SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÂU THÙY LINH
NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÂU THÙY LINH
NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
của TS. Lê Đạt Chí. Các dữ liệu nghiên cứu được sử dụng cho luận văn có nguồn gốc
và đã được công bố. Các kết quả thu được trong bài luận là do tôi tự phân tích một
cách trung thực, khách quan theo số liệu thực tế và chưa từng được công bố ở bất kỳ
bài nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Tác giả
Âu Thùy Linh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM........3
2.1. Khung lý thuyết ..................................................................................................3
2.1.1. Lý thuyết đánh đổi........................................................................................3
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng..........................................................................8
2.1.3. Lý thuyết dòng tiền tự do .............................................................................9
2.2. Các bài nghiên cứu liên quan............................................................................11
2.2.1. Các bài nghiên cứu quốc tế .......................................................................11
2.2.2. Các bài nghiên cứu của Việt Nam .............................................................15
2.3. Bảng tổng hợp kết quả từ các bằng chứng thực nghiệm ..................................18
2.4. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền........................................21
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp................................................................................21
2.4.2. Khả năng sinh lời.......................................................................................21
2.4.3. Đòn bẩy tài chính.......................................................................................21
2.4.4. Tài sản thanh khoản thay thế.....................................................................22
2.4.5. Chi trả cổ tức .............................................................................................23
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................24
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................24
3.3. Mô tả các biến đo lường ...................................................................................24
3.3.1. Biến phụ thuộc ...........................................................................................24
3.3.2. Các biến độc lập ........................................................................................25
3.3.3. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ tiền mặt nắm
giữ 26
3.4. Phương pháp kiểm định mô hình......................................................................28
3.5. Thống kê mô tả.................................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................32
4.1. Tổng hợp kết quả từ dữ liệu của bài nghiên cứu với các công ty Việt Nam ....32
4.2. Tổng quan về tác động của các nhân tố đến tiền mặt nắm giữ của các công ty
niêm yết Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018................................35
4.3. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt được xem xét
theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.......................................................40
4.4. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xem xét theo thời
gian hoạt động của doanh nghiệp ...............................................................................42
4.5. Phân tích mối tương quan và sự đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu.......44
4.6. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................45
4.6.1. Kết quả hồi quy của mô hình OLS.................................................................45
4.6.2. Kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định (fixed-effects)......................46
4.6.3. Kết quả hồi quy của mô hình tác động ngẫu nhiên (random-effects) ...........48
4.6.4. Kiểm định Hausman test................................................................................49
4.6.5. Phân tích kết quả hồi quy..............................................................................49
4.6.6. Kết quả hồi quy của các nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt lớn
(phân chia theo lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động) ................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ỨNG DỤNG..............................................................53
5.1. Kết luận từ bài nghiên cứu................................................................................53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu..............................................................................54
5.3. Hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp ..............................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kỳ vọng ở các yếu tố của ba lý thuyết.................................10
Bảng 2.2. Tổng hợp từ các bằng chứng thực nghiệm ..................................................18
Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến nghiên cứu..................................26
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả của các biến ...........................................................30
Bảng 4.1. So sánh kết quả giữa dữ liệu thu thập và bài nghiên cứu của Najjar
(2013) ............................................................................................................................ 32
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan....................................................................... 45
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy từ mô hình OLS.................................................................. 46
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình fixed-effects..................................................... 47
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy từ mô hình random-effects................................................. 48
Bảng 4.6. So sánh kỳ vọng và kết quả hồi quy của các biến nghiên cứu...................... 49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tổng hợp tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình và các yếu tố tài chính liên quan
giữa Việt Nam và các quốc gia khác............................................................................33
Đồ thị 4.2. Số liệu về tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân Việt Nam năm
2013-2018.....................................................................................................................35
Đồ thị 4.3. Số liệu về tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công
ty Việt Nam năm 2013-2018........................................................................................36
Đồ thị 4.4. Số liệu về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ
bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018........................................................37
Đồ thị 4.5. Số liệu về tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty
Việt Nam ......................................................................................................................38
Đồ thị 4.6. Số liệu về quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các
công ty Việt Nam năm 2013-2018 ...............................................................................39
Đồ thị 4.7. Tỷ lệ tiền mặt CASH trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo từng
lĩnh vực kinh doanh......................................................................................................40
Đồ thị 4.8. Tổng hợp số liệu các yếu tố tài chính và tỷ lệ tiền mặt theo từng lĩnh vực
kinh doanh....................................................................................................................41
Đồ thị 4.9. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo thời
gian hoạt động..............................................................................................................42
Đồ thị 4.10. Tác động của các nhân tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xét theo thời
gian hoạt động..............................................................................................................43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
EMU Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NPV Giá trị hiện tại thuần
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
R&D Nghiên cứu và phát triển
VIF Nhân tử phóng đại phương sai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố tài chính tác động như thế nào đến mức độ nắm
giữ tiền mặt của các công ty không thuộc lĩnh vực tài chính niêm yết tại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018. Kết quả tác giả thu thập được cho thấy
rằng tỷ lệ tiền trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam trong 1188
mẫu nghiên cứu gồm 198 công ty trong khoảng từ 11,36% đến 15,11% biến động
không quá lớn trong thời gian nghiên cứu. Tác giả xem xét sự tác động của các biến
phụ thuộc đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ từ đó chứng minh rằng cấu trúc vốn, chính sách
cổ tức, khả năng sinh lợi, quy mô doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng giúp
doanh nghiệp xác định được mức độ tiền mặt cần nắm giữ. Số liệu đã chỉ ra rằng khả
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ tiền mặt còn hệ số nợ,
tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi cổ tức và hệ số quy mô công ty cho thấy mối tương quan
trái chiều với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả cũng phân chia 198 doanh nghiệp trong dữ liệu theo từng lĩnh vực
kinh doanh và thời gian hoạt động để phân tích sự ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh
và thời gian hoạt động kinh doanh đến các yếu tố tài chính và tác động đến tỷ lệ tiền
mặt doanh nghiệp nắm giữ như thế nào. Các kết quả từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy đặc
thù từ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng góp phần làm thay đổi lượng tiền
cần nắm giữ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong kinh
doanh. Những doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu dài tận dụng uy tín và lợi
thế của mình trên thị trường vốn nên sẽ tích lũy ít tiền mặt hơn so với các doanh nghiệp
còn lại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ABSTRACT
This study analyzes how financial factors will affect the level of cash holdings of
non-financial companies in Vietnam from 2013 to 2018. The results are shown that the
average ratios of cash to total assets of Vietnamese companies in the 1188 research
samples consists of 198 companies are from 11.36% to 15.11%, which is not fluctuated
during the period. The author examines the impact of factors that depend on the ratio of
cash holdings to prove that capital structure, dividend policy, profitability, firm size are
important factors to help businesses to determine the level of cash holdings. Data have
shown that return on equity has positive relationship to the cash holdings’ proportion;
Besides, leverage, liquidity, dividend payout and firm size coefficients show a negative
relationship to the proportion of cash holdings by Vietnamese enterprises.
In addition, the author also divides the research samples into groups in accordance
with scope of business and operation duration to analyze the impact of the business
scope and opearion duration to financial factors and how to influence how much cash
the business holds. The results show that the business scope also changes the amount
of cash holdings to meet the investment demand and risk prevention of the companies.
Enterprises with more long-term operations will take their advantage in the capital
market to keep less cash than the others.
1
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Tiền là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản lớn nhất và đây cũng là lý do tiền là
khoản mục đầu tiên trên Bảng Cân đối kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dòng tiền
trong mỗi công ty đều đóng vai trò khá quan trọng, đặc biệt là lượng tiền mặt đang
được nắm giữ. Lượng tiền mặt hiện có sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ
đến hạn cũng như chủ động hơn trong việc đầu tư vào các dự án trong tương lai. Tuy
nhiên, doanh nghiệp cần phải nắm giữ lượng tiền mặt như thế nào vừa hiệu quả vừa
không tốn kém quá nhiều chi phí. Vì vậy, làm thế nào để kiểm soát dòng tiền và số dư
tiền luôn là một trong những vấn đề quan trọng được nhà quản lý của các doanh nghiệp
quan tâm.
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp tuy có lợi nhuận nhưng vẫn gặp phải khó
khăn trong thanh toán do vấn đề thiếu hụt tiền mặt dẫn đến phá sản kỹ thuật. Mục đích
nắm giữ tiền của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu thanh toán cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng ngày, phòng ngừa rủi ro trước những sự kiện bất ngờ cũng như
đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho những dự án, kế hoạch trong tương lai. Số dư tiền
của một doanh nghiệp cũng là một trong những tiêu chí giúp các nhà đầu tư đánh giá
khả năng chống đỡ trước những khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có
thể nắm giữ tiền một cách hiệu quả thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận diện các
yếu tố nào sẽ tác động và chiều hướng ảnh hưởng của những yếu tố này đến số dư tiền
mặt để có thể xác định được tỷ lệ tiền mặt cần được nắm giữ cho phù hợp.
Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 đã tác động không nhỏ
và khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do mất khả năng thanh
toán. Sau giai đoạn khủng hoàng, các doanh nghiệp cũng đã lưu ý hơn đến vấn đề nắm
giữ tiền nhằm mục đích phòng tránh các sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra. Từ những
nguyên nhân nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Những yếu tố tài chính ảnh hưởng đến
việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” với mẫu dữ liệu gồm
2
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các công ty phi tài chính trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013
đến năm 2018 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mục đích xác định các
nhân tố gây tác động như thế nào đến việc tích trữ tiền mặt của doanh nghiệp.
 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm xem xét tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ
trên tổng tài sản có mối tương quan như thế nào với các yếu tố tài chính bao gồm khả
năng sinh lời, đòn bẩy, hệ số thanh khoản, tỷ lệ chi trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp.
 Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn năm 2013 đến năm 2018 đã biến động như thế nào?
Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ
tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ hay không?
Các yếu tố tài chính như đòn bẩy, tỷ lệ chi trả cổ tức, khả năng sinh lời trên vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô sẽ tác động như thế nào đến việc nắm giữ tiền của
doanh nghiệp Việt Nam?
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tỷ lệ nắm giữ tiền và các nhân tố ảnh hưởng liên quan của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2013 đến
năm 2018.
3
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1. Khung lý thuyết
Những đặc điểm về hoạt động kinh doanh của mỗi công ty sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến quyết định nắm giữ tiền mặt của họ được phân tích thông qua ba lý thuyết, bao
gồm lý thuyết đánh đổi (trade-off theory), lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order
theory) và lý thuyết dòng tiền tự do (free cash flow theory).
2.1.1. Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết đánh đổi là một trong những lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu mức
độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Lý thuyết này phát biểu rằng các doanh
nghiệp khi xác định mức độ nắm giữ tiền mặt tối ưu của mình cần phải cân nhắc
những lợi ích và chi phí phát sinh khi giữ lại tiền.
Ferreira và Vilela (2004) đã đưa ra ba lợi ích khi doanh nghiệp nắm giữ tiền bao
gồm: lợi ích thứ nhất là làm giảm đi nguy cơ gặp phải những khó khăn về tài chính,
lợi ích thứ hai là nắm giữ tiền cũng giúp doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch đầu
tư trong trường hợp hạn chế tài chính và cuối cùng là giúp doanh nghiệp giảm thiểu
những chi phí khi huy động vốn từ bên ngoài hoặc khi thanh lý tài sản. Chi phí chủ
yếu của việc nắm giữ tiền mặt chính là chi phí cơ hội của vốn khi đầu tư vào tài sản
lưu động khác.
Theo quan điểm của tác giả Thomas W.Bates ở bài nghiên cứu “Why do US
firms hold so much cash much more than they used to?” năm 2009 cho rằng lợi ích
của việc nắm giữ tiền mặt xuất phát từ bốn động cơ chính gồm động cơ giao dịch,
động cơ phòng ngừa, động cơ về thuế và động cơ đại diện.
 Động cơ giao dịch
Động cơ giao dịch đưa ra quan điểm là mục tiêu của các công ty khi nắm giữ
tiền nhằm làm phương tiện trao đổi, giao dịch, thanh toán hàng ngày. Keynes (1936)
4
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đã chỉ ra yếu tố cấu thành cầu tiền tệ đầu tiên là do mức giao dịch quyết định. Vì
giao dịch có tỷ lệ với thu nhập nên cầu tiền tệ cũng sẽ tỷ lệ với thu nhập.
Những mô hình tài chính cổ điển trước đây như mô hình của tác giả Baumol
(1952) cũng như Miller (1966) cũng đã đưa ra quan điểm rằng nhu cầu tiền mặt tối
ưu của doanh nghiệp có liên quan đến chi phí phát sinh khi doanh nghiệp chuyển
đổi một tài sản tài chính thành tiền để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Vì quy
mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ tiền của doanh nghiệp nên các
doanh nghiệp lớn sẽ giữ ít tiền hơn.
 Động cơ phòng ngừa
Động cơ phòng ngừa cho rằng doanh nghiệp sẽ nắm giữ tiền để có thể ứng phó
tốt hơn với những bất lợi khi doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí hơn để tiếp
cận được thị trường vốn. Động cơ phòng ngừa cũng kết luận các doanh nghiệp khi
có được dự án khả quan hơn thì lượng tiền nắm giữ cũng cao hơn.
Almeida, Campello và Weisbach (2004) đã đưa thêm nhu cầu phòng ngừa của
tiền vào phân tích và kết luận rằng việc nắm giữ tiền mặt và đầu tư vào những tài
sản có tính thanh khoản cao đối với các công ty bị hạn chế về tài chính sẽ tăng
nhiều hơn khi dòng tiền của họ gia tăng so với các công ty khác. Han và Qiu (2007)
đã mở rộng phân tích và cho thấy khi dòng tiền càng biến động sẽ làm gia tăng tỷ lệ
tiền nắm giữ đối với các công ty bị hạn chế tài chính, nhưng điều này lại không có
tác dụng quyết định đối với các công ty khác. Acharya, Almeida và Campello
(2007) cũng đã phát triển một mô hình cho thấy các công ty sẽ giữ lại tiền thay vì
giảm vay nợ khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh và cơ hội đầu tư không còn
tương quan nhiều. Mô hình cho thấy các doanh nghiệp sẽ phát hành nợ và tích trữ
thu nhập chuyển về từ các quốc gia có dòng tiền cao trên thế giới để đầu tư ở những
nước có dòng tiền thấp hơn. Vì vậy những doanh nghiệp gặp hạn chế tài chính nếu
5
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
có nhu cầu phòng ngừa cao sẽ lựa chọn gia tăng lượng tiền mặt thay cho việc giảm
nợ và ngược lại.
 Động cơ thuế
Foley, Hartzell, Titman và Twite năm 2007 chứng minh rằng các công ty của
Mỹ đã có thêm một động cơ khác khi nắm giữ tiền với nguyên nhân xuất phát từ
vấn đề về thuế. Các doanh nghiệp Mỹ đã phải gánh chịu thuế suất liên quan đến
việc chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về sẽ có mức tiền mặt cao hơn. Nghiên cứu đã
chứng minh quan điểm này đúng khi các công ty phải chịu thuế cao đánh trên lợi
nhuận từ các chi nhánh nước ngoài chuyển về thì họ sẽ tích lũy tiền mặt tại nước
ngoài nhiều hơn.
 Động cơ đại diện
Theo phân tích của Jensen vào năm 1986, các nhà quản trị sẽ có xu hướng giữ
lại tiền hơn là chi trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty không có nhiều cơ hội đầu
tư. Dittmar, Mahrt-Smith và Servaes (2003) cũng đã tìm thấy những bằng chứng
chứng minh rằng các doanh nghiệp ở các nước có tồn tại vấn đề đại diện sẽ có
lượng tiền mặt cao hơn các quốc gia còn lại. Đồng thời nghiên cứu của Dittmar và
Mahrt-Smith (2007), Harford, Mansi và Maxwell (2008) cũng nhận định rằng các
nhà quản lý chủ chốt có thể sẽ vẫn duy trì số dư tiền mặt vượt mức, nhưng cũng có
thể chi tiêu số tiền mặt vượt mức nhanh hơn.
Theo bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries”
của tác giả Ferreira (2004) về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ nắm giữ
tiền theo lý thuyết đánh đổi như sau:
Chi trả cổ tức. Những doanh nghiệp chi cổ tức được dự đoán sẽ giữ ít tiền mặt
hơn những doanh nghiệp không chi cổ tức. Nguyên nhân vì khi doanh nghiệp chia
cổ tức sẽ có thể huy động được nguồn vốn nhưng ít tốn chi phí hơn so với doanh
6
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp không chia cổ tức phải tốn kém hơn khi huy động thông qua thị trường bên
ngoài.
Cơ hội đầu tư. Các công ty có cơ hội đầu tư tốt nhưng do khoản lỗ dự kiến dẫn
đến việc từ bỏ cơ hội sẽ phát sinh chi phí do thiếu hụt tiền mặt lớn hơn. Từ đó, tác
giả dự đoán khi cơ hội đầu tư gia tăng thì công ty sẽ tăng nắm giữ tiền. Theo lý
thuyết thì các công ty tuy có được cơ hội đầu tư tốt cũng có thể khiến họ chịu chi
phí nhiều hơn khi khó khăn tài chính vì NPV của các khoản đầu tư này dường như
sẽ biến mất trong trường hợp phá sản. Vì vậy, các công ty sẽ nắm giữ mức tiền cao
hơn để tránh gặp khó khăn về tài chính khi cơ hội đầu tư khả quan hơn.
Tài sản thanh khoản thay thế. Khi doanh nghiệp trở nên thiếu hụt tiền mặt,
các tài sản thanh khoản khác ngoài tiền mặt có thể được bán đi và được xem là tài
sản thay thế cho tiền mặt. Vì vậy, các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản
thay thế được dự đoán rằng sẽ giữ ít tiền mặt hơn.
Đòn bẩy. Đa số mọi người đều đồng tình rằng đòn bẩy sẽ làm gia tăng áp lực
trả nợ lên ngân sách doanh nghiệp, từ đó sẽ làm gia tăng nguy cơ phá sản. Vì vậy
để giảm thiểu nguy cơ này, các doanh nghiệp có đòn bẩy cao được cho là sẽ có xu
hướng nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn. Tuy nhiên, hệ số đòn bẩy cũng đại diện
cho khả năng phát hành nợ của một doanh nghiệp nên các doanh nghiệp có đòn bẩy
cao sẽ được dự đoán nắm giữ ít tiền mặt hơn. Do đó, mối quan hệ giữa hệ số đòn
bẩy và tiền mặt nắm giữ vẫn còn chưa rõ ràng.
Quy mô. Mô hình nhu cầu tiền mặt doanh nghiệp của Miller và Orr đưa ra vào
năm 1966 cho thấy những nền kinh tế có quy mô sẽ có lợi thế trong quản lý tiền
mặt. Điều này có nghĩa là các công ty quy mô lớn sẽ nắm giữ ít tiền hơn các công
ty nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu của Peterson và Rajan (2003) cũng đưa ra lập luận các
khoản chi phí do vay nợ dường như thường cố định và không bị ảnh hưởng bởi quy
mô của khoản vay. Do đó, việc huy động vốn của công ty quy mô nhỏ sẽ tương đối
7
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tốn kém hơn khuyến khích doanh nghiệp giữ lại nhiều tiền mặt hơn. Đồng thời
nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) chỉ ra rằng các công ty lớn hơn sẽ có xác
suất gặp phải kiệt quệ tài chính nhỏ hơn nhờ vào việc đa dạng hóa. Những lập luận
trên đã thể hiện một mối liên hệ trái chiều giữa quy mô doanh nghiệp và việc nắm
giữ tiền.
Dòng tiền. Theo nghiên cứu vào năm 1998 của Kim và cộng sự, dòng tiền cung
cấp sự thanh khoản và có thể được xem là sự thay thế cho tiền mặt. Do đó, tác giả
kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ.
Sự không chắc chắn của dòng tiền. Các doanh nghiệp sẽ phải đối phó với
nguy cơ thiếu hụt tiền mặt nhiều hơn khi có dòng tiền nhiều biến động do sự suy
giảm dòng tiền một cách không lường trước được. Do đó, sự không chắc chắn của
dòng tiền sẽ có tác động trái chiều với việc nắm giữ tiền.
Kỳ hạn nợ. Sự ảnh hưởng của kỳ hạn nợ đối với nắm giữ tiền cũng chưa rõ
ràng. Những công ty có nguồn vốn phụ thuộc đa phần vào nợ vay ngắn hạn định kỳ
phải đàm phán lại các điều khoản tín dụng và sẽ gặp rủi ro gặp khó khăn về tài
chính nếu họ gặp phải những khó khăn trong việc gia hạn hạn mức tín dụng. Do đó,
khi các biến số khác cố định, tác giả dự đoán rằng kỳ hạn nợ có liên hệ trái chiều
đến tiền mặt nắm giữ. Trái lại, Barclay và Smith (1995) đã cho thấy các công ty có
rủi ro tín dụng ở mức cao nhất và thấp nhất đã phát hành nhiều nợ trong ngắn hạn
hơn trong khi các công ty có rủi ro tín dụng ở mức trung bình đã lựa chọn phát hành
nợ trong dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao cũng có
thể nắm giữ ít tiền mặt hơn nhờ vào khả năng tiếp cận nợ vay tốt hơn của doanh
nghiệp và điều này khiến cho mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tiền là
quan hệ cùng chiều.
8
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng phát biểu rằng không có mức tiền mặt nắm giữ tối
ưu cho doanh nghiệp. Myers và Majluf (1984) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thường
tuân theo một trật tự trong tài trợ để giảm thiểu chi phí liên quan đến vấn đề bất cân
xứng về thông tin và những chi phí tài chính khác. Trật tự sẽ xuất phát từ các nguồn
tài trợ nội bộ của doanh nghiệp như lợi nhuận giữ lại, sau đó mới sử dụng đến các
nguồn tài trợ từ bên ngoài. Myers (1984) cũng đề xuất rằng đối với nguồn tài trợ
bên ngoài thì các công ty sẽ ưa thích vay nợ hơn phát hành cổ phiếu, nguyên nhân
do tài trợ bằng nợ có chi phí thấp hơn tài trợ bằng vốn cổ phần. Theo quan điểm của
Dittmar và cộng sự (2003), tiền được xem là kết quả từ các quyết định tài trợ khác
nhau theo mô hình phân cấp tài trợ, đồng thời nghiên cứu này cũng kết luận rằng
các công ty có dòng tiền cao cũng là những doanh nghiệp chi trả cổ tức, sử dụng tài
trợ bằng nợ cùng mục đích là tích lũy tiền mặt. Vì vậy các doanh nghiệp có cơ hội
đầu tư tốt trong tương lai sẽ có xu hướng nắm giữ tiền nhiều hơn nhất là khi họ gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài.
Bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries” của
tác giả Ferreira (2004) đã đưa ra đánh giá về những nhân tố gây ảnh hưởng đến việc
nắm giữ tiền liên quan đến lý thuyết trật tự phân hạng như sau:
Cơ hội đầu tư. Cơ hội tốt trong đầu tư sẽ khiến cho nhu cầu về tiền mặt của
doanh nghiệp gia tăng nhiều hơn, bởi vì tiền mặt thiếu hụt đồng nghĩa rằng họ phải
từ bỏ các cơ hội đầu tư sinh lời trừ khi họ tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài tốn kém
hơn. Do đó, tác giả dự đoán sẽ có mối quan hệ cùng chiều giữa cơ hội đầu tư và
nắm giữ tiền mặt.
Đòn bẩy. Theo nội dung lý thuyết trật tự phân hạng, vay nợ thường sẽ tăng lên
khi nhu cầu đầu tư cao hơn thu nhập giữ lại của doanh nghiệp và ngược lại. Nắm
giữ tiền mặt ngược lại sẽ giảm đi khi nhu cầu đầu tư cao hơn thu nhập giữ lại và sẽ
9
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gia tăng khi nhu cầu đầu tư thấp hơn thu nhập giữ lại. Mối quan hệ này giữa đầu tư,
nợ và nắm giữ tiền mặt cho thấy rằng đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt có tương quan
ngược chiều.
Quy mô. Theo nghiên cứu Opler và cộng sự (1999), khi đã kiểm soát yếu tố đầu
tư thì các công ty có quy mô lớn hơn sẽ có lợi thế hơn trong kinh doanh từ đó sẽ gia
tăng tích trữ nhiều tiền hơn.
Dòng tiền. Trong trường hợp các biến số khác không thay đổi, các doanh
nghiệp có dòng tiền càng lớn được cho là sẽ có nhiều tiền mặt hơn.
2.1.3. Lý thuyết dòng tiền tự do
Vào năm 1986, Jensen đã chỉ ra dưới sự điều hành của mình các nhà quản trị
doanh nghiệp thường có động cơ trong tích trữ tiền để gia tăng giá trị tài sản của
doanh nghiệp để có được quyền lực nhất định đối với quyết định đầu tư của công ty.
Khi lượng tiền mặt hiện có tại doanh nghiệp cao thì các nhà quản lý sẽ trở nên tùy ý
hơn trong quyết định đầu tư vào những dự án có lợi cho họ nhưng có thể đem đến
thiệt hại cho cổ đông.
Đánh giá của tác giả Ferreira thông qua bài nghiên cứu “Why do firms hold cash?
Evidence from EMU countries” (2004) về những nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm
giữ tiền có liên quan đến lý thuyết dòng tiền tự do:
Cơ hội đầu tư. Khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kém thì các nhà quản lý sẽ
có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn để đảm bảo luôn có sẵn tiền để đầu tư vào
các dự án, kể cả khi NPV của các dự án này không khả quan (NPV nhỏ hơn 0).
Điều này sẽ dẫn đến việc làm suy giảm giá trị cổ đông ngay cả khi công ty có
chương trình đầu tư lớn, với tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách thấp. Do vậy, cơ
hội đầu tư có thể sẽ tác động ngược chiều đến mức độ tiền mặt nắm giữ.
10
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đòn bẩy. Các công ty khi có hệ số đòn bẩy thấp sẽ ít chịu sự giám sát hơn đối
với những quyết định tử nhà quản lý cấp cao. Từ đó tác giả kỳ vọng rằng với hệ số
đòn bẩy thấp sẽ khiến công ty nắm giữ nhiều tiền hơn.
Quy mô. Các tổ chức kinh doanh có quy mô lớn hơn thường có xu hướng phân
tán sở hữu cổ đông cao hơn, điều này gây ảnh hưởng đến những quyết định của nhà
quản lý cấp cao. Ngoài ra, khi quy mô càng phát triển doanh nghiệp dường như khó
trở thành công ty mục tiêu do sự tốn kém chi phí để có thể thâu tóm thành công. Do
đó, tác giả cho rằng các nhà quản trị của các công ty lớn sẽ có quyền hơn trong việc
tùy ý quyết định các chính sách tài chính và đầu tư của công ty, từ đó khiến cho
lượng tiền nắm giữ sẽ tăng lên hơn để phục vụ cho mục đích này.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kỳ vọng ở các yếu tố của ba lý thuyết
Các yếu tố
Lý thuyết
đánh đổi
Lý thuyết trật tự
phân hạng
Lý thuyết
dòng tiền tự do
Chi cổ tức -
Cơ hội đầu tư + + -
Tài sản thanh
khoản thay thế
-
Đòn bẩy +/- - -
Quy mô thực - + +
Sự không chắc
chắn của dòng tiền
-
Dòng tiền - +
Kỳ hạn nợ +/-
11
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Các bài nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các bài nghiên cứu quốc tế
 Tim Opler (1999). Những nhân tố và yếu tố liên quan đến việc nắm giữ tiền
mặt của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu đã tìm kiếm dữ liệu từ những công ty trên sàn chứng khoán tại
Mỹ từ năm 1971 đến năm 1994 để xác định những yếu tố tác động đến việc nắm
giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian và
dữ liệu chéo, tác giả đã phát hiện ra khi những doanh nghiệp có dòng tiền rủi ro hơn
và có cơ hội phát triển hơn sẽ có tỷ lệ tiền trên tổng tài sản không bao gồm tiền khá
cao. Đồng thời, những doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với thị trường vốn lớn
hơn như doanh nghiệp lớn với xếp hạng tín dụng cao thì tỷ lệ tiền trên tổng tài sản
không bao gồm tiền sẽ trở nên thấp hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh các doanh
nghiệp đang kinh doanh tốt cũng có xu hướng giữ lại lượng tiền lớn hơn với mục
đích tối đa hóa lợi ích của cổ đông.
Kết quả từ số liệu thực tế đã giúp tác giả kết luận các công ty với cơ hội tăng
trưởng mạnh mẽ hoặc kinh doanh có nhiều rủi ro hơn và các công ty nhỏ tích trữ
nhiều tiền mặt hơn các công ty khác. Các công ty có quyền tiếp cận nhiều hơn vào
thị trường vốn, chẳng hạn như các công ty lớn hoặc có xếp hạng tín dụng cao, có xu
hướng giữ lại ít tiền hơn. Các kết quả trên phù hợp với quan điểm rằng các công ty
nắm giữ tài sản lưu động để đảm bảo rằng họ sẽ có thể tiếp tục đầu tư khi dòng tiền
quá thấp, liên quan đến đầu tư và khi các quỹ bên ngoài trở nên khó tiếp cận. Phân
tích của tác giả đã hỗ trợ một phần cho quan điểm rằng tiền mặt dư thừa tích cực
khiến các công ty chi tiêu đáng kể hơn cho đầu tư hoặc hoạt động thâu tóm, trong
khi đó, các khoản chi trả cho các cổ đông cũng tăng với tiền mặt dư thừa.
12
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Miguel A. Ferreira (2004). Vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền mặt?
Bằng chứng từ các nước châu Âu.
Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mặt nắm giữ tiền
mặt ở các quốc gia thuộc EMU - Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu bao gồm
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào
Nha và Luxemburg từ năm 1987 đến năm 2000. Kết quả của nghiên cứu cũng
tương tự như những nghiên cứu trước đây của Opler và cộng sự (1999) và Ozkan
(2002), kết luận rằng có sự liên hệ cùng chiều giữa dòng tiền, cơ hội đầu tư và liên
hệ ngược chiều giữa đòn bẩy, tài sản thanh khoản thay thế, nợ ngân hàng, quy mô
với số dư tiền mặt. Kết quả thu được phù hợp với quan điểm của lý thuyết đánh đổi
khi cho rằng các công ty cần xác định mức độ nắm giữ tiền mặt tối ưu, tuy nhiên
điều này lại không phù hợp với lý thuyết dòng tiền tự do khi dự đoán cơ hội đầu tư
tác động trái chiều tới tiền mặt. Mối liên hệ trái chiều giữa quy mô và tiền mặt được
tìm thấy đã ủng hộ cho lập luận của lý thuyết đánh đổi nhưng lại có sự mâu thuẫn
với lý thuyết trật tự phân hạng.
Tác giả cũng chứng minh mối quan hệ trái chiều đáng kể giữa nợ vay ngân hàng
và lượng tiền nắm giữ. Kết quả trên phù hợp quan điểm rằng các ngân hàng tốt sẽ
xác định chất lượng tín dụng của công ty và giám sát và kiểm soát các chính sách
tài chính của công ty, cắt giảm các vấn đề bất cân xứng và đại lý thường liên quan
đến các loại nợ khác, dẫn đến tài trợ gián tiếp cao hơn chi phí và hạn chế tài chính
bên ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng những công ty ở các nước
có sự bảo vệ tốt cho nhà đầu tư cùng với quyền sở hữu tập trung sẽ lưu trữ tiền mặt
ít hơn. Tác giả cũng tìm thấy quan điểm khác với động cơ đại diện khi sự phát triển
của thị trường vốn lại ảnh hưởng ngược chiều đến số dư tiền mặt của các doanh
nghiệp.
13
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Thomas W. Bates (2009). Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại nắm giữ tiền nhiều
hơn trước đây?
Tác giả tiến hành nghiên cứu nguyên nhân các doanh nghiệp công nghiệp ở Mỹ
giữ lại nhiều tiền hơn nhu cầu của họ từ năm 1980 đến năm 2006. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã bổ sung xem xét tác động của hai yếu tố hàng tồn kho và khoản
phải thu đến lượng tiền mặt. Sau đó tác giả sử dụng các biến của doanh nghiệp để
giải thích vì sao lượng tiền mặt nắm giữ lại bị biến đổi như tỷ lệ giá thị trường/giá
sổ sách, quy mô doanh nghiệp, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chi tiêu
vốn/tài sản, đòn bẩy, rủi ro dòng tiền theo ngành, biến giả chia cổ tức, chi phí
R&D/doanh thu và chi phí mua lại/tổng tài sản... Kết quả cho thấy việc nắm giữ
tiền mặt trong mẫu bị ảnh hưởng cùng chiều bởi yếu tố mức độ rủi ro dòng tiền, chi
phí nghiên cứu phát triển (R&D) và ảnh hưởng ngược chiều bởi hàng tồn kho, nợ
phải thu và chi tiêu vốn.
Tác giả cũng tìm thấy số liệu chứng minh tỷ lệ tiền mặt tăng lên có liên quan
đến đặc điểm công ty. Động cơ phòng ngừa của các công ty được lý giải như một
yếu tố quyết định đối với nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp. Tuy thị trường đã các
công cụ phái sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng doanh nghiệp vẫn phải đối
mặt với nhiều rủi ro khác. Do vậy kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng các công
ty sẽ nắm giữ nhiều tiền cho các vấn đề đại diện.
Bài nghiên cứu còn kết luận về xu hướng trong nắm giữ tiền mặt và nợ ròng
trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả xây dựng mẫu bao gồm 13.599 công ty ở Mỹ
có tổng tài sản và doanh thu dương từ năm 1980 đến năm 2006, và các công ty tài
chính và công ty dịch vụ công cộng được loại trừ khỏi mẫu. Kết quả từ số liệu cho
thấy sự sụt giảm đáng kể của nợ ròng đối với các công ty Mỹ trong giai đoạn này,
tỷ lệ nợ ròng trung bình là 16,4% vào năm 1980 và tỷ lệ này bị sụt giảm trong mười
14
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lăm năm và có giá trị âm vào ba năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Việc giảm nợ
ròng xảy ra là do các công ty sẽ giữ lại nhiều tiền mặt hơn khi ít vay nợ hơn.
 Basil Al-Najjar (2013). Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt
của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi.
Bài nghiên cứu tìm hiểu về mức độ nắm giữ tiền của các công ty ở các nước
đang phát triển, cụ thể xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn cũng như chính sách cổ
tức đối với việc nắm giữ tiền ở các doanh nghiệp thuộc các quốc gia Brazil, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nga và so sánh kết quả với các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh trong
thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. Nguyên nhân tác giả lựa chọn các doanh
nghiệp thuộc những quốc gia kể trên là vì đây là các nước có sự tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng trong những thập kỉ gần đây và vai trò này được thể hiện thông qua ba
khía cạnh dân số, sự tăng trưởng và thương mại. Dân số của Brazil, Nga, Ấn Độ và
Trung Quốc đã chiếm gần một nửa dân số thế giới, đây là một nguồn nhân lực dồi
dào đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Các quốc gia trên cũng góp phần quan trọng
trong phát triển nền kinh tế toàn cầu khi GDP của những nước này chỉ đứng thứ ba
sau Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu
của các nước này đã tăng gần gấp ba lần trong hai thập kỉ qua và tỷ trọng nhập khẩu
cũng đã tăng gấp hai lần. Điều này cho thấy các quốc gia này đã và đang hội nhập
mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới và đang đóng vai trò quan trọng trong thương mại
thế giới.
Tác giả đã phân tích các biến để kiểm soát tính đồng nhất của các chính sách tài
chính của công ty bao gồm cấu trúc vốn, chính sách cổ tức và nắm giữ tiền. Kết quả
cho thấy rằng chia cổ tức và cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến việc tích lũy tiền mặt.
Tác giả cũng tìm thấy sự tương đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển về
các yếu tố quyết định nắm giữ tiền của công ty. Kết quả của mô hình xuyên quốc
gia cũng chứng minh rằng cấu trúc vốn, quy mô và chính sách cổ tức là những nhân
15
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tố quan trọng trong việc xác định mức tiền mặt cần nắm giữ. Đồng thời nghiên cứu
cũng chứng minh các công ty hoạt động ở những quốc gia có sự bảo vệ cổ đông
thấp sẽ giữ nhiều tiền mặt hơn.
 Ali Uyar (2014). Những nhân tố quyết định đến tiền mặt nắm giữ của công ty:
bằng chứng từ Thỗ Nhĩ Kỳ - thị trường mới nổi.
Nghiên cứu này kiểm nghiệm các nhân tố giải thích mức độ nắm giữ tiền của
các doanh nghiệp trong một mẫu các công ty phi tài chính được giao dịch ở Thổ
Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Kết quả thực nghiệm cho thấy
tiền và các khoản tương đương tiền của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ bình quân sẽ chiếm
9,1% trên tổng tài sản. Kết quả từ mô hình GMM đều thống nhất, hầu như chính
xác các biến giống nhau đều có ý nghĩa và đi theo cùng một hướng. Các kết quả thu
được giúp tác giả kết luận rằng việc nắm giữ tiền mặt của năm trước tác động cùng
chiều và có ý nghĩa quyết định ở mức tiền mặt của năm hiện tại.
Ngoài ra, tác giả cũng kết luận cơ hội tăng trưởng và dòng tiền có tác động cùng
chiều với mức độ đáng kể đến tiền mặt. Tuy nhiên, chi tiêu vốn, đòn bẩy, tài sản
ngắn hạn thay thế tiền, tính hữu hình của tài sản và tỷ lệ nợ tài chính ảnh hưởng trái
chiều với mức độ đáng kể đến lượng tiền mặt lưu giữ, điều này đều phù hợp với
nền tảng lý thuyết và với các nghiên cứu trước đó.
2.2.2. Các bài nghiên cứu của Việt Nam
 Kim Hoang CAP (2014). Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp: Nhân tố và hiện
trạng của thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả dựa trên dữ liệu của các công ty được niêm yết trên sàn
chứng khoán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2013
nhằm xem xét các nguyên nhân vì sao doanh nghiệp Việt Nam lại nắm giữ tiền mặt
và kiểm định sự phù hợp với các lý thuyết có liên quan. Kết quả từ số liệu thực tiễn
16
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho thấy tác động đáng kể của đòn bẩy, chia cổ tức, quy mô và lợi nhuận đến tỷ lệ
tiền mặt công ty nắm giữ. Đòn bẩy và chia cổ tức được phát hiện có liên quan trái
chiều đến số dư tiền mặt, phần lớn được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm
cho các thị trường khác nhau. Các công ty tạo ra lợi nhuận hoạt động cao hơn có xu
hướng giữ lại tiền mặt cho các hoạt động tái cấp vốn và tái đầu tư của họ, trong khi
các công ty có quy mô lớn hơn có khả năng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các công ty
khác.
Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong bằng chứng thực nghiệm
cho các thị trường phát triển bao gồm mối quan hệ giữa tỷ lệ thị trường trên sổ sách
được sử dụng làm đại diện cho các cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt giữa các công
ty Việt Nam. Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cơ hội tăng
trưởng và nắm giữ tiền mặt đối với mẫu doanh nghiệp Việt Nam mặc dù mối tương
quan cùng chiều này được tìm thấy rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây ở các
thị trường khác. Ngoài ra, kỳ vọng ngược chiều giữa tài sản thanh khoản thay thế
tiền đến việc nắm giữ tiền cũng không được chứng minh nhưng số liệu nghiên cứu
lại ủng hộ mối quan hệ trái chiều giữa tính hữu hình của tài sản đến tỷ lệ tiền mặt.
Khi xem xét thêm yếu tố ngành nghề, các doanh nghiệp thuộc các ngành đòi hỏi
mức chi cho tài sản hữu hình và chi tiêu vốn (CAPEX) cao hơn có thể giữ lại tiền
mặt ít hơn. Kết quả thực tế cũng cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Dầu khí
do tác động của quy chế sẽ nắm giữ lượng tiền khá lớn (91%) và ngược lại các công
ty thuộc ngành Chăm sóc sức khỏe lại nắm giữ tiền thấp (9%).
 Mai Thanh Giang (2017). Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ
tiền mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ ti n
mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng (VLXD) niêm yết tại Việt Nam.
Mẫu gồm 210 quan sát nghiên cứu dữ liệu từ 42 công ty trong giai đoạn năm 2010 -
17
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2014. Bài nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt bình quân của các doanh
nghiệp ngành vật liệu xây dựng được niêm yết tại Việt Nam là 12%. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như nhận tín dụng thương mại, quy mô doanh
nghiệp có mối quan hệ tương quan dương với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Kết quả từ số
liệu thực tiễn cho thấy biến nhận tín dụng thương mại có hệ số hồi quy dương, tức
là có tác động cùng chiều đến tỷ lệ tiền mặt, điều này cho thấy việc gia tăng nguồn
tài trợ từ chiếm dụng vốn đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành này phải tăng
cường dự trữ tiền mặt cao hơn. Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều với
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, kết quả này trái ngược với nhận định của lý thuyết đánh đổi.
Tuy nhiên giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn tăng trưởng kinh tế sau suy thoái, thị
trường bất động sản “đóng băng”, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng, vì vậy
các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn ngân hàng và phải tận dụng nguồn vốn nội
sinh và gia tăng tiền mặt nắm giữ.
Đòn bẩy tài chính sẽ có mối quan hệ tương quan âm với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
Kết quả này phù hợp với nhận định của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trận tự phân
hạng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay như một sự thay thế cho việc nắm
giữ tiền mặt. Lợi nhuận có mối quan hệ tương quan dương với tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt. Khi hiệu quả sử dụng vốn và tài sản tăng, lợi nhuận tăng lên, doanh nghiệp
ngành vật liệu xây dựng có xu hướng tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại cho kỳ sau nhiều
hơn, tỷ lệ tiền mặt nắm giữ cũng sẽ tăng lên.
 Phung Anh Thu (2018). Những nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của
doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng các nhân tố tác động như thế
nào đến lượng tiền mặt các doanh nghiệp năng lượng Việt Nam nắm gữ trong giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 với số lượng 196 mẫu nghiên cứu được thu thập
từ 28 doanh nghiệp. Kết luận nghiên cứu đã xác nhận rằng tài sản hữu hình tác
18
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
động tích cực, trong khi đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và dòng tiền hoạt động sẽ tác
động tiêu cực đến việc nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó quy mô doanh nghiệp, cơ hội
tăng trưởng được xác định là không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc
nắm giữ tiền mặt của các công ty năng lượng.
Mức độ nắm giữ tiền lớn cũng có tương quan với những tranh chấp liên quan
đến vấn đề đại diện, lý thuyết dòng tiền tự do cũng đã đưa ra quan điểm khi các nhà
quản lý nắm giữ nhiều tiền hơn sẽ có thể lạm dụng cho lợi ích cá nhân. Đồng thời
các nhà quản lý của các công ty năng lượng cũng không nên giữ quá nhiều tiền mặt
vì điều này sẽ dẫn đến sự suy thoái trong thị trường vốn. Nghiên cứu chỉ tập trung
vào các công ty năng lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì vậy kết luận
của nghiên cứu chưa thể khái quát được cho toàn bộ thị trường.
2.3. Bảng tổng hợp kết quả từ các bằng chứng thực nghiệm
Bảng 2.2. Tổng hợp từ các bằng chứng thực nghiệm
Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Những nhân tố và yếu tố
liên quan đến việc nắm giữ
tiền mặt của doanh nghiệp
- Tim Opler (1999)
Dữ liệu công ty trên sàn
chứng khoán Mỹ từ năm
1971 – 1994
Tác động cùng chiều của
cơ hội đầu tư, dòng tiền và
tác động ngược chiều của
quy mô, khả năng tiếp cận
thị trường vốn đến việc
nắm giữ tiền của doanh
nghiệp
Vì sao các doanh nghiệp lại
nắm giữ tiền mặt? Bằng
chứng từ các nước châu Âu
Dữ liệu các công ty thuộc
EMU từ năm 1987 – 2000
Tác động cùng chiều của
cơ hội đầu tư, dòng tiền tác
động ngược chiều của đòn
19
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
- Miguel A. Ferreira (2004) bẩy, tỷ lệ nợ ngân hàng, tài
sản thanh khoản thay thế
tiền, quy mô đến việc nắm
giữ tiền của doanh nghiệp
Vì sao các doanh nghiệp
Mỹ lại nắm giữ tiền nhiều
hơn trước đây? - Thomas
W. Bates (2009)
Dữ liệu các công ty công
nghiệp Mỹ từ năm 1980 –
2006
Tác động cùng chiều của
dòng tiền, chi phí R&D và
tác động ngược chiều của
tài sản thanh khoản thay
thế tiền, tỷ lệ nợ vay đến
việc nắm giữ tiền của
doanh nghiệp
Các yếu tố tài chính quyết
định của nắm giữ tiền mặt
của công ty: Bằng chứng từ
một số thị trường mới nổi -
Basil Al-Najjar (2013)
Dữ liệu các công ty thuộc
các quốc gia đang phát
triển (Brazil, Ấn Độ, Trung
Quốc và Nga) với Mỹ, Anh
từ năm 2002 – 2008
Tác động cùng chiều của
khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu và tác động
ngược chiều của đòn bẩy,
tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi
trả cổ tức, quy mô đến việc
nắm giữ tiền của doanh
nghiệp
Những nhân tố quyết định
đến tiền mặt nắm giữ của
công ty: bằng chứng từ Thổ
Nhĩ Kỳ - Thị trường mới
nổi - Ali Uyar (2014)
Dữ liệu các công ty phi tài
chính của Thổ Nhĩ Kỳ từ
năm 1997 – 2001
Tác động cùng chiều của
cơ hội tăng trưởng, dòng
tiền và tác động ngược
chiều của chi tiêu vốn, đòn
bẩy, tài sản thanh khoản
20
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
thay thế tiền, nợ tài chính
đến việc nắm giữ tiền của
doanh nghiệp
Nắm giữ tiền mặt doanh
nghiệp: Nhân tố và hiện
trạng của thị trường Việt
Nam - Kim Hoang CAP
(2014)
Dữ liệu các công ty niêm
yết tại Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2013
Tác động cùng chiều của
lợi nhuận, quy mô, cơ hội
đầu tư, cơ hội tăng trưởng
và tác động ngược chiều
của chia cổ tức, đòn bẩy
đến nắm giữ tiền mặt của
doanh nghiệp
Các yếu tố tài chính ảnh
hưởng đến việc nắm giữ
tiền mặt của các doanh
nghiệp ngành vật liệu xây
dựng niêm yết tại Việt
Nam - Mai Thanh Giang
(2017)
Dữ liệu các công ty trong
ngành vật liệu xây dựng
niêm yết tại Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2014
Tác động cùng chiều của
nhận tín dụng thương mại,
quy mô, lợi nhuận kinh
doanh và tác động ngược
chiều của đòn bẩy tài chính
đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Những nhân tố ảnh hưởng
đến nắm giữ tiền mặt của
doanh nghiệp năng lượng
trên sàn chứng khoán Việt
Nam – Phung Anh Thu
(2018)
Dữ liệu các công ty năng
lượng niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2016
Tác động cùng chiều của
tài sản hữu hình và tác
động ngược chiều của đòn
bẩy, lợi nhuận, dòng tiền
hoạt động đến nắm giữ tiền
mặt của doanh nghiệp
21
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp
Ozkan (2004) đã kết luận nếu quy mô phản ánh sự bất cân xứng thông tin và
chi phí tài trợ từ bên ngoài thì quy mô sẽ được dự đoán có tương quan ngược lại
với lượng tiền mặt. Tuy nhiên, trường hợp quy mô phản ánh suy thoái tài chính
thì các doanh nghiệp nhỏ có khả năng phá sản cao hơn khi gặp khó khăn, từ đó
họ sẽ gia tăng giữ lại tiền để phòng tránh tình trạng này. Bên cạnh đó, tác giả
Al-Najjar (2011) cũng kết luận các công ty lớn đa dạng hơn trong kinh doanh so
với các công ty nhỏ do đó khả năng dự trữ tiền sẽ giảm đi. Những yếu tố trên
cho thấy một mối liên hệ trái chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tiền mặt nắm
giữ.
2.4.2. Khả năng sinh lời
Năm 2003, Dittmar và các cộng sự căn cứ vào mô hình phân cấp tài chính
cho rằng tiền mặt chính là kết quả của hoạt động tài chính và đầu tư, vì vậy khi
lợi nhuận càng tăng lên công ty sẽ có thể trả nợ vay, chia cổ tức và dự trữ tiền.
Ngược lại các công ty đạt lợi nhuận thấp sẽ ít nắm giữ tiền hơn và lựa chọn vay
thêm nợ hơn là phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ cho các dự án. Các công ty có
dòng tiền thấp sẽ l
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quan trái chiều đến tiền mặt nắm giữ bởi vì chúng có thể dễ dàng chuyển đổi
thành tiền mặt và khiến cho số dư tiền doanh nghiệp hiện có giảm xuống.
Nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Bates và
cộng sự (2009) đều nhận thấy có liên hệ trái chiều giữa các tài sản thanh khoản
thay thế và tiền mặt nắm giữ.
2.4.5. Chi trả cổ tức
Theo nghiên cứu của tác giả Dittmar (2003), khoản mục tiền là kết quả của
hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư. Các công ty có mức lợi nhuận lớn sẽ
có khả năng thanh toán nợ vay, chi cổ tức và gia tăng dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
Các công ty ít lợi nhuận hơn sẽ giữ lại ít tiền hơn và phát hành thêm nợ để đầu
tư cho các dự án của họ. Các doanh nghiệp thường không lựa chọn phát hành cổ
phiếu do chi phí phát hành cao hơn. Tác giả cũng lập luận rằng các công ty có
dòng tiền thấp cũng sẽ lựa chọn phương án như trên để tiết kiệm chi phí. Vì vậy,
tác giả lập luận giữa lợi nhuận của công ty và mức độ nắm giữ tiền có tương
quan cùng chiều.
Theo quan điểm của Fazzari và cộng sự (1988), khi các doanh nghiệp có nhu
cầu tiền mặt nhưng gặp phải khó khăn trong việc vay thêm nợ do đòn bẩy nợ đã
tăng quá lớn, doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm việc trả cổ tức để gia tăng
thêm lợi nhuận giữ lại. Vì vậy, các công ty đang bị hạn chế tài chính chỉ có thể
giảm khoản chia cổ tức mới có thể đạt được lượng tiền mặt mục tiêu. Nghiên
cứu năm 1999 của Opler và cộng sự nhận định rằng khi lượng tài sản lưu động
của doanh nghiệp thiếu hụt, công ty sẽ chọn giảm việc chia cổ tức, giảm thiểu
những dự án đầu tư hoặc huy động thêm vốn từ bên ngoài thông qua việc bán đi
tài sản hiện có của công ty hay phát hành chứng khoán.
24
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả sử dụng mẫu dữ liệu từ các công ty Việt Nam được niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 cùng với những tiêu chí như
sau:
- Những công ty hoạt động kinh doanh liên tục, không có gián đoạn trong thời gian
nghiên cứu.
- Những công ty được lựa chọn không thuộc các lĩnh vực đầu tư, tài chính và ngân
hàng.
Những thông tin tài chính của các công ty niêm yết được thu thập từ các website
chuyên ngành như www.vietstock.vn, www.stockbiz.vn, www.cafef.vn,… và website
của chính những doanh nghiệp được lựa chọn.
3.2. Mô hình nghiên cứu
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp và
tham khảo mô hình nghiên cứu năm 2013 của Basil Al-Najjar, tác giả sẽ sử dụng mô
hình ước lượng như sau:
𝐶𝐴𝑆𝐻 = 𝛽0 + 𝛽1𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽2𝐷𝑃𝑂𝑖𝑡 + 𝛽3𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4𝐿𝐼𝑄𝑖𝑡 + 𝛽5𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡
3.3. Mô tả các biến đo lường
3.3.1. Biến phụ thuộc
Biến CASH thể hiện lượng tiền và tương đương tiền các doanh nghiệp đang nắm
giữ trong năm. Căn cứ các bài nghiên cứu trước, cách tính CASH phổ biến sẽ bằng số
dư tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm chia cho tổng tài sản.
25
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
𝐶𝐴𝑆𝐻 =
𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
3.3.2. Các biến độc lập
 Biến đòn bẩy (LEV)
Hệ số nợ LEV sẽ thể hiện mức độ nợ tính trên tổng tài sản và độ an toàn tài
chính của doanh nghiệp. LEV được tính bằng công thức:
𝐿𝐸𝑉 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Kỳ vọng 1: Hệ số nợ (LEV) làm giảm tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh
nghiệp.
 Biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DPO)
Biến DPO đại diện cho tỷ lệ chi trả cổ tức trong năm của doanh nghiệp và được
tính bằng cổ tức chi bằng tiền trên mỗi cổ phiếu (DPS) chia cho thu nhập trên mỗi
cổ phiếu (EPS).
𝐷𝑃𝑂 =
𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
Kỳ vọng 2: Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPO) làm giảm tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH
của doanh nghiệp.
 Biến khả năng sinh lợi (ROE)
Biến ROE sẽ thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, được sử dụng để đo
lường thu nhập của các cổ đông, ROE cho thấy 1 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính ROE là
𝑅𝑂𝐸 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
26
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kỳ vọng 3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm tăng tỷ lệ tiền mặt
nắm giữ CASH của doanh nghiệp.
 Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ)
LIQ là tỷ lệ thanh khoản, được tính toán bằng giá trị tài sản ngắn hạn chia cho
các khoản nợ ngắn hạn.
𝐿𝐼𝑄 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Kỳ vọng 4: Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) làm giảm tỷ lệ nắm giữ tiền CASH của
doanh nghiệp.
 Biến quy mô (SIZE)
SIZE là biến đại diện cho quy mô của doanh nghiệp và được tính bằng cách lấy
logarit tự nhiên của tổng tài sản.
𝑆𝐼𝑍𝐸 = ln(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛)
Kỳ vọng 5: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có thể có tác động cùng chiều hoặc
ngược chiều với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh nghiệp.
3.3.3. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ
Tác giả tổng hợp các kỳ vọng đã đề ra đối với các biến độc lập nêu trên theo nghiên
cứu của tác giả Basil Al-Najjar (2013) như bảng sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến nghiên cứu
Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm
LEV - Lý thuyết trật tự phân
hạng
 Vì sao các doanh nghiệp lại nắm
giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các
nước châu Âu - Miguel A. Ferreira
27
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm
Lý thuyết dòng tiền tự
do
(2004)
 Các yếu tố tài chính quyết định
của nắm giữ tiền mặt của công ty:
Bằng chứng từ một số thị trường
mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
 Những nhân tố quyết định đến tiền
mặt nắm giữ của công ty: bằng
chứng từ Thỗ Nhĩ Kỳ - thị trường
mới nổi – Ali Uyar (2014)
 Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp:
Nhân tố và hiện trạng của thị
trường Việt Nam - Kim Hoang
CAP (2014)
 Những nhân tố ảnh hưởng đến
nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
năng lượng trên sàn chứng khoán
Việt Nam - Phung Anh Thu (2018)
DPO - Lý thuyết đánh đổi  Các yếu tố tài chính quyết định
của nắm giữ tiền mặt của công ty:
Bằng chứng từ một số thị trường
mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
ROE + Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết trật tự phân
hạng
 Các yếu tố tài chính quyết định
của nắm giữ tiền mặt của công ty:
Bằng chứng từ một số thị trường
mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
28
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm
LIQ - Lý thuyết đánh đổi  Các yếu tố tài chính quyết định
của nắm giữ tiền mặt của công ty:
Bằng chứng từ một số thị trường
mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
SIZE +/- Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết trật tự phân
hạng
Lý thuyết dòng tiền tự
do
 Những nhân tố và yếu tố liên quan
đến việc nắm giữ tiền mặt của
doanh nghiệp - Tim Opler (1999)
 Vì sao các doanh nghiệp lại nắm
giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các
nước châu Âu - Miguel A. Ferreira
(2004)
 Các yếu tố tài chính quyết định
của nắm giữ tiền mặt của công ty:
Bằng chứng từ một số thị trường
mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
 Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp:
Nhân tố và hiện trạng của thị
trường Việt Nam - Kim Hoang
CAP (2014)
3.4. Phương pháp kiểm định mô hình
Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích dữ liệu bảng và kiểm định các giả
thuyết trên bằng việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (pooled OLS), mô
hình các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(random-effects) để hồi quy với dữ liệu đã được thu thập như mô tả.
29
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
𝑖
Mô hình hồi quy gộp Pooled OLS là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều
không đổi theo thời gian và theo các cá nhân.
Mô hình hồi quy gộp Pooled OLS có dạng
𝑌𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2𝑋𝑡 + 𝑢𝑡
Mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) là mô hình xem xét đặc
điểm riêng biệt của từng cá nhân là để cho tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân hoặc
mỗi đơn vị có thể có những đặc điểm riêng nhất định.
Mô hình hồi quy các ảnh hưởng ngẫu nhiên (random-effects) giả định rằng tung độ
gốc của một đơn vị riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một nhóm lớn hơn nhiều với một trị
trung bình không đổi. Tung độ gốc cá nhân khi đó được biểu thị như sự sai lệch so với
trị trung bình không đổi này
Bên cạnh đó, tác giả thực hiện thêm những kiểm định khác trong bài nghiên cứu
này gồm kiểm định tự tương quan và kiểm định đa cộng tuyến.
 Kiểm định tương quan
Kiểm định tương quan nhằm mục đích xem xét sự tương quan giữa các biến nghiên
cứu trong mô hình bằng việc phân tích hệ số tương quan giữa các biến.
 Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định đa cộng tuyến nhằm mục tiêu xem xét các biến độc lập có mối quan hệ
tuyến tính với nhau hay không. Ngoài việc xem xét ma trận tương quan giữa các biến
tác giả tính toán thêm nhân tử phóng đại phương sai VIF và mô hình được kết luận là
không có đa cộng tuyến khi hệ số VIF nhỏ hơn 10.
1
𝑉𝐼𝐹 =
1 − 𝑅2
30
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Kiểm định Hausman test
Kiểm định Hausman test là phương pháp lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng tốt
nhất giữa mô hình các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) và mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên (random-effects). Nếu kiểm định Hausman test cho ra giá trị Chi-bình
phương với p-value thấp hơn 0,05 thì bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình tác động cố
định (fixed-effects) và ngược lại sẽ lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên (random-
effects). Các giả thuyết H0 và H1 của kiểm định Hausman test có thể được xác định như
sau: H0: Các ảnh hưởng ngẫu nhiên là phù hợp và hiệu quả H1: Các ảnh hưởng ngẫu
nhiên là không phù hợp. Giả thuyết H0 ở đây có nghĩa là không có sự khác biệt giữa
hai mô hình fixed-effects và random-effects. Việc tiến hành kiểm định Hausman test sẽ
giúp bài nghiên cứu lựa chọn chính xác hơn kết quả mô hình hồi quy.
3.5. Thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả và kết quả tương quan giữa các biến nghiên cứu cho tỷ lệ
nắm giữ tiền mặt và các yếu tố tài chính ảnh hưởng của các công ty Việt Nam trong
sáu năm từ năm 2013 đến năm 2018 như sau:
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả của các biến
(Số liệu DPO và ROE được tính theo tỷ lệ %)
CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE
Trung bình
(Mean)
0,135416 0,454623 21,65437 16,92111 2,715337 27,02040
Trung vị
(Median)
0,101595 0,462590 20,47500 15,26627 2,505000 26,99405
Tối đa
(Maximum)
0,864968 0,970612 79,58000 92,030601 8,790000 31,76802
31
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE
Tối thiểu
(Minimum)
0,000206 0,024400 0,060000 -5,525327 0,310000 23,44062
Độ lệch chuẩn
(Std. Dev.)
0,124231 0,219105 13,96968 10,61690 1,692968 1,516177
Hệ số bất đối
xứng
(Skewness)
1,671745 0,065458 0,587349 1,603046 0,642182 0,198065
Hệ số nhọn
(Kurtosis)
6,553377 2,197488 2,981419 8,262100 2,948992 3,139102
Thống kê JB
(Jarque-Bera)
1178,368 32,72762 68,32289 1879,452 81,78355 8,725275
Mức xác suất
(Probability)
0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 0,012745
Tổng
(Sum)
160,8736 540,0917 25725,39 20102,28 3225,820 32100,23
Tổng bình
phương độ lệch
chuẩn
(Sum sq. Dev)
18,31941 56,98415 231645,2 133796,9 3402,108 2728,667
Số quan sát
(Observations)
1188 1188 1188 1188 1188 1188
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu được tính bởi phần mềm Eviews 8.0
32
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu ở chương trước cùng với dữ liệu tập hợp từ các
công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, tác giả
thu thập được 1188 quan sát thuộc 198 doanh nghiệp trong thời gian 6 năm.
4.1. Tổng hợp kết quả từ dữ liệu của bài nghiên cứu với các công ty Việt Nam
Từ số liệu các công ty Việt Nam thu thập được so sánh với các công ty mẫu từ các
nước trong nghiên cứu của Al-Najjar (2013) về xu hướng mà các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ được tổng hợp như bảng sau:
Bảng 4.1. So sánh kết quả giữa dữ liệu thu thập và dữ liệu nghiên cứu của Al-
Najjar (2013)
Quốc gia CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE
Brazil 0,022 0,312 22,571 0,819 1,028 14,496
Nga 0,048 0,218 15,730 0,857 1,020 17,345
Ấn Độ 0,033 0,308 17,785 0,831 1,035 15,155
Trung Quốc 0,034 0,273 25,532 0,787 1,031 14,045
Mỹ 0,101 0,231 31,386 0,810 1,026 13,151
Anh 0,078 0,176 12,486 0,818 1,075 13,494
Việt Nam 0,135 0,455 21,654 0,169 2,715 27,020
Đồ thị 4.1. Tổng hợp tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình và các yếu tố tài chính liên
quan giữa Việt Nam và các quốc gia khác
33
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ nghiên cứu của Al-Najjar (2013) và dữ liệu các
công ty niêm yết Việt Nam
Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ tiền trên tổng tài sản bình quân của các công ty niêm yết
của Việt Nam là 0,135 cao hơn so với các quốc gia đang tăng trưởng thuộc dữ liệu của
tác giả. Sự khác biệt trên nguyên nhân là do giai đoạn nghiên cứu khác nhau, dữ liệu
tác giả thu thập là từ năm 2013 đến năm 2018. Thời gian nghiên cứu của tác giả Al-
Najjar là từ năm 2002 đến năm 2008, đây là giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài
chính, vì vậy các doanh nghiệp đã không quá chú ý đến việc nắm giữ tiền. Ngoài ra, sự
khác biệt này còn có thể là do những khác biệt trong đặc điểm kinh doanh và chiến
lược tài chính riêng của từng doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. Đặc điểm
của từng nền kinh tế vĩ mô của mỗi nước cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch
tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số đòn bẩy bình quân của Việt Nam là 0,455 cao hơn so với các quốc gia trong
dữ liệu nghiên cứu của Al-Najjar (2013), cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng
35,00
30,00
25,00
20,00
15,00
10,00
5,00
0,00
Brazil Nga Ấn Độ Trung Quốc Mỹ Anh Việt Nam
CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE
34
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nợ vay cao hơn trong cấu trúc vốn của mình so với các quốc gia khác. Điều này cũng
phù hợp với tình hình huy động vốn thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam khi họ chủ
yếu tiếp cận với nguồn vốn đầu tư bên ngoài là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài
chính.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của Việt Nam là 21,654 thấp hơn so với tỷ lệ chi trả
cổ tức của một số nước khác như Brazil, Trung Quốc và Mỹ. Sự khác nhau trong chính
sách cổ tức cũng như chiến lược đầu tư trong tương lai của mỗi doanh nghiệp có thể là
nguyên nhân của sự khác biệt trên. Đồng thời do tỷ lệ vốn vay của các doanh nghiệp
Việt Nam khá lớn nên đa phần các doanh nghiệp sẽ chia cổ tức thấp hơn để đáp ứng
nhu cầu thanh toán cũng như dự phòng. Ngoài ra, tỷ lệ DPO tác giả thu thập trong giai
đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm nên các công ty có thể đã gia tăng phòng
ngừa hơn để có thể đối phó với khó khăn tài chính.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE bình quân giữa các công ty Việt Nam ở
mức 0,169 so với các nước trong nghiên cứu của tác giả Al-Najjar (2013) thì thấp hơn
nhiều. Tỷ suất này cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty Việt
Nam chưa cao.
Tỷ lệ thanh khoản LIQ bình quân của Việt Nam bằng 2,715 cao hơn hẳn các quốc
gia khác theo mẫu dữ liệu của Al-Najjar vào năm 2013. Điều này cho thấy khả năng
thanh khoản của các công ty niêm yết Việt Nam là khá tốt, với mức tỷ lệ thanh khoản
lớn hơn 2,0, các công ty Việt Nam có thể đáp ứng tốt việc thanh toán nợ ngắn hạn,
không gặp phải vấn đề khó khăn tài chính do mất khả năng thanh toán. Tỷ số thanh
khoản trên thể hiện sự phòng ngừa ngày càng tăng cao của doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt sau những bài học từ sự phá sản của các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng
tài chính.
Quy mô bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam được đo lường ở mức 27,020,
cao hơn các nước còn lại trong mẫu dữ liệu của Al-Najjar (2013). Biến quy mô được
35
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16,00% 15,11% 14,85% 14,91% 46,72% 47,00%
46,60%
14,00% 46,50%
12,60%
12,00%
46,00%
12,42% 11,36%
10,00%
45,32% 45,50%
45,33%
8,00%
44,59% 45,00%
44,50%
6,00%
44,22% 44,00%
4,00%
43,50%
2,00% 43,00%
0,00% 42,50%
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CASH LEV
ước tính bằng logarit của tổng tài sản, vì vậy điều này thể hiện tổng tài sản của các
công ty Việt Nam là khá cao, tuy nhiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
thấp đồng thời tỷ lệ đòn bẩy lại khá cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa đạt được mức lợi nhuận tương ứng với quy mô tài sản của doanh nghiệp.
4.2. Tổng quan về tác động của các nhân tố đến tiền mặt nắm giữ của các
công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ tính trên tổng tài sản (CASH) bình quân của các doanh
nghiệp Việt Nam có xu hướng biến động nhẹ trong 3 năm đầu và sau đó giảm xuống
trong năm 2016 đến 2018, trong đó tỷ lệ CASH cao nhất vào năm 2013 ở mức 15,11%
và thấp nhất vào năm 2018 là 11,36% trong giai đoạn nghiên cứu.
Đồ thị 4.2. Số liệu về tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân Việt Nam
năm 2013-2018
36
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16,00% 23,00%
14,91%
14,00% 15,11% 14,85%
22,42%
22,50%
12,42% 22,10%
12,00%
21,72% 12,60% 22,14% 22,00%
11,36%
10,00% 21,23% 21,50%
8,00% 21,00%
6,00% 20,50%
4,00%
20,32%
20,00%
2,00% 19,50%
0,00% 19,00%
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CASH DPO
Đồ thị 4.2 thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy LEV đến tỷ lệ tiền mặt CASH, xu
hướng biến động của tỷ lệ đòn bẩy LEV trái chiều với biến động của tỷ lệ tiền mặt. Tỷ
lệ đòn bẩy LEV trung bình giảm dần từ mức 45,32% (năm 2013) xuống mức 44,22%
(năm 2014) sau đó tăng dần lên trong ba năm tiếp theo với mức cao nhất là 46,72%
trong năm 2017.
Tỷ lệ đòn bẩy thể hiện mức độ tài trợ bằng nợ trong tổng tài sản hiện có của doanh
nghiệp. Hệ số LEV được đo lường trong khoảng 44,22% - 46,72% cho thấy các doanh
nghiệp Việt Nam đã duy trì mức độ vay nợ của mình không biến động quá lớn. Tuy
vậy, tỷ lệ nợ đã chiếm gần một nửa giá trị tổng tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam,
điều này tuy gây ra sức ép nợ vay nhưng nếu doanh nghiệp có thể tận dụng tốt đòn bẩy
sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
Đồ thị 4.3. Số liệu về tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các
công ty Việt Nam năm 2013-2018
37
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16,00% 18,50%
14,91%
14,00% 15,11% 14,85% 18,00%
17,94%
17,59%
12,42% 17,50%
12,00% 12,60%
17,31% 17,24%
11,36%
17,00%
10,00%
16,41% 16,50%
8,00% 16,00%
6,00%
15,50%
15,04% 15,00%
4,00%
14,50%
2,00% 14,00%
0,00% 13,50%
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CASH ROE
Đồ thị 4.3 thể hiện sự tương quan giữa tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH bình quân với
tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình DPO của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Biến
động của tỷ lệ DPO các công ty niêm yết có sự giảm xuống vào năm 2015 còn 20,32%
rồi tăng lên 22,42% (năm 2016), sau đó giảm dần ở mức 22,14% (năm 2017) và 22,10%
(năm 2018).
Đồ thị 4.4. Số liệu về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ
bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE bình quân có sự tương quan cùng chiều
với tỷ lệ tiền mặt bình quân trong giai đoạn nghiên cứu. Đồ thị 4.4 cho thấy ROE trung
bình của các công ty Việt Nam tăng lên tương ứng khi tỷ lệ tiền mặt CASH gia tăng, từ
mức 17,24% (năm 2014) tăng lên mức 17,94% (năm 2015) và giảm dần trong ba năm
còn lại, tương ứng còn 17,59% (năm 2016), 16,41% (năm 2017) và 15,04% (năm
2018).
38
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16,00% 3,00
14,91%
14,00% 15,11%
2,92
14,85% 12,42%
2,90
12,00% 2,81 12,60% 2,80
10,00%
11,36%
2,68
2,72 2,70
8,00%
2,60
6,00%
2,59
2,56
4,00%
2,50
2,00% 2,40
0,00% 2,30
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CASH LIQ
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân cho thấy các doanh nghiệp Việt
Nam trong mức 15,04% – 17,94%, cho thấy khả năng sinh lợi khá ổn định, không có
nhiều biến động bất thường xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên khi kết hợp
xem xét cùng với tỷ lệ vay nợ trên tổng tài sản (hệ số đòn bẩy) LEV thì tác giả nhận
thấy tỷ suất sinh lợi ROE của các công ty Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là chưa
cao, doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng hết lợi thế của nợ vay để đạt được mức
sinh lời cao hơn.
Đồ thị 4.5. Số liệu về tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các
công ty Việt Nam
Đồ thị 4.5 thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản LIQ trung bình với tỷ lệ tiền
mặt nắm giữ. Hệ số thanh khoản trung bình có xu hướng giảm dần từ 2,81 (năm 2013)
xuống 2,59 (năm 2015) sau đó tăng lên 2,92 (năm 2016) rồi giảm xuống và đạt mức
2,72 (năm 2018). Tỷ lệ LIQ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn, tỷ lệ này nằm trong khoảng 2,56 đến 2,92 trong sáu năm nghiên cứu, điều này cho
39
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16,00% 27,30
14,91%
14,00%
27,19
15,11% 14,85% 12,60% 12,42% 27,20
12,00%
27,14 27,10
10,00% 27,06 11,36%
27,00
8,00% 26,97
26,90
6,00%
26,91
26,85
4,00%
26,80
2,00% 26,70
0,00% 26,60
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CASH SIZE
thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã duy trì tốt khả năng thanh toán ngắn hạn của mình
cũng như đáp ứng được các nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, sự
biến động của tỷ lệ thanh khoản LIQ tương quan ngược chiều với sự biến động của tỷ
lệ tiền mặt CASH, năm 2016 tỷ lệ tiền mặt ở mức thấp nhất 12,60% thì tỷ lệ thanh
khoản LIQ lại ở mức 2,92 cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu.
Đồ thị 4.6. Số liệu về quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các
công ty Việt Nam năm 2013-2018
Đồ thị 4.6 thể hiện mối tương quan giữa hệ số quy mô SIZE với tỷ lệ nắm giữ tiền
bình quân CASH. Hệ số quy mô doanh nghiệp SIZE được tính dựa trên logarit của
tổng tài sản, và hệ số này tăng dần trong sáu năm từ 26,85 (năm 2013) tăng đến 27,19
(năm 2018). Trái ngược với xu hướng tăng dần của quy mô doanh nghiệp trong 5 năm
thì tỷ lệ tiền mặt lại có những biến động trái ngược. Tỷ lệ tiền mặt nhìn chung có xu
hướng giảm đi trong giai đoạn nghiên cứu và đặc biệt giảm mạnh nhất vào năm 2016,
giảm đi 2,31% so với năm 2015.
40
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20,00%
18,00%
16,00%
14,00%
12,00%
10,00%
8,00%
6,00%
4,00%
2,00%
0,00%
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Z6 Z7
4.3. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt được
xem xét theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa theo số liệu thu thập từ các công ty niêm yết của Việt Nam, tác giả thực hiện
phân chia theo từng lĩnh vực để phân tích xu hướng biến động của các yếu tố tài chính
ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Các doanh nghiệp được phân chia thành các lĩnh
vực kinh doanh bao gồm: (Z1) Nông lâm nghiệp, (Z2) Sản xuất, (Z3) Khai thác khoáng
sản, (Z4) Điện, nước, xăng dầu, khí đốt, (Z5) Thương mại, (Z6) Dịch vụ và (Z7) Xây
dựng.
Đồ thị 4.7. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam
theo từng lĩnh vực kinh doanh
Theo số liệu từ đồ thị 4.7, các công ty thuộc lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, khí đốt
(Z4) nắm giữ nhiều tiền mặt nhất với tỷ lệ 17,26%, tiếp theo đó là các công ty thuộc
lĩnh vực thương mại, sản xuất và dịch vụ. Đồ thị cho thấy sự khác biệt trong việc nắm
giữ tiền mặt của các công ty thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp
41
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3,00 28,00
2,50 27,50
2,00 27,00
1,50 26,50
CASH
LEV
ROE
LIQ
1,00 26,00
DPO
SIZE
0,50 25,50
0,00 25,00
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Z6 Z7
thuộc các lĩnh vực kể trên thường phải duy trì tỷ lệ tiền mặt cao hơn các doanh nghiệp
khác. Do tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, các công ty đều nắm giữ một lượng
tiền mặt nhất định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, khí đốt vì bản chất ngành nghề doanh
nghiệp cần phải đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị công nghệ khai thác, do vậy, công
ty phải nắm giữ nhiều tiền hơn để có thể hỗ trợ kịp thời nhu cầu chi tiêu đầu tư của họ.
Các công ty về lĩnh vực thương mại, sản xuất cũng là các công ty nắm giữ tiền nhiều
tiếp theo vì nhu cầu chi tiêu vốn để mua sắm hàng hoá phục vụ hoạt động thương mại
cũng như mua sắm máy móc, dây chuyền, công cụ và nguyên vật liệu phục vụ cho việc
sản xuất sản phẩm.
Đồ thị 4.8. Tổng hợp số liệu các yếu tố tài chính và tỷ lệ tiền mặt theo từng lĩnh vực
kinh doanh
Ngoài ra, đồ thị 4.8 cũng đã thể hiện sự tăng trưởng tương ứng giữa hệ số LEV và
tỷ lệ CASH, các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực nắm giữ tiền mặt cao cũng đi vay
42
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14,50%
14,00%
13,50%
13,00%
12,50%
12,00%
11,50%
Dưới 20 năm Từ 21-40 năm Từ 41 năm trở lên
T1 T2 T3
nhiều hơn với hệ số đòn bẩy cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực
khác. Do đó các doanh nghiệp này sẽ chịu áp lực trả nợ cao hơn và sẽ giữ lại tiền mặt
nhiều hơn để thanh toán nợ vay. Điều này phù hợp với động cơ phòng ngừa mà
Thomas W. Bates đã đề cập trong bài nghiên cứu năm 2009 rằng các công ty có số dư
vay nợ càng lớn sẽ có xu hướng tích trữ nhiều tiền hơn để phòng tránh rủi ro tài chính
có thể xảy ra.
Kết quả xem xét theo từng lĩnh vực kinh doanh cho thấy mỗi doanh nghiệp thuộc
mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có lựa chọn riêng về mức tiền mặt cần nắm giữ.
Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tìm kiếm chung một tỷ lệ tiền mặt tối ưu, họ cần
phải căn cứ vào những đặc tính riêng lĩnh vực kinh doanh của mình để có thể xác định
được tỷ lệ tiền mặt phù hợp với doanh nghiệp mình.
4.4. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xem xét
theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Đồ thị 4.9. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo
thời gian hoạt động
43
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4,00 27,07
3,50 27,06
27,05
3,00
27,04
2,50 27,03
2,00 27,02
1,50 27,01
27,00
1,00
26,99
0,50
26,98
0,00 26,97
Dưới 20 năm
T1
Từ 21-40 năm Từ 41 năm trở lên
T2 T3
CASH LEV ROE LIQ DPO SIZE
Tác giả mở rộng xem xét thêm tác động của các nhân tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt xét trên thời gian hoạt động của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Các
công ty trong dữ liệu nghiên cứu sẽ được phân chia thành ba nhóm dựa theo số năm
hoạt động tính từ thời điểm thành lập doanh nghiệp đến thời điểm nghiên cứu năm
2013 bao gồm: nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 20 năm (T1), nhóm
doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 21 – 40 năm (T2) và nhóm doanh nghiệp có
thời gian hoạt động từ 41 năm trở lên (T3).
Khi so sánh tỷ lệ CASH giữa ba nhóm doanh nghiệp, tác giả nhận thấy tỷ lệ tiền
mặt trung bình của nhóm T1 cao nhất với tỷ lệ 13,99%, và tiếp theo là nhóm T2
(13,40%) và nhóm T3 (12,37%). Đồ thị 4.9 thể hiện xu hướng nắm giữ tiền mặt giảm
dần theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới sẽ lựa chọn nắm
giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho nhu cầu giao dịch, nhu cầu đầu tư cũng như
phòng ngừa rủi ro tài chính bất ngờ trong tương lai. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt
động lâu năm hơn lại nắm giữ tiền ít hơn vì với thời gian hoạt động dài họ đã có được
những nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx

More Related Content

What's hot

ứNg tuyển nhân viên kinh doanh trung tâm thẻ
ứNg tuyển nhân viên kinh doanh   trung tâm thẻứNg tuyển nhân viên kinh doanh   trung tâm thẻ
ứNg tuyển nhân viên kinh doanh trung tâm thẻ
vutoan0123
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
hoangnhuthinh
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

ứNg tuyển nhân viên kinh doanh trung tâm thẻ
ứNg tuyển nhân viên kinh doanh   trung tâm thẻứNg tuyển nhân viên kinh doanh   trung tâm thẻ
ứNg tuyển nhân viên kinh doanh trung tâm thẻ
 
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAYKhóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
 
Đề tài ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá, RẤT HAY
Đề tài ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá, RẤT HAYĐề tài ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá, RẤT HAY
Đề tài ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá, RẤT HAY
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương ĐôngĐề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Dầu Khí Tại Tổng Công Ty Dịch Vụ Khoan...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Dầu Khí Tại Tổng Công Ty Dịch Vụ Khoan...Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Dầu Khí Tại Tổng Công Ty Dịch Vụ Khoan...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Dầu Khí Tại Tổng Công Ty Dịch Vụ Khoan...
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
 
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đỨng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 

Similar to Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx (20)

Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Tại Viettel.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Tại Viettel.docLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Tại Viettel.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Tại Viettel.doc
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
 
Luận Văn Định Dưới Giá Của Cổ Phiếu Lần Đầu Phát Hành Ra Công Chúng.doc
Luận Văn Định Dưới Giá Của Cổ Phiếu Lần Đầu Phát Hành Ra Công Chúng.docLuận Văn Định Dưới Giá Của Cổ Phiếu Lần Đầu Phát Hành Ra Công Chúng.doc
Luận Văn Định Dưới Giá Của Cổ Phiếu Lần Đầu Phát Hành Ra Công Chúng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
 
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phối Hợp Và Hiệu Quả Công Việc Tại Ủy Ba...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phối Hợp Và Hiệu Quả Công Việc Tại Ủy Ba...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phối Hợp Và Hiệu Quả Công Việc Tại Ủy Ba...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phối Hợp Và Hiệu Quả Công Việc Tại Ủy Ba...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÂU THÙY LINH NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÂU THÙY LINH NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Lê Đạt Chí. Các dữ liệu nghiên cứu được sử dụng cho luận văn có nguồn gốc và đã được công bố. Các kết quả thu được trong bài luận là do tôi tự phân tích một cách trung thực, khách quan theo số liệu thực tế và chưa từng được công bố ở bất kỳ bài nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Tác giả Âu Thùy Linh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM........3 2.1. Khung lý thuyết ..................................................................................................3 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi........................................................................................3 2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng..........................................................................8 2.1.3. Lý thuyết dòng tiền tự do .............................................................................9 2.2. Các bài nghiên cứu liên quan............................................................................11 2.2.1. Các bài nghiên cứu quốc tế .......................................................................11 2.2.2. Các bài nghiên cứu của Việt Nam .............................................................15 2.3. Bảng tổng hợp kết quả từ các bằng chứng thực nghiệm ..................................18 2.4. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền........................................21 2.4.1. Quy mô doanh nghiệp................................................................................21 2.4.2. Khả năng sinh lời.......................................................................................21 2.4.3. Đòn bẩy tài chính.......................................................................................21 2.4.4. Tài sản thanh khoản thay thế.....................................................................22 2.4.5. Chi trả cổ tức .............................................................................................23 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................24 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................24
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................24 3.3. Mô tả các biến đo lường ...................................................................................24 3.3.1. Biến phụ thuộc ...........................................................................................24 3.3.2. Các biến độc lập ........................................................................................25 3.3.3. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ 26 3.4. Phương pháp kiểm định mô hình......................................................................28 3.5. Thống kê mô tả.................................................................................................30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................32 4.1. Tổng hợp kết quả từ dữ liệu của bài nghiên cứu với các công ty Việt Nam ....32 4.2. Tổng quan về tác động của các nhân tố đến tiền mặt nắm giữ của các công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018................................35 4.3. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt được xem xét theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.......................................................40 4.4. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xem xét theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp ...............................................................................42 4.5. Phân tích mối tương quan và sự đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu.......44 4.6. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................45 4.6.1. Kết quả hồi quy của mô hình OLS.................................................................45 4.6.2. Kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định (fixed-effects)......................46 4.6.3. Kết quả hồi quy của mô hình tác động ngẫu nhiên (random-effects) ...........48 4.6.4. Kiểm định Hausman test................................................................................49 4.6.5. Phân tích kết quả hồi quy..............................................................................49 4.6.6. Kết quả hồi quy của các nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt lớn (phân chia theo lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động) ................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ỨNG DỤNG..............................................................53 5.1. Kết luận từ bài nghiên cứu................................................................................53
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu..............................................................................54 5.3. Hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp ..............................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kỳ vọng ở các yếu tố của ba lý thuyết.................................10 Bảng 2.2. Tổng hợp từ các bằng chứng thực nghiệm ..................................................18 Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến nghiên cứu..................................26 Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả của các biến ...........................................................30 Bảng 4.1. So sánh kết quả giữa dữ liệu thu thập và bài nghiên cứu của Najjar (2013) ............................................................................................................................ 32 Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan....................................................................... 45 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy từ mô hình OLS.................................................................. 46 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình fixed-effects..................................................... 47 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy từ mô hình random-effects................................................. 48 Bảng 4.6. So sánh kỳ vọng và kết quả hồi quy của các biến nghiên cứu...................... 49
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Tổng hợp tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình và các yếu tố tài chính liên quan giữa Việt Nam và các quốc gia khác............................................................................33 Đồ thị 4.2. Số liệu về tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân Việt Nam năm 2013-2018.....................................................................................................................35 Đồ thị 4.3. Số liệu về tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018........................................................................................36 Đồ thị 4.4. Số liệu về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018........................................................37 Đồ thị 4.5. Số liệu về tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam ......................................................................................................................38 Đồ thị 4.6. Số liệu về quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018 ...............................................................................39 Đồ thị 4.7. Tỷ lệ tiền mặt CASH trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo từng lĩnh vực kinh doanh......................................................................................................40 Đồ thị 4.8. Tổng hợp số liệu các yếu tố tài chính và tỷ lệ tiền mặt theo từng lĩnh vực kinh doanh....................................................................................................................41 Đồ thị 4.9. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian hoạt động..............................................................................................................42 Đồ thị 4.10. Tác động của các nhân tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xét theo thời gian hoạt động..............................................................................................................43
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG EMU Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội NPV Giá trị hiện tại thuần HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất R&D Nghiên cứu và phát triển VIF Nhân tử phóng đại phương sai
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố tài chính tác động như thế nào đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty không thuộc lĩnh vực tài chính niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018. Kết quả tác giả thu thập được cho thấy rằng tỷ lệ tiền trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam trong 1188 mẫu nghiên cứu gồm 198 công ty trong khoảng từ 11,36% đến 15,11% biến động không quá lớn trong thời gian nghiên cứu. Tác giả xem xét sự tác động của các biến phụ thuộc đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ từ đó chứng minh rằng cấu trúc vốn, chính sách cổ tức, khả năng sinh lợi, quy mô doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tiền mặt cần nắm giữ. Số liệu đã chỉ ra rằng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ tiền mặt còn hệ số nợ, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi cổ tức và hệ số quy mô công ty cho thấy mối tương quan trái chiều với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng phân chia 198 doanh nghiệp trong dữ liệu theo từng lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động để phân tích sự ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động kinh doanh đến các yếu tố tài chính và tác động đến tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ như thế nào. Các kết quả từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy đặc thù từ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng góp phần làm thay đổi lượng tiền cần nắm giữ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Những doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu dài tận dụng uy tín và lợi thế của mình trên thị trường vốn nên sẽ tích lũy ít tiền mặt hơn so với các doanh nghiệp còn lại.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ABSTRACT This study analyzes how financial factors will affect the level of cash holdings of non-financial companies in Vietnam from 2013 to 2018. The results are shown that the average ratios of cash to total assets of Vietnamese companies in the 1188 research samples consists of 198 companies are from 11.36% to 15.11%, which is not fluctuated during the period. The author examines the impact of factors that depend on the ratio of cash holdings to prove that capital structure, dividend policy, profitability, firm size are important factors to help businesses to determine the level of cash holdings. Data have shown that return on equity has positive relationship to the cash holdings’ proportion; Besides, leverage, liquidity, dividend payout and firm size coefficients show a negative relationship to the proportion of cash holdings by Vietnamese enterprises. In addition, the author also divides the research samples into groups in accordance with scope of business and operation duration to analyze the impact of the business scope and opearion duration to financial factors and how to influence how much cash the business holds. The results show that the business scope also changes the amount of cash holdings to meet the investment demand and risk prevention of the companies. Enterprises with more long-term operations will take their advantage in the capital market to keep less cash than the others.
  • 12. 1 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Tiền là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản lớn nhất và đây cũng là lý do tiền là khoản mục đầu tiên trên Bảng Cân đối kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dòng tiền trong mỗi công ty đều đóng vai trò khá quan trọng, đặc biệt là lượng tiền mặt đang được nắm giữ. Lượng tiền mặt hiện có sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chủ động hơn trong việc đầu tư vào các dự án trong tương lai. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải nắm giữ lượng tiền mặt như thế nào vừa hiệu quả vừa không tốn kém quá nhiều chi phí. Vì vậy, làm thế nào để kiểm soát dòng tiền và số dư tiền luôn là một trong những vấn đề quan trọng được nhà quản lý của các doanh nghiệp quan tâm. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp tuy có lợi nhuận nhưng vẫn gặp phải khó khăn trong thanh toán do vấn đề thiếu hụt tiền mặt dẫn đến phá sản kỹ thuật. Mục đích nắm giữ tiền của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu thanh toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, phòng ngừa rủi ro trước những sự kiện bất ngờ cũng như đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho những dự án, kế hoạch trong tương lai. Số dư tiền của một doanh nghiệp cũng là một trong những tiêu chí giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng chống đỡ trước những khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể nắm giữ tiền một cách hiệu quả thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận diện các yếu tố nào sẽ tác động và chiều hướng ảnh hưởng của những yếu tố này đến số dư tiền mặt để có thể xác định được tỷ lệ tiền mặt cần được nắm giữ cho phù hợp. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 đã tác động không nhỏ và khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do mất khả năng thanh toán. Sau giai đoạn khủng hoàng, các doanh nghiệp cũng đã lưu ý hơn đến vấn đề nắm giữ tiền nhằm mục đích phòng tránh các sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Những yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” với mẫu dữ liệu gồm
  • 13. 2 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các công ty phi tài chính trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mục đích xác định các nhân tố gây tác động như thế nào đến việc tích trữ tiền mặt của doanh nghiệp.  Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm xem xét tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ trên tổng tài sản có mối tương quan như thế nào với các yếu tố tài chính bao gồm khả năng sinh lời, đòn bẩy, hệ số thanh khoản, tỷ lệ chi trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp.  Câu hỏi nghiên cứu Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2018 đã biến động như thế nào? Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ hay không? Các yếu tố tài chính như đòn bẩy, tỷ lệ chi trả cổ tức, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô sẽ tác động như thế nào đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Việt Nam?  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là tỷ lệ nắm giữ tiền và các nhân tố ảnh hưởng liên quan của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2018.
  • 14. 3 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. Khung lý thuyết Những đặc điểm về hoạt động kinh doanh của mỗi công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định nắm giữ tiền mặt của họ được phân tích thông qua ba lý thuyết, bao gồm lý thuyết đánh đổi (trade-off theory), lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) và lý thuyết dòng tiền tự do (free cash flow theory). 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết đánh đổi là một trong những lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Lý thuyết này phát biểu rằng các doanh nghiệp khi xác định mức độ nắm giữ tiền mặt tối ưu của mình cần phải cân nhắc những lợi ích và chi phí phát sinh khi giữ lại tiền. Ferreira và Vilela (2004) đã đưa ra ba lợi ích khi doanh nghiệp nắm giữ tiền bao gồm: lợi ích thứ nhất là làm giảm đi nguy cơ gặp phải những khó khăn về tài chính, lợi ích thứ hai là nắm giữ tiền cũng giúp doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch đầu tư trong trường hợp hạn chế tài chính và cuối cùng là giúp doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí khi huy động vốn từ bên ngoài hoặc khi thanh lý tài sản. Chi phí chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt chính là chi phí cơ hội của vốn khi đầu tư vào tài sản lưu động khác. Theo quan điểm của tác giả Thomas W.Bates ở bài nghiên cứu “Why do US firms hold so much cash much more than they used to?” năm 2009 cho rằng lợi ích của việc nắm giữ tiền mặt xuất phát từ bốn động cơ chính gồm động cơ giao dịch, động cơ phòng ngừa, động cơ về thuế và động cơ đại diện.  Động cơ giao dịch Động cơ giao dịch đưa ra quan điểm là mục tiêu của các công ty khi nắm giữ tiền nhằm làm phương tiện trao đổi, giao dịch, thanh toán hàng ngày. Keynes (1936)
  • 15. 4 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đã chỉ ra yếu tố cấu thành cầu tiền tệ đầu tiên là do mức giao dịch quyết định. Vì giao dịch có tỷ lệ với thu nhập nên cầu tiền tệ cũng sẽ tỷ lệ với thu nhập. Những mô hình tài chính cổ điển trước đây như mô hình của tác giả Baumol (1952) cũng như Miller (1966) cũng đã đưa ra quan điểm rằng nhu cầu tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp có liên quan đến chi phí phát sinh khi doanh nghiệp chuyển đổi một tài sản tài chính thành tiền để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Vì quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ tiền của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp lớn sẽ giữ ít tiền hơn.  Động cơ phòng ngừa Động cơ phòng ngừa cho rằng doanh nghiệp sẽ nắm giữ tiền để có thể ứng phó tốt hơn với những bất lợi khi doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí hơn để tiếp cận được thị trường vốn. Động cơ phòng ngừa cũng kết luận các doanh nghiệp khi có được dự án khả quan hơn thì lượng tiền nắm giữ cũng cao hơn. Almeida, Campello và Weisbach (2004) đã đưa thêm nhu cầu phòng ngừa của tiền vào phân tích và kết luận rằng việc nắm giữ tiền mặt và đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản cao đối với các công ty bị hạn chế về tài chính sẽ tăng nhiều hơn khi dòng tiền của họ gia tăng so với các công ty khác. Han và Qiu (2007) đã mở rộng phân tích và cho thấy khi dòng tiền càng biến động sẽ làm gia tăng tỷ lệ tiền nắm giữ đối với các công ty bị hạn chế tài chính, nhưng điều này lại không có tác dụng quyết định đối với các công ty khác. Acharya, Almeida và Campello (2007) cũng đã phát triển một mô hình cho thấy các công ty sẽ giữ lại tiền thay vì giảm vay nợ khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh và cơ hội đầu tư không còn tương quan nhiều. Mô hình cho thấy các doanh nghiệp sẽ phát hành nợ và tích trữ thu nhập chuyển về từ các quốc gia có dòng tiền cao trên thế giới để đầu tư ở những nước có dòng tiền thấp hơn. Vì vậy những doanh nghiệp gặp hạn chế tài chính nếu
  • 16. 5 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 có nhu cầu phòng ngừa cao sẽ lựa chọn gia tăng lượng tiền mặt thay cho việc giảm nợ và ngược lại.  Động cơ thuế Foley, Hartzell, Titman và Twite năm 2007 chứng minh rằng các công ty của Mỹ đã có thêm một động cơ khác khi nắm giữ tiền với nguyên nhân xuất phát từ vấn đề về thuế. Các doanh nghiệp Mỹ đã phải gánh chịu thuế suất liên quan đến việc chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về sẽ có mức tiền mặt cao hơn. Nghiên cứu đã chứng minh quan điểm này đúng khi các công ty phải chịu thuế cao đánh trên lợi nhuận từ các chi nhánh nước ngoài chuyển về thì họ sẽ tích lũy tiền mặt tại nước ngoài nhiều hơn.  Động cơ đại diện Theo phân tích của Jensen vào năm 1986, các nhà quản trị sẽ có xu hướng giữ lại tiền hơn là chi trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty không có nhiều cơ hội đầu tư. Dittmar, Mahrt-Smith và Servaes (2003) cũng đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh rằng các doanh nghiệp ở các nước có tồn tại vấn đề đại diện sẽ có lượng tiền mặt cao hơn các quốc gia còn lại. Đồng thời nghiên cứu của Dittmar và Mahrt-Smith (2007), Harford, Mansi và Maxwell (2008) cũng nhận định rằng các nhà quản lý chủ chốt có thể sẽ vẫn duy trì số dư tiền mặt vượt mức, nhưng cũng có thể chi tiêu số tiền mặt vượt mức nhanh hơn. Theo bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries” của tác giả Ferreira (2004) về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ nắm giữ tiền theo lý thuyết đánh đổi như sau: Chi trả cổ tức. Những doanh nghiệp chi cổ tức được dự đoán sẽ giữ ít tiền mặt hơn những doanh nghiệp không chi cổ tức. Nguyên nhân vì khi doanh nghiệp chia cổ tức sẽ có thể huy động được nguồn vốn nhưng ít tốn chi phí hơn so với doanh
  • 17. 6 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp không chia cổ tức phải tốn kém hơn khi huy động thông qua thị trường bên ngoài. Cơ hội đầu tư. Các công ty có cơ hội đầu tư tốt nhưng do khoản lỗ dự kiến dẫn đến việc từ bỏ cơ hội sẽ phát sinh chi phí do thiếu hụt tiền mặt lớn hơn. Từ đó, tác giả dự đoán khi cơ hội đầu tư gia tăng thì công ty sẽ tăng nắm giữ tiền. Theo lý thuyết thì các công ty tuy có được cơ hội đầu tư tốt cũng có thể khiến họ chịu chi phí nhiều hơn khi khó khăn tài chính vì NPV của các khoản đầu tư này dường như sẽ biến mất trong trường hợp phá sản. Vì vậy, các công ty sẽ nắm giữ mức tiền cao hơn để tránh gặp khó khăn về tài chính khi cơ hội đầu tư khả quan hơn. Tài sản thanh khoản thay thế. Khi doanh nghiệp trở nên thiếu hụt tiền mặt, các tài sản thanh khoản khác ngoài tiền mặt có thể được bán đi và được xem là tài sản thay thế cho tiền mặt. Vì vậy, các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản thay thế được dự đoán rằng sẽ giữ ít tiền mặt hơn. Đòn bẩy. Đa số mọi người đều đồng tình rằng đòn bẩy sẽ làm gia tăng áp lực trả nợ lên ngân sách doanh nghiệp, từ đó sẽ làm gia tăng nguy cơ phá sản. Vì vậy để giảm thiểu nguy cơ này, các doanh nghiệp có đòn bẩy cao được cho là sẽ có xu hướng nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn. Tuy nhiên, hệ số đòn bẩy cũng đại diện cho khả năng phát hành nợ của một doanh nghiệp nên các doanh nghiệp có đòn bẩy cao sẽ được dự đoán nắm giữ ít tiền mặt hơn. Do đó, mối quan hệ giữa hệ số đòn bẩy và tiền mặt nắm giữ vẫn còn chưa rõ ràng. Quy mô. Mô hình nhu cầu tiền mặt doanh nghiệp của Miller và Orr đưa ra vào năm 1966 cho thấy những nền kinh tế có quy mô sẽ có lợi thế trong quản lý tiền mặt. Điều này có nghĩa là các công ty quy mô lớn sẽ nắm giữ ít tiền hơn các công ty nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu của Peterson và Rajan (2003) cũng đưa ra lập luận các khoản chi phí do vay nợ dường như thường cố định và không bị ảnh hưởng bởi quy mô của khoản vay. Do đó, việc huy động vốn của công ty quy mô nhỏ sẽ tương đối
  • 18. 7 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tốn kém hơn khuyến khích doanh nghiệp giữ lại nhiều tiền mặt hơn. Đồng thời nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) chỉ ra rằng các công ty lớn hơn sẽ có xác suất gặp phải kiệt quệ tài chính nhỏ hơn nhờ vào việc đa dạng hóa. Những lập luận trên đã thể hiện một mối liên hệ trái chiều giữa quy mô doanh nghiệp và việc nắm giữ tiền. Dòng tiền. Theo nghiên cứu vào năm 1998 của Kim và cộng sự, dòng tiền cung cấp sự thanh khoản và có thể được xem là sự thay thế cho tiền mặt. Do đó, tác giả kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ. Sự không chắc chắn của dòng tiền. Các doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nguy cơ thiếu hụt tiền mặt nhiều hơn khi có dòng tiền nhiều biến động do sự suy giảm dòng tiền một cách không lường trước được. Do đó, sự không chắc chắn của dòng tiền sẽ có tác động trái chiều với việc nắm giữ tiền. Kỳ hạn nợ. Sự ảnh hưởng của kỳ hạn nợ đối với nắm giữ tiền cũng chưa rõ ràng. Những công ty có nguồn vốn phụ thuộc đa phần vào nợ vay ngắn hạn định kỳ phải đàm phán lại các điều khoản tín dụng và sẽ gặp rủi ro gặp khó khăn về tài chính nếu họ gặp phải những khó khăn trong việc gia hạn hạn mức tín dụng. Do đó, khi các biến số khác cố định, tác giả dự đoán rằng kỳ hạn nợ có liên hệ trái chiều đến tiền mặt nắm giữ. Trái lại, Barclay và Smith (1995) đã cho thấy các công ty có rủi ro tín dụng ở mức cao nhất và thấp nhất đã phát hành nhiều nợ trong ngắn hạn hơn trong khi các công ty có rủi ro tín dụng ở mức trung bình đã lựa chọn phát hành nợ trong dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao cũng có thể nắm giữ ít tiền mặt hơn nhờ vào khả năng tiếp cận nợ vay tốt hơn của doanh nghiệp và điều này khiến cho mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tiền là quan hệ cùng chiều.
  • 19. 8 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết trật tự phân hạng phát biểu rằng không có mức tiền mặt nắm giữ tối ưu cho doanh nghiệp. Myers và Majluf (1984) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thường tuân theo một trật tự trong tài trợ để giảm thiểu chi phí liên quan đến vấn đề bất cân xứng về thông tin và những chi phí tài chính khác. Trật tự sẽ xuất phát từ các nguồn tài trợ nội bộ của doanh nghiệp như lợi nhuận giữ lại, sau đó mới sử dụng đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Myers (1984) cũng đề xuất rằng đối với nguồn tài trợ bên ngoài thì các công ty sẽ ưa thích vay nợ hơn phát hành cổ phiếu, nguyên nhân do tài trợ bằng nợ có chi phí thấp hơn tài trợ bằng vốn cổ phần. Theo quan điểm của Dittmar và cộng sự (2003), tiền được xem là kết quả từ các quyết định tài trợ khác nhau theo mô hình phân cấp tài trợ, đồng thời nghiên cứu này cũng kết luận rằng các công ty có dòng tiền cao cũng là những doanh nghiệp chi trả cổ tức, sử dụng tài trợ bằng nợ cùng mục đích là tích lũy tiền mặt. Vì vậy các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư tốt trong tương lai sẽ có xu hướng nắm giữ tiền nhiều hơn nhất là khi họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries” của tác giả Ferreira (2004) đã đưa ra đánh giá về những nhân tố gây ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền liên quan đến lý thuyết trật tự phân hạng như sau: Cơ hội đầu tư. Cơ hội tốt trong đầu tư sẽ khiến cho nhu cầu về tiền mặt của doanh nghiệp gia tăng nhiều hơn, bởi vì tiền mặt thiếu hụt đồng nghĩa rằng họ phải từ bỏ các cơ hội đầu tư sinh lời trừ khi họ tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài tốn kém hơn. Do đó, tác giả dự đoán sẽ có mối quan hệ cùng chiều giữa cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt. Đòn bẩy. Theo nội dung lý thuyết trật tự phân hạng, vay nợ thường sẽ tăng lên khi nhu cầu đầu tư cao hơn thu nhập giữ lại của doanh nghiệp và ngược lại. Nắm giữ tiền mặt ngược lại sẽ giảm đi khi nhu cầu đầu tư cao hơn thu nhập giữ lại và sẽ
  • 20. 9 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gia tăng khi nhu cầu đầu tư thấp hơn thu nhập giữ lại. Mối quan hệ này giữa đầu tư, nợ và nắm giữ tiền mặt cho thấy rằng đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt có tương quan ngược chiều. Quy mô. Theo nghiên cứu Opler và cộng sự (1999), khi đã kiểm soát yếu tố đầu tư thì các công ty có quy mô lớn hơn sẽ có lợi thế hơn trong kinh doanh từ đó sẽ gia tăng tích trữ nhiều tiền hơn. Dòng tiền. Trong trường hợp các biến số khác không thay đổi, các doanh nghiệp có dòng tiền càng lớn được cho là sẽ có nhiều tiền mặt hơn. 2.1.3. Lý thuyết dòng tiền tự do Vào năm 1986, Jensen đã chỉ ra dưới sự điều hành của mình các nhà quản trị doanh nghiệp thường có động cơ trong tích trữ tiền để gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp để có được quyền lực nhất định đối với quyết định đầu tư của công ty. Khi lượng tiền mặt hiện có tại doanh nghiệp cao thì các nhà quản lý sẽ trở nên tùy ý hơn trong quyết định đầu tư vào những dự án có lợi cho họ nhưng có thể đem đến thiệt hại cho cổ đông. Đánh giá của tác giả Ferreira thông qua bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries” (2004) về những nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền có liên quan đến lý thuyết dòng tiền tự do: Cơ hội đầu tư. Khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kém thì các nhà quản lý sẽ có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn để đảm bảo luôn có sẵn tiền để đầu tư vào các dự án, kể cả khi NPV của các dự án này không khả quan (NPV nhỏ hơn 0). Điều này sẽ dẫn đến việc làm suy giảm giá trị cổ đông ngay cả khi công ty có chương trình đầu tư lớn, với tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách thấp. Do vậy, cơ hội đầu tư có thể sẽ tác động ngược chiều đến mức độ tiền mặt nắm giữ.
  • 21. 10 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đòn bẩy. Các công ty khi có hệ số đòn bẩy thấp sẽ ít chịu sự giám sát hơn đối với những quyết định tử nhà quản lý cấp cao. Từ đó tác giả kỳ vọng rằng với hệ số đòn bẩy thấp sẽ khiến công ty nắm giữ nhiều tiền hơn. Quy mô. Các tổ chức kinh doanh có quy mô lớn hơn thường có xu hướng phân tán sở hữu cổ đông cao hơn, điều này gây ảnh hưởng đến những quyết định của nhà quản lý cấp cao. Ngoài ra, khi quy mô càng phát triển doanh nghiệp dường như khó trở thành công ty mục tiêu do sự tốn kém chi phí để có thể thâu tóm thành công. Do đó, tác giả cho rằng các nhà quản trị của các công ty lớn sẽ có quyền hơn trong việc tùy ý quyết định các chính sách tài chính và đầu tư của công ty, từ đó khiến cho lượng tiền nắm giữ sẽ tăng lên hơn để phục vụ cho mục đích này. Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kỳ vọng ở các yếu tố của ba lý thuyết Các yếu tố Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết dòng tiền tự do Chi cổ tức - Cơ hội đầu tư + + - Tài sản thanh khoản thay thế - Đòn bẩy +/- - - Quy mô thực - + + Sự không chắc chắn của dòng tiền - Dòng tiền - + Kỳ hạn nợ +/-
  • 22. 11 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Các bài nghiên cứu liên quan 2.2.1. Các bài nghiên cứu quốc tế  Tim Opler (1999). Những nhân tố và yếu tố liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đã tìm kiếm dữ liệu từ những công ty trên sàn chứng khoán tại Mỹ từ năm 1971 đến năm 1994 để xác định những yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian và dữ liệu chéo, tác giả đã phát hiện ra khi những doanh nghiệp có dòng tiền rủi ro hơn và có cơ hội phát triển hơn sẽ có tỷ lệ tiền trên tổng tài sản không bao gồm tiền khá cao. Đồng thời, những doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với thị trường vốn lớn hơn như doanh nghiệp lớn với xếp hạng tín dụng cao thì tỷ lệ tiền trên tổng tài sản không bao gồm tiền sẽ trở nên thấp hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt cũng có xu hướng giữ lại lượng tiền lớn hơn với mục đích tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Kết quả từ số liệu thực tế đã giúp tác giả kết luận các công ty với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hoặc kinh doanh có nhiều rủi ro hơn và các công ty nhỏ tích trữ nhiều tiền mặt hơn các công ty khác. Các công ty có quyền tiếp cận nhiều hơn vào thị trường vốn, chẳng hạn như các công ty lớn hoặc có xếp hạng tín dụng cao, có xu hướng giữ lại ít tiền hơn. Các kết quả trên phù hợp với quan điểm rằng các công ty nắm giữ tài sản lưu động để đảm bảo rằng họ sẽ có thể tiếp tục đầu tư khi dòng tiền quá thấp, liên quan đến đầu tư và khi các quỹ bên ngoài trở nên khó tiếp cận. Phân tích của tác giả đã hỗ trợ một phần cho quan điểm rằng tiền mặt dư thừa tích cực khiến các công ty chi tiêu đáng kể hơn cho đầu tư hoặc hoạt động thâu tóm, trong khi đó, các khoản chi trả cho các cổ đông cũng tăng với tiền mặt dư thừa.
  • 23. 12 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Miguel A. Ferreira (2004). Vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các nước châu Âu. Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mặt nắm giữ tiền mặt ở các quốc gia thuộc EMU - Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Luxemburg từ năm 1987 đến năm 2000. Kết quả của nghiên cứu cũng tương tự như những nghiên cứu trước đây của Opler và cộng sự (1999) và Ozkan (2002), kết luận rằng có sự liên hệ cùng chiều giữa dòng tiền, cơ hội đầu tư và liên hệ ngược chiều giữa đòn bẩy, tài sản thanh khoản thay thế, nợ ngân hàng, quy mô với số dư tiền mặt. Kết quả thu được phù hợp với quan điểm của lý thuyết đánh đổi khi cho rằng các công ty cần xác định mức độ nắm giữ tiền mặt tối ưu, tuy nhiên điều này lại không phù hợp với lý thuyết dòng tiền tự do khi dự đoán cơ hội đầu tư tác động trái chiều tới tiền mặt. Mối liên hệ trái chiều giữa quy mô và tiền mặt được tìm thấy đã ủng hộ cho lập luận của lý thuyết đánh đổi nhưng lại có sự mâu thuẫn với lý thuyết trật tự phân hạng. Tác giả cũng chứng minh mối quan hệ trái chiều đáng kể giữa nợ vay ngân hàng và lượng tiền nắm giữ. Kết quả trên phù hợp quan điểm rằng các ngân hàng tốt sẽ xác định chất lượng tín dụng của công ty và giám sát và kiểm soát các chính sách tài chính của công ty, cắt giảm các vấn đề bất cân xứng và đại lý thường liên quan đến các loại nợ khác, dẫn đến tài trợ gián tiếp cao hơn chi phí và hạn chế tài chính bên ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng những công ty ở các nước có sự bảo vệ tốt cho nhà đầu tư cùng với quyền sở hữu tập trung sẽ lưu trữ tiền mặt ít hơn. Tác giả cũng tìm thấy quan điểm khác với động cơ đại diện khi sự phát triển của thị trường vốn lại ảnh hưởng ngược chiều đến số dư tiền mặt của các doanh nghiệp.
  • 24. 13 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Thomas W. Bates (2009). Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại nắm giữ tiền nhiều hơn trước đây? Tác giả tiến hành nghiên cứu nguyên nhân các doanh nghiệp công nghiệp ở Mỹ giữ lại nhiều tiền hơn nhu cầu của họ từ năm 1980 đến năm 2006. Trong nghiên cứu này, tác giả đã bổ sung xem xét tác động của hai yếu tố hàng tồn kho và khoản phải thu đến lượng tiền mặt. Sau đó tác giả sử dụng các biến của doanh nghiệp để giải thích vì sao lượng tiền mặt nắm giữ lại bị biến đổi như tỷ lệ giá thị trường/giá sổ sách, quy mô doanh nghiệp, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chi tiêu vốn/tài sản, đòn bẩy, rủi ro dòng tiền theo ngành, biến giả chia cổ tức, chi phí R&D/doanh thu và chi phí mua lại/tổng tài sản... Kết quả cho thấy việc nắm giữ tiền mặt trong mẫu bị ảnh hưởng cùng chiều bởi yếu tố mức độ rủi ro dòng tiền, chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) và ảnh hưởng ngược chiều bởi hàng tồn kho, nợ phải thu và chi tiêu vốn. Tác giả cũng tìm thấy số liệu chứng minh tỷ lệ tiền mặt tăng lên có liên quan đến đặc điểm công ty. Động cơ phòng ngừa của các công ty được lý giải như một yếu tố quyết định đối với nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp. Tuy thị trường đã các công cụ phái sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác. Do vậy kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng các công ty sẽ nắm giữ nhiều tiền cho các vấn đề đại diện. Bài nghiên cứu còn kết luận về xu hướng trong nắm giữ tiền mặt và nợ ròng trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả xây dựng mẫu bao gồm 13.599 công ty ở Mỹ có tổng tài sản và doanh thu dương từ năm 1980 đến năm 2006, và các công ty tài chính và công ty dịch vụ công cộng được loại trừ khỏi mẫu. Kết quả từ số liệu cho thấy sự sụt giảm đáng kể của nợ ròng đối với các công ty Mỹ trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ ròng trung bình là 16,4% vào năm 1980 và tỷ lệ này bị sụt giảm trong mười
  • 25. 14 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lăm năm và có giá trị âm vào ba năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Việc giảm nợ ròng xảy ra là do các công ty sẽ giữ lại nhiều tiền mặt hơn khi ít vay nợ hơn.  Basil Al-Najjar (2013). Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi. Bài nghiên cứu tìm hiểu về mức độ nắm giữ tiền của các công ty ở các nước đang phát triển, cụ thể xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn cũng như chính sách cổ tức đối với việc nắm giữ tiền ở các doanh nghiệp thuộc các quốc gia Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga và so sánh kết quả với các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. Nguyên nhân tác giả lựa chọn các doanh nghiệp thuộc những quốc gia kể trên là vì đây là các nước có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những thập kỉ gần đây và vai trò này được thể hiện thông qua ba khía cạnh dân số, sự tăng trưởng và thương mại. Dân số của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm gần một nửa dân số thế giới, đây là một nguồn nhân lực dồi dào đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Các quốc gia trên cũng góp phần quan trọng trong phát triển nền kinh tế toàn cầu khi GDP của những nước này chỉ đứng thứ ba sau Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu của các nước này đã tăng gần gấp ba lần trong hai thập kỉ qua và tỷ trọng nhập khẩu cũng đã tăng gấp hai lần. Điều này cho thấy các quốc gia này đã và đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới và đang đóng vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Tác giả đã phân tích các biến để kiểm soát tính đồng nhất của các chính sách tài chính của công ty bao gồm cấu trúc vốn, chính sách cổ tức và nắm giữ tiền. Kết quả cho thấy rằng chia cổ tức và cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến việc tích lũy tiền mặt. Tác giả cũng tìm thấy sự tương đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển về các yếu tố quyết định nắm giữ tiền của công ty. Kết quả của mô hình xuyên quốc gia cũng chứng minh rằng cấu trúc vốn, quy mô và chính sách cổ tức là những nhân
  • 26. 15 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tố quan trọng trong việc xác định mức tiền mặt cần nắm giữ. Đồng thời nghiên cứu cũng chứng minh các công ty hoạt động ở những quốc gia có sự bảo vệ cổ đông thấp sẽ giữ nhiều tiền mặt hơn.  Ali Uyar (2014). Những nhân tố quyết định đến tiền mặt nắm giữ của công ty: bằng chứng từ Thỗ Nhĩ Kỳ - thị trường mới nổi. Nghiên cứu này kiểm nghiệm các nhân tố giải thích mức độ nắm giữ tiền của các doanh nghiệp trong một mẫu các công ty phi tài chính được giao dịch ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Kết quả thực nghiệm cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ bình quân sẽ chiếm 9,1% trên tổng tài sản. Kết quả từ mô hình GMM đều thống nhất, hầu như chính xác các biến giống nhau đều có ý nghĩa và đi theo cùng một hướng. Các kết quả thu được giúp tác giả kết luận rằng việc nắm giữ tiền mặt của năm trước tác động cùng chiều và có ý nghĩa quyết định ở mức tiền mặt của năm hiện tại. Ngoài ra, tác giả cũng kết luận cơ hội tăng trưởng và dòng tiền có tác động cùng chiều với mức độ đáng kể đến tiền mặt. Tuy nhiên, chi tiêu vốn, đòn bẩy, tài sản ngắn hạn thay thế tiền, tính hữu hình của tài sản và tỷ lệ nợ tài chính ảnh hưởng trái chiều với mức độ đáng kể đến lượng tiền mặt lưu giữ, điều này đều phù hợp với nền tảng lý thuyết và với các nghiên cứu trước đó. 2.2.2. Các bài nghiên cứu của Việt Nam  Kim Hoang CAP (2014). Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp: Nhân tố và hiện trạng của thị trường Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả dựa trên dữ liệu của các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2013 nhằm xem xét các nguyên nhân vì sao doanh nghiệp Việt Nam lại nắm giữ tiền mặt và kiểm định sự phù hợp với các lý thuyết có liên quan. Kết quả từ số liệu thực tiễn
  • 27. 16 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho thấy tác động đáng kể của đòn bẩy, chia cổ tức, quy mô và lợi nhuận đến tỷ lệ tiền mặt công ty nắm giữ. Đòn bẩy và chia cổ tức được phát hiện có liên quan trái chiều đến số dư tiền mặt, phần lớn được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm cho các thị trường khác nhau. Các công ty tạo ra lợi nhuận hoạt động cao hơn có xu hướng giữ lại tiền mặt cho các hoạt động tái cấp vốn và tái đầu tư của họ, trong khi các công ty có quy mô lớn hơn có khả năng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các công ty khác. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong bằng chứng thực nghiệm cho các thị trường phát triển bao gồm mối quan hệ giữa tỷ lệ thị trường trên sổ sách được sử dụng làm đại diện cho các cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt giữa các công ty Việt Nam. Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cơ hội tăng trưởng và nắm giữ tiền mặt đối với mẫu doanh nghiệp Việt Nam mặc dù mối tương quan cùng chiều này được tìm thấy rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây ở các thị trường khác. Ngoài ra, kỳ vọng ngược chiều giữa tài sản thanh khoản thay thế tiền đến việc nắm giữ tiền cũng không được chứng minh nhưng số liệu nghiên cứu lại ủng hộ mối quan hệ trái chiều giữa tính hữu hình của tài sản đến tỷ lệ tiền mặt. Khi xem xét thêm yếu tố ngành nghề, các doanh nghiệp thuộc các ngành đòi hỏi mức chi cho tài sản hữu hình và chi tiêu vốn (CAPEX) cao hơn có thể giữ lại tiền mặt ít hơn. Kết quả thực tế cũng cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Dầu khí do tác động của quy chế sẽ nắm giữ lượng tiền khá lớn (91%) và ngược lại các công ty thuộc ngành Chăm sóc sức khỏe lại nắm giữ tiền thấp (9%).  Mai Thanh Giang (2017). Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ ti n mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng (VLXD) niêm yết tại Việt Nam. Mẫu gồm 210 quan sát nghiên cứu dữ liệu từ 42 công ty trong giai đoạn năm 2010 -
  • 28. 17 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2014. Bài nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt bình quân của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng được niêm yết tại Việt Nam là 12%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như nhận tín dụng thương mại, quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan dương với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Kết quả từ số liệu thực tiễn cho thấy biến nhận tín dụng thương mại có hệ số hồi quy dương, tức là có tác động cùng chiều đến tỷ lệ tiền mặt, điều này cho thấy việc gia tăng nguồn tài trợ từ chiếm dụng vốn đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành này phải tăng cường dự trữ tiền mặt cao hơn. Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, kết quả này trái ngược với nhận định của lý thuyết đánh đổi. Tuy nhiên giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn tăng trưởng kinh tế sau suy thoái, thị trường bất động sản “đóng băng”, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng, vì vậy các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn ngân hàng và phải tận dụng nguồn vốn nội sinh và gia tăng tiền mặt nắm giữ. Đòn bẩy tài chính sẽ có mối quan hệ tương quan âm với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Kết quả này phù hợp với nhận định của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trận tự phân hạng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay như một sự thay thế cho việc nắm giữ tiền mặt. Lợi nhuận có mối quan hệ tương quan dương với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Khi hiệu quả sử dụng vốn và tài sản tăng, lợi nhuận tăng lên, doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng có xu hướng tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại cho kỳ sau nhiều hơn, tỷ lệ tiền mặt nắm giữ cũng sẽ tăng lên.  Phung Anh Thu (2018). Những nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng các nhân tố tác động như thế nào đến lượng tiền mặt các doanh nghiệp năng lượng Việt Nam nắm gữ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 với số lượng 196 mẫu nghiên cứu được thu thập từ 28 doanh nghiệp. Kết luận nghiên cứu đã xác nhận rằng tài sản hữu hình tác
  • 29. 18 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 động tích cực, trong khi đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và dòng tiền hoạt động sẽ tác động tiêu cực đến việc nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng được xác định là không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty năng lượng. Mức độ nắm giữ tiền lớn cũng có tương quan với những tranh chấp liên quan đến vấn đề đại diện, lý thuyết dòng tiền tự do cũng đã đưa ra quan điểm khi các nhà quản lý nắm giữ nhiều tiền hơn sẽ có thể lạm dụng cho lợi ích cá nhân. Đồng thời các nhà quản lý của các công ty năng lượng cũng không nên giữ quá nhiều tiền mặt vì điều này sẽ dẫn đến sự suy thoái trong thị trường vốn. Nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty năng lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì vậy kết luận của nghiên cứu chưa thể khái quát được cho toàn bộ thị trường. 2.3. Bảng tổng hợp kết quả từ các bằng chứng thực nghiệm Bảng 2.2. Tổng hợp từ các bằng chứng thực nghiệm Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Những nhân tố và yếu tố liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp - Tim Opler (1999) Dữ liệu công ty trên sàn chứng khoán Mỹ từ năm 1971 – 1994 Tác động cùng chiều của cơ hội đầu tư, dòng tiền và tác động ngược chiều của quy mô, khả năng tiếp cận thị trường vốn đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các nước châu Âu Dữ liệu các công ty thuộc EMU từ năm 1987 – 2000 Tác động cùng chiều của cơ hội đầu tư, dòng tiền tác động ngược chiều của đòn
  • 30. 19 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu - Miguel A. Ferreira (2004) bẩy, tỷ lệ nợ ngân hàng, tài sản thanh khoản thay thế tiền, quy mô đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại nắm giữ tiền nhiều hơn trước đây? - Thomas W. Bates (2009) Dữ liệu các công ty công nghiệp Mỹ từ năm 1980 – 2006 Tác động cùng chiều của dòng tiền, chi phí R&D và tác động ngược chiều của tài sản thanh khoản thay thế tiền, tỷ lệ nợ vay đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi - Basil Al-Najjar (2013) Dữ liệu các công ty thuộc các quốc gia đang phát triển (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga) với Mỹ, Anh từ năm 2002 – 2008 Tác động cùng chiều của khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tác động ngược chiều của đòn bẩy, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Những nhân tố quyết định đến tiền mặt nắm giữ của công ty: bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ - Thị trường mới nổi - Ali Uyar (2014) Dữ liệu các công ty phi tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1997 – 2001 Tác động cùng chiều của cơ hội tăng trưởng, dòng tiền và tác động ngược chiều của chi tiêu vốn, đòn bẩy, tài sản thanh khoản
  • 31. 20 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thay thế tiền, nợ tài chính đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp: Nhân tố và hiện trạng của thị trường Việt Nam - Kim Hoang CAP (2014) Dữ liệu các công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2013 Tác động cùng chiều của lợi nhuận, quy mô, cơ hội đầu tư, cơ hội tăng trưởng và tác động ngược chiều của chia cổ tức, đòn bẩy đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam - Mai Thanh Giang (2017) Dữ liệu các công ty trong ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014 Tác động cùng chiều của nhận tín dụng thương mại, quy mô, lợi nhuận kinh doanh và tác động ngược chiều của đòn bẩy tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt Những nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam – Phung Anh Thu (2018) Dữ liệu các công ty năng lượng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016 Tác động cùng chiều của tài sản hữu hình và tác động ngược chiều của đòn bẩy, lợi nhuận, dòng tiền hoạt động đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
  • 32. 21 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền 2.4.1. Quy mô doanh nghiệp Ozkan (2004) đã kết luận nếu quy mô phản ánh sự bất cân xứng thông tin và chi phí tài trợ từ bên ngoài thì quy mô sẽ được dự đoán có tương quan ngược lại với lượng tiền mặt. Tuy nhiên, trường hợp quy mô phản ánh suy thoái tài chính thì các doanh nghiệp nhỏ có khả năng phá sản cao hơn khi gặp khó khăn, từ đó họ sẽ gia tăng giữ lại tiền để phòng tránh tình trạng này. Bên cạnh đó, tác giả Al-Najjar (2011) cũng kết luận các công ty lớn đa dạng hơn trong kinh doanh so với các công ty nhỏ do đó khả năng dự trữ tiền sẽ giảm đi. Những yếu tố trên cho thấy một mối liên hệ trái chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tiền mặt nắm giữ. 2.4.2. Khả năng sinh lời Năm 2003, Dittmar và các cộng sự căn cứ vào mô hình phân cấp tài chính cho rằng tiền mặt chính là kết quả của hoạt động tài chính và đầu tư, vì vậy khi lợi nhuận càng tăng lên công ty sẽ có thể trả nợ vay, chia cổ tức và dự trữ tiền. Ngược lại các công ty đạt lợi nhuận thấp sẽ ít nắm giữ tiền hơn và lựa chọn vay thêm nợ hơn là phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ cho các dự án. Các công ty có dòng tiền thấp sẽ l
  • 33. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 34. 23 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quan trái chiều đến tiền mặt nắm giữ bởi vì chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và khiến cho số dư tiền doanh nghiệp hiện có giảm xuống. Nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Bates và cộng sự (2009) đều nhận thấy có liên hệ trái chiều giữa các tài sản thanh khoản thay thế và tiền mặt nắm giữ. 2.4.5. Chi trả cổ tức Theo nghiên cứu của tác giả Dittmar (2003), khoản mục tiền là kết quả của hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư. Các công ty có mức lợi nhuận lớn sẽ có khả năng thanh toán nợ vay, chi cổ tức và gia tăng dự trữ tiền mặt nhiều hơn. Các công ty ít lợi nhuận hơn sẽ giữ lại ít tiền hơn và phát hành thêm nợ để đầu tư cho các dự án của họ. Các doanh nghiệp thường không lựa chọn phát hành cổ phiếu do chi phí phát hành cao hơn. Tác giả cũng lập luận rằng các công ty có dòng tiền thấp cũng sẽ lựa chọn phương án như trên để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, tác giả lập luận giữa lợi nhuận của công ty và mức độ nắm giữ tiền có tương quan cùng chiều. Theo quan điểm của Fazzari và cộng sự (1988), khi các doanh nghiệp có nhu cầu tiền mặt nhưng gặp phải khó khăn trong việc vay thêm nợ do đòn bẩy nợ đã tăng quá lớn, doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm việc trả cổ tức để gia tăng thêm lợi nhuận giữ lại. Vì vậy, các công ty đang bị hạn chế tài chính chỉ có thể giảm khoản chia cổ tức mới có thể đạt được lượng tiền mặt mục tiêu. Nghiên cứu năm 1999 của Opler và cộng sự nhận định rằng khi lượng tài sản lưu động của doanh nghiệp thiếu hụt, công ty sẽ chọn giảm việc chia cổ tức, giảm thiểu những dự án đầu tư hoặc huy động thêm vốn từ bên ngoài thông qua việc bán đi tài sản hiện có của công ty hay phát hành chứng khoán.
  • 35. 24 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả sử dụng mẫu dữ liệu từ các công ty Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 cùng với những tiêu chí như sau: - Những công ty hoạt động kinh doanh liên tục, không có gián đoạn trong thời gian nghiên cứu. - Những công ty được lựa chọn không thuộc các lĩnh vực đầu tư, tài chính và ngân hàng. Những thông tin tài chính của các công ty niêm yết được thu thập từ các website chuyên ngành như www.vietstock.vn, www.stockbiz.vn, www.cafef.vn,… và website của chính những doanh nghiệp được lựa chọn. 3.2. Mô hình nghiên cứu Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp và tham khảo mô hình nghiên cứu năm 2013 của Basil Al-Najjar, tác giả sẽ sử dụng mô hình ước lượng như sau: 𝐶𝐴𝑆𝐻 = 𝛽0 + 𝛽1𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽2𝐷𝑃𝑂𝑖𝑡 + 𝛽3𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4𝐿𝐼𝑄𝑖𝑡 + 𝛽5𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 3.3. Mô tả các biến đo lường 3.3.1. Biến phụ thuộc Biến CASH thể hiện lượng tiền và tương đương tiền các doanh nghiệp đang nắm giữ trong năm. Căn cứ các bài nghiên cứu trước, cách tính CASH phổ biến sẽ bằng số dư tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm chia cho tổng tài sản.
  • 36. 25 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 𝐶𝐴𝑆𝐻 = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 3.3.2. Các biến độc lập  Biến đòn bẩy (LEV) Hệ số nợ LEV sẽ thể hiện mức độ nợ tính trên tổng tài sản và độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. LEV được tính bằng công thức: 𝐿𝐸𝑉 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Kỳ vọng 1: Hệ số nợ (LEV) làm giảm tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh nghiệp.  Biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DPO) Biến DPO đại diện cho tỷ lệ chi trả cổ tức trong năm của doanh nghiệp và được tính bằng cổ tức chi bằng tiền trên mỗi cổ phiếu (DPS) chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). 𝐷𝑃𝑂 = 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 Kỳ vọng 2: Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPO) làm giảm tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh nghiệp.  Biến khả năng sinh lợi (ROE) Biến ROE sẽ thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, được sử dụng để đo lường thu nhập của các cổ đông, ROE cho thấy 1 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính ROE là 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
  • 37. 26 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kỳ vọng 3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm tăng tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh nghiệp.  Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ) LIQ là tỷ lệ thanh khoản, được tính toán bằng giá trị tài sản ngắn hạn chia cho các khoản nợ ngắn hạn. 𝐿𝐼𝑄 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Kỳ vọng 4: Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) làm giảm tỷ lệ nắm giữ tiền CASH của doanh nghiệp.  Biến quy mô (SIZE) SIZE là biến đại diện cho quy mô của doanh nghiệp và được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. 𝑆𝐼𝑍𝐸 = ln(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) Kỳ vọng 5: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH của doanh nghiệp. 3.3.3. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Tác giả tổng hợp các kỳ vọng đã đề ra đối với các biến độc lập nêu trên theo nghiên cứu của tác giả Basil Al-Najjar (2013) như bảng sau: Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng tác động của các biến nghiên cứu Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm LEV - Lý thuyết trật tự phân hạng  Vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các nước châu Âu - Miguel A. Ferreira
  • 38. 27 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm Lý thuyết dòng tiền tự do (2004)  Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi – Basil Al Najjar (2013)  Những nhân tố quyết định đến tiền mặt nắm giữ của công ty: bằng chứng từ Thỗ Nhĩ Kỳ - thị trường mới nổi – Ali Uyar (2014)  Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp: Nhân tố và hiện trạng của thị trường Việt Nam - Kim Hoang CAP (2014)  Những nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam - Phung Anh Thu (2018) DPO - Lý thuyết đánh đổi  Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi – Basil Al Najjar (2013) ROE + Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết trật tự phân hạng  Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi – Basil Al Najjar (2013)
  • 39. 28 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Biến độc lập Kỳ vọng Lý thuyết hỗ trợ Nghiên cứu thực nghiệm LIQ - Lý thuyết đánh đổi  Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi – Basil Al Najjar (2013) SIZE +/- Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết dòng tiền tự do  Những nhân tố và yếu tố liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp - Tim Opler (1999)  Vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các nước châu Âu - Miguel A. Ferreira (2004)  Các yếu tố tài chính quyết định của nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ một số thị trường mới nổi – Basil Al Najjar (2013)  Nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp: Nhân tố và hiện trạng của thị trường Việt Nam - Kim Hoang CAP (2014) 3.4. Phương pháp kiểm định mô hình Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích dữ liệu bảng và kiểm định các giả thuyết trên bằng việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (random-effects) để hồi quy với dữ liệu đã được thu thập như mô tả.
  • 40. 29 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 𝑖 Mô hình hồi quy gộp Pooled OLS là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các cá nhân. Mô hình hồi quy gộp Pooled OLS có dạng 𝑌𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2𝑋𝑡 + 𝑢𝑡 Mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) là mô hình xem xét đặc điểm riêng biệt của từng cá nhân là để cho tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân hoặc mỗi đơn vị có thể có những đặc điểm riêng nhất định. Mô hình hồi quy các ảnh hưởng ngẫu nhiên (random-effects) giả định rằng tung độ gốc của một đơn vị riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một nhóm lớn hơn nhiều với một trị trung bình không đổi. Tung độ gốc cá nhân khi đó được biểu thị như sự sai lệch so với trị trung bình không đổi này Bên cạnh đó, tác giả thực hiện thêm những kiểm định khác trong bài nghiên cứu này gồm kiểm định tự tương quan và kiểm định đa cộng tuyến.  Kiểm định tương quan Kiểm định tương quan nhằm mục đích xem xét sự tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình bằng việc phân tích hệ số tương quan giữa các biến.  Kiểm định đa cộng tuyến Kiểm định đa cộng tuyến nhằm mục tiêu xem xét các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính với nhau hay không. Ngoài việc xem xét ma trận tương quan giữa các biến tác giả tính toán thêm nhân tử phóng đại phương sai VIF và mô hình được kết luận là không có đa cộng tuyến khi hệ số VIF nhỏ hơn 10. 1 𝑉𝐼𝐹 = 1 − 𝑅2
  • 41. 30 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Kiểm định Hausman test Kiểm định Hausman test là phương pháp lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng tốt nhất giữa mô hình các ảnh hưởng cố định (fixed-effects) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (random-effects). Nếu kiểm định Hausman test cho ra giá trị Chi-bình phương với p-value thấp hơn 0,05 thì bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình tác động cố định (fixed-effects) và ngược lại sẽ lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên (random- effects). Các giả thuyết H0 và H1 của kiểm định Hausman test có thể được xác định như sau: H0: Các ảnh hưởng ngẫu nhiên là phù hợp và hiệu quả H1: Các ảnh hưởng ngẫu nhiên là không phù hợp. Giả thuyết H0 ở đây có nghĩa là không có sự khác biệt giữa hai mô hình fixed-effects và random-effects. Việc tiến hành kiểm định Hausman test sẽ giúp bài nghiên cứu lựa chọn chính xác hơn kết quả mô hình hồi quy. 3.5. Thống kê mô tả Kết quả thống kê mô tả và kết quả tương quan giữa các biến nghiên cứu cho tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và các yếu tố tài chính ảnh hưởng của các công ty Việt Nam trong sáu năm từ năm 2013 đến năm 2018 như sau: Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả của các biến (Số liệu DPO và ROE được tính theo tỷ lệ %) CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE Trung bình (Mean) 0,135416 0,454623 21,65437 16,92111 2,715337 27,02040 Trung vị (Median) 0,101595 0,462590 20,47500 15,26627 2,505000 26,99405 Tối đa (Maximum) 0,864968 0,970612 79,58000 92,030601 8,790000 31,76802
  • 42. 31 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE Tối thiểu (Minimum) 0,000206 0,024400 0,060000 -5,525327 0,310000 23,44062 Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) 0,124231 0,219105 13,96968 10,61690 1,692968 1,516177 Hệ số bất đối xứng (Skewness) 1,671745 0,065458 0,587349 1,603046 0,642182 0,198065 Hệ số nhọn (Kurtosis) 6,553377 2,197488 2,981419 8,262100 2,948992 3,139102 Thống kê JB (Jarque-Bera) 1178,368 32,72762 68,32289 1879,452 81,78355 8,725275 Mức xác suất (Probability) 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 0,012745 Tổng (Sum) 160,8736 540,0917 25725,39 20102,28 3225,820 32100,23 Tổng bình phương độ lệch chuẩn (Sum sq. Dev) 18,31941 56,98415 231645,2 133796,9 3402,108 2728,667 Số quan sát (Observations) 1188 1188 1188 1188 1188 1188 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu được tính bởi phần mềm Eviews 8.0
  • 43. 32 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Căn cứ vào mô hình nghiên cứu ở chương trước cùng với dữ liệu tập hợp từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, tác giả thu thập được 1188 quan sát thuộc 198 doanh nghiệp trong thời gian 6 năm. 4.1. Tổng hợp kết quả từ dữ liệu của bài nghiên cứu với các công ty Việt Nam Từ số liệu các công ty Việt Nam thu thập được so sánh với các công ty mẫu từ các nước trong nghiên cứu của Al-Najjar (2013) về xu hướng mà các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ được tổng hợp như bảng sau: Bảng 4.1. So sánh kết quả giữa dữ liệu thu thập và dữ liệu nghiên cứu của Al- Najjar (2013) Quốc gia CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE Brazil 0,022 0,312 22,571 0,819 1,028 14,496 Nga 0,048 0,218 15,730 0,857 1,020 17,345 Ấn Độ 0,033 0,308 17,785 0,831 1,035 15,155 Trung Quốc 0,034 0,273 25,532 0,787 1,031 14,045 Mỹ 0,101 0,231 31,386 0,810 1,026 13,151 Anh 0,078 0,176 12,486 0,818 1,075 13,494 Việt Nam 0,135 0,455 21,654 0,169 2,715 27,020 Đồ thị 4.1. Tổng hợp tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình và các yếu tố tài chính liên quan giữa Việt Nam và các quốc gia khác
  • 44. 33 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ nghiên cứu của Al-Najjar (2013) và dữ liệu các công ty niêm yết Việt Nam Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ tiền trên tổng tài sản bình quân của các công ty niêm yết của Việt Nam là 0,135 cao hơn so với các quốc gia đang tăng trưởng thuộc dữ liệu của tác giả. Sự khác biệt trên nguyên nhân là do giai đoạn nghiên cứu khác nhau, dữ liệu tác giả thu thập là từ năm 2013 đến năm 2018. Thời gian nghiên cứu của tác giả Al- Najjar là từ năm 2002 đến năm 2008, đây là giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính, vì vậy các doanh nghiệp đã không quá chú ý đến việc nắm giữ tiền. Ngoài ra, sự khác biệt này còn có thể là do những khác biệt trong đặc điểm kinh doanh và chiến lược tài chính riêng của từng doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. Đặc điểm của từng nền kinh tế vĩ mô của mỗi nước cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy bình quân của Việt Nam là 0,455 cao hơn so với các quốc gia trong dữ liệu nghiên cứu của Al-Najjar (2013), cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng 35,00 30,00 25,00 20,00 15,00 10,00 5,00 0,00 Brazil Nga Ấn Độ Trung Quốc Mỹ Anh Việt Nam CASH LEV DPO ROE LIQ SIZE
  • 45. 34 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nợ vay cao hơn trong cấu trúc vốn của mình so với các quốc gia khác. Điều này cũng phù hợp với tình hình huy động vốn thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam khi họ chủ yếu tiếp cận với nguồn vốn đầu tư bên ngoài là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của Việt Nam là 21,654 thấp hơn so với tỷ lệ chi trả cổ tức của một số nước khác như Brazil, Trung Quốc và Mỹ. Sự khác nhau trong chính sách cổ tức cũng như chiến lược đầu tư trong tương lai của mỗi doanh nghiệp có thể là nguyên nhân của sự khác biệt trên. Đồng thời do tỷ lệ vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam khá lớn nên đa phần các doanh nghiệp sẽ chia cổ tức thấp hơn để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như dự phòng. Ngoài ra, tỷ lệ DPO tác giả thu thập trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm nên các công ty có thể đã gia tăng phòng ngừa hơn để có thể đối phó với khó khăn tài chính. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE bình quân giữa các công ty Việt Nam ở mức 0,169 so với các nước trong nghiên cứu của tác giả Al-Najjar (2013) thì thấp hơn nhiều. Tỷ suất này cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty Việt Nam chưa cao. Tỷ lệ thanh khoản LIQ bình quân của Việt Nam bằng 2,715 cao hơn hẳn các quốc gia khác theo mẫu dữ liệu của Al-Najjar vào năm 2013. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của các công ty niêm yết Việt Nam là khá tốt, với mức tỷ lệ thanh khoản lớn hơn 2,0, các công ty Việt Nam có thể đáp ứng tốt việc thanh toán nợ ngắn hạn, không gặp phải vấn đề khó khăn tài chính do mất khả năng thanh toán. Tỷ số thanh khoản trên thể hiện sự phòng ngừa ngày càng tăng cao của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt sau những bài học từ sự phá sản của các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính. Quy mô bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam được đo lường ở mức 27,020, cao hơn các nước còn lại trong mẫu dữ liệu của Al-Najjar (2013). Biến quy mô được
  • 46. 35 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16,00% 15,11% 14,85% 14,91% 46,72% 47,00% 46,60% 14,00% 46,50% 12,60% 12,00% 46,00% 12,42% 11,36% 10,00% 45,32% 45,50% 45,33% 8,00% 44,59% 45,00% 44,50% 6,00% 44,22% 44,00% 4,00% 43,50% 2,00% 43,00% 0,00% 42,50% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CASH LEV ước tính bằng logarit của tổng tài sản, vì vậy điều này thể hiện tổng tài sản của các công ty Việt Nam là khá cao, tuy nhiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE thấp đồng thời tỷ lệ đòn bẩy lại khá cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được mức lợi nhuận tương ứng với quy mô tài sản của doanh nghiệp. 4.2. Tổng quan về tác động của các nhân tố đến tiền mặt nắm giữ của các công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ tính trên tổng tài sản (CASH) bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng biến động nhẹ trong 3 năm đầu và sau đó giảm xuống trong năm 2016 đến 2018, trong đó tỷ lệ CASH cao nhất vào năm 2013 ở mức 15,11% và thấp nhất vào năm 2018 là 11,36% trong giai đoạn nghiên cứu. Đồ thị 4.2. Số liệu về tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân Việt Nam năm 2013-2018
  • 47. 36 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16,00% 23,00% 14,91% 14,00% 15,11% 14,85% 22,42% 22,50% 12,42% 22,10% 12,00% 21,72% 12,60% 22,14% 22,00% 11,36% 10,00% 21,23% 21,50% 8,00% 21,00% 6,00% 20,50% 4,00% 20,32% 20,00% 2,00% 19,50% 0,00% 19,00% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CASH DPO Đồ thị 4.2 thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy LEV đến tỷ lệ tiền mặt CASH, xu hướng biến động của tỷ lệ đòn bẩy LEV trái chiều với biến động của tỷ lệ tiền mặt. Tỷ lệ đòn bẩy LEV trung bình giảm dần từ mức 45,32% (năm 2013) xuống mức 44,22% (năm 2014) sau đó tăng dần lên trong ba năm tiếp theo với mức cao nhất là 46,72% trong năm 2017. Tỷ lệ đòn bẩy thể hiện mức độ tài trợ bằng nợ trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Hệ số LEV được đo lường trong khoảng 44,22% - 46,72% cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã duy trì mức độ vay nợ của mình không biến động quá lớn. Tuy vậy, tỷ lệ nợ đã chiếm gần một nửa giá trị tổng tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam, điều này tuy gây ra sức ép nợ vay nhưng nếu doanh nghiệp có thể tận dụng tốt đòn bẩy sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Đồ thị 4.3. Số liệu về tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018
  • 48. 37 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16,00% 18,50% 14,91% 14,00% 15,11% 14,85% 18,00% 17,94% 17,59% 12,42% 17,50% 12,00% 12,60% 17,31% 17,24% 11,36% 17,00% 10,00% 16,41% 16,50% 8,00% 16,00% 6,00% 15,50% 15,04% 15,00% 4,00% 14,50% 2,00% 14,00% 0,00% 13,50% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CASH ROE Đồ thị 4.3 thể hiện sự tương quan giữa tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH bình quân với tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình DPO của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Biến động của tỷ lệ DPO các công ty niêm yết có sự giảm xuống vào năm 2015 còn 20,32% rồi tăng lên 22,42% (năm 2016), sau đó giảm dần ở mức 22,14% (năm 2017) và 22,10% (năm 2018). Đồ thị 4.4. Số liệu về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE bình quân có sự tương quan cùng chiều với tỷ lệ tiền mặt bình quân trong giai đoạn nghiên cứu. Đồ thị 4.4 cho thấy ROE trung bình của các công ty Việt Nam tăng lên tương ứng khi tỷ lệ tiền mặt CASH gia tăng, từ mức 17,24% (năm 2014) tăng lên mức 17,94% (năm 2015) và giảm dần trong ba năm còn lại, tương ứng còn 17,59% (năm 2016), 16,41% (năm 2017) và 15,04% (năm 2018).
  • 49. 38 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16,00% 3,00 14,91% 14,00% 15,11% 2,92 14,85% 12,42% 2,90 12,00% 2,81 12,60% 2,80 10,00% 11,36% 2,68 2,72 2,70 8,00% 2,60 6,00% 2,59 2,56 4,00% 2,50 2,00% 2,40 0,00% 2,30 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CASH LIQ Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam trong mức 15,04% – 17,94%, cho thấy khả năng sinh lợi khá ổn định, không có nhiều biến động bất thường xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên khi kết hợp xem xét cùng với tỷ lệ vay nợ trên tổng tài sản (hệ số đòn bẩy) LEV thì tác giả nhận thấy tỷ suất sinh lợi ROE của các công ty Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là chưa cao, doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng hết lợi thế của nợ vay để đạt được mức sinh lời cao hơn. Đồ thị 4.5. Số liệu về tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam Đồ thị 4.5 thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản LIQ trung bình với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Hệ số thanh khoản trung bình có xu hướng giảm dần từ 2,81 (năm 2013) xuống 2,59 (năm 2015) sau đó tăng lên 2,92 (năm 2016) rồi giảm xuống và đạt mức 2,72 (năm 2018). Tỷ lệ LIQ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tỷ lệ này nằm trong khoảng 2,56 đến 2,92 trong sáu năm nghiên cứu, điều này cho
  • 50. 39 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16,00% 27,30 14,91% 14,00% 27,19 15,11% 14,85% 12,60% 12,42% 27,20 12,00% 27,14 27,10 10,00% 27,06 11,36% 27,00 8,00% 26,97 26,90 6,00% 26,91 26,85 4,00% 26,80 2,00% 26,70 0,00% 26,60 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CASH SIZE thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã duy trì tốt khả năng thanh toán ngắn hạn của mình cũng như đáp ứng được các nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, sự biến động của tỷ lệ thanh khoản LIQ tương quan ngược chiều với sự biến động của tỷ lệ tiền mặt CASH, năm 2016 tỷ lệ tiền mặt ở mức thấp nhất 12,60% thì tỷ lệ thanh khoản LIQ lại ở mức 2,92 cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Đồ thị 4.6. Số liệu về quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ bình quân các công ty Việt Nam năm 2013-2018 Đồ thị 4.6 thể hiện mối tương quan giữa hệ số quy mô SIZE với tỷ lệ nắm giữ tiền bình quân CASH. Hệ số quy mô doanh nghiệp SIZE được tính dựa trên logarit của tổng tài sản, và hệ số này tăng dần trong sáu năm từ 26,85 (năm 2013) tăng đến 27,19 (năm 2018). Trái ngược với xu hướng tăng dần của quy mô doanh nghiệp trong 5 năm thì tỷ lệ tiền mặt lại có những biến động trái ngược. Tỷ lệ tiền mặt nhìn chung có xu hướng giảm đi trong giai đoạn nghiên cứu và đặc biệt giảm mạnh nhất vào năm 2016, giảm đi 2,31% so với năm 2015.
  • 51. 40 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20,00% 18,00% 16,00% 14,00% 12,00% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Z6 Z7 4.3. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt được xem xét theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Dựa theo số liệu thu thập từ các công ty niêm yết của Việt Nam, tác giả thực hiện phân chia theo từng lĩnh vực để phân tích xu hướng biến động của các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Các doanh nghiệp được phân chia thành các lĩnh vực kinh doanh bao gồm: (Z1) Nông lâm nghiệp, (Z2) Sản xuất, (Z3) Khai thác khoáng sản, (Z4) Điện, nước, xăng dầu, khí đốt, (Z5) Thương mại, (Z6) Dịch vụ và (Z7) Xây dựng. Đồ thị 4.7. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ CASH bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam theo từng lĩnh vực kinh doanh Theo số liệu từ đồ thị 4.7, các công ty thuộc lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, khí đốt (Z4) nắm giữ nhiều tiền mặt nhất với tỷ lệ 17,26%, tiếp theo đó là các công ty thuộc lĩnh vực thương mại, sản xuất và dịch vụ. Đồ thị cho thấy sự khác biệt trong việc nắm giữ tiền mặt của các công ty thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp
  • 52. 41 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3,00 28,00 2,50 27,50 2,00 27,00 1,50 26,50 CASH LEV ROE LIQ 1,00 26,00 DPO SIZE 0,50 25,50 0,00 25,00 Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Z6 Z7 thuộc các lĩnh vực kể trên thường phải duy trì tỷ lệ tiền mặt cao hơn các doanh nghiệp khác. Do tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, các công ty đều nắm giữ một lượng tiền mặt nhất định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, khí đốt vì bản chất ngành nghề doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị công nghệ khai thác, do vậy, công ty phải nắm giữ nhiều tiền hơn để có thể hỗ trợ kịp thời nhu cầu chi tiêu đầu tư của họ. Các công ty về lĩnh vực thương mại, sản xuất cũng là các công ty nắm giữ tiền nhiều tiếp theo vì nhu cầu chi tiêu vốn để mua sắm hàng hoá phục vụ hoạt động thương mại cũng như mua sắm máy móc, dây chuyền, công cụ và nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Đồ thị 4.8. Tổng hợp số liệu các yếu tố tài chính và tỷ lệ tiền mặt theo từng lĩnh vực kinh doanh Ngoài ra, đồ thị 4.8 cũng đã thể hiện sự tăng trưởng tương ứng giữa hệ số LEV và tỷ lệ CASH, các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực nắm giữ tiền mặt cao cũng đi vay
  • 53. 42 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14,50% 14,00% 13,50% 13,00% 12,50% 12,00% 11,50% Dưới 20 năm Từ 21-40 năm Từ 41 năm trở lên T1 T2 T3 nhiều hơn với hệ số đòn bẩy cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực khác. Do đó các doanh nghiệp này sẽ chịu áp lực trả nợ cao hơn và sẽ giữ lại tiền mặt nhiều hơn để thanh toán nợ vay. Điều này phù hợp với động cơ phòng ngừa mà Thomas W. Bates đã đề cập trong bài nghiên cứu năm 2009 rằng các công ty có số dư vay nợ càng lớn sẽ có xu hướng tích trữ nhiều tiền hơn để phòng tránh rủi ro tài chính có thể xảy ra. Kết quả xem xét theo từng lĩnh vực kinh doanh cho thấy mỗi doanh nghiệp thuộc mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có lựa chọn riêng về mức tiền mặt cần nắm giữ. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tìm kiếm chung một tỷ lệ tiền mặt tối ưu, họ cần phải căn cứ vào những đặc tính riêng lĩnh vực kinh doanh của mình để có thể xác định được tỷ lệ tiền mặt phù hợp với doanh nghiệp mình. 4.4. Tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xem xét theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp Đồ thị 4.9. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian hoạt động
  • 54. 43 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4,00 27,07 3,50 27,06 27,05 3,00 27,04 2,50 27,03 2,00 27,02 1,50 27,01 27,00 1,00 26,99 0,50 26,98 0,00 26,97 Dưới 20 năm T1 Từ 21-40 năm Từ 41 năm trở lên T2 T3 CASH LEV ROE LIQ DPO SIZE Tác giả mở rộng xem xét thêm tác động của các nhân tố tài chính đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xét trên thời gian hoạt động của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Các công ty trong dữ liệu nghiên cứu sẽ được phân chia thành ba nhóm dựa theo số năm hoạt động tính từ thời điểm thành lập doanh nghiệp đến thời điểm nghiên cứu năm 2013 bao gồm: nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 20 năm (T1), nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 21 – 40 năm (T2) và nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 41 năm trở lên (T3). Khi so sánh tỷ lệ CASH giữa ba nhóm doanh nghiệp, tác giả nhận thấy tỷ lệ tiền mặt trung bình của nhóm T1 cao nhất với tỷ lệ 13,99%, và tiếp theo là nhóm T2 (13,40%) và nhóm T3 (12,37%). Đồ thị 4.9 thể hiện xu hướng nắm giữ tiền mặt giảm dần theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới sẽ lựa chọn nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho nhu cầu giao dịch, nhu cầu đầu tư cũng như phòng ngừa rủi ro tài chính bất ngờ trong tương lai. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm hơn lại nắm giữ tiền ít hơn vì với thời gian hoạt động dài họ đã có được những nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.