SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-------------
------------
TRẦN THỊ HOAN
NGHIÊN CỨU TRỒNG SẮN THU LÁ
VÀ SỬ DỤNG BỘT LÁ SẮN TRONG CHĂN NUÔI
GÀ THỊT VÀ GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƢƠNG PHƢỢNG
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng và thức ăn chăn nuôi
Mã số: 62.62.45.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TỪ QUANG HIỂN
THÁI NGUYÊN - 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trần Thị Hoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển
trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các thầy cô giáo khoa
Chăn nuôi - Thú y và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các
cán bộ Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Viện Công nghiệp Thực
phẩm Hà Nội, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Viết Hưng,
gia đình ông Vũ Xuân Phơn, gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, gia đình bà Nguyễn Thị
Đoài tại xã Hóa Trung huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tạo
điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, tháng năm 2012
Tác giả
Trần Thị Hoan
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................viii
Danh mục các hình...................................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................2
4. Điểm mới của đề tài............................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn ........................................................................4
1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây sắn....................4
1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển....................................................5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây sắn...................................7
1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn............................9
1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ sắn .............................9
1.2.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn............................11
1.2.3. Sắc tố trong thực vật...............................................................................13
1.2.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sắn............................................................19
1.3. Ảnh hưởng của một số cách thức chế biến đến thành phần hóa học của
lá sắn...............................................................................................................22
1.3.1. Một số cách thức chế biến lá sắn............................................................22
1.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của
lá sắn ........................................................................................................23
iv
1.4. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác tới sản lượng và chất lượng
của củ và lá sắn...............................................................................................25
1.4.1. Mật độ trồng sắn.....................................................................................25
1.4.2. Vai trò và lượng phân bón cho sắn.........................................................28
1.5. Sử dụng củ và lá sắn trong chăn nuôi ............................................................32
1.5.1. Sử dụng củ sắn........................................................................................32
1.5.2. Sử dụng bột lá sắn ..................................................................................34
1.6. Nhận xét chung phần tổng quan tài liệu ........................................................37
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 38
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các khoảng cách trồng
sắn khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng của lá sắn...............................39
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác
nhau đến sản lượng dinh dưỡng và thành phần hóa học của lá sắn.........40
2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức chế biến
đến thời gian phơi, sấy và thành phần hóa học của bột lá sắn.................41
2.3.4. Thí nghiệm 4: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có
hiệu chỉnh theo lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà ........42
2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau
trong thức ăn hỗn hợp đến sức sản xuất thịt của gà broiler Lương
Phượng.....................................................................................................44
2.3.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong
khẩu phần đến chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng..........46
2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu..........................................................48
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................53
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 54
3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các khoảng cách trồng sắn
khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng của lá sắn............................................54
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm..................................................54
v
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2009-2010.........................................54
3.1.3. Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm ................................................................56
3.1.4. Năng suất lá sắn tươi ..............................................................................57
3.1.5. Thành phần hóa học của lá sắn...............................................................58
3.1.6. Sản lượng lá sắn tươi..............................................................................58
3.1.7. Chi phí sản xuất cho 1 kg bột lá sắn.......................................................60
3.1.8. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 1................................................60
3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác
nhau đến sản lượng dinh dưỡng và thành phần hóa học của lá sắn ...............61
3.2.1. Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm................................................................61
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất lá sắn
tươi...........................................................................................................62
3.2.3. Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức phân đạm khác nhau ...........65
3.2.4. Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein ở các mức phân đạm khác nhau.....66
3.2.5. Chi phí sản xuất cho 1kg bột lá sắn........................................................68
3.2.6. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 2................................................68
3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến
thời gian phơi, sấy và thành phần hóa học của bột lá sắn..............................69
3.3.1. Ảnh hưởng của cách thức chế biến đến thời gian phơi, sấy lá sắn.........69
3.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của
lá sắn ........................................................................................................70
3.3.3. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến hàm lượng  caroten và
HCN lá sắn...............................................................................................71
3.3.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến các thành phần dinh dưỡng
trong bột lá sắn.........................................................................................73
3.3.5. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 3................................................75
3.4. Thí nghiệm 4: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có
hiệu chỉnh theo lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà...........76
3.5. Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong
thức ăn hỗn hợp đến sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng............78
vi
3.5.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến
tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm............................................................78
3.5.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến
khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm .......................................................79
3.5.3. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến
tăng khối lượng bình quân của gà thí nghiệm .........................................81
3.5.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau đến khả năng thu nhận và
chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.....................................................83
3.5.5. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm..........................................................86
3.5.6. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................87
3.5.7. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm............................................88
3.5.8. Thí nghiệm kiểm chứng kết quả thí nghiệm 5........................................89
3.5.9. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 5................................................92
3.6. Kết quả thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau
trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng...........93
3.6.1. Tỷ lệ nuôi sống, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng .....93
3.6.2. Một số chỉ tiêu lý học của trứng.............................................................95
3.6.3. Một số chỉ tiêu hóa học của trứng ..........................................................96
3.6.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS đến khả năng ấp nở của trứng gà
Lương Phượng.........................................................................................97
3.6.5. Thí nghiệm kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm 6...................................99
3.6.6. Nhận xét chung kết quả thí nghiệm 6...................................................100
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................... 101
1. Kết luận...........................................................................................................101
2. Đề nghị............................................................................................................101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLS : Bột lá sắn
BQ : Bình quân
CIAT : Center of International Tropical Agriculture
CS : Cộng sự
CT : Công thức
DCP : Di canxi phôt phat
DM : Vật chất khô
DXKN : Dẫn xuất không chứa nitơ
ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
HCN : axit cyanhydric
K : Kali
KL : Khối lượng
KLTB : Khối lượng trung bình
N : Nitơ
N.P.K : N. P2O5. K2O
NSTB : Năng suất trung bình
OM : Chất hữu cơ
P : Photpho
Pr : Protein
SL : Sản lượng
TB : Trung bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TH : Tiêu hóa
TK : Toàn kỳ
TL : Tỷ lệ
TS : Tổng số
VCK : Vật chất khô
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................39
Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm 2....................................................................................40
Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm 3....................................................................................41
Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở..........................................43
Bảng 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5 ..........................................................................45
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu và số lượng mẫu dùng để đánh giá chất lượng trứng..................47
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm....................................................54
Bảng 3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2009-2010 ............55
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm 1 sau trồng 30 ngày .................................57
Bảng 3.4: Năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa của năm 1 và 2 .................................57
Bảng 3.5: Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein.....................................................59
Bảng 3.6: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm.............................................................60
Bảng 3.7: Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm 2 sau trồng 30 ngày..................................61
Bảng 3.8: Năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa ................................................62
Bảng 3.9: Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức phân đạm khác nhau ............65
Bảng 3.10: Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein ..................................................66
Bảng 3.11: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm ..........................................................68
Bảng 3.12: Thời gian phơi nắng, sấy khô lá sắn ......................................................69
Bảng 3.13: Thành phần hoá học của bột lá sắn ở các cách thức chế biến.........................70
Bảng 3.14: Hàm lượng  caroten và HCN trong bột lá sắn ......................................72
ở các cách thức chế biến khác nhau .........................................................................72
Bảng 3.15: Thành phần hóa học của bột lá sắn sau các thời gian bảo quản ...........73
Bảng 3.16: Hàm lượng các amino acid trong protein của lá sắn sau thời gian
bảo quản ......................................................................................................75
Bảng 3.17: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ...................................76
Bảng 3.18: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của bột lá sắn ..............77
Bảng 3.19: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm .........................................................78
ix
Bảng 3.20: Khối lượng của gà ở các giai đoạn tuổi .................................................79
Bảng 3.21: Tăng khối lượng bình quân ở các giai đoạn tuổi ...................................82
Bảng 3.22: Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ............................................83
Bảng 3.23: Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng .....................................................85
Bảng 3.24: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm .........................................................86
Bảng 3.25: Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm tại 70 ngày tuổi .......................87
Bảng 3.26: Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi của gà Lương Phượng
ở 70 ngày tuổi ..............................................................................................89
Bảng 3.27: Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gà thịt Lương Phượng
nuôi trong nông hộ .......................................................................................90
Bảng 3.28: Tỷ lệ nuôi sống, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng.......93
Bảng 3.29: Một số chỉ tiêu lý học của trứng .............................................................95
Bảng 3.30: Một số chỉ tiêu hóa học của trứng ..........................................................96
Bảng 3.31: Tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, gà loại I .......................................................97
Bảng 3.32: Kết quả theo dõi các chỉ tiêu chất lượng trứng của gà thí nghiệm
kiểm chứng.................................................................................................100
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình từ năm 2009-2010........................................56
Hình 3.2. Đồ thị sự phân bố lượng mưa trung bình từ năm 2009-2010 ...................56
Hình 3.3. Biểu đồ năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa của cả năm 1 và 2 ......64
Hình 3.4. Biểu đồ sản lượng lá sắn tươi, VCK, protein qua 2 năm thí nghiệm........67
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ protein, lipit và DXKN sau các thời gian bảo quản ............74
Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà broiler Lương Phượng.......................81
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở nhiều nước trên thế giới, bột lá cây thức ăn xanh được xem như một thành
phần không thể thiếu được trong thức ăn của gia súc, gia cầm. Ở nước ta, khoảng
mười năm gần đây, người ta chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để nuôi gia
súc và gia cầm, nhưng trong thức ăn đó, bột lá cây thức ăn xanh hầu như không có.
Khi thiếu bột lá cây thức ăn xanh trong thức ăn hỗn hợp sẽ dẫn đến vật nuôi bị thiếu
sắc tố. Đây là nguyên nhân dẫn đến da gà nuôi công nghiệp có màu trắng bệch, lòng
đỏ trứng chỉ có màu vàng nhạt, trứng gia cầm có tỷ lệ chết phôi cao, thai chết lưu ở
lợn nái sinh sản, thịt cá hồi không có màu hồng đậm, tỷ lệ sống sót của cá hồi giai
đoạn mới nở thấp… Bổ sung sắc tố tổng hợp có thể khắc phục được các vấn đề nêu
trên nhưng không hoàn toàn đạt được yêu cầu như mong muốn và có thể có những
tác động xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người. Nhiều nhà khoa học ở trên thế giới
và trong nước đã nghiên cứu và kết luận rằng vật nuôi được ăn khẩu phần có bột lá
cây thức ăn xanh thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn
không có bột lá cây thức ăn xanh. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn tốt hơn (thịt,
trứng thơm ngon và có màu sắc hấp dẫn hơn…).
Ở một số nước trên thế giới như Colombia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin,... việc
sản xuất bột lá cây thức ăn xanh đã trở thành ngành công nghiệp chế biến. Việt Nam
chưa có ngành công nghiệp sản xuất bột lá cây thức ăn xanh, nhưng trong tương lai rồi
sẽ phải có. Về loại thực vật có thể sử dụng để sản xuất bột lá, chúng tôi suy nghĩ tới cây
sắn. Hàng năm diện tích trồng sắn ở nước ta khoảng 560.000 ha (Kim và cs, 2008
[140]), nếu tận dụng ngọn và lá sắn khi thu hoạch củ thì sẽ sản xuất được khoảng 600 -
800 nghìn tấn bột lá sắn. Cây sắn có đặc điểm là sau khi cắt có khả năng tái sinh, vì vậy
có thể thu hoạch được nhiều lứa trong một năm, năng suất sinh khối lớn. Lá sắn giàu
dinh dưỡng, đặc biệt là protein; trong lá sắn tươi, tỷ lệ protein có trung bình từ 6,50 -
7,00 % (Manuel và cs, 2008 [197]); ngoài ra, nó còn chứa một lượng đáng kể sắc tố. Lá
sắn dễ làm khô (phơi nắng hoặc sấy), dễ bảo quản. Nghiên cứu sử dụng ngọn non, lá
sắn chế biến thành bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là hướng đi có triển vọng tốt
và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi nói riêng, cho xã hội nói
2
chung. Thứ nhất là tận dụng được nguồn nguyên liệu khổng lồ, sẵn có, rẻ tiền, đó là
ngọn non và lá sắn sau khi thu hoạch củ. Thứ hai là nếu trồng sắn chuyên lấy lá sẽ
thúc đẩy ngành trồng trọt sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ, tạo nên sự phát triển
nông nghiệp bền vững ở nước ta, thứ ba là giảm được ngoại tệ nhập khẩu thức ăn, đặc
biệt là sắc tố, bảo đảm an toàn thực phẩm do tránh được các tác động xấu của các
chất tổng hợp hóa học. Để có cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo sản xuất bột lá cây
thức ăn xanh từ cây sắn, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt
và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được mật độ, mức bón đạm phù hợp đối với sắn trồng thu lá trong
điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc.
Xác định được cách thức chế biến bột lá sắn thích hợp sử dụng cho gia cầm.
Xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn đối với gà thịt.
Xác định tỷ lệ bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt và gà đẻ bố
mẹ. Từ đó khuyến cáo sử dụng bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gia cầm nói chung
và gà nói riêng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh
dưỡng gia súc những thông tin cơ bản và hệ thống về cây sắn, bao gồm mật độ trồng,
mức phân bón, chế biến, thành phần hóa học của lá sắn và bột lá sắn, năng lượng trao
đổi của bột lá sắn và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Những thông tin này, có thể được sử dụng để giảng dạy và làm tài liệu tham
khảo cho các đề tài khác cùng lĩnh vực.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho gia cầm sẽ làm giảm giá thành thức
ăn hỗn hợp và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Phối hợp bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp cho gà làm tăng chất lượng thịt, năng
suất và chất lượng trứng.
3
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy ngành trồng trọt sản xuất
thức ăn chăn nuôi tại chỗ, tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta.
4. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã xác định được khoảng cách trồng và mức bón đạm thích hợp cho
trồng sắn thu lá.
Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được cách thức chế biến lá sắn gây ít tổn hại
các chất dinh dưỡng và loại bỏ được tối đa độc tố có trong lá sắn.
Đề tài đã xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn đối với gà thịt,
trước đây năng lượng trao đổi của bột lá sắn chỉ ước tính theo công thức.
Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được tỷ lệ phối trộn bột lá sắn thích hợp trong
thức ăn hỗn hợp của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Khẩu phần có chứa bột lá cây thức ăn xanh nói chung, bột lá sắn nói riêng
chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, trong khi đó trên thế giới được áp dụng rất
phổ biến. Kết quả của đề tài là cơ sở ban đầu cho hướng đi này.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn
1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây sắn
* Phân loại thực vật và nguồn gốc:
Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân họ
Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. Esculenta, có tên khoa học là
Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên gọi khác là cassava, manioc,
tapioca, maniva cassava,... Ở Việt Nam cây sắn còn được gọi là cây khoai mì, cây
củ mì, sắn tầu,...
Sắn là cây lương thực đứng thứ 3 ở Việt nam, sau cây lúa và ngô. Năm 2009
diện tích trồng sắn của cả nước là 496.000 ha, đồng thời nước ta trở thành nước xuất
khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2) Mexico,
(3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ biển vùng Sarana
của miền Tây Bắc Nam Mỹ (Jalaludin, 1997) [122].
Ngày nay sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 300
N đến 300
S và tập
trung chủ yếu ở 106 nước thuộc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương
(Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]; Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]).
Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và quan trọng của nhân
dân ta, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Quá trình trồng thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành lên nhiều giống
sắn địa phương có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng khác nhau, phù hợp
với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nước. Do đó, các giống sắn của
nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm trên 30 giống sắn đang được trồng phổ biến
ở các vùng khác nhau trong cả nước (Trần Thế Hanh, 1984 [19]; Howeler, 1992
[121]; Đinh Văn Lữ, 1972 [45], Gomez và Valdivieso, 1985 [111]).
* Đặc điểm thực vật học
Củ sắn: Là tổ chức dự trữ dinh dưỡng chính của cây sắn. Khi trồng bằng hạt
thì cây sắn có 1 rễ cọc phát triển và cắm thẳng đứng xuống đất như cây 2 lá mầm và
các rễ phụ lúc đầu phát triển ngang, sau đó phát triển theo phương thẳng đứng thành
rễ cái. Sắn trồng bằng hom thì chỉ có rễ phụ mọc ra từ vết cắt của hom và phát triển
5
tương tự như rễ phụ của sắn trồng bằng hạt. Tất cả các loại rễ này đều phát triển
thành củ sắn (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [50]. Một số rễ không phát triển và chỉ có
chức năng hút nước và chất dinh dưỡng, còn rễ phát triển thành củ thì chức năng
này không đáng kể.
Thân sắn: Là loại cây thân gỗ, hình trụ, có chia đốt và có lóng, sinh trưởng
lâu năm, cây cao từ 1-5 m. Thân và cành già đã hóa gỗ có màu trắng bạc, xám, nâu
hoặc hơi vàng. Thân được cấu tạo gồm 4 lớp (trong cùng là lớp lõi xốp, tế bào rất
to; tiếp đến là tầng gỗ; mô mềm của vỏ và cuối cùng là tầng bần).
Lá sắn: Là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm 2
phần: cuống và phiến lá. Lá có thùy sâu, dạng chân vịt, thùy thường có cấu tạo
số lẻ từ 5-7 thùy (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Lá gần cụm hoa có số thùy
giảm dần và thậm chí không chia thùy, lá phía trên thường có biểu bì bóng như
sáp. Cuống lá dài từ 5-30 cm (một số giống cuống dài 40 cm) và có các màu sắc
khác nhau phụ thuộc vào giống sắn và chủ yếu là màu hồng, vàng, xanh vàng, đỏ
tươi. Theo Claiz (1979); Herchey (1988) (trích Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [59]) thì một
trong những đặc điểm của cây sắn khác với cây ngũ cốc khác là sản phẩm quang
hợp được chia cho sự phát triển của cả lá và củ. Điều này cho thấy nếu cây có điều
kiện để phát triển diện tích lá tối ưu thì sự phát triển củ cũng đạt đến mức tối ưu.
Nếu bằng một trong những lý do nào đó như bón phân đạm quá nhiều hay cây bị
che tán... thì sản phẩm quang hợp được sẽ chỉ tập trung vào nuôi dưỡng giúp cho
sinh trưởng của lá, dẫn đến sẽ có ít sản phẩm được dành cho củ và ngược lại.
Hoa sắn: Hoa thuộc loại hoa chùm, đơn tính có cuống dài mọc ra từ chỗ phân
cành, ngọn thân. Những cụm hoa gồm một trục dài 2-10 cm và nhiều trục bên hợp
thành nên gọi là chùy. Hoa cái thường nở trước hoa đực từ 5-7 ngày.
Quả sắn: Có kích thước từ 1-1,5 cm, 1 quả thường có 3 hạt. Màu quả đa dạng
phụ thuộc vào giống. Hạt sắn hình trứng tiết diện hơi giống hình tam giác. Quả sắn
thành thục sau khi thụ phấn 75-90 ngày. Hạt sắn nặng từ 95-136 mg, màu nâu đen,
trơn nhẵn, có đường gân màu nâu. Hạt sắn nảy mầm ngay sau khi được thu hoạch,
quá trình này mầm mất khoảng 16 ngày (Ghosh và cs, 1988) [109].
1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
1.1.2.1. Giai đoạn mọc mầm và ra rễ
Giai đoạn mọc mầm và ra rễ được tính từ khi trồng đến sau trồng khoảng 2
tháng. Giai đoạn này cây chủ yếu chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ hom để hình
6
thành mầm và rễ. Vì vậy, tốc độ mọc mầm và ra rễ phụ thuộc vào khí hậu và chất
lượng hom giống.
Nhiệt độ tối thích cho sắn mọc mầm là từ 25-300
C, còn nhiệt độ cao hơn hoặc
thấp hơn so với nhiệt độ tối thích không nhiều thì sắn mọc mầm với tốc độ chậm,
nhưng ở nhiệt độ cao trên 370
C và dưới 160
C thì sắn không mọc mầm.
Sau khi trồng 10-12 ngày, những lá đầu tiên đã bắt đầu hình thành (Conceicão,
1979 [194]). Sau 30 ngày thì lá thật mới hình thành và mới có thể tự quang hợp
giúp cây sinh trưởng, bắt đầu hình thành các rễ đâm sâu xuống đất 40-50 cm để hút
dinh dưỡng và nước. Một số rễ bắt đầu phát triển thành củ ở giai đoạn 60-90 ngày
sau trồng (Cock và cs, 1979) [97].
1.1.2.2. Giai đoạn sinh trưởng của thân và lá
Sự tăng trưởng của chiều cao và bề ngang cây được quyết định bằng sự sinh
trưởng của mô phân sinh thượng tầng và mô phân sinh đỉnh.
Sau khi trồng từ 4-6 tháng thì chỉ số diện tích lá đạt được cao nhất. Tuy nhiên,
chỉ số này phụ thuộc vào nhịp độ xuất hiện lá mới, tuổi thọ trung bình của lá, điều
kiện môi trường và giống sắn. Theo Hozyo (1984), Wargiono (1986) (trích
Wargiono và cs, 2002 [186]) thì lá và thân sắn sinh trưởng mạnh nhất vào giai đoạn
này, tất cả các chất dinh dưỡng cây nhận được từ môi trường đều được tổng hợp cho
phát triển thân và lá nên dinh dưỡng của các phần trên mặt đất lúc này là cao nhất.
Theo Sudaryanto (1992) [177] thì từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7, cứ 2 ngày sẽ xuất
hiện một lá mới để thay thế các lá già. Vì vậy, có thể thu cắt hàng tuần 4 lá mà
không ảnh hưởng gì tới năng suất cây trồng.
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sắn sinh trưởng từ 20-300
C. Trong khoảng
nhiệt độ này thì thời gian để hình thành một lá đầy đủ chỉ kéo dài 2 tuần. Ở nhiệt độ
cao hơn hoặc thấp hơn thì thời gian hình thành kéo dài hơn.
Sau khi lá xuất hiện và dài khoảng 1 cm, dưới điều kiện bình thường chúng sẽ
đạt được kích thước tối đa sau 10-12 ngày. Kích thước của lá tăng dần theo tuổi của
cây đến khoảng 4 tháng tuổi và sau đó giảm dần. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào đất
trồng, mức độ bị che bóng, nước và nhiệt độ... (Cock và cs, 1979 [97]). Tuổi thọ của
lá kéo dài từ 40 đến 120 ngày nhưng thông thường từ 60-120 ngày.
Sắn cũng có khả năng phân cành như các cây thân gỗ khác. Thông thường sau
trồng 3 tháng thì cây bắt đầu phân cành. Tùy vào giống khác nhau mà khả năng
phân cành là khác nhau, thường cây sắn có thể phân từ 1-4 cấp cành khác nhau. Ở
7
giai đoạn 120 đến 150 ngày sau trồng, lá bị chắn sáng bởi các tán cây nên kích
thước tán và lượng vật chất khô (VCK) ở lá và thân là đạt tối đa (Howeler và
Cadavid, 1983 [193]; Távora và cs, 1995 [199]).
1.1.2.3. Giai đoạn hình thành và phát triển củ
Sau 28 ngày trồng thì các hạt tinh bột đã bắt đầu hình thành ở nhu mô rễ củ,
nhưng không xác định được rõ là rễ sẽ hình thành củ hay rễ thông thường. Sau 42
ngày thì bắt đầu phân biệt được rễ củ, sau 60-90 ngày thì xác định được số lượng củ
sẽ hình thành sau này. Sau 90-120 ngày thì xác định được số lượng và kích thước
chiều dài của củ sau này.
Kích thước củ được hình thành, lượng vật chất khô tích lũy lớn nhất và phát
triển nhanh nhất ở giai đoạn từ 6-9 tháng, sau đó tăng chậm và ổn định (Távora và
cs, 1995 [199]; Poressin và cs, 1998 [162]) cho biết từ tháng thứ 7 sau trồng trở đi
thì dinh dưỡng chỉ tập trung vào phát triển củ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170
C thì cây,
củ, lá sắn sẽ ngừng sinh trưởng, riêng lá thì rụng dần nhưng chúng sẽ phát triển trở
lại khi đầu xuân trời bắt đầu ấm lên. Thân cây ở giai đoạn này bắt đầu bị lignin hóa
(Conceicão, 1979 [194]).
Sau giai đoạn từ 300-360 ngày thì lá bắt đầu giảm dần, tất cả lá sẽ rụng hết,
cành non không phát triển nữa chỉ có quá trình tập trung tinh bột về củ và lượng vật
chất khô sẽ đạt được cao nhất ở củ vào giai đoạn này. Khi cây tròn 12 tháng là kết
thúc một chu kỳ sống nhưng nó có thể phát triển ở chu kỳ tiếp theo và tiếp tục sinh
trưởng thân, cành, lá và củ.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây sắn
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho sắn mọc mầm và ra rễ từ 20-370
C, còn tối thích hợp là từ
25-300
C. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 160
C sắn sẽ không mọc mầm. Cây vẫn mọc mầm và ra
rễ tốt khi nhiệt độ lên tới 300
C và sau đó giảm dần khi nhiệt độ tăng đến 370
C. Nếu nhiệt
độ tiếp tục tăng cao hay giảm thấp quá cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và có thể chết.
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng thân lá từ 20-300
C, tối thích hợp là từ
24-290
C (Conceicão, 1979 [194]), sắn cũng có thể chịu đựng được ở nhiệt độ từ
160
C đến 380
C (Cock, 1984 [98]). Ở nhiệt độ dưới 160
C thì khả năng ra lá, tỷ lệ lá,
lượng VCK tích tụ vào củ giảm (Cock và Rosas, 1975 [96]).
Nhiệt độ thích hợp để tích lũy dinh dưỡng vào củ tùy thuộc vào nhiệt độ ngày
và đêm. Thông thường nhiệt độ 290
C là thích hợp cho sắn tích lũy dinh dưỡng vào
8
củ, nhưng ở nhiệt độ này vào ban ngày thường làm tăng cường độ hô hấp nên chỉ
còn lại một tỷ lệ nhỏ dinh dưỡng được tích lũy vào củ.
Ẩm độ
Cây sắn có thể sống được cả ở những nơi có lượng mưa dao động từ 500-5000
mm và ở những nơi có mùa khô từ 4-6 tháng.
Ở giai đoạn cây mọc mầm và ra rễ đòi hỏi phải có độ ẩm từ 65 % đến 75 %. Còn
ở giai đoạn sinh trưởng của thân và lá thì cũng yêu cầu về độ ẩm cao nhưng khi bị hạn
kéo dài thì diện tích lá giảm, năng suất thân lá giảm 38 %, năng suất củ giảm 14 %.
Trong điều kiện khô hạn kéo dài, thiếu nước sẽ làm tăng lượng HCN trong cây. Ngược
lại, lượng mưa cao có tác dụng làm giảm HCN (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]).
Ánh sáng
Trong điều kiện ngày dài, thân sắn sẽ tăng khả năng sinh trưởng. Các giống
sắn đều nhạy cảm với ánh sáng và có tác dụng làm tăng năng suất củ, tăng số
nhánh/cây. Tuy nhiên, độ dài ngày ngắn thì tăng cường độ tích lũy tinh bột về củ,
độ dài ngày thích hợp nhất để tích lũy tinh bột về củ là 12 giờ/ngày. Nếu ngày dài
thì thích hợp với phát triển thân, lá nhưng hạn chế tích lũy tinh bột về củ. Nếu cây
bị che bóng 60 % ánh sáng so với không che bóng, năng suất củ giảm tới 36 %
(Bolhuis, 1966 [86]).
Dinh dưỡng đất
Cây sắn có khả năng chịu đựng tốt với đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, đất có
hàm lượng nhôm và mangan cao. Do bộ rễ phát triển sâu tới 2,5 m và có khả năng
cố định cacbon trong điều kiện thiếu nước kéo dài.
Các tác giả Asher và cs (1980) [80], CIAT (1980) [94]; Putthacharoen và cs
(1998) [164] đều cho biết: cây sắn hấp thu nhiều nhất N, sau đó là K, Ca, Mg, P và
S. Cứ 1000 kg củ sắn có 5,87 kg N; 0,98 kg P; 7,71 kg K; 1,18 kg Ca; 0,69 kg Mg.
Còn 1000 kg thân và lá sắn có 15,70 kg N; 1,99 kg P; 13,66 kg K; 7,16 kg Ca; 2,26
kg Mg. Vì vậy, nếu trong thành phần dinh dưỡng đất thiếu nguyên tố nào thì sẽ làm
giảm khả năng sinh trưởng của cây và làm giảm năng suất của cây sắn.
* Giới thiệu vài nét về giống sắn KM 94
Nguồn gốc: Tên gốc KU 50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan
trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu. Giống đã được Bộ
9
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn
quốc (Hoàng Kim, 2010 [36]). Hiện nay, giống sắn KM 94 là giống chủ lực của
nước ta với diện tích trồng hàng năm là trên 350.000 ha. Giống KM 94 có hình
dạng: Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 33,0
tấn/ha, tỷ lệ vật chất khô đạt 35,1 - 39,0 %, năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn. Thời
gian thu hoạch củ từ 9-11 tháng. Giống sắn này bản lá to và dầy nên diện tích mặt lá
nhiều, mỗi lá có khoảng từ 5-7 thùy, đường kính mỗi thùy từ 3-3,5 cm, chiều dài từ
15-20 cm.
* Nhận xét chung
Sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz và nhiều tên địa phương
khác, có thể trồng ở hầu hết các nước có vĩ độ từ 300
N đến 300
S và ở vùng có lượng
mưa từ 500 đến 5000 mm/năm. Cây sắn có rễ, củ, thân, cành, lá, có thể thu và sử
dụng củ, lá sắn làm thức ăn cho người, gia súc và gia cầm. Nhiệt độ thích hợp cho
sắn nảy mầm từ 250
C đến 300
C, cho sắn sinh trưởng là 200
C đến 300
C.
1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của củ và lá sắn
1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ sắn
Củ sắn tươi chứa 23,36 - 33,12 % vật chất khô, 1 kg vật chất khô của củ sắn có
năng lượng trao đổi đối với gia cầm là 3087 kcal, tỷ lệ tinh bột từ 65-80 %
(Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]; Best và Henry, 1992 [85]; Froehlich và Thái
Văn Hùng, 2001 [108]). Theo các tác giả nước ngoài như Maner (1987) [142],
Silvestre và Arraudeau (1990) [54] thì trong 1 kg củ sắn tươi có từ 903- 1193 kcal
năng lượng trao đổi. Còn các tác giả trong nước như Nguyễn Văn Thưởng và
Sumilin (1992) [57], Bùi Văn Chính (1995) [7], Viện chăn nuôi (2001) [73] thì ở
Việt Nam 1 kg củ sắn tươi có năng lượng trao đổi đối với gia cầm, dao động từ
1034-1187 kcal/kg. Năng lượng trao đổi của củ sắn khô cả vỏ dao động từ 3087-
3138 kcal/ kg, còn ở sắn khô bóc vỏ trung bình từ 3115-3196 kcal/ kg.
Các giống, dòng sắn khác nhau thì có tỷ lệ tinh bột cũng khác nhau. Theo
Hoàng Kim (1999) thì các giống KM 98-1, KM 98-5, KM 98-6 đạt năng suất tinh
bột là 12,41; 13,02 và 13,69 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột trong củ sắn tươi ở các tháng 4, 6,
8, 10, 12 sau khi đặt hom tương ứng là: 3,0; 16,5; 20,0; 21,0 và 28,0 % (trích
Hoài Vũ, 1980) [75]). Theo các tác giả như Hoài Vũ (1980) [75], Bùi Thị Buôn và
Nguyễn Văn Nghị (1985) [4], Cục khuyến nông (2008) [11] thì thu hoạch sắn sau
10
khi đặt hom 10-12 tháng là lúc củ sắn có tỷ lệ tinh bột cao nhất. Nếu để qua thời
gian 12 tháng, tỷ lệ tinh bột giảm nhưng tỷ lệ protein thô và xơ thô tăng lên.
Một số giống sắn của Việt Nam có tỷ lệ tinh bột cao hơn các giống có tỷ lệ cao
nhất trên thế giới. Ví dụ: Giống sắn vỏ vàng của nước ta có tỷ lệ tinh bột là 34,20 %
và cao hơn 2,09 % so với giống sắn Soliđa Balanca của Colombia (một trong những
giống sắn cho tinh bột cao nhất thế giới) (Hoài Vũ, 1980 [75]).
Theo Hutaga-Lung (1973), Sheswell (1978) (trích theo Silvestre và
Arraudeau, 1990 [54]) thì trong VCK của củ sắn có tới 80 - 90 % dẫn xuất không
đạm. Trong dẫn xuất không đạm, tinh bột chiếm 80 %. Theo Johnson (1965) và
Raymon (1965) (trích Maner, 1987 [142]), Hoàng Kim Anh (2005) [1], tinh bột của
sắn có khoảng 20 % amylose và 70 % amylopectin.
Một số tác giả trong và ngoài nước như: Best và Guy Henry (1992) [85],
Pham Van Bien và cs (2002) [160]; Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] cho rằng tỷ lệ protein
trong củ sắn thấp và thường dao động từ 1,47 đến 5,18 % tuỳ theo giống, địa điểm
trồng, thời gian thu hoạch và cách thức chế biến bảo quản củ. Theo Từ Quang Hiển
và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [22] thì củ của các giống sắn bản địa tại Việt Nam có tỷ lệ
protein từ 2,44 đến 4,13 %. Các giống sắn có tỷ lệ protein cao thì hàm lượng protein
thường từ 3,78-4,61 %, còn các giống có tỷ lệ protein thấp thì hàm lượng protein
chỉ từ 2,4 %-2,75 % (Nguyễn Nghi và cs, 1984 [48]).
Hàm lượng amino acid trong củ sắn cũng được nhiều người nghiên cứu xác
định. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59], hàm lượng amino acid không thay thế của củ
sắn thấp và không cân đối. Hầu hết các amino acid không thay thế trong củ sắn đều
có thang giá trị hóa học thấp từ -33,50 đến - 71,8 %. Hàm lượng glycine và agrinine
quá cao: + 63,3 % và 80,8 %. Tác giả Creswell (1978) (trích theo Maner, 1987 [142])
cho biết hàm lượng amino acid trong củ sắn thấp và không cân đối: Hàm lượng
lysine và triptophan trong củ sắn chiếm 1,55 và 8,50 % trong protein, còn
methionine và cystine rất thấp, tương ứng là 0,33 % và 0,25 % trong protein, hàm
lượng này thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của FAO là 2,2 %.
Hàm lượng lipit trong củ sắn thấp, chỉ đạt 1,6-1,8 % so với vật chất khô (Viện
chăn nuôi, 2001 [73]). Theo Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [57], hàm
lượng lipit trong củ sắn Việt Nam đạt cao hơn so với thông báo nêu trên, hàm lượng
này thường dao động từ 2-2,5 % trong vật chất khô. Tuy nhiên, kết quả phân tích
11
của Nguyễn Thị Lộc (2008) [43] thì hàm lượng lipit thô trong củ sắn là rất thấp chỉ
từ 0,35 đến 1,23 %.
Chất khoáng trong củ sắn cũng tương đối thấp. Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] cho
biết hàm lượng Ca đạt từ 0,11-0,25 %, photpho đạt 0,08-0,12 % trong vật chất khô.
Trong các thành phần khoáng thì kali chiếm tỷ lệ cao nhất trong củ sắn, thường từ
0,57-0,58 % trong vật chất khô. Theo tác giả trên thì hàm lượng Co, P, K, Zn, Mn,
Cu tính theo VCK trong củ sắn rất thấp so với nhu cầu của gia súc. Do đó, khi sử
dụng nhiều sắn trong khẩu phần ăn phải chú ý bổ sung các nguyên tố trên.
1.2.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [57],
Từ Quang Hiển (1982) [20], Pham Van Bien và cs (2002) [160] cho biết: thành
phần hóa học của lá sắn tươi giống như một số loại rau xanh khác, đặc biệt ở trong
lá sắn hàm lượng protein và caroten chiếm tỷ lệ rất cao, cho nên lá sắn đã được coi
là một nguồn rau xanh cho người và gia súc. Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly
(2001) [9] thì trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK chiếm 25,5 %, năng lượng trao đổi đối
với gia cầm là 2549 kcal/kg VCK, còn theo tài liệu của Viện chăn nuôi (2001) [73]
thì bột lá sắn có 89,60 % VCK, 1966 kcal/kg, tương ứng với 2194 kcal/kg VCK.
Theo các tác giả trên và một số tác giả khác như Dương Thanh Liêm (1999)
[41], Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [46] hàm lượng protein thô trong VCK của lá sắn
tương đối cao, dao động từ 20-34,7 %. Còn theo Alhasan và cs (1982) (trích
Nguyễn Nghi và cs, 1984 [48]) thì lá sắn giàu protein hơn so với củ sắn, hàm lượng
protein trong lá sắn từ 23-32 % trong vật chất khô. Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp
(1998) [22] cho biết protein trong lá của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao
động từ 24,06 đến 29,80 % trong vật chất khô. Lá của các giống sắn trong nước có
hàm lượng protein cao là Xanh Vĩnh Phú, sắn Dù, Chuối trắng, KM 60, Chuối
đỏ, 205. Liu và Zhuang (2000) [133] cho biết bột lá sắn có hàm lượng protein là
27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng protein giảm xuống còn 20,30 %.
Tuy nhiên, giống sắn và thời điểm thu lá khác nhau thì hàm lượng protein là khác
nhau. Tác giả cũng cho biết protein trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây thức ăn
khác (hàm lượng protein trong VCK của cỏ hòa thảo là 12,60 %; ngô 11,90 %)
nhưng thấp hơn so với đỗ tương (45,70 %).
Adrian và Peyrot (1970) (trích theo Job, 1975 [123]) khi so sánh thành phần
amino acid trong lá sắn với thành phần amino acid trong trứng gà, thấy: Hàm lượng
12
amino acid thiết yếu trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên,
methionine vẫn là yếu tố hạn chế trong protein của lá sắn, hàm lượng methionine
chỉ đạt 1,2 g % trong protein, chỉ bằng 67 % hàm lượng methionine trong protein
của trứng gà (3,65 g %). Vì vậy, không nên sử dụng bột lá sắn khi khẩu phần nghèo
methionine. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59], Chavez và cs (2000) [93] thì hàm
lượng amino acid trong lá cao hơn trong củ sắn và cân đối so với trứng gà. Tuy
nhiên, hàm lượng methionine và histidine trong lá cũng thấp, tương ứng là 1,99 và
1,14%. Hàm lượng lysine trong protein của lá sắn tương đối cao (5,68 %) đáp ứng
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm. Hoài Vũ (1980) [75] kết luận rằng
protein của lá sắn có đầy đủ và cân đối các amino acid thiết yếu hơn hẳn các các
loại rau tươi khác. Ví dụ: Hàm lượng lysine, methionine của lá sắn tươi là 0,34;
0,14 (g/100g), trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; rau ngót là 0,16; 0,13; bột cỏ
là 0,102; 0,186; ngô là 0,48; 0,12. Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] thì
thành phần amino acid của bột lá sắn cũng tương tự như của bột cỏ alfalfa.
Adrian và cs (1970) (trích theo Nguyễn Nghi, 1984 [48]), Eruvbetine và cs
(2003) [106] cho biết methionine thường là yếu tố hạn chế của bột lá sắn, trong khi
đó hàm lượng lysine và arginine trong protein của lá sắn lại tương đối cao, tương
ứng 4,45 và 4,35 g/100g, nếu được bổ sung methionine sẽ làm cân đối hàm lượng
amino acid trong hỗn hợp và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn. Trong lá sắn hàm
lượng amino acid cao hơn và cân đối hơn so với củ sắn. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế
vẫn là methionine và histidine, tương ứng là 1,99 và 1,14 %, so với thang giá trị hóa
học chỉ đạt - 47,6 và - 50,4 % (Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp, 1998 [22]).
Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Hoài Vũ (1980) [75] thì hàm
lượng caroten trong lá sắn tươi là 3,00 mg/100g, vitamin B1 là 0,25 mg/100g, B2 là
0,66 mg/100g, PP là 0,66 mg/100g. Đặc biệt, vitamin C trong lá sắn khá cao (295
mg/100g). Theo Từ Quang Hiển (1983) [21], trong bột lá sắn khô có chứa tới 66,7
mg caroten/100g VCK. Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] cho biết tỷ lệ
caroten trong bột lá sắn phụ thuộc quá trình chế biến, sấy ở nhiệt độ 1000
C giữ
được caroten cao nhất là 351 mg/kg.
Thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so với
củ. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] thì hàm lượng khoáng tổng số của các loại sắn
Xanh Vĩnh Phú, Xanh Hà Bắc, Chuối vỏ đỏ, Chuối vỏ trắng, KM 60, Sắn dù, 205
thường từ 6,60 đến 7,80 % trong VCK. Còn các giống sắn H34, 202 hàm lượng
13
khoáng tổng số lần lượt là 5,62 % và 5,80 %. Trong đó, hàm lượng Ca dao động từ
0,74-1,13 %; P từ 0,25 đến 0,38 %; K từ 1,52 đến 1,71 %. Trong lá sắn hàm lượng
Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344,0 mg và 655,2 mg trong 1 kg vật chất khô
(Nguyễn Khắc Khôi (1982) [34], Adewusi và Bradbury (1993) [78]).
1.2.3. Sắc tố trong thực vật
1.2.3.1. Sắc tố trong thực vật
Thực vật tươi là nguồn rất tốt để cung cấp chất chống oxy hóa như vitamin,
carotenoid, flavonoid và các phenolic phức tạp khác (Minussi và cs, 2005 [148];
Zhang và Hamauzu, 2004 [192]; Murcia và cs, 2010 [150]). Rất khó đánh giá vai
trò sinh học của sắc tố ở trong thực vật, nhưng người ta đã biết chlorophyll là sắc tố
quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và carotenoid là những chất quan
trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc tố quan trọng khác là flavonoid có vai
trò chủ yếu trong tương tác giữa thực vật và động vật như tín hiệu để thụ phấn và
phát tán hạt.
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll, carotenoid
(carotene và xanthophyll), flavonoid (chalcone, anthocyanin, flavone, flavonol) và
betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã phát hiện được khoảng 750 loại
caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin (Davies, 2004 [99]). Sắc tố
tồn tại ở các bộ phận khác nhau của thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu
hết các mô thực vật như lá, củ, hoa, quả và hạt nhưng anthocyanin hay chlorophyll
chỉ tồn tại ở một số bộ phận nhất định.
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyl a màu xanh nhạt và
chlorophyl b màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực vật, điều
kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie. Hàm lượng chlorophyl a
thường gấp từ 2-4 lần so với chlorophyll b (Dzugan, 2006 [105]).
Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Chỉ có một vài
loại carotenoid là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt tính như
vitamin A. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng chúng có khả năng chống oxy
hóa rất mạnh (Granado và cs, 2003 [115], Mares- Perlman và cs, 2002 [143],
Britton và cs, 2004 [88]). Ngoài ra trong thực vật còn có các tiền chất của axit
abscisic (ABA), phytohormone; các chất này có khả năng điều chỉnh sinh trưởng và
quá trình stress của con vật (Koornneef, 1986 [141]).
14
Sắc tố trong carotenoid được chia thành 2 nhóm: carotene màu đỏ da cam và
xanthophyll vàng da cam.
Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung
môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ caroten và
kriptoxantin. Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta có 2 phân tử vitamin A, nên β caroten
được xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [76]). Trong đó
β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các carotenoid ở thực vật. Các carotenoid
không chỉ cung cấp tiền vitamin A mà còn có tiềm năng chống oxy hóa, chống ung
thư. Hàm lượng β caroten trong cỏ tươi tự nhiên: 150 - 250 mg/kg VCK, cây ngô già:
15-60 mg/kg VCK, của cà rốt: 150 - 200 mg/kg VCK, rơm rạ: 4 mg/kg VCK (Từ
Quang Hiển và cs, 2001 [23]). Tác giả Scott và cs (1969) [172] cho biết  caroten
trong bột lá keo giậu từ 227-248 mg/kg VCK.
Xanthophyll là nhóm sắc tố vàng sẫm. Công thức hóa học của chúng là
C40H56On (n từ 1-6). Vì số lượng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có nhiều loại
xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin (C40H56O4),...
(Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [76]). Trong đó violaxanthin và lutein chủ
yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa thu (Davies, 2004 [99]).
Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcone, aurone, flavone và flavonol.
Chúng đều tan trong nước, tồn tại ở trong không bào. Flavonoid là chất hóa học
hoạt động với nhiều chức năng: như tạo màu cho cánh hoa, quả, chống tia UV,
chống oxy hóa, kháng khuẩn và sự hoạt động của virus. Trong các sắc tố thuộc
nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra các màu đỏ tươi, đỏ, xanh
và màu tím cho hoa, quả và thân cây. Màu của anthocyanin bị ảnh hưởng bởi rất
nhiều các nhân tố. Một trong các nhân tố đó là số lượng nhóm hydroxyl và
methoxyl. Nếu có nhiều gốc OH thì màu sắc có màu xanh. Nếu xuất hiện nhiều gốc
OCH3 thì màu sắc chủ yếu là đỏ (Winkel- shirley, 2002 [189]; Grotewold, 2006
[116]). Các loại sắc tố này có màu đỏ khi ở pH axit và có màu xanh khi ở môi
trường kiềm. Ngoài ra, màu sắc còn phụ thuộc vào các nguyên tố khoáng như Al,
Fe, Mg ở một số loài thực vật.
Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllale. Chúng cũng
có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ tyrosine. Chúng được chia
thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và betacyanin có màu đỏ, màu tím.
15
1.2.3.2. Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi
Người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm, do đó
màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó. Ở một số
nước và một số dân tộc, người tiêu dùng quan tâm đặc biệt tới màu sắc của da, thịt và
lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [119]; Williams, 1992 [188]). Chính sở thích này đã
khiến cho các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi bổ sung sắc tố vào khẩu phần của
gà thịt cũng như gà trứng để làm tăng độ đậm của da, lòng đỏ trứng gia cầm và làm
tăng tính hấp dẫn của sản phẩm (Hencken, 1992 [119], Liufa và cs, 1997 [134], Vũ
Duy Giảng, 2007 [18]). Sắc tố dùng để làm thức ăn bổ sung hầu hết thuộc nhóm
carotenoid.
Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt buộc phải
được cung cấp từ thức ăn (Marusich và Bauernfeind, 1981 [144], Liufa và cs, 1997
[134]). Đối với khẩu phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu
da và lòng đỏ trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và
bột lá thực vật (Latscha, 1990 [129]). Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll thì
có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của chúng
(Goodwin, 1986 [113]). Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh
mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ (Gouveia và
cs, 1996 [114], Goodwin, 1986 [113] ). Sau khi thu nhận được sắc tố có từ thức ăn thì
gà đẻ có thể huy động từ 20- 60 % tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ (Bornstein
và Bartov, 1966 [87]). Do đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của
xanthophyll (Sirri và cs, 2007 [174]). Ngày nay, các oxycarotenoid được phân lập từ
thực vật, tảo và nấm được sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh
giá là rất tốt (Gierhart, 2002 [110], Lorenz, 2002 [135]), còn các loại sắc tố tổng hợp thì
ít được sử dụng và thậm chí còn bị cấm ở một số nước. Khi sử dụng ngô đến 50 %
khẩu phần thì sắc tố có trong ngô có thể cho màu sắc lòng đỏ đạt từ 5,6-7 điểm và
tương đương với lòng đỏ ở mức bình thường theo thang điểm màu của Roche. Nhưng
yêu cầu của các nước châu Mỹ thì màu sắc lòng đỏ phải đạt thang điểm từ 7-10, còn
châu Âu và châu Á là 10-14 theo thang điểm của Roche (1988) [167]. Như vậy, nếu chỉ
sử dụng khẩu phần tự nhiên để cung cấp sắc tố cho lòng đỏ thì sẽ không đáp ứng được
yêu cầu nêu trên, ngoài ra oxycarotenoid còn dễ bị biến tính do tác động của các nhân
tố gây oxy hóa như ánh sáng, nhiệt độ hay quá trình đề hydrat và điều kiện bảo quản
nên việc thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và trong sản phẩm chăn nuôi là khó tránh khỏi.
16
Đối với gà thịt, sắc tố apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu
vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990 [129]). Khi các
carotenoid tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt tăng, do đó làm tăng chất lượng của
thịt gà (Josephson, 1987 [124]), cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo
của thịt (Mourão và cs, 2008 [198]). Nhưng trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bị
nuôi nhốt và được ăn thức ăn hỗn hợp không đủ lượng sắc tố nên đã làm giảm màu
sắc da và thịt gà, làm mất đi hương vị thơm ngon của thịt gà (Latscha, 1990 [129];
Williams, 1992 [188]).
Watanabe và cs (2003) [185]; Aquis và cs (2001) [79] cho biết: Trong khẩu
phần ăn của cá hồi không có sắc tố astaxanthin thì thịt của chúng sẽ xuất hiện màu
xám. Thị hiếu người tiêu dùng thì lại thích màu thịt hồng đậm. Vì vậy, khi nuôi
nhiều loài thủy sản, sắc tố astaxanthin được đưa vào khẩu phần ăn của chúng với
mục đích làm cho cá tăng tính ngon miệng và để tăng thị hiếu người tiêu
dùng. Nhưng có một lý do khác khiến cho người ta sử dụng astaxanthin nhiều hơn
là: Nếu không có sắc tố astaxanthin trong thức ăn của cá hồi thì chỉ có 17,00 % cá
bột còn sống sót đến trưởng thành. Khi các nhà nghiên cứu tăng lượng sắc tố
astaxanthin trong khẩu phần từ 0,4 ppm đến 1,0 ppm và cao nhất lên đến 13,7 ppm,
tỷ lệ cá con sống sót đã tăng lên. Trong thực tế, khi tăng từ 0 đến 1,0 ppm, số lượng
cá sống sót tăng từ 17,00 % lên 70,00 %, nếu tiếp tục tăng lên thì tỷ lệ này lên đến
87,00 %, và khi sử dụng mức tối đa là 13,7 ppm, tỷ lệ sống tăng lên trên 98,00 %.
Khi bổ sung carotenoit vào khẩu phần ăn của cá tầm thì khả năng chuyển hóa
thức ăn tăng hơn 30% so với khẩu phần ăn không có carotenoit (Ilyasov và Golovin,
2003 [127]). Khả năng miễn dịch của cá tầm và cá hồi được tăng lên do trong khẩu
phần ăn có bổ sung hàm lượng carotennoit (Luzzano và cs, 2003) [137]).
Lignell và Inboor (2000) [132] phát hiện ra rằng sắc tố astaxanthin làm tăng
khả năng sinh sản của lợn như: số con/lứa, tỷ lệ nuôi sống.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và cải thiện độ vàng của
lòng đỏ trứng, da, thịt, đồng thời làm tăng hương vị thịt của gia cầm, người ta đã bổ
sung sắc tố tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn. Sắc tố tổng hợp tuy
cải thiện được màu của lòng đỏ trứng và da gà nhưng không cải thiện được hương vị
thịt, bên cạnh đó một số sắc tố tổng hợp còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vì vậy, người ta hướng tới việc sản xuất bột lá thực vật giàu sắc tố hoặc chiết xuất
sắc tố từ thực vật, nấm bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Các loại bột lá cây thức ăn
17
xanh thường được sản xuất là bột hoa cúc, bột lá keo giậu, bột cỏ alfalfa, bột cỏ stylo,
bột cỏ medicago, bột cỏ mục túc, bột lá sắn,… Ở Việt Nam, sắn là một cây trồng có
tiềm năng cho việc sản xuất bột lá thực vật. Diện tích trồng sắn hàng năm ở nước ta
vào khoảng gần 600.000 ha, chỉ riêng tận thu ngọn, lá khi thu củ sắn cũng có thể sản
xuất được một lượng khá lớn bột lá sắn. Việc trồng sắn thu lá cũng có nhiều hứa
hẹn, có thể thu được khoảng 15 - 30 tấn lá tươi và sản xuất được trên dưới 5 - 10 tấn
bột lá/ha/năm. Lá sắn dễ phơi khô, bột lá sắn giàu carotenoid, xanthophyll và
protein. Vì vậy, nó không chỉ là nguồn bổ sung sắc tố mà còn là nguồn cung cấp
protein cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản.
1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc tố trong thức ăn chăn nuôi
* Ảnh hưởng của quá trình bảo quản tới hàm lượng sắc tố trong thức ăn
Thời gian bảo quản các nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp ảnh hưởng rất lớn đến
hàm lượng sắc tố trong thức ăn của gia súc, gia cầm. Nếu việc bảo quản không hợp lý,
không đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn tới tỷ lệ hao hụt rất cao, đồng thời làm giảm giá
trị dinh dưỡng cũng như làm tăng hàm lượng độc tố trong thức ăn.
Trong quá trình bảo quản, hàm lượng protein và chất xơ thay đổi ít (Rotz và
Muck, 1994 [169]) còn caroten bị oxy hóa khá nhanh. Tốc độ oxy hóa caroten phụ
thuộc vào ẩm độ, ẩm độ càng thấp thì tốc độ oxy hóa càng nhanh. Nếu bột lá cây
thức ăn xanh có độ ẩm từ 4 % - 5 %, sau 6 tháng bảo quản caroten chỉ còn 67,00 %
còn ở độ ẩm 8 % - 12,9 % thì caroten chỉ mất từ 37,00 % - 48,00 %. Vì vậy, theo
Zafren (1977) [201] bảo quản bột lá cây thức ăn xanh ở độ ẩm 8 % - 12 % là tốt
nhất. Để tránh cho caroten bị mất đi trong thời gian bảo quản, người ta thường tránh
để bột lá cây thức ăn xanh tiếp xúc với không khí và dùng khí trơ như nitơ hoặc
CO2 bơm vào bao chứa bột lá cây thức ăn xanh.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sắc tố trong thức ăn
Nhiệt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn.
Trong quy trình sản xuất và bảo quản thức ăn (hơi nước khi đóng viên, sự giãn nở,
phơi, sấy…) đều làm cho hàm lượng sắc tố giảm đi rất nhanh.
Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao làm cho caroten bị oxy hóa mạnh. Ở 5 - 6 0
C trong
6 - 7 tháng caroten mất đi khoảng 30 %, nhưng nhiệt độ 15 -170
C nó có thể bị mất đi
tới 60 % - 70 %.
18
* Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn
Thành phần nguyên liệu là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến sắc tố trong
thức ăn hỗn hợp. Ngô, lúa mì và lúa mạch là những thành phần thức ăn chăn nuôi chiếm
tỷ lệ lớn trong khẩu phần, vì thế chúng có thể gây ra sự thay đổi đáng kể sắc tố lòng đỏ
trứng. Thức ăn chủ yếu là ngô cho điểm số lòng đỏ là 9-10, trong khi lúa mì và lúa mạch
cho màu lòng đỏ nhạt là 4 theo thang điểm màu của Roche. Sự khác bệt này là do hàm
lượng oxycarotenoid khác nhau trong các nguyên liệu thô sử dụng.
* Ảnh hưởng của xà phòng hóa đến khả năng sử dụng sắc tố trong thức ăn của
vật nuôi
Hiệu quả sinh học của các sắc tố từ nguồn thực vật phụ thuộc vào việc chúng ở
dạng este hóa sẵn hoặc dưới hình thức tự do. Trong tự nhiên, sắc tố trong nhiều loài
thực vật gần như chỉ gắn với axit béo dưới dạng este. Sau khi vật nuôi ăn thức ăn vào
thì phân tử sắc tố và phân tử axit béo được chia cắt để cho phép chúng đi qua thành
ruột gia cầm. Sự xà phòng hóa nhiều hoặc ít xảy ra trong đường ruột của gia cầm. Tuy
nhiên, nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc xà phòng hóa sắc tố là thuận lợi cho việc
sử dụng các sắc tố. Hamilton (1990) [118] nghiên cứu sự lắng đọng của este hóa sắc tố
bằng cách đo màu sắc của lòng đỏ trứng. Xà phòng hóa dường như đẩy nhanh sự lắng
đọng của các sắc tố. Xà phòng hóa đạt được mạnh nhất ở sắc tố màu đỏ.
* Ảnh hưởng của lượng thức ăn ăn vào đến lượng sắc tố thu nhận được ở động vật
Hàm lượng năng lượng của khẩu phần ăn đóng một ý nghĩa đặc biệt ở gà mái
đẻ. Hàm lượng năng lượng tăng trong thức ăn bình thường dẫn đến giảm lượng thức ăn
thu nhận và trong trường hợp này tất cả các chất dinh dưỡng có liên quan và chất hoạt
động (kể cả sắc tố) phải được điều chỉnh nồng độ tăng theo.
Chất lượng viên thức ăn cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận được, đặc
biệt ở gà vỗ béo. Mùi và hương vị đóng vai trò thứ yếu trong thức ăn gia cầm. Tuy
nhiên, vẫn quan sát thấy một số các phản ứng của gia cầm đối với mùi vị. Ví dụ: khi
đưa các thuốc có vị cay, đắng hoặc axit vào thức ăn, nước uống thì lượng thức ăn thu
nhận giảm. Thức ăn và nước uống có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu vật nuôi uống
nước nhiều sẽ dẫn đến hạn chế lượng thức ăn ăn vào. Ngoài ra, độc tố nấm (chủ yếu là
vomitoxin) cũng như các axit amin (tryptophan) và sự mất cân bằng giữa các axit amin
có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được của vật nuôi. Khi lượng thức ăn được
giảm thì gia cầm không thu nhận đủ lượng sắc tố và dẫn đến màu da, lòng đỏ trứng
không có mầu sắc đạt yêu cầu.
19
* Ảnh hưởng của chất béo và chất lượng chất béo đến sắc tố trong thức ăn
Việc tái hấp thu oxycarotenoid tan trong chất béo bị ảnh hưởng bởi các chất béo
có trong thức ăn. Khi sử dụng 6 % dầu đậu tương trong thức ăn, thì có thể giảm lượng
citranaxanthin trong thức ăn từ 6 ppm xuống 4ppm, mà không có bất kỳ sự thay đổi
sắc tố nào trong lòng đỏ trứng so với lô đối chứng chứa 6 ppm citranaxanthin mà
không bổ sung dầu. Việc sử dụng axit béo mạch dài, không bão hòa không ảnh hưởng
tới sự lắng đọng oxycarotenoid. Tuy nhiên, việc sử dụng axit béo bão hòa mạch dài cần
phải tránh, vì trong đường ruột có sự phản ứng oxy hóa axit béo tương tác với
oxycarotenoid gây phá hủy sắc tố và làm chúng ít tích lũy trong lòng đỏ và da.
* Ảnh hưởng của canxi đến sắc tố
Hàm lượng canxi cao làm giảm độ đậm màu lòng đỏ trứng gia cầm. Nếu hàm
lượng canxi được nâng lên từ 2,5 % đến 3,5 % trong thức ăn cho gà đẻ thì cần tăng
hàm lượng citraxanthin từ 1,0 ppm đến 1,7 ppm để đạt được cùng sắc tố lòng đỏ. Tiếp
tục tăng hàm lượng canxi từ 3 % đến 4 % dẫn đến màu sắc lòng đỏ giảm theo thang
điểm của Roche.
1.2.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sắn
Một trong những yếu tố quan trọng gây hạn chế sử dụng các sản phẩm từ củ
và lá sắn làm lương thực cho con người và thức ăn cho gia súc là trong sắn có chứa
cyanogenic glucosides. Đó là linamarin (linamarosid) và lotaustralin (lotostraloside)
(Nartey, 1978 [153]). Linamarin tồn tại trong không bào của tế bào sắn (Mcmahon
và cs, 1995 [145]). Quá trình tổng hợp linamarin từ valin còn lotaustralin được tổng
hợp từ izoleuxin. Hai chất này khi thuỷ phân đều tạo ra acetone và axit cyanhydric
nhờ men nội sinh linamarase xuất hiện khi tế bào sắn bị phá hủy (Bruijn 1973 [89],
Nartey, 1978 [153]). Chính vì vậy, axit cyanhydric tự do hầu như không có trong
mô thực vật, mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất liên kết giữa acetone và axit cyanhydric.
Cũng vì thế mà các heteroside nói trên còn gọi là glucoside hydroxinitrile.
* Công thức cấu tạo:
Linamaroside Lotostraloside
20
Theo Nambisan (1985) [151], thì linamaroside có tên hoá học là 2 hydroxyl-2
methylpropan-nitrilaglucoside, có công thức C10H17O6N. Còn chất lotostraloside có
công thức hóa học là C11H18O6N (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Trong đó,
linamaroside chiếm từ 93-96 % còn lotostraloside chiếm 4-7 % (Lê Đức Ngoan và
cs, 2005 [49]). Nhưng Gomez (1991) [112] cho biết: Ở sắn, chất linamaroside
chiếm từ 89-96 %, còn lotostraloside chiếm từ 4-11 %.
Axit cyanhydric có cấu tạo tinh thể, hình kim, không màu, không hòa tan
trong cồn, ete, tan ít trong acetone nhưng dễ bay hơi và dễ hòa tan trong nước.
Lượng độc tố trong sắn rất khác nhau tùy thuộc vào giống sắn. Trong cùng
một giống sắn thì ở phần củ sắn, lượng HCN cao nhất ở phần vỏ thịt, sau đó là 2
đầu củ và lõi sắn; ở lá thì HCN ở lá non nhiều hơn lá già; ở thân thì thân già nhiều
hơn thân non. Ở mỗi phần của cây sắn hàm lượng HCN có tỷ lệ rất khác nhau, HCN
được tập trung chủ yếu ở phần củ sắn. Căn cứ vào hàm lượng độc tố HCN trong củ
sắn mà phân chia làm 2 loại: Sắn ngọt (ngọt và không đắng) và sắn đắng (đắng và
rất đắng). Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] thì giống sắn ngọt có từ 30-80 ppm
HCN trong chất tươi, giống sắn đắng có từ 80-400 ppm HCN trong chất tươi. Theo
Sinha và Nair (1968) (trích Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]) thì sắn ngọt là những
giống sắn có hàm lượng HCN nhỏ hơn 80 ppm trong chất tươi, nhóm sắn đắng là
những giống sắn có hàm lượng HCN lớn hơn 80 ppm.
Trong cây sắn, sự phân bố HCN trong các bộ phận khác nhau là rất khác nhau.
Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] thì phân bố HCN được chia ra như sau: Các bộ
phận trên mặt đất có 29,3 %; trong đó chủ yếu độc tố nằm ở thân là 27,2 % còn lại ở
lá chỉ có 2,1 %. Lượng độc tố ở các bộ phận dưới mặt đất chiếm 70,7 % tổng lượng
độc tố trong cây. Trong đó gốc già dưới đất có 8,9 % và rễ củ chiếm 61,8 %, tập
trung chủ yếu ở vỏ và hai đầu củ sắn.
Theo Oke (1969) [158] thì ở động vật thường gặp 2 triệu chứng ngộ độc HCN
đó là ngộ độc cấp tính làm cho con vật chết rất nhanh và ngộ độc mãn tính thì thường
không có biểu hiện rõ ràng. Theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [49] gia súc thường
xuất hiện dấu hiệu ngộ độc khi được cho ăn liên tiếp những lượng nhỏ axit
cyanhydric và thường xuyên, nhưng gan vẫn có khả năng giải độc HCN nhờ vào lưu
huỳnh trong amino acid để tạo ra chất thiociannat ít độc hơn HCN. Maner (1987)
[142] cho biết quá trình sử dụng lưu huỳnh để giải độc làm giảm hấp thu và sử dụng
các amino acid chứa lưu huỳnh (methionine, cystine) và các chất dinh dưỡng khác lấy
từ thức ăn như sulfure, vitamin B12, sắt, đồng và iode,... sự thiếu hụt này xảy ra ngay
cả khi khẩu phần thức ăn có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên. Silvestre và
Araudeau (1990) [54] đã cho biết: Lượng độc tố HCN có thể gây chết động vật
21
khoảng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể. Theo Humphreys (1988) (dẫn theo Lê Đức
Ngoan và cs, 2005 [49]) thì liều ngộ độc tối thiểu là 2-2,3 mg/kg khối lượng cơ thể,
còn theo Butler (1973) là 4,4 và Tewe (1995) là 3,5 mg/kg khối lượng cơ thể, nhưng
theo Du Thanh Hang và Preston (2005) [101] thì ở mức 6-15 mg/kg khối lượng cơ
thể vẫn không thấy ngộ độc. Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì mức độ gây ngộ
độc còn tùy thuộc vào dạng glucoside có trong thức ăn.
* Cơ chế gây độc:
Khi gia súc, gia cầm ăn nhiều thức ăn có chứa HCN, gốc CN-
khi vào cơ thể
sẽ liên kết chặt chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển oxy làm cho cơ
thể thiếu oxy dẫn đến gia súc ngạt thở, niêm mạc, da tím bầm và chết nhanh. Việc
bắt giữ CN-
của Hb là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm ngăn chặn ion CN-
lọt vào
bên trong các tế bào và liên kết chặt chẽ với nhân Fe++
và Cu++
trong hệ thống
enzym hô hấp cytochrom, giữ cho hệ thống này vẫn thực hiện được chức năng vận
chuyển điện tử trong chuỗi phản ứng hô hấp tế bào. Nhưng chính phản ứng tự vệ
này đã làm cho Hb mất khả năng vận chuyển oxy và làm cho con vật bị ngộ độc
(Lê Đức Ngoan và cs, 2005 [49]).
Sơ đồ chuyển hóa cyanogenesis và cyannide trong cơ thể người và động vật
22
Mặt khác, axit cyanhydric cũng có dạng kết hợp với ion Cu2+
, ion này được
giải phóng do sự oxy hóa các tế bào crome, dạng kết hợp này đóng vai trò như một
chất oxy hóa các enzyme và ức chế vận chuyển các electron trong tế bào, gây ra sự
thiếu hụt oxy trong toàn bộ các mô bào của cơ thể động vật. Những tác nhân trên đã
gây suy nhược thần kinh ở các trung tâm tủy sống, từ đó dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ
thống thần kinh và làm cho động vật bị chết. Khi động vật ăn liên tục trong một thời
gian dài thức ăn có chứa axit cyanhydric với hàm lượng quá giới hạn cho phép của
động vật thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, lâu
dài sẽ dẫn đến tử vong (Maner và cs, 1987 [142]).
* Nguyên lý cơ bản về việc loại bỏ độc tố trong các sản phẩm sắn
Các phương pháp chế biến loại bỏ độc tố trong các sản phẩm sắn dựa trên 3
nguyên lý cơ bản sau:
Loại bỏ trực tiếp cyanogen glucocid bằng cách hòa tan trong nước. Vì
cyanogen glucocide sản sinh ra HCN, chất này bị loại bỏ thì HCN cũng bị loại bỏ.
Làm phân giải cyanogen glucocide thành aceton và HCN, sau đó dùng nhiệt
làm bốc hơi HCN hoặc dùng nước làm rửa trôi HCN.
Làm phá hủy hoặc ức chế enzyme linamariaza và glucocidaza. Các enzyme này
không hoạt động thì cyanogen glucocid không thể phân giải thành aceton và HCN.
* Nhận xét chung:
Bột củ sắn có năng lượng trao đổi cao từ 3087 đến 3196 kcal/kg VCK, nhưng tỷ
lệ protein thấp từ 1,47 đến 5,18 %. Bột lá sắn có năng lượng trao đổi thấp chỉ từ 2194
đến 2549 kcal/kg VCK; nhưng tỷ lệ protein cao từ 23-32 % trong VCK, các amino acid
tương đối đầy đủ và cân đối. Cả củ và lá sắn đều chứa độc tố HCN, đó là một yếu tố
hạn chế cho việc sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn chăn nuôi. Hàm lượng HCN trong
củ sắn tươi từ 30 đến 400 ppm, còn trong lá sắn tươi từ 323 đến 1270 ppm. Lượng độc
tố có thể gây độc cho vật nuôi là từ 2-15 mg/kg khối lượng cơ thể.
1.3. Ảnh hưởng của một số cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn
1.3.1. Một số cách thức chế biến lá sắn
1.3.1.1. Ủ chua ngọn lá sắn
Theo Bùi Văn Chính và cs (1995) [8]; Nguyễn Xuân Trạch (2005) [69] thì quy
trình ủ chua ngọn và thân lá sắn như sau: Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần
23
thân cây và băm nhỏ 3-4 cm. Cứ 100 kg ngọn lá sắn cần bổ sung 5-6 kg bột sắn hay
cám gạo, cám ngô và 0,5 kg muối ăn, sau đó đưa vào ủ yếm khí trong chum, vại
hoặc hầm hố ủ.
1.3.1.2. Chế biến bột lá sắn
Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] thì bột lá sắn được chế biến như
sau: Lá sắn được thu gom, loại bỏ hết cuống lá, phơi héo tại ruộng trong một ngày
cho giảm bớt nước. Sau đó lá sắn được tiếp tục phơi nắng trên sân hoặc đưa vào hệ
thống sấy ở nhiệt độ 60-1000
C cho khô giòn. Lá sau khi khô giòn được nghiền
thành bột, trải mỏng bột lá cho bay hơi nước và HCN. Cho bột lá sắn vào bao
nhưng để hở miệng túi sau 2 tuần mới đóng gói để trong thời gian này HCN tiếp tục
thoát ra ngoài.
1.3.1.3. Chế biến cao lá sắn
Lá sắn được nghiền nhỏ sau đó lọc bỏ bã và đun nước dịch lá sắn ở nhiệt độ
800
C, khi thấy có váng nổi lên thì vớt lấy và loại bỏ nước, có thể cho 10-20 g acid
citric/100 lít dịch lá thì sẽ thu được sản phẩm triệt để hơn. Sản phẩm thu được có
thể sử dụng trực tiếp cho gia súc gia cầm hoặc sấy khô nghiền bột để trộn vào thức
ăn hỗn hợp.
1.3.1.4. Phơi khô thân, lá sắn non
Sắn trồng dầy với mục đích để thu lá, sau trồng 3-3,5 tháng thu cắt lứa đầu,
sau đó cứ khoảng 1,5-2 tháng thu cắt một lần. Thân cây sắn còn non, phơi cả thân,
lá sắn (để nguyên cả cây hoặc băm nhỏ trước khi phơi) khi khô thì đánh đống hoặc
nghiền thành bột để dự trữ.
1.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn
* Ảnh hưởng của phương pháp ủ lá sắn
Theo Nguyen Thi Hoa Ly và Nguyen Thi Loc (2000) [156] thì tỷ lệ HCN
trong lá sắn tươi từ 323-340 mg/kg, nhưng sau 28 ngày ủ chỉ còn 68,2-88,4 mg/kg
tương ứng 21,1-27,3 % so với tỷ lệ ban đầu. Khi ủ lá sắn với 0,5 % muối ăn, thì sau
28 ngày tỷ lệ VCK có xu hướng tăng dần từ 25,1 % lên 26,8 %, còn tỷ lệ protein và
xơ có xu hướng giảm dần từ 6,84 xuống 6,82 % và 4,69 % xuống 4,08 %. Nếu ủ lá
sắn kết hợp với 5 % cám hoặc 5 % bột củ sắn thì tỷ lệ VCK đều có xu hướng tăng,
tỷ lệ xơ giảm, nhưng tỷ lệ protein thì ít bị biến động. Cũng theo tác giả này, lá sắn
24
được ủ chua sau 28 ngày thì tỷ lệ VCK tăng lên còn protein thì có xu hướng giảm.
Vật chất khô tăng từ 28,73 % lên 28,80% còn protein giảm từ 29,65 % xuống
27,40 %. Nếu tiếp tục để lâu hơn nữa đến 56 ngày thì tỷ lệ protein chỉ còn 23,34 %.
Theo Bùi Văn Chính và cs (1995) [8], ủ chua có thể làm giảm HCN từ 862,5
xuống 32,5 mg/kg VCK, còn sau phơi nắng 4 giờ thì tỷ lệ này còn là 260,6 mg/kg. Lá
sắn sau khi phơi khô và nghiền thành bột thì tỷ lệ HCN chỉ còn 90,2 mg/kg VCK.
* Ảnh hưởng của phương pháp phơi lá sắn
Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103], lá sắn Thái Lan khi phơi nắng
nhanh thì tỷ lệ HCN trong lá là 1270 ppm còn caroten là 121 mg/kg, nếu phơi nắng
trong nhà thì tỷ lệ HCN trong lá là 526 ppm, còn tỷ lệ caroten mất đi ít hơn so với
phơi nắng ngoài tự nhiên. Nếu sấy ở các nhiệt độ 60, 80 và 1000
C thì sấy ở 1000
C tỷ
lệ HCN sẽ giảm thấp nhất và còn lại là 495 ppm, đồng thời lại giữ được tỷ lệ
caroten cao nhất trong các phương pháp (277 mg/kg). Đối với lá sắn Gòn thì tỷ lệ
HCN thấp hơn nhưng tỷ lệ caroten thì cao hơn so với lá sắn Thái Lan. Diễn biến về
HCN và caroten của các cách thức chế biến phơi nắng ngoài trời, phơi trong nhà,
sấy ở 60, 80 và 1000
C cũng tương tự như đối với lá sắn Thái Lan nhưng HCN ở
phương pháp phơi trong nhà chỉ còn 280 ppm và caroten là 251 mg/kg còn sấy ở
1000
C thì HCN là 217 mg/kg và caroten là 351 mg/kg.
Các phương pháp bảo quản khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ caroten và
HCN của lá sắn. Phơi khô cả lá rồi để nguyên bảo quản tốt hơn nghiền thành bột
vì HCN giảm nhanh hơn, nhưng thành phần các chất dinh dưỡng không khác
nhau rõ rệt ở cả hai phương pháp (Badbury, 2004 [83]; Duong Thanh Liem và
cs, 1998 [103]).
Theo Wanapat (1999) [183], lá sắn được thu toàn bộ phần ngọn ở thời điểm 3-4
tháng sau trồng, được phơi đến tỷ lệ nước còn 13,7 % có protein tiêu hóa là 22 %, tổng
các chất hữu cơ tiêu hóa là 65 %. Khi chế biến thành bột có độ ẩm 10 % thì protein
tiêu hóa giảm chỉ còn 18,3 %; tổng các chất hữu cơ tiêu hóa giảm 5 %.
* Nhận xét chung
Lá sắn có thể ủ chua, phơi khô, làm cao lá,... để làm giảm độc tố và tăng chất
lượng sản phẩm, sau khi chế biến thì hàm lượng độc tố HCN và caroten trong lá sắn
giảm đi một cách rõ rệt.
25
1.4. Ảnh hƣởng của một số kỹ thuật canh tác tới sản lƣợng và chất lƣợng của
củ và lá sắn
1.4.1. Mật độ trồng sắn
Mật độ hay khoảng cách trồng sắn đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
tiến hành nghiên cứu. Weite và cs (1987) [187] cho rằng mật độ trồng sắn phụ thuộc
vào rất nhiều các yếu tố như: loại đất, mùa vụ trồng, đặc tính phân cành, sự hình
thành lá của giống... Đối với đất có độ phì cao thì trồng sắn với mật độ thưa hơn,
ngược lại với đất nghèo dinh dưỡng thì trồng với mật độ dầy hơn. Bởi vì đất có độ
phì cao cây sắn sẽ phát triển cành lá xum xuê và nhanh chóng che phủ kín đất. Mặt
khác dựa vào đặc tính phân cành, lá thì giống sắn phân cành nhiều, thân lá phát triển
nhanh thì nên trồng với mật độ thưa và ngược lại. Weite (1992) cho biết mật độ
trồng thích hợp với các giống sắn ở phía Nam Trung Quốc thay đổi từ 10.000-
15.000 cây/ha (trích Nguyễn Viết Hưng, 2006) [29].
Theo tác giả Villamayor (1983) [181] mật độ trồng sắn chịu ảnh hưởng bởi
các đặc điểm về hình thái của giống. Nếu giống sắn nào phân nhánh ít và có tán gọn
thì năng suất ít bị ảnh hưởng bởi khoảng cách, mật độ trồng. Trái lại những giống
có khả năng phân cành cao, thân lá phát triển nhiều thì trồng với mật độ cao, năng
suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp có thể thay đổi từ 13.000-20.000 cây/ha.
Tại Malayxia và Indonexia, nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho biết mật độ trồng
sắn thích hợp với những giống sắn có thân lá phát triển mạnh và phân nhánh nhiều
là 10.000-12.000 cây/ha sẽ cho năng suất cao nhất.
Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] nếu trồng sắn thuần, với các cây có chiều
cao cây trung bình, thân thẳng không phân cành, có thể áp dụng mật độ trồng
12.500 cây/ha, ngược lại nếu giống sắn có đặc tính phân nhiều cành nên trồng mật
độ 10.000 cây/ha. Theo tác giả Ociano (1980) [157] thì khoảng cách trồng sắn thích
hợp nhất đối với giống sắn có mức độ phân cành ít, thân gọn là 17.700 cây/ha.
Các tác giả khác nhau khi nghiên cứu về mật độ trồng giống sắn KM 94 ở
Việt Nam đã thông báo kết quả như sau: theo Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1997) [30] khi
nghiên cứu trồng sắn KM 94, KM 60 tại Đồng Nai với các mật độ 8.000; 10.000;
12.345; 13.840; 15.625 và 17.774 cây/ha thì nên trồng với mật độ từ 10.000 đến
15.625 cây/ha đối với KM 94, còn giống KM 60 thì trồng với mật độ từ 10.000 đến
17.778 cây/ha. Nhưng tác giả lại cho biết: trồng sắn vào đầu mùa mưa năm 2001
26
trên đất đỏ ở vùng Đông Nam Bộ khi tăng mật độ từ 10.000 cây/ha lên 17.780 cây/ha
thì năng suất giảm từ 30,10 tấn/ha xuống còn 27,28 tấn/ha đối với giống KM 94,
còn giống KM 60 năng suất giảm từ 26,28 tấn/ha xuống còn 22,28 tấn/ha; trồng trên
đất xám với mật độ 11.080 cây/ha đối với cả 2 giống KM 94 và KM 60 sẽ đạt năng
suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo Nguyễn Viết Hưng (2006) [29], trồng sắn KM 94
ở Sơn Dương, Tuyên Quang thì mật độ trồng 15.625 cây/ha cho năng suất sinh vật
học cao nhất từ 78,74 đến 91,71 tấn/ha/năm, sau đó đến mức trồng 10.000 cây/ha là
58,40 đến 64,50 và thấp nhất ở mức trồng 8.333 cây/ha là 59,99 và 62,32 tấn/ha/năm.
Theo Lại Đình Hòe (2005) [26], mật độ trồng sắn KM 94 thích hợp nhất tại huyện
Vân Canh - Bình Định là 12.500 cây/ha.
Tongglum và cs (1987) [179] cho biết mật độ trồng sắn có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất củ sắn. Mật độ trồng (hay khoảng cách trồng) phụ thuộc vào từng
giống: Giống Rayong 2 mật độ trồng thích hợp từ 7.000-27.000 cây/ha, còn giống
Rayong 3 là 10.000-15.000cây/ha.
Wyllie và Chammanga (1979) [191] thông báo như sau: Ở phương thức
trồng sắn lấy lá và lấy lá củ thì trồng với mật độ 10.000 cây/ha cho năng suất củ,
lá cao nhất.
Wanapat (1997) [182] cho biết trồng sắn lấy lá với mật độ dầy và thu hoạch
lần đầu sau khi trồng 3 tháng còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì sản lượng
VCK có thể đạt 12,6 tấn/ha/năm.
Wanapat (2002) [184] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ 27.778 cây/ha
để thu cắt lấy lá đã thấy: Sản lượng VCK qua 3 lứa cắt từ 4,043 đến 7,768 tấn/ha/năm,
còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ 111.111 cây/ha thì cho sản lượng VCK
dao động từ 2,651 đến 8,239 tấn/ha/năm.
Atchara và cs (2002) [82] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khoảng cách cắt
từ năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1, tác giả cho biết người ta có thể
trồng sắn với nhiều mật độ khác nhau như 62.500; 50.000; 40.000; 31.250; 20.000;
10.000 cây/ha. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy sản lượng đạt từ 6,94 đến 8,85
tấn lá tươi/ha/năm và không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa giữa sản lượng lá
tươi được trồng với mật độ khác nhau.
Theo Cadavid (2002) [193] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia có mật
độ từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu được khoảng trên dưới
27
24 tấn/ha/2 năm. Cũng theo ông đối với giống CM 4843-1 với mật độ 11.200 cây/ha
ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24,45 tấn VCK/ha/năm (91,4 tấn tươi); giống sắn
CM 2758 với mật độ 11.2000 cây/ha trong 2 năm có thể thu 83,01 tấn chất tươi/ha;
giống CM 523-7 là 86,81 tấn chất tươi/ha; giống MCol 2737 là 102,9 tấn/ha, trồng
dòng HMC 1 với mật độ 31.250 cây/ha đạt 58,2 tấn chất tươi/ha/11 tháng. Ông cũng
kết luận trồng sắn lấy lá có thể trồng với mật độ từ 31.250 đến 112.000 cây/ha với
khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lượng lá thu được khoảng trên dưới 80 tấn/ha.
Tuy nhiên, ở mật độ này thu hoạch rất khó khăn và cây thường bị tổn hại trong quá
trình thu hoạch. Nên trồng với mật độ 31.250 cây/ha sẽ thuận lợi hơn. Cần lưu ý là
sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả thân, cành, lá sắn. Ở các thông báo khác;
sản lượng lá sắn thấp hơn nhiều so với thông báo nêu trên là vì sản lượng này chỉ có
riêng lá, không bao gồm thân, cành, ngọn và cuống lá sắn.
Li Kaimian và cs (2002) [131] khi nghiên cứu các mật độ trồng sắn lấy lá ở
Trung Quốc với các mật độ 27.778; 15.625; 10.000 cây/ha, cho biết sản lượng VCK
đạt cao nhất ở mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha.
Nguyễn Hữu Hỷ (2002) [31] khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối với các
giống KM 94, KM 140-2; KM 98-5, SM 937-26 với các mật độ 12.345 cây/ha, ở
24.690 cây/ha và thu lá 3 lần vào các thời điểm 5 tháng, 7 tháng sau trồng, lần cuối
vào lúc thu hoạch củ. Kết quả cho thấy giống KM 98-5 cho sản lượng VCK của lá
cao nhất ở mật độ 24.690 cây/ha, sau đó đến giống KM 94, nhưng sản lượng củ thì
ngược lại. Sản lượng củ và lá của các khoảng cách khác đều thấp hơn, trừ sắn KM
140-2 có sản lượng củ cao nhất trong các giống sắn.
Theo Wargiono (2002) [186] thì năng suất lá phụ thuộc vào số lần thu hoạch
lá. Theo ông trồng sắn với mật độ 8.000 cây/ha thu hoạch lá hàng tuần từ tháng thứ
3 đến tháng thứ 7 (4 tầng lá/lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất còn tiếp tục thu từ
tháng thứ 7 trở đi sẽ làm giảm năng suất của củ. Trồng sắn xen với các cây trồng
khác với mật độ 5.000 đến 10.000 cây/ha, còn trồng thuần sắn với mật độ 10.000
đến 12.000 cây/ha.
Theo Wyllie và Chammanga (1979) [191] cho rằng trồng sắn lấy lá với mật
độ 31.250 cây/ha đạt sản lượng lá và củ cao nhất.
Theo Wanapat (1997) [182], trồng sắn với mật độ 60 cm x 40 cm (41.668 cây/ha)
xen vào giữa hai hàng của cây keo giậu sẽ vừa cải thiện được dinh dưỡng đất đồng
thời lại vừa cung cấp thức ăn cho người và động vật.
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng

More Related Content

What's hot

Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiAdam Vu
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra
Yen Luong-Thanh
 
Tiểu luận thống kê kinh doanh đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
Tiểu luận thống kê kinh doanh   đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩmTiểu luận thống kê kinh doanh   đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
Tiểu luận thống kê kinh doanh đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
nguoitinhmenyeu
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệpLuận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏeĐề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Thu y c4. bệnh dịch tả trâu bò
Thu y   c4. bệnh dịch tả trâu bòThu y   c4. bệnh dịch tả trâu bò
Thu y c4. bệnh dịch tả trâu bòSinhKy-HaNam
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucBuu Dang
 
Chế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cươngChế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cương
Food chemistry-09.1800.1595
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
nataliej4
 

What's hot (20)

Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giải
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành điều dưỡng, HAY
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra
 
Tiểu luận thống kê kinh doanh đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
Tiểu luận thống kê kinh doanh   đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩmTiểu luận thống kê kinh doanh   đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
Tiểu luận thống kê kinh doanh đề tài tìm hiểu về giá thành sản phẩm
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
 
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệpLuận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
Luận án: Đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp
 
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏeĐề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
 
Thu y c4. bệnh dịch tả trâu bò
Thu y   c4. bệnh dịch tả trâu bòThu y   c4. bệnh dịch tả trâu bò
Thu y c4. bệnh dịch tả trâu bò
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Slide nhóm 6
Slide nhóm 6Slide nhóm 6
Slide nhóm 6
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia suc
 
Chế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cươngChế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cương
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 

Similar to Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng

Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
nataliej4
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
nataliej4
 
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Thảo Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Thanh Hoa
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng (20)

Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
 
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ------------- ------------ TRẦN THỊ HOAN NGHIÊN CỨU TRỒNG SẮN THU LÁ VÀ SỬ DỤNG BỘT LÁ SẮN TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƢƠNG PHƢỢNG Chuyên ngành: Dinh dƣỡng và thức ăn chăn nuôi Mã số: 62.62.45.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TỪ QUANG HIỂN THÁI NGUYÊN - 2012
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Thị Hoan
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Viện Công nghiệp Thực phẩm Hà Nội, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Viết Hưng, gia đình ông Vũ Xuân Phơn, gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, gia đình bà Nguyễn Thị Đoài tại xã Hóa Trung huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Thái Nguyên, tháng năm 2012 Tác giả Trần Thị Hoan
  • 4. iii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục.......................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vii Danh mục các bảng ..................................................................................................viii Danh mục các hình...................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài.............................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................2 4. Điểm mới của đề tài............................................................................................3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn ........................................................................4 1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây sắn....................4 1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển....................................................5 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây sắn...................................7 1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn............................9 1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ sắn .............................9 1.2.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn............................11 1.2.3. Sắc tố trong thực vật...............................................................................13 1.2.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sắn............................................................19 1.3. Ảnh hưởng của một số cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn...............................................................................................................22 1.3.1. Một số cách thức chế biến lá sắn............................................................22 1.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn ........................................................................................................23
  • 5. iv 1.4. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác tới sản lượng và chất lượng của củ và lá sắn...............................................................................................25 1.4.1. Mật độ trồng sắn.....................................................................................25 1.4.2. Vai trò và lượng phân bón cho sắn.........................................................28 1.5. Sử dụng củ và lá sắn trong chăn nuôi ............................................................32 1.5.1. Sử dụng củ sắn........................................................................................32 1.5.2. Sử dụng bột lá sắn ..................................................................................34 1.6. Nhận xét chung phần tổng quan tài liệu ........................................................37 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 38 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................38 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39 2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các khoảng cách trồng sắn khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng của lá sắn...............................39 2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng và thành phần hóa học của lá sắn.........40 2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thời gian phơi, sấy và thành phần hóa học của bột lá sắn.................41 2.3.4. Thí nghiệm 4: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có hiệu chỉnh theo lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà ........42 2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng.....................................................................................................44 2.3.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng..........46 2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu..........................................................48 2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................53 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 54 3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các khoảng cách trồng sắn khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng của lá sắn............................................54 3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm..................................................54
  • 6. v 3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2009-2010.........................................54 3.1.3. Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm ................................................................56 3.1.4. Năng suất lá sắn tươi ..............................................................................57 3.1.5. Thành phần hóa học của lá sắn...............................................................58 3.1.6. Sản lượng lá sắn tươi..............................................................................58 3.1.7. Chi phí sản xuất cho 1 kg bột lá sắn.......................................................60 3.1.8. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 1................................................60 3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến sản lượng dinh dưỡng và thành phần hóa học của lá sắn ...............61 3.2.1. Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm................................................................61 3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất lá sắn tươi...........................................................................................................62 3.2.3. Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức phân đạm khác nhau ...........65 3.2.4. Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein ở các mức phân đạm khác nhau.....66 3.2.5. Chi phí sản xuất cho 1kg bột lá sắn........................................................68 3.2.6. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 2................................................68 3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thời gian phơi, sấy và thành phần hóa học của bột lá sắn..............................69 3.3.1. Ảnh hưởng của cách thức chế biến đến thời gian phơi, sấy lá sắn.........69 3.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn ........................................................................................................70 3.3.3. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến hàm lượng  caroten và HCN lá sắn...............................................................................................71 3.3.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến các thành phần dinh dưỡng trong bột lá sắn.........................................................................................73 3.3.5. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 3................................................75 3.4. Thí nghiệm 4: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có hiệu chỉnh theo lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà...........76 3.5. Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng............78
  • 7. vi 3.5.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm............................................................78 3.5.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm .......................................................79 3.5.3. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến tăng khối lượng bình quân của gà thí nghiệm .........................................81 3.5.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau đến khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.....................................................83 3.5.5. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm..........................................................86 3.5.6. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................87 3.5.7. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm............................................88 3.5.8. Thí nghiệm kiểm chứng kết quả thí nghiệm 5........................................89 3.5.9. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 5................................................92 3.6. Kết quả thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng...........93 3.6.1. Tỷ lệ nuôi sống, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng .....93 3.6.2. Một số chỉ tiêu lý học của trứng.............................................................95 3.6.3. Một số chỉ tiêu hóa học của trứng ..........................................................96 3.6.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS đến khả năng ấp nở của trứng gà Lương Phượng.........................................................................................97 3.6.5. Thí nghiệm kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm 6...................................99 3.6.6. Nhận xét chung kết quả thí nghiệm 6...................................................100 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................... 101 1. Kết luận...........................................................................................................101 2. Đề nghị............................................................................................................101 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI PHỤ LỤC
  • 8. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLS : Bột lá sắn BQ : Bình quân CIAT : Center of International Tropical Agriculture CS : Cộng sự CT : Công thức DCP : Di canxi phôt phat DM : Vật chất khô DXKN : Dẫn xuất không chứa nitơ ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính HCN : axit cyanhydric K : Kali KL : Khối lượng KLTB : Khối lượng trung bình N : Nitơ N.P.K : N. P2O5. K2O NSTB : Năng suất trung bình OM : Chất hữu cơ P : Photpho Pr : Protein SL : Sản lượng TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TH : Tiêu hóa TK : Toàn kỳ TL : Tỷ lệ TS : Tổng số VCK : Vật chất khô
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................39 Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm 2....................................................................................40 Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm 3....................................................................................41 Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở..........................................43 Bảng 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5 ..........................................................................45 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu và số lượng mẫu dùng để đánh giá chất lượng trứng..................47 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm....................................................54 Bảng 3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2009-2010 ............55 Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm 1 sau trồng 30 ngày .................................57 Bảng 3.4: Năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa của năm 1 và 2 .................................57 Bảng 3.5: Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein.....................................................59 Bảng 3.6: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm.............................................................60 Bảng 3.7: Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm 2 sau trồng 30 ngày..................................61 Bảng 3.8: Năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa ................................................62 Bảng 3.9: Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức phân đạm khác nhau ............65 Bảng 3.10: Sản lượng lá sắn tươi, VCK và protein ..................................................66 Bảng 3.11: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm ..........................................................68 Bảng 3.12: Thời gian phơi nắng, sấy khô lá sắn ......................................................69 Bảng 3.13: Thành phần hoá học của bột lá sắn ở các cách thức chế biến.........................70 Bảng 3.14: Hàm lượng  caroten và HCN trong bột lá sắn ......................................72 ở các cách thức chế biến khác nhau .........................................................................72 Bảng 3.15: Thành phần hóa học của bột lá sắn sau các thời gian bảo quản ...........73 Bảng 3.16: Hàm lượng các amino acid trong protein của lá sắn sau thời gian bảo quản ......................................................................................................75 Bảng 3.17: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ...................................76 Bảng 3.18: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của bột lá sắn ..............77 Bảng 3.19: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm .........................................................78
  • 10. ix Bảng 3.20: Khối lượng của gà ở các giai đoạn tuổi .................................................79 Bảng 3.21: Tăng khối lượng bình quân ở các giai đoạn tuổi ...................................82 Bảng 3.22: Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ............................................83 Bảng 3.23: Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng .....................................................85 Bảng 3.24: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm .........................................................86 Bảng 3.25: Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm tại 70 ngày tuổi .......................87 Bảng 3.26: Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi của gà Lương Phượng ở 70 ngày tuổi ..............................................................................................89 Bảng 3.27: Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gà thịt Lương Phượng nuôi trong nông hộ .......................................................................................90 Bảng 3.28: Tỷ lệ nuôi sống, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng.......93 Bảng 3.29: Một số chỉ tiêu lý học của trứng .............................................................95 Bảng 3.30: Một số chỉ tiêu hóa học của trứng ..........................................................96 Bảng 3.31: Tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, gà loại I .......................................................97 Bảng 3.32: Kết quả theo dõi các chỉ tiêu chất lượng trứng của gà thí nghiệm kiểm chứng.................................................................................................100
  • 11. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình từ năm 2009-2010........................................56 Hình 3.2. Đồ thị sự phân bố lượng mưa trung bình từ năm 2009-2010 ...................56 Hình 3.3. Biểu đồ năng suất lá sắn tươi trung bình theo lứa của cả năm 1 và 2 ......64 Hình 3.4. Biểu đồ sản lượng lá sắn tươi, VCK, protein qua 2 năm thí nghiệm........67 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ protein, lipit và DXKN sau các thời gian bảo quản ............74 Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà broiler Lương Phượng.......................81
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở nhiều nước trên thế giới, bột lá cây thức ăn xanh được xem như một thành phần không thể thiếu được trong thức ăn của gia súc, gia cầm. Ở nước ta, khoảng mười năm gần đây, người ta chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để nuôi gia súc và gia cầm, nhưng trong thức ăn đó, bột lá cây thức ăn xanh hầu như không có. Khi thiếu bột lá cây thức ăn xanh trong thức ăn hỗn hợp sẽ dẫn đến vật nuôi bị thiếu sắc tố. Đây là nguyên nhân dẫn đến da gà nuôi công nghiệp có màu trắng bệch, lòng đỏ trứng chỉ có màu vàng nhạt, trứng gia cầm có tỷ lệ chết phôi cao, thai chết lưu ở lợn nái sinh sản, thịt cá hồi không có màu hồng đậm, tỷ lệ sống sót của cá hồi giai đoạn mới nở thấp… Bổ sung sắc tố tổng hợp có thể khắc phục được các vấn đề nêu trên nhưng không hoàn toàn đạt được yêu cầu như mong muốn và có thể có những tác động xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người. Nhiều nhà khoa học ở trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu và kết luận rằng vật nuôi được ăn khẩu phần có bột lá cây thức ăn xanh thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá cây thức ăn xanh. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn tốt hơn (thịt, trứng thơm ngon và có màu sắc hấp dẫn hơn…). Ở một số nước trên thế giới như Colombia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin,... việc sản xuất bột lá cây thức ăn xanh đã trở thành ngành công nghiệp chế biến. Việt Nam chưa có ngành công nghiệp sản xuất bột lá cây thức ăn xanh, nhưng trong tương lai rồi sẽ phải có. Về loại thực vật có thể sử dụng để sản xuất bột lá, chúng tôi suy nghĩ tới cây sắn. Hàng năm diện tích trồng sắn ở nước ta khoảng 560.000 ha (Kim và cs, 2008 [140]), nếu tận dụng ngọn và lá sắn khi thu hoạch củ thì sẽ sản xuất được khoảng 600 - 800 nghìn tấn bột lá sắn. Cây sắn có đặc điểm là sau khi cắt có khả năng tái sinh, vì vậy có thể thu hoạch được nhiều lứa trong một năm, năng suất sinh khối lớn. Lá sắn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein; trong lá sắn tươi, tỷ lệ protein có trung bình từ 6,50 - 7,00 % (Manuel và cs, 2008 [197]); ngoài ra, nó còn chứa một lượng đáng kể sắc tố. Lá sắn dễ làm khô (phơi nắng hoặc sấy), dễ bảo quản. Nghiên cứu sử dụng ngọn non, lá sắn chế biến thành bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là hướng đi có triển vọng tốt và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi nói riêng, cho xã hội nói
  • 13. 2 chung. Thứ nhất là tận dụng được nguồn nguyên liệu khổng lồ, sẵn có, rẻ tiền, đó là ngọn non và lá sắn sau khi thu hoạch củ. Thứ hai là nếu trồng sắn chuyên lấy lá sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ, tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta, thứ ba là giảm được ngoại tệ nhập khẩu thức ăn, đặc biệt là sắc tố, bảo đảm an toàn thực phẩm do tránh được các tác động xấu của các chất tổng hợp hóa học. Để có cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo sản xuất bột lá cây thức ăn xanh từ cây sắn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”. 2. Mục đích của đề tài Xác định được mật độ, mức bón đạm phù hợp đối với sắn trồng thu lá trong điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc. Xác định được cách thức chế biến bột lá sắn thích hợp sử dụng cho gia cầm. Xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn đối với gà thịt. Xác định tỷ lệ bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt và gà đẻ bố mẹ. Từ đó khuyến cáo sử dụng bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gia cầm nói chung và gà nói riêng. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia súc những thông tin cơ bản và hệ thống về cây sắn, bao gồm mật độ trồng, mức phân bón, chế biến, thành phần hóa học của lá sắn và bột lá sắn, năng lượng trao đổi của bột lá sắn và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ. Những thông tin này, có thể được sử dụng để giảng dạy và làm tài liệu tham khảo cho các đề tài khác cùng lĩnh vực. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho gia cầm sẽ làm giảm giá thành thức ăn hỗn hợp và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Phối hợp bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp cho gà làm tăng chất lượng thịt, năng suất và chất lượng trứng.
  • 14. 3 Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy ngành trồng trọt sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ, tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. 4. Điểm mới của đề tài Đề tài đã xác định được khoảng cách trồng và mức bón đạm thích hợp cho trồng sắn thu lá. Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được cách thức chế biến lá sắn gây ít tổn hại các chất dinh dưỡng và loại bỏ được tối đa độc tố có trong lá sắn. Đề tài đã xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn đối với gà thịt, trước đây năng lượng trao đổi của bột lá sắn chỉ ước tính theo công thức. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được tỷ lệ phối trộn bột lá sắn thích hợp trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt và gà đẻ bố mẹ. Khẩu phần có chứa bột lá cây thức ăn xanh nói chung, bột lá sắn nói riêng chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, trong khi đó trên thế giới được áp dụng rất phổ biến. Kết quả của đề tài là cơ sở ban đầu cho hướng đi này.
  • 15. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn 1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây sắn * Phân loại thực vật và nguồn gốc: Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân họ Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. Esculenta, có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên gọi khác là cassava, manioc, tapioca, maniva cassava,... Ở Việt Nam cây sắn còn được gọi là cây khoai mì, cây củ mì, sắn tầu,... Sắn là cây lương thực đứng thứ 3 ở Việt nam, sau cây lúa và ngô. Năm 2009 diện tích trồng sắn của cả nước là 496.000 ha, đồng thời nước ta trở thành nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2) Mexico, (3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ biển vùng Sarana của miền Tây Bắc Nam Mỹ (Jalaludin, 1997) [122]. Ngày nay sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 300 N đến 300 S và tập trung chủ yếu ở 106 nước thuộc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương (Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]; Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và quan trọng của nhân dân ta, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Quá trình trồng thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành lên nhiều giống sắn địa phương có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng khác nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nước. Do đó, các giống sắn của nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm trên 30 giống sắn đang được trồng phổ biến ở các vùng khác nhau trong cả nước (Trần Thế Hanh, 1984 [19]; Howeler, 1992 [121]; Đinh Văn Lữ, 1972 [45], Gomez và Valdivieso, 1985 [111]). * Đặc điểm thực vật học Củ sắn: Là tổ chức dự trữ dinh dưỡng chính của cây sắn. Khi trồng bằng hạt thì cây sắn có 1 rễ cọc phát triển và cắm thẳng đứng xuống đất như cây 2 lá mầm và các rễ phụ lúc đầu phát triển ngang, sau đó phát triển theo phương thẳng đứng thành rễ cái. Sắn trồng bằng hom thì chỉ có rễ phụ mọc ra từ vết cắt của hom và phát triển
  • 16. 5 tương tự như rễ phụ của sắn trồng bằng hạt. Tất cả các loại rễ này đều phát triển thành củ sắn (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [50]. Một số rễ không phát triển và chỉ có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng, còn rễ phát triển thành củ thì chức năng này không đáng kể. Thân sắn: Là loại cây thân gỗ, hình trụ, có chia đốt và có lóng, sinh trưởng lâu năm, cây cao từ 1-5 m. Thân và cành già đã hóa gỗ có màu trắng bạc, xám, nâu hoặc hơi vàng. Thân được cấu tạo gồm 4 lớp (trong cùng là lớp lõi xốp, tế bào rất to; tiếp đến là tầng gỗ; mô mềm của vỏ và cuối cùng là tầng bần). Lá sắn: Là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm 2 phần: cuống và phiến lá. Lá có thùy sâu, dạng chân vịt, thùy thường có cấu tạo số lẻ từ 5-7 thùy (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Lá gần cụm hoa có số thùy giảm dần và thậm chí không chia thùy, lá phía trên thường có biểu bì bóng như sáp. Cuống lá dài từ 5-30 cm (một số giống cuống dài 40 cm) và có các màu sắc khác nhau phụ thuộc vào giống sắn và chủ yếu là màu hồng, vàng, xanh vàng, đỏ tươi. Theo Claiz (1979); Herchey (1988) (trích Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [59]) thì một trong những đặc điểm của cây sắn khác với cây ngũ cốc khác là sản phẩm quang hợp được chia cho sự phát triển của cả lá và củ. Điều này cho thấy nếu cây có điều kiện để phát triển diện tích lá tối ưu thì sự phát triển củ cũng đạt đến mức tối ưu. Nếu bằng một trong những lý do nào đó như bón phân đạm quá nhiều hay cây bị che tán... thì sản phẩm quang hợp được sẽ chỉ tập trung vào nuôi dưỡng giúp cho sinh trưởng của lá, dẫn đến sẽ có ít sản phẩm được dành cho củ và ngược lại. Hoa sắn: Hoa thuộc loại hoa chùm, đơn tính có cuống dài mọc ra từ chỗ phân cành, ngọn thân. Những cụm hoa gồm một trục dài 2-10 cm và nhiều trục bên hợp thành nên gọi là chùy. Hoa cái thường nở trước hoa đực từ 5-7 ngày. Quả sắn: Có kích thước từ 1-1,5 cm, 1 quả thường có 3 hạt. Màu quả đa dạng phụ thuộc vào giống. Hạt sắn hình trứng tiết diện hơi giống hình tam giác. Quả sắn thành thục sau khi thụ phấn 75-90 ngày. Hạt sắn nặng từ 95-136 mg, màu nâu đen, trơn nhẵn, có đường gân màu nâu. Hạt sắn nảy mầm ngay sau khi được thu hoạch, quá trình này mầm mất khoảng 16 ngày (Ghosh và cs, 1988) [109]. 1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 1.1.2.1. Giai đoạn mọc mầm và ra rễ Giai đoạn mọc mầm và ra rễ được tính từ khi trồng đến sau trồng khoảng 2 tháng. Giai đoạn này cây chủ yếu chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ hom để hình
  • 17. 6 thành mầm và rễ. Vì vậy, tốc độ mọc mầm và ra rễ phụ thuộc vào khí hậu và chất lượng hom giống. Nhiệt độ tối thích cho sắn mọc mầm là từ 25-300 C, còn nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn so với nhiệt độ tối thích không nhiều thì sắn mọc mầm với tốc độ chậm, nhưng ở nhiệt độ cao trên 370 C và dưới 160 C thì sắn không mọc mầm. Sau khi trồng 10-12 ngày, những lá đầu tiên đã bắt đầu hình thành (Conceicão, 1979 [194]). Sau 30 ngày thì lá thật mới hình thành và mới có thể tự quang hợp giúp cây sinh trưởng, bắt đầu hình thành các rễ đâm sâu xuống đất 40-50 cm để hút dinh dưỡng và nước. Một số rễ bắt đầu phát triển thành củ ở giai đoạn 60-90 ngày sau trồng (Cock và cs, 1979) [97]. 1.1.2.2. Giai đoạn sinh trưởng của thân và lá Sự tăng trưởng của chiều cao và bề ngang cây được quyết định bằng sự sinh trưởng của mô phân sinh thượng tầng và mô phân sinh đỉnh. Sau khi trồng từ 4-6 tháng thì chỉ số diện tích lá đạt được cao nhất. Tuy nhiên, chỉ số này phụ thuộc vào nhịp độ xuất hiện lá mới, tuổi thọ trung bình của lá, điều kiện môi trường và giống sắn. Theo Hozyo (1984), Wargiono (1986) (trích Wargiono và cs, 2002 [186]) thì lá và thân sắn sinh trưởng mạnh nhất vào giai đoạn này, tất cả các chất dinh dưỡng cây nhận được từ môi trường đều được tổng hợp cho phát triển thân và lá nên dinh dưỡng của các phần trên mặt đất lúc này là cao nhất. Theo Sudaryanto (1992) [177] thì từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7, cứ 2 ngày sẽ xuất hiện một lá mới để thay thế các lá già. Vì vậy, có thể thu cắt hàng tuần 4 lá mà không ảnh hưởng gì tới năng suất cây trồng. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sắn sinh trưởng từ 20-300 C. Trong khoảng nhiệt độ này thì thời gian để hình thành một lá đầy đủ chỉ kéo dài 2 tuần. Ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thì thời gian hình thành kéo dài hơn. Sau khi lá xuất hiện và dài khoảng 1 cm, dưới điều kiện bình thường chúng sẽ đạt được kích thước tối đa sau 10-12 ngày. Kích thước của lá tăng dần theo tuổi của cây đến khoảng 4 tháng tuổi và sau đó giảm dần. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào đất trồng, mức độ bị che bóng, nước và nhiệt độ... (Cock và cs, 1979 [97]). Tuổi thọ của lá kéo dài từ 40 đến 120 ngày nhưng thông thường từ 60-120 ngày. Sắn cũng có khả năng phân cành như các cây thân gỗ khác. Thông thường sau trồng 3 tháng thì cây bắt đầu phân cành. Tùy vào giống khác nhau mà khả năng phân cành là khác nhau, thường cây sắn có thể phân từ 1-4 cấp cành khác nhau. Ở
  • 18. 7 giai đoạn 120 đến 150 ngày sau trồng, lá bị chắn sáng bởi các tán cây nên kích thước tán và lượng vật chất khô (VCK) ở lá và thân là đạt tối đa (Howeler và Cadavid, 1983 [193]; Távora và cs, 1995 [199]). 1.1.2.3. Giai đoạn hình thành và phát triển củ Sau 28 ngày trồng thì các hạt tinh bột đã bắt đầu hình thành ở nhu mô rễ củ, nhưng không xác định được rõ là rễ sẽ hình thành củ hay rễ thông thường. Sau 42 ngày thì bắt đầu phân biệt được rễ củ, sau 60-90 ngày thì xác định được số lượng củ sẽ hình thành sau này. Sau 90-120 ngày thì xác định được số lượng và kích thước chiều dài của củ sau này. Kích thước củ được hình thành, lượng vật chất khô tích lũy lớn nhất và phát triển nhanh nhất ở giai đoạn từ 6-9 tháng, sau đó tăng chậm và ổn định (Távora và cs, 1995 [199]; Poressin và cs, 1998 [162]) cho biết từ tháng thứ 7 sau trồng trở đi thì dinh dưỡng chỉ tập trung vào phát triển củ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170 C thì cây, củ, lá sắn sẽ ngừng sinh trưởng, riêng lá thì rụng dần nhưng chúng sẽ phát triển trở lại khi đầu xuân trời bắt đầu ấm lên. Thân cây ở giai đoạn này bắt đầu bị lignin hóa (Conceicão, 1979 [194]). Sau giai đoạn từ 300-360 ngày thì lá bắt đầu giảm dần, tất cả lá sẽ rụng hết, cành non không phát triển nữa chỉ có quá trình tập trung tinh bột về củ và lượng vật chất khô sẽ đạt được cao nhất ở củ vào giai đoạn này. Khi cây tròn 12 tháng là kết thúc một chu kỳ sống nhưng nó có thể phát triển ở chu kỳ tiếp theo và tiếp tục sinh trưởng thân, cành, lá và củ. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây sắn Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp cho sắn mọc mầm và ra rễ từ 20-370 C, còn tối thích hợp là từ 25-300 C. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 160 C sắn sẽ không mọc mầm. Cây vẫn mọc mầm và ra rễ tốt khi nhiệt độ lên tới 300 C và sau đó giảm dần khi nhiệt độ tăng đến 370 C. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao hay giảm thấp quá cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và có thể chết. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng thân lá từ 20-300 C, tối thích hợp là từ 24-290 C (Conceicão, 1979 [194]), sắn cũng có thể chịu đựng được ở nhiệt độ từ 160 C đến 380 C (Cock, 1984 [98]). Ở nhiệt độ dưới 160 C thì khả năng ra lá, tỷ lệ lá, lượng VCK tích tụ vào củ giảm (Cock và Rosas, 1975 [96]). Nhiệt độ thích hợp để tích lũy dinh dưỡng vào củ tùy thuộc vào nhiệt độ ngày và đêm. Thông thường nhiệt độ 290 C là thích hợp cho sắn tích lũy dinh dưỡng vào
  • 19. 8 củ, nhưng ở nhiệt độ này vào ban ngày thường làm tăng cường độ hô hấp nên chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ dinh dưỡng được tích lũy vào củ. Ẩm độ Cây sắn có thể sống được cả ở những nơi có lượng mưa dao động từ 500-5000 mm và ở những nơi có mùa khô từ 4-6 tháng. Ở giai đoạn cây mọc mầm và ra rễ đòi hỏi phải có độ ẩm từ 65 % đến 75 %. Còn ở giai đoạn sinh trưởng của thân và lá thì cũng yêu cầu về độ ẩm cao nhưng khi bị hạn kéo dài thì diện tích lá giảm, năng suất thân lá giảm 38 %, năng suất củ giảm 14 %. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, thiếu nước sẽ làm tăng lượng HCN trong cây. Ngược lại, lượng mưa cao có tác dụng làm giảm HCN (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Ánh sáng Trong điều kiện ngày dài, thân sắn sẽ tăng khả năng sinh trưởng. Các giống sắn đều nhạy cảm với ánh sáng và có tác dụng làm tăng năng suất củ, tăng số nhánh/cây. Tuy nhiên, độ dài ngày ngắn thì tăng cường độ tích lũy tinh bột về củ, độ dài ngày thích hợp nhất để tích lũy tinh bột về củ là 12 giờ/ngày. Nếu ngày dài thì thích hợp với phát triển thân, lá nhưng hạn chế tích lũy tinh bột về củ. Nếu cây bị che bóng 60 % ánh sáng so với không che bóng, năng suất củ giảm tới 36 % (Bolhuis, 1966 [86]). Dinh dưỡng đất Cây sắn có khả năng chịu đựng tốt với đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, đất có hàm lượng nhôm và mangan cao. Do bộ rễ phát triển sâu tới 2,5 m và có khả năng cố định cacbon trong điều kiện thiếu nước kéo dài. Các tác giả Asher và cs (1980) [80], CIAT (1980) [94]; Putthacharoen và cs (1998) [164] đều cho biết: cây sắn hấp thu nhiều nhất N, sau đó là K, Ca, Mg, P và S. Cứ 1000 kg củ sắn có 5,87 kg N; 0,98 kg P; 7,71 kg K; 1,18 kg Ca; 0,69 kg Mg. Còn 1000 kg thân và lá sắn có 15,70 kg N; 1,99 kg P; 13,66 kg K; 7,16 kg Ca; 2,26 kg Mg. Vì vậy, nếu trong thành phần dinh dưỡng đất thiếu nguyên tố nào thì sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây và làm giảm năng suất của cây sắn. * Giới thiệu vài nét về giống sắn KM 94 Nguồn gốc: Tên gốc KU 50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu. Giống đã được Bộ
  • 20. 9 Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc (Hoàng Kim, 2010 [36]). Hiện nay, giống sắn KM 94 là giống chủ lực của nước ta với diện tích trồng hàng năm là trên 350.000 ha. Giống KM 94 có hình dạng: Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 33,0 tấn/ha, tỷ lệ vật chất khô đạt 35,1 - 39,0 %, năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn. Thời gian thu hoạch củ từ 9-11 tháng. Giống sắn này bản lá to và dầy nên diện tích mặt lá nhiều, mỗi lá có khoảng từ 5-7 thùy, đường kính mỗi thùy từ 3-3,5 cm, chiều dài từ 15-20 cm. * Nhận xét chung Sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz và nhiều tên địa phương khác, có thể trồng ở hầu hết các nước có vĩ độ từ 300 N đến 300 S và ở vùng có lượng mưa từ 500 đến 5000 mm/năm. Cây sắn có rễ, củ, thân, cành, lá, có thể thu và sử dụng củ, lá sắn làm thức ăn cho người, gia súc và gia cầm. Nhiệt độ thích hợp cho sắn nảy mầm từ 250 C đến 300 C, cho sắn sinh trưởng là 200 C đến 300 C. 1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của củ và lá sắn 1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ sắn Củ sắn tươi chứa 23,36 - 33,12 % vật chất khô, 1 kg vật chất khô của củ sắn có năng lượng trao đổi đối với gia cầm là 3087 kcal, tỷ lệ tinh bột từ 65-80 % (Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]; Best và Henry, 1992 [85]; Froehlich và Thái Văn Hùng, 2001 [108]). Theo các tác giả nước ngoài như Maner (1987) [142], Silvestre và Arraudeau (1990) [54] thì trong 1 kg củ sắn tươi có từ 903- 1193 kcal năng lượng trao đổi. Còn các tác giả trong nước như Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [57], Bùi Văn Chính (1995) [7], Viện chăn nuôi (2001) [73] thì ở Việt Nam 1 kg củ sắn tươi có năng lượng trao đổi đối với gia cầm, dao động từ 1034-1187 kcal/kg. Năng lượng trao đổi của củ sắn khô cả vỏ dao động từ 3087- 3138 kcal/ kg, còn ở sắn khô bóc vỏ trung bình từ 3115-3196 kcal/ kg. Các giống, dòng sắn khác nhau thì có tỷ lệ tinh bột cũng khác nhau. Theo Hoàng Kim (1999) thì các giống KM 98-1, KM 98-5, KM 98-6 đạt năng suất tinh bột là 12,41; 13,02 và 13,69 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột trong củ sắn tươi ở các tháng 4, 6, 8, 10, 12 sau khi đặt hom tương ứng là: 3,0; 16,5; 20,0; 21,0 và 28,0 % (trích Hoài Vũ, 1980) [75]). Theo các tác giả như Hoài Vũ (1980) [75], Bùi Thị Buôn và Nguyễn Văn Nghị (1985) [4], Cục khuyến nông (2008) [11] thì thu hoạch sắn sau
  • 21. 10 khi đặt hom 10-12 tháng là lúc củ sắn có tỷ lệ tinh bột cao nhất. Nếu để qua thời gian 12 tháng, tỷ lệ tinh bột giảm nhưng tỷ lệ protein thô và xơ thô tăng lên. Một số giống sắn của Việt Nam có tỷ lệ tinh bột cao hơn các giống có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Ví dụ: Giống sắn vỏ vàng của nước ta có tỷ lệ tinh bột là 34,20 % và cao hơn 2,09 % so với giống sắn Soliđa Balanca của Colombia (một trong những giống sắn cho tinh bột cao nhất thế giới) (Hoài Vũ, 1980 [75]). Theo Hutaga-Lung (1973), Sheswell (1978) (trích theo Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]) thì trong VCK của củ sắn có tới 80 - 90 % dẫn xuất không đạm. Trong dẫn xuất không đạm, tinh bột chiếm 80 %. Theo Johnson (1965) và Raymon (1965) (trích Maner, 1987 [142]), Hoàng Kim Anh (2005) [1], tinh bột của sắn có khoảng 20 % amylose và 70 % amylopectin. Một số tác giả trong và ngoài nước như: Best và Guy Henry (1992) [85], Pham Van Bien và cs (2002) [160]; Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] cho rằng tỷ lệ protein trong củ sắn thấp và thường dao động từ 1,47 đến 5,18 % tuỳ theo giống, địa điểm trồng, thời gian thu hoạch và cách thức chế biến bảo quản củ. Theo Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [22] thì củ của các giống sắn bản địa tại Việt Nam có tỷ lệ protein từ 2,44 đến 4,13 %. Các giống sắn có tỷ lệ protein cao thì hàm lượng protein thường từ 3,78-4,61 %, còn các giống có tỷ lệ protein thấp thì hàm lượng protein chỉ từ 2,4 %-2,75 % (Nguyễn Nghi và cs, 1984 [48]). Hàm lượng amino acid trong củ sắn cũng được nhiều người nghiên cứu xác định. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59], hàm lượng amino acid không thay thế của củ sắn thấp và không cân đối. Hầu hết các amino acid không thay thế trong củ sắn đều có thang giá trị hóa học thấp từ -33,50 đến - 71,8 %. Hàm lượng glycine và agrinine quá cao: + 63,3 % và 80,8 %. Tác giả Creswell (1978) (trích theo Maner, 1987 [142]) cho biết hàm lượng amino acid trong củ sắn thấp và không cân đối: Hàm lượng lysine và triptophan trong củ sắn chiếm 1,55 và 8,50 % trong protein, còn methionine và cystine rất thấp, tương ứng là 0,33 % và 0,25 % trong protein, hàm lượng này thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của FAO là 2,2 %. Hàm lượng lipit trong củ sắn thấp, chỉ đạt 1,6-1,8 % so với vật chất khô (Viện chăn nuôi, 2001 [73]). Theo Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [57], hàm lượng lipit trong củ sắn Việt Nam đạt cao hơn so với thông báo nêu trên, hàm lượng này thường dao động từ 2-2,5 % trong vật chất khô. Tuy nhiên, kết quả phân tích
  • 22. 11 của Nguyễn Thị Lộc (2008) [43] thì hàm lượng lipit thô trong củ sắn là rất thấp chỉ từ 0,35 đến 1,23 %. Chất khoáng trong củ sắn cũng tương đối thấp. Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] cho biết hàm lượng Ca đạt từ 0,11-0,25 %, photpho đạt 0,08-0,12 % trong vật chất khô. Trong các thành phần khoáng thì kali chiếm tỷ lệ cao nhất trong củ sắn, thường từ 0,57-0,58 % trong vật chất khô. Theo tác giả trên thì hàm lượng Co, P, K, Zn, Mn, Cu tính theo VCK trong củ sắn rất thấp so với nhu cầu của gia súc. Do đó, khi sử dụng nhiều sắn trong khẩu phần ăn phải chú ý bổ sung các nguyên tố trên. 1.2.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [57], Từ Quang Hiển (1982) [20], Pham Van Bien và cs (2002) [160] cho biết: thành phần hóa học của lá sắn tươi giống như một số loại rau xanh khác, đặc biệt ở trong lá sắn hàm lượng protein và caroten chiếm tỷ lệ rất cao, cho nên lá sắn đã được coi là một nguồn rau xanh cho người và gia súc. Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [9] thì trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK chiếm 25,5 %, năng lượng trao đổi đối với gia cầm là 2549 kcal/kg VCK, còn theo tài liệu của Viện chăn nuôi (2001) [73] thì bột lá sắn có 89,60 % VCK, 1966 kcal/kg, tương ứng với 2194 kcal/kg VCK. Theo các tác giả trên và một số tác giả khác như Dương Thanh Liêm (1999) [41], Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [46] hàm lượng protein thô trong VCK của lá sắn tương đối cao, dao động từ 20-34,7 %. Còn theo Alhasan và cs (1982) (trích Nguyễn Nghi và cs, 1984 [48]) thì lá sắn giàu protein hơn so với củ sắn, hàm lượng protein trong lá sắn từ 23-32 % trong vật chất khô. Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [22] cho biết protein trong lá của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06 đến 29,80 % trong vật chất khô. Lá của các giống sắn trong nước có hàm lượng protein cao là Xanh Vĩnh Phú, sắn Dù, Chuối trắng, KM 60, Chuối đỏ, 205. Liu và Zhuang (2000) [133] cho biết bột lá sắn có hàm lượng protein là 27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng protein giảm xuống còn 20,30 %. Tuy nhiên, giống sắn và thời điểm thu lá khác nhau thì hàm lượng protein là khác nhau. Tác giả cũng cho biết protein trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây thức ăn khác (hàm lượng protein trong VCK của cỏ hòa thảo là 12,60 %; ngô 11,90 %) nhưng thấp hơn so với đỗ tương (45,70 %). Adrian và Peyrot (1970) (trích theo Job, 1975 [123]) khi so sánh thành phần amino acid trong lá sắn với thành phần amino acid trong trứng gà, thấy: Hàm lượng
  • 23. 12 amino acid thiết yếu trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên, methionine vẫn là yếu tố hạn chế trong protein của lá sắn, hàm lượng methionine chỉ đạt 1,2 g % trong protein, chỉ bằng 67 % hàm lượng methionine trong protein của trứng gà (3,65 g %). Vì vậy, không nên sử dụng bột lá sắn khi khẩu phần nghèo methionine. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59], Chavez và cs (2000) [93] thì hàm lượng amino acid trong lá cao hơn trong củ sắn và cân đối so với trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng methionine và histidine trong lá cũng thấp, tương ứng là 1,99 và 1,14%. Hàm lượng lysine trong protein của lá sắn tương đối cao (5,68 %) đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm. Hoài Vũ (1980) [75] kết luận rằng protein của lá sắn có đầy đủ và cân đối các amino acid thiết yếu hơn hẳn các các loại rau tươi khác. Ví dụ: Hàm lượng lysine, methionine của lá sắn tươi là 0,34; 0,14 (g/100g), trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; rau ngót là 0,16; 0,13; bột cỏ là 0,102; 0,186; ngô là 0,48; 0,12. Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] thì thành phần amino acid của bột lá sắn cũng tương tự như của bột cỏ alfalfa. Adrian và cs (1970) (trích theo Nguyễn Nghi, 1984 [48]), Eruvbetine và cs (2003) [106] cho biết methionine thường là yếu tố hạn chế của bột lá sắn, trong khi đó hàm lượng lysine và arginine trong protein của lá sắn lại tương đối cao, tương ứng 4,45 và 4,35 g/100g, nếu được bổ sung methionine sẽ làm cân đối hàm lượng amino acid trong hỗn hợp và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn. Trong lá sắn hàm lượng amino acid cao hơn và cân đối hơn so với củ sắn. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế vẫn là methionine và histidine, tương ứng là 1,99 và 1,14 %, so với thang giá trị hóa học chỉ đạt - 47,6 và - 50,4 % (Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp, 1998 [22]). Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Hoài Vũ (1980) [75] thì hàm lượng caroten trong lá sắn tươi là 3,00 mg/100g, vitamin B1 là 0,25 mg/100g, B2 là 0,66 mg/100g, PP là 0,66 mg/100g. Đặc biệt, vitamin C trong lá sắn khá cao (295 mg/100g). Theo Từ Quang Hiển (1983) [21], trong bột lá sắn khô có chứa tới 66,7 mg caroten/100g VCK. Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] cho biết tỷ lệ caroten trong bột lá sắn phụ thuộc quá trình chế biến, sấy ở nhiệt độ 1000 C giữ được caroten cao nhất là 351 mg/kg. Thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so với củ. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] thì hàm lượng khoáng tổng số của các loại sắn Xanh Vĩnh Phú, Xanh Hà Bắc, Chuối vỏ đỏ, Chuối vỏ trắng, KM 60, Sắn dù, 205 thường từ 6,60 đến 7,80 % trong VCK. Còn các giống sắn H34, 202 hàm lượng
  • 24. 13 khoáng tổng số lần lượt là 5,62 % và 5,80 %. Trong đó, hàm lượng Ca dao động từ 0,74-1,13 %; P từ 0,25 đến 0,38 %; K từ 1,52 đến 1,71 %. Trong lá sắn hàm lượng Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344,0 mg và 655,2 mg trong 1 kg vật chất khô (Nguyễn Khắc Khôi (1982) [34], Adewusi và Bradbury (1993) [78]). 1.2.3. Sắc tố trong thực vật 1.2.3.1. Sắc tố trong thực vật Thực vật tươi là nguồn rất tốt để cung cấp chất chống oxy hóa như vitamin, carotenoid, flavonoid và các phenolic phức tạp khác (Minussi và cs, 2005 [148]; Zhang và Hamauzu, 2004 [192]; Murcia và cs, 2010 [150]). Rất khó đánh giá vai trò sinh học của sắc tố ở trong thực vật, nhưng người ta đã biết chlorophyll là sắc tố quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và carotenoid là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc tố quan trọng khác là flavonoid có vai trò chủ yếu trong tương tác giữa thực vật và động vật như tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt. Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll, carotenoid (carotene và xanthophyll), flavonoid (chalcone, anthocyanin, flavone, flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã phát hiện được khoảng 750 loại caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin (Davies, 2004 [99]). Sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác nhau của thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật như lá, củ, hoa, quả và hạt nhưng anthocyanin hay chlorophyll chỉ tồn tại ở một số bộ phận nhất định. Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyl a màu xanh nhạt và chlorophyl b màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực vật, điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie. Hàm lượng chlorophyl a thường gấp từ 2-4 lần so với chlorophyll b (Dzugan, 2006 [105]). Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Chỉ có một vài loại carotenoid là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt tính như vitamin A. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng chúng có khả năng chống oxy hóa rất mạnh (Granado và cs, 2003 [115], Mares- Perlman và cs, 2002 [143], Britton và cs, 2004 [88]). Ngoài ra trong thực vật còn có các tiền chất của axit abscisic (ABA), phytohormone; các chất này có khả năng điều chỉnh sinh trưởng và quá trình stress của con vật (Koornneef, 1986 [141]).
  • 25. 14 Sắc tố trong carotenoid được chia thành 2 nhóm: carotene màu đỏ da cam và xanthophyll vàng da cam. Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ caroten và kriptoxantin. Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta có 2 phân tử vitamin A, nên β caroten được xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [76]). Trong đó β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các carotenoid ở thực vật. Các carotenoid không chỉ cung cấp tiền vitamin A mà còn có tiềm năng chống oxy hóa, chống ung thư. Hàm lượng β caroten trong cỏ tươi tự nhiên: 150 - 250 mg/kg VCK, cây ngô già: 15-60 mg/kg VCK, của cà rốt: 150 - 200 mg/kg VCK, rơm rạ: 4 mg/kg VCK (Từ Quang Hiển và cs, 2001 [23]). Tác giả Scott và cs (1969) [172] cho biết  caroten trong bột lá keo giậu từ 227-248 mg/kg VCK. Xanthophyll là nhóm sắc tố vàng sẫm. Công thức hóa học của chúng là C40H56On (n từ 1-6). Vì số lượng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có nhiều loại xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin (C40H56O4),... (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [76]). Trong đó violaxanthin và lutein chủ yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa thu (Davies, 2004 [99]). Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcone, aurone, flavone và flavonol. Chúng đều tan trong nước, tồn tại ở trong không bào. Flavonoid là chất hóa học hoạt động với nhiều chức năng: như tạo màu cho cánh hoa, quả, chống tia UV, chống oxy hóa, kháng khuẩn và sự hoạt động của virus. Trong các sắc tố thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra các màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả và thân cây. Màu của anthocyanin bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố. Một trong các nhân tố đó là số lượng nhóm hydroxyl và methoxyl. Nếu có nhiều gốc OH thì màu sắc có màu xanh. Nếu xuất hiện nhiều gốc OCH3 thì màu sắc chủ yếu là đỏ (Winkel- shirley, 2002 [189]; Grotewold, 2006 [116]). Các loại sắc tố này có màu đỏ khi ở pH axit và có màu xanh khi ở môi trường kiềm. Ngoài ra, màu sắc còn phụ thuộc vào các nguyên tố khoáng như Al, Fe, Mg ở một số loài thực vật. Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllale. Chúng cũng có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ tyrosine. Chúng được chia thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và betacyanin có màu đỏ, màu tím.
  • 26. 15 1.2.3.2. Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi Người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm, do đó màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó. Ở một số nước và một số dân tộc, người tiêu dùng quan tâm đặc biệt tới màu sắc của da, thịt và lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [119]; Williams, 1992 [188]). Chính sở thích này đã khiến cho các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi bổ sung sắc tố vào khẩu phần của gà thịt cũng như gà trứng để làm tăng độ đậm của da, lòng đỏ trứng gia cầm và làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm (Hencken, 1992 [119], Liufa và cs, 1997 [134], Vũ Duy Giảng, 2007 [18]). Sắc tố dùng để làm thức ăn bổ sung hầu hết thuộc nhóm carotenoid. Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Marusich và Bauernfeind, 1981 [144], Liufa và cs, 1997 [134]). Đối với khẩu phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá thực vật (Latscha, 1990 [129]). Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll thì có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của chúng (Goodwin, 1986 [113]). Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ (Gouveia và cs, 1996 [114], Goodwin, 1986 [113] ). Sau khi thu nhận được sắc tố có từ thức ăn thì gà đẻ có thể huy động từ 20- 60 % tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ (Bornstein và Bartov, 1966 [87]). Do đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll (Sirri và cs, 2007 [174]). Ngày nay, các oxycarotenoid được phân lập từ thực vật, tảo và nấm được sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh giá là rất tốt (Gierhart, 2002 [110], Lorenz, 2002 [135]), còn các loại sắc tố tổng hợp thì ít được sử dụng và thậm chí còn bị cấm ở một số nước. Khi sử dụng ngô đến 50 % khẩu phần thì sắc tố có trong ngô có thể cho màu sắc lòng đỏ đạt từ 5,6-7 điểm và tương đương với lòng đỏ ở mức bình thường theo thang điểm màu của Roche. Nhưng yêu cầu của các nước châu Mỹ thì màu sắc lòng đỏ phải đạt thang điểm từ 7-10, còn châu Âu và châu Á là 10-14 theo thang điểm của Roche (1988) [167]. Như vậy, nếu chỉ sử dụng khẩu phần tự nhiên để cung cấp sắc tố cho lòng đỏ thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu nêu trên, ngoài ra oxycarotenoid còn dễ bị biến tính do tác động của các nhân tố gây oxy hóa như ánh sáng, nhiệt độ hay quá trình đề hydrat và điều kiện bảo quản nên việc thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và trong sản phẩm chăn nuôi là khó tránh khỏi.
  • 27. 16 Đối với gà thịt, sắc tố apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990 [129]). Khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt tăng, do đó làm tăng chất lượng của thịt gà (Josephson, 1987 [124]), cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt (Mourão và cs, 2008 [198]). Nhưng trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bị nuôi nhốt và được ăn thức ăn hỗn hợp không đủ lượng sắc tố nên đã làm giảm màu sắc da và thịt gà, làm mất đi hương vị thơm ngon của thịt gà (Latscha, 1990 [129]; Williams, 1992 [188]). Watanabe và cs (2003) [185]; Aquis và cs (2001) [79] cho biết: Trong khẩu phần ăn của cá hồi không có sắc tố astaxanthin thì thịt của chúng sẽ xuất hiện màu xám. Thị hiếu người tiêu dùng thì lại thích màu thịt hồng đậm. Vì vậy, khi nuôi nhiều loài thủy sản, sắc tố astaxanthin được đưa vào khẩu phần ăn của chúng với mục đích làm cho cá tăng tính ngon miệng và để tăng thị hiếu người tiêu dùng. Nhưng có một lý do khác khiến cho người ta sử dụng astaxanthin nhiều hơn là: Nếu không có sắc tố astaxanthin trong thức ăn của cá hồi thì chỉ có 17,00 % cá bột còn sống sót đến trưởng thành. Khi các nhà nghiên cứu tăng lượng sắc tố astaxanthin trong khẩu phần từ 0,4 ppm đến 1,0 ppm và cao nhất lên đến 13,7 ppm, tỷ lệ cá con sống sót đã tăng lên. Trong thực tế, khi tăng từ 0 đến 1,0 ppm, số lượng cá sống sót tăng từ 17,00 % lên 70,00 %, nếu tiếp tục tăng lên thì tỷ lệ này lên đến 87,00 %, và khi sử dụng mức tối đa là 13,7 ppm, tỷ lệ sống tăng lên trên 98,00 %. Khi bổ sung carotenoit vào khẩu phần ăn của cá tầm thì khả năng chuyển hóa thức ăn tăng hơn 30% so với khẩu phần ăn không có carotenoit (Ilyasov và Golovin, 2003 [127]). Khả năng miễn dịch của cá tầm và cá hồi được tăng lên do trong khẩu phần ăn có bổ sung hàm lượng carotennoit (Luzzano và cs, 2003) [137]). Lignell và Inboor (2000) [132] phát hiện ra rằng sắc tố astaxanthin làm tăng khả năng sinh sản của lợn như: số con/lứa, tỷ lệ nuôi sống. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và cải thiện độ vàng của lòng đỏ trứng, da, thịt, đồng thời làm tăng hương vị thịt của gia cầm, người ta đã bổ sung sắc tố tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn. Sắc tố tổng hợp tuy cải thiện được màu của lòng đỏ trứng và da gà nhưng không cải thiện được hương vị thịt, bên cạnh đó một số sắc tố tổng hợp còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, người ta hướng tới việc sản xuất bột lá thực vật giàu sắc tố hoặc chiết xuất sắc tố từ thực vật, nấm bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Các loại bột lá cây thức ăn
  • 28. 17 xanh thường được sản xuất là bột hoa cúc, bột lá keo giậu, bột cỏ alfalfa, bột cỏ stylo, bột cỏ medicago, bột cỏ mục túc, bột lá sắn,… Ở Việt Nam, sắn là một cây trồng có tiềm năng cho việc sản xuất bột lá thực vật. Diện tích trồng sắn hàng năm ở nước ta vào khoảng gần 600.000 ha, chỉ riêng tận thu ngọn, lá khi thu củ sắn cũng có thể sản xuất được một lượng khá lớn bột lá sắn. Việc trồng sắn thu lá cũng có nhiều hứa hẹn, có thể thu được khoảng 15 - 30 tấn lá tươi và sản xuất được trên dưới 5 - 10 tấn bột lá/ha/năm. Lá sắn dễ phơi khô, bột lá sắn giàu carotenoid, xanthophyll và protein. Vì vậy, nó không chỉ là nguồn bổ sung sắc tố mà còn là nguồn cung cấp protein cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản. 1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc tố trong thức ăn chăn nuôi * Ảnh hưởng của quá trình bảo quản tới hàm lượng sắc tố trong thức ăn Thời gian bảo quản các nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn của gia súc, gia cầm. Nếu việc bảo quản không hợp lý, không đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn tới tỷ lệ hao hụt rất cao, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như làm tăng hàm lượng độc tố trong thức ăn. Trong quá trình bảo quản, hàm lượng protein và chất xơ thay đổi ít (Rotz và Muck, 1994 [169]) còn caroten bị oxy hóa khá nhanh. Tốc độ oxy hóa caroten phụ thuộc vào ẩm độ, ẩm độ càng thấp thì tốc độ oxy hóa càng nhanh. Nếu bột lá cây thức ăn xanh có độ ẩm từ 4 % - 5 %, sau 6 tháng bảo quản caroten chỉ còn 67,00 % còn ở độ ẩm 8 % - 12,9 % thì caroten chỉ mất từ 37,00 % - 48,00 %. Vì vậy, theo Zafren (1977) [201] bảo quản bột lá cây thức ăn xanh ở độ ẩm 8 % - 12 % là tốt nhất. Để tránh cho caroten bị mất đi trong thời gian bảo quản, người ta thường tránh để bột lá cây thức ăn xanh tiếp xúc với không khí và dùng khí trơ như nitơ hoặc CO2 bơm vào bao chứa bột lá cây thức ăn xanh. * Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sắc tố trong thức ăn Nhiệt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn. Trong quy trình sản xuất và bảo quản thức ăn (hơi nước khi đóng viên, sự giãn nở, phơi, sấy…) đều làm cho hàm lượng sắc tố giảm đi rất nhanh. Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao làm cho caroten bị oxy hóa mạnh. Ở 5 - 6 0 C trong 6 - 7 tháng caroten mất đi khoảng 30 %, nhưng nhiệt độ 15 -170 C nó có thể bị mất đi tới 60 % - 70 %.
  • 29. 18 * Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn Thành phần nguyên liệu là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến sắc tố trong thức ăn hỗn hợp. Ngô, lúa mì và lúa mạch là những thành phần thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần, vì thế chúng có thể gây ra sự thay đổi đáng kể sắc tố lòng đỏ trứng. Thức ăn chủ yếu là ngô cho điểm số lòng đỏ là 9-10, trong khi lúa mì và lúa mạch cho màu lòng đỏ nhạt là 4 theo thang điểm màu của Roche. Sự khác bệt này là do hàm lượng oxycarotenoid khác nhau trong các nguyên liệu thô sử dụng. * Ảnh hưởng của xà phòng hóa đến khả năng sử dụng sắc tố trong thức ăn của vật nuôi Hiệu quả sinh học của các sắc tố từ nguồn thực vật phụ thuộc vào việc chúng ở dạng este hóa sẵn hoặc dưới hình thức tự do. Trong tự nhiên, sắc tố trong nhiều loài thực vật gần như chỉ gắn với axit béo dưới dạng este. Sau khi vật nuôi ăn thức ăn vào thì phân tử sắc tố và phân tử axit béo được chia cắt để cho phép chúng đi qua thành ruột gia cầm. Sự xà phòng hóa nhiều hoặc ít xảy ra trong đường ruột của gia cầm. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc xà phòng hóa sắc tố là thuận lợi cho việc sử dụng các sắc tố. Hamilton (1990) [118] nghiên cứu sự lắng đọng của este hóa sắc tố bằng cách đo màu sắc của lòng đỏ trứng. Xà phòng hóa dường như đẩy nhanh sự lắng đọng của các sắc tố. Xà phòng hóa đạt được mạnh nhất ở sắc tố màu đỏ. * Ảnh hưởng của lượng thức ăn ăn vào đến lượng sắc tố thu nhận được ở động vật Hàm lượng năng lượng của khẩu phần ăn đóng một ý nghĩa đặc biệt ở gà mái đẻ. Hàm lượng năng lượng tăng trong thức ăn bình thường dẫn đến giảm lượng thức ăn thu nhận và trong trường hợp này tất cả các chất dinh dưỡng có liên quan và chất hoạt động (kể cả sắc tố) phải được điều chỉnh nồng độ tăng theo. Chất lượng viên thức ăn cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận được, đặc biệt ở gà vỗ béo. Mùi và hương vị đóng vai trò thứ yếu trong thức ăn gia cầm. Tuy nhiên, vẫn quan sát thấy một số các phản ứng của gia cầm đối với mùi vị. Ví dụ: khi đưa các thuốc có vị cay, đắng hoặc axit vào thức ăn, nước uống thì lượng thức ăn thu nhận giảm. Thức ăn và nước uống có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu vật nuôi uống nước nhiều sẽ dẫn đến hạn chế lượng thức ăn ăn vào. Ngoài ra, độc tố nấm (chủ yếu là vomitoxin) cũng như các axit amin (tryptophan) và sự mất cân bằng giữa các axit amin có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được của vật nuôi. Khi lượng thức ăn được giảm thì gia cầm không thu nhận đủ lượng sắc tố và dẫn đến màu da, lòng đỏ trứng không có mầu sắc đạt yêu cầu.
  • 30. 19 * Ảnh hưởng của chất béo và chất lượng chất béo đến sắc tố trong thức ăn Việc tái hấp thu oxycarotenoid tan trong chất béo bị ảnh hưởng bởi các chất béo có trong thức ăn. Khi sử dụng 6 % dầu đậu tương trong thức ăn, thì có thể giảm lượng citranaxanthin trong thức ăn từ 6 ppm xuống 4ppm, mà không có bất kỳ sự thay đổi sắc tố nào trong lòng đỏ trứng so với lô đối chứng chứa 6 ppm citranaxanthin mà không bổ sung dầu. Việc sử dụng axit béo mạch dài, không bão hòa không ảnh hưởng tới sự lắng đọng oxycarotenoid. Tuy nhiên, việc sử dụng axit béo bão hòa mạch dài cần phải tránh, vì trong đường ruột có sự phản ứng oxy hóa axit béo tương tác với oxycarotenoid gây phá hủy sắc tố và làm chúng ít tích lũy trong lòng đỏ và da. * Ảnh hưởng của canxi đến sắc tố Hàm lượng canxi cao làm giảm độ đậm màu lòng đỏ trứng gia cầm. Nếu hàm lượng canxi được nâng lên từ 2,5 % đến 3,5 % trong thức ăn cho gà đẻ thì cần tăng hàm lượng citraxanthin từ 1,0 ppm đến 1,7 ppm để đạt được cùng sắc tố lòng đỏ. Tiếp tục tăng hàm lượng canxi từ 3 % đến 4 % dẫn đến màu sắc lòng đỏ giảm theo thang điểm của Roche. 1.2.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sắn Một trong những yếu tố quan trọng gây hạn chế sử dụng các sản phẩm từ củ và lá sắn làm lương thực cho con người và thức ăn cho gia súc là trong sắn có chứa cyanogenic glucosides. Đó là linamarin (linamarosid) và lotaustralin (lotostraloside) (Nartey, 1978 [153]). Linamarin tồn tại trong không bào của tế bào sắn (Mcmahon và cs, 1995 [145]). Quá trình tổng hợp linamarin từ valin còn lotaustralin được tổng hợp từ izoleuxin. Hai chất này khi thuỷ phân đều tạo ra acetone và axit cyanhydric nhờ men nội sinh linamarase xuất hiện khi tế bào sắn bị phá hủy (Bruijn 1973 [89], Nartey, 1978 [153]). Chính vì vậy, axit cyanhydric tự do hầu như không có trong mô thực vật, mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất liên kết giữa acetone và axit cyanhydric. Cũng vì thế mà các heteroside nói trên còn gọi là glucoside hydroxinitrile. * Công thức cấu tạo: Linamaroside Lotostraloside
  • 31. 20 Theo Nambisan (1985) [151], thì linamaroside có tên hoá học là 2 hydroxyl-2 methylpropan-nitrilaglucoside, có công thức C10H17O6N. Còn chất lotostraloside có công thức hóa học là C11H18O6N (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [50]). Trong đó, linamaroside chiếm từ 93-96 % còn lotostraloside chiếm 4-7 % (Lê Đức Ngoan và cs, 2005 [49]). Nhưng Gomez (1991) [112] cho biết: Ở sắn, chất linamaroside chiếm từ 89-96 %, còn lotostraloside chiếm từ 4-11 %. Axit cyanhydric có cấu tạo tinh thể, hình kim, không màu, không hòa tan trong cồn, ete, tan ít trong acetone nhưng dễ bay hơi và dễ hòa tan trong nước. Lượng độc tố trong sắn rất khác nhau tùy thuộc vào giống sắn. Trong cùng một giống sắn thì ở phần củ sắn, lượng HCN cao nhất ở phần vỏ thịt, sau đó là 2 đầu củ và lõi sắn; ở lá thì HCN ở lá non nhiều hơn lá già; ở thân thì thân già nhiều hơn thân non. Ở mỗi phần của cây sắn hàm lượng HCN có tỷ lệ rất khác nhau, HCN được tập trung chủ yếu ở phần củ sắn. Căn cứ vào hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn mà phân chia làm 2 loại: Sắn ngọt (ngọt và không đắng) và sắn đắng (đắng và rất đắng). Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] thì giống sắn ngọt có từ 30-80 ppm HCN trong chất tươi, giống sắn đắng có từ 80-400 ppm HCN trong chất tươi. Theo Sinha và Nair (1968) (trích Silvestre và Arraudeau, 1990 [54]) thì sắn ngọt là những giống sắn có hàm lượng HCN nhỏ hơn 80 ppm trong chất tươi, nhóm sắn đắng là những giống sắn có hàm lượng HCN lớn hơn 80 ppm. Trong cây sắn, sự phân bố HCN trong các bộ phận khác nhau là rất khác nhau. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [59] thì phân bố HCN được chia ra như sau: Các bộ phận trên mặt đất có 29,3 %; trong đó chủ yếu độc tố nằm ở thân là 27,2 % còn lại ở lá chỉ có 2,1 %. Lượng độc tố ở các bộ phận dưới mặt đất chiếm 70,7 % tổng lượng độc tố trong cây. Trong đó gốc già dưới đất có 8,9 % và rễ củ chiếm 61,8 %, tập trung chủ yếu ở vỏ và hai đầu củ sắn. Theo Oke (1969) [158] thì ở động vật thường gặp 2 triệu chứng ngộ độc HCN đó là ngộ độc cấp tính làm cho con vật chết rất nhanh và ngộ độc mãn tính thì thường không có biểu hiện rõ ràng. Theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [49] gia súc thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc khi được cho ăn liên tiếp những lượng nhỏ axit cyanhydric và thường xuyên, nhưng gan vẫn có khả năng giải độc HCN nhờ vào lưu huỳnh trong amino acid để tạo ra chất thiociannat ít độc hơn HCN. Maner (1987) [142] cho biết quá trình sử dụng lưu huỳnh để giải độc làm giảm hấp thu và sử dụng các amino acid chứa lưu huỳnh (methionine, cystine) và các chất dinh dưỡng khác lấy từ thức ăn như sulfure, vitamin B12, sắt, đồng và iode,... sự thiếu hụt này xảy ra ngay cả khi khẩu phần thức ăn có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên. Silvestre và Araudeau (1990) [54] đã cho biết: Lượng độc tố HCN có thể gây chết động vật
  • 32. 21 khoảng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể. Theo Humphreys (1988) (dẫn theo Lê Đức Ngoan và cs, 2005 [49]) thì liều ngộ độc tối thiểu là 2-2,3 mg/kg khối lượng cơ thể, còn theo Butler (1973) là 4,4 và Tewe (1995) là 3,5 mg/kg khối lượng cơ thể, nhưng theo Du Thanh Hang và Preston (2005) [101] thì ở mức 6-15 mg/kg khối lượng cơ thể vẫn không thấy ngộ độc. Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì mức độ gây ngộ độc còn tùy thuộc vào dạng glucoside có trong thức ăn. * Cơ chế gây độc: Khi gia súc, gia cầm ăn nhiều thức ăn có chứa HCN, gốc CN- khi vào cơ thể sẽ liên kết chặt chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển oxy làm cho cơ thể thiếu oxy dẫn đến gia súc ngạt thở, niêm mạc, da tím bầm và chết nhanh. Việc bắt giữ CN- của Hb là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm ngăn chặn ion CN- lọt vào bên trong các tế bào và liên kết chặt chẽ với nhân Fe++ và Cu++ trong hệ thống enzym hô hấp cytochrom, giữ cho hệ thống này vẫn thực hiện được chức năng vận chuyển điện tử trong chuỗi phản ứng hô hấp tế bào. Nhưng chính phản ứng tự vệ này đã làm cho Hb mất khả năng vận chuyển oxy và làm cho con vật bị ngộ độc (Lê Đức Ngoan và cs, 2005 [49]). Sơ đồ chuyển hóa cyanogenesis và cyannide trong cơ thể người và động vật
  • 33. 22 Mặt khác, axit cyanhydric cũng có dạng kết hợp với ion Cu2+ , ion này được giải phóng do sự oxy hóa các tế bào crome, dạng kết hợp này đóng vai trò như một chất oxy hóa các enzyme và ức chế vận chuyển các electron trong tế bào, gây ra sự thiếu hụt oxy trong toàn bộ các mô bào của cơ thể động vật. Những tác nhân trên đã gây suy nhược thần kinh ở các trung tâm tủy sống, từ đó dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ thống thần kinh và làm cho động vật bị chết. Khi động vật ăn liên tục trong một thời gian dài thức ăn có chứa axit cyanhydric với hàm lượng quá giới hạn cho phép của động vật thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến tử vong (Maner và cs, 1987 [142]). * Nguyên lý cơ bản về việc loại bỏ độc tố trong các sản phẩm sắn Các phương pháp chế biến loại bỏ độc tố trong các sản phẩm sắn dựa trên 3 nguyên lý cơ bản sau: Loại bỏ trực tiếp cyanogen glucocid bằng cách hòa tan trong nước. Vì cyanogen glucocide sản sinh ra HCN, chất này bị loại bỏ thì HCN cũng bị loại bỏ. Làm phân giải cyanogen glucocide thành aceton và HCN, sau đó dùng nhiệt làm bốc hơi HCN hoặc dùng nước làm rửa trôi HCN. Làm phá hủy hoặc ức chế enzyme linamariaza và glucocidaza. Các enzyme này không hoạt động thì cyanogen glucocid không thể phân giải thành aceton và HCN. * Nhận xét chung: Bột củ sắn có năng lượng trao đổi cao từ 3087 đến 3196 kcal/kg VCK, nhưng tỷ lệ protein thấp từ 1,47 đến 5,18 %. Bột lá sắn có năng lượng trao đổi thấp chỉ từ 2194 đến 2549 kcal/kg VCK; nhưng tỷ lệ protein cao từ 23-32 % trong VCK, các amino acid tương đối đầy đủ và cân đối. Cả củ và lá sắn đều chứa độc tố HCN, đó là một yếu tố hạn chế cho việc sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn chăn nuôi. Hàm lượng HCN trong củ sắn tươi từ 30 đến 400 ppm, còn trong lá sắn tươi từ 323 đến 1270 ppm. Lượng độc tố có thể gây độc cho vật nuôi là từ 2-15 mg/kg khối lượng cơ thể. 1.3. Ảnh hưởng của một số cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn 1.3.1. Một số cách thức chế biến lá sắn 1.3.1.1. Ủ chua ngọn lá sắn Theo Bùi Văn Chính và cs (1995) [8]; Nguyễn Xuân Trạch (2005) [69] thì quy trình ủ chua ngọn và thân lá sắn như sau: Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần
  • 34. 23 thân cây và băm nhỏ 3-4 cm. Cứ 100 kg ngọn lá sắn cần bổ sung 5-6 kg bột sắn hay cám gạo, cám ngô và 0,5 kg muối ăn, sau đó đưa vào ủ yếm khí trong chum, vại hoặc hầm hố ủ. 1.3.1.2. Chế biến bột lá sắn Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103] thì bột lá sắn được chế biến như sau: Lá sắn được thu gom, loại bỏ hết cuống lá, phơi héo tại ruộng trong một ngày cho giảm bớt nước. Sau đó lá sắn được tiếp tục phơi nắng trên sân hoặc đưa vào hệ thống sấy ở nhiệt độ 60-1000 C cho khô giòn. Lá sau khi khô giòn được nghiền thành bột, trải mỏng bột lá cho bay hơi nước và HCN. Cho bột lá sắn vào bao nhưng để hở miệng túi sau 2 tuần mới đóng gói để trong thời gian này HCN tiếp tục thoát ra ngoài. 1.3.1.3. Chế biến cao lá sắn Lá sắn được nghiền nhỏ sau đó lọc bỏ bã và đun nước dịch lá sắn ở nhiệt độ 800 C, khi thấy có váng nổi lên thì vớt lấy và loại bỏ nước, có thể cho 10-20 g acid citric/100 lít dịch lá thì sẽ thu được sản phẩm triệt để hơn. Sản phẩm thu được có thể sử dụng trực tiếp cho gia súc gia cầm hoặc sấy khô nghiền bột để trộn vào thức ăn hỗn hợp. 1.3.1.4. Phơi khô thân, lá sắn non Sắn trồng dầy với mục đích để thu lá, sau trồng 3-3,5 tháng thu cắt lứa đầu, sau đó cứ khoảng 1,5-2 tháng thu cắt một lần. Thân cây sắn còn non, phơi cả thân, lá sắn (để nguyên cả cây hoặc băm nhỏ trước khi phơi) khi khô thì đánh đống hoặc nghiền thành bột để dự trữ. 1.3.2. Ảnh hưởng của các cách thức chế biến đến thành phần hóa học của lá sắn * Ảnh hưởng của phương pháp ủ lá sắn Theo Nguyen Thi Hoa Ly và Nguyen Thi Loc (2000) [156] thì tỷ lệ HCN trong lá sắn tươi từ 323-340 mg/kg, nhưng sau 28 ngày ủ chỉ còn 68,2-88,4 mg/kg tương ứng 21,1-27,3 % so với tỷ lệ ban đầu. Khi ủ lá sắn với 0,5 % muối ăn, thì sau 28 ngày tỷ lệ VCK có xu hướng tăng dần từ 25,1 % lên 26,8 %, còn tỷ lệ protein và xơ có xu hướng giảm dần từ 6,84 xuống 6,82 % và 4,69 % xuống 4,08 %. Nếu ủ lá sắn kết hợp với 5 % cám hoặc 5 % bột củ sắn thì tỷ lệ VCK đều có xu hướng tăng, tỷ lệ xơ giảm, nhưng tỷ lệ protein thì ít bị biến động. Cũng theo tác giả này, lá sắn
  • 35. 24 được ủ chua sau 28 ngày thì tỷ lệ VCK tăng lên còn protein thì có xu hướng giảm. Vật chất khô tăng từ 28,73 % lên 28,80% còn protein giảm từ 29,65 % xuống 27,40 %. Nếu tiếp tục để lâu hơn nữa đến 56 ngày thì tỷ lệ protein chỉ còn 23,34 %. Theo Bùi Văn Chính và cs (1995) [8], ủ chua có thể làm giảm HCN từ 862,5 xuống 32,5 mg/kg VCK, còn sau phơi nắng 4 giờ thì tỷ lệ này còn là 260,6 mg/kg. Lá sắn sau khi phơi khô và nghiền thành bột thì tỷ lệ HCN chỉ còn 90,2 mg/kg VCK. * Ảnh hưởng của phương pháp phơi lá sắn Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [103], lá sắn Thái Lan khi phơi nắng nhanh thì tỷ lệ HCN trong lá là 1270 ppm còn caroten là 121 mg/kg, nếu phơi nắng trong nhà thì tỷ lệ HCN trong lá là 526 ppm, còn tỷ lệ caroten mất đi ít hơn so với phơi nắng ngoài tự nhiên. Nếu sấy ở các nhiệt độ 60, 80 và 1000 C thì sấy ở 1000 C tỷ lệ HCN sẽ giảm thấp nhất và còn lại là 495 ppm, đồng thời lại giữ được tỷ lệ caroten cao nhất trong các phương pháp (277 mg/kg). Đối với lá sắn Gòn thì tỷ lệ HCN thấp hơn nhưng tỷ lệ caroten thì cao hơn so với lá sắn Thái Lan. Diễn biến về HCN và caroten của các cách thức chế biến phơi nắng ngoài trời, phơi trong nhà, sấy ở 60, 80 và 1000 C cũng tương tự như đối với lá sắn Thái Lan nhưng HCN ở phương pháp phơi trong nhà chỉ còn 280 ppm và caroten là 251 mg/kg còn sấy ở 1000 C thì HCN là 217 mg/kg và caroten là 351 mg/kg. Các phương pháp bảo quản khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ caroten và HCN của lá sắn. Phơi khô cả lá rồi để nguyên bảo quản tốt hơn nghiền thành bột vì HCN giảm nhanh hơn, nhưng thành phần các chất dinh dưỡng không khác nhau rõ rệt ở cả hai phương pháp (Badbury, 2004 [83]; Duong Thanh Liem và cs, 1998 [103]). Theo Wanapat (1999) [183], lá sắn được thu toàn bộ phần ngọn ở thời điểm 3-4 tháng sau trồng, được phơi đến tỷ lệ nước còn 13,7 % có protein tiêu hóa là 22 %, tổng các chất hữu cơ tiêu hóa là 65 %. Khi chế biến thành bột có độ ẩm 10 % thì protein tiêu hóa giảm chỉ còn 18,3 %; tổng các chất hữu cơ tiêu hóa giảm 5 %. * Nhận xét chung Lá sắn có thể ủ chua, phơi khô, làm cao lá,... để làm giảm độc tố và tăng chất lượng sản phẩm, sau khi chế biến thì hàm lượng độc tố HCN và caroten trong lá sắn giảm đi một cách rõ rệt.
  • 36. 25 1.4. Ảnh hƣởng của một số kỹ thuật canh tác tới sản lƣợng và chất lƣợng của củ và lá sắn 1.4.1. Mật độ trồng sắn Mật độ hay khoảng cách trồng sắn đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên cứu. Weite và cs (1987) [187] cho rằng mật độ trồng sắn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: loại đất, mùa vụ trồng, đặc tính phân cành, sự hình thành lá của giống... Đối với đất có độ phì cao thì trồng sắn với mật độ thưa hơn, ngược lại với đất nghèo dinh dưỡng thì trồng với mật độ dầy hơn. Bởi vì đất có độ phì cao cây sắn sẽ phát triển cành lá xum xuê và nhanh chóng che phủ kín đất. Mặt khác dựa vào đặc tính phân cành, lá thì giống sắn phân cành nhiều, thân lá phát triển nhanh thì nên trồng với mật độ thưa và ngược lại. Weite (1992) cho biết mật độ trồng thích hợp với các giống sắn ở phía Nam Trung Quốc thay đổi từ 10.000- 15.000 cây/ha (trích Nguyễn Viết Hưng, 2006) [29]. Theo tác giả Villamayor (1983) [181] mật độ trồng sắn chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm về hình thái của giống. Nếu giống sắn nào phân nhánh ít và có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hưởng bởi khoảng cách, mật độ trồng. Trái lại những giống có khả năng phân cành cao, thân lá phát triển nhiều thì trồng với mật độ cao, năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp có thể thay đổi từ 13.000-20.000 cây/ha. Tại Malayxia và Indonexia, nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho biết mật độ trồng sắn thích hợp với những giống sắn có thân lá phát triển mạnh và phân nhánh nhiều là 10.000-12.000 cây/ha sẽ cho năng suất cao nhất. Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [50] nếu trồng sắn thuần, với các cây có chiều cao cây trung bình, thân thẳng không phân cành, có thể áp dụng mật độ trồng 12.500 cây/ha, ngược lại nếu giống sắn có đặc tính phân nhiều cành nên trồng mật độ 10.000 cây/ha. Theo tác giả Ociano (1980) [157] thì khoảng cách trồng sắn thích hợp nhất đối với giống sắn có mức độ phân cành ít, thân gọn là 17.700 cây/ha. Các tác giả khác nhau khi nghiên cứu về mật độ trồng giống sắn KM 94 ở Việt Nam đã thông báo kết quả như sau: theo Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1997) [30] khi nghiên cứu trồng sắn KM 94, KM 60 tại Đồng Nai với các mật độ 8.000; 10.000; 12.345; 13.840; 15.625 và 17.774 cây/ha thì nên trồng với mật độ từ 10.000 đến 15.625 cây/ha đối với KM 94, còn giống KM 60 thì trồng với mật độ từ 10.000 đến 17.778 cây/ha. Nhưng tác giả lại cho biết: trồng sắn vào đầu mùa mưa năm 2001
  • 37. 26 trên đất đỏ ở vùng Đông Nam Bộ khi tăng mật độ từ 10.000 cây/ha lên 17.780 cây/ha thì năng suất giảm từ 30,10 tấn/ha xuống còn 27,28 tấn/ha đối với giống KM 94, còn giống KM 60 năng suất giảm từ 26,28 tấn/ha xuống còn 22,28 tấn/ha; trồng trên đất xám với mật độ 11.080 cây/ha đối với cả 2 giống KM 94 và KM 60 sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo Nguyễn Viết Hưng (2006) [29], trồng sắn KM 94 ở Sơn Dương, Tuyên Quang thì mật độ trồng 15.625 cây/ha cho năng suất sinh vật học cao nhất từ 78,74 đến 91,71 tấn/ha/năm, sau đó đến mức trồng 10.000 cây/ha là 58,40 đến 64,50 và thấp nhất ở mức trồng 8.333 cây/ha là 59,99 và 62,32 tấn/ha/năm. Theo Lại Đình Hòe (2005) [26], mật độ trồng sắn KM 94 thích hợp nhất tại huyện Vân Canh - Bình Định là 12.500 cây/ha. Tongglum và cs (1987) [179] cho biết mật độ trồng sắn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ sắn. Mật độ trồng (hay khoảng cách trồng) phụ thuộc vào từng giống: Giống Rayong 2 mật độ trồng thích hợp từ 7.000-27.000 cây/ha, còn giống Rayong 3 là 10.000-15.000cây/ha. Wyllie và Chammanga (1979) [191] thông báo như sau: Ở phương thức trồng sắn lấy lá và lấy lá củ thì trồng với mật độ 10.000 cây/ha cho năng suất củ, lá cao nhất. Wanapat (1997) [182] cho biết trồng sắn lấy lá với mật độ dầy và thu hoạch lần đầu sau khi trồng 3 tháng còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì sản lượng VCK có thể đạt 12,6 tấn/ha/năm. Wanapat (2002) [184] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ 27.778 cây/ha để thu cắt lấy lá đã thấy: Sản lượng VCK qua 3 lứa cắt từ 4,043 đến 7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ 111.111 cây/ha thì cho sản lượng VCK dao động từ 2,651 đến 8,239 tấn/ha/năm. Atchara và cs (2002) [82] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khoảng cách cắt từ năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1, tác giả cho biết người ta có thể trồng sắn với nhiều mật độ khác nhau như 62.500; 50.000; 40.000; 31.250; 20.000; 10.000 cây/ha. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy sản lượng đạt từ 6,94 đến 8,85 tấn lá tươi/ha/năm và không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa giữa sản lượng lá tươi được trồng với mật độ khác nhau. Theo Cadavid (2002) [193] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia có mật độ từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu được khoảng trên dưới
  • 38. 27 24 tấn/ha/2 năm. Cũng theo ông đối với giống CM 4843-1 với mật độ 11.200 cây/ha ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24,45 tấn VCK/ha/năm (91,4 tấn tươi); giống sắn CM 2758 với mật độ 11.2000 cây/ha trong 2 năm có thể thu 83,01 tấn chất tươi/ha; giống CM 523-7 là 86,81 tấn chất tươi/ha; giống MCol 2737 là 102,9 tấn/ha, trồng dòng HMC 1 với mật độ 31.250 cây/ha đạt 58,2 tấn chất tươi/ha/11 tháng. Ông cũng kết luận trồng sắn lấy lá có thể trồng với mật độ từ 31.250 đến 112.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lượng lá thu được khoảng trên dưới 80 tấn/ha. Tuy nhiên, ở mật độ này thu hoạch rất khó khăn và cây thường bị tổn hại trong quá trình thu hoạch. Nên trồng với mật độ 31.250 cây/ha sẽ thuận lợi hơn. Cần lưu ý là sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả thân, cành, lá sắn. Ở các thông báo khác; sản lượng lá sắn thấp hơn nhiều so với thông báo nêu trên là vì sản lượng này chỉ có riêng lá, không bao gồm thân, cành, ngọn và cuống lá sắn. Li Kaimian và cs (2002) [131] khi nghiên cứu các mật độ trồng sắn lấy lá ở Trung Quốc với các mật độ 27.778; 15.625; 10.000 cây/ha, cho biết sản lượng VCK đạt cao nhất ở mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha. Nguyễn Hữu Hỷ (2002) [31] khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối với các giống KM 94, KM 140-2; KM 98-5, SM 937-26 với các mật độ 12.345 cây/ha, ở 24.690 cây/ha và thu lá 3 lần vào các thời điểm 5 tháng, 7 tháng sau trồng, lần cuối vào lúc thu hoạch củ. Kết quả cho thấy giống KM 98-5 cho sản lượng VCK của lá cao nhất ở mật độ 24.690 cây/ha, sau đó đến giống KM 94, nhưng sản lượng củ thì ngược lại. Sản lượng củ và lá của các khoảng cách khác đều thấp hơn, trừ sắn KM 140-2 có sản lượng củ cao nhất trong các giống sắn. Theo Wargiono (2002) [186] thì năng suất lá phụ thuộc vào số lần thu hoạch lá. Theo ông trồng sắn với mật độ 8.000 cây/ha thu hoạch lá hàng tuần từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 (4 tầng lá/lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất còn tiếp tục thu từ tháng thứ 7 trở đi sẽ làm giảm năng suất của củ. Trồng sắn xen với các cây trồng khác với mật độ 5.000 đến 10.000 cây/ha, còn trồng thuần sắn với mật độ 10.000 đến 12.000 cây/ha. Theo Wyllie và Chammanga (1979) [191] cho rằng trồng sắn lấy lá với mật độ 31.250 cây/ha đạt sản lượng lá và củ cao nhất. Theo Wanapat (1997) [182], trồng sắn với mật độ 60 cm x 40 cm (41.668 cây/ha) xen vào giữa hai hàng của cây keo giậu sẽ vừa cải thiện được dinh dưỡng đất đồng thời lại vừa cung cấp thức ăn cho người và động vật.