SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THU PHƢƠNG
NG¦êI BµO CH÷A, NG¦êI B¶O VÖ QUYÒN LîI CHO §¦¥NG Sù
Lµ TRî GIóP VI£N PH¸P Lý TRONG Tè TôNG H×NH Sù
(Trªn c¬ së thùc tiÔn t¹i tØnh Yªn B¸i)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THU PHƢƠNG
NG¦êI BµO CH÷A, NG¦êI B¶O VÖ QUYÒN LîI CHO §¦¥NG Sù
Lµ TRî GIóP VI£N PH¸P Lý TRONG Tè TôNG H×NH Sù
(Trªn c¬ së thùc tiÔn t¹i tØnh Yªn B¸i)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CHU THI ̣TRANG VÂN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thu Phƣơng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜ I BÀ O CHƢ̃ A ,
NGƢỜ I BẢ O VỆ QUYỀ N L ỢI CHO ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ LÀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ ................................8
1.1. Ngƣời bào chƣ̃a , Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣ trong tố
tụng hình sự .................................................................................................8
1.1.1. Người bào chữa .............................................................................................8
1.1.2. Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự........................................................13
1.2. Ngƣời bào chƣ̃a , Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣ trong tố
tụng hình sự là trợ giúp viên pháp lý ......................................................15
1.2.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý và và trợ giúp pháp lý trong tố
tụng hình sự.................................................................................................15
1.2.2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng
hình sự là trợ giúp viên pháp lý...................................................................24
1.3. Sơ lƣợc lịch sử các quy định pháp luật về Ngƣời bào chữa, Ngƣời
bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong TTHS là trợ giúp viên pháp lý......36
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................39
Chƣơng 2: THƢ̣C TIỄN HOẠT ĐỘNG BÀ O CHƢ̃A , BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CHO ĐƢƠNG SƢ̣ TRONG TTHS CỦ A TGVPL TẠI TỈNH
YÊN BÁ I ....................................................................................................40
2.1. Khái quát chung về hoạt động TGPL tại tỉnh Yên Bái..........................41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Yên Bái có ảnh hưởng tới hoạt
động trợ giúp pháp lý ..................................................................................41
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của Trung tâm TGPL tỉnh Yên Bái........45
2.2. Kết quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong
tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý tỉnh Yên Bái.........................50
2.2.1. Hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý ..........................................50
2.2.2. Hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự của Trợ giúp viên pháp lý .......55
2.3. Đánh giá chung về hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho
đƣơng sự trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh
Yên Bái .......................................................................................................57
2.3.1. Kết quả đạt được .........................................................................................57
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế ................................................................................58
2.3.3. Nguyên nhân ...............................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................62
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA, BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CHO ĐƢƠNG SỰ TRONG TTHS CỦA TGVPL
TẠI TỈNH YÊN BÁI .................................................................................63
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động
bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự
của Trợ giúp viên pháp lý.........................................................................63
3.1.1. Về phương diện lý luận...............................................................................63
3.1.2. Về phương diện lập pháp ............................................................................65
3.1.3. Về phương diện thực tiễn............................................................................66
3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bào
chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của
Trợ giúp viên pháp lý................................................................................70
3.3. Một số giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động
bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự
của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái.............................................72
3.3.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về tổ
chức, hoạt động trợ giúp pháp lý.................................................................72
3.3.2. Tăng cường công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự........73
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý...................................73
3.3.4. Nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh về quyền
được trợ giúp pháp lý ..................................................................................74
3.3.5. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm .......................76
KẾ T LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................79
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ Luật Tố tụng hình sự
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
NTHTT Người tiến hành tố tụng
TGPL Trợ giúp pháp lý
TGVPL Trợ giúp viên pháp lý
TTHS Tố tụng hình sự
VAHS Vụ án hình sự
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 44
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % hộ nghèo ở các địa phương trong tỉnh 44
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm nhân thân của bị cáo trong các vụ án sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Yên Bái (2011 – 2013) 44
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vụ việc trợ giúp pháp lý về hình sự trên địa bàn tỉnh 45
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ % vụ việc TGVPL và chuyên viên thực hiện TGPL 48
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % vụ việc tham gia TTHS của TGVPL và Luật sư 52
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % các đối tượng được TGPL trong TTHS 52
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ án sơ thẩm trên địa bàn tỉnh có người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự 59
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ án phúc thẩm trên địa bàn tỉnh có người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự 59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật TTHS là một trong những hê ̣thống pháp luâ ̣t nhằm bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, đồng thời,
pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi người
ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 được ban hành thay thế Bộ luật TTHS 1988, đã
có những thay đổi về thủ tục tố tụng theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan
tiến hành tố tụng cấp huyện, xác định chính xác hơn về quyền hạn, nghĩa vụ, trách
nhiệm của những người tiến hành tố tụng, mở rộng hơn quyền của cơ quan, tổ chức,
công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, cũng như quyền hạn, trách nhiệm
của người tham gia tố tụng nhất là đối với người bào chữa và người bảo vệ quyền
lợi của đương sự. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định người bào chữa có thể là
luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên
nhân dân; người bảo vệ quyền lợi của đương sự gồm luật sư, bào chữa viên nhân
dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận [32].
Đến năm 2006, có một đạo luật quy định thêm một số chủ thể chưa được quy
định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nhưng được tham gia tố tụng hình sự
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Đó là Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Các chủ thể này được tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của những người được trợ giúp pháp lý theo quy định, gồm trợ giúp viên pháp lý và
luật sư là cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý [32].
Nếu xét hiểu theo nghĩa rộng, thì Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng đã đề cập
đến các chủ thể này vì có quy định một trong những người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi của đương sự là “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo”, “người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận” [30].
2
Ngoài ra, để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Luật trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã có các Thông tư liên
ngành hướng dẫn. Tuy nhiên, thực tế tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt
động tố tụng nói chung và việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của trợ giúp viên
pháp lý, luật sư là cộng tác viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự nói riêng còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn, vướng mắc này xuất phát từ cơ
chế, nhận thức của một số cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cũng
như do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ở Việt Nam, Trợ giúp pháp lý được biết đến như là một trong những chính
sách xã hội rộng lớn thể hiện bản chất tốt đẹp của nền Tư pháp nhân dân. Trợ giúp
pháp lý không chỉ giúp người nghèo, đối tượng chính sách và những đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận pháp luật, hỗ trợ họ bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp mà còn góp phần xây dựng và hình thành lối sống và làm việc theo pháp
luật. Đây cũng là một trong những hoạt động thể hiện đậm nét truyền thống, đạo lý
tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, phù hợp
với yêu cầu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xu thế phát triển của
cộng đồng quốc tế. Trong các hình thức trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ
giúp pháp lý thì thực tiễn cho thấy tham gia tố tụng là hoạt động có hiệu quả nhất
trong việc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng. Nên để tăng cường
hiệu quả hơn nữa chính sách về trợ giúp pháp lý, ngày càng nâng cao hiệu quả bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý thì việc xác
định vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý, luật sư là
cộng tác viên trong hoạt động tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng.
Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư
pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số
nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW
ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số
3
49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020". Thì việc xác định vị trí , vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của luâ ̣t sư
nói chung và đội ngũ luật sư nhà nước – TGVPL nói riêng với yêu cầu cải cách tư
pháp là điều hết sức quan trọng và cần thiết . Bên cạnh đó , năm 2010 Quốc hội đã
thông qua Luâ ̣t Tố tụng hành chính , đã ghi nhận TGVPL là một trong những người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Yên Bái, việc tiếp tục nghiên cứu
các quy định của pháp luật về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của trợ giúp
viên pháp lý, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao
hiệu quả tham gia tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý, không chỉ có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để
tôi lựa chọn đề tài “Người bào chữa, người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự là trợ
giúp viên pháp lý trong tố tụng hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Yên Bá i )”
làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói Luật Trợ giúp pháp lý ra đời muộn và cũng là lĩnh vực mới chưa
được công nhận trong các Bộ luật và một số văn bản dưới luật. Luật trợ giúp pháp
lý được triển khai thi hành đã qua 1 lần tổng kết thực hiện 8 năm. Đội ngũ trợ giúp
viên pháp lý mới tham gia tố tụng hình sự theo quy định pháp luật cũng được từng
đó năm. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều nghiên cứu khoa học trợ giúp pháp lý
trong tố tụng hình sự nói chung và về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của trợ
giúp viên pháp khi tham gia tố tụng hình sự nói riêng.
Đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sỹ, thạc sỹ, đề tài cấp Bộ và các bài báo,
tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
về TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đó là: “Điều chỉnh
pháp luật về TGPL ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới”, Luận án tiến sỹ luật học
của Nghiên cứu sinh Tạ Thị Minh Lý, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009; “Quản
lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay”, Luận
án tiến sỹ luật học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tùng, Học viện Chính trị -
4
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007; “Thực hiện pháp luật về TGPL”, Luận
án tiến sỹ luật học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Huyện, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011; “Hoàn thiện pháp luật về người trợ giúp
pháp lý ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Hồng Tuyến,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004; “Thực hiện pháp luật về TGPL cho người
nghèo ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Thị Hoàng Hà, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; “Chất lượng hoạt động
TGPL ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Phạm Quang Đại, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2013 v.v..
Bên cạnh đó, còn có một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí như ”Một số
vấn đề về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách” của Tiến sỹ Trần Huy
Liệu, chuyên đề TGPL, Thông tin khoa học pháp lý số 4/2005; “Bàn về khái niệm
TGPL” của Tiến sỹ Tạ Thị Minh Lý, đặc san TGPL, tháng 10/2006; “Huy động các
tổ chức đoàn thể xã hội tham gia TGPL”, của Tiến sỹ Đỗ Xuân Lân, đặc san TGPL
số 14/2006; “Chất lượng vụ việc TGPL” của Thạc sỹ Nguyễn Hải Anh, tạp chí dân
chủ pháp luật số 5/2008; số chuyên đề tháng 6/2014 tạp chí Dân chủ và pháp luật về
TGPL trong TTHS.
Phần lớn các công trình khoa học nói trên chỉ tập trung nghiên cứu, luận
giải về cơ sở khoa học của chính sách TGPL, mô hình tổ chức vận hành của hệ
thống các tổ chức thực hiện TGPL , phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn
phí…cho nhân dân nói chung trên diện rộng và phạm vi cả nước chỉ đề cập đến
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TGPL ; cũng có một số nghiên cứu về TGPL
trong TTHS nhưng chưa nhiều ; chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
vấn đề lý và làm rõ những luận cũng như thực tiễn hoạt động tham gia tố tụng
hình sự của trợ giúp viên pháp lý với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tìm ra
những ưu điểm, hạn chế và những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò cũng như hiệu
quả hoạt động bào chữa và việc bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án
hình sự của TGVPL tại tỉnh Yên Bái.
5
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài “Người bào chữa, Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự là
Trợ giú p viên phá p lý trong tố tụng hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Yên
Bái)” à đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ,
quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào và bảo vệ quyền lợi cho
đương sự trong các vụ án hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về vai trò và hoạt
động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự tại tỉnh Yên Bái. Từ đó,
luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về của pháp luật về
nghĩa vụ, quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào chữa và bảo vệ
quyền lợi cho đương sự trong các vụ án hình sự nói chung cũng như đề xuất những
giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi
tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng được
trợ giúp pháp lý theo quy định của nhà nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong tố tụng hình sự TTHS
- Nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể về hoạt động bào chữa, bảo vệ
quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự của TGVPL.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hoạt
động bào chữa, hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự vụ án hình sự của trợ giúp
viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái. Đồng thời phân tích làm rõ những khó khăn, tồn tại,
hạn chế xung quanh việc áp dụng tại tỉnh Yên Bái.
- Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt
động tham gia tố tụng hình sự của TGVPL nói chung và những giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền
lợi cho đương sự trong TTHS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
6
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh việc tham gia
bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong TTHS của TGVPL và thực tiễn tại
tỉnh Yên Bái; những tồn tại hạn chế, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng hiệu quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự
trong TTHS của TGVPL tại tỉnh Yên Bái.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tham gia bào chữa, bảo vệ quyền
lợi cho đương sự trong TTHS của TGVPL tại tỉnh Yên Bái từ 2006 đến 2013.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền,
về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương
pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp
quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa
học luật tố tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu
trong luận văn.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một
luận văn thạc sĩ luật học về sự tham gia TTHS của trợ TGVPL tại tỉnh Yên Bái.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố
tụng hình sự để bào chữa, bảo vệ quyền lợi lợi cho đương sự là các đối tượng được
trợ giúp pháp lý ở tỉnh Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung.
7
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành
cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng
dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên
ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn
còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn
đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Trợ giúp pháp lý
trong quá trình thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về Người bào chữa, Người bảo vê ̣quyền lợi
cho đương sự trong tố tụng hình sự là Trợ giúp viên pháp lý.
Chương 2: Thực tiễn hoa ̣t động người bào chữa , bảo vệ quyền lợi cho đương
sự trong trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý ta ̣i tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong trong tố tụng hình sự của Trợ
giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜ I BÀ O CHƢ̃A, NGƢỜ I BẢ O VỆ
QUYỀ N LỢI CHO ĐƢƠNG SƢ̣ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LÀ
TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
1.1. Ngƣời bào chƣ̃a, Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣trong tố tụng
hình sự
1.1.1. Người bào chữa
Hiê ̣n nay có nhiều quan đ iểm khác nhau về quyền bào chữa . Có quan điểm
cho rằng: “quyền bà o chữa là tổng hòa tất cả cá c hà nh vi tố tụng hướ ng tớ i việc bãi
bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc nhằm làm g iảm trách nhiệm
của bị can” [22].
Có quan điểm cho rằng , “quyền bà o chữa không chỉ thuộc về bi ̣can , bị cáo
mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội , ngườ i bi ̣kết á n , ngườ i bà o chữa , bị
đơn dân sự và ngườ i đại diện hợp phá p của họ” [47].
Quan điểm khác lại cho rằng:
Quyền bào chữa trong BLTTHS là tổng hòa các hành vi tố tụng do
người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo, người bi ̣kết án thực hiê ̣n trên cơ sở phù
hợp với quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t nhằm phủ nhâ ̣n một phầ n hay toàn bộsự
buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng , làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách
nhiê ̣m hình sự của mình trong vụán hình sự [26].
Theo một cách hiểu chung nhất thì quyền bào chữa là tổng thể các quyền mà
pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cho chủ thể của quyền này được trình bày các ý kiến , quan điểm
của mình đối với việc buộc tội , được đưa ra những chứ ng cứ cần thiết để đề nghi ̣
các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét bác bỏ toàn bộ hoặ c một phần đối với viê ̣c
buộc tội hoă ̣c giảm nhe ̣trách nhiê ̣m cho họ . Hay nói cách khác , quyền bào chữa
hiểu theo đúng nghĩa của từ này là quyền của một người được đưa ra các chứ ng cứ
để chứng minh cho sự vô tội (lỗi) hoă ̣c giảm nhe ̣tội (lỗi của mình ) [22]. Như vâ ̣y,
những chủ thể nào liên quan trực tiếp đ ến viê ̣c buộc tội và cần phải phản bác la ̣i
9
viê ̣c buộc tội đó hoă ̣c để giảm nhe ̣các trách nhiê ̣m hình sự do viê ̣c buộc tội gây ra
thì mới có thể trở thành chủ thể của quyền bào chữa.
Tóm lại, quyền bào chữa của người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo là tổng hợp tất
cả các hành vi/ phương thức mà pháp luâ ̣t quy đ ịnh cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị
cáo sử dụng trong các giai đo ạn của quá trình TTHS để chống la ̣i sự buộc tội hoă ̣c
làm giảm trách nhiệm hình sự cho họ.
Để thực hiện quyền bào chữa người bị tạm giam, bị can, bị cáo có thể thực
hiện bằng một thông qua một hoặc cả hai phương thức là tự mình bào chữa và nhờ
người khác bào chữa.
Về phương thức tự mình bào chữa: Đây là hình thứ c mà người bi ̣ta ̣m giữ , bị
can, bị cáo sử dụng các quyền mà pháp luật quy định cho họ trong việc chứng minh
sự vô tội hoă ̣c làm giả m nhe ̣tội cho mình. Như vâ ̣y, người bi ̣ta ̣m giữ, bị can, bị cáo
được sử dụng những hiểu biết về pháp luâ ̣t của mình để chống la ̣i sự buộc tội hoă ̣c
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình . Họ có thể thực hiện quyền tự b ào chữa của
mình bằng cách đề xuất chứng cứ , nhâ ̣n xét và đánh giá chứ ng cứ , đưa ra yêu cầu ,
tranh luâ ̣n trước tòa, kháng cáo bản án hay quyết định của tòa án .
Về phương thức nhờ người khác bào chữa: Đây là hình thứ c mà ngườ i bi ̣ta ̣m
giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa thông qua người bào chữa.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ghi nhận hai phương thức bào chữa trên.
Điều 11 BLTTHS quy định:
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo
quy định của Bộ luật này [30, Điều 11].
Tuy nhiên, BLTTHS chưa đưa ra khái niệm về người bào chữa chỉ đưa ra các
đối tượng được thực hiện bào chữa. Khoản 1 Điều 56 BLTTHS quy định:
10
Người bào chữa
1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân [30, Điều 56].
Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta, người bào chữa chỉ có ba đối
tượng gồm: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và
Bào chữa viên nhân dân. Nhưng người đó không được bào chữa nếu là: a) Người đã
tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành
tố tụng trong vụ án đó; b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm
chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. (Khoản 2 Điều 56 BLTTHS).
Luật sư, theo Điều 2 của Luật Luật sư 2006 thì luật sư là người có đủ tiêu
chuẩn, điều kiê ̣n hành nghề theo quy đi ̣nh của LLS và thực hiê ̣n các di ̣ch vụpháp lý
theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chứ c có yêu cầu.
Theo quy đi ̣nh , công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo
nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành
nghề Luật sư thì có thể trở thành Luật sư và muốn được hành nghề Luật sư phải có
Chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một Đoàn Luật sư [31].
Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là bố mẹ đẻ,
bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh, chị em ruột và những người theo quy định của pháp
luật đối với bị can bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất
hoặc tinh thần. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu
không bào chữa cho bị cáo thì họ cũng có những quyền như người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo, họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, nếu họ tham
gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thì họ có quyền và nghĩa vụ như đối với
người bào chữa. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất
thiết phải là người đã thành niên; không bị tâm thần; có quốc tịch Việt Nam và cư
trú tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm
11
giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc
là người Việt Nam ở nước ngoài.
Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để
bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, hiện nay chế định bào chữa viên nhân dân chưa
được cụ thể hoá, quy định chi tiết ở bất cứ văn bản pháp luật nào. Do chưa có quy
định cụ thể nên hầu như chưa có sự tham gia của các bào chữa viên nhân dân tại các
phiên tòa kể cả hình sự lẫn dân sự, hành chính v.v.. Mặc dù, tại điểm c Điều 56 của
Bộ luật TTHS quy định về người bào chữa, trong đó có nêu sự tham gia của bào
chữa viên nhân dân trong các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho bị can , bị cáo,
người bị hại... Thực tế hiê ̣n nay hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không
được tổ chức thành một hệ thống, chưa có quy định nào cụ thể, chi tiết về điều kiện,
tiêu chuẩn để được công nhận là bào chữa viên nhân dân, hiện nay trong xã hội có
nhiều người có trình độ pháp lý có hiểu biết về công việc bào chữa nhưng họ chưa
được kết nạp vào đoàn Luật sư và họ lại được bị can, bị cáo nhờ bào chữa.
Có thể nói, viê ̣c bảo đảm q uyền bào chữa thông qua người bào chữa là một
đảm bảo rất quan trọng vì nhiều trường hợp người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo không
hiểu biết về pháp luâ ̣t thì họkhông thể tự mình sử dụng hết các quyền mà pháp luâ ̣t
quy đi ̣nh cho họđể có thể bảo vê ̣quyền lợi cho mình , họ cũng không thể biết và
nắm bắt hết được các hoa ̣t động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng có vi pha ̣m
pháp luật hay không ? Như vâ ̣y, viê ̣c tham gia của người bào chữ a được xem là một
sự cần thiết để giúp đỡ cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo về mặt pháp lý , bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều
người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người
bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo
quy định tại Điều 81 và Điều 82 của BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng
từ khi có quyết định tạm giữ.
Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có các quyền sau:
12
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu
Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những
hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của
mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị
can để có mặt khi hỏi cung bị can;
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của Bộ luật này;
- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí
mật nhà nước, bí mật công tác;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có các nghĩa vụ:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình
tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan
đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan
tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
13
- Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình
đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
- Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi
giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc
bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào
mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Người bào chữa chỉ thực hiện bào chữa khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
hay người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo yêu cầu hoặc khi
được chỉ định trong các trường hợp: a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có
mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; b) Bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong trường hợp bào chữa chỉ định: nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện
hợp pháp của họ không mời người bào chữa mà theo quy định pháp luật trường hợp
đó phải có người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu
cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề
nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người
bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
1.1.2. Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự
Bên cạnh sự tham gia bào chữa của Người bào chữa trong TTHS thì pháp
luật TTHS có quy định về sự tham gia của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự
trong các vụ án hình sự.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, đương sự là
14
“Người là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết” [49]. Như
vậy, đương sự bao gồm những chủ thể tham gia vào vụ việc được giải quyết mà vụ
việc đó có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. BLTTHS không đưa ra khái
niệm về đương sự nhưng quy định đương sự gồm có 3 đối tượng là: Người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
BLTTHS quy định:
Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa
viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình [30, Điều 59, Khoản 1].
Như vậy, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người được người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hình sự nhờ và được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ
quyền lợi cho mình. Người bảo vệ quyền lợi có thể là luật sư, bào chữa viên nhân
dân hoặc người khác được chấp nhận. Việc xác định một người có phải là người
bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hay không phải do Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự muốn nhờ người khác
bảo vệ quyền lợi cho mình thì người đó phải là nhờ luật sư, bào chữa viên nhân
dân hoặc người khác và người đó phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án chấp nhận. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ
khi khởi tố bị can. Khi tham gia TTHS, người bảo vệ quyền lợi của đương sự được
pháp luật đảm bảo các quyền để đảm bảo hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự,
đồng thời phải tuân thủ đúng các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Theo quy định, khi tham gia tố tụng, Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự
có quyền: a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài
liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết
thúc điều tra theo quy định của pháp luật; c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
15
xem biên bản phiên tòa; d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTHS.
Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến
hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết
định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp
do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án; b) Giúp đương sự về
mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.2. Ngƣời bào chƣ̃a, Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣trong tố tụng
hình sự là trợ giúp viên pháp lý
1.2.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý và và trợ giúp pháp lý trong tố
tụng hình sự
1.2.1.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ “TGPL” là một cụm từ ghép “trợ giúp” và “pháp lý”. Theo Từ
điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, thì "trợ giúp" được hiểu là
"giúp đỡ", pháp lý tức là "nguyên lý về pháp luật" [49]. Theo Từ điển từ và ngữ
Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005 thì
"trợ giúp” là “giúp đỡ", góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc
chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công, còn về "pháp lý" là "nguyên lý của
pháp luật" [25]. Theo Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp,
2006, thì pháp lý: những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật
của một quốc gia, "pháp lý" chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý
bắt buộc từ một sự việc, hiện tượng xã hội, những nguyên lý, phạm trù, khái niệm lý
luận về pháp luật [48]. Do vậy, dù là "giúp đỡ", "bảo trợ" hay là “hỗ trợ” cũng có
thể được hiểu là "trợ giúp". Ở đây trợ giúp được hiểu là sự giúp đỡ cho ai đó đang
gặp khó khăn, nhằm làm giảm bớt khó khăn về một vấn đề mà họ đang cần, cái họ
16
đang cần ở đây là "pháp lý". Như vậy, có nhiều cách gọi khác nhau có cùng nghĩa
với thuật ngữ “TGPL” nhưng thuật ngữ “TGPL” có nghĩa chung nhất, rõ nhất nêu
bật được sự giúp đỡ, hỗ trợ đối với những trường hợp có khó khăn về mặt pháp lý
Ở Việt Nam, thuật ngữ “TGPL” được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu từ
năm 1995, bắt đầu là Đề án nghiên cứu về hoạt động TGPL ở Việt Nam của Bộ Tư
pháp. Đến năm 1996, thuật ngữ “TGPL” được sử dụng trong Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ “Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL, phương hướng thực hiện trong
điều kiện hiện nay” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Năm 1997,
thuật ngữ này được sử dụng trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng
chính sách. Tiếp đó, các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Quyết định 734/TTg
và một số văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực khác cũng đề cập đến thuật ngữ “TGPL”
như Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư ban
hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp… Ngoài ra, trong nhiều văn bản, chính sách khác của Nhà nước đã nhắc đến
thuật ngữ “TGPL”. Năm 2006, Luật TGPL đã đưa ra cách hiểu về thuật ngữ “TGPL”
tại Điều 3: “TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL
theo quy định của Luật này, giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp
phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã
hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”.
Qua tham khảo một số khái niệm TGPL của một số nước trên thế giới, đa số
các nhà quản lý cũng như các nhà xây dựng pháp luật đều xuất phát từ cơ sở lý luận
về dân chủ, nhân quyền và bảo đảm quyền con người, họ cho rằng TGPL chính là
một biện pháp bảo đảm tư pháp dành cho người không có điều kiện tiếp cận và sử
dụng pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của
pháp luật. Tuy về ngữ nghĩa, nội dung của các khái niệm “TGPL” ở mỗi nước có
khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm đều hàm chứa tính chất chung của TGPL
là hoạt động mang tính kinh tế, pháp lý, xã hội và nhân đạo.
17
Mục đích của TGPL
Luật TGPL đã khẳng định: TGPL "giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành
pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm
công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”. Như vậy
mục đích của hoạt động TGPL là giúp cho những người được trợ giúp pháp lý
(Người nghèo, Người có công với cách mạng, Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ
em không nơi nương tựa, Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những người khác theo quy định pháp luật)
trước hết bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; qua đó góp phần nâng cao
hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của những người được
TGPL; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm
công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Một số đặc điểm của Trợ giúp pháp lý
- TGPL là một loại hình dịch vụ pháp lý đặc thù, được thể hiện ở chỗ: chủ
thể thực hiện bao gồm cả Nhà nước và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng
cốt tổ chức thực hiện; về mục đích, đối tượng: giúp đỡ về pháp luật cho những
người có hoàn cảnh đặc biệt không đủ khả năng để sử dụng các dịch vụ pháp lý
thông thường như: người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, trẻ
em, người già cô đơn, không nơi nương tựa…;
- Đối tượng được hưởng TGPL là những người được pháp luật quy định cụ
thể, gồm Pháp luật về TGPL quy định các nhóm đối tượng thuộc diện được TGPL
miễn phí bao gồm:
1. Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
2. Người có công với cách mạng bao gồm: a) Người hoạt động
cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; b) Bà mẹ Việt
Nam anh hùng; c) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng
Lao động; d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đ)
Bệnh binh; e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
18
g) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày; h) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế; i) Người có công giúp đỡ cách mạng; k) Cha,
mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công
nuôi dưỡng liệt sĩ.
3. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có
nơi nương tựa.
4. Người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó
khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm HIV hoặc bị các
bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa.
5. Người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.
6. Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [20].
Những người thực hiện TGPL phải là người được quy định cụ thể, có những
tiêu chuẩn, điều kiện luật định, gồm Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ
giúp pháp lý (bao gồm Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước,
Luật sư; Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật).
- TGPL là một dịch vụ pháp lý chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, thể hiện
tính chính trị - xã hội. Mục tiêu hướng tới, đối tượng phục vụ của trợ giúp pháp lý
là những người có hoàn cảnh đặc biệt cần phải được Nhà nước và xã hội quan tâm
giúp đỡ, hỗ trợ, nhằm những khó khăn của nhóm đối tượng này góp phần tạo sự
công bằng trong xã hội. TGPL được xác định là trách nhiệm của Nhà nước, Nhà
nước giữ vai trò nòng cốt, thuộc chức năng xã hội của Nhà nước nhằm góp phần
khắc phục sự bất bình đẳng trong tiếp cận với pháp luật và xóa nghèo về pháp
luật. Thông qua đó, góp phần thiết lập sự ổn định chính trị, bảo vệ chế độ chính trị
19
và các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước, làm tăng niềm tin của người dân
vào chế độ.
- TGPL mang tính pháp lý rõ nét bởi chính phương thức hoạt động và mục
đích hướng tới của nó. TGPL là sự giúp đỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến
pháp luật như tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích cho các
đối tượng TGPL theo quy định, góp phần tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật
vào cuộc sống và tạo cơ hội tiếp cận pháp luật thuận lợi cho các đối tượng này.
Vai trò của trợ giúp pháp lý
- TGPL góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, ở đó các quyền con người được đảm bảo và thực thi. Công tác
TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách sẽ góp phần mở rộng thực thi dân
chủ ở cơ sở, nhất là mở rộng dân chủ trực tiếp thông qua nhận thức pháp luật của
nhân dân nói chung người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng, tạo ra sự công
bằng trong nhận thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Thông qua việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật của các
chủ thể triển khai hoạt động TGPL sẽ tạo ra một môi trường pháp lý rộng rãi cho
người nghèo và đối tượng chính sách tự nâng cao những hành vi ứng xử hợp pháp;
bảo đảm cho các đối tượng được TGPL "sử dụng các biện pháp do pháp luật quy
định để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, thực hiện tốt
nguyên tắc “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”.
- TGPL góp phần vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư
pháp: Thông qua quá trình triển khai hoạt động TGPL sẽ giúp cho người dân hiểu
hơn các thủ tục hành chính cần thiết, tránh đi lại nhiều lần, tốn kém tiền bạc và công
sức. Những vụ việc pháp lý cho người được TGPL được các tổ chức TGPL tư vấn,
đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc của họ
nhanh, đúng pháp luật. Đồng thời, hoạt động TGPL còn làm cầu nối giúp chính
quyền các cấp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc và tạo ra diễn đàn đối thoại
giữa chính quyền với dân. Ngoài ra công tác TGPL còn giúp cho các cơ quan tiến
20
hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác giải quyết công việc một cách chính
xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; góp phần tích cực thực hiện cải cách
tư pháp, mở rộng điều kiện để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trước toà, bảo đảm
cho người nghèo, đối tượng chính sách không có điều kiện thuê luật sư cũng có luật
sư (với tư cách cộng tác viên) hoặc TGVPL bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp
pháp cho họ.
- TGPL góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo, đền ơn,
đáp nghĩa, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Thực tế gần 20
năm triển khai công tác TGPL đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người
nghèo và đối tượng chính sách. Nó còn đóng vai trò là người hướng dẫn pháp luật
cho người nghèo và đối tượng chính sách, bảo đảm cho người được TGPL miễn phí
đều được tiếp cận, sử dụng pháp luật trong việc nâng cao dân trí pháp lý. Đồng thời,
nó còn giúp đối tượng là người có công cách mạng tiếp cận các dịch vụ pháp lý
miễn phí, kịp thời bảo vệ họ khỏi bị thiệt hại bởi những hành vi trái pháp luật gây
ra. TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách không những giúp cho những
đối tượng này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà còn tạo ra điều kiện để công lý
và công bằng xã hội được thực thi, thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người dân biết quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp Luật TGPL... đó là bảo đảm
quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, mà trước hết là quyền bào chữa
và nhờ người khác bào chữa cho mình thông qua tổ chức TGPL.Chính vai trò này
đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc bảo vệ
nhân quyền, phù hợp xu thế phát triển của thế giới, trước hết chú trọng người nghèo
và các đối tượng bị thiệt thòi xã hội khác.
- TGPL còn làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng được triển khai
trên thực tế. Hoạt động về TGPL chính là quá trình hiện thực hoá các quy định pháp
luật về trợ giúp pháp lý trên thức tế, mà pháp luật về TGPL là sự cụ thể hoá các chủ
trương, chính sách của Đảng, nên quá trình triển khai hoạt đông TGPL cũng là quá
trình triển khai các chủ trương của Đảng đi vào thực tế cuộc sống. Hay nói cách
khác, triển khai hoạt động TGPL cho đối tượng nghèo và gia đình chính sách nhằm
21
bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng ta đặc biệt quan tâm đến người
nghèo, đối tượng chính sách, trong đó có việc “xoá mù, xoá nghèo” về mặt pháp lý.
- TGPL được triển khai trên thực tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thông qua quá trình triển khai hoạt động TGPL, các tổ chức TGPL đã phát hiện
những vướng mắc, bất cập từ các quy định pháp luật, nhất là những quy định pháp
luật liên quan đến người nghèo và đối tượng chính sách, để kiến nghị cơ quan chức
năng sửa đổi, bổ sung nhằm làm hoàn thiện hơn trong việc xây dựng cơ chế, chính
sách và pháp luật. Đồng thời, hoạt động TGPL còn đặt cơ sở pháp lý cho đội ngũ
TGVPL, CTVPL ra đời và hoạt động chuyên nghiệp hơn, cũng như hoàn thiện về tổ
chức TGPL một cách thích hợp;...mà thực tế gần 15 năm triển khai hoạt động về
TGPL ở Việt Nam đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học từ thực tiễn để xây dựng và
hoàn thiện pháp luật TGPL.
- TGPL có vai trò củng cố, bảo vệ và phát triển các giá trị đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Tâm lý chung của người Việt Nam chúng ta ngại tham
gia kiện đến tòa, hoạt động hoà giải cơ sở là hình thức do pháp luật TGPL cho phép
đã vận động, thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vướng mắc trên cơ sở
pháp luật và đạo đức xã hội. TGPL còn đóng vai trò bảo vệ tính công bằng, tự do và
nhân đạo, lòng tin vào công lý của con người. Việc củng cố bằng pháp luật là nghĩa
vụ của người thực hiện TGPL được ghi nhận trong Luật TGPL, sẽ chống lại các
biểu hiện vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật và quy tắc TGPL,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung TGPL, tôn trọng sự thật khách quan,
không thu phí, thù lao từ người được TGPL.
1.2.1.2. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự
TTHS là toàn bộ hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT và người
tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào
giải quyết VAHS theo quy định của BLHS.
TTHS gồm các giai đoạn:
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn TTHS đầu tiên mà trong đó cơ quan tư
pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS tiến hành
22
việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc
không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
- Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn TTHS thứ hai mà trong đó cơ quan Điều
tra căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm
sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên
cứu các tình tiết của VAHS, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như
người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu TNHS, đồng thời bảo
đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó
quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của
vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.
- Truy tố: là giai đoạn thứ ba của TTHS, mà trong đó Viện kiểm sát căn cứ
vào các quy định của pháp luật TTHS tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh
giá một cách toàn diện, khách qua các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra
chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa
án (bằng bản cáo trạng); Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm
đình chỉ vụ án hình sự.
- Xét xử vụ án hình sự: là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của hoạt
động VAHS, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: 1) áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét
xử, 2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử vụ án theo thủ
tục phúc thẩm
Căn cứ vào các giai đoạn, hoạt động của TTHS có thể khẳng định, hoạt
động TGPL không phải là hoạt động TTHS, nhưng hoạt động TGPL được thực hiện
trong các giai đoạn TTHS.
Luâ ̣t TGPL quy đi ̣nh, có các hình thức TGPL, đó là:
1. Tư vấn pháp luật.
2. Tham gia tố tụng.
3. Đại diện ngoài tố tụng.
4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
23
Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định tham gia tố tụng trong đó bao gồm cả
tham gia tố tụng hình sự là một trong các hình thức của TGPL. Tham gia TTHS là
hình thức TGPL ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động TGPL. Bởi hoạt
động TTHS ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó
có những quyền đặc biệt quan trọng như các quyền cơ bản của công dân, quyền
được sống, quyền tự do. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của TGPL, nhà nước ta đã
ghi nhận tham gia tố tụng nói chung và tham gia TTHS nói riêng là một trong
những hình thức của TGPL nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp theo
quy định của pháp luật của những người thuộc diện được TGPL khi tham gia vào
các quan hệ TTHS (cố ý hoặc vô ý). Bởi vì đa số những người được TGPL là những
người nghèo, những người có cuộc sống khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Hay
nói cách khác nhà nước ta đảm bảo cho những người nghèo, người có cuộc sống
khó khăn hay yếu thế trong xã hội được quyền trợ giúp pháp lý vừa nhằm bảo đảm
quyền, lợi ích của họ vừa đảm bảo công bằng trong xã hội. Những người này
thường có trình độ dân trí thấp, hiểu biết về pháp luật rất mong manh, mơ hồ, nên
sự giúp đỡ về pháp luật là rất cần thiết để đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp trong
các mối quan hệ pháp luật . Trong hoa ̣t động TTHS , hoạt động của TGVPL góp
phần xác đi ̣nh sự thâ ̣t khách quan của vụviê ̣c được nhanh chóng , chính xác, tránh
làm oan người vô tội, để lọt tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
công viê ̣c công bằng và đúng pháp luâ ̣t , góp phần tích cực thực hiện cải cách tư
pháp, mở rộng điều kiê ̣n để thực hiê ̣n nguyên tắc tranh tụng trước tóa,vbảo đảm cho
người nghèo, đối tượng chính sách, người già, cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa ,
dân tộc thiểu số v.v… không có điều kiê ̣n thuê luâ ̣t sư cũng được TGVPL bào chữa ,
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người đượ c TGPL, góp phần khẳng định vai trò
của hoạt động TGPL nhà nước.
Trung tâm TGPL có thể cử TGVPL hoă ̣c luâ ̣t sư là cộng tác viên TGPL tham
gia TTHS khi có yêu cầu của người được TGPL . Thực tế ở đi ̣a phương nào đội ngũ
TGVPL chưa đủ k hả năng để tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi ; hoă ̣c đội
ngũ TGVPL còn mỏng thì Trung tâm TGPL có thể cử luật sư là cộng tác viên tham
24
gia để bảo vê ̣quyền lợi của người được TGPL . Ở địa phương nào đội ngũ TGVPL
đã đảm bảo được năng lực bào chữa cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo, hay bảo vê ̣
quyền lợi của đương sự thì Trung tâm TGPL sẽ cử TGVPL tham gia . Ngoài ra cũng
có trường hợp cử luật sư tham gia nếu thấy cần thiết.
Theo quy định của Luật TGPL, chỉ có TGVPL và Luật sư là cộng tác viên
TGPL mới được tham gia TGPL trong TTHS. Những người thực hiện TGPL này
tham gia TTHS với hai tư cách:
- là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện
việc bào chữa;
- là người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự;
1.2.2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng
hình sự là trợ giúp viên pháp lý
Theo quy định, Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại
Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: a) Có bằng cử nhân luật trở lên; b) Có chứng chỉ
bồi dưỡng nghiê ̣p vụTGPL; c) có một ngoại ngữ trình độ B trở lên; d) Có trình độ tin
học văn phòng; đ) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 2 năm trở lên. Theo quy
đi ̣nh, người làm công tác pháp luâ ̣t có bằng cử nhân luâ ̣t trở lên muốn học bồi dưỡng
nghiê ̣p vụTGPL để có chứ ng chỉ bồi dưỡng nghiê ̣p vụTGPL phải có chứ ng chỉ đào
tạo Luật sư. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp [15].
Như vâ ̣y, các tiêu chuẩn , điều kiê ̣n của TGVPL tương đương như luâ ̣t sư.
Điểm khác biê ̣t là TGVPL chưa có quy đi ̣nh về chế độtâ ̣p sự hành nghề như luâ ̣t sư ,
không phải trải qua kỳ thi hết tâ ̣p sự hành nghề luâ ̣t sư và do đó không được cấp
chứ ng chỉ hành nghề luâ ̣t sư.
Theo quy định, TGVPL thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây:
a) Tư vấn pháp luật;
b) Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ
25
quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ
án hành chính;
c) Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực
hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
d) Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Như vậy, TGVPL được thực hiê ̣n di ̣ch vụpháp lý giống như luâ ̣t sư trong
Luâ ̣t luâ ̣t sư. Luâ ̣t luâ ̣t sư quy đi ̣nh: “Di ̣ch vụ phá p lý của luật sư bao gồm tham gia
tố tụng, tư vấn phá p luật , đại diện ngoà i tố tụng cho khá ch hà ng và cá c di ̣ch vụ
pháp lý khác” [31, Điều 4].
Về đi ̣a vi ̣pháp lý, Bộluâ ̣t TTHS năm2003 chưa quy đi ̣nh về địa vị pháp lý của
TGVPL với tư cách là người bào chữa. Nhưng các văn bản pháp luâ ̣t khác về tố tụng
như Luâ ̣t tố tụng hành chính năm 2010, Luâ ̣t sử a đổi, bổ sung một số điều của Bộluâ ̣t
tố tụng dân sự năm 2011 đã xác định địa vị pháp lý của TGVPL là người tham gia tố
tụng cùng với luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tại Luật tố tụng hành chính 2010 quy định:
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người
được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý
theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến
thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích,
không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, không phải là cán bộ, công chức
trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ
quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
26
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ
án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập
nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể
cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các
quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào
trong quá trình tố tụng;
b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án,
nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu có
trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự;
c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
đ) Tranh luận tại phiên toà;
e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên
toà [33, Điều 55].
Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tố tụng dân sự quy định:
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người
được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý
theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
27
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết
án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công
chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an [34, Điều 63, khoản 16].
Bộ luật TTHS 2003 quy định:
Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân [30, Điều 56, Khoản 1].
Bộ luật TTHS 2003 quy định:
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa
viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình [30, Điều 59, Khoản 1].
Căn cứ khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 59 cho thấy, TGVPL được tham
gia TTHS với tư cách là “người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo”, “người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”.
Như vậy, căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, TGVPL được xác đi ̣nh
là một trong những người tham gia tố tụng bên c ạnh luật sư và những người khác
theo quy định của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói
riêng. Nếu có sự vi phạm trong việc đảm bảo cho TGVPL thực hiện các quyền của
mình trong khi tham gia tố tụng đều là sự vi phạm về tố tụng.
Trên cơ sở quy định các hình thức TGPL thì khi Trợ giúp viên pháp lý tham
gia TTHS để bào chữa, hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự cũng
đóng vai trò là người tham gia TTHS – có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
luật TTHS. Trước hết, với tư cách là TGVPL thì người TGVPL được thực hiện các
quyền và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
28
TGPL. Ngoài ra, khi tham gia TTHS để bào chữa, hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người được TGPL, TGVPL họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống
như những người tham gia TTHS khác với tư cách là bào chữa, hay bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa , người bảo vê ̣
quyền lợi của đương sự trong vụán hình sự , người thực hiê ̣n TGPL phả i thực hiê ̣n
đầy đủ các quyền và nghĩa vụcủa mình theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về tố tụng và
pháp luật về TGPL [16]. Đồng thời, khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; TGVPL phải thực
hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và
pháp luật về trợ giúp pháp lý; phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:
- Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
- Là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
- Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân
thích của người đó hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ
giúp pháp lý.
Với tư cách là người tham gia tố tụng, khi tham gia TTHS, TGVPL có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Bộ luật TTHS. Cụ thể:
Khi tham gia TTHS, với tư cách là người bào chữa, TGVPL được tham gia
tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều
81 và Điều 82 của Bộ luật TTHS thì TGVPL tham gia tố tụng từ khi có quyết định
tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì tham gia tố tụng từ khi kết
thúc điều tra theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát. TGVPL có các quyền
và nghĩa vụ:
29
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu
Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những
hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của
mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị
can để có mặt khi hỏi cung bị can;
- Được cơ quan THTT giao các quyết định tố tụng theo quy định gồm: quyết
định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn
chặn, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam (nếu
có); kết luận điều tra; cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bản sao bản án, thông báo về việc kháng nghị, quyết định
kháng nghị; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của Bộ luật này;
- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí
mật nhà nước, bí mật công tác;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
30
Khi tham gia TTHS, với tư cách là người bào chữa, TGVPL có các nghĩa vụ sau:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình
tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan
đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan
tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
- Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình
đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
- Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi
giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc
bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào
mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Khi tham gia TTHS với tư cách là người bào chữa, nếu TGVPL làm trái
pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận
người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Với tư cách là người bảo vê ̣quyền lợi của đương sự , TGVPL được tham gia
tố tụng từ khi khởi tố bị can, có các quyền sau:
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan
đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định
của pháp luật;
31
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,
người phiên dịch theo quy định của BLTHS.
Khi tham gia TTHS với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự,
TGVPL có nghĩa vụ:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật
của vụ án;
- Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Như vâ ̣y, về cơ bản hoa ̣t động tham gia TTHS của TGVPL gần giống như
của luật sư (trong trường hợp luật sư không tham gia với vai trò là cộng tác viên
TGPL), có một số điểm khác nhau cơ bản sau:
Thứ nhất, luâ ̣t sư thực hiê ̣n hoa ̣t động tham gia TTHS cho nhiều đối tượng ,
trong khi đó, đối tượng của TGVPL thu he ̣p chỉ những người thuộc diê ̣n TGPL theo
pháp luật TGPL mới được hưởng dịch vụ này.
Thứ hai, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư là hoạt động có thu phí , còn
hoạt động tham gia tố tụng của TGVPL là hoạt động miễn phí.
Còn trong trường hợp luật sư tham gia TTHS với vai trò là cộng tác viên
TGPL thì hoạt động tham gia TTHS của luật sư cũng giống như hoạt động tham gia
TTHS của TGVPL. Bởi khi đó, luật sư cũng hoạt động tham gia TTHS cho các đối
tượng thuộc diện được TGPL theo quy định của pháp luật TGPL; đồng thời hoạt
động của luật sư cũng là hoạt động miễn phí.
Trình tự thủ tục tham gia TTHS để bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương
sự của TGVPL
Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người tham gia tố tụng thì trong
thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Trung tâm
trợTGPL ra quyết định cử TGVPL thực hiện TGPL tham gia tố tụng. Quyết định cử
TGVPL tham gia tố tụng được gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến
hành tố tụng có liên quan.
32
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cử TGVPL
tham gia tố tụng của Trung tâm TGP kèm theo bản sao Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, cơ
quan THTT đang thụ lý vụ án vào sổ thụ lý và cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng
cho TGVPL. Trong trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ thì Cơ quan điều tra
cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người được cử tham gia tố tụng trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng.
TGVPL tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng nhận tham gia tố
tụng do cơ quan THTT của giai đoạn đó cấp và có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi
kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều tra bổ sung, trừ trường hợp giấy
chứng nhận tham gia tố tụng bị thu hồi.
Trong trường hợp phục hồi điều tra vụ án, tách, nhập vụ án TGVPL vẫn tiếp
tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án. Trường hợp vụ án cần điều tra lại
thì phải cấp lại giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo thủ tục quy định [16].
TGVPL bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp
sau đây:
- Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều
9 Luật Trợ giúp pháp lý;
- Vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa quy định tại điểm d và điểm e khoản
3 Điều 58 Bộ luật TTHS; bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định
của pháp luật tố tụng và pháp luật về TGPL;
- Bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số
07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu TGPL;
- Trung tâm TGPL đề nghị thay thế người thực hiện TGPL.
Cơ quan THTT đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện
TGPL có quyền thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng đó. Nếu cơ quan THTTb
ở giai đoạn sau phát hiện người thực hiện TGPL đã được cấp giấy chứng nhận tham
gia tố tụng ở giai đoạn trước đó không đủ điều kiện tham gia tố tụng thì thu hồi giấy
33
chứng nhận tham gia tố tụng và thông báo cho cơ quan THTT đã cấp giấy chứng
nhận tham gia tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp
lý. Trong trường hợp đó, việc bảo lưu kết quả tham gia tố tụng của người bị thu hồi
giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan THTT quyết định.
Khi TGVPL bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế thì
chấm dứt hoạt động tham gia tố tụng từ thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận tham
gia tố tụng hoặc bị thay thế.
Các giai đoạn hoạt động của TGVPL trong TTHS
Theo quy định pháp luật, TGVPL tham gia TTHS theo giấy chứng nhận
tham gia TTHS do cơ quan THTT cấp. Người được TGPL đang ở trong giai đoạn
nào của quá trình TTHS mà có yêu cầu TGPL được chấp nhận thì TGVPL tham gia
TGPL cho người có yêu cầu ở giai đoạn đó. TGVPL tham gia tố tụng từ giai đoạn
nào thì giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan THTT của giai đoạn đó cấp và
có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều
tra bổ sung, trừ trường hợp giấy chứng nhận tham gia tố tụng bị thu hồi.
Theo quy định tại Điều 58 BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ
khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều
82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm
giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc
gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ
khi kết thúc điều tra. Như vây, TGVPL được tham gia TTHS từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang
hoặc đang bị truy nã thì TGVPL được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm
giữ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an
ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham
gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra
* Hoạt động của TGVPL trong giai đoạn điều tra, truy tố
Trong giai đoạn điều tra, truy tố, TGVPL được các cơ quan THTT thông báo
thời gian, địa điểm xét hỏi bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ cho người thực hiện
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY
Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
 
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAYĐề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAYBồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
 
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOTLuận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luậtNhững căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
 
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sựLuận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
 
Quyền con người thông qua cơ chế bồi thường cho người bị oan
Quyền con người thông qua cơ chế bồi thường cho người bị oanQuyền con người thông qua cơ chế bồi thường cho người bị oan
Quyền con người thông qua cơ chế bồi thường cho người bị oan
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCMLuận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
 
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOTLuận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
 
Đề tài: Vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền con người, HOT
 

Similar to Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY

Similar to Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY (20)

Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOTLuận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
 
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của đương sự, HOT, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của đương sự, HOT, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của đương sự, HOT, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của đương sự, HOT, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
 
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ ánLuận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAYNguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
 
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
 
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOTLuận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Người bào chữa cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU PHƢƠNG NG¦êI BµO CH÷A, NG¦êI B¶O VÖ QUYÒN LîI CHO §¦¥NG Sù Lµ TRî GIóP VI£N PH¸P Lý TRONG Tè TôNG H×NH Sù (Trªn c¬ së thùc tiÔn t¹i tØnh Yªn B¸i) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU PHƢƠNG NG¦êI BµO CH÷A, NG¦êI B¶O VÖ QUYÒN LîI CHO §¦¥NG Sù Lµ TRî GIóP VI£N PH¸P Lý TRONG Tè TôNG H×NH Sù (Trªn c¬ së thùc tiÔn t¹i tØnh Yªn B¸i) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CHU THI ̣TRANG VÂN HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thu Phƣơng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜ I BÀ O CHƢ̃ A , NGƢỜ I BẢ O VỆ QUYỀ N L ỢI CHO ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LÀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ ................................8 1.1. Ngƣời bào chƣ̃a , Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣ trong tố tụng hình sự .................................................................................................8 1.1.1. Người bào chữa .............................................................................................8 1.1.2. Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự........................................................13 1.2. Ngƣời bào chƣ̃a , Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣ trong tố tụng hình sự là trợ giúp viên pháp lý ......................................................15 1.2.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý và và trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự.................................................................................................15 1.2.2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng hình sự là trợ giúp viên pháp lý...................................................................24 1.3. Sơ lƣợc lịch sử các quy định pháp luật về Ngƣời bào chữa, Ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong TTHS là trợ giúp viên pháp lý......36 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................39 Chƣơng 2: THƢ̣C TIỄN HOẠT ĐỘNG BÀ O CHƢ̃A , BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO ĐƢƠNG SƢ̣ TRONG TTHS CỦ A TGVPL TẠI TỈNH YÊN BÁ I ....................................................................................................40 2.1. Khái quát chung về hoạt động TGPL tại tỉnh Yên Bái..........................41
  • 5. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Yên Bái có ảnh hưởng tới hoạt động trợ giúp pháp lý ..................................................................................41 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của Trung tâm TGPL tỉnh Yên Bái........45 2.2. Kết quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý tỉnh Yên Bái.........................50 2.2.1. Hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý ..........................................50 2.2.2. Hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự của Trợ giúp viên pháp lý .......55 2.3. Đánh giá chung về hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái .......................................................................................................57 2.3.1. Kết quả đạt được .........................................................................................57 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế ................................................................................58 2.3.3. Nguyên nhân ...............................................................................................60 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................62 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA, BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO ĐƢƠNG SỰ TRONG TTHS CỦA TGVPL TẠI TỈNH YÊN BÁI .................................................................................63 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý.........................................................................63 3.1.1. Về phương diện lý luận...............................................................................63 3.1.2. Về phương diện lập pháp ............................................................................65 3.1.3. Về phương diện thực tiễn............................................................................66 3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý................................................................................70 3.3. Một số giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái.............................................72
  • 6. 3.3.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý.................................................................72 3.3.2. Tăng cường công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự........73 3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý...................................73 3.3.4. Nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh về quyền được trợ giúp pháp lý ..................................................................................74 3.3.5. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm .......................76 KẾ T LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................79
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ Luật Tố tụng hình sự CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng NTHTT Người tiến hành tố tụng TGPL Trợ giúp pháp lý TGVPL Trợ giúp viên pháp lý TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 44 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % hộ nghèo ở các địa phương trong tỉnh 44 Biểu đồ 2.3: Đặc điểm nhân thân của bị cáo trong các vụ án sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái (2011 – 2013) 44 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vụ việc trợ giúp pháp lý về hình sự trên địa bàn tỉnh 45 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ % vụ việc TGVPL và chuyên viên thực hiện TGPL 48 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % vụ việc tham gia TTHS của TGVPL và Luật sư 52 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % các đối tượng được TGPL trong TTHS 52 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ án sơ thẩm trên địa bàn tỉnh có người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự 59 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ án phúc thẩm trên địa bàn tỉnh có người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự 59
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật TTHS là một trong những hê ̣thống pháp luâ ̣t nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, đồng thời, pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 được ban hành thay thế Bộ luật TTHS 1988, đã có những thay đổi về thủ tục tố tụng theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, xác định chính xác hơn về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, mở rộng hơn quyền của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, cũng như quyền hạn, trách nhiệm của người tham gia tố tụng nhất là đối với người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân; người bảo vệ quyền lợi của đương sự gồm luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận [32]. Đến năm 2006, có một đạo luật quy định thêm một số chủ thể chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nhưng được tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đó là Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Các chủ thể này được tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người được trợ giúp pháp lý theo quy định, gồm trợ giúp viên pháp lý và luật sư là cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý [32]. Nếu xét hiểu theo nghĩa rộng, thì Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng đã đề cập đến các chủ thể này vì có quy định một trong những người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự là “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, “người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận” [30].
  • 10. 2 Ngoài ra, để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Luật trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã có các Thông tư liên ngành hướng dẫn. Tuy nhiên, thực tế tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nói chung và việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn, vướng mắc này xuất phát từ cơ chế, nhận thức của một số cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cũng như do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Việt Nam, Trợ giúp pháp lý được biết đến như là một trong những chính sách xã hội rộng lớn thể hiện bản chất tốt đẹp của nền Tư pháp nhân dân. Trợ giúp pháp lý không chỉ giúp người nghèo, đối tượng chính sách và những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận pháp luật, hỗ trợ họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp mà còn góp phần xây dựng và hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật. Đây cũng là một trong những hoạt động thể hiện đậm nét truyền thống, đạo lý tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xu thế phát triển của cộng đồng quốc tế. Trong các hình thức trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý thì thực tiễn cho thấy tham gia tố tụng là hoạt động có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng. Nên để tăng cường hiệu quả hơn nữa chính sách về trợ giúp pháp lý, ngày càng nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý thì việc xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trong hoạt động tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số
  • 11. 3 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Thì việc xác định vị trí , vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của luâ ̣t sư nói chung và đội ngũ luật sư nhà nước – TGVPL nói riêng với yêu cầu cải cách tư pháp là điều hết sức quan trọng và cần thiết . Bên cạnh đó , năm 2010 Quốc hội đã thông qua Luâ ̣t Tố tụng hành chính , đã ghi nhận TGVPL là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Yên Bái, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý, không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài “Người bào chữa, người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Yên Bá i )” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói Luật Trợ giúp pháp lý ra đời muộn và cũng là lĩnh vực mới chưa được công nhận trong các Bộ luật và một số văn bản dưới luật. Luật trợ giúp pháp lý được triển khai thi hành đã qua 1 lần tổng kết thực hiện 8 năm. Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý mới tham gia tố tụng hình sự theo quy định pháp luật cũng được từng đó năm. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều nghiên cứu khoa học trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự nói chung và về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của trợ giúp viên pháp khi tham gia tố tụng hình sự nói riêng. Đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sỹ, thạc sỹ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan về TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đó là: “Điều chỉnh pháp luật về TGPL ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới”, Luận án tiến sỹ luật học của Nghiên cứu sinh Tạ Thị Minh Lý, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009; “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ luật học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tùng, Học viện Chính trị -
  • 12. 4 Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007; “Thực hiện pháp luật về TGPL”, Luận án tiến sỹ luật học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Huyện, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011; “Hoàn thiện pháp luật về người trợ giúp pháp lý ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Hồng Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004; “Thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Thị Hoàng Hà, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; “Chất lượng hoạt động TGPL ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Phạm Quang Đại, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2013 v.v.. Bên cạnh đó, còn có một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí như ”Một số vấn đề về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách” của Tiến sỹ Trần Huy Liệu, chuyên đề TGPL, Thông tin khoa học pháp lý số 4/2005; “Bàn về khái niệm TGPL” của Tiến sỹ Tạ Thị Minh Lý, đặc san TGPL, tháng 10/2006; “Huy động các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia TGPL”, của Tiến sỹ Đỗ Xuân Lân, đặc san TGPL số 14/2006; “Chất lượng vụ việc TGPL” của Thạc sỹ Nguyễn Hải Anh, tạp chí dân chủ pháp luật số 5/2008; số chuyên đề tháng 6/2014 tạp chí Dân chủ và pháp luật về TGPL trong TTHS. Phần lớn các công trình khoa học nói trên chỉ tập trung nghiên cứu, luận giải về cơ sở khoa học của chính sách TGPL, mô hình tổ chức vận hành của hệ thống các tổ chức thực hiện TGPL , phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí…cho nhân dân nói chung trên diện rộng và phạm vi cả nước chỉ đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TGPL ; cũng có một số nghiên cứu về TGPL trong TTHS nhưng chưa nhiều ; chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề lý và làm rõ những luận cũng như thực tiễn hoạt động tham gia tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tìm ra những ưu điểm, hạn chế và những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò cũng như hiệu quả hoạt động bào chữa và việc bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự của TGVPL tại tỉnh Yên Bái.
  • 13. 5 Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Người bào chữa, Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự là Trợ giú p viên phá p lý trong tố tụng hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Yên Bái)” à đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào và bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong các vụ án hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về vai trò và hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự tại tỉnh Yên Bái. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về của pháp luật về nghĩa vụ, quyền hạn của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong các vụ án hình sự nói chung cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong tố tụng hình sự TTHS - Nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể về hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự của TGVPL. - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động bào chữa, hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự vụ án hình sự của trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái. Đồng thời phân tích làm rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng tại tỉnh Yên Bái. - Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động tham gia tố tụng hình sự của TGVPL nói chung và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong TTHS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
  • 14. 6 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong TTHS của TGVPL và thực tiễn tại tỉnh Yên Bái; những tồn tại hạn chế, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng hiệu quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong TTHS của TGVPL tại tỉnh Yên Bái. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong TTHS của TGVPL tại tỉnh Yên Bái từ 2006 đến 2013. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật tố tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về sự tham gia TTHS của trợ TGVPL tại tỉnh Yên Bái. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự để bào chữa, bảo vệ quyền lợi lợi cho đương sự là các đối tượng được trợ giúp pháp lý ở tỉnh Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung.
  • 15. 7 Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Trợ giúp pháp lý trong quá trình thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về Người bào chữa, Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự trong tố tụng hình sự là Trợ giúp viên pháp lý. Chương 2: Thực tiễn hoa ̣t động người bào chữa , bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý ta ̣i tỉnh Yên Bái. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong trong tố tụng hình sự của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Yên Bái.
  • 16. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜ I BÀ O CHƢ̃A, NGƢỜ I BẢ O VỆ QUYỀ N LỢI CHO ĐƢƠNG SƢ̣ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LÀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 1.1. Ngƣời bào chƣ̃a, Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣trong tố tụng hình sự 1.1.1. Người bào chữa Hiê ̣n nay có nhiều quan đ iểm khác nhau về quyền bào chữa . Có quan điểm cho rằng: “quyền bà o chữa là tổng hòa tất cả cá c hà nh vi tố tụng hướ ng tớ i việc bãi bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc nhằm làm g iảm trách nhiệm của bị can” [22]. Có quan điểm cho rằng , “quyền bà o chữa không chỉ thuộc về bi ̣can , bị cáo mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội , ngườ i bi ̣kết á n , ngườ i bà o chữa , bị đơn dân sự và ngườ i đại diện hợp phá p của họ” [47]. Quan điểm khác lại cho rằng: Quyền bào chữa trong BLTTHS là tổng hòa các hành vi tố tụng do người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo, người bi ̣kết án thực hiê ̣n trên cơ sở phù hợp với quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t nhằm phủ nhâ ̣n một phầ n hay toàn bộsự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng , làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiê ̣m hình sự của mình trong vụán hình sự [26]. Theo một cách hiểu chung nhất thì quyền bào chữa là tổng thể các quyền mà pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cho chủ thể của quyền này được trình bày các ý kiến , quan điểm của mình đối với việc buộc tội , được đưa ra những chứ ng cứ cần thiết để đề nghi ̣ các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét bác bỏ toàn bộ hoặ c một phần đối với viê ̣c buộc tội hoă ̣c giảm nhe ̣trách nhiê ̣m cho họ . Hay nói cách khác , quyền bào chữa hiểu theo đúng nghĩa của từ này là quyền của một người được đưa ra các chứ ng cứ để chứng minh cho sự vô tội (lỗi) hoă ̣c giảm nhe ̣tội (lỗi của mình ) [22]. Như vâ ̣y, những chủ thể nào liên quan trực tiếp đ ến viê ̣c buộc tội và cần phải phản bác la ̣i
  • 17. 9 viê ̣c buộc tội đó hoă ̣c để giảm nhe ̣các trách nhiê ̣m hình sự do viê ̣c buộc tội gây ra thì mới có thể trở thành chủ thể của quyền bào chữa. Tóm lại, quyền bào chữa của người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo là tổng hợp tất cả các hành vi/ phương thức mà pháp luâ ̣t quy đ ịnh cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo sử dụng trong các giai đo ạn của quá trình TTHS để chống la ̣i sự buộc tội hoă ̣c làm giảm trách nhiệm hình sự cho họ. Để thực hiện quyền bào chữa người bị tạm giam, bị can, bị cáo có thể thực hiện bằng một thông qua một hoặc cả hai phương thức là tự mình bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Về phương thức tự mình bào chữa: Đây là hình thứ c mà người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo sử dụng các quyền mà pháp luật quy định cho họ trong việc chứng minh sự vô tội hoă ̣c làm giả m nhe ̣tội cho mình. Như vâ ̣y, người bi ̣ta ̣m giữ, bị can, bị cáo được sử dụng những hiểu biết về pháp luâ ̣t của mình để chống la ̣i sự buộc tội hoă ̣c giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình . Họ có thể thực hiện quyền tự b ào chữa của mình bằng cách đề xuất chứng cứ , nhâ ̣n xét và đánh giá chứ ng cứ , đưa ra yêu cầu , tranh luâ ̣n trước tòa, kháng cáo bản án hay quyết định của tòa án . Về phương thức nhờ người khác bào chữa: Đây là hình thứ c mà ngườ i bi ̣ta ̣m giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa thông qua người bào chữa. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ghi nhận hai phương thức bào chữa trên. Điều 11 BLTTHS quy định: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này [30, Điều 11]. Tuy nhiên, BLTTHS chưa đưa ra khái niệm về người bào chữa chỉ đưa ra các đối tượng được thực hiện bào chữa. Khoản 1 Điều 56 BLTTHS quy định:
  • 18. 10 Người bào chữa 1. Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Bào chữa viên nhân dân [30, Điều 56]. Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta, người bào chữa chỉ có ba đối tượng gồm: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và Bào chữa viên nhân dân. Nhưng người đó không được bào chữa nếu là: a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. (Khoản 2 Điều 56 BLTTHS). Luật sư, theo Điều 2 của Luật Luật sư 2006 thì luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiê ̣n hành nghề theo quy đi ̣nh của LLS và thực hiê ̣n các di ̣ch vụpháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chứ c có yêu cầu. Theo quy đi ̣nh , công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề Luật sư thì có thể trở thành Luật sư và muốn được hành nghề Luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một Đoàn Luật sư [31]. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh, chị em ruột và những người theo quy định của pháp luật đối với bị can bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không bào chữa cho bị cáo thì họ cũng có những quyền như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thì họ có quyền và nghĩa vụ như đối với người bào chữa. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã thành niên; không bị tâm thần; có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm
  • 19. 11 giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài. Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, hiện nay chế định bào chữa viên nhân dân chưa được cụ thể hoá, quy định chi tiết ở bất cứ văn bản pháp luật nào. Do chưa có quy định cụ thể nên hầu như chưa có sự tham gia của các bào chữa viên nhân dân tại các phiên tòa kể cả hình sự lẫn dân sự, hành chính v.v.. Mặc dù, tại điểm c Điều 56 của Bộ luật TTHS quy định về người bào chữa, trong đó có nêu sự tham gia của bào chữa viên nhân dân trong các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho bị can , bị cáo, người bị hại... Thực tế hiê ̣n nay hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống, chưa có quy định nào cụ thể, chi tiết về điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận là bào chữa viên nhân dân, hiện nay trong xã hội có nhiều người có trình độ pháp lý có hiểu biết về công việc bào chữa nhưng họ chưa được kết nạp vào đoàn Luật sư và họ lại được bị can, bị cáo nhờ bào chữa. Có thể nói, viê ̣c bảo đảm q uyền bào chữa thông qua người bào chữa là một đảm bảo rất quan trọng vì nhiều trường hợp người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo không hiểu biết về pháp luâ ̣t thì họkhông thể tự mình sử dụng hết các quyền mà pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cho họđể có thể bảo vê ̣quyền lợi cho mình , họ cũng không thể biết và nắm bắt hết được các hoa ̣t động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng có vi pha ̣m pháp luật hay không ? Như vâ ̣y, viê ̣c tham gia của người bào chữ a được xem là một sự cần thiết để giúp đỡ cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo về mặt pháp lý , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có các quyền sau:
  • 20. 12 - Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; - Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; - Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này. Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có các nghĩa vụ: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
  • 21. 13 - Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; - Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; - Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; - Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Người bào chữa chỉ thực hiện bào chữa khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo yêu cầu hoặc khi được chỉ định trong các trường hợp: a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong trường hợp bào chữa chỉ định: nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa mà theo quy định pháp luật trường hợp đó phải có người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. 1.1.2. Người bảo vê ̣quyền lợi cho đương sự Bên cạnh sự tham gia bào chữa của Người bào chữa trong TTHS thì pháp luật TTHS có quy định về sự tham gia của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong các vụ án hình sự. Theo Từ điển tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, đương sự là
  • 22. 14 “Người là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết” [49]. Như vậy, đương sự bao gồm những chủ thể tham gia vào vụ việc được giải quyết mà vụ việc đó có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. BLTTHS không đưa ra khái niệm về đương sự nhưng quy định đương sự gồm có 3 đối tượng là: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. BLTTHS quy định: Người bảo vệ quyền lợi của đương sự 1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình [30, Điều 59, Khoản 1]. Như vậy, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người được người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự nhờ và được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. Người bảo vệ quyền lợi có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được chấp nhận. Việc xác định một người có phải là người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hay không phải do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự muốn nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình thì người đó phải là nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác và người đó phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Khi tham gia TTHS, người bảo vệ quyền lợi của đương sự được pháp luật đảm bảo các quyền để đảm bảo hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đương sự, đồng thời phải tuân thủ đúng các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Theo quy định, khi tham gia tố tụng, Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền: a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
  • 23. 15 xem biên bản phiên tòa; d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTHS. Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án; b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 1.2. Ngƣời bào chƣ̃a, Ngƣời bảo vê ̣quyền lợi cho đƣơng sƣ̣trong tố tụng hình sự là trợ giúp viên pháp lý 1.2.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý và và trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự 1.2.1.1. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý Thuật ngữ “TGPL” là một cụm từ ghép “trợ giúp” và “pháp lý”. Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, thì "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ", pháp lý tức là "nguyên lý về pháp luật" [49]. Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005 thì "trợ giúp” là “giúp đỡ", góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công, còn về "pháp lý" là "nguyên lý của pháp luật" [25]. Theo Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, 2006, thì pháp lý: những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia, "pháp lý" chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt buộc từ một sự việc, hiện tượng xã hội, những nguyên lý, phạm trù, khái niệm lý luận về pháp luật [48]. Do vậy, dù là "giúp đỡ", "bảo trợ" hay là “hỗ trợ” cũng có thể được hiểu là "trợ giúp". Ở đây trợ giúp được hiểu là sự giúp đỡ cho ai đó đang gặp khó khăn, nhằm làm giảm bớt khó khăn về một vấn đề mà họ đang cần, cái họ
  • 24. 16 đang cần ở đây là "pháp lý". Như vậy, có nhiều cách gọi khác nhau có cùng nghĩa với thuật ngữ “TGPL” nhưng thuật ngữ “TGPL” có nghĩa chung nhất, rõ nhất nêu bật được sự giúp đỡ, hỗ trợ đối với những trường hợp có khó khăn về mặt pháp lý Ở Việt Nam, thuật ngữ “TGPL” được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu từ năm 1995, bắt đầu là Đề án nghiên cứu về hoạt động TGPL ở Việt Nam của Bộ Tư pháp. Đến năm 1996, thuật ngữ “TGPL” được sử dụng trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Năm 1997, thuật ngữ này được sử dụng trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Tiếp đó, các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Quyết định 734/TTg và một số văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực khác cũng đề cập đến thuật ngữ “TGPL” như Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp… Ngoài ra, trong nhiều văn bản, chính sách khác của Nhà nước đã nhắc đến thuật ngữ “TGPL”. Năm 2006, Luật TGPL đã đưa ra cách hiểu về thuật ngữ “TGPL” tại Điều 3: “TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL theo quy định của Luật này, giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”. Qua tham khảo một số khái niệm TGPL của một số nước trên thế giới, đa số các nhà quản lý cũng như các nhà xây dựng pháp luật đều xuất phát từ cơ sở lý luận về dân chủ, nhân quyền và bảo đảm quyền con người, họ cho rằng TGPL chính là một biện pháp bảo đảm tư pháp dành cho người không có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Tuy về ngữ nghĩa, nội dung của các khái niệm “TGPL” ở mỗi nước có khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm đều hàm chứa tính chất chung của TGPL là hoạt động mang tính kinh tế, pháp lý, xã hội và nhân đạo.
  • 25. 17 Mục đích của TGPL Luật TGPL đã khẳng định: TGPL "giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”. Như vậy mục đích của hoạt động TGPL là giúp cho những người được trợ giúp pháp lý (Người nghèo, Người có công với cách mạng, Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những người khác theo quy định pháp luật) trước hết bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; qua đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của những người được TGPL; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Một số đặc điểm của Trợ giúp pháp lý - TGPL là một loại hình dịch vụ pháp lý đặc thù, được thể hiện ở chỗ: chủ thể thực hiện bao gồm cả Nhà nước và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt tổ chức thực hiện; về mục đích, đối tượng: giúp đỡ về pháp luật cho những người có hoàn cảnh đặc biệt không đủ khả năng để sử dụng các dịch vụ pháp lý thông thường như: người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, trẻ em, người già cô đơn, không nơi nương tựa…; - Đối tượng được hưởng TGPL là những người được pháp luật quy định cụ thể, gồm Pháp luật về TGPL quy định các nhóm đối tượng thuộc diện được TGPL miễn phí bao gồm: 1. Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: a) Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; c) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đ) Bệnh binh; e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
  • 26. 18 g) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; h) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; i) Người có công giúp đỡ cách mạng; k) Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. 3. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa. 4. Người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa. 5. Người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa. 6. Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. 7. Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [20]. Những người thực hiện TGPL phải là người được quy định cụ thể, có những tiêu chuẩn, điều kiện luật định, gồm Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý (bao gồm Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật sư; Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật). - TGPL là một dịch vụ pháp lý chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tính chính trị - xã hội. Mục tiêu hướng tới, đối tượng phục vụ của trợ giúp pháp lý là những người có hoàn cảnh đặc biệt cần phải được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, nhằm những khó khăn của nhóm đối tượng này góp phần tạo sự công bằng trong xã hội. TGPL được xác định là trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, thuộc chức năng xã hội của Nhà nước nhằm góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong tiếp cận với pháp luật và xóa nghèo về pháp luật. Thông qua đó, góp phần thiết lập sự ổn định chính trị, bảo vệ chế độ chính trị
  • 27. 19 và các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước, làm tăng niềm tin của người dân vào chế độ. - TGPL mang tính pháp lý rõ nét bởi chính phương thức hoạt động và mục đích hướng tới của nó. TGPL là sự giúp đỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích cho các đối tượng TGPL theo quy định, góp phần tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và tạo cơ hội tiếp cận pháp luật thuận lợi cho các đối tượng này. Vai trò của trợ giúp pháp lý - TGPL góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, ở đó các quyền con người được đảm bảo và thực thi. Công tác TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách sẽ góp phần mở rộng thực thi dân chủ ở cơ sở, nhất là mở rộng dân chủ trực tiếp thông qua nhận thức pháp luật của nhân dân nói chung người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng, tạo ra sự công bằng trong nhận thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật của các chủ thể triển khai hoạt động TGPL sẽ tạo ra một môi trường pháp lý rộng rãi cho người nghèo và đối tượng chính sách tự nâng cao những hành vi ứng xử hợp pháp; bảo đảm cho các đối tượng được TGPL "sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, thực hiện tốt nguyên tắc “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”. - TGPL góp phần vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp: Thông qua quá trình triển khai hoạt động TGPL sẽ giúp cho người dân hiểu hơn các thủ tục hành chính cần thiết, tránh đi lại nhiều lần, tốn kém tiền bạc và công sức. Những vụ việc pháp lý cho người được TGPL được các tổ chức TGPL tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc của họ nhanh, đúng pháp luật. Đồng thời, hoạt động TGPL còn làm cầu nối giúp chính quyền các cấp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc và tạo ra diễn đàn đối thoại giữa chính quyền với dân. Ngoài ra công tác TGPL còn giúp cho các cơ quan tiến
  • 28. 20 hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác giải quyết công việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; góp phần tích cực thực hiện cải cách tư pháp, mở rộng điều kiện để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trước toà, bảo đảm cho người nghèo, đối tượng chính sách không có điều kiện thuê luật sư cũng có luật sư (với tư cách cộng tác viên) hoặc TGVPL bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. - TGPL góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Thực tế gần 20 năm triển khai công tác TGPL đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách. Nó còn đóng vai trò là người hướng dẫn pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách, bảo đảm cho người được TGPL miễn phí đều được tiếp cận, sử dụng pháp luật trong việc nâng cao dân trí pháp lý. Đồng thời, nó còn giúp đối tượng là người có công cách mạng tiếp cận các dịch vụ pháp lý miễn phí, kịp thời bảo vệ họ khỏi bị thiệt hại bởi những hành vi trái pháp luật gây ra. TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách không những giúp cho những đối tượng này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà còn tạo ra điều kiện để công lý và công bằng xã hội được thực thi, thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân biết quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp Luật TGPL... đó là bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, mà trước hết là quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa cho mình thông qua tổ chức TGPL.Chính vai trò này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền, phù hợp xu thế phát triển của thế giới, trước hết chú trọng người nghèo và các đối tượng bị thiệt thòi xã hội khác. - TGPL còn làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng được triển khai trên thực tế. Hoạt động về TGPL chính là quá trình hiện thực hoá các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý trên thức tế, mà pháp luật về TGPL là sự cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, nên quá trình triển khai hoạt đông TGPL cũng là quá trình triển khai các chủ trương của Đảng đi vào thực tế cuộc sống. Hay nói cách khác, triển khai hoạt động TGPL cho đối tượng nghèo và gia đình chính sách nhằm
  • 29. 21 bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng ta đặc biệt quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, trong đó có việc “xoá mù, xoá nghèo” về mặt pháp lý. - TGPL được triển khai trên thực tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thông qua quá trình triển khai hoạt động TGPL, các tổ chức TGPL đã phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định pháp luật, nhất là những quy định pháp luật liên quan đến người nghèo và đối tượng chính sách, để kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung nhằm làm hoàn thiện hơn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật. Đồng thời, hoạt động TGPL còn đặt cơ sở pháp lý cho đội ngũ TGVPL, CTVPL ra đời và hoạt động chuyên nghiệp hơn, cũng như hoàn thiện về tổ chức TGPL một cách thích hợp;...mà thực tế gần 15 năm triển khai hoạt động về TGPL ở Việt Nam đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học từ thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện pháp luật TGPL. - TGPL có vai trò củng cố, bảo vệ và phát triển các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tâm lý chung của người Việt Nam chúng ta ngại tham gia kiện đến tòa, hoạt động hoà giải cơ sở là hình thức do pháp luật TGPL cho phép đã vận động, thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vướng mắc trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. TGPL còn đóng vai trò bảo vệ tính công bằng, tự do và nhân đạo, lòng tin vào công lý của con người. Việc củng cố bằng pháp luật là nghĩa vụ của người thực hiện TGPL được ghi nhận trong Luật TGPL, sẽ chống lại các biểu hiện vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật và quy tắc TGPL, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung TGPL, tôn trọng sự thật khách quan, không thu phí, thù lao từ người được TGPL. 1.2.1.2. Khái quát chung về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự TTHS là toàn bộ hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết VAHS theo quy định của BLHS. TTHS gồm các giai đoạn: - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn TTHS đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS tiến hành
  • 30. 22 việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. - Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn TTHS thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của VAHS, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu TNHS, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can. - Truy tố: là giai đoạn thứ ba của TTHS, mà trong đó Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách qua các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án (bằng bản cáo trạng); Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự. - Xét xử vụ án hình sự: là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của hoạt động VAHS, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: 1) áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử, 2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm Căn cứ vào các giai đoạn, hoạt động của TTHS có thể khẳng định, hoạt động TGPL không phải là hoạt động TTHS, nhưng hoạt động TGPL được thực hiện trong các giai đoạn TTHS. Luâ ̣t TGPL quy đi ̣nh, có các hình thức TGPL, đó là: 1. Tư vấn pháp luật. 2. Tham gia tố tụng. 3. Đại diện ngoài tố tụng. 4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
  • 31. 23 Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định tham gia tố tụng trong đó bao gồm cả tham gia tố tụng hình sự là một trong các hình thức của TGPL. Tham gia TTHS là hình thức TGPL ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động TGPL. Bởi hoạt động TTHS ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có những quyền đặc biệt quan trọng như các quyền cơ bản của công dân, quyền được sống, quyền tự do. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của TGPL, nhà nước ta đã ghi nhận tham gia tố tụng nói chung và tham gia TTHS nói riêng là một trong những hình thức của TGPL nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật của những người thuộc diện được TGPL khi tham gia vào các quan hệ TTHS (cố ý hoặc vô ý). Bởi vì đa số những người được TGPL là những người nghèo, những người có cuộc sống khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Hay nói cách khác nhà nước ta đảm bảo cho những người nghèo, người có cuộc sống khó khăn hay yếu thế trong xã hội được quyền trợ giúp pháp lý vừa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của họ vừa đảm bảo công bằng trong xã hội. Những người này thường có trình độ dân trí thấp, hiểu biết về pháp luật rất mong manh, mơ hồ, nên sự giúp đỡ về pháp luật là rất cần thiết để đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp trong các mối quan hệ pháp luật . Trong hoa ̣t động TTHS , hoạt động của TGVPL góp phần xác đi ̣nh sự thâ ̣t khách quan của vụviê ̣c được nhanh chóng , chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết công viê ̣c công bằng và đúng pháp luâ ̣t , góp phần tích cực thực hiện cải cách tư pháp, mở rộng điều kiê ̣n để thực hiê ̣n nguyên tắc tranh tụng trước tóa,vbảo đảm cho người nghèo, đối tượng chính sách, người già, cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa , dân tộc thiểu số v.v… không có điều kiê ̣n thuê luâ ̣t sư cũng được TGVPL bào chữa , bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người đượ c TGPL, góp phần khẳng định vai trò của hoạt động TGPL nhà nước. Trung tâm TGPL có thể cử TGVPL hoă ̣c luâ ̣t sư là cộng tác viên TGPL tham gia TTHS khi có yêu cầu của người được TGPL . Thực tế ở đi ̣a phương nào đội ngũ TGVPL chưa đủ k hả năng để tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi ; hoă ̣c đội ngũ TGVPL còn mỏng thì Trung tâm TGPL có thể cử luật sư là cộng tác viên tham
  • 32. 24 gia để bảo vê ̣quyền lợi của người được TGPL . Ở địa phương nào đội ngũ TGVPL đã đảm bảo được năng lực bào chữa cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo, hay bảo vê ̣ quyền lợi của đương sự thì Trung tâm TGPL sẽ cử TGVPL tham gia . Ngoài ra cũng có trường hợp cử luật sư tham gia nếu thấy cần thiết. Theo quy định của Luật TGPL, chỉ có TGVPL và Luật sư là cộng tác viên TGPL mới được tham gia TGPL trong TTHS. Những người thực hiện TGPL này tham gia TTHS với hai tư cách: - là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; - là người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; 1.2.2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố tụng hình sự là trợ giúp viên pháp lý Theo quy định, Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: a) Có bằng cử nhân luật trở lên; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiê ̣p vụTGPL; c) có một ngoại ngữ trình độ B trở lên; d) Có trình độ tin học văn phòng; đ) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 2 năm trở lên. Theo quy đi ̣nh, người làm công tác pháp luâ ̣t có bằng cử nhân luâ ̣t trở lên muốn học bồi dưỡng nghiê ̣p vụTGPL để có chứ ng chỉ bồi dưỡng nghiê ̣p vụTGPL phải có chứ ng chỉ đào tạo Luật sư. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp [15]. Như vâ ̣y, các tiêu chuẩn , điều kiê ̣n của TGVPL tương đương như luâ ̣t sư. Điểm khác biê ̣t là TGVPL chưa có quy đi ̣nh về chế độtâ ̣p sự hành nghề như luâ ̣t sư , không phải trải qua kỳ thi hết tâ ̣p sự hành nghề luâ ̣t sư và do đó không được cấp chứ ng chỉ hành nghề luâ ̣t sư. Theo quy định, TGVPL thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây: a) Tư vấn pháp luật; b) Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ
  • 33. 25 quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; c) Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; d) Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Như vậy, TGVPL được thực hiê ̣n di ̣ch vụpháp lý giống như luâ ̣t sư trong Luâ ̣t luâ ̣t sư. Luâ ̣t luâ ̣t sư quy đi ̣nh: “Di ̣ch vụ phá p lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn phá p luật , đại diện ngoà i tố tụng cho khá ch hà ng và cá c di ̣ch vụ pháp lý khác” [31, Điều 4]. Về đi ̣a vi ̣pháp lý, Bộluâ ̣t TTHS năm2003 chưa quy đi ̣nh về địa vị pháp lý của TGVPL với tư cách là người bào chữa. Nhưng các văn bản pháp luâ ̣t khác về tố tụng như Luâ ̣t tố tụng hành chính năm 2010, Luâ ̣t sử a đổi, bổ sung một số điều của Bộluâ ̣t tố tụng dân sự năm 2011 đã xác định địa vị pháp lý của TGVPL là người tham gia tố tụng cùng với luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tại Luật tố tụng hành chính 2010 quy định: 1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
  • 34. 26 3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án. 4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng; b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này; đ) Tranh luận tại phiên toà; e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà [33, Điều 55]. Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tố tụng dân sự quy định: 1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
  • 35. 27 c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an [34, Điều 63, khoản 16]. Bộ luật TTHS 2003 quy định: Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Bào chữa viên nhân dân [30, Điều 56, Khoản 1]. Bộ luật TTHS 2003 quy định: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình [30, Điều 59, Khoản 1]. Căn cứ khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 59 cho thấy, TGVPL được tham gia TTHS với tư cách là “người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, “người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”. Như vậy, căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, TGVPL được xác đi ̣nh là một trong những người tham gia tố tụng bên c ạnh luật sư và những người khác theo quy định của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Nếu có sự vi phạm trong việc đảm bảo cho TGVPL thực hiện các quyền của mình trong khi tham gia tố tụng đều là sự vi phạm về tố tụng. Trên cơ sở quy định các hình thức TGPL thì khi Trợ giúp viên pháp lý tham gia TTHS để bào chữa, hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự cũng đóng vai trò là người tham gia TTHS – có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật TTHS. Trước hết, với tư cách là TGVPL thì người TGVPL được thực hiện các quyền và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
  • 36. 28 TGPL. Ngoài ra, khi tham gia TTHS để bào chữa, hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, TGVPL họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống như những người tham gia TTHS khác với tư cách là bào chữa, hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa , người bảo vê ̣ quyền lợi của đương sự trong vụán hình sự , người thực hiê ̣n TGPL phả i thực hiê ̣n đầy đủ các quyền và nghĩa vụcủa mình theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về tố tụng và pháp luật về TGPL [16]. Đồng thời, khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; TGVPL phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý; phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp: - Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó; - Là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; - Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của người đó hoặc của bị can, bị cáo; - Đã tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý. Với tư cách là người tham gia tố tụng, khi tham gia TTHS, TGVPL có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Bộ luật TTHS. Cụ thể: Khi tham gia TTHS, với tư cách là người bào chữa, TGVPL được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật TTHS thì TGVPL tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát. TGVPL có các quyền và nghĩa vụ:
  • 37. 29 - Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; - Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; - Được cơ quan THTT giao các quyết định tố tụng theo quy định gồm: quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam (nếu có); kết luận điều tra; cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bản sao bản án, thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng nghị; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có). - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; - Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
  • 38. 30 Khi tham gia TTHS, với tư cách là người bào chữa, TGVPL có các nghĩa vụ sau: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này; - Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; - Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; - Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; - Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Khi tham gia TTHS với tư cách là người bào chữa, nếu TGVPL làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Với tư cách là người bảo vê ̣quyền lợi của đương sự , TGVPL được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, có các quyền sau: - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
  • 39. 31 - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTHS. Khi tham gia TTHS với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự, TGVPL có nghĩa vụ: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án; - Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Như vâ ̣y, về cơ bản hoa ̣t động tham gia TTHS của TGVPL gần giống như của luật sư (trong trường hợp luật sư không tham gia với vai trò là cộng tác viên TGPL), có một số điểm khác nhau cơ bản sau: Thứ nhất, luâ ̣t sư thực hiê ̣n hoa ̣t động tham gia TTHS cho nhiều đối tượng , trong khi đó, đối tượng của TGVPL thu he ̣p chỉ những người thuộc diê ̣n TGPL theo pháp luật TGPL mới được hưởng dịch vụ này. Thứ hai, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư là hoạt động có thu phí , còn hoạt động tham gia tố tụng của TGVPL là hoạt động miễn phí. Còn trong trường hợp luật sư tham gia TTHS với vai trò là cộng tác viên TGPL thì hoạt động tham gia TTHS của luật sư cũng giống như hoạt động tham gia TTHS của TGVPL. Bởi khi đó, luật sư cũng hoạt động tham gia TTHS cho các đối tượng thuộc diện được TGPL theo quy định của pháp luật TGPL; đồng thời hoạt động của luật sư cũng là hoạt động miễn phí. Trình tự thủ tục tham gia TTHS để bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương sự của TGVPL Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người tham gia tố tụng thì trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Trung tâm trợTGPL ra quyết định cử TGVPL thực hiện TGPL tham gia tố tụng. Quyết định cử TGVPL tham gia tố tụng được gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
  • 40. 32 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cử TGVPL tham gia tố tụng của Trung tâm TGP kèm theo bản sao Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, cơ quan THTT đang thụ lý vụ án vào sổ thụ lý và cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho TGVPL. Trong trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ thì Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người được cử tham gia tố tụng trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng. TGVPL tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan THTT của giai đoạn đó cấp và có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều tra bổ sung, trừ trường hợp giấy chứng nhận tham gia tố tụng bị thu hồi. Trong trường hợp phục hồi điều tra vụ án, tách, nhập vụ án TGVPL vẫn tiếp tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án. Trường hợp vụ án cần điều tra lại thì phải cấp lại giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo thủ tục quy định [16]. TGVPL bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý; - Vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa quy định tại điểm d và điểm e khoản 3 Điều 58 Bộ luật TTHS; bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về TGPL; - Bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; - Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu TGPL; - Trung tâm TGPL đề nghị thay thế người thực hiện TGPL. Cơ quan THTT đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện TGPL có quyền thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng đó. Nếu cơ quan THTTb ở giai đoạn sau phát hiện người thực hiện TGPL đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ở giai đoạn trước đó không đủ điều kiện tham gia tố tụng thì thu hồi giấy
  • 41. 33 chứng nhận tham gia tố tụng và thông báo cho cơ quan THTT đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp đó, việc bảo lưu kết quả tham gia tố tụng của người bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan THTT quyết định. Khi TGVPL bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế thì chấm dứt hoạt động tham gia tố tụng từ thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế. Các giai đoạn hoạt động của TGVPL trong TTHS Theo quy định pháp luật, TGVPL tham gia TTHS theo giấy chứng nhận tham gia TTHS do cơ quan THTT cấp. Người được TGPL đang ở trong giai đoạn nào của quá trình TTHS mà có yêu cầu TGPL được chấp nhận thì TGVPL tham gia TGPL cho người có yêu cầu ở giai đoạn đó. TGVPL tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan THTT của giai đoạn đó cấp và có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều tra bổ sung, trừ trường hợp giấy chứng nhận tham gia tố tụng bị thu hồi. Theo quy định tại Điều 58 BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Như vây, TGVPL được tham gia TTHS từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì TGVPL được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra * Hoạt động của TGVPL trong giai đoạn điều tra, truy tố Trong giai đoạn điều tra, truy tố, TGVPL được các cơ quan THTT thông báo thời gian, địa điểm xét hỏi bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ cho người thực hiện