SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_______________________
NGUYỄN THỊ MÙI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI
KBNN CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_______________________
NGUYỄN THỊ MÙI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI
KBNN CÀ MAU
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nghiên cứu nào.
TPHCM , ngày 15 tháng 11 năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Mùi
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN
KBNN
TABMIS
HĐND
UBND
ĐVDT
ĐVSDNS
CKC
KSC
NS
NSTW
NSĐP
MLNSNN
QHNS
NDKT
Ngân sách nhà nước
Kho bạc Nhà nước
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
Hội đồng Nhân dân
Ủy ban Nhân dân
Đơn vị dự toán
Đơn vị sử dụng ngân sách
Cam kết chi
Kiểm soát chi
Ngân sách
Ngân sách trung ương
Ngân sách địa phương
Mục lục ngân sách nhà nước
Quan hệ ngân sách
Nội dung kinh tế
TX
XDCB
Thường xuyên
Xây dựng cơ bản
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên
Nội dung Trang
bảng
Bảng 2.1 Số liệu Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 – 2017 33
Bảng 2.2 Tổng hợp tài khoản sử dụng ngân sách của các đơn vị 34
Bảng 2.3
Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của
38
Chính phủ
Bảng 2.4 Tình hình chuyển nguồn chi thường xuyên sang năm sau 47
Bảng 2.5
Những khó khăn của các đơn ĐVSDNS với KBNN Cà
52
Mau
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá những bất cập ở khâu dự toán 53
Bảng 2.7
Kết quả đánh giá việc chấp hành dự toán qua kiểm soát
56
chi
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá ở khâu kiểm soát cam kết chi 60
Bảng 2.9
Kết quả khảo sát về Chất lượng, trình độ của đội ngũ cán
61
bộ làm công tác KSC
Bảng 2.10
Kết quả khảo sát Hạn chế, bất cập ở Hê thống Cơ sở vật
62
chất
.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 10
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 11
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 11
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 12
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................................. 12
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ
TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS .................................................. 15
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............ 15
1.1.1 Ngân sách Nhà nước và vai trò của Ngân sách Nhà nước .......................... 15
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên ................................... 15
1.2. Tổng quan về TABMIS ................................................................................... 17
1.3 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................... 18
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ............. 18
1.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .................................. 19
1.3.3 Tổng hợp và thẩm định dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ... 19
1.3.4 Phân bổ và đồng bộ dự toán ........................................................................ 19
1.3.5 Tạm cấp, điều chỉnh dự toán ....................................................................... 20
1.3.6 Sử dụng dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ........................... 22
1.4 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................... 23
1.4.1 Điều kiện chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ...................................... 23
1.4..2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên .................. 23
1.4.3 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ......... 23
1.4.4 Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ....................................... 24
1.4.5 Kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước ..................... 24
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.6 Chuyển nguồn sang năm sau ....................................................................... 25
1.4.7 Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước ........................................................... 26
1.5.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN ............................................................................................................ 27
1.5.1 Các đơn vị dự toán ....................................................................................... 27
1.5.2 Cơ quan Tài chính ....................................................................................... 27
1.5.3 UBND các cấp ............................................................................................. 28
1.5.4 HĐND các cấp ............................................................................................ 29
1.5.5 Cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước ................................................ 29
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI
KBNN CÀ MAU .......................................................................................................... 30
2.1 .TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ...... 30
2.1.1 Một vài nét về tỉnh Cà Mau. ........................................................................ 30
2.1.2 Một số nét về Kho bạc Nhà nước Cà Mau ................................................... 31
2.2 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TABMIS TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
TẠI KBNN CÀ MAU .................................................................................................. 34
2.3 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU
KIÊN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN TỈNH CÀ MAU .................................................. 35
2.3.1 Dự toán chính thức ...................................................................................... 35
2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán ..................................................... 37
2.3.3 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cà
Mau ....................................................................................................................... 39
2.3.4 Hạch toán chi Ngân sách Nhà nước vào hệ thống TABMIS ....................... 44
2.4. KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS ........................ 44
2.5. QUYẾT TOÁN ....................................................................................................... 45
2.5.1 Mẫu biểu quyết toán .................................................................................... 45
2.5.2 Thời gian quyết toán .................................................................................... 45
2.5.3 Thẩm định, tổng hợp và phê duyệt quyết toán ............................................ 46
2.6. CHUYỂN NGUỒN .................................................................................................. 46
2.7 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU ........................... 48
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.7.1 Các đơn vị dự toán ....................................................................................... 48
2.7.2 Cơ quan Tài chính ....................................................................................... 48
2.7.3 HĐND và UBND các cấp ........................................................................... 49
2.7.4 Đối với cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước Cà Mau ..................... 50
2.8. PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI
VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DUNG TABMIS TẠI TỈNH CÀ MAU........ 50
2.8.1 Phương pháp đánh giá ................................................................................. 50
2.8.2 Kết quả khảo sát .......................................................................................... 51
2.8.2.1 Đánh giá những bất cập ở khâu dự toán ............................................... 52
2.8.2.2 Hạn chế, bất cập ở khâu chấp hành và kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước tại Cà Mau ...................................................................... 56
2.8.2.3 Hạn chế, bất cập cập ở khâu kiểm soát cam kết chi ............................. 60
2.8.2.4 Hạn chế, bất cập ở Chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công
tác kiểm soát chi (CLTĐ) ................................................................................. 61
2.8.2.5 Hạn chế, bất cập ở Hê thống Cơ sở vật chất (CSVC) .......................... 62
2.9 NGUYÊN NHÂN ..................................................................................................... 64
2.9.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 64
2.9.2 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 65
CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP
DỤNG TABMIS TẠI .................................................................................................. 67
KBNN CÀ MAU .......................................................................................................... 67
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TỈNH CÀ ........... 67
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau đến 2020 ............... 67
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Cà
Mau ....................................................................................................................... 68
3.2 MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT NSNN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ NSNN
................................................................................................................................... 69
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI
ĐƠN VỊ DỰ TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI CÀ MAU ................................. 72
3.3.1 Hoàn thiện các qui định ở khâu dự toán ..................................................... 72
3.3.2 Hoàn thiện chấp hành dự toán và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước ... 75
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3.3 Hoàn thiện kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước......................... 78
3.3.4 Hoàn thiện công tác quyết toán, chuyển nguồn Ngân sách Nhà nước....... 78
3.3.5 Xây dựng qui chế trách nhiệm và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham
gia vào kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước trong điều kiện áp dụng
TABMIS................................................................................................................ 80
3.3.6 Hoàn thiện hệ thống TABMIS đảm bảo khai thác triệt để các thông tin, số
liệu phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước một cách tốt
nhất ...................................................................................................................... 81
3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐIỀU KIỆN .......................................................... 82
3.4.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ ........................................................... 82
3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính ......................................................................... 82
3.4.3 Kiến nghị cơ quan Chính quyền địa phương.............................................. 83
3.4.4 Kiến nghị các đơn vị dự toán...................................................................... 83
3.4.5 Kiến nghị Kho bạc nhà nước ...................................................................... 84
3.4.6 Kiến nghị cơ quan Thanh tra, Kiểm toán ................................................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ,
VIÊN CHỨC (TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT) ....................................................................... 88
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG........................................................................ 92
PHỤ LỤC 3: KỊCH BẢN THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG ........................... 93
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
PHỎNG VẤN THỬ.................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ,
VIÊN CHỨC (CHỈNH SỬA SAU KHI THẢO LUẬN VÀ PHỎNG VẤN THỬ) 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 102
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, trong những năm qua
công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN)
đã có bước chuyển biến cơ bản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Từ khi Luật NSNN ra đời, kiểm soát chi NSNN bước đầu tạo ra những thay đổi
sâu sắc cả về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn và đạt được những thành tựu quan
trọng như: Xoá bỏ tình trạng bao cấp qua ngân sách tăng thu, giảm chi, hạn chế đi đến
xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô
nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury and budget
management information system – Viết tắt là TABMIS) đã đem lại nhiều lợi ích cho
công cuộc cải cách quản lý NSNN của Việt Nam, tuy nhiên, TABMIS là dự án lớn cả
về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng, nên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không
ít vướng mắc, khó khăn ; việc áp dụng TABMIS đã có tác động đến toàn bộ quá trình
quản lý tài chính, đặc biệt là chi NSNN.
Để tăng cường trong kiểm soát chi NSNN trong điều kiện hội nhập quốc tế, các
cấp thẩm quyền đã ban hành đồng thờ thay thế một số Luật, văn bản liên quan quản lý,
sử dụng và kiểm soát các khoản chi thuộc NSNN. Năm 2013, Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí được ban hành, năm 2015 Luật NSNN số 83/2015/QH13 thay
thế Luật NSNN số 01/2002/QH11 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017...Hầu
hết các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc
quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn khá lớn. KBNN
với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi
tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN.
Với mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020,
khắc phục những tồn tại trong kiểm soát chi thường xuyên cũng như đảm bảo thực
hiện được những mục tiêu mà TABMIS hướng tới cần phải kiện toàn và hoàn thiện
hàng loạt vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý hệ thống tài chính công, trong đó
nội dung cốt lõi là công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hơn theo hướng "Gắn kết quản lý quĩ với qui trình quản lý ngân sách từ khâu lập dự
toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải
cách công tác kế toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài
chính" đó chính là lý do tôi chọn đề “Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi
thường xuyên Ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà
Mau” để nghiên cứu với mong muốn phản ánh những tồn tại vướng mắc trong quá
trình kiểm soát chi thường xuyên quan KBNN Cà Mau và đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng
TABMIS tại KBNN Cà Mau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở các lý luận về NSNN, hệ thống TABMIS, chi thường xuyên và kiểm
soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS và thực trạng kiểm
soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện TABMIS tại
KBNN Cà Mau đồng thời phản ánh những bất cập của kiểm soát chi thường xuyên
NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS. Qua đó, tác giả
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN phù hợp với yêu cầu quản lý của hệ thống TABMIS và hướng khắc phục
những điểm tồn tại hạn chế góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Cà Mau.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS.
- Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện
áp dụng TABMIS là gì?
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thực trạng và những bất cập trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau là gì?
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều
kiện áp dụng TABMIS tại Cà Mau là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN; kiểm
soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng
TABMIS.
- Phạm vi nghiên cứu là thực trạng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau từ năm
2014- 2017. Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN
Cà Mau.
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic được sử dụng để hệ
thống các lý luận về NSNN, chi thường xuyên và qui trình chi thường xuyên NSNN;
Hệ thống TABMIS và các yêu cầu đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với
các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS.
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia gồm 08
chuyên viên đang công tác trong ngành KBNN và Sở Tài chính và 08 chuyên viên
đang công tác trong các sở chủ quản như: Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục –
Đào tạo; Sở Văn hoá thể thao và du lịch; Sở Lao động - Thương binh - Xã hội nhằm
xác định các những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với
các Đơn vị dự toán (ĐVDT) tại KBNN Cà Mau trong điều kiện áp dụng hệ thống
TABMIS; các khía cạnh đo lường chúng và các giải pháp hoàn thiện quản lý trong giai
đoạn hiện nay.
- Phương pháp thống kê mô tả (bằng SPSS) để so sánh, đối chiếu để sử dụng
lượng hóa mức độ đánh giá của các chuyên gia về những bất cập của kiểm soát chi
thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại
KBNN Cà Mau. Trong đó:
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê, KBNN, Sở Tài chính các số liệu
từ các báo cáo khoa học đã được công bố, các công trình nghiên cứu khoa học của
nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm.
- Dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia để hiệu chỉnh bảng hỏi
sau đó phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, viên chức hiện đang làm việc trong các đơn vị
dự toán (cũng là các đơn vị có giao dịch với KBNN Cà Mau) và các cơ quan quản lý
NSNN về chi thường xuyên từ khâu lập dự toán, sử dụng và quyết toán NSNN cho
nhiệm vụ chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng TABMIS. Trong đó, một số cơ
quan vừa có vai trò của đơn vị dự toán vừa có vai trò của đơn vị có thẩm quyền trong
quản lý chi thường xuyên như: Văn phòng Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Đoàn đại
biểu Quốc hội, Văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND), Sở Tài chính, KBNN Cà Mau,
một số sở chủ quản như Sở Khoa học - Công nghệ; Sở Giáo dục - Ðào tạo; Sở Vãn hóa
– Thể thao & Du Lịch; Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, vv.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng biểu và phụ lục thì đề tài
gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về NSNN và kiểm soát chi thường xuyên đối với ĐVDT
trong điều kiện áp dụng TABMIS.
Tác giả khái quát những vấn đề cơ bản về NSNN và chi NSNN; quản lý chi
thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán
NSNN, là cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các cơ
quan, đơn vị.
Chương 2: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp
dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau
Tác giả giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau và tình hình triển khai ứng dụng hệ
thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau, tác giả trọng
tâm trình bày các bước kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong
điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS tại tỉnh Cà Mau và đánh giá những hạn chế, bất
cập trong quá trình tố chức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng
kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và khảo sát lấy ý kiến đánh giá cán bộ, viên chức ở
các ĐVDT, Sở Tài chính và KBNN tỉnh Cà Mau và cho qua kết quả nghiên cứu.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 3: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với
ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả đã dựa vào kết quả thảo luận nhóm tập trung; kết quả đánh giá những hạn
chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều
kiện ứng dụng hệ thống TABMIS; chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT
trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS
1.1 Khái quát về Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước
1.1.1 Ngân sách Nhà nước và vai trò của Ngân sách Nhà nước
NSNN hay Ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và lịch sử, là thành
phần cơ bản trong hệ thống tài chính nhà nước. NSNN gắn với sự hình thành và phát
triển của Nhà nước, hàng hoá và tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực
thực hiện duy trì và phát triển xã hội cần phải quy định và thực hiện các khoản thu, chi
để đảm bảo yêu cầu thực hiện được các chức năng của mình, đó chính là NSNN.
Điều 14 Luật NSNN 2015 qui định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”.
Theo đó, NSNN chính là kế hoạch thu, chi được Quốc hội phê chuẩn cho từng
năm tài chính. Về nội dung kinh tế (NDKT), NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát
sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi tham gia phân phối các
nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
NSNN có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, ngoài việc đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, NSNN còn là một trong những công cụ tài chính
được sử dụng nhằm điều hành ổn định vĩ mô nền kinh tế.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên
* Khái niệm
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động
của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ
chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. (Khoản 6, Điều 4, Luật NSNN)
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và cơ
cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Chi thường
xuyên bao gồm:
- Chi cho các đơn vị sự nghiệp gồm:
Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước.
Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội
- Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính)
- Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Chi khác.
* Đặc điểm của chi thường xuyên
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố
tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong
kỳ kế hoạch.
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho
đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể
hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất
nước.
Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng
đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
Chi hoạt động theo chức năng, hiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy
định của pháp luật).
* Nội dung của chi thường xuyên
Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương,
các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán
khác cho cá nhân theo quy định.
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi
thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù, hi sửa chữa
thường xuyên tài sản cố địnhphục vụ công tác chuyên môn, chi đoàn ra đoàn vào.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo các chương
trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên.
Các khoản chi thường xuyên khác.
Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định, bao gồm:
chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí.
1.2. Tổng quan về TABMIS
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc - “Treasury and Budget
Management Information System” - viết tắt là TABMIS là một trong 4 cấu phần quan
trọng của dự án cải cách tài chính công của Chính phủ Việt Nam đã được triển khai
vận hành tại tỉnh Cà Mau từ tháng 4 năm 2011.
Hệ thống TABMIS bao gồm các phân hệ thực hiện các chức năng: phân bổ
ngân sách, sổ cái, kiểm soát chi, cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân quỹ, báo cáo
trong đó phân hệ sổ cái là trung tâm quản lý theo dõi số liệu hạch toán kế toán của
TABMIS ; Phân hệ phân bổ ngân sách có chức năng quản lý số liệu phân bổ, điều
chỉnh ngân sách các cấp; Phân hệ quản lý cam kết chi thực hiện dành dự toán ngân
sách để đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng đã ký kết giữa các ĐVSDNS với các
nhà cung cấp.
Trong 6 phân hệ của hệ thống TABMIS có 2 phân hệ là phân bổ NS và quản lý
cam kết chi có ảnh hưởng rất lớn đến qui trình chi NSNN.
Phân hệ phân bổ NS là phân hệ quản lý chu trình phân bổ, điều chỉnh và chuyển
giao ngân sách, Cơ quan Tài chính thực hiện phân bổ dự toán - tức là chuyển hoá các
văn bản giao dự toán của các cấp có thẩm quyền thành dự toán trên hệ thống để các
ĐVSDNS thực hiện rút dự toán phục vụ cho các nhiệm vụ chi NSNN.
Phân hệ quản lý cam kết chi là phân hệ ghi chép cam kết trên cơ sở dự toán
được phân bổ theo từng ĐVSDNS nhằm đảm bảo dự toán NS có đủ để chi tiêu trước
khi bắt đầu mua sắm và nó làm tăng công nợ phải trả.
Hệ thống TABMIS với khả năng quản lý bằng 12 đoạn mã COA với thiết lập
tài khoản lên đến 43 ký tự kiểm soát chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NS thông qua mã
hiệu gọi là mã đơn vị có quan hệ ngân sách (ĐVSDNS), cho phép người dùng khai
thác một cách chi tiết kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin số liệu phục vụ mọi
yêu cầu điều hành quản lý NSNN (Quyết định số 1269/QĐ-BTC ngày 22/4/2004). Vì
vậy, tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng Hệ thống
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TABMIS đòi hỏi các ĐVDT phải phân tích một cách cụ thể, công khai minh bạch các
nguồn kinh phí, tuân thủ các quy định về mẫu biểu, về phương pháp hạch toán, về thời
gian thực hiện …
Việc áp dụng cơ chế mới, hiện đại về quản lý, cấp phát NS, đáp ứng chuẩn mực
và thông lệ quốc tế là một trong số các nội dung quan trọng trong quá trình cải cách
quản lý Tài chính công.
Hệ thống TABMIS ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kiểm soát chi thường
xuyên NSNN, để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên cần quan tâm đến việc ứng
dụng TABMIS trong quản lý NS từ khâu dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết
toán NSNN. Hệ thống TABMIS được xem là bước đột phát về công nghệ thông tin
trong quản lý NSNN của Chính phủ Việt Nam.
1.3 Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên NSNN là hệ thống các văn bản qui
định từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN do Quốc hội, Chính
phủ và Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống văn bản này đã góp phần quan trọng trong
việc tạo môi trường pháp lý cho toàn bộ hoạt động NSNN. Tạo lập khuôn khổ pháp lý
cao, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính công khai
minh bạch cho các tổ chức cá nhân tham gia vào kiểm soát chi NSNN.
Quản lý chi thường xuyên NSNN tuân thủ theo kiểm soát chi NSNN nói chung
bao gồm 3 khâu:
(1) Lập dự toán chi NSNN;
(2) Chấp hành dự toán chi NSNN;
(3) Quyết toán chi NSNN.
Ba khâu này được thực hiện độc lập với nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng
chặt chẽ với nhau, đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp luật về chi thường xuyên
NSNN. Trong đó, lập dự toán là việc các đơn vị sử dụng NSNN dự tính số chi thường
xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh
được giao trong năm kế hoạch; chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN là việc
thực hiện chi thường xuyên NSNN trên cơ sở dự toán đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt; còn quyết toán chi thường xuyên NSNN là việc tổng hợp các
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khoản NSNN đã chi đảm bảo hợp pháp, hợp lệ, trong khuôn khổ dự toán đã được
duyệt và thực hiện đúng các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị đã đặt ra.
1.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quản lý chi thường xuyên NSNN, tất cả các
khoản chi NSNN đều phải được lập dự toán, khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt dự toán thì được xem như chỉ tiêu pháp lệnh. Căn cứ vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh và phải được xác định trên
cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để lập dự toán cho phù
hợp. Ngoài ra, việc lập dự toán chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế,
phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định, căn cứ vào hướng dẫn cách thức lập dự toán và thông báo số
kiểm tra hàng năm.
1.3.3 Tổng hợp và thẩm định dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Thẩm định dự toán là quá trình mà các ĐVDT cấp trên đối với dự toán NS
Trung ương và Cơ quan Tài chính đối với ĐVDT NS địa phương kiểm tra, rà soát xem
việc lập dự toán của các đơn vị có đảm bảo các qui định về thời gian, mẫu biểu, đặc
biệt là về các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn định mức, chế độ qui định hay không, mục
tiêu cuối cùng của công tác thẩm định là đảm bảo dự toán sát với số thực hiện nhất.
Thẩm định dự toán đối với ĐVDT là kiểm tra tính tuân thủ để ngăn ngừa và
điều chỉnh những sai sót. Qua thẩm định sẽ thực hiện cắt giảm những khoản chi không
cần thiết hoặc bổ sung những khoản chi cần thiết cho những nhiệm vụ mới phát sinh
đảm bảo vừa chủ động cân đối nguồn vừa đảm bảo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của
các ĐVDT.
Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, việc thẩm định và tổng hợp dự
toán còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về mẫu biểu, các chỉ tiêu làm cơ sở
cho việc theo dõi, phản ánh theo đúng yêu cầu quản lý, phân bổ và đồng bộ dự toán
chi thường xuyên NSNN.
1.3.4 Phân bổ và đồng bộ dự toán
Việc phân bổ dự toán NSNN được chia làm 2 phần :
(1) Phân bổ bằng giấy :
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban
nhân dân cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách
địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất 10 ngày kể
từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định và phân bổ dự toán.
Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao,
ĐVDT cấp I của gân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương thực hiện phân
bổ và giao dự toán thu, chi cho từng đơn vị trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm
trước.
(2) Đồng bộ vào ứng dụng công nghệ thông tin:
Trong trường hợp áp dụng công nghệ thông tin, căn cứ vào quyết định giao dự
toán của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ dự toán
cho các ĐVDT theo quy định.
Các cơ quan dự toán ở trung ương, cơ quan tài chính ở địa phương và Kho bạc
Nhà nước thực hiện đồng bộ dự toán vào hệ thống ứng dụng theo phân luồng trách
nhiệm trong hệ thống và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc phân bổ, giao dự toán chi NS và đồng bộ dự toán cho các ĐVSDNS phải
hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước.
1.3.5 Tạm cấp, điều chỉnh dự toán
* Tạm cấp
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án
phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, HĐND quyết định, cơ quan tài chính và cơ
quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các
nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm
quyền quyết định:
+ Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
+ Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
+ Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
+ Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước,
trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
+ Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc
phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm trên
không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.
* Điều chỉnh
-Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về
ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:
+Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội
quyết định;
+Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách
nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp lập dự
toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định.
-Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ
thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở
trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ
họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh
giảm một số khoản chi;
+Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần
phải điều chỉnh.
-UBND trình Thường trực HĐND cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân
sách địa phương và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+Dự kiến số thu không đạt dự toán được HĐND quyết định phải điều chỉnh
giảm một số khoản chi;
+Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một
số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;
+Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa
phương cấp dưới.
-Chính phủ yêu cầu HĐND cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố
trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
-UBND yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí
ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của HĐND cấp trên.
*Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
-Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực
thuộc trong các trường hợp:
+Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật NSNN;
+Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy
định tại khoản 2 Điều 49 của Luật NSNN;
+Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm
vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.
-Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán
quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật NSNN. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán,
đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc
Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
-Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn
thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.
1.3.6 Sử dụng dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Căn cứ dự toán năm được giao, ĐVSDNS thực hiện rút dự toán chi theo chế độ,
định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân như lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội.... đảm
bảo thanh toán theo mức được hưởng của các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ
- Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ
chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương.
- KBNN phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc việc trả lương qua tài khoản cho
các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước.
- Dự toán chi của các ĐVDT sau khi được duyệt đã được đồng bộ vào ứng dụng
công nghệ (phần mềm kế toán) vì vậy quá trình sử dụng dự toán ngoài việc tuân thủ
các quy định thuộc chức năng kiểm soát chi NSNN qua KBNN các đơn vị sử dụng NS
còn phải tuân thủ chế độ kiểm soát, chế độ hạch toán kế toán phù hợp với yêu cầu
quản lý của phần mềm kế toán đó.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.4.1 Điều kiện chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
Đã có trong dự toán được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đã được thủ
trưởng đơn vị quyết định chi; và có đầy đủ hồ sơ chứng từ.
1.4..2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên
- Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ
NSNN, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện
vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc
trực tiếp từ Kho bạc cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng
hoá dịch vụ, trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà
nước thực hiện thanh toán qua ĐVSDNS.
- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai
phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo
đúng trình tự quy định.
1.4.3 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
*Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước: Hình thức này áp
dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính
trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên (TX) ; Đối tượng khác theo hướng dẫn
riêng của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng Đơn vị sử
dụng ngân sách (ĐVSDNS) lập và gửi hồ sơ theo quy định, gửi KBNN nơi giao dịch
để làm căn cứ kiểm soát thanh toán.
KBNN kiểm tra kiểm soát các hồ sơ của ĐVSDNS, nếu đủ điều kiện theo quy
định thì thực hiện chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng và người cung cấp hàng hoá,
dịch vụ hoặc chi trả qua ĐVSDNS. Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
KBNN phải đảm bảo các khoản chi đáp ứng các điều kiện chi NSNN theo quy định và
hạch toán đúng quy định của mục lục NSNN hiện hành.
*Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền: là hình thức Cơ quan Tài chính chịu
trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ, chứng từ của
từng khoản chi đảm bảo các điều kiện, ra lệnh chi tiền chuyển cho KBNN để chi trả
cho đơn vị sử dụng ngân sách. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ NS và chi trả cho
đối tượng thụ hưởng theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính.
1.4.4 Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách đối với nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán
ngân sách được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12. Trường hợp đã có khối
lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 thì thời hạn chi ngân sách được thực
hiện đến hết ngày 31/01 năm sau. Thời gian chỉnh lý quyết toán của các cấp ngân sách
đến 31/01 năm sau. Ngoài ra, thời hạn chi đối với chi chương trình mục tiêu quốc gia
có tính chất sự nghiệp được quy định riêng cho hàng năm. Dự toán năm nào chỉ được
chi cho nhiệm vụ năm đó.
1.4.5. Kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
Cam kết chi (CKC) thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng
dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn
bộ) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.
Để thực hiện CKC phải đảm bảo các điều kiện: Đề nghị CKC của đơn vị dự
toán phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý; Số
tiền đề nghị trên CKC không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng; Đề nghị CKC
năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán phải gửi đến KBNN chậm nhất đến hết
ngày 30/12 năm hiện hành.
Trên thế giới, việc kiểm soát CKC đã được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên
CKC lại là một khái niệm mới trong quản lý NSNN ở Việt Nam, CKC vừa là một
nghiệp vụ vừa là một trong những phân hệ của Hệ thống TABMIS được thiết lập và
ứng dụng trong quản lý và điều hành NSNN.
Về mặt pháp lý, CKC được thực hiện khi đơn vị tiến hành ký hợp đồng với đơn
vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Đến giai đoạn xuất quỹ ngân sách thì CKC chính là sự
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cam kết dành khoản dự toán tương ứng để thanh toán cho nhà cung cấp khi đơn vị
nhận được một phần hay toàn bộ hàng hoá dịch vụ mà nhà cung cấp đã cung cấp.
Giá trị của CKC đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách: là số
tiền được nêu trong hợp đồng, còn đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm
NS là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm NS, đảm bảo trong phạm vi dự
toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép CKC của hợp đồng đó.
Các khoản chi thường xuyên của NSNN có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch
vụ giá trị từ 200 triệu đồng trở lên được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán chi
thường xuyên thì phải kiểm soát cam kết chi qua KBNN trừ các khoản chi của ngân
sách xã, các khoản chi an ninh quốc phòng, các khoản thực hiện nghĩa vụ trả nợ của
Nhà nước, của Chính phủ, các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài
trợ chương trình, dự án, chi viện trợ trực tiếp, các khoản chi góp cổ phần, đóng nghĩa
vụ tài chính, đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, chi bằng lệnh chi tiền, chi từ tài
khoản tiền gửi và các khoản chi bằng hiện vật và ngày công lao động của NSNN.
Khi phát sinh khoản chi thuộc nội dung phải CKC, ngoài dự toán NSNN gửi tới
KBNN thì đơn vị sử dụng NS phải gửi tới các hồ sơ, tài liệu có liên quan gồm : Hợp
đồng mua bán và giấy đề nghị CKC.
Căn cứ đề nghị CKC của đơn vị, cán bộ KBNN nhập vào phần mềm kế toán,
tức là dành một khoản dự toán cho việc đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng đã ký.
Việc thực hiện rút hoặc điều chỉnh CKC được thực hiện theo đúng nguyên tắc là
căn cứ vào đề nghị của đơn vị, hợp đồng và phạm vi số dư CKC còn lại.
1.4.6 Chuyển nguồn sang năm sau
-Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng
trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực
hiện được hoặc chưa sử dụng hết và sẽ được chuyển sang năm sau để sử dụng nếu
thuộc nhưng nội dung sau:
+ Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật
Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho
phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án
nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị
ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ
quốc gia;
+ Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính
theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;
+ Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan
nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
+ Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm
thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên
điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;
+ Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện.
- Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2
Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép
sử dụng vào năm sau.
1.4.7. Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước
Quyết toán NS là công việc cuối cùng trong quản lý chi NSNN, đó chính là việc
kiểm tra, kiểm soát, chỉnh lý các nội dung chi sau một năm ngân sách, để đánh giá và
phân tích kết quả chấp hành dự toán ngân sách đã được duyệt. Quyết toán NS phải
thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về mẫu biểu, danh mục báo cáo, mục lục
NSNN cũng như thời gian thực hiện.
Quyết toán NSNN không đơn thuần là việc tổng hợp lại các số liệu về chi
NSNN, quyết toán NSNN còn là cơ sở cho việc đánh giá kết quả của nhiệm vụ chi đối
với mục tiêu, nhiệm vụ mà NSNN tài trợ và là một trong những cơ sở cho việc lập dự
toán chi NS năm sau.
Khi thực hiện quyết toán NSNN của các ĐVDT, các nhà quản lý sẽ đánh giá
được hiệu quả của việc sử dụng NSNN cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của các
ĐVDT đó cũng là một phần lớn trong tổng chi NSNN.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.5.Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN
1.5.1 Các đơn vị dự toán
Đơn vị dự toán (ĐVDT) cấp I trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do
Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao để thực hiện phân bổ, giao dự toán
ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về
việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và
công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các ĐVDT cấp dưới trực thuộc theo quy
định.
ĐVDT cấp II là đơn vị cấp dưới ĐVDT cấp I nhận dự toán từ ĐVDT cấp I và
phân bổ dự toán cho ĐVDT cấp III ( trường hợp được uỷ quyền của ĐVDT cấp I),
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn
vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các ĐVDT cấp dưới theo quy định.
ĐVDT cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, có trách nhiệm tổ chức,
thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và ĐVSDNS trực
thuộc (nếu có) theo quy định.
Đơn vị cấp dưới của ĐVDT cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công
việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.
Các đơn vị thụ hưởng NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra,
kiểm soát của Cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách
được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định.
1.5.2 Cơ quan Tài chính
Cơ quan Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán
chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự
toán, khâu theo dõi tiến độ sử dụng dự toán để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi
vốn đọng hoặc đình chỉ cấp phát và ở khâu kế toán, quyết toán NSNN. Quyết toán
NSNN là khâu cuối cùng của chu trình quản lý thu - chi ngân sách. Quyết toán ngân
sách giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành NSNN theo kế
hoạch ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đồng thời, thông qua quyết
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu sau cấp phát. Công tác quyết
toán ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, bảo đảm số liệu trong báo cáo
quyết toán trung thực, khách quan, chính xác. Nội dung báo cáo quyết toán NSNN
phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết
theo mục lục NSNN. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán cho các đơn vị
thụ hưởng ngân sách, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chuyên quản
theo dõi các đơn vị đó. Hàng năm, cần tổ chức thi kiểm tra trình độ cán bộ kế toán, coi
đây là việc cần thiết quan trọng, vì nó có tác động không nhỏ đến chất lượng quản lý
NSNN.
Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào Hệ thống thông tin quản lý
Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
Đối với các khoản chi do Cơ quan Tài chính quyết định chi bằng hình thức
“lệnh chi tiền”, Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính
chất của từng khoản chi đảm bảo đủ các điều kiện chi ngân sách và đúng đối tượng.
1.5.3 UBND các cấp
Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới lập dự toán
thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý;
Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo
cáo Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND (đối với cấp xã) xem xét
trước khi báo cáo cơ quan cấp trên;
Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình HĐND cùng cấp
quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình,
báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Ðầu
tư, cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân
sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định;
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách
cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho
cấp dưới;
Lập phương án điều chỉnh dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán thu,
chi ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của HĐND cùng cấp không
phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao;
Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới; yêu cầu
HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
1.5.4. HĐND các cấp
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách
cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước.
HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách
năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp
quyết định dự toán và phân bổ ngân sách
1.5.5. Cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước
Trong qui trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN có trách nhiệm
kiểm soát và hạch toán kế toán các khoản chi NSNN, cụ thể:
Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời đối với các
khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán.
Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng;
kinh phí cuối năm ngân sách của các ĐVSDNS tại Kho bạc Nhà nước.
KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản
cho ĐVSDNS biết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các
trường hợp: chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định, không đủ các điều kiện chi ngân sách. KBNN không chịu trách
nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm
soát. KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính
(bằng văn bản) đối với các trường hợp quy định tại trách nhiệm của cơ quan tài chính .
Tóm lại: Ở chương I, tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về NSNN và chi
NSNN; quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến
khâu quyết toán NSNN, là cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại các cơ quan, đơn vị, là cơ sở cho việc tham chiếu và đánh giá nhận xét thực
trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng
TABMIS tại KBNN Cà Mau ở chương 2.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU
KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU
2.1 .Tình hình Kinh tế Xã hội, thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau
2.1.1. Một vài nét về tỉnh Cà Mau.
Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long,
được tái lập vào ngày 01/01/1997 Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển
chủ quyền.
Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất
nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp
103.723ha.
Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách
thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo
đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông
bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh
Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp
biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ
mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi
giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
- Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn
Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc…
Năm 2017, tình hình kinh tế có bước tăng trưởng khá, cao hơn năm 2016 và cao
hơn bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP ước đạt 46.597,42
tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ. Công tác thu ngân sách đạt kết quả cao, số thu
ngân sách đạt và vượt so với năm cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
năm 2017 đạt 4.212,37 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 4.166,72 tỷ đồng, chiếm
98,92% trong tổng số thu, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 16,9 tỷ đồng, chiếm 0,41%.
Tổng chi ngân sách địa phương đạt 8.998,29 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển đạt
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.135,65 tỷ đồng, chiếm 23,73% trong tổng chi, chi thường xuyên đạt 5.879,82 tỷ
đồng, chiếm 65,34% .
2.1.2 Một số nét về Kho bạc Nhà nước Cà Mau
Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN, KBNN Cà Mau được
thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1990. Trải gần 28 năm hình thành và phát triển, KBNN
Cà Mau đã khẳng định được vị thế quan trọng trong các cơ quan quản lý tài chính nhà
nước. KBNN Cà Mau gồm Văn phòng KBNN tỉnh và 8 KBNN huyện trực thuộc.
Tổng số cán bộ công chức KBNN Cà Mau hiện nay là 152 người. Phân theo chức vụ
và ngạch công chức có 01 chuyên viên cao cấp, 05 chuyên viên chính, 84 chuyên viên
và tương tương, ngạch bậc khác 62 người. Phân theo trình độ đào tạo chuyên môn có
04 Thạc sĩ, 128 Đại học, trình độ khác 20 người. Về chính trị có 22 cao cấp, 35 trung
cấp.
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Cà Mau:
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức KBNN Cà Mau
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Được sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau và sự
phối hợp công tác của các ban ngành ở địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể
Ban Lãnh đạo và CBCC trong những năm qua, KBNN Cà Mau đã hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ được giao: Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động nghiệp vụ
KBNN, tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý. Tập trung kịp thời, nhanh
chóng các nguồn thu NSNN, điều tiết cho các cấp ngân sách đúng luật định. Tổ chức
kiểm soát chi ngân sách ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc
điều hành ngân sách của chính quyền địa phương.
Doanh số hoạt động của KBNN Cà Mau ngày một tăng theo sự phát triển của
nền kinh tế, năm 2017 là 67.178 tỷ đồng, phục vụ cho 1.560 đơn vị có giao dịch
thường xuyên với tổng số 9.172 tài khoản. Một trong những đặc thù của công tác kiểm
soát thanh toán NSNN qua KBNN Cà Mau hiện nay là số chi từ NSNN chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng số chi NSNN trên toàn địa bàn.
* Về Chi NSNN giai đoạn 2014 – 2017
Số chi thường xuyên NSNN không ngừng tăng lên qua các năm, các lĩnh vực
chi đều cấp phát theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, trong đó, chi cho sự
nghiệp y tế, giáo dục và chi cho quản lý hành chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
chi thường xuyên NSNN. Chi ngân sách NSNN trong giai đoạn có tăng chủ yếu là do
tăng lương cơ sở nên các khoản thanh toán cho cá nhân tăng, giá một số mặt hàng thiết
yếu như xăng dầu, điện thắp sáng, công tác phí có tăng nên chi chi quản lý hành chính
có tăng. Ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên chung như các địa phương khác, trong tổng
số chi thường xuyên của các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau còn có một số nhiệm vụ chi đặc
thù như chi cho công tác đền ơn, đáp nghĩa bao gồm: chi phục vụ thân nhân liệt sỹ;
thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng; chi cho công tác xây
mộ, nghĩa trang..; kể cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục cũng có thêm yếu tố đặc thù
như: chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già
neo đơn,….
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.1. Số liệu Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
2014 2015 2016 2017
TÓNG SỐ 7.334.640 8.619.675 8.288.018 8.998.286
A. Chi cân đối ngân sách 6.710.629 7.985.995 7.401.865 8.998.286
1. Chi đầu tư phát triển 884.746 992.422 724.497 2.135.650
Trong đó: Chi đầu tư XDCB 848.746 984.222 548.176
2. Chi thường xuyên 4.534.365 5.019.935 5.365.176 5.879.819
- Chi trợ giá 9.891 9.675 8.513
- Chi sự nghiệp kinh tế 558.502 613.955 720.480 1.008.297
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào
1.761.905 1.932.394 1.898.022 2.100.304
tạo và dạy nghề
- Chi sự nghiệp y tế 465.564 584.661 733.363 696.861
- Chi sự nghiệp khoa học và
55.863 27.892
công nghệ 34.800 56.421
- Chi bảo vệ môi trường 61.988 74.286 66.359 75.088
- Chi sự nghiệp văn hóa thông
62.285 73.350
tin 48.007 56.348
- Chi sự nghiệp phát thanh
20.038 21.480
truyền hình 18.267 19.009
- Chi sự nghiệp thể dục thể thao 19.832 20.023 20.466 22.250
- Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 263.522 204.357 279.637 359.985
- Chi quản lý hành chính 1.093.566 1.219.724 1.248.769 1.239.491
- Chi quốc phòng, an ninh 156.770 179.573 186.642 189.235
- Chi khác ngân sách 41.751 49.509 64.732 65.585
3. Chi khác 1.291.518 1.973.638 1.312.192 982.817
B. Chi từ nguồn thu quản lý qua
624.011 633.680 886.153
ngân sách
Trong đó:
- Chi sự nghiệp giáo dục 36.795 42.648 45.641
- Chi đầu tư từ nguồn xố số
kiến thiết 549.274 546.659 646.630
Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau
Số ĐVDT trên địa bàn tỉnh trong bốn năm (2014-2017) khá ổn định, chỉ tăng
nhẹ qua các năm.
Tính đến ngày 31/12/2017, có 1.458 đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký và sử
dụng 7.693 tài khoản giao dịch tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Cà Mau và 08 Kho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bạc Nhà nước huyện. Trong đó: 1.029 đơn vị dự toán kinh phí thường xuyên và 199
các đơn vị mở các tài khoản tiền gửi khác, chi tiết giai đoạn từ 2014 đến 2017 như sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp tài khoản sử dụng ngân sách của các đơn vị
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
I. Tổng số tài khoản giao dich 8.544 7.902 8.192 7.693
1. Số tài khoản dự toán 5.587 5.232 5.570 5.340
2. Số tài khoản tiền gửi 2.957 2.670 2.622 2.353
II. Chi tiết các đơn vị giao dịch 1.497 1.487 1.504 1.458
1.Đơn vị dự toán KP TX 1.031 1.041 1.031 1.029
2.Chủ đầu tư và các cơ quan khác 201 198 202 199
3.Đơn vị hưởng NS không TX 265 248 271 230
Nguồn: Phòng Kế toán nhà nước – KBNN Cà Mau
Quản lý tài khoản kế toán là việc quản lý (chủ yếu là kiểm tra và qui định mã
tài khoản) hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc của các tổ chức, đơn vị, cá
nhân theo qui định của Bộ Tài chính. Hồ sơ đăng ký tài khoản được qui định cụ thể
cho từng loại hình tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân. Thông thường hồ sơ gồm: quyết định
thành lập tổ chức hoặc đơn vị; người đại diện pháp lý (quyết định bổ nhiệm) thường
gọi là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức trách là Chủ tài khoản, quyết định bổ nhiệm
kế toán trưởng và những người được ủy quyền liên quan. Việc sử dụng tài khoản của
từng loại hình tổ chức, đơn vị do cơ quan Kho bạc quy định phù hợp với tính chất giao
dịch tài chính qua tài khoản do Bộ Tài chính qui định. Chẳng hạn, hồ sơ đăng ký và sử
dụng tài khoản tại Kho bạc hiện nay được thực hiện theo các qui định tại Thông tư số
61/2014/TT-BTC.
Từ khâu quản lý tài khoản, phân loại tài khoản cho các đơn vị khi mở tài khoản
để theo dõi và ứng với công tác kiểm soát chi tương ứng cho từng loại hình tài khoản
và kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt, theo hướng kiểm soát chặt chẽ công tác
thanh toán không dùng tiền mặt và tuyên truyền, vận động chủ tài khoản ưu tiên thanh
toán không dùng tiền mặt.
2.2 Ứng dụng hệ thống TABMIS trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Cà Mau
* Thuận lợi
- Là một trong những cấu phần quan trọng nhất của dự án “Cải cách tài chính
công của Chính phủ” phù hợp với thông lệ quốc tế nên được chỉ đạo thực hiện một
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cách thống nhất, quyết liệt và đồng bộ thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách
cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
- Được đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo phù hợp với
phần mềm mang tầm quốc tế.
- Số liệu tình hình thu chi NSNN hàng năm trên địa bàn ổn định, được đối chiếu
quyết toán chính xác.
* Khó khăn
- Là một phần mềm có sẵn bằng tiếng nước ngoài nên một số qui định về cấu
hình chưa phù hợp với thực tế quản lý NS tại Việt Nam, đòi hỏi sự nâng cấp, sửa đổi
hoàn thiện cũng như yêu cầu rất cao về hạ tầng truyền thông.
- TABMIS tác động đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính, ngân sách cũng
như nghiệp vụ Kho bạc đòi hỏi phải thay đổi hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và
hoạt động nghiệp vụ KB.
2.3 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán trong điều kiên
áp dụng TABMIS tại KBNN tỉnh Cà Mau
2.3.1 Dự toán chính thức
Thực hiện các quy định của Nhà nước và các Bộ, ngành hữu quan, các ĐVDT
trên địa bàn tỉnh Cà Mau cơ bản chấp hành các quy định trong quy trình chi thường
xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS, tuy nhiên quá trình thực
hiện có áp dụng các quy định mang tính đặc thù địa phương, vùng miền và tính chất
nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các ĐVSDNS trực thuộc được
thực hiện theo nguyên tắc: “Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự
toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực”. Các
ĐVDT trung ương tổng số giao cho ĐVSDNS được phân bổ chi tiết theo các nhóm
mục chi chủ yếu của Mục lục NSNN, còn các ĐVDT ở địa phương thì yêu cầu phân
khai chi tiết đến từng mã Nội dung kinh tế (NDKT).
Khi có Quyết định giao dự toán các ĐVDT phải thực hiện phân khai theo các
tiêu chí của các đoạn mã chi tiết để làm cơ sở cho việc đồng bộ dự toán vào hệ thống.
Quá trình này đòi hỏi các ĐVDT phải thực hiện thêm mẫu biểu mới ngoài các mẫu
biểu trong hồ sơ dự toán. Sau khi các ĐVDT thực hiện phân khai, hay hoàn chỉnh lại
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dự toán lần 2 trên cơ sở các quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền, các
Bộ, ngành ở trung ương đã tham gia vào hệ thống TABMIS và cơ quan tài chính ở địa
phương tham gia vào hệ thống TABMIS với chức năng “người nhập 1” thực hiện đồng
bộ (nhập) dự toán vào hệ thống cho các ĐVSDNS. KBNN thực hiện nhập dự toán
ngân sách xã, phường.
Quá trình phân khai và đồng bộ dự toán vào hệ thống phụ thuộc vào thao tác
trên TABMIS của cán bộ được giao thực hiện. Do đó, đã xuất hiện nhiều trường hợp
sai sót như sai tính chất nguồn, sai mã quan hệ (nhập dự toán của đơn vị này vào đơn
vị khác), sai kỳ hạch toán, nhập thừa, nhập thiếu. Hơn nữa, tình trạng chia nhỏ dự toán
để nhập, hoặc nhập theo từng khoản chi, nghĩa là cơ quan tài chính yêu cầu ĐVDT
mang hồ sơ chứng từ lên kiểm soát xong mới nhập dự toán là sai với chế độ qui định,
gây trở ngại cho ĐVDT và công tác kiểm soát của KBNN, đặc biệt trong trường hợp
khi thực hiện các khoản chi buộc phải cam kết chi, thì việc chia nhỏ dự toán để nhập
hay các trường hợp nhập sai dự toán đều dẫn đến việc không đủ dự toán để thực hiện
CKC, điều đó gây trở ngại rất lớn cho việc kiểm soát, thanh toán của KBNN.
Trong quá trình kiểm soát chi KBNN thực hiện đối chiếu giữa số liệu dự toán
trong hệ thống TABMIS với quyết định giao dự toán cho các ĐVDT của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và bảng phân khai dự toán, nếu phát hiện sai sót thì thông báo cho
cơ quan tài chính biết và thực hiện trình tự điều chỉnh theo qui định. Đương nhiên thực
hiện công việc này đòi hỏi một khoảng thời gian, thủ tục và các bước nghiệp vụ nhất
định gây trở ngại cho ĐVDT.
Ngoài ra, về nguyên tắc đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS là một yêu cầu
bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị khi ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát
chi thường xuyên. Nếu không thực hiện các ĐVDT sẽ không thực hiện được việc rút
dự toán để chi cho nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của đơn vị trong năm ngân sách.
Nhìn chung, việc phân khai và giao dự toán chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà
Mau hàng năm đã không ngừng được rút ngắn về mặt thời gian, dự toán năm sau luôn
tăng cao so với năm trước. Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện nguồn thu NSNN
không đáp ứng, mặt khác do việc phân khai dự toán của các ĐVDT chậm, ý thức chủ
quan của đội ngũ cán bộ - những người trực tiếp đồng bộ dự toán vào Hệ thống nên
việc đồng bộ dự toán vào Hệ thống TABMIS thường được thực hiện chưa kịp thời,
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chưa đồng bộ, hoặc có sự sai sót làm gây trở ngại cho các đơn vị sử dụng NSNN cũng
như cơ quan kiểm soát chi.
2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán
* Tạm cấp dự toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, trong khi dự toán năm NS chưa được
giao, hoặc chưa được phân khai, điều chỉnh hoặc chưa đồng bộ kịp vào Hệ thống
TABMIS, KBNN Cà Mau đã thực hiện tạm cấp dự toán cho các đơn vị sử dụng NS
theo quy định của Luật NSNN. Theo đó, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSDNS
chưa được giao dự toán thì được tạm cấp 1 tháng theo quy định của Luật NSNN. Mức
tạm cấp bằng 1/12 tổng chi thường xuyên năm trước. Từ tháng thứ hai trở đi phải có ý
kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính các cấp tại Cà Mau.
Trong thực tế có một số đơn vị đã phải tạm cấp đến tháng thứ 2, thậm chí là
tháng thứ 3 vẫn chưa có dự toán chính thức. Khi có dự toán chính thức, KBNN các cấp
thực hiện đảo(huỷ) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định.
*Điều chỉnh dự toán
Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh giảm do thu hồi,
cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập thừa, nhập sai và
điều chỉnh nội dung chi không làm thay đổi định mức. Theo đó:
Đối với kinh phí chi bổ sung trong năm thông thường các cấp có thẩm quyền
ban hành quyết định chỉ ghi tổng số tiền mà không chi tiết đến từng công việc, thì đơn
vị thực hiện xây dựng dự toán chi tiết đến mã chương, mã ngành, mã NDKT và bản
thuyết minh chi tiết dự toán gửi cơ quan tài chính để thẩm tra.
Tại Cà Mau, việc bổ sung dự toán cho các ĐVDT diễn ra khá phổ biến, thậm
chí có một số đơn vị được bổ sung nhiều lần trong năm (4 -5 lần). Tổng số dự toán bổ
sung qua các năm lên đến gần 3000 tỷ đồng. Chứng tỏ việc xây dựng và giao dự toán
từ đầu năm chưa đảm bảo chất lượng.
Đối với việc điều chỉnh dự toán, các ĐVDT cấp I được điều chỉnh dự toán ngân
sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp,
song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho ĐVDT cấp I.
Việc điều chỉnh các nội dung chi, cũng như mức chi giữa các ĐVDT trực thuộc cũng
không phải là hạn chế, nhất là đối với các ĐVDT là các sở như Sở Giáo dục, Sở Văn
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoá, Sở Y tế, Sở Lao động TB và xã hội.... các ĐVDT Trung ương như Cục Thuế,
Viện Kiểm sát, Thi hành án...
Khi điều chỉnh dự toán, các đơn vị lập phiếu điều chỉnh theo mẫu và có ý kiến
thống nhất của cơ quan tài chính. Trong thực tế, một số đơn vị tự điều chỉnh nội dung
hoặc định mức chi mà không báo cáo cơ quan chủ quản ở trung ương hoặc cơ quan tài
chính ở địa phương, chỉ đến khi có sự kiểm soát của KBNN phát hiện mới thực hiện
trình tự xin điều chỉnh.
Việc cắt giảm dự toán, từ năm 2014 đến 2017 thực hiện điều hành của Chính
phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các
ĐVDT tại tỉnh Cà Mau đã thực hiện tiết kiệm 10% dự toán hàng năm, tổng số tiền tiết
kiệm đến gần 420 tỷ đồng.
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của Chính phủ
ĐVT: Tỷ đồng
Tổng Năm Năm Năm Năm
TT Đơn vị số 2014 2015 2016 2017
1 2 3 4 5 6 7
1 NS cấp tỉnh 192 41 41 38 72
2 NS Cấp huyện 228 53 52 51 72
Tổng số 420 94 93 89 144
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau 2014-2017
* Ứng trước dự toán
Trong quá trình điều hành NS, HĐND tỉnh Cà Mau cũng quyết định ứng trước
NS cho các nhiệm vụ như: an ninh quốc phòng, các chương trình nông nghiệp nông
thôn, dự trữ bình ổn giá....việc ứng trước được thực hiện đúng chế độ quy định. Khái
niệm ứng trước thường được hiểu theo nghĩa ứng trước cho năm sau, hoặc một số năm
sau, nhưng trong thực tế có một số trường hợp vẫn giao ứng trước nhưng lại là ứng
trước của năm nay, thậm chí có trường hợp ứng trước cho năm trước hoặc năm trước
nữa. Việc bố trí nguồn NS để thu hồi dự toán ứng trước cũng chưa được kịp thời.
Tất cả các trường hợp điều chỉnh, tạm cấp hay ứng trước dự toán ngoài trình tự
về thủ tục, một số cơ quan đơn vị phải thực hiện các thao tác kỹ thuật trên hệ thống
TABMIS, yêu cầu này đòi hỏi sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị
và đặc biệt là cá nhân những cán bộ trực tiếp thực hiện.
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3.3. Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước Cà Mau
*Tổ chức kiểm soát chi
KBNN Cà Mau tổ chức kiểm soát chi thường xuyên tại Phòng Kiểm soát chi,
thực hiện chức năng kiểm soát chi KBNN Cà Mau đã bố trí đủ đội ngũ cán bộ công
chức có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu vừa kiểm soát chi vừa hạch toán kế toán
trên Hệ thống TABMIS. Đồng thời tổ chức các phần hành kiểm soát chi theo lĩnh vực
như: khối Y tế, khối Giáo dục, Khối Văn hoá, Khối Nông, Lâm , Ngư nghiệp, các cơ
quan ANQP, cơ quan Đảng, theo các Sở chuyên môn như: Sở Lao động TBXH, Giao
thông, Ngoại vụ- nội vụ, UBDN-HĐND-Quốc hội, các Hội, đoàn thể....theo phương
pháp tổ chức này sẽ tập trung chuyên sâu về chế độ, chính sách, tính chất đặc thù của
từng ngành, từng lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN.
Thực hiện kiểm soát chi theo mô hình 1 cửa, các đơn vị đến KBNN chỉ giao
dịch và nhận kết quả tại một đầu mối, quy trình nghiệp vụ, thời gian xử lý, thủ tục hồ
sơ trách nhiệm cán bộ công chức được thực hiện đúng quy định vừa chặt chẽ, vừa
thuận tiện, nhanh chóng, vừa chính xác và an toàn.
* Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Nhìn chung các đơn vị tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên đều chấp hành
thời hạn chi NSNN đối với chi thường xuyên. Hàng năm, KBNN Cà Mau chủ động
thông báo bằng văn bản đến các ĐVSDNS về thời hạn tạm ứng, tạm cấp, hoàn tạm
ứng, chi NS, đối chiếu và chuyển nguồn NSNN theo quy định của Bộ Tài chính và các
cơ quan có thẩm quyền. Sở Tài chính cũng có thông báo thời hạn cấp Lệnh chi tiền, bổ
sung, điều chỉnh dự toán NSNN, quyết toán, thẩm định quyết toán...Cụ thể : thời hạn
chi, tạm ứng ngân sách (bao gồm cả chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên)
đối với nhiệm vụ được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm và vốn ứng trước kế
hoạch năm sau được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12. Thời hạn ĐVSDNS
(gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ chứng từ rút dự toán chi NS, tạm ứng NS đến KBNN
nơi giao dịch chậm nhất đến hết giờ làm việc ngày 28/12. Không thực hiện tạm ứng
NS (cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
(trừ trường hợp thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện đến hết
ngày 31/01. Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 (cả
chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), thì thời hạn chi NS được thực hiện đến hết
39
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc

More Related Content

Similar to Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc

Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.docTác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.docLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docxLuận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.docGiải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.docCác Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar to Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc (15)

Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.docTác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.docLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại văn p...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
 
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
 
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docxLuận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.docGiải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.docCác Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Trong Điều Kiện Áp Dụng Tabmis.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ MÙI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ MÙI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH 2
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nghiên cứu nào. TPHCM , ngày 15 tháng 11 năm 2018 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Mùi 3
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSNN KBNN TABMIS HĐND UBND ĐVDT ĐVSDNS CKC KSC NS NSTW NSĐP MLNSNN QHNS NDKT Ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà nước Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc. Hội đồng Nhân dân Ủy ban Nhân dân Đơn vị dự toán Đơn vị sử dụng ngân sách Cam kết chi Kiểm soát chi Ngân sách Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Mục lục ngân sách nhà nước Quan hệ ngân sách Nội dung kinh tế TX XDCB Thường xuyên Xây dựng cơ bản 4
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Nội dung Trang bảng Bảng 2.1 Số liệu Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 – 2017 33 Bảng 2.2 Tổng hợp tài khoản sử dụng ngân sách của các đơn vị 34 Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của 38 Chính phủ Bảng 2.4 Tình hình chuyển nguồn chi thường xuyên sang năm sau 47 Bảng 2.5 Những khó khăn của các đơn ĐVSDNS với KBNN Cà 52 Mau Bảng 2.6 Kết quả đánh giá những bất cập ở khâu dự toán 53 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá việc chấp hành dự toán qua kiểm soát 56 chi Bảng 2.8 Kết quả đánh giá ở khâu kiểm soát cam kết chi 60 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về Chất lượng, trình độ của đội ngũ cán 61 bộ làm công tác KSC Bảng 2.10 Kết quả khảo sát Hạn chế, bất cập ở Hê thống Cơ sở vật 62 chất .
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC ...................................................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 10 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 11 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 11 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 12 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................................. 12 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS .................................................. 15 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............ 15 1.1.1 Ngân sách Nhà nước và vai trò của Ngân sách Nhà nước .......................... 15 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên ................................... 15 1.2. Tổng quan về TABMIS ................................................................................... 17 1.3 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................... 18 1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ............. 18 1.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .................................. 19 1.3.3 Tổng hợp và thẩm định dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ... 19 1.3.4 Phân bổ và đồng bộ dự toán ........................................................................ 19 1.3.5 Tạm cấp, điều chỉnh dự toán ....................................................................... 20 1.3.6 Sử dụng dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ........................... 22 1.4 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................... 23 1.4.1 Điều kiện chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ...................................... 23 1.4..2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên .................. 23 1.4.3 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ......... 23 1.4.4 Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ....................................... 24 1.4.5 Kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước ..................... 24 6
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.6 Chuyển nguồn sang năm sau ....................................................................... 25 1.4.7 Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước ........................................................... 26 1.5.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ............................................................................................................ 27 1.5.1 Các đơn vị dự toán ....................................................................................... 27 1.5.2 Cơ quan Tài chính ....................................................................................... 27 1.5.3 UBND các cấp ............................................................................................. 28 1.5.4 HĐND các cấp ............................................................................................ 29 1.5.5 Cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước ................................................ 29 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU .......................................................................................................... 30 2.1 .TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ...... 30 2.1.1 Một vài nét về tỉnh Cà Mau. ........................................................................ 30 2.1.2 Một số nét về Kho bạc Nhà nước Cà Mau ................................................... 31 2.2 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TABMIS TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN CÀ MAU .................................................................................................. 34 2.3 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIÊN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN TỈNH CÀ MAU .................................................. 35 2.3.1 Dự toán chính thức ...................................................................................... 35 2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán ..................................................... 37 2.3.3 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cà Mau ....................................................................................................................... 39 2.3.4 Hạch toán chi Ngân sách Nhà nước vào hệ thống TABMIS ....................... 44 2.4. KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS ........................ 44 2.5. QUYẾT TOÁN ....................................................................................................... 45 2.5.1 Mẫu biểu quyết toán .................................................................................... 45 2.5.2 Thời gian quyết toán .................................................................................... 45 2.5.3 Thẩm định, tổng hợp và phê duyệt quyết toán ............................................ 46 2.6. CHUYỂN NGUỒN .................................................................................................. 46 2.7 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU ........................... 48 7
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.7.1 Các đơn vị dự toán ....................................................................................... 48 2.7.2 Cơ quan Tài chính ....................................................................................... 48 2.7.3 HĐND và UBND các cấp ........................................................................... 49 2.7.4 Đối với cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước Cà Mau ..................... 50 2.8. PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DUNG TABMIS TẠI TỈNH CÀ MAU........ 50 2.8.1 Phương pháp đánh giá ................................................................................. 50 2.8.2 Kết quả khảo sát .......................................................................................... 51 2.8.2.1 Đánh giá những bất cập ở khâu dự toán ............................................... 52 2.8.2.2 Hạn chế, bất cập ở khâu chấp hành và kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Cà Mau ...................................................................... 56 2.8.2.3 Hạn chế, bất cập cập ở khâu kiểm soát cam kết chi ............................. 60 2.8.2.4 Hạn chế, bất cập ở Chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi (CLTĐ) ................................................................................. 61 2.8.2.5 Hạn chế, bất cập ở Hê thống Cơ sở vật chất (CSVC) .......................... 62 2.9 NGUYÊN NHÂN ..................................................................................................... 64 2.9.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 64 2.9.2 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 65 CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI .................................................................................................. 67 KBNN CÀ MAU .......................................................................................................... 67 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TỈNH CÀ ........... 67 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau đến 2020 ............... 67 3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Cà Mau ....................................................................................................................... 68 3.2 MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT NSNN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ NSNN ................................................................................................................................... 69 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI CÀ MAU ................................. 72 3.3.1 Hoàn thiện các qui định ở khâu dự toán ..................................................... 72 3.3.2 Hoàn thiện chấp hành dự toán và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước ... 75 8
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3.3 Hoàn thiện kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước......................... 78 3.3.4 Hoàn thiện công tác quyết toán, chuyển nguồn Ngân sách Nhà nước....... 78 3.3.5 Xây dựng qui chế trách nhiệm và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS................................................................................................................ 80 3.3.6 Hoàn thiện hệ thống TABMIS đảm bảo khai thác triệt để các thông tin, số liệu phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước một cách tốt nhất ...................................................................................................................... 81 3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐIỀU KIỆN .......................................................... 82 3.4.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ ........................................................... 82 3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính ......................................................................... 82 3.4.3 Kiến nghị cơ quan Chính quyền địa phương.............................................. 83 3.4.4 Kiến nghị các đơn vị dự toán...................................................................... 83 3.4.5 Kiến nghị Kho bạc nhà nước ...................................................................... 84 3.4.6 Kiến nghị cơ quan Thanh tra, Kiểm toán ................................................... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 85 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC (TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT) ....................................................................... 88 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG........................................................................ 92 PHỤ LỤC 3: KỊCH BẢN THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG ........................... 93 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN THỬ.................................................................................................... 97 PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC (CHỈNH SỬA SAU KHI THẢO LUẬN VÀ PHỎNG VẤN THỬ) 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 102 9
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, trong những năm qua công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có bước chuyển biến cơ bản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ khi Luật NSNN ra đời, kiểm soát chi NSNN bước đầu tạo ra những thay đổi sâu sắc cả về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn và đạt được những thành tựu quan trọng như: Xoá bỏ tình trạng bao cấp qua ngân sách tăng thu, giảm chi, hạn chế đi đến xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury and budget management information system – Viết tắt là TABMIS) đã đem lại nhiều lợi ích cho công cuộc cải cách quản lý NSNN của Việt Nam, tuy nhiên, TABMIS là dự án lớn cả về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng, nên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít vướng mắc, khó khăn ; việc áp dụng TABMIS đã có tác động đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính, đặc biệt là chi NSNN. Để tăng cường trong kiểm soát chi NSNN trong điều kiện hội nhập quốc tế, các cấp thẩm quyền đã ban hành đồng thờ thay thế một số Luật, văn bản liên quan quản lý, sử dụng và kiểm soát các khoản chi thuộc NSNN. Năm 2013, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành, năm 2015 Luật NSNN số 83/2015/QH13 thay thế Luật NSNN số 01/2002/QH11 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017...Hầu hết các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn khá lớn. KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Với mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, khắc phục những tồn tại trong kiểm soát chi thường xuyên cũng như đảm bảo thực hiện được những mục tiêu mà TABMIS hướng tới cần phải kiện toàn và hoàn thiện hàng loạt vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý hệ thống tài chính công, trong đó nội dung cốt lõi là công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện 10
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hơn theo hướng "Gắn kết quản lý quĩ với qui trình quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính" đó chính là lý do tôi chọn đề “Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau” để nghiên cứu với mong muốn phản ánh những tồn tại vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên quan KBNN Cà Mau và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Trên cơ sở các lý luận về NSNN, hệ thống TABMIS, chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS và thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện TABMIS tại KBNN Cà Mau đồng thời phản ánh những bất cập của kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS. Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phù hợp với yêu cầu quản lý của hệ thống TABMIS và hướng khắc phục những điểm tồn tại hạn chế góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Cà Mau. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS. - Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau. 3. Câu hỏi nghiên cứu Những yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS là gì? 11
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thực trạng và những bất cập trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau là gì? Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại Cà Mau là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN; kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS. - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau từ năm 2014- 2017. Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau. 5. Phương pháp nghiên cứu luận văn Sử dụng một số phương pháp sau đây: - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic được sử dụng để hệ thống các lý luận về NSNN, chi thường xuyên và qui trình chi thường xuyên NSNN; Hệ thống TABMIS và các yêu cầu đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS. - Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia gồm 08 chuyên viên đang công tác trong ngành KBNN và Sở Tài chính và 08 chuyên viên đang công tác trong các sở chủ quản như: Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục – Đào tạo; Sở Văn hoá thể thao và du lịch; Sở Lao động - Thương binh - Xã hội nhằm xác định các những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các Đơn vị dự toán (ĐVDT) tại KBNN Cà Mau trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS; các khía cạnh đo lường chúng và các giải pháp hoàn thiện quản lý trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp thống kê mô tả (bằng SPSS) để so sánh, đối chiếu để sử dụng lượng hóa mức độ đánh giá của các chuyên gia về những bất cập của kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau. Trong đó: 12
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê, KBNN, Sở Tài chính các số liệu từ các báo cáo khoa học đã được công bố, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm. - Dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia để hiệu chỉnh bảng hỏi sau đó phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, viên chức hiện đang làm việc trong các đơn vị dự toán (cũng là các đơn vị có giao dịch với KBNN Cà Mau) và các cơ quan quản lý NSNN về chi thường xuyên từ khâu lập dự toán, sử dụng và quyết toán NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng TABMIS. Trong đó, một số cơ quan vừa có vai trò của đơn vị dự toán vừa có vai trò của đơn vị có thẩm quyền trong quản lý chi thường xuyên như: Văn phòng Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND), Sở Tài chính, KBNN Cà Mau, một số sở chủ quản như Sở Khoa học - Công nghệ; Sở Giáo dục - Ðào tạo; Sở Vãn hóa – Thể thao & Du Lịch; Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, vv. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng biểu và phụ lục thì đề tài gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về NSNN và kiểm soát chi thường xuyên đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS. Tác giả khái quát những vấn đề cơ bản về NSNN và chi NSNN; quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN, là cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan, đơn vị. Chương 2: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau Tác giả giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau và tình hình triển khai ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau, tác giả trọng tâm trình bày các bước kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS tại tỉnh Cà Mau và đánh giá những hạn chế, bất cập trong quá trình tố chức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và khảo sát lấy ý kiến đánh giá cán bộ, viên chức ở các ĐVDT, Sở Tài chính và KBNN tỉnh Cà Mau và cho qua kết quả nghiên cứu. 13
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 3: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã dựa vào kết quả thảo luận nhóm tập trung; kết quả đánh giá những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS; chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS. 14
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS 1.1 Khái quát về Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước 1.1.1 Ngân sách Nhà nước và vai trò của Ngân sách Nhà nước NSNN hay Ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và lịch sử, là thành phần cơ bản trong hệ thống tài chính nhà nước. NSNN gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, hàng hoá và tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội cần phải quy định và thực hiện các khoản thu, chi để đảm bảo yêu cầu thực hiện được các chức năng của mình, đó chính là NSNN. Điều 14 Luật NSNN 2015 qui định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Theo đó, NSNN chính là kế hoạch thu, chi được Quốc hội phê chuẩn cho từng năm tài chính. Về nội dung kinh tế (NDKT), NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi tham gia phân phối các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. NSNN có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, ngoài việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, NSNN còn là một trong những công cụ tài chính được sử dụng nhằm điều hành ổn định vĩ mô nền kinh tế. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên * Khái niệm Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. (Khoản 6, Điều 4, Luật NSNN) 15
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Chi thường xuyên bao gồm: - Chi cho các đơn vị sự nghiệp gồm: Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước. Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội - Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính) - Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. - Chi khác. * Đặc điểm của chi thường xuyên Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất nước. Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Chi hoạt động theo chức năng, hiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). * Nội dung của chi thường xuyên Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù, hi sửa chữa thường xuyên tài sản cố địnhphục vụ công tác chuyên môn, chi đoàn ra đoàn vào. 16
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo các chương trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên. Các khoản chi thường xuyên khác. Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định, bao gồm: chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí. 1.2. Tổng quan về TABMIS Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc - “Treasury and Budget Management Information System” - viết tắt là TABMIS là một trong 4 cấu phần quan trọng của dự án cải cách tài chính công của Chính phủ Việt Nam đã được triển khai vận hành tại tỉnh Cà Mau từ tháng 4 năm 2011. Hệ thống TABMIS bao gồm các phân hệ thực hiện các chức năng: phân bổ ngân sách, sổ cái, kiểm soát chi, cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân quỹ, báo cáo trong đó phân hệ sổ cái là trung tâm quản lý theo dõi số liệu hạch toán kế toán của TABMIS ; Phân hệ phân bổ ngân sách có chức năng quản lý số liệu phân bổ, điều chỉnh ngân sách các cấp; Phân hệ quản lý cam kết chi thực hiện dành dự toán ngân sách để đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng đã ký kết giữa các ĐVSDNS với các nhà cung cấp. Trong 6 phân hệ của hệ thống TABMIS có 2 phân hệ là phân bổ NS và quản lý cam kết chi có ảnh hưởng rất lớn đến qui trình chi NSNN. Phân hệ phân bổ NS là phân hệ quản lý chu trình phân bổ, điều chỉnh và chuyển giao ngân sách, Cơ quan Tài chính thực hiện phân bổ dự toán - tức là chuyển hoá các văn bản giao dự toán của các cấp có thẩm quyền thành dự toán trên hệ thống để các ĐVSDNS thực hiện rút dự toán phục vụ cho các nhiệm vụ chi NSNN. Phân hệ quản lý cam kết chi là phân hệ ghi chép cam kết trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng ĐVSDNS nhằm đảm bảo dự toán NS có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu mua sắm và nó làm tăng công nợ phải trả. Hệ thống TABMIS với khả năng quản lý bằng 12 đoạn mã COA với thiết lập tài khoản lên đến 43 ký tự kiểm soát chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NS thông qua mã hiệu gọi là mã đơn vị có quan hệ ngân sách (ĐVSDNS), cho phép người dùng khai thác một cách chi tiết kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin số liệu phục vụ mọi yêu cầu điều hành quản lý NSNN (Quyết định số 1269/QĐ-BTC ngày 22/4/2004). Vì vậy, tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng Hệ thống 17
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TABMIS đòi hỏi các ĐVDT phải phân tích một cách cụ thể, công khai minh bạch các nguồn kinh phí, tuân thủ các quy định về mẫu biểu, về phương pháp hạch toán, về thời gian thực hiện … Việc áp dụng cơ chế mới, hiện đại về quản lý, cấp phát NS, đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế là một trong số các nội dung quan trọng trong quá trình cải cách quản lý Tài chính công. Hệ thống TABMIS ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên cần quan tâm đến việc ứng dụng TABMIS trong quản lý NS từ khâu dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN. Hệ thống TABMIS được xem là bước đột phát về công nghệ thông tin trong quản lý NSNN của Chính phủ Việt Nam. 1.3 Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên NSNN là hệ thống các văn bản qui định từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống văn bản này đã góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý cho toàn bộ hoạt động NSNN. Tạo lập khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính công khai minh bạch cho các tổ chức cá nhân tham gia vào kiểm soát chi NSNN. Quản lý chi thường xuyên NSNN tuân thủ theo kiểm soát chi NSNN nói chung bao gồm 3 khâu: (1) Lập dự toán chi NSNN; (2) Chấp hành dự toán chi NSNN; (3) Quyết toán chi NSNN. Ba khâu này được thực hiện độc lập với nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp luật về chi thường xuyên NSNN. Trong đó, lập dự toán là việc các đơn vị sử dụng NSNN dự tính số chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giao trong năm kế hoạch; chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN là việc thực hiện chi thường xuyên NSNN trên cơ sở dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; còn quyết toán chi thường xuyên NSNN là việc tổng hợp các 18
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khoản NSNN đã chi đảm bảo hợp pháp, hợp lệ, trong khuôn khổ dự toán đã được duyệt và thực hiện đúng các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị đã đặt ra. 1.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quản lý chi thường xuyên NSNN, tất cả các khoản chi NSNN đều phải được lập dự toán, khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán thì được xem như chỉ tiêu pháp lệnh. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh và phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để lập dự toán cho phù hợp. Ngoài ra, việc lập dự toán chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào hướng dẫn cách thức lập dự toán và thông báo số kiểm tra hàng năm. 1.3.3 Tổng hợp và thẩm định dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Thẩm định dự toán là quá trình mà các ĐVDT cấp trên đối với dự toán NS Trung ương và Cơ quan Tài chính đối với ĐVDT NS địa phương kiểm tra, rà soát xem việc lập dự toán của các đơn vị có đảm bảo các qui định về thời gian, mẫu biểu, đặc biệt là về các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn định mức, chế độ qui định hay không, mục tiêu cuối cùng của công tác thẩm định là đảm bảo dự toán sát với số thực hiện nhất. Thẩm định dự toán đối với ĐVDT là kiểm tra tính tuân thủ để ngăn ngừa và điều chỉnh những sai sót. Qua thẩm định sẽ thực hiện cắt giảm những khoản chi không cần thiết hoặc bổ sung những khoản chi cần thiết cho những nhiệm vụ mới phát sinh đảm bảo vừa chủ động cân đối nguồn vừa đảm bảo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của các ĐVDT. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, việc thẩm định và tổng hợp dự toán còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về mẫu biểu, các chỉ tiêu làm cơ sở cho việc theo dõi, phản ánh theo đúng yêu cầu quản lý, phân bổ và đồng bộ dự toán chi thường xuyên NSNN. 1.3.4 Phân bổ và đồng bộ dự toán Việc phân bổ dự toán NSNN được chia làm 2 phần : (1) Phân bổ bằng giấy : 19
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định và phân bổ dự toán. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao, ĐVDT cấp I của gân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi cho từng đơn vị trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước. (2) Đồng bộ vào ứng dụng công nghệ thông tin: Trong trường hợp áp dụng công nghệ thông tin, căn cứ vào quyết định giao dự toán của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ dự toán cho các ĐVDT theo quy định. Các cơ quan dự toán ở trung ương, cơ quan tài chính ở địa phương và Kho bạc Nhà nước thực hiện đồng bộ dự toán vào hệ thống ứng dụng theo phân luồng trách nhiệm trong hệ thống và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc phân bổ, giao dự toán chi NS và đồng bộ dự toán cho các ĐVSDNS phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước. 1.3.5 Tạm cấp, điều chỉnh dự toán * Tạm cấp Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, HĐND quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định: + Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; + Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; + Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới; + Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; + Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. 20
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm trên không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước. * Điều chỉnh -Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể: +Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định; +Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định. -Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: +Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; +Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. -UBND trình Thường trực HĐND cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: +Dự kiến số thu không đạt dự toán được HĐND quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; +Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này; +Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới. -Chính phủ yêu cầu HĐND cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội. -UBND yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của HĐND cấp trên. *Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách 21
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 -Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp: +Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật NSNN; +Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật NSNN; +Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. -Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật NSNN. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. -Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. 1.3.6 Sử dụng dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Căn cứ dự toán năm được giao, ĐVSDNS thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc: - Các khoản chi thanh toán cá nhân như lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội.... đảm bảo thanh toán theo mức được hưởng của các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ - Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương. - KBNN phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước. - Dự toán chi của các ĐVDT sau khi được duyệt đã được đồng bộ vào ứng dụng công nghệ (phần mềm kế toán) vì vậy quá trình sử dụng dự toán ngoài việc tuân thủ các quy định thuộc chức năng kiểm soát chi NSNN qua KBNN các đơn vị sử dụng NS còn phải tuân thủ chế độ kiểm soát, chế độ hạch toán kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của phần mềm kế toán đó. 22
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 1.4.1 Điều kiện chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Chi thường xuyên NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã có trong dự toán được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đã được thủ trưởng đơn vị quyết định chi; và có đầy đủ hồ sơ chứng từ. 1.4..2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên - Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ NSNN, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. - Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá dịch vụ, trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua ĐVSDNS. - Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định. 1.4.3 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước *Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước: Hình thức này áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên (TX) ; Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng Đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) lập và gửi hồ sơ theo quy định, gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát thanh toán. KBNN kiểm tra kiểm soát các hồ sơ của ĐVSDNS, nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua ĐVSDNS. Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ 23
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 KBNN phải đảm bảo các khoản chi đáp ứng các điều kiện chi NSNN theo quy định và hạch toán đúng quy định của mục lục NSNN hiện hành. *Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền: là hình thức Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi đảm bảo các điều kiện, ra lệnh chi tiền chuyển cho KBNN để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ NS và chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính. 1.4.4 Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách đối với nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12. Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 thì thời hạn chi ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31/01 năm sau. Thời gian chỉnh lý quyết toán của các cấp ngân sách đến 31/01 năm sau. Ngoài ra, thời hạn chi đối với chi chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất sự nghiệp được quy định riêng cho hàng năm. Dự toán năm nào chỉ được chi cho nhiệm vụ năm đó. 1.4.5. Kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Cam kết chi (CKC) thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Để thực hiện CKC phải đảm bảo các điều kiện: Đề nghị CKC của đơn vị dự toán phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý; Số tiền đề nghị trên CKC không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng; Đề nghị CKC năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán phải gửi đến KBNN chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện hành. Trên thế giới, việc kiểm soát CKC đã được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên CKC lại là một khái niệm mới trong quản lý NSNN ở Việt Nam, CKC vừa là một nghiệp vụ vừa là một trong những phân hệ của Hệ thống TABMIS được thiết lập và ứng dụng trong quản lý và điều hành NSNN. Về mặt pháp lý, CKC được thực hiện khi đơn vị tiến hành ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Đến giai đoạn xuất quỹ ngân sách thì CKC chính là sự 24
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cam kết dành khoản dự toán tương ứng để thanh toán cho nhà cung cấp khi đơn vị nhận được một phần hay toàn bộ hàng hoá dịch vụ mà nhà cung cấp đã cung cấp. Giá trị của CKC đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách: là số tiền được nêu trong hợp đồng, còn đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm NS là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm NS, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép CKC của hợp đồng đó. Các khoản chi thường xuyên của NSNN có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giá trị từ 200 triệu đồng trở lên được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán chi thường xuyên thì phải kiểm soát cam kết chi qua KBNN trừ các khoản chi của ngân sách xã, các khoản chi an ninh quốc phòng, các khoản thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước, của Chính phủ, các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án, chi viện trợ trực tiếp, các khoản chi góp cổ phần, đóng nghĩa vụ tài chính, đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, chi bằng lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi và các khoản chi bằng hiện vật và ngày công lao động của NSNN. Khi phát sinh khoản chi thuộc nội dung phải CKC, ngoài dự toán NSNN gửi tới KBNN thì đơn vị sử dụng NS phải gửi tới các hồ sơ, tài liệu có liên quan gồm : Hợp đồng mua bán và giấy đề nghị CKC. Căn cứ đề nghị CKC của đơn vị, cán bộ KBNN nhập vào phần mềm kế toán, tức là dành một khoản dự toán cho việc đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng đã ký. Việc thực hiện rút hoặc điều chỉnh CKC được thực hiện theo đúng nguyên tắc là căn cứ vào đề nghị của đơn vị, hợp đồng và phạm vi số dư CKC còn lại. 1.4.6 Chuyển nguồn sang năm sau -Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết và sẽ được chuyển sang năm sau để sử dụng nếu thuộc nhưng nội dung sau: + Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; 25
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia; + Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội; + Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi; + Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc; + Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện. - Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vào năm sau. 1.4.7. Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước Quyết toán NS là công việc cuối cùng trong quản lý chi NSNN, đó chính là việc kiểm tra, kiểm soát, chỉnh lý các nội dung chi sau một năm ngân sách, để đánh giá và phân tích kết quả chấp hành dự toán ngân sách đã được duyệt. Quyết toán NS phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về mẫu biểu, danh mục báo cáo, mục lục NSNN cũng như thời gian thực hiện. Quyết toán NSNN không đơn thuần là việc tổng hợp lại các số liệu về chi NSNN, quyết toán NSNN còn là cơ sở cho việc đánh giá kết quả của nhiệm vụ chi đối với mục tiêu, nhiệm vụ mà NSNN tài trợ và là một trong những cơ sở cho việc lập dự toán chi NS năm sau. Khi thực hiện quyết toán NSNN của các ĐVDT, các nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng NSNN cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của các ĐVDT đó cũng là một phần lớn trong tổng chi NSNN. 26
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.5.Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN 1.5.1 Các đơn vị dự toán Đơn vị dự toán (ĐVDT) cấp I trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao để thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các ĐVDT cấp dưới trực thuộc theo quy định. ĐVDT cấp II là đơn vị cấp dưới ĐVDT cấp I nhận dự toán từ ĐVDT cấp I và phân bổ dự toán cho ĐVDT cấp III ( trường hợp được uỷ quyền của ĐVDT cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các ĐVDT cấp dưới theo quy định. ĐVDT cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và ĐVSDNS trực thuộc (nếu có) theo quy định. Đơn vị cấp dưới của ĐVDT cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định. Các đơn vị thụ hưởng NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định. 1.5.2 Cơ quan Tài chính Cơ quan Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ sử dụng dự toán để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi vốn đọng hoặc đình chỉ cấp phát và ở khâu kế toán, quyết toán NSNN. Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình quản lý thu - chi ngân sách. Quyết toán ngân sách giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành NSNN theo kế hoạch ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đồng thời, thông qua quyết 27
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu sau cấp phát. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, bảo đảm số liệu trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác. Nội dung báo cáo quyết toán NSNN phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết theo mục lục NSNN. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chuyên quản theo dõi các đơn vị đó. Hàng năm, cần tổ chức thi kiểm tra trình độ cán bộ kế toán, coi đây là việc cần thiết quan trọng, vì nó có tác động không nhỏ đến chất lượng quản lý NSNN. Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đối với các khoản chi do Cơ quan Tài chính quyết định chi bằng hình thức “lệnh chi tiền”, Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm bảo đủ các điều kiện chi ngân sách và đúng đối tượng. 1.5.3 UBND các cấp Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan cấp trên; Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Ðầu tư, cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định; Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới; Lập phương án điều chỉnh dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan 28
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của HĐND cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới; yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết. 1.5.4. HĐND các cấp HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách 1.5.5. Cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước Trong qui trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN có trách nhiệm kiểm soát và hạch toán kế toán các khoản chi NSNN, cụ thể: Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời đối với các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán. Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng; kinh phí cuối năm ngân sách của các ĐVSDNS tại Kho bạc Nhà nước. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho ĐVSDNS biết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp: chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, không đủ các điều kiện chi ngân sách. KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát. KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp quy định tại trách nhiệm của cơ quan tài chính . Tóm lại: Ở chương I, tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về NSNN và chi NSNN; quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN, là cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan, đơn vị, là cơ sở cho việc tham chiếu và đánh giá nhận xét thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau ở chương 2. 29
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN CÀ MAU 2.1 .Tình hình Kinh tế Xã hội, thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau 2.1.1. Một vài nét về tỉnh Cà Mau. Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập vào ngày 01/01/1997 Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723ha. Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. - Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc… Năm 2017, tình hình kinh tế có bước tăng trưởng khá, cao hơn năm 2016 và cao hơn bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP ước đạt 46.597,42 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ. Công tác thu ngân sách đạt kết quả cao, số thu ngân sách đạt và vượt so với năm cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2017 đạt 4.212,37 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 4.166,72 tỷ đồng, chiếm 98,92% trong tổng số thu, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 16,9 tỷ đồng, chiếm 0,41%. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 8.998,29 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 30
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.135,65 tỷ đồng, chiếm 23,73% trong tổng chi, chi thường xuyên đạt 5.879,82 tỷ đồng, chiếm 65,34% . 2.1.2 Một số nét về Kho bạc Nhà nước Cà Mau Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN, KBNN Cà Mau được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1990. Trải gần 28 năm hình thành và phát triển, KBNN Cà Mau đã khẳng định được vị thế quan trọng trong các cơ quan quản lý tài chính nhà nước. KBNN Cà Mau gồm Văn phòng KBNN tỉnh và 8 KBNN huyện trực thuộc. Tổng số cán bộ công chức KBNN Cà Mau hiện nay là 152 người. Phân theo chức vụ và ngạch công chức có 01 chuyên viên cao cấp, 05 chuyên viên chính, 84 chuyên viên và tương tương, ngạch bậc khác 62 người. Phân theo trình độ đào tạo chuyên môn có 04 Thạc sĩ, 128 Đại học, trình độ khác 20 người. Về chính trị có 22 cao cấp, 35 trung cấp. Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Cà Mau: Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức KBNN Cà Mau 31
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Được sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau và sự phối hợp công tác của các ban ngành ở địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể Ban Lãnh đạo và CBCC trong những năm qua, KBNN Cà Mau đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao: Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý. Tập trung kịp thời, nhanh chóng các nguồn thu NSNN, điều tiết cho các cấp ngân sách đúng luật định. Tổ chức kiểm soát chi ngân sách ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc điều hành ngân sách của chính quyền địa phương. Doanh số hoạt động của KBNN Cà Mau ngày một tăng theo sự phát triển của nền kinh tế, năm 2017 là 67.178 tỷ đồng, phục vụ cho 1.560 đơn vị có giao dịch thường xuyên với tổng số 9.172 tài khoản. Một trong những đặc thù của công tác kiểm soát thanh toán NSNN qua KBNN Cà Mau hiện nay là số chi từ NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi NSNN trên toàn địa bàn. * Về Chi NSNN giai đoạn 2014 – 2017 Số chi thường xuyên NSNN không ngừng tăng lên qua các năm, các lĩnh vực chi đều cấp phát theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, trong đó, chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục và chi cho quản lý hành chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi thường xuyên NSNN. Chi ngân sách NSNN trong giai đoạn có tăng chủ yếu là do tăng lương cơ sở nên các khoản thanh toán cho cá nhân tăng, giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện thắp sáng, công tác phí có tăng nên chi chi quản lý hành chính có tăng. Ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên chung như các địa phương khác, trong tổng số chi thường xuyên của các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau còn có một số nhiệm vụ chi đặc thù như chi cho công tác đền ơn, đáp nghĩa bao gồm: chi phục vụ thân nhân liệt sỹ; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng; chi cho công tác xây mộ, nghĩa trang..; kể cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục cũng có thêm yếu tố đặc thù như: chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn,…. 32
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.1. Số liệu Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng 2014 2015 2016 2017 TÓNG SỐ 7.334.640 8.619.675 8.288.018 8.998.286 A. Chi cân đối ngân sách 6.710.629 7.985.995 7.401.865 8.998.286 1. Chi đầu tư phát triển 884.746 992.422 724.497 2.135.650 Trong đó: Chi đầu tư XDCB 848.746 984.222 548.176 2. Chi thường xuyên 4.534.365 5.019.935 5.365.176 5.879.819 - Chi trợ giá 9.891 9.675 8.513 - Chi sự nghiệp kinh tế 558.502 613.955 720.480 1.008.297 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào 1.761.905 1.932.394 1.898.022 2.100.304 tạo và dạy nghề - Chi sự nghiệp y tế 465.564 584.661 733.363 696.861 - Chi sự nghiệp khoa học và 55.863 27.892 công nghệ 34.800 56.421 - Chi bảo vệ môi trường 61.988 74.286 66.359 75.088 - Chi sự nghiệp văn hóa thông 62.285 73.350 tin 48.007 56.348 - Chi sự nghiệp phát thanh 20.038 21.480 truyền hình 18.267 19.009 - Chi sự nghiệp thể dục thể thao 19.832 20.023 20.466 22.250 - Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 263.522 204.357 279.637 359.985 - Chi quản lý hành chính 1.093.566 1.219.724 1.248.769 1.239.491 - Chi quốc phòng, an ninh 156.770 179.573 186.642 189.235 - Chi khác ngân sách 41.751 49.509 64.732 65.585 3. Chi khác 1.291.518 1.973.638 1.312.192 982.817 B. Chi từ nguồn thu quản lý qua 624.011 633.680 886.153 ngân sách Trong đó: - Chi sự nghiệp giáo dục 36.795 42.648 45.641 - Chi đầu tư từ nguồn xố số kiến thiết 549.274 546.659 646.630 Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau Số ĐVDT trên địa bàn tỉnh trong bốn năm (2014-2017) khá ổn định, chỉ tăng nhẹ qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2017, có 1.458 đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký và sử dụng 7.693 tài khoản giao dịch tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Cà Mau và 08 Kho
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bạc Nhà nước huyện. Trong đó: 1.029 đơn vị dự toán kinh phí thường xuyên và 199 các đơn vị mở các tài khoản tiền gửi khác, chi tiết giai đoạn từ 2014 đến 2017 như sau: Bảng 2.2. Tổng hợp tài khoản sử dụng ngân sách của các đơn vị Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 I. Tổng số tài khoản giao dich 8.544 7.902 8.192 7.693 1. Số tài khoản dự toán 5.587 5.232 5.570 5.340 2. Số tài khoản tiền gửi 2.957 2.670 2.622 2.353 II. Chi tiết các đơn vị giao dịch 1.497 1.487 1.504 1.458 1.Đơn vị dự toán KP TX 1.031 1.041 1.031 1.029 2.Chủ đầu tư và các cơ quan khác 201 198 202 199 3.Đơn vị hưởng NS không TX 265 248 271 230 Nguồn: Phòng Kế toán nhà nước – KBNN Cà Mau Quản lý tài khoản kế toán là việc quản lý (chủ yếu là kiểm tra và qui định mã tài khoản) hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc của các tổ chức, đơn vị, cá nhân theo qui định của Bộ Tài chính. Hồ sơ đăng ký tài khoản được qui định cụ thể cho từng loại hình tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân. Thông thường hồ sơ gồm: quyết định thành lập tổ chức hoặc đơn vị; người đại diện pháp lý (quyết định bổ nhiệm) thường gọi là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức trách là Chủ tài khoản, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng và những người được ủy quyền liên quan. Việc sử dụng tài khoản của từng loại hình tổ chức, đơn vị do cơ quan Kho bạc quy định phù hợp với tính chất giao dịch tài chính qua tài khoản do Bộ Tài chính qui định. Chẳng hạn, hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc hiện nay được thực hiện theo các qui định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC. Từ khâu quản lý tài khoản, phân loại tài khoản cho các đơn vị khi mở tài khoản để theo dõi và ứng với công tác kiểm soát chi tương ứng cho từng loại hình tài khoản và kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt, theo hướng kiểm soát chặt chẽ công tác thanh toán không dùng tiền mặt và tuyên truyền, vận động chủ tài khoản ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt. 2.2 Ứng dụng hệ thống TABMIS trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Cà Mau * Thuận lợi - Là một trong những cấu phần quan trọng nhất của dự án “Cải cách tài chính công của Chính phủ” phù hợp với thông lệ quốc tế nên được chỉ đạo thực hiện một 34
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cách thống nhất, quyết liệt và đồng bộ thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như đào tạo nguồn nhân lực. - Được đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo phù hợp với phần mềm mang tầm quốc tế. - Số liệu tình hình thu chi NSNN hàng năm trên địa bàn ổn định, được đối chiếu quyết toán chính xác. * Khó khăn - Là một phần mềm có sẵn bằng tiếng nước ngoài nên một số qui định về cấu hình chưa phù hợp với thực tế quản lý NS tại Việt Nam, đòi hỏi sự nâng cấp, sửa đổi hoàn thiện cũng như yêu cầu rất cao về hạ tầng truyền thông. - TABMIS tác động đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính, ngân sách cũng như nghiệp vụ Kho bạc đòi hỏi phải thay đổi hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KB. 2.3 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán trong điều kiên áp dụng TABMIS tại KBNN tỉnh Cà Mau 2.3.1 Dự toán chính thức Thực hiện các quy định của Nhà nước và các Bộ, ngành hữu quan, các ĐVDT trên địa bàn tỉnh Cà Mau cơ bản chấp hành các quy định trong quy trình chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS, tuy nhiên quá trình thực hiện có áp dụng các quy định mang tính đặc thù địa phương, vùng miền và tính chất nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các ĐVSDNS trực thuộc được thực hiện theo nguyên tắc: “Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực”. Các ĐVDT trung ương tổng số giao cho ĐVSDNS được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục NSNN, còn các ĐVDT ở địa phương thì yêu cầu phân khai chi tiết đến từng mã Nội dung kinh tế (NDKT). Khi có Quyết định giao dự toán các ĐVDT phải thực hiện phân khai theo các tiêu chí của các đoạn mã chi tiết để làm cơ sở cho việc đồng bộ dự toán vào hệ thống. Quá trình này đòi hỏi các ĐVDT phải thực hiện thêm mẫu biểu mới ngoài các mẫu biểu trong hồ sơ dự toán. Sau khi các ĐVDT thực hiện phân khai, hay hoàn chỉnh lại 35
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dự toán lần 2 trên cơ sở các quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền, các Bộ, ngành ở trung ương đã tham gia vào hệ thống TABMIS và cơ quan tài chính ở địa phương tham gia vào hệ thống TABMIS với chức năng “người nhập 1” thực hiện đồng bộ (nhập) dự toán vào hệ thống cho các ĐVSDNS. KBNN thực hiện nhập dự toán ngân sách xã, phường. Quá trình phân khai và đồng bộ dự toán vào hệ thống phụ thuộc vào thao tác trên TABMIS của cán bộ được giao thực hiện. Do đó, đã xuất hiện nhiều trường hợp sai sót như sai tính chất nguồn, sai mã quan hệ (nhập dự toán của đơn vị này vào đơn vị khác), sai kỳ hạch toán, nhập thừa, nhập thiếu. Hơn nữa, tình trạng chia nhỏ dự toán để nhập, hoặc nhập theo từng khoản chi, nghĩa là cơ quan tài chính yêu cầu ĐVDT mang hồ sơ chứng từ lên kiểm soát xong mới nhập dự toán là sai với chế độ qui định, gây trở ngại cho ĐVDT và công tác kiểm soát của KBNN, đặc biệt trong trường hợp khi thực hiện các khoản chi buộc phải cam kết chi, thì việc chia nhỏ dự toán để nhập hay các trường hợp nhập sai dự toán đều dẫn đến việc không đủ dự toán để thực hiện CKC, điều đó gây trở ngại rất lớn cho việc kiểm soát, thanh toán của KBNN. Trong quá trình kiểm soát chi KBNN thực hiện đối chiếu giữa số liệu dự toán trong hệ thống TABMIS với quyết định giao dự toán cho các ĐVDT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bảng phân khai dự toán, nếu phát hiện sai sót thì thông báo cho cơ quan tài chính biết và thực hiện trình tự điều chỉnh theo qui định. Đương nhiên thực hiện công việc này đòi hỏi một khoảng thời gian, thủ tục và các bước nghiệp vụ nhất định gây trở ngại cho ĐVDT. Ngoài ra, về nguyên tắc đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị khi ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên. Nếu không thực hiện các ĐVDT sẽ không thực hiện được việc rút dự toán để chi cho nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của đơn vị trong năm ngân sách. Nhìn chung, việc phân khai và giao dự toán chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau hàng năm đã không ngừng được rút ngắn về mặt thời gian, dự toán năm sau luôn tăng cao so với năm trước. Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện nguồn thu NSNN không đáp ứng, mặt khác do việc phân khai dự toán của các ĐVDT chậm, ý thức chủ quan của đội ngũ cán bộ - những người trực tiếp đồng bộ dự toán vào Hệ thống nên việc đồng bộ dự toán vào Hệ thống TABMIS thường được thực hiện chưa kịp thời, 36
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chưa đồng bộ, hoặc có sự sai sót làm gây trở ngại cho các đơn vị sử dụng NSNN cũng như cơ quan kiểm soát chi. 2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán * Tạm cấp dự toán Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, trong khi dự toán năm NS chưa được giao, hoặc chưa được phân khai, điều chỉnh hoặc chưa đồng bộ kịp vào Hệ thống TABMIS, KBNN Cà Mau đã thực hiện tạm cấp dự toán cho các đơn vị sử dụng NS theo quy định của Luật NSNN. Theo đó, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSDNS chưa được giao dự toán thì được tạm cấp 1 tháng theo quy định của Luật NSNN. Mức tạm cấp bằng 1/12 tổng chi thường xuyên năm trước. Từ tháng thứ hai trở đi phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính các cấp tại Cà Mau. Trong thực tế có một số đơn vị đã phải tạm cấp đến tháng thứ 2, thậm chí là tháng thứ 3 vẫn chưa có dự toán chính thức. Khi có dự toán chính thức, KBNN các cấp thực hiện đảo(huỷ) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định. *Điều chỉnh dự toán Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh giảm do thu hồi, cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập thừa, nhập sai và điều chỉnh nội dung chi không làm thay đổi định mức. Theo đó: Đối với kinh phí chi bổ sung trong năm thông thường các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định chỉ ghi tổng số tiền mà không chi tiết đến từng công việc, thì đơn vị thực hiện xây dựng dự toán chi tiết đến mã chương, mã ngành, mã NDKT và bản thuyết minh chi tiết dự toán gửi cơ quan tài chính để thẩm tra. Tại Cà Mau, việc bổ sung dự toán cho các ĐVDT diễn ra khá phổ biến, thậm chí có một số đơn vị được bổ sung nhiều lần trong năm (4 -5 lần). Tổng số dự toán bổ sung qua các năm lên đến gần 3000 tỷ đồng. Chứng tỏ việc xây dựng và giao dự toán từ đầu năm chưa đảm bảo chất lượng. Đối với việc điều chỉnh dự toán, các ĐVDT cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho ĐVDT cấp I. Việc điều chỉnh các nội dung chi, cũng như mức chi giữa các ĐVDT trực thuộc cũng không phải là hạn chế, nhất là đối với các ĐVDT là các sở như Sở Giáo dục, Sở Văn 37
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoá, Sở Y tế, Sở Lao động TB và xã hội.... các ĐVDT Trung ương như Cục Thuế, Viện Kiểm sát, Thi hành án... Khi điều chỉnh dự toán, các đơn vị lập phiếu điều chỉnh theo mẫu và có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính. Trong thực tế, một số đơn vị tự điều chỉnh nội dung hoặc định mức chi mà không báo cáo cơ quan chủ quản ở trung ương hoặc cơ quan tài chính ở địa phương, chỉ đến khi có sự kiểm soát của KBNN phát hiện mới thực hiện trình tự xin điều chỉnh. Việc cắt giảm dự toán, từ năm 2014 đến 2017 thực hiện điều hành của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau đã thực hiện tiết kiệm 10% dự toán hàng năm, tổng số tiền tiết kiệm đến gần 420 tỷ đồng. Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của Chính phủ ĐVT: Tỷ đồng Tổng Năm Năm Năm Năm TT Đơn vị số 2014 2015 2016 2017 1 2 3 4 5 6 7 1 NS cấp tỉnh 192 41 41 38 72 2 NS Cấp huyện 228 53 52 51 72 Tổng số 420 94 93 89 144 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau 2014-2017 * Ứng trước dự toán Trong quá trình điều hành NS, HĐND tỉnh Cà Mau cũng quyết định ứng trước NS cho các nhiệm vụ như: an ninh quốc phòng, các chương trình nông nghiệp nông thôn, dự trữ bình ổn giá....việc ứng trước được thực hiện đúng chế độ quy định. Khái niệm ứng trước thường được hiểu theo nghĩa ứng trước cho năm sau, hoặc một số năm sau, nhưng trong thực tế có một số trường hợp vẫn giao ứng trước nhưng lại là ứng trước của năm nay, thậm chí có trường hợp ứng trước cho năm trước hoặc năm trước nữa. Việc bố trí nguồn NS để thu hồi dự toán ứng trước cũng chưa được kịp thời. Tất cả các trường hợp điều chỉnh, tạm cấp hay ứng trước dự toán ngoài trình tự về thủ tục, một số cơ quan đơn vị phải thực hiện các thao tác kỹ thuật trên hệ thống TABMIS, yêu cầu này đòi hỏi sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và đặc biệt là cá nhân những cán bộ trực tiếp thực hiện. 38
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3.3. Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cà Mau *Tổ chức kiểm soát chi KBNN Cà Mau tổ chức kiểm soát chi thường xuyên tại Phòng Kiểm soát chi, thực hiện chức năng kiểm soát chi KBNN Cà Mau đã bố trí đủ đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu vừa kiểm soát chi vừa hạch toán kế toán trên Hệ thống TABMIS. Đồng thời tổ chức các phần hành kiểm soát chi theo lĩnh vực như: khối Y tế, khối Giáo dục, Khối Văn hoá, Khối Nông, Lâm , Ngư nghiệp, các cơ quan ANQP, cơ quan Đảng, theo các Sở chuyên môn như: Sở Lao động TBXH, Giao thông, Ngoại vụ- nội vụ, UBDN-HĐND-Quốc hội, các Hội, đoàn thể....theo phương pháp tổ chức này sẽ tập trung chuyên sâu về chế độ, chính sách, tính chất đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN. Thực hiện kiểm soát chi theo mô hình 1 cửa, các đơn vị đến KBNN chỉ giao dịch và nhận kết quả tại một đầu mối, quy trình nghiệp vụ, thời gian xử lý, thủ tục hồ sơ trách nhiệm cán bộ công chức được thực hiện đúng quy định vừa chặt chẽ, vừa thuận tiện, nhanh chóng, vừa chính xác và an toàn. * Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Nhìn chung các đơn vị tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên đều chấp hành thời hạn chi NSNN đối với chi thường xuyên. Hàng năm, KBNN Cà Mau chủ động thông báo bằng văn bản đến các ĐVSDNS về thời hạn tạm ứng, tạm cấp, hoàn tạm ứng, chi NS, đối chiếu và chuyển nguồn NSNN theo quy định của Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền. Sở Tài chính cũng có thông báo thời hạn cấp Lệnh chi tiền, bổ sung, điều chỉnh dự toán NSNN, quyết toán, thẩm định quyết toán...Cụ thể : thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (bao gồm cả chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên) đối với nhiệm vụ được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm và vốn ứng trước kế hoạch năm sau được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12. Thời hạn ĐVSDNS (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ chứng từ rút dự toán chi NS, tạm ứng NS đến KBNN nơi giao dịch chậm nhất đến hết giờ làm việc ngày 28/12. Không thực hiện tạm ứng NS (cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) trong thời gian chỉnh lý quyết toán. (trừ trường hợp thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện đến hết ngày 31/01. Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 (cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), thì thời hạn chi NS được thực hiện đến hết 39