SlideShare a Scribd company logo
1 of 152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thị Bích Tuyền
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thị Bích Tuyền
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG PHƯỚC MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, người hướng dẫn khoa
học Trương Phước Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi. Cảm ơn
Khoa Địa lý, Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các phòng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô và đồng nghiệp
trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Dương, Cục thống kê Bình Dương, Ban quản
lý các di tích, khu du lịch đã nhiệt tình giúp đỡ về tài liệu và số liệu bổ ích, liên
quan đến đề tài để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động
viên, khích lệ, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn để tôi có thêm động lực và vững tin
hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Bích Tuyền
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ và bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
3. Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................3
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu .........................................................3
5. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH .................................................................................................9
1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................................9
1.2. Tài nguyên du lịch..............................................................................................10
1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch ..................................................................10
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................11
1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững .........................................................................16
1.3.1. Khái niệm chung...........................................................................................16
1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững ......................................................17
1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch...................................................................18
1.4.1. Ở Việt Nam...................................................................................................18
1.4.2. Trên thế giới..................................................................................................19
Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN
VĂN Ở BÌNH DƯƠNG...........................................................................................28
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương ...........................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................28
2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên.................................................................................30
2.1.3. Dân số ...........................................................................................................30
2.1.4. Kinh tế...........................................................................................................30
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bình Dương ..................32
2.2.1. Tài nguyên du lịch........................................................................................32
2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị..........................................................32
2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ......................................................41
2.3.1. Hiện trạng khai thác các điểm di tích lịch sử...............................................44
2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm di tích văn hóa nghệ thuật ...........................53
2.3.3. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các điểm tôn giáo và lễ hội
......................................................................................................................56
2.3.4. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các làng nghề truyền thống
......................................................................................................................60
2.3.5. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch ở các điểm danh lam,
thắng cảnh ....................................................................................................64
2.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và chính trị của việc khai thác tài nguyên
du lịch nhân văn ở Bình Dương .......................................................................69
2.4.1. Hiệu quả kinh tế............................................................................................69
2.4.2. Hiệu quả xã hội .............................................................................................72
2.4.3. Hiệu quả môi trường.....................................................................................76
2.4.4. Hiệu quả chính trị..........................................................................................78
2.5. Đánh giá chung về hiện trạng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
ở Bình Dương............................................................................................................78
3.1. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ................................................82
3.2. Định hướng bảo tồn............................................................................................96
3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng..........................................................................98
3.1.3. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn ở
tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch...............................................................105
3.3. Giải pháp ..........................................................................................................116
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT CỤ THỂ
1 Bộ VHTT&DL Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
2 GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
3 ICOMOS
International council monuments and sites
Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ
4 MICE
Meetings, Incentives, Conventions and
Exhibitions
Hội họp, Xúc tiến đầu tư, Hội nghị và Triển lãm
5 Sở VHTT&DL Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
6 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
7 UNESSCO
United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hợp Quốc
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Quy mô dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn
2000 - 2011............................................................................................32
Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011.....................34
Bảng 2.3: GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011........36
Bảng 2.4: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2000 - 2011............................................................................38
Bảng 2.5: Tình hình phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Bình Dương
giai đoạn 2007 – 2011 ...........................................................................43
Bảng 2.6: Số khách du lịch đến tham quan Nhà tù Phú Lợi giai đoạn
2009 - 2011............................................................................................52
Bảng 2.7: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn
Hiến giai đoạn 2009 - 2011 .................................................................65
Bảng 2.8: Doanh thu du lịch của Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011..................69
Bảng 2.9: Số cơ sở, người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du lịch
vào GDP Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011 ......................................71
Bảng 2.10: Đánh giá chung về hiện trạng khai thác các điểm du lịch.....................79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn
2000 – 2011.........................................................................................35
Biểu đồ 2.2: GDP/người tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 2011...........................39
Biểu đồ 2.3: Số khách du lịch tham quan Chùa Bà giai đoạn 2002 - 2011 .............60
Biểu đồ 2.4: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
giai đoạn 2009 – 2011 .........................................................................65
Biểu đồ 2.5: Tổng doanh thu và doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011..............................................70
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ........................................................................27
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ngày nay, hoạt động du lịch ngày càng phát triển, đã và đang đem lại một
nguồn lợi không nhỏ, được coi là ngành “công nghiệp không khói”, và trở thành
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, văn hóa. Để du lịch nói chung và du lịch
nhân văn nói riêng phát triển lâu bền, một trong những điều cần nhất là phải giữ gìn,
bảo quản bằng được các giá trị văn hóa đặc thù của từng dân tộc, mỗi vùng, miền;
đó mới là căn nguyên thu hút du khách đến thăm ngày một đông hơn.
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ngành du lịch ở Việt Nam đã được chú
ý đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, trên thực tế, phải nói rằng trong những năm gần đây, du lịch nhân văn của
Việt Nam đang phát triển một cách ồ ạt, đôi khi mang tính tự phát, thiếu một kế
hoạch mang tính chiến lược cơ bản và dài hơi. Bên cạnh đó là tình trạng cơ sở hạ
tầng yếu kém, thiếu đồng bộ trong một hệ thống liên hoàn, công tác tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh du lịch còn mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ
hướng dẫn viên còn thiếu và yếu,... tất cả những nguyên nhân này đã đưa tới tình
trạng nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc bị hiểu sai lạc, thậm chí làm cho
méo mó, mai một dẫn đến tình trạng tài nguyên du lịch nhân văn bị khai thác không
theo quy hoạch, phát triển ồ ạt nhưng không đồng bộ và đơn điệu, việc bảo tồn và
phát huy giá trị chưa được quan tâm đúng mức và thiếu tính bền vững.
Nhìn rộng ra các địa phương khác trên cả nước, tuy mức độ có thể khác nhau
nhưng đều gần giống nhau trong việc tổ chức, quản lý, khai thác du lịch, đó là chủ
yếu chạy theo lợi nhuận trước mắt. Cùng với đó là những tác hại không nhỏ cả về
môi sinh, môi trường, việc đầu tư khai thác du lịch của chúng ta đang bị lây nhiễm
“căn bệnh hình thức” khiến cho một số địa phương sau khi tổ chức “tuần văn hóa
du lịch” rầm rộ và tốn kém tiền của, thì lượng du khách lại ngày một ít đi.
2
Trước thực trạng trên, vấn đề khai thác, phát huy và bảo tồn tài nguyên du lịch
nhân văn phục vụ du lịch nhân văn đã và đang được nhiều chuyên gia, người làm
quản lý du lịch và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Bình Dương là một tỉnh tái lập từ năm 1997, từ đó đến nay các ngành kinh tế
của tỉnh không ngừng phát triển, trong đó ngành du lịch có nhiều bước tiến đáng kể.
Bình Dương là một tỉnh thuộc bán bình nguyên Đông Nam Bộ, có địa hình khá đơn
điệu nên tài nguyên du lịch tự nhiên không đáng kể, ngược lại, tài nguyên du lịch
nhân văn của vùng lại rất phong phú. Toàn tỉnh có 38 di tích và danh thắng đã được
xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên
địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng, 32 làng nghề với
9 nghề truyền thống, tiêu biểu như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm Tân
Phước Khánh, làng gốm Lái Thiêu… Đây chính là cơ hội thuận lợi để Bình Dương
khai thác và phát triển du lịch nhân văn.
Tuy nhiên, trong số các tài nguyên kể trên, không phải tài nguyên nào cũng
được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nhiều tài nguyên có tiềm
năng phát triển nhưng do nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chiến lược quảng bá, vốn
đầu tư… nên còn mãi ở dạng “tài nguyên”. Song song đó, một số tài nguyên trong
quá trình khai thác do không tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững nên ít
nhiều làm tổn hại đến các giá trị vật chất và tinh thần ẩn chứa trong đó. Do vậy, để
khai thác hết tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nêu trên, thì việc tìm
hiểu hiện trạng khai thác, bảo tồn qua đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển
bền vững là điều không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nhân văn của Việt
Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu đề tài “ĐỊNH HƯỚNG
BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
PHỤC VỤ DU LỊCH” là rất cần thiết.
3
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu đề tài là xây dựng định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn
phục vụ du lịch của tỉnh Bình Dương trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài nguyên
du lịch nhân văn, hiện trạng phát triển của các tài nguyên này tại các điểm du lịch.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch
nhân văn.
- Thống kê, phân loại, phân tích các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn có
ở tỉnh Bình Dương.
- Vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn để đánh giá hiện trạng khai thác
tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương.
- Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch nhân văn, hiện trạng khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương, xây dựng những định hướng và giải
pháp nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho mục đích du lịch.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
4.1. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở
tỉnh Bình Dương làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp
nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho du lịch.
4.2. Phạm vi
- Theo không gian: tỉnh Bình Dương.
- Theo thời gian: từ năm 2000 - 2011
5. Lịch sử nghiên cứu
5.1. Trên thế giới
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề phát triển bền vững bắt đầu được đề
cập. Ngày nay, khi bàn đến các vấn đề về du lịch thì phát triển bền vững luôn đi
kèm hay nói cách khác, phát triển du lịch phải là phát triển bền vững. Trong xu
hướng phát triển du lịch nhân văn nói riêng, tính bền vững của du lịch được thể hiện
4
ở chỗ bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch đạt
hiệu quả cao nhất. Từ cuối thế kỉ XX đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học bàn
đến vấn đề phát triển du lịch nhân văn và việc bảo tồn phát triển tài nguyên du lịch
nhân văn:
- Trong Hội nghị thế giới về Du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote (Canary
Islands), Tây Ban Nha năm 1995, Hiến chương Du lịch bền vững đã được đưa ra,
trong đó đề cập rõ nét đến việc bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch nhân văn
“…Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và
các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địa
phương…Các khu vực dễ bị tổn thương về môi trường và văn hóa, cả trong hiện tại
và tương lai, nên được ưu tiên đặc biệt về hợp tác kĩ thuật và viện trợ tài chính để
đạt được sự phát triển bền vững”.
- Năm 1998, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra 10 nguyên tắc
về phát triển du lịch bền vững, hầu hết các nguyên tắc đó đều ít nhiều bàn đến sự
bền vững của xã hội, văn hóa hay nói hẹp hơn là tài nguyên du lịch nhân văn.
5.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức bàn luận rất
nhiều vấn đề về bảo tồn các tài nguyên du lịch, trong đó ít nhiều đề cập đến tài
nguyên du lịch nhân văn.
Công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam” (2000-2002), do Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, thuộc
Tổng Cục Du lịch chủ trì mang tính hệ thống và có giá trị cao nhất cho đến nay.
Nghiên cứu cụ thể hơn về du lịch nhân văn, Nhà nghiên cứu văn hóa - Giáo sư
Hữu Ngọc (Bài báo “Du lịch văn hóa: Chú trọng tính chân thực của bản sắc” đang
tải trên Báo điện tử Đại biểu nhân dân năm 2007 ) nhấn mạnh “sản phẩm du lịch
văn hóa mà chúng ta định đem "chào" khách du lịch bốn phương, không phải và
không nên là những "phục chế" giả cái hoang dã đã mất theo quy luật tất yếu hay
đóng kịch, diễn để lừa khách. Điều quan trọng là chúng ta đưa du khách cùng thâm
nhập, giúp họ thấy và hiểu được con người, văn hóa ở vùng đất đó”.
5
Về phía nhà nước, Nghị quyết 4 của BCH Trung ương Đảng khoá VIII khẳng
định “bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” là định hướng quan
trọng trong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch
(Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998), Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe, Vũ
Văn Hiếu, 2001), Một số vấn đề du lịch Việt Nam (Đinh Trung Kiên, 2006), Quy
hoạch du lịch (2006) và Tài nguyên du lịch (2007) (Bùi Thị Hải Yến), …cùng nhiều
công trình khác đã tập trung nghiên cứu cả lý luận khác nhau về sự bền vững trong
phát triển du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vấn đề phát triển du lịch nhân văn đã và đang
được quan tâm đáng kể. Trong Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX vấn đề
phát triển bền vững du lịch trong đó có du lịch nhân văn được đề cập rõ nét. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết về hiện trạng khai
thác cũng như định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn
phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.
Vì lẽ đó, trên cơ sở tiếp thu lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu
đi trước, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN TÀI
NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC VỤ DU
LỊCH”. Tuy hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ nhưng tác giả rất mong qua tìm
tòi, nghiên cứu thì đề tài sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào công tác bảo tồn tài
nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản
chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta
nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ
thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm
nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của
6
địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội
và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn
được quán triệt trong nghiên cứu luận văn.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với
những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết
không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch
vụ du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích
các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với tài nguyên du lịch nhân văn trên
lãnh thổ du lịch Bình Dương.
6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển, nghiên cứu
quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh,
phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo các xu hướng phát triển.
Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của
quá trình hình thành, phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn cũng như xu hướng
phát triển của chúng trong tương lai.
6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị nhân văn là một bộ
phận không thể thiếu của chính sách phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của sự
bền vững đối với du lịch nhân văn là bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, nét văn
hóa đặc trưng, tăng cường phát huy, bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng.
Với quan điểm này, tính truyền thống, đậm bản sắc của phát triển du lịch nhân
văn phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đối với những biến đổi
văn hóa cần được tính đến, đảm bảo cho sự phát triển du lịch trên cơ sở phát huy,
bảo tồn các giá trị nhân văn một cách có hiệu quả và bền vững.
7
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu.
Đây là phương pháp sử dụng để tiến hành xử lý các tài liệu trong phòng dựa trên cơ
sở các số liệu, tài liệu, tư liệu đã thu thập được từ thực tế, qua sách báo, các đề tài
và các công trình nghiên cứu khoa học công bố ở trong nước cũng như ở nước
ngoài. Tài liệu sẽ được lựa chọn, phân tích, thống kê theo mục đích để phục vụ các
mục tiêu nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của khoa học địa lý. Phương pháp này được sử
dụng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên
cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của đối tượng
địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách rõ nét hơn thông qua ngôn ngữ
thứ hai của hệ thống các bản đồ, biểu đồ.
6.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học
nhằm tích lũy tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành, phát triển của lãnh thổ du lịch.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được chú trọng để đạt được tính
thực tiễn về đặc trưng của lãnh thổ. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập
được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và
quan điểm của các du khách, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan.
6.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Đề tài sẽ thực hiện điều tra bằng các phương pháp xã hội học (phỏng vấn, điều
tra qua phiếu câu hỏi, làm các phép thử nhanh…) đồng thời cũng tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, các nhà điều hành, quản lý du lịch ở Bình Dương để có sự nhìn
nhận sát sao và trung thực đối với vấn đề nghiên cứu, tránh sự chủ quan.
8
7. Cấu trúc của đề tài
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch
Chương 2: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình
Dương
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn
ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
C. Phần kết luận
-Tài liệu tham khảo
- Phần phụ lục
9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
dạo chơi, còn “tourist” là người dạo chơi. Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí
nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người.
Khái niệm về du lịch luôn được tranh luận trong suốt hơn 8 thập kỉ vừa qua,
kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch năm 1925 tại Hà Lan. Đầu
tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ
ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ
ngơi, giải trí, chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã cơ bản thống nhất, tất cá các hoạt
động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị,
tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.
Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý
nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, chữa bệnh. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt
động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Hunziker,1951 đã định nghĩa rằng “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và
những mối liên hệ phát sinh từ chuyến đi khỏi nơi thường trú và không liên quan gì
với các hoạt động kiếm sống”.
Trong một số tài liệu gần đây nhất, có người quan niệm rằng du lịch gồm 3 nội
dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách
ra làm đôi. Theo I.I. Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ
bản:
Thứ nhất: Cách sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
Thứ hai: Dạng chuyển cư đặc biệt
Thứ ba: Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất
nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân
10
Du lịch không chỉ bao gồm các hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà
còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là
nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa.
Tóm lại, theo I.I. Pirôgiơnic, 1985 khái niệm du lịch có thể được xác định như
sau:
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi,
chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa
hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999) định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2. Tài nguyên du lịch
1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình
thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội
như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh
tế - văn hóa và cơ cấu, khối lượng, nhu cầu của du lịch.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một
phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi – du lịch.
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn
hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội
và khả năng sử dụng trực tiếp vào du lịch.
Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm hai bộ phận hợp thành: tự
nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa – lịch sử của hoạt
động du lịch).
11
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và
nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự
nhiên cũng như mang tính chất văn hóa - xã hội. Nó cũng là một phạm trù động, vì
khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết
về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy, khi đánh giá tài nguyên du
lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai
về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du
lịch mới.
Từ những điều trình bày trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch
như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành
phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo
ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như
khả năng lao động và sức khỏe của con người.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1. Quan niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo
ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn
hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo
cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá
vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Theo điều 13 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005)
thì: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.2.2.2. Đặc điểm
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
- Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi
tham quan nhiều đối tượng tài nguyên.
12
- Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao
hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn.
- Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm
quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
- Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự
nhiên
- Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có trình
độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng
- Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn đến khách du lịch:
thông tin, tiếp xúc, nhận thức và đánh giá.
1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
- Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc
- Các lễ hội
- Các làng nghề truyền thống
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
- Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác
* Các di tích lịch sử, văn hoá
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền
thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc
gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ
thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do
con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 quy định:
“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài
liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá
khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá - xã hội”.
13
“Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công
trình cổ nổi tiếng”.
Do đó: Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật
mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá.
Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích theo các thang giá trị khác nhau,
những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia
và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.
- Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành:
+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa,
thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.
+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích
ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di
tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản
động.
+ Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có
giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và
giá trị văn hoá tinh thần.
Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình),
toà thánh Tây Ninh.
+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công
trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà
còn có giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ
tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.
- Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới: 7
kỳ quan thế giới (Kim tự tháp Ai Cập; Vườn treo Babilon; Tượng khổng lồ Heliôt -
trên đảo Rôt; Lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; Đền thờ Actemic ở Ephedơ;
Tượng thần Dớt ở Olempia và Ngọn hải đăng Alexandria).
14
Ở Việt Nam, tính đến năm 2012, có 05 di sản văn hoá vật thể được công nhận
là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế (1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Phố cổ Hội
An (1999), Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011). Có 02 di sản
thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (1994) và Động Phong Nha-Kẻ Bàng (2003).
Ngoài ra, các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại Việt nam, gồm có:
Nhã nhạc Cung Đình Huế (2003), Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
(2005), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát
xoan (2011).
* Các lễ hội
Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn
hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền
thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao
mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội
Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang
tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc
thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn
vinh, hạnh phúc.
Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm trí
cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử,
xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát… Đình làng
thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân.
Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho
đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình
thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành
ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.
* Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
- Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động
15
- Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người
- Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con
số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề
thủ công truyền thống chính: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề
gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển
lâu dài và khá độc đáo như nghề chạm khắc đá, đúc đồng, kim hoàn (còn gọi là
nghề mỹ nghệ vàng bạc), gốm, mộc, dệt thiêu ren truyền thống, sơn mài và điêu
khắc, khảm trai, khảm xà cừ.
* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán,
hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng
cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh
vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn,
những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với
nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ
về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền
thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu
hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa
Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch ở Châu Âu.
Các đất nước Italia, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Kho tàng
văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động
văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kĩ năng độc đáo. Các món ăn dân tộc độc sắc với
nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng.
* Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng du lịch văn hoá - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các
thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư
16
viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân
khấu, điện ảnh, thể thao…
Đối tượng văn hoá - thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu
mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ
văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước
mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hoá, hoặc
tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn
hoá.
1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững
1.3.1. Khái niệm chung
Hiện nay, du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho
phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc
biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai
thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn
cầu.
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp
khái niệm về “du lịch mềm” của những năm 90 và thực sự gây được chú ý rộng rãi
trong những năm gần đây.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các
hệ đảm bảo sự sống.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện
tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
17
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn
các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được
sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các
hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nghị
quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định "... Phát triển du lịch
tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá,
sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về
văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh", đảm bảo sự phát triển bền
vững của ngành du lịch.
Ngày nay, nói đến phát triển du lịch là nói đến sự phát triển bền vững. Sự phát
triển sẽ không có ý nghĩa nếu những thành tựu đạt được của hiện tại ảnh hưởng sâu
sắc đến lợi ích của tương lai. Trong phát triển du lịch nhân văn, sự bền vững chính
là sự trường tồn và thăng hoa của các giá trị văn hóa, sự phát triển kinh tế xã hội
vững chắc của cộng đồng địa phương. Sự bền vững phải được xem là tiêu chí phát
triển ngay từ đầu và là kim chỉ nam cho định hướng khai thác.
1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN, 1998, đã đưa ra 10 nguyên
tắc của du lịch bền vững, đó là:
• Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
• Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy
thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
• Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng: duy trì và phát triển
tính đa dạng của tự nhiên, văn hóa, xã hội là rất quan trọng đối với du
lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
18
• Phát triển du lịch phải lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa
phương, quốc gia.
• Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế
địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế
bản địa cũng như tránh gây cho hại môi trường.
• Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem
lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của du khách.
• Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm
bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy
sinh.
• Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp
du lịch bền vững, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động du
lịch và cải thiện các sản phẩm du lịch.
• Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp thông tin cho
du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng
của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch,
qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách.
• Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề,
mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách.
1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch
1.4.1. Ở Việt Nam
Ở một góc độ nào đó, vấn đề bảo tồn trong du lịch cũng nằm trong xu thế phát
triển du lịch bền vững. Song vấn đề bảo tồn trong du lịch xoáy sâu vào sự cần thiết
và các biện pháp để bảo tồn tài nguyên cho phát triển du lịch. Cụ thể hơn, thuật ngữ
“bảo tồn” hướng đến tài nguyên du lịch nhân văn thay vì thuật ngữ “bảo vệ” hướng
đến tài nguyên du lịch tự nhiên.
19
Theo điều 5 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005) thì
một trong những nguyên tắc phát triển du lịch là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị
của tài nguyên du lịch. Còn theo điều 6, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi
trường du lịch là một trong những chính sách được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi
về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư.
Theo Thạc sĩ Đào Duy Tuấn, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì: Hoạt
động bảo tồn di tích, di sản văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch.
Ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mới về bảo tồn di sản - gọi là “bảo
tồn tích cực”, nghĩa là đưa di sản vào phục vụ cuộc sống. Các di sản văn hoá phải
được bảo vệ, tôn tạo và tổ chức giới thiệu rộng rãi cho công chúng biết, chiêm
ngưỡng, nghiên cứu. Du lịch là một phương thức để đưa di sản đến với công chúng.
Thông qua hoạt động du lịch mà những di sản văn hoá vốn đang “khô cứng” hoặc
đang bị “bảo tàng hóa” trở thành những di sản sống, được phục vụ, được cống hiến
với sứ mạng nhân văn cao cả.
1.4.2. Trên thế giới
Để kêu gọi các nước trên thế giới cùng tham gia bảo tồn di sản văn hóa và
thiên nhiên, Ðại hội đồng UNESCO đã họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972
(kỳ họp thứ 17) nhằm thảo luận Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
thế giới. Ngày 16-11-1972, Công ước này đã được thông qua.
Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là một thỏa ước
quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản trường tồn của thế giới. Mỗi
quốc gia, hoặc “Quốc gia thành viên” tham gia Công ước công nhận trách nhiệm
chính của mình nhằm đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di
sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước cho các thế hệ tương lai. Cho đến nay, đã
có trên 170 quốc gia ký kết Công ước, vì vậy Công ước này trở thành một trong
những công cụ bảo vệ có uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế
duy nhất để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến khích sự hợp tác
giữa các quốc gia nhằm bảo vệ di sản của họ.
20
Theo điều 5 của công ước này thì: Mỗi quốc gia thành viên phải bảo vệ, bảo
toàn và giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên có trên lãnh thổ của mình bằng
những hành động pháp lý thích đáng. Công ước khuyến nghị các chính phủ “có
chính sách chung nhằm tạo cho di sản văn hóa và thiên nhiên có chức năng trong
đời sống của cộng đồng, và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình hoạch
định tổng thể”. Các khuyến nghị này bao gồm việc xem xét các kế hoạch cấp địa
phương và quốc gia, dự báo tăng trưởng hay suy giảm dân số, các yếu tố kinh tế và
hướng phát triển giao thông, cũng như có các biện pháp phòng ngừa thảm họa.
Để thực hiện Công ước và quyết định di sản nào sẽ được đưa vào Danh sách
Di sản Thế giới, Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước đã bầu chọn 21
quốc gia thành viên vào Ủy ban Di sản Thế giới Liên Chính phủ với nhiệm kỳ sáu
năm. Ủy ban đưa ra các quyết định dựa trên các khuyến nghị của ba cơ quan tư vấn
là Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) - chịu trách nhiệm về di tích
văn hóa, Liên đoàn Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) - chịu trách nhiệm về di
tích thiên nhiên, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn
hóa (ICCROM) - chịu trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong lĩnh vực trùng tu di
tích và quản lý di sản văn hóa, cũng như việc tổ chức đào tạo chuyên gia.
Trong các cơ quan trên, ICOMOS là hội đồng có nhiều nghiên cứu nhất về di
sản văn hoá cũng như việc bảo tồn và phát triển du lịch dựa trên tài nguyên du lịch
nhân văn. Năm 1993, ICOMOS tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề quốc tế về Du
lịch văn hóa tại Sri Lanka với nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu du lịch
và văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó, bài tham luận Bảo tồn và du lịch
(Conservation and Tourism) của Bernard M. Reilden, Chủ tịch ICOMOS Vương
Quốc Anh, bàn luận khá chi tiết về vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch.
Theo ông, du lịch là động lực, nhưng nếu nó phát triển quá nhanh có thể phá
hủy toàn thể cộng đồng. Nếu phát triển quá mức nó sẽ tiêu diệt tài nguyên và các
giá trị từ sự tác động trước tiên của khách du lịch. Để định hướng cho sự phát triển
hài hòa của du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, cần phải tuân theo một nguyên tắc cơ
bản với các quan điểm sau:
21
Các dự án phát triển khách du lịch toàn diện là điều kiện tiền đề cho sự phát
triển của bất kì loại khách du lịch tiềm năng nào. Quan điểm này bao gồm cả việc
bảo tồn bởi lợi ích du lịch đến từ đây. Đây phải là một phần của mục tiêu hiến pháp
của tất cả các cơ quan có trách nhiệm và của nhà cầm quyền du lịch địa phương và
các ngành giải trí.
Dự án phát triển khách du lịch chú trọng vào việc đáp ứng các nhu cầu của du
khách, song song đó để đáp ứng mục tiêu bảo tồn cần quan tâm đến việc quản lý du
khách.
Việc xếp hàng dài vào cổng làm giảm sự hài lòng của du khách, làm tắc nghẽn
điểm du lịch và các bãi giữ xe. Mỗi điểm du lịch di sản có một sức chứa cực đại vào
một thời điểm nhất định và không nên quá tải. Khi mức độ thỏa mãn bị hạn chế, sự
hứng thú của du khách sẽ suy giảm một cách đáng kể. Do vậy, phải tính toán số
lượng người hợp lí nhất ở điểm du lịch vào bất cứ thời điểm nào để đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu của du khách. Cũng từ đây xuất hiện mâu thuẫn giữa các nhà quản lý
các điểm du lịch – những người muốn hạn chế số lượng khách tham quan để không
làm hại đến di sản và những đơn vị tổ chức du lịch - những người muốn thu hút
khách du lịch.
Về việc đáp ứng nhu cầu của du khách: hầu hết các du khách tham quan các
địa điểm di sản văn hóa đều đi và về trong ngày, để thay đổi không khí, hay để kể
lại cho người than và bạn bè... Một số người đến tham quan vì hứng thú với những
di sản văn hóa, khảo cổ học hay kiến trúc. Một phần công việc của các nhà quản lý
là làm cho du khách thích tham gia và hứng thú để ủng hộ ngày càng nhiều vào
công tác bảo tồn của chính quyền địa phương, tăng ngoại tệ, tạo ra nhiều việc làm,
và tăng doanh thu du lịch.
Tất cả du khách sẽ cần những điều sau đây:
- Sự chào đón thân thiện và giúp đỡ với bất kì vấn đề và sự cố nào.
- Điểm du lịch được bảo vệ tốt và sạch, ít rác thải.
- Sự giới thiệu về công trình/địa điểm và những nét đặc trưng của chúng là
cách để du khách mở rộng hiểu biết.
22
- Sự hướng dẫn về các vấn đề cấm kị, tôn giáo của địa phương hay đặc
trưng văn hóa.
- Sự an ninh và việc bảo vệ tính mạng và tài sản.
Với những du khách quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ như khách sạn, nhà
trọ, những địa điểm cắm trại, nhà hàng, một vài loại phương tiện đi lại thông
thường, các cửa hàng mua sắm... ở các khu di sản rất quan trọng để thỏa mãn các
nhu cầu riêng của họ. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng các nhà quản lý điểm
du lịch mà yêu cầu cả sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và cá nhân.
Tuy nhiên, những nhu cầu của khách nội địa phải được đưa lên hàng đầu vì
điểm du lịch là tài sản của họ và họ thường chiếm số đông hơn khách quốc tế.
Về việc quản lý du khách để thực hiện mục tiêu bảo tồn di sản: nếu số lượng
du khách quá lớn sẽ tác động xấu đến sự thỏa mãn, ngăn cản sự thưởng thức trọn
vẹn ở điểm du lịch di sản hoặc là nguyên nhân lý học gây tác hại cho các di tích lịch
sử và các vật thể. Lúc này, việc sử dụng các phương pháp quản lý du khách là rất
cần thiết. Áp lực quá mức về lượng du khách sẽ được giảm thiểu nếu có thu phí.
Hầu hết các khu di sản có thể bị tổn hại là do chúng quá nổi tiếng, được quảng
bá rộng rãi và không bán vé vào cổng. Các tổ chức du lịch nên ngăn cản việc làm
tổn hại các điểm du lịch di sản hoặc hướng sự chú ý đến những điểm du lịch di sản
ít nổi tiếng hơn với sức chứa cao hơn. Bên cạnh đó, tình trạng cao điểm có thể được
hạn chế bằng các biện pháp sau:
- Áp dụng một hệ thống đăng kí các hoạt động tham quan và giới hạn sức
chứa tại bất kì thời điểm nào.
- Giảm chi phí tham quan trong một vài thời điểm để cân đối lượng khách
tham quan, từ đó có thể làm giảm áp lực cho những lúc cao điểm một
cách dễ dàng.
- Luân phiên các tuyến tham quan để tách những nhóm tham quan tại một
thời hoặc rải mỏng khách tham quan cùng một nhóm.
Trong quá trình tham quan, du khách có thể làm tổn hại đến các di sản và các
vật thể. Việc chạm hay hơi thở của hàng nghìn người cũng gây ra sự tổn hại rất khó
23
khắc phục. Do vậy, trong một vài trường hợp cần thiết, cần kiểm soát để giữ khách
tham quan tránh xa các hiện vật. Kế hoạch quản lý du khách cần được xem xét và
chuẩn bị kĩ càng, việc quản lý cũng nên dựa trên lời khuyên của chuyên gia.
Để bảo vệ di sản, một biện pháp quản lý du khách quan trọng nữa là hạn chế
thời gian tham quan. Ở Pari, các tổ chức du lịch cho du khách 18 phút để tham quan
Nhà thờ Đức Bà và không dừng xe để tránh làm ô nhiễm không khí. Trường hợp
đặc biệt này được tạo ra bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức du lịch, nhưng
những sức ép phải được nhìn nhận để bảo vệ cả du lịch, các di sản và cả văn hóa địa
phương.
Biểu hiện về sự cân đối của lợi ích từ du lịch là lợi ích này phải phục vụ cho
lợi ích của việc bảo tồn, cả quốc gia và vùng.
Thực tế, du lịch trên thế giới chỉ tạo ra sự cân đối không đáng kể đối với cộng
đồng địa phương và ngay cả việc chi cho công tác bảo tồn các công trình, không
gian chung và địa điểm du lịch cũng rất ít. Lợi nhuận trích từ việc kinh doanh của
các tổ chức du lịch quốc tế, các chuỗi khách sạn lớn, bao gồm các khoản thuế, cho
công tác bảo tồn hoàn toàn không đáng kể so với lợi ích họ có được nhờ các thủ
thuật kế toán khéo léo. Vì vậy, chính phủ rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề
khó xử này – đó là có thể ban hành quy định về tài chính vốn có khả năng bị trốn
thuế hay kết hợp đánh thuế du lịch với chi phí hộ chiếu.
Một biện pháp được đặt ra là thu tiền vào cổng để có thể cải tiến các dịch vụ
phục vụ du khách mà không làm giảm quỹ dành cho công tác bảo tồn. Tiền vé cổng
có thể khác nhau theo thời gian để thúc đẩy lợi nhuận của những lúc cao điểm. Đây
cũng là phương pháp tốt nhất cho việc củng cố sức hấp dẫn và thú vị của điểm du
lịch. Việc nâng nguồn quỹ nhờ phục vụ hay bán tài liệu, hình ảnh, bức vẽ, sách
hướng dẫn, quà lưu niệm… có thể sử dụng để phát triển điểm du lịch và lợi ích của
du khách. Nếu cần thiết có thể miễn phí cho người dân địa phương, hay cho phép
vào cổng tự do vào một ngày trong tuần sau các giờ cao điểm.
24
Sức hấp dẫn lâu dài của con người đang sống và làm việc tại bất kì cộng đồng
nào là nhân tố tiền đề có tính quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp để phát
triển khách du lịch.
Sức hấp dẫn lâu dài lâu dài của người dân địa phương trước tác động của du
lịch thế giới là câu hỏi cấp bách cho các quốc gia đang phát triển. Khi khoảng cách
lợi ích giữa người dân địa phương và du lịch trở nên quá rõ ràng, cộng đồng địa
phương có thể tảy chay hoạt động du lịch và quấy rối du khách của họ. Điều này
cũng xảy ra ở các trung tâm du lịch thế giới như Rome, nơi du lịch là mục tiêu chủ
yếu của các vụ cướp. Câu trả lời cho sự phát triển lâu dài là phải có kế hoạch thu
hẹp khoảng cách giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.
Du lịch thế giới có xu hướng phục vụ khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ 5
sao. Các khách sạn 5 sao dựa vào tiền của quốc tế, vì vậy mang lại lợi ít nhỏ cho
cộng đồng địa phương. Trái ngược với việc kinh doanh du lịch xa xỉ là những cuộc
phiêu lưu của tầng lớp thanh niên với ba lô và túi ngủ. Họ không mang lại nhiều
tiền và những quan điểm hỗn xược của họ có thể gây sốc đối với cộng đồng địa
phương. Tầng lớp giữa của du lịch bao gồm nhiều quốc gia cần được khuyến khích.
Các khách sạn bình dân, kích thước nhỏ có thể phục vụ cho nhiều nhóm nhỏ, những
người hiểu rất rõ văn hóa địa phương. Những khách sạn như thế này có thể được bỏ
vốn và điều hành bởi người dân địa phương vì lợi ích của họ. Chính phủ nên
khuyến khích những sáng kiến như thế này.
Các chương trình giáo dục nên giúp đỡ và mời các du khách tham dự để họ
quan tâm và hiểu về lối sống bản địa, văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Chính sách cho
du khách nên tính toán đến các nhân tố này.
Việc tạo ra những chuyến tham quan hứng thú và hấp dẫn được thực hiện bởi
sự hiểu biết về quan điểm và sự hứng thú của từng loại du khách, không phải niềm
tự hào về tài nguyên, và điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lí các khu
di sản – những người thường nghĩ về tài nguyên đầu tiên. Chuyên môn trong du
lịch, quản lý du khách và việc giới thiệu, quảng cáo sẽ có ích.
25
Tất cả các khu di sản trên thế giới đều có nhiều câu chuyện quan trọng kể về
lịch sử của chúng, cách chúng được xây dựng hay phá hủy, những người đã sống ở
đó, các hoạt động đặc trưng ở đó và những điều đã xảy ra. Ngày nay, các khu di sản
cần phải chọn ra câu chuyện có khả năng hấp dẫn nhất để có thể thu hút mọi loại du
khách đến tham quan. Các mục tiêu giới thiệu địa điểm di sản cần được xác định và
thống nhất kĩ càng trước khi bắt đầu thực hiện và nên xem xét lại dưới gốc độ kinh
nghiệm và sự thay đổi của xu hướng hiện đại.
Phương pháp giới thiệu được phải được lựa chọn để có hiệu quả như nhau đối
với tất cả mọi loại khách tham quan và không làm tổn hại đến diện mạo và môi
trường xung quanh của địa điểm di sản. Chẳng hạn dụng cụ tạo hiệu ứng âm thanh
và ánh sáng có thể gây hại cho các bức tường cổ xưa, hay toàn bộ hệ thống trong
suốt thời gian ban ngày. Phương tiện có thể được sử dụng cho việc giới thiệu bao
gồm:
- Những hướng dẫn viên du lịch, giáo viên
- Các thông báo, bảng chỉ dẫn, các dự án, các tờ rơi, sách hướng dẫn,
các loại sách lưu niệm, các loại sách tham khảo
- Có thể sử dụng một số ngôn ngữ thông thường khác nếu cần thiết, chữ
viết phải đủ lớn để dễ đọc.
- Các bảo tàng, các cuộc triển lãm, các mô hình, các mẫu vật liệu công
trình, các bản sao của vật dụng nghệ thuật, các bức tranh hoặc các
đồng xu.
- Các tranh tầm sâu, các trụ phát thanh, các băng quảng cáo di động.
- Các bộ phim, tivi, video, băng/màn chiếu, các vở kịch, âm nhạc, âm
thanh và ánh sáng, ánh sáng nhấn mạnh các nét đặc trưng.
Khi sử dụng phương tiện rất dễ có những sai sót. Quan điểm quan trọng hàng
đầu là ý định truyền thông tin gì và đến ai. Những phương pháp giới thiệu nghe
nhìn phải thật sự chất lượng và độ dài thong thường tối đa từ 12-15 phút là có thể
chấp nhận được. “Âm thanh ánh sáng” sẽ nhiều hơn nhưng bản gốc cần phải gây ấn
26
tượng sâu sắc và có tính lịch sử chính xác. Điều này sẽ có ích đối với một vài địa
điểm di sản có mối quan hệ mật thiết với nhau khi các chi phí quá cao.
Con người sẽ hiểu hơn về câu chuyện của địa điểm di sản nếu họ có thể nói
chuyện với những diễn viên đóng các vai lịch sử, xem hay thậm chí tham gia vào
các sự kiện tái hiện lớn, nghe các bài hát trữ tình hay nhìn thấy “âm thanh ánh sáng”
với những diễn viên thực thụ. Những diễn viên cần có khả năng quảng cáo có duyên
và gây ấn tượng mạnh. Việc biểu diễn phải thích hợp với từng nhóm khán giả đặc
trưng. Trong đó những thông tin sai không được phép đưa vào.
Việc thiết kế các công trình mới, các địa điểm và hệ thống giao thông vận tải
nên hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động có hại đến du lịch. Việc kiểm soát ô
nhiễm nên được tính toán trong tất cả các thành phần của cơ sở hạ tầng. Nếu có
thể, các công trình xây dựng nhân tạo nên tránh liên quan đến những điểm du lịch
có phong cảnh đẹp.
Một vấn đề bất cập về văn hóa lại xuất hiện là sự tương phản giữa các dịch vụ
5 sao quốc tế với nền văn hóa địa phương đang cố gắng tồn tại một cách yếu ớt và
cần được bảo vệ. Có một vài khách sạn quốc tế có kiểu kiến trúc được thiết kế gần
với văn hóa bản xứ, được quản lý phù hợp với địa phương, nhưng những điều này
rất hiếm. Các dự án vận tải hiện đại chỉ dành cho động cơ mô tô sẽ phá hủy một
cách không thể tưởng tượng đến các khu vực lịch sử và xâm phạm đến cảnh quan tự
nhiên.
Tất cả những điều nói trên nên được lên kế hoạch cẩn thận với sự giúp đỡ của
các kiến trúc sư về thiên nhiên. Các tuyến đường xa lộ thường xâm phạm nhiều hơn
đường sắt và có thể giảm thiểu phạm vi tác động đến cảnh quan bằng việc thay đổi
chiều rộng và thiết kế như giảm bớt việc xây dựng các cầu, cầu cạn xuyên qua
chúng, nếu được thiết kế tốt có thể mang lại những kết quả rất ấn tượng.
Ở các quốc gia đang phát triển, bò, trâu, lừa, ngựa, lạc đà và voi vẫn đóng một
vai trò quan trọng và gần gũi nhiều với người dân địa phương hơn các phương tiện
hiện đại.
27
Để quản lý tốt nên xác định rõ mức độ phát triển có thể chấp nhận được của
du lịch và kiểm soát sự cung cấp để duy trì mức độ phát triển đó.
Kế hoạch quản lý địa điểm di sản nên thực hiện được các tiêu phục vụ du
khách. Các mục tiêu phải được thảo luận bởi chính phủ, chính quyền địa phương,
ban quản lý du lịch phải đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn. Chúng có thể bao gồm
nỗ lực để gia tăng doanh thu từ việc bán vé cổng; nỗ lực để gia tăng lợi ích của việc
kinh doanh du lịch; việc giảm thiểu khách du lịch để giảm thiểu sự gây hại cho di
sản, sự không hài lòng của du khách và sự quá tải; việc giảm thiểu khách du lịch
vào những lúc cao điểm hoặc thay đổi thành phần khách du lịch.
Sự phân biệt các nhóm khách du lịch rất có ích. Trong kế hoạch quản lí di sản
và du khách có thể có những mục tiêu khác nhau cho những nhóm khách khác nhau
như nhóm khách du lịch suốt kì nghỉ, nhóm khách trong ngày đến từ các thành phố,
nhóm khách học sinh, nhóm khách hội nghị, và các chuyên gia du lịch.
28
Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BÌNH DƯƠNG
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: tỉnh Bình Dương thuộc vùng Ðông Nam Bộ, nằm ở toạ độ địa lý
10o69' -11o,30' vĩ độ Bắc, 106o6'- 107o kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.749
km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.695,54 km2, chiếm 0,82% tổng
diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Ðông giáp tỉnh
Ðồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc -
Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh.
Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn gồm có 3 con sông chính là
sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn. Hiện tại, các sông đang được khai thác để
dùng cho thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng. Các con sông này cùng với nguồn
nước ngầm tạo nên nguồn nuớc dồi dào đủ cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, cho các nhu cầu sản xuất khác và dân sinh.
Ðịa hình: tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao
nguyên nên địa hình chủ yếu là dạng đồi núi trung bình, thấp, tương đối bằng phẳng
có độ dốc trung bình từ 2 - 5 độ, nền đất cao từ 20 - 25 m so với mặt biển.
Khí hậu: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm,
không có mùa đông lạnh với lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 - 1.650 mm,
mưa nhiều từ tháng 4 cho đến tháng 11; từ tháng 1 đến 3 ít mưa, thời tiết khô nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27o C; số giờ nắng trong năm từ 2.500 - 2.700
giờ; độ ẩm trung bình là 79 - 80%. Hàng năm có 8 tháng nhiệt độ trung bình 25o C.
29
30
2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên
Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất
chính, trong đó đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc
tụ 12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất đai
Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển giao thông đô thị.
Tài nguyên rừng: Bình Dương có 13 nghìn ha rừng, trong đó có gần 10 nghìn
ha rừng tự nhiên, 3.430 ha rừng trồng. Rừng Bình Dương có vai trò quan trọng về
phòng hộ và ổn định về môi trường sinh thái. Đây là vành đai xanh của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh không phong phú, chủ yếu là
khoáng sản phi kim loại. Tập trung ở phía nam tỉnh là cao lanh, trữ lượng 256 triệu
tấn, được khai thác làm gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp. Ở Bến Cát, Tân Uyên
có sét gạch ngói, trữ lượng khoảng 629 triệu m3
. Đá xây dựng tập trung ở Tân
Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng 220 triệu m3
, cát xây dựng tập trung ở sông Sài
Gòn, cù lao Bình Chánh, cù lao Rùa và sông Thị Tính, trữ lượng khoảng 25 triệu m3
.
2.1.3. Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số của Bình Dương là
1.481.550 người. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu
hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009
cho thấy: trong 10 năm từ 1999 - 2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là
tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Theo
số liệu Tổng cục thống kê năm 2011 thì dân số Bình Dương là 1.691.413 người và
mật độ dân số là 628 người/km².
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và
sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
2.1.4. Kinh tế
Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành
Sài Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón
31
các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động
nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay
tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6
tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm
2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi
tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất
tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các
doanh nghiệp trong xu thế hội nhập.
Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công
nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân
Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613
dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong
nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển
công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh nhằm tăng thu hút đầu tư.
Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15 - 16%, công nghiệp
và xây dựng 43 - 44%, dịch vụ 40 - 41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001 - 2005), thì Bình Dương sẽ
là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ là một trong những đô thị hiện đại nhất
Việt Nam.
32
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bình Dương
2.2.1. Tài nguyên du lịch
Hệ thống tài nguyên du lịch của Bình Dương khá đa dạng, phong phú. Về tài
nguyên du lịch tự nhiên có Hồ Dầu Tiếng, hệ thống sông ngòi cùng với miệt vườn
trái cây tạo ra tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi. Đặc thù văn hóa gắn
liền với 3 dòng sông huyền thoại của vùng Đông Nam bộ gồm sông Mêkông, sông
Bé, sông Đồng Nai thuận lợi phát triển du lịch sông nước. Về tài nguyên du lịch
nhân văn, toàn tỉnh có 38 di tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di
tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500
di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá,
tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh như núi
Cậu, núi Châu Thới, hồ Than Thở, Cù lao Rùa, nhà tù Phú Lợi… Ngoài ra, Bình
Dương có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống như sản xuất gốm sứ, sơn mài, gỗ
điêu khắc,… Tiêu biểu như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm Tân Phước
Khánh, làng gốm Lái Thiêu,… là cơ hội thuận lợi để Bình Dương khai thác và phát
triển loại hình du lịch làng nghề đang được đông đảo du khách lựa chọn hiện nay.
2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị
2.2.2.1. Dân cư và lao động
* Dân cư
- Về quy mô dân số: Bình Dương là tỉnh có quy mô dân số khá lớn ở Đông
Nam Bộ. Kể từ khi tái lập đến nay, quy mô dân số Bình Dương tăng gấp đôi, sự gia
tăng này có phần đóng góp đáng kể của nguồn lao động nhập cư. Quy mô dân số
lớn và tăng nhanh là một yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, đó sẽ vừa là lực
lượng lao động và vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành du lịch.
Bảng 2.1: Quy mô dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Năm 2000 2003 2005 2008 2011
Số dân
(Nghìn người)
742,8 853,8 1.030,7 1.106,3 1.691,4
Mật độ dân số
(Người/km²)
277 317 382 410 628
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
33
- Về phân bố dân cư và mật độ dân số: Bình Dương có 7 đơn vị hành chính,
gồm 3 thị xã và 4 huyện. Phân bố dân cư giữa các thành phố, thị xã, huyện không
đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn. Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của quá
trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của tỉnh. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự gia
tăng dân số, mật độ dân số của tỉnh cũng không ngừng tăng lên, song song đó là
khoảng cách ngày càng khác biệt về phân bố dân cư do các huyện thị có sự phát
triển không đồng đều. Năm 2011, thị xã Dĩ An có dân số là 334.592 người và mật
độ dân số là 5.581 người/km², cao nhất so với các huyện thị trong tỉnh. Thị xã
Thuận An có dân số đông nhất, 428.953 người và mật độ dân số đứng thứ hai, 5.125
người/km², Thành phố Thủ dầu một xếp vị trí thứ ba với các con số tương ứng là
251.992 người và 2.123 người/km². Trong khi đó huyện Phú Giáo chỉ có 88.501
người và mật độ là 163 người/km². Các thị xã có dân số đông và mật độ dân số cao
cũng đồng thời là nơi có các tài nguyên du lịch nhân văn phong phú.
- Về vấn đề dân tộc: ngoài thành phần chính là người kinh, trên địa bàn Bình
Dương còn có khoảng 18 dân tộc ít người như Hoa, Tày, Nùng, Mường, Chăm,
Khơme, K’Ho, Châu Ro, Thái... với quy mô gần 20.000 người, chiếm gần 1% dân
số của tỉnh (năm 2011). Địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu
tại 4 huyện phía bắc, hầu hết sống đan xen hòa đồng cùng với cộng đồng các dân
tộc khác của tỉnh. Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc nghèo được thực hiện
thường xuyên, đời sống nhân dân được nâng cao, các dự án hỗ trợ chăn nuôi, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, trường học tạo điều kiện giao lưu hàng
hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển; công tác xóa đói, giảm nghèo cho các dân tộc
thiểu số đạt được những kết quả cao, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số ngày càng được nâng cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh. Sự
thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các dân tộc tuy không đóng vai trò chủ đạo,
nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh bởi nhu cầu du
lịch ngày càng tăng và khá đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh.
- Về vấn đề tôn giáo: hiện nay, toàn tỉnh có 268 cơ sở tôn giáo, 544 chức sắc,
494 tu sĩ và trên 156.000 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 11% dân số toàn tỉnh. Phần
34
lớn các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo đều đồng thuận và
tin tưởng vào chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước. Các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo tỉnh Bình Dương
đã và đang có những đóng góp tích cực trong sự phát triển, đi lên của một Bình
Dương công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Lao động
- Về nguồn lao động: nguồn lao động là một trong những nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế và du lịch cũng không ngoại lệ. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển công nghiệp, nguồn lao động của tỉnh cũng
không ngừng tăng lên.
Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Năm 2000 2003 2005 2008 2010 2011
Nguồn lao động
(Nghìn người)
422,3 584,3 692,3 757,5 1 237,5 1 274,9
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
Qua bảng trên, ta thấy trong vòng 11 năm nguồn lao động của tỉnh đã tăng lên
hơn 3 lần, trong khi dân số chỉ tăng hơn 2 lần (Bảng 2.1). Đây là một trong những
thuận lợi về nhu cầu nhân lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
- Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: số lượng và tỉ lệ người lao động
trong hoạt động sản xuất và dịch vụ càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch.
Trong giai đoạn 2000 – 2011, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh có sự
chuyển dịch rõ nét. Điều này thể hiện rõ rệt qua biểu đồ sau:
35
115.1
175.4
246.8
445
505.1
580
86.3
131.6
185.1
378.3
454.6
522
0
100
200
300
400
500
600
700
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2000 – 2011
Tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng là
một trong những động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch. Đây chính là bộ
phận gắn bó trực tiếp với hoạt động du lịch thông qua việc tạo ra các sản phẩm phục
vụ ngành du lịch, đồng thời chính họ là những người có mức sống cao và nhu cầu
du lịch lớn.
- Về nhân lực cho du lịch nhân văn: Vấn đề nhân lực đối với khai thác các tài
nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch vốn khó hơn khai thác tài nguyên du lịch
tự nhiên. Bởi các tài nguyên nhân văn luôn hàm chứa trong nó những dấu ấn về bàn
tay, khối óc con người và các giá trị văn hóa mà chỉ khi có hướng dẫn viên chuyên
nghiệp giới thiệu, giải thích du khách mới “thấm” hết những điều thú vị, hấp dẫn
trong đó.
Vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng cho lĩnh vực du lịch hiện đang được Sở Văn
hóa - Thể thao - Du lịch quan tâm rất nhiều. Hiện tại, nguồn nhân lực du lịch của
tỉnh đang thiếu và yếu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 cơ sở chính quy đào tạo
nhân lực du lịch đó là trường Đại học Bình Dương và trường Trung cấp Văn hóa -
Nghệ thuật - Du lịch Bình Dương. Với hệ thống đào tạo còn khá mỏng này, việc
thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế là điều tất yếu.
36
Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng mà lực lượng lao
động du lịch còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi
ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy
mà nhiều đơn vị du lịch phải sử dụng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo.
Hạn chế này đã kìm hãm đáng kể hiệu quả của việc khai thác các tài nguyên
du lịch nhân văn phục vụ du lịch, khiến cho một số điểm tài nguyên có tiềm năng
lớn vẫn chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng.
2.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2000 - 2011, GDP của Bình Dương có sự gia tăng mạnh mẽ,
nhất là trong công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu GDP theo ngành cũng có sự chuyển
dịch mạnh mẽ. Sự phát triển này góp phần đáng kể trong việc tạo điều kiện cho sự
ra đời của các nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển khác như nhu cầu nghỉ nghỉ ngơi,
giải trí, mức thu nhập, thời gian rỗi...
Bảng 2.3: GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Khu vực
kinh tế
2000 2003 2005 2008 2010 2011
Tổng 6 067 9 977,8 14 938,6 27 926,5 48 761,3 62 341,2
Nông - Lâm - Ngư 1 012,5 1 162,3 1 250,6 1 592,3 2 116,6 2 582,1
Công nghiệp –
Xây dựng
3 524 6 202,3 9 492,8 18 099,3 30 719,1 38 755,2
Dịch vụ 1 530,5 2 613,2 4 195,4 8 234,9 15 875,6 21 003,9
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
Trong vòng 11 năm GDP của tỉnh tăng hơn 10 lần, giá trị nông nghiệp tăng
hơn 2 lần, công nghiệp - xây dựng tăng hơn 10 lần còn dịch vụ tăng hơn 13 lần.
Cuối năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp –
nông nghiệp – dịch vụ. Sự gia tăng và chuyển dịch của các ngành sản xuất đã làm
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất
37
lượng cơ sở hạ tầng... làm nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch
trong tỉnh. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai
đoạn này chính là đòn bẫy mạnh nhất để đưa tài nguyên du lịch đến với gần với du
khách hơn thông qua việc tạo ra những công trình nhân tạo độc đáo, quy mô lớn
cùng sự cải thiện, nâng cấ cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, đường giao
thông... phục vụ tốt nhất các nhu cầu của du khách.
2.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Cùng với sự phát triển nhu cầu du lịch nhân văn trên cả nước, số lượng người
có nhu cầu về loại hình du lịch này của phần lớn người dân trong tỉnh cũng có xu
hướng tăng đáng kể do ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy không có số liệu
nghiên cứu chính thức và chính xác về số người có nhu cầu du lịch của tỉnh trong
từng năm, nhưng sự gia tăng về số lượt khách du lịch, sự nở rộ về dịch vụ ăn uống,
lưu trú, bán lẻ hàng hóa và các lễ hội du lịch văn hóa ở các địa điểm du lịch là bằng
chứng rõ ràng về sự phát triển của nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài
tỉnh.
2.2.2.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật
Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997, tỉnh đã thực hiện chủ trương "Trải chiếu
hoa mời gọi các nhà đầu tư, trải thảm đỏ mời gọi trí thức". Nhờ chủ trương đúng
đắn này, công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Sự có mặt của các dự
án đầu tư nước ngoài với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến đã thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Song song đó, để phục vụ cho
hoạt động sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng được cải thiện tốt hơn.
Cũng từ đây, ngành du lịch có một “khung đỡ” vững chắc để có thể tạo điều kiện
thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đi lại, lưu trú của du khách. Bên cạnh đó, sự tiến bộ
về khoa học kĩ thuật trong sản xuất cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao
năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người lao động (năm 1997, khi tái lập
tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 5,8 triệu đồng; năm 2011 thu nhập bình quân đã
tăng 6,4 lần với 36,9 triệu đồng/người), làm tăng thêm khả năng thực tế tham gia
hoạt động nghỉ ngơi du lịch, tạo điều kiện cho du lịch có bước phát triển nhanh và
vững chắc.
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương

More Related Content

What's hot

Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên HuếLuận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Của Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 

Similar to Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương

Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương (20)

Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểmLuận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Bích Tuyền LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Bích Tuyền Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG PHƯỚC MINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, người hướng dẫn khoa học Trương Phước Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi. Cảm ơn Khoa Địa lý, Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô và đồng nghiệp trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Dương, Cục thống kê Bình Dương, Ban quản lý các di tích, khu du lịch đã nhiệt tình giúp đỡ về tài liệu và số liệu bổ ích, liên quan đến đề tài để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn để tôi có thêm động lực và vững tin hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Bích Tuyền
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ và bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3 3. Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................3 4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu .........................................................3 5. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................3 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................5 7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH .................................................................................................9 1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................................9 1.2. Tài nguyên du lịch..............................................................................................10 1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch ..................................................................10 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................11 1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững .........................................................................16 1.3.1. Khái niệm chung...........................................................................................16 1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững ......................................................17 1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch...................................................................18 1.4.1. Ở Việt Nam...................................................................................................18 1.4.2. Trên thế giới..................................................................................................19 Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BÌNH DƯƠNG...........................................................................................28 2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương ...........................................................................28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................28
  • 6. 2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên.................................................................................30 2.1.3. Dân số ...........................................................................................................30 2.1.4. Kinh tế...........................................................................................................30 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bình Dương ..................32 2.2.1. Tài nguyên du lịch........................................................................................32 2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị..........................................................32 2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ......................................................41 2.3.1. Hiện trạng khai thác các điểm di tích lịch sử...............................................44 2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm di tích văn hóa nghệ thuật ...........................53 2.3.3. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các điểm tôn giáo và lễ hội ......................................................................................................................56 2.3.4. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các làng nghề truyền thống ......................................................................................................................60 2.3.5. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch ở các điểm danh lam, thắng cảnh ....................................................................................................64 2.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và chính trị của việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương .......................................................................69 2.4.1. Hiệu quả kinh tế............................................................................................69 2.4.2. Hiệu quả xã hội .............................................................................................72 2.4.3. Hiệu quả môi trường.....................................................................................76 2.4.4. Hiệu quả chính trị..........................................................................................78 2.5. Đánh giá chung về hiện trạng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương............................................................................................................78 3.1. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ................................................82 3.2. Định hướng bảo tồn............................................................................................96 3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng..........................................................................98 3.1.3. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch...............................................................105 3.3. Giải pháp ..........................................................................................................116 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT CỤ THỂ 1 Bộ VHTT&DL Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch 2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 3 ICOMOS International council monuments and sites Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ 4 MICE Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions Hội họp, Xúc tiến đầu tư, Hội nghị và Triển lãm 5 Sở VHTT&DL Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch 6 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 7 UNESSCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
  • 8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Quy mô dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011............................................................................................32 Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011.....................34 Bảng 2.3: GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011........36 Bảng 2.4: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011............................................................................38 Bảng 2.5: Tình hình phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Bình Dương giai đoạn 2007 – 2011 ...........................................................................43 Bảng 2.6: Số khách du lịch đến tham quan Nhà tù Phú Lợi giai đoạn 2009 - 2011............................................................................................52 Bảng 2.7: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến giai đoạn 2009 - 2011 .................................................................65 Bảng 2.8: Doanh thu du lịch của Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011..................69 Bảng 2.9: Số cơ sở, người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào GDP Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011 ......................................71 Bảng 2.10: Đánh giá chung về hiện trạng khai thác các điểm du lịch.....................79
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011.........................................................................................35 Biểu đồ 2.2: GDP/người tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 2011...........................39 Biểu đồ 2.3: Số khách du lịch tham quan Chùa Bà giai đoạn 2002 - 2011 .............60 Biểu đồ 2.4: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến giai đoạn 2009 – 2011 .........................................................................65 Biểu đồ 2.5: Tổng doanh thu và doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011..............................................70 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ........................................................................27
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ngày nay, hoạt động du lịch ngày càng phát triển, đã và đang đem lại một nguồn lợi không nhỏ, được coi là ngành “công nghiệp không khói”, và trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, văn hóa. Để du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng phát triển lâu bền, một trong những điều cần nhất là phải giữ gìn, bảo quản bằng được các giá trị văn hóa đặc thù của từng dân tộc, mỗi vùng, miền; đó mới là căn nguyên thu hút du khách đến thăm ngày một đông hơn. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ngành du lịch ở Việt Nam đã được chú ý đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, phải nói rằng trong những năm gần đây, du lịch nhân văn của Việt Nam đang phát triển một cách ồ ạt, đôi khi mang tính tự phát, thiếu một kế hoạch mang tính chiến lược cơ bản và dài hơi. Bên cạnh đó là tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ trong một hệ thống liên hoàn, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch còn mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu,... tất cả những nguyên nhân này đã đưa tới tình trạng nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc bị hiểu sai lạc, thậm chí làm cho méo mó, mai một dẫn đến tình trạng tài nguyên du lịch nhân văn bị khai thác không theo quy hoạch, phát triển ồ ạt nhưng không đồng bộ và đơn điệu, việc bảo tồn và phát huy giá trị chưa được quan tâm đúng mức và thiếu tính bền vững. Nhìn rộng ra các địa phương khác trên cả nước, tuy mức độ có thể khác nhau nhưng đều gần giống nhau trong việc tổ chức, quản lý, khai thác du lịch, đó là chủ yếu chạy theo lợi nhuận trước mắt. Cùng với đó là những tác hại không nhỏ cả về môi sinh, môi trường, việc đầu tư khai thác du lịch của chúng ta đang bị lây nhiễm “căn bệnh hình thức” khiến cho một số địa phương sau khi tổ chức “tuần văn hóa du lịch” rầm rộ và tốn kém tiền của, thì lượng du khách lại ngày một ít đi.
  • 11. 2 Trước thực trạng trên, vấn đề khai thác, phát huy và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch nhân văn đã và đang được nhiều chuyên gia, người làm quản lý du lịch và các nhà nghiên cứu quan tâm. Bình Dương là một tỉnh tái lập từ năm 1997, từ đó đến nay các ngành kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển, trong đó ngành du lịch có nhiều bước tiến đáng kể. Bình Dương là một tỉnh thuộc bán bình nguyên Đông Nam Bộ, có địa hình khá đơn điệu nên tài nguyên du lịch tự nhiên không đáng kể, ngược lại, tài nguyên du lịch nhân văn của vùng lại rất phong phú. Toàn tỉnh có 38 di tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng, 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống, tiêu biểu như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm Tân Phước Khánh, làng gốm Lái Thiêu… Đây chính là cơ hội thuận lợi để Bình Dương khai thác và phát triển du lịch nhân văn. Tuy nhiên, trong số các tài nguyên kể trên, không phải tài nguyên nào cũng được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nhiều tài nguyên có tiềm năng phát triển nhưng do nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chiến lược quảng bá, vốn đầu tư… nên còn mãi ở dạng “tài nguyên”. Song song đó, một số tài nguyên trong quá trình khai thác do không tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững nên ít nhiều làm tổn hại đến các giá trị vật chất và tinh thần ẩn chứa trong đó. Do vậy, để khai thác hết tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nêu trên, thì việc tìm hiểu hiện trạng khai thác, bảo tồn qua đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển bền vững là điều không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nhân văn của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu đề tài “ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC VỤ DU LỊCH” là rất cần thiết.
  • 12. 3 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu đề tài là xây dựng định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của tỉnh Bình Dương trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn, hiện trạng phát triển của các tài nguyên này tại các điểm du lịch. 3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn. - Thống kê, phân loại, phân tích các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn có ở tỉnh Bình Dương. - Vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn để đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương. - Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch nhân văn, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương, xây dựng những định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho mục đích du lịch. 4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 4.1. Nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho du lịch. 4.2. Phạm vi - Theo không gian: tỉnh Bình Dương. - Theo thời gian: từ năm 2000 - 2011 5. Lịch sử nghiên cứu 5.1. Trên thế giới Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề phát triển bền vững bắt đầu được đề cập. Ngày nay, khi bàn đến các vấn đề về du lịch thì phát triển bền vững luôn đi kèm hay nói cách khác, phát triển du lịch phải là phát triển bền vững. Trong xu hướng phát triển du lịch nhân văn nói riêng, tính bền vững của du lịch được thể hiện
  • 13. 4 ở chỗ bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất. Từ cuối thế kỉ XX đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học bàn đến vấn đề phát triển du lịch nhân văn và việc bảo tồn phát triển tài nguyên du lịch nhân văn: - Trong Hội nghị thế giới về Du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote (Canary Islands), Tây Ban Nha năm 1995, Hiến chương Du lịch bền vững đã được đưa ra, trong đó đề cập rõ nét đến việc bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch nhân văn “…Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địa phương…Các khu vực dễ bị tổn thương về môi trường và văn hóa, cả trong hiện tại và tương lai, nên được ưu tiên đặc biệt về hợp tác kĩ thuật và viện trợ tài chính để đạt được sự phát triển bền vững”. - Năm 1998, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra 10 nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững, hầu hết các nguyên tắc đó đều ít nhiều bàn đến sự bền vững của xã hội, văn hóa hay nói hẹp hơn là tài nguyên du lịch nhân văn. 5.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức bàn luận rất nhiều vấn đề về bảo tồn các tài nguyên du lịch, trong đó ít nhiều đề cập đến tài nguyên du lịch nhân văn. Công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (2000-2002), do Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, thuộc Tổng Cục Du lịch chủ trì mang tính hệ thống và có giá trị cao nhất cho đến nay. Nghiên cứu cụ thể hơn về du lịch nhân văn, Nhà nghiên cứu văn hóa - Giáo sư Hữu Ngọc (Bài báo “Du lịch văn hóa: Chú trọng tính chân thực của bản sắc” đang tải trên Báo điện tử Đại biểu nhân dân năm 2007 ) nhấn mạnh “sản phẩm du lịch văn hóa mà chúng ta định đem "chào" khách du lịch bốn phương, không phải và không nên là những "phục chế" giả cái hoang dã đã mất theo quy luật tất yếu hay đóng kịch, diễn để lừa khách. Điều quan trọng là chúng ta đưa du khách cùng thâm nhập, giúp họ thấy và hiểu được con người, văn hóa ở vùng đất đó”.
  • 14. 5 Về phía nhà nước, Nghị quyết 4 của BCH Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định “bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” là định hướng quan trọng trong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998), Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001), Một số vấn đề du lịch Việt Nam (Đinh Trung Kiên, 2006), Quy hoạch du lịch (2006) và Tài nguyên du lịch (2007) (Bùi Thị Hải Yến), …cùng nhiều công trình khác đã tập trung nghiên cứu cả lý luận khác nhau về sự bền vững trong phát triển du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vấn đề phát triển du lịch nhân văn đã và đang được quan tâm đáng kể. Trong Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX vấn đề phát triển bền vững du lịch trong đó có du lịch nhân văn được đề cập rõ nét. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết về hiện trạng khai thác cũng như định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Vì lẽ đó, trên cơ sở tiếp thu lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC VỤ DU LỊCH”. Tuy hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ nhưng tác giả rất mong qua tìm tòi, nghiên cứu thì đề tài sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào công tác bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm 6.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của
  • 15. 6 địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu luận văn. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với tài nguyên du lịch nhân văn trên lãnh thổ du lịch Bình Dương. 6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển, nghiên cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo các xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn cũng như xu hướng phát triển của chúng trong tương lai. 6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị nhân văn là một bộ phận không thể thiếu của chính sách phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của sự bền vững đối với du lịch nhân văn là bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, nét văn hóa đặc trưng, tăng cường phát huy, bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng. Với quan điểm này, tính truyền thống, đậm bản sắc của phát triển du lịch nhân văn phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đối với những biến đổi văn hóa cần được tính đến, đảm bảo cho sự phát triển du lịch trên cơ sở phát huy, bảo tồn các giá trị nhân văn một cách có hiệu quả và bền vững.
  • 16. 7 6.2. Các phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích thống kê Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu. Đây là phương pháp sử dụng để tiến hành xử lý các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tài liệu, tư liệu đã thu thập được từ thực tế, qua sách báo, các đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học công bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Tài liệu sẽ được lựa chọn, phân tích, thống kê theo mục đích để phục vụ các mục tiêu nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ, bản đồ Đây là phương pháp đặc thù của khoa học địa lý. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách rõ nét hơn thông qua ngôn ngữ thứ hai của hệ thống các bản đồ, biểu đồ. 6.2.3. Phương pháp điều tra thực địa Phương pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành, phát triển của lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được chú trọng để đạt được tính thực tiễn về đặc trưng của lãnh thổ. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan điểm của các du khách, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan. 6.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Đề tài sẽ thực hiện điều tra bằng các phương pháp xã hội học (phỏng vấn, điều tra qua phiếu câu hỏi, làm các phép thử nhanh…) đồng thời cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà điều hành, quản lý du lịch ở Bình Dương để có sự nhìn nhận sát sao và trung thực đối với vấn đề nghiên cứu, tránh sự chủ quan.
  • 17. 8 7. Cấu trúc của đề tài A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch Chương 2: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch C. Phần kết luận -Tài liệu tham khảo - Phần phụ lục
  • 18. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi, còn “tourist” là người dạo chơi. Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người. Khái niệm về du lịch luôn được tranh luận trong suốt hơn 8 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch năm 1925 tại Hà Lan. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã cơ bản thống nhất, tất cá các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Hunziker,1951 đã định nghĩa rằng “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và những mối liên hệ phát sinh từ chuyến đi khỏi nơi thường trú và không liên quan gì với các hoạt động kiếm sống”. Trong một số tài liệu gần đây nhất, có người quan niệm rằng du lịch gồm 3 nội dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách ra làm đôi. Theo I.I. Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản: Thứ nhất: Cách sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên Thứ hai: Dạng chuyển cư đặc biệt Thứ ba: Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân
  • 19. 10 Du lịch không chỉ bao gồm các hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa. Tóm lại, theo I.I. Pirôgiơnic, 1985 khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999) định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.2. Tài nguyên du lịch 1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa và cơ cấu, khối lượng, nhu cầu của du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi – du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào du lịch. Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm hai bộ phận hợp thành: tự nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa – lịch sử của hoạt động du lịch).
  • 20. 11 Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa - xã hội. Nó cũng là một phạm trù động, vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy, khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới. Từ những điều trình bày trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1. Quan niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Theo điều 13 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005) thì: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 1.2.2.2. Đặc điểm - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí. - Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi tham quan nhiều đối tượng tài nguyên.
  • 21. 12 - Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng. - Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên - Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng - Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn đến khách du lịch: thông tin, tiếp xúc, nhận thức và đánh giá. 1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: - Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc - Các lễ hội - Các làng nghề truyền thống - Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học - Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác * Các di tích lịch sử, văn hoá Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 quy định: “Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá - xã hội”.
  • 22. 13 “Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công trình cổ nổi tiếng”. Do đó: Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá. Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới. - Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành: + Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa. + Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động. + Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần. Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh. + Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc. + Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống. - Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới: 7 kỳ quan thế giới (Kim tự tháp Ai Cập; Vườn treo Babilon; Tượng khổng lồ Heliôt - trên đảo Rôt; Lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; Đền thờ Actemic ở Ephedơ; Tượng thần Dớt ở Olempia và Ngọn hải đăng Alexandria).
  • 23. 14 Ở Việt Nam, tính đến năm 2012, có 05 di sản văn hoá vật thể được công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế (1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Phố cổ Hội An (1999), Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011). Có 02 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (1994) và Động Phong Nha-Kẻ Bàng (2003). Ngoài ra, các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại Việt nam, gồm có: Nhã nhạc Cung Đình Huế (2003), Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan (2011). * Các lễ hội Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn vinh, hạnh phúc. Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát… Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân. Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm. * Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống - Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động
  • 24. 15 - Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người - Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề thủ công truyền thống chính: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo như nghề chạm khắc đá, đúc đồng, kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc), gốm, mộc, dệt thiêu ren truyền thống, sơn mài và điêu khắc, khảm trai, khảm xà cừ. * Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc… Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch ở Châu Âu. Các đất nước Italia, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kĩ năng độc đáo. Các món ăn dân tộc độc sắc với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng. * Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác Các đối tượng du lịch văn hoá - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư
  • 25. 16 viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao… Đối tượng văn hoá - thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hoá, hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá. 1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững 1.3.1. Khái niệm chung Hiện nay, du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về “du lịch mềm” của những năm 90 và thực sự gây được chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
  • 26. 17 và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định "... Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh", đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Ngày nay, nói đến phát triển du lịch là nói đến sự phát triển bền vững. Sự phát triển sẽ không có ý nghĩa nếu những thành tựu đạt được của hiện tại ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của tương lai. Trong phát triển du lịch nhân văn, sự bền vững chính là sự trường tồn và thăng hoa của các giá trị văn hóa, sự phát triển kinh tế xã hội vững chắc của cộng đồng địa phương. Sự bền vững phải được xem là tiêu chí phát triển ngay từ đầu và là kim chỉ nam cho định hướng khai thác. 1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN, 1998, đã đưa ra 10 nguyên tắc của du lịch bền vững, đó là: • Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. • Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. • Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, văn hóa, xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
  • 27. 18 • Phát triển du lịch phải lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương, quốc gia. • Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây cho hại môi trường. • Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách. • Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. • Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động du lịch và cải thiện các sản phẩm du lịch. • Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách. • Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách. 1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch 1.4.1. Ở Việt Nam Ở một góc độ nào đó, vấn đề bảo tồn trong du lịch cũng nằm trong xu thế phát triển du lịch bền vững. Song vấn đề bảo tồn trong du lịch xoáy sâu vào sự cần thiết và các biện pháp để bảo tồn tài nguyên cho phát triển du lịch. Cụ thể hơn, thuật ngữ “bảo tồn” hướng đến tài nguyên du lịch nhân văn thay vì thuật ngữ “bảo vệ” hướng đến tài nguyên du lịch tự nhiên.
  • 28. 19 Theo điều 5 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005) thì một trong những nguyên tắc phát triển du lịch là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch. Còn theo điều 6, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là một trong những chính sách được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư. Theo Thạc sĩ Đào Duy Tuấn, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì: Hoạt động bảo tồn di tích, di sản văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch. Ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mới về bảo tồn di sản - gọi là “bảo tồn tích cực”, nghĩa là đưa di sản vào phục vụ cuộc sống. Các di sản văn hoá phải được bảo vệ, tôn tạo và tổ chức giới thiệu rộng rãi cho công chúng biết, chiêm ngưỡng, nghiên cứu. Du lịch là một phương thức để đưa di sản đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà những di sản văn hoá vốn đang “khô cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” trở thành những di sản sống, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn cao cả. 1.4.2. Trên thế giới Để kêu gọi các nước trên thế giới cùng tham gia bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, Ðại hội đồng UNESCO đã họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972 (kỳ họp thứ 17) nhằm thảo luận Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Ngày 16-11-1972, Công ước này đã được thông qua. Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là một thỏa ước quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản trường tồn của thế giới. Mỗi quốc gia, hoặc “Quốc gia thành viên” tham gia Công ước công nhận trách nhiệm chính của mình nhằm đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước cho các thế hệ tương lai. Cho đến nay, đã có trên 170 quốc gia ký kết Công ước, vì vậy Công ước này trở thành một trong những công cụ bảo vệ có uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế duy nhất để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo vệ di sản của họ.
  • 29. 20 Theo điều 5 của công ước này thì: Mỗi quốc gia thành viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên có trên lãnh thổ của mình bằng những hành động pháp lý thích đáng. Công ước khuyến nghị các chính phủ “có chính sách chung nhằm tạo cho di sản văn hóa và thiên nhiên có chức năng trong đời sống của cộng đồng, và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình hoạch định tổng thể”. Các khuyến nghị này bao gồm việc xem xét các kế hoạch cấp địa phương và quốc gia, dự báo tăng trưởng hay suy giảm dân số, các yếu tố kinh tế và hướng phát triển giao thông, cũng như có các biện pháp phòng ngừa thảm họa. Để thực hiện Công ước và quyết định di sản nào sẽ được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước đã bầu chọn 21 quốc gia thành viên vào Ủy ban Di sản Thế giới Liên Chính phủ với nhiệm kỳ sáu năm. Ủy ban đưa ra các quyết định dựa trên các khuyến nghị của ba cơ quan tư vấn là Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) - chịu trách nhiệm về di tích văn hóa, Liên đoàn Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) - chịu trách nhiệm về di tích thiên nhiên, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn hóa (ICCROM) - chịu trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong lĩnh vực trùng tu di tích và quản lý di sản văn hóa, cũng như việc tổ chức đào tạo chuyên gia. Trong các cơ quan trên, ICOMOS là hội đồng có nhiều nghiên cứu nhất về di sản văn hoá cũng như việc bảo tồn và phát triển du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn. Năm 1993, ICOMOS tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề quốc tế về Du lịch văn hóa tại Sri Lanka với nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu du lịch và văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó, bài tham luận Bảo tồn và du lịch (Conservation and Tourism) của Bernard M. Reilden, Chủ tịch ICOMOS Vương Quốc Anh, bàn luận khá chi tiết về vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch. Theo ông, du lịch là động lực, nhưng nếu nó phát triển quá nhanh có thể phá hủy toàn thể cộng đồng. Nếu phát triển quá mức nó sẽ tiêu diệt tài nguyên và các giá trị từ sự tác động trước tiên của khách du lịch. Để định hướng cho sự phát triển hài hòa của du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, cần phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản với các quan điểm sau:
  • 30. 21 Các dự án phát triển khách du lịch toàn diện là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của bất kì loại khách du lịch tiềm năng nào. Quan điểm này bao gồm cả việc bảo tồn bởi lợi ích du lịch đến từ đây. Đây phải là một phần của mục tiêu hiến pháp của tất cả các cơ quan có trách nhiệm và của nhà cầm quyền du lịch địa phương và các ngành giải trí. Dự án phát triển khách du lịch chú trọng vào việc đáp ứng các nhu cầu của du khách, song song đó để đáp ứng mục tiêu bảo tồn cần quan tâm đến việc quản lý du khách. Việc xếp hàng dài vào cổng làm giảm sự hài lòng của du khách, làm tắc nghẽn điểm du lịch và các bãi giữ xe. Mỗi điểm du lịch di sản có một sức chứa cực đại vào một thời điểm nhất định và không nên quá tải. Khi mức độ thỏa mãn bị hạn chế, sự hứng thú của du khách sẽ suy giảm một cách đáng kể. Do vậy, phải tính toán số lượng người hợp lí nhất ở điểm du lịch vào bất cứ thời điểm nào để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của du khách. Cũng từ đây xuất hiện mâu thuẫn giữa các nhà quản lý các điểm du lịch – những người muốn hạn chế số lượng khách tham quan để không làm hại đến di sản và những đơn vị tổ chức du lịch - những người muốn thu hút khách du lịch. Về việc đáp ứng nhu cầu của du khách: hầu hết các du khách tham quan các địa điểm di sản văn hóa đều đi và về trong ngày, để thay đổi không khí, hay để kể lại cho người than và bạn bè... Một số người đến tham quan vì hứng thú với những di sản văn hóa, khảo cổ học hay kiến trúc. Một phần công việc của các nhà quản lý là làm cho du khách thích tham gia và hứng thú để ủng hộ ngày càng nhiều vào công tác bảo tồn của chính quyền địa phương, tăng ngoại tệ, tạo ra nhiều việc làm, và tăng doanh thu du lịch. Tất cả du khách sẽ cần những điều sau đây: - Sự chào đón thân thiện và giúp đỡ với bất kì vấn đề và sự cố nào. - Điểm du lịch được bảo vệ tốt và sạch, ít rác thải. - Sự giới thiệu về công trình/địa điểm và những nét đặc trưng của chúng là cách để du khách mở rộng hiểu biết.
  • 31. 22 - Sự hướng dẫn về các vấn đề cấm kị, tôn giáo của địa phương hay đặc trưng văn hóa. - Sự an ninh và việc bảo vệ tính mạng và tài sản. Với những du khách quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ như khách sạn, nhà trọ, những địa điểm cắm trại, nhà hàng, một vài loại phương tiện đi lại thông thường, các cửa hàng mua sắm... ở các khu di sản rất quan trọng để thỏa mãn các nhu cầu riêng của họ. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng các nhà quản lý điểm du lịch mà yêu cầu cả sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và cá nhân. Tuy nhiên, những nhu cầu của khách nội địa phải được đưa lên hàng đầu vì điểm du lịch là tài sản của họ và họ thường chiếm số đông hơn khách quốc tế. Về việc quản lý du khách để thực hiện mục tiêu bảo tồn di sản: nếu số lượng du khách quá lớn sẽ tác động xấu đến sự thỏa mãn, ngăn cản sự thưởng thức trọn vẹn ở điểm du lịch di sản hoặc là nguyên nhân lý học gây tác hại cho các di tích lịch sử và các vật thể. Lúc này, việc sử dụng các phương pháp quản lý du khách là rất cần thiết. Áp lực quá mức về lượng du khách sẽ được giảm thiểu nếu có thu phí. Hầu hết các khu di sản có thể bị tổn hại là do chúng quá nổi tiếng, được quảng bá rộng rãi và không bán vé vào cổng. Các tổ chức du lịch nên ngăn cản việc làm tổn hại các điểm du lịch di sản hoặc hướng sự chú ý đến những điểm du lịch di sản ít nổi tiếng hơn với sức chứa cao hơn. Bên cạnh đó, tình trạng cao điểm có thể được hạn chế bằng các biện pháp sau: - Áp dụng một hệ thống đăng kí các hoạt động tham quan và giới hạn sức chứa tại bất kì thời điểm nào. - Giảm chi phí tham quan trong một vài thời điểm để cân đối lượng khách tham quan, từ đó có thể làm giảm áp lực cho những lúc cao điểm một cách dễ dàng. - Luân phiên các tuyến tham quan để tách những nhóm tham quan tại một thời hoặc rải mỏng khách tham quan cùng một nhóm. Trong quá trình tham quan, du khách có thể làm tổn hại đến các di sản và các vật thể. Việc chạm hay hơi thở của hàng nghìn người cũng gây ra sự tổn hại rất khó
  • 32. 23 khắc phục. Do vậy, trong một vài trường hợp cần thiết, cần kiểm soát để giữ khách tham quan tránh xa các hiện vật. Kế hoạch quản lý du khách cần được xem xét và chuẩn bị kĩ càng, việc quản lý cũng nên dựa trên lời khuyên của chuyên gia. Để bảo vệ di sản, một biện pháp quản lý du khách quan trọng nữa là hạn chế thời gian tham quan. Ở Pari, các tổ chức du lịch cho du khách 18 phút để tham quan Nhà thờ Đức Bà và không dừng xe để tránh làm ô nhiễm không khí. Trường hợp đặc biệt này được tạo ra bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức du lịch, nhưng những sức ép phải được nhìn nhận để bảo vệ cả du lịch, các di sản và cả văn hóa địa phương. Biểu hiện về sự cân đối của lợi ích từ du lịch là lợi ích này phải phục vụ cho lợi ích của việc bảo tồn, cả quốc gia và vùng. Thực tế, du lịch trên thế giới chỉ tạo ra sự cân đối không đáng kể đối với cộng đồng địa phương và ngay cả việc chi cho công tác bảo tồn các công trình, không gian chung và địa điểm du lịch cũng rất ít. Lợi nhuận trích từ việc kinh doanh của các tổ chức du lịch quốc tế, các chuỗi khách sạn lớn, bao gồm các khoản thuế, cho công tác bảo tồn hoàn toàn không đáng kể so với lợi ích họ có được nhờ các thủ thuật kế toán khéo léo. Vì vậy, chính phủ rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề khó xử này – đó là có thể ban hành quy định về tài chính vốn có khả năng bị trốn thuế hay kết hợp đánh thuế du lịch với chi phí hộ chiếu. Một biện pháp được đặt ra là thu tiền vào cổng để có thể cải tiến các dịch vụ phục vụ du khách mà không làm giảm quỹ dành cho công tác bảo tồn. Tiền vé cổng có thể khác nhau theo thời gian để thúc đẩy lợi nhuận của những lúc cao điểm. Đây cũng là phương pháp tốt nhất cho việc củng cố sức hấp dẫn và thú vị của điểm du lịch. Việc nâng nguồn quỹ nhờ phục vụ hay bán tài liệu, hình ảnh, bức vẽ, sách hướng dẫn, quà lưu niệm… có thể sử dụng để phát triển điểm du lịch và lợi ích của du khách. Nếu cần thiết có thể miễn phí cho người dân địa phương, hay cho phép vào cổng tự do vào một ngày trong tuần sau các giờ cao điểm.
  • 33. 24 Sức hấp dẫn lâu dài của con người đang sống và làm việc tại bất kì cộng đồng nào là nhân tố tiền đề có tính quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp để phát triển khách du lịch. Sức hấp dẫn lâu dài lâu dài của người dân địa phương trước tác động của du lịch thế giới là câu hỏi cấp bách cho các quốc gia đang phát triển. Khi khoảng cách lợi ích giữa người dân địa phương và du lịch trở nên quá rõ ràng, cộng đồng địa phương có thể tảy chay hoạt động du lịch và quấy rối du khách của họ. Điều này cũng xảy ra ở các trung tâm du lịch thế giới như Rome, nơi du lịch là mục tiêu chủ yếu của các vụ cướp. Câu trả lời cho sự phát triển lâu dài là phải có kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. Du lịch thế giới có xu hướng phục vụ khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ 5 sao. Các khách sạn 5 sao dựa vào tiền của quốc tế, vì vậy mang lại lợi ít nhỏ cho cộng đồng địa phương. Trái ngược với việc kinh doanh du lịch xa xỉ là những cuộc phiêu lưu của tầng lớp thanh niên với ba lô và túi ngủ. Họ không mang lại nhiều tiền và những quan điểm hỗn xược của họ có thể gây sốc đối với cộng đồng địa phương. Tầng lớp giữa của du lịch bao gồm nhiều quốc gia cần được khuyến khích. Các khách sạn bình dân, kích thước nhỏ có thể phục vụ cho nhiều nhóm nhỏ, những người hiểu rất rõ văn hóa địa phương. Những khách sạn như thế này có thể được bỏ vốn và điều hành bởi người dân địa phương vì lợi ích của họ. Chính phủ nên khuyến khích những sáng kiến như thế này. Các chương trình giáo dục nên giúp đỡ và mời các du khách tham dự để họ quan tâm và hiểu về lối sống bản địa, văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Chính sách cho du khách nên tính toán đến các nhân tố này. Việc tạo ra những chuyến tham quan hứng thú và hấp dẫn được thực hiện bởi sự hiểu biết về quan điểm và sự hứng thú của từng loại du khách, không phải niềm tự hào về tài nguyên, và điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lí các khu di sản – những người thường nghĩ về tài nguyên đầu tiên. Chuyên môn trong du lịch, quản lý du khách và việc giới thiệu, quảng cáo sẽ có ích.
  • 34. 25 Tất cả các khu di sản trên thế giới đều có nhiều câu chuyện quan trọng kể về lịch sử của chúng, cách chúng được xây dựng hay phá hủy, những người đã sống ở đó, các hoạt động đặc trưng ở đó và những điều đã xảy ra. Ngày nay, các khu di sản cần phải chọn ra câu chuyện có khả năng hấp dẫn nhất để có thể thu hút mọi loại du khách đến tham quan. Các mục tiêu giới thiệu địa điểm di sản cần được xác định và thống nhất kĩ càng trước khi bắt đầu thực hiện và nên xem xét lại dưới gốc độ kinh nghiệm và sự thay đổi của xu hướng hiện đại. Phương pháp giới thiệu được phải được lựa chọn để có hiệu quả như nhau đối với tất cả mọi loại khách tham quan và không làm tổn hại đến diện mạo và môi trường xung quanh của địa điểm di sản. Chẳng hạn dụng cụ tạo hiệu ứng âm thanh và ánh sáng có thể gây hại cho các bức tường cổ xưa, hay toàn bộ hệ thống trong suốt thời gian ban ngày. Phương tiện có thể được sử dụng cho việc giới thiệu bao gồm: - Những hướng dẫn viên du lịch, giáo viên - Các thông báo, bảng chỉ dẫn, các dự án, các tờ rơi, sách hướng dẫn, các loại sách lưu niệm, các loại sách tham khảo - Có thể sử dụng một số ngôn ngữ thông thường khác nếu cần thiết, chữ viết phải đủ lớn để dễ đọc. - Các bảo tàng, các cuộc triển lãm, các mô hình, các mẫu vật liệu công trình, các bản sao của vật dụng nghệ thuật, các bức tranh hoặc các đồng xu. - Các tranh tầm sâu, các trụ phát thanh, các băng quảng cáo di động. - Các bộ phim, tivi, video, băng/màn chiếu, các vở kịch, âm nhạc, âm thanh và ánh sáng, ánh sáng nhấn mạnh các nét đặc trưng. Khi sử dụng phương tiện rất dễ có những sai sót. Quan điểm quan trọng hàng đầu là ý định truyền thông tin gì và đến ai. Những phương pháp giới thiệu nghe nhìn phải thật sự chất lượng và độ dài thong thường tối đa từ 12-15 phút là có thể chấp nhận được. “Âm thanh ánh sáng” sẽ nhiều hơn nhưng bản gốc cần phải gây ấn
  • 35. 26 tượng sâu sắc và có tính lịch sử chính xác. Điều này sẽ có ích đối với một vài địa điểm di sản có mối quan hệ mật thiết với nhau khi các chi phí quá cao. Con người sẽ hiểu hơn về câu chuyện của địa điểm di sản nếu họ có thể nói chuyện với những diễn viên đóng các vai lịch sử, xem hay thậm chí tham gia vào các sự kiện tái hiện lớn, nghe các bài hát trữ tình hay nhìn thấy “âm thanh ánh sáng” với những diễn viên thực thụ. Những diễn viên cần có khả năng quảng cáo có duyên và gây ấn tượng mạnh. Việc biểu diễn phải thích hợp với từng nhóm khán giả đặc trưng. Trong đó những thông tin sai không được phép đưa vào. Việc thiết kế các công trình mới, các địa điểm và hệ thống giao thông vận tải nên hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động có hại đến du lịch. Việc kiểm soát ô nhiễm nên được tính toán trong tất cả các thành phần của cơ sở hạ tầng. Nếu có thể, các công trình xây dựng nhân tạo nên tránh liên quan đến những điểm du lịch có phong cảnh đẹp. Một vấn đề bất cập về văn hóa lại xuất hiện là sự tương phản giữa các dịch vụ 5 sao quốc tế với nền văn hóa địa phương đang cố gắng tồn tại một cách yếu ớt và cần được bảo vệ. Có một vài khách sạn quốc tế có kiểu kiến trúc được thiết kế gần với văn hóa bản xứ, được quản lý phù hợp với địa phương, nhưng những điều này rất hiếm. Các dự án vận tải hiện đại chỉ dành cho động cơ mô tô sẽ phá hủy một cách không thể tưởng tượng đến các khu vực lịch sử và xâm phạm đến cảnh quan tự nhiên. Tất cả những điều nói trên nên được lên kế hoạch cẩn thận với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư về thiên nhiên. Các tuyến đường xa lộ thường xâm phạm nhiều hơn đường sắt và có thể giảm thiểu phạm vi tác động đến cảnh quan bằng việc thay đổi chiều rộng và thiết kế như giảm bớt việc xây dựng các cầu, cầu cạn xuyên qua chúng, nếu được thiết kế tốt có thể mang lại những kết quả rất ấn tượng. Ở các quốc gia đang phát triển, bò, trâu, lừa, ngựa, lạc đà và voi vẫn đóng một vai trò quan trọng và gần gũi nhiều với người dân địa phương hơn các phương tiện hiện đại.
  • 36. 27 Để quản lý tốt nên xác định rõ mức độ phát triển có thể chấp nhận được của du lịch và kiểm soát sự cung cấp để duy trì mức độ phát triển đó. Kế hoạch quản lý địa điểm di sản nên thực hiện được các tiêu phục vụ du khách. Các mục tiêu phải được thảo luận bởi chính phủ, chính quyền địa phương, ban quản lý du lịch phải đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn. Chúng có thể bao gồm nỗ lực để gia tăng doanh thu từ việc bán vé cổng; nỗ lực để gia tăng lợi ích của việc kinh doanh du lịch; việc giảm thiểu khách du lịch để giảm thiểu sự gây hại cho di sản, sự không hài lòng của du khách và sự quá tải; việc giảm thiểu khách du lịch vào những lúc cao điểm hoặc thay đổi thành phần khách du lịch. Sự phân biệt các nhóm khách du lịch rất có ích. Trong kế hoạch quản lí di sản và du khách có thể có những mục tiêu khác nhau cho những nhóm khách khác nhau như nhóm khách du lịch suốt kì nghỉ, nhóm khách trong ngày đến từ các thành phố, nhóm khách học sinh, nhóm khách hội nghị, và các chuyên gia du lịch.
  • 37. 28 Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: tỉnh Bình Dương thuộc vùng Ðông Nam Bộ, nằm ở toạ độ địa lý 10o69' -11o,30' vĩ độ Bắc, 106o6'- 107o kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.749 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.695,54 km2, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Ðông giáp tỉnh Ðồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh. Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn gồm có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn. Hiện tại, các sông đang được khai thác để dùng cho thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng. Các con sông này cùng với nguồn nước ngầm tạo nên nguồn nuớc dồi dào đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho các nhu cầu sản xuất khác và dân sinh. Ðịa hình: tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên nên địa hình chủ yếu là dạng đồi núi trung bình, thấp, tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình từ 2 - 5 độ, nền đất cao từ 20 - 25 m so với mặt biển. Khí hậu: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm, không có mùa đông lạnh với lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 - 1.650 mm, mưa nhiều từ tháng 4 cho đến tháng 11; từ tháng 1 đến 3 ít mưa, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27o C; số giờ nắng trong năm từ 2.500 - 2.700 giờ; độ ẩm trung bình là 79 - 80%. Hàng năm có 8 tháng nhiệt độ trung bình 25o C.
  • 38. 29
  • 39. 30 2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ 12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất đai Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển giao thông đô thị. Tài nguyên rừng: Bình Dương có 13 nghìn ha rừng, trong đó có gần 10 nghìn ha rừng tự nhiên, 3.430 ha rừng trồng. Rừng Bình Dương có vai trò quan trọng về phòng hộ và ổn định về môi trường sinh thái. Đây là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh không phong phú, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Tập trung ở phía nam tỉnh là cao lanh, trữ lượng 256 triệu tấn, được khai thác làm gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp. Ở Bến Cát, Tân Uyên có sét gạch ngói, trữ lượng khoảng 629 triệu m3 . Đá xây dựng tập trung ở Tân Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng 220 triệu m3 , cát xây dựng tập trung ở sông Sài Gòn, cù lao Bình Chánh, cù lao Rùa và sông Thị Tính, trữ lượng khoảng 25 triệu m3 . 2.1.3. Dân số Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số của Bình Dương là 1.481.550 người. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: trong 10 năm từ 1999 - 2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2011 thì dân số Bình Dương là 1.691.413 người và mật độ dân số là 628 người/km². Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me. 2.1.4. Kinh tế Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón
  • 40. 31 các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1. Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh nhằm tăng thu hút đầu tư. Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15 - 16%, công nghiệp và xây dựng 43 - 44%, dịch vụ 40 - 41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001 - 2005), thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.
  • 41. 32 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bình Dương 2.2.1. Tài nguyên du lịch Hệ thống tài nguyên du lịch của Bình Dương khá đa dạng, phong phú. Về tài nguyên du lịch tự nhiên có Hồ Dầu Tiếng, hệ thống sông ngòi cùng với miệt vườn trái cây tạo ra tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi. Đặc thù văn hóa gắn liền với 3 dòng sông huyền thoại của vùng Đông Nam bộ gồm sông Mêkông, sông Bé, sông Đồng Nai thuận lợi phát triển du lịch sông nước. Về tài nguyên du lịch nhân văn, toàn tỉnh có 38 di tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh như núi Cậu, núi Châu Thới, hồ Than Thở, Cù lao Rùa, nhà tù Phú Lợi… Ngoài ra, Bình Dương có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống như sản xuất gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc,… Tiêu biểu như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm Tân Phước Khánh, làng gốm Lái Thiêu,… là cơ hội thuận lợi để Bình Dương khai thác và phát triển loại hình du lịch làng nghề đang được đông đảo du khách lựa chọn hiện nay. 2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị 2.2.2.1. Dân cư và lao động * Dân cư - Về quy mô dân số: Bình Dương là tỉnh có quy mô dân số khá lớn ở Đông Nam Bộ. Kể từ khi tái lập đến nay, quy mô dân số Bình Dương tăng gấp đôi, sự gia tăng này có phần đóng góp đáng kể của nguồn lao động nhập cư. Quy mô dân số lớn và tăng nhanh là một yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, đó sẽ vừa là lực lượng lao động và vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành du lịch. Bảng 2.1: Quy mô dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011 Năm 2000 2003 2005 2008 2011 Số dân (Nghìn người) 742,8 853,8 1.030,7 1.106,3 1.691,4 Mật độ dân số (Người/km²) 277 317 382 410 628 (Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
  • 42. 33 - Về phân bố dân cư và mật độ dân số: Bình Dương có 7 đơn vị hành chính, gồm 3 thị xã và 4 huyện. Phân bố dân cư giữa các thành phố, thị xã, huyện không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn. Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của tỉnh. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự gia tăng dân số, mật độ dân số của tỉnh cũng không ngừng tăng lên, song song đó là khoảng cách ngày càng khác biệt về phân bố dân cư do các huyện thị có sự phát triển không đồng đều. Năm 2011, thị xã Dĩ An có dân số là 334.592 người và mật độ dân số là 5.581 người/km², cao nhất so với các huyện thị trong tỉnh. Thị xã Thuận An có dân số đông nhất, 428.953 người và mật độ dân số đứng thứ hai, 5.125 người/km², Thành phố Thủ dầu một xếp vị trí thứ ba với các con số tương ứng là 251.992 người và 2.123 người/km². Trong khi đó huyện Phú Giáo chỉ có 88.501 người và mật độ là 163 người/km². Các thị xã có dân số đông và mật độ dân số cao cũng đồng thời là nơi có các tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. - Về vấn đề dân tộc: ngoài thành phần chính là người kinh, trên địa bàn Bình Dương còn có khoảng 18 dân tộc ít người như Hoa, Tày, Nùng, Mường, Chăm, Khơme, K’Ho, Châu Ro, Thái... với quy mô gần 20.000 người, chiếm gần 1% dân số của tỉnh (năm 2011). Địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu tại 4 huyện phía bắc, hầu hết sống đan xen hòa đồng cùng với cộng đồng các dân tộc khác của tỉnh. Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc nghèo được thực hiện thường xuyên, đời sống nhân dân được nâng cao, các dự án hỗ trợ chăn nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, trường học tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển; công tác xóa đói, giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số đạt được những kết quả cao, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh. Sự thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các dân tộc tuy không đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh bởi nhu cầu du lịch ngày càng tăng và khá đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. - Về vấn đề tôn giáo: hiện nay, toàn tỉnh có 268 cơ sở tôn giáo, 544 chức sắc, 494 tu sĩ và trên 156.000 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 11% dân số toàn tỉnh. Phần
  • 43. 34 lớn các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo đều đồng thuận và tin tưởng vào chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo tỉnh Bình Dương đã và đang có những đóng góp tích cực trong sự phát triển, đi lên của một Bình Dương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Lao động - Về nguồn lao động: nguồn lao động là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế và du lịch cũng không ngoại lệ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển công nghiệp, nguồn lao động của tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011 Năm 2000 2003 2005 2008 2010 2011 Nguồn lao động (Nghìn người) 422,3 584,3 692,3 757,5 1 237,5 1 274,9 (Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012) Qua bảng trên, ta thấy trong vòng 11 năm nguồn lao động của tỉnh đã tăng lên hơn 3 lần, trong khi dân số chỉ tăng hơn 2 lần (Bảng 2.1). Đây là một trong những thuận lợi về nhu cầu nhân lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh. - Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: số lượng và tỉ lệ người lao động trong hoạt động sản xuất và dịch vụ càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Trong giai đoạn 2000 – 2011, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch rõ nét. Điều này thể hiện rõ rệt qua biểu đồ sau:
  • 44. 35 115.1 175.4 246.8 445 505.1 580 86.3 131.6 185.1 378.3 454.6 522 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh thu Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011 Tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng là một trong những động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch. Đây chính là bộ phận gắn bó trực tiếp với hoạt động du lịch thông qua việc tạo ra các sản phẩm phục vụ ngành du lịch, đồng thời chính họ là những người có mức sống cao và nhu cầu du lịch lớn. - Về nhân lực cho du lịch nhân văn: Vấn đề nhân lực đối với khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch vốn khó hơn khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên. Bởi các tài nguyên nhân văn luôn hàm chứa trong nó những dấu ấn về bàn tay, khối óc con người và các giá trị văn hóa mà chỉ khi có hướng dẫn viên chuyên nghiệp giới thiệu, giải thích du khách mới “thấm” hết những điều thú vị, hấp dẫn trong đó. Vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng cho lĩnh vực du lịch hiện đang được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch quan tâm rất nhiều. Hiện tại, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đang thiếu và yếu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 cơ sở chính quy đào tạo nhân lực du lịch đó là trường Đại học Bình Dương và trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Bình Dương. Với hệ thống đào tạo còn khá mỏng này, việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế là điều tất yếu.
  • 45. 36 Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng mà lực lượng lao động du lịch còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy mà nhiều đơn vị du lịch phải sử dụng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo. Hạn chế này đã kìm hãm đáng kể hiệu quả của việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch, khiến cho một số điểm tài nguyên có tiềm năng lớn vẫn chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng. 2.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế Trong giai đoạn 2000 - 2011, GDP của Bình Dương có sự gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu GDP theo ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sự phát triển này góp phần đáng kể trong việc tạo điều kiện cho sự ra đời của các nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển khác như nhu cầu nghỉ nghỉ ngơi, giải trí, mức thu nhập, thời gian rỗi... Bảng 2.3: GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: tỉ đồng Năm Khu vực kinh tế 2000 2003 2005 2008 2010 2011 Tổng 6 067 9 977,8 14 938,6 27 926,5 48 761,3 62 341,2 Nông - Lâm - Ngư 1 012,5 1 162,3 1 250,6 1 592,3 2 116,6 2 582,1 Công nghiệp – Xây dựng 3 524 6 202,3 9 492,8 18 099,3 30 719,1 38 755,2 Dịch vụ 1 530,5 2 613,2 4 195,4 8 234,9 15 875,6 21 003,9 (Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012) Trong vòng 11 năm GDP của tỉnh tăng hơn 10 lần, giá trị nông nghiệp tăng hơn 2 lần, công nghiệp - xây dựng tăng hơn 10 lần còn dịch vụ tăng hơn 13 lần. Cuối năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Sự gia tăng và chuyển dịch của các ngành sản xuất đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất
  • 46. 37 lượng cơ sở hạ tầng... làm nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong tỉnh. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn này chính là đòn bẫy mạnh nhất để đưa tài nguyên du lịch đến với gần với du khách hơn thông qua việc tạo ra những công trình nhân tạo độc đáo, quy mô lớn cùng sự cải thiện, nâng cấ cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, đường giao thông... phục vụ tốt nhất các nhu cầu của du khách. 2.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch Cùng với sự phát triển nhu cầu du lịch nhân văn trên cả nước, số lượng người có nhu cầu về loại hình du lịch này của phần lớn người dân trong tỉnh cũng có xu hướng tăng đáng kể do ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy không có số liệu nghiên cứu chính thức và chính xác về số người có nhu cầu du lịch của tỉnh trong từng năm, nhưng sự gia tăng về số lượt khách du lịch, sự nở rộ về dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán lẻ hàng hóa và các lễ hội du lịch văn hóa ở các địa điểm du lịch là bằng chứng rõ ràng về sự phát triển của nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh. 2.2.2.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997, tỉnh đã thực hiện chủ trương "Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư, trải thảm đỏ mời gọi trí thức". Nhờ chủ trương đúng đắn này, công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Sự có mặt của các dự án đầu tư nước ngoài với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Song song đó, để phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng được cải thiện tốt hơn. Cũng từ đây, ngành du lịch có một “khung đỡ” vững chắc để có thể tạo điều kiện thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đi lại, lưu trú của du khách. Bên cạnh đó, sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong sản xuất cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người lao động (năm 1997, khi tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 5,8 triệu đồng; năm 2011 thu nhập bình quân đã tăng 6,4 lần với 36,9 triệu đồng/người), làm tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, tạo điều kiện cho du lịch có bước phát triển nhanh và vững chắc.