SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa (Culture) là một khái niệm rộng, khó có một định nghĩa nào bao quát
đầy đủ nội hàm của nó. Văn hóa bao gồm hết thảy những sinh hoạt của loài người, từ
sinh hoạt vật chất đến sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt xã hội. Mọi hoạt động của con
người và kết quả của những hoạt động do con người tác động vào giới tự nhiên và xã
hội một cách có ý thức đều được gọi là văn hóa. Quá trình phát triển của loài người
gắn liền với các hoạt động cải biến hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Con người sáng tạo
ra văn hóa và văn hóa lại tái tạo bản thân con người.
Nhìn một cách khái quát “văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [76; tr 1360]. Hồ Chí
Minh cũng xem văn hóa là sáng tạo của con người “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa” [109; tr 21].
Văn học là một hình thái đặc biệt của văn hóa, thuộc về hệ ý thức, lĩnh vực văn
hóa tinh thần. Với đối tượng nghiên cứu là một phương diện của văn hóa tinh thần -
văn hóa tâm linh trong văn học, chúng tôi lưu ý đến một số định nghĩa sau: “Văn hóa
theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ,... những
hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những
công cụ, nhà ở,... và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều
tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái
của nó” [20; tr 24].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Cũng có thể hiểu“Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực thói quen nào khác
mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội” [110; tr13].
Nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1977-1988), tổ chức
văn hóa thế giới UNESCO công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay củabao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật
chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật một
nhóm người trong người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng” [110; tr 23-24].
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hóa theo hai nghĩa rộng - hẹp. Nghĩa
rộng, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất (văn hóa vật chất) và các giá trị tinh thần
(văn hóa tinh thần) do con người sáng tạo và tích lũy qua hoạt đông thực tiễn trong
quá trình lịch sử. Nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con
người, tức những giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của con người.
Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa tâm linh, chúng tôi vận dụng
khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp là những giá trị văn hóa trong lĩnh vực tinh thần-
văn hóa tinh thần. Đó là “những di sản văn hóa đem lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ
cho con người bằng những hoạt động của các loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn,
thơ, hát... nghề mĩ nghệ thủ công, trò chơi nghệ thuật... Cùng với các loại hình trên
là phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tết, luật tục và những hương ước, định
ước và những tri thức dân gian” [12; tr 19]. Ở đây, có thể coi những thành tố phong
tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng đều thuộc về văn hóa tâm linh bởi chúng đều gắn
với yếu tố tâm linh - một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần dân
tộc. Văn hóa tâm linh luôn tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc.
Văn hoá không phải là một sản phẩm tinh thần chết cứng; trái lại, nó cũng có
sự vận động do sự phát triển ngày càng phong phú của đời sống vật chất. Nếu coi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
văn hoá là một cái gì đó bất biến, thì có nghĩa là chúng ta đang hủy hoại, phá bỏ văn
hoá, phá bỏ chính cuộc sống tinh thần của chúng ta. Bởi, văn hoá cũng cần phải thích
ứng với những thay đổi của điều kiện xã hội để tồn tại. Nếu không thích ứng kịp với
những biến chuyển của thời gian, thì đời sống tinh thần nói chung, văn hoá nói riêng
của con người sẽ khô cứng mà chết dần. Có thể nói, đó chính là sự thể hiện quy luật
đào thải của tự nhiên trong lĩnh vực văn hoá.
1.1.2. Tâm linh
Tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù rất bao la, rộng lớn và đã chi
phối chúng ta từng phút giây trong đời sống của mỗi con người. Vậy tâm linh là gì?
Qua tìm hiểu một số tài liệu, chúng tôi thấy có khá nhiều cách hiểu khác nhau về tâm
linh, do vậy cũng có nhiều khái niệm tâm linh .
Hướng thứ nhất, tâm linh được hiểu là khía cạnh tâm hồn, tinh thần, tình cảm
của con người. Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” [76;
tr 897]. Trong đó, tâm hồn là “ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế
giới bên trong của con người” [76; tr 896] và tinh thần là “tổng thể nói chung những
ý nghĩ tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người" [76; tr
994]. Theo đó, thế giới tâm linh là thế giới tâm hồn, thế giới tinh thần. Nói đến tâm
linh là nói đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất
bên ngoài. Tâm linh còn là một phần của tâm lí. Vì tâm lí là “toàn bộ nói chung sự
phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình
cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động cử chỉ của mỗi người” [76; tr 897]. Vậy tâm
linh theo đó là một biểu hiện của đời sống tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm.
Hướng thứ hai, tâm linh được hiểu như một khả năng phán đoán, biết trước sự
việc. Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là “linh tính”. Từ điển Tiếng
Việt (2008) của Hoàng Phê cũng có nét nghĩa tâm linh là “khả năng biết trước một
số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [76;tr897].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Cả hai hướng hiểu trên điều có chung một ý niệm về tâm linh gắn với con
người, trong ý thức của con người. Tuy nhiên nếu hiểu tâm linh trong thực tế đời sống
tinh thần của con người. “Tâm’’ là lòng dạ con người. Còn “linh” nghĩa là linh thiêng,
thiêng liêng. Vậy ‘‘Tâm linh’’ theo nét nghĩa này là sự linh thiêng được con người
thường xuyên nghĩ tới, tự nhắc mình ghi nhớ làm theo, tin theo.
Tâm linh là một phần quan trọng trong đời sống bởi “trong đời sống con người
ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng
đồng ( gia đình, làng xã, dân tộc) cũng vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người
có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể, có thể cảm nhận bằng những giác
quan cụ thể thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắng với cái trừu tượng, rất mông lung,
nhưng lại không thể thiếu ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một
phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt
nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của
nó” [68; tr 36].
Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả mà con người luôn hướng tới
nên nó có giá trị cố kết cộng đồng, ràng buộc con người bên cạnh những mối quan hệ
hữu hình khác. Vì vậy tâm linh có mặt trong cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội và
đời sống tôn giáo “Không chỉ có thượng đế, có Chúa, Trời, Thần, Phật mới thiêng
liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật công lí cũng thiêng liêng
không kém” [20; tr 8]. Hiểu tâm linh một cách toàn diện khi ta xem xét khái niệm tâm
linh của Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời
thường, là niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả,
niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [20; tr
11]. Qua khái niệm, ta thấy có ba điểm cốt lõi :
Thứ nhất, Tâm linh là vấn đề thuộc ý thức, gắn liền với ý thức con người. không
có ý thức của con người thì không có tâm linh. Trong ý thức con người, tâm linh là
một dạng của ý thức – ý thức hướng về cái thiêng liêng. Ý thức tâm linh thường được
biểu hiện dưới dạng quan niệm và những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Thứ hai, hạt nhân cơ bản của tâm linh là niềm tin, không có niềm tin chắc chắn
không có tâm linh. Đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái thiêng, gọi là niềm tin tâm
linh. Do vậy niềm tin tâm linh thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản
tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống
xã hội, tinh thần, tư tưởng.
Thứ ba, Tâm linh tồn tại trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng làng xã,
Tổ Quốc, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng tôn giáo.
Tâm linh và tín ngưỡng có mối quan hệ gì ? Tín ngưỡng (tin tưởng, ngưỡng
mộ) thường gắn liền với niềm tin tôn giáo. Tín ngưỡng cũng là nét văn hóa, một lĩnh
vực thuộc về niềm tin, một nếp nghĩ được kết tinh bởi ý thức của một cộng đồng tạo
thành một phong tục, tạp quán có ý nghĩa như một nét văn hóa của một dân tộc, một
quốc gia.
Tín ngưỡng không chỉ có trong niềm tin tôn giáo mà còn là niềm tin thuần túy
dân gian. Đó là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, thánh thần trong thế giới quan của
nhân dân. Những lực lượng có sức mạnh phi phàm chi phối cuộc sống con người.
Những lực lượng ấy có thể là nhiên thần, nhân thần đã gây họa hay tác phúc, can thiệp
vào các hoạt động sống của con người.
Tín ngưỡng được hình thành xuất phát từ thực tế cuộc sống, được cộng đồng
tin tưởng và làm theo như một tạp quán đậm dấu ấn của cư dân bản địa. Đó cũng là
một niềm tin thiêng liêng mang tính tâm linh.
Tâm linh và tôn giáo quan hệ như thế nào? Tôn giáo là một dạng đặc biệt của
văn hóa tinh thần, tôn giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
Theo cách hiểu phổ biến: tôn giáo là một dạng sinh hoạt tâm linh trong đó con người
tin vào sự hiện hữu của các thế lực siêu nhiên, siêu phàm có thể tác động đến đời sống
của con người khi còn sống cũng như khi đã chết. Niềm tin linh hồn của người chết
vẫn tồn tại trong thế giới khác. Từ đó con người tôn thờ các lực lượng siêu nhiên,
những linh hồn của người chết với hi vọng có cuộc sống bình an nơi trần thế và hưởng
phúc vĩnh hằng nơi thế giới khác sau khi chết.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Cơ sở của mọi tôn giáo là niềm tin của con người vào cái thiêng đối lập với cái
trần tục hiện hữu mà ta có thể cảm nhận trực tiếp bằng cách sờ mó, quan sát. Tùy theo
mỗi loại tôn giáo mà cái thiêng có thể biểu hiện thông qua hệ thống các biểu tượng
và các biểu tượng ấy chế định quy cách ứng xử của con người với tự nhiên và con
người với con người trong xã hội.
Tâm linh và tôn giáo có điểm tương đồng là niềm tin thiêng liêng. Tuy niềm
tin tôn giáo là biểu hiện của đời sống tâm linh nhưng nó không đồng nhất với tâm
linh. Trong niềm tin tôn giáo, ngoài phần tâm linh còn có phần mê tín dị đoan, thậm
chí có cả sự cuồng tín tôn giáo. Tâm linh là phần cơ bản nhất, là biểu hiện mặt tích
cực của tôn giáo, có giá trị nhất (mặt đạo đức và văn hóa, tính hướng thiện, tính nhân
văn). Mỗi tôn giáo đều hướng về những hình tượng thiêng liêng (Phật trong Phật giáo,
Chúa trong Gia tô giáo...) và đặt đức tin vào giáo lí, tín điều riêng. Các tôn giáo có
chung tâm linh hướng về thế giới khác. Ở đó linh hồn hạnh phúc trọn vẹn sau khi từ
giã cõi đời ( niết bàn, thiên đàng,...). Bên cạnh mặt tích cực, có văn hóa là hướng con
người đến điều thiện, cái đẹp, cái cao cả... tôn giáo có thể bị lợi dụng vì mục đích
riêng của con người khiến nó có thể đi ngược lại cái tốt đẹp, trở thành phản giá trị,
phi văn hóa. Ở khía cạnh nảy có thể nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (K.
Marx).
Tâm linh và mê tín dị đoan có giống nhau không ? Mê tín là tin một cách mê
muội bất cứ một điều gì, còn dị đoan là tin theo những việc kì dị, những việc không
thể có được.
Qua Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh, ta thấy người có óc mê tín thì bạ đâu
tin đó, tin cả điều hay cả điều dở, tin điều phải mà cũng tin điều trái, không suy xét,
còn người có óc dị đoan thì ưa tin những điều huyền hoặc, càng dị kì lại càng tin.
Thực chất các tôn giáo, tín ngưỡng đều có tính chất mê tín nhưng đó là niềm
tin không mang tính dị đoan. Tuy nhiên mê tín và dị đoan thường đi liền mà con người
khó phân biệt rạch ròi do niềm tin vào những điều không thật vốn dễ đưa con
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
người vượt qua ranh giới của tâm linh. Niềm tin bị bóp méo, biến dạng dễ trở thành
mê tín dị đoan.
Niềm tin trong mê tín dị đoan dễ dẫn con người đến những hành vi sai lệch, có
hại cho cuộc sống, tạo kẽ hở cho những người cơ hội lợi dụng kiếm lợi bất chính,
thực hiện những việc làm “buôn thần bán thánh” làm mất đi nét đẹp văn hóa, ý nghĩa
thiêng liêng trong cuộc sống con người.
Tín ngưỡng và tôn giáo cũng phát tín hiệu về niềm tin thiêng liêng. Tuy nhiên,
tôn giáo gây dựng niềm tin cho con người dựa trên những triết thuyết, giáo lí, kinh
sách và hệ thống lễ nghi mang tính giáo hóa tín đồ ngoan đạo và luôn hướng đến một
đấng tối cao để cầu mong cho sự giải thoát, cầu mong cho cuộc sống sau khi chết.
Trong khi đó, tín ngưỡng lại là sự tự ý thức về lực lượng siêu nhiên với niềm tin, sự
ngưỡng mộ của cộng đồng với hình thức thông linh và thờ cúng mang tính dân gian,
theo quan niệm dân gian nhằm tỏ lòng biết ơn hoặc cầu mong những điều tốt đẹp cho
cuộc sống trần thế, đi tìm hạnh phúc cho con người ngay khi đang sống: cầu quốc thái
dân an, cầu sức khỏe, cầu làm ăn thịnh vượng, cầu con cái, cầu duyên...
Từ sự phân biệt trên ta có thể thấy rằng: bên cạnh tôn giáo, tín ngưỡng có một
vị trí độc lập, là thành tố quan trọng của đời sống tâm linh. Đây là cơ sở để phân biệt
các hiện tượng tâm linh là tín ngưỡng tôn giáo (niềm tin của các tín đồ) hay tín ngưỡng
dân gian (niềm tin của các tầng lớp nhân dân).
1.1.3. Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào khoảng mười lăm năm gần
đây, nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội quốc tế thừa
nhận yếu tố tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội, con
người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh).
Khi ghép “Tâm linh” vào “Văn hóa”, thì khái niệm “Văn hóa tâm linh” là hình
thái văn hóa của một tộc người gồm: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian
(folklore) và một phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật... Từ cách hiểu và giới hạn
khái niệm văn hóa và tâm linh, chúng tôi hiểu văn hóa tâm linh là những giá trị văn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
hóa tinh thần thiêng liêng. Đó là “văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong
cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng
tôn giáo” [20; tr.26].
Thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh với những đặc thù
riêng không chỉ gồm những giá trị văn hóa vô hình (ý niệm, quan niệm, tập tục, nếp
cảm nếp nghĩ, nghi lễ...) mà cả những giá trị văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng
liêng (đình, đền, miếu, mộ, chùa, nhà thờ, tượng, bàn thờ...).
Văn hóa tâm linh biểu hiện trong cả cuộc sống đời thường và trong tín ngưỡng
tôn giáo. Có thể thấy trong cuộc sống con người luôn tồn tại đời sống tâm linh bên
cạnh đời sống hiện thực thường ngày với những nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,
học hành, chăm sóc sức khỏe...). Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh
thần. Ở đó có niềm tin vào “cái thiêng” khiến con người có được sự cân bằng trong
cuộc sống. Với những người không theo tôn giáo, đời sống tâm linh chỉ xuất hiện khi
“hoàn cảnh thiêng”, “không gian thiêng”, “thời gian thiêng”. Đó là vào những hoàn
cảnh con người phải cầu viện vào sự phù hộ của Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa... Đó
là thời khắc thiêng liêng như ngày cúng giỗ (kị), đêm giao thừa, ngày tết, ngày rằm,
các lễ hội có phần lễ thiêng liêng... những lúc ấy con người giao hòa với trời đất, thiên
nhiên và những thế lực siêu hình (ông bà tổ tiên, Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa...).
Sống trong bầu không khí thiêng liêng mang tính tâm linh ấy con người thực sự được
giải tỏa tâm linh. Họ cảm thấy tinh thần được thư giãn, tâm hồn được tắm gội thanh
lọc, họ cởi bỏ những phiền muộn, lo âu trong cuộc sống, họ cầu mong hi vọng và
hướng đến những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội ngay trong cuộc sống
hiện tại. Sống đời sống tâm linh chính là cách để con người đến gần hơn với thế giới
tâm linh - thế giới của những biểu trưng về “đạo trời”, của những lực lượng siêu nhiên
huyền bí với quyền năng vô hạn chi phối cuộc sống trần thế.
Trong luận văn của mình, chúng tôi bước đầu tìm hiểu văn hóa tâm linh trong
truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam trong một thời đại có sự tiếp thu văn học phương
Tây. Vì thế những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn học giai đoạn này
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
không chỉ là những niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng của người Việt mà đó còn
là những biểu hiện tâm linh (không phải là tín ngưỡng tôn giáo) của người dân Việt.
Người Việt Nam không kì thị tôn giáo bởi họ đến với tôn giáo bằng niềm tin vào
những điều thiêng liêng có thể giúp họ có một sự cân bằng tinh thần trong cuộc sống.
Trong ý niệm của nhân dân ta từ xưa thế giới luôn có các lực lượng siêu nhiên
thống trị cuộc sống nhân gian, niềm tin đó tạo nên những hoạt động tương ứng biểu
hiện qua việc thờ cúng các nghi lễ, tập tục, kiêng kị... làm nên tín ngưỡng dân gian.
Tín ngưỡng dân gian người Việt rất đa dạng, bao gồm tín ngưỡng thờ thần thánh, trời
đất như Thành hoàng làng, thần hộ mệnh, thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các
anh hùng lịch sử văn hóa... đều là đối tượng để con người sùng kính, ngưỡng mộ tôn
vinh và noi gương; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc hướng về cội nguồn, biết ơn
người đã khuất, tri ân công trạng của các bậc tiên hiền... Các tín ngưỡng dân gian
cùng với tâm linh của những người dân theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, Đạo Hồi, Cao
Đài... song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành những sinh hoạt văn hóa
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Văn học chỉ là một biểu hiện của văn hóa, là một mảng màu của bức tranh văn
hóa thời đại nó ra đời. Vì vậy khi tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam 1932-1945 chúng tôi thu hẹp bộ phận văn hóa này trong tín ngưỡng
dân gian và những biểu hiện tâm linh của người có đạo vì mục đích hướng đến những
điều thiện mĩ cho cuộc đời này qua những biểu hiện như: việc thờ cúng trong các nghi
lễ (lễ cầu đảo, cúng Thành hoàng, cúng tổ tiên...), một số tập tục (kiêng, khấn nguyện,
thề nguyền, cầu khẩn...). Bên cạnh đó là niềm tin thiêng liêng đối với một số hiện
tượng thiêng trong cuộc sống (giấc mộng, điềm báo, sự linh ứng, niềm tin vào phép
thuật tướng số bói toán, hồn ma, hóa kiếp...).
1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam
Văn hóa tâm linh Việt Nam được hình thành từ tín ngưỡng bản địa và các tôn
giáo khác. Tín ngưỡng người Việt có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự
nhiên với tín ngưỡng đa thần đặc biệt thiên về âm tính (thờ Mẫu trong Tam, tứ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Phủ, hay thờ tứ Pháp: Mây, Mưa, Sấm, Chớp) đến thờ thực vật, động vật (Rồng tiên,
Cây lúa, Thần Lúa…) và thờ con người như Hồn, Vía, Tổ tiên, Tổ nghề, Thành Hoàng
làng, Vua tổ, Tứ bất tử (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh). Đồng
thời, người dân Việt còn thờ Thần linh: như Thổ công, Thần tài, Thần thánh, các anh
hùng dân tộc. Trong quá trình tiếp xúc với các tôn giáo du nhập khác như Phật, Thiên
chúa, Hồi, Tin lành hay các tôn giáo mới được bản địa hóa như Cao Đài, Hòa hảo…
người Việt có những niềm tin tâm linh mới trên cơ sở dung hòa và thiết thực. Sự tồn
tại của niềm tin tâm linh trong 54 sắc tộc anh em khác nhau đã tạo dựng nên một cộng
đồng với văn hóa tâm linh đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cơ sở
hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam một mặt do nền văn hóa gốc nông
nghiệp và mặt khác là quá trình tiếp nhận tư tưởng Nho – Phật – Đạo và các tôn giáo.
1.2.1. Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước.
Ngay từ buổi đầu con người đã phải lệ thuộc vào tự nhiên. Thiên nhiên bí ẩn mà con
người lại chưa đủ khả năng tìm hiểu. Vì thế hình thành tâm lí tôn sùng và thần thánh
hóa tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng của mình họ cho rằng mỗi hiện tượng tự nhiên
đều có một vị thần chi phối và họ tôn sùng tất cả: trời, đất, nắng, mưa, sấm, sét... Đó
là cơ sở hình thành tín ngưỡng đa thần.
Trong tín ngưỡng đa thần của người Việt, trời đất không những là vị thần quyết
định đối với nghề nông mà còn là đấng tối cao linh thiêng định đoạt phúc họa, vận
số, may rủi cho con người. Vì thế tục tế lễ trời đất với ý nghĩa cầu khẩn, cảm tạ đã trở
nên phổ biến trong dân gian. Trong tâm thức dân gian trời là đấng tối cao ngự trị khắp
mọi nơi, thấu hiểu mọi tình cảnh của con người. Trong những lúc khó khăn nhất,
người ta nghĩ đến trời, khấn nguyện, van vái, thề nguyền... trước trời đất như một lối
ứng xử thường nhật của con người nhằm tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mỗi cá nhân.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Với khát vọng có cuộc sống bình yên, con người thời xưa luôn mong muốn
hòa hợp với tự nhiên nên họ tỏ lòng tôn kính, thành tâm trước vạn vật. Họ tin rằng
“vạn vật hữu linh”. Nhận thức ấy đã trở thành phổ biến trong thời đại mà năng lực
nhận thức thế giới của con người còn giới hạn. Đó là cội rễ của những hình thức thờ
cúng cây cối, các con vật linh, núi, sông, đất đá...
- Tín ngưỡng sùng bái con người
Người Việt xưa cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn. Khi chết hồn lìa
khỏi xác và đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng như
ở cõi dương gian. Vì thế, thờ cúng người chết đã trở thành truyền thống của dân tộc
Việt. trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến, có vị trí quan trọng nhất trong
đời sống tinh thần của người dân. Đây là một tín ngưỡng bản địa, có truyền thống liền
mạch từ cảm thức thiêng liêng và tôn kính về duy trì nòi giống tổ tiên...
Thờ cúng tổ tiên của cả nước song hành và gắn bó với thờ cúng tổ tiên từng gia
đình, gia tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, dù đã
đi vào cõi vĩnh hằng vẫn có mối liên hệ huyền bí và mạnh mẽ với con cháu, phù hộ
và chỉ bảo họ tránh điều ác, giữ điều lành “người chết chỉ có thể yên ổn trong phần
mộ của mình hay trên bàn thờ nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức.
Ngược lại, người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi ảnh hưởng tốt lành của
người chết đang che chở họ một cách bí ẩn” [52; tr 66] Niềm tin về mối liên hệ thiêng
liêng giữa người sống và người chết, giữa hiện tại và quá khứ đã trở thành triết lí sống
của người Việt, thành đạo lí nền tảng của cuộc sống được thể hiện trong ca dao, tục
ngữ: chim có tổ người có tông, sông có cội nước có nguồn... Thể hiện trong đời sống
thường nhật là phong tục, tạp quán, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “xét cái tục phụng sự
tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản; cũng là một việc
nghĩa vụ của người” [52; tr 67]
Trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công,
một dạng của Mẹ Đất. Đây là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt
phúc họa cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: đất có Thổ Công,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
sông có Hà Bá. Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên rất quan trọng phải
được thờ cúng tôn kính.
Tín ngưỡng thờ thần của Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm vi gia
đình. Ngoài các vị thần tại gia, còn có các thần linh chung của thôn, xã, quan trọng
nhất là việc thờ thần Thành Hoàng - vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa
cho dân làng. Thành Hoàng có thể là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, những vị
có công lập ra làng xã, những anh hùng dân tộc liên quan đến làng được vua thừa
nhận, ban sắc phong thần. Ngoài ra, còn có những Thành Hoàng vốn là những kẻ có
“lí lịch” không hay ho gì như trẻ con, ăn mày, ăn trộm, người mù... Loại này bị gọi là
tà thần. Sở dĩ họ được thờ làm Thành Hoàng là những người này, theo niềm tin của
dân làng, chết vào giờ thiêng nên đã ra oai (gây dịch bệnh cho người, gia súc, gây hỏa
hoạn ...) khiến cho dân nể sợ.
Trong phạm vi dân tộc, người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng. Mảnh đất
Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa, trở thành đất tổ.
Ngày 10-3 là ngày giỗ Tổ. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc
biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng
Tử và Liễu Hạnh. Tất cả tạo nên một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là
tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng
đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất
phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Đất nước, quê hương của người Việt là sản phẩm gắn bó máu thịt với con
người, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Con người sống với đất nước của
mình bằng tất cả ý thức trách nhiệm và tình cảm, được vun đắp theo bề dày lịch sử,
tạo thành tâm thức cộng đồng, thành cái thiêng liêng chi phối cách sống của họ. Bắt
rễ từ ý thức trách nhiệm và tình cảm sâu nặng với mảnh đất và con người như vậy,
cái thiêng của người Việt không tồn tại trong lời cầu nguyện một hạnh phúc mơ hồ,
không tồn tại lơ lửng trong lời răn đe trừng phạt tội lỗi, không lưu truyền bằng ngôn
ngữ hóc hiểm của kinh thánh hay các khái niệm mù mờ của thần học. Nó tồn tại trong
đời sống thực tiễn cảm tính của con người và truyền tải từ thế hệ này sang thế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
hệ khác bằng kinh nghiệm sống, bằng sự minh triết dân gian, bằng phong tục và lễ
nghi, bằng cung cách ứng xử của con người với thiên nhiên và giữa con người với
nhau.
Tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945,
chúng tôi tập trung khai thác yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng dân gian. Những niềm
tin tâm linh đã tồn tại qua bao biến thiên của lịch sử. Niềm tin ấy dẫu có lúc bị cho là
duy tâm thần bí, mê tín dị đoan nhưng nó đã nhất thành bất biến trong tâm thức người
Việt.
1.2.2. Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác
Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư... Việt Nam là
một quốc gia có nhiều tôn giáo gắn với đời sống tâm linh của mình. Trên cơ sở tiếp
nhận tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo theo tinh thần thiết thực, dung hòa, tạo
nên một bản sắc văn hóa riêng. Đạo Phật, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi
giáo, Phật giáo Hòa Hảo... đều được du nhập và tồn tại. Tuy nhiên dấu ấn của tư tưởng
Nho - Phật - Đạo còn ảnh hưởng lớn và ăn sâu trong tâm thức người Việt không chỉ
trong văn học mà còn trong triết lý sống. Đặt biệt chữ “Tâm” làm nội dung cốt lõi của
học thuyết Phật giáo có liên quan đến sự khai thác triệt để thế giới tâm linh, sự huy
động tối đa cái phần vô thức, tâm thức, tiềm thức, cảm thức con người hơn là phần ý
thức, tự thức, nhận thức. Vì thế đạo Phật có ảnh hưởng lớn và để lại dấu ấn đậm nét
trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Khi người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Thiên
chúa giáo, Hồi giáo... cũng là quá trình sáng tạo thêm những tôn giáo mới phù hợp
với văn hóa của mình. Tuy nhiên tín ngưỡng dân gian luôn là cơ sở gốc của đời sống
tâm linh nên những hành vi cúng lễ của người dân Việt bao giờ cũng mang tính thực
dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ...
có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu,
tài lộc may mắn... Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được
người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ màu sắc khác nhau, bất kể
bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
nhau như thế nào. Đó cũng là cơ sở quan trọng hình thành niềm tin tâm linh làm
phong phú cho bức tranh văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945.
1.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945
1.3.1. Bối cảnh văn học 1932-1945
Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn.
Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng,
Sài Gòn... dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức "Tây
học" và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống
tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì "mưa Âu gió Mỹ",
"cũ mới tranh nhau", "Á Âu xáo trộn"... Văn hóa phương Tây lan rộng trong đời sống
thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Hơn thế, cơn
bão văn minh từ phương Tây thổi tới, ngỡ như chỉ tràn vào các đô thị lớn, lại còn xâm
nhập mảnh đất yên bình của làng quê, phá vỡ không gian cổ truyền của làng, áp đặt
sự hiện diện của nó lên một xứ sở đã bị đánh bại nhưng không chịu khuất phục.
Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh của các nhà văn. Có thể nói đây là
những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo
riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng
quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý
thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Bối cảnh văn học Việt
Nam 1932-1945 gắn liền với sự biến thiên đó của lịch sử nước nhà.
Trước hết, hoạt động giao lưu văn hoá phương Đông - phương Tây đã
tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học dịch thuật. Các dịch giả người Việt đã lần lượt
giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn hoá, văn học Pháp và phương Tây sang chữ
quốc ngữ. Sách dịch được đăng tải trên Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và
các ấn phẩm của nhà xuất bản "Âu Tây tư tưởng". Trên thực tế, dịch giả Phạm Quỳnh
đã lần lượt giới thiệu văn học và triết học Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
như Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti,
Anatole France, Courteline, Maupassant Auguste Comte, Bergson... Nguyễn Văn
Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí những sáng tác ngụ ngôn của La
Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A. Dumas và Balzac, kịch của Molière...
Văn học Pháp và tư tưởng của các nhà Khai Sáng đã đến với công chúng Việt Nam,
gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh nhiều khuynh hướng văn
học mới.
Từ sau năm 1930, văn học đã vượt thoát khỏi cảm hứng phóng tác. Những ảnh
hưởng của văn học phương Tây, văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã đạt đến
độ "chín" nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bước vào giai đoạn sáng tác thật
sự ở các thể loại. Những mầm mống về một nền văn học hiện đại có điều kiện đâm
chồi nảy lộc. Trước hết, chuyển động hiện đại hoá văn học bắt đầu từ văn xuôi. Tác
phẩm đầu tiên phải kể đến là truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản đến
Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia Nam bộ với biệt tài phóng tác. Đặc biệt, năm 1925,
Hoàng Ngọc Phách sáng tác tiểu thuyết Tố Tâm có những nét mới của tiểu thuyết lãng
mạn Pháp với sự manh nha của quan niệm yêu đương tự do của nam nữ thanh niên.
Tuy nhiên văn xuôi Việt Nam thật sự phát triển mạnh mẽ cả hai xu hướng lãng mạn
và hiện thực phê phán từ sau năm 1930 với những tên tuổi Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo, Thạch Lam trong nhóm Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân với Vang bóng
một thời, Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chõng, Nam Cao
với Chí Phèo, Đời thừa....
Từ những năm 1920, sau chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội. Giao lưu văn hóa không còn bó hẹp sau lũy tre làng như trong xã hội nông nghiệp
truyền thống xưa mà đã mở rộng hòa nhập với cả khu vực. Cơ chế kinh tế thị trường
đã bắt đầu tác động đến hoạt động báo chí và văn học nghệ thuật. Một lớp độc giả
mới xuất hiện có trình độ văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ cao hơn, đòi hỏi văn học nghệ
thuật phải làm một cuộc canh tân triệt để hầu bắt kịp trào lưu tiến bộ của thế giới.
Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm và được các sĩ phu yêu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
nước vận động thành một trào lưu rộng rãi cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy
tiến trình hiện đại hóa văn học. Giai đoạn này yêu cầu đổi mới nền văn học nước nhà
để bắt kịp các nước trên thế giới đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết. Trên hành
trình tìm kiếm đổi mới đó, theo Nguyễn Huệ Chi thì Tự Lực Văn Đàn là một tổ chức
hàn lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị của văn học được
công chúng xa gần thừa nhận, đã ra đời với tôn chỉ với mục đích đem phương pháp
Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam. Để xây dựng một nền văn chương tiếng
Việt hướng về đại chúng, Tự Lực Văn Đàn đã quy tụ được rộng rãi tinh hoa văn nghệ
trong cả nước và có ảnh hưởng sâu rộng đến tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ.
Có thể thấy ảnh hưởng của trào lưu văn học phương Tây đã đi vào tâm hồn
của nhân dân Việt Nam nhất là trí thức, học giả, tác giả cùng thời từ Nam chí Bắc.
Tuy nhiên từ truyện ngắn đầu tiên viết theo kĩ thuật phương Tây: Truyện thầy Lazaro
Phiền (1887), Nguyễn Trọng Quản đã nói mục đích sáng tác của mình là làm cho dân
tộc các xứ biết rằng người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai. Phạm
Quỳnh (1917) chủ trương đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn
hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết. Khái Hưng (1934) thì tha
thiết: “Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông,
để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu” [5; tr
416].
Xu hướng tiếp nhận văn học phương Tây của văn học Việt Nam là
không cắt đứt quá khứ mà chỉ tiếp nhận để bồi bổ thêm, làm giàu đẹp thêm cho bản
sắc vốn có của dân tộc. Văn xuôi 1932-1945 đổi mới rõ rệt theo khuynh hướng hiện
đại hóa. Phá bỏ hệ thống ước lệ của văn học cổ điển. Khuynh hướng hiện đại hóa đã
chi phối việc chọn lựa đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng, cốt truyện, thi pháp,
việc sử dụng các hình thức tu từ, mỹ từ và ngôn ngữ văn học nói chung. Văn học
được lái dần đúng hướng trên tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng... Truyện ngắn
và tiểu thuyết được nâng lên địa vị quan trọng nhất trong đời sống văn học và thật sự
phát triển mạnh làm thay đổi diện mạo văn học.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
1.3.2. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh trong văn học
Việt Nam 1932-1945
Sự xuất hiện các thể loại văn xuôi những năm 30 đầu thế kỷ XX như một sự
bù lấp vào khoảng trống trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam. Đó là
những sản phẩm nghệ thuật phong phú, đa dạng đan xen nhiều khuynh hướng thẩm
mĩ khác nhau từ kiểu dạng, đề tài đến kết cấu. Xét trên góc độ loại hình, đây là những
tác phẩm tự sự được chia thành nhiều kiểu loại. Đặc biệt truyện ngắn, truyện dài (tiểu
thuyết) là thể loại đã thành hình có nhiều cách tân đáng chú ý nhất.
Truyện ngắn có yếu tố tâm linh là những truyện chứa nhiều chất huyền bí, kì
dị kiểu truyền kì của phương Đông xen lẫn những yếu tố kinh dị của phương Tây như
truyện Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hoá hổ (Lan Khai), Một truyện
ghê gớm,Tiếng hú ban đêm (Thế Lữ), Đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân), Người con gái
của thần rắn (Cung Khanh). Truyện truyền kì, kinh dị có sự tiếp biến từ văn học dân
gian và văn học trung đại Việt Nam mang đậm dấu ấn của văn học Trung Quốc và
văn học phương Tây. Kiểu truyện đường rừng đặc sắc với những truyện ngắn mang
nhiều yếu tố tâm linh của những cây bút như Thế Lữ, Lan Khai, Tchya Đái Đức
Tuấn... Đó là sự kế thừa thành tựu từ những cây bút mở đường nền văn học quốc ngữ
trên mảnh đất Nam kì như Biến Ngũ Nhy, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu, Sơn Vương...
Điều có thể thấy rõ rằng các tác phẩm có yếu tố tâm linh giai đoạn này không vay
mượn nguyên mẫu rập khuôn và ngẫu nhiên mà có quá trình bắt nguồn từ ý thức chủ
động học tập tư tưởng văn học Âu Tây để làm giàu văn học dân tộc của cả một thời
đại. Chất duy lý khoa học phương Tây được quyện lẫn với tính chất huyền bí ma quái
của Bồ Tùng Linh và cái kì ảo hoang đường của truyện truyền kì dân gian Việt Nam
làm thành các tác phẩm văn học có yếu tố tâm linh trong truyện ngắn Việt Nam.
Tiểu thuyết có sự cách tân đổi mới, phá bỏ tính chất qui phạm của tiểu thuyết
trung đại tiếp thu những yếu tố mới của tiểu thuyết phương Tây. Đáng chú ý là những
tiểu thuyết mang yếu tố tâm linh đã thể hiện sự phức tạp trong tâm hồn con người.
Những băn khoăn về đời sống hữu hạn vô thường vốn đã sinh ra từ nguồn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
cội xa xưa của tư tưởng phương Đông. Ở đây, những vấn đề về nhân sinh, sự xa lạ
với nhân gian, cảm thức về hiện sinh hữu hạn của con người, sự phi lý và bất khả tri
trong đời sống được tập trung thể hiện trong tiểu thuyết như một tất yếu trong văn
học của một giai đoạn đầy biến động nửa đầu thế kỷ XX.
Yếu tố tâm linh được nhà văn sử dụng ở đây như một phương tiện hướng tới
những chân lý nghệ thuật nhằm giúp người nghệ sĩ phản ánh cái hiện thực vô hình
của cuộc sống tự nhiên, đồng thời qua đó để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của người
thưởng thức. Bên cạnh truyện ngắn ta còn thấy xuất hiện một số tiểu thuyết như: Vàng
và máu, Tiếng hú hồn của mụ ké (Thế Lữ), Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Đái
Đức Tuấn)… và đến Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937), Bướm
trắng (1939)... Nhất Linh đã thực sự hiện đại hoá tiểu thuyết của chính mình và của
văn đoàn. Bướm trắng của Nhất Linh là tiểu thuyết hiện đại, là thành tựu mới trong
sự nghiệp văn chương của nhà văn. Tiểu thuyết đi sâu vào “thế giới bên trong” con
người vô cùng biến động, cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ,
mê sảng, linh cảm... Tất cả được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi. Nếu
như trước đó với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã miêu tả nhân vật có chiều sâu song
mới chỉ dừng lại ở “tâm lý trên mặt phẳng” thì ở Bướm trắng của Nhất Linh là hành
trình bên trong đầy bí ẩn của con người. Tiểu thuyết giai đoạn 1932-1945 đã hướng
tới những nhân vật của đời sống thường ngày. Nhà văn không nhìn nhân vật với thái
độ chiêm ngưỡng, sùng mộ hoặc khinh khi, xa lạ mà miêu tả nhân vật như tự nó vốn
thế, vừa khách quan vừa thân mật, gần gũi. Nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn có độ nhoè giữa nhân vật phản diện- chính diện, tốt-xấu, thiện- ác. Nhà văn có
ý thức đi sâu vào phân tích tâm lý và thế giới bên trong của nhân vật. Các tiểu thuyết
gia văn đoàn tự lực đã thành công trong nghệ thuật khám phá những cung bậc khác
nhau của con người cá nhân, với kiểu nhân vật tự thức tỉnh. Nhưng do áp lực luận đề,
nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn chưa được cá thể hoá một cách sinh động và đầy
đặn như nhân vật của nhà tiểu thuyết hiện thực: Tám Bính (Bỉ vỏ – Nguyên Hồng),
Xuân tóc đỏ (Số đỏ – Vũ Trọng Phụng), Thứ (Sống mòn – Nam Cao).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Cũng giống như những truyện ngắn có yếu tố tâm linh, các tiểu thuyết này
cũng mang yếu tố tâm linh đưa người đọc lạc vào thế giới thẳm sâu của tâm hồn con
người đồng thời các tác giả khai thác những sinh hoạt tín ngưỡng, những phong tục
tập quán, những nghi lễ... của con người trong đời sống thường nhật. Song tất cả
những yếu tố đó không ngoài mục đích tạo ra những thành phẩm nghệ thuật mới lạ
nhằm phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Các câu chuyện ở đây có kết
cấu theo nhiều mô thức về tình yêu, vận mệnh, hiện thực, phi hiện thực, ảo hoá… đã
tạo được sự khác biệt so với các truyện cổ dân gian và những tác phẩm văn xuôi trung
đại. Tiểu thuyết hiện đại có một nội dung dân tộc và liên tục gắn liền với truyền thống:
tính lý tưởng, giáo dục quần chúng khi xã hội đã đô thị hóa, hiện đại hóa.
1.4. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam1932-1945
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nhân loại cũng cần đến
một hình thái nhận thức thẩm mĩ, một loại hình văn học nghệ thuật giàu trí tưởng
tượng để truy tìm thế giới bí ẩn bên trong tâm hồn con người. Bởi lẽ, con người khi
sống trong một xã hội mà nhịp độ căng thẳng và sự xô bồ của nó có thể làm “tha hoá”
và xơ cứng tâm hồn. Trong xã hội mà thân phận con người như con ong cái kiến và
những tai vạ có cớ hoặc vô cớ sẵn sàng giáng xuống cho con người bất cứ lúc nào,
con người cũng khó phân biệt thiện – ác; tốt – xấu. Từ đó, các nhà văn đã sử dụng
yếu tố tâm linh trong sáng tác của mình để tạo ra thế giới ma quái hư ảo không hoàn
toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực
mà chủ yếu là “phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của
cuộc đời” [5; tr 415].
Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 có chân
đế từ văn hóa dân tộc. Nó góp phần khẳng định có một dòng văn học về tâm linh vẫn
ngầm chảy trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết 1932-1945 có sự kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian và văn học
trung đại Việt Nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
1.4.1. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian Việt Nam
Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành từ lâu đời, trải qua các thời kì phát
triển, nền văn hóa ấy vẫn tồn tại và được thể hiện trong hầu hết các sáng tác từ xưa
đến nay. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 vừa ảnh hưởng sâu sắc yếu
tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam, vừa kế thừa nó trong văn học dân gian và văn
học trung đại.
Kế thừa yếu tố tâm linh từ văn học dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945 mang dấu ấn của thể loại tự sự dân gian: các truyện thần thoại, truyện cổ
tích, truyền thuyết dân gian, truyện ngụ ngôn... Đó là những câu chuyện mang nhiều
yếu tố hoang đường, hư hư thực thực khiến cho con người cảm thấy phân vân giữa
cái thực và cái ảo, về những lẽ huyền nhiệm trong vũ trụ và trong thế giới tâm linh
của mỗi người.
Trước hết, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 mang dấu ấn của thần
thoại. Các nhà văn đã thể hiện một sự tưởng tượng phong phú bắt nguồn từ thế giới quan
cổ xưa của con người về thế giới. Đó là những truyện kể liên quan đến sự tích các vị thần
sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người
thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Những tác phẩm lấy chất liệu
từ thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo
do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có
các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối thần thánh hóa
các lực lượng tự nhiên, xem nguồn gốc của vũ trụ do một vị thần tối cao sáng tạo nên.
Qua đó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự
nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung,
lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh
mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần
lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Cụ thể trong truyện ngắn giai đoạn 1932-
1945 có Mặt Trời, Trên Bồng Lai, Đi tiêu dao, Người con gái thần Rắn, Hoàng Kim Ốc
của Cung Khanh; Con bò dưới Thủy Tề, Gò Thần của Lan Khai; Thần Hổ của Tchya –
Đái Đức Tuấn; Trên đỉnh non
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Tản của Nguyễn Tuân. Các yếu tố tâm linh xuất hiện trong truyện ngắn, tiểu thyết 1932-
1945 như là sự quay về với tâm thức cộng đồng bởi thần thoại “là phương tiện nhận thức
quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những
giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” [22; tr.1646-1648].
Mang đậm dấu ấn văn học dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn 1932-
1945 thể hiện những rõ nét những yếu tố tâm linh từ truyện cổ tích. Đó là sự xuất hiện
của các lực lượng thần kì, nhân vật có phép thuật có thể tế độ cho con người trong
các tác phẩm Cây Đa ba chạc của Đỗ Huy Nhiệm; Con Thuồng Luồng nhà họ Ma
của Lan Khai; Bóng người trong sương mù của Nhất Linh; Đàn bồ câu trắng của
Hoàng Trọng Miên; Ngủ với ma của Đỗ Huy Nhiệm. Bên cạnh đó còn có sự tương
thông với thế giới khác (cõi âm, cõi Trời, cõi mộng...) tạo nên những cuộc gặp gỡ chỉ
có trong mơ. Ở đó, người cõi dương gặp gỡ và bày tỏ tâm tư với người cõi âm qua
những giấc mộng như Tâm sự của nước độc (Trích Chùa Đàn), Loạn âm của Nguyễn
Tuân; Câu chuyện mơ trong giấc mộng của Nhất Linh; Chiều sương, Một trận bão
cuối năm của Bùi Hiển. Bên cạnh đó còn có những câu chuyện thể hiện sự liên hệ với
đời sống hiện thực, bày tỏ niềm tin của con người vào sự công bằng của “luật đời”
theo quan niệm dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác báo ác giả”, “gieo gió gặt bão” như
Oan nghiệt của Tchya Đái Đức Tuấn; Khoa thi cuối cùng, Xác ngọc lam của Nguyễn
Tuân; Ông Rắn của Đỗ Huy Nhiệm, Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn, Gò Thần của
Lan Khai... Sự linh ứng và phép biến hóa kì lạ cũng tạo một ấn tượng về niềm tin tâm
linh trong các truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn này qua các tác phẩm Đôi vịt con,
Ma Thuồng Luồng, Gò Thần, Người hóa hổ, Người lạ, Khảm khắc của Lan Khai; Trại
Bồ Tùng Linh của Thế Lữ.
Dấu vết của truyền thuyết vẫn còn lưu giữ trong những tác phẩm ngày nay. Đó
là những truyện góp phần giải thích nguồn gốc các vị thần được nhân dân lập miếu,
am thờ phụng. Tuy nhiên, họ không phải là là những nhân vật có lai lịch thần bí,
không phải là những anh hùng có công với nước với dân. Họ chỉ là những người dân
lao động bình thường như ông già mù kéo xe tay đói khổ, khi chết được dân làng thờ
phụng như Thành hoàng làng trong Am culy xe của Thanh Tịnh; Con Trâu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
của Trần Tiêu; Một truyện ghê gớm của Thế Lữ; Trăng xanh huyền hoặc của Hoàng
Trọng Miên... Một số tác phẩm giải thích một địa danh gắn với niềm tin tâm linh của
con người như Con bò dưới Thủy Tề, Gò thần của Lan Khai; Trên đỉnh non Tản của
Nguyễn Tuân; Vàng và máu của Thế Lữ...
Dấu ấn của yếu tố tâm linh trong văn học dân gian còn được thể hiện ở đề tài,
cốt truyện thậm chí cả tâm hồn tư tưởng chung của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945. Đó là đề tài về hiện tượng thần báo mộng, trừng phạt Con bò dưới Thủy
Tề, Ông rắn, Trên đỉnh non Tản... đề tài về những người nghèo khổ, hiền lành được
phù trợ trong truyện Con Thuồng Luồng nhà họ Ma của Lan Khai, Xác ngọc lam,
Rượu bệnh của Nguyễn Tuân; những người phụ nữ khao khát hạnh phúc lứa đôi cũng
được bù đắp xứng đáng trong Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ; Thần Hổ của Tchya
Đái Đức Tuấn; Rừng khuya của Lan Khai... Ngoài ra, còn có những tác phẩm ca ngợi
tình cảm thủy chung, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người trong hành trình
đến với cái đẹp, cái thiện như Tình trong câu hát, Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh),
Bóng người trong sương mù (Nhất Linh), Tâm sự của nước độc, Đới Roi, Xác ngọc
lam (Nguyễn Tuân). Đồng thời có một số tác phẩm là lời cảnh báo, phê phán những
hành vi và cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, con người với nhau trong
xã hội và với chính bản thân mình: Hai lần chết (Thế Lữ); Ai phải (Trần Tiêu), Tết
trên Mường, Cây đa ba chạc (Đỗ Huy Nhiệm), Đôi vịt con (Lan Khai); Con bò dưới
Thủy Tề (Lan Khai)...
Kho tàng truyện dân gian với nhiều yếu tố tâm linh giai được khai thác và sử
dụng một cách sáng tạo trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này rộng.
Dấu ấn của văn học dân gian trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 là bằng chứng
xác thực khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với văn học Việt Nam. Đi tìm
yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 qua ảnh hưởng
của văn học dân gian là góp phần khẳng định giá trị của một nét văn hóa cổ truyền rất
độc đáo đã được bảo tồn trong kho tàng văn học dân tộc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
1.4.2. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam
Văn hóa trung đại là văn hóa của quan niệm Thiên, Địa, Nhân hợp nhất thành
một thể. Nhìn chung thế giới quan thời trung đại của người dân Việt là niềm tin vào
thần linh, tin vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối cuộc sống con người,
đó là một nét văn hóa truyền thống vốn ẩn tàng trí tuệ theo lối hướng nội
- một phương thức tư duy đặc thù. Con người thời trung đại có thế giới quan gắn với
tín ngưỡng về một lực lượng siêu nhiên. Niềm tin tâm linh ấy là bến đỗ của tâm hồn.
Tín ngưỡng chi phối cách hành xử của con người. Đối với chân lý của vũ trụ, họ hết
sức tin phục và tôn trọng, lấy đó làm nguyên tắt hướng dẫn cho mọi hành động của
mình. Vì vậy trong hoàn cảnh nào, vào bất kỳ lúc nào họ cũng trước sau bảo trì niềm
tin kiên định.
Văn học là sản phẩm của lịch sử, tự nó là tấm gương phản chiếu hiện thực
cuộc sống. Văn học mỗi thời đại đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống xã hội.
Vì thế, yếu tố tâm linh trong đời sống con người thời trung đại cũng được thể hiện
qua từng trang văn như một sự thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả.
Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà văn đã cho chúng ta biết về đời sống tinh
thần, nếp cảm nếp nghĩ của con người thời đại ấy.
Văn học trung đại hình thành và phát triển trong một thời đại lịch sử
đặc thù. Con người dường như tự giam chặt mình trong những khuôn khổ cứng nhắc
của gia đình và làng mạc, của những qui định lễ giáo. Sự sợ hãi muôn thuở của một
kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp đưa con người hướng đến đấng siêu
nhiên, khẳng định tất cả là ý muốn của trời. Khổng Tử nói: “Duy thiên địa vạn vật chi
mẫu, duy nhân vi vạn vật chi linh” (“Chỉ có Trời Đất là mẹ của vạn vật, chỉ có con
người là anh linh của vạn vật”), cho rằng Trời là nguồn gốc chi phối mọi nguyên tắc
đạo đức. Bởi vậy người xưa kính trọng Trời và tin vào Thần, “Xem Đạo của Trời để
hiểu được Đạo làm người”. Trời là đấng tối cao của tất cả, con người cần thành kính,
khiêm tốn trong tâm, bởi Trời có mặt khắp mọi nơi chứng kiến mọi hành vi của con
người. Mặc dù theo các nhà Nho đương thời, những vấn đề thuộc về tâm linh bị xem
là dị đoan nhưng yếu tố tâm linh vẫn luôn tồn tại. Chính yếu tố
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
tâm linh đã có sức hút kì lạ ngay cả với các tác giả là môn đệ của Nho gia. Nó được
thể hiện cụ thể là sự xuất hiện các yếu tố tâm linh trong các sáng tác giai đoạn này.
Các yếu tố tâm linh xuất hiện trong văn học như một sự hồi sinh tất yếu bởi tác dụng
của nó trước hết là “gia tăng về phương diện thẩm mĩ, nghệ thuật” cho tác phẩm tạo
nên những “kì văn”.
Yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại được thể hiện chủ yếu ở thể loại truyền
kì - hình thức ban sơ của truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi. Do đó truyền kì và
tiểu thuyết chương hồi có ảnh hưởng lớn đến việc thể hiện yếu tố tâm linh trong truyện
ngắn, tiểu thuyết 1932-1945. Tâm linh trong văn xuôi trung đại là niềm tin thiêng
liêng, lòng tôn sùng, ngưỡng mộ của con người với các lực lượng siêu nhiên. Đó là
niềm tin vào giấc mộng, cầu cúng, khấn vái (Lệ Nương truyện, Khoái Châu nghĩa
phụ truyện, Tô Lịch giang truyện...), tin vào điềm báo (Thần hồ Động Đình, Hồi thứ
4, Hồi thứ 17 của Hoàng Lê nhất thống chí, Trà Đồng giáng đán lục...), hóa kiếp, đạo
sĩ làm bùa phép trừ tà ma... Tuy nhiên, được hình thành và phát triển trong thời đại
khác nhau nên yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 cũng mang
những nét đặc trưng riêng của nó.
Kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại, truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam 1932-1945 thể hiện trước hết ở hiện tượng cầu cúng, khấn vái, một
biểu hiện của tín ngưỡng, phong tục Việt Nam với những biểu hiện cụ thể ở những
nghi thức cầu đảo như lễ cầu đảo trong Truyện quê (Trần Tiêu), lễ cầu mưa trong Con
trâu (Trần Tiêu), lập đàn tế trời trong Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), tục thờ
cúng Thành hoàng, thờ cúng ông bà tổ tiên trong Lều chõng (Ngô Tất Tố), Một trận
bão cuối năm (Bùi Hiển), Một truyện ghê gớm (Thế Lữ), việc thờ phúc thần, tà thần
cũng được đề cập trong Ai hát giữa rừng khuya, Thần Hổ (TCHYA-Đái Đức Tuấn),
Con trâu (Trần Tiêu), Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển)... Bên cạnh đó, các hình thức
khấn vái, nguyền rủa, lập miếu... cũng được thể hiện sinh động trong văn học giai
đoạn này qua các truyện, tiểu thuyết như : Đới Roi, Khoa thi cuối cùng (Nguyễn
Tuân), Con trâu (Trần Tiêu), Oan nghiệt (Tchya Đái Đức Tuấn), Một truyện ghê gớm
(Thế Lữ)...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
Trong văn học trung đại, mộng được thể hiện ở ý nghĩa là điềm báo, xuất hiện
nhiều trong Lĩnh Nam chích quái ( và Việt điện u linh (Lí Tế Xuyên); sự gặp gỡ với
người đã chết trong Báo ân tháp (Lan trì kiến văn lục), Lê Kính (Nam thiên trân di
tập)... Tuy nhiên mộng xuất hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
có thể là điềm báo, là nơi gặp gỡ với người đã chết: Loạn âm, Khoa thi cuối cùng,
Tâm sự của nước độc - trích Chùa Đàn (Nguyễn Tuân), Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ),
Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình (Nam Cao), Lều chõng (Ngô Tất Tố)... Không
chỉ thể hiện qua mộng, điềm báo còn được thể hiện từ sự thay đổi của tự nhiên. Có
thể nói hầu hết điềm báo được thể hiện từ xưa đến nay là điềm báo cho sự chẳng lành.
Trong văn xuôi trung đại thể hiện trong tác phẩm Trà Đồng giáng đán mục, Đào Thị
Nghiệp oan ký (Truyền kì mạn lục)... và được tái hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết
Việt Nam 1932-1945 qua những tác phẩm: Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya
(TCHYA-Đái Đức Tuấn), Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình (Nam Cao), Tiếng
hú ban đêm (Thế Lữ), Chém treo ngành, Loạn âm, Khoa thi cuối cùng, Một truyện
không nên đọc vào lúc giao thừa, Thiếu quê hương (Nguyễn Tuân), Ông rắn (Đỗ Huy
Nhiệm)...
Ngoài ra, những hiện tượng mang tính huyền bí của phép thuật, bùa chú cũng
được thể hiện ở tác phẩm Hoàng Kim Ốc, Trên bồng lai, Quyến rũ, Đi tiêu dao (Cung
Khanh). Thuật tướng số, bói toán vẫn còn tồn tại và được thể hiện trong các tác phẩm:
Ai phải, Năm hạn (Trần Tiêu), Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Con trâu (Trần Tiêu),
Lều chõng (Ngô Tất Tố), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)...
Luật nhân quả của nhà Phật đã tồn tại trong dân gian từ xưa đến nay và trở
thành một niềm tin bền vững trong tâm thức của mỗi con người. Văn học mọi thời
đại đều không thể không đề cập. Có thể nói, đây chính là lí lẽ thuyết phục nhất cho
việc giáo dục con người thông qua văn chương. Nó được thể hiện từ những câu
chuyện cổ tích đến những tác phẩm văn học trung đại và đến những truyện ngắn hiện
đại như tác phẩm Hai lần chết (Thế Lữ), Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), Giết
chồng báo thù chồng (Nhất Linh), Oan nghiệt (Tchya Đái Đức Tuấn)...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
Từ xưa, con người luôn tin có sự tồn tại của thế giới bên kia, của linh hồn sau
khi chết. Niềm tin ấy được thể hiện từ trong văn học dân gian đến văn xuôi trung đại.
Ngoài các trường hợp ma hiện về qua âm thanh vọng ra từ vật cư trú như miếng gỗ
(Nam Hải Long Vương), nhập vào người khác (Miếu Phạm Nhan) hay hiện hình
người như khi còn sống (Lê Duy Vĩ trong Hồi thứ 3- Hoàng Lê nhất thống chí). Phần
lớn ma hiện thành những cô gái đẹp với những mong cầu khác nhau: khi thì trăng gió
với người trần như Xương Giang yêu quái lục (Truyền kì mạn lục); khi thì hiện lên
để gặp người yêu như Trần nhân cư thủy phủ (Thánh Tông di thảo)...
Những hiện tượng tâm linh ấy lại tiếp tục tái hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam 1932-1945 như Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Người con gái tỉnh Bắc (Phạm Cao
Củng), Thần Hổ (TCHYA-Đái Đức Tuấn)...
Tóm lại, những hình thức biểu hiện tâm linh từng xuất hiện trong văn xuôi
trung đại đều được thể hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Tuy
nhiên, mỗi thời đại có những biểu hiện cụ thể mang nét đặc trưng của nó. Thông qua
đời sống tâm linh dưới ngòi bút của các tác giả trung đại, những niềm tin tâm linh
cũng như nguyện vọng, ước mơ của con người trung đại được thể hiện. Đó cũng là
một trong số những cơ sở góp phần làm nên yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết 1932-1945.
1.4.3. Tiếp biến yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây
Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng
văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín
ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng
nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn
đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính dung
hòa tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận
một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa.
Vì vậy, ở nước ta, trong khi nhiều tôn giáo cùng phát triển thì các tín ngưỡng dân gian
vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Cũng chính vì tính
dung hòa tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần
đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người
vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ hoặc đến nhà thờ... miễn là việc làm ấy mang
lại lợi ích cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính thiết
thực. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống. Do
ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ,
giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng.
Nền tảng văn hóa Việt là sự dung hòa các tín ngưỡng bản địa cùng với văn hóa
Trung Quốc và Pháp như một dòng hợp lưu, thấm đẫm trong những sáng tác của các
tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Trong sáng tác của Thế Lữ như
Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh, Tiếng hú ban đêm, Một truyện ghê gớm... Chính sự
giao thoa giữa Đông – Tây đã tạo điều kiện cho một mảng văn có nhiều yếu tố tâm
linh phát triển. Mặc dù đây là thời đại của văn minh, thời đại của những phát kiến
khoa học, thời đại duy lí. Nhưng không phải vì thế mà thế giới huyền nhiệm, ma quái,
thần linh bị đẩy lùi. Trên hành trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà, những tác
giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc
qua những trang viết đậm đặc những yếu tố tâm linh. Đó là những tác phẩm Khoa thi
cuối cùng, Đới Roi, Lửa nến trong tranh, Thạch Tinh trong ruột một người, Xác ngọc
lam, Tâm sự của nước độc (Nguyễn Tuân), Người lạ, Ma Thuồng Luồng, Khảm Khắc,
Rừng khuya, Đôi vịt con (Lan Khai), Người con gái tỉnh Bắc (Phạm Cao Củng)...
Điều có thể thấy rõ là không phải là sự vay mượn nguyên mẫu rập khuôn và ngẫu
nhiên mà có quá trình bắt nguồn từ ý thức chủ động học tập tư tưởng, văn học Âu Tây
để làm giàu văn học dân tộc của cả một thời đại. Chất duy lý khoa học phương Tây
được quyện lẫn với tính chất huyền bí ma quái của Bồ Tùng Linh và cái kì ảo hoang
đường của truyện truyền kì dân gian Việt Nam làm thành sắc màu truyện trinh thám
của Thế Lữ.
Trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, văn học cũng thay đổi. Văn học
không còn là thứ công cụ giáo hóa nhân tâm, di dưỡng tinh thần. Tuy nhiên, văn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
học muôn đời được sáng tạo theo tinh thần hướng đến cái đẹp. Văn học chân chính
góp phần biểu dương cái đẹp, cổ vũ cái hay, cái tốt, khuyến khích đời sống vận động
theo xu hướng chân, thiện, mĩ. Trong văn học, tính cách dân tộc biểu hiện trực tiếp ở
phần nội dung ở tinh thần nhân văn, ở cách cảm, cách nghĩ thể hiện tâm hồn và trí tuệ
của dân tộc. Qua sự tiếp thu văn học phương Tây, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945 đã làm cho thế giới tâm linh trong tâm hồn người dân Việt thêm phong
phú, đa dạng.
Tiểu kết: Nhìn chung sự xuất hiện của yếu tố tâm linh qua các giai đoạn phát
triển của văn học trước đã là nhịp cầu kết nối mạch cản xúc viết về tâm linh trong văn
học. Nó đã là chất xúc tác gợi hứng thú cho các tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam 1932-1945 viết về thế giới tâm linh của con người. Các tác giả đã đi sâu khai
thác những hiện thực lẫn khuất trong chính tâm hồn mỗi người. Có thể nói, tâm linh
là yếu tố không thể thiếu trong việc phản ánh hiện thực khách quan, đời sống tinh
thần của con người thời hiện đại. Bên cạnh đó, với lối viết đầy sáng tạo, kết hợp tài
tình giữa hư và thực, sử dụng các mô-tip giấc mộng, điềm báo, linh ứng, hồn ma, hóa
kiếp... và tái hiện lại những phong tục tập quán với những nét văn hóa cổ truyền của
dân tộc mang đậm tính tâm linh như thờ cúng, khấn vái; lập miếu, tạc tượng... các nhà
văn đã thổi một luồng sinh khí vào quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật trong đời sống
văn học hiện đại.

More Related Content

What's hot

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xửtamlyvb2k02
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...PinkHandmade
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc TếList 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xử
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAYĐề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công tyĐề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố HiếnĐề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 

Similar to Cơ sở lý luận về Văn hóa, tâm linh và văn hóa tâm linh.docx

Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay nataliej4
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Cơ sở lý luận về Văn hóa, tâm linh và văn hóa tâm linh.docx (20)

Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
 
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
 
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docxCơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
Cơ sở lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Tiểu Luận Về Vấn Đề Tôn Giáo Dưới Góc Độ Triết Học Mác-Lênin.doc
Tiểu Luận Về Vấn Đề Tôn Giáo Dưới Góc Độ Triết Học Mác-Lênin.docTiểu Luận Về Vấn Đề Tôn Giáo Dưới Góc Độ Triết Học Mác-Lênin.doc
Tiểu Luận Về Vấn Đề Tôn Giáo Dưới Góc Độ Triết Học Mác-Lênin.doc
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn DuLuận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 

Cơ sở lý luận về Văn hóa, tâm linh và văn hóa tâm linh.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh 1.1.1. Văn hóa Văn hóa (Culture) là một khái niệm rộng, khó có một định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó. Văn hóa bao gồm hết thảy những sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất đến sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt xã hội. Mọi hoạt động của con người và kết quả của những hoạt động do con người tác động vào giới tự nhiên và xã hội một cách có ý thức đều được gọi là văn hóa. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động cải biến hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Con người sáng tạo ra văn hóa và văn hóa lại tái tạo bản thân con người. Nhìn một cách khái quát “văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [76; tr 1360]. Hồ Chí Minh cũng xem văn hóa là sáng tạo của con người “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [109; tr 21]. Văn học là một hình thái đặc biệt của văn hóa, thuộc về hệ ý thức, lĩnh vực văn hóa tinh thần. Với đối tượng nghiên cứu là một phương diện của văn hóa tinh thần - văn hóa tâm linh trong văn học, chúng tôi lưu ý đến một số định nghĩa sau: “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ,... những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những công cụ, nhà ở,... và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó” [20; tr 24].
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Cũng có thể hiểu“Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội” [110; tr13]. Nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1977-1988), tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay củabao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật một nhóm người trong người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [110; tr 23-24]. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hóa theo hai nghĩa rộng - hẹp. Nghĩa rộng, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất (văn hóa vật chất) và các giá trị tinh thần (văn hóa tinh thần) do con người sáng tạo và tích lũy qua hoạt đông thực tiễn trong quá trình lịch sử. Nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người, tức những giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của con người. Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa tâm linh, chúng tôi vận dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp là những giá trị văn hóa trong lĩnh vực tinh thần- văn hóa tinh thần. Đó là “những di sản văn hóa đem lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn, thơ, hát... nghề mĩ nghệ thủ công, trò chơi nghệ thuật... Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tết, luật tục và những hương ước, định ước và những tri thức dân gian” [12; tr 19]. Ở đây, có thể coi những thành tố phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng đều thuộc về văn hóa tâm linh bởi chúng đều gắn với yếu tố tâm linh - một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Văn hóa tâm linh luôn tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Văn hoá không phải là một sản phẩm tinh thần chết cứng; trái lại, nó cũng có sự vận động do sự phát triển ngày càng phong phú của đời sống vật chất. Nếu coi
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 văn hoá là một cái gì đó bất biến, thì có nghĩa là chúng ta đang hủy hoại, phá bỏ văn hoá, phá bỏ chính cuộc sống tinh thần của chúng ta. Bởi, văn hoá cũng cần phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện xã hội để tồn tại. Nếu không thích ứng kịp với những biến chuyển của thời gian, thì đời sống tinh thần nói chung, văn hoá nói riêng của con người sẽ khô cứng mà chết dần. Có thể nói, đó chính là sự thể hiện quy luật đào thải của tự nhiên trong lĩnh vực văn hoá. 1.1.2. Tâm linh Tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù rất bao la, rộng lớn và đã chi phối chúng ta từng phút giây trong đời sống của mỗi con người. Vậy tâm linh là gì? Qua tìm hiểu một số tài liệu, chúng tôi thấy có khá nhiều cách hiểu khác nhau về tâm linh, do vậy cũng có nhiều khái niệm tâm linh . Hướng thứ nhất, tâm linh được hiểu là khía cạnh tâm hồn, tinh thần, tình cảm của con người. Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” [76; tr 897]. Trong đó, tâm hồn là “ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [76; tr 896] và tinh thần là “tổng thể nói chung những ý nghĩ tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người" [76; tr 994]. Theo đó, thế giới tâm linh là thế giới tâm hồn, thế giới tinh thần. Nói đến tâm linh là nói đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất bên ngoài. Tâm linh còn là một phần của tâm lí. Vì tâm lí là “toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động cử chỉ của mỗi người” [76; tr 897]. Vậy tâm linh theo đó là một biểu hiện của đời sống tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm. Hướng thứ hai, tâm linh được hiểu như một khả năng phán đoán, biết trước sự việc. Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là “linh tính”. Từ điển Tiếng Việt (2008) của Hoàng Phê cũng có nét nghĩa tâm linh là “khả năng biết trước một số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [76;tr897].
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Cả hai hướng hiểu trên điều có chung một ý niệm về tâm linh gắn với con người, trong ý thức của con người. Tuy nhiên nếu hiểu tâm linh trong thực tế đời sống tinh thần của con người. “Tâm’’ là lòng dạ con người. Còn “linh” nghĩa là linh thiêng, thiêng liêng. Vậy ‘‘Tâm linh’’ theo nét nghĩa này là sự linh thiêng được con người thường xuyên nghĩ tới, tự nhắc mình ghi nhớ làm theo, tin theo. Tâm linh là một phần quan trọng trong đời sống bởi “trong đời sống con người ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng ( gia đình, làng xã, dân tộc) cũng vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể, có thể cảm nhận bằng những giác quan cụ thể thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắng với cái trừu tượng, rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó” [68; tr 36]. Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả mà con người luôn hướng tới nên nó có giá trị cố kết cộng đồng, ràng buộc con người bên cạnh những mối quan hệ hữu hình khác. Vì vậy tâm linh có mặt trong cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội và đời sống tôn giáo “Không chỉ có thượng đế, có Chúa, Trời, Thần, Phật mới thiêng liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật công lí cũng thiêng liêng không kém” [20; tr 8]. Hiểu tâm linh một cách toàn diện khi ta xem xét khái niệm tâm linh của Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [20; tr 11]. Qua khái niệm, ta thấy có ba điểm cốt lõi : Thứ nhất, Tâm linh là vấn đề thuộc ý thức, gắn liền với ý thức con người. không có ý thức của con người thì không có tâm linh. Trong ý thức con người, tâm linh là một dạng của ý thức – ý thức hướng về cái thiêng liêng. Ý thức tâm linh thường được biểu hiện dưới dạng quan niệm và những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Thứ hai, hạt nhân cơ bản của tâm linh là niềm tin, không có niềm tin chắc chắn không có tâm linh. Đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái thiêng, gọi là niềm tin tâm linh. Do vậy niềm tin tâm linh thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội, tinh thần, tư tưởng. Thứ ba, Tâm linh tồn tại trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng làng xã, Tổ Quốc, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng tôn giáo. Tâm linh và tín ngưỡng có mối quan hệ gì ? Tín ngưỡng (tin tưởng, ngưỡng mộ) thường gắn liền với niềm tin tôn giáo. Tín ngưỡng cũng là nét văn hóa, một lĩnh vực thuộc về niềm tin, một nếp nghĩ được kết tinh bởi ý thức của một cộng đồng tạo thành một phong tục, tạp quán có ý nghĩa như một nét văn hóa của một dân tộc, một quốc gia. Tín ngưỡng không chỉ có trong niềm tin tôn giáo mà còn là niềm tin thuần túy dân gian. Đó là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, thánh thần trong thế giới quan của nhân dân. Những lực lượng có sức mạnh phi phàm chi phối cuộc sống con người. Những lực lượng ấy có thể là nhiên thần, nhân thần đã gây họa hay tác phúc, can thiệp vào các hoạt động sống của con người. Tín ngưỡng được hình thành xuất phát từ thực tế cuộc sống, được cộng đồng tin tưởng và làm theo như một tạp quán đậm dấu ấn của cư dân bản địa. Đó cũng là một niềm tin thiêng liêng mang tính tâm linh. Tâm linh và tôn giáo quan hệ như thế nào? Tôn giáo là một dạng đặc biệt của văn hóa tinh thần, tôn giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Theo cách hiểu phổ biến: tôn giáo là một dạng sinh hoạt tâm linh trong đó con người tin vào sự hiện hữu của các thế lực siêu nhiên, siêu phàm có thể tác động đến đời sống của con người khi còn sống cũng như khi đã chết. Niềm tin linh hồn của người chết vẫn tồn tại trong thế giới khác. Từ đó con người tôn thờ các lực lượng siêu nhiên, những linh hồn của người chết với hi vọng có cuộc sống bình an nơi trần thế và hưởng phúc vĩnh hằng nơi thế giới khác sau khi chết.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Cơ sở của mọi tôn giáo là niềm tin của con người vào cái thiêng đối lập với cái trần tục hiện hữu mà ta có thể cảm nhận trực tiếp bằng cách sờ mó, quan sát. Tùy theo mỗi loại tôn giáo mà cái thiêng có thể biểu hiện thông qua hệ thống các biểu tượng và các biểu tượng ấy chế định quy cách ứng xử của con người với tự nhiên và con người với con người trong xã hội. Tâm linh và tôn giáo có điểm tương đồng là niềm tin thiêng liêng. Tuy niềm tin tôn giáo là biểu hiện của đời sống tâm linh nhưng nó không đồng nhất với tâm linh. Trong niềm tin tôn giáo, ngoài phần tâm linh còn có phần mê tín dị đoan, thậm chí có cả sự cuồng tín tôn giáo. Tâm linh là phần cơ bản nhất, là biểu hiện mặt tích cực của tôn giáo, có giá trị nhất (mặt đạo đức và văn hóa, tính hướng thiện, tính nhân văn). Mỗi tôn giáo đều hướng về những hình tượng thiêng liêng (Phật trong Phật giáo, Chúa trong Gia tô giáo...) và đặt đức tin vào giáo lí, tín điều riêng. Các tôn giáo có chung tâm linh hướng về thế giới khác. Ở đó linh hồn hạnh phúc trọn vẹn sau khi từ giã cõi đời ( niết bàn, thiên đàng,...). Bên cạnh mặt tích cực, có văn hóa là hướng con người đến điều thiện, cái đẹp, cái cao cả... tôn giáo có thể bị lợi dụng vì mục đích riêng của con người khiến nó có thể đi ngược lại cái tốt đẹp, trở thành phản giá trị, phi văn hóa. Ở khía cạnh nảy có thể nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (K. Marx). Tâm linh và mê tín dị đoan có giống nhau không ? Mê tín là tin một cách mê muội bất cứ một điều gì, còn dị đoan là tin theo những việc kì dị, những việc không thể có được. Qua Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh, ta thấy người có óc mê tín thì bạ đâu tin đó, tin cả điều hay cả điều dở, tin điều phải mà cũng tin điều trái, không suy xét, còn người có óc dị đoan thì ưa tin những điều huyền hoặc, càng dị kì lại càng tin. Thực chất các tôn giáo, tín ngưỡng đều có tính chất mê tín nhưng đó là niềm tin không mang tính dị đoan. Tuy nhiên mê tín và dị đoan thường đi liền mà con người khó phân biệt rạch ròi do niềm tin vào những điều không thật vốn dễ đưa con
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 người vượt qua ranh giới của tâm linh. Niềm tin bị bóp méo, biến dạng dễ trở thành mê tín dị đoan. Niềm tin trong mê tín dị đoan dễ dẫn con người đến những hành vi sai lệch, có hại cho cuộc sống, tạo kẽ hở cho những người cơ hội lợi dụng kiếm lợi bất chính, thực hiện những việc làm “buôn thần bán thánh” làm mất đi nét đẹp văn hóa, ý nghĩa thiêng liêng trong cuộc sống con người. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng phát tín hiệu về niềm tin thiêng liêng. Tuy nhiên, tôn giáo gây dựng niềm tin cho con người dựa trên những triết thuyết, giáo lí, kinh sách và hệ thống lễ nghi mang tính giáo hóa tín đồ ngoan đạo và luôn hướng đến một đấng tối cao để cầu mong cho sự giải thoát, cầu mong cho cuộc sống sau khi chết. Trong khi đó, tín ngưỡng lại là sự tự ý thức về lực lượng siêu nhiên với niềm tin, sự ngưỡng mộ của cộng đồng với hình thức thông linh và thờ cúng mang tính dân gian, theo quan niệm dân gian nhằm tỏ lòng biết ơn hoặc cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống trần thế, đi tìm hạnh phúc cho con người ngay khi đang sống: cầu quốc thái dân an, cầu sức khỏe, cầu làm ăn thịnh vượng, cầu con cái, cầu duyên... Từ sự phân biệt trên ta có thể thấy rằng: bên cạnh tôn giáo, tín ngưỡng có một vị trí độc lập, là thành tố quan trọng của đời sống tâm linh. Đây là cơ sở để phân biệt các hiện tượng tâm linh là tín ngưỡng tôn giáo (niềm tin của các tín đồ) hay tín ngưỡng dân gian (niềm tin của các tầng lớp nhân dân). 1.1.3. Văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào khoảng mười lăm năm gần đây, nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội quốc tế thừa nhận yếu tố tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội, con người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh). Khi ghép “Tâm linh” vào “Văn hóa”, thì khái niệm “Văn hóa tâm linh” là hình thái văn hóa của một tộc người gồm: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật... Từ cách hiểu và giới hạn khái niệm văn hóa và tâm linh, chúng tôi hiểu văn hóa tâm linh là những giá trị văn
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 hóa tinh thần thiêng liêng. Đó là “văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [20; tr.26]. Thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh với những đặc thù riêng không chỉ gồm những giá trị văn hóa vô hình (ý niệm, quan niệm, tập tục, nếp cảm nếp nghĩ, nghi lễ...) mà cả những giá trị văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng liêng (đình, đền, miếu, mộ, chùa, nhà thờ, tượng, bàn thờ...). Văn hóa tâm linh biểu hiện trong cả cuộc sống đời thường và trong tín ngưỡng tôn giáo. Có thể thấy trong cuộc sống con người luôn tồn tại đời sống tâm linh bên cạnh đời sống hiện thực thường ngày với những nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe...). Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Ở đó có niềm tin vào “cái thiêng” khiến con người có được sự cân bằng trong cuộc sống. Với những người không theo tôn giáo, đời sống tâm linh chỉ xuất hiện khi “hoàn cảnh thiêng”, “không gian thiêng”, “thời gian thiêng”. Đó là vào những hoàn cảnh con người phải cầu viện vào sự phù hộ của Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa... Đó là thời khắc thiêng liêng như ngày cúng giỗ (kị), đêm giao thừa, ngày tết, ngày rằm, các lễ hội có phần lễ thiêng liêng... những lúc ấy con người giao hòa với trời đất, thiên nhiên và những thế lực siêu hình (ông bà tổ tiên, Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa...). Sống trong bầu không khí thiêng liêng mang tính tâm linh ấy con người thực sự được giải tỏa tâm linh. Họ cảm thấy tinh thần được thư giãn, tâm hồn được tắm gội thanh lọc, họ cởi bỏ những phiền muộn, lo âu trong cuộc sống, họ cầu mong hi vọng và hướng đến những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại. Sống đời sống tâm linh chính là cách để con người đến gần hơn với thế giới tâm linh - thế giới của những biểu trưng về “đạo trời”, của những lực lượng siêu nhiên huyền bí với quyền năng vô hạn chi phối cuộc sống trần thế. Trong luận văn của mình, chúng tôi bước đầu tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam trong một thời đại có sự tiếp thu văn học phương Tây. Vì thế những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn học giai đoạn này
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 không chỉ là những niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng của người Việt mà đó còn là những biểu hiện tâm linh (không phải là tín ngưỡng tôn giáo) của người dân Việt. Người Việt Nam không kì thị tôn giáo bởi họ đến với tôn giáo bằng niềm tin vào những điều thiêng liêng có thể giúp họ có một sự cân bằng tinh thần trong cuộc sống. Trong ý niệm của nhân dân ta từ xưa thế giới luôn có các lực lượng siêu nhiên thống trị cuộc sống nhân gian, niềm tin đó tạo nên những hoạt động tương ứng biểu hiện qua việc thờ cúng các nghi lễ, tập tục, kiêng kị... làm nên tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng dân gian người Việt rất đa dạng, bao gồm tín ngưỡng thờ thần thánh, trời đất như Thành hoàng làng, thần hộ mệnh, thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các anh hùng lịch sử văn hóa... đều là đối tượng để con người sùng kính, ngưỡng mộ tôn vinh và noi gương; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc hướng về cội nguồn, biết ơn người đã khuất, tri ân công trạng của các bậc tiên hiền... Các tín ngưỡng dân gian cùng với tâm linh của những người dân theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, Đạo Hồi, Cao Đài... song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành những sinh hoạt văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Văn học chỉ là một biểu hiện của văn hóa, là một mảng màu của bức tranh văn hóa thời đại nó ra đời. Vì vậy khi tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chúng tôi thu hẹp bộ phận văn hóa này trong tín ngưỡng dân gian và những biểu hiện tâm linh của người có đạo vì mục đích hướng đến những điều thiện mĩ cho cuộc đời này qua những biểu hiện như: việc thờ cúng trong các nghi lễ (lễ cầu đảo, cúng Thành hoàng, cúng tổ tiên...), một số tập tục (kiêng, khấn nguyện, thề nguyền, cầu khẩn...). Bên cạnh đó là niềm tin thiêng liêng đối với một số hiện tượng thiêng trong cuộc sống (giấc mộng, điềm báo, sự linh ứng, niềm tin vào phép thuật tướng số bói toán, hồn ma, hóa kiếp...). 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam Văn hóa tâm linh Việt Nam được hình thành từ tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác. Tín ngưỡng người Việt có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên với tín ngưỡng đa thần đặc biệt thiên về âm tính (thờ Mẫu trong Tam, tứ
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Phủ, hay thờ tứ Pháp: Mây, Mưa, Sấm, Chớp) đến thờ thực vật, động vật (Rồng tiên, Cây lúa, Thần Lúa…) và thờ con người như Hồn, Vía, Tổ tiên, Tổ nghề, Thành Hoàng làng, Vua tổ, Tứ bất tử (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh). Đồng thời, người dân Việt còn thờ Thần linh: như Thổ công, Thần tài, Thần thánh, các anh hùng dân tộc. Trong quá trình tiếp xúc với các tôn giáo du nhập khác như Phật, Thiên chúa, Hồi, Tin lành hay các tôn giáo mới được bản địa hóa như Cao Đài, Hòa hảo… người Việt có những niềm tin tâm linh mới trên cơ sở dung hòa và thiết thực. Sự tồn tại của niềm tin tâm linh trong 54 sắc tộc anh em khác nhau đã tạo dựng nên một cộng đồng với văn hóa tâm linh đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam một mặt do nền văn hóa gốc nông nghiệp và mặt khác là quá trình tiếp nhận tư tưởng Nho – Phật – Đạo và các tôn giáo. 1.2.1. Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước - Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước. Ngay từ buổi đầu con người đã phải lệ thuộc vào tự nhiên. Thiên nhiên bí ẩn mà con người lại chưa đủ khả năng tìm hiểu. Vì thế hình thành tâm lí tôn sùng và thần thánh hóa tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng của mình họ cho rằng mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần chi phối và họ tôn sùng tất cả: trời, đất, nắng, mưa, sấm, sét... Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng đa thần. Trong tín ngưỡng đa thần của người Việt, trời đất không những là vị thần quyết định đối với nghề nông mà còn là đấng tối cao linh thiêng định đoạt phúc họa, vận số, may rủi cho con người. Vì thế tục tế lễ trời đất với ý nghĩa cầu khẩn, cảm tạ đã trở nên phổ biến trong dân gian. Trong tâm thức dân gian trời là đấng tối cao ngự trị khắp mọi nơi, thấu hiểu mọi tình cảnh của con người. Trong những lúc khó khăn nhất, người ta nghĩ đến trời, khấn nguyện, van vái, thề nguyền... trước trời đất như một lối ứng xử thường nhật của con người nhằm tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mỗi cá nhân.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Với khát vọng có cuộc sống bình yên, con người thời xưa luôn mong muốn hòa hợp với tự nhiên nên họ tỏ lòng tôn kính, thành tâm trước vạn vật. Họ tin rằng “vạn vật hữu linh”. Nhận thức ấy đã trở thành phổ biến trong thời đại mà năng lực nhận thức thế giới của con người còn giới hạn. Đó là cội rễ của những hình thức thờ cúng cây cối, các con vật linh, núi, sông, đất đá... - Tín ngưỡng sùng bái con người Người Việt xưa cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn. Khi chết hồn lìa khỏi xác và đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng như ở cõi dương gian. Vì thế, thờ cúng người chết đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt. trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến, có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người dân. Đây là một tín ngưỡng bản địa, có truyền thống liền mạch từ cảm thức thiêng liêng và tôn kính về duy trì nòi giống tổ tiên... Thờ cúng tổ tiên của cả nước song hành và gắn bó với thờ cúng tổ tiên từng gia đình, gia tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng vẫn có mối liên hệ huyền bí và mạnh mẽ với con cháu, phù hộ và chỉ bảo họ tránh điều ác, giữ điều lành “người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức. Ngược lại, người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí ẩn” [52; tr 66] Niềm tin về mối liên hệ thiêng liêng giữa người sống và người chết, giữa hiện tại và quá khứ đã trở thành triết lí sống của người Việt, thành đạo lí nền tảng của cuộc sống được thể hiện trong ca dao, tục ngữ: chim có tổ người có tông, sông có cội nước có nguồn... Thể hiện trong đời sống thường nhật là phong tục, tạp quán, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản; cũng là một việc nghĩa vụ của người” [52; tr 67] Trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công, một dạng của Mẹ Đất. Đây là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: đất có Thổ Công,
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 sông có Hà Bá. Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên rất quan trọng phải được thờ cúng tôn kính. Tín ngưỡng thờ thần của Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình. Ngoài các vị thần tại gia, còn có các thần linh chung của thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng - vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng. Thành Hoàng có thể là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, những vị có công lập ra làng xã, những anh hùng dân tộc liên quan đến làng được vua thừa nhận, ban sắc phong thần. Ngoài ra, còn có những Thành Hoàng vốn là những kẻ có “lí lịch” không hay ho gì như trẻ con, ăn mày, ăn trộm, người mù... Loại này bị gọi là tà thần. Sở dĩ họ được thờ làm Thành Hoàng là những người này, theo niềm tin của dân làng, chết vào giờ thiêng nên đã ra oai (gây dịch bệnh cho người, gia súc, gây hỏa hoạn ...) khiến cho dân nể sợ. Trong phạm vi dân tộc, người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa, trở thành đất tổ. Ngày 10-3 là ngày giỗ Tổ. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử và Liễu Hạnh. Tất cả tạo nên một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Đất nước, quê hương của người Việt là sản phẩm gắn bó máu thịt với con người, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Con người sống với đất nước của mình bằng tất cả ý thức trách nhiệm và tình cảm, được vun đắp theo bề dày lịch sử, tạo thành tâm thức cộng đồng, thành cái thiêng liêng chi phối cách sống của họ. Bắt rễ từ ý thức trách nhiệm và tình cảm sâu nặng với mảnh đất và con người như vậy, cái thiêng của người Việt không tồn tại trong lời cầu nguyện một hạnh phúc mơ hồ, không tồn tại lơ lửng trong lời răn đe trừng phạt tội lỗi, không lưu truyền bằng ngôn ngữ hóc hiểm của kinh thánh hay các khái niệm mù mờ của thần học. Nó tồn tại trong đời sống thực tiễn cảm tính của con người và truyền tải từ thế hệ này sang thế
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 hệ khác bằng kinh nghiệm sống, bằng sự minh triết dân gian, bằng phong tục và lễ nghi, bằng cung cách ứng xử của con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau. Tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945, chúng tôi tập trung khai thác yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng dân gian. Những niềm tin tâm linh đã tồn tại qua bao biến thiên của lịch sử. Niềm tin ấy dẫu có lúc bị cho là duy tâm thần bí, mê tín dị đoan nhưng nó đã nhất thành bất biến trong tâm thức người Việt. 1.2.2. Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư... Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo gắn với đời sống tâm linh của mình. Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo theo tinh thần thiết thực, dung hòa, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Đạo Phật, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo... đều được du nhập và tồn tại. Tuy nhiên dấu ấn của tư tưởng Nho - Phật - Đạo còn ảnh hưởng lớn và ăn sâu trong tâm thức người Việt không chỉ trong văn học mà còn trong triết lý sống. Đặt biệt chữ “Tâm” làm nội dung cốt lõi của học thuyết Phật giáo có liên quan đến sự khai thác triệt để thế giới tâm linh, sự huy động tối đa cái phần vô thức, tâm thức, tiềm thức, cảm thức con người hơn là phần ý thức, tự thức, nhận thức. Vì thế đạo Phật có ảnh hưởng lớn và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Khi người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo... cũng là quá trình sáng tạo thêm những tôn giáo mới phù hợp với văn hóa của mình. Tuy nhiên tín ngưỡng dân gian luôn là cơ sở gốc của đời sống tâm linh nên những hành vi cúng lễ của người dân Việt bao giờ cũng mang tính thực dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ... có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn... Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ màu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 nhau như thế nào. Đó cũng là cơ sở quan trọng hình thành niềm tin tâm linh làm phong phú cho bức tranh văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. 1.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 1.3.1. Bối cảnh văn học 1932-1945 Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn... dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức "Tây học" và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì "mưa Âu gió Mỹ", "cũ mới tranh nhau", "Á Âu xáo trộn"... Văn hóa phương Tây lan rộng trong đời sống thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Hơn thế, cơn bão văn minh từ phương Tây thổi tới, ngỡ như chỉ tràn vào các đô thị lớn, lại còn xâm nhập mảnh đất yên bình của làng quê, phá vỡ không gian cổ truyền của làng, áp đặt sự hiện diện của nó lên một xứ sở đã bị đánh bại nhưng không chịu khuất phục. Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh của các nhà văn. Có thể nói đây là những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Bối cảnh văn học Việt Nam 1932-1945 gắn liền với sự biến thiên đó của lịch sử nước nhà. Trước hết, hoạt động giao lưu văn hoá phương Đông - phương Tây đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học dịch thuật. Các dịch giả người Việt đã lần lượt giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn hoá, văn học Pháp và phương Tây sang chữ quốc ngữ. Sách dịch được đăng tải trên Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và các ấn phẩm của nhà xuất bản "Âu Tây tư tưởng". Trên thực tế, dịch giả Phạm Quỳnh đã lần lượt giới thiệu văn học và triết học Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 như Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti, Anatole France, Courteline, Maupassant Auguste Comte, Bergson... Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí những sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A. Dumas và Balzac, kịch của Molière... Văn học Pháp và tư tưởng của các nhà Khai Sáng đã đến với công chúng Việt Nam, gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh nhiều khuynh hướng văn học mới. Từ sau năm 1930, văn học đã vượt thoát khỏi cảm hứng phóng tác. Những ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã đạt đến độ "chín" nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bước vào giai đoạn sáng tác thật sự ở các thể loại. Những mầm mống về một nền văn học hiện đại có điều kiện đâm chồi nảy lộc. Trước hết, chuyển động hiện đại hoá văn học bắt đầu từ văn xuôi. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản đến Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia Nam bộ với biệt tài phóng tác. Đặc biệt, năm 1925, Hoàng Ngọc Phách sáng tác tiểu thuyết Tố Tâm có những nét mới của tiểu thuyết lãng mạn Pháp với sự manh nha của quan niệm yêu đương tự do của nam nữ thanh niên. Tuy nhiên văn xuôi Việt Nam thật sự phát triển mạnh mẽ cả hai xu hướng lãng mạn và hiện thực phê phán từ sau năm 1930 với những tên tuổi Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam trong nhóm Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời, Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chõng, Nam Cao với Chí Phèo, Đời thừa.... Từ những năm 1920, sau chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Giao lưu văn hóa không còn bó hẹp sau lũy tre làng như trong xã hội nông nghiệp truyền thống xưa mà đã mở rộng hòa nhập với cả khu vực. Cơ chế kinh tế thị trường đã bắt đầu tác động đến hoạt động báo chí và văn học nghệ thuật. Một lớp độc giả mới xuất hiện có trình độ văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ cao hơn, đòi hỏi văn học nghệ thuật phải làm một cuộc canh tân triệt để hầu bắt kịp trào lưu tiến bộ của thế giới. Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm và được các sĩ phu yêu
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 nước vận động thành một trào lưu rộng rãi cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học. Giai đoạn này yêu cầu đổi mới nền văn học nước nhà để bắt kịp các nước trên thế giới đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết. Trên hành trình tìm kiếm đổi mới đó, theo Nguyễn Huệ Chi thì Tự Lực Văn Đàn là một tổ chức hàn lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị của văn học được công chúng xa gần thừa nhận, đã ra đời với tôn chỉ với mục đích đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam. Để xây dựng một nền văn chương tiếng Việt hướng về đại chúng, Tự Lực Văn Đàn đã quy tụ được rộng rãi tinh hoa văn nghệ trong cả nước và có ảnh hưởng sâu rộng đến tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ. Có thể thấy ảnh hưởng của trào lưu văn học phương Tây đã đi vào tâm hồn của nhân dân Việt Nam nhất là trí thức, học giả, tác giả cùng thời từ Nam chí Bắc. Tuy nhiên từ truyện ngắn đầu tiên viết theo kĩ thuật phương Tây: Truyện thầy Lazaro Phiền (1887), Nguyễn Trọng Quản đã nói mục đích sáng tác của mình là làm cho dân tộc các xứ biết rằng người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai. Phạm Quỳnh (1917) chủ trương đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết. Khái Hưng (1934) thì tha thiết: “Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông, để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu” [5; tr 416]. Xu hướng tiếp nhận văn học phương Tây của văn học Việt Nam là không cắt đứt quá khứ mà chỉ tiếp nhận để bồi bổ thêm, làm giàu đẹp thêm cho bản sắc vốn có của dân tộc. Văn xuôi 1932-1945 đổi mới rõ rệt theo khuynh hướng hiện đại hóa. Phá bỏ hệ thống ước lệ của văn học cổ điển. Khuynh hướng hiện đại hóa đã chi phối việc chọn lựa đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng, cốt truyện, thi pháp, việc sử dụng các hình thức tu từ, mỹ từ và ngôn ngữ văn học nói chung. Văn học được lái dần đúng hướng trên tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng... Truyện ngắn và tiểu thuyết được nâng lên địa vị quan trọng nhất trong đời sống văn học và thật sự phát triển mạnh làm thay đổi diện mạo văn học.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 1.3.2. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam 1932-1945 Sự xuất hiện các thể loại văn xuôi những năm 30 đầu thế kỷ XX như một sự bù lấp vào khoảng trống trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam. Đó là những sản phẩm nghệ thuật phong phú, đa dạng đan xen nhiều khuynh hướng thẩm mĩ khác nhau từ kiểu dạng, đề tài đến kết cấu. Xét trên góc độ loại hình, đây là những tác phẩm tự sự được chia thành nhiều kiểu loại. Đặc biệt truyện ngắn, truyện dài (tiểu thuyết) là thể loại đã thành hình có nhiều cách tân đáng chú ý nhất. Truyện ngắn có yếu tố tâm linh là những truyện chứa nhiều chất huyền bí, kì dị kiểu truyền kì của phương Đông xen lẫn những yếu tố kinh dị của phương Tây như truyện Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hoá hổ (Lan Khai), Một truyện ghê gớm,Tiếng hú ban đêm (Thế Lữ), Đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân), Người con gái của thần rắn (Cung Khanh). Truyện truyền kì, kinh dị có sự tiếp biến từ văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam mang đậm dấu ấn của văn học Trung Quốc và văn học phương Tây. Kiểu truyện đường rừng đặc sắc với những truyện ngắn mang nhiều yếu tố tâm linh của những cây bút như Thế Lữ, Lan Khai, Tchya Đái Đức Tuấn... Đó là sự kế thừa thành tựu từ những cây bút mở đường nền văn học quốc ngữ trên mảnh đất Nam kì như Biến Ngũ Nhy, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu, Sơn Vương... Điều có thể thấy rõ rằng các tác phẩm có yếu tố tâm linh giai đoạn này không vay mượn nguyên mẫu rập khuôn và ngẫu nhiên mà có quá trình bắt nguồn từ ý thức chủ động học tập tư tưởng văn học Âu Tây để làm giàu văn học dân tộc của cả một thời đại. Chất duy lý khoa học phương Tây được quyện lẫn với tính chất huyền bí ma quái của Bồ Tùng Linh và cái kì ảo hoang đường của truyện truyền kì dân gian Việt Nam làm thành các tác phẩm văn học có yếu tố tâm linh trong truyện ngắn Việt Nam. Tiểu thuyết có sự cách tân đổi mới, phá bỏ tính chất qui phạm của tiểu thuyết trung đại tiếp thu những yếu tố mới của tiểu thuyết phương Tây. Đáng chú ý là những tiểu thuyết mang yếu tố tâm linh đã thể hiện sự phức tạp trong tâm hồn con người. Những băn khoăn về đời sống hữu hạn vô thường vốn đã sinh ra từ nguồn
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 cội xa xưa của tư tưởng phương Đông. Ở đây, những vấn đề về nhân sinh, sự xa lạ với nhân gian, cảm thức về hiện sinh hữu hạn của con người, sự phi lý và bất khả tri trong đời sống được tập trung thể hiện trong tiểu thuyết như một tất yếu trong văn học của một giai đoạn đầy biến động nửa đầu thế kỷ XX. Yếu tố tâm linh được nhà văn sử dụng ở đây như một phương tiện hướng tới những chân lý nghệ thuật nhằm giúp người nghệ sĩ phản ánh cái hiện thực vô hình của cuộc sống tự nhiên, đồng thời qua đó để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của người thưởng thức. Bên cạnh truyện ngắn ta còn thấy xuất hiện một số tiểu thuyết như: Vàng và máu, Tiếng hú hồn của mụ ké (Thế Lữ), Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Đái Đức Tuấn)… và đến Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937), Bướm trắng (1939)... Nhất Linh đã thực sự hiện đại hoá tiểu thuyết của chính mình và của văn đoàn. Bướm trắng của Nhất Linh là tiểu thuyết hiện đại, là thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Tiểu thuyết đi sâu vào “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động, cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm... Tất cả được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi. Nếu như trước đó với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã miêu tả nhân vật có chiều sâu song mới chỉ dừng lại ở “tâm lý trên mặt phẳng” thì ở Bướm trắng của Nhất Linh là hành trình bên trong đầy bí ẩn của con người. Tiểu thuyết giai đoạn 1932-1945 đã hướng tới những nhân vật của đời sống thường ngày. Nhà văn không nhìn nhân vật với thái độ chiêm ngưỡng, sùng mộ hoặc khinh khi, xa lạ mà miêu tả nhân vật như tự nó vốn thế, vừa khách quan vừa thân mật, gần gũi. Nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có độ nhoè giữa nhân vật phản diện- chính diện, tốt-xấu, thiện- ác. Nhà văn có ý thức đi sâu vào phân tích tâm lý và thế giới bên trong của nhân vật. Các tiểu thuyết gia văn đoàn tự lực đã thành công trong nghệ thuật khám phá những cung bậc khác nhau của con người cá nhân, với kiểu nhân vật tự thức tỉnh. Nhưng do áp lực luận đề, nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn chưa được cá thể hoá một cách sinh động và đầy đặn như nhân vật của nhà tiểu thuyết hiện thực: Tám Bính (Bỉ vỏ – Nguyên Hồng), Xuân tóc đỏ (Số đỏ – Vũ Trọng Phụng), Thứ (Sống mòn – Nam Cao).
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Cũng giống như những truyện ngắn có yếu tố tâm linh, các tiểu thuyết này cũng mang yếu tố tâm linh đưa người đọc lạc vào thế giới thẳm sâu của tâm hồn con người đồng thời các tác giả khai thác những sinh hoạt tín ngưỡng, những phong tục tập quán, những nghi lễ... của con người trong đời sống thường nhật. Song tất cả những yếu tố đó không ngoài mục đích tạo ra những thành phẩm nghệ thuật mới lạ nhằm phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Các câu chuyện ở đây có kết cấu theo nhiều mô thức về tình yêu, vận mệnh, hiện thực, phi hiện thực, ảo hoá… đã tạo được sự khác biệt so với các truyện cổ dân gian và những tác phẩm văn xuôi trung đại. Tiểu thuyết hiện đại có một nội dung dân tộc và liên tục gắn liền với truyền thống: tính lý tưởng, giáo dục quần chúng khi xã hội đã đô thị hóa, hiện đại hóa. 1.4. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam1932-1945 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nhân loại cũng cần đến một hình thái nhận thức thẩm mĩ, một loại hình văn học nghệ thuật giàu trí tưởng tượng để truy tìm thế giới bí ẩn bên trong tâm hồn con người. Bởi lẽ, con người khi sống trong một xã hội mà nhịp độ căng thẳng và sự xô bồ của nó có thể làm “tha hoá” và xơ cứng tâm hồn. Trong xã hội mà thân phận con người như con ong cái kiến và những tai vạ có cớ hoặc vô cớ sẵn sàng giáng xuống cho con người bất cứ lúc nào, con người cũng khó phân biệt thiện – ác; tốt – xấu. Từ đó, các nhà văn đã sử dụng yếu tố tâm linh trong sáng tác của mình để tạo ra thế giới ma quái hư ảo không hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực mà chủ yếu là “phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời” [5; tr 415]. Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 có chân đế từ văn hóa dân tộc. Nó góp phần khẳng định có một dòng văn học về tâm linh vẫn ngầm chảy trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 có sự kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 1.4.1. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian Việt Nam Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành từ lâu đời, trải qua các thời kì phát triển, nền văn hóa ấy vẫn tồn tại và được thể hiện trong hầu hết các sáng tác từ xưa đến nay. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 vừa ảnh hưởng sâu sắc yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam, vừa kế thừa nó trong văn học dân gian và văn học trung đại. Kế thừa yếu tố tâm linh từ văn học dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 mang dấu ấn của thể loại tự sự dân gian: các truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, truyện ngụ ngôn... Đó là những câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, hư hư thực thực khiến cho con người cảm thấy phân vân giữa cái thực và cái ảo, về những lẽ huyền nhiệm trong vũ trụ và trong thế giới tâm linh của mỗi người. Trước hết, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 mang dấu ấn của thần thoại. Các nhà văn đã thể hiện một sự tưởng tượng phong phú bắt nguồn từ thế giới quan cổ xưa của con người về thế giới. Đó là những truyện kể liên quan đến sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Những tác phẩm lấy chất liệu từ thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên, xem nguồn gốc của vũ trụ do một vị thần tối cao sáng tạo nên. Qua đó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Cụ thể trong truyện ngắn giai đoạn 1932- 1945 có Mặt Trời, Trên Bồng Lai, Đi tiêu dao, Người con gái thần Rắn, Hoàng Kim Ốc của Cung Khanh; Con bò dưới Thủy Tề, Gò Thần của Lan Khai; Thần Hổ của Tchya – Đái Đức Tuấn; Trên đỉnh non
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Tản của Nguyễn Tuân. Các yếu tố tâm linh xuất hiện trong truyện ngắn, tiểu thyết 1932- 1945 như là sự quay về với tâm thức cộng đồng bởi thần thoại “là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” [22; tr.1646-1648]. Mang đậm dấu ấn văn học dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn 1932- 1945 thể hiện những rõ nét những yếu tố tâm linh từ truyện cổ tích. Đó là sự xuất hiện của các lực lượng thần kì, nhân vật có phép thuật có thể tế độ cho con người trong các tác phẩm Cây Đa ba chạc của Đỗ Huy Nhiệm; Con Thuồng Luồng nhà họ Ma của Lan Khai; Bóng người trong sương mù của Nhất Linh; Đàn bồ câu trắng của Hoàng Trọng Miên; Ngủ với ma của Đỗ Huy Nhiệm. Bên cạnh đó còn có sự tương thông với thế giới khác (cõi âm, cõi Trời, cõi mộng...) tạo nên những cuộc gặp gỡ chỉ có trong mơ. Ở đó, người cõi dương gặp gỡ và bày tỏ tâm tư với người cõi âm qua những giấc mộng như Tâm sự của nước độc (Trích Chùa Đàn), Loạn âm của Nguyễn Tuân; Câu chuyện mơ trong giấc mộng của Nhất Linh; Chiều sương, Một trận bão cuối năm của Bùi Hiển. Bên cạnh đó còn có những câu chuyện thể hiện sự liên hệ với đời sống hiện thực, bày tỏ niềm tin của con người vào sự công bằng của “luật đời” theo quan niệm dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác báo ác giả”, “gieo gió gặt bão” như Oan nghiệt của Tchya Đái Đức Tuấn; Khoa thi cuối cùng, Xác ngọc lam của Nguyễn Tuân; Ông Rắn của Đỗ Huy Nhiệm, Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn, Gò Thần của Lan Khai... Sự linh ứng và phép biến hóa kì lạ cũng tạo một ấn tượng về niềm tin tâm linh trong các truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn này qua các tác phẩm Đôi vịt con, Ma Thuồng Luồng, Gò Thần, Người hóa hổ, Người lạ, Khảm khắc của Lan Khai; Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ. Dấu vết của truyền thuyết vẫn còn lưu giữ trong những tác phẩm ngày nay. Đó là những truyện góp phần giải thích nguồn gốc các vị thần được nhân dân lập miếu, am thờ phụng. Tuy nhiên, họ không phải là là những nhân vật có lai lịch thần bí, không phải là những anh hùng có công với nước với dân. Họ chỉ là những người dân lao động bình thường như ông già mù kéo xe tay đói khổ, khi chết được dân làng thờ phụng như Thành hoàng làng trong Am culy xe của Thanh Tịnh; Con Trâu
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 của Trần Tiêu; Một truyện ghê gớm của Thế Lữ; Trăng xanh huyền hoặc của Hoàng Trọng Miên... Một số tác phẩm giải thích một địa danh gắn với niềm tin tâm linh của con người như Con bò dưới Thủy Tề, Gò thần của Lan Khai; Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân; Vàng và máu của Thế Lữ... Dấu ấn của yếu tố tâm linh trong văn học dân gian còn được thể hiện ở đề tài, cốt truyện thậm chí cả tâm hồn tư tưởng chung của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Đó là đề tài về hiện tượng thần báo mộng, trừng phạt Con bò dưới Thủy Tề, Ông rắn, Trên đỉnh non Tản... đề tài về những người nghèo khổ, hiền lành được phù trợ trong truyện Con Thuồng Luồng nhà họ Ma của Lan Khai, Xác ngọc lam, Rượu bệnh của Nguyễn Tuân; những người phụ nữ khao khát hạnh phúc lứa đôi cũng được bù đắp xứng đáng trong Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ; Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn; Rừng khuya của Lan Khai... Ngoài ra, còn có những tác phẩm ca ngợi tình cảm thủy chung, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người trong hành trình đến với cái đẹp, cái thiện như Tình trong câu hát, Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh), Bóng người trong sương mù (Nhất Linh), Tâm sự của nước độc, Đới Roi, Xác ngọc lam (Nguyễn Tuân). Đồng thời có một số tác phẩm là lời cảnh báo, phê phán những hành vi và cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, con người với nhau trong xã hội và với chính bản thân mình: Hai lần chết (Thế Lữ); Ai phải (Trần Tiêu), Tết trên Mường, Cây đa ba chạc (Đỗ Huy Nhiệm), Đôi vịt con (Lan Khai); Con bò dưới Thủy Tề (Lan Khai)... Kho tàng truyện dân gian với nhiều yếu tố tâm linh giai được khai thác và sử dụng một cách sáng tạo trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này rộng. Dấu ấn của văn học dân gian trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 là bằng chứng xác thực khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với văn học Việt Nam. Đi tìm yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 qua ảnh hưởng của văn học dân gian là góp phần khẳng định giá trị của một nét văn hóa cổ truyền rất độc đáo đã được bảo tồn trong kho tàng văn học dân tộc.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 1.4.2. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam Văn hóa trung đại là văn hóa của quan niệm Thiên, Địa, Nhân hợp nhất thành một thể. Nhìn chung thế giới quan thời trung đại của người dân Việt là niềm tin vào thần linh, tin vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối cuộc sống con người, đó là một nét văn hóa truyền thống vốn ẩn tàng trí tuệ theo lối hướng nội - một phương thức tư duy đặc thù. Con người thời trung đại có thế giới quan gắn với tín ngưỡng về một lực lượng siêu nhiên. Niềm tin tâm linh ấy là bến đỗ của tâm hồn. Tín ngưỡng chi phối cách hành xử của con người. Đối với chân lý của vũ trụ, họ hết sức tin phục và tôn trọng, lấy đó làm nguyên tắt hướng dẫn cho mọi hành động của mình. Vì vậy trong hoàn cảnh nào, vào bất kỳ lúc nào họ cũng trước sau bảo trì niềm tin kiên định. Văn học là sản phẩm của lịch sử, tự nó là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. Văn học mỗi thời đại đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống xã hội. Vì thế, yếu tố tâm linh trong đời sống con người thời trung đại cũng được thể hiện qua từng trang văn như một sự thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả. Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà văn đã cho chúng ta biết về đời sống tinh thần, nếp cảm nếp nghĩ của con người thời đại ấy. Văn học trung đại hình thành và phát triển trong một thời đại lịch sử đặc thù. Con người dường như tự giam chặt mình trong những khuôn khổ cứng nhắc của gia đình và làng mạc, của những qui định lễ giáo. Sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp đưa con người hướng đến đấng siêu nhiên, khẳng định tất cả là ý muốn của trời. Khổng Tử nói: “Duy thiên địa vạn vật chi mẫu, duy nhân vi vạn vật chi linh” (“Chỉ có Trời Đất là mẹ của vạn vật, chỉ có con người là anh linh của vạn vật”), cho rằng Trời là nguồn gốc chi phối mọi nguyên tắc đạo đức. Bởi vậy người xưa kính trọng Trời và tin vào Thần, “Xem Đạo của Trời để hiểu được Đạo làm người”. Trời là đấng tối cao của tất cả, con người cần thành kính, khiêm tốn trong tâm, bởi Trời có mặt khắp mọi nơi chứng kiến mọi hành vi của con người. Mặc dù theo các nhà Nho đương thời, những vấn đề thuộc về tâm linh bị xem là dị đoan nhưng yếu tố tâm linh vẫn luôn tồn tại. Chính yếu tố
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 tâm linh đã có sức hút kì lạ ngay cả với các tác giả là môn đệ của Nho gia. Nó được thể hiện cụ thể là sự xuất hiện các yếu tố tâm linh trong các sáng tác giai đoạn này. Các yếu tố tâm linh xuất hiện trong văn học như một sự hồi sinh tất yếu bởi tác dụng của nó trước hết là “gia tăng về phương diện thẩm mĩ, nghệ thuật” cho tác phẩm tạo nên những “kì văn”. Yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại được thể hiện chủ yếu ở thể loại truyền kì - hình thức ban sơ của truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi. Do đó truyền kì và tiểu thuyết chương hồi có ảnh hưởng lớn đến việc thể hiện yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945. Tâm linh trong văn xuôi trung đại là niềm tin thiêng liêng, lòng tôn sùng, ngưỡng mộ của con người với các lực lượng siêu nhiên. Đó là niềm tin vào giấc mộng, cầu cúng, khấn vái (Lệ Nương truyện, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Tô Lịch giang truyện...), tin vào điềm báo (Thần hồ Động Đình, Hồi thứ 4, Hồi thứ 17 của Hoàng Lê nhất thống chí, Trà Đồng giáng đán lục...), hóa kiếp, đạo sĩ làm bùa phép trừ tà ma... Tuy nhiên, được hình thành và phát triển trong thời đại khác nhau nên yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 cũng mang những nét đặc trưng riêng của nó. Kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 thể hiện trước hết ở hiện tượng cầu cúng, khấn vái, một biểu hiện của tín ngưỡng, phong tục Việt Nam với những biểu hiện cụ thể ở những nghi thức cầu đảo như lễ cầu đảo trong Truyện quê (Trần Tiêu), lễ cầu mưa trong Con trâu (Trần Tiêu), lập đàn tế trời trong Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), tục thờ cúng Thành hoàng, thờ cúng ông bà tổ tiên trong Lều chõng (Ngô Tất Tố), Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển), Một truyện ghê gớm (Thế Lữ), việc thờ phúc thần, tà thần cũng được đề cập trong Ai hát giữa rừng khuya, Thần Hổ (TCHYA-Đái Đức Tuấn), Con trâu (Trần Tiêu), Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển)... Bên cạnh đó, các hình thức khấn vái, nguyền rủa, lập miếu... cũng được thể hiện sinh động trong văn học giai đoạn này qua các truyện, tiểu thuyết như : Đới Roi, Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), Con trâu (Trần Tiêu), Oan nghiệt (Tchya Đái Đức Tuấn), Một truyện ghê gớm (Thế Lữ)...
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 Trong văn học trung đại, mộng được thể hiện ở ý nghĩa là điềm báo, xuất hiện nhiều trong Lĩnh Nam chích quái ( và Việt điện u linh (Lí Tế Xuyên); sự gặp gỡ với người đã chết trong Báo ân tháp (Lan trì kiến văn lục), Lê Kính (Nam thiên trân di tập)... Tuy nhiên mộng xuất hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 có thể là điềm báo, là nơi gặp gỡ với người đã chết: Loạn âm, Khoa thi cuối cùng, Tâm sự của nước độc - trích Chùa Đàn (Nguyễn Tuân), Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình (Nam Cao), Lều chõng (Ngô Tất Tố)... Không chỉ thể hiện qua mộng, điềm báo còn được thể hiện từ sự thay đổi của tự nhiên. Có thể nói hầu hết điềm báo được thể hiện từ xưa đến nay là điềm báo cho sự chẳng lành. Trong văn xuôi trung đại thể hiện trong tác phẩm Trà Đồng giáng đán mục, Đào Thị Nghiệp oan ký (Truyền kì mạn lục)... và được tái hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 qua những tác phẩm: Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya (TCHYA-Đái Đức Tuấn), Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình (Nam Cao), Tiếng hú ban đêm (Thế Lữ), Chém treo ngành, Loạn âm, Khoa thi cuối cùng, Một truyện không nên đọc vào lúc giao thừa, Thiếu quê hương (Nguyễn Tuân), Ông rắn (Đỗ Huy Nhiệm)... Ngoài ra, những hiện tượng mang tính huyền bí của phép thuật, bùa chú cũng được thể hiện ở tác phẩm Hoàng Kim Ốc, Trên bồng lai, Quyến rũ, Đi tiêu dao (Cung Khanh). Thuật tướng số, bói toán vẫn còn tồn tại và được thể hiện trong các tác phẩm: Ai phải, Năm hạn (Trần Tiêu), Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Con trâu (Trần Tiêu), Lều chõng (Ngô Tất Tố), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)... Luật nhân quả của nhà Phật đã tồn tại trong dân gian từ xưa đến nay và trở thành một niềm tin bền vững trong tâm thức của mỗi con người. Văn học mọi thời đại đều không thể không đề cập. Có thể nói, đây chính là lí lẽ thuyết phục nhất cho việc giáo dục con người thông qua văn chương. Nó được thể hiện từ những câu chuyện cổ tích đến những tác phẩm văn học trung đại và đến những truyện ngắn hiện đại như tác phẩm Hai lần chết (Thế Lữ), Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), Giết chồng báo thù chồng (Nhất Linh), Oan nghiệt (Tchya Đái Đức Tuấn)...
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Từ xưa, con người luôn tin có sự tồn tại của thế giới bên kia, của linh hồn sau khi chết. Niềm tin ấy được thể hiện từ trong văn học dân gian đến văn xuôi trung đại. Ngoài các trường hợp ma hiện về qua âm thanh vọng ra từ vật cư trú như miếng gỗ (Nam Hải Long Vương), nhập vào người khác (Miếu Phạm Nhan) hay hiện hình người như khi còn sống (Lê Duy Vĩ trong Hồi thứ 3- Hoàng Lê nhất thống chí). Phần lớn ma hiện thành những cô gái đẹp với những mong cầu khác nhau: khi thì trăng gió với người trần như Xương Giang yêu quái lục (Truyền kì mạn lục); khi thì hiện lên để gặp người yêu như Trần nhân cư thủy phủ (Thánh Tông di thảo)... Những hiện tượng tâm linh ấy lại tiếp tục tái hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 như Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Người con gái tỉnh Bắc (Phạm Cao Củng), Thần Hổ (TCHYA-Đái Đức Tuấn)... Tóm lại, những hình thức biểu hiện tâm linh từng xuất hiện trong văn xuôi trung đại đều được thể hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Tuy nhiên, mỗi thời đại có những biểu hiện cụ thể mang nét đặc trưng của nó. Thông qua đời sống tâm linh dưới ngòi bút của các tác giả trung đại, những niềm tin tâm linh cũng như nguyện vọng, ước mơ của con người trung đại được thể hiện. Đó cũng là một trong số những cơ sở góp phần làm nên yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945. 1.4.3. Tiếp biến yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính dung hòa tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi nhiều tôn giáo cùng phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Cũng chính vì tính dung hòa tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ hoặc đến nhà thờ... miễn là việc làm ấy mang lại lợi ích cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính thiết thực. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống. Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nền tảng văn hóa Việt là sự dung hòa các tín ngưỡng bản địa cùng với văn hóa Trung Quốc và Pháp như một dòng hợp lưu, thấm đẫm trong những sáng tác của các tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Trong sáng tác của Thế Lữ như Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh, Tiếng hú ban đêm, Một truyện ghê gớm... Chính sự giao thoa giữa Đông – Tây đã tạo điều kiện cho một mảng văn có nhiều yếu tố tâm linh phát triển. Mặc dù đây là thời đại của văn minh, thời đại của những phát kiến khoa học, thời đại duy lí. Nhưng không phải vì thế mà thế giới huyền nhiệm, ma quái, thần linh bị đẩy lùi. Trên hành trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà, những tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc qua những trang viết đậm đặc những yếu tố tâm linh. Đó là những tác phẩm Khoa thi cuối cùng, Đới Roi, Lửa nến trong tranh, Thạch Tinh trong ruột một người, Xác ngọc lam, Tâm sự của nước độc (Nguyễn Tuân), Người lạ, Ma Thuồng Luồng, Khảm Khắc, Rừng khuya, Đôi vịt con (Lan Khai), Người con gái tỉnh Bắc (Phạm Cao Củng)... Điều có thể thấy rõ là không phải là sự vay mượn nguyên mẫu rập khuôn và ngẫu nhiên mà có quá trình bắt nguồn từ ý thức chủ động học tập tư tưởng, văn học Âu Tây để làm giàu văn học dân tộc của cả một thời đại. Chất duy lý khoa học phương Tây được quyện lẫn với tính chất huyền bí ma quái của Bồ Tùng Linh và cái kì ảo hoang đường của truyện truyền kì dân gian Việt Nam làm thành sắc màu truyện trinh thám của Thế Lữ. Trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, văn học cũng thay đổi. Văn học không còn là thứ công cụ giáo hóa nhân tâm, di dưỡng tinh thần. Tuy nhiên, văn
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 học muôn đời được sáng tạo theo tinh thần hướng đến cái đẹp. Văn học chân chính góp phần biểu dương cái đẹp, cổ vũ cái hay, cái tốt, khuyến khích đời sống vận động theo xu hướng chân, thiện, mĩ. Trong văn học, tính cách dân tộc biểu hiện trực tiếp ở phần nội dung ở tinh thần nhân văn, ở cách cảm, cách nghĩ thể hiện tâm hồn và trí tuệ của dân tộc. Qua sự tiếp thu văn học phương Tây, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 đã làm cho thế giới tâm linh trong tâm hồn người dân Việt thêm phong phú, đa dạng. Tiểu kết: Nhìn chung sự xuất hiện của yếu tố tâm linh qua các giai đoạn phát triển của văn học trước đã là nhịp cầu kết nối mạch cản xúc viết về tâm linh trong văn học. Nó đã là chất xúc tác gợi hứng thú cho các tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 viết về thế giới tâm linh của con người. Các tác giả đã đi sâu khai thác những hiện thực lẫn khuất trong chính tâm hồn mỗi người. Có thể nói, tâm linh là yếu tố không thể thiếu trong việc phản ánh hiện thực khách quan, đời sống tinh thần của con người thời hiện đại. Bên cạnh đó, với lối viết đầy sáng tạo, kết hợp tài tình giữa hư và thực, sử dụng các mô-tip giấc mộng, điềm báo, linh ứng, hồn ma, hóa kiếp... và tái hiện lại những phong tục tập quán với những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc mang đậm tính tâm linh như thờ cúng, khấn vái; lập miếu, tạc tượng... các nhà văn đã thổi một luồng sinh khí vào quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật trong đời sống văn học hiện đại.