SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MAI
TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MAI
TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia Liên Minh Châu Âu” là nghiên cứu của chính tác giả, dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Dương Thị Bình Minh. Số liệu, trích dẫn trong bài có nguồn gốc rõ
ràng và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên
cứu chưa được công bố tại bất cứ công trình nào trước đây cho đến thời điểm này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học viên
Lê Thị Mai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu ............................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.7 Kết cấu bài nghiên cứu .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............. 4
2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế .............................................. 4
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính ..................................................................................... 4
2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính .............................................................................. 4
2.1.1.2 Hệ thống tài chính ................................................................................................ 4
2.1.1.3 Thước đo phát triển tài chính ............................................................................... 5
2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 6
2.1.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế ......................................................... 6
2.1.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................... 7
2.1.3 Cở sở lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế .............. 10
2.1.3.1 Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ................................ 11
2.1.3.2 Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính ........... 12
2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế...... 14
2.2.1 Nghiên cứu các quốc gia chọn lọc ................................................................................ 14
2.2.2 Nghiên cứu khu vực châu Âu ....................................................................................... 19
2.2.3 Nghiên cứu khu vực châu Á ......................................................................................... 21
2.2.4 Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ ................................................................... 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kết luận chương 2: ..................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU
ÂU .................................................................................................................................................
31
3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................ 31
3.2 Mô tả biến và dữ liệu .......................................................................................................... 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 36
3.3.1 Phương pháp hồi quy .................................................................................................... 36
3.3.2 Các kiểm định mô hình ................................................................................................. 38
Kết luận chương 3: ..................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH
CHÂU ÂU .................................................................................................................................... 44
4.1 Hồi quy với cung tiền M2 ................................................................................................... 48
4.2 Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng ................................... 52
4.3 Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư ................................................ 56
Kết luận chương 4: ..................................................................................................................... 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................ 64
5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 64
5.2 Gợi ý chính sách .................................................................................................................. 65
5.2.1 Ổn định hệ thống tài chính ........................................................................................... 65
5.2.2 Ổn định cung tiền ......................................................................................................... 65
5.2.3 Kiểm soát vay nợ tín dụng ............................................................................................ 66
5.3 Liên hệ Việt Nam ................................................................................................................ 66
5.4 Hạn chế và định hướng cho nghiên cứu sau ....................................................................... 69
5.4.1 Hạn chế ......................................................................................................................... 69
5.4.2 Định hướng cho nghiên cứu sau ................................................................................... 70
Kết luận chương 5: ..................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
APEC
Asia – Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á –
Cooperation Thái Bình Dương
DCBS
Domestic Credit by Banking Tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ
Sector thống ngân hàng
DCPS
Domestic Credit to Private
Tín dụng trong nước cho khu vực tư
Sector
EU European Union
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp
châu Âu
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
FIN Finance Tài chính
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GDS Gross Debt Service Tổng tiết kiệm trong nước
GLS Generalized Least Squares Bình phương tối thiểu tổng quát
GOV Government Chi tiêu chính phủ
INF Inflation Lạm phát
M2 Broad money Cung tiền mở rộng
OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất
REM Random Effects Method Mô hình tác động ngẫu nhiên
TRADE Trade Thương mại
VAR Vector Auto Regressive Vectơ tự hồi quy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm................................................................. 25
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình……………………………………………..45
Bảng 4.1. Phân loại các nước theo GDP capital (đơn vị: nghìn USD) ............................. 45
Bảng 4.2. Bảng tóm tắt thống kê mô tả theo nhóm nước.................................................. 46
Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến.........................................................................47
Bảng 4.4. Kết quả đo lường hệ số VIF...............................................................................48
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy với cung tiền M2 .....................................................................49
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi
quy biến cung tiền M2........................................................................................................51
Bảng 4.7. Kết quả đo lường hệ số VIF...............................................................................52
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng ....53
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi
quy biến DCBS...................................................................................................................55
Bảng 4.10. Kết quả đo lường hệ số VIF.............................................................................56
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư ................57
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi
quy biến DCPS...................................................................................................................59
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy các nhóm nước với cung tiền M2 ........................................61
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy các nhóm nước với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ
thống ngân hàng .................................................................................................................61
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy các nhóm nước với tín dụng trong nước cung cấp cho khu
vực tư..................................................................................................................................61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như
hiện nay. Vì sao tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế lại trở nên
quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm như vậy?
Chúng ta biết rằng hệ thống tài chính phát triển có mối liên hệ mật thiết với sự
tăng trưởng của nền kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả sẽ giúp giảm
lãng phí và gian lận, giúp sàng lọc và hỗ trợ các dự án hiệu quả hơn, giảm bất cân xứng
thông tin và rủi ro. Đây chính là các yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sau những cuộc khủng hoảng tài chính thì các tranh luận về phát triển tài chính
có tác động tích cực đến nền kinh tế hay không lại trở thành đề tài nóng trong giới học
thuật và những nhà hoạch định chính sách.
Ngân hàng Thế giới hiện đã đưa ra tầm nhìn cho Chương trình tăng cường cơ
hội tiếp cận Tài chính toàn cầu tới năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ các quốc gia
tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua tăng số lượng tài khoản giao
dịch để tăng tỷ lệ gửi tiền và giao dịch qua tài khoản ngân hàng.
Tại Hội nghị APEC được tổ chức hàng năm, các nền kinh tế luôn lấy chiến lược
quốc gia về phát triển tài chính toàn diện là mục tiêu cuối cùng, góp phần tăng trưởng
kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng đưa ra các nguyên tắc quan trọng cho phát triển tài
chính và đây cũng là những trọng tâm trong kế hoạch hành động của nhóm G20.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều các tổ chức, diễn đàn lấy phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế làm mục tiêu quan tâm hàng đầu. Hiện có rất nhiều những nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế như King và Levine (1993), Shand và Morris (2002), AL-Yousif (2002),
Habibullah và End (2006), Hassan và cộng sự (2011),… Phần lớn các nghiên cứu cho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
thấy có mối tương quan dương giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho kết quả ngược lại. Điều này ít nhiều do có sự
khác biệt giữa các vùng quốc gia và các nhóm nước được phân loại theo quan điểm của
nhà nghiên cứu. Đã có các nghiên cứu cho các quốc gia tiêu biểu trên thế giới hay các
quốc gia châu Á chọn lọc hoặc các quốc gia khu vực Đông Nam Á,… Để có cái nhìn
khách quan, toàn diện hơn trong nắm bắt xu hướng vận động giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhằm cải thiện hệ thống tài chính, cũng như tạo cơ
hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, bài nghiên cứu
đã mở rộng đối tượng nghiên cứu đến các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu,
nhằm tạo ra cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đang được quan tâm. Và đề tài “Tác động
của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu
Âu” được chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia Liên minh châu Âu; xác định yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích
tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu và đưa ra các
khuyến nghị chính sách liên quan đến vấn đề được nghiên cứu.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển tài chính có tác động thúc đẩy đối với tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia Liên minh châu Âu hay không?
- Yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích tốt nhất cho việc tăng trưởng
kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của phát triển tài chính đến tăng
trưởng kinh tế tại 25 quốc gia Liên minh châu Âu. Trong đó, phát triển tài chính được
nghiên cứu chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Chuỗi dữ liệu được sử dụng nghiên cứu lấy từ World Development Indicator
(WDI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm
2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua các mô hình Pooled
OLS, Fix Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM).
- Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên cả ba mô hình để ước tính các hệ số
hồi quy. Từ đó, lựa chọn ra mô hình tốt nhất nhằm đánh giá tác động của phát triển tài
chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu giai đoạn từ năm
2004 đến năm 2016.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn đưa ra một bối cảnh nghiên cứu mới về tác động của phát triển tài
chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu. Đây là khu vực có
nền kinh tế phát triển năng động, có vai trò và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế
khu vực cũng như trên thế giới. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn,
bao quát hơn về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia và khu vực trên thế giới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích đối với các nhà
hoạch định chính sách, các ngân hàng và các nhà đầu tư.
1.7 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về tác động của
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính
2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính
Theo Feldman và Gang (1990), phát triển tài chính (còn được gọi là độ sâu tài
chính) được định nghĩa là sự tăng trưởng về quy mô thực của khu vực tài chính trong
mối quan hệ với GDP.
McKinnon (1991) khi đề cập đến thuật ngữ “phát triển tài chính theo chiều sâu”
cho rằng, phát triển tài chính theo chiều sâu là sự gia tăng tỷ lệ giá trị các tài sản tài
chính so với GDP.
Trong khi đó, Hartmann và các cộng sự (2007) cho rằng, phát triển tài chính là
quá trình cải cách tài chính và nâng cao hoạt động của các tổ chức trong hệ thống tài
chính nhằm làm giảm thông tin bất cân xứng, tăng tính hoàn hảo của thị trường, tạo
thêm khả năng cho các đối tượng trong nền kinh tế thực hiện được các giao dịch tài
chính thông qua các hợp đồng, giảm thiểu chi phí giao dịch và tăng cạnh tranh.
Cũng theo Adnan (2011), phát triển tài chính được định nghĩa là các chính sách,
các nhân tố và các định chế dẫn đến các hoạt động trung gian hiệu quả và các thị
trường tài chính hữu hiệu.
Như vậy có thể thấy, phát triển tài chính là quá trình cải thiện về chất lượng
trong việc tạo ra, thu hút, chu chuyển và kiểm soát các nguồn lực tài chính của các chủ
thể trong nền kinh tế.
2.1.1.2 Hệ thống tài chính
Phát triển tài chính được thể hiện thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính.
Hartmann và các cộng sự (2007) cho rằng, hiệu quả của hệ thống tài chính là hệ thống
trung gian, thị trường và hạ tầng cơ sở mà thông qua chúng, khu vực hộ gia đình, các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
doanh nghiệp và chính phủ có thể nhận được nguồn tài trợ cho các hoạt động của họ và
đầu tư những khoản tiết kiệm.
Adnan (2011) chỉ ra rằng, một hệ thống tài chính mạnh mẽ sẽ cho phép đa dạng
hóa rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả. Hệ thống tài chính càng mạnh thì việc dịch chuyển,
phân bổ các khoản tiết kiệm vào các dự án sinh lợi càng cao.
Theo đó, hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh
vực khác nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó, bao gồm: tài
chính công; tài chính doanh nghiệp; thị trường tài; tài chính quốc tế; tài chính hộ gia
đình, cá nhân; tài chính các tổ chức xã hội; tài chính trung gian. Các thành phần này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.
Hệ thống tài chính chịu ảnh hưởng bởi tác động của việc phân bổ các khoản tiết
kiệm xã hội. Như vậy, các hệ thống tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm định và tài
trợ cho các doanh nghiệp có triển vọng tốt nhất, chứ không phải các doanh nghiệp
thông thường có lợi thế về ngoại giao chính trị, giúp cải thiện phân bổ vốn và kích
thích phát triển kinh tế. Hơn nữa, bằng cách cải tiến quản lý doanh nghiệp, chuyên môn
hoá các thị trường và thể chế tài chính sẽ giúp giảm lãng phí và gian lận, nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên khan hiếm. Bằng cách quản lý tốt các rủi ro, hệ thống tài chính
có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận tài chính cao hơn và có hiệu quả tích cực đối với
mức sống. Và bằng cách tiết kiệm toàn xã hội, hệ thống tài chính có thể khai thác kinh
tế trên quy mô phát triển cao nhất từ các nguồn tài nguyên sẵn có.
2.1.1.3 Thước đo phát triển tài chính
Với những quan điểm khác nhau, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số khác
nhau để đo lường mức độ phát triển tài chính như: tỷ lệ tín dụng cung cấp cho khu vực
tư nhân so với GDP và so với tổng tín dụng; tỷ lệ tín dụng cung cấp bởi hệ thống ngân
hàng so với GDP; độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP] cho biết quy mô của khu vực trung
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
gian tài chính so với nền kinh tế; vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so
với ngân hàng trung ương,…
Theo Levine (1997), phát triển tài chính được đo bằng tỷ lệ cung tiền M2 trên
tổng GDP (%), thể hiện độ sâu tài chính. Tuy nhiên, hệ số M2/GDP sẽ không phải là
biến đại diện phù hợp ở những nước mà hệ thống tài chính còn kém phát triển vì ở đó,
tiền mặt được sử dụng là chủ yếu nên ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ số.
Ang (2007) sử dụng tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP (DCPS/GDP) và tỷ lệ cung
tiền M2/GDP để đo lường. Theo tác giả, tỷ lệ DCPS/GDP nói lên mức độ phân bổ tín
dụng nội địa cho khu vực tư nhân. Đồng quan điểm với Ang (2007), nghiên cứu của
Hassan và các cộng sự (2011) đã chứng minh tỷ lệ DCPS có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Cũng theo tác giả, một tỷ lệ tín dụng nội địa được cấp bởi hệ thống
ngân hàng/GDP nói lên mức độ phân bổ tín dụng nội địa được cấp bởi hệ thống ngân
hàng và tỷ số này có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Wu và các cộng sự (2010) đo lường phát triển tài chính ngoài M2/GDP còn sử
dụng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm nội địa trên tổng tiền gửi tiết kiệm. Adnan (2011) cho rằng,
phát triển tài chính có thể được đo lường bằng nhiều nhân tố bao gồm độ sâu, quy mô,
khả năng tiếp cận và sự vững chắc của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, nó cũng có thể
được đo lường bằng cách xem xét hiệu quả trong hoạt động của thị trường tài chính,
ngân hàng, thị trường trái phiếu và các định chế tài chính.
2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm và đo lường
Theo “Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991” của Ngân hàng thế giới, cho
rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng
cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan
với dân số. Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước phát triển”, nhà kinh tế học
E.Wayne Nafziger cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng
lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Theo Kulkarni (2008), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia tính
bình quân trên đầu người (GDP bình quân đầu người) trong một thời gian nhất định.
Trong khi đó, Durlauf và Blume (2010) cho rằng, tăng trưởng kinh tế được đo lường
bởi sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người.
Một số quan điểm khác cho rằng, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia
tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, có thể thấy rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm
xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó, Y là quy mô của nền kinh tế, y là tốc độ tăng trưởng, dY là vi phân
của hàm số quy mô của nền kinh tế. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay
GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu
quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng
GDP (hay GNP) thực tế.
2.1.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Adam Smith:
Adam Smith là nhà kinh tế học nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất trong
số các nhà kinh tế học. Ông là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh
tế chính trị tư sản. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải các dân tộc” xuất bản năm 1766,
Adam Smith chỉ ra năm nhân tố tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến
bộ kĩ thuật và môi trường chế độ kinh tế – xã hội. Xuất phát từ lý luận giá trị lao động,
Adam Smith coi lao động là nhân tố tăng trưởng cực kì quan trọng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của David Ricardo:
Năm 1817, với tác phẩm “Nguyên lý cơ bản của chính trị kinh tế học và thuế
khóa”, David Ricardo được xem là người có tư tưởng phát triển cao nhất của trường
phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nước Anh. Trong tác phẩm, Ricardo trình bày ba
yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động (L), vốn (K) và đất đai (R). Trong đó,
Ricardo cho rằng, đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) chính là yếu tố cơ bản,
là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Karl Marx (Mác):
Học thuyết giá trị lao động của Mác được trình bày trong tác phẩm bộ “Tư bản”
(gồm 3 cuốn: quyển 1, quyển 2 và quyển 3) xuất bản đầu những năm 1930. Theo Mác,
các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ
thuật. Đối với yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản
là tăng giá trị thặng dư. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc,
trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Họ chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần
để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ
nghĩa tư bản.
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của John Maynard Keynes:
Sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”
xuất bản năm 1936 đánh dấu sự ra đời của học thuyết điều tiết kinh tế của J.M.Keynes.
Lý thuyết của Keynes được coi là cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng hiện
đại. Theo Keynes, có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng ở một mức sản lượng nào đó,
không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng. Lý thuyết trọng cầu của Keynes lần đầu
tiên khẳng định rằng: Chính nhu cầu (cầu đầu tư và cầu tiêu dùng), chứ không phải
cung, là nhân tố quan trọng quyết định sản lượng, và do đó quyết định tăng trưởng. Lần
đầu tiên, Keynes đã nêu bật vai trò của chính phủ, thông qua các chính sách kinh tế đối
với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Harrod-Domar:
Vào khoảng năm 1940, với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học
Harrod và Domar đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và
thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình Harrod-Domar giải thích mối quan hệ giữa
tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, tiết kiệm là nguồn
gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ
tích luỹ để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện tiết
kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư (I), đầu tư làm tăng vốn sản xuất (∆K), gia tăng vốn
sản xuất sẽ trực tiếp làm tăng ∆Y. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào số lượng lao
động và vốn.
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Robert Solow:
Năm 1956, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng
mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Theo mô hình Solow thì các yếu tố quyết
định đến tăng trưởng bao gồm vốn, yếu tố lao động và công nghệ. Bản chất của mô
hình là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho
phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô”. Điểm đột phá nhất của mô hình
tăng trưởng của Solow là đã giảm sự cứng nhắc của mô hình Harrod-Domar bằng cách
sử dụng hàm sản xuất có năng suất giảm dần của các nhân tố sản xuất, trong đó, giả
định tiền công và hệ số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh, thay vì bất biến như
ở mô hình Harrod-Domar. Nhờ đó, nền kinh tế có thể điều chỉnh để tiến tới trạng thái
cân bằng và trạng thái này là ổn định.
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Kaldor:
Mô hình của Kaldor (1978, chương 4) được xem là khuôn mẫu để phân tích tăng
trưởng trong khu vực “hiện đại” của nền kinh tế. Mô hình với luận điểm cơ bản cho
rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ kỹ thuật hoặc trình độ công
nghệ. Kaldor đã bổ sung được mặt hạn chế của mô hình Harrod-Domar ở khía cạnh
không phải chỉ gia tăng vốn sản xuất là có thể tăng trưởng mà còn tùy thuộc vào trình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
độ phát triển công nghệ. Việc quan tâm tới phát triển công nghệ là gợi ý về mặt chính
sách với các nước mong muốn duy trì tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển thường chưa chú trọng đúng mức vai trò của phát triển khoa học và công
nghệ trong chính sách phát triển kinh tế.
- Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của mô hình hai khu vực:
Ocampo, Rada và Taylor (2009) đề xuất một mô hình cơ cấu đơn giản để tìm
hiểu những vấn đề tăng trưởng chính được nêu lên trong nền kinh tế có hai khu vực.
Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.
Mô hình hai khu vực thừa nhận tầm quan trọng to lớn của lao động và vốn trong
quá trình tăng trưởng. Quan trọng hơn, các mô hình hai khu vực có thể giải thích sự
khác biệt về mức độ và tỉ lệ tăng trưởng năng suất trong các hoạt động kinh tế khác
nhau và ý nghĩa của tiền lương tương đối (và sinh lợi từ vốn đầu tư), sự phân bổ vốn và
lao động giữa hai khu vực, và tiềm năng di cư lao động từ nông thôn (hoạt động nông
nghiệp) về thành thị (vùng công nghiệp). Do đó, mô hình hai khu vực đặt ra những câu
hỏi khác so với mô hình một khu vực và có thể làm rõ những khía cạnh khác nhau của
quá trình tăng trưởng.
2.1.3 Cở sở lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
Phát triển tài chính được đánh giá như là một định tố quan trọng của tăng trưởng
kinh tế và những biến đổi của nó giữa các nước. Sự phụ thuộc có thể không phải là
tuyến tính và có thể có các mức ngưỡng tùy theo từng nước cụ thể đối với mối liên kết
thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (Berthelemy và Varoudakis,
1996).
Phát triển tài chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trước hết thông qua việc
giảm đi chi phí của việc cung cấp vốn, và thứ hai thông qua tinh thần kinh doanh được
tăng cường; các nhân tố này thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra một nền tảng cơ sở hạ tầng
kinh tế cho việc thúc đẩy thương mại và tài chính quốc tế. Cả hai đều là những nguồn
lực bổ sung của tăng trưởng kinh tế. Những đặc trưng này đến lượt nó lại hàm ý một sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế. Và ngược lại, khi nền kinh tế có sự tăng
trưởng nhất định sẽ tạo một nền tảng tốt hỗ trợ tài chính phát triển.
Lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bắt đầu đặt nền móng từ nửa đầu thế kỷ XX như
Schumpeter (1912) tới Debreu (1959), Arrow (1964), Goldsmith (1969), McKinnon
(1973), Shaw (1973), Lucas (1988),…
2.1.3.1 Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
Nhắc đến phát triển tài chính không thể không nhắc đến trung gian tài chính.
Đây là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính -
tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của tổ chức này là tập trung các khoản vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung ứng cho những chủ thể có nhu cầu
vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ cho khách hàng. Schumpeter (1911) đã
tìm thấy các chức năng và dịch vụ của trung gian tài chính là thiết yếu cho sự đổi mới
công nghệ và phát triển kinh tế, đó là: huy động tiền tiết kiệm, quản lý rủi ro, giám sát
và đánh giá các giao dịch tài chính, và tạo thuận lợi cho các giao dịch giữa các bên.
Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu, đóng góp
vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế (King và Levine, 1993b). Ngoài ra, như Levine
(1997) lập luận “các nước có những thể chế tài chính hiệu quả trong việc giảm bớt các
rào cản thông tin, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông qua nhiều khoản
đầu tư hơn so với các nước có các hệ thống tài chính kém hiệu quả hơn trong việc đạt
được và xử lý thông tin”. Vấn đề rất quan trọng ở đây là phải thiết kế một cơ chế có chi
phí thấp nhất cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng thông tin giữa tất cả các bên
có liên quan đến giao dịch tài chính.
Khi đề cập đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lucas (1988) cũng nhấn mạnh vai
trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua việc dịch
chuyển các khoản tiết kiệm, phân bổ nguồn lực cho các khoản đầu tư sinh lợi nhất,
giảm chi phí về thông tin, giao dịch và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
thuận lợi cho việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, nguồn lực
được phân bố hợp lý hơn, vốn vật chất và vốn con người cũng được sử dụng hiệu quả
hơn, thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật nhanh hơn.
Phát triển tài chính và sự hình thành cơ sở hạ tầng liên quan đến trung gian tài
chính tạo điều kiện cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng về thông tin, nghĩa là,
xác định cung và cầu nguồn lực giữa nhà đầu tư và người đi vay, và vì vậy gia tăng lãi
suất thực của vốn và năng suất kinh tế. Bên cạnh đó, phát triển tài chính giúp huy động
và thu hút tiền tiết kiệm cho đầu tư và sự phân bổ vốn cho các dự án có lợi tức kỳ vọng
cao hơn, do đó, khuyến khích năng suất cao hơn.
Tuy nhiên, phát triển tài chính không phải luôn luôn tác động thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu của McKinnon (1973) và Shaw (1973) cho rằng, các quy
định về tài chính liên quan đến lãi suất trần và các điều kiện về dự trữ bắt buộc sẽ cản
trở tiết kiệm cũng như các quyết định về đầu tư, do đó tác động bất lợi đến tăng trưởng
kinh tế. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hóa tài chính, chẳng hạn như
cắt giảm lãi suất nhằm làm tăng các khoản tài trợ từ vay mượn cũng như phân bổ các
nguồn tài trợ trong nền kinh tế hiệu quả hơn.
2.1.3.2 Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính
Hầu hết các bằng chứng lý thuyết đều cho rằng, phát triển tài chính có vai trò
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh trường phái ủng hộ mối quan hệ một
chiều này còn có nhiều quan điểm cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động ngược trở
lại đối với sự phát triển tài chính khi đạt đến một mức độ tăng trưởng nhất định.
Schumpeter (1912) cho rằng, một hệ thống tài chính tốt sẽ giúp gia tăng tiết
kiệm, từ đó, gia tăng đầu tư, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và qua đó thúc đẩy kinh tế phát
triển. Bên cạnh đó, một hệ thống tài chính tốt sẽ tạo nên một danh mục đầu tư đa dạng,
giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiết kiệm, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn và từ
đó làm gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, chức năng thu thập và xử lý thông tin về dự án đầu
tư sẽ giúp giảm chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân. Khi hiệu quả đầu tư gia tăng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
và chi phí được cắt giảm, tiết kiệm gia tăng, các quyết định đầu tư cũng theo đó tăng
lên, từ đó thúc đẩy đổi mới công nghệ và làm cho kinh tế tăng trưởng. Và tiếp đến,
kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư tăng, từ đó, thúc
đẩy thị trường tài chính phát triển.
Tương tự như quan điểm của Schumpeter (1912), Patrick (1966) khi nghiên cứu
về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các nước kém phát triển đã thừa nhận
rằng, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không chỉ là một
chiều mà còn theo chiều ngược lại. Tác giả cho rằng, trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển kinh tế thì phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế chiếm ưu thế, sau
đó, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài
chính và tăng nhanh.
Liên quan đến tiết kiệm, Goldsmith (1969) cũng tranh luận rằng, thị trường tài
chính phát triển sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng bằng cách huy động nguồn vốn tiết
kiệm tài trợ cho những khoản đầu tư sinh lời nhiều nhất. Ngược lại, khi nền kinh tế đạt
mức tăng trưởng nhất định sẽ tạo tiền đề hỗ trợ tiết kiệm được sử dụng hiệu quả, qua
đó, tiếp tục khuyến khích đầu tư và thúc đẩy tài chính phát triển.
Jung (1986) cũng cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược trở lại của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển tài chính. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, một yếu tố đo lường phát
triển tài chính kìm hãm tăng trưởng kinh tế có thể sẽ làm hạn chế tính chính xác khi
đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu của Demetriades và Hussein (1996), Arestis và Demetriades
(1997) đã kết luận rằng, tương quan thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế còn tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác
biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế. Các tác giả ủng hộ quan điểm cho
rằng, một nền kinh tế với mức độ tăng trưởng nhất định sẽ khuyến khích hệ thống tài
chính phát triển.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Blackburn và Huang (1998) khi nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng, phát triển
tài chính và thương mại cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tập trung vào định chế trung
gian tài chính, cụ thể là việc giám sát các dự án đầu tư mạo hiểm với sự hiện diện của
bất cân xứng thông tin. Kết quả cho thấy các mối quan hệ từ phát triển tài chính đến
tăng trưởng kinh tế và ngược lại đều có tác động thúc đẩy tích cực.
2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế
Vấn đề tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những vấn đề được các quốc gia
quan tâm hàng đầu. Do đó, việc tìm hiểu những yếu tố có tác động đến tăng trưởng
kinh tế là điều hết sức quan trọng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bởi
thông qua đó, không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả những nhà đầu tư có
thể đưa ra những biện pháp khắc phục hoặc tăng cường thúc đẩy các yếu tố dẫn đến
tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, trên thế giới, bên cạnh những bằng chứng lý thuyết, có rất nhiều
những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại có cách tiếp cận
và đánh giá riêng.
2.2.1 Nghiên cứu các quốc gia chọn lọc
King và Levine (1993) nghiên cứu về “Tài chính và tăng trưởng: Liệu
Schumpeter có đúng!”, sử dụng dữ liệu trên 80 quốc gia trong giai đoạn 1960-1989
nghiên cứu mối liên kết thực nghiệm giữa một loạt các chỉ số về phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu chuỗi thời gian xuyên quốc
gia bằng cách sử dụng dữ liệu trung bình trong thập niên 1960, 1970 và 1980 để mỗi
quốc gia có ba quan sát. Phát triển tài chính được xây dựng thông qua bốn chỉ số: Thứ
nhất là thước đo "chiều sâu tài chính", thể hiện bằng tỷ lệ nợ phải trả của hệ thống tài
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
chính với GDP gọi là LLY. Chỉ số phát triển tài chính thứ hai để đo tầm quan trọng
tương đối của các tổ chức tài chính cụ thể, thông qua việc sử dụng biến BANK để phân
tích tầm quan trọng của các ngân hàng thương mại liên quan đến ngân hàng trung
ương. Các chỉ số phát triển tài chính thứ ba và thứ tư được thiết kế để đo lường phân
phối tài sản trong nước, đó là tỷ lệ tín dụng được cung cấp và phát hành cho các khu
vực tư. Bốn chỉ số cũng được đưa ra để đo lường tăng trưởng là tăng trưởng GDP bình
quân đầu người (GYP), tỷ lệ tích lũy vốn vật chất (GK), tỷ lệ đầu tư trong nước vào
GDP (INV) và số đo cải thiện hiệu quả phân bổ vốn vật chất (EFF).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phát triển tài chính cao hơn có liên quan
tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tích lũy vốn vật chất và hiệu quả
kinh tế được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận về mối quan
hệ giữa mức độ phát triển tài chính và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, sự tích lũy vốn vật
chất và cải thiện hiệu quả kinh tế; cụ thể, khi các nước có mức phát triển tài chính
tương đối cao, tăng trưởng kinh tế có xu hướng tương đối nhanh trong vòng 10 đến 30
năm tới. Schumpeter trước đó cũng đưa ra kết luận tương tự về mối liên hệ quan trọng
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng dài hạn, rằng các dịch vụ tài chính kích thích
tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng tỷ lệ tích lũy vốn và bằng cách cải thiện hiệu quả
mà nền kinh tế sử dụng vốn đó.
Calderon và Liu (2002) nghiên cứu “Phương hướng mối quan hệ giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế”, sử dụng dữ liệu của 109 quốc gia phát triển và quốc
gia công nghiệp từ năm 1960 đến năm 1994 để kiểm tra tính nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu được lấy trung bình từ 3-10 năm để loại bỏ
hiệu ứng chu kỳ kinh doanh. Bài báo cho thấy, phát triển tài chính thường dẫn đến tăng
trưởng kinh tế, bên cạnh đó cũng tồn tại mối quan hệ ngược lại, rằng tăng trưởng kinh
tế dẫn đến phát triển tài chính. Bài nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của phát triển tài
chính đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện mạnh mẽ ở các nước phát triển hơn so với
các nước công nghiệp, ngụ ý rằng, tại các quốc gia phát triển yếu tố phát triển tài chính
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
dường như được quan tâm hơn. Bài báo cũng trình bày hai ý nghĩa chính sách quan
trọng. Đầu tiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, cần tiếp tục thực hiện cải
cách tài chính. Thứ hai, để tận dụng lợi thế của sự tương tác tích cực giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế, cần tự do hóa nền kinh tế cùng với tự do hoá ngành tài
chính.
Christopoulos và Tsionas (2004) nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: bằng chứng từ kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết”, sử dụng dữ
liệu bảng động kết hợp mô hình vector tự hồi quy trên 10 quốc gia đang phát triển
trong giai đoạn 1970-2000. Nghiên cứu đo lường biến phát triển tài chính bằng tỷ lệ
tiền gửi ngân hàng so với tổng GDP danh nghĩa và vốn đầu tư. Biến phụ thuộc tăng
trưởng kinh tế được đo bằng sản lượng đầu ra thực tế. Tác giả sử dụng kiểm định
nghiệm đơn vị trên dữ liệu bảng và kiểm định đồng liên kết, sau đó chạy mô hình
VECM. Mối quan hệ trong dài hạn được kiểm tra bằng cách sử dụng hồi quy FM-OLS.
Bài báo cho rằng trong dài hạn, phát triển tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
không tồn tại bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Ý nghĩa quan
trọng nhất của nghiên cứu là đưa ra các khuyến nghị chính sách: Nếu các nhà hoạch
định chính sách muốn thúc đẩy tăng trưởng thì cần tập trung vào các chính sách dài
hạn, ví dụ như tạo ra các định chế tài chính hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng và thị
trường chứng khoán. Phát hiện trên của bài nghiên cứu cũng phù hợp với những phát
hiện trước đây khi cho rằng các hệ số của biến số tài chính thường có ý nghĩa thống kê
về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ví dụ như Gelb (1989), Ghani (1992), King and Levine
(1993a, b), Levine và Zervos (1996) và Beck và cộng sự (2000). Những phát hiện này,
cũng như những phát hiện trong nghiên cứu này không ủng hộ bằng chứng thực
nghiệm ở Ireland (1994) và Demetriades và Hussein (1996) cho rằng, phát triển tài
chính là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế.
Hassan và các cộng sự (2011) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: bằng chứng mới từ dữ liệu bảng”. Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2007, bao gồm 168 quốc gia và sử dụng cấu trúc
dữ liệu bảng. Tập dữ liệu này cho phép các tác giả ước tính hiệu quả các bảng hồi quy
và phân tích các mô hình chuỗi thời gian đa biến khác nhau trong mỗi khu vực địa lý và
nhóm thu nhập. Trong đó, mỗi khu vực địa lý là một tập hợp các quốc gia đồng nhất,
chẳng hạn, tương đồng về GDP bình quân đầu người, cơ cấu tài chính, văn hóa,… Biến
độc lập đại diện cho phát triển tài chính là FD được lấy từ việc kết hợp thông tin giữa
các ngân hàng và các bên trung gian tài chính khác. Để đại diện cho FD, tác giả sử
dụng 3 biến số đại diện. Thứ nhất, tín dụng trong nước do ngân hàng cung cấp theo tỷ
lệ phần trăm so với GDP (DCBS). DCBS cao hơn cho thấy mức độ phụ thuộc cao vào
ngành ngân hàng để tài trợ. Tuy nhiên, quan điểm trên có thể không phù hợp với các
nước đang phát triển. Do đó, nghiên cứu đã sử dụng thêm biến số thứ hai là tín dụng
trong nước cung cấp cho khu vực tư nhân theo tỷ lệ phần trăm so với GDP (DCPS) để
đo lường FD. Một tỷ lệ tín dụng trong nước cao so với GDP không chỉ cho thấy mức
độ cao hơn của đầu tư trong nước, mà còn cho thấy sự phát triển cao hơn của hệ thống
tài chính. Thứ ba, tác giả sử dụng biến số cung tiền M3 để đo lường các khoản nợ của
hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Biến giải thích khác được sử dụng trong nghiên
cứu là tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước so với GDP (GDS).
Sử dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển, nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan
hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Kết quả này tương tự với King và Levine (1993a) và Levine, Loayza và Beck (2000).
Hơn nữa, trong ngắn hạn các phân tích đa biến cung cấp kết quả hỗn hợp: tồn tại mối
quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài chính và tăng trưởng cho hầu hết các vùng và quan
hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng đến tài chính cho hai khu vực nghèo nhất. Ngoài
ra, các biến khác từ lĩnh vực thực tế như chi tiêu thương mại và chi tiêu chính phủ đóng
một vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Do đó, theo các tác giả,
có vẻ như một hệ thống tài chính hoạt động tốt là một điều kiện cần thiết nhưng không
đủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở các nước đang phát triển.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Samargandi, Fidrmuc và Ghosh (2015) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là đơn điệu hay không? Bằng chứng từ các quốc
gia thu nhập trung bình”, sử dụng dữ liệu 52 nước có mức thu nhập trung bình trong
giai đoạn 1980-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ hình chữ U ngược
giữa tài chính và tăng trưởng trong thời gian dài. Trong ngắn hạn, mối quan hệ này là
không đáng kể. Điều này cho thấy rằng, quá nhiều yếu tố tài chính có thể gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng ở các nước có thu nhập trung bình. Nghiên cứu kết luận
rằng, về tổng thể, phát triển tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng phát triển tài chính
ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Nghiên cứu của các tác giả sử dụng các kỹ thuật kinh
tế tiên tiến để đánh giá tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng thông qua
mô hình ARDL. Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên đối với các nhà hoạch định chính
sách rằng, khuyến khích phát triển tài chính đôi khi có thể phản tác dụng. Thay vào đó,
các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách tăng cường loại và chất lượng phù hợp về
tài chính thay vì mở rộng lĩnh vực tài chính. Sau đó, có thể tập trung vào các chiến lược
tăng cường tăng trưởng khác nếu ngưỡng tài chính thích hợp đã đạt được.
Djeneba DOUMBIA (2016) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế tại 43 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1975-2009”. Nghiên cứu
cung cấp bằng chứng mới về mối quan hệ phi tuyến giữa tài chính và tăng trưởng, dựa
trên phương pháp GMM và PSTR để khắc phục một số thiếu sót trong việc ước lượng
mối quan hệ giữa tăng trưởng và tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng về
mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Phát triển tài
chính đã thúc đẩy tăng trưởng tại các nước kém phát triển, trong khi tác động của nó ở
các nền kinh tế phát triển hơn dường như yếu hơn. Kết quả các ước lượng PSTR nhấn
mạnh rằng, phát triển tài chính có lợi cho tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp và
trung bình thấp. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc tranh luận
hiện tại về tài chính. Trong các nền kinh tế tiên tiến, giám sát và theo dõi hệ thống tài
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
chính có thể chứa đựng các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, ở
các nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, phát triển tài chính theo trình
tự sẽ hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.2.2 Nghiên cứu khu vực châu Âu
Ayadi và cộng sự (2013) nghiên cứu về “Phát triển tài chính, hiệu quả ngân
hàng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Địa Trung Hải”, sử dụng dữ liệu bảng tại
các quốc gia phía bắc và phía nam Địa Trung Hải trong thời kỳ 1985-2009. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của ngành tài chính không tác động tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế. Sự cải thiện trong hiệu quả ngành ngân hàng là không đủ để cải thiện
tăng trưởng ở các nước miền Nam Địa Trung Hải; cần có các điều kiện bổ sung, chẳng
hạn, cần cải thiện chất lượng các tổ chức, các quy định và giám sát chất lượng tốt hơn.
Việc cải thiện các thể chế là yếu tố then chốt cho tăng trưởng nhưng không đủ để làm
cho phát triển ngành ngân hàng đóng góp tích cực vào tăng trưởng. Cụ thể kết quả chạy
hồi quy cho thấy, tiền gửi ngân hàng và tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư nhân
có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy một tác động
âm của GDP thực bình quân đầu người ban đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác,
vốn hóa thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng
và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Deltuvaite và Sinevicience (2014) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa phát triển
tài chính và phát triển kinh tế tại các quốc gia EU”. Tính mới chính của bài viết đề cập
đến phân tích toàn diện mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ở các nước
Liên minh châu Âu (EU) tập trung vào một mẫu gồm 27 quốc gia EU trong giai đoạn
2000-2011. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, logic và so sánh các
tài liệu khoa học, phân tích dữ liệu thống kê, thống kê mô tả, phân tích cụm phân cấp,
phân tích tương quan. Tác giả cũng đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu của Greenwood
(2013), Deidda (2006), Fung (2009), Demetriades và Hussein (1996), Levine (1997),
Calderon và Liu (2002),… và đưa ra các kết luận: (1) phát triển tài chính rất quan trọng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
cho phát triển kinh tế khi nền kinh tế đạt đến ngưỡng quan trọng; (2) mối liên hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là tích cực và mạnh mẽ, chỉ có ý nghĩa ở
mức độ phát triển kinh tế tương đối cao; (3) đối với các nền kinh tế phát triển chậm,
mối quan hệ là yếu hơn nhiều, thường không đáng kể thậm chí tiêu cực; (4) không có
sự đồng thuận rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế và các kết quả thực nghiệm là riêng biệt theo từng quốc gia. Nghiên cứu được
thực hiện qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1. Phân loại các nước EU theo mức độ phát triển kinh tế, sử dụng
phân tích cụm.
Giai đoạn 2. Phân tích các số liệu mô tả về các chỉ số mức phát triển kinh tế và
tài chính ở các nhóm quốc gia EU khác nhau.
Giai đoạn 3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ở các
quốc gia EU.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ tích cực một chiều đáng
kể giữa phát triển kinh tế và tài chính ở các nước EU. Tuy nhiên, kết quả phân tích mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và tài chính ở các nhóm không đồng đều. Một mối quan
hệ đơn điệu có ý nghĩa thống kê vừa phải giữa phát triển kinh tế và tín dụng tư nhân
của tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác theo tỷ lệ GDP được quan sát thấy
trong một nhóm. Trong khi mối quan hệ một chiều có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ giữa
phát triển kinh tế và tỷ trọng vốn hóa thị trường chứng khoán theo GDP được xác định
trong một nhóm khác.
Bongini và cộng sự (2017) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: Vai trò của các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài trong khối các nước
CESEE”, sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1995-2014 tại các quốc gia miền Trung, miền
Đông và các quốc gia Đông Nam Âu. Kết quả nghiên cứu cho rằng, tín dụng ngân hàng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài đóng vai trò
quan trọng trong mối liên hệ với các ngân hàng trong nước. Cụ thể, các quốc gia có tỷ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân và vốn hóa thị trường cao hơn sẽ thúc đẩy
GDP tăng trưởng nhanh hơn. Nghiên cứu cũng gợi ý các chương trình nghiên cứu
trong tương lai nên bao gồm dữ liệu kinh tế vi mô đối với thành phần tín dụng theo loại
khách hàng và quyền sở hữu của ngân hàng, để đủ điều kiện và làm sáng rõ các chính
sách tín dụng ngân hàng - nhắm mục tiêu đến các phân đoạn thị trường cụ thể - có thể
thúc đẩy hoặc làm kìm hãm phát triển kinh tế như thế nào. Kết quả nghiên cứu cũng
nêu lên hàm ý chính sách công, nếu quyền sở hữu nước ngoài của các ngân hàng không
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thì chính phủ nên cân nhắc việc giảm thị phần của họ, với
điều kiện là có đủ vốn trong nước để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.
2.2.3 Nghiên cứu khu vực châu Á
Giri và Mohapatra (2012) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: bằng chứng từ nền kinh tế Ấn Độ”, sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1970-2009
với mô hình VAR đa biến và VECM để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Ấn Độ. Kết quả từ kiểm định
đồng tích hợp Johansen và Juselius hỗ trợ cho sự tồn tại của mối quan hệ này. Tác giả
cho rằng, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào trường hợp hai biến và kết
quả đem lại không đáng tin cậy. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm
ủng hộ giả thiết phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ trong giai
đoạn tiến hành kiểm tra. Kết quả từ các mô hình cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả
một chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả này có ý nghĩa quan
trọng đối với việc thực hiện các chính sách kinh tế ở Ấn Độ. Sự phát triển trong lĩnh
vực tài chính có xu hướng hoặc có nhiều khả năng kích thích và thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng khi chính quyền áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng và cải thiện sự ổn định kinh
tế vĩ mô. Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính giúp cung cấp các dịch vụ thiết yếu và có
thể tạo sự khác biệt lớn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, đảm bảo phát triển ngành tài
chính là cần thiết cho tăng trưởng và giảm chi phí giao dịch.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Giri (2015) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng
chứng thực nghiệm tại Ấn Độ”, sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1982 –
2012. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ARDL để phân tích mối quan hệ ngắn hạn
và dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Phân tích chi tiết kết quả
cho thấy cả hai chỉ số phát triển tài chính dựa trên yếu tố ngân hàng và dựa trên yếu tố
thị trường có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Các kết quả thực
nghiệm của nghiên cứu cung cấp thông tin chính sách quan trọng trong bối cảnh kinh
tế Ấn Độ. Vì khu vực tài chính Ấn Độ phần lớn lấy ngân hàng làm trung tâm, hiệu suất
của ngành ngân hàng là rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách
muốn duy trì việc mở rộng tài chính song song với phát triển và tăng trưởng.
2.2.4 Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ
Akinlo và Egbetunde (2010) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: kinh nghiệm tại các quốc gia châu Phi cận Sahara” trong giai đoạn 1980-2005. Bài
viết nghiên cứu mối quan hệ lâu dài và mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế cho mười quốc gia châu Phi cận Sahara thông qua mô hình VECM.
Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều rằng, phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng
kinh tế ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Gabon và Nigeria, trong khi mối quan hệ
nhân quả theo chiều ngược lại từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính xảy ra tại
Zambia. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế xảy ra ở Chad, Nam Phi, Kenya, Sierra Leone và
Swaziland. Từ kết quả này tác giả đã đưa ra một số nhận định rằng ở các quốc gia mà yếu
tố phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế cần nỗ lực nâng cao cải thiện và hiệu
quả của khu vực thị trường tài chính. Đối với các quốc gia mà ở đó tăng trưởng kinh tế dẫn
đến phát triển tài chính thì chính phủ cần tăng cường các nỗ lực về chính sách nhằm tăng
cường tăng trưởng và giúp cải thiện sự phát triển ngành tài chính của nền kinh tế. Bên
cạnh đó, ở các nước có bằng chứng về mối quan hệ nhân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế thì các chính sách được
thiết kế để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ có lợi lẫn
nhau.
Nyamongo và cộng sự (2012) nghiên cứu về “Kiều hối, phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế tại Châu Phi”, sử dụng dữ liệu bảng của 36 quốc gia châu Phi trong
giai đoạn 1980–2009. Tác giả sử dụng mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình
REM. Mô hình sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người làm thước đo
tăng trưởng kinh tế. Các biến độc lập bao gồm kiều hối, tính bất ổn của kiều hối, chỉ số
phát triển tài chính. Trong đó, biến số phát triển tài chính được đo bằng tỷ lệ cung tiền
M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư so với GDP. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, kiều hối là nguồn tăng trưởng quan trọng trong tăng trưởng tại các
quốc gia châu Phi trong thời gian nghiên cứu. Biến động của kiều hối có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu cho thấy vai trò
của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế dường như bị suy yếu. Tuy nhiên, tỷ
lệ tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư so với GDP có tác động thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ngược lại, tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP có hệ số tác động âm. Ngoài
ra, các yếu tố như chi tiêu chính phủ và lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.
Bittencourt (2012) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia Mỹ Latin: Schumpeter liệu có đúng!”, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở
các nước Argentina, Bolivia, Brazil và Peru trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2007. Bài
nghiên cứu sử dụng tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng
khoán so với GDP làm thước đo phát triển tài chính. Dựa trên phân tích bảng dữ liệu
chuỗi thời gian cho thấy, phát triển tài chính là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp đầu
tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên
cứu của Schumpeter (1912) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển
một nền kinh tế tư bản, dựa trên ý tưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng cho tăng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
trưởng và thịnh vượng. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế
vĩ mô và các tổ chức kinh tế như là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển tài chính.
Bên cạnh đó, sự tự do hóa tài chính và sự ra đời của cạnh tranh tài chính đóng vai trò
tích cực trong việc mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm
Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu
Phương pháp và mục tiêu nghiên
Kết quả nghiên cứu
cứu
Nghiên cứu các quốc gia có chọn lọc
King và 1993 Finance and Growth: Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ Kết quả cho thấy mức độ phát triển tài
Levine Schumpeter Might be liệu chuỗi thời gian trung bình chính cao hơn có tác động tích cực với tốc
Right xuyên quốc gia trong giai đoạn độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tích lũy
1960-1989 của 80 quốc gia để đánh vốn vật chất và hiệu quả kinh tế được cải
giá mối quan hệ giữa phát triển tài thiện hơn. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận
chính và tăng trưởng kinh tế. về mối quan hệ giữa mức độ phát triển tài
chính và tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn.
Calderon và 2002 The direction Sử dụng dữ liệu bảng từ 109 quốc Phát triển tài chính thường dẫn đến tăng
Liu of causality gia và và kiểm định nhân quả trưởng kinh tế, bên cạnh đó cũng tồn tại
between Granger để đánh giá mối quan hệ mối quan hệ ngược lại, rằng tăng trưởng
financial giữa phát triển tài chính và tăng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính. Bài
development trưởng kinh tế. nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của phát
and triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế
economic thể hiện mạnh mẽ ở các nước phát triển hơn
growth so với các nước công nghiệp.
Christopoulos 2004 Financial Sử dụng dữ liệu bảng động kết hợp Kết quả cho thấy trong dài hạn, phát triển
và Tsionas development and mô hình vector tự hồi quy trên 10 tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
economic growth: quốc gia đang phát triển trong giai không tồn tại bằng chứng cho thấy có mối
evidence from panel đoạn 1970-2000. Tác giả sử dụng quan hệ nhân quả hai chiều.
unit root and kiểm định nghiệm đơn vị trên dữ
cointegration tests liệu bảng và kiểm định đồng liên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
kết, sau đó chạy mô hình VECM.
Mối quan hệ trong dài hạn được
kiểm tra bằng cách sử dụng hồi quy
FM-OLS.
Hassan và các 2011 Financial Sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, đồng Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa
cộng sự development and thời sử dụng mô hình vector tự hồi phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở
economic growth quy để kiểm định mối quan hệ nhân các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, tồn
New evidence from quả giữa phát triển tài chính và tăng tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài
panel data trưởng kinh tế. chính và tăng trưởng cho hầu hết các vùng
và quan hệ nhân quả một chiều từ tăng
trưởng kinh tế đến phát triển tài chính cho
hai khu vực nghèo nhất. Ngoài ra, chi tiêu
thương mại và chi tiêu chính phủ cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc giải
thích tăng trưởng kinh tế.
Samargandi, 2015 Is the Relationship Nghiên cứu của các tác giả sử dụng Kết quả chỉ ra rằng, phát triển tài chính ảnh
Fidrmucvà Between Financial các kỹ thuật kinh tế tiên tiến để hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn
Ghosh Development and đánh giá tác động của phát triển tài hạn, nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn.
Economic chính đối với tăng trưởng kinh tế Các tác giả cũng cho rằng, tác động của
Growth Monotonic? thông qua mô hình ARDL. phát triển tài chính là khác nhau giữa các
Evidence from a quốc gia do có sự khác biệt về cấu trúc kinh
Sample of Middle- tế, chất lượng thể chế, thị trường tài
Income chính,…
Countries
Djeneba 2016 Financial Sử dụng phương pháp GMM và Kết quả cho thấy bằng chứng về mối quan
DOUMBIA development and PSTR để ước lượng mối quan hệ hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và
economic growth in giữa tăng trưởng kinh tế và phát phát triển tài chính. Phát triển tài chính đã
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
43 advanced and triển tài chính. thúc đẩy tăng trưởng tại các nước kém phát
developing triển, trong khi tác động của nó ở các nền
economies over the kinh tế phát triển hơn dường như yếu hơn.
period 1975-2009
Nghiên cứu khu vực châu Âu
Ayadi và 2013 Financial Sử dụng dữ liệu bảng tại các quốc Nghiên cứu kết luận, tiền gửi ngân hàng và
cộng sự development, Bank gia phía bắc và phía nam Địa Trung tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư
efficiency and Hải trong thời kỳ 1985-2009 để nhân có tương quan âm với tăng trưởng
Economic growth kiểm định mối quan hệ giữa phát kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy một
across the triển tài chính và tăng trưởng kinh tác động âm của GDP thực bình quân đầu
Mediterranean tế. người ban đầu đối với tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy vốn hóa thị trường chứng khoán và
đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò
quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Deltuvaite và 2014 Investigation of Nghiên cứu sử dụng phương pháp Tồn tại một mối quan hệ tích cực một chiều
Sinevicience relationship between phân tích hệ thống, logic và so sánh đáng kể giữa tăng trưởng kinh tế và phát
financial and các tài liệu khoa học, phân tích dữ triển tài chính ở các nước EU. Tuy nhiên,
economic liệu thống kê, thống kê mô tả, phân kết quả phân tích mối quan hệ giữa phát
development in the tích cụm phân cấp, phân tích tương triển kinh tế và tài chính ở các nhóm quốc
EU countries quan. Việc điều tra mối quan hệ giakhông đồng đều.
giữa phát triển tài chính và kinh tế ở
các nước EU được thực hiện bằng
cách sử dụng phân tích tương quan
(hệ số tương quan của Spearman).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Bongini và 2017 Financial Sử dụng dữu liệu bảng của 74 quốc Kết quả nghiên cứu cho rằng, tín dụng ngân
cộng sự development and gia và sử dụng mô hình vector tự hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các
economic growth: hồi quy để kiểm định mối quan hệ ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài đóng
The role of foreign- nhân quả giữa phát triển tài chính và vai trò quan trọng trong mối liên hệ với các
owned banks in tăng trưởng kinh tế.. ngân hàng trong nước. Cụ thể, các quốc gia
CESEE countries có tỷ lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư
nhân và vốn hóa thị trường cao hơn sẽ thúc
đẩy GDP tăng trưởng nhanh hơn.
Nghiên cứu khu vực châu Á
Giri và 2012 Financial Sử dụng mô hình VAR đa biến và Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực
Mohapatra development and VECM để kiểm tra mối quan hệ dài nghiệm ủng hộ giả thiết phát triển tài chính
economic growth: hạn giữa các biến phát triển tài dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ trong
Evidence from Indian chính và tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn tiến hành kiểm tra.
economy nền kinh tế Ấn Độ.
Giri 2015 Financial Sử dụng phương pháp ARDL để Kết quả kiểm tra cho thấy cả hai chỉ số phát
development and phân tích mối quan hệ ngắn hạn và triển tài chính dựa trên yếu tố ngân hàng và
economic growth: dài hạn giữa phát triển tài chính và dựa trên yếu tố thị trường có tác động tích
empirical evidence tăng trưởng kinh tế. cực đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ.
from India
Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ
Akinlo và 2010 Financial Sử dụng mô hình VECM để nghiên Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều
Egbetunde development and cứu mối quan hệ lâu dài và mối rằng phát triển tài chính dẫn đến tăng
economic growth: the quan hệ nhân quả giữa phát triển tài trưởng kinh tế ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng
experience of 10 sub- chính và tăng trưởng kinh tế cho 10 hòa Congo, Gabon và Nigeria, trong khi
saharan african quốc gia châu Phi cận Sahara. mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại
countries revisited từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính xảy ra tại Zambia.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Nyamongo và 2012 Remittances, Tác giả sử dụng mô hình Pooled Kiều hối có vai trò quan trọng trong tăng
cộng sự financial OLS, mô hình FEM và mô hình trưởng tại các quốc gia châu Phi. Biến động
development and REMđể đánh giá mối quan hệ giữa của kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng
economic growth in phát triển tài chính và tăng trưởng trưởng kinh tế. Tỷ lệ tín dụng nội địa cung
Africa kinh tế. cấp cho khu vực tư/GDP có tác động thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, ngược lại, tỷ lệ
cung tiền M2/GDP có tác động âm. Ngoài
ra, các yếu tố như chi tiêu chính phủ và lạm
phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.
Bittencourt 2012 Financial Phân tích bảng dữ liệu chuỗi thời Phát triển tài chính là nhân tố thúc đẩy các
development and gian ở các nước Argentina, Bolivia, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản
economic growth in Brazil và Peru trong giai đoạn từ xuất kinh doanh và do đó thúc đẩy tăng
Latin America: Is năm 1980 đến 2007 để đánh giá mối trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng nhấn
Schumpeter right? quan hệ giữa phát triển tài chính và mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh
tăng trưởng kinh tế. tế vĩ mô và các tổ chức kinh tế như là một
điều kiện cần thiết cho sự phát triển tài
chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Kết luận chương 2:
Thông qua việc hệ thống cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, có
thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra kết luận phát triển tài chính có tác
động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ không rõ ràng và tăng
trưởng kinh tế cũng có tác động ngược trở lại đối với phát triển tài chính. Việc phân
tích các nghiên cứu giúp đưa ra cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu và làm nền tảng
cho phân tích mô hình kinh tế lượng ở các chương tiếp theo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT
TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA
LIÊN MINH CHÂU ÂU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Để đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, bài
nghiên cứu dựa trên mô hình của Hassan và các cộng sự (2011). Với nền tảng lý
thuyết dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển, Hasan và các cộng sự đã tìm thấy
mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng
trưởng tân cổ điển xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu chuyển sang giai đoạn độc
quyền, mô hình kinh tế cổ điển không còn phù hợp nữa. Trường phái tân cổ điển
dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế.
Theo họ, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các nhà tân cổ điển rất chú ý tới những vấn đề kinh tế-kỹ thuật thuần
túy, tham vọng giải quyết những vấn đề kinh tế tách khỏi môi trường chính trị; sử
dụng mô hình, công cụ toán học để phân tích kinh tế; đưa ra hàng loạt khái niệm
mới (như lợi ích giới hạn, sản phẩm giới hạn, năng suất giới hạn,…) nhưng họ lại
giữ nguyên kết luận của trường phái cổ điển.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển cũng được nhiều nhà nghiên cứu trước đó
lựa chọn làm nền tảng cho nghiên cứu của mình như King và Levine (1993a),
Pagano (1993), Levine, Loayza và Beck (2000), Calderon và Liu (2002),… Dựa
trên cở sở lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cùng với sự kế thừa các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây, Hassan và các cộng sự (2011) đã đưa ra mô hình có dạng như
sau:
, = + , + , + , + , + , +
, +
,
Trong đó:
- GROWTH: là tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng
GDP thực bình quân đầu người
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
- ,0: là log của GDP thực bình quân đầu người và đại diện cho GDP bình quân đầu người ban đầu
- , : đại diện cho phát triển tài chính, được đo lường bởi:
+ M2: cung tiền
+ DCBS: tín dụng nội địa cung cấp bởi hệ thống ngân hàng
+ DCPS: tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư nhân
- GDS: tổng tiết kiệm trong nước
- TRADE: đại diện cho độ mở thương mại, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu
- GOV: chi tiêu chính phủ
- INF: tỷ lệ lạm phát
- ε: sai số
- i: thể hiện quốc gia
- t: thể hiện năm.
3.2 Mô tả biến và dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 25 quốc gia Liên minh châu Âu
trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016, bao gồm: Áo, Bỉ, Síp, Cộng Hòa Séc,
Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia,
Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây
Ban Nha, Thụy Điển và Anh Quốc.
Việc lựa chọn 25/28 nước thuộc khối Liên minh châu Âu do có 3 quốc gia có
thời gian gia nhập khối muộn, bao gồm Bulgaria, Romania (gia nhập 2007), Croatia
(gia nhập 2013). Bên cạnh đó, kể từ tháng 03/2017, Anh rời khỏi khối Liên minh và
có 10/28 quốc gia cùng gia nhập năm 2004. Vì vậy, nhằm đảm bảo dữ liệu thu thập
được mang tính nhất quán, đáng tin cậy, bài nghiên cứu đã sử dụng số liệu của Ngân
hàng thế giới (World Bank) từ năm 2004 đến năm 2016 cho 25 quốc gia Liên minh
châu Âu.
Để nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia Liên minh châu Âu, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả từ lý
thuyết và thực nghiệm trước đây, các biến sử dụng trong bài dựa theo nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
của Hassan và các cộng sự (2011). Các biến bao gồm 3 nhóm chính: biến phụ thuộc,
biến độc lập và biến kiểm soát.
* Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (GROWTH)
Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân
đầu người trong giai đoạn 2004 đến 2016 (đơn vị tỷ đô la Mỹ).
* Biến độc lập: phát triển tài chính (FIN)
Xây dựng các biến số nhằm đo lường phát triển tài chính là nhiệm vụ không
hề đơn giản. Chúng ta biết rằng hệ thống tài chính được tạo nên bởi rất nhiều những
hoạt động tài chính khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Phát triển tài chính
được thể hiện thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Các dịch vụ tài chính
được cung cấp bởi rất nhiều tổ chức tài chính. Trong số đó, ngân hàng và thị trường
tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Để có thể đánh giá bao quát phát triển tài chính
cần phải đề cập tới rất nhiều những khía cạnh khác nhau của phát triển tài chính. Đã
có rất nhiều quan điểm đưa ra các nhân tố nhằm đo lường sự phát triển tài chính.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu là một tổ
chức mạnh về tài chính, họ có đồng tiền chung và tại đây, các hoạt động cho vay
diễn ra sôi nổi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, tích tụ cũng như
tập trung vốn. Vì vậy, phát triển tài chính trong bài luận văn được nghiên cứu chủ
yếu thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng. Bài nghiên cứu sử dụng
các nhân tố đại diện cho phát triển tài chính là:
+ Cung tiền (M2):
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều sử dụng M2 hoặc M3
trên GDP để đo lường độ lớn và độ sâu của phát triển tài chính. Biến số này được sử
dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như McKinnon (1973), Shaw (1973, King và Levine
(1993),… Tỷ lệ M2/GDP chính là tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP. Tỷ lệ này được
kỳ vọng sẽ tăng theo thời gian nếu khu vực tài chính phát triển nhanh hơn sản xuất
hàng hóa dịch vụ và ngược lại sẽ giảm khi sản xuất phát triển mạnh hơn. M2 là một
công cụ để chính phủ kiểm soát lạm phát bằng cách tăng tiền gửi vào ngân hàng
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc

Similar to Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc (20)

Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Tài Sản Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Việ...
Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Tài Sản Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Việ...Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Tài Sản Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Việ...
Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Tài Sản Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Việ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
 
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công ...
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng - điện lạnh Sao Nam Vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng - điện lạnh Sao Nam Vi...Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng - điện lạnh Sao Nam Vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng - điện lạnh Sao Nam Vi...
 
Luận Văn Triển Khai Dịch Vụ Tư Vấn Hoạch Định Và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân .doc
Luận Văn Triển Khai Dịch Vụ Tư Vấn Hoạch Định Và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân .docLuận Văn Triển Khai Dịch Vụ Tư Vấn Hoạch Định Và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân .doc
Luận Văn Triển Khai Dịch Vụ Tư Vấn Hoạch Định Và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân .doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MAI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MAI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên Minh Châu Âu” là nghiên cứu của chính tác giả, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Dương Thị Bình Minh. Số liệu, trích dẫn trong bài có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên cứu chưa được công bố tại bất cứ công trình nào trước đây cho đến thời điểm này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Học viên Lê Thị Mai
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu ............................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................................... 3 1.7 Kết cấu bài nghiên cứu .......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............. 4 2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế .............................................. 4 2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính ..................................................................................... 4 2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính .............................................................................. 4 2.1.1.2 Hệ thống tài chính ................................................................................................ 4 2.1.1.3 Thước đo phát triển tài chính ............................................................................... 5 2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 6 2.1.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế ......................................................... 6 2.1.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................... 7 2.1.3 Cở sở lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế .............. 10 2.1.3.1 Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ................................ 11 2.1.3.2 Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính ........... 12 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế...... 14 2.2.1 Nghiên cứu các quốc gia chọn lọc ................................................................................ 14 2.2.2 Nghiên cứu khu vực châu Âu ....................................................................................... 19 2.2.3 Nghiên cứu khu vực châu Á ......................................................................................... 21 2.2.4 Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ ................................................................... 22
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kết luận chương 2: ..................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU ................................................................................................................................................. 31 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................ 31 3.2 Mô tả biến và dữ liệu .......................................................................................................... 32 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 36 3.3.1 Phương pháp hồi quy .................................................................................................... 36 3.3.2 Các kiểm định mô hình ................................................................................................. 38 Kết luận chương 3: ..................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU .................................................................................................................................... 44 4.1 Hồi quy với cung tiền M2 ................................................................................................... 48 4.2 Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng ................................... 52 4.3 Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư ................................................ 56 Kết luận chương 4: ..................................................................................................................... 63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................ 64 5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 64 5.2 Gợi ý chính sách .................................................................................................................. 65 5.2.1 Ổn định hệ thống tài chính ........................................................................................... 65 5.2.2 Ổn định cung tiền ......................................................................................................... 65 5.2.3 Kiểm soát vay nợ tín dụng ............................................................................................ 66 5.3 Liên hệ Việt Nam ................................................................................................................ 66 5.4 Hạn chế và định hướng cho nghiên cứu sau ....................................................................... 69 5.4.1 Hạn chế ......................................................................................................................... 69 5.4.2 Định hướng cho nghiên cứu sau ................................................................................... 70 Kết luận chương 5: ..................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT APEC Asia – Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Cooperation Thái Bình Dương DCBS Domestic Credit by Banking Tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ Sector thống ngân hàng DCPS Domestic Credit to Private Tín dụng trong nước cho khu vực tư Sector EU European Union Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định FIN Finance Tài chính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GDS Gross Debt Service Tổng tiết kiệm trong nước GLS Generalized Least Squares Bình phương tối thiểu tổng quát GOV Government Chi tiêu chính phủ INF Inflation Lạm phát M2 Broad money Cung tiền mở rộng OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất REM Random Effects Method Mô hình tác động ngẫu nhiên TRADE Trade Thương mại VAR Vector Auto Regressive Vectơ tự hồi quy
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm................................................................. 25 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình……………………………………………..45 Bảng 4.1. Phân loại các nước theo GDP capital (đơn vị: nghìn USD) ............................. 45 Bảng 4.2. Bảng tóm tắt thống kê mô tả theo nhóm nước.................................................. 46 Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến.........................................................................47 Bảng 4.4. Kết quả đo lường hệ số VIF...............................................................................48 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy với cung tiền M2 .....................................................................49 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi quy biến cung tiền M2........................................................................................................51 Bảng 4.7. Kết quả đo lường hệ số VIF...............................................................................52 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng ....53 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi quy biến DCBS...................................................................................................................55 Bảng 4.10. Kết quả đo lường hệ số VIF.............................................................................56 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư ................57 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi đối với hồi quy biến DCPS...................................................................................................................59 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy các nhóm nước với cung tiền M2 ........................................61 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy các nhóm nước với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng .................................................................................................................61 Bảng 4.15. Kết quả hồi quy các nhóm nước với tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư..................................................................................................................................61
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay. Vì sao tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế lại trở nên quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm như vậy? Chúng ta biết rằng hệ thống tài chính phát triển có mối liên hệ mật thiết với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả sẽ giúp giảm lãng phí và gian lận, giúp sàng lọc và hỗ trợ các dự án hiệu quả hơn, giảm bất cân xứng thông tin và rủi ro. Đây chính là các yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau những cuộc khủng hoảng tài chính thì các tranh luận về phát triển tài chính có tác động tích cực đến nền kinh tế hay không lại trở thành đề tài nóng trong giới học thuật và những nhà hoạch định chính sách. Ngân hàng Thế giới hiện đã đưa ra tầm nhìn cho Chương trình tăng cường cơ hội tiếp cận Tài chính toàn cầu tới năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ các quốc gia tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua tăng số lượng tài khoản giao dịch để tăng tỷ lệ gửi tiền và giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Tại Hội nghị APEC được tổ chức hàng năm, các nền kinh tế luôn lấy chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện là mục tiêu cuối cùng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Các nhà lãnh đạo G20 cũng đưa ra các nguyên tắc quan trọng cho phát triển tài chính và đây cũng là những trọng tâm trong kế hoạch hành động của nhóm G20. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các tổ chức, diễn đàn lấy phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu quan tâm hàng đầu. Hiện có rất nhiều những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế như King và Levine (1993), Shand và Morris (2002), AL-Yousif (2002), Habibullah và End (2006), Hassan và cộng sự (2011),… Phần lớn các nghiên cứu cho
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 thấy có mối tương quan dương giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho kết quả ngược lại. Điều này ít nhiều do có sự khác biệt giữa các vùng quốc gia và các nhóm nước được phân loại theo quan điểm của nhà nghiên cứu. Đã có các nghiên cứu cho các quốc gia tiêu biểu trên thế giới hay các quốc gia châu Á chọn lọc hoặc các quốc gia khu vực Đông Nam Á,… Để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn trong nắm bắt xu hướng vận động giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhằm cải thiện hệ thống tài chính, cũng như tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, bài nghiên cứu đã mở rộng đối tượng nghiên cứu đến các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu, nhằm tạo ra cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đang được quan tâm. Và đề tài “Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu” được chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu; xác định yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu và đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan đến vấn đề được nghiên cứu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Phát triển tài chính có tác động thúc đẩy đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu hay không? - Yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại 25 quốc gia Liên minh châu Âu. Trong đó, phát triển tài chính được nghiên cứu chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 Chuỗi dữ liệu được sử dụng nghiên cứu lấy từ World Development Indicator (WDI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua các mô hình Pooled OLS, Fix Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM). - Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên cả ba mô hình để ước tính các hệ số hồi quy. Từ đó, lựa chọn ra mô hình tốt nhất nhằm đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016. 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Luận văn đưa ra một bối cảnh nghiên cứu mới về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, có vai trò và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn, bao quát hơn về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia và khu vực trên thế giới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng và các nhà đầu tư. 1.7 Kết cấu bài nghiên cứu Bài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu Chương 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Chương 3. Phương pháp nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính 2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính Theo Feldman và Gang (1990), phát triển tài chính (còn được gọi là độ sâu tài chính) được định nghĩa là sự tăng trưởng về quy mô thực của khu vực tài chính trong mối quan hệ với GDP. McKinnon (1991) khi đề cập đến thuật ngữ “phát triển tài chính theo chiều sâu” cho rằng, phát triển tài chính theo chiều sâu là sự gia tăng tỷ lệ giá trị các tài sản tài chính so với GDP. Trong khi đó, Hartmann và các cộng sự (2007) cho rằng, phát triển tài chính là quá trình cải cách tài chính và nâng cao hoạt động của các tổ chức trong hệ thống tài chính nhằm làm giảm thông tin bất cân xứng, tăng tính hoàn hảo của thị trường, tạo thêm khả năng cho các đối tượng trong nền kinh tế thực hiện được các giao dịch tài chính thông qua các hợp đồng, giảm thiểu chi phí giao dịch và tăng cạnh tranh. Cũng theo Adnan (2011), phát triển tài chính được định nghĩa là các chính sách, các nhân tố và các định chế dẫn đến các hoạt động trung gian hiệu quả và các thị trường tài chính hữu hiệu. Như vậy có thể thấy, phát triển tài chính là quá trình cải thiện về chất lượng trong việc tạo ra, thu hút, chu chuyển và kiểm soát các nguồn lực tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. 2.1.1.2 Hệ thống tài chính Phát triển tài chính được thể hiện thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Hartmann và các cộng sự (2007) cho rằng, hiệu quả của hệ thống tài chính là hệ thống trung gian, thị trường và hạ tầng cơ sở mà thông qua chúng, khu vực hộ gia đình, các
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 doanh nghiệp và chính phủ có thể nhận được nguồn tài trợ cho các hoạt động của họ và đầu tư những khoản tiết kiệm. Adnan (2011) chỉ ra rằng, một hệ thống tài chính mạnh mẽ sẽ cho phép đa dạng hóa rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả. Hệ thống tài chính càng mạnh thì việc dịch chuyển, phân bổ các khoản tiết kiệm vào các dự án sinh lợi càng cao. Theo đó, hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó, bao gồm: tài chính công; tài chính doanh nghiệp; thị trường tài; tài chính quốc tế; tài chính hộ gia đình, cá nhân; tài chính các tổ chức xã hội; tài chính trung gian. Các thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính. Hệ thống tài chính chịu ảnh hưởng bởi tác động của việc phân bổ các khoản tiết kiệm xã hội. Như vậy, các hệ thống tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm định và tài trợ cho các doanh nghiệp có triển vọng tốt nhất, chứ không phải các doanh nghiệp thông thường có lợi thế về ngoại giao chính trị, giúp cải thiện phân bổ vốn và kích thích phát triển kinh tế. Hơn nữa, bằng cách cải tiến quản lý doanh nghiệp, chuyên môn hoá các thị trường và thể chế tài chính sẽ giúp giảm lãng phí và gian lận, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khan hiếm. Bằng cách quản lý tốt các rủi ro, hệ thống tài chính có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận tài chính cao hơn và có hiệu quả tích cực đối với mức sống. Và bằng cách tiết kiệm toàn xã hội, hệ thống tài chính có thể khai thác kinh tế trên quy mô phát triển cao nhất từ các nguồn tài nguyên sẵn có. 2.1.1.3 Thước đo phát triển tài chính Với những quan điểm khác nhau, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường mức độ phát triển tài chính như: tỷ lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân so với GDP và so với tổng tín dụng; tỷ lệ tín dụng cung cấp bởi hệ thống ngân hàng so với GDP; độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP] cho biết quy mô của khu vực trung
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 gian tài chính so với nền kinh tế; vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương,… Theo Levine (1997), phát triển tài chính được đo bằng tỷ lệ cung tiền M2 trên tổng GDP (%), thể hiện độ sâu tài chính. Tuy nhiên, hệ số M2/GDP sẽ không phải là biến đại diện phù hợp ở những nước mà hệ thống tài chính còn kém phát triển vì ở đó, tiền mặt được sử dụng là chủ yếu nên ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ số. Ang (2007) sử dụng tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP (DCPS/GDP) và tỷ lệ cung tiền M2/GDP để đo lường. Theo tác giả, tỷ lệ DCPS/GDP nói lên mức độ phân bổ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân. Đồng quan điểm với Ang (2007), nghiên cứu của Hassan và các cộng sự (2011) đã chứng minh tỷ lệ DCPS có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Cũng theo tác giả, một tỷ lệ tín dụng nội địa được cấp bởi hệ thống ngân hàng/GDP nói lên mức độ phân bổ tín dụng nội địa được cấp bởi hệ thống ngân hàng và tỷ số này có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Wu và các cộng sự (2010) đo lường phát triển tài chính ngoài M2/GDP còn sử dụng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm nội địa trên tổng tiền gửi tiết kiệm. Adnan (2011) cho rằng, phát triển tài chính có thể được đo lường bằng nhiều nhân tố bao gồm độ sâu, quy mô, khả năng tiếp cận và sự vững chắc của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được đo lường bằng cách xem xét hiệu quả trong hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng, thị trường trái phiếu và các định chế tài chính. 2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm và đo lường Theo “Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991” của Ngân hàng thế giới, cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước phát triển”, nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Theo Kulkarni (2008), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia tính bình quân trên đầu người (GDP bình quân đầu người) trong một thời gian nhất định. Trong khi đó, Durlauf và Blume (2010) cho rằng, tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người. Một số quan điểm khác cho rằng, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, có thể thấy rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) Trong đó, Y là quy mô của nền kinh tế, y là tốc độ tăng trưởng, dY là vi phân của hàm số quy mô của nền kinh tế. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. 2.1.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Adam Smith: Adam Smith là nhà kinh tế học nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất trong số các nhà kinh tế học. Ông là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải các dân tộc” xuất bản năm 1766, Adam Smith chỉ ra năm nhân tố tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến bộ kĩ thuật và môi trường chế độ kinh tế – xã hội. Xuất phát từ lý luận giá trị lao động, Adam Smith coi lao động là nhân tố tăng trưởng cực kì quan trọng.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của David Ricardo: Năm 1817, với tác phẩm “Nguyên lý cơ bản của chính trị kinh tế học và thuế khóa”, David Ricardo được xem là người có tư tưởng phát triển cao nhất của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nước Anh. Trong tác phẩm, Ricardo trình bày ba yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động (L), vốn (K) và đất đai (R). Trong đó, Ricardo cho rằng, đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) chính là yếu tố cơ bản, là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Karl Marx (Mác): Học thuyết giá trị lao động của Mác được trình bày trong tác phẩm bộ “Tư bản” (gồm 3 cuốn: quyển 1, quyển 2 và quyển 3) xuất bản đầu những năm 1930. Theo Mác, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Đối với yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Họ chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản. - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của John Maynard Keynes: Sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936 đánh dấu sự ra đời của học thuyết điều tiết kinh tế của J.M.Keynes. Lý thuyết của Keynes được coi là cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng hiện đại. Theo Keynes, có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng ở một mức sản lượng nào đó, không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng. Lý thuyết trọng cầu của Keynes lần đầu tiên khẳng định rằng: Chính nhu cầu (cầu đầu tư và cầu tiêu dùng), chứ không phải cung, là nhân tố quan trọng quyết định sản lượng, và do đó quyết định tăng trưởng. Lần đầu tiên, Keynes đã nêu bật vai trò của chính phủ, thông qua các chính sách kinh tế đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Harrod-Domar: Vào khoảng năm 1940, với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học Harrod và Domar đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình Harrod-Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư (I), đầu tư làm tăng vốn sản xuất (∆K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm tăng ∆Y. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào số lượng lao động và vốn. - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Robert Solow: Năm 1956, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Theo mô hình Solow thì các yếu tố quyết định đến tăng trưởng bao gồm vốn, yếu tố lao động và công nghệ. Bản chất của mô hình là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô”. Điểm đột phá nhất của mô hình tăng trưởng của Solow là đã giảm sự cứng nhắc của mô hình Harrod-Domar bằng cách sử dụng hàm sản xuất có năng suất giảm dần của các nhân tố sản xuất, trong đó, giả định tiền công và hệ số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh, thay vì bất biến như ở mô hình Harrod-Domar. Nhờ đó, nền kinh tế có thể điều chỉnh để tiến tới trạng thái cân bằng và trạng thái này là ổn định. - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Kaldor: Mô hình của Kaldor (1978, chương 4) được xem là khuôn mẫu để phân tích tăng trưởng trong khu vực “hiện đại” của nền kinh tế. Mô hình với luận điểm cơ bản cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Kaldor đã bổ sung được mặt hạn chế của mô hình Harrod-Domar ở khía cạnh không phải chỉ gia tăng vốn sản xuất là có thể tăng trưởng mà còn tùy thuộc vào trình
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 độ phát triển công nghệ. Việc quan tâm tới phát triển công nghệ là gợi ý về mặt chính sách với các nước mong muốn duy trì tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thường chưa chú trọng đúng mức vai trò của phát triển khoa học và công nghệ trong chính sách phát triển kinh tế. - Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của mô hình hai khu vực: Ocampo, Rada và Taylor (2009) đề xuất một mô hình cơ cấu đơn giản để tìm hiểu những vấn đề tăng trưởng chính được nêu lên trong nền kinh tế có hai khu vực. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. Mô hình hai khu vực thừa nhận tầm quan trọng to lớn của lao động và vốn trong quá trình tăng trưởng. Quan trọng hơn, các mô hình hai khu vực có thể giải thích sự khác biệt về mức độ và tỉ lệ tăng trưởng năng suất trong các hoạt động kinh tế khác nhau và ý nghĩa của tiền lương tương đối (và sinh lợi từ vốn đầu tư), sự phân bổ vốn và lao động giữa hai khu vực, và tiềm năng di cư lao động từ nông thôn (hoạt động nông nghiệp) về thành thị (vùng công nghiệp). Do đó, mô hình hai khu vực đặt ra những câu hỏi khác so với mô hình một khu vực và có thể làm rõ những khía cạnh khác nhau của quá trình tăng trưởng. 2.1.3 Cở sở lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Phát triển tài chính được đánh giá như là một định tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế và những biến đổi của nó giữa các nước. Sự phụ thuộc có thể không phải là tuyến tính và có thể có các mức ngưỡng tùy theo từng nước cụ thể đối với mối liên kết thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (Berthelemy và Varoudakis, 1996). Phát triển tài chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trước hết thông qua việc giảm đi chi phí của việc cung cấp vốn, và thứ hai thông qua tinh thần kinh doanh được tăng cường; các nhân tố này thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra một nền tảng cơ sở hạ tầng kinh tế cho việc thúc đẩy thương mại và tài chính quốc tế. Cả hai đều là những nguồn lực bổ sung của tăng trưởng kinh tế. Những đặc trưng này đến lượt nó lại hàm ý một sự
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế. Và ngược lại, khi nền kinh tế có sự tăng trưởng nhất định sẽ tạo một nền tảng tốt hỗ trợ tài chính phát triển. Lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bắt đầu đặt nền móng từ nửa đầu thế kỷ XX như Schumpeter (1912) tới Debreu (1959), Arrow (1964), Goldsmith (1969), McKinnon (1973), Shaw (1973), Lucas (1988),… 2.1.3.1 Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Nhắc đến phát triển tài chính không thể không nhắc đến trung gian tài chính. Đây là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của tổ chức này là tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung ứng cho những chủ thể có nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ cho khách hàng. Schumpeter (1911) đã tìm thấy các chức năng và dịch vụ của trung gian tài chính là thiết yếu cho sự đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế, đó là: huy động tiền tiết kiệm, quản lý rủi ro, giám sát và đánh giá các giao dịch tài chính, và tạo thuận lợi cho các giao dịch giữa các bên. Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu, đóng góp vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế (King và Levine, 1993b). Ngoài ra, như Levine (1997) lập luận “các nước có những thể chế tài chính hiệu quả trong việc giảm bớt các rào cản thông tin, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông qua nhiều khoản đầu tư hơn so với các nước có các hệ thống tài chính kém hiệu quả hơn trong việc đạt được và xử lý thông tin”. Vấn đề rất quan trọng ở đây là phải thiết kế một cơ chế có chi phí thấp nhất cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng thông tin giữa tất cả các bên có liên quan đến giao dịch tài chính. Khi đề cập đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lucas (1988) cũng nhấn mạnh vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua việc dịch chuyển các khoản tiết kiệm, phân bổ nguồn lực cho các khoản đầu tư sinh lợi nhất, giảm chi phí về thông tin, giao dịch và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 thuận lợi cho việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, nguồn lực được phân bố hợp lý hơn, vốn vật chất và vốn con người cũng được sử dụng hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật nhanh hơn. Phát triển tài chính và sự hình thành cơ sở hạ tầng liên quan đến trung gian tài chính tạo điều kiện cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng về thông tin, nghĩa là, xác định cung và cầu nguồn lực giữa nhà đầu tư và người đi vay, và vì vậy gia tăng lãi suất thực của vốn và năng suất kinh tế. Bên cạnh đó, phát triển tài chính giúp huy động và thu hút tiền tiết kiệm cho đầu tư và sự phân bổ vốn cho các dự án có lợi tức kỳ vọng cao hơn, do đó, khuyến khích năng suất cao hơn. Tuy nhiên, phát triển tài chính không phải luôn luôn tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của McKinnon (1973) và Shaw (1973) cho rằng, các quy định về tài chính liên quan đến lãi suất trần và các điều kiện về dự trữ bắt buộc sẽ cản trở tiết kiệm cũng như các quyết định về đầu tư, do đó tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hóa tài chính, chẳng hạn như cắt giảm lãi suất nhằm làm tăng các khoản tài trợ từ vay mượn cũng như phân bổ các nguồn tài trợ trong nền kinh tế hiệu quả hơn. 2.1.3.2 Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính Hầu hết các bằng chứng lý thuyết đều cho rằng, phát triển tài chính có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh trường phái ủng hộ mối quan hệ một chiều này còn có nhiều quan điểm cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động ngược trở lại đối với sự phát triển tài chính khi đạt đến một mức độ tăng trưởng nhất định. Schumpeter (1912) cho rằng, một hệ thống tài chính tốt sẽ giúp gia tăng tiết kiệm, từ đó, gia tăng đầu tư, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, một hệ thống tài chính tốt sẽ tạo nên một danh mục đầu tư đa dạng, giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiết kiệm, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn và từ đó làm gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, chức năng thu thập và xử lý thông tin về dự án đầu tư sẽ giúp giảm chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân. Khi hiệu quả đầu tư gia tăng
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 và chi phí được cắt giảm, tiết kiệm gia tăng, các quyết định đầu tư cũng theo đó tăng lên, từ đó thúc đẩy đổi mới công nghệ và làm cho kinh tế tăng trưởng. Và tiếp đến, kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư tăng, từ đó, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Tương tự như quan điểm của Schumpeter (1912), Patrick (1966) khi nghiên cứu về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các nước kém phát triển đã thừa nhận rằng, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không chỉ là một chiều mà còn theo chiều ngược lại. Tác giả cho rằng, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thì phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế chiếm ưu thế, sau đó, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính và tăng nhanh. Liên quan đến tiết kiệm, Goldsmith (1969) cũng tranh luận rằng, thị trường tài chính phát triển sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng bằng cách huy động nguồn vốn tiết kiệm tài trợ cho những khoản đầu tư sinh lời nhiều nhất. Ngược lại, khi nền kinh tế đạt mức tăng trưởng nhất định sẽ tạo tiền đề hỗ trợ tiết kiệm được sử dụng hiệu quả, qua đó, tiếp tục khuyến khích đầu tư và thúc đẩy tài chính phát triển. Jung (1986) cũng cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, một yếu tố đo lường phát triển tài chính kìm hãm tăng trưởng kinh tế có thể sẽ làm hạn chế tính chính xác khi đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Demetriades và Hussein (1996), Arestis và Demetriades (1997) đã kết luận rằng, tương quan thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế còn tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế. Các tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng, một nền kinh tế với mức độ tăng trưởng nhất định sẽ khuyến khích hệ thống tài chính phát triển.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Blackburn và Huang (1998) khi nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng, phát triển tài chính và thương mại cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tập trung vào định chế trung gian tài chính, cụ thể là việc giám sát các dự án đầu tư mạo hiểm với sự hiện diện của bất cân xứng thông tin. Kết quả cho thấy các mối quan hệ từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại đều có tác động thúc đẩy tích cực. 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Vấn đề tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những vấn đề được các quốc gia quan tâm hàng đầu. Do đó, việc tìm hiểu những yếu tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế là điều hết sức quan trọng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bởi thông qua đó, không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả những nhà đầu tư có thể đưa ra những biện pháp khắc phục hoặc tăng cường thúc đẩy các yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới, bên cạnh những bằng chứng lý thuyết, có rất nhiều những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại có cách tiếp cận và đánh giá riêng. 2.2.1 Nghiên cứu các quốc gia chọn lọc King và Levine (1993) nghiên cứu về “Tài chính và tăng trưởng: Liệu Schumpeter có đúng!”, sử dụng dữ liệu trên 80 quốc gia trong giai đoạn 1960-1989 nghiên cứu mối liên kết thực nghiệm giữa một loạt các chỉ số về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu chuỗi thời gian xuyên quốc gia bằng cách sử dụng dữ liệu trung bình trong thập niên 1960, 1970 và 1980 để mỗi quốc gia có ba quan sát. Phát triển tài chính được xây dựng thông qua bốn chỉ số: Thứ nhất là thước đo "chiều sâu tài chính", thể hiện bằng tỷ lệ nợ phải trả của hệ thống tài
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 chính với GDP gọi là LLY. Chỉ số phát triển tài chính thứ hai để đo tầm quan trọng tương đối của các tổ chức tài chính cụ thể, thông qua việc sử dụng biến BANK để phân tích tầm quan trọng của các ngân hàng thương mại liên quan đến ngân hàng trung ương. Các chỉ số phát triển tài chính thứ ba và thứ tư được thiết kế để đo lường phân phối tài sản trong nước, đó là tỷ lệ tín dụng được cung cấp và phát hành cho các khu vực tư. Bốn chỉ số cũng được đưa ra để đo lường tăng trưởng là tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GYP), tỷ lệ tích lũy vốn vật chất (GK), tỷ lệ đầu tư trong nước vào GDP (INV) và số đo cải thiện hiệu quả phân bổ vốn vật chất (EFF). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phát triển tài chính cao hơn có liên quan tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tích lũy vốn vật chất và hiệu quả kinh tế được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa mức độ phát triển tài chính và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, sự tích lũy vốn vật chất và cải thiện hiệu quả kinh tế; cụ thể, khi các nước có mức phát triển tài chính tương đối cao, tăng trưởng kinh tế có xu hướng tương đối nhanh trong vòng 10 đến 30 năm tới. Schumpeter trước đó cũng đưa ra kết luận tương tự về mối liên hệ quan trọng giữa phát triển tài chính và tăng trưởng dài hạn, rằng các dịch vụ tài chính kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng tỷ lệ tích lũy vốn và bằng cách cải thiện hiệu quả mà nền kinh tế sử dụng vốn đó. Calderon và Liu (2002) nghiên cứu “Phương hướng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế”, sử dụng dữ liệu của 109 quốc gia phát triển và quốc gia công nghiệp từ năm 1960 đến năm 1994 để kiểm tra tính nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu được lấy trung bình từ 3-10 năm để loại bỏ hiệu ứng chu kỳ kinh doanh. Bài báo cho thấy, phát triển tài chính thường dẫn đến tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó cũng tồn tại mối quan hệ ngược lại, rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính. Bài nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện mạnh mẽ ở các nước phát triển hơn so với các nước công nghiệp, ngụ ý rằng, tại các quốc gia phát triển yếu tố phát triển tài chính
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 dường như được quan tâm hơn. Bài báo cũng trình bày hai ý nghĩa chính sách quan trọng. Đầu tiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, cần tiếp tục thực hiện cải cách tài chính. Thứ hai, để tận dụng lợi thế của sự tương tác tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, cần tự do hóa nền kinh tế cùng với tự do hoá ngành tài chính. Christopoulos và Tsionas (2004) nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng từ kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết”, sử dụng dữ liệu bảng động kết hợp mô hình vector tự hồi quy trên 10 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-2000. Nghiên cứu đo lường biến phát triển tài chính bằng tỷ lệ tiền gửi ngân hàng so với tổng GDP danh nghĩa và vốn đầu tư. Biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế được đo bằng sản lượng đầu ra thực tế. Tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị trên dữ liệu bảng và kiểm định đồng liên kết, sau đó chạy mô hình VECM. Mối quan hệ trong dài hạn được kiểm tra bằng cách sử dụng hồi quy FM-OLS. Bài báo cho rằng trong dài hạn, phát triển tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và không tồn tại bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu là đưa ra các khuyến nghị chính sách: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy tăng trưởng thì cần tập trung vào các chính sách dài hạn, ví dụ như tạo ra các định chế tài chính hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán. Phát hiện trên của bài nghiên cứu cũng phù hợp với những phát hiện trước đây khi cho rằng các hệ số của biến số tài chính thường có ý nghĩa thống kê về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ví dụ như Gelb (1989), Ghani (1992), King and Levine (1993a, b), Levine và Zervos (1996) và Beck và cộng sự (2000). Những phát hiện này, cũng như những phát hiện trong nghiên cứu này không ủng hộ bằng chứng thực nghiệm ở Ireland (1994) và Demetriades và Hussein (1996) cho rằng, phát triển tài chính là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế. Hassan và các cộng sự (2011) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng mới từ dữ liệu bảng”. Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2007, bao gồm 168 quốc gia và sử dụng cấu trúc dữ liệu bảng. Tập dữ liệu này cho phép các tác giả ước tính hiệu quả các bảng hồi quy và phân tích các mô hình chuỗi thời gian đa biến khác nhau trong mỗi khu vực địa lý và nhóm thu nhập. Trong đó, mỗi khu vực địa lý là một tập hợp các quốc gia đồng nhất, chẳng hạn, tương đồng về GDP bình quân đầu người, cơ cấu tài chính, văn hóa,… Biến độc lập đại diện cho phát triển tài chính là FD được lấy từ việc kết hợp thông tin giữa các ngân hàng và các bên trung gian tài chính khác. Để đại diện cho FD, tác giả sử dụng 3 biến số đại diện. Thứ nhất, tín dụng trong nước do ngân hàng cung cấp theo tỷ lệ phần trăm so với GDP (DCBS). DCBS cao hơn cho thấy mức độ phụ thuộc cao vào ngành ngân hàng để tài trợ. Tuy nhiên, quan điểm trên có thể không phù hợp với các nước đang phát triển. Do đó, nghiên cứu đã sử dụng thêm biến số thứ hai là tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư nhân theo tỷ lệ phần trăm so với GDP (DCPS) để đo lường FD. Một tỷ lệ tín dụng trong nước cao so với GDP không chỉ cho thấy mức độ cao hơn của đầu tư trong nước, mà còn cho thấy sự phát triển cao hơn của hệ thống tài chính. Thứ ba, tác giả sử dụng biến số cung tiền M3 để đo lường các khoản nợ của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Biến giải thích khác được sử dụng trong nghiên cứu là tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước so với GDP (GDS). Sử dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển, nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Kết quả này tương tự với King và Levine (1993a) và Levine, Loayza và Beck (2000). Hơn nữa, trong ngắn hạn các phân tích đa biến cung cấp kết quả hỗn hợp: tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài chính và tăng trưởng cho hầu hết các vùng và quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng đến tài chính cho hai khu vực nghèo nhất. Ngoài ra, các biến khác từ lĩnh vực thực tế như chi tiêu thương mại và chi tiêu chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Do đó, theo các tác giả, có vẻ như một hệ thống tài chính hoạt động tốt là một điều kiện cần thiết nhưng không đủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở các nước đang phát triển.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Samargandi, Fidrmuc và Ghosh (2015) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là đơn điệu hay không? Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập trung bình”, sử dụng dữ liệu 52 nước có mức thu nhập trung bình trong giai đoạn 1980-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ hình chữ U ngược giữa tài chính và tăng trưởng trong thời gian dài. Trong ngắn hạn, mối quan hệ này là không đáng kể. Điều này cho thấy rằng, quá nhiều yếu tố tài chính có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng ở các nước có thu nhập trung bình. Nghiên cứu kết luận rằng, về tổng thể, phát triển tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng phát triển tài chính ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Nghiên cứu của các tác giả sử dụng các kỹ thuật kinh tế tiên tiến để đánh giá tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng thông qua mô hình ARDL. Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên đối với các nhà hoạch định chính sách rằng, khuyến khích phát triển tài chính đôi khi có thể phản tác dụng. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách tăng cường loại và chất lượng phù hợp về tài chính thay vì mở rộng lĩnh vực tài chính. Sau đó, có thể tập trung vào các chiến lược tăng cường tăng trưởng khác nếu ngưỡng tài chính thích hợp đã đạt được. Djeneba DOUMBIA (2016) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại 43 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1975-2009”. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về mối quan hệ phi tuyến giữa tài chính và tăng trưởng, dựa trên phương pháp GMM và PSTR để khắc phục một số thiếu sót trong việc ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng và tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Phát triển tài chính đã thúc đẩy tăng trưởng tại các nước kém phát triển, trong khi tác động của nó ở các nền kinh tế phát triển hơn dường như yếu hơn. Kết quả các ước lượng PSTR nhấn mạnh rằng, phát triển tài chính có lợi cho tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc tranh luận hiện tại về tài chính. Trong các nền kinh tế tiên tiến, giám sát và theo dõi hệ thống tài
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 chính có thể chứa đựng các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, phát triển tài chính theo trình tự sẽ hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.2.2 Nghiên cứu khu vực châu Âu Ayadi và cộng sự (2013) nghiên cứu về “Phát triển tài chính, hiệu quả ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Địa Trung Hải”, sử dụng dữ liệu bảng tại các quốc gia phía bắc và phía nam Địa Trung Hải trong thời kỳ 1985-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của ngành tài chính không tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Sự cải thiện trong hiệu quả ngành ngân hàng là không đủ để cải thiện tăng trưởng ở các nước miền Nam Địa Trung Hải; cần có các điều kiện bổ sung, chẳng hạn, cần cải thiện chất lượng các tổ chức, các quy định và giám sát chất lượng tốt hơn. Việc cải thiện các thể chế là yếu tố then chốt cho tăng trưởng nhưng không đủ để làm cho phát triển ngành ngân hàng đóng góp tích cực vào tăng trưởng. Cụ thể kết quả chạy hồi quy cho thấy, tiền gửi ngân hàng và tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư nhân có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy một tác động âm của GDP thực bình quân đầu người ban đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, vốn hóa thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Deltuvaite và Sinevicience (2014) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế tại các quốc gia EU”. Tính mới chính của bài viết đề cập đến phân tích toàn diện mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ở các nước Liên minh châu Âu (EU) tập trung vào một mẫu gồm 27 quốc gia EU trong giai đoạn 2000-2011. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, logic và so sánh các tài liệu khoa học, phân tích dữ liệu thống kê, thống kê mô tả, phân tích cụm phân cấp, phân tích tương quan. Tác giả cũng đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu của Greenwood (2013), Deidda (2006), Fung (2009), Demetriades và Hussein (1996), Levine (1997), Calderon và Liu (2002),… và đưa ra các kết luận: (1) phát triển tài chính rất quan trọng
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 cho phát triển kinh tế khi nền kinh tế đạt đến ngưỡng quan trọng; (2) mối liên hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là tích cực và mạnh mẽ, chỉ có ý nghĩa ở mức độ phát triển kinh tế tương đối cao; (3) đối với các nền kinh tế phát triển chậm, mối quan hệ là yếu hơn nhiều, thường không đáng kể thậm chí tiêu cực; (4) không có sự đồng thuận rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và các kết quả thực nghiệm là riêng biệt theo từng quốc gia. Nghiên cứu được thực hiện qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1. Phân loại các nước EU theo mức độ phát triển kinh tế, sử dụng phân tích cụm. Giai đoạn 2. Phân tích các số liệu mô tả về các chỉ số mức phát triển kinh tế và tài chính ở các nhóm quốc gia EU khác nhau. Giai đoạn 3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ở các quốc gia EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ tích cực một chiều đáng kể giữa phát triển kinh tế và tài chính ở các nước EU. Tuy nhiên, kết quả phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tài chính ở các nhóm không đồng đều. Một mối quan hệ đơn điệu có ý nghĩa thống kê vừa phải giữa phát triển kinh tế và tín dụng tư nhân của tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác theo tỷ lệ GDP được quan sát thấy trong một nhóm. Trong khi mối quan hệ một chiều có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ giữa phát triển kinh tế và tỷ trọng vốn hóa thị trường chứng khoán theo GDP được xác định trong một nhóm khác. Bongini và cộng sự (2017) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: Vai trò của các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài trong khối các nước CESEE”, sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1995-2014 tại các quốc gia miền Trung, miền Đông và các quốc gia Đông Nam Âu. Kết quả nghiên cứu cho rằng, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ với các ngân hàng trong nước. Cụ thể, các quốc gia có tỷ
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân và vốn hóa thị trường cao hơn sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng nhanh hơn. Nghiên cứu cũng gợi ý các chương trình nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm dữ liệu kinh tế vi mô đối với thành phần tín dụng theo loại khách hàng và quyền sở hữu của ngân hàng, để đủ điều kiện và làm sáng rõ các chính sách tín dụng ngân hàng - nhắm mục tiêu đến các phân đoạn thị trường cụ thể - có thể thúc đẩy hoặc làm kìm hãm phát triển kinh tế như thế nào. Kết quả nghiên cứu cũng nêu lên hàm ý chính sách công, nếu quyền sở hữu nước ngoài của các ngân hàng không hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thì chính phủ nên cân nhắc việc giảm thị phần của họ, với điều kiện là có đủ vốn trong nước để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. 2.2.3 Nghiên cứu khu vực châu Á Giri và Mohapatra (2012) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng từ nền kinh tế Ấn Độ”, sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1970-2009 với mô hình VAR đa biến và VECM để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Ấn Độ. Kết quả từ kiểm định đồng tích hợp Johansen và Juselius hỗ trợ cho sự tồn tại của mối quan hệ này. Tác giả cho rằng, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào trường hợp hai biến và kết quả đem lại không đáng tin cậy. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ giả thiết phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ trong giai đoạn tiến hành kiểm tra. Kết quả từ các mô hình cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách kinh tế ở Ấn Độ. Sự phát triển trong lĩnh vực tài chính có xu hướng hoặc có nhiều khả năng kích thích và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng khi chính quyền áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng và cải thiện sự ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính giúp cung cấp các dịch vụ thiết yếu và có thể tạo sự khác biệt lớn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, đảm bảo phát triển ngành tài chính là cần thiết cho tăng trưởng và giảm chi phí giao dịch.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Giri (2015) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm tại Ấn Độ”, sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1982 – 2012. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ARDL để phân tích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Phân tích chi tiết kết quả cho thấy cả hai chỉ số phát triển tài chính dựa trên yếu tố ngân hàng và dựa trên yếu tố thị trường có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cung cấp thông tin chính sách quan trọng trong bối cảnh kinh tế Ấn Độ. Vì khu vực tài chính Ấn Độ phần lớn lấy ngân hàng làm trung tâm, hiệu suất của ngành ngân hàng là rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách muốn duy trì việc mở rộng tài chính song song với phát triển và tăng trưởng. 2.2.4 Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ Akinlo và Egbetunde (2010) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: kinh nghiệm tại các quốc gia châu Phi cận Sahara” trong giai đoạn 1980-2005. Bài viết nghiên cứu mối quan hệ lâu dài và mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho mười quốc gia châu Phi cận Sahara thông qua mô hình VECM. Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều rằng, phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Gabon và Nigeria, trong khi mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính xảy ra tại Zambia. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế xảy ra ở Chad, Nam Phi, Kenya, Sierra Leone và Swaziland. Từ kết quả này tác giả đã đưa ra một số nhận định rằng ở các quốc gia mà yếu tố phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế cần nỗ lực nâng cao cải thiện và hiệu quả của khu vực thị trường tài chính. Đối với các quốc gia mà ở đó tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính thì chính phủ cần tăng cường các nỗ lực về chính sách nhằm tăng cường tăng trưởng và giúp cải thiện sự phát triển ngành tài chính của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở các nước có bằng chứng về mối quan hệ nhân
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế thì các chính sách được thiết kế để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ có lợi lẫn nhau. Nyamongo và cộng sự (2012) nghiên cứu về “Kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Châu Phi”, sử dụng dữ liệu bảng của 36 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1980–2009. Tác giả sử dụng mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM. Mô hình sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người làm thước đo tăng trưởng kinh tế. Các biến độc lập bao gồm kiều hối, tính bất ổn của kiều hối, chỉ số phát triển tài chính. Trong đó, biến số phát triển tài chính được đo bằng tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư so với GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiều hối là nguồn tăng trưởng quan trọng trong tăng trưởng tại các quốc gia châu Phi trong thời gian nghiên cứu. Biến động của kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu cho thấy vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế dường như bị suy yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư so với GDP có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngược lại, tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP có hệ số tác động âm. Ngoài ra, các yếu tố như chi tiêu chính phủ và lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Bittencourt (2012) nghiên cứu về “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Mỹ Latin: Schumpeter liệu có đúng!”, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở các nước Argentina, Bolivia, Brazil và Peru trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2007. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP làm thước đo phát triển tài chính. Dựa trên phân tích bảng dữ liệu chuỗi thời gian cho thấy, phát triển tài chính là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Schumpeter (1912) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế tư bản, dựa trên ý tưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng cho tăng
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 trưởng và thịnh vượng. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế vĩ mô và các tổ chức kinh tế như là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển tài chính. Bên cạnh đó, sự tự do hóa tài chính và sự ra đời của cạnh tranh tài chính đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu Phương pháp và mục tiêu nghiên Kết quả nghiên cứu cứu Nghiên cứu các quốc gia có chọn lọc King và 1993 Finance and Growth: Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ Kết quả cho thấy mức độ phát triển tài Levine Schumpeter Might be liệu chuỗi thời gian trung bình chính cao hơn có tác động tích cực với tốc Right xuyên quốc gia trong giai đoạn độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tích lũy 1960-1989 của 80 quốc gia để đánh vốn vật chất và hiệu quả kinh tế được cải giá mối quan hệ giữa phát triển tài thiện hơn. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận chính và tăng trưởng kinh tế. về mối quan hệ giữa mức độ phát triển tài chính và tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn. Calderon và 2002 The direction Sử dụng dữ liệu bảng từ 109 quốc Phát triển tài chính thường dẫn đến tăng Liu of causality gia và và kiểm định nhân quả trưởng kinh tế, bên cạnh đó cũng tồn tại between Granger để đánh giá mối quan hệ mối quan hệ ngược lại, rằng tăng trưởng financial giữa phát triển tài chính và tăng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính. Bài development trưởng kinh tế. nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của phát and triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế economic thể hiện mạnh mẽ ở các nước phát triển hơn growth so với các nước công nghiệp. Christopoulos 2004 Financial Sử dụng dữ liệu bảng động kết hợp Kết quả cho thấy trong dài hạn, phát triển và Tsionas development and mô hình vector tự hồi quy trên 10 tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và economic growth: quốc gia đang phát triển trong giai không tồn tại bằng chứng cho thấy có mối evidence from panel đoạn 1970-2000. Tác giả sử dụng quan hệ nhân quả hai chiều. unit root and kiểm định nghiệm đơn vị trên dữ cointegration tests liệu bảng và kiểm định đồng liên
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 kết, sau đó chạy mô hình VECM. Mối quan hệ trong dài hạn được kiểm tra bằng cách sử dụng hồi quy FM-OLS. Hassan và các 2011 Financial Sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, đồng Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cộng sự development and thời sử dụng mô hình vector tự hồi phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở economic growth quy để kiểm định mối quan hệ nhân các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, tồn New evidence from quả giữa phát triển tài chính và tăng tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài panel data trưởng kinh tế. chính và tăng trưởng cho hầu hết các vùng và quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính cho hai khu vực nghèo nhất. Ngoài ra, chi tiêu thương mại và chi tiêu chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Samargandi, 2015 Is the Relationship Nghiên cứu của các tác giả sử dụng Kết quả chỉ ra rằng, phát triển tài chính ảnh Fidrmucvà Between Financial các kỹ thuật kinh tế tiên tiến để hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn Ghosh Development and đánh giá tác động của phát triển tài hạn, nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn. Economic chính đối với tăng trưởng kinh tế Các tác giả cũng cho rằng, tác động của Growth Monotonic? thông qua mô hình ARDL. phát triển tài chính là khác nhau giữa các Evidence from a quốc gia do có sự khác biệt về cấu trúc kinh Sample of Middle- tế, chất lượng thể chế, thị trường tài Income chính,… Countries Djeneba 2016 Financial Sử dụng phương pháp GMM và Kết quả cho thấy bằng chứng về mối quan DOUMBIA development and PSTR để ước lượng mối quan hệ hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và economic growth in giữa tăng trưởng kinh tế và phát phát triển tài chính. Phát triển tài chính đã
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 43 advanced and triển tài chính. thúc đẩy tăng trưởng tại các nước kém phát developing triển, trong khi tác động của nó ở các nền economies over the kinh tế phát triển hơn dường như yếu hơn. period 1975-2009 Nghiên cứu khu vực châu Âu Ayadi và 2013 Financial Sử dụng dữ liệu bảng tại các quốc Nghiên cứu kết luận, tiền gửi ngân hàng và cộng sự development, Bank gia phía bắc và phía nam Địa Trung tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư efficiency and Hải trong thời kỳ 1985-2009 để nhân có tương quan âm với tăng trưởng Economic growth kiểm định mối quan hệ giữa phát kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy một across the triển tài chính và tăng trưởng kinh tác động âm của GDP thực bình quân đầu Mediterranean tế. người ban đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vốn hóa thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Deltuvaite và 2014 Investigation of Nghiên cứu sử dụng phương pháp Tồn tại một mối quan hệ tích cực một chiều Sinevicience relationship between phân tích hệ thống, logic và so sánh đáng kể giữa tăng trưởng kinh tế và phát financial and các tài liệu khoa học, phân tích dữ triển tài chính ở các nước EU. Tuy nhiên, economic liệu thống kê, thống kê mô tả, phân kết quả phân tích mối quan hệ giữa phát development in the tích cụm phân cấp, phân tích tương triển kinh tế và tài chính ở các nhóm quốc EU countries quan. Việc điều tra mối quan hệ giakhông đồng đều. giữa phát triển tài chính và kinh tế ở các nước EU được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích tương quan (hệ số tương quan của Spearman).
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Bongini và 2017 Financial Sử dụng dữu liệu bảng của 74 quốc Kết quả nghiên cứu cho rằng, tín dụng ngân cộng sự development and gia và sử dụng mô hình vector tự hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các economic growth: hồi quy để kiểm định mối quan hệ ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài đóng The role of foreign- nhân quả giữa phát triển tài chính và vai trò quan trọng trong mối liên hệ với các owned banks in tăng trưởng kinh tế.. ngân hàng trong nước. Cụ thể, các quốc gia CESEE countries có tỷ lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân và vốn hóa thị trường cao hơn sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng nhanh hơn. Nghiên cứu khu vực châu Á Giri và 2012 Financial Sử dụng mô hình VAR đa biến và Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực Mohapatra development and VECM để kiểm tra mối quan hệ dài nghiệm ủng hộ giả thiết phát triển tài chính economic growth: hạn giữa các biến phát triển tài dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ trong Evidence from Indian chính và tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn tiến hành kiểm tra. economy nền kinh tế Ấn Độ. Giri 2015 Financial Sử dụng phương pháp ARDL để Kết quả kiểm tra cho thấy cả hai chỉ số phát development and phân tích mối quan hệ ngắn hạn và triển tài chính dựa trên yếu tố ngân hàng và economic growth: dài hạn giữa phát triển tài chính và dựa trên yếu tố thị trường có tác động tích empirical evidence tăng trưởng kinh tế. cực đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. from India Nghiên cứu khu vực châu Phi và châu Mỹ Akinlo và 2010 Financial Sử dụng mô hình VECM để nghiên Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều Egbetunde development and cứu mối quan hệ lâu dài và mối rằng phát triển tài chính dẫn đến tăng economic growth: the quan hệ nhân quả giữa phát triển tài trưởng kinh tế ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng experience of 10 sub- chính và tăng trưởng kinh tế cho 10 hòa Congo, Gabon và Nigeria, trong khi saharan african quốc gia châu Phi cận Sahara. mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại countries revisited từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính xảy ra tại Zambia.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Nyamongo và 2012 Remittances, Tác giả sử dụng mô hình Pooled Kiều hối có vai trò quan trọng trong tăng cộng sự financial OLS, mô hình FEM và mô hình trưởng tại các quốc gia châu Phi. Biến động development and REMđể đánh giá mối quan hệ giữa của kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng economic growth in phát triển tài chính và tăng trưởng trưởng kinh tế. Tỷ lệ tín dụng nội địa cung Africa kinh tế. cấp cho khu vực tư/GDP có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngược lại, tỷ lệ cung tiền M2/GDP có tác động âm. Ngoài ra, các yếu tố như chi tiêu chính phủ và lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Bittencourt 2012 Financial Phân tích bảng dữ liệu chuỗi thời Phát triển tài chính là nhân tố thúc đẩy các development and gian ở các nước Argentina, Bolivia, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản economic growth in Brazil và Peru trong giai đoạn từ xuất kinh doanh và do đó thúc đẩy tăng Latin America: Is năm 1980 đến 2007 để đánh giá mối trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng nhấn Schumpeter right? quan hệ giữa phát triển tài chính và mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh tăng trưởng kinh tế. tế vĩ mô và các tổ chức kinh tế như là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển tài chính.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Kết luận chương 2: Thông qua việc hệ thống cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, có thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra kết luận phát triển tài chính có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ không rõ ràng và tăng trưởng kinh tế cũng có tác động ngược trở lại đối với phát triển tài chính. Việc phân tích các nghiên cứu giúp đưa ra cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu và làm nền tảng cho phân tích mô hình kinh tế lượng ở các chương tiếp theo.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU 3.1 Mô hình nghiên cứu Để đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu dựa trên mô hình của Hassan và các cộng sự (2011). Với nền tảng lý thuyết dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển, Hasan và các cộng sự đã tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu chuyển sang giai đoạn độc quyền, mô hình kinh tế cổ điển không còn phù hợp nữa. Trường phái tân cổ điển dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo họ, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nhà tân cổ điển rất chú ý tới những vấn đề kinh tế-kỹ thuật thuần túy, tham vọng giải quyết những vấn đề kinh tế tách khỏi môi trường chính trị; sử dụng mô hình, công cụ toán học để phân tích kinh tế; đưa ra hàng loạt khái niệm mới (như lợi ích giới hạn, sản phẩm giới hạn, năng suất giới hạn,…) nhưng họ lại giữ nguyên kết luận của trường phái cổ điển. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển cũng được nhiều nhà nghiên cứu trước đó lựa chọn làm nền tảng cho nghiên cứu của mình như King và Levine (1993a), Pagano (1993), Levine, Loayza và Beck (2000), Calderon và Liu (2002),… Dựa trên cở sở lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cùng với sự kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Hassan và các cộng sự (2011) đã đưa ra mô hình có dạng như sau: , = + , + , + , + , + , + , + , Trong đó: - GROWTH: là tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 - ,0: là log của GDP thực bình quân đầu người và đại diện cho GDP bình quân đầu người ban đầu - , : đại diện cho phát triển tài chính, được đo lường bởi: + M2: cung tiền + DCBS: tín dụng nội địa cung cấp bởi hệ thống ngân hàng + DCPS: tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư nhân - GDS: tổng tiết kiệm trong nước - TRADE: đại diện cho độ mở thương mại, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu - GOV: chi tiêu chính phủ - INF: tỷ lệ lạm phát - ε: sai số - i: thể hiện quốc gia - t: thể hiện năm. 3.2 Mô tả biến và dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 25 quốc gia Liên minh châu Âu trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016, bao gồm: Áo, Bỉ, Síp, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh Quốc. Việc lựa chọn 25/28 nước thuộc khối Liên minh châu Âu do có 3 quốc gia có thời gian gia nhập khối muộn, bao gồm Bulgaria, Romania (gia nhập 2007), Croatia (gia nhập 2013). Bên cạnh đó, kể từ tháng 03/2017, Anh rời khỏi khối Liên minh và có 10/28 quốc gia cùng gia nhập năm 2004. Vì vậy, nhằm đảm bảo dữ liệu thu thập được mang tính nhất quán, đáng tin cậy, bài nghiên cứu đã sử dụng số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) từ năm 2004 đến năm 2016 cho 25 quốc gia Liên minh châu Âu. Để nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả từ lý thuyết và thực nghiệm trước đây, các biến sử dụng trong bài dựa theo nghiên cứu
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 của Hassan và các cộng sự (2011). Các biến bao gồm 3 nhóm chính: biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát. * Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (GROWTH) Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trong giai đoạn 2004 đến 2016 (đơn vị tỷ đô la Mỹ). * Biến độc lập: phát triển tài chính (FIN) Xây dựng các biến số nhằm đo lường phát triển tài chính là nhiệm vụ không hề đơn giản. Chúng ta biết rằng hệ thống tài chính được tạo nên bởi rất nhiều những hoạt động tài chính khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Phát triển tài chính được thể hiện thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi rất nhiều tổ chức tài chính. Trong số đó, ngân hàng và thị trường tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Để có thể đánh giá bao quát phát triển tài chính cần phải đề cập tới rất nhiều những khía cạnh khác nhau của phát triển tài chính. Đã có rất nhiều quan điểm đưa ra các nhân tố nhằm đo lường sự phát triển tài chính. Tuy nhiên, mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu là một tổ chức mạnh về tài chính, họ có đồng tiền chung và tại đây, các hoạt động cho vay diễn ra sôi nổi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, tích tụ cũng như tập trung vốn. Vì vậy, phát triển tài chính trong bài luận văn được nghiên cứu chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng. Bài nghiên cứu sử dụng các nhân tố đại diện cho phát triển tài chính là: + Cung tiền (M2): Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều sử dụng M2 hoặc M3 trên GDP để đo lường độ lớn và độ sâu của phát triển tài chính. Biến số này được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như McKinnon (1973), Shaw (1973, King và Levine (1993),… Tỷ lệ M2/GDP chính là tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tăng theo thời gian nếu khu vực tài chính phát triển nhanh hơn sản xuất hàng hóa dịch vụ và ngược lại sẽ giảm khi sản xuất phát triển mạnh hơn. M2 là một công cụ để chính phủ kiểm soát lạm phát bằng cách tăng tiền gửi vào ngân hàng