SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người mang lốt vật là một trong những hình tượng nhân vật đặc sắc trong
kho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam. Các nhân vật vì một lý do
nào đấy phải mang lốt con vật như cóc, ếch, rắn, rùa… Sau khi trải qua thử thách,
nhân vật được trút bỏ cái lốt xấu xí để trở thành người đẹp. Điều này thể hiện triết
lý đạo đức, quan niệm thẩm mỹ cũng như khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của
dân gian.
Trong các loại lốt của nhân vật (qua khảo sát ngẫu nhiên 100 truyện cổ tích
về người mang lốt vật) chúng tôi nhận thấy lốt cóc chiếm tỉ lệ lớn nhất (xuất hiện
trong 20 truyện). Đây là con vật gần gũi, quen thuộc, có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp… Tìm hiểu về nhân vật
người mang lốt nói chung, từ lâu đã là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm,
song đi sâu khai thác một dạng nhân vật cụ thể - nhân vật người mang lốt cóc…
tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình chuyên biệt. Chúng tôi cho
rằng đây vẫn còn là một đề tài mới mẻ và không kém phần hấp dẫn, vì vậy chúng
tôi đặt vấn đề tìm hiểu: Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần
kỳ Việt Nam.
Từ thực tiễn giảng dạy trong trường đại học, chúng tôi nhận thấy truyện cổ
tích là thể loại khá được chú trọng trong chương trình môn học văn học dân gian
của các ngành đào tạo như: cử nhân sư phạm Ngữ văn, cử nhân Văn, cử nhân Việt
Nam học... Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của một thể loại “lớn bậc nhất”
trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này, chắc
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
2
chắn sẽ giúp chúng tôi củng cố và tích luỹ nhiều hơn nữa kiến thức về nhân vật
truyện cổ tích - một trong những vấn đề cơ bản của thể loại, cũng như phương
pháp tiếp cận tác phẩm truyện cổ tích, từ đó phục vụ hiệu quả cho công tác giảng
dạy.
Ngoài những lý do xuất phát từ nhu cầu khoa học, nhu cầu thực tế, chính
bản thân kiểu truyện với hình tượng nhân vật độc đáo đã thu hút sự quan tâm của
chúng tôi. Những câu chuyện kể về người mang lốt cóc được dân gian sáng tạo, rõ
ràng không phù hợp với hiện thực đời sống, thế nhưng lại hấp dẫn được người
nghe bởi tính chất kỳ ảo hoang đường. Người ta tìm thấy ở đó cái mà thực tại
không làm họ thoả mãn và khao khát vươn tới cuộc sống đầy ắp những điều lạ
lùng như họ tưởng tượng. Chất lãng mạn bay bổng làm say lòng người ấy quả thực
tạo ra sự hứng thú đặc biệt cho chúng tôi khi lựa chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiếp cận đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục tiêu chính:
- Bổ sung tư liệu về truyện cổ tích trên cơ sở hệ thống tư liệu truyện kể về
người mang lốt trong kho tàng cổ tích thần kỳ Việt Nam.
- Tìm ra và làm rõ hơn phương pháp tiếp cận truyện cổ tích, phục vụ cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu bộ môn văn học dân gian ở bậc Đại học.
- Nghiên cứu đặc điểm hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở các
phương diện nổi bật: nguồn gốc, hình thức, khả năng khác thường, hành trạng đặc
biệt để thấy được nét độc đáo riêng biệt của kiểu nhân vật này trong hệ thống nhân
vật mang lốt đa dạng của truyện cổ tích thần kỳ. Trong sự lý giải, cố gắng tìm hiểu
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
3
đặc điểm nhân vật người mang lốt cóc từ cội nguồn dân tộc học, phần nào làm
sáng tỏ những ảnh hưởng có tính chất “đời thường” cũng như “vật thiêng”của một
con vật gần gũi với dân gian.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Tư liệu nghiên cứu
- 20 truyện về người mang lốt cóc trong tổng số 100 truyện cổ tích thần kỳ
Việt Nam thuộc kiểu truyện người mang lốt vật.
- Một số truyện cổ tích thuộc các kiểu truyện khác được khảo sát trong quá
trình vận dụng so sánh, đối chiếu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những nét bản chất nhất của kiểu truyện người mang lốt vật để
từ đó có cái nhìn cụ thể về hình tượng nhân vật người mang lốt cóc.
- Nghiên cứu những đặc điểm riêng làm nên hình tượng nhân vật người
mang lốt cóc và lý giải những đặc điểm ấy không chỉ giới hạn trong phạm vi văn
bản ngữ văn mà còn từ góc độ văn hóa học, dân tộc học...
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh loại hình
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5. Lịch sử vấn đề
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
4
Nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích, từ lâu đã thu hút được sự chú
ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự quan tâm ấy còn giới
hạn ở nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau.
Năm 1958, xuất hiện công trình nghiên cứu đồ sộ của E.M. Mê-lê-chin-xky:
Nhân vật trong truyện cổ tích hoang đường xuất xứ của hình tượng. Khi bàn về
đặc điểm của truyện cổ tích thần thoại, tác giả đã khái quát: “Tầng lớp cổ xưa nhất
của truyện cổ tích thần thoại phản ánh mọi phong tục tập quán cổ xưa và mọi quan
niệm thần thoại, hoang đường trong thời kỳ chế độ thị tộc. Nó xuất hiện trên cơ sở
truyện cổ tích hoặc thần thoại nguyên thuỷ trước lúc những truyện đó biến thành
truyện cổ tích nghệ thuật”[11;327]. Từ đó ông đi đến nhận định cụ thể: “Trong
truyện cổ tích việc phản ánh các đặc điểm sinh hoạt thời cổ rất phức tạp: các đặc
điểm đó được sửa đổi lại theo tinh thần của các quan niệm thẩm mỹ xuất hiện
trong các thời kỳ về sau... Các chủ đề nhân chủng học có đặc điểm khác nhau
nhưng đều có một ý nghĩa chung. Ví dụ các đặc điểm nghi lễ của “anh lười”, việc
đội lốt các con vật, nguồn gốc xuất thân là con vật Tô-tem, địa vị hèn kém của
chàng rể trong gia đình bố vợ... đó là những yếu tố về mặt nhân chủng học có
nguồn gốc khác nhau nhưng về mặt thẩm mỹ thì chúng trở thành đồng nhất, giống
nhau... và về sau chàng rể là con vật trở thành đối tượng để lý tưởng hoá không
phải vì nó còn là một con vật rất được sùng bái trong thời kỳ nguyên thuỷ mà vì
bây giờ nó đã được coi như một nhân vật hèn kém”[11;328]. Những khái quát sơ
lược ban đầu về ý nghĩa cái lốt con vật của nhân vật chắc chắn là những gợi ý cần
thiết để chúng tôi tìm hiểu vấn đề nghiên cứu theo hướng này.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
5
Năm 1981, Phan Đăng Nhật trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam đã đưa ra những ý kiến về dạng nhân vật người mang lốt. Theo ông: “Nhân
vật đội lốt xấu xí là những người nghèo khổ. Họ phải mang lốt cóc, nhái, dê, rắn,
khỉ, cái sọ của sọ dừa... nhưng họ có phẩm chất tốt đẹp và tài năng hơn người”. Và
nhờ có tình thương của một người (thường là con út trong gia đình) mà “người
xấu xí vụt cởi lốt, trở thành một chàng trai tuấn tú hoặc một cô gái nhan sắc tuyệt
trần” [15;78-79]. Những nhận xét của Phan Đăng Nhật có độ chính xác cao song
tất cả mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu văn bản ngữ văn mà chưa chú ý đến
ý nghĩa dân tộc học của hình tượng nhân vật. Có lẽ vì ông không đặt ra mục đích
đi sâu nghiên cứu dạng nhân vật này trong công trình của mình.
Tiếp đó, năm 1984 khi tham gia biên soạn Từ điển văn học tập 2, nhà
nghiên cứu Chu Xuân Diên ở mục Truyện cổ tích đã viết: “Loại truyện cổ tích
thần kỳ cũng có nhiều yếu tố cổ xưa có liên quan đến những quan niệm thần thoại
và tín ngưỡng của con người thời thị tộc, bộ lạc. Thí dụ những mẫu đề “người bỏ
lốt vật” và: “Truyện cổ tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật bất hạnh ấy theo
khuynh hướng lý tưởng hoá...”, “tuy lúc đầu xấu xí, dị dạng nhưng cuối cùng bao
giờ cũng trở thành người đẹp tương xứng với tài năng và phẩm chất của
mình”.[2;454]
Ở mục Sọ Dừa, sau khi tóm tắt cốt truyện, ông cũng dẫn ra hàng loạt các
truyện khác thuộc kiểu truyện này như: Người lấy cóc, Lấy chồng dê... và gọi đây
là kiểu truyện người đội lốt vật. Ông chỉ ra hai mô típ quan trọng trong truyện Sọ
Dừa: Sự ra đời thần kỳ của nhân vật và mô típ người đội lốt vật, ông cho rằng:
“hai mẫu đề này có vị trí quan trọng trong cấu tạo đề tài truyện Sọ Dừa và chính
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
6
chúng là cái nòng cốt, hạt nhân tạo nên kiểu truyện người đội lốt vật phổ biến trên
thế giới”[2;303]. Tuy nhiên mô típ sự ra đời thần kỳ, theo chúng tôi chỉ đúng trong
một số trường hợp cụ thể. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy
nhân vật người mang lốt cóc không chỉ xuất hiện qua sự ra đời thần kỳ mà còn qua
những nguyên nhân khác nữa, dù tỉ lệ không cao.
Cũng trong năm 1984, ở Lời giới thiệu tập Truyện cổ Cơ Ho, nhà sưu tầm
Võ Quang Nhơn cũng đề cập đến kiểu nhân vật người mang lốt (trong đó có lốt
cóc) và nhận xét: “Đây là những biểu tượng về những con người tuy hình thức bên
ngoài xấu xí và thường bị người ta khinh rẻ, nhưng thực chất đây là con người có
sắc đẹp, có tài, có tâm hồn cao đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc giàu sang.
Truyện vừa có tính lãng mạn ảo tưởng của truyện cổ tích thần kỳ, vừa có màu sắc
răn đời của truyện ngụ ngôn”[12;4]. Đúng với tính chất giới thiệu, ý kiến trên mới
chỉ là sự khái quát, nêu vấn đề mà chưa có những phân tích xác đáng về kiểu nhân
vật này.
Tác giả Nguyễn Tấn Phát - Bùi Mạnh Nhị khi nghiên cứu Nhân vật lý
tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ đã cho rằng sự xuất hiện và phát
triển của nhân vật lý tưởng trong truyện cổ tích thể hiện ở những đặc điểm: Nguồn
gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật; Đạo đức, tài năng và chiến công
của nhân vật; Những phần thưởng dành cho nhân vật.[18;202] Có thể coi đây là
mô hình chung nhất về kết cấu hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích
thần kỳ. Những gợi ý ban đầu này là cơ sở lý thuyết để chúng tôi vận dụng trong
quá trình xem xét những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật người mang lốt
cóc. Cũng trong bài viết, khi nói đến phần thưởng dành cho nhân vật, hai tác giả
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
7
cũng khái quát: “Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện,
chúng còn được thay hình đổi dạng, để trở thành cô gái đẹp tuyệt vời, chàng trai
khôi ngô tuấn tú” [21;204].
Năm 1985, ở một Lời giới thiệu khác trong Truyện cổ các dân tộc Trường
Sơn - Tây Nguyên, c¸c tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, T¨ng Kim
Ng©n khi điểm qua nguồn gốc truyện cổ về người mang lốt đã phỏng đoán: “Nó
có thể nảy sinh trên cơ sở những truyện kể có tính chất thần thoại gắn liền với một
đời sống hoang dã của tổ tiên xa xưa, khi đó ranh giới giữa người và thú vật chưa
rõ ràng...”[21;5]. Ý kiến trên đã phần nào xác định những ảnh hưởng trực tiếp của
thế giới quan thần thoại đối với truyện cổ tích - một thể loại ra đời nối tiếp sau
thần thoại.
Năm 1991, tác giả Vũ Anh Tuấn khi tiến hành Khảo sát cấu trúc và ý
nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam [20], đã bộc
lộ sự quan tâm đến mẫu kể về người mang lốt như Nàng tiên trứng, đặc biệt ông
đã vận dụng những kiến thức dân tộc học để tìm ra những mô típ cổ xưa từ đó lý
giải cho cơ chế hình thành và biến đổi của các yếu tố cũ và mới tạo nên dạng đầy
đủ của cấu trúc truyện kể.
Năm 1996, cuốn giáo trình Văn học dân gian do tác giả Lê Chí Quế chủ
biên, được tái bản lần thứ hai. Trong mục Truyện cổ tích ở phần IV- Truyện cổ
tích thần kỳ, khi đề cập đến loại truyện người mang lốt vật đã nhấn mạnh: “Đây là
một kiểu truyện còn in dấu tích thần thoại khá rõ” và “từ cội nguồn thần thoại, các
nhân vật dị dạng, đội lốt thú chuyển hoá thành nhân vật truyện cổ tích thần kỳ.
Sau khi thoát khỏi lốt thú những nhân vật này trở thành con người trần thế có cái
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
8
đẹp hài hoà, cân đối giữa phẩm chất, tài năng với ngoại hình”. Cuối cùng tác giả
đi đến kết luận: “Nhóm truyện cổ tích thần kỳ này phản ánh quan niệm thẩm mỹ
của nhân dân (về sự hài hoà của cái đẹp) và lý tưởng dân chủ: sự thắng thế của
những con người xấu xí, bị khinh miệt dưới xã hội cũ”[19;126].
Năm 1996, lần đầu tiên kiểu nhân vật xấu xí được coi là đối tượng nghiên
cứu chính trong luận án P.T.S đầy tâm huyết của tác giả Nguyễn Thị Huế - Nhân
vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu kết cấu
hình tượng nhân vật qua các mô típ, tác giả chỉ ra mô típ người mang lốt là mô típ
đặc trưng của kiểu truyện và việc nhân vật xuất hiện với cái lốt con vật đã: “phản
ánh một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập vào truyện cổ tích thần kỳ một
phong tục, tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là quan niệm sùng bái loài vật
bắt nguồn từ tín ngưỡng tô tem vật tổ thời nguyên thuỷ mà nay không còn giữ
nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó nữa...” [6;58].
Kế tiếp, năm 1998 trong luận văn thạc sỹ Đặc điểm truyện cổ tích dân tộc
Mông Hà Giang [7], tác giả Nguyễn Thị Hường dành hẳn một mục để nói đến
kiểu nhân vật người mang lốt vật. Đó là những nhân vật có bề ngoài xấu xí, mang
dáng dấp của ếch, cóc, rùa... ra đời với hình hài tầm thường nhưng thực chất lại là
những con người kỳ tài. Trải qua nhiều thử thách, nhân vật được hưởng hạnh phúc
trọn vẹn: lấy vợ đẹp, trút lốt. Tác giả đề cập đến nguồn gốc thần kỳ đồng thời cũng
nói đến dạng xuất hiện “tự thân”của nhân vật.
Năm 1999, chúng tôi - tác giả đề tài cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho
Kiểu truyện người mang lốt vật trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam
(Luận văn thạc sỹ) [8]. Khảo sát tư liệu truyện cổ về người mang lốt trên phương
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
9
diện các loại lốt con vật được tác giả dân “mượn”làm cái lốt cho nhân vật, chúng
tôi tìm được 25 loại lốt, như cóc, ếch, rắn, rùa, dê, ốc, cá, cáo,... trong đó cóc là
loại lốt được sử dụng nhiều nhất. Đi từ cội nguồn văn hóa đến truyện cổ dân gian,
hình tượng cóc cũng có sự biến đổi rõ rệt. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chúng tôi
chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn hiện tượng này.
Sau đó, với mục đích tìm hiểu kỹ hơn một vấn đề còn để ngỏ, chúng tôi tiếp
tục hướng sự nghiên cứu của mình vào nhóm truyện người mang lốt cóc với bài
viết Mô típ người lấy cóc trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam, in trên
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ [9]. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ và
thể nghiệm, vì thế bắt tay nghiên cứu đề tài này cũng là một cách nhằm làm thoả
mãn nhu cầu khám phá một vấn đề khoa học lý thú.
Năm 2003, trong bài viết Văn hoá Đông Sơn - Hệ biểu tượng in trong
cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, giáo sư Trần Quốc Vượng, đã đưa
ra phỏng đoán: “... tượng 4 cóc (hay 4 cặp cóc)... bay quanh mặt trời... là biểu
tượng 4 tiết Xuân - Hè - Thu - Đông của người Việt cổ”[22;138]. Có lẽ đây là một
trong những phát hiện góp phần khẳng định rõ hơn vai trò linh thiêng của con cóc
trong tâm thức dân gian - cơ sở của sự sáng tạo hình tượng nhân vật người mang
lốt cóc trong truyện cổ tích.
Năm 2006, với mục đích tìm hiểu Sự phản ánh một số nghi lễ và phong
tục cổ xưa trong kiểu truyện cổ tích về đề tài người lấy vật, [5] Đặng Thu Hà đã
vận dụng những kiến thức liên ngành vào việc khám phá một số tín ngưỡng,
phong tục cổ như tín ngưỡng tô - tem, nghi lễ tẩy rửa, nghi lễ trưởng thành... trong
truyện cổ tích về người lấy vật.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
10
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể đi đến nhận xét như sau:
Vấn đề mà chúng tôi quan tâm đã từng được các nhà nghiên cứu chú ý khai
thác nhưng vẫn còn ở diện rộng và chung chung, mới chỉ là những khái quát ban
đầu mang tính chất giới thiệu, gợi mở. Nhất là nguồn gốc dân tộc học của hình
tượng nhân vật còn chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Trong số những công
trình đã được công bố, phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi phải kể tới
luận án P.T.S - Nhân vật xấu xí mà tài ba... của tác giả Nguyễn Thị Huế và bài
viết Sự phản ánh một số nghi lễ và phong tục cổ xưa trong kiểu truyện cổ tích
về đề tài người lấy vật của tác giả Đặng Thu Hà. Song sự quan tâm của các tác giả
lại tập trung vào kiểu nhân vật người mang lốt nói chung còn mục đích của chúng
tôi là muốn đi sâu tìm hiểu một dạng nhân vật cụ thể - nhân vật người mang lốt
cóc (loại lốt xuất hiện với tần số cao nhất trong các loại lốt), từ đó tiếp cận hình
tượng nhân vật từ góc độ dân tộc học.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả tìm tòi, khám phá của những người đi trước,
chúng tôi triển khai đề tài: Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích
thần kỳ Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu kỹ càng và sâu sắc hơn một dạng
nhân vật độc đáo của truyện cổ tích.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KIỂU TRUYỆN NGƯỜI MANG LỐT VẬT VÀ NHÂN VẬT
NGƯỜI MANG LỐT CÓC
Cùng với những kiểu truyện về người em út, người con riêng, người mồ
côi... kiểu truyện người mang lốt vật cũng khá phổ biến trong kho tàng truyện cổ
tích thần kỳ Việt Nam. Có thể thấy mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn lãnh thổ
Việt Nam, trong vốn truyện cổ của mình đều có một vài câu chuyện kể về người
mang lốt, đặc biệt là lốt động vật. Chẳng hạn: Vua ếch - Truyện cổ Lô Lô, Chàng
Ca Đác - Truyện cổ Thái, Chàng rùa - Truyện cổ Mông, Chàng rể khỉ - Truyện cổ
Ê đê... Sự hiện diện của kiểu truyện với hình tượng nhân vật trung tâm là người
mang lốt, thực sự tạo nên một màu sắc riêng, góp phần tái hiện sinh động bức
tranh hiện thực xã hội trong thời đại truyện cổ tích.
1.1. Kiểu truyện người mang lốt vật
1.1.1. Cơ sở hình thành kiểu truyện
Các nhà nghiên cứu Folklore ở Việt Nam và thế giới đều quan niệm truyện
về người mang lốt là truyện kể về những con người “bất hạnh”“thấp hèn” rất phổ
biến trong xã hội phân chia giai cấp và trong gia đình phụ quyền. Theo E.M. Mê-
lê-chin-xky thì đây là một trong những “hình tượng nhân vật có tính chất dân chủ
của truyện cổ tích hoang đường, có những cội rễ lịch sử- xã hội chân thực” và
chính trong diễn biến số phận đầy “trắc trở, oan ức” của nhân vật có thể thấy rõ
“quá trình tan rã của của chế độ nguyên thuỷ, của chế độ bộ tộc... sự chuyển biến
từ bộ tộc đến gia đình...”[11;11]. Rõ ràng trong đời sống thực tế, không bà mẹ
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
12
nào đẻ ra con rắn, con rùa nhưng việc một bà mẹ đẻ ra đứa con bị tật nguyền lại
không phải là cá biệt. Những đứa trẻ ấy thường phải chịu nhiều đau khổ, thua thiệt
khi chẳng may phải mang một hình hài xấu hình dị dạng, bị người đời, thậm chí
người thân rẻ rúng coi thường. Các tác giả dân gian sáng tạo ra truyện kể về người
mang lốt không ngoài dụng ý bênh vực những con người bất hạnh, mong muốn
người đời có một cái nhìn bình đẳng hơn đối với những số phận không may. Bởi
nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích thực chất là hình ảnh thu nhỏ của
một lớp người bị tật nguyền, không hoàn chỉnh về mặt hình thức trong đời thường.
Mặt khác cơ sở thẩm mỹ của những truyện kể về người mang lốt còn ở chỗ
nó được hư cấu nhằm biểu lộ khát vọng thay đổi số phận của con người, phù hợp
với khuynh hướng lý tưởng hóa những nhân vật bất hạnh kiểu nhân vật người em,
người con riêng, người mồ côi... Sáng tạo ra truyện kể về người mang lốt chính là
tạo nên màu sắc lý tưởng của truyện cổ tích thần kỳ: “một mặt dựa trên cơ sở
những hồi tưởng về nền dân chủ nguyên sơ về sự gắn bó con người trong bộ tộc
của thời kỳ cộng đồng nguyên thuỷ, một mặt khác là kết tinh những ước mơ tới
một chế độ xã hội công bằng trong tương lai”[11;11].
1.1.2. Lược đồ cốt truyện cơ bản của kiểu truyện
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát
kiểu truyện người mang lốt nói chung và bước đầu xác định được một số dạng cốt
truyện cơ bản như sau:
a) Cốt truyện hai nhân vật chính: Người mang lốt vật - người chồng (vợ)
Ta có lược đồ: Người mang lốt vật  gặp một chàng trai (cô gái) nhân hậu
 trút lốt  kết hôn (hoặc kết hôn  trút lốt).
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
13
Dạng cốt truyện này có số lượng không nhiều, lại đơn giản. Cốt truyện chủ
yếu xoay quanh hai nhân vật chính là nhân vật mang lốt và chàng trai (cô gái) -
người chồng (vợ) của họ. Chẳng hạn như truyện kể về người mang lốt chim hoặc
cá.
- Chàng K’Làng và nàng tiên cá - Truyện cổ Mạ: Chàng trai nghèo tên là
K’Làng chuyên câu cá kiếm ăn  một hôm chàng câu được con cá K’Dùng 
đem về nuôi trong một chiếc ché vỡ  cá hóa thành cô gái xinh đẹp tuyệt trần 
hai người thành vợ thành chồng sống hạnh phúc.
- Chàng K’Dùng và nàng K’Làng - Truyện cổ Cơ ho: Một con chim Ntợp
hát ghẹo chàng K’Dùng  K’Dùng tức giận bắn tên vào chim  thấy chim đẹp
quá liền đem về nuôi  chim biến thành cô gái đẹp nấu nướng quét dọn nhà cửa
 K’Dùng bắt gặp  hai người thành vợ thành chồng.
Ở các truyện kể trên, các tình tiết, sự kiện chỉ đi vào miêu tả hành động của
hai nhân vật chính, nhất là việc họ gặp gỡ và nên vợ nên chồng. Trong truyện hầu
như vắng bóng lực lượng nhân vật thứ ba như nhân vật thách đố hay nhân vật gây
tai họa thường thấy xuất hiện trong dạng cốt truyện ba nhân vật chính mà chúng
tôi đề cập đến ở phần sau. Theo chủ quan của chúng tôi, có lẽ những truyện kể này
ra đời tương đối sớm, khi mà mâu thuẫn gia đình và xã hội chưa bộc lộ sâu sắc
như ở giai đoạn sau. Lúc này nhân vật người mang lốt vật do dân gian sáng tạo,
chỉ để nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên của những con người
bình thường. Chính vì vậy, những câu chuyện đều toát lên vẻ hiền hòa của một
cuộc sống bình dị, trong đó hình tượng người mang lốt vật trở thành nơi gửi gắm
những ước vọng về một tương lai tươi sáng của nhân dân lao động.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
14
b) Cốt truyện ba nhân vật chính
So với dạng cốt truyện trên, dạng cốt truyện ba nhân vật chính phổ biến hơn
nhiều, biểu hiện qua một số trường hợp cụ thể sau:
(1) Người mang lốt vật - người vợ (chồng) - bố vợ (chồng)
Lược đồ: Người mang lốt vật xuất hiện  gặp cô gái đẹp (chàng trai nhân
hậu)  gặp thử thách  vượt qua thử thách kết hôn (hoặc: kết hôn  gặp thử
thách  vượt qua thử thách)  trút lốt.
Truyện cổ tích về người mang lốt cóc cũng thường xây dựng cốt truyện theo
dạng này. Có thể dẫn chứng một vài trường hợp cụ thể:
- Chàng cóc lấy vợ tiên - Truyện cổ Lô Lô: Hai vợ chồng nghèo hiếm con,
cầu khẩn mãi mong trời ban cho một đứa con  hai vợ chồng lên nương trồng bí,
trồng được một cây bí khác thường, chỉ có một quả  người vợ bổ bí, một con
cóc nhảy ra nhận mẹ  lớn lên cóc lên thiên đình hỏi con gái út của Ngọc Hoàng
làm vợ  Ngọc Hoàng ra điều kiện cho cóc phải san phẳng ba quả núi trong một
buổi sáng  Cóc hô ba tiếng, ba quả núi ầm ầm rung chuyển, ầm ầm sụt xuống
phẳng lỳ như một cánh đồng  Ngọc Hoàng bắt cóc đắp núi cao như trước 
Cóc hô ba tiếng, ba quả núi lại sừng sững mọc lên  Ngọc Hoàng lấy ba mươi
ống hạt rau dền bảo cóc đem đi gieo trên ba đám nương rộng, hẹn trong một buổi
sáng phải xong  Cóc hô ba tiếng, lập tức rau dền rải đều trên đám nương 
Ngọc Hoàng ra lệnh thu hồi lại tất cả các hạt rau dền đã gieo  trong giây lát cóc
đã đáp ứng được yêu cầu của Ngọc Hoàng  Ngọc Hoàng đành phải gả con gái
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
15
cho cóc  một hôm trong vùng mở hội, cóc trút lốt hóa thành một chàng trai khôi
ngô tuấn tú  hai vợ chồng sống bên nhau hạnh phúc.
- Chàng rể cóc - Truyện cổ Cơ tu: Một lão nhà giàu có hai cô con gái đẹp
 ra điều kiện ai lay chuyển được cây cau lâu năm sẽ gả cho hai cô con gái  các
chàng trai trong vùng không làm được  cóc thắng cuộc nên được lấy hai cô gái
xinh đẹp  một hôm cóc đi tắm lột xác vứt xuống nước, thành chàng trai đẹp 
cóc và hai cô vợ sống hạnh phúc.
Các sự kiện, biến cố tùy thuộc vào dung lượng tác phẩm có thể ít hoặc
nhiều song đều được trình bày theo trục thời gian tuyến tính, nhằm mô tả diễn
biến số phận của người mang lốt cóc từ lúc xuất hiện đến khi đổi thay số phận (kết
hôn và trút lốt).
(2) Người mang lốt vật - người vợ - các cô chị vợ
Lược đồ: Người mang lốt vật lấy được cô gái đẹp (thường là con út)  trút
lốt  các cô chị ghen tỵ, hãm hại  họ bị trừng phạt  người mang lốt sống
hạnh phúc cùng vợ.
Ở những truyện kể này, người mang lốt vật thường vì một lý do gì đó ra
điều kiện cho các ông bố hoặc bà mẹ phải gả cho một cô con gái.
- Nhà Pơ tao có hai cô con gái. Một hôm Pơ tao vào rừng chặt luồng. Trời
đổ mưa làm trôi mất cây cầu, một con rắn giúp đỡ Pơ tao qua suối và hẹn mùa hè
tới sẽ đến đón con gái Pơ tao. (Chàng rắn - Truyện cổ Gia rai)
- Một người đàn bà có ba cô con gái. Một hôm bà mẹ và cô em đi phát rẫy,
trời đổ mưa to không có cách gì qua suối về nhà. Giữa lúc đó một con trăn hiện ra,
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
16
giao hẹn nếu trăn giúp, bà lão phải gả cho trăn một cô con gái.(Cha króa và Nay ti
lụi - Truyện cổ Raglai)
Trong truyện, bao giờ người con gái út cũng phải thay các chị đảm nhận vai
trò làm vợ của người mang lốt. Hình tượng người con gái út được khắc họa rõ nét
trong kiểu truyện này. Trong khi những người chị tỏ thái độ khinh miệt rẻ rúng
nhân vật mang lốt, thì người con gái út đẹp người đẹp nết nhất nhà chấp nhận thua
thiệt về mình, đồng ý lấy nhân vật mang lốt làm chồng. Sự đối lập về hành động
của người em gái út với những người chị đã bộc lộ những mâu thuẫn khá sâu sắc
trong quá trình biến đổi của các hình thái gia đình và xã hội. Người con út, em út
trở thành “nạn nhân” của sự phá bỏ tinh thần dân chủ, gánh chịu nhiều thua thiệt
so với các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình. Đặc biệt, khi người chồng của
cô út trút bỏ cái lốt xấu xí, trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, lập tức trở thành
niềm mơ ước của các cô chị. Họ rắp tâm làm hại em gái để cướp chồng của em.
(3) Người mang lốt vật - người chồng (vợ) - lực lượng gây tai hoạ ngoài xã
hội (vua, chúa đất...)
Nếu ở dạng cốt truyện trên (2), nhân vật gây tai họa cho người mang lốt vật
và vợ là những thành viên thuộc cùng một gia đình, thì ở đây nhân vật gây tai họa
lại là lực lượng bên ngoài xã hội. Đó là những ông vua, lão nhà giàu, chúa đất ...
tham lam, háo sắc, là những người hàng xóm bụng dạ xấu xa... tất cả làm thành
một lực lượng gây tai họa đe dọa cuộc sống yên ổn của vợ chồng nhân vật mang
lốt. Một chàng trai nghèo nhân hậu tên là Thàng Cao Chúa, một lần gánh củi ra
chợ bán, chàng thấy một người sắp sửa làm thịt một con rắn. Chàng cứu giúp.
Hôm sau chàng bắt gặp một cô gái đẹp gánh củi theo chàng về nhà. Đó chính là
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
17
con rắn mà chàng đã cứu. Hai người thành vợ thành chồng. Tin Thàng Cao Chúa
có vợ đẹp đến tai vua, hắn đòi chàng phải nhường vợ cho hắn. Sau nàng dùng mưu
giết hắn. Hai vợ chồng Thàng Cao Chúa sống bên nhau hạnh phúc trọn đời (Thàng
Cao Chúa - Truyện cổ Nùng)
Sự có mặt của nhân vật gây tai họa trong dạng truyện này giống như là
phương tiện để thử thách sự bền vững hôn nhân của người mang lốt. Sau khi vượt
qua thử thách, tình cảm vợ chồng của họ càng trở nên đằm thắm, mặn mà.
Như vậy, kiểu truyện người mang lốt tồn tại hai dạng cốt truyện cơ bản,
trong đó cốt truyện ba nhân vật chính được xem là phổ biến hơn cả. Cốt truyện ba
nhân vật chính được xây dựng khá phức tạp, nhiều tình tiết biểu hiện qua mối
quan hệ đa dạng giữa nhân vật người mang lốt với các nhân vật khác trong kiểu
truyện. Truyện về nhân vật người mang lốt cóc chủ yếu tập trung vào mối quan
hệ: nhân vật mang lốt - người vợ - bố vợ thuộc dạng cốt truyện ba nhân vật chính.
1.1.3. Khảo sát các loại lốt của nhân vật trong kiểu truyện
Trong phạm vi tư liệu khảo sát (100 truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc
Việt Nam thuộc kiểu truyện người mang lốt vật) chúng tôi thấy hình thức mang lốt
của các nhân vật tương đối phong phú, có 25 loại, bao gồm lốt của các con vật:
cóc, rắn, rùa, ếch, cá, trăn, khỉ, chồn… Trong đó có những loại lốt chiếm tỷ lệ khá
cao như: cóc (20%), rắn (12%), cá (10%), rùa (10%)… song cũng có những loại
lốt chiếm tỉ lệ rất thấp như: bò, chó, nai…
Một điều dễ nhận thấy nhất là nhân vật trong truyện thường mang lốt các
con vật gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đó là những con vật nuôi
trong gia đình (lợn, gà, dê, chó, bò...) hoặc những con vật hoang dã trên rừng, gắn
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
18
với điều kiện sinh sống của đồng bào dân tộc ít người (hổ, cáo, chồn...) hay những
con vật tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước (cóc, rắn, rùa, cá, ếch...). Từ những
con vật nhỏ bé đến những con vật to lớn, mỗi loại lốt đều mang một ý nghĩa riêng
biệt, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của kiểu truyện cũng như của hình
tượng nhân vật.
Trong số các loại lốt, lốt cóc xuất hiện với tỉ lệ lớn nhất (20/100 truyện) con
số này hẳn không phải ngẫu nhiên. Tại sao lốt cóc lại được dân gian “mượn” nhiều
đến như vậy, hẳn phải có nguyên nhân. Chúng tôi sẽ vận dụng kiến thức về dân
tộc học để bước đầu lý giải điều này.
1.2. Nhân vật người mang lốt cóc
Nhân vật trong các thể loại tự sự luôn được xem là yếu tố cơ bản có ý nghĩa
quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển cốt truyện. Với truyện
cổ tích thần kỳ, nhân vật trung tâm - những con người bất hạnh, thua thiệt còn là
nơi gửi gắm những quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, khát vọng, lý tưởng
của nhân dân lao động. Hay nói cách khác, những nhân vật ấy mang tính chất đại
diện - đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo tiêu chí đánh giá của dân gian.
Trong hệ thống nhân vật khá đông đảo của truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật
người mang lốt vật thực sự là một hình tượng nổi bật, sản phẩm sáng tạo có tính
chất hư cấu nghệ thuật của người nghệ sỹ dân gian. Từ cái nhìn khái quát, tổng thể
về nhân vật người mang lốt vật, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu một dạng nhân vật
tiêu biểu nhất - người mang lốt cóc. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bước
đầu chúng tôi lập bảng khảo sát.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
19
STT Tên truyện Dân tộc Giới tính Nguyên nhân mang lốt
(Sự xuất hiện của nhân vật)
1 Chàng cóc Êđê Nam Nàng Hơ Lúi (một cô gái chưa
chồng) uống phải nước lạ trong
hốc cây, có mang và sinh ra cóc.
2 Chàng cóc Ka dong Nam Nàng Di Dật uống nước trong
một hốc đá, có mang và sinh ra
cóc.
3 Chàng cóc Hà Nhì Nam Sau khi cầu khẩn trời phật,
người mẹ có mang và sinh ra
cóc
4 Chàng cóc và
nàng công chúa
út
Cơ ho Nam Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
5 Chàng rể cóc Việt Nam Người mẹ ăn quả trứng lạ, có
mang và sinh ra cóc.
6 Chàng rể cóc Vân Kiều Nam Người mẹ ướm chân vào một
bàn chân nhỏ in trước ngõ, có
mang và sinh ra cóc.
7 Chàng rể cóc Phù Lá Nam Bà mẹ nuốt phải cái cúc áo, có
mang sinh ra cóc.
8 Chàng rể cóc Cơ Tu Nam Xuất hiện “tự thân” trong hình
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
20
hài con cóc.
9 Chàng cóc con Tày Nam Người mẹ mơ thấy một luồng
hào quang trùm lên người, mang
thai và sinh ra cóc.
10 Chàng cóc lấy vợ
tiên
Lô Lô Nam Cóc được sinh ra từ quả bí.
11 Chồng cóc Êđê Nam Xuất hiện “tự thân” trong hình
hài con cóc.
12 Cóc trời Cơ ho Nam Con trai thần Mặt trời hóa thành
cóc từ trên trời rơi xuống.
13 Cóc và Bia phu Bana Nam Nàng Bơ-roong- hia ăn phải
cơm có nước đái của Đăm Phu,
có mang và sinh ra cóc.
14 Lá cờ của con
cóc
Mông Nam Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
15 Lệnh Trừ Tày Nam Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
16 Người lấy cóc Việt Nữ Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
17 Nàng Hơ Lúi Bana Nam Nàng Hơ Lúi uống nước ở một
con suối lạ, có mang sinh ra cóc.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
21
18 Sằm Sừ Cao Lan Nam Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
19 Tướng cóc ra
trận
Pu Péo Nam Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
20 Vợ cóc Việt Nữ Người mẹ tự nhiên có mang và
sinh ra cóc.
Chúng tôi xem xét hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở một số
phương diện:
1.2.1. Nguyên nhân mang lốt
Kết quả khảo sát truyện về người mang lốt cóc cho thấy sự hiện diện của
nhân vật thường được mô tả qua các nguyên nhân:
a) Nguyên nhân sinh đẻ thần kỳ, chiếm tỉ lệ rất cao (17/20 truyện) với các
dạng thức:
Dạng 1 (truyện số 1,2,5,6,7,9,13,17)
- Người mẹ (một cô gái chưa chồng hoặc một bà lão cô đơn) do ăn, uống,
nuốt phải dị vật có mang và sinh ra người mang lốt cóc (Chàng Cóc - Truyện cổ Ê
đê; Nàng Hơ lúi - Truyện cổ Bana ...).
- Người mẹ quan hệ với thần linh (dẫm vào một dấu chân lạ, bị luồng hào
quang chiếu rọi…) có mang và sinh ra người mang lốt cóc (Chàng cóc con -
Truyện cổ Tày; Chàng rể cóc - Truyện cổ Vân Kiều…).
Dạng 2 (truyện số 3,4,10,14,15,16,18,19,20)
Có thể xem như một biến thể của dạng 1, tuy nhiên nhân vật người mang lốt
cóc có lai lịch khá rõ ràng, là con của một đôi vợ chồng hiếm muộn con cái, cầu
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
22
khẩn trời phật mãi, bà vợ tự nhiên có mang, ít lâu sinh ra một con cóc (Người lấy
cóc - Việt; Sằm Sừ - Cao Lan; Tướng cóc ra trận - Truyện cổ Pu Péo…). Ở đây,
tính chất thần kỳ không còn đậm nét như các truyện kể thuộc dạng 1 song bản
thân quá trình “tự nhiên” mang thai của người mẹ và sự ra đời của nhân vật đã là
một sự khác thường, kỳ lạ.
Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một trong
hai mẫu đề quan trọng “là nòng cốt, hạt nhân tạo nên kiểu truyện người đội lốt vật
phổ biến trên thế giới” [3;303] giống như truyện Sọ Dừa - Việt, Chàng nhái kỵ
mã - Mông Cổ, Nàng công chúa ếch - Nga... Có thể nói, mô típ sinh đẻ thần kỳ đã
góp phần khẳng định nguồn gốc thần thoại của kiểu truyện.
b) Nguyên nhân “tự thân”, nhân vật người mang lốt cóc xuất hiện với tư
cách tự thân, độc lập không thông qua sự sinh đẻ. Bản thân nhân vật mang hình
hài con cóc ngay khi câu chuyện được mở ra.
- Một lão nhà giàu ra điều kiện ai lay chuyển được cây cau lâu đời sẽ gả con
gái cho. Không có chàng trai nào làm được. Một con cóc xuất hiện thực hiện được
điều đó (Chàng rể cóc - Truyện cổ Cơ Tu).
- Chàng Y Rít bắt được con cóc vàng liền đem về nuôi (Chồng cóc - Truyện
cổ Êđê)
- Một con cóc từ trên trời rơi xuống (Cóc trời - Truyện cổ Cơ ho)...
Loại nguyên nhân này trong truyện kể về người mang lốt cóc có tỉ lệ tương
đối thấp, chỉ có 3/20 truyện (truyện số 8,11,12) trong khi lại là nguyên nhân chiếm
tỉ lệ cao nhất trong kiểu truyện người mang lốt vật (50/100 truyện) đặc biệt là
những truyện nhân vật mang lốt rắn, trăn, cá, chim...
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
23
- Một bà lão bắt cá ngoài đồng, bỗng có một con trăn đến quấn lấy bà, đòi
bà phải gả cho một cô con gái (Rể trăn - Truyện cổ Chàm).
- Chàng A Trai đi câu, mãi chỉ được một con cá nhỏ, mang về nuôi (A Trai -
Truyện cổ Cà tu).
- Một chàng trai kéo lưới được một con cá rất đẹp, đem về nuôi (Chuyện
tình ở núi Non nước - Truyện cổ Việt)...
Trong quá trình khảo sát sơ bộ kiểu truyện người mang lốt vật nói chung ở
Việt Nam, chúng tôi thấy ngoài hai nguyên nhân kể trên, nhân vật còn xuất hiện
qua các nguyên nhân khác, như bị phù phép: nhân vật vốn là người nhưng do
phạm phải sai lầm nên bị hoá phép thành con vật. Nàng Kim Quế là con gái Đức
Phật vì tính tình phóng túng nên bị đày xuống trần trong lốt khỉ (Kim Quế -
Truyện cổ Tày) nhân vật bị hãm hại hay phạm phải điều cấm kỵ nên phải mang lốt
con vật: Chàng Xét ăn phải cơm có nọc rồng liền bị hoá rồng (Hai anh em chàng
Xét - Truyện cổ Xê Đăng…). Cũng có khi nhân vật mượn lốt, nhân vật là người
nhưng vì nhiều lý do, mượn lốt con vật trong thời gian ngắn để tiến hành mục đích
nào đó, đến thời điểm thích hợp lại trút lốt thành người. Một cô gái đẹp hát hay
nghe tiếng đồn về chàng trai trẻ liền biến thành chim đi tìm (Chàng K’Dùng và
nàng K’Làng - Truyện cổ Cơ ho…) Nàng công chúa út, con gái của Long vương
vì mê tiếng hát của chàng Ta Luông, nhân một hôm mưa rào, liền hóa thành một
con cá vàng theo nước mưa rơi vào nhà Ta Luông (Tiếng hát chàng câu cá -
Truyện cổ Dao)... Nếu các nhân vật mang lốt do bị phù phép, được xem như một
sự bắt buộc, thì nhân vật mượn lốt lại có tính chất tự nguyện. Tự nguyện mang lốt
để thỏa mãn một ý muốn nào đó của bản thân. Hai nguyên nhân này không hề thấy
xuất hiện trong truyện về người mang lốt cóc.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
24
1.2.2. Giới tính nhân vật
- Giới tính nam chiếm tỉ lệ cao (18/20 truyện)
Các nhân vật nam mang lốt cóc, để đi đến mục đích cuối cùng là lấy vợ và
trút lốt thường phải trải qua nhiều biến cố và thử thách. Tuy phải mang hình hài
của một con vật xấu xí, tầm thường nhưng nhân vật thường được kết hôn với
những cô gái đẹp, nhân hậu. Đó là những người em út, con út trong gia đình hoặc
là con gái nhà quyền thế, sẵn sàng chấp nhận người chồng xấu hình dị dạng.
Trong cái lốt cóc, các chàng trai thường bộc lộ khả năng phi thường hay
tình cảm đạo đức cao cả, khiến cho các cô gái quan tâm, khâm phục hay cảm
động, dẫn đến chỗ đồng cảm và yêu mến.
- Giới tính nữ chiếm tỉ lệ thấp (2/20 truyện)
Giống với các nhân vật nam, người mang lốt cóc có giới tính nữ cũng gắn
với hai hành trạng nổi bật là kết hôn và trút lốt. Con cóc xấu xí, sau khi kết hôn
với anh học trò nghèo nhưng tốt bụng đã hóa thân thành cô gái đẹp không ai sánh
kịp. (Người lấy cóc, Vợ cóc - Truyện cổ Việt). Bản thân những cô gái cóc cũng
phải trải qua thử thách để được kết hôn hoặc để chứng tỏ tài năng, phẩm chất của
mình sau khi kết hôn nhưng tính chất, mức độ cũng như tình huống thử thách
thường ít gay cấn, quyết liệt hơn so với thử thách đặt ra cho các chàng cóc.
Trên cơ sở khảo sát một khối lượng truyện cụ thể về người mang lốt vật,
chúng tôi đã có một cái nhìn tổng quan về kiểu truyện qua một số phương diện
quan trọng như cốt truyện và nhân vật. Đó là những yếu tố mang tính đặc thù của
loại hình tự sự dân gian mà truyện cổ tích là một thể loại vô cùng tiêu biểu. Đồng
thời việc khảo sát hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở các biểu hiện: nguyên
nhân mang lốt và giới tính của nhân vật sẽ giúp cho chúng tôi lý giải về đặc điểm
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
25
(nguồn gốc, hình thức, hành trạng...) và cội nguồn dân tộc học của hình tượng
nhân vật người mang lốt cóc ở chương sau.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
26
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
NGƯỜI MANG LỐT CÓC
Sự hình thành truyện cổ tích thần kỳ từ những lớp thần thoại “cuối mùa”
kéo theo sự phát triển của đề tài về con người bất hạnh, khốn khổ đã chứng tỏ
“tinh thần đấu tranh với thiên nhiên được thể hiện trong truyện dân gian nguyên
thủy đã yếu dần và chú ý đến các mối quan hệ giữa con người với con người. Sự
phát triển của đề tài này đã làm cho “xúc cảm” của người nghe truyện đặc biệt
tăng lên. Tất cả những truyện nói về những kẻ khốn khổ vô tội, trong một mức độ
khác nhau, đều mang ý nghĩa xã hội, đều phản ánh những quá trình lịch sử nhất
định”.[13;62]. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng “truyện cổ tích còn lưu
lại những dấu tích của các hình thức đã mất đi của cuộc sống xã hội và cần phải
nghiên cứu các dấu tích này.”[16;192]. Xuất phát từ những tiền đề quan trọng ấy,
chúng tôi bước đầu lựa chọn tìm hiểu đặc điểm một hình tượng nhân vật tiêu biểu
của truyện cổ tích thần kỳ nói chung và kiểu truyện người mang lốt vật nói riêng.
Truyện cổ tích thần kỳ về người mang lốt cóc đã tiếp thu những yếu tố của
thần thoại để nhào nặn, xây dựng nên một hình tượng nhân vật vừa có màu sắc
thần kỳ lại vừa chứa đựng hạt nhân hiện thực. Xem xét hình tượng nhân vật người
mang lốt cóc, chúng tôi cắt nghĩa các đặc điểm nổi bật của nhân vật từ cả hai
phương diện: văn bản ngữ văn và ý nghĩa dân tộc học.
2.1. Nguồn gốc thần kỳ
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
27
Dựa vào kết quả khảo sát ở chương 1, có thể thấy nguồn gốc thần kỳ là đặc
điểm nổi bật và quan trọng của hình tượng nhân vật người mang lốt cóc.
2.1.1. Người mang lốt cóc là kết quả của một cuộc hôn phối giữa bà mẹ trần tục và
lực lượng siêu nhiên
Khi phân tích sự diễn hóa các mô típ của truyện cổ tích Thạch Sanh, tác giả
công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và
Đông Nam Á đã mô tả nguồn gốc ra đời của nhân vật một cách khá tỉ mỉ, bằng
cách xác định mười dạng thức ra đời thần kỳ của các nhân vật trong truyện cổ
như: Đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng; do người mẹ ăn, uống phải dị vật; do
người mẹ uống nước trong dị vật; do người mẹ nằm mộng; do người mẹ kết hợp
với với con vật nào đó; do người mẹ kết hợp với thần linh; do người mẹ sinh ra
một bọc trứng hay một cục thịt; từ một quả cây hay một cây tre, khúc gỗ...; do lực
lượng siêu nhiên đầu thai hoặc do thần thánh mượn cửa để xuống trần gian; đứa
trẻ ra đời đã có dị tật hoặc là một con vật. [3;41-44]
Trong chuyên luận Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân
tộc Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Huế khảo sát nguồn gốc nhân vật cũng chỉ ra:
“sự ra đời của của nhân vật là sự ra đời từ những cuộc mang thai kỳ lạ và sinh nở
thần kỳ” [6;46]
Nằm trong hệ thống nhân vật người mang lốt của truyện cổ tích thần kỳ,
nhân vật người mang lốt cóc cũng mang những đặc điểm chung nhất về nguồn
gốc, biểu hiện cụ thể và tập trung qua một số dạng thức:
a) Một bà góa hay một cô gái chưa chồng do ăn, uống, nuốt phải dị vật có
mang và sinh ra con cóc
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
28
Nàng Hơ Lúi khát nước, uống phải nước lạ trong một hốc cây (Chàng cóc -
Truyện cổ Êđê); Nàng Hơ Lúi đi hái bông trong rừng với bạn, trong lúc khát nước
bỗng thấy một con suối hiện ra liền xuống tắm và uống thỏa thích (Nàng Hơ Lúi -
Truyện cổ Bana); Nàng Bơ-rông-hia ăn phải cơm có nước đái của Đăm Phu (Cóc
và Bia Phu - Truyện cổ Bana); Một bà góa trong lúc quét dọn, nhặt được cái cúc
áo, cho vào miệng ngậm, lỡ nuốt phải cái cúc áo (Chàng rể cóc - Truyện cổ Phù
Lá)... từ đó có mang, đủ ngày đủ tháng sinh ra một đứa con mang hình hài con
cóc.
Việc người mẹ ăn, uống hay nuốt phải dị vật có mang và sinh ra con vật là
dạng nguyên nhân thường thấy nhất trong truyện cổ. Đây là bước mở đầu cho
hàng loạt những kỳ tích phi thường mà chỉ có họ - những con người khác thường
mới có thể thực hiện được.
b) Người mẹ gián tiếp quan hệ với thần linh, có mang và sinh ra con cóc
Thần linh thường xuất hiện một cách bất ngờ thông qua sự “giấu hình”. Một
người đàn bà đang ngủ tự nhiên thấy có một luồng hào quang chiếu rọi vào buồng
ngủ, trùm lên người (Chàng cóc con - Truyện cổ Tày); Một người đàn bà bắt gặp
trước cổng nhà một dấu chân lạ, liền tò mò đặt chân mình vào đó (Chàng rể cóc -
Truyện cổ Vân Kiều)... cảm ứng thụ thai, sinh ra cóc.
Như vậy, nhân vật người mang lốt cóc chủ yếu xuất hiện từ một “quan hệ
có tính chất thần thoại” (chữ dùng của K.Mác). Sự hư cấu mang màu sắc hoang
đường này, có lẽ chịu sự chi phối bởi thế giới quan thần thoại và phương pháp
sáng tác thần thoại - một thể loại gắn với thời kỳ công xã nguyên thủy, khi mà
hình thức quần hôn, tạp hôn của chế độ thị tộc mẫu hệ còn đang ngự trị một cách
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
29
chính thống. Lúc này đứa con được sinh ra chỉ cần biết đến mẹ mà không cần biết
đến cha. Người mẹ thụ thai hoàn toàn không cần nhờ tới vai trò trợ giúp của người
cha. Cho nên vai trò người cha trong quá trình thực hiện chức năng sinh sản rất
mờ nhạt. Trong thần thoại, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một sự hư cấu nhằm thỏa mãn
nhu cầu khám phá và lý giải về chính bản thân mình của người nguyên thủy, đồng
thời thể hiện sự ấu trĩ trong nhận thức của con người khi không giải thích được
nguyên nhân sinh sản.
Người ta đặc biệt đề cao vai trò của người mẹ và sự sinh sản khác thường
như vậy ắt sẽ đem đến cho cộng đồng những anh hùng thần thánh. Vì vậy đề cao
người anh hùng ở phương diện nguồn gốc xuất thân còn là tâm lý sáng tạo của
thời kỳ sau. Trong truyền thuyết, không hiếm những truyện mà trong đó người anh
hùng là sản phẩm của bà mẹ trần tục và lực lượng siêu nhiên.
- Một người đàn bà ra thăm vườn cà, thấy dấu chân khổng lồ, ướm chân
mình vào đó, có thai mười hai tháng sinh ra Thánh Gióng (Truyền thuyết làng Phù
Đổng, Gia Lâm, Hà Nội).
- Một bà mẹ nằm ngủ mơ thấy một con mãng xà nhập vào mình, thụ thai
mười ba tháng, đẻ ra một người con trai đặt tên là ông Cây xanh (Truyền thuyết xã
Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ).
- Một người đàn bà ra sông giặt bị con rái cá phủ lên mình, có thai đẻ ra
Đinh Bộ Lĩnh (Truyền thuyết vùng Hoa Lư, Ninh Bình)...
Kế thừa mô típ này từ thần thoại và truyền thuyết, truyện về người mang lốt
nói chung và người mang lốt cóc nói riêng cũng đặc biệt đề cao và lý tưởng hóa
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
30
nguồn gốc của nhân vật. Sự xuất hiện trong cái lốt cóc sẽ là dự báo cho những khả
năng đặc biệt của nhân vật sau này.
2.1.2. Người mang lốt cóc được sinh ra từ một giống thực vật
Ở đây người mẹ hoàn toàn không phải trải qua quá trình mang thai và sinh
nở, đứa con ra đời như một sự tình cờ và có ý nghĩa như một món quà bất ngờ mà
số phận ban tặng cho những con người nghèo khổ, tốt bụng. Hai vợ chồng già
hiếm muộn con cái, cầu khẩn trời phật ban cho một đứa con. Họ lên nương trồng
bí, trồng được một cây bí khác thường, chỉ có một quả. Khi quả bí lớn, người vợ
bổ bí, một con cóc nhảy ra nhận mẹ (Chàng cóc lấy vợ tiên - Truyện cổ Lô Lô).
Đây cũng là một mô típ khá cổ đã từng được phản ánh trong thần thoại. Con người
được sinh ra từ một giống thực vật nào đó, là một biểu hiện của tín ngưỡng “vật
tổ”, xuất phát từ tâm lý sùng bái tuyệt đối vào tự nhiên của người nguyên thủy.
Truyện thường kể về một cuộc hôn phối bất đắc dĩ, trái với tập tục sinh học thông
thường giữa một đôi trai gái cùng huyết thống, dẫn tới việc người vợ có mang và
đẻ ra một quả bầu (bí) từ đây hình thành loài người. Quả bầu (bí) trở thành tổ tiên
của con người và vì vậy, bầu (bí) cũng là vật thiêng. Không phải ngẫu nhiên, ở
một số vùng miền núi, trong các nghi lễ nông nghiệp, bầu (bí) đóng vai trò tiếp
sức cho sự phát triển của lúa hoặc trong nghi lễ làm nhà mới, bầu (bí) được thay
thế cho “thầy cúng” trước thần linh. Trong tiềm thức của một số tộc người bầu (bí)
còn có sức mạnh điều tiết được tự nhiên.
2.1.3. Người mang lốt cóc là con đẻ của một đôi vợ chồng bình thường
Dạng này có thể thấy trong các truyện mà phần mở đầu giống như một công
thức: Hai vợ chồng già hiếm con, hơn sáu mươi tuổi người vợ mới có mang, sinh
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
31
ra con cóc (Sằm Sừ - Truyện cổ Cao Lan); Hai vợ chồng nghèo khổ hơn bảy mươi
tuổi, không con, đi xem bói, đạo sĩ phán hai ông bà phải bắc được 120 cầu, sẽ có
con. Quả nhiên sau đó bà vợ có mang nhưng lại đẻ ra con cóc (Lệnh Trừ - Truyện
cổ Tày); Hai vợ chồng hiếm muộn con cái mong mãi, người vợ có mang và đẻ ra
con cóc (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)...
Quá trình mang thai và sinh nở diễn ra khá bình thường, dường như không
mang bóng dáng của sự thần kỳ. Điều này cho thấy yếu tố thần kỳ liên quan đến
nguồn gốc nhân vật cũng có xu hướng thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào
tâm lý sáng tạo của dân gian. Yếu tố hiện thực được gia tăng, có phần đậm hơn
yếu tố hoang đường, người mang lốt cóc giờ đây không phải là con của đấng siêu
nhiên nữa mà là con của những ông bố rất đỗi bình thường, cho dù đôi khi sự
mang thai của bà mẹ vẫn tách rời vai trò của ông bố, như chàng cóc trong Chàng
rể cóc (Vân Kiều) được sinh ra trong một gia đình có đầy đủ bố mẹ nhưng bà mẹ
có thai lại là do đã ướm chân vào dấu chân in trước ngõ...
Sự đan xen của những tình tiết vừa hiện thực vừa thấm đẫm màu sắc hoang
đường ấy là sự sáng tạo độc đáo của dân gian đồng thời “nó phản ánh sự thay đổi
lâu dài trong quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, phản ánh
sự thay đổi của thế giới quan thần thoại bằng thế giới quan cổ tích... sự thay thế
những nhân vật thần thoại mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ bằng những nhân vật
là con người cụ thể mang tính xã hội...” [6;52]
2.2. Hình thức xấu xí
Theo tác giả Nguyễn Thị Huế: “hình thức của nhân vật xấu xí mà tài ba
được thể hiện bởi mô típ người mang lốt - một mô típ đóng vai trò quan trọng tạo
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
32
nên ý nghĩa xuyên suốt của đề tài” [6;52]. Như vậy, đặc điểm ngoại hình (hình
thức) của nhân vật người mang lốt cóc có vai trò gì và mang ý nghĩa như thế nào
trong toàn bộ mẫu truyện kể về người mang lốt cóc. Đây là điều mà chúng tôi
muốn khám phá và lý giải.
Cũng như hầu hết các nhân vật có bề ngoài kỳ dị, xấu xí như Sọ Dừa, chàng
mụn cơm, chàng hủi, chàng rắn, chàng rùa... các nhân vật người mang lốt cóc
cũng được xây dựng xuất phát từ cơ sở xã hội manh nha có sự phân chia giai cấp,
dẫn đến việc phân hóa các loại người trong xã hội, có những con người bị ruồng
bỏ xa lánh không được cộng đồng tôn trọng. Đó là những người có hình thức xấu
xí, tầm thường.
Các truyện kể về người mang lốt cóc đều nằm trong tiểu loại cổ tích thần
kỳ, nhân dân sáng tạo ra để thể hiện sự phản ứng trước những bất công của xã hội.
Truyện cổ tích sử dụng yếu tố thần kỳ như một phương tiện trợ lực cho những
nhân vật bất hạnh. Họ trở thành nơi gửi gắm khát vọng sống lạc quan, ước mơ về
một xã hội lý tưởng và công bằng, được cộng đồng coi trọng của những con người
không may khiếm khuyết về mặt hình hài trong đời sống hiện thực.
Nhân vật người mang lốt cóc thường phải trải qua hai giai đoạn biến hóa:
Lúc đầu đội lốt cóc, về sau trút lốt thành người. Nhân vật xuất hiện dù với bất kỳ
nguyên nhân nào cũng phải mang trên mình cái vỏ xấu xí của một con vật - con
cóc. Sự ra đời của đứa con ấy hầu hết đều không đáp ứng được lòng mong mỏi
của bố mẹ và bị người đời xa lánh, coi thường.
- Nàng Di Dật có mang và sinh ra con cóc. Trông cóc xấu xí ai cũng ghét
bỏ, khiến cho người mẹ thấy khổ sở vô cùng. Lại có người nhiếc móc dè bỉu bảo
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
33
vứt cóc đi cho khuất mắt. Các chị em gái của Di Dật còn định quật chết con cóc
khiến Di Dật phải đem con vào rừng để ở (Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong).
- Hai vợ chồng ông lão không con, thành tâm làm theo lời đạo sĩ, bà vợ có
mang nhưng lại đẻ ra con cóc. Bao nhiêu mong ước thế là tiêu tan, hai ông bà có
lúc đã “toan bóp chết nó đi cho rảnh” (Lệnh Trừ - Truyện cổ Tày).
- Hai vợ chồng già hiếm hoi mãi bà vợ mới có mang, nhưng đến lúc trở dạ
lại đẻ ra con cóc, “cả nhà đã toan ném đi cho khuất mắt” (Người lấy cóc - Truyện
cổ Việt).
Lốt cóc lúc này là tấm áo hộ thân cần thiết nhất, là nơi ẩn náu kín đáo nhất
để nhân vật giấu đi hình hài thật của mình. Tuy nhiên cái vỏ xấu xí bên ngoài lại là
bức tường ngăn cách giữa nhân vật người mang lốt cóc với cộng đồng. Vì thế cái
lốt “có ý nghĩa thử thách để khẳng định tư cách con người trong hình thức vật...
cái lốt là sự thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của giai cấp đối kháng...” [6;58].
Việc sử dụng hình ảnh con cóc làm cái lốt tạm thời cho nhân vật trong truyện cổ
tích về người mang lốt chắc chắn không tách rời ý nghĩa ấy. Song bên cạnh đó, nó
còn có những tầng nghĩa cổ hơn nếu nhìn từ góc độ biểu tượng và tín ngưỡng,
phong tục...
Trước hết, cóc là con vật mang tính biểu tượng đậm nét mà “biểu tượng có
thể lý giải được nhờ liên hệ với các yếu tố khác trong một trường liên tưởng...
Trường liên tưởng của biểu tượng càng rộng, sự liên tưởng lại càng phong phú và
hấp dẫn” vì thế biểu tượng có “xu hướng liên thông với các tín hiệu” [4;6]. Chẳng
hạn: chim là biểu tượng của mặt trời vì mặt trời ở trên cao, chim cũng ở trên cao,
vì thế giữa chúng có những tín hiệu tương đồng. Rắn là biểu tượng của nước vì
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
34
thân hình mềm mại của rắn khiến người ta liên tưởng đến dòng nước chảy... Cóc
cũng là một trong những con vật tượng trưng cho nền văn hóa nông nghiệp, được
dân gian nâng lên thành một hình tượng mang tính tín hiệu. Giống như rồng, rắn...
cóc cũng mang tín hiệu của mưa, của nước. Tại sao vậy? Người Vân Kiều giải
thích là do con cóc rất thông minh, cực kỳ nhạy cảm với thiên nhiên, đặc biệt là
mưa nắng... nó biết trước và dự báo chính xác khi nào trời mưa to vì thực tế mà
người ta quan sát thấy, mỗi khi trời sắp mưa là loài cóc (hay ếch, nhái) đều kêu to
hoặc nghiến răng. Trước hiện tượng đó người ta cho rằng cóc và trời có mối liên
hệ mật thiết với nhau, giống như quan niệm của người Việt: “con cóc là cậu ông
trời”. Điều tưởng tượng này có lẽ gắn với tâm lý mong cho mưa thuận gió hòa của
dân gian.
Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, đã tạo ra một
đặc điểm địa hình nổi bật là có nhiều sông nước, ao hồ. Chính điều này đã làm nên
nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam - văn hóa nông nghiệp lúa nước. Từ hàng
nghìn đời nay, người nông dân Việt Nam với nếp sinh hoạt của những cư dân
trồng lúa nước đã luôn khao khát cầu khẩn: Lạy trời mưa xuống/Lấy nước tôi
uống/Lấy ruộng tôi cày... Cái khát khao mưa thuận gió hòa dường như đã được
ngấm vào máu thịt của những cư dân không chỉ ở đồng bằng mà còn ở những
vùng núi cao, rừng sâu - nơi quần tụ của đồng bào dân tộc ít người, nơi mà người
dân sinh sống chủ yếu dựa vào phương thức canh tác nông nghiệp khô, tức là làm
nương rẫy. Ước mơ về một cuộc sống no đủ, lúa đầy bồ khoai đầy giàn... đã phản
ánh một cách chân thực đời sống sinh hoạt giản dị của người nông dân. Nhưng cái
ước mơ tưởng chừng rất dễ thực hiện ấy, lại thường xuyên bị thiên nhiên đe dọa.
Thiên nhiên ôn hòa nhưng cũng dữ dội vô cùng. Những trận lũ lụt triền miên,
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
35
những cơn đại hạn liên tiếp đã vùi dập biết bao thành quả lao động của người nông
dân. Và hơn bao giờ hết, người ta khao khát có một sức mạnh để chinh phục thiên
nhiên, chống chọi lại cái khắc nghiệt đang đe dọa cuộc sống của họ. Hình tượng
cóc xuất hiện trong truyện cổ đã phần nào phản ánh cái khát khao chính đáng đó.
Con cóc với khả năng sinh tồn vừa ở cạn vừa ở nước, đã dễ dàng thích nghi với
thiên nhiên nghiệt ngã, chúng có thể sống dai dẳng qua những trận hạn hán, những
cơn lũ lụt. Con cóc trở thành biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, dẻo dai của
những cư dân nông nghiệp.
Vì lẽ đó, hình ảnh con cóc chiếm một vị trí quan trọng trong ý thức dân
gian. Con cóc trở hành một hình tượng phổ biến có mặt trong rất nhiều lĩnh vực
nghệ thuật như văn học, hội họa, điêu khắc... trong tranh Đông Hồ có Em bé bế
cóc, trong truyện cổ dân gian có Cóc kiện trời rồi người mang lốt cóc... cũng
không phải ngẫu nhiên, trên mặt trống đồng có hình ảnh của cóc, con cóc xuất
hiện ở hầu hết mặt các trống đồng với nghi lễ cầu mưa và “... tượng 4 cóc (hay 4
cặp cóc)... bay quanh mặt trời... là biểu tượng 4 tiết Xuân - Hè - Thu - Đông của
người Việt cổ”[22;138].
Nhìn từ góc độ tín ngưỡng, việc đưa một con vật rất đỗi bình thường ở
ngoài đời vào một vị trí quan trọng trên vật thiêng - trống đồng đã chứng tỏ quá
trình thiêng hóa vai trò của con vật đó trong tiềm thức dân gian. Các nhà nghiên
cứu, khi tìm hiểu về cái lốt (hình thức) của nhân vật mang lốt con vật trong truyện
cổ cũng đã đưa ra những lý giải về cội rễ của hình tượng nhân vật: “ Rất có thể sự
xuất hiện thường xuyên của hình ảnh các con vật với vai trò cái lốt, vai trò là nhân
vật chính trong mô típ người mang lốt ở các cốt truyện về đề tài này đã phản ánh
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
36
một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập vào truyện cổ tích thần kỳ một
phong tục, tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là là quan niệm sùng bái loài
vật bắt nguồn từ tín ngưỡng tô tem vật tổ thời nguyên thủy mà nay không còn giữ
nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó nữa” [6;58]. Theo đó, việc thiêng hóa con cóc,
một phần cũng xuất phát từ tâm lý tôn sùng vật tổ của người xưa.
Tâm lý coi trọng vật thiêng còn thấy ở một số dân tộc ít người ở Tây
Nguyên. Con cóc được coi là hóa thân của Giàng X’ri - thần lúa. Giàng X’ri có
nhiệm vụ coi sóc mùa màng, nhất là lúa. Giàng là một bà già dung mạo xấu xí,
người ghẻ lở trông rất đáng sợ. Giàng thường biến thành con cóc. Da cóc xù xì
chính là những vết ghẻ lở trên người Giàng... Có nơi còn coi cóc là người thân của
thần sét vì thế có “lúc giông tố, mưa lũ thần hung hăng gây rối, cóc thu mình giận
dỗi mong thần sấm sét dịu bớt cơn giận, làm lành với mình” [Dẫn theo 6;61]
Xuất phát từ lòng yêu mến và sùng bái đối với một con vật thiêng, mỗi dân
tộc ở phương Đông đều xây dựng cho mình những huyền thoại riêng về con cóc.
Trí tưởng tượng bay bổng khiến cho người ta nhìn thấy con cóc ở trên mặt trăng,
đồng nhất nó với vẻ đẹp huyền diệu của mặt trăng và gọi là Thiềm Thừ. Thần
thoại Trung Hoa kể rằng: con cóc này chỉ có ba chân, hai chân trước một chân sau,
đã sống trên mặt đất dưới hình dạng một người đàn bà. Đó là nàng Thường Nga-
vợ của chàng Hậu Nghệ - một cung thủ vô cùng thiện xạ, đã từng bắn rơi 9 mặt
trời. Chàng Hậu Nghệ đã được Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sinh. Nàng
Thường Nga nhân một hôm chồng đi vắng, lấy trộm thuốc mang ra uống nhưng
chưa kịp uống xong thì chồng về, sợ hãi bỏ trốn. Nhờ thuốc trường sinh nàng có
thể bay lên trời nhưng vì chưa uống hết liều nên phải dừng lại giữa đường và ở lại
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
37
mặt trăng, bị biến thành con cóc ba chân. Như vậy cóc là thần trăng trong quan
niệm của người Trung Hoa. Chính sự đồng nhất giữa cóc và trăng đã khiến người
Trung Hoa so sánh trăng cũng giống như cái bụng của con cóc rồi từ việc quan sát
trăng tròn trăng khuyết lại liên tưởng đến cái bụng và tử cung của người phụ nữ
khi mang thai. Sự liên tưởng ấy phong phú đến mức cuối cùng người ta coi con
cóc là biểu tượng của khả năng sinh sản.
Con cóc từ hiện thực đi vào truyện cổ là cả một quá trình sáng tạo đầy ngẫu
hứng song cũng không kém phần chuẩn xác trong sự liên tưởng hồn nhiên của các
nghệ sỹ dân gian. Thần thoại Cóc kiện trời là sự lý giải đầy đủ, tường tận nhất cho
nguyên nhân làm mưa của ông trời. Con cóc với vẻ ngoài xấu xí, tầm thường ấy
sau chiến công lẫy lừng là có thể sai khiến được ông trời làm mưa, đã được muôn
loài nhất loạt tôn vinh là “cậu ông trời”. Để rồi từ đó, mỗi khi đất trời hạn hán, cóc
nghiến răng trời sẽ lập tức đổ mưa. Tương tự như tiếng cóc nghiến răng, tiếng ồm
ộp của chú ếch cũng được dân gian gán cho tín hiệu dự báo thời tiết, thời vụ.
Người Trung Quốc cho rằng năm nào ếch (điền oa) kêu sớm mà tiếng kêu nhộn
nhịp thì được mùa, kêu muộn mà thưa thớt thì sẽ mất mùa. Còn cóc (thiềm thừ)
nhái (thanh oa) trong những tháng nắng mà cất tiếng kêu thì trời sắp mưa... Trong
một chừng mực nào đó, có thể đồng nhất các dạng sinh vật này làm một. Chúng
thể hiện khát khao cầu mưa, cầu mùa của những cư dân nông nghiệp. Những con
người một nắng hai sương trên nương rẫy, đồng ruộng hẳn đã gửi gắm niềm hy
vọng rất lớn của mình vào những con vật được xem là “sứ giả” là “cầu nối” giữa
họ - những con người nơi mặt đất với ông trời cao vời vợi trên kia. Khác với quan
niệm của phương Tây khi cho rằng con cóc là biểu thị của tâm hồn đen tối, ở ta đó
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
38
lại là con vật hiền, có vai trò “bảo hộ” cho công cuộc làm ăn của cư dân nông
nghiệp...
Với tất cả những ý nghĩa ấy, lốt cóc là một trong những loại lốt được dân
gian sử dụng nhiều nhất trong quá trình hư cấu hình tượng nhân vật người mang
lốt. Việc sùng bái con vật có công trong đời sống nông nghiệp đã khơi gợi trong
trí tưởng tượng của tác giả dân gian một sự phát hiện độc đáo để khắc họa nên
hình tượng người mang lốt cóc. Đó vừa là sự kế thừa truyền thống văn hóa khi đề
cao vai trò của một con vật linh thiêng, lại vừa là sự sáng tạo đầy ngẫu hứng song
không kém phần ẩn ý của dân gian khi thần thánh hóa con vật bình thường ngoài
đời và mang cho nó một chức năng mới, là cái lốt cho nhân vật truyện. Từ cội
nguồn văn hóa đến truyện cổ tích, hình tượng cóc đã có sự biến đổi. Từ chỗ là “vật
thiêng” con cóc trở thành cái lốt cho nhân vật thấp hèn, bất hạnh. Con vật tô-tem
đi vào truyện cổ tích đã bị tước bớt màu sắc linh thiêng. Điều này hoàn toàn phù
hợp với quy luật phản ánh bức tranh hiện thực xã hội của truyện cổ tích. Hay nói
cách khác “truyện chỉ mượn phần xác của con vật tín ngưỡng, của con vật thần
thoại mà thôi, và đã phát triển theo cách riêng của mình để chứa đựng cái phần
hồn cho một ý nghĩa hoàn toàn khác trước.” [6;63]
2.3. Khả năng khác thường
Xuất hiện trong lốt cóc, với bất kỳ nguyên nhân nào, những con người có bề
ngoài xấu hình dị dạng, cũng phải chịu nhiều thua thiệt. Nhưng vượt lên tất cả họ
đã chứng tỏ được giá trị bản thân. Ẩn sau cái vỏ xấu xí, những chàng trai, cô gái
mang lốt cóc thực sự là những con người có khả năng xuất chúng. Khả năng của
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
39
họ được biểu hiện khá đa dạng. Chúng tôi khảo sát đặc điểm này thông qua bảng
thống kê sau:
STT Tên truyện Dân tộc Khả năng khác thường của nhân vật
1 Chàng cóc Êđê Làm cho con cóc khô biết nhảy múa; cá
đã nướng chín bơi lội trong nồi bung; bắp
cây mọc giữa bếp lửa; nấm mọc trên xà
nhà...
2 Chàng cóc Ka dong - Hóa phép ra 300 người, nhà cửa, vàng
bạc...
- Chăn đàn trâu hàng trăm con.
- Tiếng hát của cóc làm cho hai cô gái con
nhà Vu Đơ Ria mê mệt.
- Đánh thắng năm đứa con trời hung ác.
3 Chàng cóc Hà Nhì - Cóc bắn một mũi tên xuyên chín con
chim sẻ, kiếm chín gánh củi...
- Cứu con gái út của Long Vương.
4 Chàng cóc và
nàng công chúa út
Cơ ho - Chăn đàn trâu đông như lá rừng của vua
Chàm.
- Hóa phép ra nhiều vàng bạc, nồi đồng,
ché rượu...
- Bắc cây cầu hàng nghìn sải.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
40
5 Chàng rể cóc Việt - Thổi sáo rất hay.
- Hóa phép đồ sính lễ quý giá.
6 Chàng rể cóc Vân
Kiều
Có tài cầm quân đánh giặc.
7 Chàng rể cóc Phù Lá - Hóa phép đủ đồ dẫn cưới: một con gà
chín cựa, chín chai mật vang, chín đĩa tim
vượn.
- Biến căn lều dột nát thành một tòa nhà
nguy nga đẹp đẽ...
8 Chàng rể cóc Cà Tu Làm cho cây cau lâu đời lay chuyển.
9 Chàng cóc con Tày - Hóa phép ra đồ sính lễ quý giá
- Đánh tan quân giặc.
10 Chàng cóc lấy vợ
tiên
Lô Lô - Cóc kêu ba tiếng củi tự bò về nhà.
- Kêu ba tiếng chữa khỏi bệnh cho Ngọc
Hoàng.
- San phẳng và đắp cao ba quả đồi trong
một buổi sáng.
- Gieo và thu hồi 30 ống hạt rau dền trên
ba đám nương rộng.
11 Chồng cóc Êđê - Trông gà giữ lúa thành thạo.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
41
- Hóa phép ra nhà cửa, tôi tớ, của cải.
12 Cóc trời Cơ Ho - Biến căn chòi rách nát thành căn nhà
đẹp, nhiều của cải.
- Chăn đàn trâu hàng nghìn con cho chủ
làng.
- Đánh tan bọn cướp ở đầu nguồn nước.
13 Cóc và Bia phu Bana - Làm cho một quả bầu có phép, lấy gạo
mãi không hết.
- Thổi sáo rất hay.
- Hóa phép ra nhà cửa, gia súc…
14 Lá cờ của cóc con Mông - Dùng phép đánh giặc.
- Hóa phép làm cầu vồng.
15 Lệnh Trừ Tày Đi đánh giặc cứu nước.
16 Người lấy cóc Việt - Đi trông ruộng lúa cho cha mẹ.
- Thi nấu cỗ và may áo.
17 Nàng Hơ Lúi Bana - Trời đại hạn, cóc nghiến răng, trời mưa
như trút nước.
- Làm diều sáo rất giỏi.
18 Sằm Sừ Cao Lan Đánh tan quân giặc Mằn hư.
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
42
19 Tướng cóc ra
trận
Pu Péo - Đi trông ruộng lúa.
- Hóa phép ra đồ sính lễ quý giá.
- Đi đánh giặc, cóc nuốt than vào bụng rồi
phun lửa liên tiếp vào quân giặc, giặc chết
không sót một tên.
20 Vợ cóc Việt - Dệt vải, têm trầu rất khéo.
Tìm hiểu đặc điểm hình tượng nhân vật người mang lốt cóc có thể thấy rất
rõ xu hướng đề cao, lý tưởng hóa nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ nói chung.
Nhân vật người mang lốt cóc xuất hiện, trước hết với nguồn gốc thần kỳ. Thứ hai,
lốt cóc - cái vỏ cho nhân vật ẩn mình lại là một “vật thiêng”. Đó dường như là
những tín hiệu dự báo cho khả năng xuất chúng của nhân vật ở chặng sau và trong
lốt cóc ấy, nhân vật đang bộc lộ những khả năng đặc biệt, phi thường để dần tự
khẳng định mình trong đời sống cộng đồng. Để bộc lộ đến tận cùng khả năng của
nhân vật người mang lốt cóc, truyện thường đặt nhân vật vào những tình huống
thử thách cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Huế khi nghiên cứu những mô típ chính
trong kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba cũng đã cho rằng: “mô típ tài
năng là sự tiếp nối mô típ thử thách, bởi thử thách đặt ra phải có tài năng để giải
quyết. Cốt truyện sẽ không thể tiếp tục phát triển được nếu không có sự tiếp nối
này. Đó là đặc trưng cấu trúc xâu chuỗi của tác phẩm văn học dân gian” [6;83].
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định này, tuy nhiên chúng tôi gọi tên đặc
điểm tài năng của nhân vật người mang lốt cóc là khả năng khác thường - những
khả năng nằm ngoài tầm tay của con người bình thường. Khả năng ấy, nằm ở chỗ,
nhân vật bao giờ cũng được thụ phép thần linh. Đây là đặc điểm riêng biệt của
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
43
hình tượng nhân vật người mang lốt so với các kiểu nhân vật khác trong truyện cổ
tích. Nếu như người em út, người con riêng... trong những hoàn cảnh thử thách
thường nhận được sự trợ lực, giúp đỡ của lực lượng thần kỳ (ông tiên, ông bụt...)
thì ở đây, người mang lốt cóc nhờ vào chính năng lực siêu phàm của bản thân (do
được thụ phép thần linh) nên vượt qua thử thách rất dễ dàng. Kết quả khảo sát
truyện kể về người mang lốt cóc qua bảng thống kê trên, đã phần nào chứng tỏ
điều này.
(1) Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong:
- Cóc ra đời, bị các chị em của mẹ định giết chết. Hai mẹ con bỏ vào rừng ở,
đói bụng không có gì ăn, cóc cất tiếng nói, chỉ cho mẹ chỗ có buồng chuối chín.
- Đi làm nương rẫy, hóa phép một đoàn 300 người để phát cây, làm cỏ cuốc
đất trồng khoai trồng lúa...
- Đi chăn trâu cho chủ làng, để trâu ăn lúa, tối đến lại hóa phép làm cho lúa
mọc lại tươi tốt như trước.
Sau khi hết hạn ba năm đi ở, những khả năng khác thường của cóc bộc lộ rõ
ràng hơn nữa, hóa phép nhà vàng, sàn bạc, hóa phép nửa con cá thành một nồi cá
đầy, biến gà trắng thành trâu trắng...
- Muốn lấy hai cô gái con của Vu Đơ Ria làm vợ, bị hai con trai của trời là
Dơ Róc và Dơ Rây ngăn cản. Chàng cóc hóa thành con rắn khổng lồ, biến thành
chàng trai cao lớn hùng dũng chống lại.
- Đánh thắng năm đứa con trời hung ác, trở về làng cũ thấy cảnh vật tiêu
điều xơ xác, liền hóa phép làm cho mọi vật tươi tốt trở lại.
(2) Người lấy cóc - Truyện cổ Việt:
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
44
- Cóc đi canh lúa, thấy một anh học trò ngắt lúa, cất tiếng hát.
- Lấy anh học trò, về nhà chồng, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu đáo.
- Thi nấu cỗ, cóc nấu một mâm toàn sơn hào hải vị.
- Thi may áo, may cho thầy bộ quần áo vừa khít.
- Thi vợ đẹp, cóc hóa thành cô gái đẹp như một nàng tiên.
Trên đây chỉ là 2 truyện trong tổng số 20 truyện mà chúng tôi lấy làm đối
tượng khảo sát của đề tài. Nhưng những tình tiết, sự kiện cụ thể mà chúng tôi liệt
kê như trên đã khái quát tương đối đầy đủ cho đặc điểm này của nhân vật người
mang lốt cóc. Nhân vật luôn luôn phải đối mặt với những thử thách từ bên ngoài
và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những chàng trai, cô gái mang lốt cóc cũng rất
chủ động đối đầu với thử thách và chứng tỏ được khả năng đặc biệt, khác thường
của mình. Đó là sự khẳng định có tính thuyết phục nhất về sự tồn tại của bản thân
họ trong đời sống cộng đồng. Giống như chàng Sọ Dừa xấu xí, vừa sinh ra bà mẹ
đã định đem vứt đi, Sọ Dừa cất tiếng nói: “Mẹ đừng vứt con đi, con là người đấy
mẹ ạ...” (Sọ Dừa - Truyện cổ Việt) những chàng trai, cô gái mang lốt cóc cũng
lên tiếng nói đòi quyền làm người. Cô gái cóc tha thiết: “Đừng ném con đi, cứ để
lại, con cũng làm được việc” (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)...
Theo E.M.Mê-lê-chin-xki, trong kho tàng văn học dân gian tiền giai cấp
(kho tàng này chỉ có thể được xác lập được trên cơ sở nghiên cứu theo phương
pháp lịch sử - so sánh vốn văn học dân gian của các dân tộc phát triển chậm về
văn hóa) nổi lên hai phạm trù thể loại: thứ nhất, gồm những truyền thuyết hoang
đường với dạng “nhân vật có văn hóa” Đôi khi nhân vật có văn hóa mang tính
chất tô- tem và lúc đó nhân vật là một loại súc vật nào đó; thứ hai, gồm những
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
45
truyện được nảy sinh trong thời kỳ trật tự đời sống đã được quy định rõ ràng.
Nhân vật chính trong truyện giờ đây không còn là “nhân vật có văn hóa” hay một
tổ tiên có tính chất tô- tem [11]
Theo đó, cái lốt cóc của nhân vật lúc này không phải là con cóc “vật thiêng”
trong tín ngưỡng dân gian nữa mà chỉ là “cái vỏ” để cho nhân vật ẩn mình trước
khi đi đến cái đích cuối cùng là trút lốt. Cho nên về cơ bản đây vẫn là những con
người bình thường cho dù phải tạm thời mang lốt cóc. Và trong thời đại truyện cổ
tích, khi hiểu biết về đời sống xã hội của con người được mở rộng ta sẽ thấy xuất
hiện những “nhân vật tỏ ra tích cực hơn trong việc phấn đấu đạt những mục đích
của mình, mặc dù như trước kia kết quả của nó phần lớn vẫn phụ thuộc vào những
thế lực màu nhiệm, những vị thần trợ lực”[11;17]
Nhân vật người mang lốt cóc khi đối đầu với thử thách đều phải viện đến
phép thần linh. Họ dùng phép thuật, biến hóa khôn lường. Phép thuật được phát
huy trong những trường hợp cụ thể khi tham gia vào sinh hoạt làm ăn đời thường
hoặc đánh giặc (cướp) bảo vệ buôn làng.
- Tù trưởng đòi hỏi những thứ kỳ quặc: con sóc đã khô trên gác bếp biết
nhảy múa, cá đã nướng chín bơi lội trong nồi bung, ăn bắp cây mọc giữa bếp lửa,
ăn nấm mọc trên xà nhà. Chàng cóc đều làm ngay (Chàng cóc - Truyện cổ Êđê).
- Chờ mọi người ngủ hết, cóc liền hóa phép mang về rất nhiều vàng bạc, nồi
đồng, ché rượu, xấp áo, vòng cườm để lo lễ cưới (Chàng cóc - Truyện cổ Vân
Kiều).
LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY
LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET
46
- Chàng cóc liền hóa phép, tức thì một đoàn chừng ba trăm con người hiện
ra trước mắt. Chàng giao cho họ phát cây làm cỏ, rồi cuốc đất, trồng lúa, trồng
khoai (Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong).
Trong truyện, chàng cóc còn được miêu tả với dáng dấp của một người anh
hùng thực sự, vừa chững chạc vừa kiên quyết khiến cho nhà vua từ chỗ coi thường
đến nể phục. Vũ khí đánh giặc của chàng cóc cũng thật khác thường: “chỉ xin nhà
vua ba trăm xe than tốt” rồi cóc “nuốt dần từng hòn than vào bụng” và “bắt đầu
phun lửa liên tiếp vào doanh trại giặc... phun tới đâu lính giặc ngã lăn tới đó vì
chết cháy... lửa trong mồm cóc phun mạnh như bão tố như suối nguồn không
cạn... giặc chết không sót một tên” (Tướng cóc ra trận - Truyện cổ Pu Péo) hoặc:
chàng cóc nhỏ bé cưỡi trên con ngựa nặng 8000 cân mà khiến ngựa ngã quỵ. Cóc
“ra trận chỉ cần một mình một ngựa”. Ngựa sắt “phun lửa ra đằng mũi... làm cho
quân giặc phải tối tăm mặt mũi... thiêu ra tro cả quân binh” (Lệnh Trừ - Truyện cổ
Tày).
Có thể thấy, khả năng khác thường của nhân vật người mang lốt cóc là hệ
quả của nguồn gốc xuất thân thần kỳ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đặc điểm này
là sự hư cấu hoàn toàn nhằm dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, thể hiện lý
tưởng thẩm mỹ mà người bình dân luôn luôn hướng tới. Nằm trong cái mạch
chung của truyện cổ tích thần kỳ: nhân vật người mang lốt cóc được xây dựng
theo đúng tiêu chí sáng tạo của dân gian. Nhân vật có bề ngoài xấu xí, tầm thường
nhưng bên trong lại ẩn chứa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: thật thà, nhân hậu,
sống có trách nhiệm với bố mẹ, gia đình.
- Nàng cóc “lớn lên hay lam hay làm, thường trò chuyện mua vui cho cả
nhà, lại chăm sóc mọi việc giúp đỡ bố mẹ” (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

More Related Content

Similar to Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxTRNH287864
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptxTrnMinhc43
 
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfCẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfLinhHong641224
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênMai Khánh
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 

Similar to Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam (20)

Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Lele
LeleLele
Lele
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx
6.1 Mắt sói - Thảo Nguyên.pptx
 
Môtip Kỳ Ngộ Trong Truyện Truyền Kỳ Việt Nam.doc
Môtip Kỳ Ngộ Trong Truyện Truyền Kỳ Việt Nam.docMôtip Kỳ Ngộ Trong Truyện Truyền Kỳ Việt Nam.doc
Môtip Kỳ Ngộ Trong Truyện Truyền Kỳ Việt Nam.doc
 
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdfCẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
CẢM QUAN THỰC TẠI PHÂN MẢNH.pdf
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viên
 
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).docĐặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
Đặc Điểm Văn Xuôi Tự Sự Trung Đại Việt Nam (Thế Kỷ Xv - Xvii).doc
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

  • 1. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người mang lốt vật là một trong những hình tượng nhân vật đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam. Các nhân vật vì một lý do nào đấy phải mang lốt con vật như cóc, ếch, rắn, rùa… Sau khi trải qua thử thách, nhân vật được trút bỏ cái lốt xấu xí để trở thành người đẹp. Điều này thể hiện triết lý đạo đức, quan niệm thẩm mỹ cũng như khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của dân gian. Trong các loại lốt của nhân vật (qua khảo sát ngẫu nhiên 100 truyện cổ tích về người mang lốt vật) chúng tôi nhận thấy lốt cóc chiếm tỉ lệ lớn nhất (xuất hiện trong 20 truyện). Đây là con vật gần gũi, quen thuộc, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp… Tìm hiểu về nhân vật người mang lốt nói chung, từ lâu đã là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, song đi sâu khai thác một dạng nhân vật cụ thể - nhân vật người mang lốt cóc… tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình chuyên biệt. Chúng tôi cho rằng đây vẫn còn là một đề tài mới mẻ và không kém phần hấp dẫn, vì vậy chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu: Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Từ thực tiễn giảng dạy trong trường đại học, chúng tôi nhận thấy truyện cổ tích là thể loại khá được chú trọng trong chương trình môn học văn học dân gian của các ngành đào tạo như: cử nhân sư phạm Ngữ văn, cử nhân Văn, cử nhân Việt Nam học... Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của một thể loại “lớn bậc nhất” trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này, chắc
  • 2. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 2 chắn sẽ giúp chúng tôi củng cố và tích luỹ nhiều hơn nữa kiến thức về nhân vật truyện cổ tích - một trong những vấn đề cơ bản của thể loại, cũng như phương pháp tiếp cận tác phẩm truyện cổ tích, từ đó phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy. Ngoài những lý do xuất phát từ nhu cầu khoa học, nhu cầu thực tế, chính bản thân kiểu truyện với hình tượng nhân vật độc đáo đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi. Những câu chuyện kể về người mang lốt cóc được dân gian sáng tạo, rõ ràng không phù hợp với hiện thực đời sống, thế nhưng lại hấp dẫn được người nghe bởi tính chất kỳ ảo hoang đường. Người ta tìm thấy ở đó cái mà thực tại không làm họ thoả mãn và khao khát vươn tới cuộc sống đầy ắp những điều lạ lùng như họ tưởng tượng. Chất lãng mạn bay bổng làm say lòng người ấy quả thực tạo ra sự hứng thú đặc biệt cho chúng tôi khi lựa chọn đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tiếp cận đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục tiêu chính: - Bổ sung tư liệu về truyện cổ tích trên cơ sở hệ thống tư liệu truyện kể về người mang lốt trong kho tàng cổ tích thần kỳ Việt Nam. - Tìm ra và làm rõ hơn phương pháp tiếp cận truyện cổ tích, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu bộ môn văn học dân gian ở bậc Đại học. - Nghiên cứu đặc điểm hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở các phương diện nổi bật: nguồn gốc, hình thức, khả năng khác thường, hành trạng đặc biệt để thấy được nét độc đáo riêng biệt của kiểu nhân vật này trong hệ thống nhân vật mang lốt đa dạng của truyện cổ tích thần kỳ. Trong sự lý giải, cố gắng tìm hiểu
  • 3. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 3 đặc điểm nhân vật người mang lốt cóc từ cội nguồn dân tộc học, phần nào làm sáng tỏ những ảnh hưởng có tính chất “đời thường” cũng như “vật thiêng”của một con vật gần gũi với dân gian. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Tư liệu nghiên cứu - 20 truyện về người mang lốt cóc trong tổng số 100 truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam thuộc kiểu truyện người mang lốt vật. - Một số truyện cổ tích thuộc các kiểu truyện khác được khảo sát trong quá trình vận dụng so sánh, đối chiếu. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu những nét bản chất nhất của kiểu truyện người mang lốt vật để từ đó có cái nhìn cụ thể về hình tượng nhân vật người mang lốt cóc. - Nghiên cứu những đặc điểm riêng làm nên hình tượng nhân vật người mang lốt cóc và lý giải những đặc điểm ấy không chỉ giới hạn trong phạm vi văn bản ngữ văn mà còn từ góc độ văn hóa học, dân tộc học... 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh loại hình - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 5. Lịch sử vấn đề
  • 4. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 4 Nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích, từ lâu đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự quan tâm ấy còn giới hạn ở nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau. Năm 1958, xuất hiện công trình nghiên cứu đồ sộ của E.M. Mê-lê-chin-xky: Nhân vật trong truyện cổ tích hoang đường xuất xứ của hình tượng. Khi bàn về đặc điểm của truyện cổ tích thần thoại, tác giả đã khái quát: “Tầng lớp cổ xưa nhất của truyện cổ tích thần thoại phản ánh mọi phong tục tập quán cổ xưa và mọi quan niệm thần thoại, hoang đường trong thời kỳ chế độ thị tộc. Nó xuất hiện trên cơ sở truyện cổ tích hoặc thần thoại nguyên thuỷ trước lúc những truyện đó biến thành truyện cổ tích nghệ thuật”[11;327]. Từ đó ông đi đến nhận định cụ thể: “Trong truyện cổ tích việc phản ánh các đặc điểm sinh hoạt thời cổ rất phức tạp: các đặc điểm đó được sửa đổi lại theo tinh thần của các quan niệm thẩm mỹ xuất hiện trong các thời kỳ về sau... Các chủ đề nhân chủng học có đặc điểm khác nhau nhưng đều có một ý nghĩa chung. Ví dụ các đặc điểm nghi lễ của “anh lười”, việc đội lốt các con vật, nguồn gốc xuất thân là con vật Tô-tem, địa vị hèn kém của chàng rể trong gia đình bố vợ... đó là những yếu tố về mặt nhân chủng học có nguồn gốc khác nhau nhưng về mặt thẩm mỹ thì chúng trở thành đồng nhất, giống nhau... và về sau chàng rể là con vật trở thành đối tượng để lý tưởng hoá không phải vì nó còn là một con vật rất được sùng bái trong thời kỳ nguyên thuỷ mà vì bây giờ nó đã được coi như một nhân vật hèn kém”[11;328]. Những khái quát sơ lược ban đầu về ý nghĩa cái lốt con vật của nhân vật chắc chắn là những gợi ý cần thiết để chúng tôi tìm hiểu vấn đề nghiên cứu theo hướng này.
  • 5. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 5 Năm 1981, Phan Đăng Nhật trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã đưa ra những ý kiến về dạng nhân vật người mang lốt. Theo ông: “Nhân vật đội lốt xấu xí là những người nghèo khổ. Họ phải mang lốt cóc, nhái, dê, rắn, khỉ, cái sọ của sọ dừa... nhưng họ có phẩm chất tốt đẹp và tài năng hơn người”. Và nhờ có tình thương của một người (thường là con út trong gia đình) mà “người xấu xí vụt cởi lốt, trở thành một chàng trai tuấn tú hoặc một cô gái nhan sắc tuyệt trần” [15;78-79]. Những nhận xét của Phan Đăng Nhật có độ chính xác cao song tất cả mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu văn bản ngữ văn mà chưa chú ý đến ý nghĩa dân tộc học của hình tượng nhân vật. Có lẽ vì ông không đặt ra mục đích đi sâu nghiên cứu dạng nhân vật này trong công trình của mình. Tiếp đó, năm 1984 khi tham gia biên soạn Từ điển văn học tập 2, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên ở mục Truyện cổ tích đã viết: “Loại truyện cổ tích thần kỳ cũng có nhiều yếu tố cổ xưa có liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con người thời thị tộc, bộ lạc. Thí dụ những mẫu đề “người bỏ lốt vật” và: “Truyện cổ tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật bất hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hoá...”, “tuy lúc đầu xấu xí, dị dạng nhưng cuối cùng bao giờ cũng trở thành người đẹp tương xứng với tài năng và phẩm chất của mình”.[2;454] Ở mục Sọ Dừa, sau khi tóm tắt cốt truyện, ông cũng dẫn ra hàng loạt các truyện khác thuộc kiểu truyện này như: Người lấy cóc, Lấy chồng dê... và gọi đây là kiểu truyện người đội lốt vật. Ông chỉ ra hai mô típ quan trọng trong truyện Sọ Dừa: Sự ra đời thần kỳ của nhân vật và mô típ người đội lốt vật, ông cho rằng: “hai mẫu đề này có vị trí quan trọng trong cấu tạo đề tài truyện Sọ Dừa và chính
  • 6. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 6 chúng là cái nòng cốt, hạt nhân tạo nên kiểu truyện người đội lốt vật phổ biến trên thế giới”[2;303]. Tuy nhiên mô típ sự ra đời thần kỳ, theo chúng tôi chỉ đúng trong một số trường hợp cụ thể. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy nhân vật người mang lốt cóc không chỉ xuất hiện qua sự ra đời thần kỳ mà còn qua những nguyên nhân khác nữa, dù tỉ lệ không cao. Cũng trong năm 1984, ở Lời giới thiệu tập Truyện cổ Cơ Ho, nhà sưu tầm Võ Quang Nhơn cũng đề cập đến kiểu nhân vật người mang lốt (trong đó có lốt cóc) và nhận xét: “Đây là những biểu tượng về những con người tuy hình thức bên ngoài xấu xí và thường bị người ta khinh rẻ, nhưng thực chất đây là con người có sắc đẹp, có tài, có tâm hồn cao đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc giàu sang. Truyện vừa có tính lãng mạn ảo tưởng của truyện cổ tích thần kỳ, vừa có màu sắc răn đời của truyện ngụ ngôn”[12;4]. Đúng với tính chất giới thiệu, ý kiến trên mới chỉ là sự khái quát, nêu vấn đề mà chưa có những phân tích xác đáng về kiểu nhân vật này. Tác giả Nguyễn Tấn Phát - Bùi Mạnh Nhị khi nghiên cứu Nhân vật lý tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ đã cho rằng sự xuất hiện và phát triển của nhân vật lý tưởng trong truyện cổ tích thể hiện ở những đặc điểm: Nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật; Đạo đức, tài năng và chiến công của nhân vật; Những phần thưởng dành cho nhân vật.[18;202] Có thể coi đây là mô hình chung nhất về kết cấu hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thần kỳ. Những gợi ý ban đầu này là cơ sở lý thuyết để chúng tôi vận dụng trong quá trình xem xét những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật người mang lốt cóc. Cũng trong bài viết, khi nói đến phần thưởng dành cho nhân vật, hai tác giả
  • 7. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 7 cũng khái quát: “Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện, chúng còn được thay hình đổi dạng, để trở thành cô gái đẹp tuyệt vời, chàng trai khôi ngô tuấn tú” [21;204]. Năm 1985, ở một Lời giới thiệu khác trong Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên, c¸c tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, T¨ng Kim Ng©n khi điểm qua nguồn gốc truyện cổ về người mang lốt đã phỏng đoán: “Nó có thể nảy sinh trên cơ sở những truyện kể có tính chất thần thoại gắn liền với một đời sống hoang dã của tổ tiên xa xưa, khi đó ranh giới giữa người và thú vật chưa rõ ràng...”[21;5]. Ý kiến trên đã phần nào xác định những ảnh hưởng trực tiếp của thế giới quan thần thoại đối với truyện cổ tích - một thể loại ra đời nối tiếp sau thần thoại. Năm 1991, tác giả Vũ Anh Tuấn khi tiến hành Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam [20], đã bộc lộ sự quan tâm đến mẫu kể về người mang lốt như Nàng tiên trứng, đặc biệt ông đã vận dụng những kiến thức dân tộc học để tìm ra những mô típ cổ xưa từ đó lý giải cho cơ chế hình thành và biến đổi của các yếu tố cũ và mới tạo nên dạng đầy đủ của cấu trúc truyện kể. Năm 1996, cuốn giáo trình Văn học dân gian do tác giả Lê Chí Quế chủ biên, được tái bản lần thứ hai. Trong mục Truyện cổ tích ở phần IV- Truyện cổ tích thần kỳ, khi đề cập đến loại truyện người mang lốt vật đã nhấn mạnh: “Đây là một kiểu truyện còn in dấu tích thần thoại khá rõ” và “từ cội nguồn thần thoại, các nhân vật dị dạng, đội lốt thú chuyển hoá thành nhân vật truyện cổ tích thần kỳ. Sau khi thoát khỏi lốt thú những nhân vật này trở thành con người trần thế có cái
  • 8. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 8 đẹp hài hoà, cân đối giữa phẩm chất, tài năng với ngoại hình”. Cuối cùng tác giả đi đến kết luận: “Nhóm truyện cổ tích thần kỳ này phản ánh quan niệm thẩm mỹ của nhân dân (về sự hài hoà của cái đẹp) và lý tưởng dân chủ: sự thắng thế của những con người xấu xí, bị khinh miệt dưới xã hội cũ”[19;126]. Năm 1996, lần đầu tiên kiểu nhân vật xấu xí được coi là đối tượng nghiên cứu chính trong luận án P.T.S đầy tâm huyết của tác giả Nguyễn Thị Huế - Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu kết cấu hình tượng nhân vật qua các mô típ, tác giả chỉ ra mô típ người mang lốt là mô típ đặc trưng của kiểu truyện và việc nhân vật xuất hiện với cái lốt con vật đã: “phản ánh một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập vào truyện cổ tích thần kỳ một phong tục, tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là quan niệm sùng bái loài vật bắt nguồn từ tín ngưỡng tô tem vật tổ thời nguyên thuỷ mà nay không còn giữ nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó nữa...” [6;58]. Kế tiếp, năm 1998 trong luận văn thạc sỹ Đặc điểm truyện cổ tích dân tộc Mông Hà Giang [7], tác giả Nguyễn Thị Hường dành hẳn một mục để nói đến kiểu nhân vật người mang lốt vật. Đó là những nhân vật có bề ngoài xấu xí, mang dáng dấp của ếch, cóc, rùa... ra đời với hình hài tầm thường nhưng thực chất lại là những con người kỳ tài. Trải qua nhiều thử thách, nhân vật được hưởng hạnh phúc trọn vẹn: lấy vợ đẹp, trút lốt. Tác giả đề cập đến nguồn gốc thần kỳ đồng thời cũng nói đến dạng xuất hiện “tự thân”của nhân vật. Năm 1999, chúng tôi - tác giả đề tài cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho Kiểu truyện người mang lốt vật trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (Luận văn thạc sỹ) [8]. Khảo sát tư liệu truyện cổ về người mang lốt trên phương
  • 9. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 9 diện các loại lốt con vật được tác giả dân “mượn”làm cái lốt cho nhân vật, chúng tôi tìm được 25 loại lốt, như cóc, ếch, rắn, rùa, dê, ốc, cá, cáo,... trong đó cóc là loại lốt được sử dụng nhiều nhất. Đi từ cội nguồn văn hóa đến truyện cổ dân gian, hình tượng cóc cũng có sự biến đổi rõ rệt. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn hiện tượng này. Sau đó, với mục đích tìm hiểu kỹ hơn một vấn đề còn để ngỏ, chúng tôi tiếp tục hướng sự nghiên cứu của mình vào nhóm truyện người mang lốt cóc với bài viết Mô típ người lấy cóc trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam, in trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ [9]. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ và thể nghiệm, vì thế bắt tay nghiên cứu đề tài này cũng là một cách nhằm làm thoả mãn nhu cầu khám phá một vấn đề khoa học lý thú. Năm 2003, trong bài viết Văn hoá Đông Sơn - Hệ biểu tượng in trong cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, giáo sư Trần Quốc Vượng, đã đưa ra phỏng đoán: “... tượng 4 cóc (hay 4 cặp cóc)... bay quanh mặt trời... là biểu tượng 4 tiết Xuân - Hè - Thu - Đông của người Việt cổ”[22;138]. Có lẽ đây là một trong những phát hiện góp phần khẳng định rõ hơn vai trò linh thiêng của con cóc trong tâm thức dân gian - cơ sở của sự sáng tạo hình tượng nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích. Năm 2006, với mục đích tìm hiểu Sự phản ánh một số nghi lễ và phong tục cổ xưa trong kiểu truyện cổ tích về đề tài người lấy vật, [5] Đặng Thu Hà đã vận dụng những kiến thức liên ngành vào việc khám phá một số tín ngưỡng, phong tục cổ như tín ngưỡng tô - tem, nghi lễ tẩy rửa, nghi lễ trưởng thành... trong truyện cổ tích về người lấy vật.
  • 10. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 10 Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể đi đến nhận xét như sau: Vấn đề mà chúng tôi quan tâm đã từng được các nhà nghiên cứu chú ý khai thác nhưng vẫn còn ở diện rộng và chung chung, mới chỉ là những khái quát ban đầu mang tính chất giới thiệu, gợi mở. Nhất là nguồn gốc dân tộc học của hình tượng nhân vật còn chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Trong số những công trình đã được công bố, phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi phải kể tới luận án P.T.S - Nhân vật xấu xí mà tài ba... của tác giả Nguyễn Thị Huế và bài viết Sự phản ánh một số nghi lễ và phong tục cổ xưa trong kiểu truyện cổ tích về đề tài người lấy vật của tác giả Đặng Thu Hà. Song sự quan tâm của các tác giả lại tập trung vào kiểu nhân vật người mang lốt nói chung còn mục đích của chúng tôi là muốn đi sâu tìm hiểu một dạng nhân vật cụ thể - nhân vật người mang lốt cóc (loại lốt xuất hiện với tần số cao nhất trong các loại lốt), từ đó tiếp cận hình tượng nhân vật từ góc độ dân tộc học. Trên cơ sở tiếp thu kết quả tìm tòi, khám phá của những người đi trước, chúng tôi triển khai đề tài: Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu kỹ càng và sâu sắc hơn một dạng nhân vật độc đáo của truyện cổ tích.
  • 11. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KIỂU TRUYỆN NGƯỜI MANG LỐT VẬT VÀ NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT CÓC Cùng với những kiểu truyện về người em út, người con riêng, người mồ côi... kiểu truyện người mang lốt vật cũng khá phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Có thể thấy mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, trong vốn truyện cổ của mình đều có một vài câu chuyện kể về người mang lốt, đặc biệt là lốt động vật. Chẳng hạn: Vua ếch - Truyện cổ Lô Lô, Chàng Ca Đác - Truyện cổ Thái, Chàng rùa - Truyện cổ Mông, Chàng rể khỉ - Truyện cổ Ê đê... Sự hiện diện của kiểu truyện với hình tượng nhân vật trung tâm là người mang lốt, thực sự tạo nên một màu sắc riêng, góp phần tái hiện sinh động bức tranh hiện thực xã hội trong thời đại truyện cổ tích. 1.1. Kiểu truyện người mang lốt vật 1.1.1. Cơ sở hình thành kiểu truyện Các nhà nghiên cứu Folklore ở Việt Nam và thế giới đều quan niệm truyện về người mang lốt là truyện kể về những con người “bất hạnh”“thấp hèn” rất phổ biến trong xã hội phân chia giai cấp và trong gia đình phụ quyền. Theo E.M. Mê- lê-chin-xky thì đây là một trong những “hình tượng nhân vật có tính chất dân chủ của truyện cổ tích hoang đường, có những cội rễ lịch sử- xã hội chân thực” và chính trong diễn biến số phận đầy “trắc trở, oan ức” của nhân vật có thể thấy rõ “quá trình tan rã của của chế độ nguyên thuỷ, của chế độ bộ tộc... sự chuyển biến từ bộ tộc đến gia đình...”[11;11]. Rõ ràng trong đời sống thực tế, không bà mẹ
  • 12. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 12 nào đẻ ra con rắn, con rùa nhưng việc một bà mẹ đẻ ra đứa con bị tật nguyền lại không phải là cá biệt. Những đứa trẻ ấy thường phải chịu nhiều đau khổ, thua thiệt khi chẳng may phải mang một hình hài xấu hình dị dạng, bị người đời, thậm chí người thân rẻ rúng coi thường. Các tác giả dân gian sáng tạo ra truyện kể về người mang lốt không ngoài dụng ý bênh vực những con người bất hạnh, mong muốn người đời có một cái nhìn bình đẳng hơn đối với những số phận không may. Bởi nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích thực chất là hình ảnh thu nhỏ của một lớp người bị tật nguyền, không hoàn chỉnh về mặt hình thức trong đời thường. Mặt khác cơ sở thẩm mỹ của những truyện kể về người mang lốt còn ở chỗ nó được hư cấu nhằm biểu lộ khát vọng thay đổi số phận của con người, phù hợp với khuynh hướng lý tưởng hóa những nhân vật bất hạnh kiểu nhân vật người em, người con riêng, người mồ côi... Sáng tạo ra truyện kể về người mang lốt chính là tạo nên màu sắc lý tưởng của truyện cổ tích thần kỳ: “một mặt dựa trên cơ sở những hồi tưởng về nền dân chủ nguyên sơ về sự gắn bó con người trong bộ tộc của thời kỳ cộng đồng nguyên thuỷ, một mặt khác là kết tinh những ước mơ tới một chế độ xã hội công bằng trong tương lai”[11;11]. 1.1.2. Lược đồ cốt truyện cơ bản của kiểu truyện Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu truyện người mang lốt nói chung và bước đầu xác định được một số dạng cốt truyện cơ bản như sau: a) Cốt truyện hai nhân vật chính: Người mang lốt vật - người chồng (vợ) Ta có lược đồ: Người mang lốt vật  gặp một chàng trai (cô gái) nhân hậu  trút lốt  kết hôn (hoặc kết hôn  trút lốt).
  • 13. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 13 Dạng cốt truyện này có số lượng không nhiều, lại đơn giản. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh hai nhân vật chính là nhân vật mang lốt và chàng trai (cô gái) - người chồng (vợ) của họ. Chẳng hạn như truyện kể về người mang lốt chim hoặc cá. - Chàng K’Làng và nàng tiên cá - Truyện cổ Mạ: Chàng trai nghèo tên là K’Làng chuyên câu cá kiếm ăn  một hôm chàng câu được con cá K’Dùng  đem về nuôi trong một chiếc ché vỡ  cá hóa thành cô gái xinh đẹp tuyệt trần  hai người thành vợ thành chồng sống hạnh phúc. - Chàng K’Dùng và nàng K’Làng - Truyện cổ Cơ ho: Một con chim Ntợp hát ghẹo chàng K’Dùng  K’Dùng tức giận bắn tên vào chim  thấy chim đẹp quá liền đem về nuôi  chim biến thành cô gái đẹp nấu nướng quét dọn nhà cửa  K’Dùng bắt gặp  hai người thành vợ thành chồng. Ở các truyện kể trên, các tình tiết, sự kiện chỉ đi vào miêu tả hành động của hai nhân vật chính, nhất là việc họ gặp gỡ và nên vợ nên chồng. Trong truyện hầu như vắng bóng lực lượng nhân vật thứ ba như nhân vật thách đố hay nhân vật gây tai họa thường thấy xuất hiện trong dạng cốt truyện ba nhân vật chính mà chúng tôi đề cập đến ở phần sau. Theo chủ quan của chúng tôi, có lẽ những truyện kể này ra đời tương đối sớm, khi mà mâu thuẫn gia đình và xã hội chưa bộc lộ sâu sắc như ở giai đoạn sau. Lúc này nhân vật người mang lốt vật do dân gian sáng tạo, chỉ để nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên của những con người bình thường. Chính vì vậy, những câu chuyện đều toát lên vẻ hiền hòa của một cuộc sống bình dị, trong đó hình tượng người mang lốt vật trở thành nơi gửi gắm những ước vọng về một tương lai tươi sáng của nhân dân lao động.
  • 14. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 14 b) Cốt truyện ba nhân vật chính So với dạng cốt truyện trên, dạng cốt truyện ba nhân vật chính phổ biến hơn nhiều, biểu hiện qua một số trường hợp cụ thể sau: (1) Người mang lốt vật - người vợ (chồng) - bố vợ (chồng) Lược đồ: Người mang lốt vật xuất hiện  gặp cô gái đẹp (chàng trai nhân hậu)  gặp thử thách  vượt qua thử thách kết hôn (hoặc: kết hôn  gặp thử thách  vượt qua thử thách)  trút lốt. Truyện cổ tích về người mang lốt cóc cũng thường xây dựng cốt truyện theo dạng này. Có thể dẫn chứng một vài trường hợp cụ thể: - Chàng cóc lấy vợ tiên - Truyện cổ Lô Lô: Hai vợ chồng nghèo hiếm con, cầu khẩn mãi mong trời ban cho một đứa con  hai vợ chồng lên nương trồng bí, trồng được một cây bí khác thường, chỉ có một quả  người vợ bổ bí, một con cóc nhảy ra nhận mẹ  lớn lên cóc lên thiên đình hỏi con gái út của Ngọc Hoàng làm vợ  Ngọc Hoàng ra điều kiện cho cóc phải san phẳng ba quả núi trong một buổi sáng  Cóc hô ba tiếng, ba quả núi ầm ầm rung chuyển, ầm ầm sụt xuống phẳng lỳ như một cánh đồng  Ngọc Hoàng bắt cóc đắp núi cao như trước  Cóc hô ba tiếng, ba quả núi lại sừng sững mọc lên  Ngọc Hoàng lấy ba mươi ống hạt rau dền bảo cóc đem đi gieo trên ba đám nương rộng, hẹn trong một buổi sáng phải xong  Cóc hô ba tiếng, lập tức rau dền rải đều trên đám nương  Ngọc Hoàng ra lệnh thu hồi lại tất cả các hạt rau dền đã gieo  trong giây lát cóc đã đáp ứng được yêu cầu của Ngọc Hoàng  Ngọc Hoàng đành phải gả con gái
  • 15. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 15 cho cóc  một hôm trong vùng mở hội, cóc trút lốt hóa thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú  hai vợ chồng sống bên nhau hạnh phúc. - Chàng rể cóc - Truyện cổ Cơ tu: Một lão nhà giàu có hai cô con gái đẹp  ra điều kiện ai lay chuyển được cây cau lâu năm sẽ gả cho hai cô con gái  các chàng trai trong vùng không làm được  cóc thắng cuộc nên được lấy hai cô gái xinh đẹp  một hôm cóc đi tắm lột xác vứt xuống nước, thành chàng trai đẹp  cóc và hai cô vợ sống hạnh phúc. Các sự kiện, biến cố tùy thuộc vào dung lượng tác phẩm có thể ít hoặc nhiều song đều được trình bày theo trục thời gian tuyến tính, nhằm mô tả diễn biến số phận của người mang lốt cóc từ lúc xuất hiện đến khi đổi thay số phận (kết hôn và trút lốt). (2) Người mang lốt vật - người vợ - các cô chị vợ Lược đồ: Người mang lốt vật lấy được cô gái đẹp (thường là con út)  trút lốt  các cô chị ghen tỵ, hãm hại  họ bị trừng phạt  người mang lốt sống hạnh phúc cùng vợ. Ở những truyện kể này, người mang lốt vật thường vì một lý do gì đó ra điều kiện cho các ông bố hoặc bà mẹ phải gả cho một cô con gái. - Nhà Pơ tao có hai cô con gái. Một hôm Pơ tao vào rừng chặt luồng. Trời đổ mưa làm trôi mất cây cầu, một con rắn giúp đỡ Pơ tao qua suối và hẹn mùa hè tới sẽ đến đón con gái Pơ tao. (Chàng rắn - Truyện cổ Gia rai) - Một người đàn bà có ba cô con gái. Một hôm bà mẹ và cô em đi phát rẫy, trời đổ mưa to không có cách gì qua suối về nhà. Giữa lúc đó một con trăn hiện ra,
  • 16. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 16 giao hẹn nếu trăn giúp, bà lão phải gả cho trăn một cô con gái.(Cha króa và Nay ti lụi - Truyện cổ Raglai) Trong truyện, bao giờ người con gái út cũng phải thay các chị đảm nhận vai trò làm vợ của người mang lốt. Hình tượng người con gái út được khắc họa rõ nét trong kiểu truyện này. Trong khi những người chị tỏ thái độ khinh miệt rẻ rúng nhân vật mang lốt, thì người con gái út đẹp người đẹp nết nhất nhà chấp nhận thua thiệt về mình, đồng ý lấy nhân vật mang lốt làm chồng. Sự đối lập về hành động của người em gái út với những người chị đã bộc lộ những mâu thuẫn khá sâu sắc trong quá trình biến đổi của các hình thái gia đình và xã hội. Người con út, em út trở thành “nạn nhân” của sự phá bỏ tinh thần dân chủ, gánh chịu nhiều thua thiệt so với các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình. Đặc biệt, khi người chồng của cô út trút bỏ cái lốt xấu xí, trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, lập tức trở thành niềm mơ ước của các cô chị. Họ rắp tâm làm hại em gái để cướp chồng của em. (3) Người mang lốt vật - người chồng (vợ) - lực lượng gây tai hoạ ngoài xã hội (vua, chúa đất...) Nếu ở dạng cốt truyện trên (2), nhân vật gây tai họa cho người mang lốt vật và vợ là những thành viên thuộc cùng một gia đình, thì ở đây nhân vật gây tai họa lại là lực lượng bên ngoài xã hội. Đó là những ông vua, lão nhà giàu, chúa đất ... tham lam, háo sắc, là những người hàng xóm bụng dạ xấu xa... tất cả làm thành một lực lượng gây tai họa đe dọa cuộc sống yên ổn của vợ chồng nhân vật mang lốt. Một chàng trai nghèo nhân hậu tên là Thàng Cao Chúa, một lần gánh củi ra chợ bán, chàng thấy một người sắp sửa làm thịt một con rắn. Chàng cứu giúp. Hôm sau chàng bắt gặp một cô gái đẹp gánh củi theo chàng về nhà. Đó chính là
  • 17. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 17 con rắn mà chàng đã cứu. Hai người thành vợ thành chồng. Tin Thàng Cao Chúa có vợ đẹp đến tai vua, hắn đòi chàng phải nhường vợ cho hắn. Sau nàng dùng mưu giết hắn. Hai vợ chồng Thàng Cao Chúa sống bên nhau hạnh phúc trọn đời (Thàng Cao Chúa - Truyện cổ Nùng) Sự có mặt của nhân vật gây tai họa trong dạng truyện này giống như là phương tiện để thử thách sự bền vững hôn nhân của người mang lốt. Sau khi vượt qua thử thách, tình cảm vợ chồng của họ càng trở nên đằm thắm, mặn mà. Như vậy, kiểu truyện người mang lốt tồn tại hai dạng cốt truyện cơ bản, trong đó cốt truyện ba nhân vật chính được xem là phổ biến hơn cả. Cốt truyện ba nhân vật chính được xây dựng khá phức tạp, nhiều tình tiết biểu hiện qua mối quan hệ đa dạng giữa nhân vật người mang lốt với các nhân vật khác trong kiểu truyện. Truyện về nhân vật người mang lốt cóc chủ yếu tập trung vào mối quan hệ: nhân vật mang lốt - người vợ - bố vợ thuộc dạng cốt truyện ba nhân vật chính. 1.1.3. Khảo sát các loại lốt của nhân vật trong kiểu truyện Trong phạm vi tư liệu khảo sát (100 truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc Việt Nam thuộc kiểu truyện người mang lốt vật) chúng tôi thấy hình thức mang lốt của các nhân vật tương đối phong phú, có 25 loại, bao gồm lốt của các con vật: cóc, rắn, rùa, ếch, cá, trăn, khỉ, chồn… Trong đó có những loại lốt chiếm tỷ lệ khá cao như: cóc (20%), rắn (12%), cá (10%), rùa (10%)… song cũng có những loại lốt chiếm tỉ lệ rất thấp như: bò, chó, nai… Một điều dễ nhận thấy nhất là nhân vật trong truyện thường mang lốt các con vật gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đó là những con vật nuôi trong gia đình (lợn, gà, dê, chó, bò...) hoặc những con vật hoang dã trên rừng, gắn
  • 18. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 18 với điều kiện sinh sống của đồng bào dân tộc ít người (hổ, cáo, chồn...) hay những con vật tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước (cóc, rắn, rùa, cá, ếch...). Từ những con vật nhỏ bé đến những con vật to lớn, mỗi loại lốt đều mang một ý nghĩa riêng biệt, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của kiểu truyện cũng như của hình tượng nhân vật. Trong số các loại lốt, lốt cóc xuất hiện với tỉ lệ lớn nhất (20/100 truyện) con số này hẳn không phải ngẫu nhiên. Tại sao lốt cóc lại được dân gian “mượn” nhiều đến như vậy, hẳn phải có nguyên nhân. Chúng tôi sẽ vận dụng kiến thức về dân tộc học để bước đầu lý giải điều này. 1.2. Nhân vật người mang lốt cóc Nhân vật trong các thể loại tự sự luôn được xem là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển cốt truyện. Với truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật trung tâm - những con người bất hạnh, thua thiệt còn là nơi gửi gắm những quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, khát vọng, lý tưởng của nhân dân lao động. Hay nói cách khác, những nhân vật ấy mang tính chất đại diện - đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo tiêu chí đánh giá của dân gian. Trong hệ thống nhân vật khá đông đảo của truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật người mang lốt vật thực sự là một hình tượng nổi bật, sản phẩm sáng tạo có tính chất hư cấu nghệ thuật của người nghệ sỹ dân gian. Từ cái nhìn khái quát, tổng thể về nhân vật người mang lốt vật, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu một dạng nhân vật tiêu biểu nhất - người mang lốt cóc. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bước đầu chúng tôi lập bảng khảo sát.
  • 19. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 19 STT Tên truyện Dân tộc Giới tính Nguyên nhân mang lốt (Sự xuất hiện của nhân vật) 1 Chàng cóc Êđê Nam Nàng Hơ Lúi (một cô gái chưa chồng) uống phải nước lạ trong hốc cây, có mang và sinh ra cóc. 2 Chàng cóc Ka dong Nam Nàng Di Dật uống nước trong một hốc đá, có mang và sinh ra cóc. 3 Chàng cóc Hà Nhì Nam Sau khi cầu khẩn trời phật, người mẹ có mang và sinh ra cóc 4 Chàng cóc và nàng công chúa út Cơ ho Nam Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 5 Chàng rể cóc Việt Nam Người mẹ ăn quả trứng lạ, có mang và sinh ra cóc. 6 Chàng rể cóc Vân Kiều Nam Người mẹ ướm chân vào một bàn chân nhỏ in trước ngõ, có mang và sinh ra cóc. 7 Chàng rể cóc Phù Lá Nam Bà mẹ nuốt phải cái cúc áo, có mang sinh ra cóc. 8 Chàng rể cóc Cơ Tu Nam Xuất hiện “tự thân” trong hình
  • 20. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 20 hài con cóc. 9 Chàng cóc con Tày Nam Người mẹ mơ thấy một luồng hào quang trùm lên người, mang thai và sinh ra cóc. 10 Chàng cóc lấy vợ tiên Lô Lô Nam Cóc được sinh ra từ quả bí. 11 Chồng cóc Êđê Nam Xuất hiện “tự thân” trong hình hài con cóc. 12 Cóc trời Cơ ho Nam Con trai thần Mặt trời hóa thành cóc từ trên trời rơi xuống. 13 Cóc và Bia phu Bana Nam Nàng Bơ-roong- hia ăn phải cơm có nước đái của Đăm Phu, có mang và sinh ra cóc. 14 Lá cờ của con cóc Mông Nam Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 15 Lệnh Trừ Tày Nam Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 16 Người lấy cóc Việt Nữ Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 17 Nàng Hơ Lúi Bana Nam Nàng Hơ Lúi uống nước ở một con suối lạ, có mang sinh ra cóc.
  • 21. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 21 18 Sằm Sừ Cao Lan Nam Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 19 Tướng cóc ra trận Pu Péo Nam Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. 20 Vợ cóc Việt Nữ Người mẹ tự nhiên có mang và sinh ra cóc. Chúng tôi xem xét hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở một số phương diện: 1.2.1. Nguyên nhân mang lốt Kết quả khảo sát truyện về người mang lốt cóc cho thấy sự hiện diện của nhân vật thường được mô tả qua các nguyên nhân: a) Nguyên nhân sinh đẻ thần kỳ, chiếm tỉ lệ rất cao (17/20 truyện) với các dạng thức: Dạng 1 (truyện số 1,2,5,6,7,9,13,17) - Người mẹ (một cô gái chưa chồng hoặc một bà lão cô đơn) do ăn, uống, nuốt phải dị vật có mang và sinh ra người mang lốt cóc (Chàng Cóc - Truyện cổ Ê đê; Nàng Hơ lúi - Truyện cổ Bana ...). - Người mẹ quan hệ với thần linh (dẫm vào một dấu chân lạ, bị luồng hào quang chiếu rọi…) có mang và sinh ra người mang lốt cóc (Chàng cóc con - Truyện cổ Tày; Chàng rể cóc - Truyện cổ Vân Kiều…). Dạng 2 (truyện số 3,4,10,14,15,16,18,19,20) Có thể xem như một biến thể của dạng 1, tuy nhiên nhân vật người mang lốt cóc có lai lịch khá rõ ràng, là con của một đôi vợ chồng hiếm muộn con cái, cầu
  • 22. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 22 khẩn trời phật mãi, bà vợ tự nhiên có mang, ít lâu sinh ra một con cóc (Người lấy cóc - Việt; Sằm Sừ - Cao Lan; Tướng cóc ra trận - Truyện cổ Pu Péo…). Ở đây, tính chất thần kỳ không còn đậm nét như các truyện kể thuộc dạng 1 song bản thân quá trình “tự nhiên” mang thai của người mẹ và sự ra đời của nhân vật đã là một sự khác thường, kỳ lạ. Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một trong hai mẫu đề quan trọng “là nòng cốt, hạt nhân tạo nên kiểu truyện người đội lốt vật phổ biến trên thế giới” [3;303] giống như truyện Sọ Dừa - Việt, Chàng nhái kỵ mã - Mông Cổ, Nàng công chúa ếch - Nga... Có thể nói, mô típ sinh đẻ thần kỳ đã góp phần khẳng định nguồn gốc thần thoại của kiểu truyện. b) Nguyên nhân “tự thân”, nhân vật người mang lốt cóc xuất hiện với tư cách tự thân, độc lập không thông qua sự sinh đẻ. Bản thân nhân vật mang hình hài con cóc ngay khi câu chuyện được mở ra. - Một lão nhà giàu ra điều kiện ai lay chuyển được cây cau lâu đời sẽ gả con gái cho. Không có chàng trai nào làm được. Một con cóc xuất hiện thực hiện được điều đó (Chàng rể cóc - Truyện cổ Cơ Tu). - Chàng Y Rít bắt được con cóc vàng liền đem về nuôi (Chồng cóc - Truyện cổ Êđê) - Một con cóc từ trên trời rơi xuống (Cóc trời - Truyện cổ Cơ ho)... Loại nguyên nhân này trong truyện kể về người mang lốt cóc có tỉ lệ tương đối thấp, chỉ có 3/20 truyện (truyện số 8,11,12) trong khi lại là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất trong kiểu truyện người mang lốt vật (50/100 truyện) đặc biệt là những truyện nhân vật mang lốt rắn, trăn, cá, chim...
  • 23. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 23 - Một bà lão bắt cá ngoài đồng, bỗng có một con trăn đến quấn lấy bà, đòi bà phải gả cho một cô con gái (Rể trăn - Truyện cổ Chàm). - Chàng A Trai đi câu, mãi chỉ được một con cá nhỏ, mang về nuôi (A Trai - Truyện cổ Cà tu). - Một chàng trai kéo lưới được một con cá rất đẹp, đem về nuôi (Chuyện tình ở núi Non nước - Truyện cổ Việt)... Trong quá trình khảo sát sơ bộ kiểu truyện người mang lốt vật nói chung ở Việt Nam, chúng tôi thấy ngoài hai nguyên nhân kể trên, nhân vật còn xuất hiện qua các nguyên nhân khác, như bị phù phép: nhân vật vốn là người nhưng do phạm phải sai lầm nên bị hoá phép thành con vật. Nàng Kim Quế là con gái Đức Phật vì tính tình phóng túng nên bị đày xuống trần trong lốt khỉ (Kim Quế - Truyện cổ Tày) nhân vật bị hãm hại hay phạm phải điều cấm kỵ nên phải mang lốt con vật: Chàng Xét ăn phải cơm có nọc rồng liền bị hoá rồng (Hai anh em chàng Xét - Truyện cổ Xê Đăng…). Cũng có khi nhân vật mượn lốt, nhân vật là người nhưng vì nhiều lý do, mượn lốt con vật trong thời gian ngắn để tiến hành mục đích nào đó, đến thời điểm thích hợp lại trút lốt thành người. Một cô gái đẹp hát hay nghe tiếng đồn về chàng trai trẻ liền biến thành chim đi tìm (Chàng K’Dùng và nàng K’Làng - Truyện cổ Cơ ho…) Nàng công chúa út, con gái của Long vương vì mê tiếng hát của chàng Ta Luông, nhân một hôm mưa rào, liền hóa thành một con cá vàng theo nước mưa rơi vào nhà Ta Luông (Tiếng hát chàng câu cá - Truyện cổ Dao)... Nếu các nhân vật mang lốt do bị phù phép, được xem như một sự bắt buộc, thì nhân vật mượn lốt lại có tính chất tự nguyện. Tự nguyện mang lốt để thỏa mãn một ý muốn nào đó của bản thân. Hai nguyên nhân này không hề thấy xuất hiện trong truyện về người mang lốt cóc.
  • 24. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 24 1.2.2. Giới tính nhân vật - Giới tính nam chiếm tỉ lệ cao (18/20 truyện) Các nhân vật nam mang lốt cóc, để đi đến mục đích cuối cùng là lấy vợ và trút lốt thường phải trải qua nhiều biến cố và thử thách. Tuy phải mang hình hài của một con vật xấu xí, tầm thường nhưng nhân vật thường được kết hôn với những cô gái đẹp, nhân hậu. Đó là những người em út, con út trong gia đình hoặc là con gái nhà quyền thế, sẵn sàng chấp nhận người chồng xấu hình dị dạng. Trong cái lốt cóc, các chàng trai thường bộc lộ khả năng phi thường hay tình cảm đạo đức cao cả, khiến cho các cô gái quan tâm, khâm phục hay cảm động, dẫn đến chỗ đồng cảm và yêu mến. - Giới tính nữ chiếm tỉ lệ thấp (2/20 truyện) Giống với các nhân vật nam, người mang lốt cóc có giới tính nữ cũng gắn với hai hành trạng nổi bật là kết hôn và trút lốt. Con cóc xấu xí, sau khi kết hôn với anh học trò nghèo nhưng tốt bụng đã hóa thân thành cô gái đẹp không ai sánh kịp. (Người lấy cóc, Vợ cóc - Truyện cổ Việt). Bản thân những cô gái cóc cũng phải trải qua thử thách để được kết hôn hoặc để chứng tỏ tài năng, phẩm chất của mình sau khi kết hôn nhưng tính chất, mức độ cũng như tình huống thử thách thường ít gay cấn, quyết liệt hơn so với thử thách đặt ra cho các chàng cóc. Trên cơ sở khảo sát một khối lượng truyện cụ thể về người mang lốt vật, chúng tôi đã có một cái nhìn tổng quan về kiểu truyện qua một số phương diện quan trọng như cốt truyện và nhân vật. Đó là những yếu tố mang tính đặc thù của loại hình tự sự dân gian mà truyện cổ tích là một thể loại vô cùng tiêu biểu. Đồng thời việc khảo sát hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở các biểu hiện: nguyên nhân mang lốt và giới tính của nhân vật sẽ giúp cho chúng tôi lý giải về đặc điểm
  • 25. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 25 (nguồn gốc, hình thức, hành trạng...) và cội nguồn dân tộc học của hình tượng nhân vật người mang lốt cóc ở chương sau.
  • 26. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 26 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT CÓC Sự hình thành truyện cổ tích thần kỳ từ những lớp thần thoại “cuối mùa” kéo theo sự phát triển của đề tài về con người bất hạnh, khốn khổ đã chứng tỏ “tinh thần đấu tranh với thiên nhiên được thể hiện trong truyện dân gian nguyên thủy đã yếu dần và chú ý đến các mối quan hệ giữa con người với con người. Sự phát triển của đề tài này đã làm cho “xúc cảm” của người nghe truyện đặc biệt tăng lên. Tất cả những truyện nói về những kẻ khốn khổ vô tội, trong một mức độ khác nhau, đều mang ý nghĩa xã hội, đều phản ánh những quá trình lịch sử nhất định”.[13;62]. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng “truyện cổ tích còn lưu lại những dấu tích của các hình thức đã mất đi của cuộc sống xã hội và cần phải nghiên cứu các dấu tích này.”[16;192]. Xuất phát từ những tiền đề quan trọng ấy, chúng tôi bước đầu lựa chọn tìm hiểu đặc điểm một hình tượng nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích thần kỳ nói chung và kiểu truyện người mang lốt vật nói riêng. Truyện cổ tích thần kỳ về người mang lốt cóc đã tiếp thu những yếu tố của thần thoại để nhào nặn, xây dựng nên một hình tượng nhân vật vừa có màu sắc thần kỳ lại vừa chứa đựng hạt nhân hiện thực. Xem xét hình tượng nhân vật người mang lốt cóc, chúng tôi cắt nghĩa các đặc điểm nổi bật của nhân vật từ cả hai phương diện: văn bản ngữ văn và ý nghĩa dân tộc học. 2.1. Nguồn gốc thần kỳ
  • 27. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 27 Dựa vào kết quả khảo sát ở chương 1, có thể thấy nguồn gốc thần kỳ là đặc điểm nổi bật và quan trọng của hình tượng nhân vật người mang lốt cóc. 2.1.1. Người mang lốt cóc là kết quả của một cuộc hôn phối giữa bà mẹ trần tục và lực lượng siêu nhiên Khi phân tích sự diễn hóa các mô típ của truyện cổ tích Thạch Sanh, tác giả công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á đã mô tả nguồn gốc ra đời của nhân vật một cách khá tỉ mỉ, bằng cách xác định mười dạng thức ra đời thần kỳ của các nhân vật trong truyện cổ như: Đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng; do người mẹ ăn, uống phải dị vật; do người mẹ uống nước trong dị vật; do người mẹ nằm mộng; do người mẹ kết hợp với với con vật nào đó; do người mẹ kết hợp với thần linh; do người mẹ sinh ra một bọc trứng hay một cục thịt; từ một quả cây hay một cây tre, khúc gỗ...; do lực lượng siêu nhiên đầu thai hoặc do thần thánh mượn cửa để xuống trần gian; đứa trẻ ra đời đã có dị tật hoặc là một con vật. [3;41-44] Trong chuyên luận Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Huế khảo sát nguồn gốc nhân vật cũng chỉ ra: “sự ra đời của của nhân vật là sự ra đời từ những cuộc mang thai kỳ lạ và sinh nở thần kỳ” [6;46] Nằm trong hệ thống nhân vật người mang lốt của truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật người mang lốt cóc cũng mang những đặc điểm chung nhất về nguồn gốc, biểu hiện cụ thể và tập trung qua một số dạng thức: a) Một bà góa hay một cô gái chưa chồng do ăn, uống, nuốt phải dị vật có mang và sinh ra con cóc
  • 28. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 28 Nàng Hơ Lúi khát nước, uống phải nước lạ trong một hốc cây (Chàng cóc - Truyện cổ Êđê); Nàng Hơ Lúi đi hái bông trong rừng với bạn, trong lúc khát nước bỗng thấy một con suối hiện ra liền xuống tắm và uống thỏa thích (Nàng Hơ Lúi - Truyện cổ Bana); Nàng Bơ-rông-hia ăn phải cơm có nước đái của Đăm Phu (Cóc và Bia Phu - Truyện cổ Bana); Một bà góa trong lúc quét dọn, nhặt được cái cúc áo, cho vào miệng ngậm, lỡ nuốt phải cái cúc áo (Chàng rể cóc - Truyện cổ Phù Lá)... từ đó có mang, đủ ngày đủ tháng sinh ra một đứa con mang hình hài con cóc. Việc người mẹ ăn, uống hay nuốt phải dị vật có mang và sinh ra con vật là dạng nguyên nhân thường thấy nhất trong truyện cổ. Đây là bước mở đầu cho hàng loạt những kỳ tích phi thường mà chỉ có họ - những con người khác thường mới có thể thực hiện được. b) Người mẹ gián tiếp quan hệ với thần linh, có mang và sinh ra con cóc Thần linh thường xuất hiện một cách bất ngờ thông qua sự “giấu hình”. Một người đàn bà đang ngủ tự nhiên thấy có một luồng hào quang chiếu rọi vào buồng ngủ, trùm lên người (Chàng cóc con - Truyện cổ Tày); Một người đàn bà bắt gặp trước cổng nhà một dấu chân lạ, liền tò mò đặt chân mình vào đó (Chàng rể cóc - Truyện cổ Vân Kiều)... cảm ứng thụ thai, sinh ra cóc. Như vậy, nhân vật người mang lốt cóc chủ yếu xuất hiện từ một “quan hệ có tính chất thần thoại” (chữ dùng của K.Mác). Sự hư cấu mang màu sắc hoang đường này, có lẽ chịu sự chi phối bởi thế giới quan thần thoại và phương pháp sáng tác thần thoại - một thể loại gắn với thời kỳ công xã nguyên thủy, khi mà hình thức quần hôn, tạp hôn của chế độ thị tộc mẫu hệ còn đang ngự trị một cách
  • 29. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 29 chính thống. Lúc này đứa con được sinh ra chỉ cần biết đến mẹ mà không cần biết đến cha. Người mẹ thụ thai hoàn toàn không cần nhờ tới vai trò trợ giúp của người cha. Cho nên vai trò người cha trong quá trình thực hiện chức năng sinh sản rất mờ nhạt. Trong thần thoại, mô típ sinh đẻ thần kỳ là một sự hư cấu nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá và lý giải về chính bản thân mình của người nguyên thủy, đồng thời thể hiện sự ấu trĩ trong nhận thức của con người khi không giải thích được nguyên nhân sinh sản. Người ta đặc biệt đề cao vai trò của người mẹ và sự sinh sản khác thường như vậy ắt sẽ đem đến cho cộng đồng những anh hùng thần thánh. Vì vậy đề cao người anh hùng ở phương diện nguồn gốc xuất thân còn là tâm lý sáng tạo của thời kỳ sau. Trong truyền thuyết, không hiếm những truyện mà trong đó người anh hùng là sản phẩm của bà mẹ trần tục và lực lượng siêu nhiên. - Một người đàn bà ra thăm vườn cà, thấy dấu chân khổng lồ, ướm chân mình vào đó, có thai mười hai tháng sinh ra Thánh Gióng (Truyền thuyết làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). - Một bà mẹ nằm ngủ mơ thấy một con mãng xà nhập vào mình, thụ thai mười ba tháng, đẻ ra một người con trai đặt tên là ông Cây xanh (Truyền thuyết xã Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ). - Một người đàn bà ra sông giặt bị con rái cá phủ lên mình, có thai đẻ ra Đinh Bộ Lĩnh (Truyền thuyết vùng Hoa Lư, Ninh Bình)... Kế thừa mô típ này từ thần thoại và truyền thuyết, truyện về người mang lốt nói chung và người mang lốt cóc nói riêng cũng đặc biệt đề cao và lý tưởng hóa
  • 30. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 30 nguồn gốc của nhân vật. Sự xuất hiện trong cái lốt cóc sẽ là dự báo cho những khả năng đặc biệt của nhân vật sau này. 2.1.2. Người mang lốt cóc được sinh ra từ một giống thực vật Ở đây người mẹ hoàn toàn không phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở, đứa con ra đời như một sự tình cờ và có ý nghĩa như một món quà bất ngờ mà số phận ban tặng cho những con người nghèo khổ, tốt bụng. Hai vợ chồng già hiếm muộn con cái, cầu khẩn trời phật ban cho một đứa con. Họ lên nương trồng bí, trồng được một cây bí khác thường, chỉ có một quả. Khi quả bí lớn, người vợ bổ bí, một con cóc nhảy ra nhận mẹ (Chàng cóc lấy vợ tiên - Truyện cổ Lô Lô). Đây cũng là một mô típ khá cổ đã từng được phản ánh trong thần thoại. Con người được sinh ra từ một giống thực vật nào đó, là một biểu hiện của tín ngưỡng “vật tổ”, xuất phát từ tâm lý sùng bái tuyệt đối vào tự nhiên của người nguyên thủy. Truyện thường kể về một cuộc hôn phối bất đắc dĩ, trái với tập tục sinh học thông thường giữa một đôi trai gái cùng huyết thống, dẫn tới việc người vợ có mang và đẻ ra một quả bầu (bí) từ đây hình thành loài người. Quả bầu (bí) trở thành tổ tiên của con người và vì vậy, bầu (bí) cũng là vật thiêng. Không phải ngẫu nhiên, ở một số vùng miền núi, trong các nghi lễ nông nghiệp, bầu (bí) đóng vai trò tiếp sức cho sự phát triển của lúa hoặc trong nghi lễ làm nhà mới, bầu (bí) được thay thế cho “thầy cúng” trước thần linh. Trong tiềm thức của một số tộc người bầu (bí) còn có sức mạnh điều tiết được tự nhiên. 2.1.3. Người mang lốt cóc là con đẻ của một đôi vợ chồng bình thường Dạng này có thể thấy trong các truyện mà phần mở đầu giống như một công thức: Hai vợ chồng già hiếm con, hơn sáu mươi tuổi người vợ mới có mang, sinh
  • 31. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 31 ra con cóc (Sằm Sừ - Truyện cổ Cao Lan); Hai vợ chồng nghèo khổ hơn bảy mươi tuổi, không con, đi xem bói, đạo sĩ phán hai ông bà phải bắc được 120 cầu, sẽ có con. Quả nhiên sau đó bà vợ có mang nhưng lại đẻ ra con cóc (Lệnh Trừ - Truyện cổ Tày); Hai vợ chồng hiếm muộn con cái mong mãi, người vợ có mang và đẻ ra con cóc (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)... Quá trình mang thai và sinh nở diễn ra khá bình thường, dường như không mang bóng dáng của sự thần kỳ. Điều này cho thấy yếu tố thần kỳ liên quan đến nguồn gốc nhân vật cũng có xu hướng thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tâm lý sáng tạo của dân gian. Yếu tố hiện thực được gia tăng, có phần đậm hơn yếu tố hoang đường, người mang lốt cóc giờ đây không phải là con của đấng siêu nhiên nữa mà là con của những ông bố rất đỗi bình thường, cho dù đôi khi sự mang thai của bà mẹ vẫn tách rời vai trò của ông bố, như chàng cóc trong Chàng rể cóc (Vân Kiều) được sinh ra trong một gia đình có đầy đủ bố mẹ nhưng bà mẹ có thai lại là do đã ướm chân vào dấu chân in trước ngõ... Sự đan xen của những tình tiết vừa hiện thực vừa thấm đẫm màu sắc hoang đường ấy là sự sáng tạo độc đáo của dân gian đồng thời “nó phản ánh sự thay đổi lâu dài trong quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, phản ánh sự thay đổi của thế giới quan thần thoại bằng thế giới quan cổ tích... sự thay thế những nhân vật thần thoại mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ bằng những nhân vật là con người cụ thể mang tính xã hội...” [6;52] 2.2. Hình thức xấu xí Theo tác giả Nguyễn Thị Huế: “hình thức của nhân vật xấu xí mà tài ba được thể hiện bởi mô típ người mang lốt - một mô típ đóng vai trò quan trọng tạo
  • 32. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 32 nên ý nghĩa xuyên suốt của đề tài” [6;52]. Như vậy, đặc điểm ngoại hình (hình thức) của nhân vật người mang lốt cóc có vai trò gì và mang ý nghĩa như thế nào trong toàn bộ mẫu truyện kể về người mang lốt cóc. Đây là điều mà chúng tôi muốn khám phá và lý giải. Cũng như hầu hết các nhân vật có bề ngoài kỳ dị, xấu xí như Sọ Dừa, chàng mụn cơm, chàng hủi, chàng rắn, chàng rùa... các nhân vật người mang lốt cóc cũng được xây dựng xuất phát từ cơ sở xã hội manh nha có sự phân chia giai cấp, dẫn đến việc phân hóa các loại người trong xã hội, có những con người bị ruồng bỏ xa lánh không được cộng đồng tôn trọng. Đó là những người có hình thức xấu xí, tầm thường. Các truyện kể về người mang lốt cóc đều nằm trong tiểu loại cổ tích thần kỳ, nhân dân sáng tạo ra để thể hiện sự phản ứng trước những bất công của xã hội. Truyện cổ tích sử dụng yếu tố thần kỳ như một phương tiện trợ lực cho những nhân vật bất hạnh. Họ trở thành nơi gửi gắm khát vọng sống lạc quan, ước mơ về một xã hội lý tưởng và công bằng, được cộng đồng coi trọng của những con người không may khiếm khuyết về mặt hình hài trong đời sống hiện thực. Nhân vật người mang lốt cóc thường phải trải qua hai giai đoạn biến hóa: Lúc đầu đội lốt cóc, về sau trút lốt thành người. Nhân vật xuất hiện dù với bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải mang trên mình cái vỏ xấu xí của một con vật - con cóc. Sự ra đời của đứa con ấy hầu hết đều không đáp ứng được lòng mong mỏi của bố mẹ và bị người đời xa lánh, coi thường. - Nàng Di Dật có mang và sinh ra con cóc. Trông cóc xấu xí ai cũng ghét bỏ, khiến cho người mẹ thấy khổ sở vô cùng. Lại có người nhiếc móc dè bỉu bảo
  • 33. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 33 vứt cóc đi cho khuất mắt. Các chị em gái của Di Dật còn định quật chết con cóc khiến Di Dật phải đem con vào rừng để ở (Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong). - Hai vợ chồng ông lão không con, thành tâm làm theo lời đạo sĩ, bà vợ có mang nhưng lại đẻ ra con cóc. Bao nhiêu mong ước thế là tiêu tan, hai ông bà có lúc đã “toan bóp chết nó đi cho rảnh” (Lệnh Trừ - Truyện cổ Tày). - Hai vợ chồng già hiếm hoi mãi bà vợ mới có mang, nhưng đến lúc trở dạ lại đẻ ra con cóc, “cả nhà đã toan ném đi cho khuất mắt” (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt). Lốt cóc lúc này là tấm áo hộ thân cần thiết nhất, là nơi ẩn náu kín đáo nhất để nhân vật giấu đi hình hài thật của mình. Tuy nhiên cái vỏ xấu xí bên ngoài lại là bức tường ngăn cách giữa nhân vật người mang lốt cóc với cộng đồng. Vì thế cái lốt “có ý nghĩa thử thách để khẳng định tư cách con người trong hình thức vật... cái lốt là sự thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của giai cấp đối kháng...” [6;58]. Việc sử dụng hình ảnh con cóc làm cái lốt tạm thời cho nhân vật trong truyện cổ tích về người mang lốt chắc chắn không tách rời ý nghĩa ấy. Song bên cạnh đó, nó còn có những tầng nghĩa cổ hơn nếu nhìn từ góc độ biểu tượng và tín ngưỡng, phong tục... Trước hết, cóc là con vật mang tính biểu tượng đậm nét mà “biểu tượng có thể lý giải được nhờ liên hệ với các yếu tố khác trong một trường liên tưởng... Trường liên tưởng của biểu tượng càng rộng, sự liên tưởng lại càng phong phú và hấp dẫn” vì thế biểu tượng có “xu hướng liên thông với các tín hiệu” [4;6]. Chẳng hạn: chim là biểu tượng của mặt trời vì mặt trời ở trên cao, chim cũng ở trên cao, vì thế giữa chúng có những tín hiệu tương đồng. Rắn là biểu tượng của nước vì
  • 34. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 34 thân hình mềm mại của rắn khiến người ta liên tưởng đến dòng nước chảy... Cóc cũng là một trong những con vật tượng trưng cho nền văn hóa nông nghiệp, được dân gian nâng lên thành một hình tượng mang tính tín hiệu. Giống như rồng, rắn... cóc cũng mang tín hiệu của mưa, của nước. Tại sao vậy? Người Vân Kiều giải thích là do con cóc rất thông minh, cực kỳ nhạy cảm với thiên nhiên, đặc biệt là mưa nắng... nó biết trước và dự báo chính xác khi nào trời mưa to vì thực tế mà người ta quan sát thấy, mỗi khi trời sắp mưa là loài cóc (hay ếch, nhái) đều kêu to hoặc nghiến răng. Trước hiện tượng đó người ta cho rằng cóc và trời có mối liên hệ mật thiết với nhau, giống như quan niệm của người Việt: “con cóc là cậu ông trời”. Điều tưởng tượng này có lẽ gắn với tâm lý mong cho mưa thuận gió hòa của dân gian. Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, đã tạo ra một đặc điểm địa hình nổi bật là có nhiều sông nước, ao hồ. Chính điều này đã làm nên nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam - văn hóa nông nghiệp lúa nước. Từ hàng nghìn đời nay, người nông dân Việt Nam với nếp sinh hoạt của những cư dân trồng lúa nước đã luôn khao khát cầu khẩn: Lạy trời mưa xuống/Lấy nước tôi uống/Lấy ruộng tôi cày... Cái khát khao mưa thuận gió hòa dường như đã được ngấm vào máu thịt của những cư dân không chỉ ở đồng bằng mà còn ở những vùng núi cao, rừng sâu - nơi quần tụ của đồng bào dân tộc ít người, nơi mà người dân sinh sống chủ yếu dựa vào phương thức canh tác nông nghiệp khô, tức là làm nương rẫy. Ước mơ về một cuộc sống no đủ, lúa đầy bồ khoai đầy giàn... đã phản ánh một cách chân thực đời sống sinh hoạt giản dị của người nông dân. Nhưng cái ước mơ tưởng chừng rất dễ thực hiện ấy, lại thường xuyên bị thiên nhiên đe dọa. Thiên nhiên ôn hòa nhưng cũng dữ dội vô cùng. Những trận lũ lụt triền miên,
  • 35. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 35 những cơn đại hạn liên tiếp đã vùi dập biết bao thành quả lao động của người nông dân. Và hơn bao giờ hết, người ta khao khát có một sức mạnh để chinh phục thiên nhiên, chống chọi lại cái khắc nghiệt đang đe dọa cuộc sống của họ. Hình tượng cóc xuất hiện trong truyện cổ đã phần nào phản ánh cái khát khao chính đáng đó. Con cóc với khả năng sinh tồn vừa ở cạn vừa ở nước, đã dễ dàng thích nghi với thiên nhiên nghiệt ngã, chúng có thể sống dai dẳng qua những trận hạn hán, những cơn lũ lụt. Con cóc trở thành biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, dẻo dai của những cư dân nông nghiệp. Vì lẽ đó, hình ảnh con cóc chiếm một vị trí quan trọng trong ý thức dân gian. Con cóc trở hành một hình tượng phổ biến có mặt trong rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật như văn học, hội họa, điêu khắc... trong tranh Đông Hồ có Em bé bế cóc, trong truyện cổ dân gian có Cóc kiện trời rồi người mang lốt cóc... cũng không phải ngẫu nhiên, trên mặt trống đồng có hình ảnh của cóc, con cóc xuất hiện ở hầu hết mặt các trống đồng với nghi lễ cầu mưa và “... tượng 4 cóc (hay 4 cặp cóc)... bay quanh mặt trời... là biểu tượng 4 tiết Xuân - Hè - Thu - Đông của người Việt cổ”[22;138]. Nhìn từ góc độ tín ngưỡng, việc đưa một con vật rất đỗi bình thường ở ngoài đời vào một vị trí quan trọng trên vật thiêng - trống đồng đã chứng tỏ quá trình thiêng hóa vai trò của con vật đó trong tiềm thức dân gian. Các nhà nghiên cứu, khi tìm hiểu về cái lốt (hình thức) của nhân vật mang lốt con vật trong truyện cổ cũng đã đưa ra những lý giải về cội rễ của hình tượng nhân vật: “ Rất có thể sự xuất hiện thường xuyên của hình ảnh các con vật với vai trò cái lốt, vai trò là nhân vật chính trong mô típ người mang lốt ở các cốt truyện về đề tài này đã phản ánh
  • 36. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 36 một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập vào truyện cổ tích thần kỳ một phong tục, tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là là quan niệm sùng bái loài vật bắt nguồn từ tín ngưỡng tô tem vật tổ thời nguyên thủy mà nay không còn giữ nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó nữa” [6;58]. Theo đó, việc thiêng hóa con cóc, một phần cũng xuất phát từ tâm lý tôn sùng vật tổ của người xưa. Tâm lý coi trọng vật thiêng còn thấy ở một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Con cóc được coi là hóa thân của Giàng X’ri - thần lúa. Giàng X’ri có nhiệm vụ coi sóc mùa màng, nhất là lúa. Giàng là một bà già dung mạo xấu xí, người ghẻ lở trông rất đáng sợ. Giàng thường biến thành con cóc. Da cóc xù xì chính là những vết ghẻ lở trên người Giàng... Có nơi còn coi cóc là người thân của thần sét vì thế có “lúc giông tố, mưa lũ thần hung hăng gây rối, cóc thu mình giận dỗi mong thần sấm sét dịu bớt cơn giận, làm lành với mình” [Dẫn theo 6;61] Xuất phát từ lòng yêu mến và sùng bái đối với một con vật thiêng, mỗi dân tộc ở phương Đông đều xây dựng cho mình những huyền thoại riêng về con cóc. Trí tưởng tượng bay bổng khiến cho người ta nhìn thấy con cóc ở trên mặt trăng, đồng nhất nó với vẻ đẹp huyền diệu của mặt trăng và gọi là Thiềm Thừ. Thần thoại Trung Hoa kể rằng: con cóc này chỉ có ba chân, hai chân trước một chân sau, đã sống trên mặt đất dưới hình dạng một người đàn bà. Đó là nàng Thường Nga- vợ của chàng Hậu Nghệ - một cung thủ vô cùng thiện xạ, đã từng bắn rơi 9 mặt trời. Chàng Hậu Nghệ đã được Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sinh. Nàng Thường Nga nhân một hôm chồng đi vắng, lấy trộm thuốc mang ra uống nhưng chưa kịp uống xong thì chồng về, sợ hãi bỏ trốn. Nhờ thuốc trường sinh nàng có thể bay lên trời nhưng vì chưa uống hết liều nên phải dừng lại giữa đường và ở lại
  • 37. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 37 mặt trăng, bị biến thành con cóc ba chân. Như vậy cóc là thần trăng trong quan niệm của người Trung Hoa. Chính sự đồng nhất giữa cóc và trăng đã khiến người Trung Hoa so sánh trăng cũng giống như cái bụng của con cóc rồi từ việc quan sát trăng tròn trăng khuyết lại liên tưởng đến cái bụng và tử cung của người phụ nữ khi mang thai. Sự liên tưởng ấy phong phú đến mức cuối cùng người ta coi con cóc là biểu tượng của khả năng sinh sản. Con cóc từ hiện thực đi vào truyện cổ là cả một quá trình sáng tạo đầy ngẫu hứng song cũng không kém phần chuẩn xác trong sự liên tưởng hồn nhiên của các nghệ sỹ dân gian. Thần thoại Cóc kiện trời là sự lý giải đầy đủ, tường tận nhất cho nguyên nhân làm mưa của ông trời. Con cóc với vẻ ngoài xấu xí, tầm thường ấy sau chiến công lẫy lừng là có thể sai khiến được ông trời làm mưa, đã được muôn loài nhất loạt tôn vinh là “cậu ông trời”. Để rồi từ đó, mỗi khi đất trời hạn hán, cóc nghiến răng trời sẽ lập tức đổ mưa. Tương tự như tiếng cóc nghiến răng, tiếng ồm ộp của chú ếch cũng được dân gian gán cho tín hiệu dự báo thời tiết, thời vụ. Người Trung Quốc cho rằng năm nào ếch (điền oa) kêu sớm mà tiếng kêu nhộn nhịp thì được mùa, kêu muộn mà thưa thớt thì sẽ mất mùa. Còn cóc (thiềm thừ) nhái (thanh oa) trong những tháng nắng mà cất tiếng kêu thì trời sắp mưa... Trong một chừng mực nào đó, có thể đồng nhất các dạng sinh vật này làm một. Chúng thể hiện khát khao cầu mưa, cầu mùa của những cư dân nông nghiệp. Những con người một nắng hai sương trên nương rẫy, đồng ruộng hẳn đã gửi gắm niềm hy vọng rất lớn của mình vào những con vật được xem là “sứ giả” là “cầu nối” giữa họ - những con người nơi mặt đất với ông trời cao vời vợi trên kia. Khác với quan niệm của phương Tây khi cho rằng con cóc là biểu thị của tâm hồn đen tối, ở ta đó
  • 38. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 38 lại là con vật hiền, có vai trò “bảo hộ” cho công cuộc làm ăn của cư dân nông nghiệp... Với tất cả những ý nghĩa ấy, lốt cóc là một trong những loại lốt được dân gian sử dụng nhiều nhất trong quá trình hư cấu hình tượng nhân vật người mang lốt. Việc sùng bái con vật có công trong đời sống nông nghiệp đã khơi gợi trong trí tưởng tượng của tác giả dân gian một sự phát hiện độc đáo để khắc họa nên hình tượng người mang lốt cóc. Đó vừa là sự kế thừa truyền thống văn hóa khi đề cao vai trò của một con vật linh thiêng, lại vừa là sự sáng tạo đầy ngẫu hứng song không kém phần ẩn ý của dân gian khi thần thánh hóa con vật bình thường ngoài đời và mang cho nó một chức năng mới, là cái lốt cho nhân vật truyện. Từ cội nguồn văn hóa đến truyện cổ tích, hình tượng cóc đã có sự biến đổi. Từ chỗ là “vật thiêng” con cóc trở thành cái lốt cho nhân vật thấp hèn, bất hạnh. Con vật tô-tem đi vào truyện cổ tích đã bị tước bớt màu sắc linh thiêng. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phản ánh bức tranh hiện thực xã hội của truyện cổ tích. Hay nói cách khác “truyện chỉ mượn phần xác của con vật tín ngưỡng, của con vật thần thoại mà thôi, và đã phát triển theo cách riêng của mình để chứa đựng cái phần hồn cho một ý nghĩa hoàn toàn khác trước.” [6;63] 2.3. Khả năng khác thường Xuất hiện trong lốt cóc, với bất kỳ nguyên nhân nào, những con người có bề ngoài xấu hình dị dạng, cũng phải chịu nhiều thua thiệt. Nhưng vượt lên tất cả họ đã chứng tỏ được giá trị bản thân. Ẩn sau cái vỏ xấu xí, những chàng trai, cô gái mang lốt cóc thực sự là những con người có khả năng xuất chúng. Khả năng của
  • 39. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 39 họ được biểu hiện khá đa dạng. Chúng tôi khảo sát đặc điểm này thông qua bảng thống kê sau: STT Tên truyện Dân tộc Khả năng khác thường của nhân vật 1 Chàng cóc Êđê Làm cho con cóc khô biết nhảy múa; cá đã nướng chín bơi lội trong nồi bung; bắp cây mọc giữa bếp lửa; nấm mọc trên xà nhà... 2 Chàng cóc Ka dong - Hóa phép ra 300 người, nhà cửa, vàng bạc... - Chăn đàn trâu hàng trăm con. - Tiếng hát của cóc làm cho hai cô gái con nhà Vu Đơ Ria mê mệt. - Đánh thắng năm đứa con trời hung ác. 3 Chàng cóc Hà Nhì - Cóc bắn một mũi tên xuyên chín con chim sẻ, kiếm chín gánh củi... - Cứu con gái út của Long Vương. 4 Chàng cóc và nàng công chúa út Cơ ho - Chăn đàn trâu đông như lá rừng của vua Chàm. - Hóa phép ra nhiều vàng bạc, nồi đồng, ché rượu... - Bắc cây cầu hàng nghìn sải.
  • 40. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 40 5 Chàng rể cóc Việt - Thổi sáo rất hay. - Hóa phép đồ sính lễ quý giá. 6 Chàng rể cóc Vân Kiều Có tài cầm quân đánh giặc. 7 Chàng rể cóc Phù Lá - Hóa phép đủ đồ dẫn cưới: một con gà chín cựa, chín chai mật vang, chín đĩa tim vượn. - Biến căn lều dột nát thành một tòa nhà nguy nga đẹp đẽ... 8 Chàng rể cóc Cà Tu Làm cho cây cau lâu đời lay chuyển. 9 Chàng cóc con Tày - Hóa phép ra đồ sính lễ quý giá - Đánh tan quân giặc. 10 Chàng cóc lấy vợ tiên Lô Lô - Cóc kêu ba tiếng củi tự bò về nhà. - Kêu ba tiếng chữa khỏi bệnh cho Ngọc Hoàng. - San phẳng và đắp cao ba quả đồi trong một buổi sáng. - Gieo và thu hồi 30 ống hạt rau dền trên ba đám nương rộng. 11 Chồng cóc Êđê - Trông gà giữ lúa thành thạo.
  • 41. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 41 - Hóa phép ra nhà cửa, tôi tớ, của cải. 12 Cóc trời Cơ Ho - Biến căn chòi rách nát thành căn nhà đẹp, nhiều của cải. - Chăn đàn trâu hàng nghìn con cho chủ làng. - Đánh tan bọn cướp ở đầu nguồn nước. 13 Cóc và Bia phu Bana - Làm cho một quả bầu có phép, lấy gạo mãi không hết. - Thổi sáo rất hay. - Hóa phép ra nhà cửa, gia súc… 14 Lá cờ của cóc con Mông - Dùng phép đánh giặc. - Hóa phép làm cầu vồng. 15 Lệnh Trừ Tày Đi đánh giặc cứu nước. 16 Người lấy cóc Việt - Đi trông ruộng lúa cho cha mẹ. - Thi nấu cỗ và may áo. 17 Nàng Hơ Lúi Bana - Trời đại hạn, cóc nghiến răng, trời mưa như trút nước. - Làm diều sáo rất giỏi. 18 Sằm Sừ Cao Lan Đánh tan quân giặc Mằn hư.
  • 42. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 42 19 Tướng cóc ra trận Pu Péo - Đi trông ruộng lúa. - Hóa phép ra đồ sính lễ quý giá. - Đi đánh giặc, cóc nuốt than vào bụng rồi phun lửa liên tiếp vào quân giặc, giặc chết không sót một tên. 20 Vợ cóc Việt - Dệt vải, têm trầu rất khéo. Tìm hiểu đặc điểm hình tượng nhân vật người mang lốt cóc có thể thấy rất rõ xu hướng đề cao, lý tưởng hóa nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ nói chung. Nhân vật người mang lốt cóc xuất hiện, trước hết với nguồn gốc thần kỳ. Thứ hai, lốt cóc - cái vỏ cho nhân vật ẩn mình lại là một “vật thiêng”. Đó dường như là những tín hiệu dự báo cho khả năng xuất chúng của nhân vật ở chặng sau và trong lốt cóc ấy, nhân vật đang bộc lộ những khả năng đặc biệt, phi thường để dần tự khẳng định mình trong đời sống cộng đồng. Để bộc lộ đến tận cùng khả năng của nhân vật người mang lốt cóc, truyện thường đặt nhân vật vào những tình huống thử thách cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Huế khi nghiên cứu những mô típ chính trong kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba cũng đã cho rằng: “mô típ tài năng là sự tiếp nối mô típ thử thách, bởi thử thách đặt ra phải có tài năng để giải quyết. Cốt truyện sẽ không thể tiếp tục phát triển được nếu không có sự tiếp nối này. Đó là đặc trưng cấu trúc xâu chuỗi của tác phẩm văn học dân gian” [6;83]. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định này, tuy nhiên chúng tôi gọi tên đặc điểm tài năng của nhân vật người mang lốt cóc là khả năng khác thường - những khả năng nằm ngoài tầm tay của con người bình thường. Khả năng ấy, nằm ở chỗ, nhân vật bao giờ cũng được thụ phép thần linh. Đây là đặc điểm riêng biệt của
  • 43. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 43 hình tượng nhân vật người mang lốt so với các kiểu nhân vật khác trong truyện cổ tích. Nếu như người em út, người con riêng... trong những hoàn cảnh thử thách thường nhận được sự trợ lực, giúp đỡ của lực lượng thần kỳ (ông tiên, ông bụt...) thì ở đây, người mang lốt cóc nhờ vào chính năng lực siêu phàm của bản thân (do được thụ phép thần linh) nên vượt qua thử thách rất dễ dàng. Kết quả khảo sát truyện kể về người mang lốt cóc qua bảng thống kê trên, đã phần nào chứng tỏ điều này. (1) Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong: - Cóc ra đời, bị các chị em của mẹ định giết chết. Hai mẹ con bỏ vào rừng ở, đói bụng không có gì ăn, cóc cất tiếng nói, chỉ cho mẹ chỗ có buồng chuối chín. - Đi làm nương rẫy, hóa phép một đoàn 300 người để phát cây, làm cỏ cuốc đất trồng khoai trồng lúa... - Đi chăn trâu cho chủ làng, để trâu ăn lúa, tối đến lại hóa phép làm cho lúa mọc lại tươi tốt như trước. Sau khi hết hạn ba năm đi ở, những khả năng khác thường của cóc bộc lộ rõ ràng hơn nữa, hóa phép nhà vàng, sàn bạc, hóa phép nửa con cá thành một nồi cá đầy, biến gà trắng thành trâu trắng... - Muốn lấy hai cô gái con của Vu Đơ Ria làm vợ, bị hai con trai của trời là Dơ Róc và Dơ Rây ngăn cản. Chàng cóc hóa thành con rắn khổng lồ, biến thành chàng trai cao lớn hùng dũng chống lại. - Đánh thắng năm đứa con trời hung ác, trở về làng cũ thấy cảnh vật tiêu điều xơ xác, liền hóa phép làm cho mọi vật tươi tốt trở lại. (2) Người lấy cóc - Truyện cổ Việt:
  • 44. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 44 - Cóc đi canh lúa, thấy một anh học trò ngắt lúa, cất tiếng hát. - Lấy anh học trò, về nhà chồng, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu đáo. - Thi nấu cỗ, cóc nấu một mâm toàn sơn hào hải vị. - Thi may áo, may cho thầy bộ quần áo vừa khít. - Thi vợ đẹp, cóc hóa thành cô gái đẹp như một nàng tiên. Trên đây chỉ là 2 truyện trong tổng số 20 truyện mà chúng tôi lấy làm đối tượng khảo sát của đề tài. Nhưng những tình tiết, sự kiện cụ thể mà chúng tôi liệt kê như trên đã khái quát tương đối đầy đủ cho đặc điểm này của nhân vật người mang lốt cóc. Nhân vật luôn luôn phải đối mặt với những thử thách từ bên ngoài và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những chàng trai, cô gái mang lốt cóc cũng rất chủ động đối đầu với thử thách và chứng tỏ được khả năng đặc biệt, khác thường của mình. Đó là sự khẳng định có tính thuyết phục nhất về sự tồn tại của bản thân họ trong đời sống cộng đồng. Giống như chàng Sọ Dừa xấu xí, vừa sinh ra bà mẹ đã định đem vứt đi, Sọ Dừa cất tiếng nói: “Mẹ đừng vứt con đi, con là người đấy mẹ ạ...” (Sọ Dừa - Truyện cổ Việt) những chàng trai, cô gái mang lốt cóc cũng lên tiếng nói đòi quyền làm người. Cô gái cóc tha thiết: “Đừng ném con đi, cứ để lại, con cũng làm được việc” (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)... Theo E.M.Mê-lê-chin-xki, trong kho tàng văn học dân gian tiền giai cấp (kho tàng này chỉ có thể được xác lập được trên cơ sở nghiên cứu theo phương pháp lịch sử - so sánh vốn văn học dân gian của các dân tộc phát triển chậm về văn hóa) nổi lên hai phạm trù thể loại: thứ nhất, gồm những truyền thuyết hoang đường với dạng “nhân vật có văn hóa” Đôi khi nhân vật có văn hóa mang tính chất tô- tem và lúc đó nhân vật là một loại súc vật nào đó; thứ hai, gồm những
  • 45. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 45 truyện được nảy sinh trong thời kỳ trật tự đời sống đã được quy định rõ ràng. Nhân vật chính trong truyện giờ đây không còn là “nhân vật có văn hóa” hay một tổ tiên có tính chất tô- tem [11] Theo đó, cái lốt cóc của nhân vật lúc này không phải là con cóc “vật thiêng” trong tín ngưỡng dân gian nữa mà chỉ là “cái vỏ” để cho nhân vật ẩn mình trước khi đi đến cái đích cuối cùng là trút lốt. Cho nên về cơ bản đây vẫn là những con người bình thường cho dù phải tạm thời mang lốt cóc. Và trong thời đại truyện cổ tích, khi hiểu biết về đời sống xã hội của con người được mở rộng ta sẽ thấy xuất hiện những “nhân vật tỏ ra tích cực hơn trong việc phấn đấu đạt những mục đích của mình, mặc dù như trước kia kết quả của nó phần lớn vẫn phụ thuộc vào những thế lực màu nhiệm, những vị thần trợ lực”[11;17] Nhân vật người mang lốt cóc khi đối đầu với thử thách đều phải viện đến phép thần linh. Họ dùng phép thuật, biến hóa khôn lường. Phép thuật được phát huy trong những trường hợp cụ thể khi tham gia vào sinh hoạt làm ăn đời thường hoặc đánh giặc (cướp) bảo vệ buôn làng. - Tù trưởng đòi hỏi những thứ kỳ quặc: con sóc đã khô trên gác bếp biết nhảy múa, cá đã nướng chín bơi lội trong nồi bung, ăn bắp cây mọc giữa bếp lửa, ăn nấm mọc trên xà nhà. Chàng cóc đều làm ngay (Chàng cóc - Truyện cổ Êđê). - Chờ mọi người ngủ hết, cóc liền hóa phép mang về rất nhiều vàng bạc, nồi đồng, ché rượu, xấp áo, vòng cườm để lo lễ cưới (Chàng cóc - Truyện cổ Vân Kiều).
  • 46. LUẬN VĂN GROUP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ,CHUYÊN ĐỀ,KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, BÁO CÁO THỰC TẬP, ASSIGNMENT, ESSAY LIÊN HỆ: ZALO/SDT 0967 538 624/ 0886 091 915 WEBSITE:LAMLUANVAN.NET 46 - Chàng cóc liền hóa phép, tức thì một đoàn chừng ba trăm con người hiện ra trước mắt. Chàng giao cho họ phát cây làm cỏ, rồi cuốc đất, trồng lúa, trồng khoai (Chàng cóc - Truyện cổ Ka dong). Trong truyện, chàng cóc còn được miêu tả với dáng dấp của một người anh hùng thực sự, vừa chững chạc vừa kiên quyết khiến cho nhà vua từ chỗ coi thường đến nể phục. Vũ khí đánh giặc của chàng cóc cũng thật khác thường: “chỉ xin nhà vua ba trăm xe than tốt” rồi cóc “nuốt dần từng hòn than vào bụng” và “bắt đầu phun lửa liên tiếp vào doanh trại giặc... phun tới đâu lính giặc ngã lăn tới đó vì chết cháy... lửa trong mồm cóc phun mạnh như bão tố như suối nguồn không cạn... giặc chết không sót một tên” (Tướng cóc ra trận - Truyện cổ Pu Péo) hoặc: chàng cóc nhỏ bé cưỡi trên con ngựa nặng 8000 cân mà khiến ngựa ngã quỵ. Cóc “ra trận chỉ cần một mình một ngựa”. Ngựa sắt “phun lửa ra đằng mũi... làm cho quân giặc phải tối tăm mặt mũi... thiêu ra tro cả quân binh” (Lệnh Trừ - Truyện cổ Tày). Có thể thấy, khả năng khác thường của nhân vật người mang lốt cóc là hệ quả của nguồn gốc xuất thân thần kỳ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đặc điểm này là sự hư cấu hoàn toàn nhằm dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ mà người bình dân luôn luôn hướng tới. Nằm trong cái mạch chung của truyện cổ tích thần kỳ: nhân vật người mang lốt cóc được xây dựng theo đúng tiêu chí sáng tạo của dân gian. Nhân vật có bề ngoài xấu xí, tầm thường nhưng bên trong lại ẩn chứa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: thật thà, nhân hậu, sống có trách nhiệm với bố mẹ, gia đình. - Nàng cóc “lớn lên hay lam hay làm, thường trò chuyện mua vui cho cả nhà, lại chăm sóc mọi việc giúp đỡ bố mẹ” (Người lấy cóc - Truyện cổ Việt)