SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC
THUẾ TỈNH TIỀN GIANG
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC
THUẾ TỈNH TIỀN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ ( HƯỚNG ỨNG DỤNG)
MÃ SỐ: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
----------------
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn: "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ
thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh Tiền Giang" là công trình
nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, hợp
pháp, được Tác giả thu thập, đánh giá qua phỏng vấn và điều tra tại Tiền Giang từ
tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019.
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đoàn Thùy Dương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu...................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................5
2.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................5
2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN ...........................................................................5
2.1.2 Nghĩa vụ thuế ..............................................................................................6
2.1.3 Một số mặt trái của việc đánh thuế TNCN..................................................8
2.1.4 Tuân thủ thuế...............................................................................................9
2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế.............10
2.2.1 Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’
Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia.
EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452............................................10
2.2.2 Nicoleta, 2011. A Review of Factors for Tax Compliance. University of
Galati. Faculty of Economics and Business Administration, “Dunarea de Jos”
University of Galati, Romania............................................................................11
2.2.3 Helhel, 2014. Factors Affecting Tax Attitudes and Tax Compliance: A
Survey Study in Yemen. European Journal of Business and Management, Vol.6,
No.22, 2014 ........................................................................................................13
2.2.4 Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân
thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại
học kinh tế TP. HCM .........................................................................................14
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................15
2.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN
............................................................................................................................15
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................19
2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người
NTT thu nhập cá nhân ........................................................................................20
2.3.3.1 Yếu tố kinh tế......................................................................................20
2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ......................................................21
2.3.3.3 Yếu tố xã hội.......................................................................................22
2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân ..............................................................................24
2.3.3.5 Nhân khẩu học ....................................................................................25
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................27
3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu..........................................................................27
3.2 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................29
3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp....................................................................................29
3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................29
3.3 Nghiên cứu định tính .......................................................................................29
3.4 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................33
3.4.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu .....................................33
3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................34
3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo.............................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................38
4.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu ......................38
4.1.1 Thông tin chung về mẫu của nghiên cứu...................................................38
4.1.2 Thống kê mô tả giá trị các biến quan sát...................................................41
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................42
4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Các nhân tố ảnh hưởng tính tuân thủ
thuế TNCN .........................................................................................................43
4.2.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Tính tuân thủ thuế TNCN...................45
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................45
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân
thủ thuế TNCN – Biến độc lập...........................................................................46
4.3.2 Thang đo tính tuân thủ thuế TNCN – Biến phụ thuộc ..............................47
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến................................................................49
4.4.1 Phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .........49
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .........................................................51
4.5 Kiểm định giả định trong mô hình...................................................................55
4.5.1 Giả định liên hệ tuyến tính ........................................................................55
4.5.2 Giả định về phân phối chuẩn và phần dư ..................................................56
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ...........59
5.1 Kết luận............................................................................................................59
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................59
5.2.1 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT).................................................60
5.2.2 Yếu tố kinh tế ............................................................................................63
5.2.3 Nhân khẩu học (NKH) ..............................................................................65
5.2.4 Yếu tố xã hội (XH)....................................................................................66
5.2.5 Yếu tố cá nhân (CN)..................................................................................66
5.3 Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt........................................ Nguyên chữ
NNT….........................................Người nộp thuế
CT…........................................... Cục Thuế
EFA… .........................................Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor
Anlalysis)
MST…........................................ Mã số thuế
TNCN......................................... Thu nhập cá nhân
TTT…..........................................Tuân thủ thuế
UBND…......................................Uỷ Ban Nhân Dân
CNTT .........................................Công nghệ thông tin
NSNN......................................... Ngân sách nhà nước
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
I. Hình
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của Tadesse
Engida & Goitom Abera, 2014 .................................................................................11
Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động tính tuân thủ thuế của Nicoleta, 2011.........12
Hình 2.3 : Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ và tuân thủ thuế của Helhel,
2014...........................................................................................................................14
Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến thuế tính tuân thủ thuế TNCN của
Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016................................................................................15
Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28
II. Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định về liên hệ tuyến tính ................56
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram......................................57
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot.......................................58
III. Bảng biểu
Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình.........................................17
Bảng 3.1 : Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu .....................................................31
Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát............................................................39
Bảng 4.2: Tóm tắt thống kê mô tả giá trị các biến quan sát......................................41
Bảng 4.3: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của thang đo .44
Bảng 4.4: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của
thang đo tính tuân thủ thuế TNCN............................................................................45
Bảng 4.5: Hệ số KMO, hệ số Sig. kiểm định Bartlett, Chỉ số Eigenvalue, Tổng
phương sai trích cho biến độc lập .............................................................................46
Bảng 4.6: Kết quả phân tích yếu tố khám phá các biến độc lập của bảng ma trận
xoay nhân tố ..............................................................................................................47
Bảng 4.7: Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc...........48
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................48
Bảng 4.9: Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc..............50
Bảng 4.10: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ..............................51
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong
những công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nhằm mục
tiêu đáp ứng, cung cấp cho nhu cầu về chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Nếu muốn tăng
Ngân sách Nhà nước, thực hiện cân đối chi tiêu cho các nguồn thu của Chính phủ,
đòi hỏi phải có một chính sách thuế về thu nhập cá nhân thực sự phù hợp với tình
hình thực tế của đất nước, với chiến lược phát triển kinh tế qua từng giai đoạn và phải
có sự đồng thuận của NNT.
Hiện nay, vẫn còn một số hạn chế mà cơ quan thuế cần phải quản lý một cách
chặt chẽ hơn nữa trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN được
thu chủ yếu đối với các đối tượng làm công ăn lương có thu nhập được thanh toán
qua thẻ ATM, riêng các cá nhân hoạt động tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ,
diễn viên, người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như:
Facebook, Zalo thì cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh tra và kiểm tra
thuế TNCN... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân dựa trên cơ chế tự nộp, tự
khai vì vậy chỉ đảm bảo số thu chính xác nếu cá nhân đó kê khai trung thực thu nhập
của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để khai khống bớt thu
nhập thì cơ quan thuế khó lòng kiểm soát được. Thêm vào đó, thói quen của đa số
các tầng lớp từ xưa đến nay là thanh toán bằng tiền mặt nên rất hạn chế cho cơ quan
thuế điều tra và quản lý được thu nhập thực tế của các trường hợp nêu trên.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang”
nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để quản lý tốt nguồn thu thuế TNCN tại
tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân
thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn
thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Kết quả điều tra đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của
người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” đã được tổng hợp,
kiểm tra và phân tích hồi quy cho thấy được các nhân tố tác động tới tính tuân thủ
của NNT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày tổng quát về giải pháp giúp tăng
cường tính TTT của NNT.
Kết quả phân tích cho thấy, có 5 yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của
NTT tại Cục thuế Tỉnh Tiền Giang gồm: yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố đặc điểm
cơ quan thuế, yếu tố cá nhân, yếu tố nhân khẩu học đều có tác động thuận chiều đến
Tính tuân thủ thuế vì các biến đều có hệ số hồi quy dương. Cụ thể, biến có ảnh hưởng
và tác động mạnh nhất đến tính tuân thủ thuế TNCN là biến đặc điểm của cơ quan
thuế, đứng thứ 2 là biến yếu tố kinh tế, đứng thứ 3 là biến nhân khẩu học, thứ 4 là yếu
tố xã hội và cuối cùng là yếu tố cá nhân. Tác động quan trọng của cơ quan thuế chính
là điểm mới cần chú ý của đề tài so với các nghiên cứu được lược khảo. Dù không
giống với nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) khi cho rằng vai
trò của cơ quan thuế không tương quan đáng kể với các quyết định tuân thủ thuế. Tuy
nhiên, kết quả lại khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Helhel (2014) khi đánh giá
về vai trò của cơ quan thuế. Đặc điểm về năng lực, sự phối hợp đồng nhất của các cơ
quan liên quan, công nghệ thông tin là những khía cạnh cần thiết phải nâng cao mà
Cục thuế tỉnh Tiền Giang cần lưu ý.
Ngoài ra, các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế TNCN được đề ra ở
luận văn sẽ giúp cho lãnh đạo Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang có cơ sở xem xét để từng
bước nhằm cải thiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Hạn chế của đề tài cũng chính là định hướng cho nghiên cứu tiếp theo. Để
khắc phục các hạn chế nêu trên, các giải pháp sau được đề xuất:
 Tăng kích thước mẫu, chọn mẫu theo xác suất và phân lớp đối
tượng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.
 Nghiên cứu bổ sung các biến chưa được nghiên cứu khác, tối
thiểu hóa sai số để tăng chỉ số giải thích của mô hình.
 Sử dụng các phương pháp phân tích cao cấp hơn để nghiên cứu
sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NTT.
ABSTRACT
Reason for writing this thesis
Taxes in general and personal income tax in particular are one of the important
tools to generate revenue for the state budget, aiming to meet the spending needs of
the state apparatus. In order to increase revenue, make balance for the state budget, it
is necessary to have a tax policy really suitable to the actual situation of the country,
in accordance with the economic development strategy through each time.
Currently, the process of managing personal income tax also has some
shortcomings and limitations that the tax authorities need to manage more closely.
Personal income tax is collected mainly for salaried workers whose income is paid
through ATM cards, and for individuals who work freely such as singers, actors, and
models; those who trade through social networks such as Facebook and Zalo,
therefore, it is difficult for the tax authorities to control. The tax agency manages
personal income tax based on the mechanism of self-declaration and self-payment.
That is the reason why it is difficult to ensure the amount of money collected must be
sufficiently and correctly collected for individuals who honestly declare their
incomes while those who abuse the mechanism of self-declaration and self-payment
to make less income declaration cannot be detected by tax authorities. In addition, the
habits of the majority of the population from the past to now are paid in cash so it is
very difficult for tax authorities to control the incomes of the above individuals.
From the above fact, the author chooses the topic: "Factors affecting tax
compliance of personal income taxpayers at the Tax Department of Tien Giang
Province" to study and propose solutions to manage good source of personal income
tax in Tien Giang Province.
Objectives of the study
Assess the situation of personal income tax revenue; factors affecting
taxpayers' tax compliance; propose solutions to improve tax compliance and revenue
for personal income tax in Tien Giang Province.
Methods
The study was conducted through two qualitative research methods and
quantitative research.
Research results and contribution of the topic
The topic: "Factors affecting tax compliance of personal income taxpayers at
the Tax Department of Tien Giang Province" gave an overview of the solution of tax
administration for tax payers. The survey results were synthesized, regression testing
and analysis showed the factors affecting compliance of tax payers.
Analysis results show that there are 5 factors affecting tax compliance
including: Economic factors, Institutional factors, Social factors, Individual factors,
Demographic factors. All 5 factors have a positive impact on tax compliance because
all variables have positive regression coefficients. Specifically, the most influential
and most influential variable on the compliance is the Institutional factors, the second
is the Economic factor, the third is Demographic. The important impact of the tax
authorities is the new point of attention to the topic compared to the researches that
are reviewed. Although, this finding is not the same as the study of Tadesse Engida
& Goitom Abera (2014), which assumed that the role of tax authorities is not
significantly correlated with tax compliance decisions. However, the results are quite
consistent with the results of Helhel's Research (2014) when assessing the role of tax
authorities. Characteristics of tax officials, coordination of relevant agencies,
information technology are essential aspects that need to be concentrated on.
In addition, the solutions to improve the compliance of personal income tax in
the thesis will help leaders of the Tax Department of Tien Giang Province have a
basis to consider and step by step to improve in accordance with the actual situation.
Further research directions
The limitation of the topic is also the orientation for the next study. To
overcome the above limitations, the following solutions are proposed:
 Increasing the sample size, selecting samples according to
probability and classifying objects to increase the generalization of the study.
 Study to add other unresolved variables, minimize errors to
increase the explanatory ability of the model.
 Use more advanced analytical methods to further study the
factors affecting taxpayer compliance.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 1799, kể từ khi xuất hiện lần đầu tại Anh, thuế Thu nhập cá
nhân đã từng bước phát triển vững chắc và cho đến ngày nay đã trở thành sắc thuế
quan trọng, giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống thuế tại hầu hết quốc gia trên thế giới.
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều xem thuế TNCN là một trong các sắc
thuế có tầm ảnh hưởng và vai trò chủ yếu trong việc gia tăng nguồn thu cho Chính
phủ, điều tiết, kiểm soát nền kinh tế và phân phối công bằng cho xã hội. Và điều này
là không ngoại lệ đối với nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh khi Việt Nam đã chính
thức gia nhập WTO (2007) thì vai trò của nó ngày càng thể hiện rõ rệt. Việt Nam sau
thời gian 24 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao đã đem lại những ưu thế, kết
quả khả quan, tuy nhiên, mức huy động nguồn thu còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng cơ cấu nguồn thu từ thuế so với các quốc gia khác.
Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, chính
thức áp dụng từ 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế TNCN, được Quốc hội thông qua vào 22/11/2012 và chính thức
có hiệu lực kể từ 01/7/2013. Ở Việt Nam, thuế TNCN được ban hành nhằm mục tiêu
huy động nguồn ngân sách, điều tiết thu nhập của các tầng lớp khác nhau trong xã
hội để đảm bảo sự công bằng, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định nền kinh tế. Luật
thuế TNCN qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã góp phần bảo đảm, ổn định, vững chắc
nguồn lực cho NSNN. Từ khi thực hiện Luật thuế TNCN, số thu thuế TNCN tại tỉnh
Tiền Giang luôn tăng trưởng qua nhiều năm, số thu năm sau cao đạt được hơn năm
trước. Dù vậy, số thu về thuế TNCN xét về tỷ trọng có khuynh hướng giảm qua từng
năm, nếu năm 2016 chiếm tỷ trọng 9,49% trong tổng số thu NSNN, năm 2017 chiếm
8,91% thì đến năm 2018 chỉ chiếm 6,96% trong tổng thu NSNN tại địa phương,
nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức thấp so kế hoạch;
hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh của nhiều DN và nhân dân còn khó khăn;
2
sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời tiết, nhiều mặt
hàng nông, thủy sản giá cả không ổn định; kết quả thu hút đầu tư đạt thấp; các loại
hình dịch vụ, thương mại phát triển chậm. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính xuất phát
từ quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng còn các tồn tại, khuyết điểm mà cơ
quan thuế cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa: thuế TNCN được thu chủ yếu
đối với những đối tượng làm công có thu nhập được thanh toán qua thẻ ATM, còn
đối với những cá nhân làm việc tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ, diễn viên,
người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo
thì cơ quan thuế khó kiểm soát được... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân
dựa trên cơ chế tự khai và tự nộp vì vậy chỉ đảm bảo số thu đúng đối khi cá nhân kê
khai trung thực thu nhập của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự nộp và
tự khai để khai khống bớt thu nhập thì các cán bộ thanh tra thuế sẽ gặp khó khăn để
quản lý. Thêm vào đó, thói quen của đa số người dân từ xưa đến nay là thanh toán
bằng tiền mặt nên rất khó khăn cho công chức, cán bộ thuế kiểm kê chính xác được
khoản thu nhập thực tế của những thành phần nêu trên. Trước bối cảnh đó cùng những
nguyên nhân tác động đến hành vi tuân thủ nộp thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang cần
được nghiên cứu, nhằm gia tăng số thu thuế TNCN cho Ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền
Giang” nhằm nghiên cứu và đưa ra kiến nghị, giải pháp để kiểm soát tốt nguồn thu
thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân
thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn
thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang.
1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu
3
Trên cơ sở các vấn đề lý luận chung về thuế TNCN, luận văn hình thành mô
hình nghiên cứu và đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế
TNCN tại tỉnh Tiền Giang, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần gia tăng quyết định
tuân thủ thuế và nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập từ tháng 1 năm
2019 đến tháng 6 năm 2019.
Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu tính tuân thủ thuế đối với các cá nhân
người nộp thuế TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp định tính: Với mục tiêu đề ra ban đầu, trên cơ sở lý thuyết,
giáo trình, tạp chí, tài liệu nước ngoài, xây dựng nên bản phỏng vấn sơ bộ. Sau đó,
trao đổi với các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ thuế, phỏng vấn thử
một số cá nhân là người lên kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân để điều chỉnh và bổ
sung thang đo cho hoàn chỉnh. Từ đó, tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp với
mẫu được lấy từ những người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp định lượng: Dựa trên kết quả khảo sát qua phiếu thăm dò ý
kiến cá nhân NTT trên địa bàn, thang đo được kiểm định bằng phân tích nhân tố khám
phá EFA và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và. Cuối cùng, đánh giá sự tuân
thủ của tổ chức, cá nhân người nộp thuế thông qua phương trình hồi quy. Tất cả các
kỹ thuật bằng phần mềm SPSS 20.0
4
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Nội dung Luận văn được chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và hành vi tuân thủ thuế
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và kiến nghị
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
Hệ thống thuế tại Việt Nam là một hệ thống gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng
hơn 100 loại phí, lệ phí được quản lý tập trung. Những nguồn thu từ các khoản thuế
và lệ phí ở Việt Nam đều được Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đề ra và thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu thuế: Cục
thuế, Chi cục thuế, Phòng thuế, Đội thuế và Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các khoản
phí và lệ phí, các cơ quan phụ thuộc các bộ, chính quyền địa phương cũng như các
ban ngành được nhận lệnh ủy quyền thu.
2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN
 Định nghĩa
Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của cá nhân trong
một khoảng thời gian nhất định. Thuế TNCN loại thuế được đánh ở rất nhiều quốc
gia trên thế giới nhằm mục đích tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
(NSNN) và giúp thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa những tầng lớp dân cư.
Nhờ vào việc đóng góp một phần thu nhập vào NSNN, các cá nhân có thu nhập cao
sẽ đóng góp nhiều hơn những cá nhân có thu nhập thấp vào việc trang trải nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước và nhu cầu chi tiêu chung của xã hội; những khoản đóng góp
này mang lại cho người nghèo những tiện ích phúc lợi mà bản thân họ không thể lo
liệu được.
 Đặc điểm
Thuế Thu nhập cá nhân bao hàm một số đặc điểm sau:
Do có vai trò thực hiện phân phối công bằng thu nhập giữa những tầng lớp xã
hội khác nhau, thuế TNCN điều tiết thu nhập theo nguyên tắc phù hợp với năng lực
chi trả thuế. Do đó, thuế suất thường được thực thi theo biểu thuế lũy tiến.
Vì là một loại thuế trực thu cho nên thuế TNCN luôn tạo cảm giác gánh nặng
về thuế đối với người chịu thuế TNCN. Các cá nhân chịu thuế khó có khả năng chuyển
6
gánh nặng về thuế cho cá nhân khác. Vì ảnh hưởng, tác động đến lợi ích, khoản tiết
kiệm của người chịu thuế, vì vậy đánh thuế TNCN là sắc thuế rất nhạy cảm.
Đối tượng chịu thuế và khoản thu nhập bị đánh thuế của thuế TNCN rất phức
tạp và đa dạng. Thêm vào đó, do phải thực hiện mục tiêu giúp điều tiết công bằng thu
nhập nên thuế TNCN có biểu thuế nhìn chung khá phức tạp. Công tác kiểm soát, quản
lý thu thuế cũng không đơn giản, đòi hỏi nhiều về tính trung thực của người chịu thuế.
Từ đó, làm chi phí thi hành thu của thuế gia tăng và để giảm bớt chi phí thường áp
dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả.
Khác hẳn với thuế gián thu, thuế TNCN là loại thuế hỗ trợ cho hoàn cảnh cá
nhân của người nộp thuế thông qua những quy định, điều khoản giảm trừ cho cá nhân
NTT. Các điều khoản, quy định giảm trừ làm cho thuế TNCN thực hiện nguyên tắc
công bằng theo chiều dọc nhằm điều phối thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, còn
tạo được sự đồng thuận của xã hội, của tập thể khi áp dụng luật thuế TNCN.
 Vai trò
Vai trò về điều tiết xã hội: Luật thuế TNCN phân phối, điều tiết lại thu nhập,
chi tiêu, nguồn lực, của cải trong xã hội; đánh thuế đối với cá nhân được thiết kế thích
hợp với khả năng đóng góp, có xem xét đến gia cảnh từng cá nhân của NNT; thuế
TNCN làm gia tăng nhận thức của công dân trong việc giám sát các nguồn chi tiêu
NSNN.
Vai trò về kinh tế: Góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, điều tiết,
định hướng cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhờ vào cơ chế đánh
thuế thu nhập thuế suất kép.
2.1.2 Nghĩa vụ thuế
Theo Luật Quản lý thuế số 78/ 2006/ QH11: nghĩa vụ của người nộp thuế gồm:
“ Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện
khai thuế chính xác, trung thực đầy đủ, nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, chính xác của hồ sơ thuế. Nộp tiền
đúng thời hạn, đầy đủ, đúng địa điểm. Chấp hành đúng quản lý, kế toán và thống kê,
sử dụng hóa đơn, chứng từ theo các quy định của pháp luật. Ghi chép trung thực,
7
chính xác, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, giao dịch, khấu trừ thuế
và phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao chứng từ, hóa đơn, cho người mua theo
đúng số lượng, giá trị thực, chủng loại thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin, đầy đủ, tài liệu
liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, nội dung giao dịch, số hiệu và của tài khoản
mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, nộp
thuế, khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành yêu cầu, quyết
định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật. Có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường
hợp người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế
thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
Căn cứ theo quy định trên, nghĩa vụ của người nộp thuế được khái quát cụ thể
như sau:
+ Việc đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế phải theo đúng quy định của pháp
luật
+ Kê khai nghĩa vụ thuế phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ, nộp
hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm về việc kê khai đó
+ Chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, thông báo của cơ quan quản lý thuế, công
tác quản lý thuế theo quy định pháp luật.
+ Cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin tài liệu liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCED (2004), quản lý rủi ro tuân
thủ: “Nghĩa vụ cụ thể của các đối tượng nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm
thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, tuy nhiên, có bốn loại nghĩa vụ mà những
đối tượng nộp thuế nhất định phải thực hiện dù ở bất kỳ quốc gia nào là:
- Đăng ký thuế
- Nộp tờ khai tại Phòng Kê Khai – Kế Toán Thuế, nộp các thông tin cần thiết
liên quan đến thuế vào đúng thời hạn
8
- Báo cáo các thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác (kết hợp với việc lưu giữ
sổ sách)”
2.1.3 Một số mặt trái của việc đánh thuế TNCN
Thứ nhất, về thủ tục hành chính, việc áp dụng thuế TNCN đòi hỏi các thủ tục
hành chính hiện hành khá phức tạp. Thuế TNCN, bản chất là một sắc thuế có nội
dung khó hiểu, nhất là trong việc xác định các khoản thu nhập phải chịu thuế và các
khoản chiết trừ gia cảnh.
Thứ hai, dù thuế TNCN được xem là công cụ để điều tiết cho thu nhập, tạo ra
sự công bằng, ổn định trong xã hội nhưng vẫn có những lo ngại rằng trong suốt diễn
biến xây dựng các đạo luật thuế này có nhiều cuộc tranh cãi về mặt chính trị mà trong
những cuộc tranh luận đó, người giàu có trong xã hội thường giành được những đặc
quyền riêng biệt và do vậy, làm giảm tính hiệu quả về tính công bằng của việc thu
thuế thu nhập cá nhân và làm gia tăng các khoản chi phí về lòng tin khi tiến hành thu
thuế TNCN. Hơn thế, việc thu thuế TNCN, thường dựa vào thu nhập của đối tượng
và đặc tính của đối tượng (ví dụ như người độc thân và người có gia đình) để xem xét
sự công bằng. Tuy nhiên, điều này đối mặt với một khó khăn lớn trong việc xác định
công bằng giữa những cá nhân làm việc trong các hoạt động kinh tế chính thức và
những cá nhân làm việc trong các hoạt động kinh tế phi chính thức. Ví dụ, một thanh
niên độc thân làm cho công ty nhà nước có thể sẽ phải chịu thuế (do thu nhập của anh
ta thể hiện trên bảng lương) còn một thanh niên độc thân làm việc trong thị trường
phi chính thức như giúp việc cho gia đình, tự môi giới nhà đất... có thể không bị đánh
thuế vì cán bộ thuế không biết được thu nhập đúng của anh ta. Sự công bằng khó tồn
tại trong trường hợp này. Trong một nền kinh tế phổ biến các hoạt động kinh tế phi
chính thức, tình trạng này làm vi phạm đến nguyên tắc công bằng theo chiều ngang.
Xét theo nguyên tắc công bằng theo chiều dọc, vi phạm nguyên tắc công bằng có thể
trở nên nghiêm trọng hơn nếu quy định quản lý, thu thuế có năng lực kém. Một khi
hệ thống không thể đánh giá, kiểm soát đúng thu nhập thực tế của công dân thì người
thu nhập cao sẽ có thể thuê chuyên gia tư vấn để sắp xếp lại các báo cáo tài chính của
mình để trốn thuế. Điều này khó xảy ra hơn đối với những người thu nhập thấp thuộc
9
diện đóng thuế. Do đó, hệ thống quản lý, thu thuế yếu kém sẽ hạn chế mất tính ưu
việt của thuế TNCN trong việc xác định sự công bằng thu theo chiều dọc.
Thứ ba, thu thuế TNCN có thể làm tăng NSNN nhưng cũng có thể gây ra
những tác động làm giảm động lực làm việc và tiết kiệm. Việc nộp cho nhà nước
khoản tiền nằm trong thu nhập của mình bỏ sức lao động để làm ra làm cho NNT cảm
thấy lao động bị giảm bớt giá trị (nhất là so sánh giữa người nộp nhiều thuế và nộp ít
thuế) dẫn đến người lao động không còn hứng thú trong việc làm việc để tạo ra thu
nhập cao. Đồng thời, đánh thuế cho thu nhập có được đối với lãi suất trên vốn có xu
hướng làm giảm lượng tiết kiệm trong dân chúng và điều này làm ảnh hưởng tới tốc
độ tăng trưởng kinh tế quốc gia.
2.1.4 Tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế là quá trình hoàn thành nghĩa vụ đối với việc nộp thuế và nộp
tờ khai thuế chuẩn xác bao gồm cung cấp các tài liệu và giải thích cần thiết theo yêu
cầu của cơ quan thuế một cách kịp thời, chính xác (Oyedele, 2009). Khái niệm tuân
thủ thuế tự nguyện định nghĩa là việc thực hiện và thái độ tích cực đối với việc đánh
thuế và sẵn sàng nộp thuế (Aktan Et Al, 2006). Tính tuân thủ thuế là một khía cạnh
trọng yếu đối với nhiều cơ quan thuế và đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để
thuyết phục NTT tuân thủ việc chấp hành nộp thuế (James & Alley, 2002).
Theo Alm (1991), phạm vi tuân thủ thuế bao gồm: báo cáo thu nhập và thanh
toán các trách nhiệm về thuế theo quy định của pháp luật và các phán quyết của tòa
án. Roth và cộng sự (1989) giải thích rằng người nộp thuế cần phải chuẩn bị đầy đủ
thông tin có liên quan, phù hợp trong khoảng thời gian nhất định, các biểu mẫu kê
khai thuế phải báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật và
quyết định của tòa án. Những người cố ý trốn thuế hoặc được xem như có ý định trốn
thuế chính là phạm pháp. Không tuân thủ thuế và trốn thuế xảy ra khi người nộp thuế
cố ý hoặc vô ý né tránh nghĩa vụ thuế. Hầu hết các nhà phân tích về tính không tuân
thủ thuế tập trung vào việc nghiên cứu tính không tuân thủ thuế hay trốn thuế sẽ bị
ngăn cản thông qua việc phát hiện và xử phạt như thế nào (Franzoni, 1999).
10
2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế
Sau khi tác giả lược khảo và tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong nước
và nước ngoài về tính tuân thủ thuế, trong đó đáng chú ý là:
2.2.1 Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’
Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia.
EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá tác động của 5 nhân tố đến mức
độ tuân thủ thuế bao gồm: Nhân tố kinh tế (Economics Factors); Nhân tố đặc điểm
Cơ quan thu thuế (Institutional Factors); Nhân tố xã hội (Social Factors); Nhân tố cá
nhân (Individual Factors); Nhân tố nhân khẩu học và yếu tố liên quan khác
(Demographics and other control variables) (hình 2.1).
Các nhân tố này chia thành 13 biến quan sát (hình 2.1) ảnh hưởng đến tính
tuân thủ thuế là: xác suất kiểm tra, thanh tra; cảm nhận về chi tiêu chính phủ; tăng
trưởng kinh tế; tính công bằng trong nhận thức của NTT; ý thức về hình phạt nếu trốn
thuế; hạn chế tài chính cá nhân; thay đổi và sửa đổi chính sách hiện hành của Nhà
nước; ảnh hưởng của tập thể xung quanh; vai trò của cơ quan thuế; hiểu biết và kiến
thức về thuế; giới tính; thu nhập; trình độ học vấn.
Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát được thực hiện ở Mekelle cho thấy rằng
hành vi tuân thủ thuế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tần suất bị kiểm tra và thanh tra;
hạn chế tài chính và thay đổi chính sách của chính phủ.
Trong nghiên cứu này, các biến khác như: hình phạt, sự công bằng trong cảm
nhận của NTT và vai trò của cơ quan thuế không ảnh hưởng đáng kể với các hành vi
tuân thủ thuế.
11
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế
của Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014
Nhân tố đặc
điểm cơ quan
thuế
• Vai trò của cơ
quan thuế
Nhân tố kinh tế
• Kiểm tra, thanh tra
• Chi tiêu chính phủ
• Phát triển kinh tế
Nhân tố xã hội
• Cảm nhận tính
công bằng thuế
• Thay đổi chính
sách hiện hành của
chính phủ
• Tác động của tập
thể xung quanh
Nhân tố ảnh
hưởng Tính
Tuân Thủ
Thuế
Nhân tố cá
nhân
• Hạn chế tài
chính
• Nhận thức
hình phạt
• Kiến thức về
thuế TNCN
Nhân tố nhân
khẩu học
• Giới tính
• Thu nhập
• Giáo dục
2.2.2 Nicoleta, 2011. A Review of Factors for Tax Compliance. University of
Galati. Faculty of Economics and Business Administration, “Dunarea de Jos”
University of Galati, Romania.
Mục tiêu của bài nghiên cứu được thực hiện bởi Nicoleta, 2011 là tổng hợp và
xác định lại các yếu tố ảnh hưởng tính tuân thủ thuế được phân tích bởi các nhà nghiên
cứu từ các quốc gia khác nhau để tạo ra một mô hình bao gồm các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định tuân thủ thuế.
Theo hình 2.2 tác giả đã xác định được 10 biến quan sát tác động đến hành vi
tuân thủ thuế và chia ra thành 2 nhóm chính là: Nhân tố kinh tế ( Economics Factors)
và nhân tố phi kinh tế ( Non-Economics Factors)
Các biến ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quyết định tuân thủ thuế đã được
xác định trong nghiên cứu này là: Nhân tố kinh tế gồm mức thu nhập, xác suất kiểm
12
Tiền phạt
Thu nhập thực
tế
Thuế suất
Nhân tố kinh
tế
Tần suất thanh
tra thuế
Lợi ích nộp
thuế
Tính tuân thủ
thuế
Kiểm tra,
thanh tra
Hình phạt
Thái độ đối với
việc nộp thuế
Nhân tố phi
kinh tế
Cá nhân, xã
hội và chuẩn
mực quốc gia
Cảm nhận tính
công bằng thuế
tra thuế, hình thức thanh tra và kiểm tra thuế, thuế suất, lợi ích thuế, hình phạt, tiền
phạt. Còn nhân tố phi kinh tế thì có: biến thái độ đối với thuế, các tiêu chuẩn cá nhân,
xã hội và quốc gia, nhận thức sự công bằng.
Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động tính tuân thủ thuế của Nicoleta, 2011
13
2.2.3 Helhel, 2014. Factors Affecting Tax Attitudes and Tax Compliance: A
Survey Study in Yemen. European Journal of Business and Management, Vol.6,
No.22, 2014
Nghiên cứu này nhằm mục đích mang lại cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của
thái độ và sự cân nhắc của NTT về tuân thủ thuế ở Yemen . Bài nghiên cứu đã phân
thành 2 nhóm chính là các nhân tố bên trong và bên ngoài.
Bài nghiên cứu được thực hiện tại Sana’a, thành phố thủ đô của Yemen để
đánh giá và xếp hạng các yếu tố làm ảnh hưởng sự tuân thủ của người nộp thuế. Kết
quả chỉ ra rằng, thuế suất cao và hệ thống thuế chưa được công bằng là hai yếu tố
quan trọng nhất tác động đến tuân thủ thuế. Hơn nữa, các cơ quan phòng ban thuế
phối hợp hiệu quả, kiểm tra và thanh tra thuế liên tục, ít ảnh hưởng răn đe của hình
phạt thuế và ân xá thuế được quyết định TTT của người nộp thuế. Bên cạnh, yếu tố
giới tính và tuổi tác, nữ giới được cho là có tính tuân thủ hơn so với nam giới trong
việc nộp thuế, còn tuổi tác không phải là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định tuân thủ thuế.
14
Hình 2.3 : Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ và tuân thủ thuế của Helhel,
2014
Nhân tố bên trong
• Chi tiêu thuế không
phù hợp
• Bị tác động bởi ý
kiến tiêu cực
• Chỉ số trung thực
Nhân tố ảnh
hưởng thái độ về
thuế và tính tuân
thủ thuế
Nhân tố bên ngoài
• Thuế suất cao
• Hệ thống thuế
không công bằng
• Kiểm tra, thanh tra
• Hình phạt
• Ân xá thuế
• Dịch vụ hiệu quả
• Cập nhật công nghệ
thông tin
2.2.4 Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân
thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An. Luận văn Thạc sĩ Trường
Đại học kinh tế TP. HCM
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh Sang đã sử dụng mô hình gồm hai nhân tố chính
ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế trong tài liệu nghiên cứu nước ngoài, được thực
hiện bởi Trường Đại học Makerere, tên đề tài là: ” Tax Knowledge, Perceived Tax
fairness and Tax Compliance” tại Uganda năm 2008.
Hai yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế TNCN bao gồm: hiểu biết về
thuế TNCN và nhận thức về sự công bằng của NTT. Hiểu biết thuế rõ ràng kết hợp
thông tin về những quy định thuế và những hiểu biết tài chính để có thể tính toán ra
những kết quả mang tính kinh tế có lợi nhất cho người nộp thuế.
Tác giả đã rút trích được 4 yếu tố chính tác động đến tính TTT. Trong đó, 4
nhân tố: Hiểu biết chung về thuế TNCN, Cảm nhận về tính công bằng thuế TNCN,
Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN và Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN
đều có tác động thuận chiều tích cực đến hành vi tuân thủ thuế.
15
Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến thuế tính tuân thủ thuế TNCN của
Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016
Hiểu biết chung
về thuế Thu nhập
cá nhân
Hiểu biết về thu
nhập chịu thuế
Cảm nhận về tính
công bằng thuế
Thu nhập cá
nhân Tính tuân thủ
thuế TNCN
của NNT
Hiểu biết về
khoản giảm trừ
thuế Thu nhập cá
nhân
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế
TNCN
Căn cứ vào quá trình lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu được thực hiện bởi: Tadesse
Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’ Compliance with Tax
System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia. EJournal of Tax Research,
vol 12, no.2, p433-452 để xác định nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của
người nộp thuế, đồng thời, kết hợp với những đặc thù riêng của tính tuân thủ thuế
Thu nhập cá nhân của NNT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để xây dựng nên mô hình lý
thuyết và thang đo tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân thông qua hai phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng.
Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm đánh giá độ tin
cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện để
điều chỉnh mô hình lý thuyết. Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết đã được điều chỉnh,
tác giả dùng phương pháp phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của
16
từng nhân tố trong mô hình đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người
nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Kết quả lược khảo và nghiên cứu cho thấy tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
đối với NTT chịu tác động bởi 5 nhân tố (Hình 2.5) như sau:
(1) Yếu tố kinh tế
(2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế
(3) Yếu tố xã hội
(4) Yếu tố cá nhân
(5) Nhân khẩu học
Năm thành phần này có ý nghĩa quan trọng và tính tuân thủ thuế chịu tác động
bởi các yếu tố này. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá nhận được thì hành vi tuân thủ
thuế chỉ trên mức trung bình. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế cần phải nổ lực nhiều
hơn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, điều khoản về thuế cho NTT nói
chung và việc nộp thuế thu nhập cá nhân nói riêng thông qua nhiều hình thức khác
nhau. Và trong luận văn tác giả đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp theo từng nhân tố
nhằm hướng đến mục đích nâng cao tối đa tính tuân thủ của người nộp thuế TNCN.
Mô hình nghiên cứu đề xuất có dạng như sau:
17
Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất
Yếu tố đặc
điểm của cơ
quan thuế
Yếu tố xã
hội
Yếu tố cá
nhân
Yếu tố kinh
tế
Hành vi
tuân thủ
thuế của
người nộp
thuế TNCN
Nhân khẩu
học và yếu
tố khác
Đề xuất và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu:
Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình
Biến và tên
nhân tố đại diện
Mô tả Nguồn tham khảo
Yếu tố kinh tế
(KT)
Xác suất kiểm tra, thanh tra thuế
thường xuyên
Tadesse Engida &
Abera, 2014.
Goitom
Chính sách của Chính phủ tăng
hiệu quả của chi tiêu công từ tiền
thuế
Tadesse Engida &
Abera, 2014.
Goitom
Kinh tế tăng trưởng ổn định Tadesse Engida &
Abera, 2014.
Goitom
Yếu tố đặc điểm
của cơ quan thuế
(CQT)
Công chức thuế có năng lực giải
quyết công việc nhanh chóng,
chính xác, có phẩm chất tốt
Tadesse Engida &
Abera, 2014.
Goitom
18
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
công nghệ thông tin phục vụ việc
thu thuế càng hiện đại càng gia
tăng tính tuân thủ thuế
Helhel, 2014.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận trong Cục Thuế và các đơn
vị chức năng liên quan làm tăng
tính tuân thủ thuế
Helhel, 2014.
Yếu tố xã hội
(XH)
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân
công bằng
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Thay đổi chính sách của chính
phủ Việt Nam về thuế thu nhập cá
nhân phù hợp
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Cá nhân, tập thể xung quanh cho
rằng việc nộp thuế thu nhập cá
nhân là trách nhiệm cần thiết của
công dân
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Yếu tố cá nhân
(CN)
Dư dả trong chi tiêu tài chính cá
nhân, không chịu áp lực về các
khoản nợ
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Nhận thức được hành vi phạm tội
khi trốn thuế và hậu quả của việc
không tuân thủ thuế
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Kiến thức và hiểu biết về thuế cao
sẽ tăng tính tuân thủ thuế thu
nhập cá nhân
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Nhân khẩu học
và yếu tố khác
(NKH)
Nữ giới có tính tuân thủ thuế cao
hơn nam giới
Helhel, 2014; Tadesse
Engida & Goitom Abera,
2014.
19
Người nộp thuế có thu thập cao
thì mức độ tuân thủ thuế cao và
ngược lại
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Trình độ giáo dục càng cao thì
tính tuân thủ thuế càng cao
Tadesse Engida & Goitom
Abera, 2014.
Tính tuân thủ
của người nộp
thuế TNCN
(TTT)
Không bao giờ cố gắng tránh thuế
thu nhập cá nhân
Nguyễn Ngọc Minh Sang,
2016
Không bao giờ phàn nàn về hệ
thống thuế
Nguyễn Ngọc Minh Sang,
2016
Không có khoản nợ về thuế thu
nhập cá nhân
Nguyễn Ngọc Minh Sang,
2016
Khai báo tất cả thu nhập có được
cho chi cục thuế
Nguyễn Ngọc Minh Sang,
2016
Nộp thuế đúng hạn nên chi cục
thuế không bao giờ tính tiền phạt
chậm nộp
Nguyễn Ngọc Minh Sang,
2016
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa theo mô hình nghiên cứu đề xuất, ta có các giả thuyết nghiên cứu nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN như sau:
- Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển tra &
thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì tính tuân thủ thuế
TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
- Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên môn, cơ
sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN
cũng tăng theo hoặc ngược lại.
- Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính công bằng, chính sách, tác
động tốt từ tập thể tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
20
- Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành vi và
hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc
ngược lại.
- Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng
tăng theo hoặc ngược lại.
2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người
NTT thu nhập cá nhân
2.3.3.1 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế vì liên quan lợi ích của
NNT nếu NNT phải thực hiện trách nhiệm nộp thuế (Loo, 2006); Hasseldine (1993).
Song và Yarbrough (1978) cho rằng NTT là các cá nhân trốn tránh kinh tế, những cá
nhân có khả năng sẽ đánh giá về lợi ích, ưu điểm của việc trốn tránh thuế. Các yếu tố
quyết định tuân thủ thuế liên quan đến các yếu tố kinh tế như thuế suất, thanh tra &
kiểm tra thuế và đánh giá, cảm nhận về chi tiêu tiền công của chính phủ.
 Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển
tra & thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì
tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
 Thường xuyên kiểm tra và thanh tra thuế
Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra, thanh tra thuế xác suất cao, thường
xuyên ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi gian lận, trốn thuế (Dubin, 2004;
Shanmugam, 2003). Thực tế cho thấy trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tra và
thanh tra thuế đóng một vai trò không thể thiếu và chủ chốt là tăng sự tuân thủ tự
nguyện. Nếu chú trọng thanh tra và kiểm tra thuế thường xuyên và tỉ mỉ có thể khuyến
khích NNT cẩn trọng, chú tâm hơn trong kê khai thuế, báo cáo chính xác các khoản
thu nhập. Trái lại, những NTT chưa bao giờ được kiểm và thanh tra thuế có thể khai
khống và sai thu nhập thực tế của họ.
 Cảm nhận về chi tiêu công của chính phủ
Người nộp thuế sẽ quan tâm, đánh giá các khoản tiền chi tiêu công từ NSNN
của chính phủ. Nếu chính phủ đang chi tiêu hợp lý nguồn thu quốc gia, ví dụ, đối với
21
các cơ sở cơ bản như giáo dục, y tế và an toàn và giao thông công cộng, có khả năng
sự tuân thủ thuế, trách nhiệm chấp hành nghĩa vụ về thuế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu
NTT cho rằng chính phủ đang chi tiêu quá nhiều cho các khoản được xem là không
quan trọng, cần thiết thì NTT sẽ cảm thấy lãng phí và trốn tránh thuế.
 Tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát
Tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát cao được coi như là một đòn bẩy tác động
vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Môi trường lạm phát cao làm
cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớn hơn rất nhiều so với môi trường lạm
phát thấp. Chính vì thế, phát triển kinh tế tăng trưởng ổn định, hạn chế lạm phát có
tác dụng tích cực về nâng cao tính tuân thủ thuế, giúp hỗ trợ mức sống, hỗ trợ vốn
cho việc duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh.
2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế
Mặc dù NTT bị ảnh hưởng bởi các mối quan tâm kinh tế thuần túy của họ trốn
thuế hoặc không trốn thuế, bằng chứng cho thấy các yếu tố thể chế cũng đóng vai trò
quan trọng trong các quyết định tuân thủ của họ.
 Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên
môn, cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính
tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
 Năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ và phẩm chất của công
chức, cán bộ quản lý thuế
Năng lực chuyên môn của công chức thuế đóng vai trò thiết yếu trong hoạt
động thanh tra, quản lý thuế TNCN (Hasseldine and Li, 1999). Nhằm đảm bảo thực
hiện tốt trách nhiệm quản lý thu thuế, cán bộ cơ quan thuế phải được đào tạo cơ bản
không những về nghiệp vụ thuế, mà còn phải nắm bắt được chính sách pháp luật có
liên quan về kế toán, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cư trú… đồng thời, sử dụng
tốt các ứng dụng phần mềm tin học về quản lý thuế.
Song song với năng lực thì phẩm chất và đạo đức của cán bộ thuế cũng cần
được chú trọng đề cao. Với vai trò là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp
luật thuế của NNT, trong môi trường làm việc nhạy cảm, thì việc che dấu cho NNT
22
vi phạm, trốn thuế TNCN là hành vi bị phê phán, sai trái. Do vậy, việc nâng cao năng
lực chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế luôn được ngành
thuế quan tâm thực hiện, điều này thể hiện rõ trong tuyên ngôn ngành: "Minh bạch –
Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới".
 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế tác động lớn tới hoạt
động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. Hầu hết các phần
mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thông tin với
các cơ quan chức năng có liên quan (Hải quan, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên
và Môi trường...) và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, nộp thuế, kê khai thuế ngày càng
nhanh chóng, thuận tiện.
 Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan
Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì
quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, toàn diện
hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật
(Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường...) có tác dụng
tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các
biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng
các trường hợp không tuân thủ pháp luật.
Việc phối hợp trao đổi, thu thập, chuyển giao thông tin với các cơ quan nhằm
quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động, nâng cao tính tuân thủ của NNT, góp
phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN đã được cấp trên đề ra.
2.3.3.3 Yếu tố xã hội
Việc sẵn sàng tuân thủ luật thuế để đáp ứng với hành vi của người khác và môi
trường xã hội của họ (ví dụ: chính phủ, bạn bè và thành viên gia đình) (Torgler, 2007).
Mặt khác, Kirchler (2007) cho rằng các yếu tố xã hội nên được xem xét theo nghĩa
rộng hơn so với quan điểm của Torgler; điều này bao gồm tâm lý của người nộp thuế.
23
 Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính công bằng, chính sách,
tác động tốt từ tập thể tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng
theo hoặc ngược lại.
 Nhận thức về tính công bằng
Thuế TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp trong các sắc thuế ở nước ta vì
có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của NNT. Tính công bằng nhận thức, cảm nhận
về hệ thống thuế có tác động đến xu hướng trốn thuế và tránh thuế (Jackson và
Milliron, 1986; Richardson, 2008). Nhận thức tích cực về vốn chủ sở hữu trong hệ
thống thuế có mối tương quan tích cực với việc tuân thủ thuế. Khả năng kiểm soát và
chứng minh thu nhập của cá nhân rất hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hành nghề tự
do và kinh doanh nhỏ. Đối tượng nộp thuế đa dạng, thu nhập tính thuế phức tạp vì
vậy đòi hỏi phải rất thận trọng để tránh những sai sót không đáng có trong chính sách
và biện pháp, có thể tạo ra những phản ứng xã hội.
 Thay đổi chính sách về thuế của chính phủ
Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn
thu thuế TNCN tại cơ quan thuế. Bởi nó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện
các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ và
kịp thời số thuế vào NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN
phải rõ ràng, chi tiết, bao quát toàn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách
thuế phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu
quả. Nếu chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN không phù hợp với hoàn
cảnh, tình hình kinh tế - xã hội thì sẽ tác động xấu đến việc tuân thủ thuế của người
dân. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng các việc chính phủ ban hành, sửa đổi chính sách
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tốt đến tính TTT ( Hasseldine
and Hite, 2003).
 Tác động của các cá nhân, tập thể
Ajzen và Fishbein (1980) cho rằng các nhóm người như thành viên gia đình,
người thân đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định ý định và hành vi của mọi
24
người. Quyết định trốn thuế hoặc không trốn thuế đôi khi bị ảnh hưởng bởi các thành
viên gia đình hoặc bạn bè (ví dụ, Allingham và Sandmo (1972)). Do đó, ảnh hưởng
của các nhóm người trong môi trường xung quanh dường như rất quan trọng trong
việc đưa ra quyết định, đặc biệt liên quan đến các khía cạnh tiền tệ và sự tuân thủ
pháp luật (tuân thủ thuế).
2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân
Các quyết định trốn thuế hay không trốn thuế phụ thuộc rất nhiều vào người
nộp thuế, phán quyết cá nhân (Mohani, 2001). Do đó, các yếu tố hoàn cảnh cá nhân
như hạn chế tài chính cá nhân và hiểu biết về sai phạm nếu thực hiện hành vi trốn
thuế có thể có tác động đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế.
 Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành
vi và hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN
cũng tăng theo hoặc ngược lại.
 Dư dả trong chi tiêu tài chính cá nhân
Những hạn chế tài chính cá nhân được cho là có ảnh hưởng hành vi trốn tránh
thuế vì sự khó khăn tài chính mà một cá nhân phải đối mặt và bắt buộc NTT ưu tiên
những khoản phải chi trả trước cho nhu cầu thiết yếu ( như thực phẩm, quần áo, nhà
ở, v.v.), các khoản nợ phải thanh toán gấp (ví dụ, nhận thấy mối đe dọa từ người cho
vay tiền, v.v.) chứ không phải là nợ thuế. Các cá nhân phải đối mặt với các vấn đề tài
chính cá nhân có khả năng trốn tránh thuế cao hơn các cá nhân không phải đối mặt
với hạn chế tài chính, chi tiêu (Mohani và Sheehan, 2004; Mohani, 2001). Như vậy,
NTT nếu dư dả về thanh toán tài chính cá nhân sẽ có khả năng tuân thủ thuế cao hơn.
 Kiến thức, hiểu biết về thuế TNCN
Tầm quan trọng của kiến thức, hiểu biết thuế đối với quyết định tuân thủ thuế
đã được đề cập đến trong các sách báo và công trình nghiên cứu khác nhau. Mức độ
giáo dục, hướng dẫn mà NTT được phổ cập, học hỏi góp phần gia tăng kiến thức thuế
(Eriksen và Fallan, 1996). Theo các công trình nghiên cứu trước đã thừa nhận rằng
hiểu biết về thuế có mối tương quan mật thiết với hành vi tuân thủ thuế của NTT
(Singh và Bhupalan, 2001).
25
 Nhận thức về hành vi phạm tội và hình phạt
Theo Allingham và Sandmo (1972) cho rằng các hình phạt cho hành vi trốn
thuế, khai không thuế sẽ tác động đến tính tuân thủ thuế. Nếu người nộp thuế ý thức
được các hành vi của mình là phạm pháp khi trốn thuế, hậu quả xảy ra của việc không
tuân thủ thuế, họ có thể giảm xu hướng trốn tránh thuế.
2.3.3.5 Nhân khẩu học
Theo các nghiên cứu lược khảo cho thấy, nhân khẩu học về giới tính, thu
nhập và giáo dục cũng ảnh hưởng tương quan đến tính tuân thủ thuế.
 Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tuân thủ
thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
 Giới tính
Hasseldine và Hite (2003) phát hiện và cho rằng các cá nhân nộp thuế là nữ
giới sẽ tuân thủ nhiều hơn nam giới. Tương tự, Helhel (2014); Tadesse Engida &
Goitom Abera (2014) cũng đều cho rằng nữ giới có khuynh hướng tuân thủ thuế
nghiêm túc hơn nam giới.
 Thu nhập
Jackson và Milliron (1986) thấy rằng mức thu nhập có tác động hỗn hợp và
không rõ ràng đối với việc tuân thủ và một số nghiên cứu sau đó đồng ý với tuyên bố
đó (Christian và Gupta, 1993: Hite, 1997). Mặc dù Jackson và Milliron (1986) không
đề cập rõ ràng lý do, nhưng người ta cho rằng các quy định thuế giữa các quốc gia có
thể góp phần vào những phát hiện không thống nhất. Ở một đất nước mà sự phân phối
lại thu nhập không được thỏa mãn, nhóm thu nhập cao hơn có xu hướng trốn tránh
nhiều hơn (Mohani, 2001) vì người có thu nhập cao có thể cảm thấy bị đối xử bất
công. Loo (2006) phát hiện ra rằng cá nhân có thu nhập cao ở Malaysia có xu hướng
trốn thuế trong khi Torgler (2007) báo cáo rằng các cá nhân có thu nhập thấp hơn ở
Tây Đức lại ít tuân thủ thuế hơn. Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) trong một
nghiên cứu tại Mekelle, Ethiopia, thì cho rằng người càng có thu nhập cao thì lại càng
tuân thủ thuế hơn
 Giáo dục
26
Các tài liệu trước đây ủng hộ mối quan hệ trực tiếp, tích cực giữa trình độ học
vấn và sự tuân thủ của người nộp thuế (Jackson và Miliron 1986). Chan, Troutman
và O hèBryan (2000) cũng cho rằng trình độ học vấn có liên quan trực tiếp đến khả
năng tuân thủ. Người nộp thuế có trình độ giáo dục cao có khả năng hiểu rõ hơn về
hệ thống thuế và mức độ phát triển đạo đức cao hơn của họ thúc đẩy tính tuân thủ
thuế cao hơn
Tóm tắt chương 2:
Chương 2 đã giới thiệu các định nghĩa, khái niệm, vai trò của thuế TNCN,
đồng thời cũng giới thiệu qua các mô hình nghiên cứu được lược khảo để thực hiện
đề tài. Qua quá trình lược khảo cho thấy tính tuân thủ thuế của các cá nhân nộp thuế
TNCN không chỉ ảnh hưởng thông qua mức đo lường kinh tế của NTT mà còn là các
khía cạnh hành vi khác và thái độ nộp thuế của NTT. Mô hình đề xuất gồm 5 nhân tố
và sẽ phân tích tác động của 5 nhân tố đến tính tuân thủ thuế gồm : (1) Yếu tố kinh
tế ; (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ; (3) Yếu tố xã hội ; (4) Yếu tố cá nhân ;
(5) Nhân khẩu học với tính tuân thủ thuế.
27
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập tại
Chương 1; mô hình nghiên cứu đề xuất tại Chương 2; trong Chương 3 tác giả sẽ trình
bày các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thiết kế và xây dựng bảng
câu hỏi, thu thập và phân tích dữ liệu cho nghiên cứu.
3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu
Tác giả đã tóm tắt quy trình nghiên cứu như sau (Hình 3.1):
28
Mục tiêu nghiên cứu
Thiết lập khung lý thuyết & lược
khảo các công trình nghiên cứu
liên quan
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn
chuyên gia
Chọn biến và xây dựng thang đo
chính thức
Nghiên cứu định lượng: Thu thập và xử lý số liệu để
điều chỉnh giả thuyết
• Thực hiện khảo sát
• Lọc lại dữ liệu
• Mã hóa và nhập dữ liệu
Phân tích số liệu nhằm kiểm định giả thuyết
• Thống kê mô tả
• Phân tích Cronbach's Alpha, EFA
• Phân tích hồi quy
• Phân tích khác
Kết quả nghiên cứu
Kết luận và Kiến nghị
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
29
3.2 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu trong bài nghiên cứu này bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và
nguồn dữ liệu sơ cấp.
3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả lược khảo qua những bài đánh giá của các
bản báo cáo thành tích và từ những tạp chí Thuế, các bài nghiên cứu có được từ các
chuyên gia cũng như các giáo trình đã được xuất bản. Thư viện điện tử cũng là một
nguồn quan trọng cần thiết của dữ liệu thứ cấp.
3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp có được từ các phiếu khảo sát gửi đến người nộp thuế
thu nhập cá nhân kê khai tại Cục thuế Tỉnh Tiền Giang.
3.3 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua quá trình thảo luận nhóm, thảo luận
tay đôi và phỏng vấn trực tiếp nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang và xây dựng thang đo và các biến sao cho phù hợp với mô hình nghiên
cứu.
Thảo luận nhóm được tiến hành qua một nhóm 7 người là các chuyên viên
trong Phòng Quản lý Hộ Kinh Doanh Cá Nhân và Thu khác, Phòng Kiểm tra và
Thanh tra thuế, Phòng Nghiệp Vụ Dự Toán Pháp Chế. Thảo luận với các chuyên viên
nhằm thu nhập dữ liệu về các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN và các
biến quan sát cho từng yếu tố đó.
Xây dựng một thang đo đánh giá bởi cảm nhận của các cá nhân nộp thuế về
nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã thực hiện kỹ
thuật thảo luận tay đôi với một số NTT đã và đang kê khai thuế trên cơ sở các gợi ý
năm yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế căn cứ vào quá trình lược khảo các
nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền
tảng nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014); Helhel (2014) và
30
Nguyễn Ngọc Minh Sang (2016) để xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ
thuế của người nộp thuế. Từ đó, xác định lại lần nữa các nhân tố ảnh hưởng và chọn
ra các biến quan sát được nhiều cá nhân nộp thuế quan tâm, hiểu và cho là quan trọng
nhất. Do hoàn cảnh địa lý, nhân khẩu, kinh tế, xã hội còn nhiều khác biệt cho nên
việc áp dụng cứng nhắc thang đo theo mô hình nghiên cứu trước đây là chưa thực sự
phù hợp. Trên cơ sở này, thảo luận rất cần thiết để điều chỉnh thang đo, xây dựng
bảng phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với việc nộp thuế thu nhập cá nhân của
NTT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Trong quá trình thảo luận tay đôi, các chuyên gia đồng ý với 20 biến quan sát
mà tác giả đưa ra để nghiên cứu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hỗ trợ, gợi ý cách
dùng từ, câu chữ phù hợp hơn, giúp dễ dàng xây dựng bảng câu hỏi.
Kết quả thảo luận được đánh giá, tổng hợp lại, sau đó tham khảo ý kiến của
chuyên gia và cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành thông qua kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp nhằm xây dựng nên một thang đo bao quát, hoàn chỉnh về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân.
Thang đo chính thức của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính tuân thủ
thuế thu nhập cá nhân được xây dựng gồm 20 biến quan sát (trong đó có 15 biến quan
sát dùng để đo lường 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế và 5 biến quan sát
dùng để đo lường tính tuân thủ thuế):
Gồm có năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ, mỗi nhân tố có 3 biến
quan sát: (1) Yếu tố kinh tế ; (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ; (3) Yếu tố xã
hội ; (4) Yếu tố cá nhân ; (5) Nhân khẩu học với tính tuân thủ thuế. Biến phụ thuộc
là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 5 biến quan sát.
Các biến quan sát được xây dựng và đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ
(1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Trung lập ; 4: Đồng ý ; 5: Rất đồng ý).
Điểm số càng cao thì sự đồng ý của NTT về quan điểm của họ về các nhân tố
càng cao và ngược lại.
Để đảm bảo độ chính xác cao và kết quả thu được là khách quan, thêm vào đó,
do tính chất nhạy cảm của đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân
31
người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nên bảng câu hỏi được thiết kế không
thể hiện phần thông tin được khảo sát.
Trước khi đưa vào khảo sát chính thức, bảng câu hỏi đã được sử dụng để khảo
sát thử 10 người nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng, sát nghĩa của câu hỏi và chỉnh lý,
sửa đổi để phù hợp hơn.
Sau quá trình nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo, tác giả thu được
kết quả bảng mô tả và mã hóa biến như sau:
Bảng 3.1 : Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu
Biến và tên nhân
tố đại diện
Mã hóa Mô tả
Yếu tố kinh tế
(KT)
KT1 Chúng tôi tin rằng kiểm tra, thanh tra thuế
thường xuyên có tác động đến việc tăng tính
tuân thủ thuế
KT2 Chính sách của Chính phủ tăng hiệu quả của
chi tiêu công từ tiền thuế sẽ làm tăng tính tuân
thủ thuế
KT3 Chúng tôi tin rằng kinh tế tăng trưởng ổn định
sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế
Yếu tố đặc điểm
của cơ quan thuế
(CQT)
CQT1 Công chức thuế có năng lực giải quyết công
việc nhanh chóng, chính xác sẽ tạo niềm tin
cho người nộp thuế, khuyến khích tuân thủ
thuế tốt hơn
CQT2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ
thông tin phục vụ việc thu thuế càng hiện đại
càng gia tăng tính tuân thủ thuế
CQT3 Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong
Cục Thuế và các đơn vị chức năng liên quan
làm tăng tính tuân thủ thuế
32
Yếu tố xã hội
(XH)
XH1 Chúng tôi tin rằng hệ thống thuế thu nhập cá
nhân càng công bằng càng ảnh hưởng tốt đến
tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
XH2 Thay đổi chính sách của chính phủ Việt Nam
về thuế thu nhập cá nhân càng phù hợp càng
gia tăng tính tuân thủ thuế
XH3 Cá nhân, tập thể xung quanh tôi cho rằng việc
nộp thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm cần
thiết của công dân
Yếu tố cá nhân
(CN)
CN1 Chúng tôi quan tâm đến việc nộp thuế thu
nhập cá nhân trước khi thanh toán các khoản
khác
CN2 Chúng tôi nhận thức được hành vi phạm tội
khi trốn thuế và hậu quả của việc không tuân
thủ thuế
CN3 Kiến thức và hiểu biết về thuế cao sẽ tăng tính
tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
Nhân khẩu học
và yếu tố khác
(NKH)
NKH1 Chúng tôi cho rằng nữ giới có tính tuân thủ
thuế cao hơn nam giới
NKH2 Chúng tôi cho rằng người nộp thuế có thu
thập cao thì mức độ tuân thủ thuế cao và
ngược lại
NKH3 Trình độ giáo dục của người nộp thuế càng
cao thì tính tuân thủ thuế càng cao
Tính tuân thủ của
người nộp thuế
TNCN (TTT)
TTT1 Chúng tôi không bao giờ cố gắng tránh thuế
thu nhập cá nhân
TTT2 Chúng tôi không bao giờ phàn nàn về hệ
thống thuế
33
TTT3 Chúng tôi không có khoản nợ về thuế thu
nhập cá nhân
TTT4 Chúng tôi khai báo tất cả thu nhập có được
cho chi cục thuế
TTT5 Chúng tôi luôn nộp thuế đúng hạn nên chi cục
thuế không bao giờ tính tiền chậm nộp cho
chúng tôi
3.4 Nghiên cứu định lượng
3.4.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu
Trong việc xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA,
Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Ngoài ra
cũng có những quy tắc kinh nghiệm thông thường khác là số quan sát (kích thước
mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (theo Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Để phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu
thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích cỡ mẫu không nên ít
hơn 100 (Hair và cộng sự, 1998). Mô hình nghiên cứu có 20 số biến quan sát, theo
tiêu chuẩn 5 phiếu khảo sát cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n =
100 (20x5).
Như vậy, nhằm để kiểm định lại mô hình lý thuyết đã được đặt ra cũng như đo
lường các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN, một nghiên cứu chính
thức đã được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với kích thước mẫu N ≥ 100. Đã
có 150 phiếu khảo sát đã được phát ra và kết quả thu về và lọc lại bảng khảo sát là
100 phiếu.
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với đối tượng thực hiện
khảo sát của nghiên cứu là: người kê khai nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế
tỉnh Tiền Giang. Thông tin được thu thập bằng phiếu khảo sát với bảng câu hỏi được
chuẩn bị trước, thông qua hai hình thức: Gửi Mail và phát phiếu khảo sát trực tiếp
vào những ngày NTT nộp tờ khai.
34
3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Mẫu nghiên cứu sau khi thu thập xong sẽ được xử lý số liệu qua phần mềm
SPSS 20.0. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được dùng trong bài nghiên cứu
này là Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng phân tích hồi
quy.
Độ tin cậy thang đo được đánh giá qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total Correlation).
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Được dùng cho việc loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế những biến
rác gây sai phạm cho bài nghiên cứu cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Thông thường, thang đo được xem là khá tốt sử dụng được khi có Cronbach’s Alpha
từ 0,7 đến 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rằng một khi thang đo có độ tin cậy từ
0,8 trở lên đến gần 1 thì đây chính là thang đo lường tốt. Bài nghiên cứu này sử dụng
thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và được xem là sử dụng được
(Nunnally & Burnstein, 1994).
Chỉ số tương quan biến tổng (item-total correlation):
Chỉ số tương quan biến tổng nếu càng cao thì sự tương quan của biến này so
với các biến khác trong nhóm sẽ càng cao. Các biến có hệ số tương quan nếu nhỏ hơn
0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo, theo Nunnally & Burnstein (1994).
Độ giá trị hội tụ (Convergent Validity) và độ giá trị phân biệt (Discriminent
Vadlidity) của thang đo được đánh giá sơ bộ qua phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis).
Kiểm tra độ giá trị phân biệt (Discriminent Vadlidity): Độ giá trị phân biệt
Discriminent Vadlidity đạt được khi hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các
nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & ctg, 2003).
Kiểm tra độ giá trị hội tụ (Convergent Validity): Thang đo chỉ đạt giá trị hội
tụ Convergent Validity nếu hệ số tương quan đơn giữa các biến so với hệ số tải nhân
tố (Factor Loading) lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002).
Số lượng nhân tố
35
Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố và được xác định
dựa vào chỉ số Eigenvalue. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố nào nếu có chỉ số
Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Garson, 2003).
Như vậy, khi chạy nhân tố khám phá EFA có những tiêu chí dùng để đánh giá
như sau:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong khoảng: 0,5 ≤ KMO ≤ 1;
- Hệ số Kiểm định Bartlett ≤ 0,05;
- Tổng phương sai trích (Cumulative) ≥ 50%;
- Giá trị Eigenvalues của nhân tố > 1;
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5 (do cỡ mẫu ≥100);
Phương pháp trích hệ số các nhân tố: bài nghiên cứu dùng phương pháp trích
nhân tố là Principal Components và phép xoay ma trận là Varimax.
Phân tích hồi quy
Để thấy được mức độ tác động của các biến: F1, F2, F3, F4, F5 tác động đến
biến TTT như thế nào thì ta sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các hệ
số và từ các hệ số này sẽ chứng minh cho các giả thuyết đưa ra.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố tác động
đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN có dạng như sau:
TTT = β1.F1 + β2.F2 + β3.F3 + β4.F4 + β5.F5
Trong đó:
- TTT là biến phụ thuộc thể hiện dự đoán về tính tuân thủ của
người nộp thuế TNCN.
- β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy
- F1, F2, F3, F4, F5 là các biến độc lập theo thứ tự đại diện cho 5
nhân tố: Yếu tố kinh tế, Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế, Yếu tố xã hội, Yếu
tố cá nhân, Yếu tố nhân khẩu học.
3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo
 Thiết kế bảng câu hỏi
36
Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi đóng liên quan đến nhận thức về tính công
bằng thuế và tính tuân thủ thuế trả lời sử dụng 5 điểm giới hạn từ 1- rất không đồng
ý đến 5- rất đồng ý.
Cấu trúc của bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
Phần 1: Giới thiệu về bảng câu hỏi và mục đích nghiên cứu
Phần 2: Thông tin đối tượng khảo sát
Phần 3: Các câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT
thu nhập cá nhân tỉnh Tiền Giang
 Những thang đo cho mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
(1) Yếu tố kinh tế được đo lường bằng 3 biến quan sát (KT1, KT2, KT3) ;
(2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế được đo lường bằng 3 biến quan sát
(CQT1, CQT2, CQT3);
(3) Yếu tố xã hội được đo lường bằng 3 biến quan sát (XH1, XH2, XH3);
(4) Yếu tố cá nhân được đo lường bằng 3 biến quan sát (CN1, CN2, CN3);
(5) Nhân khẩu học được đo lường bằng 3 biến quan sát (NKH1, NKH2,
NKH3)
(6) Biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng
5 biến quan sát (TTT1, TTT2, TTT3, TTT4, TTT5)
Thang đo được đánh giá và kiểm tra để loại biến rác nhờ vào hai công cụ là:
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) và đánh
giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Tóm tắt chương 3:
Ở chương 3 người viết đưa ra quy trình cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế TNCN trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang. Mô hình được xây dựng và mã hóa gồm 20 biến quan sát (trong
đó có 15 biến quan sát độc lập dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến hành vi tuân thủ thuế của NTT và 5 biến quan sát phụ thuộc dùng để đánh giá
mối tương quan và đo lường tính tuân thủ thuế).
37
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
thông qua gửi mail, phát phiếu khảo sát trực tiếp đến NTT. Nghiên cứu chính thức
được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua lọc phiếu khảo
sát và kỹ thuật phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 20.0. Tiếp theo, Chương 4 sẽ
trình bày cụ thể về kết quả xử lý số liệu khảo sát theo trình tự kế hoạch phân tích dữ
liệu đã được trình bày trong chương 3.
38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Ở chương 4 sẽ bao gồm các nội dung chính: thống kê mô tả mẫu khảo sát,
kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết.
Như trình bày ở chương 3, với 5 nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc ứng với
20 biến nên nghiên cứu quyết định chọn mẫu vào khoảng ≥100. Sau đó, khi khảo sát
nghiên cứu tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát bằng cách khảo sát trực tiếp và qua
email. Sau khi khảo sát thì thu về được 127 phiếu khảo sát, trong 127 phiếu khảo sát
thu về được sau khi sàng lọc lại thì có 27 phiếu không hợp lệ (vì người được khảo sát
trả lời sót các câu hỏi hoặc người khảo sát trả lời tất cả các câu hỏi ở 1 mức độ), do
đó chỉ có 100 phiếu khảo sát được xem là hợp lệ.
Sau khi lấy được kết quả là các bảng khảo sát, tác giả mã hóa các biến, nhập
dữ liệu và xử lý dữ liệu của 100 phiếu điều tra này qua phần mềm phân tích dữ liệu
SPSS 20.
4.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu
4.1.1 Thông tin chung về mẫu của nghiên cứu
39
Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát
Frequency
(Tần số)
Percent
(Tỷ lệ %)
N
(Số quan sát)
Phân
loại các đối
tượng
NNT cư trú tại Việt
Nam
100 100 100
NTT không cư trú tại
Việt Nam
0 0
Giới
tính
Nam 52 52 100
Nữ 48 48
Độ tuổi
Nhỏ hơn 30 tuổi 20 20 100
31-40 tuổi 51 51
41-50 tuổi 26 26
Trên 50 tuổi 3 3
Bằng
cấp cao
nhất
Phổ thông, trung học 17 17 100
Cao đẳng, trung cấp
nghề
39 39
Đại học 42 42
Trên đại học 2 2
Tổng thu nhập
(VND)
Nhỏ hơn 20 triệu 43 43 100
21-40 triệu 34 34
41-60 triệu 18 13
Trên 60 triệu 5 10
Thời
gian bắt
đầu nộp
thuế
1 năm 25 35 100
1-5 năm 61 55
Khác 14 10
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại OcbLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
 
Phân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tếPhân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tế
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...
Luận Văn Tác Động Của Quản Lý Vốn Luân Chuyển Đến Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBankLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
 
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...jackjohn45
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân (20)

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ ( HƯỚNG ỨNG DỤNG) MÃ SỐ: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ---------------- Tôi xin cam đoan rằng Luận văn: "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh Tiền Giang" là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, hợp pháp, được Tác giả thu thập, đánh giá qua phỏng vấn và điều tra tại Tiền Giang từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019. Người thực hiện đề tài Nguyễn Đoàn Thùy Dương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1 1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu ..................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu...................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................5 2.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................5 2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN ...........................................................................5 2.1.2 Nghĩa vụ thuế ..............................................................................................6 2.1.3 Một số mặt trái của việc đánh thuế TNCN..................................................8 2.1.4 Tuân thủ thuế...............................................................................................9 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế.............10 2.2.1 Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’ Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia. EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452............................................10 2.2.2 Nicoleta, 2011. A Review of Factors for Tax Compliance. University of Galati. Faculty of Economics and Business Administration, “Dunarea de Jos” University of Galati, Romania............................................................................11 2.2.3 Helhel, 2014. Factors Affecting Tax Attitudes and Tax Compliance: A
  • 5. Survey Study in Yemen. European Journal of Business and Management, Vol.6, No.22, 2014 ........................................................................................................13 2.2.4 Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP. HCM .........................................................................................14 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................15 2.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN ............................................................................................................................15 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................19 2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người NTT thu nhập cá nhân ........................................................................................20 2.3.3.1 Yếu tố kinh tế......................................................................................20 2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ......................................................21 2.3.3.3 Yếu tố xã hội.......................................................................................22 2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân ..............................................................................24 2.3.3.5 Nhân khẩu học ....................................................................................25 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................27 3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu..........................................................................27 3.2 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................29 3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp....................................................................................29 3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................29 3.3 Nghiên cứu định tính .......................................................................................29 3.4 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................33 3.4.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu .....................................33 3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................34 3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo.............................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................38 4.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu ......................38 4.1.1 Thông tin chung về mẫu của nghiên cứu...................................................38 4.1.2 Thống kê mô tả giá trị các biến quan sát...................................................41 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................42
  • 6. 4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Các nhân tố ảnh hưởng tính tuân thủ thuế TNCN .........................................................................................................43 4.2.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Tính tuân thủ thuế TNCN...................45 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................45 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN – Biến độc lập...........................................................................46 4.3.2 Thang đo tính tuân thủ thuế TNCN – Biến phụ thuộc ..............................47 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến................................................................49 4.4.1 Phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .........49 4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .........................................................51 4.5 Kiểm định giả định trong mô hình...................................................................55 4.5.1 Giả định liên hệ tuyến tính ........................................................................55 4.5.2 Giả định về phân phối chuẩn và phần dư ..................................................56 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ...........59 5.1 Kết luận............................................................................................................59 5.2 Kiến nghị..........................................................................................................59 5.2.1 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT).................................................60 5.2.2 Yếu tố kinh tế ............................................................................................63 5.2.3 Nhân khẩu học (NKH) ..............................................................................65 5.2.4 Yếu tố xã hội (XH)....................................................................................66 5.2.5 Yếu tố cá nhân (CN)..................................................................................66 5.3 Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt........................................ Nguyên chữ NNT….........................................Người nộp thuế CT…........................................... Cục Thuế EFA… .........................................Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Anlalysis) MST…........................................ Mã số thuế TNCN......................................... Thu nhập cá nhân TTT…..........................................Tuân thủ thuế UBND…......................................Uỷ Ban Nhân Dân CNTT .........................................Công nghệ thông tin NSNN......................................... Ngân sách nhà nước
  • 8. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG I. Hình Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014 .................................................................................11 Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động tính tuân thủ thuế của Nicoleta, 2011.........12 Hình 2.3 : Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ và tuân thủ thuế của Helhel, 2014...........................................................................................................................14 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến thuế tính tuân thủ thuế TNCN của Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016................................................................................15 Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28 II. Biểu đồ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định về liên hệ tuyến tính ................56 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram......................................57 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot.......................................58 III. Bảng biểu Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình.........................................17 Bảng 3.1 : Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu .....................................................31 Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát............................................................39 Bảng 4.2: Tóm tắt thống kê mô tả giá trị các biến quan sát......................................41 Bảng 4.3: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của thang đo .44 Bảng 4.4: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN............................................................................45 Bảng 4.5: Hệ số KMO, hệ số Sig. kiểm định Bartlett, Chỉ số Eigenvalue, Tổng phương sai trích cho biến độc lập .............................................................................46 Bảng 4.6: Kết quả phân tích yếu tố khám phá các biến độc lập của bảng ma trận xoay nhân tố ..............................................................................................................47 Bảng 4.7: Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc...........48 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................48 Bảng 4.9: Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc..............50 Bảng 4.10: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ..............................51
  • 9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Lý do chọn đề tài Ngày nay, Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong những công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nhằm mục tiêu đáp ứng, cung cấp cho nhu cầu về chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Nếu muốn tăng Ngân sách Nhà nước, thực hiện cân đối chi tiêu cho các nguồn thu của Chính phủ, đòi hỏi phải có một chính sách thuế về thu nhập cá nhân thực sự phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, với chiến lược phát triển kinh tế qua từng giai đoạn và phải có sự đồng thuận của NNT. Hiện nay, vẫn còn một số hạn chế mà cơ quan thuế cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN được thu chủ yếu đối với các đối tượng làm công ăn lương có thu nhập được thanh toán qua thẻ ATM, riêng các cá nhân hoạt động tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ, diễn viên, người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo thì cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh tra và kiểm tra thuế TNCN... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân dựa trên cơ chế tự nộp, tự khai vì vậy chỉ đảm bảo số thu chính xác nếu cá nhân đó kê khai trung thực thu nhập của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để khai khống bớt thu nhập thì cơ quan thuế khó lòng kiểm soát được. Thêm vào đó, thói quen của đa số các tầng lớp từ xưa đến nay là thanh toán bằng tiền mặt nên rất hạn chế cho cơ quan thuế điều tra và quản lý được thu nhập thực tế của các trường hợp nêu trên. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để quản lý tốt nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
  • 10. nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài Kết quả điều tra đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” đã được tổng hợp, kiểm tra và phân tích hồi quy cho thấy được các nhân tố tác động tới tính tuân thủ của NNT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày tổng quát về giải pháp giúp tăng cường tính TTT của NNT. Kết quả phân tích cho thấy, có 5 yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của NTT tại Cục thuế Tỉnh Tiền Giang gồm: yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố đặc điểm cơ quan thuế, yếu tố cá nhân, yếu tố nhân khẩu học đều có tác động thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế vì các biến đều có hệ số hồi quy dương. Cụ thể, biến có ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến tính tuân thủ thuế TNCN là biến đặc điểm của cơ quan thuế, đứng thứ 2 là biến yếu tố kinh tế, đứng thứ 3 là biến nhân khẩu học, thứ 4 là yếu tố xã hội và cuối cùng là yếu tố cá nhân. Tác động quan trọng của cơ quan thuế chính là điểm mới cần chú ý của đề tài so với các nghiên cứu được lược khảo. Dù không giống với nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) khi cho rằng vai trò của cơ quan thuế không tương quan đáng kể với các quyết định tuân thủ thuế. Tuy nhiên, kết quả lại khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Helhel (2014) khi đánh giá về vai trò của cơ quan thuế. Đặc điểm về năng lực, sự phối hợp đồng nhất của các cơ quan liên quan, công nghệ thông tin là những khía cạnh cần thiết phải nâng cao mà Cục thuế tỉnh Tiền Giang cần lưu ý. Ngoài ra, các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế TNCN được đề ra ở luận văn sẽ giúp cho lãnh đạo Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang có cơ sở xem xét để từng bước nhằm cải thiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Hướng nghiên cứu tiếp theo
  • 11. Hạn chế của đề tài cũng chính là định hướng cho nghiên cứu tiếp theo. Để khắc phục các hạn chế nêu trên, các giải pháp sau được đề xuất:  Tăng kích thước mẫu, chọn mẫu theo xác suất và phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.  Nghiên cứu bổ sung các biến chưa được nghiên cứu khác, tối thiểu hóa sai số để tăng chỉ số giải thích của mô hình.  Sử dụng các phương pháp phân tích cao cấp hơn để nghiên cứu sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NTT.
  • 12. ABSTRACT Reason for writing this thesis Taxes in general and personal income tax in particular are one of the important tools to generate revenue for the state budget, aiming to meet the spending needs of the state apparatus. In order to increase revenue, make balance for the state budget, it is necessary to have a tax policy really suitable to the actual situation of the country, in accordance with the economic development strategy through each time. Currently, the process of managing personal income tax also has some shortcomings and limitations that the tax authorities need to manage more closely. Personal income tax is collected mainly for salaried workers whose income is paid through ATM cards, and for individuals who work freely such as singers, actors, and models; those who trade through social networks such as Facebook and Zalo, therefore, it is difficult for the tax authorities to control. The tax agency manages personal income tax based on the mechanism of self-declaration and self-payment. That is the reason why it is difficult to ensure the amount of money collected must be sufficiently and correctly collected for individuals who honestly declare their incomes while those who abuse the mechanism of self-declaration and self-payment to make less income declaration cannot be detected by tax authorities. In addition, the habits of the majority of the population from the past to now are paid in cash so it is very difficult for tax authorities to control the incomes of the above individuals. From the above fact, the author chooses the topic: "Factors affecting tax compliance of personal income taxpayers at the Tax Department of Tien Giang Province" to study and propose solutions to manage good source of personal income tax in Tien Giang Province. Objectives of the study Assess the situation of personal income tax revenue; factors affecting taxpayers' tax compliance; propose solutions to improve tax compliance and revenue for personal income tax in Tien Giang Province.
  • 13. Methods The study was conducted through two qualitative research methods and quantitative research. Research results and contribution of the topic The topic: "Factors affecting tax compliance of personal income taxpayers at the Tax Department of Tien Giang Province" gave an overview of the solution of tax administration for tax payers. The survey results were synthesized, regression testing and analysis showed the factors affecting compliance of tax payers. Analysis results show that there are 5 factors affecting tax compliance including: Economic factors, Institutional factors, Social factors, Individual factors, Demographic factors. All 5 factors have a positive impact on tax compliance because all variables have positive regression coefficients. Specifically, the most influential and most influential variable on the compliance is the Institutional factors, the second is the Economic factor, the third is Demographic. The important impact of the tax authorities is the new point of attention to the topic compared to the researches that are reviewed. Although, this finding is not the same as the study of Tadesse Engida & Goitom Abera (2014), which assumed that the role of tax authorities is not significantly correlated with tax compliance decisions. However, the results are quite consistent with the results of Helhel's Research (2014) when assessing the role of tax authorities. Characteristics of tax officials, coordination of relevant agencies, information technology are essential aspects that need to be concentrated on. In addition, the solutions to improve the compliance of personal income tax in the thesis will help leaders of the Tax Department of Tien Giang Province have a basis to consider and step by step to improve in accordance with the actual situation. Further research directions The limitation of the topic is also the orientation for the next study. To overcome the above limitations, the following solutions are proposed:  Increasing the sample size, selecting samples according to probability and classifying objects to increase the generalization of the study.
  • 14.  Study to add other unresolved variables, minimize errors to increase the explanatory ability of the model.  Use more advanced analytical methods to further study the factors affecting taxpayer compliance.
  • 15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Năm 1799, kể từ khi xuất hiện lần đầu tại Anh, thuế Thu nhập cá nhân đã từng bước phát triển vững chắc và cho đến ngày nay đã trở thành sắc thuế quan trọng, giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống thuế tại hầu hết quốc gia trên thế giới. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều xem thuế TNCN là một trong các sắc thuế có tầm ảnh hưởng và vai trò chủ yếu trong việc gia tăng nguồn thu cho Chính phủ, điều tiết, kiểm soát nền kinh tế và phân phối công bằng cho xã hội. Và điều này là không ngoại lệ đối với nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (2007) thì vai trò của nó ngày càng thể hiện rõ rệt. Việt Nam sau thời gian 24 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao đã đem lại những ưu thế, kết quả khả quan, tuy nhiên, mức huy động nguồn thu còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu nguồn thu từ thuế so với các quốc gia khác. Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, chính thức áp dụng từ 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, được Quốc hội thông qua vào 22/11/2012 và chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2013. Ở Việt Nam, thuế TNCN được ban hành nhằm mục tiêu huy động nguồn ngân sách, điều tiết thu nhập của các tầng lớp khác nhau trong xã hội để đảm bảo sự công bằng, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định nền kinh tế. Luật thuế TNCN qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã góp phần bảo đảm, ổn định, vững chắc nguồn lực cho NSNN. Từ khi thực hiện Luật thuế TNCN, số thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang luôn tăng trưởng qua nhiều năm, số thu năm sau cao đạt được hơn năm trước. Dù vậy, số thu về thuế TNCN xét về tỷ trọng có khuynh hướng giảm qua từng năm, nếu năm 2016 chiếm tỷ trọng 9,49% trong tổng số thu NSNN, năm 2017 chiếm 8,91% thì đến năm 2018 chỉ chiếm 6,96% trong tổng thu NSNN tại địa phương, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức thấp so kế hoạch; hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh của nhiều DN và nhân dân còn khó khăn;
  • 16. 2 sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời tiết, nhiều mặt hàng nông, thủy sản giá cả không ổn định; kết quả thu hút đầu tư đạt thấp; các loại hình dịch vụ, thương mại phát triển chậm. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính xuất phát từ quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng còn các tồn tại, khuyết điểm mà cơ quan thuế cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa: thuế TNCN được thu chủ yếu đối với những đối tượng làm công có thu nhập được thanh toán qua thẻ ATM, còn đối với những cá nhân làm việc tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ, diễn viên, người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo thì cơ quan thuế khó kiểm soát được... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân dựa trên cơ chế tự khai và tự nộp vì vậy chỉ đảm bảo số thu đúng đối khi cá nhân kê khai trung thực thu nhập của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự nộp và tự khai để khai khống bớt thu nhập thì các cán bộ thanh tra thuế sẽ gặp khó khăn để quản lý. Thêm vào đó, thói quen của đa số người dân từ xưa đến nay là thanh toán bằng tiền mặt nên rất khó khăn cho công chức, cán bộ thuế kiểm kê chính xác được khoản thu nhập thực tế của những thành phần nêu trên. Trước bối cảnh đó cùng những nguyên nhân tác động đến hành vi tuân thủ nộp thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang cần được nghiên cứu, nhằm gia tăng số thu thuế TNCN cho Ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” nhằm nghiên cứu và đưa ra kiến nghị, giải pháp để kiểm soát tốt nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. 1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu
  • 17. 3 Trên cơ sở các vấn đề lý luận chung về thuế TNCN, luận văn hình thành mô hình nghiên cứu và đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần gia tăng quyết định tuân thủ thuế và nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019. Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu tính tuân thủ thuế đối với các cá nhân người nộp thuế TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp định tính: Với mục tiêu đề ra ban đầu, trên cơ sở lý thuyết, giáo trình, tạp chí, tài liệu nước ngoài, xây dựng nên bản phỏng vấn sơ bộ. Sau đó, trao đổi với các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ thuế, phỏng vấn thử một số cá nhân là người lên kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân để điều chỉnh và bổ sung thang đo cho hoàn chỉnh. Từ đó, tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp với mẫu được lấy từ những người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Phương pháp định lượng: Dựa trên kết quả khảo sát qua phiếu thăm dò ý kiến cá nhân NTT trên địa bàn, thang đo được kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và. Cuối cùng, đánh giá sự tuân thủ của tổ chức, cá nhân người nộp thuế thông qua phương trình hồi quy. Tất cả các kỹ thuật bằng phần mềm SPSS 20.0
  • 18. 4 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu: Nội dung Luận văn được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và hành vi tuân thủ thuế Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và kiến nghị
  • 19. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Hệ thống thuế tại Việt Nam là một hệ thống gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí, lệ phí được quản lý tập trung. Những nguồn thu từ các khoản thuế và lệ phí ở Việt Nam đều được Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra và thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu thuế: Cục thuế, Chi cục thuế, Phòng thuế, Đội thuế và Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các khoản phí và lệ phí, các cơ quan phụ thuộc các bộ, chính quyền địa phương cũng như các ban ngành được nhận lệnh ủy quyền thu. 2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN  Định nghĩa Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Thuế TNCN loại thuế được đánh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) và giúp thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa những tầng lớp dân cư. Nhờ vào việc đóng góp một phần thu nhập vào NSNN, các cá nhân có thu nhập cao sẽ đóng góp nhiều hơn những cá nhân có thu nhập thấp vào việc trang trải nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và nhu cầu chi tiêu chung của xã hội; những khoản đóng góp này mang lại cho người nghèo những tiện ích phúc lợi mà bản thân họ không thể lo liệu được.  Đặc điểm Thuế Thu nhập cá nhân bao hàm một số đặc điểm sau: Do có vai trò thực hiện phân phối công bằng thu nhập giữa những tầng lớp xã hội khác nhau, thuế TNCN điều tiết thu nhập theo nguyên tắc phù hợp với năng lực chi trả thuế. Do đó, thuế suất thường được thực thi theo biểu thuế lũy tiến. Vì là một loại thuế trực thu cho nên thuế TNCN luôn tạo cảm giác gánh nặng về thuế đối với người chịu thuế TNCN. Các cá nhân chịu thuế khó có khả năng chuyển
  • 20. 6 gánh nặng về thuế cho cá nhân khác. Vì ảnh hưởng, tác động đến lợi ích, khoản tiết kiệm của người chịu thuế, vì vậy đánh thuế TNCN là sắc thuế rất nhạy cảm. Đối tượng chịu thuế và khoản thu nhập bị đánh thuế của thuế TNCN rất phức tạp và đa dạng. Thêm vào đó, do phải thực hiện mục tiêu giúp điều tiết công bằng thu nhập nên thuế TNCN có biểu thuế nhìn chung khá phức tạp. Công tác kiểm soát, quản lý thu thuế cũng không đơn giản, đòi hỏi nhiều về tính trung thực của người chịu thuế. Từ đó, làm chi phí thi hành thu của thuế gia tăng và để giảm bớt chi phí thường áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả. Khác hẳn với thuế gián thu, thuế TNCN là loại thuế hỗ trợ cho hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế thông qua những quy định, điều khoản giảm trừ cho cá nhân NTT. Các điều khoản, quy định giảm trừ làm cho thuế TNCN thực hiện nguyên tắc công bằng theo chiều dọc nhằm điều phối thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, còn tạo được sự đồng thuận của xã hội, của tập thể khi áp dụng luật thuế TNCN.  Vai trò Vai trò về điều tiết xã hội: Luật thuế TNCN phân phối, điều tiết lại thu nhập, chi tiêu, nguồn lực, của cải trong xã hội; đánh thuế đối với cá nhân được thiết kế thích hợp với khả năng đóng góp, có xem xét đến gia cảnh từng cá nhân của NNT; thuế TNCN làm gia tăng nhận thức của công dân trong việc giám sát các nguồn chi tiêu NSNN. Vai trò về kinh tế: Góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, điều tiết, định hướng cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhờ vào cơ chế đánh thuế thu nhập thuế suất kép. 2.1.2 Nghĩa vụ thuế Theo Luật Quản lý thuế số 78/ 2006/ QH11: nghĩa vụ của người nộp thuế gồm: “ Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện khai thuế chính xác, trung thực đầy đủ, nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, chính xác của hồ sơ thuế. Nộp tiền đúng thời hạn, đầy đủ, đúng địa điểm. Chấp hành đúng quản lý, kế toán và thống kê, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo các quy định của pháp luật. Ghi chép trung thực,
  • 21. 7 chính xác, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, giao dịch, khấu trừ thuế và phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao chứng từ, hóa đơn, cho người mua theo đúng số lượng, giá trị thực, chủng loại thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin, đầy đủ, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, nội dung giao dịch, số hiệu và của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, nộp thuế, khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành yêu cầu, quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật. Có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định. Căn cứ theo quy định trên, nghĩa vụ của người nộp thuế được khái quát cụ thể như sau: + Việc đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế phải theo đúng quy định của pháp luật + Kê khai nghĩa vụ thuế phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ, nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm về việc kê khai đó + Chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật + Chấp hành quyết định, yêu cầu, thông báo của cơ quan quản lý thuế, công tác quản lý thuế theo quy định pháp luật. + Cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCED (2004), quản lý rủi ro tuân thủ: “Nghĩa vụ cụ thể của các đối tượng nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, tuy nhiên, có bốn loại nghĩa vụ mà những đối tượng nộp thuế nhất định phải thực hiện dù ở bất kỳ quốc gia nào là: - Đăng ký thuế - Nộp tờ khai tại Phòng Kê Khai – Kế Toán Thuế, nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế vào đúng thời hạn
  • 22. 8 - Báo cáo các thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách)” 2.1.3 Một số mặt trái của việc đánh thuế TNCN Thứ nhất, về thủ tục hành chính, việc áp dụng thuế TNCN đòi hỏi các thủ tục hành chính hiện hành khá phức tạp. Thuế TNCN, bản chất là một sắc thuế có nội dung khó hiểu, nhất là trong việc xác định các khoản thu nhập phải chịu thuế và các khoản chiết trừ gia cảnh. Thứ hai, dù thuế TNCN được xem là công cụ để điều tiết cho thu nhập, tạo ra sự công bằng, ổn định trong xã hội nhưng vẫn có những lo ngại rằng trong suốt diễn biến xây dựng các đạo luật thuế này có nhiều cuộc tranh cãi về mặt chính trị mà trong những cuộc tranh luận đó, người giàu có trong xã hội thường giành được những đặc quyền riêng biệt và do vậy, làm giảm tính hiệu quả về tính công bằng của việc thu thuế thu nhập cá nhân và làm gia tăng các khoản chi phí về lòng tin khi tiến hành thu thuế TNCN. Hơn thế, việc thu thuế TNCN, thường dựa vào thu nhập của đối tượng và đặc tính của đối tượng (ví dụ như người độc thân và người có gia đình) để xem xét sự công bằng. Tuy nhiên, điều này đối mặt với một khó khăn lớn trong việc xác định công bằng giữa những cá nhân làm việc trong các hoạt động kinh tế chính thức và những cá nhân làm việc trong các hoạt động kinh tế phi chính thức. Ví dụ, một thanh niên độc thân làm cho công ty nhà nước có thể sẽ phải chịu thuế (do thu nhập của anh ta thể hiện trên bảng lương) còn một thanh niên độc thân làm việc trong thị trường phi chính thức như giúp việc cho gia đình, tự môi giới nhà đất... có thể không bị đánh thuế vì cán bộ thuế không biết được thu nhập đúng của anh ta. Sự công bằng khó tồn tại trong trường hợp này. Trong một nền kinh tế phổ biến các hoạt động kinh tế phi chính thức, tình trạng này làm vi phạm đến nguyên tắc công bằng theo chiều ngang. Xét theo nguyên tắc công bằng theo chiều dọc, vi phạm nguyên tắc công bằng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu quy định quản lý, thu thuế có năng lực kém. Một khi hệ thống không thể đánh giá, kiểm soát đúng thu nhập thực tế của công dân thì người thu nhập cao sẽ có thể thuê chuyên gia tư vấn để sắp xếp lại các báo cáo tài chính của mình để trốn thuế. Điều này khó xảy ra hơn đối với những người thu nhập thấp thuộc
  • 23. 9 diện đóng thuế. Do đó, hệ thống quản lý, thu thuế yếu kém sẽ hạn chế mất tính ưu việt của thuế TNCN trong việc xác định sự công bằng thu theo chiều dọc. Thứ ba, thu thuế TNCN có thể làm tăng NSNN nhưng cũng có thể gây ra những tác động làm giảm động lực làm việc và tiết kiệm. Việc nộp cho nhà nước khoản tiền nằm trong thu nhập của mình bỏ sức lao động để làm ra làm cho NNT cảm thấy lao động bị giảm bớt giá trị (nhất là so sánh giữa người nộp nhiều thuế và nộp ít thuế) dẫn đến người lao động không còn hứng thú trong việc làm việc để tạo ra thu nhập cao. Đồng thời, đánh thuế cho thu nhập có được đối với lãi suất trên vốn có xu hướng làm giảm lượng tiết kiệm trong dân chúng và điều này làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. 2.1.4 Tuân thủ thuế Tuân thủ thuế là quá trình hoàn thành nghĩa vụ đối với việc nộp thuế và nộp tờ khai thuế chuẩn xác bao gồm cung cấp các tài liệu và giải thích cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thuế một cách kịp thời, chính xác (Oyedele, 2009). Khái niệm tuân thủ thuế tự nguyện định nghĩa là việc thực hiện và thái độ tích cực đối với việc đánh thuế và sẵn sàng nộp thuế (Aktan Et Al, 2006). Tính tuân thủ thuế là một khía cạnh trọng yếu đối với nhiều cơ quan thuế và đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để thuyết phục NTT tuân thủ việc chấp hành nộp thuế (James & Alley, 2002). Theo Alm (1991), phạm vi tuân thủ thuế bao gồm: báo cáo thu nhập và thanh toán các trách nhiệm về thuế theo quy định của pháp luật và các phán quyết của tòa án. Roth và cộng sự (1989) giải thích rằng người nộp thuế cần phải chuẩn bị đầy đủ thông tin có liên quan, phù hợp trong khoảng thời gian nhất định, các biểu mẫu kê khai thuế phải báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của tòa án. Những người cố ý trốn thuế hoặc được xem như có ý định trốn thuế chính là phạm pháp. Không tuân thủ thuế và trốn thuế xảy ra khi người nộp thuế cố ý hoặc vô ý né tránh nghĩa vụ thuế. Hầu hết các nhà phân tích về tính không tuân thủ thuế tập trung vào việc nghiên cứu tính không tuân thủ thuế hay trốn thuế sẽ bị ngăn cản thông qua việc phát hiện và xử phạt như thế nào (Franzoni, 1999).
  • 24. 10 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế Sau khi tác giả lược khảo và tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tính tuân thủ thuế, trong đó đáng chú ý là: 2.2.1 Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’ Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia. EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá tác động của 5 nhân tố đến mức độ tuân thủ thuế bao gồm: Nhân tố kinh tế (Economics Factors); Nhân tố đặc điểm Cơ quan thu thuế (Institutional Factors); Nhân tố xã hội (Social Factors); Nhân tố cá nhân (Individual Factors); Nhân tố nhân khẩu học và yếu tố liên quan khác (Demographics and other control variables) (hình 2.1). Các nhân tố này chia thành 13 biến quan sát (hình 2.1) ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế là: xác suất kiểm tra, thanh tra; cảm nhận về chi tiêu chính phủ; tăng trưởng kinh tế; tính công bằng trong nhận thức của NTT; ý thức về hình phạt nếu trốn thuế; hạn chế tài chính cá nhân; thay đổi và sửa đổi chính sách hiện hành của Nhà nước; ảnh hưởng của tập thể xung quanh; vai trò của cơ quan thuế; hiểu biết và kiến thức về thuế; giới tính; thu nhập; trình độ học vấn. Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát được thực hiện ở Mekelle cho thấy rằng hành vi tuân thủ thuế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tần suất bị kiểm tra và thanh tra; hạn chế tài chính và thay đổi chính sách của chính phủ. Trong nghiên cứu này, các biến khác như: hình phạt, sự công bằng trong cảm nhận của NTT và vai trò của cơ quan thuế không ảnh hưởng đáng kể với các hành vi tuân thủ thuế.
  • 25. 11 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014 Nhân tố đặc điểm cơ quan thuế • Vai trò của cơ quan thuế Nhân tố kinh tế • Kiểm tra, thanh tra • Chi tiêu chính phủ • Phát triển kinh tế Nhân tố xã hội • Cảm nhận tính công bằng thuế • Thay đổi chính sách hiện hành của chính phủ • Tác động của tập thể xung quanh Nhân tố ảnh hưởng Tính Tuân Thủ Thuế Nhân tố cá nhân • Hạn chế tài chính • Nhận thức hình phạt • Kiến thức về thuế TNCN Nhân tố nhân khẩu học • Giới tính • Thu nhập • Giáo dục 2.2.2 Nicoleta, 2011. A Review of Factors for Tax Compliance. University of Galati. Faculty of Economics and Business Administration, “Dunarea de Jos” University of Galati, Romania. Mục tiêu của bài nghiên cứu được thực hiện bởi Nicoleta, 2011 là tổng hợp và xác định lại các yếu tố ảnh hưởng tính tuân thủ thuế được phân tích bởi các nhà nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau để tạo ra một mô hình bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế. Theo hình 2.2 tác giả đã xác định được 10 biến quan sát tác động đến hành vi tuân thủ thuế và chia ra thành 2 nhóm chính là: Nhân tố kinh tế ( Economics Factors) và nhân tố phi kinh tế ( Non-Economics Factors) Các biến ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quyết định tuân thủ thuế đã được xác định trong nghiên cứu này là: Nhân tố kinh tế gồm mức thu nhập, xác suất kiểm
  • 26. 12 Tiền phạt Thu nhập thực tế Thuế suất Nhân tố kinh tế Tần suất thanh tra thuế Lợi ích nộp thuế Tính tuân thủ thuế Kiểm tra, thanh tra Hình phạt Thái độ đối với việc nộp thuế Nhân tố phi kinh tế Cá nhân, xã hội và chuẩn mực quốc gia Cảm nhận tính công bằng thuế tra thuế, hình thức thanh tra và kiểm tra thuế, thuế suất, lợi ích thuế, hình phạt, tiền phạt. Còn nhân tố phi kinh tế thì có: biến thái độ đối với thuế, các tiêu chuẩn cá nhân, xã hội và quốc gia, nhận thức sự công bằng. Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động tính tuân thủ thuế của Nicoleta, 2011
  • 27. 13 2.2.3 Helhel, 2014. Factors Affecting Tax Attitudes and Tax Compliance: A Survey Study in Yemen. European Journal of Business and Management, Vol.6, No.22, 2014 Nghiên cứu này nhằm mục đích mang lại cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của thái độ và sự cân nhắc của NTT về tuân thủ thuế ở Yemen . Bài nghiên cứu đã phân thành 2 nhóm chính là các nhân tố bên trong và bên ngoài. Bài nghiên cứu được thực hiện tại Sana’a, thành phố thủ đô của Yemen để đánh giá và xếp hạng các yếu tố làm ảnh hưởng sự tuân thủ của người nộp thuế. Kết quả chỉ ra rằng, thuế suất cao và hệ thống thuế chưa được công bằng là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến tuân thủ thuế. Hơn nữa, các cơ quan phòng ban thuế phối hợp hiệu quả, kiểm tra và thanh tra thuế liên tục, ít ảnh hưởng răn đe của hình phạt thuế và ân xá thuế được quyết định TTT của người nộp thuế. Bên cạnh, yếu tố giới tính và tuổi tác, nữ giới được cho là có tính tuân thủ hơn so với nam giới trong việc nộp thuế, còn tuổi tác không phải là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế.
  • 28. 14 Hình 2.3 : Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ và tuân thủ thuế của Helhel, 2014 Nhân tố bên trong • Chi tiêu thuế không phù hợp • Bị tác động bởi ý kiến tiêu cực • Chỉ số trung thực Nhân tố ảnh hưởng thái độ về thuế và tính tuân thủ thuế Nhân tố bên ngoài • Thuế suất cao • Hệ thống thuế không công bằng • Kiểm tra, thanh tra • Hình phạt • Ân xá thuế • Dịch vụ hiệu quả • Cập nhật công nghệ thông tin 2.2.4 Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP. HCM Tác giả Nguyễn Ngọc Minh Sang đã sử dụng mô hình gồm hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế trong tài liệu nghiên cứu nước ngoài, được thực hiện bởi Trường Đại học Makerere, tên đề tài là: ” Tax Knowledge, Perceived Tax fairness and Tax Compliance” tại Uganda năm 2008. Hai yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế TNCN bao gồm: hiểu biết về thuế TNCN và nhận thức về sự công bằng của NTT. Hiểu biết thuế rõ ràng kết hợp thông tin về những quy định thuế và những hiểu biết tài chính để có thể tính toán ra những kết quả mang tính kinh tế có lợi nhất cho người nộp thuế. Tác giả đã rút trích được 4 yếu tố chính tác động đến tính TTT. Trong đó, 4 nhân tố: Hiểu biết chung về thuế TNCN, Cảm nhận về tính công bằng thuế TNCN, Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN và Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN đều có tác động thuận chiều tích cực đến hành vi tuân thủ thuế.
  • 29. 15 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến thuế tính tuân thủ thuế TNCN của Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 Hiểu biết chung về thuế Thu nhập cá nhân Hiểu biết về thu nhập chịu thuế Cảm nhận về tính công bằng thuế Thu nhập cá nhân Tính tuân thủ thuế TNCN của NNT Hiểu biết về khoản giảm trừ thuế Thu nhập cá nhân 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN Căn cứ vào quá trình lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu được thực hiện bởi: Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’ Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia. EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452 để xác định nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, đồng thời, kết hợp với những đặc thù riêng của tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân của NNT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để xây dựng nên mô hình lý thuyết và thang đo tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân thông qua hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện để điều chỉnh mô hình lý thuyết. Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết đã được điều chỉnh, tác giả dùng phương pháp phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của
  • 30. 16 từng nhân tố trong mô hình đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả lược khảo và nghiên cứu cho thấy tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với NTT chịu tác động bởi 5 nhân tố (Hình 2.5) như sau: (1) Yếu tố kinh tế (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (3) Yếu tố xã hội (4) Yếu tố cá nhân (5) Nhân khẩu học Năm thành phần này có ý nghĩa quan trọng và tính tuân thủ thuế chịu tác động bởi các yếu tố này. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá nhận được thì hành vi tuân thủ thuế chỉ trên mức trung bình. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế cần phải nổ lực nhiều hơn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, điều khoản về thuế cho NTT nói chung và việc nộp thuế thu nhập cá nhân nói riêng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Và trong luận văn tác giả đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp theo từng nhân tố nhằm hướng đến mục đích nâng cao tối đa tính tuân thủ của người nộp thuế TNCN. Mô hình nghiên cứu đề xuất có dạng như sau:
  • 31. 17 Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế Yếu tố xã hội Yếu tố cá nhân Yếu tố kinh tế Hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN Nhân khẩu học và yếu tố khác Đề xuất và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu: Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình Biến và tên nhân tố đại diện Mô tả Nguồn tham khảo Yếu tố kinh tế (KT) Xác suất kiểm tra, thanh tra thuế thường xuyên Tadesse Engida & Abera, 2014. Goitom Chính sách của Chính phủ tăng hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế Tadesse Engida & Abera, 2014. Goitom Kinh tế tăng trưởng ổn định Tadesse Engida & Abera, 2014. Goitom Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT) Công chức thuế có năng lực giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, có phẩm chất tốt Tadesse Engida & Abera, 2014. Goitom
  • 32. 18 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ việc thu thuế càng hiện đại càng gia tăng tính tuân thủ thuế Helhel, 2014. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Cục Thuế và các đơn vị chức năng liên quan làm tăng tính tuân thủ thuế Helhel, 2014. Yếu tố xã hội (XH) Hệ thống thuế thu nhập cá nhân công bằng Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Thay đổi chính sách của chính phủ Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân phù hợp Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Cá nhân, tập thể xung quanh cho rằng việc nộp thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm cần thiết của công dân Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Yếu tố cá nhân (CN) Dư dả trong chi tiêu tài chính cá nhân, không chịu áp lực về các khoản nợ Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Nhận thức được hành vi phạm tội khi trốn thuế và hậu quả của việc không tuân thủ thuế Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Kiến thức và hiểu biết về thuế cao sẽ tăng tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Nhân khẩu học và yếu tố khác (NKH) Nữ giới có tính tuân thủ thuế cao hơn nam giới Helhel, 2014; Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.
  • 33. 19 Người nộp thuế có thu thập cao thì mức độ tuân thủ thuế cao và ngược lại Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Trình độ giáo dục càng cao thì tính tuân thủ thuế càng cao Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Tính tuân thủ của người nộp thuế TNCN (TTT) Không bao giờ cố gắng tránh thuế thu nhập cá nhân Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 Không bao giờ phàn nàn về hệ thống thuế Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 Không có khoản nợ về thuế thu nhập cá nhân Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 Khai báo tất cả thu nhập có được cho chi cục thuế Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 Nộp thuế đúng hạn nên chi cục thuế không bao giờ tính tiền phạt chậm nộp Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu Dựa theo mô hình nghiên cứu đề xuất, ta có các giả thuyết nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN như sau: - Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển tra & thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại. - Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên môn, cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại. - Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính công bằng, chính sách, tác động tốt từ tập thể tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.
  • 34. 20 - Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành vi và hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại. - Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại. 2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người NTT thu nhập cá nhân 2.3.3.1 Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế vì liên quan lợi ích của NNT nếu NNT phải thực hiện trách nhiệm nộp thuế (Loo, 2006); Hasseldine (1993). Song và Yarbrough (1978) cho rằng NTT là các cá nhân trốn tránh kinh tế, những cá nhân có khả năng sẽ đánh giá về lợi ích, ưu điểm của việc trốn tránh thuế. Các yếu tố quyết định tuân thủ thuế liên quan đến các yếu tố kinh tế như thuế suất, thanh tra & kiểm tra thuế và đánh giá, cảm nhận về chi tiêu tiền công của chính phủ.  Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển tra & thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.  Thường xuyên kiểm tra và thanh tra thuế Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra, thanh tra thuế xác suất cao, thường xuyên ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi gian lận, trốn thuế (Dubin, 2004; Shanmugam, 2003). Thực tế cho thấy trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tra và thanh tra thuế đóng một vai trò không thể thiếu và chủ chốt là tăng sự tuân thủ tự nguyện. Nếu chú trọng thanh tra và kiểm tra thuế thường xuyên và tỉ mỉ có thể khuyến khích NNT cẩn trọng, chú tâm hơn trong kê khai thuế, báo cáo chính xác các khoản thu nhập. Trái lại, những NTT chưa bao giờ được kiểm và thanh tra thuế có thể khai khống và sai thu nhập thực tế của họ.  Cảm nhận về chi tiêu công của chính phủ Người nộp thuế sẽ quan tâm, đánh giá các khoản tiền chi tiêu công từ NSNN của chính phủ. Nếu chính phủ đang chi tiêu hợp lý nguồn thu quốc gia, ví dụ, đối với
  • 35. 21 các cơ sở cơ bản như giáo dục, y tế và an toàn và giao thông công cộng, có khả năng sự tuân thủ thuế, trách nhiệm chấp hành nghĩa vụ về thuế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu NTT cho rằng chính phủ đang chi tiêu quá nhiều cho các khoản được xem là không quan trọng, cần thiết thì NTT sẽ cảm thấy lãng phí và trốn tránh thuế.  Tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát Tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát cao được coi như là một đòn bẩy tác động vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Môi trường lạm phát cao làm cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớn hơn rất nhiều so với môi trường lạm phát thấp. Chính vì thế, phát triển kinh tế tăng trưởng ổn định, hạn chế lạm phát có tác dụng tích cực về nâng cao tính tuân thủ thuế, giúp hỗ trợ mức sống, hỗ trợ vốn cho việc duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh. 2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế Mặc dù NTT bị ảnh hưởng bởi các mối quan tâm kinh tế thuần túy của họ trốn thuế hoặc không trốn thuế, bằng chứng cho thấy các yếu tố thể chế cũng đóng vai trò quan trọng trong các quyết định tuân thủ của họ.  Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên môn, cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.  Năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ và phẩm chất của công chức, cán bộ quản lý thuế Năng lực chuyên môn của công chức thuế đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động thanh tra, quản lý thuế TNCN (Hasseldine and Li, 1999). Nhằm đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm quản lý thu thuế, cán bộ cơ quan thuế phải được đào tạo cơ bản không những về nghiệp vụ thuế, mà còn phải nắm bắt được chính sách pháp luật có liên quan về kế toán, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cư trú… đồng thời, sử dụng tốt các ứng dụng phần mềm tin học về quản lý thuế. Song song với năng lực thì phẩm chất và đạo đức của cán bộ thuế cũng cần được chú trọng đề cao. Với vai trò là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật thuế của NNT, trong môi trường làm việc nhạy cảm, thì việc che dấu cho NNT
  • 36. 22 vi phạm, trốn thuế TNCN là hành vi bị phê phán, sai trái. Do vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế luôn được ngành thuế quan tâm thực hiện, điều này thể hiện rõ trong tuyên ngôn ngành: "Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới".  Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế tác động lớn tới hoạt động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. Hầu hết các phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan (Hải quan, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên và Môi trường...) và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, nộp thuế, kê khai thuế ngày càng nhanh chóng, thuận tiện.  Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, toàn diện hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật. Việc phối hợp trao đổi, thu thập, chuyển giao thông tin với các cơ quan nhằm quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động, nâng cao tính tuân thủ của NNT, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN đã được cấp trên đề ra. 2.3.3.3 Yếu tố xã hội Việc sẵn sàng tuân thủ luật thuế để đáp ứng với hành vi của người khác và môi trường xã hội của họ (ví dụ: chính phủ, bạn bè và thành viên gia đình) (Torgler, 2007). Mặt khác, Kirchler (2007) cho rằng các yếu tố xã hội nên được xem xét theo nghĩa rộng hơn so với quan điểm của Torgler; điều này bao gồm tâm lý của người nộp thuế.
  • 37. 23  Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính công bằng, chính sách, tác động tốt từ tập thể tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.  Nhận thức về tính công bằng Thuế TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp trong các sắc thuế ở nước ta vì có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của NNT. Tính công bằng nhận thức, cảm nhận về hệ thống thuế có tác động đến xu hướng trốn thuế và tránh thuế (Jackson và Milliron, 1986; Richardson, 2008). Nhận thức tích cực về vốn chủ sở hữu trong hệ thống thuế có mối tương quan tích cực với việc tuân thủ thuế. Khả năng kiểm soát và chứng minh thu nhập của cá nhân rất hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ. Đối tượng nộp thuế đa dạng, thu nhập tính thuế phức tạp vì vậy đòi hỏi phải rất thận trọng để tránh những sai sót không đáng có trong chính sách và biện pháp, có thể tạo ra những phản ứng xã hội.  Thay đổi chính sách về thuế của chính phủ Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu thuế TNCN tại cơ quan thuế. Bởi nó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế vào NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN phải rõ ràng, chi tiết, bao quát toàn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách thuế phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả. Nếu chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN không phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội thì sẽ tác động xấu đến việc tuân thủ thuế của người dân. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng các việc chính phủ ban hành, sửa đổi chính sách phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tốt đến tính TTT ( Hasseldine and Hite, 2003).  Tác động của các cá nhân, tập thể Ajzen và Fishbein (1980) cho rằng các nhóm người như thành viên gia đình, người thân đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định ý định và hành vi của mọi
  • 38. 24 người. Quyết định trốn thuế hoặc không trốn thuế đôi khi bị ảnh hưởng bởi các thành viên gia đình hoặc bạn bè (ví dụ, Allingham và Sandmo (1972)). Do đó, ảnh hưởng của các nhóm người trong môi trường xung quanh dường như rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt liên quan đến các khía cạnh tiền tệ và sự tuân thủ pháp luật (tuân thủ thuế). 2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân Các quyết định trốn thuế hay không trốn thuế phụ thuộc rất nhiều vào người nộp thuế, phán quyết cá nhân (Mohani, 2001). Do đó, các yếu tố hoàn cảnh cá nhân như hạn chế tài chính cá nhân và hiểu biết về sai phạm nếu thực hiện hành vi trốn thuế có thể có tác động đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế.  Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành vi và hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.  Dư dả trong chi tiêu tài chính cá nhân Những hạn chế tài chính cá nhân được cho là có ảnh hưởng hành vi trốn tránh thuế vì sự khó khăn tài chính mà một cá nhân phải đối mặt và bắt buộc NTT ưu tiên những khoản phải chi trả trước cho nhu cầu thiết yếu ( như thực phẩm, quần áo, nhà ở, v.v.), các khoản nợ phải thanh toán gấp (ví dụ, nhận thấy mối đe dọa từ người cho vay tiền, v.v.) chứ không phải là nợ thuế. Các cá nhân phải đối mặt với các vấn đề tài chính cá nhân có khả năng trốn tránh thuế cao hơn các cá nhân không phải đối mặt với hạn chế tài chính, chi tiêu (Mohani và Sheehan, 2004; Mohani, 2001). Như vậy, NTT nếu dư dả về thanh toán tài chính cá nhân sẽ có khả năng tuân thủ thuế cao hơn.  Kiến thức, hiểu biết về thuế TNCN Tầm quan trọng của kiến thức, hiểu biết thuế đối với quyết định tuân thủ thuế đã được đề cập đến trong các sách báo và công trình nghiên cứu khác nhau. Mức độ giáo dục, hướng dẫn mà NTT được phổ cập, học hỏi góp phần gia tăng kiến thức thuế (Eriksen và Fallan, 1996). Theo các công trình nghiên cứu trước đã thừa nhận rằng hiểu biết về thuế có mối tương quan mật thiết với hành vi tuân thủ thuế của NTT (Singh và Bhupalan, 2001).
  • 39. 25  Nhận thức về hành vi phạm tội và hình phạt Theo Allingham và Sandmo (1972) cho rằng các hình phạt cho hành vi trốn thuế, khai không thuế sẽ tác động đến tính tuân thủ thuế. Nếu người nộp thuế ý thức được các hành vi của mình là phạm pháp khi trốn thuế, hậu quả xảy ra của việc không tuân thủ thuế, họ có thể giảm xu hướng trốn tránh thuế. 2.3.3.5 Nhân khẩu học Theo các nghiên cứu lược khảo cho thấy, nhân khẩu học về giới tính, thu nhập và giáo dục cũng ảnh hưởng tương quan đến tính tuân thủ thuế.  Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.  Giới tính Hasseldine và Hite (2003) phát hiện và cho rằng các cá nhân nộp thuế là nữ giới sẽ tuân thủ nhiều hơn nam giới. Tương tự, Helhel (2014); Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) cũng đều cho rằng nữ giới có khuynh hướng tuân thủ thuế nghiêm túc hơn nam giới.  Thu nhập Jackson và Milliron (1986) thấy rằng mức thu nhập có tác động hỗn hợp và không rõ ràng đối với việc tuân thủ và một số nghiên cứu sau đó đồng ý với tuyên bố đó (Christian và Gupta, 1993: Hite, 1997). Mặc dù Jackson và Milliron (1986) không đề cập rõ ràng lý do, nhưng người ta cho rằng các quy định thuế giữa các quốc gia có thể góp phần vào những phát hiện không thống nhất. Ở một đất nước mà sự phân phối lại thu nhập không được thỏa mãn, nhóm thu nhập cao hơn có xu hướng trốn tránh nhiều hơn (Mohani, 2001) vì người có thu nhập cao có thể cảm thấy bị đối xử bất công. Loo (2006) phát hiện ra rằng cá nhân có thu nhập cao ở Malaysia có xu hướng trốn thuế trong khi Torgler (2007) báo cáo rằng các cá nhân có thu nhập thấp hơn ở Tây Đức lại ít tuân thủ thuế hơn. Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) trong một nghiên cứu tại Mekelle, Ethiopia, thì cho rằng người càng có thu nhập cao thì lại càng tuân thủ thuế hơn  Giáo dục
  • 40. 26 Các tài liệu trước đây ủng hộ mối quan hệ trực tiếp, tích cực giữa trình độ học vấn và sự tuân thủ của người nộp thuế (Jackson và Miliron 1986). Chan, Troutman và O hèBryan (2000) cũng cho rằng trình độ học vấn có liên quan trực tiếp đến khả năng tuân thủ. Người nộp thuế có trình độ giáo dục cao có khả năng hiểu rõ hơn về hệ thống thuế và mức độ phát triển đạo đức cao hơn của họ thúc đẩy tính tuân thủ thuế cao hơn Tóm tắt chương 2: Chương 2 đã giới thiệu các định nghĩa, khái niệm, vai trò của thuế TNCN, đồng thời cũng giới thiệu qua các mô hình nghiên cứu được lược khảo để thực hiện đề tài. Qua quá trình lược khảo cho thấy tính tuân thủ thuế của các cá nhân nộp thuế TNCN không chỉ ảnh hưởng thông qua mức đo lường kinh tế của NTT mà còn là các khía cạnh hành vi khác và thái độ nộp thuế của NTT. Mô hình đề xuất gồm 5 nhân tố và sẽ phân tích tác động của 5 nhân tố đến tính tuân thủ thuế gồm : (1) Yếu tố kinh tế ; (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ; (3) Yếu tố xã hội ; (4) Yếu tố cá nhân ; (5) Nhân khẩu học với tính tuân thủ thuế.
  • 41. 27 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên cơ sở mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập tại Chương 1; mô hình nghiên cứu đề xuất tại Chương 2; trong Chương 3 tác giả sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thiết kế và xây dựng bảng câu hỏi, thu thập và phân tích dữ liệu cho nghiên cứu. 3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu Tác giả đã tóm tắt quy trình nghiên cứu như sau (Hình 3.1):
  • 42. 28 Mục tiêu nghiên cứu Thiết lập khung lý thuyết & lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn chuyên gia Chọn biến và xây dựng thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng: Thu thập và xử lý số liệu để điều chỉnh giả thuyết • Thực hiện khảo sát • Lọc lại dữ liệu • Mã hóa và nhập dữ liệu Phân tích số liệu nhằm kiểm định giả thuyết • Thống kê mô tả • Phân tích Cronbach's Alpha, EFA • Phân tích hồi quy • Phân tích khác Kết quả nghiên cứu Kết luận và Kiến nghị Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
  • 43. 29 3.2 Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu trong bài nghiên cứu này bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp. 3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả lược khảo qua những bài đánh giá của các bản báo cáo thành tích và từ những tạp chí Thuế, các bài nghiên cứu có được từ các chuyên gia cũng như các giáo trình đã được xuất bản. Thư viện điện tử cũng là một nguồn quan trọng cần thiết của dữ liệu thứ cấp. 3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp có được từ các phiếu khảo sát gửi đến người nộp thuế thu nhập cá nhân kê khai tại Cục thuế Tỉnh Tiền Giang. 3.3 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua quá trình thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và phỏng vấn trực tiếp nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và xây dựng thang đo và các biến sao cho phù hợp với mô hình nghiên cứu. Thảo luận nhóm được tiến hành qua một nhóm 7 người là các chuyên viên trong Phòng Quản lý Hộ Kinh Doanh Cá Nhân và Thu khác, Phòng Kiểm tra và Thanh tra thuế, Phòng Nghiệp Vụ Dự Toán Pháp Chế. Thảo luận với các chuyên viên nhằm thu nhập dữ liệu về các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN và các biến quan sát cho từng yếu tố đó. Xây dựng một thang đo đánh giá bởi cảm nhận của các cá nhân nộp thuế về nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã thực hiện kỹ thuật thảo luận tay đôi với một số NTT đã và đang kê khai thuế trên cơ sở các gợi ý năm yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế căn cứ vào quá trình lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014); Helhel (2014) và
  • 44. 30 Nguyễn Ngọc Minh Sang (2016) để xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Từ đó, xác định lại lần nữa các nhân tố ảnh hưởng và chọn ra các biến quan sát được nhiều cá nhân nộp thuế quan tâm, hiểu và cho là quan trọng nhất. Do hoàn cảnh địa lý, nhân khẩu, kinh tế, xã hội còn nhiều khác biệt cho nên việc áp dụng cứng nhắc thang đo theo mô hình nghiên cứu trước đây là chưa thực sự phù hợp. Trên cơ sở này, thảo luận rất cần thiết để điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với việc nộp thuế thu nhập cá nhân của NTT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong quá trình thảo luận tay đôi, các chuyên gia đồng ý với 20 biến quan sát mà tác giả đưa ra để nghiên cứu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hỗ trợ, gợi ý cách dùng từ, câu chữ phù hợp hơn, giúp dễ dàng xây dựng bảng câu hỏi. Kết quả thảo luận được đánh giá, tổng hợp lại, sau đó tham khảo ý kiến của chuyên gia và cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhằm xây dựng nên một thang đo bao quát, hoàn chỉnh về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Thang đo chính thức của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân được xây dựng gồm 20 biến quan sát (trong đó có 15 biến quan sát dùng để đo lường 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế và 5 biến quan sát dùng để đo lường tính tuân thủ thuế): Gồm có năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ, mỗi nhân tố có 3 biến quan sát: (1) Yếu tố kinh tế ; (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ; (3) Yếu tố xã hội ; (4) Yếu tố cá nhân ; (5) Nhân khẩu học với tính tuân thủ thuế. Biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 5 biến quan sát. Các biến quan sát được xây dựng và đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ (1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Trung lập ; 4: Đồng ý ; 5: Rất đồng ý). Điểm số càng cao thì sự đồng ý của NTT về quan điểm của họ về các nhân tố càng cao và ngược lại. Để đảm bảo độ chính xác cao và kết quả thu được là khách quan, thêm vào đó, do tính chất nhạy cảm của đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân
  • 45. 31 người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nên bảng câu hỏi được thiết kế không thể hiện phần thông tin được khảo sát. Trước khi đưa vào khảo sát chính thức, bảng câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát thử 10 người nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng, sát nghĩa của câu hỏi và chỉnh lý, sửa đổi để phù hợp hơn. Sau quá trình nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo, tác giả thu được kết quả bảng mô tả và mã hóa biến như sau: Bảng 3.1 : Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả Yếu tố kinh tế (KT) KT1 Chúng tôi tin rằng kiểm tra, thanh tra thuế thường xuyên có tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế KT2 Chính sách của Chính phủ tăng hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế sẽ làm tăng tính tuân thủ thuế KT3 Chúng tôi tin rằng kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT) CQT1 Công chức thuế có năng lực giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác sẽ tạo niềm tin cho người nộp thuế, khuyến khích tuân thủ thuế tốt hơn CQT2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ việc thu thuế càng hiện đại càng gia tăng tính tuân thủ thuế CQT3 Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Cục Thuế và các đơn vị chức năng liên quan làm tăng tính tuân thủ thuế
  • 46. 32 Yếu tố xã hội (XH) XH1 Chúng tôi tin rằng hệ thống thuế thu nhập cá nhân càng công bằng càng ảnh hưởng tốt đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế XH2 Thay đổi chính sách của chính phủ Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân càng phù hợp càng gia tăng tính tuân thủ thuế XH3 Cá nhân, tập thể xung quanh tôi cho rằng việc nộp thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm cần thiết của công dân Yếu tố cá nhân (CN) CN1 Chúng tôi quan tâm đến việc nộp thuế thu nhập cá nhân trước khi thanh toán các khoản khác CN2 Chúng tôi nhận thức được hành vi phạm tội khi trốn thuế và hậu quả của việc không tuân thủ thuế CN3 Kiến thức và hiểu biết về thuế cao sẽ tăng tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Nhân khẩu học và yếu tố khác (NKH) NKH1 Chúng tôi cho rằng nữ giới có tính tuân thủ thuế cao hơn nam giới NKH2 Chúng tôi cho rằng người nộp thuế có thu thập cao thì mức độ tuân thủ thuế cao và ngược lại NKH3 Trình độ giáo dục của người nộp thuế càng cao thì tính tuân thủ thuế càng cao Tính tuân thủ của người nộp thuế TNCN (TTT) TTT1 Chúng tôi không bao giờ cố gắng tránh thuế thu nhập cá nhân TTT2 Chúng tôi không bao giờ phàn nàn về hệ thống thuế
  • 47. 33 TTT3 Chúng tôi không có khoản nợ về thuế thu nhập cá nhân TTT4 Chúng tôi khai báo tất cả thu nhập có được cho chi cục thuế TTT5 Chúng tôi luôn nộp thuế đúng hạn nên chi cục thuế không bao giờ tính tiền chậm nộp cho chúng tôi 3.4 Nghiên cứu định lượng 3.4.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu Trong việc xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA, Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Ngoài ra cũng có những quy tắc kinh nghiệm thông thường khác là số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Để phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích cỡ mẫu không nên ít hơn 100 (Hair và cộng sự, 1998). Mô hình nghiên cứu có 20 số biến quan sát, theo tiêu chuẩn 5 phiếu khảo sát cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 100 (20x5). Như vậy, nhằm để kiểm định lại mô hình lý thuyết đã được đặt ra cũng như đo lường các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN, một nghiên cứu chính thức đã được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với kích thước mẫu N ≥ 100. Đã có 150 phiếu khảo sát đã được phát ra và kết quả thu về và lọc lại bảng khảo sát là 100 phiếu. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với đối tượng thực hiện khảo sát của nghiên cứu là: người kê khai nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang. Thông tin được thu thập bằng phiếu khảo sát với bảng câu hỏi được chuẩn bị trước, thông qua hai hình thức: Gửi Mail và phát phiếu khảo sát trực tiếp vào những ngày NTT nộp tờ khai.
  • 48. 34 3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Mẫu nghiên cứu sau khi thu thập xong sẽ được xử lý số liệu qua phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được dùng trong bài nghiên cứu này là Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng phân tích hồi quy. Độ tin cậy thang đo được đánh giá qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total Correlation). Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Được dùng cho việc loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế những biến rác gây sai phạm cho bài nghiên cứu cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo. Thông thường, thang đo được xem là khá tốt sử dụng được khi có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rằng một khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì đây chính là thang đo lường tốt. Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và được xem là sử dụng được (Nunnally & Burnstein, 1994). Chỉ số tương quan biến tổng (item-total correlation): Chỉ số tương quan biến tổng nếu càng cao thì sự tương quan của biến này so với các biến khác trong nhóm sẽ càng cao. Các biến có hệ số tương quan nếu nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo, theo Nunnally & Burnstein (1994). Độ giá trị hội tụ (Convergent Validity) và độ giá trị phân biệt (Discriminent Vadlidity) của thang đo được đánh giá sơ bộ qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis). Kiểm tra độ giá trị phân biệt (Discriminent Vadlidity): Độ giá trị phân biệt Discriminent Vadlidity đạt được khi hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & ctg, 2003). Kiểm tra độ giá trị hội tụ (Convergent Validity): Thang đo chỉ đạt giá trị hội tụ Convergent Validity nếu hệ số tương quan đơn giữa các biến so với hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002). Số lượng nhân tố
  • 49. 35 Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố và được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố nào nếu có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Garson, 2003). Như vậy, khi chạy nhân tố khám phá EFA có những tiêu chí dùng để đánh giá như sau: - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong khoảng: 0,5 ≤ KMO ≤ 1; - Hệ số Kiểm định Bartlett ≤ 0,05; - Tổng phương sai trích (Cumulative) ≥ 50%; - Giá trị Eigenvalues của nhân tố > 1; - Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5 (do cỡ mẫu ≥100); Phương pháp trích hệ số các nhân tố: bài nghiên cứu dùng phương pháp trích nhân tố là Principal Components và phép xoay ma trận là Varimax. Phân tích hồi quy Để thấy được mức độ tác động của các biến: F1, F2, F3, F4, F5 tác động đến biến TTT như thế nào thì ta sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các hệ số và từ các hệ số này sẽ chứng minh cho các giả thuyết đưa ra. Phương trình hồi quy chuẩn hóa mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN có dạng như sau: TTT = β1.F1 + β2.F2 + β3.F3 + β4.F4 + β5.F5 Trong đó: - TTT là biến phụ thuộc thể hiện dự đoán về tính tuân thủ của người nộp thuế TNCN. - β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy - F1, F2, F3, F4, F5 là các biến độc lập theo thứ tự đại diện cho 5 nhân tố: Yếu tố kinh tế, Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế, Yếu tố xã hội, Yếu tố cá nhân, Yếu tố nhân khẩu học. 3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo  Thiết kế bảng câu hỏi
  • 50. 36 Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi đóng liên quan đến nhận thức về tính công bằng thuế và tính tuân thủ thuế trả lời sử dụng 5 điểm giới hạn từ 1- rất không đồng ý đến 5- rất đồng ý. Cấu trúc của bảng câu hỏi được thiết kế như sau: Phần 1: Giới thiệu về bảng câu hỏi và mục đích nghiên cứu Phần 2: Thông tin đối tượng khảo sát Phần 3: Các câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT thu nhập cá nhân tỉnh Tiền Giang  Những thang đo cho mục tiêu nghiên cứu bao gồm: (1) Yếu tố kinh tế được đo lường bằng 3 biến quan sát (KT1, KT2, KT3) ; (2) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế được đo lường bằng 3 biến quan sát (CQT1, CQT2, CQT3); (3) Yếu tố xã hội được đo lường bằng 3 biến quan sát (XH1, XH2, XH3); (4) Yếu tố cá nhân được đo lường bằng 3 biến quan sát (CN1, CN2, CN3); (5) Nhân khẩu học được đo lường bằng 3 biến quan sát (NKH1, NKH2, NKH3) (6) Biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 5 biến quan sát (TTT1, TTT2, TTT3, TTT4, TTT5) Thang đo được đánh giá và kiểm tra để loại biến rác nhờ vào hai công cụ là: phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Tóm tắt chương 3: Ở chương 3 người viết đưa ra quy trình cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Mô hình được xây dựng và mã hóa gồm 20 biến quan sát (trong đó có 15 biến quan sát độc lập dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của NTT và 5 biến quan sát phụ thuộc dùng để đánh giá mối tương quan và đo lường tính tuân thủ thuế).
  • 51. 37 Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua gửi mail, phát phiếu khảo sát trực tiếp đến NTT. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua lọc phiếu khảo sát và kỹ thuật phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 20.0. Tiếp theo, Chương 4 sẽ trình bày cụ thể về kết quả xử lý số liệu khảo sát theo trình tự kế hoạch phân tích dữ liệu đã được trình bày trong chương 3.
  • 52. 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ở chương 4 sẽ bao gồm các nội dung chính: thống kê mô tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết. Như trình bày ở chương 3, với 5 nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc ứng với 20 biến nên nghiên cứu quyết định chọn mẫu vào khoảng ≥100. Sau đó, khi khảo sát nghiên cứu tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát bằng cách khảo sát trực tiếp và qua email. Sau khi khảo sát thì thu về được 127 phiếu khảo sát, trong 127 phiếu khảo sát thu về được sau khi sàng lọc lại thì có 27 phiếu không hợp lệ (vì người được khảo sát trả lời sót các câu hỏi hoặc người khảo sát trả lời tất cả các câu hỏi ở 1 mức độ), do đó chỉ có 100 phiếu khảo sát được xem là hợp lệ. Sau khi lấy được kết quả là các bảng khảo sát, tác giả mã hóa các biến, nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu của 100 phiếu điều tra này qua phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20. 4.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu 4.1.1 Thông tin chung về mẫu của nghiên cứu
  • 53. 39 Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát Frequency (Tần số) Percent (Tỷ lệ %) N (Số quan sát) Phân loại các đối tượng NNT cư trú tại Việt Nam 100 100 100 NTT không cư trú tại Việt Nam 0 0 Giới tính Nam 52 52 100 Nữ 48 48 Độ tuổi Nhỏ hơn 30 tuổi 20 20 100 31-40 tuổi 51 51 41-50 tuổi 26 26 Trên 50 tuổi 3 3 Bằng cấp cao nhất Phổ thông, trung học 17 17 100 Cao đẳng, trung cấp nghề 39 39 Đại học 42 42 Trên đại học 2 2 Tổng thu nhập (VND) Nhỏ hơn 20 triệu 43 43 100 21-40 triệu 34 34 41-60 triệu 18 13 Trên 60 triệu 5 10 Thời gian bắt đầu nộp thuế 1 năm 25 35 100 1-5 năm 61 55 Khác 14 10