SlideShare a Scribd company logo
1 of 225
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN HỮU XUÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN HỮU XUÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
HÀ NỘI - 2021
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Hữu Xuân
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – cô giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm gống và
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng; Lãnh đạo UBND các quận, huyện,
các xã nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng; các hộ nuôi trồng thủy sản, các cơ
sở kinh doanh thuốc thủy sản, thức ăn thủy sản, giống thủy sản nước ngọt,... và các đơn
vị có liên quan khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Xuân
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục đồ thị................................................................................................................x
Danh mục sơ đồ ...............................................................................................................xi
Danh mục hình.................................................................................................................xi
Danh mục hộp.................................................................................................................xii
Trích yếu luận án ...........................................................................................................xiii
Thesis Abstract................................................................................................................xv
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
1.4. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................5
Phần 2. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt .....6
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..........6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................6
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản............................................13
2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản.........................................17
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...........................18
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt .....................................................................................................................28
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt .....33
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên
thế giới ................................................................................................................33
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt
Nam.....................................................................................................................36
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng ........................................41
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.............................................42
2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..............................................................................42
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................................45
2.3.3. Đánh giá chung....................................................................................................48
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................48
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................50
3.1. Đặc điểm thành phố Hải Phòng ..........................................................................50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................50
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ......................................................................................50
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hải Phòng ................52
3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ..........................................................53
3.2.1. Phương pháp tiếp cận..........................................................................................53
3.2.2. Khung phân tích ..................................................................................................56
3.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................56
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin.............................................................57
3.4.1. Thông tin thứ cấp ................................................................................................57
3.4.2. Thông tin sơ cấp..................................................................................................58
3.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, thông tin .............................................60
3.5.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý..............................................................................60
3.5.2. Phương pháp phân tích........................................................................................61
3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................................................64
3.6.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt...............64
3.6.2. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
64
3.6.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.......65
3.6.4. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy
sản nước ngọt......................................................................................................65
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................66
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................67
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng...........................................................................................67
4.1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt .......................67
4.1.2. Quản lý nhà nước về đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...........70
4.1.3. Đào tạo tập huấn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt..........................................84
4.1.4. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt..............................................86
4.1.5. Quản lý nhà nước về tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.............95
4.1.6. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy
sản nước ngọt......................................................................................................98
4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.........................................................................................103
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
115
4.2.1. Chính sách và các qui định................................................................................115
4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt............................120
4.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý.................................125
4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ..............................................127
4.2.5. Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong nuôi trồng thủy sản.................129
4.2.6. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt.................131
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
trên địa bàn thành phố hải phòng......................................................................133
4.3.1. Quan điểm và định hướng trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.....................................................................133
4.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý nhà nước
về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng...............136
4.3.3. Các giải pháp.....................................................................................................137
Tóm tắt phần 4 ..............................................................................................................147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................149
5.1. Kết luận .............................................................................................................149
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................150
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152
Phụ lục ..........................................................................................................................164
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BQ
DN
ĐVT
FAO
GAP
HĐND
NN&PTNT
NTTS
PTNT
QĐ
QLNN
SL
TĐPTBQ
TNMT
TS
UBND
VietGAP
Bình quân
Doanh nghiệp
Đơn vị tính
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food
and Agriculture Organization of the United Nations)
Thực hành nông nghiệp tốt
(Good Agricultural Practices)
Hội đồng nhân dân
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển nông thôn
Quyết định
Quản lý nhà nước
Số lượng
Tốc độ phát triển bình quân
Tài nguyên môi trường
Thủy sản
Ủy ban nhân dân
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietnamese Good
Agricultural Practices)
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1. Tình hình đất đai của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019...............51
3.2. Giá trị sản xuất của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2019*................51
3.3. Số lượng mẫu khảo sát....................................................................................60
3.4. Phân tích SWOT .............................................................................................63
4.1. Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng
đến 2030 .........................................................................................................67
4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và người nông dân về quy hoạch nuôi trồng
thủy sản nước ngọt của thành phố Hải Phòng ................................................69
4.3. Đánh giá của cán bộ về khó khăn trong quản lý sản xuất giống thủy sản ......72
4.4. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về những bất
cập trong quản lý nhà nước đối với giống thủy sản........................................74
4.5. Đánh giá của người nuôi trồng thủy sản về chất lượng con giống và các
hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống .............75
4.6. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019 ...........................................................77
4.7. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019............................................................79
4.8. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản nước
ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019 ......................81
4.9. Đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................................82
4.10. Tình hình đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng thủy
sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019...........................84
4.11. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ
cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2017 - 2019..........................................................................85
4.12. Tình hình triển khai nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy trình
VietGAP ở Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019................................................87
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.13. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt về quy trình
VietGAP ......................................................................................................... 88
4.14. Thực hành của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt khi các loài thủy
sản bị bệnh và bị chết ..................................................................................... 90
4.15. Ý kiến của các hộ nuôi trồng thủy sản về chất lượng nước trong ao nuôi ..... 94
4.16. Số lượng cơ sở sản xuất và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt nằm
ngoài quy hoạch của Hải Phòng năm 2019 .................................................... 99
4.17. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản
nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 100
4.18. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thủy sản
nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 101
4.19. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn
2014 - 2019 ................................................................................................... 104
4.20. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 106
4.21. Chi phí sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ...................... 107
4.22. Lao động tham gia ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng ......... 109
4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt
ở Hải Phòng .................................................................................................. 110
4.24. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất nuôi trồng
thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng .................................................................. 112
4.25. Tổng hợp số lượng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quản
lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng ......................................... 117
4.26. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý giống
và thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................ 118
4.27. Đánh giá của các cán bộ quản lý về một số bất cập về chính sách trong
quản lý thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........................... 118
4.28. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý các
cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ....................... 119
4.29. Số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng
thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng năm 2019 .................................................. 123
4.30. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 125
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.31. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về nuôi
trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng.........................................................126
4.32. Đánh giá của cán bộ về cơ sở sự phối hợp trong quản lý nhà nước về nuôi
trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng.........................................................128
4.33. Nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đầu vào cho nuôi
trồng thủy sản nước ngọt về các quy định trong quản lý..............................130
4.34. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản về các quy định trong quản lý
nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ............................131
4.35. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong quản
lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố
Hải Phòng .....................................................................................................136
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT Tên đồ thị Trang
4.1. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hòa tan trong
nước (DO) ở các quận huyện theo tháng năm 2019 .......................................93
4.2. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hóa trong ao
nuôi (COD và BOD) theo tháng năm 2019 ....................................................94
4.3. Sản lượng thủy sản của Hải Phòng trong năm 2019.....................................105
4.4. Năng suất và giá trị sản xuất thủy sản nước ngọt bình quân ở Hải Phòng
giai đoạn 2014 – 2019 ..................................................................................105
4.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thành phố
Hải Phòng .....................................................................................................109
4.6. Đánh giá của cán bộ về nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nuôi
trồng thủy sản nước ngọt ..............................................................................124
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
2.1. Mô hình quản lý.....................................................................................................9
3.1. Khung phân tích quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt................55
4.1. Bộ máy tổ chức quản lý đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa
bàn thành phố Hải Phòng ....................................................................................71
4.2. Chuỗi giá trị thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng ......................................96
4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.........................................................................................122
4.4. Phân cấp và chức năng thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt
thành phố Hải Phòng.........................................................................................138
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Bản đồ thành phố Hải Phòng và các điểm nghiên cứu........................................57
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1. Một số hạn chế trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt của
thành phố.............................................................................................................70
4.2. Ý kiến đánh giá của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về một số
bất cập trong hành động quản lý nhà nước về con giống....................................74
4.3. Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản về công tác quản
lý nhà nước..........................................................................................................77
4.4. Đánh giá của chủ cơ sở về chất lượng thuốc thủy sản.........................................80
4.5. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người nuôi trồng thủy sản trong
ứng xử với dịch bệnh...........................................................................................91
4.6. Đánh giá của cán bộ về quản lý nhà nước đối với tiêu thụ sản phẩm thủy sản
nước ngọt.............................................................................................................97
4.7. Đánh giá của các cán bộ quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra......................102
4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của đặc điểm sinh học trong nuôi
trồng sản nước ngọt đến công tác quản lý nhà nước.........................................133
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Xuân
Tên luận án: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành
phố Hải Phòng
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy
sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận
có sự tham gia, tiếp cận thể chế.
Hải Phòng rất có tiềm năng về NTTS nước ngọt với hệ thống sông ngòi dày đặc.
Hiện nay NTTS nước ngọt được sản xuất tại các quận huyện trên địa bàn thành phố,
trong đó tập trung nhiều vào 9 quận, huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến
Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An và Dương Kinh. Nghiên cứu này
được tiến hành ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên.
Các số liệu thứ cấp được thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo
cáo tổng kết của các Bộ, ngành, UBND thành phố về các vấn đề có liên quan và niên
giám thống kê hàng năm.
Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan
như lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục
Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Lãnh đạo UBND các huyện; cán bộ phụ trách về
thủy sản ở các huyện. Ngoài ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra 35 cơ sở sản
xuất kinh doanh giống thủy sản; 43 cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản; 42 cơ sở kinh doanh
thuốc thủy sản và 268 cơ sở NTTS ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Thủy
Nguyên. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và tổ chức thảo luận lấy ý kiến
của với các cán bộ sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố và các huyện đại diện.
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh, thang đo Likert,
sử dụng hàm hồi quy đa biến, phân tích SWOT được sử dụng để phân tích số liệu.
Kết quả và kết luận
Đề tài luận án đã bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, vai trò về quản lý nhà nước
đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
ngọt trên giác độ kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng
thủy sản nước ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính
sách, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua
bán, trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng xuất, hiệu quả trong
nuôi trồng thủy sản nước ngọt, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.
Hiện nay việc quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt được UBND
thành phố Hải Phòng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ
trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong thành phố và chỉ đạo các cơ quan
trực thuộc thành phố để quản lý các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước
ngọt. Hải Phòng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố đến năm
2020 và 2030, trong đó tập trung vào nuôi trồng thủy sản các vùng tập trung quy mô lớn
ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão và Kiến Thụy và 04 vùng nuôi trồng
thủy sản chất lượng cao ở Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh và
tập trung vào các loài nuôi chủ lực như cá rô phi, tôm thẻ chân trắng,… Tuy nhiên, việc
thực hiện nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, đặc
biệt là các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ. Việc quản lý các dịch vụ cung cấp đầu vào
cho nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế, như việc quản lý chất lượng con giống mới
chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống quy mô lớn được cấp phép,
còn các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ nông dân chưa quản lý được. Cùng với đó hoạt động
quản lý thức ăn và thuốc thủy sản chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý kinh doanh và
buôn bán chứ việc quản lý chất lượng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt bao
gồm: (i) Chính sách và các qui định của nhà nước; (ii) Bộ máy quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt; (iii) Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý; (iv) Sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý nhà nước; (v) Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong
NTTS nước ngọt; (vi) Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, chúng tôi đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời
gian tới: (i) Tăng cường quản lý quy hoạch NTTS nước ngọt; (ii) Tăng cường quản lý nhà
nước về dịch vụ đầu vào cho NTTS; (iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ công
cho NTTS; (iv) Tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào NTTS; (v) Tăng cường
quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm; (vi) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho các tác nhân về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt.
xiv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Huu Xuan
Thesis title: State management of freshwater aquaculture in Hai Phong city
Major: Development Economics Code: 9.31.01.05
Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objective
Based on the assessment of the state management situation and the factors affecting
the state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city, a set of solutions will be
proposed to strengthen state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city.
Materials and Methods
The approaches such as systematic approach, participatory approach, institutional
approach were utilized in the study.
Hai Phong has great potential for the development of freshwater aquaculture with a
dense river system. Currently, freshwater aquaculture is produced in all districts, in which it
is produced more in 9 districts which are Vinh Bao, Tien Lang, An Lao, Kien Thuy, An
Duong, Thuy Nguyen, Do Son, Kien An and Duong Kinh. Four districts including Vinh
Bao, An Lao, Tien Lang, and Thuy Nguyen were chosen to conduct this study.
Secondary data was collected from books, research papers, reports and statistical
yearbook of related ministries, departments and People's Committee of Hai Phong City.
Primary data was collected through in-depth interviews with relevant subjects
such as leaders and staff of the Department of Agriculture and Rural Development, the
Center for Agricultural Extension, the Sub-Department of Animal Health, the Sub-
Department of Fisheries, leaders of the People’s Committees of districts and officers in
charge of freshwater aquaculture at district level. Moreover, primary data was also
collected by conducting a survey with 35 aquatic seed production and trading units, 43
aqua feed suppliers, 42 aqua drug traders and 268 aqua farms in four selected districts.
In addition, focus group discussions and consultant workshops were carried out with
officials of related departments and agencies to collect primary data.
Descriptive statistics, comparison method, Likert scale, multi-regression method
and SWOT were used to analyze data.
Main findings and conclusion
The thesis has supplemented and clarified the concepts and roles of state
management for freshwater aquaculture. State management of freshwater aquaculture
from an economic perspective is the intentional impact of the State on freshwater
xv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
aquaculture by the power of the State, through laws, mechanisms, and books, material
and financial forces on all production, business, trading and exchange activities to
strengthen the state management of freshwater aquaculture to achieve the goal of
aquaculture. Freshwater products achieve productivity and efficiency in freshwater
aquaculture, targeting the sustainable development of the industry.
Currently, the state management of freshwater aquaculture is assigned by Hai Phong
City People's Committee to the City Department of Agriculture and Rural Development to
preside and coordinate with other agencies in the city and to direct municipal agencies to
manage activities related to freshwater aquaculture. Hai Phong has a major plan on
freshwater aquaculture in the city to 2020 and 2030, which focuses on aquaculture in large-
scale areas in Vinh Bao, Tien Lang, Thuy Nguyen, An Lao and Kien. Thuy and 04 high
quality aquaculture areas in Vinh Bao, Kien Thuy, Thuy Nguyen and Duong Kinh district
and focus on key farming species such as tilapia, white leg shrimp,...
However, the implementation The city planning of aquaculture still has many
limitations, especially in small scale aquaculture facilities. The management of
aquaculture input services is limited, as seed quality management has only focused on
licensed large-scale hatcheries and producers. Small production establishments like
farmers has not been managed yet. Along with that, the management of food and aquatic
products only stopped at trading and business management activities, but quality
management was not really effective and had many limitations
The thesis has investigated factors influencing the state management of freshwater
aquaculture. Those factors are: (i) Government policies and regulations; (ii) State
management apparatus for freshwater aquaculture; (iii) Facilities and equipment for
management; (iv) Coordination between state management agencies; (v) Perceptions of
stakeholders involved in freshwater aquaculture; (vi) Natural conditions and
characteristics of freshwater aquaculture.
Based on the analysis of the current situation and the factors affecting the state
management of freshwater aquaculture in the city, a set of solutions to strengthen the
state management of freshwater aquaculture was proposed. Those solutions are: (i)
Strengthening management of planning for freshwater aquaculture; (ii) Enhancing state
management of input services for aquaculture; (iii) Improving the quality and efficiency
of public services for aquaculture; (iv) Actively transferring new farming practices into
aquaculture; (v) Strengthening the management of product markets; (vi) Improving
propaganda to raise awareness for related actors in state management of freshwater
aquaculture.
xvi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển kéo dài hơn
3200 km; và có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản
(NTTS) nước ngọt. Gần 20 năm qua ngành thủy sản Việt Nam những phát triển một
cách vượt bậc, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm
2018 sản lượng NTTS cả nước đạt gần 4162 nghìn tấn tăng gần 6 lần năm 2001
chiếm 53,4% giá trị sản lượng toàn ngành thủy sản. Giá trị sản lượng NTTS tăng
bình quân gần 11%/năm (giai đoạn 2001-2018) (Tổng cục Thống kê, 2019). Ngoài
việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, NTTS đã xuất khẩu khối
lượng hàng hóa lớn, mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Các
sản phẩm NTTS đã đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc
biệt ở các thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (Nguyễn Kim Phúc, 2011).
Những năm qua, ngành thủy sản của Hải Phòng đã có đóng góp không nhỏ
cho việc thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển
kinh tế nông nghiệp nói riêng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đảm
bảo an ninh quốc phòng của thành phố. Các mặt hàng thủy hải sản của Hải Phòng đã
bắt đầu vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố Hải Phòng đạt khoảng 58 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2018 đạt khoảng 2%/năm. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra hiện nay là ngành thủy sản còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế
của thành phố. Kết quả đóng góp trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
Hải Phòng (Cục Thống kê Hải Phòng, 2019).
Hải Phòng có diện tích mặt nước mặt nước ao hồ nhỏ là trên 5 nghìn ha,
diện tích mặt nước lớn trên 2 nghìn ha; diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển
đổi sang phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 4 nghìn ha. Các vùng có điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển nuôi thủy sản nước ngọt như: huyện Vĩnh Bảo,
Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương… (Sở NN&PTNT Hải
Phòng, 2019). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh
như hiện nay thì vai trò của quản lý nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý
quy hoạch vùng NTTS nước ngọt từ đó có các biện pháp quản lý môi trường,
chất lượng sản phẩm NTTS, tránh phát triển tự phát là hết sức cần thiết.
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Đến nay, Luật Thủy sản (2017) đã có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật Thủy sản đã được triển khai. Đây là văn bản pháp luật cao nhất có
liên quan đến quản lý nhà nước đối với NTTS nói chung và NTTS nước ngọt nói
riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Thủy sản ở nhiều địa phương vẫn còn một
số tồn tại như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch NTTS đã được luật định
hóa nhưng nhiều địa phương triển khai còn chậm, thiếu tính khả thi và quản lý
quy hoạch NTTS để phát triển theo định hướng và quản lý của nhà nước còn rất
nhiều hạn chế; quản lý về môi trường NTTS gần như chưa được quan tâm đúng
mức; các hoạt động đầu tư công cho NTTS, hỗ trợ phát triển NTTS tập trung còn
chưa được quan tâm đúng mức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019).
Tính đến hết năm 2019, Hải Phòng có hơn 1000ha đất mặt nước được người
dân chuyển đổi sang NTTS nước ngọt ngoài quy hoạch; nhiều hộ NTTS chưa tự giác
chấp hành lịch thời vụ, chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch NTTS; một số cơ sở hạ
tầng vùng nuôi chưa đảm bảo; một số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y trong
thủy sản chưa đạt chất lượng như công bố (Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng,
2019). Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản trên địa bàn thành phố
còn chậm; các hoạt động quản lý nhà nước về con giống mới chỉ tập trung vào các
cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có đăng ký; việc quản lý vật tư đầu vào
cho NTTS nước ngọt chưa được quan tâm đúng mức (tỷ lệ các cơ sở kinh doanh
thức ăn, thuốc thủy sản được thanh tra, kiểm tra còn rất ít (khoảng 15%)), tỷ lệ các
cơ sở vi phạm còn khá cao; quản lý môi trường NTTS còn chưa được quan tâm đúng
mức; việc thực hiện xây dựng các vùng NTTS chuyên canh tập trung quy mô lớn,
NTTS theo các quy trình an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; xây dựng các kênh
tiêu thụ, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản nước ngọt còn hạn chế; chưa có quy định về
chính sách hỗ trợ rủi ro trong NTTS; việc phân cấp quản lý nhà nước về NTTS nước
ngọt chưa được thực hiện đồng bộ và chồng chéo,… Câu hỏi đặt ra là hoạt động
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng đang diễn ra như thế nào?
Có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với NTTS nước
ngọt? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS ở Hải Phòng? Cần có
những giải pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải
Phòng trong thời gian tới?
Từ trước tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
NTTS nước ngọt. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung và một số vấn đề như “Nâng
cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Kim Phúc
(2011); hay như Trần Quốc Toản (2018) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
theo tiêu chuẩn VIETGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định”; Nguyễn Văn Hiếu
(2014) với đề tài “Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre”;
Phạm Thị Ngọc (2017) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa”; Đoàn Thị Nhiệm (2018) với nghiên cứu “Phát triển nuôi trồng
thủy sản tỉnh Phú Yên”; Nguyễn Hữu Thọ (2016) với đề tài “Nghiên cứu hoàn
thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Bắc Bộ”; Nguyễn Xuân Trịnh (2018) với nghiên cứu “Nghiên cứu phân vùng
sinh thái nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi
khí hậu”; Nguyễn Thành Long (2012) với nghiên cứu “Nghiên cứu các giải pháp
quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác ven biển tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, đa
phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu về phát triển NTTS, hoặc một
số khía cạnh của NTTS như (khuyến ngư, hỗ trợ chế biến, xuất khẩu, hoặc là
quản lý môi trường, dịch bệnh, rủi ro,… chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu về
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Để ngành NTTS nước ngọt của Hải Phòng phát triển bền vững trong thời
gian tới như chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển ngành thủy sản của
thành phố thì Hải Phòng cần có những giải pháp đột phá để tăng cường quản lý
nhà nước về NTTS. Nghiên cứu quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt là rất cần
thiết, từ đó có thể đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng để làm tiền đề cho phát triển bền
vững NTTS nước ngọt trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về NTTS nước ngọt tại thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
tại Hải Phòng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy
sản nước ngọt tại Hải Phòng.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý nhà
nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt với các đối tượng khảo sát gồm: (i) Chủ thể quản lý là hệ thống các cơ
quan tham gia quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương gồm (UBND
thành phố, cấp quận, huyện, cấp xã, phường); Cơ quan chuyên môn (Sở
NN&PTNT, Phòng Kỹ thuật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú ý, Phòng
NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế); (ii) Đối tượng quản lý là các Trung tâm, các
Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, các thương lái và các hộ, người NTTS
nước ngọt trên địa bàn thành phố, các đại lý kinh doanh thức ăn thủy sản và
thuốc thủy sản; (iii) Các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến công tác quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động về nuôi trồng thủy sản nước ngọt (chỉ tập trung vào
hoạt động nuôi cá nước ngọt) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quản lý nhà
nước về các nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đối với tác
nhân từ nhà cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y, hộ nông dân nuôi trồng và
các tác nhân thương lái, đại lý tiêu thụ sản phẩm.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố
Hải Phòng
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010
– 2019; đặc biệt tập trung nhiều vào giai đoạn 2015 – 2019. Số liệu sơ cấp dựa
trên kết quả khảo sát các đối tượng thực hiện quản lý và đối tượng chịu sự quản
lý được thu thập trong năm 2018 và 2019. Các kết quả giải pháp đóng góp cho
công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong giai đoạn 2020
- 2025 và tầm nhìn 2030.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận: đề tài luận án đã làm rõ hơn và bổ sung khái niệm, vai trò về
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. Cùng với đó, đề tài đã đề ra được các
nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên góc độ
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với các hoạt động NTTS
nước ngọt nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, thì còn có các
hoạt động như việc quản lý chặt chẽ cung ứng đầu vào (vật tư, giống); quản lý thị
trường tiêu thụ và hỗ trợ cho người NTTS để ngành NTTS nước ngọt phát triển
ổn định, hiệu quả và bền vững.
Về thực tiễn: đúc rút các bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với NTTS nước ngọt ở trên thế giới, cùng với đó là kinh nghiệm của một số
địa phương của Việt Nam. Từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm cho thành phố
Hải Phòng. Cung cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về NTTS nước ngọt, quản lý
nhà nước về NTTS nước ngọt của thành phố Hải Phòng để làm căn cứ cho hoạch
định chính sách để phát triển NTTS nước ngọt của thành phố và từ đó giúp đề
xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu có thể vận dụng cho các địa
phương có điều kiện tương đồng.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: đề tài đã vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết về
quản lý nhà nước nói chung vào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS
nước ngọt tại một địa phương, từ đó đề xuất ra các nội dung nghiên cứu về quản
lý nước đối với NTTS nước ngọt một cách có căn cứ, khoa học. Cùng với đó là
đề xuất các nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt, từ đó làm căn cứ cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý
nhà nước về NTTS nước ngọt. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa
khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài luận án đã chỉ ra được các tồn tại, khó khăn, bất
cập trong quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, từ đó đề
tài luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng một cách có căn cứ, có tính
logic và hàm lượng khoa học, thực tế cao. Các nhận xét, giải pháp, kiến nghị này
có ý nghĩa thực tế cao và cung cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về quản lý nhà
nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố để làm căn cứ cho thành
phố có những chủ trương, chính sách để phát triển NTTS nói chung và NTTS
nước ngọt của thành phố nói riêng trong thời gian tới.
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Thủy sản là bất kỳ động vật sống tại môi trường nước chưa bị nấu chín có
thể ở trạng thái sống hoặc chết, tươi hoặc đông lạnh (Phạm Quang Linh, 2011).
Ở Việt Nam, thủy sản được dùng để chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem
lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng
thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Như
vậy thủy sản là các động vật sống ở môi trường nước.
Trong nghiên cứu này, dựa theo Luật Thủy sản Việt Nam, tác giả cho
rằng, ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm
tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những dịch vụ không
ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, thủy
sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản (Quốc hội, 2003, 2017a).
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nuôi nước
ngọt, mặn, lợ; bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng
suất; thuộc sở hữu của cá thể hay tập thể (Quốc hội, 2003, 2017a). Các thủy sinh vật
trong môi trường nước được phân chia theo loài thủy sản gồm: nhóm cá; nhóm giáp
xác (phổ biến là nhóm giáp xác 10 chân trong đó tôm, cua là đối tượng nuôi quan
trọng); nhóm động vật thân mềm (loài có vỏ vôi nhiều là nhóm 2 mảnh đa số sống
ở biển); nhóm rong. NTTS bao gồm cả việc tạo ra con giống, và di ương giống, nuôi
thương phẩm các sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ. Nuôi trồng thủy sản
là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh
ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn (Pillay, 1990).
Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế
giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm
cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy năm 2006, ASEAN đã công bố bản
quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) cho các
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
nước thành viên.VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành đối với từng sản
phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Chương trình bắt đầu thực
hiện xây dựng năm 2011 được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-
BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt
VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐ- BNN-TCTS). VietGAP là Quy
phạm thực hành áp dụng trong NTTS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm
thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm
xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy NTTS hướng tới sự
phát triển bền vững (Bộ NN&PTNT, 2014).
Như vậy, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là các hoạt động nuôi các loài
thủy sinh trong môi trường nước ngọt ở các khu nước ngọt như ao, hồ, đập,
sông, suối, ruộng... trong đất liền với các loài nuôi như cá, tôm, cua, lươn, ếch,…
để phục vụ các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường của con người.
Đối tượng nuôi của nuôi trồng thủy sản bao gồm nhiều loại động thực vật
thủy sản như các loài cá nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép, rô phi,…) (cá là loài nuôi
chủ yếu); tôm nước ngọt, cua, lươn, ếch, ba ba,… trong các ao nuôi nước ngọt; nuôi
trong ruộng trũng, nuôi trông lồng, bè trên các sông, suối,… (Pillay, 1990).
Theo Phạm Quang Linh (2011) các hình thức NTTS nước ngọt bao gồm:
- Nuôi thủy sản siêu thâm canh: nuôi có năng suất cao, trung bình 200
tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng
từng đối tượng nuôi, không bón phân, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi
như thay nước hoàn toàn chủ động, kiểm soát chất lượng nước, có sục khí... nuôi
chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, hay trong hệ thống máng nước chảy.
- Nuôi thủy sản thâm canh là hình thức nuôi kiểm soát tốt các điều kiện
nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng, hiệu quả sản xuất đều cao, có xu
hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng
nước), các hệ thống nuôi có tính nhân tạo và cho năng suất nuôi rất cao.
- Nuôi thủy sản bán thâm canh: hình thức nuôi có năng suất từ 2-20
tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào điều kiện thức ăn tự nhiên nhờ bón phân hay cho ăn
bổ sung, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản.
- Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến: nuôi có năng suất 0,5 đến 5 tấn/ha/năm,
có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
trại hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô cơ hay hữu cơ thường xuyên, quan
sát 1 số yếu tố chất lượng nước đơn giản.
- Nuôi thủy sản quảng canh: mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp như
môi trường, thức ăn, dịch hại...mức độ đầu tư và hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên.
- Nuôi thủy sản kết hợp: nuôi thủy sản chia sẻ tài nguyên như nước, thức
ăn, quản lý... với các hoạt động khác; thường là nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở
hạ tầng như nuôi cá trong hồ chứa nước thủy điện.
- Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp: Nuôi thủy sản bán thâm canh
kết hợp với nông nghiệp là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của
nhau như nuôi kết hợp cá với lúa...
- Nuôi luân canh: Là hình thức không nuôi liên tục 2 hay nhiều vụ một đối
tượng trên cùng 1 diện tích sản xuất như nuôi luân phiên 1 vụ tôm sú - một vụ cá
rô phi trong ao tôm...
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước
a. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Theo
quan điểm của Follet dưới góc độ quan hệ con người, đã cho rằng “Quản lý” là
một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hành động thông qua người
khác (Follett, 1927).
Theo quan điểm của Stephen “Quản lý” là quá trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hành động của những người trong một tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức”
(Stephen & cs., 1995).
Quan điểm của Taylor cho rằng “Quản lý” là hình thành công việc của
mình thông qua người khác và biết được chính xác họ đã hoàn thành công việc
của mình theo cách tốt nhất và rẻ nhất (Taylor, 2002).
Quan điểm của Albanese cho rằng “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và
xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều
kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Albanese, 1989).
Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc
với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt
được các mục tiêu của nhóm (Koontz & cs., 1991; Koontz & O'donnell, 1979).
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục
tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là kết
quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn (Kreitner, 1981).
Từ các quan điểm trên, tác giả hiểu rằng, “Quản lý” là một thuật ngữ chỉ
tác động một cách có ý thức của con người tới đối tượng quản lý nhằm sắp xếp,
tổ chức, chỉ huy, điều hành, hoạt động của con người để hướng đến những mục
tiêu xác định với chi phí thấp nhất trong điều kiện cụ thể.
Quản lý, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính
chất phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến
mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên
sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung. Quản lý
là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác
nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả. Như vậy, quản lý là
sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện
các tiến trình để giải quyết các vấn đề.
Xác định
Chủ thể quản lý
Tác động
Tác động
quản lý phản hồi
Thực hiện
Đối tượng quản lý
Mục tiêu
quản lý
Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý
Nguồn: Stephen & cs. (1995); Koontz & cs. (1991); Albanese (1989)
Cấu trúc tổ chức của quản lý gồm: (1) Chủ thể quản lý; (2) Đối tượng quản
lý; (3) Mục tiêu quản lý; (4) Công cụ quản lý. Tùy thuộc đối tượng quản lý mà
người ta chia thành 3 loại hình, cụ thể: (1) Con người điều khiển các vật hữu hình để
bắt chúng phải thực hiện ý đồ của con người điều khiển. Loại hình này được gọi là
quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường, quản lý cây trồng;
(2) Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý đồ của con
người điều khiển, được gọi là quản lý kỹ thuật như quản lý máy móc, thiết bị;
(3) Con người điều khiển con người. Loại hình này được gọi là quản lý xã hội.
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, từ
những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý
thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Stephen &
cs. (1995) các cách tiếp cận quản lý:
Tiếp cận kiểu kinh nghiệm: Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách
nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Theo
cách tiếp cận này cho rằng thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những
sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, từ đó sẽ hiểu được phải
làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.
Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân: Cách tiếp cận theo hành vi quan
hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn
thành thông qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các
mối liên hệ giữa người với người.
Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết
định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra
các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc
xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
Tiếp cận toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công
việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình
toán học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế
hoạch hay ra quyết định là một quá trình lôgic thì nó có thể biểu thị được theo
các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý
sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất.
Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một
cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà
nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm
quan sát những cái mà thực tế nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới
những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì,…".
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau
song có thể đưa ra một quan điểm chung về quản lý đó là: “Quản lý là tác động có
ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
để phối hợp có hiệu quả các hoạt động, phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện
mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi”.
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
b. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước,
sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý Nhà nước nghĩa
là Nhà nước quản lý toàn dân, toàn diện và quản lý bằng pháp luật (Phạm Hồng
Thái & Định Văn Mậu, 2005).
Theo nghĩa rộng: “Quản lý nhà nước” là Nhà nước quản lý toàn bộ mọi
hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Theo nghĩa
hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành các quy định của Nhà nước có tính
tổ chức; được thực hiện trên cơ sở thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện
chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước (Quốc hội, 2013).
Khác với quản lý nhà nước, quản lý dựa vào cộng đồng hay có sự tham gia
của người dân không chỉ dựa vào văn bản pháp luật của Nhà nước mà còn dựa
vào những qui định, nội dung và phong tục tập quán của cộng đồng nhằm thực
hiện các mục tiêu của cộng đồng địa phương (Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc
Hùng, 2012; Trịnh Duy Luân, 2009).
Nguyễn Hữu Hải & cs. (2010) cho rằng quản lý nhà nước là sự tác động của
nhà nước có tổ chức và được điều hành bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt
động xã hội và hoạt động của con người để duy trì mối quan hệ và sự phát triển của
xã hội, mọi hành vi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật nhằm thực hiện tốt chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước để giúp cho đất nước ngày càng phát triển.
Theo Phan Trung Hiền (2009) quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính
quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ
khi xuất hiện, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết.
Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Theo Nguyễn Trọng Bình (2018) quản lý nhà nước là sử dụng quyền lực
của nhà nước để quản lý đối với toàn xã hội và được sử dụng quyền lực đó để
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và các hành vi hoạt động của con người để
duy trì, phát triển xã hội, nhằm tạo nên sự tuân thủ pháp luật và trật tự xã hội để
hướng tới thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý nhà nước là quản lý xã hội do nhà nước thực hiện bằng bộ máy nhà
nước, gắn với quyền lực nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
qua các giai đoạn lịch sử. Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp (Phạm Hồng Thái & Đinh Văn Mậu, 2005).
Thông qua ba hoạt động đặc thù này mà quản lý nhà nước có những điểm khác
biệt so với quản lý xã hội khác, cụ thể là:
- Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện. Khi nhà nước
xuất hiện thì phần quan trọng các công việc của xã hội do nhà nước quản lý.
- Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật,
nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt nhà
nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
- Chủ thể của quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền
lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà
nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước
trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước (hay nói cách khác là thực hiện
các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp).
- Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước, trật tự này
do pháp luật quy định.
Từ những điểm khác biệt đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý nhà nước là
sự tác động có mục đích, chủ yếu bằng pháp luật, của các tổ chức, cá nhân mang
quyền lực nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội,
đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể đạt được các mục tiêu phát triển
kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế
(Phan Huy Đường, 2015; Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, chưa có khái niệm về quản lý nhà nước về NTTS mà FAO mới
chỉ có các khái niệm về quản lý có liên quan như:
Quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản: Việc thực thi các chính sách, kế
hoạch, bao gồm phát triển tổ chức, nội qui hoạt động, xây dựng năng lực và thiết
lập các mối liên kết giữa chính sách và kế hoạch dùng cho việc phát triển nuôi
trồng thủy sản” (FAO, 2008).
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Quản lý trang trại: “Liên quan đến các quyết định kinh doanh nhằm tối đa
lợi nhuận, phù hợp với mục tiêu của nhà điều hành cũng như của nông hộ. Chức
năng quản lý là phối hợp các nguồn lực trong 1 quá trình sản xuất. Hai pha cơ
bản cần thiết của quản lý là xây dựng và vận hành trang trại” (FAO, 2008).
Quản lý nghề cá: “Việc phân tích, đề ra và thực thi các quyết định nhằm
duy trì, thay đổi cấu trúc, chức năng và mối liên quan vùng cư trú, khu hệ thuỷ
sinh vật để đạt được mục đích và mục tiêu của con người từ việc sử dụng nguồn
lợi thủy sản” (FAO, 2008).
Quản lý giống thủy sản nước ngọt là hoạt động quản lý trên đối tượng
giống thủy sản nước ngọt (FAO, 2008).
Trên cơ sở khái niệm về quản lý nhà nước và khái niệm quản lý về thủy
sản thì: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể hiểu là sự tác
động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng
quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực lượng vật
chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán, trao
đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng suất, hiệu quả
của vụ nuôi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
a. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân
Ngành NTTS phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân, cung cấp nguồn dinh
dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ
nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời
gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực
phẩm của mọi tầng lớp nhân dân (Lâm Văn Mẫn, 2006).
b. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp các sản
phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới góc độ ngành kinh tế quốc dân, ngành
NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng
nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân,
đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển (Lâm Văn Mẫn, 2006).
c. Xoá đói giảm nghèo
Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát
triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung
cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm
nghèo. Hoạt động NTTS ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển,
hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi,
các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa (Sena & cs., 2006).
d. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh
tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nông thôn,
góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông
thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi
cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng
chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao
động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn (Phạm Thị Ngọc, 2017).
e. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn.
Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động.
Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ
trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và
thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá
chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tinh (Sena & cs., 2006).
f. Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất
nước. Ngành thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên
một tỷ USD (Trần Khắc Xin, 2014).
2.1.2.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản
Các đối tượng nuôi của ngành thủy sản là động vật sống trong môi trường
nước và trực tiếp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như thuỷ lý, thuỷ hoá,
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
thuỷ sinh do vậy để nuôi các đối tượng thủy sản phát triển và sinh trưởng tốt cần
tạo được môi trường thuận lợi và phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng khi phù hợp các yêu cầu sinh thái, phù
hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của từng đối tượng nuôi, thì
đối tượng đó mới sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất, hiệu quả cao và ổn
định. Hoạt động, NTTS là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất
như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng, tác
động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường. Vì vậy, trong
quá trình sản xuất, ngành NTTS vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa
phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí
hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về
quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất. Do đó trong công tác quản lý và điều
hành sản xuất cần chú ý đến các tiêu chí như: Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,
xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, cơ chế, chính sách giá cả, có kế hoạch đầu tư phù
hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ (Ronald & cs., 2005).
Trong NTTS diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư
liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, nó là điều kiện cần thiết để sản
xuất và phát triển
Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các
tư liệu sản xuất khác là: Diện tích có giới hạn, vị trí cố định, sức sản xuất thì không
có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao
mòn đi mà còn còn tốt hơn, mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất
không đồng nhất về chất lượng do có cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ
màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng là khác nhau (Phạm Quang
Linh, 2011). Vì vậy khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm,
quản lý chặt chẽ mặt nước trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
+ Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai, diện tích mặt
nước có khả năng NTTS, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng nuôi theo hướng
thâm canh và chuyên canh.
+ Về mặt kỹ thuật: Xác định đúng các đối tượng NTTS cho phù hợp với
từng vùng, từng địa phương, đồng thời có sự quan tâm đến việc sử dụng, bồi
dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước.
+ Về mặt kinh tế: Có biện pháp quản lý sử dụng đất đai, diện tích mặt
nước đạt kết quả và cho năng xuất.
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Phát triển ngành NTTS đồng thời tạo cho sự phát triển của các ngành
khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tiến hành chuyển đổi cách
thức canh tác trên diện tích đất nông nghiệp như ruộng vùng trũng, ruộng cấy lúa
kém hiệu quả chuyển sang đào ao NTTS, từ đó làm động lực kéo theo các ngành
khác cùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả,
ngành chăn nuôi gia súc.... (Phan Ngọc Mai Phương & cs., 2014).
Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao
NTTS chịu sự tác động trực tiếp của con người, đồng thời còn chịu sự tác
động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong NTTS, quá trình tái sản xuất kinh tế
xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn
khớp với thời gian sản xuất do đó nghề nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất
rõ rệt (Phạm Quang Linh, 2011). Trong NTTS nhân tố quyết định tính thời vụ là
quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi, được thể hiện quan
những biểu hiện sau: Các đối tượng nuôi thì giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn
ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ, đòi hỏi thời gian, hình thức
và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau; Ở các vùng
khác nhau thì có điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau nên mùa vụ sản xuất của
đối tượng nuôi là khác nhau; Các đối tượng NTTS khác nhau có mùa vụ sản xuất
khác nhau. Tính thời vụ của NTTS trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là
sức lao động, công cụ lao động và đất đai diện tích mặt nước.
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống là các loài động
thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh
học nên phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi cụ thể mới
thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. Vì vậy, trong NTTS luôn có
nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để nâng cao năng suất các đối tượng NTTS
như: Nâng cao công tác quản lý chất lượng con giống, quản lý tốt các khâu trong
công tác sản xuất, quản lý tốt các yếu tố môi trường và nghiên cứu, xây dựng quy
trình sản xuất giống cho năng suất cao (Phạm Quang Linh, 2011).
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, nuôi trồng thủy sản Việt Nam còn
có một số đặc điểm riêng đó là:
+ Ngành NTTS ở Việt Nam có từ lâu đời song hiện tại vẫn trong tình trạng
của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công. Để quản lý
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
tại nhiều hình thức sở hữu trong ngành nuôi trồng thủy sản, trong nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện tốt những quy định của nhà nước về đổi
mới quản lý kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nhất là các doanh nghiệp quốc
doanh và các doanh nghiệp tập thể (Ronald & cs., 2005).
+ Trong NTTS đất đai diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các
vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý các cơ sở NTTS. Đặc điểm này đòi
hỏi các cơ sở NTTS phải có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai
diện tích mặt nước hiện có, mặt khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng
và nâng cao trình độ lao động (Nguyễn Hữu Thọ, 2016).
+ Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có pha
trộn ít khí hậu vùng ôn đới. Mặt khác khí hậu nước ta cũng gây ra những khó
khăn phức tạp cho ngành NTTS như: bão lụt, gió mùa đông bắc, sương muối, các
vùng ven biển sóng gió thủy triều, sóng thần… Do đó các cơ sở NTTS cần có
những phương án đề phòng để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng
suất sản lượng cao và ổn định, cùng với đó là để khắc phục những tác động tiêu
cực từ biến đổi khí hậu mang lại (Ronald & cs., 2005).
2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản
Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
phát triển: NTTS nói chung như các ngành kinh tế khác, Nhà nước dùng các
công cụ quản lý nhà nước để tác động, điều chỉnh, giải quyết những ách tắc, trở
ngại trong các hoạt động phát triển của ngành mà từng thành viên, tác nhân tham
gia vào hoạt động trong ngành (doanh nghiệp, người dân, tổ chức,…) không thể
giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động và phát triển, nó
đòi hỏi phải có sự bảo trợ, khuyến khích của nhà nước trên các phương diện như
bảo hộ quyền sở hữu tài sản đầu tư, duy trì các nguyên tắc hoạt động và giao dịch
hàng hóa, dịch vụ nội ngành, liên ngành trong nước và với nước ngoài, phù hợp
với nền kinh tế thị trường; tạo cơ chế giải quyết tranh chấp; tạo môi trường pháp
lý thuận lợi, thích hợp cho hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện và kết cấu phục
vụ NTTS (Lê Quốc Bang, 2019).
Thông qua kế hoạch, định hướng, hoạch định, ban hành một khuôn khổ
pháp luật và thực hiện các chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tại
đối với các ngành kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước đối với NTTS được thể
hiện rõ nét qua các đặc điểm như thực hiện các mục tiêu kinh tế về NTTS; bảo vệ
lợi ích chính đáng của các bên trong ngành hàng thủy sản; hỗ trợ người dân trong
NTTS; bảo vệ môi trường sinh thái,… (Trần Khắc Xin, 2014).
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Quản lý nhà nước về NTTS giúp cho người NTTS vừa phát triển kinh tế
trên diện tích đất mặt nước, vừa giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tránh khai thác
quá mức môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước. Nếu không có khuôn
khổ pháp lý về bảo vệ môi trường sẽ rất dễ dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên do
khai thác quá mức, khai thác không kết hợp với bảo vệ môi trường (Phạm Quang
Linh, 2011).
Hiện nay, trong xu hướng phát triển bền vững kinh tế nói chung và phát
triển bền vững ngành thủy sản nói riêng thì NTTS đang là vấn đề được chính phủ
các nước quan tâm và hạn chế việc khai thác thủy sản. Tuy nhiên, để phát triển
NTTS bền vững cần phải có sự can thiệp của nhà nước trong việc đảm bảo phát
triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong NTTS, đặc biệt là ở
các vùng NTTS thâm canh, ít quan tâm đến vấn đề môi trường. Do vậy, Nhà
nước cần phải cụ thể hóa các quy định này bằng các Luật, Quyết định, Thông tư
hoặc các văn bản chính sách cho liên quan (Đỗ Thị Huyền Trang, 2004).
Quản lý nhà nước về NTTS sẽ đảm bảo cho việc lưu thông, kinh doanh
các sản phẩm thủy sản và dịch vụ cung ứng cho ngành NTTS được thuận lợi,
minh bạch đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan (Phạm Minh Đạt, 2014).
Vai trò của nhà nước đối với ngành NTTS còn thể hiện qua việc nhà nước
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành
thủy sản để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, của địa phương
và của vùng kinh tế. Việc thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và
định hướng phát triển này sẽ góp phần nâng cao vị thế và vai trò của ngành
NTTS trong nền kinh tế, đặc biệt là đảm bảo cho ngành NTTS phát triển bền
vững (Đàm Hải Vân & Nguyễn Đức Sĩ, 2016).
Đặc biệt Nhà nước sẽ có vai trò rất lớn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục
vụ NTTS; các dịch vụ hậu cần cho phát triển NTTS như các chính sách về khuyến
ngư, chính sách khoa học công nghệ, các chính sách hỗ trợ ngành NTTS, xây dựng
các chuỗi giá trị NTTS,… Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước NTTS nước ngọt rất
quan trọng nó giúp cho NTTS nước ngọt phát triển bền vững (Trần Khắc Xin, 2014).
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
2.1.4.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Quy hoạch và quản lý quy hoạch sẽ do cơ quan chuyên môn là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phụ trách
lập quy hoạch tổng thể do cả nước và trình Chính phủ phê duyệt. Ở cấp địa phương
18
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc

More Related Content

Similar to Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc

Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...tcoco3199
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.docLuận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doctcoco3199
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc (17)

Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành...
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
 
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
 
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
 
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.docSinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
 
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
 
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
Quản Lý Hoạt Động Bồi Dƣỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuy...
 
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.docLuận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
Luận Văn Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Di Cư Tự Do Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông.doc
 
Báo cáo thực tập khoa Ngoại Thương Trường Đại học Bình Dương.doc
Báo cáo thực tập khoa Ngoại Thương Trường Đại học Bình Dương.docBáo cáo thực tập khoa Ngoại Thương Trường Đại học Bình Dương.doc
Báo cáo thực tập khoa Ngoại Thương Trường Đại học Bình Dương.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.docLuận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Thiên Hưng....
 
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
 

Recently uploaded

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 

Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN HỮU XUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN HỮU XUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền HÀ NỘI - 2021
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Hữu Xuân i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – cô giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm gống và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng; Lãnh đạo UBND các quận, huyện, các xã nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng; các hộ nuôi trồng thủy sản, các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản, thức ăn thủy sản, giống thủy sản nước ngọt,... và các đơn vị có liên quan khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Xuân ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................vi Danh mục bảng ...............................................................................................................vii Danh mục đồ thị................................................................................................................x Danh mục sơ đồ ...............................................................................................................xi Danh mục hình.................................................................................................................xi Danh mục hộp.................................................................................................................xii Trích yếu luận án ...........................................................................................................xiii Thesis Abstract................................................................................................................xv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4 1.4. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................5 Phần 2. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt .....6 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..........6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................6 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản............................................13 2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản.........................................17 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...........................18 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt .....................................................................................................................28 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt .....33 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên thế giới ................................................................................................................33 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam.....................................................................................................................36 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng ........................................41 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.............................................42 2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..............................................................................42 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................................45 2.3.3. Đánh giá chung....................................................................................................48 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................50 3.1. Đặc điểm thành phố Hải Phòng ..........................................................................50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................50 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ......................................................................................50 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hải Phòng ................52 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ..........................................................53 3.2.1. Phương pháp tiếp cận..........................................................................................53 3.2.2. Khung phân tích ..................................................................................................56 3.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................56 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin.............................................................57 3.4.1. Thông tin thứ cấp ................................................................................................57 3.4.2. Thông tin sơ cấp..................................................................................................58 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, thông tin .............................................60 3.5.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý..............................................................................60 3.5.2. Phương pháp phân tích........................................................................................61 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................................................64 3.6.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt...............64 3.6.2. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt 64 3.6.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.......65 3.6.4. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt......................................................................................................65 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................66 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................67 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng...........................................................................................67 4.1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt .......................67 4.1.2. Quản lý nhà nước về đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...........70 4.1.3. Đào tạo tập huấn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt..........................................84 4.1.4. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt..............................................86 4.1.5. Quản lý nhà nước về tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.............95 4.1.6. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt......................................................................................................98 4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.........................................................................................103 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt 115 4.2.1. Chính sách và các qui định................................................................................115 4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt............................120 4.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý.................................125 4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ..............................................127 4.2.5. Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong nuôi trồng thủy sản.................129 4.2.6. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt.................131 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố hải phòng......................................................................133 4.3.1. Quan điểm và định hướng trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng.....................................................................133 4.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng...............136 4.3.3. Các giải pháp.....................................................................................................137 Tóm tắt phần 4 ..............................................................................................................147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................149 5.1. Kết luận .............................................................................................................149 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152 Phụ lục ..........................................................................................................................164 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ DN ĐVT FAO GAP HĐND NN&PTNT NTTS PTNT QĐ QLNN SL TĐPTBQ TNMT TS UBND VietGAP Bình quân Doanh nghiệp Đơn vị tính Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) Hội đồng nhân dân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nuôi trồng thủy sản Phát triển nông thôn Quyết định Quản lý nhà nước Số lượng Tốc độ phát triển bình quân Tài nguyên môi trường Thủy sản Ủy ban nhân dân Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietnamese Good Agricultural Practices) vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình đất đai của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019...............51 3.2. Giá trị sản xuất của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2019*................51 3.3. Số lượng mẫu khảo sát....................................................................................60 3.4. Phân tích SWOT .............................................................................................63 4.1. Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng đến 2030 .........................................................................................................67 4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và người nông dân về quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt của thành phố Hải Phòng ................................................69 4.3. Đánh giá của cán bộ về khó khăn trong quản lý sản xuất giống thủy sản ......72 4.4. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về những bất cập trong quản lý nhà nước đối với giống thủy sản........................................74 4.5. Đánh giá của người nuôi trồng thủy sản về chất lượng con giống và các hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống .............75 4.6. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019 ...........................................................77 4.7. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019............................................................79 4.8. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019 ......................81 4.9. Đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................................82 4.10. Tình hình đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019...........................84 4.11. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019..........................................................................85 4.12. Tình hình triển khai nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy trình VietGAP ở Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019................................................87 vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.13. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt về quy trình VietGAP ......................................................................................................... 88 4.14. Thực hành của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt khi các loài thủy sản bị bệnh và bị chết ..................................................................................... 90 4.15. Ý kiến của các hộ nuôi trồng thủy sản về chất lượng nước trong ao nuôi ..... 94 4.16. Số lượng cơ sở sản xuất và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt nằm ngoài quy hoạch của Hải Phòng năm 2019 .................................................... 99 4.17. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 100 4.18. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 101 4.19. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 ................................................................................................... 104 4.20. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 106 4.21. Chi phí sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ...................... 107 4.22. Lao động tham gia ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng ......... 109 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng .................................................................................................. 110 4.24. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng .................................................................. 112 4.25. Tổng hợp số lượng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng ......................................... 117 4.26. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý giống và thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................ 118 4.27. Đánh giá của các cán bộ quản lý về một số bất cập về chính sách trong quản lý thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........................... 118 4.28. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ....................... 119 4.29. Số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng năm 2019 .................................................. 123 4.30. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 125 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.31. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng.........................................................126 4.32. Đánh giá của cán bộ về cơ sở sự phối hợp trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng.........................................................128 4.33. Nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt về các quy định trong quản lý..............................130 4.34. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản về các quy định trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ............................131 4.35. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng .....................................................................................................136 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hòa tan trong nước (DO) ở các quận huyện theo tháng năm 2019 .......................................93 4.2. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hóa trong ao nuôi (COD và BOD) theo tháng năm 2019 ....................................................94 4.3. Sản lượng thủy sản của Hải Phòng trong năm 2019.....................................105 4.4. Năng suất và giá trị sản xuất thủy sản nước ngọt bình quân ở Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019 ..................................................................................105 4.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thành phố Hải Phòng .....................................................................................................109 4.6. Đánh giá của cán bộ về nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..............................................................................124 x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1. Mô hình quản lý.....................................................................................................9 3.1. Khung phân tích quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt................55 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ....................................................................................71 4.2. Chuỗi giá trị thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng ......................................96 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.........................................................................................122 4.4. Phân cấp và chức năng thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng.........................................................................................138 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ thành phố Hải Phòng và các điểm nghiên cứu........................................57 xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Một số hạn chế trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt của thành phố.............................................................................................................70 4.2. Ý kiến đánh giá của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về một số bất cập trong hành động quản lý nhà nước về con giống....................................74 4.3. Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản về công tác quản lý nhà nước..........................................................................................................77 4.4. Đánh giá của chủ cơ sở về chất lượng thuốc thủy sản.........................................80 4.5. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người nuôi trồng thủy sản trong ứng xử với dịch bệnh...........................................................................................91 4.6. Đánh giá của cán bộ về quản lý nhà nước đối với tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt.............................................................................................................97 4.7. Đánh giá của các cán bộ quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra......................102 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của đặc điểm sinh học trong nuôi trồng sản nước ngọt đến công tác quản lý nhà nước.........................................133 xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Hữu Xuân Tên luận án: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận thể chế. Hải Phòng rất có tiềm năng về NTTS nước ngọt với hệ thống sông ngòi dày đặc. Hiện nay NTTS nước ngọt được sản xuất tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung nhiều vào 9 quận, huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An và Dương Kinh. Nghiên cứu này được tiến hành ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên. Các số liệu thứ cấp được thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các Bộ, ngành, UBND thành phố về các vấn đề có liên quan và niên giám thống kê hàng năm. Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan như lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Lãnh đạo UBND các huyện; cán bộ phụ trách về thủy sản ở các huyện. Ngoài ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra 35 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản; 43 cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản; 42 cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản và 268 cơ sở NTTS ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Thủy Nguyên. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và tổ chức thảo luận lấy ý kiến của với các cán bộ sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố và các huyện đại diện. Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh, thang đo Likert, sử dụng hàm hồi quy đa biến, phân tích SWOT được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả và kết luận Đề tài luận án đã bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, vai trò về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 ngọt trên giác độ kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán, trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng xuất, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành. Hiện nay việc quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt được UBND thành phố Hải Phòng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong thành phố và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thành phố để quản lý các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hải Phòng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố đến năm 2020 và 2030, trong đó tập trung vào nuôi trồng thủy sản các vùng tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão và Kiến Thụy và 04 vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao ở Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh và tập trung vào các loài nuôi chủ lực như cá rô phi, tôm thẻ chân trắng,… Tuy nhiên, việc thực hiện nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ. Việc quản lý các dịch vụ cung cấp đầu vào cho nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế, như việc quản lý chất lượng con giống mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống quy mô lớn được cấp phép, còn các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ nông dân chưa quản lý được. Cùng với đó hoạt động quản lý thức ăn và thuốc thủy sản chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý kinh doanh và buôn bán chứ việc quản lý chất lượng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt bao gồm: (i) Chính sách và các qui định của nhà nước; (ii) Bộ máy quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt; (iii) Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý; (iv) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; (v) Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong NTTS nước ngọt; (vi) Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, chúng tôi đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới: (i) Tăng cường quản lý quy hoạch NTTS nước ngọt; (ii) Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ đầu vào cho NTTS; (iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ công cho NTTS; (iv) Tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào NTTS; (v) Tăng cường quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm; (vi) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tác nhân về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. xiv
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Huu Xuan Thesis title: State management of freshwater aquaculture in Hai Phong city Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objective Based on the assessment of the state management situation and the factors affecting the state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city, a set of solutions will be proposed to strengthen state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city. Materials and Methods The approaches such as systematic approach, participatory approach, institutional approach were utilized in the study. Hai Phong has great potential for the development of freshwater aquaculture with a dense river system. Currently, freshwater aquaculture is produced in all districts, in which it is produced more in 9 districts which are Vinh Bao, Tien Lang, An Lao, Kien Thuy, An Duong, Thuy Nguyen, Do Son, Kien An and Duong Kinh. Four districts including Vinh Bao, An Lao, Tien Lang, and Thuy Nguyen were chosen to conduct this study. Secondary data was collected from books, research papers, reports and statistical yearbook of related ministries, departments and People's Committee of Hai Phong City. Primary data was collected through in-depth interviews with relevant subjects such as leaders and staff of the Department of Agriculture and Rural Development, the Center for Agricultural Extension, the Sub-Department of Animal Health, the Sub- Department of Fisheries, leaders of the People’s Committees of districts and officers in charge of freshwater aquaculture at district level. Moreover, primary data was also collected by conducting a survey with 35 aquatic seed production and trading units, 43 aqua feed suppliers, 42 aqua drug traders and 268 aqua farms in four selected districts. In addition, focus group discussions and consultant workshops were carried out with officials of related departments and agencies to collect primary data. Descriptive statistics, comparison method, Likert scale, multi-regression method and SWOT were used to analyze data. Main findings and conclusion The thesis has supplemented and clarified the concepts and roles of state management for freshwater aquaculture. State management of freshwater aquaculture from an economic perspective is the intentional impact of the State on freshwater xv
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 aquaculture by the power of the State, through laws, mechanisms, and books, material and financial forces on all production, business, trading and exchange activities to strengthen the state management of freshwater aquaculture to achieve the goal of aquaculture. Freshwater products achieve productivity and efficiency in freshwater aquaculture, targeting the sustainable development of the industry. Currently, the state management of freshwater aquaculture is assigned by Hai Phong City People's Committee to the City Department of Agriculture and Rural Development to preside and coordinate with other agencies in the city and to direct municipal agencies to manage activities related to freshwater aquaculture. Hai Phong has a major plan on freshwater aquaculture in the city to 2020 and 2030, which focuses on aquaculture in large- scale areas in Vinh Bao, Tien Lang, Thuy Nguyen, An Lao and Kien. Thuy and 04 high quality aquaculture areas in Vinh Bao, Kien Thuy, Thuy Nguyen and Duong Kinh district and focus on key farming species such as tilapia, white leg shrimp,... However, the implementation The city planning of aquaculture still has many limitations, especially in small scale aquaculture facilities. The management of aquaculture input services is limited, as seed quality management has only focused on licensed large-scale hatcheries and producers. Small production establishments like farmers has not been managed yet. Along with that, the management of food and aquatic products only stopped at trading and business management activities, but quality management was not really effective and had many limitations The thesis has investigated factors influencing the state management of freshwater aquaculture. Those factors are: (i) Government policies and regulations; (ii) State management apparatus for freshwater aquaculture; (iii) Facilities and equipment for management; (iv) Coordination between state management agencies; (v) Perceptions of stakeholders involved in freshwater aquaculture; (vi) Natural conditions and characteristics of freshwater aquaculture. Based on the analysis of the current situation and the factors affecting the state management of freshwater aquaculture in the city, a set of solutions to strengthen the state management of freshwater aquaculture was proposed. Those solutions are: (i) Strengthening management of planning for freshwater aquaculture; (ii) Enhancing state management of input services for aquaculture; (iii) Improving the quality and efficiency of public services for aquaculture; (iv) Actively transferring new farming practices into aquaculture; (v) Strengthening the management of product markets; (vi) Improving propaganda to raise awareness for related actors in state management of freshwater aquaculture. xvi
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km; và có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt. Gần 20 năm qua ngành thủy sản Việt Nam những phát triển một cách vượt bậc, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2018 sản lượng NTTS cả nước đạt gần 4162 nghìn tấn tăng gần 6 lần năm 2001 chiếm 53,4% giá trị sản lượng toàn ngành thủy sản. Giá trị sản lượng NTTS tăng bình quân gần 11%/năm (giai đoạn 2001-2018) (Tổng cục Thống kê, 2019). Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, NTTS đã xuất khẩu khối lượng hàng hóa lớn, mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Các sản phẩm NTTS đã đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt ở các thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (Nguyễn Kim Phúc, 2011). Những năm qua, ngành thủy sản của Hải Phòng đã có đóng góp không nhỏ cho việc thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của thành phố. Các mặt hàng thủy hải sản của Hải Phòng đã bắt đầu vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố Hải Phòng đạt khoảng 58 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2018 đạt khoảng 2%/năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là ngành thủy sản còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Kết quả đóng góp trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng (Cục Thống kê Hải Phòng, 2019). Hải Phòng có diện tích mặt nước mặt nước ao hồ nhỏ là trên 5 nghìn ha, diện tích mặt nước lớn trên 2 nghìn ha; diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển đổi sang phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 4 nghìn ha. Các vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nuôi thủy sản nước ngọt như: huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương… (Sở NN&PTNT Hải Phòng, 2019). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh như hiện nay thì vai trò của quản lý nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng NTTS nước ngọt từ đó có các biện pháp quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm NTTS, tránh phát triển tự phát là hết sức cần thiết. 1
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Đến nay, Luật Thủy sản (2017) đã có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản đã được triển khai. Đây là văn bản pháp luật cao nhất có liên quan đến quản lý nhà nước đối với NTTS nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Thủy sản ở nhiều địa phương vẫn còn một số tồn tại như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch NTTS đã được luật định hóa nhưng nhiều địa phương triển khai còn chậm, thiếu tính khả thi và quản lý quy hoạch NTTS để phát triển theo định hướng và quản lý của nhà nước còn rất nhiều hạn chế; quản lý về môi trường NTTS gần như chưa được quan tâm đúng mức; các hoạt động đầu tư công cho NTTS, hỗ trợ phát triển NTTS tập trung còn chưa được quan tâm đúng mức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019). Tính đến hết năm 2019, Hải Phòng có hơn 1000ha đất mặt nước được người dân chuyển đổi sang NTTS nước ngọt ngoài quy hoạch; nhiều hộ NTTS chưa tự giác chấp hành lịch thời vụ, chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch NTTS; một số cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo; một số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y trong thủy sản chưa đạt chất lượng như công bố (Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng, 2019). Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản trên địa bàn thành phố còn chậm; các hoạt động quản lý nhà nước về con giống mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có đăng ký; việc quản lý vật tư đầu vào cho NTTS nước ngọt chưa được quan tâm đúng mức (tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản được thanh tra, kiểm tra còn rất ít (khoảng 15%)), tỷ lệ các cơ sở vi phạm còn khá cao; quản lý môi trường NTTS còn chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện xây dựng các vùng NTTS chuyên canh tập trung quy mô lớn, NTTS theo các quy trình an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; xây dựng các kênh tiêu thụ, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản nước ngọt còn hạn chế; chưa có quy định về chính sách hỗ trợ rủi ro trong NTTS; việc phân cấp quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt chưa được thực hiện đồng bộ và chồng chéo,… Câu hỏi đặt ra là hoạt động quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng đang diễn ra như thế nào? Có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS ở Hải Phòng? Cần có những giải pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng trong thời gian tới? Từ trước tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung và một số vấn đề như “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Kim Phúc (2011); hay như Trần Quốc Toản (2018) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản 2
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 theo tiêu chuẩn VIETGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định”; Nguyễn Văn Hiếu (2014) với đề tài “Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre”; Phạm Thị Ngọc (2017) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”; Đoàn Thị Nhiệm (2018) với nghiên cứu “Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên”; Nguyễn Hữu Thọ (2016) với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ”; Nguyễn Xuân Trịnh (2018) với nghiên cứu “Nghiên cứu phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu”; Nguyễn Thành Long (2012) với nghiên cứu “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác ven biển tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu về phát triển NTTS, hoặc một số khía cạnh của NTTS như (khuyến ngư, hỗ trợ chế biến, xuất khẩu, hoặc là quản lý môi trường, dịch bệnh, rủi ro,… chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Để ngành NTTS nước ngọt của Hải Phòng phát triển bền vững trong thời gian tới như chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển ngành thủy sản của thành phố thì Hải Phòng cần có những giải pháp đột phá để tăng cường quản lý nhà nước về NTTS. Nghiên cứu quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt là rất cần thiết, từ đó có thể đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng để làm tiền đề cho phát triển bền vững NTTS nước ngọt trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt tại thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Hải Phòng. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Hải Phòng. 3
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt với các đối tượng khảo sát gồm: (i) Chủ thể quản lý là hệ thống các cơ quan tham gia quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương gồm (UBND thành phố, cấp quận, huyện, cấp xã, phường); Cơ quan chuyên môn (Sở NN&PTNT, Phòng Kỹ thuật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú ý, Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế); (ii) Đối tượng quản lý là các Trung tâm, các Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, các thương lái và các hộ, người NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, các đại lý kinh doanh thức ăn thủy sản và thuốc thủy sản; (iii) Các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động về nuôi trồng thủy sản nước ngọt (chỉ tập trung vào hoạt động nuôi cá nước ngọt) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quản lý nhà nước về các nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đối với tác nhân từ nhà cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y, hộ nông dân nuôi trồng và các tác nhân thương lái, đại lý tiêu thụ sản phẩm. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2019; đặc biệt tập trung nhiều vào giai đoạn 2015 – 2019. Số liệu sơ cấp dựa trên kết quả khảo sát các đối tượng thực hiện quản lý và đối tượng chịu sự quản lý được thu thập trong năm 2018 và 2019. Các kết quả giải pháp đóng góp cho công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn 2030. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: đề tài luận án đã làm rõ hơn và bổ sung khái niệm, vai trò về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. Cùng với đó, đề tài đã đề ra được các nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên góc độ 4
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với các hoạt động NTTS nước ngọt nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, thì còn có các hoạt động như việc quản lý chặt chẽ cung ứng đầu vào (vật tư, giống); quản lý thị trường tiêu thụ và hỗ trợ cho người NTTS để ngành NTTS nước ngọt phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững. Về thực tiễn: đúc rút các bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở trên thế giới, cùng với đó là kinh nghiệm của một số địa phương của Việt Nam. Từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng. Cung cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về NTTS nước ngọt, quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt của thành phố Hải Phòng để làm căn cứ cho hoạch định chính sách để phát triển NTTS nước ngọt của thành phố và từ đó giúp đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương đồng. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: đề tài đã vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết về quản lý nhà nước nói chung vào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt tại một địa phương, từ đó đề xuất ra các nội dung nghiên cứu về quản lý nước đối với NTTS nước ngọt một cách có căn cứ, khoa học. Cùng với đó là đề xuất các nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt, từ đó làm căn cứ cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. - Ý nghĩa thực tiễn: đề tài luận án đã chỉ ra được các tồn tại, khó khăn, bất cập trong quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, từ đó đề tài luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng một cách có căn cứ, có tính logic và hàm lượng khoa học, thực tế cao. Các nhận xét, giải pháp, kiến nghị này có ý nghĩa thực tế cao và cung cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố để làm căn cứ cho thành phố có những chủ trương, chính sách để phát triển NTTS nói chung và NTTS nước ngọt của thành phố nói riêng trong thời gian tới. 5
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản nước ngọt Thủy sản là bất kỳ động vật sống tại môi trường nước chưa bị nấu chín có thể ở trạng thái sống hoặc chết, tươi hoặc đông lạnh (Phạm Quang Linh, 2011). Ở Việt Nam, thủy sản được dùng để chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Như vậy thủy sản là các động vật sống ở môi trường nước. Trong nghiên cứu này, dựa theo Luật Thủy sản Việt Nam, tác giả cho rằng, ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những dịch vụ không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (Quốc hội, 2003, 2017a). Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nuôi nước ngọt, mặn, lợ; bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu của cá thể hay tập thể (Quốc hội, 2003, 2017a). Các thủy sinh vật trong môi trường nước được phân chia theo loài thủy sản gồm: nhóm cá; nhóm giáp xác (phổ biến là nhóm giáp xác 10 chân trong đó tôm, cua là đối tượng nuôi quan trọng); nhóm động vật thân mềm (loài có vỏ vôi nhiều là nhóm 2 mảnh đa số sống ở biển); nhóm rong. NTTS bao gồm cả việc tạo ra con giống, và di ương giống, nuôi thương phẩm các sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ. Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn (Pillay, 1990). Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) cho các 6
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 nước thành viên.VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Chương trình bắt đầu thực hiện xây dựng năm 2011 được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ- BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐ- BNN-TCTS). VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong NTTS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy NTTS hướng tới sự phát triển bền vững (Bộ NN&PTNT, 2014). Như vậy, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là các hoạt động nuôi các loài thủy sinh trong môi trường nước ngọt ở các khu nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng... trong đất liền với các loài nuôi như cá, tôm, cua, lươn, ếch,… để phục vụ các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường của con người. Đối tượng nuôi của nuôi trồng thủy sản bao gồm nhiều loại động thực vật thủy sản như các loài cá nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép, rô phi,…) (cá là loài nuôi chủ yếu); tôm nước ngọt, cua, lươn, ếch, ba ba,… trong các ao nuôi nước ngọt; nuôi trong ruộng trũng, nuôi trông lồng, bè trên các sông, suối,… (Pillay, 1990). Theo Phạm Quang Linh (2011) các hình thức NTTS nước ngọt bao gồm: - Nuôi thủy sản siêu thâm canh: nuôi có năng suất cao, trung bình 200 tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng từng đối tượng nuôi, không bón phân, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi như thay nước hoàn toàn chủ động, kiểm soát chất lượng nước, có sục khí... nuôi chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, hay trong hệ thống máng nước chảy. - Nuôi thủy sản thâm canh là hình thức nuôi kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng, hiệu quả sản xuất đều cao, có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước), các hệ thống nuôi có tính nhân tạo và cho năng suất nuôi rất cao. - Nuôi thủy sản bán thâm canh: hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào điều kiện thức ăn tự nhiên nhờ bón phân hay cho ăn bổ sung, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản. - Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến: nuôi có năng suất 0,5 đến 5 tấn/ha/năm, có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các 7
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 trại hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô cơ hay hữu cơ thường xuyên, quan sát 1 số yếu tố chất lượng nước đơn giản. - Nuôi thủy sản quảng canh: mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp như môi trường, thức ăn, dịch hại...mức độ đầu tư và hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên. - Nuôi thủy sản kết hợp: nuôi thủy sản chia sẻ tài nguyên như nước, thức ăn, quản lý... với các hoạt động khác; thường là nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng như nuôi cá trong hồ chứa nước thủy điện. - Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp: Nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau như nuôi kết hợp cá với lúa... - Nuôi luân canh: Là hình thức không nuôi liên tục 2 hay nhiều vụ một đối tượng trên cùng 1 diện tích sản xuất như nuôi luân phiên 1 vụ tôm sú - một vụ cá rô phi trong ao tôm... 2.1.1.2. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước a. Khái niệm về quản lý Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Theo quan điểm của Follet dưới góc độ quan hệ con người, đã cho rằng “Quản lý” là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hành động thông qua người khác (Follett, 1927). Theo quan điểm của Stephen “Quản lý” là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của những người trong một tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Stephen & cs., 1995). Quan điểm của Taylor cho rằng “Quản lý” là hình thành công việc của mình thông qua người khác và biết được chính xác họ đã hoàn thành công việc của mình theo cách tốt nhất và rẻ nhất (Taylor, 2002). Quan điểm của Albanese cho rằng “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Albanese, 1989). Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm (Koontz & cs., 1991; Koontz & O'donnell, 1979). 8
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn (Kreitner, 1981). Từ các quan điểm trên, tác giả hiểu rằng, “Quản lý” là một thuật ngữ chỉ tác động một cách có ý thức của con người tới đối tượng quản lý nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hoạt động của con người để hướng đến những mục tiêu xác định với chi phí thấp nhất trong điều kiện cụ thể. Quản lý, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính chất phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung. Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả. Như vậy, quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề. Xác định Chủ thể quản lý Tác động Tác động quản lý phản hồi Thực hiện Đối tượng quản lý Mục tiêu quản lý Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý Nguồn: Stephen & cs. (1995); Koontz & cs. (1991); Albanese (1989) Cấu trúc tổ chức của quản lý gồm: (1) Chủ thể quản lý; (2) Đối tượng quản lý; (3) Mục tiêu quản lý; (4) Công cụ quản lý. Tùy thuộc đối tượng quản lý mà người ta chia thành 3 loại hình, cụ thể: (1) Con người điều khiển các vật hữu hình để bắt chúng phải thực hiện ý đồ của con người điều khiển. Loại hình này được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường, quản lý cây trồng; (2) Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý đồ của con người điều khiển, được gọi là quản lý kỹ thuật như quản lý máy móc, thiết bị; (3) Con người điều khiển con người. Loại hình này được gọi là quản lý xã hội. 9
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Stephen & cs. (1995) các cách tiếp cận quản lý: Tiếp cận kiểu kinh nghiệm: Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Theo cách tiếp cận này cho rằng thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, từ đó sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự. Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân: Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người. Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý. Tiếp cận toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình lôgic thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất. Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì,…". Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau song có thể đưa ra một quan điểm chung về quản lý đó là: “Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp có hiệu quả các hoạt động, phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi”. 10
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 b. Khái niệm về quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý Nhà nước nghĩa là Nhà nước quản lý toàn dân, toàn diện và quản lý bằng pháp luật (Phạm Hồng Thái & Định Văn Mậu, 2005). Theo nghĩa rộng: “Quản lý nhà nước” là Nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành các quy định của Nhà nước có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước (Quốc hội, 2013). Khác với quản lý nhà nước, quản lý dựa vào cộng đồng hay có sự tham gia của người dân không chỉ dựa vào văn bản pháp luật của Nhà nước mà còn dựa vào những qui định, nội dung và phong tục tập quán của cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu của cộng đồng địa phương (Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng, 2012; Trịnh Duy Luân, 2009). Nguyễn Hữu Hải & cs. (2010) cho rằng quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước có tổ chức và được điều hành bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động xã hội và hoạt động của con người để duy trì mối quan hệ và sự phát triển của xã hội, mọi hành vi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Theo Phan Trung Hiền (2009) quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ khi xuất hiện, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Theo Nguyễn Trọng Bình (2018) quản lý nhà nước là sử dụng quyền lực của nhà nước để quản lý đối với toàn xã hội và được sử dụng quyền lực đó để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và các hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển xã hội, nhằm tạo nên sự tuân thủ pháp luật và trật tự xã hội để hướng tới thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý nhà nước là quản lý xã hội do nhà nước thực hiện bằng bộ máy nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ 11
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp (Phạm Hồng Thái & Đinh Văn Mậu, 2005). Thông qua ba hoạt động đặc thù này mà quản lý nhà nước có những điểm khác biệt so với quản lý xã hội khác, cụ thể là: - Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện. Khi nhà nước xuất hiện thì phần quan trọng các công việc của xã hội do nhà nước quản lý. - Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. - Chủ thể của quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước (hay nói cách khác là thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp). - Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước, trật tự này do pháp luật quy định. Từ những điểm khác biệt đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý nhà nước là sự tác động có mục đích, chủ yếu bằng pháp luật, của các tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế (Phan Huy Đường, 2015; Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu, 2005). 2.1.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản Hiện nay, chưa có khái niệm về quản lý nhà nước về NTTS mà FAO mới chỉ có các khái niệm về quản lý có liên quan như: Quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản: Việc thực thi các chính sách, kế hoạch, bao gồm phát triển tổ chức, nội qui hoạt động, xây dựng năng lực và thiết lập các mối liên kết giữa chính sách và kế hoạch dùng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản” (FAO, 2008). 12
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Quản lý trang trại: “Liên quan đến các quyết định kinh doanh nhằm tối đa lợi nhuận, phù hợp với mục tiêu của nhà điều hành cũng như của nông hộ. Chức năng quản lý là phối hợp các nguồn lực trong 1 quá trình sản xuất. Hai pha cơ bản cần thiết của quản lý là xây dựng và vận hành trang trại” (FAO, 2008). Quản lý nghề cá: “Việc phân tích, đề ra và thực thi các quyết định nhằm duy trì, thay đổi cấu trúc, chức năng và mối liên quan vùng cư trú, khu hệ thuỷ sinh vật để đạt được mục đích và mục tiêu của con người từ việc sử dụng nguồn lợi thủy sản” (FAO, 2008). Quản lý giống thủy sản nước ngọt là hoạt động quản lý trên đối tượng giống thủy sản nước ngọt (FAO, 2008). Trên cơ sở khái niệm về quản lý nhà nước và khái niệm quản lý về thủy sản thì: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể hiểu là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán, trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng suất, hiệu quả của vụ nuôi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành. 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản 2.1.2.1. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản a. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân Ngành NTTS phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân (Lâm Văn Mẫn, 2006). b. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới góc độ ngành kinh tế quốc dân, ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn 13
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển (Lâm Văn Mẫn, 2006). c. Xoá đói giảm nghèo Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Hoạt động NTTS ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa (Sena & cs., 2006). d. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn (Phạm Thị Ngọc, 2017). e. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tinh (Sena & cs., 2006). f. Nguồn xuất khẩu quan trọng Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD (Trần Khắc Xin, 2014). 2.1.2.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản Các đối tượng nuôi của ngành thủy sản là động vật sống trong môi trường nước và trực tiếp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như thuỷ lý, thuỷ hoá, 14
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 thuỷ sinh do vậy để nuôi các đối tượng thủy sản phát triển và sinh trưởng tốt cần tạo được môi trường thuận lợi và phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng Các biện pháp kỹ thuật áp dụng khi phù hợp các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của từng đối tượng nuôi, thì đối tượng đó mới sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất, hiệu quả cao và ổn định. Hoạt động, NTTS là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành NTTS vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất. Do đó trong công tác quản lý và điều hành sản xuất cần chú ý đến các tiêu chí như: Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, cơ chế, chính sách giá cả, có kế hoạch đầu tư phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ (Ronald & cs., 2005). Trong NTTS diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, nó là điều kiện cần thiết để sản xuất và phát triển Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác là: Diện tích có giới hạn, vị trí cố định, sức sản xuất thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn, mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do có cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng là khác nhau (Phạm Quang Linh, 2011). Vì vậy khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, quản lý chặt chẽ mặt nước trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật. + Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai, diện tích mặt nước có khả năng NTTS, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng nuôi theo hướng thâm canh và chuyên canh. + Về mặt kỹ thuật: Xác định đúng các đối tượng NTTS cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương, đồng thời có sự quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước. + Về mặt kinh tế: Có biện pháp quản lý sử dụng đất đai, diện tích mặt nước đạt kết quả và cho năng xuất. 15
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Phát triển ngành NTTS đồng thời tạo cho sự phát triển của các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tiến hành chuyển đổi cách thức canh tác trên diện tích đất nông nghiệp như ruộng vùng trũng, ruộng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang đào ao NTTS, từ đó làm động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc.... (Phan Ngọc Mai Phương & cs., 2014). Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao NTTS chịu sự tác động trực tiếp của con người, đồng thời còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong NTTS, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt (Phạm Quang Linh, 2011). Trong NTTS nhân tố quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi, được thể hiện quan những biểu hiện sau: Các đối tượng nuôi thì giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ, đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau; Ở các vùng khác nhau thì có điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau nên mùa vụ sản xuất của đối tượng nuôi là khác nhau; Các đối tượng NTTS khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau. Tính thời vụ của NTTS trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai diện tích mặt nước. Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống là các loài động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học nên phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi cụ thể mới thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. Vì vậy, trong NTTS luôn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để nâng cao năng suất các đối tượng NTTS như: Nâng cao công tác quản lý chất lượng con giống, quản lý tốt các khâu trong công tác sản xuất, quản lý tốt các yếu tố môi trường và nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất giống cho năng suất cao (Phạm Quang Linh, 2011). Ngoài những đặc điểm chung nói trên, nuôi trồng thủy sản Việt Nam còn có một số đặc điểm riêng đó là: + Ngành NTTS ở Việt Nam có từ lâu đời song hiện tại vẫn trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công. Để quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn 16
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 tại nhiều hình thức sở hữu trong ngành nuôi trồng thủy sản, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện tốt những quy định của nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp tập thể (Ronald & cs., 2005). + Trong NTTS đất đai diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý các cơ sở NTTS. Đặc điểm này đòi hỏi các cơ sở NTTS phải có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có, mặt khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động (Nguyễn Hữu Thọ, 2016). + Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới. Mặt khác khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành NTTS như: bão lụt, gió mùa đông bắc, sương muối, các vùng ven biển sóng gió thủy triều, sóng thần… Do đó các cơ sở NTTS cần có những phương án đề phòng để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng suất sản lượng cao và ổn định, cùng với đó là để khắc phục những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu mang lại (Ronald & cs., 2005). 2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển: NTTS nói chung như các ngành kinh tế khác, Nhà nước dùng các công cụ quản lý nhà nước để tác động, điều chỉnh, giải quyết những ách tắc, trở ngại trong các hoạt động phát triển của ngành mà từng thành viên, tác nhân tham gia vào hoạt động trong ngành (doanh nghiệp, người dân, tổ chức,…) không thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động và phát triển, nó đòi hỏi phải có sự bảo trợ, khuyến khích của nhà nước trên các phương diện như bảo hộ quyền sở hữu tài sản đầu tư, duy trì các nguyên tắc hoạt động và giao dịch hàng hóa, dịch vụ nội ngành, liên ngành trong nước và với nước ngoài, phù hợp với nền kinh tế thị trường; tạo cơ chế giải quyết tranh chấp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thích hợp cho hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện và kết cấu phục vụ NTTS (Lê Quốc Bang, 2019). Thông qua kế hoạch, định hướng, hoạch định, ban hành một khuôn khổ pháp luật và thực hiện các chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tại đối với các ngành kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước đối với NTTS được thể hiện rõ nét qua các đặc điểm như thực hiện các mục tiêu kinh tế về NTTS; bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong ngành hàng thủy sản; hỗ trợ người dân trong NTTS; bảo vệ môi trường sinh thái,… (Trần Khắc Xin, 2014). 17
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Quản lý nhà nước về NTTS giúp cho người NTTS vừa phát triển kinh tế trên diện tích đất mặt nước, vừa giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tránh khai thác quá mức môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước. Nếu không có khuôn khổ pháp lý về bảo vệ môi trường sẽ rất dễ dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá mức, khai thác không kết hợp với bảo vệ môi trường (Phạm Quang Linh, 2011). Hiện nay, trong xu hướng phát triển bền vững kinh tế nói chung và phát triển bền vững ngành thủy sản nói riêng thì NTTS đang là vấn đề được chính phủ các nước quan tâm và hạn chế việc khai thác thủy sản. Tuy nhiên, để phát triển NTTS bền vững cần phải có sự can thiệp của nhà nước trong việc đảm bảo phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong NTTS, đặc biệt là ở các vùng NTTS thâm canh, ít quan tâm đến vấn đề môi trường. Do vậy, Nhà nước cần phải cụ thể hóa các quy định này bằng các Luật, Quyết định, Thông tư hoặc các văn bản chính sách cho liên quan (Đỗ Thị Huyền Trang, 2004). Quản lý nhà nước về NTTS sẽ đảm bảo cho việc lưu thông, kinh doanh các sản phẩm thủy sản và dịch vụ cung ứng cho ngành NTTS được thuận lợi, minh bạch đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan (Phạm Minh Đạt, 2014). Vai trò của nhà nước đối với ngành NTTS còn thể hiện qua việc nhà nước thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành thủy sản để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, của địa phương và của vùng kinh tế. Việc thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển này sẽ góp phần nâng cao vị thế và vai trò của ngành NTTS trong nền kinh tế, đặc biệt là đảm bảo cho ngành NTTS phát triển bền vững (Đàm Hải Vân & Nguyễn Đức Sĩ, 2016). Đặc biệt Nhà nước sẽ có vai trò rất lớn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS; các dịch vụ hậu cần cho phát triển NTTS như các chính sách về khuyến ngư, chính sách khoa học công nghệ, các chính sách hỗ trợ ngành NTTS, xây dựng các chuỗi giá trị NTTS,… Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước NTTS nước ngọt rất quan trọng nó giúp cho NTTS nước ngọt phát triển bền vững (Trần Khắc Xin, 2014). 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2.1.4.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt Quy hoạch và quản lý quy hoạch sẽ do cơ quan chuyên môn là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phụ trách lập quy hoạch tổng thể do cả nước và trình Chính phủ phê duyệt. Ở cấp địa phương 18