SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
TRƯƠNG NGỌC TIẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA
TRẢI NGHIỆM THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG
ĐẾN Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
THÔNG QUA YẾU TỐ CAM KẾT TÌNH CẢM
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu
nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc của nhân viên thông qua yếu tố cam kết tình
cảm, trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Xuân Lan. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự thực hiện, trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Ký tên
Trương Ngọc Tiến
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................................................ 5
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................... 6
1.5. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................................ 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 8
2.1. Các khái niệm trong mô hình............................................................................................. 8
2.1.1. Khái niệm về Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng.................................. 8
2.1.2. Cam kết tình cảm............................................................................................................ 17
2.1.3. Ý định nghỉ việc của nhân viên ................................................................................ 20
2.2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan .......................................................................... 21
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu
nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên .................................................... 21
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm
và ý định nghỉ việc của nhân viên........................................................................................ 24
2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 27
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................... 27
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 32
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................... 32
3.2. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính........................................................................................ 34
3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng.................................................................................... 41
3.3. Nghiên cứu chính thức....................................................................................................... 45
3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 45
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................................... 46
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................ 46
3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.............................................................. 47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 49
4.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................................... 49
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo..................................................................................................... 50
4.2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................... 51
4.2.2. Kết quả kiểm định EFA................................................................................................ 53
4.3. Kiểm định thang đo bằng CFA ....................................................................................... 55
4.3.1. CFA cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu......................................... 56
4.3.2. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm ............................................... 60
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu...................................................................................... 64
4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức............................................................... 64
4.4.2. Kiểm định giả thuyết..................................................................................................... 66
4.4.3. Ước lượng mô hình bằng boostrap với mẫu N = 1000 ................................. 68
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................... 71
5.1. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận ..................................................................... 71
5.1.1. Tóm tắt nghiên cứu........................................................................................................ 71
5.1.2. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận................................................................ 72
5.2. Hàm ý cho nhà quản lý....................................................................................................... 74
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
 CFA: Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis).

 CFI: Comparative fit index

 EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).

 GFI: Goodness of fit index

 GTPB: Giá trị phân biệt

 RMSEA: Root mean square error approximation

 SEM: Kiểm định mô hình cấu trúc phương trình tuyến tính (Structural

Equation Modeling).

 TMCP: Thương mại cổ phần

 TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm cảm giác đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 37
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm nhận thức đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 38
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm cảm xúc đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 38
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Cam kết tình cảm của nhân viên
đối với thương hiệu nhà tuyển dụng X ....................................................... 39
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Ý định nghỉ việc của nhân viên
40
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................. 42
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định EFA ...................................................................... 44
Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu................................................................... 49
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................. 51
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà
tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên .......................................... 54
Bảng 4.4. Kết quả EFA cho khái niệm ý định nghỉ việc của nhân viên .............. 55
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy .................................................. 62
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến ............................... 63
Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .................................................... 63
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên
cứu trong mô hình (Chuẩn hóa).................................................................. 66
Bảng 4.9. Hiệu quả tách động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong mô hình
nghiên cứu................................................................................................... 68
Bảng 4.10. Kết quả ước lường bằng boostrap với mẫu N = 1000 ....................... 69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các nhóm mục tiêu chính của quản trị thương hiệu công ty ............... 10
Hình 2.2. Mô hình “Cam kết của nhân viên với thương hiệu trong ngành dịch vụ:
nghiên cứu tại chuỗi khách sạn cao cấp tại Thái Lan” ............................... 22
Hình 2.3. Mô hình “Vai trò của kinh nghiệm thương hiệu và cam kết tình cảm
trong việc xác định lòng trung thành của thương hiệu”.............................. 23
Hình 2.4. Mô hình “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến cam kết tình
cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” .......................... 24
Hình 2.5. Mô hình “Ba thành phần của sự cam kết trong tổ chức” ..................... 25
Hình 2.6. Mô hình “Nghiên cứu ảnh hưởng của cam kết tình cảm và sự hài lòng
trong công việc đến ý định nghỉ việc của nhân viên và sự điều tiết của yếu
tố sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức”...................................................... 26
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................ 32
Hình 4.1. Kết quả CFA: Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà
tuyển dụng (Chuẩn hóa).............................................................................. 57
Hình 4.2. Kết quả CFA: Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng (Chuẩn hóa). 58
Hình 4.3. Kết quả CFA: Ý định nghỉ việc của nhân viên (Chuẩn hóa) ............... 59
Hình 4.4. Kết quả CFA cho mô hình đo lường tới hạn (Chuẩn hóa)................... 61
Hình 4.5. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (Chuẩn hóa) ............................... 65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi và phát triển nhanh chóng ngày
nay, điều quan trọng là một tổ chức phải sở hữu một lực lượng lao động có trình độ
cao và có động lực để theo kịp tốc độ phát triển nhanh của thị trường (Harikumar,
2016). Ngày nay, nhu cầu về lực lượng lao động ngày càng tăng, đặc biệt là ngành
dịch vụ - một ngành công nghiệp dựa trên tri thức, cái được gọi là “cuộc chiến cho
tài năng” đang leo thang, các vị trí chủ chốt đòi hỏi phải có kiến thức đủ rộng và
chất lượng chuyên môn cao đang dần trở nên khan hiếm (Weber, 2016). Nhưng do
sự thiếu hụt những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng, nhiều tổ chức đang phải đối
mặt với thách thức về việc thay đổi nhân sự. Việc các tổ chức tiếp cận và tuyển
dụng những nhân sự giỏi và có kinh nghiệm ngày càng trở nên khó khăn hơn, các
công ty phải cạnh tranh lẫn nhau trong việc giành lấy những ứng viên tiềm năng.
Ngày nay, các tổ chức bắt đầu quan tâm hơn đến việc làm thế nào để các ứng viên
phân biệt mình với các nhà tuyển dụng khác, làm sao để công ty có thể thu hút và
giành được những nhân tài ưu tú nhất. (Harikumar, 2016).
Khái niệm thu hút và giữ chân nhân viên thông qua thương hiệu nhà tuyển dụng
đang là một chủ đề được quan tâm và áp dụng trên thế giới trong những năm gần đây.
Việc xây dựng thương hiệu của người sử dụng lao động (hay gọi là nhà tuyển dụng)
được cho là một cách tiếp cận hiện đại có thể hỗ trợ hiệu quả các công ty trong nỗ lực
tiếp cận và giữ chân nhân viên (Fernandez-Lores và cộng sự, 2015). Khái niệm này bắt
đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990, là sự kết hợp từ cơ sở lý thuyết của hai lĩnh vực
Quản trị nhân sự và Marketing thương hiệu (theo Ambler and Barrow, 1996). Từ góc
độ Marketing, có thể xem công ty như “sản phẩm đặc biệt” và nhân tài như “khách
hàng hiện tại hoặc tiềm năng”. Với cách ẩn dụ trên, công việc của các nhà nhân sự cũng
có nhiều điểm tương đồng với Marketing, từ việc thu hút khách hàng, đến làm thế nào
để họ lựa chọn và đưa ra quyết định có chọn sử dụng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
sản phẩm đó hay không, và cách thức để duy trì mối quan hệ thân thiết giữa họ và
sản phẩm họ đã lựa chọn.
Ambler và Barrow (1996) đã định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng
(Employer Brand) là tập hợp những lợi ích về chức năng, kinh tế và tâm lý được tạo
ra bởi công việc và được gắn liền với công ty”. Còn theo Minchington (2015) đã
định nghĩa, “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh của một tổ chức như một ‘Nơi
làm việc tuyệt vời’ trong tâm trí của nhân viên và ứng viên tiềm năng.”
Hiện nay, thương hiệu nhà tuyển dụng vẫn còn là khái niệm mới tại Việt Nam
và vẫn chưa được quan tâm và chú trọng. Lý thuyết khoa học của chủ đề này vẫn còn
khan hiếm và chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài này tại Việt Nam. Gần đây,
khái niệm “thương hiệu nhà tuyển dụng” bắt đầu được quan tâm và gây sự chú
ý thông qua nghiên cứu khảo sát về “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” do tổ chức
Anphabe và Nielsen phối hợp thực hiện, nhằm đánh giá và xếp hạng các thương hiệu
nhà tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau được cho là “nơi làm việc lý tưởng”
trong mắt các nhân viên hiện tại và các ứng viên tiềm năng. Mục đích của khảo sát
là xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đo lường sức hấp dẫn của thương hiệu nhà
tuyển dụng tại Việt Nam, cập nhật xu hướng nhân tài và đo lường “sức khỏe” và
xếp hạng các thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam hàng năm, từ đó đưa ra các
giải pháp gắn kết nhân viên và thu hút nhân tài.
“Nhân tài là tài sản quý giá nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, thu hút và
giữ chân nhân tài là chiến lược quan trọng nhất của mọi công ty. Thương hiệu nhà
tuyển dụng là công cụ cần thiết để thu hút nhân tài và cũng là phương tiện chuyển tải
văn hóa, giá trị doanh nghiệp ra bên ngoài. Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng thành
công sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều ứng viên chất lượng, giữ chân nhân tài hiệu
quả. Hơn hết, giá trị của thương hiệu nhà tuyển dụng còn giúp đội ngũ nhân lực làm
việc hiệu quả hơn, giảm thiểu sự trì trệ trong kinh doanh và chi phí tuyển
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
dụng” (Công Ông, Giám đốc điều hành - First Alliances, trong Báo cáo 100 nơi làm
việc tốt nhất Việt Nam, 2013).
Trong bài viết về thương hiệu nhà tuyển dụng, Minchington và cộng sự (2015)
đã khẳng định rằng, trong quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, thì sự trải
nghiệm là yếu tố quan trọng nhất. Lý thuyết về sự trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển
dụng của nhân viên được lấy ý tưởng từ lý thuyết trải nghiệm thương hiệu của người
tiêu dùng. Trải nghiệm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được
định nghĩa là nhận thức tổng thể của nhân viên về mối quan hệ với tổ chức của họ bằng
tất cả sự trải nghiệm trong suốt quá trình sự nghiệp của họ tại công ty, từ lúc tiếp cận
cho đến khi rời khỏi tổ chức (Crawford, 2005). Sự trải nghiệm này được cho là bao
gồm nhiều nhân tố kích thích xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải nghiệm xảy ra,
từ sự hài lòng trong công việc có được bằng cách thực hiện các nhiệm vụ với các giá trị
được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên (Fernadez-Lores và cộng sự, 2015).
Philips, một công ty về thiết bị điện tử hàng đầu thế giới, cho rằng chìa khóa thành
công của tổ chức là tạo ra nhiều sự trải nghiệm cho nhân viên thông qua thương hiệu
nhà tuyển dụng và tối đa hóa những gì mà sự trải nghiệm đem lại hơn là các hình thức
quảng cáo hấp dẫn (Crawford, 2005). Khi nhân viên suy nghĩ về thương hiệu nhà tuyển
dụng của họ, điều đầu tiên họ sẽ cân nhắc là những trải nghiệm thương hiệu trong công
việc hàng ngày của mình. Trải nghiệm của họ phần lớn là do phong cách quản lý công
ty, thực tiễn quản lý nguồn nhân lực và phối hợp chéo chức năng. Trải nghiệm này sẽ
hình thành nhận thức và hành vi của nhân viên (Kimpakorn và cộng sự, 2009). Khi
nhân viên hiểu rõ về thương hiệu nhà tuyển dụng của tổ chức và hệ thống, họ sẽ mang
đến cho khách hàng một trải nghiệm tích cực, từ đó công ty được hưởng lợi nhờ mức
độ tham gia của nhân viên nhiều hơn, tỷ lệ nghỉ việc giảm và lợi nhuận cao hơn
(Minchington và cộng sự, 2015).
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, sau nhiều quá trình tái cấu
trúc trong hệ thống, cùng với đặc điểm công việc chuyên môn tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam không có quá nhiều sự khác biệt, sự dịch chuyển nhân sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Các nhân viên dễ dàng nhảy việc từ ngân hàng
này sang ngân hàng khác, nơi mà có chính sách lương thưởng – phúc lợi thu hút hơn
nơi làm việc hiện tại. Ngoài việc nhân viên nhảy việc từ ngân hàng này sang ngân
hàng khác, hiện nay còn xuất hiện hiện tượng nhân viên chuyển dịch sang các doanh
nghiệp khác hoặc tự kinh doanh (Thy, 2014). Nhân lực ngân hàng hiện đang dư
thừa ở cấp nhân viên nhưng lại thiếu hụt trầm trọng ở khâu nhân sự cấp cao. Những
lĩnh vực chuyên sâu hiện trong tình trạng ‘‘đãi cát tìm vàng’’ (Trần Lâm Vũ, 2015).
Một đại diện quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng VPBank nhận định,
trước đây mỗi nhân viên thường gắn bó 5-6 năm trong một ngân hàng, sau giảm
xuống còn 3-4 năm. Đến năm 2016, thì con số này giảm xuống chỉ còn 2-3 năm.
Tình trạng này khiến các ngân hàng thường xuyên lao vào vòng xoáy tuyển dụng
nhân sự mới 1
(theo Báo mới, 2017).
Với xu hướng toàn cầu như hiện nay, sự cạnh tranh gia tăng giữa các tổ chức,
nhu cầu cao về nhân viên có chuyên môn giỏi và chi phí của việc giữ chân nhân
viên, đặc biệt là những người có trình độ cao trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
(Davidson, Timo và Wang, 2010). Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn
sẵn sàng chi trả mức lương rất cao kèm theo nhiều phúc lợi hấp dẫn, do đó những
nhân viên ngân hàng – những người có năng lực, được đào tạo chuyên nghiệp và
rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt luôn là những mục tiêu săn đón hàng đầu ở
các doanh nghiệp này. Qua những điều trên, có thể thấy được rằng, tình hình nhân
sự của ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều bất ổn.
Một tổ chức muốn phát triển bền vững, trước tiên cần có một nguồn nhân lực
mạnh mẽ và ổn định. Việc các nhân viên, đặc biệt là các vị trí cao cấp và công tác lâu
năm, nghỉ việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động và sự phát triển của một tổ
chức. Phải nhấn mạnh rằng quá trình tìm kiếm, tuyển dụng người phù hợp với yêu
1
Nguồn: https://baomoi.com/nhan-vien-ngan-hang-chi-gan-bo-voi-cong-viec-trong-2-3-nam/c/22074656.epi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
cầu của tổ chức là rất vất vả và mất nhiều thời gian, tuy nhiên, quá trình đào tạo và
khiến nhân viên hiểu và gắn bó với tổ chức là một quá trình vừa mất rất nhiều thời
gian lại vừa tiêu tốn nhiều kinh phí. Việc duy trì bất kỳ mối quan hệ nào cũng ít tốn
kém hơn việc xây dựng mối quan hệ đó (Võ Ngọc Sơn, 2015). Đó là lý do vì sao
việc duy trì nguồn nhân lực, và hơn tất cả là có được lòng trung thành của nhân viên
tại các tổ chức nói chung và các ngân hàng nói riêng là điều vô cùng quan trọng, nó
có thể ảnh hưởng đến tốc độ và quy mô phát triển của cả tổ chức.
Nghiên cứu về ý định nghỉ việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng luôn
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn
các nghiên cứu tập trung vào các chính sách nhân sự, lương thưởng, phúc lợi, gắn
kết tổ chức,… mà chưa có nghiên cứu cụ thể từ khía cạnh trải nghiệm thương hiệu
tuyển dụng ngân hàng của nhân viên ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của họ. Để
góp phần cải thiện sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức ngân hàng, và mong
muốn đưa ra giải pháp mới thực sự có ích giúp giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên,
góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xem xét sự ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với
cam kết tình cảm của nhân viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển
dụng và ý định nghỉ việc của nhân viên thông qua yếu tố cam kết tình cảm của nhân
viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM.
- Đưa ra hàm ý chiến lược về chính sách nhân sự nhằm giảm tỷ lệ nghỉ việc của
nhân viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu này được thực hiện ở các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố
- Đối tượng khảo sát là các nhân viên ở các phòng ban đang làm việc toàn thời
gian tại các ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà
tuyển dụng đến ý định nghỉ việc thông qua sự cam kết tình cảm của nhân viên tại
các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu này thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
thông qua kỹ thuật phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm. Thông tin thu thập được từ
quá trình nghiên cứu này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về
các trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên, cam kết tình cảm, ý định
nghỉ việc, cuối cùng là đưa ra bảng câu hỏi.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, dùng phương pháp điều tra thu thập thông tin thông qua việc khảo sát bằng
bảng câu hỏi. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khẳng định lại các thành phần,
yếu tố có giá trị cũng như độ tin cậy của các thang đo, đồng thời trả lời các mục tiêu
nghiên cứu. Trong phần nghiên cứu này sẽ bao gồm bước điều tra thử trên mẫu nhỏ
và điều chỉnh, sau đó thực hiện điều tra chính thức thông qua việc thực hiện khảo
sát các đối tượng khảo sát. Đề tài có sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 23.0
và AMOS 20.0 để thực hiện các thống kê mô tả, độ tin cậy của thang đo
(Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng
định (CFA), kiểm định mô hình cấu trúc phương trình tuyến tính (SEM).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
1.5. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Giới thiệu về lý do và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp thực hiện và cấu trúc nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình
Giới thiệu về cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm các định nghĩa và các mô hình
nghiên cứu có liên quan về sự trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, sự cam kết
tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Từ đó, tác giả đưa ra được mô hình
nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá
các thang đo, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Tổng kết kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã
đưa ra trong mô hình.
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu:
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, đưa ra hàm ý quản trị và các
hạn chế của đề tài.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu. Ở phần này, tác giả cũng trình bày sơ lược về
phương pháp nghiên cứu được sử dụng và tóm tắt cấu trúc của đề tài.
Chương 2, tác giả sẽ đi sâu vào tìm hiểu và trình bày cơ sở lý thuyết cũng như
đề xuất mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
được nêu ở chương 1.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm trong mô hình
2.1.1. Khái niệm về Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng
 Thương hiệu nhà tuyển dụng
Khái niệm “thương hiệu nhà tuyển dụng” bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm
1990, là sự kết hợp từ cơ sở lý thuyết của hai lĩnh vực Quản trị nhân sự và
Marketing thương hiệu. Hiện nay, thương hiệu nhà tuyển dụng vẫn còn là khái niệm
mới, đang được quan tâm nhiều hơn và có một vài nghiên cứu đề cập đến, tuy
nhiên, khái niệm chung cho thương hiệu nhà tuyển dụng thì hiện vẫn chưa có
(Bondarouk và Ruel, 2009). Các luồng nghiên cứu về nhận diện tổ chức, danh tiếng
công ty, hình ảnh tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu của công ty
và truyền thông trong công ty cung cấp nhiều khái niệm và định nghĩa liên quan đến
thương hiệu nhà tuyển dụng và việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Balmer
và Greyser, 2003). Đặc biệt là các khái niệm về danh tiếng công ty và hình ảnh tổ
chức luôn được xem xét khi tiếp cận đến chủ đề thương hiệu nhà tuyển dụng và sự
thu hút của nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013).
Ambler và Barrow được xem là những người đầu tiên đưa ra khái niệm về thương
hiệu nhà tuyển dụng trong bài viết “Thương hiệu nhà tuyển dụng” (The Employer
Brand). Ambler và Barrow (1996) đã định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng
(Employer Brand) là tập hợp những lợi ích về chức năng, kinh tế và tâm lý được tạo ra
bởi công việc và được gắn liền với công ty”. Khái niệm này muốn chỉ ra rằng kết quả
cuối cùng của tất cả các hoạt động liên quan đến thương hiệu là những điều mà người
nhân viên sẽ cảm nhận được. Một thương hiệu nhà tuyển dụng mang đến cho nhân viên
những lợi ích cũng tương đồng với một thương hiệu sản phẩm mang lại cho khách
hàng, đó là: (1) Các hoạt động mang tính phát triển và/ hoặc có ích (lợi ích về chức
năng); (2) Các phần thưởng về vật chất hoặc tiền bạc (lợi ích về kinh tế);
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
(3) Các cảm xúc như mong muốn được trở thành một phần của tổ chức, có định
hướng và có mục tiêu (lợi ích về mặt tinh thần) (Ambler và Barrow, 1996).
Thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được xem là kết quả cuối cùng của tất cả
các hoạt động liên quan đến thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển
dụng có thể được mô tả như một quá trình để đạt được kết quả này. Sullivan (2004),
(trích dẫn bởi Backhaus và Tikoo, 2004) cũng cho rằng xây dựng thương hiệu nhà
tuyển dụng là một chiến lược có mục tiêu lâu dài nhằm quản lý những nhận thức
của nhân viên hiện tại, ứng viên tiềm năng và các bên có liên quan trong một tổ
chức cụ thể. Quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là những nỗ lực hướng
đến những đối tượng bên trong và bên ngoài của tổ chức nhằm tạo ra mong muốn
được làm việc tại tổ chức và tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác (theo Jenner và
Taylor, 2009). Do đó, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm tất cả
quyết định liên quan đến việc lên kế hoạch, sáng tạo, quản lý và kiểm soát thương
hiệu nhà tuyển dụng và các hoạt động tương ứng để ảnh hưởng tích cực đến những
mong muốn về nhà tuyển dụng của nhóm đối tượng mà tổ chức đang muốn hướng
đến (Christiaans, 2013).
 Phân biệt thương hiệu nhà tuyển dụng và thương hiệu tổ chức:
Cấu trúc thương hiệu của một công ty được chia làm ba cấp độ thương hiệu:
thương hiệu công ty, thương hiệu đơn vị kinh doanh chiến lược và thương hiệu sản
phẩm hoặc dịch vụ (Keller, 1998; Christiaans, 2013). Các thương hiệu công ty có
tầm quan trọng đặc biệt, vì chúng được thiết kế để hỗ trợ các thương hiệu khác
trong danh mục thương hiệu (chẳng hạn như thương hiệu nhà tuyển dụng) và đảm
bảo sự nhất quán giữa các thương hiệu (Burmann và cộng sự, 2008; Christiaans,
2013). Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các tác giả đã đồng ý rằng việc xây dựng
thương hiệu nhà tuyển dụng là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu của
công ty, bởi vì đối tượng tham chiếu mang thương hiệu trên thị trường lao động
chính là công ty (Ewing và cộng sự, 2002; Christiaans, 2013).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tập trung vào việc đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của nhân viên hiện tại (xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
bên trong) và ứng viên tiềm năng (xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bên
ngoài), do đó việc xây dựng thương hiệu công ty cần phải tính đến tất cả các nhóm
có liên quan của một công ty, như được mô tả trong Hình 2.1.
Thị trường người tiêu dùng
Xây dựng thương hiệu người tiêu dùng
Người tiêu dùng, Đại lý bán lẻ
Thị trường đầu tư
Xây dựng thương hiệu
nhà đầu tư
Cổ đông, Nhà phân
tích, Ngân hàng
Quản trị thương
hiệu công ty
Thị trường nhà cung cấp
Xây dựng thương hiệu nhà
cung cấp
Nhà cung cấp
Thị trường lao động
Xây dựng thương hiệu người tuyển dụng
Nhân viên hiện tại (nội bộ), Nhân viên
tiềm năng (bên ngoài)
Hình 2.1. Các nhóm mục tiêu chính của quản trị thương hiệu công ty
Nguồn: Christiaans (2013).
Riel (2001) đã định nghĩa thương hiệu của công ty như là một “quá trình lập
kế hoạch và thực hiện có hệ thống để tạo ra và duy trì danh tiếng tốt của công ty với
các yếu tố cấu thành, bằng cách gửi các dấu hiệu cho các nhóm sử dụng thương hiệu
công ty”. Thương hiệu nhà tuyển dụng phải được xây dựng đặc biệt để đáp ứng nhu
cầu của các nhóm đối tượng mục tiêu trong thị trường lao động. Mặt khác, thương
hiệu nhà tuyển dụng còn cần phải phù hợp với thương hiệu công ty và thương hiệu
người tiêu dùng để đảm bảo duy trì hình ảnh thương hiệu một cách đồng nhất
(Christiaans, 2013). Thương hiệu nhà tuyển dụng thường không thể tách rời khỏi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, vì các nhân viên tiềm năng có thể là khách
hàng tiềm năng cùng một lúc và nhận được những ấn tượng khác nhau của công ty
thông qua các kênh truyền thông cũng như sự giao tiếp giữa các cá nhân. Do đó,
thương hiệu nhà tuyển dụng cần được xây dựng theo hướng hỗ trợ và giúp nâng cao
thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ (Backhaus và Tikoo, 2004). Thương hiệu công
ty cần có chức năng bao trùm và tích hợp các thương hiệu của công ty, đại diện cho
sự nhận diện tổng thể của một công ty và là nền tảng cho việc triển khai chiến lược
và hoạt động của thương hiệu nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013).
Từ quan điểm cấu trúc tổ chức, khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng thường
ở giữa Marketing và quản trị nguồn nhân lực. Lý tưởng nhất là cả hai chức năng cần
kết hợp trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển
dụng (Edwards, 2010). Khi phân loại quản trị nguồn nhân lực theo các cấp độ như
chiến lược, chiến thuật và hoạt động, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có
thể được thực hiện ở cấp độ chiến lược vì nó tập trung vào các mục tiêu chiến lược
của công ty như một tổng thể. Để so sánh, các yếu tố chiến thuật tập trung vào các
nhóm nhân viên và công việc trong khi các yếu tố hoạt động là nhằm vào từng
người lao động và việc làm (Christiaans, 2013). Khái niệm Marketing nhân sự,
thường được sử dụng nhầm lẫn với thương hiệu nhà tuyển dụng, nằm ở cấp độ chiến
thuật vì nó liên quan đến việc thực hiện các giải pháp chung để thu hút các ứng viên
tương lai và tạo động lực cho nhóm các nhân viên hiện tại. Thương hiệu nhà tuyển
dụng được xem là một phần của thương hiệu công ty, được xem xét trong thị trường
lao động cụ thể là các nhân viên hiện tại, ứng viên tiềm năng và cựu nhân viên của
công ty. Chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cần đồng bộ với chiến
lược xây dựng thương hiệu công ty (Christiaans, 2013).
 Chức năng của thương hiệu nhà tuyển dụng:
Theo quan điểm của các nhân viên tiềm năng, nhân viên hiện tại và cựu nhân
viên, các chức năng của thương hiệu nhà tuyển dụng cũng tương tự như các chức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
năng của thương hiệu nói chung và bao gồm ba khía cạnh chính: giảm rủi ro, hiệu
quả thông tin và lợi ích mang tính biểu trưng (Christiaans, 2013).
Các nhân viên tiềm năng thường không thể đánh giá đầy đủ một nhà tuyển
dụng tương lai trước khi có những trải nghiệm làm việc do việc thiếu thông tin. Tất
nhiên họ có thể thu thập thông tin thông qua các nguồn không chính thức, chẳng hạn
như các gợi ý từ người quen hoặc bảng xếp hạng nhà tuyển dụng tốt nhất, hoặc các
nguồn chính thức, như các tờ rơi tuyển dụng, các trang web, hội chợ việc làm,...
nhưng họ không thể so sánh các nhà tuyển dụng như một người tiêu dùng có thể so
sánh thương hiệu sản phẩm. Hơn nữa, nguy cơ lựa chọn sai nhà tuyển dụng có thể
sẽ lớn hơn việc lựa chọn sản phẩm kém. Việc chấm dứt sớm mối quan hệ việc làm
có thể làm tăng thêm những ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ việc làm của một người,
dẫn đến những bất lợi liên quan đến các việc ứng tuyển sau này. Để hiểu rõ hơn và
đánh giá một nhà tuyển dụng tiềm năng, nhân viên có thể sử dụng thương hiệu tập
đoàn hoặc sản phẩm của một công ty như một sự ủy nhiệm. Nếu cam kết với khách
hàng của các thương hiệu công ty hoặc thương hiệu sản phẩm phù hợp với những
lợi ích được hứa hẹn với nhân viên, thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được củng
cố bởi sự liên kết này. Tuy nhiên, nếu kỳ vọng của người tiêu dùng không được hỗ
trợ bởi trải nghiệm việc làm thì có thể xảy ra vấn đề và nhân viên sẽ thất vọng với
nhà tuyển dụng hoặc công ty (Christiaans, 2013). Vì vậy, quan trọng là phải tạo ra
được một thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với danh mục thương hiệu đầy đủ
của công ty (Moroko và Uncles, 2008).
Trong giai đoạn lựa chọn, sau khi tham gia quá trình phỏng vấn với nhà tuyển
dụng và xem xét các công việc khác nhau, nguy cơ nhận thức có thể được giảm thêm
bởi trải nghiệm của ứng cử viên đã thu được với các công ty có liên quan. Do đó, tầm
quan trọng của chức năng giảm rủi ro được giảm đi trong giai đoạn này, trong khi chức
năng của hiệu suất thông tin trở nên quan trọng hơn. Về sự phức tạp ngày càng tăng của
các thông tin có sẵn, thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu thông tin chính thức, tạo ấn tượng chung cho ứng viên trước khi họ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
đưa ra quyết định (Christiaans, 2013). Hơn nữa, chức năng của lợi ích biểu tượng có
tầm quan trọng vì quyết định của nhà tuyển dụng hiện tại trở nên rõ ràng hơn và các
ứng viên tiềm năng bây giờ cũng xem xét các giá trị truyền đạt của công ty. Ứng
viên có thể liên kết thương hiệu nhà tuyển dụng với nhân viên mà họ đã gặp. Ứng
viên sẽ so sánh cá tính và giá trị với nhà tuyển dụng và quyết định có thể hợp tác
được với công ty hay không. Chức năng của lợi ích biểu tượng được hỗ trợ bởi thực
tế là các ứng cử viên đang cố gắng để đánh giá ‘giá trị thị trường của họ’. Thông
qua việc nhận một đề nghị tuyển dụng từ một nhà tuyển dụng với một hình ảnh nổi
tiếng và hấp dẫn, hình ảnh công ty trong mắt ứng viên sẽ củng cố, được nhận thức là
phù hợp với tính cách thương hiệu nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013).
Xét về phía nhân viên hiện tại, những lợi ích mang tính biểu tượng của thương
hiệu nhà tuyển dụng ngày càng trở nên quan trọng (so với nhân viên tiềm năng). Nhân
viên đã đưa ra quyết định sẽ làm việc tại công ty hiện tại và đã có được thông tin qua
quá trình trải nghiệm của họ, và hình thành một ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Các
chức năng về giảm rủi ro và hiệu quả thông tin có xu hướng ít quan trọng hơn, nhưng
chúng vẫn có ảnh hưởng (Christiians, 2013). Ví dụ, thông qua hiệu quả của thông tin,
việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cung cấp cho nhân viên các chi tiết về
những mong muốn, các chỉ tiêu làm việc và các sự kiện cần thiết cho sự nghiệp và sự
thăng tiến trong công ty (Backhaus và Tikoo, 2004). Tuy nhiên, lợi ích biểu tượng đóng
một vai trò quan trọng hơn, vì sự nhận diện của nhân viên với nhà tuyển dụng của họ là
điều cần thiết. Việc trở thành một phần của tổ chức có thể được xem là cách nhân viên
tự nhận biết và tự thể hiện. Chức năng của lợi ích mang tính tượng trưng cũng quan
trọng đối với các nhân viên cũ, vì sự nhận diện với công ty và cảm giác về uy tín vẫn là
2 yếu tố thúc đẩy các gợi ý tích cực của nhân viên. Là đại sứ thương hiệu, những nhân
viên lâu năm trở thành nguồn thông tin cho những nhóm mục tiêu khác, sự nhận diện
của nhà tuyển dụng đối với nhân viên lâu năm càng cao thì sự giới thiệu của nhân viên
về nhà tuyển dụng càng tích cực hơn (Christiians, 2013).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
 Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Theo Singh và Rokade (2014), “Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một
chiến lược dài hạn nhằm quản lý nhận thức và ý thức của nhân viên hiện tại, các ứng
viên tiềm năng và các cổ đông có liên quan trong một tổ chức cụ thể. Thương hiệu nhà
tuyển dụng là hình ảnh của tổ chức trong tâm trí của nhân viên hiện tại như một nơi tốt
nhất để làm việc. Hiện nay, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một quá trình
quản lý thương hiệu trong quan điểm nhân sự để đạt được, thu hút, gắn kết và duy trì
nhân viên của tổ chức. Thương hiệu nhà tuyển dụng là một chiến lược giúp duy trì
nguồn nhân lực và cố gắng giảm thiểu sự tiêu hao nhân sự trong một tổ chức.”
Mục tiêu của thương hiệu nhà tuyển dụng là giúp thu hút đúng nhân viên thích
hợp và duy trì cam kết của nhân viên hiện tại dẫn đến năng suất làm việc cao, đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hỗ trợ thương hiệu công ty và thương hiệu
đối với người tiêu dùng. Khi đã làm việc với công ty, với niềm tự hào, họ chia sẻ
danh tiếng bên ngoài công ty giúp duy trì lòng trung thành và sự cam kết của họ với
công ty.
Tại Việt Nam, khái niệm về thương hiệu nhà tuyển dụng cũng bắt đầu được
quan tâm. Anphabe (2015) cho rằng “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh về
một công ty dưới góc độ một ‘nơi làm việc’ trong mắt của nhân viên hiện tại và
tương lai.” Thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được xem là “lớp áo” của doanh
nghiệp. Một “chiếc áo” giá trị không chỉ được đánh giá qua kiểu dáng và màu sắc
mà còn phụ thuộc vào chất lượng bên trong. Cụ thể, thương hiệu nhà tuyển dụng
được thể hiện qua mức độ hài lòng, gắn kết và tác động lên hành động của người đi
làm. Do đó, để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả phải được bắt đầu từ
những chính sách nội bộ dành cho nhân viên, vì chính họ sẽ trở thành những đại sứ
thương hiệu nhà tuyển dụng tốt nhất của công ty (Anphabe, 2015).
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tác động của
trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của các nhân viên hiện tại trong tổ chức,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
không nghiên cứu đối tượng các ứng viên tiềm năng chưa phải là nhân viên chính
thức của tổ chức và các nhân viên đã rời bỏ tổ chức, do đó, nhà tuyển dụng trong
nghiên cứu này, mang ý nghĩa như tổ chức mà nhân viên đang công tác và làm việc.
Tác giả sử dụng định nghĩa về thương hiệu nhà tuyển dụng của Singh và Rokade
(2014) và của Anphabe (2015), cho rằng “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh
của công ty trong mắt nhân viên hiện tại và tương lai và được cho là ‘nơi tốt nhất để
làm việc’ và được thể hiện qua mức độ hài lòng, gắn kết và tác động lên các hành
động của nhân viên.”
 Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng
Trải nghiệm là cách mà chúng ta tương tác với môi trường thông qua nhận
thức của chúng ta về các tác động về vật lý, cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ và hành
động (Dubé và LeBel, 2003).
Trong Marketing, những trải nghiệm quan trọng nhất theo truyền thống là mua
và tiêu dùng (Holbrook và Hirschman, 1982), tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây
cho thấy nhiều tác động mà trải nghiệm người dùng có được từ thương hiệu của nó
(Brakus và cộng sự, 2009). Brakus và cộng sự (2009) đã định nghĩa sự trải nghiệm
thương hiệu là “những phản ứng nội tại và chủ quan của khách hàng (tình cảm, nhận
thức và cảm xúc), và những phản ứng hành vi được kích hoạt bởi các tác nhân liên
quan đến thương hiệu bao gồm một phần của thiết kế và nhận diện thương hiệu, bao
bì, truyền thông và môi trường.
Trong nghiên cứu về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến cam
kết tình cảm của nhân viên, Fernadez-Lores và cộng sự (2015) đã cho rằng “Trải
nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm nhiều nhân tố kích thích mà người nhân
viên cảm nhận được xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải nghiệm xảy ra, từ sự hài
lòng trong công việc có được thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ với các giá trị
được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên”. Theo Minchington và cộng sự
(2015), sự trải nghiệm của nhân viên phải là trọng tâm chính của chiến lược
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng và nên được xem xét một cách toàn diện
hơn là một chức năng độc lập. Khi một nhân viên nghĩ về thương hiệu nhà tuyển
dụng, những suy nghĩ đầu tiên của anh ta có liên quan đến cách anh ấy trải nghiệm
thương hiệu trong công việc hàng ngày của mình. Trải nghiệm của họ bị ảnh hưởng
phần lớn bởi phong cách quản lý, hoạt động về quản trị nhân sự, và những sự kết
hợp chéo giữa các phòng ban (Kimpakorn và Tocquer, 2009).
Tương tự như trải nghiệm thương hiệu tiêu dùng, trải nghiệm thương hiệu của
nhà tuyển dụng bao gồm ba thành phần: trải nghiệm cảm giác, trải nghiệm nhận
thức và trải nghiệm cảm xúc (Fernadez-Lores và cộng sự, 2015).
Trải nghiệm cảm giác:
Trải nghiệm cảm giác đề cập các yếu tố tác động đến cảm giác của một nhân
viên mà thương hiệu nhà tuyển dụng mang lại thông qua quá trình tiếp xúc với
thương hiệu nhà tuyển dụng tại nơi làm việc, điều này tạo nên sự trải nghiệm trong
quá trình làm việc (Pine và Gilmore, 1999). Nơi làm việc là nơi mà các đặc điểm
nhận diện của thương hiệu được nhận thấy. Một trải nghiệm cảm giác về thương
hiệu nhà tuyển dụng tích cực sẽ giúp tổ chức trở thành một nơi làm việc mang cảm
giác hạnh phúc và tạo nên mối liên kết tình cảm giữa nhân viên và thương hiệu
(Fernandez-Lores và Gavilan, 2015).
Trải nghiệm nhận thức:
Trải nghiệm nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng là những gì nhân viên
đã được học hỏi và tiếp thu từ giá trị thương hiệu (King và Grace, 2010). Nhiều
nghiên cứu cho thấy một sự quản lý hiệu quả của những giá trị đó có thể giúp các
nhân viên nhận diện và có sự gắn kết với thương hiệu (Harris, 2007, dẫn theo
Fernandez-Lores và Gavilan, 2015). Một trải nghiệm về các giá trị thương hiệu tốt
sẽ hình thành sự cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển
dụng khi người nhân viên xác định chặt chẽ mối quan hệ với nó.
Trải nghiệm cảm xúc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Thành phần cảm xúc của trải nghiệm nhà tuyển dụng liên quan đến các trải
nghiệm về tình cảm trong công việc. Một nhân viên thích công việc của mình nhiều
bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến cách mà người đó nhận thức như thế nào về công việc
và môi trường làm việc. Những nhân viên tận hưởng công việc của họ, thì làm việc
tốt hơn, đánh giá chất lượng cuộc sống - công việc của họ tích cực hơn và thường tự
họ có được động lực làm việc tốt hơn. Động lực nội tại này tạo ra một sự mong
muốn thắt chặt mối quan hệ giữa cá nhân người nhân viên và thương hiệu (Bakker,
2008). Bằng cách này, việc tận hưởng trải nghiệm của một thương hiệu đóng vai trò
như một tiền đề cho sự cam kết tình cảm.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa của Fernadez-Lores
và cộng sự (2015), “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm nhiều nhân tố
kích thích mà nhân viên cảm nhận được xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải
nghiệm xảy ra, từ sự hài lòng trong công việc có được thông qua quá trình thực hiện
các nhiệm vụ với các giá trị được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên”.
2.1.2. Cam kết tình cảm
 Khái niệm Cam kết tình cảm
Cam kết là nền tảng của tất cả các mối quan hệ. Nó đã được nghiên cứu từ
nhiều góc nhìn khác nhau trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Fernandez-Lores và
Gavilan, 2015). Theo Meyer và Herscovitch (2001), cam kết có thể được định nghĩa
là “ảnh hưởng ràng buộc một cá nhân vào một quá trình hành động liên quan đến
một hoặc nhiều mục tiêu”. Trong nghiên cứu về sự cam kết của nhân viên trong lĩnh
vực dịch vụ, Kimpakorn và Tocquer (2009) định nghĩa về cam kết thương hiệu nhà
tuyển dụng của nhân viên là mức độ mà nhân viên nhận định và có liên quan đến
thương hiệu dịch vụ của họ, sẵn sàng nỗ lực để đạt được mục tiêu của thương hiệu
và quan tâm đến những việc còn lại với tổ chức.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình và kết
quả làm việc của nhân viên chính là sự cam kết của nhân viên với tổ chức (Mowday
và cộng sự, 1982; Allen và Meyer, 1990; Meyer và Herscovitch, 2002; Shaw và
cộng sự, 2003; Yousef, 2000). Có rất nhiều quan điểm và cách đo lường sự cam kết
đối với tổ chức, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất. Những quan điểm đo lường
này tạo nên sự khác biệt trong cách tiếp cận về cam kết tổ chức của những tác giả.
Những khác biệt liên quan chủ yếu đến các thành phần như: trạng thái tâm lý thể
hiện trong cam kết đối với tổ chức, các điều kiện ảnh hưởng có tính quyết định đến
sự phát triển cam kết, các hành vi được mong đợi là kết quả của cam kết đối với tổ
chức. Do đó, số lượng thành phần và ý nghĩa của từng thành phần trong sự cam kết
đối với tổ chức là rất khác biệt trong các nghiên cứu trước đây.
Meyer và Allen (1991) đã phát triển mô hình 3 dạng cam kết và công bố nó
trong “Tổng quan quản trị nhân sự”. Mô hình này giải thích rằng sự cam kết của
nhân viên với một tổ chức là một trạng thái tâm lý, và nó có ba thành phần khác
nhau ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm thấy về tổ chức mà họ làm việc. Bao gồm:
Cam kết bằng tình cảm, cam kết duy trì và cam kết chuẩn mực.
- Cam kết tình cảm: Cảm xúc gắn bó, đồng nhất và mong muốn được cống hiến
cho tổ chức, tình cảm tự nguyện muốn gắn kết với tổ chức (hay còn gọi là sự gắn kết
vì tình cảm).
- Cam kết duy trì: Nhân viên nhận thấy sẽ mất mát chi phí khi rời khỏi tổ chức
do đó cần phải cam kết với tổ chức (hay còn gọi là sự gắn kết vì lợi ích)
- Cam kết về chuẩn mực: Cảm giác có nghĩa vụ tiếp tục công việc.
Ba loại cam kết này có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với hành vi của
nhân viên, vì vậy cần phải nghiên cứu chúng một cách riêng biệt. Trong ba loại cam
kết, cam kết tình cảm đã cho thấy đem lại lợi ích lớn nhất cho tổ chức (Meyer và cộng
sự, 2002, Meyer và Maltin, 2010). Cam kết tình cảm cũng cho thấy có sự liên quan chặt
chẽ hơn với các hành vi về mong muốn được làm việc (Meyer và Herscovitch,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
2001), chẳng hạn như nỗ lực để trở thành một thành viên tốt trong tổ chức (Ambler
và Barrow, 1996; Burmann và cộng sự, 2009).
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa của Meyer và Allen
(1991) về cam kết tình cảm để tập trung nghiên cứu và đo lường, theo đó, cam kết
tình cảm là những cảm xúc gắn bó, đồng nhất và mong muốn được cống hiến cho tổ
chức, tình cảm tự nguyện muốn gắn kết với tổ chức.
 Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình
cảm
Nghiên cứu của Allen và Meyer (1991) được áp dụng nhiều trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, không chỉ về quản lý nhân sự, mà còn được sử dụng trong
Marketing. Trong Marketing dành cho người tiêu dùng, nhiều tác giả nghiên cứu đã
thừa nhận rằng sự thành công của thương hiệu phụ thuộc vào việc hứa hẹn mang lại
giá trị cho khách hàng. Trong những năm gần đây, những hứa hẹn này đã mang lại
những cảm xúc mạnh mẽ (Schmitt, 1999; Thomson và cộng sự, 2005; Gobé, 2010).
Cảm xúc củng cố sự gắn bó và có thể thôi thúc khách hàng mua sản phẩm, ngay cả
khi nó có giá cao. Tương tự như chiến lược Marketing dành cho người tiêu dùng,
việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng đã chuyển hướng tới việc mang lại
những lợi ích cảm xúc để đạt được cam kết của nhân viên (Kimpakorn và Tocquer,
2009). Cam kết tình cảm này sau đó có thể dẫn đến các hành vi mong đợi như sẵn
sàng giúp đỡ hoặc muốn được phát triển hơn nữa tại công ty (Burmann và cộng sự,
2009). Theo nghĩa này, việc xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng và xây
dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có mối liên quan mật thiết với nhau.
Theo Kimpakorn và Tocquer (2009), hầu hết các nghiên cứu về cam kết của nhân
viên đều nhấn mạnh về yếu tố tình cảm, đó được cho là mức độ trải nghiệm của nhân
viên về cảm giác nhận diện và tham gia đối với giá trị thương hiệu của công ty mà họ
đang làm việc. Họ sẵn sàng nỗ lực để cùng đạt được mục tiêu công ty và quan tâm đến
việc ở lại với công ty. Trong nghiên cứu về sự cam kết đối với thương hiệu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
nhà tuyển dụng, khái niệm cam kết tình cảm của Allen và Meyer (1991) được tập
trung nghiên cứu và áp dụng (Kimpakorn và Tocquer, 2009; Hanin, Stinglhamber
và Delobbe, 2013; Fernandez-Lores, Gavilan, 2015; Harikumar và Susha, 2016).
Từ những cơ sở lý thuyết trên, tác giả tập trung nghiên cứu và đo lường sự tác
động của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với yếu tố cam kết tình cảm
của nhân viên.
2.1.3. Ý định nghỉ việc của nhân viên
 Khái niệm Ý định nghỉ việc của nhân viên
Ý định nghỉ việc theo Mobley, Horner, và Hollinsgsworth (1978) định nghĩa là
một nhân viên có suy nghĩ từ bỏ công việc của mình và ý định tìm kiếm một công
việc khác bên ngoài tổ chức. Theo Jehanzeb và Rasheed (2013) cho rằng ý định
nghỉ việc là suy nghĩ và dự định của nhân viên về việc tự nguyện rời khỏi một tổ
chức. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình đi đến hành động nghỉ việc thực tế
và là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ra đi hay ở lại của
nhân viên (Masri, 2009). Các yếu tố hình thành nên ý định nghỉ việc của người lao
động thường có mối liên hệ đến môi trường mà họ đang làm việc như tính chất công
việc, mối liên hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp,... hoặc
những kỳ vọng của người lao động đối với tổ chức. Ngược lại với khái niệm ý định
nghỉ việc là ý định ở lại (Costen và Salazar, 2011). Trong khi sự thỏa mãn công việc
và sự cam kết tổ chức thuộc về tâm lý của nhân viên đối với công việc và tổ chức
thì ý định ở lại tổ chức thuộc về hành vi của nhân viên, mong muốn tiếp tục duy trì
là thành viên của tổ chức (James, 1997).
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Jehanzeb và
Rasheed (2013): “Ý định nghỉ việc là những suy nghĩ và dự định của nhân viên về
việc tự nguyện rời khỏi một tổ chức.”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
 Mối quan hệ giữa cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên
Hewitt (2004) cho rằng ý định ở lại phản ánh mức độ cam kết của nhân viên
đối với tổ chức và sẵn sàng duy trì là thành viên của tổ chức. Hành vi ở lại bị ảnh
hưởng bởi ý định ở lại, và ý định ở lại hoặc rời khỏi là một chỉ số tốt để dự báo
những hành động thực tế của nhân viên.
Ý định nghỉ việc là một trong các nghiên cứu rộng nhất về kết quả của sự thỏa
mãn công việc và sự cam kết tổ chức, dựa trên mối quan hệ này, các nhà nghiên cứu tạo
ra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của nhân viên (Mowday và cộng sự, 1982;
Shore, Newton và Thornton, 1990). Có nhiều yếu tố thúc đẩy nhân viên có ý định rời
khỏi tổ chức của họ, một trong những yếu tố có tác động đến ý định rời khỏi tổ chức
được biết đến nhiều nhất đó là cam kết tổ chức (Sow và cộng sự, 2015).
Các tài liệu về phát triển nguồn nhân lực đã xác nhận rằng cam kết tình cảm sẽ
giảm bớt ý định rời khỏi tổ chức của nhân viên (ví dụ như Bluedorn, 1982; Koch và
Steers, 1978, Lee và Bruvold, 2003, Hollenbeck và Williams, 1986, Sturman và cộng
sự, 2006, Meyer và Allen, 1997). Có thể nói rằng sự cam kết tình cảm của nhân viên
với tổ chức là yếu tố cần thiết để giảm bớt ý định nghỉ việc (theo Talat, 2015).
2.2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu
nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên
Hình 2.2 là mô hình nghiên cứu của Kimpakorn và Tocquer (2009, tr.537) về mối
quan hệ giữa các yếu tố của thương hiệu nhà tuyển dụng đối với cam kết của nhân viên
đối với thương hiệu, trường hợp nghiên cứu chuỗi khách sạn cao cấp ở Thái Lan. Kết
quả cho thấy, trong 5 yếu tố được đưa ra, yếu tố trải nghiệm của nhân viên đối thương
hiệu nhà tuyển dụng cho thấy có mối quan hệ tích cực đối với sự cam kết của nhân
viên. Trải nghiệm của nhân viên với thương hiệu nhà tuyển dụng được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
tác giả chứng minh là một trong những chức năng quan trọng và hiệu quả nhất để
phát triển cam kết thương hiệu của nhân viên. Nghiên cứu cho thấy sự trải nghiệm
thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên có sự tác động đối với sự cam kết thương
hiệu.
Kiến thức của nhân viên về
thương hiệu
Nhận thức của nhân viên về
thương hiệu
Thương hiệu nhà tuyển dụng
và các đối thủ cạnh tranh
Trải nghiệm của nhân viên về
thương hiệu nhà tuyển dụng
H2
H3
H4
H5
Sự khác biệt của các
khách sạn
H1
Cam kết về thương hiệu của
nhân viên
Hình 2.2. Mô hình “Cam kết của nhân viên với thương hiệu trong ngành dịch
vụ: nghiên cứu tại chuỗi khách sạn cao cấp tại Thái Lan”
Nguồn: Kimpakorn và Tocquer, 2009
Nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011) nhằm tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp
và gián tiếp giữa trải nghiệm thương hiệu và sự trung thành của thương hiệu. Các tác
giả đề xuất rằng mối quan hệ này được tác động bởi nhân tố trung gian là cam kết tình
cảm. Cách tiếp cận định lượng dựa trên khảo sát được sử dụng để kiểm tra các giả
thuyết dựa trên mô hình đề xuất mô tả các mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu,
cam kết tình cảm và lòng trung thành của thương hiệu (Hình 2.3). Trong đó yếu tố trải
nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng được tác giả đo lường bằng thang đo với
12 biến quan sát (Brakus và cộng sự, 2009), bao gồm 4 thành phần: trải nghiệm cảm
giác, trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm cảm xúc và trải nghiệm hành vi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Kết quả nghiên cứu cho thấy cam kết tình cảm là nhân tố trung gian giữa mối
quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu và sự trung thành của thương hiệu.
(1) Trải nghiệm thương hiệu càng cao thì cá nhân càng có nhiều cam kết về tình
cảm với thương hiệu đó,
(2) Sự cam kết tình cảm của một cá nhân với một thương hiệu càng cao, sự trung
thành của cá nhân đối với thương hiệu đó càng cao,
(3) Trải nghiệm thương hiệu không có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung
thành thương hiệu mà gián tiếp thông qua cam kết tình cảm.
Trải nghiệm Cam kết Lòng trung
thương hiệu
tình cảm thành thương
hiệu
Hình 2.3. Mô hình “Vai trò của kinh nghiệm thương hiệu và cam
kết tình cảm trong việc xác định lòng trung thành của thương
hiệu”
Nguồn: Iglesias và cộng sự, 2011
Nghiên cứu của Fernandez-Lores và Gavilan (2015) về sự ảnh hưởng của trải
nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với sự cam kết tình cảm, đồng thời, nghiên cứu
nhằm xây dựng một thang đo đáng tin cậy, có thể được áp dụng dễ dàng giúp các công
ty thu hút, duy trì và đánh giá những cam kết cảm xúc với thương hiệu nhà tuyển dụng
từ những nhân viên xuất sắc trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đối tượng khảo
sát của nghiên cứu là nhân viên của các công ty tư nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau
(như ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp tự động, giáo dục, tư vấn).
Hình 2.4 là mô hình nghiên cứu được đề xuất, yếu tố trải nghiệm thương hiệu
nhà tuyển dụng của nhân viên sử dụng 3 thành phần bao gồm: trải nghiệm cảm giác,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng.
Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của từng thành phần trải nghiệm thương hiệu đối với
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
yếu tố cam kết tình cảm của nhân viên. Kết quả cho thấy cả ba thành phần của trải
nghiệm đều có ảnh hưởng tích cực đến cam kết tình cảm của nhân viên.
Trải nghiệm
cảm giác +
+
Trải nghiệm Cam kết
nhận thức tình cảm
+
Trải nghiệm
cảm xúc
Hình 2.4. Mô hình “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến
cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển
dụng”
Nguồn Fernandez-Lores và cộng sự, 2015
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và
ý định nghỉ việc của nhân viên
Có nhiều lý do thúc đẩy nhân viên có ý định rời khỏi tổ chức của họ. Sự cam
kết về tổ chức đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho rằng đây là một trong những
nguyên nhân khiến nhân viên có ý định nghỉ việc (Rashid và Raja, 2011; Yücel,
2012; Alniacik và cộng sự, 2013). Những nhân viên có sự gắn kết với công ty có thể
sẽ ở lại lâu hơn với các tổ chức sử dụng lao động của họ (Sow và cộng sự, 2015).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nghiên cứu của Meyer và cộng sự (2001) đã tiến hành phân tích tổng hợp để
đánh giá (a) mối quan hệ giữa các cam kết về tình cảm, duy trì và chuẩn mực đối với tổ
chức và (b) quan hệ giữa ba hình thức cam kết và các biến được xác định là tiền
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
đề, sự tương quan và hệ quả trong “Mô hình 3 thành phần” của Meyer và Allen (1991).
Tác giả nhận thấy rằng ba hình thức cam kết liên quan đến nhau nhưng vẫn có thể phân
biệt được với nhau, cũng như từ sự hài lòng công việc, sự tham gia của công việc và
cam kết nghề nghiệp. Kết quả cho thấy, cả ba hình thức cam kết có mối liên quan đến
sự nhận thức rút lui và quyết định nghỉ việc, trong đó, cam kết tình cảm có mối tương
quan mạnh và thuận lợi nhất với các biến liên quan đến tổ chức (sự hiện diện, kết quả
công việc, hành vi của các thành viên trong tổ chức) và các biến liên quan đến nhân
viên (stress và sự mất cân bằng giữa công việc – cuộc sống). Như vậy, yếu tố cam kết
tình cảm có mối quan hệ đối với ý định nghỉ việc của nhân viên.
Cam kết tình cảm Ý định nghỉ việc
Cam kết duy trì
Cam kết chuẩn mực
Hành vi trong công việc
Tình trạng sức khỏe
nhân viên
Hình 2.5. Mô hình “Ba thành phần của sự cam kết trong tổ chức”
Nguồn Meyer và cộng sự, 2001
Nghiên cứu của Alniacik và cộng sự (2013) kiểm tra tác động điều tiết của yếu
tố phù hợp giữa tổ chức và cá nhân với mối quan hệ giữa cam kết tình cảm, sự hài
lòng công việc và ý nghỉ việc của nhân viên. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm
tra với dữ liệu từ một mẫu thuận tiện của 200 nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo
dục đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu trước hết cho thấy có mối quan hệ
giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc, cũng như mối quan hệ giữa sự hài
lòng trong công việc với ý định nghỉ việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra mức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
độ phù hợp giữa cá nhân và tổ chức làm giảm đáng kể ảnh hưởng của sự hài lòng công
việc đối với các ý định nghỉ việc. Tuy nhiên, không có ảnh hưởng như vậy được quan
sát trên mối quan hệ giữa cam kết tình cảm với tổ chức và ý định nghỉ việc.
Như vậy, yếu tố cam kết tình cảm có sự tác động trực tiếp đến ý định nghỉ việc
(Hình 2.6).
Sự phù hợp giữa
cá nhân và tổ chức
Sự hài lòng trong công việc
Ý định nghỉ việc
Cam kết tình cảm
Hình 2.6. Mô hình “Nghiên cứu ảnh hưởng của cam kết tình cảm và sự hài
lòng trong công việc đến ý định nghỉ việc của nhân viên và sự điều tiết của yếu
tố sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức”
Nguồn Alniacik và cộng sự, 2013
Trong nghiên cứu của Talat (2015) về sự ảnh hưởng của văn hóa học tập của tổ
chức và sự hỗ trợ tổ chức đối với cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nhân viên đang công tác tại lĩnh vực ngân hàng
ở Pakistan với cỡ mẫu 1,340, gồm các nhân viên đến từ các ngân hàng cổ phần trên
khắp nước. Một trong những giả thuyết của nghiên cứu nhằm khẳng định lại mối quan
hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Tác giả hy vọng
rằng các chính sách hỗ trợ tổ chức có thể tạo ra một nơi làm việc hấp dẫn đối với nhân
viên, làm tăng mức độ cam kết của họ đối với tổ chức và giảm ý định rời bỏ tổ chức
(Perryer và cộng sự, 2010, Ahmed và cộng sự, 2014). Kết quả nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
cho thấy, có một mối quan hệ âm giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc
của nhân viên trong ngành ngân hàng tại Pakistan.
2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các mô hình nghiên cứu có liên
quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài như hình 2.7, dựa trên kết quả
các công trình nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011), nghiên cứu của
Fernandez-Lores và Gavilan (2015) và nghiên cứu Meyer và cộng sự (2001) để
nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối
với ý định nghỉ việc của nhân viên, thông qua yếu tố cam kết tình cảm. Trong mô
hình, yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng là một biến đa hướng, bao gồm
3 thành phần là trải nghiệm cảm giác, trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm
xúc, mỗi thành phần được đo lường bằng các biến quan sát.
Trải nghiệm thương
hiệu nhà tuyển dụng
Trải nghiệm
cảm giác
Trải nghiệm
nhận thức
Trải nghiệm
cảm xúc
H1
(+)
Cam kết tình cảm của
nhân viên
H2
(-)
Ý định
nghỉ việc
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
 Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm
Theo nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011) về trải nghiệm thương hiệu
người tiêu dùng, yếu tố trải nghiệm thương hiệu là một biến đa hướng, được mô
hình hóa bằng 4 yếu tố trải nghiệm: cảm giác, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu về thị trường lao động, dựa trên kết quả nghiên cứu của
Fernandez-Lores và Gavilan (2015), tác giả lựa chọn yếu tố trải nghiệm thương hiệu
nhà tuyển dụng bao gồm ba thành phần là trải nghiệm cảm giác của nhân viên đối
với nơi làm việc, trải nghiệm nhận thức của nhân viên đối với giá trị thương hiệu và
trải nghiệm cảm xúc trong quá trình làm việc. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề
tài của mình, tác giả sử dụng khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của
Fernandez-Lores và Gavilan (2015) gồm có 3 thành phần:
Trải nghiệm cảm giác:
Trải nghiệm cảm giác đề cập đến các yếu tố tác động đến cảm giác của một
nhân viên mà thương hiệu nhà tuyển dụng mang lại thông qua quá trình tiếp xúc và
cảm giác của họ với thương hiệu nhà tuyển dụng ở tại nơi làm việc, điều này tạo nên
trải nghiệm trong quá trình làm việc (Pine và Gilmore, 1999).
Trải nghiệm nhận thức:
Trải nghiệm nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng có nghĩa là nhân viên
đã học hỏi và tiếp thu được những giá trị nhất định trong quá trình trải nghiệm
thương hiệu (King và Grace, 2010). Các yếu tố nhận thức bao gồm sự tự hào về giá
trị doanh nghiệp, sự suy nghĩ và tư duy liên tục về công việc, khả năng tư duy và
học hỏi của nhân viên (Cacioppo và Petty, 1982). Nhiều nghiên cứu cho thấy một sự
quản lý hiệu quả của những giá trị đó có thể giúp các nhân viên nhận diện và cam
kết với thương hiệu (Harris, 2007, dẫn theo Fernandez-Lores và Gavilan, 2015).
Trải nghiệm cảm xúc
Thành phần tình cảm của trải nghiệm nhà tuyển dụng liên quan đến các trải
nghiệm về tình cảm trong công việc. Một nhân viên thích công việc của mình nhiều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến cách mà người đó nhận thức như thế nào về công việc
và môi trường làm việc. Những nhân viên tận hưởng công việc của họ, thì làm việc
tốt hơn, đánh giá chất lượng cuộc sống - công việc của họ tích cực hơn và thường tự
họ có được động lực làm việc tốt hơn. Động lực nội tại này tạo ra một sự mong
muốn thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên và thương hiệu (Bakker, 2008).
Theo Kimpakorn và Tocquer (2009), sự cam kết của nhân viên đối với thương
hiệu nhà tuyển dụng là mức độ trải nghiệm của nhân viên về cảm giác nhận diện và
tham gia đối với giá trị thương hiệu của công ty mà họ đang làm việc. Họ sẵn sàng nỗ
lực để cùng đạt được mục tiêu công ty và quan tâm đến việc ở lại với công ty. tức là sự
trải nghiệm thương hiệu của nhân viên là tiền đề cho sự cam kết của nhân viên.
H1: Nhân viên có trải nghiệm tích cực về thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ
chứng tỏ mức độ cam kết tình cảm cao hơn đối với thương hiệu đó.
 Sự cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên
Meyer và Allen (1991) tổng hợp các nghiên cứu trước đó và đưa ra một mô
hình cam kết tổ chức kết hợp ba thành phần: cam kết tình cảm, cam kết duy trì và
cam kết chuẩn mực. Trong số ba thành phần của cam kết tổ chức, cam kết mang
tính tình cảm đã được kết luận là một tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với ý định
nghỉ việc của nhân viên (Joarder và cộng sự, 2011; Maertz và cộng sự, 2007;
Newman và cộng sự, 2012).
Meyer và cộng sự (2001) cũng đã chỉ ra rằng một nhân viên có cam kết tình
cảm cao sẽ có ý định ở lại với nhà tuyển dụng của họ và được cho là có tác động
mạnh mẽ nhất so với các loại cam kết còn lại. Nghiên cứu của Perryer và cộng sự
(2010) thấy rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa cam kết tình cảm và ý định
nghỉ việc. Lee và cộng sự (2010) đã kết luận rằng nhân viên cảm nhận được sự hỗ
trợ nhiều hơn từ tổ chức của họ có thể làm tăng tâm trạng tích cực trong công việc,
điều này có thể dẫn đến mối liên hệ tình cảm tích cực với tổ chức.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Một số nghiên cứu trong quá khứ đã được tiến hành để xác định chính xác
nguyên nhân của ý định nghỉ việc (Talat, 2015). Trong số nhiều công trình nghiên
cứu, đa số các nghiên cứu đã tìm thấy yếu tố cam kết của tổ chức có ảnh hưởng làm
giảm ý định rời khỏi tổ chức của nhân viên (Jo và Park, 2010; Jo và Joo, 2011;
Islam và cộng sự, 2014; Lee-Kelly và cộng sự, 2007; Lee và Bruvold, 2003). Tuy
nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về cam kết tình cảm cũng ảnh hưởng đến ý định
nghỉ việc (Joo, 2010; Talat, 2015), đặc biệt là cam kết tình cảm đối với thương hiệu
nhà tuyển dụng. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng:
H2: Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng
càng cao thì ý định nghỉ việc của nhân viên đó càng thấp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Tóm tắt chương 2
Ở chương 2, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về trải nghiệm thương
hiệu nhà tuyển dụng, cam kết tình cảm của nhân viên và ý định nghỉ việc của nhân viên
đối với tổ chức. Chương này cũng trình bày sơ lược các lý thuyết và mô hình nghiên
cứu trước đây về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, mối quan hệ giữa các yếu tố
trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc
của nhân viên. Từ cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, tác giả đã giới thiệu mô
hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết được nêu.
Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp nghiên cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết có liên quan đến mô hình và đề
xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài, giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày
về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, bảng câu
hỏi, cách thu thập dữ liệu và các bước phân tích dữ liệu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sơ bộ định tính
Nghiên cứu sơ bộ định lượng
(Phỏng vấn trực tiếp, n = 100)
Nghiên cứu chính thức định lượng
(Phỏng vấn trực tiếp n =350)
Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả
thuyết
Thảo luận tay đôi (n = 7)
Thảo luận nhóm (n = 7)
→ Phát triển, điều chỉnh các thang
đo, hình thành bảng câu hỏi
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kiểm
định giá trị của các thang đo bằng EFA
Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kiểm định lại giá trị các thang đo bằng
EFA.
Kiểm định CFA, SEM
Kết quả nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành mô hình và giả thuyết nghiên
cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về mối quan hệ giữa yếu tố trải nghiệm thương
hiệu nhà tuyển dụng, sự cam kết tình cảm của nhân viên và ý định nghỉ việc của
nhân viên dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây. Từ đó tác giả hình thành nên mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất.
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ
Thang đo sơ bộ được hình thành từ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu
trước đây để thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu định tính được tiến
hành thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm bằng dàn bài thảo
luận. Kết quả thu được sẽ dùng để hình thành bảng câu hỏi nghiên cứu. Tác giả
dùng bảng câu hỏi này để phỏng vấn thử một số đáp viên, và sử dụng phương pháp
nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm kiểm định thang đo. Phân tích hệ số Cronbach’s
Alpha với yêu cầu các biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ số
tương quan biến tổng ≥ 0.3, phân tích EFA với yêu cầu các biến quan sát có trọng
số ≥ 0.5. Các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ, các biến còn lại được
đưa vào bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Tất cả dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định lượng sẽ được làm sạch và xử lý
bằng phần mềm SPSS 23.0, sau đó tiến hành các bước mô tả mẫu, kiểm định lại
thang đo và mô hình nghiên cứu thông qua phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, CFA
và SEM. Các kết quả thu được sau khi xử lý sẽ được phân tích và kết luận mục tiêu
nghiên cứu có đạt được hay không.
3.2. Nghiên cứu sơ bộ
Trên cơ sở tôn trọng thang đo gốc từ những công trình nghiên cứu trước đây,
tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ để phát triển và điều chỉnh thang đo sao cho phù
hợp với ngữ cảnh tại thị trường lao động trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Trước
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
khi hình thành thang đo chính thức, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính
thông qua các cuộc thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm.
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính
 Thảo luận tay đôi
Mục đích của thảo luận tay đôi là nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung tập
biến quan sát cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Tác giả tiến
hành phỏng vấn tay đôi với bốn đáp viên đang công tác tại các ngân hàng TMCP
trên địa bàn TP.HCM để thảo luận, thu thập ý kiến và điều chỉnh thang đo. Sau đó,
tác giả tiếp tục mang những thông tin đã được phát hiện thảo luận tiếp với đối tượng
thứ 5, 6,… cho đến khi không phát hiện thêm yếu tố mới thì sẽ ngừng lại và xác
định được thang đo nháp 1. Thang đo nháp 1 này được tác giả dùng cho phần thảo
luận nhóm tiếp theo.
Nghiên cứu định tính đầu tiên được tiến hành thông qua quá trình thảo luận tay
đôi với bốn đáp viên: 1 nhân viên kế toán công tác tại hội sở ngân hàng TMCP Á Châu,
1 chuyên viên tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV tại quận 10, 1
giao dịch viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh quận Tân Bình,
1 phó phòng nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP VP Bank, chi nhánh quận
3. Tác giả đưa ra thang đo dự kiến về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm
3 thành phần của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, thang đo về cam kết tình
cảm và thang đo ý định nghỉ việc của nhân viên. Sau đó, tác giả thảo luận với các đáp
viên để thu thập quan điểm và ý kiến của họ. Tổng hợp ý kiến từ thảo luận tay đôi,
thang đo dự kiến được hình thành và tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn tay đôi với
đối tượng thứ 5, thứ 6, thứ 7 thì dừng lại vì không còn tìm thấy
ý kiến mới. Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến thu được và hình thành thang đo
nháp 1.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Danh sách đáp viên tham gia phỏng vấn, dàn bài thảo luận tay đôi và kết quả
chi tiết được được trình bày ở Phụ lục 1.
Tuy nhiên, thảo luận tay đôi cũng có nhược điểm, do sự vắng mặt những
tương tác giữa các đối tượng thảo luận nên nhiều trường hợp dữ liệu thu thập không
sâu và khó khăn trong việc diễn giải ý nghĩa (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để khắc
phục nhược điểm này, tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận nhóm trước khi hình thành
bảng câu hỏi chính thức.
 Thảo luận nhóm
Mục đích của thảo luận nhóm là nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung tập
biến quan sát cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên thang đo
nháp 1.
“Khi tuyển chọn thành viên tham gia thảo luận nhóm, cần chú ý nguyên tắc
đồng nhất trong nhóm và các thành viên chưa quen biết nhau nhằm dễ dàng thảo
luận” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr. 128). Để đảm bảo nguyên tắc ấy, tác giả đã tiến
hành thảo luận nhóm với 7 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng TMCP trên
địa bàn TP.HCM. Thảo luận nhóm được tiến hành vào ngày 10/09/2017 tại quán
Nhanam book, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Thang đo nháp 1 sẽ được sử dụng để thảo luận nhóm. Trong quá trình thảo
luận, tác giả làm người dẫn chương trình và thư ký. Mỗi nhóm biến quan sát được in
ra và được người dẫn chương trình đặt vào giữa bàn để đặt câu hỏi. Sau đó, các
thành viên sẽ tiến hành thảo luận cũng như đánh giá mức độ quan trọng (từ 1 đến 3)
và đi đến thống nhất.
Thông qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được bổ sung, loại bỏ, làm rõ,
tránh sự trùng lắp giữa các ý kiến. Cơ sở để bổ sung, loại bỏ các biến quan sát dựa
trên sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc

More Related Content

Similar to Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc

Similar to Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc (20)

Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Xuất...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Xuất...Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Xuất...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Xuất...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.docMột Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Thuốc Thú Y Tại Công Ty.doc
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docxBáo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
 
Các Nhân Tố Thuộc Về đặc Trưng Văn Hóa Đến Thực Hành Kế Toán Tại Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Thuộc Về đặc Trưng Văn Hóa Đến Thực Hành Kế Toán Tại Việt Nam.docCác Nhân Tố Thuộc Về đặc Trưng Văn Hóa Đến Thực Hành Kế Toán Tại Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Thuộc Về đặc Trưng Văn Hóa Đến Thực Hành Kế Toán Tại Việt Nam.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
 
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.docLuận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Trí Tuệ Cảm Xúc Đến Kết Quả Công Việc Của Cán Bộ Công C...
Luận Văn Tác Động Của Trí Tuệ Cảm Xúc Đến Kết Quả Công Việc Của Cán Bộ Công C...Luận Văn Tác Động Của Trí Tuệ Cảm Xúc Đến Kết Quả Công Việc Của Cán Bộ Công C...
Luận Văn Tác Động Của Trí Tuệ Cảm Xúc Đến Kết Quả Công Việc Của Cán Bộ Công C...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.docYếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _________________ TRƯƠNG NGỌC TIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA TRẢI NGHIỆM THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG ĐẾN Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THÔNG QUA YẾU TỐ CAM KẾT TÌNH CẢM TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc của nhân viên thông qua yếu tố cam kết tình cảm, trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Xuân Lan. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự thực hiện, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ký tên Trương Ngọc Tiến
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................................................ 5 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................... 6 1.5. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................................ 7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 8 2.1. Các khái niệm trong mô hình............................................................................................. 8 2.1.1. Khái niệm về Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng.................................. 8 2.1.2. Cam kết tình cảm............................................................................................................ 17 2.1.3. Ý định nghỉ việc của nhân viên ................................................................................ 20 2.2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan .......................................................................... 21 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên .................................................... 21 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên........................................................................................ 24 2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 27 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................... 27 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 28 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 32 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................... 32 3.2. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 33
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính........................................................................................ 34 3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng.................................................................................... 41 3.3. Nghiên cứu chính thức....................................................................................................... 45 3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 45 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................................... 46 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................ 46 3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.............................................................. 47 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 49 4.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................................... 49 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo..................................................................................................... 50 4.2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................... 51 4.2.2. Kết quả kiểm định EFA................................................................................................ 53 4.3. Kiểm định thang đo bằng CFA ....................................................................................... 55 4.3.1. CFA cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu......................................... 56 4.3.2. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm ............................................... 60 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu...................................................................................... 64 4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức............................................................... 64 4.4.2. Kiểm định giả thuyết..................................................................................................... 66 4.4.3. Ước lượng mô hình bằng boostrap với mẫu N = 1000 ................................. 68 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................... 71 5.1. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận ..................................................................... 71 5.1.1. Tóm tắt nghiên cứu........................................................................................................ 71 5.1.2. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận................................................................ 72 5.2. Hàm ý cho nhà quản lý....................................................................................................... 74 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  CFA: Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis).   CFI: Comparative fit index   EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).   GFI: Goodness of fit index   GTPB: Giá trị phân biệt   RMSEA: Root mean square error approximation   SEM: Kiểm định mô hình cấu trúc phương trình tuyến tính (Structural  Equation Modeling).   TMCP: Thương mại cổ phần   TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm cảm giác đối với thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 37 Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 38 Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng........................................................................ 38 Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng X ....................................................... 39 Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo Ý định nghỉ việc của nhân viên 40 Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................. 42 Bảng 3.7. Kết quả kiểm định EFA ...................................................................... 44 Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu................................................................... 49 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................. 51 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên .......................................... 54 Bảng 4.4. Kết quả EFA cho khái niệm ý định nghỉ việc của nhân viên .............. 55 Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy .................................................. 62 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến ............................... 63 Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .................................................... 63 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình (Chuẩn hóa).................................................................. 66 Bảng 4.9. Hiệu quả tách động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong mô hình nghiên cứu................................................................................................... 68 Bảng 4.10. Kết quả ước lường bằng boostrap với mẫu N = 1000 ....................... 69
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Các nhóm mục tiêu chính của quản trị thương hiệu công ty ............... 10 Hình 2.2. Mô hình “Cam kết của nhân viên với thương hiệu trong ngành dịch vụ: nghiên cứu tại chuỗi khách sạn cao cấp tại Thái Lan” ............................... 22 Hình 2.3. Mô hình “Vai trò của kinh nghiệm thương hiệu và cam kết tình cảm trong việc xác định lòng trung thành của thương hiệu”.............................. 23 Hình 2.4. Mô hình “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” .......................... 24 Hình 2.5. Mô hình “Ba thành phần của sự cam kết trong tổ chức” ..................... 25 Hình 2.6. Mô hình “Nghiên cứu ảnh hưởng của cam kết tình cảm và sự hài lòng trong công việc đến ý định nghỉ việc của nhân viên và sự điều tiết của yếu tố sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức”...................................................... 26 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 27 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................ 32 Hình 4.1. Kết quả CFA: Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng (Chuẩn hóa).............................................................................. 57 Hình 4.2. Kết quả CFA: Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng (Chuẩn hóa). 58 Hình 4.3. Kết quả CFA: Ý định nghỉ việc của nhân viên (Chuẩn hóa) ............... 59 Hình 4.4. Kết quả CFA cho mô hình đo lường tới hạn (Chuẩn hóa)................... 61 Hình 4.5. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (Chuẩn hóa) ............................... 65
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi và phát triển nhanh chóng ngày nay, điều quan trọng là một tổ chức phải sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao và có động lực để theo kịp tốc độ phát triển nhanh của thị trường (Harikumar, 2016). Ngày nay, nhu cầu về lực lượng lao động ngày càng tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ - một ngành công nghiệp dựa trên tri thức, cái được gọi là “cuộc chiến cho tài năng” đang leo thang, các vị trí chủ chốt đòi hỏi phải có kiến thức đủ rộng và chất lượng chuyên môn cao đang dần trở nên khan hiếm (Weber, 2016). Nhưng do sự thiếu hụt những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng, nhiều tổ chức đang phải đối mặt với thách thức về việc thay đổi nhân sự. Việc các tổ chức tiếp cận và tuyển dụng những nhân sự giỏi và có kinh nghiệm ngày càng trở nên khó khăn hơn, các công ty phải cạnh tranh lẫn nhau trong việc giành lấy những ứng viên tiềm năng. Ngày nay, các tổ chức bắt đầu quan tâm hơn đến việc làm thế nào để các ứng viên phân biệt mình với các nhà tuyển dụng khác, làm sao để công ty có thể thu hút và giành được những nhân tài ưu tú nhất. (Harikumar, 2016). Khái niệm thu hút và giữ chân nhân viên thông qua thương hiệu nhà tuyển dụng đang là một chủ đề được quan tâm và áp dụng trên thế giới trong những năm gần đây. Việc xây dựng thương hiệu của người sử dụng lao động (hay gọi là nhà tuyển dụng) được cho là một cách tiếp cận hiện đại có thể hỗ trợ hiệu quả các công ty trong nỗ lực tiếp cận và giữ chân nhân viên (Fernandez-Lores và cộng sự, 2015). Khái niệm này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990, là sự kết hợp từ cơ sở lý thuyết của hai lĩnh vực Quản trị nhân sự và Marketing thương hiệu (theo Ambler and Barrow, 1996). Từ góc độ Marketing, có thể xem công ty như “sản phẩm đặc biệt” và nhân tài như “khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng”. Với cách ẩn dụ trên, công việc của các nhà nhân sự cũng có nhiều điểm tương đồng với Marketing, từ việc thu hút khách hàng, đến làm thế nào để họ lựa chọn và đưa ra quyết định có chọn sử dụng
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 sản phẩm đó hay không, và cách thức để duy trì mối quan hệ thân thiết giữa họ và sản phẩm họ đã lựa chọn. Ambler và Barrow (1996) đã định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand) là tập hợp những lợi ích về chức năng, kinh tế và tâm lý được tạo ra bởi công việc và được gắn liền với công ty”. Còn theo Minchington (2015) đã định nghĩa, “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh của một tổ chức như một ‘Nơi làm việc tuyệt vời’ trong tâm trí của nhân viên và ứng viên tiềm năng.” Hiện nay, thương hiệu nhà tuyển dụng vẫn còn là khái niệm mới tại Việt Nam và vẫn chưa được quan tâm và chú trọng. Lý thuyết khoa học của chủ đề này vẫn còn khan hiếm và chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài này tại Việt Nam. Gần đây, khái niệm “thương hiệu nhà tuyển dụng” bắt đầu được quan tâm và gây sự chú ý thông qua nghiên cứu khảo sát về “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” do tổ chức Anphabe và Nielsen phối hợp thực hiện, nhằm đánh giá và xếp hạng các thương hiệu nhà tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau được cho là “nơi làm việc lý tưởng” trong mắt các nhân viên hiện tại và các ứng viên tiềm năng. Mục đích của khảo sát là xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đo lường sức hấp dẫn của thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, cập nhật xu hướng nhân tài và đo lường “sức khỏe” và xếp hạng các thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam hàng năm, từ đó đưa ra các giải pháp gắn kết nhân viên và thu hút nhân tài. “Nhân tài là tài sản quý giá nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, thu hút và giữ chân nhân tài là chiến lược quan trọng nhất của mọi công ty. Thương hiệu nhà tuyển dụng là công cụ cần thiết để thu hút nhân tài và cũng là phương tiện chuyển tải văn hóa, giá trị doanh nghiệp ra bên ngoài. Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng thành công sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều ứng viên chất lượng, giữ chân nhân tài hiệu quả. Hơn hết, giá trị của thương hiệu nhà tuyển dụng còn giúp đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu sự trì trệ trong kinh doanh và chi phí tuyển
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 dụng” (Công Ông, Giám đốc điều hành - First Alliances, trong Báo cáo 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, 2013). Trong bài viết về thương hiệu nhà tuyển dụng, Minchington và cộng sự (2015) đã khẳng định rằng, trong quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, thì sự trải nghiệm là yếu tố quan trọng nhất. Lý thuyết về sự trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên được lấy ý tưởng từ lý thuyết trải nghiệm thương hiệu của người tiêu dùng. Trải nghiệm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được định nghĩa là nhận thức tổng thể của nhân viên về mối quan hệ với tổ chức của họ bằng tất cả sự trải nghiệm trong suốt quá trình sự nghiệp của họ tại công ty, từ lúc tiếp cận cho đến khi rời khỏi tổ chức (Crawford, 2005). Sự trải nghiệm này được cho là bao gồm nhiều nhân tố kích thích xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải nghiệm xảy ra, từ sự hài lòng trong công việc có được bằng cách thực hiện các nhiệm vụ với các giá trị được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên (Fernadez-Lores và cộng sự, 2015). Philips, một công ty về thiết bị điện tử hàng đầu thế giới, cho rằng chìa khóa thành công của tổ chức là tạo ra nhiều sự trải nghiệm cho nhân viên thông qua thương hiệu nhà tuyển dụng và tối đa hóa những gì mà sự trải nghiệm đem lại hơn là các hình thức quảng cáo hấp dẫn (Crawford, 2005). Khi nhân viên suy nghĩ về thương hiệu nhà tuyển dụng của họ, điều đầu tiên họ sẽ cân nhắc là những trải nghiệm thương hiệu trong công việc hàng ngày của mình. Trải nghiệm của họ phần lớn là do phong cách quản lý công ty, thực tiễn quản lý nguồn nhân lực và phối hợp chéo chức năng. Trải nghiệm này sẽ hình thành nhận thức và hành vi của nhân viên (Kimpakorn và cộng sự, 2009). Khi nhân viên hiểu rõ về thương hiệu nhà tuyển dụng của tổ chức và hệ thống, họ sẽ mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tích cực, từ đó công ty được hưởng lợi nhờ mức độ tham gia của nhân viên nhiều hơn, tỷ lệ nghỉ việc giảm và lợi nhuận cao hơn (Minchington và cộng sự, 2015). Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, sau nhiều quá trình tái cấu trúc trong hệ thống, cùng với đặc điểm công việc chuyên môn tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không có quá nhiều sự khác biệt, sự dịch chuyển nhân sự
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Các nhân viên dễ dàng nhảy việc từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, nơi mà có chính sách lương thưởng – phúc lợi thu hút hơn nơi làm việc hiện tại. Ngoài việc nhân viên nhảy việc từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, hiện nay còn xuất hiện hiện tượng nhân viên chuyển dịch sang các doanh nghiệp khác hoặc tự kinh doanh (Thy, 2014). Nhân lực ngân hàng hiện đang dư thừa ở cấp nhân viên nhưng lại thiếu hụt trầm trọng ở khâu nhân sự cấp cao. Những lĩnh vực chuyên sâu hiện trong tình trạng ‘‘đãi cát tìm vàng’’ (Trần Lâm Vũ, 2015). Một đại diện quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng VPBank nhận định, trước đây mỗi nhân viên thường gắn bó 5-6 năm trong một ngân hàng, sau giảm xuống còn 3-4 năm. Đến năm 2016, thì con số này giảm xuống chỉ còn 2-3 năm. Tình trạng này khiến các ngân hàng thường xuyên lao vào vòng xoáy tuyển dụng nhân sự mới 1 (theo Báo mới, 2017). Với xu hướng toàn cầu như hiện nay, sự cạnh tranh gia tăng giữa các tổ chức, nhu cầu cao về nhân viên có chuyên môn giỏi và chi phí của việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là những người có trình độ cao trở nên quan trọng hơn bao giờ hết (Davidson, Timo và Wang, 2010). Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẵn sàng chi trả mức lương rất cao kèm theo nhiều phúc lợi hấp dẫn, do đó những nhân viên ngân hàng – những người có năng lực, được đào tạo chuyên nghiệp và rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt luôn là những mục tiêu săn đón hàng đầu ở các doanh nghiệp này. Qua những điều trên, có thể thấy được rằng, tình hình nhân sự của ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều bất ổn. Một tổ chức muốn phát triển bền vững, trước tiên cần có một nguồn nhân lực mạnh mẽ và ổn định. Việc các nhân viên, đặc biệt là các vị trí cao cấp và công tác lâu năm, nghỉ việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động và sự phát triển của một tổ chức. Phải nhấn mạnh rằng quá trình tìm kiếm, tuyển dụng người phù hợp với yêu 1 Nguồn: https://baomoi.com/nhan-vien-ngan-hang-chi-gan-bo-voi-cong-viec-trong-2-3-nam/c/22074656.epi
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 cầu của tổ chức là rất vất vả và mất nhiều thời gian, tuy nhiên, quá trình đào tạo và khiến nhân viên hiểu và gắn bó với tổ chức là một quá trình vừa mất rất nhiều thời gian lại vừa tiêu tốn nhiều kinh phí. Việc duy trì bất kỳ mối quan hệ nào cũng ít tốn kém hơn việc xây dựng mối quan hệ đó (Võ Ngọc Sơn, 2015). Đó là lý do vì sao việc duy trì nguồn nhân lực, và hơn tất cả là có được lòng trung thành của nhân viên tại các tổ chức nói chung và các ngân hàng nói riêng là điều vô cùng quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ và quy mô phát triển của cả tổ chức. Nghiên cứu về ý định nghỉ việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các chính sách nhân sự, lương thưởng, phúc lợi, gắn kết tổ chức,… mà chưa có nghiên cứu cụ thể từ khía cạnh trải nghiệm thương hiệu tuyển dụng ngân hàng của nhân viên ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của họ. Để góp phần cải thiện sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức ngân hàng, và mong muốn đưa ra giải pháp mới thực sự có ích giúp giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này. 1.2. Mục tiêu đề tài - Xem xét sự ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với cam kết tình cảm của nhân viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM. - Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và ý định nghỉ việc của nhân viên thông qua yếu tố cam kết tình cảm của nhân viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM. - Đưa ra hàm ý chiến lược về chính sách nhân sự nhằm giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng TMCP tại TP.HCM.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu này được thực hiện ở các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố - Đối tượng khảo sát là các nhân viên ở các phòng ban đang làm việc toàn thời gian tại các ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc thông qua sự cam kết tình cảm của nhân viên tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu này thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm. Thông tin thu thập được từ quá trình nghiên cứu này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên, cam kết tình cảm, ý định nghỉ việc, cuối cùng là đưa ra bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng phương pháp điều tra thu thập thông tin thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khẳng định lại các thành phần, yếu tố có giá trị cũng như độ tin cậy của các thang đo, đồng thời trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Trong phần nghiên cứu này sẽ bao gồm bước điều tra thử trên mẫu nhỏ và điều chỉnh, sau đó thực hiện điều tra chính thức thông qua việc thực hiện khảo sát các đối tượng khảo sát. Đề tài có sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 23.0 và AMOS 20.0 để thực hiện các thống kê mô tả, độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình cấu trúc phương trình tuyến tính (SEM).
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 1.5. Cấu trúc đề tài Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Giới thiệu về lý do và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện và cấu trúc nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình Giới thiệu về cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm các định nghĩa và các mô hình nghiên cứu có liên quan về sự trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, sự cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Từ đó, tác giả đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Tổng kết kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đưa ra trong mô hình. Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, đưa ra hàm ý quản trị và các hạn chế của đề tài. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ở phần này, tác giả cũng trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu được sử dụng và tóm tắt cấu trúc của đề tài. Chương 2, tác giả sẽ đi sâu vào tìm hiểu và trình bày cơ sở lý thuyết cũng như đề xuất mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu được nêu ở chương 1.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm trong mô hình 2.1.1. Khái niệm về Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng  Thương hiệu nhà tuyển dụng Khái niệm “thương hiệu nhà tuyển dụng” bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990, là sự kết hợp từ cơ sở lý thuyết của hai lĩnh vực Quản trị nhân sự và Marketing thương hiệu. Hiện nay, thương hiệu nhà tuyển dụng vẫn còn là khái niệm mới, đang được quan tâm nhiều hơn và có một vài nghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên, khái niệm chung cho thương hiệu nhà tuyển dụng thì hiện vẫn chưa có (Bondarouk và Ruel, 2009). Các luồng nghiên cứu về nhận diện tổ chức, danh tiếng công ty, hình ảnh tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu của công ty và truyền thông trong công ty cung cấp nhiều khái niệm và định nghĩa liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng và việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Balmer và Greyser, 2003). Đặc biệt là các khái niệm về danh tiếng công ty và hình ảnh tổ chức luôn được xem xét khi tiếp cận đến chủ đề thương hiệu nhà tuyển dụng và sự thu hút của nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013). Ambler và Barrow được xem là những người đầu tiên đưa ra khái niệm về thương hiệu nhà tuyển dụng trong bài viết “Thương hiệu nhà tuyển dụng” (The Employer Brand). Ambler và Barrow (1996) đã định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand) là tập hợp những lợi ích về chức năng, kinh tế và tâm lý được tạo ra bởi công việc và được gắn liền với công ty”. Khái niệm này muốn chỉ ra rằng kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động liên quan đến thương hiệu là những điều mà người nhân viên sẽ cảm nhận được. Một thương hiệu nhà tuyển dụng mang đến cho nhân viên những lợi ích cũng tương đồng với một thương hiệu sản phẩm mang lại cho khách hàng, đó là: (1) Các hoạt động mang tính phát triển và/ hoặc có ích (lợi ích về chức năng); (2) Các phần thưởng về vật chất hoặc tiền bạc (lợi ích về kinh tế);
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 (3) Các cảm xúc như mong muốn được trở thành một phần của tổ chức, có định hướng và có mục tiêu (lợi ích về mặt tinh thần) (Ambler và Barrow, 1996). Thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được xem là kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động liên quan đến thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được mô tả như một quá trình để đạt được kết quả này. Sullivan (2004), (trích dẫn bởi Backhaus và Tikoo, 2004) cũng cho rằng xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một chiến lược có mục tiêu lâu dài nhằm quản lý những nhận thức của nhân viên hiện tại, ứng viên tiềm năng và các bên có liên quan trong một tổ chức cụ thể. Quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là những nỗ lực hướng đến những đối tượng bên trong và bên ngoài của tổ chức nhằm tạo ra mong muốn được làm việc tại tổ chức và tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác (theo Jenner và Taylor, 2009). Do đó, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm tất cả quyết định liên quan đến việc lên kế hoạch, sáng tạo, quản lý và kiểm soát thương hiệu nhà tuyển dụng và các hoạt động tương ứng để ảnh hưởng tích cực đến những mong muốn về nhà tuyển dụng của nhóm đối tượng mà tổ chức đang muốn hướng đến (Christiaans, 2013).  Phân biệt thương hiệu nhà tuyển dụng và thương hiệu tổ chức: Cấu trúc thương hiệu của một công ty được chia làm ba cấp độ thương hiệu: thương hiệu công ty, thương hiệu đơn vị kinh doanh chiến lược và thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ (Keller, 1998; Christiaans, 2013). Các thương hiệu công ty có tầm quan trọng đặc biệt, vì chúng được thiết kế để hỗ trợ các thương hiệu khác trong danh mục thương hiệu (chẳng hạn như thương hiệu nhà tuyển dụng) và đảm bảo sự nhất quán giữa các thương hiệu (Burmann và cộng sự, 2008; Christiaans, 2013). Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các tác giả đã đồng ý rằng việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty, bởi vì đối tượng tham chiếu mang thương hiệu trên thị trường lao động chính là công ty (Ewing và cộng sự, 2002; Christiaans, 2013).
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhân viên hiện tại (xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bên trong) và ứng viên tiềm năng (xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bên ngoài), do đó việc xây dựng thương hiệu công ty cần phải tính đến tất cả các nhóm có liên quan của một công ty, như được mô tả trong Hình 2.1. Thị trường người tiêu dùng Xây dựng thương hiệu người tiêu dùng Người tiêu dùng, Đại lý bán lẻ Thị trường đầu tư Xây dựng thương hiệu nhà đầu tư Cổ đông, Nhà phân tích, Ngân hàng Quản trị thương hiệu công ty Thị trường nhà cung cấp Xây dựng thương hiệu nhà cung cấp Nhà cung cấp Thị trường lao động Xây dựng thương hiệu người tuyển dụng Nhân viên hiện tại (nội bộ), Nhân viên tiềm năng (bên ngoài) Hình 2.1. Các nhóm mục tiêu chính của quản trị thương hiệu công ty Nguồn: Christiaans (2013). Riel (2001) đã định nghĩa thương hiệu của công ty như là một “quá trình lập kế hoạch và thực hiện có hệ thống để tạo ra và duy trì danh tiếng tốt của công ty với các yếu tố cấu thành, bằng cách gửi các dấu hiệu cho các nhóm sử dụng thương hiệu công ty”. Thương hiệu nhà tuyển dụng phải được xây dựng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng mục tiêu trong thị trường lao động. Mặt khác, thương hiệu nhà tuyển dụng còn cần phải phù hợp với thương hiệu công ty và thương hiệu người tiêu dùng để đảm bảo duy trì hình ảnh thương hiệu một cách đồng nhất (Christiaans, 2013). Thương hiệu nhà tuyển dụng thường không thể tách rời khỏi
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, vì các nhân viên tiềm năng có thể là khách hàng tiềm năng cùng một lúc và nhận được những ấn tượng khác nhau của công ty thông qua các kênh truyền thông cũng như sự giao tiếp giữa các cá nhân. Do đó, thương hiệu nhà tuyển dụng cần được xây dựng theo hướng hỗ trợ và giúp nâng cao thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ (Backhaus và Tikoo, 2004). Thương hiệu công ty cần có chức năng bao trùm và tích hợp các thương hiệu của công ty, đại diện cho sự nhận diện tổng thể của một công ty và là nền tảng cho việc triển khai chiến lược và hoạt động của thương hiệu nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013). Từ quan điểm cấu trúc tổ chức, khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng thường ở giữa Marketing và quản trị nguồn nhân lực. Lý tưởng nhất là cả hai chức năng cần kết hợp trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Edwards, 2010). Khi phân loại quản trị nguồn nhân lực theo các cấp độ như chiến lược, chiến thuật và hoạt động, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được thực hiện ở cấp độ chiến lược vì nó tập trung vào các mục tiêu chiến lược của công ty như một tổng thể. Để so sánh, các yếu tố chiến thuật tập trung vào các nhóm nhân viên và công việc trong khi các yếu tố hoạt động là nhằm vào từng người lao động và việc làm (Christiaans, 2013). Khái niệm Marketing nhân sự, thường được sử dụng nhầm lẫn với thương hiệu nhà tuyển dụng, nằm ở cấp độ chiến thuật vì nó liên quan đến việc thực hiện các giải pháp chung để thu hút các ứng viên tương lai và tạo động lực cho nhóm các nhân viên hiện tại. Thương hiệu nhà tuyển dụng được xem là một phần của thương hiệu công ty, được xem xét trong thị trường lao động cụ thể là các nhân viên hiện tại, ứng viên tiềm năng và cựu nhân viên của công ty. Chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cần đồng bộ với chiến lược xây dựng thương hiệu công ty (Christiaans, 2013).  Chức năng của thương hiệu nhà tuyển dụng: Theo quan điểm của các nhân viên tiềm năng, nhân viên hiện tại và cựu nhân viên, các chức năng của thương hiệu nhà tuyển dụng cũng tương tự như các chức
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 năng của thương hiệu nói chung và bao gồm ba khía cạnh chính: giảm rủi ro, hiệu quả thông tin và lợi ích mang tính biểu trưng (Christiaans, 2013). Các nhân viên tiềm năng thường không thể đánh giá đầy đủ một nhà tuyển dụng tương lai trước khi có những trải nghiệm làm việc do việc thiếu thông tin. Tất nhiên họ có thể thu thập thông tin thông qua các nguồn không chính thức, chẳng hạn như các gợi ý từ người quen hoặc bảng xếp hạng nhà tuyển dụng tốt nhất, hoặc các nguồn chính thức, như các tờ rơi tuyển dụng, các trang web, hội chợ việc làm,... nhưng họ không thể so sánh các nhà tuyển dụng như một người tiêu dùng có thể so sánh thương hiệu sản phẩm. Hơn nữa, nguy cơ lựa chọn sai nhà tuyển dụng có thể sẽ lớn hơn việc lựa chọn sản phẩm kém. Việc chấm dứt sớm mối quan hệ việc làm có thể làm tăng thêm những ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ việc làm của một người, dẫn đến những bất lợi liên quan đến các việc ứng tuyển sau này. Để hiểu rõ hơn và đánh giá một nhà tuyển dụng tiềm năng, nhân viên có thể sử dụng thương hiệu tập đoàn hoặc sản phẩm của một công ty như một sự ủy nhiệm. Nếu cam kết với khách hàng của các thương hiệu công ty hoặc thương hiệu sản phẩm phù hợp với những lợi ích được hứa hẹn với nhân viên, thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được củng cố bởi sự liên kết này. Tuy nhiên, nếu kỳ vọng của người tiêu dùng không được hỗ trợ bởi trải nghiệm việc làm thì có thể xảy ra vấn đề và nhân viên sẽ thất vọng với nhà tuyển dụng hoặc công ty (Christiaans, 2013). Vì vậy, quan trọng là phải tạo ra được một thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với danh mục thương hiệu đầy đủ của công ty (Moroko và Uncles, 2008). Trong giai đoạn lựa chọn, sau khi tham gia quá trình phỏng vấn với nhà tuyển dụng và xem xét các công việc khác nhau, nguy cơ nhận thức có thể được giảm thêm bởi trải nghiệm của ứng cử viên đã thu được với các công ty có liên quan. Do đó, tầm quan trọng của chức năng giảm rủi ro được giảm đi trong giai đoạn này, trong khi chức năng của hiệu suất thông tin trở nên quan trọng hơn. Về sự phức tạp ngày càng tăng của các thông tin có sẵn, thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin chính thức, tạo ấn tượng chung cho ứng viên trước khi họ
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 đưa ra quyết định (Christiaans, 2013). Hơn nữa, chức năng của lợi ích biểu tượng có tầm quan trọng vì quyết định của nhà tuyển dụng hiện tại trở nên rõ ràng hơn và các ứng viên tiềm năng bây giờ cũng xem xét các giá trị truyền đạt của công ty. Ứng viên có thể liên kết thương hiệu nhà tuyển dụng với nhân viên mà họ đã gặp. Ứng viên sẽ so sánh cá tính và giá trị với nhà tuyển dụng và quyết định có thể hợp tác được với công ty hay không. Chức năng của lợi ích biểu tượng được hỗ trợ bởi thực tế là các ứng cử viên đang cố gắng để đánh giá ‘giá trị thị trường của họ’. Thông qua việc nhận một đề nghị tuyển dụng từ một nhà tuyển dụng với một hình ảnh nổi tiếng và hấp dẫn, hình ảnh công ty trong mắt ứng viên sẽ củng cố, được nhận thức là phù hợp với tính cách thương hiệu nhà tuyển dụng (Christiaans, 2013). Xét về phía nhân viên hiện tại, những lợi ích mang tính biểu tượng của thương hiệu nhà tuyển dụng ngày càng trở nên quan trọng (so với nhân viên tiềm năng). Nhân viên đã đưa ra quyết định sẽ làm việc tại công ty hiện tại và đã có được thông tin qua quá trình trải nghiệm của họ, và hình thành một ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Các chức năng về giảm rủi ro và hiệu quả thông tin có xu hướng ít quan trọng hơn, nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng (Christiians, 2013). Ví dụ, thông qua hiệu quả của thông tin, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cung cấp cho nhân viên các chi tiết về những mong muốn, các chỉ tiêu làm việc và các sự kiện cần thiết cho sự nghiệp và sự thăng tiến trong công ty (Backhaus và Tikoo, 2004). Tuy nhiên, lợi ích biểu tượng đóng một vai trò quan trọng hơn, vì sự nhận diện của nhân viên với nhà tuyển dụng của họ là điều cần thiết. Việc trở thành một phần của tổ chức có thể được xem là cách nhân viên tự nhận biết và tự thể hiện. Chức năng của lợi ích mang tính tượng trưng cũng quan trọng đối với các nhân viên cũ, vì sự nhận diện với công ty và cảm giác về uy tín vẫn là 2 yếu tố thúc đẩy các gợi ý tích cực của nhân viên. Là đại sứ thương hiệu, những nhân viên lâu năm trở thành nguồn thông tin cho những nhóm mục tiêu khác, sự nhận diện của nhà tuyển dụng đối với nhân viên lâu năm càng cao thì sự giới thiệu của nhân viên về nhà tuyển dụng càng tích cực hơn (Christiians, 2013).
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14  Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng Theo Singh và Rokade (2014), “Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một chiến lược dài hạn nhằm quản lý nhận thức và ý thức của nhân viên hiện tại, các ứng viên tiềm năng và các cổ đông có liên quan trong một tổ chức cụ thể. Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh của tổ chức trong tâm trí của nhân viên hiện tại như một nơi tốt nhất để làm việc. Hiện nay, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một quá trình quản lý thương hiệu trong quan điểm nhân sự để đạt được, thu hút, gắn kết và duy trì nhân viên của tổ chức. Thương hiệu nhà tuyển dụng là một chiến lược giúp duy trì nguồn nhân lực và cố gắng giảm thiểu sự tiêu hao nhân sự trong một tổ chức.” Mục tiêu của thương hiệu nhà tuyển dụng là giúp thu hút đúng nhân viên thích hợp và duy trì cam kết của nhân viên hiện tại dẫn đến năng suất làm việc cao, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hỗ trợ thương hiệu công ty và thương hiệu đối với người tiêu dùng. Khi đã làm việc với công ty, với niềm tự hào, họ chia sẻ danh tiếng bên ngoài công ty giúp duy trì lòng trung thành và sự cam kết của họ với công ty. Tại Việt Nam, khái niệm về thương hiệu nhà tuyển dụng cũng bắt đầu được quan tâm. Anphabe (2015) cho rằng “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh về một công ty dưới góc độ một ‘nơi làm việc’ trong mắt của nhân viên hiện tại và tương lai.” Thương hiệu nhà tuyển dụng có thể được xem là “lớp áo” của doanh nghiệp. Một “chiếc áo” giá trị không chỉ được đánh giá qua kiểu dáng và màu sắc mà còn phụ thuộc vào chất lượng bên trong. Cụ thể, thương hiệu nhà tuyển dụng được thể hiện qua mức độ hài lòng, gắn kết và tác động lên hành động của người đi làm. Do đó, để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả phải được bắt đầu từ những chính sách nội bộ dành cho nhân viên, vì chính họ sẽ trở thành những đại sứ thương hiệu nhà tuyển dụng tốt nhất của công ty (Anphabe, 2015). Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tác động của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của các nhân viên hiện tại trong tổ chức,
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 không nghiên cứu đối tượng các ứng viên tiềm năng chưa phải là nhân viên chính thức của tổ chức và các nhân viên đã rời bỏ tổ chức, do đó, nhà tuyển dụng trong nghiên cứu này, mang ý nghĩa như tổ chức mà nhân viên đang công tác và làm việc. Tác giả sử dụng định nghĩa về thương hiệu nhà tuyển dụng của Singh và Rokade (2014) và của Anphabe (2015), cho rằng “Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh của công ty trong mắt nhân viên hiện tại và tương lai và được cho là ‘nơi tốt nhất để làm việc’ và được thể hiện qua mức độ hài lòng, gắn kết và tác động lên các hành động của nhân viên.”  Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng Trải nghiệm là cách mà chúng ta tương tác với môi trường thông qua nhận thức của chúng ta về các tác động về vật lý, cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ và hành động (Dubé và LeBel, 2003). Trong Marketing, những trải nghiệm quan trọng nhất theo truyền thống là mua và tiêu dùng (Holbrook và Hirschman, 1982), tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều tác động mà trải nghiệm người dùng có được từ thương hiệu của nó (Brakus và cộng sự, 2009). Brakus và cộng sự (2009) đã định nghĩa sự trải nghiệm thương hiệu là “những phản ứng nội tại và chủ quan của khách hàng (tình cảm, nhận thức và cảm xúc), và những phản ứng hành vi được kích hoạt bởi các tác nhân liên quan đến thương hiệu bao gồm một phần của thiết kế và nhận diện thương hiệu, bao bì, truyền thông và môi trường. Trong nghiên cứu về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến cam kết tình cảm của nhân viên, Fernadez-Lores và cộng sự (2015) đã cho rằng “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm nhiều nhân tố kích thích mà người nhân viên cảm nhận được xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải nghiệm xảy ra, từ sự hài lòng trong công việc có được thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ với các giá trị được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên”. Theo Minchington và cộng sự (2015), sự trải nghiệm của nhân viên phải là trọng tâm chính của chiến lược
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng và nên được xem xét một cách toàn diện hơn là một chức năng độc lập. Khi một nhân viên nghĩ về thương hiệu nhà tuyển dụng, những suy nghĩ đầu tiên của anh ta có liên quan đến cách anh ấy trải nghiệm thương hiệu trong công việc hàng ngày của mình. Trải nghiệm của họ bị ảnh hưởng phần lớn bởi phong cách quản lý, hoạt động về quản trị nhân sự, và những sự kết hợp chéo giữa các phòng ban (Kimpakorn và Tocquer, 2009). Tương tự như trải nghiệm thương hiệu tiêu dùng, trải nghiệm thương hiệu của nhà tuyển dụng bao gồm ba thành phần: trải nghiệm cảm giác, trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm xúc (Fernadez-Lores và cộng sự, 2015). Trải nghiệm cảm giác: Trải nghiệm cảm giác đề cập các yếu tố tác động đến cảm giác của một nhân viên mà thương hiệu nhà tuyển dụng mang lại thông qua quá trình tiếp xúc với thương hiệu nhà tuyển dụng tại nơi làm việc, điều này tạo nên sự trải nghiệm trong quá trình làm việc (Pine và Gilmore, 1999). Nơi làm việc là nơi mà các đặc điểm nhận diện của thương hiệu được nhận thấy. Một trải nghiệm cảm giác về thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực sẽ giúp tổ chức trở thành một nơi làm việc mang cảm giác hạnh phúc và tạo nên mối liên kết tình cảm giữa nhân viên và thương hiệu (Fernandez-Lores và Gavilan, 2015). Trải nghiệm nhận thức: Trải nghiệm nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng là những gì nhân viên đã được học hỏi và tiếp thu từ giá trị thương hiệu (King và Grace, 2010). Nhiều nghiên cứu cho thấy một sự quản lý hiệu quả của những giá trị đó có thể giúp các nhân viên nhận diện và có sự gắn kết với thương hiệu (Harris, 2007, dẫn theo Fernandez-Lores và Gavilan, 2015). Một trải nghiệm về các giá trị thương hiệu tốt sẽ hình thành sự cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng khi người nhân viên xác định chặt chẽ mối quan hệ với nó. Trải nghiệm cảm xúc
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Thành phần cảm xúc của trải nghiệm nhà tuyển dụng liên quan đến các trải nghiệm về tình cảm trong công việc. Một nhân viên thích công việc của mình nhiều bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến cách mà người đó nhận thức như thế nào về công việc và môi trường làm việc. Những nhân viên tận hưởng công việc của họ, thì làm việc tốt hơn, đánh giá chất lượng cuộc sống - công việc của họ tích cực hơn và thường tự họ có được động lực làm việc tốt hơn. Động lực nội tại này tạo ra một sự mong muốn thắt chặt mối quan hệ giữa cá nhân người nhân viên và thương hiệu (Bakker, 2008). Bằng cách này, việc tận hưởng trải nghiệm của một thương hiệu đóng vai trò như một tiền đề cho sự cam kết tình cảm. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa của Fernadez-Lores và cộng sự (2015), “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm nhiều nhân tố kích thích mà nhân viên cảm nhận được xuất phát từ nơi làm việc, nơi những trải nghiệm xảy ra, từ sự hài lòng trong công việc có được thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ với các giá trị được thể hiện bởi thương hiệu trong mắt nhân viên”. 2.1.2. Cam kết tình cảm  Khái niệm Cam kết tình cảm Cam kết là nền tảng của tất cả các mối quan hệ. Nó đã được nghiên cứu từ nhiều góc nhìn khác nhau trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Fernandez-Lores và Gavilan, 2015). Theo Meyer và Herscovitch (2001), cam kết có thể được định nghĩa là “ảnh hưởng ràng buộc một cá nhân vào một quá trình hành động liên quan đến một hoặc nhiều mục tiêu”. Trong nghiên cứu về sự cam kết của nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ, Kimpakorn và Tocquer (2009) định nghĩa về cam kết thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên là mức độ mà nhân viên nhận định và có liên quan đến thương hiệu dịch vụ của họ, sẵn sàng nỗ lực để đạt được mục tiêu của thương hiệu và quan tâm đến những việc còn lại với tổ chức.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình và kết quả làm việc của nhân viên chính là sự cam kết của nhân viên với tổ chức (Mowday và cộng sự, 1982; Allen và Meyer, 1990; Meyer và Herscovitch, 2002; Shaw và cộng sự, 2003; Yousef, 2000). Có rất nhiều quan điểm và cách đo lường sự cam kết đối với tổ chức, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất. Những quan điểm đo lường này tạo nên sự khác biệt trong cách tiếp cận về cam kết tổ chức của những tác giả. Những khác biệt liên quan chủ yếu đến các thành phần như: trạng thái tâm lý thể hiện trong cam kết đối với tổ chức, các điều kiện ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển cam kết, các hành vi được mong đợi là kết quả của cam kết đối với tổ chức. Do đó, số lượng thành phần và ý nghĩa của từng thành phần trong sự cam kết đối với tổ chức là rất khác biệt trong các nghiên cứu trước đây. Meyer và Allen (1991) đã phát triển mô hình 3 dạng cam kết và công bố nó trong “Tổng quan quản trị nhân sự”. Mô hình này giải thích rằng sự cam kết của nhân viên với một tổ chức là một trạng thái tâm lý, và nó có ba thành phần khác nhau ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm thấy về tổ chức mà họ làm việc. Bao gồm: Cam kết bằng tình cảm, cam kết duy trì và cam kết chuẩn mực. - Cam kết tình cảm: Cảm xúc gắn bó, đồng nhất và mong muốn được cống hiến cho tổ chức, tình cảm tự nguyện muốn gắn kết với tổ chức (hay còn gọi là sự gắn kết vì tình cảm). - Cam kết duy trì: Nhân viên nhận thấy sẽ mất mát chi phí khi rời khỏi tổ chức do đó cần phải cam kết với tổ chức (hay còn gọi là sự gắn kết vì lợi ích) - Cam kết về chuẩn mực: Cảm giác có nghĩa vụ tiếp tục công việc. Ba loại cam kết này có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với hành vi của nhân viên, vì vậy cần phải nghiên cứu chúng một cách riêng biệt. Trong ba loại cam kết, cam kết tình cảm đã cho thấy đem lại lợi ích lớn nhất cho tổ chức (Meyer và cộng sự, 2002, Meyer và Maltin, 2010). Cam kết tình cảm cũng cho thấy có sự liên quan chặt chẽ hơn với các hành vi về mong muốn được làm việc (Meyer và Herscovitch,
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 2001), chẳng hạn như nỗ lực để trở thành một thành viên tốt trong tổ chức (Ambler và Barrow, 1996; Burmann và cộng sự, 2009). Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa của Meyer và Allen (1991) về cam kết tình cảm để tập trung nghiên cứu và đo lường, theo đó, cam kết tình cảm là những cảm xúc gắn bó, đồng nhất và mong muốn được cống hiến cho tổ chức, tình cảm tự nguyện muốn gắn kết với tổ chức.  Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm Nghiên cứu của Allen và Meyer (1991) được áp dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ về quản lý nhân sự, mà còn được sử dụng trong Marketing. Trong Marketing dành cho người tiêu dùng, nhiều tác giả nghiên cứu đã thừa nhận rằng sự thành công của thương hiệu phụ thuộc vào việc hứa hẹn mang lại giá trị cho khách hàng. Trong những năm gần đây, những hứa hẹn này đã mang lại những cảm xúc mạnh mẽ (Schmitt, 1999; Thomson và cộng sự, 2005; Gobé, 2010). Cảm xúc củng cố sự gắn bó và có thể thôi thúc khách hàng mua sản phẩm, ngay cả khi nó có giá cao. Tương tự như chiến lược Marketing dành cho người tiêu dùng, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng đã chuyển hướng tới việc mang lại những lợi ích cảm xúc để đạt được cam kết của nhân viên (Kimpakorn và Tocquer, 2009). Cam kết tình cảm này sau đó có thể dẫn đến các hành vi mong đợi như sẵn sàng giúp đỡ hoặc muốn được phát triển hơn nữa tại công ty (Burmann và cộng sự, 2009). Theo nghĩa này, việc xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có mối liên quan mật thiết với nhau. Theo Kimpakorn và Tocquer (2009), hầu hết các nghiên cứu về cam kết của nhân viên đều nhấn mạnh về yếu tố tình cảm, đó được cho là mức độ trải nghiệm của nhân viên về cảm giác nhận diện và tham gia đối với giá trị thương hiệu của công ty mà họ đang làm việc. Họ sẵn sàng nỗ lực để cùng đạt được mục tiêu công ty và quan tâm đến việc ở lại với công ty. Trong nghiên cứu về sự cam kết đối với thương hiệu
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 nhà tuyển dụng, khái niệm cam kết tình cảm của Allen và Meyer (1991) được tập trung nghiên cứu và áp dụng (Kimpakorn và Tocquer, 2009; Hanin, Stinglhamber và Delobbe, 2013; Fernandez-Lores, Gavilan, 2015; Harikumar và Susha, 2016). Từ những cơ sở lý thuyết trên, tác giả tập trung nghiên cứu và đo lường sự tác động của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với yếu tố cam kết tình cảm của nhân viên. 2.1.3. Ý định nghỉ việc của nhân viên  Khái niệm Ý định nghỉ việc của nhân viên Ý định nghỉ việc theo Mobley, Horner, và Hollinsgsworth (1978) định nghĩa là một nhân viên có suy nghĩ từ bỏ công việc của mình và ý định tìm kiếm một công việc khác bên ngoài tổ chức. Theo Jehanzeb và Rasheed (2013) cho rằng ý định nghỉ việc là suy nghĩ và dự định của nhân viên về việc tự nguyện rời khỏi một tổ chức. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình đi đến hành động nghỉ việc thực tế và là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ra đi hay ở lại của nhân viên (Masri, 2009). Các yếu tố hình thành nên ý định nghỉ việc của người lao động thường có mối liên hệ đến môi trường mà họ đang làm việc như tính chất công việc, mối liên hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp,... hoặc những kỳ vọng của người lao động đối với tổ chức. Ngược lại với khái niệm ý định nghỉ việc là ý định ở lại (Costen và Salazar, 2011). Trong khi sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức thuộc về tâm lý của nhân viên đối với công việc và tổ chức thì ý định ở lại tổ chức thuộc về hành vi của nhân viên, mong muốn tiếp tục duy trì là thành viên của tổ chức (James, 1997). Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Jehanzeb và Rasheed (2013): “Ý định nghỉ việc là những suy nghĩ và dự định của nhân viên về việc tự nguyện rời khỏi một tổ chức.”
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21  Mối quan hệ giữa cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên Hewitt (2004) cho rằng ý định ở lại phản ánh mức độ cam kết của nhân viên đối với tổ chức và sẵn sàng duy trì là thành viên của tổ chức. Hành vi ở lại bị ảnh hưởng bởi ý định ở lại, và ý định ở lại hoặc rời khỏi là một chỉ số tốt để dự báo những hành động thực tế của nhân viên. Ý định nghỉ việc là một trong các nghiên cứu rộng nhất về kết quả của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức, dựa trên mối quan hệ này, các nhà nghiên cứu tạo ra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của nhân viên (Mowday và cộng sự, 1982; Shore, Newton và Thornton, 1990). Có nhiều yếu tố thúc đẩy nhân viên có ý định rời khỏi tổ chức của họ, một trong những yếu tố có tác động đến ý định rời khỏi tổ chức được biết đến nhiều nhất đó là cam kết tổ chức (Sow và cộng sự, 2015). Các tài liệu về phát triển nguồn nhân lực đã xác nhận rằng cam kết tình cảm sẽ giảm bớt ý định rời khỏi tổ chức của nhân viên (ví dụ như Bluedorn, 1982; Koch và Steers, 1978, Lee và Bruvold, 2003, Hollenbeck và Williams, 1986, Sturman và cộng sự, 2006, Meyer và Allen, 1997). Có thể nói rằng sự cam kết tình cảm của nhân viên với tổ chức là yếu tố cần thiết để giảm bớt ý định nghỉ việc (theo Talat, 2015). 2.2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên Hình 2.2 là mô hình nghiên cứu của Kimpakorn và Tocquer (2009, tr.537) về mối quan hệ giữa các yếu tố của thương hiệu nhà tuyển dụng đối với cam kết của nhân viên đối với thương hiệu, trường hợp nghiên cứu chuỗi khách sạn cao cấp ở Thái Lan. Kết quả cho thấy, trong 5 yếu tố được đưa ra, yếu tố trải nghiệm của nhân viên đối thương hiệu nhà tuyển dụng cho thấy có mối quan hệ tích cực đối với sự cam kết của nhân viên. Trải nghiệm của nhân viên với thương hiệu nhà tuyển dụng được
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 tác giả chứng minh là một trong những chức năng quan trọng và hiệu quả nhất để phát triển cam kết thương hiệu của nhân viên. Nghiên cứu cho thấy sự trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên có sự tác động đối với sự cam kết thương hiệu. Kiến thức của nhân viên về thương hiệu Nhận thức của nhân viên về thương hiệu Thương hiệu nhà tuyển dụng và các đối thủ cạnh tranh Trải nghiệm của nhân viên về thương hiệu nhà tuyển dụng H2 H3 H4 H5 Sự khác biệt của các khách sạn H1 Cam kết về thương hiệu của nhân viên Hình 2.2. Mô hình “Cam kết của nhân viên với thương hiệu trong ngành dịch vụ: nghiên cứu tại chuỗi khách sạn cao cấp tại Thái Lan” Nguồn: Kimpakorn và Tocquer, 2009 Nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011) nhằm tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa trải nghiệm thương hiệu và sự trung thành của thương hiệu. Các tác giả đề xuất rằng mối quan hệ này được tác động bởi nhân tố trung gian là cam kết tình cảm. Cách tiếp cận định lượng dựa trên khảo sát được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mô hình đề xuất mô tả các mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu, cam kết tình cảm và lòng trung thành của thương hiệu (Hình 2.3). Trong đó yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng được tác giả đo lường bằng thang đo với 12 biến quan sát (Brakus và cộng sự, 2009), bao gồm 4 thành phần: trải nghiệm cảm giác, trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm cảm xúc và trải nghiệm hành vi.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Kết quả nghiên cứu cho thấy cam kết tình cảm là nhân tố trung gian giữa mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu và sự trung thành của thương hiệu. (1) Trải nghiệm thương hiệu càng cao thì cá nhân càng có nhiều cam kết về tình cảm với thương hiệu đó, (2) Sự cam kết tình cảm của một cá nhân với một thương hiệu càng cao, sự trung thành của cá nhân đối với thương hiệu đó càng cao, (3) Trải nghiệm thương hiệu không có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành thương hiệu mà gián tiếp thông qua cam kết tình cảm. Trải nghiệm Cam kết Lòng trung thương hiệu tình cảm thành thương hiệu Hình 2.3. Mô hình “Vai trò của kinh nghiệm thương hiệu và cam kết tình cảm trong việc xác định lòng trung thành của thương hiệu” Nguồn: Iglesias và cộng sự, 2011 Nghiên cứu của Fernandez-Lores và Gavilan (2015) về sự ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với sự cam kết tình cảm, đồng thời, nghiên cứu nhằm xây dựng một thang đo đáng tin cậy, có thể được áp dụng dễ dàng giúp các công ty thu hút, duy trì và đánh giá những cam kết cảm xúc với thương hiệu nhà tuyển dụng từ những nhân viên xuất sắc trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là nhân viên của các công ty tư nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau (như ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp tự động, giáo dục, tư vấn). Hình 2.4 là mô hình nghiên cứu được đề xuất, yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của nhân viên sử dụng 3 thành phần bao gồm: trải nghiệm cảm giác,
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng. Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của từng thành phần trải nghiệm thương hiệu đối với
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 yếu tố cam kết tình cảm của nhân viên. Kết quả cho thấy cả ba thành phần của trải nghiệm đều có ảnh hưởng tích cực đến cam kết tình cảm của nhân viên. Trải nghiệm cảm giác + + Trải nghiệm Cam kết nhận thức tình cảm + Trải nghiệm cảm xúc Hình 2.4. Mô hình “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” Nguồn Fernandez-Lores và cộng sự, 2015 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên Có nhiều lý do thúc đẩy nhân viên có ý định rời khỏi tổ chức của họ. Sự cam kết về tổ chức đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên có ý định nghỉ việc (Rashid và Raja, 2011; Yücel, 2012; Alniacik và cộng sự, 2013). Những nhân viên có sự gắn kết với công ty có thể sẽ ở lại lâu hơn với các tổ chức sử dụng lao động của họ (Sow và cộng sự, 2015).
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nghiên cứu của Meyer và cộng sự (2001) đã tiến hành phân tích tổng hợp để đánh giá (a) mối quan hệ giữa các cam kết về tình cảm, duy trì và chuẩn mực đối với tổ chức và (b) quan hệ giữa ba hình thức cam kết và các biến được xác định là tiền
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 đề, sự tương quan và hệ quả trong “Mô hình 3 thành phần” của Meyer và Allen (1991). Tác giả nhận thấy rằng ba hình thức cam kết liên quan đến nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được với nhau, cũng như từ sự hài lòng công việc, sự tham gia của công việc và cam kết nghề nghiệp. Kết quả cho thấy, cả ba hình thức cam kết có mối liên quan đến sự nhận thức rút lui và quyết định nghỉ việc, trong đó, cam kết tình cảm có mối tương quan mạnh và thuận lợi nhất với các biến liên quan đến tổ chức (sự hiện diện, kết quả công việc, hành vi của các thành viên trong tổ chức) và các biến liên quan đến nhân viên (stress và sự mất cân bằng giữa công việc – cuộc sống). Như vậy, yếu tố cam kết tình cảm có mối quan hệ đối với ý định nghỉ việc của nhân viên. Cam kết tình cảm Ý định nghỉ việc Cam kết duy trì Cam kết chuẩn mực Hành vi trong công việc Tình trạng sức khỏe nhân viên Hình 2.5. Mô hình “Ba thành phần của sự cam kết trong tổ chức” Nguồn Meyer và cộng sự, 2001 Nghiên cứu của Alniacik và cộng sự (2013) kiểm tra tác động điều tiết của yếu tố phù hợp giữa tổ chức và cá nhân với mối quan hệ giữa cam kết tình cảm, sự hài lòng công việc và ý nghỉ việc của nhân viên. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm tra với dữ liệu từ một mẫu thuận tiện của 200 nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu trước hết cho thấy có mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc, cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc với ý định nghỉ việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra mức
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 độ phù hợp giữa cá nhân và tổ chức làm giảm đáng kể ảnh hưởng của sự hài lòng công việc đối với các ý định nghỉ việc. Tuy nhiên, không có ảnh hưởng như vậy được quan sát trên mối quan hệ giữa cam kết tình cảm với tổ chức và ý định nghỉ việc. Như vậy, yếu tố cam kết tình cảm có sự tác động trực tiếp đến ý định nghỉ việc (Hình 2.6). Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức Sự hài lòng trong công việc Ý định nghỉ việc Cam kết tình cảm Hình 2.6. Mô hình “Nghiên cứu ảnh hưởng của cam kết tình cảm và sự hài lòng trong công việc đến ý định nghỉ việc của nhân viên và sự điều tiết của yếu tố sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức” Nguồn Alniacik và cộng sự, 2013 Trong nghiên cứu của Talat (2015) về sự ảnh hưởng của văn hóa học tập của tổ chức và sự hỗ trợ tổ chức đối với cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nhân viên đang công tác tại lĩnh vực ngân hàng ở Pakistan với cỡ mẫu 1,340, gồm các nhân viên đến từ các ngân hàng cổ phần trên khắp nước. Một trong những giả thuyết của nghiên cứu nhằm khẳng định lại mối quan hệ giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Tác giả hy vọng rằng các chính sách hỗ trợ tổ chức có thể tạo ra một nơi làm việc hấp dẫn đối với nhân viên, làm tăng mức độ cam kết của họ đối với tổ chức và giảm ý định rời bỏ tổ chức (Perryer và cộng sự, 2010, Ahmed và cộng sự, 2014). Kết quả nghiên cứu
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 cho thấy, có một mối quan hệ âm giữa yếu tố cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên trong ngành ngân hàng tại Pakistan. 2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các mô hình nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài như hình 2.7, dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011), nghiên cứu của Fernandez-Lores và Gavilan (2015) và nghiên cứu Meyer và cộng sự (2001) để nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với ý định nghỉ việc của nhân viên, thông qua yếu tố cam kết tình cảm. Trong mô hình, yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng là một biến đa hướng, bao gồm 3 thành phần là trải nghiệm cảm giác, trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm xúc, mỗi thành phần được đo lường bằng các biến quan sát. Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng Trải nghiệm cảm giác Trải nghiệm nhận thức Trải nghiệm cảm xúc H1 (+) Cam kết tình cảm của nhân viên H2 (-) Ý định nghỉ việc Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu  Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm Theo nghiên cứu của Iglesias và cộng sự (2011) về trải nghiệm thương hiệu người tiêu dùng, yếu tố trải nghiệm thương hiệu là một biến đa hướng, được mô hình hóa bằng 4 yếu tố trải nghiệm: cảm giác, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về thị trường lao động, dựa trên kết quả nghiên cứu của Fernandez-Lores và Gavilan (2015), tác giả lựa chọn yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm ba thành phần là trải nghiệm cảm giác của nhân viên đối với nơi làm việc, trải nghiệm nhận thức của nhân viên đối với giá trị thương hiệu và trải nghiệm cảm xúc trong quá trình làm việc. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, tác giả sử dụng khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng của Fernandez-Lores và Gavilan (2015) gồm có 3 thành phần: Trải nghiệm cảm giác: Trải nghiệm cảm giác đề cập đến các yếu tố tác động đến cảm giác của một nhân viên mà thương hiệu nhà tuyển dụng mang lại thông qua quá trình tiếp xúc và cảm giác của họ với thương hiệu nhà tuyển dụng ở tại nơi làm việc, điều này tạo nên trải nghiệm trong quá trình làm việc (Pine và Gilmore, 1999). Trải nghiệm nhận thức: Trải nghiệm nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng có nghĩa là nhân viên đã học hỏi và tiếp thu được những giá trị nhất định trong quá trình trải nghiệm thương hiệu (King và Grace, 2010). Các yếu tố nhận thức bao gồm sự tự hào về giá trị doanh nghiệp, sự suy nghĩ và tư duy liên tục về công việc, khả năng tư duy và học hỏi của nhân viên (Cacioppo và Petty, 1982). Nhiều nghiên cứu cho thấy một sự quản lý hiệu quả của những giá trị đó có thể giúp các nhân viên nhận diện và cam kết với thương hiệu (Harris, 2007, dẫn theo Fernandez-Lores và Gavilan, 2015). Trải nghiệm cảm xúc Thành phần tình cảm của trải nghiệm nhà tuyển dụng liên quan đến các trải nghiệm về tình cảm trong công việc. Một nhân viên thích công việc của mình nhiều
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến cách mà người đó nhận thức như thế nào về công việc và môi trường làm việc. Những nhân viên tận hưởng công việc của họ, thì làm việc tốt hơn, đánh giá chất lượng cuộc sống - công việc của họ tích cực hơn và thường tự họ có được động lực làm việc tốt hơn. Động lực nội tại này tạo ra một sự mong muốn thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên và thương hiệu (Bakker, 2008). Theo Kimpakorn và Tocquer (2009), sự cam kết của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng là mức độ trải nghiệm của nhân viên về cảm giác nhận diện và tham gia đối với giá trị thương hiệu của công ty mà họ đang làm việc. Họ sẵn sàng nỗ lực để cùng đạt được mục tiêu công ty và quan tâm đến việc ở lại với công ty. tức là sự trải nghiệm thương hiệu của nhân viên là tiền đề cho sự cam kết của nhân viên. H1: Nhân viên có trải nghiệm tích cực về thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ chứng tỏ mức độ cam kết tình cảm cao hơn đối với thương hiệu đó.  Sự cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên Meyer và Allen (1991) tổng hợp các nghiên cứu trước đó và đưa ra một mô hình cam kết tổ chức kết hợp ba thành phần: cam kết tình cảm, cam kết duy trì và cam kết chuẩn mực. Trong số ba thành phần của cam kết tổ chức, cam kết mang tính tình cảm đã được kết luận là một tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với ý định nghỉ việc của nhân viên (Joarder và cộng sự, 2011; Maertz và cộng sự, 2007; Newman và cộng sự, 2012). Meyer và cộng sự (2001) cũng đã chỉ ra rằng một nhân viên có cam kết tình cảm cao sẽ có ý định ở lại với nhà tuyển dụng của họ và được cho là có tác động mạnh mẽ nhất so với các loại cam kết còn lại. Nghiên cứu của Perryer và cộng sự (2010) thấy rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc. Lee và cộng sự (2010) đã kết luận rằng nhân viên cảm nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ tổ chức của họ có thể làm tăng tâm trạng tích cực trong công việc, điều này có thể dẫn đến mối liên hệ tình cảm tích cực với tổ chức.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Một số nghiên cứu trong quá khứ đã được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân của ý định nghỉ việc (Talat, 2015). Trong số nhiều công trình nghiên cứu, đa số các nghiên cứu đã tìm thấy yếu tố cam kết của tổ chức có ảnh hưởng làm giảm ý định rời khỏi tổ chức của nhân viên (Jo và Park, 2010; Jo và Joo, 2011; Islam và cộng sự, 2014; Lee-Kelly và cộng sự, 2007; Lee và Bruvold, 2003). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về cam kết tình cảm cũng ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc (Joo, 2010; Talat, 2015), đặc biệt là cam kết tình cảm đối với thương hiệu nhà tuyển dụng. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: H2: Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng càng cao thì ý định nghỉ việc của nhân viên đó càng thấp.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Tóm tắt chương 2 Ở chương 2, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, cam kết tình cảm của nhân viên và ý định nghỉ việc của nhân viên đối với tổ chức. Chương này cũng trình bày sơ lược các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đây về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, mối quan hệ giữa các yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc của nhân viên. Từ cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, tác giả đã giới thiệu mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết được nêu. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp nghiên cứu.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết có liên quan đến mô hình và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài, giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, bảng câu hỏi, cách thu thập dữ liệu và các bước phân tích dữ liệu. 3.1. Quy trình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sơ bộ định tính Nghiên cứu sơ bộ định lượng (Phỏng vấn trực tiếp, n = 100) Nghiên cứu chính thức định lượng (Phỏng vấn trực tiếp n =350) Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết Thảo luận tay đôi (n = 7) Thảo luận nhóm (n = 7) → Phát triển, điều chỉnh các thang đo, hình thành bảng câu hỏi Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kiểm định giá trị của các thang đo bằng EFA Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kiểm định lại giá trị các thang đo bằng EFA. Kiểm định CFA, SEM Kết quả nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành mô hình và giả thuyết nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về mối quan hệ giữa yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, sự cam kết tình cảm của nhân viên và ý định nghỉ việc của nhân viên dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây. Từ đó tác giả hình thành nên mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ Thang đo sơ bộ được hình thành từ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây để thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm bằng dàn bài thảo luận. Kết quả thu được sẽ dùng để hình thành bảng câu hỏi nghiên cứu. Tác giả dùng bảng câu hỏi này để phỏng vấn thử một số đáp viên, và sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm kiểm định thang đo. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha với yêu cầu các biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3, phân tích EFA với yêu cầu các biến quan sát có trọng số ≥ 0.5. Các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ, các biến còn lại được đưa vào bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu định lượng chính thức. Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức Tất cả dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định lượng sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0, sau đó tiến hành các bước mô tả mẫu, kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu thông qua phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và SEM. Các kết quả thu được sau khi xử lý sẽ được phân tích và kết luận mục tiêu nghiên cứu có đạt được hay không. 3.2. Nghiên cứu sơ bộ Trên cơ sở tôn trọng thang đo gốc từ những công trình nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ để phát triển và điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp với ngữ cảnh tại thị trường lao động trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Trước
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 khi hình thành thang đo chính thức, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua các cuộc thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính  Thảo luận tay đôi Mục đích của thảo luận tay đôi là nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung tập biến quan sát cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi với bốn đáp viên đang công tác tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM để thảo luận, thu thập ý kiến và điều chỉnh thang đo. Sau đó, tác giả tiếp tục mang những thông tin đã được phát hiện thảo luận tiếp với đối tượng thứ 5, 6,… cho đến khi không phát hiện thêm yếu tố mới thì sẽ ngừng lại và xác định được thang đo nháp 1. Thang đo nháp 1 này được tác giả dùng cho phần thảo luận nhóm tiếp theo. Nghiên cứu định tính đầu tiên được tiến hành thông qua quá trình thảo luận tay đôi với bốn đáp viên: 1 nhân viên kế toán công tác tại hội sở ngân hàng TMCP Á Châu, 1 chuyên viên tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV tại quận 10, 1 giao dịch viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh quận Tân Bình, 1 phó phòng nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP VP Bank, chi nhánh quận 3. Tác giả đưa ra thang đo dự kiến về trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng bao gồm 3 thành phần của trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng, thang đo về cam kết tình cảm và thang đo ý định nghỉ việc của nhân viên. Sau đó, tác giả thảo luận với các đáp viên để thu thập quan điểm và ý kiến của họ. Tổng hợp ý kiến từ thảo luận tay đôi, thang đo dự kiến được hình thành và tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn tay đôi với đối tượng thứ 5, thứ 6, thứ 7 thì dừng lại vì không còn tìm thấy ý kiến mới. Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến thu được và hình thành thang đo nháp 1.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Danh sách đáp viên tham gia phỏng vấn, dàn bài thảo luận tay đôi và kết quả chi tiết được được trình bày ở Phụ lục 1. Tuy nhiên, thảo luận tay đôi cũng có nhược điểm, do sự vắng mặt những tương tác giữa các đối tượng thảo luận nên nhiều trường hợp dữ liệu thu thập không sâu và khó khăn trong việc diễn giải ý nghĩa (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để khắc phục nhược điểm này, tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận nhóm trước khi hình thành bảng câu hỏi chính thức.  Thảo luận nhóm Mục đích của thảo luận nhóm là nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung tập biến quan sát cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên thang đo nháp 1. “Khi tuyển chọn thành viên tham gia thảo luận nhóm, cần chú ý nguyên tắc đồng nhất trong nhóm và các thành viên chưa quen biết nhau nhằm dễ dàng thảo luận” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr. 128). Để đảm bảo nguyên tắc ấy, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm với 7 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Thảo luận nhóm được tiến hành vào ngày 10/09/2017 tại quán Nhanam book, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Thang đo nháp 1 sẽ được sử dụng để thảo luận nhóm. Trong quá trình thảo luận, tác giả làm người dẫn chương trình và thư ký. Mỗi nhóm biến quan sát được in ra và được người dẫn chương trình đặt vào giữa bàn để đặt câu hỏi. Sau đó, các thành viên sẽ tiến hành thảo luận cũng như đánh giá mức độ quan trọng (từ 1 đến 3) và đi đến thống nhất. Thông qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được bổ sung, loại bỏ, làm rõ, tránh sự trùng lắp giữa các ý kiến. Cơ sở để bổ sung, loại bỏ các biến quan sát dựa trên sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.