SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Phượng
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ........................................ 7
1.1. Khái niệm, đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ................. 7
1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân.................................................................... 7
1.1.2. Đối tượng của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân................................................. 12
1.1.3. Phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự............................................................................................. 13
1.2. Cơ sở quy định thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân..............................................................
1.2.1. Cơ sở lý luận................................................................................... 16
1.2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................ 20
1.3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của một số
nước trên thế giới...................................................................................... 22
1.3.1. Viện công tố Cộng hòa liên bang Đức............................................. 22
1.3.2. Viện công tố Nhật Bản.................................................................... 25
1.3.3. Viện công tố Pháp ....................................................................................... 29
CHƢƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG....................................... 35
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.................. 35
2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố
trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ........... 35
2.1.2. Quy định của pháp luật về kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân....................................................................... 42
2.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân................................................. 53
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân......................................... 53
2.2.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 53
2.2..1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được.............................................. 61
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ........................ 65
2.2.2.1. Những hạn chế ............................................................................. 65
2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế...............................................................71
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.....................78
3.1. Hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 78
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự............................................................ 78
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự............................................... 80
3.1.3 Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác............................................. 84
3.2. Các giải pháp khác ............................................................................. 85
3.2.1. Hoàn thiện về tổ chức...................................................................... 85
3.2.1.1. Tăng cường vai trò của Lãnh đạo ................................................. 85
3.2.1.2. Sắp xếp lại tổ chức, cán bộ, bố trí những kiểm sát viên có năng lực
thật sự vào khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các
vụ án hình sự............................................................................................. 87
3.2.1.3 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các Viện phúc thẩm và Viện kiểm
sát các địa phương về công tác kháng nghị phúc thẩm .............................. 89
3.2.1.4. Cần tăng cường và đổi mới công tác tập huấn các văn bản pháp luật
và nghiệp vụ.............................................................................................. 91
3.2.1.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất................................................. 93
3.2.2. Hoàn thiện về cán bộ....................................................................... 96
3.2.2.1. Nâng cao giáo dục, ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức, nâng
cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm sát viên.96
3.2.2.2. Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ Kiểm sát viên............. 99
KẾT LUẬN............................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 107
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
HĐXX
KSV
VKS
VKSND
VAHS
TTHS
TNHS
TAND
XXPT
XHCN
: Bộ luật hình sự
: Bộ luật tố tụng hình sự
: Hội đồng xét xử
: Kiểm sát viên
: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân
: Vụ án hình sự
: Tố tụng hình sự
: Trách nhiệm hình sự
: Tòa án nhân dân
: Xét xử phúc thẩm
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số ký hiệu
2.1
2.2
2.3
Tên bảng
Kết quả số lượng các vụ án hình sự trong xét xử húc
thẩm của Viện kiểm sát trong phạm vi cả nước (từ
năm 2007- 6/2011)
Kết quả số lượng các vụ án hình sự trong xét xử
phúc thẩm của Viện phúc thẩm 1 (từ năm 2007-
6/2011)
Kết quả tổng số lượng bị cáo trong các vụ án hình sự
của xét xử phúc thẩm của Viện phúc thẩm 1(từ năm
2007- 6/11)
Trang
54
58
59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi
hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan tư pháp trong đó việc
nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nói chung và ở giai đoạn xét xử
phúc thẩm (XXPT) các vụ án hình sự (VAHS) nói riêng nhằm đảm bảo truy
tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm
oan người vô tội. Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ rõ: “Đòi hỏi
của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư
pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền
con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế
xã hội chủ nghĩa (XHCN), đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ”.
Theo quy định trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001) và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 thì VKSND có chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều 137, Hiến
pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “VKSND tối cao thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và thống nhất các VKS
địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.
Riêng đối với hoạt động của VKSND, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư tưởng
trong thời gian tới” đã nêu rõ: “VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công
tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong quá trình tố tụng
nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội....Nâng cao
2
chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa,
đảm bảo tranh tụng với luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng
khác”.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của
VKSND ở nước ta trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, góp phần trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, để đảm
bảo cho quyền và lợi ích của công dân được đảm bảo chặt chẽ hơn nữa pháp
luật Việt Nam đã chính thức ghi nhận nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp
xét xử” ghi nhận tại Điều 20 (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Quy định
này đã phù hợp với thông lệ chung trên thế giới và Công ước về các quyền
dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Xét xử phúc thẩm VAHS được coi là một thủ tục do luật định nhằm
kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho VKSND thì việc tiếp tục
đi sâu nghiên cứu về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của VKSND” có
ý nghĩa to lớn trong lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động tư pháp hình sự
nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Để thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tư pháp hình sự, trong
thời gian qua đã có một số sách báo pháp lý ở nước ta đã tiến hành nghiên cứu
việc áp dụng quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong
XXPT VAHS và đăng tải trên các tạp chí như: Tạp chí Tòa án nhân dân
3
(TAND), số 3/2001 “Những vấn đề cần trao đổi từ thực tế xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự ” của TS. Từ Văn Nhũ; “Những vấn đề tồn tại trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và những kiến nghị hoàn thiện” của
TS. Dương Ngọc Ngưu (Tạp chí TAND, số 11/2000 và số 01 năm 2001);
“Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và xây dựng ngành
kiểm sát nhân dân” (Tạp chí Viện kiểm sát, số 14 năm 2011); “Nâng cao chất
lượng công tác kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự” (Tạp chí kiểm sát số
16,2010).... Ngày 28-6-1988 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã
thông qua BLTTHS, sự ra đời của Bộ luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
nghiên cứu các chế định TTHS nói chung và về vai trò của VKS nói riêng. Và
cũng có rất nhiều giáo trình giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng, trường nghề
như Trường Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà nội, khoa Luật của các học viện như
Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Trường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát -
VKSNDTC, cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự" của
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, 1994 hay
cuốn “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm” của TS. Dương Thanh Biểu. Đề
tài Luận văn thạc sỹ Luật học của Lã Thị Tú Anh, “Cơ sở lý luận và thực tiễn
về kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện
nay”, năm 2009; Cao Thị Ngọc Hà, “Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét
xử phúc thẩm vụ án hình sự”, đề cương thạc sỹ Luật học, năm 2010.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ về lý luận và thực tiễn của thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT các VAHS của VKSND, chưa
đưa ra được khái niệm, ý nghĩa cụ thể.
4
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Luận văn muốn làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong XXPT các VAHS của VKSND; phân tích các quy định
của pháp luật về quyền công tố và lý luận và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong XXPT các VAHS của VKSND trong quá trình chuẩn bị XXPT VAHS
và tại phiên tòa phúc thẩm VAHS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận: Xem xét có hệ thống về khái niệm, đối tượng, phạm vi
của công tố và thực hành quyền công tố, XXPT VAHS của VKSND. Bên
cạnh đó nghiên cứu chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát của VKS
trong các giai đoạn XXPT VAHS. Cuối cùng đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến thực hành quyền
công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND.
Về mặt thực tiễn: Khái quát thực trạng về thực hành quyền công tố và
kiểm sát XXPT VAHS ( về giải quyết các đơn kháng cáo, kháng nghị, chuẩn
bị mở phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm...). Luận văn giải quyết
vấn đề thực trạng trên cơ sở phân tích các số liệu, ví dụ minh họa, đồng thời
đưa ra các bất cập và hạn chế, nguyên nhân của vấn đề. Từ đó, đưa ra những
kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định có liên quan về việc thực
hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS, cụ thể về khái
niệm, đặc trưng của quyền công tố và kiểm sát xét XXPT VAHS của VKSND
trong các phần giải quyết các đơn kháng cáo, kháng nghị, chuẩn bị mở phiên
tòa phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm....Luận văn còn phân tích số liệu về
5
xét xử phúc thẩm VAHS để làm sáng tỏ về thực trạng XXPT VAHS của
VKSND trong việc thực hiện chức năng của mình hiện nay.
3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về nội dung: XXPT có nội dung rộng và phức tạp của khoa
học luật TTHS. Vì vậy, trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đi sâu vào nghiên
cứu chức năng, quyền hạn của VKS trong giai đoạn XXPT VAHS để làm
sáng tỏ về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong XXPT VAHS một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng về thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét XXPT VAHS của VKSND từ năm 2007 đến 6/ 2011.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, những quy định pháp luật hiện
hành về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp nói chung và ở giai đoạn XXPT VAHS nói riêng cũng như việc tổ chức
và hoạt động ở nước ta từ 1960 đến nay.
Vì vậy, đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; Phương
pháp khảo sát thực tiễn.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận thực tiễn về thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT VAHS
của VKSND, đặt ra một số kiến nghị góp phần sửa đổi BLTTHS năm 2003,
Luật tổ chức VKSND năm 2002 theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn.
6
Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND, những mặt được, chưa được
và tìm ra nguyên nhân.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp trong XXPT VAHS của VKSND trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
7
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI CỦA THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ
án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Trước khi nghiên cứu về khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử các VAHS của VKSND chúng ta cần tìm hiểu một vài nét về các
khái niệm “quyền công tố”, “thực hành quyền công tố” và “kiểm sát xét xử
các VAHS”.
Trước hết, quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản
chất Nhà nước và xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Việc tổ chức bộ
máy Nhà nước để thực hiện quyền công tố trong mỗi kiểu Nhà nước đều khác
nhau, luôn gắn liền với quá trình phát triển Nhà nước, tổ chức quyền lực Nhà
nước, hoàn thiện và văn minh của hệ thống pháp luật.
Hiện nay, nước ta có nhiều các quan điểm khác nhau về quyền công tố
như:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “quyền công tố” chỉ là biện pháp pháp
lý, là một trong những thẩm quyền của VKS dùng để thực hiện chức năng
của VKS việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng; Tất cả các hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là thực hành quyền công tố [30, tr.17-
20]. Quan điểm này đánh đồng quyền công tố với kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của VKS. Do vậy, công tố không phải là một chức năng độc lập của
VKS mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật. Nếu hiểu quyền công tố như trên là quá rộng và chưa
8
chính xác. Bởi vì, chức năng công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật là hoàn toàn độc lập và song song tồn tại. Tuy nhiên, trong thực tế
hoạt động của KSV thì 2 chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước
giao cho VKS truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội
tại phiên tòa sơ thẩm” [32, tr.75-76]. Theo quan điểm này thì quyền công tố
không có ở giai đoạn điều tra, mà giai đoạn điều tra chỉ là giai đoạn để chuẩn
bị thực hành quyền công tố ở phiên tòa; thực chất quan điểm này đã đồng nhất
quyền công tố với quyền buộc tội của VKS tại phiên tòa sơ thẩm. Nếu hiểu
như vậy thì phạm vi quyền công tố quá hẹp, đồng thời tạo ra sự nhầm lẫn giữa
quyền công tố với thực hành quyền công tố.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Quyền công tố là quyền được Nhà nước
giao cho VKS truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Để làm được điều này,
cơ quan công tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng
cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó để truy tố bị can ra
trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa” [36, tr.19].
Theo tác giả nhận thấy quan điểm thứ ba là hợp lý bởi lẽ:
Xuất phát từ lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới nói chung cũng
như lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, quyền công tố luôn
luôn gắn liền với bản chất Nhà nước, với cách thức tổ chức thực hiện quyền
lực ở mỗi quốc gia trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mặt khác, Nghị
quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII khóa VII khẳng định:
“Tập trung làm chức năng công tố, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị phát
hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đặc biệt là tội xâm phạm an ninh quốc gia
và tội tham nhũng. Đối với việc bắt giữ, xét xử oan sai cần truy cứu trách
nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành, đồng thời minh oan công
khai, thỏa đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử sai bảo đảm quyền công dân
9
đúng pháp luật” [16, tr.38]. Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 137 Hiến
pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Điều 01, Điều 03 Luật Tổ
chức VKSND năm 2002 quy định VKSND có hai chức năng cơ bản là thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Và trong báo cáo thẩm
tra của văn bản pháp luật của Quốc hội số 729 ngày 14-3-2002 về dự án Luật
Tổ chức VKSND đã xác định “Hoạt động công tố chỉ có trong các lĩnh vực
hình sự, bắt đầu từ khi phát hiện, khởi tố vụ án đến truy tố bị can và tranh
tụng tại phiên tòa”[10].
Từ những căn cứ vừa trình bày ở trên theo tác giả: “Quyền công tố ở
Việt Nam là quyền của VKS nhân danh công quyền thực hiện việc truy cứu
TNHS (buộc tội) đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội trước phiên
tòa nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật”. Như
vậy, quyền công tố ở nước ta chỉ có trong lĩnh vực TTHS, quyền công tố là
một khái niệm luôn luôn gắn liền với tội phạm, sự buộc tội và bảo vệ việc
buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội.
Thứ hai, về khái niệm thực hành quyền công tố: Mặc dù có nội dung
cụ thể nhưng “quyền công tố” vẫn là một khái niệm trừu tượng, mang tính lý
thuyết và tồn tại dưới dạng khả năng. Để thực hiện quyền này, Nhà nước phải
tổ chức ra một bộ máy và bằng hoạt động của bộ máy ấy “quyền công tố” mới
trở thành hiện thực. Nói cách khác, thực hành quyền công tố là việc thực hiện
các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật TTHS để truy cứu
TNHS người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ
sự buộc tội đó. “Quyền công tố” và “thực hành quyền công tố” luôn gắn chặt
với nhau, không tách rời nhau trong hoạt động TTHS và mối quan hệ này
cũng giống như mối quan hệ giữa “ngôn ngữ” và “lời nói”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người nhầm lẫn hoặc nhận thức
sai lầm giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố, giữa thẩm quyền
10
VKS với các quyền năng pháp lý để thực hành thẩm quyền đó, hành vi nào là
thực hành quyền công tố và hành vi nào là thực hiện chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp. Như đã nói ở phần trên, quyền công tố là quyền nhân danh
công quyền buộc tội người phạm tội và bảo vệ buộc tội đó trước phiên tòa. Để
đảm bảo việc thực hiện quyền đó, Nhà nước quy định các quyền năng pháp lý
mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng để truy cứu TNHS đối với người
phạm tội, cơ quan được giao thẩm quyền đưa vụ án ra tòa để xét xử và bảo vệ
buộc tội đó gọi là cơ quan thực hành quyền công tố. Thực hành quyền công tố
được hiểu là việc Nhà nước tổ chức ra đại diện của mình và giao cho đại diện
ấy những quyền năng pháp lý để thực hiện việc buộc tội đối với người phạm
tội và bảo vệ buộc tội đó trước phiên tòa. Việc tổ chức thực hành quyền công
tố ở mỗi quốc gia khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, cụ thể của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố
là VKS, cơ quan này có trách nhiệm thực hành quyền công tố ngay từ khi
khởi tố VAHS. Như vậy, thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp
các biện pháp do luật định để truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong
giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.
Thứ ba, khi nghiên cứu về kiểm sát xét xử các VAHS: Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý khi đề cập về tổ chức và hoạt
động bộ máy nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng không phải là vấn đề
mới nhưng rất phức tạp mang tính thời sự. Trong công cuộc đổi mới đất nước,
vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước có ý nghĩa hết sức to lớn.
Tuy nhiên, một thực tế là trong một thời gian dài chúng ta tập trung vào lĩnh
vực lập pháp và hành pháp mà chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực tư pháp.
Có thể nói rằng, trước Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị
cũng có những quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, sau Nghị quyết 49-
NQ/TW là Nghị quyết đầu tiên về cải cách tư pháp ở nước ta là một cách toàn
11
diện. Hơn nữa, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước mới xuất hiện thuật ngữ quyền tư
pháp, quyền lực Nhà nước là thống nhất sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2). Xuất phát
từ những lý do trên, cho đến nay cách hiểu về tư pháp, quyền tư pháp, cơ
quan tư pháp, hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp còn nhiều điểm
khác nhau. Cùng với chức năng thực hành quyền công tố, VKS còn có chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Trước khi
làm rõ về kiểm sát xét xử VAHS, cần hiểu về khái niệm về kiểm sát hoạt
động tư pháp.
Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Kiểm” là xét
lại, xem xét một hiện tượng của đời sống xã hội làm cơ sở phục vụ cho việc
duy trì, uốn nắn, tác động vào nó làm cho các hiện tượng đó phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt. “Kiểm” có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào việc
“kiểm” ở những đối tượng khác nhau như: “Kiểm sát” là kiểm tra, giám sát
nhưng đối tượng của kiểm sát là công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
theo trình tự tố tụng do pháp luật quy định, việc tổ chức thực hiện các bản án,
quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nên khái niệm kiểm sát các hoạt
động tư pháp thực chất là hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật của
các cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, các VAHS; việc
điều tra xét xử các vụ án....[48]
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm sát các hoạt động
tư pháp nhưng chúng tôi cho rằng: “Kiểm sát các hoạt động tư pháp” là hoạt
động thực hiện quyền lực nhà nước do một cơ quan nhà nước thực hiện theo
quy định pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế trong các hoạt động tư pháp.
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: “Kiểm sát xét xử các VAHS”
thực chất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các VAHS.
12
Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS là
việc là VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền
công tố để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm; được bắt đầu từ khi chuyển cáo trạng hoặc quyết định
truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết
thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; không bị cáo,
kháng nghị. Đồng thời, giám sát việc tuân theo pháp luật đảm bảo cho việc
điều tra, truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Mặt khác, XXPT VAHS là một giai đoạn tố tụng, vì vậy: Thực hành
quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS là việc mà VKS sử dụng tổng hợp các
quyền năng tố tụng độc lập để truy cứu TNHS đối với người phạm tội và đồng
thời kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử lại tính hợp
pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị.
1.1.2. Đối tƣợng của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Thứ nhất, đối tượng của thực hành quyền công tố. Có rất nhiều quan
điểm khác nhau về quyền công tố, nên cũng có quan điểm khác nhau về đối
tượng thực hành quyền công tố. Hiện nay, trong lý luận và thực tiễn thường
nhầm lẫn giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp của VKS. Chẳng hạn, giữa quyền năng pháp lý mà VKS sử
dụng để phát hiện, yêu cầu xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là quyền thuộc chức năng kiểm
sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là giữa thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp luôn đan xen lẫn nhau. Như
quyết định kháng nghị theo bản án thủ tục phúc thẩm là một ví dụ. Song để đi
13
đến quyết định này, VKS đã sử dụng đồng thời hai chức năng đan xen lẫn
nhau trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Vì thế, đối tượng của thực hành quyền công tố: Là việc sử dụng các
quyền năng pháp lý để truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn
điều tra, truy tố và xét xử.
Thứ hai, đối tượng của kiểm sát xét xử các VAHS: Là việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm trong quá trình xét xử các VAHS và việc tuân theo
pháp luật của những người tham gia tố tụng. Việc tuân theo pháp luật của
những người tham gia tố tụng được thể hiện ở những khía cạnh sau: Tư cách
pháp lý của người tiến hành tố tụng trong Hội đồng xét xử; Việc tuân theo các
quy định về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử; Việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động điều tra xét hỏi tại phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật của
những người tham gia tố tụng; Tư cách pháp lý của những người tham gia tố
tụng; Việc tuân theo các quy định trật tự phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật
trong các bản án, quyết định của TA.
Như vậy, đối tượng của thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT
VAHS là những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị.
1.1.3. Phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự.
Theo từ điển Tiếng Việt thì phạm vi là: “Khoảng được giới hạn của
một hoạt động, một vấn đề hay một cái gì” [44, tr 738]. Vậy “phạm vi” hay
“khoảng được giới hạn” của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử các VAHS được bắt đầu từ đâu và kết thúc khi nào?
Phạm vi quyền công tố: Bắt đầu từ khi tội phạm thực hiện và kết thúc
khi bản án có hiệu lực pháp luật. Vì bản chất của quyền công tố là phát hiện
14
xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội vừa xảy ra. Đồng thời nói lên
được vị trí, vai trò của VKS trong quá trình hoạt động tố tụng nhất là trong
giai đoạn xét xử. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau về phạm vi thực hành quyền công tố. Việc xác định đúng đắn thống nhất
phạm vi thực hành quyền công tố thì mới nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố. Như chúng ta đã biết, phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ
khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường
hợp án bị tạm đình chỉ, đình chỉ, có kháng cáo và kháng nghị). Mục đích là
mọi tội phạm xảy ra đòi hỏi phát hiện kịp thời, nhanh chóng và xử lý đúng
pháp luật. Do vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được
phát động. Song, để có cơ sở phát động quyền công tố thì phải có một giai
đoạn chuẩn bị (tiền tố tụng). Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm
xảy ra thì việc khởi tố VAHS được tiến hành, cho nên còn rất nhiều vụ phạm
tội còn tồn tại trong đời sống xã hội. Mặt khác, việc khởi tố VAHS là một
biện pháp thực hiện quyền công tố. Từ những vấn đề trên, phạm vi thực hành
quyền công tố hẹp hơn phạm vi của quyền công tố. Nói cách khác, phạm vi
của thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản
án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp vụ án được tạm đình chỉ, đình chỉ
theo quy định pháp luật hoặc có kháng cáo, kháng nghị). Chúng ta đều biết,
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS kế tiếp sau
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc điều tra các VAHS (gọi tắt là công tác thực hành quyền công tố và kiểm
sát các VAHS).
Theo Quy chế công tác thực hành quyền công tác và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc điều tra các VAHS ban hành kèm theo Quyết định
số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao
thì công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các VAHS kết thúc
15
khi cơ quan điều tra kết thúc việc điều tra, VKS ra quyết định truy tố (cáo
trạng) hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật (Điều 2). Theo Quy
chế công tác thực hành quyền công tác và kiểm sát xét xử các VAHS ban
hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của
Viện trưởng VKSND tối cao thì công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử các VAHS bắt đầu khi VKS chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy
tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi
bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo,
kháng nghị (Điều 3).
Vì vậy, phạm vi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
các VAHS được tính từ khi VKS chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy
tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Toà án để xét xử và kết thúc khi
bản án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng công tác thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử các VAHS được bắt đầu từ khi Tòa án chính thức thụ lý vụ án để
đưa ra xét xử. Bởi vì theo quy định của Điều 176 BLTTHS và Nghị quyết số
04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của
BLTTHS năm 2003 thì sau khi nhận hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến, Tòa án
vẫn có quyền trả hồ sơ cho VKS nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa
đầy đủ so với bản kê tài liệu hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can.
Đối với các trường hợp Tòa án trả hồ sơ như trên, trách nhiệm giải quyết vẫn
thuộc về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các VAHS.
Ngày Tòa án chính thức thụ lý vụ án để đưa ra xét xử là mốc thời gian để tính
thời hạn chuẩn bị xét xử và VKS phải căn cứ vào mốc thời gian này để kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong việc chuẩn bị xét xử của Tòa án. Như vậy,
phạm vi của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của
16
VKSND là từ khi có bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật.
1.2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.2.1. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, xuất pháp từ yêu cầu chung của Hiến pháp và pháp luật:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ở
Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, Viện công tố được thành lập, mô hình này tiếp
tục được tồn tại sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trong cơ cấu hệ thống tổ
chức của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 tuy
không đề cập đến Viện công tố nhưng trong cơ cấu của Tòa án có các công tố
viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh Nhà nước trước phiên tòa trong các
VAHS. Từ năm 1958 Viện công tố được tách khỏi Tòa án nhưng trực thuộc
Chính phủ và hình thành hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập với Tòa án từ
trung ương đến địa phương, hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động công tố trước
Tòa án. Theo Hiến pháp năm 1959, VKS ngoài chức năng công tố còn thực
hiện một chức năng thứ hai là kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Hiến pháp
năm 1980, Hiến pháp năm 1992 có sửa đổi một số quy định về tổ chức và
hoạt động của VKS đảm nhiệm. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001) quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước mới xuất hiện
thuật ngữ quyền tư pháp, quyền lực Nhà nước là thống nhất sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
(Điều 2). Xuất phát từ những lý do trên, cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu
khác nhau về tư pháp, quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp,
kiểm sát hoạt động tư pháp. Cùng với chức năng thực hành quyền công tố,
VKS còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư
pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS của
17
VKS là một hoạt động mang tính chất quyền lực. Bởi vì Nhà nước ta là Nhà
nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực. Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước. Trên cơ sở Hiến pháp, Quốc hội tổ chức và giao cho VKSND chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần
đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 137
Hiến pháp 2002). Hoạt động của VKSND thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS nói riêng là hoạt động thực hành
quyền lực Nhà nước. Các VKSND địa phương không thừa hành quyền lực
của cơ quan Nhà nước địa phương mà thừa hành quyền lực của Cơ quan Nhà
nước từ Viện trưởng VKSND tối cao.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu thiết thực của hoạt động xét xử và đảm
bảo quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng, tránh oan sai thì pháp luật nước
ta quy định chế độ hai cấp xét xử (Điều 20). BLTTHS năm 2003 thể chế hóa
đường lối của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Chỉ thị 53, Nghị quyết
08 của Bộ chính trị. Thêm vào đó, BLTTHS năm 2003 cũng dành một
chương riêng để quy định về tính chất và thủ tục của XXPT VAHS. Theo đó,
VKS thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố người phạm tội ra
trước Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật để phát hiện kịp thời vi phạm
pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại
trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân. VKS thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm đảm
bảo mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý kịp thời...
18
Một điểm mới trong BLTTHS năm 2003 là việc Tòa án cấp phúc thẩm
có thể hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi Tòa án sơ thẩm tuyên bố không có
tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Trước đây đối với những
trường hợp này, Tòa án phúc thẩm không có quyền hủy án mà phải y án sơ
thẩm và kiến nghị cấp giám đốc thẩm giải quyết làm cho vụ án phải qua nhiều
thủ tục không cần thiết. Chính từ quy định này, việc bảo vệ quan điểm truy tố
của VKS cũng được thực hiện tốt hơn thông qua việc VKS kháng nghị yêu
cầu Tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm để xét lại.
Tính chất của XXPT VAHS là sau khi xét xử sơ thẩm, vụ án có thể
được đem ra XXPT nếu có kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm xem
xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp
phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của
bản án, hoặc quyết định sơ thẩm (Điều 241 BLTTHS năm 2003). Như vậy, về
bản chất pháp lý, thủ tục phúc thẩm là thủ tục mà Tòa án cấp trên xét xử lại
vụ án hoặc xét xử lại quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm
quyền nhất định như quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,
nhất là biện pháp tạm giam. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án
sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để
điều tra lại hoặc xét xử lại....Một tính chất quan trọng nữa (là ngoài việc thể
hiện hai cấp xét xử) là bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu
lực pháp luật ngay lập tức. Ở BLTTHS năm 1988 chưa quy định cụ thể về
thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định phúc thẩm, nhưng ở
BLTTHS năm 2003 quy định rất cụ thể về “Bản án phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật kể từ ngày tuyên án” (Điều 248) và “Quyết định phúc thẩm có hiệu
lực kể từ ngày ra quyết định” (Điều 253).
19
Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác như: Luật Tổ chức
VKSND, các Quy chế, Nghị quyết về hướng dẫn thi hành các quy định của
BLTTHS cụ thể:
Luật Tổ chức VKSND: Sau khi giành độc lập, Chính phủ lâm thời
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946
về cách thức tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán trong nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Theo đó Công tố viên Biện Lý thuộc Tòa án đệ nhị cấp
thực hiện quyền công tố tại phiên xử đại hình. Điều 34 Sắc lệnh quy định:
“Tòa đại hình sơ thẩm. Ông Biện Lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống
án lên Tòa thượng thẩm” [13]. Sau khi Viện Công tố được thành lập, quyền
kháng nghị phúc thẩm trong thời hạn luật định đối với những bản án, nghị
quyết, quyết định, mệnh lệnh nếu không đúng với luật pháp tiếp tục được ghi
nhận trong Nghị định 256-TTg ngày 1/7/1958 của Chính phủ. Năm 1960, hệ
thống VKSND chính thức được thành lập, các đạo luật về tổ chức VKSND
các năm 1960, 1980, 1992, 2002 đều quy định VKSND có quyền kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của TAND cùng cấp và dưới một cấp khi thấy có vi phạm pháp luật. Khi
quy định về các công tác thực hiện chức năng của VKS, Điểm d Điều 3 Luật
Tổ chức VKSND năm 1960 đã quy định: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc xét xử của các TAND...”. Theo đó, VKSND chỉ được quy định một
nhiệm vụ, quyền hạn là kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm
của TAND cùng cấp và cấp dưới một cấp (Điều 17). Tổ chức bộ máy thực
hiện công tác này ở VKSND tối cao là Vụ kiểm sát xét xử hình sự (Pháp lệnh
của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 16-04-1962 quy định cụ thể về tổ chức
của VKSND tối cao). Và ở các Luật tổ chức VKSND năm 1981 và 1992 quy
định: Một là yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những VAHS
cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử, hai là kháng nghị theo thủ tục phúc
20
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của TAND theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự. Đến Luật Tổ chức VKSND năm 2002 khái
niệm “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các VAHS” (Điểm
3 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2002) vẫn được sử dụng. Đây là nội
dung của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp được quy định tại Điều 137
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 2002.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về
“Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 vẫn khẳng định: VKSND giữ
nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp [18, tr.5].
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Điều, khoản BLHS là căn cứ truy cứu TNHS và quyết định hình phạt.
Việc áp dụng điều, khoản của BLHS là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng trong quá trình điều tra, truy tố xét xử người có hành vi phạm tội. Thực
tế cho thấy, trong những năm qua các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm
đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các điều, khoản của BLHS, đảm bảo
truy tố đúng pháp luật. Tuy nhiên, cũng còn không ít các trường hợp cấp phúc
thẩm phải sửa án sơ thẩm và trong đó chiếm tỷ lệ đáng kể là việc sửa án sơ
thẩm về áp dụng điều, khoản BLHS. Việc áp dụng không đúng điều, khoản
BLHS thường dẫn đến việc quyết định hình phạt không tương xứng với tính
chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra làm hạn chế tác dụng răn
đe, giáo dục và phòng ngừa của hình phạt. Định tội danh không đúng thường
tập trung chủ yếu ở các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm,
danh dự của con người, nhóm các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm sở
hữu...Mặt khác, những sai sót của cấp sơ thẩm về áp dụng điều khoản BLHS
có một phần trách nhiệm của KSV. KSV được giao thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử tại phiên tòa hình sự là người đại diện cho VKS, thay mặt
21
Nhà nước giữ quyền công tố trước Tòa. Khi tham gia xét xử tại phiên tòa,
KSV thực hiện việc buộc tội nhân danh Nhà nước. Không chỉ buộc tội, KSV
còn có nghĩa vụ đảm bảo việc xét xử của Hội đồng xét xử được tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật TTHS. Mọi vi phạm đều phải được khắc phục và
loại trừ. Phiên tòa sơ thẩm là phiên tòa được cơ quan xét xử mở lần đầu để
xem xét việc bị cáo có tội hay không có tội? Nếu có tội thì là tội gì? Vi phạm
điều khoản nào và cần phải áp dụng hình phạt nào để tương xứng với hành vi
phạm tội mà bị cáo đã gây ra. Việc xét xử có đúng người, đúng tội, đúng quy
định của pháp luật hay không phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng xét xử;
nhưng KSV là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo cho việc xét xử đó
phải đúng pháp luật và công bằng. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, nhiều
KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm còn
quá nhiều sai sót như: nghiên cứu hồ sơ chưa sâu, chưa toàn diện, chưa đầy
đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
trong quá trình truy tố, xét xử chưa chính xác hoặc còn bỏ sót những tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ngoài ra, ở cấp sơ thẩm còn có nhiều trường hợp
vi phạm BLTTHS và các văn bản hướng dẫn như: Việc điều tra thu thập
chứng cứ không khách quan, toàn diện, bỏ lọt tội phạm, vi phạm thẩm quyền
điều tra, truy tố, xét xử, xác định tư cách người tham gia tố tụng, xác định tuổi
chịu TNHS của bị cáo và tuổi của bị hại chưa chính xác, vi phạm quyền tố
tụng khác như việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo theo khoản 2
Điều 57 BLTTHS; nghị án không đúng, không đủ thành phần, không biểu
quyết riêng từng phần tội danh, điều luật áp dụng, mức án cũng dẫn đến việc
xét xử, định tội danh không được chính xác và đầy đủ.
Từ những lý do trên xét thấy việc quy định về “thực hiện chế độ hai
cấp xét xử” vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, vai trò thực hành
22
quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND có ý nghĩa rất lớn đến
việc đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
1.3. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC
THẨM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
Sự tham gia, vai trò vị trí của cơ quan Công tố trong giai đoạn XXPT
ở mỗi quốc gia được thể hiện tùy thuộc vào truyền thống pháp luật ví dụ:
1.3.1. Viện công tố Cộng hòa liên bang Đức
Céng hßa liªn bang §øc (CHLB) kh«ng cã mét ®¹o luËt riªng vÒ V¨n
phßng c«ng tè. LuËt tæ chøc Toµ ¸n (LTCTA) n¨m 1877, ®-îc söa ®æi, bæ
sung n¨m 1975 (LTCTA) chøa ®ùng mét sè c¸c quy ®Þnh lÎ tÎ (tõ §iÒu 141
®Õn §iÒu 152) vÒ tæ chøc cña c¸c c¬ quan tham gia vµo viÖc truy tè, trong khi
®ã thÈm quyÒn cña c«ng tè viªn ®-îc quy ®Þnh trong BLTTHS.
Theo quy định của pháp luật hình sự CHLB Đức, tất cả các VAHS
được giải quyết thông qua một hệ thống Tòa án 4 cấp (Điều 13 Luật Tòa án),
bao gồm: Các Tòa án địa phương; Các Tòa án quận; Các Tòa án tối cao bang;
Các Tòa án tối cao liên bang [24].
C¬ quan c«ng tè t¹i CHLB §øc, gièng nh- hÖ thèng Toµ ¸n, chñ yÕu
®-îc tæ chøc ë cÊp bang, gåm cã 116 V¨n phßng c«ng tè cÊp tØnh thùc hµnh
quyÒn c«ng tè t¹i c¸c Toµ ¸n s¬ cÊp vµ c¸c Toµ ¸n cÊp tØnh; 25 V¨n phßng
c«ng tè cÊp khu vùc thùc hµnh quyÒn c«ng tè t¹i c¸c Toµ ¸n phóc thÈm bang.
C¸c V¨n phßng c«ng tè cÊp tØnh lµ cÊp d-íi cña V¨n phßng c«ng tè cÊp khu
vùc; c¸c V¨n phßng c«ng tè cÊp khu vùc lµ cÊp d-íi cña Bé T- ph¸p bang.
V¨n phßng c«ng tè liªn bang ®-îc tæ chøc ngang cÊp víi Toµ ¸n phóc thÈm
liªn bang.
C¸c c¬ quan c«ng tè liªn bang vµ bang kh«ng cã quan hÖ qua l¹i vµ hä
chØ cïng tiÕn hµnh ho¹t ®éng trong mét sè Ýt tr-êng hîp. C¬ quan c«ng tè liªn
bang chñ yÕu cã tr¸ch nhiÖm ®¹i diÖn cho Nhµ n-íc tr-íc Toµ ¸n phóc thÈm
liªn bang (kho¶n 1 §iÒu 142 LTCTA). Tuy nhiªn, c«ng tè viªn liªn bang còng
23
cã tr¸ch nhiÖm ®iÒu tra mét sè téi nghiªm träng nhÊt ®Þnh chèng l¹i nhµ n-íc,
vÝ dô nh- téi khñng bè, vµ cã thÓ nép b¶n luËn téi ®èi víi nh÷ng vô ¸n nµy lªn
Toµ ¸n phóc thÈm bang cã thÈm quyÒn (ho¹t ®éng víi t- c¸ch Toµ ¸n s¬ thÈm
trong nh÷ng vô ¸n nµy: c¸c ®iÒu 120, 142a LTCTA). ViÖc trïng lÆp thÈm
quyÒn gi÷a c«ng tè viªn liªn bang vµ bang còng ph¸t sinh khi c«ng tè viªn cÊp
bang muèn kh¸ng c¸o mét ph¸n quyÕt cña Toµ ¸n cÊp tØnh. Tr-êng hîp nµy
c«ng tè viªn cÊp bang nép ®¬n kh¸ng c¸o lªn Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang kÌm
theo b¶n tãm t¾t néi dung vô ¸n. Tuy nhiªn, chØ V¨n phßng c«ng tè liªn bang
míi cã toµn quyÒn ®¹i diÖn cho nhµ n-íc tr-íc Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang.
NÕu c«ng tè viªn liªn bang cho r»ng kh¸ng nghÞ kh«ng cã lîi, do sù ®éc lËp
trong quan hÖ gi÷a c«ng tè liªn bang vµ bang, ng-êi nµy kh«ng thÓ rót kh¸ng
nghÞ hoÆc ra lÖnh cho c«ng tè viªn cÊp bang lµm viÖc nµy. C«ng tè viªn liªn
bang cã thÓ yªu cÇu Tßa ¸n phóc thÈm liªn bang tõ chèi kh¸ng nghÞ, nh-ng
Tßa ¸n phóc thÈm liªn bang kh«ng buéc ph¶i thùc hiÖn.
C¶ c¬ quan c«ng tè liªn bang vµ bang ®Òu ®-îc tæ chøc theo ngµnh däc
(§iÒu 147 LTCTA). Bé tr-ëng T- ph¸p (bang hoÆc liªn bang) ®øng trªn ®Ønh
cña cÊu tróc nµy. T¹i cÊp liªn bang chØ cã mét c¬ quan c«ng tè lµ V¨n phßng
c«ng tè liªn bang do Tæng c«ng tè liªn bang ®øng ®Çu. T¹i cÊp bang, viªn
chøc cao cÊp nhÊt lµ Tæng c«ng tè t¹i Tßa ¸n phóc thÈm bang. MÆc dï vËy, hä
ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm tr-íc Bé tr-ëng T- ph¸p bang vµ nhËn lÖnh tõ ng-êi
nµy. Mçi V¨n phßng c«ng tè do mét c«ng tè viªn tr-ëng ®øng ®Çu, ng-êi chÞu
tr¸ch nhiÖm tr-íc Tæng c«ng tè bang. CÇn l-u ý r»ng kh«ng cã sù phô thuéc
lÉn nhau hoÆc kiÓm so¸t gi÷a hÖ thèng c¸c c¬ quan t- ph¸p vµ c¬ quan c«ng tè
(§iÒu 150 vµ 151 LTCTA).
Căn cứ để mở thủ tục XXPT là khi có kháng cáo, kháng nghị đối với
bản án, quyết định sơ thẩm. Tuy nhiên, không phải mọi kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm có thể đương nhiên dẫn tới việc mở phiên tòa phúc thẩm. Đối
với những kháng án có tính tiết của vụ án và việc áp dụng pháp luật sẽ không
24
được chấp nhận nếu không có căn cứ rõ ràng. Công tố viên có quyền kháng
nghị nếu cho rằng bản án đưa ra không đúng, bất kể bản án đó có lợi hay
không có lợi đối với bị cáo. Việc kháng nghị của cơ quan công tố còn có thể
nhằm mục đích bảo vệ quyền của bị cáo. Theo Điều 314, 317, 345 của
BLTTHS Đức đối với kháng cáo, kháng nghị về các tình tiết thực tế của vụ án
và việc áp dụng pháp luật trong bản án thì thời hạn 1 tuần kể từ ngày bản án
được công bố. Đối với trường hợp bị cáo không có mặt tại phiên tòa thì thời
hạn này tính từ khi bị cáo nhận được bản án. Việc kháng án có thể đưa ra
bằng lời tại Tòa án sơ thẩm và được Thư ký Tòa án ghi âm hoặc bằng văn
bản. Đối với kháng cáo, kháng nghị về một số điểm áp dụng pháp luật thì thời
hạn kháng án là 1 tháng kể từ khi được tống đạt. Cơ quan Công tố có thể rút,
hủy bỏ kháng nghị trước khi thời hạn kháng nghị kết thúc. Kháng nghị vì lợi
ích của bị cáo chỉ được phép rút, hủy bỏ trước khi có sự đồng ý của bị cáo
(Điều 302, 303 BLTTHS Đức). Theo đó thẩm quyền xét xử phúc thẩm các
bản án sơ thẩm của Tòa án địa phương thuộc về Tòa án quận và Tòa án tối
cao có thẩm quyền XXPT các bản án đối với các vấn đề về luật mà các tòa địa
phương trực tiếp chuyển lên. Tuy nhiên, Tòa án phúc thẩm chỉ xét xử vụ án
trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị, không được làm xấu đi tình trạng của
bị cáo và kháng nghị của cơ quan công tố theo hướng có lợi cho bị cáo [5].
Về thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị (Điều 320, 321, 322a
BLTTHS Đức): Sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, Tòa án đã thụ lý
vụ án có trách nhiệm chuyển kháng cáo cho cơ quan công tố. Đối với kháng
nghị của cơ quan công tố, Tòa án có trách nhiệm tống đạt các tài liệu liên
quan đến việc kháng nghị, căn cứ kháng nghị. Cơ quan công tố có trách
nhiệm chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan công tố cùng cấp với Tòa án XXPT.
Sau đó hồ sơ này được chuyển đến Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong thời
hạn 1 tuần kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa gửi giấy
25
triệu tập những người có liên quan tới phiên tòa chính thức. Việc triệu tập
người làm chứng, người giám định đã được thẩm vấn tại phiên tòa sơ thẩm sẽ
được thực hiện nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan công tố có quyền triệu tập
thêm những người có liên quan tham dự phiên tòa. Trong phiên tòa phúc thẩm
Công tố viên trình bày nội dung vụ án và quá trình tố tụng ở cấp sơ thẩm và
những vấn đề trong bản án liên quan đến việc kháng án. Tham gia thẩm vấn
bị cáo, tiến hành tranh luận với người bào chữa và bị cáo. Sau đó, Hội đồng
xét xử có thẩm quyền quyết định hủy bỏ bản án sơ thẩm khi thấy bản án sơ
thẩm không đúng pháp luật, đồng thời, chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm
quyền xét xử vụ án nếu Tòa án đã xét xử sơ thẩm sai thẩm quyền [5].
1.3.2. Viện công tố Nhật Bản
HÖ thèng tæ chøc cña ViÖn c«ng tè NhËt B¶n ®-îc tæ chøc t-¬ng øng
víi hÖ thèng Toµ ¸n NhËt B¶n vµ ®-îc chia thµnh 4 cÊp. CÊp cao nhÊt lµ ViÖn
c«ng tè trung -¬ng cã thÈm quyÒn xö lý, thùc hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c
VAHS bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ ®-a ra xÐt xö t¹i Toµ ¸n tèi cao. C¬ cÊu tæ
chøc cña C¬ quan c«ng tè tèi cao gåm: V¨n phßng th- ký, Côc ®iÒu tra, Vô
gi¸m s¸t ®iÒu tra, Vô an ninh c«ng céng, Vô xÐt xö [26].
CÊp thø 2 lµ 8 ViÖn c«ng tè cÊp cao ®-îc tæ chøc ë 8 vïng: Tokyo,
Osaka, Nagoya, Hiroshima, Fukuoka, Sendai, Sapporo, Takamatsu. C¬ quan
c«ng tè cÊp cao gi¶i quyÕt c¸c b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh h×nh sù bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng
nghÞ cña Toµ ¸n ®Þa ph-¬ng, Toµ ¸n gia ®×nh vµ ®-îc ®-a ra xÐt xö t¹i 8 Toµ
¸n cÊp cao.
CÊp thø 3 lµ 50 ViÖn c«ng tè cÊp quËn (District) ®Æt t¹i c¸c tØnh. VÒ
nguyªn t¾c, mçi tØnh cã mét ViÖn c«ng tè cÊp quËn nh-ng riªng tØnh Hokaido
ë phÝa B¾c do diÖn tÝch réng nªn ®-îc tæ chøc 4 c¬ quan c«ng tè: Hokaido,
Kushiro, Asakhikawa, Hakodate. C¬ quan c«ng tè cÊp quËn xö lý vµ thùc
hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c vô ¸n h×nh sù (vµ c¸c vô viÖc kh¸c) thuéc
26
thÈm quyÒn cña Toµ ¸n cÊp quËn vµ Toµ gia ®×nh (District and Family
Courts).
CÊp thø 4 lµ 438 ViÖn c«ng tè khu vùc (local) cã nhiÖm vô xö lý vµ
thùc hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c vô ¸n h×nh sù (vµ c¸c viÖc kh¸c) t¹i c¸c
Toµ ¸n gi¶n l-îc (Summary Courts). Toµ ¸n gi¶n l-îc lµ cÊp toµ cã thÈm
quyÒn xÐt xö ®èi víi c¸c VAHS mµ h×nh ph¹t cao nhÊt cã thÓ ¸p dông kh«ng
qu¸ 3 n¨m tï.
C¸c chøc danh ph¸p lý trong ViÖn c«ng tè bao gåm: Tæng tr-ëng c«ng
tè, Phã Tæng tr-ëng c«ng tè; c«ng tè viªn tr-ëng; c«ng tè viªn vµ trî lý c«ng
tè viªn. Tæng tr-ëng c«ng tè víi t- c¸ch lµ ng-êi ®øng ®Çu ViÖn c«ng tè trung
-¬ng cã nhiÖm vô: §iÒu hµnh c«ng viÖc, kiÓm tra, gi¸m s¸t c¸n bé trong ViÖn
c«ng tè trung -¬ng vµ hÖ thèng ViÖn c«ng tè cÊp d-íi. Phã Tæng tr-ëng c«ng
tè chÞu tr¸ch nhiÖm tr-íc Tæng tr-ëng c«ng tè, gióp viÖc cho Tæng tr-ëng
c«ng tè, thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng cña Tæng tr-ëng c«ng tè trong tr-êng hîp
Tæng tr-ëng c«ng tè bÞ cÊm ®¶m nhiÖm chøc vô hoÆc vÞ trÝ Tæng tr-ëng c«ng
tè vÉn ®ang ch-a cã ng-êi ®¶m nhiÖm.
C«ng tè viªn tr-ëng t¹i ViÖn c«ng tè cÊp cao cã nhiÖm vô ®iÒu hµnh
c«ng viÖc trong c¬ quan, kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña c¸c c¸n bé, viªn
chøc trong c¬ quan vµ cña c¸c c¬ quan c«ng tè cÊp d-íi trong ph¹m vi thÈm
quyÒn khu vùc m×nh qu¶n lý. C«ng tè viªn tr-ëng c¸c ViÖn c«ng tè cÊp quËn
cã nhiÖm vô: ®iÒu hµnh c«ng viÖc trong c¬ quan, kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng
cña c¸n bé, viªn chøc thuéc quyÒn qu¶n lý vµ c¸c ViÖn c«ng tè khu vùc trong
ph¹m vi thÈm quyÒn ®Þa ph-¬ng qu¶n lý. C«ng tè viªn ®-îc ph©n c«ng c«ng
t¸c t¹i ViÖn c«ng tè trung -¬ng, ViÖn c«ng tè cÊp cao hoÆc ViÖn c«ng tè cÊp
quËn vµ cÊp khu vùc. Trî lý c«ng tè viªn ®-îc ph©n c«ng c«ng t¸c t¹i c¸c c¬
quan c«ng tè khu vùc, cã nhiÖm vô ®iÒu tra c¸c vô ¸n h×nh sù, truy tè hoÆc
gi¸m s¸t thi hµnh ¸n.
27
HÖ thèng c«ng tè NhËt B¶n ho¹t ®éng theo nguyªn t¾c tËp trung thèng
nhÊt vµ ®éc lËp trong ho¹t ®éng cña c«ng tè viªn. Hai nguyªn t¾c nµy cã vÎ
m©u thuÉn víi nhau nh-ng l¹i cïng tån t¹i vµ ®-îc coi nh- mét trong nh÷ng
®Æc thï cña hÖ thèng c«ng tè NhËt B¶n. Theo nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt,
c«ng tè viªn ®-îc ®éc lËp trong c¸c ho¹t ®éng cô thÓ, quyÕt ®Þnh truy tè hay
kh«ng truy tè vô viÖc mµ kh«ng bÞ bÊt kú can thiÖp nµo tõ bªn ngoµi vµ luËt
ph¸p cã ®ñ ®¶m b¶o ®Ó c«ng tè viªn thùc hiÖn ho¹t ®éng mét c¸ch ®éc lËp.
Theo nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt, mäi quyÕt ®Þnh quan träng nh- khi
quyÕt ®Þnh truy tè hay kh«ng truy tè mét vô viÖc, c¸c c«ng tè viªn ®Òu ph¶i
b¸o c¸o víi l·nh ®¹o cña c¬ quan c«ng tè cÊp m×nh. TÝnh ®éc lËp ®¶m b¶o ®Ó
c¸c c«ng tè viªn trong mét ViÖn c«ng tè tr¸nh ®-îc nh÷ng ¶nh h-ëng tõ bªn
ngoµi, cßn tÝnh tËp trung thèng nhÊt ®Ó ®¶m b¶o sù thèng nhÊt trong ®-êng lèi
truy tè cña toµn ngµnh. Thùc tÕ th× c¸c ¸n cô thÓ do c¸c c«ng tè viªn thùc hiÖn
c¸c ho¹t ®éng tè tông, khi cÇn ra nh÷ng quyÕt ®Þnh quan träng th× c«ng tè viªn
ph¶i b¸o c¸o víi nh÷ng ng-êi ®øng ®Çu c¬ quan c«ng tè mµ m×nh trùc thuéc.
MÆc dï rÊt h·n h÷u, c«ng tè viªn cã thÓ truy tè tr¸i víi mÖnh lÖnh cña cÊp trªn
vµ viÖc truy tè nµy vÉn cã hiÖu lùc vÒ tè tông. Cã ®iÓm l-u ý lµ, vÒ mÆt tæ chøc
vµ qu¶n lý th× c¸c ViÖn c«ng tè cÊp d-íi ®Òu trùc thuéc ViÖn c«ng tè trung
-¬ng, ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè cÊp trªn cã quyÒn h¹n chØ huy vµ gi¸m s¸t c¸c
c«ng tè viªn thuéc quyÒn qu¶n lý trùc tiÕp vµ c¸c ViÖn c«ng tè cÊp d-íi.
Nh-ng vÒ nghiÖp vô, ViÖn c«ng tè khu vùc kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn
c«ng tè cÊp quËn, ViÖn c«ng tè cÊp quËn kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn
c«ng tè cÊp cao vµ ViÖn c«ng tè cÊp cao kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn
c«ng tè trung -¬ng. Dï ¸p dông nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt nh-ng c¸c
quyÕt ®Þnh ®Òu ®-îc ban hµnh t¹i mçi ViÖn c«ng tè vµ ng-êi ®øng ®Çu mçi
ViÖn c«ng tè lµ ng-êi chÞu tr¸ch nhiÖm. Ng-êi ta hay nãi vÒ tÝnh ®oµn kÕt cña
c¸c c«ng tè viªn NhËt B¶n khi bµn vÒ vÊn ®Ò nµy. §oµn kÕt võa ®Ó ®¶m b¶o
tÝnh tËp trung thèng nhÊt, võa ®Ó ®¶m b¶o tr¸nh nh÷ng t¸c ®éng ¶nh h-ëng tõ
28
bªn ngoµi. Nguyªn t¾c vÒ tÝnh tËp trung thèng nhÊt trong hÖ thèng c«ng tè cã
thÓ ®-îc coi lµ mét ®Æc thï khi NhËt B¶n vËn dông kinh nghiÖm tõ ph¸p luËt
n-íc ngoµi nh-ng vÉn bÞ chØ trÝch bëi c¸c häc gi¶ ph-¬ng T©y v× hä cho r»ng
khã cã thÓ kÕt hîp hai nguyªn t¾c nµy trong ho¹t ®éng cña c«ng tè viªn.
Luật TTHS Nhật Bản quy định các bên có thể kháng án phúc thẩm 2
lần. Lần thứ nhất là phúc thẩm KOSO hay còn gọi là phúc thẩm đệ nhất cấp,
lần thứ 2 là phúc thẩm JOKOKU, hay còn gọi là phúc thẩm đệ nhị cấp [26].
Ở phúc thẩm đệ nhất cấp (phúc thẩm Koso), căn cứ để mở thủ tục
XXPT khi có kháng cáo của công tố viên, bị cáo, người đại diện hoặc người
giám hộ hoặc người bào chữa của bị cáo hoặc những người có liên quan đến
phán quyết của Tòa án. Lý do kháng cáo Koso và điều kiện để được chấp
thuận kháng cáo Koso là thủ tục xét xử sơ thẩm có vi phạm pháp luật tố tụng,
bản án sơ thẩm có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật; Có sự nhận định sai
về các tình tiết khách quan trong vụ án của Tòa án sơ thẩm hoặc có những vi
phạm rõ ràng khác trong bản án sơ thẩm hoặc việc áp dụng hình phạt trong
bản án sơ thẩm không phù hợp( Điều 377 – 382 BLTTHS Nhật Bản). Thời
hạn kháng cáo Koso đối với bản án sơ thẩm của Tòa án quận, Tòa án gia đình,
Tòa án giản lược là 14 ngày kể từ ngày tuyên án. Đơn kháng cáo phải được
nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm. Nội dung đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do kháng
cáo. Thẩm quyền XXPT Koso thuộc về Tòa án cấp cao. Thành phần bắt buộc
tham gia phiên tòa phúc thẩm là Công tố viên và luật sư bào chữa, bị cáo
không bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm (Điều 388, 389). Tại
phiên tòa phúc thẩm, Công tố viên và luật sư bào chữa phải tranh luận với
nhau về lý do đưa ra kháng cáo và trong phạm vi kháng cáo. Không giống
như thủ tục xét xử sơ thẩm, khi XXPT Tòa án không bắt buộc dựa trên cơ sở
thẩm vấn nhân chứng hoặc xem xét chứng cứ mới. Tuy nhiên, trong trường
hợp cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể thẩm vấn nhân chứng để tìm sự
29
thật vụ án. Hội đồng XXPT có thẩm quyền từ chối đơn kháng cáo Koso trong
trường hợp nộp quá thời hạn luật định; không chấp nhận kháng cáo và giữ
nguyên bản án sơ thẩm. Hủy bản án sơ thẩm nếu phát hiện bản án sơ thẩm sai
sót hoặc nếu xét thấy vụ án cần được xem xét lại tại Tòa án cấp sơ thẩm thì
trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án sơ thẩm để xét xử lại.
Ở phúc thẩm đệ nhị cấp (phúc thẩm JOKOKU), khi xét thấy phán
quyết ở Tòa án sơ thẩm có vi phạm về Hiến pháp hoặc có sai lầm trong việc
áp dụng Hiến pháp hoặc việc giải quyết vụ án mâu thuẫn với tiền lệ do Tòa án
cấp cao hoặc Tòa án tối cao ban hành thì Công tố viên có quyền kháng nghị
đối với bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao. Thẩm quyền
XXPT thuộc về Tòa án tối cao (Điều 406). Cũng giống như phiên tòa phúc
thẩm Koso thành phần bắt buộc tham gia phiên tòa là Công tố viên và luật sư
bào chữa, bị cáo không bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Công tố
viên và luật sư bào chữa phải tranh luận với nhau về lý do đưa ra kháng cáo
[25].
1.3.3. Viện công tố Pháp
T¹i Ph¸p, thÈm ph¸n c«ng t¸c t¹i hai ng¹ch lµ ng¹ch xÐt xö vµ ng¹ch
c«ng tè. HÖ thèng c«ng tè bao gåm ®éi ngò c«ng tè viªn ®Æt bªn c¹nh c¸c Toµ
¸n thuéc ng¹ch t- ph¸p, kh«ng cã ng¹ch c«ng tè bªn c¹nh Toµ hµnh chÝnh. Sø
mÖnh cao c¶ cña c¸c c«ng tè viªn lµ b¶o vÖ lîi Ých chung cña x· héi ®ång thêi
b¶o vÖ quyÒn tù do cña c¸ nh©n.
Cho ®Õn nay, vÒ mÆt h×nh thøc ViÖn C«ng tè Ph¸p ®-îc ®Æt trong hÖ
thèng Toµ ¸n, nh-ng kh«ng lÖ thuéc vµo Toµ ¸n. HÖ thèng c¬ quan C«ng tè
Ph¸p gåm cã: ViÖn C«ng tè bªn c¹nh c¸c Toµ ¸n s¬ thÈm thÈm quyÒn réng,
ViÖn C«ng tè bªn c¹nh Toµ phóc thÈm, ViÖn C«ng tè bªn c¹nh Toµ ph¸ ¸n.
§øng ®Çu trong c¬ cÊu hÖ thèng c«ng tè lµ Bé tr-ëng T- ph¸p kiªm Ch-ëng
Ên. Ch-ëng Ên cã thÓ ra mÖnh lÖnh chØ ®¹o hoÆc d-íi d¹ng c¸c chØ thÞ tæng
qu¸t chØ ®¹o c¸c c«ng tè viªn Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n ®Ó thèng nhÊt
30
hµnh ®éng cña hä. C¸c c«ng tè viªn Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n theo dâi
c«ng tè viªn Toµ s¬ thÈm khëi tè, truy tè theo ®óng ph¸p luËt, b¶o ®¶m quyÒn
b×nh ®¼ng cña tÊt c¶ mäi ng-êi trong TTHS. Mçi Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n
cã mét vµi c«ng tè viªn cã tr¸ch nhiÖm theo dâi sao cho c¸c c«ng tè viªn Toµ
s¬ thÈm thùc hiÖn quyÒn c«ng tè thèng nhÊt, b¶o ®¶m quyÒn b×nh ®¼ng cña
mäi c«ng d©n trong dÞch vô c«ng céng.
VÒ mÆt nh©n sù vµ qu¶n lý hµnh chÝnh, ViÖn C«ng tè trùc thuéc Bé T-
ph¸p, nh-ng mèi quan hÖ gi÷a Bé tr-ëng Bé T- ph¸p vµ ViÖn c«ng tè kh«ng
ph¶i lµ mèi quan hÖ chØ ®¹o trùc tiÕp mµ lµ Bé T- ph¸p gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña
ViÖn c«ng tè. C¸c c«ng tè viªn ho¹t ®éng d-íi sù kiÓm tra cña Bé tr-ëng Bé
T- ph¸p vµ cã thÓ nhËn c¸c h-íng dÉn chung hoÆc c¸c chØ thÞ chung vÒ chÝnh
s¸ch h×nh sù tõ Bé tr-ëng Bé T- ph¸p. C¸c c«ng tè viªn kh«ng phô thuéc vµo
ChÝnh phñ; c¸c quan chøc ChÝnh phñ kh«ng cã quyÒn chØ thÞ c«ng tè viªn thùc
hiÖn c¸c yªu cÇu ph¸p lý. HiÕn ph¸p n¨m 1958 ®· nªu, tÊt c¶ c¸c ThÈm ph¸n
xÐt xö vµ c«ng tè viªn ®Òu ®éc lËp, d-íi sù b¶o ®¶m cña Tæng thèng. TÝnh ®éc
lËp cña c¸c thÈm ph¸n xÐt xö dùa trªn quyÒn kh«ng thÓ b·i miÔn cña m×nh.
Cßn tÝnh ®éc lËp cña c¸c c«ng tè viªn chñ yÕu dùa trªn quyÒn tù do luËn téi
cña m×nh, ®éc lËp víi TA vµ c¸c bªn khiÕu kiÖn.
ViÖn c«ng tè ®ãng vai trß quan träng kh«ng chØ víi t- c¸ch lµ c¬ quan
truy tè téi ph¹m mµ cßn víi t- c¸ch lµ c¬ quan ®¹i diÖn cho x· héi b¶o vÖ lîi
Ých chung vµ b¶o ®¶m viÖc ¸p dông ®óng ph¸p luËt. Do ®ã, c«ng tè viªn lµ
ng-êi cã thÈm quyÒn trong tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt: LuËt h×nh sù, tè tông
h×nh sù, d©n sù, LuËt th-¬ng m¹i, LuËt c«ng ty…
Víi t- c¸ch lµ mét bé phËn trong hÖ thèng tµi ph¸n h×nh sù, ViÖn c«ng
tè ph¶i cã mÆt t¹i trong c¸c cuéc tranh tông t¹i Toµ vµ b¶n ¸n h×nh sù chØ cã
hiÖu lùc khi cã mÆt ViÖn c«ng tè khi tuyªn ¸n. QuyÒn c«ng tè lµ mét tæng thÓ
c¸c quyÒn, bao gåm kh«ng chØ quyÒn khëi tè, truy tè mµ cßn lµ nghÜa vô b¶o
vÖ sù buéc téi cña m×nh tr-íc Toµ (®äc c¸o tr¹ng, gi¶i thÝch t¹i sao l¹i truy tè
31
víi ý nghÜa buéc téi vµ ®Ò nghÞ víi Toµ møc h×nh ph¹t). ViÖn c«ng tè cßn thùc
hiÖn nhiÖm vô c¶ trong lÜnh vùc thi hµnh ¸n h×nh sù, v× ViÖn c«ng tè truy tè
yªu cÇu xÐt xö th× ph¶i cã tr¸ch nhiÖm theo dâi viÖc thi hµnh ¸n h×nh sù. ViÖn
c«ng tè cßn nh©n danh c«ng quyÒn khëi tè. QuyÒn khëi tè kh¸c quyÒn yªu
cÇu khëi kiÖn cña ng-êi bÞ h¹i ë chç, quyÒn khëi tè th× b¶o vÖ lîi Ých c«ng,
cßn quyÒn kiÖn cña ®-¬ng sù nh»m b¶o vÖ lîi Ých riªng cña ng-êi bÞ h¹i.
Đối với thủ tục phúc thẩm các phán quyết của Tòa án vi cảnh, trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Công tố viên cấp quận, Công tố viên
trưởng và cán bộ truy tố bên cạnh Tòa án cảnh sát và Tòa án cộng đồng có
quyền kháng nghị phán quyết Tòa án vi cảnh. Đối với trường hợp, bị cáo hoặc
các bên dân sự được xét xử vắng mặt đồng thời ngày tuyên án không có mặt
luật sư hoặc người đại diện thì thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày tống
đạt phán quyết (Điều 547 BLTTHS Pháp). Những người tham gia phiên tòa
phúc thẩm gồm Công tố viên, những người có đơn kháng cáo, bị cáo. Tại
phiên tòa phúc thẩm, Công tố viên có quyền phản đối việc thẩm vấn đối với
những nhân chứng đã được Tòa án cấp sơ thẩm thẩm vấn.
Thủ tục phúc thẩm phán quyết của Tòa tiểu hình: Công tố viên có
quyền kháng nghị độc lập hoặc kháng nghị kèm theo kháng cáo của bị cáo.
Gi÷ quyÒn c«ng tè sÏ do ViÖn tr-ëng hoÆc mét Phã ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè
bªn c¹nh Toµ phóc thÈm hoÆc c«ng tè viªn thùc hiÖn (§iÒu 510 BLTTHS).
Thủ tục phúc thẩm phán quyết của Tòa đại hình: Gi÷ vai trß c«ng tè lµ
ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè hoÆc Phã ViÖn tr-ëng hoÆc c«ng tè viªn bªn c¹nh
Toµ phóc thÈm ®¶m nhiÖm. Kháng nghị của Công tố viên, công tố viên trưởng
được gửi cho Tòa phúc thẩm. Trong trường hợp, trụ sở của Tòa đại hình
không cùng địa điểm với trụ sở của Tòa phúc thẩm thì kháng nghị có chữ ký
của Công tố viên trưởng được gửi ngay cho văn phòng Tòa đại hình. Gửi kèm
kháng nghị là các bình luận của Công tố viên về bản án bị khiếu nại trong
32
trường hợp cần thiết, Công tố viên có thể gửi kèm theo hồ sơ vụ án. Héi ®ång
xÐt xö cña Toµ ®¹i h×nh cã c¸c båi thÈm ®oµn vµ c¸c thÈm ph¸n chuyªn
nghiÖp. §©y lµ ®iÓm kh¸c so víi Toµ vi c¶nh vµ Toµ tiÓu h×nh lµ héi ®ång xÐt
xö chØ cã ThÈm ph¸n chuyªn nghiÖp. Tuy nhiên, trong phạm vi xét xử phúc
thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm theo Điều 380-3, 380-6 BLTTHS thì Tòa án
cấp phúc thẩm không được tuyên hình phạt nặng hơn đối với bị cáo và không
được tăng nặng trách nhiệm dân sự của bị cáo trong trường hợp chỉ có kháng
cáo của bị cáo. Về thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm của Tòa đại hình cũng
giống như thủ tục phúc thẩm các phán quyết của Tòa vi cảnh và thủ tục phúc
thẩm phán quyết của Tòa tiểu hình [4].
Tóm lại, truyền thống pháp luật án lệ, truyền thống pháp luật Châu âu
lục địa hay đang trong giai đoạn chuyển đổi nhưng có điểm nhất quán là dù
theo truyền thống nào thì ngoài bị cáo, người bị hại... thì cơ quan Công tố là
cơ quan duy nhất được giao quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và công
bằng của pháp luật. Đối với các nước có truyền thống án lệ như Anh, Mỹ
hoặc có truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa như Italia, quyền kháng nghị
của cơ quan công tố sẽ bị giới hạn đối với những bản án tha bổng hoặc chỉ
phạt tiền bởi những trường hợp này sẽ không có chống án lên cấp phúc thẩm.
Tuy nhiên, BLTTHS Canada quy định cơ quan Công tố có quyền kháng nghị
phúc thẩm đối với một bản án hoặc quyết định bao gồm cả bản án tuyên bố
trắng án mà bị cáo nhận được từ Tòa sơ thẩm. Còn đối với các nước đang
trong giai đoạn chuyển đổi (Nga, Trung Quốc...) thì quyền kháng cáo, kháng
nghị không bị giới hạn bởi những phán quyết vô tội. Luật TTHS Nhật Bản
quy định Công tố viên xét thấy án sơ thẩm xử quá nhẹ, quá nặng hoặc tuyên
bị cáo vô tội là không đúng thì có quyền kháng nghị phúc thẩm [1].
33
Như vậy, cho dù có truyền thống pháp luật khác nhau và sự tham gia
của Viện công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm khác nhau, thì trong giai
đoạn xét xử phúc thẩm vị trí của cơ quan Công tố luôn được khẳng định với
vai trò là cơ quan nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng buộc tội. Viện
công tố cũng không chỉ thực hiện chức năng duy nhất việc buộc tội mà còn
phải chú ý đến việc gỡ tội để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo và mục đích cuối
cùng là nhằm đảm bảo cho một phán quyết công bằng và hợp pháp đối với bị
cáo. Viện công tố thực hiện các nhiệm vụ này thông qua quyền kháng nghị
phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm, tham gia phiên tòa phúc thẩm
với tư cách là một bên tranh tụng và đề ra những yêu cầu của mình đối với
việc giải quyết vụ án.
34
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS được quy định rất
sớm trong các Văn bản Quy phạm pháp luật của Nhà nước ta. Ngay từ những
Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quyền năng
pháp lý đặc biệt mà duy nhất chỉ có ở Viện công tố đã được thiết lập. Lần lượt
phát triển qua các Luật Tổ chức VKSND, và trong các BLTTHS 1988,
BLTTHS 2003 quy định cụ thể hóa về công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử các VAHS theo thủ tục phúc thẩm.
Trong Chương I, tác giả chia làm 03 tiết, làm rõ vấn đề về khái niệm,
đối tượng, phạm vi về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS
nói chung, trong đó có thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS nói
riêng. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để thấy
rõ sự cần thiết trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT
VAHS của VKSND. Qua đó, tác giả cũng nêu lên ví dụ về một số nước điển
hình trên thế giới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm
để có sự đối chiếu với pháp luật nước ta về vai trò thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử phúc thẩm các VAHS trong nước cũng như trên thế giới.
35
CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ
PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.
2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền
công tố trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân
dân
Thực hành quyền công tố là một trong những chức năng cơ bản của
VKSND trong đó sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định để truy cứu
TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Để
làm rõ chức năng của VKS trong việc thực hành quyền công tố trong giai
đoạn XXPT VAHS thì tác giả đã chia ra làm hai phần chính đó là: Thực hành
quyền công tố trước phiên tòa phúc thẩm và thực hành quyền công tố tại
phiên tòa phúc thẩm.
Một là, thực hành quyền công tố trước phiên tòa phúc thẩm.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS. VKSND
có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ
thẩm của TAND chưa có hiệu lực pháp luật. Kháng nghị phúc thẩm là một
hoạt động quan trọng của VKSND và chỉ có VKS mới có quyền kháng nghị
phúc thẩm. Kháng nghị phúc thẩm là thể hiện rõ nét nhất quyền năng công tố
của VKS. Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm thì VKS có
quyền hạn và trách nhiệm kháng nghị để xét xử lại vụ án theo trình tự phúc
thẩm ở TA cấp trên trực tiếp của TA xét xử sơ thẩm. Thực hiện tốt việc kháng
nghị phúc thẩm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát. Điều 232
36
BLTTHS quy định: “VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp có quyền
kháng nghị, bản án hoặc quyết định sơ thẩm.” Từ Điều 233 đến Điều 240
BLTTHS năm 2003 đã quy định về thời hạn thủ tục kháng nghị phúc thẩm
hướng dẫn các quy định của Điều luật nói trên của BLTTHS năm 2003. Trong
Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của
Viện trưởng VKSND tối cao, tại các Điều từ Điều 32 đến Điều 37 quy định
và hướng dẫn cụ thể về các cách thức thực hiện về quyền kháng nghị phúc
thẩm. Những quy định trên đây của Luật tổ chức VKSND và BLTTHS là
những căn cứ pháp lý cho VKSND thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm
hình sự của mình.
Về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm: Theo khoản 2 Điều 233
BLTTHS quy định VKS cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ
thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS đó có quyền kháng nghị đối với bản
án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”. Theo Điều 36
BLTTHS thì người có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm là: “Viện trưởng,
phó Viện trưởng VKS các cấp”. Điều 32 Quy chế 960/2007/VKSTC-V3 về
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS nêu cụ thể là:
Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND cấp huyện có kháng nghị đối với
những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp
huyện; Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị
phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
TAND cấp huyện, cấp tỉnh. Đối với các Viện thực hành quyền công tố và
kiểm sát XXPT thuộc VKSND tối cao thì theo Điều 32 Quy chế số
960/2007/VKSTC-V3: “Viện trưởng VKSND tối cao đã ủy quyền cho các
Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT tại thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết
37
định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo khu
vực phân công”.
Về căn cứ kháng nghị phúc thẩm: Hiện nay, trong BLTTHS năm 2003
chưa có quyết định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm có ý nghĩa chưa có
quy định cụ thể đối với một bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật mà vi phạm thì vi phạm như thế nào, đến mức độ nào thì sẽ bị kháng
nghị. Theo Điều 33 của Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
năm 2007, xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; Kết luận
của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết
khách quan của vụ án; Có vi phạm trong việc áp dụng BLHS; Hoặc thành
phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm
trọng khác về thủ tục tố tụng. VKSND tối cao có hướng dẫn về căn cứ kháng
nghị phúc thẩm như trên là cần thiết, giúp VKS các cấp có nhận thức thống
nhất để xem xét quyết định việc kháng nghị hay không kháng nghị phúc thẩm
đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm.
Hai là, thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại khoản đ, Điều 37 BLTTHS năm 2003 quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của KSV là khi tham gia phiên tòa; đọc cáo trạng quyết định của VKS
liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc
luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những
người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Điều 17 Luật Tổ chức VKSND năm
2002 quy định về trách nhiệm thực hành quyền công tố của VKS trong giai
đoạn xét xử như sau: “Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các
VAHS, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn là: Đọc cáo trạng, quyết
định của VKSND liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; Thực hiện
38
việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc
giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với những người bào
chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm
và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa
giám đốc thẩm, tái thẩm.
Như vậy, công tác thực hành quyền công tố của VKS tại phiên tòa
phúc thẩm gồm các phần sau đây:
Thứ nhất là xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm. Xét hỏi là giai đoạn trung
tâm của giai đoạn xét xử. Việc xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm là nhằm đánh
giá đúng những sự thật, khách quan, toàn diện của vụ án mà kháng cáo, kháng
nghị đã đề cập, qua đó nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách thận trọng
góp phần cùng TA có những phán quyết chính xác, kịp thời [36 - tr 178]. Do
tính chất của XXPT là việc TA cấp phúc thẩm xem xét, kiểm tra lại tính hợp
pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm thông qua việc xét lại vụ án khi có
kháng cáo, kháng nghị. Cho nên nội dung xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm tập
trung vào yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị. Nội dung xét hỏi là những tình tiết, chứng cứ của vụ
án cần phải được làm sáng tỏ mà KSV xác định thông qua hỏi và trả lời.
Muốn cho việc xét hỏi thực sự khoa học và đạt kết quả như nội dung dự thảo
của đề cương xét hỏi, thì tại phiên tòa phúc thẩm KSV phải theo dõi, ghi
chép, đối chiếu và gạch bỏ những câu hỏi của đề cương xét hỏi mà Hội đồng
xét xử đã hỏi. Tuy nhiên, nếu Hội đồng xét xử đã hỏi mà chưa rõ thì KSV có
thể hỏi tiếp để làm sáng tỏ các tình tiết mà KSV đã chuẩn bị. KSV chú ý ghi
chép lại những câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng người được xét hỏi chưa
trả lời hoặc trả lời chưa rõ để chủ động hỏi thêm. KSV cần thông qua việc xét
hỏi của Hội đồng xét xử để đặt thêm những câu hỏi mới, rồi trực tiếp tiến
39
hành xét hỏi nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc
quyết định sơ thẩm đối với những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị.
Thứ hai, trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Theo Điều 247
BLTTHS thì “thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ
thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên Hội đồng xét xử phải trình bày
tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng
cáo, kháng nghị. Khi tranh luận KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc
giải quyết vụ án”. Như vậy, nếu như ở tại phiên tòa sơ thẩm, khi bắt đầu phần
tranh luận KSV trình bày lời luận tội thì tại phiên tòa phúc thẩm, bắt đầu phần
tranh luận KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án. Trong
các thủ tục tố tụng tại phiên tòa nêu trên thì tranh luận tại phiên tòa có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Bởi vì, đây là giai đoạn mà bên buộc tội và bên gỡ tội
trực tiếp đưa ra các chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Quá trình
này được diễn ra công khai và bình đẳng với nhau trong việc đưa ra các
chứng cứ. Mục đích của hoạt động tranh luận là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
còn khác nhau để tìm ra sự thật khách quan của vụ án góp phần bảo đảm cho
việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tranh luận tại phiên tòa của KSV không chỉ là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng của KSV mà còn là nhiệm vụ trung tâm của phiên tòa, là giai đoạn trung
tâm của quá trình diễn ra những quan điểm đánh giá chứng cứ của bên buộc
tội, gỡ tội và những người tham gia phiên tòa. Đây còn là giai đoạn biểu hiện
tập trung nhất về ý kiến tranh luận của KSV và những người tham gia phiên
tòa về các tình tiết của vụ án. Tranh luận còn là hình thức biểu hiện tính dân
chủ, công bằng của quá trình cải cách tư pháp hiện nay.
Tiếp theo đó, VKS thực hành quyền công tố thông qua phát biểu quan
điểm tại phiên tòa. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và báo cáo Lãnh đạo Viện, KSV
chuẩn bị dự thảo bản phát biểu quan điểm. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựKiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
 
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAYLuận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
 

Similar to Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 

Similar to Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (20)

Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sátĐề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOTLuận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
 
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAYNguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng, HAY
 
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTLuận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOTĐiều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
Điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
 
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luận văn: Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcLuận văn: Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luận văn: Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Phượng HÀ NỘI – 2012
  • 3. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ........................................ 7 1.1. Khái niệm, đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ................. 7 1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.................................................................... 7 1.1.2. Đối tượng của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân................................................. 12 1.1.3. Phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự............................................................................................. 13 1.2. Cơ sở quy định thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.............................................................. 1.2.1. Cơ sở lý luận................................................................................... 16 1.2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................ 20 1.3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của một số nước trên thế giới...................................................................................... 22 1.3.1. Viện công tố Cộng hòa liên bang Đức............................................. 22 1.3.2. Viện công tố Nhật Bản.................................................................... 25 1.3.3. Viện công tố Pháp ....................................................................................... 29 CHƢƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG....................................... 35
  • 4. 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.................. 35 2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ........... 35 2.1.2. Quy định của pháp luật về kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân....................................................................... 42 2.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân................................................. 53 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân......................................... 53 2.2.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 53 2.2..1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được.............................................. 61 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ........................ 65 2.2.2.1. Những hạn chế ............................................................................. 65 2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế...............................................................71 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.....................78 3.1. Hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 78 3.1.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự............................................................ 78 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự............................................... 80 3.1.3 Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác............................................. 84 3.2. Các giải pháp khác ............................................................................. 85 3.2.1. Hoàn thiện về tổ chức...................................................................... 85 3.2.1.1. Tăng cường vai trò của Lãnh đạo ................................................. 85 3.2.1.2. Sắp xếp lại tổ chức, cán bộ, bố trí những kiểm sát viên có năng lực thật sự vào khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự............................................................................................. 87
  • 5. 3.2.1.3 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các Viện phúc thẩm và Viện kiểm sát các địa phương về công tác kháng nghị phúc thẩm .............................. 89 3.2.1.4. Cần tăng cường và đổi mới công tác tập huấn các văn bản pháp luật và nghiệp vụ.............................................................................................. 91 3.2.1.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất................................................. 93 3.2.2. Hoàn thiện về cán bộ....................................................................... 96 3.2.2.1. Nâng cao giáo dục, ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm sát viên.96 3.2.2.2. Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ Kiểm sát viên............. 99 KẾT LUẬN............................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 107
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS BLTTHS HĐXX KSV VKS VKSND VAHS TTHS TNHS TAND XXPT XHCN : Bộ luật hình sự : Bộ luật tố tụng hình sự : Hội đồng xét xử : Kiểm sát viên : Viện kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân : Vụ án hình sự : Tố tụng hình sự : Trách nhiệm hình sự : Tòa án nhân dân : Xét xử phúc thẩm : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số ký hiệu 2.1 2.2 2.3 Tên bảng Kết quả số lượng các vụ án hình sự trong xét xử húc thẩm của Viện kiểm sát trong phạm vi cả nước (từ năm 2007- 6/2011) Kết quả số lượng các vụ án hình sự trong xét xử phúc thẩm của Viện phúc thẩm 1 (từ năm 2007- 6/2011) Kết quả tổng số lượng bị cáo trong các vụ án hình sự của xét xử phúc thẩm của Viện phúc thẩm 1(từ năm 2007- 6/11) Trang 54 58 59
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan tư pháp trong đó việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nói chung và ở giai đoạn xét xử phúc thẩm (XXPT) các vụ án hình sự (VAHS) nói riêng nhằm đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ rõ: “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ”. Theo quy định trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 thì VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều 137, Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và thống nhất các VKS địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”. Riêng đối với hoạt động của VKSND, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư tưởng trong thời gian tới” đã nêu rõ: “VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội....Nâng cao
  • 9. 2 chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng với luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác”. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND ở nước ta trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của công dân được đảm bảo chặt chẽ hơn nữa pháp luật Việt Nam đã chính thức ghi nhận nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử” ghi nhận tại Điều 20 (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Quy định này đã phù hợp với thông lệ chung trên thế giới và Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Xét xử phúc thẩm VAHS được coi là một thủ tục do luật định nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho VKSND thì việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của VKSND” có ý nghĩa to lớn trong lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động tư pháp hình sự nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Để thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tư pháp hình sự, trong thời gian qua đã có một số sách báo pháp lý ở nước ta đã tiến hành nghiên cứu việc áp dụng quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong XXPT VAHS và đăng tải trên các tạp chí như: Tạp chí Tòa án nhân dân
  • 10. 3 (TAND), số 3/2001 “Những vấn đề cần trao đổi từ thực tế xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ” của TS. Từ Văn Nhũ; “Những vấn đề tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và những kiến nghị hoàn thiện” của TS. Dương Ngọc Ngưu (Tạp chí TAND, số 11/2000 và số 01 năm 2001); “Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và xây dựng ngành kiểm sát nhân dân” (Tạp chí Viện kiểm sát, số 14 năm 2011); “Nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự” (Tạp chí kiểm sát số 16,2010).... Ngày 28-6-1988 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLTTHS, sự ra đời của Bộ luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các chế định TTHS nói chung và về vai trò của VKS nói riêng. Và cũng có rất nhiều giáo trình giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng, trường nghề như Trường Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà nội, khoa Luật của các học viện như Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Trường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát - VKSNDTC, cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, 1994 hay cuốn “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm” của TS. Dương Thanh Biểu. Đề tài Luận văn thạc sỹ Luật học của Lã Thị Tú Anh, “Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009; Cao Thị Ngọc Hà, “Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự”, đề cương thạc sỹ Luật học, năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về lý luận và thực tiễn của thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT các VAHS của VKSND, chưa đưa ra được khái niệm, ý nghĩa cụ thể.
  • 11. 4 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Luận văn muốn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT các VAHS của VKSND; phân tích các quy định của pháp luật về quyền công tố và lý luận và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT các VAHS của VKSND trong quá trình chuẩn bị XXPT VAHS và tại phiên tòa phúc thẩm VAHS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận: Xem xét có hệ thống về khái niệm, đối tượng, phạm vi của công tố và thực hành quyền công tố, XXPT VAHS của VKSND. Bên cạnh đó nghiên cứu chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát của VKS trong các giai đoạn XXPT VAHS. Cuối cùng đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND. Về mặt thực tiễn: Khái quát thực trạng về thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS ( về giải quyết các đơn kháng cáo, kháng nghị, chuẩn bị mở phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm...). Luận văn giải quyết vấn đề thực trạng trên cơ sở phân tích các số liệu, ví dụ minh họa, đồng thời đưa ra các bất cập và hạn chế, nguyên nhân của vấn đề. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định có liên quan về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS. 3.3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS, cụ thể về khái niệm, đặc trưng của quyền công tố và kiểm sát xét XXPT VAHS của VKSND trong các phần giải quyết các đơn kháng cáo, kháng nghị, chuẩn bị mở phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm....Luận văn còn phân tích số liệu về
  • 12. 5 xét xử phúc thẩm VAHS để làm sáng tỏ về thực trạng XXPT VAHS của VKSND trong việc thực hiện chức năng của mình hiện nay. 3.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi về nội dung: XXPT có nội dung rộng và phức tạp của khoa học luật TTHS. Vì vậy, trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu chức năng, quyền hạn của VKS trong giai đoạn XXPT VAHS để làm sáng tỏ về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT VAHS một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét XXPT VAHS của VKSND từ năm 2007 đến 6/ 2011. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, những quy định pháp luật hiện hành về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và ở giai đoạn XXPT VAHS nói riêng cũng như việc tổ chức và hoạt động ở nước ta từ 1960 đến nay. Vì vậy, đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; Phương pháp khảo sát thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT VAHS của VKSND, đặt ra một số kiến nghị góp phần sửa đổi BLTTHS năm 2003, Luật tổ chức VKSND năm 2002 theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn.
  • 13. 6 Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND, những mặt được, chưa được và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong XXPT VAHS của VKSND trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
  • 14. 7 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI CỦA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Trước khi nghiên cứu về khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS của VKSND chúng ta cần tìm hiểu một vài nét về các khái niệm “quyền công tố”, “thực hành quyền công tố” và “kiểm sát xét xử các VAHS”. Trước hết, quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất Nhà nước và xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Việc tổ chức bộ máy Nhà nước để thực hiện quyền công tố trong mỗi kiểu Nhà nước đều khác nhau, luôn gắn liền với quá trình phát triển Nhà nước, tổ chức quyền lực Nhà nước, hoàn thiện và văn minh của hệ thống pháp luật. Hiện nay, nước ta có nhiều các quan điểm khác nhau về quyền công tố như: Quan điểm thứ nhất cho rằng “quyền công tố” chỉ là biện pháp pháp lý, là một trong những thẩm quyền của VKS dùng để thực hiện chức năng của VKS việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng; Tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là thực hành quyền công tố [30, tr.17- 20]. Quan điểm này đánh đồng quyền công tố với kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS. Do vậy, công tố không phải là một chức năng độc lập của VKS mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nếu hiểu quyền công tố như trên là quá rộng và chưa
  • 15. 8 chính xác. Bởi vì, chức năng công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hoàn toàn độc lập và song song tồn tại. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của KSV thì 2 chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm” [32, tr.75-76]. Theo quan điểm này thì quyền công tố không có ở giai đoạn điều tra, mà giai đoạn điều tra chỉ là giai đoạn để chuẩn bị thực hành quyền công tố ở phiên tòa; thực chất quan điểm này đã đồng nhất quyền công tố với quyền buộc tội của VKS tại phiên tòa sơ thẩm. Nếu hiểu như vậy thì phạm vi quyền công tố quá hẹp, đồng thời tạo ra sự nhầm lẫn giữa quyền công tố với thực hành quyền công tố. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Quyền công tố là quyền được Nhà nước giao cho VKS truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ quan công tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó để truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa” [36, tr.19]. Theo tác giả nhận thấy quan điểm thứ ba là hợp lý bởi lẽ: Xuất phát từ lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới nói chung cũng như lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, quyền công tố luôn luôn gắn liền với bản chất Nhà nước, với cách thức tổ chức thực hiện quyền lực ở mỗi quốc gia trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mặt khác, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII khóa VII khẳng định: “Tập trung làm chức năng công tố, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đặc biệt là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội tham nhũng. Đối với việc bắt giữ, xét xử oan sai cần truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành, đồng thời minh oan công khai, thỏa đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử sai bảo đảm quyền công dân
  • 16. 9 đúng pháp luật” [16, tr.38]. Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Điều 01, Điều 03 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 quy định VKSND có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Và trong báo cáo thẩm tra của văn bản pháp luật của Quốc hội số 729 ngày 14-3-2002 về dự án Luật Tổ chức VKSND đã xác định “Hoạt động công tố chỉ có trong các lĩnh vực hình sự, bắt đầu từ khi phát hiện, khởi tố vụ án đến truy tố bị can và tranh tụng tại phiên tòa”[10]. Từ những căn cứ vừa trình bày ở trên theo tác giả: “Quyền công tố ở Việt Nam là quyền của VKS nhân danh công quyền thực hiện việc truy cứu TNHS (buộc tội) đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội trước phiên tòa nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật”. Như vậy, quyền công tố ở nước ta chỉ có trong lĩnh vực TTHS, quyền công tố là một khái niệm luôn luôn gắn liền với tội phạm, sự buộc tội và bảo vệ việc buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội. Thứ hai, về khái niệm thực hành quyền công tố: Mặc dù có nội dung cụ thể nhưng “quyền công tố” vẫn là một khái niệm trừu tượng, mang tính lý thuyết và tồn tại dưới dạng khả năng. Để thực hiện quyền này, Nhà nước phải tổ chức ra một bộ máy và bằng hoạt động của bộ máy ấy “quyền công tố” mới trở thành hiện thực. Nói cách khác, thực hành quyền công tố là việc thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật TTHS để truy cứu TNHS người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó. “Quyền công tố” và “thực hành quyền công tố” luôn gắn chặt với nhau, không tách rời nhau trong hoạt động TTHS và mối quan hệ này cũng giống như mối quan hệ giữa “ngôn ngữ” và “lời nói”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người nhầm lẫn hoặc nhận thức sai lầm giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố, giữa thẩm quyền
  • 17. 10 VKS với các quyền năng pháp lý để thực hành thẩm quyền đó, hành vi nào là thực hành quyền công tố và hành vi nào là thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Như đã nói ở phần trên, quyền công tố là quyền nhân danh công quyền buộc tội người phạm tội và bảo vệ buộc tội đó trước phiên tòa. Để đảm bảo việc thực hiện quyền đó, Nhà nước quy định các quyền năng pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng để truy cứu TNHS đối với người phạm tội, cơ quan được giao thẩm quyền đưa vụ án ra tòa để xét xử và bảo vệ buộc tội đó gọi là cơ quan thực hành quyền công tố. Thực hành quyền công tố được hiểu là việc Nhà nước tổ chức ra đại diện của mình và giao cho đại diện ấy những quyền năng pháp lý để thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội và bảo vệ buộc tội đó trước phiên tòa. Việc tổ chức thực hành quyền công tố ở mỗi quốc gia khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, cụ thể của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố là VKS, cơ quan này có trách nhiệm thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố VAHS. Như vậy, thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định để truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Thứ ba, khi nghiên cứu về kiểm sát xét xử các VAHS: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý khi đề cập về tổ chức và hoạt động bộ máy nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng không phải là vấn đề mới nhưng rất phức tạp mang tính thời sự. Trong công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Tuy nhiên, một thực tế là trong một thời gian dài chúng ta tập trung vào lĩnh vực lập pháp và hành pháp mà chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực tư pháp. Có thể nói rằng, trước Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị cũng có những quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, sau Nghị quyết 49- NQ/TW là Nghị quyết đầu tiên về cải cách tư pháp ở nước ta là một cách toàn
  • 18. 11 diện. Hơn nữa, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước mới xuất hiện thuật ngữ quyền tư pháp, quyền lực Nhà nước là thống nhất sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2). Xuất phát từ những lý do trên, cho đến nay cách hiểu về tư pháp, quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp còn nhiều điểm khác nhau. Cùng với chức năng thực hành quyền công tố, VKS còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Trước khi làm rõ về kiểm sát xét xử VAHS, cần hiểu về khái niệm về kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Kiểm” là xét lại, xem xét một hiện tượng của đời sống xã hội làm cơ sở phục vụ cho việc duy trì, uốn nắn, tác động vào nó làm cho các hiện tượng đó phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. “Kiểm” có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào việc “kiểm” ở những đối tượng khác nhau như: “Kiểm sát” là kiểm tra, giám sát nhưng đối tượng của kiểm sát là công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án theo trình tự tố tụng do pháp luật quy định, việc tổ chức thực hiện các bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nên khái niệm kiểm sát các hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, các VAHS; việc điều tra xét xử các vụ án....[48] Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng chúng tôi cho rằng: “Kiểm sát các hoạt động tư pháp” là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước do một cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế trong các hoạt động tư pháp. Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: “Kiểm sát xét xử các VAHS” thực chất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các VAHS.
  • 19. 12 Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS là việc là VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm; được bắt đầu từ khi chuyển cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; không bị cáo, kháng nghị. Đồng thời, giám sát việc tuân theo pháp luật đảm bảo cho việc điều tra, truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác, XXPT VAHS là một giai đoạn tố tụng, vì vậy: Thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS là việc mà VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng tố tụng độc lập để truy cứu TNHS đối với người phạm tội và đồng thời kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử lại tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. 1.1.2. Đối tƣợng của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Thứ nhất, đối tượng của thực hành quyền công tố. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố, nên cũng có quan điểm khác nhau về đối tượng thực hành quyền công tố. Hiện nay, trong lý luận và thực tiễn thường nhầm lẫn giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS. Chẳng hạn, giữa quyền năng pháp lý mà VKS sử dụng để phát hiện, yêu cầu xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là quyền thuộc chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp luôn đan xen lẫn nhau. Như quyết định kháng nghị theo bản án thủ tục phúc thẩm là một ví dụ. Song để đi
  • 20. 13 đến quyết định này, VKS đã sử dụng đồng thời hai chức năng đan xen lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì thế, đối tượng của thực hành quyền công tố: Là việc sử dụng các quyền năng pháp lý để truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Thứ hai, đối tượng của kiểm sát xét xử các VAHS: Là việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm trong quá trình xét xử các VAHS và việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng. Việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng được thể hiện ở những khía cạnh sau: Tư cách pháp lý của người tiến hành tố tụng trong Hội đồng xét xử; Việc tuân theo các quy định về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử; Việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra xét hỏi tại phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; Tư cách pháp lý của những người tham gia tố tụng; Việc tuân theo các quy định trật tự phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật trong các bản án, quyết định của TA. Như vậy, đối tượng của thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS là những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. 1.1.3. Phạm vi của thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Theo từ điển Tiếng Việt thì phạm vi là: “Khoảng được giới hạn của một hoạt động, một vấn đề hay một cái gì” [44, tr 738]. Vậy “phạm vi” hay “khoảng được giới hạn” của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS được bắt đầu từ đâu và kết thúc khi nào? Phạm vi quyền công tố: Bắt đầu từ khi tội phạm thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật. Vì bản chất của quyền công tố là phát hiện
  • 21. 14 xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội vừa xảy ra. Đồng thời nói lên được vị trí, vai trò của VKS trong quá trình hoạt động tố tụng nhất là trong giai đoạn xét xử. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi thực hành quyền công tố. Việc xác định đúng đắn thống nhất phạm vi thực hành quyền công tố thì mới nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố. Như chúng ta đã biết, phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp án bị tạm đình chỉ, đình chỉ, có kháng cáo và kháng nghị). Mục đích là mọi tội phạm xảy ra đòi hỏi phát hiện kịp thời, nhanh chóng và xử lý đúng pháp luật. Do vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động. Song, để có cơ sở phát động quyền công tố thì phải có một giai đoạn chuẩn bị (tiền tố tụng). Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm xảy ra thì việc khởi tố VAHS được tiến hành, cho nên còn rất nhiều vụ phạm tội còn tồn tại trong đời sống xã hội. Mặt khác, việc khởi tố VAHS là một biện pháp thực hiện quyền công tố. Từ những vấn đề trên, phạm vi thực hành quyền công tố hẹp hơn phạm vi của quyền công tố. Nói cách khác, phạm vi của thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp vụ án được tạm đình chỉ, đình chỉ theo quy định pháp luật hoặc có kháng cáo, kháng nghị). Chúng ta đều biết, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS kế tiếp sau công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các VAHS (gọi tắt là công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các VAHS). Theo Quy chế công tác thực hành quyền công tác và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các VAHS ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao thì công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các VAHS kết thúc
  • 22. 15 khi cơ quan điều tra kết thúc việc điều tra, VKS ra quyết định truy tố (cáo trạng) hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật (Điều 2). Theo Quy chế công tác thực hành quyền công tác và kiểm sát xét xử các VAHS ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSND tối cao thì công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS bắt đầu khi VKS chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 3). Vì vậy, phạm vi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS được tính từ khi VKS chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Toà án để xét xử và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, tác giả cho rằng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS được bắt đầu từ khi Tòa án chính thức thụ lý vụ án để đưa ra xét xử. Bởi vì theo quy định của Điều 176 BLTTHS và Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 thì sau khi nhận hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến, Tòa án vẫn có quyền trả hồ sơ cho VKS nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa đầy đủ so với bản kê tài liệu hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can. Đối với các trường hợp Tòa án trả hồ sơ như trên, trách nhiệm giải quyết vẫn thuộc về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các VAHS. Ngày Tòa án chính thức thụ lý vụ án để đưa ra xét xử là mốc thời gian để tính thời hạn chuẩn bị xét xử và VKS phải căn cứ vào mốc thời gian này để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc chuẩn bị xét xử của Tòa án. Như vậy, phạm vi của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của
  • 23. 16 VKSND là từ khi có bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật. 1.2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.2.1. Cơ sở lý luận Thứ nhất, xuất pháp từ yêu cầu chung của Hiến pháp và pháp luật: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, Viện công tố được thành lập, mô hình này tiếp tục được tồn tại sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trong cơ cấu hệ thống tổ chức của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 tuy không đề cập đến Viện công tố nhưng trong cơ cấu của Tòa án có các công tố viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh Nhà nước trước phiên tòa trong các VAHS. Từ năm 1958 Viện công tố được tách khỏi Tòa án nhưng trực thuộc Chính phủ và hình thành hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập với Tòa án từ trung ương đến địa phương, hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động công tố trước Tòa án. Theo Hiến pháp năm 1959, VKS ngoài chức năng công tố còn thực hiện một chức năng thứ hai là kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 có sửa đổi một số quy định về tổ chức và hoạt động của VKS đảm nhiệm. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước mới xuất hiện thuật ngữ quyền tư pháp, quyền lực Nhà nước là thống nhất sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2). Xuất phát từ những lý do trên, cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về tư pháp, quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp. Cùng với chức năng thực hành quyền công tố, VKS còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS của
  • 24. 17 VKS là một hoạt động mang tính chất quyền lực. Bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Trên cơ sở Hiến pháp, Quốc hội tổ chức và giao cho VKSND chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 137 Hiến pháp 2002). Hoạt động của VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS nói riêng là hoạt động thực hành quyền lực Nhà nước. Các VKSND địa phương không thừa hành quyền lực của cơ quan Nhà nước địa phương mà thừa hành quyền lực của Cơ quan Nhà nước từ Viện trưởng VKSND tối cao. Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu thiết thực của hoạt động xét xử và đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng, tránh oan sai thì pháp luật nước ta quy định chế độ hai cấp xét xử (Điều 20). BLTTHS năm 2003 thể chế hóa đường lối của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Chỉ thị 53, Nghị quyết 08 của Bộ chính trị. Thêm vào đó, BLTTHS năm 2003 cũng dành một chương riêng để quy định về tính chất và thủ tục của XXPT VAHS. Theo đó, VKS thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật để phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân. VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý kịp thời...
  • 25. 18 Một điểm mới trong BLTTHS năm 2003 là việc Tòa án cấp phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi Tòa án sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Trước đây đối với những trường hợp này, Tòa án phúc thẩm không có quyền hủy án mà phải y án sơ thẩm và kiến nghị cấp giám đốc thẩm giải quyết làm cho vụ án phải qua nhiều thủ tục không cần thiết. Chính từ quy định này, việc bảo vệ quan điểm truy tố của VKS cũng được thực hiện tốt hơn thông qua việc VKS kháng nghị yêu cầu Tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm để xét lại. Tính chất của XXPT VAHS là sau khi xét xử sơ thẩm, vụ án có thể được đem ra XXPT nếu có kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án, hoặc quyết định sơ thẩm (Điều 241 BLTTHS năm 2003). Như vậy, về bản chất pháp lý, thủ tục phúc thẩm là thủ tục mà Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc xét xử lại quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền nhất định như quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nhất là biện pháp tạm giam. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại....Một tính chất quan trọng nữa (là ngoài việc thể hiện hai cấp xét xử) là bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay lập tức. Ở BLTTHS năm 1988 chưa quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định phúc thẩm, nhưng ở BLTTHS năm 2003 quy định rất cụ thể về “Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án” (Điều 248) và “Quyết định phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định” (Điều 253).
  • 26. 19 Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác như: Luật Tổ chức VKSND, các Quy chế, Nghị quyết về hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS cụ thể: Luật Tổ chức VKSND: Sau khi giành độc lập, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 về cách thức tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Theo đó Công tố viên Biện Lý thuộc Tòa án đệ nhị cấp thực hiện quyền công tố tại phiên xử đại hình. Điều 34 Sắc lệnh quy định: “Tòa đại hình sơ thẩm. Ông Biện Lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống án lên Tòa thượng thẩm” [13]. Sau khi Viện Công tố được thành lập, quyền kháng nghị phúc thẩm trong thời hạn luật định đối với những bản án, nghị quyết, quyết định, mệnh lệnh nếu không đúng với luật pháp tiếp tục được ghi nhận trong Nghị định 256-TTg ngày 1/7/1958 của Chính phủ. Năm 1960, hệ thống VKSND chính thức được thành lập, các đạo luật về tổ chức VKSND các năm 1960, 1980, 1992, 2002 đều quy định VKSND có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cùng cấp và dưới một cấp khi thấy có vi phạm pháp luật. Khi quy định về các công tác thực hiện chức năng của VKS, Điểm d Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 1960 đã quy định: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các TAND...”. Theo đó, VKSND chỉ được quy định một nhiệm vụ, quyền hạn là kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của TAND cùng cấp và cấp dưới một cấp (Điều 17). Tổ chức bộ máy thực hiện công tác này ở VKSND tối cao là Vụ kiểm sát xét xử hình sự (Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 16-04-1962 quy định cụ thể về tổ chức của VKSND tối cao). Và ở các Luật tổ chức VKSND năm 1981 và 1992 quy định: Một là yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những VAHS cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử, hai là kháng nghị theo thủ tục phúc
  • 27. 20 thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của TAND theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đến Luật Tổ chức VKSND năm 2002 khái niệm “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các VAHS” (Điểm 3 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2002) vẫn được sử dụng. Đây là nội dung của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp được quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 2002. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 vẫn khẳng định: VKSND giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp [18, tr.5]. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Điều, khoản BLHS là căn cứ truy cứu TNHS và quyết định hình phạt. Việc áp dụng điều, khoản của BLHS là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố xét xử người có hành vi phạm tội. Thực tế cho thấy, trong những năm qua các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các điều, khoản của BLHS, đảm bảo truy tố đúng pháp luật. Tuy nhiên, cũng còn không ít các trường hợp cấp phúc thẩm phải sửa án sơ thẩm và trong đó chiếm tỷ lệ đáng kể là việc sửa án sơ thẩm về áp dụng điều, khoản BLHS. Việc áp dụng không đúng điều, khoản BLHS thường dẫn đến việc quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra làm hạn chế tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa của hình phạt. Định tội danh không đúng thường tập trung chủ yếu ở các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự của con người, nhóm các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm sở hữu...Mặt khác, những sai sót của cấp sơ thẩm về áp dụng điều khoản BLHS có một phần trách nhiệm của KSV. KSV được giao thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa hình sự là người đại diện cho VKS, thay mặt
  • 28. 21 Nhà nước giữ quyền công tố trước Tòa. Khi tham gia xét xử tại phiên tòa, KSV thực hiện việc buộc tội nhân danh Nhà nước. Không chỉ buộc tội, KSV còn có nghĩa vụ đảm bảo việc xét xử của Hội đồng xét xử được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật TTHS. Mọi vi phạm đều phải được khắc phục và loại trừ. Phiên tòa sơ thẩm là phiên tòa được cơ quan xét xử mở lần đầu để xem xét việc bị cáo có tội hay không có tội? Nếu có tội thì là tội gì? Vi phạm điều khoản nào và cần phải áp dụng hình phạt nào để tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra. Việc xét xử có đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật hay không phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng xét xử; nhưng KSV là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo cho việc xét xử đó phải đúng pháp luật và công bằng. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, nhiều KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm còn quá nhiều sai sót như: nghiên cứu hồ sơ chưa sâu, chưa toàn diện, chưa đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS trong quá trình truy tố, xét xử chưa chính xác hoặc còn bỏ sót những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ngoài ra, ở cấp sơ thẩm còn có nhiều trường hợp vi phạm BLTTHS và các văn bản hướng dẫn như: Việc điều tra thu thập chứng cứ không khách quan, toàn diện, bỏ lọt tội phạm, vi phạm thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử, xác định tư cách người tham gia tố tụng, xác định tuổi chịu TNHS của bị cáo và tuổi của bị hại chưa chính xác, vi phạm quyền tố tụng khác như việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS; nghị án không đúng, không đủ thành phần, không biểu quyết riêng từng phần tội danh, điều luật áp dụng, mức án cũng dẫn đến việc xét xử, định tội danh không được chính xác và đầy đủ. Từ những lý do trên xét thấy việc quy định về “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, vai trò thực hành
  • 29. 22 quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND có ý nghĩa rất lớn đến việc đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.3. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Sự tham gia, vai trò vị trí của cơ quan Công tố trong giai đoạn XXPT ở mỗi quốc gia được thể hiện tùy thuộc vào truyền thống pháp luật ví dụ: 1.3.1. Viện công tố Cộng hòa liên bang Đức Céng hßa liªn bang §øc (CHLB) kh«ng cã mét ®¹o luËt riªng vÒ V¨n phßng c«ng tè. LuËt tæ chøc Toµ ¸n (LTCTA) n¨m 1877, ®-îc söa ®æi, bæ sung n¨m 1975 (LTCTA) chøa ®ùng mét sè c¸c quy ®Þnh lÎ tÎ (tõ §iÒu 141 ®Õn §iÒu 152) vÒ tæ chøc cña c¸c c¬ quan tham gia vµo viÖc truy tè, trong khi ®ã thÈm quyÒn cña c«ng tè viªn ®-îc quy ®Þnh trong BLTTHS. Theo quy định của pháp luật hình sự CHLB Đức, tất cả các VAHS được giải quyết thông qua một hệ thống Tòa án 4 cấp (Điều 13 Luật Tòa án), bao gồm: Các Tòa án địa phương; Các Tòa án quận; Các Tòa án tối cao bang; Các Tòa án tối cao liên bang [24]. C¬ quan c«ng tè t¹i CHLB §øc, gièng nh- hÖ thèng Toµ ¸n, chñ yÕu ®-îc tæ chøc ë cÊp bang, gåm cã 116 V¨n phßng c«ng tè cÊp tØnh thùc hµnh quyÒn c«ng tè t¹i c¸c Toµ ¸n s¬ cÊp vµ c¸c Toµ ¸n cÊp tØnh; 25 V¨n phßng c«ng tè cÊp khu vùc thùc hµnh quyÒn c«ng tè t¹i c¸c Toµ ¸n phóc thÈm bang. C¸c V¨n phßng c«ng tè cÊp tØnh lµ cÊp d-íi cña V¨n phßng c«ng tè cÊp khu vùc; c¸c V¨n phßng c«ng tè cÊp khu vùc lµ cÊp d-íi cña Bé T- ph¸p bang. V¨n phßng c«ng tè liªn bang ®-îc tæ chøc ngang cÊp víi Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang. C¸c c¬ quan c«ng tè liªn bang vµ bang kh«ng cã quan hÖ qua l¹i vµ hä chØ cïng tiÕn hµnh ho¹t ®éng trong mét sè Ýt tr-êng hîp. C¬ quan c«ng tè liªn bang chñ yÕu cã tr¸ch nhiÖm ®¹i diÖn cho Nhµ n-íc tr-íc Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang (kho¶n 1 §iÒu 142 LTCTA). Tuy nhiªn, c«ng tè viªn liªn bang còng
  • 30. 23 cã tr¸ch nhiÖm ®iÒu tra mét sè téi nghiªm träng nhÊt ®Þnh chèng l¹i nhµ n-íc, vÝ dô nh- téi khñng bè, vµ cã thÓ nép b¶n luËn téi ®èi víi nh÷ng vô ¸n nµy lªn Toµ ¸n phóc thÈm bang cã thÈm quyÒn (ho¹t ®éng víi t- c¸ch Toµ ¸n s¬ thÈm trong nh÷ng vô ¸n nµy: c¸c ®iÒu 120, 142a LTCTA). ViÖc trïng lÆp thÈm quyÒn gi÷a c«ng tè viªn liªn bang vµ bang còng ph¸t sinh khi c«ng tè viªn cÊp bang muèn kh¸ng c¸o mét ph¸n quyÕt cña Toµ ¸n cÊp tØnh. Tr-êng hîp nµy c«ng tè viªn cÊp bang nép ®¬n kh¸ng c¸o lªn Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang kÌm theo b¶n tãm t¾t néi dung vô ¸n. Tuy nhiªn, chØ V¨n phßng c«ng tè liªn bang míi cã toµn quyÒn ®¹i diÖn cho nhµ n-íc tr-íc Toµ ¸n phóc thÈm liªn bang. NÕu c«ng tè viªn liªn bang cho r»ng kh¸ng nghÞ kh«ng cã lîi, do sù ®éc lËp trong quan hÖ gi÷a c«ng tè liªn bang vµ bang, ng-êi nµy kh«ng thÓ rót kh¸ng nghÞ hoÆc ra lÖnh cho c«ng tè viªn cÊp bang lµm viÖc nµy. C«ng tè viªn liªn bang cã thÓ yªu cÇu Tßa ¸n phóc thÈm liªn bang tõ chèi kh¸ng nghÞ, nh-ng Tßa ¸n phóc thÈm liªn bang kh«ng buéc ph¶i thùc hiÖn. C¶ c¬ quan c«ng tè liªn bang vµ bang ®Òu ®-îc tæ chøc theo ngµnh däc (§iÒu 147 LTCTA). Bé tr-ëng T- ph¸p (bang hoÆc liªn bang) ®øng trªn ®Ønh cña cÊu tróc nµy. T¹i cÊp liªn bang chØ cã mét c¬ quan c«ng tè lµ V¨n phßng c«ng tè liªn bang do Tæng c«ng tè liªn bang ®øng ®Çu. T¹i cÊp bang, viªn chøc cao cÊp nhÊt lµ Tæng c«ng tè t¹i Tßa ¸n phóc thÈm bang. MÆc dï vËy, hä ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm tr-íc Bé tr-ëng T- ph¸p bang vµ nhËn lÖnh tõ ng-êi nµy. Mçi V¨n phßng c«ng tè do mét c«ng tè viªn tr-ëng ®øng ®Çu, ng-êi chÞu tr¸ch nhiÖm tr-íc Tæng c«ng tè bang. CÇn l-u ý r»ng kh«ng cã sù phô thuéc lÉn nhau hoÆc kiÓm so¸t gi÷a hÖ thèng c¸c c¬ quan t- ph¸p vµ c¬ quan c«ng tè (§iÒu 150 vµ 151 LTCTA). Căn cứ để mở thủ tục XXPT là khi có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Tuy nhiên, không phải mọi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm có thể đương nhiên dẫn tới việc mở phiên tòa phúc thẩm. Đối với những kháng án có tính tiết của vụ án và việc áp dụng pháp luật sẽ không
  • 31. 24 được chấp nhận nếu không có căn cứ rõ ràng. Công tố viên có quyền kháng nghị nếu cho rằng bản án đưa ra không đúng, bất kể bản án đó có lợi hay không có lợi đối với bị cáo. Việc kháng nghị của cơ quan công tố còn có thể nhằm mục đích bảo vệ quyền của bị cáo. Theo Điều 314, 317, 345 của BLTTHS Đức đối với kháng cáo, kháng nghị về các tình tiết thực tế của vụ án và việc áp dụng pháp luật trong bản án thì thời hạn 1 tuần kể từ ngày bản án được công bố. Đối với trường hợp bị cáo không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn này tính từ khi bị cáo nhận được bản án. Việc kháng án có thể đưa ra bằng lời tại Tòa án sơ thẩm và được Thư ký Tòa án ghi âm hoặc bằng văn bản. Đối với kháng cáo, kháng nghị về một số điểm áp dụng pháp luật thì thời hạn kháng án là 1 tháng kể từ khi được tống đạt. Cơ quan Công tố có thể rút, hủy bỏ kháng nghị trước khi thời hạn kháng nghị kết thúc. Kháng nghị vì lợi ích của bị cáo chỉ được phép rút, hủy bỏ trước khi có sự đồng ý của bị cáo (Điều 302, 303 BLTTHS Đức). Theo đó thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm của Tòa án địa phương thuộc về Tòa án quận và Tòa án tối cao có thẩm quyền XXPT các bản án đối với các vấn đề về luật mà các tòa địa phương trực tiếp chuyển lên. Tuy nhiên, Tòa án phúc thẩm chỉ xét xử vụ án trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị, không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo và kháng nghị của cơ quan công tố theo hướng có lợi cho bị cáo [5]. Về thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị (Điều 320, 321, 322a BLTTHS Đức): Sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, Tòa án đã thụ lý vụ án có trách nhiệm chuyển kháng cáo cho cơ quan công tố. Đối với kháng nghị của cơ quan công tố, Tòa án có trách nhiệm tống đạt các tài liệu liên quan đến việc kháng nghị, căn cứ kháng nghị. Cơ quan công tố có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan công tố cùng cấp với Tòa án XXPT. Sau đó hồ sơ này được chuyển đến Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa gửi giấy
  • 32. 25 triệu tập những người có liên quan tới phiên tòa chính thức. Việc triệu tập người làm chứng, người giám định đã được thẩm vấn tại phiên tòa sơ thẩm sẽ được thực hiện nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan công tố có quyền triệu tập thêm những người có liên quan tham dự phiên tòa. Trong phiên tòa phúc thẩm Công tố viên trình bày nội dung vụ án và quá trình tố tụng ở cấp sơ thẩm và những vấn đề trong bản án liên quan đến việc kháng án. Tham gia thẩm vấn bị cáo, tiến hành tranh luận với người bào chữa và bị cáo. Sau đó, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định hủy bỏ bản án sơ thẩm khi thấy bản án sơ thẩm không đúng pháp luật, đồng thời, chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án nếu Tòa án đã xét xử sơ thẩm sai thẩm quyền [5]. 1.3.2. Viện công tố Nhật Bản HÖ thèng tæ chøc cña ViÖn c«ng tè NhËt B¶n ®-îc tæ chøc t-¬ng øng víi hÖ thèng Toµ ¸n NhËt B¶n vµ ®-îc chia thµnh 4 cÊp. CÊp cao nhÊt lµ ViÖn c«ng tè trung -¬ng cã thÈm quyÒn xö lý, thùc hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c VAHS bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ ®-a ra xÐt xö t¹i Toµ ¸n tèi cao. C¬ cÊu tæ chøc cña C¬ quan c«ng tè tèi cao gåm: V¨n phßng th- ký, Côc ®iÒu tra, Vô gi¸m s¸t ®iÒu tra, Vô an ninh c«ng céng, Vô xÐt xö [26]. CÊp thø 2 lµ 8 ViÖn c«ng tè cÊp cao ®-îc tæ chøc ë 8 vïng: Tokyo, Osaka, Nagoya, Hiroshima, Fukuoka, Sendai, Sapporo, Takamatsu. C¬ quan c«ng tè cÊp cao gi¶i quyÕt c¸c b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh h×nh sù bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ cña Toµ ¸n ®Þa ph-¬ng, Toµ ¸n gia ®×nh vµ ®-îc ®-a ra xÐt xö t¹i 8 Toµ ¸n cÊp cao. CÊp thø 3 lµ 50 ViÖn c«ng tè cÊp quËn (District) ®Æt t¹i c¸c tØnh. VÒ nguyªn t¾c, mçi tØnh cã mét ViÖn c«ng tè cÊp quËn nh-ng riªng tØnh Hokaido ë phÝa B¾c do diÖn tÝch réng nªn ®-îc tæ chøc 4 c¬ quan c«ng tè: Hokaido, Kushiro, Asakhikawa, Hakodate. C¬ quan c«ng tè cÊp quËn xö lý vµ thùc hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c vô ¸n h×nh sù (vµ c¸c vô viÖc kh¸c) thuéc
  • 33. 26 thÈm quyÒn cña Toµ ¸n cÊp quËn vµ Toµ gia ®×nh (District and Family Courts). CÊp thø 4 lµ 438 ViÖn c«ng tè khu vùc (local) cã nhiÖm vô xö lý vµ thùc hµnh quyÒn c«ng tè ®èi víi c¸c vô ¸n h×nh sù (vµ c¸c viÖc kh¸c) t¹i c¸c Toµ ¸n gi¶n l-îc (Summary Courts). Toµ ¸n gi¶n l-îc lµ cÊp toµ cã thÈm quyÒn xÐt xö ®èi víi c¸c VAHS mµ h×nh ph¹t cao nhÊt cã thÓ ¸p dông kh«ng qu¸ 3 n¨m tï. C¸c chøc danh ph¸p lý trong ViÖn c«ng tè bao gåm: Tæng tr-ëng c«ng tè, Phã Tæng tr-ëng c«ng tè; c«ng tè viªn tr-ëng; c«ng tè viªn vµ trî lý c«ng tè viªn. Tæng tr-ëng c«ng tè víi t- c¸ch lµ ng-êi ®øng ®Çu ViÖn c«ng tè trung -¬ng cã nhiÖm vô: §iÒu hµnh c«ng viÖc, kiÓm tra, gi¸m s¸t c¸n bé trong ViÖn c«ng tè trung -¬ng vµ hÖ thèng ViÖn c«ng tè cÊp d-íi. Phã Tæng tr-ëng c«ng tè chÞu tr¸ch nhiÖm tr-íc Tæng tr-ëng c«ng tè, gióp viÖc cho Tæng tr-ëng c«ng tè, thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng cña Tæng tr-ëng c«ng tè trong tr-êng hîp Tæng tr-ëng c«ng tè bÞ cÊm ®¶m nhiÖm chøc vô hoÆc vÞ trÝ Tæng tr-ëng c«ng tè vÉn ®ang ch-a cã ng-êi ®¶m nhiÖm. C«ng tè viªn tr-ëng t¹i ViÖn c«ng tè cÊp cao cã nhiÖm vô ®iÒu hµnh c«ng viÖc trong c¬ quan, kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña c¸c c¸n bé, viªn chøc trong c¬ quan vµ cña c¸c c¬ quan c«ng tè cÊp d-íi trong ph¹m vi thÈm quyÒn khu vùc m×nh qu¶n lý. C«ng tè viªn tr-ëng c¸c ViÖn c«ng tè cÊp quËn cã nhiÖm vô: ®iÒu hµnh c«ng viÖc trong c¬ quan, kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña c¸n bé, viªn chøc thuéc quyÒn qu¶n lý vµ c¸c ViÖn c«ng tè khu vùc trong ph¹m vi thÈm quyÒn ®Þa ph-¬ng qu¶n lý. C«ng tè viªn ®-îc ph©n c«ng c«ng t¸c t¹i ViÖn c«ng tè trung -¬ng, ViÖn c«ng tè cÊp cao hoÆc ViÖn c«ng tè cÊp quËn vµ cÊp khu vùc. Trî lý c«ng tè viªn ®-îc ph©n c«ng c«ng t¸c t¹i c¸c c¬ quan c«ng tè khu vùc, cã nhiÖm vô ®iÒu tra c¸c vô ¸n h×nh sù, truy tè hoÆc gi¸m s¸t thi hµnh ¸n.
  • 34. 27 HÖ thèng c«ng tè NhËt B¶n ho¹t ®éng theo nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt vµ ®éc lËp trong ho¹t ®éng cña c«ng tè viªn. Hai nguyªn t¾c nµy cã vÎ m©u thuÉn víi nhau nh-ng l¹i cïng tån t¹i vµ ®-îc coi nh- mét trong nh÷ng ®Æc thï cña hÖ thèng c«ng tè NhËt B¶n. Theo nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt, c«ng tè viªn ®-îc ®éc lËp trong c¸c ho¹t ®éng cô thÓ, quyÕt ®Þnh truy tè hay kh«ng truy tè vô viÖc mµ kh«ng bÞ bÊt kú can thiÖp nµo tõ bªn ngoµi vµ luËt ph¸p cã ®ñ ®¶m b¶o ®Ó c«ng tè viªn thùc hiÖn ho¹t ®éng mét c¸ch ®éc lËp. Theo nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt, mäi quyÕt ®Þnh quan träng nh- khi quyÕt ®Þnh truy tè hay kh«ng truy tè mét vô viÖc, c¸c c«ng tè viªn ®Òu ph¶i b¸o c¸o víi l·nh ®¹o cña c¬ quan c«ng tè cÊp m×nh. TÝnh ®éc lËp ®¶m b¶o ®Ó c¸c c«ng tè viªn trong mét ViÖn c«ng tè tr¸nh ®-îc nh÷ng ¶nh h-ëng tõ bªn ngoµi, cßn tÝnh tËp trung thèng nhÊt ®Ó ®¶m b¶o sù thèng nhÊt trong ®-êng lèi truy tè cña toµn ngµnh. Thùc tÕ th× c¸c ¸n cô thÓ do c¸c c«ng tè viªn thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng tè tông, khi cÇn ra nh÷ng quyÕt ®Þnh quan träng th× c«ng tè viªn ph¶i b¸o c¸o víi nh÷ng ng-êi ®øng ®Çu c¬ quan c«ng tè mµ m×nh trùc thuéc. MÆc dï rÊt h·n h÷u, c«ng tè viªn cã thÓ truy tè tr¸i víi mÖnh lÖnh cña cÊp trªn vµ viÖc truy tè nµy vÉn cã hiÖu lùc vÒ tè tông. Cã ®iÓm l-u ý lµ, vÒ mÆt tæ chøc vµ qu¶n lý th× c¸c ViÖn c«ng tè cÊp d-íi ®Òu trùc thuéc ViÖn c«ng tè trung -¬ng, ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè cÊp trªn cã quyÒn h¹n chØ huy vµ gi¸m s¸t c¸c c«ng tè viªn thuéc quyÒn qu¶n lý trùc tiÕp vµ c¸c ViÖn c«ng tè cÊp d-íi. Nh-ng vÒ nghiÖp vô, ViÖn c«ng tè khu vùc kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn c«ng tè cÊp quËn, ViÖn c«ng tè cÊp quËn kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn c«ng tè cÊp cao vµ ViÖn c«ng tè cÊp cao kh«ng ph¶i lµ cÊp d-íi cña ViÖn c«ng tè trung -¬ng. Dï ¸p dông nguyªn t¾c tËp trung thèng nhÊt nh-ng c¸c quyÕt ®Þnh ®Òu ®-îc ban hµnh t¹i mçi ViÖn c«ng tè vµ ng-êi ®øng ®Çu mçi ViÖn c«ng tè lµ ng-êi chÞu tr¸ch nhiÖm. Ng-êi ta hay nãi vÒ tÝnh ®oµn kÕt cña c¸c c«ng tè viªn NhËt B¶n khi bµn vÒ vÊn ®Ò nµy. §oµn kÕt võa ®Ó ®¶m b¶o tÝnh tËp trung thèng nhÊt, võa ®Ó ®¶m b¶o tr¸nh nh÷ng t¸c ®éng ¶nh h-ëng tõ
  • 35. 28 bªn ngoµi. Nguyªn t¾c vÒ tÝnh tËp trung thèng nhÊt trong hÖ thèng c«ng tè cã thÓ ®-îc coi lµ mét ®Æc thï khi NhËt B¶n vËn dông kinh nghiÖm tõ ph¸p luËt n-íc ngoµi nh-ng vÉn bÞ chØ trÝch bëi c¸c häc gi¶ ph-¬ng T©y v× hä cho r»ng khã cã thÓ kÕt hîp hai nguyªn t¾c nµy trong ho¹t ®éng cña c«ng tè viªn. Luật TTHS Nhật Bản quy định các bên có thể kháng án phúc thẩm 2 lần. Lần thứ nhất là phúc thẩm KOSO hay còn gọi là phúc thẩm đệ nhất cấp, lần thứ 2 là phúc thẩm JOKOKU, hay còn gọi là phúc thẩm đệ nhị cấp [26]. Ở phúc thẩm đệ nhất cấp (phúc thẩm Koso), căn cứ để mở thủ tục XXPT khi có kháng cáo của công tố viên, bị cáo, người đại diện hoặc người giám hộ hoặc người bào chữa của bị cáo hoặc những người có liên quan đến phán quyết của Tòa án. Lý do kháng cáo Koso và điều kiện để được chấp thuận kháng cáo Koso là thủ tục xét xử sơ thẩm có vi phạm pháp luật tố tụng, bản án sơ thẩm có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật; Có sự nhận định sai về các tình tiết khách quan trong vụ án của Tòa án sơ thẩm hoặc có những vi phạm rõ ràng khác trong bản án sơ thẩm hoặc việc áp dụng hình phạt trong bản án sơ thẩm không phù hợp( Điều 377 – 382 BLTTHS Nhật Bản). Thời hạn kháng cáo Koso đối với bản án sơ thẩm của Tòa án quận, Tòa án gia đình, Tòa án giản lược là 14 ngày kể từ ngày tuyên án. Đơn kháng cáo phải được nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm. Nội dung đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do kháng cáo. Thẩm quyền XXPT Koso thuộc về Tòa án cấp cao. Thành phần bắt buộc tham gia phiên tòa phúc thẩm là Công tố viên và luật sư bào chữa, bị cáo không bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm (Điều 388, 389). Tại phiên tòa phúc thẩm, Công tố viên và luật sư bào chữa phải tranh luận với nhau về lý do đưa ra kháng cáo và trong phạm vi kháng cáo. Không giống như thủ tục xét xử sơ thẩm, khi XXPT Tòa án không bắt buộc dựa trên cơ sở thẩm vấn nhân chứng hoặc xem xét chứng cứ mới. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể thẩm vấn nhân chứng để tìm sự
  • 36. 29 thật vụ án. Hội đồng XXPT có thẩm quyền từ chối đơn kháng cáo Koso trong trường hợp nộp quá thời hạn luật định; không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Hủy bản án sơ thẩm nếu phát hiện bản án sơ thẩm sai sót hoặc nếu xét thấy vụ án cần được xem xét lại tại Tòa án cấp sơ thẩm thì trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án sơ thẩm để xét xử lại. Ở phúc thẩm đệ nhị cấp (phúc thẩm JOKOKU), khi xét thấy phán quyết ở Tòa án sơ thẩm có vi phạm về Hiến pháp hoặc có sai lầm trong việc áp dụng Hiến pháp hoặc việc giải quyết vụ án mâu thuẫn với tiền lệ do Tòa án cấp cao hoặc Tòa án tối cao ban hành thì Công tố viên có quyền kháng nghị đối với bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao. Thẩm quyền XXPT thuộc về Tòa án tối cao (Điều 406). Cũng giống như phiên tòa phúc thẩm Koso thành phần bắt buộc tham gia phiên tòa là Công tố viên và luật sư bào chữa, bị cáo không bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Công tố viên và luật sư bào chữa phải tranh luận với nhau về lý do đưa ra kháng cáo [25]. 1.3.3. Viện công tố Pháp T¹i Ph¸p, thÈm ph¸n c«ng t¸c t¹i hai ng¹ch lµ ng¹ch xÐt xö vµ ng¹ch c«ng tè. HÖ thèng c«ng tè bao gåm ®éi ngò c«ng tè viªn ®Æt bªn c¹nh c¸c Toµ ¸n thuéc ng¹ch t- ph¸p, kh«ng cã ng¹ch c«ng tè bªn c¹nh Toµ hµnh chÝnh. Sø mÖnh cao c¶ cña c¸c c«ng tè viªn lµ b¶o vÖ lîi Ých chung cña x· héi ®ång thêi b¶o vÖ quyÒn tù do cña c¸ nh©n. Cho ®Õn nay, vÒ mÆt h×nh thøc ViÖn C«ng tè Ph¸p ®-îc ®Æt trong hÖ thèng Toµ ¸n, nh-ng kh«ng lÖ thuéc vµo Toµ ¸n. HÖ thèng c¬ quan C«ng tè Ph¸p gåm cã: ViÖn C«ng tè bªn c¹nh c¸c Toµ ¸n s¬ thÈm thÈm quyÒn réng, ViÖn C«ng tè bªn c¹nh Toµ phóc thÈm, ViÖn C«ng tè bªn c¹nh Toµ ph¸ ¸n. §øng ®Çu trong c¬ cÊu hÖ thèng c«ng tè lµ Bé tr-ëng T- ph¸p kiªm Ch-ëng Ên. Ch-ëng Ên cã thÓ ra mÖnh lÖnh chØ ®¹o hoÆc d-íi d¹ng c¸c chØ thÞ tæng qu¸t chØ ®¹o c¸c c«ng tè viªn Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n ®Ó thèng nhÊt
  • 37. 30 hµnh ®éng cña hä. C¸c c«ng tè viªn Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n theo dâi c«ng tè viªn Toµ s¬ thÈm khëi tè, truy tè theo ®óng ph¸p luËt, b¶o ®¶m quyÒn b×nh ®¼ng cña tÊt c¶ mäi ng-êi trong TTHS. Mçi Toµ phóc thÈm vµ Toµ ph¸ ¸n cã mét vµi c«ng tè viªn cã tr¸ch nhiÖm theo dâi sao cho c¸c c«ng tè viªn Toµ s¬ thÈm thùc hiÖn quyÒn c«ng tè thèng nhÊt, b¶o ®¶m quyÒn b×nh ®¼ng cña mäi c«ng d©n trong dÞch vô c«ng céng. VÒ mÆt nh©n sù vµ qu¶n lý hµnh chÝnh, ViÖn C«ng tè trùc thuéc Bé T- ph¸p, nh-ng mèi quan hÖ gi÷a Bé tr-ëng Bé T- ph¸p vµ ViÖn c«ng tè kh«ng ph¶i lµ mèi quan hÖ chØ ®¹o trùc tiÕp mµ lµ Bé T- ph¸p gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña ViÖn c«ng tè. C¸c c«ng tè viªn ho¹t ®éng d-íi sù kiÓm tra cña Bé tr-ëng Bé T- ph¸p vµ cã thÓ nhËn c¸c h-íng dÉn chung hoÆc c¸c chØ thÞ chung vÒ chÝnh s¸ch h×nh sù tõ Bé tr-ëng Bé T- ph¸p. C¸c c«ng tè viªn kh«ng phô thuéc vµo ChÝnh phñ; c¸c quan chøc ChÝnh phñ kh«ng cã quyÒn chØ thÞ c«ng tè viªn thùc hiÖn c¸c yªu cÇu ph¸p lý. HiÕn ph¸p n¨m 1958 ®· nªu, tÊt c¶ c¸c ThÈm ph¸n xÐt xö vµ c«ng tè viªn ®Òu ®éc lËp, d-íi sù b¶o ®¶m cña Tæng thèng. TÝnh ®éc lËp cña c¸c thÈm ph¸n xÐt xö dùa trªn quyÒn kh«ng thÓ b·i miÔn cña m×nh. Cßn tÝnh ®éc lËp cña c¸c c«ng tè viªn chñ yÕu dùa trªn quyÒn tù do luËn téi cña m×nh, ®éc lËp víi TA vµ c¸c bªn khiÕu kiÖn. ViÖn c«ng tè ®ãng vai trß quan träng kh«ng chØ víi t- c¸ch lµ c¬ quan truy tè téi ph¹m mµ cßn víi t- c¸ch lµ c¬ quan ®¹i diÖn cho x· héi b¶o vÖ lîi Ých chung vµ b¶o ®¶m viÖc ¸p dông ®óng ph¸p luËt. Do ®ã, c«ng tè viªn lµ ng-êi cã thÈm quyÒn trong tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt: LuËt h×nh sù, tè tông h×nh sù, d©n sù, LuËt th-¬ng m¹i, LuËt c«ng ty… Víi t- c¸ch lµ mét bé phËn trong hÖ thèng tµi ph¸n h×nh sù, ViÖn c«ng tè ph¶i cã mÆt t¹i trong c¸c cuéc tranh tông t¹i Toµ vµ b¶n ¸n h×nh sù chØ cã hiÖu lùc khi cã mÆt ViÖn c«ng tè khi tuyªn ¸n. QuyÒn c«ng tè lµ mét tæng thÓ c¸c quyÒn, bao gåm kh«ng chØ quyÒn khëi tè, truy tè mµ cßn lµ nghÜa vô b¶o vÖ sù buéc téi cña m×nh tr-íc Toµ (®äc c¸o tr¹ng, gi¶i thÝch t¹i sao l¹i truy tè
  • 38. 31 víi ý nghÜa buéc téi vµ ®Ò nghÞ víi Toµ møc h×nh ph¹t). ViÖn c«ng tè cßn thùc hiÖn nhiÖm vô c¶ trong lÜnh vùc thi hµnh ¸n h×nh sù, v× ViÖn c«ng tè truy tè yªu cÇu xÐt xö th× ph¶i cã tr¸ch nhiÖm theo dâi viÖc thi hµnh ¸n h×nh sù. ViÖn c«ng tè cßn nh©n danh c«ng quyÒn khëi tè. QuyÒn khëi tè kh¸c quyÒn yªu cÇu khëi kiÖn cña ng-êi bÞ h¹i ë chç, quyÒn khëi tè th× b¶o vÖ lîi Ých c«ng, cßn quyÒn kiÖn cña ®-¬ng sù nh»m b¶o vÖ lîi Ých riªng cña ng-êi bÞ h¹i. Đối với thủ tục phúc thẩm các phán quyết của Tòa án vi cảnh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Công tố viên cấp quận, Công tố viên trưởng và cán bộ truy tố bên cạnh Tòa án cảnh sát và Tòa án cộng đồng có quyền kháng nghị phán quyết Tòa án vi cảnh. Đối với trường hợp, bị cáo hoặc các bên dân sự được xét xử vắng mặt đồng thời ngày tuyên án không có mặt luật sư hoặc người đại diện thì thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày tống đạt phán quyết (Điều 547 BLTTHS Pháp). Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm gồm Công tố viên, những người có đơn kháng cáo, bị cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công tố viên có quyền phản đối việc thẩm vấn đối với những nhân chứng đã được Tòa án cấp sơ thẩm thẩm vấn. Thủ tục phúc thẩm phán quyết của Tòa tiểu hình: Công tố viên có quyền kháng nghị độc lập hoặc kháng nghị kèm theo kháng cáo của bị cáo. Gi÷ quyÒn c«ng tè sÏ do ViÖn tr-ëng hoÆc mét Phã ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè bªn c¹nh Toµ phóc thÈm hoÆc c«ng tè viªn thùc hiÖn (§iÒu 510 BLTTHS). Thủ tục phúc thẩm phán quyết của Tòa đại hình: Gi÷ vai trß c«ng tè lµ ViÖn tr-ëng ViÖn c«ng tè hoÆc Phã ViÖn tr-ëng hoÆc c«ng tè viªn bªn c¹nh Toµ phóc thÈm ®¶m nhiÖm. Kháng nghị của Công tố viên, công tố viên trưởng được gửi cho Tòa phúc thẩm. Trong trường hợp, trụ sở của Tòa đại hình không cùng địa điểm với trụ sở của Tòa phúc thẩm thì kháng nghị có chữ ký của Công tố viên trưởng được gửi ngay cho văn phòng Tòa đại hình. Gửi kèm kháng nghị là các bình luận của Công tố viên về bản án bị khiếu nại trong
  • 39. 32 trường hợp cần thiết, Công tố viên có thể gửi kèm theo hồ sơ vụ án. Héi ®ång xÐt xö cña Toµ ®¹i h×nh cã c¸c båi thÈm ®oµn vµ c¸c thÈm ph¸n chuyªn nghiÖp. §©y lµ ®iÓm kh¸c so víi Toµ vi c¶nh vµ Toµ tiÓu h×nh lµ héi ®ång xÐt xö chØ cã ThÈm ph¸n chuyªn nghiÖp. Tuy nhiên, trong phạm vi xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm theo Điều 380-3, 380-6 BLTTHS thì Tòa án cấp phúc thẩm không được tuyên hình phạt nặng hơn đối với bị cáo và không được tăng nặng trách nhiệm dân sự của bị cáo trong trường hợp chỉ có kháng cáo của bị cáo. Về thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm của Tòa đại hình cũng giống như thủ tục phúc thẩm các phán quyết của Tòa vi cảnh và thủ tục phúc thẩm phán quyết của Tòa tiểu hình [4]. Tóm lại, truyền thống pháp luật án lệ, truyền thống pháp luật Châu âu lục địa hay đang trong giai đoạn chuyển đổi nhưng có điểm nhất quán là dù theo truyền thống nào thì ngoài bị cáo, người bị hại... thì cơ quan Công tố là cơ quan duy nhất được giao quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Đối với các nước có truyền thống án lệ như Anh, Mỹ hoặc có truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa như Italia, quyền kháng nghị của cơ quan công tố sẽ bị giới hạn đối với những bản án tha bổng hoặc chỉ phạt tiền bởi những trường hợp này sẽ không có chống án lên cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, BLTTHS Canada quy định cơ quan Công tố có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với một bản án hoặc quyết định bao gồm cả bản án tuyên bố trắng án mà bị cáo nhận được từ Tòa sơ thẩm. Còn đối với các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi (Nga, Trung Quốc...) thì quyền kháng cáo, kháng nghị không bị giới hạn bởi những phán quyết vô tội. Luật TTHS Nhật Bản quy định Công tố viên xét thấy án sơ thẩm xử quá nhẹ, quá nặng hoặc tuyên bị cáo vô tội là không đúng thì có quyền kháng nghị phúc thẩm [1].
  • 40. 33 Như vậy, cho dù có truyền thống pháp luật khác nhau và sự tham gia của Viện công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm khác nhau, thì trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vị trí của cơ quan Công tố luôn được khẳng định với vai trò là cơ quan nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng buộc tội. Viện công tố cũng không chỉ thực hiện chức năng duy nhất việc buộc tội mà còn phải chú ý đến việc gỡ tội để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo và mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo cho một phán quyết công bằng và hợp pháp đối với bị cáo. Viện công tố thực hiện các nhiệm vụ này thông qua quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm, tham gia phiên tòa phúc thẩm với tư cách là một bên tranh tụng và đề ra những yêu cầu của mình đối với việc giải quyết vụ án.
  • 41. 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG I Thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS được quy định rất sớm trong các Văn bản Quy phạm pháp luật của Nhà nước ta. Ngay từ những Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quyền năng pháp lý đặc biệt mà duy nhất chỉ có ở Viện công tố đã được thiết lập. Lần lượt phát triển qua các Luật Tổ chức VKSND, và trong các BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 quy định cụ thể hóa về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS theo thủ tục phúc thẩm. Trong Chương I, tác giả chia làm 03 tiết, làm rõ vấn đề về khái niệm, đối tượng, phạm vi về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS nói chung, trong đó có thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS nói riêng. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để thấy rõ sự cần thiết trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT VAHS của VKSND. Qua đó, tác giả cũng nêu lên ví dụ về một số nước điển hình trên thế giới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm để có sự đối chiếu với pháp luật nước ta về vai trò thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các VAHS trong nước cũng như trên thế giới.
  • 42. 35 CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN. 2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố là một trong những chức năng cơ bản của VKSND trong đó sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định để truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Để làm rõ chức năng của VKS trong việc thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXPT VAHS thì tác giả đã chia ra làm hai phần chính đó là: Thực hành quyền công tố trước phiên tòa phúc thẩm và thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm. Một là, thực hành quyền công tố trước phiên tòa phúc thẩm. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS. VKSND có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của TAND chưa có hiệu lực pháp luật. Kháng nghị phúc thẩm là một hoạt động quan trọng của VKSND và chỉ có VKS mới có quyền kháng nghị phúc thẩm. Kháng nghị phúc thẩm là thể hiện rõ nét nhất quyền năng công tố của VKS. Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm thì VKS có quyền hạn và trách nhiệm kháng nghị để xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm ở TA cấp trên trực tiếp của TA xét xử sơ thẩm. Thực hiện tốt việc kháng nghị phúc thẩm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát. Điều 232
  • 43. 36 BLTTHS quy định: “VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị, bản án hoặc quyết định sơ thẩm.” Từ Điều 233 đến Điều 240 BLTTHS năm 2003 đã quy định về thời hạn thủ tục kháng nghị phúc thẩm hướng dẫn các quy định của Điều luật nói trên của BLTTHS năm 2003. Trong Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSND tối cao, tại các Điều từ Điều 32 đến Điều 37 quy định và hướng dẫn cụ thể về các cách thức thực hiện về quyền kháng nghị phúc thẩm. Những quy định trên đây của Luật tổ chức VKSND và BLTTHS là những căn cứ pháp lý cho VKSND thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự của mình. Về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm: Theo khoản 2 Điều 233 BLTTHS quy định VKS cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS đó có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”. Theo Điều 36 BLTTHS thì người có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm là: “Viện trưởng, phó Viện trưởng VKS các cấp”. Điều 32 Quy chế 960/2007/VKSTC-V3 về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS nêu cụ thể là: Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND cấp huyện có kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện; Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh. Đối với các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT thuộc VKSND tối cao thì theo Điều 32 Quy chế số 960/2007/VKSTC-V3: “Viện trưởng VKSND tối cao đã ủy quyền cho các Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát XXPT tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết
  • 44. 37 định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo khu vực phân công”. Về căn cứ kháng nghị phúc thẩm: Hiện nay, trong BLTTHS năm 2003 chưa có quyết định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm có ý nghĩa chưa có quy định cụ thể đối với một bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà vi phạm thì vi phạm như thế nào, đến mức độ nào thì sẽ bị kháng nghị. Theo Điều 33 của Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử năm 2007, xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm trong việc áp dụng BLHS; Hoặc thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. VKSND tối cao có hướng dẫn về căn cứ kháng nghị phúc thẩm như trên là cần thiết, giúp VKS các cấp có nhận thức thống nhất để xem xét quyết định việc kháng nghị hay không kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm. Hai là, thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm. Tại khoản đ, Điều 37 BLTTHS năm 2003 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của KSV là khi tham gia phiên tòa; đọc cáo trạng quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Điều 17 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 quy định về trách nhiệm thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn xét xử như sau: “Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các VAHS, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn là: Đọc cáo trạng, quyết định của VKSND liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; Thực hiện
  • 45. 38 việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với những người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, công tác thực hành quyền công tố của VKS tại phiên tòa phúc thẩm gồm các phần sau đây: Thứ nhất là xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm. Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của giai đoạn xét xử. Việc xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm là nhằm đánh giá đúng những sự thật, khách quan, toàn diện của vụ án mà kháng cáo, kháng nghị đã đề cập, qua đó nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách thận trọng góp phần cùng TA có những phán quyết chính xác, kịp thời [36 - tr 178]. Do tính chất của XXPT là việc TA cấp phúc thẩm xem xét, kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm thông qua việc xét lại vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị. Cho nên nội dung xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm tập trung vào yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Nội dung xét hỏi là những tình tiết, chứng cứ của vụ án cần phải được làm sáng tỏ mà KSV xác định thông qua hỏi và trả lời. Muốn cho việc xét hỏi thực sự khoa học và đạt kết quả như nội dung dự thảo của đề cương xét hỏi, thì tại phiên tòa phúc thẩm KSV phải theo dõi, ghi chép, đối chiếu và gạch bỏ những câu hỏi của đề cương xét hỏi mà Hội đồng xét xử đã hỏi. Tuy nhiên, nếu Hội đồng xét xử đã hỏi mà chưa rõ thì KSV có thể hỏi tiếp để làm sáng tỏ các tình tiết mà KSV đã chuẩn bị. KSV chú ý ghi chép lại những câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng người được xét hỏi chưa trả lời hoặc trả lời chưa rõ để chủ động hỏi thêm. KSV cần thông qua việc xét hỏi của Hội đồng xét xử để đặt thêm những câu hỏi mới, rồi trực tiếp tiến
  • 46. 39 hành xét hỏi nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm đối với những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị. Thứ hai, trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Theo Điều 247 BLTTHS thì “thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Khi tranh luận KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, nếu như ở tại phiên tòa sơ thẩm, khi bắt đầu phần tranh luận KSV trình bày lời luận tội thì tại phiên tòa phúc thẩm, bắt đầu phần tranh luận KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án. Trong các thủ tục tố tụng tại phiên tòa nêu trên thì tranh luận tại phiên tòa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì, đây là giai đoạn mà bên buộc tội và bên gỡ tội trực tiếp đưa ra các chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Quá trình này được diễn ra công khai và bình đẳng với nhau trong việc đưa ra các chứng cứ. Mục đích của hoạt động tranh luận là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề còn khác nhau để tìm ra sự thật khách quan của vụ án góp phần bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tranh luận tại phiên tòa của KSV không chỉ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của KSV mà còn là nhiệm vụ trung tâm của phiên tòa, là giai đoạn trung tâm của quá trình diễn ra những quan điểm đánh giá chứng cứ của bên buộc tội, gỡ tội và những người tham gia phiên tòa. Đây còn là giai đoạn biểu hiện tập trung nhất về ý kiến tranh luận của KSV và những người tham gia phiên tòa về các tình tiết của vụ án. Tranh luận còn là hình thức biểu hiện tính dân chủ, công bằng của quá trình cải cách tư pháp hiện nay. Tiếp theo đó, VKS thực hành quyền công tố thông qua phát biểu quan điểm tại phiên tòa. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và báo cáo Lãnh đạo Viện, KSV chuẩn bị dự thảo bản phát biểu quan điểm. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình