SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------o0o------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG
TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG
TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
NGUYỄN THỊ THANH HOA
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------o0o------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG
TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG
TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH HOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÝ HOÀNG PHÚ
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT
TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG
MIỀN BẮC – VPBANK” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các kết quả, kết
luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chính
xác.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hoa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của
nhiều cá nhân, tổ chức.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học của Trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội đã cung cấp cho tôi phương tiện học tập, nghiên cứu và kiến
thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời giúp tôi có cơ hội nghiên cứu sâu
hơn về lĩnh vực này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Tiến sĩ Lý Hoàng
Phú đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, giúp tôi hoàn thành bài luận văn
trong thời gian qua. Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi về đề tài tôi đã chọn, cũng
như cho tôi những lời khuyên hữu ích, những gợi ý mang tính chất xây dựng, định
hướng cho đề tài nghiên cứu của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp tại CPC Miền Bắc
VPBank và các bạn của tôi tại Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân
hàng Quốc tế đã đóng góp một số ý kiến, tài liệu liên quan đến đề tài luận văn
nghiên cứu.
Cuối cùng là tri ân từ tận đáy lòng tới bố mẹ tôi, là những người sinh thành và
dạy dỗ tôi nên người, cùng người thân trong gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hoa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .........................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................7
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................9
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ
HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG ....................................................7
1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng ...................................................................7
1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng ....................................7
1.1.1.1. Khái niệm.............................................................................................7
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng..........................................8
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng..................................................................9
1.2. Các mô hình phê duyệt tín dụng .................................................................10
1.2.1. Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng .............................................10
1.2.2. Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng ...................................................11
1.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung .......................................................17
1.3.1. Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung........................17
1.3.2. Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình............................24
1.3.2.1. Các yếu tố chủ quan...........................................................................24
1.3.2.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................26
1.4. Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số
ngân hàng hiện nay..............................................................................................27
1.4.1. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank......................27
1.4.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIBbank ..............................31
1.4.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MBbank...............................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN
DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG
MIỀN BẮC VPBANK 2012-2016 ..........................................................................40
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ........................40
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank...............................................40
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................40
2.1.1.2. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh..................................................41
2.1.1.3. Về cơ cấu tổ chức...............................................................................44
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng VPBank giai đoạn 2012 – 2016..46
2.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập
trung Miền Bắc VPBank.....................................................................................49
2.2.1. Tổng quan về mô hình ............................................................................49
2.2.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................49
2.2.1.2. Quy trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng tại CPC................51
2.2.2. Thực trạng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý
tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016 ...........................................55
2.2.2.1. Về cơ chế, chính sách.........................................................................55
2.2.2.2. Về nhân sự..........................................................................................56
2.2.2.3. Về hệ thống ........................................................................................57
2.2.2.4. Về tiến độ xử lý hồ sơ.........................................................................58
2.2.2.5. Về năng suất xử lý hồ sơ ....................................................................59
2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình phê duyệt tín dụng
tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank................................................................60
2.3.1. Thuận lợi..................................................................................................60
2.3.2. Khó khăn..................................................................................................63
2.4. Đánh giá thành tựu đạt được và những hạn chế của mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank ................................................66
2.4.1. Thành tựu đạt được.................................................................................66
2.4.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục .......................................................69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN
DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG
MIỀN BẮC VPBANK.............................................................................................74
3.1. Một số triển vọng và thách thức đối với việc áp dụng mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung tại VPBank trong thời gian tới...........................................74
3.1.1. Triển vọng................................................................................................74
3.1.2. Thách thức...............................................................................................77
3.2. Kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung tại CPC Miền Bắc VPBank ......................................................................78
3.2.1. Một số kiến nghị tầm vĩ mô đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ
quan chức năng.................................................................................................78
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể ...........................................................................82
3.2.2.1. Đối với Ngân hàng VPBank...............................................................82
3.2.2.2. Đối với các đơn vị kinh doanh...........................................................89
3.2.2.3. Đối với trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank .........91
KẾT LUẬN..............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................95
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán.................................................12
Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung................................................15
Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Techcombank.......................30
Sơ đồ 1.4: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VIB........................................34
Sơ đồ 1.5: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung MBbank................................38
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VPBank........................................................................45
Sơ đồ 2.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VPBank ................................50
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank 2012 – 2016 ......46
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả của VPBank 2012 – 2016..........48
Bảng 2.3: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị tỷ đồng):...66
Bảng 2.4: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị %).............67
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu
Alfresco : Hệ thống luân chuyển hồ sơ
BICC : Trung tâm phân tích kinh doanh
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CAR : Hệ số an toàn vốn
CGPD : Chuyên gia phê duyệt
Checklist : Danh mục hồ sơ
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
CNTT : Công nghệ thông tin
CO : Cán bộ/Chuyên viên thẩm định
CPC : Trung tâm xử lý tín dụng tập trung
Distributor : Cán bộ phân bổ hồ sơ
ĐVKD : Đơn vị kinh doanh
FO Admin : Cán bộ phân bổ hồ sơ thực địa
FO : Cán bộ thực địa
HSBC : Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải
KHCN : Khách hàng cá nhân
LOS : Hệ thống khởi tạo khoản vay
LOS-F1 : Hệ thống khởi tạo khoản vay Finnone
Maritime Bank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải
MBbank : Ngân hàng TMCP Quân Đội
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
Q&A : Bản tổng hợp hỏi và trả lời thống nhất giữa CPC, sản phẩm và
QTRR
QHKH : Quan hệ khách hàng
QTRR : Quản trị rủi ro
Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
SLA : Cam kết chất lượng dịch vụ
SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD : Tổ chức tín dụng
Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
TMCP : Thương mại Cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VAMC : Công ty Quản lý tài sản cho các TCTD Việt Nam
VIBbank : Ngân hàng TMCP Quốc tế
Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương
VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử
lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank” có những nội dung chính như sau:
Chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung. Trong chương này, tác giả đề cập đến các ưu điểm nhược điểm của mô hình
phê duyệt tín dụng tập trung và mô hình phê duyệt tín dụng phân tán; từ phân tích
cho thấy mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình ưu việt, tất yếu được áp
dụng trong tương lai. Bài viết phân tích một số mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung điển hình đang được áp dụng tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam; từ cách
thức vận hành mô hình tại từng ngân hàng, tác giả đưa ra nhận xét đánh giá của cá
nhân về các mô hình này.
Chương 2 là thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của VPBank (CPC) giai đoạn 2012 –
2016. Tại đây, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung hiện đang áp dụng tại Ngân hàng VPBank, về quá trình triển khai mô hình tại
CPC Miền Bắc, quy trình phê duyệt tín dụng của VPBank. Từ việc phân tích thực tế
vận hành mô hình phê duyệt mới, tác giả đánh giá các thành tựu đạt được và các
mặt hạn chế còn tồn tại của mô hình. Chương 2 đưa ra các vấn đề sẽ được giải quyết
tại chương sau.
Ở Chương 3, từ những quan sát thực tế cách thức vận hành mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc, tác giả phân tích những mặt thuận lợi và khó
khăn của Ngân hàng VPBank trong quá trình triển khai mô hình này vào hoạt động
cấp tín dụng cũng như triển vọng phát triển và những thách thức mà Ngân hàng
VPBank phải đối mặt trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải
pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt này. Các giải pháp được xem xét từ phía Ngân
hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, từ phía Ngân hàng VPBank, từ phía
ĐVKD là đơn vị trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng của ngân hàng và từ
chính bản thân CPC Miền Bắc – đơn vị vận hành chính sách tín dụng và trực tiếp
xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đem
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi
ro nhất đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gây tổn thất cho các ngân hàng. Rủi
ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các
ngân hàng. Ở mức độ nặng nề hơn, nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt
làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các ngân hàng sẽ phải
đối mặt với nguy cơ phá sản. Trong những năm gần đây, trên thế giới, xuất hiện
thường xuyên hơn các vụ đỗ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; tại thị trường
Việt Nam, cũng có không ít các vụ sáp nhập ngân hàng yếu kém hoặc ngân hàng
hoạt động không hiệu quả bị mua lại với giá 0 đồng. Điều này chứng tỏ sự cạnh
tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt, và cũng thể hiện rủi ro ngày càng
tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh này. Như vậy, có thể thấy rằng, rủi ro tín dụng
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt là tại thị
trường các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, môi trường kinh doanh bất
ổn, thông tin thị trường không được công khai, minh bạch. Do đó, mối quan tâm
hàng đầu đối với các ngân hàng là không ngừng hoàn thiện chính sách quản trị rủi
ro, xây dựng mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và
khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình.
VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung vào hoạt động cấp tín dụng. Đây là mô hình đã và đang được áp
dụng rộng rãi tại các ngân hàng lớn trên thế giới, thể hiện ưu điểm vượt trội so với
mô hình phê duyệt cũ trong công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và
nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tại thị trường ngân hàng Việt
Nam, đây lại là mô hình rất mới mẻ, hiện đang đón nhận phản ứng nhiều chiều từ
phía các nhà quản trị ngân hàng, cán bộ nhân viên và từ phía các khách hàng. Do
đó, quá trình triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank gặp không
ít khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là từ thực tiễn triển khai mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung, VPBank cần nhận diện được khó khăn, thách thức này cũng
2
những điểm còn hạn chế của mô hình; từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hình
phê duyệt tín dụng, giúp vận hành mô hình một cách ổn định và hiệu quả nhất.
Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xét duyệt tập trung tại Trung tâm
thẩm định của VPBank, tác giả hiểu được những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng
khi vận hành mô hình, cũng như thấy được những thành tựu và hạn chế còn tồn tại
của mô hình. Với những hiểu biết của mình về thực tiễn áp dụng mô hình tại
VPBank, trên cơ sở đối chiếu với các mô hình phê duyệt tập trung hiện đang được
áp dụng tại một số các ngân hàng khác, tác giả mong muốn đưa ra một số các giải
pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt mới này. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề
tài “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín
dụng tập trung Miền Bắc – VPBank” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng (CPC Miền Bắc – VPBank). Trong đó, Mô hình phê duyệt tín dụng
tập trung được hiểu là mô hình phê duyệt tín dụng theo cơ chế quản lý rủi ro tín
dụng tập trung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 176).
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vận
hành mô hình, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện mô hình
phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc – VPBank.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác giả mong muốn tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín
dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Ngân hàng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài luận văn thực hiện ba nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mô hình phê duyệt
tín dụng tập trung.
3
Thứ hai, Phân tích thực trạng áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại
CPC Miền Bắc – VPBank giai đoạn 2012-2016.
Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
tại CPC Miền Bắc – VPBank trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời các nhóm
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
trong bài luận văn. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp
phân tích và tổng hợp lý thuyết, phuơng pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm phương pháp quan sát, phương
pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phân tích nguyên nhân gốc
(RCA).
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Đề tài này chỉ được nghiên cứu tại Trung tâm xử lý tín dụng
tập trung Miền Bắc của VPBank (hay là Trung tâm thẩm định và xét duyệt tín dụng
tập trung Miền Bắc VPBank).
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Trong
cuốn Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guidelines on Credit Risk
Management) do Ngân hàng Oesterreichische (OeNB) – Ngân hàng quốc gia của
Áo ban hành, OeNB đã dành một chương để nói về Quy trình phê duyệt tín dụng và
Quản trị rủi ro tín dụng (Credit Approval Process and Credit Risk Management).
Tại Áo, quy trình phê duyệt tín dụng được chia làm nhiều bước riêng biệt từ gặp gỡ
khách hàng, thu thập hồ sơ (khâu bán hàng) đến đánh giá tín dụng tổng quan, thẩm
định tài sản bảo đảm và đánh giá rủi ro, lập báo cáo thẩm định và phê duyệt tín
dụng (khâu phân tích rủi ro) đến cuối cùng là soạn thảo hồ sơ và giải ngân (khâu xử
4
lý tín dụng). Như vậy, ngân hàng Áo đã tách bạch ba chức năng trong quy trình cấp
tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp.
Bên cạnh đó, phê duyệt tín dụng cũng được nhắc đến trong Báo cáo thường
niên năm 2016 của Ngân hàng Standard Chartered. Hầu hết các hồ sơ tín dụng của
ngân hàng này đều được thẩm định và phê duyệt tín dụng bởi Hội đồng phê duyệt
tín dụng (The Credit Approval Committee).
Tiếp theo, vào tháng 3 năm 2017, Ngân hàng Mauritius cũng ban hành bản sửa
đổi Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guideline on Credit Risk Management,
revised 2017). Hướng dẫn này là tập hợp tất cả các quy định hiện hành của
Mauritius về quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là các quy định về thẩm định và phê
duyệt tín dụng. Theo đó, đề nghị vay vốn được đánh giá là giấy tờ cần thiết nhằm
cung cấp mọi thông tin về khách hàng. Mauritius ban hành danh mục hồ sơ
(checklist) để đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, và xác định các
tiêu chí nhằm phân loại khách hàng, đồng thời có thể loại bỏ trực tiếp các khách
hàng trong nhóm “black list”. Ngân hàng Mauritius trao thẩm quyền phê duyệt tín
dụng cho cá nhân hoặc Hội đồng. Thẩm quyền phê duyệt của cá nhân được phân
chia dựa theo cấp bậc hoặc trình độ chuyên môn. Tùy theo quy mô của khoản tín
dụng mà có thể được phê duyệt bởi hai cán bộ phê duyệt hoặc bởi hội đồng tín dụng
hoặc được duyệt bởi các chuyên gia quản lý tín dụng.
Tiếp đến là bài viết của học giả Srisai Chilukuri trên Tạp chí International
Journal of Innovative Research and Development: Hệ thống thẩm định và phê duyệt
tín dụng hiệu quả – Bộ máy xét duyệt khoản vay của ngân hàng thương mại
(Effective Credit Approval and Appraisal System - Loan Review Mechanism of
Commercial Banks). Bài viết thể hiện vai trò của bộ máy xét duyệt tín dụng, coi đây
là một công cụ hiệu quả kiểm soát chất lượng tín dụng và đánh giá sức khỏe của
ngân hàng.
Tại Việt Nam cũng có các nghiên cứu liên quan đến đề tài này.
Trong Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại do Nhà xuất bản Thống kê
ban hành năm 2015, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã bàn về mô hình quản lý
rủi ro tín dụng tập trung. Ông chỉ ra những đặc trưng, ưu điểm và nhược điểm của
5
mô hình. Trên cơ sở đối chiếu với mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, ông đưa
ra kết luận về xu hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là tất yếu
trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, mô hình quản lý rủi ro tín dụng được hiểu
theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc
nội bộ ngân hàng.
Tiếp theo là luận văn thạc sỹ của tác giả Cao Thị Lan Hương (2010), Trường
đại học Ngoại Thương Hà Nội với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”. Trên cơ sở
nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải, tác
giả đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Luận văn cũng chỉ ra tính hiệu quả của việc tập trung
phê duyệt tín dụng tại ngân hàng này.
Về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, VPBank là một trong những ngân
hàng đầu tiên áp dụng mô hình này vào hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, cho đến
nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng mô hình đang được triển khai
tại Trung tâm xét duyệt tín dụng của VPBank. Là người trực tiếp tham gia công tác
thẩm định và phê duyệt tín dụng tại VPBank, tác giả hiểu được những khó khăn và
thuận lợi của trung tâm phê duyệt, sự thành công và các điểm hạn chế của mô hình
phê duyệt tại VPBank; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình
này. Hướng tiếp cận từ góc nhìn của CPC Miền Bắc – một trong hai trung tâm xét
duyệt tín dụng của VPBank đã đem đến những điều mới mẻ cho bài viết về quy
trình thẩm định và xét duyệt tín dụng, về hệ thống phê duyệt và các công việc cụ thể
của từng bộ phận – đây là các vấn đề mà chỉ nội bộ mới khai thác được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết
tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn, mục lục, lời
cam đoan, và lời cảm ơn, nội dung chính của bài luận văn được thể hiện ở ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và mô hình phê duyệt tín
dụng tập trung
6
Chương 2: Thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ
HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG
1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng
1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm
Quan hệ tín dụng đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nền kinh tế xã
hội. Mối quan hệ này được hình thành khách quan từ nhu cầu luân chuyển vốn giữa
các chủ thể trong nền kinh tế và được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau từ
đơn giản như tín dụng cho vay nặng lãi (các chủ thể trực tiếp giao dịch với nhau)
đến phức tạp hơn như tín dụng ngân hàng (ngân hàng đóng vai trò trung gian tài
chính giúp gắn kết các chủ thể thừa vốn và các chủ thể thiếu vốn). Nhưng dù là hình
thức nào thì quan hệ tín dụng đều được định nghĩa thống nhất như sau:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế. Trong Giáo trình Ngân hàng Thương mại,
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến định nghĩa: tín dụng là “sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời
gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn
giá trị ban đầu” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 343). Như vậy, tín dụng bao gồm ba
nội dung đó là: tính chuyển nhượng tạm thời, tính thời hạn và tính hoàn trả.
Theo cách hiểu như vậy, tín dụng ngân hàng là “việc ngân hàng thỏa thuận để
khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc
có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài
chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 343).
Trong cuốn sách Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn
Minh Kiều cũng định nghĩa “tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với
một khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr. 23).
8
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin (Nguyễn Văn Tiến 2009,
tr. 344). Ngân hàng chỉ đồng ý cấp tín dụng đối với một khách hàng khi ngân hàng
tin rằng khách hàng sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả và khách
hàng có khả năng hoàn trả tiền gốc đúng thời hạn vốn vay cũng như các khoản lãi,
phí kèm theo cho ngân hàng.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một tài sản, hay là
một sự chuyển nhượng có thời hạn (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 344). Ngân hàng
được phép huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức; sau đó
sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay. Do đó, các khoản tín dụng ngân
hàng đều có thời hạn. Việc xác định đúng thời hạn của mỗi khoản tín dụng không
những giúp ngân hàng hoàn trả nguồn vốn huy động khi đến hạn mà còn giúp ngân
hàng kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng
vốn đúng mục đích. Thời hạn của mỗi khoản tín dụng được quy định cụ thể trên hợp
đồng tín dụng và khế ước nhận nợ.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
(Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 344). Do ngân hàng không tự tạo ra nguồn vốn mà phải
đi huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và tổ chức, nên ngân hàng phải trả một
khoản chi phí đối với nguồn vốn huy động được. Ngân hàng thường ưa thích các
nguồn vốn dài hạn nên thường áp lãi suất huy động cao hơn đối với các khoản tiền
gửi dài hạn. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh vốn nên yêu cầu khách hàng được cấp
tín dụng chi trả một khoản chi phí tương ứng, ngoài nguồn vốn đã tài trợ. Tức là, tại
thời điểm đến hạn, khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng một lượng tài sản lớn
hơn tài sản ban đầu; phần chênh lệch chính là lãi của ngân hàng hay chi phí mà
khách hàng phải trả để có được khoản tín dụng đó. Ví dụ, nếu khoản tín dụng là cho
vay thì chi phí khách hàng phải trả là lãi vay; nếu khoản tín dụng là bảo lãnh ngân
hàng thì chi phí khách hàng phải trả là phí bảo lãnh. Khoản lãi và phí này tạo ra lợi
nhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng bù đắp các khoản chi phí hoạt động phát sinh.
9
Thứ tư, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr.
345). Việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng không chì phụ
thuộc vào ý thức trả nợ của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách
hàng khác như: biến động giá cả thị trường, thiên tai, thất thoát hàng hóa…Những
khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó mà phát sinh nợ quá
hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Do đó, trước khi quyết định cấp tín dụng đối với một
khách hàng, ngân hàng luôn đưa ra các nhận xét tổng quan về tình hình khách hàng
cũng như dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng (gọi tắt là tín dụng) được phân chia thành nhiều loại khác
nhau theo những cách tiêu chí khác nhau, như: thời hạn, tài sản bảo đảm, mục đích,
chủ thể vay vốn, phương thức trả nợ, phương thức cho vay, hình thức cấp tín dụng.
(Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 347 – tr. 350).
Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 01 năm; tín dụng trung hạn có thời
hạn trên 01 năm đến 05 năm; tín dụng dài hạn có thời hạn trên 05 năm.
Căn cứ vào tài sản bảo đảm: tín dụng bao gồm tín dụng có bảo đảm và tín
dụng không có bảo đảm. Tín dụng có bảo đảm yêu cầu khách hàng phải có tài sản
để đảm bảo cho khoản tín dụng; như cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, tài khoản
tiền gửi có kỳ hạn hay thế chấp tài sản là bất động sản, động sản như ô tô, máy
móc…Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng dựa trên uy tín, mức độ tín nhiệm của
khách hàng mà không cần tài sản cầm cố hay thế chấp.
Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng: tín dụng chia thành tín dụng phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh (như đầu tư tài sản cố định là máy móc, nhà xưởng; hay
bổ sung vốn lưu động kinh doanh…) và tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng (như
mua xe ô tô, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…).
Căn cứ vào chủ thể vay vốn: bao gồm tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụng
khách hàng doanh nghiệp.
10
Căn cứ vào phương thức trả nợ gốc: bao gồm tín dụng trả góp, tín dụng trả
một lần và tín dụng hoàn trả theo yêu cầu. Tín dụng trả góp là loại tín dụng có nhiều
kỳ hạn trả nợ gốc. Tức là, khách hàng phải trả nợ gốc định kỳ hàng tháng, hàng quý
hoặc hàng năm; thường áp dụng với các khoản vay trung, dài hạn. Tín dụng trả một
lần là loại tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ gốc. Tức là, khách hàng trả lãi định kỳ,
gốc trả vào cuối kỳ; tín dụng này thường áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, thời
hạn trả gốc phụ thuộc vào thời hạn quay vòng vốn hay thời hạn nguồn tiền về của
khách hàng. Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu là loại tín dụng mà khách hàng được
phép hoàn trả nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào; như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng.
Căn cứ vào phương thức cho vay: bao gồm cho vay theo món và cho vay theo
hạn mức tín dụng.
Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng: bao gồm tín dụng cho vay, bảo lãnh, cho
thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá.
1.2. Các mô hình phê duyệt tín dụng
Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đem
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi
ro nhất đối với ngân hàng. Đến nay, các ngân hàng vướng vào nguy cơ vỡ nợ hầu
hết là do các thất thoát liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Do đó, các ngân hàng
rất coi trọng việc xây dựng một mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp với
quy mô hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình.
1.2.1. Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng
Theo Từ điển diễn giải kinh tế kinh doanh Anh-Việt của Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Mô hình (Model) có nghĩa là “một sự hình dung một hệ thống, mối
quan hệ hay tình trạng kinh tế. Sự hình dung này có thể mang một trong nhiều dạng
thức khác nhau: dạng miêu tả bằng ngôn từ hay bắt chước một hiện tượng trong thế
giới thực tại, dạng là một biểu đồ như đồ thị định lý Cobweb chẳng hạn, dạng là
một hệ thống các phương trình trình bày mối quan hệ giữa các biến số khác nhau
chẳng hạn như tiêu dùng là một hàm số của thu nhập”.
11
Từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục thì định nghĩa: Mô
hình là “Vật thu nhỏ một vật đã có trong thực tế hoặc làm mẫu để tạo ra những vật
mới khác”.
Theo đó, Mô hình phê duyệt tín dụng là một hình mẫu, một hệ thống, là
phương thức mà ngân hàng tổ chức, sắp xếp theo chức năng của các bộ phận liên
quan trong quy trình thẩm định và phê duyệt một khoản tín dụng đối với khách
hàng. Nó chỉ ra việc ngân hàng đồng ý hay từ chối cấp tín dụng đối với một hay một
nhóm khách hàng thì phải làm như thế nào, khoản tín dụng được xét duyệt phải trải
qua các bước nào, các bộ phận, phòng ban nào.
1.2.2. Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng
Hiện nay có hai mô hình phê duyệt tín dụng phổ biến đang áp dụng tại Việt
Nam là Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán và Mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 176).
Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt truyền thống của
các ngân hàng Việt Nam. Có thể khẳng định rằng các ngân hàng Việt Nam đều đang
hoặc đã áp dụng mô hình phê duyệt này.
Với mô hình phê duyệt tín dụng này, Đơn vị kinh doanh có quyền trực tiếp
phê duyệt khoản tín dụng trong một mức phán quyết cụ thể. Mức phán quyết hay
hạn mức phán quyết là số tiền tối đa mà cấp phê duyệt được quyền quyết định, phê
duyệt cấp tín dụng cho mỗi khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan trong
tất cả các nghiệp vụ cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm toàn bộ về hồ
sơ khách hàng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ khách hàng, trình
duyệt hồ sơ khách hàng, giải ngân và quản lý sau vay. Cấp lãnh đạo của đơn vị kinh
doanh (Giám đốc Phòng giao dịch/Giám đốc Chi nhánh) có quyền quyết định đồng
ý hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng nếu trong hạn mức phán quyết của
mình. Vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Phòng giao dịch, Cán bộ bán hàng
sẽ làm đề xuất có chữ ký của lãnh đạo Phòng giao dịch trình lên Giám đốc chi
nhánh. Nếu vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì đơn vị tiếp tục
trình hồ sơ lên các cấp phê duyệt cao hơn thông qua Bộ phận Tái thẩm định Hội sở.
12
Như vậy, mô hình phê duyệt này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh,
quản lý rủi ro (thẩm định) và tác nghiệp. Phòng giao dịch đồng thời thực hiện cả ba
chức năng này, có sự độc lập khá cao so với Hội sở chính của ngân hàng. Mỗi
phòng giao dịch là một mô hình ngân hàng thu nhỏ, thực hiện tất cả các khâu trong
quy trình cấp tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 180)
Mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán:
Thứ nhất, một cán bộ tín dụng làm hầu hết các khâu trong quy trình tín dụng,
do đó bộ máy vận hành đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu của một phòng giao dịch, một chi
nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh chính, bộ phận kinh doanh thường chỉ gồm một
giám đốc quản lý từ hai đến ba nhân viên tín dụng.
Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Phòng quản
lý rủi ro tín
dụng và nợ
có vấn đề
Các phòng
khách hàng
và phòng
giao dịch
Giám đốc
Vượt thẩm quyền
trình hội sở chính
Tái thẩm định hội sở
Chức năng quản lý rủi ro
Chức năng kinh doanh và tác nghiệp
13
Thứ hai, do bộ máy vận hành gọn nhẹ nên ngân hàng có thể tiến hành tinh
giảm biên chế, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu chi phí phát sinh.
Thứ ba, Phòng giao dịch chủ động xử lý công việc của mình hay nói khác đi
quyền quyết định với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng nằm trong tay đơn vị kinh
doanh. Lãnh đạo cấp phòng có thể trực tiếp quyết định các hồ sơ tín dụng trong hạn
mức phán quyết, các cán bộ bán lâu năm nhiều kinh nghiệm có thể dựa trên sự đánh
giá của cá nhân để có quyết định sơ bộ về hồ sơ của khách hàng. Đây là ưu điểm
đặc trưng của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán. Do đơn vị kinh doanh vận hành
tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng nên hồ sơ của khách hàng được xử lý
trong thời gian nhanh nhất.
Thứ tư, mô hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô nhỏ không đòi hỏi một
khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin. Ví dụ, do tính địa
phương, các ngân hàng vận hành theo mô hình phê duyệt này, có thể trực tiếp phê
duyệt khoản cấp tín dụng từ hồ sơ tín dụng gốc (hồ sơ giấy) mà không cần có hệ
thống phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ luân chuyển, phê duyệt và lưu trữ hồ sơ.
Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán:
Thứ nhất, mô hình này dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong
hoạt động cấp tín dụng. Đơn vị kinh doanh thực hiện đồng thời cả ba chức năng
kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Cán bộ bán hàng vừa tìm kiếm khách
hàng, vừa thẩm định hồ sơ khách hàng; đơn vị kinh doanh vừa đề xuất cấp tín dụng
vừa phê duyệt chính khoản tín dụng đó nên khó tránh được thiên vị, thiếu tính
khách quan khi đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, hay
tính khả thi của phương án vay vốn.
Thứ hai, chất lượng tín dụng giảm sút do cán bộ phải làm nhiều khâu, thiếu
chuyên nghiệp. Cán bộ bán hàng không có thời gian tập trung cho bán hàng, không
bám sát tình hình khách hàng vì ngoài tiếp thị khách hàng còn thực hiện nhiều công
việc quản lý sau vay khác như nhắc nợ khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn
của khách hàng, kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm hay khả năng tài chính của
khách hàng. Do đó, tín dụng tăng trưởng chậm, hoặc không phát hiện kịp thời
14
những biểu hiệu suy giảm khả năng tài chính của khách hàng dẫn đến nguy cơ chậm
trả nợ của khách hàng và phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng.
Thứ ba, Hội sở chính quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng dựa trên các báo
cáo của chi nhánh. Do đó, có thể dẫn đến việc quản lý không sát sao, không kịp thời
có chủ trương chính sách đúng đắn.
Thứ tư, mô hình này giao phần lớn quyền phán quyết đối với một khoản cấp
tín dụng cho chi nhánh, do đó dễ phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi cán bộ bán
hàng hoặc lãnh đạo đơn vị kinh doanh cố ý thông đồng với khách hàng.
Mô hình phê duyệt thứ hai là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung.
Mô hình phê duyệt tín dụng này tập trung thẩm quyền phê duyệt tín dụng hay
hạn mức phán quyết đối với một khoản cấp tín dụng vào một người hay một nhóm
người với chức danh là các chuyên viên thẩm định tín dụng, các cán bộ quản lý tín
dụng hay các Chuyên gia phê duyệt tín dụng. Đơn vị kinh doanh không có quyền
quyết định đối với phần lớn hồ sơ tín dụng. Hầu hết các hồ sơ tín dụng của khách
hàng đều chuyển lên Hội sở chính phê duyệt thông qua Phòng thẩm định hoặc các
Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Ngân hàng. Các phòng ban này chỉ
thực hiện chức năng duy nhất là thẩm định hồ sơ hay quản lý rủi ro, không tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng. Như vậy, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung đã tách
bạch hoàn toàn ba chức năng trong quá trình cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi
ro và tác nghiệp (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 177).
15
Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Thứ nhất, Hội sở chính chủ động quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng thông
qua việc chiết xuất trực tiếp các báo cáo từ hệ thống phần mềm nghiệp vụ. Hội sở
chính không phải phụ thuộc vào các báo cáo từ đơn vị kinh doanh, khắc phục độ trễ
báo cáo, kịp thời có các chính sách phù hợp với tình hình khách hàng và diễn biến
thị trường.
Thứ hai, mô hình tách bạch ba chức năng trong hoạt động cấp tín dụng là kinh
doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Đơn vị kinh doanh tiếp thị khách hàng, hướng
dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đẩy đủ theo quy định trình lên bộ phận thẩm định
và phê duyệt tín dụng. Bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng là bộ phận ra quyết
định cuối cùng đối với khoản cấp tín dụng đó. Do đó, tránh được tình trạng “vừa đá
bóng vừa thổi còi” trong hoạt động cấp tín dụng.
Các phòng
khách hàng
và phòng
giao dịch
Giám đốc
Hầu hết phải
trình hội sở chính
Trung tâm thẩm định và
phê duyệt tín dụng Hội sở
Chức năng kinh doanh
Chức năng
quản lý rủi
ro/thẩm định
16
Thứ ba, mô hình phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong từng
khâu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng: cán bộ tín dụng chỉ tập trung bán hàng, tiếp thị tới khách hàng các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng; cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng có kỹ năng
thẩm định chuyên sâu. Ngoài ra, hổ sơ đã giải ngân được theo dõi sát sao bởi cán bộ
kiểm soát sau vay.
Thứ tư, mô hình đòi hỏi phải được triển khai đồng loạt toàn hàng. Do đó, mô
hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô lớn.
Thứ năm, mô hình giúp ngân hàng thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi
ro đồng bộ, thống nhất được quan điểm thẩm định và phê duyệt tín dụng, gắn quy
trình quản lý với hoạt động của đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề xây dựng chính sách
quản trị rủi ro thống nhất toàn hàng.
Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Thứ nhất, mô hình chỉ phù hợp đối với các ngân hàng quy mô lớn, do việc
triển khai mô hình phê duyệt này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí lớn.
Đặc biệt, ngân hàng phải có nền tảng cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống công nghệ
thông tin tiên tiến với các phần mềm nghiệp vụ cập nhật.
Thứ hai, mô hình yêu cầu mỗi cán bộ phải là chuyên gia trong phần công việc
của mình. Cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng cần có kiến thức chuyên sâu về
hoạt động tín dụng, kỹ năng thẩm định tín dụng tốt, am hiểu về ngành nghề kinh
doanh của khách hàng và đặc thù của địa phương. Cán bộ tín dụng phải được trang
bị kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Thứ ba, trong giai đoạn chạy thử nghiệm hoặc quá độ, mô hình có thể làm kéo
dài thời gian cấp tín dụng do có nhiều khâu, nhiều công đoạn.
Thứ tư, mô hình có thể phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi có sự móc nối
giữa cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng với cán bộ bán hàng.
17
1.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
1.3.1. Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
Nói mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt tín dụng truyền
thống của các ngân hàng Việt Nam là bởi vì trong quá khứ và hiện tại, tất cả các
ngân hàng Việt Nam đều đã hoặc đang áp dụng loại mô hình phê duyệt này. Có
ngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng trực tiếp cho các lãnh đạo đơn vị kinh
doanh là các Giám đốc phòng giao dịch, các Giám đốc chi nhánh; có ngân hàng
giao quyền phán quyết tín dụng cho các ban tín dụng. Ban tín dụng được thành lập
bởi từ bốn thành viên là các lãnh đạo của chi nhánh chính. Trong đó có các Trưởng
ban là Giám đốc chi nhánh, Phó ban là hai Phó Giám đốc chi nhánh, còn lại một
thành viên dự khuyết là Trưởng phòng hoặc Phó phòng tín dụng chi nhánh. Hình
thức phê duyệt qua ban tín dụng dường như phần nào hạn chế được việc tập trung
quyền phán quyết đối với 1 khoản tín dụng ở một cá nhân. Tuy nhiên, dù cấp phê
duyệt nào đi nữa thì tựu chung lại chúng đều có một điểm chung: Nếu khoản cấp tín
dụng ở trong hạn mức cho phép của đơn vị kinh doanh thì cán bộ bán hàng vẫn là
người làm hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng; người ra quyết định cuối
cùng với phần lớn các hồ sơ tín dụng là các lãnh đạo của đơn vị kinh doanh. Chỉ khi
nào khoản tín dụng vượt hạn mức phán quyết thì đơn vị kinh doanh mới trình hồ sơ
lên cấp phê duyệt cao hơn, thuộc Hội sở chính thông qua bộ phận Tái thẩm định
Hội Sở.
Trong mô hình phê duyệt tín dụng phân tán, ngoại trừ các chi nhánh có tỷ lệ
nợ xấu, nợ có vấn đề cao, thì hạn mức phán quyết giao cho đơn vị thường rất lớn.
Do đó, hầu hết các khoản cấp tín dụng được xử lý dưới cấp chi nhánh, có rất ít hồ
sơ trình lên Tái thẩm định.
Cán bộ tín dụng xử lý hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng từ tiếp xúc
khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng, thẩm định tài sản bảo
đảm, trình hồ sơ, đến giải ngân và quản lý sau vay. Do đó, quy trình dễ phát sinh rủi
ro đạo đức. Vì tư lợi cá nhân, cán bộ tín dụng có thể cho vay không đúng theo quy
định của ngân hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng tự làm hồ sơ
18
cho khách hàng: chỉnh sửa thông tin pháp lý làm sai kết quả tra cứu lịch sử tín dụng
của CIC; cán bộ tín dụng tự phát hành bảo lãnh khống cho khách hàng làm thất
thoát hàng tỷ đồng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ; cán bộ tín dụng định giá
tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thị trường, đến lúc khách hàng phát sinh nợ xấu phải
phát mại tài sản cũng không đủ trả cho nghĩa vụ hiện tại đối với ngân hàng; cán bộ
tín dụng tự làm phương án vay vốn cho khách hàng dẫn đến việc sử dụng vốn vay
sai mục đích; cán bộ tín dụng thực hiện kiểm soát sau vay mang tính hình thức (có
ký biên bản, nhưng không đến kiểm tra thực tế) dẫn đến việc không bám sát tình
hình khách hàng, không kịp thời phát hiện việc suy giảm khả năng tài chính của
khách hàng hay việc khách hàng đã bán tài sản thế chấp tại ngân hàng... Trong lịch
sử ngành ngân hàng, đã có không ít những vụ kiện đình đám, mà hầu hết bị cáo là
các cán bộ tín dụng. Cán bộ bị xử lý vì hành vi sai trái của mình, trong khi ngân
hàng phải gánh thêm số nợ xấu, tài sản bị thất thoát.
Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán gọn nhẹ nhưng cũng lược bỏ bớt các
tuyến kiểm soát rủi ro. Với một khoản cấp tín dụng, Đơn vị kinh doanh là người đề
xuất đồng thời cũng là người phê duyệt khoản vay. Do đó, phán quyết cảm tính,
thiếu khách quan là điều khó tránh khỏi. Nếu cán bộ tín dụng được lòng lãnh đạo,
“hợp với sếp” thì hồ sơ trình lên được duyệt rất dễ dàng, nhanh chóng. Thậm chí
xảy ra trường hợp “cứ trình là duyệt”, lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng nhân viên mà
không kiểm soát hồ sơ, bất chấp việc hồ sơ không đầy đủ, không thỏa mãn theo quy
định của ngân hàng hoặc lỗi giả mạo. Một số ngân hàng, với mong muốn thiết lập
một tuyến kiểm soát rủi ro độc lập, đã thành lập Ban quản lý tín dụng hoặc Phòng
quản lý tín dụng trực thuộc chi nhánh chính. Phòng quản lý tín dụng này là đơn vị
tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ cấp tín dụng vượt thẩm quyền phán
quyết của Giám đốc Phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, do
vẫn trực thuộc quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh nên mặc dù không thực
hiện chức năng kinh doanh, thì bộ phận này cũng chịu tác động của các cấp lãnh
đạo chi nhánh. Do đó mà chức năng kiểm soát, quản lý rủi ro của bộ phận này
không triệt để.
19
Ngoài ra, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán còn dẫn đến việc cán bộ tín
dụng bị ép làm hồ sơ người nhà của sếp. Do lãnh đạo là người quyết định cuối cùng
nên cán bộ tín dụng bị ép trình hồ sơ, ép giải ngân. Các ngân hàng lớn áp dụng mô
hình phê duyệt phân tán cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Cán bộ biết sai, biết có
rủi ro những vẫn phải làm, cho vay vượt quá giá trị tài sản bảo đảm, giải ngân vài
trăm tỷ mà phần lớn tài sản là tín chấp, hồ sơ không đầy đủ vẫn phải trình, chứng từ
giải ngân không đủ cũng vẫn phải giải ngân và cho phép “bổ sung sau giải ngân”,
thậm chí không cần bổ sung hồ sơ. Và cán bộ bán hàng vẫn là người chịu trách
nhiệm cuối cùng với hồ sơ. Hồ sơ đã giải ngân có quá hạn hoặc không có quá hạn,
lỗi thiếu hồ sơ, cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng sẽ bị xử lý rất
nghiêm khắc.
Từ trước đến nay, quan điểm kinh doanh và quan điểm thẩm định rất khác
nhau. Quan điểm kinh doanh nhìn nhận khách hàng cứ tốt là cho vay, hồ sơ có thiếu
cũng không sao, miễn là khách hàng có nguồn trả nợ, có tài sản bảo đảm, miễn là
không quá hạn. Ngược lại, quan điểm thẩm định không chỉ nhận diện rủi ro trước
mắt mà còn xem xét đến các rủi ro tiềm ẩn, có khả năng phát sinh trong tương lai.
Chính vì lẽ đó, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán đã tạo nên một lỗ hổng quản trị
rủi ro lớn khi để đơn vị kinh doanh cùng lúc vận hành chức năng kinh doanh và
chức năng thẩm định. Cũng không phủ nhận rằng việc tìm kiếm khách hàng hiện
nay rất khó khăn. Ngành ngân hàng không còn là lĩnh vực “hot” như trước kia, phân
khúc khách hàng vẫn vậy mà các ngân hàng cùng nhau tiếp thị, khách hàng uy tín,
khách hàng lớn có xu hướng tìm đến các ngân hàng lớn với mức lãi suất cạnh tranh
hơn, khách hàng bé thì không tránh khỏi hồ sơ nhiều thiếu sót, khó chứng minh
được năng lực tài chính. Trong khi đó, đơn vị kinh doanh phải đối mặt với chỉ tiêu
kinh doanh tăng theo cấp số nhân so với các năm trước đó, do đó mà có thái độ “bất
chấp” để hoàn thành chỉ tiêu đã giao. Chỉ cần trong thẩm quyền phán quyết của
mình, cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh sẵn sàng câu kết với nhau để
giải ngân cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của đơn vị, vì mục tiêu
hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã giao và cũng vì tư lợi cho bản thân.
20
Bên cạnh đó, công tác lưu trữ văn bản dưới đơn vị kinh doanh rất lộn xộn.
Công văn, thông báo, quy chế không được cập nhật đầy đủ và kịp thời dẫn đến việc
cấp tín dụng cho khách hàng không đúng theo định hướng toàn hàng, thậm chí là
cho vay sai quy định trong sản phẩm. Một cán bộ tín dụng có thể tiếp thị khách
hàng tốt nhưng lại thiếu kỹ năng thẩm định chuyên sâu, không cập nhật các văn bản
chỉ đạo mới nhất. Điều đó dẫn đến việc mất thời gian và phát sinh rủi ro trong hoạt
động cấp tín dụng.
Trong lĩnh vực quản trị rủi ro của ngành ngân hàng, không thể không nói đến
một dấu ấn quan trọng vào năm 2014. Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chỉ đạo
thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.
Theo đó, kể từ năm 2015, 10 ngân hàng được chỉ đạo thực hiện thí điểm là BIDV,
VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MBbank, Maritime
Bank, Sacombank và VIBBank với lộ trình đến hết năm 2018. Sau thời điểm này,
Basel II sẽ được áp dụng với tất cả các ngân hàng còn lại. Triển khai thực hiện
Basel II, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu quản lý hiệu quả nguồn vốn, nâng cao
trình độ quản trị rủi ro, chủ động áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là
mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng môi
trường kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Mặc dù chưa phải thành viên
của Ủy bản Basel về giám sát ngân hàng, không bị rằng buộc bởi thời hạn tuân thủ
Hiệp ước Basel, nhưng việc đặt rõ mục tiêu và lộ trình thực hiện thể hiện rõ quyết
tâm áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế mô hình phê duyệt tín dụng truyền thống tồn tại nhiều hạn
chế và khuyến cáo của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro ngân hàng, đã đến lúc cần
hạn chế hạn mức phán quyết của đơn vị kinh doanh; tách bạch ba chức năng là kinh
doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng. Như vậy, mô hình
phê duyệt tín dụng tập trung sẽ là sự lựa chọn tất yếu đối với hầu hết các ngân hàng
hiện nay. Triển khai mô hình này đồng nghĩa với việc phân định rõ ràng chức năng
của Đơn vị kinh doanh và Hội sở chính trong quy trình cấp tín dụng.
Theo đó, Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng duy nhất là kinh doanh
bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ tín dụng đầy
21
đủ theo quy định của ngân hàng. Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh
cùng ký đề xuất cấp tín dụng, gửi đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ của
khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ phương án, hồ sơ
tài chính cho bộ phận hỗ trợ; bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở
chính tiếp tục xử lý. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lập các công ty con
có chức năng định giá thẩm định tài sản bảo đảm, do đó, cán bộ tín dụng không phải
làm nhiệm vụ định giá tài sản bảo đảm nữa và theo đó tài sản bảo đảm cũng được
định giá khách quan hơn, sát với giá trị thực tế của nó hơn.
Một bộ hồ sơ cấp tín dụng thông thường bao gồm các giấy tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý: bao gồm các giấy tờ sau:
Với khách hàng cá nhân:
+ Giấy tờ tùy thân của khách hàng và vợ/chồng khách hàng (nếu có): Chứng
minh thư nhân dân/Chứng minh sỹ quan/Thẻ căn cước/Hộ chiếu…
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng (Giấy đăng ký kết
hôn/Xác nhận tình trạng hôn nhân)
+ Hộ khẩu gia đình
Với khách hàng doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế,
Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Phó Giám đốc, Giấy tờ tùy thân
của đại diện Công ty.
- Hồ sơ tài chính: thể hiện năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng
+ Cá nhân có nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm;
Bảng lương/Sao kê tài khoản lương/Xác nhận lương của đơn vị chủ quản…
+ Cá nhân có nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
đối với tài sản cho thuê (ví dụ: Bìa đất, Đăng ký xe…), Hợp đồng cho thuê tài sản,
Biên lai thu tiền nếu trả bằng tiền mặt/Sao kê tài khoản nếu trả qua tài khoản ngân
hàng…
22
+ Cá nhân có nguồn từ hộ kinh doanh: Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với
Hộ kinh doanh, Sổ sách bán hàng, Hóa đơn hoặc biên lai thể hiện bán hàng, nhập
hàng…
+ Nguồn thu từ Doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất, Tờ
khai thuế giá trị gia tăng, Hợp đồng đầu ra, đầu vào của Doanh nghiệp…
Ngoài các nguồn thu chính đã được liệt kê ở trên, Ngân hàng chấp nhận các
nguồn thu khác như nguồn thu từ lãi tiền gửi tiết kiệm, từ lương hưu trí…
- Hồ sơ mục đích cấp tín dụng: Bao gồm các giấy tờ chứng minh mục đích
xin xấp tín dụng của khách hàng
- Hồ sơ tài sản bảo đảm:
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm: Bìa đất, Đăng ký
xe…
+ Hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (nếu là tài sản của bên thứ ba)
+ Báo cáo định giá tài sản bảo đảm (hồ sơ của ngân hàng)
- Một số hồ sơ khác trong bộ hồ sơ cấp tín dụng:
+ CIC của khách hàng, vợ/chồng khách hàng (nếu có)
+ CIC của chủ tài sản bảo đảm, vợ/chồng chủ tài sản bảo đảm (nếu có, nếu tài
sản của bên thứ ba)
+ CIC Công ty khách hàng làm chủ hoặc CIC của Doanh nghiệp có nhu cầu
cấp tín dụng và CIC của cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
+ Đề xuất cấp tín dụng của Đơn vị kinh doanh: là báo cáo thể hiện đánh giá sơ
bộ của đơn vị về khoản cấp tín dụng từ nhân thân, tài chính, mục đích cấp tín dụng
đến tài sản bảo đảm, đồng thời trên báo cáo có lời cam kết của đơn vị kinh doanh
thể hiện tính trung thực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thu thập hồ sơ tín
dụng và tìm hiểu rõ nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, có kiểm soát của lãnh đạo
đơn vị kinh doanh.
23
Toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bộ hỗ trợ tại chi nhánh chụp và
gửi lên Hội sở chính. Thông thường các ngân hàng có hai cách luân chuyển hồ sơ:
thứ nhất là đẩy trực tiếp hồ sơ chụp vào một ổ dữ liệu chung, được bộ phận hỗ trợ
tin học của ngân hàng tạo lập dùng chung toàn hàng; thứ hai là đẩy hồ sơ lên hệ
thống phần mềm luân chuyển hồ sơ. Cách thứ nhất hiện tại ít ngân hàng dùng vì thủ
công, do được toàn hàng dùng nên tốc độ đẩy hồ sơ chậm, nhiều khi một bộ hồ sơ
đẩy nửa ngày mới xong. Thông thường cách này chỉ áp dụng với các hồ sơ được
trình tái thẩm định Hội sở; tức là các hồ sơ vượt thẩm quyền phán quyết của Giám
đốc chi nhánh; tại các ngân hàng đang triển khai mô hình phê duyệt tín dụng phân
tán – phần lớn hồ sơ tín dụng được xử lý tại đơn vị kinh doanh. Mặt khác, cách luân
chuyển hồ sơ này cũng không bảo mật, hồ sơ khi được gửi vào ổ chung này có thể
được cùng xem bởi các người dùng khác, cho nên khó tránh được việc thông tin
khách hàng bị lộ, dẫn đến việc tiếp thị chéo, tranh giành khách hàng của các đơn vị
kinh doanh cùng địa bàn. Ngày nay, nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng ngày
càng tăng, để xử lý một lượng hồ sơ tín dụng lớn, các ngân hàng đã xây dựng một
hệ thống phần mềm hỗ trợ luân chuyển hồ sơ riêng không những tốc độ đăng tải hồ
sơ nhanh mà còn hỗ trợ trực tiếp công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ, giúp tiết
kiệm thời gian và tăng năng suất lao động của các phòng ban.
Tại Hội sở chính, có nhiều phòng ban chuyên trách như bộ phận hỗ trợ tín
dụng tại Hội sở làm nhiệm vụ tra cứu CIC dựa trên các giấy pháp lý của khách hàng
(một số ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ tra cứu CIC tại
Hội sở chính để kiểm soát chất lượng CIC tra cứu), bộ phận thẩm định làm nhiệm
vụ phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng về pháp lý, tài chính, tài sản bảo
đảm, mục đích vay vốn…, lập tờ trình hoặc báo cáo thẩm định tín dụng trình lên các
cấp phê duyệt. Với các hồ sơ được duyệt, phê duyệt sẽ được chuyển sang cho bộ
phận xử lý tín dụng để soạn hồ sơ, và thực hiện giải ngân; phê duyệt tín dụng sau đó
được chuyển về chi nhánh để đơn vị theo dõi việc khách hàng thực hiện cam kết
theo phê duyệt.
Ngoài ra, Hội sở cũng thành lập các các cơ quan giám sát như kiểm toán nội
bộ, giám sát tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm soát tuân thủ để kiểm tra, giám sát việc
24
thẩm định, phê duyệt có đúng theo quy định của ngân hàng không, theo dõi nhắc nợ
khách hàng và kiểm soát việc thực hiện cam kết của khách hàng nhằm phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng khi phát sinh.
Trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, quyền phán quyết được giao cho
một cá nhân hoặc một nhóm người; các ngân hàng xây dựng ma trận phê duyệt,
phân chia thành nhiều cấp phê duyệt với các hạn mức, thẩm quyền khác nhau từ
thấp đến cao, tăng dần theo mức gia tăng của rủi ro và tính phức tạp của hồ sơ tín
dụng. Người xử lý thông tin, phân tích hồ sơ tín dụng gọi là các cán bộ thẩm định;
người phê duyệt hồ sơ, ra quyết định cuối cùng đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng đối
với khách hàng là các chuyên gia phê duyệt. Ví dụ, tại trung tâm xử lý tín dụng tập
trung của Techcombank và VPBank đều phân chia các chuyên gia phê duyệt thành
các cấp phê duyệt từ C1, C2, C3, C4 đến C5 với các hạn mức phán quyết khác
nhau, các cán bộ thẩm định khi lập báo cáo thẩm định sẽ trình hồ sơ lên các chuyên
gia phê duyệt, từ cấp phê duyệt thấp đến cấp phê duyệt cao theo quy định của từng
ngân hàng. Việc tuyển dụng nhân sự cho các cấp phê duyệt này thường căn cứ theo
thâm niên, kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên.
1.3.2. Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình
1.3.2.1. Các yếu tố chủ quan
Thứ nhất là quy trình tín dụng. Trong Giáo trình Tín dụng và Thẩm định tín
dụng ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều có định nghĩa như sau: “Quy trình tín
dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vốn vay
của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý
hợp đồng tín dụng” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr. 27). Mỗi ngân hàng đều tự xây
dựng một quy trình tín dụng cho mình, mô tả các bước xử lý hồ sơ tín dụng và các
bộ phận, phòng quan liên quan, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Nhìn chung, quy trình tín dụng thường gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và lập bộ hồ sơ tín dụng
Bước này thuộc trách nhiệm của cán bộ bán hàng hay chuyên viên Quan hệ
khách hàng. Cán bộ bán hàng gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,
25
tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và hướng dẫn khách
hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Bước 2: Phân tích/thẩm định tín dụng
Dựa trên bộ hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp, ngân hàng thẩm định các
thông tin liên quan đến khách hàng và khoản cấp tín dụng như thông tin pháp lý,
thông tin tài chính, thông tin mục đích cấp tín dụng và thông tin về tài sản bảo đảm,
lịch sử quan hệ tín dụng. Tùy theo mô hình phê duyệt tín dụng của từng ngân hàng
mà bước này sẽ thuộc trách nhiệm của cán bộ QHKH hay bộ phận Thẩm định tín
dụng.
Bước 3: Phê duyệt tín dụng
Dựa trên kết quả phân tích tín dụng thể hiện trên báo cáo thẩm định, ngân
hàng quyết định từ chối hoặc đồng ý cấp tín dụng. Tùy theo hạn mức và mô hình
phê duyệt tín dụng, bước này sẽ thuộc trách nhiệm của Ban lãnh đạo ĐVKD hay
các Chuyên gia phê duyệt độc lập thuộc Trung tâm thẩm định.
Bước 4: Giải ngân
Nếu đồng ý cấp tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng soạn thảo hợp đồng
tín dụng, hợp đồng thế chấp, khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan khác cho
khách hàng ký, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và tiến hành giải ngân/phát
tiền vay. Bước này do cán bộ hỗ trợ và giao dịch viên đảm nhiệm.
Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng
Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng được
chuyển cho bộ phận chuyên trách để theo dõi quá trình thực hiện các cam kết, và
nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Thời điểm đến hạn khoản vay
mà khách hàng không còn nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng cũng là lúc hợp đồng tín
dụng được thanh lý.
Ngân hàng áp dụng thành công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chỉ khi
có quy trình tín dụng rõ ràng, đơn giản, là cơ sở để phân định quyền hạn và trách
26
nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, cũng là đảm
bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Thứ hai là nguồn nhân lực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định thành công của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Nguồn nhân lực
bao gồm nhà quản lý tài ba, có tầm nhìn và am hiểu về mô hình phê duyệt tín dụng
mới; và đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, tận tâm với công việc, có trách nhiệm
và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của cơ chế phê duyệt.
Thứ ba là chính sách tín dụng và sản phẩm của ngân hàng. Mục tiêu lợi nhuận
của ngân hàng phải đi kèm với mục tiêu quản trị rủi ro. Sản phẩm và chính sách tín
dụng thông thoáng, linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng
ngân hàng, với ngân hàng thì dễ dàng bán các sản phẩm dịch vụ của mình; đồng
thời cũng phải cân nhắc đến các rủi ro tín dụng phát sinh. Chính sách tín dụng thống
nhất, sản phẩm ngân hàng thiết kế chuẩn, rõ ràng sẽ giúp mô hình phê duyệt tín
dụng tập trung vận hành trơn tru và phát huy hiệu quả trên quy mô lớn.
Cuối cùng là về hệ thống luân chuyển và xét duyệt hồ sơ. Đây là yếu tố bổ trợ
cho mô hình. Nếu theo mô hình phê duyệt trước kia, việc xét duyệt tín dụng chủ yếu
diễn ra trên diện hẹp, ở ngay tại ĐVKD, ban lãnh đạo có thể xem trực tiếp hồ sơ bản
giấy của khách hàng. Nhưng với mô hình phê duyệt tín dụng tập trung thì khác. Mô
hình phê mới thiết lập một trung tâm thẩm định duy nhất tại Hội sở với vai trò phân
tích, phê duyệt hồ sơ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Việc gửi hồ sơ giấy từ
ĐVKD lên Trung tâm thẩm định, bằng cách nào đi nữa, đều tốn kém thời gian và
chi phí. Do đó, ngoài nền tảng công nghệ thông tin hiện tại, ngân hàng phải xây
dựng một hệ thống phần mềm nghiệp vụ riêng hỗ trợ công tác luân chuyển hồ sơ
giữa các bộ phận và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng.
1.3.2.2. Các yếu tố khách quan
Thứ nhất là công tác hỗ trợ việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung của NHNN. Trong giai đoạn áp dụng ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, các tư vấn và
truyền thông của NHNN về mặt cơ chế, quy trình xét duyệt là rất cần thiết và mang
tính định hướng.
27
Tiếp theo là việc cung cấp các thông tin về khách hàng của Ngân hàng Nhà
nước và các cơ quan chức năng một cách công khai, minh bạch và kịp thời. Ngoài
đánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi của
phương án cấp tín dụng, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm thì tình hình quan hệ
tín dụng với các TCTD cũng là một tiêu chí quan trọng được xét đến trong việc ra
quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng của ngân hàng. Để biết được tình hình
quan hệ tín dụng của khách hàng, ngân hàng dựa vào nguồn thông tin tín dụng cung
cấp bởi CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CIC cung cấp thông tin về nghĩa vụ trả nợ hiện tại và lịch sử trả nợ của khách hàng
tại tổ chức tín dụng khác. Đây là yếu tố làm nên thành công của một mô hình phê
duyệt tín dụng nói chung và mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nói riêng.
Một số các yếu tố khách quan khác như môi trường kinh tế chính trị ổn định;
tính khả thi, mức độ rõ ràng của các quy định và chính sách tín dụng ban hành từng
thời kỳ.
1.4. Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số
ngân hàng hiện nay
1.4.1. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường gọi là
Techcombank, hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất
Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn ban đầu
chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích
kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với
danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông
chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững
mạnh.
Để đạt được vị thế như hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân
hàng Techcombank trong những năm qua là công tác quản trị rủi ro ngân hàng, thể
hiện qua việc thiết lập khung quản trị rủi ro toàn diện mà cốt lõi là cơ cấu chức năng
quản trị rủi ro chặt chẽ từ trên xuống, được phân định trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh
28
đó, Techcombank không ngừng cải tiến mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng nhằm đảm
bảo năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tốt hơn trong việc đánh giá,
lựa chọn khách hàng trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng
Nhà nước. Ngoài ra, Techcombank thực hiện rà soát, cải tiến quy trình cấp tín dụng
và đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng, truyền thông rộng rãi văn hóa tuân thủ
và quản trị rủi ro toàn hàng, hoàn thiện các mô hình đánh giá rủi ro (như mô hình
đánh giá tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán, mô hình ước tính nghĩa
vụ tín dụng tại thời điểm khách hàng mất khả năng thanh toán) có vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập
dự phòng và tính vốn của ngân hàng nhằm thực hiện các tiêu chuẩn quản trị rủi ro
theo phương pháp tiên tiến của Basel II và theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà
nước đề ra.
Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đi tiên phong trong
việc triển khai mô hình Phê duyệt tín dụng tập trung. Dưới sự tư vấn về kỹ thuật và
nghiệp vụ của Ngân hàng HSBC, mô hình phê duyệt của Techcombank vận hành rất
hiệu quả và trơn tru. Tất cả các khoản tín dụng cá nhân (ngoại trừ cho vay cầm cố
sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Techcombank phát hành) và doanh nghiệp được tập
trung phê duyệt tại Hội sở chính. Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng kinh
doanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp bộ hồ sơ tín
dụng cho ngân hàng từ giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm, tài chính và phương án cấp
tín dụng. Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký báo cáo đề xuất
cấp tín dụng và chụp báo cáo đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của
khách hàng lên hệ thống, gửi lên bộ phận thẩm định tại Hội sở Techcombank. Toàn
bộ quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng diễn ra tại Hội sở chính. Cán bộ thẩm
định xem xét, thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của
phương án cấp tín dụng, mức độ an toàn của tài sản bảo đảm dựa trên bộ hồ sơ tín
dụng mà đơn vị cung cấp; sau đó ghi lại các nhận xét, đánh giá của mình về khách
hàng lên hệ thống và trình các cấp phê duyệt theo thẩm quyền phán quyết được quy
định từng thời kỳ của ngân hàng. Trung tâm thẩm định của Techcombank trực thuộc
khối Quản trị rủi ro của ngân hàng. Tại đây, cán bộ thẩm định tiếp nhận tất cả các
29
hồ sơ thuộc phân luồng thông thường và phân luồng ngoại lệ. Hồ sơ thuộc phân
luồng thông thường là hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy
định từng thời kỳ của Techcombank, loại hồ sơ này sẽ được phê duyệt trong nội bộ
của trung tâm thẩm định. Hồ sơ thuộc phân luồng ngoại lệ là hồ sơ thiếu ít nhất một
loại giấy tờ nào đó hoặc hồ sơ có khác biệt so với quy định chung (ví dụ hồ sơ có tỷ
lệ cho vay trên tài sản bảo đảm vượt quy định, có tuổi người vay lớn hơn quy định
hiện hành…), các hồ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bộ thẩm định của trung tâm
trình trực tiếp lên Hội đồng tín dụng hoặc Hội đồng khu vực.
Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank được diễn đạt như sau:
Cán bộ kinh doanh khởi tạo khoản vay trên hệ thống luân chuyển hồ sơ =>
Lãnh đạo đơn vị kinh doanh phê duyệt trên hệ thống, hồ sơ được chuyển đến Cán
bộ nhập liệu tại Trung tâm thẩm định => Cán bộ nhập liệu nhập thêm thông tin chi
tiết về khoản vay và tài sản bảo đảm => Kết thúc trạng thái tại bước của cán bộ
nhập liệu, hồ sơ tín dụng được phân bổ tự động cho chuyên viên thẩm định =>
Chuyên viên thẩm định đánh giá hồ sơ tín dụng và chuyển bước phê duyệt, hồ sơ
được phê duyệt một cấp hoặc trình chuyên gia phê duyệt độc lập hoặc Ban tín
dụng/Hội đồng tín dụng.
Nhận xét về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank:
- Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Techcombank trực thuộc
Khối Quản trị rủi ro. Cách bố trí này đã tách biệt bộ phận thẩm định khỏi bộ phận
kinh doanh, nhưng chưa độc lập với bộ phận đề xuất chính sách tín dụng. Khối
Quản trị rủi ro là đơn vị tham mưu chính sách tín dụng toàn hàng, thiết lập khẩu vị
rủi ro; đồng thời trực tiếp vận hành các chính sách đó. Như vậy, chức năng kiểm
soát đối với Trung tâm thẩm định và phê duyệt sẽ yếu đi.
30
Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Techcombank
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Phê duyệt 1 cấp là điểm ưu việt trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
của Techcombank. Việc phân quyền phê duyệt cho các cán bộ thẩm định đã khắc
phục việc quá tải của các chuyên gia phê duyệt độc lập, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử
lý hồ sơ của Trung tâm thẩm định.
- Về hệ thống:
+ Hệ thống khởi tạo khoản vay của Techcombank đã thực hiện chức năng
phân bổ tự động. Sau khi qua bước nhập liệu, hồ sơ tín dụng được phân bổ ngẫu
nhiên, trực tiếp tới chuyên viên thẩm định theo quy tắc: phân bổ cho các cán bộ hiện
đang xử lý ít hồ sơ hơn. Việc phân bổ tự động đã khắc phục việc phân bổ hồ sơ cảm
tính của cán bộ phân bổ, giảm thời gian phân bổ hồ sơ, đồng thời giúp đánh giá
được năng suất xử lý của chuyên viên thẩm định (do ảnh hưởng đến số lượng hồ sơ
OK
Chi nhánh
CVTĐ
CGPD trong
Phân bổ hồ
sơ tự động
Trình phê duyệt
tự động
Cầm cố STK
Cán bộ nhập liệu
Hầu hết hồ sơ
Trung
tâm
thẩm
định
thuộc
khối
QTRR
Khối
kinh
doanh
CGPD ngoài
Ngoại lệ
Có thể tự duyệt
trong thẩm quyền
31
xử lý của chuyên viên thẩm định, chuyên viên nào chốt hồ sơ nhanh hơn sẽ được
phân bổ nhiều hồ sơ hơn).
+ Với các hồ sơ trình chuyên gia phê duyệt độc lập, sau khi kết thúc tại bước
thẩm định, hồ sơ tín dụng được hệ thống phân bổ ngẫu nhiên đến các chuyên gia.
Điều này hạn chế được câu kết nội bộ giữa chuyên gia phê duyệt và chuyên viên
thẩm định.
+ Hệ thống phê duyệt cho phép xuất báo cáo về các hồ sơ tín dụng được xử lý
trên hệ thống nên cán bộ không cần báo cáo thủ công về tiến độ xử lý hồ sơ. Ngoài
ra, hệ thống cũng cho phép tự động xuất Nghị quyết/Phê duyệt, do đó, cán bộ thẩm
định không phải gõ tay tờ trình, nghị quyết.
Tóm lại, việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trên quy mô toàn
hệ thống thể hiện quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của ban lãnh đạo ngân hàng
Techcombank. Tất cả các khoản cấp tín dụng vượt phán quyết đều qua một đơn vị
thẩm định duy nhất nên hạn chế được sự bất đồng trong quan điểm thẩm định. Có
thể nhận định, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung được triển khai khá thành công
tại ngân hàng Techcombank.
1.4.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIBbank
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế
(VIB) được thành lập theo Giấy phép Hoạt động Ngân hàng số 0060/NH-GP ngày
25 tháng 01 năm 1996 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấy phép
hoạt động có giá trị trong 99 năm kể từ ngày cấp và Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh
doanh số 0100233488 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 14 tháng 02 năm
1996. VIB xác định tầm nhìn là “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách
hàng nhất tại Việt Nam”, mang lại giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông, xây
dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân, môi trường làm việc hiệu quả và tích
cực đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng với năm (05) giá trị cốt lõi “Hướng
tới khách hàng – Nỗ lực vượt trội – Trung thực – Tinh thần đồng đội – Tuân thủ kỷ
luật”.
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK

More Related Content

What's hot

Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Sử dụng kèm theo giáo trì...
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Sử dụng kèm theo giáo trì...Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Sử dụng kèm theo giáo trì...
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Sử dụng kèm theo giáo trì...Man_Ebook
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...Dương Hà
 
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai SanTra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai Sanguest3bd3d2
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMKen Hero
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 

What's hot (20)

Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPBThanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAYĐề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Sử dụng kèm theo giáo trì...
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Sử dụng kèm theo giáo trì...Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Sử dụng kèm theo giáo trì...
Bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Sử dụng kèm theo giáo trì...
 
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAYKhóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai SanTra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 

Similar to HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK (20)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAYBÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy HàKhoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà TĩnhKhoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
 
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
 
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
 
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
 
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy HàKhoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà TĩnhKhoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
 
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
 
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệtBài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
 
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
 
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
 
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
 

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng NGUYỄN THỊ THANH HOA Hà Nội - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH HOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÝ HOÀNG PHÚ Hà Nội – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC – VPBANK” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các kết quả, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chính xác. Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hoa
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học của Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã cung cấp cho tôi phương tiện học tập, nghiên cứu và kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời giúp tôi có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Tiến sĩ Lý Hoàng Phú đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, giúp tôi hoàn thành bài luận văn trong thời gian qua. Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi về đề tài tôi đã chọn, cũng như cho tôi những lời khuyên hữu ích, những gợi ý mang tính chất xây dựng, định hướng cho đề tài nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp tại CPC Miền Bắc VPBank và các bạn của tôi tại Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quốc tế đã đóng góp một số ý kiến, tài liệu liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu. Cuối cùng là tri ân từ tận đáy lòng tới bố mẹ tôi, là những người sinh thành và dạy dỗ tôi nên người, cùng người thân trong gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hoa
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .........................................................6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................7 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................9 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG ....................................................7 1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng ...................................................................7 1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng ....................................7 1.1.1.1. Khái niệm.............................................................................................7 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng..........................................8 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng..................................................................9 1.2. Các mô hình phê duyệt tín dụng .................................................................10 1.2.1. Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng .............................................10 1.2.2. Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng ...................................................11 1.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung .......................................................17 1.3.1. Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung........................17 1.3.2. Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình............................24 1.3.2.1. Các yếu tố chủ quan...........................................................................24 1.3.2.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................26 1.4. Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số ngân hàng hiện nay..............................................................................................27 1.4.1. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank......................27 1.4.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIBbank ..............................31 1.4.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MBbank...............................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC VPBANK 2012-2016 ..........................................................................40 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ........................40
  • 6. 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank...............................................40 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................40 2.1.1.2. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh..................................................41 2.1.1.3. Về cơ cấu tổ chức...............................................................................44 2.1.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng VPBank giai đoạn 2012 – 2016..46 2.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank.....................................................................................49 2.2.1. Tổng quan về mô hình ............................................................................49 2.2.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................49 2.2.1.2. Quy trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng tại CPC................51 2.2.2. Thực trạng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016 ...........................................55 2.2.2.1. Về cơ chế, chính sách.........................................................................55 2.2.2.2. Về nhân sự..........................................................................................56 2.2.2.3. Về hệ thống ........................................................................................57 2.2.2.4. Về tiến độ xử lý hồ sơ.........................................................................58 2.2.2.5. Về năng suất xử lý hồ sơ ....................................................................59 2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank................................................................60 2.3.1. Thuận lợi..................................................................................................60 2.3.2. Khó khăn..................................................................................................63 2.4. Đánh giá thành tựu đạt được và những hạn chế của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank ................................................66 2.4.1. Thành tựu đạt được.................................................................................66 2.4.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục .......................................................69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC VPBANK.............................................................................................74 3.1. Một số triển vọng và thách thức đối với việc áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank trong thời gian tới...........................................74 3.1.1. Triển vọng................................................................................................74 3.1.2. Thách thức...............................................................................................77
  • 7. 3.2. Kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank ......................................................................78 3.2.1. Một số kiến nghị tầm vĩ mô đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng.................................................................................................78 3.2.2. Một số giải pháp cụ thể ...........................................................................82 3.2.2.1. Đối với Ngân hàng VPBank...............................................................82 3.2.2.2. Đối với các đơn vị kinh doanh...........................................................89 3.2.2.3. Đối với trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank .........91 KẾT LUẬN..............................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................95
  • 8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán.................................................12 Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung................................................15 Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Techcombank.......................30 Sơ đồ 1.4: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VIB........................................34 Sơ đồ 1.5: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung MBbank................................38 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VPBank........................................................................45 Sơ đồ 2.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VPBank ................................50 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank 2012 – 2016 ......46 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả của VPBank 2012 – 2016..........48 Bảng 2.3: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị tỷ đồng):...66 Bảng 2.4: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị %).............67
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu Alfresco : Hệ thống luân chuyển hồ sơ BICC : Trung tâm phân tích kinh doanh BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR : Hệ số an toàn vốn CGPD : Chuyên gia phê duyệt Checklist : Danh mục hồ sơ CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CNTT : Công nghệ thông tin CO : Cán bộ/Chuyên viên thẩm định CPC : Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Distributor : Cán bộ phân bổ hồ sơ ĐVKD : Đơn vị kinh doanh FO Admin : Cán bộ phân bổ hồ sơ thực địa FO : Cán bộ thực địa HSBC : Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải KHCN : Khách hàng cá nhân LOS : Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS-F1 : Hệ thống khởi tạo khoản vay Finnone Maritime Bank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải MBbank : Ngân hàng TMCP Quân Đội NHNN : Ngân hàng Nhà nước Q&A : Bản tổng hợp hỏi và trả lời thống nhất giữa CPC, sản phẩm và QTRR QHKH : Quan hệ khách hàng QTRR : Quản trị rủi ro Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín SLA : Cam kết chất lượng dịch vụ
  • 10. SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương TMCP : Thương mại Cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAMC : Công ty Quản lý tài sản cho các TCTD Việt Nam VIBbank : Ngân hàng TMCP Quốc tế Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  • 11. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank” có những nội dung chính như sau: Chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Trong chương này, tác giả đề cập đến các ưu điểm nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và mô hình phê duyệt tín dụng phân tán; từ phân tích cho thấy mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình ưu việt, tất yếu được áp dụng trong tương lai. Bài viết phân tích một số mô hình phê duyệt tín dụng tập trung điển hình đang được áp dụng tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam; từ cách thức vận hành mô hình tại từng ngân hàng, tác giả đưa ra nhận xét đánh giá của cá nhân về các mô hình này. Chương 2 là thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của VPBank (CPC) giai đoạn 2012 – 2016. Tại đây, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung hiện đang áp dụng tại Ngân hàng VPBank, về quá trình triển khai mô hình tại CPC Miền Bắc, quy trình phê duyệt tín dụng của VPBank. Từ việc phân tích thực tế vận hành mô hình phê duyệt mới, tác giả đánh giá các thành tựu đạt được và các mặt hạn chế còn tồn tại của mô hình. Chương 2 đưa ra các vấn đề sẽ được giải quyết tại chương sau. Ở Chương 3, từ những quan sát thực tế cách thức vận hành mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc, tác giả phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng VPBank trong quá trình triển khai mô hình này vào hoạt động cấp tín dụng cũng như triển vọng phát triển và những thách thức mà Ngân hàng VPBank phải đối mặt trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt này. Các giải pháp được xem xét từ phía Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, từ phía Ngân hàng VPBank, từ phía ĐVKD là đơn vị trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng của ngân hàng và từ chính bản thân CPC Miền Bắc – đơn vị vận hành chính sách tín dụng và trực tiếp xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gây tổn thất cho các ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân hàng. Ở mức độ nặng nề hơn, nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Trong những năm gần đây, trên thế giới, xuất hiện thường xuyên hơn các vụ đỗ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; tại thị trường Việt Nam, cũng có không ít các vụ sáp nhập ngân hàng yếu kém hoặc ngân hàng hoạt động không hiệu quả bị mua lại với giá 0 đồng. Điều này chứng tỏ sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt, và cũng thể hiện rủi ro ngày càng tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh này. Như vậy, có thể thấy rằng, rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt là tại thị trường các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, môi trường kinh doanh bất ổn, thông tin thị trường không được công khai, minh bạch. Do đó, mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng là không ngừng hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro, xây dựng mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình. VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung vào hoạt động cấp tín dụng. Đây là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các ngân hàng lớn trên thế giới, thể hiện ưu điểm vượt trội so với mô hình phê duyệt cũ trong công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tại thị trường ngân hàng Việt Nam, đây lại là mô hình rất mới mẻ, hiện đang đón nhận phản ứng nhiều chiều từ phía các nhà quản trị ngân hàng, cán bộ nhân viên và từ phía các khách hàng. Do đó, quá trình triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank gặp không ít khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là từ thực tiễn triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, VPBank cần nhận diện được khó khăn, thách thức này cũng
  • 13. 2 những điểm còn hạn chế của mô hình; từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng, giúp vận hành mô hình một cách ổn định và hiệu quả nhất. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xét duyệt tập trung tại Trung tâm thẩm định của VPBank, tác giả hiểu được những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng khi vận hành mô hình, cũng như thấy được những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của mô hình. Với những hiểu biết của mình về thực tiễn áp dụng mô hình tại VPBank, trên cơ sở đối chiếu với các mô hình phê duyệt tập trung hiện đang được áp dụng tại một số các ngân hàng khác, tác giả mong muốn đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt mới này. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (CPC Miền Bắc – VPBank). Trong đó, Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung được hiểu là mô hình phê duyệt tín dụng theo cơ chế quản lý rủi ro tín dụng tập trung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 176). Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vận hành mô hình, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc – VPBank. 3. Mục đích nghiên cứu Tác giả mong muốn tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Ngân hàng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài luận văn thực hiện ba nhiệm vụ sau: Thứ nhất, Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung.
  • 14. 3 Thứ hai, Phân tích thực trạng áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc – VPBank giai đoạn 2012-2016. Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc – VPBank trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời các nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn trong bài luận văn. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phuơng pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm phương pháp quan sát, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phân tích nguyên nhân gốc (RCA). 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về không gian: Đề tài này chỉ được nghiên cứu tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của VPBank (hay là Trung tâm thẩm định và xét duyệt tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank). Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Trong cuốn Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guidelines on Credit Risk Management) do Ngân hàng Oesterreichische (OeNB) – Ngân hàng quốc gia của Áo ban hành, OeNB đã dành một chương để nói về Quy trình phê duyệt tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng (Credit Approval Process and Credit Risk Management). Tại Áo, quy trình phê duyệt tín dụng được chia làm nhiều bước riêng biệt từ gặp gỡ khách hàng, thu thập hồ sơ (khâu bán hàng) đến đánh giá tín dụng tổng quan, thẩm định tài sản bảo đảm và đánh giá rủi ro, lập báo cáo thẩm định và phê duyệt tín dụng (khâu phân tích rủi ro) đến cuối cùng là soạn thảo hồ sơ và giải ngân (khâu xử
  • 15. 4 lý tín dụng). Như vậy, ngân hàng Áo đã tách bạch ba chức năng trong quy trình cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Bên cạnh đó, phê duyệt tín dụng cũng được nhắc đến trong Báo cáo thường niên năm 2016 của Ngân hàng Standard Chartered. Hầu hết các hồ sơ tín dụng của ngân hàng này đều được thẩm định và phê duyệt tín dụng bởi Hội đồng phê duyệt tín dụng (The Credit Approval Committee). Tiếp theo, vào tháng 3 năm 2017, Ngân hàng Mauritius cũng ban hành bản sửa đổi Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guideline on Credit Risk Management, revised 2017). Hướng dẫn này là tập hợp tất cả các quy định hiện hành của Mauritius về quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là các quy định về thẩm định và phê duyệt tín dụng. Theo đó, đề nghị vay vốn được đánh giá là giấy tờ cần thiết nhằm cung cấp mọi thông tin về khách hàng. Mauritius ban hành danh mục hồ sơ (checklist) để đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, và xác định các tiêu chí nhằm phân loại khách hàng, đồng thời có thể loại bỏ trực tiếp các khách hàng trong nhóm “black list”. Ngân hàng Mauritius trao thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân hoặc Hội đồng. Thẩm quyền phê duyệt của cá nhân được phân chia dựa theo cấp bậc hoặc trình độ chuyên môn. Tùy theo quy mô của khoản tín dụng mà có thể được phê duyệt bởi hai cán bộ phê duyệt hoặc bởi hội đồng tín dụng hoặc được duyệt bởi các chuyên gia quản lý tín dụng. Tiếp đến là bài viết của học giả Srisai Chilukuri trên Tạp chí International Journal of Innovative Research and Development: Hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng hiệu quả – Bộ máy xét duyệt khoản vay của ngân hàng thương mại (Effective Credit Approval and Appraisal System - Loan Review Mechanism of Commercial Banks). Bài viết thể hiện vai trò của bộ máy xét duyệt tín dụng, coi đây là một công cụ hiệu quả kiểm soát chất lượng tín dụng và đánh giá sức khỏe của ngân hàng. Tại Việt Nam cũng có các nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Trong Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại do Nhà xuất bản Thống kê ban hành năm 2015, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã bàn về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Ông chỉ ra những đặc trưng, ưu điểm và nhược điểm của
  • 16. 5 mô hình. Trên cơ sở đối chiếu với mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, ông đưa ra kết luận về xu hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là tất yếu trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, mô hình quản lý rủi ro tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ ngân hàng. Tiếp theo là luận văn thạc sỹ của tác giả Cao Thị Lan Hương (2010), Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải, tác giả đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Luận văn cũng chỉ ra tính hiệu quả của việc tập trung phê duyệt tín dụng tại ngân hàng này. Về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình này vào hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng mô hình đang được triển khai tại Trung tâm xét duyệt tín dụng của VPBank. Là người trực tiếp tham gia công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng tại VPBank, tác giả hiểu được những khó khăn và thuận lợi của trung tâm phê duyệt, sự thành công và các điểm hạn chế của mô hình phê duyệt tại VPBank; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình này. Hướng tiếp cận từ góc nhìn của CPC Miền Bắc – một trong hai trung tâm xét duyệt tín dụng của VPBank đã đem đến những điều mới mẻ cho bài viết về quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng, về hệ thống phê duyệt và các công việc cụ thể của từng bộ phận – đây là các vấn đề mà chỉ nội bộ mới khai thác được. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn, mục lục, lời cam đoan, và lời cảm ơn, nội dung chính của bài luận văn được thể hiện ở ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
  • 17. 6 Chương 2: Thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG 1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng 1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm Quan hệ tín dụng đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nền kinh tế xã hội. Mối quan hệ này được hình thành khách quan từ nhu cầu luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế và được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau từ đơn giản như tín dụng cho vay nặng lãi (các chủ thể trực tiếp giao dịch với nhau) đến phức tạp hơn như tín dụng ngân hàng (ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính giúp gắn kết các chủ thể thừa vốn và các chủ thể thiếu vốn). Nhưng dù là hình thức nào thì quan hệ tín dụng đều được định nghĩa thống nhất như sau: Tín dụng là một phạm trù kinh tế. Trong Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến định nghĩa: tín dụng là “sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 343). Như vậy, tín dụng bao gồm ba nội dung đó là: tính chuyển nhượng tạm thời, tính thời hạn và tính hoàn trả. Theo cách hiểu như vậy, tín dụng ngân hàng là “việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 343). Trong cuốn sách Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều cũng định nghĩa “tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr. 23).
  • 19. 8 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 344). Ngân hàng chỉ đồng ý cấp tín dụng đối với một khách hàng khi ngân hàng tin rằng khách hàng sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả và khách hàng có khả năng hoàn trả tiền gốc đúng thời hạn vốn vay cũng như các khoản lãi, phí kèm theo cho ngân hàng. Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một tài sản, hay là một sự chuyển nhượng có thời hạn (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 344). Ngân hàng được phép huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức; sau đó sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay. Do đó, các khoản tín dụng ngân hàng đều có thời hạn. Việc xác định đúng thời hạn của mỗi khoản tín dụng không những giúp ngân hàng hoàn trả nguồn vốn huy động khi đến hạn mà còn giúp ngân hàng kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Thời hạn của mỗi khoản tín dụng được quy định cụ thể trên hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Thứ ba, tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 344). Do ngân hàng không tự tạo ra nguồn vốn mà phải đi huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và tổ chức, nên ngân hàng phải trả một khoản chi phí đối với nguồn vốn huy động được. Ngân hàng thường ưa thích các nguồn vốn dài hạn nên thường áp lãi suất huy động cao hơn đối với các khoản tiền gửi dài hạn. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh vốn nên yêu cầu khách hàng được cấp tín dụng chi trả một khoản chi phí tương ứng, ngoài nguồn vốn đã tài trợ. Tức là, tại thời điểm đến hạn, khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng một lượng tài sản lớn hơn tài sản ban đầu; phần chênh lệch chính là lãi của ngân hàng hay chi phí mà khách hàng phải trả để có được khoản tín dụng đó. Ví dụ, nếu khoản tín dụng là cho vay thì chi phí khách hàng phải trả là lãi vay; nếu khoản tín dụng là bảo lãnh ngân hàng thì chi phí khách hàng phải trả là phí bảo lãnh. Khoản lãi và phí này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng bù đắp các khoản chi phí hoạt động phát sinh.
  • 20. 9 Thứ tư, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 345). Việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng không chì phụ thuộc vào ý thức trả nợ của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách hàng khác như: biến động giá cả thị trường, thiên tai, thất thoát hàng hóa…Những khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó mà phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Do đó, trước khi quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, ngân hàng luôn đưa ra các nhận xét tổng quan về tình hình khách hàng cũng như dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai. 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng (gọi tắt là tín dụng) được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo những cách tiêu chí khác nhau, như: thời hạn, tài sản bảo đảm, mục đích, chủ thể vay vốn, phương thức trả nợ, phương thức cho vay, hình thức cấp tín dụng. (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr. 347 – tr. 350). Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 01 năm; tín dụng trung hạn có thời hạn trên 01 năm đến 05 năm; tín dụng dài hạn có thời hạn trên 05 năm. Căn cứ vào tài sản bảo đảm: tín dụng bao gồm tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm. Tín dụng có bảo đảm yêu cầu khách hàng phải có tài sản để đảm bảo cho khoản tín dụng; như cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn hay thế chấp tài sản là bất động sản, động sản như ô tô, máy móc…Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng dựa trên uy tín, mức độ tín nhiệm của khách hàng mà không cần tài sản cầm cố hay thế chấp. Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng: tín dụng chia thành tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (như đầu tư tài sản cố định là máy móc, nhà xưởng; hay bổ sung vốn lưu động kinh doanh…) và tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng (như mua xe ô tô, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…). Căn cứ vào chủ thể vay vốn: bao gồm tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
  • 21. 10 Căn cứ vào phương thức trả nợ gốc: bao gồm tín dụng trả góp, tín dụng trả một lần và tín dụng hoàn trả theo yêu cầu. Tín dụng trả góp là loại tín dụng có nhiều kỳ hạn trả nợ gốc. Tức là, khách hàng phải trả nợ gốc định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm; thường áp dụng với các khoản vay trung, dài hạn. Tín dụng trả một lần là loại tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ gốc. Tức là, khách hàng trả lãi định kỳ, gốc trả vào cuối kỳ; tín dụng này thường áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, thời hạn trả gốc phụ thuộc vào thời hạn quay vòng vốn hay thời hạn nguồn tiền về của khách hàng. Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu là loại tín dụng mà khách hàng được phép hoàn trả nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào; như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng. Căn cứ vào phương thức cho vay: bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng: bao gồm tín dụng cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá. 1.2. Các mô hình phê duyệt tín dụng Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Đến nay, các ngân hàng vướng vào nguy cơ vỡ nợ hầu hết là do các thất thoát liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Do đó, các ngân hàng rất coi trọng việc xây dựng một mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình. 1.2.1. Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng Theo Từ điển diễn giải kinh tế kinh doanh Anh-Việt của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Mô hình (Model) có nghĩa là “một sự hình dung một hệ thống, mối quan hệ hay tình trạng kinh tế. Sự hình dung này có thể mang một trong nhiều dạng thức khác nhau: dạng miêu tả bằng ngôn từ hay bắt chước một hiện tượng trong thế giới thực tại, dạng là một biểu đồ như đồ thị định lý Cobweb chẳng hạn, dạng là một hệ thống các phương trình trình bày mối quan hệ giữa các biến số khác nhau chẳng hạn như tiêu dùng là một hàm số của thu nhập”.
  • 22. 11 Từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục thì định nghĩa: Mô hình là “Vật thu nhỏ một vật đã có trong thực tế hoặc làm mẫu để tạo ra những vật mới khác”. Theo đó, Mô hình phê duyệt tín dụng là một hình mẫu, một hệ thống, là phương thức mà ngân hàng tổ chức, sắp xếp theo chức năng của các bộ phận liên quan trong quy trình thẩm định và phê duyệt một khoản tín dụng đối với khách hàng. Nó chỉ ra việc ngân hàng đồng ý hay từ chối cấp tín dụng đối với một hay một nhóm khách hàng thì phải làm như thế nào, khoản tín dụng được xét duyệt phải trải qua các bước nào, các bộ phận, phòng ban nào. 1.2.2. Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng Hiện nay có hai mô hình phê duyệt tín dụng phổ biến đang áp dụng tại Việt Nam là Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán và Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 176). Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt truyền thống của các ngân hàng Việt Nam. Có thể khẳng định rằng các ngân hàng Việt Nam đều đang hoặc đã áp dụng mô hình phê duyệt này. Với mô hình phê duyệt tín dụng này, Đơn vị kinh doanh có quyền trực tiếp phê duyệt khoản tín dụng trong một mức phán quyết cụ thể. Mức phán quyết hay hạn mức phán quyết là số tiền tối đa mà cấp phê duyệt được quyền quyết định, phê duyệt cấp tín dụng cho mỗi khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan trong tất cả các nghiệp vụ cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm toàn bộ về hồ sơ khách hàng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ khách hàng, trình duyệt hồ sơ khách hàng, giải ngân và quản lý sau vay. Cấp lãnh đạo của đơn vị kinh doanh (Giám đốc Phòng giao dịch/Giám đốc Chi nhánh) có quyền quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng nếu trong hạn mức phán quyết của mình. Vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Phòng giao dịch, Cán bộ bán hàng sẽ làm đề xuất có chữ ký của lãnh đạo Phòng giao dịch trình lên Giám đốc chi nhánh. Nếu vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì đơn vị tiếp tục trình hồ sơ lên các cấp phê duyệt cao hơn thông qua Bộ phận Tái thẩm định Hội sở.
  • 23. 12 Như vậy, mô hình phê duyệt này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro (thẩm định) và tác nghiệp. Phòng giao dịch đồng thời thực hiện cả ba chức năng này, có sự độc lập khá cao so với Hội sở chính của ngân hàng. Mỗi phòng giao dịch là một mô hình ngân hàng thu nhỏ, thực hiện tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 180) Mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán: Thứ nhất, một cán bộ tín dụng làm hầu hết các khâu trong quy trình tín dụng, do đó bộ máy vận hành đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu của một phòng giao dịch, một chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh chính, bộ phận kinh doanh thường chỉ gồm một giám đốc quản lý từ hai đến ba nhân viên tín dụng. Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Phòng quản lý rủi ro tín dụng và nợ có vấn đề Các phòng khách hàng và phòng giao dịch Giám đốc Vượt thẩm quyền trình hội sở chính Tái thẩm định hội sở Chức năng quản lý rủi ro Chức năng kinh doanh và tác nghiệp
  • 24. 13 Thứ hai, do bộ máy vận hành gọn nhẹ nên ngân hàng có thể tiến hành tinh giảm biên chế, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu chi phí phát sinh. Thứ ba, Phòng giao dịch chủ động xử lý công việc của mình hay nói khác đi quyền quyết định với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng nằm trong tay đơn vị kinh doanh. Lãnh đạo cấp phòng có thể trực tiếp quyết định các hồ sơ tín dụng trong hạn mức phán quyết, các cán bộ bán lâu năm nhiều kinh nghiệm có thể dựa trên sự đánh giá của cá nhân để có quyết định sơ bộ về hồ sơ của khách hàng. Đây là ưu điểm đặc trưng của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán. Do đơn vị kinh doanh vận hành tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng nên hồ sơ của khách hàng được xử lý trong thời gian nhanh nhất. Thứ tư, mô hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô nhỏ không đòi hỏi một khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin. Ví dụ, do tính địa phương, các ngân hàng vận hành theo mô hình phê duyệt này, có thể trực tiếp phê duyệt khoản cấp tín dụng từ hồ sơ tín dụng gốc (hồ sơ giấy) mà không cần có hệ thống phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ luân chuyển, phê duyệt và lưu trữ hồ sơ. Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán: Thứ nhất, mô hình này dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động cấp tín dụng. Đơn vị kinh doanh thực hiện đồng thời cả ba chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Cán bộ bán hàng vừa tìm kiếm khách hàng, vừa thẩm định hồ sơ khách hàng; đơn vị kinh doanh vừa đề xuất cấp tín dụng vừa phê duyệt chính khoản tín dụng đó nên khó tránh được thiên vị, thiếu tính khách quan khi đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, hay tính khả thi của phương án vay vốn. Thứ hai, chất lượng tín dụng giảm sút do cán bộ phải làm nhiều khâu, thiếu chuyên nghiệp. Cán bộ bán hàng không có thời gian tập trung cho bán hàng, không bám sát tình hình khách hàng vì ngoài tiếp thị khách hàng còn thực hiện nhiều công việc quản lý sau vay khác như nhắc nợ khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm hay khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, tín dụng tăng trưởng chậm, hoặc không phát hiện kịp thời
  • 25. 14 những biểu hiệu suy giảm khả năng tài chính của khách hàng dẫn đến nguy cơ chậm trả nợ của khách hàng và phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng. Thứ ba, Hội sở chính quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng dựa trên các báo cáo của chi nhánh. Do đó, có thể dẫn đến việc quản lý không sát sao, không kịp thời có chủ trương chính sách đúng đắn. Thứ tư, mô hình này giao phần lớn quyền phán quyết đối với một khoản cấp tín dụng cho chi nhánh, do đó dễ phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi cán bộ bán hàng hoặc lãnh đạo đơn vị kinh doanh cố ý thông đồng với khách hàng. Mô hình phê duyệt thứ hai là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Mô hình phê duyệt tín dụng này tập trung thẩm quyền phê duyệt tín dụng hay hạn mức phán quyết đối với một khoản cấp tín dụng vào một người hay một nhóm người với chức danh là các chuyên viên thẩm định tín dụng, các cán bộ quản lý tín dụng hay các Chuyên gia phê duyệt tín dụng. Đơn vị kinh doanh không có quyền quyết định đối với phần lớn hồ sơ tín dụng. Hầu hết các hồ sơ tín dụng của khách hàng đều chuyển lên Hội sở chính phê duyệt thông qua Phòng thẩm định hoặc các Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Ngân hàng. Các phòng ban này chỉ thực hiện chức năng duy nhất là thẩm định hồ sơ hay quản lý rủi ro, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Như vậy, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung đã tách bạch hoàn toàn ba chức năng trong quá trình cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr. 177).
  • 26. 15 Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ưu điểm và nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: Thứ nhất, Hội sở chính chủ động quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng thông qua việc chiết xuất trực tiếp các báo cáo từ hệ thống phần mềm nghiệp vụ. Hội sở chính không phải phụ thuộc vào các báo cáo từ đơn vị kinh doanh, khắc phục độ trễ báo cáo, kịp thời có các chính sách phù hợp với tình hình khách hàng và diễn biến thị trường. Thứ hai, mô hình tách bạch ba chức năng trong hoạt động cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Đơn vị kinh doanh tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đẩy đủ theo quy định trình lên bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng. Bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng là bộ phận ra quyết định cuối cùng đối với khoản cấp tín dụng đó. Do đó, tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động cấp tín dụng. Các phòng khách hàng và phòng giao dịch Giám đốc Hầu hết phải trình hội sở chính Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng Hội sở Chức năng kinh doanh Chức năng quản lý rủi ro/thẩm định
  • 27. 16 Thứ ba, mô hình phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng: cán bộ tín dụng chỉ tập trung bán hàng, tiếp thị tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng có kỹ năng thẩm định chuyên sâu. Ngoài ra, hổ sơ đã giải ngân được theo dõi sát sao bởi cán bộ kiểm soát sau vay. Thứ tư, mô hình đòi hỏi phải được triển khai đồng loạt toàn hàng. Do đó, mô hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô lớn. Thứ năm, mô hình giúp ngân hàng thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, thống nhất được quan điểm thẩm định và phê duyệt tín dụng, gắn quy trình quản lý với hoạt động của đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất toàn hàng. Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: Thứ nhất, mô hình chỉ phù hợp đối với các ngân hàng quy mô lớn, do việc triển khai mô hình phê duyệt này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí lớn. Đặc biệt, ngân hàng phải có nền tảng cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến với các phần mềm nghiệp vụ cập nhật. Thứ hai, mô hình yêu cầu mỗi cán bộ phải là chuyên gia trong phần công việc của mình. Cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng cần có kiến thức chuyên sâu về hoạt động tín dụng, kỹ năng thẩm định tín dụng tốt, am hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng và đặc thù của địa phương. Cán bộ tín dụng phải được trang bị kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thứ ba, trong giai đoạn chạy thử nghiệm hoặc quá độ, mô hình có thể làm kéo dài thời gian cấp tín dụng do có nhiều khâu, nhiều công đoạn. Thứ tư, mô hình có thể phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi có sự móc nối giữa cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng với cán bộ bán hàng.
  • 28. 17 1.3. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung 1.3.1. Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nói mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt tín dụng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là bởi vì trong quá khứ và hiện tại, tất cả các ngân hàng Việt Nam đều đã hoặc đang áp dụng loại mô hình phê duyệt này. Có ngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng trực tiếp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh là các Giám đốc phòng giao dịch, các Giám đốc chi nhánh; có ngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng cho các ban tín dụng. Ban tín dụng được thành lập bởi từ bốn thành viên là các lãnh đạo của chi nhánh chính. Trong đó có các Trưởng ban là Giám đốc chi nhánh, Phó ban là hai Phó Giám đốc chi nhánh, còn lại một thành viên dự khuyết là Trưởng phòng hoặc Phó phòng tín dụng chi nhánh. Hình thức phê duyệt qua ban tín dụng dường như phần nào hạn chế được việc tập trung quyền phán quyết đối với 1 khoản tín dụng ở một cá nhân. Tuy nhiên, dù cấp phê duyệt nào đi nữa thì tựu chung lại chúng đều có một điểm chung: Nếu khoản cấp tín dụng ở trong hạn mức cho phép của đơn vị kinh doanh thì cán bộ bán hàng vẫn là người làm hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng; người ra quyết định cuối cùng với phần lớn các hồ sơ tín dụng là các lãnh đạo của đơn vị kinh doanh. Chỉ khi nào khoản tín dụng vượt hạn mức phán quyết thì đơn vị kinh doanh mới trình hồ sơ lên cấp phê duyệt cao hơn, thuộc Hội sở chính thông qua bộ phận Tái thẩm định Hội Sở. Trong mô hình phê duyệt tín dụng phân tán, ngoại trừ các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề cao, thì hạn mức phán quyết giao cho đơn vị thường rất lớn. Do đó, hầu hết các khoản cấp tín dụng được xử lý dưới cấp chi nhánh, có rất ít hồ sơ trình lên Tái thẩm định. Cán bộ tín dụng xử lý hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng từ tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm, trình hồ sơ, đến giải ngân và quản lý sau vay. Do đó, quy trình dễ phát sinh rủi ro đạo đức. Vì tư lợi cá nhân, cán bộ tín dụng có thể cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng tự làm hồ sơ
  • 29. 18 cho khách hàng: chỉnh sửa thông tin pháp lý làm sai kết quả tra cứu lịch sử tín dụng của CIC; cán bộ tín dụng tự phát hành bảo lãnh khống cho khách hàng làm thất thoát hàng tỷ đồng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ; cán bộ tín dụng định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thị trường, đến lúc khách hàng phát sinh nợ xấu phải phát mại tài sản cũng không đủ trả cho nghĩa vụ hiện tại đối với ngân hàng; cán bộ tín dụng tự làm phương án vay vốn cho khách hàng dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích; cán bộ tín dụng thực hiện kiểm soát sau vay mang tính hình thức (có ký biên bản, nhưng không đến kiểm tra thực tế) dẫn đến việc không bám sát tình hình khách hàng, không kịp thời phát hiện việc suy giảm khả năng tài chính của khách hàng hay việc khách hàng đã bán tài sản thế chấp tại ngân hàng... Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có không ít những vụ kiện đình đám, mà hầu hết bị cáo là các cán bộ tín dụng. Cán bộ bị xử lý vì hành vi sai trái của mình, trong khi ngân hàng phải gánh thêm số nợ xấu, tài sản bị thất thoát. Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán gọn nhẹ nhưng cũng lược bỏ bớt các tuyến kiểm soát rủi ro. Với một khoản cấp tín dụng, Đơn vị kinh doanh là người đề xuất đồng thời cũng là người phê duyệt khoản vay. Do đó, phán quyết cảm tính, thiếu khách quan là điều khó tránh khỏi. Nếu cán bộ tín dụng được lòng lãnh đạo, “hợp với sếp” thì hồ sơ trình lên được duyệt rất dễ dàng, nhanh chóng. Thậm chí xảy ra trường hợp “cứ trình là duyệt”, lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng nhân viên mà không kiểm soát hồ sơ, bất chấp việc hồ sơ không đầy đủ, không thỏa mãn theo quy định của ngân hàng hoặc lỗi giả mạo. Một số ngân hàng, với mong muốn thiết lập một tuyến kiểm soát rủi ro độc lập, đã thành lập Ban quản lý tín dụng hoặc Phòng quản lý tín dụng trực thuộc chi nhánh chính. Phòng quản lý tín dụng này là đơn vị tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ cấp tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, do vẫn trực thuộc quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh nên mặc dù không thực hiện chức năng kinh doanh, thì bộ phận này cũng chịu tác động của các cấp lãnh đạo chi nhánh. Do đó mà chức năng kiểm soát, quản lý rủi ro của bộ phận này không triệt để.
  • 30. 19 Ngoài ra, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán còn dẫn đến việc cán bộ tín dụng bị ép làm hồ sơ người nhà của sếp. Do lãnh đạo là người quyết định cuối cùng nên cán bộ tín dụng bị ép trình hồ sơ, ép giải ngân. Các ngân hàng lớn áp dụng mô hình phê duyệt phân tán cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Cán bộ biết sai, biết có rủi ro những vẫn phải làm, cho vay vượt quá giá trị tài sản bảo đảm, giải ngân vài trăm tỷ mà phần lớn tài sản là tín chấp, hồ sơ không đầy đủ vẫn phải trình, chứng từ giải ngân không đủ cũng vẫn phải giải ngân và cho phép “bổ sung sau giải ngân”, thậm chí không cần bổ sung hồ sơ. Và cán bộ bán hàng vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng với hồ sơ. Hồ sơ đã giải ngân có quá hạn hoặc không có quá hạn, lỗi thiếu hồ sơ, cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc. Từ trước đến nay, quan điểm kinh doanh và quan điểm thẩm định rất khác nhau. Quan điểm kinh doanh nhìn nhận khách hàng cứ tốt là cho vay, hồ sơ có thiếu cũng không sao, miễn là khách hàng có nguồn trả nợ, có tài sản bảo đảm, miễn là không quá hạn. Ngược lại, quan điểm thẩm định không chỉ nhận diện rủi ro trước mắt mà còn xem xét đến các rủi ro tiềm ẩn, có khả năng phát sinh trong tương lai. Chính vì lẽ đó, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán đã tạo nên một lỗ hổng quản trị rủi ro lớn khi để đơn vị kinh doanh cùng lúc vận hành chức năng kinh doanh và chức năng thẩm định. Cũng không phủ nhận rằng việc tìm kiếm khách hàng hiện nay rất khó khăn. Ngành ngân hàng không còn là lĩnh vực “hot” như trước kia, phân khúc khách hàng vẫn vậy mà các ngân hàng cùng nhau tiếp thị, khách hàng uy tín, khách hàng lớn có xu hướng tìm đến các ngân hàng lớn với mức lãi suất cạnh tranh hơn, khách hàng bé thì không tránh khỏi hồ sơ nhiều thiếu sót, khó chứng minh được năng lực tài chính. Trong khi đó, đơn vị kinh doanh phải đối mặt với chỉ tiêu kinh doanh tăng theo cấp số nhân so với các năm trước đó, do đó mà có thái độ “bất chấp” để hoàn thành chỉ tiêu đã giao. Chỉ cần trong thẩm quyền phán quyết của mình, cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh sẵn sàng câu kết với nhau để giải ngân cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của đơn vị, vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã giao và cũng vì tư lợi cho bản thân.
  • 31. 20 Bên cạnh đó, công tác lưu trữ văn bản dưới đơn vị kinh doanh rất lộn xộn. Công văn, thông báo, quy chế không được cập nhật đầy đủ và kịp thời dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng không đúng theo định hướng toàn hàng, thậm chí là cho vay sai quy định trong sản phẩm. Một cán bộ tín dụng có thể tiếp thị khách hàng tốt nhưng lại thiếu kỹ năng thẩm định chuyên sâu, không cập nhật các văn bản chỉ đạo mới nhất. Điều đó dẫn đến việc mất thời gian và phát sinh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Trong lĩnh vực quản trị rủi ro của ngành ngân hàng, không thể không nói đến một dấu ấn quan trọng vào năm 2014. Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chỉ đạo thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Theo đó, kể từ năm 2015, 10 ngân hàng được chỉ đạo thực hiện thí điểm là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MBbank, Maritime Bank, Sacombank và VIBBank với lộ trình đến hết năm 2018. Sau thời điểm này, Basel II sẽ được áp dụng với tất cả các ngân hàng còn lại. Triển khai thực hiện Basel II, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu quản lý hiệu quả nguồn vốn, nâng cao trình độ quản trị rủi ro, chủ động áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Mặc dù chưa phải thành viên của Ủy bản Basel về giám sát ngân hàng, không bị rằng buộc bởi thời hạn tuân thủ Hiệp ước Basel, nhưng việc đặt rõ mục tiêu và lộ trình thực hiện thể hiện rõ quyết tâm áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế mô hình phê duyệt tín dụng truyền thống tồn tại nhiều hạn chế và khuyến cáo của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro ngân hàng, đã đến lúc cần hạn chế hạn mức phán quyết của đơn vị kinh doanh; tách bạch ba chức năng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng. Như vậy, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung sẽ là sự lựa chọn tất yếu đối với hầu hết các ngân hàng hiện nay. Triển khai mô hình này đồng nghĩa với việc phân định rõ ràng chức năng của Đơn vị kinh doanh và Hội sở chính trong quy trình cấp tín dụng. Theo đó, Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng duy nhất là kinh doanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ tín dụng đầy
  • 32. 21 đủ theo quy định của ngân hàng. Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký đề xuất cấp tín dụng, gửi đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ phương án, hồ sơ tài chính cho bộ phận hỗ trợ; bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở chính tiếp tục xử lý. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lập các công ty con có chức năng định giá thẩm định tài sản bảo đảm, do đó, cán bộ tín dụng không phải làm nhiệm vụ định giá tài sản bảo đảm nữa và theo đó tài sản bảo đảm cũng được định giá khách quan hơn, sát với giá trị thực tế của nó hơn. Một bộ hồ sơ cấp tín dụng thông thường bao gồm các giấy tờ sau: - Hồ sơ pháp lý: bao gồm các giấy tờ sau: Với khách hàng cá nhân: + Giấy tờ tùy thân của khách hàng và vợ/chồng khách hàng (nếu có): Chứng minh thư nhân dân/Chứng minh sỹ quan/Thẻ căn cước/Hộ chiếu… + Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng (Giấy đăng ký kết hôn/Xác nhận tình trạng hôn nhân) + Hộ khẩu gia đình Với khách hàng doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế, Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Phó Giám đốc, Giấy tờ tùy thân của đại diện Công ty. - Hồ sơ tài chính: thể hiện năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng + Cá nhân có nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm; Bảng lương/Sao kê tài khoản lương/Xác nhận lương của đơn vị chủ quản… + Cá nhân có nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê (ví dụ: Bìa đất, Đăng ký xe…), Hợp đồng cho thuê tài sản, Biên lai thu tiền nếu trả bằng tiền mặt/Sao kê tài khoản nếu trả qua tài khoản ngân hàng…
  • 33. 22 + Cá nhân có nguồn từ hộ kinh doanh: Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với Hộ kinh doanh, Sổ sách bán hàng, Hóa đơn hoặc biên lai thể hiện bán hàng, nhập hàng… + Nguồn thu từ Doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất, Tờ khai thuế giá trị gia tăng, Hợp đồng đầu ra, đầu vào của Doanh nghiệp… Ngoài các nguồn thu chính đã được liệt kê ở trên, Ngân hàng chấp nhận các nguồn thu khác như nguồn thu từ lãi tiền gửi tiết kiệm, từ lương hưu trí… - Hồ sơ mục đích cấp tín dụng: Bao gồm các giấy tờ chứng minh mục đích xin xấp tín dụng của khách hàng - Hồ sơ tài sản bảo đảm: + Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm: Bìa đất, Đăng ký xe… + Hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (nếu là tài sản của bên thứ ba) + Báo cáo định giá tài sản bảo đảm (hồ sơ của ngân hàng) - Một số hồ sơ khác trong bộ hồ sơ cấp tín dụng: + CIC của khách hàng, vợ/chồng khách hàng (nếu có) + CIC của chủ tài sản bảo đảm, vợ/chồng chủ tài sản bảo đảm (nếu có, nếu tài sản của bên thứ ba) + CIC Công ty khách hàng làm chủ hoặc CIC của Doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng và CIC của cá nhân đại diện cho doanh nghiệp + Đề xuất cấp tín dụng của Đơn vị kinh doanh: là báo cáo thể hiện đánh giá sơ bộ của đơn vị về khoản cấp tín dụng từ nhân thân, tài chính, mục đích cấp tín dụng đến tài sản bảo đảm, đồng thời trên báo cáo có lời cam kết của đơn vị kinh doanh thể hiện tính trung thực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thu thập hồ sơ tín dụng và tìm hiểu rõ nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, có kiểm soát của lãnh đạo đơn vị kinh doanh.
  • 34. 23 Toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bộ hỗ trợ tại chi nhánh chụp và gửi lên Hội sở chính. Thông thường các ngân hàng có hai cách luân chuyển hồ sơ: thứ nhất là đẩy trực tiếp hồ sơ chụp vào một ổ dữ liệu chung, được bộ phận hỗ trợ tin học của ngân hàng tạo lập dùng chung toàn hàng; thứ hai là đẩy hồ sơ lên hệ thống phần mềm luân chuyển hồ sơ. Cách thứ nhất hiện tại ít ngân hàng dùng vì thủ công, do được toàn hàng dùng nên tốc độ đẩy hồ sơ chậm, nhiều khi một bộ hồ sơ đẩy nửa ngày mới xong. Thông thường cách này chỉ áp dụng với các hồ sơ được trình tái thẩm định Hội sở; tức là các hồ sơ vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh; tại các ngân hàng đang triển khai mô hình phê duyệt tín dụng phân tán – phần lớn hồ sơ tín dụng được xử lý tại đơn vị kinh doanh. Mặt khác, cách luân chuyển hồ sơ này cũng không bảo mật, hồ sơ khi được gửi vào ổ chung này có thể được cùng xem bởi các người dùng khác, cho nên khó tránh được việc thông tin khách hàng bị lộ, dẫn đến việc tiếp thị chéo, tranh giành khách hàng của các đơn vị kinh doanh cùng địa bàn. Ngày nay, nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng ngày càng tăng, để xử lý một lượng hồ sơ tín dụng lớn, các ngân hàng đã xây dựng một hệ thống phần mềm hỗ trợ luân chuyển hồ sơ riêng không những tốc độ đăng tải hồ sơ nhanh mà còn hỗ trợ trực tiếp công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động của các phòng ban. Tại Hội sở chính, có nhiều phòng ban chuyên trách như bộ phận hỗ trợ tín dụng tại Hội sở làm nhiệm vụ tra cứu CIC dựa trên các giấy pháp lý của khách hàng (một số ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ tra cứu CIC tại Hội sở chính để kiểm soát chất lượng CIC tra cứu), bộ phận thẩm định làm nhiệm vụ phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng về pháp lý, tài chính, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn…, lập tờ trình hoặc báo cáo thẩm định tín dụng trình lên các cấp phê duyệt. Với các hồ sơ được duyệt, phê duyệt sẽ được chuyển sang cho bộ phận xử lý tín dụng để soạn hồ sơ, và thực hiện giải ngân; phê duyệt tín dụng sau đó được chuyển về chi nhánh để đơn vị theo dõi việc khách hàng thực hiện cam kết theo phê duyệt. Ngoài ra, Hội sở cũng thành lập các các cơ quan giám sát như kiểm toán nội bộ, giám sát tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm soát tuân thủ để kiểm tra, giám sát việc
  • 35. 24 thẩm định, phê duyệt có đúng theo quy định của ngân hàng không, theo dõi nhắc nợ khách hàng và kiểm soát việc thực hiện cam kết của khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng khi phát sinh. Trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, quyền phán quyết được giao cho một cá nhân hoặc một nhóm người; các ngân hàng xây dựng ma trận phê duyệt, phân chia thành nhiều cấp phê duyệt với các hạn mức, thẩm quyền khác nhau từ thấp đến cao, tăng dần theo mức gia tăng của rủi ro và tính phức tạp của hồ sơ tín dụng. Người xử lý thông tin, phân tích hồ sơ tín dụng gọi là các cán bộ thẩm định; người phê duyệt hồ sơ, ra quyết định cuối cùng đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng là các chuyên gia phê duyệt. Ví dụ, tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung của Techcombank và VPBank đều phân chia các chuyên gia phê duyệt thành các cấp phê duyệt từ C1, C2, C3, C4 đến C5 với các hạn mức phán quyết khác nhau, các cán bộ thẩm định khi lập báo cáo thẩm định sẽ trình hồ sơ lên các chuyên gia phê duyệt, từ cấp phê duyệt thấp đến cấp phê duyệt cao theo quy định của từng ngân hàng. Việc tuyển dụng nhân sự cho các cấp phê duyệt này thường căn cứ theo thâm niên, kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên. 1.3.2. Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình 1.3.2.1. Các yếu tố chủ quan Thứ nhất là quy trình tín dụng. Trong Giáo trình Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều có định nghĩa như sau: “Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vốn vay của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr. 27). Mỗi ngân hàng đều tự xây dựng một quy trình tín dụng cho mình, mô tả các bước xử lý hồ sơ tín dụng và các bộ phận, phòng quan liên quan, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Nhìn chung, quy trình tín dụng thường gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và lập bộ hồ sơ tín dụng Bước này thuộc trách nhiệm của cán bộ bán hàng hay chuyên viên Quan hệ khách hàng. Cán bộ bán hàng gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,
  • 36. 25 tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Bước 2: Phân tích/thẩm định tín dụng Dựa trên bộ hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp, ngân hàng thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng và khoản cấp tín dụng như thông tin pháp lý, thông tin tài chính, thông tin mục đích cấp tín dụng và thông tin về tài sản bảo đảm, lịch sử quan hệ tín dụng. Tùy theo mô hình phê duyệt tín dụng của từng ngân hàng mà bước này sẽ thuộc trách nhiệm của cán bộ QHKH hay bộ phận Thẩm định tín dụng. Bước 3: Phê duyệt tín dụng Dựa trên kết quả phân tích tín dụng thể hiện trên báo cáo thẩm định, ngân hàng quyết định từ chối hoặc đồng ý cấp tín dụng. Tùy theo hạn mức và mô hình phê duyệt tín dụng, bước này sẽ thuộc trách nhiệm của Ban lãnh đạo ĐVKD hay các Chuyên gia phê duyệt độc lập thuộc Trung tâm thẩm định. Bước 4: Giải ngân Nếu đồng ý cấp tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan khác cho khách hàng ký, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và tiến hành giải ngân/phát tiền vay. Bước này do cán bộ hỗ trợ và giao dịch viên đảm nhiệm. Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng được chuyển cho bộ phận chuyên trách để theo dõi quá trình thực hiện các cam kết, và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Thời điểm đến hạn khoản vay mà khách hàng không còn nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng cũng là lúc hợp đồng tín dụng được thanh lý. Ngân hàng áp dụng thành công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chỉ khi có quy trình tín dụng rõ ràng, đơn giản, là cơ sở để phân định quyền hạn và trách
  • 37. 26 nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, cũng là đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Thứ hai là nguồn nhân lực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Nguồn nhân lực bao gồm nhà quản lý tài ba, có tầm nhìn và am hiểu về mô hình phê duyệt tín dụng mới; và đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, tận tâm với công việc, có trách nhiệm và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của cơ chế phê duyệt. Thứ ba là chính sách tín dụng và sản phẩm của ngân hàng. Mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng phải đi kèm với mục tiêu quản trị rủi ro. Sản phẩm và chính sách tín dụng thông thoáng, linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, với ngân hàng thì dễ dàng bán các sản phẩm dịch vụ của mình; đồng thời cũng phải cân nhắc đến các rủi ro tín dụng phát sinh. Chính sách tín dụng thống nhất, sản phẩm ngân hàng thiết kế chuẩn, rõ ràng sẽ giúp mô hình phê duyệt tín dụng tập trung vận hành trơn tru và phát huy hiệu quả trên quy mô lớn. Cuối cùng là về hệ thống luân chuyển và xét duyệt hồ sơ. Đây là yếu tố bổ trợ cho mô hình. Nếu theo mô hình phê duyệt trước kia, việc xét duyệt tín dụng chủ yếu diễn ra trên diện hẹp, ở ngay tại ĐVKD, ban lãnh đạo có thể xem trực tiếp hồ sơ bản giấy của khách hàng. Nhưng với mô hình phê duyệt tín dụng tập trung thì khác. Mô hình phê mới thiết lập một trung tâm thẩm định duy nhất tại Hội sở với vai trò phân tích, phê duyệt hồ sơ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Việc gửi hồ sơ giấy từ ĐVKD lên Trung tâm thẩm định, bằng cách nào đi nữa, đều tốn kém thời gian và chi phí. Do đó, ngoài nền tảng công nghệ thông tin hiện tại, ngân hàng phải xây dựng một hệ thống phần mềm nghiệp vụ riêng hỗ trợ công tác luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng. 1.3.2.2. Các yếu tố khách quan Thứ nhất là công tác hỗ trợ việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung của NHNN. Trong giai đoạn áp dụng ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, các tư vấn và truyền thông của NHNN về mặt cơ chế, quy trình xét duyệt là rất cần thiết và mang tính định hướng.
  • 38. 27 Tiếp theo là việc cung cấp các thông tin về khách hàng của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách công khai, minh bạch và kịp thời. Ngoài đánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi của phương án cấp tín dụng, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm thì tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD cũng là một tiêu chí quan trọng được xét đến trong việc ra quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng của ngân hàng. Để biết được tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, ngân hàng dựa vào nguồn thông tin tín dụng cung cấp bởi CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC cung cấp thông tin về nghĩa vụ trả nợ hiện tại và lịch sử trả nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác. Đây là yếu tố làm nên thành công của một mô hình phê duyệt tín dụng nói chung và mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nói riêng. Một số các yếu tố khách quan khác như môi trường kinh tế chính trị ổn định; tính khả thi, mức độ rõ ràng của các quy định và chính sách tín dụng ban hành từng thời kỳ. 1.4. Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số ngân hàng hiện nay 1.4.1. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường gọi là Techcombank, hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh. Để đạt được vị thế như hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Techcombank trong những năm qua là công tác quản trị rủi ro ngân hàng, thể hiện qua việc thiết lập khung quản trị rủi ro toàn diện mà cốt lõi là cơ cấu chức năng quản trị rủi ro chặt chẽ từ trên xuống, được phân định trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh
  • 39. 28 đó, Techcombank không ngừng cải tiến mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tốt hơn trong việc đánh giá, lựa chọn khách hàng trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, Techcombank thực hiện rà soát, cải tiến quy trình cấp tín dụng và đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng, truyền thông rộng rãi văn hóa tuân thủ và quản trị rủi ro toàn hàng, hoàn thiện các mô hình đánh giá rủi ro (như mô hình đánh giá tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán, mô hình ước tính nghĩa vụ tín dụng tại thời điểm khách hàng mất khả năng thanh toán) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng và tính vốn của ngân hàng nhằm thực hiện các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo phương pháp tiên tiến của Basel II và theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đề ra. Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đi tiên phong trong việc triển khai mô hình Phê duyệt tín dụng tập trung. Dưới sự tư vấn về kỹ thuật và nghiệp vụ của Ngân hàng HSBC, mô hình phê duyệt của Techcombank vận hành rất hiệu quả và trơn tru. Tất cả các khoản tín dụng cá nhân (ngoại trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Techcombank phát hành) và doanh nghiệp được tập trung phê duyệt tại Hội sở chính. Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp bộ hồ sơ tín dụng cho ngân hàng từ giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm, tài chính và phương án cấp tín dụng. Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký báo cáo đề xuất cấp tín dụng và chụp báo cáo đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng lên hệ thống, gửi lên bộ phận thẩm định tại Hội sở Techcombank. Toàn bộ quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng diễn ra tại Hội sở chính. Cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của phương án cấp tín dụng, mức độ an toàn của tài sản bảo đảm dựa trên bộ hồ sơ tín dụng mà đơn vị cung cấp; sau đó ghi lại các nhận xét, đánh giá của mình về khách hàng lên hệ thống và trình các cấp phê duyệt theo thẩm quyền phán quyết được quy định từng thời kỳ của ngân hàng. Trung tâm thẩm định của Techcombank trực thuộc khối Quản trị rủi ro của ngân hàng. Tại đây, cán bộ thẩm định tiếp nhận tất cả các
  • 40. 29 hồ sơ thuộc phân luồng thông thường và phân luồng ngoại lệ. Hồ sơ thuộc phân luồng thông thường là hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định từng thời kỳ của Techcombank, loại hồ sơ này sẽ được phê duyệt trong nội bộ của trung tâm thẩm định. Hồ sơ thuộc phân luồng ngoại lệ là hồ sơ thiếu ít nhất một loại giấy tờ nào đó hoặc hồ sơ có khác biệt so với quy định chung (ví dụ hồ sơ có tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm vượt quy định, có tuổi người vay lớn hơn quy định hiện hành…), các hồ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bộ thẩm định của trung tâm trình trực tiếp lên Hội đồng tín dụng hoặc Hội đồng khu vực. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank được diễn đạt như sau: Cán bộ kinh doanh khởi tạo khoản vay trên hệ thống luân chuyển hồ sơ => Lãnh đạo đơn vị kinh doanh phê duyệt trên hệ thống, hồ sơ được chuyển đến Cán bộ nhập liệu tại Trung tâm thẩm định => Cán bộ nhập liệu nhập thêm thông tin chi tiết về khoản vay và tài sản bảo đảm => Kết thúc trạng thái tại bước của cán bộ nhập liệu, hồ sơ tín dụng được phân bổ tự động cho chuyên viên thẩm định => Chuyên viên thẩm định đánh giá hồ sơ tín dụng và chuyển bước phê duyệt, hồ sơ được phê duyệt một cấp hoặc trình chuyên gia phê duyệt độc lập hoặc Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng. Nhận xét về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank: - Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Techcombank trực thuộc Khối Quản trị rủi ro. Cách bố trí này đã tách biệt bộ phận thẩm định khỏi bộ phận kinh doanh, nhưng chưa độc lập với bộ phận đề xuất chính sách tín dụng. Khối Quản trị rủi ro là đơn vị tham mưu chính sách tín dụng toàn hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro; đồng thời trực tiếp vận hành các chính sách đó. Như vậy, chức năng kiểm soát đối với Trung tâm thẩm định và phê duyệt sẽ yếu đi.
  • 41. 30 Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Techcombank Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Phê duyệt 1 cấp là điểm ưu việt trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung của Techcombank. Việc phân quyền phê duyệt cho các cán bộ thẩm định đã khắc phục việc quá tải của các chuyên gia phê duyệt độc lập, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ của Trung tâm thẩm định. - Về hệ thống: + Hệ thống khởi tạo khoản vay của Techcombank đã thực hiện chức năng phân bổ tự động. Sau khi qua bước nhập liệu, hồ sơ tín dụng được phân bổ ngẫu nhiên, trực tiếp tới chuyên viên thẩm định theo quy tắc: phân bổ cho các cán bộ hiện đang xử lý ít hồ sơ hơn. Việc phân bổ tự động đã khắc phục việc phân bổ hồ sơ cảm tính của cán bộ phân bổ, giảm thời gian phân bổ hồ sơ, đồng thời giúp đánh giá được năng suất xử lý của chuyên viên thẩm định (do ảnh hưởng đến số lượng hồ sơ OK Chi nhánh CVTĐ CGPD trong Phân bổ hồ sơ tự động Trình phê duyệt tự động Cầm cố STK Cán bộ nhập liệu Hầu hết hồ sơ Trung tâm thẩm định thuộc khối QTRR Khối kinh doanh CGPD ngoài Ngoại lệ Có thể tự duyệt trong thẩm quyền
  • 42. 31 xử lý của chuyên viên thẩm định, chuyên viên nào chốt hồ sơ nhanh hơn sẽ được phân bổ nhiều hồ sơ hơn). + Với các hồ sơ trình chuyên gia phê duyệt độc lập, sau khi kết thúc tại bước thẩm định, hồ sơ tín dụng được hệ thống phân bổ ngẫu nhiên đến các chuyên gia. Điều này hạn chế được câu kết nội bộ giữa chuyên gia phê duyệt và chuyên viên thẩm định. + Hệ thống phê duyệt cho phép xuất báo cáo về các hồ sơ tín dụng được xử lý trên hệ thống nên cán bộ không cần báo cáo thủ công về tiến độ xử lý hồ sơ. Ngoài ra, hệ thống cũng cho phép tự động xuất Nghị quyết/Phê duyệt, do đó, cán bộ thẩm định không phải gõ tay tờ trình, nghị quyết. Tóm lại, việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trên quy mô toàn hệ thống thể hiện quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank. Tất cả các khoản cấp tín dụng vượt phán quyết đều qua một đơn vị thẩm định duy nhất nên hạn chế được sự bất đồng trong quan điểm thẩm định. Có thể nhận định, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung được triển khai khá thành công tại ngân hàng Techcombank. 1.4.2. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIBbank Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập theo Giấy phép Hoạt động Ngân hàng số 0060/NH-GP ngày 25 tháng 01 năm 1996 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấy phép hoạt động có giá trị trong 99 năm kể từ ngày cấp và Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0100233488 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 14 tháng 02 năm 1996. VIB xác định tầm nhìn là “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, mang lại giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông, xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân, môi trường làm việc hiệu quả và tích cực đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng với năm (05) giá trị cốt lõi “Hướng tới khách hàng – Nỗ lực vượt trội – Trung thực – Tinh thần đồng đội – Tuân thủ kỷ luật”.