SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGHIÊM THỊ THANH THƢ
VAI TRß CñA KIÓM S¸T VI£N
TRONG QU¸ TR×NH GI¶I QUYÕT Vô ¸N H×NH Sù
(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i B×nh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGHIÊM THỊ THANH THƢ
VAI TRß CñA KIÓM S¸T VI£N
TRONG QU¸ TR×NH GI¶I QUYÕT Vô ¸N H×NH Sù
(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i B×nh)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nghiêm Thị Thanh Thƣ
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT
VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ............7
1.1. Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.....................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm Kiểm sát viên...............................................................................7
1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hình sự và vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự...............................................................10
1.2. Nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự...................................................................................................12
1.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong các quan hệ tố tụng của quá trình giải
quyết vụ án hình sự .....................................................................................13
1.2.2. Các hoạt động thể hiện vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự .....................................................................................20
1.3. Vai trò của Kiểm sát viên trong một số mô hình tố tụng trên thế giới.....34
1.3.1. Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng tranh tụng........................34
1.3.2. Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng thẩm vấn..........................36
1.3.3. Vai trò của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng hỗn hợp..........................38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................41
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT
VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ..............43
2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2015............43
2.1.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam từ năm 1945 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003................................................43
2.1.2. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.....48
2.2. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự sửa
đổi năm 2015..............................................................................................54
2.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố........................56
2.2.2. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn xét xử....................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................74
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN .........................................................................75
3.1. Thực trạng hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2011 – 2015).........75
3.1.1. Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ
pháp luật tố tụng hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh
Thái Bình trong giải quyết các vụ án hình sự .............................................75
3.1.2. Các hạn chế của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và nguyên nhân ...........................84
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Kiểm
sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ..................................92
3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự.................................92
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật khác...........................................................95
3.3. Giải pháp khác...........................................................................................97
3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp của Kiểm sát viên ............................................................................97
3.3.2. Giải pháp bảo đảm điều kiện làm việc của Kiểm sát viên ........................100
3.3.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểmtra, giám sát hoạt động của Kiểmsát viên ...101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................103
KẾT LUẬN............................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
PHỤ LỤC...............................................................................................................113
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
TTHS: Tố tụng hình sự
VKS:
VKSND:
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sát viên là ngƣời trực tiếp thực hiện hai chức năng quan trọng của Viện
kiểm sát (sau đây viết tắt là VKS) là chức năng thực hành quyền công tố và chức
năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong việc giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo
việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chính xác, nhanh chóng và xử lý công
minh đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ lợi ích
của Nhà nƣớc, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy,
Kiểm sát viên đóng vai trò rất quan trọng với tƣ cách là một chủ thể tham gia quá
trình giải quyết vụ án hình sự, thể hiện qua việc nắm giữ vai trò đầu mối và là chủ
thể xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi kiểm sát hoạt động xử lý tố
giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra đến khi xét xử, thi hành án.
Đến nay đội ngũ Kiểm sát viên không ngừng phát triển cả về số lƣợng và
chất lƣợng, tham gia hiệu quả vào quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị của VKS nói
riêng và bộ máy nhà nƣớc nói chung.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chức năng kiểm sát và thực hành quyền công
tố vẫn còn xảy ra tình trạng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố tràn lan không đúng
pháp luật, có nhiều trƣờng hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai khi chƣa
đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hƣởng tới
quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó, công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra còn chƣa đƣợc hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao, chƣa bám sát
chặt chẽ quá trình điều tra vụ án. Tính chiến đấu và chủ động của Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố trong quá trình điều tra và xét xử tại Tòa án còn nhiều
trƣờng hợp thụ động, phát huy trách nhiệm chƣa cao. Tính chủ động, tích cực trong
việc tranh luận của Kiểm sát viên ở một số phiên tòa chƣa đƣợc thực hiện tốt. Nội
dung tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên với bị cáo, Luật sƣ còn nhiều lý lẽ thiếu
sắc bén, chƣa khoa học, chƣa sử dụng có hiệu quả tài liệu, chứng cứ khách quan kết
2
hợp với việc viện dẫn điều luật áp dụng để lập luận, chứng minh bảo vệ quan điểm
của mình. Mặt khác, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực
tế của Kiểm sát viên hiện còn chƣa đồng đều. Văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên tại
phiên tòa cũng là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm.
Trƣớc tình hình trên và trƣớc nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nƣớc, yêu cầu
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm ở nƣớc ta trong tình hình hiện nay, hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách
tƣ pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tiễn, qua
đó đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự là đòi hỏi mang tính khách quan và cấp thiết.
Nghiên cứu về vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự (sau đây viết
tắt là TTHS) là vấn đề quan trọng, không chỉ giúp cho mọi ngƣời nhận thức đúng,
đủ về chủ thể này trong hoạt động TTHS mà còn thông qua đó hoàn thiện hệ thống
pháp luật, cơ chế tổ chức, các chế độ đãi ngộ đối với Kiểm sát viên; tạo điều kiện
cho đội ngũ Kiểm sát viên có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Đây cũng chính là
lý do học viên chọn đề tài “Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trƣớc luận văn đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm sát viên, có thể
kể đến nhƣ:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá
trình tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt
Nam” của tác giả Trần Mạnh Đông (bảo vệ năm 2009 tại Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội) nghiên cứu về tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên theo Bộ luật tố tụng
hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) năm 2003 trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự theo nội dung cải cách tƣ pháp.
3
- Luận văn thạc sĩ luật học “Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân đối với các vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (bảo vệ năm
2010 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về những ngƣời tiến
hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự (bao gồm cả Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và Kiểm
sát viên VKSND).
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát
nhân dân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn
Thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (bảo vệ năm 2015 tại Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
những ngƣời tiến hành tố tụng thuộc VKSND và thực tiễn hoạt động của những
ngƣời tiến hành tố tụng trong VKSND Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số công trình khác có liên quan đến hoạt động của Kiểm
sát viên nhƣ: “Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật số 10/2006; “Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam về Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát
và một số kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Duy Giảng (VKSND tối cao,
năm 2013); “Bàn về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”
của tác giả Phạm Xuân Khoa đăng trên tạp chí Kiểm sát số 23/2014; “Nâng cao
năng lực tranh tụng của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương tại phiên
tòa xét xử các vụ án hình sự” của tác giả Lê Thị Ngọc Dung trên Tạp chí Dân chủ
và pháp luật tháng 9/2014; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định
của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên” của tác giả Lê
Mạnh Hùng (VKSND Thanh Khê, Đà Nẵng, năm 2015)…
Qua nghiên cứu cho thấy nội dung của các công trình nghiên cứu, luận văn,
các bài viết trên tạp chí khoa học đã công bố ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là từ
khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 thì hầu hết các công
4
trình đó đều là những công trình nghiên cứu trực diện về chức năng, nhiệm vụ của
VKSND; về địa vị pháp lý của tất cả các chủ thể tiến hành tố tụng trong VKSND;
hoặc là nghiên cứu đơn lẻ, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến hoạt động của
Kiểm sát viên trong một số giai đoạn tố tụng cụ thể. Chƣa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò của Kiểm sát
viên trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chính vì vậy, vai trò của Kiểm
sát viên trong TTHS ở tất cả các giai đoạn tố tụng và những hạn chế, bất cập còn tồn
tại chƣa đƣợc phân tích đầy đủ và có hệ thống để có những phƣơng hƣớng, giải pháp
nâng cao vai trò của chủ thể này trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự.
Từ nhận định trên, luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu về vai trò của Kiểm
sát viên nhƣng ở trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, với sự phân tích
số liệu cụ thể trên thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ đó đƣa ra những phƣơng
hƣớng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao vị trí, vai trò của Kiểm sát viên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, luật thực định vai trò của Kiểm sát
viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở dữ liệu thực tiễn địa bàn
tỉnh Thái Bình).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến
vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự với giới hạn
không gian, thời gian nghiên cứu thực tiễn là trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai
đoạn 5 năm (2011 – 2015).
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Kiểm sát
viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và phân tích tình hình thực tiễn để từ
đó đƣa ra những giải pháp tăng cƣờng vị thế, vai trò của đội ngũ Kiểm sát viên
trong thời gian tới ở Việt Nam.
5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, giải mã đƣợc những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Kiểm sát
viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên
của VKSND tỉnh Thái Bình trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; thấy đƣợc
những thành tựu, ƣu điểm, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế của đội ngũ này
và những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó.
Thứ ba, xác định, đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai
trò đội ngũ Kiểm sát viên trong thời gian tới ở tỉnh Thái Bình nói riêng và trên
phạm vi cả nƣớc nói chung.
5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp, cũng nhƣ các
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý nhƣ: Lịch sử pháp luật, Lý luận về
Nhà nƣớc và pháp luật, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,
sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là: thống kê, so sánh,
phân tích tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, nghiên
cứu báo cáo.
6. Điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện các vấn đề lý
luận về vai trò của Kiểm sát viên trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Luận văn phác thảo trung thực và chính xác và khách quan thực tiễn khách
quan tại địa bàn tỉnh Thái Bình, những thành tựu cũng nhƣ tồn tại, hạn chế trong
quá trình đội ngũ Kiểm sát viên tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự.
Luận văn cũng nêu lên đƣợc những giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm
hoàn thiện pháp luật TTHS; nâng cao vai trò, chất lƣợng của Kiểm sát viên tại địa
bàn tỉnh Thái Bình nói riêng, đội ngũ Kiểm sát viên trên toàn quốc nói chung nhằm
đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp.
6
7. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm ba chƣơng:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của Kiểm sát viên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
- Chương 2: Quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
- Chương 3: Thực trạng hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình và một số giải pháp nâng cao vai trò
của Kiểm sát viên.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự
1.1.1. Khái niệm Kiểm sát viên
Hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng trong TTHS ở Việt Nam bao gồm Cơ
quan điều tra, VKS, Tòa án. Mỗi cơ quan đều có vai trò nổi bật ở những giai
đoạn tố tụng khác nhau. Trong ba cơ quan nêu trên chỉ có duy nhất VKS là cơ
quan tiến hành tố tụng tham gia xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án
hình sự. Từ khi thành lập đến nay,VKS với đội ngũ cán bộ, công chức có năng
lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức chuẩn mực đã có
những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm
pháp luật, phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm
tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội; bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa, quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc tôn trọng; trật tự an ninh, an
toàn xã hội đƣợc giữ vững. Đóng góp vào thành tích đáng tự hào của VKS là
hoạt động của đội ngũ Kiểm sát viên – những ngƣời đại diện trực tiếp cho VKS
tham gia quá trình TTHS theo quy định của pháp luật.
Nói tới vai trò là nói tới tác dụng, chức năng của ai hoặc của cái gì trong sự
hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức, một quá trình, một sự
việc. Vai trò của một chủ thể đƣợc xác định từ tƣ cách, vị trí của chủ thể đó trong
một tập thể, tổ chức, trong một quá trình, sự việc. Để xác định vai trò của Kiểm sát
viên cần xuất phát từ cách tiếp cận về Kiểm sát viên trong một mối quan hệ nhất
định, một thiết chế nhất định.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ, “Kiểm sát viên là cán bộ của cơ quan
kiểm sát được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có thẩm quyền và nghĩa vụ
luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm
chỉnh pháp luật của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân” [22, tr. 563]. Từ điển
8
Bách khoa toàn thƣ chỉ ra nội hàm của khái niệm Kiểm sát viên gồm ba nội dung: 1,
là cán bộ của cơ quan kiểm sát – Kiểm sát viên ở đây có tƣ cách là một cán bộ trong
thiết chế cơ quan kiểm sát; 2, đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; và 3, có
thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp
hành triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân. Tuy
nhiên, nội dung thứ ba không còn phù hợp, không chính xác tại thời điểm hiện tại khi
chức năng của VKS đã thay đổi, Kiểm sát viên là ngƣời tiến hành tố tụng của VKS
thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKS.
Theo Từ điển Luật học thì: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành
quyền công tố” [57, tr. 263]. Khái niệm này chƣa phản ánh rõ địa vị pháp lý của
Kiểm sát viên mà chỉ thể hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên theo chức năng của VKS
đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND tại thời điểm đƣa ra khái
niệm và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 định nghĩa: “Kiểm sát viên là người được
bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp” [55, Điều 1]. Khái niệm trên đã xác định đúng về
nhiệm vụ của Kiểm sát viên từ giác độ chức năng hiện hành của VKSND nhƣng cũng
tồn tại những hạn chế trong cách xây dựng khái niệm nhƣ trong Từ điển Luật học.
Theo chúng tôi, để làm rõ khái niệm và vai trò của Kiểm sát viên, thứ nhất,
cần khẳng định Kiểm sát viên là một công chức Nhà nƣớc, là công chức nhà nƣớc
có nghĩa trƣớc tiên họ phải thỏa mãn các điều kiện của một công chức trong bộ máy
Nhà nƣớc. Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì Kiểm sát viên là công chức
Nhà nƣớc, có nghĩa họ phải là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thƣờng xuyên trong các cơ quan nhà
nƣớc ở Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, đƣợc
xếp vào một ngạch công chức nhất định. Kiểm sát viên là một công chức của VKS –
ngƣời đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng của VKS
là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. VKS thực hiện chức
9
năng, nhiệm vụ của mình thông qua hệ thống công chức là ngƣời tiến hành tố tụng
nhƣ Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và những công
chức khác, những bộ phận giúp việc khác. Nhƣ vậy, Kiểm sát viên là một trong số
các công chức góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của VKS. Hiến pháp
2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp” [47, Điều 107]. Kiểm sát viên là chủ thể tiến hành tố tụng, có vai trò quan
trọng và trực tiếp trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự của VKS.
Thứ hai, Kiểm sát viên là một chức danh tƣ pháp, chức danh này đƣợc sử
dụng để định danh một ngƣời hành nghề luật, làm việc trong hệ thống tƣ pháp mà
cụ thể là chỉ ngƣời làm việc trong VKS, nhân danh Nhà nƣớc tham gia vào các hoạt
động tố tụng theo quy định của pháp luật. GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng:
Chức danh tƣ pháp chỉ những ngƣời thực hiện nhiệm vụ trong
các cơ quan tƣ pháp (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) đƣợc đào
tạo kỹ năng thực hành nghề và hành nghề theo một chuyên môn nhất
định, có danh xƣng, đƣợc bổ nhiệm hoặc thừa nhận theo pháp luật khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xác định theo quy định của
pháp luật [68, tr. 5].
Nhƣ vậy, từ khía cạnh thứ hai, có thể hiểu Kiểm sát viên là một chức danh tƣ
pháp, thực hiện một loại hình nghề luật tƣơng ứng – nghề công tố/nghề kiểm sát tùy
theo quan điểm của mỗi quốc gia trên thế giới và sẽ có vai trò tƣơng ứng với tính
chất nghề nghiệp của họ trong sự phân công lao động xã hội.
Thứ ba, khi đƣợc phân công giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh
thƣơng mại… Kiểm sát viên là một loại ngƣời tiến hành tố tụng, có các thẩm quyền
tiến hành tố tụng, có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quyết định và
hành vi tố tụng và cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định, hành
vi tố tụng do họ thực hiện. ở khía cạnh này, Kiểm sát viên có vai trò tố tụng của họ
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Nhƣ vậy, cả ba tƣ cách này của Kiểm sát viên đều gắn với hoạt động nghề
10
nghiệp của họ. Trong đó, tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng của Kiểm sát viên thể hiện
cả tƣ cách của một công chức nhà nƣớc làm việc tại VKS và tƣ cách ngƣời hoạt
động nghề nghiệp. Tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng gắn với một vụ án, vụ việc cụ
thể mà họ đƣợc phân công thụ lý và cũng thể hiện đầy đủ, trọn vẹn vai trò nghề
nghiệp của họ.
1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hình sự và vai trò của Kiểm sát viên
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Giải quyết vụ án hình sự là một khái niệm đƣợc nhắc đến khá thƣờng xuyên
trong quá trình TTHS. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có định nghĩa hoàn chỉnh và thống
nhất về khái niệm này.
Trong cuốn Sổ tay kiến thức pháp luật của Điều tra viên, tại trang 288, tác
giả Nguyễn Ngọc Anh nhận định: “Trong tố tụng hình sự, xử lý vụ án hình sự chính
là việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng thông qua các giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự. Xử lý vụ án còn có một cách gọi
khác là giải quyết vụ án” [1].
Nhƣ vậy, có thể hiểu giải quyết vụ án hình sự chính là tất cả các hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án.
Chúng tôi cho rằng, theo cách hiểu thông thƣờng mang tính chất phổ biến thì
giải quyết đƣợc hiểu là việc một chủ thể quyết định thực hiện một hay nhiều hoạt
động để nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định nào đó.
Giải quyết vụ án hình sự là hoạt động đƣợc thực hiện bởi các chủ thể, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng mang tính quyền lực nhà nƣớc.
Nội dung giải quyết vụ án hình sự là các hành vi, quyết định nhằm xác định hành vi
phạm tội; xác định và giải quyết trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội, xử lý các
vấn đề liên quan đến ngƣời phạm tội và các vấn đề khác của vụ án. Giải quyết vụ án
hình sự theo nghĩa hẹp bao gồm những “hoạt động quyết định những vấn đề liên
quan đến sự tồn tại, kết thúc vụ án (quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra, đình
chỉ vụ án…), mở rộng hay thu hẹp phạm vi điều tra vụ án hoặc quyết định đƣa vụ
11
án tới những thời điểm tố tụng quan trọng (kết thúc điều tra đề nghị truy tố chuyển
sang VKS, quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, quyết định đƣa cụ án ra xét xử,
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung…)” [8]. Theo nghĩa rộng có thể định nghĩa
giải quyết vụ án hình sự là hoạt động của những chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố
tụng theo quy định của pháp luật quyết định những vấn đề liên quan đến phạm vi,
tính chất, tiến độ của vụ án hình sự.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự đƣợc nhận định bắt đầu từ giai đoạn tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm, tiếp đó là các hoạt động trong giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và kết thúc bằng việc bản án,
quyết định có hiệu lực của Tòa án đƣợc ra quyết định thi hành. Quá trình này gắn
liền với một loạt các quyết định của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền mang tính
định đoạt đối với số phận pháp lý của một hay nhiều ngƣời bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các giai đoạn của quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Trong luận văn này chúng tôi lựa chọn tiếp cận vai trò của
Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự ở các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử và một phần giai đoạn thi hành án. Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của
xét xử nhƣng nó không phải là hoạt động tƣ pháp thuần túy mà còn mang tính chất
hành chính. Khi Tòa án ra quyết định thi hành án đồng nghĩa với việc kết thúc quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động của Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân,
Cơ quan thi hành án hình sự… tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa lại là
hoạt động tác nghiệp thi hành án, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật TTHS mà
cần áp dụng các quy định của luật thi hành án. Do vậy, giải quyết vụ án hình sự chỉ
dừng lại ở phân đoạn đầu tiên của giai đoạn thi hành án hình sự.
Từ các phân tích nêu trên về mối quan hệ giữa tƣ cách của Kiểm sát viên với
vai trò của Kiểm sát viên và từ các phân tích về nội dung quá trình giải quyết vụ án
hình sự, chúng tôi cho rằng: “Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự là sự thể hiện địa vị pháp lý của Kiểm sát viên với tư cách là người
tiến hành tố tụng của VKSND, thông qua các hoạt động tố tụng để góp phần giải
quyết vụ án hình sự theo thẩm quyền, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và một phần của giai đoạn thi hành án hình sự”.
12
1.2. Nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự
Kiểm sát viên là một ngƣời tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự. Khi
đƣợc phân công thụ lý một vụ án hình sự, Kiểm sát viên trở thành ngƣời tiến hành
tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể - hiện thực hóa chức năng của VKS trong vụ
án cụ thể này. Vai trò ngƣời tiến hành tố tụng của Kiểm sát viên tƣơng ứng với chức
năng của VKS là một cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng phải chịu trách nhiệm cá
nhân đối với các hành vi, quyết định tố tụng của họ trong vụ án. Với tƣ cách ngƣời
tiến hành tố tụng, họ có vai trò tố tụng trong việc giải quyết vụ án thông qua việc
thực hiện hành vi, quyết định tố tụng trong phạm vi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm do
Luật TTHS quy định. Vai trò của Kiểm sát viên với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện trong các mối quan hệ tố tụng của
họ với những ngƣời tiến hành tố tụng trong và ngoài VKS, với ngƣời tham gia tố
tụng và các tổ chức, cá nhân khác trong TTHS để thực hiện các thẩm quyền tố tụng
của họ. Nói cách khác, vai trò của Kiểm sát viên với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng
xuất phát từ địa vị pháp lý của họ. Theo lý luận chung về nhà nhà nƣớc pháp luật,
địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan
hệ với chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật, là sự thể hiện
thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng
như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa
vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng
thời có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể trong các mối quan hệ
pháp luật [57, tr. 244]. Do đó, để xác định nội dung vai trò của Kiểm sát viên cần
“định vị” họ trong các mối quan hệ tố tụng cụ thể, gắn với địa vị pháp lý của họ
trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác. Tuy nhiên, ở góc độ lập pháp,
pháp luật TTHS không thể quy định riêng thành các điều khoản độc lập quyền và
nghĩa vụ của Kiểm sát viên với chủ thể này hay chủ thể khác mà phải xây dựng
thành các nhóm quyền và nghĩa vụ tố tụng tƣơng ứng với các chức năng của cơ
quan tiến hành tố tụng mà họ là ngƣời tiến hành tố tụng trực tiếp của cơ quan đó. Vì
13
vậy, chúng tôi xác định nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự từ hai giác độ cơ bản dƣới đây.
1.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong các quan hệ tố tụng của quá trình
giải quyết vụ án hình sự
Quá trình giải quyết vụ án hình sự có nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều
chủ thể khác nhau. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp từ giai đoạn khởi tố, điều tra đến thi hành án hình sự. Do vậy, Kiểm sát viên có
mối quan hệ pháp luật với nhiều chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia TTHS.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng
khác của VKS.
Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những ngƣời tiến hành tố tụng khác
trong VKS là mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và
Kiểm tra viên trong cùng một cơ quan VKS.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khi thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của VKS, Kiểm sát viên tuân theo
pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trƣởng VKS cấp mình. Phó Viện trƣởng giúp
Viện trƣởng thực thi nhiệm vụ. Khi có vụ án xảy ra, Kiểm sát viên thực thi nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự phân công của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng (đƣợc Viện
trƣởng ủy nhiệm). Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo trung thực, chính xác, đầy
đủ nội dung vụ việc, tiến độ giải quyết và đề xuất hƣớng xử lý. Viện trƣởng, Phó
Viện trƣởng (đƣợc Viện trƣởng ủy nhiệm) sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo thì
ghi ý kiến chỉ đạo của mình vào phiếu đề xuất của Kiểm sát viên. Mặc dù là ngƣời
tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật TTHS nhƣng hoạt động của Kiểm sát
viên không mang tính độc lập cao nhƣ Thẩm phán. Kiểm sát viên chỉ đƣợc thực
hiện độc lập một số hoạt động tố tụng và đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc thủ
trƣởng và nguyên tắc trực thuộc một chiều đặc thù của ngành Kiểm sát. Trong quá
trình tác nghiệp, Kiểm sát viên phải thƣờng xuyên báo cáo với Viện trƣởng, Phó
viện trƣởng (đƣợc Viện trƣởng ủy nhiệm). Mối quan hệ giữa Viện trƣởng, Phó Viện
trƣởng với Kiểm sát viên trong cùng một cơ quan VKSND đƣợc điều là mối quan
14
hệ chỉ huy, mệnh lệnh – phục tùng, xuất phát từ sự phân định thẩm quyền hành
chính và quyền hạn trong TTHS của các chức danh này. Thẩm quyền của Viện
trƣởng, Phó Viện trƣởng theo quy định của pháp luật mang tính mệnh lệnh và phải
đƣợc Kiểm sát viên chấp hành nghiêm chỉnh. Trong chỉ đạo nghiệp vụ, Viện trƣởng
ra quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp; có trách nhiệm giám sát các hoạt động và chỉ đạo kịp thời các vấn đề
nghiệp vụ đối với Kiểm sát viên và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Kiểm tra viên là chức danh tƣ pháp, đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp.
Kiểm tra viên đƣợc hiểu là ngƣời giúp Kiểm sát viên thực thi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình theo quy định của pháp luật. Kiểm tra viên đƣợc phân công giúp việc cho
Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án nên trong mối quan hệ này, Kiểm sát
viên giữ vai trò chỉ đạo nhiệm vụ cho Kiểm tra viên, hƣớng dẫn, giám sát, kiểm tra
Kiểm tra viên thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra
viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên, thực hiện
nhiệm vụ đƣợc giao và chịu trách nhiệm trƣớc Kiểm sát viên.
Thứ hai, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng
khác, người được giao một số nhiệm vụ khác ngoài VKS.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều cơ quan tiến hành
tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan đó. Tham gia giải quyết các vụ
án hình sự, chủ thể có mối quan hệ với Kiểm sát viên không chỉ có Viện trƣởng, Phó
viện trƣởng, Kiểm tra viên trong cùng một cơ quan VKS mà còn bao gồm những
ngƣời tiến hành tố tụng khác, ngƣời đƣợc giao một số nhiệm vụ khác ngoài VKS.
Đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh
chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải đƣợc
phát hiện kịp thời, nhanh chóng, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội
nên các cơ quan VKS, Cơ quan điều tra, những cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra (bao gồm các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải
quan, Lực lƣợng cảnh sát biển, Kiểm ngƣ, Kiểm lâm, Công an nhân dân đƣợc giao
15
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Quân đội nhân dân đƣợc giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá
trình tiến hành hoạt động TTHS mà đại diện trực tiếp là giữa Kiểm sát viên với
Điều tra viên, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
của các cơ quan theo luật định. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên,
những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vừa mang tính
chỉ đạo vừa có tính chất phối hợp, kiểm soát lẫn nhau. Tính chất chỉ đạo thể hiện ở
việc Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp có quyền tác động trực tiếp vào hoạt động điều tra của các Điều tra
viên, các cá nhân có thẩm quyền của cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra. Trong trƣờng hợp cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp hoặc trình
Viện trƣởng VKS ra các quyết định tố tụng và yêu cầu Cơ quan điều tra, những cơ
quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những ngƣời tiến
hành tố tụng của các cơ quan này phải thực hiện. Nhƣng ngƣợc lại, Điều tra viên,
những ngƣời có thẩm quyền thuộc các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Lực lƣợng cảnh sát biển,
Kiểm ngƣ, Kiểm lâm, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không có quyền can
thiệp vào hoạt động của Kiểm sát viên. Pháp luật TTHS quy định cơ chế kiểm soát
lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và VKS (Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng
hình sự). Kiểm sát viên đại diện cho VKS kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của Điều tra viên đƣợc
phân công giải quyết vụ án hình sự; đồng thời có trách nhiệm thông báo các kết quả
giải quyết vụ án cho Điều tra viên. Cơ chế kiểm soát lẫn nhau giúp loại bỏ các hành
vi vi phạm pháp luật, tăng hiệu quả hoạt động của các bên khi tham gia giải quyết
vụ án hình sự. Bên cạnh đó, VKS và các cơ quan điều tra này thuộc hệ thống cơ
quan nhà nƣớc khác nhau, có sự độc lập nhất định và không có sự ràng buộc với
nhau trong quan hệ hành chính. Pháp luật TTHS cũng không có những quy định và
chế tài về chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, của những ngƣời tiến hành tố tụng,
của Kiểm sát viên, của Điều tra viên một cách cụ thể rõ ràng để đảm bảo thực hiện
mối quan quan hệ này [56, tr. 48]. Do đó, trong quá trình điều tra, thực hành quyền
16
công tố và kiểm sát điều tra thì cần phải có sự phối hợp giữa Kiểm sát viên với Điều
tra viên, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Chất
lƣợng của hoạt động TTHS trong giai đoạn điều tra phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
nhận thức, phƣơng pháp cũng sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả của các Kiểm sát
viên, Điều tra viên tham gia vụ án.
Ngoài Cơ quan điều tra, VKS thì hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng còn
có một bộ phận rất quan trọng đó là Tòa án. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và
Thẩm phán thể hiện bản chất mối quan hệ của hai cơ quan nhà nƣớc mà họ là ngƣời
đại diện. Đó là mối quan hệ phối hợp và kiểm soát, chế ƣớc lẫn nhau của Tòa án và
VKS. Kiểm sát viên và Thẩm phán là các chức danh tƣ pháp, tham gia giải quyết vụ
án hình sự với tƣ cách là ngƣời tiến hành tố tụng. Tính chất phối hợp nhƣng có sự
kiểm tra, chế ƣớc lẫn nhau của mối quan hệ này thể hiện rõ trong giai đoạn xét xử
mà cụ thể là tại các phiên tòa hình sự. Tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên với tƣ cách
là ngƣời đại diện thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tƣ pháp của VKS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Thẩm
phán và ngƣợc lại, Thẩm phán đảm nhiệm tốt vai trò của mình, tiến hành hoạt động
xét xử đúng đắn, khách quan và công bằng cũng sẽ giúp cho Kiểm sát viên hoàn
thành tốt vai trò của mình. Hiệu quả xét xử của Tòa án phụ thuộc phần nhiều vào
hoạt động của Kiểm sát viên. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết
quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý
kiến của Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa… [5]. Sự phối hợp giữa Kiểm sát viên và
Thẩm phán tại phiên tòa phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, tránh thông đồng
dẫn đến đƣa ra phán quyết sai lầm, bỏ lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội. Bên
cạnh tính phối hợp thì mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán còn mang tính
chế ƣớc lẫn nhau. Là những chủ thể tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên và Thẩm phán
có sự tác động qua lại nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán là ngƣời kiểm soát toàn bộ
quá trình xét xử. Thẩm phán là chủ thể đại diện cho Tòa án có quyền xem xét, kết
luận về tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm sát viên trong quá
17
trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét và kết luận về tính hợp pháp của chứng cứ, tài
liệu do Kiểm sát viên thu thập. Trong trƣờng hợp xét thấy cần thiết, Thẩm phán có
quyền trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung, yêu cầu VKS bổ sung, hoàn thiện
chứng cứ. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên có trách nhiệm chứng minh tính có căn cứ
của nội dung truy tố bằng việc đƣa ra những căn cứ pháp lý, các chứng cứ chứng
minh, lập luận để buộc tội bị cáo và bác bỏ các quan điểm, chứng cứ mà bị cáo,
ngƣời bào chữa của bị cáo đƣa ra. Tuy nhiên, Kiểm sát viên chỉ đƣa ra ý kiến, đề
xuất quan điểm giải quyết đối với vụ án còn vai trò quyết định trong việc đƣa ra bản
án lại thuộc về thẩm quyền của Thẩm phán. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền
yêu cầu Kiểm sát viên trình bày các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa.
Kiểm sát viên tại phiên tòa ngoài thực hành quyền công tố còn tiến hành kiểm sát
việc tuân thủ pháp luật của Hội đồng xét xử tại phiên tòa. Kiểm sát viên kiểm sát
tính hợp pháp và có căn cứ của bản án đã tuyên. Nếu có vi phạm pháp luật, Kiểm
sát viên có quyền yêu cầu tòa án khắc phục những vi phạm đó hoặc báo cáo Viện
trƣởng để tiến hành kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Thứ ba, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng.
Những ngƣời tham gia TTHS bao gồm ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm,
kiến nghị khởi tố; ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời bị giữ trong trƣờng
hợp khẩn cấp; ngƣời bị bắt; ngƣời bị tạm giữ; bị can; bị cáo; ngƣời bị hại; nguyên
đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời
làm chứng; ngƣời bào chữa; ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự,
của ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; ngƣời
giám định; ngƣời định giá tài sản, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân
phạm tội. Các chủ thể này đều có một vị trí nhất định trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự mà hoạt động của họ góp phần khẳng định vai trò của Kiểm sát viên
trong thực thi các nhiệm vụ, chức năng của VKS.
Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát tƣ
pháp từ giai đoạn khởi tố vụ án đến khi kết thúc xét xử và thi hành bản án có hiệu
lực của tòa án. Trong mối quan hệ với các chủ thể tham gia TTHS, Kiểm sát viên
18
đóng vai trò là ngƣời đại diện cho quyền lực nhà nƣớc tiến hành hoạt động TTHS
mà những hoạt động đó ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các cá nhân hoặc
của ngƣời họ là đại diện tham gia tố tụng.
Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp;
ngƣời bị bắt; ngƣời bị tạm giữ; bị can; bị cáo là mối quan hệ giữa một bên đại diện
cho quyền lực nhà nƣớc với một bên là cá nhân có dấu hiệu phạm tội. Điều này dẫn
đến tính bất bình đẳng tất yếu trong mối quan hệ này. Kiểm sát viên với tƣ cách là
tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, tìm
ra sự thật của vụ án. Căn cứ vào hồ sơ và bản kết luận điều tra mà VKS quyết định
truy tố bị can ra trƣớc tòa bằng một bản cáo trạng hay trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc
đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án. Trƣờng hợp vụ án đƣợc đƣa ra xét xử, Kiểm sát viên đại
diện cho VKS thực hành quyền công tố tại phiên tòa, lập luận để buộc tội bị cáo. Mối
quan hệ giữa Kiểm sát viên với bị cáo là mối quan hệ giữa bên buộc tội đại diện cho
quyền lực nhà nƣớc với bên bị buộc tội. Là ngƣời bị buộc tội nên quyền của ngƣời bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình tham gia tố tụng sẽ bị hạn chế nhất định theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngƣời bị buộc tội vẫn đƣợc coi là không có tội cho
đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án đã có hiệu lực pháp luật
tuyên họ có tội. Vì thế, ngƣời bị buộc tội vẫn phải đƣợc những ngƣời tiến hành tố
tụng, trong đó có Kiểm sát viên tôn trọng, bảo đảm quyền con ngƣời; tuyệt đối không
đƣợc đối xử với họ nhƣ ngƣời phạm tội. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên không chỉ tiến
hành buộc tội bị cáo mà còn có trách nhiệm thu thập các chứng cứ, tài liệu để gỡ tội
cho bị cáo. Ngoài các tình tiết chứng minh tội phạm, Kiểm sát viên còn đƣa ra các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự... Bên cạnh hoạt
động thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên còn kiểm sát hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng, cơ quan đƣợc trao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tố tụng và
các chủ thể có thẩm quyền của các cơ quan đó nhằm bảo đảm toàn bộ quá trình
chứng minh tội phạm phải đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ
tục do luật định; đảm bảo ngƣời bị buộc tội đƣợc thực hiện quyền bào chữa của mình
một cách đầy đủ và thuận lợi. Nhƣ vậy, Kiểm sát viên không chỉ là đại diện cho VKS
19
tiến hành buộc tội mà còn là ngƣời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; ngƣời bị hại; nguyên
đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời
làm chứng; ngƣời bào chữa; ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự,
của ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; ngƣời
giám định; ngƣời định giá tài sản, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân
phạm tội là những cá nhân góp phần vào quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án. Kiểm sát viên có thể căn cứ vào lời khai của ngƣời tố giác, báo tin về tội
phạm, kiến nghị khởi tố; ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời làm chứng; kết quả giám định của
giám định viên, biên bản định giá của ngƣời định giá tài sản và sự trợ giúp của
phiên dịch viên, dịch thuật viên trong trƣờng hợp ngƣời tham gia tố tụng không biết
Tiếng Việt để tìm ra các chứng cứ chứng minh tội phạm. Đây là những chủ thể trợ
giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động của mình và phải có mặt khi đƣợc triệu tập.
Ngƣời bào chữa có thể là luật sƣ; ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân. Họ giữ vai trò quan trọng trong tranh
tụng, đại diện cho bên gỡ tội tranh luận với Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên
tòa để làm sáng tỏ nội dung vụ án. Nếu nhƣ Kiểm sát viên đại diện cho quyền lực nhà
nƣớc thực hành quyền công tố theo sự phân công của Viện trƣởng VKS thì ngƣời bào
chữa là ngƣời đại diện cho cá nhân bị truy tố, thực hiện các hoạt động để “gỡ tội”,
bảo vệ cho thân chủ mình trong phiên tòa hình sự. Trong quá trình tranh tụng tại
phiên tòa, các quan điểm của Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa sẽ tạo nên bức tranh
toàn cảnh của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử có cái nhìn khách quan và chính xác,
qua đó đƣa ra phán xét đúng đắn. Sự tham gia của ngƣời bào chữa trong vụ án hình
sự là động lực để Kiểm sát viên không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp
vụ, bản lĩnh để có thể tham gia tranh tụng tốt tại phiên tòa. Kiểm sát viên và ngƣời
bào chữa cùng tham gia giải quyết vụ án sẽ đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh của pháp
luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
20
Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với ngƣời bào chữa khác mối quan hệ giữa
Kiểm sát viên với Thẩm phán và Điều tra viên. Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra
viên là những ngƣời tiến hành tố tụng, có trách nhiệm chứng minh tội phạm, làm
sáng tỏ sự thật vụ án. Trong khi đó, ngƣời bào chữa tham gia tố tụng tìm ra sự thật
vụ án, bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ mình. Đây là quyền chứ không phải là
nghĩa vụ. Bên cạnh đó, không phải trong tất cả các vụ án hình sự đều có sự tham gia
của tất cả các chủ thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Do vậy, mối
quan hệ giữa Kiểm sát viên với những ngƣời tham gia tố tụng chỉ phát sinh trong
các vụ án cụ thể.
1.2.2. Các hoạt động thể hiện vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự
(i) Các hoạt động thực hành quyền công tố
Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố theo quy định của
pháp luật. Phạm vi thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên bắt đầu từ khi khởi
tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án đƣợc thi
hành hoặc vụ án bị đình chỉ.
Thứ nhất, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua hoạt động tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
Nguồn tin về tội phạm là những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Đó có thể là
tin báo, tố giác; là kiến nghị khởi tố; là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trực tiếp phát hiện ra tội phạm hoặc là ngƣời phạm tội tự thú. VKS có thể là cơ quan
trực tiếp tiếp nhận các nguồn tin này. Khi tiếp nhận nguồn tin, ngƣời tự thú thì
Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố có nhiệm vụ chuyển giao
cho Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra giải quyết. Kiểm sát viên trực tiếp kiểm tra, giải quyết và lập hồ sơ giải quyết
nguồn tin về tội phạm trong trƣờng hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, Cơ quan
đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà VKS đã có yêu cầu
bằng văn bản nhƣng không đƣợc khắc phục.
21
Thứ hai, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua hoạt động đề ra
yêu cầu điều tra
Hoạt động đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên đƣợc thực hiện từ khi có
quyết định khởi tố vụ án và xuyên suốt quá trình điều tra. Hoạt động điều tra có đầy
đủ, kịp thời, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đề ra các yêu cầu điều
tra của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên luôn bám sát quá trình điều tra của cơ quan
điều tra để có những yêu cầu kịp thời, đúng với vấn đề cần phải điều tra; từ đó hạn
chế đƣợc tình trạng trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung của VKS hoặc mất mát, thất lạc
chứng cứ. Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc bằng văn
bản trong quá trình trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trƣờng, hỏi cung bị
can, lấy lời khai của ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra.
Nếu Kiểm sát viên thực hành tốt công tác này thì quá trình giải quyết vụ án hình sự
ở các giai đoạn tiếp theo sẽ đƣợc thuận lợi và nhanh chóng, chính xác hơn.
Thứ ba, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua việc yêu cầu Cơ
quan điều tra truy nã, đình nã bị can và quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế
Để phục vụ cho việc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc
trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi giải quyết vụ án hình sự,
Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công tố có thể quyết định áp dụng
một số biện pháp cƣỡng chế nhƣ áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản… Trƣờng hợp bị
can bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu thì việc ra quyết định truy nã là vô cùng
cần thiết. Đây là hoạt động thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên
trong nhiều trƣờng hợp Cơ quan điều tra chƣa phát hiện hoặc kéo dài thời gian ra
quyết định truy nã thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra nhanh
chóng truy nã bị can. Tƣơng tự trong trƣờng hợp bắt đƣợc bị can bỏ trốn hoặc bị
can bị truy nã ra đầu thú thì Kiểm sát viên cũng có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra
ra quyết định đình nã.
Thứ tư, triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người tố giác,
báo tin về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân; người làm chứng, người bị hại, đương sự; người bị giữ trong
22
trường hợp khẩn cấp cũng là một trong các hoạt động thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra của Kiểm sát viên.
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự tố tụng đối với ngƣời
đã bị khởi tố nhằm làm rõ hành vi phạm tội. Hỏi cung bị can đƣợc cơ quan điều tra
tiến hành ngay sau khi khởi tố bị can.
Lấy lời khai của ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, ngƣời bị tố giác, bị kiến
nghị khởi tố; ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân; ngƣời làm chứng, ngƣời
bị hại, đƣơng sự; ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp là một hoạt động điều tra
đƣợc thực hiện bằng việc gặp trực tiếp và hỏi những ngƣời đã chứng kiến hoặc
ngƣời bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời có những thông tin về các
tình tiết của vụ án nhằm thu thập thông tin cần thiết để làm rõ sự thật khách quan.
Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công tố cùng tham gia với
Điều tra viên hoặc trực tiếp thực hiện việc hỏi cung và lấy lời khai. Việc trực tiếp
thực hiện hoạt động này giúp cho Kiểm sát viên có thể loại bỏ những nghi ngờ của
mình đối với lời khai của các chủ thể trên trƣớc cơ quan điều tra; khẳng định năng
lực và trách nhiệm của các Điều tra viên; nắm chắc và theo sát quá trình điều tra vụ
án. Việc hỏi cung, lấy lời khai giúp Kiểm sát viên củng cố hồ sơ, củng cố chứng cứ
để có thể báo cáo với lãnh đạo VKS.
Thứ năm, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên thực hành
quyền công tố thông qua việc tham gia phiên tòa; công bố cáo trạng, quyết định
truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc quyết định khác của VKS liên quan đến việc buộc
tội bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và thực hiện việc luận tội, tranh
luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp.
Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự bắt đầu từ khi bản cáo trạng và quyết định truy tố của VKS cùng hồ sơ vụ án
đƣợc chuyển đến tòa án cho đến khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc bị
kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ vụ án đƣợc chuyển lên tòa án có thẩm quyền xét
xử phúc thẩm [56, tr. 215]. Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công
tố trƣớc khi tham gia phiên tòa nghiên cứu hồ sơ vụ án và dự thảo đề cƣơng tham
23
gia xét hỏi. Kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ ghi chép, trích ghi những tài liệu
quan trọng, các tình tiết chính của vụ án để có cơ sở tranh luận với bị cáo hoặc
ngƣời bào chữa. Kiểm sát viên chuẩn bị đề cƣơng tham gia xét hỏi, trong đó dự
kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, các vấn đề mà ngƣời bào chữa có
thể sẽ nêu ra để chủ động tranh luận. Luận tội là hoạt động quan trọng của Kiểm
sát viên trong phiên tòa.
Kiểm sát viên bắt đầu hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự bằng việc đọc bản cáo trạng tại phiên tòa. Sau khi thủ tục bắt đầu
phiên tòa kết thúc, Kiểm sát viên đại diện cho VKS trình bày toàn bộ cáo trạng.
Trong đó nêu rõ các vấn đề chứng minh trong vụ án nhƣ thời gian, địa điểm xảy ra
hành vi phạm tội; động cơ, mục đích, các thủ đoạn của tội phạm; hậu quả và các
tình tiết quan trọng; các chứng cứ chứng minh tội phạm; các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; điều luật mà bị can bị truy tố…
Kiểm sát viên tham gia xét hỏi sau khi chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm đã
hỏi xong. Sở dĩ luật TTHS quy định trình tự xét hỏi theo thứ tự nhƣ vậy là xuất phát
từ trách nhiệm chứng minh vụ án, các định sự thật khách quan tại phiên tòa là trách
nhiệm chính của Hội đồng xét xử. Thông qua xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử
phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án làm cơ sở cho việc xác định tội danh,
hình phạt và các quyết định sau này. Để đảm bảo đƣợc điều đó, luật TTHS cho phép
Chủ tọa phiên tòa quyết định một thứ tự xét hỏi hợp lý đối với từng vụ án. Thứ tự
này không hạn chế tính chủ động của các thành viên khác của Hội đồng xét xử, của
Kiểm sát viên trong việc thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Kiểm sát viên có thể
chủ động đề nghị chủ tọa phiên tòa cho hỏi bất kỳ ai nếu thấy cần thiết [56, tr. 244].
Tuy nhiên, do quy định nhƣ vậy lại rất dễ gây hiểu nhầm về vai trò xét hỏi của Chủ
tọa phiên tòa, coi việc hỏi thuộc về nhiệm vụ của Chủ tọa phiên tòa còn Kiểm sát
viên khi tham gia xét hỏi cần chú trọng vào những nội dung bảo vệ cáo trạng của
VKS mà không quan tâm đến việc xét hỏi của các chủ thể khác, dẫn đến việc Kiểm
sát viên chỉ chú trọng đến việc buộc tội mà lờ đi các chứng cứ gỡ tội và các tình tiết
khác của vụ án. Điều này là không đúng với bản chất mô hình tố tụng thẩm vấn có
yếu tố tranh tụng của nƣớc ta.
24
Sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi, căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên tòa thì
Kiểm sát viên có thể tiến hành luận tội hoặc rút quyết định truy tố. Việc thực hành
quyền công tố của Kiểm sát viên đƣợc biểu hiện rõ nét thông qua hoạt động luận tội
và tranh luận tại phiên tòa. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị lời luận tội, Kiểm
sát viên thực hiện việc luận tội đối với bị cáo. Luận tội của Kiểm sát viên chính là
sự buộc tội chính thức của VKS đối với bị cáo, thể hiện quan điểm giải quyết vụ án
hình sự. Phần luận tội của Kiểm sát viên phân tích, đánh giá các chứng cứ của vụ án
một các khách quan, đầy đủ và toàn diện; đánh giá đúng tính chất nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm, nêu rõ hậu quả xảy ra, vai trò trách nhiệm của bị cáo. Luận tội của
Kiểm sát viên tại phiên tòa thể hiện đầy đủ những tài liệu trong hồ sơ vụ án, cho
thấy sự đồng tình hay bác bỏ những chứng cứ, lập luận của ngƣời tham gia tố tụng
trong giai đoạn xét hỏi mà họ đã xuất trình, trình bày. Kiểm sát viên chủ động trƣớc
những tình huống, diễn biến mới tại phiên tòa, phân tích, đánh giác chứng cứ logic,
chính xác, giải đáp đƣợc những yêu cầu của ngƣời tham gia tố tụng nêu ra.
Vai trò thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự thể hiện rõ ràng nhất
thông qua tranh luận của Kiểm sát viên. Tranh luận là hoạt động trung tâm của quá
trình xét xử tại phiên tòa. Trong suốt quá trình tranh luận, Kiểm sát viên phải bảo vệ
đƣợc những quan điểm luận tội mà mình đã nêu ra. Trƣờng hợp những ngƣời tham
gia tố tụng, đặc biệt là ngƣời bào chữa nêu ra các ý kiến khác với luận tội thì Kiểm
sát viên đƣa ra những lập luận của mình đối đáp đến cùng với từng ý kiến của ngƣời
tham gia tố tụng dựa trên các căn cứ pháp luật và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
đã đƣợc xem xét công khai tại phiên tòa. Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên với
những ngƣời tham gia tố tụng nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án, làm cho việc
buộc tội đƣợc khách quan, có căn cứ; tránh đƣợc sự áp đặt một chiều từ phía các cơ
quan điều tra, VKS; và là cơ sở để Hội đồng xét xử xem xét đƣa ra các phán quyết cụ
thể chính xác. Khi tranh luận, Kiểm sát viên bình tĩnh, thận trọng và tôn trọng các
quyền hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng nhƣng đồng thời kiên quyết bảo vệ các
quan điểm, lập luận đúng, bác bỏ các luận điệu sai trái, các chứng cứ thiếu khoa học,
không có đủ căn cứ pháp luật nhằm bảo vệ sự thật khách quan của vụ án.
25
Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hiện việc buộc tội bị cáo chính xác và
không làm oan ngƣời vô tội. Do vậy, nếu trong trƣờng hợp các tình tiết chỉ ra việc
truy tố là không chính xác và việc buộc tội bị cáo là không có căn cứ hoặc thiếu căn
cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất với lãnh đạo VKS để quyết định rút toàn bộ
hoặc một phần quyết định truy tố tùy theo trƣờng hợp cụ thể (trong trƣờng hợp rút
quyết định truy tố trƣớc khi mở phiên tòa); hoặc tự mình rút quyết định truy tố, kết
luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa.
(ii) Các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự
Ngoài thực hành quyền công tố thì VKS còn có một chức năng quan trọng
khác là kiểm sát hoạt động tƣ pháp mà nội dung là kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của các cơ quan tiến hành tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Là chủ thể đại diện trực tiếp cho VKS
trong thực hiện các hoạt động TTHS, Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp trong tất cả các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.
Thứ nhất, Kiểm sát viên kiểm sát địa vị pháp lý của các chủ thể tiến hành,
chủ thể tham gia hoạt động TTHS.
Pháp luật TTHS quy định cụ thể về các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, các chủ thể tham gia tố tụng. Các chủ thể này cần phải tuân thủ pháp luật khi
tiến hành hoạt động tố tụng của mình và có thể bị thay đổi nếu thuộc các trƣờng hợp
bắt buộc hay từ chối tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng để bảo đảm sự vô tƣ của
ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng; đảm bảo quá trình
giải quyết vụ án đƣợc khách quan, công bằng, tìm ra sự thật vụ án, không bỏ lọt tội
phạm và làm oan ngƣời vô tội. Do vậy, với vai trò là ngƣời kiểm sát trực tiếp hoạt
động TTHS, Kiểm sát viên khi đƣợc phân công giải quyết vụ án cần kiểm sát chặt
chẽ và có quyền đƣa ra yêu cầu thay đổi ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
ngƣời tham gia tố tụng. Và để đảm bảo những quyền cơ bản của bị can, bị cáo theo
pháp luật TTHS nhƣ quyền bào chữa; quyền đƣợc dùng tiếng nói, chữ viết của dân
tộc mình… thì Kiểm sát viên có thể yêu cầu, đề nghị cử ngƣời bào chữa, ngƣời
phiên dịch, ngƣời dịch thuật tham gia quá trình giải quyết vụ án.
26
Thứ hai, Kiểm sát viên kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm và khởi tố vụ án hình sự.
Hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết nguồn tin về tội phạm do Cơ quan
điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện
là chủ yếu. Cơ quan điều tra và VKS có mối quan hệ phối hợp liên ngành trong tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; trong đó cơ quan điều tra chịu trách
nhiệm chính về việc tiếp nhận, giải quyết và khởi tố vụ án hình sự. Để đảm bảo mọi
tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố phải đƣợc Cơ quan điều tra, Cơ quan
đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, xác minh và giải
quyết đầy đủ thì Kiểm sát viên đại diện cho VKS tiến hành kiểm sát ngay từ đầu
quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố của
cơ quan điều tra. Kiểm sát viên đƣợc phân công giải quyết vụ án kiểm sát việc Cơ
quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi
tiếp nhận các nguồn tin về tội phạm có đúng lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận
hay không, sau khi tiếp nhận thì việc tiến hành kiểm tra, xác minh các nguồn tin đó
có đƣợc thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật không? Kiểm sát
viên kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm có thể yêu cầu các
cơ quan này cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông báo cho VKS về kết quả tiếp
nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm. Kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý giải
quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra là đúng thẩm quyền theo luật
định. Trong quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra,
Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thể đƣợc áp
dụng một số biện pháp nhƣ thu thập thông tin, tài liệu; khám nghiệm; giám định;
định giá tài sản… Kiểm sát viên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quá trình
thực hiện những hoạt động đó. Ngoài ra, Kiểm sát viên kiểm tra các căn cứ và thời
hạn trong việc quyết định tạm đình chỉ hoặc phục hồi việc giải quyết nguồn tin về
tội phạm. Trƣờng hợp phát hiện ra vi phạm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì
Kiểm sát viên có quyền yêu cầu khắc phục hoặc báo cáo với lãnh đạo VKS để có
biện pháp giải quyết. Việc kiểm sát hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
27
phạm của Kiểm sát viên chính là đảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời, không
bỏ lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội.
Khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đƣợc coi là khâu đầu tiên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, là công tắc khởi động cho toàn bộ các hoạt động tố
tụng kế tiếp. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành các
hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật cùng với các biện pháp điều tra
mang tính cƣỡng chế, can thiệp sâu sắc tới các quyền công dân cơ bản của bị can.
Kiểm sát viên kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can nhằm đảm bảo
giải quyết tốt ngay giai đoạn đoạn đầu tiên của TTHS, tránh oan sai, bỏ lọt tội
phạm, tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân.
Khởi tố vụ án là hoạt động đầu tiên để khởi động quá trình giải quyết vụ án
hình sự, để cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, tìm kiếm các dấu vết của tội phạm
đã xảy ra. Kiểm sát viên kiểm sát việc gửi quyết định khởi tố, quyết định không
khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra; tránh tình trạng cơ quan điều tra không kịp thời gửi cho
Viện kiểm tra trong khi vụ án đã đƣợc khởi tố; cơ quan điều tra chỉ gửi khi cần có
sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, khi cần phê chuẩn lệnh tạm giam bị can;
hoặc cơ quan điều tra không tiến hành khởi tố vụ án khi có sự kiện phạm tội xảy ra.
Khi nhận đƣợc quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự
của cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp
của các quyết định đó. Khi kiểm tra quyết định khởi tố vụ án hình sự và hồ sơ, tài
liệu, chứng cứ kèm theo, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung
tài liệu làm rõ căn cứ quyết định khởi tố; báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS quyết định
hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án nếu các quyết định
đó không có căn cứ, trái pháp luật. Nếu quyết định khởi tố vụ án không phù hợp với
những căn cứ có trong tài liệu đã xác minh thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo VKS
yêu cầu cơ quan điều tra hoặc VKS quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố vụ án hình sự. Kiểm sát viên kiểm sát việc thực hiện các yêu cầu và quyết
định nêu trên của cơ quan điều tra. Ngoài ra, trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử ra
28
quyết định khởi tố theo quy định của pháp luật TTHS thì Kiểm sát viên tiến hành
kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định đó tƣơng tự nhƣ kiểm
sát quyết định khởi tố của cơ quan điều tra.
Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định
khởi tố cùng các tài liệu liên quan cho VKS phê chuẩn việc khởi tố. Quyết định
khởi tố bị can có ảnh hƣởng sâu sắc tới sinh mạng, chính trị, tới hình ảnh của bị can
trong cuộc sống xã hội, tới tâm lý, tình cảm của ngƣời bị khởi tố. Do đó, pháp luật
đã giao quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cho VKS và đó cũng là giao
quyền quyết định cuối cùng cho VKS đối với việc có khởi tố hay không khởi tố một
công dân, mặc dù quyết định đó do cơ quan điều tra ban hành [56, tr. 82]. Kiểm sát
viên đại diện cho VKS thực hiện việc kiểm sát quyết định khởi tố bị can kiểm tra
tính có căn cứ vào tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra.
Kiểm sát viên kiểm tra các chứng cứ trong tài liệu đính kèm quyết định khởi tố bị
can khẳng định chính bị can là ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành; kiểm tra thủ tục ra
quyết định và hình thức quyết định khởi tố bị can có tuân thủ đúng quy định của
pháp luật hay không. Trên cơ sở báo cáo của Kiểm sát viên, lãnh đạo VKS ra các
quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan
điều tra; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can nếu không có căn cứ, trái pháp luật; yêu
cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu làm rõ căn cứ quyết định khởi tố.
Thứ ba, Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập
hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra.
Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ các biện pháp điều tra do cơ quan điều tra áp
dụng đối với ngƣời bị khởi tố. Muốn tìm ra sự thật khách quan của vụ án, không bỏ
lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội thì thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ
chứng minh tội phạm là vấn đề vô cùng quan trọng. Hoạt động này chủ yếu thuộc
về trách nhiệm của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên ngoài việc thực hành quyền
công tố chủ động thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ thì còn
tiến hành kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của cơ quan điều tra trong
29
giai đoạn điều tra. Có nhiều nguồn và biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau. Kiểm
sát viên thực hiện kiểm sát các hoạt động khám xét, khám nghiệm hiện trƣờng,
khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng; kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai
của ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời
đại diện theo pháp luật của pháp nhân; ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, đƣơng sự;
ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp của cơ quan điều tra; kiểm sát việc thực
nghiệm điều tra và trƣng cầu giám định, định giá tài sản. Việc kiểm sát các hoạt
động điều tra này của Kiểm sát viên nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật về
trình tự, thủ tục tiến hành, nội dung cần thực hiện đƣợc điều tra viên, những ngƣời
tham gia tố tụng tuân thủ nghiêm chỉnh; không bỏ sót các chứng cứ quan trọng liên
quan đến chứng minh sự thật khách quan của vụ án.
Ngoài ra, Kiểm sát viên kiểm sát các hoạt động điều tra còn tiến hành kiểm
tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc tách, nhập vụ án hình sự; ủy
thác điều tra; kiểm sát việc chấp hành thời hạn điều tra, phục hồi điều tra hoặc điều
tra lại, điều tra bổ sung; kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra. Kiểm sát viên
kiểm sát tƣ cách pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng
có đáp ứng yêu cầu của pháp luật TTHS hay không. Trƣờng hợp ngƣời tiến hành tố
tụng, ngƣời tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra không đƣợc tiến hành hay
tham gia các hoạt động điều tra; hoặc trong quá trình điều tra có hành vi vi phạm
pháp luật TTHS xảy ra thì Kiểm sát viên có biện pháp xử lý kịp thời, trong trƣờng
hợp cần thiết có thể báo cáo lãnh đạo VKS giải quyết.
Việc lập hồ sơ vụ án thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của Điều tra viên, thực
hiện theo quy định hƣớng dẫn của Bộ Công an. Hồ sơ vụ án hình sự chủ yếu bao
gồm các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can; các quyết định,
lệnh, biên bản; các tài liệu về nhân thân ngƣời phạm tội; các tài liệu về thu thập, bảo
quản vật chứng; … Hồ sơ vụ án là tổng hợp kết quả điều tra, là tài liệu cần thiết để
các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Do
vậy, Kiểm sát viên cần kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ vụ án của Điều tra viên
tuân thủ đúng quy định của pháp luật; hồ sơ đƣợc thiết lập đầy đủ, chính xác phục
vụ cho hoạt động truy tố, xét xử của VKS và Tòa án.
30
Thứ tư, Kiểm sát viên kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp
ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Ở giai đoạn điều tra – xét xử, trong trƣờng hợp cần thiết các cơ quan tiến
hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện
pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật. Những biện pháp này can thiệp
nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của công dân. Do vậy, Kiểm sát viên cần kiểm
sát, đảm bảo việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đúng pháp
luật, tránh tình trạng lợi dụng các biện pháp này thay cho điều tra. Trƣớc khi có sự
phê chuẩn của VKS đối với quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra chỉ đƣợc áp
dụng một biện pháp duy nhất là hỏi cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố
bị can. Các biện pháp điều tra khác nhƣ áp giải, ra lệnh bắt tạm giam,… chỉ đƣợc áp
dụng khi quyết định khởi tố bị can đƣợc VKS phê chuẩn.
Bắt, tạm giam, tạm giữ là những biện pháp ngăn chặn trong TTHS, can thiệp
nghiêm trọng tới quyền cơ bản của công dân. Những biện pháp này chỉ đƣợc tiến
hành khi cần thiết, khi có đủ các điều kiện bởi các chủ thể nhất định có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật TTHS.
Trong quá trình điều tra, để tránh tình trạng lợi dụng biện pháp ngăn chặn
thay cho điều tra, Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hiện kiểm sát hoạt động bắt,
tạm giam, tạm giữ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Kiểm sát viên kiểm sát kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bắt ngƣời trong các
trƣờng hợp: bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, bắt ngƣời phạm tội quả
tang hoặc đang truy nã, bắt để tạm giam; đảm bảo việc bắt ngƣời trong các trƣờng
hợp trên là có căn cứ và đúng pháp luật. Đối với trƣờng hợp bắt ngƣời cần có sự
phê chuẩn của VKS (bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, bắt để tạm giam),
sau khi nhận đƣợc đề nghị xét phê chuẩn việc bắt ngƣời của Cơ quan điều tra, Cơ
quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những ngƣời có
thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan, Kiểm sát viên đƣợc phân công tiến
hành kiểm tra căn cứ bắt ngƣời trong từng trƣờng hợp cụ thể. Trƣờng hợp sau khi
phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc ngƣời có thẩm quyền của VKS hoặc
31
Tòa án ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc
thi hành lệnh này, kiểm tra việc áp dụng thủ tục khi tiến hành lệnh bắt bị can.
Kiểm sát viên kiểm sát áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ, bảo lĩnh, đặt
tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, tạm hoãn xuất cảnh là có căn cứ và đúng
pháp luật, kịp thời khắc phục các vi phạm trong quá trình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
những biện pháp này của những ngƣời có thẩm quyền. Kiểm sát viên đƣợc phân
công kiểm tra việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo
đảm, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, tạm hoãn xuất cảnh đúng thẩm quyền, đúng trình tự,
thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Chánh án hoặc Phó
Chánh án Tòa án là những chủ thể có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cƣỡng chế. Kiểm sát viên cần phải
kiểm sát hoạt động của các chủ thể nêu trên có đúng thẩm quyền hay không?, có
tuân thủ pháp luật TTHS về thời hạn áp dụng hay không?
Kiểm sát viên kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cƣỡng chế
nhƣ dẫn giải, áp giải, kê biên tài sản… đúng ngƣời, đúng thẩm quyền và trình tự,
thủ tục theo quy định của pháp luật. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan tiến
hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng gửi thông báo trƣớc khi quyết định hủy bỏ,
thay đổi việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế (áp dụng đối với hai biện pháp kê biên
và phong tỏa tài sản).
Qua kiểm tra nếu Kiểm sát viên thấy việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của Cơ quan điều tra, Tòa án không có căn cứ,
trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo đề xuất với lãnh đạo VKS để yêu cầu Cơ quan
điều tra, Tòa án khắc phục vi phạm; hoặc hủy bỏ quyết định tạm giữ; hoặc từ chối
phê chuẩn việc bắt ngƣời; hoặc từ chối phê chuẩn gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam và
yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do cho những ngƣời bị áp dụng các biện pháp đó…
Thứ năm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
xét xử của tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết
định của tòa án.
Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của tòa án về thời
32
hạn chuẩn bị xét xử, về việc ra các quyết định: quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các
biện pháp ngăn chặn; kiểm sát nội dung của quyết định mở phiên tòa; kiểm sát việc
giao các quyết định của tòa án cho những ngƣời có liên quan; kiểm sát việc tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Đây là những hoạt động của tòa án trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử. Nếu xảy ra vi phạm, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Tòa án khắc
phục hoặc báo cáo lãnh đạo VKS giải quyết.
Tại phiên tòa, ngoài nhiệm vụ phải bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của
VKS thì Kiểm sát viên còn tiến hành kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án và của
những ngƣời tham gia tố tụng. Hoạt động kiểm sát này nhằm đảm bảo cho pháp luật
đƣợc tuân thủ nghiêm chỉnh, hoạt động xét xử đúng ngƣời, đúng tội, quyền lợi hợp
pháp của những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc tôn trọng.
Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử. Kiểm
sát viên kiểm sát việc chấp hành quy định của pháp luật về giới hạn xét xử của Hội
đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm; kiểm sát việc chấp hành thủ tục xét hỏi. Trƣờng
hợp Hội đồng xét xử có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải yêu cầu Hội đồng xét
xử chấp hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử
đƣợc toàn diện, đầy đủ, khách quan. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc đảm bảo của
Hội đồng xét xử về thủ tục và quyền tranh luận tại phiên tòa của những ngƣời tham
gia phiên tòa; kiểm sát thủ tục nghị án, kiểm tra việc lập biên bản phiên tòa từ khi
bắt đầu cho đến khi tuyên án.
Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia
tố tụng tại phiên tòa, đảm bảo họ phải có mặt tại phiên tòa khi đƣợc Tòa án triệu tập
theo đúng quy định của pháp luật. Trƣờng hợp ngƣời tham gia tố tụng vắng mặt
không có lý do chính đáng gây trở ngại cho việc xét xử và Hội đồng xét xử không
áp dụng biện pháp áp giải hoặc dẫn giải thì Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử
áp dụng các biện pháp trên.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm tra biên bản phiên
tòa, kiểm tra việc giao bản án, quyết định của Tòa án; kiểm tra bản án, quyết định
của Tòa án. Sau khi tuyên án hoặc sau khi kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án,
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOTLuận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOTĐề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOTLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 

Similar to Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY

Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY (20)

Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOTVai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
 
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAYVai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTLuận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTĐiều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đLuận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOTĐề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
 
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOTLuận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGHIÊM THỊ THANH THƢ VAI TRß CñA KIÓM S¸T VI£N TRONG QU¸ TR×NH GI¶I QUYÕT Vô ¸N H×NH Sù (trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i B×nh) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGHIÊM THỊ THANH THƢ VAI TRß CñA KIÓM S¸T VI£N TRONG QU¸ TR×NH GI¶I QUYÕT Vô ¸N H×NH Sù (trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i B×nh) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nghiêm Thị Thanh Thƣ
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ............7 1.1. Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.....................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm Kiểm sát viên...............................................................................7 1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hình sự và vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự...............................................................10 1.2. Nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự...................................................................................................12 1.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong các quan hệ tố tụng của quá trình giải quyết vụ án hình sự .....................................................................................13 1.2.2. Các hoạt động thể hiện vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự .....................................................................................20 1.3. Vai trò của Kiểm sát viên trong một số mô hình tố tụng trên thế giới.....34 1.3.1. Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng tranh tụng........................34 1.3.2. Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng thẩm vấn..........................36 1.3.3. Vai trò của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng hỗn hợp..........................38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................41 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ..............43 2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2015............43 2.1.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam từ năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003................................................43
  • 5. 2.1.2. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.....48 2.2. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2015..............................................................................................54 2.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố........................56 2.2.2. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn xét xử....................................................69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................74 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN .........................................................................75 3.1. Thực trạng hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2011 – 2015).........75 3.1.1. Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình trong giải quyết các vụ án hình sự .............................................75 3.1.2. Các hạn chế của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và nguyên nhân ...........................84 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ..................................92 3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự.................................92 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật khác...........................................................95 3.3. Giải pháp khác...........................................................................................97 3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của Kiểm sát viên ............................................................................97 3.3.2. Giải pháp bảo đảm điều kiện làm việc của Kiểm sát viên ........................100 3.3.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểmtra, giám sát hoạt động của Kiểmsát viên ...101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................103 KẾT LUẬN............................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107 PHỤ LỤC...............................................................................................................113
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TTHS: Tố tụng hình sự VKS: VKSND: Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm sát viên là ngƣời trực tiếp thực hiện hai chức năng quan trọng của Viện kiểm sát (sau đây viết tắt là VKS) là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong việc giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, Kiểm sát viên đóng vai trò rất quan trọng với tƣ cách là một chủ thể tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sự, thể hiện qua việc nắm giữ vai trò đầu mối và là chủ thể xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi kiểm sát hoạt động xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra đến khi xét xử, thi hành án. Đến nay đội ngũ Kiểm sát viên không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, tham gia hiệu quả vào quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị của VKS nói riêng và bộ máy nhà nƣớc nói chung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chức năng kiểm sát và thực hành quyền công tố vẫn còn xảy ra tình trạng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố tràn lan không đúng pháp luật, có nhiều trƣờng hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai khi chƣa đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hƣởng tới quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn chƣa đƣợc hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao, chƣa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án. Tính chiến đấu và chủ động của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong quá trình điều tra và xét xử tại Tòa án còn nhiều trƣờng hợp thụ động, phát huy trách nhiệm chƣa cao. Tính chủ động, tích cực trong việc tranh luận của Kiểm sát viên ở một số phiên tòa chƣa đƣợc thực hiện tốt. Nội dung tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên với bị cáo, Luật sƣ còn nhiều lý lẽ thiếu sắc bén, chƣa khoa học, chƣa sử dụng có hiệu quả tài liệu, chứng cứ khách quan kết
  • 8. 2 hợp với việc viện dẫn điều luật áp dụng để lập luận, chứng minh bảo vệ quan điểm của mình. Mặt khác, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế của Kiểm sát viên hiện còn chƣa đồng đều. Văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm. Trƣớc tình hình trên và trƣớc nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nƣớc, yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nƣớc ta trong tình hình hiện nay, hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách tƣ pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tiễn, qua đó đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là đòi hỏi mang tính khách quan và cấp thiết. Nghiên cứu về vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là TTHS) là vấn đề quan trọng, không chỉ giúp cho mọi ngƣời nhận thức đúng, đủ về chủ thể này trong hoạt động TTHS mà còn thông qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế tổ chức, các chế độ đãi ngộ đối với Kiểm sát viên; tạo điều kiện cho đội ngũ Kiểm sát viên có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Đây cũng chính là lý do học viên chọn đề tài “Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trƣớc luận văn đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm sát viên, có thể kể đến nhƣ: - Luận văn thạc sĩ luật học “Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Trần Mạnh Đông (bảo vệ năm 2009 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên theo Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) năm 2003 trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo nội dung cải cách tƣ pháp.
  • 9. 3 - Luận văn thạc sĩ luật học “Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (bảo vệ năm 2010 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về những ngƣời tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (bao gồm cả Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và Kiểm sát viên VKSND). - Luận văn thạc sĩ Luật học “Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (bảo vệ năm 2015 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về những ngƣời tiến hành tố tụng thuộc VKSND và thực tiễn hoạt động của những ngƣời tiến hành tố tụng trong VKSND Thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn có một số công trình khác có liên quan đến hoạt động của Kiểm sát viên nhƣ: “Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 10/2006; “Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát và một số kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Duy Giảng (VKSND tối cao, năm 2013); “Bàn về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự” của tác giả Phạm Xuân Khoa đăng trên tạp chí Kiểm sát số 23/2014; “Nâng cao năng lực tranh tụng của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự” của tác giả Lê Thị Ngọc Dung trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật tháng 9/2014; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên” của tác giả Lê Mạnh Hùng (VKSND Thanh Khê, Đà Nẵng, năm 2015)… Qua nghiên cứu cho thấy nội dung của các công trình nghiên cứu, luận văn, các bài viết trên tạp chí khoa học đã công bố ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 thì hầu hết các công
  • 10. 4 trình đó đều là những công trình nghiên cứu trực diện về chức năng, nhiệm vụ của VKSND; về địa vị pháp lý của tất cả các chủ thể tiến hành tố tụng trong VKSND; hoặc là nghiên cứu đơn lẻ, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến hoạt động của Kiểm sát viên trong một số giai đoạn tố tụng cụ thể. Chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chính vì vậy, vai trò của Kiểm sát viên trong TTHS ở tất cả các giai đoạn tố tụng và những hạn chế, bất cập còn tồn tại chƣa đƣợc phân tích đầy đủ và có hệ thống để có những phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của chủ thể này trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự. Từ nhận định trên, luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu về vai trò của Kiểm sát viên nhƣng ở trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, với sự phân tích số liệu cụ thể trên thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao vị trí, vai trò của Kiểm sát viên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, luật thực định vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở dữ liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự với giới hạn không gian, thời gian nghiên cứu thực tiễn là trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 5 năm (2011 – 2015). 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và phân tích tình hình thực tiễn để từ đó đƣa ra những giải pháp tăng cƣờng vị thế, vai trò của đội ngũ Kiểm sát viên trong thời gian tới ở Việt Nam.
  • 11. 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, giải mã đƣợc những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên của VKSND tỉnh Thái Bình trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; thấy đƣợc những thành tựu, ƣu điểm, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế của đội ngũ này và những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. Thứ ba, xác định, đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò đội ngũ Kiểm sát viên trong thời gian tới ở tỉnh Thái Bình nói riêng và trên phạm vi cả nƣớc nói chung. 5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp, cũng nhƣ các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý nhƣ: Lịch sử pháp luật, Lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, nghiên cứu báo cáo. 6. Điểm mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận về vai trò của Kiểm sát viên trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luận văn phác thảo trung thực và chính xác và khách quan thực tiễn khách quan tại địa bàn tỉnh Thái Bình, những thành tựu cũng nhƣ tồn tại, hạn chế trong quá trình đội ngũ Kiểm sát viên tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự. Luận văn cũng nêu lên đƣợc những giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS; nâng cao vai trò, chất lƣợng của Kiểm sát viên tại địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng, đội ngũ Kiểm sát viên trên toàn quốc nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp.
  • 12. 6 7. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chƣơng: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. - Chương 2: Quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. - Chương 3: Thực trạng hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình và một số giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm sát viên.
  • 13. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm Kiểm sát viên Hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng trong TTHS ở Việt Nam bao gồm Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Mỗi cơ quan đều có vai trò nổi bật ở những giai đoạn tố tụng khác nhau. Trong ba cơ quan nêu trên chỉ có duy nhất VKS là cơ quan tiến hành tố tụng tham gia xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ khi thành lập đến nay,VKS với đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức chuẩn mực đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc tôn trọng; trật tự an ninh, an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Đóng góp vào thành tích đáng tự hào của VKS là hoạt động của đội ngũ Kiểm sát viên – những ngƣời đại diện trực tiếp cho VKS tham gia quá trình TTHS theo quy định của pháp luật. Nói tới vai trò là nói tới tác dụng, chức năng của ai hoặc của cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức, một quá trình, một sự việc. Vai trò của một chủ thể đƣợc xác định từ tƣ cách, vị trí của chủ thể đó trong một tập thể, tổ chức, trong một quá trình, sự việc. Để xác định vai trò của Kiểm sát viên cần xuất phát từ cách tiếp cận về Kiểm sát viên trong một mối quan hệ nhất định, một thiết chế nhất định. Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ, “Kiểm sát viên là cán bộ của cơ quan kiểm sát được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân” [22, tr. 563]. Từ điển
  • 14. 8 Bách khoa toàn thƣ chỉ ra nội hàm của khái niệm Kiểm sát viên gồm ba nội dung: 1, là cán bộ của cơ quan kiểm sát – Kiểm sát viên ở đây có tƣ cách là một cán bộ trong thiết chế cơ quan kiểm sát; 2, đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; và 3, có thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân. Tuy nhiên, nội dung thứ ba không còn phù hợp, không chính xác tại thời điểm hiện tại khi chức năng của VKS đã thay đổi, Kiểm sát viên là ngƣời tiến hành tố tụng của VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKS. Theo Từ điển Luật học thì: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố” [57, tr. 263]. Khái niệm này chƣa phản ánh rõ địa vị pháp lý của Kiểm sát viên mà chỉ thể hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên theo chức năng của VKS đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND tại thời điểm đƣa ra khái niệm và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 định nghĩa: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” [55, Điều 1]. Khái niệm trên đã xác định đúng về nhiệm vụ của Kiểm sát viên từ giác độ chức năng hiện hành của VKSND nhƣng cũng tồn tại những hạn chế trong cách xây dựng khái niệm nhƣ trong Từ điển Luật học. Theo chúng tôi, để làm rõ khái niệm và vai trò của Kiểm sát viên, thứ nhất, cần khẳng định Kiểm sát viên là một công chức Nhà nƣớc, là công chức nhà nƣớc có nghĩa trƣớc tiên họ phải thỏa mãn các điều kiện của một công chức trong bộ máy Nhà nƣớc. Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì Kiểm sát viên là công chức Nhà nƣớc, có nghĩa họ phải là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thƣờng xuyên trong các cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, đƣợc xếp vào một ngạch công chức nhất định. Kiểm sát viên là một công chức của VKS – ngƣời đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng của VKS là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. VKS thực hiện chức
  • 15. 9 năng, nhiệm vụ của mình thông qua hệ thống công chức là ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và những công chức khác, những bộ phận giúp việc khác. Nhƣ vậy, Kiểm sát viên là một trong số các công chức góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của VKS. Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [47, Điều 107]. Kiểm sát viên là chủ thể tiến hành tố tụng, có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự của VKS. Thứ hai, Kiểm sát viên là một chức danh tƣ pháp, chức danh này đƣợc sử dụng để định danh một ngƣời hành nghề luật, làm việc trong hệ thống tƣ pháp mà cụ thể là chỉ ngƣời làm việc trong VKS, nhân danh Nhà nƣớc tham gia vào các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: Chức danh tƣ pháp chỉ những ngƣời thực hiện nhiệm vụ trong các cơ quan tƣ pháp (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) đƣợc đào tạo kỹ năng thực hành nghề và hành nghề theo một chuyên môn nhất định, có danh xƣng, đƣợc bổ nhiệm hoặc thừa nhận theo pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xác định theo quy định của pháp luật [68, tr. 5]. Nhƣ vậy, từ khía cạnh thứ hai, có thể hiểu Kiểm sát viên là một chức danh tƣ pháp, thực hiện một loại hình nghề luật tƣơng ứng – nghề công tố/nghề kiểm sát tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia trên thế giới và sẽ có vai trò tƣơng ứng với tính chất nghề nghiệp của họ trong sự phân công lao động xã hội. Thứ ba, khi đƣợc phân công giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thƣơng mại… Kiểm sát viên là một loại ngƣời tiến hành tố tụng, có các thẩm quyền tiến hành tố tụng, có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quyết định và hành vi tố tụng và cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định, hành vi tố tụng do họ thực hiện. ở khía cạnh này, Kiểm sát viên có vai trò tố tụng của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nhƣ vậy, cả ba tƣ cách này của Kiểm sát viên đều gắn với hoạt động nghề
  • 16. 10 nghiệp của họ. Trong đó, tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng của Kiểm sát viên thể hiện cả tƣ cách của một công chức nhà nƣớc làm việc tại VKS và tƣ cách ngƣời hoạt động nghề nghiệp. Tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng gắn với một vụ án, vụ việc cụ thể mà họ đƣợc phân công thụ lý và cũng thể hiện đầy đủ, trọn vẹn vai trò nghề nghiệp của họ. 1.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án hình sự và vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Giải quyết vụ án hình sự là một khái niệm đƣợc nhắc đến khá thƣờng xuyên trong quá trình TTHS. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất về khái niệm này. Trong cuốn Sổ tay kiến thức pháp luật của Điều tra viên, tại trang 288, tác giả Nguyễn Ngọc Anh nhận định: “Trong tố tụng hình sự, xử lý vụ án hình sự chính là việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng thông qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự. Xử lý vụ án còn có một cách gọi khác là giải quyết vụ án” [1]. Nhƣ vậy, có thể hiểu giải quyết vụ án hình sự chính là tất cả các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Chúng tôi cho rằng, theo cách hiểu thông thƣờng mang tính chất phổ biến thì giải quyết đƣợc hiểu là việc một chủ thể quyết định thực hiện một hay nhiều hoạt động để nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định nào đó. Giải quyết vụ án hình sự là hoạt động đƣợc thực hiện bởi các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng mang tính quyền lực nhà nƣớc. Nội dung giải quyết vụ án hình sự là các hành vi, quyết định nhằm xác định hành vi phạm tội; xác định và giải quyết trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội, xử lý các vấn đề liên quan đến ngƣời phạm tội và các vấn đề khác của vụ án. Giải quyết vụ án hình sự theo nghĩa hẹp bao gồm những “hoạt động quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, kết thúc vụ án (quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án…), mở rộng hay thu hẹp phạm vi điều tra vụ án hoặc quyết định đƣa vụ
  • 17. 11 án tới những thời điểm tố tụng quan trọng (kết thúc điều tra đề nghị truy tố chuyển sang VKS, quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, quyết định đƣa cụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung…)” [8]. Theo nghĩa rộng có thể định nghĩa giải quyết vụ án hình sự là hoạt động của những chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật quyết định những vấn đề liên quan đến phạm vi, tính chất, tiến độ của vụ án hình sự. Quá trình giải quyết vụ án hình sự đƣợc nhận định bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, tiếp đó là các hoạt động trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và kết thúc bằng việc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án đƣợc ra quyết định thi hành. Quá trình này gắn liền với một loạt các quyết định của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền mang tính định đoạt đối với số phận pháp lý của một hay nhiều ngƣời bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong luận văn này chúng tôi lựa chọn tiếp cận vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự ở các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một phần giai đoạn thi hành án. Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của xét xử nhƣng nó không phải là hoạt động tƣ pháp thuần túy mà còn mang tính chất hành chính. Khi Tòa án ra quyết định thi hành án đồng nghĩa với việc kết thúc quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động của Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự… tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa lại là hoạt động tác nghiệp thi hành án, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật TTHS mà cần áp dụng các quy định của luật thi hành án. Do vậy, giải quyết vụ án hình sự chỉ dừng lại ở phân đoạn đầu tiên của giai đoạn thi hành án hình sự. Từ các phân tích nêu trên về mối quan hệ giữa tƣ cách của Kiểm sát viên với vai trò của Kiểm sát viên và từ các phân tích về nội dung quá trình giải quyết vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng: “Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là sự thể hiện địa vị pháp lý của Kiểm sát viên với tư cách là người tiến hành tố tụng của VKSND, thông qua các hoạt động tố tụng để góp phần giải quyết vụ án hình sự theo thẩm quyền, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một phần của giai đoạn thi hành án hình sự”.
  • 18. 12 1.2. Nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Kiểm sát viên là một ngƣời tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự. Khi đƣợc phân công thụ lý một vụ án hình sự, Kiểm sát viên trở thành ngƣời tiến hành tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể - hiện thực hóa chức năng của VKS trong vụ án cụ thể này. Vai trò ngƣời tiến hành tố tụng của Kiểm sát viên tƣơng ứng với chức năng của VKS là một cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các hành vi, quyết định tố tụng của họ trong vụ án. Với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng, họ có vai trò tố tụng trong việc giải quyết vụ án thông qua việc thực hiện hành vi, quyết định tố tụng trong phạm vi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm do Luật TTHS quy định. Vai trò của Kiểm sát viên với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện trong các mối quan hệ tố tụng của họ với những ngƣời tiến hành tố tụng trong và ngoài VKS, với ngƣời tham gia tố tụng và các tổ chức, cá nhân khác trong TTHS để thực hiện các thẩm quyền tố tụng của họ. Nói cách khác, vai trò của Kiểm sát viên với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng xuất phát từ địa vị pháp lý của họ. Theo lý luận chung về nhà nhà nƣớc pháp luật, địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật, là sự thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật [57, tr. 244]. Do đó, để xác định nội dung vai trò của Kiểm sát viên cần “định vị” họ trong các mối quan hệ tố tụng cụ thể, gắn với địa vị pháp lý của họ trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác. Tuy nhiên, ở góc độ lập pháp, pháp luật TTHS không thể quy định riêng thành các điều khoản độc lập quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên với chủ thể này hay chủ thể khác mà phải xây dựng thành các nhóm quyền và nghĩa vụ tố tụng tƣơng ứng với các chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng mà họ là ngƣời tiến hành tố tụng trực tiếp của cơ quan đó. Vì
  • 19. 13 vậy, chúng tôi xác định nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ hai giác độ cơ bản dƣới đây. 1.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong các quan hệ tố tụng của quá trình giải quyết vụ án hình sự Quá trình giải quyết vụ án hình sự có nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp từ giai đoạn khởi tố, điều tra đến thi hành án hình sự. Do vậy, Kiểm sát viên có mối quan hệ pháp luật với nhiều chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia TTHS. Thứ nhất, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng khác của VKS. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những ngƣời tiến hành tố tụng khác trong VKS là mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và Kiểm tra viên trong cùng một cơ quan VKS. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của VKS, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trƣởng VKS cấp mình. Phó Viện trƣởng giúp Viện trƣởng thực thi nhiệm vụ. Khi có vụ án xảy ra, Kiểm sát viên thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng (đƣợc Viện trƣởng ủy nhiệm). Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung vụ việc, tiến độ giải quyết và đề xuất hƣớng xử lý. Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng (đƣợc Viện trƣởng ủy nhiệm) sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo thì ghi ý kiến chỉ đạo của mình vào phiếu đề xuất của Kiểm sát viên. Mặc dù là ngƣời tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật TTHS nhƣng hoạt động của Kiểm sát viên không mang tính độc lập cao nhƣ Thẩm phán. Kiểm sát viên chỉ đƣợc thực hiện độc lập một số hoạt động tố tụng và đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc thủ trƣởng và nguyên tắc trực thuộc một chiều đặc thù của ngành Kiểm sát. Trong quá trình tác nghiệp, Kiểm sát viên phải thƣờng xuyên báo cáo với Viện trƣởng, Phó viện trƣởng (đƣợc Viện trƣởng ủy nhiệm). Mối quan hệ giữa Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng với Kiểm sát viên trong cùng một cơ quan VKSND đƣợc điều là mối quan
  • 20. 14 hệ chỉ huy, mệnh lệnh – phục tùng, xuất phát từ sự phân định thẩm quyền hành chính và quyền hạn trong TTHS của các chức danh này. Thẩm quyền của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng theo quy định của pháp luật mang tính mệnh lệnh và phải đƣợc Kiểm sát viên chấp hành nghiêm chỉnh. Trong chỉ đạo nghiệp vụ, Viện trƣởng ra quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp; có trách nhiệm giám sát các hoạt động và chỉ đạo kịp thời các vấn đề nghiệp vụ đối với Kiểm sát viên và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Kiểm tra viên là chức danh tƣ pháp, đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Kiểm tra viên đƣợc hiểu là ngƣời giúp Kiểm sát viên thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Kiểm tra viên đƣợc phân công giúp việc cho Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án nên trong mối quan hệ này, Kiểm sát viên giữ vai trò chỉ đạo nhiệm vụ cho Kiểm tra viên, hƣớng dẫn, giám sát, kiểm tra Kiểm tra viên thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên, thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và chịu trách nhiệm trƣớc Kiểm sát viên. Thứ hai, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng khác, người được giao một số nhiệm vụ khác ngoài VKS. Quá trình giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan đó. Tham gia giải quyết các vụ án hình sự, chủ thể có mối quan hệ với Kiểm sát viên không chỉ có Viện trƣởng, Phó viện trƣởng, Kiểm tra viên trong cùng một cơ quan VKS mà còn bao gồm những ngƣời tiến hành tố tụng khác, ngƣời đƣợc giao một số nhiệm vụ khác ngoài VKS. Đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện kịp thời, nhanh chóng, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội nên các cơ quan VKS, Cơ quan điều tra, những cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (bao gồm các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Lực lƣợng cảnh sát biển, Kiểm ngƣ, Kiểm lâm, Công an nhân dân đƣợc giao
  • 21. 15 nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Quân đội nhân dân đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình tiến hành hoạt động TTHS mà đại diện trực tiếp là giữa Kiểm sát viên với Điều tra viên, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan theo luật định. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vừa mang tính chỉ đạo vừa có tính chất phối hợp, kiểm soát lẫn nhau. Tính chất chỉ đạo thể hiện ở việc Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp có quyền tác động trực tiếp vào hoạt động điều tra của các Điều tra viên, các cá nhân có thẩm quyền của cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trong trƣờng hợp cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp hoặc trình Viện trƣởng VKS ra các quyết định tố tụng và yêu cầu Cơ quan điều tra, những cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những ngƣời tiến hành tố tụng của các cơ quan này phải thực hiện. Nhƣng ngƣợc lại, Điều tra viên, những ngƣời có thẩm quyền thuộc các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Lực lƣợng cảnh sát biển, Kiểm ngƣ, Kiểm lâm, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không có quyền can thiệp vào hoạt động của Kiểm sát viên. Pháp luật TTHS quy định cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và VKS (Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự). Kiểm sát viên đại diện cho VKS kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của Điều tra viên đƣợc phân công giải quyết vụ án hình sự; đồng thời có trách nhiệm thông báo các kết quả giải quyết vụ án cho Điều tra viên. Cơ chế kiểm soát lẫn nhau giúp loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật, tăng hiệu quả hoạt động của các bên khi tham gia giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh đó, VKS và các cơ quan điều tra này thuộc hệ thống cơ quan nhà nƣớc khác nhau, có sự độc lập nhất định và không có sự ràng buộc với nhau trong quan hệ hành chính. Pháp luật TTHS cũng không có những quy định và chế tài về chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, của những ngƣời tiến hành tố tụng, của Kiểm sát viên, của Điều tra viên một cách cụ thể rõ ràng để đảm bảo thực hiện mối quan quan hệ này [56, tr. 48]. Do đó, trong quá trình điều tra, thực hành quyền
  • 22. 16 công tố và kiểm sát điều tra thì cần phải có sự phối hợp giữa Kiểm sát viên với Điều tra viên, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Chất lƣợng của hoạt động TTHS trong giai đoạn điều tra phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức, phƣơng pháp cũng sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả của các Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia vụ án. Ngoài Cơ quan điều tra, VKS thì hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng còn có một bộ phận rất quan trọng đó là Tòa án. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán thể hiện bản chất mối quan hệ của hai cơ quan nhà nƣớc mà họ là ngƣời đại diện. Đó là mối quan hệ phối hợp và kiểm soát, chế ƣớc lẫn nhau của Tòa án và VKS. Kiểm sát viên và Thẩm phán là các chức danh tƣ pháp, tham gia giải quyết vụ án hình sự với tƣ cách là ngƣời tiến hành tố tụng. Tính chất phối hợp nhƣng có sự kiểm tra, chế ƣớc lẫn nhau của mối quan hệ này thể hiện rõ trong giai đoạn xét xử mà cụ thể là tại các phiên tòa hình sự. Tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên với tƣ cách là ngƣời đại diện thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Thẩm phán và ngƣợc lại, Thẩm phán đảm nhiệm tốt vai trò của mình, tiến hành hoạt động xét xử đúng đắn, khách quan và công bằng cũng sẽ giúp cho Kiểm sát viên hoàn thành tốt vai trò của mình. Hiệu quả xét xử của Tòa án phụ thuộc phần nhiều vào hoạt động của Kiểm sát viên. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa… [5]. Sự phối hợp giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán tại phiên tòa phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, tránh thông đồng dẫn đến đƣa ra phán quyết sai lầm, bỏ lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội. Bên cạnh tính phối hợp thì mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán còn mang tính chế ƣớc lẫn nhau. Là những chủ thể tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên và Thẩm phán có sự tác động qua lại nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán là ngƣời kiểm soát toàn bộ quá trình xét xử. Thẩm phán là chủ thể đại diện cho Tòa án có quyền xem xét, kết luận về tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm sát viên trong quá
  • 23. 17 trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét và kết luận về tính hợp pháp của chứng cứ, tài liệu do Kiểm sát viên thu thập. Trong trƣờng hợp xét thấy cần thiết, Thẩm phán có quyền trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung, yêu cầu VKS bổ sung, hoàn thiện chứng cứ. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên có trách nhiệm chứng minh tính có căn cứ của nội dung truy tố bằng việc đƣa ra những căn cứ pháp lý, các chứng cứ chứng minh, lập luận để buộc tội bị cáo và bác bỏ các quan điểm, chứng cứ mà bị cáo, ngƣời bào chữa của bị cáo đƣa ra. Tuy nhiên, Kiểm sát viên chỉ đƣa ra ý kiến, đề xuất quan điểm giải quyết đối với vụ án còn vai trò quyết định trong việc đƣa ra bản án lại thuộc về thẩm quyền của Thẩm phán. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu Kiểm sát viên trình bày các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa. Kiểm sát viên tại phiên tòa ngoài thực hành quyền công tố còn tiến hành kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của Hội đồng xét xử tại phiên tòa. Kiểm sát viên kiểm sát tính hợp pháp và có căn cứ của bản án đã tuyên. Nếu có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu tòa án khắc phục những vi phạm đó hoặc báo cáo Viện trƣởng để tiến hành kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Thứ ba, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng. Những ngƣời tham gia TTHS bao gồm ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp; ngƣời bị bắt; ngƣời bị tạm giữ; bị can; bị cáo; ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời làm chứng; ngƣời bào chữa; ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, của ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; ngƣời giám định; ngƣời định giá tài sản, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội. Các chủ thể này đều có một vị trí nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà hoạt động của họ góp phần khẳng định vai trò của Kiểm sát viên trong thực thi các nhiệm vụ, chức năng của VKS. Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát tƣ pháp từ giai đoạn khởi tố vụ án đến khi kết thúc xét xử và thi hành bản án có hiệu lực của tòa án. Trong mối quan hệ với các chủ thể tham gia TTHS, Kiểm sát viên
  • 24. 18 đóng vai trò là ngƣời đại diện cho quyền lực nhà nƣớc tiến hành hoạt động TTHS mà những hoạt động đó ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các cá nhân hoặc của ngƣời họ là đại diện tham gia tố tụng. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp; ngƣời bị bắt; ngƣời bị tạm giữ; bị can; bị cáo là mối quan hệ giữa một bên đại diện cho quyền lực nhà nƣớc với một bên là cá nhân có dấu hiệu phạm tội. Điều này dẫn đến tính bất bình đẳng tất yếu trong mối quan hệ này. Kiểm sát viên với tƣ cách là tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, tìm ra sự thật của vụ án. Căn cứ vào hồ sơ và bản kết luận điều tra mà VKS quyết định truy tố bị can ra trƣớc tòa bằng một bản cáo trạng hay trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án. Trƣờng hợp vụ án đƣợc đƣa ra xét xử, Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố tại phiên tòa, lập luận để buộc tội bị cáo. Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với bị cáo là mối quan hệ giữa bên buộc tội đại diện cho quyền lực nhà nƣớc với bên bị buộc tội. Là ngƣời bị buộc tội nên quyền của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình tham gia tố tụng sẽ bị hạn chế nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngƣời bị buộc tội vẫn đƣợc coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên họ có tội. Vì thế, ngƣời bị buộc tội vẫn phải đƣợc những ngƣời tiến hành tố tụng, trong đó có Kiểm sát viên tôn trọng, bảo đảm quyền con ngƣời; tuyệt đối không đƣợc đối xử với họ nhƣ ngƣời phạm tội. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên không chỉ tiến hành buộc tội bị cáo mà còn có trách nhiệm thu thập các chứng cứ, tài liệu để gỡ tội cho bị cáo. Ngoài các tình tiết chứng minh tội phạm, Kiểm sát viên còn đƣa ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự... Bên cạnh hoạt động thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên còn kiểm sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan đƣợc trao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tố tụng và các chủ thể có thẩm quyền của các cơ quan đó nhằm bảo đảm toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm phải đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục do luật định; đảm bảo ngƣời bị buộc tội đƣợc thực hiện quyền bào chữa của mình một cách đầy đủ và thuận lợi. Nhƣ vậy, Kiểm sát viên không chỉ là đại diện cho VKS
  • 25. 19 tiến hành buộc tội mà còn là ngƣời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời làm chứng; ngƣời bào chữa; ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, của ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; ngƣời giám định; ngƣời định giá tài sản, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội là những cá nhân góp phần vào quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Kiểm sát viên có thể căn cứ vào lời khai của ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời làm chứng; kết quả giám định của giám định viên, biên bản định giá của ngƣời định giá tài sản và sự trợ giúp của phiên dịch viên, dịch thuật viên trong trƣờng hợp ngƣời tham gia tố tụng không biết Tiếng Việt để tìm ra các chứng cứ chứng minh tội phạm. Đây là những chủ thể trợ giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động của mình và phải có mặt khi đƣợc triệu tập. Ngƣời bào chữa có thể là luật sƣ; ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân. Họ giữ vai trò quan trọng trong tranh tụng, đại diện cho bên gỡ tội tranh luận với Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa để làm sáng tỏ nội dung vụ án. Nếu nhƣ Kiểm sát viên đại diện cho quyền lực nhà nƣớc thực hành quyền công tố theo sự phân công của Viện trƣởng VKS thì ngƣời bào chữa là ngƣời đại diện cho cá nhân bị truy tố, thực hiện các hoạt động để “gỡ tội”, bảo vệ cho thân chủ mình trong phiên tòa hình sự. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, các quan điểm của Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa sẽ tạo nên bức tranh toàn cảnh của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử có cái nhìn khách quan và chính xác, qua đó đƣa ra phán xét đúng đắn. Sự tham gia của ngƣời bào chữa trong vụ án hình sự là động lực để Kiểm sát viên không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh để có thể tham gia tranh tụng tốt tại phiên tòa. Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa cùng tham gia giải quyết vụ án sẽ đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • 26. 20 Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với ngƣời bào chữa khác mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán và Điều tra viên. Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên là những ngƣời tiến hành tố tụng, có trách nhiệm chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ sự thật vụ án. Trong khi đó, ngƣời bào chữa tham gia tố tụng tìm ra sự thật vụ án, bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ mình. Đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Bên cạnh đó, không phải trong tất cả các vụ án hình sự đều có sự tham gia của tất cả các chủ thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Do vậy, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những ngƣời tham gia tố tụng chỉ phát sinh trong các vụ án cụ thể. 1.2.2. Các hoạt động thể hiện vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (i) Các hoạt động thực hành quyền công tố Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật. Phạm vi thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án đƣợc thi hành hoặc vụ án bị đình chỉ. Thứ nhất, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm Nguồn tin về tội phạm là những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Đó có thể là tin báo, tố giác; là kiến nghị khởi tố; là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra tội phạm hoặc là ngƣời phạm tội tự thú. VKS có thể là cơ quan trực tiếp tiếp nhận các nguồn tin này. Khi tiếp nhận nguồn tin, ngƣời tự thú thì Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hành quyền công tố có nhiệm vụ chuyển giao cho Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết. Kiểm sát viên trực tiếp kiểm tra, giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm trong trƣờng hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà VKS đã có yêu cầu bằng văn bản nhƣng không đƣợc khắc phục.
  • 27. 21 Thứ hai, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua hoạt động đề ra yêu cầu điều tra Hoạt động đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên đƣợc thực hiện từ khi có quyết định khởi tố vụ án và xuyên suốt quá trình điều tra. Hoạt động điều tra có đầy đủ, kịp thời, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đề ra các yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên luôn bám sát quá trình điều tra của cơ quan điều tra để có những yêu cầu kịp thời, đúng với vấn đề cần phải điều tra; từ đó hạn chế đƣợc tình trạng trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung của VKS hoặc mất mát, thất lạc chứng cứ. Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong quá trình trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trƣờng, hỏi cung bị can, lấy lời khai của ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên thực hành tốt công tác này thì quá trình giải quyết vụ án hình sự ở các giai đoạn tiếp theo sẽ đƣợc thuận lợi và nhanh chóng, chính xác hơn. Thứ ba, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua việc yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can và quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế Để phục vụ cho việc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi giải quyết vụ án hình sự, Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công tố có thể quyết định áp dụng một số biện pháp cƣỡng chế nhƣ áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản… Trƣờng hợp bị can bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu thì việc ra quyết định truy nã là vô cùng cần thiết. Đây là hoạt động thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp Cơ quan điều tra chƣa phát hiện hoặc kéo dài thời gian ra quyết định truy nã thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra nhanh chóng truy nã bị can. Tƣơng tự trong trƣờng hợp bắt đƣợc bị can bỏ trốn hoặc bị can bị truy nã ra đầu thú thì Kiểm sát viên cũng có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định đình nã. Thứ tư, triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; người làm chứng, người bị hại, đương sự; người bị giữ trong
  • 28. 22 trường hợp khẩn cấp cũng là một trong các hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của Kiểm sát viên. Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự tố tụng đối với ngƣời đã bị khởi tố nhằm làm rõ hành vi phạm tội. Hỏi cung bị can đƣợc cơ quan điều tra tiến hành ngay sau khi khởi tố bị can. Lấy lời khai của ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân; ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, đƣơng sự; ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp là một hoạt động điều tra đƣợc thực hiện bằng việc gặp trực tiếp và hỏi những ngƣời đã chứng kiến hoặc ngƣời bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời có những thông tin về các tình tiết của vụ án nhằm thu thập thông tin cần thiết để làm rõ sự thật khách quan. Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công tố cùng tham gia với Điều tra viên hoặc trực tiếp thực hiện việc hỏi cung và lấy lời khai. Việc trực tiếp thực hiện hoạt động này giúp cho Kiểm sát viên có thể loại bỏ những nghi ngờ của mình đối với lời khai của các chủ thể trên trƣớc cơ quan điều tra; khẳng định năng lực và trách nhiệm của các Điều tra viên; nắm chắc và theo sát quá trình điều tra vụ án. Việc hỏi cung, lấy lời khai giúp Kiểm sát viên củng cố hồ sơ, củng cố chứng cứ để có thể báo cáo với lãnh đạo VKS. Thứ năm, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thông qua việc tham gia phiên tòa; công bố cáo trạng, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc quyết định khác của VKS liên quan đến việc buộc tội bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và thực hiện việc luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp. Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt đầu từ khi bản cáo trạng và quyết định truy tố của VKS cùng hồ sơ vụ án đƣợc chuyển đến tòa án cho đến khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ vụ án đƣợc chuyển lên tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm [56, tr. 215]. Kiểm sát viên đƣợc phân công thực hành quyền công tố trƣớc khi tham gia phiên tòa nghiên cứu hồ sơ vụ án và dự thảo đề cƣơng tham
  • 29. 23 gia xét hỏi. Kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ ghi chép, trích ghi những tài liệu quan trọng, các tình tiết chính của vụ án để có cơ sở tranh luận với bị cáo hoặc ngƣời bào chữa. Kiểm sát viên chuẩn bị đề cƣơng tham gia xét hỏi, trong đó dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, các vấn đề mà ngƣời bào chữa có thể sẽ nêu ra để chủ động tranh luận. Luận tội là hoạt động quan trọng của Kiểm sát viên trong phiên tòa. Kiểm sát viên bắt đầu hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự bằng việc đọc bản cáo trạng tại phiên tòa. Sau khi thủ tục bắt đầu phiên tòa kết thúc, Kiểm sát viên đại diện cho VKS trình bày toàn bộ cáo trạng. Trong đó nêu rõ các vấn đề chứng minh trong vụ án nhƣ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội; động cơ, mục đích, các thủ đoạn của tội phạm; hậu quả và các tình tiết quan trọng; các chứng cứ chứng minh tội phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; điều luật mà bị can bị truy tố… Kiểm sát viên tham gia xét hỏi sau khi chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm đã hỏi xong. Sở dĩ luật TTHS quy định trình tự xét hỏi theo thứ tự nhƣ vậy là xuất phát từ trách nhiệm chứng minh vụ án, các định sự thật khách quan tại phiên tòa là trách nhiệm chính của Hội đồng xét xử. Thông qua xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án làm cơ sở cho việc xác định tội danh, hình phạt và các quyết định sau này. Để đảm bảo đƣợc điều đó, luật TTHS cho phép Chủ tọa phiên tòa quyết định một thứ tự xét hỏi hợp lý đối với từng vụ án. Thứ tự này không hạn chế tính chủ động của các thành viên khác của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên trong việc thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Kiểm sát viên có thể chủ động đề nghị chủ tọa phiên tòa cho hỏi bất kỳ ai nếu thấy cần thiết [56, tr. 244]. Tuy nhiên, do quy định nhƣ vậy lại rất dễ gây hiểu nhầm về vai trò xét hỏi của Chủ tọa phiên tòa, coi việc hỏi thuộc về nhiệm vụ của Chủ tọa phiên tòa còn Kiểm sát viên khi tham gia xét hỏi cần chú trọng vào những nội dung bảo vệ cáo trạng của VKS mà không quan tâm đến việc xét hỏi của các chủ thể khác, dẫn đến việc Kiểm sát viên chỉ chú trọng đến việc buộc tội mà lờ đi các chứng cứ gỡ tội và các tình tiết khác của vụ án. Điều này là không đúng với bản chất mô hình tố tụng thẩm vấn có yếu tố tranh tụng của nƣớc ta.
  • 30. 24 Sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi, căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên tòa thì Kiểm sát viên có thể tiến hành luận tội hoặc rút quyết định truy tố. Việc thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên đƣợc biểu hiện rõ nét thông qua hoạt động luận tội và tranh luận tại phiên tòa. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị lời luận tội, Kiểm sát viên thực hiện việc luận tội đối với bị cáo. Luận tội của Kiểm sát viên chính là sự buộc tội chính thức của VKS đối với bị cáo, thể hiện quan điểm giải quyết vụ án hình sự. Phần luận tội của Kiểm sát viên phân tích, đánh giá các chứng cứ của vụ án một các khách quan, đầy đủ và toàn diện; đánh giá đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nêu rõ hậu quả xảy ra, vai trò trách nhiệm của bị cáo. Luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa thể hiện đầy đủ những tài liệu trong hồ sơ vụ án, cho thấy sự đồng tình hay bác bỏ những chứng cứ, lập luận của ngƣời tham gia tố tụng trong giai đoạn xét hỏi mà họ đã xuất trình, trình bày. Kiểm sát viên chủ động trƣớc những tình huống, diễn biến mới tại phiên tòa, phân tích, đánh giác chứng cứ logic, chính xác, giải đáp đƣợc những yêu cầu của ngƣời tham gia tố tụng nêu ra. Vai trò thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự thể hiện rõ ràng nhất thông qua tranh luận của Kiểm sát viên. Tranh luận là hoạt động trung tâm của quá trình xét xử tại phiên tòa. Trong suốt quá trình tranh luận, Kiểm sát viên phải bảo vệ đƣợc những quan điểm luận tội mà mình đã nêu ra. Trƣờng hợp những ngƣời tham gia tố tụng, đặc biệt là ngƣời bào chữa nêu ra các ý kiến khác với luận tội thì Kiểm sát viên đƣa ra những lập luận của mình đối đáp đến cùng với từng ý kiến của ngƣời tham gia tố tụng dựa trên các căn cứ pháp luật và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã đƣợc xem xét công khai tại phiên tòa. Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên với những ngƣời tham gia tố tụng nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án, làm cho việc buộc tội đƣợc khách quan, có căn cứ; tránh đƣợc sự áp đặt một chiều từ phía các cơ quan điều tra, VKS; và là cơ sở để Hội đồng xét xử xem xét đƣa ra các phán quyết cụ thể chính xác. Khi tranh luận, Kiểm sát viên bình tĩnh, thận trọng và tôn trọng các quyền hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng nhƣng đồng thời kiên quyết bảo vệ các quan điểm, lập luận đúng, bác bỏ các luận điệu sai trái, các chứng cứ thiếu khoa học, không có đủ căn cứ pháp luật nhằm bảo vệ sự thật khách quan của vụ án.
  • 31. 25 Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hiện việc buộc tội bị cáo chính xác và không làm oan ngƣời vô tội. Do vậy, nếu trong trƣờng hợp các tình tiết chỉ ra việc truy tố là không chính xác và việc buộc tội bị cáo là không có căn cứ hoặc thiếu căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất với lãnh đạo VKS để quyết định rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố tùy theo trƣờng hợp cụ thể (trong trƣờng hợp rút quyết định truy tố trƣớc khi mở phiên tòa); hoặc tự mình rút quyết định truy tố, kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa. (ii) Các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Ngoài thực hành quyền công tố thì VKS còn có một chức năng quan trọng khác là kiểm sát hoạt động tƣ pháp mà nội dung là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Là chủ thể đại diện trực tiếp cho VKS trong thực hiện các hoạt động TTHS, Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong tất cả các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự. Thứ nhất, Kiểm sát viên kiểm sát địa vị pháp lý của các chủ thể tiến hành, chủ thể tham gia hoạt động TTHS. Pháp luật TTHS quy định cụ thể về các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng. Các chủ thể này cần phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động tố tụng của mình và có thể bị thay đổi nếu thuộc các trƣờng hợp bắt buộc hay từ chối tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng để bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng; đảm bảo quá trình giải quyết vụ án đƣợc khách quan, công bằng, tìm ra sự thật vụ án, không bỏ lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội. Do vậy, với vai trò là ngƣời kiểm sát trực tiếp hoạt động TTHS, Kiểm sát viên khi đƣợc phân công giải quyết vụ án cần kiểm sát chặt chẽ và có quyền đƣa ra yêu cầu thay đổi ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng. Và để đảm bảo những quyền cơ bản của bị can, bị cáo theo pháp luật TTHS nhƣ quyền bào chữa; quyền đƣợc dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình… thì Kiểm sát viên có thể yêu cầu, đề nghị cử ngƣời bào chữa, ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật tham gia quá trình giải quyết vụ án.
  • 32. 26 Thứ hai, Kiểm sát viên kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khởi tố vụ án hình sự. Hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết nguồn tin về tội phạm do Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện là chủ yếu. Cơ quan điều tra và VKS có mối quan hệ phối hợp liên ngành trong tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; trong đó cơ quan điều tra chịu trách nhiệm chính về việc tiếp nhận, giải quyết và khởi tố vụ án hình sự. Để đảm bảo mọi tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố phải đƣợc Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, xác minh và giải quyết đầy đủ thì Kiểm sát viên đại diện cho VKS tiến hành kiểm sát ngay từ đầu quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên đƣợc phân công giải quyết vụ án kiểm sát việc Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiếp nhận các nguồn tin về tội phạm có đúng lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận hay không, sau khi tiếp nhận thì việc tiến hành kiểm tra, xác minh các nguồn tin đó có đƣợc thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật không? Kiểm sát viên kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm có thể yêu cầu các cơ quan này cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông báo cho VKS về kết quả tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm. Kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra là đúng thẩm quyền theo luật định. Trong quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thể đƣợc áp dụng một số biện pháp nhƣ thu thập thông tin, tài liệu; khám nghiệm; giám định; định giá tài sản… Kiểm sát viên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện những hoạt động đó. Ngoài ra, Kiểm sát viên kiểm tra các căn cứ và thời hạn trong việc quyết định tạm đình chỉ hoặc phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Trƣờng hợp phát hiện ra vi phạm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu khắc phục hoặc báo cáo với lãnh đạo VKS để có biện pháp giải quyết. Việc kiểm sát hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
  • 33. 27 phạm của Kiểm sát viên chính là đảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội. Khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đƣợc coi là khâu đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là công tắc khởi động cho toàn bộ các hoạt động tố tụng kế tiếp. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật cùng với các biện pháp điều tra mang tính cƣỡng chế, can thiệp sâu sắc tới các quyền công dân cơ bản của bị can. Kiểm sát viên kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can nhằm đảm bảo giải quyết tốt ngay giai đoạn đoạn đầu tiên của TTHS, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân. Khởi tố vụ án là hoạt động đầu tiên để khởi động quá trình giải quyết vụ án hình sự, để cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, tìm kiếm các dấu vết của tội phạm đã xảy ra. Kiểm sát viên kiểm sát việc gửi quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tránh tình trạng cơ quan điều tra không kịp thời gửi cho Viện kiểm tra trong khi vụ án đã đƣợc khởi tố; cơ quan điều tra chỉ gửi khi cần có sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, khi cần phê chuẩn lệnh tạm giam bị can; hoặc cơ quan điều tra không tiến hành khởi tố vụ án khi có sự kiện phạm tội xảy ra. Khi nhận đƣợc quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định đó. Khi kiểm tra quyết định khởi tố vụ án hình sự và hồ sơ, tài liệu, chứng cứ kèm theo, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung tài liệu làm rõ căn cứ quyết định khởi tố; báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án nếu các quyết định đó không có căn cứ, trái pháp luật. Nếu quyết định khởi tố vụ án không phù hợp với những căn cứ có trong tài liệu đã xác minh thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo VKS yêu cầu cơ quan điều tra hoặc VKS quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Kiểm sát viên kiểm sát việc thực hiện các yêu cầu và quyết định nêu trên của cơ quan điều tra. Ngoài ra, trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử ra
  • 34. 28 quyết định khởi tố theo quy định của pháp luật TTHS thì Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định đó tƣơng tự nhƣ kiểm sát quyết định khởi tố của cơ quan điều tra. Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố cùng các tài liệu liên quan cho VKS phê chuẩn việc khởi tố. Quyết định khởi tố bị can có ảnh hƣởng sâu sắc tới sinh mạng, chính trị, tới hình ảnh của bị can trong cuộc sống xã hội, tới tâm lý, tình cảm của ngƣời bị khởi tố. Do đó, pháp luật đã giao quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cho VKS và đó cũng là giao quyền quyết định cuối cùng cho VKS đối với việc có khởi tố hay không khởi tố một công dân, mặc dù quyết định đó do cơ quan điều tra ban hành [56, tr. 82]. Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hiện việc kiểm sát quyết định khởi tố bị can kiểm tra tính có căn cứ vào tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên kiểm tra các chứng cứ trong tài liệu đính kèm quyết định khởi tố bị can khẳng định chính bị can là ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành; kiểm tra thủ tục ra quyết định và hình thức quyết định khởi tố bị can có tuân thủ đúng quy định của pháp luật hay không. Trên cơ sở báo cáo của Kiểm sát viên, lãnh đạo VKS ra các quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can nếu không có căn cứ, trái pháp luật; yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu làm rõ căn cứ quyết định khởi tố. Thứ ba, Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ các biện pháp điều tra do cơ quan điều tra áp dụng đối với ngƣời bị khởi tố. Muốn tìm ra sự thật khách quan của vụ án, không bỏ lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội thì thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ chứng minh tội phạm là vấn đề vô cùng quan trọng. Hoạt động này chủ yếu thuộc về trách nhiệm của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên ngoài việc thực hành quyền công tố chủ động thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ thì còn tiến hành kiểm sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của cơ quan điều tra trong
  • 35. 29 giai đoạn điều tra. Có nhiều nguồn và biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau. Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát các hoạt động khám xét, khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng; kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai của ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân; ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, đƣơng sự; ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp của cơ quan điều tra; kiểm sát việc thực nghiệm điều tra và trƣng cầu giám định, định giá tài sản. Việc kiểm sát các hoạt động điều tra này của Kiểm sát viên nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành, nội dung cần thực hiện đƣợc điều tra viên, những ngƣời tham gia tố tụng tuân thủ nghiêm chỉnh; không bỏ sót các chứng cứ quan trọng liên quan đến chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, Kiểm sát viên kiểm sát các hoạt động điều tra còn tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc tách, nhập vụ án hình sự; ủy thác điều tra; kiểm sát việc chấp hành thời hạn điều tra, phục hồi điều tra hoặc điều tra lại, điều tra bổ sung; kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra. Kiểm sát viên kiểm sát tƣ cách pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng có đáp ứng yêu cầu của pháp luật TTHS hay không. Trƣờng hợp ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra không đƣợc tiến hành hay tham gia các hoạt động điều tra; hoặc trong quá trình điều tra có hành vi vi phạm pháp luật TTHS xảy ra thì Kiểm sát viên có biện pháp xử lý kịp thời, trong trƣờng hợp cần thiết có thể báo cáo lãnh đạo VKS giải quyết. Việc lập hồ sơ vụ án thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của Điều tra viên, thực hiện theo quy định hƣớng dẫn của Bộ Công an. Hồ sơ vụ án hình sự chủ yếu bao gồm các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can; các quyết định, lệnh, biên bản; các tài liệu về nhân thân ngƣời phạm tội; các tài liệu về thu thập, bảo quản vật chứng; … Hồ sơ vụ án là tổng hợp kết quả điều tra, là tài liệu cần thiết để các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, Kiểm sát viên cần kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ vụ án của Điều tra viên tuân thủ đúng quy định của pháp luật; hồ sơ đƣợc thiết lập đầy đủ, chính xác phục vụ cho hoạt động truy tố, xét xử của VKS và Tòa án.
  • 36. 30 Thứ tư, Kiểm sát viên kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Ở giai đoạn điều tra – xét xử, trong trƣờng hợp cần thiết các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật. Những biện pháp này can thiệp nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của công dân. Do vậy, Kiểm sát viên cần kiểm sát, đảm bảo việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đúng pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng các biện pháp này thay cho điều tra. Trƣớc khi có sự phê chuẩn của VKS đối với quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra chỉ đƣợc áp dụng một biện pháp duy nhất là hỏi cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Các biện pháp điều tra khác nhƣ áp giải, ra lệnh bắt tạm giam,… chỉ đƣợc áp dụng khi quyết định khởi tố bị can đƣợc VKS phê chuẩn. Bắt, tạm giam, tạm giữ là những biện pháp ngăn chặn trong TTHS, can thiệp nghiêm trọng tới quyền cơ bản của công dân. Những biện pháp này chỉ đƣợc tiến hành khi cần thiết, khi có đủ các điều kiện bởi các chủ thể nhất định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS. Trong quá trình điều tra, để tránh tình trạng lợi dụng biện pháp ngăn chặn thay cho điều tra, Kiểm sát viên đại diện cho VKS thực hiện kiểm sát hoạt động bắt, tạm giam, tạm giữ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Kiểm sát viên kiểm sát kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bắt ngƣời trong các trƣờng hợp: bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang truy nã, bắt để tạm giam; đảm bảo việc bắt ngƣời trong các trƣờng hợp trên là có căn cứ và đúng pháp luật. Đối với trƣờng hợp bắt ngƣời cần có sự phê chuẩn của VKS (bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, bắt để tạm giam), sau khi nhận đƣợc đề nghị xét phê chuẩn việc bắt ngƣời của Cơ quan điều tra, Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những ngƣời có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan, Kiểm sát viên đƣợc phân công tiến hành kiểm tra căn cứ bắt ngƣời trong từng trƣờng hợp cụ thể. Trƣờng hợp sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc ngƣời có thẩm quyền của VKS hoặc
  • 37. 31 Tòa án ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc thi hành lệnh này, kiểm tra việc áp dụng thủ tục khi tiến hành lệnh bắt bị can. Kiểm sát viên kiểm sát áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, tạm hoãn xuất cảnh là có căn cứ và đúng pháp luật, kịp thời khắc phục các vi phạm trong quá trình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ những biện pháp này của những ngƣời có thẩm quyền. Kiểm sát viên đƣợc phân công kiểm tra việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, tạm hoãn xuất cảnh đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án là những chủ thể có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cƣỡng chế. Kiểm sát viên cần phải kiểm sát hoạt động của các chủ thể nêu trên có đúng thẩm quyền hay không?, có tuân thủ pháp luật TTHS về thời hạn áp dụng hay không? Kiểm sát viên kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cƣỡng chế nhƣ dẫn giải, áp giải, kê biên tài sản… đúng ngƣời, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng gửi thông báo trƣớc khi quyết định hủy bỏ, thay đổi việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế (áp dụng đối với hai biện pháp kê biên và phong tỏa tài sản). Qua kiểm tra nếu Kiểm sát viên thấy việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của Cơ quan điều tra, Tòa án không có căn cứ, trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo đề xuất với lãnh đạo VKS để yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án khắc phục vi phạm; hoặc hủy bỏ quyết định tạm giữ; hoặc từ chối phê chuẩn việc bắt ngƣời; hoặc từ chối phê chuẩn gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do cho những ngƣời bị áp dụng các biện pháp đó… Thứ năm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của tòa án. Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của tòa án về thời
  • 38. 32 hạn chuẩn bị xét xử, về việc ra các quyết định: quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; kiểm sát nội dung của quyết định mở phiên tòa; kiểm sát việc giao các quyết định của tòa án cho những ngƣời có liên quan; kiểm sát việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Đây là những hoạt động của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Nếu xảy ra vi phạm, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc báo cáo lãnh đạo VKS giải quyết. Tại phiên tòa, ngoài nhiệm vụ phải bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của VKS thì Kiểm sát viên còn tiến hành kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án và của những ngƣời tham gia tố tụng. Hoạt động kiểm sát này nhằm đảm bảo cho pháp luật đƣợc tuân thủ nghiêm chỉnh, hoạt động xét xử đúng ngƣời, đúng tội, quyền lợi hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc tôn trọng. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử. Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành quy định của pháp luật về giới hạn xét xử của Hội đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm; kiểm sát việc chấp hành thủ tục xét hỏi. Trƣờng hợp Hội đồng xét xử có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải yêu cầu Hội đồng xét xử chấp hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử đƣợc toàn diện, đầy đủ, khách quan. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc đảm bảo của Hội đồng xét xử về thủ tục và quyền tranh luận tại phiên tòa của những ngƣời tham gia phiên tòa; kiểm sát thủ tục nghị án, kiểm tra việc lập biên bản phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng tại phiên tòa, đảm bảo họ phải có mặt tại phiên tòa khi đƣợc Tòa án triệu tập theo đúng quy định của pháp luật. Trƣờng hợp ngƣời tham gia tố tụng vắng mặt không có lý do chính đáng gây trở ngại cho việc xét xử và Hội đồng xét xử không áp dụng biện pháp áp giải hoặc dẫn giải thì Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử áp dụng các biện pháp trên. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm tra việc giao bản án, quyết định của Tòa án; kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi tuyên án hoặc sau khi kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án,