SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGHIÊN CỨU SINH:
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và
đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư
trong nền kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học 1:
Người hướng dẫn khoa học 2:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Hà Nội, năm 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-3-
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ................................................................................4
1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................5
2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh tế và đầu tư.........................................................10
2.1.1. Chu kỳ kinh tế .........................................................................................10
2.1.2. Đầu tư......................................................................................................14
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................15
3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................15
3.1.1. Nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong mối liên hệ với chu
kỳ kinh tế...........................................................................................................15
3.1.2. Nghiên cứu chu kỳ kinh tế trong mối quan hệ với đầu tư......................21
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước...........................................................22
3.2.1. Các nghiên cứu về vĩ mô và các bất ổn nền kinh tế Việt Nam...............22
3.2.2. Các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế ...........................................................31
4. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................34
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................36
5.1. Cách tiếp cận..............................................................................................36
5.2. Giới thiệu khái quát về mô hình sử dụng trong quá trình nghiên cứu .......37
5.3. Khái quát phương pháp hồi quy trong quá trình nghiên cứu .........................38
6. Dự kiến các kết quả đạt được............................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................40
PHỤ LỤC: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN.....49
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-4-
DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) của Việt Nam từ năm 1976 tới 2016 ....................7
Biểu đồ 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2016..................................9
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-5-
1. Lý do lựa chọn đề tài
Về mặt lý luận,
Nền kinh tế cũng có những thăng trầm riêng mang tính quy luật: (i) có thời
điểm nền kinh tế có thể tăng trưởng mạnh mẽ, với thu nhập hộ gia đình tăng cao,
người tiêu dùng tăng chi tiêu; doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh; chính phủ
tăng chi tiêu và đầu tư; xuất khẩu gia tăng ... (ii) Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ
nền kinh tế tăng trưởng chậm và hầu như không cảm nhận được tốc độ tăng trưởng,
với thu nhập hộ gia đình suy giảm, giảm chi tiêu; doanh nghiệp giảm đầu tư, thu
hẹp kinh doanh; chính phủ cắt giảm chi tiêu và đầu tư, xuất khẩu giảm... Trong
trường hợp tồi tệ nhất, nền kinh tế thực sự thu hẹp lại và khi đó ra trong một cuộc
suy thoái. Tuy nhiên, tiếp diễn sau suy thoái sẽ lại là một chu kỳ tăng trưởng nền
kinh tế mới. Những biến động như vậy sẽ tiếp tục được lặp đi, lặp lại và nó xảy ra
theo một quy luật khách quan.
Mặt khác, các học thuyết kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử và cho tới hiện tại, kinh tế học xác định rằng trong dài hạn yếu tố
duy nhất và quan trọng nhất để đảm bảo quá trình tăng trưởng của một quốc gia,
một xã hội là năng suất lao động. Và năng suất lao động phụ thuộc vào: (1) Nguồn
lực con người, (2) nguồn vốn - bao gồm máy móc tài sản sản cố định và nhiên
nguyên liệu đầu vào, (3) tiến bộ công nghệ. Tất cả 03 nhân tố trên đều chỉ có thể
tăng lên nếu xuất hiện quá trình tiết kiệm và đầu tư trong toàn nền kinh tế hoặc toàn
xã hội, quá trình đầu tư sẽ được phân bổ vào nguồn lực con người với việc tăng lên
kỹ năng lao động và khả năng ứng dụng công nghệ, trong khi đó nguồn vốn đầu tư
sẽ thúc đẩy cải tiến công nghệ với chi phí và chất lượng trên một đơn vị sản phẩm
tăng lên.
Như vậy, đầu tư cũng có nghĩa là quá trình sử dụng máy móc tham gia quá
trình sản xuất và tăng năng suất lao động. Đầu tư vào nền kinh tế cũng có nghĩa là
quá trình đầu tư của hộ gia đình, của doanh nghiệp, của Chính phủ vào nền kinh tế
và vì thế nhất thiết nó có quan hệ mật thiết với tính chu kỳ kinh tế. Và trên thực tiễn
đôi khi hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ có các quyết định sai lầm, trở thành
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-6-
các quyết định đầu tư sai và qua đó làm trầm trọng chu kỳ suy thoái của nền kinh tế;
và ngược lại sẽ kéo dài chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời trong nền
kinh tế, Chính phủ với vai trò của “bàn tay nhà nước” có thể áp dụng một số chính
sách hay công cụ để điều khiền nền kinh tế theo ý mình nhằm kìm hãm hoặc để vực
dậy nền kinh tế.1
Và vì thế, về mặt lý luận việc nghiên cứu các quy luật mang tính chu kỳ của
nền kinh tế ngày càng được các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu nhằm tìm ra các phương thức tối ưu cho việc phát triển nền kinh tế.
Trên thực tiễn của Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn đổi mới và định hướng lại
sự phát triển, các giai đoạn này đã làm thay đổi trạng thái nền kinh tế từ nền kinh tế
chủ yếu là kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dựa chủ yếu và công nghiệp và dịch
vụ, nền nông nghiệp vốn trước đây dựa chủ yếu và thời tiết và tình trạng của đất đai
và thủy lợi, thì nay nền kinh tế dựa trên việc sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã ít
chịu sự tác động của thời tiết và tính mùa vụ của ngành nông nghiệp hơn. Sự biến
động của nền kinh tế vì vậy hiện chịu tác động từ nhiều nhân tố, gồm: (1) nhóm
nhân tố về khả năng tăng trưởng dài hạn và (2) nhóm nhân tố ngắn hạn. Trong ngắn
hạn nền kinh tế chịu tác động trực tiếp bởi chính sách của Chính phủ nhằm làm
giảm tác động bất lợi từ các cú sốc cung và sốc cầu.
Biều đồ dưới đây cho chúng ta thấy chúng ta đã trải qua 4 chu kỳ kinh tế với
các diễn biến thăng trầm như sau:
- Giai đoạn 1: từ 1980 đến 1986 kéo dài 7 năm, với diễn biến GDP từ -2%
năm 1980 tăng đạt đỉnh 8.3% vào năm 1984, sau đó suy giảm và tạo đáy 2.8% vào
năm 1986.
- Giai đoạn 2: từ 1986 tới 1999 kéo dài 13 năm, với diễn biến GDP tạo đỉnh
là 9.5% vào năm 1995, sau đó suy giảm và tạo đáy 4.8% vào năm 1999.
1
Chẳng hạn như thông qua các công cụ tài khóa và tiền tệ để tăng giảm thuế, tăng giảm lãi suất...
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-7-
- Giai đoạn 3: Từ 1999 tới 2012 kéo dài là 13 năm, với diễn biến GDP tạo
đỉnh là 8.48% vào năm 2007 và sau đó suy giảm và tạo đáy 5.03% vào 2012.
- Giai đoạn 4: Từ năm 2012 tới nay và đang trong xu thế tiếp diễn với nhiều
kịch bản, nhiều dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhằm tìm
hướng và giải pháp phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) của Việt Nam từ năm 1976 tới 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam
Ngoài ra theo biểu đồ trên cũng cho thấy đường GDP tiềm năng (phản ánh
mức độ tăng trưởng của tổng cung – đường màu đen) của nền kinh tế Việt Nam là
một đường cong tương đối ổn định; và tỷ lệ tăng trưởng thực tế của GDP luôn giao
động xoay quanh mức tiềm năng này. Căn cứ vào biểu đồ, nghiên cứu sinh nhận
thấy:
+ Khi GDP thực tế ở phía trên mức tiềm năng thì nền kinh tế đang ở trạng
thái tăng trưởng cao và báo hiệu xu hướng tăng trưởng quá nóng và tiềm ẩn các
nguy cơ; ngược lại khi GDP thực tế ở bên dưới mức tiềm năng, thì nền kinh tế đang
ở trạng thái tăng trưởng thấp báo hiệu suy thoái.
0.50%
2.90%
2.20%
-2.00%
-1.40%
2.30%
8.30%
7.20%
8.30%
3.80%
2.80%
3.60%
6%
4.70%
5.10%
5.80%
8.70%
8.10%
8.80%
9.50%
9.30%
8.20%
5.80%
4.80%
6.80%
6.90%
7.10%
7.30%
7.80%
8.40%
8.20%
8.48%
6.23%
5.32%
6.78%
5.89%
5.03%
5.42%
5.98%
6.68%
6.00%
-4.00%
-2.00%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
G of GDP GDP-Tiềm Năng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-8-
+ Mặt khác tương ứng với các giao động xoay quanh mức tiềm năng này tại
các mức đỉnh và đáy của tăng trưởng thực tế thì sau đó đều cho thấy xu hướng
ngược lại (đảo chiều với xu hướng trước đó); và như nêu phần trên đó được coi là
các chu kỳ kinh tế của Việt Nam
+ Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang vận hành ở dưới mức tiềm năng và
như vậy đang báo hiệu cho một chu kỳ tăng trưởng trong thời gian tới.
Như vậy các diễn biến của nền kinh tế Việt Nam là đã mang tính chu kỳ và
mỗi chu kỳ có đáy sau là cao hơn đáy trước; tuy nhiên mức đỉnh sau lại không bằng
mức đỉnh trước. Diễn biến này tạo thành một “cái nơm” hướng xuống, cho thấy xu
thế tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng co hẹp, càng biến động trong biên độ nhỏ
dần và từ đó ẩn chứa nhiều diễn biến khó lường, chưa dự tính được cho nền kinh tế.
Đồng thời nó cũng cho thấy mỗi khi nền kinh tế ở bên trên hoặc bên dưới mức tiềm
năng thì đều cho thấy các dấu hiệu cảnh báo xu hướng đảo ngược lại xu hướng
trước đó. Hiện tượng này đã khiến nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi nghiên cứu: liệu
chăng việc GDP thực tế biến động quá mức lên bên trên hoặc xuống bên dưới mức
tiềm năng là báo hiệu cho các mức đỉnh và đáy của một chu kỳ kinh tế và điều này
đòi hỏi các nghiên cứu thực nghiệm xác định lại.
Mặt khác tiếp tục quan sát các diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu
sinh nhận thấy tương ứng với các diễn biến mang tính chu kỳ của nền kinh tế Việt
Nam, có thể nhận thấy diễn biến tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội cũng có các diễn biến
với nhiều nét tương đồng và cũng có nét khác biệt như sau:
- Nét tương đồng: Năm 1999 đầu tư toàn xã hội cũng ở mức đáy, và đã tạo
đỉnh 53.71% vào năm 2007, tương ứng với đó tăng trưởng kinh tế cũng tạo đỉnh
8.3%; và tiếp theo đó đầu tư toàn xã hội suy giảm, tương ứng đó tăng trưởng kinh tế
suy giảm;
- Nét khác biệt: Quá trình suy giảm đầu tư toàn xã hội vẫn đang trong xu thế
giảm tiếp diễn; trong khi đó tăng trưởng kinh tế đã kết thúc một chu kỳ kinh tế và
bước vào chu kỳ mới.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-9-
Biểu đồ 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, những biến động của nền kinh tế Việt Nam đặt ra các câu hỏi đối
với cả những nhà kinh tế học lẫn những nhà quản lý, đặc biệt là chính phủ, cần phải
trả lời đó là:
- Có phải các biến động trong tổng cầu (được biệu hiện của GDP thực tế)
xoay quanh mức sản lượng tiềm năng là nguyên nhân tạo ra tính chu kỳ của nền
kinh tế hay không?
- Làm thế nào nhận diện được các dấu hiệu của việc bắt đầu và kết thúc một
chu kỳ suy thoái hoặc một chu kỳ tăng trưởng.
- Mối quan hệ của tính chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế sẽ diễn ra
như thế nào trong ngắn hạn, dài hạn? Có tồn tại trạng thái cân bằng trong dài cho
mối quan hệ này hay không?
- Các yếu tố như tiêu dùng, chi tiêu chính phủ, các chính sách quản lý vĩ mô,
ngoại thương có vai trò như thế nào trong mối quan hệ chu kỳ kinh tế và đầu tư ?
40.63%
43.79%
46.58%
48.84%
49.62%
47.58%
48.90%
53.71%
47.70%
50.04%
49.20%
41.17%
38.68%
37.25%
37.23%
37.25%
35.41%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-10-
Trong quá trình khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế thì các nhà nghiên cứu
đều nhận thấy hiện tượng đầu tư trong toàn nền kinh tế giảm khi nền kinh tế suy
thoái và khi quá trình kinh tế phục hồi thì đầu tư toàn xã hội đặc biệt là đầu tư từ
lĩnh vực tư nhân cũng phục hồi nhanh chóng, và xuất hiện vòng xoáy liên tục diễn
ra: kinh tế suy thoái - đầu tư giảm và tiếp theo là kinh tế tăng trưởng - đi kèm với
đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên, điều này xuất hiện câu hỏi đó là làm sao để phá vỡ
vòng xoáy đó đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định?
Sau khi nỗ lực trả lời các câu hỏi trên thì các gợi ý chính sách kinh tế của
Chính phủ đối với đầu tư trong toàn nền kinh tế là như thế nào và vai trò của đầu tư
nhà nước trong nền kinh tế sẽ như thế nào?
Để giải quyết các câu hỏi trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam”
2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh tế và đầu tư
2.1.1. Chu kỳ kinh tế
Đã có khá nhiều các học thuyết mô tả về chu kỳ kinh tế; và phần lớn tồn tài
theo hai cách tiếp cận:
- Nhóm học thuyết chu kỳ kinh tế giựa trên các lý giải sự biến động của tổng
cầu và một số trường hợp là cả tổng cung; đây là nhóm lý thuyết chính thông từ xưa
tới nay và đã được nhiều nhiều trường phái kinh tế xây dựng, quan tâm nghiên cứu.
- Nhóm học thuyết chu kỳ kinh doanh thực – RBC giựa trên các biến động
của năng suất và công nghệ để lý giải các chu kỳ kinh tế; đây là nhóm lý thuyết mới
và cũng đã thu hút được đông đảo nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu
a) Nhóm học thuyết chu kỳ kinh tế gắn với sự biến động của tổng cầu, nhóm
lý thuyết này cho rằng GDP tiềm năng (tổng cung) tăng trưởng ổn định trong khi
tổng cầu thì biến động thường xuyên do phụ thuộc vào mức độ biến động của thu
nhập, tiền lương. Nếu tổng cầu tăng nhanh hơn GDP tiềm năng thì lạm phát xuất
hiện do giá tăng cao và GDP thực tăng mạnh; và nếu tổng cầu tăng chậm hơn GDP
tiềm năng thì suy thoái xuất hiện do giá giảm mạnh và GDP thực suy giảm. Nhóm
lý thuyết về chu kỳ kinh doanh gắn với sự biến động của tổng cầu cũng đã có nhiều
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-11-
quan điểm khác nhau nhằm lý giải về nguồn gốc của sự biến động tổng cầu và qua
đó tạo ra chu kỳ kinh tế
- Lý thuyết chu kỳ của trường phái Keynes thì cho rằng, nguyên nhân chính
của các biến động trong chu kỳ kinh tế là do biến động trong đầu tư và sự biến
động trong niềm tin kinh doanh đã tạo ra sự biến biến động trong tổng cầu.
- Lý thuyết chu kỳ của trường phái trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman
(1956) thì cho rằng các biến động trong chi tiêu đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, được
thúc đẩy bởi sự biến động về tốc độ gia tăng lượng cung tiền vào nền kinh tế và từ
đó tạo ra sự biến động trong tổng cầu tương ứng.
Cả 2 lý thuyết nhằm lý giải về sự biến động của tổng cầu và qua đó là chu kỳ
kinh tế của trường phái Keynes và Trọng tiền chỉ đơn giản giả định rằng mức tiền
lương là “cứng nhắc” trong ngắn hạn do vậy khi tổng cung thay đổi, thì có sự lệch
pha so với sự thay đổi tổng cầu và là nguyên nhân tạo ra chu kỳ kinh tế. Và nhằm lý
giải sự biến động phức tạp của tổng cầu các lý thuyết về chu kỳ mới đã ra đời nhằm
bổ trợ cho các hạn chế của hai lý thuyết trên.
- Lý thuyết chu kỳ kinh tế cổ điển mới thì cho rằng chỉ có những biến động
bất ngờ trong tổng cầu mới tạo ra sự biến động của GDP thực xoay quanh GDP
tiềm năng. Nguyên nhân là do tổng cung tiềm năng và tổng cầu sẽ xác định mức giá
và qua đó quyết định mức thu nhập, mức lương trong nền kinh .
- Lý thuyết chu kỳ kinh tế của trường phái Keynes mới thì cho rằng cả biến
động bất ngờ và các biến động dự kiến trong hiện tại của tổng cầu đều tạo ra những
biến động trong GDP thực xung quanh GDP tiềm năng. Nguyên nhân là do mức thu
nhập và lương trong nền kinh tế đã được điều chỉnh phù hợp theo thời gian. Cũng
theo quan điểm của trường phái Keynes mới, trong quá trình phát triển của nền kinh
tế sẽ không loại trừ khả năng thỉnh thoảng có một cú sốc cung từ đó tạo ra chu kỳ
suy thoái. Ví dụ: Giá dầu tăng, hạn hán phổ biến, một cơn bão lớn, hoặc một thảm
họa thiên nhiên khác, có thể gây ra một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, đối với các lý
thuyết chu kỳ kinh tế trước đây thì các cú sốc cung thường không phải là nguyên
nhân chính gây ra các biến động mang tính chu kỳ.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-12-
b)Nhóm học thuyết mới về chu kỳ kinh tế (còn được gọi là lý thuyết chu
kỳ kinh tế thực - RBC), RBC cho rằng sự biến động ngẫu nhiên về năng suất là
nguyên nhân chính gây ra các biến động mang tính chu kỳ; bên cạnh đó cũng có
một số nguyên nhân khác như: các biến động mang tính quốc tế, biến đổi khí hậu,
hoặc thiên tai. Lý thuyết về RBC cũng cho rằng cung tiền không tạo ra chu kỳ kinh
tế, nó chỉ gây ảnh hưởng tới giá cả. Lý thuyết mới về chu kỳ kinh tế ngày càng được
thừa nhận rộng rãi, được nhiều nhà kinh tế trẻ theo đuổi và trở thành một phần của
các phân tích cân bằng tổng quát động. Nội dung chính của RBC bao gồm:
- RBC Impulse, sự thay đổi của công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi trong năng
suất và từ đó tạo ra “xung phản ứng” RBC. Và để đo lường “xung phản ứng” RBC,
các nhà kinh tế đã đo lường sự thay đổi của năng suất kết hợp của vốn và lao động.
- Cơ chế RBC. Hai hiệu ứng kéo theo sau sự thay đổi về năng suất làm phát
sinh sự giãn nở hoặc co lại của tổng cầu là: (1) Sự thay đổi nhu cầu đầu tư; (2) Sự
thay đổi nhu cầu lao động. Thường khi công nghệ thay đổi sẽ làm cho công nghệ cũ
trở nên lỗi thời và làm giảm năng suất lao động trong ngắn hạn do công nghệ mới
chưa đưa vào sử dụng, hoặc chưa phát huy được. Khi đó các doanh nghiệp sẽ nhận
thấy lợi nhuận kỳ vọng của họ suy giảm và năng suất lao động giảm; từ đó họ sẽ cắt
giảm vốn đầu tư và sa thải bớt nhân công. Do vậy hiệu ứng đầu tiên của việc sụt
giảm năng suất là việc cắt giảm nhu cầu đầu tư và giảm nhu cầu thuê mướn nhân
công.
c) Khái niệm về chu kỳ kinh tế
Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ
kinh tế. Mặc dù gọi là “chu kỳ” khiến ta có cảm giác sự thăng trầm này diễn ra đều
đặn và có thể dự báo được, trên thực tế, chu kỳ kinh tế diễn ra rất không đều đặn, và
khó có thể dự báo (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigh, 2013).
Theo Samuelson Paul A (2007), Chu kỳ kinh tế là sự biến động
của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh
(bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh
chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-13-
 Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Theo thông lệ các nhà kinh tế
quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai
quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
 Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
 Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết
thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng
thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Thông thường, các nhà kinh tế chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế
khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà
kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến
mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
 Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong
các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt
giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và
kết quả là GDP thực tế giảm sút.
 Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao.
 Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất
giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng
tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
 Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường
giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh
doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ
suy thoái.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-14-
Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược
lại.
d. Tóm tắt một số lý thuyết chính về chu kỳ kinh tế
- Mô hình gia tốc – số nhân của P. Samuelson (2007), mô hình này cho rằng
các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia
tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.
- Lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman (1956), cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự
mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng.
- Lý thuyết chu kỳ kinh tế chính trị, đại diện là các nhà kinh tế học William
Nordhaus (1975), Michał Kalecki (1943),... Lý thuyết này quy cho các chính trị gia
là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ
để có thể thắng cử.
- Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng, đại diện là Robert Lucas, Jr.
(1969), Thomas Sargent (1971)...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận
động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít
dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý
thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công
nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
- Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực tế đại diện là Edward Prescott, Charles Prosser
đã lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong
một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những giao động có tính chu
kỳ.
Tuy nhiên, các lý thuyết đều có quan điểm riêng, có cách lý giải riêng để giải
thích sự hình thành của chu kỳ kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu nhất định. Và vì
thế các quan điểm này đôi khi mâu thuẫn nhau, nhưng đều có chứa đựng những
yếu tố hiện thực và phù hợp với một bối cảnh nhất định.
2.1.2. Đầu tư
Trong lý thuyết kinh tế học vĩ mô, đầu tư là số tiền mua một đơn vị thời gian
của hàng hóa không được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất trong tương lai.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-15-
Trong đo lường thu nhập và sản lượng quốc gia, "tổng đầu tư" (I) còn là một thành
phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được đưa ra trong công thức GDP = C + I
+ G + NX, ở đây C là tiêu dùng, G là chi tiêu chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng, là
sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu, X − N. Do đó đầu tư là tất cả những gì
còn lại của tổng chi phí sau khi tiêu dùng, chi tiêu chính phủ, và xuất khẩu ròng
được trừ (tức là I = GDP − C − G − NX).
Đầu tư trong vốn con người bao gồm chi phí học bổ sung hoặc đào tạo trong
công việc. Đầu tư hàng tồn kho là sự tích tụ của các kho hàng hóa; nó có thể là tích
cực hay tiêu cực, và nó có thể có dụng ý hoặc không có dụng ý.
Theo Kevin A. Hassett (2008), Đầu tư thường được mô hình hóa như một
hàm của thu nhập và lãi suất, được đưa ra bởi mối quan hệ I = f(Y, r). Một gia tăng
trong thu nhập khuyến khích đầu tư cao hơn, trong khi một lãi suất cao hơn có thể
không khuyến khích đầu tư do nó trở nên tốn kém hơn để vay tiền.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu chu kỳ kinh tế đã được đặt ra trên thế giới và đã manh nha từ thế
kỷ 19 khi giới kinh tế học buộc phải trả lời những câu hỏi liên quan tới suy thoái và
tăng trưởng, tuy nhiên mãi về sau thì việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế mới được
trường phái Tân cổ điển tiến hành cụ thể với học thuyết về Real Business Cycle.
Tuy nhiên, đã xuất hiện những trung tâm nghiên cứu rất lớn trong giới đầu tư và
chính phủ về tính chu kỳ của nền kinh tế, điển hình tổ chức nghiên cứu National
Bereau Of Economics Research, đây là tổ chức có nghiên cứu hết sức hệ thống về
Chu kỳ kinh tế gồm cả kinh tế thế giới và nền kinh tế Mỹ từ năm 1979 cho tới nay
với hàng trăm bài nghiên cứu (The National Bereau Of Economics Research,
http://www.nber.org/cycles/main.html).
3.1.1. Nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong mối liên hệ với chu kỳ
kinh tế
James H. Stock, Mark W. Watson (2002), đã tập chung vào việc lý giải
nguyên nhân của sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh tại Mỹ trong giai đoạn từ 1960
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-16-
đến 2001, với mỗi chu kỳ quan sát của nền kinh tế được phân chia thành các khoảng
thời gian 10 năm một2
, với đặc trưng là các giá trị trung bình của GDP thực và độ
lệch của GDP thực. Đầu tiên hai tác giả mô tả các diễn biến mang tính của nền kinh
tế Mỹ thông qua hàng loạt các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian. Tiếp đó hai
tác giả đã tiến hành phân tích định lượng các diễn biến của chu kỳ kinh doanh này
theo quý trong khoảng thời gian từ Q1 1959 đến Q3 2001.
Mô hình nghiên cứu cụ thể bao gồm các biến: GDP thực, Cung tiền, tín
dụng, lãi suất, giá cổ phiếu; Nhà đất, Chỉ số sản xuất công nghiệp, hàng tồn kho và
đơn đặt hàng, việc làm. Với kỹ thuật xử lý bằng cách xem xét biến động bằng độ
lệch chuẩn của các biến theo chuỗi thời gian; ngoài ra các tác giả ứng dụng kỹ thuật
VAR, hàm phản ứng của VAR trong phân tích các biến quan sát nhằm phát hiện
vấn đề nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của James H. Stock, Mark W. Watson đã cho thấy có các
bằng chứng thực nghiệm về tính chu kỳ và hiệu quả nền kinh tế. Cụ thể khi GDP
thực suy giảm, thì kéo theo đó là sự suy giảm trong tiêu thụ hàng hóa, trong đầu tư
vào tài sản cố định và trong cấu trúc sản suất. Tuy nhiên kéo theo đó là các diễn
biến tích cực trong chính sách tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở
lại. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tạo ra các cú sốc cho nền kinh tế và khiến
cho hiệu quả của các biện pháp kích thích là không được triệt để. Kết quả nghiên
cứu thực nghiệm của các tác giả đã cung cấp các thông tin cho việc dự báo các diễn
biến trong tương lai và qua đó có được các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với bối
cảnh.
Matias, B. và Borja, L. (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và
chu kỳ kinh doanh thông qua việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng sản lượng hàng năm đối
với một số ngành sản xuất tại 111 quốc gia và 28 ngành công nghiệp trong khoảng
40 năm, với quy mô mẫu lên tới cơ bản bao gồm 57.538. Quy trình nghiên cứu của
hai ông được chia thành ba bước cơ bản: (1) Nhận diện và xác định các cuộc suy
2
1960 -1969; 1979 – 1979; 1980 – 1989; 1990 - 2011
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-17-
thoái đã diễn ra ở mỗi quốc gia, (2) Đo lường mức độ mà mỗi ngành nghề phụ
thuộc vào đầu tư bên ngoài - FDI, và (3) Nhận diện mức độ nghiêm trọng của các
vấn đề tài chính đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Mô hình hồi quy hai tác giả sử
dụng là: Growthi,c,t = α1*Sizei,c,t−1 + α2*Recessionc,t +
α3*(Recessionc,t*External_Finance_Dependencei) + α4*Dummy_Variables + εi,c,t.
Trong đó:
 Growthi,c,t là biến phụ thuộc phản ánh chỉ số tăng trưởng công nghiệp
của ngành sản xuất i tại quốc gia c trong thời gian t
 Sizei,c,t−1 là biến giải thích, cho biết tỷ trọng của tổng giá trị ngành i
trong nước c được thêm vào trong năm t – 1
 Recessionc,t là biến giải thích, lấy giá trị 1 nếu quốc gia c đang trải qua
một cuộc suy thoái vào năm t, và bằng 0 nếu ngược lại
 External_Finance_Dependencei là sự phụ thuộc tài chính bên ngoài
cho ngành công nghiệp i.
 Dummy_Variables là biến giả xác định hiệu ứng theo từng ngành
công nghiệp, từng quốc gia, năm và từng năm
 εi,c,t. là phần sai số
 các hệ số αi cho biết dấu và mức tác động của các biến tương ứng cần
nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và quan sát theo ba chiều: thời gian, ngành
và quốc gia. Phương pháp hồi quy là The benchmark regression với hiệu ứng cố
định.
Kết quả nghiên cứu của Matias, B. và Borja, L. Cho thấy rằng các ngành
công nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng
nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái. Đồng thời các ngành này càng bị ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn trong suy thoái khi chúng thuộc những nước có khả năng kiểm soát
tài chính kém. Kết quả là bằng chứng thực nghiệm rõ ràng về việc tác động của các
yếu tố tài chính và đầu tư tới chu kỳ kinh doanh.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-18-
Lý thuyết chu kỳ được phát triển bởi Chari và các cộng sự (2006) nhằm
đơn giản hóa việc phân tích các biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Xuất
phát từ diễn biến các đợt khủng hoảng gần đây khi mà các dòng vốn suy giảm đột
ngột (điểm dừng đột ngột của dòng vốn) và kéo theo đó là hệ quả của việc sụt giảm
mạnh về sản lượng của nền kinh tế; Chari và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm tại Mexico vào giữa những năm 1990, nhằm kiểm tra hiệu ứng định
lượng của một điểm dừng đột ngột.
Kết quả cho thấy điểm dừng đột ngột, tự mình không dẫn đến giảm sản
lượng, mà làm tăng sản lượng lên. Để tạo ra sụt giảm sản lượng đầu ra trong một
cuộc khủng hoảng tài chính, mô hình phải bao gồm các yếu tố khác có tác động tiêu
cực đến đầu ra đủ lớn để áp đảo hiệu ứng tích cực của điểm dừng đột ngột.
Như vậy, phương pháp Chari và các cộng sự (2006) rất có ý nghĩa trong việc
xác định các xung đột hoặc những cú sốc trong nền kinh tế. Mô hình cơ bản của lý
thuyết chu kỳ là mô hình tăng trưởng tân cổ điển, trong đó có mỗi giai đoạn khác
nhau của chu kỳ kinh tế sẽ có các diễn biến khác nhau. Lý thuyết tân cổ điển gọi đó
là các diễn biến, biến động, cú sock của: Chi tiêu chính phủ, lao động, vốn, đầu tư,
xuất nhập khẩu, tín dụng, dân số, tiền lương. ..
Kế thừa nghiên cứu của Chari và các cộng sự (2006), Simonovska và
Soderling (2008) tập chung vào phân tích các biến động kinh tế ở Chilê trong giai
đoạn 1998-2007 trên cơ sở ứng dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển với các biến
động theo thời gian3
. Mục tiêu của nghiên cứu là lượng hóa các tác động (cú shock)
của các nhóm yếu tố về: Lao động, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất, nhập khẩu, hiệu
quả tăng trưởng tới chu kỳ của nền kinh tế. Đồng thời qua việc nghiên cứu đó sẽ đề
xuất được các chính sách phù hợp, mô hình phát triển phù hợp cho nền kinh tế trong
từng giai đoạn nhất định. Các biến nghiên cứu cụ thể bao gồm:
 Yt = GDP - Net Vat Revenue - Import Duties
 Ct = Total Consumption - Gov't Cons – VAT - Import Duties
3
standard neoclassical growth model with time-varying frictions = “wedges”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-19-
 Xt = Gross Fixed Capital Formation + Change in Inventories
 Gt = Gov't Consumption + Exports – Imports
 Population (Yearly Observation Repeated 4 Times)
 γn = Population Growth Rate
 Average Weekly Hours Actually Worked
 Lt = Total Hours Worked per Quarter
Phương pháp phân tích được các tác giả sử dụng là: benchmark model cùng
với việc phân tích độ nhạy của các diến biến trong giai đoạn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của Simonovska và Soderling (2008) đã cho thấy: (i)
nhóm yếu tố về lao động (như: thất nghiệp, năng suất lao động) có tác động nhiều
nhất và rõ nét tới diễn biến chu kỳ kinh tế của Chile trong giai đoạn nghiên cứu;
nhóm yếu tố về đầu tư không có ý nghĩa nghiên cứu; tuy nhiên việc mở rộng tín
dụng sẽ dẫn tới gia tăng đầu tư. (ii) Diễn biến chu kỳ kinh tế sẽ tạo ra các dự báo
ngược lại đối với các đầu ra của nền kinh tế và qua đó giải thích được các diễn biến
trong sản xuất, tiêu dùng và đầu tư khá tin cậy.
Eskesen (2009)4
đã tập chung vào lý giải các quyết sách của Chính phủ Hàn
Quốc trước các khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang tính chu kỳ. Cụ thể Eskesen
(2009) nhận thấy Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các chính sách tài khóa với quy
mô lớn5
trong các chu kỳ suy thoái. Và tác giả đã đặt một câu hỏi rất quan trọng là
căn cứ vào đâu để xây dựng một chính sách tài khóa hiệu quả, giúp Hàn Quốc vượt
qua khủng hoảng.
Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu trên, Eskesen đã ứng dụng mô hình Tài
chính và tiền tệ tích hợp của IMF (GIMF) được hiệu chỉnh cho phù hợp với Hàn
Quốc và nghiên cứu của mình. Cụ thể GIMF của Hàn Quốc như sau:
 Cấu trúc bên cầu và cung
 Cấu trúc thương mại và vị trí bên ngoài
4
Countering the Cycle - the Effectiveness of Fiscal Policy in Korea
5
Kích cỡ của gói kích thích tài chính cao hơn mức trung bình của các nền kinh tế G20
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-20-
 Vị trí tài chính, cấu trúc và chức năng phản ứng
 Chức năng phản ứng chính sách tiền tệ
 Thông số kết cấu cho các hộ gia đình
 Sản xuất, tỷ lệ khấu hao
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy, Hàn Quốc đã sử dụng chính sách
tài khóa theo chu kỳ, đặc biệt tập trung vào chi tiêu công và qua đó có tác động trực
tiếp mang tính lan tỏa đến nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và giúp chính phủ đạt mục
tiêu vượt qua suy thoái. Như vậy, nghiên cứu của Eskesen cho thấy các diễn biến
của chu kỳ kinh tế có tác động tới các quyết sách của chính phủ, các hành vi của
nền kinh tế.
Dựa trên điều này, tác động của các gói kích thích tài chính gần đây được
ước tính và sự phù hợp của kết hợp các biện pháp hiện tại được đánh giá. Trong bối
cảnh này, bài báo cũng dựa trên kinh nghiệm hoạt động quốc tế với các biện pháp
kích thích tài chính
Justiniano, A., Primiceri, G. E., & Tambalotti, A. (2010). Tập trung vào
lý giải nguyên nhân gây ra các biến động có tính chu kỳ trong nên kinh tế Mỹ.
Trong mô hình nghiên cứu của các tác giả thì biến đổi sản lượng của nền kinh tế và
khoảng thời gian diễn ra một chu kỳ là được coi nhà những tác nhân, những cú sốc
đối với hiệu quả đầu tư.
Cụ thể để nghiên cứu các biến động có tính chu kỳ, các tác giả đã ứng dụng
mô hình DSGE theo trường phái tăng trưởng tân cổ điển, và có sự hiệu chỉnh thêm
một số yếu tố như: thị hiếu, công nghệ và cấu trúc thị trường. Theo mô hình nghiên
cứu của tác giả thì, nền kinh tế sẽ được phân tách thành 5 thành phần (nhà sản xuất
hàng hóa cuối cùng, nhà sản xuất hàng hóa trung gian, hộ gia đình, cơ quan tuyển
dụng và chính quyền) và tương ứng với đó là 5 mô hình thực nghiệm và được ràng
buộc với nhau theo phương trình Ct + It + Gt + a(ut)Kt-1 = Yt. Các tác giả đã sử dụng
các phương pháp Bayes để mô tả phân bố nghiệm của các tham số cấu trúc.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-21-
Kết quả nghiên cứu cho thấy cú sốc trong đầu tư là nguyên nhân chính gây ra
các diễn biến mang tính chu kỳ kinh tế; cú sốc về công nghệ giữ vai trò không đáng
kể trong những biến động về tiêu thụ và sản lượng; cú sốc đối với nguồn cung lao
động tác động rất ít tới chu kỳ kinh doanh.
3.1.2. Nghiên cứu chu kỳ kinh tế trong mối quan hệ với đầu tư
Alejandro Justiniano & Giorgio E. Primiceri & Andrea Tambalotti,
(2009) cũng như nghiên cứu của Jeremy Greenwood, Hercowitz Zvi và Gregory
Huffman (1988), đã có nghiên cứu về cú sock đầu tư đến chu kỳ kinh tế cũ. Tuy
nhiên, ở chiều ngược lại, nhóm cú sock từ các diễn biến của chu kỳ kinh tế ảnh
hưởng tới đầu tư như thế nào thì nghiên cứu này chưa đề cập được.
James H. Stock, Mark W. Watson (1999) trong nghiên cứu của mình về
chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong nền kinh tế vỹ mô đã xem xét mối quan hệ thực
nghiệm ở Hoa Kỳ sau chiến tranh giữa chu kỳ kinh kinh tế và các khía cạnh khác
nhau của kinh tế vĩ mô như sản xuất, lãi suất, giá cả, năng suất, đầu tư, thu nhập và
tiêu dùng. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách xác định mối quan hệ giữa chu
kỳ kinh tế và các nhân tố theo chuỗi thời gian. Nghiên cứu cũng đánh giá một số
các quy tắc thực nghiệm bổ sung trong nền kinh tế Mỹ, bao gồm đường cong
Phillips và một số mối quan hệ dài hạn, đặc biệt là cầu tiền dài hạn, các tính chất dài
hạn của lãi suất và đường cong năng suất, và các tài sản dài hạn, đầu tư và chi tiêu
của chính phủ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá mối quan hệ
giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư, chưa phân tách được mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế
và đầu tư công, cũng như đầu tư tư nhân.
Jeremy Greenwood, & Hercowitz, Zvi & Krusell, Per, (2000) đã có
nghiên về sự tác động của các thay đổi về mặt đầu tư các công nghê tiên tiến đến
chu kỳ kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi công nghệ là nguồn gốc của
xấp xỉ 30% trong thay đổi sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ
mới phân tích được tác động một chiều từ đầu tư công nghệ lên chu kỳ kinh tế, chưa
phân tích được chiều ngược lại.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-22-
Jansen, W. Jos and Stokman, Ad C.J (2004) đã có nghiên cứu về mối quan
hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chu kỳ kinh tế giữa các nước trong giai đoạn
1982-2001. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia có mối quan hệ FDI tương đối
chặt chẽ cũng có chu kỳ kinh doanh đồng bộ hơn trong giai đoạn 1995-2001. Trước
năm 1995, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một mối liên hệ tích cực giữa các FDI
và chu kỳ kinh tế, nhưng nguyên nhân chính là do những ảnh hưởng của quan hệ
thương mại. Qua đó tac giả đưa ra các khuyến nghị (1) Dự báo chu kỳ kinh doanh
có ý nghĩa lớn đối với các quyết định trong tương lai, và (2) các nhà hoạch định
chính sách cần có xem xét mối liên hệ giữa FDI và chu kỳ kinh tế để có các quyết
sách phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mởi dừng lại ở việc phân tích mối
quan hệ từ năm 1982 đến năm 2000.
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố khác
trong mối quan hệ với chu kỳ kinh tế như nghiên cứu của Matias, B. và Borja, L.
(2005); Chari và các cộng sự (2006), Simonovska và Soderling (2008), Eskesen
(2009), James H. Stock, Mark W. Watson (2002), Justiniano, A., Primiceri, G. E., &
Tambalotti, A. (2010). ..Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa
chu kỳ kinh tế và đầu tư như: Alejandro Justiniano & Giorgio E. Primiceri &
Andrea Tambalotti, (2009); Jeremy Greenwood, Hercowitz Zvi và Gregory
Huffman (1988); James H. Stock, Mark W. Watson (1999); Jeremy Greenwood, &
Hercowitz, Zvi & Krusell, Per, (2000); Jansen, W. Jos and Stokman, Ad C.J (2004)
tuy nhiên, một nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư
công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài là chưa có hoặc chỉ mới đánh giá
tác động một chiều.
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
3.2.1. Các nghiên cứu về vĩ mô và các bất ổn nền kinh tế Việt Nam
Tại Việt Nam, trước thời điểm năm 2014 chưa có một nghiên cứu chính thức
nào về “chu kỳ kinh tế” ở Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích
các diễn biến vĩ mô, các điểm nút gây ra các đợt khủng hoảng, bất ổn, đánh giá việc
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-23-
thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ... một số nghiên cứu điển
hình gồm:
Nghiên cứu của Hà Quỳnh Hoa (2008), hướng tới phân tích thực trạng thực
thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời ước lượng hàm cầu tiền
M1 và M2 để có được các hoạch định chính sách tiền tệ phù hợp trong tương lai.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) và mô
hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho việc nghiên cứu thực nghiệm cầu tiền
ở Việt Nam giai đoạn 1994- 2006. Cụ thể 3 mô hình nghiên cứu là:
Mô hình 1: lnm1r = f (lip, aninfe)
Mô hình 2: lnm1r = f (lip, r)
Mô hình 3: ln m2r = F (lip, tpkb, ger )
Trong đó lnm1r và lip là giá trị logarit cơ số tự nhiên của khối lượng tiền M1
thực tế và chỉ số sản xuất công nghiệp, aninfe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và r là tỷ lệ
lãi suất. Biến aninfe được lấy bằng tỷ lệ lạm phát bình quân năm trễ một thời kỳ.
m2r là khối lượng tiền M2 thực tế (được điều chỉnh theo chỉ số giá lấy năm 1994
làm gốc); lip là tốc độ thay đổi của chỉ số sản xuất công nghiệp theo tháng (năm
1994 =100); tpkb là tỷ lệ lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu bình quân năm và ger
là tỷ lệ mất giá của đồng nội tệ.
Như vậy nghiên cứu của Hà Quynh Hoa, chú trọng vào phân tích cầu tiền
M1 và M2, qua đó đưa ra các khuyến nghị để ngân hàng nhà nước có được các
chính sách điều hành tiền tệ hợp lý; và qua đó điều kiển lãi suất, kiềm chế lạm phát,
duy trì lạm phát ở mức hợp lý và kích thích nền kinh tế phát triển. Xét theo một
nghĩa nào đó, những biến số nghiên cưu này góp phần hình thành các chỉ báo vĩ mô
về tính chu kỳ của nền kinh tế và các biện pháp tác động vào chu kỳ của nền kinh tế.
Tuy nhiên tác giả không chọn hướng tiếp cận này và vì thế đây là nghiên cứu có
liên quan gián tiếp và gợi mở hướng nghiên cứu về đề tài cho nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang A (2011), Dựa trên số liệu vĩ mô của nền
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2010; Nguyễn Quang A đã xem xét diễn
biến của nền kinh tế trong khoảng 15 năm nhằm tìm ra các căn nguyên của việc
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-24-
thường xuyên có các bất ổn vĩ mô. Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung
vào phân tích hai mô hình đồng nhất thức theo 5 nguyên tắc như sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tổng cầu + Xuất khẩu ròng (N.E) =
(Tổng tiêu dùng + Tổng đầu tư)+ N.E = ([Tiêu dùng cá nhân + Tiêu dùng của chính
phủ] + Tổng đầu tư) + N.E = ([C + G] + I) + N.E. => GDP = C + G + I + N.E
- Đầu tư = Tiết kiệm (để dành) nội địa + Tài trợ có nguồn gốc nước ngoài
Đồng thời, theo Nguyễn Quang A nền kinh tế muốn phát triển bền vững cần
tuân thủ các nguyên tắc:
1. Cần có tăng trưởng GDP lành mạnh (đều đặn và cao ở mức có thể)
2. Trong dài hạn tổng cầu đừng tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP, Nguồn
lực nước ngoài đừng tăng nhanh hơn GDP
3. Đầu tư nên tăng nhanh hơn mức tăng tiêu dùng một chút.
4. Tăng để dành nội địa nên cao hơn mức tăng đầu tư để tránh nợ nần gia
tăng
5. Lạm phát thấp
Kết quả nghiên cứu của Nguyên Quang A đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đã
vi phạm hầu hết các nguyên tắc về phát triển bền vững, hiệu quả. Cụ thể như sau:
 GDP hàng năm của Việt Nam tăng trưởng thuộc loại cao
 Trong dài hạn, tổng cầu luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP
rất nhiều và khiến quy tắc 2 bị vi phạm
 Tỷ lệ tăng đầu tư luôn cao hơn tỷ lệ tăng tiêu dùng với mức tăng rất
nhiều là vượt quá quy định của nguyên tắc 3 là chỉ tăng một chút
 Đầu tư luôn lớn hơn tiết kiệm suốt một thời gian dài dẫn tới vay nợ và
vi phạm nguyên tắc 4.
 CPI biến động rất thất thường, có những năm vượt trên 2 con số.
Và như thế bất ổn vĩ mô trở thành căn bệnh kinh niêm là khó tránh khỏi; mà
hai nguyên nhân chủ đạo của nó là (1) Xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế của
Việt Nam và (2) Xuất pháp từ việc đưa ra các chính sách kinh tế sai lầm; và kết hợp
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-25-
2 nguyên nhân này với các bất ổn bên ngoài của nền kinh tế thế giới lại càng tạo ra
sự cộng hưởng cho các bất ổn vĩ mô trong nước.
Tóm lại nghiên cứu của Nguyễn Quang A có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn
và hết sức mạch lạc khi lý giải các vấn đề của nền kinh tế thông qua tổng cầu, tiết
kiệm, đầu tư, xuất nhập khẩu, chi tiêu chính phủ, lạm phát. Đồng thời cũng manh
nha đưa ra các chỉ báo về việc nhận diện các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô khi có
các dấu hiệu vi phạm 5 nguyên tắc đã nêu trên theo 2 đồng nhất thức đã đề cập.
Bên cạnh ý nghĩa to lớn, nghiên cứu của Nguyễn Quang A lại chỉ giới hạn ở
việc phân tích xem các vấn đề vĩ mô có vi phạm 5 nguyên tắc hay không chứ không
tiếp tục phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình theo hướng diễn tiến thành các chu
kỳ kinh tế, các dấu hiệu nhận diện nó và đầu tư có vai trò thế nào trong chu kỳ kinh
tế.
Nghiên cứu của UEH (2012), Với mục tiêu là xem xét một cách hệ thống
những lý thuyết về cú sốc kinh tế; và qua đó UEH đã ứng dụng hệ thống lý thuyết
này vào phân tích những tác động của cú sốc vĩ mô đến nền kinh tế Việt Nam nằm
đưa ra được các dự báo về những cú sốc và hướng đi cho Việt Nam trong thời gian
tới. UEH đã sử dụng mô hình VAR trong xem xét tác động của cú sốc tới nền kinh
tế Việt Nam; với các biến nghiên cứu bao gồm:
 Tỷ lệ lạm phát
 Chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng
 Lãi suất tiền gửi VNĐ ở Việt Nam kỳ hạn 3 tháng.
Kết quả nghiên cứu của UEH cho thấy:
 Lạm phát tăng ngay sau lãi suất tăng và tăng mạnh nhất vào tháng thứ
tư, sau đó giảm dần sau khi có cú sốc lãi suất.
 Khi có sự gia tăng về sản lượng đã làm cho lạm phát tăng lên, và tăng
liên tục trong những tháng tiếp theo
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-26-
 Lãi suất và sản lượng đếu là những tác nhân gây tác động đến lạm
phát cũng như là nền kinh tế Việt Nam, trong đó lãi suất là tác nhân
chính gây ra lạm phát ở Việt Nam
Như vậy, nghiên cứu của UEH tập trung vào lý giải yếu tố chính thường gây
ra bất ổn vĩ mô của nên kinh tế Việt Nam là do lạm phát biến động và nguyên nhân
của biến động này là do có cú sốc về lãi suất và cú sốc về chênh lệch sản lượng
thực tế và tiềm năng. Kết quả nghiên cứu đã phần nào đưa ra các gợi ý về mặt
chính sách điều hành khi mà nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng mới chỉ dưng ở việc xem xét, lý giải bước đầu
các bất ổn của nền kinh tế Việt Nam; chỉ ra một vài điểm bùng nổ (cú sốc cung, và
cú sốc lạm phát); và như vậy là nghiên cứu chưa đầy đủ và chưa lý giải được thấu
đáo các hiện tượng mang tính quy luật của nền kinh tế và đầy đủ các tác nhân tạo
ra nó, cũng như giải pháp khắc phục nó.
Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Hà Quỳnh Hoa (2013) tập chung vào
phân tích thực trạng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và sự phối hợp của
hai chính sách ở Việt Nam thời gian qua. Cụ thể là:
- Hai tác giả đã tiến hành phân tích diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn 2001 – 2013 thông qua các chỉ tiêu như: Tăng trưởng kinh tế,
Lạm phát, Đầu tư và Thương mại. Đồng thời hai tác giả nhận thấy nền kinh tế Việt
Nam có những biến động lớn trong thời gian này: Xu hương tăng trưởng là giảm,
lạm phát thất thường; Chêch lệch đầu tư và tiết kiệm gia tăng mạnh làm xu hướng
tăng thâm hụt cán cân thương mại.
- Hai tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ
qua các thời kỳ trong giai đoạn nghiên cứu; và đi tới nhận định: “xây dựng và điều
hành chính sách tiền tệ trở nên phức tạp và khó khăn hơn,” tốc độ tăng cung ứng
tiền tệ luôn cao so với các nước khác, công tác dự báo chưa tốt; hệ số nhân tiền m =
3.29 lần.
- Bên cạnh đó chính sách tài khóa luôn mất cân đối thu chi, mức chi trong xu
hướng tăng đặc biệt là chi thường xuyên; còn thu thì suy giảm. Việc phối hợp hai
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-27-
chính sách kinh tiền tệ và tài khóa của Chính phủ đã triển khai; tuy nhiên hiệu quả
chưa cao, chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách gây lạm phát
tăng cao vào năm 2008 và năm 2011, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Ngoài việc phân tích mô tả các diễn biến nền kinh tế, chính sách tài khóa,
tiền tệ; hai tác giả còn tiến hành xem xét mô hình IS –LM nhằm lượng hóa việc
phối hợp hai chính sách tài khóa và tiền tệ. Mô hình hàm cầu tiền đã được ước
lượng bằng phương pháp VAR với kết quả như sau: LM = 1.85LNY – 0.0138IR +
0.207LNER – 10.9219. Trong đó
 LM là hàm cầu tiền
 LNY là logarit cơ số e của GDP thực tế
 IR là lãi suất cho vay (hay còn coi là chi phí cơ hội)
 LNER tỷ giá hối đoán (VNĐ/ USD) được lấy logarit cơ số e
Mô hình hàm đầu tư cũng đã được ước lượng bằng phương pháp VAR với
kết quả như sau: LNPINVR = -5,59 + 1,175LNY – 0,227LNGINR – 0,0221R +
0,462LNPINVR(-1). Trong đó
 LNPINVR là logarit cơ số e của khu vực đầu tư tư nhân
 LNY là logarit cơ số e của GDP thực tế
 LNGINR là logarit cơ số e của khu vực đầu tư từ ngân sách nhà nước
 IR là lãi suất cho vay (hay còn coi là chi phí cơ hội)
 LNPINVR(-1) là lùi 1 kỳ của LNPINVR
Hàm thuế TAX = 0.165Y – 4267.8 (Tax là tổng thuế thu nhập mà chính phủ
thu được trong mối quan hệ với tổng giá trị GDP)
Hàm tiêu dùng CONS = 0.65YD + 12497.9
Hàm nhập khẩu LNIM = 3,6382 + 0,299LNY – 1,24RP – 0,312DUM08Q4 +
0,769LNID
Tóm lại, nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Hà Quỳnh Hoa được tiến hành rất
công phu theo hướng xem xét sự kết hợp của chinh sách tài khóa và tiền tệ với các
diễn biến vĩ mô của nền kinh tế. Đng thời qua đó hai tác giả đã đề xuất một số
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-28-
phương án phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho năm 2014 và
2015. Tuy nhiên nghiên cứu của hai tác giả vẫn chưa lý giải được tại sao lại xuất
hiện các chu kỳ kinh tế, các đợt tăng, giảm sốc của nền kinh tế và vai trò của đầu tư
là như thế nào trong mỗi chu kỳ. Điều này sẽ tiếp tục được nghiên cứu sinh nghiên
cứu và phát triển trong nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu Phạm Thế Anh (2013), đã cố gắng mô hình hóa và ước lượng
những tác động của chính sách quản lý tổng cầu đối với tăng trưởng kinh tế và lạm
phát trong giai đoạn 2001 – 2012 tại Việt Nam. Các chính sách quản lý tổng cầu
được tác giả đề cập bao gồm: chính sách tài khoá thể hiện qua đầu tư công và chính
sách tiền tệ thể hiện qua cung tiền M2. Mô hình nghiên cứu của Phạm Thế Anh
được thể hiện như sau:
Trong đó: p là các thành phần chu kỳ của lạm phát; y là tăng trưởng kinh tế,;
m là tăng trưởng cung tiền; và i là tăng trưởng đầu tư công. Ngoài ra, độ lệch chuẩn
của các biến p, y, m, i có thể được đưa vào mô hình dưới dạng biến giải thích nhằm
tìm kiếm mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng với sự bất ổn của môi trường vĩ
mô; số trễ tối đa được giới hạn là 8.
Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng các biến số nêu trên ít có tác động đến
tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu gây ra lạm phát cao và bất ổn. Cụ thể:
- Tăng trưởng đầu tư công và tăng trưởng cung tiền của Việt Nam thay vì
giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh lại gây lạm phát cao và bất ổn.6
.
6
Phạm Thế Anh đã nhận xét: “Như vậy, chính sách kích thích tổng cầu của Việt Nam trong những năm vừa
qua đã không phù hợp từ khâu thiết kế, đến thực thi, giám sát và thời điểm cần kết thúc Thay vì phải hướng
trọng tâm chính sách vào kích thích đầu tư tư nhân và xuất khẩu thì nó lại thiên về mở rộng đầu tư công
thông qua hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chi tiêu ngân sách. Mỗi năm có hàng trăm ngàn
tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh được phát hành (Theo HNX năm 2012 là 167 ngàn tỉ
đồng) để tài trợ cho chi tiêu của khu vực công. Các tổ chức tín dụng, thay vì hướng nguồn vốn nhàn rỗi đến
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-29-
- Hệ quả của các chính sách kích thích tổng cầu hướng vào hệ thống doanh
nghiệp nhà nước kém hiệu quả và thiếu giám sát đã gây ra nợ xấu gia tăng với quy
mô rất lớn trong hệ thống ngân hàng.
- Kích cầu thái quá và kéo dài cũng đã khiến sản xuất của nền kinh tế trở nên
lệch lạc vào những ngành nghề mang tính đầu cơ cao kém bền vững và tạo ra hệ lụy
nợ công tăng rất cao.
Điều này giúp đưa ra một số gợi ý về định hướng chính sách kinh tế vĩ mô
của Việt Nam trong thời gian tới trong việc theo đuổi tăng trưởng bền vững trong
dài hạn là hướng tới chính sách trọng cung thông qua tăng năng suất nền kinh tế và
thay đổi các cấu phần của chính sách kích thích tổng cầu thông qua kích thích đầu
tư tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân, giảm và duy trì lãi suất ổn định và thấp.
Như vậy mặc dù không nghiên cứu về chu kỳ kinh tế, nhưng các lý giải về
chính sách kích thích tổng cầu đã phần nào cho thấy nguyên nhân các chu kỳ kinh
tế tại Việt Nam và cũng đã cho thấy các kết quả có thể xảy đến nếu xây dựng các
chính sách kích cầu hoặc cung của nền kinh tế. Và vì thế nghiên cứu của Phạm Thế
Anh (2013) có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu sinh khi tiếp tục phát triển nghiên
cứu về chu kỳ kinh tế và đầu tư trong luận án của mình.
Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam
(2013), việc nghiên cứu về biến động kinh tế của Việt Nam bắt đầu có sự phân tách
thành những nguyên nhân mang tính dài hạn và ngắn hạn, việc phân tách này thể
hiện trong nghiên cứu số RS - 06 của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội với đề tài “Ước
lượng Sản lượng Tiềm Năng cho Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng nhiều phương
pháp ước lượng gồm phương pháp dựa trên hàm sản xuất Cobb-Duglass, phương
pháp xu hướng tuyến tính, và phương pháp sử dụng bộ lọc Hodrick - Prescott (HP).
Cụ thể
các doanh nghiệp tư nhân bằng cách hạ lãi suất thì lại đổ tiền vào TPCP với lãi suất cao (và gần đây là cả vào
vàng).”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-30-
- Phương pháp xu hướng tuyến tính là một phương pháp đơn giản để tách xu
hướng khỏi dãy số liệu GDP thực tế7
. Sản lượng tiềm năng được thể hiện bởi đường
xu hướng tuyến tính có thể được ước lượng theo mô hình: Y*
t = αo+ α1*@trend.
- Phương pháp sử dụng bộ lọc Hodrick - Prescott (HP) phân tích tăng trưởng
kinh tế thành tổng của một xu hướng phát triển cố định và một saikhác tạm thời
khỏi xu hướng đó được gọi là “chu kỳ” theo mô hình Y*t = Ʈ t + φ t, và Yt = Y*t +
Mức chênh lệch. Trong đó: Ʈ t là phần biến động theo xu hướng cố định của Yt; φt,
phần biến động mang tính chu kỳ (hay còn là Mức chênh lệch).
- Phương pháp sử dụng hàm sản xuất Cobb-Duglass: Ln(Y*
t) = α*Ln(L*
t) +
(1-α)*Ln(K*
t) + TFP*
t. Vơi: Y* là sản lượng tiềm năng, L* và K* là các đầu vào lao
động tiềm năng (hay nói cách khác là toàn dụng nhân công) và đầu vào vốn tiềm
năng, TFP* là mức năng suất các nhân tố tổng hợp tiềm năng và α là độ co giãn
theo lao động của sảnlượng tiềm năng ((dY⁄Y)⁄(dL⁄L)).
Kết quả của đề tài là xác định được phân vùng tăng trưởng dài hạn GDP thực
của Việt Nam và sau đó là các hàm ý chính sách cho việc duy trì và thúc đẩy sản
lượng tiềm năng này. Cụ thể
Trong ngắn chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng đã đưa
ra các gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ tập nên trung nhiều tác động vào tổng cầu
và khiến nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng của nó.
Trrong dài hạn, khi mà toàn bộ các yếu tố đầu vào là có thể thay đổi được,
thì gợi ý từ kết quả nghiên cứu là nên tác động vào tổng cung thông qua gia tăng
năng suất, tối ưu vốn và lao động.
Như vậy mặc dù không nghiên cứu về chu kỳ và đầu tư, nhưng báo cáo
nghiên cứu này đã cho thấy được bản chất hiện tượng chu kỳ kinh tế là khi có các
sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và tiềm năng; đồng thời mọi chính sách điều
hành (tài khóa và tiền tệ) tác động trong ngắn hạn và dài hạn đều gây ra các biến
7
“Phương pháp này dựa trên giả định rằng sản lượng tiềm năng là một hàm số xác định của thời gian và
chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng là phần còn lại sau khi đã tách xu hướng.”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-31-
động tăng giảm cho nền kinh tế. Và vì thế, nghiên cứu là có giá trị ứng dụng cho
nghiên cứu sinh trong việc triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Tóm lại, các đề tài nghiên cứu đã trình bầy ở trên khi kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính đã có những kết quả quan trọng trong việc đánh
giá và đưa ra những hàm ý quan trọng cho Chính phủ trong việc sử dụng chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên các đề tài chưa đề cập tới nguyên nhân và
đánh giá tác động của các nguyên nhân gây ra sự biến động của nền kinh tế Việt
Nam, và cũng chưa phân tách được nguyên nhân nào là cũng cú sốc cung và cú sốc
cầu và nó xuất phát từ bên trong nền kinh tế hay chịu sự tác động của môi trường
kinh tế thế giới.
Tuy nhiên không có một nghiên cứu nào ở Việt Nam cho tới hiện tại đi sâu
phân tích về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt nam,
các đề tài nghiên cứu về đầu tư thường được gắn với tác động tới tăng trưởng và sử
dụng mô hình như Harrod-Domar, mô hình này dựa trên giả định tăng trưởng dài
hạn của nền kinh tế thông qua việc bóc tách nhân tố thúc đẩy tăng trường nền kinh
tế gồm: (1) yếu tố lao động và kỹ năng lao động, (2) yếu tố công nghệ, (3) yếu tố
nguồn vốn, và (4) tài nguyên.
Các tổ chức quốc tế khi tiến hành nghiên cứu về kinh tế Việt Nam được thực
hiện chủ yếu bởi World Bank, IMF thì cũng tập trung theo hệ thống nghiên cứu
tăng trưởng ở trên, và dựa trên nhân tố dài hạn để đánh giá nền kinh tế Việt Nam
thông qua đó đưa ra các chính sách khuyến nghị với Chính phủ và thực tế chưa có
đánh giá nào liên quan tới việc tính chu kỳ nền kinh tế tác động lên nguồn vốn đầu
tư.
3.2.2. Các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế
Theo Huỳnh Thế Du (2018), nền kinh tế Việt Nam có tính chu kỳ lặp lại là
10 năm mỗi lần và đã được thực tiễn chứng minh qua các đợt khủng hoảng trong
qua khứ là: “4 lần bất ổn kinh tế trong 40 năm trở lại đây với điểm rơi vào các năm
1979 – 1989 – 1999 và 2009”. Cụ thể như sau:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-32-
- Lần khủng hoảng thứ nhất vào năm 1979 xảy ra do những hồ hởi và lạc
quan sau chiến tranh khiến mục tiêu tiến nhanh được đặt ra trong khi mô hình phát
triển không phù hợp. Do vậy, sản xuất đình đốn và khó khăn tích dồn đến mức
không chịu nổi vào thời điểm này và xảy ra khủng hoảng do khan hiếm hàng hóa
(khủng hoảng cung)
- Lần khủng hoảng thứ 2 vào năm 1989, xảy ra với sự sụp đổ của các hợp tác
xã tín dụng và khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân là do sự thiếu kinh nghiệm của
đại bộ phận dân cư đã tạo hiện ra tượng huy động vốn mà không có bất kỳ ràng
buộc nào về đảm bảo an toàn khi sử dụng vốn. Từ đó đã nảy sinh ra mô hình tháp
Ponzi mà ở đó lãi suất cao được trả từ tiền huy động của người sau đó. Khi tiền
không thể huy động được nữa để trả cho người tới trước thì hệ thống sụp đổ và hậu
quả để lại rất nặng nề.
- Lần khủng hoảng thứ 3 vào năm 1999, xảy ra với việc Việt Nam đã tạo ra
các chính sách cởi mở về đất đai đã khiến cho thị trường bất động sản sôi động, từ
đó tạo những đợt “sốt đất” và sau đó khi thị trường bất động sản đóng băng; khiến
các ngân hàng liên quan sụp đổ và kéo theo là hệ lụy cả hệ thống ngân hàng.
- Lần khủng hoảng thứ 4 vào năm 2009, xảy ra khi ngân hàng vỡ nợ, tập
đoàn kinh tế nhà nước điêu đứng. Nguyên nhân là do: Dòng vốn khổng lồ đã ồ ạt
chảy vào trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thông qua đó, thị trường tài
sản được kích hoạt. Tiền được kiếm dễ dàng hơn đã khiến kỳ vọng và phương thức
sản xuất kinh doanh của không ít người thay đổi. Thay vì đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh, dòng tiền đã được đổ nhiều hơn vào nhà đất, chứng khoán từ đó đã tạo ra
bong bóng tài sản; và tất yếu dẫn tới khủng hoảng.
Như vậy, nghiên cứu của Huỳnh Thế Du tập chung vào phân tích mô tả các
diễn biến của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1978 – 2018 và từ đó khái quát
hóa nên quy luật chuy kỳ khủng hoảng 10 năm lý; và nguyên nhân xẩy ra của mỗi
chu kỳ khủng hoảng. Qua đó, tác giả có được các dự báo về các xu thế tiếp diễn
mang tính chu kỳ của nền kinh tế trong tương lai. Bên cạnh kết quả nghiên cứu đầy
ý nghĩa này, thì Huỳnh Thế Du chưa đi sâu vào xem xét các nguyên nhân, lượng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-33-
hóa đầy đủ các hiện tương nào mang tính cảnh báo dẫn tới các chu kỳ khủng
hoảng, cũng như chưa xem xét các yếu tố về đầu tư, tổng cung, cầu trong mối liên
hệ với tính chu kỳ đầu tư.
Nghiên cứu của Lê Hà (2014), Việc nghiên cứu về biến động nền kinh tế
Việt Nam thực sự mang tính hệ thống bởi nghiên cứu về chu kỳ kinh tế Việt Nam
của Lê Hà (2014).8
Tác giả đã hệ thống một số nghiên cứu về chu kỳ kinh tế nhằm
giải thích sự biến động trong ngắn hạn của nền kinh tế nói chung và sau đó là Việt
Nam. Dựa trên nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam từ năm 1996-2013 và phân tách
giai thành 02 giai đoạn nghiên cứu từ 1996-2007, và sau đó từ 2007-2013, các chuỗi
dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp phân tách dữ liệu dựa trên bộ lọc Hodrick
- Prescott (HP), tác giả xác định rằng hầu hết sự biến động mang tính chu kỳ của
Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2008-2013. Đồng thời bằng việc sử dụng phương
pháp vector tự hồi quy mô hình cấu trúc (SVAR), tác giả tìm kiếm nguồn gốc của
những biến động của nền kinh tế Việt Nam thông qua các cú sốc thương mại, cú sốc
cung có nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế Việt Nam, các cú sốc từ
IS và LM.
Điểm dừng lại trong nghiên cứu của Lê Hà (2014) đó là các nguyên nhân từ
phía cú sốc cầu chưa được đánh giá, và khung thời gian nghiên cứu từ 1996-2013
là quá ngắn. Khung thời gian ngắn sẽ bỏ qua những cú sốc về cấu trúc nền kinh tế
Việt Nam và các cú sốc này có thể dẫn tới sự thay đổi về tính chu kỳ nền kinh tế.
Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Minh (2013), về việc xem xét “Chu kỳ
kinh tế ở Việt Nam và những biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn
suy giảm chu kỳ”. Trần Thị Hồng Minh đã tập chung vào phân tích nền kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn 1990 – 2010 nhằm nghiên cứu các quy luật mang tính chu kỳ
của nền kinh tế; đặc biệt là chu kỳ suy thoái 2008 – 2009.
8
Với đề tài Dynamics of Business Cycles in Việt Nam: A comparision with Indonesia và Philippines.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-34-
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã ứng dụng phương pháp xây dựng chỉ
số chu kỳ của OECD kết hợp với bốn chuỗi số liệu dùng làm chỉ số dự báo trước
chu kỳ kinh tế là: Xuất khẩu, Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2).
Kết quả nghiên cứu của tác giả hướng tới đưa ra các dự báo ngắn hạn về giai
đoạn suy thoái chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam thông qua các chỉ báo Xuất khẩu,
Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2); đặc biệt là lãi suất. Qua các chỉ báo này, sẽ
đưa ra các khuyến nghị giúp các cơ quan điều hành có được các căn cứ đề xuất
những chính sách điều hành phù hợp với diễn biến, xu thế của nền kinh tế.
Như vậy về mặt bản chất đây là nghiên cứu có tính ứng dụng cao khi căn cứ
và các dữ liệu kinh tế vĩ mô là Xuất khẩu, Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2) để
có được các dự báo trước các pha tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế; và
qua đó hỗ trợ các cơ quan điều hành có quyết sách hợp lý.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế khi chỉ giới hạn vào có bốn
chỉ số vĩ mô, trong khi các diễn biến nền kinh tế là rất đa dạng và mỗi giai đoạn là
có các tác nhân gây biến động khác nhau; vì thế sẽ khó ứng dụng lại nghiên cứu
này trong giai đoạn khác. Ngoài ra nghiên cứu cũng không xem xét các vấn đề liên
quan tới Cung, Cầu của nền kinh tế; tới vấn đề đầu tư ...và vì thế nghiên cứu khó
toàn diện và cập nhật.
4. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
(i) Mục tiêu chung
- Trên cơ sở các lý thuyết về chu kỳ kinh tế, các phương pháp xây dựng chỉ
số chu kỳ kinh tế của các nước, nghiên cứu sinh chọn phương pháp luận trong xác
định, phân tích các chu kỳ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2017, đặc
biệt chú trọng thời kỳ suy thoái như 1998 – 1999 và 2008 – 2009 qua đó xây dựng
các chỉ số dự báo cho chu kỳ kinh tế của Việt Nam.
- Xem xét mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư của nền kinh tế Việt
Nam; qua đó đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn suy giảm
chu kỳ thông qua các hoạt động về đầu tư.
(ii) Mục tiêu cụ thể
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-35-
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chu kỳ kinh tế gồm khái niệm, đặc
trưng các giai đoạn của chu kỳ, nguồn gốc của chu kỳ. Kinh nghiệm một số nước về
xây dựng hệ thống các chỉ số chu kỳ kinh tế.
- Lý giải các diễn biến của tổng cầu, cú sock tổng cầu dẫn tới hình thành các
chu kỳ kinh tế theo như các học thuyết về chu kỳ kinh tế chính đã đề cập ở trên.
- Nghiên cứu thực trạng của các chu kỳ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn
từ 1990 – 2017, so sánh đặc trưng trong từng chu kỳ; phân tích những tác động tiêu
cực trong thời kỳ suy giảm chu kỳ kinh tế năm 1998 – 1999 và 2008 – 2009.
- Nghiên cứu thực trạng đầu tư trong giai đoạn 1990 – 2017 và phân tích mối
quan hệ mang tính hai chiều giữa tính chu kỳ và đầu tư của nền kinh tế; đặc biệt chú
trọng vào các thời kỳ suy giảm 1998 – 1999 và 2008 – 2009.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn suy thoái
chu kỳ kinh tế bằng các hoạt động đầu tư; cũng như đưa ra các biện pháp dự báo các
giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế nhằm có được các kế hoạch đầu tư phù hợp.
(iii) Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế, tổng cung tiềm năng của nền kinh tế
- Nghiên cứu tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam thông qua các diễn biến
của GDP và các cú sốc ngoại sinh, cú sốc nội sinh của nền kinh tế.
- Nghiên cứu diễn biến đầu tư của nền kinh tế thông qua: đầu tư của toàn bộ
nền kinh tế, đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chu kỳ kinh tế tới đầu tư thông quan việc
xem xét cụ thể mối quan hệ giữa: (1) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư của toàn bộ
nền kinh tế, (2) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư công và (3) Tính chu kỳ và nguồn
vốn đầu tư thuộc khu vực tư nhân, (4) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
(iv) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Sử dụng dữ liệu nền kinh tế Việt Nam và thế giới từ năm
1990 tới nay, sở dĩ nghiên cứu sinh chọn thời điểm từ 1990 là do đây là giai đoạn
Việt Nam bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới và
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-36-
từ đó các tác động mang tính chu kỳ vào nên kinh tế khá rõ nét; ngoài ra đây còn là
giai đoạn khả thi trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Sử dụng dữ liệu kinh tế Mỹ, và một số nước châu Á
gồm Indonesia, Philipine, và dữ liệu kinh tế Việt Nam, bao gồm cả các văn bản
pháp lý liên quan tới chính sách đầu tư công và khuyến khích đầu tư khu vực tư
nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Đề tài được thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Đề tài bắt đầu thực hiện bằng việc khảo sát và trả lời câu hỏi có tồn
tại tính chu kỳ của nền kinh tế Việt nam hay không?
- Tập hợp dữ liệu GDP của nền kinh tế Việt Nam và mô phỏng biến động
của nền kinh tế được chia thành các giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn sẽ được đại
diện bởi biến GDP thực, việc phân tách giai đoạn được dựa trên tiêu chí: (1) chuỗi
dữ liệu tăng trưởng GDP thực liên tục gồm tốc độ tăng trưởng thấp nhất tiếp theo
tới cao nhất và sau đó là thấp nhất, (2) trước và sau mỗi giai đoạn có sự thay đổi về
cấu trúc nền kinh tế, sự thay đổi này được hiểu là những thay đổi làm cho tính tự do
của nền kinh tế được mở rộng hơn hoặc/và việc kết nối nền kinh tế Việt Nam với
nền kinh tế thế giới được tăng lên.
Sau khi trả lời được câu hỏi có tồn tại đặc tính chu kỳ của nền kinh tế Việt
Nam hay không, nghiên cứu sinh sẽ xem xét nhân tố đầu tư biến động như thế nào
trong mỗi giai đoạn có tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam .
Bước 2: Bước tiếp theo của nghiên cứu sinh sẽ đánh giá sự biến động của
nhân tố đầu tư trong nền kinh tế tại mỗi giai đoạn. Nghiên cứu sinh sẽ tiến hành
phân tách nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế thành 03 nhóm nguồn vốn chính gồm:
(1) Đầu tư Công và (2) Đầu tư của khu vực tư nhân; (3) Nguồn vốn FDI và xem xét
sự biến động của nguồn vốn này tương ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
Việc xem xét sự mối quan hệ này sẽ gợi ý cho nghiên cứu sinh nhìn nhận rằng thực
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-37-
sự có tồn tại mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư hay không? Và nếu có thì có
độ trễ hay không giữa giai đoạn biến động nền kinh tế và các nguồn vốn đầu tư.
Kết quả nghiên cứu được sẽ giúp cho nghiên cứu sinh đưa ra các kiến nghị
cấp vĩ mô cho chính phủ về việc xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch đầu tư,
thu hút, khuyến khích hay hạn chế đầu tư cho phù hợp với quy luật khách quan của
chu kỳ kinh tế; cũng như đưa ra các dự báo về chu kỳ kinh tế trong tương lai.
Bước 3: Các phương pháp cơ bản sẽ sử dụng trong nghiên cứu :
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp mô hình: phương pháp xây dựng chỉ số chu kỳ; phương
pháp định lượng mối quan hệ giữ chu kỳ kinh tế và đầu tư.
Dữ liệu được xử lý qua nhiều phần mềm gồm: Metastock, Eviews, Excels.
5.2. Giới thiệu khái quát về mô hình sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Về mặt lý luận, khi tiến hành nghiên cứu về chu kỳ kinh tế trên thế giới hiện
nay đang sử dụng 04 nhóm phương pháp - công cụ nghiên cứu chính như sau: (1)
Sử dụng nhóm các chỉ báo chu kỳ kinh tế gồm các chỉ báo dẫn dắt, xác định và trễ9
.
(2) nhóm công cụ sử dụng kết hợp lý thuyết kinh tế và công cụ kinh tế lượng, (3)
Nhóm công cụ VAR và (4) mô hình RBC (Real Business Cycle). Cụ thể nghiên cứu
của nghiên cứu sinh sẽ là sự kết hợp của 4 nhóm phương pháp nêu trên và tiến hành
như sau:
Xuất phát từ mô hình gốc về tổng cầu là : Yt = Ct + It + Gt + EXt (1) với
 Yt là đại diện cho tổng cầu và được đo lường bằng giá tri GDP của
nền kinh tế
 Ct là phần tiêu dùng của nền kinh tế
 It là phần đầu tư của nền kinh tế
 Gt là phần chi tiêu chính phủ
 EXt là xuất khẩu – nhập khẩu
9
leading indicator, coincident indicator, lagging indicator
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-38-
Và mô hình Yt = Ʈ t + φ t, (2) trong đó
Ʈ t là phần biến động theo xu hướng cố định của Yt
φ t, phần biến động mang tính chu kỳ
Từ (1 và 2 ) nghiên cứu sinh đã đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát như
sau:
Ʈ t + φ t = Ct + It + Gt + EXt => φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t
Mô hình này phản ánh mối quan hệ của đầu tư (It) và các biến kiểm soát với
chu kỳ kinh tế thông qua (φ t) .
Bài sẽ sử dụng các nhóm phương pháp hồi quy các biến dạng chuỗi thời gian
như:
- VECM, Đồng liên kết Johansen nhằm xem xét các mối quan hệ trong ngắn
và dài hạn giữa chu kỳ và đầu tư.
5.3. Khái quát phương pháp hồi quy trong quá trình nghiên cứu
a) Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM),
Theo Mukherjee (1988, 407), khi hồi quy các chuỗi thời gian dừng ở sai phân
bậc 1 với nhau có thể dẫn đến hiện tượng hồi quy tương quan giả. Cho nên khi tiến
hành phân tích chuỗi số liệu, nhà nghiên cứu thường phân tích mối quan hệ giữa
chúng bằng cách lấy sai phân bậc một. Tuy nhiên, kết quả hồi quy sai phân chỉ cho
biết các diễn biến ngắn hạn mà không cho biết gì về mối quan hệ dài hạn giữa
chúng; đồng thời còn ẩn chứa nhiều sai số do việc lấy sai phân gây ra. Tuy nhiên
nhờ phương pháp phân tích đồng liên kết đã giúp chúng ta tránh được điều này.
Theo Gujarati (2003, 824), khi hai biến đồng liên kết, giữa chúng có mối quan hệ
dài hạn, đang ở trạng thái cân bằng dù không thể cân bằng trong ngắn hạn.
Do vậy để phân tích ảnh hưởng trong ngắn hạn của các chuỗi số liệu và xem
xét xu hướng thay đổi ngắn hạn lên cân bằng trong dài hạn, các nghiên cứu trước
đây đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM : Vector error correction
mechanism). Mô hình này sử dụng bằng cách đưa thêm phần dư trong phương trình
vào phương trình như một cơ chế điều chỉnh ngắn hạn để hướng đến cân bằng dài
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-39-
hạn. Trên cơ sở các lý thuyết đã nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ hình thành mô hình
nghiên cứu ngắn hạn như sau:
(i) Xác định các biến sai phân của mô hình ngắn hạn
(ii) Hình thành phương trình sai phân của phương trình gốc (φ t = Ct + It
+ Gt + EXt - Ʈ t). Trong đó có:
+ Các hệ số βi: Phản ánh quan hệ giữa các biến chính
+ βj: Hệ số điều chỉnh sai số giữa ngắn hạn và dài hạn, chỉ tốc độ mà
hệ thống tiếp cận đến trạng thái cân bằng dài hạn
+ β0: Hằng số không phụ thuộc vào các tác động
b. Đồng liên kết Johansen
Theo Gujarati (1999, 460) cho rằng mặc dù các chuỗi thời gian không dừng
nhưng rất có thể vẫn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chuỗi
thời gian đó đồng liên kết, có nghĩa là phần dư từ phương trình hồi quy của các
chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng. Ví dụ, chúng ta hồi quy phương
trình: φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t + et => et = φ t – (Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t)
Vậy nếu như phần dư của phương trình hồi quy εt là một chuỗi dừng, thì kết
quả hồi quy của phương trình φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t + et có ý nghĩa, tức
không có hiện tượng tương quan giả. Trong trường hợp này, hai biến trong mô hình
được gọi là đồng liên kết và hệ số ước lượng γ được gọi là hệ số hồi quy đồng liên
kết. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, hai biến đồng liên kết khi chúng có mối quan hệ
dài hạn, hay ổn định với nhau.
Như thế thì nếu ta kiểm định phần dư từ phương trình φ t = Ct + It + Gt +
EXt - Ʈ t + et và nhận thấy phần dư là dừng ( có phân phối chuẩn), thì các kiểm
định truyền thống (Kiểm định t và F) vẫn áp dụng được cho chuỗi thời gian không
dừng. Theo Granger, kiểm định đồng liên kết như cách kiểm định trên để tránh hiện
tượng hồi quy tương quan giả10
.
10
Mô hình này có thể được mở rộng cho trường hợp mô hình hồi quy có k biến giải thích.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp,
báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-40-
6. Dự kiến các kết quả đạt được
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư có thể phục vụ cho dự
báo ngắn hạn giai đoạn suy thoái chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cũng
chỉ ra được mối quan hệ hai chiều giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư và qua đó kết quả
nghiên cứu có thể được sử dụng phân tích các tác động đến kinh tế, xã hội trong giai
đoạn suy thoái chu kỳ, là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách xem xét khi lựa
chọn, ban hành chính sách vĩ mô nói chung và chính sách đầu tư nói riêng một cách
kịp thời, phù hợp.
- Nghiên cứu cũng góp phần hệ thống hóa và củng cố các lý luận về chu kỳ
kinh tế, về đầu tư và mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.
Bùi Duy Phú (2009), ‘Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ
tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới’, Luận án tiến
sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2.
Bùi Tất Thắng (2012), ‘Cơ chế phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô’, Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế
vĩ mô, tr. 201-211.
3.
Bùi Tất Thắng (2013), ‘Phối hợp CSTK với tiền tệ trong giải quyết các vấn
đề kinh tế vĩ mô’, Tạp chí Tài chính, số 581-03/2013, tr. 15-18.
4.
Dương Thu Hương (2012), ‘Một vài suy nghĩ về phối hợp chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay’, Kỷ yếu
thảo khoa học: Phối hợp CSTT & CSTK, tháng 10/2012.
5.
Đào Minh Tú (2012), ‘Tăng cường phối hợp trong hoạch định và điều hành
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phối
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam

More Related Content

Similar to Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam

Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
phamquyenbt9191
 

Similar to Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam (20)

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAYBài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt NamPhân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bả...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bả...Luận Văn Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bả...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bả...
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGHIÊN CỨU SINH: Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam Chuyên ngành: Mã số: Người hướng dẫn khoa học 1: Người hướng dẫn khoa học 2:
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Hà Nội, năm 2018
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -3- MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ................................................................................4 1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................5 2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh tế và đầu tư.........................................................10 2.1.1. Chu kỳ kinh tế .........................................................................................10 2.1.2. Đầu tư......................................................................................................14 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................15 3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................15 3.1.1. Nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong mối liên hệ với chu kỳ kinh tế...........................................................................................................15 3.1.2. Nghiên cứu chu kỳ kinh tế trong mối quan hệ với đầu tư......................21 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước...........................................................22 3.2.1. Các nghiên cứu về vĩ mô và các bất ổn nền kinh tế Việt Nam...............22 3.2.2. Các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế ...........................................................31 4. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................34 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................36 5.1. Cách tiếp cận..............................................................................................36 5.2. Giới thiệu khái quát về mô hình sử dụng trong quá trình nghiên cứu .......37 5.3. Khái quát phương pháp hồi quy trong quá trình nghiên cứu .........................38 6. Dự kiến các kết quả đạt được............................................................................40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................40 PHỤ LỤC: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN.....49
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -4- DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) của Việt Nam từ năm 1976 tới 2016 ....................7 Biểu đồ 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2016..................................9
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -5- 1. Lý do lựa chọn đề tài Về mặt lý luận, Nền kinh tế cũng có những thăng trầm riêng mang tính quy luật: (i) có thời điểm nền kinh tế có thể tăng trưởng mạnh mẽ, với thu nhập hộ gia đình tăng cao, người tiêu dùng tăng chi tiêu; doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh; chính phủ tăng chi tiêu và đầu tư; xuất khẩu gia tăng ... (ii) Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm và hầu như không cảm nhận được tốc độ tăng trưởng, với thu nhập hộ gia đình suy giảm, giảm chi tiêu; doanh nghiệp giảm đầu tư, thu hẹp kinh doanh; chính phủ cắt giảm chi tiêu và đầu tư, xuất khẩu giảm... Trong trường hợp tồi tệ nhất, nền kinh tế thực sự thu hẹp lại và khi đó ra trong một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, tiếp diễn sau suy thoái sẽ lại là một chu kỳ tăng trưởng nền kinh tế mới. Những biến động như vậy sẽ tiếp tục được lặp đi, lặp lại và nó xảy ra theo một quy luật khách quan. Mặt khác, các học thuyết kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và cho tới hiện tại, kinh tế học xác định rằng trong dài hạn yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để đảm bảo quá trình tăng trưởng của một quốc gia, một xã hội là năng suất lao động. Và năng suất lao động phụ thuộc vào: (1) Nguồn lực con người, (2) nguồn vốn - bao gồm máy móc tài sản sản cố định và nhiên nguyên liệu đầu vào, (3) tiến bộ công nghệ. Tất cả 03 nhân tố trên đều chỉ có thể tăng lên nếu xuất hiện quá trình tiết kiệm và đầu tư trong toàn nền kinh tế hoặc toàn xã hội, quá trình đầu tư sẽ được phân bổ vào nguồn lực con người với việc tăng lên kỹ năng lao động và khả năng ứng dụng công nghệ, trong khi đó nguồn vốn đầu tư sẽ thúc đẩy cải tiến công nghệ với chi phí và chất lượng trên một đơn vị sản phẩm tăng lên. Như vậy, đầu tư cũng có nghĩa là quá trình sử dụng máy móc tham gia quá trình sản xuất và tăng năng suất lao động. Đầu tư vào nền kinh tế cũng có nghĩa là quá trình đầu tư của hộ gia đình, của doanh nghiệp, của Chính phủ vào nền kinh tế và vì thế nhất thiết nó có quan hệ mật thiết với tính chu kỳ kinh tế. Và trên thực tiễn đôi khi hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ có các quyết định sai lầm, trở thành
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -6- các quyết định đầu tư sai và qua đó làm trầm trọng chu kỳ suy thoái của nền kinh tế; và ngược lại sẽ kéo dài chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời trong nền kinh tế, Chính phủ với vai trò của “bàn tay nhà nước” có thể áp dụng một số chính sách hay công cụ để điều khiền nền kinh tế theo ý mình nhằm kìm hãm hoặc để vực dậy nền kinh tế.1 Và vì thế, về mặt lý luận việc nghiên cứu các quy luật mang tính chu kỳ của nền kinh tế ngày càng được các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu nhằm tìm ra các phương thức tối ưu cho việc phát triển nền kinh tế. Trên thực tiễn của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn đổi mới và định hướng lại sự phát triển, các giai đoạn này đã làm thay đổi trạng thái nền kinh tế từ nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dựa chủ yếu và công nghiệp và dịch vụ, nền nông nghiệp vốn trước đây dựa chủ yếu và thời tiết và tình trạng của đất đai và thủy lợi, thì nay nền kinh tế dựa trên việc sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã ít chịu sự tác động của thời tiết và tính mùa vụ của ngành nông nghiệp hơn. Sự biến động của nền kinh tế vì vậy hiện chịu tác động từ nhiều nhân tố, gồm: (1) nhóm nhân tố về khả năng tăng trưởng dài hạn và (2) nhóm nhân tố ngắn hạn. Trong ngắn hạn nền kinh tế chịu tác động trực tiếp bởi chính sách của Chính phủ nhằm làm giảm tác động bất lợi từ các cú sốc cung và sốc cầu. Biều đồ dưới đây cho chúng ta thấy chúng ta đã trải qua 4 chu kỳ kinh tế với các diễn biến thăng trầm như sau: - Giai đoạn 1: từ 1980 đến 1986 kéo dài 7 năm, với diễn biến GDP từ -2% năm 1980 tăng đạt đỉnh 8.3% vào năm 1984, sau đó suy giảm và tạo đáy 2.8% vào năm 1986. - Giai đoạn 2: từ 1986 tới 1999 kéo dài 13 năm, với diễn biến GDP tạo đỉnh là 9.5% vào năm 1995, sau đó suy giảm và tạo đáy 4.8% vào năm 1999. 1 Chẳng hạn như thông qua các công cụ tài khóa và tiền tệ để tăng giảm thuế, tăng giảm lãi suất...
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -7- - Giai đoạn 3: Từ 1999 tới 2012 kéo dài là 13 năm, với diễn biến GDP tạo đỉnh là 8.48% vào năm 2007 và sau đó suy giảm và tạo đáy 5.03% vào 2012. - Giai đoạn 4: Từ năm 2012 tới nay và đang trong xu thế tiếp diễn với nhiều kịch bản, nhiều dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhằm tìm hướng và giải pháp phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) của Việt Nam từ năm 1976 tới 2016 Nguồn: Tổng cục thống kê; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam Ngoài ra theo biểu đồ trên cũng cho thấy đường GDP tiềm năng (phản ánh mức độ tăng trưởng của tổng cung – đường màu đen) của nền kinh tế Việt Nam là một đường cong tương đối ổn định; và tỷ lệ tăng trưởng thực tế của GDP luôn giao động xoay quanh mức tiềm năng này. Căn cứ vào biểu đồ, nghiên cứu sinh nhận thấy: + Khi GDP thực tế ở phía trên mức tiềm năng thì nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cao và báo hiệu xu hướng tăng trưởng quá nóng và tiềm ẩn các nguy cơ; ngược lại khi GDP thực tế ở bên dưới mức tiềm năng, thì nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng thấp báo hiệu suy thoái. 0.50% 2.90% 2.20% -2.00% -1.40% 2.30% 8.30% 7.20% 8.30% 3.80% 2.80% 3.60% 6% 4.70% 5.10% 5.80% 8.70% 8.10% 8.80% 9.50% 9.30% 8.20% 5.80% 4.80% 6.80% 6.90% 7.10% 7.30% 7.80% 8.40% 8.20% 8.48% 6.23% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% 5.42% 5.98% 6.68% 6.00% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% G of GDP GDP-Tiềm Năng
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -8- + Mặt khác tương ứng với các giao động xoay quanh mức tiềm năng này tại các mức đỉnh và đáy của tăng trưởng thực tế thì sau đó đều cho thấy xu hướng ngược lại (đảo chiều với xu hướng trước đó); và như nêu phần trên đó được coi là các chu kỳ kinh tế của Việt Nam + Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang vận hành ở dưới mức tiềm năng và như vậy đang báo hiệu cho một chu kỳ tăng trưởng trong thời gian tới. Như vậy các diễn biến của nền kinh tế Việt Nam là đã mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ có đáy sau là cao hơn đáy trước; tuy nhiên mức đỉnh sau lại không bằng mức đỉnh trước. Diễn biến này tạo thành một “cái nơm” hướng xuống, cho thấy xu thế tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng co hẹp, càng biến động trong biên độ nhỏ dần và từ đó ẩn chứa nhiều diễn biến khó lường, chưa dự tính được cho nền kinh tế. Đồng thời nó cũng cho thấy mỗi khi nền kinh tế ở bên trên hoặc bên dưới mức tiềm năng thì đều cho thấy các dấu hiệu cảnh báo xu hướng đảo ngược lại xu hướng trước đó. Hiện tượng này đã khiến nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi nghiên cứu: liệu chăng việc GDP thực tế biến động quá mức lên bên trên hoặc xuống bên dưới mức tiềm năng là báo hiệu cho các mức đỉnh và đáy của một chu kỳ kinh tế và điều này đòi hỏi các nghiên cứu thực nghiệm xác định lại. Mặt khác tiếp tục quan sát các diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu sinh nhận thấy tương ứng với các diễn biến mang tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam, có thể nhận thấy diễn biến tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội cũng có các diễn biến với nhiều nét tương đồng và cũng có nét khác biệt như sau: - Nét tương đồng: Năm 1999 đầu tư toàn xã hội cũng ở mức đáy, và đã tạo đỉnh 53.71% vào năm 2007, tương ứng với đó tăng trưởng kinh tế cũng tạo đỉnh 8.3%; và tiếp theo đó đầu tư toàn xã hội suy giảm, tương ứng đó tăng trưởng kinh tế suy giảm; - Nét khác biệt: Quá trình suy giảm đầu tư toàn xã hội vẫn đang trong xu thế giảm tiếp diễn; trong khi đó tăng trưởng kinh tế đã kết thúc một chu kỳ kinh tế và bước vào chu kỳ mới.
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -9- Biểu đồ 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2016 Nguồn: Tổng cục thống kê Như vậy, những biến động của nền kinh tế Việt Nam đặt ra các câu hỏi đối với cả những nhà kinh tế học lẫn những nhà quản lý, đặc biệt là chính phủ, cần phải trả lời đó là: - Có phải các biến động trong tổng cầu (được biệu hiện của GDP thực tế) xoay quanh mức sản lượng tiềm năng là nguyên nhân tạo ra tính chu kỳ của nền kinh tế hay không? - Làm thế nào nhận diện được các dấu hiệu của việc bắt đầu và kết thúc một chu kỳ suy thoái hoặc một chu kỳ tăng trưởng. - Mối quan hệ của tính chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế sẽ diễn ra như thế nào trong ngắn hạn, dài hạn? Có tồn tại trạng thái cân bằng trong dài cho mối quan hệ này hay không? - Các yếu tố như tiêu dùng, chi tiêu chính phủ, các chính sách quản lý vĩ mô, ngoại thương có vai trò như thế nào trong mối quan hệ chu kỳ kinh tế và đầu tư ? 40.63% 43.79% 46.58% 48.84% 49.62% 47.58% 48.90% 53.71% 47.70% 50.04% 49.20% 41.17% 38.68% 37.25% 37.23% 37.25% 35.41% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -10- Trong quá trình khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế thì các nhà nghiên cứu đều nhận thấy hiện tượng đầu tư trong toàn nền kinh tế giảm khi nền kinh tế suy thoái và khi quá trình kinh tế phục hồi thì đầu tư toàn xã hội đặc biệt là đầu tư từ lĩnh vực tư nhân cũng phục hồi nhanh chóng, và xuất hiện vòng xoáy liên tục diễn ra: kinh tế suy thoái - đầu tư giảm và tiếp theo là kinh tế tăng trưởng - đi kèm với đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên, điều này xuất hiện câu hỏi đó là làm sao để phá vỡ vòng xoáy đó đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định? Sau khi nỗ lực trả lời các câu hỏi trên thì các gợi ý chính sách kinh tế của Chính phủ đối với đầu tư trong toàn nền kinh tế là như thế nào và vai trò của đầu tư nhà nước trong nền kinh tế sẽ như thế nào? Để giải quyết các câu hỏi trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam” 2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh tế và đầu tư 2.1.1. Chu kỳ kinh tế Đã có khá nhiều các học thuyết mô tả về chu kỳ kinh tế; và phần lớn tồn tài theo hai cách tiếp cận: - Nhóm học thuyết chu kỳ kinh tế giựa trên các lý giải sự biến động của tổng cầu và một số trường hợp là cả tổng cung; đây là nhóm lý thuyết chính thông từ xưa tới nay và đã được nhiều nhiều trường phái kinh tế xây dựng, quan tâm nghiên cứu. - Nhóm học thuyết chu kỳ kinh doanh thực – RBC giựa trên các biến động của năng suất và công nghệ để lý giải các chu kỳ kinh tế; đây là nhóm lý thuyết mới và cũng đã thu hút được đông đảo nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu a) Nhóm học thuyết chu kỳ kinh tế gắn với sự biến động của tổng cầu, nhóm lý thuyết này cho rằng GDP tiềm năng (tổng cung) tăng trưởng ổn định trong khi tổng cầu thì biến động thường xuyên do phụ thuộc vào mức độ biến động của thu nhập, tiền lương. Nếu tổng cầu tăng nhanh hơn GDP tiềm năng thì lạm phát xuất hiện do giá tăng cao và GDP thực tăng mạnh; và nếu tổng cầu tăng chậm hơn GDP tiềm năng thì suy thoái xuất hiện do giá giảm mạnh và GDP thực suy giảm. Nhóm lý thuyết về chu kỳ kinh doanh gắn với sự biến động của tổng cầu cũng đã có nhiều
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -11- quan điểm khác nhau nhằm lý giải về nguồn gốc của sự biến động tổng cầu và qua đó tạo ra chu kỳ kinh tế - Lý thuyết chu kỳ của trường phái Keynes thì cho rằng, nguyên nhân chính của các biến động trong chu kỳ kinh tế là do biến động trong đầu tư và sự biến động trong niềm tin kinh doanh đã tạo ra sự biến biến động trong tổng cầu. - Lý thuyết chu kỳ của trường phái trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman (1956) thì cho rằng các biến động trong chi tiêu đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, được thúc đẩy bởi sự biến động về tốc độ gia tăng lượng cung tiền vào nền kinh tế và từ đó tạo ra sự biến động trong tổng cầu tương ứng. Cả 2 lý thuyết nhằm lý giải về sự biến động của tổng cầu và qua đó là chu kỳ kinh tế của trường phái Keynes và Trọng tiền chỉ đơn giản giả định rằng mức tiền lương là “cứng nhắc” trong ngắn hạn do vậy khi tổng cung thay đổi, thì có sự lệch pha so với sự thay đổi tổng cầu và là nguyên nhân tạo ra chu kỳ kinh tế. Và nhằm lý giải sự biến động phức tạp của tổng cầu các lý thuyết về chu kỳ mới đã ra đời nhằm bổ trợ cho các hạn chế của hai lý thuyết trên. - Lý thuyết chu kỳ kinh tế cổ điển mới thì cho rằng chỉ có những biến động bất ngờ trong tổng cầu mới tạo ra sự biến động của GDP thực xoay quanh GDP tiềm năng. Nguyên nhân là do tổng cung tiềm năng và tổng cầu sẽ xác định mức giá và qua đó quyết định mức thu nhập, mức lương trong nền kinh . - Lý thuyết chu kỳ kinh tế của trường phái Keynes mới thì cho rằng cả biến động bất ngờ và các biến động dự kiến trong hiện tại của tổng cầu đều tạo ra những biến động trong GDP thực xung quanh GDP tiềm năng. Nguyên nhân là do mức thu nhập và lương trong nền kinh tế đã được điều chỉnh phù hợp theo thời gian. Cũng theo quan điểm của trường phái Keynes mới, trong quá trình phát triển của nền kinh tế sẽ không loại trừ khả năng thỉnh thoảng có một cú sốc cung từ đó tạo ra chu kỳ suy thoái. Ví dụ: Giá dầu tăng, hạn hán phổ biến, một cơn bão lớn, hoặc một thảm họa thiên nhiên khác, có thể gây ra một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, đối với các lý thuyết chu kỳ kinh tế trước đây thì các cú sốc cung thường không phải là nguyên nhân chính gây ra các biến động mang tính chu kỳ.
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -12- b)Nhóm học thuyết mới về chu kỳ kinh tế (còn được gọi là lý thuyết chu kỳ kinh tế thực - RBC), RBC cho rằng sự biến động ngẫu nhiên về năng suất là nguyên nhân chính gây ra các biến động mang tính chu kỳ; bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác như: các biến động mang tính quốc tế, biến đổi khí hậu, hoặc thiên tai. Lý thuyết về RBC cũng cho rằng cung tiền không tạo ra chu kỳ kinh tế, nó chỉ gây ảnh hưởng tới giá cả. Lý thuyết mới về chu kỳ kinh tế ngày càng được thừa nhận rộng rãi, được nhiều nhà kinh tế trẻ theo đuổi và trở thành một phần của các phân tích cân bằng tổng quát động. Nội dung chính của RBC bao gồm: - RBC Impulse, sự thay đổi của công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi trong năng suất và từ đó tạo ra “xung phản ứng” RBC. Và để đo lường “xung phản ứng” RBC, các nhà kinh tế đã đo lường sự thay đổi của năng suất kết hợp của vốn và lao động. - Cơ chế RBC. Hai hiệu ứng kéo theo sau sự thay đổi về năng suất làm phát sinh sự giãn nở hoặc co lại của tổng cầu là: (1) Sự thay đổi nhu cầu đầu tư; (2) Sự thay đổi nhu cầu lao động. Thường khi công nghệ thay đổi sẽ làm cho công nghệ cũ trở nên lỗi thời và làm giảm năng suất lao động trong ngắn hạn do công nghệ mới chưa đưa vào sử dụng, hoặc chưa phát huy được. Khi đó các doanh nghiệp sẽ nhận thấy lợi nhuận kỳ vọng của họ suy giảm và năng suất lao động giảm; từ đó họ sẽ cắt giảm vốn đầu tư và sa thải bớt nhân công. Do vậy hiệu ứng đầu tiên của việc sụt giảm năng suất là việc cắt giảm nhu cầu đầu tư và giảm nhu cầu thuê mướn nhân công. c) Khái niệm về chu kỳ kinh tế Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ kinh tế. Mặc dù gọi là “chu kỳ” khiến ta có cảm giác sự thăng trầm này diễn ra đều đặn và có thể dự báo được, trên thực tế, chu kỳ kinh tế diễn ra rất không đều đặn, và khó có thể dự báo (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigh, 2013). Theo Samuelson Paul A (2007), Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng)
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -13-  Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Theo thông lệ các nhà kinh tế quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.  Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.  Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Thông thường, các nhà kinh tế chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:  Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.  Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.  Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.  Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -14- Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. d. Tóm tắt một số lý thuyết chính về chu kỳ kinh tế - Mô hình gia tốc – số nhân của P. Samuelson (2007), mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP. - Lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman (1956), cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. - Lý thuyết chu kỳ kinh tế chính trị, đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus (1975), Michał Kalecki (1943),... Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử. - Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng, đại diện là Robert Lucas, Jr. (1969), Thomas Sargent (1971)...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động. - Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực tế đại diện là Edward Prescott, Charles Prosser đã lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những giao động có tính chu kỳ. Tuy nhiên, các lý thuyết đều có quan điểm riêng, có cách lý giải riêng để giải thích sự hình thành của chu kỳ kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu nhất định. Và vì thế các quan điểm này đôi khi mâu thuẫn nhau, nhưng đều có chứa đựng những yếu tố hiện thực và phù hợp với một bối cảnh nhất định. 2.1.2. Đầu tư Trong lý thuyết kinh tế học vĩ mô, đầu tư là số tiền mua một đơn vị thời gian của hàng hóa không được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất trong tương lai.
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -15- Trong đo lường thu nhập và sản lượng quốc gia, "tổng đầu tư" (I) còn là một thành phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được đưa ra trong công thức GDP = C + I + G + NX, ở đây C là tiêu dùng, G là chi tiêu chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng, là sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu, X − N. Do đó đầu tư là tất cả những gì còn lại của tổng chi phí sau khi tiêu dùng, chi tiêu chính phủ, và xuất khẩu ròng được trừ (tức là I = GDP − C − G − NX). Đầu tư trong vốn con người bao gồm chi phí học bổ sung hoặc đào tạo trong công việc. Đầu tư hàng tồn kho là sự tích tụ của các kho hàng hóa; nó có thể là tích cực hay tiêu cực, và nó có thể có dụng ý hoặc không có dụng ý. Theo Kevin A. Hassett (2008), Đầu tư thường được mô hình hóa như một hàm của thu nhập và lãi suất, được đưa ra bởi mối quan hệ I = f(Y, r). Một gia tăng trong thu nhập khuyến khích đầu tư cao hơn, trong khi một lãi suất cao hơn có thể không khuyến khích đầu tư do nó trở nên tốn kém hơn để vay tiền. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu chu kỳ kinh tế đã được đặt ra trên thế giới và đã manh nha từ thế kỷ 19 khi giới kinh tế học buộc phải trả lời những câu hỏi liên quan tới suy thoái và tăng trưởng, tuy nhiên mãi về sau thì việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế mới được trường phái Tân cổ điển tiến hành cụ thể với học thuyết về Real Business Cycle. Tuy nhiên, đã xuất hiện những trung tâm nghiên cứu rất lớn trong giới đầu tư và chính phủ về tính chu kỳ của nền kinh tế, điển hình tổ chức nghiên cứu National Bereau Of Economics Research, đây là tổ chức có nghiên cứu hết sức hệ thống về Chu kỳ kinh tế gồm cả kinh tế thế giới và nền kinh tế Mỹ từ năm 1979 cho tới nay với hàng trăm bài nghiên cứu (The National Bereau Of Economics Research, http://www.nber.org/cycles/main.html). 3.1.1. Nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong mối liên hệ với chu kỳ kinh tế James H. Stock, Mark W. Watson (2002), đã tập chung vào việc lý giải nguyên nhân của sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh tại Mỹ trong giai đoạn từ 1960
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -16- đến 2001, với mỗi chu kỳ quan sát của nền kinh tế được phân chia thành các khoảng thời gian 10 năm một2 , với đặc trưng là các giá trị trung bình của GDP thực và độ lệch của GDP thực. Đầu tiên hai tác giả mô tả các diễn biến mang tính của nền kinh tế Mỹ thông qua hàng loạt các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian. Tiếp đó hai tác giả đã tiến hành phân tích định lượng các diễn biến của chu kỳ kinh doanh này theo quý trong khoảng thời gian từ Q1 1959 đến Q3 2001. Mô hình nghiên cứu cụ thể bao gồm các biến: GDP thực, Cung tiền, tín dụng, lãi suất, giá cổ phiếu; Nhà đất, Chỉ số sản xuất công nghiệp, hàng tồn kho và đơn đặt hàng, việc làm. Với kỹ thuật xử lý bằng cách xem xét biến động bằng độ lệch chuẩn của các biến theo chuỗi thời gian; ngoài ra các tác giả ứng dụng kỹ thuật VAR, hàm phản ứng của VAR trong phân tích các biến quan sát nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của James H. Stock, Mark W. Watson đã cho thấy có các bằng chứng thực nghiệm về tính chu kỳ và hiệu quả nền kinh tế. Cụ thể khi GDP thực suy giảm, thì kéo theo đó là sự suy giảm trong tiêu thụ hàng hóa, trong đầu tư vào tài sản cố định và trong cấu trúc sản suất. Tuy nhiên kéo theo đó là các diễn biến tích cực trong chính sách tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tạo ra các cú sốc cho nền kinh tế và khiến cho hiệu quả của các biện pháp kích thích là không được triệt để. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đã cung cấp các thông tin cho việc dự báo các diễn biến trong tương lai và qua đó có được các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với bối cảnh. Matias, B. và Borja, L. (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và chu kỳ kinh doanh thông qua việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng sản lượng hàng năm đối với một số ngành sản xuất tại 111 quốc gia và 28 ngành công nghiệp trong khoảng 40 năm, với quy mô mẫu lên tới cơ bản bao gồm 57.538. Quy trình nghiên cứu của hai ông được chia thành ba bước cơ bản: (1) Nhận diện và xác định các cuộc suy 2 1960 -1969; 1979 – 1979; 1980 – 1989; 1990 - 2011
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -17- thoái đã diễn ra ở mỗi quốc gia, (2) Đo lường mức độ mà mỗi ngành nghề phụ thuộc vào đầu tư bên ngoài - FDI, và (3) Nhận diện mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tài chính đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Mô hình hồi quy hai tác giả sử dụng là: Growthi,c,t = α1*Sizei,c,t−1 + α2*Recessionc,t + α3*(Recessionc,t*External_Finance_Dependencei) + α4*Dummy_Variables + εi,c,t. Trong đó:  Growthi,c,t là biến phụ thuộc phản ánh chỉ số tăng trưởng công nghiệp của ngành sản xuất i tại quốc gia c trong thời gian t  Sizei,c,t−1 là biến giải thích, cho biết tỷ trọng của tổng giá trị ngành i trong nước c được thêm vào trong năm t – 1  Recessionc,t là biến giải thích, lấy giá trị 1 nếu quốc gia c đang trải qua một cuộc suy thoái vào năm t, và bằng 0 nếu ngược lại  External_Finance_Dependencei là sự phụ thuộc tài chính bên ngoài cho ngành công nghiệp i.  Dummy_Variables là biến giả xác định hiệu ứng theo từng ngành công nghiệp, từng quốc gia, năm và từng năm  εi,c,t. là phần sai số  các hệ số αi cho biết dấu và mức tác động của các biến tương ứng cần nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và quan sát theo ba chiều: thời gian, ngành và quốc gia. Phương pháp hồi quy là The benchmark regression với hiệu ứng cố định. Kết quả nghiên cứu của Matias, B. và Borja, L. Cho thấy rằng các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái. Đồng thời các ngành này càng bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong suy thoái khi chúng thuộc những nước có khả năng kiểm soát tài chính kém. Kết quả là bằng chứng thực nghiệm rõ ràng về việc tác động của các yếu tố tài chính và đầu tư tới chu kỳ kinh doanh.
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -18- Lý thuyết chu kỳ được phát triển bởi Chari và các cộng sự (2006) nhằm đơn giản hóa việc phân tích các biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Xuất phát từ diễn biến các đợt khủng hoảng gần đây khi mà các dòng vốn suy giảm đột ngột (điểm dừng đột ngột của dòng vốn) và kéo theo đó là hệ quả của việc sụt giảm mạnh về sản lượng của nền kinh tế; Chari và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Mexico vào giữa những năm 1990, nhằm kiểm tra hiệu ứng định lượng của một điểm dừng đột ngột. Kết quả cho thấy điểm dừng đột ngột, tự mình không dẫn đến giảm sản lượng, mà làm tăng sản lượng lên. Để tạo ra sụt giảm sản lượng đầu ra trong một cuộc khủng hoảng tài chính, mô hình phải bao gồm các yếu tố khác có tác động tiêu cực đến đầu ra đủ lớn để áp đảo hiệu ứng tích cực của điểm dừng đột ngột. Như vậy, phương pháp Chari và các cộng sự (2006) rất có ý nghĩa trong việc xác định các xung đột hoặc những cú sốc trong nền kinh tế. Mô hình cơ bản của lý thuyết chu kỳ là mô hình tăng trưởng tân cổ điển, trong đó có mỗi giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế sẽ có các diễn biến khác nhau. Lý thuyết tân cổ điển gọi đó là các diễn biến, biến động, cú sock của: Chi tiêu chính phủ, lao động, vốn, đầu tư, xuất nhập khẩu, tín dụng, dân số, tiền lương. .. Kế thừa nghiên cứu của Chari và các cộng sự (2006), Simonovska và Soderling (2008) tập chung vào phân tích các biến động kinh tế ở Chilê trong giai đoạn 1998-2007 trên cơ sở ứng dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển với các biến động theo thời gian3 . Mục tiêu của nghiên cứu là lượng hóa các tác động (cú shock) của các nhóm yếu tố về: Lao động, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất, nhập khẩu, hiệu quả tăng trưởng tới chu kỳ của nền kinh tế. Đồng thời qua việc nghiên cứu đó sẽ đề xuất được các chính sách phù hợp, mô hình phát triển phù hợp cho nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định. Các biến nghiên cứu cụ thể bao gồm:  Yt = GDP - Net Vat Revenue - Import Duties  Ct = Total Consumption - Gov't Cons – VAT - Import Duties 3 standard neoclassical growth model with time-varying frictions = “wedges”
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -19-  Xt = Gross Fixed Capital Formation + Change in Inventories  Gt = Gov't Consumption + Exports – Imports  Population (Yearly Observation Repeated 4 Times)  γn = Population Growth Rate  Average Weekly Hours Actually Worked  Lt = Total Hours Worked per Quarter Phương pháp phân tích được các tác giả sử dụng là: benchmark model cùng với việc phân tích độ nhạy của các diến biến trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Simonovska và Soderling (2008) đã cho thấy: (i) nhóm yếu tố về lao động (như: thất nghiệp, năng suất lao động) có tác động nhiều nhất và rõ nét tới diễn biến chu kỳ kinh tế của Chile trong giai đoạn nghiên cứu; nhóm yếu tố về đầu tư không có ý nghĩa nghiên cứu; tuy nhiên việc mở rộng tín dụng sẽ dẫn tới gia tăng đầu tư. (ii) Diễn biến chu kỳ kinh tế sẽ tạo ra các dự báo ngược lại đối với các đầu ra của nền kinh tế và qua đó giải thích được các diễn biến trong sản xuất, tiêu dùng và đầu tư khá tin cậy. Eskesen (2009)4 đã tập chung vào lý giải các quyết sách của Chính phủ Hàn Quốc trước các khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang tính chu kỳ. Cụ thể Eskesen (2009) nhận thấy Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các chính sách tài khóa với quy mô lớn5 trong các chu kỳ suy thoái. Và tác giả đã đặt một câu hỏi rất quan trọng là căn cứ vào đâu để xây dựng một chính sách tài khóa hiệu quả, giúp Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng. Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu trên, Eskesen đã ứng dụng mô hình Tài chính và tiền tệ tích hợp của IMF (GIMF) được hiệu chỉnh cho phù hợp với Hàn Quốc và nghiên cứu của mình. Cụ thể GIMF của Hàn Quốc như sau:  Cấu trúc bên cầu và cung  Cấu trúc thương mại và vị trí bên ngoài 4 Countering the Cycle - the Effectiveness of Fiscal Policy in Korea 5 Kích cỡ của gói kích thích tài chính cao hơn mức trung bình của các nền kinh tế G20
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -20-  Vị trí tài chính, cấu trúc và chức năng phản ứng  Chức năng phản ứng chính sách tiền tệ  Thông số kết cấu cho các hộ gia đình  Sản xuất, tỷ lệ khấu hao Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy, Hàn Quốc đã sử dụng chính sách tài khóa theo chu kỳ, đặc biệt tập trung vào chi tiêu công và qua đó có tác động trực tiếp mang tính lan tỏa đến nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và giúp chính phủ đạt mục tiêu vượt qua suy thoái. Như vậy, nghiên cứu của Eskesen cho thấy các diễn biến của chu kỳ kinh tế có tác động tới các quyết sách của chính phủ, các hành vi của nền kinh tế. Dựa trên điều này, tác động của các gói kích thích tài chính gần đây được ước tính và sự phù hợp của kết hợp các biện pháp hiện tại được đánh giá. Trong bối cảnh này, bài báo cũng dựa trên kinh nghiệm hoạt động quốc tế với các biện pháp kích thích tài chính Justiniano, A., Primiceri, G. E., & Tambalotti, A. (2010). Tập trung vào lý giải nguyên nhân gây ra các biến động có tính chu kỳ trong nên kinh tế Mỹ. Trong mô hình nghiên cứu của các tác giả thì biến đổi sản lượng của nền kinh tế và khoảng thời gian diễn ra một chu kỳ là được coi nhà những tác nhân, những cú sốc đối với hiệu quả đầu tư. Cụ thể để nghiên cứu các biến động có tính chu kỳ, các tác giả đã ứng dụng mô hình DSGE theo trường phái tăng trưởng tân cổ điển, và có sự hiệu chỉnh thêm một số yếu tố như: thị hiếu, công nghệ và cấu trúc thị trường. Theo mô hình nghiên cứu của tác giả thì, nền kinh tế sẽ được phân tách thành 5 thành phần (nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng, nhà sản xuất hàng hóa trung gian, hộ gia đình, cơ quan tuyển dụng và chính quyền) và tương ứng với đó là 5 mô hình thực nghiệm và được ràng buộc với nhau theo phương trình Ct + It + Gt + a(ut)Kt-1 = Yt. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp Bayes để mô tả phân bố nghiệm của các tham số cấu trúc.
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -21- Kết quả nghiên cứu cho thấy cú sốc trong đầu tư là nguyên nhân chính gây ra các diễn biến mang tính chu kỳ kinh tế; cú sốc về công nghệ giữ vai trò không đáng kể trong những biến động về tiêu thụ và sản lượng; cú sốc đối với nguồn cung lao động tác động rất ít tới chu kỳ kinh doanh. 3.1.2. Nghiên cứu chu kỳ kinh tế trong mối quan hệ với đầu tư Alejandro Justiniano & Giorgio E. Primiceri & Andrea Tambalotti, (2009) cũng như nghiên cứu của Jeremy Greenwood, Hercowitz Zvi và Gregory Huffman (1988), đã có nghiên cứu về cú sock đầu tư đến chu kỳ kinh tế cũ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhóm cú sock từ các diễn biến của chu kỳ kinh tế ảnh hưởng tới đầu tư như thế nào thì nghiên cứu này chưa đề cập được. James H. Stock, Mark W. Watson (1999) trong nghiên cứu của mình về chu kỳ kinh tế và các nhân tố trong nền kinh tế vỹ mô đã xem xét mối quan hệ thực nghiệm ở Hoa Kỳ sau chiến tranh giữa chu kỳ kinh kinh tế và các khía cạnh khác nhau của kinh tế vĩ mô như sản xuất, lãi suất, giá cả, năng suất, đầu tư, thu nhập và tiêu dùng. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách xác định mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và các nhân tố theo chuỗi thời gian. Nghiên cứu cũng đánh giá một số các quy tắc thực nghiệm bổ sung trong nền kinh tế Mỹ, bao gồm đường cong Phillips và một số mối quan hệ dài hạn, đặc biệt là cầu tiền dài hạn, các tính chất dài hạn của lãi suất và đường cong năng suất, và các tài sản dài hạn, đầu tư và chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư, chưa phân tách được mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư công, cũng như đầu tư tư nhân. Jeremy Greenwood, & Hercowitz, Zvi & Krusell, Per, (2000) đã có nghiên về sự tác động của các thay đổi về mặt đầu tư các công nghê tiên tiến đến chu kỳ kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi công nghệ là nguồn gốc của xấp xỉ 30% trong thay đổi sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới phân tích được tác động một chiều từ đầu tư công nghệ lên chu kỳ kinh tế, chưa phân tích được chiều ngược lại.
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -22- Jansen, W. Jos and Stokman, Ad C.J (2004) đã có nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chu kỳ kinh tế giữa các nước trong giai đoạn 1982-2001. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia có mối quan hệ FDI tương đối chặt chẽ cũng có chu kỳ kinh doanh đồng bộ hơn trong giai đoạn 1995-2001. Trước năm 1995, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một mối liên hệ tích cực giữa các FDI và chu kỳ kinh tế, nhưng nguyên nhân chính là do những ảnh hưởng của quan hệ thương mại. Qua đó tac giả đưa ra các khuyến nghị (1) Dự báo chu kỳ kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với các quyết định trong tương lai, và (2) các nhà hoạch định chính sách cần có xem xét mối liên hệ giữa FDI và chu kỳ kinh tế để có các quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mởi dừng lại ở việc phân tích mối quan hệ từ năm 1982 đến năm 2000. Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và các nhân tố khác trong mối quan hệ với chu kỳ kinh tế như nghiên cứu của Matias, B. và Borja, L. (2005); Chari và các cộng sự (2006), Simonovska và Soderling (2008), Eskesen (2009), James H. Stock, Mark W. Watson (2002), Justiniano, A., Primiceri, G. E., & Tambalotti, A. (2010). ..Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư như: Alejandro Justiniano & Giorgio E. Primiceri & Andrea Tambalotti, (2009); Jeremy Greenwood, Hercowitz Zvi và Gregory Huffman (1988); James H. Stock, Mark W. Watson (1999); Jeremy Greenwood, & Hercowitz, Zvi & Krusell, Per, (2000); Jansen, W. Jos and Stokman, Ad C.J (2004) tuy nhiên, một nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài là chưa có hoặc chỉ mới đánh giá tác động một chiều. 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 3.2.1. Các nghiên cứu về vĩ mô và các bất ổn nền kinh tế Việt Nam Tại Việt Nam, trước thời điểm năm 2014 chưa có một nghiên cứu chính thức nào về “chu kỳ kinh tế” ở Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích các diễn biến vĩ mô, các điểm nút gây ra các đợt khủng hoảng, bất ổn, đánh giá việc
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -23- thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ... một số nghiên cứu điển hình gồm: Nghiên cứu của Hà Quỳnh Hoa (2008), hướng tới phân tích thực trạng thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời ước lượng hàm cầu tiền M1 và M2 để có được các hoạch định chính sách tiền tệ phù hợp trong tương lai. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho việc nghiên cứu thực nghiệm cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn 1994- 2006. Cụ thể 3 mô hình nghiên cứu là: Mô hình 1: lnm1r = f (lip, aninfe) Mô hình 2: lnm1r = f (lip, r) Mô hình 3: ln m2r = F (lip, tpkb, ger ) Trong đó lnm1r và lip là giá trị logarit cơ số tự nhiên của khối lượng tiền M1 thực tế và chỉ số sản xuất công nghiệp, aninfe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và r là tỷ lệ lãi suất. Biến aninfe được lấy bằng tỷ lệ lạm phát bình quân năm trễ một thời kỳ. m2r là khối lượng tiền M2 thực tế (được điều chỉnh theo chỉ số giá lấy năm 1994 làm gốc); lip là tốc độ thay đổi của chỉ số sản xuất công nghiệp theo tháng (năm 1994 =100); tpkb là tỷ lệ lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu bình quân năm và ger là tỷ lệ mất giá của đồng nội tệ. Như vậy nghiên cứu của Hà Quynh Hoa, chú trọng vào phân tích cầu tiền M1 và M2, qua đó đưa ra các khuyến nghị để ngân hàng nhà nước có được các chính sách điều hành tiền tệ hợp lý; và qua đó điều kiển lãi suất, kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phát ở mức hợp lý và kích thích nền kinh tế phát triển. Xét theo một nghĩa nào đó, những biến số nghiên cưu này góp phần hình thành các chỉ báo vĩ mô về tính chu kỳ của nền kinh tế và các biện pháp tác động vào chu kỳ của nền kinh tế. Tuy nhiên tác giả không chọn hướng tiếp cận này và vì thế đây là nghiên cứu có liên quan gián tiếp và gợi mở hướng nghiên cứu về đề tài cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Quang A (2011), Dựa trên số liệu vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2010; Nguyễn Quang A đã xem xét diễn biến của nền kinh tế trong khoảng 15 năm nhằm tìm ra các căn nguyên của việc
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -24- thường xuyên có các bất ổn vĩ mô. Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích hai mô hình đồng nhất thức theo 5 nguyên tắc như sau: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tổng cầu + Xuất khẩu ròng (N.E) = (Tổng tiêu dùng + Tổng đầu tư)+ N.E = ([Tiêu dùng cá nhân + Tiêu dùng của chính phủ] + Tổng đầu tư) + N.E = ([C + G] + I) + N.E. => GDP = C + G + I + N.E - Đầu tư = Tiết kiệm (để dành) nội địa + Tài trợ có nguồn gốc nước ngoài Đồng thời, theo Nguyễn Quang A nền kinh tế muốn phát triển bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc: 1. Cần có tăng trưởng GDP lành mạnh (đều đặn và cao ở mức có thể) 2. Trong dài hạn tổng cầu đừng tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP, Nguồn lực nước ngoài đừng tăng nhanh hơn GDP 3. Đầu tư nên tăng nhanh hơn mức tăng tiêu dùng một chút. 4. Tăng để dành nội địa nên cao hơn mức tăng đầu tư để tránh nợ nần gia tăng 5. Lạm phát thấp Kết quả nghiên cứu của Nguyên Quang A đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đã vi phạm hầu hết các nguyên tắc về phát triển bền vững, hiệu quả. Cụ thể như sau:  GDP hàng năm của Việt Nam tăng trưởng thuộc loại cao  Trong dài hạn, tổng cầu luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP rất nhiều và khiến quy tắc 2 bị vi phạm  Tỷ lệ tăng đầu tư luôn cao hơn tỷ lệ tăng tiêu dùng với mức tăng rất nhiều là vượt quá quy định của nguyên tắc 3 là chỉ tăng một chút  Đầu tư luôn lớn hơn tiết kiệm suốt một thời gian dài dẫn tới vay nợ và vi phạm nguyên tắc 4.  CPI biến động rất thất thường, có những năm vượt trên 2 con số. Và như thế bất ổn vĩ mô trở thành căn bệnh kinh niêm là khó tránh khỏi; mà hai nguyên nhân chủ đạo của nó là (1) Xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam và (2) Xuất pháp từ việc đưa ra các chính sách kinh tế sai lầm; và kết hợp
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -25- 2 nguyên nhân này với các bất ổn bên ngoài của nền kinh tế thế giới lại càng tạo ra sự cộng hưởng cho các bất ổn vĩ mô trong nước. Tóm lại nghiên cứu của Nguyễn Quang A có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn và hết sức mạch lạc khi lý giải các vấn đề của nền kinh tế thông qua tổng cầu, tiết kiệm, đầu tư, xuất nhập khẩu, chi tiêu chính phủ, lạm phát. Đồng thời cũng manh nha đưa ra các chỉ báo về việc nhận diện các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô khi có các dấu hiệu vi phạm 5 nguyên tắc đã nêu trên theo 2 đồng nhất thức đã đề cập. Bên cạnh ý nghĩa to lớn, nghiên cứu của Nguyễn Quang A lại chỉ giới hạn ở việc phân tích xem các vấn đề vĩ mô có vi phạm 5 nguyên tắc hay không chứ không tiếp tục phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình theo hướng diễn tiến thành các chu kỳ kinh tế, các dấu hiệu nhận diện nó và đầu tư có vai trò thế nào trong chu kỳ kinh tế. Nghiên cứu của UEH (2012), Với mục tiêu là xem xét một cách hệ thống những lý thuyết về cú sốc kinh tế; và qua đó UEH đã ứng dụng hệ thống lý thuyết này vào phân tích những tác động của cú sốc vĩ mô đến nền kinh tế Việt Nam nằm đưa ra được các dự báo về những cú sốc và hướng đi cho Việt Nam trong thời gian tới. UEH đã sử dụng mô hình VAR trong xem xét tác động của cú sốc tới nền kinh tế Việt Nam; với các biến nghiên cứu bao gồm:  Tỷ lệ lạm phát  Chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng  Lãi suất tiền gửi VNĐ ở Việt Nam kỳ hạn 3 tháng. Kết quả nghiên cứu của UEH cho thấy:  Lạm phát tăng ngay sau lãi suất tăng và tăng mạnh nhất vào tháng thứ tư, sau đó giảm dần sau khi có cú sốc lãi suất.  Khi có sự gia tăng về sản lượng đã làm cho lạm phát tăng lên, và tăng liên tục trong những tháng tiếp theo
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -26-  Lãi suất và sản lượng đếu là những tác nhân gây tác động đến lạm phát cũng như là nền kinh tế Việt Nam, trong đó lãi suất là tác nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam Như vậy, nghiên cứu của UEH tập trung vào lý giải yếu tố chính thường gây ra bất ổn vĩ mô của nên kinh tế Việt Nam là do lạm phát biến động và nguyên nhân của biến động này là do có cú sốc về lãi suất và cú sốc về chênh lệch sản lượng thực tế và tiềm năng. Kết quả nghiên cứu đã phần nào đưa ra các gợi ý về mặt chính sách điều hành khi mà nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng mới chỉ dưng ở việc xem xét, lý giải bước đầu các bất ổn của nền kinh tế Việt Nam; chỉ ra một vài điểm bùng nổ (cú sốc cung, và cú sốc lạm phát); và như vậy là nghiên cứu chưa đầy đủ và chưa lý giải được thấu đáo các hiện tượng mang tính quy luật của nền kinh tế và đầy đủ các tác nhân tạo ra nó, cũng như giải pháp khắc phục nó. Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Hà Quỳnh Hoa (2013) tập chung vào phân tích thực trạng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và sự phối hợp của hai chính sách ở Việt Nam thời gian qua. Cụ thể là: - Hai tác giả đã tiến hành phân tích diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2013 thông qua các chỉ tiêu như: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Đầu tư và Thương mại. Đồng thời hai tác giả nhận thấy nền kinh tế Việt Nam có những biến động lớn trong thời gian này: Xu hương tăng trưởng là giảm, lạm phát thất thường; Chêch lệch đầu tư và tiết kiệm gia tăng mạnh làm xu hướng tăng thâm hụt cán cân thương mại. - Hai tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ qua các thời kỳ trong giai đoạn nghiên cứu; và đi tới nhận định: “xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trở nên phức tạp và khó khăn hơn,” tốc độ tăng cung ứng tiền tệ luôn cao so với các nước khác, công tác dự báo chưa tốt; hệ số nhân tiền m = 3.29 lần. - Bên cạnh đó chính sách tài khóa luôn mất cân đối thu chi, mức chi trong xu hướng tăng đặc biệt là chi thường xuyên; còn thu thì suy giảm. Việc phối hợp hai
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -27- chính sách kinh tiền tệ và tài khóa của Chính phủ đã triển khai; tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách gây lạm phát tăng cao vào năm 2008 và năm 2011, gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Ngoài việc phân tích mô tả các diễn biến nền kinh tế, chính sách tài khóa, tiền tệ; hai tác giả còn tiến hành xem xét mô hình IS –LM nhằm lượng hóa việc phối hợp hai chính sách tài khóa và tiền tệ. Mô hình hàm cầu tiền đã được ước lượng bằng phương pháp VAR với kết quả như sau: LM = 1.85LNY – 0.0138IR + 0.207LNER – 10.9219. Trong đó  LM là hàm cầu tiền  LNY là logarit cơ số e của GDP thực tế  IR là lãi suất cho vay (hay còn coi là chi phí cơ hội)  LNER tỷ giá hối đoán (VNĐ/ USD) được lấy logarit cơ số e Mô hình hàm đầu tư cũng đã được ước lượng bằng phương pháp VAR với kết quả như sau: LNPINVR = -5,59 + 1,175LNY – 0,227LNGINR – 0,0221R + 0,462LNPINVR(-1). Trong đó  LNPINVR là logarit cơ số e của khu vực đầu tư tư nhân  LNY là logarit cơ số e của GDP thực tế  LNGINR là logarit cơ số e của khu vực đầu tư từ ngân sách nhà nước  IR là lãi suất cho vay (hay còn coi là chi phí cơ hội)  LNPINVR(-1) là lùi 1 kỳ của LNPINVR Hàm thuế TAX = 0.165Y – 4267.8 (Tax là tổng thuế thu nhập mà chính phủ thu được trong mối quan hệ với tổng giá trị GDP) Hàm tiêu dùng CONS = 0.65YD + 12497.9 Hàm nhập khẩu LNIM = 3,6382 + 0,299LNY – 1,24RP – 0,312DUM08Q4 + 0,769LNID Tóm lại, nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Hà Quỳnh Hoa được tiến hành rất công phu theo hướng xem xét sự kết hợp của chinh sách tài khóa và tiền tệ với các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế. Đng thời qua đó hai tác giả đã đề xuất một số
  • 28. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -28- phương án phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho năm 2014 và 2015. Tuy nhiên nghiên cứu của hai tác giả vẫn chưa lý giải được tại sao lại xuất hiện các chu kỳ kinh tế, các đợt tăng, giảm sốc của nền kinh tế và vai trò của đầu tư là như thế nào trong mỗi chu kỳ. Điều này sẽ tiếp tục được nghiên cứu sinh nghiên cứu và phát triển trong nghiên cứu của mình. Nghiên cứu Phạm Thế Anh (2013), đã cố gắng mô hình hóa và ước lượng những tác động của chính sách quản lý tổng cầu đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn 2001 – 2012 tại Việt Nam. Các chính sách quản lý tổng cầu được tác giả đề cập bao gồm: chính sách tài khoá thể hiện qua đầu tư công và chính sách tiền tệ thể hiện qua cung tiền M2. Mô hình nghiên cứu của Phạm Thế Anh được thể hiện như sau: Trong đó: p là các thành phần chu kỳ của lạm phát; y là tăng trưởng kinh tế,; m là tăng trưởng cung tiền; và i là tăng trưởng đầu tư công. Ngoài ra, độ lệch chuẩn của các biến p, y, m, i có thể được đưa vào mô hình dưới dạng biến giải thích nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng với sự bất ổn của môi trường vĩ mô; số trễ tối đa được giới hạn là 8. Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng các biến số nêu trên ít có tác động đến tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu gây ra lạm phát cao và bất ổn. Cụ thể: - Tăng trưởng đầu tư công và tăng trưởng cung tiền của Việt Nam thay vì giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh lại gây lạm phát cao và bất ổn.6 . 6 Phạm Thế Anh đã nhận xét: “Như vậy, chính sách kích thích tổng cầu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã không phù hợp từ khâu thiết kế, đến thực thi, giám sát và thời điểm cần kết thúc Thay vì phải hướng trọng tâm chính sách vào kích thích đầu tư tư nhân và xuất khẩu thì nó lại thiên về mở rộng đầu tư công thông qua hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chi tiêu ngân sách. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh được phát hành (Theo HNX năm 2012 là 167 ngàn tỉ đồng) để tài trợ cho chi tiêu của khu vực công. Các tổ chức tín dụng, thay vì hướng nguồn vốn nhàn rỗi đến
  • 29. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -29- - Hệ quả của các chính sách kích thích tổng cầu hướng vào hệ thống doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và thiếu giám sát đã gây ra nợ xấu gia tăng với quy mô rất lớn trong hệ thống ngân hàng. - Kích cầu thái quá và kéo dài cũng đã khiến sản xuất của nền kinh tế trở nên lệch lạc vào những ngành nghề mang tính đầu cơ cao kém bền vững và tạo ra hệ lụy nợ công tăng rất cao. Điều này giúp đưa ra một số gợi ý về định hướng chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới trong việc theo đuổi tăng trưởng bền vững trong dài hạn là hướng tới chính sách trọng cung thông qua tăng năng suất nền kinh tế và thay đổi các cấu phần của chính sách kích thích tổng cầu thông qua kích thích đầu tư tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân, giảm và duy trì lãi suất ổn định và thấp. Như vậy mặc dù không nghiên cứu về chu kỳ kinh tế, nhưng các lý giải về chính sách kích thích tổng cầu đã phần nào cho thấy nguyên nhân các chu kỳ kinh tế tại Việt Nam và cũng đã cho thấy các kết quả có thể xảy đến nếu xây dựng các chính sách kích cầu hoặc cung của nền kinh tế. Và vì thế nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2013) có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu sinh khi tiếp tục phát triển nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và đầu tư trong luận án của mình. Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013), việc nghiên cứu về biến động kinh tế của Việt Nam bắt đầu có sự phân tách thành những nguyên nhân mang tính dài hạn và ngắn hạn, việc phân tách này thể hiện trong nghiên cứu số RS - 06 của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội với đề tài “Ước lượng Sản lượng Tiềm Năng cho Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp ước lượng gồm phương pháp dựa trên hàm sản xuất Cobb-Duglass, phương pháp xu hướng tuyến tính, và phương pháp sử dụng bộ lọc Hodrick - Prescott (HP). Cụ thể các doanh nghiệp tư nhân bằng cách hạ lãi suất thì lại đổ tiền vào TPCP với lãi suất cao (và gần đây là cả vào vàng).”
  • 30. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -30- - Phương pháp xu hướng tuyến tính là một phương pháp đơn giản để tách xu hướng khỏi dãy số liệu GDP thực tế7 . Sản lượng tiềm năng được thể hiện bởi đường xu hướng tuyến tính có thể được ước lượng theo mô hình: Y* t = αo+ α1*@trend. - Phương pháp sử dụng bộ lọc Hodrick - Prescott (HP) phân tích tăng trưởng kinh tế thành tổng của một xu hướng phát triển cố định và một saikhác tạm thời khỏi xu hướng đó được gọi là “chu kỳ” theo mô hình Y*t = Ʈ t + φ t, và Yt = Y*t + Mức chênh lệch. Trong đó: Ʈ t là phần biến động theo xu hướng cố định của Yt; φt, phần biến động mang tính chu kỳ (hay còn là Mức chênh lệch). - Phương pháp sử dụng hàm sản xuất Cobb-Duglass: Ln(Y* t) = α*Ln(L* t) + (1-α)*Ln(K* t) + TFP* t. Vơi: Y* là sản lượng tiềm năng, L* và K* là các đầu vào lao động tiềm năng (hay nói cách khác là toàn dụng nhân công) và đầu vào vốn tiềm năng, TFP* là mức năng suất các nhân tố tổng hợp tiềm năng và α là độ co giãn theo lao động của sảnlượng tiềm năng ((dY⁄Y)⁄(dL⁄L)). Kết quả của đề tài là xác định được phân vùng tăng trưởng dài hạn GDP thực của Việt Nam và sau đó là các hàm ý chính sách cho việc duy trì và thúc đẩy sản lượng tiềm năng này. Cụ thể Trong ngắn chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng đã đưa ra các gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ tập nên trung nhiều tác động vào tổng cầu và khiến nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng của nó. Trrong dài hạn, khi mà toàn bộ các yếu tố đầu vào là có thể thay đổi được, thì gợi ý từ kết quả nghiên cứu là nên tác động vào tổng cung thông qua gia tăng năng suất, tối ưu vốn và lao động. Như vậy mặc dù không nghiên cứu về chu kỳ và đầu tư, nhưng báo cáo nghiên cứu này đã cho thấy được bản chất hiện tượng chu kỳ kinh tế là khi có các sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và tiềm năng; đồng thời mọi chính sách điều hành (tài khóa và tiền tệ) tác động trong ngắn hạn và dài hạn đều gây ra các biến 7 “Phương pháp này dựa trên giả định rằng sản lượng tiềm năng là một hàm số xác định của thời gian và chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng là phần còn lại sau khi đã tách xu hướng.”
  • 31. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -31- động tăng giảm cho nền kinh tế. Và vì thế, nghiên cứu là có giá trị ứng dụng cho nghiên cứu sinh trong việc triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Tóm lại, các đề tài nghiên cứu đã trình bầy ở trên khi kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đã có những kết quả quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra những hàm ý quan trọng cho Chính phủ trong việc sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên các đề tài chưa đề cập tới nguyên nhân và đánh giá tác động của các nguyên nhân gây ra sự biến động của nền kinh tế Việt Nam, và cũng chưa phân tách được nguyên nhân nào là cũng cú sốc cung và cú sốc cầu và nó xuất phát từ bên trong nền kinh tế hay chịu sự tác động của môi trường kinh tế thế giới. Tuy nhiên không có một nghiên cứu nào ở Việt Nam cho tới hiện tại đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền kinh tế Việt nam, các đề tài nghiên cứu về đầu tư thường được gắn với tác động tới tăng trưởng và sử dụng mô hình như Harrod-Domar, mô hình này dựa trên giả định tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế thông qua việc bóc tách nhân tố thúc đẩy tăng trường nền kinh tế gồm: (1) yếu tố lao động và kỹ năng lao động, (2) yếu tố công nghệ, (3) yếu tố nguồn vốn, và (4) tài nguyên. Các tổ chức quốc tế khi tiến hành nghiên cứu về kinh tế Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi World Bank, IMF thì cũng tập trung theo hệ thống nghiên cứu tăng trưởng ở trên, và dựa trên nhân tố dài hạn để đánh giá nền kinh tế Việt Nam thông qua đó đưa ra các chính sách khuyến nghị với Chính phủ và thực tế chưa có đánh giá nào liên quan tới việc tính chu kỳ nền kinh tế tác động lên nguồn vốn đầu tư. 3.2.2. Các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế Theo Huỳnh Thế Du (2018), nền kinh tế Việt Nam có tính chu kỳ lặp lại là 10 năm mỗi lần và đã được thực tiễn chứng minh qua các đợt khủng hoảng trong qua khứ là: “4 lần bất ổn kinh tế trong 40 năm trở lại đây với điểm rơi vào các năm 1979 – 1989 – 1999 và 2009”. Cụ thể như sau:
  • 32. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -32- - Lần khủng hoảng thứ nhất vào năm 1979 xảy ra do những hồ hởi và lạc quan sau chiến tranh khiến mục tiêu tiến nhanh được đặt ra trong khi mô hình phát triển không phù hợp. Do vậy, sản xuất đình đốn và khó khăn tích dồn đến mức không chịu nổi vào thời điểm này và xảy ra khủng hoảng do khan hiếm hàng hóa (khủng hoảng cung) - Lần khủng hoảng thứ 2 vào năm 1989, xảy ra với sự sụp đổ của các hợp tác xã tín dụng và khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân là do sự thiếu kinh nghiệm của đại bộ phận dân cư đã tạo hiện ra tượng huy động vốn mà không có bất kỳ ràng buộc nào về đảm bảo an toàn khi sử dụng vốn. Từ đó đã nảy sinh ra mô hình tháp Ponzi mà ở đó lãi suất cao được trả từ tiền huy động của người sau đó. Khi tiền không thể huy động được nữa để trả cho người tới trước thì hệ thống sụp đổ và hậu quả để lại rất nặng nề. - Lần khủng hoảng thứ 3 vào năm 1999, xảy ra với việc Việt Nam đã tạo ra các chính sách cởi mở về đất đai đã khiến cho thị trường bất động sản sôi động, từ đó tạo những đợt “sốt đất” và sau đó khi thị trường bất động sản đóng băng; khiến các ngân hàng liên quan sụp đổ và kéo theo là hệ lụy cả hệ thống ngân hàng. - Lần khủng hoảng thứ 4 vào năm 2009, xảy ra khi ngân hàng vỡ nợ, tập đoàn kinh tế nhà nước điêu đứng. Nguyên nhân là do: Dòng vốn khổng lồ đã ồ ạt chảy vào trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thông qua đó, thị trường tài sản được kích hoạt. Tiền được kiếm dễ dàng hơn đã khiến kỳ vọng và phương thức sản xuất kinh doanh của không ít người thay đổi. Thay vì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dòng tiền đã được đổ nhiều hơn vào nhà đất, chứng khoán từ đó đã tạo ra bong bóng tài sản; và tất yếu dẫn tới khủng hoảng. Như vậy, nghiên cứu của Huỳnh Thế Du tập chung vào phân tích mô tả các diễn biến của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1978 – 2018 và từ đó khái quát hóa nên quy luật chuy kỳ khủng hoảng 10 năm lý; và nguyên nhân xẩy ra của mỗi chu kỳ khủng hoảng. Qua đó, tác giả có được các dự báo về các xu thế tiếp diễn mang tính chu kỳ của nền kinh tế trong tương lai. Bên cạnh kết quả nghiên cứu đầy ý nghĩa này, thì Huỳnh Thế Du chưa đi sâu vào xem xét các nguyên nhân, lượng
  • 33. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -33- hóa đầy đủ các hiện tương nào mang tính cảnh báo dẫn tới các chu kỳ khủng hoảng, cũng như chưa xem xét các yếu tố về đầu tư, tổng cung, cầu trong mối liên hệ với tính chu kỳ đầu tư. Nghiên cứu của Lê Hà (2014), Việc nghiên cứu về biến động nền kinh tế Việt Nam thực sự mang tính hệ thống bởi nghiên cứu về chu kỳ kinh tế Việt Nam của Lê Hà (2014).8 Tác giả đã hệ thống một số nghiên cứu về chu kỳ kinh tế nhằm giải thích sự biến động trong ngắn hạn của nền kinh tế nói chung và sau đó là Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam từ năm 1996-2013 và phân tách giai thành 02 giai đoạn nghiên cứu từ 1996-2007, và sau đó từ 2007-2013, các chuỗi dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp phân tách dữ liệu dựa trên bộ lọc Hodrick - Prescott (HP), tác giả xác định rằng hầu hết sự biến động mang tính chu kỳ của Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2008-2013. Đồng thời bằng việc sử dụng phương pháp vector tự hồi quy mô hình cấu trúc (SVAR), tác giả tìm kiếm nguồn gốc của những biến động của nền kinh tế Việt Nam thông qua các cú sốc thương mại, cú sốc cung có nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế Việt Nam, các cú sốc từ IS và LM. Điểm dừng lại trong nghiên cứu của Lê Hà (2014) đó là các nguyên nhân từ phía cú sốc cầu chưa được đánh giá, và khung thời gian nghiên cứu từ 1996-2013 là quá ngắn. Khung thời gian ngắn sẽ bỏ qua những cú sốc về cấu trúc nền kinh tế Việt Nam và các cú sốc này có thể dẫn tới sự thay đổi về tính chu kỳ nền kinh tế. Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Minh (2013), về việc xem xét “Chu kỳ kinh tế ở Việt Nam và những biện pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn suy giảm chu kỳ”. Trần Thị Hồng Minh đã tập chung vào phân tích nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2010 nhằm nghiên cứu các quy luật mang tính chu kỳ của nền kinh tế; đặc biệt là chu kỳ suy thoái 2008 – 2009. 8 Với đề tài Dynamics of Business Cycles in Việt Nam: A comparision with Indonesia và Philippines.
  • 34. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -34- Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã ứng dụng phương pháp xây dựng chỉ số chu kỳ của OECD kết hợp với bốn chuỗi số liệu dùng làm chỉ số dự báo trước chu kỳ kinh tế là: Xuất khẩu, Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2). Kết quả nghiên cứu của tác giả hướng tới đưa ra các dự báo ngắn hạn về giai đoạn suy thoái chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam thông qua các chỉ báo Xuất khẩu, Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2); đặc biệt là lãi suất. Qua các chỉ báo này, sẽ đưa ra các khuyến nghị giúp các cơ quan điều hành có được các căn cứ đề xuất những chính sách điều hành phù hợp với diễn biến, xu thế của nền kinh tế. Như vậy về mặt bản chất đây là nghiên cứu có tính ứng dụng cao khi căn cứ và các dữ liệu kinh tế vĩ mô là Xuất khẩu, Nhập khẩu, Lãi suất, Cung tiền (M2) để có được các dự báo trước các pha tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế; và qua đó hỗ trợ các cơ quan điều hành có quyết sách hợp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế khi chỉ giới hạn vào có bốn chỉ số vĩ mô, trong khi các diễn biến nền kinh tế là rất đa dạng và mỗi giai đoạn là có các tác nhân gây biến động khác nhau; vì thế sẽ khó ứng dụng lại nghiên cứu này trong giai đoạn khác. Ngoài ra nghiên cứu cũng không xem xét các vấn đề liên quan tới Cung, Cầu của nền kinh tế; tới vấn đề đầu tư ...và vì thế nghiên cứu khó toàn diện và cập nhật. 4. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu (i) Mục tiêu chung - Trên cơ sở các lý thuyết về chu kỳ kinh tế, các phương pháp xây dựng chỉ số chu kỳ kinh tế của các nước, nghiên cứu sinh chọn phương pháp luận trong xác định, phân tích các chu kỳ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2017, đặc biệt chú trọng thời kỳ suy thoái như 1998 – 1999 và 2008 – 2009 qua đó xây dựng các chỉ số dự báo cho chu kỳ kinh tế của Việt Nam. - Xem xét mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư của nền kinh tế Việt Nam; qua đó đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn suy giảm chu kỳ thông qua các hoạt động về đầu tư. (ii) Mục tiêu cụ thể
  • 35. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -35- - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chu kỳ kinh tế gồm khái niệm, đặc trưng các giai đoạn của chu kỳ, nguồn gốc của chu kỳ. Kinh nghiệm một số nước về xây dựng hệ thống các chỉ số chu kỳ kinh tế. - Lý giải các diễn biến của tổng cầu, cú sock tổng cầu dẫn tới hình thành các chu kỳ kinh tế theo như các học thuyết về chu kỳ kinh tế chính đã đề cập ở trên. - Nghiên cứu thực trạng của các chu kỳ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 – 2017, so sánh đặc trưng trong từng chu kỳ; phân tích những tác động tiêu cực trong thời kỳ suy giảm chu kỳ kinh tế năm 1998 – 1999 và 2008 – 2009. - Nghiên cứu thực trạng đầu tư trong giai đoạn 1990 – 2017 và phân tích mối quan hệ mang tính hai chiều giữa tính chu kỳ và đầu tư của nền kinh tế; đặc biệt chú trọng vào các thời kỳ suy giảm 1998 – 1999 và 2008 – 2009. - Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực trong giai đoạn suy thoái chu kỳ kinh tế bằng các hoạt động đầu tư; cũng như đưa ra các biện pháp dự báo các giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế nhằm có được các kế hoạch đầu tư phù hợp. (iii) Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế, tổng cung tiềm năng của nền kinh tế - Nghiên cứu tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam thông qua các diễn biến của GDP và các cú sốc ngoại sinh, cú sốc nội sinh của nền kinh tế. - Nghiên cứu diễn biến đầu tư của nền kinh tế thông qua: đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chu kỳ kinh tế tới đầu tư thông quan việc xem xét cụ thể mối quan hệ giữa: (1) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, (2) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư công và (3) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực tư nhân, (4) Tính chu kỳ và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. (iv) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Sử dụng dữ liệu nền kinh tế Việt Nam và thế giới từ năm 1990 tới nay, sở dĩ nghiên cứu sinh chọn thời điểm từ 1990 là do đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới và
  • 36. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -36- từ đó các tác động mang tính chu kỳ vào nên kinh tế khá rõ nét; ngoài ra đây còn là giai đoạn khả thi trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Sử dụng dữ liệu kinh tế Mỹ, và một số nước châu Á gồm Indonesia, Philipine, và dữ liệu kinh tế Việt Nam, bao gồm cả các văn bản pháp lý liên quan tới chính sách đầu tư công và khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Đề tài được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Đề tài bắt đầu thực hiện bằng việc khảo sát và trả lời câu hỏi có tồn tại tính chu kỳ của nền kinh tế Việt nam hay không? - Tập hợp dữ liệu GDP của nền kinh tế Việt Nam và mô phỏng biến động của nền kinh tế được chia thành các giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn sẽ được đại diện bởi biến GDP thực, việc phân tách giai đoạn được dựa trên tiêu chí: (1) chuỗi dữ liệu tăng trưởng GDP thực liên tục gồm tốc độ tăng trưởng thấp nhất tiếp theo tới cao nhất và sau đó là thấp nhất, (2) trước và sau mỗi giai đoạn có sự thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, sự thay đổi này được hiểu là những thay đổi làm cho tính tự do của nền kinh tế được mở rộng hơn hoặc/và việc kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới được tăng lên. Sau khi trả lời được câu hỏi có tồn tại đặc tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam hay không, nghiên cứu sinh sẽ xem xét nhân tố đầu tư biến động như thế nào trong mỗi giai đoạn có tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam . Bước 2: Bước tiếp theo của nghiên cứu sinh sẽ đánh giá sự biến động của nhân tố đầu tư trong nền kinh tế tại mỗi giai đoạn. Nghiên cứu sinh sẽ tiến hành phân tách nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế thành 03 nhóm nguồn vốn chính gồm: (1) Đầu tư Công và (2) Đầu tư của khu vực tư nhân; (3) Nguồn vốn FDI và xem xét sự biến động của nguồn vốn này tương ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Việc xem xét sự mối quan hệ này sẽ gợi ý cho nghiên cứu sinh nhìn nhận rằng thực
  • 37. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -37- sự có tồn tại mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư hay không? Và nếu có thì có độ trễ hay không giữa giai đoạn biến động nền kinh tế và các nguồn vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu được sẽ giúp cho nghiên cứu sinh đưa ra các kiến nghị cấp vĩ mô cho chính phủ về việc xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch đầu tư, thu hút, khuyến khích hay hạn chế đầu tư cho phù hợp với quy luật khách quan của chu kỳ kinh tế; cũng như đưa ra các dự báo về chu kỳ kinh tế trong tương lai. Bước 3: Các phương pháp cơ bản sẽ sử dụng trong nghiên cứu :  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp thống kê  Phương pháp mô hình: phương pháp xây dựng chỉ số chu kỳ; phương pháp định lượng mối quan hệ giữ chu kỳ kinh tế và đầu tư. Dữ liệu được xử lý qua nhiều phần mềm gồm: Metastock, Eviews, Excels. 5.2. Giới thiệu khái quát về mô hình sử dụng trong quá trình nghiên cứu Về mặt lý luận, khi tiến hành nghiên cứu về chu kỳ kinh tế trên thế giới hiện nay đang sử dụng 04 nhóm phương pháp - công cụ nghiên cứu chính như sau: (1) Sử dụng nhóm các chỉ báo chu kỳ kinh tế gồm các chỉ báo dẫn dắt, xác định và trễ9 . (2) nhóm công cụ sử dụng kết hợp lý thuyết kinh tế và công cụ kinh tế lượng, (3) Nhóm công cụ VAR và (4) mô hình RBC (Real Business Cycle). Cụ thể nghiên cứu của nghiên cứu sinh sẽ là sự kết hợp của 4 nhóm phương pháp nêu trên và tiến hành như sau: Xuất phát từ mô hình gốc về tổng cầu là : Yt = Ct + It + Gt + EXt (1) với  Yt là đại diện cho tổng cầu và được đo lường bằng giá tri GDP của nền kinh tế  Ct là phần tiêu dùng của nền kinh tế  It là phần đầu tư của nền kinh tế  Gt là phần chi tiêu chính phủ  EXt là xuất khẩu – nhập khẩu 9 leading indicator, coincident indicator, lagging indicator
  • 38. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -38- Và mô hình Yt = Ʈ t + φ t, (2) trong đó Ʈ t là phần biến động theo xu hướng cố định của Yt φ t, phần biến động mang tính chu kỳ Từ (1 và 2 ) nghiên cứu sinh đã đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát như sau: Ʈ t + φ t = Ct + It + Gt + EXt => φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t Mô hình này phản ánh mối quan hệ của đầu tư (It) và các biến kiểm soát với chu kỳ kinh tế thông qua (φ t) . Bài sẽ sử dụng các nhóm phương pháp hồi quy các biến dạng chuỗi thời gian như: - VECM, Đồng liên kết Johansen nhằm xem xét các mối quan hệ trong ngắn và dài hạn giữa chu kỳ và đầu tư. 5.3. Khái quát phương pháp hồi quy trong quá trình nghiên cứu a) Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM), Theo Mukherjee (1988, 407), khi hồi quy các chuỗi thời gian dừng ở sai phân bậc 1 với nhau có thể dẫn đến hiện tượng hồi quy tương quan giả. Cho nên khi tiến hành phân tích chuỗi số liệu, nhà nghiên cứu thường phân tích mối quan hệ giữa chúng bằng cách lấy sai phân bậc một. Tuy nhiên, kết quả hồi quy sai phân chỉ cho biết các diễn biến ngắn hạn mà không cho biết gì về mối quan hệ dài hạn giữa chúng; đồng thời còn ẩn chứa nhiều sai số do việc lấy sai phân gây ra. Tuy nhiên nhờ phương pháp phân tích đồng liên kết đã giúp chúng ta tránh được điều này. Theo Gujarati (2003, 824), khi hai biến đồng liên kết, giữa chúng có mối quan hệ dài hạn, đang ở trạng thái cân bằng dù không thể cân bằng trong ngắn hạn. Do vậy để phân tích ảnh hưởng trong ngắn hạn của các chuỗi số liệu và xem xét xu hướng thay đổi ngắn hạn lên cân bằng trong dài hạn, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM : Vector error correction mechanism). Mô hình này sử dụng bằng cách đưa thêm phần dư trong phương trình vào phương trình như một cơ chế điều chỉnh ngắn hạn để hướng đến cân bằng dài
  • 39. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -39- hạn. Trên cơ sở các lý thuyết đã nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ hình thành mô hình nghiên cứu ngắn hạn như sau: (i) Xác định các biến sai phân của mô hình ngắn hạn (ii) Hình thành phương trình sai phân của phương trình gốc (φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t). Trong đó có: + Các hệ số βi: Phản ánh quan hệ giữa các biến chính + βj: Hệ số điều chỉnh sai số giữa ngắn hạn và dài hạn, chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cận đến trạng thái cân bằng dài hạn + β0: Hằng số không phụ thuộc vào các tác động b. Đồng liên kết Johansen Theo Gujarati (1999, 460) cho rằng mặc dù các chuỗi thời gian không dừng nhưng rất có thể vẫn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chuỗi thời gian đó đồng liên kết, có nghĩa là phần dư từ phương trình hồi quy của các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng. Ví dụ, chúng ta hồi quy phương trình: φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t + et => et = φ t – (Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t) Vậy nếu như phần dư của phương trình hồi quy εt là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy của phương trình φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t + et có ý nghĩa, tức không có hiện tượng tương quan giả. Trong trường hợp này, hai biến trong mô hình được gọi là đồng liên kết và hệ số ước lượng γ được gọi là hệ số hồi quy đồng liên kết. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, hai biến đồng liên kết khi chúng có mối quan hệ dài hạn, hay ổn định với nhau. Như thế thì nếu ta kiểm định phần dư từ phương trình φ t = Ct + It + Gt + EXt - Ʈ t + et và nhận thấy phần dư là dừng ( có phân phối chuẩn), thì các kiểm định truyền thống (Kiểm định t và F) vẫn áp dụng được cho chuỗi thời gian không dừng. Theo Granger, kiểm định đồng liên kết như cách kiểm định trên để tránh hiện tượng hồi quy tương quan giả10 . 10 Mô hình này có thể được mở rộng cho trường hợp mô hình hồi quy có k biến giải thích.
  • 40. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -40- 6. Dự kiến các kết quả đạt được Nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư có thể phục vụ cho dự báo ngắn hạn giai đoạn suy thoái chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cũng chỉ ra được mối quan hệ hai chiều giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư và qua đó kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng phân tích các tác động đến kinh tế, xã hội trong giai đoạn suy thoái chu kỳ, là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách xem xét khi lựa chọn, ban hành chính sách vĩ mô nói chung và chính sách đầu tư nói riêng một cách kịp thời, phù hợp. - Nghiên cứu cũng góp phần hệ thống hóa và củng cố các lý luận về chu kỳ kinh tế, về đầu tư và mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Bùi Duy Phú (2009), ‘Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới’, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Bùi Tất Thắng (2012), ‘Cơ chế phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, tr. 201-211. 3. Bùi Tất Thắng (2013), ‘Phối hợp CSTK với tiền tệ trong giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô’, Tạp chí Tài chính, số 581-03/2013, tr. 15-18. 4. Dương Thu Hương (2012), ‘Một vài suy nghĩ về phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay’, Kỷ yếu thảo khoa học: Phối hợp CSTT & CSTK, tháng 10/2012. 5. Đào Minh Tú (2012), ‘Tăng cường phối hợp trong hoạch định và điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phối