SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Văn hóa
Nội hàm khái niệm văn hoá có nguồn gốc từ tiếng Latinh Colère - Cultura
nghĩa là “trồng trọt” nó bao hàm hai nghĩa là "trồng trọt ngoài đồng" và "trồng
trọt tinh thần". Đến đây chúng ta nhớ lại lời dạy của Bác Hồ về cụm từ "trồng
người" cũng được hiểu là để trở thành con người văn hóa thì phải được trồng,
tức là được nuôi dưỡng, rèn rũa chứ tự nhiên đâu có được [15].
Là một khái niệm đa chiều, ở các góc độ chuyên môn riêng, ở mỗi mục
đích nhận thức khác nhau có những quan niệm hay diễn giải / định nghĩa khác
nhau về văn hóa nhưng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Hiện
nay, có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa. Thứ nhất các thành tố của văn hóa;
thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Các khuynh hướng ấy có
thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm, đó là sản phẩm tương tác xã
hội với tự nhiên tùy theo trình độ phát triển của một cộng đồng trong phạm vi
một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Cũng dễ hiểu vì sao UNESCO thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn
hóa. Chốt lại UNESCO cho rằng “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Trong ấn phẩm của mình GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình” [28].
1.1.1.2. Bản sắc văn hóa
GS.TS Phạm Hồng Quang cũng cho rằng "Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ
thống giá trị bền vững, mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giá trị tinh
hoa của dân tộc, được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước; là quá trình tiếp nhận, bổ sung hoàn thiện những giá trị mới, đồng thời là
gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bền vững luôn sống động
với thực tiễn xã hội" [19].
Tác giả Hồ Bá Thâm định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là một kiểu
tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hóa nội sinh và ngoại sinh
tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ưu trội hơn một
số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng
của dân tộc đó” [27].
Bản sắc dân tộc được hình thành trong tiến trình lịch sử nhân loại, do sự
đóng góp của nhiều thế hệ, vì vậy mà một cá nhân không thể đại diện cho một
dân tộc, một truyền thống không thể đại diện cho mọi truyền thống và để giữ gìn
được bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải ủng hộ, tôn vinh những giá trị tích cực,
tiến bộ, chống lại những các thói xấu, bảo thủ, không phù hợp với hoàn cảnh
thực tiễn.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.1.3. Văn hóa truyền thống
Thuật ngữ văn hóa truyền thống, trước hết dược nhận thức rõ bản thể khái
niệm truyền thống cần tìm hiểu về “truyền thống”. Truyền thống tồn tại thông
qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị và quá
trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạt hàng
ngày. Truyền thống mang dấu ấn của thời đại và thường xuyên phát triển theo
các lớp bảo tồn theo chế độ xã hội, cuộc sống con người.
Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm các thuật ngữ “văn hóa” và “truyền thống”,
“văn hóa truyền thống” chúng ta nên hiểu đó là những nhân tố nền tảng được thử
thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, nó trải qua sự chắt lọc qua
thử thách thời gian, để rồi còn lại những giá trị hợp lí tiếp tục được nuôi dưỡng và
tuyên truyền qua thế hệ. Do đó, cái cốt yếu đó không bao giờ thay đổi trong mọi
hoàn cảnh. Mặc dù vậy, trong quan điểm phát triển không “nhất thành bất biến”,
văn hóa luôn vận động, đổi mới và sáng tạo [29][28].
1.1.1.4. Tiếp biến văn hoá, giao lưu văn hoá
Giao lưu văn hoá là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra
vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm nhấn mạnh hiện tượng xảy ra khi
những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc
với nhau. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở
các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại
sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Tiếp biến văn hoá là khái niệm có nội hàm rộng, tuỳ theo góc nhìn của vấn
đề. Theo nghĩa đen, tiếp biến văn hoá được diễn giải là quá trình tiếp nhận và
biến đổi cá giá trị văn hoá giữa các dân tộc, giữa các quốc gia dân tộc. Dưới góc
độ tâm lý học dân tộc, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của dân tộc này
bởi một dân tộc khác. Trong quá trình tiếp nhận đó, có thể có hiện
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tượng biến đổi phần nào những sắc thái ban đầu để hình thành nên một diện mạo
mới.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhấn mạnh góc độ địa lý
dân tộc học. Tiếp biến văn hóa chính là nội hàm của sự tương tác văn hóa giữa
các dân tộc này bởi một dân tộc khác trong phạm vi không gian lãnh thổ nhất
định thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong quá trình tiếp nhận đó, tuỳ
theo mức độ tương tác mạnh hay yếu dẫn tới, trước hết là sự thay đổi về văn hoá
vật chất sau đó là văn hoá tinh thần (vật thể / phi vật thể), sau đó là sự hình thành
một diện mạo mới cả về văn hoá tinh thần cũng như vật chất.
Xu hướng chung của tiếp biến văn hoá là sự gắn liền với lịch sử tồn tại và
phát triển các tộc người của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, tiếp biến văn hóa
được nhìn nhận là “dòng chảy tự nhiên”, bất chấp các rào cản về kinh tế, xã hội
và ngôn ngữ. Tiếp biến có nghĩa là sự tiếp tục, tiếp nhận trong xu hướng biến đổi
không ngừng. Hay nói một cách khác là bản thân văn hóa cũng luôn có nhu cầu,
giao lưu, trao đổi, hội nhập và xu hướng tự làm mới mình, nhưng không bao giờ
được đánh mất bản sắc riêng, nhất là trong thời đại mà quá trình toàn cầu hóa
diễn ra ngày càng sâu rộng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với
yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ
hơn. Với một quốc gia - dân tộc, giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận
văn hóa từ / nước ngoài thông qua các kênh truyền thông, ngoại giao kinh tế,
ngoại giao nhân dân, các hoạt động du lịch, trao đổi văn hoá thể thao.
Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "tiếp biến văn hóa" chứ không
có khái niệm "hội nhập văn hóa"; thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh
vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế... Thực ra, trong điều kiện toàn cầu
hoá, với một thế giới phẳng, quan niệm này có phần không phù hợp. Bởi vì, trình
độ phát triển nhất định, kinh tế chính là văn hoá, hội nhập kinh tế cũng
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đồng nghĩa hội nhập văn hoá, một trong 3 trụ cột hội nhập của ASEAN là văn
hoá là một ví dụ điển hình. Đại đa số ý kiến cho trong tiếp biến văn khoá không
được thái quá để rơi vào hoà tan văn hoá, đánh mất bản thể, không tạo nên sự sác
biệt văn hoá, cuối cùng là nguy có tiêu vong nền văn hoá tính đa dạng trong sự
thống nhất. Từ đó rút ra hệ luận quan trọng trong tiếp biến văn hoá thời đại chúng
ta là sự thống nhất trong đa dạng văn hoá giữa các dânh tộc, các quốc gia và toàn
cầu.
Về nội dung tiếp biến văn hoá, cũng có một số ý kiến khác biệt, tuy nhiên,
ý kiến chung cho rằng không giống với sự tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ, văn hóa bao giờ cũng có cách tiếp biến riêng của nó, vừa nghiêm
ngặt vừa cởi mở, vừa tự nhiên nhưng lại vừa có tính áp đặt. Quá trình tiếp biến
văn hóa thường đi theo đường vòng và diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, dù bằng
con đường nào thì quá trình tiếp biến và phát triển văn hoá của các dân tộc cũng
đều chịu sự tác động ở mức độ khác nhau của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh.
Nhân tố nội sinh ở đây là yếu tố văn hoá truyền thống, là những khuynh hướng,
những nhu cầu đổi mới văn hoá bản thân mỗi dân tộc gắn với nhu cầu và quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Còn các nhân tố ngoại sinh đóng vai trò quan
trọng trong quá trình kích thích, vay mượn, đồng hoá văn hoá và từ đó dẫn tới sự
thâm nhập và xuất hiện cái mới trong văn hoá dân tộc. Quá trình này luôn đặt
mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và
"ngoại sinh".
Hệ quả của tiếp biến văn hóa được coi là một hình thức biến đổi nhiều lợi
ích tiềm năng mà giao lưu văn hóa đem lại, thành những lợi ích thực tế - là hiện
tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng
cho phù hợp với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp
thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh. Đến lúc đó, người
dân ở nơi xuất xứ của những yếu tố văn hóa đó cũng không còn nhận ra chúng
vốn là của mình. Như vậy, những yếu tố ngoại sinh trong một nền văn
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hóa là yếu tố tuy có gốc tích từ bên ngoài nhưng đã qua công đoạn tiếp biến văn
hóa và do đó không còn thuộc về nền văn hóa bên ngoài - nền văn hóa đang cộng
sinh với nền văn hóa bản địa, mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa bản
địa, góp phần làm giàu cho vốn văn hoá. Vì vậy, người bản địa sử dụng những
yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh cũng thuần thục, tinh tế như các yếu tố văn hóa
nội sinh, có thể phối kết hòa quyện chúng với nhau một cách tự nhiên. Quá trình
giao lưu văn hóa chỉ là điều kiện cần, phải có thêm quá trình tiếp biến văn hóa
mới là điều kiện đủ để làm phong phú thêm, mạnh thêm nền văn hóa bản địa,
nâng nó lên tầm cao phát triển chung của văn hóa thế giới. Có thể nói, giao lưu
văn hoá và sự tiếp biến văn hoá vừa là kết quả của sự trao đổi, vừa là chính bản
thân sự trao đổi, vừa là một động lực thúc đẩy phát triển của lịch sử.
Lợi ích căn bản và lâu dài mà tiếp biến văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát
triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể
phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác.
Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín
trở thành những hệ thống mở, đã mở rồi, lại ngày càng mở hơn. Trong quá trình
giao lưu văn hoá, bất kể văn hoá của cộng đồng người đang ở nấc thang nào của
sự phát triển thì một số yếu tố văn hoá của cộng người này có thể lan truyền đến
cộng đồng người kia. Các yếu tố văn hoá này có khi là cá biệt, rời rạc, nhưng có
khi lại kết thành hệ thống chặt chẽ; có khi kết dính với những yếu tố văn hoá
truyền thống, nhưng có khi lại làm thay đổi mạnh mẽ các yếu tố văn hoá cũ.
Như vậy tiếp biến văn hóa là một nhu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và phát
triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc. Qua giao lưu tiếp xúc với các
nền văn hóa bên ngoài, các chủ thể văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông
tin mới, xử lý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức
mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhu cầu mới. Tuy nhiên, trong quá trình
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giao lưu, tiếp biến văn hoá, các dân tộc cần phải giữ được những bản sắc văn hoá
riêng của dân tộc mình.
Trong cấu trúc của bản sắc văn hóa dân tộc, những yếu tố khu vực và quốc
tế không phải chỉ kết hợp với yếu tố nội tại bằng phép cộng giản đơn những đặc
trưng văn hóa ẩn chứa trong mỗi nền văn hóa, mà phải được cư dân bản địa sàng
lọc, tiếp thu, biến đổi một cách sáng tạo cho phù hợp với truyền thống văn hóa
của mình. Chỉ khi nào những yếu tố ngoại lai được bản địa hóa và nhân tố bên
ngoài kết hợp hài hòa với nhân tố bên trong, tạo thành những đặc tính bền vững,
ổn định ở một không gian văn hóa mới, thì lúc đó bản sắc văn hóa dân tộc được
phát triển và mang theo những nhân tố mới. Sáng tạo và cái mới là đặc trưng
không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc, đó là nguồn sống, động lực, thời cơ
cho văn hóa phát triển.
Tìm hiểu những xu thế lớn của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa, các nhà
nghiên cứu cũng phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bản sắc văn hóa. Trong đó nổi
lên hai khuynh hướng: thứ nhất, tách rời giữa bản sắc văn hóa với tiếp xúc và
giao lưu văn hóa, chỉ tìm hiểu bản sắc hoặc chỉ chú trọng trình bày quá trình tiếp
xúc giao lưu; thứ hai, đặt bản sắc văn hóa dân tộc trong tiếp xúc giao lưu văn
hóa...Thực tiễn nghiên cứu lịch sử văn hóa cho thấy, quá trình tiếp xúc, đối thoại,
tiếp biến văn hóa phải có một khâu trung gian để biến đổi, hay nói rõ hơn, quá
trình tiếp biến văn hóa chính là quá trình tiếp xúc - nhân tố trung gian
- biến đổi... Đối thoại giữa các nền văn hóa chính là tiến trình diễn ra theo chuỗi
logic: tiếp xúc - tương tác (khâu trung gian) dẫn đến biến đổi các giá trị văn hóa.
Tiếp biến và giao lưu văn hóa luôn diễn ra đan xen và chồng lớp, quan hệ
tương tác, mật thiết với nhau nhưng bao giờ cũng có dòng chảy chính và xu thế chủ
đạo. Xu thế hội nhập - tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách chủ động,
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tự nguyện nhưng cũng có thể là xu thế bị động, cưỡng chế, tiếp thu thiếu chọn
lọc của một hay nhiều dòng văn hóa.
1.1.2. Tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt
1.1.2.1. Tập quán sản xuất
Đặc trưng trong tập quán sản xuất của mỗi tộc người có sự khác nhau. Từ
thời xa xưa, cuộc sông tự cung tự cấp thi mỗi dân tộc có những hoạt động kinh
tế khác nhau, trong đó điển hình là nghề nông trồng lúa nước, đốt nương làm rẫy,
chăn nuôi, nghề thủ công. Hoạt động sản xuất nào là chủ đạo phụ thuộc trước hết
vào điều kiện tự nhiên mà tộc người đó phụ thuộc.
Trong tập quán sản xuất luôn có thuộc tính sự phân vai lao động tương đối
mà ta gọi là phân công lao động giản đơn, rõ ràng giữa nam và nữ trong gia đình.
Nam giới thường làm các hoạt động như săn bắn, đan lát, làm nhà cửa, còn phụ
nữ thường cấy hái, dệt vải, và có một số hoạt động chung cả nam và nữ cùng làm
như phát nương, làm rẫy, lấy củi. Trong xã hội truyền thống, nam giới được xem
như lao động chính trong gia đình và chính điều này cũng quyết định vị thế và
tiếng nói của nam giới trong gia đình và trong cộng đồng. Ngày nay, công cuộc
đổi mới đã và đang tác dộng mạnh tới tập quán sản xuất, sinh hoạt và ứng xử xã
hội tuy nhiên người ta vẫn thấy những nét đặc trưng vốn có của tộc người được
truyền lại từ ngàn đời nay.
Trong tập quán sản xuất, có một đặc trưng cơ bản trong mỗi tộc người, thể
hiện cho đến ngày nay đó là nghề thủ công truyền thống. Mỗi cộng đồng người
đều có những nghề thủ công đặc trưng về loại hình hoặc kỹ thuật trong quá trình
tạo ra sản phẩm cũng như sản phẩm của nghề. Nghề thủ công là một hoạt động
kinh tế quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng, vừa sử dụng lao động tại chỗ
lại là hàng hóa trao đổi và giao lưu kinh tế, văn hóa với xã hội bên ngoài. Việc
tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống cho thấy các đặc trưng trong cách thức
sản xuất của từng tộc người.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.2.2. Tập quán sinh hoạt
Là phạm trù thuộc về bản sắc văn hóa, các nghiên cứu của các nhà dân tộc
học cho thấy sự phong phú đa dạng ở các khía cạnh: ẩm thực, trang phục, phương
tiện giao thông, nhà ở truyền thống (ăn, mặc, ở, đi lại). Đây là những thành tố
văn hóa cơ bản, gắn bó trực tiếp với sinh hoạt thường ngày của cộng đồng. Trong
đó [5][32]:
- Ẩm thực: Hiện nay, khi tập quán sản xuất thay đổi, nguồn cung thực
phẩm truyền thống cũng giảm dần đi, cùng với sự du nhập của lối sống, văn
hóa ẩm thực mới đã dẫn đến những thay đổi đáng kể. Nhưng dù xuất hiện các
món ăn ảnh hưởng bởi các nền văn hóa bên ngoài, thì mỗi dân tộc cũng cố gắng
giữ gìn ẩm thực cổ truyền với những món ăn truyền thống, mang đậm nét văn
hóa của dân tộc, trong các dân tộc cũng xuất hiện các món ăn mới du nhập từ
bên ngoài, nhưng có một nguyên tắc xuyên suốt là không làm mất đi các giá trị
truyền thống lâu đời của đồng bào từng dân tộc, từng địa phương.
Đến đây chúng ta càng thấy phải diễn giải một cách khoa học về nội hàm
ẩm thực như là phạm trù chế biến món ăn, nguyên lí pha trộn, gia vị, tập quán ăn
uống được tiếp nhận cả từng dân tộc. Ở thành thị người ta ăn các món ăn đặc sản,
đắt tiền tại các nhà hàng khách sạn sang trọng. Ở nông thôn, cách nấu ăn, tập
quán ăn uống, dùng tay hay dùng công cụ hỗ trợ như thìa, dĩa bát, thì cũng có
dân tộc ăn bốc bằng tay.
- Trang phục: Hầu hết các dân tộc đều có những bộ trang phục riêng mang
đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Chức năng cơ bản trước nhất của nó
là bảo vệ con người. Đồng thời, trang phục bị chi phối bởi các nhân tố chính, là
khí hậu tự nhiên và phương thức sản xuất. Điều dẫn tới sự khác biệt về hình thức,
kiểu cách, màu sắc, các bộ phận của trang phục, trang sức kèm theo. Là một trong
những giá trị cột lõi trong nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề trang phục
là cả một chuyện dài từ kiểu cách đến màu sắc và ăn
mặc thường nhật cũng như các dịp lễ hội như tết nhất, cưới xin, đám tang, hội
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hè và đi du lịch... Tất cả đều cần được nghiên cứu chi tiết tùy theo đặc điểm tộc
người. Ngày nay cuộc sống hiện đại bắt đầu tác động tới cách ăn mặc của các
dân tộc. Con em các dân tộc đi học ở các trường ở thành thị cũng ăn mặc hiện
đại, nhưng về quê họ lại thích ăn mặc kiểu truyền thông.. Sự tiếp biến văn hóa
giữa truyền thống và hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. Khách du lịch
nước ngoài ở lại qua đêm tại các cơ sở homstay đâu có biết rằng nhà cửa nội thất
cả cách ứng xử và ăn uống đều được đầu từ lớn để gây thiện cảm với đồng bào
dân tộc, xóa đi mặc cảm lạc hậu, bảo thủ.
- Khi nghiên cứu văn hóa ở của đồng bào các dân tộc các nhà dân tộc học
khám phá một nét chung, ở không chỉ gắn bó với sản xuất vật chất mà quan trọng
hơn cả đó là phạm trù văn hóa, mang tính tâm linh sâu sắc. Xưa kia, con
người cổ đại phải sông trong các hang đá, dưới các lùm cây, sau này tiên bộ hơn
sống trong các nhà đào hầm làm nhà dưới lòng đất, hoặc là lán trại trên thảo
nguyên lợp bằng da thú. Sự tiến hóa của nhà mở diễn ra lâu dài và gian khổ, để
cuối cùng có bước ngoặt quan trọng là làm được nhà bằng các vật liệu có sẵn
trong tự nhiên như gỗ rùng lá cây, đá, cát sỏi... Sự tiến bộ này được coi là sự tiến
bộ văn hóa ở giúp con người trở nên văn minh hơn, ít bệnh tật hơn và do đó, dân
số bắt đầu tăng lên và sức mạnh cộng đồng mỗi ngày một gấp bội.
Là phạm trù bản sắc văn hóa, nhà ở của đồng bào Mông được thể hiện qua
các bước chọn đất để dựng nhà, chọn gỗ rừng, tre nứa lá, chọn đất đá để chỉnh
tường hoặc xếp lại để che chắn quanh nhà và quanh vườn, một mặt để che chắn
gió mưa, chống thú dữ, và quan trọng hơn là nơi thể hiện văn hóa tâm linh trong
các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang, lễ tết, đón khách đến thăm nhà...
Mỗi tộc người lại có những cách bố trí nội thất riêng, chẳng hạn như cột nhà để
thờ ma, cửa ra vào riêng cho chủ nhà và khách, có phân biệt nam nữ; giữa nhà
phải có bếp củi để nấu ăn và sưởi ấm... Người Mông rất giỏi chọn đất để dựng
nhà nên không mấy khi bị tai họa do đá lở và lũ quét. Chỉ có
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
điều, do cánh sống du canh du cư, người Mông thường làm tạm bợ, để vài ba
năm sau lại chuyển cư đi nới khác có điều kiện sản xuất và sinh sống tốt hơn, mà
đi đâu là đi cả bản, để lại một khoảng trống, sau một thời gian khi đất rừng được
khôi phục, bà con lại có thể kéo nhau trở lại. Người Mông cũng biết đó là khó
khăn cho nên mới có câu truyền miệng "ba lần chạy bằng một lần cháy". Suốt
đời di chuyển, suốt đời nghèo. Vậy nên nhà nước luôn tìm cách để khuyến khích
đồng bào hạ sơn, định canh định cư.
- Đi lại: Việc đi lại tưởng chừng chỉ là sự di động của con người từ điểm
A đến điểm B, thực ra, xét trên góc độ văn hóa, đây lại là phạm trù văn hóa vừa
có tính vật thể và phi vật thể. Từ góc độ vật thể, con người di động nhờ các
phương tiên cổ truyền như khiêng cáng, sử dụng xe ngựa, lừa, xe trâu, bò, thậm
chí ở Bắc cực, người ta đi lại bằng các xe trượt tuyết dùng sức kéo của đàn chó.
Văn hóa đi lại thể hệ sự phụ thuộc vào đặc điểm môi trường thiên nhiên địa hình
núi, sông, hồ, biển và đại dương. Hơn ai hết, người Mông trong quá trình thiên
di về phía nam, tới miền Hoa Nam Trung Quốc, Bắc Lào và Bắc Việt Nam, đã
sử dụng nhiều hình thức di chuyển khác nhau, trong đó có những phương tiện di
chuyển truyền thống như đi bộ, trèo đèo vượt suối, lênh đênh trên các dòng sông,
hồ và biển. Cũng nên nhấn mạnh, chính cuộc sống di chuyển trên các bình độ
cao, gọi là rẻo rao, người Mông rất giỏi leo trèo, chinh phục các vùng sơn cước
bằng việc cắt ngang địa hình dù hiểm trở đến mấy, làm nên những kì tích tới mức
các tộc người khác khó mà sánh được.
Trong xã hội mà chúng ta đang sống có những thay đổi sâu sắc trên mọi
phương diện như nhà ở, giao thông, các phương tiện đi lại, các phương tiện
truyền thông và thông tin đại chúng. Lối sống thành thị lan tỏa mạnh mẽ về nông
thôn trong quá trình đô thị hóa nông thôn, khiến chúng ta không thể tưởng tượng
được sự khác biệt đến không ngờ có được như ngày nay, vậy mà ngày xưa, hoặc
cách đây không lâu, người dân phải chấp nhận chung sống trong
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghèo nàn, lạc hậu. Nói tóm lại, quá trình đổi mới, cách tân đã xâm nhập mọi
khía cạnh văn hóa đi lại, và xa hơn nữa, cả cách ứng xử trong cộng đòng giữ
người với người, giữa người với môi trường vật chất và tinh thần chung quanh.
Như vậy, những thành tố văn hóa này là biểu hiện trực tiếp cho cách thức
ứng xử của cộng đồng với môi trường sống; mang tính đặc thù theo địa vực, kinh
tế, xã hội, một khi các phương tiện truyền thống đặc trưng vẫn được giữ gìn, thì
cách sống và lao động, cách ở ăn ở, ứng xử thường nhật vẫn mang theo bản sắc
văn hóa dưới dạng hành vi và tiềm thức; không tạo ra rào cản cũng như thường
xuyên có sự tương tác giữa cộng đồng với xã hội bên ngoài. Các đặc trưng về
văn hóa ăn, mặc, di chuyển của cộng đồng dân tộc tạo nên sự khác biệt, giúp
phân biệt hành vi ứng xử với nhau và với môi trường sống chung quanh con
người. Đây là yếu tố cơ bản khi đánh giá bản sắc văn hóa của một dân tộc.
1.1.4. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần
Theo định nghĩa của UNESCO, ngoài các yếu tố văn hóa vật thể như đã dề
cập ở trên, còn có cả các mặt của đời sống xã hội như làng bản và mối quan hệ trong
làng bản, quan hệ xã hội, gia đình và mối quan hệ trong gia đình, dòng họ.
Trong khi đó, theo UNESCO di sản văn hóa là phạm trù hết sức phong
phú từ ca múa nhạc đến văn chương truyền miệng, huyền thoại, ngôn ngữ, lễ
nghi, phong tục tập quán huyền thoại, y dược cổ truyền, đến việc nấu ăn và các
món ăn thường nhật trong dịp lễ hội, kể cả bí quyết công nghệ truyền thống.
Như vậy, văn hóa phi vật thể, hay nói khác đi là văn hóa tinh thần, có tính
biểu tượng và “không sờ thấy được” nhưng lại là phương thức tồn tại và phát
triển của con người.
Những thành tố này là nền tảng tinh thần xã hội. Các thành tố trong văn
hóa tinh thần cần được nghiên cứu khi tìm hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc
là [29]:
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Ngôn ngữ: Mang tính đặc thù của tộc người, chịu sự chi phối của lối
sống của cộng đồng dân cư, để diễn đạt các ý muốn của bản thân. Trong phát
ngôn, họ không bao giờ quên đi vai vế trong gia đình, dòng tộc của mình.
Dường như sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình để cùng trao đổi, cùng bàn
luận, các thành viên của mỗi bộ tộc cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó chặt chẽ
hơn.
Ngôn ngữ vẫn có những mối liên hệ gần gũi với các ngôn ngữ thuộc cùng
nhóm ngôn ngữ với nhau. Ngôn ngữ được coi là phạm trù quan trọng nhất để
định dạng một tộc người, để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Do đó,
các nhà dân tộc học coi ngôn ngữ là chỉ tiêu phân biệt tộc người trong một cộng
đồng, một quốc gia.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, các dân tộc thiểu số thường vay mượn
các ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp thường nhật. Trong một quốc gia dân tộc
người ta thường sử dụng một ngôn ngữ chính thức, gọi là tiếng quốc gia, hay tiếng
phổ thông. Cũng có quốc gia dùng cả hai ngôn ngữ, gọi là hệ song ngữ. Nhưng trong
cộng đồng tộc người của riêng họ lại chỉ dùng tiếng mẹ đẻ.
Những người di cửa nước ngoài, định cư tại nước nào đó, thì đều bắt buộc
phải biết và giao lưu bằng tiếng nước đó, nhưng ở nhà họ luôn dạy con cái mình
bằng tiếng mẹ đẻ để không quên quê hương đất nước. Gần đây xuất hiện khái
niệm công dân toàn cầu, thì bắt buộc phải dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, Tây
Ban Nha, tiếng Đức.. Sự xuất hiện quốc tế ngữ làm phương tiện giao lưu toàn
cầu, nhưng cũng không thể thay thế được tiếng Anh, hơn nữa đây là ngôn ngữ
tin học được sử dụng rộng rãi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các khái
niệm nền tảng của cuộc cách mạng này là Trí tuệ nhân tạo / Internet kết nối vạn
vật / Dữ liệu lớn (AI / IoT / BigData) với nơi định cư mới, chẳng hạn ở Việt Nam
học giỏi tiếng Việt, nhưng tiếng Anh cũng rất phổ biến mỗi khi có khách du lịch
nước ngoài đến thăm hoặc ở lại qua đêm tại các cơ sở du lịch homstay.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Phong tục, tập quán: Mỗi cộng đồng có một hệ giá trị - chuẩn mực riêng,
là định chế chi phối hành vi, các nguyên tức và chuẩn mức giao tiếp trong một
cộng đồng đó theo một trật tự nhất định. Bên cạnh các phong tục, tập quán liên
quan đến sản xuất, nhà cửa, các phong tục - tập quán thường thấy tại các dân tộc
là phong tục trong giao tiếp, ứng xử; phong tục vòng đời (sinh đẻ và kết hôn,
tang ma, nuôi dạy con cháu…). Thành tố văn hóa tộc người này được coi là bắt
buộc đối với việc định danh, gắn kết cộng đồng. Ví dụ như về tập quán lễ tang,
tang cổ truyền của các dân tộc là một trong những nghi lễ đặc sắc thể hiện những
quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của tộc người. Những quan niệm đó đã góp
phần tạo nên “mối cộng cảm” và tạo ra cốt cách dân gian và chủ nghĩa nhân văn
trong tâm hồn con người. Chính vì vậy, tang lễ đã mang nhiều giá trị của di sản
văn hóa dân tộc [3]. Hơn nữa, đám tang còn mang những ý nghĩa xã hội sâu sắc,
thể hiện sự gắn kết cộng đồng thông qua các quan niệm về tâm linh, người sống,
mối quan hệ với thế giới bên kia sau khi chết, trở thành chất keo gắn gia đình,
dòng học và bản làng. Ví dụ như về hôn nhân, dù hiện nay vẫn có dân tộc có tập
tục thách cưới, dù ngày nay dường như chỉ mang tính hình thức, tượng trưng, lễ
vật thách cưới không yêu cầu cao, không còn khắt khe như trước kia nữa; hay sự
thay đổi trong tuổi tác và thế hệ trong việc mặc trang phục ngày cưới. Vẫn biết
theo độ tuổi và theo thời gian, những người trẻ tuổi chủ yếu mặc váy cưới hiện
đại, nhưng trang phục truyền thống lai được những người nhiều tuổi hơn trân
trọng.
Tôn giáo, tín ngưỡng là những thành tố văn hóa nặng về yếu tố tâm linh
và những kiêng kị của từng cộng đồng. Trong các hoạt động chung, những yếu
tố văn hóa này thường được cộng đồng lưu giữ, thực hành với những niềm tin
được xây dựng qua nhiều thế hệ, được cộng đồng tổ chức tại những không gian
linh thiêng (có hoặc không được phép sự hiện diện của tất cả những thành viên
của cộng đồng) cũng như hạn chế sự xuất hiện của người bên ngoài [32]. Những
sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng và
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vẫn giữ được nguyên những nét hồn nhiên mộc mạc thể hiện qua hai loại hình
nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thần, thánh.
- Lễ hội: Là hoạt động phổ biến, đa dạng trong các cộng đồng tộc người.
Hoạt động này được cả cộng đồng cùng thực hiện. Phần lễ được tiến hành theo
nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, Phần hội vừa mang tính truyền thống, vừa có các
loại hình cải tiến cho p;hù hợp với cuộc sống hiện đại. Như vậy phần lễ
trong mang nặng yếu tố tâm linh và gần như là thế giới riêng của cộng đồng bản
địa. Ngược lại, phần hội lại được tổ chức mang tính quảng bá, với sự tham gia
của nhiều bộ phận người dân bên trong và bên ngoài cộng đồng.
Có thể nói, thông qua tôn giao, tín ngưỡng, lễ hội dân gian có thể nhận
diện bản sắc văn hóa từng tộc người cấu thành bộ tộc và nhờ dó phân biệt bản
sắc văn hóa riêng của các khu địa dân tộc học trên lãnh thổ Lào. Hiện nay, do tác
động của các yêu tố KHKT khiến người lao động ngày càng chủ động trong sản
xuất, giảm dần sự phụ thuộc vào thiên thiên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tín ngưỡng
ủa các dân tộc. Một số tín ngưỡng đã mất dần, đồng thời, xuất hiện thêm một số
tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội mới do ảnh hưởng mối quan hệ giữ các tộc người và
cả nước nói chung. Những thành tố cơ bản nói trên là cơ sở để định dạng bản sắc
văn hóa của một dân tộc trong cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Trong
điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bản sắc văn hóa dân tộc cần được
bảo vệ và phát huy nhưng yếu tố tích cực, vừa hạn chế các mặt bảo thủ, lạc hậu
để nhanh chóng định hình nền văn hóa mới phù hợp với thời đại của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ở CHDCND
Lào
Ủy ban Dân tộc quốc gia Lào khẳng định dân tộc Lào là cộng đồng người
có một ngôn ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
văn hóa - xã hội, có chung một nguồn gốc với 4 đặc điểm: (1) Có truyền thống
đoàn kết; (2) Không có lãnh thổ riêng, sống xen kẽ với nhau, và xu hướng xen
kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng; (3) Có sự chênh lệch về nhiều mặt kinh tế
và trình độ văn hóa; (4) Đa dạng trong kết cấu tộc người, có quan hệ nguồn gốc
với dân tộc ở các nước láng giềng [35].
Trải qua hàng chục vạn năm, những con người cổ sinh sống trên lãnh thổ
Lào đã từng bước vừa cải tạo mình, vừa cải tạo và chinh phục thiên nhiên để sinh
tồn và phát triển. Họ đã để lại đến nay những di tích văn hóa vật chất chứng tỏ
sự diễn tiến từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới đến thời đại đồng thau
và thời đại sắt. Trong những di tích văn hóa đó, những di tích văn hóa thuộc thời
đại đồng thau, tiêu biểu cho thời đại đồ sắt văn hóa Cự Thạch dẫn tới sự ra đời
các hình thái Mường cổ một cách phổ biến vào những thế kỷ sau Công nguyên.
Có thể thấy lịch sử Lào qua các thời kỳ sau đây: Nước Lào thời kỳ các Mường
cổ; Thời kỳ thống nhất đầu tiên của Vương quốc Lào Lạn Xạng; Thời kỳ nhân
dân Vương quốc Lào Lạn Xạng kháng chiến chống xâm lược; Vương quốc Lào
Lạn Xạng bước vào thời kỳ suy yếu và đất nước bị chia cắt trong thế kỷ XVIII;
Thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị đất Lào. Công cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đồng thời thiết lập chế dộm dan chủ nhân dân tại
một số vùng tự do; Cuối cùng là sự phát triển của chế độ mới XHCXN trên đất
Lao đương đại [42].
Kết quả nghiên cứu của các nhà dân tộc học, 49 bộ tộc hiện diện đất Lào
gồm ba khối lớn - Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Xủng, cùng sinh sống.
Nếu chia theo nhóm ngôn ngữ, các dân tộc của Lào xếp theo 4 nhóm ngôn
ngữ: Nhóm Lào Lùm - Tày có 8 bộ tộc (bao gồm: Tộc người Lào, Tộc người Tay,
Tộc người Phu Tay, Tộc người Lự, Tộc người Duôn, Tộc người Dăng, Tộc người
Xẹc, Tộc người Thay Nửa), dân số 3.646.833, chiếm 55% dân
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
số cả nước. Khối này sinh hoạt ở đồng bằng và các sông, suối, sinh sống bằng
làm ruộng là chủ yếu, phần lớn theo đạo Phật.
Nhóm người Lào Thơng (Mon - khơme), có 32 bộ tộc, (bao gồm: Tộc
người Khơ Mụ, Tộc người Bay rạ, Tộc người Xing Mun, Tộc người phọng, Tộc
người Thèn, Tộc người Ơ Đu, Tộc người Bít, Tộc người La Mét, Tộc người Xảm
Tào, Tộc người Kạ Tang, Tộc người Mạ Kong, Tộc người Ta Ri, Tộc người Do
ru, Tộc người Ta Liêng, Tộc người Ta Ôi, Tộc người Dẹ, Tộc người Brâu, Tộc
người Kạ Tu, Tộc người Ha rắc, Tộc người Ôi, Tộc người Kạ Riêng, Tộc người
Chẹng, Tộc người Kạ Đang, Tộc người Xuồi, Tộc người Nha hớn, Tộc người Lạ
Vi, Tộc người Pa Kộ, Tộc người Khơ Me, Tộc người Tụm, Tộc người Nguổn,
Tộc người Moi, Tộc người Kri), tổng dân số 1.269.276 người, , chiếm 27% của
dân số cả nước. Các bộ tộc khối này phần lớn dựa vào vùng đồng bằng và miền
núi, sinh sống lẫn lộn với các bộ tộc khác, làm nương là chủ yếu và một số bộ
tộc sinh sống ở đồng bằng làm ruộng thành nghề.
Nhóm Mông - Ưu Miên có 2 bộ tộc (gồm: Tộc người Mông, Tộc người Iu
Miên), chiếm 6,89% của dân số cả nước, phần lớn sinh Thượng Lào, một số sinh
sống ở Trung Lào sinh kế chủ yếu là làm nương và chăn nuôi.
Khối tiếng nói Trung - Ti Bệt có 7 bộ tộc (bao gồm: A Kha, Sing Si li, La
Hủ, Xi La, Hà Nhì, Lô lô, Hõ), tổng dân số 159.298 người, chiếm 11,1% của dân
số cả nước, sinh sống ở miền Bắc Lào, sinh ké chủ yếu là trồng lúa tẻ, ngô trên
các nương rãy và chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong các bộ tộc này có những tộc
người bản địa như người Môn, người Khơme từng có mặt sơm trên đất Lào xưa.
Họ đã từng xây dựng quốc gia Môn - Khơme với nền văn hóa rực rỡ như nền văn
hóa Cự Thạch với người La Vạ ở Lào. Tiếp đó là sự di cư từ bên ngoài của các
cư dân Lào Thái, Lào Sủng và một số người từ bán đảo Tiểu Ám chủ yếu từ Ấn
Độ [42]...
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lịch sử hình thành cộng đồng các dân tộc Lào cho thấy, các bộ tộc trong
xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước đã cùng nhau đoàn kết xây
dựng quốc gia ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên,, trong cơ cấu tộc người trong
xã hội Lào, vai trò của tộc người chủ thể (người Lào) thường không lớn về số
lượng nhưng chênh lệch về trình độ phát triển. Đây cũng là đặc điểm chung của
Cộng đồng ASEAN, đòi hỏi nhiều cố gắng để ráu ngắn khoảng cách phát triển
giữa các quốc gia thành viên.
Về nguồn gốc, chủng tộc cũng như về mặt thể chế xã hội vốn không đồng
nhất lại đa dạng và phức tạp. Đây là cơ sở căn bản của một nền văn hóa chính trị
đa tâm lý, đa tính cách, nhiều khát vọng và ước mơ, nhiều xu hướng tư tưởng,
nhiều mô hình tổ chức - thực hành và cũng nhiều tài năng do nhiều tố chất tộc
người hội tụ.
1.2.2. Khái quát chung về bản sắc văn hóa của các dân tộc nước CHDCND Lào
Các dân tộc Lào có truyền thống văn hóa lâu đời với các đặc trung cơ bản.
Đó là tình đoàn kết, lòng yêu nước, ý thức tự tôn, lối sống hòa đồng và lòng
khoan dung. Nền văn hóa của đất nước triệu voi cùng với cuộc đấu tranh dựng
nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa, hoa chăm pa, ở nhà sản, ăn cơm
nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những điều này góp phần hình thành nên
bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống Lào.
Văn hóa truyền thống Lào đã được nhân dân các bộ tộc Lào tạo lập ngay
từ thời xa xưa, đồng thời tiếp biến với văn hóa Môn - Kh'me. Vương quốc Lạn
Xạng của người Lào đã tiếp nhận và biến đổi một số yêu trên bán đảo Trung Ấn
gồm hai nền văn hóa đồ sợ từ Ấn Độ và Trung Hoa.
Nhờ những nghiên cứu văn hóa tộc người trong khu vực Đông Nam Á bán
đảo mà chúng ta phát hiện ra cơ tầng Đông Nam Á trong văn hóa Lào và quá
trình tích hợp văn hóa tộc người nhất là cư dân Môn - Khóm và Lào - Thái những
nhân tố cơ bản để hình thành nhà nước Lạn Xạng trong sự tiếp xúc với
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
văn hóa Ấn Độ tạo thành một nền văn hóa quốc gia dân tộc có cấu trúc gồm hai
dòng: "Văn hóa bác học chịu ảnh hưởng của từ chương học Ấn Độ trên biểu tầng
qua ngươi Môn, người Khóm và văn hóa dân gian là dòng đã bảo lưu được
những yếu tố bản địa dưới cơ tầng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để tạo
nên sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lào khác với người đồng tộc của họ ở
Thái Lan" [10]. Đặc điểm được coi là sự khác biệt trong bản sức văn hóa với
nhiều sắc thái phong phú và đa dạng này trong nền văn hóa Lào
Mỗi tộc người của Lào cũng có những nét riêng trong tập quán sinh hoạt
tùy thuộc vào môi trường, phong tục tập quán và nguồn gốc xuất xứ. Như đã nói,
các tộc ở Lào phân bô 3 địa khu tộc người : các tộc người Lào cư trú ở các vùng
thấp là người Lao Lùm;các tộc người Lào cư trú ở các vùng giữa là người Lào
Thơng, cư trú ở các vùng rẻo cao là Lào Sủng.
Trong các quan hệ tộc người ở Lào có một số đặc trung theo gia đình, làng
bản. Theo đó, gia đình được coi là tế bào xã hội cơ bản, đồng thời là nơi lưu trữ
các đặc trung văn hóa tộc người rất bền vững làm cơ sở để tạo lập nên bản sắc
chung của từng bộ tộc ở Lào. Và đặc thù hơn với người Mông ở Lào là Do không
có tập quán sông theo các gia đình lớn với nhiều thế hệ, thì với người Mông, bản
là cơ sở thấp nhất trong tổ chức xã hội của dan tộc này. Bản hình thành từ 4 - 5
hộ gia đình, cũng có khi tới hàng trăm hộ tùy theo môi trường tự nhiên lịch sử
cho phép. Và do đó, văn hóa gia đình hòa quyện với văn hóa bản, tạo nên bản
sắc văn hóa khu địa tộc người. Đến đay có thể hiểu được, ở Lào, người ta nhói
đến Lào Sủng nhiều hơn là dân tộc Mông, trong khi chúng ta lại quan tam đến
nét riêng biệt của dân tộc này từ góc độ bản sắc văn hóa dan trộc Mông hơn là
bản sắc văn hóa của người Lào Sủng.
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, bản sắc văn hóa của một quốc gia
dân tộc nói chung và một dân tộc thành phần nói riêng đang đứng trước nhiều cơ
hội phát triển và cũng nhiều thách thức do bị mai một trước làn sóng hoàn tan,
dễ dẫn tới khủng hoảng. Thực tế đó đang đến với CHDCND Lào, một quốc gia
với nhiều bộ tộc đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo nàn lạc hậu để hòa chung
trong một cộng đồng các quốc gia ASEAN vì hòa bình và thịnh vượng. Theo tinh
thần đó chúng tôi cho là cần thiết phải tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn
của quá trình hình thành, phát triển cộng đồng các bộ tộc cùng những đặc điểm
văn hóa của các tộc người hợp thành theo các vùng miền : tiêu biểu cho vùng
thấp là người Lào Lùm, cho vùng giữa là người Lào Thơng, với vùng cao là người
Lào Sủng. Bên cạnh những dân tộc bản địa thì cũng có một số tộc người di cư từ
bên ngoài, điển hình là người Mông chiếm tới 1/3 dân số Lào hiên nay . Dân tộc
này có vai trò quan trọng trong sự tạo lập bản sắc văn hóa công đồng các bộ tộc
Lào. Và do đó, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Mông sẽ có ý nghĩa lớn
trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước Lào nói chung
và cho dân tộc Mông nói riêng.

More Related Content

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx

Bai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmBai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmDavid Bui
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Thích Hô Hấp
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...sividocz
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Ngô Chí Tâm
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx (20)

Bai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmBai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcm
 
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở 9 Điểm.doc
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở 9 Điểm.docBản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở 9 Điểm.doc
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở 9 Điểm.doc
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Văn hóa Nội hàm khái niệm văn hoá có nguồn gốc từ tiếng Latinh Colère - Cultura nghĩa là “trồng trọt” nó bao hàm hai nghĩa là "trồng trọt ngoài đồng" và "trồng trọt tinh thần". Đến đây chúng ta nhớ lại lời dạy của Bác Hồ về cụm từ "trồng người" cũng được hiểu là để trở thành con người văn hóa thì phải được trồng, tức là được nuôi dưỡng, rèn rũa chứ tự nhiên đâu có được [15]. Là một khái niệm đa chiều, ở các góc độ chuyên môn riêng, ở mỗi mục đích nhận thức khác nhau có những quan niệm hay diễn giải / định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Hiện nay, có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa. Thứ nhất các thành tố của văn hóa; thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Các khuynh hướng ấy có thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm, đó là sản phẩm tương tác xã hội với tự nhiên tùy theo trình độ phát triển của một cộng đồng trong phạm vi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Cũng dễ hiểu vì sao UNESCO thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Chốt lại UNESCO cho rằng “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn 8
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Trong ấn phẩm của mình GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [28]. 1.1.1.2. Bản sắc văn hóa GS.TS Phạm Hồng Quang cũng cho rằng "Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống giá trị bền vững, mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giá trị tinh hoa của dân tộc, được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là quá trình tiếp nhận, bổ sung hoàn thiện những giá trị mới, đồng thời là gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn xã hội" [19]. Tác giả Hồ Bá Thâm định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hóa nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ưu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó” [27]. Bản sắc dân tộc được hình thành trong tiến trình lịch sử nhân loại, do sự đóng góp của nhiều thế hệ, vì vậy mà một cá nhân không thể đại diện cho một dân tộc, một truyền thống không thể đại diện cho mọi truyền thống và để giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải ủng hộ, tôn vinh những giá trị tích cực, tiến bộ, chống lại những các thói xấu, bảo thủ, không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. 9
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.1.3. Văn hóa truyền thống Thuật ngữ văn hóa truyền thống, trước hết dược nhận thức rõ bản thể khái niệm truyền thống cần tìm hiểu về “truyền thống”. Truyền thống tồn tại thông qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị và quá trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Truyền thống mang dấu ấn của thời đại và thường xuyên phát triển theo các lớp bảo tồn theo chế độ xã hội, cuộc sống con người. Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm các thuật ngữ “văn hóa” và “truyền thống”, “văn hóa truyền thống” chúng ta nên hiểu đó là những nhân tố nền tảng được thử thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, nó trải qua sự chắt lọc qua thử thách thời gian, để rồi còn lại những giá trị hợp lí tiếp tục được nuôi dưỡng và tuyên truyền qua thế hệ. Do đó, cái cốt yếu đó không bao giờ thay đổi trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù vậy, trong quan điểm phát triển không “nhất thành bất biến”, văn hóa luôn vận động, đổi mới và sáng tạo [29][28]. 1.1.1.4. Tiếp biến văn hoá, giao lưu văn hoá Giao lưu văn hoá là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm nhấn mạnh hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Tiếp biến văn hoá là khái niệm có nội hàm rộng, tuỳ theo góc nhìn của vấn đề. Theo nghĩa đen, tiếp biến văn hoá được diễn giải là quá trình tiếp nhận và biến đổi cá giá trị văn hoá giữa các dân tộc, giữa các quốc gia dân tộc. Dưới góc độ tâm lý học dân tộc, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của dân tộc này bởi một dân tộc khác. Trong quá trình tiếp nhận đó, có thể có hiện 10
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tượng biến đổi phần nào những sắc thái ban đầu để hình thành nên một diện mạo mới. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhấn mạnh góc độ địa lý dân tộc học. Tiếp biến văn hóa chính là nội hàm của sự tương tác văn hóa giữa các dân tộc này bởi một dân tộc khác trong phạm vi không gian lãnh thổ nhất định thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong quá trình tiếp nhận đó, tuỳ theo mức độ tương tác mạnh hay yếu dẫn tới, trước hết là sự thay đổi về văn hoá vật chất sau đó là văn hoá tinh thần (vật thể / phi vật thể), sau đó là sự hình thành một diện mạo mới cả về văn hoá tinh thần cũng như vật chất. Xu hướng chung của tiếp biến văn hoá là sự gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển các tộc người của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, tiếp biến văn hóa được nhìn nhận là “dòng chảy tự nhiên”, bất chấp các rào cản về kinh tế, xã hội và ngôn ngữ. Tiếp biến có nghĩa là sự tiếp tục, tiếp nhận trong xu hướng biến đổi không ngừng. Hay nói một cách khác là bản thân văn hóa cũng luôn có nhu cầu, giao lưu, trao đổi, hội nhập và xu hướng tự làm mới mình, nhưng không bao giờ được đánh mất bản sắc riêng, nhất là trong thời đại mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Với một quốc gia - dân tộc, giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa từ / nước ngoài thông qua các kênh truyền thông, ngoại giao kinh tế, ngoại giao nhân dân, các hoạt động du lịch, trao đổi văn hoá thể thao. Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa"; thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế... Thực ra, trong điều kiện toàn cầu hoá, với một thế giới phẳng, quan niệm này có phần không phù hợp. Bởi vì, trình độ phát triển nhất định, kinh tế chính là văn hoá, hội nhập kinh tế cũng 11
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đồng nghĩa hội nhập văn hoá, một trong 3 trụ cột hội nhập của ASEAN là văn hoá là một ví dụ điển hình. Đại đa số ý kiến cho trong tiếp biến văn khoá không được thái quá để rơi vào hoà tan văn hoá, đánh mất bản thể, không tạo nên sự sác biệt văn hoá, cuối cùng là nguy có tiêu vong nền văn hoá tính đa dạng trong sự thống nhất. Từ đó rút ra hệ luận quan trọng trong tiếp biến văn hoá thời đại chúng ta là sự thống nhất trong đa dạng văn hoá giữa các dânh tộc, các quốc gia và toàn cầu. Về nội dung tiếp biến văn hoá, cũng có một số ý kiến khác biệt, tuy nhiên, ý kiến chung cho rằng không giống với sự tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, văn hóa bao giờ cũng có cách tiếp biến riêng của nó, vừa nghiêm ngặt vừa cởi mở, vừa tự nhiên nhưng lại vừa có tính áp đặt. Quá trình tiếp biến văn hóa thường đi theo đường vòng và diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, dù bằng con đường nào thì quá trình tiếp biến và phát triển văn hoá của các dân tộc cũng đều chịu sự tác động ở mức độ khác nhau của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Nhân tố nội sinh ở đây là yếu tố văn hoá truyền thống, là những khuynh hướng, những nhu cầu đổi mới văn hoá bản thân mỗi dân tộc gắn với nhu cầu và quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Còn các nhân tố ngoại sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích, vay mượn, đồng hoá văn hoá và từ đó dẫn tới sự thâm nhập và xuất hiện cái mới trong văn hoá dân tộc. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Hệ quả của tiếp biến văn hóa được coi là một hình thức biến đổi nhiều lợi ích tiềm năng mà giao lưu văn hóa đem lại, thành những lợi ích thực tế - là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh. Đến lúc đó, người dân ở nơi xuất xứ của những yếu tố văn hóa đó cũng không còn nhận ra chúng vốn là của mình. Như vậy, những yếu tố ngoại sinh trong một nền văn 12
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hóa là yếu tố tuy có gốc tích từ bên ngoài nhưng đã qua công đoạn tiếp biến văn hóa và do đó không còn thuộc về nền văn hóa bên ngoài - nền văn hóa đang cộng sinh với nền văn hóa bản địa, mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa bản địa, góp phần làm giàu cho vốn văn hoá. Vì vậy, người bản địa sử dụng những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh cũng thuần thục, tinh tế như các yếu tố văn hóa nội sinh, có thể phối kết hòa quyện chúng với nhau một cách tự nhiên. Quá trình giao lưu văn hóa chỉ là điều kiện cần, phải có thêm quá trình tiếp biến văn hóa mới là điều kiện đủ để làm phong phú thêm, mạnh thêm nền văn hóa bản địa, nâng nó lên tầm cao phát triển chung của văn hóa thế giới. Có thể nói, giao lưu văn hoá và sự tiếp biến văn hoá vừa là kết quả của sự trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi, vừa là một động lực thúc đẩy phát triển của lịch sử. Lợi ích căn bản và lâu dài mà tiếp biến văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở rồi, lại ngày càng mở hơn. Trong quá trình giao lưu văn hoá, bất kể văn hoá của cộng đồng người đang ở nấc thang nào của sự phát triển thì một số yếu tố văn hoá của cộng người này có thể lan truyền đến cộng đồng người kia. Các yếu tố văn hoá này có khi là cá biệt, rời rạc, nhưng có khi lại kết thành hệ thống chặt chẽ; có khi kết dính với những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng có khi lại làm thay đổi mạnh mẽ các yếu tố văn hoá cũ. Như vậy tiếp biến văn hóa là một nhu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc. Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, các chủ thể văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhu cầu mới. Tuy nhiên, trong quá trình 13
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giao lưu, tiếp biến văn hoá, các dân tộc cần phải giữ được những bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Trong cấu trúc của bản sắc văn hóa dân tộc, những yếu tố khu vực và quốc tế không phải chỉ kết hợp với yếu tố nội tại bằng phép cộng giản đơn những đặc trưng văn hóa ẩn chứa trong mỗi nền văn hóa, mà phải được cư dân bản địa sàng lọc, tiếp thu, biến đổi một cách sáng tạo cho phù hợp với truyền thống văn hóa của mình. Chỉ khi nào những yếu tố ngoại lai được bản địa hóa và nhân tố bên ngoài kết hợp hài hòa với nhân tố bên trong, tạo thành những đặc tính bền vững, ổn định ở một không gian văn hóa mới, thì lúc đó bản sắc văn hóa dân tộc được phát triển và mang theo những nhân tố mới. Sáng tạo và cái mới là đặc trưng không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc, đó là nguồn sống, động lực, thời cơ cho văn hóa phát triển. Tìm hiểu những xu thế lớn của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa, các nhà nghiên cứu cũng phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bản sắc văn hóa. Trong đó nổi lên hai khuynh hướng: thứ nhất, tách rời giữa bản sắc văn hóa với tiếp xúc và giao lưu văn hóa, chỉ tìm hiểu bản sắc hoặc chỉ chú trọng trình bày quá trình tiếp xúc giao lưu; thứ hai, đặt bản sắc văn hóa dân tộc trong tiếp xúc giao lưu văn hóa...Thực tiễn nghiên cứu lịch sử văn hóa cho thấy, quá trình tiếp xúc, đối thoại, tiếp biến văn hóa phải có một khâu trung gian để biến đổi, hay nói rõ hơn, quá trình tiếp biến văn hóa chính là quá trình tiếp xúc - nhân tố trung gian - biến đổi... Đối thoại giữa các nền văn hóa chính là tiến trình diễn ra theo chuỗi logic: tiếp xúc - tương tác (khâu trung gian) dẫn đến biến đổi các giá trị văn hóa. Tiếp biến và giao lưu văn hóa luôn diễn ra đan xen và chồng lớp, quan hệ tương tác, mật thiết với nhau nhưng bao giờ cũng có dòng chảy chính và xu thế chủ đạo. Xu thế hội nhập - tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách chủ động, 14
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tự nguyện nhưng cũng có thể là xu thế bị động, cưỡng chế, tiếp thu thiếu chọn lọc của một hay nhiều dòng văn hóa. 1.1.2. Tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt 1.1.2.1. Tập quán sản xuất Đặc trưng trong tập quán sản xuất của mỗi tộc người có sự khác nhau. Từ thời xa xưa, cuộc sông tự cung tự cấp thi mỗi dân tộc có những hoạt động kinh tế khác nhau, trong đó điển hình là nghề nông trồng lúa nước, đốt nương làm rẫy, chăn nuôi, nghề thủ công. Hoạt động sản xuất nào là chủ đạo phụ thuộc trước hết vào điều kiện tự nhiên mà tộc người đó phụ thuộc. Trong tập quán sản xuất luôn có thuộc tính sự phân vai lao động tương đối mà ta gọi là phân công lao động giản đơn, rõ ràng giữa nam và nữ trong gia đình. Nam giới thường làm các hoạt động như săn bắn, đan lát, làm nhà cửa, còn phụ nữ thường cấy hái, dệt vải, và có một số hoạt động chung cả nam và nữ cùng làm như phát nương, làm rẫy, lấy củi. Trong xã hội truyền thống, nam giới được xem như lao động chính trong gia đình và chính điều này cũng quyết định vị thế và tiếng nói của nam giới trong gia đình và trong cộng đồng. Ngày nay, công cuộc đổi mới đã và đang tác dộng mạnh tới tập quán sản xuất, sinh hoạt và ứng xử xã hội tuy nhiên người ta vẫn thấy những nét đặc trưng vốn có của tộc người được truyền lại từ ngàn đời nay. Trong tập quán sản xuất, có một đặc trưng cơ bản trong mỗi tộc người, thể hiện cho đến ngày nay đó là nghề thủ công truyền thống. Mỗi cộng đồng người đều có những nghề thủ công đặc trưng về loại hình hoặc kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng như sản phẩm của nghề. Nghề thủ công là một hoạt động kinh tế quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng, vừa sử dụng lao động tại chỗ lại là hàng hóa trao đổi và giao lưu kinh tế, văn hóa với xã hội bên ngoài. Việc tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống cho thấy các đặc trưng trong cách thức sản xuất của từng tộc người. 15
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.2.2. Tập quán sinh hoạt Là phạm trù thuộc về bản sắc văn hóa, các nghiên cứu của các nhà dân tộc học cho thấy sự phong phú đa dạng ở các khía cạnh: ẩm thực, trang phục, phương tiện giao thông, nhà ở truyền thống (ăn, mặc, ở, đi lại). Đây là những thành tố văn hóa cơ bản, gắn bó trực tiếp với sinh hoạt thường ngày của cộng đồng. Trong đó [5][32]: - Ẩm thực: Hiện nay, khi tập quán sản xuất thay đổi, nguồn cung thực phẩm truyền thống cũng giảm dần đi, cùng với sự du nhập của lối sống, văn hóa ẩm thực mới đã dẫn đến những thay đổi đáng kể. Nhưng dù xuất hiện các món ăn ảnh hưởng bởi các nền văn hóa bên ngoài, thì mỗi dân tộc cũng cố gắng giữ gìn ẩm thực cổ truyền với những món ăn truyền thống, mang đậm nét văn hóa của dân tộc, trong các dân tộc cũng xuất hiện các món ăn mới du nhập từ bên ngoài, nhưng có một nguyên tắc xuyên suốt là không làm mất đi các giá trị truyền thống lâu đời của đồng bào từng dân tộc, từng địa phương. Đến đây chúng ta càng thấy phải diễn giải một cách khoa học về nội hàm ẩm thực như là phạm trù chế biến món ăn, nguyên lí pha trộn, gia vị, tập quán ăn uống được tiếp nhận cả từng dân tộc. Ở thành thị người ta ăn các món ăn đặc sản, đắt tiền tại các nhà hàng khách sạn sang trọng. Ở nông thôn, cách nấu ăn, tập quán ăn uống, dùng tay hay dùng công cụ hỗ trợ như thìa, dĩa bát, thì cũng có dân tộc ăn bốc bằng tay. - Trang phục: Hầu hết các dân tộc đều có những bộ trang phục riêng mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Đồng thời, trang phục bị chi phối bởi các nhân tố chính, là khí hậu tự nhiên và phương thức sản xuất. Điều dẫn tới sự khác biệt về hình thức, kiểu cách, màu sắc, các bộ phận của trang phục, trang sức kèm theo. Là một trong những giá trị cột lõi trong nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề trang phục là cả một chuyện dài từ kiểu cách đến màu sắc và ăn mặc thường nhật cũng như các dịp lễ hội như tết nhất, cưới xin, đám tang, hội 16
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hè và đi du lịch... Tất cả đều cần được nghiên cứu chi tiết tùy theo đặc điểm tộc người. Ngày nay cuộc sống hiện đại bắt đầu tác động tới cách ăn mặc của các dân tộc. Con em các dân tộc đi học ở các trường ở thành thị cũng ăn mặc hiện đại, nhưng về quê họ lại thích ăn mặc kiểu truyền thông.. Sự tiếp biến văn hóa giữa truyền thống và hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. Khách du lịch nước ngoài ở lại qua đêm tại các cơ sở homstay đâu có biết rằng nhà cửa nội thất cả cách ứng xử và ăn uống đều được đầu từ lớn để gây thiện cảm với đồng bào dân tộc, xóa đi mặc cảm lạc hậu, bảo thủ. - Khi nghiên cứu văn hóa ở của đồng bào các dân tộc các nhà dân tộc học khám phá một nét chung, ở không chỉ gắn bó với sản xuất vật chất mà quan trọng hơn cả đó là phạm trù văn hóa, mang tính tâm linh sâu sắc. Xưa kia, con người cổ đại phải sông trong các hang đá, dưới các lùm cây, sau này tiên bộ hơn sống trong các nhà đào hầm làm nhà dưới lòng đất, hoặc là lán trại trên thảo nguyên lợp bằng da thú. Sự tiến hóa của nhà mở diễn ra lâu dài và gian khổ, để cuối cùng có bước ngoặt quan trọng là làm được nhà bằng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như gỗ rùng lá cây, đá, cát sỏi... Sự tiến bộ này được coi là sự tiến bộ văn hóa ở giúp con người trở nên văn minh hơn, ít bệnh tật hơn và do đó, dân số bắt đầu tăng lên và sức mạnh cộng đồng mỗi ngày một gấp bội. Là phạm trù bản sắc văn hóa, nhà ở của đồng bào Mông được thể hiện qua các bước chọn đất để dựng nhà, chọn gỗ rừng, tre nứa lá, chọn đất đá để chỉnh tường hoặc xếp lại để che chắn quanh nhà và quanh vườn, một mặt để che chắn gió mưa, chống thú dữ, và quan trọng hơn là nơi thể hiện văn hóa tâm linh trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang, lễ tết, đón khách đến thăm nhà... Mỗi tộc người lại có những cách bố trí nội thất riêng, chẳng hạn như cột nhà để thờ ma, cửa ra vào riêng cho chủ nhà và khách, có phân biệt nam nữ; giữa nhà phải có bếp củi để nấu ăn và sưởi ấm... Người Mông rất giỏi chọn đất để dựng nhà nên không mấy khi bị tai họa do đá lở và lũ quét. Chỉ có 17
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 điều, do cánh sống du canh du cư, người Mông thường làm tạm bợ, để vài ba năm sau lại chuyển cư đi nới khác có điều kiện sản xuất và sinh sống tốt hơn, mà đi đâu là đi cả bản, để lại một khoảng trống, sau một thời gian khi đất rừng được khôi phục, bà con lại có thể kéo nhau trở lại. Người Mông cũng biết đó là khó khăn cho nên mới có câu truyền miệng "ba lần chạy bằng một lần cháy". Suốt đời di chuyển, suốt đời nghèo. Vậy nên nhà nước luôn tìm cách để khuyến khích đồng bào hạ sơn, định canh định cư. - Đi lại: Việc đi lại tưởng chừng chỉ là sự di động của con người từ điểm A đến điểm B, thực ra, xét trên góc độ văn hóa, đây lại là phạm trù văn hóa vừa có tính vật thể và phi vật thể. Từ góc độ vật thể, con người di động nhờ các phương tiên cổ truyền như khiêng cáng, sử dụng xe ngựa, lừa, xe trâu, bò, thậm chí ở Bắc cực, người ta đi lại bằng các xe trượt tuyết dùng sức kéo của đàn chó. Văn hóa đi lại thể hệ sự phụ thuộc vào đặc điểm môi trường thiên nhiên địa hình núi, sông, hồ, biển và đại dương. Hơn ai hết, người Mông trong quá trình thiên di về phía nam, tới miền Hoa Nam Trung Quốc, Bắc Lào và Bắc Việt Nam, đã sử dụng nhiều hình thức di chuyển khác nhau, trong đó có những phương tiện di chuyển truyền thống như đi bộ, trèo đèo vượt suối, lênh đênh trên các dòng sông, hồ và biển. Cũng nên nhấn mạnh, chính cuộc sống di chuyển trên các bình độ cao, gọi là rẻo rao, người Mông rất giỏi leo trèo, chinh phục các vùng sơn cước bằng việc cắt ngang địa hình dù hiểm trở đến mấy, làm nên những kì tích tới mức các tộc người khác khó mà sánh được. Trong xã hội mà chúng ta đang sống có những thay đổi sâu sắc trên mọi phương diện như nhà ở, giao thông, các phương tiện đi lại, các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng. Lối sống thành thị lan tỏa mạnh mẽ về nông thôn trong quá trình đô thị hóa nông thôn, khiến chúng ta không thể tưởng tượng được sự khác biệt đến không ngờ có được như ngày nay, vậy mà ngày xưa, hoặc cách đây không lâu, người dân phải chấp nhận chung sống trong 18
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghèo nàn, lạc hậu. Nói tóm lại, quá trình đổi mới, cách tân đã xâm nhập mọi khía cạnh văn hóa đi lại, và xa hơn nữa, cả cách ứng xử trong cộng đòng giữ người với người, giữa người với môi trường vật chất và tinh thần chung quanh. Như vậy, những thành tố văn hóa này là biểu hiện trực tiếp cho cách thức ứng xử của cộng đồng với môi trường sống; mang tính đặc thù theo địa vực, kinh tế, xã hội, một khi các phương tiện truyền thống đặc trưng vẫn được giữ gìn, thì cách sống và lao động, cách ở ăn ở, ứng xử thường nhật vẫn mang theo bản sắc văn hóa dưới dạng hành vi và tiềm thức; không tạo ra rào cản cũng như thường xuyên có sự tương tác giữa cộng đồng với xã hội bên ngoài. Các đặc trưng về văn hóa ăn, mặc, di chuyển của cộng đồng dân tộc tạo nên sự khác biệt, giúp phân biệt hành vi ứng xử với nhau và với môi trường sống chung quanh con người. Đây là yếu tố cơ bản khi đánh giá bản sắc văn hóa của một dân tộc. 1.1.4. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần Theo định nghĩa của UNESCO, ngoài các yếu tố văn hóa vật thể như đã dề cập ở trên, còn có cả các mặt của đời sống xã hội như làng bản và mối quan hệ trong làng bản, quan hệ xã hội, gia đình và mối quan hệ trong gia đình, dòng họ. Trong khi đó, theo UNESCO di sản văn hóa là phạm trù hết sức phong phú từ ca múa nhạc đến văn chương truyền miệng, huyền thoại, ngôn ngữ, lễ nghi, phong tục tập quán huyền thoại, y dược cổ truyền, đến việc nấu ăn và các món ăn thường nhật trong dịp lễ hội, kể cả bí quyết công nghệ truyền thống. Như vậy, văn hóa phi vật thể, hay nói khác đi là văn hóa tinh thần, có tính biểu tượng và “không sờ thấy được” nhưng lại là phương thức tồn tại và phát triển của con người. Những thành tố này là nền tảng tinh thần xã hội. Các thành tố trong văn hóa tinh thần cần được nghiên cứu khi tìm hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc là [29]: 19
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Ngôn ngữ: Mang tính đặc thù của tộc người, chịu sự chi phối của lối sống của cộng đồng dân cư, để diễn đạt các ý muốn của bản thân. Trong phát ngôn, họ không bao giờ quên đi vai vế trong gia đình, dòng tộc của mình. Dường như sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình để cùng trao đổi, cùng bàn luận, các thành viên của mỗi bộ tộc cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó chặt chẽ hơn. Ngôn ngữ vẫn có những mối liên hệ gần gũi với các ngôn ngữ thuộc cùng nhóm ngôn ngữ với nhau. Ngôn ngữ được coi là phạm trù quan trọng nhất để định dạng một tộc người, để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Do đó, các nhà dân tộc học coi ngôn ngữ là chỉ tiêu phân biệt tộc người trong một cộng đồng, một quốc gia. Hơn nữa, trong những năm gần đây, các dân tộc thiểu số thường vay mượn các ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp thường nhật. Trong một quốc gia dân tộc người ta thường sử dụng một ngôn ngữ chính thức, gọi là tiếng quốc gia, hay tiếng phổ thông. Cũng có quốc gia dùng cả hai ngôn ngữ, gọi là hệ song ngữ. Nhưng trong cộng đồng tộc người của riêng họ lại chỉ dùng tiếng mẹ đẻ. Những người di cửa nước ngoài, định cư tại nước nào đó, thì đều bắt buộc phải biết và giao lưu bằng tiếng nước đó, nhưng ở nhà họ luôn dạy con cái mình bằng tiếng mẹ đẻ để không quên quê hương đất nước. Gần đây xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu, thì bắt buộc phải dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, Tây Ban Nha, tiếng Đức.. Sự xuất hiện quốc tế ngữ làm phương tiện giao lưu toàn cầu, nhưng cũng không thể thay thế được tiếng Anh, hơn nữa đây là ngôn ngữ tin học được sử dụng rộng rãi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các khái niệm nền tảng của cuộc cách mạng này là Trí tuệ nhân tạo / Internet kết nối vạn vật / Dữ liệu lớn (AI / IoT / BigData) với nơi định cư mới, chẳng hạn ở Việt Nam học giỏi tiếng Việt, nhưng tiếng Anh cũng rất phổ biến mỗi khi có khách du lịch nước ngoài đến thăm hoặc ở lại qua đêm tại các cơ sở du lịch homstay. 20
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Phong tục, tập quán: Mỗi cộng đồng có một hệ giá trị - chuẩn mực riêng, là định chế chi phối hành vi, các nguyên tức và chuẩn mức giao tiếp trong một cộng đồng đó theo một trật tự nhất định. Bên cạnh các phong tục, tập quán liên quan đến sản xuất, nhà cửa, các phong tục - tập quán thường thấy tại các dân tộc là phong tục trong giao tiếp, ứng xử; phong tục vòng đời (sinh đẻ và kết hôn, tang ma, nuôi dạy con cháu…). Thành tố văn hóa tộc người này được coi là bắt buộc đối với việc định danh, gắn kết cộng đồng. Ví dụ như về tập quán lễ tang, tang cổ truyền của các dân tộc là một trong những nghi lễ đặc sắc thể hiện những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của tộc người. Những quan niệm đó đã góp phần tạo nên “mối cộng cảm” và tạo ra cốt cách dân gian và chủ nghĩa nhân văn trong tâm hồn con người. Chính vì vậy, tang lễ đã mang nhiều giá trị của di sản văn hóa dân tộc [3]. Hơn nữa, đám tang còn mang những ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng thông qua các quan niệm về tâm linh, người sống, mối quan hệ với thế giới bên kia sau khi chết, trở thành chất keo gắn gia đình, dòng học và bản làng. Ví dụ như về hôn nhân, dù hiện nay vẫn có dân tộc có tập tục thách cưới, dù ngày nay dường như chỉ mang tính hình thức, tượng trưng, lễ vật thách cưới không yêu cầu cao, không còn khắt khe như trước kia nữa; hay sự thay đổi trong tuổi tác và thế hệ trong việc mặc trang phục ngày cưới. Vẫn biết theo độ tuổi và theo thời gian, những người trẻ tuổi chủ yếu mặc váy cưới hiện đại, nhưng trang phục truyền thống lai được những người nhiều tuổi hơn trân trọng. Tôn giáo, tín ngưỡng là những thành tố văn hóa nặng về yếu tố tâm linh và những kiêng kị của từng cộng đồng. Trong các hoạt động chung, những yếu tố văn hóa này thường được cộng đồng lưu giữ, thực hành với những niềm tin được xây dựng qua nhiều thế hệ, được cộng đồng tổ chức tại những không gian linh thiêng (có hoặc không được phép sự hiện diện của tất cả những thành viên của cộng đồng) cũng như hạn chế sự xuất hiện của người bên ngoài [32]. Những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng và 21
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vẫn giữ được nguyên những nét hồn nhiên mộc mạc thể hiện qua hai loại hình nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thần, thánh. - Lễ hội: Là hoạt động phổ biến, đa dạng trong các cộng đồng tộc người. Hoạt động này được cả cộng đồng cùng thực hiện. Phần lễ được tiến hành theo nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, Phần hội vừa mang tính truyền thống, vừa có các loại hình cải tiến cho p;hù hợp với cuộc sống hiện đại. Như vậy phần lễ trong mang nặng yếu tố tâm linh và gần như là thế giới riêng của cộng đồng bản địa. Ngược lại, phần hội lại được tổ chức mang tính quảng bá, với sự tham gia của nhiều bộ phận người dân bên trong và bên ngoài cộng đồng. Có thể nói, thông qua tôn giao, tín ngưỡng, lễ hội dân gian có thể nhận diện bản sắc văn hóa từng tộc người cấu thành bộ tộc và nhờ dó phân biệt bản sắc văn hóa riêng của các khu địa dân tộc học trên lãnh thổ Lào. Hiện nay, do tác động của các yêu tố KHKT khiến người lao động ngày càng chủ động trong sản xuất, giảm dần sự phụ thuộc vào thiên thiên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tín ngưỡng ủa các dân tộc. Một số tín ngưỡng đã mất dần, đồng thời, xuất hiện thêm một số tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội mới do ảnh hưởng mối quan hệ giữ các tộc người và cả nước nói chung. Những thành tố cơ bản nói trên là cơ sở để định dạng bản sắc văn hóa của một dân tộc trong cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và phát huy nhưng yếu tố tích cực, vừa hạn chế các mặt bảo thủ, lạc hậu để nhanh chóng định hình nền văn hóa mới phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ở CHDCND Lào Ủy ban Dân tộc quốc gia Lào khẳng định dân tộc Lào là cộng đồng người có một ngôn ngữ, có nguồn gốc lịch sử hình thành, có chung một nền 22
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 văn hóa - xã hội, có chung một nguồn gốc với 4 đặc điểm: (1) Có truyền thống đoàn kết; (2) Không có lãnh thổ riêng, sống xen kẽ với nhau, và xu hướng xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng; (3) Có sự chênh lệch về nhiều mặt kinh tế và trình độ văn hóa; (4) Đa dạng trong kết cấu tộc người, có quan hệ nguồn gốc với dân tộc ở các nước láng giềng [35]. Trải qua hàng chục vạn năm, những con người cổ sinh sống trên lãnh thổ Lào đã từng bước vừa cải tạo mình, vừa cải tạo và chinh phục thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Họ đã để lại đến nay những di tích văn hóa vật chất chứng tỏ sự diễn tiến từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới đến thời đại đồng thau và thời đại sắt. Trong những di tích văn hóa đó, những di tích văn hóa thuộc thời đại đồng thau, tiêu biểu cho thời đại đồ sắt văn hóa Cự Thạch dẫn tới sự ra đời các hình thái Mường cổ một cách phổ biến vào những thế kỷ sau Công nguyên. Có thể thấy lịch sử Lào qua các thời kỳ sau đây: Nước Lào thời kỳ các Mường cổ; Thời kỳ thống nhất đầu tiên của Vương quốc Lào Lạn Xạng; Thời kỳ nhân dân Vương quốc Lào Lạn Xạng kháng chiến chống xâm lược; Vương quốc Lào Lạn Xạng bước vào thời kỳ suy yếu và đất nước bị chia cắt trong thế kỷ XVIII; Thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị đất Lào. Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đồng thời thiết lập chế dộm dan chủ nhân dân tại một số vùng tự do; Cuối cùng là sự phát triển của chế độ mới XHCXN trên đất Lao đương đại [42]. Kết quả nghiên cứu của các nhà dân tộc học, 49 bộ tộc hiện diện đất Lào gồm ba khối lớn - Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Xủng, cùng sinh sống. Nếu chia theo nhóm ngôn ngữ, các dân tộc của Lào xếp theo 4 nhóm ngôn ngữ: Nhóm Lào Lùm - Tày có 8 bộ tộc (bao gồm: Tộc người Lào, Tộc người Tay, Tộc người Phu Tay, Tộc người Lự, Tộc người Duôn, Tộc người Dăng, Tộc người Xẹc, Tộc người Thay Nửa), dân số 3.646.833, chiếm 55% dân 23
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 số cả nước. Khối này sinh hoạt ở đồng bằng và các sông, suối, sinh sống bằng làm ruộng là chủ yếu, phần lớn theo đạo Phật. Nhóm người Lào Thơng (Mon - khơme), có 32 bộ tộc, (bao gồm: Tộc người Khơ Mụ, Tộc người Bay rạ, Tộc người Xing Mun, Tộc người phọng, Tộc người Thèn, Tộc người Ơ Đu, Tộc người Bít, Tộc người La Mét, Tộc người Xảm Tào, Tộc người Kạ Tang, Tộc người Mạ Kong, Tộc người Ta Ri, Tộc người Do ru, Tộc người Ta Liêng, Tộc người Ta Ôi, Tộc người Dẹ, Tộc người Brâu, Tộc người Kạ Tu, Tộc người Ha rắc, Tộc người Ôi, Tộc người Kạ Riêng, Tộc người Chẹng, Tộc người Kạ Đang, Tộc người Xuồi, Tộc người Nha hớn, Tộc người Lạ Vi, Tộc người Pa Kộ, Tộc người Khơ Me, Tộc người Tụm, Tộc người Nguổn, Tộc người Moi, Tộc người Kri), tổng dân số 1.269.276 người, , chiếm 27% của dân số cả nước. Các bộ tộc khối này phần lớn dựa vào vùng đồng bằng và miền núi, sinh sống lẫn lộn với các bộ tộc khác, làm nương là chủ yếu và một số bộ tộc sinh sống ở đồng bằng làm ruộng thành nghề. Nhóm Mông - Ưu Miên có 2 bộ tộc (gồm: Tộc người Mông, Tộc người Iu Miên), chiếm 6,89% của dân số cả nước, phần lớn sinh Thượng Lào, một số sinh sống ở Trung Lào sinh kế chủ yếu là làm nương và chăn nuôi. Khối tiếng nói Trung - Ti Bệt có 7 bộ tộc (bao gồm: A Kha, Sing Si li, La Hủ, Xi La, Hà Nhì, Lô lô, Hõ), tổng dân số 159.298 người, chiếm 11,1% của dân số cả nước, sinh sống ở miền Bắc Lào, sinh ké chủ yếu là trồng lúa tẻ, ngô trên các nương rãy và chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong các bộ tộc này có những tộc người bản địa như người Môn, người Khơme từng có mặt sơm trên đất Lào xưa. Họ đã từng xây dựng quốc gia Môn - Khơme với nền văn hóa rực rỡ như nền văn hóa Cự Thạch với người La Vạ ở Lào. Tiếp đó là sự di cư từ bên ngoài của các cư dân Lào Thái, Lào Sủng và một số người từ bán đảo Tiểu Ám chủ yếu từ Ấn Độ [42]... 24
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lịch sử hình thành cộng đồng các dân tộc Lào cho thấy, các bộ tộc trong xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước đã cùng nhau đoàn kết xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên,, trong cơ cấu tộc người trong xã hội Lào, vai trò của tộc người chủ thể (người Lào) thường không lớn về số lượng nhưng chênh lệch về trình độ phát triển. Đây cũng là đặc điểm chung của Cộng đồng ASEAN, đòi hỏi nhiều cố gắng để ráu ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Về nguồn gốc, chủng tộc cũng như về mặt thể chế xã hội vốn không đồng nhất lại đa dạng và phức tạp. Đây là cơ sở căn bản của một nền văn hóa chính trị đa tâm lý, đa tính cách, nhiều khát vọng và ước mơ, nhiều xu hướng tư tưởng, nhiều mô hình tổ chức - thực hành và cũng nhiều tài năng do nhiều tố chất tộc người hội tụ. 1.2.2. Khái quát chung về bản sắc văn hóa của các dân tộc nước CHDCND Lào Các dân tộc Lào có truyền thống văn hóa lâu đời với các đặc trung cơ bản. Đó là tình đoàn kết, lòng yêu nước, ý thức tự tôn, lối sống hòa đồng và lòng khoan dung. Nền văn hóa của đất nước triệu voi cùng với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa, hoa chăm pa, ở nhà sản, ăn cơm nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những điều này góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống Lào. Văn hóa truyền thống Lào đã được nhân dân các bộ tộc Lào tạo lập ngay từ thời xa xưa, đồng thời tiếp biến với văn hóa Môn - Kh'me. Vương quốc Lạn Xạng của người Lào đã tiếp nhận và biến đổi một số yêu trên bán đảo Trung Ấn gồm hai nền văn hóa đồ sợ từ Ấn Độ và Trung Hoa. Nhờ những nghiên cứu văn hóa tộc người trong khu vực Đông Nam Á bán đảo mà chúng ta phát hiện ra cơ tầng Đông Nam Á trong văn hóa Lào và quá trình tích hợp văn hóa tộc người nhất là cư dân Môn - Khóm và Lào - Thái những nhân tố cơ bản để hình thành nhà nước Lạn Xạng trong sự tiếp xúc với 25
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 văn hóa Ấn Độ tạo thành một nền văn hóa quốc gia dân tộc có cấu trúc gồm hai dòng: "Văn hóa bác học chịu ảnh hưởng của từ chương học Ấn Độ trên biểu tầng qua ngươi Môn, người Khóm và văn hóa dân gian là dòng đã bảo lưu được những yếu tố bản địa dưới cơ tầng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để tạo nên sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lào khác với người đồng tộc của họ ở Thái Lan" [10]. Đặc điểm được coi là sự khác biệt trong bản sức văn hóa với nhiều sắc thái phong phú và đa dạng này trong nền văn hóa Lào Mỗi tộc người của Lào cũng có những nét riêng trong tập quán sinh hoạt tùy thuộc vào môi trường, phong tục tập quán và nguồn gốc xuất xứ. Như đã nói, các tộc ở Lào phân bô 3 địa khu tộc người : các tộc người Lào cư trú ở các vùng thấp là người Lao Lùm;các tộc người Lào cư trú ở các vùng giữa là người Lào Thơng, cư trú ở các vùng rẻo cao là Lào Sủng. Trong các quan hệ tộc người ở Lào có một số đặc trung theo gia đình, làng bản. Theo đó, gia đình được coi là tế bào xã hội cơ bản, đồng thời là nơi lưu trữ các đặc trung văn hóa tộc người rất bền vững làm cơ sở để tạo lập nên bản sắc chung của từng bộ tộc ở Lào. Và đặc thù hơn với người Mông ở Lào là Do không có tập quán sông theo các gia đình lớn với nhiều thế hệ, thì với người Mông, bản là cơ sở thấp nhất trong tổ chức xã hội của dan tộc này. Bản hình thành từ 4 - 5 hộ gia đình, cũng có khi tới hàng trăm hộ tùy theo môi trường tự nhiên lịch sử cho phép. Và do đó, văn hóa gia đình hòa quyện với văn hóa bản, tạo nên bản sắc văn hóa khu địa tộc người. Đến đay có thể hiểu được, ở Lào, người ta nhói đến Lào Sủng nhiều hơn là dân tộc Mông, trong khi chúng ta lại quan tam đến nét riêng biệt của dân tộc này từ góc độ bản sắc văn hóa dan trộc Mông hơn là bản sắc văn hóa của người Lào Sủng. 26
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, bản sắc văn hóa của một quốc gia dân tộc nói chung và một dân tộc thành phần nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển và cũng nhiều thách thức do bị mai một trước làn sóng hoàn tan, dễ dẫn tới khủng hoảng. Thực tế đó đang đến với CHDCND Lào, một quốc gia với nhiều bộ tộc đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo nàn lạc hậu để hòa chung trong một cộng đồng các quốc gia ASEAN vì hòa bình và thịnh vượng. Theo tinh thần đó chúng tôi cho là cần thiết phải tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển cộng đồng các bộ tộc cùng những đặc điểm văn hóa của các tộc người hợp thành theo các vùng miền : tiêu biểu cho vùng thấp là người Lào Lùm, cho vùng giữa là người Lào Thơng, với vùng cao là người Lào Sủng. Bên cạnh những dân tộc bản địa thì cũng có một số tộc người di cư từ bên ngoài, điển hình là người Mông chiếm tới 1/3 dân số Lào hiên nay . Dân tộc này có vai trò quan trọng trong sự tạo lập bản sắc văn hóa công đồng các bộ tộc Lào. Và do đó, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Mông sẽ có ý nghĩa lớn trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước Lào nói chung và cho dân tộc Mông nói riêng.