SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỒNG MINH HÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi,
các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kiến nghị và đề xuất trong
luận văn không sao chép của bất kỳ tác giả nào.
Tác giả luận văn
Đồng Minh Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ
tôi hoàn thiện đề tài theo quy định của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các Sở, Ban, Ngành của
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện, cung cấp cho tôi những số liệu hữu ích,
khách quan để tôi thực hiện đề tại một cách tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo,
PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã có những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và có những ý
kiến bổ ích và hết sức quý báu trong thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tác giả luận văn
Đồng Minh Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vii
DANH MỤC ẢNH, ĐỒ THỊ ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
1.1. Khái quát về thoát nước và nước thải sinh hoạt ....................................................4
1.1.1. Khái quát về thoát nước ...............................................................................4
1.1.2. Khái quát về nước thải sinh hoạt..................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm về nước thải sinh hoạt.................................................................9
1.1.2.4. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng......11
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...............................................21
1.2.1. Cơ cấu quy mô hộ gia đình ............................................................................21
1.2.2 Thu nhập và mức sống....................................................................................23
1.2.3. Trình độ học vấn.............................................................................................24
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................................28
1.3.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................28
1.3.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................29
1.3.2.1. Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải ..................................................29
1.3.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn tồn tại trong quá trình
quản lý..........................................................................................................29
1.3.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................30
iv
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................32
2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.......................................................32
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu......................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên...............................35
3.1.1.Điều kiện tự nhiên.......................................................................................35
3.1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................35
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................36
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.........................................................................................37
3.1.1.4. Địa chất - Thuỷ văn.....................................................................................38
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................39
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................39
3.1.2.2. Dân số và lao động......................................................................................39
3.1.2.3. Tình hình dân trí của thành phố Vĩnh Yên.................................................43
3.1.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng [2], [12], [19]......................................................43
3.1.2.5. Quy mô đất đai ............................................................................................46
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan
đến thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt..............................................47
3.2. Công tác quản lý thoát nước và XLNT sinh hoạt thành phố Vĩnh Yên.............48
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt ....48
3.2.2. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
khu vực nghiên cứu....................................................................................51
3.2.3. Đánh giá khả năng thoát nước một số công trình trong khu vực nghiên cứu.....52
3.2.4. Đánh giá của người dân về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu ..........................................................53
3.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố
Vĩnh Yên..............................................................................................................54
v
3.3.1. Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên..................54
3.3.1.1. Các loại hình thoát nước thải sinh hoạt hiện tại khu vực nghiên cứu........54
3.3.1.2. Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt hộ gia đình....................................58
3.3.2. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên.......................61
3.3.2.1. Hiện trạng xử lý nước thải ..........................................................................61
3.3.2.2. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.........61
3.3.2.3. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải một số nhà hàng, khách sạn...........61
3.3.2.4. Chất lượng nước thải xả ra môi trường từ hệ thống XLNT sinh hoạt.......66
3.3.2.5. Chất lượng nước mặt tại một số nguồn tiếp nhận nước thải......................67
3.4. Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đến một
số vấn đề liên quan.................................................................................................74
3.4.1. Ảnh hưởng tới nước mặt ............................................................................74
3.4.2. Tác động đến sức khỏe con người .............................................................74
3.4.3. Tác động đến phát triển kinh tế xã hội.......................................................75
3.4.4. Ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực..............................................................76
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý ........................................................................76
3.5.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn..........................................................76
3.5.1.1. Thuận lợi......................................................................................................76
3.5.1.2. Khó khăn......................................................................................................77
3.5.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý...........................................78
3.5.2.1. Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý.................................................78
3.5.2.2. Đẩy mạnh giám sát thực thi Luật Bảo vệ Môi trường/Luật Xây dựng......79
3.5.2.3. Đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật................................................................80
3.5.2.4.Tuyêntruyềngiáodụcnângcaonhậnthứcvàtráchnhiệmbảovệmôitrường ......81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................83
1. Kết luận ............................................................................................................83
2. Khuyến nghị.....................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................86
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTXH : Kinh tế xã hội
LĐ : Lao động
QLDA :Quản lý dự án
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
UBND : Ủy ban nhân dân
XLNT : Xử lý nước thải
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng...... 11
Bảng 1.2. Hàm lượng chất bẩn của một người trong một ngày xả vào hệ thống
thoát nước (theo quy định của TCXD 51:2007 )..................................... 11
Bảng 1.3. Thành phần nước thải sinh hoạt............................................................... 12
Bảng 1.4. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý .......................... 12
Bảng 1.5. Nghề nghiệp của người dân khu vực nghiên cứu năm 2012 ................... 21
Bảng 1.6. Phân loại hộ theo mức sống khu vực nghiên cứu năm 2012................... 22
Bảng 1.7. Trình độ học vấn theo độ tuổi của chủ hộ ............................................... 23
Bảng 1.8. Trình độ học vấn của người dân trong khu vực nghiên cứu.................... 24
Bảng 1.9. Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình năm 2012 ................................. 26
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên qua các năm (%) ......................39
Bảng 3.2: Tình hình dân số của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2012............ 40
Bảng 3.3: Dân số và lao động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012 ......................... 41
Bảng 3.4: Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình............................................ 42
Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên ...........................................46
Bảng 3.6: Một số công trình thoát nước được đầu tư xây dựng năm 2010-2012 ....22
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của hộ gia đình....................................... 58
Bảng 3.8: Hiện trạng hệ thống thoát nước của hộ gia đình ......................................59
Bảng 3.9: Hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân phố .............................................59
Bảng 3.10: Thành phần và tính chất nước thải nhà hàng, khách sạn .......................62
Bảng 3.11: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số vị trí xả thải ........................66
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thành phố Vĩnh Yên năm 2010 .....68
Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Vĩnh Yên năm 2011...... 70
Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Vĩnh Yên 2012...... 70
Bảng 3.15: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Đầm Vạc năm 2012 ..........72
viii
DANH MỤC ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Thành phần chất rắn có trong nước thải................................................... 16
Hình 1.2: Phân loại hộ gia đình theo mức sống năm 2012 ...................................... 22
Hình 1.3: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình...................................................... 25
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên.................................................... 35
Hình 3.2: Sơ đồ Khu vực nghiên cứu của đề tài ...................................................... 36
Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên.......................... 37
Hình 3.4: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số của thành phố Vĩnh Yên ................40
Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu của đề tài ..................................................36
Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên .....................37
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
hiện tại ở thành phố Vĩnh Yên ...........................................................49
Hình3.6:Nướcthảisinhhoạtthoátxungquanhnhàởkiểucũ,phườngĐốngĐa ...........54
Hình 3.7: Nước thải sinh hoạt thải ra cống phía sau nhà ở thuộc phường
Khai Quang .........................................................................................55
Hình 3.8: Thoát nước thải sinh hoạt qua hệ thống ống thu gom uPVC
phường Liên Bảo ................................................................................56
Hình 3.9: Nước thải sinh hoạt thoát trực tiếp ra hồ tại phường Ngô Quyền ...............56
Hình 3.10: Nước thải sinh hoạt thoát ra hệ thống mương hở xuống cấp
phường Liên Bảo ................................................................................57
Hình 3.11: Thoát nước thải chung với hệ thống thoát nước mưa phường
Khai Quang .........................................................................................58
Hình 3.12: Sơ đồ xử lý nước thải của khách sạn Hồng Ngọc .............................62
Hình 3.13: Sơ đồ xử lý nước thải của khách sạn Vĩnh Yên ................................63
Hình 3.14: Sơ đồ xử lý nước thải của nhà hàng Cơm Phố ..................................64
Hình 3.15: Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
của thành phố Vĩnh Yên đang xây dựng ............................................65
Hình 3.16: Thi công đường ống thu gom nước thải sinh hoạt hộ gia đình
trên địa bàn phường Khai Quang .......................................................66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Vĩnh Phúc gồm thành phố Vĩnh Yên và 8 huyện/thị, là cửa ngõ phía
Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và du
lịch, là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp chiến lược trọng yếu của
khu vực châu thổ Sông Hồng. Cho đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công trong
việc thu hút những nhà đầu tư lớn như: Toyota, Honda, Compal...
Một trong các tiêu chí quan trọng của một thành phố là hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, mà trong đó hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường phải
được phát triển phù hợp với phát triển không gian kiến trúc và kinh tế xã hội và
làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển đô thị bền vững và nâng cao điều kiện
sống của toàn bộ cộng đồng xã hội [3].
Đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm qua đang dành sự ưu
tiên cho hệ thống cấp nước phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt của người dân,
hệ thống thoát nước mới chỉ được đầu tư cục bộ theo dự án và theo công trình.
Đặc biệt về mặt xử lý nước thải, hiện tại chỉ mới có các bể tự hoại là công trình
duy nhất xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và công trình công cộng
dịch vụ mà chưa có công trình xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu về môi trường.
Hơn nữa các bể tự hoại cũng được xây dựng không theo tiêu chuẩn và không có
cơ quan nào quản lý nên chất lượng nước thải ra môi trường không kiểm soát
được. Hệ thống cấp nước ở thành phố đã được cải thiện một cách đáng kể là
động lực để người dân sử dụng công trình vệ sinh dội nước, cải thiện được môi
trường sống nhờ giảm được hố xí khô nhưng lại làm tăng lượng nước thải xả ra
môi trường [4].
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải
mặc dù có được quan tâm đầu tư trong những năm vừa qua vẫn còn lạc hậu, xây
dựng chắp vá không đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành
2
phố. Sự lạc hậu về điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thoát nước, thu
gom và xử lý nước thải đang tạo ra những rủi ro lớn về sức khỏe của người dân, đến
môi trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Với tình trạng xả thải bừa bãi đã tác động xấu đến môi trường sinh thái
của thành phố Vĩnh Yên, nguồn nước ngầm và khí hậu ngày càng bị ô nhiễm
nặng nề. Bên cạnh đó, dân số của thành phố liên tục tăng nhanh, nguồn nước thải
xả ra ngày càng nhiều, người dân sẽ dễ phát sinh các loại bệnh về hô hấp, tiêu
hoá... úng ngập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư, giao
thông ùn tắc, hàng năm ngân sách và người dân phải trả phí để giải quyết hậu
quả của việc ngập úng gây lên sự tốn kém.
Để có phương hướng khắc phục tình trạng trên, việc đánh giá tình hình
thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên là hết sức cần thiết để từ đó
đưa ra những giải pháp khắc phục nâng cao chất lượng quản lý cũng như đầu tư
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đồng bộ.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
việc thoát nước và xử lý nước thải, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, giáo viên
hướng dẫn và sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo nên tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá được hiện trạng hệ thống
thoát nước thải sinh hoạt, công tác quản lý thoát nước thải của thành phố Vĩnh
Yên; đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên và
mức độ ảnh hưởng của việc thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đến sức khoẻ
và cuộc sống của dân cư trong khu vực; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn để
3
từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thoát nước và xử lý
nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên.
3. Yêu cầu của đề tài
Để thực hiện đề tài cần tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ; Các quy định, quy chuẩn của Việt Nam về thoát nước
và xử lý nước thải sinh hoạt; Quy hoạch chung thoát nước và xử lý nước thải của
tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên; Điều tra, khảo sát, thu thập,
tổng hợp, phân tích số liệu và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tốt
hơn, kiểm soát phần nào chất lượng nước thải thải ra đầu nguồn, đánh giá được
mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận và ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới
phát triển kinh tế xã hội, mỹ quan khu vực và tác động đến sức khỏe con người.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xác định được hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
của thành phố Vĩnh Yên; các loại hình thoát nước thải, khả năng tiêu thoát nước,
các công trình xử lý nước thải sinh hoạt; các chỉ tiêu chính gây ô nhiễm nguồn
nước tiếp nhận nước thải trong khu vực nghiên cứu.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về thoát nước và nước thải sinh hoạt
1.1.1. Khái quát về thoát nước
Thoát nước được hiểu bao gồm: Thoát nước mưa, thoát nước thải sản
xuất, thoát nước thải sinh hoạt, thoát nước thải hỗn hợp...
Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước tự
nhiên: dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng chảy bằng
các thảm thực vật và đất bị mất đi, thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm
nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề mặt.
Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa
trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn
và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi trường,
úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có khoảng 760 đô thị. Tỷ lệ các hộ đấu nối
vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các tuyến cống được xây
dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài
đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều,
không ngăn được mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát
nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập
thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn
chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ
tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp
nhận. Mới chỉ có gần 10% nước thải đô thị được xử lý. Ở nhiều khu đô thị mới,
mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong công
trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ
thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa
được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Ngoài
5
ra, cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao thông và các khu vực lân cận
không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau.
Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang
trải chi phí quản lý.
Biến đối khí hậu cũng đang ngày càng trở thành những thách thức rất lớn
đối với công tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
nhất là ở các đô thị ven biển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm
2008, đến năm 2050, mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao thêm 30 cm. Biến
đổi khí hậu còn dẫn đến những hệ quả như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô
thị trái với quy luật... ảnh hưởng lớn đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải,
nước bề mặt [1].
Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển
nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận
hành, bảo dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất
của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy
cơ ngập lụt, xói mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề
mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm
quý giá.
Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu
và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới: hướng
tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ
và chất lượng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu
vực tiêu thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng
thời kiểm soát ô nhiễm. Đó chính là những nguyên lý của SUDS (Sustainable
Urban Drainage System). Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS
là thoát chậm, không phải thoát nhanh, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong
thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó có thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém
mà nước vẫn tràn cống, gây ngập đường, lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước
6
mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được
tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hòa trên diện tích thu gom và truyền dẫn
nước mưa để lưu giữ nước là một cách làm phổ biến.
Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng cường
việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải
tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu. Trong trường hợp khả năng kiểm soát
dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân tán dòng chảy theo các lưu vực nhỏ,
dẫn nước đi bằng những giải pháp như sử dụng kênh mương hở và nông, lưu giữ
nước mưa trong những hồ chứa và cho thấm xuống đất ở những khu vực thích
hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng những giải pháp xử lý tại
chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây…
Ngành thoát nước và xử lý nước thải Việt Nam đang trong quá trình phát
triển. Tuy nhiên, hiện tại ngành thoát nước và xử lý nước thải đang phải đối mặt
với nhiều thách thức. Hệ thống thoát nước đầu tư qua nhiều thời kỳ khác nhau vẫn
chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; Nước thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nặng nề; Tỷ lệ xử lý nước thải tập trung còn rất thấp;
Hiện tượng gây ngập úng ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn vẫn thường xuyên
xảy ra…. Sự thiếu hụt về tài chính, những bất cập trong chính sách, năng lực quản
lý vận hành còn hạn chế, chưa kể đến biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt gây ra
những hậu quả khôn lường. Đó là những thách thức rất lớn đối với ngành thoát
nước và xử lý nước thải của Việt Nam. Bởi vậy, Chính phủ Việt Nam cũng đã
khẳng định mối quan tâm và cam kết của mình trong việc thực hiện định hướng
phát triển bền vững trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chính phủ đã ra nhiều
chính sách, chương trình, giải pháp, ban hành định hướng phát triển thoát nước đô
thị, khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 [1].
Các đô thị lớn như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tình trạng ngập úng
ngày càng trở nên trầm trọng đang là bài toán nan giải của các cơ quan chức
năng. Mặc dù các đô thị này có các công ty quản lý hệ thống thoát nước nhưng
7
do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, hệ thống thoát nước cũ, mức độ đầu tư tuy
lớn nhưng thiếu đồng bộ nên hiệu quả thoát nước rất thấp.
Thoát nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, khu đô thị hiện tại chủ yếu có
các loại hình [5]:
i) Thoát nước thải sinh hoạt chung với nước mưa, nước sản xuất:
Nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất… được thu gom, vận
chuyển trong cùng một hệ thống cống thoát nước và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
+ Ưu điểm:
- Tổng chiều dài đường ống nhỏ do chỉ phải xây dựng một hệ thống ống
cống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải;
- Chi phí xây dựng và quản lý vận hành rẻ.
+ Nhược điểm
- Hệ thống không hoạt động hết công suất vào mùa khô nên hiệu suất đầu
tư kém, khó đạt hiệu quả như mong muốn.
- Không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường do nước thải không được
thu gom và làm sạch trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
ii) Nước thải sinh hoạt được tách và thu gom riêng để đưa về các Nhà
máy/Trạm xử lý cục bộ hay tập trung. Hệ thống này sẽ bao gồm 02 hệ thống
thoát nước riêng biệt:
- Hệ thống thoát nước bẩn: Tất cả các loại nước thải bẩn (nước thải sinh
hoạt, nước thải sản xuất…) cùng chảy vào hệ thống cống dẫn sau đó được làm
sạch ở các nhà máy xử lý trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…);
- Hệ thống thoát nước mưa: Có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước
mưa riêng biệt và đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…) không qua xử lý.
+ Ưu điểm:
- Đảm bảo vệ sinh tốt nhất trong tất cả các kiểu hệ thống thoát nước vì
toàn bộ nước bẩn được thu gom và làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận;
8
- Công suất các trạm bơm chuyển tiếp và công suất nhà máy xử lý nước
thải nhỏ.
- Mạng lưới đường ống cống thoát nước thải thường xuyên sử dụng hết
công suất và có chế độ thủy lực tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, giảm
cặn lắng trong mạng lưới đường ống.
+ Nhược điểm
- Tại khu vực trung tâm, các khu phố cũ, mặt cắt đường hẹp, việc tổ chức
mạng lưới cống thu gom nước thải gặp rất nhiều khó khăn;
- Tổng chiều dài đường ống lớn nên chi phí xây dựng và quản lý vận hành cao;
- Phải xây dựng nhiều trạm bơm chuyển bậc cho hệ thống thoát nước thải;
- Không thu gom và xử lý được lượng nước mưa đợt đầu bị nhiễm bẩn và
nước rửa đường phố.
iii) Hệ thống thoát nước nửa riêng
Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mưa cùng chảy vào hệ thống cống dẫn
chung. Trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận, nước thải được tách ra bởi giếng tách
nước (giếng tràn). Tại giếng tràn này nước được tách ra làm 02 phần chảy theo
hai loại cống riêng: cống dẫn nước thải đến khu xử lý, cống dẫn nước mưa có
pha lẫn nước thải với nồng độ cho phép đổ ra nguồn tiếp nhận. Khi không có
mưa, nước thải chảy theo cống dẫn nước thải tới nhà máy xử lý. Khi có mưa:
thời gian đầu trận mưa, lưu lượng nước mưa còn nhỏ và nồng độ chất bẩn trong
hỗn hợp nước thoát cao, nước mưa và nước thải theo cống dẫn đến nhà máy xử
lý. Thời gian sau của trận mưa, lượng nước mưa lớn, nồng độ chất bẩn trong hỗn
hợp nước thoát nhỏ, hỗn hợp nước thải được pha loãng với nước mưa dẫn thẳng
ra nguồn tiếp nhận không qua các công trình xử lý.
+ Ưu điểm
- Tổng chiều dài đường ống nhỏ hơn phương án trên do không phải xây
9
dựng hệ thống cống thu gom trực tiếp nước thải;
- Thu gom và xử lý được lượng nước mưa đợt đầu bị nhiễm bẩn.
+ Nhược điểm:
- Công suất các trạm bơm, nhà máy xử lý lớn, vào mùa khô các công trình
này hoạt động không hết công suất;
- Không kiểm soát được lượng nước ngầm chảy vào mạng lưới đường
cống, nhất là hệ thống thoát nước hiện hữu;
- Vào mùa khô không kiểm soát được mùi hôi từ các hố ga thu nước;
- Chi phí xây dựng và quản lý vận hành tương đối cao.
iv) Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra các ao/hồ, sông suối: Ở các khu
dân cư có ao hồ gần nhà, nước thải, nước mưa…thường thải trực tiếp ra ao/hồ
tiếp nhận.
v) Nước thải sinh hoạt chảy tràn ra hệ thống kênh mương đất rồi thấm vào
lòng đất.
1.1.2. Khái quát về nước thải sinh hoạt
1.1.2.1. Khái niệm về nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải đã được sử dụng cho các mục đích ăn
uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa ... của các khu dân cư, công trình công
cộng, cơ sở dịch vụ... nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh
hoạt của con người [10].
1.1.2.2. Nguồn gốc hình thành nước thải sinh hoạt
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hóa được. Kết quả là làm cho hàm lượng ô xy trong nước giảm
đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước gây suy thoái thủy vực.
10
Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu
chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy
nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp
nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh
hoạt tính trên đầu người có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống
thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do có hệ
thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ
hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh
hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật
có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý
chảy thẳng ra song, ao, hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây
cỏ không thể tồn tại.
1.1.2.3. Nhu cầu sử dụng nước và lưu lượng nước thải
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xác định trên cơ sở lượng
nước sạch tiêu thụ. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị
thường là từ 100 lít đến 250l/người/ngày (đối với các nước đang phát triển) và từ
150 lít đến 500l/người/ngày (đối với các nước phát triển). Tiêu chuẩn cấp
nước các đô thị nước ta hiện nay dao động từ 120 lít đến 180l/người/ngày. Đối
với khu vực nông thôn, tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt từ 50 lít đến
120l/người/ngày. Tiêu chuẩn nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, điều
kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt
của nhân dân [6 ].
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công
cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ
trong đó.
11
1.1.2.4. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của các cơ sở dịch vụ và công trình công cộng
Nguồn nước thải Đơn vị tính Lưu lượng, l/ngày
Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5-15
Khách sạn Khách 152-212
Nhân viên phục vụ 30-45
Nhà ăn Người ăn 7,5-15
Siêu thị Người làm việc 26-50
Bệnh viện Giường bệnh 473-908 ( 500-600)
Nhân viên phục vụ 19-56
Trường Đại học Sinh viên 56-113
Bể bơi Người tắm 19-45
Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15-30
Nguồn: Metcalf&Eddy [21]
1.1.2.5. Hàm lượng chất bẩn có trong nước thải
Bảng 1.2. Hàm lượng chất bẩn của một người trong một ngày xả vào hệ thống
thoát nước
Các chất Giá trị (gam/ng.đ)
- Chất lơ lửng (SS )
- BOD5 của nước thải chưa lắng
- BOD5 của nước thải đã lắng
- Nitơ amôn (N-NH4)
- Phốt phát (P2O5)
- Clorua (Cl-
)
60,65
65
30,35
8
3,3
10
Nguồn: Bộ Xây dựng, 2008[7 ], [8]
12
1.1.2.6. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
Bảng 1.3. Thành phần nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình
Tổng chất rắn ( TS), mg/l 350-1.200 720
-Chất rắn hoà tan (TDS) , mg/l 250-850 500
-Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l 100-350 220
-BOD5, mg/l 110-400 220
-Tổng Nitơ, mg/l 20-85 40
-Nitơ hữu cơ, mg/l 8-35 15
-Nitơ Amoni, mg/l 12-50 25
-Nitơ Nitrit, mg/l 0-0,1 0,05
-Nitơ Nitrat, mg/l 0,1-0,4 0,2
-Clorua, mg/l 30-100 50
-Độ kiềm, mgCaCO3/l 50-200 100
-Tổng chất béo, mg/l 50-150 100
-Tổng Phốt pho, mg/l 8
Nguồn:Metcalf&Eddy [21 ]
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học,
ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như
protein (40 -50%) gồm tinh bột đường xenlulo và các chất béo (5-10%), nồng độ
chất hữu cơ trong nước thải dao động trong khoảng 150 - 400 mg/l theo trọng
lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những
khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém nước thải sinh hoạt không được
xử lý thích đáng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng [20].
Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh
vật. Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 - 60% tổng các
chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và các
chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người, động vật, xác động vật
13
phân hủy,.... Các chất hữu cơ trong nước thải theo tính chất hóa học bao gồm:
chủ yếu là protein (40 - 60%), hydrat cacbon (25 - 50%), các chất béo, dẫu mỡ
(10%), ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong thành phần của nước thải sinh
hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD,
COD và một số chỉ tiêu khác. Bên cạnh các chất trên, nước thải còn chứa các liên
kết hữu cơ tổng hợp, các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp
Ankal benzen sunfonat - ABS, gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lý
nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn tiếp nhận nước thải. Các chất vô cơ
trong nước thải chiếm khoảng 20 - 40% gồm chủ yếu là cát, đất sét, các axit, bazo
vô cơ, dầu khoáng. Trong nước thải có mặt nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn,
virut, rong, tảo, trứng giun sán,…Trong số các loại vi sinh vật đó có cả vi trùng
gây bệnh. Về thành phần hóa học thì các vi sinh vật thuộc các chất hữu cơ [17].
Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác. Mức độ
tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc điểm quan
trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định.
Bảng 1.4: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Các chỉ tiêu
Nồng độ
Nhẹ Trung bình Nặng
Chất rắn tổng cộng (mg/l) 350 720 1200
Tổng chất rắn hòa tan (mg/l) 250 500 850
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 100 220 350
Chất rắn lắng được (mg/l) 5 10 20
BOD5 (mg/l) 110 220 400
Tổng cacbon hữu cơ (mg/l) 80 60 210
COD5 (mg/l) 250 500 1000
Tổng nito theo N (mg/l) 20 40 800
Tổng photphat theo P (mg/l) 4 8 15
Clorua (mg/l) 30 20 100
Sunfat (mg/l) 20 30 50
Độ kiềm theo CaCO3 (mg/l) 50 100 200
Dầu mỡ (mg/l) 50 100 150
Colifom (mg/l) 106
- 107
107
- 108
107
- 109
Chất hữu cơ bay hơi (µ g/l) <100 100 - 400 >400
Nguồn:Metcalf&Eddy [21 ]
14
1.1.2.7. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải
Các chất rắn trong nước thải
Nước thải là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố
chủ yếu có trong thành phần của nước thải sinh hoạt là C, H, O, N. Các chất bẩn
trong nước thải gồm cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn
không lắng được là các chất hòa tan và dạng keo.
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn
không hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng
được giữ lại trên giấy lọc kích hước lỗ 1,2 micromet (bao gồm chất rắn lơ lửng
lắng được và chất rắn lơ lửng không lắng được).
Các hợp chất hữu cơ trong nước thải
Trong nước thiên nhiên và nước thải tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ nguồn
gốc tự nhiên hay nhân tạo: protein, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, các loại phụ gia
thực phẩm,....chất thải của người và động vật,....các hợp chất hữu cơ có thể tồn
tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy,
khó phân hủy,...Phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai trò là cơ chất đối
với vi sinh vật, nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng lượng cho vi
sinh vật.
Xác định riêng rẽ từng loại chất hữu cơ là rất khó và tốn kém, vì vậy
người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ. Các thông số thường được chọn
là: TOC, DOC, COD; BOD trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ chủ yếu là
cacbon hydrat (CHO). Việc xác định riêng biệt các thành phần hữu cơ riêng biệt
là khó khăn, người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ thông qua chỉ tiêu
COD, BOD. Thường giá trị COD nhỏ hơn nhiều giá trị BOD do không phải bất
kỳ chất nào oxy hóa cũng chuyển thành CO2.
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy yêu cầu để vi khuẩn oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước thải. Trong thời gian 5 ngày đầu với 200
C các vi
khuẩn hiếu khí sử dụng oxy để oxy hóa các chất hữu cơ, sau đó trong điều kiện
15
dư oxy các loại vi khuẩn nitrit, nitrat bắt đầu hoạt động để oxy hóa các hợp phần
nitơ thành nitrit và nitrat. Giữa đại lượng COD, BOD có mối quan hệ với nhau
và liên hệ theo một tỉ lệ phụ thuộc vào loại nước thải, nước nguồn và cả trong
quá trình xử lý.
Độ bẩn sinh học của nước thải
Nước thải có chứa nhiều vi sinh vật trong đó có nhiều vi sinh vật gây hại,
các loại trứng giun…. Người ta xác định sự tồn tại của 1 loại vi khuẩn đặc biệt
đó là trực khuẩn coli để đánh giá độ bẩn sinh học của nước thải.
- Chuẩn số coli: thể tích nước thải ít nhất (ml) có 1 coli. Đối với nước thải
sinh hoạt thì chuẩn số này là 1.10-7
.
-Tổng số Coliform: số lượng vi khuẩn dạng coli trong 100ml nước (tính
bằng cách đếm trực tiếp số lượng coli hoặc xác định bằng phương pháp MPN).
1.1.2.8. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt [17]
Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước mà chúng ta thường
gặp trong lĩnh vực cấp nước, thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số
chất bẩn đặc trưng khác do hậu quả của việc sử dụng nước cho mục đích sinh
hoạt, thương mại, dịch vụ…. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất lý hoá học và
sinh học của các chất bẩn người ta tìm thấy trong nước thải sinh hoạt. Một vài
chi tiêu đặc biệt khác thường được dùng để phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu
cơ của nước thải, chúng thường được xếp vào nhóm chỉ tiêu sinh hoá.
i) Các chỉ tiêu lý hoá.
Đặc tính hoá học quan trọng nhất của nước thải gồm: Chất rắn tổng cộng,
mùi, nhiệt độ, độ màu, độ đục.
Chất rắn tổng cộng
Chất rắn tổng cộng trong nước thải bao gồm chất rắn không tan hoặc chất
rắn lơ lửng và các hợp chất đã được hoà tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn
lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua
giấy lọc và sấy khô giấy lọc ở nhiệt độ 1050
c đến trọng lượng không đổi. Độ
chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc và sau khi lọc trong cùng một
16
điều kiện cân chính lượng chất rắn có trong một thể tích mẫu đã được xác định.
Khi phần cặn trên giấy lọc được đốt cháy thì các chất dễ bay hơi bị cháy hoàn
toàn. Các chất dễ bay hơi được xem như một phần vật chất hữu cơ, cho dù một
vài chất hữu cơ không bị cháy và một vài chất rắn vô cơ bị phân ly ở nhiệt độ
cao. Vật chất hữu cơ bao gồm các protein, các carbonhydrate và các chất béo. Sự
hiện diện các chất béo và dầu mỡ trong nước thải ở những lượng quá mức có thể
gây trở ngại cho quá trình xử lý. Lượng châấ béo hay dầu mỡ trong một mẫu
được xác định bằng cách cho hexanne vào một mẫu chất rắn thu được nhờ sự
bay hơi. Bởi vì các chất béo và dầu mỡ hoà tan trong hexane, cho nên khối lượng
của chúng được xác định bằng cách làm bay hơi dung dịch sau khi gạn lọc hoàn
tất. Trong nước thải sinh hoạt có khoảng 40-65% chất rắn nằm ở trong trạng thái lơ
lửng. Các chất này có thể nổi lên trên bề mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có
thể hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có nhiều chất
rắn vào sông, suối. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng rất nhanh, tuy nhiên
các chất lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm chạp hoàn toàn không thể
lắng được. Các chất rắn lơ lửng có thể đạt được là những chất rắn mà chúng có thể
được loại bởi quá trình lắng và thường được biểu diễn bằng đơn vị mg/l. Việc xác
định chúng thường đươc tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm bằng cách sử
dụng nón Imhoff. Thông thường khoảng 605 chất rắn lơ lửng trong nước thải đô thị
là chất rắn có thể lắng được. Thành phần của chất rắn trong nước thải sinh hoạt
được mô tả một cách tương đối như hình dưới đây.
17
Hình 1.1: Thành phần chất rắn có trong nước thải
Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả
các dòng nước nóng ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại …. Và nhiệt độ
của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí.
Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì
phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đềi ứng dụng các quá trình xử lý
sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của
nước thải ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh vật, đến sự hoà tan của ô xy trong
nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ liên quan đến quá
trình lắng của các hạt cặn, so nhiệt độ ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và
do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng cặn trong nước thải.
Nhiệt độ của nước thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý.Ở những vùng
khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước cũng thay đổi từ 7-180
C, trong khi đó ở những
vùng có khí hậu ẩm ám hơn nhiệt độ của nước có thể thay đổi trong khoảng 13
đến 240
C. Ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam nhiệt độ của nước
thườn dao động ở mức 24 -290
C, đôi khi lên đến 300
C.
Tổng
cộng
(720mg/l
)
Lơ lửng
(220mg/l
Lọc được
(500mg/l
)
Keo
(50mg/l)
Hòa tan
(450mg/l)
Lắng
được
(160mg/l
)
Không
lắng được
(60mg/l)
Hữu cơ
(150mg/l)
Vô cơ
(40mg/l)
Hữu cơ
(45mg/l)
Vô cơ
(15mg/l)
Hữu cơ
(40mg/l)
Vô cơ
(10mg/l)
Hứu cơ
(160mg/l)
Vô cơ
(290mg/l)
18
Độ màu
Màu của nước thải là do các chất sinh hoạt hoặc do các sản phẩm được tạo
ra trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là
Platin - Coban (Pt-Co).
Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải để chưa qua 6 giờ thường
có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại nước
phân huỷ đã bị phân huỷ một phần. Nếu xuất hiện màu xám xẫm hoặc đen, nước
thải coi như đã bị phân huỷ hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếu khí
(không có oxy). Hiện tượng nước thải ngả màu đen thường so sự tạo thành do sự
tạo thành các sulfide khác nhau, đặc biệt là sulfide sắt. Điều này xảy ra khi hydro
sulfua được sản sinh dưới dạng điều kiện yếm khí kết hợp với một số kim loại có
hại có trong nước thải, chẳng hạn như sắt.
Độ đục
Độ đục của nước thải là do các lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong
nước thải tạo nên. Đơn vị đo đục thông dụng là NTU.
Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu (chưa xử
lý) chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ ở
nước sau khi ra khỏi bể lắng đợt 2 và được tính bằng công thức:
Chất lơ lửng, SS (mg/l) = ((2,3-2,4) × độ đục (NTU).
ii) Các chỉ tiêu hoá học và sinh học
pH
pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazơ của nước và được tính
bằng nồng độ của ion hydro (pH= -lg{H+
}). pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong
quá trình sinh hoá bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi
của pH. Các công trình xử lý sinh học thường hoạt động tôt s khi pH=6,5 -8,5.
Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,9 -7,8.
19
Nhu cầu o xy hoá học (COD)
Nhu cầu o xy hoạ học (COD) là lượng o xy cần thiết để oxy hoá toàn bộ
các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân huỷ sinh
học và được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric
có thêm chất xúc tác - sunfat bạc. Đơn vị đo của COD là mg O2/l hay mg/l.
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là một trong những thông số cơ bản đặc
trưng cho mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá sinh
hoá (các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học). BOD được xác định bằng lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ dạng hoà tan, dạng keo và một phần
dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được
tính bằng mgO2/l hoặc đơn giản mg/l. Đối với nước thải sinh hoạt, thông số
BOD = 68%.
Nitơ
Nitơ có trong nước thải dạng các liên kết vô cơ và hữu cơ. Trong nước
thải sinh hoạt phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực
phẩm dư thừa. Còn nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4
+
, NH3
và dạng oxy hoá: NO2
-
và NO3
-
.
Chất hoạt động bề mặt
Các các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 02 phần: Kỵ nước
và ưa nước tạo nên sự hoà tan của các chất đó trong dầu và trong nước. Tạo
nguồn ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa sinh hoạt.
Oxy hoà tan
Oxy hoà tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình
xử lý sinh học hiếu khí. Lượng oxy hoà tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm
xử lý thường bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó các công trình xử lý sinh
học hiếu khí thì lượng oxy hoà tan cần thiết không nhỏ hơn 2mg/l.
20
1.1.2.9. Công nghệ xử lý nước thải hiện tại [13], [14]
i) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học:
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học gồm có: trung hòa,
oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở
của phương pháp này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa
chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường
được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương pháp
hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các công
trình xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp này là
trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá
học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất
bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan
nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
ii) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hoá lý:
Phương pháp hóa lý ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt là: keo tụ,
tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn
xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương
pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
iii) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học:
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học là sử dụng khả năng
sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các
thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có
năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị
khí, quá trình kết hợp hiếu khí - trung gian anoxic - kị khí các quá trình hồ. Đối
với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với
chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý
sinh học thường được ứng dụng nhất.
Các phương pháp, công trình xử lý nước thải sinh hoạt khác cũng thường
được áp dụng như: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hồ sinh học, cánh đồng tưới…
21
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Cơ cấu quy mô hộ gia đình
Quy mô hộ gia đình
Quy mô trung bình của mỗi hộ là 4,8 người và có sự khác biệt đáng kể
giữa các phường thuộc khu vực nghiên cứu. Phường có quy mô hộ gia đình cao
nhất là Khai Quang, với 7,5 người/hộ; phường Đống Đa là 3,8 người/hộ; Ngô
Quyền là 3,9 người/hộ và 4,3 người/hộ là cỡ hộ gia đình của phường Liên Bảo.
Nghề nghiệp
Cơ cấu nghề nghiệp của người dân trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng.
Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là cán bộ công nhân viên chức (chiếm 29,9%), tiếp
đến là những người kinh doanh, dịch vụ buôn bán (14,2%), những người làm
thuê, công việc không ổn định (10,3%). Đặc biệt là những người không có việc
làm hoặc ở nhà làm nội trợ do không có việc chiếm tới 14,5%. Như vậy một thực
trạng là tỷ lệ các hộ dân có mức thu nhập không ổn định hàng tháng là khá cao,
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của các hộ gia đình.
22
Bảng 1.5: Nghề nghiệp của người dân khu vực nghiên cứu năm 2012
Nghề nghiệp
Các phường thuộc khu vực nghiên cứu
Tổng cộng
Phường
Khai Quang
Phường
Liên Bảo
Phường Đống
Đa
Phường
Ngô Quyền
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Cán bộ CNVC 69 32,1 144 32,2 76 31,0 41 21,0 300 29,9
Bộ đội, công an 9 4,2 10 2,2 2 0,8 3 1,5 24 2,2
Kinh doanh, dịch vụ buôn bán 32 14,9 48 10,7 31 12,7 46 23,6 157 14,2
Nông dân 35 16,3 29 6,5 29 11,8 3 1,5 96 8,7
Nội trợ 8 3,7 10 2,2 13 5,3 8 4,1 39 3,5
Làm thuê, công việc không ổn định 21 9,8 45 10,1 29 11,8 18 9,2 113 10,3
Không làm việc 17 7,9 58 13,0 19 7,8 27 13,8 121 11,0
Khác 24 11,2 103 23,0 46 18,8 49 25,1 222 20,1
Cộng 215 447 245 195 1.102
Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4]
22
23
1.2.2 Thu nhập và mức sống
Thu nhập:
Theo kết quả điều tra kết hợp phỏng vấn các hộ, năm 2012, thu nhập bình
quân mỗi hộ là 204,7 triệu đồng, tương đương với 4,26 triệu đồng/người/tháng.
Phường Ngô Quyền là phường có thu nhập trung bình tính theo đầu người thấp nhất,
chỉ đạt mức 1.780.000 đồng/người/tháng với nguồn thu chính chủ yếu từ lương và
phụ cấp từ Nhà nước. Trong khi đó, thu nhập trung bình tính theo đầu người của
phường Đống Đa cao nhất, đạt 5.900.000đồng/người/tháng.
Bảng 1.6: Phân loại hộ theo mức sống khu vực nghiên cứu năm 2012
Loại hộ
Tiêu chí thu
nhập/người/tháng Tỷ lệ (%)
Hộ nghèo Dưới 750.000 2,1
Hộ thu nhập thấp Từ 750.000- 1.500.000 31,1
Hộ trung bình Từ 1.500.000 đến 2.500.000 39,9
Hộ khá Từ 2.500,000-3.500.000 15,4
Hộ giàu Trên 3.500.000 11,5
Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4]
Phânloại hộ theo mức sống khuvực nghiêncứu(%)
2.1
31.1
39.9
15.4
11.5
Hộ nghèo
Hộ thu nhập thấp
Hộ trung bình
Hộ khá
Hộ giàu
Hình 1.2: Phân loại hộ gia đình theo mức sống năm 2012
24
Chi tiêu:
Khoản chi phổ biến nhất của các hộ gia đình là lương thực, thực phẩm,
các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như điện, nước, điện thoại, đi lại,…
1.2.3. Trình độ học vấn
Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình là tương đối cao. Trong số 1102 chủ
hộ có 5,2% chưa học xong cấp I, là những chủ hộ cao tuổi. Hầu hết chủ hộ gia
đình đều có trình độ văn hóa cấp II, cấp III chiếm 62,5%. Có 309 người có trình
độ cao đẳng, đại học chiếm 28,0%.
Số chủ hộ trẻ (18-30 tuổi) chiếm 8%. Số chủ hộ trung niên (31-60 tuổi)
chiếm 87%, trong đó độ tuổi 31 - 40 chiếm 33%, 41-50 tuổi chiếm 38% và 51-60
tuổi chiếm 5% trong tổng số chủ hộ được điều tra phỏng vấn. Chủ hộ ở độ tuổi
trẻ, trung niên chiếm tỉ lệ cao và có trình độ văn hóa là điều kiện thuận lợi đối
với công tác thông tin tuyên truyền và dân vận [4].
Bảng 1.7: Trình độ học vấn theo độ tuổi của chủ hộ
Học vấn theo độ tuổi
của chủ hộ
Độ tuổi
Tổng
Tỷ lệ
(%)
Dưới
18
18-
30
31-
40
41-
50
51-
60
Trên
60
Mù chữ 0 12,9 2,4 12 1,1
Chưa học xong tiểu
học (lớp 1 - 5)
0 0,7 2,0 3,3 11,9 57 5,2
Tốt nghiệp cấp 1 0 1,3 1,2 2,7 5,4 32 2,9
Tốt nghiệp cấp 2
(lớp 6 - 9)
0 12,9 23,3 30,8 38,6 32,1 353 32,0
Tốt nghiệp cấp 3
(lớp 10 - 12)
0 38,7 34,7 35,6 32,2 22,3 336 30,5
Cao đẳng, đại học 0 32,3 39,3 30,4 23,2 25,6 309 28,0
Không biết/ ko trả lời 0 3,2 0,7 0,3 3 0,3
Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4]
25
Bảng 1.8: Trình độ học vấn của người dân khu vực nghiên cứu
Học vấn
Các phường thuộc khu vực nghiên cứu
Tổng cộng
Khai Quang Liên Bảo Đống Đa Ngô Quyền
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Mù chữ 35 2,1 24 1,3 11 1,2 11 1,4 81 1,5
Chưa học xong tiểu học (lớp 1 - 5) 200 12,4 143 7,4 97 10,2 83 10,5 523 9,9
Tốt nghiệp cấp 1 63 3,9 51 2,6 32 3,3 18 2,3 164 3,1
Tốt nghiệp cấp 2 (lớp 6 - 9) 469 28,9 439 22,8 280 29,3 200 25,1 1.388 26,2
Tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10 - 12) 412 25,4 562 29,2 321 33,6 286 35,9 1.581 29,8
Cao đẳng, đại học 437 26,9 698 36,3 209 21,9 188 23,6 1.532 28,9
Không biết/ ko trả lời 6 0,4 8 0,4 5 0,5 11 1,2 30 0,6
Tổng số 1.622 100 1.925 100 955 100 797 100 5.299 100
Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4]
25
26
Trình độ học vấncủa chủhộ
12
57
32
353 336
309
3
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Mù chữ Chưa học
xong tiểu
học
Tốt nghiệp
cấp 1
Tốt nghiệp
cấp 2
Tốt nghiệp
cấp 3
Cao đẳng,
đại học
Không
biết/ ko
trả lời
Học vấn
S
ố
n
g
ư
ờ
i
Hình 1.3: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình
1.2.4. Tiện nghi sinh hoạt
Việc thay đổi đồ dùng sinh hoạt phục vụ cuộc sống rất rõ rệt so với trước
đây, điều đó chứng tỏ mức sống của người dân địa phương những năm gần đây
được nâng cao.
Ngoài phương tiện giao thông cá nhân được mua sắm trong những năm
gần đây, hiện nay đã có những thay đổi về phương diện sở hữu phương tiện vận
chuyển như ô tô... Số lượng xe máy khá lớn, nhiều hộ sở hữu từ 2 - 3 chiếc.
Những tài sản hiện đại, có giá trị đã xuất hiện khá nhiều trong các hộ dân.
27
Bảng 1.9: Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình năm 2012
Tiện nghi sinh hoạt
Các phường thuộc khu vực nghiên cứu
Tổng cộng
Phường
Khai Quang
Phường
Liên Bảo
Phường
Đống Đa
Phường
Ngô Quyền
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Tivi 210 97,7 428 95,7 240 98,0 188 96,4 1066 96,7
Radio 35 16,3 62 13,9 21 8,6 18 9,2 136 12,3
Cassett 16 7,4 9 2,0 4 1,6 8 4,1 37 3,4
Xe đạp 127 59,1 283 63,3 140 57,1 106 54,4 656 59,5
Xe gắn máy 188 87,4 382 85,5 215 87,8 164 84,1 949 86,1
Đầu video 107 49,8 245 54,8 137 55,9 104 53,3 593 53,8
Tủ lạnh 197 91,6 408 91,3 231 94,3 182 93,3 018 92,4
Máy giặt 133 61,9 267 59,7 150 61,2 119 61,0 669 60,7
Điện thoại cố định 78 36,3 130 29,1 90 36,7 63 32,3 361 32,8
Máy điều hòa 70 32,6 180 40,3 69 28,2 76 39,0 395 35,8
Bếp gas 203 94,4 403 90,2 229 93,5 176 90,3 1011 91,7
Khác 9 4,2 14 3,1 9 3,7 8 4,1 40 3,6
Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2012 [4]
27
28
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.3.1. Cơ sở lý luận
Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung
quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại nhiều khu vực, các
khu đô thị đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm,
bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của
lĩnh vực này.
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định sự phát triển
bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.
Ở các khu dân cư mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi
nước mưa từ ngay trong công trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự
gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài,
các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô
nhiễm và lãng phí. Ngoài ra, cốt san nền của nhiều khu vực, đường giao thông và
các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực,
ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường của nước thải inh
hoạt quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý.
Đối với thành phố Vĩnh Yên, tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát
nước đô thị còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có
tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều
tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối.
Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng
lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về
mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống
thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám
và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên mặc dù đã được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư trong những
29
năm vừa qua song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thoát nước, thu gom
và xử lý nước thải đang tạo ra những rủi ro lớn về sức khỏe của người dân, đến
môi trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Như vậy, nếu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư xây
dựng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn, không chấp vá và đúng quy hoạch thì sẽ giải quyết
được hầu hết những vấn đề tiều cực nêu trên, giải quyết được vấn đề ô nhiễm
môi trường, hạn chế lây lan bệnh tật, gảm thiểu tình trạng ngập úng, thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát triển du lịch - dịch vụ, không gây lãng phí
ngân sách nhà nước do đầu tư chấp vá và đóng góp rất lớn về phát triển kinh tế
xã hội của thành phố.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
1.3.2.1. Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải
+ Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để nâng cấp, đầu tư
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đồng bộ;
+ Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đến vấn đề môi
trường, đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, đến phát triển kinh
tế xã hội trong khu vực;
+ Tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm và mỹ quan khu vực.
1.3.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn tồn tại trong quá trình
quản lý
+ Qua trình nghiên cứu đề tài sẽ xác định được những ưu điểm, những
mặt đạt được trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh
hoạt, xác định và chỉ ra được những khó khăn tồn tại cần khắc phục;
+ Sự phù hợp và tính hiệu quả trong công tác quản lý hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải;
+ Nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông, giáo dục về vấn đề thoát
nước thải và bảo vệ môi trường xung quanh;
30
+ Đầu tư xây dựng mới hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đồng bộ ở
các khu quy hoạch mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có ở các khu dân cư cũ.
1.3.3. Cơ sở pháp lý
+ Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005 ngày 29/11/2005;
+ Luật Xây dựng số 16/2005/QH11 ngày 26/11/2003;
+ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát
nước đô thị và khu công nghiệp;
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
+ Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính Phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải;
+ Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 quy định chi tiết thực
hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính
phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772:2000. Chất lượng nước - Nước thải sinh
hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép; Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT;
+ Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 7957:2008. Thoát nước, mạng lưới bên
ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
+ Quyết định số 1744/QĐ-CT ngày 19/07/2011 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng mạng lưới đường
ống cống cấp 3 thu gom và đấu nối nước thải sinh hoạt hộ gia đình của thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc;
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Yên đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050;
31
+ Tài liệu dự án hợp phần Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh
Yên được duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-CT ngày 21/3/2007 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Quyết định số 2632/QĐ-CT ngày 20/92007 của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc phê duyệt dự án đầu tư XDCT, dự án tổng thể Cải thiện Môi trường Đầu tư
tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư từ nguồn vốn ODA - Nhật Bản;
+ Quyết định số 2831/QĐ-CT ngày 31/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới thoát nước thải và Quyết
định số 2801/QĐ-CT ngày 27/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt
Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới thoát nước chung thành phố Vĩnh Yên thuộc
Dự án tổng thể Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn ODA -
Nhật Bản (giai đoạn I);
+ Các tài liệu thu thập được về hiện trạng các công trình thoát nước cũng
như hạ tầng kỹ thuật khác;
+ Các tài liệu hiện trạng xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án
có liên quan;
+ Các tiêu chí kỹ thuật, quy chuẩn chuyên ngành thoát nước và xử lý nước
thải hiện hành của Việt Nam;
+ Các quy định hiện hành khác của tỉnh Vĩnh Phúc.
32
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng thoát nước và xử lý nước
thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên.
+ Khu vực nghiên cứu của đề tài có khoảng 9.500 hộ gia đình tương đương
với 47.500 người. Khu vực nghiên cứu bao gồm các phường: Khai Quang, Liên
Bảo, Ngô Quyền, Đống Đa.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, KTXH của thành phố Vĩnh Yên;
- Đánh giá công tác quản lý thoát nước và xử lý thải sinh hoạt của thành
phố Vĩnh Yên;
- Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của
thành phố Vĩnh Yên;
- Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh
hoạt của thành phố Vĩnh Yên đến một số vấn đề liên quan;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Tiến hành đi khảo sát thực tế và đánh giá chung về hiện trạng thoát nước;
hiện trạng xử lý nước thải trong phạm vi, khu vực nghiên cứu.
Quan sát: ở đây chọn phương pháp quan sát không tham gia, nghĩa là
người quan sát sẽ là một chủ thể riêng biệt bên ngoài hệ thống được chọn quan
sát và xem xét hệ thống một cách khách quan. Các đối tượng cần quan sát là:
i) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các hộ gia đình, các khu dân
cư, nhà hàng, khách sạn...
33
ii) Hệ thống ao/đầm/hồ... nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ gia
đình; tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước của thành phố;
iii) Hệ thống ống/cống thu gom đấu nối từ các hộ gia đình ra hệ thống
cống thoát nước chung của thành phố;
iv) Các điểm xả nước thải của hộ gia đình ra hệ thống thoát nước; các
điểm xả của hệ thống thoát nước ra hệ thống ao/hồ tiếp nhận nước thải.
Địa điểm quan sát: Quan sát ngẫu nhiên các vị trí trong khu vực nghiên cứu.
Điều tra, phỏng vấn: là phương pháp thông dụng để thu thập thông tin.
Thiết kế bộ câu hỏi để phỏng vấn, lấy ý kiến khoảng 100 hộ dân trong khu vực
nghiên cứu. Nội dung điều tra là về hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải sinh hoạt (thực tế so với nhu cầu, chất lượng của hệ thống, ảnh hưởng của
nước thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng)...
2.3.2. Phương pháp kế thừa
Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến đầu tư, quản lý và theo dõi,
đánh giá nước thải sinh hoạt, công tác quản lý nước thải sinh hoạt và các thông
tin liên quan khác. Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của dân cư
sống trong khu vực tiến hành phân tích và đánh giá công tác thoát nước và xử lý
nước thải trong khu vực; Phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm của hệ thống xử
lý nước thải.
2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả có sử dụng phương pháp tham
khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn về công tác quản lý hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải. Các chuyên gia được hỏi thuộc một số cơ quan
liên quan trong tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm từng
bước hoàn thành đề tài này như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,
Cục Thống kê, Phòng Quản lý Đô thị thành phố Vĩnh Yên, Công ty Cổ phần Cấp
thoát nước số 1 Vĩnh Phúc…. Phương pháp áp dụng ở đây được hỏi trực tiếp
chuyên gia, cán bộ quản lý chuyên môn. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên
34
gia, cán bộ quản lý, tác giả sẽ tổng hợp các ý kiến hỗ trợ cho quá trình nghiên
cứu đánh giá đề tài.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có
liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các dự án, đề tài nghiên cứu, tài liệu
hội thảo, internet, sách báo...). Sau khi đã có những số liệu thu thập được, những
gì được chứng kiến trong quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý,
tham khảo ý kiến chuyên gia và kết hợp với kiến thức chuyên ngành của mình để
tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất biện pháp nâng
cao công tác quản lý phù hợp. Các số liệu được thực hiện trên bảng biểu. Số liệu
được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và soạn
thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word.
35
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên là đô thị đã được hình thành cách đây hơn một thế
kỷ, được chuyển lên thành phố Vĩnh Yên theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP
ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Chính Phủ. Vĩnh Yên nằm trong vùng ảnh
hưởng của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội hơn 60 km về phía Tây Bắc.
Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên
Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các xã Định
Trung, Thanh Trù [12].
Vĩnh Yên tiếp giáp với các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
- Phía đông: giáp huyện Bình Xuyên;
- Phía Tây và Bắc: giáp huyện Tam Dương;
- Phía Nam: giáp huyện Yên Lạc.
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
36
Khu vực nghiên cứu của đề tài bao trọn khu dân cư nội thành cũ của Vĩnh
Yên gồm: Một phần phường Khai Quang; Một phần phường Khai Quang và một
phần phường Liên Bảo; Phường Ngô Quyền; Một phần phường Liên Bảo;
Phường Đống Đa.
Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu của đề tài
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải, cao
độ từ 6m đến 30m. Phía Bắc là vùng đồi thấp có cao độ 9-30m cao dần về phía
Đông Bắc (Tam Đảo). Phía Nam và Tây Nam là Đầm Vạc tiếp nối với những
cánh đồng thấp có cao độ 6-8m thường bị ngập nước trong mùa mưa.
Điểm nổi bật về mặt địa hình trong khu vực là có hệ thống ao hồ phong
phú. Đầm Vạc nằm phía Tây Nam thành phố có diện tích khoảng 255 ha với
dung tích ước tính khoảng 8 triệu m3 nước và một số hồ, đầm khác trong khu
vực có tổng diện tích mặt nước khoảng 35 ha, bao gồm: Đầm Chúa và Đầm Vậy,
Khu vực 2
Khu vực 1
Khu vực 4
Khu vực 3
Khu vực 5
37
phường Ngô Quyền; Đầm Bờ Rèm và đầm Bà Làng, phường Đống Đa; Hồ cống
Tỉnh, đầm Bờ Phát, hồ Canh Nông và đầm Cầu Phao, phường Tích Sơn; Hồ Bảo
Quang, phường Khai Quang…
Các hồ đầm này kết hợp với Đầm Vạc và Sông Phan hình thành hệ thống
ao hồ, có chức năng đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thoát nước và xử lý nước
thải, cũng như điều hòa không khí cho khu vực. Tuy vậy, do quá trình đô thị hóa
phát triển mạnh tại địa phương, quá trình mở rộng Quốc lộ 2, quá trình xây dựng
tự phát, do việc cơi nới, lấn chiếm của người dân, diện tích mặt nước khu vực
đang có xu hướng bị thu hẹp dần [2], [3], [12].
Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng nhiệt đới
gió mùa với khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó,
mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu tương đối ôn hòa. Mùa Hạ
nóng và mùa Đông lạnh tương ứng với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
38
Trong giai đoạn 2008-2012, diễn biến thời tiết trên cả nước nói chung và
Vĩnh Phúc nói riêng có nhiều biến đổi bất thường: hiện tượng nắng nóng, rét
đậm, khô hạn hay mưa lũ xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn. Thời tiết, khí
hậu có biểu hiện trở nên khắc nghiệt với hàng loạt các sự cố về môi trường như:
bão, lũ, lốc xoáy, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập đã gây thiệt hại lớn cho
người và tài sản [2].
3.1.1.4. Địa chất - Thuỷ văn
Về địa chất:
Cấu tạo địa tầng ở khu vực khảo sát từ mặt đất đến độ sâu 19m bao gồm
các lớp: đất lấp dày 0,4m đến 1,7m; Sét pha nửa cứng chứa dăm sạn Latêrit từ
1,8m đến 4,8m; Sét pha nửa cứng màu nâu vàng, xanh rêu từ 3,1m đến 14,8m;
Sét pha nửa cứng chứa dặm sạn đá chưa phong hóa hết, màu nâu vàng, xanh rêu,
trạng thái dẻo đến dẻo cứng, mặt lớp xuất hiện từ độ sâu 8,6m đến 18,2m và
khoan sâu đến 15-19m chưa kết thúc.
Về thủy văn:
Do thành phố Vĩnh Yên có hệ thống ao hồ phong phú, có Đầm Vạc giữ
vai trò là thủy vực tiêu thoát nước mưa của khu vực phía Bắc thành phố Vĩnh
Yên trước khi đổ vào sông Phan chảy ra sông Cà Lồ. Vì vậy, Đầm Vạc mang
tính chất là hồ điều hòa, điều tiết nước trong mùa mưa và cung cấp nước trong
mùa khô cho khu vực. Mực nước cao nhất trong mùa mưa tại Đầm Vạc là Hmax
= 8,5-9,0 m.
Sông Phan có chiều dài 31 km, tổng diện tích lưu vực 87 km2, bắt nguồn
từ núi Tam Đảo đi qua một số huyện của Vĩnh Phúc và đổ vào Đầm Vạc tại
thành phố Vĩnh Yên. Sông Phan là nguồn bổ cập nước sạch chính cho Đầm Vạc.
Sông Cà Lồ và sông Phan làm nhiệm vụ tưới tiêu cho toàn thành phố Vĩnh Yên
và cả vùng Phúc Yên, Sóc Sơn, Nội Bài…[3].
Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/34BBTzD
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
39
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên năm 2010, 2011, 2012 (%)
Ngành
Năm 2010
Tỉ đồng
(%)
Năm 2011
Tỉ đồng
(%)
Năm 2012
Tỉ đồng
(%)
Tỉ lệ tăng, giảm
năm 2012 so với
năm 2010 (%)
Nông, lâm, thủy
sản
7.621
(7,23)
10.662
(8,10)
13.967
(8,53) 1,83
Công nghiệp, xây
dựng
81.281
(77,12)
99.128
(75,37)
120.936
(73,92)
1,48
Dịch vụ 16.479
(15,65)
21.730
(16,53)
28.683
(17,5)
1,74
Tổng 105.382
(100%)
131.520
(100%)
163.586
(100%)
1,55
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010,2011,2012 [11]
Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Vĩnh Yên có bước chuyển dịch theo
hướng gia tăng nhanh khu vực Công nghiệp - Xây dựng. So sánh tốc độ tăng
trưởng giá trị kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, từ năm 2010 đến
năm 2012, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có đóng góp lớn nhất 77,12%, thứ
nhì là lĩnh vực dịch vụ có đóng góp 17,5%. Nông, lâm, thủy sản đạt tỉ lệ tăng
trưởng cao nhất ở mức 8,53%.
Cùng với xu thế chung của cả nước, nhờ triển khai tốt Luật Doanh nghiệp và
Luật Đầu tư trên địa bàn, thành phần kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển nhanh
trong giai đoạn vừa qua, dần nâng cao vai trò của mình về kinh tế của thành phố.
3.1.2.2. Dân số và lao động
Năm 2012, mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên là 1.929người/km2
, gấp
hơn 2 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (914 người/km2
). Nếu tính cả số dân
không thường trú, thì mật độ dân số lên tới khoảng 2.413người/km2
, gấp 2,53 lần
so với mật độ dân số của toàn tỉnh [11], [12].
Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/34BBTzD
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
40
Bảng 3.2: Tình hình dân số của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2012
Cơ cấu dân số Đơn vị 2009 2010 2011 2012
Dân số trung bình Người 94.348 95.682 96.876 98.025
- Nam " 46.497 47.427 48.020 48.305
- Nữ " 47.851 48.255 48.856 49.720
- Thành thị " 79.592 82.744 83.332 83.550
- Nông thôn " 14.756 12.938 13.544 14.475
- % thành thị % 84,3 86,4 86,1 85,2
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2009 - 2012[11]
Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số thành phố Vĩnh Yên
2012
2011
2010
2009
94.348 95.685 96.876 98.025
1,011%
1,012%
1,014%
1,0
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Tốc độ tăng dân số hàng năm (người)
D
ân
số
th
àn
h
p
h
ố
V
ĩn
h
Y
ên
(n
g
ườ
i)
Năm Dân số Tỉ lệ
Hình 3.4: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số của thành phố Vĩnh Yên
41
Bảng 3.3: Dân số và lao động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012
Diễn giải
Đơn vị
tính
Số lượng Tỷ lệ (%)
I. Tổng số hộ hộ 24.211 100
- Hộ nông nghiệp hộ 3.394 14,01
- Hộ phi nông nghiệp hộ 20.833 85,99
II. Tổng số lao động LĐ 67.127 100
1. Theo giới tính LĐ
- Nữ LĐ 33.268 49,55
- Nam LĐ 33.858 50,45
2. Theo lứa tuổi LĐ
- Từ 10-17 LĐ 2.013 2,99
- Từ 18-60 tuổi LĐ 61.756 91,99
- Trên 60 tuổi 3.358 5,02
3. Theo trình độ nghề LĐ
- Qua đào tạo LĐ 20.003 29,79
- Lao động phổ thông LĐ 47.124 70,19
4.Theo ngành nghề LĐ
- Nông nghiệp LĐ 10.069 14,99
- Phi nông nghiệp LĐ 57.057 85,01
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Vĩnh Yên
3569785

More Related Content

What's hot

đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...nataliej4
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAYĐề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ ManganĐề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
 
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉn...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuanHải Nguyễn
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (20)

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAYLuận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họcLuận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
 
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
 
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự họcLuận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOTSự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuan
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỒNG MINH HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG THÁI NGUYÊN - 2013
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kiến nghị và đề xuất trong luận văn không sao chép của bất kỳ tác giả nào. Tác giả luận văn Đồng Minh Hùng
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài theo quy định của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện, cung cấp cho tôi những số liệu hữu ích, khách quan để tôi thực hiện đề tại một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã có những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và có những ý kiến bổ ích và hết sức quý báu trong thời gian tôi thực hiện đề tài này. Tác giả luận văn Đồng Minh Hùng
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vii DANH MỤC ẢNH, ĐỒ THỊ ................................................................................ viii MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................2 3. Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4 1.1. Khái quát về thoát nước và nước thải sinh hoạt ....................................................4 1.1.1. Khái quát về thoát nước ...............................................................................4 1.1.2. Khái quát về nước thải sinh hoạt..................................................................9 1.1.2.1. Khái niệm về nước thải sinh hoạt.................................................................9 1.1.2.4. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng......11 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...............................................21 1.2.1. Cơ cấu quy mô hộ gia đình ............................................................................21 1.2.2 Thu nhập và mức sống....................................................................................23 1.2.3. Trình độ học vấn.............................................................................................24 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................................28 1.3.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................28 1.3.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................29 1.3.2.1. Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải ..................................................29 1.3.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý..........................................................................................................29 1.3.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................30
  • 5. iv Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................32 2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................32 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................32 2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.......................................................32 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu......................................................34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................35 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên...............................35 3.1.1.Điều kiện tự nhiên.......................................................................................35 3.1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................35 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................36 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.........................................................................................37 3.1.1.4. Địa chất - Thuỷ văn.....................................................................................38 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................39 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................39 3.1.2.2. Dân số và lao động......................................................................................39 3.1.2.3. Tình hình dân trí của thành phố Vĩnh Yên.................................................43 3.1.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng [2], [12], [19]......................................................43 3.1.2.5. Quy mô đất đai ............................................................................................46 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt..............................................47 3.2. Công tác quản lý thoát nước và XLNT sinh hoạt thành phố Vĩnh Yên.............48 3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt ....48 3.2.2. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu....................................................................................51 3.2.3. Đánh giá khả năng thoát nước một số công trình trong khu vực nghiên cứu.....52 3.2.4. Đánh giá của người dân về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu ..........................................................53 3.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên..............................................................................................................54
  • 6. v 3.3.1. Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên..................54 3.3.1.1. Các loại hình thoát nước thải sinh hoạt hiện tại khu vực nghiên cứu........54 3.3.1.2. Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt hộ gia đình....................................58 3.3.2. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên.......................61 3.3.2.1. Hiện trạng xử lý nước thải ..........................................................................61 3.3.2.2. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.........61 3.3.2.3. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải một số nhà hàng, khách sạn...........61 3.3.2.4. Chất lượng nước thải xả ra môi trường từ hệ thống XLNT sinh hoạt.......66 3.3.2.5. Chất lượng nước mặt tại một số nguồn tiếp nhận nước thải......................67 3.4. Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đến một số vấn đề liên quan.................................................................................................74 3.4.1. Ảnh hưởng tới nước mặt ............................................................................74 3.4.2. Tác động đến sức khỏe con người .............................................................74 3.4.3. Tác động đến phát triển kinh tế xã hội.......................................................75 3.4.4. Ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực..............................................................76 3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ........................................................................76 3.5.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn..........................................................76 3.5.1.1. Thuận lợi......................................................................................................76 3.5.1.2. Khó khăn......................................................................................................77 3.5.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý...........................................78 3.5.2.1. Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý.................................................78 3.5.2.2. Đẩy mạnh giám sát thực thi Luật Bảo vệ Môi trường/Luật Xây dựng......79 3.5.2.3. Đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật................................................................80 3.5.2.4.Tuyêntruyềngiáodụcnângcaonhậnthứcvàtráchnhiệmbảovệmôitrường ......81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................83 1. Kết luận ............................................................................................................83 2. Khuyến nghị.....................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................86
  • 7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTXH : Kinh tế xã hội LĐ : Lao động QLDA :Quản lý dự án TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng...... 11 Bảng 1.2. Hàm lượng chất bẩn của một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước (theo quy định của TCXD 51:2007 )..................................... 11 Bảng 1.3. Thành phần nước thải sinh hoạt............................................................... 12 Bảng 1.4. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý .......................... 12 Bảng 1.5. Nghề nghiệp của người dân khu vực nghiên cứu năm 2012 ................... 21 Bảng 1.6. Phân loại hộ theo mức sống khu vực nghiên cứu năm 2012................... 22 Bảng 1.7. Trình độ học vấn theo độ tuổi của chủ hộ ............................................... 23 Bảng 1.8. Trình độ học vấn của người dân trong khu vực nghiên cứu.................... 24 Bảng 1.9. Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình năm 2012 ................................. 26 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên qua các năm (%) ......................39 Bảng 3.2: Tình hình dân số của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2012............ 40 Bảng 3.3: Dân số và lao động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012 ......................... 41 Bảng 3.4: Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình............................................ 42 Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên ...........................................46 Bảng 3.6: Một số công trình thoát nước được đầu tư xây dựng năm 2010-2012 ....22 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của hộ gia đình....................................... 58 Bảng 3.8: Hiện trạng hệ thống thoát nước của hộ gia đình ......................................59 Bảng 3.9: Hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân phố .............................................59 Bảng 3.10: Thành phần và tính chất nước thải nhà hàng, khách sạn .......................62 Bảng 3.11: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số vị trí xả thải ........................66 Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thành phố Vĩnh Yên năm 2010 .....68 Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Vĩnh Yên năm 2011...... 70 Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Vĩnh Yên 2012...... 70 Bảng 3.15: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Đầm Vạc năm 2012 ..........72
  • 9. viii DANH MỤC ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Thành phần chất rắn có trong nước thải................................................... 16 Hình 1.2: Phân loại hộ gia đình theo mức sống năm 2012 ...................................... 22 Hình 1.3: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình...................................................... 25 Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên.................................................... 35 Hình 3.2: Sơ đồ Khu vực nghiên cứu của đề tài ...................................................... 36 Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên.......................... 37 Hình 3.4: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số của thành phố Vĩnh Yên ................40 Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu của đề tài ..................................................36 Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên .....................37 Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện tại ở thành phố Vĩnh Yên ...........................................................49 Hình3.6:Nướcthảisinhhoạtthoátxungquanhnhàởkiểucũ,phườngĐốngĐa ...........54 Hình 3.7: Nước thải sinh hoạt thải ra cống phía sau nhà ở thuộc phường Khai Quang .........................................................................................55 Hình 3.8: Thoát nước thải sinh hoạt qua hệ thống ống thu gom uPVC phường Liên Bảo ................................................................................56 Hình 3.9: Nước thải sinh hoạt thoát trực tiếp ra hồ tại phường Ngô Quyền ...............56 Hình 3.10: Nước thải sinh hoạt thoát ra hệ thống mương hở xuống cấp phường Liên Bảo ................................................................................57 Hình 3.11: Thoát nước thải chung với hệ thống thoát nước mưa phường Khai Quang .........................................................................................58 Hình 3.12: Sơ đồ xử lý nước thải của khách sạn Hồng Ngọc .............................62 Hình 3.13: Sơ đồ xử lý nước thải của khách sạn Vĩnh Yên ................................63 Hình 3.14: Sơ đồ xử lý nước thải của nhà hàng Cơm Phố ..................................64 Hình 3.15: Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của thành phố Vĩnh Yên đang xây dựng ............................................65 Hình 3.16: Thi công đường ống thu gom nước thải sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn phường Khai Quang .......................................................66
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Vĩnh Phúc gồm thành phố Vĩnh Yên và 8 huyện/thị, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và du lịch, là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp chiến lược trọng yếu của khu vực châu thổ Sông Hồng. Cho đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công trong việc thu hút những nhà đầu tư lớn như: Toyota, Honda, Compal... Một trong các tiêu chí quan trọng của một thành phố là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mà trong đó hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường phải được phát triển phù hợp với phát triển không gian kiến trúc và kinh tế xã hội và làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển đô thị bền vững và nâng cao điều kiện sống của toàn bộ cộng đồng xã hội [3]. Đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm qua đang dành sự ưu tiên cho hệ thống cấp nước phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt của người dân, hệ thống thoát nước mới chỉ được đầu tư cục bộ theo dự án và theo công trình. Đặc biệt về mặt xử lý nước thải, hiện tại chỉ mới có các bể tự hoại là công trình duy nhất xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và công trình công cộng dịch vụ mà chưa có công trình xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu về môi trường. Hơn nữa các bể tự hoại cũng được xây dựng không theo tiêu chuẩn và không có cơ quan nào quản lý nên chất lượng nước thải ra môi trường không kiểm soát được. Hệ thống cấp nước ở thành phố đã được cải thiện một cách đáng kể là động lực để người dân sử dụng công trình vệ sinh dội nước, cải thiện được môi trường sống nhờ giảm được hố xí khô nhưng lại làm tăng lượng nước thải xả ra môi trường [4]. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải mặc dù có được quan tâm đầu tư trong những năm vừa qua vẫn còn lạc hậu, xây dựng chắp vá không đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành
  • 11. 2 phố. Sự lạc hậu về điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đang tạo ra những rủi ro lớn về sức khỏe của người dân, đến môi trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Với tình trạng xả thải bừa bãi đã tác động xấu đến môi trường sinh thái của thành phố Vĩnh Yên, nguồn nước ngầm và khí hậu ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, dân số của thành phố liên tục tăng nhanh, nguồn nước thải xả ra ngày càng nhiều, người dân sẽ dễ phát sinh các loại bệnh về hô hấp, tiêu hoá... úng ngập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư, giao thông ùn tắc, hàng năm ngân sách và người dân phải trả phí để giải quyết hậu quả của việc ngập úng gây lên sự tốn kém. Để có phương hướng khắc phục tình trạng trên, việc đánh giá tình hình thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên là hết sức cần thiết để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nâng cao chất lượng quản lý cũng như đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đồng bộ. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của việc thoát nước và xử lý nước thải, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, giáo viên hướng dẫn và sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá được hiện trạng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công tác quản lý thoát nước thải của thành phố Vĩnh Yên; đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên và mức độ ảnh hưởng của việc thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đến sức khoẻ và cuộc sống của dân cư trong khu vực; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn để
  • 12. 3 từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên. 3. Yêu cầu của đề tài Để thực hiện đề tài cần tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; Các quy định, quy chuẩn của Việt Nam về thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt; Quy hoạch chung thoát nước và xử lý nước thải của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên; Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này góp phần quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tốt hơn, kiểm soát phần nào chất lượng nước thải thải ra đầu nguồn, đánh giá được mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận và ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới phát triển kinh tế xã hội, mỹ quan khu vực và tác động đến sức khỏe con người. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài xác định được hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Vĩnh Yên; các loại hình thoát nước thải, khả năng tiêu thoát nước, các công trình xử lý nước thải sinh hoạt; các chỉ tiêu chính gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải trong khu vực nghiên cứu.
  • 13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về thoát nước và nước thải sinh hoạt 1.1.1. Khái quát về thoát nước Thoát nước được hiểu bao gồm: Thoát nước mưa, thoát nước thải sản xuất, thoát nước thải sinh hoạt, thoát nước thải hỗn hợp... Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước tự nhiên: dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề mặt. Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi trường, úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có khoảng 760 đô thị. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Mới chỉ có gần 10% nước thải đô thị được xử lý. Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong công trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Ngoài
  • 14. 5 ra, cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao thông và các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý. Biến đối khí hậu cũng đang ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là ở các đô thị ven biển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, đến năm 2050, mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao thêm 30 cm. Biến đổi khí hậu còn dẫn đến những hệ quả như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật... ảnh hưởng lớn đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải, nước bề mặt [1]. Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ ngập lụt, xói mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá. Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới: hướng tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất lượng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm. Đó chính là những nguyên lý của SUDS (Sustainable Urban Drainage System). Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS là thoát chậm, không phải thoát nhanh, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó có thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràn cống, gây ngập đường, lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước
  • 15. 6 mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hòa trên diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước là một cách làm phổ biến. Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng cường việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu. Trong trường hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân tán dòng chảy theo các lưu vực nhỏ, dẫn nước đi bằng những giải pháp như sử dụng kênh mương hở và nông, lưu giữ nước mưa trong những hồ chứa và cho thấm xuống đất ở những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây… Ngành thoát nước và xử lý nước thải Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hiện tại ngành thoát nước và xử lý nước thải đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hệ thống thoát nước đầu tư qua nhiều thời kỳ khác nhau vẫn chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; Nước thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nặng nề; Tỷ lệ xử lý nước thải tập trung còn rất thấp; Hiện tượng gây ngập úng ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn vẫn thường xuyên xảy ra…. Sự thiếu hụt về tài chính, những bất cập trong chính sách, năng lực quản lý vận hành còn hạn chế, chưa kể đến biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt gây ra những hậu quả khôn lường. Đó là những thách thức rất lớn đối với ngành thoát nước và xử lý nước thải của Việt Nam. Bởi vậy, Chính phủ Việt Nam cũng đã khẳng định mối quan tâm và cam kết của mình trong việc thực hiện định hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chính phủ đã ra nhiều chính sách, chương trình, giải pháp, ban hành định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 [1]. Các đô thị lớn như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tình trạng ngập úng ngày càng trở nên trầm trọng đang là bài toán nan giải của các cơ quan chức năng. Mặc dù các đô thị này có các công ty quản lý hệ thống thoát nước nhưng
  • 16. 7 do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, hệ thống thoát nước cũ, mức độ đầu tư tuy lớn nhưng thiếu đồng bộ nên hiệu quả thoát nước rất thấp. Thoát nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, khu đô thị hiện tại chủ yếu có các loại hình [5]: i) Thoát nước thải sinh hoạt chung với nước mưa, nước sản xuất: Nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất… được thu gom, vận chuyển trong cùng một hệ thống cống thoát nước và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. + Ưu điểm: - Tổng chiều dài đường ống nhỏ do chỉ phải xây dựng một hệ thống ống cống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải; - Chi phí xây dựng và quản lý vận hành rẻ. + Nhược điểm - Hệ thống không hoạt động hết công suất vào mùa khô nên hiệu suất đầu tư kém, khó đạt hiệu quả như mong muốn. - Không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường do nước thải không được thu gom và làm sạch trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. ii) Nước thải sinh hoạt được tách và thu gom riêng để đưa về các Nhà máy/Trạm xử lý cục bộ hay tập trung. Hệ thống này sẽ bao gồm 02 hệ thống thoát nước riêng biệt: - Hệ thống thoát nước bẩn: Tất cả các loại nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất…) cùng chảy vào hệ thống cống dẫn sau đó được làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…); - Hệ thống thoát nước mưa: Có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa riêng biệt và đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…) không qua xử lý. + Ưu điểm: - Đảm bảo vệ sinh tốt nhất trong tất cả các kiểu hệ thống thoát nước vì toàn bộ nước bẩn được thu gom và làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
  • 17. 8 - Công suất các trạm bơm chuyển tiếp và công suất nhà máy xử lý nước thải nhỏ. - Mạng lưới đường ống cống thoát nước thải thường xuyên sử dụng hết công suất và có chế độ thủy lực tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, giảm cặn lắng trong mạng lưới đường ống. + Nhược điểm - Tại khu vực trung tâm, các khu phố cũ, mặt cắt đường hẹp, việc tổ chức mạng lưới cống thu gom nước thải gặp rất nhiều khó khăn; - Tổng chiều dài đường ống lớn nên chi phí xây dựng và quản lý vận hành cao; - Phải xây dựng nhiều trạm bơm chuyển bậc cho hệ thống thoát nước thải; - Không thu gom và xử lý được lượng nước mưa đợt đầu bị nhiễm bẩn và nước rửa đường phố. iii) Hệ thống thoát nước nửa riêng Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mưa cùng chảy vào hệ thống cống dẫn chung. Trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận, nước thải được tách ra bởi giếng tách nước (giếng tràn). Tại giếng tràn này nước được tách ra làm 02 phần chảy theo hai loại cống riêng: cống dẫn nước thải đến khu xử lý, cống dẫn nước mưa có pha lẫn nước thải với nồng độ cho phép đổ ra nguồn tiếp nhận. Khi không có mưa, nước thải chảy theo cống dẫn nước thải tới nhà máy xử lý. Khi có mưa: thời gian đầu trận mưa, lưu lượng nước mưa còn nhỏ và nồng độ chất bẩn trong hỗn hợp nước thoát cao, nước mưa và nước thải theo cống dẫn đến nhà máy xử lý. Thời gian sau của trận mưa, lượng nước mưa lớn, nồng độ chất bẩn trong hỗn hợp nước thoát nhỏ, hỗn hợp nước thải được pha loãng với nước mưa dẫn thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua các công trình xử lý. + Ưu điểm - Tổng chiều dài đường ống nhỏ hơn phương án trên do không phải xây
  • 18. 9 dựng hệ thống cống thu gom trực tiếp nước thải; - Thu gom và xử lý được lượng nước mưa đợt đầu bị nhiễm bẩn. + Nhược điểm: - Công suất các trạm bơm, nhà máy xử lý lớn, vào mùa khô các công trình này hoạt động không hết công suất; - Không kiểm soát được lượng nước ngầm chảy vào mạng lưới đường cống, nhất là hệ thống thoát nước hiện hữu; - Vào mùa khô không kiểm soát được mùi hôi từ các hố ga thu nước; - Chi phí xây dựng và quản lý vận hành tương đối cao. iv) Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra các ao/hồ, sông suối: Ở các khu dân cư có ao hồ gần nhà, nước thải, nước mưa…thường thải trực tiếp ra ao/hồ tiếp nhận. v) Nước thải sinh hoạt chảy tràn ra hệ thống kênh mương đất rồi thấm vào lòng đất. 1.1.2. Khái quát về nước thải sinh hoạt 1.1.2.1. Khái niệm về nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước thải đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa ... của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ... nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người [10]. 1.1.2.2. Nguồn gốc hình thành nước thải sinh hoạt Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả là làm cho hàm lượng ô xy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước gây suy thoái thủy vực.
  • 19. 10 Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên đầu người có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy thẳng ra song, ao, hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. 1.1.2.3. Nhu cầu sử dụng nước và lưu lượng nước thải Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xác định trên cơ sở lượng nước sạch tiêu thụ. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là từ 100 lít đến 250l/người/ngày (đối với các nước đang phát triển) và từ 150 lít đến 500l/người/ngày (đối với các nước phát triển). Tiêu chuẩn cấp nước các đô thị nước ta hiện nay dao động từ 120 lít đến 180l/người/ngày. Đối với khu vực nông thôn, tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt từ 50 lít đến 120l/người/ngày. Tiêu chuẩn nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt của nhân dân [6 ]. Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó.
  • 20. 11 1.1.2.4. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của các cơ sở dịch vụ và công trình công cộng Nguồn nước thải Đơn vị tính Lưu lượng, l/ngày Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5-15 Khách sạn Khách 152-212 Nhân viên phục vụ 30-45 Nhà ăn Người ăn 7,5-15 Siêu thị Người làm việc 26-50 Bệnh viện Giường bệnh 473-908 ( 500-600) Nhân viên phục vụ 19-56 Trường Đại học Sinh viên 56-113 Bể bơi Người tắm 19-45 Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15-30 Nguồn: Metcalf&Eddy [21] 1.1.2.5. Hàm lượng chất bẩn có trong nước thải Bảng 1.2. Hàm lượng chất bẩn của một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước Các chất Giá trị (gam/ng.đ) - Chất lơ lửng (SS ) - BOD5 của nước thải chưa lắng - BOD5 của nước thải đã lắng - Nitơ amôn (N-NH4) - Phốt phát (P2O5) - Clorua (Cl- ) 60,65 65 30,35 8 3,3 10 Nguồn: Bộ Xây dựng, 2008[7 ], [8]
  • 21. 12 1.1.2.6. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt Bảng 1.3. Thành phần nước thải sinh hoạt Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình Tổng chất rắn ( TS), mg/l 350-1.200 720 -Chất rắn hoà tan (TDS) , mg/l 250-850 500 -Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l 100-350 220 -BOD5, mg/l 110-400 220 -Tổng Nitơ, mg/l 20-85 40 -Nitơ hữu cơ, mg/l 8-35 15 -Nitơ Amoni, mg/l 12-50 25 -Nitơ Nitrit, mg/l 0-0,1 0,05 -Nitơ Nitrat, mg/l 0,1-0,4 0,2 -Clorua, mg/l 30-100 50 -Độ kiềm, mgCaCO3/l 50-200 100 -Tổng chất béo, mg/l 50-150 100 -Tổng Phốt pho, mg/l 8 Nguồn:Metcalf&Eddy [21 ] Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 -50%) gồm tinh bột đường xenlulo và các chất béo (5-10%), nồng độ chất hữu cơ trong nước thải dao động trong khoảng 150 - 400 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng [20]. Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 - 60% tổng các chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người, động vật, xác động vật
  • 22. 13 phân hủy,.... Các chất hữu cơ trong nước thải theo tính chất hóa học bao gồm: chủ yếu là protein (40 - 60%), hydrat cacbon (25 - 50%), các chất béo, dẫu mỡ (10%), ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong thành phần của nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD và một số chỉ tiêu khác. Bên cạnh các chất trên, nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp, các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp Ankal benzen sunfonat - ABS, gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lý nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn tiếp nhận nước thải. Các chất vô cơ trong nước thải chiếm khoảng 20 - 40% gồm chủ yếu là cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ, dầu khoáng. Trong nước thải có mặt nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, rong, tảo, trứng giun sán,…Trong số các loại vi sinh vật đó có cả vi trùng gây bệnh. Về thành phần hóa học thì các vi sinh vật thuộc các chất hữu cơ [17]. Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác. Mức độ tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định. Bảng 1.4: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý Các chỉ tiêu Nồng độ Nhẹ Trung bình Nặng Chất rắn tổng cộng (mg/l) 350 720 1200 Tổng chất rắn hòa tan (mg/l) 250 500 850 Chất rắn lơ lửng (mg/l) 100 220 350 Chất rắn lắng được (mg/l) 5 10 20 BOD5 (mg/l) 110 220 400 Tổng cacbon hữu cơ (mg/l) 80 60 210 COD5 (mg/l) 250 500 1000 Tổng nito theo N (mg/l) 20 40 800 Tổng photphat theo P (mg/l) 4 8 15 Clorua (mg/l) 30 20 100 Sunfat (mg/l) 20 30 50 Độ kiềm theo CaCO3 (mg/l) 50 100 200 Dầu mỡ (mg/l) 50 100 150 Colifom (mg/l) 106 - 107 107 - 108 107 - 109 Chất hữu cơ bay hơi (µ g/l) <100 100 - 400 >400 Nguồn:Metcalf&Eddy [21 ]
  • 23. 14 1.1.2.7. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải Các chất rắn trong nước thải Nước thải là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố chủ yếu có trong thành phần của nước thải sinh hoạt là C, H, O, N. Các chất bẩn trong nước thải gồm cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được là các chất hòa tan và dạng keo. Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn không hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng được giữ lại trên giấy lọc kích hước lỗ 1,2 micromet (bao gồm chất rắn lơ lửng lắng được và chất rắn lơ lửng không lắng được). Các hợp chất hữu cơ trong nước thải Trong nước thiên nhiên và nước thải tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: protein, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, các loại phụ gia thực phẩm,....chất thải của người và động vật,....các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy, khó phân hủy,...Phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai trò là cơ chất đối với vi sinh vật, nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng lượng cho vi sinh vật. Xác định riêng rẽ từng loại chất hữu cơ là rất khó và tốn kém, vì vậy người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ. Các thông số thường được chọn là: TOC, DOC, COD; BOD trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ chủ yếu là cacbon hydrat (CHO). Việc xác định riêng biệt các thành phần hữu cơ riêng biệt là khó khăn, người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ thông qua chỉ tiêu COD, BOD. Thường giá trị COD nhỏ hơn nhiều giá trị BOD do không phải bất kỳ chất nào oxy hóa cũng chuyển thành CO2. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy yêu cầu để vi khuẩn oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Trong thời gian 5 ngày đầu với 200 C các vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy để oxy hóa các chất hữu cơ, sau đó trong điều kiện
  • 24. 15 dư oxy các loại vi khuẩn nitrit, nitrat bắt đầu hoạt động để oxy hóa các hợp phần nitơ thành nitrit và nitrat. Giữa đại lượng COD, BOD có mối quan hệ với nhau và liên hệ theo một tỉ lệ phụ thuộc vào loại nước thải, nước nguồn và cả trong quá trình xử lý. Độ bẩn sinh học của nước thải Nước thải có chứa nhiều vi sinh vật trong đó có nhiều vi sinh vật gây hại, các loại trứng giun…. Người ta xác định sự tồn tại của 1 loại vi khuẩn đặc biệt đó là trực khuẩn coli để đánh giá độ bẩn sinh học của nước thải. - Chuẩn số coli: thể tích nước thải ít nhất (ml) có 1 coli. Đối với nước thải sinh hoạt thì chuẩn số này là 1.10-7 . -Tổng số Coliform: số lượng vi khuẩn dạng coli trong 100ml nước (tính bằng cách đếm trực tiếp số lượng coli hoặc xác định bằng phương pháp MPN). 1.1.2.8. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt [17] Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước mà chúng ta thường gặp trong lĩnh vực cấp nước, thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số chất bẩn đặc trưng khác do hậu quả của việc sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, thương mại, dịch vụ…. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất lý hoá học và sinh học của các chất bẩn người ta tìm thấy trong nước thải sinh hoạt. Một vài chi tiêu đặc biệt khác thường được dùng để phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nước thải, chúng thường được xếp vào nhóm chỉ tiêu sinh hoá. i) Các chỉ tiêu lý hoá. Đặc tính hoá học quan trọng nhất của nước thải gồm: Chất rắn tổng cộng, mùi, nhiệt độ, độ màu, độ đục. Chất rắn tổng cộng Chất rắn tổng cộng trong nước thải bao gồm chất rắn không tan hoặc chất rắn lơ lửng và các hợp chất đã được hoà tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô giấy lọc ở nhiệt độ 1050 c đến trọng lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc và sau khi lọc trong cùng một
  • 25. 16 điều kiện cân chính lượng chất rắn có trong một thể tích mẫu đã được xác định. Khi phần cặn trên giấy lọc được đốt cháy thì các chất dễ bay hơi bị cháy hoàn toàn. Các chất dễ bay hơi được xem như một phần vật chất hữu cơ, cho dù một vài chất hữu cơ không bị cháy và một vài chất rắn vô cơ bị phân ly ở nhiệt độ cao. Vật chất hữu cơ bao gồm các protein, các carbonhydrate và các chất béo. Sự hiện diện các chất béo và dầu mỡ trong nước thải ở những lượng quá mức có thể gây trở ngại cho quá trình xử lý. Lượng châấ béo hay dầu mỡ trong một mẫu được xác định bằng cách cho hexanne vào một mẫu chất rắn thu được nhờ sự bay hơi. Bởi vì các chất béo và dầu mỡ hoà tan trong hexane, cho nên khối lượng của chúng được xác định bằng cách làm bay hơi dung dịch sau khi gạn lọc hoàn tất. Trong nước thải sinh hoạt có khoảng 40-65% chất rắn nằm ở trong trạng thái lơ lửng. Các chất này có thể nổi lên trên bề mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có thể hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có nhiều chất rắn vào sông, suối. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng rất nhanh, tuy nhiên các chất lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm chạp hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn lơ lửng có thể đạt được là những chất rắn mà chúng có thể được loại bởi quá trình lắng và thường được biểu diễn bằng đơn vị mg/l. Việc xác định chúng thường đươc tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng nón Imhoff. Thông thường khoảng 605 chất rắn lơ lửng trong nước thải đô thị là chất rắn có thể lắng được. Thành phần của chất rắn trong nước thải sinh hoạt được mô tả một cách tương đối như hình dưới đây.
  • 26. 17 Hình 1.1: Thành phần chất rắn có trong nước thải Nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả các dòng nước nóng ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại …. Và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí. Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đềi ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh vật, đến sự hoà tan của ô xy trong nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ liên quan đến quá trình lắng của các hạt cặn, so nhiệt độ ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng cặn trong nước thải. Nhiệt độ của nước thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý.Ở những vùng khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước cũng thay đổi từ 7-180 C, trong khi đó ở những vùng có khí hậu ẩm ám hơn nhiệt độ của nước có thể thay đổi trong khoảng 13 đến 240 C. Ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam nhiệt độ của nước thườn dao động ở mức 24 -290 C, đôi khi lên đến 300 C. Tổng cộng (720mg/l ) Lơ lửng (220mg/l Lọc được (500mg/l ) Keo (50mg/l) Hòa tan (450mg/l) Lắng được (160mg/l ) Không lắng được (60mg/l) Hữu cơ (150mg/l) Vô cơ (40mg/l) Hữu cơ (45mg/l) Vô cơ (15mg/l) Hữu cơ (40mg/l) Vô cơ (10mg/l) Hứu cơ (160mg/l) Vô cơ (290mg/l)
  • 27. 18 Độ màu Màu của nước thải là do các chất sinh hoạt hoặc do các sản phẩm được tạo ra trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là Platin - Coban (Pt-Co). Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải để chưa qua 6 giờ thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại nước phân huỷ đã bị phân huỷ một phần. Nếu xuất hiện màu xám xẫm hoặc đen, nước thải coi như đã bị phân huỷ hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếu khí (không có oxy). Hiện tượng nước thải ngả màu đen thường so sự tạo thành do sự tạo thành các sulfide khác nhau, đặc biệt là sulfide sắt. Điều này xảy ra khi hydro sulfua được sản sinh dưới dạng điều kiện yếm khí kết hợp với một số kim loại có hại có trong nước thải, chẳng hạn như sắt. Độ đục Độ đục của nước thải là do các lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo đục thông dụng là NTU. Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu (chưa xử lý) chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ ở nước sau khi ra khỏi bể lắng đợt 2 và được tính bằng công thức: Chất lơ lửng, SS (mg/l) = ((2,3-2,4) × độ đục (NTU). ii) Các chỉ tiêu hoá học và sinh học pH pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazơ của nước và được tính bằng nồng độ của ion hydro (pH= -lg{H+ }). pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hoá bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Các công trình xử lý sinh học thường hoạt động tôt s khi pH=6,5 -8,5. Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,9 -7,8.
  • 28. 19 Nhu cầu o xy hoá học (COD) Nhu cầu o xy hoạ học (COD) là lượng o xy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân huỷ sinh học và được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm chất xúc tác - sunfat bạc. Đơn vị đo của COD là mg O2/l hay mg/l. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá sinh hoá (các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học). BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ dạng hoà tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/l hoặc đơn giản mg/l. Đối với nước thải sinh hoạt, thông số BOD = 68%. Nitơ Nitơ có trong nước thải dạng các liên kết vô cơ và hữu cơ. Trong nước thải sinh hoạt phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. Còn nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4 + , NH3 và dạng oxy hoá: NO2 - và NO3 - . Chất hoạt động bề mặt Các các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 02 phần: Kỵ nước và ưa nước tạo nên sự hoà tan của các chất đó trong dầu và trong nước. Tạo nguồn ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa sinh hoạt. Oxy hoà tan Oxy hoà tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Lượng oxy hoà tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxy hoà tan cần thiết không nhỏ hơn 2mg/l.
  • 29. 20 1.1.2.9. Công nghệ xử lý nước thải hiện tại [13], [14] i) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp này là trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường. ii) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hoá lý: Phương pháp hóa lý ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh. iii) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí - trung gian anoxic - kị khí các quá trình hồ. Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất. Các phương pháp, công trình xử lý nước thải sinh hoạt khác cũng thường được áp dụng như: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hồ sinh học, cánh đồng tưới…
  • 30. 21 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 1.2.1. Cơ cấu quy mô hộ gia đình Quy mô hộ gia đình Quy mô trung bình của mỗi hộ là 4,8 người và có sự khác biệt đáng kể giữa các phường thuộc khu vực nghiên cứu. Phường có quy mô hộ gia đình cao nhất là Khai Quang, với 7,5 người/hộ; phường Đống Đa là 3,8 người/hộ; Ngô Quyền là 3,9 người/hộ và 4,3 người/hộ là cỡ hộ gia đình của phường Liên Bảo. Nghề nghiệp Cơ cấu nghề nghiệp của người dân trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là cán bộ công nhân viên chức (chiếm 29,9%), tiếp đến là những người kinh doanh, dịch vụ buôn bán (14,2%), những người làm thuê, công việc không ổn định (10,3%). Đặc biệt là những người không có việc làm hoặc ở nhà làm nội trợ do không có việc chiếm tới 14,5%. Như vậy một thực trạng là tỷ lệ các hộ dân có mức thu nhập không ổn định hàng tháng là khá cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của các hộ gia đình.
  • 31. 22 Bảng 1.5: Nghề nghiệp của người dân khu vực nghiên cứu năm 2012 Nghề nghiệp Các phường thuộc khu vực nghiên cứu Tổng cộng Phường Khai Quang Phường Liên Bảo Phường Đống Đa Phường Ngô Quyền Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cán bộ CNVC 69 32,1 144 32,2 76 31,0 41 21,0 300 29,9 Bộ đội, công an 9 4,2 10 2,2 2 0,8 3 1,5 24 2,2 Kinh doanh, dịch vụ buôn bán 32 14,9 48 10,7 31 12,7 46 23,6 157 14,2 Nông dân 35 16,3 29 6,5 29 11,8 3 1,5 96 8,7 Nội trợ 8 3,7 10 2,2 13 5,3 8 4,1 39 3,5 Làm thuê, công việc không ổn định 21 9,8 45 10,1 29 11,8 18 9,2 113 10,3 Không làm việc 17 7,9 58 13,0 19 7,8 27 13,8 121 11,0 Khác 24 11,2 103 23,0 46 18,8 49 25,1 222 20,1 Cộng 215 447 245 195 1.102 Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4] 22
  • 32. 23 1.2.2 Thu nhập và mức sống Thu nhập: Theo kết quả điều tra kết hợp phỏng vấn các hộ, năm 2012, thu nhập bình quân mỗi hộ là 204,7 triệu đồng, tương đương với 4,26 triệu đồng/người/tháng. Phường Ngô Quyền là phường có thu nhập trung bình tính theo đầu người thấp nhất, chỉ đạt mức 1.780.000 đồng/người/tháng với nguồn thu chính chủ yếu từ lương và phụ cấp từ Nhà nước. Trong khi đó, thu nhập trung bình tính theo đầu người của phường Đống Đa cao nhất, đạt 5.900.000đồng/người/tháng. Bảng 1.6: Phân loại hộ theo mức sống khu vực nghiên cứu năm 2012 Loại hộ Tiêu chí thu nhập/người/tháng Tỷ lệ (%) Hộ nghèo Dưới 750.000 2,1 Hộ thu nhập thấp Từ 750.000- 1.500.000 31,1 Hộ trung bình Từ 1.500.000 đến 2.500.000 39,9 Hộ khá Từ 2.500,000-3.500.000 15,4 Hộ giàu Trên 3.500.000 11,5 Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4] Phânloại hộ theo mức sống khuvực nghiêncứu(%) 2.1 31.1 39.9 15.4 11.5 Hộ nghèo Hộ thu nhập thấp Hộ trung bình Hộ khá Hộ giàu Hình 1.2: Phân loại hộ gia đình theo mức sống năm 2012
  • 33. 24 Chi tiêu: Khoản chi phổ biến nhất của các hộ gia đình là lương thực, thực phẩm, các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như điện, nước, điện thoại, đi lại,… 1.2.3. Trình độ học vấn Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình là tương đối cao. Trong số 1102 chủ hộ có 5,2% chưa học xong cấp I, là những chủ hộ cao tuổi. Hầu hết chủ hộ gia đình đều có trình độ văn hóa cấp II, cấp III chiếm 62,5%. Có 309 người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 28,0%. Số chủ hộ trẻ (18-30 tuổi) chiếm 8%. Số chủ hộ trung niên (31-60 tuổi) chiếm 87%, trong đó độ tuổi 31 - 40 chiếm 33%, 41-50 tuổi chiếm 38% và 51-60 tuổi chiếm 5% trong tổng số chủ hộ được điều tra phỏng vấn. Chủ hộ ở độ tuổi trẻ, trung niên chiếm tỉ lệ cao và có trình độ văn hóa là điều kiện thuận lợi đối với công tác thông tin tuyên truyền và dân vận [4]. Bảng 1.7: Trình độ học vấn theo độ tuổi của chủ hộ Học vấn theo độ tuổi của chủ hộ Độ tuổi Tổng Tỷ lệ (%) Dưới 18 18- 30 31- 40 41- 50 51- 60 Trên 60 Mù chữ 0 12,9 2,4 12 1,1 Chưa học xong tiểu học (lớp 1 - 5) 0 0,7 2,0 3,3 11,9 57 5,2 Tốt nghiệp cấp 1 0 1,3 1,2 2,7 5,4 32 2,9 Tốt nghiệp cấp 2 (lớp 6 - 9) 0 12,9 23,3 30,8 38,6 32,1 353 32,0 Tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10 - 12) 0 38,7 34,7 35,6 32,2 22,3 336 30,5 Cao đẳng, đại học 0 32,3 39,3 30,4 23,2 25,6 309 28,0 Không biết/ ko trả lời 0 3,2 0,7 0,3 3 0,3 Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4]
  • 34. 25 Bảng 1.8: Trình độ học vấn của người dân khu vực nghiên cứu Học vấn Các phường thuộc khu vực nghiên cứu Tổng cộng Khai Quang Liên Bảo Đống Đa Ngô Quyền Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Mù chữ 35 2,1 24 1,3 11 1,2 11 1,4 81 1,5 Chưa học xong tiểu học (lớp 1 - 5) 200 12,4 143 7,4 97 10,2 83 10,5 523 9,9 Tốt nghiệp cấp 1 63 3,9 51 2,6 32 3,3 18 2,3 164 3,1 Tốt nghiệp cấp 2 (lớp 6 - 9) 469 28,9 439 22,8 280 29,3 200 25,1 1.388 26,2 Tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10 - 12) 412 25,4 562 29,2 321 33,6 286 35,9 1.581 29,8 Cao đẳng, đại học 437 26,9 698 36,3 209 21,9 188 23,6 1.532 28,9 Không biết/ ko trả lời 6 0,4 8 0,4 5 0,5 11 1,2 30 0,6 Tổng số 1.622 100 1.925 100 955 100 797 100 5.299 100 Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 [4] 25
  • 35. 26 Trình độ học vấncủa chủhộ 12 57 32 353 336 309 3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Mù chữ Chưa học xong tiểu học Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3 Cao đẳng, đại học Không biết/ ko trả lời Học vấn S ố n g ư ờ i Hình 1.3: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình 1.2.4. Tiện nghi sinh hoạt Việc thay đổi đồ dùng sinh hoạt phục vụ cuộc sống rất rõ rệt so với trước đây, điều đó chứng tỏ mức sống của người dân địa phương những năm gần đây được nâng cao. Ngoài phương tiện giao thông cá nhân được mua sắm trong những năm gần đây, hiện nay đã có những thay đổi về phương diện sở hữu phương tiện vận chuyển như ô tô... Số lượng xe máy khá lớn, nhiều hộ sở hữu từ 2 - 3 chiếc. Những tài sản hiện đại, có giá trị đã xuất hiện khá nhiều trong các hộ dân.
  • 36. 27 Bảng 1.9: Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình năm 2012 Tiện nghi sinh hoạt Các phường thuộc khu vực nghiên cứu Tổng cộng Phường Khai Quang Phường Liên Bảo Phường Đống Đa Phường Ngô Quyền Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tivi 210 97,7 428 95,7 240 98,0 188 96,4 1066 96,7 Radio 35 16,3 62 13,9 21 8,6 18 9,2 136 12,3 Cassett 16 7,4 9 2,0 4 1,6 8 4,1 37 3,4 Xe đạp 127 59,1 283 63,3 140 57,1 106 54,4 656 59,5 Xe gắn máy 188 87,4 382 85,5 215 87,8 164 84,1 949 86,1 Đầu video 107 49,8 245 54,8 137 55,9 104 53,3 593 53,8 Tủ lạnh 197 91,6 408 91,3 231 94,3 182 93,3 018 92,4 Máy giặt 133 61,9 267 59,7 150 61,2 119 61,0 669 60,7 Điện thoại cố định 78 36,3 130 29,1 90 36,7 63 32,3 361 32,8 Máy điều hòa 70 32,6 180 40,3 69 28,2 76 39,0 395 35,8 Bếp gas 203 94,4 403 90,2 229 93,5 176 90,3 1011 91,7 Khác 9 4,2 14 3,1 9 3,7 8 4,1 40 3,6 Nguồn: Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2012 [4] 27
  • 37. 28 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.3.1. Cơ sở lý luận Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại nhiều khu vực, các khu đô thị đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này. Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài. Ở các khu dân cư mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong công trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Ngoài ra, cốt san nền của nhiều khu vực, đường giao thông và các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường của nước thải inh hoạt quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý. Đối với thành phố Vĩnh Yên, tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên mặc dù đã được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư trong những
  • 38. 29 năm vừa qua song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đang tạo ra những rủi ro lớn về sức khỏe của người dân, đến môi trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Như vậy, nếu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn, không chấp vá và đúng quy hoạch thì sẽ giải quyết được hầu hết những vấn đề tiều cực nêu trên, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế lây lan bệnh tật, gảm thiểu tình trạng ngập úng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát triển du lịch - dịch vụ, không gây lãng phí ngân sách nhà nước do đầu tư chấp vá và đóng góp rất lớn về phát triển kinh tế xã hội của thành phố. 1.3.2. Cơ sở thực tiễn 1.3.2.1. Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải + Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để nâng cấp, đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đồng bộ; + Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đến vấn đề môi trường, đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, đến phát triển kinh tế xã hội trong khu vực; + Tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm và mỹ quan khu vực. 1.3.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý + Qua trình nghiên cứu đề tài sẽ xác định được những ưu điểm, những mặt đạt được trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, xác định và chỉ ra được những khó khăn tồn tại cần khắc phục; + Sự phù hợp và tính hiệu quả trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; + Nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông, giáo dục về vấn đề thoát nước thải và bảo vệ môi trường xung quanh;
  • 39. 30 + Đầu tư xây dựng mới hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đồng bộ ở các khu quy hoạch mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có ở các khu dân cư cũ. 1.3.3. Cơ sở pháp lý + Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005 ngày 29/11/2005; + Luật Xây dựng số 16/2005/QH11 ngày 26/11/2003; + Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp; + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; + Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP; + Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; + Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772:2000. Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép; Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT; + Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 7957:2008. Thoát nước, mạng lưới bên ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; + Quyết định số 1744/QĐ-CT ngày 19/07/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng mạng lưới đường ống cống cấp 3 thu gom và đấu nối nước thải sinh hoạt hộ gia đình của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc; + Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; + Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Yên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
  • 40. 31 + Tài liệu dự án hợp phần Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên được duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-CT ngày 21/3/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; + Quyết định số 2632/QĐ-CT ngày 20/92007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư XDCT, dự án tổng thể Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư từ nguồn vốn ODA - Nhật Bản; + Quyết định số 2831/QĐ-CT ngày 31/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới thoát nước thải và Quyết định số 2801/QĐ-CT ngày 27/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới thoát nước chung thành phố Vĩnh Yên thuộc Dự án tổng thể Cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn ODA - Nhật Bản (giai đoạn I); + Các tài liệu thu thập được về hiện trạng các công trình thoát nước cũng như hạ tầng kỹ thuật khác; + Các tài liệu hiện trạng xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án có liên quan; + Các tiêu chí kỹ thuật, quy chuẩn chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải hiện hành của Việt Nam; + Các quy định hiện hành khác của tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 41. 32 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên. + Khu vực nghiên cứu của đề tài có khoảng 9.500 hộ gia đình tương đương với 47.500 người. Khu vực nghiên cứu bao gồm các phường: Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Đống Đa. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, KTXH của thành phố Vĩnh Yên; - Đánh giá công tác quản lý thoát nước và xử lý thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên; - Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên; - Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên đến một số vấn đề liên quan; - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài: 2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Tiến hành đi khảo sát thực tế và đánh giá chung về hiện trạng thoát nước; hiện trạng xử lý nước thải trong phạm vi, khu vực nghiên cứu. Quan sát: ở đây chọn phương pháp quan sát không tham gia, nghĩa là người quan sát sẽ là một chủ thể riêng biệt bên ngoài hệ thống được chọn quan sát và xem xét hệ thống một cách khách quan. Các đối tượng cần quan sát là: i) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các hộ gia đình, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn...
  • 42. 33 ii) Hệ thống ao/đầm/hồ... nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình; tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước của thành phố; iii) Hệ thống ống/cống thu gom đấu nối từ các hộ gia đình ra hệ thống cống thoát nước chung của thành phố; iv) Các điểm xả nước thải của hộ gia đình ra hệ thống thoát nước; các điểm xả của hệ thống thoát nước ra hệ thống ao/hồ tiếp nhận nước thải. Địa điểm quan sát: Quan sát ngẫu nhiên các vị trí trong khu vực nghiên cứu. Điều tra, phỏng vấn: là phương pháp thông dụng để thu thập thông tin. Thiết kế bộ câu hỏi để phỏng vấn, lấy ý kiến khoảng 100 hộ dân trong khu vực nghiên cứu. Nội dung điều tra là về hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt (thực tế so với nhu cầu, chất lượng của hệ thống, ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng)... 2.3.2. Phương pháp kế thừa Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến đầu tư, quản lý và theo dõi, đánh giá nước thải sinh hoạt, công tác quản lý nước thải sinh hoạt và các thông tin liên quan khác. Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của dân cư sống trong khu vực tiến hành phân tích và đánh giá công tác thoát nước và xử lý nước thải trong khu vực; Phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải. 2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả có sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn về công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các chuyên gia được hỏi thuộc một số cơ quan liên quan trong tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm từng bước hoàn thành đề tài này như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thống kê, Phòng Quản lý Đô thị thành phố Vĩnh Yên, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc…. Phương pháp áp dụng ở đây được hỏi trực tiếp chuyên gia, cán bộ quản lý chuyên môn. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên
  • 43. 34 gia, cán bộ quản lý, tác giả sẽ tổng hợp các ý kiến hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đánh giá đề tài. 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các dự án, đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, internet, sách báo...). Sau khi đã có những số liệu thu thập được, những gì được chứng kiến trong quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý, tham khảo ý kiến chuyên gia và kết hợp với kiến thức chuyên ngành của mình để tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý phù hợp. Các số liệu được thực hiện trên bảng biểu. Số liệu được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word.
  • 44. 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Vĩnh Yên là đô thị đã được hình thành cách đây hơn một thế kỷ, được chuyển lên thành phố Vĩnh Yên theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Chính Phủ. Vĩnh Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội hơn 60 km về phía Tây Bắc. Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các xã Định Trung, Thanh Trù [12]. Vĩnh Yên tiếp giáp với các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc như sau: - Phía đông: giáp huyện Bình Xuyên; - Phía Tây và Bắc: giáp huyện Tam Dương; - Phía Nam: giáp huyện Yên Lạc. Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
  • 45. 36 Khu vực nghiên cứu của đề tài bao trọn khu dân cư nội thành cũ của Vĩnh Yên gồm: Một phần phường Khai Quang; Một phần phường Khai Quang và một phần phường Liên Bảo; Phường Ngô Quyền; Một phần phường Liên Bảo; Phường Đống Đa. Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu của đề tài 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải, cao độ từ 6m đến 30m. Phía Bắc là vùng đồi thấp có cao độ 9-30m cao dần về phía Đông Bắc (Tam Đảo). Phía Nam và Tây Nam là Đầm Vạc tiếp nối với những cánh đồng thấp có cao độ 6-8m thường bị ngập nước trong mùa mưa. Điểm nổi bật về mặt địa hình trong khu vực là có hệ thống ao hồ phong phú. Đầm Vạc nằm phía Tây Nam thành phố có diện tích khoảng 255 ha với dung tích ước tính khoảng 8 triệu m3 nước và một số hồ, đầm khác trong khu vực có tổng diện tích mặt nước khoảng 35 ha, bao gồm: Đầm Chúa và Đầm Vậy, Khu vực 2 Khu vực 1 Khu vực 4 Khu vực 3 Khu vực 5
  • 46. 37 phường Ngô Quyền; Đầm Bờ Rèm và đầm Bà Làng, phường Đống Đa; Hồ cống Tỉnh, đầm Bờ Phát, hồ Canh Nông và đầm Cầu Phao, phường Tích Sơn; Hồ Bảo Quang, phường Khai Quang… Các hồ đầm này kết hợp với Đầm Vạc và Sông Phan hình thành hệ thống ao hồ, có chức năng đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thoát nước và xử lý nước thải, cũng như điều hòa không khí cho khu vực. Tuy vậy, do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh tại địa phương, quá trình mở rộng Quốc lộ 2, quá trình xây dựng tự phát, do việc cơi nới, lấn chiếm của người dân, diện tích mặt nước khu vực đang có xu hướng bị thu hẹp dần [2], [3], [12]. Hình 3.3: Đầm Vạc - hồ điều hòa chính cho thành phố Vĩnh Yên 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó, mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu tương đối ôn hòa. Mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh tương ứng với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
  • 47. 38 Trong giai đoạn 2008-2012, diễn biến thời tiết trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng có nhiều biến đổi bất thường: hiện tượng nắng nóng, rét đậm, khô hạn hay mưa lũ xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn. Thời tiết, khí hậu có biểu hiện trở nên khắc nghiệt với hàng loạt các sự cố về môi trường như: bão, lũ, lốc xoáy, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập đã gây thiệt hại lớn cho người và tài sản [2]. 3.1.1.4. Địa chất - Thuỷ văn Về địa chất: Cấu tạo địa tầng ở khu vực khảo sát từ mặt đất đến độ sâu 19m bao gồm các lớp: đất lấp dày 0,4m đến 1,7m; Sét pha nửa cứng chứa dăm sạn Latêrit từ 1,8m đến 4,8m; Sét pha nửa cứng màu nâu vàng, xanh rêu từ 3,1m đến 14,8m; Sét pha nửa cứng chứa dặm sạn đá chưa phong hóa hết, màu nâu vàng, xanh rêu, trạng thái dẻo đến dẻo cứng, mặt lớp xuất hiện từ độ sâu 8,6m đến 18,2m và khoan sâu đến 15-19m chưa kết thúc. Về thủy văn: Do thành phố Vĩnh Yên có hệ thống ao hồ phong phú, có Đầm Vạc giữ vai trò là thủy vực tiêu thoát nước mưa của khu vực phía Bắc thành phố Vĩnh Yên trước khi đổ vào sông Phan chảy ra sông Cà Lồ. Vì vậy, Đầm Vạc mang tính chất là hồ điều hòa, điều tiết nước trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa khô cho khu vực. Mực nước cao nhất trong mùa mưa tại Đầm Vạc là Hmax = 8,5-9,0 m. Sông Phan có chiều dài 31 km, tổng diện tích lưu vực 87 km2, bắt nguồn từ núi Tam Đảo đi qua một số huyện của Vĩnh Phúc và đổ vào Đầm Vạc tại thành phố Vĩnh Yên. Sông Phan là nguồn bổ cập nước sạch chính cho Đầm Vạc. Sông Cà Lồ và sông Phan làm nhiệm vụ tưới tiêu cho toàn thành phố Vĩnh Yên và cả vùng Phúc Yên, Sóc Sơn, Nội Bài…[3]. Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/34BBTzD Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 48. 39 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên năm 2010, 2011, 2012 (%) Ngành Năm 2010 Tỉ đồng (%) Năm 2011 Tỉ đồng (%) Năm 2012 Tỉ đồng (%) Tỉ lệ tăng, giảm năm 2012 so với năm 2010 (%) Nông, lâm, thủy sản 7.621 (7,23) 10.662 (8,10) 13.967 (8,53) 1,83 Công nghiệp, xây dựng 81.281 (77,12) 99.128 (75,37) 120.936 (73,92) 1,48 Dịch vụ 16.479 (15,65) 21.730 (16,53) 28.683 (17,5) 1,74 Tổng 105.382 (100%) 131.520 (100%) 163.586 (100%) 1,55 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010,2011,2012 [11] Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Vĩnh Yên có bước chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh khu vực Công nghiệp - Xây dựng. So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2012, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có đóng góp lớn nhất 77,12%, thứ nhì là lĩnh vực dịch vụ có đóng góp 17,5%. Nông, lâm, thủy sản đạt tỉ lệ tăng trưởng cao nhất ở mức 8,53%. Cùng với xu thế chung của cả nước, nhờ triển khai tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư trên địa bàn, thành phần kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển nhanh trong giai đoạn vừa qua, dần nâng cao vai trò của mình về kinh tế của thành phố. 3.1.2.2. Dân số và lao động Năm 2012, mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên là 1.929người/km2 , gấp hơn 2 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (914 người/km2 ). Nếu tính cả số dân không thường trú, thì mật độ dân số lên tới khoảng 2.413người/km2 , gấp 2,53 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh [11], [12]. Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/34BBTzD Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. 40 Bảng 3.2: Tình hình dân số của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2012 Cơ cấu dân số Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Dân số trung bình Người 94.348 95.682 96.876 98.025 - Nam " 46.497 47.427 48.020 48.305 - Nữ " 47.851 48.255 48.856 49.720 - Thành thị " 79.592 82.744 83.332 83.550 - Nông thôn " 14.756 12.938 13.544 14.475 - % thành thị % 84,3 86,4 86,1 85,2 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2009 - 2012[11] Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số thành phố Vĩnh Yên 2012 2011 2010 2009 94.348 95.685 96.876 98.025 1,011% 1,012% 1,014% 1,0 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Tốc độ tăng dân số hàng năm (người) D ân số th àn h p h ố V ĩn h Y ên (n g ườ i) Năm Dân số Tỉ lệ Hình 3.4: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số của thành phố Vĩnh Yên
  • 50. 41 Bảng 3.3: Dân số và lao động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012 Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%) I. Tổng số hộ hộ 24.211 100 - Hộ nông nghiệp hộ 3.394 14,01 - Hộ phi nông nghiệp hộ 20.833 85,99 II. Tổng số lao động LĐ 67.127 100 1. Theo giới tính LĐ - Nữ LĐ 33.268 49,55 - Nam LĐ 33.858 50,45 2. Theo lứa tuổi LĐ - Từ 10-17 LĐ 2.013 2,99 - Từ 18-60 tuổi LĐ 61.756 91,99 - Trên 60 tuổi 3.358 5,02 3. Theo trình độ nghề LĐ - Qua đào tạo LĐ 20.003 29,79 - Lao động phổ thông LĐ 47.124 70,19 4.Theo ngành nghề LĐ - Nông nghiệp LĐ 10.069 14,99 - Phi nông nghiệp LĐ 57.057 85,01 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Vĩnh Yên 3569785