SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LẠI HOÀNG DŨ
KHAI THÁC KÊNH THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỂ
LÀM TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số:60 32 01 01
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hào
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân.
Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong Luận văn là hoàn toàn
chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã
công bố trong và ngoài nước, nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Lại Hoàng Dũng
LỜI CẢM ƠN
Trong qu tr nh thực hiện luận văn thạc sĩ b o chí với đề tài “Khai thác kênh
thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong Doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam” tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Quang Hào đã
tận tình dìu dắt và có những ý kiến góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành c m ơn c c thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí & Truyền
thông, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN cùng c c thầy cô
giáo giảng dạy các bộ môn đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quãng thời gian
học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời c m ơn c c anh, chị
đồng nghiệp, phóng viên, biên tập viên của các tòa soạn báo; Các sinh viên báo chí
đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đ nh, bạn bè,
những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè… để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành c m ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Lại Hoàng Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................................................4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................7
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................8
5. Cơ sở lý luận và phương ph p nghiên cứu..................................................................................8
6. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................................................9
7. Kết cấu luận văn.............................................................................................................................................10
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP..............................................................11
1.1. Hệ thống kháiniệm..............................................................................................................................11
1.1.1. Báo chí..........................................................................................................................................................11
1.1.2. C c loại h nh b o chí ..........................................................................................................................11
1.1.3. Doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI....................................................................................11
1.2. Truyền thông và truyền thông nội bộ ...............................................................................16
1.2.1. Truyền thông............................................................................................................................................16
1.2.2. Truyền thông nội bộ..........................................................................................................................17
1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI..............................................................17
1.3. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ........................................................................18
1.3.1. Vai trò của B o chí truyền thông.............................................................................................18
1.3.2. Vai trò của b o chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp................................19
1.3.3. Kh i qu t hoạt động b o chí trong truyền thông nội bộ tại c c doanh
nghiệp FDI hiện nay..........................................................................................................................................24
Tiểu kết......................................................................................................................................................................30
CHƢƠNG II: KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƢ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ
SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR............................................................31
2.1. Một số nét về các doanh nghiệp đƣợc khảo sát......................................................31
2.1.1. Lịch sử h nh thành và ph t triển...............................................................................................31
2.1.2. T nh h nh hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................................34
2.1.3. Tr nh độ công nghệ............................................................................................................................37
2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông trong 02 doanh nghiệp FDIđƣợc
khảo sát......................................................................................................................................................................39
2.2.1. Hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam.............39
2.2.2. Hoạt động truyền thông tại Công ty Yamaha Motor............................................52
2.3. Thực trạng sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ trong 02
doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát....................................................................................................62
2.3.1. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Điện tử Samsung
Việt Nam.....................................................................................................................................................................62
2.3.2. Kênh b o chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Yamaha Motor
Việt Nam.....................................................................................................................................................................72
2.4. Đánh giá việc sử dụng kênh báo chí phục vụ truyền thông nội bộ
trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát............................................................................74
2.4.1. Những thành quả đạt được.........................................................................................................74
2.4.2. Hạn chế tồn tại.......................................................................................................................................76
Tiểu kết......................................................................................................................................................................79
CHƢƠNG III: TÌM LỐI TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ HIỆU QUẢ TẠI
CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR..80
3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát..........................................................................80
3.1.1. Sự cần thiết phải có một bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp .. 80
3.1.2. Tính chuyên nghiệp của bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI
............................................................................................................................................................................................80
3.1.3. Cơ cấu nhân sự trong bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI.81
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong doanh
nghiệp FDI..............................................................................................................................................................84
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ph t hành bản tin nội bộ ......................................84
3.2.2. Cải thiện hoạt động ph t hành tạp chí nội bộ ..............................................................86
3.2.3. Nâng cao hiệu quả vận hành website nội bộ...............................................................86
3.2.4. Một số giải ph p kh c.......................................................................................................................87
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp FDI..............................................................................88
Tiểu kết......................................................................................................................................................................90
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................93
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................97
DANH MỤC BẢNG CHỮ TẮT TRONG LUẬN VĂN
VN
TTg
CT
FDI
PR
Bộ LĐ-TB&XH
CTTNHH
TP. HCM
USD
ĐTNN
: Việt Nam
: Thủ tướng
: Chỉ thị
: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
: Quan hệ công chúng
: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
: Công ty tránh nhiệm hữu hạn
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Đô la Mỹ
: Đầu tư nước ngoài
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Yamaha
Motor............................................................................................................................................................................35
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra................................................................................................................39
Bảng 2.3: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên.............43
Bảng 2.4: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng...........44
Bảng 2.5: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức.........................45
Bảng 2.6: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử
Samsung Việt Nam...........................................................................................................................................45
Bảng 2.7: Kết quả điều tra về định hướng các bên liên quan........................................47
Bảng 2.8: Kết quả điều tra về sự liên kết các chiến lược..................................................48
Bảng 2.9: Kết quả điều tra về sự nhất qu n trong thông điệp truyền thông.......49
Bảng 2.10: Kết quả điều tra vềsự phối hợp nỗ lực truyền thông và hành động
............................................................................................................................................................................................50
Bảng 2.11: Kết quả điều tra vềcơ sở hạ tầng cho truyền thông...................................50
Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sự chia sẻ thông tin..............................................................51
Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu điều tra.............................................................................................................52
Bảng 2.14: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên..........55
Bảng 2.15: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng........56
Bảng 2.16: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức......................57
Bảng 2.17: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử
Samsung Việt Nam...........................................................................................................................................58
Bảng 2.18 : Bảng số liệu tần xuất bài b o liên quan đến Công ty Điện tử
SamSung qua bản tin nội bộ tại công ty từ ngày 4/12 đến 10/12/2015.................71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH – SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mẫu phân theo giới tính................................................................................................40
Biểu đồ 2.2: Mẫu phân theo độ tuổi...................................................................................................41
Biểu đồ 2.3: Mẫu phân theo vị trí làm việc ..................................................................................41
Biểu đồ 2.4: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn.................................................................42
Biểu đồ 2.5: Mẫu phân theothời gian công tác.........................................................................42
Biểu đồ 2.6: Mẫu phân theo giới tính................................................................................................53
Biểu đồ 2.7: Mẫu phân theo độ tuổi...................................................................................................53
Biểu đồ 2.8: Mẫu phân theo vị trí làm việc ..................................................................................54
Biểu đồ 2.9: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn.................................................................54
Biểu đồ 2.10: Mẫu phân theothời gian công tác ......................................................................55
Hình 3.1: Mô hình về cơ cấu nhân sự của phòng truyền thông trong doanh
nghiệp FDI...............................................................................................................................................................81
Sơ đồ 3.1: Quy trình truyền thông nội bộ......................................................................................85
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Hãng tin AP và c c đài truyền hình của Nhật Bản đã truyền đi một
thông điệp giàu cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới
về hình ảnh Chủ tịch Tập đoàn nổi tiếng Toyota vào ngày 24-2-2011: “Sau
buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về độ an toàn của các loại xe, Chủ tịch
Toyota Akio toyoda đã gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ đã ủng hộ công ty trong
khủng khoảng.
“Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn. C c bạn,
những đồng nghiệp của tôi trên toàn nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bên tôi”,
giọng người đứng đầu hãng sản xuất xe Nhật Bản danh tiếng toàn cầu bất ngờ
nghẹn lại, rồi bật khóc. Khán phòng im lặng, vị chủ tịch mãi không thể cất lên
lời và toàn thể những người có mặt cùng vỗ tay khích lệ.
Ông chủ tịch Toyota tiếp tục làm mọi người phải rơi lệ. “C c bạn đã có
mặt bên tôi, cổ vũ và chia sẻ. Không gì có thể diễn tả hết lòng biết ơn những
gì các bạn đã dành cho tôi, cho công ty. Tôi chỉ có thể nói một điều đơn giản
thế này: Cảm ơn c c bạn rất nhiều. Chúng ta, những thành viên Toyota trên
toàn thế giới cần sũy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta để
giành lại niềm tin kh ch hàng” [33].
Một lời xin lỗi chân thành không làm hạ thấp Chủ tịch Toyota mà giữ
vững và nâng tầm thương hiệu hãng xe danh tiếng này.
Trong trường họp trên, bộ phận truyền thông của Tập đoàn Toyota đã
khai thác rất tốt kênh b o chí để xử lý khủng khoảng và điều quan trọng là
mang lại hiệu quả trong truyền thông nội bộ. Lời nói cảm ơn chân thành của
Chủ tịnh Akio Toyoda với nhân viên trong công ty trên b o chí đã để lại ấn
tượng sâu sắc, làm nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới hiểu rằng họ
đang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời và một công ty không thể tốt hơn.
Điều này mang lại tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tinh thần công hiến của nhân
1
viên trong công ty vì sự phát triển của Tập đoàn Toyota.Qua sự kiện trên, ít
nhiều đã chứng tỏ vai trò quan trọng hàng đầu của việc khai thác kênh báo chí
trong truyền thông nội bộ.
Kể từ khi nước ta đổi mới (1986), ngày càng nhiều công ty nước ngoài
đến đầu từ làm ăn đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế nước nhà, góp phần làm
“thay da đổi thịt” kinh tế Việt Nam. Thật không khó để tìm dẫn chứng. Đơn
cử Công ty điện thoại SamSung ở Bắc Ninh xuất khẩu đạt 23,9 tỷ USD vào
năm 2013, chiếm khoảng 18% tổng kim gạch xuất khẩu cả nước [40]. Đây
hẳn là một con số biết nói.
Một sự kiện được xem là “lịch sử” đối với tỉnh Th i Nguyên đã diễn ra
vào th ng 3/2014. Nhà m y SamSung đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư
gần 6 tỷ USD làm sáng bừng bức tranh kinh tế tỉnh trung du này, giải cơn
khát việc làm cho hơn 6 vạn lao động. Nhiều công nhân vốn quen với cây lúa
củ kho i đã có mức thu nhập cả chục triệu đồng mỗi th ng. Đó là số tiền mà
trước kia trong giấc mơ họ cũng d m tin có ngày trở thành sự thật. Đời sống
của nhiều gia đ nh nông thôn đã đổi thay.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, các công ty FDI hoạt động ở Việt Nam có
ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giúp nước ta tránh tụt hậu so với phần còn
lại phát triển của thế giới, cải thiện đ ng kể cuộc sống người dân.
Vấn đề là làm sao để hàng vạn lao động ở nhiều vùng miền cùng làm
việc trong một công ty có vốn đầu từ nước ngoài như SamSung với văn hóa
kh c nhau có được tinh thần đoàn kết vì sự phát triển của công ty luôn làm
đau đầu ban lãnh đạo công ty. Rồi làm sao để ban lãnh đạo ở xứ sở bên ngoài
có thể hòa nhập với nhân viên và công nhân sở tại chưa bao giờ là vấn đề đơn
giản. Truyền thông nội bộ có thể là chìa khóa hữu hiệu để mở toang cách cửa
ngăn c ch sự khác biệt, tạo lập, duy trùy sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ
tốt đẹp trong nội bộ công ty. Qua đó, tạo sự đồng lòng từ lãnh đạo đến chuyên
viên, nhân viên, công nhân cùng nắm chặt tay nhau để đưa công ty
2
đến với sự thịnh vượng. Sự phát triển của công ty cũng mang lại cơ hội cải
thiện đời sống cho từng c nhân trong công ty đó.
Ông Alvie Smith, cựu gi m đốc truyền thông của công ty General
Motors trong một nghiên cứu đã cho biết, người lao động không trung thành
với tổ chức của họ, hoặc không cam kết giúp tổ chức đạt được mục tiêu của
họ, có thể làm tốn mất 50 tỷ USD/năm [32, tr.124]. Trong khi đó, hơn 80%
nhân viên ở Mỹ và Anh nói rằng hoạt động giao tiếp nội bộ ảnh hưởng đến
mong muốn tiếp tục duy trì hay thôi việc đối với một tổ chức. Gần 1/3 cho
rằng hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ [32, tr. 124,
125]. Như vậy, truyền thông nội bộ là c nh tay đắc lực giúp lãnh đạo công ty
tạo lập, duy trì và phát triển niềm tin trong công ty.Tuy nhiên thực tế không
ít công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa coi trọng việc truyền thông nội
bộ.
Báo chí luôn là một kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền
thông của c c công ty, trong đó có truyền thông nội bộ. Kênh báo chí giúp cho
người làm truyền nội bộ hiệu quả hơn và rút ngắn con đường để đạt được
mục đích truyền thông. Báo chí không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh,
thương hiệu cho công ty mà các kết dính các thành viên trong công ty lại với
nhau, xây dựng tình thần đoàn kết, đồng lòng cùng dồn tâm sức vì công ty.
Tuy nhiên việc sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở nhiều công
ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn có hạn chế, thậm chí có công ty vẫn
chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển của các công ty.
Là một người làm việc trong môi trường các khu công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 12 năm, hiện đang làm công t c tại phòng truyền thông nội
bộ tại Công ty Điện tử Samsung, tôi chọn đề tài “khai thác kênh thông tin báo
chí để làm truyền thông nội bộ trong
doanh nghiệp fdi tại việt nam” với mong muốn nghiên cứu các
3
hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Côngty
Điện tử Samsung Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam để từ đó, hệ
thống hóa khung lý thuyết truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp có vốn
FDI- một vấn đề còn rất mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Từ
đó, t m ra c c vấn đề trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp
FDI; đề xuất các giải pháp góp phần tối ưu hóa bộ phận Truyền thông trong
doanh nghiệp FDI; Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện
hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI nhằm mong muốn góp một
phần nhỏ bé đưa công t c truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp phát triển,
góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển Doanh nghiệp nói chung và sự
nghiệp CNH- HĐH đất nước nói riêng. Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh
hội nhập thế giới, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều công ty nước ngoài
thì luận văn không chỉ giàu ý nghĩa lý luận mà còn nhiều giá trị thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyền thông nội bộ
chưa thu hút được nhiều nghiên cứu của c c chuyên gia cũng như c c nhà
nghiên cứu.
- Về hoạt động truyền thông và truyền thông nội bộ của doanh nghiệp
Hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được
đề cập tới trong những cuốn sách về quản trị kinh doanh hay quan hệ công
chúng. Những công trình nghiên cứu, bài báo, cuốn s ch này đề cập tới lý
thuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên
vẫn tập trung tới việc đưa c c những vấn đề lý luận chung nhất gắn với khái
niệm công cụ liên quan tới truyền thông, quan hệ công chúng, vai trò của hoạt
động truyền thông đối với doanh nghiệp, các cách thức để phát triển kỹ năng
cho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động quan hệ công chúng đối với
doanh nghiệp… Có thể kể tới như Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip
4
Kotler, Lê Hoàng Anh dịch, 2006), Quan hệ công chúng, biến công chúng
thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge. MPDF, 2006), PR – Kiến
thức cơ bản và đạo đức chuyên nghiệp (Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên, NXB
Lao động Xã hội, 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả (Anne Gregory,
Trung An và Việt Hà dịch, 2007), Hoạt động PR trong thời đại mới (Lê Thúy
Hà, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007),
Lợi ích của PR đối với một doanh nghiệp (Phan Thị Bình Minh, tạp chí Thông
tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Quy luật mới của PR
và tiếp thị (David Meerman Scott, 2008), PR: Lý luận và ứng dụng (Đinh Thị
Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2008), Ngành PR tại Việt Nam (Đinh Thị
Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2010), Quản trị Quan hệ công chúng
(PGS. TS Lưu Văn Nghiêm, NXB Kinh tế Quốc dân, 2011)…
Không chỉ được đề cập tới trong những cuốn sách chung về quan hệ
công chúng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và b o chí được nghiên cứu trong
nhiều công trình khoa học, dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan/
bộ phận truyền thông của doanh nghiệp với giới b o chí như Mối quan hệ giữa
PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan b o chí giai đoạn
2006 – 2008) của tác giả Nguyễn Thị Nhuận (2008), Hoạt động PR của các
doanh nghiệp và báo in tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Hường
(2008), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu của tác giả Đỗ
Thị Hoa Quỳnh (2009)… Theo những hướng tìm hiểu về hiện trạng, cách
thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông đối với một hoặc nhóm
doanh nghiệp cụ thể, việc nghiên cứu hoạt động truyền thông trong doanh
nghiệp đã được khảo sát trong nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp
như Hiện trạng và giải pháp về hoạt động Quan hệ công chúng trong các
ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đặng Thị Châu Giang, Hoạt động PR tại
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ một số ngân hàng thương mại
của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang… Từ những phân tích cụ thể để
5
các hoạt động quan hệ công chúng với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa ra
được những đ nh gi về thành công và hạn chế của các hoạt động này, đề xuất
những giải ph p để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khóa luận tốt nghiệp
với đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận quan hệ công chúng nội bộ
(Nghiên cứu trường hợp ban công tác và quan hệ doanh nghiệp thuộc tập đoàn
FPT) của sinh viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã đưa ra được tầm quan trọng của bộ
phận truyền thông nội bộ tại tập đoàn FPT và đề xuất áp dụng lý thuyết
Excellcence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và David M.Dozier để
xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về truyền thông trong doanh nghiệp khá phong phú và
đa dạng, song rất ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyền thông
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại. Có chăng chỉ là thấp thoáng
đâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này. Có
thể kể đến:
+ Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn
The Power of News, Harvarrd, Harvard University Press, 1995, người dịch:
Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2003.
+ RobertL.Heath (2004), Handbookof PublicRelations, Sage
Publications, Inc
+ Kotler Philip/ Keller Kevin (2009), Marketing Manage-ment,(13th
+ Mc Quail D. (1994), Mass communication Theory: An Introduction
(Third Edition), SAGE Publications, London-Thousand Oaks – New Delhi.
+Renner Wolfgang. (2010), NewspaperMarketing & Communication,
Wiener Zeitung, Vienna, Austria, Europe.
Ngoài ra, ý nghĩa của truyền thông đối với việc xây dựng thương hiệu
cho doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu, tài liệu hội
thảo, công trình khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ như:
6
+ Bài thuyết trình của TS. Marc Divine, Phó gi o sư tại trường IAE
Paris trong hội thảo “Vaitrò của mạng xã hội trong các doanh nghiệp” ngày
15/2/2012.
+ Hội thảo “Truyền thông trên mạng xã hội: Cơ hội nào cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ?” do Mạng xã hội Zing Me tổ chức ngày 3/5/2012
+ Hội thảo “Tácđộng của Truyền thông trong xây dựng thương hiệu
sản phẩm”do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2011
+ Hội thảo “Truyền thông thương hiệu và xử lý khủng hoảng truyền
thông” do Viện Quản trị kinh doanh thuộc Đại học FPT tổ chức ngày
17/8/2012.
+ Luận văn thạc sĩ của Phan Hoàng Anh về “Truyền thông trong hoạt
động quan hệcông chúng đối nội của doanh nghiệp”, 2012.
+ Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Hoa về “Tổ chức hoạt động
của Bộ phận truyền thông doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội hiện
nay (khảo sát một số doanh nghiệp vừa và nhỏ)”, 2013.
Những nghiên cứu này là cơ sở nền tảng bởi truyền thông nội bộ trong
doanh nghiệp không thể nằm ngoài lý thuyết truyền thông và c c đặc điểm của
truyền thông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực FDI là một lĩnh vực kh
đặc thù bởi thông tin về các doanh nghiệp sản xuất FDI không dồi dào cộng
với tính phức tạp của nó càng khiến thông tin về hoạt động động truyền thông
nội bộ không hấp dẫn như những thông tin kh c trong đời sống xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
 Tìm ra các vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông nội bộ trong
doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội
bộ doanh nghiệp FDI

 Phân tích tính đặc thù của của hoạt động truyền thông nội bộ trong
doanh nghiệp FDI.
7
 Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động
truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI

b. Nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng và các khái niệm: truyền thông,
truyền thông trong doanh nghiệp, truyền thông nội bộ, truyền thông
trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền
thông nội bộ doanh nghiệp FDI

 Tìm hiểu và phân tích thực trạng truyền thông trong doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam.

 Nghiên cứu các hoạt động truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa
chọn là Công ty điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor để từ đó
hệ thống hóa khung lý thuyết truyền thông đối với doanh nghiệp FDI.

 Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI
b. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động
truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn.
Thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về hoạt động truyền
thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công
ty Điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor từ năm 2012 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận
Cơ sở hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông trong mối quan hệ
giữa truyền thông đại chúng, truyền thông trong doanh nghiệp và truyền thông
trong doanh nghiệp FDI.
8
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê xã hội học: Thống kê, tổng hợp,
lập bảng biểu theo các số liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát và số liệu
do c c đơn vị tiến hành hoạt động khảo sát cung cấp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài
liệu sẵn có (sách, báo, internet...), vận dụng để khái quát hóa và lý
thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo s t được.
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Cán bộ phụ trách hoạt
động Truyền thông của hai Doanh nghiệp khảo s t, qua đó tiến hành
phân tích đối chiếu với c c phương ph p kh c để phục vụ mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương ph p kh c như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương ph p diễn dịch, phương ph p quy nạp
và phương ph p so s nh.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về lý luận khoa học: Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các
khoảng trống lý thuyết về truyền thông, truyền thông trong doanh
nghiệp nói chung và truyền thông trong doanh nghiệp FDI nói riêng;
đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị
cho hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI cũng như trong
hoạt động truyền thông Doanh nghiệp nói chung.
- Về thực tiễn: Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò
của hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp được khảo sát;
Đưa ra c c đ nh gi , khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức, cá nhân làm
truyền thông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lược
phát triển cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
9
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận.
Phần nội dung được chia làm 3 chương chính sau:
- Chương I: Lý luận chung về truyền thông nội bộ
- Chương II: Kênh b o chí với tư c ch là kênh hoạt động truyền thông nội
bộ tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor
- Chương III: T m lối truyền thông nội bộ hiệu quả tại công ty điện tử
Samsung và công ty Yamaha Motor
10
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG
NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
1.1 Hệ thống khái niệm
1.1.1 Báo chí
Hiện nay, có nhiều khái niệm về b o chí, theo quan điểm cơ bản của
giai cấp tư sản th b o chí là phương tiện thông tin – thông tin sự kiện, khách
quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị. Theo quan điểm của giai cấp
vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên
mặt trận tư tưởng – văn hóa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra kh i niệm về b o chí như sau: “B o chí là
loại h nh c c phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp
phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến
cho đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [30, tr.17].
1.1.2 Các loạihình báo chí
Trong Luật Sửa đổi, bổ xung một số điều của luật B o chí có quy định
các loại h nh b o chí như sau: “B o chí nói chung trong Luật này là báo chí
Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạo chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). b
o nói (chương tr nh ph t thanh), b o h nh (chương tr nh truyền hình – chương
tr nh nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng c c phương tiện kỹ thuật kh c
nhau), b o điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [17, tr. 249].
Ngoài các loại hình báo chí trên chúng ta cón có một loại hình báo chí khác
nữa là báo ảnh.
1.1.3 Doanhnghiệp và doanh nghiệp FDI
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là
một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất
11
định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, v rằng mỗi tác
giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát
biểu. Chẳng hạn:
Xét theo quan điểm luật pháp:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư c ch ph p nhân, có con dấu, có tài
sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc
lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu
tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật
và chính sách thực thi
Xét theo quan điểm chức năng:
Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ
chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm
giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm
bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được
khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy.
(M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển
Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh
ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những
thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do
gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh tế doanh
nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 )
Xét theo quan điểm hệ thống
Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao
gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có t c động qua lại và theo đuổi
cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân
hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.
12
Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa kh c nữa khi xem xét
doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa c c định nghĩa về
doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một
tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu
hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức
năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh
nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:
* Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực
hiện các chức năng quản lý như c c bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ
phận hành chính.
* Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
* Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào,
bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.
* Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà
nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng
khoản lợi nhuận thu được.
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp
như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư c ch ph p nhân, quy tụ các
phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động
sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi
ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời
kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
- Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư c ch ph p nhân:
Tư c ch ph p nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định
sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước
khẳng định và x c định. Việc khẳng định tư c ch ph p nhân của doanh nghiệp
với tư c ch là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các
hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với
13
người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội.
Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc
thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc
dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ
một ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá
trình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp
khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng quản lý của những người tạo ra nó.
- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một
địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến
địa phương đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức đầu tư quốc tế đặc
trưng bởi sự di chuyển tư bàn giữa các quốc gia. Bởi vậy, khái niệm đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) vốn có lịch sử khá lâu
đời với nhiều cách hiểu kh c nhau. Đặc biệt, khi nền kinh tế càng sôi động và
biến đổi không ngừng như hiện nay, ở mỗi thời điểm người ta lại xây dựng
nên c c c ch định nghĩa FDI để phù hợp thực tiễn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một
tài sản ở một nước kh c (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản
đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tái chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là c c cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu
tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty
con" hay "chi nhánh công ty" [27].
14
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund) lại có một định
nghĩa kh c về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộc đầu tư
ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt
được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở
hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI
[Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund), [28].
1. Tại Việt Nam việc xây đựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm
1987 đã đ nh dấu một bước ngoặt lớn về tư duy ph t triển kinh tế trong
lịch sử Việt Nam thời hiện đại v nó đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc
hợp tác kinh doanh với nước ngoài, một vấn đề còn quá mới mẻ vào
thời điểm đó. Kh i niệm luật đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện cụ
thể trong điều 2, Luật này như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất
kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này". Theo đó, "Nhà đầu tư nước ngoài có thể là tổ chức kinh tế hay cá
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam" [1].
Ngoài ra, theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế thị trường hiện đại, khái niệm
đầu tư trực tiếp có thể hiểu là "đầu tư của các công ty hay cá nhân vào các
hoạt động kinh doanh của nước ngoài mà nhà đầu tư có mức độ kiểm soát
đ ng kể đốivới hoạt động đó" [29, tr. 67].
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhung chung quy lại có thể hiểu: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức c c nhà đầu tư của nước này rót vốn
vào nước khác bằng cách thiết lập một đơn vị kinh doanh mới hoặc hợp tác
với cơ sở kinh doanh trong nước tạo ra lợi nhuận.
Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà
đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo một trong các
hình thức sau:
15
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc
thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa c c nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo h nh thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO,
hợp đồng BT.
- Đầu tư ph t triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.2. Truyền thông và truyền thông nội bộ
1.2.1 Truyền thông
Hiện nay có nhiều quan niệm về truyền thông. T c giả Tạ Ngọc Tấn
trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra định nghĩa: “Truyền thông là sự
trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội
nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [18, tr.8]
C c t c giả cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản-PGS.TS
Nguyễn Văn Dững và Th.S Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra nhiều quan niệm và
định nghĩa kh c nhau về truyền thông, trong đó định nghĩa được coi là chung
nhất như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng,
tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm
tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thayđổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi
và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/ cộng đồng/ xã
hội.” [13, tr.14].
Định nghĩa này có bước ph t triển hơn so với c c định nghĩa đã được
dẫn trong s ch khi nhấn mạnh truyền thông là “quá trình liên tục” và truyền
thông nhằm mục đích “thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi”. Có nghĩa là:
con người hiện đại không chỉ bằng lòng với thông tin hạn hẹp đủ để biết mà
16
còn có nhu cầu hiểu “tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp” từ những
thông tin họ thu nhận được.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra: “Truyền thông là
quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm
tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận thức, thái
độ và hành vi” [17, tr. 13].
1.2.2. Truyền thông nội bộ
Chúng ta có thể đưa ra kh i niệm truyền thông nội bộ như sau: “Truyền
thông nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có
lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và công chúng nội bộ để đi
tới thành công chung của cơ quan, tổ chức đó. Công chúng nội bộ ở đây được
hiểu là tập thể cán bộ, công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp và họ gắn
kết với nhau bằng mối quan hệ chuyên môn và công việc [8, tr.247].
Theo luận văn “Truyền thông nội bộ trong xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex”
của Lê Huyền Giang tại Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2012 th truyền
thông nội bộ cũng có chức năng quản lý và là một phần của tiểu hệ thống
quản lý. Trong đó bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, truyền thông nội bộ (inhouse PR Communication)
Thứ hai, truyền thông bên ngoài (External Communication)
Thứ ba, tư vấn nội dung và phương thức truyền thông Thứ
tư, đại diện phát ngôn.
1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI
Từ định nghĩa truyền thông nội bộ, chúng ta có thể hiểu truyền thông
trong nội bộ doanh nghiệp FDI là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng
mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và công
chúng nội bộ để đi tới thành công chung của doanh nghiệp FDI.
17
1.3. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ
1.3.1 Vai trò của Báo chí truyền thông
Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã
hội. Đó là c c chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng kh i sang -
giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng
kinh tế - dịch vụ (5 chức năng).
- Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí. Báo
chí ra đời là để đ p ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người
và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh th nhu cầu thông
tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú.
- Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích
của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công
cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục
lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận
này trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của
đông đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công
t c tư tưởng của Đảng.
- Chức năng khai s ng - giải trí được hiểu rằng, báo chí không chỉ là
kênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà
còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm
nâng cao tr nh độ dân trí, đ p ứng nhu cầu phát triển bền vững. Báo chí là
kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải,
tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất.
Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền thông hiện đại ngày
càng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát
thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội.
- Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở
chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách
18
thể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo
đảm cho các quyết định quản lý được thông suốtvà thực thi,...
Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức
huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần
trách nhiệm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra qu tr nh thưc hiện
đường lối, chủ trương chính s ch của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm
đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo
chí bao gốm các bình diện kh c nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những
nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để
phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho
đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi
đúng trong thực tế…
- Chức năng kinh tế - dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách
quan của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động kinh
tế báo chí bao gồm: phát hành, quảng cáo và các dịch vụ gia tăng kh c: tổ
chức sự kiện, liên doanh, liên kết….
1.3.2. Vaitrò của báo chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp
Báo chí có vai trò quan trọng hàng đầu với truyền thông nội bộ. Nó
giúp truyền thông nội bộ hiệu quả hơn và đạt được mục đích của mình. “Về
mặt bản chất, các nhà quản trị quan hệ công chúng cần phải thiết lập mối quan
hệ tốt đẹp với giới truyền thông để đảm b o cho c c thông điệp được truyền tải
tới công chúng mục tiêu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất” [31, tr. 151]. Chúng ta
có thể thấy vai trò của báo chí với truyền thông nội bộ ở các mặt cơ bản sau:
Một là, đối với quan hệ đối nội của doanh nghiệp. Đối với hầu hết các
doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số
lượng vốn lớn ở Việt Nam đã thành lập bộ phận truyền thông nội bộ. Một
hoạt động quan trọng hàng đầu và thường xuyên của bộ phận này là xây dựng
19
mối quan hệ với báo chí và nắm bắt thông tin từ báo chí. Bộ phận truyền
thông nội bộ trong các doanh nghiệp đều có mục điểm tin báo chí hàng ngày.
Hoạt động này giúp công ty nắm bặt được những thông tin viết về doanh
nghiệp mình, bao gồm cả thông tin có lợi và bất lợi. Nhân dân ta có câu đại ý
là biết người biết ta đ nh trăm trận thắng cả trăm. Bởi vậy biết được người
trong công ty và công chúng bên ngoài nghĩ g về doanh nghiệp thì báo chí là
kênh nhanh chóng, chính x c và kh đầy đủ. Từ đó xây dựng kế hoạch, chiến
lược hoành động để doanh nghiệp kịp thời xử lý thông tin bất lợi, xây dựng
lòng tin, mối quan hệ thân mật giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên
với nhân viên trong công ty và đối t c bên ngoài. Qua đó, giúp doanh nghiệp
hoạt động tốt hơn.
Thêm vào đó, trong c c doanh nghiệp có các bản tin và tạp chí nội bộ và
Website. Các bài báo với thông tin có lợi cho doanh nghiệp có thể được sử
dụng để đăng tải trên bản tin, tạp chí và Website của doanh nghiệp. Việc trích
đăng lại thông tin từ nguồn báo chí với những tin tốt lành về doanh nghiệp sẽ
là minh chứng mạnh mẹ và dễ dàng tạo lập niềm tin về doanh nghiệp với
người trong công ty, khiến họ yên tâm về sự phát triển của công ty, dành tâm
sức phục vụ cho mục đích chung của doanh nghiệp.
Thực tế là ban lãnh đạo, bộ phận truyền thông doanh nghiệp không thể
nắm bắt được hết tâm tư của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp mình. Thế
nhưng, b o chí có thể là nơi để công nhân nói lên sũy nghĩ, thậm chí là thắc
mắc của mình về doanh nghiệp. Ví dụ như b o chí có thể đưa tin công nhân
trong doanh nghiệp tiến hành biểu tình và lý do họ làm vậy. Báo chí trở thành
kênh để lãnh đạo, bộ phận truyền thông biết được nguyện vọng chính đ ng
nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp. Từ đó có c ch giải quyết phù hợp,
tạo sự hiểu biết, mối quan hệ thân thiện trong doanh nghiệp.
20
Hai là, đối với quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp. Báo chí có vài trò
giúp truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu
của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Thông tin về doanh nghiệp đăng tải trên báo chí sẽ ảnh hưởng nhanh
chóng và to lớn đến doanh nghiệp đó. Hinh ảnh và thương hiệu của công ty có
thể tăng lên hoặc giảm xuống với đối tác, khách hàng qua thông tin báo chí có
lợi hay bất lợi về doanh nghiệp. Bộ phần truyền thông nội bộ cần nắm bắt và
xử lý thông tin báo chí sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Thông tin báo
chí tốt về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trên mặt báo sẽ là một yếu tố
quan trọng để đối tác quyết định đầu tư làm ăn với doanh nghiệp và khách
hàng có thể mua sản phẩm. “Chẳng hạn, trong quan hệ với nhà đầu tư,
Cowlelt (1999) đã chỉ ra một cuộc khảo sát với 275 nhà phân tích và quản lý
danh mục vốn đầu tư, được thực hiện bởi Enst và Young vào năm 1998 cho
thấy nhà đầu tư thường quyết định mua hay bán cổ phiếu dựa trện những
thành tích tài chính và phi tài chính của công ty. Họ cho rằng những tiến bộ
trong lĩnh vực chiến lược như chiến lược toàn tập đoàn, sự đổi mới và khả
năng thu hút cũng như giữa chân người tài của công ty (giá trị phi tài chính,
vô hình) có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị cổ phiếu. Hoạt động truyền thông
nội bộ một cách có hiệu quả trong tổ chức cũng có thể làm tăng 25% gi trị của
doanh nghiệp trên thị trường [32 tr. 127, 128].
Đối với khách hàng, b o chí đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với
khách hàng. Thực tế cho thấy, bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh
nghiệp làm tốt việc truyền thông, trong đó có sử dụng kênh b o chí để quảng
cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tốt sẽ bán nhiều sản
phẩm hơn, đạt được mục tiêu kinh doanh. “Kết quả một cuộc khảo sát của
IABC, chỉ ra rằng 51% tổ chức có chiến lược truyền thông rõ ràng và 52%
nhà quản lý cấp cao ủng hộ rằng một chương tr nh truyền thông tốt giữa vai
trò quan trọng giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, 71% nhà
21
quản lý cấp cao chủ động kết hợp truyền thông vào chiến lược kinh doanh của
họ. Lý do quan trọng là hoạt động truyền thông đối ngoại giúp tổ chức có mối
quan hệ tích cực với các nhóm công chúng mục tiêu bên ngoài [32, tr. 129].
Hơn thế nữa, kênh báo chí còn giúp bộ phận truyền thông nội bộ và ban
lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được sở thích, nhu cầu của khách hàng và xu
hướng phát triển để xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho hiệu
quả.
Ba là, đối với giải quyết khủng khoảng. Đôi khi trong hoạt động doanh
nghiệp gặp phải khủng khoảng nào đó như về chất lượng sản phẩm, môi
trường, bất đồng trong nội bộ… Nếu khủng khoảng không được giải quyết tốt
sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, dẫn đến sự mất
lòng tin với đối tác, khách hàng và chính trong nội bộ doanh nghiệp. Rõ ràng
điều đó là cho t nh h nh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình
cảnh tồi tệ. Báo chí luôn là lựa chọn hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ
và ban lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết khủng khoảng. Khi gặp khủng
khoảng, doanh nghiệp thường tổ chức họp báo, mời c c cơ quan b o chí đến để
thông tin. Qua đó, có thể hạn chế được hậu quả của khủng khoảng.
Thực tế đã có nhiều bài học đắt giá trong việc bộ phận truyền thông nội
bộ và doanh nghiệp sử dụng b o chí để giải quyết khủng khoảng không tốt.
Một sự việc được xem là điển hình là vụ chai nước có ruồi của Tân Hiệp Phát
vào cuối năm 2014. Thông tin về vụ việc này xuất hiện nóng hổi trên các mặt
b o. Đây là một cuộc khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông và lãnh đạo
doanh nghiệp này đã không có được cách xử lý khôn khéo. Thay vì tổ chức
ngay họp báo, mời c c b o đến tận công ty để giải quyết khủng khoảng thì bộ
phận truyền thông và lãnh đạo doanh nghiệp này lại t m c ch bưng bít thông
tin, vụ việc kéo dài dẫn đến thương hiệu bị ảnh hưởng, sản xuất giảm, thiệt
hại rất lớn.
22
Một sự vụ việc kh c cũng liên quan đến lỗi sản phẩm, đó là khủng
khoảng về độ an toàn các loại xe Toyota vào tháng 2/2011, khiến vị chủ tịch
tập đoàn này phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhưng bộ phần truyền thông
của tập đoàn đã thể hiện đẳng cấp xử lý vấn đề bằng cách sử dụng kênh b o
chí để truyền đi sự kiện “Chủ tịch Toyota bật khóc” cảm ơn nhân viên khiến
công chúng và nhân viên trong công ty nể phục ông chủ tịch tập đoàn. Khủng
khoảng được xử lý êm đẹp và thương hiệu cong ty Toyota vẫn được giữa
vững.
Như vậy cùng là khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông nội bộ
biết cách khai thác khéo léo kênh báo chí thì sẽ đem lại hiệu quả. “Khi gặp
khủng khoảng, nhất là khi trong xã hội có luồng dư luận xấu (phần lớn là
thiếu khách quan và không hẳn đã chính x c) th c c bài b o với những phân
tích khách quan sẽ là một cứu cánh cho doanh nghiệp. Ngược lại, lúc này giới
truyền thông lại liên tục đưa những thông tin bất lợi, thậm chí đưa thông tin
không rõ ràng th càng làm tăng sự ghi ngờ trong công chúng. Trong một số
trường hợp xấu có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phát sản” [31, tr. 155].
Một điểm nữa cần nói đến đó là để giải quyết khủng khoảng thì nhóm
công chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ trong doanh nghiệp, mỗi
một nhân viên trong công ty chính là thông điệp về thương hiệu của doanh
nghiệp. “C c chuyên gia cho rằng, thông thường trong tình huống khủng
khoảng, nhóm công chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ, bởi vì, nói
như c c của nhà tư vấn quản lý khủng khoảng nổi tiếng người Mỹ, Jonathan
Bernstenin, “mỗi nhân viên trong tổ chức đều là một đại diện quan hệ công
chúng và là người quản lý khủng khoảng cho tổ chức cho dù bạn có muốn hay
không!” [8, tr. 131, 132].
Thứ tư, đó là tư vấn nội dung và phương thức truyền thông. Báo chí là
một kênh quan trọng hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh
nghiệp nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, phần nào biết được nguyện vọng
23
của nhân viên trong công ty, thông tin về đối tác và khách hàng, các bài phân
tích của chuyên gia trên b o. Đó là c c thông tin cần thiết để bộ phận truyền
thông tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về nội dung và phương thức
truyền thông hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Chúng ta cũng cần nói đến người phát ngôn, đây là người của bộ phận
truyền thông doanh nghiệp làm việc trực tiếp với giới báo chí. Việc lựa chọn
người phát ngôn phù hợp sẽ ít nhiều tạo ra thiện cảm với b o chí. Điều đó tốt cho
hoạt động truyền thông của công ty với kênh báo chí “Người phát ngôn phải
trung thực, thẳng thắn, đ ng tin, có khả năng giữa b nh tĩnh; biết ứng xử với các
nhóm công chúng và báo chí, biết cách tạo lòng tin cho b o chí” [8, tr. 129].
Bàn về mối quan hệ, vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội
bộ, trong cuốn “Quan hệ công chúng lý luận và ứng dụng”, PGS.TS Nguyễn
Thị Thanh Huyền có đề cập: “Trong quan hệ với giới báo chí, Phòng quan hệ
công chúng nội bộ là đầu mối thông tin đầu nguồn, chính xác, nhanh chóng và
có trách nhiệm chính thức về phát ngôn của tổ chức trong quan niệm của nhà
báo. Nhiệm vụ của phòng không chỉ là đ p ứng các yêu cầu thông tin của nhà
báo, mà còn chủ động tạo ra và ph t t n c c thông điệp truyền thông đến các
nhóm công chúng mục tiêu bên ngoài tổ chức thông qua việc đăng tải trên các
phương tiện truyền thông đại chúng như website doanh nghiệp, các loại hình
báo chí, các trang mạng xã hội… C c nghiên cứu đã chỉ ra t c động của quan
hệ b o chí đối với ấn tượng, nhận thức, th i độ và hành vi của công chúng về
hình ảnh tổ chức là rất rõ rệt, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác
nhau của tổ chức như doanh số bán hàng, thu hút vốn, mở rộng thị trường”
[32, tr. 129].
1.3.3. Khái quát hoạt động báo chí trong truyền thông nội bộ tại các
doanh nghiệp FDI hiện nay
Năm 1986, Đảng và Nhà nước quyết định mở cửa đất nước, đặt những
viên gạch nền móng để nước ta hội nhập với thế giời, mở cánh cửa cho các
24
nhà đầu từ nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đã có
đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Theo Cục Đầu từ nước ngoài của
Bộ Kế hoạch và Đầu thư cho biết tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có
17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện
lũy kế của các dự n ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng
ký còn hiệu lực.
C c nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành
kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ
trọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các
lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn
đầu tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư).
Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt
Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37,2 tỷ USD
(chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm
14,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan,
Britishvirgin Island, Hồng Kông.
ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố
Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37,9 tỷ USD
(chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD
(chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng
vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và
B nh Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư).
4 dự án có quymô trên 1 tỷ USD năm 2014 là:
Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp
gia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD
- Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí
Minh, nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần
mềm tiên tiến, vốn đăng ký: 1,4 tỷ USD
25
- Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, phát
triển khu vực biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1,25 tỷ USD
- Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp,
gia công các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn
đang ký: 1 tỷ USD
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam (tính đến ngày
15/12/2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và
tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đối
mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ
và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự n FDI đạt được những kết quả trên là do
công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự n đã được chú trọng hơn. Đồng thời
công t c đối thoại chính sách với c c nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam
nhằm tháo gỡ c c khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần
nào giúp c c nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ
USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất
khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 th ng đạt 94,41 tỷ USD tăng
16,7% so với cùng kỳ 2013.
Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6%
so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12
tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một
điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ
trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng
ngày càng tăng trong c c năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là
56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%). Và trong năm 2014 đạt mức
cao nhất từ trước đến nay 101,59 tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.
26
Nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm 2014
đạt 5,58 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa
và chiếm 14,4% tổng thu ngân s ch nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4,67 tỷ
USD, chiếm 12% tổng thu ngân s ch nhà nước. Khu vực FDI góp phần
đ ng kể tăng thu ngân s ch và do đó, làm giảm bộichi ngân s ch nhà nước.
Hiện nước ta có khoảng 450 doanh nghiệp FDI. Rõ ràng truyền thông
nội bộ có vai trò rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, nhưng
không phải tất cả các doanh nghiệp đều coi trọng việc khai thác kênh báo chí
trong truyền thông nội bộ, thậm chí nhiều doanh nghiệp cònkhông có bộ phận
truyền thông nội bộ. Bản thân tác giả làm việc với chức vụ cấp trưởng phòng
trong Công ty điện tử SamSung có nhiều hoạt động công việc với các công ty
FDI là đối tác của SamSung. Qua tìm hiểu của tác giả đối với 150 công ty FDI
có mối quan hệ với SamSung thì phần lớn c c công ty chưa có bộ phận truyền
thông nội bộ. Hoạt động truyền thông của nhiều công ty vẫn là tận dụng nhân
lực từ c c phòng ban kh c, ngân s ch đầu tư vào truyền thông nội bộ còn ít. Từ
đó việc sử dụng khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở c c công
ty FDI trên chưa được xem trọng. Con số 150 công ty FDI nói trên chưa thể
đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, nhưng ít nhiều đã
phản nh được thực trạng việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ
ở các doanh nghiệp FDI còn hạn chế, chưa được đầu tư thích đ ng.
Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy, một số doanh nghiệp FDI, nhất là các
doanh nghiệp có quy mô lớn đã chú trọng đến việc khai thức kênh báo chí
trong truyền thông nội bộ và đã mang đến kết quả khả quan cho sự phát triển
của công ty.
Một trong những điểm sáng doanh nghiệp FDI thành công trong việc sử
dụng báo chí trong truyền thông nội bộ là Công ty Honda Việt Nam. Cụ thể ở
đây là chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” được truyền thông trên c c cơ quan b o
27
chí. Hiện nay chương tr nh “Tôi yêu Việt Nam” vẫn được tiếp tục xuất hiện
trên mặt báo, nhất là Đài truyền hình Việt Nam. Chiến dịch này ra đời vào
tháng 8/2003 với ba thông điệp là An toàn, Chất lượng và Hoạt động xã hội.
“Sau hơn ba năm thực hiện, chiến dịch đã nhận được sự đ nh gi rất cao của
Chính phủ và cộng đồng. Tính đến cuối năm 2006, số người tham gia trực tiếp
chương tr nh là hơn s u triệu người, ngoài ra còn hàng chục triệu khán tính giả
theo dõi qua c c phương tiện truyền thông đại chúng” [8, tr. 212].
Bộ phận truyền thông và lãnh đạo Công ty Honda cũng có mối quan hệ
tốt với giới báo chí, nhận được sử tin tưởng và đồng hàng của báo chí. Nhiều
cơ quan b o chí đã trao c c giải thưởng cho sản phẩm của công ty như th ng
8/2006, công ty nhận được giải thưởng “Tin và Dùng” do độc giả của thời báo
kinh tế Việt Nam trao tặng. Mười năm liền công ty được báo Sài Gòn Tiếp thị
trao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình
chọn. Honda Việt Nam được Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế và
b o Thương mại trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Việc khai thác hiệu quả kênh báo chí trong việc truyền thông nội bộ của
doanh nghiệp Honda Việt Nam đã góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh
của công ty này với đối t c, kh ch hàng; đồng thời tạo niềm tiên của nhân viên,
công nhân trong nội bộ về sự lớn mạnh của công ty khiến họ yên tâm làm
việc, dồn tâm dồn sức v công ty. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự
phát triển của công ty. “Sau mười năm hoạt động, công ty đã vươn lên dẫn
đầu ngành công nghiệp ô tô, xe máy ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2007,
đã có gần bốn triệu khách hàng chọn mua sản phẩm xe máy và 3.400 khách
hàng tín nhiệm chọn mua sản phẩn ô tô của Honda Việt Nam. Ngoài ra, Công
ty cũng đóng góp vào việc tạo vị thế cho sản phẩm xe máy Việt Nam trên thị
trường nước ngoài với việc xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy sang một số
nước trong khu vực, đạt tổng kinh g ch hơn 147 triệu đô – la” [8, tr. 214].
28
Đối với Công ty Điện tử SamSung đã hoạt động ở Việt Nam từ năm
2009, công ty đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề truyền thông nội bộ. 2 năm qua,
bộ phận truyền thông nội bộ chuyên nghiệp của công ty đã coi trọng vấn đề
khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ. Bộ phận truyền thông nội
bộ trong doanh nghiệp có 7 người chuyên tổ chức quan hệ, xử lý thông tin báo
chí, phát hành bản tin, tạp chí nội bộ và các hoạt động truyền thông nội bộ
khác.
Nhìn chung, việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ
trong các doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung ở một số công ty có quy mô
lớn, khi các công ty này thành lập bộ phần truyền thông nội bộ chuyên
nghiệp, còn lại phần lớn các doanh nghiệp FDI vẫn chưa thực sự coi trọng vấn
đề này.
29
Tiểu kết
Trong chương 1, t c giả tập trung xây dựng khung lý thuyết làm bộ công
cụ trong luận văn, làm thang đo cho phần khảo sát thực trạng ở chương 2.
Rõ ràng truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của
các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Đó là một chức năng quản lý nhằm tạo
lập, duy trùy và phát triển sự hiểu biết, mối quan hệ trong nội bộ công ty giữa
lãnh đạo với nhân viên, các phòng ban, và giữa nhân viên, công nhân với
nhau.
Bộ phận truyền thông nội bộ là chất kết dính trong công ty, tạo mối
quan hệ thân thiện, môi trường làm việc thân ái, từ đó gây dựng tinh thần
đoàn kết trong nội bộ công ty. Điều đó làm cho toàn thể nhân viên trong
doanh nghiệp yên tâm, luôn có niềm tin và tận tâm cống hiến cho doanh
nghiệp.
Báo chí luôn là một kênh hàng đầu giúp truyền thông nội bộ đạt được
mục đích. B o chí không chỉ giúp truyền thông nội bộ xây dựng mối quan hệ
thân thiết trong công ty mà còn quan hệ với đối tác bên ngoài, góp phần
khẳng định thương hiệu, hình ảnh của công ty, xử lý khung khoảng cho doanh
nghiệp. Từ đó đem lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty.
30
CHƢƠNG II:
KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƢ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ
SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR
2.1. Một số nét về các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
2.1.1 Lịchsử hình thành và phát triển
2.1.1.1Công ty Điện tử Samsung
Được thành lập vào năm 1996, Công ty Điện tử Samsung là liên doanh
giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử Samsung. Sau nhiều năm phấn
đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao
cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, Samsung đã trở thành một trong
những thương hiệu đ ng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng
trong nước. Công ty Điện tử Samsung luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị
trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị
trường về sản phẩm điện thoại di động...
Các sản phẩm của công ty bao gồm:
• Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy
DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3
• Sản phẩm vi tính: Màn h nh CRT, LCD, m y in laser mono/ color/ đa
năng, đĩacứng, đĩaquang
• Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với
công nghệ Silver Nano
• Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất
Qua những năm hoạt động, Công ty Điện tử Samsung đã đạt được rất
nhiều thành quả to lớn cho dù công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại. Là một
doanh nghiệp có thương hiệu bền vững và nhũng đóng góp xã hội tích cực,
Samsung đã lưu dấu ấn của m nh trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam
cũng như trên thế giới bằng rất nhiều thành tích, giải thưởng:
31
1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam
1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore và bắt đầu sản xuất
đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam. Tổng doanh thu lên đến 26
triệu đô la Mỹ
1998: Đạt chứng chỉ ISO 9002. Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với
thời kỳ đầu
1999: Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên, bắt đầu sản xuất
máy giặt tại thịtrường Việt Nam
2000: Đạt danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí
PC World Việt nam bình chọn) và Giải thưởng Samsung Guinness cho kỷ lục
tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn Samsung trao tặng)
Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam
2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam và đạt
chứng chỉ ISO 14001
2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứng
chỉ OHSAS 18001
Bắt đầu sản xuất m y điều hòa nhiệt độ
2003: Đạt Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí
PC World Việt nam bình chọn) và màn h nh vi tính được ưa thích nhất (tạp
chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm
2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ
2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm
TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD
(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World
Việt nam bình chọn)
Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt Nam
bình chọn)
32
2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu
và màn hình vi tính LCD.(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn h nh vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nam
bình chọn)
2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD
Giải vàng chất lượng Việt Nam dẫn đầu thị trường TV LCD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV phẳng
và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn h nh vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nam
bình chọn)
2.1.1.2 Công ty Yamaha Motor
Hiện diện tại Việt Nam từ 1996, Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trong
việc nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động
cơ, mạnh và ổn định.
Ngày 24 th ng 1 năm 1998 Yamaha Motor Việt Nam được thành lập.
Yamaha Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành
viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp
phát triển công nghiệp Việt nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con
người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướng đến
mục tiêu: chinh phục trái tim khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem
tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng,
thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha.
Phương châm của chúng tôi dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và
hướng vào kh ch hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản
hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới c c Đại lý và các bên có liên quan của
Yamaha Motor Việt Nam.
33
Với phương châm này, Yamaha Motor sẽ thỏa mãn bội phần sự mong
đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối
cùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh tr i tim kh ch hàng,
vốn nằm trong phương châm toàn cầu của Tập đoàn Yamaha.
Nhà máy, trái tim của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, nơi
cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất mang nhãn hiệu Yamaha vượt
quá sự mong đợi của khách hàng.
Hiện nay, những đại lý bán dịch vụ sửa chữa bảo hành của Yamaha có mặt
trên nhiều nước. Tại Việt Nam, c c đại lý có mặt ở tất cả các tỉnh thành phố.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam là mô hình kinh tế liên doanh hợptác
giữa 3 nước Nhật, Việt Nam và Malaysia. Với trên 10 năm xây dựng,
pháttriển và trưởng thành, đến nay công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trở
thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy. Từ khi bắt đầu sản xuất
với chỉ có một đời xe m y, đến nay Yamaha Motor Việt Nam có 10 đời xe các
loại để đ p ứng nhu cầu sử dụng xe máy của người dân. Các loại xe tay ga
như: Nouvo, Nouvo LX, Mio Classisco, Mio Untimol... C c loại xe số như:
Sirius, Jupiter MX, Exicter, ...
2.1.2 Tìnhhình hoạt động sản xuấtkinhdoanh
2.1.2.1 Công ty Điện tử Samsung
Tại Việt Nam, Samsung Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe
nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home
Theatre, đầu đĩa DVD, m y giặt, tủ lạnh và m y điều hòa nhiệt độ, màn hình m
y tính CRT, LCD, điện thoại di động, m y in, đĩa cứng, đĩa quang... Nhà máy
của Samsung Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước,
mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và
Philippines.
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỳ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu
cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của Samsung luôn tích hợp công nghệ
34
hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú
hơn cho người tiêu dùng.
Trong những năm qua, doanh thu b n hàng trong nước của Samsung
Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2013; doanh thu
xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2013. Trung b
nh hàng năm, Samsung Vina đă đóng góp cho ngân s ch Nhà nước trên 13
triệu USD.
Hiện nay, Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng,
Màn h nh m y tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
2.1.2.2. Công ty Yamaha Motor
Bảng 2.1:Bảng kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Yamaha Motor
Đơn vị tính : 1.000.000USD
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Doanh thu BH,DV 560.5 616.6 739.9
2.Chi phí biến đổi 420.3 462.4 554.9
3.Lợi nhuận thuần 140.2 154.2 185.0
4.Chi phí cố định 24.2 26.5 31.8
5.Lợi nhuận gộp 69.3 76.2 91.4
6.Chi phí quảng cáo KM 9.5 10.4 12.5
7.Chi phí quản lý doanh 29.5 32.5 39.0
8.Chi phí khác 5.5 6.2 7.4
9.Chi phí cho c c phòng trưng
2.8 3.2 3.8
bày
10.Lợi nhuận từ SXKD 33.9 37.3 44.7
11.Lợi nhuận trước thuế 86.3 94.9 113.8
12.Thuế TNDN 24.1 26.5 31.8
13.Lợi nhuận sau thuế 62.2 68.4 82.0
(Nguồn:Báo cáo tài chính của công ty Yamaha Motor)
35
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm, ta
thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2014 đều tăng so với cùng kỳ
nămtrước.Trong đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó phản ánh một
c ch đầy đủ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận đạt được
trong năm 2013 so với năm 2012 là 10% tương đương với 600.000.000 USD.
Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với 2013 là 19% tương đương với
13.600.000 USD.Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với năm 2012 là 32%
tương đương với 19.600.000 USD.
Về chỉ tiêu chi phí, năm 2013, 2014 ta cũng thấy chi phí về khuyến mại
quảng c o, chi phí phòng trưng bày, về quản lý doanh nghiệp đều tăng khoảng
10-12% cùng kỳ năm 2012,2013. Tuy nhiên tốc độ tăng tốc độ tăng của công
ty nhở hơn tốc độ tăng của doanh thu nên có thế thấy hiệu quả kinh doanh của
công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng
so với năm 2012 là 3.400.000 USD tăng 12%, năm 2014 tăng so với năm
2013 là 7.400.000 USD tăng 20%. Năm 2014 so với 2012 là 10.800.000 USD
tăng 32%.
Xem bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty là rất khả
quan, nó cho thấy xu hướng phát triển của công ty.Với hoạt động kinh doanh
hiệu quả của công ty đã đem lại. Trong tương lai công ty tiếp tục duy trì, phát
huy để đạt được mục tiêu phát triển ổn định.
Công ty Yamaha sau 10 năm thành lập gặp rất nhiều khó khăn khi bắt
đầu tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe gắn m y nhưng công ty đã
đạt được những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập và phát triển thị phần
tại Việt Nam. Trong vòng 10 năm, từ chỗ thị phần gần như là con số 0, nhãn
hiệu xe m y Yamaha đã không ngừng vươn lên trở thành nhãn hiệu xe lớn thứ
2 tại Việt Nam chỉ đứng sau Honda. Năm 1999, sản lượng xe máy sản xuất
chỉ khoảng 6000 xe/ năm cho đến năm 2014, sản lượng xe sản xuất và bán ra
đạt hơn 620.000 xe, chiếm hơn 29% thị phần xe máy trên toàn quốc. Không
36
dừng ở đó, tham vọng của Ban Gi m Đốc Công ty ngày càng đầu tư mở rộng
sản xuất, tiếp tục phát triển thị trường với mục tiêu trở thành hãng sản xuất xe
máy lớn nhất tại Việt Nam và có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Về mặt xã hội do giải quyết tốt vấn đề lao động và tiền lương, Công ty đã góp
phần tác động rất to lớn đến sự phát triển của dân cư c c vùng lân cận bằng
việc thu hút hàng nghìn nhân công viên vào làm việc tại công ty với thu nhập
ổn định.
2.1.3 Trìnhđộ công nghệ
2.1.3.1 Công ty Điện tử Samsung
Công ty Điện tử Samsung bắt đầu triển khai hoạt động tại Việt Nam từ
tháng 1/1995 với dự n đầu tiên là Công ty Điện tử Samsung Vina, đến nay đã
trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Công ty Điện tử Samsung hiện rất thành công với hai dự án chuyên sản
xuất thiết bị di động và linh kiện ở Bắc Ninh (SEV) và Thái Nguyên (SEVT),
với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD.Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, hai khu
tổ hợp SEV và SEVT đã xuất khẩu 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.Không những đóng góp lớn cho kim ngạch xuất
khẩu và tạo việc làm trực tiếp cho hơn 100.000 lao động, các dự án nêu trên
còn giúp Việt Nam lần đầu tiên được ghi tên trên bản đồ công nghệ thế giới.
Ngoài các dự án này của Công ty Điện tử Samsung, thì hiện Tập đoàn
Samsung cũng đã và đang đầu tư một số dự án lớn khác tại Việt Nam.Đó là
Dự án Samsung Electro Mechanics, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, ở Thái Nguyên;
Samsung Display, 1 tỷ USD, ở Bắc Ninh.
Hiện Samsung đã đầu tư hơn 11,2 tỷ USD ở Việt Nam và là nhà đầu tư
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã luôn đ nh
gi cao động th i đầu tư nhanh và hiệu quả của tập đoàn lớn mạnh nhất Hàn
Quốc này tại Việt Nam
37
2.1.3.2 Công ty Yamaha Motor
Công ty Yamaha Việt Nam đã có những chặng đường phát triển với con
người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động của công ty luôn hướng đến
mục tiêu: "Chinh phục trái tim khách hàng". Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem
tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài
lòng, sự thoả mãn và sự thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Yamaha thông thường qua các giai
đoạn sau:
- Thiết bị gia công: Với những máy móc hiện đại, điều khiển bằng công
nghệ kỹ thuật số (CNC), các chi tiết phụ tùng được đảm bảo gia công
với chất lượng hoàn hảo nhất.
- Dây chuyền lắp r p thân xe: Được đ nh gi cao với đội ngũ công nhân
Việt Nam có kỹ năng chuyên nghiệp, giúp cho ra đời những chiếc xe
máy với tiêu chuẩn chất lượng và năng suất cao nhất.
- M y đúc khuôn phụ tùng động cơ: C c chi tiết được chế tạo bằng hợp
kim nhôm của động cơ được đúc bằng các thiết bị máy móc kỹ thuật
cao và chính xác. Các sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lượng và
tiêu chuẩn của Yamaha Motor Nhật Bản.
- Dây chuyền lắp r p động cơ: Trong môi trường có tính cạnh tranh cao
ở Việt Nam,chất lượng động cơ được kiểm soát trên từng công đoạn
sản xuất. Động cơ được lắp ráp trên dây chuyền này đạt chất lượng
hàng đầu.
- Thiết bị kiểm tra: Các chi tiết động cơ sau khi gia công trên m y CNC
sẽ được giám sát chặt chẽ về chất lượng và độ chính xác bằng thiết bị
máy móc hiện đại nhất.
- Dây chuyền hàn tự động: Dây chuyền hàn được lập tr nh và điều khiển
đã được tự động hóa. Chất lượng, sự an toàn của khung xe và b nh xăng
được kiểm tra rất nghiêm ngặt.
38
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY

Similar to BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY (20)

Luận Văn Một Số Kỹ Năng Tham Vấn Cơ Bản Của Cán Bộ Tham Vấn Tâm Lý Qua Điện T...
Luận Văn Một Số Kỹ Năng Tham Vấn Cơ Bản Của Cán Bộ Tham Vấn Tâm Lý Qua Điện T...Luận Văn Một Số Kỹ Năng Tham Vấn Cơ Bản Của Cán Bộ Tham Vấn Tâm Lý Qua Điện T...
Luận Văn Một Số Kỹ Năng Tham Vấn Cơ Bản Của Cán Bộ Tham Vấn Tâm Lý Qua Điện T...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9ĐCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
 
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt NamGiải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ... ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
 
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬ...
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬ...NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬ...
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Khoáng Sản Bắc Giang
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Khoáng Sản Bắc GiangLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Khoáng Sản Bắc Giang
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Khoáng Sản Bắc Giang
 
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdfQUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAYXây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAYLuận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LẠI HOÀNG DŨ KHAI THÁC KÊNH THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỂ LÀM TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số:60 32 01 01 Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hào
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trong và ngoài nước, nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lại Hoàng Dũng
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong qu tr nh thực hiện luận văn thạc sĩ b o chí với đề tài “Khai thác kênh thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Quang Hào đã tận tình dìu dắt và có những ý kiến góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành c m ơn c c thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí & Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN cùng c c thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quãng thời gian học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời c m ơn c c anh, chị đồng nghiệp, phóng viên, biên tập viên của các tòa soạn báo; Các sinh viên báo chí đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đ nh, bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè… để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành c m ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lại Hoàng Dũng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................................................4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................7 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................8 5. Cơ sở lý luận và phương ph p nghiên cứu..................................................................................8 6. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................................................9 7. Kết cấu luận văn.............................................................................................................................................10 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP..............................................................11 1.1. Hệ thống kháiniệm..............................................................................................................................11 1.1.1. Báo chí..........................................................................................................................................................11 1.1.2. C c loại h nh b o chí ..........................................................................................................................11 1.1.3. Doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI....................................................................................11 1.2. Truyền thông và truyền thông nội bộ ...............................................................................16 1.2.1. Truyền thông............................................................................................................................................16 1.2.2. Truyền thông nội bộ..........................................................................................................................17 1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI..............................................................17 1.3. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ........................................................................18 1.3.1. Vai trò của B o chí truyền thông.............................................................................................18 1.3.2. Vai trò của b o chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp................................19 1.3.3. Kh i qu t hoạt động b o chí trong truyền thông nội bộ tại c c doanh nghiệp FDI hiện nay..........................................................................................................................................24 Tiểu kết......................................................................................................................................................................30
  • 5. CHƢƠNG II: KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƢ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR............................................................31 2.1. Một số nét về các doanh nghiệp đƣợc khảo sát......................................................31 2.1.1. Lịch sử h nh thành và ph t triển...............................................................................................31 2.1.2. T nh h nh hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................................34 2.1.3. Tr nh độ công nghệ............................................................................................................................37 2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông trong 02 doanh nghiệp FDIđƣợc khảo sát......................................................................................................................................................................39 2.2.1. Hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam.............39 2.2.2. Hoạt động truyền thông tại Công ty Yamaha Motor............................................52 2.3. Thực trạng sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát....................................................................................................62 2.3.1. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam.....................................................................................................................................................................62 2.3.2. Kênh b o chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Yamaha Motor Việt Nam.....................................................................................................................................................................72 2.4. Đánh giá việc sử dụng kênh báo chí phục vụ truyền thông nội bộ trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát............................................................................74 2.4.1. Những thành quả đạt được.........................................................................................................74 2.4.2. Hạn chế tồn tại.......................................................................................................................................76 Tiểu kết......................................................................................................................................................................79 CHƢƠNG III: TÌM LỐI TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR..80 3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát..........................................................................80 3.1.1. Sự cần thiết phải có một bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp .. 80 3.1.2. Tính chuyên nghiệp của bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI ............................................................................................................................................................................................80 3.1.3. Cơ cấu nhân sự trong bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI.81
  • 6. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI..............................................................................................................................................................84 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ph t hành bản tin nội bộ ......................................84 3.2.2. Cải thiện hoạt động ph t hành tạp chí nội bộ ..............................................................86 3.2.3. Nâng cao hiệu quả vận hành website nội bộ...............................................................86 3.2.4. Một số giải ph p kh c.......................................................................................................................87 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp FDI..............................................................................88 Tiểu kết......................................................................................................................................................................90 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................93 PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................97
  • 7. DANH MỤC BẢNG CHỮ TẮT TRONG LUẬN VĂN VN TTg CT FDI PR Bộ LĐ-TB&XH CTTNHH TP. HCM USD ĐTNN : Việt Nam : Thủ tướng : Chỉ thị : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Quan hệ công chúng : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội : Công ty tránh nhiệm hữu hạn : Thành phố Hồ Chí Minh : Đô la Mỹ : Đầu tư nước ngoài
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Yamaha Motor............................................................................................................................................................................35 Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra................................................................................................................39 Bảng 2.3: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên.............43 Bảng 2.4: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng...........44 Bảng 2.5: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức.........................45 Bảng 2.6: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam...........................................................................................................................................45 Bảng 2.7: Kết quả điều tra về định hướng các bên liên quan........................................47 Bảng 2.8: Kết quả điều tra về sự liên kết các chiến lược..................................................48 Bảng 2.9: Kết quả điều tra về sự nhất qu n trong thông điệp truyền thông.......49 Bảng 2.10: Kết quả điều tra vềsự phối hợp nỗ lực truyền thông và hành động ............................................................................................................................................................................................50 Bảng 2.11: Kết quả điều tra vềcơ sở hạ tầng cho truyền thông...................................50 Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sự chia sẻ thông tin..............................................................51 Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu điều tra.............................................................................................................52 Bảng 2.14: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên..........55 Bảng 2.15: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng........56 Bảng 2.16: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức......................57 Bảng 2.17: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam...........................................................................................................................................58 Bảng 2.18 : Bảng số liệu tần xuất bài b o liên quan đến Công ty Điện tử SamSung qua bản tin nội bộ tại công ty từ ngày 4/12 đến 10/12/2015.................71
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH – SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mẫu phân theo giới tính................................................................................................40 Biểu đồ 2.2: Mẫu phân theo độ tuổi...................................................................................................41 Biểu đồ 2.3: Mẫu phân theo vị trí làm việc ..................................................................................41 Biểu đồ 2.4: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn.................................................................42 Biểu đồ 2.5: Mẫu phân theothời gian công tác.........................................................................42 Biểu đồ 2.6: Mẫu phân theo giới tính................................................................................................53 Biểu đồ 2.7: Mẫu phân theo độ tuổi...................................................................................................53 Biểu đồ 2.8: Mẫu phân theo vị trí làm việc ..................................................................................54 Biểu đồ 2.9: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn.................................................................54 Biểu đồ 2.10: Mẫu phân theothời gian công tác ......................................................................55 Hình 3.1: Mô hình về cơ cấu nhân sự của phòng truyền thông trong doanh nghiệp FDI...............................................................................................................................................................81 Sơ đồ 3.1: Quy trình truyền thông nội bộ......................................................................................85
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Hãng tin AP và c c đài truyền hình của Nhật Bản đã truyền đi một thông điệp giàu cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới về hình ảnh Chủ tịch Tập đoàn nổi tiếng Toyota vào ngày 24-2-2011: “Sau buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về độ an toàn của các loại xe, Chủ tịch Toyota Akio toyoda đã gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ đã ủng hộ công ty trong khủng khoảng. “Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn. C c bạn, những đồng nghiệp của tôi trên toàn nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bên tôi”, giọng người đứng đầu hãng sản xuất xe Nhật Bản danh tiếng toàn cầu bất ngờ nghẹn lại, rồi bật khóc. Khán phòng im lặng, vị chủ tịch mãi không thể cất lên lời và toàn thể những người có mặt cùng vỗ tay khích lệ. Ông chủ tịch Toyota tiếp tục làm mọi người phải rơi lệ. “C c bạn đã có mặt bên tôi, cổ vũ và chia sẻ. Không gì có thể diễn tả hết lòng biết ơn những gì các bạn đã dành cho tôi, cho công ty. Tôi chỉ có thể nói một điều đơn giản thế này: Cảm ơn c c bạn rất nhiều. Chúng ta, những thành viên Toyota trên toàn thế giới cần sũy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta để giành lại niềm tin kh ch hàng” [33]. Một lời xin lỗi chân thành không làm hạ thấp Chủ tịch Toyota mà giữ vững và nâng tầm thương hiệu hãng xe danh tiếng này. Trong trường họp trên, bộ phận truyền thông của Tập đoàn Toyota đã khai thác rất tốt kênh b o chí để xử lý khủng khoảng và điều quan trọng là mang lại hiệu quả trong truyền thông nội bộ. Lời nói cảm ơn chân thành của Chủ tịnh Akio Toyoda với nhân viên trong công ty trên b o chí đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới hiểu rằng họ đang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời và một công ty không thể tốt hơn. Điều này mang lại tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tinh thần công hiến của nhân 1
  • 11. viên trong công ty vì sự phát triển của Tập đoàn Toyota.Qua sự kiện trên, ít nhiều đã chứng tỏ vai trò quan trọng hàng đầu của việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ. Kể từ khi nước ta đổi mới (1986), ngày càng nhiều công ty nước ngoài đến đầu từ làm ăn đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế nước nhà, góp phần làm “thay da đổi thịt” kinh tế Việt Nam. Thật không khó để tìm dẫn chứng. Đơn cử Công ty điện thoại SamSung ở Bắc Ninh xuất khẩu đạt 23,9 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng 18% tổng kim gạch xuất khẩu cả nước [40]. Đây hẳn là một con số biết nói. Một sự kiện được xem là “lịch sử” đối với tỉnh Th i Nguyên đã diễn ra vào th ng 3/2014. Nhà m y SamSung đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 6 tỷ USD làm sáng bừng bức tranh kinh tế tỉnh trung du này, giải cơn khát việc làm cho hơn 6 vạn lao động. Nhiều công nhân vốn quen với cây lúa củ kho i đã có mức thu nhập cả chục triệu đồng mỗi th ng. Đó là số tiền mà trước kia trong giấc mơ họ cũng d m tin có ngày trở thành sự thật. Đời sống của nhiều gia đ nh nông thôn đã đổi thay. Như vậy, chúng ta thấy rằng, các công ty FDI hoạt động ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giúp nước ta tránh tụt hậu so với phần còn lại phát triển của thế giới, cải thiện đ ng kể cuộc sống người dân. Vấn đề là làm sao để hàng vạn lao động ở nhiều vùng miền cùng làm việc trong một công ty có vốn đầu từ nước ngoài như SamSung với văn hóa kh c nhau có được tinh thần đoàn kết vì sự phát triển của công ty luôn làm đau đầu ban lãnh đạo công ty. Rồi làm sao để ban lãnh đạo ở xứ sở bên ngoài có thể hòa nhập với nhân viên và công nhân sở tại chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Truyền thông nội bộ có thể là chìa khóa hữu hiệu để mở toang cách cửa ngăn c ch sự khác biệt, tạo lập, duy trùy sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ công ty. Qua đó, tạo sự đồng lòng từ lãnh đạo đến chuyên viên, nhân viên, công nhân cùng nắm chặt tay nhau để đưa công ty 2
  • 12. đến với sự thịnh vượng. Sự phát triển của công ty cũng mang lại cơ hội cải thiện đời sống cho từng c nhân trong công ty đó. Ông Alvie Smith, cựu gi m đốc truyền thông của công ty General Motors trong một nghiên cứu đã cho biết, người lao động không trung thành với tổ chức của họ, hoặc không cam kết giúp tổ chức đạt được mục tiêu của họ, có thể làm tốn mất 50 tỷ USD/năm [32, tr.124]. Trong khi đó, hơn 80% nhân viên ở Mỹ và Anh nói rằng hoạt động giao tiếp nội bộ ảnh hưởng đến mong muốn tiếp tục duy trì hay thôi việc đối với một tổ chức. Gần 1/3 cho rằng hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ [32, tr. 124, 125]. Như vậy, truyền thông nội bộ là c nh tay đắc lực giúp lãnh đạo công ty tạo lập, duy trì và phát triển niềm tin trong công ty.Tuy nhiên thực tế không ít công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa coi trọng việc truyền thông nội bộ. Báo chí luôn là một kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của c c công ty, trong đó có truyền thông nội bộ. Kênh báo chí giúp cho người làm truyền nội bộ hiệu quả hơn và rút ngắn con đường để đạt được mục đích truyền thông. Báo chí không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty mà các kết dính các thành viên trong công ty lại với nhau, xây dựng tình thần đoàn kết, đồng lòng cùng dồn tâm sức vì công ty. Tuy nhiên việc sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn có hạn chế, thậm chí có công ty vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty. Là một người làm việc trong môi trường các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12 năm, hiện đang làm công t c tại phòng truyền thông nội bộ tại Công ty Điện tử Samsung, tôi chọn đề tài “khai thác kênh thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp fdi tại việt nam” với mong muốn nghiên cứu các 3
  • 13. hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Côngty Điện tử Samsung Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam để từ đó, hệ thống hóa khung lý thuyết truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp có vốn FDI- một vấn đề còn rất mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Từ đó, t m ra c c vấn đề trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI; đề xuất các giải pháp góp phần tối ưu hóa bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI; Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI nhằm mong muốn góp một phần nhỏ bé đưa công t c truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển Doanh nghiệp nói chung và sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói riêng. Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh hội nhập thế giới, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều công ty nước ngoài thì luận văn không chỉ giàu ý nghĩa lý luận mà còn nhiều giá trị thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyền thông nội bộ chưa thu hút được nhiều nghiên cứu của c c chuyên gia cũng như c c nhà nghiên cứu. - Về hoạt động truyền thông và truyền thông nội bộ của doanh nghiệp Hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được đề cập tới trong những cuốn sách về quản trị kinh doanh hay quan hệ công chúng. Những công trình nghiên cứu, bài báo, cuốn s ch này đề cập tới lý thuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung tới việc đưa c c những vấn đề lý luận chung nhất gắn với khái niệm công cụ liên quan tới truyền thông, quan hệ công chúng, vai trò của hoạt động truyền thông đối với doanh nghiệp, các cách thức để phát triển kỹ năng cho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp… Có thể kể tới như Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip 4
  • 14. Kotler, Lê Hoàng Anh dịch, 2006), Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge. MPDF, 2006), PR – Kiến thức cơ bản và đạo đức chuyên nghiệp (Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên, NXB Lao động Xã hội, 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả (Anne Gregory, Trung An và Việt Hà dịch, 2007), Hoạt động PR trong thời đại mới (Lê Thúy Hà, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Lợi ích của PR đối với một doanh nghiệp (Phan Thị Bình Minh, tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Quy luật mới của PR và tiếp thị (David Meerman Scott, 2008), PR: Lý luận và ứng dụng (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2008), Ngành PR tại Việt Nam (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2010), Quản trị Quan hệ công chúng (PGS. TS Lưu Văn Nghiêm, NXB Kinh tế Quốc dân, 2011)… Không chỉ được đề cập tới trong những cuốn sách chung về quan hệ công chúng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và b o chí được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan/ bộ phận truyền thông của doanh nghiệp với giới b o chí như Mối quan hệ giữa PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan b o chí giai đoạn 2006 – 2008) của tác giả Nguyễn Thị Nhuận (2008), Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Hường (2008), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu của tác giả Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009)… Theo những hướng tìm hiểu về hiện trạng, cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông đối với một hoặc nhóm doanh nghiệp cụ thể, việc nghiên cứu hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp đã được khảo sát trong nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp như Hiện trạng và giải pháp về hoạt động Quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đặng Thị Châu Giang, Hoạt động PR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ một số ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang… Từ những phân tích cụ thể để 5
  • 15. các hoạt động quan hệ công chúng với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa ra được những đ nh gi về thành công và hạn chế của các hoạt động này, đề xuất những giải ph p để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận quan hệ công chúng nội bộ (Nghiên cứu trường hợp ban công tác và quan hệ doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT) của sinh viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã đưa ra được tầm quan trọng của bộ phận truyền thông nội bộ tại tập đoàn FPT và đề xuất áp dụng lý thuyết Excellcence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và David M.Dozier để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các nghiên cứu về truyền thông trong doanh nghiệp khá phong phú và đa dạng, song rất ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyền thông trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại. Có chăng chỉ là thấp thoáng đâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này. Có thể kể đến: + Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn The Power of News, Harvarrd, Harvard University Press, 1995, người dịch: Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. + RobertL.Heath (2004), Handbookof PublicRelations, Sage Publications, Inc + Kotler Philip/ Keller Kevin (2009), Marketing Manage-ment,(13th + Mc Quail D. (1994), Mass communication Theory: An Introduction (Third Edition), SAGE Publications, London-Thousand Oaks – New Delhi. +Renner Wolfgang. (2010), NewspaperMarketing & Communication, Wiener Zeitung, Vienna, Austria, Europe. Ngoài ra, ý nghĩa của truyền thông đối với việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu, tài liệu hội thảo, công trình khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ như: 6
  • 16. + Bài thuyết trình của TS. Marc Divine, Phó gi o sư tại trường IAE Paris trong hội thảo “Vaitrò của mạng xã hội trong các doanh nghiệp” ngày 15/2/2012. + Hội thảo “Truyền thông trên mạng xã hội: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?” do Mạng xã hội Zing Me tổ chức ngày 3/5/2012 + Hội thảo “Tácđộng của Truyền thông trong xây dựng thương hiệu sản phẩm”do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2011 + Hội thảo “Truyền thông thương hiệu và xử lý khủng hoảng truyền thông” do Viện Quản trị kinh doanh thuộc Đại học FPT tổ chức ngày 17/8/2012. + Luận văn thạc sĩ của Phan Hoàng Anh về “Truyền thông trong hoạt động quan hệcông chúng đối nội của doanh nghiệp”, 2012. + Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Hoa về “Tổ chức hoạt động của Bộ phận truyền thông doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội hiện nay (khảo sát một số doanh nghiệp vừa và nhỏ)”, 2013. Những nghiên cứu này là cơ sở nền tảng bởi truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp không thể nằm ngoài lý thuyết truyền thông và c c đặc điểm của truyền thông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực FDI là một lĩnh vực kh đặc thù bởi thông tin về các doanh nghiệp sản xuất FDI không dồi dào cộng với tính phức tạp của nó càng khiến thông tin về hoạt động động truyền thông nội bộ không hấp dẫn như những thông tin kh c trong đời sống xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu  Tìm ra các vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI   Phân tích tính đặc thù của của hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI. 7
  • 17.  Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI  b. Nhiệm vụ nghiên cứu   Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng và các khái niệm: truyền thông, truyền thông trong doanh nghiệp, truyền thông nội bộ, truyền thông trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI   Tìm hiểu và phân tích thực trạng truyền thông trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.   Nghiên cứu các hoạt động truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công ty điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor để từ đó hệ thống hóa khung lý thuyết truyền thông đối với doanh nghiệp FDI.   Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI.  4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI b. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn. Thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về hoạt động truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công ty Điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor từ năm 2012 đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận Cơ sở hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông trong mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng, truyền thông trong doanh nghiệp và truyền thông trong doanh nghiệp FDI. 8
  • 18. b. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê xã hội học: Thống kê, tổng hợp, lập bảng biểu theo các số liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát và số liệu do c c đơn vị tiến hành hoạt động khảo sát cung cấp. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có (sách, báo, internet...), vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo s t được. - Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Cán bộ phụ trách hoạt động Truyền thông của hai Doanh nghiệp khảo s t, qua đó tiến hành phân tích đối chiếu với c c phương ph p kh c để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương ph p kh c như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương ph p diễn dịch, phương ph p quy nạp và phương ph p so s nh. 6. Ý nghĩa của đề tài - Về lý luận khoa học: Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý thuyết về truyền thông, truyền thông trong doanh nghiệp nói chung và truyền thông trong doanh nghiệp FDI nói riêng; đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị cho hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI cũng như trong hoạt động truyền thông Doanh nghiệp nói chung. - Về thực tiễn: Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò của hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp được khảo sát; Đưa ra c c đ nh gi , khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức, cá nhân làm truyền thông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lược phát triển cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất. 9
  • 19. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận. Phần nội dung được chia làm 3 chương chính sau: - Chương I: Lý luận chung về truyền thông nội bộ - Chương II: Kênh b o chí với tư c ch là kênh hoạt động truyền thông nội bộ tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor - Chương III: T m lối truyền thông nội bộ hiệu quả tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor 10
  • 20. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 1.1 Hệ thống khái niệm 1.1.1 Báo chí Hiện nay, có nhiều khái niệm về b o chí, theo quan điểm cơ bản của giai cấp tư sản th b o chí là phương tiện thông tin – thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị. Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra kh i niệm về b o chí như sau: “B o chí là loại h nh c c phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [30, tr.17]. 1.1.2 Các loạihình báo chí Trong Luật Sửa đổi, bổ xung một số điều của luật B o chí có quy định các loại h nh b o chí như sau: “B o chí nói chung trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạo chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). b o nói (chương tr nh ph t thanh), b o h nh (chương tr nh truyền hình – chương tr nh nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng c c phương tiện kỹ thuật kh c nhau), b o điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [17, tr. 249]. Ngoài các loại hình báo chí trên chúng ta cón có một loại hình báo chí khác nữa là báo ảnh. 1.1.3 Doanhnghiệp và doanh nghiệp FDI Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất 11
  • 21. định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, v rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Chẳng hạn: Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư c ch ph p nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M.Francois Peroux). Xét theo quan điểm phát triển Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 ) Xét theo quan điểm hệ thống Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có t c động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự. 12
  • 22. Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa kh c nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa c c định nghĩa về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây: * Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức năng quản lý như c c bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính. * Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin. * Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra. * Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được. Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư c ch ph p nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. - Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư c ch ph p nhân: Tư c ch ph p nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và x c định. Việc khẳng định tư c ch ph p nhân của doanh nghiệp với tư c ch là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với 13
  • 23. người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể. - Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại. - Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó. - Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức đầu tư quốc tế đặc trưng bởi sự di chuyển tư bàn giữa các quốc gia. Bởi vậy, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) vốn có lịch sử khá lâu đời với nhiều cách hiểu kh c nhau. Đặc biệt, khi nền kinh tế càng sôi động và biến đổi không ngừng như hiện nay, ở mỗi thời điểm người ta lại xây dựng nên c c c ch định nghĩa FDI để phù hợp thực tiễn. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước kh c (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tái chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là c c cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" [27]. 14
  • 24. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund) lại có một định nghĩa kh c về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI [Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund), [28]. 1. Tại Việt Nam việc xây đựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đ nh dấu một bước ngoặt lớn về tư duy ph t triển kinh tế trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại v nó đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, một vấn đề còn quá mới mẻ vào thời điểm đó. Kh i niệm luật đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện cụ thể trong điều 2, Luật này như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này". Theo đó, "Nhà đầu tư nước ngoài có thể là tổ chức kinh tế hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam" [1]. Ngoài ra, theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế thị trường hiện đại, khái niệm đầu tư trực tiếp có thể hiểu là "đầu tư của các công ty hay cá nhân vào các hoạt động kinh doanh của nước ngoài mà nhà đầu tư có mức độ kiểm soát đ ng kể đốivới hoạt động đó" [29, tr. 67]. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhung chung quy lại có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức c c nhà đầu tư của nước này rót vốn vào nước khác bằng cách thiết lập một đơn vị kinh doanh mới hoặc hợp tác với cơ sở kinh doanh trong nước tạo ra lợi nhuận. Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo một trong các hình thức sau: 15
  • 25. - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa c c nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - Đầu tư theo h nh thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. - Đầu tư ph t triển kinh doanh. - Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 1.2. Truyền thông và truyền thông nội bộ 1.2.1 Truyền thông Hiện nay có nhiều quan niệm về truyền thông. T c giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra định nghĩa: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [18, tr.8] C c t c giả cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản-PGS.TS Nguyễn Văn Dững và Th.S Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra nhiều quan niệm và định nghĩa kh c nhau về truyền thông, trong đó định nghĩa được coi là chung nhất như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thayđổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/ cộng đồng/ xã hội.” [13, tr.14]. Định nghĩa này có bước ph t triển hơn so với c c định nghĩa đã được dẫn trong s ch khi nhấn mạnh truyền thông là “quá trình liên tục” và truyền thông nhằm mục đích “thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi”. Có nghĩa là: con người hiện đại không chỉ bằng lòng với thông tin hạn hẹp đủ để biết mà 16
  • 26. còn có nhu cầu hiểu “tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp” từ những thông tin họ thu nhận được. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi” [17, tr. 13]. 1.2.2. Truyền thông nội bộ Chúng ta có thể đưa ra kh i niệm truyền thông nội bộ như sau: “Truyền thông nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và công chúng nội bộ để đi tới thành công chung của cơ quan, tổ chức đó. Công chúng nội bộ ở đây được hiểu là tập thể cán bộ, công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp và họ gắn kết với nhau bằng mối quan hệ chuyên môn và công việc [8, tr.247]. Theo luận văn “Truyền thông nội bộ trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex” của Lê Huyền Giang tại Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2012 th truyền thông nội bộ cũng có chức năng quản lý và là một phần của tiểu hệ thống quản lý. Trong đó bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, truyền thông nội bộ (inhouse PR Communication) Thứ hai, truyền thông bên ngoài (External Communication) Thứ ba, tư vấn nội dung và phương thức truyền thông Thứ tư, đại diện phát ngôn. 1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI Từ định nghĩa truyền thông nội bộ, chúng ta có thể hiểu truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp FDI là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và công chúng nội bộ để đi tới thành công chung của doanh nghiệp FDI. 17
  • 27. 1.3. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ 1.3.1 Vai trò của Báo chí truyền thông Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là c c chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng kh i sang - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ (5 chức năng). - Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí. Báo chí ra đời là để đ p ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh th nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. - Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đông đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công t c tư tưởng của Đảng. - Chức năng khai s ng - giải trí được hiểu rằng, báo chí không chỉ là kênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao tr nh độ dân trí, đ p ứng nhu cầu phát triển bền vững. Báo chí là kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất. Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền thông hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội. - Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách 18
  • 28. thể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốtvà thực thi,... Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiệm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra qu tr nh thưc hiện đường lối, chủ trương chính s ch của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện kh c nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế… - Chức năng kinh tế - dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động kinh tế báo chí bao gồm: phát hành, quảng cáo và các dịch vụ gia tăng kh c: tổ chức sự kiện, liên doanh, liên kết…. 1.3.2. Vaitrò của báo chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp Báo chí có vai trò quan trọng hàng đầu với truyền thông nội bộ. Nó giúp truyền thông nội bộ hiệu quả hơn và đạt được mục đích của mình. “Về mặt bản chất, các nhà quản trị quan hệ công chúng cần phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông để đảm b o cho c c thông điệp được truyền tải tới công chúng mục tiêu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất” [31, tr. 151]. Chúng ta có thể thấy vai trò của báo chí với truyền thông nội bộ ở các mặt cơ bản sau: Một là, đối với quan hệ đối nội của doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lượng vốn lớn ở Việt Nam đã thành lập bộ phận truyền thông nội bộ. Một hoạt động quan trọng hàng đầu và thường xuyên của bộ phận này là xây dựng 19
  • 29. mối quan hệ với báo chí và nắm bắt thông tin từ báo chí. Bộ phận truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp đều có mục điểm tin báo chí hàng ngày. Hoạt động này giúp công ty nắm bặt được những thông tin viết về doanh nghiệp mình, bao gồm cả thông tin có lợi và bất lợi. Nhân dân ta có câu đại ý là biết người biết ta đ nh trăm trận thắng cả trăm. Bởi vậy biết được người trong công ty và công chúng bên ngoài nghĩ g về doanh nghiệp thì báo chí là kênh nhanh chóng, chính x c và kh đầy đủ. Từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược hoành động để doanh nghiệp kịp thời xử lý thông tin bất lợi, xây dựng lòng tin, mối quan hệ thân mật giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên trong công ty và đối t c bên ngoài. Qua đó, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Thêm vào đó, trong c c doanh nghiệp có các bản tin và tạp chí nội bộ và Website. Các bài báo với thông tin có lợi cho doanh nghiệp có thể được sử dụng để đăng tải trên bản tin, tạp chí và Website của doanh nghiệp. Việc trích đăng lại thông tin từ nguồn báo chí với những tin tốt lành về doanh nghiệp sẽ là minh chứng mạnh mẹ và dễ dàng tạo lập niềm tin về doanh nghiệp với người trong công ty, khiến họ yên tâm về sự phát triển của công ty, dành tâm sức phục vụ cho mục đích chung của doanh nghiệp. Thực tế là ban lãnh đạo, bộ phận truyền thông doanh nghiệp không thể nắm bắt được hết tâm tư của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp mình. Thế nhưng, b o chí có thể là nơi để công nhân nói lên sũy nghĩ, thậm chí là thắc mắc của mình về doanh nghiệp. Ví dụ như b o chí có thể đưa tin công nhân trong doanh nghiệp tiến hành biểu tình và lý do họ làm vậy. Báo chí trở thành kênh để lãnh đạo, bộ phận truyền thông biết được nguyện vọng chính đ ng nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp. Từ đó có c ch giải quyết phù hợp, tạo sự hiểu biết, mối quan hệ thân thiện trong doanh nghiệp. 20
  • 30. Hai là, đối với quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp. Báo chí có vài trò giúp truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Thông tin về doanh nghiệp đăng tải trên báo chí sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và to lớn đến doanh nghiệp đó. Hinh ảnh và thương hiệu của công ty có thể tăng lên hoặc giảm xuống với đối tác, khách hàng qua thông tin báo chí có lợi hay bất lợi về doanh nghiệp. Bộ phần truyền thông nội bộ cần nắm bắt và xử lý thông tin báo chí sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Thông tin báo chí tốt về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trên mặt báo sẽ là một yếu tố quan trọng để đối tác quyết định đầu tư làm ăn với doanh nghiệp và khách hàng có thể mua sản phẩm. “Chẳng hạn, trong quan hệ với nhà đầu tư, Cowlelt (1999) đã chỉ ra một cuộc khảo sát với 275 nhà phân tích và quản lý danh mục vốn đầu tư, được thực hiện bởi Enst và Young vào năm 1998 cho thấy nhà đầu tư thường quyết định mua hay bán cổ phiếu dựa trện những thành tích tài chính và phi tài chính của công ty. Họ cho rằng những tiến bộ trong lĩnh vực chiến lược như chiến lược toàn tập đoàn, sự đổi mới và khả năng thu hút cũng như giữa chân người tài của công ty (giá trị phi tài chính, vô hình) có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị cổ phiếu. Hoạt động truyền thông nội bộ một cách có hiệu quả trong tổ chức cũng có thể làm tăng 25% gi trị của doanh nghiệp trên thị trường [32 tr. 127, 128]. Đối với khách hàng, b o chí đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thực tế cho thấy, bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp làm tốt việc truyền thông, trong đó có sử dụng kênh b o chí để quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tốt sẽ bán nhiều sản phẩm hơn, đạt được mục tiêu kinh doanh. “Kết quả một cuộc khảo sát của IABC, chỉ ra rằng 51% tổ chức có chiến lược truyền thông rõ ràng và 52% nhà quản lý cấp cao ủng hộ rằng một chương tr nh truyền thông tốt giữa vai trò quan trọng giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, 71% nhà 21
  • 31. quản lý cấp cao chủ động kết hợp truyền thông vào chiến lược kinh doanh của họ. Lý do quan trọng là hoạt động truyền thông đối ngoại giúp tổ chức có mối quan hệ tích cực với các nhóm công chúng mục tiêu bên ngoài [32, tr. 129]. Hơn thế nữa, kênh báo chí còn giúp bộ phận truyền thông nội bộ và ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được sở thích, nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển để xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho hiệu quả. Ba là, đối với giải quyết khủng khoảng. Đôi khi trong hoạt động doanh nghiệp gặp phải khủng khoảng nào đó như về chất lượng sản phẩm, môi trường, bất đồng trong nội bộ… Nếu khủng khoảng không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, dẫn đến sự mất lòng tin với đối tác, khách hàng và chính trong nội bộ doanh nghiệp. Rõ ràng điều đó là cho t nh h nh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình cảnh tồi tệ. Báo chí luôn là lựa chọn hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ và ban lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết khủng khoảng. Khi gặp khủng khoảng, doanh nghiệp thường tổ chức họp báo, mời c c cơ quan b o chí đến để thông tin. Qua đó, có thể hạn chế được hậu quả của khủng khoảng. Thực tế đã có nhiều bài học đắt giá trong việc bộ phận truyền thông nội bộ và doanh nghiệp sử dụng b o chí để giải quyết khủng khoảng không tốt. Một sự việc được xem là điển hình là vụ chai nước có ruồi của Tân Hiệp Phát vào cuối năm 2014. Thông tin về vụ việc này xuất hiện nóng hổi trên các mặt b o. Đây là một cuộc khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông và lãnh đạo doanh nghiệp này đã không có được cách xử lý khôn khéo. Thay vì tổ chức ngay họp báo, mời c c b o đến tận công ty để giải quyết khủng khoảng thì bộ phận truyền thông và lãnh đạo doanh nghiệp này lại t m c ch bưng bít thông tin, vụ việc kéo dài dẫn đến thương hiệu bị ảnh hưởng, sản xuất giảm, thiệt hại rất lớn. 22
  • 32. Một sự vụ việc kh c cũng liên quan đến lỗi sản phẩm, đó là khủng khoảng về độ an toàn các loại xe Toyota vào tháng 2/2011, khiến vị chủ tịch tập đoàn này phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhưng bộ phần truyền thông của tập đoàn đã thể hiện đẳng cấp xử lý vấn đề bằng cách sử dụng kênh b o chí để truyền đi sự kiện “Chủ tịch Toyota bật khóc” cảm ơn nhân viên khiến công chúng và nhân viên trong công ty nể phục ông chủ tịch tập đoàn. Khủng khoảng được xử lý êm đẹp và thương hiệu cong ty Toyota vẫn được giữa vững. Như vậy cùng là khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông nội bộ biết cách khai thác khéo léo kênh báo chí thì sẽ đem lại hiệu quả. “Khi gặp khủng khoảng, nhất là khi trong xã hội có luồng dư luận xấu (phần lớn là thiếu khách quan và không hẳn đã chính x c) th c c bài b o với những phân tích khách quan sẽ là một cứu cánh cho doanh nghiệp. Ngược lại, lúc này giới truyền thông lại liên tục đưa những thông tin bất lợi, thậm chí đưa thông tin không rõ ràng th càng làm tăng sự ghi ngờ trong công chúng. Trong một số trường hợp xấu có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phát sản” [31, tr. 155]. Một điểm nữa cần nói đến đó là để giải quyết khủng khoảng thì nhóm công chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ trong doanh nghiệp, mỗi một nhân viên trong công ty chính là thông điệp về thương hiệu của doanh nghiệp. “C c chuyên gia cho rằng, thông thường trong tình huống khủng khoảng, nhóm công chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ, bởi vì, nói như c c của nhà tư vấn quản lý khủng khoảng nổi tiếng người Mỹ, Jonathan Bernstenin, “mỗi nhân viên trong tổ chức đều là một đại diện quan hệ công chúng và là người quản lý khủng khoảng cho tổ chức cho dù bạn có muốn hay không!” [8, tr. 131, 132]. Thứ tư, đó là tư vấn nội dung và phương thức truyền thông. Báo chí là một kênh quan trọng hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, phần nào biết được nguyện vọng 23
  • 33. của nhân viên trong công ty, thông tin về đối tác và khách hàng, các bài phân tích của chuyên gia trên b o. Đó là c c thông tin cần thiết để bộ phận truyền thông tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về nội dung và phương thức truyền thông hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta cũng cần nói đến người phát ngôn, đây là người của bộ phận truyền thông doanh nghiệp làm việc trực tiếp với giới báo chí. Việc lựa chọn người phát ngôn phù hợp sẽ ít nhiều tạo ra thiện cảm với b o chí. Điều đó tốt cho hoạt động truyền thông của công ty với kênh báo chí “Người phát ngôn phải trung thực, thẳng thắn, đ ng tin, có khả năng giữa b nh tĩnh; biết ứng xử với các nhóm công chúng và báo chí, biết cách tạo lòng tin cho b o chí” [8, tr. 129]. Bàn về mối quan hệ, vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ, trong cuốn “Quan hệ công chúng lý luận và ứng dụng”, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền có đề cập: “Trong quan hệ với giới báo chí, Phòng quan hệ công chúng nội bộ là đầu mối thông tin đầu nguồn, chính xác, nhanh chóng và có trách nhiệm chính thức về phát ngôn của tổ chức trong quan niệm của nhà báo. Nhiệm vụ của phòng không chỉ là đ p ứng các yêu cầu thông tin của nhà báo, mà còn chủ động tạo ra và ph t t n c c thông điệp truyền thông đến các nhóm công chúng mục tiêu bên ngoài tổ chức thông qua việc đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng như website doanh nghiệp, các loại hình báo chí, các trang mạng xã hội… C c nghiên cứu đã chỉ ra t c động của quan hệ b o chí đối với ấn tượng, nhận thức, th i độ và hành vi của công chúng về hình ảnh tổ chức là rất rõ rệt, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác nhau của tổ chức như doanh số bán hàng, thu hút vốn, mở rộng thị trường” [32, tr. 129]. 1.3.3. Khái quát hoạt động báo chí trong truyền thông nội bộ tại các doanh nghiệp FDI hiện nay Năm 1986, Đảng và Nhà nước quyết định mở cửa đất nước, đặt những viên gạch nền móng để nước ta hội nhập với thế giời, mở cánh cửa cho các 24
  • 34. nhà đầu từ nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Theo Cục Đầu từ nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu thư cho biết tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự n ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. C c nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư). Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37,2 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37,9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và B nh Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư). 4 dự án có quymô trên 1 tỷ USD năm 2014 là: Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp gia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD - Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần mềm tiên tiến, vốn đăng ký: 1,4 tỷ USD 25
  • 35. - Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1,25 tỷ USD - Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia công các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam (tính đến ngày 15/12/2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự n FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự n đã được chú trọng hơn. Đồng thời công t c đối thoại chính sách với c c nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ c c khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần nào giúp c c nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 th ng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong c c năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%). Và trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101,59 tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. 26
  • 36. Nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm 2014 đạt 5,58 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa và chiếm 14,4% tổng thu ngân s ch nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4,67 tỷ USD, chiếm 12% tổng thu ngân s ch nhà nước. Khu vực FDI góp phần đ ng kể tăng thu ngân s ch và do đó, làm giảm bộichi ngân s ch nhà nước. Hiện nước ta có khoảng 450 doanh nghiệp FDI. Rõ ràng truyền thông nội bộ có vai trò rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều coi trọng việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ, thậm chí nhiều doanh nghiệp cònkhông có bộ phận truyền thông nội bộ. Bản thân tác giả làm việc với chức vụ cấp trưởng phòng trong Công ty điện tử SamSung có nhiều hoạt động công việc với các công ty FDI là đối tác của SamSung. Qua tìm hiểu của tác giả đối với 150 công ty FDI có mối quan hệ với SamSung thì phần lớn c c công ty chưa có bộ phận truyền thông nội bộ. Hoạt động truyền thông của nhiều công ty vẫn là tận dụng nhân lực từ c c phòng ban kh c, ngân s ch đầu tư vào truyền thông nội bộ còn ít. Từ đó việc sử dụng khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở c c công ty FDI trên chưa được xem trọng. Con số 150 công ty FDI nói trên chưa thể đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, nhưng ít nhiều đã phản nh được thực trạng việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở các doanh nghiệp FDI còn hạn chế, chưa được đầu tư thích đ ng. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy, một số doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn đã chú trọng đến việc khai thức kênh báo chí trong truyền thông nội bộ và đã mang đến kết quả khả quan cho sự phát triển của công ty. Một trong những điểm sáng doanh nghiệp FDI thành công trong việc sử dụng báo chí trong truyền thông nội bộ là Công ty Honda Việt Nam. Cụ thể ở đây là chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” được truyền thông trên c c cơ quan b o 27
  • 37. chí. Hiện nay chương tr nh “Tôi yêu Việt Nam” vẫn được tiếp tục xuất hiện trên mặt báo, nhất là Đài truyền hình Việt Nam. Chiến dịch này ra đời vào tháng 8/2003 với ba thông điệp là An toàn, Chất lượng và Hoạt động xã hội. “Sau hơn ba năm thực hiện, chiến dịch đã nhận được sự đ nh gi rất cao của Chính phủ và cộng đồng. Tính đến cuối năm 2006, số người tham gia trực tiếp chương tr nh là hơn s u triệu người, ngoài ra còn hàng chục triệu khán tính giả theo dõi qua c c phương tiện truyền thông đại chúng” [8, tr. 212]. Bộ phận truyền thông và lãnh đạo Công ty Honda cũng có mối quan hệ tốt với giới báo chí, nhận được sử tin tưởng và đồng hàng của báo chí. Nhiều cơ quan b o chí đã trao c c giải thưởng cho sản phẩm của công ty như th ng 8/2006, công ty nhận được giải thưởng “Tin và Dùng” do độc giả của thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng. Mười năm liền công ty được báo Sài Gòn Tiếp thị trao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Honda Việt Nam được Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế và b o Thương mại trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác hiệu quả kênh báo chí trong việc truyền thông nội bộ của doanh nghiệp Honda Việt Nam đã góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty này với đối t c, kh ch hàng; đồng thời tạo niềm tiên của nhân viên, công nhân trong nội bộ về sự lớn mạnh của công ty khiến họ yên tâm làm việc, dồn tâm dồn sức v công ty. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty. “Sau mười năm hoạt động, công ty đã vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp ô tô, xe máy ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2007, đã có gần bốn triệu khách hàng chọn mua sản phẩm xe máy và 3.400 khách hàng tín nhiệm chọn mua sản phẩn ô tô của Honda Việt Nam. Ngoài ra, Công ty cũng đóng góp vào việc tạo vị thế cho sản phẩm xe máy Việt Nam trên thị trường nước ngoài với việc xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy sang một số nước trong khu vực, đạt tổng kinh g ch hơn 147 triệu đô – la” [8, tr. 214]. 28
  • 38. Đối với Công ty Điện tử SamSung đã hoạt động ở Việt Nam từ năm 2009, công ty đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề truyền thông nội bộ. 2 năm qua, bộ phận truyền thông nội bộ chuyên nghiệp của công ty đã coi trọng vấn đề khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ. Bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp có 7 người chuyên tổ chức quan hệ, xử lý thông tin báo chí, phát hành bản tin, tạp chí nội bộ và các hoạt động truyền thông nội bộ khác. Nhìn chung, việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung ở một số công ty có quy mô lớn, khi các công ty này thành lập bộ phần truyền thông nội bộ chuyên nghiệp, còn lại phần lớn các doanh nghiệp FDI vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề này. 29
  • 39. Tiểu kết Trong chương 1, t c giả tập trung xây dựng khung lý thuyết làm bộ công cụ trong luận văn, làm thang đo cho phần khảo sát thực trạng ở chương 2. Rõ ràng truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Đó là một chức năng quản lý nhằm tạo lập, duy trùy và phát triển sự hiểu biết, mối quan hệ trong nội bộ công ty giữa lãnh đạo với nhân viên, các phòng ban, và giữa nhân viên, công nhân với nhau. Bộ phận truyền thông nội bộ là chất kết dính trong công ty, tạo mối quan hệ thân thiện, môi trường làm việc thân ái, từ đó gây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty. Điều đó làm cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp yên tâm, luôn có niềm tin và tận tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Báo chí luôn là một kênh hàng đầu giúp truyền thông nội bộ đạt được mục đích. B o chí không chỉ giúp truyền thông nội bộ xây dựng mối quan hệ thân thiết trong công ty mà còn quan hệ với đối tác bên ngoài, góp phần khẳng định thương hiệu, hình ảnh của công ty, xử lý khung khoảng cho doanh nghiệp. Từ đó đem lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty. 30
  • 40. CHƢƠNG II: KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƢ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR 2.1. Một số nét về các doanh nghiệp đƣợc khảo sát 2.1.1 Lịchsử hình thành và phát triển 2.1.1.1Công ty Điện tử Samsung Được thành lập vào năm 1996, Công ty Điện tử Samsung là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử Samsung. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, Samsung đã trở thành một trong những thương hiệu đ ng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước. Công ty Điện tử Samsung luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động... Các sản phẩm của công ty bao gồm: • Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3 • Sản phẩm vi tính: Màn h nh CRT, LCD, m y in laser mono/ color/ đa năng, đĩacứng, đĩaquang • Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với công nghệ Silver Nano • Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất Qua những năm hoạt động, Công ty Điện tử Samsung đã đạt được rất nhiều thành quả to lớn cho dù công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại. Là một doanh nghiệp có thương hiệu bền vững và nhũng đóng góp xã hội tích cực, Samsung đã lưu dấu ấn của m nh trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới bằng rất nhiều thành tích, giải thưởng: 31
  • 41. 1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam 1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore và bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam. Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ 1998: Đạt chứng chỉ ISO 9002. Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu 1999: Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên, bắt đầu sản xuất máy giặt tại thịtrường Việt Nam 2000: Đạt danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) và Giải thưởng Samsung Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn Samsung trao tặng) Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam 2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam và đạt chứng chỉ ISO 14001 2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứng chỉ OHSAS 18001 Bắt đầu sản xuất m y điều hòa nhiệt độ 2003: Đạt Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) và màn h nh vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm 2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ 2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) 32
  • 42. 2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD.(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn h nh vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) 2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD Giải vàng chất lượng Việt Nam dẫn đầu thị trường TV LCD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV phẳng và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn h nh vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn) 2.1.1.2 Công ty Yamaha Motor Hiện diện tại Việt Nam từ 1996, Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động cơ, mạnh và ổn định. Ngày 24 th ng 1 năm 1998 Yamaha Motor Việt Nam được thành lập. Yamaha Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướng đến mục tiêu: chinh phục trái tim khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha. Phương châm của chúng tôi dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng vào kh ch hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới c c Đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. 33
  • 43. Với phương châm này, Yamaha Motor sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh tr i tim kh ch hàng, vốn nằm trong phương châm toàn cầu của Tập đoàn Yamaha. Nhà máy, trái tim của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, nơi cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất mang nhãn hiệu Yamaha vượt quá sự mong đợi của khách hàng. Hiện nay, những đại lý bán dịch vụ sửa chữa bảo hành của Yamaha có mặt trên nhiều nước. Tại Việt Nam, c c đại lý có mặt ở tất cả các tỉnh thành phố. Công ty Yamaha Motor Việt Nam là mô hình kinh tế liên doanh hợptác giữa 3 nước Nhật, Việt Nam và Malaysia. Với trên 10 năm xây dựng, pháttriển và trưởng thành, đến nay công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy. Từ khi bắt đầu sản xuất với chỉ có một đời xe m y, đến nay Yamaha Motor Việt Nam có 10 đời xe các loại để đ p ứng nhu cầu sử dụng xe máy của người dân. Các loại xe tay ga như: Nouvo, Nouvo LX, Mio Classisco, Mio Untimol... C c loại xe số như: Sirius, Jupiter MX, Exicter, ... 2.1.2 Tìnhhình hoạt động sản xuấtkinhdoanh 2.1.2.1 Công ty Điện tử Samsung Tại Việt Nam, Samsung Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, m y giặt, tủ lạnh và m y điều hòa nhiệt độ, màn hình m y tính CRT, LCD, điện thoại di động, m y in, đĩa cứng, đĩa quang... Nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines. Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỳ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của Samsung luôn tích hợp công nghệ 34
  • 44. hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng. Trong những năm qua, doanh thu b n hàng trong nước của Samsung Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2013; doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2013. Trung b nh hàng năm, Samsung Vina đă đóng góp cho ngân s ch Nhà nước trên 13 triệu USD. Hiện nay, Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn h nh m y tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động. 2.1.2.2. Công ty Yamaha Motor Bảng 2.1:Bảng kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Yamaha Motor Đơn vị tính : 1.000.000USD Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu BH,DV 560.5 616.6 739.9 2.Chi phí biến đổi 420.3 462.4 554.9 3.Lợi nhuận thuần 140.2 154.2 185.0 4.Chi phí cố định 24.2 26.5 31.8 5.Lợi nhuận gộp 69.3 76.2 91.4 6.Chi phí quảng cáo KM 9.5 10.4 12.5 7.Chi phí quản lý doanh 29.5 32.5 39.0 8.Chi phí khác 5.5 6.2 7.4 9.Chi phí cho c c phòng trưng 2.8 3.2 3.8 bày 10.Lợi nhuận từ SXKD 33.9 37.3 44.7 11.Lợi nhuận trước thuế 86.3 94.9 113.8 12.Thuế TNDN 24.1 26.5 31.8 13.Lợi nhuận sau thuế 62.2 68.4 82.0 (Nguồn:Báo cáo tài chính của công ty Yamaha Motor) 35
  • 45. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm, ta thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2014 đều tăng so với cùng kỳ nămtrước.Trong đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó phản ánh một c ch đầy đủ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận đạt được trong năm 2013 so với năm 2012 là 10% tương đương với 600.000.000 USD. Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với 2013 là 19% tương đương với 13.600.000 USD.Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với năm 2012 là 32% tương đương với 19.600.000 USD. Về chỉ tiêu chi phí, năm 2013, 2014 ta cũng thấy chi phí về khuyến mại quảng c o, chi phí phòng trưng bày, về quản lý doanh nghiệp đều tăng khoảng 10-12% cùng kỳ năm 2012,2013. Tuy nhiên tốc độ tăng tốc độ tăng của công ty nhở hơn tốc độ tăng của doanh thu nên có thế thấy hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.400.000 USD tăng 12%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7.400.000 USD tăng 20%. Năm 2014 so với 2012 là 10.800.000 USD tăng 32%. Xem bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty là rất khả quan, nó cho thấy xu hướng phát triển của công ty.Với hoạt động kinh doanh hiệu quả của công ty đã đem lại. Trong tương lai công ty tiếp tục duy trì, phát huy để đạt được mục tiêu phát triển ổn định. Công ty Yamaha sau 10 năm thành lập gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe gắn m y nhưng công ty đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập và phát triển thị phần tại Việt Nam. Trong vòng 10 năm, từ chỗ thị phần gần như là con số 0, nhãn hiệu xe m y Yamaha đã không ngừng vươn lên trở thành nhãn hiệu xe lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ đứng sau Honda. Năm 1999, sản lượng xe máy sản xuất chỉ khoảng 6000 xe/ năm cho đến năm 2014, sản lượng xe sản xuất và bán ra đạt hơn 620.000 xe, chiếm hơn 29% thị phần xe máy trên toàn quốc. Không 36
  • 46. dừng ở đó, tham vọng của Ban Gi m Đốc Công ty ngày càng đầu tư mở rộng sản xuất, tiếp tục phát triển thị trường với mục tiêu trở thành hãng sản xuất xe máy lớn nhất tại Việt Nam và có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Về mặt xã hội do giải quyết tốt vấn đề lao động và tiền lương, Công ty đã góp phần tác động rất to lớn đến sự phát triển của dân cư c c vùng lân cận bằng việc thu hút hàng nghìn nhân công viên vào làm việc tại công ty với thu nhập ổn định. 2.1.3 Trìnhđộ công nghệ 2.1.3.1 Công ty Điện tử Samsung Công ty Điện tử Samsung bắt đầu triển khai hoạt động tại Việt Nam từ tháng 1/1995 với dự n đầu tiên là Công ty Điện tử Samsung Vina, đến nay đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Công ty Điện tử Samsung hiện rất thành công với hai dự án chuyên sản xuất thiết bị di động và linh kiện ở Bắc Ninh (SEV) và Thái Nguyên (SEVT), với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD.Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, hai khu tổ hợp SEV và SEVT đã xuất khẩu 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Không những đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm trực tiếp cho hơn 100.000 lao động, các dự án nêu trên còn giúp Việt Nam lần đầu tiên được ghi tên trên bản đồ công nghệ thế giới. Ngoài các dự án này của Công ty Điện tử Samsung, thì hiện Tập đoàn Samsung cũng đã và đang đầu tư một số dự án lớn khác tại Việt Nam.Đó là Dự án Samsung Electro Mechanics, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, ở Thái Nguyên; Samsung Display, 1 tỷ USD, ở Bắc Ninh. Hiện Samsung đã đầu tư hơn 11,2 tỷ USD ở Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã luôn đ nh gi cao động th i đầu tư nhanh và hiệu quả của tập đoàn lớn mạnh nhất Hàn Quốc này tại Việt Nam 37
  • 47. 2.1.3.2 Công ty Yamaha Motor Công ty Yamaha Việt Nam đã có những chặng đường phát triển với con người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động của công ty luôn hướng đến mục tiêu: "Chinh phục trái tim khách hàng". Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, sự thoả mãn và sự thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha. Quy trình sản xuất sản phẩm của Yamaha thông thường qua các giai đoạn sau: - Thiết bị gia công: Với những máy móc hiện đại, điều khiển bằng công nghệ kỹ thuật số (CNC), các chi tiết phụ tùng được đảm bảo gia công với chất lượng hoàn hảo nhất. - Dây chuyền lắp r p thân xe: Được đ nh gi cao với đội ngũ công nhân Việt Nam có kỹ năng chuyên nghiệp, giúp cho ra đời những chiếc xe máy với tiêu chuẩn chất lượng và năng suất cao nhất. - M y đúc khuôn phụ tùng động cơ: C c chi tiết được chế tạo bằng hợp kim nhôm của động cơ được đúc bằng các thiết bị máy móc kỹ thuật cao và chính xác. Các sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của Yamaha Motor Nhật Bản. - Dây chuyền lắp r p động cơ: Trong môi trường có tính cạnh tranh cao ở Việt Nam,chất lượng động cơ được kiểm soát trên từng công đoạn sản xuất. Động cơ được lắp ráp trên dây chuyền này đạt chất lượng hàng đầu. - Thiết bị kiểm tra: Các chi tiết động cơ sau khi gia công trên m y CNC sẽ được giám sát chặt chẽ về chất lượng và độ chính xác bằng thiết bị máy móc hiện đại nhất. - Dây chuyền hàn tự động: Dây chuyền hàn được lập tr nh và điều khiển đã được tự động hóa. Chất lượng, sự an toàn của khung xe và b nh xăng được kiểm tra rất nghiêm ngặt. 38