SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ HƢỜNG
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH
TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM
(CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
[
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ HƢỜNG
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH
TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM
(CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THIỆN GIÁP
[
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố ở đâu
và trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án
TRẦN THỊ HƢỜNG
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thiện
Giáp - người Thầy, nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
án này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp
và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh
nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh
nghiệm quý báu.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên
của Khoa Ngôn ngữ học, Phòng Đào tạo và các phòng, ban chức năng của
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Ban Giám đốc Học viện Quân y, lãnh
đạo chỉ huy Phòng Thông tin Khoa học Quân sự đã luôn tạo điều kiện giúp
đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này.
Lời sau cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người
bạn, người thân trong gia đình, những người đã luôn kịp thời động viên, giúp
đỡ, chia sẻ với tôi mọi khó khăn trong cuộc sống và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để tôi hoàn thành tốt luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này.
Tác giả luận án
TRẦN THỊ HƢỜNG
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8
5. Ngữ liệu nghiên cứu..............................................................................................9
6. Đóng góp của luận án .........................................................................................10
7. Bố cục của luận án ..............................................................................................10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN....12
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ ĐỊNH DANH 12
1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới......................................................12
1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam ....................................................13
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về định danh..........................................................17
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................................20
1.2.1. Tên gọi......................................................................................................20
1.2.2. Định danh và đặt tên.................................................................................23
1.2.3. Phƣơng thức định danh.............................................................................27
1.2.3.1. Định danh bằng chất liệu bản ngữ (định danh cơ sở) ......................27
1.2.3.2. Định danh trên cơ sở chuyển đổi tên gọi (định danh phức hợp) ......30
1.2.3.3. Định danh dựa vào việc vay mượn ngôn ngữ khác (mượn tiếng Hán
và ngôn ngữ Ấn - Âu) .....................................................................................32
1.2.4. Đặc điểm cấu tạo các đơn vị định danh....................................................36
1.2.4.1. Từ định danh .....................................................................................37
1.2.4.2. Cụm từ (ngữ) định danh....................................................................41
1.2.5. Các nguyên tắc định danh và cơ chế định danh phức hợp .......................43
1.2.5.1. Nguyên tắc định danh.......................................................................43
2
1.2.5.2. Cơ chế định danh phức hợp ..............................................................45
1.2.6. Cơ sở định danh........................................................................................47
1.2.7. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc biểu hiện qua tên gọi...................................49
1.3. TIỂU KẾT........................................................................................................55
CHƢƠNG 2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM
(CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH)..........................................................................57
2.1. TỔNG QUAN TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM ............................................57
2.2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN
HỆ TIẾNG LATINH).............................................................................................61
2.2.1. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam ...................................................61
2.2.1.1. Nguồn gốc thuần Việt của tên gọi.....................................................61
2.2.1.2. Nguồn gốc vay mượn của tên gọi......................................................63
2.2.1.3. Nguồn gốc tên cây thuốc bằng tiếng Latinh .....................................67
2.2.2. Cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh).......................69
2.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam..................................70
2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh ....................90
CHƢƠNG 3.CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN
HỆ TIẾNG LATINH) VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC THỂ HIỆN
TRONG TÊN GỌI CÂY THUỐC VIỆT NAM ................................................100
3.1. CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG
LATINH) ..............................................................................................................100
3.1.1. Miêu tả đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam ............................100
3.1.1.1. Dẫn nhập.........................................................................................100
3.1.1.2. Miêu tả đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam ...............101
3.1.2. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh).106
3.1.2.1. Những tên gọi không lí do...............................................................106
3.1.2.2. Những tên gọi có lí do.....................................................................107
3.1.3. Cơ sở định danh tên cây thuốc bằng tiếng Latinh ..................................120
3
3.2. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC TRONG ĐỊNH DANH TÊN GỌI
CÂY THUỐC VIỆT NAM...................................................................................120
3.2.1. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam
biểu hiện trƣớc hết ở việc biến đổi tên gọi .......................................................120
3.2.2. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên cây thuốc Việt Nam biểu
hiện ở việc chọn đặc trƣng của đối tƣợng làm cơ sở cho tên gọi của nó .........122
3.2.3. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam
biểu hiện ở lối ẩn dụ, nhân cách hóa tên gọi ....................................................124
3.2.4. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam
biểu hiện ở những đặc điểm cá thể hóa sự vật..................................................128
3.3.5. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam
đƣợc biểu hiện trong việc vay mƣợn ngôn ngữ Hán........................................131
3.3. TIỂU KẾT......................................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141
PHỤ LỤC...............................................................................................................153
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các tên gọi khác ngoài tên khoa học của cây thuốc Việt Nam.59
Bảng 2.2. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam. ..................................................65
Bảng 2.3. Tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo hình thức cấu tạo. .........................71
Bảng 2.4. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ. ..........................................72
Bảng 2.5. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ đơn. ...................................73
Bảng 2.6. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ ghép...................................79
Bảng 2.7. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo số lƣợng thành tố
cấu tạo. ......................................................................................................................80
Bảng 2.8. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 2 thành tố. ..........81
Bảng 2.9. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 3 thành tố......83
Bảng 2.10. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 4 thành tố....86
Bảng 2.11. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 5 thành tố....87
Bảng 2.12. Ví dụ về việc phân loại bậc. ...................................................................95
Bảng 2.13. Ví dụ về việc phân loại các bậc dƣới chi................................................95
Bảng 2.14. Ví dụ về sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa. ...........................97
Bảng 3.1. Biểu thức định danh dùng thành tố cơ sở. ..............................................102
Bảng 3.2. Cấu tạo của các đơn vị định danh phức hợp chỉ tên gọi câythuốc Việt Nam.....104
Bảng 3.3. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam.........................................111
Bảng 3.4. Thành tố chỉ loài kết hợp 1 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................111
Bảng 3.5. Thành tố chỉ loài kết hợp 2 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................115
Bảng 3.6. Thành tố chỉ loài kết hợp 3 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................118
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam. ........................................................70
Hình 2.2. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ............................................72
Hình 2.3. Các thành tố cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam là cụm từ (ngữ)...........89
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã đƣợc hình thành cùng với tiến trình
phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu bằng việc đi tìm kiếm thức ăn, tổ
tiên chúng ta đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá và thông qua
việc sử dụng cây cỏ của dã thú và bản thân con ngƣời mà họ đã phát hiện
đƣợc nhiều loài cây ăn đƣợc và nhiều loài cây quý để trị bệnh. Mỗi loài cây
mang một tên gọi khác nhau và có ý nghĩa rất thú vị. Nghiên cứu tên gọi cây
thuốc Việt Nam là một nội dung khá hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc. Vì vậy, tên gọi cây thuốc Việt
Nam không những phản ánh đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo mỗi loài cây
mà nó còn mang những nét văn hóa rất đặc trƣng của ngƣời Việt. Điều đặc
biệt hơn, mỗi một tên cây thuốc đều có tên khoa học riêng bằng tiếng Latinh.
Tiếng Latinh là ngôn ngữ cổ của ngƣời La Mã. Đây là ngôn ngữ chuyên
dùng trong các ngành khoa học của tất cả các nƣớc trên thế giới. Thực tế từ
lâu nay, giới khoa học, đặc biệt là ngành Thực vật học và Dƣợc học coi tiếng
Latinh là tiếng quốc tế. Mọi thuật ngữ chuyên môn của Thực vật học, Dƣợc
học đều có xuất xứ từ tiếng Latinh. Vì vậy, nếu nhƣ không hiểu và định danh
chuẩn bằng tiếng Latinh thì một công trình nghiên cứu mới phát hiện về cây
thuốc của Việt Nam sẽ không thể công bố ra thế giới.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu các dƣợc liệu có nguồn gốc thực
vật, sinh viên ngành Dƣợc và cán bộ nghiên cứu liên quan thƣờng xuyên tiếp
cận tên khoa học của các cây dƣợc liệu bằng tiếng Latinh nên cũng phải tuân
thủ nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Latinh. Chính vì những yêu cầu nghiêm
ngặt đó khiến cho những ngƣời ít nghiên cứu hoặc ít quan tâm các nguyên tắc
nói trên dễ nhầm lẫn khi sử dụng tài liệu. Thực tế cho thấy, ở nƣớc ta cũng có
7
một số tài liệu đã có những nhầm lẫn và chƣa thống nhất trong việc gọi tên
cây thuốc Việt Nam. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc học tập trong
việc nghiên cứu và thống nhất tên gọi cây thuốc, nghiên cứu về nền Y - Dƣợc
học dân tộc cũng nhƣ việc phát huy hiệu quả dƣợc tính của cây thuốc Việt Nam
trong y học hiện đại.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh thấy rằng việc nghiên cứu về
cây thuốc từ góc độ Thực vật học, Dƣợc học, Y học dân gian đã có bề dày
nhất định, nhƣng việc nghiên cứu về tên gọi cây thuốc dƣới góc độ Ngôn ngữ
học thì chƣa có công trình nào.
Vì vậy, xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn nghiên cứu “Đặc
điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)”, luận án
hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc tìm ra nguồn gốc, cấu tạo và cơ sở
đặt tên cây thuốc, có liên hệ với tên khoa học Latinh dƣới góc độ Ngôn ngữ
học; đồng thời tìm ra những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên
gọi cây thuốc Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tên gọi các cây thuốc trong tiếng Việt
bao gồm các cây đƣợc trồng và mọc hoang, đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong
giới Đông y ở Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tên gọi cây thuốc trong tiếng Việt,
có liên hệ với tên khoa học Latinh, cụ thể là nghiên cứu các từ ngữ chỉ cây
thuốc về đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, các phƣơng thức định danh của tên
gọi cây thuốc Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
8
Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt
Nam qua việc tìm hiểu nguồn gốc, cấu tạo của cây thuốc Việt Nam về tiêu chí
nhận diện và cơ sở đặt tên cho cây thuốc, những thuộc tính làm căn cứ gọi
tên, ngữ nghĩa của tên gọi các cây thuốc Việt Nam dựa vào các thủ pháp phân
tích thành tố của tên cây thuốc để tìm ra các nét nghĩa trong cấu tạo tên gọi,
đồng thời khám phá đặc trƣng văn hóa - dân tộc của ngƣời Việt đối với việc
định danh cây thuốc, có liên hệ với tên gọi Latinh. Tiếng Latinh là một ngôn
ngữ khoa học, là danh pháp; do đó luận án chỉ đƣa ra vấn đề liên hệ tên gọi
cây thuốc bằng tiếng Việt với tên gọi bằng tiếng Latinh mà không phải là so
sánh giữa hai ngôn ngữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra, luận án sẽ hƣớng tới giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa một số khái niệm lí thuyết định danh và một số vấn đề có
liên quan làm cơ sở lí luận để triển khai đề tài.
- Tìm hiểu nguồn gốc và cấu tạo của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ
tiếng Latinh).
- Tìm hiểu cơ sở định danh của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng
Latinh).
- Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên cây thuốc Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phƣơng pháp miêu tả dùng để miêu tả nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, cơ
sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh) và đặc
trƣng văn hóa - dân tộc của tên gọi cây thuốc Việt Nam.
9
4.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp đƣợc áp dụng để phân tích cấu
tạo tên cây thuốc Việt Nam theo các thành tố trực tiếp nhằm xác định các
thành tố cấu tạo tên gọi gồm: thành tố, thành tố trực tiếp và thành tố cuối
cùng, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam.
4.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của từng tên
gọi cây thuốc, từ đó thiết lập các mô hình cấu tạo để định danh cây thuốc, các
nét đặc trƣng làm cơ sở định danh tên cây thuốc Việt Nam.
4.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu giữa tên cây thuốc bằng
tiếng Việt và tên cây thuốc bằng tiếng Latinh. Ở đây, luận án chỉ đối chiếu
liên hệ về vấn đề danh pháp khoa học vì tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh
đƣợc đặt theo quy tắc chặt chẽ và chỉ sử dụng trong khoa học. Nó gần nhƣ
một thứ ngôn ngữ “nhân tạo”, đƣợc xác định trƣớc để làm nguồn quy chiếu
chung giữa các ngôn ngữ.
4.5. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng để hệ thống hóa những số liệu liên
quan đến tên gọi cây thuốc: thống kê từ loại, các yếu tố cấu tạo, tần số xuất
hiện, tỷ lệ phần trăm của các phƣơng thức tạo nên tên gọi cây thuốc, các đặc
trƣng làm cơ sở định danh. Kết quả thống kê sẽ đƣợc tổng hợp lại dƣới hình
thức các bảng, biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trƣng cơ bản về cấu
tạo, cấu trúc ngữ nghĩa định danh cây thuốc trong tiếng Việt.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu «Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt
Nam (có liên hệ tiếng Latinh)», luận án đã dựa vào 02 tập “Từ điển cây
10
thuốc Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi, đƣợc Nhà xuất bản Y học in năm
2012. Luận án đã tập hợp đƣợc 1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam làm ngữ
liệu cho nghiên cứu của mình (phần Phụ lục). Sở dĩ ngữ liệu nghiên cứu là
1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam vì trong khuôn khổ một luận án với sự hiểu
biết còn hạn chế, nghiên cứu sinh chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu định danh
tên cây thuốc Việt Nam với một giới hạn phạm vi nhất định. Hơn nữa, nghiên
cứu sinh dựa vào lý thuyết điển mẫu để lựa chọn những nhóm cây thuốc điển
hình, sẵn có và đƣợc sử dụng nhiều trong giới Đông y.
6. Đóng góp của luận án
Ý nghĩa lí luận:
Luận án là bƣớc khởi đầu nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện và có
hệ thống việc định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh).
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về nguồn gốc và cấu tạo tên
gọi cây thuốc bằng tiếng Việt (có liên hệ tiếng Latinh), đƣa ra những mô hình
cấu tạo để phân tích các thành tố cấu tạo trực tiếp của tên gọi; đồng thời tìm
hiểu những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thông qua cách gọi tên cây thuốc
của ngƣời Việt.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác biên soạn, chỉnh lí, đi đến thống nhất các văn bản, tài liệu,
giáo trình về Y học cổ truyền trong các học viện, nhà trƣờng. Từ đó góp
phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy và học Y - Dƣợc ở các cơ sở giảng
dạy trong nƣớc.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm
ba chƣơng:
11
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
- Chƣơng 2: Nguồn gốc và cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với
tiếng Latinh).
- Chƣơng 3: Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với
tiếng Latinh) và đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện qua tên gọi cây thuốc
Việt Nam.
12
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ
ĐỊNH DANH
1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới
Hiện nay, trƣớc xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc
nghiên cứu ứng dụng chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng đƣợc nâng
cao. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc
trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu về
cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn
lớn. Những kiến thức truyền thống về cây thuốc không những góp phần quan
trọng vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia, từng dân tộc mà còn
mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới.
Nửa sau thế kỉ XVI, Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518 -
1593) là tập Dƣợc liệu vĩ đại và lớn nhất Trung Quốc, gồm 12.000 vị thuốc và
đơn thuốc. Đây là công trình nghiên cứu trong 32 năm vào nửa sau thế kỉ
XVI. Bộ sách này đã đƣợc dịch ra tiếng Nga, Đức, Nhật và Việt Nam…
Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dƣợc thảo
lâu đời. Hiện nay, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm thuốc đã đƣợc
biết đến ở Ấn Độ.
Ở châu Phi, các tài liệu cổ xƣa nhất về sử dụng cây thuốc đã đƣợc ngƣời
Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trƣớc đây với
khoảng 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc.
13
Đến năm 1952, A. Pételot xuất bản cuốn Les plantes médicinales du
Cambodge du Laos et du Vietnam với tổng số 1.350 loài cây thuốc thuộc 160
họ thực vật có hoa đƣợc đề cập trong bộ sách.
Hiện nay, trên thế giới ƣớc tính có khoảng 70.000 loài cây cỏ đƣợc sử
dụng làm thuốc trong dân gian. Theo WHO thông báo có hơn 21.000 loài
thực vật đƣợc sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe. Trong đó, Ấn Độ sử
dụng khoảng 7.500 loài cây thuốc; Trung Quốc khoảng trên 6.000 cây. Tại
châu Phi, hơn 5.000 loài đƣợc sử dụng cho mục đích y tế. Ở châu Âu, với
truyền thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, khoảng 2.000 dƣợc liệu và
hƣơng liệu đƣợc sử dụng.
1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam
Y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả
và lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân với cả kho báu kinh nghiệm về phòng
bệnh và bảo vệ sức khỏe bằng những cây thuốc có sẵn trên mảnh đất Việt
Nam với một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kì
lịch sử.
Tập Dƣợc liệu đầu tiên đƣợc xuất bản năm 1429 thời Vua Lê Thái Tổ là
cuốn Bản thảo cương mục toàn yếu của Phan Phu Tiên. Công trình này biên
soạn từ cuối đời nhà Trần và hoàn thành vào năm 1429 [Đỗ Tất Lợi, 1957, tr.2].
Tiếp theo là bộ sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIII) bao
gồm 11 quyển, trong đó có 580 vị thuốc có trong nƣớc và 3.873 bài thuốc
chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng. Bộ sách đã đƣợc các nhà khắc
chữ ở Liễu Tràng đệ trình lên Chúa Trịnh năm 1717. Chúa Trịnh thấy có
nhiều chữ sai sót, cho bổ sung một số tài liệu và đƣợc xuất bản năm 1725 [Đỗ
Tất Lợi, 1957, tr.3]. Tuệ Tĩnh là ngƣời đầu tiên đƣa ra khẩu hiệu Nam dược
trị nam nhân, cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư tóm tắt công dụng của 130 loài
cây thuốc dùng cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng sốt khác nhau. Bộ
14
sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hết nay chỉ còn lại Nam dược
thần hiệu, Tuệ Tĩnh thư, Thập tam phương gia giảm, Thương hàn tam thập
thất trùng pháp [Nguyễn Bá Tĩnh, 2010].
Trong 10 năm tìm tòi và nghiên cứu, Hải Thƣợng Lãn Ông đã cho ra đời
bộ sách Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 tập, Y huấn cách
ngân, Y lí thân nhân, Lí ngôn phụ chính, Y nghiệp thần chương xuất bản năm
1772. Ngoài thừa kế Nam dược thần hiệu ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc
mới [Lê Trần Đức, 1970].
Thời Tây Sơn nhà Nguyễn (1788 - 1883) có các tập Nam dược, Nam
dược chỉ tranh truyền, La khê phương dược… của Nguyễn Quang Tuân ghi
chép 500 vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh [Lê Trần Đức, 1970].
Trong thời kỳ hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc
đã giành các giải thƣởng khoa học lớn của Nhà nƣớc, trong đó phải kể đến
công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dƣơng xuất
bản năm 1960. Năm 1966, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy,
Dƣợc sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách Tóm tắt đặc điểm các họ cây
thuốc, NXB Y học, Hà Nội. Cuốn sách đƣợc tái bản lần hai năm 1976. Năm
1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Văn Chƣơng đã giới thiệu Sổ tay cây thuốc Việt
Nam với 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện.
Nói về cây thuốc Việt Nam không thể không nhắc tới GS.TS. Đỗ Tất Lợi
với bộ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam gồm 3 tập, xuất bản năm
1957, sau đó tái bản thành 2 tập năm 1961, trong đó tác giả đã mô tả và nêu
công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, ông cho xuất
bản bộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam gồm 6 tập giới thiệu hơn 500 vị
thuốc có nguồn gốc thực vật, khoáng vật, động vật. Công trình đƣợc tái bản
nhiều lần đến lần thứ 7 năm 1995, số cây thuốc ông nghiên cứu đã lên tới 792
loài và gần nhất là lần tái bản thứ 14 năm 2013; trong đó ông phân tích tỉ mỉ
15
tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây
thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là bộ sách có giá trị to lớn về
khoa học và thực tiễn kết hợp giữa y học dân gian và y học hiện đại, trong đó
có liên hệ bằng tiếng Latinh.
Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn 450 cây
thuốc nam có tên trong bản dược thảo Trung Quốc. Tiếp đó, năm 1969 -
1976, Lê Khả Kế và cộng sự cho xuất bản cuốn Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam.
Năm 1976, trong luận văn của mình, Võ Văn Chi đã mô tả 1.360 loài cây
thuốc và trong báo cáo tại hội thảo Quốc gia về cây thuốc, tác giả đã giới
thiệu 2.280 loài của 254 họ có trong 8 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong
tổng số 2.000 loài và dƣới loài cây làm thuốc, có tới 90% cây mọc tự nhiên.
Năm 1996, trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, ông đã giới thiệu 3.200 loài
cây thuốc, mô tả tỉ mỉ về hình thái và bộ phận sử dụng, cách chế biến, các đơn
thuốc đi kèm. Ngoài ra, ông còn cho xuất bản những tác phẩm nhƣ Cây thuốc
của Lâm Đồng (1982), Hệ cây thuốc Tây Nguyên (1985), Cây thuốc Đồng
Tháp Mười (1987), Cây thuốc An Giang (1991), Từ điển cây thuốc Việt Nam
(1996), Cây rau làm thuốc (1998). Năm 2000, ông tiếp tục bổ sung và hoàn
chỉnh cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề cây thuốc, năm 1985, Viện Dƣợc liệu phát hiện và
ghi nhận đƣợc 1.119 cây thuốc ở miền Bắc và gần 100 loài ở miền Nam. Nhƣ
vậy, cuối năm 1985, ngành Y tế đã tổng hợp trong Danh lục cây thuốc Việt
Nam gồm 1.863 cây thuốc. Năm 2000, Danh lục cây thuốc Việt Nam đƣợc bổ
sung với 3.948 cây thuốc. Tiếp tục công việc này, theo kết quả điều tra từ năm
2006 đến hết năm 2015, Viện Dƣợc liệu đã điều tra, thu thập, tổng hợp và
công bố trong Danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 5.117 cây thuốc.
Lê Thị Thanh Hƣơng với đề tài Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây
thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo
16
tồn và phát triển bền vững đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về các loài cây
thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên (Luận án TS. Thực vật học, 2015).
Trần Thị Ngọc Diệp với bài Nghiên cứu đa dạng của cây thuốc ở khu
bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - tỉnh Khánh Hòa đã góp phần hoàn thiện danh
lục cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm 515 loài cây thuốc, nghiên
cứu về trị thức bản địa của ngƣời dân tộc Ra-Glai về việc sử dụng cây cỏ làm
thuốc (Luận án TS Sinh học, 2016).
Phùng Thị Hằng và cộng sự với bài Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố
cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang nhằm phân loại cây làm
thuốc, định danh, xác định tên khoa học và đánh giá tính đa dạng của các bộ
phận đƣợc sử dụng (Tạp chí Khoa học Trƣờng ĐH Cần Thơ, số 6A/2018).
Nguyễn Thị Hải với đề tài Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm
đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất một số giải
pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị khoa học và kinh tế (Luận án
TS Sinh học, 2018).
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam về cây thuốc mới chỉ ở góc độ Thực vật học. Tên gọi cây thuốc Việt
Nam đƣợc nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống trong các công trình và
tài liệu về cây thuốc nhƣ những danh mục để gọi tên và phân loại cây thuốc.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy, mỗi loài cây có thể có
một tên khoa học hoặc nhiều tên khoa học do có một hay nhiều tác giả cùng
mô tả chúng vào những thời điểm khác nhau. Ngoài những tên khoa học, các
nhà nghiên cứu đã rất chú ý tới việc ghi lại những tên gọi dân gian khác nhau
của các cây thuốc. Để thống nhất tên gọi cây thuốc trên toàn thế giới, Carl
Linnaeus - nhà Thực vật học Thụy Điển - trong công trình Species plantarum
xuất bản năm 1753 đã đề xƣớng ra cách gọi tên khoa học của cây thuốc gồm
17
hai từ, trong đó mỗi tên cây đƣợc xác định bởi tên chi (Genus) và tên loài
(Species) của nó… “Việc gọi tên như vậy đã thay thế dần dần các tên gọi địa
phương, giúp cho việc phân biệt cây cỏ và góp phần vào việc trao đổi thông
tin trong lĩnh vực Thực vật học và các ngành có liên quan. Tên khoa học hai
tên như vậy được dùng thống nhất đối với tất cả các nước” [Võ Văn Chi,
2012, tr.18]. Cách gọi tên nhƣ vậy là một nghiên cứu quan trọng đối với việc
đặt tên cây thuốc, mở đầu cho xu hƣớng nghiên cứu tên cây thuốc ở góc độ
Thực vật học và y học dân gian.
Có thể nói, việc nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm các cây thuốc quý
trong dân gian luôn không ngừng đƣợc bổ sung trong kho tàng y học cổ truyền
của Việt Nam. Đối với ngành Thực vật học và Dƣợc học, đây là một kho tƣ
liệu quý để các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá và tìm ra những cây thuốc
quý với phục vụ cho chuyên ngành của mình. Mỗi tên gọi cây thuốc đƣợc các
nhà khoa học đặt tên đều rất thú vị và là tiền đề để nghiên cứu sinh hƣớng tới
luận án của mình trong lĩnh vực Ngôn ngữ học. Bởi vì, đây là vấn đề hoàn toàn
mới chƣa đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm một cách toàn diện.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về định danh
Tác giả Paul Siblot với bài viết De la dénomination à la nomination
(từ định danh đến đặt tên) đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh về định danh và
ông đã đƣa ra kết luận rằng: định danh thuộc phạm vi ngữ ngôn, còn đặt tên
thuộc phạm vi lời nói [Tạp chí Praxématique, 2001, tr.208-214].
Tác giả Nguyễn Thúy Khanh với đề tài Đặc điểm định danh trường tên
gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Tạp chí Văn hóa dân
gian, số 2, 1994, tr.76-81), Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động
vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (Luận án Phó Tiến sĩ
Ngôn ngữ học, 1996) đã cho chúng ta thấy đƣợc khá cụ thể và sâu sắc về lĩnh
18
vực định danh qua đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ngữ nghĩa của các tên gọi
động vật.
Bàn về tên chung và tên riêng, tác giả Phạm Tất Thắng với công trình
Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt (Luận án
tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1996); Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt
(Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1996, tr.28-33].
Trong Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học của tác giả Dƣơng Kì Đức với đề
tài Các đơn vị định danh đa thành tố, một cách tiếp cận từ điển học tương
phản (Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1993), ông cũng đã bàn về ngữ nghĩa và
chức năng của tên riêng và có thể thấy đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi
trong giới Ngôn ngữ học.
Tác giả Trần Hoàng Anh với bài viết Lớp từ chỉ tên gọi cá ở Đồng
Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh (Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 2014, tr.55-62]
cho chúng ta hƣớng tiếp cận có tính liên ngành. Từ góc độ ngôn ngữ, cá và
tên gọi của cá ở Đồng Tháp Mƣời đƣợc khảo sát để chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ
của một lớp từ cụ thể. Bài viết tìm hiểu vấn đề định danh trên cơ sở ngữ liệu
dƣới dạng các từ và cụm từ.
Tác giả Nguyễn Chi Lê có bài viết Đặc điểm định danh các vị Đông
dược trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, 2013, tr.49-61] đã tìm hiểu
đặc điểm định danh của các vị Đông dƣợc trong tiếng Việt theo các phƣơng
diện: nguồn gốc của tên gọi, kiểu ngữ nghĩa của tên gọi và đặc điểm cách
thức biểu thị của tên gọi.
Tác giả Đỗ Việt Hùng trong bài Nhận thức cộng đồng người Việt về thế
giới (thông qua phương thức định danh sự vật, hiện tượng của từ ghép chính
phụ) (Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, 2012, tr.11-18] cho chúng ta hiểu rõ hơn về
định danh sự vật, hiện tƣợng mới thông qua tiểu phƣơng thức ghép chính phụ.
Nhƣ vậy, sự xuất hiện từ ghép trong tiếng Việt (nhất là từ ghép chính phụ)
19
tƣơng ứng với quá trình nhận thức của ngƣời Việt theo hƣớng cá thể hóa để
định danh cho sự vật, hiện tƣợng…
Tác giả Nguyễn Đức Tồn và Huỳnh Thanh Trà (Tạp chí Ngôn ngữ, số
3, 1994, tr.17-25) trong bài viết Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm
từ chỉ sự kết thúc cuộc đời của con người đã nêu rõ quan điểm về danh học và
ngữ nghĩa của chúng nhằm làm sáng tỏ hơn đặc điểm của cách định danh
động từ nói chung, động từ nội động nói riêng trong tiếng Việt. Những quy
luật, mô hình định danh tìm đƣợc ở khu vực từ vựng - ngữ nghĩa sẽ là định
hƣớng chiến lƣợc khi sáng tạo từ ngữ mới trong địa hạt ngôn ngữ nghệ thuật.
Định danh sự vật có liên quan đến sông nước vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ của tác giả Hồ Văn Tuyên (Luận án
Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 2013) đã chỉ ra đặc điểm riêng về định danh sự vật liên
quan đến sông nƣớc qua các tên gọi ở đồng bằng sông Cửu Long, qua đó làm
rõ những nét đặc trƣng về ngôn ngữ và văn hóa của vùng sông nƣớc này.
Tác giả Chănphommavông với đề tài Đặc điểm định danh và hiện
tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận con người tiếng
Lào (có xem xét trong mối quan hệ với tiếng Việt) (Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ
học, 1999) nghiên cứu các đơn vị chỉ bộ phận cơ thể ngƣời tiếng Lào nhằm
làm sáng tỏ quy luật định danh cũng nhƣ quy luật phát triển nghĩa của từ tiếng
Lào (từ đơn, từ ghép và ngữ định danh).
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn “Đặc điểm định danh tên cây
thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)” làm đề tài cho luận án của mình.
Để hoàn thành đề tài này, nghiên cứu sinh dựa trên cơ sở lí thuyết chung về
định danh, từ đó rút ra cơ sở lí luận về định danh tên cây thuốc Việt Nam. Vì
mỗi tên cây thuốc đƣợc đặt theo tên khoa khoa là tiếng Latinh, do đó nghiên
cứu sinh có liên hệ so sánh tên cây thuốc tiếng Việt và tên Latinh dƣới góc độ
là danh pháp khoa học. Dựa trên ngữ liệu khảo sát 1.966 đơn vị tên gọi cây
20
thuốc Việt Nam và phần tƣơng đƣơng với nó là tên gọi cây thuốc bằng tiếng
Latinh, nhằm đƣa ra những đặc điểm làm sáng tỏ vấn đề định danh tên cây
thuốc thông qua nguồn gốc, cấu tạo, cơ sở định danh và đặc trƣng văn hóa -
dân tộc của ngƣời Việt thể hiện qua việc đặt tên cây thuốc Việt Nam.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong nghiên cứu, nghiên cứu sinh đƣa ra một số khái niệm có liên quan
đến lí thuyết định danh nhƣ tên gọi, định danh và đặt tên,… để triển khai việc
nghiên cứu về tên gọi cây thuốc Việt Nam một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
1.2.1. Tên gọi
Trong ngôn ngữ học, có rất nhiều quan niệm về tên gọi. Vậy tên gọi là
gì? “Đó là kí hiệu khu biệt, là một đặc tính đập vào mắt ta mà ta coi đó là đại
diện của sự vật, nó nói lên đặc tính của sự vật, để tưởng tượng lại sự vật
trong tổng thể của nó” [Lênin, 1962, tr.88].
Theo Nguyễn Thiện Giáp, tên gọi (name) là “Một hình thức ngôn ngữ
dùng để phân biệt ra một người, một chỗ, một vật duy nhất. Về ngữ pháp, mỗi
tên gọi là một danh ngữ. Tên gọi gồm có nhân danh và địa danh. Các tên
cũng có thể đặt cho tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, đường sắt, sách, báo,... cho
những cái mà con người cho là quan trọng. Thực tiễn đặt tên có sự khác nhau
đáng kể giữa các ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học nhân chủng thường quan
tâm nghiên cứu những thực tiễn này” [Nguyễn Thiện Giáp, 2012, tr.469].
Về bản chất của tên gọi, xét trong mối quan hệ giữa khách thể và tên gọi
thì: “Tên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chính ngay bản
chất của sự vật”, hay “tên gọi một vật rõ ràng là không liên can gì đến bản
chất của sự vật đó cả,…» [Mác, Ăngghen, Lênin bàn về ngôn ngữ, 1962,
tr.28-89]. Tên gọi là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng nên nhìn chung, nó phải
đảm bảo các yêu cầu nhƣ có tính khái quát, tính trừu tƣợng và mất khả năng
gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng. Về
21
mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính và
có tác dụng phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại
hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. “Tri giác cảm tính cho ta
sự vật, tri giác lí tính cho ta tên gọi. Không có gì tồn tại trong lí trí mà lại
không tồn tại trong tri giác cảm tính. Nhưng cái tồn tại thực tế trong tri giác
cảm tính thì chỉ tồn tại bằng tên gọi trong lí trí” [Mác, Ăngghen, Lênin bàn
về ngôn ngữ, 1962, tr.88]. Con ngƣời đã tạo ra ngôn ngữ bằng các tri giác,
phân cắt hiện thực khách quan, gọi tên hiện thực để tạo ra các đơn vị từ
vựng và ghép những tên gọi ấy lại để tạo ra các từ tố và câu. Nhƣ vậy,
chính nhu cầu nhận thức thế giới buộc con ngƣời phải vƣợt qua giai đoạn
tri giác cảm tính và tiến hành tƣ duy trừu tƣợng.
Đƣơng nhiên, con ngƣời không thể tƣ duy bằng các sự vật, hiện tƣợng cụ
thể nhƣ nó vốn có trong hiện thực. Tên gọi đã tách các sự vật, hiện tƣợng cụ
thể ấy ra khỏi môi trƣờng thực tiễn (hay thế giới hiện thực) của chúng, đƣa
chúng vào trong lí trí của con ngƣời (tức là vào môi trƣờng tinh thần) dƣới
dạng các tên gọi nhƣ những đơn vị cơ bản của tƣ duy trừu tƣợng và đƣợc hình
dung một cách rõ ràng “trong tính chỉnh thể của nó”. Nhờ có tên gọi mà các
sự vật, hiện tƣợng khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, trong sự phân
biệt rành mạch với các sự vật, hiện tƣợng đƣợc gọi tên khác. Nói cách khác,
“tên gọi đã làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên có “cá tính” trong tư duy”
[Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.95]. Nếu đối tƣợng xung quanh con ngƣời không có
tên gọi thì con ngƣời sẽ không phân biệt đƣợc đâu là A, đâu là B và sẽ ảnh
hƣởng đến quá trình giao tiếp và tƣ duy. “Con người cần đến các tên gọi các
đối tượng xung quanh như cần đến không khí” vì “mất cái tên gọi con người
sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình”
[Đỗ Hữu Châu, 1998, tr.192]. Các tên gọi làm cho tƣ duy của con ngƣời trở
nên rành mạch, sáng sủa. Chính vì vậy, “nguyên tắc tạo thành các tên gọi là
22
nguyên tắc có lí do nhưng nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động
bình thường của nó là nguyên tắc không có lí do” [Đỗ Hữu Châu, 1998,
tr.166]. Và “Trong lịch sử ngôn ngữ, có lẽ không có ngôn ngữ nào mà lấy tổ
hợp âm vốn vô nghĩa để làm tên gọi cho một đối tượng mới” [Nguyễn Đức
Tồn, 2002, tr.43]. Nếu không có lí do thì con ngƣời khó mà đặt đƣợc tên gọi
cho một sự vật mới.
Tên gọi là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng nên nhìn chung nó phải đảm
bảo các yêu cầu nhƣ có tính khái quát, tính trừu tƣợng và mất khả năng gợi
đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng. Về mặt
ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính và có
tác dụng phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hay
phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. Mặc dù lí tƣởng phải lựa chọn
đƣợc đặc trƣng bản chất nghĩa là đặc trƣng tiêu biểu để gọi tên nhƣng với điều
kiện đặc trƣng đó phải bảo đảm cả giá trị khu biệt. “Ý nghĩa phản ánh đặc
tính mà ta lấy để gọi tên toàn bộ sự vật chính là ý nghĩa làm căn cứ trong tên
gọi. Trong ngôn ngữ học, người ta gọi ý nghĩa ấy là ý nghĩa gốc hay hình thái
bên trong của tên gọi” [Nguyễn Thiện Giáp, 2015, tr.463].
Vì vậy, hiện thực khách quan đƣợc hình dung nhƣ là cái biểu vật của
tên gọi. Còn tên gọi là một dãy âm thanh đƣợc phân đoạn trong nhận thức ứng
với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối quan hệ giữa cái biểu
nghĩa và cái biểu vật cùng xu hƣớng của mối quan hệ này trong những hành
vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của định danh. Nhờ có tên gọi
mà chúng ta không bị nhầm lẫn khi xác định sự vật, hiện tƣợng. Xã hội ngày
càng phát triển, tƣ duy con ngƣời ngày càng tinh tế và sâu sắc; hàng loạt sự
vật, hiện tƣợng mới ra đời cần có tên gọi tƣợng thích. Vì thế, chức năng định
danh của từ phải đáp ứng đƣợc điều đó.
23
Quá trình hình thành tên gọi đƣợc gọi là sự phạm trù hóa hiện thực
khách quan bằng ngôn ngữ. Sự phạm trù hóa đó không đồng nhất đối với các
ngôn ngữ khác nhau. Từ lâu, trong ngôn ngữ học đã thừa nhận sự chia cắt
thực tế khách quan khác nhau trong các ngôn ngữ. Thực tế khách quan ngoài
ngôn ngữ giống nhƣ một giải liên tục, khi đi vào ngôn ngữ đƣợc chia cắt
thành những phân đoạn. Những phân đoạn này ở các ngôn ngữ không giống
nhau trong khi chúng tƣơng ứng với cùng một lĩnh vực thực tế khách quan
nhƣ nhau. Đối với tên gọi là các từ và ngữ, sự phạm trù hóa hiện thực khách
quan chính là cách thức chia tách ra thành các phạm trù. Theo một số nhà
nghiên cứu, có hai nguyên tắc cơ bản trong quá trình định danh. Thứ nhất, tên
gọi (cái biểu thị) phải có mối liên hệ nhất định với ý nghĩa của nó (cái đƣợc
biểu thị). Thứ hai, tên gọi phải phân biệt đƣợc sự vật, hiện tƣợng này với sự
vật, hiện tƣợng khác, tức là cần phải chọn đặc trƣng làm cơ sở định danh sao
cho chúng có giá trị khu biệt.
1.2.2. Định danh và đặt tên
Trong ngôn ngữ học, khái niệm định danh đƣợc các tác giả khái quát
theo nhiều cách khác nhau.
G.V. Consanski quan niệm: định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một
kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc
trung nhất của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ
của đối tượng cũng như quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó
các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”
[Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn, 2008, tr.164]. Định danh là một nhu cầu của
ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan.
Định danh đã thể hiện khả năng tƣ duy của con ngƣời, giúp ích cho tƣ duy
của con ngƣời.
24
Từ điển Nouveau Petit Robert 1993 cũng đƣa ra định nghĩa về định danh
nhƣ sau: “Định danh là dùng danh từ để chỉ một người, một vật. Là tên gọi
gắn cho một vật; là sự gọi tên, sự biểu hiện vật chỉ” [Siblot P., 2001, tr.506].
Nhƣ vậy, nghĩa của từ định danh ở đây khiến ngƣời ta nghĩ quá trình này chỉ
liên quan đến danh từ.
Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng, định danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ
có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan
trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các
từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [Nguyễn Nhƣ Ý, 1996, tr.89].
Hoàng Văn Hành đƣa ra định nghĩa: “Định danh là đơn vị từ vựng của
ngôn ngữ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình…” [Hoàng Văn Hành,
1991, tr.22]. Có nghĩa là chức năng định danh ở đây thƣờng vẫn đƣợc dẫn
nhƣ một tiêu chí xác định từ: “Từ là đơn vị định danh có tính định hình hoàn
chỉnh (cả về ngữ âm và ngữ pháp) và tính thành ngữ” [Dẫn theo Đỗ Hữu
Châu, 1981, tr.187].
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm về định danh: “Ấn định các đơn vị ngôn
ngữ làm tên gọi cho các sự vật, hiện tượng, quan hệ trong thực tế khách quan
hay các khái niệm trong tư duy của con người. Định danh là hành vi đặt tên
chú trọng cả mối quan hệ liên diễn ngôn, nó thuộc phạm vi ngữ ngôn trong
khi đặt tên thuộc phạm vi lời nói. Trong các biểu thức định danh tích lũy
những thành tố của quá trình phạm trù hóa. Đặt tên là hành vi diễn ra trước
khi ghi lại những biểu thức định danh. Chính sự lặp đi lặp lại những hình
thức hiện thực hóa trong diễn ngôn sẽ tạo nghĩa cho phạm trù được thiết lập
và biến các cách dùng thành thói quen sử dụng. Định danh là hệ quả của sự
đặt tên và thói quen sử dụng chỉ là tập hợp những cách sử dụng đã có”
[Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.162]. Nói cách khác, định danh là cách đặt tên
cho một sự vật, hiện tƣợng. Hành vi định danh bao giờ cũng gắn với hành vi
25
phân loại và quá trình định danh một sự vật, tính chất bao gồm hai bƣớc, đó là
quy loại khái niệm và chọn đặc trƣng khu biệt.
Bàn về vấn đề đặt tên, Nguyễn Thiện Giáp quan niệm nhƣ sau: “Đặt tên
là quá trình phân biệt, dùng biểu thức ngôn ngữ làm tên gọi cho sự vật, hiện
tượng, quan hệ và khái niệm căn cứ vào tính chất của chúng. Người ta không
diễn đạt được những sự vật “vì chính nó” một cách nội tại và tuyệt đối. Do
không thể đặt tên đối tượng “cho chính nó và từ chính nó”, người ta gọi nó
như nó xuất hiện trước mắt mình và liên quan đến mình, như mình nhận thức
nó. Mọi hình thức đặt tên đều biểu hiện cái nhìn về sự vật được gọi tên dưới
góc độ nào đó, từ quan điểm của người nói. Đặt tên là sự lựa chọn một cách
gọi tên, đơn giản hoặc phức tạp, đã hoặc chưa từ vựng hóa, trong đó người
nói bày tỏ lập trường và quan điểm của mình về đối tượng được đặt tên”
[Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.155]. Do đó, trong thao tác đặt tên, mối quan hệ
với đối tƣợng đƣợc đặt tên còn đƣợc bổ sung thêm mối quan hệ với những
hình thức định danh khác có thể có cho cùng đối tƣợng.
Thông thƣờng, ngƣời ta chọn những thuộc tính cơ bản để định danh:
“Khi định danh một sự vật, không có gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc
trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó”
[Nguyễn Đức Tồn, 2002, tr.37]. Vì vậy, những thuộc tính đó phải là những
thuộc tính gắn với sự vật trong mọi điều kiện, không có nó sự vật không thể
tồn tại, thuộc tính đó biểu thị bản chất của sự vật định danh và phân biệt nó
với sự vật khác. Nói cách khác, khi định danh, trong số rất nhiều đặc trƣng
của một sự vật, hiện tƣợng, tính chất hay quá trình, ngƣời ta chỉ chọn đặc
trƣng tiêu biểu, phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật. Tuy
nhiên, khi định danh các đối tƣợng do chung những thuộc tính cơ bản nào đó
trong chất của mình và chỉ khác nhau ở những thuộc tính không cơ bản, ngƣời
ta sẽ không chọn đặc trƣng cơ bản mà phải chọn đến loại đặc trƣng không cơ
26
bản nhƣng có giá trị khu biệt để làm cơ sở cho tên gọi. Bên cạnh đó, việc
chọn đặc trƣng để làm cơ sở định danh cho những đối tƣợng hay khái niệm
thuộc phạm vi đời sống thông thƣờng có thể có những trƣờng hợp không cần
chọn đặc trƣng bản chất, miễn là đặc trƣng ấy đủ để khu biệt giúp nhận diện
đƣợc đối tƣợng hay khái niệm cần định danh.
Nhƣ vậy, định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ
của ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi
tên: gọi tên những sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hoặc hành động,… Yêu cầu
của một tên gọi là: (1) Phải khái quát, trừu tƣợng, phải mất khả năng gợi đến
những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng vì nó là sản
phẩm của tƣ duy trừu tƣợng; (2) Các tên gọi có tác dụng phân biệt đối
tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại
nhỏ trong cùng một loại lớn.
“Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa
nhưng phải là một đơn vị cấp độ từ mới có thể định danh. Nhưng chỉ có các
thực từ mới có chức năng định danh; còn các thán từ, liên từ, giới từ,… không
có chức năng này” [Đỗ Hữu Châu, 1987, tr.59]. Do đó, đối tƣợng của lí
thuyết định danh là nghiên cứu, miêu tả những quy luật về cách cấu tạo các
đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, về sự tác động qua lại giữa tƣ duy - ngôn ngữ -
hiện thực khách quan. Cơ sở của sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa
hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và
miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc
những đặc trƣng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị
định danh khác.
Qua nghiên cứu, luận án thấy rằng, mối quan hệ biện chứng giữa ngƣời
nói và hiện thực mà ngƣời nói đặt tên hình thành từ mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và hiện thực đƣợc tạo ra trong mỗi tình huống thực tại hóa trong diễn
27
ngôn. Mọi hình thức đặt tên đều biểu hiện cái nhìn về vật đƣợc gọi tên dƣới
một góc độ nào đó từ quan điểm của ngƣời nói. Trong mỗi trƣờng hợp thực
tại hóa, tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp và “chiến lƣợc” phát
ngôn, ngƣời nói lựa chọn một cách gọi tên dù đơn giản hay phức tạp, dù đã
hoặc chƣa từ vựng hóa, trong đó ngƣời nói bày tỏ quan điểm của mình về đối
tƣợng đƣợc đặt tên. Vấn đề này liên quan đến mọi hình thức định danh trƣớc
hết phải đƣợc xem xét ở cấp độ đó trƣớc khi xét đến hệ quả của việc giới hạn
ở những cách gọi tên đặc biệt, bằng danh từ chẳng hạn. Khả năng nhận biết
các tiếng nói trong từ ngữ có đƣợc là nhờ vào trí nhớ diễn ngôn có khả năng
ghi lại và có thể hoạt động khi từ ngữ đƣợc thực tại hóa.
Vì vậy, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, định danh là cách đặt tên
cho một sự vật, hiện tƣợng. Sẽ phù hợp hơn nếu thay thế quan điểm truyền
thống về sự gọi tên trong ngôn ngữ dƣới dạng định danh bằng quan điểm:
định danh (denomination) thuộc phạm vi ngữ ngôn; còn đặt tên (nomination)
thuộc phạm vi lời nói.
1.2.3. Phƣơng thức định danh
1.2.3.1. Định danh bằng chất liệu bản ngữ (định danh cơ sở)
Để định danh một khách thể mới, ngƣời ta sử dụng những yếu tố vốn
có trong ngôn ngữ, tức là sử dụng những hình thức đã biết để biểu hiện một
nội dung mới diễn ra hoặc bằng cách tổ chức lại các đơn vị đã có sẵn, những
yếu tố đã có sẵn theo mô hình nhất định… Đây là phƣơng thức định danh trực
tiếp. Trong định danh trực tiếp, các tên gọi đƣợc thể hiện ra bằng các từ, sự
gọi tên để tạo ra các từ (định danh sự vật) gồm ba yếu tố: “thứ nhất, một dãy
âm tố có liên hệ với nhau tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó, tức là vỏ âm
thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được gọi bằng từ
đó; thứ ba, ý nghĩa mà từ gây ra trong ý thức chúng ta. Tất cả ba yếu tố này
gắn với nhau” [Rozdextvenxki IU.V (Đỗ Việt Hùng dịch), 1997, tr.34]. Trên
28
cơ sở ý nghĩa của các từ đó mà đƣa ra những đặc điểm nào đó của đối tƣợng.
Thông qua cách gọi tên nhƣ vậy, việc nêu những đặc trƣng của đối tƣợng cho
phép so sánh, đối chiếu đối tƣợng này với đối tƣợng khác.
Khi nghiên cứu từ vựng về mặt nguồn gốc ngƣời ta thƣờng đề cập đến
khái niệm từ bản ngữ, tức là những đơn vị vốn có trong ngôn ngữ của ngƣời
Việt. Từ bản ngữ của tiếng Việt chính là từ thuần Việt. Về khái niệm từ thuần
Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định từ thuần Việt là
những từ ra đời từ thời thƣợng cổ và tồn tại đến tận ngày nay. Đây là lớp từ
cơ bản, từ gốc của tiếng Việt và là cơ sở của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Từ
thuần Việt có số lƣợng lớn và mang tính dân tộc sâu sắc. Những từ ngữ thông
thƣờng trong vốn từ toàn dân đƣợc sử dụng để cấu tạo nên tên gọi. “Từ vựng
toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả
những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã
hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất
trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ
sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó, ngôn ngữ không thể có được và
do đó cũng không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người” [Nguyễn
Thiện Giáp, 2015, tr.301]. Vì vậy, quan niệm từ thuần Việt chỉ mang tính
tƣơng đối: “…ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp
nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, tất cả những từ còn lại thường
được gọi là những từ thuần Việt” [Nguyễn Thiện Giáp, 1999, tr.236]. Những
từ đƣợc gọi là thuần Việt trùng với từ vựng gốc của tiếng Việt. Chúng là
những từ biểu thị sự vật, hiện tƣợng cơ bản nhất và tồn tại từ rất lâu. Và nó
cũng chính là cơ sở để tạo ra các từ mới, làm giàu cho từ vựng tiếng Việt
nói chung.
Về ngữ âm, các từ thuần Việt trƣớc hết là những từ do ngƣời Việt tự
sáng tạo dựa trên những chất liệu thuần Việt hoặc mƣợn một yếu tố có cơ sở
29
từ tiếng Hán nhƣng đƣợc cấu tạo theo lối tƣ duy của ngƣời Việt, phản ánh đời
sống tinh thần của ngƣời Việt. Về nội dung ý nghĩa, các từ phản ánh sâu sắc
những đặc trƣng văn hóa - tƣ duy của dân tộc Việt, những hình ảnh quen
thuộc trong đời sống hàng ngày: con vật, đồ vật, tƣ duy, cách nhìn, cách đánh
giá mang đậm màu sắc nông thôn của ngƣời Việt. Về màu sắc phong cách,
các từ thƣờng mang sắc thái dân dã, gần gũi, mộc mạc, đƣợc sử dụng trong
sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Việt.
Về phƣơng diện cấu tạo từ, Phan Ngọc cho rằng: “bất kì âm tiết nào có
thể hoạt động thành từ đơn tiết đều được xem là từ thuần Việt. Nói khác đi,
theo cảm thức ngôn ngữ của người Việt, nghe một từ đơn tiết thì ngay lập tức
người Việt cấp cho nó danh hiệu từ thuần Việt, sự phân biệt giữa từ thuần
Việt với từ Hán - Việt hay ngoại lai chỉ bắt đầu từ từ song tiết trở lên mà thôi”
[Phan Ngọc, 2005, tr.10]. Nhƣ vậy, có thể dựa vào ba tiêu chí: ngữ âm, ngữ
nghĩa và màu sắc phong cách để nhận diện từ thuần Việt và từ Hán - Việt.
Nhƣ chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc
điểm ngữ âm nổi bật của loại hình ngôn ngữ này là âm tiết tính. Từ càng có
tính đơn tiết thì càng có tính thuần Việt. Điều này cũng có nghĩa là khi hình
thức ngữ âm của một đơn vị vay mƣợn càng xa ngôn ngữ nguồn, càng mang
các đặc điểm điển hình của từ tiếng Việt thì mức độ Việt hóa càng cao. Trong
thực tế nói năng, ngƣời ta không quan tâm đến lịch sử của các từ. “Anh ta cảm
thấy từ này thuần Việt, từ kia Hán Việt, từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này
nghe sang trọng, từ kia nghe mộc mạc, từ này nghe kêu, từ này ít âm hưởng
nghe không kêu…” [Phan Ngọc, 2005, tr.10]. Có thể nói, chính cảm thức
ngôn ngữ của mỗi ngƣời là yếu tố quyết định tính thuần Việt hay phi thuần
Việt của các từ. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc từ thuần Việt không phải là
dễ dàng và khó có thể thực hiện đƣợc. Khái niệm từ thuần Việt ở đây cần
đƣợc hiểu một cách tƣơng đối và còn nhiều điều cần thảo luận thêm.
30
Quan điểm về từ thuần Việt nhƣ trên cũng là cơ sở để luận án tiến hành
nhận diện các từ gọi tên cây thuốc Việt Nam có nguồn gốc thuần Việt.
1.2.3.2. Định danh trên cơ sở chuyển đổi tên gọi (định danh phức hợp)
Quá trình định danh gắn với sự xuất hiện nhu cầu gọi tên sự vật, hiện
tƣợng mới xuất hiện. Con đƣờng định danh hóa từ ngữ thông thƣờng là con
đƣờng biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa định
danh). Thực ra, nghĩa định danh đó là nghĩa phái sinh trên cơ sở nghĩa ban
đầu của từ ngữ thông thƣờng hoặc trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ
bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Đây có thể gọi là phƣơng thức định danh
gián tiếp, hay còn gọi là định danh thứ cấp.
Những từ ngữ thông thƣờng trong vốn từ toàn dân đƣợc sử dụng để cấu
tạo nên tên gọi. Những từ thƣờng đƣợc định danh hóa phải là những từ có đặc
điểm tƣơng đồng với khái niệm mà tên gọi biểu thị về mặt ngữ nghĩa. Nói
một cách đơn giản thì khi nhìn vào ngữ nghĩa của từ ngữ thông thƣờng ta có
thể phần nào suy ra nghĩa của từ đƣợc định danh. “Khả năng biến đổi ý nghĩa
của từ nhiều nghĩa thông thường (nghĩa biểu niệm) có thể đi đến giới hạn là
nghĩa định danh. Đó là trường hợp cái biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ và cái
biểu vật giữa nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì thay đổi” [Xtepanov. Ju.
X., 1977, tr.45]. Vì vậy, phƣơng thức ghép đƣợc hiểu là phƣơng thức tạo từ
mới trên cơ sở ghép các yếu tố với nhau. Nhờ có tên gọi mà chúng ta không
bị nhầm lẫn khi xác định sự vật, hiện tƣợng. Xã hội ngày càng phát triển, tƣ
duy con ngƣời ngày càng tinh tế và sâu sắc; hàng loạt sự vật, hiện tƣợng mới
ra đời cần có tên gọi tƣơng thích. Vì thế, chức năng định danh của từ phải đáp
ứng đƣợc điều đó.
Về phƣơng thức định danh của tiếng Việt xét từ góc độ cấu tạo, ngoài từ
đơn - là những từ xuất hiện sớm nhất trong tiếng Việt (so với từ ghép và từ
láy) với các xu hƣớng chuyển nghĩa, còn cần quan tâm đến các phƣơng thức
31
cấu tạo từ, đặc biệt là phƣơng thức ghép. Phƣơng thức ghép đƣợc hiểu là
phƣơng thức tạo từ mới trên cơ sở ghép các hình vị với nhau. Có thể chia
phƣơng thức ghép thành hai kiểu là ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tuy
nhiên, ghép chính phụ là tiểu phƣơng thức đƣợc sử dụng nhiều hơn trong quá
trình định danh các sự vật, hiện tƣợng mới. Quá trình này phản ánh cụ thể hóa
trong nhận thức cộng đồng: “Nhận định này hoàn toàn có thể được chúng
minh bằng quá trình xuất hiện, quá trình sản sinh các từ ghép” [Đỗ Việt
Hùng, 2012, tr.11]. Do đó, sự xuất hiện các từ ghép trong tiếng Việt (nhất là
từ ghép chính phụ) tƣơng ứng với quá trình nhận thức của ngƣời Việt theo
hƣớng cá thể hóa để định danh cho sự vật, hiện tƣợng...
Thế giới hiện thực có thể đƣợc phân cắt thành những mảnh nhỏ, những
đoạn cắt có không giống nhau giữa các dân tộc, các vùng miền. Do vậy, tên
gọi về đối tƣợng cũng khác nhau và xuất hiện một số từ phái sinh có ý nghĩa
định danh biệt loại. Ở đây, chúng ta sẽ thấy đƣợc đặc điểm tƣ duy, cách quan
sát tỉ mỉ, cụ thể, tinh tế của chủ nhân đặt tên gọi đó. Rõ ràng, đối tƣợng định
danh đã có từ lâu đời và có sức ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của nhân dân.
Khi tƣ duy và tri nhận, qua các thuộc tính, đặc điểm đƣợc lựa chọn gọi tên
cho ta thấy nó rất gần gũi xung quanh mình. Nếu không thì làm sao nhân dân
ta lại phân loại và gọi tên nó một cách chi tiết và đa dạng đến nhƣ vậy. Những
nét văn hóa ấy vừa là chung nhƣng cũng rất riêng của ngƣời Việt. Nhƣ vậy,
trong quá trình tri nhận và định danh, nhân dân ta không chỉ “xoay quanh các
mặt khác nhau của đối tượng về phía mình” [Nguyễn Đức Tồn, 2002, tr.114]
để rồi không chỉ chọn một đặc điểm mà cùng một lúc có thể chọn nhiều đặc
điểm để đặt tên cho một đối tƣợng. Nói cách khác, họ đã xoay đối tƣợng định
danh về phía mình nhiều lần: lần đầu để có tên gọi bậc 1 (mang tính khái
quát), lần thứ hai và thứ ba… để có tên gọi bậc 2 và bậc 3… (mang tính cụ
thể). Số lƣợng bậc trong định danh hay nói cách khác, mức độ biệt hóa của
32
tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc trƣng của sự vật cần phải khu biệt
để định danh.
1.2.3.3. Định danh dựa vào việc vay mượn ngôn ngữ khác (mượn tiếng Hán
và ngôn ngữ Ấn - Âu)
Từ vay mƣợn là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn
hóa, là kết quả của sự giao lƣu qua lại giữa các dân tộc, quốc gia. Nghiên cứu
tiến trình thâm nhập của từ ngoại lai giúp hiểu rõ lịch sử tiếp xúc qua lại giữa
các dân tộc. Trên bình diện ngôn ngữ học, từ ngoại lai nói chung và từ vay
mƣợn nói riêng là từ ngữ của ngôn ngữ có xuất xứ ngoài tiếng Việt. Bởi vì
ngôn ngữ cũng nhƣ văn hóa rất ít loại tự mình hoàn thiện. Ngôn ngữ khi tiếp
xúc bổ trợ qua lại sẽ chịu ảnh hƣởng lẫn nhau, ảnh hƣởng này từng bƣớc tác
động đến mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ảnh hƣởng đơn giản nhất giữa
một ngôn ngữ đến ngôn ngữ khác là sự “vay mƣợn” từ. Bất cứ quốc gia, dân
tộc nào trong dòng chảy lịch sử phát triển của mình đều không thể đứng độc
lập, hoàn toàn bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp, mà tất yếu phải tiến hành tiếp
xúc và giao lƣu với dân tộc khác, vì vậy dƣờng nhƣ bất kì kho từ vựng của
ngôn ngữ nào cũng bao hàm một số lƣợng nhất định từ vay mƣợn. Khi ngƣời
sử dụng ngôn ngữ mô phỏng một từ trong ngôn ngữ khác, đem quy tắc phát
âm và cách sử dụng từ này nạp vào hệ thống ngôn ngữ của mình, quá trình
này đƣợc gọi là vay mƣợn, các từ này đƣợc gọi là từ ngoại lai hay từ vay
mƣợn. Theo cách hiểu chung, “từ ngoại lai” hay từ vay mƣợn là loại từ vốn
không thuộc ngôn ngữ dân tộc mình, là loại từ ngữ do chịu ảnh hƣởng của
dân tộc khác mà phát sinh. Do vậy, tiếng Việt tiếp nhận chúng cả về nội dung
và hình thức.
Nhƣ vậy, từ mƣợn là “Những từ được tiếp nhận từ ngôn ngữ khác cả
hình thức và ý nghĩa, với một sự thay đổi nào đó cho phù hợp với bản ngữ.
Khi nhập tịch một từ của ngôn ngữ khác, người ta thường dùng hình thức
33
chuyển tự hoặc phiên âm. Đối với tiếng Việt, từ mượn là những từ được tiếp
nhận từ các ngôn ngữ khác sau khi nó hình thành. Đó là những từ tiếng Việt
mượn của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga và các ngôn ngữ khác
có quan hệ tiếp xúc với tiếng Việt. Một điều đáng chú ý là các từ tiếng Việt
mượn tiếng Hán qua con đường sách vở thường được đọc theo âm Hán - Việt;
những từ mượn tiếng Hán qua con đường khẩu ngữ thì đọc theo âm địa
phương nào đó của Trung Quốc; những từ mượn của các ngôn ngữ Ấn - Âu
thường có dạng chuyển tự hoặc phiên âm. Tất cả các từ mượn đều bị Việt hóa
về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp với mức độ khác nhau. Những từ mượn có
mức độ Việt hóa thấp, vẫn còn giữ nhiều dấu ấn của ngoại ngữ được coi là
những từ ngoại lai, những từ mượn có mức độ Việt hóa cao có thể trở thành
những từ thuần Việt đồng đại” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.560].
a) Mượn tiếng Hán
Nguồn tiếp nhận trƣớc hết vẫn phải kể đến tiếng Hán. Nếu tiếp nhận
qua con đƣờng sách vở thì những từ gốc Hán đƣợc đọc theo cách đọc Hán -
Việt. Nếu tiếp nhận qua con đƣờng khẩu ngữ thì từ ngoại lai đƣợc đọc theo
âm địa phƣơng nào đó. Trên thực tế, hầu nhƣ không có từ vựng của ngôn ngữ
nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đƣờng “tự nó”. Trong những ngôn
ngữ đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng
Pháp... ngƣời ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mƣợn, hoặc
có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy.
Nhƣ vậy, từ Hán - Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt
đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận và đọc theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc
đó đƣợc duy trì cho đến tận ngày nay. Vì vậy, các từ Hán - Việt có vị trí đặc
biệt quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lƣợng không nhỏ và
sức sản sinh rất mạnh. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời
sống ngƣời Việt, nhất là trong lĩnh vực Đông y. Vì vậy, điều quan trọng là
34
chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lí các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc
Hán sao cho thỏa đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng
tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm giảm bớt bản sắc tiếng nói
của dân tộc.
Kho tàng tiếng Việt có một số lƣợng không nhỏ các từ ngữ vay mƣợn
tiếng Hán. Sở dĩ nhƣ vậy có nhiều nguyên nhân đƣa lại, trong đó, bề dày lịch
sử hang ngàn năm của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa Hán và Việt là
nguyên nhân quan trọng nhất. Do vậy, khi xác định từ Hán - Việt trong định
danh tên gọi cây thuốc, chúng tôi bắt đầu từ việc nhận diện theo các cách mà
các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra nhƣ sau:
Tác giả Nguyên Văn Tu (1976) đã nêu hai cách mà tiếng Việt mƣợn
của tiếng Hán, đó là mƣợn nguyên văn và dịch từ tiếng Hán.
Tác giả Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang (1978) đã chia từ ngữ Hán -
Việt thành hai loại, đó là:
Loại có gốc Hán: đƣợc hình thành thông qua con đƣờng kinh sử và
đƣợc du nhập vào tiếng Việt từ rất lâu đời, chúng còn giữ nguyên hình của
từ ngữ gốc.
Loại do ngƣời Việt tạo lập bằng chữ Hán: loại này xuất hiện thƣa thớt
trong vốn từ vựng tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1986) cho rằng trong quá trình tiếp xúc
giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nhiều từ ngữ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt đã
đƣợc Việt hóa và hoạt động nhƣ những từ ngữ tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Thị Tân (2008) trong công trình nghiên cứu khá đầy đủ
về thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt đã rút ra khái niệm nhƣ sau: Nguồn
gốc Hán thƣờng để lại dấu vết ở ba phƣơng diện: ngữ âm, hình thái cấu trúc
và ngữ nghĩa. Về mặt ngữ âm, tất cả các yếu tố đều có cách đọc Hán - Việt,
các yếu tố phi Hán - Việt (tức là yếu tố Hán - Việt + yếu tố phi Hán - Việt) và
35
các thành tố đều là phi Hán - Việt. Về cấu trúc, gồm bốn dạng là giữ nguyên
cấu trúc trong đơn vị gốc, thay đổi cấu trúc của đơn vị gốc, giữ nguyên các
yếu tố trong đơn vị gốc và thay đổi các yếu tố của đơn vị gốc. Về nội dung ý
nghĩa, các từ ngữ gốc Hán mang nghĩa biểu trƣng, có sắc thái trang trọng, tao
nhã. Nghĩa của các từ ngữ Hán - Việt là nghĩa tổng thể đƣợc khái quát từ
nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Bên cạnh đó, có những trƣờng hợp mà nghĩa của
cả tổ hợp đƣợc tạo thành từ nghĩa cụ thể của các yếu tố cấu thành.
b) Mượn ngôn ngữ Ấn - Âu
* Giữ nguyên dạng:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải giữ nguyên dạng khi mƣợn từ. Có
thể là do chúng ta chƣa tìm đƣợc từ tƣơng ứng trong tiếng Việt, song cũng có
thể là có từ tƣơng ứng nhƣng chƣa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc
mức độ phổ biến của từ đó đối với ngƣời đọc chƣa cao, hoặc là từ tƣơng
ứng trong tiếng Việt chƣa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm từng từ
ngữ gốc. Giữ nguyên dạng gốc là tiếp nhận hoàn toàn từ ngữ nƣớc ngoài,
không thay đổi gì và thƣờng đƣợc áp dụng cho những từ ngữ đƣợc viết theo
hệ chữ cái Latinh.
Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài theo phƣơng thức giữ nguyên dạng có ƣu
điểm nhất định, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, khi số lƣợng từ ngữ
nƣớc ngoài đang vào tiếng Việt ngày càng nhiều và hoạt động hợp tác quốc
tế, trao đổi chuyên môn trên toàn cầu đang diễn ra mạnh. Bên cạnh đó, con
đƣờng vay mƣợn bằng cách giữ nguyên dạng từ ngữ nƣớc ngoài còn đảm bảo
tính chính xác của từ ngữ. Theo chúng tôi, có lẽ chỉ nên sử dụng cách giữ
nguyên dạng từ ngữ nƣớc ngoài khi không tìm đƣợc từ tƣơng đƣơng trong
tiếng Việt.
36
* Phiên âm:
Phiên âm là “Dùng những kí hiệu quy ước thể hiện lời nói ra giấy. Bởi vì
các hệ thống chữ viết quy ước hầu như không bao giờ đầy đủ để thể hiện cách
phát âm hoàn toàn hiển ngôn và nhất quán, nên các nhà ngữ âm học đã nhận
thấy cần phải sáng tạo ra một hệ thống kí hiệu của riêng mình để phiên âm
các âm tố, các từ riêng biệt và lời nói mạch lạc” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016,
tr.406]. Đây chính là hiện tƣợng tiếp nhận tên gọi các ngôn ngữ của nƣớc
ngoài cả về nội dung và hình thức nhƣng đƣợc Việt hóa cho phù hợp với
ngôn ngữ tiếng Việt.
Các từ ngữ ở đây đƣợc phiên âm ngữ âm học, nghĩa là phát âm nhƣ thế
nào thi ghi lại nhƣ thế. Chính vì thế, phiên âm ngữ âm gây nên nhiều biến thể
của từ ngữ do mỗi ngƣời nghe lại có những cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, các từ ngữ đƣợc vay mƣợn theo phƣơng pháp này có những
từ ngữ khá xa lạ với ngƣời bản ngữ cả về mặt chữ viết lẫn phát âm. Chẳng
hạn có những từ ngữ gốc Latinh không phải ai cũng đọc và viết đƣợc, hoặc
mỗi ngƣời đọc một kiểu khác nhau. Luận án thấy rằng đối với mỗi trƣờng hợp
giữ nguyên dạng nên có cả chú thích cách phát âm. Mặc dù việc này không hề
đơn giản vì nó liên quan đến chuẩn chính tả. Nhƣng nếu không có một cách
phiên âm thống nhất thì lại gây ra sự khó khăn trong việc sử dụng và tra cứu.
Vì vậy, theo nghiên cứu sinh với trƣờng hợp giữ nguyên dạng cần chú ý cả
cách phát âm để thuận tiện cho việc sử dụng từ ngữ.
1.2.4. Đặc điểm cấu tạo các đơn vị định danh
Khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh phân biệt các
loại đơn vị định danh khác nhau. Xem xét từ số lƣợng đơn vị có nghĩa tham
gia đơn vị định danh thì có sự phân biệt nhƣ sau:
“Định danh đơn giản (định danh tổng hợp, định danh cơ sở, định danh
bậc 1, định danh trực tiếp): được tạo bởi một đơn vị có nghĩa.
37
Định danh phức hợp (định danh phân tích, định danh miêu tả, định danh
bậc 2, định danh gián tiếp): được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên”
[Hoàng Văn Hành, 1998, tr.26].
Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có sự phân biệt nhƣ sau:
“Định danh gốc (định danh bậc 1): được tạo bởi những đơn vị tối giản
về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra
các đơn vị định danh khác” [Hoàng Văn Hành, 1998, tr.26]. Hồ Lê gọi đây là
định danh phi liên kết hiện thực: “gọi tên những mẩu nhỏ nhất trong hiện thực
mà một cộng đồng ngôn ngữ quan niệm đã chia cắt ra được và nắm bắt được
từ hiện thực” [Hồ Lê, 1976, tr.102].
“Định danh phái sinh (định danh bậc hai): là những đơn vị định danh có
hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới
hình thức ẩn dụ hay hoán dụ)” [Hoàng Văn Hành, 1998, tr.28] mà Hồ Lê gọi
đây là định danh liên kết hiện thực: “để phản ánh hiện thực khách quan một
cách đầy đủ, không chỉ gọi tên từng mẩu hiện thực nhỏ nhất mà còn phải gọi
tên những tập hợp gồm nhiều mẩu hiện thực liên kết lại” [Hồ Lê, 1976,
tr.102].
Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm đơn vị định danh
đơn giản (định danh cơ sở) và đơn vị định danh phức hợp để phân biệt các tên
gọi cây thuốc Việt Nam với tƣ cách là các đơn vị định danh.
1.2.4.1. Từ định danh
a) Đơn vị cấu tạo từ
Vấn đề từ luôn là vấn đề trọng tâm của việc nghiên cứu ngôn ngữ nói
chung và của Việt ngữ học nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề nhận diện và định
nghĩa từ cho tới nay vẫn chƣa có sự thống nhất. Vì vậy, khi nghiên cứu định
danh, cần phải xác định rõ khái niệm về từ và hình vị để từ đó có thể đƣa ra
quan niệm thống nhất khi xác định thành tố cấu tạo tên gọi.
38
Nguyễn Tài Cẩn gọi hình vị tiếng Việt là tiếng và ông coi tiếng là đơn vị
gốc của ngữ pháp tiếng Việt. Ông khẳng định: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất,
đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [Nguyễn Tài
Cẩn, 1975, tr.11]. Khảo sát thực tế tiếng Việt, tác giả đã nhận thấy có một loại
đơn vị thƣờng quen gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay “chữ” cũng có giá trị là
một đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt. Nhƣ vậy, “tiếng” là
đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt, tƣơng ứng với khái niệm hình vị.
Tác giả Cao Xuân Hạo cũng nhiệt thành ủng hộ quan điểm hình vị trùng
với âm tiết của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, nhƣng ông tìm hiểu tổ chức cái hệ tôn
ti của các đơn vị mang nghĩa và quy tắc cú pháp tiếng Việt khác với cơ chế
của các ngôn ngữ châu Âu. “Về phương diện tâm lí ngôn ngữ học đơn vị tiếng
trong tiếng Việt còn một vị trí tương đương với từ trong các ngôn ngữ châu
Âu: nếu trong các ngôn ngữ này đơn vị được người bản ngữ phân xuất và
nhận diện một cách rõ ràng nhất là từ, thì trong tiếng Việt đơn vị đó là tiếng”
[Cao Xuân Hạo, 1999, tr.182]. Ông kết luận: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là
âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ. Và nếu ta có thể hình dung một ngôn ngữ Âu
châu như một cơ chế hoạt động trên ba cái trục chính - âm vị, hình vị và từ,
thì tiếng Việt dường như gộp ba cái trục ấy lại làm một: cái trục hợp nhất ấy
là tiếng” [Cao Xuân Hạo, 1999, tr.210].
Còn Hồ Lê lại quan niệm: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định
danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả
năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa”
[Hồ Lê, 1976, tr.104]. Nguyễn Văn Tu đồng tình với định nghĩa về từ của
A.A. Budagôp: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ
âm thanh và vật chất) và có ý nghĩa có tính chất biện chứng và lịch sử”
[Nguyễn Văn Tu, 1976, tr.34]. Hoàng Tuệ lại chấp nhận cái định nghĩa về từ
của A. Meillet: “Từ là kết quả của một sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định
39
và một chỉnh thể ngữ âm nhất định, có khả năng giữ một chức năng ngữ pháp
nhất định” [Hoàng Tuệ và các tác giả khác, 1962, tr.143]. Có thể nói, điểm
chung về lí thuyết giữa các tác giả trên đây đều coi từ là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ và phải xác định từ một cách toàn diện về các mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp và chữ viết.
Nguyễn Thiện Giáp đã căn cứ vào nhiều mặt khác của từ: mặt ngữ âm,
mặt chính tả, mặt ngữ pháp, mặt ngữ nghĩa và coi từ mới là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ. Về phƣơng diện này, tác giả giống với quan điểm của Nguyễn Kim
Thản, Đỗ Hữu Châu và nhiều nhà Việt ngữ học khác. “Từ tiếng Việt là đơn vị
có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị
khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền” [Nguyễn Thiện Giáp,
2011, tr.125].
Nhƣ vậy, từ là đơn vị định danh sự vật, hiện tƣợng, quá trình… Tuy
nhiên, không phải tất cả các từ đều có chức năng định danh. Chỉ thực từ mới
có chức năng này. Trong vốn từ tiếng Việt, những từ đơn âm tiết là những
đơn vị định danh gốc (bậc 1), những từ đa âm tiết, phần lớn song tiết là
những đơn vị định danh phái sinh (bậc hai). Những đơn vị định danh gốc trở
thành yếu tố cơ sở để tạo ra những đơn vị định danh phái sinh. Do đó, những
đơn vị định danh gốc có cấu trúc tối giản và thƣờng mang nghĩa đen, còn
những đơn vị định danh phái sinh có hình thức cấu trúc phức tạp và thƣờng
mang nghĩa biểu trƣng. Những đơn vị định danh phái sinh của từ tiếng Việt
thƣờng đƣợc hình thành theo phƣơng thức phụ nghĩa. Song việc lựa chọn yếu
tố chính và phụ nhƣ thế nào còn “bị hạn chế bởi chính nếp nghĩ, nếp cảm, nếp
tư duy của người Việt” [Bùi Minh Toán, 1999, tr.132].
Vì vậy, từ khiến nó trở thành trung tâm trong cơ cấu của ngôn ngữ là do:
Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức
năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh. Tuy nhiên, không
40
phải tất cả các từ đều có chức năng định danh. Chỉ thực từ mới có chức năng
này. Trong dãy ngữ đoạn, từ còn mang cả chức năng “phân biệt nghĩa”, làm
bộc lộ ý nghĩa này hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa. Vì vậy, dựa vào
các quan niệm về từ của tác tác giả, luận án xác định từ có thể là một hay nhiều
âm tiết, là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập.
b) Phương thức cấu tạo từ
Phƣơng thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào đơn vị
cấu tạo để cho ta các từ. Trong tiếng Việt, từ đƣợc tạo ra chủ yếu theo các
phƣơng thức sau:
Từ hóa hình vị là phƣơng thức tạo từ bằng cách tác động vào bản thân
một hình vị (tiếng) làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của
từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó.
Ghép là phƣơng thức tác động vào hai hoặc hơn hai tiếng có nghĩa, kết
hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa nhƣ một từ.
Láy là phƣơng thức tác động vào một tiếng cơ sở làm xuất hiện một
tiếng láy giống tiếng cơ sở toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả tiếng cơ sở
và tiếng láy tạo thành một từ láy.
c) Phân loại từ theo phương thức cấu tạo
Khi phân loại từ theo phƣơng thức cấu tạo cần phải chú ý đầy đủ tất cả
các nhân tố tham gia vào cấu tạo từ để phát hiện ra cơ chế của cấu tạo từ. Nhƣ
vậy, có thể phân chia các từ tiếng Việt về mặt cấu tạo nhƣ sau:
Từ đơn Phƣơng thức từ hóa hình vị
Từ ghép Phƣơng thức ghép
Từ phức
Từ láy Phƣơng thức láy
41
1.2.4.2. Cụm từ (ngữ) định danh
Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của bất cứ ngôn ngữ nào cũng
có những đơn vị từ vựng do các từ cấu tạo nên, thƣờng đƣợc gọi là thành ngữ
hay cụm từ cố định. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Từ kết hợp với từ một
cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến
trúc lớn hơn từ. Mỗi tổ hợp từ là một thành tố. Tổ hợp từ có thể là một câu, có
thể là một kiến trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể
là một đoạn có nghĩa của câu. Các tổ hợp từ chưa thành câu (bao gồm tổ hợp
từ tương đương câu và đoạn có nghĩa của câu) được gọi chung là tổ hợp tự
do” [tr.5]. Về nguyên tắc, tổ hợp từ tự có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ
ngữ pháp của toàn bộ phần còn lại trong tổ hợp từ này. Ngƣời ta gọi đó là giới
ngữ. Tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ phục vụ ngữ pháp nhƣ vậy đƣợc
gọi là cụm từ. Khi đề cập tới đơn vị này, các nhà Việt ngữ học đã đƣa ra
những tên gọi khác nhau nhau cả về nội hàm và ngoại diên. Lê Văn Lý gọi là
nhóm từ ngữ; tác giả Trƣơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết;
Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu gọi là từ tổ; tác giả Nguyễn Tài Cẩn gọi
là đoản ngữ; Cao Xuân Hạo gọi là ngữ đoạn,… Trong tiếng Việt có các loại
cụm từ: cụm từ có danh từ làm thành tố chính gọi là cụm danh từ; cụm từ có
động từ làm thành tố chính gọi là cụm động từ; cụm từ có tính từ làm thành tố
chính gọi là cụm tính từ;… Nguyễn Thiện Giáp gọi chung những đơn vị từ
vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành là ngữ. Ngữ là những cụm từ có sẵn
trong tiếng Việt, có giá trị tƣơng đƣơng với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ.
Lý thuyết về trung tâm và ngoại vi đƣợc coi là một cơ sở lý luận để nhận
diện và nghiên cứu vấn đề ngữ định danh trong ngôn ngữ học. Lý thuyết này
do E. Rosh đề xuất năm 1976 gọi là lý thuyết về nguyên mẫu và đƣợc Lê Thị
Hà tóm lƣợc nhƣ sau: «Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng một khái niệm
X là một tập hợp những thuộc tính cần và đủ, nhờ đó chúng ta có thể nhận
42
diện được dạng xuất hiện cụ thể của X. Quan niệm này buộc chúng ta phải
lựa chọn một cách dứt khoát một trong hai khả năng là X hay không phải là X
khi chúng ta đứng trước những trường hợp cụ thể A, B, C, D… nhưng trên
thực tế những trường hợp trung gian vừa là X vừa không phải là X lại là điều
thường gặp » [Lê Thị Hà, 1998, tr.15]. Do đó, lý thuyết về nguyên mẫu đề
xuất rằng khi xác định một khái niệm cần đƣa ra các nguyên mẫu của nó.
Năm 1979, trong bài «Cách xử lý những hiện tượng trung gian trong ngôn
ngữ», Đỗ Hữu Châu đã vận dụng quan điểm về nguyên mẫu của E. Rosh và
nâng lên thành lý thuyết về tâm và biên (trung tâm và ngoại vi) để xử lý
những vấn đề về cấu tạo từ, về ngữ nghĩa, về các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa
và cả những vấn đề dụng học trong các tác phẩm của ông sau đó. Có thể tóm
tắt quan điểm của ông nhƣ sau:
- Trong ngôn ngữ và trong thực tế, bên cạnh sự tồn tại của các hệ thống
là sự giao thoa và giao chéo nhau giữa các hệ thống. Vùng giao chéo giữa các
hệ thống là vùng của các hiện tƣợng trung gian, còn gọi là vùng ngoại vi.
- Mỗi hệ thống đƣợc đặc trƣng bởi một trung tâm. Trung tâm của hệ
thống và tập hợp của những đơn vị mang và chỉ mang những đặc trƣng tiêu
biểu cho hệ thống đƣợc gọi là điển hình của hệ thống.
- Các hệ thống trung gian đƣợc giải thích căn cứ vào các điển hình. Xét
theo quan hệ với điển hình thì các hiện tƣợng trung gian ở những mức độ gần
xa khác nhau đối với trung tâm của hệ thống.
Do đó, cơ chế tạo nghĩa của ngữ định danh trong tiếng Việt nhƣ sau:
- Dựa vào một thuộc tính chung, chỉ ra tổng loại của đối tƣợng hoặc một
số thuộc tính riêng có giá trị phân biệt đối tƣợng ấy với các đối tƣợng khác
trong cùng một tổng loại. Nếu đối tƣợng cần đặt tên là sự vật thì thuộc tính
chung chỉ ra tổng loại sự vật, còn các thuộc tính riêng đƣợc nêu ra để phân
biệt những sự vật trong cùng một tổng loại. Nếu đối tƣợng cần đặt tên là một
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)

More Related Content

What's hot

địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...https://www.facebook.com/garmentspace
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhParadise Kiss
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
 
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAYBiện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
 
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khănVệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 

Similar to Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...Man_Ebook
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) (20)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáoLuận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dàiLuận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
 
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mốiLuận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
 
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thưĐặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
 
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAYĐánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
 
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dàyLuận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...
Khóa luận tốt nghiệp ngành y Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kế...
 
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƢỜNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC [ HÀ NỘI - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƢỜNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THIỆN GIÁP [ HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình. Tác giả luận án TRẦN THỊ HƢỜNG
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp - người Thầy, nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên của Khoa Ngôn ngữ học, Phòng Đào tạo và các phòng, ban chức năng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Ban Giám đốc Học viện Quân y, lãnh đạo chỉ huy Phòng Thông tin Khoa học Quân sự đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Lời sau cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân trong gia đình, những người đã luôn kịp thời động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi mọi khó khăn trong cuộc sống và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt luận án. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án TRẦN THỊ HƢỜNG
  • 5. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8 5. Ngữ liệu nghiên cứu..............................................................................................9 6. Đóng góp của luận án .........................................................................................10 7. Bố cục của luận án ..............................................................................................10 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN....12 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ ĐỊNH DANH 12 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới......................................................12 1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam ....................................................13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về định danh..........................................................17 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................................20 1.2.1. Tên gọi......................................................................................................20 1.2.2. Định danh và đặt tên.................................................................................23 1.2.3. Phƣơng thức định danh.............................................................................27 1.2.3.1. Định danh bằng chất liệu bản ngữ (định danh cơ sở) ......................27 1.2.3.2. Định danh trên cơ sở chuyển đổi tên gọi (định danh phức hợp) ......30 1.2.3.3. Định danh dựa vào việc vay mượn ngôn ngữ khác (mượn tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu) .....................................................................................32 1.2.4. Đặc điểm cấu tạo các đơn vị định danh....................................................36 1.2.4.1. Từ định danh .....................................................................................37 1.2.4.2. Cụm từ (ngữ) định danh....................................................................41 1.2.5. Các nguyên tắc định danh và cơ chế định danh phức hợp .......................43 1.2.5.1. Nguyên tắc định danh.......................................................................43
  • 6. 2 1.2.5.2. Cơ chế định danh phức hợp ..............................................................45 1.2.6. Cơ sở định danh........................................................................................47 1.2.7. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc biểu hiện qua tên gọi...................................49 1.3. TIỂU KẾT........................................................................................................55 CHƢƠNG 2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH)..........................................................................57 2.1. TỔNG QUAN TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM ............................................57 2.2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH).............................................................................................61 2.2.1. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam ...................................................61 2.2.1.1. Nguồn gốc thuần Việt của tên gọi.....................................................61 2.2.1.2. Nguồn gốc vay mượn của tên gọi......................................................63 2.2.1.3. Nguồn gốc tên cây thuốc bằng tiếng Latinh .....................................67 2.2.2. Cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh).......................69 2.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam..................................70 2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh ....................90 CHƢƠNG 3.CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC THỂ HIỆN TRONG TÊN GỌI CÂY THUỐC VIỆT NAM ................................................100 3.1. CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) ..............................................................................................................100 3.1.1. Miêu tả đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam ............................100 3.1.1.1. Dẫn nhập.........................................................................................100 3.1.1.2. Miêu tả đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam ...............101 3.1.2. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh).106 3.1.2.1. Những tên gọi không lí do...............................................................106 3.1.2.2. Những tên gọi có lí do.....................................................................107 3.1.3. Cơ sở định danh tên cây thuốc bằng tiếng Latinh ..................................120
  • 7. 3 3.2. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC TRONG ĐỊNH DANH TÊN GỌI CÂY THUỐC VIỆT NAM...................................................................................120 3.2.1. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện trƣớc hết ở việc biến đổi tên gọi .......................................................120 3.2.2. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở việc chọn đặc trƣng của đối tƣợng làm cơ sở cho tên gọi của nó .........122 3.2.3. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở lối ẩn dụ, nhân cách hóa tên gọi ....................................................124 3.2.4. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở những đặc điểm cá thể hóa sự vật..................................................128 3.3.5. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam đƣợc biểu hiện trong việc vay mƣợn ngôn ngữ Hán........................................131 3.3. TIỂU KẾT......................................................................................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141 PHỤ LỤC...............................................................................................................153
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các tên gọi khác ngoài tên khoa học của cây thuốc Việt Nam.59 Bảng 2.2. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam. ..................................................65 Bảng 2.3. Tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo hình thức cấu tạo. .........................71 Bảng 2.4. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ. ..........................................72 Bảng 2.5. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ đơn. ...................................73 Bảng 2.6. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ ghép...................................79 Bảng 2.7. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo số lƣợng thành tố cấu tạo. ......................................................................................................................80 Bảng 2.8. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 2 thành tố. ..........81 Bảng 2.9. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 3 thành tố......83 Bảng 2.10. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 4 thành tố....86 Bảng 2.11. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 5 thành tố....87 Bảng 2.12. Ví dụ về việc phân loại bậc. ...................................................................95 Bảng 2.13. Ví dụ về việc phân loại các bậc dƣới chi................................................95 Bảng 2.14. Ví dụ về sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa. ...........................97 Bảng 3.1. Biểu thức định danh dùng thành tố cơ sở. ..............................................102 Bảng 3.2. Cấu tạo của các đơn vị định danh phức hợp chỉ tên gọi câythuốc Việt Nam.....104 Bảng 3.3. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam.........................................111 Bảng 3.4. Thành tố chỉ loài kết hợp 1 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................111 Bảng 3.5. Thành tố chỉ loài kết hợp 2 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................115 Bảng 3.6. Thành tố chỉ loài kết hợp 3 dấu hiệu chỉ đặc điểm.................................118
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam. ........................................................70 Hình 2.2. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ............................................72 Hình 2.3. Các thành tố cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam là cụm từ (ngữ)...........89
  • 10. 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã đƣợc hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu bằng việc đi tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá và thông qua việc sử dụng cây cỏ của dã thú và bản thân con ngƣời mà họ đã phát hiện đƣợc nhiều loài cây ăn đƣợc và nhiều loài cây quý để trị bệnh. Mỗi loài cây mang một tên gọi khác nhau và có ý nghĩa rất thú vị. Nghiên cứu tên gọi cây thuốc Việt Nam là một nội dung khá hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc. Vì vậy, tên gọi cây thuốc Việt Nam không những phản ánh đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo mỗi loài cây mà nó còn mang những nét văn hóa rất đặc trƣng của ngƣời Việt. Điều đặc biệt hơn, mỗi một tên cây thuốc đều có tên khoa học riêng bằng tiếng Latinh. Tiếng Latinh là ngôn ngữ cổ của ngƣời La Mã. Đây là ngôn ngữ chuyên dùng trong các ngành khoa học của tất cả các nƣớc trên thế giới. Thực tế từ lâu nay, giới khoa học, đặc biệt là ngành Thực vật học và Dƣợc học coi tiếng Latinh là tiếng quốc tế. Mọi thuật ngữ chuyên môn của Thực vật học, Dƣợc học đều có xuất xứ từ tiếng Latinh. Vì vậy, nếu nhƣ không hiểu và định danh chuẩn bằng tiếng Latinh thì một công trình nghiên cứu mới phát hiện về cây thuốc của Việt Nam sẽ không thể công bố ra thế giới. Trong quá trình học tập và nghiên cứu các dƣợc liệu có nguồn gốc thực vật, sinh viên ngành Dƣợc và cán bộ nghiên cứu liên quan thƣờng xuyên tiếp cận tên khoa học của các cây dƣợc liệu bằng tiếng Latinh nên cũng phải tuân thủ nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Latinh. Chính vì những yêu cầu nghiêm ngặt đó khiến cho những ngƣời ít nghiên cứu hoặc ít quan tâm các nguyên tắc nói trên dễ nhầm lẫn khi sử dụng tài liệu. Thực tế cho thấy, ở nƣớc ta cũng có
  • 11. 7 một số tài liệu đã có những nhầm lẫn và chƣa thống nhất trong việc gọi tên cây thuốc Việt Nam. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc học tập trong việc nghiên cứu và thống nhất tên gọi cây thuốc, nghiên cứu về nền Y - Dƣợc học dân tộc cũng nhƣ việc phát huy hiệu quả dƣợc tính của cây thuốc Việt Nam trong y học hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh thấy rằng việc nghiên cứu về cây thuốc từ góc độ Thực vật học, Dƣợc học, Y học dân gian đã có bề dày nhất định, nhƣng việc nghiên cứu về tên gọi cây thuốc dƣới góc độ Ngôn ngữ học thì chƣa có công trình nào. Vì vậy, xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn nghiên cứu “Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)”, luận án hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc tìm ra nguồn gốc, cấu tạo và cơ sở đặt tên cây thuốc, có liên hệ với tên khoa học Latinh dƣới góc độ Ngôn ngữ học; đồng thời tìm ra những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên gọi cây thuốc Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tên gọi các cây thuốc trong tiếng Việt bao gồm các cây đƣợc trồng và mọc hoang, đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong giới Đông y ở Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tên gọi cây thuốc trong tiếng Việt, có liên hệ với tên khoa học Latinh, cụ thể là nghiên cứu các từ ngữ chỉ cây thuốc về đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, các phƣơng thức định danh của tên gọi cây thuốc Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
  • 12. 8 Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam qua việc tìm hiểu nguồn gốc, cấu tạo của cây thuốc Việt Nam về tiêu chí nhận diện và cơ sở đặt tên cho cây thuốc, những thuộc tính làm căn cứ gọi tên, ngữ nghĩa của tên gọi các cây thuốc Việt Nam dựa vào các thủ pháp phân tích thành tố của tên cây thuốc để tìm ra các nét nghĩa trong cấu tạo tên gọi, đồng thời khám phá đặc trƣng văn hóa - dân tộc của ngƣời Việt đối với việc định danh cây thuốc, có liên hệ với tên gọi Latinh. Tiếng Latinh là một ngôn ngữ khoa học, là danh pháp; do đó luận án chỉ đƣa ra vấn đề liên hệ tên gọi cây thuốc bằng tiếng Việt với tên gọi bằng tiếng Latinh mà không phải là so sánh giữa hai ngôn ngữ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra, luận án sẽ hƣớng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số khái niệm lí thuyết định danh và một số vấn đề có liên quan làm cơ sở lí luận để triển khai đề tài. - Tìm hiểu nguồn gốc và cấu tạo của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). - Tìm hiểu cơ sở định danh của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). - Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên cây thuốc Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 4.1. Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp miêu tả dùng để miêu tả nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh) và đặc trƣng văn hóa - dân tộc của tên gọi cây thuốc Việt Nam.
  • 13. 9 4.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp đƣợc áp dụng để phân tích cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam theo các thành tố trực tiếp nhằm xác định các thành tố cấu tạo tên gọi gồm: thành tố, thành tố trực tiếp và thành tố cuối cùng, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam. 4.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của từng tên gọi cây thuốc, từ đó thiết lập các mô hình cấu tạo để định danh cây thuốc, các nét đặc trƣng làm cơ sở định danh tên cây thuốc Việt Nam. 4.4. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu giữa tên cây thuốc bằng tiếng Việt và tên cây thuốc bằng tiếng Latinh. Ở đây, luận án chỉ đối chiếu liên hệ về vấn đề danh pháp khoa học vì tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh đƣợc đặt theo quy tắc chặt chẽ và chỉ sử dụng trong khoa học. Nó gần nhƣ một thứ ngôn ngữ “nhân tạo”, đƣợc xác định trƣớc để làm nguồn quy chiếu chung giữa các ngôn ngữ. 4.5. Thủ pháp thống kê Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng để hệ thống hóa những số liệu liên quan đến tên gọi cây thuốc: thống kê từ loại, các yếu tố cấu tạo, tần số xuất hiện, tỷ lệ phần trăm của các phƣơng thức tạo nên tên gọi cây thuốc, các đặc trƣng làm cơ sở định danh. Kết quả thống kê sẽ đƣợc tổng hợp lại dƣới hình thức các bảng, biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trƣng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa định danh cây thuốc trong tiếng Việt. 5. Ngữ liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu «Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)», luận án đã dựa vào 02 tập “Từ điển cây
  • 14. 10 thuốc Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi, đƣợc Nhà xuất bản Y học in năm 2012. Luận án đã tập hợp đƣợc 1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam làm ngữ liệu cho nghiên cứu của mình (phần Phụ lục). Sở dĩ ngữ liệu nghiên cứu là 1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam vì trong khuôn khổ một luận án với sự hiểu biết còn hạn chế, nghiên cứu sinh chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu định danh tên cây thuốc Việt Nam với một giới hạn phạm vi nhất định. Hơn nữa, nghiên cứu sinh dựa vào lý thuyết điển mẫu để lựa chọn những nhóm cây thuốc điển hình, sẵn có và đƣợc sử dụng nhiều trong giới Đông y. 6. Đóng góp của luận án Ý nghĩa lí luận: Luận án là bƣớc khởi đầu nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện và có hệ thống việc định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về nguồn gốc và cấu tạo tên gọi cây thuốc bằng tiếng Việt (có liên hệ tiếng Latinh), đƣa ra những mô hình cấu tạo để phân tích các thành tố cấu tạo trực tiếp của tên gọi; đồng thời tìm hiểu những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thông qua cách gọi tên cây thuốc của ngƣời Việt. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác biên soạn, chỉnh lí, đi đến thống nhất các văn bản, tài liệu, giáo trình về Y học cổ truyền trong các học viện, nhà trƣờng. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy và học Y - Dƣợc ở các cơ sở giảng dạy trong nƣớc. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba chƣơng:
  • 15. 11 - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận. - Chƣơng 2: Nguồn gốc và cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh). - Chƣơng 3: Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh) và đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện qua tên gọi cây thuốc Việt Nam.
  • 16. 12 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ ĐỊNH DANH 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới Hiện nay, trƣớc xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc nghiên cứu ứng dụng chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng đƣợc nâng cao. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Những kiến thức truyền thống về cây thuốc không những góp phần quan trọng vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia, từng dân tộc mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Nửa sau thế kỉ XVI, Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518 - 1593) là tập Dƣợc liệu vĩ đại và lớn nhất Trung Quốc, gồm 12.000 vị thuốc và đơn thuốc. Đây là công trình nghiên cứu trong 32 năm vào nửa sau thế kỉ XVI. Bộ sách này đã đƣợc dịch ra tiếng Nga, Đức, Nhật và Việt Nam… Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dƣợc thảo lâu đời. Hiện nay, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm thuốc đã đƣợc biết đến ở Ấn Độ. Ở châu Phi, các tài liệu cổ xƣa nhất về sử dụng cây thuốc đã đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trƣớc đây với khoảng 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc.
  • 17. 13 Đến năm 1952, A. Pételot xuất bản cuốn Les plantes médicinales du Cambodge du Laos et du Vietnam với tổng số 1.350 loài cây thuốc thuộc 160 họ thực vật có hoa đƣợc đề cập trong bộ sách. Hiện nay, trên thế giới ƣớc tính có khoảng 70.000 loài cây cỏ đƣợc sử dụng làm thuốc trong dân gian. Theo WHO thông báo có hơn 21.000 loài thực vật đƣợc sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe. Trong đó, Ấn Độ sử dụng khoảng 7.500 loài cây thuốc; Trung Quốc khoảng trên 6.000 cây. Tại châu Phi, hơn 5.000 loài đƣợc sử dụng cho mục đích y tế. Ở châu Âu, với truyền thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, khoảng 2.000 dƣợc liệu và hƣơng liệu đƣợc sử dụng. 1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam Y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả và lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân với cả kho báu kinh nghiệm về phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe bằng những cây thuốc có sẵn trên mảnh đất Việt Nam với một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kì lịch sử. Tập Dƣợc liệu đầu tiên đƣợc xuất bản năm 1429 thời Vua Lê Thái Tổ là cuốn Bản thảo cương mục toàn yếu của Phan Phu Tiên. Công trình này biên soạn từ cuối đời nhà Trần và hoàn thành vào năm 1429 [Đỗ Tất Lợi, 1957, tr.2]. Tiếp theo là bộ sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIII) bao gồm 11 quyển, trong đó có 580 vị thuốc có trong nƣớc và 3.873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng. Bộ sách đã đƣợc các nhà khắc chữ ở Liễu Tràng đệ trình lên Chúa Trịnh năm 1717. Chúa Trịnh thấy có nhiều chữ sai sót, cho bổ sung một số tài liệu và đƣợc xuất bản năm 1725 [Đỗ Tất Lợi, 1957, tr.3]. Tuệ Tĩnh là ngƣời đầu tiên đƣa ra khẩu hiệu Nam dược trị nam nhân, cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc dùng cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng sốt khác nhau. Bộ
  • 18. 14 sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hết nay chỉ còn lại Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh thư, Thập tam phương gia giảm, Thương hàn tam thập thất trùng pháp [Nguyễn Bá Tĩnh, 2010]. Trong 10 năm tìm tòi và nghiên cứu, Hải Thƣợng Lãn Ông đã cho ra đời bộ sách Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 tập, Y huấn cách ngân, Y lí thân nhân, Lí ngôn phụ chính, Y nghiệp thần chương xuất bản năm 1772. Ngoài thừa kế Nam dược thần hiệu ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới [Lê Trần Đức, 1970]. Thời Tây Sơn nhà Nguyễn (1788 - 1883) có các tập Nam dược, Nam dược chỉ tranh truyền, La khê phương dược… của Nguyễn Quang Tuân ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh [Lê Trần Đức, 1970]. Trong thời kỳ hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc đã giành các giải thƣởng khoa học lớn của Nhà nƣớc, trong đó phải kể đến công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dƣơng xuất bản năm 1960. Năm 1966, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, Dƣợc sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội. Cuốn sách đƣợc tái bản lần hai năm 1976. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Văn Chƣơng đã giới thiệu Sổ tay cây thuốc Việt Nam với 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện. Nói về cây thuốc Việt Nam không thể không nhắc tới GS.TS. Đỗ Tất Lợi với bộ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam gồm 3 tập, xuất bản năm 1957, sau đó tái bản thành 2 tập năm 1961, trong đó tác giả đã mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, ông cho xuất bản bộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam gồm 6 tập giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, khoáng vật, động vật. Công trình đƣợc tái bản nhiều lần đến lần thứ 7 năm 1995, số cây thuốc ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần nhất là lần tái bản thứ 14 năm 2013; trong đó ông phân tích tỉ mỉ
  • 19. 15 tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là bộ sách có giá trị to lớn về khoa học và thực tiễn kết hợp giữa y học dân gian và y học hiện đại, trong đó có liên hệ bằng tiếng Latinh. Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn 450 cây thuốc nam có tên trong bản dược thảo Trung Quốc. Tiếp đó, năm 1969 - 1976, Lê Khả Kế và cộng sự cho xuất bản cuốn Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Năm 1976, trong luận văn của mình, Võ Văn Chi đã mô tả 1.360 loài cây thuốc và trong báo cáo tại hội thảo Quốc gia về cây thuốc, tác giả đã giới thiệu 2.280 loài của 254 họ có trong 8 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 2.000 loài và dƣới loài cây làm thuốc, có tới 90% cây mọc tự nhiên. Năm 1996, trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, ông đã giới thiệu 3.200 loài cây thuốc, mô tả tỉ mỉ về hình thái và bộ phận sử dụng, cách chế biến, các đơn thuốc đi kèm. Ngoài ra, ông còn cho xuất bản những tác phẩm nhƣ Cây thuốc của Lâm Đồng (1982), Hệ cây thuốc Tây Nguyên (1985), Cây thuốc Đồng Tháp Mười (1987), Cây thuốc An Giang (1991), Từ điển cây thuốc Việt Nam (1996), Cây rau làm thuốc (1998). Năm 2000, ông tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam. Liên quan đến vấn đề cây thuốc, năm 1985, Viện Dƣợc liệu phát hiện và ghi nhận đƣợc 1.119 cây thuốc ở miền Bắc và gần 100 loài ở miền Nam. Nhƣ vậy, cuối năm 1985, ngành Y tế đã tổng hợp trong Danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 1.863 cây thuốc. Năm 2000, Danh lục cây thuốc Việt Nam đƣợc bổ sung với 3.948 cây thuốc. Tiếp tục công việc này, theo kết quả điều tra từ năm 2006 đến hết năm 2015, Viện Dƣợc liệu đã điều tra, thu thập, tổng hợp và công bố trong Danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 5.117 cây thuốc. Lê Thị Thanh Hƣơng với đề tài Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo
  • 20. 16 tồn và phát triển bền vững đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên (Luận án TS. Thực vật học, 2015). Trần Thị Ngọc Diệp với bài Nghiên cứu đa dạng của cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - tỉnh Khánh Hòa đã góp phần hoàn thiện danh lục cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm 515 loài cây thuốc, nghiên cứu về trị thức bản địa của ngƣời dân tộc Ra-Glai về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc (Luận án TS Sinh học, 2016). Phùng Thị Hằng và cộng sự với bài Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang nhằm phân loại cây làm thuốc, định danh, xác định tên khoa học và đánh giá tính đa dạng của các bộ phận đƣợc sử dụng (Tạp chí Khoa học Trƣờng ĐH Cần Thơ, số 6A/2018). Nguyễn Thị Hải với đề tài Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị khoa học và kinh tế (Luận án TS Sinh học, 2018). Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cây thuốc mới chỉ ở góc độ Thực vật học. Tên gọi cây thuốc Việt Nam đƣợc nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống trong các công trình và tài liệu về cây thuốc nhƣ những danh mục để gọi tên và phân loại cây thuốc. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy, mỗi loài cây có thể có một tên khoa học hoặc nhiều tên khoa học do có một hay nhiều tác giả cùng mô tả chúng vào những thời điểm khác nhau. Ngoài những tên khoa học, các nhà nghiên cứu đã rất chú ý tới việc ghi lại những tên gọi dân gian khác nhau của các cây thuốc. Để thống nhất tên gọi cây thuốc trên toàn thế giới, Carl Linnaeus - nhà Thực vật học Thụy Điển - trong công trình Species plantarum xuất bản năm 1753 đã đề xƣớng ra cách gọi tên khoa học của cây thuốc gồm
  • 21. 17 hai từ, trong đó mỗi tên cây đƣợc xác định bởi tên chi (Genus) và tên loài (Species) của nó… “Việc gọi tên như vậy đã thay thế dần dần các tên gọi địa phương, giúp cho việc phân biệt cây cỏ và góp phần vào việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực Thực vật học và các ngành có liên quan. Tên khoa học hai tên như vậy được dùng thống nhất đối với tất cả các nước” [Võ Văn Chi, 2012, tr.18]. Cách gọi tên nhƣ vậy là một nghiên cứu quan trọng đối với việc đặt tên cây thuốc, mở đầu cho xu hƣớng nghiên cứu tên cây thuốc ở góc độ Thực vật học và y học dân gian. Có thể nói, việc nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm các cây thuốc quý trong dân gian luôn không ngừng đƣợc bổ sung trong kho tàng y học cổ truyền của Việt Nam. Đối với ngành Thực vật học và Dƣợc học, đây là một kho tƣ liệu quý để các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá và tìm ra những cây thuốc quý với phục vụ cho chuyên ngành của mình. Mỗi tên gọi cây thuốc đƣợc các nhà khoa học đặt tên đều rất thú vị và là tiền đề để nghiên cứu sinh hƣớng tới luận án của mình trong lĩnh vực Ngôn ngữ học. Bởi vì, đây là vấn đề hoàn toàn mới chƣa đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm một cách toàn diện. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về định danh Tác giả Paul Siblot với bài viết De la dénomination à la nomination (từ định danh đến đặt tên) đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh về định danh và ông đã đƣa ra kết luận rằng: định danh thuộc phạm vi ngữ ngôn, còn đặt tên thuộc phạm vi lời nói [Tạp chí Praxématique, 2001, tr.208-214]. Tác giả Nguyễn Thúy Khanh với đề tài Đặc điểm định danh trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, 1994, tr.76-81), Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (Luận án Phó Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1996) đã cho chúng ta thấy đƣợc khá cụ thể và sâu sắc về lĩnh
  • 22. 18 vực định danh qua đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ngữ nghĩa của các tên gọi động vật. Bàn về tên chung và tên riêng, tác giả Phạm Tất Thắng với công trình Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt (Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1996); Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1996, tr.28-33]. Trong Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học của tác giả Dƣơng Kì Đức với đề tài Các đơn vị định danh đa thành tố, một cách tiếp cận từ điển học tương phản (Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1993), ông cũng đã bàn về ngữ nghĩa và chức năng của tên riêng và có thể thấy đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong giới Ngôn ngữ học. Tác giả Trần Hoàng Anh với bài viết Lớp từ chỉ tên gọi cá ở Đồng Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh (Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 2014, tr.55-62] cho chúng ta hƣớng tiếp cận có tính liên ngành. Từ góc độ ngôn ngữ, cá và tên gọi của cá ở Đồng Tháp Mƣời đƣợc khảo sát để chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của một lớp từ cụ thể. Bài viết tìm hiểu vấn đề định danh trên cơ sở ngữ liệu dƣới dạng các từ và cụm từ. Tác giả Nguyễn Chi Lê có bài viết Đặc điểm định danh các vị Đông dược trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, 2013, tr.49-61] đã tìm hiểu đặc điểm định danh của các vị Đông dƣợc trong tiếng Việt theo các phƣơng diện: nguồn gốc của tên gọi, kiểu ngữ nghĩa của tên gọi và đặc điểm cách thức biểu thị của tên gọi. Tác giả Đỗ Việt Hùng trong bài Nhận thức cộng đồng người Việt về thế giới (thông qua phương thức định danh sự vật, hiện tượng của từ ghép chính phụ) (Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, 2012, tr.11-18] cho chúng ta hiểu rõ hơn về định danh sự vật, hiện tƣợng mới thông qua tiểu phƣơng thức ghép chính phụ. Nhƣ vậy, sự xuất hiện từ ghép trong tiếng Việt (nhất là từ ghép chính phụ)
  • 23. 19 tƣơng ứng với quá trình nhận thức của ngƣời Việt theo hƣớng cá thể hóa để định danh cho sự vật, hiện tƣợng… Tác giả Nguyễn Đức Tồn và Huỳnh Thanh Trà (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1994, tr.17-25) trong bài viết Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ sự kết thúc cuộc đời của con người đã nêu rõ quan điểm về danh học và ngữ nghĩa của chúng nhằm làm sáng tỏ hơn đặc điểm của cách định danh động từ nói chung, động từ nội động nói riêng trong tiếng Việt. Những quy luật, mô hình định danh tìm đƣợc ở khu vực từ vựng - ngữ nghĩa sẽ là định hƣớng chiến lƣợc khi sáng tạo từ ngữ mới trong địa hạt ngôn ngữ nghệ thuật. Định danh sự vật có liên quan đến sông nước vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ của tác giả Hồ Văn Tuyên (Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 2013) đã chỉ ra đặc điểm riêng về định danh sự vật liên quan đến sông nƣớc qua các tên gọi ở đồng bằng sông Cửu Long, qua đó làm rõ những nét đặc trƣng về ngôn ngữ và văn hóa của vùng sông nƣớc này. Tác giả Chănphommavông với đề tài Đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận con người tiếng Lào (có xem xét trong mối quan hệ với tiếng Việt) (Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, 1999) nghiên cứu các đơn vị chỉ bộ phận cơ thể ngƣời tiếng Lào nhằm làm sáng tỏ quy luật định danh cũng nhƣ quy luật phát triển nghĩa của từ tiếng Lào (từ đơn, từ ghép và ngữ định danh). Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn “Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)” làm đề tài cho luận án của mình. Để hoàn thành đề tài này, nghiên cứu sinh dựa trên cơ sở lí thuyết chung về định danh, từ đó rút ra cơ sở lí luận về định danh tên cây thuốc Việt Nam. Vì mỗi tên cây thuốc đƣợc đặt theo tên khoa khoa là tiếng Latinh, do đó nghiên cứu sinh có liên hệ so sánh tên cây thuốc tiếng Việt và tên Latinh dƣới góc độ là danh pháp khoa học. Dựa trên ngữ liệu khảo sát 1.966 đơn vị tên gọi cây
  • 24. 20 thuốc Việt Nam và phần tƣơng đƣơng với nó là tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh, nhằm đƣa ra những đặc điểm làm sáng tỏ vấn đề định danh tên cây thuốc thông qua nguồn gốc, cấu tạo, cơ sở định danh và đặc trƣng văn hóa - dân tộc của ngƣời Việt thể hiện qua việc đặt tên cây thuốc Việt Nam. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong nghiên cứu, nghiên cứu sinh đƣa ra một số khái niệm có liên quan đến lí thuyết định danh nhƣ tên gọi, định danh và đặt tên,… để triển khai việc nghiên cứu về tên gọi cây thuốc Việt Nam một cách rõ ràng và cụ thể hơn. 1.2.1. Tên gọi Trong ngôn ngữ học, có rất nhiều quan niệm về tên gọi. Vậy tên gọi là gì? “Đó là kí hiệu khu biệt, là một đặc tính đập vào mắt ta mà ta coi đó là đại diện của sự vật, nó nói lên đặc tính của sự vật, để tưởng tượng lại sự vật trong tổng thể của nó” [Lênin, 1962, tr.88]. Theo Nguyễn Thiện Giáp, tên gọi (name) là “Một hình thức ngôn ngữ dùng để phân biệt ra một người, một chỗ, một vật duy nhất. Về ngữ pháp, mỗi tên gọi là một danh ngữ. Tên gọi gồm có nhân danh và địa danh. Các tên cũng có thể đặt cho tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, đường sắt, sách, báo,... cho những cái mà con người cho là quan trọng. Thực tiễn đặt tên có sự khác nhau đáng kể giữa các ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học nhân chủng thường quan tâm nghiên cứu những thực tiễn này” [Nguyễn Thiện Giáp, 2012, tr.469]. Về bản chất của tên gọi, xét trong mối quan hệ giữa khách thể và tên gọi thì: “Tên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chính ngay bản chất của sự vật”, hay “tên gọi một vật rõ ràng là không liên can gì đến bản chất của sự vật đó cả,…» [Mác, Ăngghen, Lênin bàn về ngôn ngữ, 1962, tr.28-89]. Tên gọi là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng nên nhìn chung, nó phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ có tính khái quát, tính trừu tƣợng và mất khả năng gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng. Về
  • 25. 21 mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính và có tác dụng phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. “Tri giác cảm tính cho ta sự vật, tri giác lí tính cho ta tên gọi. Không có gì tồn tại trong lí trí mà lại không tồn tại trong tri giác cảm tính. Nhưng cái tồn tại thực tế trong tri giác cảm tính thì chỉ tồn tại bằng tên gọi trong lí trí” [Mác, Ăngghen, Lênin bàn về ngôn ngữ, 1962, tr.88]. Con ngƣời đã tạo ra ngôn ngữ bằng các tri giác, phân cắt hiện thực khách quan, gọi tên hiện thực để tạo ra các đơn vị từ vựng và ghép những tên gọi ấy lại để tạo ra các từ tố và câu. Nhƣ vậy, chính nhu cầu nhận thức thế giới buộc con ngƣời phải vƣợt qua giai đoạn tri giác cảm tính và tiến hành tƣ duy trừu tƣợng. Đƣơng nhiên, con ngƣời không thể tƣ duy bằng các sự vật, hiện tƣợng cụ thể nhƣ nó vốn có trong hiện thực. Tên gọi đã tách các sự vật, hiện tƣợng cụ thể ấy ra khỏi môi trƣờng thực tiễn (hay thế giới hiện thực) của chúng, đƣa chúng vào trong lí trí của con ngƣời (tức là vào môi trƣờng tinh thần) dƣới dạng các tên gọi nhƣ những đơn vị cơ bản của tƣ duy trừu tƣợng và đƣợc hình dung một cách rõ ràng “trong tính chỉnh thể của nó”. Nhờ có tên gọi mà các sự vật, hiện tƣợng khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, trong sự phân biệt rành mạch với các sự vật, hiện tƣợng đƣợc gọi tên khác. Nói cách khác, “tên gọi đã làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên có “cá tính” trong tư duy” [Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.95]. Nếu đối tƣợng xung quanh con ngƣời không có tên gọi thì con ngƣời sẽ không phân biệt đƣợc đâu là A, đâu là B và sẽ ảnh hƣởng đến quá trình giao tiếp và tƣ duy. “Con người cần đến các tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” vì “mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [Đỗ Hữu Châu, 1998, tr.192]. Các tên gọi làm cho tƣ duy của con ngƣời trở nên rành mạch, sáng sủa. Chính vì vậy, “nguyên tắc tạo thành các tên gọi là
  • 26. 22 nguyên tắc có lí do nhưng nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động bình thường của nó là nguyên tắc không có lí do” [Đỗ Hữu Châu, 1998, tr.166]. Và “Trong lịch sử ngôn ngữ, có lẽ không có ngôn ngữ nào mà lấy tổ hợp âm vốn vô nghĩa để làm tên gọi cho một đối tượng mới” [Nguyễn Đức Tồn, 2002, tr.43]. Nếu không có lí do thì con ngƣời khó mà đặt đƣợc tên gọi cho một sự vật mới. Tên gọi là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng nên nhìn chung nó phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ có tính khái quát, tính trừu tƣợng và mất khả năng gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng. Về mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính và có tác dụng phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. Mặc dù lí tƣởng phải lựa chọn đƣợc đặc trƣng bản chất nghĩa là đặc trƣng tiêu biểu để gọi tên nhƣng với điều kiện đặc trƣng đó phải bảo đảm cả giá trị khu biệt. “Ý nghĩa phản ánh đặc tính mà ta lấy để gọi tên toàn bộ sự vật chính là ý nghĩa làm căn cứ trong tên gọi. Trong ngôn ngữ học, người ta gọi ý nghĩa ấy là ý nghĩa gốc hay hình thái bên trong của tên gọi” [Nguyễn Thiện Giáp, 2015, tr.463]. Vì vậy, hiện thực khách quan đƣợc hình dung nhƣ là cái biểu vật của tên gọi. Còn tên gọi là một dãy âm thanh đƣợc phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối quan hệ giữa cái biểu nghĩa và cái biểu vật cùng xu hƣớng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của định danh. Nhờ có tên gọi mà chúng ta không bị nhầm lẫn khi xác định sự vật, hiện tƣợng. Xã hội ngày càng phát triển, tƣ duy con ngƣời ngày càng tinh tế và sâu sắc; hàng loạt sự vật, hiện tƣợng mới ra đời cần có tên gọi tƣợng thích. Vì thế, chức năng định danh của từ phải đáp ứng đƣợc điều đó.
  • 27. 23 Quá trình hình thành tên gọi đƣợc gọi là sự phạm trù hóa hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ. Sự phạm trù hóa đó không đồng nhất đối với các ngôn ngữ khác nhau. Từ lâu, trong ngôn ngữ học đã thừa nhận sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau trong các ngôn ngữ. Thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ giống nhƣ một giải liên tục, khi đi vào ngôn ngữ đƣợc chia cắt thành những phân đoạn. Những phân đoạn này ở các ngôn ngữ không giống nhau trong khi chúng tƣơng ứng với cùng một lĩnh vực thực tế khách quan nhƣ nhau. Đối với tên gọi là các từ và ngữ, sự phạm trù hóa hiện thực khách quan chính là cách thức chia tách ra thành các phạm trù. Theo một số nhà nghiên cứu, có hai nguyên tắc cơ bản trong quá trình định danh. Thứ nhất, tên gọi (cái biểu thị) phải có mối liên hệ nhất định với ý nghĩa của nó (cái đƣợc biểu thị). Thứ hai, tên gọi phải phân biệt đƣợc sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện tƣợng khác, tức là cần phải chọn đặc trƣng làm cơ sở định danh sao cho chúng có giá trị khu biệt. 1.2.2. Định danh và đặt tên Trong ngôn ngữ học, khái niệm định danh đƣợc các tác giả khái quát theo nhiều cách khác nhau. G.V. Consanski quan niệm: định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc trung nhất của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của đối tượng cũng như quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” [Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn, 2008, tr.164]. Định danh là một nhu cầu của ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan. Định danh đã thể hiện khả năng tƣ duy của con ngƣời, giúp ích cho tƣ duy của con ngƣời.
  • 28. 24 Từ điển Nouveau Petit Robert 1993 cũng đƣa ra định nghĩa về định danh nhƣ sau: “Định danh là dùng danh từ để chỉ một người, một vật. Là tên gọi gắn cho một vật; là sự gọi tên, sự biểu hiện vật chỉ” [Siblot P., 2001, tr.506]. Nhƣ vậy, nghĩa của từ định danh ở đây khiến ngƣời ta nghĩ quá trình này chỉ liên quan đến danh từ. Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng, định danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [Nguyễn Nhƣ Ý, 1996, tr.89]. Hoàng Văn Hành đƣa ra định nghĩa: “Định danh là đơn vị từ vựng của ngôn ngữ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình…” [Hoàng Văn Hành, 1991, tr.22]. Có nghĩa là chức năng định danh ở đây thƣờng vẫn đƣợc dẫn nhƣ một tiêu chí xác định từ: “Từ là đơn vị định danh có tính định hình hoàn chỉnh (cả về ngữ âm và ngữ pháp) và tính thành ngữ” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.187]. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm về định danh: “Ấn định các đơn vị ngôn ngữ làm tên gọi cho các sự vật, hiện tượng, quan hệ trong thực tế khách quan hay các khái niệm trong tư duy của con người. Định danh là hành vi đặt tên chú trọng cả mối quan hệ liên diễn ngôn, nó thuộc phạm vi ngữ ngôn trong khi đặt tên thuộc phạm vi lời nói. Trong các biểu thức định danh tích lũy những thành tố của quá trình phạm trù hóa. Đặt tên là hành vi diễn ra trước khi ghi lại những biểu thức định danh. Chính sự lặp đi lặp lại những hình thức hiện thực hóa trong diễn ngôn sẽ tạo nghĩa cho phạm trù được thiết lập và biến các cách dùng thành thói quen sử dụng. Định danh là hệ quả của sự đặt tên và thói quen sử dụng chỉ là tập hợp những cách sử dụng đã có” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.162]. Nói cách khác, định danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tƣợng. Hành vi định danh bao giờ cũng gắn với hành vi
  • 29. 25 phân loại và quá trình định danh một sự vật, tính chất bao gồm hai bƣớc, đó là quy loại khái niệm và chọn đặc trƣng khu biệt. Bàn về vấn đề đặt tên, Nguyễn Thiện Giáp quan niệm nhƣ sau: “Đặt tên là quá trình phân biệt, dùng biểu thức ngôn ngữ làm tên gọi cho sự vật, hiện tượng, quan hệ và khái niệm căn cứ vào tính chất của chúng. Người ta không diễn đạt được những sự vật “vì chính nó” một cách nội tại và tuyệt đối. Do không thể đặt tên đối tượng “cho chính nó và từ chính nó”, người ta gọi nó như nó xuất hiện trước mắt mình và liên quan đến mình, như mình nhận thức nó. Mọi hình thức đặt tên đều biểu hiện cái nhìn về sự vật được gọi tên dưới góc độ nào đó, từ quan điểm của người nói. Đặt tên là sự lựa chọn một cách gọi tên, đơn giản hoặc phức tạp, đã hoặc chưa từ vựng hóa, trong đó người nói bày tỏ lập trường và quan điểm của mình về đối tượng được đặt tên” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.155]. Do đó, trong thao tác đặt tên, mối quan hệ với đối tƣợng đƣợc đặt tên còn đƣợc bổ sung thêm mối quan hệ với những hình thức định danh khác có thể có cho cùng đối tƣợng. Thông thƣờng, ngƣời ta chọn những thuộc tính cơ bản để định danh: “Khi định danh một sự vật, không có gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó” [Nguyễn Đức Tồn, 2002, tr.37]. Vì vậy, những thuộc tính đó phải là những thuộc tính gắn với sự vật trong mọi điều kiện, không có nó sự vật không thể tồn tại, thuộc tính đó biểu thị bản chất của sự vật định danh và phân biệt nó với sự vật khác. Nói cách khác, khi định danh, trong số rất nhiều đặc trƣng của một sự vật, hiện tƣợng, tính chất hay quá trình, ngƣời ta chỉ chọn đặc trƣng tiêu biểu, phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật. Tuy nhiên, khi định danh các đối tƣợng do chung những thuộc tính cơ bản nào đó trong chất của mình và chỉ khác nhau ở những thuộc tính không cơ bản, ngƣời ta sẽ không chọn đặc trƣng cơ bản mà phải chọn đến loại đặc trƣng không cơ
  • 30. 26 bản nhƣng có giá trị khu biệt để làm cơ sở cho tên gọi. Bên cạnh đó, việc chọn đặc trƣng để làm cơ sở định danh cho những đối tƣợng hay khái niệm thuộc phạm vi đời sống thông thƣờng có thể có những trƣờng hợp không cần chọn đặc trƣng bản chất, miễn là đặc trƣng ấy đủ để khu biệt giúp nhận diện đƣợc đối tƣợng hay khái niệm cần định danh. Nhƣ vậy, định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ của ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hoặc hành động,… Yêu cầu của một tên gọi là: (1) Phải khái quát, trừu tƣợng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng vì nó là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng; (2) Các tên gọi có tác dụng phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. “Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa nhưng phải là một đơn vị cấp độ từ mới có thể định danh. Nhưng chỉ có các thực từ mới có chức năng định danh; còn các thán từ, liên từ, giới từ,… không có chức năng này” [Đỗ Hữu Châu, 1987, tr.59]. Do đó, đối tƣợng của lí thuyết định danh là nghiên cứu, miêu tả những quy luật về cách cấu tạo các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, về sự tác động qua lại giữa tƣ duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan. Cơ sở của sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trƣng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Qua nghiên cứu, luận án thấy rằng, mối quan hệ biện chứng giữa ngƣời nói và hiện thực mà ngƣời nói đặt tên hình thành từ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực đƣợc tạo ra trong mỗi tình huống thực tại hóa trong diễn
  • 31. 27 ngôn. Mọi hình thức đặt tên đều biểu hiện cái nhìn về vật đƣợc gọi tên dƣới một góc độ nào đó từ quan điểm của ngƣời nói. Trong mỗi trƣờng hợp thực tại hóa, tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp và “chiến lƣợc” phát ngôn, ngƣời nói lựa chọn một cách gọi tên dù đơn giản hay phức tạp, dù đã hoặc chƣa từ vựng hóa, trong đó ngƣời nói bày tỏ quan điểm của mình về đối tƣợng đƣợc đặt tên. Vấn đề này liên quan đến mọi hình thức định danh trƣớc hết phải đƣợc xem xét ở cấp độ đó trƣớc khi xét đến hệ quả của việc giới hạn ở những cách gọi tên đặc biệt, bằng danh từ chẳng hạn. Khả năng nhận biết các tiếng nói trong từ ngữ có đƣợc là nhờ vào trí nhớ diễn ngôn có khả năng ghi lại và có thể hoạt động khi từ ngữ đƣợc thực tại hóa. Vì vậy, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, định danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tƣợng. Sẽ phù hợp hơn nếu thay thế quan điểm truyền thống về sự gọi tên trong ngôn ngữ dƣới dạng định danh bằng quan điểm: định danh (denomination) thuộc phạm vi ngữ ngôn; còn đặt tên (nomination) thuộc phạm vi lời nói. 1.2.3. Phƣơng thức định danh 1.2.3.1. Định danh bằng chất liệu bản ngữ (định danh cơ sở) Để định danh một khách thể mới, ngƣời ta sử dụng những yếu tố vốn có trong ngôn ngữ, tức là sử dụng những hình thức đã biết để biểu hiện một nội dung mới diễn ra hoặc bằng cách tổ chức lại các đơn vị đã có sẵn, những yếu tố đã có sẵn theo mô hình nhất định… Đây là phƣơng thức định danh trực tiếp. Trong định danh trực tiếp, các tên gọi đƣợc thể hiện ra bằng các từ, sự gọi tên để tạo ra các từ (định danh sự vật) gồm ba yếu tố: “thứ nhất, một dãy âm tố có liên hệ với nhau tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó, tức là vỏ âm thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được gọi bằng từ đó; thứ ba, ý nghĩa mà từ gây ra trong ý thức chúng ta. Tất cả ba yếu tố này gắn với nhau” [Rozdextvenxki IU.V (Đỗ Việt Hùng dịch), 1997, tr.34]. Trên
  • 32. 28 cơ sở ý nghĩa của các từ đó mà đƣa ra những đặc điểm nào đó của đối tƣợng. Thông qua cách gọi tên nhƣ vậy, việc nêu những đặc trƣng của đối tƣợng cho phép so sánh, đối chiếu đối tƣợng này với đối tƣợng khác. Khi nghiên cứu từ vựng về mặt nguồn gốc ngƣời ta thƣờng đề cập đến khái niệm từ bản ngữ, tức là những đơn vị vốn có trong ngôn ngữ của ngƣời Việt. Từ bản ngữ của tiếng Việt chính là từ thuần Việt. Về khái niệm từ thuần Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định từ thuần Việt là những từ ra đời từ thời thƣợng cổ và tồn tại đến tận ngày nay. Đây là lớp từ cơ bản, từ gốc của tiếng Việt và là cơ sở của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Từ thuần Việt có số lƣợng lớn và mang tính dân tộc sâu sắc. Những từ ngữ thông thƣờng trong vốn từ toàn dân đƣợc sử dụng để cấu tạo nên tên gọi. “Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó, ngôn ngữ không thể có được và do đó cũng không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người” [Nguyễn Thiện Giáp, 2015, tr.301]. Vì vậy, quan niệm từ thuần Việt chỉ mang tính tƣơng đối: “…ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, tất cả những từ còn lại thường được gọi là những từ thuần Việt” [Nguyễn Thiện Giáp, 1999, tr.236]. Những từ đƣợc gọi là thuần Việt trùng với từ vựng gốc của tiếng Việt. Chúng là những từ biểu thị sự vật, hiện tƣợng cơ bản nhất và tồn tại từ rất lâu. Và nó cũng chính là cơ sở để tạo ra các từ mới, làm giàu cho từ vựng tiếng Việt nói chung. Về ngữ âm, các từ thuần Việt trƣớc hết là những từ do ngƣời Việt tự sáng tạo dựa trên những chất liệu thuần Việt hoặc mƣợn một yếu tố có cơ sở
  • 33. 29 từ tiếng Hán nhƣng đƣợc cấu tạo theo lối tƣ duy của ngƣời Việt, phản ánh đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Về nội dung ý nghĩa, các từ phản ánh sâu sắc những đặc trƣng văn hóa - tƣ duy của dân tộc Việt, những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày: con vật, đồ vật, tƣ duy, cách nhìn, cách đánh giá mang đậm màu sắc nông thôn của ngƣời Việt. Về màu sắc phong cách, các từ thƣờng mang sắc thái dân dã, gần gũi, mộc mạc, đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Việt. Về phƣơng diện cấu tạo từ, Phan Ngọc cho rằng: “bất kì âm tiết nào có thể hoạt động thành từ đơn tiết đều được xem là từ thuần Việt. Nói khác đi, theo cảm thức ngôn ngữ của người Việt, nghe một từ đơn tiết thì ngay lập tức người Việt cấp cho nó danh hiệu từ thuần Việt, sự phân biệt giữa từ thuần Việt với từ Hán - Việt hay ngoại lai chỉ bắt đầu từ từ song tiết trở lên mà thôi” [Phan Ngọc, 2005, tr.10]. Nhƣ vậy, có thể dựa vào ba tiêu chí: ngữ âm, ngữ nghĩa và màu sắc phong cách để nhận diện từ thuần Việt và từ Hán - Việt. Nhƣ chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm ngữ âm nổi bật của loại hình ngôn ngữ này là âm tiết tính. Từ càng có tính đơn tiết thì càng có tính thuần Việt. Điều này cũng có nghĩa là khi hình thức ngữ âm của một đơn vị vay mƣợn càng xa ngôn ngữ nguồn, càng mang các đặc điểm điển hình của từ tiếng Việt thì mức độ Việt hóa càng cao. Trong thực tế nói năng, ngƣời ta không quan tâm đến lịch sử của các từ. “Anh ta cảm thấy từ này thuần Việt, từ kia Hán Việt, từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này nghe sang trọng, từ kia nghe mộc mạc, từ này nghe kêu, từ này ít âm hưởng nghe không kêu…” [Phan Ngọc, 2005, tr.10]. Có thể nói, chính cảm thức ngôn ngữ của mỗi ngƣời là yếu tố quyết định tính thuần Việt hay phi thuần Việt của các từ. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc từ thuần Việt không phải là dễ dàng và khó có thể thực hiện đƣợc. Khái niệm từ thuần Việt ở đây cần đƣợc hiểu một cách tƣơng đối và còn nhiều điều cần thảo luận thêm.
  • 34. 30 Quan điểm về từ thuần Việt nhƣ trên cũng là cơ sở để luận án tiến hành nhận diện các từ gọi tên cây thuốc Việt Nam có nguồn gốc thuần Việt. 1.2.3.2. Định danh trên cơ sở chuyển đổi tên gọi (định danh phức hợp) Quá trình định danh gắn với sự xuất hiện nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tƣợng mới xuất hiện. Con đƣờng định danh hóa từ ngữ thông thƣờng là con đƣờng biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa định danh). Thực ra, nghĩa định danh đó là nghĩa phái sinh trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ ngữ thông thƣờng hoặc trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Đây có thể gọi là phƣơng thức định danh gián tiếp, hay còn gọi là định danh thứ cấp. Những từ ngữ thông thƣờng trong vốn từ toàn dân đƣợc sử dụng để cấu tạo nên tên gọi. Những từ thƣờng đƣợc định danh hóa phải là những từ có đặc điểm tƣơng đồng với khái niệm mà tên gọi biểu thị về mặt ngữ nghĩa. Nói một cách đơn giản thì khi nhìn vào ngữ nghĩa của từ ngữ thông thƣờng ta có thể phần nào suy ra nghĩa của từ đƣợc định danh. “Khả năng biến đổi ý nghĩa của từ nhiều nghĩa thông thường (nghĩa biểu niệm) có thể đi đến giới hạn là nghĩa định danh. Đó là trường hợp cái biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ và cái biểu vật giữa nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì thay đổi” [Xtepanov. Ju. X., 1977, tr.45]. Vì vậy, phƣơng thức ghép đƣợc hiểu là phƣơng thức tạo từ mới trên cơ sở ghép các yếu tố với nhau. Nhờ có tên gọi mà chúng ta không bị nhầm lẫn khi xác định sự vật, hiện tƣợng. Xã hội ngày càng phát triển, tƣ duy con ngƣời ngày càng tinh tế và sâu sắc; hàng loạt sự vật, hiện tƣợng mới ra đời cần có tên gọi tƣơng thích. Vì thế, chức năng định danh của từ phải đáp ứng đƣợc điều đó. Về phƣơng thức định danh của tiếng Việt xét từ góc độ cấu tạo, ngoài từ đơn - là những từ xuất hiện sớm nhất trong tiếng Việt (so với từ ghép và từ láy) với các xu hƣớng chuyển nghĩa, còn cần quan tâm đến các phƣơng thức
  • 35. 31 cấu tạo từ, đặc biệt là phƣơng thức ghép. Phƣơng thức ghép đƣợc hiểu là phƣơng thức tạo từ mới trên cơ sở ghép các hình vị với nhau. Có thể chia phƣơng thức ghép thành hai kiểu là ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tuy nhiên, ghép chính phụ là tiểu phƣơng thức đƣợc sử dụng nhiều hơn trong quá trình định danh các sự vật, hiện tƣợng mới. Quá trình này phản ánh cụ thể hóa trong nhận thức cộng đồng: “Nhận định này hoàn toàn có thể được chúng minh bằng quá trình xuất hiện, quá trình sản sinh các từ ghép” [Đỗ Việt Hùng, 2012, tr.11]. Do đó, sự xuất hiện các từ ghép trong tiếng Việt (nhất là từ ghép chính phụ) tƣơng ứng với quá trình nhận thức của ngƣời Việt theo hƣớng cá thể hóa để định danh cho sự vật, hiện tƣợng... Thế giới hiện thực có thể đƣợc phân cắt thành những mảnh nhỏ, những đoạn cắt có không giống nhau giữa các dân tộc, các vùng miền. Do vậy, tên gọi về đối tƣợng cũng khác nhau và xuất hiện một số từ phái sinh có ý nghĩa định danh biệt loại. Ở đây, chúng ta sẽ thấy đƣợc đặc điểm tƣ duy, cách quan sát tỉ mỉ, cụ thể, tinh tế của chủ nhân đặt tên gọi đó. Rõ ràng, đối tƣợng định danh đã có từ lâu đời và có sức ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của nhân dân. Khi tƣ duy và tri nhận, qua các thuộc tính, đặc điểm đƣợc lựa chọn gọi tên cho ta thấy nó rất gần gũi xung quanh mình. Nếu không thì làm sao nhân dân ta lại phân loại và gọi tên nó một cách chi tiết và đa dạng đến nhƣ vậy. Những nét văn hóa ấy vừa là chung nhƣng cũng rất riêng của ngƣời Việt. Nhƣ vậy, trong quá trình tri nhận và định danh, nhân dân ta không chỉ “xoay quanh các mặt khác nhau của đối tượng về phía mình” [Nguyễn Đức Tồn, 2002, tr.114] để rồi không chỉ chọn một đặc điểm mà cùng một lúc có thể chọn nhiều đặc điểm để đặt tên cho một đối tƣợng. Nói cách khác, họ đã xoay đối tƣợng định danh về phía mình nhiều lần: lần đầu để có tên gọi bậc 1 (mang tính khái quát), lần thứ hai và thứ ba… để có tên gọi bậc 2 và bậc 3… (mang tính cụ thể). Số lƣợng bậc trong định danh hay nói cách khác, mức độ biệt hóa của
  • 36. 32 tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc trƣng của sự vật cần phải khu biệt để định danh. 1.2.3.3. Định danh dựa vào việc vay mượn ngôn ngữ khác (mượn tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu) Từ vay mƣợn là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa, là kết quả của sự giao lƣu qua lại giữa các dân tộc, quốc gia. Nghiên cứu tiến trình thâm nhập của từ ngoại lai giúp hiểu rõ lịch sử tiếp xúc qua lại giữa các dân tộc. Trên bình diện ngôn ngữ học, từ ngoại lai nói chung và từ vay mƣợn nói riêng là từ ngữ của ngôn ngữ có xuất xứ ngoài tiếng Việt. Bởi vì ngôn ngữ cũng nhƣ văn hóa rất ít loại tự mình hoàn thiện. Ngôn ngữ khi tiếp xúc bổ trợ qua lại sẽ chịu ảnh hƣởng lẫn nhau, ảnh hƣởng này từng bƣớc tác động đến mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ảnh hƣởng đơn giản nhất giữa một ngôn ngữ đến ngôn ngữ khác là sự “vay mƣợn” từ. Bất cứ quốc gia, dân tộc nào trong dòng chảy lịch sử phát triển của mình đều không thể đứng độc lập, hoàn toàn bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp, mà tất yếu phải tiến hành tiếp xúc và giao lƣu với dân tộc khác, vì vậy dƣờng nhƣ bất kì kho từ vựng của ngôn ngữ nào cũng bao hàm một số lƣợng nhất định từ vay mƣợn. Khi ngƣời sử dụng ngôn ngữ mô phỏng một từ trong ngôn ngữ khác, đem quy tắc phát âm và cách sử dụng từ này nạp vào hệ thống ngôn ngữ của mình, quá trình này đƣợc gọi là vay mƣợn, các từ này đƣợc gọi là từ ngoại lai hay từ vay mƣợn. Theo cách hiểu chung, “từ ngoại lai” hay từ vay mƣợn là loại từ vốn không thuộc ngôn ngữ dân tộc mình, là loại từ ngữ do chịu ảnh hƣởng của dân tộc khác mà phát sinh. Do vậy, tiếng Việt tiếp nhận chúng cả về nội dung và hình thức. Nhƣ vậy, từ mƣợn là “Những từ được tiếp nhận từ ngôn ngữ khác cả hình thức và ý nghĩa, với một sự thay đổi nào đó cho phù hợp với bản ngữ. Khi nhập tịch một từ của ngôn ngữ khác, người ta thường dùng hình thức
  • 37. 33 chuyển tự hoặc phiên âm. Đối với tiếng Việt, từ mượn là những từ được tiếp nhận từ các ngôn ngữ khác sau khi nó hình thành. Đó là những từ tiếng Việt mượn của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga và các ngôn ngữ khác có quan hệ tiếp xúc với tiếng Việt. Một điều đáng chú ý là các từ tiếng Việt mượn tiếng Hán qua con đường sách vở thường được đọc theo âm Hán - Việt; những từ mượn tiếng Hán qua con đường khẩu ngữ thì đọc theo âm địa phương nào đó của Trung Quốc; những từ mượn của các ngôn ngữ Ấn - Âu thường có dạng chuyển tự hoặc phiên âm. Tất cả các từ mượn đều bị Việt hóa về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp với mức độ khác nhau. Những từ mượn có mức độ Việt hóa thấp, vẫn còn giữ nhiều dấu ấn của ngoại ngữ được coi là những từ ngoại lai, những từ mượn có mức độ Việt hóa cao có thể trở thành những từ thuần Việt đồng đại” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.560]. a) Mượn tiếng Hán Nguồn tiếp nhận trƣớc hết vẫn phải kể đến tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đƣờng sách vở thì những từ gốc Hán đƣợc đọc theo cách đọc Hán - Việt. Nếu tiếp nhận qua con đƣờng khẩu ngữ thì từ ngoại lai đƣợc đọc theo âm địa phƣơng nào đó. Trên thực tế, hầu nhƣ không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đƣờng “tự nó”. Trong những ngôn ngữ đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp... ngƣời ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mƣợn, hoặc có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Nhƣ vậy, từ Hán - Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận và đọc theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó đƣợc duy trì cho đến tận ngày nay. Vì vậy, các từ Hán - Việt có vị trí đặc biệt quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lƣợng không nhỏ và sức sản sinh rất mạnh. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống ngƣời Việt, nhất là trong lĩnh vực Đông y. Vì vậy, điều quan trọng là
  • 38. 34 chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lí các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc Hán sao cho thỏa đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm giảm bớt bản sắc tiếng nói của dân tộc. Kho tàng tiếng Việt có một số lƣợng không nhỏ các từ ngữ vay mƣợn tiếng Hán. Sở dĩ nhƣ vậy có nhiều nguyên nhân đƣa lại, trong đó, bề dày lịch sử hang ngàn năm của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa Hán và Việt là nguyên nhân quan trọng nhất. Do vậy, khi xác định từ Hán - Việt trong định danh tên gọi cây thuốc, chúng tôi bắt đầu từ việc nhận diện theo các cách mà các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra nhƣ sau: Tác giả Nguyên Văn Tu (1976) đã nêu hai cách mà tiếng Việt mƣợn của tiếng Hán, đó là mƣợn nguyên văn và dịch từ tiếng Hán. Tác giả Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang (1978) đã chia từ ngữ Hán - Việt thành hai loại, đó là: Loại có gốc Hán: đƣợc hình thành thông qua con đƣờng kinh sử và đƣợc du nhập vào tiếng Việt từ rất lâu đời, chúng còn giữ nguyên hình của từ ngữ gốc. Loại do ngƣời Việt tạo lập bằng chữ Hán: loại này xuất hiện thƣa thớt trong vốn từ vựng tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1986) cho rằng trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nhiều từ ngữ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt đã đƣợc Việt hóa và hoạt động nhƣ những từ ngữ tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Thị Tân (2008) trong công trình nghiên cứu khá đầy đủ về thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt đã rút ra khái niệm nhƣ sau: Nguồn gốc Hán thƣờng để lại dấu vết ở ba phƣơng diện: ngữ âm, hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa. Về mặt ngữ âm, tất cả các yếu tố đều có cách đọc Hán - Việt, các yếu tố phi Hán - Việt (tức là yếu tố Hán - Việt + yếu tố phi Hán - Việt) và
  • 39. 35 các thành tố đều là phi Hán - Việt. Về cấu trúc, gồm bốn dạng là giữ nguyên cấu trúc trong đơn vị gốc, thay đổi cấu trúc của đơn vị gốc, giữ nguyên các yếu tố trong đơn vị gốc và thay đổi các yếu tố của đơn vị gốc. Về nội dung ý nghĩa, các từ ngữ gốc Hán mang nghĩa biểu trƣng, có sắc thái trang trọng, tao nhã. Nghĩa của các từ ngữ Hán - Việt là nghĩa tổng thể đƣợc khái quát từ nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Bên cạnh đó, có những trƣờng hợp mà nghĩa của cả tổ hợp đƣợc tạo thành từ nghĩa cụ thể của các yếu tố cấu thành. b) Mượn ngôn ngữ Ấn - Âu * Giữ nguyên dạng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải giữ nguyên dạng khi mƣợn từ. Có thể là do chúng ta chƣa tìm đƣợc từ tƣơng ứng trong tiếng Việt, song cũng có thể là có từ tƣơng ứng nhƣng chƣa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc mức độ phổ biến của từ đó đối với ngƣời đọc chƣa cao, hoặc là từ tƣơng ứng trong tiếng Việt chƣa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm từng từ ngữ gốc. Giữ nguyên dạng gốc là tiếp nhận hoàn toàn từ ngữ nƣớc ngoài, không thay đổi gì và thƣờng đƣợc áp dụng cho những từ ngữ đƣợc viết theo hệ chữ cái Latinh. Vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài theo phƣơng thức giữ nguyên dạng có ƣu điểm nhất định, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, khi số lƣợng từ ngữ nƣớc ngoài đang vào tiếng Việt ngày càng nhiều và hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi chuyên môn trên toàn cầu đang diễn ra mạnh. Bên cạnh đó, con đƣờng vay mƣợn bằng cách giữ nguyên dạng từ ngữ nƣớc ngoài còn đảm bảo tính chính xác của từ ngữ. Theo chúng tôi, có lẽ chỉ nên sử dụng cách giữ nguyên dạng từ ngữ nƣớc ngoài khi không tìm đƣợc từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.
  • 40. 36 * Phiên âm: Phiên âm là “Dùng những kí hiệu quy ước thể hiện lời nói ra giấy. Bởi vì các hệ thống chữ viết quy ước hầu như không bao giờ đầy đủ để thể hiện cách phát âm hoàn toàn hiển ngôn và nhất quán, nên các nhà ngữ âm học đã nhận thấy cần phải sáng tạo ra một hệ thống kí hiệu của riêng mình để phiên âm các âm tố, các từ riêng biệt và lời nói mạch lạc” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.406]. Đây chính là hiện tƣợng tiếp nhận tên gọi các ngôn ngữ của nƣớc ngoài cả về nội dung và hình thức nhƣng đƣợc Việt hóa cho phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt. Các từ ngữ ở đây đƣợc phiên âm ngữ âm học, nghĩa là phát âm nhƣ thế nào thi ghi lại nhƣ thế. Chính vì thế, phiên âm ngữ âm gây nên nhiều biến thể của từ ngữ do mỗi ngƣời nghe lại có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, các từ ngữ đƣợc vay mƣợn theo phƣơng pháp này có những từ ngữ khá xa lạ với ngƣời bản ngữ cả về mặt chữ viết lẫn phát âm. Chẳng hạn có những từ ngữ gốc Latinh không phải ai cũng đọc và viết đƣợc, hoặc mỗi ngƣời đọc một kiểu khác nhau. Luận án thấy rằng đối với mỗi trƣờng hợp giữ nguyên dạng nên có cả chú thích cách phát âm. Mặc dù việc này không hề đơn giản vì nó liên quan đến chuẩn chính tả. Nhƣng nếu không có một cách phiên âm thống nhất thì lại gây ra sự khó khăn trong việc sử dụng và tra cứu. Vì vậy, theo nghiên cứu sinh với trƣờng hợp giữ nguyên dạng cần chú ý cả cách phát âm để thuận tiện cho việc sử dụng từ ngữ. 1.2.4. Đặc điểm cấu tạo các đơn vị định danh Khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh phân biệt các loại đơn vị định danh khác nhau. Xem xét từ số lƣợng đơn vị có nghĩa tham gia đơn vị định danh thì có sự phân biệt nhƣ sau: “Định danh đơn giản (định danh tổng hợp, định danh cơ sở, định danh bậc 1, định danh trực tiếp): được tạo bởi một đơn vị có nghĩa.
  • 41. 37 Định danh phức hợp (định danh phân tích, định danh miêu tả, định danh bậc 2, định danh gián tiếp): được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên” [Hoàng Văn Hành, 1998, tr.26]. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có sự phân biệt nhƣ sau: “Định danh gốc (định danh bậc 1): được tạo bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác” [Hoàng Văn Hành, 1998, tr.26]. Hồ Lê gọi đây là định danh phi liên kết hiện thực: “gọi tên những mẩu nhỏ nhất trong hiện thực mà một cộng đồng ngôn ngữ quan niệm đã chia cắt ra được và nắm bắt được từ hiện thực” [Hồ Lê, 1976, tr.102]. “Định danh phái sinh (định danh bậc hai): là những đơn vị định danh có hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thức ẩn dụ hay hoán dụ)” [Hoàng Văn Hành, 1998, tr.28] mà Hồ Lê gọi đây là định danh liên kết hiện thực: “để phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ, không chỉ gọi tên từng mẩu hiện thực nhỏ nhất mà còn phải gọi tên những tập hợp gồm nhiều mẩu hiện thực liên kết lại” [Hồ Lê, 1976, tr.102]. Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm đơn vị định danh đơn giản (định danh cơ sở) và đơn vị định danh phức hợp để phân biệt các tên gọi cây thuốc Việt Nam với tƣ cách là các đơn vị định danh. 1.2.4.1. Từ định danh a) Đơn vị cấu tạo từ Vấn đề từ luôn là vấn đề trọng tâm của việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và của Việt ngữ học nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề nhận diện và định nghĩa từ cho tới nay vẫn chƣa có sự thống nhất. Vì vậy, khi nghiên cứu định danh, cần phải xác định rõ khái niệm về từ và hình vị để từ đó có thể đƣa ra quan niệm thống nhất khi xác định thành tố cấu tạo tên gọi.
  • 42. 38 Nguyễn Tài Cẩn gọi hình vị tiếng Việt là tiếng và ông coi tiếng là đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt. Ông khẳng định: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [Nguyễn Tài Cẩn, 1975, tr.11]. Khảo sát thực tế tiếng Việt, tác giả đã nhận thấy có một loại đơn vị thƣờng quen gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay “chữ” cũng có giá trị là một đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt. Nhƣ vậy, “tiếng” là đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt, tƣơng ứng với khái niệm hình vị. Tác giả Cao Xuân Hạo cũng nhiệt thành ủng hộ quan điểm hình vị trùng với âm tiết của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, nhƣng ông tìm hiểu tổ chức cái hệ tôn ti của các đơn vị mang nghĩa và quy tắc cú pháp tiếng Việt khác với cơ chế của các ngôn ngữ châu Âu. “Về phương diện tâm lí ngôn ngữ học đơn vị tiếng trong tiếng Việt còn một vị trí tương đương với từ trong các ngôn ngữ châu Âu: nếu trong các ngôn ngữ này đơn vị được người bản ngữ phân xuất và nhận diện một cách rõ ràng nhất là từ, thì trong tiếng Việt đơn vị đó là tiếng” [Cao Xuân Hạo, 1999, tr.182]. Ông kết luận: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ. Và nếu ta có thể hình dung một ngôn ngữ Âu châu như một cơ chế hoạt động trên ba cái trục chính - âm vị, hình vị và từ, thì tiếng Việt dường như gộp ba cái trục ấy lại làm một: cái trục hợp nhất ấy là tiếng” [Cao Xuân Hạo, 1999, tr.210]. Còn Hồ Lê lại quan niệm: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa” [Hồ Lê, 1976, tr.104]. Nguyễn Văn Tu đồng tình với định nghĩa về từ của A.A. Budagôp: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh và vật chất) và có ý nghĩa có tính chất biện chứng và lịch sử” [Nguyễn Văn Tu, 1976, tr.34]. Hoàng Tuệ lại chấp nhận cái định nghĩa về từ của A. Meillet: “Từ là kết quả của một sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định
  • 43. 39 và một chỉnh thể ngữ âm nhất định, có khả năng giữ một chức năng ngữ pháp nhất định” [Hoàng Tuệ và các tác giả khác, 1962, tr.143]. Có thể nói, điểm chung về lí thuyết giữa các tác giả trên đây đều coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và phải xác định từ một cách toàn diện về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và chữ viết. Nguyễn Thiện Giáp đã căn cứ vào nhiều mặt khác của từ: mặt ngữ âm, mặt chính tả, mặt ngữ pháp, mặt ngữ nghĩa và coi từ mới là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Về phƣơng diện này, tác giả giống với quan điểm của Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu và nhiều nhà Việt ngữ học khác. “Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền” [Nguyễn Thiện Giáp, 2011, tr.125]. Nhƣ vậy, từ là đơn vị định danh sự vật, hiện tƣợng, quá trình… Tuy nhiên, không phải tất cả các từ đều có chức năng định danh. Chỉ thực từ mới có chức năng này. Trong vốn từ tiếng Việt, những từ đơn âm tiết là những đơn vị định danh gốc (bậc 1), những từ đa âm tiết, phần lớn song tiết là những đơn vị định danh phái sinh (bậc hai). Những đơn vị định danh gốc trở thành yếu tố cơ sở để tạo ra những đơn vị định danh phái sinh. Do đó, những đơn vị định danh gốc có cấu trúc tối giản và thƣờng mang nghĩa đen, còn những đơn vị định danh phái sinh có hình thức cấu trúc phức tạp và thƣờng mang nghĩa biểu trƣng. Những đơn vị định danh phái sinh của từ tiếng Việt thƣờng đƣợc hình thành theo phƣơng thức phụ nghĩa. Song việc lựa chọn yếu tố chính và phụ nhƣ thế nào còn “bị hạn chế bởi chính nếp nghĩ, nếp cảm, nếp tư duy của người Việt” [Bùi Minh Toán, 1999, tr.132]. Vì vậy, từ khiến nó trở thành trung tâm trong cơ cấu của ngôn ngữ là do: Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh. Tuy nhiên, không
  • 44. 40 phải tất cả các từ đều có chức năng định danh. Chỉ thực từ mới có chức năng này. Trong dãy ngữ đoạn, từ còn mang cả chức năng “phân biệt nghĩa”, làm bộc lộ ý nghĩa này hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa. Vì vậy, dựa vào các quan niệm về từ của tác tác giả, luận án xác định từ có thể là một hay nhiều âm tiết, là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. b) Phương thức cấu tạo từ Phƣơng thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào đơn vị cấu tạo để cho ta các từ. Trong tiếng Việt, từ đƣợc tạo ra chủ yếu theo các phƣơng thức sau: Từ hóa hình vị là phƣơng thức tạo từ bằng cách tác động vào bản thân một hình vị (tiếng) làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Ghép là phƣơng thức tác động vào hai hoặc hơn hai tiếng có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa nhƣ một từ. Láy là phƣơng thức tác động vào một tiếng cơ sở làm xuất hiện một tiếng láy giống tiếng cơ sở toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả tiếng cơ sở và tiếng láy tạo thành một từ láy. c) Phân loại từ theo phương thức cấu tạo Khi phân loại từ theo phƣơng thức cấu tạo cần phải chú ý đầy đủ tất cả các nhân tố tham gia vào cấu tạo từ để phát hiện ra cơ chế của cấu tạo từ. Nhƣ vậy, có thể phân chia các từ tiếng Việt về mặt cấu tạo nhƣ sau: Từ đơn Phƣơng thức từ hóa hình vị Từ ghép Phƣơng thức ghép Từ phức Từ láy Phƣơng thức láy
  • 45. 41 1.2.4.2. Cụm từ (ngữ) định danh Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những đơn vị từ vựng do các từ cấu tạo nên, thƣờng đƣợc gọi là thành ngữ hay cụm từ cố định. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi tổ hợp từ là một thành tố. Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một kiến trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn có nghĩa của câu. Các tổ hợp từ chưa thành câu (bao gồm tổ hợp từ tương đương câu và đoạn có nghĩa của câu) được gọi chung là tổ hợp tự do” [tr.5]. Về nguyên tắc, tổ hợp từ tự có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần còn lại trong tổ hợp từ này. Ngƣời ta gọi đó là giới ngữ. Tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ phục vụ ngữ pháp nhƣ vậy đƣợc gọi là cụm từ. Khi đề cập tới đơn vị này, các nhà Việt ngữ học đã đƣa ra những tên gọi khác nhau nhau cả về nội hàm và ngoại diên. Lê Văn Lý gọi là nhóm từ ngữ; tác giả Trƣơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết; Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu gọi là từ tổ; tác giả Nguyễn Tài Cẩn gọi là đoản ngữ; Cao Xuân Hạo gọi là ngữ đoạn,… Trong tiếng Việt có các loại cụm từ: cụm từ có danh từ làm thành tố chính gọi là cụm danh từ; cụm từ có động từ làm thành tố chính gọi là cụm động từ; cụm từ có tính từ làm thành tố chính gọi là cụm tính từ;… Nguyễn Thiện Giáp gọi chung những đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành là ngữ. Ngữ là những cụm từ có sẵn trong tiếng Việt, có giá trị tƣơng đƣơng với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ. Lý thuyết về trung tâm và ngoại vi đƣợc coi là một cơ sở lý luận để nhận diện và nghiên cứu vấn đề ngữ định danh trong ngôn ngữ học. Lý thuyết này do E. Rosh đề xuất năm 1976 gọi là lý thuyết về nguyên mẫu và đƣợc Lê Thị Hà tóm lƣợc nhƣ sau: «Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng một khái niệm X là một tập hợp những thuộc tính cần và đủ, nhờ đó chúng ta có thể nhận
  • 46. 42 diện được dạng xuất hiện cụ thể của X. Quan niệm này buộc chúng ta phải lựa chọn một cách dứt khoát một trong hai khả năng là X hay không phải là X khi chúng ta đứng trước những trường hợp cụ thể A, B, C, D… nhưng trên thực tế những trường hợp trung gian vừa là X vừa không phải là X lại là điều thường gặp » [Lê Thị Hà, 1998, tr.15]. Do đó, lý thuyết về nguyên mẫu đề xuất rằng khi xác định một khái niệm cần đƣa ra các nguyên mẫu của nó. Năm 1979, trong bài «Cách xử lý những hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ», Đỗ Hữu Châu đã vận dụng quan điểm về nguyên mẫu của E. Rosh và nâng lên thành lý thuyết về tâm và biên (trung tâm và ngoại vi) để xử lý những vấn đề về cấu tạo từ, về ngữ nghĩa, về các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa và cả những vấn đề dụng học trong các tác phẩm của ông sau đó. Có thể tóm tắt quan điểm của ông nhƣ sau: - Trong ngôn ngữ và trong thực tế, bên cạnh sự tồn tại của các hệ thống là sự giao thoa và giao chéo nhau giữa các hệ thống. Vùng giao chéo giữa các hệ thống là vùng của các hiện tƣợng trung gian, còn gọi là vùng ngoại vi. - Mỗi hệ thống đƣợc đặc trƣng bởi một trung tâm. Trung tâm của hệ thống và tập hợp của những đơn vị mang và chỉ mang những đặc trƣng tiêu biểu cho hệ thống đƣợc gọi là điển hình của hệ thống. - Các hệ thống trung gian đƣợc giải thích căn cứ vào các điển hình. Xét theo quan hệ với điển hình thì các hiện tƣợng trung gian ở những mức độ gần xa khác nhau đối với trung tâm của hệ thống. Do đó, cơ chế tạo nghĩa của ngữ định danh trong tiếng Việt nhƣ sau: - Dựa vào một thuộc tính chung, chỉ ra tổng loại của đối tƣợng hoặc một số thuộc tính riêng có giá trị phân biệt đối tƣợng ấy với các đối tƣợng khác trong cùng một tổng loại. Nếu đối tƣợng cần đặt tên là sự vật thì thuộc tính chung chỉ ra tổng loại sự vật, còn các thuộc tính riêng đƣợc nêu ra để phân biệt những sự vật trong cùng một tổng loại. Nếu đối tƣợng cần đặt tên là một