SlideShare a Scribd company logo
1 of 167
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------------
TỪ TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ CỎ HÕA THẢO NHẬP
NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÕ THỊT
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 62.62.40.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM
2. GS.TS. TỪ QUANG HIỂN
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Từ Trung Kiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn
PGS.TS. Phan Đình Thắm và GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện
luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
các thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y
và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào tạo
Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn
nuôi Quốc gia, Viên Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện, động
viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, tháng năm 2010
Tác giả
Từ Trung Kiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt ix
Danh mục viết tắt và tên khác của cỏ x
Danh mục các bảng biểu xi
Danh mục các đồ thị xii
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Đặc tính sinh trưởng của cỏ hoà thảo ..............................................................3
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo..........................................................................3
1.1.2. Đặc tính sinh trưởng của thân và lá..........................................................4
1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá .............................5
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá ................................8
1.1.3. Đặc tính sinh trưởng của rễ ....................................................................10
1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ.............................................................10
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ....................................11
1.2. Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hoà thảo......................12
1.2.1. Sản lượng chất xanh ...............................................................................12
1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ ....................................................................14
1.3. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác (khoảng cách cắt, bón phân) đến
lượng và chất cỏ hoà thảo ..............................................................................19
1.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt.............................................................19
1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón........................................................................21
1.3.2.1. Vai trò của phân đạm ........................................................................21
1.3.2.2. Vai trò của phân lân ..........................................................................23
1.3.2.3. Vai trò của phân kali ...........................................................................25
1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng ...................................................................26
1.3.2.5. Vai trò của vôi...................................................................................28
1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi trâu bò...............................................................28
1.4.1. Sử dụng cỏ tươi ......................................................................................28
1.4.2. Sử dụng cỏ khô.......................................................................................30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
1.5. Đặc điểm một số cỏ hoà thảo dùng trong thí nghiệm của luận án.................31
1.5.1. Cỏ Paspalum atratum..............................................................................31
1.5.2. Cỏ Brachiaria brizantha..........................................................................33
1.5.3. Cỏ Brachiaria decumbens.......................................................................34
1.5.4. Cỏ Setaria splendida...............................................................................36
1.6. Kết luận phần tổng quan tài liệu....................................................................37
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................38
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................38
2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo........................38
2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp ..........................38
2.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp ...................38
2.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali cùng tăng...................... 39
2.2.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ
được sử dụng và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ......... 39
2.2.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt .................39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo........................39
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp ..........................40
2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp ...................41
2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali cùng tăng...................... 42
2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được
sử dụng và tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ ............... 44
2.3.5.1. Xác định khối lượng cỏ tươi bò ăn được trong một ngày đêm ................44
2.3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ........................................................ 44
2.3.5.3.Tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ bằng phương pháp sinh khí in vitro
(gas production technique) và tính năng lượng ME............................... 45
2.3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt.................45
2.3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt.....45
2.3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt.....46
2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu..........................................................48
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................50
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................52
3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo.................................52
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm..................................................52
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009.......................................52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm..................................54
3.1.4. Năng suất của cỏ.....................................................................................55
3.1.5. Thành phần hóa học của cỏ ....................................................................57
3.1.6. Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô, protein của cỏ thí nghiệm...................58
3.1.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng của 6 cỏ thí nghiệm......................61
3.1.8. Nhận xét chung về thí nghiệm 1.............................................................61
3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khoảng cách cắt (KCC) thích hợp ..........................61
3.2.1. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất cỏ....................................................61
3.2.2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau..............65
3.2.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau.....................................69
3.2.4. Ảnh hưởng của KCC khác nhau đến sản lượng cỏ theo mùa..........................71
3.2.5. Nhận xét chung về thí nghiệm 2.............................................................71
3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm (N) thích hợp ....................72
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức phân N khác nhau tới năng suất cỏ ................ 72
3.3.2. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức phân N khác nhau..................... 75
3.3.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau...................... 79
3.3.4. Ảnh hưởng phân N khác nhau đến sản lượng cỏ theo mùa....................82
3.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3.......................82
3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali (N.P.K) cùng tăng........................83
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức N.P.K cùng tăng đến năng suất cỏ .................83
3.4.2. Thành phần hóa học của cỏ khi bón N.P.K cùng tăng ...........................85
3.4.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm khi bón N.P.K cùng tăng................................88
3.4.4. Ảnh hưởng của phân N.P.K cùng tăng đến sản lượng cỏ theo mùa ...................91
3.4.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 4 ............................ 92
3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được
sử dụng và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của cỏ .............................................. 92
3.5.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được/1 bò/ngày ........................................... 92
3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau ...................... 94
3.5.3. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ................................................... 94
3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt..........................95
3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt...........96
3.6.1.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân...........................................................96
3.6.1.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn......................96
3.6.1.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng...............97
3.6.1.4. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm.......................98
3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt............99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
3.6.2.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân........................................................99
3.6.2.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn.........................................100
3.6.2.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn cỏ khô ..................100
3.6.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 6 (6a và 6b) ..........101
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................102
1. Kết luận...........................................................................................................102
2. Đề nghị............................................................................................................103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
PHỤ LỤC ..............................................................................................................123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP: Adenosine triphotphate
DXKN: Dẫn xuất không chứa nitơ
ĐC: Đối chứng
CIAT: Center of International Tropical Agriculture
CP: Protein thô
CS: Cộng sự
CT: Công thức
CX: Chất xanh
K: Kali
KCC: Khoảng cách cắt
KL: Khối lượng
N: Nitơ
NS: Năng suất
NSCX: Năng suất chất xanh
NSTB: Năng suất trung bình
OM: Chất hữu cơ
P: Phốt pho
PDI: Protein được tiêu hóa ở ruột non
Pr Protein
SL: Sản lượng
TB: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TH: Tiêu hóa
TS: Tổng số
UFL: Đơn vị thức ăn tạo sữa
VCHC: Vật chất hữu cơ
VCK: Vật chất khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA
CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN ÁN
Brachiaria decumbens B. decumbens
Brachiaria brizantha B. brizantha
Paspalum atratum P. atratum
Setaria splendida S. splendida
Brachiaria mutica B. mutica
Paspalum dilatatum P. dilatatum
Kentucky blue K. blue
Eragrostis curvula E. curvula
Phleum pratense Timothy
Dactylis glomerata Orchard
Cynodon dactylon Bermuda
Digitaria smutsii D. smutsii
Andropogon gayanus A. gayanus
Brachiaria humidicola B. humidicola
Brachiaria ruziziensis B. ruziziensis
Panicum maximum P. maximum
Paspalum guenoarum P. guenoarum
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tiêu đề Trang
2.1: Công thức thí nghiệm 6a................................................................................ 46
2.2: Công thức thí nghiệm 6b................................................................................ 47
3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm......................................................... 52
3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2004 - 2009................ 53
3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày .................................... 55
3.4: Năng suất các lứa cắt năm thứ nhất .............................................................. 55
3.5: Năng suất các lứa cắt năm thứ hai ................................................................ 56
3.6: Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm .................................................. 57
3.7: Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô và protein ................................................... 59
3.8: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau năm 1 và 2 ......................... 62
3.9: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau .................... 65
3.10: Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau trong 2 năm ....................... 70
3.11: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau ................................ 72
3.12: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau ................ 76
3.13: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau .......................... 79
3.14: Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệm ở mức N.P.K cùng tăng ................ 83
3.15: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K cùng tăng............................. 86
3.16: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K cùng tăng ................. 89
3.17: Khối lượng cỏ bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau....................................... 93
3.18: Tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau............................................ 94
3.19: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của cỏ tính theo
các phương pháp khác nhau........................................................................... 94
3.20: Khối lượng trung bình của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6a) ......................... 96
3.21: Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn (thí nghiệm 6a) ................. 97
3.22: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6a) .......................... 98
3.23: Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm (thí nghiệm 6a) ................ 98
3.24: Khối lượng của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6b)........................................... 99
3.25: Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn (thí nghiệm 6b) ............................ 100
3.26: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6b) ........................ 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị Tiêu đề Trang
3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 - 2009........................................................54
3.2: Sự phân bố lượng mưa trong 5 năm (2004 - 2009)........................................54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Không giống như các loài gia súc khác, trong khẩu phần hàng ngày của gia
súc nhai lại, thức ăn xanh chiếm từ 60 - 100 %. Mặc dù nước ta nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật khá phong phú về chủng loại, nhưng nước ta
lại không có đồng cỏ rộng như các nước vùng ôn đới, hay châu Phi nhiệt đới. Trên
thực tế nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích chăn thả dần bị
thu hẹp nhường chỗ cho các cây trồng khác. Bên cạnh đó, do chăn thả bừa bãi,
không có kỹ thuật, đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống, đồi núi trọc,
không còn khả năng khai thác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc
biệt là về mùa đông.
Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng và
chất lượng, từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức
nuôi bán thâm canh và thâm canh. Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất
lượng cao cho chúng đã trở thành vấn đề thời sự.
Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã nhập
hàng trăm giống cây, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất
những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng
vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định
được thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết.
Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho bò cả về số lượng cũng như chất lượng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong
chăn nuôi bò thịt”.
2. Mục đích của đề tài
Lựa chọn được một số cỏ hòa thảo có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao phù
hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc, cũng như xác
định được kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt. Từ đó
đưa các cỏ này ra sản xuất phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại nói
chung, chăn nuôi bò nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có điều
kiện tương tự.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về cỏ trồng, giá trị dinh dưỡng của cỏ và
hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt ở khu vực trung du - miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các cỏ hòa thảo có năng suất, chất lượng cao sẽ được đưa ra sản xuất phục
vụ thiết thực cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh
trong khu vực có điều kiện tương tự.
4. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã chọn được 3 cỏ là P. atratum, B. brizantha 6387, B. decumbens có năng
suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài đã xác định được một số kỹ thuật canh tác cơ bản (khoảng cách cắt,
phân bón) thích hợp cho 3 cỏ nói trên.
Đề tài đã phân tích được thành phần hóa học và đánh giá được giá trị năng
lượng của các cỏ nói trên.
Đề tài đã khảo nghiệm sử dụng các cỏ nói trên trong chăn nuôi bò thịt, từ đó
đã khẳng định được giá trị dinh dưỡng và ước tính được khả năng sản xuất thịt hơi
của 1 ha trong một năm của mỗi cỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG CỦA CỎ HOÀ THẢO
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Ở nước ta, cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng
trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 - 98 % trong thảm
cỏ (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Hanson, (1972) [120] cho biết, có gần
75 % cỏ được trồng ở vùng đất trồng cỏ là loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo chiếm
phần lớn trong đồng cỏ tự nhiên. Riêng ở Mỹ có gần 1500 loài hòa thảo.
Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ đã được nghiên cứu lai tạo hay
tuyển chọn từ tự nhiên, với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng
tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực
nào đó.
Theo David và CS, (1993) [108] thì hiệu quả của cỏ là biến đổi năng lượng
mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận năng lượng này. Tuy
nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Các cỏ
nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như sau:
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu cắt
hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất đi nên cây không có khả năng thu nhận
ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển. Vì vậy,
để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ. Rễ trở nên nhỏ đi và yếu
hơn, vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá. Chính vì vậy, khi cây bị ngập úng
vào giai đoạn này, cỏ sẽ rất dễ chết, do lá để thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu
nên dễ bị tổn thương dẫn đến thối rễ.
Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp, nhưng lá
mềm, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng cao.
Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc
sau khi thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày trở đi. Khi tái sinh đạt tới 1/4
hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua quá
trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu bổ sung cho rễ. Đây là
thời gian cỏ phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và cỏ có chất lượng dinh
dưỡng cao.
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Là giai đoạn từ sau khi
gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (Đoàn Ẩn và
Võ Văn Trị, 1976) [2]. Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở nên nhạt dần,
lá ở phần gốc chết đi và bị phân huỷ. Lá sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là
chúng có thể tạo ra từ quang hợp. Ở giai đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và
nhiều xơ. Năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cao, tuy nhiên, tỷ
lệ cỏ được sử dụng (gia súc ăn) và khả năng tiêu hoá của gia súc đối với lá và thân
cây giai đoạn này thấp dần.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để
chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý.
Giai đoạn I và đầu giai đoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón
thúc phân cho cỏ.
Cuối giai đoạn II, đầu giai đoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn thả,
vì lúc này năng lượng thu được từ đồng cỏ là cao nhất. Nếu không thu hoạch ngay,
cỏ sẽ già, lá mất mầu dần, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm
dần, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh lần sau và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả
trên năm. Còn nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, đồng thời nếu thu hoạch quá
nhiều lứa trên năm, thì dự trữ các chất dinh dưỡng và khoáng ở phần gốc và rễ để
phát triển cành lá sẽ bị cạn kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Vì vậy, cần có thời gian
nghỉ (khoảng cách cắt hoặc chăn thả) hợp lý để duy trì nhiệm kỳ sử dụng cỏ lâu dài.
Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp để tránh cỏ bị quay lại giai
đoạn I và tồn tại ở giai đoạn này lâu, do tái sinh rất chậm nên sẽ làm giảm tổng sản
lượng cỏ.
1.1.2. Đặc tính sinh trƣởng của thân và lá
Sau khi nẩy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần, do
chất dự trữ ở hạt được sử dụng cho quá trình nẩy mầm. Sinh trưởng lúc này chậm.
Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng bắt đầu
tăng dần. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn,
cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm đi.
Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh.
Hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi (Langer,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1972) [141]. Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào (Esau, 1960)
[112] và tăng khối lượng (Coyne và CS, 1995) [104]. Lá mới sinh lấy cacbohydrate
từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện và do đòi hỏi phải sinh trưởng,
nên chúng đồng hóa các sản phẩm dự trữ được từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới
(Coyne và CS, 1995) [104], (Langer, 1972) [141].
1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ như giá
trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai... Trong các yếu tố đó,
thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng tới đời sống của cỏ.
Sức nẩy mầm của cỏ (hạt, hom)
Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào sức nẩy mầm của hạt, hạt có sức nầy mầm
cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này. Sức nẩy mầm của giống không những
phụ thuộc vào bản thân hạt, mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống của con người,
điều kiện đất đai và khí hậu. Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy, những đoạn
hom đầu có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nẩy mầm, tuy
nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nẩy mầm giảm xuống đột ngột.
Trong thời kỳ nẩy mầm của hạt giống, thì phạm vi nhiệt độ của đất và không
khí từ 15 - 350
C là thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát dục. Nhìn chung, khi nhiệt độ
tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi gieo hạt tới khi mọc mầm, tuy nhiên,
tăng hoặc giảm thấp quá ngưỡng chịu đựng của cây, có thể làm cây non đói ăn tạm
thời và ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng về sau.
Nhiệt độ
Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (Salisbury và
Ros, 1969) [175]. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ
tăng (nằm trong nhiệt độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh
trưởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá
trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Theo
Bogdan, (1977) [95] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 200
C và tối
ưu là 25 - 350
C. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 200
C và cỏ nhiệt đới
là 30 - 400
C. Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 150
C.
Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày hẹp
từ 7,20
C đến 350
C. Nhiệt độ thích hợp cho đẻ nhánh con của cỏ nhiệt đới thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper và Taiton, 1968) [13]. Ở
nhiệt độ thấp dưới 100
C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết, do diệp
lục bị phá hủy. Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xích đạo, thì giá lạnh và sương
muối là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
(McWilliam, 1978) [153].
Hầu hết cỏ hòa thảo có nhiệt độ tối thích hợp cho sinh trưởng khoảng 200
C,
nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp hơn (Cooper và Taiton, 1968) [103].
Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Trong
khoảng nhiệt độ từ 0 - 350
C, nhiệt độ không khí cứ tăng lên 100
C có thể làm cho
quá trình sống của thực vật tăng 1 - 2 lần. Khi nhiệt độ tăng quá 350
C, quá trình
sống giảm yếu đi hoặc ngừng hẳn, còn khi nhiệt độ từ 40 - 500
C, quá trình sống
ngừng hoàn toàn. Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua ngưỡng
cao nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này là không bình thường. Nếu
ảnh hưởng đúng vào thời kỳ sinh trưởng thì thực vật còi cọc, khí quan dinh dưỡng
phát triển không tốt, hoa nở sớm, sản lượng thấp. Nhìn chung, khi nhiệt độ giảm
xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt đầu chết từng bộ phận hay chết hoàn
toàn; Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt.
Nếu nhiệt độ tăng, tỷ lệ tiêu hóa được của cỏ và tỷ lệ cacbohydrate phi cấu trúc
giảm, nhưng thường thì tỷ lệ chất khoáng và protein tăng (Smith, 1970) [186]. Vì vậy,
nhiệt độ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của
thức ăn (Harris, 1978) [122]; (Marten, 1970) [150].
Nước
Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng của cây. Cây
sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ
sinh trưởng chậm lại. Vì vậy, mùa mưa lượng nước được đảm bảo nên cỏ sinh
trưởng mạnh, còn mùa khô thì ngược lại, do lượng nước trong đất là nhân tố hạn
chế nhất trong mùa này. Vì vậy, cần tưới nước cho cỏ trong mùa khô.
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống cây
trồng. Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng.
Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thoáng khí của đất và việc
cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật không bị
nóng quá... điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng
(Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14]; (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [58].
Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt từ đất và thực vật thông qua hiện tượng bốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
hơi và phát tán. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất,
như độ rắn, tính dính, tính dẻo... sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu
tới độ phì của đất, vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn
mặt đất (Vụ Tuyên Giáo, 1975) [25].
Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho đất có độ ẩm thích
hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu thích hợp để cỏ có năng suất cao và
ổn định.
Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát
hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành, lá, ra hoa,
kết quả bình thường.
Nhiệt lượng từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực vật, còn ánh
sáng mặt trời là nhân tố cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang
hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14].
Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo mùa đông
nhanh bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới
(Cooper và Taiton, 1968) [13]. Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra
xung quanh khoảng từ 20.000 - 30.000 lux, trong khi đó cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão
hòa ánh sáng ở 60.000 lux (Smith, 1970) [186]. Sự chuyển hóa của năng lượng ánh
sáng khoảng 5 - 6 % ở cỏ hòa thảo nhiệt đới, nhưng cỏ hòa thảo ôn đới là dưới 3 %.
Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt đới có tiềm năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang
hợp. Khi cường độ ánh sáng cao trên mức bão hòa, thì lá có chiều hướng nhỏ đi,
lóng ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng
trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu.
Sinh trưởng của các loại cỏ dưới tán che của cây cao, thì vấn đề cạnh tranh cơ
bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm mà là ánh sáng (L.‟t Mananetje, 1992) [149].
Hầu hết cỏ đều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng. Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên
nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt.
Dinh dưỡng trong đất
Hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong đất. Mười
sáu nguyên tố thiết yếu được biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trưởng như
cacbon, hydro, oxy trong đất- không khí, nitơ trong không khí - đất, photpho, kali,
canxi, kẽm... đều có trong đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực
vật bị hạn chế. Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc
tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở đất này
(Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Tính chất vật lý, cấu tượng của các loại đất
khác nhau sẽ ảnh hưởng tới ẩm độ của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự
phát triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây. Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây sẽ thiếu chính các chất dinh
dưỡng đó. Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Tỷ
lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau, sẽ tạo đất có kết cấu khác nhau. Đất giầu
mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp. Nếu được thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết
cấu viên tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh vật hoạt động tốt
(Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh Quắc, 1995) [30]. Để cải tạo đất, ta cần
thường xuyên bón phân hữu cơ và kết hợp xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước
thường xuyên (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [23].
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá
Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái
sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá
trình tái sinh. Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi thiết
lập, tuổi thu hoạch, độ cao cắt, vì nó ảnh hưởng tới lượng chất dinh dưỡng dự trữ
để tái sinh.
Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có thể đưa vào sử dụng
lần đầu tiên. Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các bộ phận dưới đất (rễ,
thân ngầm,...) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ các chất dinh dưỡng sau này để
có thể tái sinh. Vì, chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ các chất dinh
dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Từ hiểu biết này, người ta đợi
cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch,
để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc, đồng thời không gây hại cho cây
trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh của cây trồng là tối ưu. Nếu tuổi thiết lập không
được xác định đúng đắn, thì có thể cỏ trồng sẽ được thu hoạch quá muộn gây ảnh
hưởng xấu đến tái sinh sau này, ngược lại nếu thu hoạch quá muộn thì cỏ sẽ giảm
giá trị dinh dưỡng.
Tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt
Kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi
thu hoạch hay khoảng cách cắt. Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu
hoạch. Voisin, (1963) [211] khẳng định: Một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
phần còn lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và
có thể không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp
thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50 % thì chỉ tăng năng
suất 20 %, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng.
Nếu cắt quá ít lần trên năm thì cỏ sẽ bị già, chất lượng kém đồng thời ảnh
hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm.
Nếu cắt quá nhiều lần trên năm, cỏ chưa đủ thời gian tích lũy các chất dinh
dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói
mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt, nên đồng cỏ chóng bị thoái hóa,
năng suất, chất lượng giảm.
Vậy, xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất chất
lượng mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái sinh tốt
hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ.
Theo Từ Quang Hiển và CS, (2002) [32] cỏ pangola thu hoạch lứa đầu sau
trồng 2 - 3 tháng, các lứa sau cắt cách nhau 50 - 60 ngày (hè thu), 60 - 90 ngày
(đông xuân). Cỏ Tây Nghệ An thu hoạch sau trồng 50 - 70 ngày, sau đó cứ 40 - 50
ngày (hè thu) và 70 - 80 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Cỏ voi thu hoạch sau
trồng từ 2 - 2,5 tháng, sau đó cứ 30 - 50 ngày (hè thu) và 50 - 65 ngày (đông xuân)
cắt lứa tiếp theo.
Theo Điền Văn Hưng, (1964) [35] thì cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng và
sau cắt là trên 60 ngày. Cỏ thân bụi sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Cỏ
thân bò thu hoạch sau trồng là 50 - 55 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày.
Tuổi thu hoạch cỏ có liên quan chặt chẽ với chiều cao thảm cỏ. Do đó, người
ta dựa vào chiều cao của thảm cỏ để thu hoạch. Ví dụ như: đối với cỏ Ghinê thu
hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50
cm (Hamphray, 1980) [28].
Chiều cao cỏ khi cắt
Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì một phần sản lượng nằm ở
phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau đó, làm mất đi
phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ, toàn bộ lá
và dùng cho việc tái sinh.
Nếu cỏ có thể phát triển không ngừng và thu hoạch một lần ở cuối mùa phát
triển như ngũ cốc, thì tổng sản lượng sẽ thấp và chất lượng cũng thấp hơn là được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
cắt vài lần trong suốt giai đoạn của mùa sinh trưởng. Thu hoạch là biện pháp kỹ
thuật để đồng cỏ luôn được duy trì trong giai đoạn sinh trưởng. Nếu cứ để cỏ trưởng
thành một cách tự nhiên, thì thời kỳ chồi rễ sẽ dài hơn. Ngay sau khi cây cứng cáp
và các điểm sinh trưởng chủ yếu hoạt động, năng suất đồng cỏ có thể tiếp tục tăng,
nhưng năng suất sẽ giữ nguyên khi cây gần rơi vào tình trạng ngủ. Thông thường,
mục tiêu của quản lý chăn thả hay thu cắt là giữ cây ở trạng thái sinh trưởng thuận
lợi nhất và kéo dài nhất có thể và sau đó có đủ dinh dưỡng cung cấp cho tái nẩy
chồi và dự trữ cacbohydrate.
Tùy từng loại cỏ khác nhau, mà chiều cao khi cắt để lại là khác nhau. Theo
Lê Hòa Bình và CS, (1994) [6], đối với cỏ thân đứng cắt cách mặt đất 4 - 5 cm, thân
khóm cắt cách mặt đất 10 - 15 cm, thân bò cắt cách mặt đất 7 - 10 cm là thích hợp
và năng suất các lứa sau vẫn ổn định.
1.1.3. Đặc tính sinh trƣởng của rễ
1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ
Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận trên
mặt đất. Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, đạt tới mức cao nhất trước
khi bộ phận trên mặt đất đạt được tối đa và ngừng khi cây ra hoa. Khi cây cỏ đã
qua thời kỳ sinh trưởng và bước sang giai đoạn già, thì sự ra rễ ngừng và một số
rễ bắt đầu chết. Sinh trưởng của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng
và tuổi của rễ...
Khi sinh trưởng, cỏ đòi hỏi có đầy đủ diện tích lá, để sử dụng cho quá trình
quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các lá sinh trưởng tiếp theo. Toàn bộ
cacbohydrate phi cấu trúc của cỏ giảm thấp trong suốt giai đoạn hô hấp của cây
trong mùa đông, cacbohydrate dự trữ chủ yếu ở rễ và thân cây, để cung cấp cho rễ
và lá phát triển trong đầu mùa xuân. Khả năng tích tụ cacbohydrate thấp sẽ không
đáp ứng đủ cho toàn bộ nhu cầu để rễ và lá sinh trưởng. Vì vậy, cây cần đủ diện tích
lá để quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và các quá trình trao
đổi khác (Coyne và CS, 1995) [104].
Bình thường, cây không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh
ở chồi và rễ cùng một lúc. Nếu đồng cỏ trồng bị chăn thả, thu cắt quá nhiều lần, rễ
ngừng phát triển và có thể chết. Do bị khai thác quá mức, cỏ sẽ có ít diện tích lá để
quang hợp, vì vậy, cây sẽ có ít năng lượng. Cacbohydrate trước tiên được huy động
cho phát triển lá để phục vụ cho quá trình quang hợp, nên chúng không vận chuyển
cacbohydrate xuống cho rễ phát triển, điều đó khiến cho rễ yếu dần và chết nên cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
chỉ có đủ năng lượng cho phát triển hệ thống rễ nông dưới đất. Kết quả là đồng cỏ
trồng sẽ bị tổn thương khi gặp điều kiện stress, như thời tiết khô hạn và sự xâm lấn
của cỏ dại.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ
Nhiệt độ:
Smith, (1973) [188]; Whyte và CS, (1964) [212] cho rằng, rễ cần nhiệt độ
thấp hơn so với thân và lá để sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, ở nhiệt độ cao rễ
sinh trưởng chậm hơn so với thân và lá. Cây non có nhiệt độ tối thích hợp thấp hơn
so với giai đoạn trưởng thành.
Trong thời kỳ sinh trưởng, gốc của thực vật và đất xung quanh đều ảnh
hưởng lẫn nhau. Cho nên, nhiệt độ đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục của rễ.
Thông thường sau khi mọc mầm, nhiệt độ đất không cao lắm thì rễ phát dục thuận
lợi. Chùm rễ thường bắt đầu hoạt động vào lúc nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp
cho sự sinh trưởng của lá. Người ta cũng chứng minh rằng, chỉ khi đất có đầy đủ
nhiệt lượng, thực vật mới có thể hấp thu tốt nước và các chất dinh dưỡng hòa tan
trong nước. Nếu nhiệt độ đất giảm xuống một mức độ nhất định, thì hoạt động của
rễ giảm yếu đi, còn khi đất rất lạnh thì rễ hoàn toàn ngừng hoạt động. Khi đó thực
vật không thể hút được các chất dinh dưỡng trong đất, thực vật bắt đầu héo và chết.
Ẩm độ đất
Độ sâu của rễ phụ thuộc vào mực nước ngầm, nước ngầm cao thì độ sâu của
rễ giảm và phát triển ngang (trừ cỏ chịu nước). Nếu mực nước ngầm thấp thì phát
triển cả về độ sâu lẫn bề ngang của rễ. Điều này là cơ sở để chọn lọc cỏ chịu hạn
hay chịu úng ngập.
Cây sinh trưởng phụ thuộc vào sự đầy đủ ẩm độ đất (Larson và Eastin, 1971)
[142]; (Russell, 1966) [174]; (Taylor, 1964) [192].
Ánh sáng
Nếu chiếu sáng đầy đủ, thì bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Độ
dài ngày và dự trữ dinh dưỡng trong rễ có tỷ lệ thuận với nhau. Tăng cường độ chiếu
sáng sẽ tăng phát triển rễ và dẫn đến tăng sinh trưởng thân và lá.
Cường độ ánh sáng yếu đồng nghĩa với năng suất VCK thấp và giảm sinh
trưởng của rễ. Khi lá cỏ phát triển hoàn thiện thì cây che bóng mới phát huy hiệu
quả, lúc này nếu không có các yếu tố giới hạn, thì năng suất cũng không tăng lên
nữa. Chính vì vậy, khi tán lá phát triển đầy đủ, là lúc cây cỏ cho năng suất VCK cao
nhất (Brown và Blaser, 1968) [98].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Dinh dưỡng trong đất
Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng tới kiểu và độ sâu của rễ. Với
lượng đạm ít sẽ tạo ra bộ rễ phát triển và với hàm lượng cacbohydrate cao ở rễ và
ngược lại, nếu đạm nhiều, thì tăng phát triển bộ phận trên mặt đất và giảm lượng
cacbohydrate trong rễ. Đạm thấp thì rễ nhiều và chia nhiều nhánh còn đạm cao thì
rễ mập và ngắn.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, cả cỏ hòa thảo và bộ đậu đều thích
nghi với nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp bằng cách chia cắt thành nhiều phần tăng
trưởng vật chất khô ở rễ trong thời gian lá và chồi cây phát triển (Rao, 2001) [164].
1.2. SẢN LƢỢNG CHẤT XANH, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ HOÀ THẢO
1.2.1. Sản lƣợng chất xanh
Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ
thuật canh tác. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới
năng suất cỏ hòa thảo.
* Giống cỏ khác nhau cho năng suất, sản lượng khác nhau.
Cỏ B. brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo đều
kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft, 1992) [181].
Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [37] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ
yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật
chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai.
Cỏ B. ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi lượng
phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein
thô trong VCK từ 9 - 15 % (Schultze - Kraft., 1992) [180].
Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [26];
Nguyễn Ngọc Hà, (1995) [27]; Khai và CS, (1995) [136] cho biết các giống cỏ hòa
thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các
yếu tố, như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng
của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [102] tại Quilichao, Colombia, thì
giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000 kg/ha/năm
với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum là
15.000 kg VCK (Davies, 1970) [109]. Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg
VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo dõi 3
năm (Roberts, 1970) [170], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg vật
chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [90].
Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô
khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho
năng suất khác nhau.
* Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ
Khi cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường
hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì
yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu
về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.
Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm
(Roberts, 1970) [170] [172]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là
11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31 % sản lượng đạt được ở
trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [157].
Cỏ pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm
1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy
đủ (Evans, 1967) [113] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè,
nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ
bón phân. Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N,
22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg
vất chất khô/ha/năm.
Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non đang
sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha
trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới
nước đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [202].
Tại Cuba, Pérez Infante, (1970) [158]; Bogdan, (1977) [95] thu được sản
lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg
VCK/ha, trong đó 40 % được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng
hệ thống phun mưa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ,
sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp
hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản
lượng cao.
Có hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ
là khoảng cách cắt và phân bón. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này tại mục 1.3.
1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ
Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và các
cây thức ăn trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc. Đây là loại thức ăn rất
quan trọng, có thể chiếm từ 20 - 40 khẩu phần cho lợn, 70 - 100 % khẩu phần của
gia súc nhai lại và ngựa, 5 - 10 % khẩu phần của gia cầm. Chính vì vậy, thức ăn
xanh là loại thức ăn vô cùng quan trọng trong chăn nuôi và chúng có những đặc
điểm riêng về thành phần hóa học.
Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học của cây thức ăn là yếu tố
quyết định tới chất lượng của chúng, đồng thời chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ...
* Ảnh hưởng của giống.
Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia, (1995) [80], đối với cây cỏ hòa
thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau:
Có loại cỏ có tỷ lệ VCK thấp như cỏ bấc với 13,10 % vật chất khô, 2,10 %
protein thô, 0,20 % lipit thô, 3,90 % xơ thô, 5,50 % dẫn xuất không đạm và 1,40 %
khoáng tổng số. Một số cỏ có mức trung bình về vật chất khô như: cỏ Mộc Châu
mọc tự nhiên có 23,88 % vật chất khô, 2,54 % protein thô, 0,51 % lipit thô, 8,67 %
xơ thô, 10,13 % dẫn xuất không đạm; 2,03 % khoáng tổng số; cỏ Ghinê Australia
có 21,00 % vật chất khô, 2,70 % protein thô, 0,40 % lipit thô, 7,50 % xơ thô, 8,70 %
dẫn xuất không đạm và 1,70 % khoáng tổng số. Một số cỏ khác lại có hàm lượng
vật chất khô cao (trên 30 %) như: cỏ sâu róm có 30,20 % vật chất khô và tỷ lệ các
chất khác là 2,30 % protein thô, 1,60 % lipit thô, 9,70 % xơ thô, 14,70 % dẫn xuất
không đạm, 1,90 % khoáng tổng số, cỏ pangola trung du Bắc Bộ có 35,60 % vật chất
khô, 2,30 % protein thô; 0,90 % lipit thô, 11,60 % xơ thô, 18,10 % dẫn xuất không
đạm và 2,70 % khoáng tổng số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Như vậy, đối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì thành phần hóa học
của chúng là khác nhau. Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng
giống cây trồng.
* Ảnh hưởng của phân bón đối với thành phần hóa học của cỏ
Thông thường, thành phần dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến
thành phần hóa học của cây thức ăn. Chính vì vậy, khi cỏ được bón phân thì cũng
tác động đến giá trị dinh dưỡng của cỏ.
Cỏ Rhodes có tỷ lệ các chất hữu cơ biến động rất khác nhau: Trong vật chất
khô, tỷ lệ protein thô từ 4 - 13 %, xơ 30 - 40 %, nitơ tự do 42 - 48 % trong N tổng số
tùy theo tuổi cỏ (non, trưởng thành, già) (Bogdan, 1969) [94]. Ở Australia, tỷ lệ
protein của cỏ tăng từ 6,3 % khi không bón phân cho đến 9,5 - 9,8 % khi bón phân
ở mức 440 kg N/ha/năm. Tỷ lệ tiêu hóa VCK thường từ 40 - 60 %.
Cỏ Dactyloctenium giganteum có tỷ lệ nitơ trong ngọn lá là 0,3 - 0,35 % khi
không bón phân đạm và từ 0,3 - 0,4 % khi bón 500 kg sunphat amon/ha/năm. Tỷ lệ
photpho là 0,03 % khi không bón phân và từ 0,05 - 0,08 % khi có bón phân
superphotpat (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Còn các tác giả Dabadghao và
Shankarnarayan, (1970) [106] cho biết tất cả các cỏ Heterorogon khi trồng tại Ấn Độ
đều có tỷ lệ protein là 5 % khi không được bón đạm nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên
5,8 % khi được bón đạm.
Cỏ Eriochloa punctata có tỷ lệ protein dao động từ 5,6 đến 10,3 %, trung
bình thường là 7,5 % trong VCK. Tuy nhiên, tỷ lệ protein sẽ tăng nhanh từ 6,4 %
khi không bón đạm lên 10,2 % khi bón 880 kg N/ha/năm với cỏ được trồng tại
Puerto Rico (Vicente - Chandler và CS, 1974) [196].
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố thì bón phân sẽ
làm thay đổi tỷ lệ các chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của cỏ, đặc biệt khi bón
phân đạm cho cỏ sẽ làm tăng tỷ lệ protein trong cỏ là rõ nét nhất.
* Ảnh hưởng của tuổi cỏ
Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về thời điểm thu cắt ảnh hưởng tới thành phần
hóa học của cỏ. Cụ thể là: Theo Kivimae, (1966) [139] thì giá trị dinh dưỡng của cỏ
timothy thay đổi theo các giai đoạn thành thục của cỏ, ở giai đoạn trước ra đòng, ra
đòng và giai đoạn hoa đầu thì sản lượng vật chất khô, protein thô, xơ và lignin biến
động theo giai đoạn lần lượt như sau: 3,21 tấn/ha - 14,5 % - 24,7 % - 4,5 %; 5,29 tấn/ha -
12,2 % - 27,6 % - 5,5 %; 6,59 tấn/ha - 9,6 % - 29,2 % - 6,5 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Ở Srilanka, cỏ D. smutsii ở 4 tuần tuổi có thành phần hóa học như sau: 17,2 % vật
chất khô và 13,35 % protein thô trong VCK; ở 6 tuần tuổi là 17,64 % vật chất khô với
11,44 % protein thô trong VCK khi được bón phân đầy đủ 140 kg N, 196 kg P2O5 và
252 K2O/ha/năm (Pathirana và Siriwardene, 1973) [156].
Theo Hare và CS, (2001) [125], thu cắt P. atratum ở khoảng cách cắt 30
ngày chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và sản lượng
vật chất khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa. Cỏ Brachiaria multica cắt ở 30
ngày sản xuất vật chất khô ít hơn 40 % so với cắt ở 60 ngày.
Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [37], các cỏ hòa thảo A. gayanus, B. brizantha,
B. decumbens, B. humidicola, B. ruziziensis, P. maximum, P. atratum, P. guenoarum
ở KCC 45 ngày có tỷ lệ vật chất khô khá cao từ 23 - 26 %, hàm lượng protein thô
trong VCK nằm trong khoảng từ 7,78 - 12,09 %, năng lượng trao đổi trên 1 kg vật
chất khô của các giống khác nhau không nhiều, vào khoảng 1935 - 2085 Kcal/kg. Các
giống cỏ có hàm lượng protein thấp bao gồm các giống B. humidicola, P. atratum spp.
Đây là điểm hạn chế lớn nhất của các giống này, dẫn đến lượng protein ăn vào của gia
súc khi chăn thả trên đồng cỏ trồng thuần các cỏ này rất thấp (Peter và Werner,
2002) [159].
Như vậy, khi cắt cỏ càng non thì tỷ lệ vật chất khô càng thấp nhưng tỷ lệ
protein cao, tỷ lệ xơ ít hơn và cỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Khi khoảng cách cắt
cỏ (tuổi cỏ) càng tăng thì tỷ lệ vật chất khô tăng, tuy nhiên, tỷ lệ xơ lại tăng cao, nên
làm giảm giá trị của cỏ, đồng thời tỷ lệ protein trong cỏ cũng giảm dần.
* Ảnh hưởng của mùa vụ tới thành phần hóa học và chất lượng cỏ.
Mùa vụ hay chính các yếu tố khí hậu tác động, làm cho khả năng hút cũng
như tổng hợp chất dinh dưỡng của cỏ từ đất cũng thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng tới
thành phần hóa học của cỏ. Sự biến động đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu
và cho nhận xét như sau:
Theo Brown và CS, (1955) [97] thì cỏ tall fescue sẽ cho chất lượng tốt khi
thu cắt ở đầu mùa xuân và trước khi ra bông đầu. Cỏ sinh trưởng ở các mùa khác
nhau thì hàm lượng cacbohydrate và protein trong VCK sẽ thay đổi theo như sau:
Trong mùa xuân là 22,2 % - 9,0 %; mùa hè là 18 % - 8,4 % và mùa thu là 19 % và
8,8 %. Khả năng tiêu hóa và hấp thu của cỏ này trong mùa hè là thấp nhất, đạt
trung bình trong mùa thu và cao nhất trong mùa đông. Chất lượng của cỏ phụ thuộc
nhiều vào hàm lượng cacbohydrate có trong đó. Tuy nhiên, trong cỏ này người ta
luôn đặt mối quan tâm lớn đến alkaloids trong đó. Đặc biệt, perloline là chất có thể
làm rối loạn sinh trưởng của động vật khi cho ăn cỏ tall fescue (Bush và Buckner,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1973) [100], (Fribourg và Loveland, 1978) [114]. Hàm lượng này phụ thuộc vào
lượng phân đạm được bón và thời gian thu hoạch trong năm. Perloline thường cao
vào tháng 7, 8 và khi được bón phân đạm cao (Gentry và CS, 1969) [117]. Đây
cũng là một hạn chế về lượng thức ăn thu nhận được của động vật, đồng thời, nó có
thể gây ngộ độc cho động vật.
Kết quả về khả năng tiêu hóa của cỏ E. curvula được nghiên cứu tại
Samford cho thấy tỷ lệ tiêu hóa từ 65 % trong mùa xuân giảm xuống còn 49 % ở
giữa mùa hè và 50 % ở giữa mùa đông, với tỷ lệ protein thô trong VCK dao động
như sau: 7,5 % ở mùa xuân, 6,25 % ở giữa mùa hè và 9,4 % ở giữa mùa đông
(Strickland, 1973) [190].
Khả năng tiêu hóa được của cỏ ruzi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao (Dienum
& Dirven., 1972) [110]. Khả năng tiêu hóa giảm trong vòng 18 ngày từ 79,4 % ở
nhiệt độ ngày/đêm là 24/180
C xuống còn 72,7 % ở nhiệt độ 29/300
C và 69,5 % ở
34/300
C (Dirven, 1973) [111].
Như vậy, yếu tố mùa vụ thường làm ảnh hưởng tới thành phần các vật chất
dinh dưỡng trong cỏ và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa được của cỏ. Khi nhiệt độ
môi trường càng tăng, thì khả năng tiêu hóa được của cỏ càng giảm.
* Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn thô xanh
Năng lượng thô (GE):
Hầu hết năng lượng thô của thức ăn được xác định bằng cách đo nhiệt lượng
của mẫu thức ăn trong buồng đốt Bomb Calorimeter. Để tính giá trị năng lượng thô
của thức ăn nhiệt đới cho bò người ta thường dùng công thức của Jarige (1978) dẫn
theo Vũ Duy Giảng và CS, (2008) [24].
GE (kcal/kg OM) = 4543 + 2,0113 x CP (g/kg OM) ± 32,8 (r = 0,935)
Sau đó chuyển giá trị này thành GE: Kcal/kg DM (DM: chất khô)
Năng lượng tiêu hóa (DE):
Hiện nay, năng lượng tiêu hóa được xác định bằng cách lấy GE x dE nhờ vào
các phương trình chẩn đoán xây dựng được của Jarige (1978) qua thí nghiệm in vivo
trên cừu, dẫn theo Vũ Duy Giảng và CS, (2008) [24] như sau:
DE = GE x dE
dE = 1,0087 x dOM - 0,0377 ± 0,007 (r = 0,996)
dE: Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô
dOM: tỷ lệ tiêu hóa của chất hữu cơ
Sau đó chuyển giá trị này thành DE: Kcal/kg DM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Để xác định năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn cho bò, sử dụng công
thức sau:
ME = DE. ME/DE
ME/DE = 0,8417 - (9,9.10-5
.CF - (1,96.10-4
CP + 0,221.NA)
Trong đó: NA: lượng chất hữu cơ tiêu hóa ăn được (dOM) (g/kg W0,75
)/23;
CF: cellulose thô (g/kg OM); CP: protein thô (g/kg OM)
Nếu xác định được lượng khí sinh ra bằng phương pháp in vitro gas
production technique thì có thể tính theo công thức (dẫn theo Vũ Chí Cương và CS,
2006) [18] như sau:
ME (kcal/kg VCK) = 1752 - (22 x GP24) + (24,9 x DM) - (133 x EE) + (51 x Ash)
Ngoài ra, khi không có điều kiện xác định bằng các phương pháp trên có thể
dùng phương trình ước tính TDN thức ăn cho bò từ thành phần hóa học của thức ăn
(Wardeh, 1981, dẫn theo Leonard, 1982 [143]) như sau:
TDN (%VCK) (thức ăn xanh) = -21,7656 + 1,4284 x % Protein thô + 1,0277x
% DXKN + 1,2321 x % Lipid thô + 0,4867 x % xơ thô.
Sau đó ước tính giá trị ME bằng cách nhân TDN với hệ số quy đổi ra năng
lượng trao đổi, 1g TDN = 3,65 Kcal ME.
Trên cơ sở hợp tác của các nhà khoa học các nước trong đó cỏ Hà Lan (1977),
Pháp (1978) và Thụy Sỹ (1978) đã đưa ra hệ thống đánh giá năng lượng mới. Ở Pháp,
hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng này được Vermorel (1978) đưa vào sử dụng, và
được viện INRA (theo Từ Quang Hiển và CS, 2002) [33] chi tiết hóa vào cuối năm
đó như sau:
Để xác định năng lượng trao đổi của thức ăn theo hệ thống của Pháp cần phải
xác định hệ số chuyển đổi từ năng lượng tiêu hóa sang năng lượng trao đổi. Hệ số này
được tính như sau:
HS = 0,86991 - 0,0000887 x Xơ thô (g) - 0,000174 x Protein thô (g)
Sau đó ME được tính theo công thức sau: ME (Kcal/kg) = DE x HS
Để xác định năng lượng thuần (NE) theo hệ thống của Pháp, sử dụng công
thức sau:
NE = 0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME
= 0,6 [1 + 0,4 (ME/GE - 0,57] ME
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Nếu muốn chuyển đổi giá trị trên thành đơn vị năng lượng thuần sử dụng cho
bò sữa (được ký hiệu là UFL) và cho bò thịt (được ký hiệu là UFV) thì tính theo các
công thức như sau:
Cho bò sữa: UFL (1kg thức ăn) = (0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME)/1730
Cho bò thịt: UFV (1kg thức ăn) = (0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME)/1855
Một đơn vị UFL = 1730 Kcal NE, bằng NE của 1 kg lúa mì cho bò sữa.
Một đơn vị UFV = 1855 Kcal NE, bằng NE của 1 kg lúa mì cho bò vỗ béo.
* Cách xác định tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của cỏ
Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (VCHC) lý thuyết của cỏ đối với gia súc
nhai lại được tính theo công thức của Axelson (dẫn theo Từ Quang Hiển và CS,
2001) [31]).
Y (%) = 87,6 - 0,81X
Trong đó: Y: Là tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (VCHC), (%)
X: Là tỷ lệ xơ trong VCK, (%)
Nếu xác định tỷ lệ tiêu bằng phương pháp in vitro (gas production technique)
thì các loại thức ăn thô xanh được xác định tỷ lệ tiêu hóa thông qua xác định lượng
khí sinh ra do lên men thức ăn sau khi ủ với dịch dạ cỏ 24 giờ. Lượng khí sinh ra
khi ủ thức ăn với dịch dạ cỏ 24h được xác định bằng phương pháp của Menke và
Steingass (1988) (theo Vũ Chí Cương, 2006) [18].
ODM (%) = 56,8 - 0,219.GP24 + 0,236.DM - 3,71.EE - 0,399CF + 2,61Ash
Trong đó: ODM hay dOM: tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; GP24: là lượng khí
sinh ra sau 24h; DM là tỷ lệ vật chất khô; EE: là tỷ lệ lipit; CF là tỷ lệ xơ; Ash: là tỷ
lệ khoáng.
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC (KHOẢNG
CÁCH CẮT, BÓN PHÂN) ĐẾN LƢỢNG VÀ CHẤT CỎ HOÀ THẢO
1.3.1. Ảnh hƣởng của khoảng cách cắt
Người trồng cỏ hầu như không bao giờ thỏa mãn về sản lượng cỏ trên một
đơn vị diện tích, họ thể hiện điều đó qua số lần cắt cỏ trong năm. Nhưng quan điểm
của các nhà khoa học thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học, hình thái học để quyết
định khoảng cách cắt cỏ cho hợp lý (Hart và CS, 1968) [126].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Người ta có thể thu hoạch cỏ 2 - 10 lần/năm, phụ thuộc vào vĩ độ và dạng đồng
cỏ sinh trưởng. Mặc dù số lần thu hoạch có thể khác nhau tùy theo khu vực, thu hoạch
thường đạt đến sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất tại thời điểm liên quan tới giai
đoạn thành thục (Marten và Hovin, 1980) [151]; (Matches và CS, 1970) [152].
Cắt quá ít lần trong năm, cỏ già, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lứa tái sinh
sau và ảnh hưởng đến sản lượng cả năm. Còn cắt nhiều lần trên năm, cỏ non, mềm,
tỷ lệ tiêu hóa cao, tỷ lệ protein cao. Tuy nhiên, nếu cắt quá nhiều lần trong năm
cũng không tốt, sẽ làm giảm khả năng tái sinh và năng suất cỏ; hàm lượng lân, kali,
clo và protein trong cỏ giảm dần ở các lứa sau, đồng cỏ trơ trụi, đất xói mòn, đồng
cỏ thoái hóa, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều.
Hare và CS, (2001) [125] cho biết thu cắt P. atratum ở khoảng cách cắt 30 ngày
chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và sản lượng vật chất
khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa. B. multica cắt ở 30 ngày có tỷ lệ vật chất
khô ít hơn 40 % so với cắt ở 60 ngày.
Quinquim Magiero, (2008) [207] đã tiến hành nghiên cứu cỏ B. humidicola ở Rio
de Janeiro và cho biết, sản lượng vật chất khô tăng lên theo mức phân bón tăng,
nhưng sản lượng cỏ khi được bón ở các mức phân khác nhau, mà thu hoạch ở
khoảng cách cắt 28 ngày (cắt 6 lần), thì sai khác nhau về năng suất là không có ý
nghĩa. Từ những kết quả thu được sau 3 lần cắt ở khoảng cách 56 ngày, cho thấy
sản lượng thu được tăng tương ứng với các mức phân, nhưng giữa các khoảng
cách cắt 28 và 56 ngày có xu hướng khác nhau về sản lượng vật chất khô (khoảng
cách cắt 56 ngày có sản lượng VCK cao hơn).
Cỏ Urochloa oligotricha cắt ở chiều cao cách mặt đất 5 cm cho sản lượng
chất xanh là 57.500 kg/ha khi cắt hàng tháng, 67.000 kg/ha khi cắt 2 tháng/lần và
66.800 kg/ha khi cắt 3 tháng/lần (Semple, 1956) [209].
Schofield, (1944) [177] tại bắc Queensland, thu hoạch cỏ Urochloa
oligotricha được 33.490 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở khoảng cách cắt là 2
tháng/lần và 33.600 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở 3 tháng/lần. Sản lượng protein
đạt được là 976,64 kg/ha/năm, khi bón 114,2 kg CaO và 99,9 kg P2O5/ha/năm (12
tháng đầu).
Cỏ voi trồng ở địa điểm khác nhau và khoảng cách cắt khác nhau thì cho sản
lượng là khác nhau. Vicente - Chandler và CS, (1959) [195] cho thấy khi thu cắt cỏ
ở 90 ngày dưới điều kiện mưa tự nhiên và được bón 897 kg N/ha/năm cỏ có thể cho
sản lượng là 84.800 kg VCK/ha/năm. Nhưng sản lượng chỉ đạt 35.500 kg
VCK/ha/năm khi nghiên cứu 3 năm tại Tobago (Walmsley và CS, 1978) [197] và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
khi cắt ở 56 ngày tại CIAT, Colombia thì sản lượng chỉ đạt là 32.400 kg
VCK/ha/năm (Moore và Bushman, 1978) [154]. Sản lượng chất xanh của cỏ đạt được
từ 40.000 - 50.000 kg/ha khi cắt ở khoảng cách 35 - 40 ngày ở Tulio Ospina Station,
Colombia (Crowder và CS, 1970) [105].
Như vậy, khoảng cách giữa hai lần cắt cỏ vào khoảng 30- 60 ngày, tùy thuộc
vào giống cỏ là thích hợp. Ở tuổi cỏ như vậy vừa đạt được sản lượng cao vừa đạt
được chất lượng tốt.
1.3.2. Ảnh hƣởng của phân bón
Vai trò của phân bón là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm đạt năng
suất cao, chất lượng tốt, đồng thời bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì
của đất, góp phần cải tạo đất.
Những bãi chăn thuộc loại trung bình (sản lượng cỏ khô 2,5 tấn/ha/năm) thì một
năm tiêu tốn chừng 70 kg N; 7,5 kg P; 37 kg Ca và 60 kg K2O/ha. Vì vậy, hàng năm
phải bón một lượng lớn hơn thế để bù đắp cho cây (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32].
Người ta thấy rằng cứ bón 1 kg N sẽ làm tăng 20 - 30 kg cỏ khô, bón 1 kg P2O5
tăng 7 - 8 kg cỏ khô và bón 1kg K2O tăng 8 - 10 kg cỏ khô; Bón vôi làm tăng sản
lượng 5 - 10 tạ/ha.
Để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và tác dụng của
từng loại phân bón đối với cỏ. Chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về tác động
của một số loại phân bón chính đến năng suất và chất lượng cỏ như sau:
1.3.2.1. Vai trò của phân đạm
Hàm lượng nitơ tổng số trong đất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn chứa trong
các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn), do đó, nhìn chung đất càng giàu mùn thì
nitơ tổng số càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [41].
Theo Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, (2006) [83] đạm có trong thành phần
protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm có trong thành
phần chất diệp lục, nguyên sinh chất. Đạm còn có trong các men của cây, trong
ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô Thị Đào và
Nguyễn Hữu Yêm, 2007) [22].
Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh
(Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển
nhanh, cành lá, nhánh phát triển mạnh. Đó là cơ sở để cây trồng cho năng suất cao
(Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Nếu bón thừa đạm thì cây phải hút nhiều nước để giải độc amon nên tỷ lệ
nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau và gây ảnh
hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có mầu xanh
tối, quá trình sinh trưởng (phát triển của thân, lá) bị kéo dài, cây thành thục muộn,
phát triển um tùm, dễ đổ lốp, dễ mắc sâu bệnh, rễ cây kém phát triển.
Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả,
lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Cây thiếu đạm
buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất thấp.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của nitơ đến sản lượng đồng
cỏ hòa thảo và tìm ra sự tương quan giữa liều lượng N được bón với năng suất chất
xanh và hiệu quả bón phân (Allen và CS, 1978) [84]; (Belesky và Wilkinson, 1983)
[89]; (Christians và CS, 1979) [101]; (Fribourg và CS, 1979) [115]; (Hanson và
CS, 1978) [121].
Về liều lượng bón đạm, các kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau:
Đối với cỏ họ đậu: Liều lượng bón tối ưu cho đồng cỏ alfalfa là 90 - 120 kg
N/ha/năm, đối với cỏ orchard là 140 kg N/ha/năm (Jung và Baker, 1973) [132] và
cỏ orchard hỗn hợp với cỏ tall fescure là 180 kg N/ha/năm (Wanger, 1954) [198].
Đối với cỏ hòa thảo: Liều lượng bón tối ưu cho cỏ bermuda là 55 kg N/ha/lứa cắt,
hay 448 kg N/ha/năm, năng suất vật chất khô bắt đầu giảm khi vượt quá 450 kg
N/ha/năm (Burton và Jacson, 1962) [99]. Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] thí
nghiệm bón đạm với các liều lượng từ 75 - 300 kg N/ha/năm và thấy sản lượng vật chất
khô của cỏ tỷ lệ thuận với mức bón đạm tăng. Thí nghiệm của Smith, (1972) [187] chỉ ra
rằng, khi bón đạm tăng từ 0 - 940 kg N/ha/năm, thì sản lượng vật chất khô đạt được tối
đa ở mức bón 313 kg N/ha/năm và sản lượng vật chất khô bắt đầu giảm khi bón
vượt quá 450 kg N/ha/năm. Theo Wedin, (1974) [199] sản lượng có thể tăng cho tới
tận liều lượng bón 336 - 404 kg N/ha/năm, khi bón liều lượng trên 500 kg N/ha/năm
sản lượng cỏ sẽ giảm.
Tại Stillwater, Oklahoma, Mỹ, Pumphrey, (1978) [161] nghiên cứu cỏ E. curvulla
trong 4 năm cho thấy: Năng suất VCK trung bình trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng
11 là 3.178 kg/ha, khi không bón phân và 8.502 kg/ha, khi được bón 224 kg N và 45
kg P2O5/ha.
Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ hòa thảo tăng, mức nitrat sẽ tăng theo. Vì
vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá liều lượng
nitrogen (Rhykerd và Noller, 1973) [168]; (Stritzke và Murphy, 1982) [189];
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
(Wedin, 1974) [199]. Bón đạm có ảnh hưởng đến độ ngon miệng và lượng cỏ ăn
vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở các mức vừa phải cho đồng cỏ hòa
thảo, thì khi bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả năng thu nhận cỏ của động vật
(Rhykerd và Noller, 1973) [168]. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng
ăn của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky và
Wilkinson, 1983) [89].
Như vậy, liều lượng đạm bón cho cỏ họ đậu và hòa thảo có sự khác nhau, với
cỏ họ đậu thì thấp hơn, còn với cỏ hòa thảo thì cao hơn. Liều lượng bón hữu hiệu
cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200 kg N/ha/năm, còn cho cỏ hòa thảo khoảng từ
300 - 400 kg N/ha/năm. Bón liều lượng thấp quá, sản lượng cỏ tăng không rõ rệt,
bón cao quá lại làm giảm sản lượng cỏ.
Bón đạm đã nâng cao chất lượng và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng
cần đề phòng bón đạm với liều lượng cao sẽ dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ và dẫn
đến gây ngộ độc cho gia súc.
1.3.2.2. Vai trò của phân lân
Photpho là một nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng, nó đóng vai trò rất
quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và động vật (Woodhouse và Griffith,
1973) [200].
Tác dụng của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố photpho đối với thực
vật. Photpho tham gia tạo nên các vật chất di truyền (ADN, ARN, axit nucleic), các
hợp chất cao năng (ADP, ATP,...). Photpho còn có tác dụng làm tăng cường phát
triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Cây đủ photpho, bộ rễ phát triển
sớm, lông hút xum xuê, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc để cây hút chất dinh dưỡng và phát
triển tốt. Thiếu photpho ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và chắc hạt, nên năng
suất hạt giảm rõ rệt (Nguyễn Công Vinh, 2002) [81].
Teitzel và CS, (1978) [193] chỉ ra ở các vùng có lượng mưa từ 1.500 - 3.750 mm,
như ở Bắc Queenland, thì lượng phân bón cho cỏ trồng hòa thảo như sau: Ở vùng đất đỏ
bazan, đất có nguồn gốc từ đá granite, đất đá biến chất, đất cát gần biển phải bón
năm đầu tiên là 500 kg super photphat/ha và ở năm thứ hai trở đi là 300 kg super
photphat/ha.
Đối với các đồng cỏ họ đậu: Mức bón phân cho đồng cỏ alfalfa chủ yếu là
bón hàng năm với lượng tương đương với lượng P, K bị mất do thu hoạch
(Skerman và Riveros, 1990) [185]. Tại New Jersey người ta thấy khi không bón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
lân và kali (0: 0), thì sản lượng cỏ trung bình qua 5 năm là 10,3 tấn/ha/năm, còn
khi bón với tỷ lệ 84 kg/ha P2O5 và 336 kg/ha K2O làm tăng sản lượng lên 16,1
tấn/ha/năm (Bear và Wallace, 1950) [92]. Ở Virginia, qua 3 năm, sản lượng cỏ
alfalfa tăng từ 7,2 lên 11,7 tấn/ha/năm, khi bón 100 kg P2O5/ha/năm. Cũng ở đó, kết
quả chỉ ra rằng, tăng sản lượng cỏ orchard là có ý nghĩa khi bón lân ở mức 25 và 100
kg P2O5/ha/năm (Lutz, 1973) [146].
Cỏ Dallis trồng kết hợp với bộ đậu khi sử dụng hàm lượng nitơ cao từ 20 đến
100 kg N/ha/năm nên bón thêm 67 kg P2O5 và 34 kg K2O (Bennett, 1973) [90]; (Holt
và Houston, 1954) [128]. Khi bón phân lân cho đồng cỏ hỗn hợp kết hợp với tưới
nước cho đồng cỏ smooth brome, timothy, orachard, blue kết hợp với red clover,
với các tỷ lệ phân là 0, 20, 40, 60 kg P2O5/ha thì sản lượng cỏ tăng tương ứng là
12,2; 15,8; 16,7; 19,1 tấn/ha (Rehm và CS, 1975) [166]. Ở Ấn Độ, sản lượng vật
chất khô của cỏ Sehima community khi bón 40 kg P2O5/ha làm tăng sản lượng cỏ
khô từ 5824 kg/ha lên 6471 kg/ha (Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106].
Người ta thường bón cho cỏ sorghum 125 - 250 kg super photphat/ha khi
gieo hạt (Skerman và Riveros, 1990) [185].
Marinho Guerra và CS, (2005) [206] cho biết: Cỏ B. decumbens khi bón phân
bởi các nguồn photpho khác nhau, với liều lượng 200 kg/ha thì trisuperphotphat hay
đá Araxas photphat đã làm tăng có ý nghĩa năng suất vật chất khô, vào thời điểm
cắt đầu tiên lần lượt là 201 % và 112 %, so với đối chứng không được bón phân
chứa photpho.
Theo John Moran, (2005) [131], để sản xuất ra sản lượng hàng năm khoảng
150 tấn cỏ tươi/ha, cỏ Napier hay Guineas đòi hỏi phải bón 880 kg N, 252 kg P2O5
và 756 kg K2O/ha. Để đạt được sản lượng cỏ cao cần sử dụng phân vô cơ như ure
và super photphat. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ là chất thải của gia súc thì không
đáp ứng đủ dinh dưỡng P, N cho cỏ sinh trưởng.
Đối với cỏ Pennisetum polystachyon, người ta thường bón ban đầu là 448 kg
super photphat/ha, bón hàng năm là 228 kg/ha. Ở Ấn Độ, bón hằng năm trên mặt đất cho
cỏ với lượng 158 kg amonium sulphat/ha (Skerman và Riveros, 1990) [185].
Như vậy, cần phải bón liều lượng phân lân lớn cho đồng cỏ mới gieo hoặc
trồng lần đầu tiên, liều lượng này vào khoảng 300 - 500 kg super photphat tương
đương với 60 - 100 kg P2O5/ha.
Từ năm thứ 2 trở đi, có thể bón lân với liều lượng thấp hơn, khoảng từ 150
đến 300 kg super photphat, tương đương với 20 - 60 kg P2O5/ha/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Tùy thuộc vào loại đất và giống cỏ để bón liều lượng lân cho phù hợp, đồng
thời, phân lân phân giải chậm, vì vậy phải bón toàn bộ lượng phân một lần khi gieo,
trồng và bón vào cuối thu hoặc đầu xuân đối với đồng cỏ từ năm thứ 2 trở đi.
1.3.2.3. Vai trò của phân kali
Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sinh trưởng. Nó được sử
dụng với số lượng lớn hơn photpho. Trong mô cây sống, trung bình tỷ lệ (%) kali xấp
xỉ bằng 8 - 10 lần của photpho; Trong đất, tỷ lệ K2O tổng số có thể từ 0,5 - 3 %
(Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Đất nhiệt đới chứa kali ít hơn đất ôn
đới, vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+
lại dễ bị rửa trôi. Rất nhiều vùng đất ở
Việt Nam cần phải bón phân kali (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Khi cây lấy đi lượng lớn
kali, đất phải được cung cấp thêm kali.
Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào. Nó còn giúp
cây trồng chống bệnh, chống rét... có thể lấy được từ đá mẹ trong đất hoặc lấy từ
phân chuồng (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006) [83].
Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch,
giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây. Kali còn kích thích sự
hoạt động của các men, do đó, cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit
hữu cơ, tăng trao đổi đạm, tổng hợp protit, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá,
tăng khả năng chống rét và tăng khả năng đẻ nhánh.
Kali giúp cho cây trồng không hút đạm ồ ạt, nói một cách khác là chống
bội thực đạm của cây, tránh hiện tượng lá thì nhiều, mà hạt và quả thì ít. Cùng
một lượng đạm, nếu ta tăng dần lượng phân kali, thì ở liều thấp kali cho bội thu rất
cao. Thế nhưng, cứ tăng kali đến một ngưỡng nào đó, thì năng suất lại giảm đột ngột.
Tỷ lệ kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,48 - 1,85 % so với tổng khối
lượng chất khô (Đào Văn Bảy và Phạm Tiến Đạt, 2007) [4].
Kali được cây tiêu thụ rất lãng phí, đặc biệt là cỏ hòa thảo. Cây có chiều
hướng hấp thu số lượng kali nhiều hơn giới hạn chúng đòi hỏi cho sinh trưởng và
phát triển thích hợp (Lutz, 1973) [147].
Ảnh hưởng của liều lượng phân kali bón riêng biệt cho cỏ thường ít được
chú trọng và nghiên cứu, mà thường được bón kết hợp với các loại phân khác như
N. P... và ảnh hưởng của phân kali tới các loại cỏ cũng gắn liền với sự ảnh hưởng
của các loại phân bón kết hợp cùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Lượng phân kali nên được bón hàng năm cho cỏ orchard theo tỷ lệ kali mất đi.
Tỷ lệ nitơ cao sẽ tăng lượng kali được hút và thông thường tăng lượng kali hấp thu sẽ
có thể làm giảm Mg hấp thu (Auda và CS, 1966) [88]; (Macleod, 1965) [148]; (Singh
và CS, 1967) [183].
Ở Orocovis, Puerto Rico, đồng cỏ được bón phân dùng để thu cắt mất đi
trung bình hàng năm 328 kg nitrogen, 54 kg photpho, 422 kg kali, 128 kg canxi và
75 kg magie/ha/năm. Lượng phân bón thông thường là 15: 5: 10 (N: P: K) trộn và
bón 5 tạ/ha hàng năm cho cỏ Pennissetum purpureum và 3,75 tạ/ha với cỏ Digitaria
decumbens, Cynodon nlemfuensis, Brachiaria ruziensis, Eriochloa punctata,
Panicum maximum, Brachiaria mutica. Một tấn vôi được bón cùng với 1 tấn hỗn
hợp phân cho đất loại này (Vicente-Chandler và CS, 1974) [196].
Ở vùng á nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 625 - 1.500 mm, bón khoảng 100 - 200
kg/ha super photphat/năm và cứ 3 - 4 năm một lần thì phải bón muối molipden và
muối kali với liều lượng 50 - 100 kg/ha/năm.
Tại Jodhpur, Ấn Độ, người ta thường bón 30 kg N + 30 kg P2O5 + 20 kg
K2O/ha, sản lượng cỏ tăng lên 273 % so với không bón phân (Singh & Chatterrjee,
1968) [184].
Khi nghiên cứu tại Zimbabwe qua 3 năm cho thấy, cỏ E. curvula được bón
hàng năm 450 kg N/ha + 38 kg P2O5/ha + 58 kg K2O/ha, thì sản lượng cỏ đạt được
là 5.930 kg vật chất khô/ha/năm (Rodel, 1970) [173].
Tại nam Johnstone, sản lượng vật chất khô của cỏ đạt được 28.282 kg/ha qua
5 lứa cắt khi được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm (Grof &
Harding, 1970) [119].
Như vậy, phân kali trong tổ hợp phân bón (N.P.K) có ảnh hưởng tốt đến cỏ,
cụ thể là đã làm tăng sản lượng cỏ.
Liều lượng phân bón được sử dụng trong nghiên cứu rất khác nhau. Tuy
nhiên, liều lượng bón thông thường vào khoảng 50 - 60 kg K2O/ha/năm.
1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng
Phân chuồng là hỗn hợp các chất do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn
chuồng. Thành phần của chúng phụ thuộc nhiều vào loài gia súc và phương pháp
bảo quản. Bón phân chuồng thường có tác dụng ngay, vì trong phân chuồng có một
lượng đạm nhất định (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Tuy nhiên, phân chuồng chưa phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
là loại phân hoàn chỉnh. Vì vậy, khi dùng phân chuồng phải kết hợp với các phân
giàu đạm, lân, kali để tăng độ phì nhiêu cho đất (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt,
2007) [4].
Bón nhiều phân chuồng cũng có tác dụng khử chua của đất. Amoniac trong
nước tiểu và các sản phẩm mang tính kiềm cao có trong phân chuồng cũng làm cho
đất mất chua. Đồng thời, không ảnh hưởng tới các chất dinh dưỡng khác trong đất
(Nguyễn Vy và Phùng Thúy Lan, 2006) [83].
Bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây, làm tăng
năng suất và phẩm chất cây trồng. Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số lượng và
cường độ hoạt động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng thêm hàm lượng các
chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1997) [48].
Lê Hòa Bình, (1983) [5] cho biết đối với cỏ voi khi bón N.P.K với tỷ lệ
250 : 80 : 80 kg/ha/năm và chu kỳ thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đã cho kết quả tốt.
Đầu tư bón phân hữu cơ cao 40 tấn/ha, năng suất cỏ voi thu cắt đạt 200 tấn/ha/năm.
Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến
năng suất của một số giống cỏ trong mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi
Bá Vân - Thái Nguyên, trong đó gồm 3 giống cỏ là Brachiaria decumbens, Setaria
splendida, Panicum maximum TD58, phân vô cơ N.P.K bón với tỷ lệ 160 : 80 : 80
kg/ha. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trên đạt sản lượng cỏ tươi 15 - 19,7 tấn/ha/năm
khi bón 10 tấn phân chuồng, nhưng khi bón 20 tấn phân chuồng/ha thì sản lượng đạt
là 75,2 - 94,7 tấn/ha/năm.
Nếu tăng mức bón phân chuồng gấp đôi so với khuyến cáo hiện nay thì
lượng đạm, khoáng từ phân hóa học có thể giảm xuống một nửa. Đó là hệ quả của
việc tăng dung tích hấp thu, tạo diện tích thừa để giữ ion NH4+
, đồng thời quá trình
này sẽ làm tăng lượng phức chất, làm tăng pH đất và làm giảm độ chua của đất, mặt
khác, nó cũng giải phóng lân và tăng độ hòa tan của lân (Đỗ Ánh, 2005) [1]. Chính
vì vậy, tăng lượng phân chuồng bón cho đất sẽ tăng độ phì của đất và tăng khả năng
sử dụng của cây trồng.
Như vậy, bón phân chuồng đã cung cấp cho đất mùn, các khoáng đa, vi
lượng và đã làm tăng sản lượng cỏ.
Liều lượng phân chuồng thường được sử dụng bón cho cỏ trồng ở Việt Nam vào
khoảng từ 10- 20 tấn/ha/năm.
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt

More Related Content

What's hot

Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 cltCông nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clttinhfood
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamLinh Nguyễn
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtFood chemistry-09.1800.1595
 
Bai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaBai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaDung Truongvo
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoFood chemistry-09.1800.1595
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCassiopeia Nguyen
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019hanhha12
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặctrietav
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đườngVu Binh
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitlimonking
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 

What's hot (20)

Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 cltCông nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
Công nghệ sản xuất cà phê bột nhom7-dhtp6 clt
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
Bai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaBai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx bia
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặc
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đường
 
Tinhbotbientinh
TinhbotbientinhTinhbotbientinh
Tinhbotbientinh
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
 
Sản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chuaSản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chua
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 

Viewers also liked

Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netVietzo
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
N-khùng (1) (1)
 N-khùng (1) (1) N-khùng (1) (1)
N-khùng (1) (1)Mua Axit
 
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...Điền Nguyên
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phònghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (9)

Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.net
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh spot 5 trong phân l...
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
 
N-khùng (1) (1)
 N-khùng (1) (1) N-khùng (1) (1)
N-khùng (1) (1)
 
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...
đề Tài ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý c...
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
 

Similar to Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Thảo Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzThanh Hoa
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt (20)

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâuLuận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tôLuận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
 
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, t...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -------------------------- TỪ TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ CỎ HÕA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÕ THỊT Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Mã số: 62.62.40.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM 2. GS.TS. TỪ QUANG HIỂN THÁI NGUYÊN - 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Từ Trung Kiên
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn PGS.TS. Phan Đình Thắm và GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi Quốc gia, Viên Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Thái Nguyên, tháng năm 2010 Tác giả Từ Trung Kiên
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt ix Danh mục viết tắt và tên khác của cỏ x Danh mục các bảng biểu xi Danh mục các đồ thị xii Nội dung Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3 1.1. Đặc tính sinh trưởng của cỏ hoà thảo ..............................................................3 1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo..........................................................................3 1.1.2. Đặc tính sinh trưởng của thân và lá..........................................................4 1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá .............................5 1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá ................................8 1.1.3. Đặc tính sinh trưởng của rễ ....................................................................10 1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ.............................................................10 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ....................................11 1.2. Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hoà thảo......................12 1.2.1. Sản lượng chất xanh ...............................................................................12 1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ ....................................................................14 1.3. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác (khoảng cách cắt, bón phân) đến lượng và chất cỏ hoà thảo ..............................................................................19 1.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt.............................................................19 1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón........................................................................21 1.3.2.1. Vai trò của phân đạm ........................................................................21 1.3.2.2. Vai trò của phân lân ..........................................................................23 1.3.2.3. Vai trò của phân kali ...........................................................................25 1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng ...................................................................26 1.3.2.5. Vai trò của vôi...................................................................................28 1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi trâu bò...............................................................28 1.4.1. Sử dụng cỏ tươi ......................................................................................28 1.4.2. Sử dụng cỏ khô.......................................................................................30
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 1.5. Đặc điểm một số cỏ hoà thảo dùng trong thí nghiệm của luận án.................31 1.5.1. Cỏ Paspalum atratum..............................................................................31 1.5.2. Cỏ Brachiaria brizantha..........................................................................33 1.5.3. Cỏ Brachiaria decumbens.......................................................................34 1.5.4. Cỏ Setaria splendida...............................................................................36 1.6. Kết luận phần tổng quan tài liệu....................................................................37 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................38 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................38 2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo........................38 2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp ..........................38 2.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp ...................38 2.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali cùng tăng...................... 39 2.2.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ......... 39 2.2.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt .................39 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39 2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo........................39 2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp ..........................40 2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp ...................41 2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali cùng tăng...................... 42 2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng và tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ ............... 44 2.3.5.1. Xác định khối lượng cỏ tươi bò ăn được trong một ngày đêm ................44 2.3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ........................................................ 44 2.3.5.3.Tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ bằng phương pháp sinh khí in vitro (gas production technique) và tính năng lượng ME............................... 45 2.3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt.................45 2.3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt.....45 2.3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt.....46 2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu..........................................................48 2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................50 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................52 3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số cỏ hòa thảo.................................52 3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm..................................................52 3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009.......................................52
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm..................................54 3.1.4. Năng suất của cỏ.....................................................................................55 3.1.5. Thành phần hóa học của cỏ ....................................................................57 3.1.6. Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô, protein của cỏ thí nghiệm...................58 3.1.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng của 6 cỏ thí nghiệm......................61 3.1.8. Nhận xét chung về thí nghiệm 1.............................................................61 3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khoảng cách cắt (KCC) thích hợp ..........................61 3.2.1. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất cỏ....................................................61 3.2.2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau..............65 3.2.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau.....................................69 3.2.4. Ảnh hưởng của KCC khác nhau đến sản lượng cỏ theo mùa..........................71 3.2.5. Nhận xét chung về thí nghiệm 2.............................................................71 3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm (N) thích hợp ....................72 3.3.1. Ảnh hưởng của các mức phân N khác nhau tới năng suất cỏ ................ 72 3.3.2. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức phân N khác nhau..................... 75 3.3.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau...................... 79 3.3.4. Ảnh hưởng phân N khác nhau đến sản lượng cỏ theo mùa....................82 3.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3.......................82 3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali (N.P.K) cùng tăng........................83 3.4.1. Ảnh hưởng của các mức N.P.K cùng tăng đến năng suất cỏ .................83 3.4.2. Thành phần hóa học của cỏ khi bón N.P.K cùng tăng ...........................85 3.4.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm khi bón N.P.K cùng tăng................................88 3.4.4. Ảnh hưởng của phân N.P.K cùng tăng đến sản lượng cỏ theo mùa ...................91 3.4.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 4 ............................ 92 3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của cỏ .............................................. 92 3.5.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được/1 bò/ngày ........................................... 92 3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau ...................... 94 3.5.3. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ................................................... 94 3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt..........................95 3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt...........96 3.6.1.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân...........................................................96 3.6.1.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn......................96 3.6.1.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng...............97 3.6.1.4. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm.......................98 3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt............99
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 3.6.2.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân........................................................99 3.6.2.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn.........................................100 3.6.2.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn cỏ khô ..................100 3.6.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 6 (6a và 6b) ..........101 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................102 1. Kết luận...........................................................................................................102 2. Đề nghị............................................................................................................103 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 PHỤ LỤC ..............................................................................................................123
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATP: Adenosine triphotphate DXKN: Dẫn xuất không chứa nitơ ĐC: Đối chứng CIAT: Center of International Tropical Agriculture CP: Protein thô CS: Cộng sự CT: Công thức CX: Chất xanh K: Kali KCC: Khoảng cách cắt KL: Khối lượng N: Nitơ NS: Năng suất NSCX: Năng suất chất xanh NSTB: Năng suất trung bình OM: Chất hữu cơ P: Phốt pho PDI: Protein được tiêu hóa ở ruột non Pr Protein SL: Sản lượng TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TH: Tiêu hóa TS: Tổng số UFL: Đơn vị thức ăn tạo sữa VCHC: Vật chất hữu cơ VCK: Vật chất khô
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN ÁN Brachiaria decumbens B. decumbens Brachiaria brizantha B. brizantha Paspalum atratum P. atratum Setaria splendida S. splendida Brachiaria mutica B. mutica Paspalum dilatatum P. dilatatum Kentucky blue K. blue Eragrostis curvula E. curvula Phleum pratense Timothy Dactylis glomerata Orchard Cynodon dactylon Bermuda Digitaria smutsii D. smutsii Andropogon gayanus A. gayanus Brachiaria humidicola B. humidicola Brachiaria ruziziensis B. ruziziensis Panicum maximum P. maximum Paspalum guenoarum P. guenoarum
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tiêu đề Trang 2.1: Công thức thí nghiệm 6a................................................................................ 46 2.2: Công thức thí nghiệm 6b................................................................................ 47 3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm......................................................... 52 3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2004 - 2009................ 53 3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày .................................... 55 3.4: Năng suất các lứa cắt năm thứ nhất .............................................................. 55 3.5: Năng suất các lứa cắt năm thứ hai ................................................................ 56 3.6: Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm .................................................. 57 3.7: Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô và protein ................................................... 59 3.8: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau năm 1 và 2 ......................... 62 3.9: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau .................... 65 3.10: Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau trong 2 năm ....................... 70 3.11: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau ................................ 72 3.12: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các mức phân N khác nhau ................ 76 3.13: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau .......................... 79 3.14: Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệm ở mức N.P.K cùng tăng ................ 83 3.15: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K cùng tăng............................. 86 3.16: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K cùng tăng ................. 89 3.17: Khối lượng cỏ bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau....................................... 93 3.18: Tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau............................................ 94 3.19: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của cỏ tính theo các phương pháp khác nhau........................................................................... 94 3.20: Khối lượng trung bình của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6a) ......................... 96 3.21: Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn (thí nghiệm 6a) ................. 97 3.22: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6a) .......................... 98 3.23: Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm (thí nghiệm 6a) ................ 98 3.24: Khối lượng của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6b)........................................... 99 3.25: Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn (thí nghiệm 6b) ............................ 100 3.26: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6b) ........................ 101
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn xi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị Tiêu đề Trang 3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 - 2009........................................................54 3.2: Sự phân bố lượng mưa trong 5 năm (2004 - 2009)........................................54
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Không giống như các loài gia súc khác, trong khẩu phần hàng ngày của gia súc nhai lại, thức ăn xanh chiếm từ 60 - 100 %. Mặc dù nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật khá phong phú về chủng loại, nhưng nước ta lại không có đồng cỏ rộng như các nước vùng ôn đới, hay châu Phi nhiệt đới. Trên thực tế nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích chăn thả dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các cây trồng khác. Bên cạnh đó, do chăn thả bừa bãi, không có kỹ thuật, đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống, đồi núi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông. Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất lượng cao cho chúng đã trở thành vấn đề thời sự. Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã nhập hàng trăm giống cây, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định được thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết. Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho bò cả về số lượng cũng như chất lượng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt”. 2. Mục đích của đề tài Lựa chọn được một số cỏ hòa thảo có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc, cũng như xác định được kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt. Từ đó đưa các cỏ này ra sản xuất phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung, chăn nuôi bò nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có điều kiện tương tự. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về cỏ trồng, giá trị dinh dưỡng của cỏ và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt ở khu vực trung du - miền núi phía Bắc.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các cỏ hòa thảo có năng suất, chất lượng cao sẽ được đưa ra sản xuất phục vụ thiết thực cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có điều kiện tương tự. 4. Điểm mới của đề tài Đề tài đã chọn được 3 cỏ là P. atratum, B. brizantha 6387, B. decumbens có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã xác định được một số kỹ thuật canh tác cơ bản (khoảng cách cắt, phân bón) thích hợp cho 3 cỏ nói trên. Đề tài đã phân tích được thành phần hóa học và đánh giá được giá trị năng lượng của các cỏ nói trên. Đề tài đã khảo nghiệm sử dụng các cỏ nói trên trong chăn nuôi bò thịt, từ đó đã khẳng định được giá trị dinh dưỡng và ước tính được khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha trong một năm của mỗi cỏ.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG CỦA CỎ HOÀ THẢO 1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Ở nước ta, cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 - 98 % trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Hanson, (1972) [120] cho biết, có gần 75 % cỏ được trồng ở vùng đất trồng cỏ là loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo chiếm phần lớn trong đồng cỏ tự nhiên. Riêng ở Mỹ có gần 1500 loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ đã được nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên, với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực nào đó. Theo David và CS, (1993) [108] thì hiệu quả của cỏ là biến đổi năng lượng mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận năng lượng này. Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Các cỏ nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như sau: Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu cắt hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất đi nên cây không có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển. Vì vậy, để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ. Rễ trở nên nhỏ đi và yếu hơn, vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá. Chính vì vậy, khi cây bị ngập úng vào giai đoạn này, cỏ sẽ rất dễ chết, do lá để thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu nên dễ bị tổn thương dẫn đến thối rễ. Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp, nhưng lá mềm, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng cao. Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày trở đi. Khi tái sinh đạt tới 1/4 hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua quá trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu bổ sung cho rễ. Đây là thời gian cỏ phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao. Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [2]. Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở nên nhạt dần, lá ở phần gốc chết đi và bị phân huỷ. Lá sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra từ quang hợp. Ở giai đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ. Năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cao, tuy nhiên, tỷ lệ cỏ được sử dụng (gia súc ăn) và khả năng tiêu hoá của gia súc đối với lá và thân cây giai đoạn này thấp dần. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý. Giai đoạn I và đầu giai đoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón thúc phân cho cỏ. Cuối giai đoạn II, đầu giai đoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn thả, vì lúc này năng lượng thu được từ đồng cỏ là cao nhất. Nếu không thu hoạch ngay, cỏ sẽ già, lá mất mầu dần, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm dần, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh lần sau và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả trên năm. Còn nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, đồng thời nếu thu hoạch quá nhiều lứa trên năm, thì dự trữ các chất dinh dưỡng và khoáng ở phần gốc và rễ để phát triển cành lá sẽ bị cạn kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ (khoảng cách cắt hoặc chăn thả) hợp lý để duy trì nhiệm kỳ sử dụng cỏ lâu dài. Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp để tránh cỏ bị quay lại giai đoạn I và tồn tại ở giai đoạn này lâu, do tái sinh rất chậm nên sẽ làm giảm tổng sản lượng cỏ. 1.1.2. Đặc tính sinh trƣởng của thân và lá Sau khi nẩy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần, do chất dự trữ ở hạt được sử dụng cho quá trình nẩy mầm. Sinh trưởng lúc này chậm. Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng bắt đầu tăng dần. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm đi. Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh. Hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi (Langer,
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1972) [141]. Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào (Esau, 1960) [112] và tăng khối lượng (Coyne và CS, 1995) [104]. Lá mới sinh lấy cacbohydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện và do đòi hỏi phải sinh trưởng, nên chúng đồng hóa các sản phẩm dự trữ được từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới (Coyne và CS, 1995) [104], (Langer, 1972) [141]. 1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ như giá trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai... Trong các yếu tố đó, thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống của cỏ. Sức nẩy mầm của cỏ (hạt, hom) Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào sức nẩy mầm của hạt, hạt có sức nầy mầm cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này. Sức nẩy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt, mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống của con người, điều kiện đất đai và khí hậu. Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy, những đoạn hom đầu có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nẩy mầm, tuy nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nẩy mầm giảm xuống đột ngột. Trong thời kỳ nẩy mầm của hạt giống, thì phạm vi nhiệt độ của đất và không khí từ 15 - 350 C là thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát dục. Nhìn chung, khi nhiệt độ tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi gieo hạt tới khi mọc mầm, tuy nhiên, tăng hoặc giảm thấp quá ngưỡng chịu đựng của cây, có thể làm cây non đói ăn tạm thời và ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng về sau. Nhiệt độ Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (Salisbury và Ros, 1969) [175]. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng (nằm trong nhiệt độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh trưởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Theo Bogdan, (1977) [95] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 200 C và tối ưu là 25 - 350 C. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 200 C và cỏ nhiệt đới là 30 - 400 C. Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 150 C. Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày hẹp từ 7,20 C đến 350 C. Nhiệt độ thích hợp cho đẻ nhánh con của cỏ nhiệt đới thường
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper và Taiton, 1968) [13]. Ở nhiệt độ thấp dưới 100 C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết, do diệp lục bị phá hủy. Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xích đạo, thì giá lạnh và sương muối là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới (McWilliam, 1978) [153]. Hầu hết cỏ hòa thảo có nhiệt độ tối thích hợp cho sinh trưởng khoảng 200 C, nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp hơn (Cooper và Taiton, 1968) [103]. Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Trong khoảng nhiệt độ từ 0 - 350 C, nhiệt độ không khí cứ tăng lên 100 C có thể làm cho quá trình sống của thực vật tăng 1 - 2 lần. Khi nhiệt độ tăng quá 350 C, quá trình sống giảm yếu đi hoặc ngừng hẳn, còn khi nhiệt độ từ 40 - 500 C, quá trình sống ngừng hoàn toàn. Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua ngưỡng cao nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này là không bình thường. Nếu ảnh hưởng đúng vào thời kỳ sinh trưởng thì thực vật còi cọc, khí quan dinh dưỡng phát triển không tốt, hoa nở sớm, sản lượng thấp. Nhìn chung, khi nhiệt độ giảm xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt đầu chết từng bộ phận hay chết hoàn toàn; Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt. Nếu nhiệt độ tăng, tỷ lệ tiêu hóa được của cỏ và tỷ lệ cacbohydrate phi cấu trúc giảm, nhưng thường thì tỷ lệ chất khoáng và protein tăng (Smith, 1970) [186]. Vì vậy, nhiệt độ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Harris, 1978) [122]; (Marten, 1970) [150]. Nước Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ sinh trưởng chậm lại. Vì vậy, mùa mưa lượng nước được đảm bảo nên cỏ sinh trưởng mạnh, còn mùa khô thì ngược lại, do lượng nước trong đất là nhân tố hạn chế nhất trong mùa này. Vì vậy, cần tưới nước cho cỏ trong mùa khô. Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống cây trồng. Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng. Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thoáng khí của đất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật không bị nóng quá... điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14]; (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [58]. Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt từ đất và thực vật thông qua hiện tượng bốc
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 hơi và phát tán. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất, như độ rắn, tính dính, tính dẻo... sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu tới độ phì của đất, vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn mặt đất (Vụ Tuyên Giáo, 1975) [25]. Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho đất có độ ẩm thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu thích hợp để cỏ có năng suất cao và ổn định. Ánh sáng Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành, lá, ra hoa, kết quả bình thường. Nhiệt lượng từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực vật, còn ánh sáng mặt trời là nhân tố cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14]. Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo mùa đông nhanh bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới (Cooper và Taiton, 1968) [13]. Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra xung quanh khoảng từ 20.000 - 30.000 lux, trong khi đó cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng ở 60.000 lux (Smith, 1970) [186]. Sự chuyển hóa của năng lượng ánh sáng khoảng 5 - 6 % ở cỏ hòa thảo nhiệt đới, nhưng cỏ hòa thảo ôn đới là dưới 3 %. Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt đới có tiềm năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang hợp. Khi cường độ ánh sáng cao trên mức bão hòa, thì lá có chiều hướng nhỏ đi, lóng ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu. Sinh trưởng của các loại cỏ dưới tán che của cây cao, thì vấn đề cạnh tranh cơ bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm mà là ánh sáng (L.‟t Mananetje, 1992) [149]. Hầu hết cỏ đều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng. Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt. Dinh dưỡng trong đất Hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong đất. Mười sáu nguyên tố thiết yếu được biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trưởng như cacbon, hydro, oxy trong đất- không khí, nitơ trong không khí - đất, photpho, kali, canxi, kẽm... đều có trong đất.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực vật bị hạn chế. Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở đất này (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Tính chất vật lý, cấu tượng của các loại đất khác nhau sẽ ảnh hưởng tới ẩm độ của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây sẽ thiếu chính các chất dinh dưỡng đó. Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Tỷ lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau, sẽ tạo đất có kết cấu khác nhau. Đất giầu mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp. Nếu được thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết cấu viên tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh vật hoạt động tốt (Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh Quắc, 1995) [30]. Để cải tạo đất, ta cần thường xuyên bón phân hữu cơ và kết hợp xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước thường xuyên (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [23]. 1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh. Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch, độ cao cắt, vì nó ảnh hưởng tới lượng chất dinh dưỡng dự trữ để tái sinh. Tuổi thiết lập Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có thể đưa vào sử dụng lần đầu tiên. Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm,...) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ các chất dinh dưỡng sau này để có thể tái sinh. Vì, chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ các chất dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Từ hiểu biết này, người ta đợi cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch, để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc, đồng thời không gây hại cho cây trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh của cây trồng là tối ưu. Nếu tuổi thiết lập không được xác định đúng đắn, thì có thể cỏ trồng sẽ được thu hoạch quá muộn gây ảnh hưởng xấu đến tái sinh sau này, ngược lại nếu thu hoạch quá muộn thì cỏ sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt Kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt. Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch. Voisin, (1963) [211] khẳng định: Một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 phần còn lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50 % thì chỉ tăng năng suất 20 %, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng. Nếu cắt quá ít lần trên năm thì cỏ sẽ bị già, chất lượng kém đồng thời ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm. Nếu cắt quá nhiều lần trên năm, cỏ chưa đủ thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt, nên đồng cỏ chóng bị thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm. Vậy, xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ. Theo Từ Quang Hiển và CS, (2002) [32] cỏ pangola thu hoạch lứa đầu sau trồng 2 - 3 tháng, các lứa sau cắt cách nhau 50 - 60 ngày (hè thu), 60 - 90 ngày (đông xuân). Cỏ Tây Nghệ An thu hoạch sau trồng 50 - 70 ngày, sau đó cứ 40 - 50 ngày (hè thu) và 70 - 80 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Cỏ voi thu hoạch sau trồng từ 2 - 2,5 tháng, sau đó cứ 30 - 50 ngày (hè thu) và 50 - 65 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Theo Điền Văn Hưng, (1964) [35] thì cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng và sau cắt là trên 60 ngày. Cỏ thân bụi sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Cỏ thân bò thu hoạch sau trồng là 50 - 55 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Tuổi thu hoạch cỏ có liên quan chặt chẽ với chiều cao thảm cỏ. Do đó, người ta dựa vào chiều cao của thảm cỏ để thu hoạch. Ví dụ như: đối với cỏ Ghinê thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm (Hamphray, 1980) [28]. Chiều cao cỏ khi cắt Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì một phần sản lượng nằm ở phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau đó, làm mất đi phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ, toàn bộ lá và dùng cho việc tái sinh. Nếu cỏ có thể phát triển không ngừng và thu hoạch một lần ở cuối mùa phát triển như ngũ cốc, thì tổng sản lượng sẽ thấp và chất lượng cũng thấp hơn là được
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 cắt vài lần trong suốt giai đoạn của mùa sinh trưởng. Thu hoạch là biện pháp kỹ thuật để đồng cỏ luôn được duy trì trong giai đoạn sinh trưởng. Nếu cứ để cỏ trưởng thành một cách tự nhiên, thì thời kỳ chồi rễ sẽ dài hơn. Ngay sau khi cây cứng cáp và các điểm sinh trưởng chủ yếu hoạt động, năng suất đồng cỏ có thể tiếp tục tăng, nhưng năng suất sẽ giữ nguyên khi cây gần rơi vào tình trạng ngủ. Thông thường, mục tiêu của quản lý chăn thả hay thu cắt là giữ cây ở trạng thái sinh trưởng thuận lợi nhất và kéo dài nhất có thể và sau đó có đủ dinh dưỡng cung cấp cho tái nẩy chồi và dự trữ cacbohydrate. Tùy từng loại cỏ khác nhau, mà chiều cao khi cắt để lại là khác nhau. Theo Lê Hòa Bình và CS, (1994) [6], đối với cỏ thân đứng cắt cách mặt đất 4 - 5 cm, thân khóm cắt cách mặt đất 10 - 15 cm, thân bò cắt cách mặt đất 7 - 10 cm là thích hợp và năng suất các lứa sau vẫn ổn định. 1.1.3. Đặc tính sinh trƣởng của rễ 1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận trên mặt đất. Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, đạt tới mức cao nhất trước khi bộ phận trên mặt đất đạt được tối đa và ngừng khi cây ra hoa. Khi cây cỏ đã qua thời kỳ sinh trưởng và bước sang giai đoạn già, thì sự ra rễ ngừng và một số rễ bắt đầu chết. Sinh trưởng của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và tuổi của rễ... Khi sinh trưởng, cỏ đòi hỏi có đầy đủ diện tích lá, để sử dụng cho quá trình quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các lá sinh trưởng tiếp theo. Toàn bộ cacbohydrate phi cấu trúc của cỏ giảm thấp trong suốt giai đoạn hô hấp của cây trong mùa đông, cacbohydrate dự trữ chủ yếu ở rễ và thân cây, để cung cấp cho rễ và lá phát triển trong đầu mùa xuân. Khả năng tích tụ cacbohydrate thấp sẽ không đáp ứng đủ cho toàn bộ nhu cầu để rễ và lá sinh trưởng. Vì vậy, cây cần đủ diện tích lá để quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và các quá trình trao đổi khác (Coyne và CS, 1995) [104]. Bình thường, cây không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh ở chồi và rễ cùng một lúc. Nếu đồng cỏ trồng bị chăn thả, thu cắt quá nhiều lần, rễ ngừng phát triển và có thể chết. Do bị khai thác quá mức, cỏ sẽ có ít diện tích lá để quang hợp, vì vậy, cây sẽ có ít năng lượng. Cacbohydrate trước tiên được huy động cho phát triển lá để phục vụ cho quá trình quang hợp, nên chúng không vận chuyển cacbohydrate xuống cho rễ phát triển, điều đó khiến cho rễ yếu dần và chết nên cây
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 chỉ có đủ năng lượng cho phát triển hệ thống rễ nông dưới đất. Kết quả là đồng cỏ trồng sẽ bị tổn thương khi gặp điều kiện stress, như thời tiết khô hạn và sự xâm lấn của cỏ dại. 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ Nhiệt độ: Smith, (1973) [188]; Whyte và CS, (1964) [212] cho rằng, rễ cần nhiệt độ thấp hơn so với thân và lá để sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, ở nhiệt độ cao rễ sinh trưởng chậm hơn so với thân và lá. Cây non có nhiệt độ tối thích hợp thấp hơn so với giai đoạn trưởng thành. Trong thời kỳ sinh trưởng, gốc của thực vật và đất xung quanh đều ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên, nhiệt độ đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục của rễ. Thông thường sau khi mọc mầm, nhiệt độ đất không cao lắm thì rễ phát dục thuận lợi. Chùm rễ thường bắt đầu hoạt động vào lúc nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của lá. Người ta cũng chứng minh rằng, chỉ khi đất có đầy đủ nhiệt lượng, thực vật mới có thể hấp thu tốt nước và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Nếu nhiệt độ đất giảm xuống một mức độ nhất định, thì hoạt động của rễ giảm yếu đi, còn khi đất rất lạnh thì rễ hoàn toàn ngừng hoạt động. Khi đó thực vật không thể hút được các chất dinh dưỡng trong đất, thực vật bắt đầu héo và chết. Ẩm độ đất Độ sâu của rễ phụ thuộc vào mực nước ngầm, nước ngầm cao thì độ sâu của rễ giảm và phát triển ngang (trừ cỏ chịu nước). Nếu mực nước ngầm thấp thì phát triển cả về độ sâu lẫn bề ngang của rễ. Điều này là cơ sở để chọn lọc cỏ chịu hạn hay chịu úng ngập. Cây sinh trưởng phụ thuộc vào sự đầy đủ ẩm độ đất (Larson và Eastin, 1971) [142]; (Russell, 1966) [174]; (Taylor, 1964) [192]. Ánh sáng Nếu chiếu sáng đầy đủ, thì bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Độ dài ngày và dự trữ dinh dưỡng trong rễ có tỷ lệ thuận với nhau. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ tăng phát triển rễ và dẫn đến tăng sinh trưởng thân và lá. Cường độ ánh sáng yếu đồng nghĩa với năng suất VCK thấp và giảm sinh trưởng của rễ. Khi lá cỏ phát triển hoàn thiện thì cây che bóng mới phát huy hiệu quả, lúc này nếu không có các yếu tố giới hạn, thì năng suất cũng không tăng lên nữa. Chính vì vậy, khi tán lá phát triển đầy đủ, là lúc cây cỏ cho năng suất VCK cao nhất (Brown và Blaser, 1968) [98].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Dinh dưỡng trong đất Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng tới kiểu và độ sâu của rễ. Với lượng đạm ít sẽ tạo ra bộ rễ phát triển và với hàm lượng cacbohydrate cao ở rễ và ngược lại, nếu đạm nhiều, thì tăng phát triển bộ phận trên mặt đất và giảm lượng cacbohydrate trong rễ. Đạm thấp thì rễ nhiều và chia nhiều nhánh còn đạm cao thì rễ mập và ngắn. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, cả cỏ hòa thảo và bộ đậu đều thích nghi với nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp bằng cách chia cắt thành nhiều phần tăng trưởng vật chất khô ở rễ trong thời gian lá và chồi cây phát triển (Rao, 2001) [164]. 1.2. SẢN LƢỢNG CHẤT XANH, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ HOÀ THẢO 1.2.1. Sản lƣợng chất xanh Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất cỏ hòa thảo. * Giống cỏ khác nhau cho năng suất, sản lượng khác nhau. Cỏ B. brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo đều kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft, 1992) [181]. Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [37] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai. Cỏ B. ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi lượng phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein thô trong VCK từ 9 - 15 % (Schultze - Kraft., 1992) [180]. Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [26]; Nguyễn Ngọc Hà, (1995) [27]; Khai và CS, (1995) [136] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các yếu tố, như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm. Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [102] tại Quilichao, Colombia, thì giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum là 15.000 kg VCK (Davies, 1970) [109]. Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo dõi 3 năm (Roberts, 1970) [170], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg vật chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [90]. Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau. * Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ Khi cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ. Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm (Roberts, 1970) [170] [172]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là 11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31 % sản lượng đạt được ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [157]. Cỏ pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm 1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy đủ (Evans, 1967) [113] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ bón phân. Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg vất chất khô/ha/năm. Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non đang sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [202]. Tại Cuba, Pérez Infante, (1970) [158]; Bogdan, (1977) [95] thu được sản lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg VCK/ha, trong đó 40 % được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao. Có hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ là khoảng cách cắt và phân bón. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này tại mục 1.3. 1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và các cây thức ăn trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc. Đây là loại thức ăn rất quan trọng, có thể chiếm từ 20 - 40 khẩu phần cho lợn, 70 - 100 % khẩu phần của gia súc nhai lại và ngựa, 5 - 10 % khẩu phần của gia cầm. Chính vì vậy, thức ăn xanh là loại thức ăn vô cùng quan trọng trong chăn nuôi và chúng có những đặc điểm riêng về thành phần hóa học. Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học của cây thức ăn là yếu tố quyết định tới chất lượng của chúng, đồng thời chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ... * Ảnh hưởng của giống. Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia, (1995) [80], đối với cây cỏ hòa thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau: Có loại cỏ có tỷ lệ VCK thấp như cỏ bấc với 13,10 % vật chất khô, 2,10 % protein thô, 0,20 % lipit thô, 3,90 % xơ thô, 5,50 % dẫn xuất không đạm và 1,40 % khoáng tổng số. Một số cỏ có mức trung bình về vật chất khô như: cỏ Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88 % vật chất khô, 2,54 % protein thô, 0,51 % lipit thô, 8,67 % xơ thô, 10,13 % dẫn xuất không đạm; 2,03 % khoáng tổng số; cỏ Ghinê Australia có 21,00 % vật chất khô, 2,70 % protein thô, 0,40 % lipit thô, 7,50 % xơ thô, 8,70 % dẫn xuất không đạm và 1,70 % khoáng tổng số. Một số cỏ khác lại có hàm lượng vật chất khô cao (trên 30 %) như: cỏ sâu róm có 30,20 % vật chất khô và tỷ lệ các chất khác là 2,30 % protein thô, 1,60 % lipit thô, 9,70 % xơ thô, 14,70 % dẫn xuất không đạm, 1,90 % khoáng tổng số, cỏ pangola trung du Bắc Bộ có 35,60 % vật chất khô, 2,30 % protein thô; 0,90 % lipit thô, 11,60 % xơ thô, 18,10 % dẫn xuất không đạm và 2,70 % khoáng tổng số.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Như vậy, đối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì thành phần hóa học của chúng là khác nhau. Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng giống cây trồng. * Ảnh hưởng của phân bón đối với thành phần hóa học của cỏ Thông thường, thành phần dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của cây thức ăn. Chính vì vậy, khi cỏ được bón phân thì cũng tác động đến giá trị dinh dưỡng của cỏ. Cỏ Rhodes có tỷ lệ các chất hữu cơ biến động rất khác nhau: Trong vật chất khô, tỷ lệ protein thô từ 4 - 13 %, xơ 30 - 40 %, nitơ tự do 42 - 48 % trong N tổng số tùy theo tuổi cỏ (non, trưởng thành, già) (Bogdan, 1969) [94]. Ở Australia, tỷ lệ protein của cỏ tăng từ 6,3 % khi không bón phân cho đến 9,5 - 9,8 % khi bón phân ở mức 440 kg N/ha/năm. Tỷ lệ tiêu hóa VCK thường từ 40 - 60 %. Cỏ Dactyloctenium giganteum có tỷ lệ nitơ trong ngọn lá là 0,3 - 0,35 % khi không bón phân đạm và từ 0,3 - 0,4 % khi bón 500 kg sunphat amon/ha/năm. Tỷ lệ photpho là 0,03 % khi không bón phân và từ 0,05 - 0,08 % khi có bón phân superphotpat (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Còn các tác giả Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106] cho biết tất cả các cỏ Heterorogon khi trồng tại Ấn Độ đều có tỷ lệ protein là 5 % khi không được bón đạm nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên 5,8 % khi được bón đạm. Cỏ Eriochloa punctata có tỷ lệ protein dao động từ 5,6 đến 10,3 %, trung bình thường là 7,5 % trong VCK. Tuy nhiên, tỷ lệ protein sẽ tăng nhanh từ 6,4 % khi không bón đạm lên 10,2 % khi bón 880 kg N/ha/năm với cỏ được trồng tại Puerto Rico (Vicente - Chandler và CS, 1974) [196]. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố thì bón phân sẽ làm thay đổi tỷ lệ các chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của cỏ, đặc biệt khi bón phân đạm cho cỏ sẽ làm tăng tỷ lệ protein trong cỏ là rõ nét nhất. * Ảnh hưởng của tuổi cỏ Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về thời điểm thu cắt ảnh hưởng tới thành phần hóa học của cỏ. Cụ thể là: Theo Kivimae, (1966) [139] thì giá trị dinh dưỡng của cỏ timothy thay đổi theo các giai đoạn thành thục của cỏ, ở giai đoạn trước ra đòng, ra đòng và giai đoạn hoa đầu thì sản lượng vật chất khô, protein thô, xơ và lignin biến động theo giai đoạn lần lượt như sau: 3,21 tấn/ha - 14,5 % - 24,7 % - 4,5 %; 5,29 tấn/ha - 12,2 % - 27,6 % - 5,5 %; 6,59 tấn/ha - 9,6 % - 29,2 % - 6,5 %.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Ở Srilanka, cỏ D. smutsii ở 4 tuần tuổi có thành phần hóa học như sau: 17,2 % vật chất khô và 13,35 % protein thô trong VCK; ở 6 tuần tuổi là 17,64 % vật chất khô với 11,44 % protein thô trong VCK khi được bón phân đầy đủ 140 kg N, 196 kg P2O5 và 252 K2O/ha/năm (Pathirana và Siriwardene, 1973) [156]. Theo Hare và CS, (2001) [125], thu cắt P. atratum ở khoảng cách cắt 30 ngày chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và sản lượng vật chất khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa. Cỏ Brachiaria multica cắt ở 30 ngày sản xuất vật chất khô ít hơn 40 % so với cắt ở 60 ngày. Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [37], các cỏ hòa thảo A. gayanus, B. brizantha, B. decumbens, B. humidicola, B. ruziziensis, P. maximum, P. atratum, P. guenoarum ở KCC 45 ngày có tỷ lệ vật chất khô khá cao từ 23 - 26 %, hàm lượng protein thô trong VCK nằm trong khoảng từ 7,78 - 12,09 %, năng lượng trao đổi trên 1 kg vật chất khô của các giống khác nhau không nhiều, vào khoảng 1935 - 2085 Kcal/kg. Các giống cỏ có hàm lượng protein thấp bao gồm các giống B. humidicola, P. atratum spp. Đây là điểm hạn chế lớn nhất của các giống này, dẫn đến lượng protein ăn vào của gia súc khi chăn thả trên đồng cỏ trồng thuần các cỏ này rất thấp (Peter và Werner, 2002) [159]. Như vậy, khi cắt cỏ càng non thì tỷ lệ vật chất khô càng thấp nhưng tỷ lệ protein cao, tỷ lệ xơ ít hơn và cỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Khi khoảng cách cắt cỏ (tuổi cỏ) càng tăng thì tỷ lệ vật chất khô tăng, tuy nhiên, tỷ lệ xơ lại tăng cao, nên làm giảm giá trị của cỏ, đồng thời tỷ lệ protein trong cỏ cũng giảm dần. * Ảnh hưởng của mùa vụ tới thành phần hóa học và chất lượng cỏ. Mùa vụ hay chính các yếu tố khí hậu tác động, làm cho khả năng hút cũng như tổng hợp chất dinh dưỡng của cỏ từ đất cũng thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng tới thành phần hóa học của cỏ. Sự biến động đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho nhận xét như sau: Theo Brown và CS, (1955) [97] thì cỏ tall fescue sẽ cho chất lượng tốt khi thu cắt ở đầu mùa xuân và trước khi ra bông đầu. Cỏ sinh trưởng ở các mùa khác nhau thì hàm lượng cacbohydrate và protein trong VCK sẽ thay đổi theo như sau: Trong mùa xuân là 22,2 % - 9,0 %; mùa hè là 18 % - 8,4 % và mùa thu là 19 % và 8,8 %. Khả năng tiêu hóa và hấp thu của cỏ này trong mùa hè là thấp nhất, đạt trung bình trong mùa thu và cao nhất trong mùa đông. Chất lượng của cỏ phụ thuộc nhiều vào hàm lượng cacbohydrate có trong đó. Tuy nhiên, trong cỏ này người ta luôn đặt mối quan tâm lớn đến alkaloids trong đó. Đặc biệt, perloline là chất có thể làm rối loạn sinh trưởng của động vật khi cho ăn cỏ tall fescue (Bush và Buckner,
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1973) [100], (Fribourg và Loveland, 1978) [114]. Hàm lượng này phụ thuộc vào lượng phân đạm được bón và thời gian thu hoạch trong năm. Perloline thường cao vào tháng 7, 8 và khi được bón phân đạm cao (Gentry và CS, 1969) [117]. Đây cũng là một hạn chế về lượng thức ăn thu nhận được của động vật, đồng thời, nó có thể gây ngộ độc cho động vật. Kết quả về khả năng tiêu hóa của cỏ E. curvula được nghiên cứu tại Samford cho thấy tỷ lệ tiêu hóa từ 65 % trong mùa xuân giảm xuống còn 49 % ở giữa mùa hè và 50 % ở giữa mùa đông, với tỷ lệ protein thô trong VCK dao động như sau: 7,5 % ở mùa xuân, 6,25 % ở giữa mùa hè và 9,4 % ở giữa mùa đông (Strickland, 1973) [190]. Khả năng tiêu hóa được của cỏ ruzi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao (Dienum & Dirven., 1972) [110]. Khả năng tiêu hóa giảm trong vòng 18 ngày từ 79,4 % ở nhiệt độ ngày/đêm là 24/180 C xuống còn 72,7 % ở nhiệt độ 29/300 C và 69,5 % ở 34/300 C (Dirven, 1973) [111]. Như vậy, yếu tố mùa vụ thường làm ảnh hưởng tới thành phần các vật chất dinh dưỡng trong cỏ và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa được của cỏ. Khi nhiệt độ môi trường càng tăng, thì khả năng tiêu hóa được của cỏ càng giảm. * Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn thô xanh Năng lượng thô (GE): Hầu hết năng lượng thô của thức ăn được xác định bằng cách đo nhiệt lượng của mẫu thức ăn trong buồng đốt Bomb Calorimeter. Để tính giá trị năng lượng thô của thức ăn nhiệt đới cho bò người ta thường dùng công thức của Jarige (1978) dẫn theo Vũ Duy Giảng và CS, (2008) [24]. GE (kcal/kg OM) = 4543 + 2,0113 x CP (g/kg OM) ± 32,8 (r = 0,935) Sau đó chuyển giá trị này thành GE: Kcal/kg DM (DM: chất khô) Năng lượng tiêu hóa (DE): Hiện nay, năng lượng tiêu hóa được xác định bằng cách lấy GE x dE nhờ vào các phương trình chẩn đoán xây dựng được của Jarige (1978) qua thí nghiệm in vivo trên cừu, dẫn theo Vũ Duy Giảng và CS, (2008) [24] như sau: DE = GE x dE dE = 1,0087 x dOM - 0,0377 ± 0,007 (r = 0,996) dE: Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô dOM: tỷ lệ tiêu hóa của chất hữu cơ Sau đó chuyển giá trị này thành DE: Kcal/kg DM
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Để xác định năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn cho bò, sử dụng công thức sau: ME = DE. ME/DE ME/DE = 0,8417 - (9,9.10-5 .CF - (1,96.10-4 CP + 0,221.NA) Trong đó: NA: lượng chất hữu cơ tiêu hóa ăn được (dOM) (g/kg W0,75 )/23; CF: cellulose thô (g/kg OM); CP: protein thô (g/kg OM) Nếu xác định được lượng khí sinh ra bằng phương pháp in vitro gas production technique thì có thể tính theo công thức (dẫn theo Vũ Chí Cương và CS, 2006) [18] như sau: ME (kcal/kg VCK) = 1752 - (22 x GP24) + (24,9 x DM) - (133 x EE) + (51 x Ash) Ngoài ra, khi không có điều kiện xác định bằng các phương pháp trên có thể dùng phương trình ước tính TDN thức ăn cho bò từ thành phần hóa học của thức ăn (Wardeh, 1981, dẫn theo Leonard, 1982 [143]) như sau: TDN (%VCK) (thức ăn xanh) = -21,7656 + 1,4284 x % Protein thô + 1,0277x % DXKN + 1,2321 x % Lipid thô + 0,4867 x % xơ thô. Sau đó ước tính giá trị ME bằng cách nhân TDN với hệ số quy đổi ra năng lượng trao đổi, 1g TDN = 3,65 Kcal ME. Trên cơ sở hợp tác của các nhà khoa học các nước trong đó cỏ Hà Lan (1977), Pháp (1978) và Thụy Sỹ (1978) đã đưa ra hệ thống đánh giá năng lượng mới. Ở Pháp, hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng này được Vermorel (1978) đưa vào sử dụng, và được viện INRA (theo Từ Quang Hiển và CS, 2002) [33] chi tiết hóa vào cuối năm đó như sau: Để xác định năng lượng trao đổi của thức ăn theo hệ thống của Pháp cần phải xác định hệ số chuyển đổi từ năng lượng tiêu hóa sang năng lượng trao đổi. Hệ số này được tính như sau: HS = 0,86991 - 0,0000887 x Xơ thô (g) - 0,000174 x Protein thô (g) Sau đó ME được tính theo công thức sau: ME (Kcal/kg) = DE x HS Để xác định năng lượng thuần (NE) theo hệ thống của Pháp, sử dụng công thức sau: NE = 0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME = 0,6 [1 + 0,4 (ME/GE - 0,57] ME
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Nếu muốn chuyển đổi giá trị trên thành đơn vị năng lượng thuần sử dụng cho bò sữa (được ký hiệu là UFL) và cho bò thịt (được ký hiệu là UFV) thì tính theo các công thức như sau: Cho bò sữa: UFL (1kg thức ăn) = (0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME)/1730 Cho bò thịt: UFV (1kg thức ăn) = (0,6 [1 + 0,4 (q - 0,57] ME)/1855 Một đơn vị UFL = 1730 Kcal NE, bằng NE của 1 kg lúa mì cho bò sữa. Một đơn vị UFV = 1855 Kcal NE, bằng NE của 1 kg lúa mì cho bò vỗ béo. * Cách xác định tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của cỏ Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (VCHC) lý thuyết của cỏ đối với gia súc nhai lại được tính theo công thức của Axelson (dẫn theo Từ Quang Hiển và CS, 2001) [31]). Y (%) = 87,6 - 0,81X Trong đó: Y: Là tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (VCHC), (%) X: Là tỷ lệ xơ trong VCK, (%) Nếu xác định tỷ lệ tiêu bằng phương pháp in vitro (gas production technique) thì các loại thức ăn thô xanh được xác định tỷ lệ tiêu hóa thông qua xác định lượng khí sinh ra do lên men thức ăn sau khi ủ với dịch dạ cỏ 24 giờ. Lượng khí sinh ra khi ủ thức ăn với dịch dạ cỏ 24h được xác định bằng phương pháp của Menke và Steingass (1988) (theo Vũ Chí Cương, 2006) [18]. ODM (%) = 56,8 - 0,219.GP24 + 0,236.DM - 3,71.EE - 0,399CF + 2,61Ash Trong đó: ODM hay dOM: tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; GP24: là lượng khí sinh ra sau 24h; DM là tỷ lệ vật chất khô; EE: là tỷ lệ lipit; CF là tỷ lệ xơ; Ash: là tỷ lệ khoáng. 1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC (KHOẢNG CÁCH CẮT, BÓN PHÂN) ĐẾN LƢỢNG VÀ CHẤT CỎ HOÀ THẢO 1.3.1. Ảnh hƣởng của khoảng cách cắt Người trồng cỏ hầu như không bao giờ thỏa mãn về sản lượng cỏ trên một đơn vị diện tích, họ thể hiện điều đó qua số lần cắt cỏ trong năm. Nhưng quan điểm của các nhà khoa học thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học, hình thái học để quyết định khoảng cách cắt cỏ cho hợp lý (Hart và CS, 1968) [126].
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Người ta có thể thu hoạch cỏ 2 - 10 lần/năm, phụ thuộc vào vĩ độ và dạng đồng cỏ sinh trưởng. Mặc dù số lần thu hoạch có thể khác nhau tùy theo khu vực, thu hoạch thường đạt đến sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất tại thời điểm liên quan tới giai đoạn thành thục (Marten và Hovin, 1980) [151]; (Matches và CS, 1970) [152]. Cắt quá ít lần trong năm, cỏ già, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lứa tái sinh sau và ảnh hưởng đến sản lượng cả năm. Còn cắt nhiều lần trên năm, cỏ non, mềm, tỷ lệ tiêu hóa cao, tỷ lệ protein cao. Tuy nhiên, nếu cắt quá nhiều lần trong năm cũng không tốt, sẽ làm giảm khả năng tái sinh và năng suất cỏ; hàm lượng lân, kali, clo và protein trong cỏ giảm dần ở các lứa sau, đồng cỏ trơ trụi, đất xói mòn, đồng cỏ thoái hóa, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều. Hare và CS, (2001) [125] cho biết thu cắt P. atratum ở khoảng cách cắt 30 ngày chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và sản lượng vật chất khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa. B. multica cắt ở 30 ngày có tỷ lệ vật chất khô ít hơn 40 % so với cắt ở 60 ngày. Quinquim Magiero, (2008) [207] đã tiến hành nghiên cứu cỏ B. humidicola ở Rio de Janeiro và cho biết, sản lượng vật chất khô tăng lên theo mức phân bón tăng, nhưng sản lượng cỏ khi được bón ở các mức phân khác nhau, mà thu hoạch ở khoảng cách cắt 28 ngày (cắt 6 lần), thì sai khác nhau về năng suất là không có ý nghĩa. Từ những kết quả thu được sau 3 lần cắt ở khoảng cách 56 ngày, cho thấy sản lượng thu được tăng tương ứng với các mức phân, nhưng giữa các khoảng cách cắt 28 và 56 ngày có xu hướng khác nhau về sản lượng vật chất khô (khoảng cách cắt 56 ngày có sản lượng VCK cao hơn). Cỏ Urochloa oligotricha cắt ở chiều cao cách mặt đất 5 cm cho sản lượng chất xanh là 57.500 kg/ha khi cắt hàng tháng, 67.000 kg/ha khi cắt 2 tháng/lần và 66.800 kg/ha khi cắt 3 tháng/lần (Semple, 1956) [209]. Schofield, (1944) [177] tại bắc Queensland, thu hoạch cỏ Urochloa oligotricha được 33.490 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở khoảng cách cắt là 2 tháng/lần và 33.600 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở 3 tháng/lần. Sản lượng protein đạt được là 976,64 kg/ha/năm, khi bón 114,2 kg CaO và 99,9 kg P2O5/ha/năm (12 tháng đầu). Cỏ voi trồng ở địa điểm khác nhau và khoảng cách cắt khác nhau thì cho sản lượng là khác nhau. Vicente - Chandler và CS, (1959) [195] cho thấy khi thu cắt cỏ ở 90 ngày dưới điều kiện mưa tự nhiên và được bón 897 kg N/ha/năm cỏ có thể cho sản lượng là 84.800 kg VCK/ha/năm. Nhưng sản lượng chỉ đạt 35.500 kg VCK/ha/năm khi nghiên cứu 3 năm tại Tobago (Walmsley và CS, 1978) [197] và
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 khi cắt ở 56 ngày tại CIAT, Colombia thì sản lượng chỉ đạt là 32.400 kg VCK/ha/năm (Moore và Bushman, 1978) [154]. Sản lượng chất xanh của cỏ đạt được từ 40.000 - 50.000 kg/ha khi cắt ở khoảng cách 35 - 40 ngày ở Tulio Ospina Station, Colombia (Crowder và CS, 1970) [105]. Như vậy, khoảng cách giữa hai lần cắt cỏ vào khoảng 30- 60 ngày, tùy thuộc vào giống cỏ là thích hợp. Ở tuổi cỏ như vậy vừa đạt được sản lượng cao vừa đạt được chất lượng tốt. 1.3.2. Ảnh hƣởng của phân bón Vai trò của phân bón là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì của đất, góp phần cải tạo đất. Những bãi chăn thuộc loại trung bình (sản lượng cỏ khô 2,5 tấn/ha/năm) thì một năm tiêu tốn chừng 70 kg N; 7,5 kg P; 37 kg Ca và 60 kg K2O/ha. Vì vậy, hàng năm phải bón một lượng lớn hơn thế để bù đắp cho cây (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Người ta thấy rằng cứ bón 1 kg N sẽ làm tăng 20 - 30 kg cỏ khô, bón 1 kg P2O5 tăng 7 - 8 kg cỏ khô và bón 1kg K2O tăng 8 - 10 kg cỏ khô; Bón vôi làm tăng sản lượng 5 - 10 tạ/ha. Để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và tác dụng của từng loại phân bón đối với cỏ. Chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về tác động của một số loại phân bón chính đến năng suất và chất lượng cỏ như sau: 1.3.2.1. Vai trò của phân đạm Hàm lượng nitơ tổng số trong đất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn chứa trong các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn), do đó, nhìn chung đất càng giàu mùn thì nitơ tổng số càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [41]. Theo Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, (2006) [83] đạm có trong thành phần protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất. Đạm còn có trong các men của cây, trong ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô Thị Đào và Nguyễn Hữu Yêm, 2007) [22]. Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành lá, nhánh phát triển mạnh. Đó là cơ sở để cây trồng cho năng suất cao (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [22].
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Nếu bón thừa đạm thì cây phải hút nhiều nước để giải độc amon nên tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau và gây ảnh hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có mầu xanh tối, quá trình sinh trưởng (phát triển của thân, lá) bị kéo dài, cây thành thục muộn, phát triển um tùm, dễ đổ lốp, dễ mắc sâu bệnh, rễ cây kém phát triển. Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả, lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất thấp. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của nitơ đến sản lượng đồng cỏ hòa thảo và tìm ra sự tương quan giữa liều lượng N được bón với năng suất chất xanh và hiệu quả bón phân (Allen và CS, 1978) [84]; (Belesky và Wilkinson, 1983) [89]; (Christians và CS, 1979) [101]; (Fribourg và CS, 1979) [115]; (Hanson và CS, 1978) [121]. Về liều lượng bón đạm, các kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau: Đối với cỏ họ đậu: Liều lượng bón tối ưu cho đồng cỏ alfalfa là 90 - 120 kg N/ha/năm, đối với cỏ orchard là 140 kg N/ha/năm (Jung và Baker, 1973) [132] và cỏ orchard hỗn hợp với cỏ tall fescure là 180 kg N/ha/năm (Wanger, 1954) [198]. Đối với cỏ hòa thảo: Liều lượng bón tối ưu cho cỏ bermuda là 55 kg N/ha/lứa cắt, hay 448 kg N/ha/năm, năng suất vật chất khô bắt đầu giảm khi vượt quá 450 kg N/ha/năm (Burton và Jacson, 1962) [99]. Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] thí nghiệm bón đạm với các liều lượng từ 75 - 300 kg N/ha/năm và thấy sản lượng vật chất khô của cỏ tỷ lệ thuận với mức bón đạm tăng. Thí nghiệm của Smith, (1972) [187] chỉ ra rằng, khi bón đạm tăng từ 0 - 940 kg N/ha/năm, thì sản lượng vật chất khô đạt được tối đa ở mức bón 313 kg N/ha/năm và sản lượng vật chất khô bắt đầu giảm khi bón vượt quá 450 kg N/ha/năm. Theo Wedin, (1974) [199] sản lượng có thể tăng cho tới tận liều lượng bón 336 - 404 kg N/ha/năm, khi bón liều lượng trên 500 kg N/ha/năm sản lượng cỏ sẽ giảm. Tại Stillwater, Oklahoma, Mỹ, Pumphrey, (1978) [161] nghiên cứu cỏ E. curvulla trong 4 năm cho thấy: Năng suất VCK trung bình trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng 11 là 3.178 kg/ha, khi không bón phân và 8.502 kg/ha, khi được bón 224 kg N và 45 kg P2O5/ha. Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ hòa thảo tăng, mức nitrat sẽ tăng theo. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá liều lượng nitrogen (Rhykerd và Noller, 1973) [168]; (Stritzke và Murphy, 1982) [189];
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 (Wedin, 1974) [199]. Bón đạm có ảnh hưởng đến độ ngon miệng và lượng cỏ ăn vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở các mức vừa phải cho đồng cỏ hòa thảo, thì khi bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả năng thu nhận cỏ của động vật (Rhykerd và Noller, 1973) [168]. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng ăn của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky và Wilkinson, 1983) [89]. Như vậy, liều lượng đạm bón cho cỏ họ đậu và hòa thảo có sự khác nhau, với cỏ họ đậu thì thấp hơn, còn với cỏ hòa thảo thì cao hơn. Liều lượng bón hữu hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200 kg N/ha/năm, còn cho cỏ hòa thảo khoảng từ 300 - 400 kg N/ha/năm. Bón liều lượng thấp quá, sản lượng cỏ tăng không rõ rệt, bón cao quá lại làm giảm sản lượng cỏ. Bón đạm đã nâng cao chất lượng và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng bón đạm với liều lượng cao sẽ dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ và dẫn đến gây ngộ độc cho gia súc. 1.3.2.2. Vai trò của phân lân Photpho là một nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng, nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và động vật (Woodhouse và Griffith, 1973) [200]. Tác dụng của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố photpho đối với thực vật. Photpho tham gia tạo nên các vật chất di truyền (ADN, ARN, axit nucleic), các hợp chất cao năng (ADP, ATP,...). Photpho còn có tác dụng làm tăng cường phát triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Cây đủ photpho, bộ rễ phát triển sớm, lông hút xum xuê, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc để cây hút chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Thiếu photpho ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và chắc hạt, nên năng suất hạt giảm rõ rệt (Nguyễn Công Vinh, 2002) [81]. Teitzel và CS, (1978) [193] chỉ ra ở các vùng có lượng mưa từ 1.500 - 3.750 mm, như ở Bắc Queenland, thì lượng phân bón cho cỏ trồng hòa thảo như sau: Ở vùng đất đỏ bazan, đất có nguồn gốc từ đá granite, đất đá biến chất, đất cát gần biển phải bón năm đầu tiên là 500 kg super photphat/ha và ở năm thứ hai trở đi là 300 kg super photphat/ha. Đối với các đồng cỏ họ đậu: Mức bón phân cho đồng cỏ alfalfa chủ yếu là bón hàng năm với lượng tương đương với lượng P, K bị mất do thu hoạch (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Tại New Jersey người ta thấy khi không bón
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 lân và kali (0: 0), thì sản lượng cỏ trung bình qua 5 năm là 10,3 tấn/ha/năm, còn khi bón với tỷ lệ 84 kg/ha P2O5 và 336 kg/ha K2O làm tăng sản lượng lên 16,1 tấn/ha/năm (Bear và Wallace, 1950) [92]. Ở Virginia, qua 3 năm, sản lượng cỏ alfalfa tăng từ 7,2 lên 11,7 tấn/ha/năm, khi bón 100 kg P2O5/ha/năm. Cũng ở đó, kết quả chỉ ra rằng, tăng sản lượng cỏ orchard là có ý nghĩa khi bón lân ở mức 25 và 100 kg P2O5/ha/năm (Lutz, 1973) [146]. Cỏ Dallis trồng kết hợp với bộ đậu khi sử dụng hàm lượng nitơ cao từ 20 đến 100 kg N/ha/năm nên bón thêm 67 kg P2O5 và 34 kg K2O (Bennett, 1973) [90]; (Holt và Houston, 1954) [128]. Khi bón phân lân cho đồng cỏ hỗn hợp kết hợp với tưới nước cho đồng cỏ smooth brome, timothy, orachard, blue kết hợp với red clover, với các tỷ lệ phân là 0, 20, 40, 60 kg P2O5/ha thì sản lượng cỏ tăng tương ứng là 12,2; 15,8; 16,7; 19,1 tấn/ha (Rehm và CS, 1975) [166]. Ở Ấn Độ, sản lượng vật chất khô của cỏ Sehima community khi bón 40 kg P2O5/ha làm tăng sản lượng cỏ khô từ 5824 kg/ha lên 6471 kg/ha (Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106]. Người ta thường bón cho cỏ sorghum 125 - 250 kg super photphat/ha khi gieo hạt (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Marinho Guerra và CS, (2005) [206] cho biết: Cỏ B. decumbens khi bón phân bởi các nguồn photpho khác nhau, với liều lượng 200 kg/ha thì trisuperphotphat hay đá Araxas photphat đã làm tăng có ý nghĩa năng suất vật chất khô, vào thời điểm cắt đầu tiên lần lượt là 201 % và 112 %, so với đối chứng không được bón phân chứa photpho. Theo John Moran, (2005) [131], để sản xuất ra sản lượng hàng năm khoảng 150 tấn cỏ tươi/ha, cỏ Napier hay Guineas đòi hỏi phải bón 880 kg N, 252 kg P2O5 và 756 kg K2O/ha. Để đạt được sản lượng cỏ cao cần sử dụng phân vô cơ như ure và super photphat. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ là chất thải của gia súc thì không đáp ứng đủ dinh dưỡng P, N cho cỏ sinh trưởng. Đối với cỏ Pennisetum polystachyon, người ta thường bón ban đầu là 448 kg super photphat/ha, bón hàng năm là 228 kg/ha. Ở Ấn Độ, bón hằng năm trên mặt đất cho cỏ với lượng 158 kg amonium sulphat/ha (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Như vậy, cần phải bón liều lượng phân lân lớn cho đồng cỏ mới gieo hoặc trồng lần đầu tiên, liều lượng này vào khoảng 300 - 500 kg super photphat tương đương với 60 - 100 kg P2O5/ha. Từ năm thứ 2 trở đi, có thể bón lân với liều lượng thấp hơn, khoảng từ 150 đến 300 kg super photphat, tương đương với 20 - 60 kg P2O5/ha/năm.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Tùy thuộc vào loại đất và giống cỏ để bón liều lượng lân cho phù hợp, đồng thời, phân lân phân giải chậm, vì vậy phải bón toàn bộ lượng phân một lần khi gieo, trồng và bón vào cuối thu hoặc đầu xuân đối với đồng cỏ từ năm thứ 2 trở đi. 1.3.2.3. Vai trò của phân kali Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sinh trưởng. Nó được sử dụng với số lượng lớn hơn photpho. Trong mô cây sống, trung bình tỷ lệ (%) kali xấp xỉ bằng 8 - 10 lần của photpho; Trong đất, tỷ lệ K2O tổng số có thể từ 0,5 - 3 % (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Đất nhiệt đới chứa kali ít hơn đất ôn đới, vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+ lại dễ bị rửa trôi. Rất nhiều vùng đất ở Việt Nam cần phải bón phân kali (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Khi cây lấy đi lượng lớn kali, đất phải được cung cấp thêm kali. Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào. Nó còn giúp cây trồng chống bệnh, chống rét... có thể lấy được từ đá mẹ trong đất hoặc lấy từ phân chuồng (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006) [83]. Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây. Kali còn kích thích sự hoạt động của các men, do đó, cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăng trao đổi đạm, tổng hợp protit, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá, tăng khả năng chống rét và tăng khả năng đẻ nhánh. Kali giúp cho cây trồng không hút đạm ồ ạt, nói một cách khác là chống bội thực đạm của cây, tránh hiện tượng lá thì nhiều, mà hạt và quả thì ít. Cùng một lượng đạm, nếu ta tăng dần lượng phân kali, thì ở liều thấp kali cho bội thu rất cao. Thế nhưng, cứ tăng kali đến một ngưỡng nào đó, thì năng suất lại giảm đột ngột. Tỷ lệ kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,48 - 1,85 % so với tổng khối lượng chất khô (Đào Văn Bảy và Phạm Tiến Đạt, 2007) [4]. Kali được cây tiêu thụ rất lãng phí, đặc biệt là cỏ hòa thảo. Cây có chiều hướng hấp thu số lượng kali nhiều hơn giới hạn chúng đòi hỏi cho sinh trưởng và phát triển thích hợp (Lutz, 1973) [147]. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali bón riêng biệt cho cỏ thường ít được chú trọng và nghiên cứu, mà thường được bón kết hợp với các loại phân khác như N. P... và ảnh hưởng của phân kali tới các loại cỏ cũng gắn liền với sự ảnh hưởng của các loại phân bón kết hợp cùng.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Lượng phân kali nên được bón hàng năm cho cỏ orchard theo tỷ lệ kali mất đi. Tỷ lệ nitơ cao sẽ tăng lượng kali được hút và thông thường tăng lượng kali hấp thu sẽ có thể làm giảm Mg hấp thu (Auda và CS, 1966) [88]; (Macleod, 1965) [148]; (Singh và CS, 1967) [183]. Ở Orocovis, Puerto Rico, đồng cỏ được bón phân dùng để thu cắt mất đi trung bình hàng năm 328 kg nitrogen, 54 kg photpho, 422 kg kali, 128 kg canxi và 75 kg magie/ha/năm. Lượng phân bón thông thường là 15: 5: 10 (N: P: K) trộn và bón 5 tạ/ha hàng năm cho cỏ Pennissetum purpureum và 3,75 tạ/ha với cỏ Digitaria decumbens, Cynodon nlemfuensis, Brachiaria ruziensis, Eriochloa punctata, Panicum maximum, Brachiaria mutica. Một tấn vôi được bón cùng với 1 tấn hỗn hợp phân cho đất loại này (Vicente-Chandler và CS, 1974) [196]. Ở vùng á nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 625 - 1.500 mm, bón khoảng 100 - 200 kg/ha super photphat/năm và cứ 3 - 4 năm một lần thì phải bón muối molipden và muối kali với liều lượng 50 - 100 kg/ha/năm. Tại Jodhpur, Ấn Độ, người ta thường bón 30 kg N + 30 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha, sản lượng cỏ tăng lên 273 % so với không bón phân (Singh & Chatterrjee, 1968) [184]. Khi nghiên cứu tại Zimbabwe qua 3 năm cho thấy, cỏ E. curvula được bón hàng năm 450 kg N/ha + 38 kg P2O5/ha + 58 kg K2O/ha, thì sản lượng cỏ đạt được là 5.930 kg vật chất khô/ha/năm (Rodel, 1970) [173]. Tại nam Johnstone, sản lượng vật chất khô của cỏ đạt được 28.282 kg/ha qua 5 lứa cắt khi được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm (Grof & Harding, 1970) [119]. Như vậy, phân kali trong tổ hợp phân bón (N.P.K) có ảnh hưởng tốt đến cỏ, cụ thể là đã làm tăng sản lượng cỏ. Liều lượng phân bón được sử dụng trong nghiên cứu rất khác nhau. Tuy nhiên, liều lượng bón thông thường vào khoảng 50 - 60 kg K2O/ha/năm. 1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng Phân chuồng là hỗn hợp các chất do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng. Thành phần của chúng phụ thuộc nhiều vào loài gia súc và phương pháp bảo quản. Bón phân chuồng thường có tác dụng ngay, vì trong phân chuồng có một lượng đạm nhất định (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Tuy nhiên, phân chuồng chưa phải
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 là loại phân hoàn chỉnh. Vì vậy, khi dùng phân chuồng phải kết hợp với các phân giàu đạm, lân, kali để tăng độ phì nhiêu cho đất (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4]. Bón nhiều phân chuồng cũng có tác dụng khử chua của đất. Amoniac trong nước tiểu và các sản phẩm mang tính kiềm cao có trong phân chuồng cũng làm cho đất mất chua. Đồng thời, không ảnh hưởng tới các chất dinh dưỡng khác trong đất (Nguyễn Vy và Phùng Thúy Lan, 2006) [83]. Bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây, làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1997) [48]. Lê Hòa Bình, (1983) [5] cho biết đối với cỏ voi khi bón N.P.K với tỷ lệ 250 : 80 : 80 kg/ha/năm và chu kỳ thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đã cho kết quả tốt. Đầu tư bón phân hữu cơ cao 40 tấn/ha, năng suất cỏ voi thu cắt đạt 200 tấn/ha/năm. Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trong mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân - Thái Nguyên, trong đó gồm 3 giống cỏ là Brachiaria decumbens, Setaria splendida, Panicum maximum TD58, phân vô cơ N.P.K bón với tỷ lệ 160 : 80 : 80 kg/ha. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trên đạt sản lượng cỏ tươi 15 - 19,7 tấn/ha/năm khi bón 10 tấn phân chuồng, nhưng khi bón 20 tấn phân chuồng/ha thì sản lượng đạt là 75,2 - 94,7 tấn/ha/năm. Nếu tăng mức bón phân chuồng gấp đôi so với khuyến cáo hiện nay thì lượng đạm, khoáng từ phân hóa học có thể giảm xuống một nửa. Đó là hệ quả của việc tăng dung tích hấp thu, tạo diện tích thừa để giữ ion NH4+ , đồng thời quá trình này sẽ làm tăng lượng phức chất, làm tăng pH đất và làm giảm độ chua của đất, mặt khác, nó cũng giải phóng lân và tăng độ hòa tan của lân (Đỗ Ánh, 2005) [1]. Chính vì vậy, tăng lượng phân chuồng bón cho đất sẽ tăng độ phì của đất và tăng khả năng sử dụng của cây trồng. Như vậy, bón phân chuồng đã cung cấp cho đất mùn, các khoáng đa, vi lượng và đã làm tăng sản lượng cỏ. Liều lượng phân chuồng thường được sử dụng bón cho cỏ trồng ở Việt Nam vào khoảng từ 10- 20 tấn/ha/năm.