ống dẫn nước tới gia đình. Nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt của xã Quyết Thắng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cả về chất lượng và số lượng. 4.3. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước Để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt phục vụ cho đời sống của người dân, trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân với nội dung là đánh giá cảm quan về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn phường và thu được kết quả như sau: Bảng 4.3. Đánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết Thắng Chỉ tiêu đánh giá Vị Mùi Màu sắc Bình Thường Vị lạ Bình Thường Mùi lạ Bình Thường Màu lạ Số phiếu 84 0 79 5 76 8 Tỉ lệ(%) 100% 0% 95% 5% 90,5% 9,5%
  • 45. 37 Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước tại xã Quyết hắng Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy có 100% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng không có vị lạ, còn 95% hộ gia đình cho rằng nước của họ không vấn đề màu và 5% là nước của họ có màu lạ, còn 90,5% hộ gia đình không có mùi lạ và 9,5% là có mùi lạ. Nhìn chung đa số những hộ gia đình được phỏng vấn đều cho rằng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng vẫn đảm bảo và không có vấn đề gì, những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn còn mùi và các vấn đề khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Để đánh giá chính xác nhất lượng nước mà người dân đang sử dụng, em đã tiến hành lấy mẫu nước tại một số hộ có sử dụng nước giếng khoan. Kết quả phân tích chất lượng nước được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả phân tích QCVN 02:2009/B YT M1 M2 M3 1 Màu sắc - Trong Trong Trong - 2 Mùi vị - Không mùi Không mùi Không mùi Không mùi 3 Độ đục NTU 0,290 0,630 25,32 5 5 pH - 6,81 6,86 7,02 6,5- 8,5 6 Fe mg /l 0,423 0,423 19 0,5 7 COD mg/l 2,16 3,76 13,36 4
  • 46. 38 0 8 BOD5 mg/l 1,72 3,008 10,68 - (Nguồn: kết quả phân tích) Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng PH Nhận xét: Theo kết quả phân tích chỉ tiêu pH là 6,81; 6,86 và 7,02 nằm trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn (QCVN 02:2009/BYT: Ph = 6,5-8,5), Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình.
  • 47. 39 Hình 4.5: Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Fe Nhận xét: Theo kết quả phân tích chỉ tiêu Fe là 0,423 cả 2 mẫu là cao và 0,09 tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn (QCVN 02:2009/BYT: Fe=0.5), Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. Hình 4.6 : Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng Độ đục Nhận xét: Theo kết quả phân tích chỉ tiêu Độ đục là 0,29 và 0,63 nằm trong khoảng giá trị cho phép so với quy chuẩn (QCVN 02:2009/BYT: Độ đục = 5), Tuy nghiên độ đục giếng đào là 25,3 vượt quá quy chuẩn 5 lần . Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào không an toan, khuyến khích người dân sử dụng nước giếng khoan, nước máy đảm bảo sức khỏe cho người dân làm nước sinh hoạt trong gia đình. Nhận xét chung; Dựa vào các bảng trên ta có thể thấy nước giếng khoan và nước máy tại
  • 48. 40 xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, trong tất cả chỉ tiêu đem phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu như: mùi vị, màu sắc, độ đục, pH, hàm lượng sắt tổng số đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân ở địa phương. Riêng nước giếng đào của số ít người dân sử dụng là vượt quá tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh, không nên tiếp tục sử dụng cần thay thế bằng nguồn nước khác. Nhìn chung nguồn nước tại xã Quyết Thắng đảm bảo an toàn cho sử dụng sinh hoạt của người dân, tất cả nguồn nước ngầm đều nằm trong mức cho phép so với quy chuẩn. Thế nhưng không vì đó mà người dân sử dụng bừa bãi, không hiệu quả, hoang phí mà cần phải sử dụng một cách hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. 4.4.Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân xã Quyết Thắng Xã Quyết Thắng đã được cung cấp tới từng hộ gia đình nhưng người dân trên địa bàn phường vẫn giữ thói quen từ xưa đó là sử dụng nước giếng đào và giếng khoan để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày của mình. Tỷ lệ sử dụng nước giếng chiếm 42% tổng số hộ được điều tra. Để tiết kiệm người dân sử dụng nước máy còn sử dụng thêm cả nước giếng chính vì thế mà trên địa bàn phường tồn tại 3 hình thức sử dụng nước là: - Hình thức chỉ sử dụng nước máy. - Hình thức chỉ sử dụng nước giếng (giếng khoan và giếng đào). - Hình thức sử dụng cả nước máy và nước giếng. Bảng 4.5. Thể hiện tình hình sử dụng hệ thống lọc nước của các hộ dân trong xã Quyết Thắng Hình thức Có sử dụng thiết bị lọc Không sử dụng thiết bị lọc Số phiếu 22 62
  • 49. 41 Tỉ lệ (%) 26,2 73,8 Hình 4.7.Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng hệ thống và các thiết bị lọc của các hộ dân trong xã Quyết Thắng Qua biểu đồ chúng ta thấy được tỉ lệ gia đình có sử dụng các thiết bị lọc vẫn còn chưa cao. Chỉ khoảng 24% trong tổng số các hộ được điều tra. Các thiết bị lọc được sử dụng nhiều chủ yếu là máy lọc nước RO, dùng để lọc lước cho mục đích ăn uống hàng ngày của gia đình.Các gia đình sử dụng phần đa là những hộ có thu nhập ở mức khá giả và có điều kiện kinh tế. Còn những hộ dân còn lại chỉ sử dụng những phương pháp lọc thông thường như bể lọc và tất nhiên chất lượng nước không thể tốt nhất. Điều tra ý kiến của người dân về chất lượng nước của xã Quyết Thắng thu được kết quả khá khả quan.Tỉ lệ ý kiến cho rằng nguồn nước mà gia đình mình đang sử dụng là tốt chiếm tỉ lệ cao. Dựa vào cảm quan ,quan sát màu sắc, mùi và màu của nước đang sử dụng mọi người nhận thấy nguồn nước đang sử dụng là tốt. Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình nói nguồn nước gia đình họ sử dụng chưa được tốt. Cụ thể như khi bơm nước lên vẫn thấy có mùi tanh và màu nước chưa được trong.
  • 50. 42 Bảng 4.6. Thể hiện chất lượng nước theo ý kiến của người dân trong xã Quyết Thắng. STT Ý kiến Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Tốt 71 84,5 2 Chưa tốt 13 15,5 3 Ý kiến khác 0 0 4 84 100 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chất lượng nước theo ý kiến của người dân trong xã Quyết Thắng Tuy tồn tại 3 hình thức sử dụng nước nhưng hầu hết người dân trong cả 3 hình thức trên đều sử dụng các phương pháp để xử lý nước trước khi đem vào sử dụng trong ăn uống. Sau khi tiến hành điều tra trên địa bàn phường và đặc biệt là điều tra ngẫu nhiên 84 hộ gia đình, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt phổ biến của người dân trên địa bàn phường được thống kê trong bảngsau: Bảng 4.7. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa
  • 51. 43 bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên TT Phương pháp xử lý Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không sử dụng 27 32 2 Bình lọc nước gia đình (lọc cát) 24 28 3 Máy lọc nước 33 40 4 Tổng 84 100 Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nhận xét: Theo kết quả từ phiếu điều tra phỏng vấn, cho thấy đa số hộ gia đình trên địa bàn phường đã sử dụng các thiết bị máy lọc nước cho việc xử lý nước trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 40%. Tuy nhiên có thể thấy rằng vẫn còn nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường không sử dụng các thiết bị lọc cho việc xử lý nước trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ 32%. Ngoài ra còn những hộ vẫn sử dụng bình lọc nước (lọc cát) để xử lí nước phục vụ cho việc ăn uống sinh hoạt chiếm tỷ lệ 28%. - Bình lọc nước: Là bình lọc nước sử dụng phương pháp lọc bằng than hoạt tính và lọc theo tầng cùng với sỏi cát và cục lọc kết hợp thành hệ thống
  • 52. 44 lọc thẳng. Trong số 84 hộ gia đình được phỏng vấn thì có tới 24 hộ sử dụng thiết bị này cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 28% tổng số hộ. - Máy lọc nước: Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước sạch như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb) và loại trừ các bệnh liên quan đến nguồn nước, bổ sung khoáng chất. Với các tính năng hiệu trong việc xử lý, loại trừ các độc tố trong nước đã được rất nhiều hộ gia đình sử dụng trong xử lý nước sạch để ăn uống và sinh hoạt. Trong 84 hộ điều tra ngẫu nhiên có 33 hộ sử dụng thiết bị trên cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 40% tổng số hộ. 4.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng - Xã Quyết Thắng là một xã làm nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên những năm trở lại đây sự phát triển mạnh mẽ, xã hội phát triển kéo theo nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt. Ngoài những nguyên nhân tự nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân nhân tạo gây ra ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt. 4.4.1.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt từ các hoạt động sinh hoạt đời sống hằng ngày của người dân: - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt do rác thải sinh hoạt ngày càng phổ biến. Chúng ta rất dễ gặp những hình ảnh rác sinh hoạt được vứt bừa bãi và tràn ngập bên lề các con đường và chúng bốc mùi hôi thối. Dọc các con kênh, mương rác thải cũng trôi lềnh bềnh trên mặc nước với mật độ dày đặc, hoặc ngay cả trên ao, sông hồ rác thải sinh hoạt cũng có rất nhiều. - Chất thải sinh hoat của người dân vẫn chủ yếu là: rơm rạ, túi nilon, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, xác động thực vật,chất thải của quá trình giết hại, chế biến gia súc gia cầm phục vụ nhu cầu ăn uống, chất thải trong chăn nuôi và các nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Các chất thải này dễ bị phân hủy bởi các loai vi sinh vật nhưng chính vì vậy mà thường gây lên mùi khó chịu, nếu
  • 53. 45 không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. - Vào mùa mưa cả bãi rác chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, rỉ rác ngấm theo nước mưa xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. 4.4.1.2. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp - Người dân trong xã vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do vậy ô nhiễm môi trường nước do canh tác nông nghiệp cũng là một trong những vấn đề đang chú ý hiện nay. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được, các chất hóa học được mọi người sử dụng khá phổ biến và tràn lan một cách bừa bãi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. - Tuy nhiên người dân sử dụng một cách tràn lan không có kiểm soát và chưa có các biện pháp xử lý đã dần gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường cũng như môi trương nước ngầm nơi đây. - Ngoài ra các chất thải, phân bón vô cơ, hữu cơ để chăm bón cho cây sau khi được sử dụng không hết sẽ ngấm vào lòng đất và gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Bảng 4.8 Bảng thống kê nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng. STT Nguồn gây ô nhiễm Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Phân bón hữu cơ 10 11,9 2 Phân bón hóa học 23 27,4 3 Hóa chất BVTV – thuốc trừ sâu 38 45,2 4 Bao bì hóa chất 10 11,9 5 Phụ chế phẩm nông nghiệp 3 3,6 Tổng 84 100 -
  • 54. 46 - Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt từ hoạt nông nghiệp của người dân xã Quyết Thắng - Qua biểu đồ ở trên cho thấy có nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt khác nhau từ hoạt động nông nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Cụ thể các nguồn gây ô nhiễm như sau hóa chất BVTV – thuốc trừ sâu chiếm 45%, phân bón hóa học 27%, bao bì hóa chất BVTV 13,8%, ngoài ra phân bón hưu cơ và phụ phế phẩm nông nghiệp chiếm một phần không đáng kể. - Các nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu vẫn xuất phát từ ý thức của người dân gây lên. Người dân chỉ quan tâm tới mục đích của mình là năng suất nông nghiệp cao mà không hề quan tâm đến môi trường xung quanh và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách bừa bãi không khoa học, bao bì hóa chất BVTV thì vứt ngay tại ruộng, thải trực tiếp ra môi trường. - Những năm trở lại đây nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân chú quan tâm coi đó là một trong những nghề phát triển kinh tế hộ gia đình.
  • 55. 47 - Nhiều gia đình mở rộng quy mô chuồng trại nhưng chỉ có một số hộ gia đình có hệ thống xử lý chất thải, nước thải hợp về sinh còn đa phần người dân vẫn đổ thẳng ra rãnh nước, mương, ao hồ, sông. 4.4.1.3. Ô nhiễm từ các nguồn khác Khu vực hợp chợ các hoạt động trao đổi mua bán trong địa bàn xã Quyết Thắng cũng là những nguyên nhân đáng lưu ý. Rác thải từ khu chợ chủ yếu là túi nilon, rau củ quả dập nát, thối, hỏng,… vứt bừa bãi. Tuy đã có xe chở rác đến thu gom nhưng còn rất thưa thớt chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu hiện tại. 4.5.Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt Để nâng cao chất lượng nước sạch sinh hoạt tại xã Quyết Thắng trong thời gian tới cho người dân phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ thuật, quản lý và ý thức của người dân ở đây em xin đưa ra một số giải pháp như sau: 4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức con người : Hiện nay ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp nên đó cũng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng gây lên ô nhiễm môi trường nói chung mà môi trường nước nói riêng. Do vậy biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân có một ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng các hình thức cụ thể như sau: - Sử dụng phổ biến các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao ý thức người dân như: Tuyên truyền qua radio, loa phát thanh ở các thôn( xóm), tờ rơi,tổ chức các cuộc họp tại các thôn xóm tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường nước… - Tổ chức các hoạt động như: Ngày môi trường, ngày nước sạch,… - Tuyên truyền để người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa môi trường cũng
  • 56. 48 như môi trường nước và sức khỏe con người. - Cần tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn để người dân tham gia vào việc xây dựng các công trình xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng - Tuyên truyền để người dân nắm rõ tầm quan trọng của nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước với sức khỏe để từ đó họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng hợp lý nguồn nước sinh hoạt.. - Nâng cao ý thức của người dân : không vứt rác thải, chế phẩm nông nghiệp, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu…,ra môi trường. - Tuyên truyền mọi người cố gắng xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi như bể biogas... 4.5.2.Giải pháp pháp lý Sử dụng công cụ pháp lý cụ thể bằng các biện pháp sau: - Giảm thất thoát việc cấp nước sạch, cần tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước theo hướng hiện đại hóa. - Xem xét việc gia tăng giá nước sạch đề bù đắp chi phí, và với mức giá nước cao thì nhà cung cấp nước phải đảm bảo nguồn nước được cung cấp đầy đử, sạch, đạt tiêu chuẩn. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn nguồn nước thải. Đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước thải, chất rắn bừa bãi vào môi trường. - Cần đào tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước. 4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước Hiện nay, nhiều công trình cung cấp nước đã được xây dựng ở các khu đô thị nên tình trạng thiếu nước không còn là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chất lượng nước như thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm.