SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
VŨ LINH CHI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea
persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên - năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
VŨ LINH CHI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea
persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Quốc Hưng
Thái Nguyên – 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè
và nhiều cá nhân và tập thể.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Quốc Hưng – Giảng
viên Khoa Lâm nghiệp và ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế
và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Cư – Giám
đốc HTX Đông Nam dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã
giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại
HTX Đông Nam dược đã giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên
khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và
các bạn.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Vũ Linh Chi
ii
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn
(Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã
Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”., chuyên nghành Nông Lâm
Kết Hợp là chuyên nghành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề
tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2019
Xác nhận của GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người viết cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)
ThS. Trương Quốc Hưng Vũ Linh Chi
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................vii
Phần 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập...................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu .......................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế .............................................................. 4
2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn.................................................... 6
2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn................................................................ 6
2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn .............................................................. 7
2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam.......................... 8
2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu .......................................................... 10
2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu...... 12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới............................... 12
2.2.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam................................. 14
2.2.2.1 Khái quát những nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam.............. 14
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................... 22
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông ........................ 22
2.3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 22
iv
2.3.1.2. Địa hình - địa mạo............................................................................ 22
2.3.1.3. Khí hậu của khu vực ........................................................................ 22
2.3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.................................................... 23
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông............. 25
2.3.2.1. Điều kiện kinh tế.............................................................................. 25
2.3.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội ............................................................... 26
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG: VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.............................................................................................................. 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 29
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành............................................................. 29
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi........................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 30
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 30
3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp............................................... 30
3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................. 30
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................... 30
3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu............................................... 30
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 30
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất ............................................ 30
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất.................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32
4.1. Khái quát một số dự án được triển khai ở tỉnh Bắc Kạn........................ 32
4.1.1 Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn......................................................................................................... 32
4.1.2. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc
Kạn” tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 35
4.2. Đánh giá thực trạng phát triển cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược..... 36
v
4.2.1. Tình hình trồng cây dược liệu theo dự án tại HTX Đông Nam Dược 36
4.2.2. Định hướng phát triển cây dược liệu của HTX Đông Nam dược....... 37
4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Hoài sơn tại HTX Đông Nam Dược...... 38
4.3.1. Chi phí đầu tư cho 1ha trồng cây Hoài sơn......................................... 38
4.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông
Nam dược...................................................................................................... 39
4.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất Hoài sơn và sản xuất lúa....... 41
4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi trồng cây Hoài sơn................ 45
4.4.1.Thuận lợi .............................................................................................. 46
4.4.2.Khó khăn .............................................................................................. 46
4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây
Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị .............................. 47
4.5.1. Những giải pháp chung....................................................................... 47
4.5.2. Các giải pháp cụ thể............................................................................ 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 52
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà
Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2018 ............................................ 25
Bảng 2.2: Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2018.................. 25
Bảng 2.3: Dân cư xã Hà Vị ........................................................................... 27
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược ...... 37
Bảng 4.2. Chi phí đầu từ mô hình trồng 1ha cây Hoài sơn........................... 38
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược ... 39
Bảng 4.4: Chi phí sản xuất cho 1ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ
thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 ......................................... 42
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ
thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 ......................................... 43
Bảng 4.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dược liệu Hoài sơn và cây lúa...... 44
vii
DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
BVTV Bảo vệ thực vật
GACP Good Agricultural and Collection Practices
GAP Good Agricultural Practices
WHO Tổ chức y tế thế giới
CLĐ Công lao động
ĐVT Đơn vị tính
TCN Trước công nguyên
USD Đôla Mỹ
IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 27-2-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển
cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
(NTM). Ngoài việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành xây
dựng NTM, cây dược liệu còn làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng theo
hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao trình độ sản xuất của người dân thông
qua việc tăng cường khả năng trao đổi, liên kết giữa các vùng miền nhằm
từng bước đưa kinh tế vùng núi phát triển bền vững.
Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy
nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây
dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị
tận diệt. Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong
đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na
Rì. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa
phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng
diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị.
Thấy được tiềm năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh
ban hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu
của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh
mẽ của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược
liệu. Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu
trong tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển, có những chính sách ưu đãi
đối với việc quy hoạch vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại
địa phương.
Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn”
thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn Hợp tác xã Đông Nam dược
2
xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các
mô hình dược liệu với 04 loài cây: Hà thủ ô đỏ, Ban lá dính, Đẳng sâm và
Hoài sơn. Diện tích trồng cây Hoài sơn tại Hợp tác xã Đông Nam dược là
0,5 ha trong năm 2018, đây là cây dược liệu ngắn ngày được trồng thử
nghiệm lần đầu tiên tại địa phương. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của cây
dược liệu Hoài sơn để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát
triển mở rộng loại cây này là vô cùng cấp thiết.
Để dự án có thể triển khai thành công, cần có những đánh giá để trả
lời các câu hỏi như: Hiệu quả kinh tế cây Hoài sơn mang lại là như thế nào?
Có mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác hay không? Trong
quá trình trồng Hoài sơn người dân gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của
tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và từ đó đưa ra những giải pháp giải
quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển cây
Hoài sơn tại vùng trồng dược liệu xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh
giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et
Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông –
Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, mức độ thành công của việc trồng
cây dược liệu Hoài sơn, xác định những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc trồng và bảo tồn cây dược liệu Hoài
sơn tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX
Đông Nam dược.
- Đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá
trình trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược.
3
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát
triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam
dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo tại nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh
viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy
được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế
sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và
khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và
định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những nhận xét về hiệu quả,
tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển cây
Hoài sơn và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây Hoài sơn.
- Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo sản xuất cây dược liệu, đóng
góp cho phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng núi và có thể làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên các lớp khóa sau.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế
vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu
của hộ .
GO =
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
5
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống,
phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC =
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của
doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO – IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mexid Income) là phần thu nhập thuần túy
của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi
sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA – (A + T)
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng)
T là thuế nông nghiệp
A là phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
+ Lợi nhuận:
TPr = GO – TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối
lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào/ha).
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
6
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất hay H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá
trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất hay H = Q – C
2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn
2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk.
Họ: Củ nâu - Dioscoreaceae.
Tên khác: Củ mài, Khoai mài
Là một loại cây thân leo, có củ. Thân dài, nhỏ, chiều dài trên 3m, thân
nhẵn không có lông, cây có thể mọc quấn vào các thân cây khác hoặc các vật
khác, đến đầu mùa đông cây khô héo. Lá mọc đối hình tim và hoặc hình mũi
tên, đầu nhọn, cuống dài, xanh, gân lá hình lưới. Mùa hè ở cuống lá mọc hoa
trắng, đơn tính. Giữa những cuống lá mọc những dái củ hình bầu dục hoặc hình
quả trứng, loại dái củ này gọi là trứng củ mài, loại dái củ này có thể để gây
giống. Quả của củ mài là loại quả có góc khía như loại quả vừng có ba góc kín
hình cánh chim. Hạt có cánh hình bầu dục. Dưới đất có củ, phần trên nhọn,
phần dưới có hình chiếc dùi cui dài khoảng 30 - 65cm, đường kính từ 7 - 10cm.
Vỏ ngoài màu nâu, vỏ mỏng và xù xì, mọc nhiều rễ phụ, mặt cắt ngang không
đều, màu trắng hoặc trắng vàng, có nhựa, không mùi.
Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, nói chung vùng núi không rét
lắm đều có thể trồng. Nhưng đòi hỏi về đất lại tương đối khắt khe, vì củ mài là
loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi trồng ở nơi đất
7
màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất xốp, thoát nước tốt,
đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi, vì sức hút nước của củ mài
yếu, nước nhiều dễ bị thối củ.
Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, nói chung sau khi
trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Và củ mài là loại
dễ mắc bệnh không nên luân canh những loại cây có bệnh như cây thuốc lá.
Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài, vì sau khi bị
bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, chế biến khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng.
2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn
* Thời vụ: Thời vụ trồng vào Xuân Hè (tháng 4 - 6) và mùa Thu (tháng
9 - 10). Vụ Xuân Hè tốt hơn vì có độ ẩm thích hợp, nhiệt độ vừa phải, cây
chóng nảy mầm.
* Mật độ: Trồng theo luống, khoảng cách hàng cách hàng 1,0 – 1,4m,
cây cách cây 0,4 – 0,5m.
* Kỹ thuật trồng
- Làm đất: Chọn đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn, giàu chất
dinh dưỡng. đất được cày bừa hay cuốc để ải, vơ sạch cỏ và rễ cây, đánh luống
cao 25 - 30cm, rộng 40 - 60cm.
- Bón phân: Hoài sơn là cây cho củ, nên cần nhiều tro mùn, phân chuồng
mục có thể bón lót 20 - 30 tấn/ha + 800 -1000kg phân NPK (thành phần chủ
yếu gồm lân, kali) trộn đều, không nên trồng chay. Để bón thúc có thể hòa
phân đạm (khoảng 200kg/ha) cùng với phân chuồng, nước giải pha loãng vào
tháng 6,7,8.
- Giống: Cây giống từ đầu củ phải đạt chiều cao mầm (cây) trên 20cm,
có 4 – 5 lá. Cây từ hạt: 2 – 3 tháng tuổi, cây cao 20 - 25cm, có 4 - 5 lá, cây sinh
trưởng tốt.
- Trồng: Có thể trồng bằng đầu củ đường kính 5 - 7cm hoặc cây con. Đặt
mầm củ hoặc cây con vào từng hốc, trên luống sau khi đã bón phân lót, rồi vùi
đất cho thật chặt, khoảng cách 40 - 50cm. Tưới nước.
8
Một số nơi, mùa đông hàng năm trước thu hoạch ngô, lấy cây ngô về
chọn những cây ngô gốc to cắt ra từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một
bó đem ngâm vào nước phân. Khi trồng củ mài lấy những bó đó ra, dùng cọc
đóng một lỗ sâu 65 cm với khoảng cách 23×20 cm rồi bỏ từng đoạn thân cây
ngô vào lỗ đó, đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, sau đó đặt giống ngang
đầu đoạn cây ngô, rồi bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân chuồng, cuối cùng
phủ đất. Trồng theo cách này không những sản lượng cao mà củ to, tròn, thẳng,
dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công lắm.
- Chăm sóc: Hoài sơn là dây leo, cho nên phải làm giàn. Sau khi cây đã
mọc được 33cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của
bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây
vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một. Cùng với việc cắm
cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể
dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây,
nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng
6, đợt ba cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt một. Nhưng cần chú ý
khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc.
* Thu hái, chế biến
Mùa đào củ Hoài sơn tốt nhất là sau khi trồng 1 năm vào thu đông và
đầu xuân khi cây đã lụi. Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào xông
lưu huỳnh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô ta được Hoài sơn khô. Chế biến
Hoài sơn nên xay thành bột và đóng gói. Khoai mài sau khi đào về phải chế
biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hỏng.
2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu,
nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các
nhóm giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày
30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
9
hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên
dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự
nhiên và xã hội, phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng
nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở
sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát
triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn
dược liệu tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu
thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng
trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo
đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử
dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ
thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự
nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng
dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp
phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội
địa (GDP).
Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-
CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và
gây trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng.
Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1
năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt
Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
10
Bộ Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa
phương, các công ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào phát triển ngành dược.
Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015
về việc ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn
2015-2010. Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang,
Bắc Kạn, Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang,…
bước đầu đã xây dựng định hướng và triển khai các mô hình trồng dược liệu.
Hầu hết các mô hình dược liệu do các tỉnh triển khai chỉ là các mô hình thí
điểm, khả năng nhân rộng còn hạn chế do chưa hình thành cụ thể những quy
chuẩn, quy chế, những quy định về đầu tư và khuyến khích đầu tư.
Từ chính sách đến thực tế phát triển các vùng trồng dược liệu trong
những năm qua tại Việt Nam, đề tài này thấy rằng, quy hoạch tổng thể phát
triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế
hoạch, chưa được chú trọng đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để phát triển dược
liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt
động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các quy định về quản lý
thuốc tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý.
Để nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu và củng cố hệ
thống cung ứng dược liệu, cần có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên đối với dược liệu
trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, thuốc sản xuất từ dược liệu
trong nước. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các dược liệu nhập khẩu không
rõ nguồn gốc xuất xứ.
2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu
Theo suckhoevadoisong.vn [15], để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền
y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng
và đa dạng về chủng loại.
Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng
11
ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm
bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày
càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh
lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện
nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc
sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn
đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các
thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và
hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao
hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục
ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem
lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng
nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh
xã hội, bảo vệ môi trường.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh
thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa
dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri
thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày
càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý
chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy
tín của y dược cổ truyền Việt Nam.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn
bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.

More Related Content

Similar to Khóa luận nông lâm kết hợp.

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa luận nông lâm kết hợp. (20)

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 

More from ssuser499fca

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Khóa luận nông lâm kết hợp.

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ LINH CHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ LINH CHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Quốc Hưng Thái Nguyên – 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Quốc Hưng – Giảng viên Khoa Lâm nghiệp và ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Cư – Giám đốc HTX Đông Nam dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại HTX Đông Nam dược đã giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Vũ Linh Chi
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”., chuyên nghành Nông Lâm Kết Hợp là chuyên nghành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2019 Xác nhận của GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) Người viết cam đoan (Ký, ghi rõ họ tên) ThS. Trương Quốc Hưng Vũ Linh Chi XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................vii Phần 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập...................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu .......................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế .............................................................. 4 2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn.................................................... 6 2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn................................................................ 6 2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn .............................................................. 7 2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam.......................... 8 2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu .......................................................... 10 2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu...... 12 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới............................... 12 2.2.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam................................. 14 2.2.2.1 Khái quát những nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam.............. 14 2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................... 22 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông ........................ 22 2.3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 22
  • 6. iv 2.3.1.2. Địa hình - địa mạo............................................................................ 22 2.3.1.3. Khí hậu của khu vực ........................................................................ 22 2.3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.................................................... 23 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông............. 25 2.3.2.1. Điều kiện kinh tế.............................................................................. 25 2.3.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội ............................................................... 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG: VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 29 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành............................................................. 29 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi........................................ 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 30 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 30 3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp............................................... 30 3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................. 30 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................... 30 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu............................................... 30 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 30 3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất ............................................ 30 3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất.................................. 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32 4.1. Khái quát một số dự án được triển khai ở tỉnh Bắc Kạn........................ 32 4.1.1 Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn......................................................................................................... 32 4.1.2. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 35 4.2. Đánh giá thực trạng phát triển cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược..... 36
  • 7. v 4.2.1. Tình hình trồng cây dược liệu theo dự án tại HTX Đông Nam Dược 36 4.2.2. Định hướng phát triển cây dược liệu của HTX Đông Nam dược....... 37 4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Hoài sơn tại HTX Đông Nam Dược...... 38 4.3.1. Chi phí đầu tư cho 1ha trồng cây Hoài sơn......................................... 38 4.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược...................................................................................................... 39 4.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất Hoài sơn và sản xuất lúa....... 41 4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi trồng cây Hoài sơn................ 45 4.4.1.Thuận lợi .............................................................................................. 46 4.4.2.Khó khăn .............................................................................................. 46 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị .............................. 47 4.5.1. Những giải pháp chung....................................................................... 47 4.5.2. Các giải pháp cụ thể............................................................................ 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................. 50 5.2. Kiến nghị................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 52
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2018 ............................................ 25 Bảng 2.2: Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2018.................. 25 Bảng 2.3: Dân cư xã Hà Vị ........................................................................... 27 Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược ...... 37 Bảng 4.2. Chi phí đầu từ mô hình trồng 1ha cây Hoài sơn........................... 38 Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược ... 39 Bảng 4.4: Chi phí sản xuất cho 1ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 ......................................... 42 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 ......................................... 43 Bảng 4.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dược liệu Hoài sơn và cây lúa...... 44
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật GACP Good Agricultural and Collection Practices GAP Good Agricultural Practices WHO Tổ chức y tế thế giới CLĐ Công lao động ĐVT Đơn vị tính TCN Trước công nguyên USD Đôla Mỹ IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 27-2-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngoài việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành xây dựng NTM, cây dược liệu còn làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao trình độ sản xuất của người dân thông qua việc tăng cường khả năng trao đổi, liên kết giữa các vùng miền nhằm từng bước đưa kinh tế vùng núi phát triển bền vững. Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Thấy được tiềm năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển, có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương. Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn Hợp tác xã Đông Nam dược
  • 11. 2 xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mô hình dược liệu với 04 loài cây: Hà thủ ô đỏ, Ban lá dính, Đẳng sâm và Hoài sơn. Diện tích trồng cây Hoài sơn tại Hợp tác xã Đông Nam dược là 0,5 ha trong năm 2018, đây là cây dược liệu ngắn ngày được trồng thử nghiệm lần đầu tiên tại địa phương. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của cây dược liệu Hoài sơn để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát triển mở rộng loại cây này là vô cùng cấp thiết. Để dự án có thể triển khai thành công, cần có những đánh giá để trả lời các câu hỏi như: Hiệu quả kinh tế cây Hoài sơn mang lại là như thế nào? Có mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác hay không? Trong quá trình trồng Hoài sơn người dân gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển cây Hoài sơn tại vùng trồng dược liệu xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá được hiệu quả kinh tế, mức độ thành công của việc trồng cây dược liệu Hoài sơn, xác định những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc trồng và bảo tồn cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược. - Đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược.
  • 12. 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo tại nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển cây Hoài sơn và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây Hoài sơn. - Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo sản xuất cây dược liệu, đóng góp cho phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng núi và có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các lớp khóa sau.
  • 13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. * Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế + Giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ . GO = Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
  • 14. 5 + Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. IC = Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i + Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức: VA = GO – IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. + Thu nhập hỗn hợp: MI (Mexid Income) là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ rau. MI = VA – (A + T) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng) T là thuế nông nghiệp A là phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ + Lợi nhuận: TPr = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí trong sản xuất + Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào/ha). GO/sào hoặc GO/ha + Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC + Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ + Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha + Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC + Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
  • 15. 6 * Một số công thức tính hiệu quả kinh tế + Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất + Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất hay H = Q – C 2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn 2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk. Họ: Củ nâu - Dioscoreaceae. Tên khác: Củ mài, Khoai mài Là một loại cây thân leo, có củ. Thân dài, nhỏ, chiều dài trên 3m, thân nhẵn không có lông, cây có thể mọc quấn vào các thân cây khác hoặc các vật khác, đến đầu mùa đông cây khô héo. Lá mọc đối hình tim và hoặc hình mũi tên, đầu nhọn, cuống dài, xanh, gân lá hình lưới. Mùa hè ở cuống lá mọc hoa trắng, đơn tính. Giữa những cuống lá mọc những dái củ hình bầu dục hoặc hình quả trứng, loại dái củ này gọi là trứng củ mài, loại dái củ này có thể để gây giống. Quả của củ mài là loại quả có góc khía như loại quả vừng có ba góc kín hình cánh chim. Hạt có cánh hình bầu dục. Dưới đất có củ, phần trên nhọn, phần dưới có hình chiếc dùi cui dài khoảng 30 - 65cm, đường kính từ 7 - 10cm. Vỏ ngoài màu nâu, vỏ mỏng và xù xì, mọc nhiều rễ phụ, mặt cắt ngang không đều, màu trắng hoặc trắng vàng, có nhựa, không mùi. Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, nói chung vùng núi không rét lắm đều có thể trồng. Nhưng đòi hỏi về đất lại tương đối khắt khe, vì củ mài là loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi trồng ở nơi đất
  • 16. 7 màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất xốp, thoát nước tốt, đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi, vì sức hút nước của củ mài yếu, nước nhiều dễ bị thối củ. Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, nói chung sau khi trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Và củ mài là loại dễ mắc bệnh không nên luân canh những loại cây có bệnh như cây thuốc lá. Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài, vì sau khi bị bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, chế biến khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng. 2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn * Thời vụ: Thời vụ trồng vào Xuân Hè (tháng 4 - 6) và mùa Thu (tháng 9 - 10). Vụ Xuân Hè tốt hơn vì có độ ẩm thích hợp, nhiệt độ vừa phải, cây chóng nảy mầm. * Mật độ: Trồng theo luống, khoảng cách hàng cách hàng 1,0 – 1,4m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. * Kỹ thuật trồng - Làm đất: Chọn đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. đất được cày bừa hay cuốc để ải, vơ sạch cỏ và rễ cây, đánh luống cao 25 - 30cm, rộng 40 - 60cm. - Bón phân: Hoài sơn là cây cho củ, nên cần nhiều tro mùn, phân chuồng mục có thể bón lót 20 - 30 tấn/ha + 800 -1000kg phân NPK (thành phần chủ yếu gồm lân, kali) trộn đều, không nên trồng chay. Để bón thúc có thể hòa phân đạm (khoảng 200kg/ha) cùng với phân chuồng, nước giải pha loãng vào tháng 6,7,8. - Giống: Cây giống từ đầu củ phải đạt chiều cao mầm (cây) trên 20cm, có 4 – 5 lá. Cây từ hạt: 2 – 3 tháng tuổi, cây cao 20 - 25cm, có 4 - 5 lá, cây sinh trưởng tốt. - Trồng: Có thể trồng bằng đầu củ đường kính 5 - 7cm hoặc cây con. Đặt mầm củ hoặc cây con vào từng hốc, trên luống sau khi đã bón phân lót, rồi vùi đất cho thật chặt, khoảng cách 40 - 50cm. Tưới nước.
  • 17. 8 Một số nơi, mùa đông hàng năm trước thu hoạch ngô, lấy cây ngô về chọn những cây ngô gốc to cắt ra từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một bó đem ngâm vào nước phân. Khi trồng củ mài lấy những bó đó ra, dùng cọc đóng một lỗ sâu 65 cm với khoảng cách 23×20 cm rồi bỏ từng đoạn thân cây ngô vào lỗ đó, đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, sau đó đặt giống ngang đầu đoạn cây ngô, rồi bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân chuồng, cuối cùng phủ đất. Trồng theo cách này không những sản lượng cao mà củ to, tròn, thẳng, dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công lắm. - Chăm sóc: Hoài sơn là dây leo, cho nên phải làm giàn. Sau khi cây đã mọc được 33cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một. Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt ba cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt một. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc. * Thu hái, chế biến Mùa đào củ Hoài sơn tốt nhất là sau khi trồng 1 năm vào thu đông và đầu xuân khi cây đã lụi. Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào xông lưu huỳnh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô ta được Hoài sơn khô. Chế biến Hoài sơn nên xay thành bột và đóng gói. Khoai mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hỏng. 2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các nhóm giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày 30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
  • 18. 9 hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ- CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và gây trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng. Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  • 19. 10 Bộ Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa phương, các công ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào phát triển ngành dược. Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015 về việc ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2010. Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang,… bước đầu đã xây dựng định hướng và triển khai các mô hình trồng dược liệu. Hầu hết các mô hình dược liệu do các tỉnh triển khai chỉ là các mô hình thí điểm, khả năng nhân rộng còn hạn chế do chưa hình thành cụ thể những quy chuẩn, quy chế, những quy định về đầu tư và khuyến khích đầu tư. Từ chính sách đến thực tế phát triển các vùng trồng dược liệu trong những năm qua tại Việt Nam, đề tài này thấy rằng, quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế hoạch, chưa được chú trọng đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để phát triển dược liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các quy định về quản lý thuốc tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý. Để nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu và củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên đối với dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ. 2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu Theo suckhoevadoisong.vn [15], để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng
  • 20. 11 ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.