SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của
bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ phía các thầy cô, gia đình,
bạn bè và các cơ quan có thẩm quyền khác để em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng, tình cảm chân thành tới cô giáo TS. Đỗ
Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ em trong việc nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo
và đưa ra những ý kiến giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc,
Ban chủ nhiệm khoa Sử Địa, các thầy cô giáo trong khoa Sử Địa cùng các
phòng ban chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn thư viện trường Đại học Tây Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Bắc Ninh, thư viện tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh đã
giúp đỡ em trong việc sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài đã hoàn thành nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng
các độc giả.
Sơn La, tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Vũ Thị Chi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 BOT Hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao
3 BT Hợp đồng xây dựng- chuyển giao
4 BTO Hợp đồng chuyển giao- kinh doanh
5 ĐB Đông bắc
6 ĐN Đông nam
7 ĐNA Đông Nam Á
8 ĐVT Đơn vị tính
9 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc
10 ICOR Hệ số sử dụng vốn
11 KT-XH Kinh tế xã hội
12 QL Quốc lộ
13 TB Trung bình
14 TP Thành phố
15 TT Thị trấn
16 TX Thị xã
17 UBND Ủy ban Nhân dân
18 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization)
19 VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG
STT Số bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1
Bảng tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí
hậu với hoạt động du lịch
13
2 Bảng 2.1
Bảng phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc
gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
28
3 Bảng 2.2
Bảng lƣợng khách du lịch đếnBắc Ninh giai đoạn
2001-2010.
34
4 Bảng 2.3
Bảng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai
đoạn 2001-2010
35
5 Bảng 2.4
Bảng cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến
Bắc Ninh phân to thị trƣờng giai đoạn 2006-2010.
35
6 Bảng 2.5
Bảng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai
đoạn 2001-2010.
36
7 Bảng 2.6
Bảng cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc
Ninh giai đoạn 2001- 2010.
40
8 Bảng 2.7
Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001- 2010.
40
9 Bảng 2.8
Bảng phân loại cở lƣu truc du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006-2010.
42
10 Bảng 2.9
Bảng lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001-2010.
43
11 Bảng 3.1
Bảng dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai
đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030.
49
12 Bảng 3.2
Bảng dự báo chi tiêu khách du lịch đến Bắc Ninh
giai đoạn 2011-2030.
50
13 Bảng 3.3 Bảng dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011-2020.
51
14 Bảng 3.4 Bảng dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tƣ cho du
lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2030.
52
15 Bảng 3.5 Bảng dự báo các nguồn vốn đầu tƣ du lịch Bắc
Ninh
53
16 Bảng 3.6 Bảng dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Ninh 55
17 Bảng 3.7 Bảng dự báo nhu cầu lao động trong ngành du
lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định
hƣớng đến năm 2030.
55
DANH MỤC HÌNH
STT Số hình Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 21
2 Hình 2.2 Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh 27
3 Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch
tỉnh Bắc Ninh
38
4
Hình 2.4
Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2001-2010
39
5
Hình 2.5
Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch
tỉnh Bắc Ninh năm 2010
40
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………..……...………..1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………...………..………………..1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu…………………..…………...….2
2.1. Mục tiêu……………………………………………………..……………...2
2.2. Nhiệm vụ………………………………………………..…………….…….2
2.3. Giới hạn nghiên cứu……………………………….………………….…….2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………..……………………………..3
3.1. Trên thế giới………………………………..……………………………….3
3.2. Việt Nam……………………………………..…………………..................3
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu……………..……………………….4
4.1. Các quan điểm nghiên cứu…………………………………..……………...4
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ...................................................................... 5
4.1.2. Quan điểm cấu trúc..................................................................................... 5
4.1.3. Quan điểm lịch sử ....................................................................................... 5
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững................................................................... 6
4.1.5. Quan điểm thực tiễn.................................................................................... 6
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính………………………..……………….7
4.2.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê..................................................... 7
4.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích ........................................................... 7
4.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa .............................................................. 7
4.2.4. Phƣơng pháp điều tra.................................................................................. 8
5.Những đóng góp của đề tài ……………………………………………...……8
6.Cấu trúc của đề tài…………………………………………………………..…8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH………………...........................9
1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch……………………………........................9
1.2. Chức năng của du lịch…………………………………………………......10
12.1. Chức năng xã hội ....................................................................................... 10
1.2.2. Chức năng kinh tế ..................................................................................... 10
1.2.3. Chức năng sinh thái………. ..................................................................... 11
1.2.4. Chức năng chính trị................................................................................... 11
1.3. Tài nguyên du lịch…………………………………………………...…….11
1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch................................................................... 11
1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch...................................................................... 12
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch................................................................... 18
CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH……………………………………………..……..………...20
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh…………………………….....20
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 20
2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh...................................................................... 22
2.2. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch……………………………….....34
2.2.1. Khách du lịch ............................................................................................ 34
2.2.2. Mức chi tiêu và ngày lƣu trú trung bình ................................................... 36
2.2.3. Thu nhập và GDP du lịch ......................................................................... 38
2.2.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP ngành du lịch.................................................... 40
2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch……………………....41
2.3.1. Hệ thống lƣu trú........................................................................................ 41
2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác........................................................................ 42
2.4. Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch…………………...42
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNHBẮC NINH………………………………………………………...…….46
3.1. Cơ sở xác định định hƣớng……………………………………………......46
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010
và định hƣớng đến năm 2020.............................................................................. 46
3.1.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ nhằm phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm
2020 và định hƣớng đến 2030............................................................................. 47
3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hƣớng đến năm
2030…………………………………………………………………………….47
3.2.1. Dự báo khách du lịch ................................................................................ 47
3.2.2. Nhu cầu cơ sở lƣu trú............................................................................... 54
3.2.3. Nhu cầu lao động ...................................................................................... 55
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh………………………..…..55
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch............................................................................. 55
3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ phát triển du lịch....................................................... 56
3.3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản
phẩm du lịch……………………………...…………………………………….58
3.3.4. Giải pháp về tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.................. 58
3.3.5. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa.............................................................. 59
3.3.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................................ 60
3.3.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền
vững của du lịch………………………………………………………………..61
KẾT LUẬN…………………..………………………………………………...64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành
du lịch không chỉ đem lại những hiệu quả về kinh tế còn mang lại nhiều ý nghĩa
vô cùng sâu sắc về xã hội: giải quyết việc làm; nâng cao chất lƣợng cuộc sống
tạo nguồn thu nhập lớn; góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trƣờng, các
nguồn tài nguyên sẵn có; tăng cƣờng hòa bình hữu nghị giữa các quốc gia các
dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt từ
sau những năm 1950 trở lại đây hoạt động du lịch diễn ra càng trở nên nhộn
nhịp. Hiện nay, dƣới những tác động của khoa học công nghệ, xu hƣớng toàn
cầu hóa mức sống của con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu du lịch
của con ngƣời ngày càng tăng cao. Du lịch đã trở thành một phần không thể
thiếu trong đời sống của con ngƣời và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
mức sống của dân cƣ.
Ở nƣớc ta, ngành du lịch chính thức đƣợc ra đời vào ngày 9-7-1960, khi
Công ty du lịch Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị định 26/CP. Nhƣng ngành
du lịch thật sự phát triển và là một ngành quan trọng từ những năm 90 của thế kỉ
XX trở lại đây. Thấy đƣợc tầm quan trọng của ngành du lịch và xu thế chung
của thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách phù hợp. Tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh: “Phấn đấu đưa nước ta trở
thành một trung tâm du lịch, thương mại, có tầm cỡ trong khu vực” và tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên
quan đến hoạt động du lịch để đầu tư một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm
đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Trên tinh thần đó, ngành du lịch nƣớc ta hiện nay đã có những bƣớc phát
triển đáng kể. Năm 2012, du lịch Việt Nam tăng trƣởng ở mức cao, tốc độ tăng
trƣởng đạt 26%. Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đạt 9,6 triệu lƣợt ngƣời.
Số lƣợt khách nội địa đạt khoảng 30 triệu lƣợt ngƣời. Thu nhập từ du lịch
khoảng 5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2007.
2
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, trong quyết
định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030 cũng đã xác định mục tiêu:
“Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của tỉnh”, khẳng định và đề ra những kế hoạch cần triển khai: xác định
thị trƣờng, sản phẩm du lịch đặc thù, xác định không gian du lịch, đầu tƣ du lịch
cũng nhƣ những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh.
Từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng
và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài phân tích đánh giá tiềm năng hiện
trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các biện
pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra thì đề tài có những nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài, trong đó đặc biệt
quan tâm đến hệ thống, cách sắp xếp, phân chia các tài nguyên du lịch.
- Tìm hiểu, thống kê các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các đặc trƣng, điểm
du lịch quan trọng có ảnh hƣởng đến việc quy hoạch và phát triển chung của tỉnh
Bắc Ninh.
- Tìm hiểu các thực trạng phát triển du lịch đồng thời cũng đề xuất những
giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tiềm năng du lịch trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh
Bắc Ninh.
- Nội dung nghiên cứu: phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của
tỉnh Bắc Ninh từ đó đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
3
- Giới hạn về nguồn tƣ liệu: các số liệu về KT-XH của tỉnh đƣợc sử dụng từ
năm 2001 đến 2013. Nguồn cung cấp số liệu là cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài ngƣời.
Ban đầu, hoạt động du lịch khởi nguyên là những buổi truyền giáo, thám hiểm
tìm tới các vùng đất mới hay từ những việc trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, ngành
du lịch hay địa lý du lịch thì vẫn còn tƣơng đối trẻ và chỉ đƣợc bắt đầu vào nửa
sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tƣợng nghiên cứu ngày càng đƣợc mở
rộng từ việc nghiên cứu các luồng du lịch cho đến việc nghiên cứu các tài
nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Đi đầu trong lĩnh vực này là tác giả L.I
Mukhina, N.X Cadaxcaia, Sephero. Các nhà địa cảnh quan của trƣờng Đại học
tổng hợp quốc gia Lômônôxôp E.D Xnuanôva; V.B Nêphêđơva; SulawiEcôva
(1973 CH Séc)và Slôvac….
Những năm gần đây, khi mà vai trò của ngành dịch vụ ngày càng cao đặc
biệt là ngành du lịch với những lợi ích mà nó mang lại cả về kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội thì nghiên cứu du lịch gắn với lãnh thổ của vùng càng trở nên
cấp thiết. Bắt đầu là ở Pháp, Jean Pierre Jean – Lozoto (1990) với công trình
nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng
không gian du lịch. Các nhà địa lý Anh, Hoa Kì cũng đã nghiên cứu lãnh thổ du
lịch với những dự án du lịch trong giới hạn lãnh thổ của một vùng miền cụ thể.
Trên thế giới từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du
lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các công trình nghiên cứu này có vai trò to lớn
đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Việt Nam
Ngành du lịch ở Việt Nam mới đƣợc hình thành và phát triển chậm hơn so
với thế giới. Nhƣng hiện nay du lịch đã trở thành kinh tế mũi nhọn và đã đang
và sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị thì việc nghiên
4
cứu tiềm năng du lịch về du lịch cũng nhƣ việc đánh giá về tiềm năng du lịch
ngày càng đƣợc quan tâm.
Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả nhƣ:
Cơ sở khoa học và đề tài thực tiễn để xây dự hệ thống du lịch Việt Nam (đề tài
cấp nhà nƣớc, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1990 -1995); Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995); Đánh
giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990 – 1992)…; một số các công trình khác
nhƣ : Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh,
Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái (Phạm Trung
Lƣơng chủ biên, 2001), Du lịch bến vững (Nguyễn Minh Hòe, Vũ Văn Hiếu,
2001) Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yên, 2005), …
Về phƣơng diện các tỉnh, ngoài quy hoạch phát triển du lịch đƣợc thực hiện
vào những năm 90 của thế kỉ XX thì còn có những luận văn, luận án đi sâu
nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ du lịch nhƣ: Tổ chức lãnh thổ tỉnh Hải Phòng
(Nguyễn Thanh Sơn, 1997) Tổ chức lãnh thổ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
(Trƣơng Phƣớc Minh, 2002), Tổ chức lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn…. Ngoài ra còn
có nhiều báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ: Một số vấn đề tổ chức
lãnh thổ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đặng Duy Lợi, Phạm Văn Du,
1994), Triển vọng du lịch trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Nguyễn Văn Phú,
1995), Phát triển du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế văn hóa (Phạm Tứ,
2007)….
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng nhƣ các hoạt động
thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng đối với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mà còn là một
nguồn lực mới cho khoa học địa lý theo hƣớng gắn với thực tiễn đời sống kinh
tế, xã hội đất nƣớc đem lại cơ hội mới cho sự phát triển của ngành Địa lý và
cũng là cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của nƣớc ta.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
5
Quan điểm nghiên cứu là những tƣ tƣởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định
hƣớng chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu. Đây cũng chính là thế giới quan
của các nhà nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách khoa học.
Các quan điểm chủ yếu ở đây là quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ
thống cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm
thực tiễn.
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này là cơ sở đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hƣớng chính
để tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh.
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một quan điểm truyền thống của khoa học
địa lý. Hệ thống du lịch đƣợc xem nhƣ là hệ thống xã hội đƣợc tạo thành bởi
nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử. Khi nghiên cứu cần phải xác định đánh
giá đƣợc các nguồn lực có trong mối quan hệ tổng thể đó.
4.1.2. Quan điểm cấu trúc
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhất cả nƣớc nằm trong vùng Đồng bằng sông
Hồng, là bộ phận của du lịch Bắc Bộ. Đặc thù của tài nguyên du lịch tỉnh Bắc
Ninh là các lễ hội, đình chùa vét đẹp trong với những nét văn hóa riêng biệt đặc
trƣng cho văn hóa các tỉnh Bắc Bộ. Quan điểm hệ thống cấu trúc đã cho phép
phân tích, tổng hợp và xác định các mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động nghiên
cứu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy khi đánh giá tiềm năng cũng nhƣ xác định những định hƣớng
phát triển của vùng thì việc xét đến mối liên hệ đó là vô cùng cần thiết.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời. Quá trình hình thành
và phát triển gắn với quá trình đấu tranh xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì
vậy mà trên địa bản tỉnh có rất nhiều các di tích lịch sử gắn với những chiến
công những năm tháng hào hùng của quân và dân Bắc Ninh.
Thông qua quan điểm lịch sử có thể tìm hiểu một cách kĩ lƣỡng về nguồn
gốc phát sinh, các quá trình phát triển của đối tƣợng cần nghiên cứu, diễn biến
lịch sử theo thời gian và không gian trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Từ đó có
6
thể tìm hiểu chính xác về đối tƣợng và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm cụ
thể để áp dụng trong hoạt động kinh tế du lịch, đảm bảo tính chính xác trong
nghiên cứu, dự báo, nhận định hƣớng phát triển không sai lệch trong xu thế phát
triển chung của đất nƣớc và thế giới.
Nhƣ vậy, quan điểm lịch sử có vai trò rất quan trọng và cần đƣợc quán triệt
trong nghiên cứu du lịch tỉnh Bắc Ninh.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Bất kì một hành động kinh tế nào cũng sẽ tác động đến môi trƣờng ở một
mức độ nhất định, có thể nhiều hay ít, lớn hay nhỏ. Theo Giáo sƣ Raoul
Blanchard thì “Du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng
cảnh của đất nƣớc”. Hoạt động du lịch cũng đƣợc coi là hoạt động kinh tế và
việc kinh doanh du lịch cũng giống nhƣ các hoạt động khác là cũng tác động vào
môi trƣờng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hoạt động kinh doanh du lịch không gắn với bảo vệ môi trƣờng đã dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng nhƣ: không khí, nƣớc, đất… và
những suy giảm về tài nguyên du lịch khác. Chính vì vậy cần phải phát triển du
lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững để đảm bảo việc sử dụng lâu
dài và có hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu vấn đề du lịch tỉnh
Bắc Ninh thì cần quan tâm đến phát triển gắn với bền vững là không thể thiếu
hay chính là cần phải tính tới những hậu quả và đƣa ra những giải pháp, định
hƣớng khắc phục gắn với bền vững. Điều này sẽ đƣợc thể hiện xuyên suốt trong
nội dung đề tài.
4.1.5. Quan điểm thực tiễn
Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên cứu gắn với lãnh thổ thì
quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu. Quan điểm thực tiễn, có vai
trò quan trọng trong việc đánh giá và đƣa ra những định hƣớng cho việc phát
triển mang tính khả thi hơn. Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên
cứu gắn với lãnh thổ thì quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu.
Không thể đánh giá hay đƣa ra những nhận định giải pháp khi không dựa trên
7
thực tiễn. Có thể nói tất cả những giải pháp đƣa ra đều đƣợc xây dựng trên thực
tiễn. Chính vì vậy mà quan điểm này sẽ chi phối giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính
Nếu nhƣ quan điềm nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc định
hƣớng vấn đề thì phƣơng pháp nghiên cứu lại có vai trò quan trọng trong khai
thác sử dụng những thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Có những phƣơng
pháp phù hợp sẽ có đƣợc cách nhìn nhận đứng đắn đƣa ra những nhận định, quy
luật trong khám phá đối tƣợng chính xác. Các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn dựa
trên những quan điểm chính đƣợc nêu ở trên. Trong đề tài sẽ sử dụng những
phƣơng pháp sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trinh nghiên cứu chúng ta sẽ thu thập đƣợc rất nhiều các số liệu
thống kê khác nhau và có thể nó sẽ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau có khi cần
phải xử lý. Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề đòi hỏi ngƣời nghiên cứu cần
phải biết cách tập hợp các số liệu, phân loại và có cách sử dụng hợp lý các số
liệu này.
4.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đƣợc sử dụng xuyên suốt đề tài và cũng
là phƣơng pháp chủ đạo. Với những thông tin số liệu thống kê, văn liệu từ các
nguồn khác nhau, số liệu đƣợc thu thập từ các cơ quan Cục Thống kê, Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ đƣợc tổng hợp lại và phân tích chúng
sau đó đƣa ra những nhận định, kết luận là hƣớng đi là cơ sở cho việc đánh giá
tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Khác với các khoa học khác, khi nghiên cứu môn địa lý nói chung hay cũng
chính địa lý ngành du lịch nói riêng thì phƣơng pháp nghiên cứu thực địa là vô
cùng cần thiết. Do đặc thù của ngành gắn bó mật thiết với tự nhiên và xã hội nên
khi thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề,
đánh giá vấn đề cũng nhƣ đƣa ra những định hƣớng kết luận khách quan, chính
xác và chủ động hơn. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu thực địa trong quá
8
trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại một số điểm du lịch điển
hình của tỉnh Bắc Ninh. Đó thực sự là một cơ sở cần thiết để đƣa ra những kết
luận, giải pháp chính xác và không xa rời thực tiễn.
4.2.4. Phương pháp điều tra
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu chính xác khách quan thì phƣơng pháp điều
tra là phƣơng pháp không thể thiếu. Phƣơng pháp điều tra là một phƣơng pháp
đặc trƣng nhất trong việc nghiên cứu du lịch. Phƣơng pháp này bao gồm các
hình thức phỏng vấn cá nhân phỏng vấn điều tra. Với phƣơng pháp này thì
ngƣời nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc trò chuyện để làm rõ vấn đề cần
nghiên cứu của mình thông qua hệ thống những câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn.
Ngƣời nghiên cứu có thể lựa chọn những hình thức nghiên cứu khác nhau
nhƣ: thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Các thông tin thu
đƣợc từ phƣơng pháp này sẽ đƣợc thu nhận lại làm tƣ liệu điều tra nghiên cứu.
5. Những đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu tổng quan và có chọn lọc những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
về du lịch để vận dụng chúng cụ thể vào tỉnh Bắc Ninh.
- Bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và hiện
trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển hội nhập quốc tế hiện nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về du lịch;
Chƣơng 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh;
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh;
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch
Trƣớc thế kỉ thứ XIX, du lịch đƣợc coi nhƣ một đặc quyền chỉ dành cho
một bộ phận xã hội thuộc tầng lớp quý tộc và ngƣời ta chỉ coi đây nhƣ là một
hiện tƣợng cá biệt trong đời sống xã hội.
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nƣớc ta nhận thức về nội
dung du lịch vẫn chƣa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau,
dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch
khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Giáo sƣ Hunziken và giáo sƣ Krapf (ngƣời Thụy Sĩ) đã đƣa ra khái niệm
“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại
và cư trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích
định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”.
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chƣơng I Điều 10: “Du
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất
định”.
Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chƣơng I Điều 4: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”.
Nhƣ vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhƣng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội.
10
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá
nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.2. Chức năng của du lịch
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành
4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
12.1. Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục
sức khoẻ và tăng cƣờng sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du
lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của
con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế
độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30%, bệnh
đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hoá giảm
20% (Crirosep, Dorin, 1981).
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện
tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ
đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất
tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân
đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.2.2. Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của
con ngƣời nhƣ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là
cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và đƣợc tổ
chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc
phục hồi sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản
xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
11
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là
dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành và cơ
cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, ngoại thƣơng… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.2.3. Chức năng sinh thái
Du lịch có chức năng tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ
ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu
hoá môi trƣờng thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trƣờng này có ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con ngƣời.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những
vùng nhất định đòi hỏi phải tối ƣu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích
du lịch. Lúc này đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên,
đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch, nhƣng mặt khác lại
phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du
lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Nhƣ vậy, giữa du
lịch và bảo vệ môi trƣờng có mối liên quan gần gũi với nhau.
1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch đƣợc thể hiện ở vai trò to lớn của nó nhƣ
một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết
giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con ngƣời sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ
đề khác nhau nhƣ: “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch
không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi ngƣời” (1983)… kêu gọi
hàng triệu ngƣời quý trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia,
giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.3. Tài nguyên du lịch
1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
12
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành
phần của chúng đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc
tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ
cũng nhƣ khả năng lao động và sức khỏe của con ngƣời.
1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch
1.3.2.1. Tài nguyên lu lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tƣợng, hiện tƣợng trong môi trƣờng
tự nhiên xung quanh chúng ta đƣợc lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du
lịch. Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động
mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc và thực động vật.
a) Địa hình
Các trạng thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Chúng đƣợc phân
biệt bởi độ cao của địa hình. Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi có phong
cảnh đẹp, đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thƣờng tránh những nơi
đồng bằng do quan niệm cho rằng nơi đó nhỏ lẻ và tẻ nhạt. Độ đa dạng của địa
hình hay cũng chính là kiểu địa hình sẽ tác động đến loại hình du lịch cũng nhƣ
sự hấp dẫn thu hút khách du lịch của địa hình địa phƣơng đó.
b) Khí hậu
Khí hậu cũng đƣợc coi là một tài nguyên du lịch. Trong đó các chỉ tiêu khí
hậu đáng lƣu ý nhất là: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn
phải tính đến các yếu tố khác nhƣ gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và
nhất là các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: lũ lụt, lốc xoáy, mƣa tuyết…
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Ấn Độ, khí hậu thích hợp đối với
hoạt động du lịch thể hiện ở bảng sau:
13
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu với hoạt động
du lịch
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
trung
bình
Nhiệt độ
trung bình
tháng nóng
nhất
Biên độ
năm của
nhiệt độ
trung bình
Lƣợng
mƣa năm
1 Thích nghi 18-24 24-27 <6 1250-1900
2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550
3 Nóng 27-29 29-32 8-14 > 2550
4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250
5
Không thích
nghi
>32 >35 >19 <650
(Nguồn:Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh )
Du lịch có tính mùa vụ rõ rệt. Điều đó đƣợc cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa
của khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh
hƣởng của các yếu tố khí hậu của địa phƣơng đó. Do tác động của điều kiện khí
hậu nên hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh
ở suốt khoáng, du lịch trên núi. Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nhƣ ở miền nam
của nƣớc ta thì du lịch diễn ra hầu nhƣ cả năm.
- Mùa hạ là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại du
lịch nhƣ du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng đồi.
Khả năng du lịch ngoài trời về mùa này phong phú và đa dạng.
- Mùa đông tuy khó có khả năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch
nhƣ mùa hè do khí hậu lạnh giá nhƣng cũng có thể phát triển đƣợc các loại hình
du lịch trên núi. Sự kéo dài và khắc nghiệt của mùa đông ở một số nƣớc còn gây
đến việc ngừng hoạt động du lịch. Thay vào đó là các du khách có nhu cầu tới
các nƣớc có khí hậu nhiệt đới hƣởng thụ không khí ấm áp nơi đây.
14
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách du lịch
ƣa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thƣờng tránh những nơi
quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không phù hợp
cho sự phát triển du lịch cũng nhƣ cho sức khỏe của con ngƣời.
c) Nguồn nước
Tài nguyên nƣớc phục vụ du lịch bao gồm: nƣớc trên mặt và nƣớc dƣới đất,
nƣớc khoáng.
Đối với du lịch tài nguyên nƣớc trên mặt có ý nghĩa to lớn. Nó bao gồm
mạng lƣới sông ngòi, ao hồ. Tùy theo thành phần lý, hóa của nƣớc, ngƣời ta
phân ra nƣớc ngọt và nƣớc mặn. Nguồn nƣớc trên mặt không chỉ cung cấp cho
nhu cầu của du lịch, mà cò tạo ra các loại hình du lịch hồ, du lịch sông
nƣớc….Còn nƣớc dƣới đất nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch.
Trong tài nguyên nƣớc, cần phải nói tới nguồn nƣớc khoáng. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị cho du lịch an dƣỡng và chữa bệnh. Nƣớc khoáng là nƣớc
thiên nhiên, chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học,
các khí, chất phóng xạ…), hoặc một số tính chất vật lí (nhiệt độ, độ ph…) có tác
dụng đối với sức khỏe con ngƣời.
Để thuận lợi cho việc chữa bệnh và đi du lịch, ngƣời ta đã tiến hành phân
loại nƣớc khoáng các nhóm chủ yếu sau: nhóm nƣớc khoáng cacbonnic, nhóm
nƣớc khoáng silic, nhóm nƣớc khoáng brom- iot. Đây là những nguồn nƣớc
khoáng rất có giá trị đối với du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh.
d) Sinh vật
Ngày nay, nhu cầu về du lịch càng trở nên phong phú và đa dạng. Sau
những việc căng thẳng con ngƣời muốn thƣ dãn và hòa mình với thiên nhiên
chính vì vậy đã xuất hiện loại hình du lịch mới: du lịch sinh thái thì trong đó các
khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng.
Để khai thác tài nguyên du lịch hợp lý và bền vững, ngƣời ta đã quy định
đối với từng loại hình du lịch nhƣ sau:
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
15
+ Quy định loài đƣợc săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hƣởng đến số
lƣợng quỹ gen, loài động vật hoạt động.
+ Ngoài khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tƣơng đối rộng, có địa
hình tƣơng đối dễ vận động, xa khu dân cƣ, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an
toàn tuyệt đối cho khách.
+ Phải cấm súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích thăm quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loại đặc trƣng cho khu vực, loại đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế
giới và trong nƣớc.
+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá….) phong phú hoặc
điển hình cho vùng. Có các loài có thể khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu của
khách du lịch.
+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loại phổ biến dễ
quan sát bằng mắt thƣờng, ống nhòm hoặc đƣợc nghe tiếng kêu và có thể chụp
ảnh đƣợc.
+ Đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát, vui chơi giải trí của
khách.
1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch là những đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra
trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống
văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Nhóm tài nguyên này có nhiều đặc trƣng riêng:
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
- Việc tìm hiểu diễn ra trong thời gian ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch
có thể đi thăm nhiều đối tƣợng tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ nhƣ tài nguyên du lịch
tự nhiên.
16
- Tài nguyên du lịch nhân tạo thƣờng tập trung ở các thành phố, ở các điểm
quần cƣ nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
- Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những ngƣời có
trình độ văn hóa cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng.
Sở thích của ngƣời tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ
tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri
thức của họ.
a) Di tích lịch sử - văn hóa
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử.
- Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các
giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.
- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các
tiêu chí sau đây:
+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
17
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
- Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di
tích lịch sử - văn hoá. Tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo
tín ngƣỡng nhƣ đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể,
công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đƣờng phố…), là những công trình đƣợc con
ngƣời tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền
với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình
di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng
thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết
và theo thời gian. Bởi vậy, các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác
dụng nếu không đƣợc quan tâm đặc biệt.
b) Lễ hội
Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, một
kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt hoặc một dịp để
mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngƣợng mộ tổ tiên, ôn lại
truyền thống hoặc để giải quyết những lo âu, khao khát, ƣớc mơ mà cuộc sống
thực tại chƣa giải quyết đƣợc.
Lễ hội là một dạng tài nguyên quan trọng, bởi vì nó tạo nên tấm thảm
muôn màu mà mọi sự ở đó đều đan xen, hòa quyện vào nhau: thiêng liêng và
trần tục, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và tài năng…..
c) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cƣ trú nhất
định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du
lịch. Chính vì thế họ thực sự mong muốn đƣợc gặp gỡ những kẻ khác trong
chuyến viễn du để quan sát, đối thoại, để “hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của
các nền văn hóa khác” và “nuôi dưỡng lại nền văn hóa ấy” đồng thời cũng là
để “không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình”
18
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng
biệt và còn đƣợc gìn giữ cho đến ngày nay. Việt Nam còn có hàng trăm làng
nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao, riêng
biệt. Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nƣớng.
d ) Các đối tượng văn hóa- thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tƣợng văn hóa cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích thăm
quan, nghiên cứu. Đó là trung tâm, các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các thành phố
có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thƣờng xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc,
sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn….
Các đối tƣợng văn hóa thƣờng tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn
nhƣ Pari, Luân Đôn, Viên….. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…. Các đối
tƣợng văn hóa – thể thao thu hút không ít khách du lịch đến thăm quan, nghiên
cứu, mà còn lôi cuốn nhiều khách đi du lịch với các mục đích khác nhau. Khách
du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thƣởng thức giá trị văn
hóa của đất nƣớc họ đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tƣợng
văn hóa đƣợc nhiều khách tới thăm và trở thành những trung tâm du lịch văn
hóa.
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành có sự định hƣớng trong việc sử dụng tài nguyên rõ rệt.
Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch đến
việc hình thành chuyên môn hóa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt
động du lịch. Do vị trí quan trọng của nó, tài nguyên du lịch có các vai trò sau:
Tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để hình thành các sản phẩm du lịch
chất lƣợng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch
một phạm trù rộng lớn đƣợc hiểu là hiệu quả của du lịch mang lại cho sự phát
triển kinh tế- xã hội. Sản phẩm chất lƣợng cao thì hiệu quả của du lịch cao và
ngƣợc lại.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Sự đa dạng của tài nguyên du lịch cũng nhƣ mức độ tập trung của các tài nguyên
du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các loại hình du lịch. Ở đâu có
19
số lƣợng và mức độ tập trung các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn lớn thì
ở đó có đầy đủ các điều kiện tổ chức tất cả các loại hình du lịch nhƣ: du lịch lễ
hội, tâm linh; du lịch về cội nguồn; giải trí, câu cá; du lịch sinh thái; du lịch cộng
đồng….
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh
thổ du lịch. Các điểm du lịch không tự sinh ra từ con số 0 mà chúng đƣợc hình
thành dần dần tại những vị trí có tiềm năng du lịch trong một không gian kinh tế
- văn hóa – sinh thái lâu đời. Có trƣớc và tồn tại song song với hoạt động du lịch
là những hoạt động sống bình thƣờng của lãnh thổ du lịch. Vì lẽ đó, việc nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ du lịch không đƣợc tách rời với những đặc tính khác của
lãnh thổ. Trong nội dung này, đặc biệt lƣu ý đến mối quan hệ giữa du lịch và các
ngành kinh tế khác trong việc khai thác có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền
vững trong mối quan hệ với môi trƣờng…. Ngoài ra, các tuyến điểm du lịch
vùng cần có sự thống nhất và hỗ trợ cho các tuyến, điểm du lịch đã đƣợc xác
định trong tổng thể du lịch quốc gia.
Tài nguyên du lịch còn ảnh hƣởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và
quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du
lịch, cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kĩ thuật và tài nguyên du lịch có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng tới công suất, thể loại, thứ
hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch có vai trò lớn trong việc hình
thành các sản phẩm du lịch, cũng nhƣ làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình
du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức
lãnh thổ du lịch, ảnh hƣởng tới quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định
tính mùa vụ đi du lịch của du khách.
20
CHƢƠNG II
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH BẮC NINH
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Diện tích tự nhiên là
822,7 km2
chiếm 0,24 % diện tích cả nƣớc, đứng thứ 63 trong tổng số 63 tỉnh
thành của nƣớc ta. Bắc Ninh nằm ở tọa độ 210
11’
B, 106 0
04’
Đ.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm gọn trong vùng châu
thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam một phần giáp tỉnh
Hƣng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng và phía
Tây giáp Hà Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng
trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế
cao, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói
chung, cho phát triển du lịch nói riêng. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành
lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam
Định – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tuyến đƣờng giao
thông quan trọng chạy qua lãnh thổ của tỉnh nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, tuyến
đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đƣờng thuỷ dọc sông Đuống, sông
Cầu, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá và vận
chuyển khách giữa Bắc Ninh với các địa phƣơng trong vùng và với các địa
phƣơng trên cả nƣớc.
Vị trí gần Thủ đô Hà Nội – thành phố đông dân, kinh tế phát triển thứ hai
trên cả nƣớc, đầu mối trung chuyển khách quốc tế lớn vào bậc nhất cả nƣớc tạo
cho Bắc Ninh cơ hội khai thác thị trƣờng khách du lịch cả quốc tế và nội địa đầy
tiềm năng này.
21
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Bắc Nimh)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
22
Quốc lộ 1A đoạn qua Bắc Ninh và Quốc lộ 18 là trục giao thông chính
đƣa khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các địa phƣơng trên hầu khắp đất nƣớc,
đƣa khách du lịch quốc tế qua đầu mối giao thông Hà Nội, nhất là cảng hàng
không quốc tế Nội Bài đến với Vịnh Hạ Long - điểm du lịch nổi tiếng và quan
trọng nhất của du lịch Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng của Bắc Ninh về mặt
vị trí. Nếu khai thác tốt lợi thế này, có biện pháp phù hợp nhắm đến đối tƣợng
khách này thì lợi ích mang lại cho du lịch Bắc Ninh cũng không nhỏ.
Tuy nhiên, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội ở vị trí gần trung tâm của thành phố này
cũng gây ra những bất lợi cho Bắc Ninh trong quá trình phát triển du lịch ở giai
đoạn gần đây, khi cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm du lịch Bắc Ninh chƣa
đủ sức hấp dẫn để khách du lịch ở lại với Bắc Ninh.
Việc khắc phục bất lợi này không dễ, trƣớc mắt chỉ có thể giảm nhẹ tác
động của yếu tố bất lợi này bằng cách đầu tƣ các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa
bàn tỉnh để kéo khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Bắc Ninh, kèm
theo đó là các cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở lƣu trú chất lƣợng tốt nhƣng không
cần qui mô quá lớn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cuối tuần của
nhóm khách này.
Nhìn chung, vị trí địa lý của Bắc Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
trong tƣơng lai xa nhƣng trƣớc mắt trong giai đoạn 5 năm tới yếu tố này còn có
những bất lợi nhất định. Trong đầu tƣ phát triển du lịch cần cân nhắc để có thể phát
huy tối đa lợi thế, hạn chế ảnh hƣởng của yếu tố bất lợi đến mức tối thiểu nhằm
mang lại hiệu quả cao cho ngành du lịch của tỉnh.
2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh
Theo cách phân loại chung thì tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh cũng
chia thành hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ
về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng
23
đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 – 7 m, địa hình đồi núi sót có độ cao
phổ biến 40 – 50 m so với mực nƣớc biển. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Địa hình đồng bằng đã giúp hình thành nên những làng quê trù phú, thanh
bình, đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc Việt. Địa hình này ở Bắc Ninh là nơi tập trung với mật độ dày đặc
các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa
dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nƣớc và quốc tế.
Địa hình đồi núi ở Bắc Ninh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ và không tạo nên đƣợc
những cảnh quan đặc sắc nhƣng cũng làm giảm sự đơn điệu của địa hình đồng
bằng. Bên cạnh đó, một số khu vực có địa hình này còn là nơi hình thành các di
tích lịch sử có giá trị nhƣ các chùa, đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối
với ngƣời dân nơi đây. Địa hình này có điều kiện thuận lợi để hình thành nên
các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng cuối tuần phục vụ khách du lịch nội địa từ
Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.
a) Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ trung bình năm 23,30
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90
C (tháng 7),
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80
C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10
C.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm
nhƣng phân bố không đều trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng
có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Trên địa bàn tỉnh có 2 hƣớng gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam.
Gió ĐB thịnh hành từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Trong mùa có
gió ĐB thịnh hành đầu mùa hanh khô, cuối mùa ẩm ƣớt với mƣa phùn đặc trƣng
cho mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam. Gió ĐN thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9
24
mang theo hơi ẩm, gây mƣa rào. Thời gian gió ĐN thịnh hành cũng là thời gian
thƣờng có bão ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ nói chung, Bắc Ninh
nói riêng, nhất là khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8.
Mặc dù không có những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt, có giá trị hấp dẫn
khách du lịch, đóng vai trò nhƣ tài nguyên du lịch, nhƣng khí hậu, thời tiết ở
Bắc Ninh đã bổ trợ cho các yếu tố khác để làm nên nét hấp dẫn của Bắc Ninh
đối với khách du lịch. Điển hình là khí hậu bốn mùa tạo nên cảnh sắc làng quê
thay đổi theo thời gian của năm: mờ ảo trong mƣa phùn nhƣng náo nức không
khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong mùa hạ; êm ả,
thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm mặc
trong mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của Bắc Ninh thuận lợi cho việc tổ chức các
hoạt động du lịch. Khoảng thời gian có bão và mùa mƣa phùn có ảnh hƣởng đến
một số hoạt động du lịch nhƣng ảnh hƣởng không lớn, vì tính khắc nghiệt của
các hiện tƣợng thời tiết này đã giảm bớt rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong
đó có Bắc Ninh.
b) Sông ngòi
Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông
chính: sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống.
Sông Thái Bình có tổng chiều dài 93 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận
tỉnh Bắc Ninh dài 17 km.
Sông Cầu có tổng chiều dài 290 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận Bắc
Ninh dài 70 km. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển
kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Sông Đuống có tổng chiều dài 65 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Bắc Ninh dài 42 km.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một số con sông nhỏ chảy qua
nhƣ sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông
Côi... và nhiều ngòi, lạch.
25
Sông ngòi ở Bắc Ninh ngoài vai trò là nguồn cung cấp nƣớc và tiêu úng cho
sản xuất nông nghiệp còn là những tuyến giao thông thủy quan trọng của địa
phƣơng và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sông Thái Bình, sông Cầu và sông
Đuống là những con sông chảy qua những làng mạc trù phú, có lịch sử phát triển
lâu đời. Hay nói cách khác, làng mạc, các khu quần cƣ của ngƣời Việt trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành dọc bờ các con sông này, cƣ dân nơi đây dựa
vào sông và gắn bó với sông không chỉ trong các hoạt động phát triển kinh tế mà
còn trong đời sống tinh thần. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị của Bắc Ninh
hình thành cùng làng mạc dọc sông; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu
dân ca trữ tình hình thành nơi đây... tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về
làng quê Việt, là nguồn tài nguyên có giá trị khai thác hình thành các sản phẩm
du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc nhƣ sản phẩm du lịch làng quê,
sản phẩm du lịch sông nƣớc.
Có thể nói, hệ thống sông ngòi là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá
trị nhất ở Bắc Ninh không chỉ vì giá trị bản thân hệ thống này với vai trò giao
thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nƣớc mà
còn vì khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo thành các sản phẩm du lịch
tổng hợp cũng nhƣ tổng giá trị của các sản phẩm du lịch sông nƣớc.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Bắc Ninh không nhiều do đặc điểm tự
nhiên của tỉnh là địa hình đơn điệu, không có biển, không có rừng. Các điều kiện
tự nhiên ở đây có giá trị gắn kết với các giá trị văn hóa để tạo nên sức hấp dẫn
riêng đối với du khách, ít có khả năng khai thác một cách độc lập để hình thành
nên các sản phẩm du lịch riêng.
Ngoài tài nguyên du lịch sông nƣớc dựa vào hệ thống sông ngòi đã đề cập ở
trên, trên địa bàn tỉnh có cụm đồi thấp thuộc huyện Gia Bình có điều kiện thuận
lợi để đầu tƣ khu vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng mang đặc trƣng của
nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài
nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có giá trị nhất về
26
mặt văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch phải kể đến di sản văn hóa phi vật thể
của thế giới “Dân ca quan họ Bắc Ninh” và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà
tiêu biểu là các đình, chùa.
a) Di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng
Bắc Bộ - Việt Nam; nguồn gốc ở vùng văn hóa Bắc Ninh. Loại hình dân ca này
chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Quan họ là thể loại dân ca phong
phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ
đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã đƣợc ký
âm. Các bài quan họ đƣợc giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca
quan họ đã đƣợc khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các
nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn đƣợc lƣu giữ tại Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ
Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới
ngày 02 tháng 10 năm 2009), Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đƣợc
công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật
thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên.
27
(Nguồn: Sở Văn hỏa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh)
Hình 2.2: Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh
28
b) Di tích lịch sử văn hóa
Trên toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, có 428 điểm di tích
lịch sử văn hoá đã đƣợc xếp hạng (gồm 191 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp
quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận di tích cấp địa phƣơng).
Bảng 2.1: Phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc gia và địa phƣơng
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/ 12/ 2013
TT
Huyện, thị xã,
thành phố
Diện
tích
(km2
)
Số
được
công
nhận
Cấp di tích, mật độ
Quốc
gia
Mật độ
(di
tích/km2
)
Địa
phươn
g
Mật độ
(di
tích/km)
1 TPBắcNinh 82,6 76 41 0,50 35 0,42
2 Từ Sơn 61,3 78 42 0,68 36 0,58
3 Tiên Du 95,7 52 23 0,24 29 0,30
4 Yên Phong 96,9 62 32 0,33 30 0,30
5 Quế Võ 154,8 28 9 0,06 19 0,12
6 Gia Bình 107,8 43 10 0,09 33 0,30
7 Lƣơng Tài 105,7 36 10 0,09 26 0,24
8 Thuận Thành 117,9 53 24 0,20 29 0,25
Toàn tỉnh 822,71 428 191 0,23 237 0,29
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Trong tổng số 428 di tích đƣợc xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại
hình chiếm số lƣợng đại đa số.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh có thể rút gọn và khái quát hóa
ở bảy “Tổ” của Việt Nam: Chùa Tổ - Nam Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ -
Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sƣ - Tổ thủ khoa Đại Việt - Tổ quân khí.
c) Lễ hội truyền thống tiêu biểu
Lễ hội truyền thống là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc
Ninh. Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
29
có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó có
10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hƣởng lớn đến ngành du lịch.
Nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó phần lớn là
các đình, đền, là nơi thờ các vị danh nhân tiền bối có công với đất nƣớc, với địa
phƣơng, các vị trạng nguyên khoa bảng đã làm rạng danh quê hƣơng, đất nƣớc,
tạo dựng truyền thống học tập cho quê hƣơng ngày nay. Các lễ hội tổ chức tại
các đền, đình này hàng năm cũng là dịp để tƣởng nhớ và tôn vinh các vị danh
nhân này. Các đối tƣợng này nếu khai thác tốt sẽ trở thanh những sản phẩm du
lịch giáo dục lịch sử và truyền thống hấp dẫn và có hiệu quả cao.
d) Các làng nghề thủ công truyền thống
Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng
nghề khác nhau nhƣ làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn, đúc đồng, khảm trai,
chạm khắc, dệt, sơn mài... Các nghề này không những làm giàu cho ngƣời dân
Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những
ngƣời “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là ngƣời ta hình dung ra những
ngƣời con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.
Nhiều nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay đã mai một do ảnh hƣởng
của các yếu tố kinh tế, xã hội, một số nghề còn tồn tại nhƣng qui mô nhỏ, chỉ
góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Làng nghề thủ công truyền thống là một
trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhƣng không phải làng nghề nào
cũng có thể tổ chức đƣa khách đến. Nhiều nghề nếu đƣợc gìn giữ, khôi phục sẽ
góp phần phát triển kinh tế của cả làng, xã và một số nghề còn có khả năng khai
thác để phục vụ nhu cầu hiểu biết, tham quan của khách du lịch nhƣ nghề khảm
trai, sơn mài, làm tranh, mây tre đan, dệt, gỗ mỹ nghệ, đồ đồng mỹ nghệ.
Trên thực tế, những nghề có thể khai thác phục vụ khách du lịch trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh không còn làng nghề mà chỉ còn một đến vài gia đình giữ
đƣợc nghề. Vì vậy, rất khó khăn để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ
khách. Hiện nay, một số gia đình còn giữ đƣợc nghề truyền thống nhƣ nghề làm
tranh ở Đông Hồ, nghề làm gốm ở Phù Lãng, mặc dù qui mô nhỏ nhƣng do tính
30
chất độc đáo của nghề và sản phẩm nên vẫn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu đối với
khách du lịch. Nếu các nghề này đƣợc khôi phục thành làng nhƣ khởi thủy thì
giá trị đối với du lịch sẽ rất lớn. Công nghệ in tranh bằng bản khắc gỗ nhƣ tranh
Đông Hồ chỉ còn một loại tranh Hàng Trống – Hà Nội nhƣng mẫu mã và
phƣơng thức, nguyên liệu khác biệt nên về cơ bản, làng tranh Đông Hồ không có
sự trùng lặp về sản phẩm. Nghề làm gốm ở Phù Lãng có khó khăn hơn do có nét
tƣơng đồng về sản phẩm với làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Đông
Triều ở Quảng Ninh, thêm vào đó, 3 làng gốm này đều nằm trên hoặc gần trục
đƣờng quan trọng đón khách du lịch nên có sự cạnh tranh trong khai thác phục
vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu có định hƣớng rõ ràng để phát huy những nét độc
đáo, khác biệt của sản phẩm gốm thì sẽ tiếp tục khẳng định tên tuổi trong lĩnh
vực du lịch và mang lại hiệu quả cao cho ngƣời làm nghề.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị,
đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trƣng văn hóa tiêu biểu là:
quê hƣơng của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch
sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền
tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển.
2.1.3. Dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật và sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh
2.1.3.1. Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê Bắc Ninh 2010, dân số toàn tỉnh là 1.038.229
ngƣời chiếm 1,22% dân số toàn quốc. So với năm 2005, dân số toàn tỉnh đã tăng
47.138 ngƣời, tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,93%. Do sự gia tăng về dân số
đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhƣ tăng cƣờng nguồn lao động,
xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho
nền kinh tế của Bắc Ninh phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhiều trung tâm thị trấn, thị tứ đƣợc thành lập trở thành các trung tâm phát triển
mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội cho tỉnh, quốc phòng an
ninh ngày càng đƣợc củng cố.
31
Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.262 ngƣời/km2
, cao hơn gấp 4,8 lần
so với toàn quốc (mật độ dân số toàn quốc là 259 ngƣời/km2
) nhƣng lại phân bố
không đồng đều. Dân số chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn, ven các trục
giao thông chính, các vùng nông thôn mật độ dân số thƣa hơn trong đó huyện
Quế Võ có mật độ dân số thấp nhất.
Tổng số lao động xã hội toàn tỉnh khoảng 652.302 nghìn ngƣời, chiếm 62,8
% tổng dân số, trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế 593.143
ngƣời, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,89 %. Nhìn chung, chất lƣợng lao
động chƣa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân
cƣ còn thấp, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 7,27 %. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào
tạo trên địa bàn tỉnh đạt 38,5 % nhƣng tỷ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo
còn thấp hơn nhiều. Chất lƣợng lao động thấp dẫn đến tình trạng chất lƣợng dịch
vụ, phục vụ khách du lịch chƣa cao, thiếu chuyên nghiệp. Đây là vấn đề tồn tại
khá lớn đối với Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Thời gian tới, song song với việc đầu tƣ
phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, việc đầu tƣ đào tạo, đào tạo lại
đội ngũ lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh là hết sức cần thiết để đảm bảo
đồng bộ về dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch của
tỉnh.
2.1.3.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tƣơng đối thuận lợi. Trong những
năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống
giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy nội địa. Hệ thống giao thông phát triển tạo
điều kiện thuận lợi cho thông thƣơng và việc tiếp cận của khách du lịch từ các
cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đƣờng bộ ở các tỉnh bạn.
- Đường bộ
Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao
lƣu kinh tế trong ngoài tỉnh. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn tỉnh hiện có
3.906,5 km, mật độ đƣờng 4,75 km/km2
thuộc loại cao so với bình quân cả nƣớc.
32
Trong đó, có 3 tuyến quốc gia gồm QL 1 (AH1) đoạn qua Bắc Ninh dài 19 km,
QL 18 đoạn qua Bắc Ninh dài 26,2 km và Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh dài 23
km và đƣờng cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài đoạn chạy qua Bắc Ninh dài 17 km.
Các tuyến quốc lộ qua Bắc Ninh là các tuyến quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với
các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nƣớc. Đặc biệt, tuyến giao thông QL 1 và
QL 18 có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch
nói riêng của tỉnh Bắc Ninh.
Hệ thống đƣờng bộ dày đặc nối liền nhiều tỉnh lân cận nhƣ: Hải Dƣơng; Bắc
Giang; Hƣng Yên. Đặc biệt là đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc là Hà Nội
tạo điều kiện cho việc đi lại của du khách từ các khắp các tỉnh thành đến với Bắc
Ninh đƣợc thuận tiện.
- Đường sông
Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống
42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các
phƣơng tiện thuỷ có tải trọng 200 - 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km
thƣợng nguồn vào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua.
Hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chỉ có giá trị về
thƣơng mại mà còn mang lại giá trị về du lịch. Trên hệ thống sông Đuống; sông
Cầu có hệ thống bãi bồi có thể phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch
tâm linh, do có nhiều hệ thống các di tích phân bố dọc hai bên bờ sông.
- Đường sắt
Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20 km
với 4 ga, chất lƣợng đƣờng và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác
hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và
hàng tiêu dùng, lƣợng hành khách qua lại ngày càng có xu hƣớng giảm. Hiện
nay, Bắc Ninh đang xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua
Bắc Ninh dài 18 km với 2 ga là Nam Sơn và Châu Cầu.
33
b) Hệ thống điện
Bắc Ninh có hệ thống lƣới điện từ tỉnh về đến huyện, xã và từng thôn xóm
đƣợc xây dựng đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trƣớc đây mạng lƣới điện không đồng bộ, chất lƣợng kém, không
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Thời gian qua,
ngành điện của tỉnh đã đầu tƣ 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện.
Đến nay toàn tỉnh có 173,4 km đƣờng dây 110KV, 465,3 km đƣờng dây 35KV,
465,2 km đƣờng dây 6 - 10 - 22KV và 2.117 km đƣờng dây 0,8KV. Nhìn chung,
hệ thống điện đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
c) Hệ thống cấp, thoát nước
Nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trƣớc đây khá phong phú với
trữ lƣợng đạt hơn 235.000 m3
một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lƣới sông
ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lƣợng nƣớc mặt lớn với hàm lƣợng khoáng chất
đảm bảo khai thác cấp nƣớc sinh hoạt. Tuy nhiên, thời gian gần đây do việc khai
thác nƣớc ngầm phục vụ công nghiệp và đô thị còn thiếu kiểm soát nên ảnh
hƣởng nhiều đến trữ lƣợng nƣớc ngầm, đặc biệt vào mùa khô.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nƣớc với tổng công suất 50.500
m3
/ngđ, cung cấp nƣớc sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân cƣ tại
các TT. Phố Mới, TX. Từ Sơn, TT. Lim, TT. Thứa và TT. Hồ. Bên cạnh đó
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai một số dự án cấp nƣớc
sinh hoạt tập trung, chủ yếu cho các khu vực dân cƣ nông thôn. Các khu vực
khác hiện tại vẫn dùng nƣớc giếng khoan. Vấn đề này cần đƣợc cải thiện để một
mặt phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân, nhu cầu nƣớc sản xuất của
các doanh nghiệp và mặt khác đảm bảo cho nhu cầu của khách du lịch.
d) Hệ thống thông tin liên lạc
Cùng chung đặc điểm nhƣ phần lớn các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, Bắc
Ninh có dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông
suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục đƣợc
34
hiện đại hóa, đã đầu tƣ thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả
các huyện, thị, 99 điểm bƣu điện văn hóa xã và 149 điểm bƣu điện văn hóa thôn,
rút ngắn bán kính phục vụ xuống dƣới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức bình
quân cả nƣớc. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc
xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho
công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin.
2.2. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch
2.2.1. Khách du lịch
Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2010 có xu
hƣớng ngày càng tăng, mức tăng trƣởng bình quân đạt 20%, vƣợt từ 5- 6% so
với chỉ tiêu quy hoạch 2001 – 2010.
Bảng 2.2: Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010
(ĐVT: Lượt khách)
Năm
Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
S.lƣợng
% tăng so
với cùng kì
năm trẻớc
S. lƣợng
% tăng so
với năm
trƣớc
S.lƣợng
% tăng so
với cùng
kì năm
trƣớc
2001 38.000 25.83% 36.500 26.30% 1.500 15.38%
2003 47.849 12.26% 45.947 12.28% 1.900 11.76%
2005 61.176 14.81% 58.100 13.73% 3.076 39.82%
2007 103.259 40.26% 97.695 41.35% 5.559 23.53%
2010 196.491 28.92% 187.941 30.86% 8.155 4.60%
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Do đặc thù vị trí địa lý nằm gần kề Hà nội và chƣa có hệ thống cơ sở lƣu trú
chất lƣợng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nên đa
phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lƣu
trú qua đêm (gọi là khách du lịch vãng lai). Theo kết quả điều tra mẫu đối với
khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh và tham vấn các cơ quan chuyên môn liên
35
quan của tỉnh; Viện du lịch bền vững, tỷ lệ khách du lịch nội địa vãng lai đến
Bắc Ninh khá đông, chiếm khoảng 70% thời kỳ 2001 – 2005 và 50% thời kỳ
2006 – 2010.
2.2.1.1. Khách quốc tế
Số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua
(2001 - 2010) tăng TB hàng năm 20,7%. Mục đích chủ yếu là tham quan, tìm
hiểu di tích lịch sử nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu trên địa
bàn, vài năm gần đây đang có xu hƣớng tìm hiểu và thƣởng thức di sản Dân ca
Quan họ.
Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2010
(ĐVT: Lượt khách)
Năm 2001 2003 2006 2009 2010
Khách QT 1.500 1.900 4.500 7.796 8.155
Tỉ lệ so với tổng (Đv: %) 3.95 3.97 6.11 5.12 4.15
Tổng số 38.000 47.849 73.615 152.411 196.491
N/Khách TB 1.07 1.14 0.93 1 1
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Cũng với lý do giống nhƣ đối với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách du lịch quốc
tế vãng lai đến Bắc Ninh cũng đạt 70% cho đến 50% trong thời kỳ 2001 – 2010.
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh
phân theo thị trƣờng giai đoạn 2006 - 2010
(ĐVT: %)
TT Các thị trƣờng trọng điểm 2006 2007 2008 2009 2010
1 Bắc Mỹ 10 15 15 17 17
2 Đông Nam Á 60 60 60 58 61
3 Các quốc tịch khác 30 25 25 25 22
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Dựa vào những tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đã thu hút
đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch quốc tế tới với Bắc Ninh. Khách du lịch đến
36
từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, những tập trung nhiều là khu vực Bắc
Mỹ, ĐNA. Trong đó khách du lịch từ các nƣớc thuộc khu vực ĐNA chiếm tỷ
trọng không ổn định những vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu khách du lịch quốc
tế đến Bắc Ninh phân theo thị trƣờng. Năm 2006 đạt 60% đến năm 2010 đạt 61
%, tăng 1%.
2.2.1.2. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là lƣợng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng
năm chiếm 95,6% tổng lƣợng khách đến. Chủ yếu vẫn là khách du lịch tín
ngƣỡng, tham quan các di tích lịch sử. Trong giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng
trƣởng trung bình về lƣợng khách nội địa đạt 19,97%. Thị trƣờng khách chủ yếu
đến từ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhƣng thời gian lƣu trú của
khách du lịch nội địa tại Bắc Ninh giảm. Năm 2001 là 1,35 đến năm 2010 chỉ
còn 1,04.
Bảng 2.5: Khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2010
(ĐVT: Lượt khách)
Năm 2001 2005 2008 2010
Khách nội địa 36.500 58.100 121.588 187.941
Tỷ lệ so với tổng (%) 98,6 95 96,8 95,6
Tổng số 37.000 61.176 128.559 196.491
Ngày lƣu trú TB 1,35 1,14 1,17 1,04
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
2.2.2. Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình
2.2.2.1. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch
Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và
Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và
khách sạn trên địa bàn Bắc Ninh, bình quân chi tiêu của khách du lịch:
- Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/ngƣời. Trong đó khách
quốc tế chi 300.000 VND cho dịch vụ lƣu trú; 250.000 VND cho ăn uống;
150.000 VND cho vận chuyển đi lại; 120.000 VND cho hoạt động tham quan...
37
- Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/ngƣời. Trong đó, chi TB
178.000 VND cho dịch vụ lƣu trú; 100.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các
hoạt động khác.
Năm 2010 mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế đạt 76 USD (khoảng
1,5 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 23 USD (khoảng 500.000 đồng),
cao hơn năm 2005.
2.2.2.2. Ngày khách lưu trú trung bình
Cả ngày khách quốc tế và khách nội địa lƣu trú khách sạn ở Bắc Ninh
tƣơng đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 - 1,4 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở
đây là do Bắc Ninh tƣơng đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh điều
kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thƣờng chỉ đến thăm
quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh nhƣ Hải
Phòng, Quảng Ninh để nghỉ chứ không nghỉ lại Bắc Ninh.
38
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh)
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Ninh
39
2.2.3. Thu nhập và GDP du lịch
Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh khá cao và đang tăng lên nhanh
chóng. Năm 2001 doanh thu du lịch đạt 25.434 triệu đồng nhƣng sau 10 năm
doanh thu đã tăng thêm 99.742 triệu đồng, đạt 125.176 triệu đồng.
(Đơn vị: %)
25434
46869
81505
125176
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2001 2005 2008 2010 Năm
Triệu đồng
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001 -2010
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh bao gồm doanh thu nội địa và doanh
thu quốc tế.Trong đó, doanh thu du lịch từ nội địa chiếm chủ yếu trong cơ cấu.
Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh đang có xu
hƣớng thay đổi, tăng lên của tỷ trọng thu nhập quốc tế và giảm tỷ trọng thu nhập
nội địa. Năm 2001 tỷ trọng thu nhập quốc tế chỉ có 3,00% nhƣng đến năm 2010
đã đạt 35%, tăng 32%. Ngƣợc lại tỷ trọng doanh thu du lịch nội địa giảm tƣơng
ứng. Điều này chứng tỏ du lịch Bắc Ninh đang ngày càng đƣợc du khách quốc tế
biết đến.
40
(Đơn vị: %)
35
65
Nội địa Quốc tế
Hình2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh
năm 2010
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh)
Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh bao gồm doanh thu nội địa và doanh thu
quốc tế. Trong đó, doanh thu du lịch từ nội địa chiếm chủ yếu trong cơ cấu. Tuy
nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh đang có xu
hƣớng thay đổi, tăng lên của tỷ trọng thu nhập quốc tế và giảm tỷ trọng thu nhập
nội địa. Năm 2001 tỷ trọng thu nhập quốc tế chỉ có 3,00% nhƣng đến năm 2010
đã đạt 35,05%, tăng 32.05%. Ngƣợc lại tỷ trọng doanh thu du lịch nội địa giảm
tƣơng ứng. Điều này chứng tỏ du lịch Bắc Ninh đang ngày càng đƣợc du khách
quốc tế biết đến.
2.2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch
Quy mô GDP của ngành du lịch đang có xu hƣớng tăng lên nhƣng tỷ trọng
trong cơ cấu GDP toàn tỉnh không cao và có xu hƣớng giảm. Năm 2006 quy mô
GDP đạt 111,9 tỷ đồng, chiếm 3,69% trong tổng GDP. Năm 2010 quy mô GDP
tăng thêm 94,17 đạt 206,9 tỷ đồng chỉ chiếm 2,27% trong tổng GDP toàn tỉnh,
giảm 1,42% so với năm 2006.
41
Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc Ninh
giai đoạn 2001- 2010
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2008 2010
Tăng trƣởng TB (%)
2001-2005 2006-2010
GDP toàn tỉnh 5.483,3 7.342,5 9.693,3 16.44 17.81
Chia theo ngành kinh tế
1. Nông, lâm ngƣ nghiệp 1.007,8 1.370,0 1.437,1 5,29 5,15
% so với tổng GDP 31,2 22,0 15,8 - -
2. Công nghiệp, Xây dựng 1.174,8 2.994,9 5.204,1 43,94 24,97
% so với tổng GDP 39,0 48,1 57,3 - -
3. Khu vực dịch vụ 851,2 1.856,1 2.437,5 13,67 16,68
% so với tổng GDP 29,8 29,8 26,8 - -
- Trong đó du lịch 111,9 173,8 206,07 28,45 9,56
% so với tổng GDP 3,69 2,79 2,27 - -
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010)
2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.3.1. Hệ thống lưu trú
Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách và nhu
cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ đƣợc xây dựng thêm để
đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.
Bảng 2.7: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001 - 2010
Cơ sở lƣu trú 2001 2004 2008 2010
Số khách sạn 6 15 3 5
Số nhà nghỉ 57 88 139 173
Số phòng 554 708 1.382 1.785
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn,
nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của
các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô. Năm 2012 toàn tỉnh
có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giƣờng) có thể đƣa vào
phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn đƣợc xếp hạng sao (252
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng LongĐề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAYĐề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên HuếLuận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 

Similar to Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018 (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịchLuận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINHHOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdfNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY 2018

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ phía các thầy cô, gia đình, bạn bè và các cơ quan có thẩm quyền khác để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng kính trọng, tình cảm chân thành tới cô giáo TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ em trong việc nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo và đưa ra những ý kiến giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Sử Địa, các thầy cô giáo trong khoa Sử Địa cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Em xin cảm ơn thư viện trường Đại học Tây Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, thư viện tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ em trong việc sưu tầm tài liệu. Cuối cùng, em xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Đề tài đã hoàn thành nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các độc giả. Sơn La, tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Vũ Thị Chi
  • 2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 BOT Hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao 3 BT Hợp đồng xây dựng- chuyển giao 4 BTO Hợp đồng chuyển giao- kinh doanh 5 ĐB Đông bắc 6 ĐN Đông nam 7 ĐNA Đông Nam Á 8 ĐVT Đơn vị tính 9 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 10 ICOR Hệ số sử dụng vốn 11 KT-XH Kinh tế xã hội 12 QL Quốc lộ 13 TB Trung bình 14 TP Thành phố 15 TT Thị trấn 16 TX Thị xã 17 UBND Ủy ban Nhân dân 18 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) 19 VNĐ Việt Nam đồng
  • 3. DANH MỤC BẢNG STT Số bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu với hoạt động du lịch 13 2 Bảng 2.1 Bảng phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 28 3 Bảng 2.2 Bảng lƣợng khách du lịch đếnBắc Ninh giai đoạn 2001-2010. 34 4 Bảng 2.3 Bảng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010 35 5 Bảng 2.4 Bảng cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân to thị trƣờng giai đoạn 2006-2010. 35 6 Bảng 2.5 Bảng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010. 36 7 Bảng 2.6 Bảng cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2010. 40 8 Bảng 2.7 Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2010. 40 9 Bảng 2.8 Bảng phân loại cở lƣu truc du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010. 42 10 Bảng 2.9 Bảng lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010. 43 11 Bảng 3.1 Bảng dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030. 49 12 Bảng 3.2 Bảng dự báo chi tiêu khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2011-2030. 50 13 Bảng 3.3 Bảng dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020. 51
  • 4. 14 Bảng 3.4 Bảng dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tƣ cho du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2030. 52 15 Bảng 3.5 Bảng dự báo các nguồn vốn đầu tƣ du lịch Bắc Ninh 53 16 Bảng 3.6 Bảng dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Ninh 55 17 Bảng 3.7 Bảng dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030. 55
  • 5. DANH MỤC HÌNH STT Số hình Tên hình Trang 1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 21 2 Hình 2.2 Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh 27 3 Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Ninh 38 4 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010 39 5 Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh năm 2010 40
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………..……...………..1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………...………..………………..1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu…………………..…………...….2 2.1. Mục tiêu……………………………………………………..……………...2 2.2. Nhiệm vụ………………………………………………..…………….…….2 2.3. Giới hạn nghiên cứu……………………………….………………….…….2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………..……………………………..3 3.1. Trên thế giới………………………………..……………………………….3 3.2. Việt Nam……………………………………..…………………..................3 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu……………..……………………….4 4.1. Các quan điểm nghiên cứu…………………………………..……………...4 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ...................................................................... 5 4.1.2. Quan điểm cấu trúc..................................................................................... 5 4.1.3. Quan điểm lịch sử ....................................................................................... 5 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững................................................................... 6 4.1.5. Quan điểm thực tiễn.................................................................................... 6 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính………………………..……………….7 4.2.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê..................................................... 7 4.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích ........................................................... 7 4.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa .............................................................. 7 4.2.4. Phƣơng pháp điều tra.................................................................................. 8 5.Những đóng góp của đề tài ……………………………………………...……8 6.Cấu trúc của đề tài…………………………………………………………..…8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH………………...........................9 1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch……………………………........................9 1.2. Chức năng của du lịch…………………………………………………......10 12.1. Chức năng xã hội ....................................................................................... 10 1.2.2. Chức năng kinh tế ..................................................................................... 10
  • 7. 1.2.3. Chức năng sinh thái………. ..................................................................... 11 1.2.4. Chức năng chính trị................................................................................... 11 1.3. Tài nguyên du lịch…………………………………………………...…….11 1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch................................................................... 11 1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch...................................................................... 12 1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch................................................................... 18 CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH……………………………………………..……..………...20 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh…………………………….....20 2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 20 2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh...................................................................... 22 2.2. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch……………………………….....34 2.2.1. Khách du lịch ............................................................................................ 34 2.2.2. Mức chi tiêu và ngày lƣu trú trung bình ................................................... 36 2.2.3. Thu nhập và GDP du lịch ......................................................................... 38 2.2.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP ngành du lịch.................................................... 40 2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch……………………....41 2.3.1. Hệ thống lƣu trú........................................................................................ 41 2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác........................................................................ 42 2.4. Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch…………………...42 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNHBẮC NINH………………………………………………………...…….46 3.1. Cơ sở xác định định hƣớng……………………………………………......46 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.............................................................................. 46 3.1.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ nhằm phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2020 và định hƣớng đến 2030............................................................................. 47 3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030…………………………………………………………………………….47 3.2.1. Dự báo khách du lịch ................................................................................ 47
  • 8. 3.2.2. Nhu cầu cơ sở lƣu trú............................................................................... 54 3.2.3. Nhu cầu lao động ...................................................................................... 55 3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh………………………..…..55 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch............................................................................. 55 3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ phát triển du lịch....................................................... 56 3.3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch……………………………...…………………………………….58 3.3.4. Giải pháp về tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.................. 58 3.3.5. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa.............................................................. 59 3.3.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................................ 60 3.3.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch………………………………………………………………..61 KẾT LUẬN…………………..………………………………………………...64
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch không chỉ đem lại những hiệu quả về kinh tế còn mang lại nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc về xã hội: giải quyết việc làm; nâng cao chất lƣợng cuộc sống tạo nguồn thu nhập lớn; góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trƣờng, các nguồn tài nguyên sẵn có; tăng cƣờng hòa bình hữu nghị giữa các quốc gia các dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt từ sau những năm 1950 trở lại đây hoạt động du lịch diễn ra càng trở nên nhộn nhịp. Hiện nay, dƣới những tác động của khoa học công nghệ, xu hƣớng toàn cầu hóa mức sống của con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu du lịch của con ngƣời ngày càng tăng cao. Du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của dân cƣ. Ở nƣớc ta, ngành du lịch chính thức đƣợc ra đời vào ngày 9-7-1960, khi Công ty du lịch Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị định 26/CP. Nhƣng ngành du lịch thật sự phát triển và là một ngành quan trọng từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Thấy đƣợc tầm quan trọng của ngành du lịch và xu thế chung của thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách phù hợp. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại, có tầm cỡ trong khu vực” và tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trên tinh thần đó, ngành du lịch nƣớc ta hiện nay đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Năm 2012, du lịch Việt Nam tăng trƣởng ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng đạt 26%. Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đạt 9,6 triệu lƣợt ngƣời. Số lƣợt khách nội địa đạt khoảng 30 triệu lƣợt ngƣời. Thu nhập từ du lịch khoảng 5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2007.
  • 10. 2 Bắc Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, trong quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030 cũng đã xác định mục tiêu: “Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh”, khẳng định và đề ra những kế hoạch cần triển khai: xác định thị trƣờng, sản phẩm du lịch đặc thù, xác định không gian du lịch, đầu tƣ du lịch cũng nhƣ những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh. Từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài phân tích đánh giá tiềm năng hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các biện pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra thì đề tài có những nội dung sau: - Xây dựng hệ thống các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống, cách sắp xếp, phân chia các tài nguyên du lịch. - Tìm hiểu, thống kê các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các đặc trƣng, điểm du lịch quan trọng có ảnh hƣởng đến việc quy hoạch và phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. - Tìm hiểu các thực trạng phát triển du lịch đồng thời cũng đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. 2.3. Giới hạn nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: tiềm năng du lịch trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Bắc Ninh. - Nội dung nghiên cứu: phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh từ đó đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
  • 11. 3 - Giới hạn về nguồn tƣ liệu: các số liệu về KT-XH của tỉnh đƣợc sử dụng từ năm 2001 đến 2013. Nguồn cung cấp số liệu là cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Trên thế giới Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Ban đầu, hoạt động du lịch khởi nguyên là những buổi truyền giáo, thám hiểm tìm tới các vùng đất mới hay từ những việc trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, ngành du lịch hay địa lý du lịch thì vẫn còn tƣơng đối trẻ và chỉ đƣợc bắt đầu vào nửa sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tƣợng nghiên cứu ngày càng đƣợc mở rộng từ việc nghiên cứu các luồng du lịch cho đến việc nghiên cứu các tài nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Đi đầu trong lĩnh vực này là tác giả L.I Mukhina, N.X Cadaxcaia, Sephero. Các nhà địa cảnh quan của trƣờng Đại học tổng hợp quốc gia Lômônôxôp E.D Xnuanôva; V.B Nêphêđơva; SulawiEcôva (1973 CH Séc)và Slôvac…. Những năm gần đây, khi mà vai trò của ngành dịch vụ ngày càng cao đặc biệt là ngành du lịch với những lợi ích mà nó mang lại cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội thì nghiên cứu du lịch gắn với lãnh thổ của vùng càng trở nên cấp thiết. Bắt đầu là ở Pháp, Jean Pierre Jean – Lozoto (1990) với công trình nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lý Anh, Hoa Kì cũng đã nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trong giới hạn lãnh thổ của một vùng miền cụ thể. Trên thế giới từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các công trình nghiên cứu này có vai trò to lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới. 3.2. Việt Nam Ngành du lịch ở Việt Nam mới đƣợc hình thành và phát triển chậm hơn so với thế giới. Nhƣng hiện nay du lịch đã trở thành kinh tế mũi nhọn và đã đang và sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị thì việc nghiên
  • 12. 4 cứu tiềm năng du lịch về du lịch cũng nhƣ việc đánh giá về tiềm năng du lịch ngày càng đƣợc quan tâm. Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả nhƣ: Cơ sở khoa học và đề tài thực tiễn để xây dự hệ thống du lịch Việt Nam (đề tài cấp nhà nƣớc, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1990 -1995); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995); Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990 – 1992)…; một số các công trình khác nhƣ : Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lƣơng chủ biên, 2001), Du lịch bến vững (Nguyễn Minh Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001) Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yên, 2005), … Về phƣơng diện các tỉnh, ngoài quy hoạch phát triển du lịch đƣợc thực hiện vào những năm 90 của thế kỉ XX thì còn có những luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ du lịch nhƣ: Tổ chức lãnh thổ tỉnh Hải Phòng (Nguyễn Thanh Sơn, 1997) Tổ chức lãnh thổ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (Trƣơng Phƣớc Minh, 2002), Tổ chức lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn…. Ngoài ra còn có nhiều báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ: Một số vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đặng Duy Lợi, Phạm Văn Du, 1994), Triển vọng du lịch trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Nguyễn Văn Phú, 1995), Phát triển du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế văn hóa (Phạm Tứ, 2007)…. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng nhƣ các hoạt động thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mà còn là một nguồn lực mới cho khoa học địa lý theo hƣớng gắn với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội đất nƣớc đem lại cơ hội mới cho sự phát triển của ngành Địa lý và cũng là cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của nƣớc ta. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu
  • 13. 5 Quan điểm nghiên cứu là những tƣ tƣởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định hƣớng chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu. Đây cũng chính là thế giới quan của các nhà nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Các quan điểm chủ yếu ở đây là quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm thực tiễn. 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm này là cơ sở đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hƣớng chính để tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một quan điểm truyền thống của khoa học địa lý. Hệ thống du lịch đƣợc xem nhƣ là hệ thống xã hội đƣợc tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử. Khi nghiên cứu cần phải xác định đánh giá đƣợc các nguồn lực có trong mối quan hệ tổng thể đó. 4.1.2. Quan điểm cấu trúc Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhất cả nƣớc nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là bộ phận của du lịch Bắc Bộ. Đặc thù của tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh là các lễ hội, đình chùa vét đẹp trong với những nét văn hóa riêng biệt đặc trƣng cho văn hóa các tỉnh Bắc Bộ. Quan điểm hệ thống cấu trúc đã cho phép phân tích, tổng hợp và xác định các mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động nghiên cứu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy khi đánh giá tiềm năng cũng nhƣ xác định những định hƣớng phát triển của vùng thì việc xét đến mối liên hệ đó là vô cùng cần thiết. 4.1.3. Quan điểm lịch sử Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời. Quá trình hình thành và phát triển gắn với quá trình đấu tranh xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy mà trên địa bản tỉnh có rất nhiều các di tích lịch sử gắn với những chiến công những năm tháng hào hùng của quân và dân Bắc Ninh. Thông qua quan điểm lịch sử có thể tìm hiểu một cách kĩ lƣỡng về nguồn gốc phát sinh, các quá trình phát triển của đối tƣợng cần nghiên cứu, diễn biến lịch sử theo thời gian và không gian trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Từ đó có
  • 14. 6 thể tìm hiểu chính xác về đối tƣợng và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể để áp dụng trong hoạt động kinh tế du lịch, đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu, dự báo, nhận định hƣớng phát triển không sai lệch trong xu thế phát triển chung của đất nƣớc và thế giới. Nhƣ vậy, quan điểm lịch sử có vai trò rất quan trọng và cần đƣợc quán triệt trong nghiên cứu du lịch tỉnh Bắc Ninh. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Bất kì một hành động kinh tế nào cũng sẽ tác động đến môi trƣờng ở một mức độ nhất định, có thể nhiều hay ít, lớn hay nhỏ. Theo Giáo sƣ Raoul Blanchard thì “Du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng cảnh của đất nƣớc”. Hoạt động du lịch cũng đƣợc coi là hoạt động kinh tế và việc kinh doanh du lịch cũng giống nhƣ các hoạt động khác là cũng tác động vào môi trƣờng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Hoạt động kinh doanh du lịch không gắn với bảo vệ môi trƣờng đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng nhƣ: không khí, nƣớc, đất… và những suy giảm về tài nguyên du lịch khác. Chính vì vậy cần phải phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững để đảm bảo việc sử dụng lâu dài và có hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu vấn đề du lịch tỉnh Bắc Ninh thì cần quan tâm đến phát triển gắn với bền vững là không thể thiếu hay chính là cần phải tính tới những hậu quả và đƣa ra những giải pháp, định hƣớng khắc phục gắn với bền vững. Điều này sẽ đƣợc thể hiện xuyên suốt trong nội dung đề tài. 4.1.5. Quan điểm thực tiễn Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên cứu gắn với lãnh thổ thì quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu. Quan điểm thực tiễn, có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đƣa ra những định hƣớng cho việc phát triển mang tính khả thi hơn. Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên cứu gắn với lãnh thổ thì quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu. Không thể đánh giá hay đƣa ra những nhận định giải pháp khi không dựa trên
  • 15. 7 thực tiễn. Có thể nói tất cả những giải pháp đƣa ra đều đƣợc xây dựng trên thực tiễn. Chính vì vậy mà quan điểm này sẽ chi phối giới hạn nghiên cứu của đề tài. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính Nếu nhƣ quan điềm nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng vấn đề thì phƣơng pháp nghiên cứu lại có vai trò quan trọng trong khai thác sử dụng những thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Có những phƣơng pháp phù hợp sẽ có đƣợc cách nhìn nhận đứng đắn đƣa ra những nhận định, quy luật trong khám phá đối tƣợng chính xác. Các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn dựa trên những quan điểm chính đƣợc nêu ở trên. Trong đề tài sẽ sử dụng những phƣơng pháp sau: 4.2.1. Phương pháp phân tích số liệu thống kê Trong quá trinh nghiên cứu chúng ta sẽ thu thập đƣợc rất nhiều các số liệu thống kê khác nhau và có thể nó sẽ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau có khi cần phải xử lý. Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề đòi hỏi ngƣời nghiên cứu cần phải biết cách tập hợp các số liệu, phân loại và có cách sử dụng hợp lý các số liệu này. 4.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đƣợc sử dụng xuyên suốt đề tài và cũng là phƣơng pháp chủ đạo. Với những thông tin số liệu thống kê, văn liệu từ các nguồn khác nhau, số liệu đƣợc thu thập từ các cơ quan Cục Thống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ đƣợc tổng hợp lại và phân tích chúng sau đó đƣa ra những nhận định, kết luận là hƣớng đi là cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa Khác với các khoa học khác, khi nghiên cứu môn địa lý nói chung hay cũng chính địa lý ngành du lịch nói riêng thì phƣơng pháp nghiên cứu thực địa là vô cùng cần thiết. Do đặc thù của ngành gắn bó mật thiết với tự nhiên và xã hội nên khi thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề, đánh giá vấn đề cũng nhƣ đƣa ra những định hƣớng kết luận khách quan, chính xác và chủ động hơn. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu thực địa trong quá
  • 16. 8 trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại một số điểm du lịch điển hình của tỉnh Bắc Ninh. Đó thực sự là một cơ sở cần thiết để đƣa ra những kết luận, giải pháp chính xác và không xa rời thực tiễn. 4.2.4. Phương pháp điều tra Để có đƣợc kết quả nghiên cứu chính xác khách quan thì phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp không thể thiếu. Phƣơng pháp điều tra là một phƣơng pháp đặc trƣng nhất trong việc nghiên cứu du lịch. Phƣơng pháp này bao gồm các hình thức phỏng vấn cá nhân phỏng vấn điều tra. Với phƣơng pháp này thì ngƣời nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc trò chuyện để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu của mình thông qua hệ thống những câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn. Ngƣời nghiên cứu có thể lựa chọn những hình thức nghiên cứu khác nhau nhƣ: thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Các thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp này sẽ đƣợc thu nhận lại làm tƣ liệu điều tra nghiên cứu. 5. Những đóng góp của đề tài - Tìm hiểu tổng quan và có chọn lọc những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về du lịch để vận dụng chúng cụ thể vào tỉnh Bắc Ninh. - Bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển hội nhập quốc tế hiện nay. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về du lịch; Chƣơng 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh; Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh;
  • 17. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch Trƣớc thế kỉ thứ XIX, du lịch đƣợc coi nhƣ một đặc quyền chỉ dành cho một bộ phận xã hội thuộc tầng lớp quý tộc và ngƣời ta chỉ coi đây nhƣ là một hiện tƣợng cá biệt trong đời sống xã hội. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nƣớc ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chƣa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Giáo sƣ Hunziken và giáo sƣ Krapf (ngƣời Thụy Sĩ) đã đƣa ra khái niệm “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và cư trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”. Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chƣơng I Điều 10: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất định”. Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chƣơng I Điều 4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”. Nhƣ vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhƣng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội.
  • 18. 10 - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ. Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. 1.2. Chức năng của du lịch Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. 12.1. Chức năng xã hội Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cƣờng sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. 1.2.2. Chức năng kinh tế Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con ngƣời nhƣ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và đƣợc tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
  • 19. 11 Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thƣơng… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. 1.2.3. Chức năng sinh thái Du lịch có chức năng tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trƣờng này có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con ngƣời. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ƣu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch, nhƣng mặt khác lại phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Nhƣ vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trƣờng có mối liên quan gần gũi với nhau. 1.2.4. Chức năng chính trị Chức năng chính trị của du lịch đƣợc thể hiện ở vai trò to lớn của nó nhƣ một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con ngƣời sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau nhƣ: “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi ngƣời” (1983)… kêu gọi hàng triệu ngƣời quý trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.3. Tài nguyên du lịch 1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
  • 20. 12 Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ cũng nhƣ khả năng lao động và sức khỏe của con ngƣời. 1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch 1.3.2.1. Tài nguyên lu lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tƣợng, hiện tƣợng trong môi trƣờng tự nhiên xung quanh chúng ta đƣợc lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc và thực động vật. a) Địa hình Các trạng thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Chúng đƣợc phân biệt bởi độ cao của địa hình. Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi có phong cảnh đẹp, đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thƣờng tránh những nơi đồng bằng do quan niệm cho rằng nơi đó nhỏ lẻ và tẻ nhạt. Độ đa dạng của địa hình hay cũng chính là kiểu địa hình sẽ tác động đến loại hình du lịch cũng nhƣ sự hấp dẫn thu hút khách du lịch của địa hình địa phƣơng đó. b) Khí hậu Khí hậu cũng đƣợc coi là một tài nguyên du lịch. Trong đó các chỉ tiêu khí hậu đáng lƣu ý nhất là: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác nhƣ gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và nhất là các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: lũ lụt, lốc xoáy, mƣa tuyết… Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Ấn Độ, khí hậu thích hợp đối với hoạt động du lịch thể hiện ở bảng sau:
  • 21. 13 Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu với hoạt động du lịch Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất Biên độ năm của nhiệt độ trung bình Lƣợng mƣa năm 1 Thích nghi 18-24 24-27 <6 1250-1900 2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550 3 Nóng 27-29 29-32 8-14 > 2550 4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650 (Nguồn:Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh ) Du lịch có tính mùa vụ rõ rệt. Điều đó đƣợc cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa của khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu của địa phƣơng đó. Do tác động của điều kiện khí hậu nên hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng. - Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suốt khoáng, du lịch trên núi. Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nhƣ ở miền nam của nƣớc ta thì du lịch diễn ra hầu nhƣ cả năm. - Mùa hạ là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại du lịch nhƣ du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa này phong phú và đa dạng. - Mùa đông tuy khó có khả năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ mùa hè do khí hậu lạnh giá nhƣng cũng có thể phát triển đƣợc các loại hình du lịch trên núi. Sự kéo dài và khắc nghiệt của mùa đông ở một số nƣớc còn gây đến việc ngừng hoạt động du lịch. Thay vào đó là các du khách có nhu cầu tới các nƣớc có khí hậu nhiệt đới hƣởng thụ không khí ấm áp nơi đây.
  • 22. 14 Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không phù hợp cho sự phát triển du lịch cũng nhƣ cho sức khỏe của con ngƣời. c) Nguồn nước Tài nguyên nƣớc phục vụ du lịch bao gồm: nƣớc trên mặt và nƣớc dƣới đất, nƣớc khoáng. Đối với du lịch tài nguyên nƣớc trên mặt có ý nghĩa to lớn. Nó bao gồm mạng lƣới sông ngòi, ao hồ. Tùy theo thành phần lý, hóa của nƣớc, ngƣời ta phân ra nƣớc ngọt và nƣớc mặn. Nguồn nƣớc trên mặt không chỉ cung cấp cho nhu cầu của du lịch, mà cò tạo ra các loại hình du lịch hồ, du lịch sông nƣớc….Còn nƣớc dƣới đất nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch. Trong tài nguyên nƣớc, cần phải nói tới nguồn nƣớc khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dƣỡng và chữa bệnh. Nƣớc khoáng là nƣớc thiên nhiên, chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, các khí, chất phóng xạ…), hoặc một số tính chất vật lí (nhiệt độ, độ ph…) có tác dụng đối với sức khỏe con ngƣời. Để thuận lợi cho việc chữa bệnh và đi du lịch, ngƣời ta đã tiến hành phân loại nƣớc khoáng các nhóm chủ yếu sau: nhóm nƣớc khoáng cacbonnic, nhóm nƣớc khoáng silic, nhóm nƣớc khoáng brom- iot. Đây là những nguồn nƣớc khoáng rất có giá trị đối với du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh. d) Sinh vật Ngày nay, nhu cầu về du lịch càng trở nên phong phú và đa dạng. Sau những việc căng thẳng con ngƣời muốn thƣ dãn và hòa mình với thiên nhiên chính vì vậy đã xuất hiện loại hình du lịch mới: du lịch sinh thái thì trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Để khai thác tài nguyên du lịch hợp lý và bền vững, ngƣời ta đã quy định đối với từng loại hình du lịch nhƣ sau: - Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
  • 23. 15 + Quy định loài đƣợc săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hƣởng đến số lƣợng quỹ gen, loài động vật hoạt động. + Ngoài khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tƣơng đối rộng, có địa hình tƣơng đối dễ vận động, xa khu dân cƣ, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn tuyệt đối cho khách. + Phải cấm súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm. - Chỉ tiêu phục vụ mục đích thăm quan du lịch: + Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình. + Có loại đặc trƣng cho khu vực, loại đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nƣớc. + Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá….) phong phú hoặc điển hình cho vùng. Có các loài có thể khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du lịch. + Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loại phổ biến dễ quan sát bằng mắt thƣờng, ống nhòm hoặc đƣợc nghe tiếng kêu và có thể chụp ảnh đƣợc. + Đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát, vui chơi giải trí của khách. 1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch là những đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Nhóm tài nguyên này có nhiều đặc trƣng riêng: - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí. - Việc tìm hiểu diễn ra trong thời gian ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi thăm nhiều đối tƣợng tài nguyên. - Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ nhƣ tài nguyên du lịch tự nhiên.
  • 24. 16 - Tài nguyên du lịch nhân tạo thƣờng tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cƣ nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng. - Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những ngƣời có trình độ văn hóa cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng. Sở thích của ngƣời tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức của họ. a) Di tích lịch sử - văn hóa - Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc. + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. - Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. - Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. - Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: + Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
  • 25. 17 + Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. - Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá. Tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngƣỡng nhƣ đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đƣờng phố…), là những công trình đƣợc con ngƣời tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy, các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không đƣợc quan tâm đặc biệt. b) Lễ hội Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt hoặc một dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngƣợng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết những lo âu, khao khát, ƣớc mơ mà cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội là một dạng tài nguyên quan trọng, bởi vì nó tạo nên tấm thảm muôn màu mà mọi sự ở đó đều đan xen, hòa quyện vào nhau: thiêng liêng và trần tục, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và tài năng….. c) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cƣ trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Chính vì thế họ thực sự mong muốn đƣợc gặp gỡ những kẻ khác trong chuyến viễn du để quan sát, đối thoại, để “hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của các nền văn hóa khác” và “nuôi dưỡng lại nền văn hóa ấy” đồng thời cũng là để “không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình”
  • 26. 18 Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng biệt và còn đƣợc gìn giữ cho đến ngày nay. Việt Nam còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao, riêng biệt. Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nƣớng. d ) Các đối tượng văn hóa- thể thao và hoạt động nhận thức khác Các đối tƣợng văn hóa cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích thăm quan, nghiên cứu. Đó là trung tâm, các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thƣờng xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn…. Các đối tƣợng văn hóa thƣờng tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn nhƣ Pari, Luân Đôn, Viên….. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…. Các đối tƣợng văn hóa – thể thao thu hút không ít khách du lịch đến thăm quan, nghiên cứu, mà còn lôi cuốn nhiều khách đi du lịch với các mục đích khác nhau. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thƣởng thức giá trị văn hóa của đất nƣớc họ đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tƣợng văn hóa đƣợc nhiều khách tới thăm và trở thành những trung tâm du lịch văn hóa. 1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch Du lịch là một ngành có sự định hƣớng trong việc sử dụng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch đến việc hình thành chuyên môn hóa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí quan trọng của nó, tài nguyên du lịch có các vai trò sau: Tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để hình thành các sản phẩm du lịch chất lƣợng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch một phạm trù rộng lớn đƣợc hiểu là hiệu quả của du lịch mang lại cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Sản phẩm chất lƣợng cao thì hiệu quả của du lịch cao và ngƣợc lại. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch cũng nhƣ mức độ tập trung của các tài nguyên du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các loại hình du lịch. Ở đâu có
  • 27. 19 số lƣợng và mức độ tập trung các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn lớn thì ở đó có đầy đủ các điều kiện tổ chức tất cả các loại hình du lịch nhƣ: du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch về cội nguồn; giải trí, câu cá; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng…. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các điểm du lịch không tự sinh ra từ con số 0 mà chúng đƣợc hình thành dần dần tại những vị trí có tiềm năng du lịch trong một không gian kinh tế - văn hóa – sinh thái lâu đời. Có trƣớc và tồn tại song song với hoạt động du lịch là những hoạt động sống bình thƣờng của lãnh thổ du lịch. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch không đƣợc tách rời với những đặc tính khác của lãnh thổ. Trong nội dung này, đặc biệt lƣu ý đến mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác trong việc khai thác có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với môi trƣờng…. Ngoài ra, các tuyến điểm du lịch vùng cần có sự thống nhất và hỗ trợ cho các tuyến, điểm du lịch đã đƣợc xác định trong tổng thể du lịch quốc gia. Tài nguyên du lịch còn ảnh hƣởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. Cơ sở vật chất – kĩ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kĩ thuật và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Nhƣ vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch có vai trò lớn trong việc hình thành các sản phẩm du lịch, cũng nhƣ làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch, ảnh hƣởng tới quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của du khách.
  • 28. 20 CHƢƠNG II TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Vị trí địa lý Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 822,7 km2 chiếm 0,24 % diện tích cả nƣớc, đứng thứ 63 trong tổng số 63 tỉnh thành của nƣớc ta. Bắc Ninh nằm ở tọa độ 210 11’ B, 106 0 04’ Đ. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam một phần giáp tỉnh Hƣng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng và phía Tây giáp Hà Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho phát triển du lịch nói riêng. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Định – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tuyến đƣờng giao thông quan trọng chạy qua lãnh thổ của tỉnh nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đƣờng thuỷ dọc sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá và vận chuyển khách giữa Bắc Ninh với các địa phƣơng trong vùng và với các địa phƣơng trên cả nƣớc. Vị trí gần Thủ đô Hà Nội – thành phố đông dân, kinh tế phát triển thứ hai trên cả nƣớc, đầu mối trung chuyển khách quốc tế lớn vào bậc nhất cả nƣớc tạo cho Bắc Ninh cơ hội khai thác thị trƣờng khách du lịch cả quốc tế và nội địa đầy tiềm năng này.
  • 29. 21 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Bắc Nimh) Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
  • 30. 22 Quốc lộ 1A đoạn qua Bắc Ninh và Quốc lộ 18 là trục giao thông chính đƣa khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các địa phƣơng trên hầu khắp đất nƣớc, đƣa khách du lịch quốc tế qua đầu mối giao thông Hà Nội, nhất là cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến với Vịnh Hạ Long - điểm du lịch nổi tiếng và quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng của Bắc Ninh về mặt vị trí. Nếu khai thác tốt lợi thế này, có biện pháp phù hợp nhắm đến đối tƣợng khách này thì lợi ích mang lại cho du lịch Bắc Ninh cũng không nhỏ. Tuy nhiên, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội ở vị trí gần trung tâm của thành phố này cũng gây ra những bất lợi cho Bắc Ninh trong quá trình phát triển du lịch ở giai đoạn gần đây, khi cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm du lịch Bắc Ninh chƣa đủ sức hấp dẫn để khách du lịch ở lại với Bắc Ninh. Việc khắc phục bất lợi này không dễ, trƣớc mắt chỉ có thể giảm nhẹ tác động của yếu tố bất lợi này bằng cách đầu tƣ các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh để kéo khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Bắc Ninh, kèm theo đó là các cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở lƣu trú chất lƣợng tốt nhƣng không cần qui mô quá lớn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cuối tuần của nhóm khách này. Nhìn chung, vị trí địa lý của Bắc Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch trong tƣơng lai xa nhƣng trƣớc mắt trong giai đoạn 5 năm tới yếu tố này còn có những bất lợi nhất định. Trong đầu tƣ phát triển du lịch cần cân nhắc để có thể phát huy tối đa lợi thế, hạn chế ảnh hƣởng của yếu tố bất lợi đến mức tối thiểu nhằm mang lại hiệu quả cao cho ngành du lịch của tỉnh. 2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh Theo cách phân loại chung thì tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh cũng chia thành hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Địa hình Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng
  • 31. 23 đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 – 7 m, địa hình đồi núi sót có độ cao phổ biến 40 – 50 m so với mực nƣớc biển. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đồng bằng đã giúp hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình, đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Địa hình này ở Bắc Ninh là nơi tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nƣớc và quốc tế. Địa hình đồi núi ở Bắc Ninh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ và không tạo nên đƣợc những cảnh quan đặc sắc nhƣng cũng làm giảm sự đơn điệu của địa hình đồng bằng. Bên cạnh đó, một số khu vực có địa hình này còn là nơi hình thành các di tích lịch sử có giá trị nhƣ các chùa, đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với ngƣời dân nơi đây. Địa hình này có điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng cuối tuần phục vụ khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận. a) Khí hậu Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90 C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80 C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10 C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhƣng phân bố không đều trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1. Trên địa bàn tỉnh có 2 hƣớng gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió ĐB thịnh hành từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Trong mùa có gió ĐB thịnh hành đầu mùa hanh khô, cuối mùa ẩm ƣớt với mƣa phùn đặc trƣng cho mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam. Gió ĐN thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9
  • 32. 24 mang theo hơi ẩm, gây mƣa rào. Thời gian gió ĐN thịnh hành cũng là thời gian thƣờng có bão ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ nói chung, Bắc Ninh nói riêng, nhất là khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8. Mặc dù không có những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt, có giá trị hấp dẫn khách du lịch, đóng vai trò nhƣ tài nguyên du lịch, nhƣng khí hậu, thời tiết ở Bắc Ninh đã bổ trợ cho các yếu tố khác để làm nên nét hấp dẫn của Bắc Ninh đối với khách du lịch. Điển hình là khí hậu bốn mùa tạo nên cảnh sắc làng quê thay đổi theo thời gian của năm: mờ ảo trong mƣa phùn nhƣng náo nức không khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong mùa hạ; êm ả, thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm mặc trong mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của Bắc Ninh thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Khoảng thời gian có bão và mùa mƣa phùn có ảnh hƣởng đến một số hoạt động du lịch nhƣng ảnh hƣởng không lớn, vì tính khắc nghiệt của các hiện tƣợng thời tiết này đã giảm bớt rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Bắc Ninh. b) Sông ngòi Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông chính: sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống. Sông Thái Bình có tổng chiều dài 93 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Sông Cầu có tổng chiều dài 290 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận Bắc Ninh dài 70 km. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh. Sông Đuống có tổng chiều dài 65 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 42 km. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một số con sông nhỏ chảy qua nhƣ sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông Côi... và nhiều ngòi, lạch.
  • 33. 25 Sông ngòi ở Bắc Ninh ngoài vai trò là nguồn cung cấp nƣớc và tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp còn là những tuyến giao thông thủy quan trọng của địa phƣơng và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống là những con sông chảy qua những làng mạc trù phú, có lịch sử phát triển lâu đời. Hay nói cách khác, làng mạc, các khu quần cƣ của ngƣời Việt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành dọc bờ các con sông này, cƣ dân nơi đây dựa vào sông và gắn bó với sông không chỉ trong các hoạt động phát triển kinh tế mà còn trong đời sống tinh thần. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị của Bắc Ninh hình thành cùng làng mạc dọc sông; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu dân ca trữ tình hình thành nơi đây... tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt, là nguồn tài nguyên có giá trị khai thác hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc nhƣ sản phẩm du lịch làng quê, sản phẩm du lịch sông nƣớc. Có thể nói, hệ thống sông ngòi là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị nhất ở Bắc Ninh không chỉ vì giá trị bản thân hệ thống này với vai trò giao thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nƣớc mà còn vì khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo thành các sản phẩm du lịch tổng hợp cũng nhƣ tổng giá trị của các sản phẩm du lịch sông nƣớc. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Bắc Ninh không nhiều do đặc điểm tự nhiên của tỉnh là địa hình đơn điệu, không có biển, không có rừng. Các điều kiện tự nhiên ở đây có giá trị gắn kết với các giá trị văn hóa để tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với du khách, ít có khả năng khai thác một cách độc lập để hình thành nên các sản phẩm du lịch riêng. Ngoài tài nguyên du lịch sông nƣớc dựa vào hệ thống sông ngòi đã đề cập ở trên, trên địa bàn tỉnh có cụm đồi thấp thuộc huyện Gia Bình có điều kiện thuận lợi để đầu tƣ khu vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng mang đặc trƣng của nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có giá trị nhất về
  • 34. 26 mặt văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch phải kể đến di sản văn hóa phi vật thể của thế giới “Dân ca quan họ Bắc Ninh” và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà tiêu biểu là các đình, chùa. a) Di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam; nguồn gốc ở vùng văn hóa Bắc Ninh. Loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã đƣợc ký âm. Các bài quan họ đƣợc giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã đƣợc khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn đƣợc lƣu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 02 tháng 10 năm 2009), Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đƣợc công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  • 35. 27 (Nguồn: Sở Văn hỏa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh) Hình 2.2: Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh
  • 36. 28 b) Di tích lịch sử văn hóa Trên toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, có 428 điểm di tích lịch sử văn hoá đã đƣợc xếp hạng (gồm 191 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận di tích cấp địa phƣơng). Bảng 2.1: Phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/ 12/ 2013 TT Huyện, thị xã, thành phố Diện tích (km2 ) Số được công nhận Cấp di tích, mật độ Quốc gia Mật độ (di tích/km2 ) Địa phươn g Mật độ (di tích/km) 1 TPBắcNinh 82,6 76 41 0,50 35 0,42 2 Từ Sơn 61,3 78 42 0,68 36 0,58 3 Tiên Du 95,7 52 23 0,24 29 0,30 4 Yên Phong 96,9 62 32 0,33 30 0,30 5 Quế Võ 154,8 28 9 0,06 19 0,12 6 Gia Bình 107,8 43 10 0,09 33 0,30 7 Lƣơng Tài 105,7 36 10 0,09 26 0,24 8 Thuận Thành 117,9 53 24 0,20 29 0,25 Toàn tỉnh 822,71 428 191 0,23 237 0,29 (Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Trong tổng số 428 di tích đƣợc xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại hình chiếm số lƣợng đại đa số. Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh có thể rút gọn và khái quát hóa ở bảy “Tổ” của Việt Nam: Chùa Tổ - Nam Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ - Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sƣ - Tổ thủ khoa Đại Việt - Tổ quân khí. c) Lễ hội truyền thống tiêu biểu Lễ hội truyền thống là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
  • 37. 29 có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó có 10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hƣởng lớn đến ngành du lịch. Nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó phần lớn là các đình, đền, là nơi thờ các vị danh nhân tiền bối có công với đất nƣớc, với địa phƣơng, các vị trạng nguyên khoa bảng đã làm rạng danh quê hƣơng, đất nƣớc, tạo dựng truyền thống học tập cho quê hƣơng ngày nay. Các lễ hội tổ chức tại các đền, đình này hàng năm cũng là dịp để tƣởng nhớ và tôn vinh các vị danh nhân này. Các đối tƣợng này nếu khai thác tốt sẽ trở thanh những sản phẩm du lịch giáo dục lịch sử và truyền thống hấp dẫn và có hiệu quả cao. d) Các làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau nhƣ làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn, đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài... Các nghề này không những làm giàu cho ngƣời dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những ngƣời “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là ngƣời ta hình dung ra những ngƣời con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay. Nhiều nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay đã mai một do ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, một số nghề còn tồn tại nhƣng qui mô nhỏ, chỉ góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Làng nghề thủ công truyền thống là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhƣng không phải làng nghề nào cũng có thể tổ chức đƣa khách đến. Nhiều nghề nếu đƣợc gìn giữ, khôi phục sẽ góp phần phát triển kinh tế của cả làng, xã và một số nghề còn có khả năng khai thác để phục vụ nhu cầu hiểu biết, tham quan của khách du lịch nhƣ nghề khảm trai, sơn mài, làm tranh, mây tre đan, dệt, gỗ mỹ nghệ, đồ đồng mỹ nghệ. Trên thực tế, những nghề có thể khai thác phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không còn làng nghề mà chỉ còn một đến vài gia đình giữ đƣợc nghề. Vì vậy, rất khó khăn để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ khách. Hiện nay, một số gia đình còn giữ đƣợc nghề truyền thống nhƣ nghề làm tranh ở Đông Hồ, nghề làm gốm ở Phù Lãng, mặc dù qui mô nhỏ nhƣng do tính
  • 38. 30 chất độc đáo của nghề và sản phẩm nên vẫn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu đối với khách du lịch. Nếu các nghề này đƣợc khôi phục thành làng nhƣ khởi thủy thì giá trị đối với du lịch sẽ rất lớn. Công nghệ in tranh bằng bản khắc gỗ nhƣ tranh Đông Hồ chỉ còn một loại tranh Hàng Trống – Hà Nội nhƣng mẫu mã và phƣơng thức, nguyên liệu khác biệt nên về cơ bản, làng tranh Đông Hồ không có sự trùng lặp về sản phẩm. Nghề làm gốm ở Phù Lãng có khó khăn hơn do có nét tƣơng đồng về sản phẩm với làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Đông Triều ở Quảng Ninh, thêm vào đó, 3 làng gốm này đều nằm trên hoặc gần trục đƣờng quan trọng đón khách du lịch nên có sự cạnh tranh trong khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu có định hƣớng rõ ràng để phát huy những nét độc đáo, khác biệt của sản phẩm gốm thì sẽ tiếp tục khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực du lịch và mang lại hiệu quả cao cho ngƣời làm nghề. Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trƣng văn hóa tiêu biểu là: quê hƣơng của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển. 2.1.3. Dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật và sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh 2.1.3.1. Dân số và lao động Theo niên giám thống kê Bắc Ninh 2010, dân số toàn tỉnh là 1.038.229 ngƣời chiếm 1,22% dân số toàn quốc. So với năm 2005, dân số toàn tỉnh đã tăng 47.138 ngƣời, tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,93%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhƣ tăng cƣờng nguồn lao động, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của Bắc Ninh phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều trung tâm thị trấn, thị tứ đƣợc thành lập trở thành các trung tâm phát triển mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội cho tỉnh, quốc phòng an ninh ngày càng đƣợc củng cố.
  • 39. 31 Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.262 ngƣời/km2 , cao hơn gấp 4,8 lần so với toàn quốc (mật độ dân số toàn quốc là 259 ngƣời/km2 ) nhƣng lại phân bố không đồng đều. Dân số chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn, ven các trục giao thông chính, các vùng nông thôn mật độ dân số thƣa hơn trong đó huyện Quế Võ có mật độ dân số thấp nhất. Tổng số lao động xã hội toàn tỉnh khoảng 652.302 nghìn ngƣời, chiếm 62,8 % tổng dân số, trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế 593.143 ngƣời, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,89 %. Nhìn chung, chất lƣợng lao động chƣa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cƣ còn thấp, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 7,27 %. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 38,5 % nhƣng tỷ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo còn thấp hơn nhiều. Chất lƣợng lao động thấp dẫn đến tình trạng chất lƣợng dịch vụ, phục vụ khách du lịch chƣa cao, thiếu chuyên nghiệp. Đây là vấn đề tồn tại khá lớn đối với Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Thời gian tới, song song với việc đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, việc đầu tƣ đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh là hết sức cần thiết để đảm bảo đồng bộ về dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch của tỉnh. 2.1.3.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật a) Giao thông Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tƣơng đối thuận lợi. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy nội địa. Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thông thƣơng và việc tiếp cận của khách du lịch từ các cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đƣờng bộ ở các tỉnh bạn. - Đường bộ Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lƣu kinh tế trong ngoài tỉnh. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn tỉnh hiện có 3.906,5 km, mật độ đƣờng 4,75 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nƣớc.
  • 40. 32 Trong đó, có 3 tuyến quốc gia gồm QL 1 (AH1) đoạn qua Bắc Ninh dài 19 km, QL 18 đoạn qua Bắc Ninh dài 26,2 km và Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh dài 23 km và đƣờng cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài đoạn chạy qua Bắc Ninh dài 17 km. Các tuyến quốc lộ qua Bắc Ninh là các tuyến quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nƣớc. Đặc biệt, tuyến giao thông QL 1 và QL 18 có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống đƣờng bộ dày đặc nối liền nhiều tỉnh lân cận nhƣ: Hải Dƣơng; Bắc Giang; Hƣng Yên. Đặc biệt là đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc là Hà Nội tạo điều kiện cho việc đi lại của du khách từ các khắp các tỉnh thành đến với Bắc Ninh đƣợc thuận tiện. - Đường sông Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phƣơng tiện thuỷ có tải trọng 200 - 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km thƣợng nguồn vào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua. Hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chỉ có giá trị về thƣơng mại mà còn mang lại giá trị về du lịch. Trên hệ thống sông Đuống; sông Cầu có hệ thống bãi bồi có thể phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh, do có nhiều hệ thống các di tích phân bố dọc hai bên bờ sông. - Đường sắt Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20 km với 4 ga, chất lƣợng đƣờng và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng, lƣợng hành khách qua lại ngày càng có xu hƣớng giảm. Hiện nay, Bắc Ninh đang xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua Bắc Ninh dài 18 km với 2 ga là Nam Sơn và Châu Cầu.
  • 41. 33 b) Hệ thống điện Bắc Ninh có hệ thống lƣới điện từ tỉnh về đến huyện, xã và từng thôn xóm đƣợc xây dựng đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trƣớc đây mạng lƣới điện không đồng bộ, chất lƣợng kém, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Thời gian qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tƣ 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay toàn tỉnh có 173,4 km đƣờng dây 110KV, 465,3 km đƣờng dây 35KV, 465,2 km đƣờng dây 6 - 10 - 22KV và 2.117 km đƣờng dây 0,8KV. Nhìn chung, hệ thống điện đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. c) Hệ thống cấp, thoát nước Nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trƣớc đây khá phong phú với trữ lƣợng đạt hơn 235.000 m3 một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lƣới sông ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lƣợng nƣớc mặt lớn với hàm lƣợng khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nƣớc sinh hoạt. Tuy nhiên, thời gian gần đây do việc khai thác nƣớc ngầm phục vụ công nghiệp và đô thị còn thiếu kiểm soát nên ảnh hƣởng nhiều đến trữ lƣợng nƣớc ngầm, đặc biệt vào mùa khô. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nƣớc với tổng công suất 50.500 m3 /ngđ, cung cấp nƣớc sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân cƣ tại các TT. Phố Mới, TX. Từ Sơn, TT. Lim, TT. Thứa và TT. Hồ. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai một số dự án cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, chủ yếu cho các khu vực dân cƣ nông thôn. Các khu vực khác hiện tại vẫn dùng nƣớc giếng khoan. Vấn đề này cần đƣợc cải thiện để một mặt phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân, nhu cầu nƣớc sản xuất của các doanh nghiệp và mặt khác đảm bảo cho nhu cầu của khách du lịch. d) Hệ thống thông tin liên lạc Cùng chung đặc điểm nhƣ phần lớn các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, Bắc Ninh có dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục đƣợc
  • 42. 34 hiện đại hóa, đã đầu tƣ thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện, thị, 99 điểm bƣu điện văn hóa xã và 149 điểm bƣu điện văn hóa thôn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dƣới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức bình quân cả nƣớc. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin. 2.2. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch 2.2.1. Khách du lịch Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2010 có xu hƣớng ngày càng tăng, mức tăng trƣởng bình quân đạt 20%, vƣợt từ 5- 6% so với chỉ tiêu quy hoạch 2001 – 2010. Bảng 2.2: Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010 (ĐVT: Lượt khách) Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế S.lƣợng % tăng so với cùng kì năm trẻớc S. lƣợng % tăng so với năm trƣớc S.lƣợng % tăng so với cùng kì năm trƣớc 2001 38.000 25.83% 36.500 26.30% 1.500 15.38% 2003 47.849 12.26% 45.947 12.28% 1.900 11.76% 2005 61.176 14.81% 58.100 13.73% 3.076 39.82% 2007 103.259 40.26% 97.695 41.35% 5.559 23.53% 2010 196.491 28.92% 187.941 30.86% 8.155 4.60% (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Do đặc thù vị trí địa lý nằm gần kề Hà nội và chƣa có hệ thống cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nên đa phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lƣu trú qua đêm (gọi là khách du lịch vãng lai). Theo kết quả điều tra mẫu đối với khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh và tham vấn các cơ quan chuyên môn liên
  • 43. 35 quan của tỉnh; Viện du lịch bền vững, tỷ lệ khách du lịch nội địa vãng lai đến Bắc Ninh khá đông, chiếm khoảng 70% thời kỳ 2001 – 2005 và 50% thời kỳ 2006 – 2010. 2.2.1.1. Khách quốc tế Số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua (2001 - 2010) tăng TB hàng năm 20,7%. Mục đích chủ yếu là tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn, vài năm gần đây đang có xu hƣớng tìm hiểu và thƣởng thức di sản Dân ca Quan họ. Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2010 (ĐVT: Lượt khách) Năm 2001 2003 2006 2009 2010 Khách QT 1.500 1.900 4.500 7.796 8.155 Tỉ lệ so với tổng (Đv: %) 3.95 3.97 6.11 5.12 4.15 Tổng số 38.000 47.849 73.615 152.411 196.491 N/Khách TB 1.07 1.14 0.93 1 1 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Cũng với lý do giống nhƣ đối với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách du lịch quốc tế vãng lai đến Bắc Ninh cũng đạt 70% cho đến 50% trong thời kỳ 2001 – 2010. Bảng 2.4: Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trƣờng giai đoạn 2006 - 2010 (ĐVT: %) TT Các thị trƣờng trọng điểm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Bắc Mỹ 10 15 15 17 17 2 Đông Nam Á 60 60 60 58 61 3 Các quốc tịch khác 30 25 25 25 22 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Dựa vào những tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch quốc tế tới với Bắc Ninh. Khách du lịch đến
  • 44. 36 từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, những tập trung nhiều là khu vực Bắc Mỹ, ĐNA. Trong đó khách du lịch từ các nƣớc thuộc khu vực ĐNA chiếm tỷ trọng không ổn định những vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trƣờng. Năm 2006 đạt 60% đến năm 2010 đạt 61 %, tăng 1%. 2.2.1.2. Khách nội địa Khách du lịch nội địa vẫn là lƣợng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 95,6% tổng lƣợng khách đến. Chủ yếu vẫn là khách du lịch tín ngƣỡng, tham quan các di tích lịch sử. Trong giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng trƣởng trung bình về lƣợng khách nội địa đạt 19,97%. Thị trƣờng khách chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhƣng thời gian lƣu trú của khách du lịch nội địa tại Bắc Ninh giảm. Năm 2001 là 1,35 đến năm 2010 chỉ còn 1,04. Bảng 2.5: Khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2010 (ĐVT: Lượt khách) Năm 2001 2005 2008 2010 Khách nội địa 36.500 58.100 121.588 187.941 Tỷ lệ so với tổng (%) 98,6 95 96,8 95,6 Tổng số 37.000 61.176 128.559 196.491 Ngày lƣu trú TB 1,35 1,14 1,17 1,04 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) 2.2.2. Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình 2.2.2.1. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Bắc Ninh, bình quân chi tiêu của khách du lịch: - Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/ngƣời. Trong đó khách quốc tế chi 300.000 VND cho dịch vụ lƣu trú; 250.000 VND cho ăn uống; 150.000 VND cho vận chuyển đi lại; 120.000 VND cho hoạt động tham quan...
  • 45. 37 - Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/ngƣời. Trong đó, chi TB 178.000 VND cho dịch vụ lƣu trú; 100.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác. Năm 2010 mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế đạt 76 USD (khoảng 1,5 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 23 USD (khoảng 500.000 đồng), cao hơn năm 2005. 2.2.2.2. Ngày khách lưu trú trung bình Cả ngày khách quốc tế và khách nội địa lƣu trú khách sạn ở Bắc Ninh tƣơng đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 - 1,4 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tƣơng đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thƣờng chỉ đến thăm quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ chứ không nghỉ lại Bắc Ninh.
  • 46. 38 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh) Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Ninh
  • 47. 39 2.2.3. Thu nhập và GDP du lịch Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh khá cao và đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 doanh thu du lịch đạt 25.434 triệu đồng nhƣng sau 10 năm doanh thu đã tăng thêm 99.742 triệu đồng, đạt 125.176 triệu đồng. (Đơn vị: %) 25434 46869 81505 125176 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2001 2005 2008 2010 Năm Triệu đồng Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 -2010 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh bao gồm doanh thu nội địa và doanh thu quốc tế.Trong đó, doanh thu du lịch từ nội địa chiếm chủ yếu trong cơ cấu. Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh đang có xu hƣớng thay đổi, tăng lên của tỷ trọng thu nhập quốc tế và giảm tỷ trọng thu nhập nội địa. Năm 2001 tỷ trọng thu nhập quốc tế chỉ có 3,00% nhƣng đến năm 2010 đã đạt 35%, tăng 32%. Ngƣợc lại tỷ trọng doanh thu du lịch nội địa giảm tƣơng ứng. Điều này chứng tỏ du lịch Bắc Ninh đang ngày càng đƣợc du khách quốc tế biết đến.
  • 48. 40 (Đơn vị: %) 35 65 Nội địa Quốc tế Hình2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh năm 2010 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh) Doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh bao gồm doanh thu nội địa và doanh thu quốc tế. Trong đó, doanh thu du lịch từ nội địa chiếm chủ yếu trong cơ cấu. Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh đang có xu hƣớng thay đổi, tăng lên của tỷ trọng thu nhập quốc tế và giảm tỷ trọng thu nhập nội địa. Năm 2001 tỷ trọng thu nhập quốc tế chỉ có 3,00% nhƣng đến năm 2010 đã đạt 35,05%, tăng 32.05%. Ngƣợc lại tỷ trọng doanh thu du lịch nội địa giảm tƣơng ứng. Điều này chứng tỏ du lịch Bắc Ninh đang ngày càng đƣợc du khách quốc tế biết đến. 2.2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch Quy mô GDP của ngành du lịch đang có xu hƣớng tăng lên nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu GDP toàn tỉnh không cao và có xu hƣớng giảm. Năm 2006 quy mô GDP đạt 111,9 tỷ đồng, chiếm 3,69% trong tổng GDP. Năm 2010 quy mô GDP tăng thêm 94,17 đạt 206,9 tỷ đồng chỉ chiếm 2,27% trong tổng GDP toàn tỉnh, giảm 1,42% so với năm 2006.
  • 49. 41 Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2010 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2008 2010 Tăng trƣởng TB (%) 2001-2005 2006-2010 GDP toàn tỉnh 5.483,3 7.342,5 9.693,3 16.44 17.81 Chia theo ngành kinh tế 1. Nông, lâm ngƣ nghiệp 1.007,8 1.370,0 1.437,1 5,29 5,15 % so với tổng GDP 31,2 22,0 15,8 - - 2. Công nghiệp, Xây dựng 1.174,8 2.994,9 5.204,1 43,94 24,97 % so với tổng GDP 39,0 48,1 57,3 - - 3. Khu vực dịch vụ 851,2 1.856,1 2.437,5 13,67 16,68 % so với tổng GDP 29,8 29,8 26,8 - - - Trong đó du lịch 111,9 173,8 206,07 28,45 9,56 % so với tổng GDP 3,69 2,79 2,27 - - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010) 2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2.3.1. Hệ thống lưu trú Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Bảng 2.7: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010 Cơ sở lƣu trú 2001 2004 2008 2010 Số khách sạn 6 15 3 5 Số nhà nghỉ 57 88 139 173 Số phòng 554 708 1.382 1.785 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô. Năm 2012 toàn tỉnh có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giƣờng) có thể đƣa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn đƣợc xếp hạng sao (252