SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ THỊ KIM HẰNG
TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA FDI ĐẾN SỰ THAY ĐỔI
CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN LƯU BẢO ĐOAN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Tác động lan tỏa của FDI đến sự thay đổi công nghệ
của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam” là kết quả quá trình
nghiên cứu của học viên.
Số liệu và nội dung phân tích tại đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa công
bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.
Tôi cam đoan chịu trách nhiệm về nội dung trên.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2018
Người cam đoan
Lê Thị Kim Hằng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4 Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................4
2.1 Lý thuyết và tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ của doanh
nghiệp........................................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về FDI...................................................................................... 4
2.1.2 Tác động lan tỏa của FDI.......................................................................... 5
2.1.2.1 Tác động lan tỏa theo chiều ngang: ............................................5
2.1.2.2 Tác động lan truyền liên ngành/theo chiều dọc ..........................6
2.2. Khái niệm và nhân tố tác động đến R&D............................................................. 6
2.3 Mô hình tăng trưởng và FDI.................................................................................. 8
2.3.1 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển và FDI .................................................. 8
2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh và FDI (Endogenous Growth Model)....... 8
2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan................................................ 8
2.5 Khung phân tích................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................14
3.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 14
3.2. Mô hình............................................................................................................... 14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3. Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình.................................................... 14
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM .......................................................19
4.1 Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam ............................................19
4.2 Hệ thống quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam .............................................23
4.2.1 Các loại bằng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ......................26
4.2.2 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp được cấp phép
trong nước .....................................................................................................................27
4.2.3 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo khu vực ......................28
4.3 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê.................................................................29
4.4 Kết quả lựa chọn mô hình.....................................................................................31
4.5 Kết quả hồi quy từ mô hình được chọn...............................................................313
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................37
5.1 Kết luận.................................................................................................................37
5.2 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................38
5.3 Hàm ý chính sách..................................................................................................39
5.3.1 Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu..............39
5.3.2. Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực miền Trung ............................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA BẢNG 4.8. KẾT QUẢ HỒI QUY
BA MÔ HÌNH POLS, REM, FEM CHO BIẾN PATENT
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY CHO BẢNG 4.9: HỒI QUY DỮ LIỆU
BẢNG VỀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA CÔNG NGHỆ CỦA FDI: MÔ HÌNH FE
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
3SLS Three-stage Least Squares
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM Mô hình tác động cố định
GMM Generalised Method of Moment
GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế
PDOLS Panel Dynamic Ordinary Least Squares
POLS Panel Ordinary Least Squares
R&D Nghiên cứu và phát triển
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
TRIPS Thoả thuận về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan tới Thương mại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ phân bổ FDI phân theo khu vực ............................................................................26
Bảng 4.2Phân bố các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
theo vùng miền giai đoạn 2010 – 2014 ..............................................................................................30
Bảng 4.3 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2010 – 2014....................................................................................................................................................32
Bảng 4.4 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2010 – 2014 phân theo khu vực.............................................................................................................34
Bảng 4.5 Các biến sử dụng trong mô hình........................................................................................36
Bảng 4.6 Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình........................................................37
Bảng 4.7 Ma trận tương quan giữa các biến phụ thuộc chính trong mô hình ...................38
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEM cho biến Patent (bằng sở
hữu công nghiệp)..........................................................................................................................................38
Bảng 4.9 Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa công nghệ của FDI (2010 –
2014): mô hình Fixed Effect (FE) ........................................................................................................40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1Khung phân tích đề nghị........................................................................................................ 21
Hình 4.1 Xu thế số dự án và dòng vốn FDI giai đoạn 1988 –sơ bộ 2016 .......................... 26
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả hồi quy của Bảng 4.8: Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM,
FEM Cho Biến Patent................................................................................................................................ 64
Phụ lục 2 Kết quả hồi quy của bảng 4.9: Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa
công nghệ của FDI: Mô hình FE.......................................................................................................... 67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trên thị trường toàn cầu ngày nay, sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên hoặc các yếu tố cơ bản đã không còn là những yếu tố then chốt cho khả năng
cạnh tranh giữa các quốc gia (Erdal & Gocer, 2015). Do cấu trúc năng động của
cạnh tranh quốc tế, không thể tránh khỏi việc phát triển các công nghệ và sản phẩm
mới cho các nước muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình. Hiện tại, khả năng sản
xuất ra các sản phẩm công nghệ cao và khác biệt mà R&D và sự thay đổi công nghệ
do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cung cấp đã trở nên quan trọng hơn cả.
FDI có vai trò quan trọng, cung cấp vốn tài chính đáng kể, bí quyết công nghệ
và chuyên môn quản lý cho các nền kinh tế hưởng lợi, thông qua đó, các công ty
nước ngoài thành lập các công ty con hay chi nhánh và đem công nghệ tiên tiến hơn
từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại. Không những thế, nhờ những lợi thế từ
công ty mẹ mang lại, các công ty nước ngoài tận dụng triệt để nhằm cạnh tranh với
doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ
khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về thay đổi công nghệ nhằm tăng năng
lựccạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Dòng vốn FDI toàn cầu hiện có
hướng chuyển dịch sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt vào khu vực châu
Á và Đông Nam Á đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, các nhà đầu tư nước
ngoài xem Việt Nam như một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với nhiều lợi thế
hiện có như: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, chi phí lao động còn
thấp, hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới…Tính đến ngày
20/12/2017, Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng ký xấp xỉ 318.72 tỷ đô la Mỹ, từ
tổng số hơn 24,748dự án còn hiệu lực có vốn đầu tư nước ngoài, Vốn thực hiện lũy
kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 172 .35 tỷ USD, bằng 54%
tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.(Cục Đầu Tư Nước Ngoài, 2018).
Tổ chức Hợp tác Kinh tế (OECD), 2002 đã công bố những lợi ích của FDI đối
với các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với các chính sách phù
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
hợp của nước chủ nhà, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI hỗ trợ việc hình
thành nguồn nhân lực, góp phần để hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo ra một
môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, góp phần tăng cường phát triển doanh
nghiệp, đặc biệt hơn hết là gây nên tác động lan tỏa công nghệ. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đã chỉ ra rằng dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng đã đóng góp tích cực trong việc tăng các hoạt động R & D và
thay đổi công nghệ của các nước chủ nhà (Freeman, 1982; Martin và Michael J.C,
1994; Lê Thanh Thủy, 2005; K et al, 2010; Elsadig Musa Ahmed,2012)
Ngày 15/6/2017 tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết
hợp với Trường ĐH Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công
bố Báo cáo Chỉ số thay đổi sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2017 (Global Innovation Index
2017, gọi tắt là GII 2017). Theo đó, Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128
lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam
từ trước đến nay. Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số GII 2017 trong số các nước có
thu nhập trung bình thấp.
Về nghiên cứu các tác động của FDI ở Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu
về mối quan hệ giữa FDI tới phổ biển, chuyển giao công nghệ nói chung và tác
động tới thay đổi công nghệ của doanh nghiệp nói riêng (Girma, et al, 200 2, Chuc
D. Nguyen và Gary Simpson, 2008; Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Lê
Quốc Hội, 2011) nhưng chưa có nghiên cứu ở mức độ cấp tỉnh đánh giá tác động
của FDI đến thay đổi công nghệ. Do đó, mục đích nghiên cứu của bài nghiên cứu ở
đây là xem xét liệu dòng vốn FDI có thật sự tác động đến thay đổi công nghệ ở Việt
Nam ở mức độ cấp tỉnh trong giai đoạn 2010-2014 hay không, và nếu có thì đó là
tác động tích cực hay tiêu cực.
Xuất phát từ các vấn đề đặt ra, học viênlựa chọn đề tài: “Tác động lan tỏa
của FDI đến sự thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành
phố Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến
thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Từ
đó đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
FDI đến thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trên các tỉnh, thành phố Việt
Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mối quan hệ và tác động lan tỏa của FDI tới
thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tác động lan tỏa của FDI tới thay đổi công
nghệ của các doanh nghiệp tại 56 tỉnh, thành phố Việt Nam (Ninh Bình, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau bị loại trừ vì hầu hết
các dữ liệu liên quan không có sẵn hoặc bằng không trong thời gian xem xét) .
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến
năm 2014.
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương, tiếp theo sau chương giới thiệu là chương 2, chương
này trình bày cơ sở lý thuyết sử dụng để đánh giá tác động của FDI đến thay đổi
công nghệ thông qua kênh tác động lan tỏa và khung phân tích, ngoài ra chương này
cũng lược khảo một vài nghiên cứu liên quan. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm mô tả số liệu, mô hình phân tích, phương pháp
ước lượng và lựa chọn mô hình. Phần kết quả thảo luận về thay đổi công nghệ và
tác động của FDI sẽ trình bày ở chương 4, phần này còn chứa một mô tả ngắn gọn
về hệ thống quyền sở hữu công nghiệp, cũng như hệ thống văn bằng bảo hộ ở Việt
Nam, không những thế trong chương này còn nêu lên tổng quan về FDI vào Việt
Nam trong nửa sau của những năm 1990 và phân phối của nó trên các tỉnh, thành
phố Việt Nam. Chương 5 sẽ là phần kết luận, hạn chế và hàm ý chính sách.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lý thuyết và tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ của doanh
nghiệp
2.1.1 Khái niệm về FDI
Có nhiều quan niệm và khía cạnh khi xem xét về FDI và tác động lan tỏa,
nhưng nhìn chung đều cho rằng: FDI là hình thức đầu tư mà các cá nhân hay tổ
chức của quốc gia nàyđưa vốn vào quốc gia khác để tạo nên cơ sở sản xuất kinh
doanhvới mục tiêu sẽ nắm quyền quản lý tài sản này.
Tác động lan tỏa là khithực thể này hoạt động làm ảnh hưởng đến hoạt động
của thực thể khác mà có thể hai hoạt động này không liên quan với nhau. Nó xảy ra
khi hoạt động đó có những hiệu ứng phụ vượt khỏi dự đoán trước đó.
Với đặc trưng của hàng hóa công cộng, kiến thức và công nghệ liên quan đến
FDI bởi các công ty đa quốc gia xem như là một ngoại lực quan trọng với những
ảnh hưởng dài hạn trong mô hình tăng trưởng nội sinh (Grossman và Helpman,
1991; Lucas, 1988; Romer, 1990). Khi các công ty đa quốc gia với công nghệ tiên
tiến chọn thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp, họ có thể
mang cùng với công nghệ tiến bộ và thực tiễn quản lý cao cấp hơn. Những điều này
cho họ một lợi thế cạnh tranh so với các công ty bản địa có xu hướng quen thuộc
hơn với các sở thích người tiêu dùng, thực tiễn kinh doanh và các chính sách của
chính phủ ở thị trường nước sở tại (Blomstrom và Sjoholm, 1999). Một phần của
công nghệ và kinh nghiệm vận chuyển từ các công ty đa quốc gia sẽ phân tán từ các
chi nhánh của họ đến các công ty trong nước. Theo Javorcik (2004, trang 607) thì
ngoại tác lan tỏa từ FDI diễn ra khi có sự tham gia của các công ty đa quốc gia làm
tăng năng suất của các công ty nội địa tiếp nhận vốn và các công ty đa quốc gia
không thể hiện đầy đủ giá trị của những lợi ích này. Hiệp hội doanh nghiệp của các
công ty đa quốc gia cung cấp cơ hội học tập quan trọng cho các công ty trong nước.
Họ có thể giảm chi phí thay đổi và bắt chước cho các công ty trong nước, từ đó sẽ
cải thiện năng suất (Helpman, 1999). FDI có thể làm tăng năng suất các công ty
trong nước ở các ngành mà họ tham gia bằng cách cải thiện việc phân bổ nguồn lực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
trong các ngành đó. Sự hiện diện của các công ty đa quốc gia cùng với các sản
phẩm mới và các công nghệ tiên tiến có thể buộc các công ty trong nước bắt chước
hoặc đổi mới thay đổi. Sự đe dọa của cạnh tranh cũng có thể khuyến khích các công
ty trong nước để tìm kiếm công nghệ mới. Một lộ trình khác cho sự lan tỏa công
nghệ là chuyển dịch lao động từ các chi nhánh công ty nước ngoài sang các công ty
trong nước.
2.1.2 Tác động lan tỏa của FDI
Lý thuyết xác định sự lan tỏa công nghệ của FDI từ các công ty nước ngoài
sang công ty trong nước phân thành 2 nhóm: tác động lan tỏa theo chiều ngang; và
tác động lan tỏa liên ngành/dọc.
2.1.2.1 Tác động lan tỏa theo chiều ngang:
• Hiệu ứng trình diễn: đại diện cho kênh "giả" của sự lan truyền "Hiệu ứng
học tập bằng cách theo dõi" (Jutta Gunther, 2002). Công nghệ mới được giới thiệu
đến các nước sở tại, các công ty này có thể quan sát hoạt động, kỹ năng hoặc kỹ
thuật của các công ty nước ngoài, bắt chước họ hoặc nỗ lực để có những kỹ thuật
mới và áp dụng chúng, dẫn đến cải tiến sản xuất (Wang và Blomstrom, 1992).
• Tác động cạnh tranh: ảnh hưởng gián tiếp của FDI đối với hiệu quảvà thay
đổi của nước chủ nhà thông qua tăng cường cạnh tranh xem như là một hình thức
của hiệu ứng lan tỏa. Việc các nước đa quốc gia tham gia vào thị trường trong nước
chắc chắn sẽ không tránh khỏi tăng việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước. Dưới sự cạnh tranh ngày càng tang này, các doanh nghiệp trong nước buộc
phải vận hành hiệu quả hơn và đưa ra các công nghệ mới sớm hơn có thể. (Kokko,
1994& 1996; Wang và Blomstrom, 1992).
• Hiệu ứng di chuyển lao động: Hiệu ứng này xảy ra khi người lao động và
người quản lý làm việc tại các chi nhánh nước ngoài đã được đào tạo với kỹ thuật và
kỹ năng quản lý tiên tiến di chuyển đến các công ty trong nước hoặc thành lập nên
các doanh nghiệp riêng của họ (Fosfuri, 1996). Một vài lý thuyết đã dự đoán ảnh
hưởng tích cực về sự hiện diện của FDI đến năng suất lao động trong nước
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
thông qua kênh lao động di chuyển (Kaufmann, 1997; Fosfuri, Motta và Rønde,
2001; Glass và Saggi, 2002).
2.1.2.2 Tác động lan truyền liên ngành/theo chiều dọc
Thông thường, sự lan truyền theo chiều dọc xảy ra khi kết quả của sự tương
tác giữa các công ty trong nước và nước ngoài không thuộc cùng một ngành. Tác
động lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp FDI chuyển giao bí quyết
công nghệ cho nhà cung cấp địa phương thông qua việc cấp giấy phép công nghệ và
đào tạo nhân viên. Những ảnh hưởng của liên kết này đã được Lall (1980) và Clare
(1996) đưa ra. Đây là những trường hợp khi các công ty đa quốc gia là nhà cung cấp
(liên kết xuôi) hoặc là người mua (liên kết ngược) với các công ty trong nước:
• Lan tỏa qua các liên kết ngược: FDI cũng có thể góp phần vào cải tiến công
nghệ cho các nhà cung cấp địa phương hoặc các nhà cung cấp tiềm năng bằng cách
hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty này
• Lan tỏa thông qua các liên kết xuôi: các công ty đa quốc gia cũng có thể
cung cấp đào tạo và nhiều loại hình hỗ trợ kỹ thuật khác cho khách hàng của họ.
Nhìn chung, cả hai loại tác động lan tỏa sẽ hiệu quả hơn khi các doanh nghiệp
có liên quan đặt gần nhau hơn bởi vì khoảng cách địa lý tạo điều kiện cho việc tiếp
thu kiến thức. Việc sử dụng dữ liệu ở cấp tỉnh trong bài nghiên cứu giúp nắm bắt
quy mô không gian của tác động lan tỏa FDI.
2.2. Khái niệm và nhân tố tác động đến R&D
Có nhiều khái niệm về R&D, nhưng chủ yếu đó là quá trình tạo ra tri thức,
trong đó sử dụng các nguồn khác nhau (các nhà khoa học, kỹ sư, số lượng lao động,
chi phí đầu tư cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, v.v ...) để cho ra đời
những kiến thức hay công nghệ mới.
Theo Erdal & Gocer, 2015 thì hàm R&D có thể được đại diện bởi phương
trình sau:
= ( , , 0)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Trong đó L và K đại diện cho đầu vào lao động và vốn, I đại diện cho đầu ra R&D, gắn liền
trong các sản phẩm hoặc các quy trình mới do quá trình R&D tạo ra. Thành phần 0 là viết tắt của
mức kiến thức ban đầu sẵn có khi dự án R&D liên quan bắt đầu.
Một trong những kênh quan trọng góp phần vào trình độ kiến thức ban đầu là
FDI đầu vào. Bằng cách đưa các công nghệ và sản phẩm mới vào nước sở tại, FDI
có thể mang lại lợi ích cho sự thay đổi của các công ty trong nước bằng nhiều cách.
Thứ nhất, các công ty trong nước có thể tìm hiểu về thiết kế của các sản phẩm và
công nghệ mới, thông qua kỹ thuật đảo ngược và sau đó họ cải tiến để đưa ra những
thay đổi công nghệ. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong những năm 1960 -1970 là một
ví dụ điển hình của hình thức học tập này (Dicken, P, 1988). Thứ hai, FDI đầu vào
còn gây ra tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp nội địa thông qua việc trao đổi thị
trường lao động, từ đó nhân viên có tay nghề từng làm việc cho các doanh nghiệp
FDI chuyển sang các công ty trong nước. Khá nhiều vụ kiện chống lại cạnh tranh
không lành mạnh ở Trung Quốc trong những năm gần đây có liên quan đến loại
hình di chuyển laođộng này (Chu, 2001). Thứ ba, FDI có thể gây ra "hiệu ứng trình
diễn"/"demonstration effect", sự có mặt của các sản phẩm nước ngoài ở thị trường
nội địa có thể kích thích tư duy sáng tạo của các công ty nội địa này và do đó giúp
tạo ra bản sao của các sản phẩm và công nghệgiống như ở thị trường ngoài nước
(Kui-yin Cheung & Ping Lin, 2002). Hơn nữa, vì các sản phẩm hoặc công nghệ mà
các doanh nghiệp FDI đưa vào đã được thử nghiệm nên phần nào khiến các sản
phẩm và công nghệ tương tự có khả năng hoạt động tốt ở các nước sở tại. Hiệu ứng
trình diễn hoạt động mạnh mẽ hơn đối với những thay đổi nhỏ và đáng kể ở các
nước chẳng hạn như Việt Nam, nơi thiếu sự đa dạng về sản phẩm trước khi có sự
tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Để tập trung vào những tác động của FDI đối với sự thay đổi công nghệ,
chúng ta có thể viết lại phương trình đã đưa ra tương đương như sau:
= ( , , )
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
2.3 Mô hình tăng trưởng và FDI
2.3.1 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển và FDI
Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế,
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được xác định bởi các mô hình tăng
trưởng tân cổ điển truyền thống mà đạidiện là mô hình Solow (1957). Mô hình tăng
trưởng tân cổ điển cho rằng lực lượng lao động và tiến bộ khoa học công nghệ là
ngoại sinh, do đó FDI làm tăng mức thu nhập trong nước và nó không có tác dụng
dài hạn lên tăng trưởng kinh tế.
2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh và FDI (Endogenous Growth Model)
Romer (1993) cho rằng sản lượng có quan hệ với vốn, lao động và tri thức,
trong đó đầu tư cho giáo dục và đào tạo có thể làm tăng tri thức. Lucas (1988) lại
cho rằng vốn con người có hiệu suất tăng dần theo quy mô, và tăng trưởng phụ
thuộc vào mức độ đầu tư cho từng loại vốn. Mặt khác theo Grossman và Helpman
(1991) thì thông qua tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp có động cơ đầu tư cho
các hoạt động R&D. Khác với lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển thì lý thuyết tăng
trưởng nội sinh đã lý giải một cách rõ ràng hơn vai trò của FDI đối với quá trình
tăng trưởng khi đưa kênh tác động trực tiếp và gián tiếp (hiệu ứng lan tỏ a) vào mô
hình
2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể
từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên vẫn có phát hiện rằng không có hoặc có kết
quả không đáng kể về mặt thống kê từ sự lan truyền của công nghệ. Có những lập
luận ủng hộ FDI là một phương tiện để chuyển giao công nghệ chẳng hạn như
nghiên cứu báo cáo tác động lan tỏa tích cực bao gồm các nghiên cứu trước đây của
Caves (1974) cho thấy những tác động lan tỏa tích cực trong ngành sản xuất của Úc,
Findly (1978) cho thấy vốn ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò
khuyến khích cải tiến công nghệ nói chung - cơ hội mà các công ty trong nước phải
quan sát công nghệ tiên tiến mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng thì
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
nhanh hơn công nghệ phát triển trong nước, Wang (1990) mở rộng mô hình của
Findlay bằng cách thiết lập một liên kết giữa FDI và sự tăng trưởng của nguồn nhân
lực trong nước, Walz (1997) cho thấy sự hiện diện của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài ở các nước kém phát triển mang về các tác động lan truyền kiến thức
đến lĩnh vực R&D trong nước và do đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong mô
hình của Fosfuri và cộng sự (2002); Glass và Saggi (2002a) trình bày các mô hình
công nghệ lan truyền thông qua doanh thu lao động. Trong khi đó, Glass và Saggi
(2002b) lập luận thêm rằng sự có mặt của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước
sẽ có lợi bằng cách hạ thấp chi phí bắt chước. Thực vậy, các nước đang phát triển
đang cố gắng thu hút thêm FDI, nhập khẩu công nghệ cao từ các nền kinh tế phát
triển thông qua các kênh như kỹ thuật đảo ngược, doanh thu lao động có kỹ năng,
hiệu ứng trình diễn, quan hệ khách hàng (Cheung và Lin, 2004). Đối với khả năng
hấp thụ của quốc gia hoặc doanh nghiệp, nội địa hóa và sử dụng các kiến thức có
tiềm năng sẵn có cho họ bởi dòng vốn FDI là đáng kể và cần thiết ( Ito et al, 2012).
Tuy nhiên khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào công
nghệ/mức độ hiệu quả và công nhân lành nghề/nguồn nhân lực (Gorodnichenko et
al, 2014).
Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng hỗ trợ các hiệu ứng
tích cực hay thậm chí nếu có thì hiệu ứng lan tỏa cũng là tiêu cực đáng kể như
nghiên cứu của Germidis (1977); Haddad và Harrison (1993) tìm thấy những tác
động xấu liên quan đến FDI ở Ma-rốc; Kokko và Tansini (1996) cho Uruguayan
nhận thấy hầu như không có bằng chứng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cho
các doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999) ở
Venezuela cho thấy FDI ảnh hưởng bất lợi đến năng suất của các doanh nghiệp
trong nước, để giải thích kết quả, họ đưa ra một giả thuyết "đánh cắp thị trường" cho
rằng, trong khi FDI có thể thúc đẩy chuyển giao công nghệ, các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài chiếm thị phần trong nước và buộc doanh nghiệp trong nước phải sản
xuất ra các sản phẩm nhỏ hơn với chi phí trung bình cao hơn. Aslanoglu (2000) cho
Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy mặc dù sự hiện diện của các công ty nước ngoài làm tăng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước nhưng không đóng góp
đáng kể vào năng suất của các doanh nghiệp trong nước này, ngoài ra nghiên cứu
cũng không cho thấy có mối quan hệ quan trọng nào đối với tác động của khoảng
cách công nghệ giữa các công ty trong và ngoài nước về năng suất và tăng trưởng
thị trường của các doanh nghiệp trong nước.
Dưới đây là phần điểm qua một vài nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác
động của FDI đến thay đổi công nghệ:
Trong nghiên cứu của Erdalvà Gocer (2015) về tác động của FDI đến R&D và
thay đổi công nghệ ở các nước châu Á đang phát triển, tác giả sử dụng dữ liệu bảng
và phương pháp hợp nhất ở 10 nước đang phát triển ở châu Á gồm Trung Quốc,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Pakistan, Malaysia, Singapore, Thái Lan,Ả-rập Xê-út và
Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1996-2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu về chi phí R&D
(RD), số đơn đăng ký sáng chế cả trong nước và nước ngoài (IN), vốn cổ phần bằng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 1996-2013. Ở đây, chi tiêu của
R&D và số liệu FDI tính bằng tỷ đô la Mỹ, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế là
số lượng tổng và tất cả các chuỗi sử dụng ở dạng lôgarít. Các mức độ cố định đã
được điều tra bằng các kiểm định kiểu Fisher bằng việc sử dụng các kiểm định ADF
và PP (Maddala và Wu, 1999); Breitung (2000). Các hệ số riêng lẻ giữa các chuỗi
được phát hiện bằng cách sử dụng các phép thử Pairwise Dumitrescu Hurlin Panel
Causality và các hệ số chung được phát hiện bởi phép thử Pairwise Gr anger
Causality. Các mối quan hệ hợp nhất giữa các chuỗi được xác định bởi các phép thử
kiểu Fisher sử dụng phép thử của Johansen (Maddala và Wu, 1999). Hệ số hợp nhất
được ước tính bởi PDOLS (Panel Dynamic Ordinary Least Squares). Kết quả cho
thấy rằng: chi tiêu cho R&D, hoạt động thay đổi công nghệ và luồng vốn FDI không
theo xu hướng ổn định, các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra những sáng kiến
để ổn định những vấn đề này, không những thế các phép thử còn cho thấy mối quan
hệ nhân quả hai chiều giữa FDI, chi tiêu R&D và IN, trong những kết quả tương tự
cũng có thể nói rằng luồng vốn FDI đi vào làm tăng tiến độ R&D và các hoạt động
thay đổi ở nước sở tại. Khi dòng vốn FDI tăng một tỷ đô la Mỹ sẽ làm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
tăng 0.83% chi tiêu cho R&D và làm tăng 0.42% đơn xin cấp bằng sáng chế ở
những nước này trong giai đoạn 1996-2013.
Ở cấp độ vi mô, Zhang (2014) đã điều tra ảnh hưởng của FDI đối với ngành
công nghiệp Trung Quốc bằng cách ước tính một số chi tiết kỹ thuật. Ông đã sử
dụng bộ dữ liệu bảng cho 21 ngành sản xuất và 31 khu vực trong giai đoạn 2005-
2010. Ông xây dựng mô hình chỉ số đa chiều để đo lường hiệu suất công nghiệp và
sử dụng tổng sản lượng công nghiệp và đầu người theo FDI độc lập. FDI đã trở
thành động lực cho hiệu quả công nghiệp khi ngành công nghiệp Trung Quốc gia
tăng.
Mặc dù có rất ít tài liệu nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đối với Việt
Nam nhưng các nghiên cứu trước đây đã tạo nên những kết quả khác nhau. Một số
tác giả đã thừa nhận những tác động tích cực tiềm ẩn của FDI để cải thiện năng suất
nhưng cho rằng hiệu quả của mối liên hệ này là rất yếu (Tran, 2004 và Schaumburg-
Müller, 2003) hoặc nhỏ hơn những gì thường tìm thấy ở các nước khác (Mirza,
2003 và Giroud, 2004). Schaumburg-Muller (2003) đã kiểm tra sự phát triển của
FDI ở Việt Nam trong những năm 1990 chỉ sử dụng cấp độ dữ liệu vĩ mô, một kết
luận quan trọng từ nghiên cứu này là FDI đã không đạt đến mức kỳ vọng của mối
liên kết và sự lan tỏa công nghệ mặc dù về lâu dài là có tiềm năng cho những điều
này, đặc biệt thông qua nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động. Sử dụng một khảo
sát gần đây của các công ty con tại những công ty xuyên quốc gia, Mirza (2003) và
Giroud (2004) đưa ra một số bằng chứng về tác động lan tỏa cho Việt Nam. Khoảng
32% đầu vào FDI lấy từ các công ty có trụ sở tại địa phương (cả trong và ngoài
nước). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như vậy nhỏ hơn Thái Lan và Malaysia do
không có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp trong khu vực ở Việt Nam. Các tác
giả này khuyến nghị rằng Việt Nam cần tìm kiếm các bài học từ Malaysia và Thái
Lan để thu hút các công ty xuyên quốc gia.
Ngoài ra, các tác giả khác sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng đã phát hiện có bằng
chứng về tác động lan tỏa. Lê Thanh Thúy (2005) nghiên cứu tác động lan tỏa công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
nghệ vào FDI đối với năng suất lao động cho 29 ngành của Việt Nam cho hai giai
đoạn 1995-1999 và 2000-2002. Bà thấy rằng có bằng chứng về tác động lan tỏa từ
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng suất của các ngành công nghiệp trong nước ở
Việt Nam trong giai đoạn 1995-1999 nhưng hiệu quả này đã trở nên yếu hơn trong
giai đoạn 2000-2002 (có thể do hiệu ứng ăn cắp của thị trường). Nguyễn Tuấn Anh
và cộng sự (2006) là người đầu tiên sử dụng mức độ vững chắc dữ liệu để điều tra
tác động lan tỏa FDI, tương tự như Lê Thanh Thuý (2005), Nguyễn Tuấn Anh và
cộng sự chỉ điều tra tác động của FDI đối với năng suất lao động. Kết luận chung từ
nghiên cứu này là sự có mặt của FDI cải thiện năng suất lao động của các doanh
nghiệp trong nước.
Nhìn chung, các nghiên cứu ở trên đều cung cấp những lý thuyết nền rất tốt
cho nghiên cứu trong bài luận văn. Trong nghiên cứu của mình, với mục tiêu đánh
giá tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ ở Việt Nam bằng cách sử dụng
dữ liệu cấp tỉnh, với nguồn số liệu đã thu thập, học viên sẽ sử dụng cả ba loại mô
hình POLS cho dữ liệu bảng (cross-section data và time-series data); Mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM), Mô hình tác động cố định (FEM) cho dữ liệu bảng (panel
data) trong giai đoạn 2010 – 2014 và sau đó sẽ chọn ra kết quả tối ưu nhất để đánh
giá tác động của dòng vốn FDI đến thay đổi công nghệ trong đó có tính đến sự
không đồng nhất khu vực giữa các tỉnh, thành phố.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
2.5 Khung phân tích
FDI
Lực lượng lao
động cho R&D
Chi tiêu cho R&D
Xuất nhập khẩu
GDP bình quân
đầu người
Thay đổi công
nghệ
Hình 2.1: Khung phân tích đề nghị
Sáng chế
Giải pháp hữu
ích
Kiểu dáng công
nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3.1. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ Niên giám thống kê hằng năm của Tổng cục Thống kê
Việt Nam (GSO) và báo cáo tổng kết của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm, nghiên
cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2010-2014 ở cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, do có hạn
chế về số liệu thống kê không đầy đủ hoặc không có số liệu liên quan, học viên loại
trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia
Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên cứu bao gồm 280 quan sát của 56
tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm.
3.2. Mô hình
Dựa trên mô hình lý thuyết đã trình bày trong chương 2, học viên sử dụng mô
hình sau để ước tính tác động lan tỏa của FDI đối với thay đổi công nghệ ở Việt
Nam:
= 0 + 1 −1 + 2 & + 3 & +4 +5 + (1)
Với i ký hiệu cho tỉnh và t ký hiệu cho năm tác động. Tất cả các biến số sử
dụng trong mô hình đều tính toán dưới dạng logarit cơ số tự nhiên.
Biến Patentit là biến phụ thuộc trong mô hình, biến đại diện cho mức độ thay đổi công nghệ của các tỉnh, thành phố.
Biến FDIit−1 là biến mục tiêu phân tích của mô hình. Các biến còn lại là các biến kiểm soát, trong đó biến S& it đại diện cho
số lượng nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ, S& it đại diện cho chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, để kiểm tra giả định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang thị trường quốc tế có xu hướng đẩy
mạnh hoạt động thay đổi công nghệ nhiều hơn, bài nghiên cứu đưa vào mô hình hồi quy biến giá trị xuất khẩu hàng hóa
(Fexportit), PGDPit đại diện cho khả năng thay đổi công nghệ của các khu vực khác nhau, thể hiện bởi mức GDP bình quân đầu
người.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Định nghĩa các biến
Patentit: Là biến phụ thuộc trong mô hình, biến đại diện cho mức độ thay đổi công nghệ của các tỉnh,
thành phố, biến này sử dụng số lượng bằng sở hữu công nghiệp (Patentit) như một thước đo đầu ra của nghiên cứu
và phát triển. Trong phạm vi bài nghiên cứu, học viên chỉ đề cập đến ba nhân tố để phân tích về sở hữu công
nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: kiểu dáng công nghiệp (external design), sáng chế (invention) và giải pháp hữu ích
(ultility model).
FDI : Là biến đại diện giá trị thực hiện của FDI ở tỉnh i trong năm t, các giá
trị FDI bị tụt hậu trong một khoảng thời gian sử dụng để phân tích hiệu ứng lan tỏa
của FDI. Theo thống kê mô tả trong bộ số liệu thì hầu hết các bằng sáng chế ởViệt
Nam đều là những sự thay đổi nhỏ (chủ yếu là về bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp cho sản phẩm, xem Bảng 4.1), nên bài nghiên cứu đưa ra giả định rằng
nguồn vốn FDI vào Việt Nam có tác động tới những sự thay đổi trong nước trong
ngắn hạn. Theo như phần lớn các mô hình lý thuyết về các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết ở chương II thì FDI được
kỳ vọng sẽ có tác động dương đến mức độ thay đổi công nghệ. Hệ số β1 đo lường
độ lớn và chiều tác động của tác động tràn FDI tới sự thay đổi khoa học công nghệ
Là các thước đo đầu vào cho hoạt động R&D, bài luận văn bao gồm các biến
như sau:
& : Là biến đại diện số lượng nhân lực cho phát triển khoa học và công
nghệ, thể hiện bởi số lao động trong nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
tại các khu vực khác nhau. Tỉnh, thành phố có số lao động trong các doanh nghiệp
nghiên cứu khoa học và phát triển càng đông thì càng tạo ra nhiều bằng sở hữu công
nghiệp. Theo Lý thuyết xác định sự lan tỏa công nghệ từ FDI sang các công ty trong
nước, trong đó hiệu ứng di chuyển lao động khiến người lao động và người quản lý
làm việc tại các chi nhánh nước ngoài đã được đào tạo với kỹ thuật và kỹ năng quản
lý tiên tiến di chuyển đến các công ty trong nước hoặc thành lậpnên các doanh
nghiệp riêng của họ làm cho năng suất lao động trong nước tăng lên, keó theo việc
it-1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
ngày càng taọ ra nhiều bằng sở hữu công nghiệp. Vì vậy, số lượng nhân lực cho
phát triển khoa học và công nghệ tác động dương đến mức độ thay đổi công nghệ
của của một số khu vực. Trong nghiên cứu của mình về tác động lan toả của FDI ở
Malaysia, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý giai đoạn 1999 – 2008, Elsadig
Musa Ahmed (2012) đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa lực lượng lao động tác
động tràn lên sự tăng trưởng kinh tế của Malaysia,
S& it: Là biến đại diện mức chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ.
FDImang lại nguồn vốn cho nước tiếp nhận. Xia Gao, Wei Zhang (2012) đã chỉ ra
tác động dương của chi tiêu cho R&D lên năng lực thay đổi công nghệ của 30 tỉnh
của Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2009. Trong nghiên cứu của Erdal và Gocer
(2015) cũng cho thấy khi dòng vốn FDI tăng một đô la Mỹ sẽ làm tăng 0.83% chi
tiêu cho R&D và làm tăng 0.42% đơn xin cấp bằng sáng chế ở những nước này
trong giai đoạn 1996-2013.
Fexportit: Là biến đại diện cho tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp. Theo
Arrow (1962) về lý thuyết học tập bằng cách thực hành, cụ thể hơn là thông qua
việc mở cửa thương mại quốc tế đã phần nào làm cho sản phẩm nội địa tiếp cận với
quy chuẩn nghiêm ngặt cuả thị trường quốc tế, muốn thế các doanh nghiệp trong
nước phải học hỏi, vận dụng và cho ra đời nhiều bằng sáng chế để đáp ứng không
những nhu cầu thực tế khắt khe mà còn cạnh tranh lâu dài trên đấu trường toàn cầu.
Nghiên cứu của Miller và Upadhyay (2000) nhận thấy tỷ trọng xuất khẩu trong
GDP của 83 nước trên toàn thế giới tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu gần đây của Jajri (2007) phát hiện ra tỷ trọng xuất khẩu trong
GDP của Malaysia trong giai đoạn 1971-2004 tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế quốc gia này.
: Là biến đại diện cho sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các
tỉnh, thành phố dẫn đến sự chênh lệch trong khả năng nghiên cứu và thay đổi công
nghệ của khu vực đó. Đối với hiệu quả của GDP bình quân đầu người, Kui-yin
Cheung và Ping Lin (2003) nhận thấy có những tác động tích cực đáng kể trong tất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
cả các trường hợp trong việc ước lượng dữ liệu bảng đối với 26 tỉnh của Trung
Quốc cho giai đoạn 1995-2000. Điều này chỉ ra rằng các tỉnh phát triển tốt hơn về
mặt kinh tế (như khu vực ven biển) có khuynh hướng hoạt động R&D sẽ cao hơn
các khu vực còn lại. Phát hiện này không đáng ngạc nhiên bởi vì mức độ vốn con
người, cơ sở hạ tầng... nhìn chung có tương quan dương với mức độ phát triển kinh
tế. Điều này củng cố niềm tin rằng mức độ phát triển kinh tế là một yếu tố quyết
định chính cho hoạt động thay đổi giữa các tỉnh ở Trung Quốc.
3.3 Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình
Để đánh giá định lượng qua mô hình hồi quy (1) học viên sẽ sử dụng cả ba
loại mô hình POLS cho dữ liệu bảng (cross-section data và time-series data); Mô
hình tác động ngẫu nhiên (REM), Mô hình tác động cố định (FEM) cho dữ liệu
mảng (panel data) trong giai đoạn 2010 – 2014 và sau đó sẽ chọn ra kết quả tối ưu
nhất cũng như so sánh sự khác biệt giữa các mô hình.
Phương pháp ước lượng cho dữ liệu mảng giả định rằng hệ số chặn trong Mô hình (1) thay đổi theo từng tỉnh và được
đặt là βoi. Theo đó, hai giả thuyết thay thế được đưa ra. “Mô hình tác động cố định (FEM)” cho rằng hệ số chặn βoi là một giá trị
cố định, không biến đổi giữa các tỉnh. Trong khi đó, “Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)” lại đưa ra giả định hệ số βoilà biến
thiên, được cho dưới công thức
̅ ̅
là biến số phân bố ngẫu nhiên độc lập xác định với giá
βoi = βo + ui , trong đó βo
trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Sai số ui có thể xem như là đại diện cho thành phần tỉnh, thể hiện môi
trường kinh doanh của tỉnh đó (như là chất lượng cơ sở hạ tầng và/hoặc mức độ thi hành luật sở hữu trí tuệ…).
Học viên lần lượt thực hiện mô hình hồi quy FE và RE cho từng biến phụ thuộc. Để
lựa chọn sự phù hợp giữa hai mô hình FE và RE, kiểm định Hausman (1978) với giá trị χ2
và P-value được liệt kê ở bảng kết quả là kiểm định được áp dụng phổ biến nhất trong việc
so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FE hay mô hình RE (Baltagi, 2008; Gujarati,
2004). Nếu p-value <α thì mô hình cuối cùng phù hợp là mô hình tác động cố định (FE) và
ngược lại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Trong cả hai phương pháp tiếp cận, lần lượt sử dụng từng loại bằng sở hữu
công nghiệp làm biến độc lập (sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công
nghệp) cũng như mô hình tổng gộp cả ba biến trên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của chương này là trình bày kết quả hồi quy, xem xét mức độ
mà dòng vốn FDI vào từng tỉnh, thành phố Việt Nam đã tác động đến hoạt động đổi
mới của các công ty trong nước. Thêm vào đó phần này còn đưa ra phân tích và giải
thích về các kết quả mang lại. Tuy nhiên, trước khi trình bày kết quả phân tích là
phần tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam và hệ thống văn bằng bảo
hộquyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây.
4.1 Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam
Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ban hành từ cuối năm 1987 và pháp lệnh
Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam 1988 từ đó nước ta bắt đầu quá
trình thu hút FDI từ năm 1988. Như minh họa trong hình 4.1, chỉ trong 3 năm đầu
(1988 - 1990), nước ta đã thu hút trên 1,603 tỷ USD. Ở giai đoạn 1996-2000, nhờ
những kết quả mang lại ở giai đoạn trước đã tạo tiền đề cho dòng vốn này chảy
mạnh vào Việt Nam vào năm 1996 với gần 10 tỷ USD (tạo làn sóng FDI đầu tiên).
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, nền kinh tế
Việt Nam gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu và dòng vốn FDI từ các quốc gia
trong khu vực cũng giảm rất nhanh. Giai đoạn 2001 - 2005 là thời kỳ thu hút FDI
gặp nhiều khó khăn. Do tác động từ bối cảnh quốc tế, nhiều quốc gia trong khu vực,
đặc biệt là Trung Quốc cải thiện môi trường đầu tư (cạnh tranh hơn) đã tác động ít
nhiều đến quá trình thu hút FDI của Việt Nam. Trong khi đó, môi trường đầu tư của
Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng với lợi thế về ổn
định kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị, dòng vốn FDI vẫn duy trì nhưng không
bằng giai đoạn 1996-2000. Sang giai đoạn 2006 - 2010 đã đánh dấu thời kỳ khởi sắc
của dòng vốn FDI, đây là giai đoạn Việt Nam bước vào sân chơi WTO (gia nhập
năm 2007) và đã tạo ra làn sóng FDI thứ hai trong năm 2008 khi cả năm thu hút
1,171 dự án với tổng vốn đăng ký lên đến 71.7 tỷ USD, gần bằng số vốn FDI lũy kế
của giai đoạn từ 1988 - 2007 (77.8 tỷ). Sang năm 2009 và 2010, vốn FDI sụt giảm
rất lớn so với năm 2008, tương đương 1/3 so với mức kỷ lục năm 2008, nhưng cũng
không phải là kết quả tồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế. Giai đoạn từ 2011 đến nay, dù có những khó khăn xuất
phát từ bất ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn đạt kế hoạch
thu hút FDI đề ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn
định và có tăng trưởng tốt (Nguyễn Tấn Vinh, 2017).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)
US
D
Số
dự
án
Triệ
u
Hình 4.1: Xu thế số dự án và dòng vốn FDI giai đoạn 1988 –sơ bộ 2016
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2018)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
tính đến ngày 31/12/2017, có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt
Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký hơn 9 .11 tỷ
USD (chiếm 25.4% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Hàn Quốc tổng vốn đăng ký
8.49 tỷ USD (chiếm 23.7% tổng vốn đầu tư), cuối cùng là Singapore với tổng vốn
đăng ký 5.3 tỷ USD, chiếm 14.8% tổng vốn đầu tư. Đến nay, FDI đã có mặt khắp cả
nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế. Xếp theo quy
mô vốn, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với vốn đăng ký hơn 6.5 tỷ USD, chiếm18.1%
tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ hai là Bắc Ninh với 3.4 tỷ USD, chiếm 9.5%
tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ ba là Thanh Hóa với vốn đăng ký 3.17 tỷ USD,
chiếm 8.08% tổng vốn đăng ký cả nước
Dòng vốn FDI vào Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên
cả nước. Bảng 4.1 cho thấy, năm 2010 gần 57.73% FDI tập trung ở các tỉnh Nam
Bộ như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Khu vực
miền Bắc nhận 31.71% và khu vực miền Trung chỉ có 10.55% tổng lượng FDI chảy
vào trong năm đó. Sự phân bố địa lý của FDI vào năm 2011 đến 2014 và trên thực
tế cho đến nay thì gần như giống như vào năm 2010. Sự phân bố không đều này chủ
yếu do thực tế khu vực Nam Bộ là khu vực phát triển nhất ở Việt Nam và là khu
vực đầu tiên cho phép dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam khi nước ta mở cửa vào
những năm 1987.
Bảng 4.1: Tỷ lệ phân bổ FDI phân theo khu vực (Đơn vị tính: %)
2010 2011 2012 2013 2014
KhuvựcBắcBộ
HA NOI 15.38 19.33 11.86 6.87 6.61
VINH PHUC 1.41 1.07 1.00 1.18 0.77
BAC NINH 3.69 4.24 7.86 10.52 6.32
QUANG NINH 1.21 1.55 3.09 4.03 3.82
HAI DUONG 3.68 3.57 3.10 2.48 1.56
HAI PHONG 2.54 2.71 3.36 4.10 3.83
HUNG YEN 1.13 1.16 1.35 1.46 1.79
THAI BINH 0.54 0.48 0.44 0.40 0.36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
HA NAM 0.57 0.78 1.10 0.97 0.81
NAM DINH 0.11 0.10 0.12 0.26 0.30
HA GIANG 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00
CAO BANG 0.01 0.12 0.02 0.02 0.01
BAC KAN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
LAO CAI 0.13 0.16 0.94 0.60 0.56
YEN BAI 0.06 0.06 0.06 0.05 0.04
LANG SON 0.39 0.26 0.15 0.13 0.12
BAC GIANG 0.71 1.04 0.97 0.81 0.82
DIEN BIEN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
LAI CHAU 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
SON LA 0.05 0.05 0.09 0.56 0.05
HOA BINH 0.11 0.10 0.08 0.56 0.20
Tổng 31.71 36.81 35.58 34.99 27.97
KhuvựcTrungBộ
THANH HOA 2.53 2.51 1.26 3.05 10.12
NGHE AN 0.10 0.15 0.12 0.10 0.13
HA TINH 1.26 3.11 9.13 12.56 18.76
QUANG TRI 0.04 0.04 0.05 0.05 0.02
HUE 0.54 0.73 0.90 0.51 0.33
DA NANG 2.04 2.03 1.27 0.83 0.73
QUANG NAM 0.76 0.51 0.41 0.32 0.30
QUANG NGAI 0.83 0.10 0.21 0.43 0.47
BINH DINH 0.12 0.06 0.06 0.42 0.11
PHU YEN 0.79 0.98 1.29 1.24 1.27
KHANH HOA 0.12 0.31 0.34 0.26 0.23
NINH THUAN 0.24 0.14 0.14 0.25 0.04
BINH THUAN 0.19 0.13 0.28 0.07 0.03
KON TUM 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00
DAK LAK 0.31 0.21 0.28 0.17 0.05
DAK NONG 0.03 0.00 0.03 0.29 0.02
LAM DONG 0.37 0.19 0.22 0.21 0.09
BINH PHUOC 0.27 0.44 0.66 0.52 0.44
Tổng 10.55 11.65 16.66 21.27 33.14
Khuvực Nam Bộ
TAY NINH 1.97 1.52 1.51 1.49 1.33
BINH DUONG 8.38 6.57 8.24 8.16 7.32
DONG NAI 9.86 8.73 7.44 6.60 5.76
BA RIA VUNG
TAU 13.97 12.70 9.58 6.70 5.78
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
TP HO CHI MINH 19.38 16.33 15.16 16.19 14.34
LONG AN 2.22 2.53 2.37 1.94 1.77
TIEN GIANG 0.34 1.07 1.46 1.16 1.31
BEN TRE 0.70 0.54 0.48 0.43 0.35
TRA VINH 0.16 0.17 0.22 0.22 0.18
VINH LONG 0.19 0.12 0.07 0.08 0.05
DONG THAP 0.04 0.03 0.03 0.02 0.02
AN GIANG 0.02 0.04 0.03 0.00 0.00
KIEN GIANG 0.04 0.56 0.61 0.32 0.13
CAN THO 0.30 0.51 0.43 0.31 0.30
HAU GIANG 0.15 0.11 0.11 0.12 0.21
SOC TRANG 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04
BAC LIEU 0.00 0.01 0.02 0.00 0.00
Tổng 57.73 51.54 47.76 43.73 38.89
Total 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010 – 2014
4.2 Hệ thống quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam
Trong vòng 40 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt những tiến bộ to lớn trong
việc thiết lập một hệ thống pháp luật bảo vệ sự đổi mới công nghệ.
Ngày 23/01/1981, Nghị định số 31/CP của Hội đồng Chính Phủ về điều lệ cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế của Việt Nam xem như là văn bản
pháp luật đầu tiên về sở hữu công nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng ở nước ta.
Nghị định này quy định nội dung sáng kiến, sáng chế; quyền lợi của người sáng tạo
và áp dụng sáng kiến, sáng chế; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, xí
nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa và các cá nhân liên
quan đến việc tạo ra và sử dụng sáng kiến, sáng chế. Sau đó, nhiều văn bản khác đã
ra đời như Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về điều lệ bảo hộ giải
pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán
quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích. Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp 28/01/1989 bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quy
định của nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và điều kiện bảo
hộ sáng chế trong giai đoạn này chưa thực sự hiệu quả, giá trị pháp lý còn thấp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam ban hành lần đầu tiên vào ngày 29/11/2005,
quy định thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cụ thể
như sau: bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai
mươi năm kể từ ngày nộp đơn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thời hạn mười
năm, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời hạn năm năm và có thể gia hạn
hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm, giấy chứng nhận nhãn hiệu có thời hạn mười
năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Từ đó đến nay, bộ luật
này chỉ chỉnh sửa duy nhất một lần vào năm 2008. Ngoài ra, luật Dân sự 1995, luật
Dân sự 2005, luật Hình sự 1999 và luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 cũng có nội
dung quy định về sở hữu công nghiệp, theo đó sở hữu công nghiệp xem như là một
quyền dân sự và hình sự của Việt Nam.
Kể từ khi thông qua luật sở hữu trí tuệ năm 2005 mà trong đó quy định ở phần
III về quyền sở hữu công nghiệp, Chính phủ đã ban hành gần 100 quy định và
hướng dẫn để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Luật sở hữu trí
tuệ ngày nay ở Việt Nam khá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay, Việt
Nam đã tham gia vào các điều ước và luật quốc tế về bằng sáng chế về các quyền sở
hữu trí tuệ đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định WTO về Sở hữu Trí tuệ Liên quan
đến Thương mại (TRIPs). Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã được cải thiện rất
nhiều ở Việt Nam kể từ năm 2005 do cả lợi ích nội bộ của Việt Nam và áp lực bên
ngoài từ các đối tác thương mại lớn của nước ta, trong đó phải kể đến đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây là Trung Quốc.
Bảng 4.2: Phân bố các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt
Nam theo vùng miền giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị tính: %)
2010 2011 2012 2013 2014
Khu vực Bắc Bộ
HA NOI 15.38 19.33 11.86 6.87 6.61
VINH PHUC 1.41 1.07 1.00 1.18 0.77
BAC NINH 3.69 4.24 7.86 10.52 6.32
QUANG NINH 1.21 1.55 3.09 4.03 3.82
HAI DUONG 3.68 3.57 3.10 2.48 1.56
HAI PHONG 2.54 2.71 3.36 4.10 3.83
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
HUNG YEN 1.13 1.16 1.35 1.46 1.79
THAI BINH 0.54 0.48 0.44 0.40 0.36
HA NAM 0.57 0.78 1.10 0.97 0.81
NAM DINH 0.11 0.10 0.12 0.26 0.30
HA GIANG 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00
CAO BANG 0.01 0.12 0.02 0.02 0.01
BAC KAN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
LAO CAI 0.13 0.16 0.94 0.60 0.56
YEN BAI 0.06 0.06 0.06 0.05 0.04
LANG SON 0.39 0.26 0.15 0.13 0.12
BAC GIANG 0.71 1.04 0.97 0.81 0.82
DIEN BIEN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
LAI CHAU 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
SON LA 0.05 0.05 0.09 0.56 0.05
HOA BINH 0.11 0.10 0.08 0.56 0.20
Tổng 31.71 36.81 35.58 34.99 27.97
Khu vực Trung Bộ
THANH HOA 2.53 2.51 1.26 3.05 10.12
NGHE AN 0.10 0.15 0.12 0.10 0.13
HA TINH 1.26 3.11 9.13 12.56 18.76
QUANG TRI 0.04 0.04 0.05 0.05 0.02
HUE 0.54 0.73 0.90 0.51 0.33
DA NANG 2.04 2.03 1.27 0.83 0.73
QUANG NAM 0.76 0.51 0.41 0.32 0.30
QUANG NGAI 0.83 0.10 0.21 0.43 0.47
BINH DINH 0.12 0.06 0.06 0.42 0.11
PHU YEN 0.79 0.98 1.29 1.24 1.27
KHANH HOA 0.12 0.31 0.34 0.26 0.23
NINH THUAN 0.24 0.14 0.14 0.25 0.04
BINH THUAN 0.19 0.13 0.28 0.07 0.03
KON TUM 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00
DAK LAK 0.31 0.21 0.28 0.17 0.05
DAK NONG 0.03 0.00 0.03 0.29 0.02
LAM DONG 0.37 0.19 0.22 0.21 0.09
BINH PHUOC 0.27 0.44 0.66 0.52 0.44
Tổng 10.55 11.65 16.66 21.27 33.14
Khu vực Nam Bộ
TAY NINH 1.97 1.52 1.51 1.49 1.33
BINH DUONG 8.38 6.57 8.24 8.16 7.32
DONG NAI 9.86 8.73 7.44 6.60 5.76
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
BA RIA VUNG
TAU 13.97 12.70 9.58 6.70 5.78
TP HO CHI MINH 19.38 16.33 15.16 16.19 14.34
LONG AN 2.22 2.53 2.37 1.94 1.77
TIEN GIANG 0.34 1.07 1.46 1.16 1.31
BEN TRE 0.70 0.54 0.48 0.43 0.35
TRA VINH 0.16 0.17 0.22 0.22 0.18
VINH LONG 0.19 0.12 0.07 0.08 0.05
DONG THAP 0.04 0.03 0.03 0.02 0.02
AN GIANG 0.02 0.04 0.03 0.00 0.00
KIEN GIANG 0.04 0.56 0.61 0.32 0.13
CAN THO 0.30 0.51 0.43 0.31 0.30
HAU GIANG 0.15 0.11 0.11 0.12 0.21
SOC TRANG 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04
BAC LIEU 0.00 0.01 0.02 0.00 0.00
Tổng 57.73 51.54 47.76 43.73 38.89
Total 100 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm cho các tỉnh , thành
phố Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014
4.2.1 Các loại bằng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005 quy định ở phần III về quyền sở
hữu công nghiệp được phân chia thành với các đối tượng: sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Trong phạm vi bài nghiên cứu,
học viên chọn ra ba nhân tố để phân tích về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, bao
gồm: kiểu dáng công nghiệp (external design), sáng chế (invention) và giải pháp
hữu ích (ultility model).Thời hạn bảo hộ là 20 năm đối với phát minh sáng chế, 10
năm cho giải pháp hữu ích và 5 năm cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Trong số đó thì phát minh sáng chế được coi là đổi mới chính. Để có được bằng độc
quyền sáng chế, một đơn phải đáp ứng các yêu cầu có tính mới, tính sáng tạo, và
khả năng áp dụng công nghiệp. Thông thường, phải mất một đến ba năm để Cục Sở
hữu Trí tuệ xử lý đơn đăng ký phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích và sáu tháng
đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Bảng 4.3: Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2014
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng bằng sở hữu công nghiệp trong nước 817 884 744 977 1075
Kiểu dáng công nghiệp (%) 90.94 90.38 90.05 86.59 90.51
Sáng chế (%) 3.55 4.52 6.05 5.94 3.35
Gỉai pháp hữu ích (%) 5.51 5.09 7.93 7.47 6.14
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
4.2.2 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp được cấp phép trong
nước
Kể từ năm 2010, tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong
nước đã có những thay đổi, tuy nhiên không đáng kể (xem Bảng 4.3), tăng từ 817
văn bằng vào năm 2010 lên thành 1,075 văn bằng vào năm 2014. Về loại bằng sáng
chế, năm 2010, tỷ lệ phần trăm của các bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu
ích rất thấp, chỉ khoảng 9.06% trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp đã tăng lên và vượt mặt hẳn hai loại văn bằng còn lại. Có một số
lý do khiến tỷ lệ số văn bằng sáng chế & giải pháp hữu ích thấp. Thứ nhất, liên quan
đến bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, phát hiện thành công ra các sáng chế
đòi hỏi chi phí R&D cao hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Thứ hai, trong
nền kinh tế Việt Nam ngày nay, đa số các công ty đều có quy mô nhỏ. Do thay đổi
điều kiện thị trường nhanh, các doanh nghiệp nhỏ này có nhiều khả năng tập trung
hơn để nỗ lực sáng tạo về các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) ngắn hạn, dẫn
đến số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bằng độc quyền sáng chế và giải
pháp hữu ích là không cân xứng. Cuối cùng, một phát minh ra đời, bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp sẽ dễ dàng hơn để có được, vì họ không cần phải vượt qua
bài kiểm tra của tính mới, tính sáng tạo và tính khả thi trong thực tiễn khó khăn như
đối với phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích. Kết quả là, các nhà sáng chế có thể
chọn để nộp đơn cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thay vì bằng sáng chế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
phát minh hay giải pháp hữu ích để sản phẩm mới của họ nhập vào thị trường một
cách nhanh chóng và đồng thời được pháp luật bảo vệ càng sớm càng tốt.
4.2.3 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo khu vực
Bảng 4.4 cho thấy sự phân bố của các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp giữa các vùng của nước ta là khác nhau. Đặc biệt, vì gần 58% tổng lượng
FDI đổ vào vùng Nam Bộ (Bảng 4.1), hiệu ứng trình diễn là mạnh nhất trong khu
vực đó. Do đó, các nhà phát minh trong nước ở khu vực Nam Bộ đã tạo ra một tỷ lệ
cao hơn trong số lượng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp vì dễ thực hiện hơn
so với bằng sáng chế phát minh và giải pháp hưũ ích. Việc phân phối các văn bằng
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở các vùng như trong Bảng 4.2, có sự chênh lệch
lớn giữa các tỉnh Nam Bộ và Bắc Bộ với các tỉnh Trung Bộ. Năm 2010, hơn 57%
các văn bằngbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (tất cả các loại) do các nhà phát
minh cho ra đời từ khu vực Nam Bộ và tập trung chủ yếu vào 6 tỉnh: TP. Hồ Chí
Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Sáu tỉnh này
chiếm khoảng 55.78% tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được cấp
trong năm đó. Vùng Bắc Bộ chiếm khoảng 31.71% và vùng Trung Bộ chỉ có
10.55% tổng số. Sự phân bố địa lý này có sự thay đổi trong năm 2014, với sự tăng
lên các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở khu vực Trung Bộ, khu vực
này chiếm 33.14% tổng số trong khi khu vực Bắc Bộ chỉ chiếm 27.97% tổng số,
khu vực nam Bộ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng còn lại 38.89%. Việc phân
phối các đơn xin cấp bằng sáng chế trên khắp các vùng thậm chí còn không đồng
đều hơn nếu chúng ta nhìn tại các loại hình văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp. Năm 2010, hơn 94% bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp từ
các tỉnh Nam Bộ, khoảng 84% tại khu vực Trung Bộ và Bắc Bộ. (Bảng 4.4)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Bảng 4.4: Các loại văn bằng bảo hộquyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2014 phân theo khu vực (Đơn vị tính: %)
Khu vực Bắc Bộ Khu vực Trung Bộ Khu vực Nam Bộ
2010 2012 2014 2010 2012 2014 2010 2012 2014
Kiểu dáng
công nghiệp
84.21 77.87 85.95 83.37 72.22 93.10 94.31 91.91 94.34
Sáng chế 5.51 11.06 5.02 6.98 11.11 3.45 2.32 2.83 1.94
Giải pháp
hữu ích
10.28 11.07 9.03 4.65 16.67 3.45 3.37 6.26 3.72
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
4.3Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê
Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê cấp tỉnh trong Niên giám thống kê hằng năm
của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn
2010 – 2014. Tuy nhiên, do có hạn chế về số liệu thống kê không đầy đủ/không có
số liệu liên quan, học viên loại trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên
cứu cuối cùng bao gồm 280 quan sát của 56 tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm.
Bảng 4.5. Các biến sử dụng trong mô hình
Tên biến Mô tả biến
lnpatent Tổng số bằng sở hữu công nghiệp được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm
lndesign Tổng số bằng kiểu dáng công nghiệp được cấp phép từng tỉnh, mỗi
năm
lninvention Tổng số bằng sáng chế được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm
lnutility Tổng số bằng giải pháp hữu ích được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm
FDIt-1 Vốn đầu tư FDI vào từng tỉnh, mỗi năm, lấy trễ 1 thời kì
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Số lượng lao động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển từng tỉnh, mỗi
S&Pper
năm
S&Pexp Chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu phát triển từng tỉnh, mỗi năm
Fexport Giá trị xuất khẩu hàng hóa của từng tỉnh, mỗi năm
PGDP Thu nhập bình quân đầu người từng tỉnh, mỗi năm
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
Bảng 4.6 trình bày thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình kiểm định
tác động lan tỏa công nghệ từ FDI. Kết quả thống kê cho thấy sự chênh lệch khá lớn
giữa các loại bằng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, khi giá trị trung bình của bằng
độc quyềnkiểu dáng công nghiệp là 1.09, gấp 88 lần số lượng bằng sáng chế (với
giá trị trung bình tính toán là 0.12) vàgấp hơn 6 lần số lượng giải pháp hữu ích (với
giá trị trung bình tính toán là 0.16). Điều này là hợp lý khi việc đăng kí kiểu dáng
công nghiệp mới sẽ dễ dàng và mất ít thời gian hơn so với đăng kí sáng chế hay giải
pháp hữu ích – hình thức sở hữu công nghiệp phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ
thuật cao để chấp nhận. Các biến còn lại cũng có sự chênh lệnh khá lớn giữa giá trị
nhỏ nhất và lớn nhất, cho thấy sự khác biệt về đầu tư FDI cũng như đầu vào R&D
của các địa phương qua các năm.
Bảng 4.6.Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình
Số
Độ
Giá trị Giá trị
Trung lệch Chiều
Tên biến quan nhỏ lớn
bình chuẩn tác
(Variable) sát nhất nhất
(Mean) (Std. động
(Obs) (Min) (Max)
Dev.)
lnpatent 280 1.19 1.36 0.00 6.17
lndesign 280 1.09 1.34 0.00 6.12
lninvention 280 0.12 1.34 0.00 3.22
lnutility 280 0.16 0.59 0.00 3.56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
FDIt-1 224 5.70 1.19 2.17 7.68 +/-
S&Pper 280 7.34 1.09 5.25 11.83 +
S&Pexp 280 11.20 1.42 7.07 16.63 +
Fexport 280 16.10 2.17 9.26 22.88 +
PGDP 280 3.39 0.59 2.17 5.98 +
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
Bảng 4.7 cho thấy các biến số giải thích trong mô hình có hệ số tương quan
thấp, đảm bảo mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến. Riêng chỉ có trường
hợp giữa hai biến số lao động (S&Pper) và chi tiêu (S&Pexp) cho đổi mới công
nghệ, nghiên cứu phát triển hệ số tương quan khá cao, lên tới 0.7818. Lý giải cho
điều này, học viên cho rằng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, khoa
học bao gồm một phần không nhỏ là chi phí cho lao động trong ngành (như tiền
lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…);
ngoài ra là các khoản liên quan tới chi cho nguyên liệu đầu vào và tài sản cố định.
Bảng 4.7. Ma trận tương quan giữa các biến phụ thuộc chính trong mô hình
FDIt-1 S&Pper S&Pexp Fexport PGDP
FDIt-1 1
S&Pper 0.4912 1
S&Pexp 0.4014 0.7818 1
Fexport 0.6979 0.4114 0.3468 1
PGDP 0.5967 0.3937 0.3643 0.6243 1
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
4.4Kết quả lựa chọn mô hình
Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho kết quả ước lượng, học viên lần lượt
thực hiện hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEM và dùng các kiểm định để chọn ra
mô hình tốt nhất. Kết quả của 3 mô hình cho biến Patent (bằng sở hữu công nghiệp)
được thể hiện như sau (Kết quả hồi quy xem ở phụ lục 1):
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEMcho biến Patent
(bằng sở hữu công nghiệp)
Total (lnpatent)
POLS Fixed Effects Random Effects
FDIt-1 0.045** 0.138** 0.041*
(2.06) (6.19) (1.91)
S&Pper 0.645** 0.611** 0.645**
(6.44) (8.30) (6.37)
S&Pexp 0.080 0.068 0.080
(1.44) (1.31) (1.47)
Fexport 0.213** 0.207** 0.208**
(4.11) (-1.62) (3.94)
PGDP -0.324** -0.173 -0.332**
(-2.24) (-1.62) (-2.30)
Region
Trung Bộ -0.178 -0.205** -0.177
(-0.81) (-1.79) (-0.77)
Nam Bộ 1.011** 0.882** 1.025**
(4.38) (7.40) (4.29)
constant -4.831** -6.039** -4.671**
(-6.69) (-13.65) (-6.33)
Biến Region nhận giá trị lần lượt 0=Bac Bo, 1=Trung Bo, 2=Nam Bo
Giá trị t-statistics được biểu thị trong ngoặc ( ) Có ý nghĩa ở mức
*p<0.1, **p<0.05
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
Sau khi thực hiện POLS, sử dụng Kiểm định nhân tử Breusch – Pagan
Lagrangian chọn lựa giữa POLS và Mô hình tác động ngẫu nhiên, kết quả cho giá
trị P-value =0.000, chứng tỏ là mô hình REM là phù hợp hơn. (Kết quả hồi quy xem
ở phụ lục 3)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Tiếp đó, lần lượt hồi quy FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman để chọn
lựa mô hình tốt hơn, kết quả chỉ ra rằng FEM là mô hình phù hợp nhất được chấp
nhận. (Kết quả hồi quy xem ở phụ lục 3)
Do đó, kết luận rằng phương pháp hồi quy cho dữ liệu dạng bảng (panel data)
với phương pháp hồi quy tác động cố định Fixed Effect là phù hợp nhất, và trong
các mô hình dưới đây, học viên đều thực hiện bằng FEM.
4.5 Kết quả hồi quy từ mô hình được chọn
Ước lượng tác động lan tỏa công nghệ của FDI: từ mô hình phân tích dữ
liệu bảng (panel data)
Như có phân tích ở trên, do hai biến số S&Pper và S&Pexp cho thấy mối
tương quan cao nên để đánh giá chính xác tác động của từng biến và hạn chế hiện
tượng đa cộng tuyến, học viên sẽ lần lượt hồi quy mô hình (1) với hai biến số này.
Lần lượt sử dụng mô hình chỉ có biến lao động (S&Pper) và mô hình có cả 2 biến
lao động và chi tiêu cho công nghệ (S&Pper và S&Pexp) nhằm so sánh xem có sự
sai khác nào không. Ước lượng mô hình sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust
standard errors) giúp kiểm soát vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi (Stock
& Watson, 2008; Petersen, 2009). Kết quả mô hình được cho ở bảng 4.9 (Kết quả
hồi quy ở phụ lục 2). Nhận thấy mô hình thứ 2 với đủ 2 biến số đều có ý nghĩa
thống kê nên học viên chọn đó là mô hình tối ưu làm cơ sở để phân tích kết quả.
Bảng 4.9: Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa công nghệ của FDI (2010 –
2014): mô hình Fixed Effect (FE)
Giải pháp hữu ích Sáng chế Kiểu dáng công Tổng
(lnutility) (lninvention) nghiệp (lndesign) (lnpatent)
FDIt-1 0.165 0.167 0.170 0.124 0.359** 0.339** 0.137** 0.138**
(1.18) (1.25) (1.60) (1.20) (8.25) (7.97) (6.13) (6.19)
S&Pper 0.667** 0.455** 0.644** 0.462** 0.437** 0.301** 0.678** 0.611**
(6.52) (3.59) (7.22) (4.38) (9.39) (5.07) (12.94) (8.30)
S&Pexp 0.174** 0.186** 0.145** 0.068
(2.60) (2.92) (3.49) (1.31)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Fexport
PGDP
Region
TrungBộ
Nam Bộ
constant
Obs.
0.369** 0.399**
(6.38) (7.08)
-0.62** -0.62**
(-5.18) (-5.42)
-0.74** -0.577**
(-4.01) (-3.08)
0.486** 0.504**
(3.16) (3.44)
-4.47** -5.44**
(-5.79) (-6.59)
67 67
0.385** 0.398**
(7.57) (8.15)
-0.51** -0.51**
(-4.24) (-4.43)
-0.551** -0.471**
(-3.35) (-2.94)
0.428** 0.421**
(2.66) (2.74)
-5.04** -6.04**
(-7.23) (-8.05)
93 93
0.300** 0.307**
(7.82) (8.23)
-0.181** -0.214**
(-1.99) (-2.43)
-0.173 -0.133
(-1.62) (-1.27)
0.442** 0.457**
(4.78) (5.08)
-3.79** -4.39**
(-7.37) (-8.33)
186 186
0.208** 0.207**
(6.57) (-1.62)
-0.161 -0.173
(-1.51) (-1.62)
-0.227** -0.205
(-2.00) (-1.79)
0.879** 0.882**
(7.35) (7.40)
-5.80** -6.04**
(-14.32) (-13.65)
278 278
Biến Region nhận giá trị lần lượt 0=Bac Bo, 1=Trung Bo, 2=Nam Bo
Giá trị t-statistics được biểu thị trong ngoặc ( )
Có ý nghĩa ở mức **p<0.05
Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018
Nhận thấy rằng FDI có tác động dương tới cả ba biến số công nghệ cũng như
mô hình tổng. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho biết tác động lan tỏa của FDI chỉ có
ý nghĩa thống kê tới số lượng kiểu dáng công nghiệp và mô hình tổng biến đầu ra
khoa học công nghệ. Hay nói cách khác, chưa chứng minh được tác động thực
nghiệm của hiệu ứng lan tỏa của FDI tới sự thay đổi về số lượng bằng sáng chế và
giải pháp hữu ích trong nước.
Quay lại mô hình tổng biến đầu ra khoa học công nghệ, chúng ta nhận thấy tác
động dương tích cực của FDI tới biến phụ thuộc trong mô hình là 0.137 ở mức ý
nghĩa 5%. Tác động lan tỏa của FDI trong mô hình đủ biến và bớt biến là không
khác nhau. Tương tự với mô hình tổng hợp tất cả các loại bằng sở hữu công nghiệp,
kiểm định cũng cho thấy tác động tích cực của FDI lên biến kiểu dáng công nghiệp
và có ý nghĩa thống kê. Với 1% thay đổi trong vốn đầu tư FDI sẽ đẫn tới 0.339%
tăng trong số lượng bằng kiểu dáng công nghiệp của cả nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
FDI không có tác động đến phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích ở Việt
Nam. Cốt lõi để tạo ra sáng chế hay giải pháp hữu ích là vấn đề về nhân lực, chất
xám con người – yếu tố tác động chiếm gần 50% sự thay đổi của biến số công nghệ
như trong mô hình đã phân tích ở bảng 4.9. Thực tế cho thấychất lượng nguồn nhân
lực tại Việt Namđang và đã gặp nhiều khó khăn đáng ngại, theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3.79 điểm (trong
thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.
Trong khi Hàn Quốc đạt 6.91 điểm; Ấn Độ đạt 5.76 điểm; Malaysia đạt 5.59 điểm.
Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công
nhân kỹ thuật bậc cao. Trong tổng số hơn 53.4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở
lên chỉ chiếm khoảng 19% (Đình Phương, 2017). Nhiều công ty cho rằng họ thường
phải đào tạo lại nhân viên mới vừa tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc cao đẳng
thì mới đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tác động mạnh của FDI tới biến số lượng bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp có thể được hiểu rằng do việc đăng kí và tạo ra kiểu dáng công nghiệp là ít
phức tạp hơn và hiệu ứng trình diễn này của FDI là dễ dàng áp dụng cho đổi mới
trong công nghệ hơn để tạo ra các sáng chế hay giải pháp hữu ích. Mặc dù FDI có
tác động nhưng chỉ là ở mức gián tiếp, thông qua việc phân bổ vốn đầu tư cho vốn
con người và tài sản, trang thiết bị nghiên cứu nên không thể hiện ảnh hưởng một
cách rõ ràng. Tác động này cũng phù hợp với “hiệu ứng trình diễn” (“demonstration
effect’’) của FDI đã đề cập trước đó vì nó dễ dàng hơn đối với các nhà đổi mới
trong nước để làm theo các ví dụ về các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm hoặc quy
trình nước ngoài trong việc tạo ra các phương pháp mới của riêng họ. Theo đánh giá
của Bộ Khoa học và Công nghệ, FDI đã góp phần từng bước nâng cao trình độ công
nghệ sản xuất trong nước. Một số ngành đã tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới
như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn, văn phòng
cho thuê...(Nguyễn Mại, 2017). Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc
nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
Do đó, Việt Nam đã vận dụng và cho ra đời nhiều sản phẩm mới mà trước đây chưa
có; hạn chế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực như dầu khí, vật liệu
xây dựng, điện tử gia dụng, phương tiện giao thông...
Ngoài ra, tác động của các biến kiểm soát khác được đưa vào mô hình cho thấy
kết quả tương đồng với giả thuyết. Số lượng lao động (S&Pper) và chi tiêu
(S&Pexp) cho khoa học và công nghệ tác động dương có ý nghĩa tới biến đầu ra
công nghệ. Gía trị xuất khẩu Fexport cũng có tác động dương ý nghĩa tới cả bốn mô
hình, một lần nữa khẳng định việc xuất khẩu hàng hóa tác động rất lớn tới sự thay
đổi công nghệ trong nước. Xuất khẩu tăng, một phần sẽ cung cấp vốn cho việc thay
đổi dây chuyền sản xuất và công nghệ sử dụng; đồng thời, càng xuất khẩu nhiều và
đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường quốc tế đòi hỏi
bản thân doanh nghiệp phải có những cải tiến, đổi mới để đưa ra những sản phẩm
chất lượng cao, có tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và mục tiêu phát
triển bền vững. Giải pháp đưa ra là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, giúp
giảm chi phí và nâng cao giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tác
động của biến kiểm soát PGDP đưa vào trong mô hình có kết quả ngược với giả
thuyết. Việc tăng trưởng nhanh hơn khiến chính quyền địa phương phải thu nhiều
thuế hơn để giải quyết các vấn đề cho quốc gia như giáo dục, cơ sở hạ tầng, y tế
chưa kể đến thâm hụt ngân sách tăng lên nên không còn động cơ chi tiêu cho phát
triển công nghệ (Robert T Gordan, 2017).
Cuối cùng, so sánh giữa ba vùng miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy
việc đổi mới công nghệ ở các tỉnh Trung Bộ vẫn còn nhiều thiếu sót, thấp nhất trong
cả ba vùng, đứng đầu vẫn là Nam Bộ với những tỉnh được đầu tư rõ rệt trong công
nghệ như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế vùng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Luận văn này nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI đến thay đổi công
nghệ của những doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Tuy ở Việt Nam
đã có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI tới phổ biển, chuyển giao công
nghệ nói chung và tác động tới thay đổi công nghệ của doanh nghiệp nói riêng
nhưng chưa có nghiên cứu ở mức độ cấp tỉnh đánh giá tác động của FDI đến thay
đổi công nghệ. Do đó, mục đích của bài nghiên cứu ở đây là xem xét liệu dòng vốn
FDI có thật sự tác động đến thay đổi công nghệ củaViệt Nam ở mức độ cấp tỉnh
trong giai đoạn 2010-2014 hay không, và nếu có thì đó là tác động tích cực hay tiêu
cực.
Mô hình kinh tế lượng về tác động của FDI đến thay đổi công nghệ của các
doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam được ước lượng bằng phương
pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình POLS cho dữ liệu bảng (cross-
section data và time-series data), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM). Kiểm địnhnhân tử Breusch – Pagan Lagrangianvà
Hausman dùng để so sánh và xác định sự phù hợp của các mô hình này. Kết quả chỉ
ra rằng FEM là mô hình phù hợp nhất để chấp nhận.
Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, bài nghiên cứu
thực hiện ước lượng và kiểm định tác động thay đổi công nghệ từ FDI đến các
doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Dữ liệu lấy từ Niên giám thống
kê hằng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) và báo cáo tổng kết của Cục
Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm, nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2010-2014 ở
cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, do có hạn chế về số liệu thống kê không đầy đủ hoặc không
có số liệu liên quan, học viên loại trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên
cứu bao gồm 280 quan sát của 56 tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
Do hai biến số S&Pper và S&Pexp cho thấy mối tương quan cao nên để đánh
giá chính xác tác động của từng biến và hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến, học
viênsẽ lần lượt hồi quy mô hình (1) với hai biến số này. Lần lượt sử dụng mô hình
chỉ có biến lao động (S&Pper) và mô hình có cả 2 biến lao động và chi tiêu cho
công nghệ (S&Pper và S&Pexp) nhằm so sánh xem có sự sai khác nào không. Ước
lượng mô hình sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) giúp kiểm soát
vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi (Stock & Watson, 2008; Petersen,
2009). Nhận thấy mô hình thứ 2 với đủ 2 biến số đều có ý nghĩa thống kê nên học
viên chọn đó là mô hình tối ưu làm cơ sở để phân tích kết quả. Kết quả thấy rằng tác
động lan tỏa của FDI chỉ có ý nghĩa thống kê tới số lượng bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp và mô hình tổng biến đầu ra khoa học công nghệ. Hay nói cách
khác, chưa chứng minh tác động thực nghiệm của hiệu ứng lan tỏa của FDI tới sự
thay đổi về số lượng bằng sáng chế và giải pháp hữu ích trong nước.Tác động lan
tỏa của FDI trong mô hình đủ biến và bớt biến là không khác nhau.
5.2Hạn chế của nghiên cứu
Trong điều kiện hạn chế về thời gian nghiên cứu, khu vực nghiên cứu và
sựthiếu kinh nghiệm trong lần đầu nghiên cứu vấn đề này nên không tránh khỏi
mộtsố hạn chế sau :
Sử dụng số lượng bằng sở hữu công nghiệp cấp phép tại từng tỉnh tại mỗi
năm như một thước đo đầu ra R&D có một số hạn chế. Thứ nhất, có một số nhà
phát minh ở Việt Nam đã không chọnnộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho đầu ra cho
R&D của họ. Thay vào đó, họ có thể giữ nó lại cho riêng mình như là bí mật kinh
doanh nhằm tránh những đối thủ cạnh tranh sử dụng các thông tin được tiết lộ từ
việc nộp đơn xin cấp bằng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, do hạn chế về số liệu thống kê nên mô hình kinh tế lượng trong bài
nghiên cứu này chưa tính đến tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm
phát,…đối với tác động lan tỏa của FDI tới thay đổi công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam. (Phạm Thế Anh, 2017)
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc

More Related Content

Similar to Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc (19)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.docLuận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
 
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.docCác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.docMột Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường EU - cách...
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường EU - cách...Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường EU - cách...
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường EU - cách...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Recently uploaded

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Đến Sự Thay Đổi Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ THỊ KIM HẰNG TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA FDI ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƯU BẢO ĐOAN
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Tác động lan tỏa của FDI đến sự thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam” là kết quả quá trình nghiên cứu của học viên. Số liệu và nội dung phân tích tại đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Tôi cam đoan chịu trách nhiệm về nội dung trên. Tp. HCM, ngày tháng năm 2018 Người cam đoan Lê Thị Kim Hằng
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3 1.4 Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................4 2.1 Lý thuyết và tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ của doanh nghiệp........................................................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm về FDI...................................................................................... 4 2.1.2 Tác động lan tỏa của FDI.......................................................................... 5 2.1.2.1 Tác động lan tỏa theo chiều ngang: ............................................5 2.1.2.2 Tác động lan truyền liên ngành/theo chiều dọc ..........................6 2.2. Khái niệm và nhân tố tác động đến R&D............................................................. 6 2.3 Mô hình tăng trưởng và FDI.................................................................................. 8 2.3.1 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển và FDI .................................................. 8 2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh và FDI (Endogenous Growth Model)....... 8 2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan................................................ 8 2.5 Khung phân tích................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................14 3.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 14 3.2. Mô hình............................................................................................................... 14
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3. Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình.................................................... 14 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM .......................................................19 4.1 Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam ............................................19 4.2 Hệ thống quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam .............................................23 4.2.1 Các loại bằng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ......................26 4.2.2 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp được cấp phép trong nước .....................................................................................................................27 4.2.3 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo khu vực ......................28 4.3 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê.................................................................29 4.4 Kết quả lựa chọn mô hình.....................................................................................31 4.5 Kết quả hồi quy từ mô hình được chọn...............................................................313 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................37 5.1 Kết luận.................................................................................................................37 5.2 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................38 5.3 Hàm ý chính sách..................................................................................................39 5.3.1 Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu..............39 5.3.2. Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực miền Trung ............................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA BẢNG 4.8. KẾT QUẢ HỒI QUY BA MÔ HÌNH POLS, REM, FEM CHO BIẾN PATENT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY CHO BẢNG 4.9: HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA CÔNG NGHỆ CỦA FDI: MÔ HÌNH FE
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải 3SLS Three-stage Least Squares FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Mô hình tác động cố định GMM Generalised Method of Moment GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế PDOLS Panel Dynamic Ordinary Least Squares POLS Panel Ordinary Least Squares R&D Nghiên cứu và phát triển REM Mô hình tác động ngẫu nhiên TRIPS Thoả thuận về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan tới Thương mại
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tỷ lệ phân bổ FDI phân theo khu vực ............................................................................26 Bảng 4.2Phân bố các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam theo vùng miền giai đoạn 2010 – 2014 ..............................................................................................30 Bảng 4.3 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014....................................................................................................................................................32 Bảng 4.4 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 phân theo khu vực.............................................................................................................34 Bảng 4.5 Các biến sử dụng trong mô hình........................................................................................36 Bảng 4.6 Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình........................................................37 Bảng 4.7 Ma trận tương quan giữa các biến phụ thuộc chính trong mô hình ...................38 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEM cho biến Patent (bằng sở hữu công nghiệp)..........................................................................................................................................38 Bảng 4.9 Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa công nghệ của FDI (2010 – 2014): mô hình Fixed Effect (FE) ........................................................................................................40
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1Khung phân tích đề nghị........................................................................................................ 21 Hình 4.1 Xu thế số dự án và dòng vốn FDI giai đoạn 1988 –sơ bộ 2016 .......................... 26 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Kết quả hồi quy của Bảng 4.8: Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEM Cho Biến Patent................................................................................................................................ 64 Phụ lục 2 Kết quả hồi quy của bảng 4.9: Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa công nghệ của FDI: Mô hình FE.......................................................................................................... 67
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trên thị trường toàn cầu ngày nay, sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc các yếu tố cơ bản đã không còn là những yếu tố then chốt cho khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia (Erdal & Gocer, 2015). Do cấu trúc năng động của cạnh tranh quốc tế, không thể tránh khỏi việc phát triển các công nghệ và sản phẩm mới cho các nước muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình. Hiện tại, khả năng sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao và khác biệt mà R&D và sự thay đổi công nghệ do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cung cấp đã trở nên quan trọng hơn cả. FDI có vai trò quan trọng, cung cấp vốn tài chính đáng kể, bí quyết công nghệ và chuyên môn quản lý cho các nền kinh tế hưởng lợi, thông qua đó, các công ty nước ngoài thành lập các công ty con hay chi nhánh và đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại. Không những thế, nhờ những lợi thế từ công ty mẹ mang lại, các công ty nước ngoài tận dụng triệt để nhằm cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về thay đổi công nghệ nhằm tăng năng lựccạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Dòng vốn FDI toàn cầu hiện có hướng chuyển dịch sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt vào khu vực châu Á và Đông Nam Á đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam như một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với nhiều lợi thế hiện có như: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, chi phí lao động còn thấp, hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới…Tính đến ngày 20/12/2017, Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng ký xấp xỉ 318.72 tỷ đô la Mỹ, từ tổng số hơn 24,748dự án còn hiệu lực có vốn đầu tư nước ngoài, Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 172 .35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.(Cục Đầu Tư Nước Ngoài, 2018). Tổ chức Hợp tác Kinh tế (OECD), 2002 đã công bố những lợi ích của FDI đối với các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với các chính sách phù
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 hợp của nước chủ nhà, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI hỗ trợ việc hình thành nguồn nhân lực, góp phần để hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, góp phần tăng cường phát triển doanh nghiệp, đặc biệt hơn hết là gây nên tác động lan tỏa công nghệ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đã đóng góp tích cực trong việc tăng các hoạt động R & D và thay đổi công nghệ của các nước chủ nhà (Freeman, 1982; Martin và Michael J.C, 1994; Lê Thanh Thủy, 2005; K et al, 2010; Elsadig Musa Ahmed,2012) Ngày 15/6/2017 tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Trường ĐH Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công bố Báo cáo Chỉ số thay đổi sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2017 (Global Innovation Index 2017, gọi tắt là GII 2017). Theo đó, Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số GII 2017 trong số các nước có thu nhập trung bình thấp. Về nghiên cứu các tác động của FDI ở Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI tới phổ biển, chuyển giao công nghệ nói chung và tác động tới thay đổi công nghệ của doanh nghiệp nói riêng (Girma, et al, 200 2, Chuc D. Nguyen và Gary Simpson, 2008; Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Lê Quốc Hội, 2011) nhưng chưa có nghiên cứu ở mức độ cấp tỉnh đánh giá tác động của FDI đến thay đổi công nghệ. Do đó, mục đích nghiên cứu của bài nghiên cứu ở đây là xem xét liệu dòng vốn FDI có thật sự tác động đến thay đổi công nghệ ở Việt Nam ở mức độ cấp tỉnh trong giai đoạn 2010-2014 hay không, và nếu có thì đó là tác động tích cực hay tiêu cực. Xuất phát từ các vấn đề đặt ra, học viênlựa chọn đề tài: “Tác động lan tỏa của FDI đến sự thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trên các tỉnh, thành phố Việt Nam. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mối quan hệ và tác động lan tỏa của FDI tới thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp Phạm vi không gian: Nghiên cứu tác động lan tỏa của FDI tới thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp tại 56 tỉnh, thành phố Việt Nam (Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau bị loại trừ vì hầu hết các dữ liệu liên quan không có sẵn hoặc bằng không trong thời gian xem xét) . Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014. 1.4 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương, tiếp theo sau chương giới thiệu là chương 2, chương này trình bày cơ sở lý thuyết sử dụng để đánh giá tác động của FDI đến thay đổi công nghệ thông qua kênh tác động lan tỏa và khung phân tích, ngoài ra chương này cũng lược khảo một vài nghiên cứu liên quan. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm mô tả số liệu, mô hình phân tích, phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình. Phần kết quả thảo luận về thay đổi công nghệ và tác động của FDI sẽ trình bày ở chương 4, phần này còn chứa một mô tả ngắn gọn về hệ thống quyền sở hữu công nghiệp, cũng như hệ thống văn bằng bảo hộ ở Việt Nam, không những thế trong chương này còn nêu lên tổng quan về FDI vào Việt Nam trong nửa sau của những năm 1990 và phân phối của nó trên các tỉnh, thành phố Việt Nam. Chương 5 sẽ là phần kết luận, hạn chế và hàm ý chính sách.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết và tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ của doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm về FDI Có nhiều quan niệm và khía cạnh khi xem xét về FDI và tác động lan tỏa, nhưng nhìn chung đều cho rằng: FDI là hình thức đầu tư mà các cá nhân hay tổ chức của quốc gia nàyđưa vốn vào quốc gia khác để tạo nên cơ sở sản xuất kinh doanhvới mục tiêu sẽ nắm quyền quản lý tài sản này. Tác động lan tỏa là khithực thể này hoạt động làm ảnh hưởng đến hoạt động của thực thể khác mà có thể hai hoạt động này không liên quan với nhau. Nó xảy ra khi hoạt động đó có những hiệu ứng phụ vượt khỏi dự đoán trước đó. Với đặc trưng của hàng hóa công cộng, kiến thức và công nghệ liên quan đến FDI bởi các công ty đa quốc gia xem như là một ngoại lực quan trọng với những ảnh hưởng dài hạn trong mô hình tăng trưởng nội sinh (Grossman và Helpman, 1991; Lucas, 1988; Romer, 1990). Khi các công ty đa quốc gia với công nghệ tiên tiến chọn thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp, họ có thể mang cùng với công nghệ tiến bộ và thực tiễn quản lý cao cấp hơn. Những điều này cho họ một lợi thế cạnh tranh so với các công ty bản địa có xu hướng quen thuộc hơn với các sở thích người tiêu dùng, thực tiễn kinh doanh và các chính sách của chính phủ ở thị trường nước sở tại (Blomstrom và Sjoholm, 1999). Một phần của công nghệ và kinh nghiệm vận chuyển từ các công ty đa quốc gia sẽ phân tán từ các chi nhánh của họ đến các công ty trong nước. Theo Javorcik (2004, trang 607) thì ngoại tác lan tỏa từ FDI diễn ra khi có sự tham gia của các công ty đa quốc gia làm tăng năng suất của các công ty nội địa tiếp nhận vốn và các công ty đa quốc gia không thể hiện đầy đủ giá trị của những lợi ích này. Hiệp hội doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia cung cấp cơ hội học tập quan trọng cho các công ty trong nước. Họ có thể giảm chi phí thay đổi và bắt chước cho các công ty trong nước, từ đó sẽ cải thiện năng suất (Helpman, 1999). FDI có thể làm tăng năng suất các công ty trong nước ở các ngành mà họ tham gia bằng cách cải thiện việc phân bổ nguồn lực
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 trong các ngành đó. Sự hiện diện của các công ty đa quốc gia cùng với các sản phẩm mới và các công nghệ tiên tiến có thể buộc các công ty trong nước bắt chước hoặc đổi mới thay đổi. Sự đe dọa của cạnh tranh cũng có thể khuyến khích các công ty trong nước để tìm kiếm công nghệ mới. Một lộ trình khác cho sự lan tỏa công nghệ là chuyển dịch lao động từ các chi nhánh công ty nước ngoài sang các công ty trong nước. 2.1.2 Tác động lan tỏa của FDI Lý thuyết xác định sự lan tỏa công nghệ của FDI từ các công ty nước ngoài sang công ty trong nước phân thành 2 nhóm: tác động lan tỏa theo chiều ngang; và tác động lan tỏa liên ngành/dọc. 2.1.2.1 Tác động lan tỏa theo chiều ngang: • Hiệu ứng trình diễn: đại diện cho kênh "giả" của sự lan truyền "Hiệu ứng học tập bằng cách theo dõi" (Jutta Gunther, 2002). Công nghệ mới được giới thiệu đến các nước sở tại, các công ty này có thể quan sát hoạt động, kỹ năng hoặc kỹ thuật của các công ty nước ngoài, bắt chước họ hoặc nỗ lực để có những kỹ thuật mới và áp dụng chúng, dẫn đến cải tiến sản xuất (Wang và Blomstrom, 1992). • Tác động cạnh tranh: ảnh hưởng gián tiếp của FDI đối với hiệu quảvà thay đổi của nước chủ nhà thông qua tăng cường cạnh tranh xem như là một hình thức của hiệu ứng lan tỏa. Việc các nước đa quốc gia tham gia vào thị trường trong nước chắc chắn sẽ không tránh khỏi tăng việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Dưới sự cạnh tranh ngày càng tang này, các doanh nghiệp trong nước buộc phải vận hành hiệu quả hơn và đưa ra các công nghệ mới sớm hơn có thể. (Kokko, 1994& 1996; Wang và Blomstrom, 1992). • Hiệu ứng di chuyển lao động: Hiệu ứng này xảy ra khi người lao động và người quản lý làm việc tại các chi nhánh nước ngoài đã được đào tạo với kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến di chuyển đến các công ty trong nước hoặc thành lập nên các doanh nghiệp riêng của họ (Fosfuri, 1996). Một vài lý thuyết đã dự đoán ảnh hưởng tích cực về sự hiện diện của FDI đến năng suất lao động trong nước
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 thông qua kênh lao động di chuyển (Kaufmann, 1997; Fosfuri, Motta và Rønde, 2001; Glass và Saggi, 2002). 2.1.2.2 Tác động lan truyền liên ngành/theo chiều dọc Thông thường, sự lan truyền theo chiều dọc xảy ra khi kết quả của sự tương tác giữa các công ty trong nước và nước ngoài không thuộc cùng một ngành. Tác động lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp FDI chuyển giao bí quyết công nghệ cho nhà cung cấp địa phương thông qua việc cấp giấy phép công nghệ và đào tạo nhân viên. Những ảnh hưởng của liên kết này đã được Lall (1980) và Clare (1996) đưa ra. Đây là những trường hợp khi các công ty đa quốc gia là nhà cung cấp (liên kết xuôi) hoặc là người mua (liên kết ngược) với các công ty trong nước: • Lan tỏa qua các liên kết ngược: FDI cũng có thể góp phần vào cải tiến công nghệ cho các nhà cung cấp địa phương hoặc các nhà cung cấp tiềm năng bằng cách hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty này • Lan tỏa thông qua các liên kết xuôi: các công ty đa quốc gia cũng có thể cung cấp đào tạo và nhiều loại hình hỗ trợ kỹ thuật khác cho khách hàng của họ. Nhìn chung, cả hai loại tác động lan tỏa sẽ hiệu quả hơn khi các doanh nghiệp có liên quan đặt gần nhau hơn bởi vì khoảng cách địa lý tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức. Việc sử dụng dữ liệu ở cấp tỉnh trong bài nghiên cứu giúp nắm bắt quy mô không gian của tác động lan tỏa FDI. 2.2. Khái niệm và nhân tố tác động đến R&D Có nhiều khái niệm về R&D, nhưng chủ yếu đó là quá trình tạo ra tri thức, trong đó sử dụng các nguồn khác nhau (các nhà khoa học, kỹ sư, số lượng lao động, chi phí đầu tư cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, v.v ...) để cho ra đời những kiến thức hay công nghệ mới. Theo Erdal & Gocer, 2015 thì hàm R&D có thể được đại diện bởi phương trình sau: = ( , , 0)
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Trong đó L và K đại diện cho đầu vào lao động và vốn, I đại diện cho đầu ra R&D, gắn liền trong các sản phẩm hoặc các quy trình mới do quá trình R&D tạo ra. Thành phần 0 là viết tắt của mức kiến thức ban đầu sẵn có khi dự án R&D liên quan bắt đầu. Một trong những kênh quan trọng góp phần vào trình độ kiến thức ban đầu là FDI đầu vào. Bằng cách đưa các công nghệ và sản phẩm mới vào nước sở tại, FDI có thể mang lại lợi ích cho sự thay đổi của các công ty trong nước bằng nhiều cách. Thứ nhất, các công ty trong nước có thể tìm hiểu về thiết kế của các sản phẩm và công nghệ mới, thông qua kỹ thuật đảo ngược và sau đó họ cải tiến để đưa ra những thay đổi công nghệ. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong những năm 1960 -1970 là một ví dụ điển hình của hình thức học tập này (Dicken, P, 1988). Thứ hai, FDI đầu vào còn gây ra tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp nội địa thông qua việc trao đổi thị trường lao động, từ đó nhân viên có tay nghề từng làm việc cho các doanh nghiệp FDI chuyển sang các công ty trong nước. Khá nhiều vụ kiện chống lại cạnh tranh không lành mạnh ở Trung Quốc trong những năm gần đây có liên quan đến loại hình di chuyển laođộng này (Chu, 2001). Thứ ba, FDI có thể gây ra "hiệu ứng trình diễn"/"demonstration effect", sự có mặt của các sản phẩm nước ngoài ở thị trường nội địa có thể kích thích tư duy sáng tạo của các công ty nội địa này và do đó giúp tạo ra bản sao của các sản phẩm và công nghệgiống như ở thị trường ngoài nước (Kui-yin Cheung & Ping Lin, 2002). Hơn nữa, vì các sản phẩm hoặc công nghệ mà các doanh nghiệp FDI đưa vào đã được thử nghiệm nên phần nào khiến các sản phẩm và công nghệ tương tự có khả năng hoạt động tốt ở các nước sở tại. Hiệu ứng trình diễn hoạt động mạnh mẽ hơn đối với những thay đổi nhỏ và đáng kể ở các nước chẳng hạn như Việt Nam, nơi thiếu sự đa dạng về sản phẩm trước khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Để tập trung vào những tác động của FDI đối với sự thay đổi công nghệ, chúng ta có thể viết lại phương trình đã đưa ra tương đương như sau: = ( , , )
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 2.3 Mô hình tăng trưởng và FDI 2.3.1 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển và FDI Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được xác định bởi các mô hình tăng trưởng tân cổ điển truyền thống mà đạidiện là mô hình Solow (1957). Mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng lực lượng lao động và tiến bộ khoa học công nghệ là ngoại sinh, do đó FDI làm tăng mức thu nhập trong nước và nó không có tác dụng dài hạn lên tăng trưởng kinh tế. 2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh và FDI (Endogenous Growth Model) Romer (1993) cho rằng sản lượng có quan hệ với vốn, lao động và tri thức, trong đó đầu tư cho giáo dục và đào tạo có thể làm tăng tri thức. Lucas (1988) lại cho rằng vốn con người có hiệu suất tăng dần theo quy mô, và tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ đầu tư cho từng loại vốn. Mặt khác theo Grossman và Helpman (1991) thì thông qua tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp có động cơ đầu tư cho các hoạt động R&D. Khác với lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã lý giải một cách rõ ràng hơn vai trò của FDI đối với quá trình tăng trưởng khi đưa kênh tác động trực tiếp và gián tiếp (hiệu ứng lan tỏ a) vào mô hình 2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên vẫn có phát hiện rằng không có hoặc có kết quả không đáng kể về mặt thống kê từ sự lan truyền của công nghệ. Có những lập luận ủng hộ FDI là một phương tiện để chuyển giao công nghệ chẳng hạn như nghiên cứu báo cáo tác động lan tỏa tích cực bao gồm các nghiên cứu trước đây của Caves (1974) cho thấy những tác động lan tỏa tích cực trong ngành sản xuất của Úc, Findly (1978) cho thấy vốn ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò khuyến khích cải tiến công nghệ nói chung - cơ hội mà các công ty trong nước phải quan sát công nghệ tiên tiến mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng thì
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 nhanh hơn công nghệ phát triển trong nước, Wang (1990) mở rộng mô hình của Findlay bằng cách thiết lập một liên kết giữa FDI và sự tăng trưởng của nguồn nhân lực trong nước, Walz (1997) cho thấy sự hiện diện của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước kém phát triển mang về các tác động lan truyền kiến thức đến lĩnh vực R&D trong nước và do đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình của Fosfuri và cộng sự (2002); Glass và Saggi (2002a) trình bày các mô hình công nghệ lan truyền thông qua doanh thu lao động. Trong khi đó, Glass và Saggi (2002b) lập luận thêm rằng sự có mặt của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi bằng cách hạ thấp chi phí bắt chước. Thực vậy, các nước đang phát triển đang cố gắng thu hút thêm FDI, nhập khẩu công nghệ cao từ các nền kinh tế phát triển thông qua các kênh như kỹ thuật đảo ngược, doanh thu lao động có kỹ năng, hiệu ứng trình diễn, quan hệ khách hàng (Cheung và Lin, 2004). Đối với khả năng hấp thụ của quốc gia hoặc doanh nghiệp, nội địa hóa và sử dụng các kiến thức có tiềm năng sẵn có cho họ bởi dòng vốn FDI là đáng kể và cần thiết ( Ito et al, 2012). Tuy nhiên khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào công nghệ/mức độ hiệu quả và công nhân lành nghề/nguồn nhân lực (Gorodnichenko et al, 2014). Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng hỗ trợ các hiệu ứng tích cực hay thậm chí nếu có thì hiệu ứng lan tỏa cũng là tiêu cực đáng kể như nghiên cứu của Germidis (1977); Haddad và Harrison (1993) tìm thấy những tác động xấu liên quan đến FDI ở Ma-rốc; Kokko và Tansini (1996) cho Uruguayan nhận thấy hầu như không có bằng chứng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999) ở Venezuela cho thấy FDI ảnh hưởng bất lợi đến năng suất của các doanh nghiệp trong nước, để giải thích kết quả, họ đưa ra một giả thuyết "đánh cắp thị trường" cho rằng, trong khi FDI có thể thúc đẩy chuyển giao công nghệ, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần trong nước và buộc doanh nghiệp trong nước phải sản xuất ra các sản phẩm nhỏ hơn với chi phí trung bình cao hơn. Aslanoglu (2000) cho Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy mặc dù sự hiện diện của các công ty nước ngoài làm tăng
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước nhưng không đóng góp đáng kể vào năng suất của các doanh nghiệp trong nước này, ngoài ra nghiên cứu cũng không cho thấy có mối quan hệ quan trọng nào đối với tác động của khoảng cách công nghệ giữa các công ty trong và ngoài nước về năng suất và tăng trưởng thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Dưới đây là phần điểm qua một vài nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động của FDI đến thay đổi công nghệ: Trong nghiên cứu của Erdalvà Gocer (2015) về tác động của FDI đến R&D và thay đổi công nghệ ở các nước châu Á đang phát triển, tác giả sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp hợp nhất ở 10 nước đang phát triển ở châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Pakistan, Malaysia, Singapore, Thái Lan,Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1996-2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu về chi phí R&D (RD), số đơn đăng ký sáng chế cả trong nước và nước ngoài (IN), vốn cổ phần bằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 1996-2013. Ở đây, chi tiêu của R&D và số liệu FDI tính bằng tỷ đô la Mỹ, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế là số lượng tổng và tất cả các chuỗi sử dụng ở dạng lôgarít. Các mức độ cố định đã được điều tra bằng các kiểm định kiểu Fisher bằng việc sử dụng các kiểm định ADF và PP (Maddala và Wu, 1999); Breitung (2000). Các hệ số riêng lẻ giữa các chuỗi được phát hiện bằng cách sử dụng các phép thử Pairwise Dumitrescu Hurlin Panel Causality và các hệ số chung được phát hiện bởi phép thử Pairwise Gr anger Causality. Các mối quan hệ hợp nhất giữa các chuỗi được xác định bởi các phép thử kiểu Fisher sử dụng phép thử của Johansen (Maddala và Wu, 1999). Hệ số hợp nhất được ước tính bởi PDOLS (Panel Dynamic Ordinary Least Squares). Kết quả cho thấy rằng: chi tiêu cho R&D, hoạt động thay đổi công nghệ và luồng vốn FDI không theo xu hướng ổn định, các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra những sáng kiến để ổn định những vấn đề này, không những thế các phép thử còn cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI, chi tiêu R&D và IN, trong những kết quả tương tự cũng có thể nói rằng luồng vốn FDI đi vào làm tăng tiến độ R&D và các hoạt động thay đổi ở nước sở tại. Khi dòng vốn FDI tăng một tỷ đô la Mỹ sẽ làm
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 tăng 0.83% chi tiêu cho R&D và làm tăng 0.42% đơn xin cấp bằng sáng chế ở những nước này trong giai đoạn 1996-2013. Ở cấp độ vi mô, Zhang (2014) đã điều tra ảnh hưởng của FDI đối với ngành công nghiệp Trung Quốc bằng cách ước tính một số chi tiết kỹ thuật. Ông đã sử dụng bộ dữ liệu bảng cho 21 ngành sản xuất và 31 khu vực trong giai đoạn 2005- 2010. Ông xây dựng mô hình chỉ số đa chiều để đo lường hiệu suất công nghiệp và sử dụng tổng sản lượng công nghiệp và đầu người theo FDI độc lập. FDI đã trở thành động lực cho hiệu quả công nghiệp khi ngành công nghiệp Trung Quốc gia tăng. Mặc dù có rất ít tài liệu nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đối với Việt Nam nhưng các nghiên cứu trước đây đã tạo nên những kết quả khác nhau. Một số tác giả đã thừa nhận những tác động tích cực tiềm ẩn của FDI để cải thiện năng suất nhưng cho rằng hiệu quả của mối liên hệ này là rất yếu (Tran, 2004 và Schaumburg- Müller, 2003) hoặc nhỏ hơn những gì thường tìm thấy ở các nước khác (Mirza, 2003 và Giroud, 2004). Schaumburg-Muller (2003) đã kiểm tra sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong những năm 1990 chỉ sử dụng cấp độ dữ liệu vĩ mô, một kết luận quan trọng từ nghiên cứu này là FDI đã không đạt đến mức kỳ vọng của mối liên kết và sự lan tỏa công nghệ mặc dù về lâu dài là có tiềm năng cho những điều này, đặc biệt thông qua nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động. Sử dụng một khảo sát gần đây của các công ty con tại những công ty xuyên quốc gia, Mirza (2003) và Giroud (2004) đưa ra một số bằng chứng về tác động lan tỏa cho Việt Nam. Khoảng 32% đầu vào FDI lấy từ các công ty có trụ sở tại địa phương (cả trong và ngoài nước). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như vậy nhỏ hơn Thái Lan và Malaysia do không có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp trong khu vực ở Việt Nam. Các tác giả này khuyến nghị rằng Việt Nam cần tìm kiếm các bài học từ Malaysia và Thái Lan để thu hút các công ty xuyên quốc gia. Ngoài ra, các tác giả khác sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng đã phát hiện có bằng chứng về tác động lan tỏa. Lê Thanh Thúy (2005) nghiên cứu tác động lan tỏa công
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 nghệ vào FDI đối với năng suất lao động cho 29 ngành của Việt Nam cho hai giai đoạn 1995-1999 và 2000-2002. Bà thấy rằng có bằng chứng về tác động lan tỏa từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng suất của các ngành công nghiệp trong nước ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-1999 nhưng hiệu quả này đã trở nên yếu hơn trong giai đoạn 2000-2002 (có thể do hiệu ứng ăn cắp của thị trường). Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2006) là người đầu tiên sử dụng mức độ vững chắc dữ liệu để điều tra tác động lan tỏa FDI, tương tự như Lê Thanh Thuý (2005), Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự chỉ điều tra tác động của FDI đối với năng suất lao động. Kết luận chung từ nghiên cứu này là sự có mặt của FDI cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước. Nhìn chung, các nghiên cứu ở trên đều cung cấp những lý thuyết nền rất tốt cho nghiên cứu trong bài luận văn. Trong nghiên cứu của mình, với mục tiêu đánh giá tác động lan tỏa của FDI đến thay đổi công nghệ ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu cấp tỉnh, với nguồn số liệu đã thu thập, học viên sẽ sử dụng cả ba loại mô hình POLS cho dữ liệu bảng (cross-section data và time-series data); Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), Mô hình tác động cố định (FEM) cho dữ liệu bảng (panel data) trong giai đoạn 2010 – 2014 và sau đó sẽ chọn ra kết quả tối ưu nhất để đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến thay đổi công nghệ trong đó có tính đến sự không đồng nhất khu vực giữa các tỉnh, thành phố.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 2.5 Khung phân tích FDI Lực lượng lao động cho R&D Chi tiêu cho R&D Xuất nhập khẩu GDP bình quân đầu người Thay đổi công nghệ Hình 2.1: Khung phân tích đề nghị Sáng chế Giải pháp hữu ích Kiểu dáng công nghiệp
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn dữ liệu Dữ liệu được lấy từ Niên giám thống kê hằng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) và báo cáo tổng kết của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm, nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2010-2014 ở cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, do có hạn chế về số liệu thống kê không đầy đủ hoặc không có số liệu liên quan, học viên loại trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên cứu bao gồm 280 quan sát của 56 tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm. 3.2. Mô hình Dựa trên mô hình lý thuyết đã trình bày trong chương 2, học viên sử dụng mô hình sau để ước tính tác động lan tỏa của FDI đối với thay đổi công nghệ ở Việt Nam: = 0 + 1 −1 + 2 & + 3 & +4 +5 + (1) Với i ký hiệu cho tỉnh và t ký hiệu cho năm tác động. Tất cả các biến số sử dụng trong mô hình đều tính toán dưới dạng logarit cơ số tự nhiên. Biến Patentit là biến phụ thuộc trong mô hình, biến đại diện cho mức độ thay đổi công nghệ của các tỉnh, thành phố. Biến FDIit−1 là biến mục tiêu phân tích của mô hình. Các biến còn lại là các biến kiểm soát, trong đó biến S& it đại diện cho số lượng nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ, S& it đại diện cho chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, để kiểm tra giả định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang thị trường quốc tế có xu hướng đẩy mạnh hoạt động thay đổi công nghệ nhiều hơn, bài nghiên cứu đưa vào mô hình hồi quy biến giá trị xuất khẩu hàng hóa (Fexportit), PGDPit đại diện cho khả năng thay đổi công nghệ của các khu vực khác nhau, thể hiện bởi mức GDP bình quân đầu người.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Định nghĩa các biến Patentit: Là biến phụ thuộc trong mô hình, biến đại diện cho mức độ thay đổi công nghệ của các tỉnh, thành phố, biến này sử dụng số lượng bằng sở hữu công nghiệp (Patentit) như một thước đo đầu ra của nghiên cứu và phát triển. Trong phạm vi bài nghiên cứu, học viên chỉ đề cập đến ba nhân tố để phân tích về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: kiểu dáng công nghiệp (external design), sáng chế (invention) và giải pháp hữu ích (ultility model). FDI : Là biến đại diện giá trị thực hiện của FDI ở tỉnh i trong năm t, các giá trị FDI bị tụt hậu trong một khoảng thời gian sử dụng để phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI. Theo thống kê mô tả trong bộ số liệu thì hầu hết các bằng sáng chế ởViệt Nam đều là những sự thay đổi nhỏ (chủ yếu là về bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm, xem Bảng 4.1), nên bài nghiên cứu đưa ra giả định rằng nguồn vốn FDI vào Việt Nam có tác động tới những sự thay đổi trong nước trong ngắn hạn. Theo như phần lớn các mô hình lý thuyết về các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết ở chương II thì FDI được kỳ vọng sẽ có tác động dương đến mức độ thay đổi công nghệ. Hệ số β1 đo lường độ lớn và chiều tác động của tác động tràn FDI tới sự thay đổi khoa học công nghệ Là các thước đo đầu vào cho hoạt động R&D, bài luận văn bao gồm các biến như sau: & : Là biến đại diện số lượng nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ, thể hiện bởi số lao động trong nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp tại các khu vực khác nhau. Tỉnh, thành phố có số lao động trong các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển càng đông thì càng tạo ra nhiều bằng sở hữu công nghiệp. Theo Lý thuyết xác định sự lan tỏa công nghệ từ FDI sang các công ty trong nước, trong đó hiệu ứng di chuyển lao động khiến người lao động và người quản lý làm việc tại các chi nhánh nước ngoài đã được đào tạo với kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến di chuyển đến các công ty trong nước hoặc thành lậpnên các doanh nghiệp riêng của họ làm cho năng suất lao động trong nước tăng lên, keó theo việc it-1
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 ngày càng taọ ra nhiều bằng sở hữu công nghiệp. Vì vậy, số lượng nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ tác động dương đến mức độ thay đổi công nghệ của của một số khu vực. Trong nghiên cứu của mình về tác động lan toả của FDI ở Malaysia, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý giai đoạn 1999 – 2008, Elsadig Musa Ahmed (2012) đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa lực lượng lao động tác động tràn lên sự tăng trưởng kinh tế của Malaysia, S& it: Là biến đại diện mức chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ. FDImang lại nguồn vốn cho nước tiếp nhận. Xia Gao, Wei Zhang (2012) đã chỉ ra tác động dương của chi tiêu cho R&D lên năng lực thay đổi công nghệ của 30 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2009. Trong nghiên cứu của Erdal và Gocer (2015) cũng cho thấy khi dòng vốn FDI tăng một đô la Mỹ sẽ làm tăng 0.83% chi tiêu cho R&D và làm tăng 0.42% đơn xin cấp bằng sáng chế ở những nước này trong giai đoạn 1996-2013. Fexportit: Là biến đại diện cho tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp. Theo Arrow (1962) về lý thuyết học tập bằng cách thực hành, cụ thể hơn là thông qua việc mở cửa thương mại quốc tế đã phần nào làm cho sản phẩm nội địa tiếp cận với quy chuẩn nghiêm ngặt cuả thị trường quốc tế, muốn thế các doanh nghiệp trong nước phải học hỏi, vận dụng và cho ra đời nhiều bằng sáng chế để đáp ứng không những nhu cầu thực tế khắt khe mà còn cạnh tranh lâu dài trên đấu trường toàn cầu. Nghiên cứu của Miller và Upadhyay (2000) nhận thấy tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của 83 nước trên toàn thế giới tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu gần đây của Jajri (2007) phát hiện ra tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của Malaysia trong giai đoạn 1971-2004 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia này. : Là biến đại diện cho sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố dẫn đến sự chênh lệch trong khả năng nghiên cứu và thay đổi công nghệ của khu vực đó. Đối với hiệu quả của GDP bình quân đầu người, Kui-yin Cheung và Ping Lin (2003) nhận thấy có những tác động tích cực đáng kể trong tất
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 cả các trường hợp trong việc ước lượng dữ liệu bảng đối với 26 tỉnh của Trung Quốc cho giai đoạn 1995-2000. Điều này chỉ ra rằng các tỉnh phát triển tốt hơn về mặt kinh tế (như khu vực ven biển) có khuynh hướng hoạt động R&D sẽ cao hơn các khu vực còn lại. Phát hiện này không đáng ngạc nhiên bởi vì mức độ vốn con người, cơ sở hạ tầng... nhìn chung có tương quan dương với mức độ phát triển kinh tế. Điều này củng cố niềm tin rằng mức độ phát triển kinh tế là một yếu tố quyết định chính cho hoạt động thay đổi giữa các tỉnh ở Trung Quốc. 3.3 Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình Để đánh giá định lượng qua mô hình hồi quy (1) học viên sẽ sử dụng cả ba loại mô hình POLS cho dữ liệu bảng (cross-section data và time-series data); Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), Mô hình tác động cố định (FEM) cho dữ liệu mảng (panel data) trong giai đoạn 2010 – 2014 và sau đó sẽ chọn ra kết quả tối ưu nhất cũng như so sánh sự khác biệt giữa các mô hình. Phương pháp ước lượng cho dữ liệu mảng giả định rằng hệ số chặn trong Mô hình (1) thay đổi theo từng tỉnh và được đặt là βoi. Theo đó, hai giả thuyết thay thế được đưa ra. “Mô hình tác động cố định (FEM)” cho rằng hệ số chặn βoi là một giá trị cố định, không biến đổi giữa các tỉnh. Trong khi đó, “Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)” lại đưa ra giả định hệ số βoilà biến thiên, được cho dưới công thức ̅ ̅ là biến số phân bố ngẫu nhiên độc lập xác định với giá βoi = βo + ui , trong đó βo trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Sai số ui có thể xem như là đại diện cho thành phần tỉnh, thể hiện môi trường kinh doanh của tỉnh đó (như là chất lượng cơ sở hạ tầng và/hoặc mức độ thi hành luật sở hữu trí tuệ…). Học viên lần lượt thực hiện mô hình hồi quy FE và RE cho từng biến phụ thuộc. Để lựa chọn sự phù hợp giữa hai mô hình FE và RE, kiểm định Hausman (1978) với giá trị χ2 và P-value được liệt kê ở bảng kết quả là kiểm định được áp dụng phổ biến nhất trong việc so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FE hay mô hình RE (Baltagi, 2008; Gujarati, 2004). Nếu p-value <α thì mô hình cuối cùng phù hợp là mô hình tác động cố định (FE) và ngược lại.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Trong cả hai phương pháp tiếp cận, lần lượt sử dụng từng loại bằng sở hữu công nghiệp làm biến độc lập (sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghệp) cũng như mô hình tổng gộp cả ba biến trên.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM Nội dung chính của chương này là trình bày kết quả hồi quy, xem xét mức độ mà dòng vốn FDI vào từng tỉnh, thành phố Việt Nam đã tác động đến hoạt động đổi mới của các công ty trong nước. Thêm vào đó phần này còn đưa ra phân tích và giải thích về các kết quả mang lại. Tuy nhiên, trước khi trình bày kết quả phân tích là phần tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam và hệ thống văn bằng bảo hộquyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây. 4.1 Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ban hành từ cuối năm 1987 và pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam 1988 từ đó nước ta bắt đầu quá trình thu hút FDI từ năm 1988. Như minh họa trong hình 4.1, chỉ trong 3 năm đầu (1988 - 1990), nước ta đã thu hút trên 1,603 tỷ USD. Ở giai đoạn 1996-2000, nhờ những kết quả mang lại ở giai đoạn trước đã tạo tiền đề cho dòng vốn này chảy mạnh vào Việt Nam vào năm 1996 với gần 10 tỷ USD (tạo làn sóng FDI đầu tiên). Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu và dòng vốn FDI từ các quốc gia trong khu vực cũng giảm rất nhanh. Giai đoạn 2001 - 2005 là thời kỳ thu hút FDI gặp nhiều khó khăn. Do tác động từ bối cảnh quốc tế, nhiều quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cải thiện môi trường đầu tư (cạnh tranh hơn) đã tác động ít nhiều đến quá trình thu hút FDI của Việt Nam. Trong khi đó, môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng với lợi thế về ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị, dòng vốn FDI vẫn duy trì nhưng không bằng giai đoạn 1996-2000. Sang giai đoạn 2006 - 2010 đã đánh dấu thời kỳ khởi sắc của dòng vốn FDI, đây là giai đoạn Việt Nam bước vào sân chơi WTO (gia nhập năm 2007) và đã tạo ra làn sóng FDI thứ hai trong năm 2008 khi cả năm thu hút 1,171 dự án với tổng vốn đăng ký lên đến 71.7 tỷ USD, gần bằng số vốn FDI lũy kế của giai đoạn từ 1988 - 2007 (77.8 tỷ). Sang năm 2009 và 2010, vốn FDI sụt giảm rất lớn so với năm 2008, tương đương 1/3 so với mức kỷ lục năm 2008, nhưng cũng không phải là kết quả tồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Giai đoạn từ 2011 đến nay, dù có những khó khăn xuất phát từ bất ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn đạt kế hoạch thu hút FDI đề ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn định và có tăng trưởng tốt (Nguyễn Tấn Vinh, 2017).
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) US D Số dự án Triệ u Hình 4.1: Xu thế số dự án và dòng vốn FDI giai đoạn 1988 –sơ bộ 2016 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2018)
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2017, có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký hơn 9 .11 tỷ USD (chiếm 25.4% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Hàn Quốc tổng vốn đăng ký 8.49 tỷ USD (chiếm 23.7% tổng vốn đầu tư), cuối cùng là Singapore với tổng vốn đăng ký 5.3 tỷ USD, chiếm 14.8% tổng vốn đầu tư. Đến nay, FDI đã có mặt khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế. Xếp theo quy mô vốn, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với vốn đăng ký hơn 6.5 tỷ USD, chiếm18.1% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ hai là Bắc Ninh với 3.4 tỷ USD, chiếm 9.5% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ ba là Thanh Hóa với vốn đăng ký 3.17 tỷ USD, chiếm 8.08% tổng vốn đăng ký cả nước Dòng vốn FDI vào Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên cả nước. Bảng 4.1 cho thấy, năm 2010 gần 57.73% FDI tập trung ở các tỉnh Nam Bộ như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Khu vực miền Bắc nhận 31.71% và khu vực miền Trung chỉ có 10.55% tổng lượng FDI chảy vào trong năm đó. Sự phân bố địa lý của FDI vào năm 2011 đến 2014 và trên thực tế cho đến nay thì gần như giống như vào năm 2010. Sự phân bố không đều này chủ yếu do thực tế khu vực Nam Bộ là khu vực phát triển nhất ở Việt Nam và là khu vực đầu tiên cho phép dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam khi nước ta mở cửa vào những năm 1987. Bảng 4.1: Tỷ lệ phân bổ FDI phân theo khu vực (Đơn vị tính: %) 2010 2011 2012 2013 2014 KhuvựcBắcBộ HA NOI 15.38 19.33 11.86 6.87 6.61 VINH PHUC 1.41 1.07 1.00 1.18 0.77 BAC NINH 3.69 4.24 7.86 10.52 6.32 QUANG NINH 1.21 1.55 3.09 4.03 3.82 HAI DUONG 3.68 3.57 3.10 2.48 1.56 HAI PHONG 2.54 2.71 3.36 4.10 3.83 HUNG YEN 1.13 1.16 1.35 1.46 1.79 THAI BINH 0.54 0.48 0.44 0.40 0.36
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 HA NAM 0.57 0.78 1.10 0.97 0.81 NAM DINH 0.11 0.10 0.12 0.26 0.30 HA GIANG 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 CAO BANG 0.01 0.12 0.02 0.02 0.01 BAC KAN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 LAO CAI 0.13 0.16 0.94 0.60 0.56 YEN BAI 0.06 0.06 0.06 0.05 0.04 LANG SON 0.39 0.26 0.15 0.13 0.12 BAC GIANG 0.71 1.04 0.97 0.81 0.82 DIEN BIEN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 LAI CHAU 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 SON LA 0.05 0.05 0.09 0.56 0.05 HOA BINH 0.11 0.10 0.08 0.56 0.20 Tổng 31.71 36.81 35.58 34.99 27.97 KhuvựcTrungBộ THANH HOA 2.53 2.51 1.26 3.05 10.12 NGHE AN 0.10 0.15 0.12 0.10 0.13 HA TINH 1.26 3.11 9.13 12.56 18.76 QUANG TRI 0.04 0.04 0.05 0.05 0.02 HUE 0.54 0.73 0.90 0.51 0.33 DA NANG 2.04 2.03 1.27 0.83 0.73 QUANG NAM 0.76 0.51 0.41 0.32 0.30 QUANG NGAI 0.83 0.10 0.21 0.43 0.47 BINH DINH 0.12 0.06 0.06 0.42 0.11 PHU YEN 0.79 0.98 1.29 1.24 1.27 KHANH HOA 0.12 0.31 0.34 0.26 0.23 NINH THUAN 0.24 0.14 0.14 0.25 0.04 BINH THUAN 0.19 0.13 0.28 0.07 0.03 KON TUM 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 DAK LAK 0.31 0.21 0.28 0.17 0.05 DAK NONG 0.03 0.00 0.03 0.29 0.02 LAM DONG 0.37 0.19 0.22 0.21 0.09 BINH PHUOC 0.27 0.44 0.66 0.52 0.44 Tổng 10.55 11.65 16.66 21.27 33.14 Khuvực Nam Bộ TAY NINH 1.97 1.52 1.51 1.49 1.33 BINH DUONG 8.38 6.57 8.24 8.16 7.32 DONG NAI 9.86 8.73 7.44 6.60 5.76 BA RIA VUNG TAU 13.97 12.70 9.58 6.70 5.78
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 TP HO CHI MINH 19.38 16.33 15.16 16.19 14.34 LONG AN 2.22 2.53 2.37 1.94 1.77 TIEN GIANG 0.34 1.07 1.46 1.16 1.31 BEN TRE 0.70 0.54 0.48 0.43 0.35 TRA VINH 0.16 0.17 0.22 0.22 0.18 VINH LONG 0.19 0.12 0.07 0.08 0.05 DONG THAP 0.04 0.03 0.03 0.02 0.02 AN GIANG 0.02 0.04 0.03 0.00 0.00 KIEN GIANG 0.04 0.56 0.61 0.32 0.13 CAN THO 0.30 0.51 0.43 0.31 0.30 HAU GIANG 0.15 0.11 0.11 0.12 0.21 SOC TRANG 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04 BAC LIEU 0.00 0.01 0.02 0.00 0.00 Tổng 57.73 51.54 47.76 43.73 38.89 Total 100 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010 – 2014 4.2 Hệ thống quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam Trong vòng 40 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt những tiến bộ to lớn trong việc thiết lập một hệ thống pháp luật bảo vệ sự đổi mới công nghệ. Ngày 23/01/1981, Nghị định số 31/CP của Hội đồng Chính Phủ về điều lệ cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế của Việt Nam xem như là văn bản pháp luật đầu tiên về sở hữu công nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng ở nước ta. Nghị định này quy định nội dung sáng kiến, sáng chế; quyền lợi của người sáng tạo và áp dụng sáng kiến, sáng chế; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa và các cá nhân liên quan đến việc tạo ra và sử dụng sáng kiến, sáng chế. Sau đó, nhiều văn bản khác đã ra đời như Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về điều lệ bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích. Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 28/01/1989 bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quy định của nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này chưa thực sự hiệu quả, giá trị pháp lý còn thấp.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam ban hành lần đầu tiên vào ngày 29/11/2005, quy định thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cụ thể như sau: bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thời hạn mười năm, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời hạn năm năm và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm, giấy chứng nhận nhãn hiệu có thời hạn mười năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Từ đó đến nay, bộ luật này chỉ chỉnh sửa duy nhất một lần vào năm 2008. Ngoài ra, luật Dân sự 1995, luật Dân sự 2005, luật Hình sự 1999 và luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 cũng có nội dung quy định về sở hữu công nghiệp, theo đó sở hữu công nghiệp xem như là một quyền dân sự và hình sự của Việt Nam. Kể từ khi thông qua luật sở hữu trí tuệ năm 2005 mà trong đó quy định ở phần III về quyền sở hữu công nghiệp, Chính phủ đã ban hành gần 100 quy định và hướng dẫn để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Luật sở hữu trí tuệ ngày nay ở Việt Nam khá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào các điều ước và luật quốc tế về bằng sáng chế về các quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định WTO về Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs). Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã được cải thiện rất nhiều ở Việt Nam kể từ năm 2005 do cả lợi ích nội bộ của Việt Nam và áp lực bên ngoài từ các đối tác thương mại lớn của nước ta, trong đó phải kể đến đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây là Trung Quốc. Bảng 4.2: Phân bố các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam theo vùng miền giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị tính: %) 2010 2011 2012 2013 2014 Khu vực Bắc Bộ HA NOI 15.38 19.33 11.86 6.87 6.61 VINH PHUC 1.41 1.07 1.00 1.18 0.77 BAC NINH 3.69 4.24 7.86 10.52 6.32 QUANG NINH 1.21 1.55 3.09 4.03 3.82 HAI DUONG 3.68 3.57 3.10 2.48 1.56 HAI PHONG 2.54 2.71 3.36 4.10 3.83
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 HUNG YEN 1.13 1.16 1.35 1.46 1.79 THAI BINH 0.54 0.48 0.44 0.40 0.36 HA NAM 0.57 0.78 1.10 0.97 0.81 NAM DINH 0.11 0.10 0.12 0.26 0.30 HA GIANG 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 CAO BANG 0.01 0.12 0.02 0.02 0.01 BAC KAN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 LAO CAI 0.13 0.16 0.94 0.60 0.56 YEN BAI 0.06 0.06 0.06 0.05 0.04 LANG SON 0.39 0.26 0.15 0.13 0.12 BAC GIANG 0.71 1.04 0.97 0.81 0.82 DIEN BIEN 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 LAI CHAU 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 SON LA 0.05 0.05 0.09 0.56 0.05 HOA BINH 0.11 0.10 0.08 0.56 0.20 Tổng 31.71 36.81 35.58 34.99 27.97 Khu vực Trung Bộ THANH HOA 2.53 2.51 1.26 3.05 10.12 NGHE AN 0.10 0.15 0.12 0.10 0.13 HA TINH 1.26 3.11 9.13 12.56 18.76 QUANG TRI 0.04 0.04 0.05 0.05 0.02 HUE 0.54 0.73 0.90 0.51 0.33 DA NANG 2.04 2.03 1.27 0.83 0.73 QUANG NAM 0.76 0.51 0.41 0.32 0.30 QUANG NGAI 0.83 0.10 0.21 0.43 0.47 BINH DINH 0.12 0.06 0.06 0.42 0.11 PHU YEN 0.79 0.98 1.29 1.24 1.27 KHANH HOA 0.12 0.31 0.34 0.26 0.23 NINH THUAN 0.24 0.14 0.14 0.25 0.04 BINH THUAN 0.19 0.13 0.28 0.07 0.03 KON TUM 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 DAK LAK 0.31 0.21 0.28 0.17 0.05 DAK NONG 0.03 0.00 0.03 0.29 0.02 LAM DONG 0.37 0.19 0.22 0.21 0.09 BINH PHUOC 0.27 0.44 0.66 0.52 0.44 Tổng 10.55 11.65 16.66 21.27 33.14 Khu vực Nam Bộ TAY NINH 1.97 1.52 1.51 1.49 1.33 BINH DUONG 8.38 6.57 8.24 8.16 7.32 DONG NAI 9.86 8.73 7.44 6.60 5.76
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 BA RIA VUNG TAU 13.97 12.70 9.58 6.70 5.78 TP HO CHI MINH 19.38 16.33 15.16 16.19 14.34 LONG AN 2.22 2.53 2.37 1.94 1.77 TIEN GIANG 0.34 1.07 1.46 1.16 1.31 BEN TRE 0.70 0.54 0.48 0.43 0.35 TRA VINH 0.16 0.17 0.22 0.22 0.18 VINH LONG 0.19 0.12 0.07 0.08 0.05 DONG THAP 0.04 0.03 0.03 0.02 0.02 AN GIANG 0.02 0.04 0.03 0.00 0.00 KIEN GIANG 0.04 0.56 0.61 0.32 0.13 CAN THO 0.30 0.51 0.43 0.31 0.30 HAU GIANG 0.15 0.11 0.11 0.12 0.21 SOC TRANG 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04 BAC LIEU 0.00 0.01 0.02 0.00 0.00 Tổng 57.73 51.54 47.76 43.73 38.89 Total 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm cho các tỉnh , thành phố Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 4.2.1 Các loại bằng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005 quy định ở phần III về quyền sở hữu công nghiệp được phân chia thành với các đối tượng: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Trong phạm vi bài nghiên cứu, học viên chọn ra ba nhân tố để phân tích về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: kiểu dáng công nghiệp (external design), sáng chế (invention) và giải pháp hữu ích (ultility model).Thời hạn bảo hộ là 20 năm đối với phát minh sáng chế, 10 năm cho giải pháp hữu ích và 5 năm cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong số đó thì phát minh sáng chế được coi là đổi mới chính. Để có được bằng độc quyền sáng chế, một đơn phải đáp ứng các yêu cầu có tính mới, tính sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp. Thông thường, phải mất một đến ba năm để Cục Sở hữu Trí tuệ xử lý đơn đăng ký phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích và sáu tháng đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Bảng 4.3: Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng bằng sở hữu công nghiệp trong nước 817 884 744 977 1075 Kiểu dáng công nghiệp (%) 90.94 90.38 90.05 86.59 90.51 Sáng chế (%) 3.55 4.52 6.05 5.94 3.35 Gỉai pháp hữu ích (%) 5.51 5.09 7.93 7.47 6.14 Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 4.2.2 Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp được cấp phép trong nước Kể từ năm 2010, tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong nước đã có những thay đổi, tuy nhiên không đáng kể (xem Bảng 4.3), tăng từ 817 văn bằng vào năm 2010 lên thành 1,075 văn bằng vào năm 2014. Về loại bằng sáng chế, năm 2010, tỷ lệ phần trăm của các bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích rất thấp, chỉ khoảng 9.06% trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã tăng lên và vượt mặt hẳn hai loại văn bằng còn lại. Có một số lý do khiến tỷ lệ số văn bằng sáng chế & giải pháp hữu ích thấp. Thứ nhất, liên quan đến bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, phát hiện thành công ra các sáng chế đòi hỏi chi phí R&D cao hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Thứ hai, trong nền kinh tế Việt Nam ngày nay, đa số các công ty đều có quy mô nhỏ. Do thay đổi điều kiện thị trường nhanh, các doanh nghiệp nhỏ này có nhiều khả năng tập trung hơn để nỗ lực sáng tạo về các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) ngắn hạn, dẫn đến số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích là không cân xứng. Cuối cùng, một phát minh ra đời, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ dễ dàng hơn để có được, vì họ không cần phải vượt qua bài kiểm tra của tính mới, tính sáng tạo và tính khả thi trong thực tiễn khó khăn như đối với phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích. Kết quả là, các nhà sáng chế có thể chọn để nộp đơn cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thay vì bằng sáng chế
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 phát minh hay giải pháp hữu ích để sản phẩm mới của họ nhập vào thị trường một cách nhanh chóng và đồng thời được pháp luật bảo vệ càng sớm càng tốt. 4.2.3 Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo khu vực Bảng 4.4 cho thấy sự phân bố của các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các vùng của nước ta là khác nhau. Đặc biệt, vì gần 58% tổng lượng FDI đổ vào vùng Nam Bộ (Bảng 4.1), hiệu ứng trình diễn là mạnh nhất trong khu vực đó. Do đó, các nhà phát minh trong nước ở khu vực Nam Bộ đã tạo ra một tỷ lệ cao hơn trong số lượng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp vì dễ thực hiện hơn so với bằng sáng chế phát minh và giải pháp hưũ ích. Việc phân phối các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở các vùng như trong Bảng 4.2, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh Nam Bộ và Bắc Bộ với các tỉnh Trung Bộ. Năm 2010, hơn 57% các văn bằngbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (tất cả các loại) do các nhà phát minh cho ra đời từ khu vực Nam Bộ và tập trung chủ yếu vào 6 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Sáu tỉnh này chiếm khoảng 55.78% tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được cấp trong năm đó. Vùng Bắc Bộ chiếm khoảng 31.71% và vùng Trung Bộ chỉ có 10.55% tổng số. Sự phân bố địa lý này có sự thay đổi trong năm 2014, với sự tăng lên các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở khu vực Trung Bộ, khu vực này chiếm 33.14% tổng số trong khi khu vực Bắc Bộ chỉ chiếm 27.97% tổng số, khu vực nam Bộ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng còn lại 38.89%. Việc phân phối các đơn xin cấp bằng sáng chế trên khắp các vùng thậm chí còn không đồng đều hơn nếu chúng ta nhìn tại các loại hình văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Năm 2010, hơn 94% bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp từ các tỉnh Nam Bộ, khoảng 84% tại khu vực Trung Bộ và Bắc Bộ. (Bảng 4.4)
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Bảng 4.4: Các loại văn bằng bảo hộquyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 phân theo khu vực (Đơn vị tính: %) Khu vực Bắc Bộ Khu vực Trung Bộ Khu vực Nam Bộ 2010 2012 2014 2010 2012 2014 2010 2012 2014 Kiểu dáng công nghiệp 84.21 77.87 85.95 83.37 72.22 93.10 94.31 91.91 94.34 Sáng chế 5.51 11.06 5.02 6.98 11.11 3.45 2.32 2.83 1.94 Giải pháp hữu ích 10.28 11.07 9.03 4.65 16.67 3.45 3.37 6.26 3.72 Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 4.3Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê cấp tỉnh trong Niên giám thống kê hằng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2010 – 2014. Tuy nhiên, do có hạn chế về số liệu thống kê không đầy đủ/không có số liệu liên quan, học viên loại trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 280 quan sát của 56 tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm. Bảng 4.5. Các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Mô tả biến lnpatent Tổng số bằng sở hữu công nghiệp được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm lndesign Tổng số bằng kiểu dáng công nghiệp được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm lninvention Tổng số bằng sáng chế được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm lnutility Tổng số bằng giải pháp hữu ích được cấp phép từng tỉnh, mỗi năm FDIt-1 Vốn đầu tư FDI vào từng tỉnh, mỗi năm, lấy trễ 1 thời kì
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Số lượng lao động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển từng tỉnh, mỗi S&Pper năm S&Pexp Chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu phát triển từng tỉnh, mỗi năm Fexport Giá trị xuất khẩu hàng hóa của từng tỉnh, mỗi năm PGDP Thu nhập bình quân đầu người từng tỉnh, mỗi năm Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 Bảng 4.6 trình bày thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình kiểm định tác động lan tỏa công nghệ từ FDI. Kết quả thống kê cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa các loại bằng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, khi giá trị trung bình của bằng độc quyềnkiểu dáng công nghiệp là 1.09, gấp 88 lần số lượng bằng sáng chế (với giá trị trung bình tính toán là 0.12) vàgấp hơn 6 lần số lượng giải pháp hữu ích (với giá trị trung bình tính toán là 0.16). Điều này là hợp lý khi việc đăng kí kiểu dáng công nghiệp mới sẽ dễ dàng và mất ít thời gian hơn so với đăng kí sáng chế hay giải pháp hữu ích – hình thức sở hữu công nghiệp phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ thuật cao để chấp nhận. Các biến còn lại cũng có sự chênh lệnh khá lớn giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, cho thấy sự khác biệt về đầu tư FDI cũng như đầu vào R&D của các địa phương qua các năm. Bảng 4.6.Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình Số Độ Giá trị Giá trị Trung lệch Chiều Tên biến quan nhỏ lớn bình chuẩn tác (Variable) sát nhất nhất (Mean) (Std. động (Obs) (Min) (Max) Dev.) lnpatent 280 1.19 1.36 0.00 6.17 lndesign 280 1.09 1.34 0.00 6.12 lninvention 280 0.12 1.34 0.00 3.22 lnutility 280 0.16 0.59 0.00 3.56
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 FDIt-1 224 5.70 1.19 2.17 7.68 +/- S&Pper 280 7.34 1.09 5.25 11.83 + S&Pexp 280 11.20 1.42 7.07 16.63 + Fexport 280 16.10 2.17 9.26 22.88 + PGDP 280 3.39 0.59 2.17 5.98 + Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 Bảng 4.7 cho thấy các biến số giải thích trong mô hình có hệ số tương quan thấp, đảm bảo mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến. Riêng chỉ có trường hợp giữa hai biến số lao động (S&Pper) và chi tiêu (S&Pexp) cho đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển hệ số tương quan khá cao, lên tới 0.7818. Lý giải cho điều này, học viên cho rằng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, khoa học bao gồm một phần không nhỏ là chi phí cho lao động trong ngành (như tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…); ngoài ra là các khoản liên quan tới chi cho nguyên liệu đầu vào và tài sản cố định. Bảng 4.7. Ma trận tương quan giữa các biến phụ thuộc chính trong mô hình FDIt-1 S&Pper S&Pexp Fexport PGDP FDIt-1 1 S&Pper 0.4912 1 S&Pexp 0.4014 0.7818 1 Fexport 0.6979 0.4114 0.3468 1 PGDP 0.5967 0.3937 0.3643 0.6243 1 Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 4.4Kết quả lựa chọn mô hình Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho kết quả ước lượng, học viên lần lượt thực hiện hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEM và dùng các kiểm định để chọn ra mô hình tốt nhất. Kết quả của 3 mô hình cho biến Patent (bằng sở hữu công nghiệp) được thể hiện như sau (Kết quả hồi quy xem ở phụ lục 1):
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy ba mô hình POLS, REM, FEMcho biến Patent (bằng sở hữu công nghiệp) Total (lnpatent) POLS Fixed Effects Random Effects FDIt-1 0.045** 0.138** 0.041* (2.06) (6.19) (1.91) S&Pper 0.645** 0.611** 0.645** (6.44) (8.30) (6.37) S&Pexp 0.080 0.068 0.080 (1.44) (1.31) (1.47) Fexport 0.213** 0.207** 0.208** (4.11) (-1.62) (3.94) PGDP -0.324** -0.173 -0.332** (-2.24) (-1.62) (-2.30) Region Trung Bộ -0.178 -0.205** -0.177 (-0.81) (-1.79) (-0.77) Nam Bộ 1.011** 0.882** 1.025** (4.38) (7.40) (4.29) constant -4.831** -6.039** -4.671** (-6.69) (-13.65) (-6.33) Biến Region nhận giá trị lần lượt 0=Bac Bo, 1=Trung Bo, 2=Nam Bo Giá trị t-statistics được biểu thị trong ngoặc ( ) Có ý nghĩa ở mức *p<0.1, **p<0.05 Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 Sau khi thực hiện POLS, sử dụng Kiểm định nhân tử Breusch – Pagan Lagrangian chọn lựa giữa POLS và Mô hình tác động ngẫu nhiên, kết quả cho giá trị P-value =0.000, chứng tỏ là mô hình REM là phù hợp hơn. (Kết quả hồi quy xem ở phụ lục 3)
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Tiếp đó, lần lượt hồi quy FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman để chọn lựa mô hình tốt hơn, kết quả chỉ ra rằng FEM là mô hình phù hợp nhất được chấp nhận. (Kết quả hồi quy xem ở phụ lục 3) Do đó, kết luận rằng phương pháp hồi quy cho dữ liệu dạng bảng (panel data) với phương pháp hồi quy tác động cố định Fixed Effect là phù hợp nhất, và trong các mô hình dưới đây, học viên đều thực hiện bằng FEM. 4.5 Kết quả hồi quy từ mô hình được chọn Ước lượng tác động lan tỏa công nghệ của FDI: từ mô hình phân tích dữ liệu bảng (panel data) Như có phân tích ở trên, do hai biến số S&Pper và S&Pexp cho thấy mối tương quan cao nên để đánh giá chính xác tác động của từng biến và hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến, học viên sẽ lần lượt hồi quy mô hình (1) với hai biến số này. Lần lượt sử dụng mô hình chỉ có biến lao động (S&Pper) và mô hình có cả 2 biến lao động và chi tiêu cho công nghệ (S&Pper và S&Pexp) nhằm so sánh xem có sự sai khác nào không. Ước lượng mô hình sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) giúp kiểm soát vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi (Stock & Watson, 2008; Petersen, 2009). Kết quả mô hình được cho ở bảng 4.9 (Kết quả hồi quy ở phụ lục 2). Nhận thấy mô hình thứ 2 với đủ 2 biến số đều có ý nghĩa thống kê nên học viên chọn đó là mô hình tối ưu làm cơ sở để phân tích kết quả. Bảng 4.9: Hồi quy dữ liệu bảng về tác động lan tỏa công nghệ của FDI (2010 – 2014): mô hình Fixed Effect (FE) Giải pháp hữu ích Sáng chế Kiểu dáng công Tổng (lnutility) (lninvention) nghiệp (lndesign) (lnpatent) FDIt-1 0.165 0.167 0.170 0.124 0.359** 0.339** 0.137** 0.138** (1.18) (1.25) (1.60) (1.20) (8.25) (7.97) (6.13) (6.19) S&Pper 0.667** 0.455** 0.644** 0.462** 0.437** 0.301** 0.678** 0.611** (6.52) (3.59) (7.22) (4.38) (9.39) (5.07) (12.94) (8.30) S&Pexp 0.174** 0.186** 0.145** 0.068 (2.60) (2.92) (3.49) (1.31)
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Fexport PGDP Region TrungBộ Nam Bộ constant Obs. 0.369** 0.399** (6.38) (7.08) -0.62** -0.62** (-5.18) (-5.42) -0.74** -0.577** (-4.01) (-3.08) 0.486** 0.504** (3.16) (3.44) -4.47** -5.44** (-5.79) (-6.59) 67 67 0.385** 0.398** (7.57) (8.15) -0.51** -0.51** (-4.24) (-4.43) -0.551** -0.471** (-3.35) (-2.94) 0.428** 0.421** (2.66) (2.74) -5.04** -6.04** (-7.23) (-8.05) 93 93 0.300** 0.307** (7.82) (8.23) -0.181** -0.214** (-1.99) (-2.43) -0.173 -0.133 (-1.62) (-1.27) 0.442** 0.457** (4.78) (5.08) -3.79** -4.39** (-7.37) (-8.33) 186 186 0.208** 0.207** (6.57) (-1.62) -0.161 -0.173 (-1.51) (-1.62) -0.227** -0.205 (-2.00) (-1.79) 0.879** 0.882** (7.35) (7.40) -5.80** -6.04** (-14.32) (-13.65) 278 278 Biến Region nhận giá trị lần lượt 0=Bac Bo, 1=Trung Bo, 2=Nam Bo Giá trị t-statistics được biểu thị trong ngoặc ( ) Có ý nghĩa ở mức **p<0.05 Nguồn: Tính toán của học viên từ dữ liệu nghiên cứu, 2018 Nhận thấy rằng FDI có tác động dương tới cả ba biến số công nghệ cũng như mô hình tổng. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho biết tác động lan tỏa của FDI chỉ có ý nghĩa thống kê tới số lượng kiểu dáng công nghiệp và mô hình tổng biến đầu ra khoa học công nghệ. Hay nói cách khác, chưa chứng minh được tác động thực nghiệm của hiệu ứng lan tỏa của FDI tới sự thay đổi về số lượng bằng sáng chế và giải pháp hữu ích trong nước. Quay lại mô hình tổng biến đầu ra khoa học công nghệ, chúng ta nhận thấy tác động dương tích cực của FDI tới biến phụ thuộc trong mô hình là 0.137 ở mức ý nghĩa 5%. Tác động lan tỏa của FDI trong mô hình đủ biến và bớt biến là không khác nhau. Tương tự với mô hình tổng hợp tất cả các loại bằng sở hữu công nghiệp, kiểm định cũng cho thấy tác động tích cực của FDI lên biến kiểu dáng công nghiệp và có ý nghĩa thống kê. Với 1% thay đổi trong vốn đầu tư FDI sẽ đẫn tới 0.339% tăng trong số lượng bằng kiểu dáng công nghiệp của cả nước.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 FDI không có tác động đến phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích ở Việt Nam. Cốt lõi để tạo ra sáng chế hay giải pháp hữu ích là vấn đề về nhân lực, chất xám con người – yếu tố tác động chiếm gần 50% sự thay đổi của biến số công nghệ như trong mô hình đã phân tích ở bảng 4.9. Thực tế cho thấychất lượng nguồn nhân lực tại Việt Namđang và đã gặp nhiều khó khăn đáng ngại, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3.79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6.91 điểm; Ấn Độ đạt 5.76 điểm; Malaysia đạt 5.59 điểm. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trong tổng số hơn 53.4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19% (Đình Phương, 2017). Nhiều công ty cho rằng họ thường phải đào tạo lại nhân viên mới vừa tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc cao đẳng thì mới đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tác động mạnh của FDI tới biến số lượng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể được hiểu rằng do việc đăng kí và tạo ra kiểu dáng công nghiệp là ít phức tạp hơn và hiệu ứng trình diễn này của FDI là dễ dàng áp dụng cho đổi mới trong công nghệ hơn để tạo ra các sáng chế hay giải pháp hữu ích. Mặc dù FDI có tác động nhưng chỉ là ở mức gián tiếp, thông qua việc phân bổ vốn đầu tư cho vốn con người và tài sản, trang thiết bị nghiên cứu nên không thể hiện ảnh hưởng một cách rõ ràng. Tác động này cũng phù hợp với “hiệu ứng trình diễn” (“demonstration effect’’) của FDI đã đề cập trước đó vì nó dễ dàng hơn đối với các nhà đổi mới trong nước để làm theo các ví dụ về các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm hoặc quy trình nước ngoài trong việc tạo ra các phương pháp mới của riêng họ. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, FDI đã góp phần từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong nước. Một số ngành đã tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn, văn phòng cho thuê...(Nguyễn Mại, 2017). Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 Do đó, Việt Nam đã vận dụng và cho ra đời nhiều sản phẩm mới mà trước đây chưa có; hạn chế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực như dầu khí, vật liệu xây dựng, điện tử gia dụng, phương tiện giao thông... Ngoài ra, tác động của các biến kiểm soát khác được đưa vào mô hình cho thấy kết quả tương đồng với giả thuyết. Số lượng lao động (S&Pper) và chi tiêu (S&Pexp) cho khoa học và công nghệ tác động dương có ý nghĩa tới biến đầu ra công nghệ. Gía trị xuất khẩu Fexport cũng có tác động dương ý nghĩa tới cả bốn mô hình, một lần nữa khẳng định việc xuất khẩu hàng hóa tác động rất lớn tới sự thay đổi công nghệ trong nước. Xuất khẩu tăng, một phần sẽ cung cấp vốn cho việc thay đổi dây chuyền sản xuất và công nghệ sử dụng; đồng thời, càng xuất khẩu nhiều và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường quốc tế đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải có những cải tiến, đổi mới để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và mục tiêu phát triển bền vững. Giải pháp đưa ra là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, giúp giảm chi phí và nâng cao giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tác động của biến kiểm soát PGDP đưa vào trong mô hình có kết quả ngược với giả thuyết. Việc tăng trưởng nhanh hơn khiến chính quyền địa phương phải thu nhiều thuế hơn để giải quyết các vấn đề cho quốc gia như giáo dục, cơ sở hạ tầng, y tế chưa kể đến thâm hụt ngân sách tăng lên nên không còn động cơ chi tiêu cho phát triển công nghệ (Robert T Gordan, 2017). Cuối cùng, so sánh giữa ba vùng miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy việc đổi mới công nghệ ở các tỉnh Trung Bộ vẫn còn nhiều thiếu sót, thấp nhất trong cả ba vùng, đứng đầu vẫn là Nam Bộ với những tỉnh được đầu tư rõ rệt trong công nghệ như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế vùng.
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận Luận văn này nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI đến thay đổi công nghệ của những doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Tuy ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI tới phổ biển, chuyển giao công nghệ nói chung và tác động tới thay đổi công nghệ của doanh nghiệp nói riêng nhưng chưa có nghiên cứu ở mức độ cấp tỉnh đánh giá tác động của FDI đến thay đổi công nghệ. Do đó, mục đích của bài nghiên cứu ở đây là xem xét liệu dòng vốn FDI có thật sự tác động đến thay đổi công nghệ củaViệt Nam ở mức độ cấp tỉnh trong giai đoạn 2010-2014 hay không, và nếu có thì đó là tác động tích cực hay tiêu cực. Mô hình kinh tế lượng về tác động của FDI đến thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình POLS cho dữ liệu bảng (cross- section data và time-series data), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm địnhnhân tử Breusch – Pagan Lagrangianvà Hausman dùng để so sánh và xác định sự phù hợp của các mô hình này. Kết quả chỉ ra rằng FEM là mô hình phù hợp nhất để chấp nhận. Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, bài nghiên cứu thực hiện ước lượng và kiểm định tác động thay đổi công nghệ từ FDI đến các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố Việt Nam. Dữ liệu lấy từ Niên giám thống kê hằng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) và báo cáo tổng kết của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hằng năm, nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2010-2014 ở cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, do có hạn chế về số liệu thống kê không đầy đủ hoặc không có số liệu liên quan, học viên loại trừ 7 tỉnh (gồm Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Cà Mau) ra bộ dữ liệu. Do đó, mẫu nghiên cứu bao gồm 280 quan sát của 56 tỉnh, thành phố trong vòng 5 năm.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 Do hai biến số S&Pper và S&Pexp cho thấy mối tương quan cao nên để đánh giá chính xác tác động của từng biến và hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến, học viênsẽ lần lượt hồi quy mô hình (1) với hai biến số này. Lần lượt sử dụng mô hình chỉ có biến lao động (S&Pper) và mô hình có cả 2 biến lao động và chi tiêu cho công nghệ (S&Pper và S&Pexp) nhằm so sánh xem có sự sai khác nào không. Ước lượng mô hình sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) giúp kiểm soát vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi (Stock & Watson, 2008; Petersen, 2009). Nhận thấy mô hình thứ 2 với đủ 2 biến số đều có ý nghĩa thống kê nên học viên chọn đó là mô hình tối ưu làm cơ sở để phân tích kết quả. Kết quả thấy rằng tác động lan tỏa của FDI chỉ có ý nghĩa thống kê tới số lượng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và mô hình tổng biến đầu ra khoa học công nghệ. Hay nói cách khác, chưa chứng minh tác động thực nghiệm của hiệu ứng lan tỏa của FDI tới sự thay đổi về số lượng bằng sáng chế và giải pháp hữu ích trong nước.Tác động lan tỏa của FDI trong mô hình đủ biến và bớt biến là không khác nhau. 5.2Hạn chế của nghiên cứu Trong điều kiện hạn chế về thời gian nghiên cứu, khu vực nghiên cứu và sựthiếu kinh nghiệm trong lần đầu nghiên cứu vấn đề này nên không tránh khỏi mộtsố hạn chế sau : Sử dụng số lượng bằng sở hữu công nghiệp cấp phép tại từng tỉnh tại mỗi năm như một thước đo đầu ra R&D có một số hạn chế. Thứ nhất, có một số nhà phát minh ở Việt Nam đã không chọnnộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho đầu ra cho R&D của họ. Thay vào đó, họ có thể giữ nó lại cho riêng mình như là bí mật kinh doanh nhằm tránh những đối thủ cạnh tranh sử dụng các thông tin được tiết lộ từ việc nộp đơn xin cấp bằng sở hữu công nghiệp. Thứ hai, do hạn chế về số liệu thống kê nên mô hình kinh tế lượng trong bài nghiên cứu này chưa tính đến tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát,…đối với tác động lan tỏa của FDI tới thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. (Phạm Thế Anh, 2017)