SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
1.1. Dân tộc
1.1.1. Quan niệm về dân tộc
Dân tộc đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người thống nhất, có chung
một nhà nước, một lãnh thổ, một nền kinh tế, một chế độ chính trị - xã hội, có
ngôn ngữ và văn hoá chung, thống nhất[55]. Theo nghĩa này, nói tới dân tộc là
nói tới quốc gia. Sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời của nhà nƣớc, đó
là nhà nƣớc dân tộc. Nhà nƣớc dân tộc có thể là một tộc ngƣời, là dân tộc đơn
nhất nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên; cũng có thể là nhiều tộc ngƣời, là dân tộc đa
tộc ngƣời nhƣ Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết các nƣớc khác. Nhà nƣớc
dân tộc phải là nhà nƣớc độc lập, có lãnh thổ toàn vẹn, có chủ quyền. Dân tộc
không chỉ là một cộng đồng ngƣời hay cộng đồng đa tộc ngƣời mà còn là một
cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội và văn hoá gắn với nhà nƣớc và những
điều kiện lịch sử nhất định.
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể [55]. (Ví dụ: Việt
Nam là một quốc gia đa dân tộc, là quốc gia đa tộc ngƣời, gồm 54 tộc ngƣời,
ngoài tộc ngƣời Kinh chiếm đa số về số dân, còn có 53 tộc ngƣời thiểu số khác:
Tày, Nùng, Hmông, Bana, Êđê...). Khi nói dân tộc - tộc ngƣời là nói theo nghĩa
hẹp. Tộc ngƣời trong quốc gia - dân tộc có nhiều tộc ngƣời hợp thành là một
thành phần trong cơ cấu của dân tộc - quốc gia đó. Các tộc ngƣời bình đẳng
(thiểu số cũng nhƣ đa số), cùng sinh sống, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc,
luật pháp, kinh tế, văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời riêng của mình
(ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống…).
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nhƣ vậy, dân tộc - quốc gia nổi bật ở tính toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền.
Trong khi đó, dân tộc - tộc ngƣời lại đặc biệt nổi bật ở văn hoá tộc ngƣời.
1.1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.1.2.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân
tộc Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét vấn đề dân tộc
trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sự hình thành và phát
triển dân tộc là một hiện tƣợng lịch sử xã hội phức tạp, có căn nguyên sâu xa
từ sự vận động của sản xuất, của kinh tế đồng thời chịu sự tác động chi phối
trực tiếp của nhân tố chính trị, tức là của giai cấp và Nhà nƣớc trong việc tổ
chức nên đời sống xã hội của các cộng đồng ngƣời. Mặt khác, dân tộc ra đời
và phát triển còn gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hoá (kể cả đời sống
tín ngƣỡng, tôn giáo) của từng dân tộc. Bởi lẽ, mỗi cộng đồng dân tộc cũng
nhƣ cộng đồng tộc ngƣời có lịch sử hình thành và phát triển không giống nhau,
không đồng thời và nhất loạt nhƣ nhau.
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngƣời.
Dân tộc có các hình thức cộng đồng khác nhau trong lịch sử từ thấp đến cao, từ
thị tộc và bộ lạc đến các bộ tộc và đến khi xuất hiện giai cấp, nhà nƣớc thì xuất
hiện dân tộc.
“Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản,
một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản” [40, tr.294].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là Lênin đã xác định
những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Cƣơng lĩnh dân tộc nhằm giải quyết
vấn đề dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản đã phát triển và cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị tƣ bản chủ nghĩa đã trở
nên cấp bách ở nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ba nguyên tắc cơ bản của
CSDT là: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết,
liên hiệp các công nhân tất cả các dân tộc lại” [16, tr.90].
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn mãi giá trị và ý
nghĩa của nó trong điều kiện hiện nay.
1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc ở Việt Nam
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một trong
những nội dung tƣ tƣởng cơ bản trong toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời
về cách mạng Việt Nam. Vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin
về vấn đề dân tộc vào thực tiễn tình hình và yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt
Nam, thấu hiểu sâu sắc tình hình, truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc
Việt Nam, Bác Hồ đã đề ra nguyên tắc cơ bản và có thể nói cũng là thể hiện
quan điểm tƣ tƣởng mang tính nền tảng của Ngƣời về công tác dân tộc ở nƣớc
ta đó là “Đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ”.
Sau khi Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hiến pháp năm
1946 đã công bố quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của mọi công dân, không kể
là dân tộc đa số hay thiểu số: “Đất nước Việt Nam là khối thống nhất Trung
Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2). Và “Ngoài sự bình đẳng về quyền
lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến
kịp trình độ chung” (Điều 8). Bình đẳng là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc,
nếu không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. Các dân tộc Việt
Nam đều là thành viên của một nƣớc Việt Nam độc lập dƣới sự lãnh đạo của
một Đảng, một Chính phủ.
Trong Thƣ gửi Đại hội các DTTS tại Plâycu năm 1946, Ngƣời viết:
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay
Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu VN, đều là anh em ruột thịt. Chúng
ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng
ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ
chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc
hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha dân tộc
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang
sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải
đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta
phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh
phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”.
Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi cấp, chứ
không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc.
Cán bộ công tác dân tộc, nhất là những ngƣời trực tiếp làm việc ở miền núi,
vùng đồng bào dân tộc phải am hiểu phong tục, tập quán, nắm đƣợc tâm tƣ
nguyện vọng của đồng bào “nghe dân nói và nói dân hiểu”. Bác đã khuyên nhủ
rằng: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điều tốt. Thường mỗi dân tộc có tiếng
nói riêng, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng chỗ ấy”[32, tr.13].
Theo Ngƣời, muốn thực hiện tốt CSDT, công tác dân tộc thì phải am
hiểu về miền núi, về con ngƣời miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi
DTTS có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Muốn tiến
hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc nói riêng, thì phải
“nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”[30, tr.430].
Ngƣời đề ra 03 nguyên tắc cơ bản đối với công tác dân tộc ở Việt Nam: Thứ
nhất là, đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển bền vững là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử quan hệ dân tộc và công tác dân tộc ở
Việt Nam. Ngƣời chỉ rõ: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ
nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”[37, tr.185]. Nhƣ vậy, dù giàu hay nghèo thì
công bằng cũng vẫn là mắt xích quan trọng nhất của đoàn kết dân tộc.
Thứ hai là, phát triển kinh tế - văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số. Tƣ tƣởng
xuyên suốt của Ngƣời về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi
tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy
đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ ba là, chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số . Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn coi việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ vùng DTTS là một nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta . Viêc ̣xây dƣng̣môṭđôịngũcán bô ̣vùng
dân tôc ̣thiểu sốđu tiêu chuẩn la trach nhiêṃ cua toan xa hôị; Ngƣơi luôn căn
̉ ̀ ́ ̉ ̀ ̃ ̀
dăṇ va yêu cầu lam công tac dân tôc ̣phai đƣng trên quan điểm cua giai cấp
̀ ̀ ́ ̉ ́ ̉
công nhân ma biểu hiêṇ cu ̣thểla nắm vƣng đƣơng lối , chính sách của Đảng ,
̀ ̀ ̃ ̀
phải có đạo đức cách mạng, chống chủnghiã cánhân. Là công dân trong cộng
đồng 54 dân tộc anh em, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cán
bộ dân tộc phải nắm vững lý luận cách mạng, nắm đƣờng lối cách mạng chung
và CSDT của Đảng.
1.1.3. Chính sách dân tộc và sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đân tộc vào thực tiễn công tác dân
tộc ở nước ta hiện nay
1.1.3.1. Chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp của
Đảng vàNhànƣớc tác đông̣đến các dân tôc ̣, vùng dân tộc nhằm đƣa các dân tôc ̣,
vùng dân tộc phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội [56, tr.36].
Mục tiêu của CSDT của Đảng và Nhà nƣớc ta là thực hiện sự bình đẳng,
đoàn kết, tƣơng trơ,̣phát triển giữa các dân tộc đa số và thiểu số về kinh tế, văn
hóa, xã hôị. Mục tiêu này đƣợc thể hiện tập trung ở các văn bản pháp quy quan
trọng. Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ
công̣hòa đa ̃khẳng đinḥ: “Tất cảquyền binh́ trong nƣớc làcủa toàn thểhân dân
ViêṭNam, không phân biêṭnòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều
1); “Tất cảcông dân ViêṭNam đều ngang quyền vềmoịphƣơng diêṇ : chính trị, kinh
tế, văn hóa” (Điều 6); “Ngoài sƣ ̣binh̀ đẳng vềquyền lơị, nhƣ̃ng quốc dân thiểu
sốđƣơc ̣giúp đỡvềmoịphƣơng diêṇ đểchóng tiến kip̣trinh̀ đô ̣ chung” (Điều 8); “Ở
các trƣờng hoc ̣điạ phƣơng, quốc dân thiểu sốcóquyền hoc ̣
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bằng tiếng của minh”̀ (Điều 15); “Sốnghi việṇ của những đô thị lớn và những
điạ phƣơng cóquốc dân thiểu sốse ̃do luâṭđinh”̣(Điều 24).
Bản Hiến pháp năm 2013 lại tiếp tục khẳng định mục đích của Đảng và
Nhà nƣớc đối với CSDT:
“1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống
và văn hoá tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.” (Điều 5).
1.1.3.2. Sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nước ta hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới, tại các đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, gần
đây là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 khoá IX và tại
Đại Hội X, XI, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại
đoàn kết dân tộc càng đƣợc chú ý và đƣợc nêu ra đầy đủ trên mọi phƣơng diện.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng xác định “Đoàn kết dân tộc
có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc ta”. Đảng ta chỉ
ra các điểm chính của công tác dân tộc hiện nay nhƣ sau:
Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc
về nhiệm vụ chiến lƣợc của công tác dân tộc nƣớc ta hiện nay;
Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lƣợc công tác
dân tộc ở nƣớc ta hiện nay;
Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là ngƣời dân
tộc thiểu số;
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, các tệ nạn
vùng đồng bào dân tộc.
Nhà nƣớc ta đã thể chế hoá và biến các quan điểm cơ bản của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, của Đảng ta thành các chính sách, chƣơng trình, dự án để thực
hiện ở các vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Từ năm 1998 trở về trƣớc, có 21 chƣơng trình mục tiêu quốc gia đầu tƣ
cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Từ năm 1999 đến nay, một số chƣơng trình
dự án lớn đƣợc xây dựng và thực hiện lồng ghép thành công trong việc phát triển
kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Nhƣ chƣơng trình xoá đói giảm
nghèo - CT 133; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, vùng đồng
bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa- CT 135; Chƣơng trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên - CT 168; Chƣơng trình phát triển kinh tế-
xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long - CT 173; Chƣơng trình phát triển kinh tế-
xã hội 6 tỉnh ĐBKK vùng miền núi phía Bắc CT - 186; Chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó
khăn - CT 134; Chính sách trợ giá, trợ cƣớc vận tải một số mặt hàng thiết yếu cho
vùng dân tộc, miền núi, QĐ 20; Chính sách cấp không thu tiền một số loại báo,
tạp chí cho vùng dân tộc, miền núi QĐ 1637. Ngoài ra, còn có các Chƣơng trình
trồng 5 triệu ha rừng; nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; y tế cơ sở; Chƣơng trình
kiên cố hoá trƣờng lớp CT 159. Còn rất nhiều chƣơng trình, chính sách khác đã
và đang thực hiện trên địa bàn vùng ĐBKK, vùng miền núi, biên giới, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Ngày 7-12-2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định
số 1277/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của QLNN và
phương thức công tác dân tộc”. Ngày 10-6-2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế- xã hội
các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Đó là sự
quan
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tâm vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc một
cách cụ thể, thiết thực trong thực tiễn của Đảng và Nhà nƣớc ta [51].
Cụ thể hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, ngày 12/3/2012, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020. Mục tiêu của
Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020 là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện,
nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách
phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng ĐBKK; từng bƣớc hình thành các khu
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực
vùng dân tộc thiểu số; tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là
ngƣời dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết
các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác dân tộc cần thực hiện các nhiệm
vụ chủ yếu: Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
là ngƣời dân tộc thiểu số; Xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số;
Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo đồng bào vùng dân
tộc thiểu số; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số;
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội vùng dân tộc thiểu số; Nâng
cao chất lƣợng hệ thống chính trị, củng cố an ninh nông thôn vùng dân tộc thiểu
số; Tập trung đầu tƣ phát triển địa bàn ĐBKK vùng dân tộc thiểu số; Đảm bảo
nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng vùng DTTS.
Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trên là: Nâng cao nhận thức về công
tác dân tộc; Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện Chiến lƣợc; Đổi mới việc
xây dựng và thực hiện CSDT; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả cơ quan QLNN về
công tác dân tộc.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
1.2.1. Quan niệm chung về quản lý nhà nước
QLNN đƣợc hiểu theo hai phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ nhất, QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nƣớc
nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng của nhà nƣớc. Chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các
cơ quan nhà nƣớc của bộ máy nhà nƣớc bao gồm ba hệ thống cơ quan: lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp. Nhân dân cũng là chủ thể của QLNN theo nghĩa
rộng khi thực hiện quyền trƣng cầu dân ý - bỏ phiếu toàn dân, hoặc tham gia
quản lý nhà nƣớc bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ quan xã
hội, v.v…, cũng là chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng nếu đƣợc nhà nƣớc trao
quyền thực hiện chức năng nhà nƣớc[60, tr.27-28].
Thứ hai, QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành
chính nhà nƣớc thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, pháp luật và
điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp
hành và điều hành nhà nƣớc (hay thƣờng gọi đơn giản là hoạt động chấp hành
và điều hành). Chủ thể của QLNN theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nƣớc đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan phái
sinh từ chúng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, công chức trực thuộc.
Vì vậy, trong thực tiễn quản lý và lý luận khoa học pháp lý chúng còn đƣợc gọi
là các cơ quan quản lý nhà nƣớc.[60, tr.28-29].
Trong giới hạn của Luận văn, QLNN đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp.
1.2.2. Cấu thành quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1.2.2.1. Quan niệm quan ly nha nươc vềcông tac dân tôc̣
̉ ́ ̀ ́ ́
Trong nghiên cƣu va hoaṭđông̣thƣc ̣tiêñ hiêṇ nay , “quan ly nha nƣơc
́ ̀ ̉ ́ ̀ ́
vềcông tac dân tôc”̣ đƣơc ̣cac tac gia sƣ dụng với nhiều khái niệm nhƣ :
́ ́ ́ ̉ ̉
“QLNN vềvấn đềdân tôc ̣”, “QLNN vềdân tôc ̣”, “QLNN vềlinh vƣc ̣công
̃
tác dân tộc ”, “QLNN ởvùng dân tôc ̣”. Cho đến nay, khái niệm quản lý nhà
nƣớc về công tác dân tộc chƣa đƣợc đƣa ra một cách chính thống tại văn bản
QPPL. Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chƣ
́ c năng , nhiêṃ vu ,̣ quyền haṇ vàcơ cấu tổchƣ
́ c của Ủy ban Dân tôc ̣có
nêu: “… thưc̣hiêṇ chức năng quản lýnhà nước vềcông tác dân tôc̣trong
phạm vi cảnước” . Vì thế, Luận văn này sử dụng cụm từ “quản lý nhà nước
vềcông tác dân tôc”̣.
QLNN về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống QLNN.
Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc
(trong đó trƣớc hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nƣớc), cá nhân có thẩm
quyền, trên cơ sở Hiến pháp, luật và để thi hành Hiến pháp, luật nhằm tác động
đến công tác dân tộc để đạt đƣợc mục đích đã đƣợc xác định trƣớc.
Khách thể quản lý nhà nƣớc về công tá c dân tôc ̣bao gồm quản lýtoàn
bô ̣các hoaṭđông̣kinh tế – xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cƣ trú
của đồng bào các dân tôc ̣thiểu số để không ngừng nâng cao đời sống kinh tế ,
văn hóa của đồng bào.
1.2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Về phƣơng pháp quản lý, ngƣời ta phân biệt 2 nhóm:
Một là, nhóm các phƣơng pháp của các ngành khoa học khác đƣợc các
cơ quan nhà nƣớc sử dụng (nhƣ phƣơng pháp thống kê, toán học hoá, tâm lý -
xã hội học và sinh lý học).
Hai là, nhóm các phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc.
Riêng nhóm các phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc, ngƣời ta
phân chia thành bốn phƣơng pháp cụ thể:
Phương pháp giáo dục, thuyết phục là phƣơng pháp tác động về tinh
thần, tƣ tƣởng đối với con ngƣời để họ giác ngộ lý tƣởng, ý thức chính trị và
pháp luật, nhận biết đƣợc việc làm nào là tốt, là vinh, là thiện, việc làm nào là
xấu, là nhục, là ác... Từ ý thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng, nên họ sẽ có
trách nhiệm, có lƣơng tâm, có kỷ luật, không vi phạm pháp luật. Trong xã hội
XHCN ở nƣớc ta, đây là phƣơng pháp hàng đầu.
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Phương pháp tổ chức là phƣơng pháp đƣa con ngƣời vào khuôn khổ,
kỷ luật, kỷ cƣơng bằng cách đề ra quy chế, thực hiện nghiêm quy chế và kiểm
tra, giám sát cũng nhƣ có chế tài minh bạch để khen thƣởng, xử phạt.
Phương pháp kinh tế là phƣơng pháp mà chủ thể quản lý tác động gián
tiếp đến khách thể quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và đòn bẩy kinh tế nhằm
làm cho khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình mà tự giác thực hiện
bổn phận một cách tốt nhất.
Phương pháp hành chính là phƣơng pháp tác động trực tiếp của chủ thể
quản lý nhà nƣớc đến các khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính, tức
là các mệnh lệnh có tính bắt buộc, dứt khoát và đơn phƣơng, một chiều.
Trong bốn phƣơng pháp cụ thể của nhóm các phƣơng pháp quản lý hành
chính, theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay, phƣơng pháp giáo
dục, thuyết phục đƣợc nổi lên hàng đầu. Do vậy, phải làm thƣờng xuyên, liên
tục. Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp; phƣơng pháp
kinh tế là cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc; phƣơng
pháp hành chính là rất cần thiết nên phải đƣợc sử dụng một cách đúng đắn.
QLNN về công tác dân tộc là quản lý một lĩnh vực nhạy cảm, do đó, trong
thực tế không dùng một phƣơng pháp quản lý đơn lẻ, mà trong từng lĩnh vực, từng
vùng lãnh thổ và vùng dân tộc khác nhau có những phƣơng pháp quản lý phù hợp.
Thông thƣờng các cơ quan có chức năng QLNN thƣờng áp dụng tổng hợp các
nhóm phƣơng pháp trên trong QLNN. Do tính đặc thù của công tác dân tộc nên
các cơ quan quản lý thƣờng áp dụng đồng thời các nhóm phƣơng pháp nói trên
và một số phƣơng pháp chuyên biệt nhƣ: quản lý bằng pháp luật; quản lý bằng bộ
máy tổ chức; quản lý bằng chính sách cụ thể (chƣơng trình mục tiêu, dự án...);
quản lý bằng thanh tra, kiểm tra, tổng kết.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt
Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; …. Nhà nƣớc
thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nƣớc (Điều 5- Hiến pháp 2013).
Quốc hội có quyền quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo
của Nhà nƣớc (khoản 5, Điều 70 Hiến pháp 2013).
Hội đồng Dân tộc ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhƣ các Ủy
ban của Quốc hội còn có một số nhiệm vụ nhƣ: nghiên cứu và kiến nghị với
Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính
sách dân tộc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đƣợc mời tham dự phiên họp của Chính phủ
bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện
chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc (quy định
tại Điều 75 - Hiến pháp 2013).
Việc thực hiện các chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ của
Chính phủ (khoản 9, Điều 8 - Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001).
Theo đó, đối với lĩnh vực dân tộc, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn
nhƣ sau:
Thứ nhất là, quyết định chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo
thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển,
thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc, giữ gìn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa, truyền thống
tốt đẹp của các dân tộc; chống mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Thứ hai là, quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp ƣu tiên phát
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
triển mọi mặt ở các vùng DTTS, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các
chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa, từng
bƣớc nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội ĐBKK và các vùng căn cứ địa cách mạng.
Thứ ba là, thực hiện chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục, nâng cao dân
trí, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào
miền núi, DTTS; có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán
bộ là ngƣời DTTS (Điều 13 – Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001)
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định về nhiệm vụ của
HĐND và UBND tỉnh đối với công tác dân tộc nhƣ sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND tỉnh trong việc thực hiện chính sách
dân tộc là: “Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các DTTS, bảo đảm
thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cƣờng đoàn kết toàn dân và
tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phƣơng” (khoản 1, Điều 15-
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003)
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách
dân tộc nhƣ sau:
Thứ nhất là, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính
sách dân tộc; tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm các điều kiện cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn đặc biệt.
Thứ hai là, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn,
tăng cƣờng đoàn kết và tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa
phƣơng.
Thứ ba là, xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án của
tỉnh đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có
khó khăn đặc biệt. (Điều 93 – Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003)
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trên cơ sở đó, nhiều văn bản QPPL dƣới luật đã đƣợc ban hành, trong
đó có thể kể đến các văn bản quan trọng nhƣ:
- Nghị đinḥ số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về
công tác dân tôc ̣– văn bản có tính pháp lý cao nhất của ngành từ khi thành
lập đến nay;
- Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ về quy
đinḥ chƣ
́ c năng, nhiêṃ vu,̣quyền haṇ, cơ cấu tổchƣ
́ c của Ủy ban Dân tôc ̣
;
- Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ về Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg, ngày 4/6/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định
cƣ cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015;
- Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 4/4/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
(Chƣơng trình 135) về hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất
cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc
biệt khó khăn;
- Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, ngày 4/12/2012 về chính sách cho vay
vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012 – 2015.
1.2.4. Bộ máy QLNN về công tác dân tộc
Tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc và tổ chức thực hiện
CSDT là trách nhiệm của mọi cấp mọi ngành, của cả hệ thống chính trị trong đó
các cơ quan công tác dân tộc, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, đề
xuất chính sách, xây dựng và tham gia hoạch định hệ thống CSDT; phối hợp cùng
các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nƣớc, bao
gồm các cơ quan công tác dân tộc trực thuộc Trung ƣơng Đảng, trực thuộc Chính
phủ và cơ quan công tác dân tộc của Quốc hội.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sau Cách mang̣Tháng tám năm 1945, cơ quan công tác dân tộc đầu tiên
của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nha Dân tộc thiểu số với chức
năng, nhiệm vụ "Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS
trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt
Nam”[41].
Năm 1947, thành lập Tổ Nghiên cứu dân tộc thuộc Ban Mặt trận – Dân
vận Trung ƣơng, tiếp tục nhiệm vụ của Nha DTTS với phƣơng hƣớng hoạt
động công tác dân tộc phù hợp với tình hình mới. Đầu năm 1955, "Thành lập
Tiểu Ban Dân tộc ở Trung ƣơng dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng.
Về mặt chính quyền, bộ máy DTTS trực thuộc với Thủ tƣớng Phủ và tạm thời
đặt ở Ban Nội chính”. Năm 1959, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng
Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ. “Ủy ban Dân tộc có nhiệm
vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện CSDT nhằm tăng cƣờng đoàn kết
giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng tƣơng trợ và tạo điều kiện cho các
DTTS tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội".
Năm 1979, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Quyết đinḥ số 38/QĐ-TW,
ngày 14/5/1979 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung
ƣơng và của các tỉnh: “Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung
ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề dân tộc ít người”.
Năm 1988, Ban Bíthƣ Trung ƣơng ra Quyết đinḥ số 62/QĐ-TW ngày
25/8/1998 quy đinḥ chƣ
́ c năng nhiêṃ vu ̣của Ban Dân tôc ̣Trung ƣơng.
Năm 1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27-
11-1989 về "Một số chủ trƣơng, chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền
núi". Đây là văn kiện quan trọng của Đảng, mở đƣờng cho sự đổi mới hoạt
động công tác dân tộc. Nghị quyết 22 chỉ rõ: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với miền núi; kiện toàn tổ chức và tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ cán bộ
của các cơ quan tham mƣu, đủ sức giúp Trung ƣơng cả trong công tác
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiên cứu, ban hành chính sách cũng nhƣ việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện
CSDT, chính sách kinh tế, xã hội ở miền núi”.
Năm 1990, Thành lập Văn phòn g Miền núi và Dân tộc, để giúp Chủ tịch
Hội đồng Bộ trƣởng chỉ đạo công tác miền núi và dân tộc.
Năm 1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc
Trung ƣơng và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Ủy
ban Dân tộc và Miền núi. Lập Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc và Miền núi
làm nhiệm vụ tham mƣu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi [1]. Ủy ban
Dân tộc và Miền núi có chức năng “quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực công tác
dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc, đồng thời là cơ quan tham mƣu
cho Trung ƣơng Đảng và Chính phủ về chính sách chung và chính sách cụ thể
đối với miền núi có các DTTS [6].
Năm 1998, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tiếp tục đƣợc kiện toàn về tổ
chức: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là Cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc,
đồng thời là cơ quan tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng về chủ trƣơng, chính
sách đối với các DTTS và miền núi [7].
Năm 2002, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trở lại với tên gọi ỦY BAN
DÂN TỘC (nhƣ năm 1959) [45]. Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của
Chính phủ có chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả
nƣớc; QLNN các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của
Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc Uỷ ban quản lý theo quy
định của pháp luật [8]. Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển , thay đổi chƣ
́ c năng , nhiêṃ vu ̣và
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tên goịnhƣ trên , đến nay, Ủy ban Dân tộc có vị trí và chức năng “là cơ quan
ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc trong
phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban
Dân tộc theo quy định của pháp luật”[7].
Hệ thống cơ quan công tác dân tộc tại địa phƣơng đƣợc quy định tại
Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy
làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp:
- Thành lập Ban Dân tộc là cơ quan tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc, có con dấu,
tài khoản riêng khi có ít nhất một trong ba tiêu chí: “Có trên 20.000 ngƣời
DTTS sống tập trung thành cộng đồng làng, bản” hoặc “Có dƣới 5.000 ngƣời
DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng
bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen
canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng
thƣờng xuyên qua lại”.
Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng
các tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc theo một trong hai mô hình:
“Ban Dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp
Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác chuyên môn, Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, phƣơng tiện và điều kiện làm việc” hoặc
“Sở có chức năng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc
và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”.
- Thành lập Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện khi có một
trong hai tiêu chí: “Có ít nhất 5.000 ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung
giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung
yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng
bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại”.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đối với những huyện có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đủ các
tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc thực hiện theo mô hình: “Thành
lập Phòng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công
tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp huyện” hoặc “Bố trí cán bộ chuyên trách công tác dân tộc
trong Văn phòng HĐND và Uỷ ban nhân dân hoặc phòng chuyên môn khác
hiện có của Uỷ ban nhân dân cấp huyện”.
- Đối với xã, phƣờng, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn
không thành lập tổ chức riêng, nhƣng phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân
cấp xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện công tác dân tộc.
Sau 04 năm thực hiện Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về
kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp,
ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; theo đó Phòng Dân tộc các huyện đƣợc sát nhập vào Văn phòng
HĐND - UBND huyện hoặc đơn vị chức năng khác của huyện. Đầu mối tổ
chức Phòng Dân tộc thuộc UBND cấp huyện không còn.
Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quyết định tái thành lập
“Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng QLNN về công tác dân tộc”.
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng; theo đó, Ban Dân tộc là một trong những sở đặc thù đƣợc tổ chức ở một
số địa phƣơng. Ban Dân tộc là cơ quan “tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh QLNN
về: Công tác dân tộc”. Ban Dân tộc ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng khi đảm bảo có 2 (hai) trong 3 (ba) tiêu chí sau:
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Một là, có trên 20.000 (hai mƣơi nghìn) ngƣời DTTS sống tập trung
thành cộng đồng, làng, bản;
Hai là, có trên 5.000 (năm nghìn) ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập
trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
Ba là, có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc
phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta
và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại.
Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng
các tiêu chí nhƣ trên thì thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí công chức) làm
công tác dân tộc thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc công
chức) làm công tác dân tộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh. Văn
phòng UBND cấp tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt
động của Phòng Dân tộc.
1.2.5. Nội dung QLNN về công tác dân tộc
Trong quá trình triển khai hoạt động QLNN về công tác dân tộc ở nƣớc
ta, nội dung QLNN về công tác dân tộc ngày càng đƣợc xác lập rõ hơn, gồm:
Một là, ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình mục tiêu
quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.
Hai là, ban hành các văn bản QPPL về công tác dân tộc; xây dựng và tổ
chức thực hiện các CSDT, chính sách đặc thù, các chƣơng trình, dự án, đề án
phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ĐBKK; tiêu chí phân
định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc,
tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách
đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân
tộc thiểu số.
Ba là, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung
ƣơng đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công
tác dân tộc.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bốn là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho vùng
dân tộc thiểu số.
Năm là, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện
chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp
luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy
định của pháp luật.
Sáu là, tuyên truyền, giáo dục chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nƣớc bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc
hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện. Tuyên truyền về truyền
thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức tốt các phong trào tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong
cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phƣơng nhằm tƣơng trợ
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc
sống.
Bảy là, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, quản lý cán bộ ngƣời
DTTS trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác
dân tộc.
Tám là, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.
Chín là, thẩm định các chƣơng trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Mười là, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân
tộc, chiến lƣợc công tác dân tộc, CSDT, QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc.
Mười một là, hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ
chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh
nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tƣ phát triển
vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khó khăn và ĐBKK thực hiện tốt công tác dân tộc và CSDT theo quy định của
pháp luật.
1.3. Những yếu tố tác động đến QLNN về công tác dân tộc
Hoạt động QLNN về công tác dân tộc từ trung ƣơng đến địa phƣơng
chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi các yếu tố tác động, bao gồm yếu tố chủ quan và
yếu tố khách quan:
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi đối
tượng quản lý
Phạm vi, đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc là vùng dân tộc, miền
núi: từ những xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (xã khu vực I, khu vực
II) đến xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất (xã khu vực III, thôn
đặc biệt khó khăn). Khu vực này thƣờng thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên
giới, biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển
chƣa cao; dân cƣ phần lớn thuộc nhóm có thu nhập thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận
nghèo cao; một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc
Tiếng Việt; trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập
quán lạc hậu; là địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi dụng tạo nên “vấn
đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”...
Vì thế, việc QLNN về công tác dân tộc thƣờng khó khăn, phức tạp. Công
tác dân tộc có tính đa ngành, đa lĩnh vực. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp
của đối tƣợng quản lý càng cao bao nhiêu; quy mô, phạm vi đối tƣợng quản lý
càng rộng bao nhiêu thì yếu tố tác động, ảnh hƣởng của nó đối với QLNN về
công tác dân tộc càng lớn bấy nhiêu.
1.3.1.2. Yếu tố kinh tế, mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Sự
nghiệp QLNN về công tác dân tộc chịu sự tác động, ảnh hƣởng rất lớn bởi
yếu tố kinh tế, nhất là chịu sự tác động bởi mức độ phát triển kinh tế
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Tƣ tƣởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền
xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy đủ hơn những
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
Mục tiêu QLNN về công tác dân tộc là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện,
nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng ĐBKK...
Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu này phải nhờ vào sự phát triển kinh tế. Kinh tế
phát triển sẽ tạo ra nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tƣ, hỗ trợ phát
triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi. Kinh tế là tiền đề cơ sở, là công cụ,
là động lực QLNN về công tác dân tộc.
Thực tế cho thấy, ở những giai đoạn kinh tế nƣớc nhà phát triển thì nguồn
lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi đƣợc dồi
dào, mục tiêu QLNN về công tác dân tộc trong giai đoạn đó dễ dàng đƣợc thực
hiện. Giai đoạn kinh tế đất nƣớc khó khăn thì nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát
triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi sẽ khó khăn; mục tiêu QLNN về
công tác dân tộc trong giai đoạn đó khó thực hiện.
Trong những năm qua, nƣớc ta đã có bƣớc tiến dài về hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng
cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, trƣớc hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế
thị trƣờng, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo
đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan
điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên
tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ nhau cùng phát triển. Kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta ngày nay không hề mâu thuẫn với
mục tiêu QLNN về công tác dân tộc vì nền
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kinh tế đó có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng
và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ đề cao, tôn trọng các quy luật của kinh tế
thị trƣờng mà coi nhẹ công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm
công bằng và tiến bộ xã hội thì mọi hoạt động QLNN về công tác dân tộc chắc
sẽ bị tác động, ảnh hƣởng tiêu cực.
Ở tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua, nhờ có sự phát triển kinh tế-
xã hội của tỉnh ở mức cao, công tác quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã
đƣợc tỉnh quan tâm đúng mức. Vì tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách nên vùng dân
tộc, miền núi ngày càng đƣợc tỉnh quan tâm hỗ trợ, đầu tƣ phát triển. Các
chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh tham mƣu, quản
lý và tổ chức thực hiện đều đƣợc đảm bảo về nguồn lực và hiệu quả. Vì thế,
mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng đƣợc xác định là yếu tố tác
động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân tộc.
1.3.1.3. Yếu tố chính trị, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội vùng dân tộc, miền núi.
Cùng với yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, nhất là về tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi cũng là một trong những yếu tố
tác động, ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Yếu tố
chính trị định hƣớng hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Sự định hƣớng tích
cực, tiến bộ sẽ giúp cho hoạt động QLNN về công tác dân tộc theo hƣớng tích
cực, tiến bộ. Cổ nhân có câu: “An cƣ, lạc nghiệp”; sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội vùng dân tộc, miền núi phụ thuộc rất nhiều vào tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trong vùng. Thực tiễn 03 vùng dân tộc, miền núi: Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ trong thập kỷ qua đã chứng minh điều đó. Ở Quảng Ninh,
nhờ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi trong
những năm qua cơ bản đƣợc ổn định, sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc đƣợc
diễn tiến bình thƣờng và hiệu quả.
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.3.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng
dân tộc, miền núi
Cũng nhƣ các yếu tố kinh tế, chính trị, yếu tố văn hóa-xã hội, nhất là đặc
điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi có tác động, ảnh hƣởng khá
lớn đến QLNN về công tác dân tộc. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các
dân tộc đều bình đẳng, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc, luật pháp, kinh tế,
văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, cách tƣ
duy, lối sống…) riêng của mình. Mỗi dân tộc có nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo
tín ngƣỡng truyền thống riêng và phát triển không đều nhau; cá biệt, có những dân
tộc rất ít ngƣời, không thể tự phát triển. QLNN về công tác dân tộc không thế
không quan tâm tới yếu tố văn hóa - xã hội; đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của
từng dân tộc và của vùng dân tộc, miền núi. Trong thực tế, QLNN về công tác dân
tộc không chỉ dùng một phƣơng pháp quản lý đơn lẻ mà trong từng lĩnh vực, từng
vùng lãnh thổ và từng vùng dân tộc khác nhau đƣợc sử dụng những phƣơng pháp
quản lý phù hợp và thƣờng áp dụng tổng hợp các nhóm phƣơng pháp trong QLNN
mới đem lại hiệu quả.
1.3.1.5. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm
việc và ứng dụng công nghệ thông tin.
Hoạt động QLNN về công tác dân tộc rất cần các điều kiện, phƣơng tiện để
thực thi nhiệm vụ. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm
việc và ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố khách quan tác động, ảnh hƣởng
trực tiếp tới QLNN về công tác dân tộc. Việc triển khai tổ chức thực hiện các
chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới,
biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; việc triển khai công tác thông tin, tuyên truyền
tới một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc Tiếng Việt;
trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập quán lạc hậu; là
địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dụng tạo nên “vấn đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”...; một lĩnh vực
công tác khó khăn, phức tạp và nhạy cảm trong thời đại bùng nổ thông tin, nhu
cầu thông tin cần phải đƣợc cung cấp kịp thời, nên mức độ hiện đại hóa công
sở, đặc biệt là hiện đại hóa trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và ứng dụng
công nghệ thông tin tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân
tộc.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Những yếu tố đặc thù của ngành quản lý nhà nước về công tác
dân tộc
Công tác dân tộc có tính đặc thù; là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực và cần
có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị. Công tác dân tộc đòi
hỏi cán bộ phải hiểu biết chuyên môn đa ngành, có tâm huyết đối với sự nghiệp,
có kiến thức quản lý nhà nƣớc và năng lực chuyên môn tốt, hiểu rõ đặc điểm
dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào;
phải gần dân, hiểu dân và trọng dân và có kỹ năng vận động quần chúng. Công
tác dân tộc đƣợc thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi, thƣờng là vùng
trọng yếu, phên giậu của Tổ quốc, địa hình chia cắt phức tạp, thƣờng xuyên
chịu ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉ lệ đói nghèo
cao, cũng là địa bàn xung yếu, nhạy cảm về an ninh, chính trị. Tần suất công
tác của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đến địa bàn vùng dân tộc, miền núi
thƣờng là nhiều hơn các ngành khác. Cơ quan làm công tác dân tộc phải thƣờng
xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tình hình, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của đồng
bào để đề xuất xây dựng chủ trƣơng, chính sách, đồng thời phải tổ chức triển
khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình, dự
án, chính sách dân tộc; thăm hỏi, động viên, vận động đồng bào, giải quyết, xử
lý những vấn đề phát sinh trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Yếu tố đặc thù
của ngành công tác dân tộc là yếu tố chủ quan tác đông, ảnh hƣởng rất lớn tới
QLNN về công tác dân tộc.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.3.2.2. Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và hệ thống bộ máy quản
lý
Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan công tác dân tộc từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định.
Cơ chế quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã đƣợc hình thành, từng bƣớc
hoàn thiện. Trong hệ thống bộ máy QLNN về công tác dân tộc, tỷ lệ cán bộ là
ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao nhất so với các Bộ, ngành khác.
Do biên chế của hệ thống cơ quan công tác dân tộc còn hạn chế nên kinh
phí đƣợc giao cũng rất hạn hẹp theo cơ chế khoán chi hiện nay. Ngành công
tác dân tộc chƣa xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chức danh theo nghề đối với đội
ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nhƣ một số ngành, nghề khác để đƣợc hƣởng
chế độ phụ cấp nghề theo quy định hiện hành.
Nguyên nhân là do cơ quan công tác dân tộc có nhiều biến động, thiếu
ổn định; việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng
đƣợc quy chuẩn nghề nghiệp chung. Mặt khác, công tác dân tộc có tính tổng
hợp, mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực nên rất khó trong việc chuẩn hóa tiêu
chuẩn chức danh. Thực tế trên khẳng định: Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản
lý và hệ thống bộ máy quản lý có tác động, ảnh hƣởng rất lớn tới QLNN về
công tác dân tộc.
1.3.2.3. Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc có vai trò rất
quan trọng trong việc hoạch định và quyết định sự thành công hay thất bại trong
sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc. Chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ,
công chức có tính quyết định trong QLNN về công tác dân tộc. Đội ngũ cán bộ,
công chức đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng mới thực hiện đƣợc QLNN
về công tác dân tộc hiệu quả và ngƣợc lại.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Kết luận Chƣơng 1
Dân tộc là một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững
đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử trên cơ sở có chung phƣơng thức sinh
hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có tâm lý và ý thức riêng, kết tinh trong nền
văn hóa của dân tộc và cƣ trú trên một vùng lãnh thổ nhất định. Dân tộc là một
bộ phận của quốc gia. Ví dụ nhƣ dân tộc Kinh, Tày, Nùng…
QLNN về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống QLNN.
Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc
(trong đó trƣớc hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nƣớc), cá nhân có
thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, luật và để thi hành Hiến pháp, luật nhằm tác
động đến công tác dân tộc để đạt đƣợc mục đích đã đƣợc xác định trƣớc.
Chủ thể quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc là hệ thống cơ
quan làm công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác dân tộc từ Trung
ƣơng xuống địa phƣơng (Uỷ ban Dân tộc; UBND tỉnh, Cơ quan công tác dân
tộc thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện, Cơ quan công tác dân tộc thuộc
UBND cấp huyện; UBND cấp xã, Cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác dân tộc
thuộc UBND cấp xã).
Đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt
động kinh tế - xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cƣ trú của đồng bào
các dân tộc thiểu số.
Cơ sở pháp lý của QLNN về công tác dân tộc là Hiến pháp năm 2013,
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
và các văn bản QPPL quy định về công tác dân tộc
Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc cũng giống nhƣ các hoạt động
quản lý nhà nƣớc khác đều bị ảnh hƣởng bởi tác động của các yếu tố nhƣ kinh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tế, chính trị, văn hóa – xã hội, mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và bộ máy
quản lý, chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức…

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx

SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxSV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxNguyenHuy634961
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Mỹ Duyên
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhTrung Dũng Hoàng
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxKhanhLinh716771
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Tt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inTt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inthuyettrinh
 
đặC điểm 56
đặC điểm 56đặC điểm 56
đặC điểm 56MpMon
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninhDang Dong
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 
Tthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhTthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhthuyettrinh
 

Similar to Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx (20)

SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxSV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
Dantocc for merge
Dantocc   for mergeDantocc   for merge
Dantocc for merge
 
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docxCơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
 
Tt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inTt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản in
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.docTiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
 
đặC điểm 56
đặC điểm 56đặC điểm 56
đặC điểm 56
 
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.docTiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu sốLuận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
Luận án: Quyền kinh tế xã hội văn hóa của người dân tộc thiểu số
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Tthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhTthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnh
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 
Cơ sở lý luận về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.docx
Cơ sở lý luận về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.docxCơ sở lý luận về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.docx
Cơ sở lý luận về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.docx
 
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố c...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC 1.1. Dân tộc 1.1.1. Quan niệm về dân tộc Dân tộc đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người thống nhất, có chung một nhà nước, một lãnh thổ, một nền kinh tế, một chế độ chính trị - xã hội, có ngôn ngữ và văn hoá chung, thống nhất[55]. Theo nghĩa này, nói tới dân tộc là nói tới quốc gia. Sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời của nhà nƣớc, đó là nhà nƣớc dân tộc. Nhà nƣớc dân tộc có thể là một tộc ngƣời, là dân tộc đơn nhất nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên; cũng có thể là nhiều tộc ngƣời, là dân tộc đa tộc ngƣời nhƣ Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết các nƣớc khác. Nhà nƣớc dân tộc phải là nhà nƣớc độc lập, có lãnh thổ toàn vẹn, có chủ quyền. Dân tộc không chỉ là một cộng đồng ngƣời hay cộng đồng đa tộc ngƣời mà còn là một cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội và văn hoá gắn với nhà nƣớc và những điều kiện lịch sử nhất định. Theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể [55]. (Ví dụ: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, là quốc gia đa tộc ngƣời, gồm 54 tộc ngƣời, ngoài tộc ngƣời Kinh chiếm đa số về số dân, còn có 53 tộc ngƣời thiểu số khác: Tày, Nùng, Hmông, Bana, Êđê...). Khi nói dân tộc - tộc ngƣời là nói theo nghĩa hẹp. Tộc ngƣời trong quốc gia - dân tộc có nhiều tộc ngƣời hợp thành là một thành phần trong cơ cấu của dân tộc - quốc gia đó. Các tộc ngƣời bình đẳng (thiểu số cũng nhƣ đa số), cùng sinh sống, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc, luật pháp, kinh tế, văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời riêng của mình (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống…). 7
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nhƣ vậy, dân tộc - quốc gia nổi bật ở tính toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền. Trong khi đó, dân tộc - tộc ngƣời lại đặc biệt nổi bật ở văn hoá tộc ngƣời. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 1.1.2.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét vấn đề dân tộc trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sự hình thành và phát triển dân tộc là một hiện tƣợng lịch sử xã hội phức tạp, có căn nguyên sâu xa từ sự vận động của sản xuất, của kinh tế đồng thời chịu sự tác động chi phối trực tiếp của nhân tố chính trị, tức là của giai cấp và Nhà nƣớc trong việc tổ chức nên đời sống xã hội của các cộng đồng ngƣời. Mặt khác, dân tộc ra đời và phát triển còn gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hoá (kể cả đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo) của từng dân tộc. Bởi lẽ, mỗi cộng đồng dân tộc cũng nhƣ cộng đồng tộc ngƣời có lịch sử hình thành và phát triển không giống nhau, không đồng thời và nhất loạt nhƣ nhau. Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngƣời. Dân tộc có các hình thức cộng đồng khác nhau trong lịch sử từ thấp đến cao, từ thị tộc và bộ lạc đến các bộ tộc và đến khi xuất hiện giai cấp, nhà nƣớc thì xuất hiện dân tộc. “Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản, một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản” [40, tr.294]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là Lênin đã xác định những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Cƣơng lĩnh dân tộc nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản đã phát triển và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị tƣ bản chủ nghĩa đã trở nên cấp bách ở nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ba nguyên tắc cơ bản của CSDT là: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp các công nhân tất cả các dân tộc lại” [16, tr.90]. 8
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn mãi giá trị và ý nghĩa của nó trong điều kiện hiện nay. 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc ở Việt Nam Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một trong những nội dung tƣ tƣởng cơ bản trong toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời về cách mạng Việt Nam. Vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc vào thực tiễn tình hình và yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt Nam, thấu hiểu sâu sắc tình hình, truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã đề ra nguyên tắc cơ bản và có thể nói cũng là thể hiện quan điểm tƣ tƣởng mang tính nền tảng của Ngƣời về công tác dân tộc ở nƣớc ta đó là “Đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ”. Sau khi Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hiến pháp năm 1946 đã công bố quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của mọi công dân, không kể là dân tộc đa số hay thiểu số: “Đất nước Việt Nam là khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2). Và “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Bình đẳng là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc, nếu không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. Các dân tộc Việt Nam đều là thành viên của một nƣớc Việt Nam độc lập dƣới sự lãnh đạo của một Đảng, một Chính phủ. Trong Thƣ gửi Đại hội các DTTS tại Plâycu năm 1946, Ngƣời viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu VN, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha dân tộc 9
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi cấp, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc. Cán bộ công tác dân tộc, nhất là những ngƣời trực tiếp làm việc ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc phải am hiểu phong tục, tập quán, nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào “nghe dân nói và nói dân hiểu”. Bác đã khuyên nhủ rằng: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điều tốt. Thường mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng chỗ ấy”[32, tr.13]. Theo Ngƣời, muốn thực hiện tốt CSDT, công tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con ngƣời miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi DTTS có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”[30, tr.430]. Ngƣời đề ra 03 nguyên tắc cơ bản đối với công tác dân tộc ở Việt Nam: Thứ nhất là, đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển bền vững là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử quan hệ dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam. Ngƣời chỉ rõ: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”[37, tr.185]. Nhƣ vậy, dù giàu hay nghèo thì công bằng cũng vẫn là mắt xích quan trọng nhất của đoàn kết dân tộc. Thứ hai là, phát triển kinh tế - văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số. Tƣ tƣởng xuyên suốt của Ngƣời về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... 10
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ ba là, chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số . Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ vùng DTTS là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta . Viêc ̣xây dƣng̣môṭđôịngũcán bô ̣vùng dân tôc ̣thiểu sốđu tiêu chuẩn la trach nhiêṃ cua toan xa hôị; Ngƣơi luôn căn ̉ ̀ ́ ̉ ̀ ̃ ̀ dăṇ va yêu cầu lam công tac dân tôc ̣phai đƣng trên quan điểm cua giai cấp ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̉ công nhân ma biểu hiêṇ cu ̣thểla nắm vƣng đƣơng lối , chính sách của Đảng , ̀ ̀ ̃ ̀ phải có đạo đức cách mạng, chống chủnghiã cánhân. Là công dân trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ dân tộc phải nắm vững lý luận cách mạng, nắm đƣờng lối cách mạng chung và CSDT của Đảng. 1.1.3. Chính sách dân tộc và sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nước ta hiện nay 1.1.3.1. Chính sách dân tộc Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp của Đảng vàNhànƣớc tác đông̣đến các dân tôc ̣, vùng dân tộc nhằm đƣa các dân tôc ̣, vùng dân tộc phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội [56, tr.36]. Mục tiêu của CSDT của Đảng và Nhà nƣớc ta là thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trơ,̣phát triển giữa các dân tộc đa số và thiểu số về kinh tế, văn hóa, xã hôị. Mục tiêu này đƣợc thể hiện tập trung ở các văn bản pháp quy quan trọng. Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ công̣hòa đa ̃khẳng đinḥ: “Tất cảquyền binh́ trong nƣớc làcủa toàn thểhân dân ViêṭNam, không phân biêṭnòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1); “Tất cảcông dân ViêṭNam đều ngang quyền vềmoịphƣơng diêṇ : chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6); “Ngoài sƣ ̣binh̀ đẳng vềquyền lơị, nhƣ̃ng quốc dân thiểu sốđƣơc ̣giúp đỡvềmoịphƣơng diêṇ đểchóng tiến kip̣trinh̀ đô ̣ chung” (Điều 8); “Ở các trƣờng hoc ̣điạ phƣơng, quốc dân thiểu sốcóquyền hoc ̣ 11
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bằng tiếng của minh”̀ (Điều 15); “Sốnghi việṇ của những đô thị lớn và những điạ phƣơng cóquốc dân thiểu sốse ̃do luâṭđinh”̣(Điều 24). Bản Hiến pháp năm 2013 lại tiếp tục khẳng định mục đích của Đảng và Nhà nƣớc đối với CSDT: “1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.” (Điều 5). 1.1.3.2. Sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nước ta hiện nay Trong sự nghiệp đổi mới, tại các đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, gần đây là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 khoá IX và tại Đại Hội X, XI, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại đoàn kết dân tộc càng đƣợc chú ý và đƣợc nêu ra đầy đủ trên mọi phƣơng diện. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng xác định “Đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc ta”. Đảng ta chỉ ra các điểm chính của công tác dân tộc hiện nay nhƣ sau: Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chiến lƣợc của công tác dân tộc nƣớc ta hiện nay; Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lƣợc công tác dân tộc ở nƣớc ta hiện nay; Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số; 12
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc. Nhà nƣớc ta đã thể chế hoá và biến các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta thành các chính sách, chƣơng trình, dự án để thực hiện ở các vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Từ năm 1998 trở về trƣớc, có 21 chƣơng trình mục tiêu quốc gia đầu tƣ cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Từ năm 1999 đến nay, một số chƣơng trình dự án lớn đƣợc xây dựng và thực hiện lồng ghép thành công trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Nhƣ chƣơng trình xoá đói giảm nghèo - CT 133; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa- CT 135; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên - CT 168; Chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long - CT 173; Chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội 6 tỉnh ĐBKK vùng miền núi phía Bắc CT - 186; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn - CT 134; Chính sách trợ giá, trợ cƣớc vận tải một số mặt hàng thiết yếu cho vùng dân tộc, miền núi, QĐ 20; Chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc, miền núi QĐ 1637. Ngoài ra, còn có các Chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng; nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; y tế cơ sở; Chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng lớp CT 159. Còn rất nhiều chƣơng trình, chính sách khác đã và đang thực hiện trên địa bàn vùng ĐBKK, vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 7-12-2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1277/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của QLNN và phương thức công tác dân tộc”. Ngày 10-6-2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Đó là sự quan 13
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tâm vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc một cách cụ thể, thiết thực trong thực tiễn của Đảng và Nhà nƣớc ta [51]. Cụ thể hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, ngày 12/3/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020. Mục tiêu của Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020 là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng ĐBKK; từng bƣớc hình thành các khu trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số; tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng. Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác dân tộc cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là ngƣời dân tộc thiểu số; Xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số; Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo đồng bào vùng dân tộc thiểu số; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội vùng dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị, củng cố an ninh nông thôn vùng dân tộc thiểu số; Tập trung đầu tƣ phát triển địa bàn ĐBKK vùng dân tộc thiểu số; Đảm bảo nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng vùng DTTS. Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trên là: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện Chiến lƣợc; Đổi mới việc xây dựng và thực hiện CSDT; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả cơ quan QLNN về công tác dân tộc. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc 1.2.1. Quan niệm chung về quản lý nhà nước QLNN đƣợc hiểu theo hai phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 14
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ nhất, QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nƣớc nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nƣớc. Chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nƣớc của bộ máy nhà nƣớc bao gồm ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Nhân dân cũng là chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng khi thực hiện quyền trƣng cầu dân ý - bỏ phiếu toàn dân, hoặc tham gia quản lý nhà nƣớc bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội, v.v…, cũng là chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng nếu đƣợc nhà nƣớc trao quyền thực hiện chức năng nhà nƣớc[60, tr.27-28]. Thứ hai, QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, pháp luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nƣớc (hay thƣờng gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành). Chủ thể của QLNN theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan phái sinh từ chúng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, công chức trực thuộc. Vì vậy, trong thực tiễn quản lý và lý luận khoa học pháp lý chúng còn đƣợc gọi là các cơ quan quản lý nhà nƣớc.[60, tr.28-29]. Trong giới hạn của Luận văn, QLNN đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Cấu thành quản lý nhà nước về công tác dân tộc 1.2.2.1. Quan niệm quan ly nha nươc vềcông tac dân tôc̣ ̉ ́ ̀ ́ ́ Trong nghiên cƣu va hoaṭđông̣thƣc ̣tiêñ hiêṇ nay , “quan ly nha nƣơc ́ ̀ ̉ ́ ̀ ́ vềcông tac dân tôc”̣ đƣơc ̣cac tac gia sƣ dụng với nhiều khái niệm nhƣ : ́ ́ ́ ̉ ̉ “QLNN vềvấn đềdân tôc ̣”, “QLNN vềdân tôc ̣”, “QLNN vềlinh vƣc ̣công ̃ tác dân tộc ”, “QLNN ởvùng dân tôc ̣”. Cho đến nay, khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc chƣa đƣợc đƣa ra một cách chính thống tại văn bản QPPL. Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định 15
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chƣ ́ c năng , nhiêṃ vu ,̣ quyền haṇ vàcơ cấu tổchƣ ́ c của Ủy ban Dân tôc ̣có nêu: “… thưc̣hiêṇ chức năng quản lýnhà nước vềcông tác dân tôc̣trong phạm vi cảnước” . Vì thế, Luận văn này sử dụng cụm từ “quản lý nhà nước vềcông tác dân tôc”̣. QLNN về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống QLNN. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc (trong đó trƣớc hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nƣớc), cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, luật và để thi hành Hiến pháp, luật nhằm tác động đến công tác dân tộc để đạt đƣợc mục đích đã đƣợc xác định trƣớc. Khách thể quản lý nhà nƣớc về công tá c dân tôc ̣bao gồm quản lýtoàn bô ̣các hoaṭđông̣kinh tế – xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cƣ trú của đồng bào các dân tôc ̣thiểu số để không ngừng nâng cao đời sống kinh tế , văn hóa của đồng bào. 1.2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về công tác dân tộc Về phƣơng pháp quản lý, ngƣời ta phân biệt 2 nhóm: Một là, nhóm các phƣơng pháp của các ngành khoa học khác đƣợc các cơ quan nhà nƣớc sử dụng (nhƣ phƣơng pháp thống kê, toán học hoá, tâm lý - xã hội học và sinh lý học). Hai là, nhóm các phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc. Riêng nhóm các phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc, ngƣời ta phân chia thành bốn phƣơng pháp cụ thể: Phương pháp giáo dục, thuyết phục là phƣơng pháp tác động về tinh thần, tƣ tƣởng đối với con ngƣời để họ giác ngộ lý tƣởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết đƣợc việc làm nào là tốt, là vinh, là thiện, việc làm nào là xấu, là nhục, là ác... Từ ý thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng, nên họ sẽ có trách nhiệm, có lƣơng tâm, có kỷ luật, không vi phạm pháp luật. Trong xã hội XHCN ở nƣớc ta, đây là phƣơng pháp hàng đầu. 16
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Phương pháp tổ chức là phƣơng pháp đƣa con ngƣời vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cƣơng bằng cách đề ra quy chế, thực hiện nghiêm quy chế và kiểm tra, giám sát cũng nhƣ có chế tài minh bạch để khen thƣởng, xử phạt. Phương pháp kinh tế là phƣơng pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp đến khách thể quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và đòn bẩy kinh tế nhằm làm cho khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình mà tự giác thực hiện bổn phận một cách tốt nhất. Phương pháp hành chính là phƣơng pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý nhà nƣớc đến các khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính, tức là các mệnh lệnh có tính bắt buộc, dứt khoát và đơn phƣơng, một chiều. Trong bốn phƣơng pháp cụ thể của nhóm các phƣơng pháp quản lý hành chính, theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay, phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục đƣợc nổi lên hàng đầu. Do vậy, phải làm thƣờng xuyên, liên tục. Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp; phƣơng pháp kinh tế là cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc; phƣơng pháp hành chính là rất cần thiết nên phải đƣợc sử dụng một cách đúng đắn. QLNN về công tác dân tộc là quản lý một lĩnh vực nhạy cảm, do đó, trong thực tế không dùng một phƣơng pháp quản lý đơn lẻ, mà trong từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và vùng dân tộc khác nhau có những phƣơng pháp quản lý phù hợp. Thông thƣờng các cơ quan có chức năng QLNN thƣờng áp dụng tổng hợp các nhóm phƣơng pháp trên trong QLNN. Do tính đặc thù của công tác dân tộc nên các cơ quan quản lý thƣờng áp dụng đồng thời các nhóm phƣơng pháp nói trên và một số phƣơng pháp chuyên biệt nhƣ: quản lý bằng pháp luật; quản lý bằng bộ máy tổ chức; quản lý bằng chính sách cụ thể (chƣơng trình mục tiêu, dự án...); quản lý bằng thanh tra, kiểm tra, tổng kết. 17
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác dân tộc Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; …. Nhà nƣớc thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nƣớc (Điều 5- Hiến pháp 2013). Quốc hội có quyền quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nƣớc (khoản 5, Điều 70 Hiến pháp 2013). Hội đồng Dân tộc ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhƣ các Ủy ban của Quốc hội còn có một số nhiệm vụ nhƣ: nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đƣợc mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc (quy định tại Điều 75 - Hiến pháp 2013). Việc thực hiện các chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ của Chính phủ (khoản 9, Điều 8 - Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001). Theo đó, đối với lĩnh vực dân tộc, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau: Thứ nhất là, quyết định chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, giữ gìn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; chống mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Thứ hai là, quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp ƣu tiên phát 18
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 triển mọi mặt ở các vùng DTTS, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bƣớc nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK và các vùng căn cứ địa cách mạng. Thứ ba là, thực hiện chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, DTTS; có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ là ngƣời DTTS (Điều 13 – Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001) Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định về nhiệm vụ của HĐND và UBND tỉnh đối với công tác dân tộc nhƣ sau: Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc là: “Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các DTTS, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cƣờng đoàn kết toàn dân và tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phƣơng” (khoản 1, Điều 15- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc nhƣ sau: Thứ nhất là, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc; tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn đặc biệt. Thứ hai là, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cƣờng đoàn kết và tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phƣơng. Thứ ba là, xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án của tỉnh đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn đặc biệt. (Điều 93 – Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003) 19
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trên cơ sở đó, nhiều văn bản QPPL dƣới luật đã đƣợc ban hành, trong đó có thể kể đến các văn bản quan trọng nhƣ: - Nghị đinḥ số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tôc ̣– văn bản có tính pháp lý cao nhất của ngành từ khi thành lập đến nay; - Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ về quy đinḥ chƣ ́ c năng, nhiêṃ vu,̣quyền haṇ, cơ cấu tổchƣ ́ c của Ủy ban Dân tôc ̣ ; - Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020; - Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg, ngày 4/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cƣ cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015; - Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 4/4/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ (Chƣơng trình 135) về hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; - Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, ngày 4/12/2012 về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015. 1.2.4. Bộ máy QLNN về công tác dân tộc Tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc và tổ chức thực hiện CSDT là trách nhiệm của mọi cấp mọi ngành, của cả hệ thống chính trị trong đó các cơ quan công tác dân tộc, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, đề xuất chính sách, xây dựng và tham gia hoạch định hệ thống CSDT; phối hợp cùng các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nƣớc, bao gồm các cơ quan công tác dân tộc trực thuộc Trung ƣơng Đảng, trực thuộc Chính phủ và cơ quan công tác dân tộc của Quốc hội. 20
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sau Cách mang̣Tháng tám năm 1945, cơ quan công tác dân tộc đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nha Dân tộc thiểu số với chức năng, nhiệm vụ "Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”[41]. Năm 1947, thành lập Tổ Nghiên cứu dân tộc thuộc Ban Mặt trận – Dân vận Trung ƣơng, tiếp tục nhiệm vụ của Nha DTTS với phƣơng hƣớng hoạt động công tác dân tộc phù hợp với tình hình mới. Đầu năm 1955, "Thành lập Tiểu Ban Dân tộc ở Trung ƣơng dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng. Về mặt chính quyền, bộ máy DTTS trực thuộc với Thủ tƣớng Phủ và tạm thời đặt ở Ban Nội chính”. Năm 1959, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ. “Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện CSDT nhằm tăng cƣờng đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng tƣơng trợ và tạo điều kiện cho các DTTS tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội". Năm 1979, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Quyết đinḥ số 38/QĐ-TW, ngày 14/5/1979 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung ƣơng và của các tỉnh: “Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề dân tộc ít người”. Năm 1988, Ban Bíthƣ Trung ƣơng ra Quyết đinḥ số 62/QĐ-TW ngày 25/8/1998 quy đinḥ chƣ ́ c năng nhiêṃ vu ̣của Ban Dân tôc ̣Trung ƣơng. Năm 1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27- 11-1989 về "Một số chủ trƣơng, chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi". Đây là văn kiện quan trọng của Đảng, mở đƣờng cho sự đổi mới hoạt động công tác dân tộc. Nghị quyết 22 chỉ rõ: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với miền núi; kiện toàn tổ chức và tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tham mƣu, đủ sức giúp Trung ƣơng cả trong công tác 21
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiên cứu, ban hành chính sách cũng nhƣ việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện CSDT, chính sách kinh tế, xã hội ở miền núi”. Năm 1990, Thành lập Văn phòn g Miền núi và Dân tộc, để giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng chỉ đạo công tác miền núi và dân tộc. Năm 1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ƣơng và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Ủy ban Dân tộc và Miền núi. Lập Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc và Miền núi làm nhiệm vụ tham mƣu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi [1]. Ủy ban Dân tộc và Miền núi có chức năng “quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc, đồng thời là cơ quan tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng và Chính phủ về chính sách chung và chính sách cụ thể đối với miền núi có các DTTS [6]. Năm 1998, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tiếp tục đƣợc kiện toàn về tổ chức: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là Cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc, đồng thời là cơ quan tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng về chủ trƣơng, chính sách đối với các DTTS và miền núi [7]. Năm 2002, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trở lại với tên gọi ỦY BAN DÂN TỘC (nhƣ năm 1959) [45]. Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ có chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nƣớc; QLNN các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc Uỷ ban quản lý theo quy định của pháp luật [8]. Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển , thay đổi chƣ ́ c năng , nhiêṃ vu ̣và 22
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tên goịnhƣ trên , đến nay, Ủy ban Dân tộc có vị trí và chức năng “là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật”[7]. Hệ thống cơ quan công tác dân tộc tại địa phƣơng đƣợc quy định tại Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp: - Thành lập Ban Dân tộc là cơ quan tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc, có con dấu, tài khoản riêng khi có ít nhất một trong ba tiêu chí: “Có trên 20.000 ngƣời DTTS sống tập trung thành cộng đồng làng, bản” hoặc “Có dƣới 5.000 ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại”. Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng các tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc theo một trong hai mô hình: “Ban Dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác chuyên môn, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, phƣơng tiện và điều kiện làm việc” hoặc “Sở có chức năng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”. - Thành lập Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện khi có một trong hai tiêu chí: “Có ít nhất 5.000 ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại”. 23
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đối với những huyện có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đủ các tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc thực hiện theo mô hình: “Thành lập Phòng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện” hoặc “Bố trí cán bộ chuyên trách công tác dân tộc trong Văn phòng HĐND và Uỷ ban nhân dân hoặc phòng chuyên môn khác hiện có của Uỷ ban nhân dân cấp huyện”. - Đối với xã, phƣờng, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn không thành lập tổ chức riêng, nhƣng phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện công tác dân tộc. Sau 04 năm thực hiện Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; theo đó Phòng Dân tộc các huyện đƣợc sát nhập vào Văn phòng HĐND - UBND huyện hoặc đơn vị chức năng khác của huyện. Đầu mối tổ chức Phòng Dân tộc thuộc UBND cấp huyện không còn. Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quyết định tái thành lập “Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc”. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; theo đó, Ban Dân tộc là một trong những sở đặc thù đƣợc tổ chức ở một số địa phƣơng. Ban Dân tộc là cơ quan “tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh QLNN về: Công tác dân tộc”. Ban Dân tộc ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khi đảm bảo có 2 (hai) trong 3 (ba) tiêu chí sau: 24
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Một là, có trên 20.000 (hai mƣơi nghìn) ngƣời DTTS sống tập trung thành cộng đồng, làng, bản; Hai là, có trên 5.000 (năm nghìn) ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; Ba là, có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại. Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng các tiêu chí nhƣ trên thì thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí công chức) làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc công chức) làm công tác dân tộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh. Văn phòng UBND cấp tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Dân tộc. 1.2.5. Nội dung QLNN về công tác dân tộc Trong quá trình triển khai hoạt động QLNN về công tác dân tộc ở nƣớc ta, nội dung QLNN về công tác dân tộc ngày càng đƣợc xác lập rõ hơn, gồm: Một là, ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc. Hai là, ban hành các văn bản QPPL về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các CSDT, chính sách đặc thù, các chƣơng trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ĐBKK; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Ba là, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ƣơng đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc. 25
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bốn là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho vùng dân tộc thiểu số. Năm là, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật. Sáu là, tuyên truyền, giáo dục chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện. Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phƣơng nhằm tƣơng trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Bảy là, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, quản lý cán bộ ngƣời DTTS trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc. Tám là, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc. Chín là, thẩm định các chƣơng trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Mười là, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lƣợc công tác dân tộc, CSDT, QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc. Mười một là, hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tƣ phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội 26
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khó khăn và ĐBKK thực hiện tốt công tác dân tộc và CSDT theo quy định của pháp luật. 1.3. Những yếu tố tác động đến QLNN về công tác dân tộc Hoạt động QLNN về công tác dân tộc từ trung ƣơng đến địa phƣơng chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi các yếu tố tác động, bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan: 1.3.1. Yếu tố khách quan 1.3.1.1. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi đối tượng quản lý Phạm vi, đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc là vùng dân tộc, miền núi: từ những xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (xã khu vực I, khu vực II) đến xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất (xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn). Khu vực này thƣờng thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển chƣa cao; dân cƣ phần lớn thuộc nhóm có thu nhập thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc Tiếng Việt; trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập quán lạc hậu; là địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi dụng tạo nên “vấn đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”... Vì thế, việc QLNN về công tác dân tộc thƣờng khó khăn, phức tạp. Công tác dân tộc có tính đa ngành, đa lĩnh vực. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp của đối tƣợng quản lý càng cao bao nhiêu; quy mô, phạm vi đối tƣợng quản lý càng rộng bao nhiêu thì yếu tố tác động, ảnh hƣởng của nó đối với QLNN về công tác dân tộc càng lớn bấy nhiêu. 1.3.1.2. Yếu tố kinh tế, mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc chịu sự tác động, ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố kinh tế, nhất là chịu sự tác động bởi mức độ phát triển kinh tế 27
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Tƣ tƣởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Mục tiêu QLNN về công tác dân tộc là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng ĐBKK... Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu này phải nhờ vào sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi. Kinh tế là tiền đề cơ sở, là công cụ, là động lực QLNN về công tác dân tộc. Thực tế cho thấy, ở những giai đoạn kinh tế nƣớc nhà phát triển thì nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi đƣợc dồi dào, mục tiêu QLNN về công tác dân tộc trong giai đoạn đó dễ dàng đƣợc thực hiện. Giai đoạn kinh tế đất nƣớc khó khăn thì nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi sẽ khó khăn; mục tiêu QLNN về công tác dân tộc trong giai đoạn đó khó thực hiện. Trong những năm qua, nƣớc ta đã có bƣớc tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trƣớc hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trƣờng, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ nhau cùng phát triển. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta ngày nay không hề mâu thuẫn với mục tiêu QLNN về công tác dân tộc vì nền 28
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kinh tế đó có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ đề cao, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trƣờng mà coi nhẹ công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội thì mọi hoạt động QLNN về công tác dân tộc chắc sẽ bị tác động, ảnh hƣởng tiêu cực. Ở tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua, nhờ có sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh ở mức cao, công tác quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã đƣợc tỉnh quan tâm đúng mức. Vì tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách nên vùng dân tộc, miền núi ngày càng đƣợc tỉnh quan tâm hỗ trợ, đầu tƣ phát triển. Các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh tham mƣu, quản lý và tổ chức thực hiện đều đƣợc đảm bảo về nguồn lực và hiệu quả. Vì thế, mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng đƣợc xác định là yếu tố tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân tộc. 1.3.1.3. Yếu tố chính trị, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi. Cùng với yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, nhất là về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi cũng là một trong những yếu tố tác động, ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Yếu tố chính trị định hƣớng hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Sự định hƣớng tích cực, tiến bộ sẽ giúp cho hoạt động QLNN về công tác dân tộc theo hƣớng tích cực, tiến bộ. Cổ nhân có câu: “An cƣ, lạc nghiệp”; sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi phụ thuộc rất nhiều vào tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng. Thực tiễn 03 vùng dân tộc, miền núi: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ trong thập kỷ qua đã chứng minh điều đó. Ở Quảng Ninh, nhờ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi trong những năm qua cơ bản đƣợc ổn định, sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc đƣợc diễn tiến bình thƣờng và hiệu quả. 29
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.3.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi Cũng nhƣ các yếu tố kinh tế, chính trị, yếu tố văn hóa-xã hội, nhất là đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi có tác động, ảnh hƣởng khá lớn đến QLNN về công tác dân tộc. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc, luật pháp, kinh tế, văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, cách tƣ duy, lối sống…) riêng của mình. Mỗi dân tộc có nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo tín ngƣỡng truyền thống riêng và phát triển không đều nhau; cá biệt, có những dân tộc rất ít ngƣời, không thể tự phát triển. QLNN về công tác dân tộc không thế không quan tâm tới yếu tố văn hóa - xã hội; đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của từng dân tộc và của vùng dân tộc, miền núi. Trong thực tế, QLNN về công tác dân tộc không chỉ dùng một phƣơng pháp quản lý đơn lẻ mà trong từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và từng vùng dân tộc khác nhau đƣợc sử dụng những phƣơng pháp quản lý phù hợp và thƣờng áp dụng tổng hợp các nhóm phƣơng pháp trong QLNN mới đem lại hiệu quả. 1.3.1.5. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin. Hoạt động QLNN về công tác dân tộc rất cần các điều kiện, phƣơng tiện để thực thi nhiệm vụ. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố khách quan tác động, ảnh hƣởng trực tiếp tới QLNN về công tác dân tộc. Việc triển khai tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; việc triển khai công tác thông tin, tuyên truyền tới một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc Tiếng Việt; trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập quán lạc hậu; là địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi 30
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dụng tạo nên “vấn đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”...; một lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp và nhạy cảm trong thời đại bùng nổ thông tin, nhu cầu thông tin cần phải đƣợc cung cấp kịp thời, nên mức độ hiện đại hóa công sở, đặc biệt là hiện đại hóa trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân tộc. 1.3.2. Yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Những yếu tố đặc thù của ngành quản lý nhà nước về công tác dân tộc Công tác dân tộc có tính đặc thù; là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực và cần có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị. Công tác dân tộc đòi hỏi cán bộ phải hiểu biết chuyên môn đa ngành, có tâm huyết đối với sự nghiệp, có kiến thức quản lý nhà nƣớc và năng lực chuyên môn tốt, hiểu rõ đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào; phải gần dân, hiểu dân và trọng dân và có kỹ năng vận động quần chúng. Công tác dân tộc đƣợc thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi, thƣờng là vùng trọng yếu, phên giậu của Tổ quốc, địa hình chia cắt phức tạp, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉ lệ đói nghèo cao, cũng là địa bàn xung yếu, nhạy cảm về an ninh, chính trị. Tần suất công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đến địa bàn vùng dân tộc, miền núi thƣờng là nhiều hơn các ngành khác. Cơ quan làm công tác dân tộc phải thƣờng xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tình hình, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào để đề xuất xây dựng chủ trƣơng, chính sách, đồng thời phải tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc; thăm hỏi, động viên, vận động đồng bào, giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Yếu tố đặc thù của ngành công tác dân tộc là yếu tố chủ quan tác đông, ảnh hƣởng rất lớn tới QLNN về công tác dân tộc. 31
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.3.2.2. Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và hệ thống bộ máy quản lý Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan công tác dân tộc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định. Cơ chế quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã đƣợc hình thành, từng bƣớc hoàn thiện. Trong hệ thống bộ máy QLNN về công tác dân tộc, tỷ lệ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao nhất so với các Bộ, ngành khác. Do biên chế của hệ thống cơ quan công tác dân tộc còn hạn chế nên kinh phí đƣợc giao cũng rất hạn hẹp theo cơ chế khoán chi hiện nay. Ngành công tác dân tộc chƣa xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chức danh theo nghề đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nhƣ một số ngành, nghề khác để đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp nghề theo quy định hiện hành. Nguyên nhân là do cơ quan công tác dân tộc có nhiều biến động, thiếu ổn định; việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc quy chuẩn nghề nghiệp chung. Mặt khác, công tác dân tộc có tính tổng hợp, mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực nên rất khó trong việc chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh. Thực tế trên khẳng định: Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và hệ thống bộ máy quản lý có tác động, ảnh hƣởng rất lớn tới QLNN về công tác dân tộc. 1.3.2.3. Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quyết định sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc. Chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức có tính quyết định trong QLNN về công tác dân tộc. Đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng mới thực hiện đƣợc QLNN về công tác dân tộc hiệu quả và ngƣợc lại. 32
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Kết luận Chƣơng 1 Dân tộc là một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử trên cơ sở có chung phƣơng thức sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có tâm lý và ý thức riêng, kết tinh trong nền văn hóa của dân tộc và cƣ trú trên một vùng lãnh thổ nhất định. Dân tộc là một bộ phận của quốc gia. Ví dụ nhƣ dân tộc Kinh, Tày, Nùng… QLNN về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống QLNN. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc (trong đó trƣớc hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nƣớc), cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, luật và để thi hành Hiến pháp, luật nhằm tác động đến công tác dân tộc để đạt đƣợc mục đích đã đƣợc xác định trƣớc. Chủ thể quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc là hệ thống cơ quan làm công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác dân tộc từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng (Uỷ ban Dân tộc; UBND tỉnh, Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện, Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã, Cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác dân tộc thuộc UBND cấp xã). Đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cƣ trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cơ sở pháp lý của QLNN về công tác dân tộc là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các văn bản QPPL quy định về công tác dân tộc Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc cũng giống nhƣ các hoạt động quản lý nhà nƣớc khác đều bị ảnh hƣởng bởi tác động của các yếu tố nhƣ kinh
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tế, chính trị, văn hóa – xã hội, mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và bộ máy quản lý, chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức…