SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ,
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Họ và tên
MSSV
Lớp
Khóa
Ngành
GVHD
: Nguyễn Đăng Khoa
: 1723402010058
: D17TC01
: 2017 - 2021
: Tài chính - Ngân hàng
: TS. Nguyễn Văn Chiến
Bình Dương, tháng 12/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ,
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Họ và tên
MSSV
Lớp
Khóa
Ngành
GVHD
: Nguyễn Đăng Khoa
: 1723402010058
: D17TC01
: 2017 - 2021
: Tài chính - Ngân hàng
: TS. Nguyễn Văn Chiến
Bình Dương, tháng 12/2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Đề tài báo cáo tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả cho vay
mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn –
Chi nhánh Bình Dương” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nổ
lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh/chị làm việc tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Cùng với đó là
sự hướng dẩn nhiệt tình của TS. Nguyễn Văn Chiến.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn
không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu
phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Bình Dương, ngày 12 tháng 11 năm 2020
Tác giả đề tài
Nguyễn Đăng Khoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong trường Đại học
Thủ Dầu Một nói chung, cũng như trong khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những
năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, giúp em vững tin hơn khi bước chân vào
con đường sự nghiệp sau này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ, đã
tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực tập tại đây và tiếp cận với các hoạt động
thực tế để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Chiến là giảng viên trực
tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Những hướng dẫn thiết thực của
cô đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Với tất cả sự hướng dẫn nhiệt tình đó đã giúp em hoàn thành tốt bài báo
cáo này theo đúng thời hạn quy định. Qua thời gian thực tập tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn đã giúp em đi sâu vào thực tế cũng như vận
dụng được các kiến thức cũng như đã học ở trường, cho em thấy tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Thủ
Dầu Một cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn đặc biệt là anh chị trong phòng Kinh Doanh được dồi dào sức
khỏe.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
iii
05
KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1. Học viên thực hiện đề tài: Nguyễn Đăng Khoa Ngày sinh: 25/11/1999
MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Điện thoại: 0786622573 Email: ndkhoa830@gmail.com
2. Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 1 tháng 10 năm 2020
3. Cán bộ hướng dẫn (CBHD): TS. Nguyễn Văn Chiến
4. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình
Dương
Tuần thứ Ngày Kế hoạch thực hiện
Nhận xét của CBHD
(Ký tên)
1
Phổ biến nội dung, cách trình bày báo cáo. Viết nội dung chương
12/11/2020 1 và phần đầu chương 2
2
19/11/2020 Chỉnh sửa chương 1 và viết chương 2
3 26/11/2020 Chỉnh sửa chương 2 và viết chương 3
Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành:
Được tiếp tục:
Không tiếp tục:
iv
Tuần thứ Ngày Kế hoạch thực hiện
Nhận xét của CBHD
(Ký tên)
4 2/12/2020 Chỉnh sửa chương 3, thêm các biểu mẩu và hoàn thiện bài làm
5
6
Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành:
Được tiếp tục:
…………………Không tiếp tục:
7
8
9
Ghi chú: Sinh viên (SV) lập phiếu này thành 01 bản để nộp cùng với Báo cáo tốt nghiệp khi kết thúc thời gian thực hiện BCTN.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn Bình Dương, ngày 2 tháng 12 năm 2020
(Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
v
07 - BCTN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA: KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01
2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Khả năng ứng dựng của đề tài
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đồng ý cho bảo vệ 
Không đồng ý cho bảo vệ
Giảng viên hướng dẫn
Ký tên (ghi rõ họ tên)
vi
08- BCTN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày tháng năm 2020
PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01
2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Khả năng ứng dựng của đề tài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)
vii
08- BCTN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày tháng năm 2020
PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01
2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Khả năng ứng dựng của đề tài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)
viii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................2
6. Bố cục đề tài...............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ,
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG.......................................................................................................4
1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN............................................4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng...................................................4
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.1.2. Phân loại tín dụng 4
1.1.1.3. Vai trò của tín dụng 5
1.1.1.4. Đảm bảo tín dụng 6
1.1.1.5. Những rủi ro về tín dụng 7
1.1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân...........................................................9
1.1.2.1. Khái niệm 9
1.1.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 9
1.1.2.3. Các phương thức cho vay khách hàng cá nhân 9
1.1.3. Hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản ....................................................11
1.1.3.1. Khái niệm 11
1.1.3.2. Các hình thức cho vay mua nhà, bất động sản 11
1.1.3.3. Vai trò của cho vay mua nhà, bất động sản 12
1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản.......................13
1.1.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và doanh số cho vay mua nhà, bất động
sản 13
1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản 14
1.1.4.3. Chỉ tiêu phản ánh thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản 15
1.1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản
16
1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................22
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA
NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG...............................................................................................................................23
ix
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................23
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành ..........................................................................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...............................................................................................23
2.1.3. Cơ cấu tính hình nhân sự theo trình độ..........................................................25
2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - BD.................27
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG.............................................................................................28
2.2.1. Phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 .............................28
2.2.1.1. Tình hình tính dụng chung và phân tích tình hình tính dụng chung 28
2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay mua nhà, BĐS 30
2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay mua nhà, BĐS 32
2.2.1.4. Tình hình thu nợ cho vay mua nhà, BĐS 33
2.2.1.5. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, BĐS 34
2.2.1.6. Tình hình thu lãi cho vay mua nhà, BĐS 36
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG BẰNG PHÂN TÍCH SWOT........................................................................37
2.3.1. Điểm mạnh.....................................................................................................37
2.3.2. Điểm yếu........................................................................................................38
2.3.3. Cơ hội.............................................................................................................41
2.3.4. Thách thức .....................................................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................44
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ ..........................................................................45
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.................................................................45
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
MUA NHÀ, BĐS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG.......................................................................................................................46
3.2.1. Giải pháp........................................................................................................46
3.2.1.1. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 46
3.2.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 48
3.2.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 49
3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................52
KẾT LUẬN..........................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................54
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS Bất động sản
CVMN Cho vay mua nhà
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
GTCG Giấy tờ có giá
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
QH Quốc Hội
SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
SCB - BD Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình
Dương
TMCP Thương mại Cổ phần
TS Tài sản
TT-BTNMT Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường
TSĐB Tài sản đảm bảo
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình
Dương giai đoạn 2017 – 2019...........................................................................................................25
Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh SCB - BD (2017 – 2019).......27
Bảng 2.3 Tình hình tín dụng chung tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)...........28
Bảng 2.4 Phân tích tình hình tín dụng chung...........................................................................29
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà, bất động sản tại
SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................30
Bảng 2.6 Bảng kết quả tình hình dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại
SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................32
Bảng 2.7 Bảng kết quả tình hình thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại
SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................33
Bảng 2.8 Bảng tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản
tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)...........................................................................................34
Bảng 2.9 Bảng cơ cấu hoạt động thu lãi cho vay mua nhà, bất động sản tại
SCB – Bình Dương (2017 – 2019).................................................................................................36
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Logo Ngân hàng TMCP Sài Gòn...............................................................................23
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại SCB – Bình Dương....................................................24
xiii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Và đã từ lâu ngân hàng được xem như là một
trung gian tài chính góp phần phát triển kinh tế xã hội, trở thành cầu nối giữa
nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Ngân hàng cũng là trung tâm thu hút vốn nhàn
rỗi trong xã hội và phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu sử
dụng vốn để đầu tư sản xuất và phát triển. Các tổ chức kinh tế Việt Nam ngày
càng lớn mạnh không ngừng đặc biệt là sự thay đổi hoàn thiện về cả chất và
lượng của hệ thống cùng với ngành kinh tế khác. Ngân hàng có nhiệm vụ bình
ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tạo công ăn việc làm cho
người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư phát triển thị trường vốn, thị trường
ngoại hối tham gia thanh toán và hổ trợ thanh toán…
Trong hoạt động tín dụng, cho vay mua tài sản là hoạt động kinh doanh
quan trọng đời sống và thị trường, cụ thể hơn là hoạt động cho vay mua nhà,
bất động sản. Với thời đại xã hội rất phát triển hiện nay, nhu cầu sở hữu đất và
nhà ở đang là một như cầu cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Hoạt
động cho vay mua nhà, bất động sản đáp ứng nhu cầu về nhà ở, sở hữu đất đai
kể kinh doanh, phát triển cho mọi người, đặc biệt là doanh nghiệp cần sở hữu
mặt bằng, nhà, xưởng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
trường.
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cữa ngõ giao
thương với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước,
có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia như quốc lộ 13, quốc lộ
14,…thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đây chính là vị trí
vô cùng thuận lợi để Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn thực hiện hoạt
động cho vay mua xe ô tô, cũng như các hoạt động khác tại chi nhánh Bình
Dương.
Qua quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động cho vay mua
nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh
Bình Dương. Tác giả thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà,
bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh
Bình Dương” làm báo cáo thực tập cho mình.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được quy trình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương.
Hiểu được các điều khoản và thủ tục khi vay mua nhà, bất động sản.
Qua đó, dựa vào số liệu và tình hình thực tế của ngân hàng và môi trường
xung quanh để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc cho vay
mua nhà, bất động sản đối với ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương.
Phân tích được tình hình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dường.
Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) –
Chi nhánh Bình Dương.
Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng phương pháp quan sát, tổng hợp, phân tích, định tính và
so sánh. Kết hợp lý thuyết và các bước quy trình tìm hiểu được để làm rõ vấn
đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao đối với vấn đề nghiên
cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài làm rõ được về tổng quan tình hình cho vay mua nhà, bất động sản
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Từ số
liệu và tình hình thực tiễn, đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt
động cho vay mua nhà, bất động sản. Góp phần khắc phục tình trạng nợ xấu,
nợ quá hạn trong khoản vay này và nâng cao được sản phẩm của ngân hàng.
6. Bố cục đề tài
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương” được chia
làm 3 chương:
2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động
sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương
Chương 2: Mô tả và phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, bất động
sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương
Chương 3: Nhận xét – Kiến nghị
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng đến khách hàng trong một khoản thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định thông qua các nghiệp vụ ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt
trong nền kinh tế. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của
hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chuyên nghiệp,
hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
1.1.1.2. Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Dựa vào thời hạn tìn dụng có thể chia thành các loại sau:
Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn tối đa đến 12 tháng. Ngân
hàng cho vay ngắn hạn nhằm phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp, sản xuất kinh doanh và chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay với thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
Khoản tính dụng này thường được dùng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.
Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Các khoản này
thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho
việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, phục vụ sản xuất kinh
doanh.... Cho vay cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải,…
Căn cứ vào tài sản đảm bảo
Tín dụng có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải
có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp cho
các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi,
tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món
vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.
4
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các
tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu sản xuất…
Tín dụng vốn cố định: Được sử dụng để hình thành vốn cố định.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng dành cho doanh nghiệp và
các chủ thể kinh tế khác để tiến dành sản xuất kinh doanh. Cho vay sản xuất
bao gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư nghiệp.
Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân và hộ gia đình.
Cho vay hoạt động xuất nhập khẩu: Ngân hàng cho vay hỗ trợ nhập khẩu,
hỗ trợ hàng hóa của các tổ chức kinh tế như chi phí xuất nhấp khẩu, thuế,..
Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán: Là các khoản vay dành cho cá
nhân,tổ chức muốn đầu tư chứng khoán.
Căn cứ vào tính chất hoàn trả
Tín dụng hoàn trả trực tiếp: Là loại tín dụng của ngân hàng trong đó người
đi vay là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.
Tín dụng hoàn trả gián tiếp: Là loại tín dụng trong đó người đi vay không
phải là người trả nợ, loại vay này được thực hiện bằng cách chiết khấu thương
phiếu, các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ
bao thanh toán.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thế có nhiều hình thức
tín dụng khác.
1.1.1.3. Vai trò của tín dụng
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiền tệ phát
triển, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc
hoàn trả, các nguồn vốn và vật tư được đưa vào luân chuyển và được sử dụng
hợp lý trong sản xuất. Tín dụng ngân hàng góp phần thỏa mãn các nhu cầu
vốn tiền tệ tạm thời của doanh nghiệp, đảm bảo tính liên tục của quá trình sản
xuất cũng như mở rộng sản xuất. Đồng thời tín dụng ngân hàng có vai trò
quan trọng trong việc tạo ra cơ cấu tối ưu trong phát triển kinh tế, là phương
5
tiện để Nhà nước cung ứng tiền cho nền kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh
tế.
Tín dụng ngân hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể khắc phục
khi gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc doanh nghiệp có nguồn vốn để mở
rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ,… giúp doanh nghiệp ngày
càng phát triển.
Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, vay nợ nước ngoài trở thành một nhu
cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của các nước đang phát triển và nâng cao mức sống vật chất của nhân
dân.
1.1.1.4. Đảm bảo tín dụng
Thế chấp
Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thế chấp là các
bất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, còn ngân
hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.
Vay vốn theo hình thức vay thế chấp khách hàng cần dùng các tài sản
trong thế chấp bao gồm bất động sản: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng
gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng
trên đất… Các bất động sản này cần có giấy tờ hợp pháp và không trong quá
trình tranh chấp.
Căn cứ theo pháp lý, thế chấp có hai loại:
- Thế chấp pháp lý hay thế chấp sang nhượng chủ quyền.
- Thế chấp công bằng.
Căn cứ vào việc thế chấp cho nhiều món vay, người ta phân biệt thành:
- Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất.
- Thế chấp thứ hai: Là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất, nhưng
giá trị thế chấp còn thừa ra, khách hàng đem thế chấp cho Ngân hàng khác để
vay thêm một món nợ nữa.
Cầm cố
6
Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc khách hàng giao nộp tài sản là
bất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người
vay cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi
và tiền phạt).
Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách
hàng cần giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thông thường vay vốn
theo hình thức này, khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất
ưu đãi từ ngân hàng.
Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng
theo hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ không còn quyền sử dụng đối với
tài sản của mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng.
Tài sản cầm cố là động sản, bao gồm:
– TS thực: Xe cộ, máy móc thiết bị, hàng hóa,
vàng… Tiền (tiền mặt và tiền trên tài khoản):
– TS tài chính: Các giấy tờ có giá
Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giá, quyền sở hữu công
nghiệp,… Đảm bảo bằng tiền gửi
Tiền gửi dùng làm đảm bảo tiện lợi vì dễ bảo quản hầu như không có rủi ro
và xử lý thu hồi nợ rất nhanh, đối với tiền gửi có kỳ hạn chỉ phải làm một bản
cam kết để cho ngân hàng được trích tiền gửi thu nợ và giao sổ tiền gửi cho
ngân hàng.
Đảm bảo bằng tích trái
Tương tự như đảm bảo bằng trái phiếu, có hai cách:
– Đảm bảo không thông báo: Khách hàng vay chỉ cam kết đem tiền thu
được từ các con nợ trả cho ngân hàng mà không thông báo cho các con nợ
biết.
– Đảm bảo có thông báo: Khách hàng vay thông báo cho các con nợ biết
họ phải thanh toán với ngân hàng thay vì phải thanh toán cho khách hàng vay.
1.1.1.5. Những rủi ro về tín dụng
Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín
7
dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến
hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
Đây là vấn đề lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng
nề nhất. Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại
2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu
nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80% - 90% tổng thu
nhập của mỗi Ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa
đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ
cao hơn so với những khoản đầu tư khác. Do vậy rủi ro là một vấn đề cần phải
được quan tâm ngay từ khi bắt đầu một công việc.
Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây
ra Đối với ngân hàng
Rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội
nhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau
đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu
là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu
quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người
gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để
trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động của ngân hàng.
Đối với nền kinh tế
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung
gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ
chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những
khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy,
khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền
lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính công như
khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng “bank runs”. Bên cạnh đó, ngày
nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín
dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã
8
hội. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng
mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa
đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng.
Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Rõ ràng, rủi ro tín dụng
có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh
tế - xã hội của một quốc gia.
1.1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.1.2.1. Khái niệm
Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tính dụng của ngân
hàng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
một mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả
có gốc và lãi.
1.1.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn
sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu
động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng.
Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá
nhân, hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình,
mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi...
Vay mua nhà, bất động sản: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu của cá nhân,
hộ gia đình về đất ở, mua nhà để ở.
1.1.2.3. Các phương thức cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay từng lần
Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn
cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay
vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc
khách hàng mà ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để
giám sát kiểm tra quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn.
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín
dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
9
Phương thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tình hình sản
xuất kinh doanh ổn định vay vốn trả góp thường xuyên, có tín nhiệm với ngân
hàng. Trách nhiệm của kế toán phải theo dõi chặt chẽ dư nợ của tài khoản cho
vay để dư nợ của tài khoản cho vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký
kết.
Cho vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay vốn trung
và dài hạn.
Cho vay hợp vốn
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc
phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm
đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp
vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các
tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành.
Cho vay trả góp
Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi
vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong
phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn
mức tín dụng dự phòng.
Vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ
chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín
dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN
Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Vay theo hạn mức thấu chi
10
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận
cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng
phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.1.3. Hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản
1.1.3.1. Khái niệm
Nhà ở
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 – Điều 1, nhà ở được định nghĩa:
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Đất ở
Theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT – Khoản 2.2 Mục I, đất ở được định
nghĩa:
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời
sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân
cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận
là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Bất động sản
Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật
có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất.
Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở
trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó.
1.1.3.2. Các hình thức cho vay mua nhà, bất động sản
Cho vay thế chấp mua nhà, bất động sản
Cho vay thế chấp là hình thức cho vay có yêu cầu tài sản đảm bảo (tài sản
thế chấp). Đây là hình thức thế chấp tài sản đảm bảo để có thể được vay vốn
với lãi suất không quá cao. Với hình thức vay thế chấp, người vay có thời hạn
vay lâu dài, có thể lên tới 25 năm. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản
(nhà, đất,...) mà người vay đang có ý định mua hoặc động sản (xe cộ, các tài
sản có giá khác). Sở dĩ ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp vì khoản vay nào
cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc để
ngân hàng thu hồi vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tài sản đảm bảo này
vẫn hoàn toàn là của bạn và không hề bị ảnh hưởng gì trong quá trình vay
11
vốn, bạn vẫn có thể sử dụng bình thường. Các tài sản thế chấp chỉ bị thu hồi
trong trường hợp bạn mất khả năng trả nợ.
Cho vay tín chấp mua nhà, bất động sản
Cho vay tín chấp là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo.
Điều kiện quyết định giúp hồ sơ của người vay được xét duyệt dựa vào độ tín
nhiệm, độ đáng tin cậy của người vay. Tất nhiên, uy tín khi đi vay vốn tín
chấp phải được chứng minh bằng một số thông tin cụ thể ví dụ thu nhập, các
hóa đơn, hợp đồng có giá trị liên quan đến người đi vay. Tuy nhiên, vay tín
chấp thường có lãi suất cao hơn vay thế chấp, thời gian vay ngắn hơn. Nhưng
nếu người vay có ý định mua nhà nhưng lại không có một khoản tiền quá lớn,
đồng thời, có khả năng trả trong thời gian ngắn hạn thì nên lựa chọn hình thức
cho vay này.
1.1.3.3. Vai trò của cho vay mua nhà, bất động sản
Đối với khách hàng
Đầu tiên là đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập
không quá cao, thông qua nghiệp vụ tín dụng bất động sản sẽ giúp họ có khả
năng mua sắm được một căn nhà, đất,… phục vụ cho nhu cầu cư trú, xây
dựng mở rộng kinh doanh cải thiện cuộc sống và nâng cao nền kinh tế.
Trên thực tế cho thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu,
có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, hộ gia đình và xã hội. Những nhu cầu
này là những nhu cầu cấp thiết trong thời đại hiện nay. Ví dụ như nhu cầu
mua sắm nhà cửa, sửa chữa nhà cửa có thay đổi kết cấu, mua đất nhằm vào
mục đích ở, xây dựng địa điểm kinh doanh thuộc cá nhân,…
Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu thi nhiều nhưng cải thiện thì được tích
lũy theo thời gian, do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn. Vì vậy mà
làm nãy sinh một sự thật là người ta thường mua sắm nhà cửa, đất đai,… khi
lớn tuổi. Khi đó lợi ích cảm nhận được sự hưởng thụ đều có xu hướng giảm
xuống. Do đó người tiêu dùng sẽ tìm cách phối hợp khéo léo giữa việc thỏa
mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian và khả năng thanh toán của hiện tại và
tương lai. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ
trước số tiền sẽ có trong tương lai. Nếu phần tích theo góc độ tài chính, việc
mượn tiền của Ngân hàng để mua nhà, bất động sản khiến chúng ta phải trả lãi
thực chất. Việc này cũng chỉ là cách quy đổi nguồn tiền mà ta có ở một thời
điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại.
12
Đối với ngân hàng thương mại
Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
tiền đó để cho vay kiếm lời, các NHTM cần nỗ lực huy động vốn, bên cạnh đó
phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa là tìm cách để đảm
bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu
cầu về cho vay của nền kinh tế. Vì vậy, sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ qua
thị trường cho vay mua nhà, bất động sản mà tại đó quy mô của một số nhu
cầu nhỏ nhưng số lượng nhu cầu về cho vay xét theo lượng khách hàng tiềm
năng và theo sự đa dạng của nhu cầu sở hữu nhà, bất động sản lại vô cùng lớn.
Đây cũng là phương thức để phát triển nền kinh tế. Do đó, ngày nay các Ngân
hàng thương mại luôn quan tâm và chú trọng phát triển loại hình cho vay này.
Bên cạnh đó, trên thực tế rủi ro đối với cho vay mua nhà, bất động sản
thường không quá to, và việc cho vay cá nhân cũng không quá phức tạp khi
họ đã đạt đủ tiêu chuẩn cho vay. Trong khi đó, nguồn thu của Ngân hàng
thông qua hoạt động cho vay nhà, bất động sản này là đáng kể do lãi suất tín
dụng mua nhà, bất động sản hấp dẫn, đặc biệt là lãi suất thực cho vay trả góp
rất cao, điều này khiến cho hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản chiếm tỷ
trọng khá cao trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng. Do vậy việc mở rộng
hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản cho các cá nhân và hộ gia đình là
một hướng kinh tế có triển vọng cho Ngân hàng.
Hơn nữa, xu hướng hoạt động của các NHTM là phát triển đa năng tổng
hợp, luôn tìm cách mở rộng các nghiệp vụ cũng như đưa ra các sản phẩm mới.
Việc thực hiện và phát triển hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản vừa mở
rộng được khách hàng cho vay, tận dụng được nguồn vốn huy động một cách
hiệu quả, vừa đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Từ đó Ngân
hàng tăng được sức mạnh trong cạnh tranh thị trường đồng thời tạo được
những nét đặc trưng hấp dẫn riêng của Ngân hàng.
1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản
1.1.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và doanh số cho vay mua nhà, bất
động sản
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra
cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu
13
hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý,
năm.
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ
một NHTM nào. Vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân
hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh
doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Tuy nghiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy
cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Mức tuyệt đối doanh
=
Doanh số CVMN,
số CVMN, BĐS BĐS năm nay
Doanh số CVMN,
Mức tương đối doanh
BĐS năm nay
=
số CVMN, BĐS
-
-
Doanh số CVMN,
BĐS năm trước
Doanh số CVMN,
BĐS năm trước
Doanh số CVMN,
BĐS năm trước
Doanh số CVMN,
Tỷ trọng doanh số
BĐS
= x 100
CVMN, BĐS (%)
Tổng doanh số
cho vay
1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản
Dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản là số tiền khách hàng còn nợ ngân
hàng, không phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ vì dư nợ có thể tồn tại
năm này qua năm khác, miễn là còn trong thời hạn hợp đồng.
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm
nhất định. Mức dư nợ ngắn han cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức
độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ
sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì
không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
14
Mức tuyệt đối dư
=
Dư nợ CVMN,
nợ CVMN, BĐS BĐS năm nay
Dư nợ CVMN,
BĐS năm nay
Mức tương đối dư
=
nợ CVMN, BĐS
-
-
Dư nợ CVMN,
BĐS năm trước
Dư nợ CVMN,
BĐS năm trước
Dư nợ CVMN,
BĐS năm trước
Dư nợ CVMN,
BĐS
Tỷ lệ dư nợ
= x 100
CVMN, BĐS (%)
Tổng dư nợ cho
vay
1.1.4.3. Chỉ tiêu phản ánh thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của
ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng
cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì
vậy công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng
muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú
trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi
lại nhanh chóng, tránh thật thoát và có hiệu quả cao.
Mặc dù yếu tố thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân
hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố thể hiện khả năng phân tích, đánh
giá kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi
một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là
một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng. Vì đã cho vay
đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người
vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạng cho
ngân hàng.
Mức tuyệt đối thu
=
Thu nợ CVMN,
-
Thu nợ CVMN,
nợ CVMN, BĐS BĐS năm nay BĐS năm trước
15
Thu nợ CVMN,
-
Thu nợ CVMN,
BĐS năm nay BĐS năm trước
Mức tương đối thu
=
nợ CVMN, BĐS
Thu nợ CVMN,
BĐS năm trước
Doanh số thu nợ
CVMN, BĐS
Tỷ lệ thu nợ
= x 100
CVMN, BĐS (%)
Tổng nợ phải thu
CVMN, BĐS
1.1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động
sản
Tổ chức tín dụng phân loại nợ thành năm nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại ý 2 của
khoản này.
16
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Nợ quá hạn cho vay mua nhà, bất động sản là các khoản nợ thuộc nhóm 2
đến nhóm 5 nợ quá hạn trên 10 ngày mà đến hạn khách hàng không trả nợ
hoặc trả không đủ số tiền trong hợp đồng quy định và không được ngân hàng
gia hạn thì được đưa vào mục nợ quá hạn cho vay mua nhà, bất động sản.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm của tổng nợ quá hạn cho vay mua nhà,
bất động sản trên tổng dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản ở một thời điểm
nhất định.
Nợ quá hạn
CVMN, BĐS
Tỷ lệ nợ quá hạn
= x 100
CVMN, BĐS (%)
Tổng dư nợ
CVMN, BĐS
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên, nợ từ nhóm 3 đến
nhóm 5. Đối tượng thuộc nhóm nợ này có rủi ro cao cho ngân hàng, có thể
ngân hàng sẽ bị mất vốn ở khoản nợ này.
17
Nợ xấu CVMN,
Tỷ lệ nợ xấu
BĐS
= x 100
CVMN, BĐS (%)
Tổng dư nợ
CVMN, BĐS
Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất
động sản. Chỉ tiêu này phản ánh rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi cho vay. Vì
thế, ngân hàng phải duy trì nợ quá hạn thấp nhất có thể. Và từ những chỉ tiêu
nợ quá hạn, ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp hạn chế tối đa nợ quá hạn.
1.1.4.5. Thu lãi cho vay mua nhà, bất động sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập cho vay mua nhà, bất động sản đem
lại cho ngân hàng so với các khoản vay khác và cũng đánh giá được mức hấp
dẫn của khoản vay này so với các khoản vay khác.
Mức tuyệt đối thu
=
Thu lãi CVMN,
lãi CVMN, BĐS BĐS năm nay
Thu lãi CVMN,
BĐS năm nay
Mức tương đối thu
=
lãi CVMN, BĐS
-
-
Thu lãi CVMN,
BĐS năm trước
Thu lãi CVMN,
BĐS năm trước
Thu lãi CVMN,
BĐS năm trước
Thu lãi CVMN,
BĐS
Tỷ lệ thu lãi = x 100 CVMN, BĐS (%)
Tổng thu lãi
phải thu
18
1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Tiến Đức (2017), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình, Luận văn
thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc Gia. Bước đầu, tác
giả đề tài nêu lên được cơ sở khoa học về nợ xấu và quản lý nợ xấu của Ngân
hàng Thương mại. Trong đó bao gồm những vấn đề lý luận về tín dụng và
tổng quan của Ngân hàng Thương mại. Những lý thuyết, khái niệm, phân loại
về nợ xấu ảnh hưởng đến Ngân hàng. Và khái niệm, nội dung của quản lý nợ
xấu của Ngân hàng thương mại. Quan trọng nhất là các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý nợ xấu mà tác giả đề cập và kinh nghiệm mà tác giả tìm
hiểu về quản lý nợ xấu ở các nước khác. Tiếp theo, tác giả nêu khái quát về
tình hình hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển
tại Bắc Quảng Bình. Tiếp đến, tác giả phân tích khái quát hoạt động kinh
doanh, tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng, công tác quản lý nợ xấu và đưa ra
những quan điểm về mặt có lợi, hại, cũng như tìm ra được những nguyên
nhân cụ thể. Cuối cùng, tác giả đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu còn tồn đọng tại Ngân hàng.
Ngoài ra, tác giả còn định hướng hoạt động kinh doanh có lợi trong hiện tại và
về sau cho Ngân hàng.
2. Ngô Thị Trang Nhung (2014), Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, Luận
văn vốt nghiệp, Trường đại học Thăng Long. Bước đầu, tác giả nêu về cơ sở
lý luận về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại. Trong đó gồm khái
quát về khái niệm tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng trong nền kinh
tế, Ngân hàng, doanh nghiệp. Tiếp đến là khái niệm rủi ro tín dụng trong
Ngân hàng Thương mại và các hình thức của rủi ro tín dụng: Không thu lãi
đúng hạn, không thu gốc đúng hạn, không thu đủ lãi và không thu đủ vốn. Sau
đó, định hình được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Phần tiếp theo,
tác giả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội. Trong đó gồm, phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh chung, tình hình hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh và
tình hình hoạt động tín dụng chi nhánh. Quan phân tích, định hình được
những nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại chi nhánh từ đó đánh giá chung về
tình hình tín dụng của chi nhánh. Cuối cùng, tác giả đề ra các giải pháp hạn
chế rủi ro cho Ngân hàng và những định hướng cho chi nhánh.
19
3. Lê Thị Hồng Điều (2008) Quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam, Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế, trường Đại học Kinh Tế
thành phố Hồ Chí Minh. Mở đầu, tác giả đã nêu lên những lí luận chung về
rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến những qui trình quản lý rủi ro tín dụng, ở
phần này, tác giả nêu lên sơ lược về phân loại, nguyên nhân, thiệt hại cũng
như phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tiếp theo, tác giả nêu lên những
thực trạng của hoạt động tín dụng và phương thức quản lí rủi ro hiện tại tại
Ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam thông qua tình hình hoạt động của
ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2003 cho đến 9 tháng đầu năm 2008. Tác
giả đã đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Tác giả tập trung phân tích giai đoạn 2005 - 2007
theo ba hướng đánh giá chất lượng tín dụng, theo vùng kinh tế, theo qui mô và
cuối cùng là theo nghành kinh tế. Tiếp theo, tác giả nêu ra những nguyên nhân
phát sinh rủi ro tín dụng và cuối bài luận, tác giả đưa ra những giải pháp và
kiến nghị thông qua định hướng hoạt động song song với giải pháp quản lí rủi
ro cho BIDV giai đoạn 2006 – 2010.
4. Ngô hoàng Quang Anh (2018) Phân tích hoạt động cho vay bất động sản
cho đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh đông
Sài Gòn, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh. Đầu bài luận, tác giả nêu lên cơ sở lí luận chung cho vay mua bất
động sản, tiếp theo, tác giả bắt đầu đi vào phân tích hoạt động sho vay mua
bất động sản tại ngân hàng Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn. Tại phần này,
tác giả giới thiệu sơ lượt về ngân hàng Quân đội và tiếp theo mới giới thiệu
đến chi nhánh của ngân hàng là MBBANK – CN Đông Sài Gòn. Tác giả nêu
lên quy trình hoạt động và tình hình cho vay. Kèm theo đó là những vấn đề
liên quan như doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ và nợ quá hạn. Động
thời, tại phần này, tác giả cũng liệt kê thêm các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho
vay bất động sản tại chi nhánh. Cuối bài luận, tác giả đánh giá tình hình hoạt
động cho vay mua bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân, chỉ ra
những ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân nhược điểm. Cuối cùng,
tác giả đưa ra giải pháp, kiến nghị để khắc phục và những định hướng phát
tiển trong tương lai mà ngân hàng có thể tham khảo áp dụng.
5. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2014) Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua
nhà tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank
– Chi nhánh Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thăng Long. Mở
20
đầu bài viết, tác giả nêu lên tổng quan về hoạt động cho vay mua nhà của
ngân hàng thương mại và giới thiệu về hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân
hàng thương mại, đưa ra nhưng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
mua nhà của ngân hàng thương mại. Tiếp theo, tác giả đi vào phân tích thực
trạng cho vay mua nhà của ngân hàng thương mại Maritime Bank chi nhánh
Hà Nội cũng như đánh giá kết quả hoạt động cho vay mua nhà qua những
thành tựu đạt được cũng như chỉ ra những nguyên nhân và hạn chế còn mắc
phải. Cuối bài luận, tác giả đưa ra giải pháp mở rộng của hoạt động cho vay
mua nhà tại ngân hàng thương mại Maritime Bank chi nhánh Hà Nội thông
qua dự đoán về tình hình bất động sản và nhu vầu của người tiêu dùng trong
tương lai. Từ đó đưa ra những định hướng phát triển cho vay mua nhà. Tác gỉ
cũng nêu ra những giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà một số kiến
nghị với Ngân hàng nhà nước và chính phủ những biện pháp vỹ mô có liên
quan.
21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại ngân hàng là một việc vô
cùng quan trọng, cần thiết để đánh giá tình hình cho vay tại ngân hàng này.
Tuy là một phần trong sản phẩm tín dụng của ngân hàng nhưng lại đem lại
được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động này. Việc phân tích đem lại
cái nhìn khách quan cho khách hàng và NHNN. Qua việc trình bày cơ sở lý
thuyết về phần phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, BĐS đã làm rõ
những mấu chốt, tình hình và đặc điểm về doanh số, dư nợ, tình hình thu nợ,
nợ xấu – nợ quá hạn và thu lãi. Từ đây, làm tiền đề tiến hành thực hiện
chương 2 mô tả và phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, BĐS.
22
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành
Hình 2.1 Logo Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Tên giao dịch: Sai Gon Commercial Joint Stock Bank – SCB. Tên viết tắt:
SCB. Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số
283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam
Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất)
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại,
danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được
nâng cao. SCB luôn phấn đấu và phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở
thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh
cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của Khách
hàng, SCB tự hào mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối
tác, Cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt
nhất cho đội ngũ CBNV.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh hàng ngày của Ngân hàng và về pháp lý và trước Hội đồng Quản trị
Ngân hàng SCB đối với tất cả mọi hoạt động của chi nhánh.
Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như các
công tác khác. Thay mặt điều hành quản lí khi giám đốc đi vắng.
Phòng Hành chính - Nhân sự: Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công
việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoạch công việc
23
của phòng/ban đã được phê duyệt. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy
định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành.
Phòng kinh doanh
Cá nhân
Doanh nghiệp
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán và ngân
quỹ
Xử lí giao dịch
Ngân quỹ
Kế toán
Hành chính và nhân sự
Phòng giao dịch 2
Phòng kiểm soát rủi ro
Phòng giao dịch 1
Hội đồng quản trị
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại SCB – CN Bình Dương
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Phòng kinh doanh: Đây là phòng chia thành 2 khu vực: 1 bên sẽ tiếp đón
khách hàng cá nhân hay còn gọi là khu vực Khách hàng Cá nhân, bên còn
lại là khu vực tiếp đón Khách hàng Doanh nghiệp. Cả 2 đều có nhiệm vụ
chung là thu thập các tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của
khách hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực
hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng.
Phòng kế toán và ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân
quỹ. Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ
đối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của ban giám đốc. Quản lý giám sát
chế độ chi tiêu tại chi nhánh.
Phòng kiểm soát rủi ro: Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp
giảm thiểu rủi ro phát sinh. Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong
quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm
quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
24
nước ngoài. Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ
của ngân hàng thương mại.
Phòng giao dịch 1: Trực tiếp nhận tiền gửi tổ chức kinh tế, huy động vốn,
thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân
công của ban giám đốc. Nhận tiền gửi bằng VND hay USD dưới hình thức tiết
kiệm, ký phiếu, trái phiếu,… thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng như: Dịch vụ
chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu.
Phòng giao dịch 2: Đây là phòng mà khi có những giao dịch lớn mà chính
đích thân giám đốc xử lý.
Khu vực kế toán: Ghi nhận sự ra vào của dòng tiền trong ngân hàng, ghi
nhận và phản ảnh nghiệp vụ trong ngân hàng, phân tích và tổng hợp số liệu,
kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn của ngân hàng, tổ chức công tác kế
toán phục vụ khách hàng.
Khu vực ngân quỹ: Kiểm đếm, thu tiền mặt cho khách hàng, thực hiện
đóng gói tiền mặt theo đúng quy định. Thu, chi hộ tại các đơn vị của khách
hàng khi có yêu cầu. Giao nộp tiền cho thủ quỹ, kiểm đếm lại số tiền chi cho
khách hàng khi được khách hàng yêu cầu.
Khu vực xử lý giao dịch: Xử lý giao dịch cho khách hàng, các nghiệp vụ
trực tiếp đến kế toán và ngân quỹ.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn
và kế hoạch kinh doanh hằng năm. Quyết định huy động thêm vốn theo hình
thức khác. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong
điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Kiến nghị mức cổ tức
được trả. Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh
trong quá trình kinh doanh.
2.1.3. Cơ cấu tính hình nhân sự theo trình độ
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Bình Dương
(2017 – 2019)
Năm 2017 2018 2019
Phân loại
Giới tính
Nam 13 16 18
Nữ 19 21 22
Theo trình độ Thạc sĩ 0 0 0
25
Đại học 26 31 34
Phổ thông 6 6 6
Độ tuổi
22-40 27 32 36
41-60 5 5 4
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Qua bảng trên ta có thể thấy được tình hình nhân sự của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương đang có xu hướng tăng dần qua các năm từ
2017 đến 2019. Cơ cấu độ tuổi trong năm 2017 chiếm đa phần mở mức từ 22
đến 40 tuổi và 5 người mức từ 41 đến 60 tuổi. Năm 2018, cơ cấu độ tuổi từ 22
đến 40 tuổi chiếm đến 32 người, tăng thêm 5 người so với năm 2017 và 5
người ở mức từ 41 tuổi đến 60 tuổi. Năm 2019, cơ cấu độ tuổi từ 22 đến 40 là
36 người và 4 người ở mức 41 tuổi đến 60 tuổi. Điều này có thể cho thấy
rằng, Ngân hàng đang ngày càng tuyển nhiều nhân viên trẻ và năng động góp
phần phát triển thêm về thị trường bán hàng.
Về giới tính, năm 2017, số lượng nhân viên nam là 13 người, nữ là 19
người. Năm 2018, nhân viên nam là 16 người và 21 nhân viên nữ, nhân viên
nam và đều tăng 3 người so với năm 2017. Năm 2019, nhân viên nam là 18
người và nữ là 22 người, cả hai đều tăng 2 người so với năm 2018. Điều này
thấy được ngân hàng không có sự chênh lệch quá lớn về mắt giới tính. Từ đó
ta có thể thấy được ngân hàng đang đan xen, sắp xếp cơ cấu giới tính đồng
đều để sắp xếp các công việc phù hợp cho từng đối tượng nhân viên.
Về trình độ, năm 2017 có 26 người thuộc trình độ đại học và 6 người chỉ ở
trình độ phổ thông. Năm 2018 có 32 người thuộc trình độ đại học tăng thêm 6
người ở năm 2017 và 6 người ở trình độ phổ thông. Năm 2019 có 34 người ở
trình độ đại học tăng thêm 2 người so với năm 2018 và 6 người ở trình độ phổ
thông. Điều này cho thấy ngân hàng đang có sự tuyển dụng nhiều và phổ biến
các nhân viên ở trình độ đại học và 6 người ở trình độ phổ thông có thể là bảo
vệ, nhân viên quét dọn,…
Tóm lại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương đang ngày
càng phát triển về mặt nhân sự và không có sự chênh lệch nhiều về giới tính
và trình độ. Độ tuổi nhân viên trẻ và năng động. Và với lượng trình độ đại học
chiếm phần lớn trong ngân hàng, kèm theo những kiến thức mà những nhân
viên này có được trong quá trình đào tạo bậc đại học thì đây sẽ là một thế
mạnh về khả năng kinh doanh của ngân hàng.
26
2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - BD
Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Bình Dương (2017 -2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Năm Năm
So sánh So sánh
Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018
2017 2018 2019
(+)/(-) (%) (+)/(-) (%)
1. Thu
116.239 225.687 419.568 109.448 94,16% 193.881 85,91%
nhập
2. Chi phí 59.895 106.452 226.376 46.557 77,73% 119.924 112,66%
3. Lợi
56.344 119.235 193.192 62.891 111,62% 73.957 62.03%
nhuận
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Trong giai đoạn 2017 - 2019, tình hình tài chính của SCB Bình Dương
ngày một phát triển, thể hiện qua sự tăng trưởng liên tục qua các chỉ tiêu:
Năm 2018 thu nhập của ngân hàng là 225.687 triệu đồng, tăng 109.448
triệu đồng so với năm 2017 là 116.239 triệu đồng, tương ứng mức độ tăng
94,16%. Năm 2019 thu nhập đạt 419.568 triệu đồng tăng 193.881 triệu đồng
so với năm 2018, tương ứng mức tăng 97,79%.
Năm 2018, chi phí hoạt động của ngân hàng là 106.452 triệu đồng, so với
năm 2017 tăng 46.557 triệu đồng tương ứng mức tăng 77,73%. Năm 2019, chi
phí hoạt động của ngân hàng là 226.376 triệu đồng, tăng 119.924 triệu đồng
so với năm 2018, tương ứng mức tăng là 112,66%.
Năm 2018, lợi nhuận ngân hàng đạt 119.235 triệu đồng, tăng 62.891 triệu
đồng so với năm 2017, tương ứng mức độ tăng là 111,62%. Năm 2019, lợi
nhuận ngân hàng đạt được là 193.192 triệu đồng, tăng 73.957 triệu đồng so
với năm 2018, tương ứng mức tăng là 62,03%.
Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng qua các năm đều tăng, điều này cho
thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt, góp phần giúp ngân hàng SCB
tiếp tục phát triển trong tương lai. Chi phí tăng nhiều qua các năm và điều này
cho thấy mức hoạt động của ngân hàng đang ở tần suất cao nên mới có nhiều
chi phí. Thu nhập tăng qua các năm và tăng mạnh ở 2019, điều này cho thấy
ngân hàng đang có hoạt động mạnh mẽ, rất có hiệu quả và có nhiều tiềm năng
mở rộng trong tương lai.
27
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
2.2.1. Phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019
2.2.1.1. Tình hình tính dụng chung và phân tích tình hình tính dụng chung
Bảng 2.3 Tình hình tính dụng chung tại SCB – Bình Dương (2017-2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu
Vốn huy động 357.706 392.112 549.255
Cho vay 375.806 402.189 564.001
Thu nợ 332.647 362.899 492.602
Dư nợ 343.159 349.290 501.339
Tổng nguồn vốn 365.905 399.439 557.987
Nợ quá hạn 16.637 16.228 21.332
Dư nợ/ Vốn huy
95,93% 89,09% 91,28%
động
Dư nợ/ Tổng
93,78% 87,45% 89,85%
nguồn vốn
Hệ số thu nợ 0,89 0,90 0,87
Nợ quá hạn/ Tổng
4,85% 4,65% 4,26%
dư nợ
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Bảng trên là chỉ tiêu của tình hình tính dụng chung tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Chi nhánh Bình Dương từ năm 2017 – 2019. Từ bảng số liệu này, thể
hiện được những điểm tích cực cho ngân hàng. Nhìn chung, các số liệu qua
các năm đều tăng và các chỉ tiêu ở nhóm nợ có xu hướng giảm. Từ đây, ta có
thể thấy được ngân hàng đang hoạt động hiệu quả.
28
Bảng 2.4 Phân tích tình hình tín dụng chung
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch Chênh lệch
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Mức % Mức %
Vốn huy
357.706 392.112 549.255 34.406 9,62% 157.113 40,08%
động
Cho vay 375.806 402.189 564.001 26.383 7,02% 161.812 40,23%
Thu nợ 332.647 362.899 492.602 30.252 9,09% 129.703 35,74%
Tổng dư
343.159 349.290 501.339 6.131 1,79% 152.049 43,53%
nợ
Tổng
365.905 399.439 557.987 33.534 9,16% 158.548 39,69%
nguồn vốn
Nợ quá
16.637 16.228 21.332 (409) (2,46)% 5.104 23,93%
hạn
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của ngân hàng nhìn
chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách
mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng
qua các năm, năm 2018 so với năm 2017 tăng 7,02%, đến năm 2019 tăng so
với 2018 là 40,23%, điều này chứng tỏ được ngày càng có nhiều khách hàng
tìm đến chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan
trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách
hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng
như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ
tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng
khác…chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng
đông đến vay tiền tại chi nhánh.
Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là
khá tốt. Năm 2018 so với 2017 tăng 9,09%, năm 2019 tăng 35,74% so với
2018. Chứng tỏ khách hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy
29
tín. Đồng thời khẳng định quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài
sản đảm bảo của chi nhánh là hết sức chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra
quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho chi nhánh đồng
thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân khinh doanh. Qua đây cũng cho
ta thấy được năng lực cạnh tranh của SCB Bình Dương ngày càng lớn mạnh.
Tình hình quá hạn của Chi nhánh tuy năm 2018 giảm 2,46%, nhưng lại
tăng ở 2019 23,83%, đây là kết quả chưa tốt của chi nhánh cũng như bộ phận
nhân viên tín dụng trong qua trình thu hồi và kiểm soát nợ. Cần phải có biện
pháp đảm bảo an toàn hơn khi cho vay cho năm tiếp theo. Nhìn chung thì tình
hình tín dụng là tốt. Trong tình hình hiện nay thì đạt được thành quả trên là cố
gắng không ngừng của nhân viên toàn chi nhánh nói chung cũng như nhân
viên phòng tín dụng nói riêng.
2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay mua nhà, BĐS
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà, bất động sản
tại SCB – Bình Dương (2017-2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Mức tăng Mức tăng
trưởng 2018 so trưởng 2020 so
Năm Năm Năm với 2017 với 2019
2017 2018 2019
Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối
Doanh số
CVMN, 187.903 221.204 338.401 33.301 17,7% 117.197 53%
BDS
Tổng doanh
375.806 402.189 564.001 26.383 7,02% 161.812 40,2%
số cho vay
Tỷ trọng
doanh số 50% 55% 60% 5% 10% 5% 9,09%
CVMN,BĐS
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Qua bảng phân tích trên, nhìn chung từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ trọng
doanh số cho vay mua nhà, BĐS tăng đều qua các năm (tăng đều trong mức
30
5%). Doanh số cho vay mua nhà, BĐS sản tăng đều qua các năm và chiếm
hơn một nửa của tổng doanh số cho vay. Năm 2017 doanh số cho vay mua
nhà, BĐS chỉ đạt được 187.903 triệu đồng, chiếm 50% trên tổng doanh số cho
vay nhưng đến năm 2018 doanh số cho vay mua nhà, BĐS tăng mạnh lên mức
221.204 triệu đồng chiếm 55% tổng doanh số cho vay năm 2018 và tăng
33.301 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17,7% so với doanh số 2017.
Điều này cho thấy rằng năm 2017 cho vay mua nhà, BĐS đã ở giai đoạn phát
triển mạnh mẽ (50%/ tổng doanh số cho vay) và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
ở năm 2018. Đây là giai đoạn thị trưởng bất động sản ở tỉnh Bình Dương phát
triển, kèm theo việc kinh tế tăng trưởng cao ở địa bàn tỉnh. Việc này làm tăng
mạnh hoạt động vay mua bất động sản ở nhiều người.
Nhìn được lợi thế hiện tại đang diễn ra tại Bình Dương, có thể SCB – CN
Bình Dương đã thấy được lợi nhuận to lớn từ hoạt động này. Từ đây, SCB –
CN Bình Dương đã tạo ra những chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng như:
giảm lãi suất, giảm thủ tục cồng kềnh, giải quyết nhanh cho khách hàng vay
vốn. Ngoài ra có thể SCB đã có nhiều khách hàng tin tưởng và hài lòng với
dịch vụ cho vay của ngân hàng này từ đó kéo theo những chỉ tiêu này ngày
càng tăng lên.
Đến năm 2019, doanh số cho vay mua nhà, bđs đạt được ở mức 338.401
triệu đồng và chiếm đến 60% tổng doanh số cho vay năm này. Tăng 177.197
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 53% so với doanh số cho vay mua
nhà, BĐS năm 2018. Điều này cho thấy hoạt động cho vay mua nhà, BĐS
đang hoạt động mạnh và tăng mạnh ở ngân hàng SCB – CN Bình Dương.
Chiếm hơn một nữa tổng doanh số cho vay, ta có thể kết luận được mảng hoạt
động mạnh nhất ở SCB – CN Bình Dương chính là cho vay mua nhà, BĐS.
Kết hợp với nhu cầu sở hữu đất từ các cá nhân ngày càng nhiều, ta có thể hình
dung được mảng cho vay mua nhà, BĐS sẽ còn tăng cao ở SCB – Chi nhánh
Bình Dương.
31
2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay mua nhà, BĐS
Bảng 2.6 Bảng kết quả tình hình dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản
tại SCB – Bình Dương (2017-2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Mức tăng Mức tăng
Năm Năm Năm
trưởng 2018 so trưởng 2019 so
với 2017 với 2020
2017 2018 2019
Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối
Tổng dư nợ
148.245 155.783 233.123 7.539 5,09% 77.340 49,65%
CVMN,BĐS
Tổng dư nợ
343.159 349.290 501.399 6.131 1,8% 152.049 43,5%
cho vay
Tỷ lệ dư nợ
cho 43,2%% 44,6% 46,5% 1,4% 3,2% 1,9% 4,3%
CVMN,BĐS
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy giai đoạn năm 2017 đến 2019 có
tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS tăng qua các năm. Cụ thể, tăng ở mức vừa
phải trong năm 2018 và tăng mạnh ở năm 2019. Năm 2017, tổng dư nợ cho
vay mua nhà, BĐS đạt được 148.245 triệu đồng chiếm 43,2% tổng dư nợ cho
vay. Năm 2018, tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS đạt được 155.783 triệu
đồng chiếm 44,6% tổng dư nợ cho vay, tăng 7.539 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 5,09% so với năm 2017. Đến năm 2019, tổng dư nợ cho vay
mua nhà, BĐS đạt được ở mức 233.123 triệu đồng chiếm đến 46,5% trên tổng
dư nợ cho vay, tăng 77.340 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 49,65% so
với năm 2018. Điều này cho thấy, dư nợ cho vay mua nhà, BĐS tăng theo các
năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay mua nhà, BĐS trên tổng dư nợ cho vay năm 2018
tăng 1,4% so với năm 2017 và tiếp tục tăng lên đến 1,9% ở năm 2019. Điều
này có thể thấy tình hình vay mua nhà, BĐS ở ngân hàng tăng ở mức ổn định.
Tổng dư nợ cho vay ở chi nhánh ngày càng cao là do địa bàng Bình Dương
32
những năm vừa qua kinh tế phát triển mạnh mẽ đẫn đến thu nhập của người
dân tăng cao và kèm theo nhu cầu vay mua nhà, BĐS cũng tăng theo.
2.2.1.4. Tình hình thu nợ cho vay mua nhà, BĐS
Bảng 2.7 Bảng kết quả tình hình thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản
tại SCB – Bình Dương (2017-2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Mức tăng Mức tăng
trưởng 2018 so trưởng 2019 so
Năm Năm Năm với 2017 với 2020
2017 2018 2019
Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối
Doanh số
thu nợ
133.391 156.047 222.656 22.656 17% 66.609 42,7%
CVMN,
BĐS
Tổng thu
332.647 362.899 492.602 30.252 9,1% 129.703 35,7%
nợ cho vay
Tỷ lệ thu
nợ CVMN, 40,1% 43% 45,2% 2,9% 7,2% 2,2% 5,2%
BĐS
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
Qua các năm từ 2017 đến năm 2019, ta có thể thấy tỷ lệ thu nợ cho vay
mua nhà, BĐS ở mức cao. Năm 2017 đạt doanh số thu nợ cho vay mua nhà,
BĐS là 133.391 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 40,1% trên
tổng thu nợ cho vay. Năm 2018 đạt doanh số thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là
156.047 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 43% trên tổng thu
nợ cho vay, tăng 22.656 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 17% so với
doanh số thư nợ năm 2017. Qua năm 2019 doanh số thu nợ cho vay mua nhà,
BĐS đạt 222.656 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 45,2% trên
tổng thu nợ cho vay, tăng 66.609 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 42,7% so
với năm 2018. Tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS trên tổng dư nợ cho vay
qua 3 năm đều ở mức khá cao (chiếm khoảng 40% đến 45%) trong tổng thu
33
nợ cho vay của chi nhánh. Tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS năm 2018 tăng
2,9% so với năm 2017, và tiếp tục tăng lên 2,2% trong năm 2019. Từ đây, ta
có thể kết luận rằng ngân hàng đã có chính sách thu hồi nợ cho vay mua nhà,
BĐS tốt.
2.2.1.5. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, BĐS
Bảng 2.8 Bảng tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất
động sản tại SCB – Bình Dương (2017-2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Mức tăng Mức tăng
Năm Năm Năm
trưởng 2018 so trưởng 2019 so
với 2017 với 2020
2017 2018 2019
Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối
Nợ quá hạn
CVMN, 3.410 2.960 3.497 (450) (13,2)% 537 18,1%
BĐS
Nợ xấu
CVMN, 1.186 935 1.166 (251) (21,2)% 231 24,7%
BĐS
Tổng dư nợ
CVMN, 148.245 155.783 233.123 7.539 5,1% 77.339 49,6%
BĐS
Tỷ lệ
NQH/Dư nợ
2,3% 1,9% 1,5% (0,4)% (17,4)% (0,4)% (21,1)%
CVMN,
BĐS
Tỷ lệ nợ
xấu/Dư nợ
0,8% 0,6% 0,5% (0,2)% (25)% (0,1)% (16,7)%
CVMN,
BDS
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương)
34
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPBáo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPOnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPBáo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 

Similar to Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng

Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAA
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAAThực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAA
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAADịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...OnTimeVitThu
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO MARKETING MẪU: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...
BÁO CÁO MARKETING MẪU:  PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...BÁO CÁO MARKETING MẪU:  PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...
BÁO CÁO MARKETING MẪU: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...OnTimeVitThu
 
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi NamHoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Namluanvantrust
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng (20)

Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...
Báo cáo tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ...
 
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD BankBáo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
 
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAA
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAAThực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAA
Thực Trạng Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm AAA
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạ...
 
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho v...
 
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.docGiải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank.doc
 
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng CitibankĐề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hà...
 
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.docNâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
Nâng cao hiệu quả vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng HD.doc
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho ...
 
BÁO CÁO MARKETING MẪU: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...
BÁO CÁO MARKETING MẪU:  PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...BÁO CÁO MARKETING MẪU:  PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...
BÁO CÁO MARKETING MẪU: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH GI...
 
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia HoàngPhân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
 
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi NamHoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
 
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
 
Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Ng...
Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Ng...Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Ng...
Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Ng...
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công tyKhóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công tyOnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
 
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công tyKhóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG Họ và tên MSSV Lớp Khóa Ngành GVHD : Nguyễn Đăng Khoa : 1723402010058 : D17TC01 : 2017 - 2021 : Tài chính - Ngân hàng : TS. Nguyễn Văn Chiến Bình Dương, tháng 12/2020
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG Họ và tên MSSV Lớp Khóa Ngành GVHD : Nguyễn Đăng Khoa : 1723402010058 : D17TC01 : 2017 - 2021 : Tài chính - Ngân hàng : TS. Nguyễn Văn Chiến Bình Dương, tháng 12/2020 i
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Đề tài báo cáo tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh/chị làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Cùng với đó là sự hướng dẩn nhiệt tình của TS. Nguyễn Văn Chiến. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 12 tháng 11 năm 2020 Tác giả đề tài Nguyễn Đăng Khoa ii
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung, cũng như trong khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, giúp em vững tin hơn khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực tập tại đây và tiếp cận với các hoạt động thực tế để em hoàn thành tốt đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Chiến là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Những hướng dẫn thiết thực của cô đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này. Với tất cả sự hướng dẫn nhiệt tình đó đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này theo đúng thời hạn quy định. Qua thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn đã giúp em đi sâu vào thực tế cũng như vận dụng được các kiến thức cũng như đã học ở trường, cho em thấy tự tin. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Thủ Dầu Một cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn đặc biệt là anh chị trong phòng Kinh Doanh được dồi dào sức khỏe. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! iii
  • 5. 05 KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1. Học viên thực hiện đề tài: Nguyễn Đăng Khoa Ngày sinh: 25/11/1999 MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Điện thoại: 0786622573 Email: ndkhoa830@gmail.com 2. Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 1 tháng 10 năm 2020 3. Cán bộ hướng dẫn (CBHD): TS. Nguyễn Văn Chiến 4. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương Tuần thứ Ngày Kế hoạch thực hiện Nhận xét của CBHD (Ký tên) 1 Phổ biến nội dung, cách trình bày báo cáo. Viết nội dung chương 12/11/2020 1 và phần đầu chương 2 2 19/11/2020 Chỉnh sửa chương 1 và viết chương 2 3 26/11/2020 Chỉnh sửa chương 2 và viết chương 3 Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành: Được tiếp tục: Không tiếp tục: iv
  • 6. Tuần thứ Ngày Kế hoạch thực hiện Nhận xét của CBHD (Ký tên) 4 2/12/2020 Chỉnh sửa chương 3, thêm các biểu mẩu và hoàn thiện bài làm 5 6 Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành: Được tiếp tục: …………………Không tiếp tục: 7 8 9 Ghi chú: Sinh viên (SV) lập phiếu này thành 01 bản để nộp cùng với Báo cáo tốt nghiệp khi kết thúc thời gian thực hiện BCTN. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn Bình Dương, ngày 2 tháng 12 năm 2020 (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) v
  • 7. 07 - BCTN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA: KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHIẾU NHẬN XÉT (Dành cho giảng viên hướng dẫn) I. Thông tin chung 1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01 2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến II. Nội dung nhận xét 1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Khả năng ứng dựng của đề tài .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  Đồng ý cho bảo vệ  Không đồng ý cho bảo vệ Giảng viên hướng dẫn Ký tên (ghi rõ họ tên) vi
  • 8. 08- BCTN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Bình Dương, ngày tháng năm 2020 PHIẾU NHẬN XÉT (Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm) I. Thông tin chung 1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01 2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến II. Nội dung nhận xét 1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 2. Khả năng ứng dựng của đề tài …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Cán bộ chấm Ký tên (ghi rõ họ tên) vii
  • 9. 08- BCTN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Bình Dương, ngày tháng năm 2020 PHIẾU NHẬN XÉT (Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm) I. Thông tin chung 1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa MSSV: 1723402010058 Lớp: D17TC01 2. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Chiến II. Nội dung nhận xét 1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 2. Khả năng ứng dựng của đề tài …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Cán bộ chấm Ký tên (ghi rõ họ tên) viii
  • 10. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2 5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................2 6. Bố cục đề tài...............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.......................................................................................................4 1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN............................................4 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng...................................................4 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4 1.1.1.2. Phân loại tín dụng 4 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng 5 1.1.1.4. Đảm bảo tín dụng 6 1.1.1.5. Những rủi ro về tín dụng 7 1.1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân...........................................................9 1.1.2.1. Khái niệm 9 1.1.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 9 1.1.2.3. Các phương thức cho vay khách hàng cá nhân 9 1.1.3. Hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản ....................................................11 1.1.3.1. Khái niệm 11 1.1.3.2. Các hình thức cho vay mua nhà, bất động sản 11 1.1.3.3. Vai trò của cho vay mua nhà, bất động sản 12 1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản.......................13 1.1.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và doanh số cho vay mua nhà, bất động sản 13 1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản 14 1.1.4.3. Chỉ tiêu phản ánh thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản 15 1.1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản 16 1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................22 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG...............................................................................................................................23 ix
  • 11. 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................23 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành ..........................................................................23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...............................................................................................23 2.1.3. Cơ cấu tính hình nhân sự theo trình độ..........................................................25 2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - BD.................27 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.............................................................................................28 2.2.1. Phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 .............................28 2.2.1.1. Tình hình tính dụng chung và phân tích tình hình tính dụng chung 28 2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay mua nhà, BĐS 30 2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay mua nhà, BĐS 32 2.2.1.4. Tình hình thu nợ cho vay mua nhà, BĐS 33 2.2.1.5. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, BĐS 34 2.2.1.6. Tình hình thu lãi cho vay mua nhà, BĐS 36 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG BẰNG PHÂN TÍCH SWOT........................................................................37 2.3.1. Điểm mạnh.....................................................................................................37 2.3.2. Điểm yếu........................................................................................................38 2.3.3. Cơ hội.............................................................................................................41 2.3.4. Thách thức .....................................................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................44 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ ..........................................................................45 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.................................................................45 3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ, BĐS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.......................................................................................................................46 3.2.1. Giải pháp........................................................................................................46 3.2.1.1. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 46 3.2.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 48 3.2.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương 49 3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................52 KẾT LUẬN..........................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................54 x
  • 12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CVMN Cho vay mua nhà ĐVKD Đơn vị kinh doanh GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại QH Quốc Hội SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SCB - BD Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương TMCP Thương mại Cổ phần TS Tài sản TT-BTNMT Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường TSĐB Tài sản đảm bảo xi
  • 13. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019...........................................................................................................25 Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh SCB - BD (2017 – 2019).......27 Bảng 2.3 Tình hình tín dụng chung tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)...........28 Bảng 2.4 Phân tích tình hình tín dụng chung...........................................................................29 Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................30 Bảng 2.6 Bảng kết quả tình hình dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................32 Bảng 2.7 Bảng kết quả tình hình thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)..................................................................................................33 Bảng 2.8 Bảng tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017 - 2019)...........................................................................................34 Bảng 2.9 Bảng cơ cấu hoạt động thu lãi cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017 – 2019).................................................................................................36 xii
  • 14. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Logo Ngân hàng TMCP Sài Gòn...............................................................................23 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại SCB – Bình Dương....................................................24 xiii
  • 15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Và đã từ lâu ngân hàng được xem như là một trung gian tài chính góp phần phát triển kinh tế xã hội, trở thành cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Ngân hàng cũng là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư sản xuất và phát triển. Các tổ chức kinh tế Việt Nam ngày càng lớn mạnh không ngừng đặc biệt là sự thay đổi hoàn thiện về cả chất và lượng của hệ thống cùng với ngành kinh tế khác. Ngân hàng có nhiệm vụ bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối tham gia thanh toán và hổ trợ thanh toán… Trong hoạt động tín dụng, cho vay mua tài sản là hoạt động kinh doanh quan trọng đời sống và thị trường, cụ thể hơn là hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản. Với thời đại xã hội rất phát triển hiện nay, nhu cầu sở hữu đất và nhà ở đang là một như cầu cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản đáp ứng nhu cầu về nhà ở, sở hữu đất đai kể kinh doanh, phát triển cho mọi người, đặc biệt là doanh nghiệp cần sở hữu mặt bằng, nhà, xưởng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cữa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước, có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia như quốc lộ 13, quốc lộ 14,…thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đây chính là vị trí vô cùng thuận lợi để Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn thực hiện hoạt động cho vay mua xe ô tô, cũng như các hoạt động khác tại chi nhánh Bình Dương. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Tác giả thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương” làm báo cáo thực tập cho mình. 1
  • 16. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích được quy trình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Hiểu được các điều khoản và thủ tục khi vay mua nhà, bất động sản. Qua đó, dựa vào số liệu và tình hình thực tế của ngân hàng và môi trường xung quanh để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc cho vay mua nhà, bất động sản đối với ngân hàng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Quy trình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Phân tích được tình hình cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dường. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh Bình Dương. Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2017 đến năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng phương pháp quan sát, tổng hợp, phân tích, định tính và so sánh. Kết hợp lý thuyết và các bước quy trình tìm hiểu được để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao đối với vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài làm rõ được về tổng quan tình hình cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương. Từ số liệu và tình hình thực tiễn, đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản. Góp phần khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong khoản vay này và nâng cao được sản phẩm của ngân hàng. 6. Bố cục đề tài Đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương” được chia làm 3 chương: 2
  • 17. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương Chương 2: Mô tả và phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương Chương 3: Nhận xét – Kiến nghị 3
  • 18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng đến khách hàng trong một khoản thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định thông qua các nghiệp vụ ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chuyên nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú. 1.1.1.2. Phân loại tín dụng Căn cứ vào thời hạn tín dụng Dựa vào thời hạn tìn dụng có thể chia thành các loại sau: Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn tối đa đến 12 tháng. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay với thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Khoản tính dụng này thường được dùng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất. Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, phục vụ sản xuất kinh doanh.... Cho vay cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải,… Căn cứ vào tài sản đảm bảo Tín dụng có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo. Tín dụng không có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. 4
  • 19. Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động: Được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu sản xuất… Tín dụng vốn cố định: Được sử dụng để hình thành vốn cố định. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng dành cho doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến dành sản xuất kinh doanh. Cho vay sản xuất bao gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư nghiệp. Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Cho vay hoạt động xuất nhập khẩu: Ngân hàng cho vay hỗ trợ nhập khẩu, hỗ trợ hàng hóa của các tổ chức kinh tế như chi phí xuất nhấp khẩu, thuế,.. Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán: Là các khoản vay dành cho cá nhân,tổ chức muốn đầu tư chứng khoán. Căn cứ vào tính chất hoàn trả Tín dụng hoàn trả trực tiếp: Là loại tín dụng của ngân hàng trong đó người đi vay là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. Tín dụng hoàn trả gián tiếp: Là loại tín dụng trong đó người đi vay không phải là người trả nợ, loại vay này được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thế có nhiều hình thức tín dụng khác. 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiền tệ phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả, các nguồn vốn và vật tư được đưa vào luân chuyển và được sử dụng hợp lý trong sản xuất. Tín dụng ngân hàng góp phần thỏa mãn các nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời của doanh nghiệp, đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất cũng như mở rộng sản xuất. Đồng thời tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ cấu tối ưu trong phát triển kinh tế, là phương 5
  • 20. tiện để Nhà nước cung ứng tiền cho nền kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể khắc phục khi gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc doanh nghiệp có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ,… giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, vay nợ nước ngoài trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và nâng cao mức sống vật chất của nhân dân. 1.1.1.4. Đảm bảo tín dụng Thế chấp Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thế chấp là các bất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản. Vay vốn theo hình thức vay thế chấp khách hàng cần dùng các tài sản trong thế chấp bao gồm bất động sản: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất… Các bất động sản này cần có giấy tờ hợp pháp và không trong quá trình tranh chấp. Căn cứ theo pháp lý, thế chấp có hai loại: - Thế chấp pháp lý hay thế chấp sang nhượng chủ quyền. - Thế chấp công bằng. Căn cứ vào việc thế chấp cho nhiều món vay, người ta phân biệt thành: - Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất. - Thế chấp thứ hai: Là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất, nhưng giá trị thế chấp còn thừa ra, khách hàng đem thế chấp cho Ngân hàng khác để vay thêm một món nợ nữa. Cầm cố 6
  • 21. Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc khách hàng giao nộp tài sản là bất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt). Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách hàng cần giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thông thường vay vốn theo hình thức này, khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng. Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng theo hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ không còn quyền sử dụng đối với tài sản của mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng. Tài sản cầm cố là động sản, bao gồm: – TS thực: Xe cộ, máy móc thiết bị, hàng hóa, vàng… Tiền (tiền mặt và tiền trên tài khoản): – TS tài chính: Các giấy tờ có giá Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giá, quyền sở hữu công nghiệp,… Đảm bảo bằng tiền gửi Tiền gửi dùng làm đảm bảo tiện lợi vì dễ bảo quản hầu như không có rủi ro và xử lý thu hồi nợ rất nhanh, đối với tiền gửi có kỳ hạn chỉ phải làm một bản cam kết để cho ngân hàng được trích tiền gửi thu nợ và giao sổ tiền gửi cho ngân hàng. Đảm bảo bằng tích trái Tương tự như đảm bảo bằng trái phiếu, có hai cách: – Đảm bảo không thông báo: Khách hàng vay chỉ cam kết đem tiền thu được từ các con nợ trả cho ngân hàng mà không thông báo cho các con nợ biết. – Đảm bảo có thông báo: Khách hàng vay thông báo cho các con nợ biết họ phải thanh toán với ngân hàng thay vì phải thanh toán cho khách hàng vay. 1.1.1.5. Những rủi ro về tín dụng Khái niệm Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín 7
  • 22. dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Đây là vấn đề lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80% - 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác. Do vậy rủi ro là một vấn đề cần phải được quan tâm ngay từ khi bắt đầu một công việc. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra Đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Đối với nền kinh tế Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính công như khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng “bank runs”. Bên cạnh đó, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã 8
  • 23. hội. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. 1.1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.1.2.1. Khái niệm Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tính dụng của ngân hàng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả có gốc và lãi. 1.1.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng. Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi... Vay mua nhà, bất động sản: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình về đất ở, mua nhà để ở. 1.1.2.3. Các phương thức cho vay khách hàng cá nhân Cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc khách hàng mà ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát kiểm tra quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn. Cho vay theo hạn mức tín dụng Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. 9
  • 24. Phương thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định vay vốn trả góp thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng. Trách nhiệm của kế toán phải theo dõi chặt chẽ dư nợ của tài khoản cho vay để dư nợ của tài khoản cho vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay vốn trung và dài hạn. Cho vay hợp vốn Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành. Cho vay trả góp Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Vay theo hạn mức thấu chi 10
  • 25. Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.1.3. Hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản 1.1.3.1. Khái niệm Nhà ở Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 – Điều 1, nhà ở được định nghĩa: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Đất ở Theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT – Khoản 2.2 Mục I, đất ở được định nghĩa: Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Bất động sản Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. 1.1.3.2. Các hình thức cho vay mua nhà, bất động sản Cho vay thế chấp mua nhà, bất động sản Cho vay thế chấp là hình thức cho vay có yêu cầu tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp). Đây là hình thức thế chấp tài sản đảm bảo để có thể được vay vốn với lãi suất không quá cao. Với hình thức vay thế chấp, người vay có thời hạn vay lâu dài, có thể lên tới 25 năm. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản (nhà, đất,...) mà người vay đang có ý định mua hoặc động sản (xe cộ, các tài sản có giá khác). Sở dĩ ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp vì khoản vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc để ngân hàng thu hồi vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tài sản đảm bảo này vẫn hoàn toàn là của bạn và không hề bị ảnh hưởng gì trong quá trình vay 11
  • 26. vốn, bạn vẫn có thể sử dụng bình thường. Các tài sản thế chấp chỉ bị thu hồi trong trường hợp bạn mất khả năng trả nợ. Cho vay tín chấp mua nhà, bất động sản Cho vay tín chấp là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo. Điều kiện quyết định giúp hồ sơ của người vay được xét duyệt dựa vào độ tín nhiệm, độ đáng tin cậy của người vay. Tất nhiên, uy tín khi đi vay vốn tín chấp phải được chứng minh bằng một số thông tin cụ thể ví dụ thu nhập, các hóa đơn, hợp đồng có giá trị liên quan đến người đi vay. Tuy nhiên, vay tín chấp thường có lãi suất cao hơn vay thế chấp, thời gian vay ngắn hơn. Nhưng nếu người vay có ý định mua nhà nhưng lại không có một khoản tiền quá lớn, đồng thời, có khả năng trả trong thời gian ngắn hạn thì nên lựa chọn hình thức cho vay này. 1.1.3.3. Vai trò của cho vay mua nhà, bất động sản Đối với khách hàng Đầu tiên là đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập không quá cao, thông qua nghiệp vụ tín dụng bất động sản sẽ giúp họ có khả năng mua sắm được một căn nhà, đất,… phục vụ cho nhu cầu cư trú, xây dựng mở rộng kinh doanh cải thiện cuộc sống và nâng cao nền kinh tế. Trên thực tế cho thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, hộ gia đình và xã hội. Những nhu cầu này là những nhu cầu cấp thiết trong thời đại hiện nay. Ví dụ như nhu cầu mua sắm nhà cửa, sửa chữa nhà cửa có thay đổi kết cấu, mua đất nhằm vào mục đích ở, xây dựng địa điểm kinh doanh thuộc cá nhân,… Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu thi nhiều nhưng cải thiện thì được tích lũy theo thời gian, do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn. Vì vậy mà làm nãy sinh một sự thật là người ta thường mua sắm nhà cửa, đất đai,… khi lớn tuổi. Khi đó lợi ích cảm nhận được sự hưởng thụ đều có xu hướng giảm xuống. Do đó người tiêu dùng sẽ tìm cách phối hợp khéo léo giữa việc thỏa mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian và khả năng thanh toán của hiện tại và tương lai. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai. Nếu phần tích theo góc độ tài chính, việc mượn tiền của Ngân hàng để mua nhà, bất động sản khiến chúng ta phải trả lãi thực chất. Việc này cũng chỉ là cách quy đổi nguồn tiền mà ta có ở một thời điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại. 12
  • 27. Đối với ngân hàng thương mại Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay kiếm lời, các NHTM cần nỗ lực huy động vốn, bên cạnh đó phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa là tìm cách để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu về cho vay của nền kinh tế. Vì vậy, sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ qua thị trường cho vay mua nhà, bất động sản mà tại đó quy mô của một số nhu cầu nhỏ nhưng số lượng nhu cầu về cho vay xét theo lượng khách hàng tiềm năng và theo sự đa dạng của nhu cầu sở hữu nhà, bất động sản lại vô cùng lớn. Đây cũng là phương thức để phát triển nền kinh tế. Do đó, ngày nay các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm và chú trọng phát triển loại hình cho vay này. Bên cạnh đó, trên thực tế rủi ro đối với cho vay mua nhà, bất động sản thường không quá to, và việc cho vay cá nhân cũng không quá phức tạp khi họ đã đạt đủ tiêu chuẩn cho vay. Trong khi đó, nguồn thu của Ngân hàng thông qua hoạt động cho vay nhà, bất động sản này là đáng kể do lãi suất tín dụng mua nhà, bất động sản hấp dẫn, đặc biệt là lãi suất thực cho vay trả góp rất cao, điều này khiến cho hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng. Do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản cho các cá nhân và hộ gia đình là một hướng kinh tế có triển vọng cho Ngân hàng. Hơn nữa, xu hướng hoạt động của các NHTM là phát triển đa năng tổng hợp, luôn tìm cách mở rộng các nghiệp vụ cũng như đưa ra các sản phẩm mới. Việc thực hiện và phát triển hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản vừa mở rộng được khách hàng cho vay, tận dụng được nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, vừa đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng tăng được sức mạnh trong cạnh tranh thị trường đồng thời tạo được những nét đặc trưng hấp dẫn riêng của Ngân hàng. 1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản 1.1.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và doanh số cho vay mua nhà, bất động sản Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu 13
  • 28. hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM nào. Vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nghiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Mức tuyệt đối doanh = Doanh số CVMN, số CVMN, BĐS BĐS năm nay Doanh số CVMN, Mức tương đối doanh BĐS năm nay = số CVMN, BĐS - - Doanh số CVMN, BĐS năm trước Doanh số CVMN, BĐS năm trước Doanh số CVMN, BĐS năm trước Doanh số CVMN, Tỷ trọng doanh số BĐS = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng doanh số cho vay 1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản Dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng, không phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ vì dư nợ có thể tồn tại năm này qua năm khác, miễn là còn trong thời hạn hợp đồng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn han cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. 14
  • 29. Mức tuyệt đối dư = Dư nợ CVMN, nợ CVMN, BĐS BĐS năm nay Dư nợ CVMN, BĐS năm nay Mức tương đối dư = nợ CVMN, BĐS - - Dư nợ CVMN, BĐS năm trước Dư nợ CVMN, BĐS năm trước Dư nợ CVMN, BĐS năm trước Dư nợ CVMN, BĐS Tỷ lệ dư nợ = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng dư nợ cho vay 1.1.4.3. Chỉ tiêu phản ánh thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thật thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù yếu tố thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạng cho ngân hàng. Mức tuyệt đối thu = Thu nợ CVMN, - Thu nợ CVMN, nợ CVMN, BĐS BĐS năm nay BĐS năm trước 15
  • 30. Thu nợ CVMN, - Thu nợ CVMN, BĐS năm nay BĐS năm trước Mức tương đối thu = nợ CVMN, BĐS Thu nợ CVMN, BĐS năm trước Doanh số thu nợ CVMN, BĐS Tỷ lệ thu nợ = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng nợ phải thu CVMN, BĐS 1.1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản Tổ chức tín dụng phân loại nợ thành năm nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại ý 2 của khoản này. 16
  • 31. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Nợ quá hạn cho vay mua nhà, bất động sản là các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 nợ quá hạn trên 10 ngày mà đến hạn khách hàng không trả nợ hoặc trả không đủ số tiền trong hợp đồng quy định và không được ngân hàng gia hạn thì được đưa vào mục nợ quá hạn cho vay mua nhà, bất động sản. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm của tổng nợ quá hạn cho vay mua nhà, bất động sản trên tổng dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản ở một thời điểm nhất định. Nợ quá hạn CVMN, BĐS Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng dư nợ CVMN, BĐS Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đối tượng thuộc nhóm nợ này có rủi ro cao cho ngân hàng, có thể ngân hàng sẽ bị mất vốn ở khoản nợ này. 17
  • 32. Nợ xấu CVMN, Tỷ lệ nợ xấu BĐS = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng dư nợ CVMN, BĐS Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà, bất động sản. Chỉ tiêu này phản ánh rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi cho vay. Vì thế, ngân hàng phải duy trì nợ quá hạn thấp nhất có thể. Và từ những chỉ tiêu nợ quá hạn, ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp hạn chế tối đa nợ quá hạn. 1.1.4.5. Thu lãi cho vay mua nhà, bất động sản Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập cho vay mua nhà, bất động sản đem lại cho ngân hàng so với các khoản vay khác và cũng đánh giá được mức hấp dẫn của khoản vay này so với các khoản vay khác. Mức tuyệt đối thu = Thu lãi CVMN, lãi CVMN, BĐS BĐS năm nay Thu lãi CVMN, BĐS năm nay Mức tương đối thu = lãi CVMN, BĐS - - Thu lãi CVMN, BĐS năm trước Thu lãi CVMN, BĐS năm trước Thu lãi CVMN, BĐS năm trước Thu lãi CVMN, BĐS Tỷ lệ thu lãi = x 100 CVMN, BĐS (%) Tổng thu lãi phải thu 18
  • 33. 1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nguyễn Tiến Đức (2017), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc Gia. Bước đầu, tác giả đề tài nêu lên được cơ sở khoa học về nợ xấu và quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại. Trong đó bao gồm những vấn đề lý luận về tín dụng và tổng quan của Ngân hàng Thương mại. Những lý thuyết, khái niệm, phân loại về nợ xấu ảnh hưởng đến Ngân hàng. Và khái niệm, nội dung của quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại. Quan trọng nhất là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu mà tác giả đề cập và kinh nghiệm mà tác giả tìm hiểu về quản lý nợ xấu ở các nước khác. Tiếp theo, tác giả nêu khái quát về tình hình hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển tại Bắc Quảng Bình. Tiếp đến, tác giả phân tích khái quát hoạt động kinh doanh, tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng, công tác quản lý nợ xấu và đưa ra những quan điểm về mặt có lợi, hại, cũng như tìm ra được những nguyên nhân cụ thể. Cuối cùng, tác giả đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu còn tồn đọng tại Ngân hàng. Ngoài ra, tác giả còn định hướng hoạt động kinh doanh có lợi trong hiện tại và về sau cho Ngân hàng. 2. Ngô Thị Trang Nhung (2014), Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, Luận văn vốt nghiệp, Trường đại học Thăng Long. Bước đầu, tác giả nêu về cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại. Trong đó gồm khái quát về khái niệm tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế, Ngân hàng, doanh nghiệp. Tiếp đến là khái niệm rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại và các hình thức của rủi ro tín dụng: Không thu lãi đúng hạn, không thu gốc đúng hạn, không thu đủ lãi và không thu đủ vốn. Sau đó, định hình được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Phần tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội. Trong đó gồm, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh chung, tình hình hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh và tình hình hoạt động tín dụng chi nhánh. Quan phân tích, định hình được những nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại chi nhánh từ đó đánh giá chung về tình hình tín dụng của chi nhánh. Cuối cùng, tác giả đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro cho Ngân hàng và những định hướng cho chi nhánh. 19
  • 34. 3. Lê Thị Hồng Điều (2008) Quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Mở đầu, tác giả đã nêu lên những lí luận chung về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến những qui trình quản lý rủi ro tín dụng, ở phần này, tác giả nêu lên sơ lược về phân loại, nguyên nhân, thiệt hại cũng như phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tiếp theo, tác giả nêu lên những thực trạng của hoạt động tín dụng và phương thức quản lí rủi ro hiện tại tại Ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam thông qua tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2003 cho đến 9 tháng đầu năm 2008. Tác giả đã đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả tập trung phân tích giai đoạn 2005 - 2007 theo ba hướng đánh giá chất lượng tín dụng, theo vùng kinh tế, theo qui mô và cuối cùng là theo nghành kinh tế. Tiếp theo, tác giả nêu ra những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng và cuối bài luận, tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị thông qua định hướng hoạt động song song với giải pháp quản lí rủi ro cho BIDV giai đoạn 2006 – 2010. 4. Ngô hoàng Quang Anh (2018) Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh đông Sài Gòn, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu bài luận, tác giả nêu lên cơ sở lí luận chung cho vay mua bất động sản, tiếp theo, tác giả bắt đầu đi vào phân tích hoạt động sho vay mua bất động sản tại ngân hàng Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn. Tại phần này, tác giả giới thiệu sơ lượt về ngân hàng Quân đội và tiếp theo mới giới thiệu đến chi nhánh của ngân hàng là MBBANK – CN Đông Sài Gòn. Tác giả nêu lên quy trình hoạt động và tình hình cho vay. Kèm theo đó là những vấn đề liên quan như doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ và nợ quá hạn. Động thời, tại phần này, tác giả cũng liệt kê thêm các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay bất động sản tại chi nhánh. Cuối bài luận, tác giả đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân nhược điểm. Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp, kiến nghị để khắc phục và những định hướng phát tiển trong tương lai mà ngân hàng có thể tham khảo áp dụng. 5. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2014) Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank – Chi nhánh Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thăng Long. Mở 20
  • 35. đầu bài viết, tác giả nêu lên tổng quan về hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng thương mại và giới thiệu về hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng thương mại, đưa ra nhưng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng thương mại. Tiếp theo, tác giả đi vào phân tích thực trạng cho vay mua nhà của ngân hàng thương mại Maritime Bank chi nhánh Hà Nội cũng như đánh giá kết quả hoạt động cho vay mua nhà qua những thành tựu đạt được cũng như chỉ ra những nguyên nhân và hạn chế còn mắc phải. Cuối bài luận, tác giả đưa ra giải pháp mở rộng của hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại Maritime Bank chi nhánh Hà Nội thông qua dự đoán về tình hình bất động sản và nhu vầu của người tiêu dùng trong tương lai. Từ đó đưa ra những định hướng phát triển cho vay mua nhà. Tác gỉ cũng nêu ra những giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và chính phủ những biện pháp vỹ mô có liên quan. 21
  • 36. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Việc phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại ngân hàng là một việc vô cùng quan trọng, cần thiết để đánh giá tình hình cho vay tại ngân hàng này. Tuy là một phần trong sản phẩm tín dụng của ngân hàng nhưng lại đem lại được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động này. Việc phân tích đem lại cái nhìn khách quan cho khách hàng và NHNN. Qua việc trình bày cơ sở lý thuyết về phần phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, BĐS đã làm rõ những mấu chốt, tình hình và đặc điểm về doanh số, dư nợ, tình hình thu nợ, nợ xấu – nợ quá hạn và thu lãi. Từ đây, làm tiền đề tiến hành thực hiện chương 2 mô tả và phân tích tình hình hoạt động cho vay mua nhà, BĐS. 22
  • 37. CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành Hình 2.1 Logo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Tên giao dịch: Sai Gon Commercial Joint Stock Bank – SCB. Tên viết tắt: SCB. Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao. SCB luôn phấn đấu và phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng, SCB tự hào mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối tác, Cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ CBNV. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng và về pháp lý và trước Hội đồng Quản trị Ngân hàng SCB đối với tất cả mọi hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như các công tác khác. Thay mặt điều hành quản lí khi giám đốc đi vắng. Phòng Hành chính - Nhân sự: Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoạch công việc 23
  • 38. của phòng/ban đã được phê duyệt. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành. Phòng kinh doanh Cá nhân Doanh nghiệp GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và ngân quỹ Xử lí giao dịch Ngân quỹ Kế toán Hành chính và nhân sự Phòng giao dịch 2 Phòng kiểm soát rủi ro Phòng giao dịch 1 Hội đồng quản trị Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại SCB – CN Bình Dương (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Phòng kinh doanh: Đây là phòng chia thành 2 khu vực: 1 bên sẽ tiếp đón khách hàng cá nhân hay còn gọi là khu vực Khách hàng Cá nhân, bên còn lại là khu vực tiếp đón Khách hàng Doanh nghiệp. Cả 2 đều có nhiệm vụ chung là thu thập các tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng. Phòng kế toán và ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ. Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ đối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của ban giám đốc. Quản lý giám sát chế độ chi tiêu tại chi nhánh. Phòng kiểm soát rủi ro: Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh. Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng 24
  • 39. nước ngoài. Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại. Phòng giao dịch 1: Trực tiếp nhận tiền gửi tổ chức kinh tế, huy động vốn, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của ban giám đốc. Nhận tiền gửi bằng VND hay USD dưới hình thức tiết kiệm, ký phiếu, trái phiếu,… thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng như: Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu. Phòng giao dịch 2: Đây là phòng mà khi có những giao dịch lớn mà chính đích thân giám đốc xử lý. Khu vực kế toán: Ghi nhận sự ra vào của dòng tiền trong ngân hàng, ghi nhận và phản ảnh nghiệp vụ trong ngân hàng, phân tích và tổng hợp số liệu, kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn của ngân hàng, tổ chức công tác kế toán phục vụ khách hàng. Khu vực ngân quỹ: Kiểm đếm, thu tiền mặt cho khách hàng, thực hiện đóng gói tiền mặt theo đúng quy định. Thu, chi hộ tại các đơn vị của khách hàng khi có yêu cầu. Giao nộp tiền cho thủ quỹ, kiểm đếm lại số tiền chi cho khách hàng khi được khách hàng yêu cầu. Khu vực xử lý giao dịch: Xử lý giao dịch cho khách hàng, các nghiệp vụ trực tiếp đến kế toán và ngân quỹ. Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm. Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Kiến nghị mức cổ tức được trả. Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. 2.1.3. Cơ cấu tính hình nhân sự theo trình độ Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Bình Dương (2017 – 2019) Năm 2017 2018 2019 Phân loại Giới tính Nam 13 16 18 Nữ 19 21 22 Theo trình độ Thạc sĩ 0 0 0 25
  • 40. Đại học 26 31 34 Phổ thông 6 6 6 Độ tuổi 22-40 27 32 36 41-60 5 5 4 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Qua bảng trên ta có thể thấy được tình hình nhân sự của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương đang có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2017 đến 2019. Cơ cấu độ tuổi trong năm 2017 chiếm đa phần mở mức từ 22 đến 40 tuổi và 5 người mức từ 41 đến 60 tuổi. Năm 2018, cơ cấu độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi chiếm đến 32 người, tăng thêm 5 người so với năm 2017 và 5 người ở mức từ 41 tuổi đến 60 tuổi. Năm 2019, cơ cấu độ tuổi từ 22 đến 40 là 36 người và 4 người ở mức 41 tuổi đến 60 tuổi. Điều này có thể cho thấy rằng, Ngân hàng đang ngày càng tuyển nhiều nhân viên trẻ và năng động góp phần phát triển thêm về thị trường bán hàng. Về giới tính, năm 2017, số lượng nhân viên nam là 13 người, nữ là 19 người. Năm 2018, nhân viên nam là 16 người và 21 nhân viên nữ, nhân viên nam và đều tăng 3 người so với năm 2017. Năm 2019, nhân viên nam là 18 người và nữ là 22 người, cả hai đều tăng 2 người so với năm 2018. Điều này thấy được ngân hàng không có sự chênh lệch quá lớn về mắt giới tính. Từ đó ta có thể thấy được ngân hàng đang đan xen, sắp xếp cơ cấu giới tính đồng đều để sắp xếp các công việc phù hợp cho từng đối tượng nhân viên. Về trình độ, năm 2017 có 26 người thuộc trình độ đại học và 6 người chỉ ở trình độ phổ thông. Năm 2018 có 32 người thuộc trình độ đại học tăng thêm 6 người ở năm 2017 và 6 người ở trình độ phổ thông. Năm 2019 có 34 người ở trình độ đại học tăng thêm 2 người so với năm 2018 và 6 người ở trình độ phổ thông. Điều này cho thấy ngân hàng đang có sự tuyển dụng nhiều và phổ biến các nhân viên ở trình độ đại học và 6 người ở trình độ phổ thông có thể là bảo vệ, nhân viên quét dọn,… Tóm lại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương đang ngày càng phát triển về mặt nhân sự và không có sự chênh lệch nhiều về giới tính và trình độ. Độ tuổi nhân viên trẻ và năng động. Và với lượng trình độ đại học chiếm phần lớn trong ngân hàng, kèm theo những kiến thức mà những nhân viên này có được trong quá trình đào tạo bậc đại học thì đây sẽ là một thế mạnh về khả năng kinh doanh của ngân hàng. 26
  • 41. 2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - BD Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Bình Dương (2017 -2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 (+)/(-) (%) (+)/(-) (%) 1. Thu 116.239 225.687 419.568 109.448 94,16% 193.881 85,91% nhập 2. Chi phí 59.895 106.452 226.376 46.557 77,73% 119.924 112,66% 3. Lợi 56.344 119.235 193.192 62.891 111,62% 73.957 62.03% nhuận (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Trong giai đoạn 2017 - 2019, tình hình tài chính của SCB Bình Dương ngày một phát triển, thể hiện qua sự tăng trưởng liên tục qua các chỉ tiêu: Năm 2018 thu nhập của ngân hàng là 225.687 triệu đồng, tăng 109.448 triệu đồng so với năm 2017 là 116.239 triệu đồng, tương ứng mức độ tăng 94,16%. Năm 2019 thu nhập đạt 419.568 triệu đồng tăng 193.881 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng mức tăng 97,79%. Năm 2018, chi phí hoạt động của ngân hàng là 106.452 triệu đồng, so với năm 2017 tăng 46.557 triệu đồng tương ứng mức tăng 77,73%. Năm 2019, chi phí hoạt động của ngân hàng là 226.376 triệu đồng, tăng 119.924 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng mức tăng là 112,66%. Năm 2018, lợi nhuận ngân hàng đạt 119.235 triệu đồng, tăng 62.891 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng mức độ tăng là 111,62%. Năm 2019, lợi nhuận ngân hàng đạt được là 193.192 triệu đồng, tăng 73.957 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng mức tăng là 62,03%. Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng qua các năm đều tăng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt, góp phần giúp ngân hàng SCB tiếp tục phát triển trong tương lai. Chi phí tăng nhiều qua các năm và điều này cho thấy mức hoạt động của ngân hàng đang ở tần suất cao nên mới có nhiều chi phí. Thu nhập tăng qua các năm và tăng mạnh ở 2019, điều này cho thấy ngân hàng đang có hoạt động mạnh mẽ, rất có hiệu quả và có nhiều tiềm năng mở rộng trong tương lai. 27
  • 42. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ, BĐS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 2.2.1. Phân tích tình hình cho vay mua nhà, BĐS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 2.2.1.1. Tình hình tính dụng chung và phân tích tình hình tính dụng chung Bảng 2.3 Tình hình tính dụng chung tại SCB – Bình Dương (2017-2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Vốn huy động 357.706 392.112 549.255 Cho vay 375.806 402.189 564.001 Thu nợ 332.647 362.899 492.602 Dư nợ 343.159 349.290 501.339 Tổng nguồn vốn 365.905 399.439 557.987 Nợ quá hạn 16.637 16.228 21.332 Dư nợ/ Vốn huy 95,93% 89,09% 91,28% động Dư nợ/ Tổng 93,78% 87,45% 89,85% nguồn vốn Hệ số thu nợ 0,89 0,90 0,87 Nợ quá hạn/ Tổng 4,85% 4,65% 4,26% dư nợ (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Bảng trên là chỉ tiêu của tình hình tính dụng chung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Dương từ năm 2017 – 2019. Từ bảng số liệu này, thể hiện được những điểm tích cực cho ngân hàng. Nhìn chung, các số liệu qua các năm đều tăng và các chỉ tiêu ở nhóm nợ có xu hướng giảm. Từ đây, ta có thể thấy được ngân hàng đang hoạt động hiệu quả. 28
  • 43. Bảng 2.4 Phân tích tình hình tín dụng chung Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Mức % Mức % Vốn huy 357.706 392.112 549.255 34.406 9,62% 157.113 40,08% động Cho vay 375.806 402.189 564.001 26.383 7,02% 161.812 40,23% Thu nợ 332.647 362.899 492.602 30.252 9,09% 129.703 35,74% Tổng dư 343.159 349.290 501.339 6.131 1,79% 152.049 43,53% nợ Tổng 365.905 399.439 557.987 33.534 9,16% 158.548 39,69% nguồn vốn Nợ quá 16.637 16.228 21.332 (409) (2,46)% 5.104 23,93% hạn (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của ngân hàng nhìn chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng qua các năm, năm 2018 so với năm 2017 tăng 7,02%, đến năm 2019 tăng so với 2018 là 40,23%, điều này chứng tỏ được ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác…chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại chi nhánh. Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Năm 2018 so với 2017 tăng 9,09%, năm 2019 tăng 35,74% so với 2018. Chứng tỏ khách hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy 29
  • 44. tín. Đồng thời khẳng định quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của chi nhánh là hết sức chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân khinh doanh. Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của SCB Bình Dương ngày càng lớn mạnh. Tình hình quá hạn của Chi nhánh tuy năm 2018 giảm 2,46%, nhưng lại tăng ở 2019 23,83%, đây là kết quả chưa tốt của chi nhánh cũng như bộ phận nhân viên tín dụng trong qua trình thu hồi và kiểm soát nợ. Cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hơn khi cho vay cho năm tiếp theo. Nhìn chung thì tình hình tín dụng là tốt. Trong tình hình hiện nay thì đạt được thành quả trên là cố gắng không ngừng của nhân viên toàn chi nhánh nói chung cũng như nhân viên phòng tín dụng nói riêng. 2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay mua nhà, BĐS Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017-2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mức tăng Mức tăng trưởng 2018 so trưởng 2020 so Năm Năm Năm với 2017 với 2019 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Doanh số CVMN, 187.903 221.204 338.401 33.301 17,7% 117.197 53% BDS Tổng doanh 375.806 402.189 564.001 26.383 7,02% 161.812 40,2% số cho vay Tỷ trọng doanh số 50% 55% 60% 5% 10% 5% 9,09% CVMN,BĐS (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Qua bảng phân tích trên, nhìn chung từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà, BĐS tăng đều qua các năm (tăng đều trong mức 30
  • 45. 5%). Doanh số cho vay mua nhà, BĐS sản tăng đều qua các năm và chiếm hơn một nửa của tổng doanh số cho vay. Năm 2017 doanh số cho vay mua nhà, BĐS chỉ đạt được 187.903 triệu đồng, chiếm 50% trên tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2018 doanh số cho vay mua nhà, BĐS tăng mạnh lên mức 221.204 triệu đồng chiếm 55% tổng doanh số cho vay năm 2018 và tăng 33.301 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17,7% so với doanh số 2017. Điều này cho thấy rằng năm 2017 cho vay mua nhà, BĐS đã ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ (50%/ tổng doanh số cho vay) và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở năm 2018. Đây là giai đoạn thị trưởng bất động sản ở tỉnh Bình Dương phát triển, kèm theo việc kinh tế tăng trưởng cao ở địa bàn tỉnh. Việc này làm tăng mạnh hoạt động vay mua bất động sản ở nhiều người. Nhìn được lợi thế hiện tại đang diễn ra tại Bình Dương, có thể SCB – CN Bình Dương đã thấy được lợi nhuận to lớn từ hoạt động này. Từ đây, SCB – CN Bình Dương đã tạo ra những chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng như: giảm lãi suất, giảm thủ tục cồng kềnh, giải quyết nhanh cho khách hàng vay vốn. Ngoài ra có thể SCB đã có nhiều khách hàng tin tưởng và hài lòng với dịch vụ cho vay của ngân hàng này từ đó kéo theo những chỉ tiêu này ngày càng tăng lên. Đến năm 2019, doanh số cho vay mua nhà, bđs đạt được ở mức 338.401 triệu đồng và chiếm đến 60% tổng doanh số cho vay năm này. Tăng 177.197 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 53% so với doanh số cho vay mua nhà, BĐS năm 2018. Điều này cho thấy hoạt động cho vay mua nhà, BĐS đang hoạt động mạnh và tăng mạnh ở ngân hàng SCB – CN Bình Dương. Chiếm hơn một nữa tổng doanh số cho vay, ta có thể kết luận được mảng hoạt động mạnh nhất ở SCB – CN Bình Dương chính là cho vay mua nhà, BĐS. Kết hợp với nhu cầu sở hữu đất từ các cá nhân ngày càng nhiều, ta có thể hình dung được mảng cho vay mua nhà, BĐS sẽ còn tăng cao ở SCB – Chi nhánh Bình Dương. 31
  • 46. 2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay mua nhà, BĐS Bảng 2.6 Bảng kết quả tình hình dư nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017-2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mức tăng Mức tăng Năm Năm Năm trưởng 2018 so trưởng 2019 so với 2017 với 2020 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Tổng dư nợ 148.245 155.783 233.123 7.539 5,09% 77.340 49,65% CVMN,BĐS Tổng dư nợ 343.159 349.290 501.399 6.131 1,8% 152.049 43,5% cho vay Tỷ lệ dư nợ cho 43,2%% 44,6% 46,5% 1,4% 3,2% 1,9% 4,3% CVMN,BĐS (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy giai đoạn năm 2017 đến 2019 có tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS tăng qua các năm. Cụ thể, tăng ở mức vừa phải trong năm 2018 và tăng mạnh ở năm 2019. Năm 2017, tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS đạt được 148.245 triệu đồng chiếm 43,2% tổng dư nợ cho vay. Năm 2018, tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS đạt được 155.783 triệu đồng chiếm 44,6% tổng dư nợ cho vay, tăng 7.539 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 5,09% so với năm 2017. Đến năm 2019, tổng dư nợ cho vay mua nhà, BĐS đạt được ở mức 233.123 triệu đồng chiếm đến 46,5% trên tổng dư nợ cho vay, tăng 77.340 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 49,65% so với năm 2018. Điều này cho thấy, dư nợ cho vay mua nhà, BĐS tăng theo các năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay mua nhà, BĐS trên tổng dư nợ cho vay năm 2018 tăng 1,4% so với năm 2017 và tiếp tục tăng lên đến 1,9% ở năm 2019. Điều này có thể thấy tình hình vay mua nhà, BĐS ở ngân hàng tăng ở mức ổn định. Tổng dư nợ cho vay ở chi nhánh ngày càng cao là do địa bàng Bình Dương 32
  • 47. những năm vừa qua kinh tế phát triển mạnh mẽ đẫn đến thu nhập của người dân tăng cao và kèm theo nhu cầu vay mua nhà, BĐS cũng tăng theo. 2.2.1.4. Tình hình thu nợ cho vay mua nhà, BĐS Bảng 2.7 Bảng kết quả tình hình thu nợ cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017-2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mức tăng Mức tăng trưởng 2018 so trưởng 2019 so Năm Năm Năm với 2017 với 2020 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Doanh số thu nợ 133.391 156.047 222.656 22.656 17% 66.609 42,7% CVMN, BĐS Tổng thu 332.647 362.899 492.602 30.252 9,1% 129.703 35,7% nợ cho vay Tỷ lệ thu nợ CVMN, 40,1% 43% 45,2% 2,9% 7,2% 2,2% 5,2% BĐS (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) Qua các năm từ 2017 đến năm 2019, ta có thể thấy tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS ở mức cao. Năm 2017 đạt doanh số thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 133.391 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 40,1% trên tổng thu nợ cho vay. Năm 2018 đạt doanh số thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 156.047 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 43% trên tổng thu nợ cho vay, tăng 22.656 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 17% so với doanh số thư nợ năm 2017. Qua năm 2019 doanh số thu nợ cho vay mua nhà, BĐS đạt 222.656 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS là 45,2% trên tổng thu nợ cho vay, tăng 66.609 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 42,7% so với năm 2018. Tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS trên tổng dư nợ cho vay qua 3 năm đều ở mức khá cao (chiếm khoảng 40% đến 45%) trong tổng thu 33
  • 48. nợ cho vay của chi nhánh. Tỷ lệ thu nợ cho vay mua nhà, BĐS năm 2018 tăng 2,9% so với năm 2017, và tiếp tục tăng lên 2,2% trong năm 2019. Từ đây, ta có thể kết luận rằng ngân hàng đã có chính sách thu hồi nợ cho vay mua nhà, BĐS tốt. 2.2.1.5. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, BĐS Bảng 2.8 Bảng tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua nhà, bất động sản tại SCB – Bình Dương (2017-2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mức tăng Mức tăng Năm Năm Năm trưởng 2018 so trưởng 2019 so với 2017 với 2020 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Nợ quá hạn CVMN, 3.410 2.960 3.497 (450) (13,2)% 537 18,1% BĐS Nợ xấu CVMN, 1.186 935 1.166 (251) (21,2)% 231 24,7% BĐS Tổng dư nợ CVMN, 148.245 155.783 233.123 7.539 5,1% 77.339 49,6% BĐS Tỷ lệ NQH/Dư nợ 2,3% 1,9% 1,5% (0,4)% (17,4)% (0,4)% (21,1)% CVMN, BĐS Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ 0,8% 0,6% 0,5% (0,2)% (25)% (0,1)% (16,7)% CVMN, BDS (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Bình Dương) 34