SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------
NGUYỄN VĂN HIẾU
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH, ĐỘ MỞ
THƯƠNG MẠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở
thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả được trình bày trong luận văn chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian
lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội Đồng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiếu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 5
2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5
2.1.1 Độ mở thương mại ........................................................................................ 5
2.1.2 Độ mở tài chính ............................................................................................. 6
2.1.3 Sự phát triển tài chính .................................................................................. 7
2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển
tài chính .................................................................................................................... 8
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................. 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 17
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 17
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 17
3.1.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ......................................................... 17
3.2 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả : ......................................................................... 20
3.2.2Kiểm định tính dừng: ................................................................................. 21
3.2.3 Kiểm định đồng liên kết của Johansen: .................................................... 21
3.2.4Kiểm định nhân quả Granger: .................................................................. 21
3.2.5Phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF: ........................ 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24
4.1 Mô tả và phân tích thống kê ............................................................................... 24
4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển
tài chính tại Việt Nam .................................................................................................. 29
4.2.1Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) .............................................. 29
4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991) ......................................... 30
4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) ............................... 33
4.2.4 Phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF ........ 36
4.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 50
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 50
5.2 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt
TO Trade Openness Độ mở thương mại
FO Financial Openness Độ mở tài chính
FD Financial Development Sự phát triển tài chính
RGDP Real Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội thực
GOV Government Spending Chi tiêu chính phủ
STATE Share of Industrial Production of Tỷ lệ sản lượng công nghiệp
State-owned của khu vực nhà nước chia
Enterprises cho tổng sản lượng công
nghiệp
VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vector hiệu chỉnh sai
số.
DEPT The Ratio of Total Loans in The Tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ
Financial System (Including thống tài chính (bao gồm cả
BothBanking and Non-Banking ngân hàng và phi ngân hàng
Financial Institutions) to The tổ chức tài chính) trên GDP
Nominal GDP danh nghĩa
PRV The Ratio of Credit Allocated to Tỷ lệ tín dụng được phân bổ
Private Enterprises to Total cho các doanh nghiệp tư nhân
Domestic Credit trên tổng tín dụng trong nước
SAV The Ratio of Total Household Tỷ lệ của tổng số tiền tiết
Savings to The Nominal GDP kiệm hộ gia đình trên GDP
danh nghĩa
FIR The Ratio of Total Loans and Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay
Deposits in The Financial System và tiền gửi trong hệ thống tài
to Nominal GDP chính trên GDP danh nghĩa
SOEs State-Owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình................................................ 19
Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu .................................................................. 24
Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF .................................................................... 29
Bảng 4.3. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................... 31
Bảng 4.4. Xác định độ trễ tối ưu ................................................................................... 33
Bảng 4.5. Kiểm định Granger causibility (mô hình 1).................................................. 33
Bảng 4.6. Kiểm định Granger causibility (mô hình 2).................................................. 34
Bảng 4.7. Kiểm định Granger causibility (mô hình 3).................................................. 34
Bảng 4.8. Kiểm định Granger causibility (Mô hình 4) ................................................. 35
Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan Portmanteau......................................................... 37
Bảng 4.10. Phân tích mô hình VECM........................................................................... 37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 .................................. 26
Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ........................................ 27
Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017............................ 28
Hình 4.4. Hàm phàn ứng xung mô hình 1.................................................................................... .. 41
Hình 4.5. Hàm phàn ứng xung mô hình 2......................................................................................... 42
Hình 4.6. Hàm phản ứng xung mô hình 3......................................................................................... 44
Hình 4.7. Hàm phàn ứng xung mô hình 4......................................................................................... 46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa
độ mở tài chính và độ mở thương mại lên sự phát triển thị trường tài chính tại Việt
Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu 28 năm giai đoạn 1990-2017.
Tác giả thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented Dicky-Fuller (1979),
kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen, phân tích mô
hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF để phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương
mại, độ mở tài chính và sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017. Kết
quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước, là một trong những cơ sở đáng tin cậy
để phân tích và dự báo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát lý do chọn đề tài và vấn đề
nghiên cứu. Nội dung của chương 1 bao gồm 4 phần: (1) Tính cấp thiết của đề tài, (2)
Mục tiêu nghiên cứu, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết cấu của đề tài.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội nhưng đi
kèm là không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn.
Hiện Việt Nam đang hoàn thiện tiến trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu..., tạo nên sức cộng hưởng để thúc đẩy
nền kinh tế cũng như các các doanh nghiệp bước sang một giai đoạn mới.Việt Nam vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nên còn rất nhiều việc phải
làm, nhất là đứng trước những yêu cầu ngày càng cao hơn để hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới.
Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) năm 2007, hợp tác đa phương cho đến nay, các bộ phận của thị trường tài
chính Việt Nam cơ bản được hình thành. Hệ thống định chế tài chính đã phát triển cả
về số lượng và chất lượng. Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính
được thể chế hóa từng bước; các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị
trường tài chính có sự phối hợp trong kiểm tra, giám sát… Thị trường tài chính tại Việt
Nam đã hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự vận hành của thị trường, từng
bước đa dạng hóa các sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Công
tác quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh
những mặt tích cực đã đạt được, thị trường tài chính cũng bộc lộ không ít bất cập cũng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
như tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến bất ổn đối với hoạt động của thị trường tài chính nói
riêng và của nền kinh tế nói chung.
Mở cửa thương mại và mở cửa tài khoản vốn (Yanikkaya, 2003; Fereidouni et
al, 2011; Eichengreen và Leblang, 2008), hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít;
một quốc gia mở cửa đối với thương mại có thể gây ra một mức độ mở cửa tài chính
lớn bằng cách thu hút (thông qua đầu tư) các dòng vốn trong lĩnh vực tài chính của
quốc gia. Aizenman và Noy (2003) thấy rằng sự gia tăng của độ lệch chuẩn của độ mở
thương mại có liên quan với mức tăng 9,5 phần trăm trong độ mở tài chính. Lý thuyết
kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều hơn để nó có thể
được hưởng lợi từ sự cởi mở về sản xuất sản lượng lớn hơn và đạt được thu nhập cao
hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định rằng thương mại quốc
tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một quốc gia, do đó tăng
cường sự tăng trưởng kinh tế chung của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya,
2003; Gwartney năm 2001; Niroomand và Nissan, 1997). Nó cũng khẳng định rằng
trong hầu hết các trường hợp, độ mở kinh tế lớn hơn thúc đẩy hoạt động kinh doanh và
tính sáng tạo dựa trên thực tế rằng sẽ có kỳ vọng sản xuất hiệu quả và khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Gwartney (2001) chỉ ra rằng sự cởi mở có thể khiến các
nước phải có chính sách và tổ chức để họ có thể cạnh tranh trong việc tạo ra môi
trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. Rõ ràng trong thế giới toàn cầu
hóa, không có nhà đầu tư nào sẽ hứng thú đối với việc đầu tư vào một quốc gia có đặc
trưng bởi sự thù địch đối với các nhà đầu tư kinh doanh, bất ổn tiền tệ, phạm pháp, thuế
cao, và các dịch vụ công cộng chất lượng thấp (Gwartney, 2001).Với mục đích cách
tiếp cận để đạt được cái nhìn sâu sắc vào các tác động năng động của độ mở thương
mại và độ mở tài chính đối với sự phát triển tài chính ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài
chính tại Việt Nam”, nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp
của độ mở đối với các chỉ số khác nhau của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể
được coi như là một mô hình minh họa của liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính
trong một quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này đóng góp quan trọng sự
phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài
chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam giai đoạn 1990-2017.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về độ mở tài chính, độ mở
thương mại và sự phát triển của tài chính và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước
đây để hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài;
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng
dựa trên mô hình của Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015) với kích thước
mẫu trong phân tích thống kê cần phải đủ lớn để đạt được độ tin cậy nhất định theo
mục tiêu đã đề ra của luận văn. Riêng trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình hồi
quy với số liệu điều tra là dạng số liệu theo chuỗi thời gian (số liệu thống kê theo năm)
nên theo Greene W. H. (2003) và Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu sẽ
được xác định theo công thức n–k≥20 với n là số năm tham khảo, k là số biến độc lập.
Nghiên cứu này chọn số quan sát là 28 năm (từ năm 1990 đến năm 2017) để đảm bảo
được ý nghĩa thống kê; Nghiên cứu này thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented
Dicky-Fuller (1979), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định
Johansen và phân tích mô hình VECM, phân tích hàm phản ứng xung IRF để nghiên
cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính.
1.4 Kết cấu của đề tài
Luận văn có kết cấu 5 chương bao gồm :
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Chương 1: Giới thiệu
Chương này tác giả nêu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng trình bày bố cục, kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này tác giả tổng hợp các khái niệm cơ bản về: độ mở thương mại, độ
mở tài chính, sự phát triển tài chính và trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
và các giả thiết. Tác giả cũng trình bày phương pháp xử lý số liệu ở chương này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương thể hiện các kết quả kiểm nghiệm đơn vị (Unit Root
Test), kiểm định đồng liên kết của Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả (Granger
causibility) phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF.
Chương 5: Kết luận
Chương này, tác giả trình bày các thảo luận về kết quả nghiên cứu từ chương 4,
nêu lên hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày bức tranh toàn cảnh của nghiên cứu và đưa ra các cơ sở cho
các chương tiếp theo. Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan của nền tảng nghiên
cứu và mô tả ngắn gọn về nghiên cứu, bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
Cuối cùng là trình bày cấu trúc luận văn làm cơ sở để tác giả phát triển nghiên cứu ở
các chương tiếp theo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu bao gồm hai phần. Phần
thứ nhất trình bày các khái niệm cơ bản như: độ mở thương mại; độ mở tài chính; sự
phát triển tài chính. Phần thứ hai trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trước
đây.
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Độ mở thương mại
Độ mở thương mại cho thấy mức độ mà các quốc gia hoặc nền kinh tế cho phép
buôn bán trao đổi đổi mậu dịch với quốc gia hoặc nền kinh tế khác. Theo các nghiên
cứu trước đây, Marelli và Signorelli (2011); Yanikkaya (2003) Edwards (1993), xác
định độ mở thương mại là tỷ lệ của tổng giá trị thương mại (nhập khẩu + xuất khẩu)
trên thu nhập quốc dân của một quốc gia (GDP).
Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ độ mở thương mại
với các biến số kinh tế khác nhau, tuy nhiên các phát hiện của các tác giả lại cho kết
quả trái ngược nhau do xuất phát từ những khó khăn trong việc đo lường độ mở thương
mại (Yanikkaya, 2003; Manole và Spatareanu, 2010; Squalli và Wilson, 2011). Vấn đề
này đã đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với độ
mở thương mại vì các nghiên cứu khác nhau đã được đưa ra các biện pháp đo lường độ
mở thương mại khác nhau (Kandiero và Wadhawan, 2003). Rose (2004) cung cấp một
cách đo lường hữu ích đó là nhóm các biện pháp này thành bảy nhóm: đo lường dựa
trên các tỷ lệ thương mại (thương mại như là một tỷ lệ GDP); dòng chảy thương mại
điều chỉnh; biện pháp dựa trên kết quả giá; các hàng rào phi thuế quan; chỉ số hỗn hợp
(kết hợp các chỉ tiêu thuế quan và phi thuế quan với các chỉ số kinh tế và chính trị
khác) và các biện pháp chính thức và định lượng. Các phân loại có thể được xem xét
theo hai khía cạnh: xem xét độ mở thương mại là các dòng chảy thương mại và các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
mức giá, phần còn lại là dựa trên những hạn chế thương mại hay đúng hơn là chính
sách. Yanikkaya (2003) phân loại các biện pháp này thành hai loại, các biện pháp dựa
trên khối lượng, quy mô thương mại và dựa trên hạn chế thương mại, trong đó xác định
mức độ phòng ngừa, ổn định của một nền kinh tế nói riêng. Tỷ lệ phụ thuộc thương
mại và tăng trưởng xuất khẩu là dựa trên kết quả các biện pháp mở cửa thương mại
(Balassa, 1982).
Trong bài này độ mở thương mại được đo lường bằng tổng giá trị thương mại
(xuất khẩu+ nhập khẩu)/ GDP.
2.1.2 Độ mở tài chính
Độ mở tài chính được thể hiện qua sự tự do hóa khu vực tài chính. Tự do hóa
khu vực tài chính đề cập đến việc loại bỏ hoặc nới lỏng các quy định được áp đặt bởi
chính phủ đối với khu vực tài chính trong nước. Độ mở tài chính nền kinh tế thường
được đo bằng tổng của các dòng vốn tư nhân trên tổng sản phẩm quốc dân (Aizenman
và Noy, 2003). Đo lường độ mở tài chính khó khăn hơn đo lường độ mở thương mại.
Các quốc gia sở hữu một mảng rộng và hệ thống kiểm soát giá cả phức tạp; khối lượng
rất nhiều các giao dịch tài chính phức tạp. Do đó, đo lường độ mở tài chính là một
thách thức lớn và thường không bao giờ hiệu quả (Eichengreen, 2001), đo lường độ mở
tài chính thực sự khó khăn (Edison, Levine, Ricci và Slok, 2002). Các nghiên cứu thực
nghiệm đã phát triển một số biện pháp đo lường độ mở tài chính khác nhau và sử dụng
chúng để phân tích ảnh hưởng của độ mở tài chính đối với tăng trưởng và rút ra những
kết luận chính sách. Các tài liệu nghiên cứu về độ mở tài chính và mối quan hệ tăng
trưởng có thể được xem xét trên 2 kênh tiếp cận: dựa trên thực tế (de facto) và dựa trên
luật (de jure). Lane và Milesi –Frerretti (2007), đã phát triển cách đo lường độ mở tài
chính dựa trên thực tế bằng số lượng tài sản và nợ nước ngoài trên GDP. Các nghiên
cứu tiếp cận theo phương pháp này tìm kiếm mối quan hệ giữa độ mở tài chính và tăng
trưởng kinh tế; mặt khác Chinn và Ito (2006) đo lường phát triển tài chính dựa trên luật
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
bằng cách xây dựng các biến giả đại diện cho các hạn chế giao dịch tài chính xuyên
biên giới. Các nghiên cứu trên kênh này cho rằng tác dụng tăng trưởng tích cực từ độ
mở tài chính là phát triển tốt hơn về hệ thống tài chính, chất lượng thể chế, môi trường
pháp lý và chính sách kinh tế vĩ mô (Bekaert, Harvey, Lundbland, 2005).
Mỗi thước đo về độ mở tài chính đều có ưu và nhược điểm. Thước đo thực tế ít
nhạy cảm với yếu tố nội sinh hơn thước đo dựa trên luật. Trong khi đó thước đo dựa
trên luật có được căn cứ tốt hơn về mặt lý thuyết (Baltagi và cộng sự, 2009).
Trong bài này tác giả áp dụng đo lường độ mở tài chính theo thực tế vì sự sẵn có
của dữ liệu. Biến độ mở tài chính được đo lường bằng tỷ lệ khối lượng các tài sản và
các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP danh nghĩa.
2.1.3 Sự phát triển tài chính
Một số biện pháp đo lường sự phát triển tài chính bao gồm tỷ lệ nợ phải trả của
hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa (Levine và công sự, 2000), tỷ lệ tiền gửi trên
GDP (Rajan và Zingales, 2003), tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP (Levine
và cộng sự, 2000), và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP (Baltagi và cộng
sự, 2009, Rajan và Zingales, 2003). Theo định nghĩa, có thể phân loại thành các biện
pháp đo lường theo quy mô ( ví dụ: tổng nợ phải trả hoặc tổng tín dụng ), và các biện
pháp đo lường tính hiệu quả (ví dụ: tín dụng phân bổ cho khu vực tư nhân) để đo lường
sự phát triển tài chính.
Biện pháp đầu tiên đo lường phát triển tài chính là quy mô, được đo bởi ba biến
sau đây: biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân
hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng ) trên GDP danh nghĩa; được ký hiệu là DEPT,
nó đo lường độ sâu tổng thể của các trung gian tài chính (Lu và Yao, 2009). Thứ hai là
tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa,
và được ký hiệu là FIR, nó đo lường quy mô tổng thể của các trung gian tài chính
(Goldsmith, 1969). Chỉ số thứ ba là tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
GDP danh nghĩa; được ký hiệu là SAV, nó đại diện cho sự phát triển tài chính về các
nguồn tài trợ phi ngân hàng (Guariglia và Poncet, 2008) .
Biện pháp thứ hai là các chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân
bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV).
(Beck et al, 2000;. Chinn và Ito, 2006; Levine et al. , 2000). Sự đàn áp và bóp méo tài
chính là đặc điểm nội tại của hệ thống tài chính Việt Nam, do đó là hợp lý khi xem xét
sự phát triển tài chính ở Việt Nam trên khía cạnh hiệu quả. Tín dụng tư nhân được coi
như là một thước đo ẩn đo lường sự phát triển tài chính. Tín dụng tư nhân là tín dụng
cấp cho khu vực tư nhân, và trái ngược lại là tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN), nơi được biết đến với hiệu quả thấp. Tỷ lệ PRV cao cho thấy các dịch
vụ tài chính hiệu quả hơn và sự phát triển trung gian tài chính lớn hơn (Levine et al.,
2000). Trong một hệ thống tài chính do ngân hàng chi phối, tín dụng tư nhân có lẽ là
chỉ số hiệu quả tài chính quan trọng nhất (Brandt và Zhu, 2000; Song và Yao, 2006).
Thật vậy, nó đo lường mức độ mà các công ty tư nhân có cơ hội để tiếp cận được tín
dụng của ngân hàng (Baltagi et al., 2009) và sự dễ dàng mà các doanh nghiệp có được
các dự án (Rajan và Zingales, 2003).
2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài
chính
Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều
hơn để nó có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở từ việc sản xuất sản lượng lớn hơn và
đạt được thu nhập cao hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định
rằng thương mại quốc tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một
quốc gia, do đó tăng cường sự tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển tài chính
nói riêng của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya, 2003; Gwartney năm 2001;
Niroomand và Nissan, 1997).
Có lẽ kênh trực tiếp nhất mà qua đó sự cởi mở sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tài
chính là thông qua sự gia tăng quy mô của thị trường và nhu cầu về các dịch vụ tài
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
chính. Mở cửa thương mại tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm tài chính mới, bao gồm các
công cụ cho tài chính thương mại và phòng ngừa rủi ro (Svaleryd và Vlachos, 2002) do
sự gia tăng của sự không chắc chắn, biến động thu nhập, cạnh tranh nước ngoài và các
cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên Do and Levchenko (2004) cho rằng mở cửa thương mại
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển tài chính tùy thuộc vào mức thu
nhập của các quốc gia. Những quốc gia có thu nhập tương đối cao chịu ảnh hưởng tích
cực từ tăng độ mở thương mại, trong khi những quốc gia có thu nhập tương đối thấp
chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng độ mở thương mại. Lý do vì các nước này nhập khẩu
tài chính chuyên sâu hàng hóa hơn là phát triển hệ thống tài chính của riêng họ.
Sự cởi mở về tài chính có tiềm năng tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn, do
đó thúc đẩy phát triển tài chính. Tăng độ mở tài chính có thể đóng góp cho tài chính
phát triển bằng cách cải thiện chức năng và dịch vụ tài chính của ngành tài chính và
nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Mishkin (2009) lập luận rằng sự gia nhập của vốn
nước ngoài thúc đẩy một loại hình chuyển giao công nghệ trên mạng, khiến các ngân
hàng trong nước nâng cấp cho vay theo tiêu chuẩn và theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
Kose và những người khác (2009) cho rằng vốn tự do hóa tài khoản có thể áp đặt kỷ
luật đối với các chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách tăng lợi ích của các chính sách phù
hợp, đồng thời làm tăng chi phí của những chính sách không phù hợp. Một số nghiên
cứu thực nghiệm chỉ ra rằng mở cửa tài chính nhiều khả năng làm cho chính sách tiền
tệ có kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên việc tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính làm cho nền kinh tế
của một số quốc gia bị lệ thuộc vào các quốc gia khác, chính điều này có thể mang lại
những tác động tiêu cực đến sự phát triển tài chính của một quốc gia khi chịu tác động
từ các cú sốc từ bên ngoài (khủng hoảng).
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ tiềm tàng giữa
phát triển tài chính và phát triển kinh tế bao gồm: Beck và cộng sự, 2000; Darrat và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
cộng sự, 2006; Ductor và Grechyna, 2015; Guariglia và Poncet, 2008; Levine, 1997.
Một số bài nghiên cứu xem xét đến nguồn gốc của sự phát triển tài chính xuất phát từ
quan điểm là từ sự tự do hóa tài chính (McKinnon, 1973), hệ thống pháp luật (La Porta
và cộng sự, 1998), sự sở hữu của chính phủ đối với các ngân hàng (Andrianova và
cộng sự, 2008), ổn định chính trị (Girma và Shortland, 2008).
Một nguồn khác của sự phát triển tài chính, được nêu lên ở một số ít bài nghiên
cứu nhưng đang ngày càng tăng lên về số lượng là sự mở cửa. Các tài liệu có liên quan
đã tập trung vào hai biến liên quan đến sự mở cửa bao gồm: giữa độ mở thương mại và
sự phát triển tài chính (Beck, 2002; Braun and Raddatz, 2005; Do and Levchenko,
2004; Mishkin, 2009); giữa độ mở tài chính và sự phát triển tài chính (Chinn và Ito,
2006; Levine, 2001); và giữa độ mở thương mại và độ mở tài chính (Aizenman và
Noy, 2009). Các nghiên cứu này thường tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa sự cởi mở
và sự phát triển tài chính, và giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính ở các nền
kinh tế đã và đang phát triển.
2.2.1 Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính
Do, Q.-T và Levchenko, A.A (2004), sử dung hồi quy OLS cho dữ liệu được thu
thập từ 20 quốc gia OECD và 55 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1995 để
nghiên cứu về độ mở thương mại có tác động đến phát triển tài chính của một quốc gia
hay không. Trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra các biến: phát triển tài chính (được
đo lường bằng tín dụng tư nhân/ GDP); độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng
xuất nhập khẩu/GDP) và một số biến kiểm soát khác. Kết quả nghiên cứu đầu tiên cho
thấy rằng mức độ tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính của mỗi quốc
gia phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Đối với những quốc gia có
mức thu nhập trung bình cao, độ mở thương mại có tương quan dương với phát triển
tài chính, trong khi đối với những quốc gia có mức thu nhập thấp, mối tương quan này
là nghịch chiều.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Kim và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến phát
triển tài chính cho các quốc gia trên thế giới. Trong những bài nghiên cứu trước, các
tác giả đã cho thấy tác động tích cực của tự do thương mại đến phát triển tài chính. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng mở cửa thương mại có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh, gia
tăng rủi ro từ đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng thường xuyên, tức là tác động trong
ngắn hạn của độ mở thương mại đối với nền kinh tế. Chính vì thế, tác giả muốn tập
trung nghiên cứu tác động trong ngắn và dài hạn của độ mở thương mại đến phát triển
tài chính. Trong bài nghiên cứu, để đo lường phát triển tài chính tác giả sử dụng 3 biến:
tín dụng tư nhân, cung tiền M3, tài sản ngân hàng; độ mở thương mại đo lường bằng
logarit của tổng xuất nhập khẩu/GDP. Bên cạnh đó để kết quả nghiên cứu không bị
chệch, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình nghiên cứu, gồm: GDP
trên đầu người, chi tiêu chính phủ/GDP, tỉ lệ lạm phát. Bằng cách sử dụng phương
pháp PMG (Pooled Mean Group) trên dữ liệu bảng cho 88 quốc gia từ 1960-2005
(được phân thành ba nhóm: nhóm nước thu nhập cao, nhóm nước thu nhập trung bình
và nhóm nước thu nhập thấp). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tác động của độ mở
thương mại đến phát triển tài chính phụ thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia. Đối
với những nước có thu nhập thấp, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát
triển tài chính trong dài hạn, tác động nghịch chiều trong ngắn hạn. Đối với những
nước có thu nhập cao, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát triển tài chính
trong dài hạn, không có tác động trong ngắn hạn.
2.2.2 Tác động của độ mở tài chính đến phát triển tài chính
Chinn và Ito (2006), nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa độ mở tài chính và
phát triển tài chính dựa trên dữ liệu bảng (panels data) của 108 quốc gia trong giai đoạn
1980-2000. Nghiên cứu cũng kiểm tra mối quan hệ giữa giữa tự do hóa hàng hóa và thị
trường tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở tài chính càng tăng thì thị trường
vốn chủ sở hữu càng phát triển.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Asongu (2010) nghiên cứu lý thuyết về mối liên kết giữa độ mở và phát triển tài
chính tại 29 nước đang phát triển ở Châu Phi trong vòng 21 năm từ 1987-2008. Kết
quả cho thấy: độ mở tài chính ít có hiệu quả đến phát triển tài chính ở các nước có thu
nhập thấp. Kết quả đối với các nước có thu nhập trung bình là không đáng kể.
2.2.3 Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính
Rajan và Zingales (2003), cho rằng kiểm tra các mối quan hệ giữa các cặp trên
có thể sẽ là không đầy đủ và thậm chí có thể gây hiểu nhầm. Rajan và Zingales đề nghị
rằng thiết lập một mối quan hệ ba biến giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát
triển tài chính là cần thiết. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở 24 quốc gia công nghiệp
phát triển trong giai đoạn 1913-1999 với phương pháp hồi quy đa biến. Trong bài
nghiên cứu tác giả chỉ ra bốn yếu tố xác định sự phát triển tài chính: phát triển ngân
hàng (đo lường băng tỉ số tiền gửi ngân hàng trên GDP); phát triển thị trường vốn (đo
lường bằng tỷ số chứng khoán phát hành của những công ty nội địa được niêm yết trên
tổng vốn đầu tư cố định nội địa); chỉ số vốn hóa thị trường trên GDP; và số công ty nội
địa niêm yết/100 dân. Nghiên cứu này đã đưa ra lý thuyết nhóm lợi ích để tóm tắt kết
quả nghiên cứu của họ. Họ cho rằng lợi ích nhóm, trong ngành công nghiệp đặc thù và
ngành tài chính, thường xuyên không còn do sự phát triển tài chính. Lý do được đưa ra
là do sự phát triển tài chính sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty mới được thành lập,
từ đó sẽ tăng cường sự cạnh tranh. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia mở
cửa dòng vốn mạnh, phát triển tài chính tương quan dương mạnh với tự do hóa thương
mại; nhưng nếu mức độ mở cửa dòng vốn giảm thì độ tương quan giữa phát triển tài
chính và tự do hóa thương mại cũng giảm theo.
Dựa trên bài nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), Law (2009) đã nghiên
cứu tác động của động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính
bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 43 nước đang phát triển trong 21 năm từ 1980-
2001, áp dụng phương pháp GMM và PMG để đưa ra kết quả ước lượng. Độ mở
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
thương mại được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu /GDP. Độ mở tài chính được đo
lường bằng dòng vốn tư nhân và chỉ số tự do hóa tài chính được xây dựng bởi hai nhà
nghiên cứu Chinn và Ito (2002). Sự phát triển tài chính được đo lường bằng hai yếu tố :
phát triển khu vực ngân hàng (đo lường bằng cung tiền M3/GDP, tín dụng dành cho tư
nhân/GDP, và tín dụng nội địa của khu vực ngân hàng/GDP), và phát triển thị trường
vốn (đo lường bằng số lượng các công ty nội địa được niêm yết trên sàn chứng khoán).
Kết quả thực nghiệm ở các nước đang phát triển ( Law, 2009), chỉ ra rằng việc mở cửa
đồng thời thương mại và tài khoản vốn có tác động tích cực đến sự phát triển tài chính
(bổ sung cho lý thuyết của Rajan và Zingales, 2003). Trong bài nghiên cứu cũng khẳng
định tác động của độ mở thương mại đối với phát triển tài chính đối với mỗi quốc gia
phụ thuộc vào thu nhập trung bình của quốc gia đó. Law nhấn mạnh rằng phát hiện của
ông nên được hiểu một cách thận trọng vì mẫu của ông là các nước đang phát triển, nơi
mà các lĩnh vực tài chính là chủ yếu được điều khiển bởi hệ thống ngân hàng.
Baltagi và cộng sự (2009), sử dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng để
nghiên cứu về mở cửa thương mại, mở cửa tài chính và phát triển tài chính cho cả nước
đang phát triển và nước công nghiệp. Độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất
nhập khẩu/GDP. Độ mở tài chính được đo lường bằng: chỉ số tự do hóa tài chính (thu
thập cho 42 nước đang phát triển từ 1980-2003) được tính bằng tổng tài sản và nợ nước
ngoài của quốc gia/GDP và chỉ số tự do hóa dòng vốn được đo lường từ bốn biến giả
về giới hạn giao dịch vốn được trình bày trong báo cáo của IMF. Nhân tố phát triển tài
chính được đo lường bằng tín dụng tư nhân và chỉ số vốn hóa chứng khoán thị trường.
Họ đã làm nổi bật hiệu ứng tương tác đồng thời giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài
chính lên sự phát triển tài chính. Sự tương tác giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài
chính có thể được dùng để đánh giá tác động biên của của sự gia tăng mở cửa thương
mại và tài chính lên sự phát triển tài chính. Bởi vì lý thuyết này chỉ ra rằng một quốc
gia sẽ mở cửa thương mại khi tài khoản vốn của nó bị đóng lại, lúc đó sẽ có các chính
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
sách tài chính bổ sung để ngăn chặn các tác động tiêu cực đến nền công nghiệp hiện tại
(ví dụ: lãi suất). Tuy nhiên các chính sách này sẽ ngăn chặn sự phát triển tài chính. Do
đó tác động biên của mở cửa thương mại sẽ là tiêu cực hay bằng không đối với sự phát
triển tài chính khi tài khoản vốn bị đóng cửa. Kết quả này chỉ ra rằng cả mở cửa thương
mại và mở cửa tài chính đều có ý nghĩa thống kê quan trọng trong việc xác định sự
phát triển tài chính. Mở cửa thương mại trong khi không mở cửa tài chính và ngược lại
vẫn có thể tạo ra sự phát triển tài chính.
Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, sử dụng dữ liệu từ các quốc gia khác nhau,
ngụ ý rằng các mô hình tương tác giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính và phát
triển tài chính có thể khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Vì bối cảnh về lịch sử, kinh
nghiệm, văn hóa, thị trường tài chính là khác nhau giữa các quốc gia. Các nghiên cứu
thực nghiệm sử dụng dữ liệu từ các nước phát triển và đang phát triển dường như chỉ
cung cấp được một phần hỗ trợ cho các lý thuyết cơ bản.
Thomas và cộng sự (2008), nghiên cứu về mối liên kết giữa phát triển tài chính,
độ mở thương mại, độ mở tài chính và tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi
thời gian của 16 nước ở khu vực Tiểu Sahara châu Phi. Để thực hiện nghiên cứu tác giả
đã sử dụng các biến: tăng trưởng (được đo lường bằng GDP thực trên đầu người), độ
mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP), phát triển tài chính
(có thể được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: M2/GDP, tín dụng nội địa
cho khu vực tư nhân/GDP…). Kết quả ước lượng cuối cùng được đưa ra sau khi tác giả
thực hiện lần lượt các kiểm định. Thứ nhất, tác giả thực hiện phân tích khám phá nhân
tố để tìm ra những nhân tố đo lường sự phát triển tài chính. Thứ hai, tác giả thực hiện
kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết để xem xét tính dừng và mối đồng
liên kết trong chuỗi dữ liệu. Dựa theo đó, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định mối quan
hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình. Cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm định nhân
quả Granger, Var và VECM. Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết quả: thứ nhất, không có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
mối quan hệ trong dài hạn giữa các nhân tố phát triển tài chính, độ mở và tăng trưởng
kinh tế. Thứ hai, ít có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, tồn tại một mối liên hệ giữa độ mở thương mại
và độ mở tài chính.
Hạnh (2009) điều tra các mối liên kết hai chiều giữa phát triển tài chính với độ
mở tài chính và độ mở thương mại của hai mươi chín nước đang phát triển tại châu Á
trong 14 năm từ 1994–2008. Trong bài nghiên cứu có các biến chính: phát triển tài
chính (được đo lường bằng cung tiền M3/GDP và tín dụng cho khu vực tư nhân/GDP ;
độ mở tài chính (được đo lường bằng FDI/GDP (FDI) và dòng vốn tư nhân/ GDP ); độ
mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu của quốc gia/GDP). Ngoài
ra, còn có các biến kiểm soát khác: biến đo lường độ rủi ro quốc gia; tốc độ tăng trưởng
GDP; tỷ giá hối đoái thực; biến giả để đo lường khủng hoảng tài chính. Mối quan hệ
giữa phát triển tài chính và độ mở được tác giả kiểm định qua ba bước. Đầu tiên, tác
giả kiểm định tính dừng và số đồng liên kết của dữ liệu. Tiếp theo, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích đồng liên kết của Pedroni (1999) để kiểm định mối quan hệ dài
hạn giữa các biến. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp Difference GMM được xây
dựng bởi Arellano và Bond (1991) để đưa ra kết quả ước lượng. Bài nghiên đã đạt
được những kết quả quan trọng sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu cho thấy một mối quan
hệ nhân quả giữa phát triển tài chính với độ mở tài chính và độ mở thương mại. Sự mở
cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước đang phát triển là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển. Và ngược lại, phát triển tài chính và độ mở tài chính tạo điều kiện
cho các nước đang phát triển đạt được lợi ích lớn hơn trong việc mở cửa thương mại.
Thứ hai, bài nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa các chỉ số đo lường phát triển tài
chính và độ mở tài chính là không đồng nhất. Tồn tại một mối tương quan dương giữa
độ mở tài chính và tín dụng dành cho khu vực tư nhân. Trong khi đó, không có bằng
chứng cho thấy mối quan hệ giữa độ mở tài chính với cung tiền M3.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015) nghiên cứu thực nghiệm các tác
động năng động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đối với sự phát triển tài
chính ở Trung Quốc. Ngoài việc sử dụng dữ liệu bảng của 30 tỉnh của Trung Quốc
trong giai đoạn 2000-2009, sử dụng phương pháp hồi quy GMM để nghiên cứu xem
xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và
cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp của độ mở về các chỉ số khác nhau
của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể được coi như là một mô hình minh họa của
liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính trong một quốc gia. Kết quả nghiên cứu này
đóng góp quan trọng sự phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính. Kết quả nghiên cứu
điều tra thực nghiệm có một số phát hiện thú vị đáng chú ý. Đầu tiên, độ mở tài chính
có tác động tiêu cực đối với quy mô, nhưng lại tác động tích cực đối với hiệu quả và
cạnh tranh của phát triển tài chính ở Trung Quốc. Thứ hai, các tác động biên của độ mở
về hiệu quả tài chính và cạnh tranh là tích cực trong tỉnh có độ mở nhất, trong khi các
tác động biên của độ mở đối với quy mô của phát triển tài chính nói chung là tiêu cực.
Thứ ba, tác động biên của độ mở đối với phát triển tài chính khác nhau giữa các tỉnh
khác nhau ở Trung Quốc, và các vấn đề nhóm lợi ích đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh
có mức độ thấp của độ mở thương mại và độ mở tài chính.
Tóm tắt chương 2
Chương này đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý thuyết của đề tài bao
gồm các khái niệm cơ bản về độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài
chính. Chương này cũng tóm lược một số kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ
giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính là nền tảng để xây
dựng mô hình nghiên cứu ở chương sau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày các lý thuyết về độ mở thương mại, độ mở tài chính và
phát triển tài chính; các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến đề
tài. Chương 3 sẽ tập trung vào phương pháp và mô hình nghiên cứu để giải quyết các
câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra ở phần giới thiệu. Phương pháp sử dụng
để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình VECM để
nghiên cứu, sử dụng các kiểm định đơn vị, quan hệ nhân quả Granger Causibility, kiểm
định đồng liên kết, phân tích hàm phản ứng xung IRF. Sau khi phân tích mô hình
VECM tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu .
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu
Thời kỳ lấy mẫu kéo dài qua các năm từ năm 1990 đến năm 2017 (28 năm) như
vậy tương ứng với 28 mẫu nghiên cứu. Nguồn dữ liệu GDP (Y), dân số, kim ngạch
xuất nhập khẩu, các chỉ tiêu tài chính của nền kinh tề như cho vay, tiền gửi, sản lượng
ngành công nghiệp khu vực nhà nước và tư nhân được lấy từ trang web của Tổng cục
Thống kê Việt Nam (https://www.gso.gov.vn) qua các năm.
3.1.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết
Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và sự phát
triển tài chính tại Việt Nam, tác giả vận dụng cơ sở lý thuyết về các lý thuyết độ mở
thương mại, độ mở tài chính, sự phát triển tài chính. Nghiên cứu dựa trên các nghiên
cứu thực nghiệm phát triển từ mô hình của các tác giả Chengsi Zhang , Yueteng Zhu ,
Zhe Lu (2015), Thomas và cộng sự, (2008); bên cạnh đó tham khảo các công trình
nghiên cứu nên tảng như Levine (2001); Beck (2002); Rajan và Zingales (2003), Braun
và Raddatz (2005); Chinn và Ito (2006) ; Aizenman và Noy (2009), Mishkin (2009),
Baltagi et al. (2009), Law (2009). Nghiên cứu này thực hiện các kiểm định tính dừng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
(Augmented Dicky-Fuller (1979)), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility),
kiểm định Johansen và phân tích mô hình VECM. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các
giả thiết nghiên cứu cụ thể như sau :
LnFDt= β0 +γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt+ β3{lnTOt x lnFOt}+β4lngdpt+
β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt (1)
Trong đó, FD là chỉ tiêu phát triển tài chính, TO là chỉ tiêu độ mở thương mại,
FO là chỉ tiêu độ mở tài chính. Các biến kiểm soát bao gồm GDP (gdp), tỷ lệ chi tiêu
của chính phủ đối với GDP (gov), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước
chia cho tổng sản lượng công nghiệp (state), và enroll là tỷ lệ người được đi học trong
độ tuổi đi học.
 Sự phát triển tài chính (FD)
- Đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và
phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa; nó được ký hiệu DEPT
- Thứ hai là tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính
trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR.
- Thứ ba là tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa; nó
được ký hiệu là SAV.
- Cuối cùng là tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên
tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV).
 Độ mở thương mại (TO)
Độ mở thương mại (trade openess) được tính bằng tổng giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu chia cho GDP. Tỷ lệ này cao cho thấy quốc gia đó mở cửa thương mại nhiều
và ngược lại.
Công thức tính : TO= (Export + Import)/ GDP
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
 Độ mở tài chính (FO)
Có hai biện pháp đo lường độ mở tài chính được sử dụng trong các tài liệu
nghiên cứu trước đây. Thứ nhất là các biện pháp đo lường trên thực tế (chỉ số quy mô)
đã được phát triển bởi Lane và Milesi-Ferretti (2007), và được định nghĩa là tỷ lệ khối
lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP. Thứ hai là
các biện pháp pháp lý (chỉ số hiệu quả) đã được đề xuất bởi Chinn và Ito (2006) và có
thể được xây dựng từ các biến giả đại diện cho các hạn chế về giao dịch tài chính
xuyên biên giới. Mỗi biện pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu, các chỉ số quy mô dễ
nhạy cảm với nội sinh hơn chỉ số hiệu quả, trong khi đo lường bằng chỉ số hiệu quả có
thể tốt hơn về mặt lý thuyết. Vì sự sẵn có của dữ liệu, biến FO trong bài nghiên cứu
này được xây dựng theo tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của
một quốc gia trên GDP danh nghĩa.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình
STT Tên biến Cách tính
+(DEPT): Tổng dư nợ trong hệ thống tài
chính/GDP.
FD (chỉ số về sự phát +(FIR): Tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ
1 triển tài chính) thống tài chính/GDP.
+(SAV): Tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình/GDP.
+(PRV): Tín dụng tư nhân/tổng tín dụng.
2 TO (độ mở thương mại) Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu/GDP
3 FO (độ mở tài chính) (ASSET+FOREIGN DEBT)/GDP
4 GOV Chi tiêu chính phủ/GDP
5 State Sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước/
Tổng sản lượng công nghiệp
6 Enroll Số trẻ em đi học/ Số trẻ em trong độ tuổi đi học
Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
 Các biến kiểm soát: GDP (gdp), tỷ lệ chi tiêu của chính phủ đối với GDP
(gov), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước chia cho tổng sản lượng công
nghiệp (state), và enroll là tỷ lệ người được đi học trong độ tuổi đi học.

Sự tăng trưởng kinh tế có tác động đến phát triển tài chính. Theo quan điểm của
Levine (1997), sự thay đổi trong viễn thông, máy tính, các chính sách khu vực phí tài
chính, các thể chế, và bản thân tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng của các
dịch vụ tài chính và cấu trúc của hệ thống tài chính. Do cải tiến công nghệ làm chi phí
giao dịch thấp hơn, chính sách tiền tệ và tài khóa ảnh hưởng đến việc đánh thuế các
trung gian tài chính. Hơn nữa tăng trưởng kinh tế làm thay đổi sự sẵn lòng của người
gửi tiết kiệm và nhà đầu tư phải trả các chi phí liên quan tham gia vào hệ thống tài
chính.

Sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước cũng liên quan đến sự phát triển
tài chính. Đặc biệt, mức độ sở hữu nhà nước cao trong nền kinh tế khu vực thể hiện sự
méo mó tài chính cao và hiệu quả phân bổ tài nguyên tài chính thấp.
Barro và Sala-i-Martin,1995; Dollar, 1992 cho rằng chi tiêu của chính phủ và cải
thiện trong giáo dục có thể tăng cường phát triển kinh tế do đó ảnh hưởng đến sự phát
triển tài chính.
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS 8, Excel để phân tích số liệu.
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả :
Tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS 8 để thực hiện tính toán, tóm tắt và lập
bảng, biểu đồ cho một tập dữ liệu để làm cho các đặc điểm chính của nó (trung bình,
phương sai, phân bố,…). Nội dung phân tích thông kê mô tả là tóm tắt các đặc trưng
của dữ liệu phản ánh một cách tổng quát: giá trị trung bình, giá trị trung vị, giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
3.2.2 Kiểm định tính dừng:
Trước khi chạy hồi quy ta phải kiểm tra tính dừng của dữ liệu để đảm bảo giả
thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phải phi ngẫu nhiên. Theo
Gujarati (1995), khi hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng (non-stationary) sẽ
có thể có hiện tượng hồi quy giả mạo (spurious regression) do yếu tố xu thế tạo ra và
kết quả ước lượng sẽ không thể tin cậy được. Do đó, trước khi chạy hồi quy ta phải
kiểm định tính dừng của dữ liệu. Trong bài, tác giả thực hiện kiểm định Augmented
Dicky-Fuller (1979) đối với các biến để xác định tính dừng.
3.2.3 Kiểm định đồng liên kết của Johansen:
Kiểm định đồng liên kết Johansen là một phương pháp để kiểm định khả năng
đồng liên kết của một số chuỗi thời gian có thuộc tính I(1). Theo Engle và Granger
(1987) kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng
và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính
dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể được giải thích như mối quan hệ
cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình.
3.2.4 Kiểm định nhân quả Granger:
Kiểm định nhân quả Granger được thực hiện để xác định có tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa các biến độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển của thị
trường tài chính. Ngoài ra nó còn xác định thêm mối quan hệ nhân quả này là 1 chiều
hay 2 chiều.
3.2.5 Phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF:
Trong trường hợp không tồn tại các mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến thì
ước lượng mô hình vector tự hồi quy (VAR). Trong trường hợp có tồn tại các mối quan
hệ đồng tích hợp giữa các biến thì sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) sẽ không
nhất quán. Khi đó mô hình sẽ bổ sung thêm thành phần hiệu chỉnh sai số (ECM). Mô
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
hình biến đổi này được gọi là mô hình VECM. Mô hình VECM cũng có đầy đủ các ưu
điểm của VAR, tuy nhiên VECM còn xét các tác động trong dài hạn.
 Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM)

Xét một mô hình VAR(p) có dạng như sau:
Yt = A1 Yt-1 + A2 Yt-2 +…+Ap Yt-p + ut (2)
Ta biến đổi, viết lại mô hình thành:
∆Yt = Yt – Yt-1= ПYt-1 + C1 ∆Yt-1 + C2 ∆Yt- 2 +…+Cp-1∆Yt-p + ut (3)
Trong đó: П = - (I-A1 - A2 -…-Ap ); Ci = − ∑Aj (j = i+1 → p), i-1,2,…, p-1;
ПYt-1 là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; p là bậc tự tương quan (hoặc độ trễ). Mặt
khác, П ≡ α x β’ Trong đó: Ma trận α là ma trận tham số điều chỉnh; β là ma trận hệ số
dài hạn thể hiện tối đa (n-1) quan hệ đồng liên kết trong một mô hình n biến nội sinh.
β’ đảm bảo rằng Yt sẽ hội tụ về cân bằng bền vững trong dài hạn. Mô hình số (3) được
gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số Vector (VECM). Theo đó, mô hình được phát triển từ
mô hình VAR (2) nhưng lại có dạng của một mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) bao
gồm: (i) Các quan hệ ngắn hạn giữa ∆Yt và độ trễ của nó là ∆Yt-j thể hiện qua các tham
số Ci ; (ii) quan hệ dài hạn thể hiện qua thành phần hiệu chỉnh sai số ПYt-1. Tuy nhiên
điều khác biệt giữa VECM và ECM là thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có
dạng một Vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến.
Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong
khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết
đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ước lượng được với các chuỗi dừng
(I(1)) nhưng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác
biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể ước lượng được khi tất cả các biến số là
dừng (I(0)). Với cấu trúc như vậy, mô hình VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả
ngắn hạn và dài hạn với những thay đổi trong Yt , thông qua dự báo, ước lượng của Ci
và Π tương ứng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Phân tích hàm phản ứng xung IRF để đánh giá mức độ phản ứng của biến
nghiên cứu khi chịu sự tác động từ các cú sốc từ các biến còn lại.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã xây dựng thiết kế nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu để
giải quyết các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra ở phần giới thiệu. Phương
pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình
VECM để nghiên cứu, sử dụng các kiểm định đơn vị, quan hệ nhân quả Granger
Causibility, kiểm định đồng liên kết. Sau khi phân tích mô hình VECM, phân tích hàm
phản ứng xung IRF tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi đã xây dựng được mô hình nghiên cứu và lựa chọn phương pháp ước
lượng ở chương 3. Tác giả sử dụng phần mềm EVIEW 8 và excel để phân tích dữ liệu.
Tác giả trình bày kết quả mô tả và phân tích thống kê, các kết quả kiểm nghiệm và kết
quả nghiên cứu tại chương này.
4.1 Mô tả và phân tích thống kê
Trong phần này tác giả tiến hành thống kê mô tả các nhân tố được liệt kê trong
mô hình nghiên cứu đồng thời phân tích đánh giá tổng quan các nhân tố trong mô hình
mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
với các dữ liệu cụ thể như : Xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, độ
mở tài chính (được định nghĩa là tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước
ngoài của một quốc gia trên GDP, Lane và Milesi-Ferretti (2007)), phát triển tài chính.
Phương pháp thông kê phân tích bao gồm phân tích cấu trúc bảng dữ liệu mô tả các giá
trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn, sử dụng đồ thị minh
họa các giá trị để làm rõ nổi bật mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng cũng như số
liệu khảo sát một cách trực quan nhất. Kết quả thống kê mô tả cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu
Biến
Giá trị trung
Độ lệch chuẩn
Giá trị Giá trị lớn
bình nhỏ nhất nhất
EXPORT 53.886,75 62.129,27 919,5 214.010
IMPORT 57.658,46 61.346,10 1850,3 211.100
GDP 1.418.529,25 1.525.308,79 41955 4.893.456
TO 1,4683 0,2067 1,1556 1,9462
ASSET 332.104,50 334.679,46 6153 1.026.513
FOREIGN
200.729,64 346.928,37 157 945.690
DEBT
FO 0,2902 0,0943 0,1524 0,5286
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
EXPENDITURE 357.107,71 367.208,53 9186 1.029.674
FLEND 1.882.890,18 2.112.277,74 35662 6.709.563
FDEPO 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352
GDPDN 1.380.433,07 1.456.169,65 39284 4.674.532
DEPT 1,2271 0,1614 0,9078 1,5556
GOV 0,2448 0,0358 0,1416 0,3180
STATE 0,4490 0,1364 0,2960 0,6810
ENROLL 0,8735 0,0711 0,7550 0,9580
PLEND 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352
FIR 2,5970 0,3236 1,9501 3,2558
SAVING 1.540.495,7544 1.828.463,2367 8.925,7920 5.954.223,0000
SAV 0,8819 0,3384 0,2272 1,2791
PRV 0,7199 0,1165 0,5120 0,8480
Nguồn : Trích xuất từ EVIEWS 8
Có thể thấy rằng trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng vai trò
không nhỏ trong duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Đối với hoạt động xuất khẩu, Việt
Nam đang xuất khẩu ra thế giới với các sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm dệt may;
Thủy sản; Gạo; Cà phê; Cao su; Gỗ và sản phẩm gỗ; Than đá; Tôm đông lạnh trong đó
ngành hàng dệt mây và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20% trong tổng giá trị
xuất khẩu tiếp theo là ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và lúa gạo. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo bảng 4.1.
thống kê mô tả biến nghiên cứu thì trong giai đoạn 1990-2017 thì giá trị xuất khẩu
trung bình đạt 53.886 triệu USD, giá trị xuất khẩu thấp nhất đạt 919 triệu USD và cao
nhất đạt 214.010 triệu USD (năm 2017). Hoạt động này ngày càng gia tăng về quy mô
và tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động xuất khẩu còn gặp
nhiều khó khăn như hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và sơ
chế, hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh
tranh không cao, ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
thấp, lệ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với
thương mại quốc tế. Bên cạnh đó còn đối mặt với rủi ro pháp lý trong cạnh tranh
thương mại quốc tế và khó khăn trong thâm nhập thị trường. Đối với hoạt động nhập
khẩu, trong giai đoạn kể từ năm 1990 đến năm 2017 đạt giá trị bình quân 57.658 triệu
USD, giá trị nhập khẩu dao động từ 1850 triệu USD đến 211.100 triệu USD (năm
2017). Việt Nam đã nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như: Lương thực, thực phẩm và
động vật sống; Đồ uống và thuốc lá ; Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên
liệu; Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan; Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực
vật; Hoá chất và sản phẩm liên quan; Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu; Máy
móc, phương tiện vận tải…Tương tự như xuất khẩu hoạt động nhập khẩu ngày càng
gia tăng về tốc độ cũng như quy mô, hoạt động nhập khẩu đang lấn át hoạt động xuất
khẩu cả về quy mô và giá trị.
Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017
Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Độ mở tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu tài sản quốc gia, nợ nước
ngoài và GDP, chỉ tiêu này đạt giá trị trung bình 1,4683 nghĩa là trong tài sản và nợ
nước ngoài của quốc gia giai đoạn 1990-2017 chiếm 146,8% GDP. Giai đoạn 1990-
2011 thì có thể thấy rằng độ mở tài chính của nước ta có xu hướng tăng nguyên nhân
chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt
Nam, khoản nợ nước ngoài ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến quản lý chi tiêu
công, đầu tư công nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nợ chính phủ của Việt Nam chủ yếu
là các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada…Tuy nhiên tín
hiệu tốt từ quản lý tài sản nhà nước là kể từ năm 2012 trở lại đây mặc dù nợ nước
ngoài liên tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm đáng kể. Kết quả này
cũng phản ánh phần nào mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam gia tăng tiết kiệm
đầu tư và kiềm chế tốc độ tăng trưởng nợ công và nợ nước ngoài.
Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017
Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 4 biến đo lường sự phát triển tài chính
bao gồm: DEPT, SAV, PRV, FIR. Biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài
chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh
nghĩa; nó được ký hiệu DEPT; Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ
thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR; Tỷ lệ của tổng số tiền
tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa, được ký hiệu là SAV; Chỉ số hiệu quả được
đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng
trong nước (ký hiệu là PRV).
Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017
`
Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê
Theo biểu đồ cho thấy rằng tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam có xu hướng
tăng trưởng qua các năm, từ khi chỉ hơn 50% những năm 90, lên đến trên 80% kể từ
năm 2010 cho đến nay điều này cho thấy vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Kết
quả này phản ánh thực tế chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Mặc dù tín dụng khu vực tư nhân tăng về quy mô về tiết kiệm và cho vay song một
thực trạng có thể thấy rằng tín dụng khu vực này còn nhiều khó khăn thách thức. Trong
hệ thống doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh Việt Nam hiện nay đa số quy mô vừa và
nhỏ trình độ quản lý, khoa học công nghệ còn hạn chế yếu kém khó lòng có thể cạnh
tranh bền vững trong nền kinh tế mở cửa hội nhập sâu rộng.
4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển
tài chính tại Việt Nam
4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)
Giả thuyết kiểm định:
H0: β = 0 (Yt là chuỗi dữ liệu không dừng)
H1: β < 0 (Yt là chuỗi dữ liệu dừng).
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho các chuỗi số liệu nghiên cứu được
trình bày ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF 1
Mô hình
p-value
I (0) I (1)
LNTO 0.4143 0.0307**
LNFO 0.1289 0.0053**
LNFOLNTO 0.1479 0.0064**
LNDEBT 0.0035** 0.0001**
LNFIR 0.0003** 0.0000**
LNSAV 0.4253 0.0322**
LNPRV 0.4174 0.0304**
LNGOV 0.1747 0.008**
LNENROLL 0.7038 0.0170**
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
LNSTATE 0.9725 0.5782
LNGDP 0.0003** 0.0000**
Ghi chú:dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả kiểm định ADF cho thấy giả thuyết H0 về tính không dừng (non-
stationary) của chuỗi ban đầu các chỉ số LNDEPT, LNFIR, LNGDP bị bác bỏ ở mức ý
nghĩa 5%, do đó chúng có tính dừng; đối với các chỉ số còn lại LNTO, LNFO,
LNFOLNTO, LNSAV, LNPRV, LNGOV, LNENROLL, LNSTATE không thể bị bác
bỏ giả thiết H0 bởi vì giá trị kiểm định của nó nhỏ hơn giá trị tới hạn tương ứng
(Mackinnon’s critical value).
Xét kiểm định ADF sai phân bậc một của các chuỗi chỉ số số LNTO, LNFO,
LNFOLNTO, LNSAV, LNPRV, LNGOV, LNENROLL được kiểm định thì kết quả lại
cho thấy giả thuyết H0 về tính không dừng không bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả
này cho phép chúng ta kết luận rằng chuỗi các giá trị này là có tính dừng. Như vậy các
biến chính của mô hình như LNSAV, LNFIR, LNDEBT, LNPRV, LNTO, LNFO
LNFOLNTO đều có tính dừng, tức giá trị trung bình thay sẽ không thay đổi theo thời
gian, hoặc giá trị phương sai không thay đổi theo thời gian hoặc cả hai.
4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991)
Dưới đây là kết quả kiểm định đồng liên kết mối quan hệ giữa độ mở tài chính,
thương mại và sự phát triển tài chính:
LnDEPTt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (1)
+ β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt
LnSAVt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (2)
+ β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt
LnPRVt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (3)
+ β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt
LnFIRt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (4)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
+ β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt
Trong bài nghiên cứu này tác giả kiểm định định đồng liên kết bằng phương
pháp kiểm định Johansen (Johansen Cointergation Test) dựa trên 2 tiêu chuẩn để tìm
kiếm số véctơ đồng liên kết, giá trị thống kê Trace giá trị thống kê Max-Eigen. Giả
thiết H0 là có r mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu. Mức ý nghĩa thống kê
trong kiểm định của Johansen là 5%. Kết quả Kiểm định đồng liên kết của Johansen
được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kiểm định đồng liên kết
Mô hình 1
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Trace hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.824391 79.83654 40.17493 0.0000
Có 1 đồng liên kết ** 0.619957 39.82818 24.27596 0.0003
Có 2 đồng liên kết 0.454487 3.637690 4.129906 0.0670
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Max-Eigen hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.824391 40.00836 24.15921 0.0002
Có 1 đồng liên kết ** 0.619957 22.25181 17.79730 0.0100
Có 2 đồng liên kết 0.454487 3.637690 4.129906 0.0670
Mô hình 2
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Trace hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.789842 84.94195 40.17493 0.0000
Có 1 đồng liên kết ** 0.730294 49.06431 24.27596 0.0000
Có 2 đồng liên kết 0.376282 12.32090 18.92462 0.0580
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Max-Eigen hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.789842 35.87765 24.15921 0.0008
Có 1 đồng liên kết ** 0.730294 30.13969 17.79730 0.0004
Có 2 đồng liên kết 0.376282 10.85731 11.22480 0.0580
Mô hình 3
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Trace hạn ở 5% **
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Không có đồng liên kết ** 0.844110 104.6257 0.0000
40.17493
Có 1 đồng liên kết ** 0.682060 61.87782 24.27596 0.0000
Có 2 đồng liên kết 0.669843 12.32090 35.52231 0.0600
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Max-Eigen hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.844110 42.74788 24.15921 0.0001
Có 1 đồng liên kết ** 0.682060 26.35551 17.79730 0.0020
Có 2 đồng liên kết 0.669843 11.22480 25.48831 0.0100
Mô hình 4
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Trace hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.824233 83.23883 40.17493 0.0000
Có 1 đồng liên kết ** 0.639622 43.25118 24.27596 0.0001
Có 2 đồng liên kết 0.380765 12.32090 19.77732 0.0542
Giả thiết Giá trị riêng
Thống kê Giá trị tới Xác suất
Max-Eigen hạn ở 5% **
Không có đồng liên kết ** 0.824233 39.98765 24.15921 0.0002
Có 1 đồng liên kết ** 0.639622 23.47386 17.79730 0.0063
Có 2 đồng liên kết 0.380765 11.02322 11.22480 0.0542
Ghi chú: dấu ** cho thấy việc bác bỏ giả thiết H0 tại mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả ở bảng 4.3 biểu thị các giá trị riêng lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị tới hạn
tương ứng với các mô hình. Giá trị kiểm định chỉ ra rằng ta bác bỏ giả thuyết H0 tại r= 0 ở cả
4 mô hình. Kiểm định cho thấy có tồn tại hai vector đồng liên kết hay có thể nói có mối quan
hệ trong dài hạn giữa tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính
(bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa DEP,
tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa SAV, tỷ lệ của tổng số
tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa FIR, tỷ lệ tín
dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước PRV
và các biến độc lập.
Sau khi xác định được 2 đồng liên kết, bước tiếp theo sẽ tiến hành kiểm định độ
trễ tối ưu phục vụ xây dựng mô hình VECM. Kết quả kiểm định như sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Bảng 4.4. Xác định độ trễ tối ưu
Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Chi-squared test 27.75788** 31.92016** 27.04478** 25.57208**
statistics - lag2
P-value [ 0.033790] [ 0.010242] [ 0.040988] [ 0.040355]
Ghi chú: dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Như vậy mô hình VECM phân tích mối quan hệ giữa độ mở tài chính, thương
mại và sự phát triển tài chính được ước lượng với 2 độ trễ.
Sau khi tiến hành kiểm định đồng liên kết tác giả tiến hành kiểm định mối quan
hệ nhân quả với 2 độ trễ nhằm xác định mối quan hệ hai chiều giữa biến độc lập độ mở
tài chính, thương mại và sự phát triển tài chính của Việt Nam.
4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility)
Kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự
thay đổi của chỉ số đo lường sự phát triển tài chính LNFIR, LNSAV, LNPRV,
LNDEPT và các biến độc lập và kiểm soát LNTO, LNFO, LNFO x LNTO, LNGOV,
LNENROLL, LNSTATE, LNGDP được phân chia theo thứ tự mô hình 1 đến mô hình
4.
Kết quả kiểm định Granger causality tương ứng với 4 mô hình lần lượt được
trình bày cụ thể trong bảng 4.5 đến bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.5. Kiểm định Granger causibility (mô hình 1)
Equation Chi2
Prob
Lndebt → Lnto 0.170971 0.9181
Lnto→Lndebt 1.835820 0.3994
Lndebt → Lnfo 8.396754 0.0150**
Lnfo→Lndebt 0.263423 0.8766
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Lndebt →Lnfolnto 3.458013 0.1775
Lnfolnto→Lndebt 0.094950 0.9536
Ghi chú: dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ
tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng, tổ chức
tài chính) trên GDP danh nghĩa (DEPT) không tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều
đối với các biến TO, FO*TO ở mức ý nghĩa 5%. Có quan hệ nhân quả một chiều từ
LNDEPT sang LNFO nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNFO sang LNDEPT ở
mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.6. Kiểm định Granger causibility (mô hình 2)
Equation Chi2
Prob
Lnsav → Lnto 3.148566 0.2072
Lnto→Lnsav 1.560994 0.4582
Lnsav → Lnfo 0.155744 0.9251
Lnfo→Lnsav 0.710316 0.7011
Lnsav →Lnfolnto 4.275244 0.1179
Lnfolnto→Lnsav 1.711035 0.4251
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy không có tồn tại mối quan hệ nhân quả
giữa biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình
trên GDP danh nghĩa (SAV) và các biến TO, FO, TO*FO.
Bảng 4.7. Kiểm định Granger causibility (mô hình 3)
Equation Chi2
Prob
Lnprv → Lnto 1.710768 0.4251
Lnto→Lnprv 5.587832 0.0612***
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
Lnprv → Lnfo 0.136526 0.9340
Lnfo→Lnprv 0.657331 0.7199
Lnprv →Lnfolnto 5.565907 0.0619***
Lnfolnto→Lnprv 5.766811 0.0559***
Ghi chú: dấu (***) thống kê có ý nghĩa mức 10%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ
tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước
(PRV) và các biến FO không có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Có quan hệ nhân quả
một chiều từ LNTO sang LNPRV nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNPRV sang
LNTO ở mức ý nghĩa 10%.
Bảng 4.8. Kiểm định Granger causibility (Mô hình 4)
Equation chi2
Prob > chi2
Lnfir → lnto 0.715736 0.6992
Lnto→lnfir 0.386161 0.8244
Lnfir → lnfo 4.868719 0.0877***
Lnfo→lnfir 0.446899 0.7998
Lnfir →lnfolnto 3.147500 0.2073
Lnfolnto→lnfir 0.332601 0.8468
Ghi chú: dấu (***) thống kê có ý nghĩa mức 10%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ
của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa
(FIR) và các biến TO, TO*FO không có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Có quan hệ
nhân quả một chiều từ LNFIR sang LNFO nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNFO
sang LNFIR ở mức ý nghĩa 10%.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
Qua việc phân tích 04 mô hình tương ứng với 04 chỉ tiêu đo lường sự phát triển
tài chính cho thấy: có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại, độ mở tài
chính và sự phát triển tài chính. Độ mở thương mại có tác động một chiều đến sự phát
triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân
trên tổng tín dụng trong nước (PRV).
4.2.4 Phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF
Thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có dạng một vectơ đồng tích hợp thể
hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các
hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ
nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có
thể ước lượng được với các chuỗi dừng I(1) nhưng có quan hệ đồng tích hợp mà không
bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể
ước lượng được khi tất cả các biến số là dừng I(0). Với cấu trúc như vậy, mô hình
VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả ngắn hạn và dài hạn với những thay đổi của
biến phụ thuộc.
Trước khi tiến hành hồi quy ngắn hạn với mô hình VECM, tác giả tiến hành
kiểm định tương quan chuỗi giữa các phần dư, nếu các phần dư có tương quan chuỗi
với nhau thì mô hình không phù hợp và ngược lại. Việc kiểm định thực hiện bằng
phương pháp Lagrange và phương pháp Portmanteau.
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có tương quan chuỗi giữa các phần dư;
H1: Có tương quan chuỗi giữa các phần dư
Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư của mô hình hồi quy theo phương
pháp Portmanteau Tests và phương pháp Lagrange- multiplier test ở 2 độ trễ được trình
bày như sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan LM và Portmanteau
Mô hình Lags Q-Stat Prob. LM-Stat Prob
(1)
1 23.20882 NA* 17.61722 0.3468
2 42.15660 NA* 18.49350 0.2958
(2)
1 13.63227 NA* 30.31446 0.0164
2 26.80844 NA* 22.34134 0.1325
(3)
1 5.884836 NA* 30.31446 0.0164
2 20.26774 NA* 22.34134 0.1325
(4)
1 22.91810 NA* 15.78443 0.4681
2 37.66296 NA* 19.15350 0.2608
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8
Có thể nhận thấy giá trị P-value của cả hai kiểm định tại 2 độ trễ đều lớn hơn
0,05. Do vậy tác giả chấp nhận giả thiết H0 cho rằng không có hiện tượng tương quan
chuỗi giữa các phần dư, có thể kết luận rằng phần dư của mô hình là nhiễu trắng, mô
hình trên là phù hợp.
Kết quả phân tích mô hình VECM được trình bày ở bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10. Phân tích mô hình VECM
Tham số D(LNDEBT) D(LNSAV) D(LNPRV) D(LNFIR)
Cointeq1 -0.012719 0.175388 -1.021450 -0.148368
(0.02478) (0.15621) (0.32477) (0.09085)
[-0.51334] [ 1.12277] [-3.14514] [-1.63317]
D(LNDEBT(-1)) -0.547002 -0.401083 0.563993 -0.527519
(0.18620) (0.32623) (0.28899) (0.20058)
[-2.93768] [-1.22946] [ 1.95158] [-2.62991]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
D(LNDEBT(-2)) -0.575099 0.014299 0.352213 -0.468195
(0.20036) (0.30743) (0.24443) (0.18538)
[-2.87038] [ 0.04651] [ 1.44093] [-2.52566]
D(LNTO(-1)) -1.004813 -0.341120 -0.233059** -0.011098
(0.78091) (0.29860) (0.09328) (0.01218)
[-1.28673] [-1.14240] [-2.49855] [-0.91087]
D(LNTO(-2)) 0.926041 0.066861 -0.063165 0.013877
(0.76554) (0.20881) (0.05758) (0.01116)
[ 1.20966] [ 0.32019] [-1.09691] [ 1.24400]
D(LNFO(-1)) -0.002079 -0.074994 -0.054077 -0.015028
(0.69445) (0.16048) (0.03827) (0.00959)
[-0.00299] [-0.46732] [-1.41322] [-1.56714]
D(LNFO(-2)) -0.178256 -0.097257 0.013770 -0.006536
(0.80351) (0.16907) (0.04582) (0.01175)
[-0.22185] [-0.57525] [ 0.30050] [-0.55636]
D(LNFOLNTO(-1)) 0.053768 -0.024452 -0.001494 -0.000139
(0.07215) (0.01699) (0.00444) (0.00107)
[ 0.74524] [-1.43960] [-0.33637] [-0.12971]
D(LNFOLNTO(-2)) 0.150042 -0.019940 0.003732 0.001732
(0.06210) (0.01704) (0.00435) (0.00097)
[ 2.41600] [-1.17016] [ 0.85791] [ 1.78868]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
LNGDP -0.646949 0.043053 -0.053192 -0.012320
(0.24985) (0.06948) (0.02141) (0.00450)
[-2.58936] [ 0.61965] [-2.48458] [-2.74079]
LNENROLL -34.67017 -3.396219 -0.393435 -0.619651
(9.37351) (2.70650) (0.53052) (0.15963)
[-3.69874] [-1.25484] [-0.74160] [-3.88192]
LNSTATE -11.65833 -0.438325 -0.872321 -0.211550
(3.27025) (0.79809) (0.32011) (0.05765)
[-3.56497] [-0.54922] [-2.72505] [-3.66968]
LNGOV 4.309037 0.243134 -0.222224 0.060252
(1.17156) (0.25773) (0.09690) (0.01696)
[ 3.67805] [ 0.94337] [-2.29334] [ 3.55258]
R-squared 0.775290 0.724397 0.700742 0.766833
Adj. R-squared 0.505638 0.326304 0.341633 0.487032
F-statistic 2.875150 1.819669 1.951332 2.740641
Log likelihood 5.379131 42.17689 65.99093 101.6272
Akaike AIC 0.662684 -2.450164 -4.607907 -7.706711
Schwarz SC 1.304485 -1.758994 -3.966106 -7.064910
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn [] là thống kê t, trong dấu () là giá trị Standard
errors, ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Nguồn : Trích xuất dữ liệu Eviews 8,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
Kết quả hồi quy VECM: Sau khi có kết quả phân tích mô hình VECM tôi sẽ
phân tích kết quả mô hình VECM lần lượt theo bốn phương pháp đo lường sự phát
triển tài chính, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, sự phát triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ
thống tài chính DEBT (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính), ký
hiệu DEBT.
Kết quả hồi quy VECM cho thấy, khi các biến độc lập và kiểm soát LNTO,
LNFO, LNFO, LNFOLNTO, LNGOV, LNENROLL, LNSTATE, LNGDP thay đổi
1% thì LNDEBT thay đổi như thế nào. Kết quả cho thấy không tìm thấy chứng cứ
thống kê thể hiện sự tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến sự phát triển
tài chính hay dự nợ trong hệ thống tài chính với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các biến
kiểm soát bao gồm GDP thực (LNGDP), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà
nước chia cho tổng sản lượng công nghiệp (LNSTATE), và lệ người được đi học trong
độ tuổi đi học (LNENROLL) có tác động tiêu cực đến dư nợ toàn hệ thống tài chính
với mức ý nghĩa 5%. Biến kiểm soát còn lại là chi tiêu chính phủ (LNGOV) tác động
tích cực đến sự phát triển tài chính hay dư nợ toàn bộ hệ thống tín dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc

Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Morton Greenholt
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc (13)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
 
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.docLuận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Một Số Ứng Dụng Từ Mô Hình 5 Nhân Tố Fama French.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Một Số Ứng Dụng Từ Mô Hình 5 Nhân Tố Fama French.docLuận Văn Thạc Sĩ Một Số Ứng Dụng Từ Mô Hình 5 Nhân Tố Fama French.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Một Số Ứng Dụng Từ Mô Hình 5 Nhân Tố Fama French.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
 
Giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dự...
Giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dự...Giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dự...
Giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dự...
 
Luận án: Cầu tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cầu tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam, HAYLuận án: Cầu tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cầu tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VietcomBank).doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VietcomBank).docLUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VietcomBank).doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VietcomBank).doc
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Công Ty.docLuận Văn Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Công Ty.doc
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm tại Công ty thùng xe bán tải Vi Khang.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm tại Công ty thùng xe bán tải Vi Khang.docxXây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm tại Công ty thùng xe bán tải Vi Khang.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm tại Công ty thùng xe bán tải Vi Khang.docx
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN VĂN HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả được trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội Đồng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiếu
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 5 2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5 2.1.1 Độ mở thương mại ........................................................................................ 5 2.1.2 Độ mở tài chính ............................................................................................. 6 2.1.3 Sự phát triển tài chính .................................................................................. 7 2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính .................................................................................................................... 8 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................. 9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 17 3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 17 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 17 3.1.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ......................................................... 17 3.2 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 20
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả : ......................................................................... 20 3.2.2Kiểm định tính dừng: ................................................................................. 21 3.2.3 Kiểm định đồng liên kết của Johansen: .................................................... 21 3.2.4Kiểm định nhân quả Granger: .................................................................. 21 3.2.5Phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF: ........................ 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 4.1 Mô tả và phân tích thống kê ............................................................................... 24 4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính tại Việt Nam .................................................................................................. 29 4.2.1Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) .............................................. 29 4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991) ......................................... 30 4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) ............................... 33 4.2.4 Phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF ........ 36 4.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 50 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 50 5.2 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt TO Trade Openness Độ mở thương mại FO Financial Openness Độ mở tài chính FD Financial Development Sự phát triển tài chính RGDP Real Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội thực GOV Government Spending Chi tiêu chính phủ STATE Share of Industrial Production of Tỷ lệ sản lượng công nghiệp State-owned của khu vực nhà nước chia Enterprises cho tổng sản lượng công nghiệp VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số. DEPT The Ratio of Total Loans in The Tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ Financial System (Including thống tài chính (bao gồm cả BothBanking and Non-Banking ngân hàng và phi ngân hàng Financial Institutions) to The tổ chức tài chính) trên GDP Nominal GDP danh nghĩa PRV The Ratio of Credit Allocated to Tỷ lệ tín dụng được phân bổ Private Enterprises to Total cho các doanh nghiệp tư nhân Domestic Credit trên tổng tín dụng trong nước SAV The Ratio of Total Household Tỷ lệ của tổng số tiền tiết Savings to The Nominal GDP kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa FIR The Ratio of Total Loans and Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay Deposits in The Financial System và tiền gửi trong hệ thống tài to Nominal GDP chính trên GDP danh nghĩa SOEs State-Owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình................................................ 19 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu .................................................................. 24 Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF .................................................................... 29 Bảng 4.3. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................... 31 Bảng 4.4. Xác định độ trễ tối ưu ................................................................................... 33 Bảng 4.5. Kiểm định Granger causibility (mô hình 1).................................................. 33 Bảng 4.6. Kiểm định Granger causibility (mô hình 2).................................................. 34 Bảng 4.7. Kiểm định Granger causibility (mô hình 3).................................................. 34 Bảng 4.8. Kiểm định Granger causibility (Mô hình 4) ................................................. 35 Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan Portmanteau......................................................... 37 Bảng 4.10. Phân tích mô hình VECM........................................................................... 37
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 .................................. 26 Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ........................................ 27 Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017............................ 28 Hình 4.4. Hàm phàn ứng xung mô hình 1.................................................................................... .. 41 Hình 4.5. Hàm phàn ứng xung mô hình 2......................................................................................... 42 Hình 4.6. Hàm phản ứng xung mô hình 3......................................................................................... 44 Hình 4.7. Hàm phàn ứng xung mô hình 4......................................................................................... 46
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa độ mở tài chính và độ mở thương mại lên sự phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu 28 năm giai đoạn 1990-2017. Tác giả thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented Dicky-Fuller (1979), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen, phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước, là một trong những cơ sở đáng tin cậy để phân tích và dự báo.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương 1 bao gồm 4 phần: (1) Tính cấp thiết của đề tài, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết cấu của đề tài. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội nhưng đi kèm là không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn. Hiện Việt Nam đang hoàn thiện tiến trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu..., tạo nên sức cộng hưởng để thúc đẩy nền kinh tế cũng như các các doanh nghiệp bước sang một giai đoạn mới.Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nên còn rất nhiều việc phải làm, nhất là đứng trước những yêu cầu ngày càng cao hơn để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, hợp tác đa phương cho đến nay, các bộ phận của thị trường tài chính Việt Nam cơ bản được hình thành. Hệ thống định chế tài chính đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính được thể chế hóa từng bước; các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính có sự phối hợp trong kiểm tra, giám sát… Thị trường tài chính tại Việt Nam đã hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự vận hành của thị trường, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, thị trường tài chính cũng bộc lộ không ít bất cập cũng
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 như tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến bất ổn đối với hoạt động của thị trường tài chính nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Mở cửa thương mại và mở cửa tài khoản vốn (Yanikkaya, 2003; Fereidouni et al, 2011; Eichengreen và Leblang, 2008), hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít; một quốc gia mở cửa đối với thương mại có thể gây ra một mức độ mở cửa tài chính lớn bằng cách thu hút (thông qua đầu tư) các dòng vốn trong lĩnh vực tài chính của quốc gia. Aizenman và Noy (2003) thấy rằng sự gia tăng của độ lệch chuẩn của độ mở thương mại có liên quan với mức tăng 9,5 phần trăm trong độ mở tài chính. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều hơn để nó có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở về sản xuất sản lượng lớn hơn và đạt được thu nhập cao hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định rằng thương mại quốc tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một quốc gia, do đó tăng cường sự tăng trưởng kinh tế chung của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya, 2003; Gwartney năm 2001; Niroomand và Nissan, 1997). Nó cũng khẳng định rằng trong hầu hết các trường hợp, độ mở kinh tế lớn hơn thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tính sáng tạo dựa trên thực tế rằng sẽ có kỳ vọng sản xuất hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gwartney (2001) chỉ ra rằng sự cởi mở có thể khiến các nước phải có chính sách và tổ chức để họ có thể cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. Rõ ràng trong thế giới toàn cầu hóa, không có nhà đầu tư nào sẽ hứng thú đối với việc đầu tư vào một quốc gia có đặc trưng bởi sự thù địch đối với các nhà đầu tư kinh doanh, bất ổn tiền tệ, phạm pháp, thuế cao, và các dịch vụ công cộng chất lượng thấp (Gwartney, 2001).Với mục đích cách tiếp cận để đạt được cái nhìn sâu sắc vào các tác động năng động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đối với sự phát triển tài chính ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam”, nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp của độ mở đối với các chỉ số khác nhau của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể được coi như là một mô hình minh họa của liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính trong một quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này đóng góp quan trọng sự phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam giai đoạn 1990-2017. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Tác giả tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển của tài chính và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây để hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài; Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình của Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015) với kích thước mẫu trong phân tích thống kê cần phải đủ lớn để đạt được độ tin cậy nhất định theo mục tiêu đã đề ra của luận văn. Riêng trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với số liệu điều tra là dạng số liệu theo chuỗi thời gian (số liệu thống kê theo năm) nên theo Greene W. H. (2003) và Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu sẽ được xác định theo công thức n–k≥20 với n là số năm tham khảo, k là số biến độc lập. Nghiên cứu này chọn số quan sát là 28 năm (từ năm 1990 đến năm 2017) để đảm bảo được ý nghĩa thống kê; Nghiên cứu này thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented Dicky-Fuller (1979), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen và phân tích mô hình VECM, phân tích hàm phản ứng xung IRF để nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính. 1.4 Kết cấu của đề tài Luận văn có kết cấu 5 chương bao gồm :
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Chương 1: Giới thiệu Chương này tác giả nêu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng trình bày bố cục, kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này tác giả tổng hợp các khái niệm cơ bản về: độ mở thương mại, độ mở tài chính, sự phát triển tài chính và trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu và các giả thiết. Tác giả cũng trình bày phương pháp xử lý số liệu ở chương này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chính của chương thể hiện các kết quả kiểm nghiệm đơn vị (Unit Root Test), kiểm định đồng liên kết của Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF. Chương 5: Kết luận Chương này, tác giả trình bày các thảo luận về kết quả nghiên cứu từ chương 4, nêu lên hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày bức tranh toàn cảnh của nghiên cứu và đưa ra các cơ sở cho các chương tiếp theo. Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan của nền tảng nghiên cứu và mô tả ngắn gọn về nghiên cứu, bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày cấu trúc luận văn làm cơ sở để tác giả phát triển nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu bao gồm hai phần. Phần thứ nhất trình bày các khái niệm cơ bản như: độ mở thương mại; độ mở tài chính; sự phát triển tài chính. Phần thứ hai trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây. 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Độ mở thương mại Độ mở thương mại cho thấy mức độ mà các quốc gia hoặc nền kinh tế cho phép buôn bán trao đổi đổi mậu dịch với quốc gia hoặc nền kinh tế khác. Theo các nghiên cứu trước đây, Marelli và Signorelli (2011); Yanikkaya (2003) Edwards (1993), xác định độ mở thương mại là tỷ lệ của tổng giá trị thương mại (nhập khẩu + xuất khẩu) trên thu nhập quốc dân của một quốc gia (GDP). Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ độ mở thương mại với các biến số kinh tế khác nhau, tuy nhiên các phát hiện của các tác giả lại cho kết quả trái ngược nhau do xuất phát từ những khó khăn trong việc đo lường độ mở thương mại (Yanikkaya, 2003; Manole và Spatareanu, 2010; Squalli và Wilson, 2011). Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với độ mở thương mại vì các nghiên cứu khác nhau đã được đưa ra các biện pháp đo lường độ mở thương mại khác nhau (Kandiero và Wadhawan, 2003). Rose (2004) cung cấp một cách đo lường hữu ích đó là nhóm các biện pháp này thành bảy nhóm: đo lường dựa trên các tỷ lệ thương mại (thương mại như là một tỷ lệ GDP); dòng chảy thương mại điều chỉnh; biện pháp dựa trên kết quả giá; các hàng rào phi thuế quan; chỉ số hỗn hợp (kết hợp các chỉ tiêu thuế quan và phi thuế quan với các chỉ số kinh tế và chính trị khác) và các biện pháp chính thức và định lượng. Các phân loại có thể được xem xét theo hai khía cạnh: xem xét độ mở thương mại là các dòng chảy thương mại và các
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 mức giá, phần còn lại là dựa trên những hạn chế thương mại hay đúng hơn là chính sách. Yanikkaya (2003) phân loại các biện pháp này thành hai loại, các biện pháp dựa trên khối lượng, quy mô thương mại và dựa trên hạn chế thương mại, trong đó xác định mức độ phòng ngừa, ổn định của một nền kinh tế nói riêng. Tỷ lệ phụ thuộc thương mại và tăng trưởng xuất khẩu là dựa trên kết quả các biện pháp mở cửa thương mại (Balassa, 1982). Trong bài này độ mở thương mại được đo lường bằng tổng giá trị thương mại (xuất khẩu+ nhập khẩu)/ GDP. 2.1.2 Độ mở tài chính Độ mở tài chính được thể hiện qua sự tự do hóa khu vực tài chính. Tự do hóa khu vực tài chính đề cập đến việc loại bỏ hoặc nới lỏng các quy định được áp đặt bởi chính phủ đối với khu vực tài chính trong nước. Độ mở tài chính nền kinh tế thường được đo bằng tổng của các dòng vốn tư nhân trên tổng sản phẩm quốc dân (Aizenman và Noy, 2003). Đo lường độ mở tài chính khó khăn hơn đo lường độ mở thương mại. Các quốc gia sở hữu một mảng rộng và hệ thống kiểm soát giá cả phức tạp; khối lượng rất nhiều các giao dịch tài chính phức tạp. Do đó, đo lường độ mở tài chính là một thách thức lớn và thường không bao giờ hiệu quả (Eichengreen, 2001), đo lường độ mở tài chính thực sự khó khăn (Edison, Levine, Ricci và Slok, 2002). Các nghiên cứu thực nghiệm đã phát triển một số biện pháp đo lường độ mở tài chính khác nhau và sử dụng chúng để phân tích ảnh hưởng của độ mở tài chính đối với tăng trưởng và rút ra những kết luận chính sách. Các tài liệu nghiên cứu về độ mở tài chính và mối quan hệ tăng trưởng có thể được xem xét trên 2 kênh tiếp cận: dựa trên thực tế (de facto) và dựa trên luật (de jure). Lane và Milesi –Frerretti (2007), đã phát triển cách đo lường độ mở tài chính dựa trên thực tế bằng số lượng tài sản và nợ nước ngoài trên GDP. Các nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp này tìm kiếm mối quan hệ giữa độ mở tài chính và tăng trưởng kinh tế; mặt khác Chinn và Ito (2006) đo lường phát triển tài chính dựa trên luật
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 bằng cách xây dựng các biến giả đại diện cho các hạn chế giao dịch tài chính xuyên biên giới. Các nghiên cứu trên kênh này cho rằng tác dụng tăng trưởng tích cực từ độ mở tài chính là phát triển tốt hơn về hệ thống tài chính, chất lượng thể chế, môi trường pháp lý và chính sách kinh tế vĩ mô (Bekaert, Harvey, Lundbland, 2005). Mỗi thước đo về độ mở tài chính đều có ưu và nhược điểm. Thước đo thực tế ít nhạy cảm với yếu tố nội sinh hơn thước đo dựa trên luật. Trong khi đó thước đo dựa trên luật có được căn cứ tốt hơn về mặt lý thuyết (Baltagi và cộng sự, 2009). Trong bài này tác giả áp dụng đo lường độ mở tài chính theo thực tế vì sự sẵn có của dữ liệu. Biến độ mở tài chính được đo lường bằng tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP danh nghĩa. 2.1.3 Sự phát triển tài chính Một số biện pháp đo lường sự phát triển tài chính bao gồm tỷ lệ nợ phải trả của hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa (Levine và công sự, 2000), tỷ lệ tiền gửi trên GDP (Rajan và Zingales, 2003), tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP (Levine và cộng sự, 2000), và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP (Baltagi và cộng sự, 2009, Rajan và Zingales, 2003). Theo định nghĩa, có thể phân loại thành các biện pháp đo lường theo quy mô ( ví dụ: tổng nợ phải trả hoặc tổng tín dụng ), và các biện pháp đo lường tính hiệu quả (ví dụ: tín dụng phân bổ cho khu vực tư nhân) để đo lường sự phát triển tài chính. Biện pháp đầu tiên đo lường phát triển tài chính là quy mô, được đo bởi ba biến sau đây: biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng ) trên GDP danh nghĩa; được ký hiệu là DEPT, nó đo lường độ sâu tổng thể của các trung gian tài chính (Lu và Yao, 2009). Thứ hai là tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR, nó đo lường quy mô tổng thể của các trung gian tài chính (Goldsmith, 1969). Chỉ số thứ ba là tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 GDP danh nghĩa; được ký hiệu là SAV, nó đại diện cho sự phát triển tài chính về các nguồn tài trợ phi ngân hàng (Guariglia và Poncet, 2008) . Biện pháp thứ hai là các chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV). (Beck et al, 2000;. Chinn và Ito, 2006; Levine et al. , 2000). Sự đàn áp và bóp méo tài chính là đặc điểm nội tại của hệ thống tài chính Việt Nam, do đó là hợp lý khi xem xét sự phát triển tài chính ở Việt Nam trên khía cạnh hiệu quả. Tín dụng tư nhân được coi như là một thước đo ẩn đo lường sự phát triển tài chính. Tín dụng tư nhân là tín dụng cấp cho khu vực tư nhân, và trái ngược lại là tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nơi được biết đến với hiệu quả thấp. Tỷ lệ PRV cao cho thấy các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn và sự phát triển trung gian tài chính lớn hơn (Levine et al., 2000). Trong một hệ thống tài chính do ngân hàng chi phối, tín dụng tư nhân có lẽ là chỉ số hiệu quả tài chính quan trọng nhất (Brandt và Zhu, 2000; Song và Yao, 2006). Thật vậy, nó đo lường mức độ mà các công ty tư nhân có cơ hội để tiếp cận được tín dụng của ngân hàng (Baltagi et al., 2009) và sự dễ dàng mà các doanh nghiệp có được các dự án (Rajan và Zingales, 2003). 2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều hơn để nó có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở từ việc sản xuất sản lượng lớn hơn và đạt được thu nhập cao hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định rằng thương mại quốc tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một quốc gia, do đó tăng cường sự tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển tài chính nói riêng của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya, 2003; Gwartney năm 2001; Niroomand và Nissan, 1997). Có lẽ kênh trực tiếp nhất mà qua đó sự cởi mở sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính là thông qua sự gia tăng quy mô của thị trường và nhu cầu về các dịch vụ tài
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 chính. Mở cửa thương mại tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm tài chính mới, bao gồm các công cụ cho tài chính thương mại và phòng ngừa rủi ro (Svaleryd và Vlachos, 2002) do sự gia tăng của sự không chắc chắn, biến động thu nhập, cạnh tranh nước ngoài và các cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên Do and Levchenko (2004) cho rằng mở cửa thương mại ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển tài chính tùy thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia. Những quốc gia có thu nhập tương đối cao chịu ảnh hưởng tích cực từ tăng độ mở thương mại, trong khi những quốc gia có thu nhập tương đối thấp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng độ mở thương mại. Lý do vì các nước này nhập khẩu tài chính chuyên sâu hàng hóa hơn là phát triển hệ thống tài chính của riêng họ. Sự cởi mở về tài chính có tiềm năng tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn, do đó thúc đẩy phát triển tài chính. Tăng độ mở tài chính có thể đóng góp cho tài chính phát triển bằng cách cải thiện chức năng và dịch vụ tài chính của ngành tài chính và nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Mishkin (2009) lập luận rằng sự gia nhập của vốn nước ngoài thúc đẩy một loại hình chuyển giao công nghệ trên mạng, khiến các ngân hàng trong nước nâng cấp cho vay theo tiêu chuẩn và theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Kose và những người khác (2009) cho rằng vốn tự do hóa tài khoản có thể áp đặt kỷ luật đối với các chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách tăng lợi ích của các chính sách phù hợp, đồng thời làm tăng chi phí của những chính sách không phù hợp. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng mở cửa tài chính nhiều khả năng làm cho chính sách tiền tệ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên việc tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính làm cho nền kinh tế của một số quốc gia bị lệ thuộc vào các quốc gia khác, chính điều này có thể mang lại những tác động tiêu cực đến sự phát triển tài chính của một quốc gia khi chịu tác động từ các cú sốc từ bên ngoài (khủng hoảng). 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ tiềm tàng giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế bao gồm: Beck và cộng sự, 2000; Darrat và
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 cộng sự, 2006; Ductor và Grechyna, 2015; Guariglia và Poncet, 2008; Levine, 1997. Một số bài nghiên cứu xem xét đến nguồn gốc của sự phát triển tài chính xuất phát từ quan điểm là từ sự tự do hóa tài chính (McKinnon, 1973), hệ thống pháp luật (La Porta và cộng sự, 1998), sự sở hữu của chính phủ đối với các ngân hàng (Andrianova và cộng sự, 2008), ổn định chính trị (Girma và Shortland, 2008). Một nguồn khác của sự phát triển tài chính, được nêu lên ở một số ít bài nghiên cứu nhưng đang ngày càng tăng lên về số lượng là sự mở cửa. Các tài liệu có liên quan đã tập trung vào hai biến liên quan đến sự mở cửa bao gồm: giữa độ mở thương mại và sự phát triển tài chính (Beck, 2002; Braun and Raddatz, 2005; Do and Levchenko, 2004; Mishkin, 2009); giữa độ mở tài chính và sự phát triển tài chính (Chinn và Ito, 2006; Levine, 2001); và giữa độ mở thương mại và độ mở tài chính (Aizenman và Noy, 2009). Các nghiên cứu này thường tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa sự cởi mở và sự phát triển tài chính, và giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính ở các nền kinh tế đã và đang phát triển. 2.2.1 Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính Do, Q.-T và Levchenko, A.A (2004), sử dung hồi quy OLS cho dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia OECD và 55 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1995 để nghiên cứu về độ mở thương mại có tác động đến phát triển tài chính của một quốc gia hay không. Trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra các biến: phát triển tài chính (được đo lường bằng tín dụng tư nhân/ GDP); độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP) và một số biến kiểm soát khác. Kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng mức độ tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính của mỗi quốc gia phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Đối với những quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, độ mở thương mại có tương quan dương với phát triển tài chính, trong khi đối với những quốc gia có mức thu nhập thấp, mối tương quan này là nghịch chiều.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Kim và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính cho các quốc gia trên thế giới. Trong những bài nghiên cứu trước, các tác giả đã cho thấy tác động tích cực của tự do thương mại đến phát triển tài chính. Tuy nhiên, tác giả cho rằng mở cửa thương mại có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh, gia tăng rủi ro từ đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng thường xuyên, tức là tác động trong ngắn hạn của độ mở thương mại đối với nền kinh tế. Chính vì thế, tác giả muốn tập trung nghiên cứu tác động trong ngắn và dài hạn của độ mở thương mại đến phát triển tài chính. Trong bài nghiên cứu, để đo lường phát triển tài chính tác giả sử dụng 3 biến: tín dụng tư nhân, cung tiền M3, tài sản ngân hàng; độ mở thương mại đo lường bằng logarit của tổng xuất nhập khẩu/GDP. Bên cạnh đó để kết quả nghiên cứu không bị chệch, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình nghiên cứu, gồm: GDP trên đầu người, chi tiêu chính phủ/GDP, tỉ lệ lạm phát. Bằng cách sử dụng phương pháp PMG (Pooled Mean Group) trên dữ liệu bảng cho 88 quốc gia từ 1960-2005 (được phân thành ba nhóm: nhóm nước thu nhập cao, nhóm nước thu nhập trung bình và nhóm nước thu nhập thấp). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính phụ thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia. Đối với những nước có thu nhập thấp, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, tác động nghịch chiều trong ngắn hạn. Đối với những nước có thu nhập cao, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, không có tác động trong ngắn hạn. 2.2.2 Tác động của độ mở tài chính đến phát triển tài chính Chinn và Ito (2006), nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa độ mở tài chính và phát triển tài chính dựa trên dữ liệu bảng (panels data) của 108 quốc gia trong giai đoạn 1980-2000. Nghiên cứu cũng kiểm tra mối quan hệ giữa giữa tự do hóa hàng hóa và thị trường tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở tài chính càng tăng thì thị trường vốn chủ sở hữu càng phát triển.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Asongu (2010) nghiên cứu lý thuyết về mối liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính tại 29 nước đang phát triển ở Châu Phi trong vòng 21 năm từ 1987-2008. Kết quả cho thấy: độ mở tài chính ít có hiệu quả đến phát triển tài chính ở các nước có thu nhập thấp. Kết quả đối với các nước có thu nhập trung bình là không đáng kể. 2.2.3 Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính Rajan và Zingales (2003), cho rằng kiểm tra các mối quan hệ giữa các cặp trên có thể sẽ là không đầy đủ và thậm chí có thể gây hiểu nhầm. Rajan và Zingales đề nghị rằng thiết lập một mối quan hệ ba biến giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính là cần thiết. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở 24 quốc gia công nghiệp phát triển trong giai đoạn 1913-1999 với phương pháp hồi quy đa biến. Trong bài nghiên cứu tác giả chỉ ra bốn yếu tố xác định sự phát triển tài chính: phát triển ngân hàng (đo lường băng tỉ số tiền gửi ngân hàng trên GDP); phát triển thị trường vốn (đo lường bằng tỷ số chứng khoán phát hành của những công ty nội địa được niêm yết trên tổng vốn đầu tư cố định nội địa); chỉ số vốn hóa thị trường trên GDP; và số công ty nội địa niêm yết/100 dân. Nghiên cứu này đã đưa ra lý thuyết nhóm lợi ích để tóm tắt kết quả nghiên cứu của họ. Họ cho rằng lợi ích nhóm, trong ngành công nghiệp đặc thù và ngành tài chính, thường xuyên không còn do sự phát triển tài chính. Lý do được đưa ra là do sự phát triển tài chính sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty mới được thành lập, từ đó sẽ tăng cường sự cạnh tranh. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia mở cửa dòng vốn mạnh, phát triển tài chính tương quan dương mạnh với tự do hóa thương mại; nhưng nếu mức độ mở cửa dòng vốn giảm thì độ tương quan giữa phát triển tài chính và tự do hóa thương mại cũng giảm theo. Dựa trên bài nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), Law (2009) đã nghiên cứu tác động của động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 43 nước đang phát triển trong 21 năm từ 1980- 2001, áp dụng phương pháp GMM và PMG để đưa ra kết quả ước lượng. Độ mở
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 thương mại được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu /GDP. Độ mở tài chính được đo lường bằng dòng vốn tư nhân và chỉ số tự do hóa tài chính được xây dựng bởi hai nhà nghiên cứu Chinn và Ito (2002). Sự phát triển tài chính được đo lường bằng hai yếu tố : phát triển khu vực ngân hàng (đo lường bằng cung tiền M3/GDP, tín dụng dành cho tư nhân/GDP, và tín dụng nội địa của khu vực ngân hàng/GDP), và phát triển thị trường vốn (đo lường bằng số lượng các công ty nội địa được niêm yết trên sàn chứng khoán). Kết quả thực nghiệm ở các nước đang phát triển ( Law, 2009), chỉ ra rằng việc mở cửa đồng thời thương mại và tài khoản vốn có tác động tích cực đến sự phát triển tài chính (bổ sung cho lý thuyết của Rajan và Zingales, 2003). Trong bài nghiên cứu cũng khẳng định tác động của độ mở thương mại đối với phát triển tài chính đối với mỗi quốc gia phụ thuộc vào thu nhập trung bình của quốc gia đó. Law nhấn mạnh rằng phát hiện của ông nên được hiểu một cách thận trọng vì mẫu của ông là các nước đang phát triển, nơi mà các lĩnh vực tài chính là chủ yếu được điều khiển bởi hệ thống ngân hàng. Baltagi và cộng sự (2009), sử dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng để nghiên cứu về mở cửa thương mại, mở cửa tài chính và phát triển tài chính cho cả nước đang phát triển và nước công nghiệp. Độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP. Độ mở tài chính được đo lường bằng: chỉ số tự do hóa tài chính (thu thập cho 42 nước đang phát triển từ 1980-2003) được tính bằng tổng tài sản và nợ nước ngoài của quốc gia/GDP và chỉ số tự do hóa dòng vốn được đo lường từ bốn biến giả về giới hạn giao dịch vốn được trình bày trong báo cáo của IMF. Nhân tố phát triển tài chính được đo lường bằng tín dụng tư nhân và chỉ số vốn hóa chứng khoán thị trường. Họ đã làm nổi bật hiệu ứng tương tác đồng thời giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính lên sự phát triển tài chính. Sự tương tác giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính có thể được dùng để đánh giá tác động biên của của sự gia tăng mở cửa thương mại và tài chính lên sự phát triển tài chính. Bởi vì lý thuyết này chỉ ra rằng một quốc gia sẽ mở cửa thương mại khi tài khoản vốn của nó bị đóng lại, lúc đó sẽ có các chính
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 sách tài chính bổ sung để ngăn chặn các tác động tiêu cực đến nền công nghiệp hiện tại (ví dụ: lãi suất). Tuy nhiên các chính sách này sẽ ngăn chặn sự phát triển tài chính. Do đó tác động biên của mở cửa thương mại sẽ là tiêu cực hay bằng không đối với sự phát triển tài chính khi tài khoản vốn bị đóng cửa. Kết quả này chỉ ra rằng cả mở cửa thương mại và mở cửa tài chính đều có ý nghĩa thống kê quan trọng trong việc xác định sự phát triển tài chính. Mở cửa thương mại trong khi không mở cửa tài chính và ngược lại vẫn có thể tạo ra sự phát triển tài chính. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, sử dụng dữ liệu từ các quốc gia khác nhau, ngụ ý rằng các mô hình tương tác giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính và phát triển tài chính có thể khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Vì bối cảnh về lịch sử, kinh nghiệm, văn hóa, thị trường tài chính là khác nhau giữa các quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu từ các nước phát triển và đang phát triển dường như chỉ cung cấp được một phần hỗ trợ cho các lý thuyết cơ bản. Thomas và cộng sự (2008), nghiên cứu về mối liên kết giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại, độ mở tài chính và tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của 16 nước ở khu vực Tiểu Sahara châu Phi. Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã sử dụng các biến: tăng trưởng (được đo lường bằng GDP thực trên đầu người), độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP), phát triển tài chính (có thể được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: M2/GDP, tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân/GDP…). Kết quả ước lượng cuối cùng được đưa ra sau khi tác giả thực hiện lần lượt các kiểm định. Thứ nhất, tác giả thực hiện phân tích khám phá nhân tố để tìm ra những nhân tố đo lường sự phát triển tài chính. Thứ hai, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết để xem xét tính dừng và mối đồng liên kết trong chuỗi dữ liệu. Dựa theo đó, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình. Cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm định nhân quả Granger, Var và VECM. Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết quả: thứ nhất, không có
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 mối quan hệ trong dài hạn giữa các nhân tố phát triển tài chính, độ mở và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, ít có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, tồn tại một mối liên hệ giữa độ mở thương mại và độ mở tài chính. Hạnh (2009) điều tra các mối liên kết hai chiều giữa phát triển tài chính với độ mở tài chính và độ mở thương mại của hai mươi chín nước đang phát triển tại châu Á trong 14 năm từ 1994–2008. Trong bài nghiên cứu có các biến chính: phát triển tài chính (được đo lường bằng cung tiền M3/GDP và tín dụng cho khu vực tư nhân/GDP ; độ mở tài chính (được đo lường bằng FDI/GDP (FDI) và dòng vốn tư nhân/ GDP ); độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu của quốc gia/GDP). Ngoài ra, còn có các biến kiểm soát khác: biến đo lường độ rủi ro quốc gia; tốc độ tăng trưởng GDP; tỷ giá hối đoái thực; biến giả để đo lường khủng hoảng tài chính. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở được tác giả kiểm định qua ba bước. Đầu tiên, tác giả kiểm định tính dừng và số đồng liên kết của dữ liệu. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết của Pedroni (1999) để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp Difference GMM được xây dựng bởi Arellano và Bond (1991) để đưa ra kết quả ước lượng. Bài nghiên đã đạt được những kết quả quan trọng sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính với độ mở tài chính và độ mở thương mại. Sự mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước đang phát triển là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Và ngược lại, phát triển tài chính và độ mở tài chính tạo điều kiện cho các nước đang phát triển đạt được lợi ích lớn hơn trong việc mở cửa thương mại. Thứ hai, bài nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa các chỉ số đo lường phát triển tài chính và độ mở tài chính là không đồng nhất. Tồn tại một mối tương quan dương giữa độ mở tài chính và tín dụng dành cho khu vực tư nhân. Trong khi đó, không có bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa độ mở tài chính với cung tiền M3.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015) nghiên cứu thực nghiệm các tác động năng động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đối với sự phát triển tài chính ở Trung Quốc. Ngoài việc sử dụng dữ liệu bảng của 30 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2009, sử dụng phương pháp hồi quy GMM để nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp của độ mở về các chỉ số khác nhau của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể được coi như là một mô hình minh họa của liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính trong một quốc gia. Kết quả nghiên cứu này đóng góp quan trọng sự phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính. Kết quả nghiên cứu điều tra thực nghiệm có một số phát hiện thú vị đáng chú ý. Đầu tiên, độ mở tài chính có tác động tiêu cực đối với quy mô, nhưng lại tác động tích cực đối với hiệu quả và cạnh tranh của phát triển tài chính ở Trung Quốc. Thứ hai, các tác động biên của độ mở về hiệu quả tài chính và cạnh tranh là tích cực trong tỉnh có độ mở nhất, trong khi các tác động biên của độ mở đối với quy mô của phát triển tài chính nói chung là tiêu cực. Thứ ba, tác động biên của độ mở đối với phát triển tài chính khác nhau giữa các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, và các vấn đề nhóm lợi ích đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh có mức độ thấp của độ mở thương mại và độ mở tài chính. Tóm tắt chương 2 Chương này đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm các khái niệm cơ bản về độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính. Chương này cũng tóm lược một số kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính là nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương sau.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày các lý thuyết về độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính; các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài. Chương 3 sẽ tập trung vào phương pháp và mô hình nghiên cứu để giải quyết các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra ở phần giới thiệu. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình VECM để nghiên cứu, sử dụng các kiểm định đơn vị, quan hệ nhân quả Granger Causibility, kiểm định đồng liên kết, phân tích hàm phản ứng xung IRF. Sau khi phân tích mô hình VECM tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu . 3.1 Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu Thời kỳ lấy mẫu kéo dài qua các năm từ năm 1990 đến năm 2017 (28 năm) như vậy tương ứng với 28 mẫu nghiên cứu. Nguồn dữ liệu GDP (Y), dân số, kim ngạch xuất nhập khẩu, các chỉ tiêu tài chính của nền kinh tề như cho vay, tiền gửi, sản lượng ngành công nghiệp khu vực nhà nước và tư nhân được lấy từ trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam (https://www.gso.gov.vn) qua các năm. 3.1.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và sự phát triển tài chính tại Việt Nam, tác giả vận dụng cơ sở lý thuyết về các lý thuyết độ mở thương mại, độ mở tài chính, sự phát triển tài chính. Nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm phát triển từ mô hình của các tác giả Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015), Thomas và cộng sự, (2008); bên cạnh đó tham khảo các công trình nghiên cứu nên tảng như Levine (2001); Beck (2002); Rajan và Zingales (2003), Braun và Raddatz (2005); Chinn và Ito (2006) ; Aizenman và Noy (2009), Mishkin (2009), Baltagi et al. (2009), Law (2009). Nghiên cứu này thực hiện các kiểm định tính dừng
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 (Augmented Dicky-Fuller (1979)), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen và phân tích mô hình VECM. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thiết nghiên cứu cụ thể như sau : LnFDt= β0 +γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt+ β3{lnTOt x lnFOt}+β4lngdpt+ β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt (1) Trong đó, FD là chỉ tiêu phát triển tài chính, TO là chỉ tiêu độ mở thương mại, FO là chỉ tiêu độ mở tài chính. Các biến kiểm soát bao gồm GDP (gdp), tỷ lệ chi tiêu của chính phủ đối với GDP (gov), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước chia cho tổng sản lượng công nghiệp (state), và enroll là tỷ lệ người được đi học trong độ tuổi đi học.  Sự phát triển tài chính (FD) - Đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa; nó được ký hiệu DEPT - Thứ hai là tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR. - Thứ ba là tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa; nó được ký hiệu là SAV. - Cuối cùng là tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV).  Độ mở thương mại (TO) Độ mở thương mại (trade openess) được tính bằng tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho GDP. Tỷ lệ này cao cho thấy quốc gia đó mở cửa thương mại nhiều và ngược lại. Công thức tính : TO= (Export + Import)/ GDP
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19  Độ mở tài chính (FO) Có hai biện pháp đo lường độ mở tài chính được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu trước đây. Thứ nhất là các biện pháp đo lường trên thực tế (chỉ số quy mô) đã được phát triển bởi Lane và Milesi-Ferretti (2007), và được định nghĩa là tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP. Thứ hai là các biện pháp pháp lý (chỉ số hiệu quả) đã được đề xuất bởi Chinn và Ito (2006) và có thể được xây dựng từ các biến giả đại diện cho các hạn chế về giao dịch tài chính xuyên biên giới. Mỗi biện pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu, các chỉ số quy mô dễ nhạy cảm với nội sinh hơn chỉ số hiệu quả, trong khi đo lường bằng chỉ số hiệu quả có thể tốt hơn về mặt lý thuyết. Vì sự sẵn có của dữ liệu, biến FO trong bài nghiên cứu này được xây dựng theo tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP danh nghĩa. Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình STT Tên biến Cách tính +(DEPT): Tổng dư nợ trong hệ thống tài chính/GDP. FD (chỉ số về sự phát +(FIR): Tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ 1 triển tài chính) thống tài chính/GDP. +(SAV): Tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình/GDP. +(PRV): Tín dụng tư nhân/tổng tín dụng. 2 TO (độ mở thương mại) Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu/GDP 3 FO (độ mở tài chính) (ASSET+FOREIGN DEBT)/GDP 4 GOV Chi tiêu chính phủ/GDP 5 State Sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước/ Tổng sản lượng công nghiệp 6 Enroll Số trẻ em đi học/ Số trẻ em trong độ tuổi đi học Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20  Các biến kiểm soát: GDP (gdp), tỷ lệ chi tiêu của chính phủ đối với GDP (gov), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước chia cho tổng sản lượng công nghiệp (state), và enroll là tỷ lệ người được đi học trong độ tuổi đi học.  Sự tăng trưởng kinh tế có tác động đến phát triển tài chính. Theo quan điểm của Levine (1997), sự thay đổi trong viễn thông, máy tính, các chính sách khu vực phí tài chính, các thể chế, và bản thân tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ tài chính và cấu trúc của hệ thống tài chính. Do cải tiến công nghệ làm chi phí giao dịch thấp hơn, chính sách tiền tệ và tài khóa ảnh hưởng đến việc đánh thuế các trung gian tài chính. Hơn nữa tăng trưởng kinh tế làm thay đổi sự sẵn lòng của người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư phải trả các chi phí liên quan tham gia vào hệ thống tài chính.  Sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước cũng liên quan đến sự phát triển tài chính. Đặc biệt, mức độ sở hữu nhà nước cao trong nền kinh tế khu vực thể hiện sự méo mó tài chính cao và hiệu quả phân bổ tài nguyên tài chính thấp. Barro và Sala-i-Martin,1995; Dollar, 1992 cho rằng chi tiêu của chính phủ và cải thiện trong giáo dục có thể tăng cường phát triển kinh tế do đó ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính. 3.2 Phương pháp xử lý số liệu Tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS 8, Excel để phân tích số liệu. 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả : Tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS 8 để thực hiện tính toán, tóm tắt và lập bảng, biểu đồ cho một tập dữ liệu để làm cho các đặc điểm chính của nó (trung bình, phương sai, phân bố,…). Nội dung phân tích thông kê mô tả là tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu phản ánh một cách tổng quát: giá trị trung bình, giá trị trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 3.2.2 Kiểm định tính dừng: Trước khi chạy hồi quy ta phải kiểm tra tính dừng của dữ liệu để đảm bảo giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phải phi ngẫu nhiên. Theo Gujarati (1995), khi hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng (non-stationary) sẽ có thể có hiện tượng hồi quy giả mạo (spurious regression) do yếu tố xu thế tạo ra và kết quả ước lượng sẽ không thể tin cậy được. Do đó, trước khi chạy hồi quy ta phải kiểm định tính dừng của dữ liệu. Trong bài, tác giả thực hiện kiểm định Augmented Dicky-Fuller (1979) đối với các biến để xác định tính dừng. 3.2.3 Kiểm định đồng liên kết của Johansen: Kiểm định đồng liên kết Johansen là một phương pháp để kiểm định khả năng đồng liên kết của một số chuỗi thời gian có thuộc tính I(1). Theo Engle và Granger (1987) kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. 3.2.4 Kiểm định nhân quả Granger: Kiểm định nhân quả Granger được thực hiện để xác định có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các biến độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển của thị trường tài chính. Ngoài ra nó còn xác định thêm mối quan hệ nhân quả này là 1 chiều hay 2 chiều. 3.2.5 Phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF: Trong trường hợp không tồn tại các mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến thì ước lượng mô hình vector tự hồi quy (VAR). Trong trường hợp có tồn tại các mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến thì sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) sẽ không nhất quán. Khi đó mô hình sẽ bổ sung thêm thành phần hiệu chỉnh sai số (ECM). Mô
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 hình biến đổi này được gọi là mô hình VECM. Mô hình VECM cũng có đầy đủ các ưu điểm của VAR, tuy nhiên VECM còn xét các tác động trong dài hạn.  Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM)  Xét một mô hình VAR(p) có dạng như sau: Yt = A1 Yt-1 + A2 Yt-2 +…+Ap Yt-p + ut (2) Ta biến đổi, viết lại mô hình thành: ∆Yt = Yt – Yt-1= ПYt-1 + C1 ∆Yt-1 + C2 ∆Yt- 2 +…+Cp-1∆Yt-p + ut (3) Trong đó: П = - (I-A1 - A2 -…-Ap ); Ci = − ∑Aj (j = i+1 → p), i-1,2,…, p-1; ПYt-1 là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; p là bậc tự tương quan (hoặc độ trễ). Mặt khác, П ≡ α x β’ Trong đó: Ma trận α là ma trận tham số điều chỉnh; β là ma trận hệ số dài hạn thể hiện tối đa (n-1) quan hệ đồng liên kết trong một mô hình n biến nội sinh. β’ đảm bảo rằng Yt sẽ hội tụ về cân bằng bền vững trong dài hạn. Mô hình số (3) được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số Vector (VECM). Theo đó, mô hình được phát triển từ mô hình VAR (2) nhưng lại có dạng của một mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) bao gồm: (i) Các quan hệ ngắn hạn giữa ∆Yt và độ trễ của nó là ∆Yt-j thể hiện qua các tham số Ci ; (ii) quan hệ dài hạn thể hiện qua thành phần hiệu chỉnh sai số ПYt-1. Tuy nhiên điều khác biệt giữa VECM và ECM là thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có dạng một Vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ước lượng được với các chuỗi dừng (I(1)) nhưng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể ước lượng được khi tất cả các biến số là dừng (I(0)). Với cấu trúc như vậy, mô hình VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả ngắn hạn và dài hạn với những thay đổi trong Yt , thông qua dự báo, ước lượng của Ci và Π tương ứng.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Phân tích hàm phản ứng xung IRF để đánh giá mức độ phản ứng của biến nghiên cứu khi chịu sự tác động từ các cú sốc từ các biến còn lại. Tóm tắt chương 3 Chương 3 đã xây dựng thiết kế nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu để giải quyết các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra ở phần giới thiệu. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình VECM để nghiên cứu, sử dụng các kiểm định đơn vị, quan hệ nhân quả Granger Causibility, kiểm định đồng liên kết. Sau khi phân tích mô hình VECM, phân tích hàm phản ứng xung IRF tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu.
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi đã xây dựng được mô hình nghiên cứu và lựa chọn phương pháp ước lượng ở chương 3. Tác giả sử dụng phần mềm EVIEW 8 và excel để phân tích dữ liệu. Tác giả trình bày kết quả mô tả và phân tích thống kê, các kết quả kiểm nghiệm và kết quả nghiên cứu tại chương này. 4.1 Mô tả và phân tích thống kê Trong phần này tác giả tiến hành thống kê mô tả các nhân tố được liệt kê trong mô hình nghiên cứu đồng thời phân tích đánh giá tổng quan các nhân tố trong mô hình mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam với các dữ liệu cụ thể như : Xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, độ mở tài chính (được định nghĩa là tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP, Lane và Milesi-Ferretti (2007)), phát triển tài chính. Phương pháp thông kê phân tích bao gồm phân tích cấu trúc bảng dữ liệu mô tả các giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn, sử dụng đồ thị minh họa các giá trị để làm rõ nổi bật mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng cũng như số liệu khảo sát một cách trực quan nhất. Kết quả thống kê mô tả cụ thể như sau: Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu Biến Giá trị trung Độ lệch chuẩn Giá trị Giá trị lớn bình nhỏ nhất nhất EXPORT 53.886,75 62.129,27 919,5 214.010 IMPORT 57.658,46 61.346,10 1850,3 211.100 GDP 1.418.529,25 1.525.308,79 41955 4.893.456 TO 1,4683 0,2067 1,1556 1,9462 ASSET 332.104,50 334.679,46 6153 1.026.513 FOREIGN 200.729,64 346.928,37 157 945.690 DEBT FO 0,2902 0,0943 0,1524 0,5286
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 EXPENDITURE 357.107,71 367.208,53 9186 1.029.674 FLEND 1.882.890,18 2.112.277,74 35662 6.709.563 FDEPO 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352 GDPDN 1.380.433,07 1.456.169,65 39284 4.674.532 DEPT 1,2271 0,1614 0,9078 1,5556 GOV 0,2448 0,0358 0,1416 0,3180 STATE 0,4490 0,1364 0,2960 0,6810 ENROLL 0,8735 0,0711 0,7550 0,9580 PLEND 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352 FIR 2,5970 0,3236 1,9501 3,2558 SAVING 1.540.495,7544 1.828.463,2367 8.925,7920 5.954.223,0000 SAV 0,8819 0,3384 0,2272 1,2791 PRV 0,7199 0,1165 0,5120 0,8480 Nguồn : Trích xuất từ EVIEWS 8 Có thể thấy rằng trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng vai trò không nhỏ trong duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Đối với hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đang xuất khẩu ra thế giới với các sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm dệt may; Thủy sản; Gạo; Cà phê; Cao su; Gỗ và sản phẩm gỗ; Than đá; Tôm đông lạnh trong đó ngành hàng dệt mây và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20% trong tổng giá trị xuất khẩu tiếp theo là ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và lúa gạo. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo bảng 4.1. thống kê mô tả biến nghiên cứu thì trong giai đoạn 1990-2017 thì giá trị xuất khẩu trung bình đạt 53.886 triệu USD, giá trị xuất khẩu thấp nhất đạt 919 triệu USD và cao nhất đạt 214.010 triệu USD (năm 2017). Hoạt động này ngày càng gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn như hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và sơ chế, hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh không cao, ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 thấp, lệ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế. Bên cạnh đó còn đối mặt với rủi ro pháp lý trong cạnh tranh thương mại quốc tế và khó khăn trong thâm nhập thị trường. Đối với hoạt động nhập khẩu, trong giai đoạn kể từ năm 1990 đến năm 2017 đạt giá trị bình quân 57.658 triệu USD, giá trị nhập khẩu dao động từ 1850 triệu USD đến 211.100 triệu USD (năm 2017). Việt Nam đã nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như: Lương thực, thực phẩm và động vật sống; Đồ uống và thuốc lá ; Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu; Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan; Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật; Hoá chất và sản phẩm liên quan; Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu; Máy móc, phương tiện vận tải…Tương tự như xuất khẩu hoạt động nhập khẩu ngày càng gia tăng về tốc độ cũng như quy mô, hoạt động nhập khẩu đang lấn át hoạt động xuất khẩu cả về quy mô và giá trị. Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Độ mở tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu tài sản quốc gia, nợ nước ngoài và GDP, chỉ tiêu này đạt giá trị trung bình 1,4683 nghĩa là trong tài sản và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 1990-2017 chiếm 146,8% GDP. Giai đoạn 1990- 2011 thì có thể thấy rằng độ mở tài chính của nước ta có xu hướng tăng nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, khoản nợ nước ngoài ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến quản lý chi tiêu công, đầu tư công nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nợ chính phủ của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada…Tuy nhiên tín hiệu tốt từ quản lý tài sản nhà nước là kể từ năm 2012 trở lại đây mặc dù nợ nước ngoài liên tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm đáng kể. Kết quả này cũng phản ánh phần nào mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam gia tăng tiết kiệm đầu tư và kiềm chế tốc độ tăng trưởng nợ công và nợ nước ngoài. Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 4 biến đo lường sự phát triển tài chính bao gồm: DEPT, SAV, PRV, FIR. Biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa; nó được ký hiệu DEPT; Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR; Tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa, được ký hiệu là SAV; Chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV). Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ` Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê Theo biểu đồ cho thấy rằng tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng qua các năm, từ khi chỉ hơn 50% những năm 90, lên đến trên 80% kể từ năm 2010 cho đến nay điều này cho thấy vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Kết quả này phản ánh thực tế chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay.
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Mặc dù tín dụng khu vực tư nhân tăng về quy mô về tiết kiệm và cho vay song một thực trạng có thể thấy rằng tín dụng khu vực này còn nhiều khó khăn thách thức. Trong hệ thống doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh Việt Nam hiện nay đa số quy mô vừa và nhỏ trình độ quản lý, khoa học công nghệ còn hạn chế yếu kém khó lòng có thể cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế mở cửa hội nhập sâu rộng. 4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính tại Việt Nam 4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) Giả thuyết kiểm định: H0: β = 0 (Yt là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (Yt là chuỗi dữ liệu dừng). Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho các chuỗi số liệu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.2. Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF 1 Mô hình p-value I (0) I (1) LNTO 0.4143 0.0307** LNFO 0.1289 0.0053** LNFOLNTO 0.1479 0.0064** LNDEBT 0.0035** 0.0001** LNFIR 0.0003** 0.0000** LNSAV 0.4253 0.0322** LNPRV 0.4174 0.0304** LNGOV 0.1747 0.008** LNENROLL 0.7038 0.0170**
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 LNSTATE 0.9725 0.5782 LNGDP 0.0003** 0.0000** Ghi chú:dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả kiểm định ADF cho thấy giả thuyết H0 về tính không dừng (non- stationary) của chuỗi ban đầu các chỉ số LNDEPT, LNFIR, LNGDP bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%, do đó chúng có tính dừng; đối với các chỉ số còn lại LNTO, LNFO, LNFOLNTO, LNSAV, LNPRV, LNGOV, LNENROLL, LNSTATE không thể bị bác bỏ giả thiết H0 bởi vì giá trị kiểm định của nó nhỏ hơn giá trị tới hạn tương ứng (Mackinnon’s critical value). Xét kiểm định ADF sai phân bậc một của các chuỗi chỉ số số LNTO, LNFO, LNFOLNTO, LNSAV, LNPRV, LNGOV, LNENROLL được kiểm định thì kết quả lại cho thấy giả thuyết H0 về tính không dừng không bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho phép chúng ta kết luận rằng chuỗi các giá trị này là có tính dừng. Như vậy các biến chính của mô hình như LNSAV, LNFIR, LNDEBT, LNPRV, LNTO, LNFO LNFOLNTO đều có tính dừng, tức giá trị trung bình thay sẽ không thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai không thay đổi theo thời gian hoặc cả hai. 4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991) Dưới đây là kết quả kiểm định đồng liên kết mối quan hệ giữa độ mở tài chính, thương mại và sự phát triển tài chính: LnDEPTt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (1) + β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt LnSAVt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (2) + β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt LnPRVt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (3) + β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt LnFIRt = β0 + γlnFDt-1+β1lnTOt+ β2lnFOt + β3{lnTOt x lnFOt} (4)
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 + β4lngdpt + β5lngovt +β6lnstatet +β7lnenrollt +µt Trong bài nghiên cứu này tác giả kiểm định định đồng liên kết bằng phương pháp kiểm định Johansen (Johansen Cointergation Test) dựa trên 2 tiêu chuẩn để tìm kiếm số véctơ đồng liên kết, giá trị thống kê Trace giá trị thống kê Max-Eigen. Giả thiết H0 là có r mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu. Mức ý nghĩa thống kê trong kiểm định của Johansen là 5%. Kết quả Kiểm định đồng liên kết của Johansen được trình bày ở Bảng 4.3. Bảng 4.3. Kiểm định đồng liên kết Mô hình 1 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Trace hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.824391 79.83654 40.17493 0.0000 Có 1 đồng liên kết ** 0.619957 39.82818 24.27596 0.0003 Có 2 đồng liên kết 0.454487 3.637690 4.129906 0.0670 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Max-Eigen hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.824391 40.00836 24.15921 0.0002 Có 1 đồng liên kết ** 0.619957 22.25181 17.79730 0.0100 Có 2 đồng liên kết 0.454487 3.637690 4.129906 0.0670 Mô hình 2 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Trace hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.789842 84.94195 40.17493 0.0000 Có 1 đồng liên kết ** 0.730294 49.06431 24.27596 0.0000 Có 2 đồng liên kết 0.376282 12.32090 18.92462 0.0580 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Max-Eigen hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.789842 35.87765 24.15921 0.0008 Có 1 đồng liên kết ** 0.730294 30.13969 17.79730 0.0004 Có 2 đồng liên kết 0.376282 10.85731 11.22480 0.0580 Mô hình 3 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Trace hạn ở 5% **
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Không có đồng liên kết ** 0.844110 104.6257 0.0000 40.17493 Có 1 đồng liên kết ** 0.682060 61.87782 24.27596 0.0000 Có 2 đồng liên kết 0.669843 12.32090 35.52231 0.0600 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Max-Eigen hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.844110 42.74788 24.15921 0.0001 Có 1 đồng liên kết ** 0.682060 26.35551 17.79730 0.0020 Có 2 đồng liên kết 0.669843 11.22480 25.48831 0.0100 Mô hình 4 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Trace hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.824233 83.23883 40.17493 0.0000 Có 1 đồng liên kết ** 0.639622 43.25118 24.27596 0.0001 Có 2 đồng liên kết 0.380765 12.32090 19.77732 0.0542 Giả thiết Giá trị riêng Thống kê Giá trị tới Xác suất Max-Eigen hạn ở 5% ** Không có đồng liên kết ** 0.824233 39.98765 24.15921 0.0002 Có 1 đồng liên kết ** 0.639622 23.47386 17.79730 0.0063 Có 2 đồng liên kết 0.380765 11.02322 11.22480 0.0542 Ghi chú: dấu ** cho thấy việc bác bỏ giả thiết H0 tại mức ý nghĩa 5% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả ở bảng 4.3 biểu thị các giá trị riêng lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị tới hạn tương ứng với các mô hình. Giá trị kiểm định chỉ ra rằng ta bác bỏ giả thuyết H0 tại r= 0 ở cả 4 mô hình. Kiểm định cho thấy có tồn tại hai vector đồng liên kết hay có thể nói có mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa DEP, tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa SAV, tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa FIR, tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước PRV và các biến độc lập. Sau khi xác định được 2 đồng liên kết, bước tiếp theo sẽ tiến hành kiểm định độ trễ tối ưu phục vụ xây dựng mô hình VECM. Kết quả kiểm định như sau:
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Bảng 4.4. Xác định độ trễ tối ưu Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Chi-squared test 27.75788** 31.92016** 27.04478** 25.57208** statistics - lag2 P-value [ 0.033790] [ 0.010242] [ 0.040988] [ 0.040355] Ghi chú: dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Như vậy mô hình VECM phân tích mối quan hệ giữa độ mở tài chính, thương mại và sự phát triển tài chính được ước lượng với 2 độ trễ. Sau khi tiến hành kiểm định đồng liên kết tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả với 2 độ trễ nhằm xác định mối quan hệ hai chiều giữa biến độc lập độ mở tài chính, thương mại và sự phát triển tài chính của Việt Nam. 4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) Kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi của chỉ số đo lường sự phát triển tài chính LNFIR, LNSAV, LNPRV, LNDEPT và các biến độc lập và kiểm soát LNTO, LNFO, LNFO x LNTO, LNGOV, LNENROLL, LNSTATE, LNGDP được phân chia theo thứ tự mô hình 1 đến mô hình 4. Kết quả kiểm định Granger causality tương ứng với 4 mô hình lần lượt được trình bày cụ thể trong bảng 4.5 đến bảng 4.8 như sau: Bảng 4.5. Kiểm định Granger causibility (mô hình 1) Equation Chi2 Prob Lndebt → Lnto 0.170971 0.9181 Lnto→Lndebt 1.835820 0.3994 Lndebt → Lnfo 8.396754 0.0150** Lnfo→Lndebt 0.263423 0.8766
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Lndebt →Lnfolnto 3.458013 0.1775 Lnfolnto→Lndebt 0.094950 0.9536 Ghi chú: dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng, tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa (DEPT) không tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều đối với các biến TO, FO*TO ở mức ý nghĩa 5%. Có quan hệ nhân quả một chiều từ LNDEPT sang LNFO nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNFO sang LNDEPT ở mức ý nghĩa 5%. Bảng 4.6. Kiểm định Granger causibility (mô hình 2) Equation Chi2 Prob Lnsav → Lnto 3.148566 0.2072 Lnto→Lnsav 1.560994 0.4582 Lnsav → Lnfo 0.155744 0.9251 Lnfo→Lnsav 0.710316 0.7011 Lnsav →Lnfolnto 4.275244 0.1179 Lnfolnto→Lnsav 1.711035 0.4251 Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy không có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa (SAV) và các biến TO, FO, TO*FO. Bảng 4.7. Kiểm định Granger causibility (mô hình 3) Equation Chi2 Prob Lnprv → Lnto 1.710768 0.4251 Lnto→Lnprv 5.587832 0.0612***
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 Lnprv → Lnfo 0.136526 0.9340 Lnfo→Lnprv 0.657331 0.7199 Lnprv →Lnfolnto 5.565907 0.0619*** Lnfolnto→Lnprv 5.766811 0.0559*** Ghi chú: dấu (***) thống kê có ý nghĩa mức 10% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (PRV) và các biến FO không có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Có quan hệ nhân quả một chiều từ LNTO sang LNPRV nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNPRV sang LNTO ở mức ý nghĩa 10%. Bảng 4.8. Kiểm định Granger causibility (Mô hình 4) Equation chi2 Prob > chi2 Lnfir → lnto 0.715736 0.6992 Lnto→lnfir 0.386161 0.8244 Lnfir → lnfo 4.868719 0.0877*** Lnfo→lnfir 0.446899 0.7998 Lnfir →lnfolnto 3.147500 0.2073 Lnfolnto→lnfir 0.332601 0.8468 Ghi chú: dấu (***) thống kê có ý nghĩa mức 10% Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Kết quả: Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở tài chính đo lường bằng tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa (FIR) và các biến TO, TO*FO không có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Có quan hệ nhân quả một chiều từ LNFIR sang LNFO nhưng không có quan hệ nhân quả từ LNFO sang LNFIR ở mức ý nghĩa 10%.
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 Qua việc phân tích 04 mô hình tương ứng với 04 chỉ tiêu đo lường sự phát triển tài chính cho thấy: có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và sự phát triển tài chính. Độ mở thương mại có tác động một chiều đến sự phát triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (PRV). 4.2.4 Phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF Thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có dạng một vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ước lượng được với các chuỗi dừng I(1) nhưng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể ước lượng được khi tất cả các biến số là dừng I(0). Với cấu trúc như vậy, mô hình VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả ngắn hạn và dài hạn với những thay đổi của biến phụ thuộc. Trước khi tiến hành hồi quy ngắn hạn với mô hình VECM, tác giả tiến hành kiểm định tương quan chuỗi giữa các phần dư, nếu các phần dư có tương quan chuỗi với nhau thì mô hình không phù hợp và ngược lại. Việc kiểm định thực hiện bằng phương pháp Lagrange và phương pháp Portmanteau. Giả thuyết kiểm định: H0: Không có tương quan chuỗi giữa các phần dư; H1: Có tương quan chuỗi giữa các phần dư Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư của mô hình hồi quy theo phương pháp Portmanteau Tests và phương pháp Lagrange- multiplier test ở 2 độ trễ được trình bày như sau:
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan LM và Portmanteau Mô hình Lags Q-Stat Prob. LM-Stat Prob (1) 1 23.20882 NA* 17.61722 0.3468 2 42.15660 NA* 18.49350 0.2958 (2) 1 13.63227 NA* 30.31446 0.0164 2 26.80844 NA* 22.34134 0.1325 (3) 1 5.884836 NA* 30.31446 0.0164 2 20.26774 NA* 22.34134 0.1325 (4) 1 22.91810 NA* 15.78443 0.4681 2 37.66296 NA* 19.15350 0.2608 Nguồn: Trích xuất dữ liệu Eviews 8 Có thể nhận thấy giá trị P-value của cả hai kiểm định tại 2 độ trễ đều lớn hơn 0,05. Do vậy tác giả chấp nhận giả thiết H0 cho rằng không có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các phần dư, có thể kết luận rằng phần dư của mô hình là nhiễu trắng, mô hình trên là phù hợp. Kết quả phân tích mô hình VECM được trình bày ở bảng 4.10 như sau: Bảng 4.10. Phân tích mô hình VECM Tham số D(LNDEBT) D(LNSAV) D(LNPRV) D(LNFIR) Cointeq1 -0.012719 0.175388 -1.021450 -0.148368 (0.02478) (0.15621) (0.32477) (0.09085) [-0.51334] [ 1.12277] [-3.14514] [-1.63317] D(LNDEBT(-1)) -0.547002 -0.401083 0.563993 -0.527519 (0.18620) (0.32623) (0.28899) (0.20058) [-2.93768] [-1.22946] [ 1.95158] [-2.62991]
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 D(LNDEBT(-2)) -0.575099 0.014299 0.352213 -0.468195 (0.20036) (0.30743) (0.24443) (0.18538) [-2.87038] [ 0.04651] [ 1.44093] [-2.52566] D(LNTO(-1)) -1.004813 -0.341120 -0.233059** -0.011098 (0.78091) (0.29860) (0.09328) (0.01218) [-1.28673] [-1.14240] [-2.49855] [-0.91087] D(LNTO(-2)) 0.926041 0.066861 -0.063165 0.013877 (0.76554) (0.20881) (0.05758) (0.01116) [ 1.20966] [ 0.32019] [-1.09691] [ 1.24400] D(LNFO(-1)) -0.002079 -0.074994 -0.054077 -0.015028 (0.69445) (0.16048) (0.03827) (0.00959) [-0.00299] [-0.46732] [-1.41322] [-1.56714] D(LNFO(-2)) -0.178256 -0.097257 0.013770 -0.006536 (0.80351) (0.16907) (0.04582) (0.01175) [-0.22185] [-0.57525] [ 0.30050] [-0.55636] D(LNFOLNTO(-1)) 0.053768 -0.024452 -0.001494 -0.000139 (0.07215) (0.01699) (0.00444) (0.00107) [ 0.74524] [-1.43960] [-0.33637] [-0.12971] D(LNFOLNTO(-2)) 0.150042 -0.019940 0.003732 0.001732 (0.06210) (0.01704) (0.00435) (0.00097) [ 2.41600] [-1.17016] [ 0.85791] [ 1.78868]
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 LNGDP -0.646949 0.043053 -0.053192 -0.012320 (0.24985) (0.06948) (0.02141) (0.00450) [-2.58936] [ 0.61965] [-2.48458] [-2.74079] LNENROLL -34.67017 -3.396219 -0.393435 -0.619651 (9.37351) (2.70650) (0.53052) (0.15963) [-3.69874] [-1.25484] [-0.74160] [-3.88192] LNSTATE -11.65833 -0.438325 -0.872321 -0.211550 (3.27025) (0.79809) (0.32011) (0.05765) [-3.56497] [-0.54922] [-2.72505] [-3.66968] LNGOV 4.309037 0.243134 -0.222224 0.060252 (1.17156) (0.25773) (0.09690) (0.01696) [ 3.67805] [ 0.94337] [-2.29334] [ 3.55258] R-squared 0.775290 0.724397 0.700742 0.766833 Adj. R-squared 0.505638 0.326304 0.341633 0.487032 F-statistic 2.875150 1.819669 1.951332 2.740641 Log likelihood 5.379131 42.17689 65.99093 101.6272 Akaike AIC 0.662684 -2.450164 -4.607907 -7.706711 Schwarz SC 1.304485 -1.758994 -3.966106 -7.064910 Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn [] là thống kê t, trong dấu () là giá trị Standard errors, ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nguồn : Trích xuất dữ liệu Eviews 8,
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 Kết quả hồi quy VECM: Sau khi có kết quả phân tích mô hình VECM tôi sẽ phân tích kết quả mô hình VECM lần lượt theo bốn phương pháp đo lường sự phát triển tài chính, cụ thể như sau: + Thứ nhất, sự phát triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính DEBT (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính), ký hiệu DEBT. Kết quả hồi quy VECM cho thấy, khi các biến độc lập và kiểm soát LNTO, LNFO, LNFO, LNFOLNTO, LNGOV, LNENROLL, LNSTATE, LNGDP thay đổi 1% thì LNDEBT thay đổi như thế nào. Kết quả cho thấy không tìm thấy chứng cứ thống kê thể hiện sự tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến sự phát triển tài chính hay dự nợ trong hệ thống tài chính với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các biến kiểm soát bao gồm GDP thực (LNGDP), tỷ lệ sản lượng công nghiệp của khu vực nhà nước chia cho tổng sản lượng công nghiệp (LNSTATE), và lệ người được đi học trong độ tuổi đi học (LNENROLL) có tác động tiêu cực đến dư nợ toàn hệ thống tài chính với mức ý nghĩa 5%. Biến kiểm soát còn lại là chi tiêu chính phủ (LNGOV) tác động tích cực đến sự phát triển tài chính hay dư nợ toàn bộ hệ thống tín dụng.