SlideShare a Scribd company logo
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC........................................................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI................................................................................................................................................. 1
1.1 Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại....................................................................... 1
1.2 Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại.................................................................................. 2
1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại................................................................................................... 4
1.4 Tiêu chí nhận diện trang trại.......................................................................................................... 5
1.5 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại............................................................................................ 6
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại.............................................. 6
1.7 Phân loại kinh tế trang trại........................................................................................................... 10
1.7.1 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý........................................................................... 10
1.7.2 Phân loại theo cơ cấu sản xuất................................................................................................. 11
1.7.3 Phân loại theo cơ cấu thu nhập................................................................................................ 11
1.7.4 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất........................................................... 12
1.8 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới....... 13
1.9 Qúa trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam..................................................... 17
1.9.1 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc.............................................. 17
1.9.2 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ pháp thuộc............................................................... 17
1.9.3 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975.............................................................. 18
1.9.4 Thời kỳ 1975 trở lại đây................................................................................................................ 18
Kết luận chương 1...................................................................................................................................... 23
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai..................................................... 24
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................................ 28
2.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................................................ 28
iii
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2.1.1.2 Đất đai, khí hậu............................................................................................................................29
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................................................29
2.1.2.1 Dân số, quy mô & phân bố dân số.......................................................................................29
2.1.2.2 Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề..........................................................................29
2.1.3 Giáo Dục - Y tế - Văn hoá..........................................................................................................30
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai 30
2.2.1 Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại .......................................................................30
2.2.2 Về lao động của mỗi trang trại................................................................................................31
2.2.3 Khối lượng và giá trị nông sản tạo ra..................................................................................32
2.2.4 Về thu nhập.......................................................................................................................................33
2.2.5 Về vốn...................................................................................................................................................34
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Quốc Oai .. 35
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển của huyện những
năm tới.............................................................................................................................................................35
2.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân........................................................................45
Kết luận chương 2....................................................................................................................................45
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI................................................................47
2.3 Định hướng phát triển kinh tế chung của cả nước đến năm 2020.........................47
3.1.1 Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại .........................................47
3.1.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế........................................47
3.1.3 Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung
hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng đất nước............................48
3.1.4 Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng đất nước, trước mắt tập trung ở các vùng
trung du, miền núi và những vùng có diện tích đất Nông - Lâm - Ngư nghiệp bình quân
nhân khẩu cao.............................................................................................................................................48
3.1.5 Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn, tạo bước phát triển của kinh tế trang
trại nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế trang trại .... 49
3.1.6 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý của nhà nước..........................................50
2.4 Phương hướng cụ thể phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai
trong thời gian tới.....................................................................................................................................50
iv
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3.2.1 Phương hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời
gian tới ............................................................................................................................................................ 53
2.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Quốc Oai ...............................................................................................................................54
3.3.1 Giải pháp về vốn ............................................................................................................................. 54
3.3.2. Giải pháp về lao động................................................................................................................. 55
3.3.3 Giải pháp về đất đai....................................................................................................................... 56
3.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ....... 57
3.3.4.1 Công nghệ nhà kính....................................................................................................................59
3.3.4.2 Công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước...................................................................60
3.3.4.4 Hạt giống, gen...............................................................................................................................61
3.3.4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin ..............................................................................................61
3.3.4.6 Công nghệ sau thu hoạch.........................................................................................................62
3.3.4.7 Nghiên cứu và phát triển (R&D)..........................................................................................63
3.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của các chủ trang trại ............................................. 64
Kết luận chương 3....................................................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................66
Kết luận..........................................................................................................................................................66
Kiến nghị.......................................................................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................70
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................72
v
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2030......................................26
vi
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2 Sự phát triển trang trại ở Tây Đức...................................................................................13
Bảng 1.3 Sự phát triển trang trại ở Pháp...........................................................................................14
Bảng 1.4 Sự phát triển trang trại ở Đài Loan..................................................................................14
Bảng 1.5 Sự phát triển trang trại ở Hàn Quốc................................................................................14
Bảng 1.6 Bộ tiêu chí đánh giá Kinh tế trang trại...........................................................................17
Bảng 2.1 Quy mô đất canh tác bình quân của................................................................................31
các trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai 2010 -2015............................................................31
Bảng 2.2 Lao động của các chủ trang trên địa bàn huyện Quốc Oai 2012 -2015 ..........32
Bảng 2.3. Bảng số lượng gia súc gia cầm huyện Quốc Oai 2012 -2015............................32
Bảng 2.4. Bảng giá trị nông sản huyện Quốc Oai 2012-2015.................................................33
vii
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
CCN Cụm công nghiệp
CP Cổ phần
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NTM Nông thôn mới
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
viii
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn lại sau 30 năm đổi mới (1986 – 2015), Đảng và Chính phủ đã nhận ra nhiều
thành tựu và hạn chế để tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trong
đó nông nghiệp được đánh giá là một ngành có những bước đột phá ngoạn mục.
Những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, lịch sử, văn hoá đã tạo một tiền đề tốt cho
phát triển ngành nông nghiệp nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Lần đầu tiên trong hiến pháp ghi nhận vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân một
cách tương xứng với sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế,
đồng thời khẳng định rõ ràng và nhất quán về tài sản hợp pháp để đầu tư, sản
xuất kinh doanh được nhà nước bảo vệ và không bị quốc hóa, cụ thể tại Khoản 3
Điều 51 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để
doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh
doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất
nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh
được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Đây là một bước đột phá
mà đảng và chính phủ, quốc hội đã sớm nhận ra vai trò của đội ngũ doanh
nghiệp và doanh nhân, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tôn vinh, ghi
nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ phát triển, từ hệ thống chính trị,
hệ thống bộ máy nhà nước, đề án cải cách giáo dục, định hướng đào tạo và mọi
tổ chức hành chính khác phải rũ bỏ cái “hành là chính của mình” trong tiến
trình hội nhập và cạnh tranh từng giờ diễn ra khắp toàn thế giới.
Để tiến tới sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nhiều chính sách ưu đãi về
nông nghiệp đã được ban hành, và bước đầu thu hút một nguồn lực đầu tư của
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đón đầu các cơ hội khi Hiệp định
thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được thông qua. Mặc dù Mỹ đã
tuyên bố rút khỏi TPP nhưng những nước còn lại vẫn tiếp tục đàm phán.
ix
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Nhằm định hướng tốt cho tương lai, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và phát
huy hết lợi thế về địa lý, chính sách và xu thế của thế giới, việc chọn đề tài luận
văn “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội” là từng bước góp phần hiện thực hoá hiến pháp, đề xuất
các giải pháp cho các tổ hợp tác, các liên minh sản xuất, các doanh nghiệp và hộ
dân trên địa bàn huyện, nâng cao nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp, khả năng
cung ứng cho nhu cầu thực phẩm sạch, chất lượng cao cho dân số thành phố Hà
Nội và tiến tới xuất khẩu sang các nước có nhu cầu khi cùng nhau tham gia vào
sân chơi chung của khu vực và thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu với mục đích tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2017-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề
tài a. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình kinh tế trang trại trên địa toàn quốc nói chung và địa bàn huyện
Quốc Oai nói riêng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Dựa trên lý luận khoa học và thực tiễn về thực trạng phát triển
kinh tế trang trại trên của huyện Quốc Oai để phân tích, đánh giá nhằm đề xuất
giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai;
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu của một số
mô hình kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai – TP Hà Nội;
x
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
- Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm
2010 đến nay, các số liệu về định hướng phát triển, cơ hội và thách thức về phát
triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề
tài, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa;
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc;
- Phương pháp điều tra thực tế;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác.
xi
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI
1.1 Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại
Trên thế giới, trang trại đã có quá trình hình thành và phát triển trên 200 năm. Nhiều
công trình nghiên cứu cho rằng trang trại là loại hình sản xuất chuyển từ tự cấp tự túc
khép kín của hộ tiểu nông vươn lên sản xuất hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng
bước thích nghi với kinh tế thị trường cạnh tranh. Sự hình thành kinh tế trang trại gắn
liền với quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp. Mô hình kinh
tế trang trại được coi là phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông
nghiệp.
Kinh tế trang trại là vấn đề không còn mới mẻ với các nước tư bản phát triển và đang
phát triển. Song đối với nước ta đây vẫn còn là vấn đề rất mới, do nước ta mới chuyển
sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều
không thể tránh khỏi.
Cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương hay đứng trên các phương diện
khác nhau các nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại.
Trong thời gian qua những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường đã được các nhà khoa
học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu trao đổi trên các diễn đàn và các
phương tiện thông tin đại chúng. Có nhiều quan điểm về kinh tế trang trại như sau:
Quan điểm 1: "kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là hình
thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân
công lao động xã hội bao gồm một số người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ
chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ".
Quan điểm trên khẳng định trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế
thị trường và vai trò của người chủ nông trại trong quá trình sản xuất kinh doanh
1
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
nhưng chưa thấy được vai trò của các hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự
phân biệt giữa người chủ với người lao động khác.
Quan điểm 2 Cho rằng: "kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở
mức độ cao". Quan điểm này cho thấy đặc trưng cơ bản quyết định của kinh tế trang
trại là sản xuất hàng hoá nhưng chưa thấy được vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế
trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được vai trò của người chủ trang
trại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm 3 cho rằng: "kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu
tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có
phương thức tạo ra tỷ suất sinh lời cao trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu
khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường,
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao".
Quan điểm trên khẳng định nền kinh tế thị trường là tiền đề chủ yếu cho việc phát triển
kinh tế trang trại. Đồng thời khẳng định vị trí vai trò của chủ trang trại trong quá trình
quản lý kinh doanh của trang trại.
Trong Nghi quyết TW số 06/NQ -TW 10/11/1998 đã khẳng định "trang trại gia đình,
thực chất là kinh tế sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn
của gia đình chủ yếu là để sản suất kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ những quan điểm trên, theo khái niệm chung nhất về kinh tế trang trại là:
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có mục đích
chính là sản xuất hành hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
của một chủ trang trại độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng, đất và các yếu
tố sản xuất khác tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và
trình độ kỹ thuật cao, kế hoạch sản xuất kinh doanh tự chủ luôn gắn với thị trường.
1.2 Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới,
ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nền nông nghiệp ở các
2
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
nước đang phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong sản xuất
nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất ra
từ các trang trại gia đình. Nước ta, kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những
năm gần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện khá
rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ phát triển các loại
cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá thấp sang hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng
phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế
biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở
những nơi có điều kiện bao giờ càng phát triển đi liền với việc khai thác và sử dụng một
cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế
nông hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu
trong nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có
ý nghĩa trong vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông
nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần
thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông
dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang
trại là góp phần tích cực vào việc tăng giá trị các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã
hội nông thôn nước ta.
- Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài
của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các
yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau
nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan
trọng vào việc trồng rừng, bảo về rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng
hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ
môi trường sinh thái trên cả nước.
3
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại thực chất là một cấp độ trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ
sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Tuy vậy, giữa chúng có những đặc
trưng cơ bản sau đây.
Bảng 1.1 So sánh sự khác nhau về một số đặc trưng cơ bản giữa kinh tế trang trại
và kinh tế hộ tiểu nông tự cấp, tự túc
Stt Tiêu thức Kinh tế trang trại Kinh tế tiểu nông
1 Mục đích sản xuất. Chủ yếu sản xuất để bán.
Chủ yếu thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng.
2 Quy mô diện tích. Trên diện tích tập trung đủ lớn. Manh mún, phân tán.
3 Quy mô vốn. Yêu cầu tích luỹ vốn lớn. Yêu cầu vốn ít.
Cao, có khả năng áp dụng
Thấp, mang nặng tính
4 Trình độ sản xuất. phương tiện máy móc, kỹ thuật
thủ công.
công nghệ hiện đại.
5
Khả năng tích luỹ
Nhiều. Ít
sản xuất.
6 Lao động.
Vừa sử dụng lao động vừa sử Chủ yếu sử dụng lao
dụng lao động thuê ngoài động gia đình.
C.Mác đã phân biệt chủ trang trại với tiểu nông: “Người chủ trang trại bán ra thị
trường hầu hết sản phẩm làm ra, còn người chủ hộ gia đình tiêu dùng đại bộ phận sản
phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”.
Quy mô sản xuất hàng hoá được thể hiện qua tỷ suất hàng hoá là đặc trưng cơ bản
nhất của kinh tế trang trại.
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất để phân biệt hộ nông dân sản xuất tiểu
nông với hệ nông dân sản xuất theo kinh tế trang trại.
4
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Từ sự phân tích trên, ta thấy kinh tế trang trại có những đặc trưng sau:
- Mục đích sản xuất là tạo ra các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường nhằm
thu lợi nhuận cao.
- Có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của các hộ kinh tế
gia đình trong vùng về các điều kiện sản xuất như đất đai, vốn, lao động.
- Người chủ trong trang trại càng là người trực tiếp lao động sản xuất.
- Sản xuất đi vào chuyên môn hoá cao hơn, áp dung nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật nên giá trị sản phẩm thu nhập và giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng.
Một số tác giả cho rằng: sở hữu tài sản gia đình và quản lý điều hành trực tiếp của chủ
trang trại cũng là đặc điểm chung của kinh tế trang trại.
Những đặc điểm này có thể phần nào phù hợp với các mô hình kinh tế trang trại ở Việt
nam hiện nay. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy vẫn có những chủ trang trại hoàn toàn
không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại khác để sản
xuất, từ đất đai, mặt nước rừng cây, kho tàng, bến bãi, máy móc, thiết bị... (ở Mỹ, năm
1998 giá thuê hàng năm toàn bộ trang trại bằng 0,5-0,8% tổng giá trị tài sản của trang
trại theo giá thị trường).
1.4 Tiêu chí nhận diện trang trại
Cho đến nay, tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại vẫn là vấn đề còn nhiều
tranh cãi, thiếu thống nhất. Thực tế cho thấy, giữa các địa phương còn có sự khác biệt
rất lớn trong việc xác định tiêu chuẩn trang trại. Tuy nhiên, Bộ NNPTNT đã ban hành
thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp
giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo đó,
1. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như
sau: a) Trang trại trồng trọt;
b) Trang trại chăn nuôi;
c) Trang trại lâm nghiệp;
d) Trang trại nuôi trồng thuỷ sản;
5
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
đ) Trang trại tổng hợp.
2. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là
trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ
cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào
chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
1.5 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt
tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp
phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu
Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
Chúng ta đã biết trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Anh là nước tiến hành công
nghiệp hoá sớm nhất. Lúc bấy giờ người ta quan niệm một cách đơn giản rằng trong
nền kinh tế hàng hoá, nông nghiệp càng phải xây dựng như công nghiệp theo hướng
tập trung quy mô lớn. Vì vậy, ruộng đất được tích tụ tập trung, xí nghiệp nông nghiệp
tư bản được xây dựng, nhiều trang trại gia đình bị phá sản hoặc phân tán và người ta
hy vọng với mô hình này, số lượng nông sản tạo ra nhiều hơn với giá rẻ hơn so với gia
đình phân tán. Nhưng người ta quên mất một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp khác
với công nghiệp là nó tác động vào sinh vật, vào cây trồng cũng như vật nuôi, điều đó
không phù hợp với sản xuất tập trung quy mô lớn và việc sử dụng lao động làm thuê
tập trung chỉ đêm lại hiệu quả kinh tế thấp.
6
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Chính C.Mác lúc đầu cũng nghĩ rằng trong công trình tư bản chủ nghĩa, xây dựng các
xí nghiệp chứa nước theo hướng quy mô lớn tập trung là tất yếu. Nhưng về cuối đời
chính C. Mác chứ không phải ai khác đã nhận định lại: "ngay ở nước Anh với ngành
công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí
nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm
thuê".
Cho đến cuối thế kỷ XIX, trang trại gia đình trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất
trong nền nông nghiệp thế giới. Loại hình kinh doanh này gồm có người chủ cùng với
gia đình hoặc có khi có một vài công làm thuê ít nhiều có tham gia sinh hoạt với gia
đình. Loại hình kinh doanh này có sự chống đỡ lớn trong các cuộc khủng hoảng.
Trang trại gia đình được hình thành, phát triển từ các hộ tiểu nông.
Một khi đã hội tụ được các điều kiện như vốn, kỹ thuật, thị trường thì tiểu nông tự phá
vì cái vỏ ốc tự cấp, tự túc của mình để dần dần đi vào quỹ đạo của sản xuất hàng hoá.
Sản xuất chính là đặc điểm cơ bản đánh dấu sự khác biệt giữa trang trại với tiểu nông:
trong khi người chủ trang trại bán toàn bộ hay phần lớn sản phẩm của mình làm ra thì
người tiểu nông tiêu dùng đại bộ phận nông sản do mình sản xuất và đối với anh ta
mua bán càng ít càng tốt.
Sau gần hai thế kỷ tồn tại và phát triển, vị trí của kinh tế trang trại gia đình với quy mô
nhỏ bé, phân tán sẽ không phù hợp với phương thức sản xuất tư bản và sớm muộn
càng bị các xí nghiệp nông nghiệp tư bản đào thải dưới sức ép của quy luật thị trường.
Song trên thực tế, không những kinh tế trang trại gia đình trụ lại được mà nó còn trở
thành lực lượng nông nghiệp chủ yếu ngay ở các nước nông nghiệp phát triển.
Ở nước ta những loại hình sản xuất kinh doanh giống như trang trại gia đình hiện nay
đã được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XIII nhà Trần đã khuyến khích phát triển
những thái ấp, điền trang của các vương tôn quý tộc. Năm 1266, nhà trần quyết định:
"Cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần triệu tập những người tiêu tán
không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang" - Đại Việt sử
ký toàn thư, Hà Nội 1967 tập II trang 33.
7
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Như vậy việc tổ chức đồn điền có từ thời nhà Trần, nhưng đến triều Lê Thánh Tông
mới chính thức mở rộng quy mô, thành lập các sở đồn điền nhằm mục đích phát triển
sản xuất nông nghiệp và tăng cường việc cung cấp lương thực. Theo sách cương mục,
từ năm 1481, 43 đồn điền đã được xây dựng dưới thời nhà Lê. Các sở đồn điền đều có
chánh phó đồn điền sứ trông coi, có thể mộ dân hay dùng lực lượng tù binh, người bị
tội để khai khẩn đất hoang thành ruộng đất và thành lập làng xóm. Ruộng đất ở các sở
đồn điền thuộc sở hữu và quản lý trực tiếp của Nhà nước trung ương, không ban cấp
đồn điền cho quan lại.
Đến khi thực dân Pháp chiếm xong nước ta, chúng lại cho phép tư bản thực dân phát
triển đồn điền. Các công ty tài chính và bọn thực dân có quyền thế đua nhau lập đồn
điền. Năm 1927, chỉ riêng ở Bắc kỳ đã có 155 đồn điền rộng từ 200 ha đến 8500 ha. Ở
Nam kỳ và cao nguyên Trung kỳ nhiều tên thực dân đã có đồn điền rộng hàng vạn ha.
Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân chiếm đoạt để lập đồn là 1,2 triệu ha bằng 1/4
tổng diện tích đất canh tác nước ta lúc bấy giờ.
Đồn điền được phân chia làm 2 loại: loại trồng lúa và loại trồng cây công nghiệp.
Đến sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), nông thôn nước ta đã có sự phát triển
mới. Mỗi hộ nông dân trở thành một đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cái lồng
bao cấp được tháo gỡ từng phần, sản xuất hàng hoá dần dần chiếm lĩnh trận địa tự cấp, tự
túc mà từ bao đời nay người nông dân đã dẫm chân tại chỗ. Tiếp sau Nghị quyết 10 của
Bộ chính trị là Luật đất đai (1993), luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho người
nông dân với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê thừa kế và thế chấp. Cùng
với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khoá, tín dụng, khuyến nông đã là
chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các trang
trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuất hàng hoá, mà ở cả những vùng chỉ quanh
quẩn sau hàng rào tự cấp, tự túc, tỷ xuất hàng hoá được nâng lên không chỉ ở những nơi
có bình quân ruộng đất cao mà cả những nơi đất chật, người đông. Sự tăng trưởng kinh tế
nổi bật trong nông nghiệp nước ta những năm qua không chỉ là hệ quả của sự gia tăng các
yếu tố sản xuất mà phần lớn là do sự thay đổi thể chế trong các hợp tác xã.
8
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Theo thống kê năm 2015, khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ
nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều
rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô
lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị
kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng
kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có
hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất
nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh
kinh tế trang trại trong trong thời gian tới.
Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang
trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%),10.974 trang trại chăn
nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy
sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại
đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại.
Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại,
chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại,
chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693
trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775
trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063
trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp.
Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang
trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang
trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang
trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới
trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an
toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả
kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ
đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại
9
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng
trăm lao động.
Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ,
mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.
1.7 Phân loại kinh tế trang trại
1.7.1 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý
Theo cách phân loại này có :
- Trang trại gia đình
- Trang trại liên doanh
- Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần
Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong cả nước. Đó là kiểu trang
trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình
đứng ra quản lý.
Thông thường mỗi trang trại là của một hộ gia đình, nhưng có những nơi quan hệ
huyết thống còn đậm nét thì có khi mấy gia đình cùng tham gia quản lý kinh doanh
một cơ sở.
Trang trại liên doanh do 2-3 trang trại gia đình hợp thành một trang trại lớn với năng
lực sản xuất lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn, tuy nhiên mỗi trang trại
thành viên vẫn có sức tự chủ điều hành sản xuất. đối tượng liên doanh đều là anh em,
họ hàng hay bạn bè thân thiết, ở các nước chău á do quy mô trang trại nhỏ nên loại
trang trại liên doanh rất có ít, ở Mỹ trang trại liên doanh có nhiều hơn, nhưng chỉ
chiếm 10% tổng số trang trại và 16% đất đai.
Trang trại hợp doanh tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần hoạtđộng trong lĩnh
vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại trang trại này thường có quy mô lớn,
thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuêl à chủ yếu, ở Mỹ năm
1982, bình quân một hợp doanh nông nghiệp có 1 triệu 52 ngàn USD giá trị đất đai và
10
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
công trình, 144 ngàn USD máy móc và thiết bị, 4 ôtô vận tải, 1,3 máy gặt đập liên
hợp, 9 công nhân thường xuyên và 18 công nhân thời vụ.
Trong trang trại hợp doanh nông nghiệp được chia làm 2 loại: Hợp doanh gia đình
và hợp doanh phi gia đình.
1.7.2 Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Phân loại theo cơ cấu sản xuất chia làm 2 loại:
- Sơ chế, cung cấp nguyên liệu
- Tinh chế, dây chuyền chế biến sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng.
Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm
thị trường của từng vùng. Nhiều trang trại kinh doanh tổng hợp kết hợp nông nghiệp
với tiểu thủ công nghiệp như các nước Châu á, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp
như các nước Bắc âu, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở nhiều nước khác.
Ở những nước mà nông nghiệp phát triển như Mỹ, Canađa, Tây âu thì cơ cấu sản xuất
theo hướng chuyên môn hoá như nuôi gà, vỗ béo lợn, nuôi bò thịt hoặc bò sữa, chuyên
trồng cây ăn quả hay trồng rau, trồng hoa và cây cảnh... lại có những trang trại chuyên
sản xuất nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có khi kết
hợp sản xuất với chế biến nông, lâm sản ở trình độ sơ chế hoặc tiến lên tinh chế.
1.7.3 Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Theo cách phân loại cơ cấu thu nhập có 2 loại:
- Trang trại thu nhập thuần nông
- Trang trại thu nhập không thuần nông.
Lâu nay, phân loại theo cơ cấu thu nhập là hình thức phổ biến, ở những nước nông
nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp thì đương nhiên cơ cấu
thu nhập của trang trại là dựa vào hoàn toàn hay phần lớn là nông nghiệp. Người ta gọi
đó là những "trang trại thuần nông". Theo đà phát triển của công nghiệp, số trang trại
thuần nông ngày một giảm (năm 1960, ở Đài Loan có 49,3% số trang trại là thuần
11
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
nông, đến năm 1980 tỷ lệ này còn 9%, ở Nhật Bản năm 1950, số trang trại thuần nông
chiếm 50%, đến 1985 tỷ lệ này còn giảm xuống 15%).
Ngược lại số trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp ngày càng tăng.
Những trang trại có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thường là cơ sở sản xuất
nông nghiệp quy mô vừa và lớn, thu nhập từ nông nghiệp đủ sức trang trải nhu cầu
sinh hoạt và tái sản xuất. Các trang trại có từ thu nhập nông nghiệp và ngoài nông
nghiệp thường có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đủ đáp ứng các nhu cầu
nên phải đi làm thêm ngoài trang trại trên địa bàn nông thôn, có khi cả ở thành phố để
tăng thêm thu thập, không ít các trang trại loại này bị lỗ, nhưng không bị xoá sổ, vì đã
có thu nhập ngoài nông nghiệp bù đắp.
1.7.4 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Theo cách phân loại hình thức sở hữu tư liệu sản xuất chia làm 03 loại:
- Không có tư liệu sản xuất, đi thuê hoàn toàn
- Có một một phần tư liệu sản xuất và một phần đi thuê
- Sở hữu hoàn toàn tư liệu sản xuất
Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất
đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi. Riêng về sở hữu ruộng đất, ở nhiều
nước 70-80% số chủ trang trại có ruộng đất riêng, ở Mỹ năm 1982, số chủ trang trại có
sỡ hữu hoàn toàn về đất đai chiếm 59%, sở hữu một phần là 29,3% và thuê hoàn toàn
ruộng đất là 11,7%.
Chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn một phần đi thuê người
khác. Trường hợp không phải là cá biệt tuy trang trại có đất đai nhưng phải đi thuê
máy móc, chuồng trại, kho bãi.
Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ cơ sở của một
trang trại hoặc của nhà nước để sản xuất, không chỉ máy móc, thiết bị, kho tàng,
chuồng trại mà cả đất đai, mặt nước, rừng căy, ở Mỹ năm1988, giá thuê hàng năm toàn
bộ một trang trại bằng 1-8,8% tổng giá trị tài sản của trang trại ấy. Theo giá thị trường
tuỳ từng vùng và loại hình trang trại.
12
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Thực tế các nước phát triển cho thấy sở hữu tư liệu sản xuất không phải là yếu tố
quyết định thành bại của trang trại, ở Mỹ, không ít những chủ trang trại đi thuê tư liệu
sản xuất để kinh doanh có lợi nhuận cao không kém các chủ trang trại có quyên sở hữu
về tư liệu sản xuất.
1.8 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới
Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định là mô
hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông lâm nghiệp ở mỗi
khu vực, mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau cho nên các mô hình
trang trại khác nhau. Có những chủ trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp như: Kết
hợp trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp (ở các nước Bắc Âu), kết
hợp nông nghiệp với các ngành nghề khác ở nông thôn (ở các nước châu Á), càng có
những trang trại sản xuất lớn như trang trại chuyên sản xuất ngũ cốc ở Mỹ hay Tây
Âu.
Về quy mô trang trại càng có sự thay đổi tuỳ theo từng nước. Cao nhất là các trang trại
ở Bắc Mỹ và Mỹ, quy mô bình quân một trang trại khoảng 180 ha, thấp nhất là các
nước châu Á, quy mô diện tích bình quân từ 0,9-4,5 ha. Quy mô về số lượng trang trại
càng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, từng giai đoạn gắn liền với quá trình hiện đại
hoá.
Bảng 1.2 Sự phát triển trang trại ở Tây Đức
1882 1895 1907 1949 1960 1971 1985
1. Số lượng trang trại 5.276 5.558 5.736 2.051 1.709 1.075 938
(1000trang trại)
2. Diện tích bình quân 6,0 5,8 5,7 11 13 14 15
(ha/trang trại)
(Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên
thế giới và châu Á”, Hà Nội 1993)
13
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Bảng 1.3 Sự phát triển trang trại ở Pháp
1802 1892 1908 1928 1950 1960 1970 1987
1. Số lượng TT
5.672 5.703 5.505 3.966 2.285 1.588 1.263 982
(1000 TT)
2. Diện tích BQ
5,9 5,8 6,0 11,6 14,0 19,0 23,0 29,0
(ha/TT)
(Nguồn: Đào Thế Tuấn, “Quá trình phát triển trang trại gia đình, Tạp chí thông tin lý
luận” 6/1992)
Đối với một số nước công nghiệp mới như Đài Loan và Hàn Quốc, tình hình phát triển
trang trại càng theo quy luật chung: khi bước vào công nghiệp hoá thì trang trại phát
triển mạnh, khi công nghiệp hoá đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng.
Bảng 1.4 Sự phát triển trang trại ở Đài Loan
1955 1960 1970 1988
1. Số lượng trang trại
714 808 916 730
(1000 trang trại)
2. Diện tích bình quân
1,1 0,91 0,83 1,2
(ha/trang trại)
(Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu
Á”, Hà Nội 1993)
Bảng 1.5 Sự phát triển trang trại ở Hàn Quốc
1953 1965 1975 1980
1. Số lượng trang trại (1000 TT) 2249 2507 2379 1772
2. Diện tích bình quân (ha/TT) 0,86 0,9 0,95 1,2
(Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu
Á”, Hà Nội 1993)
14
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Như vậy, lúc đầu công nghiệp hoá tác động tích cực đến sản xuất nông - lâm nghiệp
cho nên số lượng trang trại tăng nhanh. Khi công nghiệp hoá đạt đến mức độ cao thì
một mặt công nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp, mặt khác nó lại tác động làm
tăng năng lực sản xuất của các trang trại bằng việc trang bị máy móc thay thế lao động
thủ công. Do vậy, số lượng các trang trại giảm nhưng quy mô diện tích và giá trị tổng
sản lượng được cung cấp từ trang trại lại tăng lên.
* Các yếu tố sản xuất của trang trại:
- Ruộng đất: phần lớn trang trại sản xuất trên ruộng đất thuộc sở hữu của gia đình.
Nhưng càng có trang trại phải đi thuê một phần hoặc toàn bộ ruộng đất tuỳ vào từng
nước. ở Anh, Năm 1985 có 60% trang trại có ruộng đất riêng, 22% thuê một phần và
18% thuê toàn bộ. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang
trại phải đi thuê một phần hay toàn bộ ruộng đất. ở Đài Loan, Năm 1981 có 84% trang
trại có ruộng đất riêng, 9% đi thuê một phần và 7% thuê toàn bộ ruộng đất để sản xuất
kinh doanh.
- Vốn sản xuất: Nhìn chung, để mở rộng sản xuất kinh doanh các trang trại ngày càng
có xu hướng sử dụng nhiều vốn vay từ bên ngoài. ở Mỹ, năm 1960 tổng số vốn vay
của trang trại là 10 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD, năm 1985 là 88,5 tỷ USD. ở
Nhật Bản năm 1970 là nước có khoản đầu tư lớn nhất cho nông nghiệp, quỹ tài trợ sản
xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho đầu tư nông nghiệp.
- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: ở các trang trại công cụ sản xuất bao gồm súc vật
cày kéo, máy móc động lực cơ điện, công cụ máy nông nghiệp và các chuồng trại nhà
kho. Đến nay ở các nước phát triển đã tăng cường sử dụng máy móc hiện đại với mức
độ cơ giới hoá ngày càng cao, từng bước tự động hoá tin học hoá trong sản xuất. Hình
thức sử dụng máy móc do một hiệp hội đứng ra quản lý đang ngày càng phổ biến. ở
Nhật Bản năm 1985, 67% trang trại có máy kéo nhỏ, 20% trang trại có máy kéo lớn.
- Sử dụng lao động trong các trang trại: Số lượng lao động trong các trang trại ở mỗi
nước không còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ
công nghệ sản xuất nông nghiệp. Một trang trại có quy mô 25- 30 ha chỉ sử dụng 1- 2
lao động gia đình và từ 1- 2 lao động làm thuê thời vụ. Thậm chí ở Mỹ trang trại lớn
15
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
hơn 100 ha chỉ sử dụng 2 lao động chính. Ở một số nước châu Á như Nhật Bản năm
1990 mỗi trang trại có khoảng 3 lao động, nhưng chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp.
Từ quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới nên ta có thể rút
ra một số nhận xét sau:
- Phát triển kinh tế trang trại là thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Quy mô trang trại ở mỗi nước là khác nhau, nhưng có xu hướng ngày càng
tăng lên.
- Đất đai của trang trại thuộc nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó chủ yếu là đất
thuộc sở hữu của hộ gia đình. Người chủ trang trại có toàn quyền quyết định phương
hướng sản xuất kinh doanh của trang trại sao cho đạt hiệu qủa cao nhất.
- Cơ cấu thu nhập của trang trại thay đổi theo chiều hướng giảm thu từ nông nghiệp,
trong khi đó thu từ các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng.
- Các chủ trang trại ngày càng chú trọng hơn vào việc đầu tư ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của trang trại
nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu sản xuất hàng hoá của loại hình tổ chức sản xuất hàng
hoá này.
- Trong chính sách của Chính phủ các nước đều có xu hướng thống nhất là kích thích,
tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để kinh tế trang trại thực sự phát huy được nội lực
và ưu thế của nó trong quá trình phát triển hướng tới một nền nông nghiệp văn minh.
Để thuận tiện trong việc đánh giá kinh tế trang trại của một quốc gia cũng như của một
huyện, tác giả hệ thống các bộ tiêu chí để đánh giá thông qua tìm hiểu và phân tích nêu
trên. Bộ tiêu chí này chỉ mang tính định tính và chưa có khái niệm chính xác nhất cũng
như bao quát nhất trong các tài liệu đã nghiên cứu.
16
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Bảng 1.6 Bộ tiêu chí đánh giá Kinh tế trang trại
TT Chỉ tiêu Số lượng Năm khảo sát Đơn vị tính
1 Số lượng trang trại Trang trại
2 Diện tích bình quân ha
3 Số lượng nông sản Tấn
4 Tỷ lệ lao động tham gia sản Người
xuất kinh tế trang trại
5 Thu nhập bình quân lao Triệu/năm
động kinh tế trang trại
1.9 Qúa trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam
1.9.1 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc
Trong thời kỳ phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai
khẩu đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức
khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp...
Thời kỳ Lý Trần: do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần xây dựng cơ
sở kinh tế cho tầng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang,
thái ấp, đồn điền.
Thời Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm: Trại ấp ban
cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở
thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện
tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù binh.
1.9.2 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ pháp thuộc
Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác
những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng
sức sản xuất ở khu vực thuộc địa thông qua đó dễ phát triển mối quan hệ
17
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đó có nhiều chính sách và biện pháp trực
tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng
đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng…
1.9.3 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975
Thời kỳ 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền bắc mang nặng
tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: các
nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được
tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông
nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém.
Ở miền nam trong thời kỳ 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm
chiến chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng
hoá.
1.9.4 Thời kỳ 1975 trở lại đây
Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền Bắc dẫn
đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thập niên 80, đặc
biệt là đại hội VI của Đảng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước
ta, tiếp đó Bộ Chính trị có nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông
nghiệp và khẳng định về kinh tế tự chủ.
Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế,
chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, nghị quyết 10 đã đề ra chủ
trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Nhận thức luôn là một quá trình gian
khổ để đi đến chân lý. Để có được Nghị quyết 10 Khóa VI mang tính “cởi trói” cho
nông nghiệp thì Đảng đã trải qua những chặng đường nhận thức khác nhau với biết
bao thăng trầm gian khó.
Từ tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 16 đã ra Nghị quyết về “Hợp tác hóa trong
nông nghiệp” với mô hình xây dựng trên ba yếu tố là hình thức sở hữu tập thể, hình
thức lao động tập thể, phân phối theo lao động. Tuy nhiên ngay từ buổi đầu sự yếu
kém mô hình HTX đã bộc lộ rõ qua năng suất lao động thấp kém, nông dân ngày càng
không mặn mà với hợp tác xã, dẫn tới nhiều nơi khoán hộ chui để nông
18
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
dân thoát nghèo. Tiêu biểu như Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với sự lãnh đạo của đồng chí Kim
Ngọc – Bí thư tỉnh ủy đã mạnh bạo ra Nghị quyết 68-NQ/TW “Về một số vấn đề quản
lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay”. Kết quả thắng lợi lớn, sản lượng lúa
thu được tăng từ 3 đến 5 lần. Chỉ sau vài vụ khoán, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc đã
khởi sắc, xã viên phấn khởi lao động trên đất mình được giao. Điều đó chứng tỏ Nghị
quyết 68-NQ/TW đi đúng quy luật và hợp lòng dân. Nhưng chủ trương đó, lúc bấy giờ
không được nhân rộng, vì TW kết luận “việc khoán hộ ở Vĩnh Phúc….làm phai nhạt ý
thức tập thể, phục hồi và phát triển lối
ăn riêng lẻ, đẩy HTX vào con đường thoái hóa…”. Tới sau giải phóng Miền Nam,
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1976 đưa ra kế hoạch sản lượng lương thực
phải đạt 21 triệu tấn vào năm 1980. Thế nhưng mô hình HTX đáng ra cần cải tiến thì
lại vẫn duy trì, mở rộng quy mô, áp dụng cả vào thí điểm ở Miền Nam. Kết quả là sản
lượng lương thực giảm sút, không đạt kế hoạch đề ra (Năm 1980 cả nước chỉ đạt 11,64
triệu tấn lương thực). Người nông dân trực tiếp sản xuất ra lương thực đã bị đói trên
quy mô lớn, Nhà nước phải nhập khẩu lương thực, ngân sách quốc gia ngày càng cạn
kiệt. Nhiều địa phương đã tự “phá rào”, “kh oán chui”. Trước tình hình đó, Ban Bí thư
đã khảo sát thực tiễn và đã ra Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở
rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp (còn gọi là
nhóm 100). Chỉ thị đã thay đổi hình thức khoán và cho phép xã viên tự chủ trong khâu
gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và người nông dân được làm chủ sản lượng vượt
khoán – Động lực của khoán 100 nằm ở điều này; Bởi thế, sản lượng lương thực tăng
lên (từ 1980 chỉ đạt 11,64 triệu tấn thì đến 1983 đạt 16,9 triệu tấn, 1985 là 18,2 triệu
tấn) và không ai có thể phủ nhận tác động tích cực của khoán. Tuy nhiên, khoán 100
vẫn là “nửa vời” nên chỉ có tác động tích cực những năm đầu. Đến cuối năm 1986 thì
sản xuất nông nghiệp lại có nguy cơ chững lại và sa sút…Chính thời điểm đó, Đại hội
VI của Đảng (12/1986) đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện và triệt để với tinh
thần “Cách mạng và khoa học”.
Từ đại hội V, Đảng đã xác định “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, Đại hội VI đã cụ
thể hóa việc thực hiện chủ trương đó nên rất chú trọng nghiên cứu chính sách quản lý
nông nghiệp. Vì vậy, tư duy mới về quản lý nông nghiệp đã có không gian để phát
triển, mà Chỉ thị 100 đã bộc lộ những mặt hạn chế với biểu
19
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
hiện như bộ máy HTX cồng kềnh; Tình trạng “Rong công, chấm điểm” chưa chấm dứt,
nông dân mới tự chủ 3 trong 8 khâu sản xuất; Mức khoán không ổn định, thời gian giao
đất quá ngắn nên người nông dân không yên tâm đầu tư…hậu quả là nền nông nghiệp
trước nước ta lại đi xuống. Theo điều tra của Viện quản lý kinh tế TW thì năm 1987 cả
nước chỉ đạt 17,6 triệu tấn và có tới gần 2 triệu người bị đói. Nhu cầu bức xúc về lương
thực đã dẫn đến việc một số địa phương chủ động chuyển sang khoán gọn đến từng hộ gia
đình. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Khóa VI: “về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp” được chuẩn bị gấp rút nhưng cẩn trọng. Dự thảo Nghị quyết đã đưa
ra thảo luận dân chủ với cán bộ nông nghiệp và cán bộ chính quyền của các địa phương
trong cả nước. Bộ Chính trị cho các nơi thử nghiệm phương thức sản xuất mới trong vụ
Đông Xuân 1987-1988. Sau đó, tại Đại hội Nông dân toàn quốc (ngày 28,29-3-1988), Bộ
Chính trị còn đề nghị các đại biểu đọc lại, góp
ý sủa chữa lần cuối. Ng ày 5-4-1988, Bộ Chính trị chính thức cho ra đời Nghị quyết 10
(gọi tắt là khoán 10: Trong Nghị quyết, đảng đã nhận thức rõ sai lầm trong mô hình
HTX trước đây: Việc chủ quan, nóng vội, gò ép nhân dân vào Hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất; việc đưa HTX lên quy mô to lớn khi trình độ quản lý không tương ứng; việc hợp
tác hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi không đủ khả năng quản lý…là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến mô hình HTX vào chỗ lụi bại …; Từ đó, Đảng tuyên bố “Công nhận
sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân, đảm bảo quyền làm
ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân”.
Nghị quyết đưa ra 3 quyết định quan trọng trong quản lý nông nghiệp:
Thứ nhất là: coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ. Hộ nông dân là đơn vị nhận
khoán với HTX, được giao đất ổn định 15 năm, mức khoán ổn định 5 năm, được tự
chủ hoàn toàn từ A đến Z trong quá trình sản xuất; được làm chủ hoàn toàn số nông
sản làm ra sau khi nộp thuế nông nghiệp cho nhà nước;
Thứ hai: tạo điều kiện cho người nông dân tự do cả đầu vào như vật tư, phân bón và
đầu ra là sản phẩm nông nghiệp trên thị trường theo cơ chế “thuận mua vừa bán”;
Thứ ba: chuyển hợp tác xã sang làm công tác dịch vụ cho nông dân.
Như vậy, so với chỉ thị 100 thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước
20
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
đột phá trong tư duy quản lý kinh tế khi lần đầu tiên thừa nhận hộ gia đình là đơn vị
kinh tế tự chủ khi người nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài,
chỉ có 1 điểm cần lưu ý là nghị quyết 10 có nội dung rất ngắn chỉ ngắn như một mệnh
lệnh, cũng không có một công văn chỉ thị nào của chính phủ thể chế nghị quyết, mà từ
chủ trương của Đảng đến thẳng dân “như một ngày hội của nông dân” theo cách nói
của thủ tướng Phạm Văn Đồng . Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi người
nông dân đã khát khao chờ đợi điều đó quá lâu bởi không ít cơ sở “xé rào” làm theo
cách đó từ trước. Sự “cởi trói” chính thức có ý nghĩa giải phóng sức sản xuất trong
nông nghiệp, đem lại sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước nhà.
Kết quả thật kì diệu, sau đó chỉ một năm, từ một nước thiếu lương triền miên, đến năm
1989 sản lượng lúc gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu
được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Sau đó, con tàu nông dân Việt Nam vẫn phải vượt qua rất
nhiều khó khăn, thử thách nhưng đã có phương hướng đúng để tiến lên. Sản lượng lúa
của cả nước ngày càng tăng; trong năm 2012, Việt Nam đạt con số 43,7 triệu tấn, sản
lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn mang lại 3,5 tỉ USD, Việt Nam thành quốc gia xuất
khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Ân Độ). Có thể gọi nghị quyết 10 của Bộ Chính
trị khoá VI là “cây đũa thần” làm chuyển biến mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam,
góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm
trọng và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp đổi mới. Sau 30 năm nhìn lại
ta có thể rút ra những bài học quý báu đó là:
Thứ nhất: Đường lối của Đảng có vai trò vô cùng quan trọng vì chính nó quyết định
sự thành bại của cách mạng, sự sống còn của Đảng.
Thứ hai: Đường lối, chính sách của đảng phải phù hợp với thực tiễn, phải đúc kết từ
cơ sở và người lãnh đạo phải nhạy cảm trước cái mới, biết đúc rút sự sáng tạo của
quần chúng, nâng thành chủ trương để đưa vào cuộc sống, tạo ra hợp lực để phát triển
đất nước.
Thứ ba: Mọi chủ trương chính sách của Đảng đều phải dựa vào nguyên tắc tôn
21
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
trọng lợi ích nhân đân; phải gắn người lao động trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của
mình, phải lấy con người làm động lực phát triển; “đem của dân, sức dân, tài dân để
làm lợi cho nhân dân” như Hồ Chí Minh đã căn dặn.
Thứ tư: Không ngừng coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, công tác tư tưởng trên
cơ sở bám sát thực tiễn để chủ trương chính sách đi trước mở đường mà không trở
thành “vật cản” của thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển của xã hội, cung cấp luận
cứ khoa học cho các quyết định chính trị của Đảng nhà nước.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI thật sự là một dấu son, là sự đột phá trong
nhận thức của Đảng về chính sách quản lí kinh tế nông nghiệp. Đảng đã vượt lên chính
mình khi dám từ bỏ những điều cũ kĩ lỗi thời để vươn tới cái mới, cái hợp lí. Tất
nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước không ít khó khăn thách thức mới,
đòi hỏi phải có quyết sách mới. Sự kì diệu mà “khoán 10” mang lại đã vượt khỏi lĩnh
vực nông nghiệp, trở thành thông điệp chỉ sự đột phá chung trong chủ trương, chính
sách. Trong đời sống văn hoá xã hội ta hiện nay hay thấy cụm từ “cần một khoán 10
trong khoa học, cần một “khoán 10” trong giáo dục…”. Hy vọng với bài học “khoán
10” của 30 năm trước, Đảng ta sẽ giải quyết tốt những tồn tại hiện nay, tiếp tục ra đời
một “khoán 10” mới trong nông nghiệp và nhiều “khoán 10” trong các lĩnh vực khác.
Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, luật đất
đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hoá
chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khóa VII năm 1993 đó chủ trương khuyến
khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô thích hợp, luật đất đai
năm 1983 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 càng đó thể chế hoá chính sách đất đai đối
với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội đảng toàn quốc
lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp
tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm
gần đây, kinh tế trang trại đó phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đó có những
chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế.
22
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Kết luận chương 1
Qua phân tích và đánh giá những mô hình kinh tế trang trại các nước trên thế giới và ở
Việt Nam qua các thời kỳ thấy rằng tuy mỗi nước có những đặc thù riêng, nhưng tựu
chung tiến trình phát triển kinh tế trang trại đều có quy luật phát triển giống nhau, và ở
mỗi nước, mỗi khu vực sẽ gắn liền với quy mô, trình độ phát triển kinh tế xã hội của
vùng và khu vực đó. Đồng thời, thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về kinh tế trang trại,
các khái niệm về kinh tế trang trại, những bài học kinh nghiệm, đề ra các tiêu chí làm
cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Quốc Oai.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện
Quốc Oai trong những năm tiếp theo.
23
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai được thành lập năm 1831, do vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây và
Quốc Oai là một trong năm phủ của tỉnh Sơn Tây. Phủ Quốc Oai khi đó gồm hai
huyện Đan Phượng và Thạch Thất.
Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới
lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21/ 4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ
Quốc hội. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm có 23 xã: Phú Mãn, Phú
Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu,
Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa,
Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai
tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc
tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng thành phố Hà
Nội. Theo đó, chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hoà, Tân
Phúc, Đại Thành của huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình nhập vào thành phố Hà
Nội. Sau khi điểu chỉnh, huyện Quốc Oai còn lại 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch,
Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương,
Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Hoàng Ngô.
Ngày 17/2/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP điều chỉnh địa
giới hành chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Cộng Hòa,
Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập
các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.
Ngày 23/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 178-HĐBT thành lập
24
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
thị trấn Quốc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên cơ sở toàn bộ diện
tích và dân số của xã Hoàng Ngô. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 16 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch,
Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương,
Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà
Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyển thị xã Sơn Tây và năm huyện
Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện
và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất,
Quốc Oai, thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển các xã Tân Phú, Đại
Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Hoài Đức về huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi
điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai
và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc
Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên
Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết
của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc
Hà Nội.
Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký Quyết định số
20/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã
Đông Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Quốc Oai
quản lý kể từ ngày 1/8/2008.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành
chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của xã Đông Xuân vào huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều
chỉnh, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và
20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp,
25
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn,
Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân Quá trình hình
thành kinh tế trang trại của huyện càng gắn liền với quá trình hình thành kinh tế trang
trại của cả nước như đã trình bày ở mục trên.
Ngày 30/12/2015, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc
Oai tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm
2030, tỷ lệ 1/10.000.
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2030
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Quốc Oai có
diện tích khoảng 14.700,62 ha, trong đó, đất phát triển đô thị khoảng 7.382 ha, diện
tích đất nông thôn khoảng 7.318,62 ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng
304.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 180.000 người, dân số nông thôn
khoảng 124.000 người. Huyện Quốc Oai có phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận
Hà Đông; phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện
Chương Mỹ; phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Đây là bước đi
quan trọng nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch
26
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực đã
được UBND TP Hà Nội phê duyệt; lồng ghép phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội huyện. Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy hoạch phân
khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch
xây dựng các điểm dân cư nông thôn, đồng thời lập các dự án đầu tư để phát triển kinh
tế - xã hội huyện Quốc Oai.
Quy hoạch cũng tạo tiền đề, động lực để phát huy các tiềm năng, thế mạnh nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của huyện, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất
đai và nguồn lao động trên địa bàn, là cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản
lý xây dựng theo quy hoạch.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm hướng tới xây dựng hình ảnh huyện Quốc Oai là một
trong những khu vực phát triển năng động, bền vững phía Tây Thủ đô Hà Nội: hài hòa
giữa đô thị và nông thôn, hiện đại truyền thống, bảo tồn - phát triển trong tổng thể Thủ
đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030 được định hướng gồm 3
khu vực chính: Khu vực đô thị, khu vực nông thôn và khu vực hành lang xanh.
Khu vực đô thị: Thị trấn Quốc Oai phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, văn hóa lịch
sử, nông nghiệp công nghệ cao. Một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc phát triển là đô thị khoa
học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ y
tế, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm
linh; hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh.
Khu vực nông thôn: gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị, định hướng
phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô, định hướng phát triển mô
hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, hoạt động phục vụ du lịch,
bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống.
Khu vực hành lang xanh: phát triển du lịch, mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học
phục vụ nông nghiệp, khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các
vùng đa dạng sinh học, vùng nông nghiệp năng suất cao; phát triển hệ thống xã hội - hạ
27
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.
Trên cơ sở phân vùng địa hình và phân vùng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng
phân vùng phát triển không gian huyện Quốc Oai gồm 6 vùng:
Vùng 1 - Thị trấn sinh thái Quốc Oai phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, văn hóa
lịch sử, nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng 2, một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc, phát triển theo mô hình đô thị khoa học,
công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ, y
tế, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và
tâm linh.
Vùng 3 - vùng gò đồi, du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, trồng cây ăn quả và chăn nuôi;
Vùng 4 - vùng đồi thấp, phát triển cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
Vùng 5 - vùng đồng bằng nội đồng, phát triển lúa năng suất cao, chăn nuôi và làng
nghề truyền thống;
Vùng 6 - vùng ven bãi, phát triển rau sạch, rau an toàn và cây ăn quả.
Trên cơ sở định hướng Thủ đô, đánh giá quỹ đất xây dựng và mối liên hệ phát triển
với các đô thị xung quanh, phát triển thị trấn sinh thái Quốc Oai về phía Tây và
phía Bắc, nơi có quỹ dất xây dựng và kết nối thuận lợi với đô thị trung tâm và đô
thị mới Hòa Lạc; hạn chế mở rộng đô thị về phía Nam do đây là vùng trũng, phù
hợp phát triển nông nghiệp.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội. Có nhiều mạng lưới
sông chảy qua nhu: sông Đáy, sông Tích…thường xuyên cung cấp nguồn nước cho
phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Quốc Oai có lợi thế về đường giao thông
với nhiều đường giao thông lớn, huyết mạch của thành phố càng như cua khu vực như
28
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
đương cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường 21…Có địa hình đa dạng nhiều loại hình gồm
đồng bằng, đồi núi thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp đa dang.
2.1.1.2 Đất đai, khí hậu
Huyện Quốc Oai có diên tích tự nhiên 147,0062 km2, rộng thứ 10 trong các huyện của
thành phố, với 65% là đất đồng bằng thích hợp trồng cây nông nghiệp như lúa, hoa
màu; 35% đất đồi núi với độ dốc thấp là chủ yếu thích hợp trồng cac loại cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày cây lấy gỗ. Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm: 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết
Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch
Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành,
Cộng Hòa, Đông Xuân.
Nằm ở vị trí khá trung tâm, khí hậu của huyện mang đậm tính chất của khí hậu TP Hà
Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số, quy mô & phân bố dân số
Huyện Quốc Oai có quy mô dân số trung bình của thành phố với tổng số dân trên địa
bàn là 163.714 người, mật độ dân số 1.114 người/km2. Trong đó khu vực thành thị là
13.589 người và khu vực nông thôn 150.125 người. Số người trong độ tuổi lao động
97,993 người phân bố trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao khoảng trên 40%.
2.1.2.2 Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội
của huyện Quốc Oai đã được phát triển với nhịp độ cao. Nhịp độ tăng trưởng tổng sản
phẩm trong huyện (GDP) liên tục nhiều năm đạt 8 - 12%. Thu nhập bình quân trên
2trđ/người/tháng tuy còn khá thấp so với tiềm nằng phát triển xong không ngừng được
tăng lên.
Xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá tiếp tục được duy trì và phát triển, một số mặt
được củng cố, nhất là nông - lâm nghiệp nhiều loại nông sản hàng hoá đã có khối
29
Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
lượng tương đối khá. Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tuy không ít khó
khăn nhưng tỷ trọng đang tăng dần, trạng thái tự cấp, tự túc nặng nề căn bản được
khắc phục, mức độ thuần nông đã giảm bớt.
Có thể nhận định rằng, nền kinh tế liên tục phát triển và chuyển dịch đúng hướng theo xu
hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với nhu cầu của thị trường, hướng theo xuất
khẩu và sát với lợi thế của địa phương, từng bước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1.3 Giáo Dục - Y tế - Văn hoá
Công tác giáo dục các năm gần đây đã được phát triển xã hội hoá cao, mạng lưới giáo
dục đã được mở rộng đi đôi với chất lượng đào tạo. Trên địa bàn huyện có 23 trường
tiếu học, 22 trường trung học cơ sơ, 7 trường phổ thông trung học trong đó có 34
trường dân lập. Với tổng số 12.525 học sinh tiểu học, 10.808 học sinh trung học cơ sở,
7.870 học sinh phổ thông.
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai
Để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Quốc Oai, đã tiến hành phân tích 05 chỉ tiêu sau:
2.2.1 Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại
Với các tỉnh phía bắc, bình quân đất sản xuất của mỗi trang trại trên 4ha, 2 ha chiếm
56%, 10 ha chiếm 38.3%, 10 - 30 ha chiếm 0,6 %, chưa có trang trại nào đến vài trăm
ha.
Với các tỉnh phía nam, đất sản xuất bình quân của một trang trại ở Gia Lai là 4,29 ha,
Đắc Lắc 6,3 ha, Bình Dương 10ha, Bình Định 8 ha, Quảng Nam 2 ha, Bình Thuận 7 -
8 ha, Thành phố HCM 2ha, ước tính đất bình quân của một trang trại Việt Nam là 8 -
10 ha.
Như vậy, đất canh tác sản xuất nông lâm nghiệp của các tỉnh miền bắc là thấp hơn các
tỉnh phía nam, kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các vùng trung du, miền núi,
ven biển đó là những nơi có tiềm năng đất đai lớn.
30
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội

More Related Content

Similar to Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội

LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Outlook 2010 training book
Outlook 2010 training bookOutlook 2010 training book
Outlook 2010 training book
vanconghuan
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội (20)

Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
 
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdfỨng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
 
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
 
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
 
Outlook 2010 training book
Outlook 2010 training bookOutlook 2010 training book
Outlook 2010 training book
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
Qtkdqttiuluanthamkhao
 
Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng...
Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng...Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng...
Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng...
 
19230
1923019230
19230
 
Ly thuyetdohoa
Ly thuyetdohoaLy thuyetdohoa
Ly thuyetdohoa
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOTĐề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOTLuận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Ngô đình nhu Lịch sử
Ngô đình nhu Lịch sửNgô đình nhu Lịch sử
Ngô đình nhu Lịch sử
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá Hiện trạng xử lý nước thải trong khai t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá Hiện trạng xử lý nước thải trong khai t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá Hiện trạng xử lý nước thải trong khai t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá Hiện trạng xử lý nước thải trong khai t...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải si...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải si...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải si...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải si...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh h...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh h...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh h...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh h...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 12 Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại k...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 12 Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại k...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 12 Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại k...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 12 Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại k...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 8 Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyế...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 8 Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyế...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 8 Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyế...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 8 Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Quyế...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh c...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuấ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuấ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuấ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuấ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 4 Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 4 Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 4 Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 4 Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải Công ty...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải Công ty...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải Công ty...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải Công ty...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (10)

Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
tai-lieu-hoc-nguyen-li-marketing-can-ban2.pdf
tai-lieu-hoc-nguyen-li-marketing-can-ban2.pdftai-lieu-hoc-nguyen-li-marketing-can-ban2.pdf
tai-lieu-hoc-nguyen-li-marketing-can-ban2.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 

Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Hà Nội

  • 1. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................. ii MỤC LỤC........................................................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ................... viii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... ix CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI................................................................................................................................................. 1 1.1 Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại....................................................................... 1 1.2 Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại.................................................................................. 2 1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại................................................................................................... 4 1.4 Tiêu chí nhận diện trang trại.......................................................................................................... 5 1.5 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại............................................................................................ 6 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại.............................................. 6 1.7 Phân loại kinh tế trang trại........................................................................................................... 10 1.7.1 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý........................................................................... 10 1.7.2 Phân loại theo cơ cấu sản xuất................................................................................................. 11 1.7.3 Phân loại theo cơ cấu thu nhập................................................................................................ 11 1.7.4 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất........................................................... 12 1.8 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới....... 13 1.9 Qúa trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam..................................................... 17 1.9.1 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc.............................................. 17 1.9.2 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ pháp thuộc............................................................... 17 1.9.3 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975.............................................................. 18 1.9.4 Thời kỳ 1975 trở lại đây................................................................................................................ 18 Kết luận chương 1...................................................................................................................................... 23 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai..................................................... 24 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................................ 28 2.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................................................ 28 iii
  • 2. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2.1.1.2 Đất đai, khí hậu............................................................................................................................29 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................................................29 2.1.2.1 Dân số, quy mô & phân bố dân số.......................................................................................29 2.1.2.2 Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề..........................................................................29 2.1.3 Giáo Dục - Y tế - Văn hoá..........................................................................................................30 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai 30 2.2.1 Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại .......................................................................30 2.2.2 Về lao động của mỗi trang trại................................................................................................31 2.2.3 Khối lượng và giá trị nông sản tạo ra..................................................................................32 2.2.4 Về thu nhập.......................................................................................................................................33 2.2.5 Về vốn...................................................................................................................................................34 2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Quốc Oai .. 35 2.3.1 Những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển của huyện những năm tới.............................................................................................................................................................35 2.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân........................................................................45 Kết luận chương 2....................................................................................................................................45 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI................................................................47 2.3 Định hướng phát triển kinh tế chung của cả nước đến năm 2020.........................47 3.1.1 Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại .........................................47 3.1.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế........................................47 3.1.3 Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng đất nước............................48 3.1.4 Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng đất nước, trước mắt tập trung ở các vùng trung du, miền núi và những vùng có diện tích đất Nông - Lâm - Ngư nghiệp bình quân nhân khẩu cao.............................................................................................................................................48 3.1.5 Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn, tạo bước phát triển của kinh tế trang trại nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế trang trại .... 49 3.1.6 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý của nhà nước..........................................50 2.4 Phương hướng cụ thể phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai trong thời gian tới.....................................................................................................................................50 iv
  • 3. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3.2.1 Phương hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới ............................................................................................................................................................ 53 2.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai ...............................................................................................................................54 3.3.1 Giải pháp về vốn ............................................................................................................................. 54 3.3.2. Giải pháp về lao động................................................................................................................. 55 3.3.3 Giải pháp về đất đai....................................................................................................................... 56 3.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ....... 57 3.3.4.1 Công nghệ nhà kính....................................................................................................................59 3.3.4.2 Công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước...................................................................60 3.3.4.4 Hạt giống, gen...............................................................................................................................61 3.3.4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin ..............................................................................................61 3.3.4.6 Công nghệ sau thu hoạch.........................................................................................................62 3.3.4.7 Nghiên cứu và phát triển (R&D)..........................................................................................63 3.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của các chủ trang trại ............................................. 64 Kết luận chương 3....................................................................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................66 Kết luận..........................................................................................................................................................66 Kiến nghị.......................................................................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................70 PHỤ LỤC......................................................................................................................................................72 v
  • 4. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2030......................................26 vi
  • 5. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.2 Sự phát triển trang trại ở Tây Đức...................................................................................13 Bảng 1.3 Sự phát triển trang trại ở Pháp...........................................................................................14 Bảng 1.4 Sự phát triển trang trại ở Đài Loan..................................................................................14 Bảng 1.5 Sự phát triển trang trại ở Hàn Quốc................................................................................14 Bảng 1.6 Bộ tiêu chí đánh giá Kinh tế trang trại...........................................................................17 Bảng 2.1 Quy mô đất canh tác bình quân của................................................................................31 các trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai 2010 -2015............................................................31 Bảng 2.2 Lao động của các chủ trang trên địa bàn huyện Quốc Oai 2012 -2015 ..........32 Bảng 2.3. Bảng số lượng gia súc gia cầm huyện Quốc Oai 2012 -2015............................32 Bảng 2.4. Bảng giá trị nông sản huyện Quốc Oai 2012-2015.................................................33 vii
  • 6. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CCN Cụm công nghiệp CP Cổ phần CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NTM Nông thôn mới TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân viii
  • 7. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn lại sau 30 năm đổi mới (1986 – 2015), Đảng và Chính phủ đã nhận ra nhiều thành tựu và hạn chế để tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trong đó nông nghiệp được đánh giá là một ngành có những bước đột phá ngoạn mục. Những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, lịch sử, văn hoá đã tạo một tiền đề tốt cho phát triển ngành nông nghiệp nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Lần đầu tiên trong hiến pháp ghi nhận vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân một cách tương xứng với sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời khẳng định rõ ràng và nhất quán về tài sản hợp pháp để đầu tư, sản xuất kinh doanh được nhà nước bảo vệ và không bị quốc hóa, cụ thể tại Khoản 3 Điều 51 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Đây là một bước đột phá mà đảng và chính phủ, quốc hội đã sớm nhận ra vai trò của đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tôn vinh, ghi nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ phát triển, từ hệ thống chính trị, hệ thống bộ máy nhà nước, đề án cải cách giáo dục, định hướng đào tạo và mọi tổ chức hành chính khác phải rũ bỏ cái “hành là chính của mình” trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh từng giờ diễn ra khắp toàn thế giới. Để tiến tới sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nhiều chính sách ưu đãi về nông nghiệp đã được ban hành, và bước đầu thu hút một nguồn lực đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đón đầu các cơ hội khi Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được thông qua. Mặc dù Mỹ đã tuyên bố rút khỏi TPP nhưng những nước còn lại vẫn tiếp tục đàm phán. ix
  • 8. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Nhằm định hướng tốt cho tương lai, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và phát huy hết lợi thế về địa lý, chính sách và xu thế của thế giới, việc chọn đề tài luận văn “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội” là từng bước góp phần hiện thực hoá hiến pháp, đề xuất các giải pháp cho các tổ hợp tác, các liên minh sản xuất, các doanh nghiệp và hộ dân trên địa bàn huyện, nâng cao nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp, khả năng cung ứng cho nhu cầu thực phẩm sạch, chất lượng cao cho dân số thành phố Hà Nội và tiến tới xuất khẩu sang các nước có nhu cầu khi cùng nhau tham gia vào sân chơi chung của khu vực và thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu với mục đích tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Các mô hình kinh tế trang trại trên địa toàn quốc nói chung và địa bàn huyện Quốc Oai nói riêng. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Dựa trên lý luận khoa học và thực tiễn về thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên của huyện Quốc Oai để phân tích, đánh giá nhằm đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai; - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu của một số mô hình kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai – TP Hà Nội; x
  • 9. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net - Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2010 đến nay, các số liệu về định hướng phát triển, cơ hội và thách thức về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa; - Phương pháp kế thừa có chọn lọc; - Phương pháp điều tra thực tế; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác. xi
  • 10. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1 Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại Trên thế giới, trang trại đã có quá trình hình thành và phát triển trên 200 năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng trang trại là loại hình sản xuất chuyển từ tự cấp tự túc khép kín của hộ tiểu nông vươn lên sản xuất hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với kinh tế thị trường cạnh tranh. Sự hình thành kinh tế trang trại gắn liền với quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại được coi là phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại là vấn đề không còn mới mẻ với các nước tư bản phát triển và đang phát triển. Song đối với nước ta đây vẫn còn là vấn đề rất mới, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi. Cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương hay đứng trên các phương diện khác nhau các nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại. Trong thời gian qua những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường đã được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Có nhiều quan điểm về kinh tế trang trại như sau: Quan điểm 1: "kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội bao gồm một số người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ". Quan điểm trên khẳng định trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ nông trại trong quá trình sản xuất kinh doanh 1
  • 11. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net nhưng chưa thấy được vai trò của các hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác. Quan điểm 2 Cho rằng: "kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao". Quan điểm này cho thấy đặc trưng cơ bản quyết định của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá nhưng chưa thấy được vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm 3 cho rằng: "kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương thức tạo ra tỷ suất sinh lời cao trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao". Quan điểm trên khẳng định nền kinh tế thị trường là tiền đề chủ yếu cho việc phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời khẳng định vị trí vai trò của chủ trang trại trong quá trình quản lý kinh doanh của trang trại. Trong Nghi quyết TW số 06/NQ -TW 10/11/1998 đã khẳng định "trang trại gia đình, thực chất là kinh tế sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình chủ yếu là để sản suất kinh doanh có hiệu quả. Xuất phát từ những quan điểm trên, theo khái niệm chung nhất về kinh tế trang trại là: Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có mục đích chính là sản xuất hành hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ trang trại độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng, đất và các yếu tố sản xuất khác tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, kế hoạch sản xuất kinh doanh tự chủ luôn gắn với thị trường. 1.2 Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nền nông nghiệp ở các 2
  • 12. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net nước đang phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình. Nước ta, kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường. - Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá thấp sang hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ càng phát triển đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang trại là góp phần tích cực vào việc tăng giá trị các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta. - Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo về rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên cả nước. 3
  • 13. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại Kinh tế trang trại thực chất là một cấp độ trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Tuy vậy, giữa chúng có những đặc trưng cơ bản sau đây. Bảng 1.1 So sánh sự khác nhau về một số đặc trưng cơ bản giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ tiểu nông tự cấp, tự túc Stt Tiêu thức Kinh tế trang trại Kinh tế tiểu nông 1 Mục đích sản xuất. Chủ yếu sản xuất để bán. Chủ yếu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. 2 Quy mô diện tích. Trên diện tích tập trung đủ lớn. Manh mún, phân tán. 3 Quy mô vốn. Yêu cầu tích luỹ vốn lớn. Yêu cầu vốn ít. Cao, có khả năng áp dụng Thấp, mang nặng tính 4 Trình độ sản xuất. phương tiện máy móc, kỹ thuật thủ công. công nghệ hiện đại. 5 Khả năng tích luỹ Nhiều. Ít sản xuất. 6 Lao động. Vừa sử dụng lao động vừa sử Chủ yếu sử dụng lao dụng lao động thuê ngoài động gia đình. C.Mác đã phân biệt chủ trang trại với tiểu nông: “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra, còn người chủ hộ gia đình tiêu dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”. Quy mô sản xuất hàng hoá được thể hiện qua tỷ suất hàng hoá là đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất để phân biệt hộ nông dân sản xuất tiểu nông với hệ nông dân sản xuất theo kinh tế trang trại. 4
  • 14. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Từ sự phân tích trên, ta thấy kinh tế trang trại có những đặc trưng sau: - Mục đích sản xuất là tạo ra các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường nhằm thu lợi nhuận cao. - Có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của các hộ kinh tế gia đình trong vùng về các điều kiện sản xuất như đất đai, vốn, lao động. - Người chủ trong trang trại càng là người trực tiếp lao động sản xuất. - Sản xuất đi vào chuyên môn hoá cao hơn, áp dung nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giá trị sản phẩm thu nhập và giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Một số tác giả cho rằng: sở hữu tài sản gia đình và quản lý điều hành trực tiếp của chủ trang trại cũng là đặc điểm chung của kinh tế trang trại. Những đặc điểm này có thể phần nào phù hợp với các mô hình kinh tế trang trại ở Việt nam hiện nay. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy vẫn có những chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại khác để sản xuất, từ đất đai, mặt nước rừng cây, kho tàng, bến bãi, máy móc, thiết bị... (ở Mỹ, năm 1998 giá thuê hàng năm toàn bộ trang trại bằng 0,5-0,8% tổng giá trị tài sản của trang trại theo giá thị trường). 1.4 Tiêu chí nhận diện trang trại Cho đến nay, tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi, thiếu thống nhất. Thực tế cho thấy, giữa các địa phương còn có sự khác biệt rất lớn trong việc xác định tiêu chuẩn trang trại. Tuy nhiên, Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo đó, 1. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: a) Trang trại trồng trọt; b) Trang trại chăn nuôi; c) Trang trại lâm nghiệp; d) Trang trại nuôi trồng thuỷ sản; 5
  • 15. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net đ) Trang trại tổng hợp. 2. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. 1.5 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại Chúng ta đã biết trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Anh là nước tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất. Lúc bấy giờ người ta quan niệm một cách đơn giản rằng trong nền kinh tế hàng hoá, nông nghiệp càng phải xây dựng như công nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn. Vì vậy, ruộng đất được tích tụ tập trung, xí nghiệp nông nghiệp tư bản được xây dựng, nhiều trang trại gia đình bị phá sản hoặc phân tán và người ta hy vọng với mô hình này, số lượng nông sản tạo ra nhiều hơn với giá rẻ hơn so với gia đình phân tán. Nhưng người ta quên mất một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp khác với công nghiệp là nó tác động vào sinh vật, vào cây trồng cũng như vật nuôi, điều đó không phù hợp với sản xuất tập trung quy mô lớn và việc sử dụng lao động làm thuê tập trung chỉ đêm lại hiệu quả kinh tế thấp. 6
  • 16. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Chính C.Mác lúc đầu cũng nghĩ rằng trong công trình tư bản chủ nghĩa, xây dựng các xí nghiệp chứa nước theo hướng quy mô lớn tập trung là tất yếu. Nhưng về cuối đời chính C. Mác chứ không phải ai khác đã nhận định lại: "ngay ở nước Anh với ngành công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê". Cho đến cuối thế kỷ XIX, trang trại gia đình trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất trong nền nông nghiệp thế giới. Loại hình kinh doanh này gồm có người chủ cùng với gia đình hoặc có khi có một vài công làm thuê ít nhiều có tham gia sinh hoạt với gia đình. Loại hình kinh doanh này có sự chống đỡ lớn trong các cuộc khủng hoảng. Trang trại gia đình được hình thành, phát triển từ các hộ tiểu nông. Một khi đã hội tụ được các điều kiện như vốn, kỹ thuật, thị trường thì tiểu nông tự phá vì cái vỏ ốc tự cấp, tự túc của mình để dần dần đi vào quỹ đạo của sản xuất hàng hoá. Sản xuất chính là đặc điểm cơ bản đánh dấu sự khác biệt giữa trang trại với tiểu nông: trong khi người chủ trang trại bán toàn bộ hay phần lớn sản phẩm của mình làm ra thì người tiểu nông tiêu dùng đại bộ phận nông sản do mình sản xuất và đối với anh ta mua bán càng ít càng tốt. Sau gần hai thế kỷ tồn tại và phát triển, vị trí của kinh tế trang trại gia đình với quy mô nhỏ bé, phân tán sẽ không phù hợp với phương thức sản xuất tư bản và sớm muộn càng bị các xí nghiệp nông nghiệp tư bản đào thải dưới sức ép của quy luật thị trường. Song trên thực tế, không những kinh tế trang trại gia đình trụ lại được mà nó còn trở thành lực lượng nông nghiệp chủ yếu ngay ở các nước nông nghiệp phát triển. Ở nước ta những loại hình sản xuất kinh doanh giống như trang trại gia đình hiện nay đã được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XIII nhà Trần đã khuyến khích phát triển những thái ấp, điền trang của các vương tôn quý tộc. Năm 1266, nhà trần quyết định: "Cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần triệu tập những người tiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang" - Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội 1967 tập II trang 33. 7
  • 17. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Như vậy việc tổ chức đồn điền có từ thời nhà Trần, nhưng đến triều Lê Thánh Tông mới chính thức mở rộng quy mô, thành lập các sở đồn điền nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng cường việc cung cấp lương thực. Theo sách cương mục, từ năm 1481, 43 đồn điền đã được xây dựng dưới thời nhà Lê. Các sở đồn điền đều có chánh phó đồn điền sứ trông coi, có thể mộ dân hay dùng lực lượng tù binh, người bị tội để khai khẩn đất hoang thành ruộng đất và thành lập làng xóm. Ruộng đất ở các sở đồn điền thuộc sở hữu và quản lý trực tiếp của Nhà nước trung ương, không ban cấp đồn điền cho quan lại. Đến khi thực dân Pháp chiếm xong nước ta, chúng lại cho phép tư bản thực dân phát triển đồn điền. Các công ty tài chính và bọn thực dân có quyền thế đua nhau lập đồn điền. Năm 1927, chỉ riêng ở Bắc kỳ đã có 155 đồn điền rộng từ 200 ha đến 8500 ha. Ở Nam kỳ và cao nguyên Trung kỳ nhiều tên thực dân đã có đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân chiếm đoạt để lập đồn là 1,2 triệu ha bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác nước ta lúc bấy giờ. Đồn điền được phân chia làm 2 loại: loại trồng lúa và loại trồng cây công nghiệp. Đến sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), nông thôn nước ta đã có sự phát triển mới. Mỗi hộ nông dân trở thành một đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cái lồng bao cấp được tháo gỡ từng phần, sản xuất hàng hoá dần dần chiếm lĩnh trận địa tự cấp, tự túc mà từ bao đời nay người nông dân đã dẫm chân tại chỗ. Tiếp sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị là Luật đất đai (1993), luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho người nông dân với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê thừa kế và thế chấp. Cùng với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khoá, tín dụng, khuyến nông đã là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các trang trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuất hàng hoá, mà ở cả những vùng chỉ quanh quẩn sau hàng rào tự cấp, tự túc, tỷ xuất hàng hoá được nâng lên không chỉ ở những nơi có bình quân ruộng đất cao mà cả những nơi đất chật, người đông. Sự tăng trưởng kinh tế nổi bật trong nông nghiệp nước ta những năm qua không chỉ là hệ quả của sự gia tăng các yếu tố sản xuất mà phần lớn là do sự thay đổi thể chế trong các hợp tác xã. 8
  • 18. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Theo thống kê năm 2015, khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới. Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%),10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại. Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp. Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại 9
  • 19. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động. Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển. 1.7 Phân loại kinh tế trang trại 1.7.1 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý Theo cách phân loại này có : - Trang trại gia đình - Trang trại liên doanh - Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong cả nước. Đó là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý. Thông thường mỗi trang trại là của một hộ gia đình, nhưng có những nơi quan hệ huyết thống còn đậm nét thì có khi mấy gia đình cùng tham gia quản lý kinh doanh một cơ sở. Trang trại liên doanh do 2-3 trang trại gia đình hợp thành một trang trại lớn với năng lực sản xuất lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn, tuy nhiên mỗi trang trại thành viên vẫn có sức tự chủ điều hành sản xuất. đối tượng liên doanh đều là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết, ở các nước chău á do quy mô trang trại nhỏ nên loại trang trại liên doanh rất có ít, ở Mỹ trang trại liên doanh có nhiều hơn, nhưng chỉ chiếm 10% tổng số trang trại và 16% đất đai. Trang trại hợp doanh tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại trang trại này thường có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuêl à chủ yếu, ở Mỹ năm 1982, bình quân một hợp doanh nông nghiệp có 1 triệu 52 ngàn USD giá trị đất đai và 10
  • 20. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net công trình, 144 ngàn USD máy móc và thiết bị, 4 ôtô vận tải, 1,3 máy gặt đập liên hợp, 9 công nhân thường xuyên và 18 công nhân thời vụ. Trong trang trại hợp doanh nông nghiệp được chia làm 2 loại: Hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình. 1.7.2 Phân loại theo cơ cấu sản xuất Phân loại theo cơ cấu sản xuất chia làm 2 loại: - Sơ chế, cung cấp nguyên liệu - Tinh chế, dây chuyền chế biến sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng. Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm thị trường của từng vùng. Nhiều trang trại kinh doanh tổng hợp kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp như các nước Châu á, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc âu, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở nhiều nước khác. Ở những nước mà nông nghiệp phát triển như Mỹ, Canađa, Tây âu thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá như nuôi gà, vỗ béo lợn, nuôi bò thịt hoặc bò sữa, chuyên trồng cây ăn quả hay trồng rau, trồng hoa và cây cảnh... lại có những trang trại chuyên sản xuất nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có khi kết hợp sản xuất với chế biến nông, lâm sản ở trình độ sơ chế hoặc tiến lên tinh chế. 1.7.3 Phân loại theo cơ cấu thu nhập Theo cách phân loại cơ cấu thu nhập có 2 loại: - Trang trại thu nhập thuần nông - Trang trại thu nhập không thuần nông. Lâu nay, phân loại theo cơ cấu thu nhập là hình thức phổ biến, ở những nước nông nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp thì đương nhiên cơ cấu thu nhập của trang trại là dựa vào hoàn toàn hay phần lớn là nông nghiệp. Người ta gọi đó là những "trang trại thuần nông". Theo đà phát triển của công nghiệp, số trang trại thuần nông ngày một giảm (năm 1960, ở Đài Loan có 49,3% số trang trại là thuần 11
  • 21. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net nông, đến năm 1980 tỷ lệ này còn 9%, ở Nhật Bản năm 1950, số trang trại thuần nông chiếm 50%, đến 1985 tỷ lệ này còn giảm xuống 15%). Ngược lại số trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp ngày càng tăng. Những trang trại có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thường là cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn, thu nhập từ nông nghiệp đủ sức trang trải nhu cầu sinh hoạt và tái sản xuất. Các trang trại có từ thu nhập nông nghiệp và ngoài nông nghiệp thường có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đủ đáp ứng các nhu cầu nên phải đi làm thêm ngoài trang trại trên địa bàn nông thôn, có khi cả ở thành phố để tăng thêm thu thập, không ít các trang trại loại này bị lỗ, nhưng không bị xoá sổ, vì đã có thu nhập ngoài nông nghiệp bù đắp. 1.7.4 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất Theo cách phân loại hình thức sở hữu tư liệu sản xuất chia làm 03 loại: - Không có tư liệu sản xuất, đi thuê hoàn toàn - Có một một phần tư liệu sản xuất và một phần đi thuê - Sở hữu hoàn toàn tư liệu sản xuất Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi. Riêng về sở hữu ruộng đất, ở nhiều nước 70-80% số chủ trang trại có ruộng đất riêng, ở Mỹ năm 1982, số chủ trang trại có sỡ hữu hoàn toàn về đất đai chiếm 59%, sở hữu một phần là 29,3% và thuê hoàn toàn ruộng đất là 11,7%. Chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn một phần đi thuê người khác. Trường hợp không phải là cá biệt tuy trang trại có đất đai nhưng phải đi thuê máy móc, chuồng trại, kho bãi. Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ cơ sở của một trang trại hoặc của nhà nước để sản xuất, không chỉ máy móc, thiết bị, kho tàng, chuồng trại mà cả đất đai, mặt nước, rừng căy, ở Mỹ năm1988, giá thuê hàng năm toàn bộ một trang trại bằng 1-8,8% tổng giá trị tài sản của trang trại ấy. Theo giá thị trường tuỳ từng vùng và loại hình trang trại. 12
  • 22. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Thực tế các nước phát triển cho thấy sở hữu tư liệu sản xuất không phải là yếu tố quyết định thành bại của trang trại, ở Mỹ, không ít những chủ trang trại đi thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh có lợi nhuận cao không kém các chủ trang trại có quyên sở hữu về tư liệu sản xuất. 1.8 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định là mô hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông lâm nghiệp ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau cho nên các mô hình trang trại khác nhau. Có những chủ trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp như: Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp (ở các nước Bắc Âu), kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề khác ở nông thôn (ở các nước châu Á), càng có những trang trại sản xuất lớn như trang trại chuyên sản xuất ngũ cốc ở Mỹ hay Tây Âu. Về quy mô trang trại càng có sự thay đổi tuỳ theo từng nước. Cao nhất là các trang trại ở Bắc Mỹ và Mỹ, quy mô bình quân một trang trại khoảng 180 ha, thấp nhất là các nước châu Á, quy mô diện tích bình quân từ 0,9-4,5 ha. Quy mô về số lượng trang trại càng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, từng giai đoạn gắn liền với quá trình hiện đại hoá. Bảng 1.2 Sự phát triển trang trại ở Tây Đức 1882 1895 1907 1949 1960 1971 1985 1. Số lượng trang trại 5.276 5.558 5.736 2.051 1.709 1.075 938 (1000trang trại) 2. Diện tích bình quân 6,0 5,8 5,7 11 13 14 15 (ha/trang trại) (Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á”, Hà Nội 1993) 13
  • 23. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Bảng 1.3 Sự phát triển trang trại ở Pháp 1802 1892 1908 1928 1950 1960 1970 1987 1. Số lượng TT 5.672 5.703 5.505 3.966 2.285 1.588 1.263 982 (1000 TT) 2. Diện tích BQ 5,9 5,8 6,0 11,6 14,0 19,0 23,0 29,0 (ha/TT) (Nguồn: Đào Thế Tuấn, “Quá trình phát triển trang trại gia đình, Tạp chí thông tin lý luận” 6/1992) Đối với một số nước công nghiệp mới như Đài Loan và Hàn Quốc, tình hình phát triển trang trại càng theo quy luật chung: khi bước vào công nghiệp hoá thì trang trại phát triển mạnh, khi công nghiệp hoá đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng. Bảng 1.4 Sự phát triển trang trại ở Đài Loan 1955 1960 1970 1988 1. Số lượng trang trại 714 808 916 730 (1000 trang trại) 2. Diện tích bình quân 1,1 0,91 0,83 1,2 (ha/trang trại) (Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á”, Hà Nội 1993) Bảng 1.5 Sự phát triển trang trại ở Hàn Quốc 1953 1965 1975 1980 1. Số lượng trang trại (1000 TT) 2249 2507 2379 1772 2. Diện tích bình quân (ha/TT) 0,86 0,9 0,95 1,2 (Nguồn: Nguyễn Điền và Trần Đức “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á”, Hà Nội 1993) 14
  • 24. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Như vậy, lúc đầu công nghiệp hoá tác động tích cực đến sản xuất nông - lâm nghiệp cho nên số lượng trang trại tăng nhanh. Khi công nghiệp hoá đạt đến mức độ cao thì một mặt công nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp, mặt khác nó lại tác động làm tăng năng lực sản xuất của các trang trại bằng việc trang bị máy móc thay thế lao động thủ công. Do vậy, số lượng các trang trại giảm nhưng quy mô diện tích và giá trị tổng sản lượng được cung cấp từ trang trại lại tăng lên. * Các yếu tố sản xuất của trang trại: - Ruộng đất: phần lớn trang trại sản xuất trên ruộng đất thuộc sở hữu của gia đình. Nhưng càng có trang trại phải đi thuê một phần hoặc toàn bộ ruộng đất tuỳ vào từng nước. ở Anh, Năm 1985 có 60% trang trại có ruộng đất riêng, 22% thuê một phần và 18% thuê toàn bộ. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang trại phải đi thuê một phần hay toàn bộ ruộng đất. ở Đài Loan, Năm 1981 có 84% trang trại có ruộng đất riêng, 9% đi thuê một phần và 7% thuê toàn bộ ruộng đất để sản xuất kinh doanh. - Vốn sản xuất: Nhìn chung, để mở rộng sản xuất kinh doanh các trang trại ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều vốn vay từ bên ngoài. ở Mỹ, năm 1960 tổng số vốn vay của trang trại là 10 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD, năm 1985 là 88,5 tỷ USD. ở Nhật Bản năm 1970 là nước có khoản đầu tư lớn nhất cho nông nghiệp, quỹ tài trợ sản xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho đầu tư nông nghiệp. - Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: ở các trang trại công cụ sản xuất bao gồm súc vật cày kéo, máy móc động lực cơ điện, công cụ máy nông nghiệp và các chuồng trại nhà kho. Đến nay ở các nước phát triển đã tăng cường sử dụng máy móc hiện đại với mức độ cơ giới hoá ngày càng cao, từng bước tự động hoá tin học hoá trong sản xuất. Hình thức sử dụng máy móc do một hiệp hội đứng ra quản lý đang ngày càng phổ biến. ở Nhật Bản năm 1985, 67% trang trại có máy kéo nhỏ, 20% trang trại có máy kéo lớn. - Sử dụng lao động trong các trang trại: Số lượng lao động trong các trang trại ở mỗi nước không còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp. Một trang trại có quy mô 25- 30 ha chỉ sử dụng 1- 2 lao động gia đình và từ 1- 2 lao động làm thuê thời vụ. Thậm chí ở Mỹ trang trại lớn 15
  • 25. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net hơn 100 ha chỉ sử dụng 2 lao động chính. Ở một số nước châu Á như Nhật Bản năm 1990 mỗi trang trại có khoảng 3 lao động, nhưng chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. Từ quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới nên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Phát triển kinh tế trang trại là thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Quy mô trang trại ở mỗi nước là khác nhau, nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. - Đất đai của trang trại thuộc nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó chủ yếu là đất thuộc sở hữu của hộ gia đình. Người chủ trang trại có toàn quyền quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại sao cho đạt hiệu qủa cao nhất. - Cơ cấu thu nhập của trang trại thay đổi theo chiều hướng giảm thu từ nông nghiệp, trong khi đó thu từ các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. - Các chủ trang trại ngày càng chú trọng hơn vào việc đầu tư ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của trang trại nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu sản xuất hàng hoá của loại hình tổ chức sản xuất hàng hoá này. - Trong chính sách của Chính phủ các nước đều có xu hướng thống nhất là kích thích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để kinh tế trang trại thực sự phát huy được nội lực và ưu thế của nó trong quá trình phát triển hướng tới một nền nông nghiệp văn minh. Để thuận tiện trong việc đánh giá kinh tế trang trại của một quốc gia cũng như của một huyện, tác giả hệ thống các bộ tiêu chí để đánh giá thông qua tìm hiểu và phân tích nêu trên. Bộ tiêu chí này chỉ mang tính định tính và chưa có khái niệm chính xác nhất cũng như bao quát nhất trong các tài liệu đã nghiên cứu. 16
  • 26. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Bảng 1.6 Bộ tiêu chí đánh giá Kinh tế trang trại TT Chỉ tiêu Số lượng Năm khảo sát Đơn vị tính 1 Số lượng trang trại Trang trại 2 Diện tích bình quân ha 3 Số lượng nông sản Tấn 4 Tỷ lệ lao động tham gia sản Người xuất kinh tế trang trại 5 Thu nhập bình quân lao Triệu/năm động kinh tế trang trại 1.9 Qúa trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam 1.9.1 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc Trong thời kỳ phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩu đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp... Thời kỳ Lý Trần: do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần xây dựng cơ sở kinh tế cho tầng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền. Thời Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm: Trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù binh. 1.9.2 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ pháp thuộc Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa thông qua đó dễ phát triển mối quan hệ 17
  • 27. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đó có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng… 1.9.3 Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 Thời kỳ 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. Ở miền nam trong thời kỳ 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiến chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá. 1.9.4 Thời kỳ 1975 trở lại đây Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thập niên 80, đặc biệt là đại hội VI của Đảng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta, tiếp đó Bộ Chính trị có nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khẳng định về kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Nhận thức luôn là một quá trình gian khổ để đi đến chân lý. Để có được Nghị quyết 10 Khóa VI mang tính “cởi trói” cho nông nghiệp thì Đảng đã trải qua những chặng đường nhận thức khác nhau với biết bao thăng trầm gian khó. Từ tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 16 đã ra Nghị quyết về “Hợp tác hóa trong nông nghiệp” với mô hình xây dựng trên ba yếu tố là hình thức sở hữu tập thể, hình thức lao động tập thể, phân phối theo lao động. Tuy nhiên ngay từ buổi đầu sự yếu kém mô hình HTX đã bộc lộ rõ qua năng suất lao động thấp kém, nông dân ngày càng không mặn mà với hợp tác xã, dẫn tới nhiều nơi khoán hộ chui để nông 18
  • 28. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net dân thoát nghèo. Tiêu biểu như Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với sự lãnh đạo của đồng chí Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy đã mạnh bạo ra Nghị quyết 68-NQ/TW “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay”. Kết quả thắng lợi lớn, sản lượng lúa thu được tăng từ 3 đến 5 lần. Chỉ sau vài vụ khoán, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc đã khởi sắc, xã viên phấn khởi lao động trên đất mình được giao. Điều đó chứng tỏ Nghị quyết 68-NQ/TW đi đúng quy luật và hợp lòng dân. Nhưng chủ trương đó, lúc bấy giờ không được nhân rộng, vì TW kết luận “việc khoán hộ ở Vĩnh Phúc….làm phai nhạt ý thức tập thể, phục hồi và phát triển lối ăn riêng lẻ, đẩy HTX vào con đường thoái hóa…”. Tới sau giải phóng Miền Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1976 đưa ra kế hoạch sản lượng lương thực phải đạt 21 triệu tấn vào năm 1980. Thế nhưng mô hình HTX đáng ra cần cải tiến thì lại vẫn duy trì, mở rộng quy mô, áp dụng cả vào thí điểm ở Miền Nam. Kết quả là sản lượng lương thực giảm sút, không đạt kế hoạch đề ra (Năm 1980 cả nước chỉ đạt 11,64 triệu tấn lương thực). Người nông dân trực tiếp sản xuất ra lương thực đã bị đói trên quy mô lớn, Nhà nước phải nhập khẩu lương thực, ngân sách quốc gia ngày càng cạn kiệt. Nhiều địa phương đã tự “phá rào”, “kh oán chui”. Trước tình hình đó, Ban Bí thư đã khảo sát thực tiễn và đã ra Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp (còn gọi là nhóm 100). Chỉ thị đã thay đổi hình thức khoán và cho phép xã viên tự chủ trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và người nông dân được làm chủ sản lượng vượt khoán – Động lực của khoán 100 nằm ở điều này; Bởi thế, sản lượng lương thực tăng lên (từ 1980 chỉ đạt 11,64 triệu tấn thì đến 1983 đạt 16,9 triệu tấn, 1985 là 18,2 triệu tấn) và không ai có thể phủ nhận tác động tích cực của khoán. Tuy nhiên, khoán 100 vẫn là “nửa vời” nên chỉ có tác động tích cực những năm đầu. Đến cuối năm 1986 thì sản xuất nông nghiệp lại có nguy cơ chững lại và sa sút…Chính thời điểm đó, Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện và triệt để với tinh thần “Cách mạng và khoa học”. Từ đại hội V, Đảng đã xác định “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, Đại hội VI đã cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương đó nên rất chú trọng nghiên cứu chính sách quản lý nông nghiệp. Vì vậy, tư duy mới về quản lý nông nghiệp đã có không gian để phát triển, mà Chỉ thị 100 đã bộc lộ những mặt hạn chế với biểu 19
  • 29. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net hiện như bộ máy HTX cồng kềnh; Tình trạng “Rong công, chấm điểm” chưa chấm dứt, nông dân mới tự chủ 3 trong 8 khâu sản xuất; Mức khoán không ổn định, thời gian giao đất quá ngắn nên người nông dân không yên tâm đầu tư…hậu quả là nền nông nghiệp trước nước ta lại đi xuống. Theo điều tra của Viện quản lý kinh tế TW thì năm 1987 cả nước chỉ đạt 17,6 triệu tấn và có tới gần 2 triệu người bị đói. Nhu cầu bức xúc về lương thực đã dẫn đến việc một số địa phương chủ động chuyển sang khoán gọn đến từng hộ gia đình. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Khóa VI: “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” được chuẩn bị gấp rút nhưng cẩn trọng. Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra thảo luận dân chủ với cán bộ nông nghiệp và cán bộ chính quyền của các địa phương trong cả nước. Bộ Chính trị cho các nơi thử nghiệm phương thức sản xuất mới trong vụ Đông Xuân 1987-1988. Sau đó, tại Đại hội Nông dân toàn quốc (ngày 28,29-3-1988), Bộ Chính trị còn đề nghị các đại biểu đọc lại, góp ý sủa chữa lần cuối. Ng ày 5-4-1988, Bộ Chính trị chính thức cho ra đời Nghị quyết 10 (gọi tắt là khoán 10: Trong Nghị quyết, đảng đã nhận thức rõ sai lầm trong mô hình HTX trước đây: Việc chủ quan, nóng vội, gò ép nhân dân vào Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất; việc đưa HTX lên quy mô to lớn khi trình độ quản lý không tương ứng; việc hợp tác hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi không đủ khả năng quản lý…là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mô hình HTX vào chỗ lụi bại …; Từ đó, Đảng tuyên bố “Công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân, đảm bảo quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân”. Nghị quyết đưa ra 3 quyết định quan trọng trong quản lý nông nghiệp: Thứ nhất là: coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ. Hộ nông dân là đơn vị nhận khoán với HTX, được giao đất ổn định 15 năm, mức khoán ổn định 5 năm, được tự chủ hoàn toàn từ A đến Z trong quá trình sản xuất; được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra sau khi nộp thuế nông nghiệp cho nhà nước; Thứ hai: tạo điều kiện cho người nông dân tự do cả đầu vào như vật tư, phân bón và đầu ra là sản phẩm nông nghiệp trên thị trường theo cơ chế “thuận mua vừa bán”; Thứ ba: chuyển hợp tác xã sang làm công tác dịch vụ cho nông dân. Như vậy, so với chỉ thị 100 thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước 20
  • 30. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net đột phá trong tư duy quản lý kinh tế khi lần đầu tiên thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ khi người nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài, chỉ có 1 điểm cần lưu ý là nghị quyết 10 có nội dung rất ngắn chỉ ngắn như một mệnh lệnh, cũng không có một công văn chỉ thị nào của chính phủ thể chế nghị quyết, mà từ chủ trương của Đảng đến thẳng dân “như một ngày hội của nông dân” theo cách nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng . Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi người nông dân đã khát khao chờ đợi điều đó quá lâu bởi không ít cơ sở “xé rào” làm theo cách đó từ trước. Sự “cởi trói” chính thức có ý nghĩa giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, đem lại sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước nhà. Kết quả thật kì diệu, sau đó chỉ một năm, từ một nước thiếu lương triền miên, đến năm 1989 sản lượng lúc gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Sau đó, con tàu nông dân Việt Nam vẫn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng đã có phương hướng đúng để tiến lên. Sản lượng lúa của cả nước ngày càng tăng; trong năm 2012, Việt Nam đạt con số 43,7 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn mang lại 3,5 tỉ USD, Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Ân Độ). Có thể gọi nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI là “cây đũa thần” làm chuyển biến mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp đổi mới. Sau 30 năm nhìn lại ta có thể rút ra những bài học quý báu đó là: Thứ nhất: Đường lối của Đảng có vai trò vô cùng quan trọng vì chính nó quyết định sự thành bại của cách mạng, sự sống còn của Đảng. Thứ hai: Đường lối, chính sách của đảng phải phù hợp với thực tiễn, phải đúc kết từ cơ sở và người lãnh đạo phải nhạy cảm trước cái mới, biết đúc rút sự sáng tạo của quần chúng, nâng thành chủ trương để đưa vào cuộc sống, tạo ra hợp lực để phát triển đất nước. Thứ ba: Mọi chủ trương chính sách của Đảng đều phải dựa vào nguyên tắc tôn 21
  • 31. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net trọng lợi ích nhân đân; phải gắn người lao động trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của mình, phải lấy con người làm động lực phát triển; “đem của dân, sức dân, tài dân để làm lợi cho nhân dân” như Hồ Chí Minh đã căn dặn. Thứ tư: Không ngừng coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, công tác tư tưởng trên cơ sở bám sát thực tiễn để chủ trương chính sách đi trước mở đường mà không trở thành “vật cản” của thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển của xã hội, cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết định chính trị của Đảng nhà nước. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI thật sự là một dấu son, là sự đột phá trong nhận thức của Đảng về chính sách quản lí kinh tế nông nghiệp. Đảng đã vượt lên chính mình khi dám từ bỏ những điều cũ kĩ lỗi thời để vươn tới cái mới, cái hợp lí. Tất nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước không ít khó khăn thách thức mới, đòi hỏi phải có quyết sách mới. Sự kì diệu mà “khoán 10” mang lại đã vượt khỏi lĩnh vực nông nghiệp, trở thành thông điệp chỉ sự đột phá chung trong chủ trương, chính sách. Trong đời sống văn hoá xã hội ta hiện nay hay thấy cụm từ “cần một khoán 10 trong khoa học, cần một “khoán 10” trong giáo dục…”. Hy vọng với bài học “khoán 10” của 30 năm trước, Đảng ta sẽ giải quyết tốt những tồn tại hiện nay, tiếp tục ra đời một “khoán 10” mới trong nông nghiệp và nhiều “khoán 10” trong các lĩnh vực khác. Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khóa VII năm 1993 đó chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô thích hợp, luật đất đai năm 1983 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 càng đó thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đó phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đó có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế. 22
  • 32. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Kết luận chương 1 Qua phân tích và đánh giá những mô hình kinh tế trang trại các nước trên thế giới và ở Việt Nam qua các thời kỳ thấy rằng tuy mỗi nước có những đặc thù riêng, nhưng tựu chung tiến trình phát triển kinh tế trang trại đều có quy luật phát triển giống nhau, và ở mỗi nước, mỗi khu vực sẽ gắn liền với quy mô, trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực đó. Đồng thời, thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về kinh tế trang trại, các khái niệm về kinh tế trang trại, những bài học kinh nghiệm, đề ra các tiêu chí làm cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Quốc Oai. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện Quốc Oai trong những năm tiếp theo. 23
  • 33. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai Huyện Quốc Oai được thành lập năm 1831, do vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây và Quốc Oai là một trong năm phủ của tỉnh Sơn Tây. Phủ Quốc Oai khi đó gồm hai huyện Đan Phượng và Thạch Thất. Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 21/ 4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm có 23 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hoà, Tân Phúc, Đại Thành của huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình nhập vào thành phố Hà Nội. Sau khi điểu chỉnh, huyện Quốc Oai còn lại 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Hoàng Ngô. Ngày 17/2/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP điều chỉnh địa giới hành chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ. Ngày 23/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 178-HĐBT thành lập 24
  • 34. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net thị trấn Quốc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoàng Ngô. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách. Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyển thị xã Sơn Tây và năm huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Hoài Đức về huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa. Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc Hà Nội. Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký Quyết định số 20/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Đông Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Quốc Oai quản lý kể từ ngày 1/8/2008. Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đông Xuân vào huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, 25
  • 35. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân Quá trình hình thành kinh tế trang trại của huyện càng gắn liền với quá trình hình thành kinh tế trang trại của cả nước như đã trình bày ở mục trên. Ngày 30/12/2015, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2030 Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Quốc Oai có diện tích khoảng 14.700,62 ha, trong đó, đất phát triển đô thị khoảng 7.382 ha, diện tích đất nông thôn khoảng 7.318,62 ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 304.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 180.000 người, dân số nông thôn khoảng 124.000 người. Huyện Quốc Oai có phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ; phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch 26
  • 36. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt; lồng ghép phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện. Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, đồng thời lập các dự án đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai. Quy hoạch cũng tạo tiền đề, động lực để phát huy các tiềm năng, thế mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất đai và nguồn lao động trên địa bàn, là cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy hoạch. Mục tiêu của quy hoạch nhằm hướng tới xây dựng hình ảnh huyện Quốc Oai là một trong những khu vực phát triển năng động, bền vững phía Tây Thủ đô Hà Nội: hài hòa giữa đô thị và nông thôn, hiện đại truyền thống, bảo tồn - phát triển trong tổng thể Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030 được định hướng gồm 3 khu vực chính: Khu vực đô thị, khu vực nông thôn và khu vực hành lang xanh. Khu vực đô thị: Thị trấn Quốc Oai phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, nông nghiệp công nghệ cao. Một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc phát triển là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ y tế, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh; hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh. Khu vực nông thôn: gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị, định hướng phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô, định hướng phát triển mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, hoạt động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống. Khu vực hành lang xanh: phát triển du lịch, mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh học, vùng nông nghiệp năng suất cao; phát triển hệ thống xã hội - hạ 27
  • 37. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị. Trên cơ sở phân vùng địa hình và phân vùng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phân vùng phát triển không gian huyện Quốc Oai gồm 6 vùng: Vùng 1 - Thị trấn sinh thái Quốc Oai phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, nông nghiệp công nghệ cao. Vùng 2, một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc, phát triển theo mô hình đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh. Vùng 3 - vùng gò đồi, du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, trồng cây ăn quả và chăn nuôi; Vùng 4 - vùng đồi thấp, phát triển cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Vùng 5 - vùng đồng bằng nội đồng, phát triển lúa năng suất cao, chăn nuôi và làng nghề truyền thống; Vùng 6 - vùng ven bãi, phát triển rau sạch, rau an toàn và cây ăn quả. Trên cơ sở định hướng Thủ đô, đánh giá quỹ đất xây dựng và mối liên hệ phát triển với các đô thị xung quanh, phát triển thị trấn sinh thái Quốc Oai về phía Tây và phía Bắc, nơi có quỹ dất xây dựng và kết nối thuận lợi với đô thị trung tâm và đô thị mới Hòa Lạc; hạn chế mở rộng đô thị về phía Nam do đây là vùng trũng, phù hợp phát triển nông nghiệp. 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Quốc Oai là một huyện nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội. Có nhiều mạng lưới sông chảy qua nhu: sông Đáy, sông Tích…thường xuyên cung cấp nguồn nước cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Quốc Oai có lợi thế về đường giao thông với nhiều đường giao thông lớn, huyết mạch của thành phố càng như cua khu vực như 28
  • 38. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net đương cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường 21…Có địa hình đa dạng nhiều loại hình gồm đồng bằng, đồi núi thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp đa dang. 2.1.1.2 Đất đai, khí hậu Huyện Quốc Oai có diên tích tự nhiên 147,0062 km2, rộng thứ 10 trong các huyện của thành phố, với 65% là đất đồng bằng thích hợp trồng cây nông nghiệp như lúa, hoa màu; 35% đất đồi núi với độ dốc thấp là chủ yếu thích hợp trồng cac loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày cây lấy gỗ. Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân. Nằm ở vị trí khá trung tâm, khí hậu của huyện mang đậm tính chất của khí hậu TP Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Dân số, quy mô & phân bố dân số Huyện Quốc Oai có quy mô dân số trung bình của thành phố với tổng số dân trên địa bàn là 163.714 người, mật độ dân số 1.114 người/km2. Trong đó khu vực thành thị là 13.589 người và khu vực nông thôn 150.125 người. Số người trong độ tuổi lao động 97,993 người phân bố trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao khoảng trên 40%. 2.1.2.2 Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai đã được phát triển với nhịp độ cao. Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong huyện (GDP) liên tục nhiều năm đạt 8 - 12%. Thu nhập bình quân trên 2trđ/người/tháng tuy còn khá thấp so với tiềm nằng phát triển xong không ngừng được tăng lên. Xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá tiếp tục được duy trì và phát triển, một số mặt được củng cố, nhất là nông - lâm nghiệp nhiều loại nông sản hàng hoá đã có khối 29
  • 39. Luận Văn Group hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net lượng tương đối khá. Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tuy không ít khó khăn nhưng tỷ trọng đang tăng dần, trạng thái tự cấp, tự túc nặng nề căn bản được khắc phục, mức độ thuần nông đã giảm bớt. Có thể nhận định rằng, nền kinh tế liên tục phát triển và chuyển dịch đúng hướng theo xu hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với nhu cầu của thị trường, hướng theo xuất khẩu và sát với lợi thế của địa phương, từng bước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.1.3 Giáo Dục - Y tế - Văn hoá Công tác giáo dục các năm gần đây đã được phát triển xã hội hoá cao, mạng lưới giáo dục đã được mở rộng đi đôi với chất lượng đào tạo. Trên địa bàn huyện có 23 trường tiếu học, 22 trường trung học cơ sơ, 7 trường phổ thông trung học trong đó có 34 trường dân lập. Với tổng số 12.525 học sinh tiểu học, 10.808 học sinh trung học cơ sở, 7.870 học sinh phổ thông. 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai Để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai, đã tiến hành phân tích 05 chỉ tiêu sau: 2.2.1 Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại Với các tỉnh phía bắc, bình quân đất sản xuất của mỗi trang trại trên 4ha, 2 ha chiếm 56%, 10 ha chiếm 38.3%, 10 - 30 ha chiếm 0,6 %, chưa có trang trại nào đến vài trăm ha. Với các tỉnh phía nam, đất sản xuất bình quân của một trang trại ở Gia Lai là 4,29 ha, Đắc Lắc 6,3 ha, Bình Dương 10ha, Bình Định 8 ha, Quảng Nam 2 ha, Bình Thuận 7 - 8 ha, Thành phố HCM 2ha, ước tính đất bình quân của một trang trại Việt Nam là 8 - 10 ha. Như vậy, đất canh tác sản xuất nông lâm nghiệp của các tỉnh miền bắc là thấp hơn các tỉnh phía nam, kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các vùng trung du, miền núi, ven biển đó là những nơi có tiềm năng đất đai lớn. 30