SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Thị Thu Vân
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở VÙNG DÂN DI BIẾN ĐỘNG
TẠI BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Thị Thu Vân
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở VÙNG DÂN DI BIẾN ĐỘNG
TẠI BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8 42 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Thị Hồng Phúc
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Hà
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới: TS.
Nguyễn Thị Hồng Phúc và TS. Nguyễn Văn Hà là những ngườithầyđãtậntình
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình họctậpvàhoànthành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ KhoaDịchtễSốtrétđãtạođiều
kiện cho tôi trong suốtquá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn cán bộ của Trung tâm y tế huyện Bù Gia Mập, cán bộ và
nhân viên các trạm y tế xã Bù Gia Mập và xã Đắk Ơ đã cộng tác, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại thực địa.
Cuối cùng, tôi muốn dành sự biết ơn và tình cảm sâu sắc nhất đến gia
đình, những người đã luôn là động lực mạnh mẽ cho tôi trong thời gian học
tập, hoàn thành luận văn của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thu Vân, học viên cao học khóa 2017- HọcviệnKhoa
học và Công nghệ, chuyên ngành Động vật học, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Phúc và TS. Nguyễn Văn Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôixin hoàn toànchịutráchnhiệmtrướcphápluậtvềnhữngcam kết này.
Hà Nội, ngày23 tháng 7 năm 2019
Ngườiviết cam đoan
Nguyễn Thị Thu Vân
CHỮ VIẾT TẮT
BNSR : Bệnh nhân sốt rét
BSR : Bệnh sốt rét
BĐTĐ : Bẫy đèn trong nhà đêm
IOM : International Organization for Migration - Tổ chức Di dân Quốc
tế
KHV : Kính hiển vi
KST : Ký sinh trùng
KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét
MNTN : Mồi người trong nhà
MNNNĐ : Mồi người ngoài nhà
MNTR : Mồi người trong rừng
PCR : Polymerase Chain Reaction
PCSR : Phòng chống sốt rét
PH : Phối hợp
SCGSĐ : Soi chuồng gia súc
SL : Số lượng
SRLH : Sốt rét lưu hành
STNN : Soi trong nhà ngày
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới
UNDP : United Nations Development Programe – Chương trình phát
triển Liên hiệp quốc
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. Vài nét về bệnh sốt rét.................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa sốt rét......................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét..............................................................................3
1.1.3. Tác nhân gây bệnh sốt rét........................................................................................3
1.1.4. Tác nhân truyền bệnh sốt rét...................................................................................4
1.1.5. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét giai đoạn ở muỗi và giai đoạn ở
người .....................................................................................................................................4
1.1.6. Chiến lược phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam...............................................5
1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới.....................................................................................5
1.3. Tình hình sốt rét tại Việt Nam....................................................................................7
1.4. Tình hình sốt rét tỉnh Bình Phước..............................................................................8
1.5. Các yếu tố chủ yếu liên quan đến mắc sốt rét ở nhóm dân dibiến động.....................9
1.5.1. Sốt rét biên giới.........................................................................................................9
1.5.2. Di biến động dân cư do chiến tranh........................................................................9
1.6. Tình hình sốt rét và di biến động dân cư tại Việt Nam.........................................10
1.6.1. Đặc điểm nhóm dân di biến động tại Việt Nam .................................................10
1.6.2. Di cư ngắn hạn và dài hạn .....................................................................................11
1.6.3. Di cư do biến đổi khí hậu.......................................................................................11
1.6.4. Thực trạng sốt rét ở nhóm dân di biến động tại Việt Nam................................13
1.7. Véc tơ truyền bệnh sốt rét.........................................................................................14
1.7.1. Các véc tơ chính truyền bệnh sốt rét trên thế giới..............................................14
1.7.2. Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam ................................................................15
1.8. Miễn dịch trong bệnh sốt rét.....................................................................................17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 19
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................................19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................19
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................................19
2.2.3. Một số đặc điểm xã hội và tự nhiên các xã trong nghiên cứu...........................21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................22
2.2.5. Các chỉ số đánh giá.................................................................................................23
2.2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu...............................................................26
2.2.7. Sai số và phương pháp loại trừ sai số...................................................................27
2.3. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu............................................................27
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 29
3.1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu.....................................................29
3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu ..........................................................29
3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét tại Bình Phước ................................................................30
3.2. Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nặng có dân di
biến động tại Bình Phước .................................................................................................35
3.2.1. Phân bố nhóm dân di biến động, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình:......35
3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..............................................36
3.2.3. Thực trạng về kiến thức hiểu biết về bệnh sốt rét...............................................38
3.2.4. Thực hành của người dân về phòng chống sốt rét..............................................40
3.2.5. Liên quan giữa các yếu tố di biến động dân cư với mắc sốt rét........................41
3.2.6. Liên quan giữa các yếu tố dân di cư.....................................................................43
3.2.7. Liên quan giữa kiến thức, thái độ phòng bệnh với tình trạng mắc sốt rét tại
các điểm nghiên cứu..........................................................................................................44
3.2.8. Thực hành phòng bệnh của người dân phòng chống mắc sốt rét.....................45
3.2.9. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt..........................................................46
3.2.10. Véc tơ truyền bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu.........................................47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 49
1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu........................................................49
2. Một số yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động tại Bình
Phước ..................................................................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 60
5.1. Kết luận .......................................................................................................................60
5.1.1. Thực trạng bệnh sốt rét ..........................................................................................60
5.1.2. Yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động .........................60
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Số người điều tra theo giới tại các điểm nghiên cứu..................................29
Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n =1027).........................29
Bảng 3. 3. Phân bố nhóm đối tượng điều tra theo dân tộc (n =1.027) ........................30
Bảng 3. 4. Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (n = 1027)..................................................................30
Bảng 3. 5. Phân bố bệnh nhân mắc sốt rét tại các xã tìm thấy ký sinh trùng sốt rét
trong máu (n = 1027) ........................................................................................................31
Bảng 3. 6. Tỷ lệ BNSR phân bố theo thôn bản điều tra ...............................................32
Bảng 3. 7. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt.................................................................33
Bảng 3. 8. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR theo nhóm dân tộc...........................................33
Bảng 3. 9. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo giới (n = 1027) ..............................34
Bảng 3. 10. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo tuổi (n = 1027) ............................34
Bảng 3. 11. Phân bố nhóm dân di biến động .................................................................35
Bảng 3. 12. Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện gia đình (n = 300)........................35
Bảng 3. 13. Tỷ lệ hộ gia đình có người đi rừng, đi rẫy và qua lại biên giới ..............36
Bảng 3. 14. Tần suất đi làm rẫy trong quần thể nghiên cứu ........................................36
Bảng 3. 15. Tần suất đi rừng trong quần thể nghiên cứu .............................................38
Bảng 3. 16. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét ...............................................38
Bảng 3. 17. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét..................................................39
Bảng 3. 18. Hiểu biết về biện pháp phòng bệnh sốt rét (n = 300) ...............................40
Bảng 3. 19. Tỷ lệ bao phủ màn tại các điểm nghiên cứu..............................................40
Bảng 3. 20. Tỷ lệ thường xuyên ngủ màn ......................................................................41
Bảng 3. 21. Liên quan giữa qua lại biên giới với mắc sốt rét ......................................41
Bảng 3. 22. Liên quan giữa đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét....................................42
Bảng 3. 23. Liên quan giữa thời gian đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét ...................42
Bảng 3. 24. Liên quan giữa làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong rừng với
nhiễm ký sinh trùng sốt rét...............................................................................................43
Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa thời gian di cư với mắc sốt rét ..................................44
Bảng 3. 27. Liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với tình trạng
mắc sốt rét...........................................................................................................................44
Bảng 3. 28. Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với .......................45
mắc sốt rét...........................................................................................................................45
Bảng 3. 29. Biện pháp bảo vệ khi ngủ tại rẫy ................................................................45
Bảng 3. 30. Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng...............................46
Bảng 3. 31. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt................................................46
Bảng 3. 39. Tổng hợp các yếu tố phân tích giữa các yếu tố nguy cơ ..........................47
và liên quan với mắc sốt rét..............................................................................................47
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người và muỗi Nguồn. Bruce
- Chwatt’s Essential Malariology......................................................................................4
Hình 2. 1. Bản đồ xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập ............................................................22
Hình 3. 1 .Tỷ lệ sốt rét chung tại các điểm nghiên cứu ( n = 1027)............................31
Hình 3. 2. Cơ cấu thành phần loài ký sinh trùng sốt rét tại điểm nghiên cứu ............32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều loại thuốc mới cũng như các
biện pháp phòng chống bệnh sốt rét được áp dụng, mang lạihiệu quả cao chocông
tác phòng chống sốt rét. Mặc dù vậy cho đến nay bệnh sốt rét (BSR) vẫn còn là
vấn đề sức khỏe lớn trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2017 [55].
Mối liên quan giữa quần thể dân di cư và lan truyền bệnh không phải là
vấn đề mới, từ 400 năm TCN Hypocrates đã quan tâm đến sự lưu hành của
bệnh và quần thể dân di cư. Đồng thời nhận thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa
không khí, nước và bệnh tật. Sự giao lưu qua lại giữa các Quốc gia, tốc độ phát
triển du lịch nhanh chóng cũng làm thay đổi mô hình bệnh tật [34]. Hành trình
khám phá Thế giới, sự giao thương giữa Châu Âu và Châu Mỹ và việc buôn
bán nô lệ là nguyên nhân chính gây ra các vụ dịch lớn. Thời Cổ đại rất nhiều
dịch bệnh lớn đã xảy ra do sự lây truyền bệnh từ những người du lịch.
Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay dẫn đến tình trạng dân di cư từ khu vực
này qua khu vực khác. Hiện nay, trên Thế giới có khoảng 214 triệu người di cư
Quốc tế và khoảng 740 triệu ngườidicư hàng năm tạicác Quốc gia. Sự phát triển
đa dạng của nền kinh tế, phát triển mạnh mẽ của thông tin dẫn đến giao lưu và di
chuyển dân cư giữa các khu vực ngày càng gia tăng [20]. Việc giao lưu dân cư
giữa các khu vực sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng trong quá trìnhdidân.
Ngày nay, khixã hội trở thành đa văn hóa, đa sắc tộc, nhóm dân di cư và dibiến
động đốimặt vớiviệc khó khăn trong quá trình tiếp cận vớicác dịch vụ chăm sóc
sức khỏe. Sức khỏe của nhóm dân di cư bị ảnh hưởng.
Tại một số vùng, dân di cư thường có tính chất theo mùa, theo thời vụ,
di chuyển từ nơi có lưu hành sốt rét nhẹ đến khu vực có lưu hành sốt rét nặng
và thường nhạy cảm với bệnh sốt rét. Việc mang mầm bệnh từ vùng SRLH
sang các vùng khác, đặc biệt là có thể mang theo ký sinh trùng sốt rét có gen
kháng thuốc sẽ gây khó khăn cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét [ii],
[v].
2
Trong những năm qua tình hình sốt rét tại nhiều nơi đã giảm rõ rệt, tuy
nhiên tại một số tỉnh như Gia Lai và Bình Phước sốt rét vẫn lưu hành dai dẳng
ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư tại đây, đồng thời có nguy cơ
bùng phát dịch và lan truyền mầm bệnh tớicác khu vực khác do sự di biến động
dân.
Do tình hình sốt rét tại khu vực dân di biến động nặng diễn biến phức
tạp, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm kýsinh trùng sốt
rét ở vùng dân di biến động tại Bình Phước năm 2018”với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mắc sốt rét tại huyện Bù Gia Mập - tỉnh Bình
Phước năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của tỉnh Bình
Phước năm 2018.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về bệnh sốt rét
1.1.1. Định nghĩa sốt rét
Sốt rét là một bệnh lan truyền qua đường máu gây nên bởi ký sinh trùng
Plasmodium do muỗicáicủa loài Anopheles đốt qua da và truyền các thoa trùng
SR vào máu.
1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét
Bệnh SR lưu hành chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. KSTSR
có thể gây nên bệnh SR cho con người ở tất cả các nhóm tuổi và được truyền
từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles
(An).
Bệnh SR tồn tại và lan truyền được phải có hội tụ của 3 yếu tố: mầm
bệnh (ký sinh trùng); trung gian truyền bệnh (muỗi sốt rét); khối cảm thụ (con
người). Sự lan truyền bệnh SR khác nhau về cường độ và mức độ thường xuyên
phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên tại chỗ như: lượng mưa, khu vực sinh sản
của muỗi và sự có mặt của loài muỗi truyền bệnh. Ngoài ra yếu tố xã hội cũng
là một trong những yếu tố có tác động quan trọng tới quá trình lan truyền bệnh.
Có những vùng bệnh SRLH quanh năm với số lượng BNSR được phát hiện
tương đối ổn định các tháng trong năm. Trong khi đó, ở một số vùng bệnh nhân
mắc SR theo mùa và thường vào mùa mưa.
1.1.3. Tác nhân gây bệnh sốt rét
Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người có tên khoa học là Plasmodium
thuộc họ Plasmodidea, một dạng đơn bào ký sinh trong máu. Có hơn 120 loài
thuộc họ Plasmodidea được phát hiện ở động vật bò sát, chim, động vật có vú
như chuột và linh trưởng. Người không nhiễm KSTSR của chim, động vật bò
sát do có miễn dịch tự nhiên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hiện có 5 loại Plasmodium gây
bệnh cho người đã được ghi nhận(WHO, 2012), nghiêm trọng nhất là P.
falciparum, số còn lại là P. vivax, P. malarie, P. ovale, P. knowlesi có thể gây
4
bệnh nhẹ hơn và thường ít dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam có 2 loài chủ yếu: P.
falciparum chiếm 70 – 80%, thường gây SR nặng, biến chứng và tử vong, tiếp
đến là P. vivax chiếm 20 – 30%, gây sốt cách nhật, SR tái phát, P. malarie, P.
ovale có tỷ lệ thấp, P. knowlesi mới phát hiện (1995) [6], [7].
1.1.4. Tác nhân truyền bệnh sốt rét
Bệnh SR lan truyền được từ người này sang người khác là nhờ trung
gian truyền bệnh, đó là muỗi Anopheles, có nhiều loại muỗi Anopheles nhưng
chỉ có 60 loài có khả năng truyền bệnh SR ở các vùng SR trên thế giới. Việt
Nam có 3 véc tơ chính: An. minimus, An. dirus và một số véc tơ phụ như: An.
subpictus, An. jeyporiensis, An. maculatus...
1.1.5. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét giai đoạn ở muỗi và giai
đoạn ở người
Hình 1.1. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người và muỗi
Nguồn. Bruce - Chwatt’s Essential Malariology.
Chu kỳ phát triển của KSTSR qua 2 vật chủ là muỗi Anopheles và người.
Ký sinh trùng sinh sản hữu tính trong muỗi (muỗi là vật chủ chính) và sinh sản
vô tính trong tế bào gan và hồng cầu người (người là vật chủ phụ).
5
1.1.6. Chiến lược phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam
Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 theo quyết định số 1920/QĐ-
TTg của Thủ tướng chính phủ.
 Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh SR dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người
dân chết do bị bệnh SR dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn
phòng chống bệnh SR tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh SR quay
trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh SR và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền
loại trừ bệnh SR vào năm 2020.
 Mục tiêu cụ thể:
1. Bảo đảm người bị bệnh SR và người có nguy cơ mắc bệnh SR
được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời;
2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh SR hiệu quả,
thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh SR;
3. Loại trừ bệnh SR tại các tỉnh có SRLH nhẹ, làm giảm mức mắc
bệnh SR tại các tỉnh có bệnh SRLH nặng và vừa;
4. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh SR, bảo đảm đủ
khả năng phòng, chống dịch bệnh SR;
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên
cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh SR;
6. Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh SR để
người dân chủ động phòng chống bệnh SR có hiệu quả cao nhất.
1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới
Trước đây trên Thế giới thường xuyên xảy ra dịch sốt rét, một trong
những vụ dịch lớn nhất đã xảy ra ở Liên Xô cũ sau đại chiến Thế giới thứ nhất
(1923-1926) với hơn 10 triệu người mắc và ít nhất có 60.000 người chết. Năm
1976, hơn 7 triệu ca sốt rét được báo cáo ở Ấn Độ, 250.000 ca chết. Madagasca
năm 1988 và một số nước Châu Phi (như Botswana, Burundi, Ethiopia,
6
Namibia, Rwanda, Sudan, Zaire….) đã phảiđương đầu với tính chất trầm trọng
của căn bệnh này trong nhiều thập kỷ [51].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), năm 2015 có 97
quốc gia và vùng lãnh thổ có sốt rét lưu hành (SRLH), với dân số khoảng 3,2
tỉ người. Năm 2015 có 214 triệu người mắc, 438.000 người tử vong vì sốt rét,
phần lớn là trẻ em ở Châu Phi: 292.000 trẻ [52].
Hàng năm, các nước Châu Á, Châu Mỹ có khoảng 5 - 6 triệu BNSR được
báo cáo, nhưng thực tế còn cao gấp 4 lần. Khoảng 75% số BNSR của khu vực
này được ghi nhận ở 9 nước: Afganistan, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, Thái Lan, Srilanca và Việt Nam. Sốt rét vẫn còn lưu hành ở các
nước tiểu vùng sông Mê Kông: Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Myanmar,
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Bệnh sốt rét lưu hành trên thế giới với mức
độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sinh học, các yếu tố
về kinh tế, xã hội như nghèo đói, dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, di
biến động dân cư, phát triển các dự án kinh tế như thuỷ điện, trồng rừng.
Nghiên cứu của Isabella Anne Rossi năm 2007 cho thấy 2.190 người từ
vùng sốt rét lưu hành trở về Thụy Sỹ có 154 ngườinhiễm P. falciparum , trong
đó 79% là những người đi du lịch về, 9% là dân di cư, 97% số bệnh nhân từng
đến vùng sốt rét lưu hành nặng tại khu vực Cận Sahara, Châu Phi [43].
Người mắc sốt rét di chuyển đến những vùng không có sốt rét lưu hành
thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Zino và cộng sự năm 2003
nghiên cứu tại Italy phát hiện 17 bệnh nhân sốt rét người Trung Quốc di cư bất
hợp pháp, các bệnh nhân này trước khi di cư vào Italy đều có thời gian sống tại
một số nước Châu Phi trong khoảng thời gian 14 ngày đến 9 tháng. Hầu hết các
trường hợp trên bị nhiễm P. falciparum, trong đó 1 trường hợp tử vong do chẩn
đoán và điều trị không kịp thời.
7
1.3. Tình hình sốt rét tại Việt Nam
Trong kháng chiến chống Pháp, công tác PCSR gặp rất nhiều khó khăn, nhất là
nhân dân vùng căn cứ địa và các lực lượng vũ trang. Một số tác giả đã nghiên cứu lách
và KST của các lứa tuổitrên 160 điểm thuộc nhiều vùng sốt rét khác nhau. Nghiên cứu
cơ cấu KST, thành phần, một phần sinh lý, sinh thái muỗi Anopheles ở các vùng khác
nhau và sưu tầm các cây thuốc chữa sốt rét ở Việt Nam, di thực cây Quinquina vào
Việt Nam, nghiên cứu thuốc PCSR (quinacrin, quinin). Giai đoạn sau kháng chiến
chống Pháp: Việt Nam tạm bị chia làm hai miền. Miền Bắc công tác điều tra sốt
rét được thực hiện trên quy mô lớn do cán bộ sốt rét Việt Nam với sự cộng tác
và giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Rumani.
Thời kỳ 1958 -1975: Do đất nước bị chia cắt nên chương trình Tiêu diệt
sốt rét được tiến hành riêng biệt ở hai miền Nam Bắc [44]:
- Miền Bắc: 1958 -1961 chuẩn bị; 1961 -1964 tấn công; 1965 - 1975
cuối tấn công. Tỷ lệ nhiễm KSTSR 5/10.000 dân
- Miền Nam: 1958 -1959 chuẩn bị; 1960 -1964 tấn công; 1965 -
1975 cuối tấn công.
Năm 1980 bệnh sốt rét gia tăng ở nhiều tỉnh vùng rừng núi và ven biển,
có 1.138 người chết do sốt rét. Năm 1992, Hội nghị Amsterdam ra lời kêu gọi
về chiến lược PCSR trên toàn thế giới. Từ 1992 - 1995 chương trình PCSR đã
thực hiện tốt các mục tiêu giảm chết, giảm dịch, giảm mắc (tại Việt Nam từ 144
vụ dịch sốt rét năm 1992 đến 1995 có 2 vụ dịch sốt rét).
Thời gian từ 1991 đến 2000 số BNSR giảm từ 1.091.000 xuống còn
293.016 vào năm 2000, đến năm 2004 còn 128.622 bệnh nhân. Năm 2004 cũng
không có dịch sốt rét.
Việt Nam nằm trong vùng SRLH nặng của thế giới, là một trong những
nước có nguy cơ cao về BSR. Tuy nhiên, đến năm 2000 chỉcòn 1,4% dânsốsống
trong vùng SRLH. Kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 toàn quốc có 204
xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng, với1,25% dân số sống trong vùng sốt rétlưu
hành nặng [10], tập trung chủ yếu ở Miền Trung – Tây Nguyên và Nam Bộ.
8
Theo các nghiên cứu hiện nay Việt Nam có đầy đủ 4 loạiKSTSR gây bệnh
cho người [24] nhưng chủ yếu có 2 loại P. falciparum và P. vivax, trong đó P.
falciparum chiếm 75 - 80 %. Sự phân bố thành phần loàiKST có khác nhau tùy
khu vực địa lý. P. falciparum chủ yếu ở khu vực miền núiphía Bắc, Miền Trung
- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. P. vivax phân bố nhiều ở các khu vực duyên hải
Miền Bắc, Miền Trung và Nam Bộ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do có sự
thay đổivề dịch tễ nên phân bố KSTSR có sự thay đổi. Một số nơithuộc khu vực
Miền Trung (Ninh Thuận, Quảng Nam) tỷ lệ P. vivax có chiều hướng trộihơnP.
falciparum. Năm 2011 tỷ lệ P. falciparum là 75% . P. knowlesi(KSTSRgâybệnh
ở khỉ) được phát hiện ở người tại Việt Nam lần đầu tiên năm 2006 [17]. Nay
đã phát hiện thêm nhiều ca mắc loài KST này. Tỷ lệ mắc sốt rét do P. knowlesi
tới 25,6% trong nghiên cứu tại Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2010 (32 ca P.
knowlesi/125 ca dương tính - xác định bằng PCR) [49]. Việc chẩn đoán KST
này gặp nhiều khó khăn do hình ảnh dễ nhầm với P. malariae và P. falciparum.
1.4. Tình hình sốt rét tỉnh Bình Phước
Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 có: 35 xã SRLH nặng,
23 xã SRLH vừa, 41 xã SRLH nhẹ và 12 xã nằm trong vùng SR quay trở lại.
Gồm nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là người Kinh; người Mnông,
người S’tiêng chiếm 17,9%; ngoài ra còn một số ít người Hoa, Khmer, Nùng
và người Tày. Nghề nghiệp chính là trồng cây công nghiệp, vườn đồi, đi rừng
làm rẫy. Tỉnh có đường biên giới, có đường biên giới với nước bạn Campuchia,
và giáp danh vớitỉnh Đắk Nông, xã Đắk Nhau huyện Bù Đăng, xã Đắk Ơ huyện
Bù Gia Mập. Xã có 8 thôn với 1528 hộ, 6749 khẩu. Dân tộc người S’tiêng,
người M’Nông chiếm 70%, còn lại các dân tộc khác chiếm 30%. Hoạt động
kinh tế của người dân chủ yếu làm rẫy, đi rừng khai thác lâm sản. Trên địa bàn
xã có số dân di biến động lớn khó quản lý.
9
1.5.Cácyếutố chủyếuliênquanđến mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động
1.5.1. Sốt rét biên giới
Catherin Smith đưa ra 3 yếu tố chính liên quan giữa nhóm dân di biến
động và bệnh sốt rét: Sự phát triển kinh tế, thay đổi đất sử dụng và nhóm dân
di biến động mang KST sốt rét ngoại lai, nhất là tại khu vực biên giới [56].
Nghiên cứu của Jan E Conn năm 2002 tại khu vực Trung và Nam Mỹ cho thấy
những người mới đến mang theo các véc tơ truyền bệnh mới [33].
Báo cáo năm 2013, của Tổ chức Di dân Thế giới cho thấy 75% các ca
mắc sốt rét P. falciparum ở Vân Nam (Trung Quốc) là do mắc bệnh từ Lào
mang về [35]. Nhìn chung, tại các nước có khí hậu nhiệt đới (Myanmar, Thái
Lan, Campuchia, Lào, Indonesia) tỉ lệ mắc KSTSR do P. falciparum cao hơn
P. vivax. Sự phân bố P. falciparum khác nhau ở các quốc gia là do KSTSR
phát triển phù hợp với từng đới khí hậu và sinh địa cảnh. Phần lớn số bệnh nhân
nhiễm P. knowlesi được phát hiện tại khu vực này [41].
Các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương tình hình sốt rét trong
những năm đầu thế kỷ 21 đã giảm so với những năm cuối thế kỷ 20 nhưng vẫn
còn khá nặng nề ở một số quốc gia như Papua New Guinea, Campuchia, quần
đảo Solomon. Tuy nhiên, năm 2008 có số người mắc và chết do sốt rét trong
khu vực còn cao.
1.5.2. Di biến động dân cư do chiến tranh
Nghiên cứu của Crown năm 1997 cho thấy trong một trại tị nạn (khoảng
22.000 người ở Tanzania) mỗi tuần số bệnh nhân tử vong do sốt rét là 18-20
trường hợp, phần lớn ở trẻ em dưới 5 tuổi .
Nghiên cứu tại Thailand và Campuchia năm 2014 cũng cho thấy khi giải
quyết vấn đề sốt rét cho nhóm dân di cư có thể áp dụng nhiều biện pháp can
thiệp khác nhau: phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để
áp dụng các biện pháp can thiệp cho nhóm dân di biến động gặp nhiều khó khăn
do khó tiếp cận [68]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra những người đi rừng
ngủ rẫy có nguy cơ cao bị mắc sốt rét, trong một nghiên cứu tại Campuchia
cũng chỉ ra rằng phần lớn những người mắc sốt rét liên quan đến việc đi rừng
10
[86]. Để phòng chống sốt rét có hiệu quả thì việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp
thời của mạng lưới y tế cơ sở hết sức quan trọng, đặc biệt là y tế thôn, bản.
Nghiên cứu của Junko Yasuoka tại Campuchia cho thấy kiến thức về dịch tễ
sốt rét cũng như phòng chống véc tơ sốt rét của nhân viên y tế thôn bản còn rất
kém, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phòng chống sốt rét.
1.6. Tình hình sốt rét và di biến động dân cư tại Việt Nam
1.6.1. Đặc điểm nhóm dân di biến động tại Việt Nam
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai đoạn
2004-2009 có 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh của Việt Nam. Con
số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư trong nước ghi
nhận từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Các số liệu thống kê cũng cho thấy
đa số người di cư là thanh niên, trong đó nữ di cư gia tăng đáng kể. Đồng thời
kết quả điều tra cũng cho thấy phần lớn người di cư không di chuyển cùng gia
đình, lý do có thể là họ chưa lập gia đình hoặc gia đình họ vẫn đang cư trú tại
địa bàn nơi họ ra đi. Hầu hết người di cư là vì lý do kinh tế bao gồm những
người tìm việc làm, những người muốn tăng thêm thu nhập và nâng cao điều
kiện sống và những người di cư theo gia đình có mục đích nêu trên [20]. Sau
5 năm từ 2010 đến 2014 dân di cư tăng lên khá nhiều, chỉ riêng số dân di cư
trong nước khoảng 5,9 triệu người, Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn là vùng
dẫn đầu trong cả nước về số lượng người đi nơi khác làm ăn (137,6 nghìn
người). Thực tế ngoài sức hút về việc làm thì khoảng cách cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng lớn đến di cư. Đa số những ngườidi cư chọn điểm đến
là những điểm đến gần nơi thường trú trước đây, phần lớn những người di cư
từ Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn điểm đến là Đông Nam Bộ, gần một nửa
số người di cư từ Tây Nguyên cũng chọn điểm đến là Đông Nam Bộ [20].
Những người di cư trong nước vì lý do kinh tế không nằm trong chương
trình di cư của Chính phủ vì thế được gọi là “người di cư tự do”. Trong khicác
chương trình di cư của Chính phủ, các chương trình định cư đã giảm đáng kể
từ những năm 1990, gần đây đã có một số chương trình tái định cư vì các lý do
môi trường đã được tiến hành [36].
11
1.6.2. Di cư ngắn hạn và dài hạn
Di cư trong nước ở Việt Nam bao gồm di cư lâu dài, di cư ngắn hạn (di
cư tạm thời hay di cư mùa vụ). Số liệu quốc gia ở Việt Nam chưa thống kê
được đầy đủ về hai xu thế di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ [20]. Các đối tượng
này gây khó khăn cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng trực
tiếp tới việc phòng chống dịch bệnh.
Tại Việt Nam, rất nhiều người di cư trong nước với mục đích tìm việc
làm tại nơi di cư đến đã tìm được công việc được trả công xứng đáng với môi
trường làm việc an toàn và họ cho biết rằng họ hài lòng với cuộc sống sau khi
di cư. Các bằng chứng cho thấy người dân di cư thường bắt đầu tìm việc làm
tại nơi đến ngay sau khi tới nơi hoặc họ đã xin việc trước khi di cư đến. Họ
thường làm việc chăm chỉ và giữ được công ăn việc làm ổn định hơn so với
người không di cư. Tuy nhiên, những người di cư thường thấy mình yếu thế
hơn so với người dân sở tại, đặc biệt là trong thị trường lao động. Những người
này thường tập trung ở một số ngành nghề nhất định và thường ít được đảm
bảo công việc hơn hoặc phải làm các công việc với mức lương thấp và thường
không được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp nếu
họ không được ký hợp đồng lao động [20]. Như vậy dẫn tới nguy cơ người lao
động bị mắc bệnh nhưng không được điều trị, hoặc phải tự mua thuốc điều trị.
1.6.3. Di cư do biến đổi khí hậu
Báo cáo của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2014 về di cư, tái định
cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam cho thấy khó khăn về kinh tế và sinh kế là
động lực trực tiếp dẫn đến di cư, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò hàng
đầu trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư. Nghiên cứu tại hai tỉnh Long
An và Đồng Tháp cho thấy áp lực môi trường có ảnh hưởng lớn đến sinh kế,
và hai trong số ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến di cư là do khó khăn về sinh
kế và thu nhập tại các vùng di cư đi. Tại Quảng Trị, nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến di cư là vì mục đích kinh tế, tuy nhiên các yếu tố môi trường bao gồm hiện
tượng thời tiết cực đoan làm mất mùa, sinh kế trở nên khó khăn hơn đã gián
tiếp tác động đến quyết định di cư. Ngư dân nghèo tại Cà Mau đang phải đối
12
mặt với tình trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và thời tiết trở nên
khắc nghiệt hơn. Họ đã cải thiện và phục hồi sinh kế bằng cách đa dạng hóa
các hoạt động sinh kế, di dời đến các vùng khác, thâm canh, liên kết và sản xuất
các hàng hóa đặc thù theo vùng chuyên canh [36]. Theo Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bình đẳng, bao
gồm cả người nhập cư, như quyền được làm việc, học tập, tiếp cận với các dịch
vụ y tế, tự do đi lại và cư trú. Luật Lao động và Luật Cư trú đều công nhận các
quyền này thông qua các quy định cụ thể. Tuy nhiên, Hệ thống Đăng ký Hộ
khẩu quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ công ích, đất
đai và nhà ở của các hộ dân. Các quy định của hệ thống này cũng đã được đơn
giản hóa từ thập niên 90, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những rào cản đối với những
người không thường trú (bao gồm cả người nhập cư) trong việc tiếp cận các
dịch vụ thiết yếu và các quyền cơ bản. Các hộ gia đình được phân chia thành 4
loại theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, từ thường trú đến tạm trú, tuy nhiên một
bộ phận không nhỏ người nhập cư tạm thời tại các thành phố không đăng ký
tạm trú. Ngườinhập cư không có hộ khẩu, nhất là một số người tạm cư ít có cơ
hội tiếp cận với một số dịch vụ. Các thành phố xử lý vấn đề nhập cư theo nhiều
cách tiếp cận khác nhau: thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để người nhập
cư có thể tiếp cận tốt hơn với vấn đề nhà ở, trong khi Hà Nội lại áp dụng nhiều
quy định. Bản chất và quy mô di cư tại Việt Nam đã bắt đầu có những thay đổi
do biến đổi khí hậu làm cho các cú sốc và quá trình suy thoái môi trường diễn
ra ngày một nghiêm trọng hơn. Nhất là khi các hiểm họa khí hậu kết hợp với
nhau và xảy ra cùng một lúc dẫn đến phát sinh nhiều rủi ro cho sinh kế và sức
khỏe của người dân, bao gồm các nguy cơ xảy ra đại dịch. Thực tế cho thấy,
khi người di cư lao động mắc các chứng bệnh trên không những làm cho sức
khỏe của người di cư lao động suy giảm nhanh mà vấn đề sức khỏe của gia
đình, sức khỏe của cộng đồng phần nào cũng bị ảnh hưởng do mầm bệnh từ
những người di cư lao động. Ngoài ra khi di cư lao động nhiễm bệnh, khả năng
mang lại nguồn thu nhập cho gia đình không những bị mất đi mà gia đình còn
phải chịu gáng nặng chi phí chữa bệnh khiến kinh tế gia đình cũng bị giảm sút
13
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.…So với người không di cư,
mặc dù những người di cư có thu nhập cao hơn sau khi di cư, họ vẫn dễ bị tổn
thương về mặt kinh tế và xã hội hơn và ít được bảo vệ hơn [37], [32].
Việc tiếp cận tới nhiều dịch vụ xã hội và các thủ tục hành chính khác đều
gắn chặt với hộ khẩu, không có hộ khẩu thường trú tại nơi họ sống và làm việc,
do đó đã tạo ra một môi trường sống khó khăn và bất lợi đối với người di cư
mà hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở nơi họ đi. Hệ thống hộ khẩu do vậy đã có
ảnh hưởng tới nhóm người di cư vốn đã dễ bị tổn thương. Vì vậy họ phải sử
dụng những nhà cung cấp dịch vụ xã hội và hỗ trợ tư nhân ví dụ như chăm sóc
y tế.
1.6.4. Thực trạng sốt rét ở nhóm dân di biến động tại Việt Nam
Nghiên cứu của Ron P. Marchand và cộng sự tại Khánh Phú - Khánh
Hòa cũng cho thấy ngay tháng đầu tiên đến làm việc người di cư đã bị nhiễm
sốt rét tại nơi đến, tỷ lệ nhiễm KSTSR của nhóm này là 1,2%, theo dõi 346
người: có 1 bệnh nhân nhiễm 3 lần và 5 người nhiễm 2 lần. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy diễn biến sốt rét của nhóm dân mới di cư đến cũng liên quan với
quy luật mùa truyền bệnh tại xã [88]. Như vậy, nhóm dân mới đến có nguy cơ
mắc sốt rét cao ngay trong thời gian ngắn đến lao động tại vùng sốt rét lưu
hành.
Phân vùng sốt rét năm 2014 cho thấy 17,21% dân số sống trong vùng
nguy cơ sốt rét quay lại [10]. Trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét,
tại những tỉnh hiện không có mầm bệnh lưu hành nhưng có véc tơ truyền bệnh
sẽ có nguy cơ cao khi bệnh nhân mang mầm bệnh từ vùng SRLH về, là nguồn
lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng.
Số liệu báo cáo năm 2014 của Thanh Hóa cho thấy 100% KSTSR là do
người dân đi làm ăn xa về, trong đó chủ yếu là dân đi làm thuê tại các tỉnh Bình
Phước và Đắk Lắk.
Theo báo cáo tại khoa xét nghiệm năm 2014 của TTPCSR Nghệ An cho
thấy 99,32% KSTSR là KST ngoại lai, trong đó 76,88% KST do người lao động
14
đi nước ngoài về (Lào, Campuchia, Angola), 22,45% KST sốt rét do người dân
đi làm thuê tại các tỉnh Bình Phước và Gia Lai, Đắk Lắk.
Vùng Đông Nam Bộ là khu vực thu hút người dân di cư vì có nhiều khu
công nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngoài, đã vượt qua khu vực
Tây Nguyên về số lượng người di cư đến và tỷ suất di cư [28], việc tiếp cận với
các dịch vụ y tế nói chung cũng như phòng và điều trị sốt rét cho những nhóm
dân di cư này cần được quan tâm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho dân di cư,
đồng thời cắt đứt nguồn lan truyền mầm bệnh.
1.7. Véc tơ truyền bệnh sốt rét
1.7.1. Các véc tơ chính truyền bệnh sốt rét trên thế giới
Năm 1897, muỗi Anopheles lần đầu tiên được xác định là véc tơ truyền
bệnh sốt rét, khi Ronal Ross phát hiện ra hợp tử (Oocysts) của ký sinh trùng ở
thành dạ dày muỗi. Các yếu tố để xác định một loài muỗi là vectơ của bệnh sốt
rét gồm:
- Nhiễm thoa trùng ở tuyến nước bọt (sporozoites), để phát hiện thoa
trùng có thể mổ tuyến nước bọt muỗi hoặc sử dụng kỹ thuật ELIZA để phát
hiện protein thoa trùng (Circumsprozoites protein) trong cơ thể muỗi.
- Ưa đốt người: tỷ lệ ưa đốt người cao, tần số đốt ngắn.
- Mật độ cao trong mùa sốt rét.
- Trong điều kiện thực nghiệm, ký sinh trùng sốt rét có thể phát triển
đến giai đoạn thoa trùng trong cơ thể người.
Véc tơ truyền bệnh sốt rét đã được xác định là muỗi Anopheles, họ
Culicidae. Anopheles là trung gian truyền bệnh duy nhất ở người và động vật,
chỉ có muỗi cái mới có khả năng hút máu và truyền bệnh cho người. Véc tơ
bệnh sốt rét đã được xác định là muỗi Anopheles họ Culicidea có khoảng 3200
loài được chia thành 3 họ phụ. Trên thế giới có khoảng 420 loài muỗi thuộc
giống Anopheles, trong đó có khoảng 70 loài là véc tơ truyền sốt rét cho người
trong điều kiện tự nhiên. Thực tế có khoảng 10 loài là véc tơ quan trọng truyền
bệnh sốt rét trên thế giới.
1.7.1.1. Tại châu Âu:
15
Có khoảng 18 loài Anopheles là véc tơ truyền bệnh sốt rét, trong đó một
số loài truyền bệnh sốt rét thường gặp:
+ Anopheles angeriensis: phân bố chủ yếu ở các quốc gia vùng Địa
Trung hải và Balkans, phía đông mở rộng đến Iraq, Iran, phía bắc có các nước
vùng Trung Á. Ở châu Âu: Anbania (bates, 1941), Anh (Snow at al, 1998),
Bulgaria (Gecheva, 1998), Nga (Gonostaeva, 2000), Anopheles atroparvus: có
ở Bỉ, Anh, Bun-ga-ri, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha,
Thụy Sỹ, Phần Lan, Hy Lạp, Na Uy, Anopheles beklemishevi: Phân bố ở vùng
rừng Tai - Ga, Thụy Sỹ, Phần Lan (Jaenson at al, 1986). Tại Anh, có 5 loài
Anopheles đóng vai trò truyền bệnh sốt rét: Anopheles atroparvus, An.
angeriensis, An. messeae, An. claviger, An. plumbeus loài muỗi truyền bệnh
chính được tìm thấy ở vùng đầm lấy là Anopheles atroparvus.
Anopheles gambiae là véc tơ chính truyền bệnh ở châu Phi [53].
1.7.1.2. Khu vực châu Á:
Các véc tơ chính ở khu vực Đông Nam Á gồm có: An. dirus lưu hành tại
các nước lưu vực sông Mê Kông, An. balabacensis có ở đông Malaysia và nam
Philippine, An. aconitus, An. sundaicus, An. maculatus có ở Indonesia, An.
minimus là véc tơ quan trọng ở Campuchia, Lào, Việt Nam. An. sinensus phổ
biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc. An.maculatus có ở Malaysia.An. farauti, An.
koliensis, An. punctulatusở Tây Nam - Thái Bình Dương.
1.7.1.3. Khu vực Châu Phi:
- Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở châu Phi là An. gambiae, các loài khác
cũng là véc tơ truyền bệnh sốt rét như: An. arabiensis, An. melas, An. merus,
An. quadriannulatus, An.bwambae.
- Véc tơ truyền bệnh sốt rét chính ở châu Phi là An. gambiae và An.
arabiensis, chiếm khoảng 70 % tổng số véc tơ truyền bệnh sốt rét.
1.7.2. Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam
Trong số trên 60 loài Anopheles có mặt ở Việt Nam đã phát hiện được
15 loài Anopheles là véc tơ sốt rét chính, véc tơ phụ và véc tơ nghi ngờ. Véc tơ
truyền bệnh sốt rét phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hàng
16
năm, đặc biệt là theo mùa vì vậy vào mùa mưa số lượng muỗi thường tăng lên
do tăng nơi sinh sống và phát triển của bọ gậy [7]. Các loài vectơ truyền bệnh
sốt rét ở Việt Nam gồm [15], [19]:
1.7.2.1. Véc tơ chính
+ An. minimus, An. dirus, An. sundaicus là ba véc tơ chính truyền bệnh
sốt rét tại Việt Nam.
+ An. minimus sống trong rừng, bìa rừng, sa van, bọ gậy sống ở ven suối
quang, nước chảy chậm, muỗi phân bố ở khu vực rừng núi trên toàn quốc. An.
minimus ưa đốt người trong nhà, sau một thời gian dài sử dụng hóa chất làm tỷ
lệ muỗi đốt người ngoài nhà tăng lên. Hoạt động đốt người của An. minimus
suốt đêm, đỉnh hoạt động từ 22 giờ đến 3 giờ sáng. Muỗi có tập tính trú đậu
trong nhà, tuy vậy vẫn có một tỷ lệ nhất định trú đậu ngoài nhà ban ngày (trong
hốc cây, hốc đất ven suối). Bằng kỹ thuật PCR đã phát hiện được 2 loài đồng
hình của An. minimus là An. minimus A và An. minimus C. An. minimus A ưa
đốt người và trú đậu trong nhà. An. minimus C ưa trú đậu ngoài nhà, ưa đốt trâu
bò và người.
+ An. dirus: vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam, tại Khánh Phú
đã tìm thấy sporozoite của Plasmodium knowlesi trong tuyến nước bọt muỗi
An. dirus [29], bọ gậy sống ở vũng nước đọng, dưới bóng râm trong rừng. An.
dirus chủ yếu đốt các loại thú rừng, tuy nhiên muỗi cũng ưa đốt người cả trong
và ngoài nhà, thời gian đốt sớm hơn so với các loài khác. 7 loài thuộc phức hợp
An. dirus đã được ghi nhận: An. dirus A, B, C, D, E, An. nemophelous và An.
takasagoensis, An. dirus A và D là các véc tơ sốt rét quan trọng vì ưa đốt máu
người. Ở Việt Nam ghi nhận sự có mặt của 2 loài An. dirus A và An.
takasagoensis. Véc tơ truyền sốt rét Plasmodium knowlesi tại Việt Nam được
tìm thấy là Anopheles dirus [8].
+ An. sundaicus (An. epiroticus): vùng ven biển nước lợ và Nam Bộ.
Trong những năm gần đây có sự thay đổi về môi trường, phương thức canh tác
tại vùng ven biển Tây Nam Bộ nên đã mở rộng vùng phân bố, tăng mật độ muỗi
An. epiroticus [26]. Có 3 dạng, An.enpiroticus khác nhau: A, B và C.
17
1.7.2.2. Véc tơ phụ:
An. aconitus, An. maculatus, An. jeyporiensis: Loài muỗi này phân bố
rộng, bao gồm Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, ở Việt Nam muỗi phân bố
vùng đồi núi trong cả nước. An. sinensis, An. subpitus, An. vagus, An.
indefinitus sống ở ven biển miền Bắc và miền Nam. An. sinensis, An. subpitus,
An. campestris: vùng ven biển miền Nam.
1.8. Miễn dịch trong bệnh sốt rét
Miễn dịch trong bệnh sốt rét được hình thành do nhiễm ký sinh trùng tái
đi, tái lại. Theo Werndorfer (1990) miễn dịch dịch thể thu được ở người có khả
năng ức chế sự xâm nhập và nhân lên của ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu.
Muỗi đốt người đã có miễn dịch thì giao bào cũng bị ức chế trong quá trình
sinh sản hữu tính ở dạ dày muỗi. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị sốt rét táinhiễm
nhiều lần cũng có miễn dịch thụ động do IgG từ mẹ truyền cho trong quá trình
mang thai, nhưng miễn dịch này chỉ tồn tại từ 3 đến 6 tháng, nếu sau đó trẻ bị
mắc sốt rét thì sẽ bị sốt rét ác tính .
Bằng kỹ thuật IFA, phát hiện kháng thể đặc hiệu với ký sinh trùng sốt rét
ở vùng sốt rét lưu hành. Người ta đã chứng minh được mối tương quan tỷ lệ
thuận giữa tình trạng đáp ứng miễn dịch với tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ kháng thể
càng cao tỷ lệ mắc bệnh sốt rét càng thấp và ngược lại. Người có miễn dịch
thường có biểu hiện lâm sàng không điển hình, cơn sốt rét không đặc hiệu.
Người ở vùng sốt rét lưu hành có tỷ lệ kháng thể sốt rét cao và ít khi xảy ra
dịch, tỷ lệ sốt rét ác tính thấp (trừ trẻ em).
- Miễn dịch tự nhiên: người có miễn dịch tự nhiên đối với các loài ký
sinh trùng sốt rét của chim, bò sát và loàigặm nhấm. Một số nhóm người, chủng
người cũng có miễn dịch tự nhiên đối với ký sinh trùng sốt rét của người.
- Miễn dịch thu được: miễn dịch tạo thành trong bệnh sốt rét do 2 cơ
chế, cơ chế tế bào và cơ chế dịch thể. Tuy nhiên, miễn dịch trong sốt rét (cả
miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào) không bảo vệ được cơ thể tránh mắc
bệnh sốt rét mà chỉức chế quá trình phát triển của ký sinh trùng. Hiệu giá kháng
thể đặc hiệu giảm dần sau khi tác nhân gây bệnh bị loại khỏi cơ thể.
18
- Việc sử dụng vaccine cũng là một định hướng tốt cho phòng chống sốt
rét, chứng minh sự tồn tại lâu dài của miễn dịch. Dân từ thành thị và từ đồng
bằng khi vào vùng sốt rét lưu hành dễ mắc bệnh sốt rét và khi mắc sốt rét thì
bệnh nặng vì không có miễn dịch sốt rét, đây chính là một trong những lý do
khiến cho dân từ nơi khác đến làm thuê tại các vùng sốt rét lưu hành dễ mắc
sốt rét do không có miễn dịch. Do đó, việc tăng cường quản lý dân di biến động,
áp dụng các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong là đặc
biệt quan trọng.
19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân sống trong vùng SRLH nặng có sự di biến động tại tỉnh
Bình Phước:
+ Dân từ nơi khác đến;
+ Dân tại địa phương đi rừng, rẫy;
- Muỗi truyền bệnh sốt rét thu thập được tại các điểm nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Bù Gia Mập và xã Đắk Ơ thuộc huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Điều tra cắt ngang tháng 9 - 10/ 2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứumô tả có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu điều tra cá nhân
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ hiện mắc sốt rét:
𝑛 = Z(1−∝/2)
2
p(1 − p)
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
Z 1-α/2: Hệ số tin cậy, với hệ số tin cậy 95% ta có Z 1-α/2= 1,96.
p: Tỷ lệ hiện mắc ước tính của quần thể: 0,075
d: Sai số mong muốn: 0,017.
Như vậy, cỡ mẫu được xác định 922 tuy nhiên tránh các trường hợp
không đồng ý cho mẫu xét nghiệm trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cộng
thêm 5% vào cỡ mẫu số mẫu nghiên cứu sẽ là 1000 người.
2.2.2.2. Mẫu điều tra hộ gia đình
20
- Phỏng vấn chủ hộ có người được lấy mẫu máu, tổng số dự kiến có 1000
cá nhân được lấy mẫu máu. Trung bình mỗi hộ gia đình có 4 nhân khẩu, như
vây sẽ tiến hành điều tra khoảng 250 hộ, do đó mỗi xã sẽ chọn 125 hộ, trong
nghiên cứu này chúng tôi chọn 150 hộ gia đình để phòng trường hợp những
người trong hộ gia đình đi vắng, như vậy tổng số có 300 hộ gia đình được phỏng
vấn…
2.2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tiêu chuẩn chọn mẫu cá nhân:
+ Mọi người dân sống trong 6 thôn của 2 xã Bù Gia Mập, Đăk Ơ tỉnh
Bình Phước.
+ Người dân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Hộ gia đình/người không đồng ý tham gia nghiên cứu: (không cho mẫu
máu, không trả lời phỏng vấn …).
+ Người mắc bệnh tâm thần, mất trí nhớ.
2.2.2.4. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn các xã của tỉnh: Chọn chủ đích với các điều kiện các xã phảiđáp
ứng được là:
+ Trong những năm qua tình hình sốt rét phức tạp, số lượng bệnh nhân
sốt rét cao, có nhiều di biến động dân (vùng sốt rét lưu hành nặng theo phân
vùng sốt rét quốc gia năm 2017).
+ Mỗi xã chọn 3 thôn có số bệnh nhân sốt rét cao và thường xuyên đi
rừng ngủ rẫy, qua lại biên giới.
- Chọn hộ gia đình để phỏng vấn
Chọn hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
+ Lập danh sách hộ gia đình của từng thôn tại 2 xã nghiên cứu, đánh số
thứ tự để lập khung mẫu và tính toán khoảng cách mẫu.
+ Khoảng cách mẫu: số hộ gia đình của 3 thôn chia 150.
21
+ Chọn hộ đầu tiên bằng bốc thăm ngẫu nhiên (số thứ tự nhỏ hơn khoảng
cách mẫu).
+ Chọn hộ gia đình tiếp theo để điều tra hộ đầu tiên + khoảng cách mẫu.
+ Tại mỗi hộ gia đình được chọn, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ
được khám lâm sàng và lấy máu xét nghiệm chẩn đoán sốt rét.
2.2.3. Một số đặc điểm xã hội và tự nhiên các xã trong nghiên cứu
2.2.3.1. Xã Đắc Ơ và Bù Gia Mập
Huyện Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước, mang đặc trưng khí hậu nhiệt
đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong
năm cao đều từ 25,8 - 26,2 0
C. Phía Bắc huyện có đường biên giới với nước
bạn Campuchia. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi
cao nguyên và vùng đồng bằng, có diện tích rừng tự nhiên và rừng cao su chiếm
>80% diện tích. Trong giai đoạn 2010 - 2015 mặc dù đã có sự đầu tư đáng kể
cho công tác phòng chống sốt rét tuy nhiên tại Bù Gia Mập sốt rét vẫn là điểm
nóng. Đặc biệt tại 2 xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập sốt rét vẫn dai dẳng với số lượng
bệnh nhân nhiều nhất so với cả nước.
Xã Đắc Ơ có diện tích 246,9337 km², dân số năm 2015 là 3275 hộ với
số dân là 15.764 người. Đắk Ơ là một xã biên giới với số hộ đồng bào dân tộc
chiếm trên 35% với 1217 hộ và số dân là 5656 người, chủ yếu là người Stiêng.
Xã Bù Gia Mập có diện tích 23,3 km², dân số năm 2009 là 3704 người,
mật độ dân số đạt 159 người/km². Xã Bù Gia Mập có Vườn quốc gia Bù Gia
Mập với tổng diện tích 26.032 ha rừng.
Hai xã nghiên cứu là Bù Gia Mập và Đắk Ơ có đường biên giới với
Campuchia
22
Hình 2. 1. Bản đồ xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đánh giá tình trạng mắc sốt rét và các yếu tố liên quan qua điều tra
cắt ngang
Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn về kiến thức, thái độ và thực hành phòng
chống sốt rét, thói quen đi rừng, ngủ rẫy, qua lại biên giới và điều kiện kinh tế
xã hội sẽ được phỏng vấn chủ hộ gia đình, kết hợp với thực hiện các chuyên
môn:
- Phỏng vấn KAP chủ hộ gia đình.
- Điều tra cá nhân.
- Khám lâm sàng tất cả các thành viên hiện có mặt có mặt tạinhà và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
23
- Lấy lam máu làm kỹ thuật nhuộm Giemsa phát hiện ký sinh trùng sốt
rét, thử test chẩn đoán nhanh, lấy máu bằng giấy thấm xét nghiệm PCR cho
các thành viên trong gia đình có chủ hộ được phỏng vấn.
- Bắt muỗi tại khu vực điều tra để xác định các loài véc tơ truyền bệnh.
2.2.4.2. Theo dõi dọc
Theo dõi dọc tình hình sốt rét tại điểm nghiên cứu. Bệnh nhân sốt rét
được lấy lam máu nhuộm Giemsa phát hiện ký sinh trùng sốt rét, thử test chẩn
đoán nhanh, lấy máu bằng giấy thấm xét nghiệm PCR và kết hợp với điều tra
cá nhân thông qua cán bộ y tế xã, thôn. Xác định các trường hợp bệnh nhân
mắc sốt rét mới và gửi số liệu báo cáo và mẫu hàng tuần về cho nhóm nghiên
cứu tại Viện.
2.2.5. Các chỉ số đánh giá
Điều tra cắt ngang nhằm mục đích: Xác định thực trạng mắc sốt rét
(SRLS, KSTSR) tại thời điểm điều tra; tìm hiểu một số đặc điểm dân số, kinh
tế xã hội và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét; tìm hiểu kiến thức, thái độ và
thực hành (KAP) về phòng chống sốt rét của đối tượng nghiên cứu; xác định
thành phần và véc tơ truyền bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu.
Các biến số cần thu thập qua điều tra cắt ngang bao gồm:
2.2.5.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét
- Tỷ lệ lam máu nhuộm giọt dày dương tính (+).
Tỷ lệ mắc sốt rét qua
kỹ thuật soi lam máu
nhuộm Giemsa phát
hiện KSTSR (%)
=
Số lam máu phát hiện có ký ký
sinh trùng sốt rét
x 100Tổng số lam máu nhuộm giọt dày
- Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét pháthiện bằng kỹ thuậttest nhanh
Tỷlệ mắc sốt rét bằng
kỹ thuật test chuẩn
đoán nhanh (%)
=
Sốngười có kêt quả thử test nhanh
(+) với ký sinh trùng sốt rét
x 100
Tổng số mẫu thử test nhanh
- Ngoàira trong nghiên cứu còn đánh giá, phân tích tỷ lệ mắc sốt rét
theo giới, nhóm tuổi
24
Tỷ lệ mắc sốt rét theo
nhóm tuổi, giới (%)
=
Sốmắc sốt rét theo nhóm tuổi, giới
x 100
Tổng số người có ký sinh trùng
sốt rét (+)
2.2.5.2. Thực trạng mắc sốt rét lâm sàng
- Tỷ lệ người có sốt qua điều tra cắt ngang
Tỷ lệ người có sôt qua
điều tra cắt ngang (%)
=
Số người có sôt qua điều tra cắt ngang
x 100
Tổng số người điều tra
2.2.5.3. Các yếu tố liên quan
Trình độ văn hóa, kiến thức về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng
chống, chống; Thói quen tập quán lao động sinh hoạt của người dân như đi
rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc. Mức độ giao lưu, qua lại biên giới,
đi rừng ngủ rẫy, người đi đến làm ăn tại địa điểm nghiên cứu.
- Tình trạng đi rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc.
Tỷlệ ngườidân đi rừng
làm nương rẫy và ngủ
lại trongnươngrẫy(%)
=
Số người dân đi rừng làm nương
rẫy và ngủ lại trong nương rẫy
x 100
Tổng số người dân điều tra tại điểm
nghiên cứu
- Tần suấtđi rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc
Tỷlệ ngườidân đi rừng
làm nương rẫy và ngủ
lại trong nương rẫy 1
tuần/1 lần, 2 tuần/1 lần,
3 tuần/1lần (%)
=
Số người dân đi rừng làm nương
rẫyvà ngủ lại trongnươngrẫy1 tuần/1
lần, 2 tuần/1 lần, 3 tuần/1lần (%)
x 100
Tổng số người dân điều tra tại điểm
nghiên cứu
25
- Số ngày ngủ lại trong nương rẫy, rừng
Tỷlệ ngườidân đi rừng
làm nương rẫy và ngủ
lại trong nương rẫy >
14 ngày/đợt và < 14
ngày/đợt (%)
=
Số người dân đi rừng làm nương
rẫy và ngủ lại trong nương rẫy > 14
ngày/đợt và < 14 ngày/đợt (%)
x 100
Tổng số người dân điều tra tại điểm
nghiên cứu
- Tỷ lệ giao lưu, qua lại biên giới
Tỷ lệ người dân có qua
lại biên giới làm ăn, buôn
bán, thăm thân (%)
=
Số người dân có qua lại biên giới làm
ăn, buôn bán, thăm thân
x 100
Tổng số người dân điều tra tại điểm
nghiên cứu
- Tần suấtgiao lưu qua biên giới
Tỷ lệ người dân qua lại
biên giới làm ăn, buôn
bán, thăm thân 1 tuần/1
lần, 2 tuần/1 lần, 3
tuần/1lần (%)
=
Số người dân có qua lại biên giới làm
ăn, buôn bán, thăm thân 1tuần/1 lần, 2
tuần/1 lần, 3 tuần/1lần
x 100
Tổng số người dân điều tra tại điểm
nghiên cứu
- Thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế của cộng đồng khi bị sốt
Tỷ lệ người dân đến
trạm y tế xã, tự mua
thuốc điều trị, đến y tế
tư nhân khi có sốt (%)
=
Số người dân đến trạm y tế xã, tự mua
thuốc uống, đến y tế tư nhân khi có sốt
x 100
Tổng số người dân trong điều tra tại
điểm nghiên cứu
- Tình hình sử dụng các biện pháp cá nhân phòng chống sốt rét
Tỷ lệ người dân sử
dụng các biện pháp
bảo vệ cá nhân nằm
màn, kem, hương xua
muỗi.. (%)
=
Sốngườidân sử dụng các biện pháp bảo vệ
cá nhân nằm màn, kem, hương xua muỗi
x 100
Tổng số người dân trong điều tra tại điểm
nghiên cứu
26
- Tỷ lệ, thành phần, mật độ của các véc tơ truyền bệnh sốt rét tại điểm
nghiên cứu
Bằng các kỹ thuật Mồi người trong nhà, ngoài nhà; Bẫy đèn, soi chuồng
gia súc; Mồi người trong rừng....để tính toán tỷ lệ, thành phần và mật độ véc
tơ.
2.2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.2.6.1. Kỹ thuật thăm khám lâm sàng
- Đo nhiệt độ hố nách bằng nhiệt kế điện tử, mục đích để phát hiện những
trường hợp có sốt.
- Khám lách cho tất cả các đối tượng được điều tra để phát hiện những
trường hợp có lách to. Khám phát hiện lách to được thực hiện bởi bác sỹ trong
quá trình điều tra. Lách to được phân loại theo phân loại của Hackette (từ độ 0
đến độ 5).
2.2.6.2. Kỹ thuật xét nghiệm lam máu giọt đặc (giọt dày) tìm ký sinh trùng sốt
rét trong máu
- Xét nghiệm lam máu tìm KSTSR bằng lấy máu ở đầu ngón tay, làm kỹ
thuật nhuộm giọt dày nhuộm Giemsa và soi bằng kính hiển vi quang học.
- Lam máu giọt dày được lấy từ tất cả các đối tượng nghiên cứu trong
các cuộc điều tra cắt ngang và đối với những trường hợp có sốt nghi ngờ mắc
sốt rét trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
- Lam máu sau khi để khô được nhuộm với dung dịch Giemsa 4% trong
45 phút và soi dưới kính hiển vi quang học để xác định sự có mặt của KSTSR,
xác định loài và đếm mật độ KST.
- Mật độ KSTSR được đếm và tính trên 1 mm³ máu.
- Trong điều tra cắt ngang lam máu được lấy, nhuộm và xét nghiệm bởi
các xét nghiệm viên của Viện SR-KST-CT TƯ.
- Trong quá trình thực hiện nghiên cứu theo dõi dọc, lam máu được lấy,
nhuộm và xét nghiệm bởi xét nghiệm viên làm việc tại điểm kính hiển vi xã.
Kết quả xét nghiệm lam máu của điểm kính hiển vi xã được gửi đi kiểm tra lại
ở tuyến trên theo qui định.
27
2.2.6.3. Điều tra xác định thành phần, mật độ loài muỗi truyền bệnh sốt rét
- Bắt muỗi bằng phương pháp theo thường quy của Viện Sốt rét - KST -
CTTƯ:
+ Mồi người ngoài nhà ban đêm; Mồi người trong nhà ban đêm; Mồi
người
+ Bẫy đèn trong nhà ban đêm; Bẫy đèn ngoài nhà
+ Soi trong nhà ban ngày; Soi chuồng gia súc
- Định loại muỗi, đánh giá hiệu lực diệt của hóa chất tồn lưu, thử nhạy
kháng với hóa chất theo SOPs của Viện sốt rét.
2.2.6.4. Sử dụng Smartphone báo cáo trường hợp bệnh
- Dùng điện thoại báo cáo nhanh ca bệnh có ký sinh trùng sốt rét.
- Sử dụng phần mềm Ona.oi cho điện thoại.
2.2.6.5. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
Bộ câu hỏi được soạn sẵn và thử nghiệm tại thực địa trước khi tiến hành
nghiên cứu. Cán bộ điều tra thực hiện phỏng vấn được tập huấn trước khi tiến
hành nghiên cứu tại thực địa. Bộ câu hỏiđược sử dụng để phỏng vấn các chủ hộ
gia đình hoặc những người đại diện cho hộ gia đình nắm rõ nhất về tình hình gia
đình và có khả năng hiểu và trả lời được các câu hỏi phỏng vấn.
2.2.7. Sai số và phương pháp loại trừ sai số
- Tuân thủ các quy định trong nghiên cứu như:
+ Tuân thủ các nguyên tắc sàng tuyển đối tượng nghiên cứu.
+ Tập huấn đầy đủ cho cán bộ điều tra, triển khai nghiên cứu thử trước
khi nghiên cứu trên toàn bộ các điểm nghiên cứu.
+ Các xét nghiệm phải được kiểm tra chéo với các kỹ thuật viên đảm bảo
trình độ lever 2 trở lên.
+ Phối hợp với cán bộ địa phương thông thạo tiếng dân tộc tham gia
phỏng vấn và phiên dịch.
2.3. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
- Nhập số liệu bằng EpiData và phân tích bằng Stata 12.0.
- Sử dụng các testthống kê y sinh học để phân tíchsố liệu như: Testt, x²..
28
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu của đề tài được thông qua hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học của Viện Sốt rét - KST - CT TƯ.
- Có sự chấp thuận trước của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng tham
gia nghiên cứu ký vào bản cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định y đức trong nghiên cứu y sinh
học, như: Mô tả kỹ quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu, trách
nhiệm của người nghiên cứu.
- Không sử dụng các số liệu nghiên cứu cho mục đích khác, chỉ phục vụ
cho y học nâng cao sức khỏe nhân dân trong địa bàn nghiên cứu.
- Thông qua nghiên cứu này đưa ra những biện pháp thích hợp trong việc
PCSR và bảo vệ sức khỏe cho nhóm dân di biến động.
29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 1. Số người điều tra theo giới tại các điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên
cứu
Tổng số Nam Nữ
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia Mập 516 50,24 232 44,85 284 55,15
Đắk Ơ 511 49,76 249 48,73 262
51,27
Cộng 1027 100 480 46,74 547 53,26
Nhận xét:
Tổng số người trong nghiên cứulà 1027, trong đó:
- Tỷ lệ nam trong nghiên cứu thấp hơn nữ (46,74% nam và
53,26% nữ).
Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n =1027)
Địa điểm nghiên
cứu
< 5 tuổi 5 - 15 tuổi ≥ 15 tuổi
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia mập 22 4,26 100 19,38 394 76,36
Đắk Ơ 34 6,65 114 22,31 363 71,04
Cộng (n = 1.027) 56 5,45 214 20,84 757 73,71
Nhận xét:
Có sự khác biệt về tỷ lệ các nhóm người ≥ 15 tuổi, 5 -15 tuổi và < 5
tuổi, với các tỷ lệ: nhóm trên 15 tuổi: 73,71% so với 20,84% và 5,45%.
30
Bảng 3. 3. Phân bố nhóm đối tượng điều tra theo dân tộc (n =1.027)
Địa điểm nghiên
cứu
Dân tộc
Kinh (1) S’ tiêng (2) Khác (4)
SL % SL % SL %
Bù Gia mập 18 3,50 355 68,74 143 27,77
Đắk Ơ 42 8,20 435 85,16 34 6,64
Cộng (n = 1027) 60 5,85 790 76,95 177 17,20
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 dân tộc được điều tra tại 2 xã của tỉnh
Bình Phước, tỷ lệ dân tộc Stiêng 790 người, chiếm 76,95% và dân tộc Kinh 60
người, chiếm 5,85%. Dân tộc khác như Cao Lan, Dạ, Ê đê, Hoa, M’nông,
Mường, Nùng, Tày, Thái chiếm 17,20%. Tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập chủ
yếu là người S’tiêng.
3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét tại Bình Phước
3.1.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét lâm sàng
Bảng 3. 4. Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (n = 1027)
Tên xã
Số điều
tra
Có sốt rét lâm sàng
Số lượng Tỷ lệ (%)
Bù Gia Mập 516 59 11,43
Đắc Ơ 511 11 2,15
Chung 1.027 70 6,82
Giá trị p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ sốt rét lâm sàng chung của hai xã trong 2 tuần qua là 6,82%
(70/1.027).
Có sự khác biệt về tỷ lệ sốt rét lâm sàng tại hai xã huyện Bù Gia Mập
tỉnh Bình Phước với các tỷ lệ: xã Đắc Ơ có tỷ lệ sốt rét lâm sàng thấp hơn xã
Bù Gia Mập: 2,15% so với 11,43% với p < 0,05.
3.1.2.2. Tỷ lệ, phân bố bệnh nhân sốt rét lâm sàng
31
Hình 3. 1 .Tỷ lệ sốt rét chung tại các điểm nghiên cứu ( n = 1027)
Nhận xét:
Tỷ lệ mắc sốt rét lâm sàng chung ở đối tượng nghiên cứu là 3,12%.
Bảng 3. 5. Phân bố bệnh nhân mắc sốt rét tại các xã tìm thấy ký sinh
trùng sốt rét trong máu (n = 1027)
Điểm nghiên cứu
Tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét
Số xét nghiệm Số (+) Tỷ lệ (%)
Xã Bù Gia Mập (1) 516 6 1,16
Xã Đắc Ơ (2) 511 26 5,09
Chung 1027 32 3,12
Giá trị p < 0,05
Nhận xét:
Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở xã Đắc Ơ
so với các xã Bù Gia Mập với các tỷ lệ 5,09% so với 1,16%, p < 0,05.
96,88
3,12
Không mắc sốt rét
Có mắc sốt rét
32
3.1.2.3.Tỷlệnhiễm kýsinh trùng sốtrét theo giới, theolứa tuổiở từng thôn bản
Bảng 3. 6. Tỷ lệ BNSR phân bố theo thôn bản điều tra
TT Xã Tên
thôn
N
Sốt lâm sàng KST
SL
Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ %
1
Bù Gia
Mập
Bù Lư 200 21 10,50 2 1,0
2 Bù Rên 159 34 21,38 3 1,9
3 Bù Nga 157 4 2,55 1 0,6
4
Đắk Ơ
Thôn 10 161 2 1,24 5 3,1
5 Bù Bưng 165 7 4,24 13 7,9
6 Bù Khơn 185 2 1,08 8 4,3
Tổng 1027 70 6,82 32 3,12
p<0,05 p<0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ có sốt trong 2 tuần qua là 70 người (6,82%) trong tổng số 1.027
người được điều tra. Phân bố sốt rét lâm sàng không đồng đều giữa các thôn,
thôn Bù Rên có tỷ lệ nhiễm sốt rét lâm sàng cao nhất (21,38%), thấp nhất tại
thôn Bù Khơn (1,08%). Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở thôn Bù Bưng cao nhất 7,9%
(13 trường hợp) và thấp nhất là thôn Bù Nga phát hiện 1 trường hợp nhiễm
KSTSR.
Hình 3. 2. Cơ cấu thành phần loài ký sinh trùng sốt rét tại điểm
nghiên cứu
81,25
18,75
P.falciparum
P.vivax
33
Nhận xét:
Tại khu vực nghiên cứu phát hiện 2 loài ký sinh trùng sốt rét là
P. falciparum và P. vivax, trong đó nhiễm P. falciparum đơn thuần chiếm
tỷ lệ 81,25% (26 P. falciparum, 6 P. vivax)
Bảng 3. 7. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt
Sốt rét
Tình trạng sốt
Có (n=32) Không (n=995)
p
SL % SL %
Có 12 17,14 58 82,86
p=0,000
Không 20 2,09 937 97,91
Chung 32 3,12 995 96,88
Nhận xét:
Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt là 17,14% (12/70) cao hơn tỷ lệ người
nhiễm KSTSR không có sốt 2,09% (20/937), có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Trong nhóm có KSTSR, tỷ lệ ngườicó sốt trong nhóm có mang KSTSR
là 37,5% (12/32) và tỷ lệ người không có sốt trong nhóm mang KSTSR là
67,5% (20/32); như vậy tỷ lệ người nhiễm KSTSR không có sốt cao hơn người
nhiễm KSTSR có sốt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3. 8. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR theo nhóm dân tộc
Kết quả xét
nghiệm KSTSR
Kinh S’tiêng Dân tộc khác
p
SL % SL % SL %
Dương tính 2 3,85 29 3,63 1 0,57
p=0,102Âm tính 50 96,15 770 96,37 175 99,43
Chung 52 100,0 799 100,0 176 100,0
Nhận xét:
34
Tỷ lệ người kinh mắc SR là 3,85%, người S’tiêng là 3,63%, nhóm dân
tộc khác là 0,57%. Như vậy, nhóm dân tộc S’tiêng có tỷ lệ mắc SR không khác
biệt nhiều so với các nhóm dân tộc khác.
- Tỷ lệ tìm thấy ký sinh trùng sốt rét theo giới:
Bảng 3. 9. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo giới (n = 1027)
Giới tính
Tình trạng sốt rét
Số xét nghiệm Số có KST sốt
rét
Tỷ lệ (%)
Nam 481 21 4,37
Nữ 546 11 2,02
Chung 1.027 32 3,12
Giá trị p P<0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với tỷ lệ 4,37% so với 2,02%, p < 0,05.
- Tỷ lệ tìm thấy ký sinh trùng sốt rét theo lứa tuổi:
Bảng 3. 10. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo tuổi (n = 1027)
Nhóm tuổi
Tình trạng sốt rét
Số xét nghiệm Số có KST sốt
rét
Tỷ lệ (%)
Từ 0 - 14 tuổi 270 5 1,85
≥ 15 757 27 3,57
Chung 1027 32 3,12
Giá trị p > 0,05
Nhận xét:
35
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nhóm người ≥ 15 tuổi cao hơn nhóm
người 0 -14 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, với các giá
trị 3,57% so với 1,85%, p > 0,05.
3.2. Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nặng có
dân di biến động tại Bình Phước
3.2.1. Phân bố nhóm dân di biến động, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia
đình:
Bảng 3. 11. Phân bố nhóm dân di biến động
Điểm
nghiên cứu
Tổng số
người
Dân bản địa Dân từ nơi khác đến
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Bù Gia Mập 516 359 69,57 157 30,43
Đắk Ơ 511 349 68,30 162 31,70
Cộng 1.027 708 68,93 319 31,06
Nhận xét:
Trong 2 điểm nghiên cứu với 1027 người, có 319 người di cư từ các xã
khác trong tỉnh và từ tỉnh khác đến chiếm tỷ lệ 31,06%.
Bảng 3. 12. Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện gia đình (n = 300)
Địa điểm
nghiên cứu
Trình độ học vấn
Mù chữ Tiểu học TH cơ sở THPT trở lên
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia mập
56
37,3
3
52 34,66 33 22 9 6
Đắk Ơ
35
23,3
3
63 42 38 25,33 14 9,3
Cộng(n=
300)
91 30,33 115 38,33 71 23,66 23 7,65
Nhận xét:
36
Trong tổng số 300 chủ hộ được phỏng vấn thì số người không biết chữ
khá cao chiếm 30,3%; chủ hộ có trình độ học vấn bậc tiểu học: 38,33%; số
người có trình độ học vấn từ trung học phổ thổng trở lên ít: 7,65%.
3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Với 300 hộ gia đình trong nghiên cứu hầu hết là đồng bào thiểu số với
nghề làm nương rẫy, đi rừng khai thác lâm sản và buôn bán qua biên giới. Kết
quả nghiên cứu như sau:
- Tỷ lệ đi rừng, đi rẫy, qua lại biên giới
Bảng 3. 13. Tỷ lệ hộ gia đình có người đi rừng, đi rẫy và qua lại biên giới
Điểm nghiên
cứu
Gia đình có
người đi rừng
Gia đình có
người đi làm rẫy
Gia đình có
người qua lại
biên giới
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia Mập 165 31,98 494 95,74 41 7,95
Đắk Ơ 218 42,66 405 79,26 31 6,07
Cộng 383 37,29 899 87,54 72 7,01
Giá trị p < 0,01 < 0,01 > 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ gia đình có người làm nương rẫy cao nhất 87,54%, tiếp đến là tỷ lệ
hộ gia đình có người đirừng 37,29%, chỉ có 7,01% số hộ gia đình có ngườiqua
lại biên giới làm ăn buôn bán.
Có sự khác biệt về tỷ lệ người đi rừng, gia đình có người đi làm rẫy giữa
2 xã với p <0,01.
Bảng 3. 14. Tần suất đi làm rẫy trong quần thể nghiên cứu
Địa điểm
nghiên cứu
1 tháng/lần (1)
2 tháng/lần
(2) 3 tháng/lần(3) >3 tháng/lần(4)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia Mập 375 75,91 2 0,40 7 1,42 110 22,27
Đắk Ơ 367 90,62 29 7,16 2 0,49 7 1,73
37
Cộng 742 82,54 31 3,45 9 1,00 117 13,01
Giá trị p < 0,01
38
Nhận xét:
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đi làm nương rẫy 1 tháng/1 lần
so với 2 tháng/1 lần, 3 tháng/1 lần và > 3 tháng/1 lần, với các giá trị 82,54% so
với 3,45%, 1,00% và 13,01%, với p < 0,01.
Bảng 3. 15. Tần suất đi rừng trong quần thể nghiên cứu
Địa điểm
nghiên cứu
1 tháng/lần (1) 2 tháng/lần(2) 3 tháng/lần(3) >3 tháng/lần(4)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia mập 93 56,36 15 9,09 34 20,61 23 13,94
Đắk Ơ 149 68,35 29 13,30 9 4,13 31 14,22
Cộng 242 63,19 44 11,49 43 11,23 54 14,10
Giá trị p < 0,01
Nhận xét:
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đi rừng 1 tháng/1 lần so với 2
tháng/1 lần, 3 tháng/1 lần và > 3 tháng/1 lần, với các giá trị 63,19% so với
11,49%, 11,23% và 14,10%, với p < 0,01.
3.2.3. Thực trạng về kiến thức hiểu biết về bệnh sốt rét
- Hiểu biết về nguyên nhân gâybệnh sốt rét:
Bảng 3. 16. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét
Địa điểm
nghiên cứu
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét
Không biết (1) Do ruồi (2) Do ở bẩn (3) Do muỗi (4)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia mập 112 21,71 18 3,49 3 1,99 383 74,22
Đắk Ơ 3 0,59 16 3,13 0 0 448 87,67
Cộng 115 11,20 34 3,31 3 1 831 80,92
Giá trị p < 0,01 > 0,05 < 0,01 < 0,01
39
Nhận xét:
Tỷ lệ người dân biết nguyên nhân sốt rét do muỗi đốt khá cao 80,92%.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hiểu biết về bệnh sốt rét do muỗi đốt
so với không biết, do ruồi, do ở bẩn, với các giá trị 80,92% so với 11,20%,
3,31% và 1,00%, với p < 0,01.
- Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét
Triệu chứng bệnh sốt rét có rất nhiều, trong nghiên cứu này chỉ tập
trung vào các triệu chứng điển hình là: Sốt cao, rét run, khát nước vã mồ hôi,
đau đầu và buồn nôn.
Bảng 3. 17. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét
Điểm
nghiên
cứu
Triệu chứng
Sốt cao (1) Rét run (2) Khát nước(3) Đau đầu (4) Buồn nôn
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Bù Gia Mập
10
2
67,55 75 49,67 44 29,14 5 3,31 33 21,85
Đắk Ơ
13
4
89,33 93 62,00 122 81,33 16 10,67 25 16,67
Cộng 236 78,44 168 55,83 166 55,23 21 6,99 58 19,26
Giá trị p < 0,01
Nhận xét:
Khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chủ hộ biết các biểu hiện của bệnh
sốt rét với các giá trị sốt cao, rét run, khát nước, đau đầu và buồn nôn, với các
giá trị tương ứng: 78,44% so với 55,83%, 55,23%, 6,99% và 19,26%, với p <
0,01.
- Hiểu biết về phòng chống bệnh sốt rét
40
Bảng 3. 18. Hiểu biết về biện pháp phòng bệnh sốt rét (n = 300)
Địa điểm
nghiên cứu
Cách phòng bệnh sốt rét
Nằm
màn (1)
Màn
tẩm (2)
Phun
thuốc (3)
Kem
xua (4)
Hun
khói (5)
Hương
xua (6)
Cúng
ma(7)
Bù Gia mập 103 37 25 2 4 2 0
Đắk Ơ 133 56 97 3 3 1 0
Cộng 236 93 122 5 7 3 0
Tỷ lệ 78,66 31 40,66 1,66 2,33 1 0
Giá trị p < 0,01
Nhận xét:
Số người biết phòng bệnh sốt rét bằng nằm màn là 78,66%, bằng phun
thuốc là 40,66%, sử dụng màn tẩm là 31%, rất ít người dùng hương xua và kem
xua để phòng bệnh sốt rét.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng biện pháp nằm màn so với
màn tẩm, phun thuốc, kem xua, hun khói, hương xua và cúng ma, với các tỷ lệ:
78,66% so với 31%, 40,66%, 1,66%, 2,33%, 1%, với p < 0,01.
3.2.4. Thực hành của người dân về phòng chống sốt rét
Bảng 3. 19. Tỷ lệ bao phủ màn tại các điểm nghiên cứu
Điểm nghiên
cứu
Tình trạng bao phủ màn
Đủ màn (< 2 người/màn) Thiếu màn (>2 người/màn)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Bù Gia mập (1) 98 64,90 53 35,10
Đắk Ơ (2) 109 72,67 42 28,00
Cộng 207 68,78 95 31,55
Giá trị p < 0,05
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứucho thấy 68,78% hộ gia đình có đủ màn để sử
dụng, tỷ lệ thiếu màn chung vẫn khá cao 31,55%.
- Thực hành nằm màn
41
Trong nghiên cứu đánh giá theo các mức độ: Thường xuyên ngủ màn,
không thường xuyên và không ngủ màn. Kết quả như sau:
Bảng 3. 20. Tỷ lệ thường xuyên ngủ màn
Điểm
nghiên cứu
Thường xuyên
ngủ màn (1)
Không thường
xuyên (2)
Không ngủ
màn (3) Tổng số
hộSố
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Bù Gia mập 97 64,66 50 33,33 3 2 150
Đắk Ơ 98 65,33 11 7,33 41 27,33 150
Cộng 195 65 61 30,33 44 14,66 300
Giá trị p < 0,01
Nhận xét:
Tỷ lệ hộ gia đình thường xuyên ngủ màn là 65%. Khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ ngủ màn thường xuyên so với không thường xuyên ngủ màn
và không ngủ màn, với các tỷ lệ 65 % so với 30,33% và 14,66%, với p < 0,01.
3.2.5. Liên quan giữa các yếu tố di biến động dân cư với mắc sốt rét
- Qua lại biên giới:
Bảng 3. 21. Liên quan giữa qua lại biên giới với mắc sốt rét
Có, không qua lại
biên giới
Tình trạng mắc sốt rét Tổng
Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét
Có 5 27 32
Không 27 928 995
1027
OR =6,36, CI95% (2,27-17,79), p < 0,05
Nhận xét:
Nguy cơ mắc sốt rét của người qua lại biên giới có tỷ lệ mắc sốt rét cao
hơn 6,36 lần những người không qua lại biên giới sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê.
- Đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét
42
Bảng 3. 22. Liên quan giữa đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét
Có đi rừng ngủ
rừng
Tình trạng mắc sốt rét Tổng
Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét
Có 21 362 383
Không 11 633 644
Tổng 32 995 1.027
OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05
Nhận xét:
Có liên quan giữa yếu tố đi rừng ngủ rừng với tình trạng mắc sốt
rét, với OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05
Bảng 3. 23. Liên quan giữa thời gian đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét
Số ngày đi rừng
ngủ rừng
Tình trạng mắc sốt rét Tổng
Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét
≥ 14 ngày 5 116 121
< 14 ngày 15 699 714
Tổng 20 815 835
OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05
Nhận xét:
Nguy cơ mắc sốt rét ở người đi rừng, ngủ rừng ≥ 14 ngày cao gấp 2 lần
người ngủ rừng < 14 ngày, với giá trị OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05
- Liên quan giữa làm việc trong rừng với mắc sốt rét
43
Bảng 3. 24. Liên quan giữa làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong
rừng với nhiễm ký sinh trùng sốt rét
Tình trạng làm nương rẫy,
trang trại, trong rừng
Tình trạng nhiễm sốtrét
TổngCó nhiễm
KST sốt rét
Không nhiễm
KST sốt rét
Có làm rừng 26 578 604
Không làm 6 417 595
Tổng 32 995 1027
OR = 3,12, CI95%(1,27 – 7,66), p < 0,01
Nhận xét:
Nguy cơ mắc sốt rét ở người có làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp
trong rừng cao gấp 3,12 lần người không làm, với OR = 3,12, CI95%(1,27 –
7,66), p < 0,01.
3.2.6. Liên quan giữa các yếu tố dân di cư
+ Tình trạng di cư
Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa tình trạng dân di cư với mắc sốt rét
Dân di cư
Tình trạng nhiễm sốtrét
TổngCó nhiễm KST
sốt rét
Không nhiễm
KST sốtrét
Dân từ nơi khác đến 8 311 319
Dân bản địa 24 684 708
Tổng 32 995 1027
OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05
44
Nhận xét:
Chưa tìm thấy liên quan giữa dân di cư từ nơi khác đến với nhiễm ký
sinh trùng sốt rét, với giá trị OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05
+ Thời gian di cư
Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa thời gian di cư với mắc sốt rét
Thời gian di cư
Tình trạng nhiễm sốt rét
TổngCó nhiễm mắc sốt
rét
Không mắc sốt
rét
≥ 15 ngày 5 281 286
< 15 ngày 3 30 33
Tổng 8 311 319
OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05
Nhận xét:
Chưa tìm thấy liên quan giữa dân di cư > 15 ngày với mắc sốt rét, với
các giá trị OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05.
3.2.7. Liên quan giữa kiến thức, thái độ phòng bệnh với tình trạng mắc sốt
rét tại các điểm nghiên cứu
- Kiến thức về phòng chống sốt rét
Bảng 3. 27. Liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với
tình trạng mắc sốt rét
Hiểu biết nguyên
nhân mắc sốt rét
Tình trạng nhiễm sốtrét
Tổng
Có mắc sốt rét
Không mắc sốt
rét
Không biết 28 668 696
Có biết 4 327 331
Tổng 32 995 1027
OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05
45
Nhận xét:
Có mối liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với tình
trạng mắc sốt với giá trị OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05.
- Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với mắc sốt rét
Bảng 3. 28. Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với
mắc sốt rét
Hiểu biết sốt rét có
thể phòng chống được
Tình trạng nhiễm sốtrét
Tổng
Có mắc sốt rét
Không mắc sốt
rét
Không biết 6 345 351
Có biết 26 750 776
Tổng 32 995 1027
OR = 0,50, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05
Nhận xét:
Chưa tìm thấy liên quan giữa hiểu biết sốt rét có thể phòng tránh được
với tình trạng mắc sốt rét với OR = 0,5, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05.
3.2.8. Thực hành phòng bệnh của người dân phòng chống mắc sốt rét
- Biện pháp phòng tránh muỗikhi ngủ trong rẫy
Bảng 3. 29. Biện pháp bảo vệ khi ngủ tại rẫy
Địa điểm
nghiên cứu
Số
người có
ngủ rẫy
Nằm võng (1) Nằm màn (2) Không dùng (3)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia Mập 145 18 12,41 55 37,93 72 49,66
Đắk Ơ 82 2 2,44 15 18,29 65 79,27
Cộng 227 20 7,2 70 28,11 137 64,46
Giá trị p < 0,01
46
Nhận xét:
Tỷ lệ không sử dụng màn, võng khi ngủ trong rẫy còn rất cao (64,46%).
Có sự khác biệt về tỷ lệ nằm màn so với nằm võng và không sử dụng khi
ngủ trong rẫy, với các tỷ lệ 28,11% so với 7,2% và 64,46%, với p < 0,01.
- Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng
Bảng 3. 30. Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng
Địa điểm
nghiên cứu
Số người
ngủ rừng
Nằm võng (1) Nằm màn (2) Không sử dụng (3)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia mập 42 29 69,05 9 21,43 4 9,52
Đắk Ơ 34 14 40,00 13 37,14 7 20,00
Cộng 76 43 54,52 22 29,28 11 14,76
Giá trị p <0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ nằm màn cao nhất 63,37%, vẫn còn 9,31% không sử dụng biện
pháp gì để phòng muỗi đốt.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nằm màn so với nằm võng và
không sử dụng biện pháp gì, với các tỷ lệ 28,28% so với 54,52% và 14,76%,
với p < 0,05
3.2.9. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt
Bảng 3. 31. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt
Địa điểm
nghiên cứu
Đến cơ sở y
tế công (1)
Đến cơ sở y
tế tư nhân (2)
Mua thuốc tự
điều trị (3)
Cúng ma/
không biết (4)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bù Gia Mập 109 72,19 2 1,32 1 0,66 39 25,83
Đắk Ơ 126 83,44 42 27,81 75 49,67 0 0,00
Cộng 235 77,81 44 14,56 76 25,16 39 12,91
Giá trị < 0,01
47
Nhận xét:
Có khác biệt giữa tỷ lệ người dân khi bị sốt đến với y tế nhà nước so với
tự mua thuốc uống, đến Y tế tư nhân và cúng ma với các giá trị 77,81% so với
25,16%, 14,56% và 12,91%, với p < 0,01.
Bảng 3. 39. Tổng hợp các yếu tố phân tích giữa các yếu tố nguy cơ
và liên quan với mắc sốt rét
Biến số phân tích
liên quan với mắc
sốt rét
OR (95%CI), p Có liên
quan
Đi rừng, ngủ rừng OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05 Có
Thời gian đi rừng,
ngủ rừng
OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05 Có
Qua lại biên giới OR =6,36, CI95% (2,27-17,79), p < 0,05 Có
Làm việc trong rừng OR = 3,12, CI95%(1,27 – 7,66), p < 0,01 Có
Hiểu biết nguyên
nhân bệnh sốt rét
OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05 Có
Hiểu biết bệnh thể
phòng chống được
OR = 0,50, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05 Không
Tình trạng dân di OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05 Không
Thời gian di cư OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05 Không
Nhận xét:
Đã xác định có 4 yếu tố liên quan với tình trạng mắc sốt rét là:
- Qua lại biên giới; Làm việc trong rừng; Hiểu biết nguyên nhân bệnh
sốt rét; Thời gian đi rừng, ngủ rừng.
3.2.10. Véc tơ truyền bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu
Tại xã Đắk Ơ, bằng các phương pháp điều tra đã thu thập được 07 loài
Anopheles. Các loài muỗi thu thập được chủ yếu bằng phương pháp soi chuồng
gia súc ban đêm. Thu thập được véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An.dirus bằng
phương pháp mồi người trong rừng có mật độ đốt mồi 0,17 con/ người/ đêm.
48
Ngoài ra, thu thập được véc tơ phụ An. maculatus ở phương pháp soi chuồng
gia súc ban đêm với mật độ 0,06 con/ giờ/ người.
Tại xã Bù Gia Mập thu thập được 05 loài Anopheles. Đã thu thập được
véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An. dirus bằng phương pháp mồi người trong
rừng có mật độ đốt mồi 0,08 con/ người/ đêm.
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
Ngo Quoc Nguyen
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
nataliej4
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
nataliej4
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Man_Ebook
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
 

Similar to Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ

Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện NaLuận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng NamLuận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
NuioKila
 
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Phụng Văn
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh ViệnLuận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
Nguyễn Công Huy
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ (20)

Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện NaLuận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng NamLuận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập n...
 
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh ViệnLuận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
Luận văn: Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ n...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thu Vân THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở VÙNG DÂN DI BIẾN ĐỘNG TẠI BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thu Vân THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở VÙNG DÂN DI BIẾN ĐỘNG TẠI BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8 42 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Thị Hồng Phúc Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Hà Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới: TS. Nguyễn Thị Hồng Phúc và TS. Nguyễn Văn Hà là những ngườithầyđãtậntình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình họctậpvàhoànthành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ KhoaDịchtễSốtrétđãtạođiều kiện cho tôi trong suốtquá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn cán bộ của Trung tâm y tế huyện Bù Gia Mập, cán bộ và nhân viên các trạm y tế xã Bù Gia Mập và xã Đắk Ơ đã cộng tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại thực địa. Cuối cùng, tôi muốn dành sự biết ơn và tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, những người đã luôn là động lực mạnh mẽ cho tôi trong thời gian học tập, hoàn thành luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Thu Vân, học viên cao học khóa 2017- HọcviệnKhoa học và Công nghệ, chuyên ngành Động vật học, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Phúc và TS. Nguyễn Văn Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôixin hoàn toànchịutráchnhiệmtrướcphápluậtvềnhữngcam kết này. Hà Nội, ngày23 tháng 7 năm 2019 Ngườiviết cam đoan Nguyễn Thị Thu Vân
  • 5. CHỮ VIẾT TẮT BNSR : Bệnh nhân sốt rét BSR : Bệnh sốt rét BĐTĐ : Bẫy đèn trong nhà đêm IOM : International Organization for Migration - Tổ chức Di dân Quốc tế KHV : Kính hiển vi KST : Ký sinh trùng KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét MNTN : Mồi người trong nhà MNNNĐ : Mồi người ngoài nhà MNTR : Mồi người trong rừng PCR : Polymerase Chain Reaction PCSR : Phòng chống sốt rét PH : Phối hợp SCGSĐ : Soi chuồng gia súc SL : Số lượng SRLH : Sốt rét lưu hành STNN : Soi trong nhà ngày TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới UNDP : United Nations Development Programe – Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3 1.1. Vài nét về bệnh sốt rét.................................................................................................3 1.1.1. Định nghĩa sốt rét......................................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét..............................................................................3 1.1.3. Tác nhân gây bệnh sốt rét........................................................................................3 1.1.4. Tác nhân truyền bệnh sốt rét...................................................................................4 1.1.5. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét giai đoạn ở muỗi và giai đoạn ở người .....................................................................................................................................4 1.1.6. Chiến lược phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam...............................................5 1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới.....................................................................................5 1.3. Tình hình sốt rét tại Việt Nam....................................................................................7 1.4. Tình hình sốt rét tỉnh Bình Phước..............................................................................8 1.5. Các yếu tố chủ yếu liên quan đến mắc sốt rét ở nhóm dân dibiến động.....................9 1.5.1. Sốt rét biên giới.........................................................................................................9 1.5.2. Di biến động dân cư do chiến tranh........................................................................9 1.6. Tình hình sốt rét và di biến động dân cư tại Việt Nam.........................................10 1.6.1. Đặc điểm nhóm dân di biến động tại Việt Nam .................................................10 1.6.2. Di cư ngắn hạn và dài hạn .....................................................................................11 1.6.3. Di cư do biến đổi khí hậu.......................................................................................11 1.6.4. Thực trạng sốt rét ở nhóm dân di biến động tại Việt Nam................................13 1.7. Véc tơ truyền bệnh sốt rét.........................................................................................14 1.7.1. Các véc tơ chính truyền bệnh sốt rét trên thế giới..............................................14 1.7.2. Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam ................................................................15 1.8. Miễn dịch trong bệnh sốt rét.....................................................................................17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 19
  • 7. 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................19 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................................19 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................19 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................................19 2.2.3. Một số đặc điểm xã hội và tự nhiên các xã trong nghiên cứu...........................21 2.2.4. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................22 2.2.5. Các chỉ số đánh giá.................................................................................................23 2.2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu...............................................................26 2.2.7. Sai số và phương pháp loại trừ sai số...................................................................27 2.3. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu............................................................27 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................................28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 29 3.1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu.....................................................29 3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu ..........................................................29 3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét tại Bình Phước ................................................................30 3.2. Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nặng có dân di biến động tại Bình Phước .................................................................................................35 3.2.1. Phân bố nhóm dân di biến động, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình:......35 3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..............................................36 3.2.3. Thực trạng về kiến thức hiểu biết về bệnh sốt rét...............................................38 3.2.4. Thực hành của người dân về phòng chống sốt rét..............................................40 3.2.5. Liên quan giữa các yếu tố di biến động dân cư với mắc sốt rét........................41 3.2.6. Liên quan giữa các yếu tố dân di cư.....................................................................43
  • 8. 3.2.7. Liên quan giữa kiến thức, thái độ phòng bệnh với tình trạng mắc sốt rét tại các điểm nghiên cứu..........................................................................................................44 3.2.8. Thực hành phòng bệnh của người dân phòng chống mắc sốt rét.....................45 3.2.9. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt..........................................................46 3.2.10. Véc tơ truyền bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu.........................................47 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 49 1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu........................................................49 2. Một số yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động tại Bình Phước ..................................................................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 60 5.1. Kết luận .......................................................................................................................60 5.1.1. Thực trạng bệnh sốt rét ..........................................................................................60 5.1.2. Yếu tố liên quan ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động .........................60 5.2. Kiến nghị.....................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Số người điều tra theo giới tại các điểm nghiên cứu..................................29 Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n =1027).........................29 Bảng 3. 3. Phân bố nhóm đối tượng điều tra theo dân tộc (n =1.027) ........................30 Bảng 3. 4. Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (n = 1027)..................................................................30 Bảng 3. 5. Phân bố bệnh nhân mắc sốt rét tại các xã tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu (n = 1027) ........................................................................................................31 Bảng 3. 6. Tỷ lệ BNSR phân bố theo thôn bản điều tra ...............................................32 Bảng 3. 7. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt.................................................................33 Bảng 3. 8. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR theo nhóm dân tộc...........................................33 Bảng 3. 9. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo giới (n = 1027) ..............................34 Bảng 3. 10. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo tuổi (n = 1027) ............................34 Bảng 3. 11. Phân bố nhóm dân di biến động .................................................................35 Bảng 3. 12. Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện gia đình (n = 300)........................35 Bảng 3. 13. Tỷ lệ hộ gia đình có người đi rừng, đi rẫy và qua lại biên giới ..............36 Bảng 3. 14. Tần suất đi làm rẫy trong quần thể nghiên cứu ........................................36 Bảng 3. 15. Tần suất đi rừng trong quần thể nghiên cứu .............................................38 Bảng 3. 16. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét ...............................................38 Bảng 3. 17. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét..................................................39 Bảng 3. 18. Hiểu biết về biện pháp phòng bệnh sốt rét (n = 300) ...............................40 Bảng 3. 19. Tỷ lệ bao phủ màn tại các điểm nghiên cứu..............................................40 Bảng 3. 20. Tỷ lệ thường xuyên ngủ màn ......................................................................41 Bảng 3. 21. Liên quan giữa qua lại biên giới với mắc sốt rét ......................................41 Bảng 3. 22. Liên quan giữa đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét....................................42 Bảng 3. 23. Liên quan giữa thời gian đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét ...................42
  • 10. Bảng 3. 24. Liên quan giữa làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong rừng với nhiễm ký sinh trùng sốt rét...............................................................................................43 Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa thời gian di cư với mắc sốt rét ..................................44 Bảng 3. 27. Liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với tình trạng mắc sốt rét...........................................................................................................................44 Bảng 3. 28. Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với .......................45 mắc sốt rét...........................................................................................................................45 Bảng 3. 29. Biện pháp bảo vệ khi ngủ tại rẫy ................................................................45 Bảng 3. 30. Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng...............................46 Bảng 3. 31. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt................................................46 Bảng 3. 39. Tổng hợp các yếu tố phân tích giữa các yếu tố nguy cơ ..........................47 và liên quan với mắc sốt rét..............................................................................................47
  • 11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người và muỗi Nguồn. Bruce - Chwatt’s Essential Malariology......................................................................................4 Hình 2. 1. Bản đồ xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập ............................................................22 Hình 3. 1 .Tỷ lệ sốt rét chung tại các điểm nghiên cứu ( n = 1027)............................31 Hình 3. 2. Cơ cấu thành phần loài ký sinh trùng sốt rét tại điểm nghiên cứu ............32
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều loại thuốc mới cũng như các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét được áp dụng, mang lạihiệu quả cao chocông tác phòng chống sốt rét. Mặc dù vậy cho đến nay bệnh sốt rét (BSR) vẫn còn là vấn đề sức khỏe lớn trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017 [55]. Mối liên quan giữa quần thể dân di cư và lan truyền bệnh không phải là vấn đề mới, từ 400 năm TCN Hypocrates đã quan tâm đến sự lưu hành của bệnh và quần thể dân di cư. Đồng thời nhận thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa không khí, nước và bệnh tật. Sự giao lưu qua lại giữa các Quốc gia, tốc độ phát triển du lịch nhanh chóng cũng làm thay đổi mô hình bệnh tật [34]. Hành trình khám phá Thế giới, sự giao thương giữa Châu Âu và Châu Mỹ và việc buôn bán nô lệ là nguyên nhân chính gây ra các vụ dịch lớn. Thời Cổ đại rất nhiều dịch bệnh lớn đã xảy ra do sự lây truyền bệnh từ những người du lịch. Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay dẫn đến tình trạng dân di cư từ khu vực này qua khu vực khác. Hiện nay, trên Thế giới có khoảng 214 triệu người di cư Quốc tế và khoảng 740 triệu ngườidicư hàng năm tạicác Quốc gia. Sự phát triển đa dạng của nền kinh tế, phát triển mạnh mẽ của thông tin dẫn đến giao lưu và di chuyển dân cư giữa các khu vực ngày càng gia tăng [20]. Việc giao lưu dân cư giữa các khu vực sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng trong quá trìnhdidân. Ngày nay, khixã hội trở thành đa văn hóa, đa sắc tộc, nhóm dân di cư và dibiến động đốimặt vớiviệc khó khăn trong quá trình tiếp cận vớicác dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Sức khỏe của nhóm dân di cư bị ảnh hưởng. Tại một số vùng, dân di cư thường có tính chất theo mùa, theo thời vụ, di chuyển từ nơi có lưu hành sốt rét nhẹ đến khu vực có lưu hành sốt rét nặng và thường nhạy cảm với bệnh sốt rét. Việc mang mầm bệnh từ vùng SRLH sang các vùng khác, đặc biệt là có thể mang theo ký sinh trùng sốt rét có gen kháng thuốc sẽ gây khó khăn cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét [ii], [v].
  • 13. 2 Trong những năm qua tình hình sốt rét tại nhiều nơi đã giảm rõ rệt, tuy nhiên tại một số tỉnh như Gia Lai và Bình Phước sốt rét vẫn lưu hành dai dẳng ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư tại đây, đồng thời có nguy cơ bùng phát dịch và lan truyền mầm bệnh tớicác khu vực khác do sự di biến động dân. Do tình hình sốt rét tại khu vực dân di biến động nặng diễn biến phức tạp, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm kýsinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động tại Bình Phước năm 2018”với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng mắc sốt rét tại huyện Bù Gia Mập - tỉnh Bình Phước năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của tỉnh Bình Phước năm 2018.
  • 14. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét về bệnh sốt rét 1.1.1. Định nghĩa sốt rét Sốt rét là một bệnh lan truyền qua đường máu gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium do muỗicáicủa loài Anopheles đốt qua da và truyền các thoa trùng SR vào máu. 1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét Bệnh SR lưu hành chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. KSTSR có thể gây nên bệnh SR cho con người ở tất cả các nhóm tuổi và được truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles (An). Bệnh SR tồn tại và lan truyền được phải có hội tụ của 3 yếu tố: mầm bệnh (ký sinh trùng); trung gian truyền bệnh (muỗi sốt rét); khối cảm thụ (con người). Sự lan truyền bệnh SR khác nhau về cường độ và mức độ thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên tại chỗ như: lượng mưa, khu vực sinh sản của muỗi và sự có mặt của loài muỗi truyền bệnh. Ngoài ra yếu tố xã hội cũng là một trong những yếu tố có tác động quan trọng tới quá trình lan truyền bệnh. Có những vùng bệnh SRLH quanh năm với số lượng BNSR được phát hiện tương đối ổn định các tháng trong năm. Trong khi đó, ở một số vùng bệnh nhân mắc SR theo mùa và thường vào mùa mưa. 1.1.3. Tác nhân gây bệnh sốt rét Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người có tên khoa học là Plasmodium thuộc họ Plasmodidea, một dạng đơn bào ký sinh trong máu. Có hơn 120 loài thuộc họ Plasmodidea được phát hiện ở động vật bò sát, chim, động vật có vú như chuột và linh trưởng. Người không nhiễm KSTSR của chim, động vật bò sát do có miễn dịch tự nhiên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hiện có 5 loại Plasmodium gây bệnh cho người đã được ghi nhận(WHO, 2012), nghiêm trọng nhất là P. falciparum, số còn lại là P. vivax, P. malarie, P. ovale, P. knowlesi có thể gây
  • 15. 4 bệnh nhẹ hơn và thường ít dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam có 2 loài chủ yếu: P. falciparum chiếm 70 – 80%, thường gây SR nặng, biến chứng và tử vong, tiếp đến là P. vivax chiếm 20 – 30%, gây sốt cách nhật, SR tái phát, P. malarie, P. ovale có tỷ lệ thấp, P. knowlesi mới phát hiện (1995) [6], [7]. 1.1.4. Tác nhân truyền bệnh sốt rét Bệnh SR lan truyền được từ người này sang người khác là nhờ trung gian truyền bệnh, đó là muỗi Anopheles, có nhiều loại muỗi Anopheles nhưng chỉ có 60 loài có khả năng truyền bệnh SR ở các vùng SR trên thế giới. Việt Nam có 3 véc tơ chính: An. minimus, An. dirus và một số véc tơ phụ như: An. subpictus, An. jeyporiensis, An. maculatus... 1.1.5. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét giai đoạn ở muỗi và giai đoạn ở người Hình 1.1. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người và muỗi Nguồn. Bruce - Chwatt’s Essential Malariology. Chu kỳ phát triển của KSTSR qua 2 vật chủ là muỗi Anopheles và người. Ký sinh trùng sinh sản hữu tính trong muỗi (muỗi là vật chủ chính) và sinh sản vô tính trong tế bào gan và hồng cầu người (người là vật chủ phụ).
  • 16. 5 1.1.6. Chiến lược phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 theo quyết định số 1920/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ.  Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh SR dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị bệnh SR dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh SR tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh SR quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh SR và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh SR vào năm 2020.  Mục tiêu cụ thể: 1. Bảo đảm người bị bệnh SR và người có nguy cơ mắc bệnh SR được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; 2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh SR hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh SR; 3. Loại trừ bệnh SR tại các tỉnh có SRLH nhẹ, làm giảm mức mắc bệnh SR tại các tỉnh có bệnh SRLH nặng và vừa; 4. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh SR, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh SR; 5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh SR; 6. Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh SR để người dân chủ động phòng chống bệnh SR có hiệu quả cao nhất. 1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới Trước đây trên Thế giới thường xuyên xảy ra dịch sốt rét, một trong những vụ dịch lớn nhất đã xảy ra ở Liên Xô cũ sau đại chiến Thế giới thứ nhất (1923-1926) với hơn 10 triệu người mắc và ít nhất có 60.000 người chết. Năm 1976, hơn 7 triệu ca sốt rét được báo cáo ở Ấn Độ, 250.000 ca chết. Madagasca năm 1988 và một số nước Châu Phi (như Botswana, Burundi, Ethiopia,
  • 17. 6 Namibia, Rwanda, Sudan, Zaire….) đã phảiđương đầu với tính chất trầm trọng của căn bệnh này trong nhiều thập kỷ [51]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), năm 2015 có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có sốt rét lưu hành (SRLH), với dân số khoảng 3,2 tỉ người. Năm 2015 có 214 triệu người mắc, 438.000 người tử vong vì sốt rét, phần lớn là trẻ em ở Châu Phi: 292.000 trẻ [52]. Hàng năm, các nước Châu Á, Châu Mỹ có khoảng 5 - 6 triệu BNSR được báo cáo, nhưng thực tế còn cao gấp 4 lần. Khoảng 75% số BNSR của khu vực này được ghi nhận ở 9 nước: Afganistan, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Srilanca và Việt Nam. Sốt rét vẫn còn lưu hành ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Bệnh sốt rét lưu hành trên thế giới với mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sinh học, các yếu tố về kinh tế, xã hội như nghèo đói, dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, di biến động dân cư, phát triển các dự án kinh tế như thuỷ điện, trồng rừng. Nghiên cứu của Isabella Anne Rossi năm 2007 cho thấy 2.190 người từ vùng sốt rét lưu hành trở về Thụy Sỹ có 154 ngườinhiễm P. falciparum , trong đó 79% là những người đi du lịch về, 9% là dân di cư, 97% số bệnh nhân từng đến vùng sốt rét lưu hành nặng tại khu vực Cận Sahara, Châu Phi [43]. Người mắc sốt rét di chuyển đến những vùng không có sốt rét lưu hành thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Zino và cộng sự năm 2003 nghiên cứu tại Italy phát hiện 17 bệnh nhân sốt rét người Trung Quốc di cư bất hợp pháp, các bệnh nhân này trước khi di cư vào Italy đều có thời gian sống tại một số nước Châu Phi trong khoảng thời gian 14 ngày đến 9 tháng. Hầu hết các trường hợp trên bị nhiễm P. falciparum, trong đó 1 trường hợp tử vong do chẩn đoán và điều trị không kịp thời.
  • 18. 7 1.3. Tình hình sốt rét tại Việt Nam Trong kháng chiến chống Pháp, công tác PCSR gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nhân dân vùng căn cứ địa và các lực lượng vũ trang. Một số tác giả đã nghiên cứu lách và KST của các lứa tuổitrên 160 điểm thuộc nhiều vùng sốt rét khác nhau. Nghiên cứu cơ cấu KST, thành phần, một phần sinh lý, sinh thái muỗi Anopheles ở các vùng khác nhau và sưu tầm các cây thuốc chữa sốt rét ở Việt Nam, di thực cây Quinquina vào Việt Nam, nghiên cứu thuốc PCSR (quinacrin, quinin). Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp: Việt Nam tạm bị chia làm hai miền. Miền Bắc công tác điều tra sốt rét được thực hiện trên quy mô lớn do cán bộ sốt rét Việt Nam với sự cộng tác và giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Rumani. Thời kỳ 1958 -1975: Do đất nước bị chia cắt nên chương trình Tiêu diệt sốt rét được tiến hành riêng biệt ở hai miền Nam Bắc [44]: - Miền Bắc: 1958 -1961 chuẩn bị; 1961 -1964 tấn công; 1965 - 1975 cuối tấn công. Tỷ lệ nhiễm KSTSR 5/10.000 dân - Miền Nam: 1958 -1959 chuẩn bị; 1960 -1964 tấn công; 1965 - 1975 cuối tấn công. Năm 1980 bệnh sốt rét gia tăng ở nhiều tỉnh vùng rừng núi và ven biển, có 1.138 người chết do sốt rét. Năm 1992, Hội nghị Amsterdam ra lời kêu gọi về chiến lược PCSR trên toàn thế giới. Từ 1992 - 1995 chương trình PCSR đã thực hiện tốt các mục tiêu giảm chết, giảm dịch, giảm mắc (tại Việt Nam từ 144 vụ dịch sốt rét năm 1992 đến 1995 có 2 vụ dịch sốt rét). Thời gian từ 1991 đến 2000 số BNSR giảm từ 1.091.000 xuống còn 293.016 vào năm 2000, đến năm 2004 còn 128.622 bệnh nhân. Năm 2004 cũng không có dịch sốt rét. Việt Nam nằm trong vùng SRLH nặng của thế giới, là một trong những nước có nguy cơ cao về BSR. Tuy nhiên, đến năm 2000 chỉcòn 1,4% dânsốsống trong vùng SRLH. Kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 toàn quốc có 204 xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng, với1,25% dân số sống trong vùng sốt rétlưu hành nặng [10], tập trung chủ yếu ở Miền Trung – Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • 19. 8 Theo các nghiên cứu hiện nay Việt Nam có đầy đủ 4 loạiKSTSR gây bệnh cho người [24] nhưng chủ yếu có 2 loại P. falciparum và P. vivax, trong đó P. falciparum chiếm 75 - 80 %. Sự phân bố thành phần loàiKST có khác nhau tùy khu vực địa lý. P. falciparum chủ yếu ở khu vực miền núiphía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. P. vivax phân bố nhiều ở các khu vực duyên hải Miền Bắc, Miền Trung và Nam Bộ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do có sự thay đổivề dịch tễ nên phân bố KSTSR có sự thay đổi. Một số nơithuộc khu vực Miền Trung (Ninh Thuận, Quảng Nam) tỷ lệ P. vivax có chiều hướng trộihơnP. falciparum. Năm 2011 tỷ lệ P. falciparum là 75% . P. knowlesi(KSTSRgâybệnh ở khỉ) được phát hiện ở người tại Việt Nam lần đầu tiên năm 2006 [17]. Nay đã phát hiện thêm nhiều ca mắc loài KST này. Tỷ lệ mắc sốt rét do P. knowlesi tới 25,6% trong nghiên cứu tại Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2010 (32 ca P. knowlesi/125 ca dương tính - xác định bằng PCR) [49]. Việc chẩn đoán KST này gặp nhiều khó khăn do hình ảnh dễ nhầm với P. malariae và P. falciparum. 1.4. Tình hình sốt rét tỉnh Bình Phước Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 có: 35 xã SRLH nặng, 23 xã SRLH vừa, 41 xã SRLH nhẹ và 12 xã nằm trong vùng SR quay trở lại. Gồm nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là người Kinh; người Mnông, người S’tiêng chiếm 17,9%; ngoài ra còn một số ít người Hoa, Khmer, Nùng và người Tày. Nghề nghiệp chính là trồng cây công nghiệp, vườn đồi, đi rừng làm rẫy. Tỉnh có đường biên giới, có đường biên giới với nước bạn Campuchia, và giáp danh vớitỉnh Đắk Nông, xã Đắk Nhau huyện Bù Đăng, xã Đắk Ơ huyện Bù Gia Mập. Xã có 8 thôn với 1528 hộ, 6749 khẩu. Dân tộc người S’tiêng, người M’Nông chiếm 70%, còn lại các dân tộc khác chiếm 30%. Hoạt động kinh tế của người dân chủ yếu làm rẫy, đi rừng khai thác lâm sản. Trên địa bàn xã có số dân di biến động lớn khó quản lý.
  • 20. 9 1.5.Cácyếutố chủyếuliênquanđến mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động 1.5.1. Sốt rét biên giới Catherin Smith đưa ra 3 yếu tố chính liên quan giữa nhóm dân di biến động và bệnh sốt rét: Sự phát triển kinh tế, thay đổi đất sử dụng và nhóm dân di biến động mang KST sốt rét ngoại lai, nhất là tại khu vực biên giới [56]. Nghiên cứu của Jan E Conn năm 2002 tại khu vực Trung và Nam Mỹ cho thấy những người mới đến mang theo các véc tơ truyền bệnh mới [33]. Báo cáo năm 2013, của Tổ chức Di dân Thế giới cho thấy 75% các ca mắc sốt rét P. falciparum ở Vân Nam (Trung Quốc) là do mắc bệnh từ Lào mang về [35]. Nhìn chung, tại các nước có khí hậu nhiệt đới (Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia) tỉ lệ mắc KSTSR do P. falciparum cao hơn P. vivax. Sự phân bố P. falciparum khác nhau ở các quốc gia là do KSTSR phát triển phù hợp với từng đới khí hậu và sinh địa cảnh. Phần lớn số bệnh nhân nhiễm P. knowlesi được phát hiện tại khu vực này [41]. Các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương tình hình sốt rét trong những năm đầu thế kỷ 21 đã giảm so với những năm cuối thế kỷ 20 nhưng vẫn còn khá nặng nề ở một số quốc gia như Papua New Guinea, Campuchia, quần đảo Solomon. Tuy nhiên, năm 2008 có số người mắc và chết do sốt rét trong khu vực còn cao. 1.5.2. Di biến động dân cư do chiến tranh Nghiên cứu của Crown năm 1997 cho thấy trong một trại tị nạn (khoảng 22.000 người ở Tanzania) mỗi tuần số bệnh nhân tử vong do sốt rét là 18-20 trường hợp, phần lớn ở trẻ em dưới 5 tuổi . Nghiên cứu tại Thailand và Campuchia năm 2014 cũng cho thấy khi giải quyết vấn đề sốt rét cho nhóm dân di cư có thể áp dụng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau: phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp can thiệp cho nhóm dân di biến động gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận [68]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra những người đi rừng ngủ rẫy có nguy cơ cao bị mắc sốt rét, trong một nghiên cứu tại Campuchia cũng chỉ ra rằng phần lớn những người mắc sốt rét liên quan đến việc đi rừng
  • 21. 10 [86]. Để phòng chống sốt rét có hiệu quả thì việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời của mạng lưới y tế cơ sở hết sức quan trọng, đặc biệt là y tế thôn, bản. Nghiên cứu của Junko Yasuoka tại Campuchia cho thấy kiến thức về dịch tễ sốt rét cũng như phòng chống véc tơ sốt rét của nhân viên y tế thôn bản còn rất kém, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phòng chống sốt rét. 1.6. Tình hình sốt rét và di biến động dân cư tại Việt Nam 1.6.1. Đặc điểm nhóm dân di biến động tại Việt Nam Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai đoạn 2004-2009 có 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh của Việt Nam. Con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư trong nước ghi nhận từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đa số người di cư là thanh niên, trong đó nữ di cư gia tăng đáng kể. Đồng thời kết quả điều tra cũng cho thấy phần lớn người di cư không di chuyển cùng gia đình, lý do có thể là họ chưa lập gia đình hoặc gia đình họ vẫn đang cư trú tại địa bàn nơi họ ra đi. Hầu hết người di cư là vì lý do kinh tế bao gồm những người tìm việc làm, những người muốn tăng thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống và những người di cư theo gia đình có mục đích nêu trên [20]. Sau 5 năm từ 2010 đến 2014 dân di cư tăng lên khá nhiều, chỉ riêng số dân di cư trong nước khoảng 5,9 triệu người, Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu trong cả nước về số lượng người đi nơi khác làm ăn (137,6 nghìn người). Thực tế ngoài sức hút về việc làm thì khoảng cách cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến di cư. Đa số những ngườidi cư chọn điểm đến là những điểm đến gần nơi thường trú trước đây, phần lớn những người di cư từ Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn điểm đến là Đông Nam Bộ, gần một nửa số người di cư từ Tây Nguyên cũng chọn điểm đến là Đông Nam Bộ [20]. Những người di cư trong nước vì lý do kinh tế không nằm trong chương trình di cư của Chính phủ vì thế được gọi là “người di cư tự do”. Trong khicác chương trình di cư của Chính phủ, các chương trình định cư đã giảm đáng kể từ những năm 1990, gần đây đã có một số chương trình tái định cư vì các lý do môi trường đã được tiến hành [36].
  • 22. 11 1.6.2. Di cư ngắn hạn và dài hạn Di cư trong nước ở Việt Nam bao gồm di cư lâu dài, di cư ngắn hạn (di cư tạm thời hay di cư mùa vụ). Số liệu quốc gia ở Việt Nam chưa thống kê được đầy đủ về hai xu thế di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ [20]. Các đối tượng này gây khó khăn cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phòng chống dịch bệnh. Tại Việt Nam, rất nhiều người di cư trong nước với mục đích tìm việc làm tại nơi di cư đến đã tìm được công việc được trả công xứng đáng với môi trường làm việc an toàn và họ cho biết rằng họ hài lòng với cuộc sống sau khi di cư. Các bằng chứng cho thấy người dân di cư thường bắt đầu tìm việc làm tại nơi đến ngay sau khi tới nơi hoặc họ đã xin việc trước khi di cư đến. Họ thường làm việc chăm chỉ và giữ được công ăn việc làm ổn định hơn so với người không di cư. Tuy nhiên, những người di cư thường thấy mình yếu thế hơn so với người dân sở tại, đặc biệt là trong thị trường lao động. Những người này thường tập trung ở một số ngành nghề nhất định và thường ít được đảm bảo công việc hơn hoặc phải làm các công việc với mức lương thấp và thường không được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp nếu họ không được ký hợp đồng lao động [20]. Như vậy dẫn tới nguy cơ người lao động bị mắc bệnh nhưng không được điều trị, hoặc phải tự mua thuốc điều trị. 1.6.3. Di cư do biến đổi khí hậu Báo cáo của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2014 về di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam cho thấy khó khăn về kinh tế và sinh kế là động lực trực tiếp dẫn đến di cư, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò hàng đầu trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư. Nghiên cứu tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp cho thấy áp lực môi trường có ảnh hưởng lớn đến sinh kế, và hai trong số ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến di cư là do khó khăn về sinh kế và thu nhập tại các vùng di cư đi. Tại Quảng Trị, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến di cư là vì mục đích kinh tế, tuy nhiên các yếu tố môi trường bao gồm hiện tượng thời tiết cực đoan làm mất mùa, sinh kế trở nên khó khăn hơn đã gián tiếp tác động đến quyết định di cư. Ngư dân nghèo tại Cà Mau đang phải đối
  • 23. 12 mặt với tình trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Họ đã cải thiện và phục hồi sinh kế bằng cách đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, di dời đến các vùng khác, thâm canh, liên kết và sản xuất các hàng hóa đặc thù theo vùng chuyên canh [36]. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bình đẳng, bao gồm cả người nhập cư, như quyền được làm việc, học tập, tiếp cận với các dịch vụ y tế, tự do đi lại và cư trú. Luật Lao động và Luật Cư trú đều công nhận các quyền này thông qua các quy định cụ thể. Tuy nhiên, Hệ thống Đăng ký Hộ khẩu quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ công ích, đất đai và nhà ở của các hộ dân. Các quy định của hệ thống này cũng đã được đơn giản hóa từ thập niên 90, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những rào cản đối với những người không thường trú (bao gồm cả người nhập cư) trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và các quyền cơ bản. Các hộ gia đình được phân chia thành 4 loại theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, từ thường trú đến tạm trú, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người nhập cư tạm thời tại các thành phố không đăng ký tạm trú. Ngườinhập cư không có hộ khẩu, nhất là một số người tạm cư ít có cơ hội tiếp cận với một số dịch vụ. Các thành phố xử lý vấn đề nhập cư theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để người nhập cư có thể tiếp cận tốt hơn với vấn đề nhà ở, trong khi Hà Nội lại áp dụng nhiều quy định. Bản chất và quy mô di cư tại Việt Nam đã bắt đầu có những thay đổi do biến đổi khí hậu làm cho các cú sốc và quá trình suy thoái môi trường diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn. Nhất là khi các hiểm họa khí hậu kết hợp với nhau và xảy ra cùng một lúc dẫn đến phát sinh nhiều rủi ro cho sinh kế và sức khỏe của người dân, bao gồm các nguy cơ xảy ra đại dịch. Thực tế cho thấy, khi người di cư lao động mắc các chứng bệnh trên không những làm cho sức khỏe của người di cư lao động suy giảm nhanh mà vấn đề sức khỏe của gia đình, sức khỏe của cộng đồng phần nào cũng bị ảnh hưởng do mầm bệnh từ những người di cư lao động. Ngoài ra khi di cư lao động nhiễm bệnh, khả năng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình không những bị mất đi mà gia đình còn phải chịu gáng nặng chi phí chữa bệnh khiến kinh tế gia đình cũng bị giảm sút
  • 24. 13 nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.…So với người không di cư, mặc dù những người di cư có thu nhập cao hơn sau khi di cư, họ vẫn dễ bị tổn thương về mặt kinh tế và xã hội hơn và ít được bảo vệ hơn [37], [32]. Việc tiếp cận tới nhiều dịch vụ xã hội và các thủ tục hành chính khác đều gắn chặt với hộ khẩu, không có hộ khẩu thường trú tại nơi họ sống và làm việc, do đó đã tạo ra một môi trường sống khó khăn và bất lợi đối với người di cư mà hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở nơi họ đi. Hệ thống hộ khẩu do vậy đã có ảnh hưởng tới nhóm người di cư vốn đã dễ bị tổn thương. Vì vậy họ phải sử dụng những nhà cung cấp dịch vụ xã hội và hỗ trợ tư nhân ví dụ như chăm sóc y tế. 1.6.4. Thực trạng sốt rét ở nhóm dân di biến động tại Việt Nam Nghiên cứu của Ron P. Marchand và cộng sự tại Khánh Phú - Khánh Hòa cũng cho thấy ngay tháng đầu tiên đến làm việc người di cư đã bị nhiễm sốt rét tại nơi đến, tỷ lệ nhiễm KSTSR của nhóm này là 1,2%, theo dõi 346 người: có 1 bệnh nhân nhiễm 3 lần và 5 người nhiễm 2 lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy diễn biến sốt rét của nhóm dân mới di cư đến cũng liên quan với quy luật mùa truyền bệnh tại xã [88]. Như vậy, nhóm dân mới đến có nguy cơ mắc sốt rét cao ngay trong thời gian ngắn đến lao động tại vùng sốt rét lưu hành. Phân vùng sốt rét năm 2014 cho thấy 17,21% dân số sống trong vùng nguy cơ sốt rét quay lại [10]. Trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, tại những tỉnh hiện không có mầm bệnh lưu hành nhưng có véc tơ truyền bệnh sẽ có nguy cơ cao khi bệnh nhân mang mầm bệnh từ vùng SRLH về, là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng. Số liệu báo cáo năm 2014 của Thanh Hóa cho thấy 100% KSTSR là do người dân đi làm ăn xa về, trong đó chủ yếu là dân đi làm thuê tại các tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk. Theo báo cáo tại khoa xét nghiệm năm 2014 của TTPCSR Nghệ An cho thấy 99,32% KSTSR là KST ngoại lai, trong đó 76,88% KST do người lao động
  • 25. 14 đi nước ngoài về (Lào, Campuchia, Angola), 22,45% KST sốt rét do người dân đi làm thuê tại các tỉnh Bình Phước và Gia Lai, Đắk Lắk. Vùng Đông Nam Bộ là khu vực thu hút người dân di cư vì có nhiều khu công nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngoài, đã vượt qua khu vực Tây Nguyên về số lượng người di cư đến và tỷ suất di cư [28], việc tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung cũng như phòng và điều trị sốt rét cho những nhóm dân di cư này cần được quan tâm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho dân di cư, đồng thời cắt đứt nguồn lan truyền mầm bệnh. 1.7. Véc tơ truyền bệnh sốt rét 1.7.1. Các véc tơ chính truyền bệnh sốt rét trên thế giới Năm 1897, muỗi Anopheles lần đầu tiên được xác định là véc tơ truyền bệnh sốt rét, khi Ronal Ross phát hiện ra hợp tử (Oocysts) của ký sinh trùng ở thành dạ dày muỗi. Các yếu tố để xác định một loài muỗi là vectơ của bệnh sốt rét gồm: - Nhiễm thoa trùng ở tuyến nước bọt (sporozoites), để phát hiện thoa trùng có thể mổ tuyến nước bọt muỗi hoặc sử dụng kỹ thuật ELIZA để phát hiện protein thoa trùng (Circumsprozoites protein) trong cơ thể muỗi. - Ưa đốt người: tỷ lệ ưa đốt người cao, tần số đốt ngắn. - Mật độ cao trong mùa sốt rét. - Trong điều kiện thực nghiệm, ký sinh trùng sốt rét có thể phát triển đến giai đoạn thoa trùng trong cơ thể người. Véc tơ truyền bệnh sốt rét đã được xác định là muỗi Anopheles, họ Culicidae. Anopheles là trung gian truyền bệnh duy nhất ở người và động vật, chỉ có muỗi cái mới có khả năng hút máu và truyền bệnh cho người. Véc tơ bệnh sốt rét đã được xác định là muỗi Anopheles họ Culicidea có khoảng 3200 loài được chia thành 3 họ phụ. Trên thế giới có khoảng 420 loài muỗi thuộc giống Anopheles, trong đó có khoảng 70 loài là véc tơ truyền sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên. Thực tế có khoảng 10 loài là véc tơ quan trọng truyền bệnh sốt rét trên thế giới. 1.7.1.1. Tại châu Âu:
  • 26. 15 Có khoảng 18 loài Anopheles là véc tơ truyền bệnh sốt rét, trong đó một số loài truyền bệnh sốt rét thường gặp: + Anopheles angeriensis: phân bố chủ yếu ở các quốc gia vùng Địa Trung hải và Balkans, phía đông mở rộng đến Iraq, Iran, phía bắc có các nước vùng Trung Á. Ở châu Âu: Anbania (bates, 1941), Anh (Snow at al, 1998), Bulgaria (Gecheva, 1998), Nga (Gonostaeva, 2000), Anopheles atroparvus: có ở Bỉ, Anh, Bun-ga-ri, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hy Lạp, Na Uy, Anopheles beklemishevi: Phân bố ở vùng rừng Tai - Ga, Thụy Sỹ, Phần Lan (Jaenson at al, 1986). Tại Anh, có 5 loài Anopheles đóng vai trò truyền bệnh sốt rét: Anopheles atroparvus, An. angeriensis, An. messeae, An. claviger, An. plumbeus loài muỗi truyền bệnh chính được tìm thấy ở vùng đầm lấy là Anopheles atroparvus. Anopheles gambiae là véc tơ chính truyền bệnh ở châu Phi [53]. 1.7.1.2. Khu vực châu Á: Các véc tơ chính ở khu vực Đông Nam Á gồm có: An. dirus lưu hành tại các nước lưu vực sông Mê Kông, An. balabacensis có ở đông Malaysia và nam Philippine, An. aconitus, An. sundaicus, An. maculatus có ở Indonesia, An. minimus là véc tơ quan trọng ở Campuchia, Lào, Việt Nam. An. sinensus phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc. An.maculatus có ở Malaysia.An. farauti, An. koliensis, An. punctulatusở Tây Nam - Thái Bình Dương. 1.7.1.3. Khu vực Châu Phi: - Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở châu Phi là An. gambiae, các loài khác cũng là véc tơ truyền bệnh sốt rét như: An. arabiensis, An. melas, An. merus, An. quadriannulatus, An.bwambae. - Véc tơ truyền bệnh sốt rét chính ở châu Phi là An. gambiae và An. arabiensis, chiếm khoảng 70 % tổng số véc tơ truyền bệnh sốt rét. 1.7.2. Véc tơ truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam Trong số trên 60 loài Anopheles có mặt ở Việt Nam đã phát hiện được 15 loài Anopheles là véc tơ sốt rét chính, véc tơ phụ và véc tơ nghi ngờ. Véc tơ truyền bệnh sốt rét phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hàng
  • 27. 16 năm, đặc biệt là theo mùa vì vậy vào mùa mưa số lượng muỗi thường tăng lên do tăng nơi sinh sống và phát triển của bọ gậy [7]. Các loài vectơ truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam gồm [15], [19]: 1.7.2.1. Véc tơ chính + An. minimus, An. dirus, An. sundaicus là ba véc tơ chính truyền bệnh sốt rét tại Việt Nam. + An. minimus sống trong rừng, bìa rừng, sa van, bọ gậy sống ở ven suối quang, nước chảy chậm, muỗi phân bố ở khu vực rừng núi trên toàn quốc. An. minimus ưa đốt người trong nhà, sau một thời gian dài sử dụng hóa chất làm tỷ lệ muỗi đốt người ngoài nhà tăng lên. Hoạt động đốt người của An. minimus suốt đêm, đỉnh hoạt động từ 22 giờ đến 3 giờ sáng. Muỗi có tập tính trú đậu trong nhà, tuy vậy vẫn có một tỷ lệ nhất định trú đậu ngoài nhà ban ngày (trong hốc cây, hốc đất ven suối). Bằng kỹ thuật PCR đã phát hiện được 2 loài đồng hình của An. minimus là An. minimus A và An. minimus C. An. minimus A ưa đốt người và trú đậu trong nhà. An. minimus C ưa trú đậu ngoài nhà, ưa đốt trâu bò và người. + An. dirus: vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam, tại Khánh Phú đã tìm thấy sporozoite của Plasmodium knowlesi trong tuyến nước bọt muỗi An. dirus [29], bọ gậy sống ở vũng nước đọng, dưới bóng râm trong rừng. An. dirus chủ yếu đốt các loại thú rừng, tuy nhiên muỗi cũng ưa đốt người cả trong và ngoài nhà, thời gian đốt sớm hơn so với các loài khác. 7 loài thuộc phức hợp An. dirus đã được ghi nhận: An. dirus A, B, C, D, E, An. nemophelous và An. takasagoensis, An. dirus A và D là các véc tơ sốt rét quan trọng vì ưa đốt máu người. Ở Việt Nam ghi nhận sự có mặt của 2 loài An. dirus A và An. takasagoensis. Véc tơ truyền sốt rét Plasmodium knowlesi tại Việt Nam được tìm thấy là Anopheles dirus [8]. + An. sundaicus (An. epiroticus): vùng ven biển nước lợ và Nam Bộ. Trong những năm gần đây có sự thay đổi về môi trường, phương thức canh tác tại vùng ven biển Tây Nam Bộ nên đã mở rộng vùng phân bố, tăng mật độ muỗi An. epiroticus [26]. Có 3 dạng, An.enpiroticus khác nhau: A, B và C.
  • 28. 17 1.7.2.2. Véc tơ phụ: An. aconitus, An. maculatus, An. jeyporiensis: Loài muỗi này phân bố rộng, bao gồm Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, ở Việt Nam muỗi phân bố vùng đồi núi trong cả nước. An. sinensis, An. subpitus, An. vagus, An. indefinitus sống ở ven biển miền Bắc và miền Nam. An. sinensis, An. subpitus, An. campestris: vùng ven biển miền Nam. 1.8. Miễn dịch trong bệnh sốt rét Miễn dịch trong bệnh sốt rét được hình thành do nhiễm ký sinh trùng tái đi, tái lại. Theo Werndorfer (1990) miễn dịch dịch thể thu được ở người có khả năng ức chế sự xâm nhập và nhân lên của ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu. Muỗi đốt người đã có miễn dịch thì giao bào cũng bị ức chế trong quá trình sinh sản hữu tính ở dạ dày muỗi. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị sốt rét táinhiễm nhiều lần cũng có miễn dịch thụ động do IgG từ mẹ truyền cho trong quá trình mang thai, nhưng miễn dịch này chỉ tồn tại từ 3 đến 6 tháng, nếu sau đó trẻ bị mắc sốt rét thì sẽ bị sốt rét ác tính . Bằng kỹ thuật IFA, phát hiện kháng thể đặc hiệu với ký sinh trùng sốt rét ở vùng sốt rét lưu hành. Người ta đã chứng minh được mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tình trạng đáp ứng miễn dịch với tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ kháng thể càng cao tỷ lệ mắc bệnh sốt rét càng thấp và ngược lại. Người có miễn dịch thường có biểu hiện lâm sàng không điển hình, cơn sốt rét không đặc hiệu. Người ở vùng sốt rét lưu hành có tỷ lệ kháng thể sốt rét cao và ít khi xảy ra dịch, tỷ lệ sốt rét ác tính thấp (trừ trẻ em). - Miễn dịch tự nhiên: người có miễn dịch tự nhiên đối với các loài ký sinh trùng sốt rét của chim, bò sát và loàigặm nhấm. Một số nhóm người, chủng người cũng có miễn dịch tự nhiên đối với ký sinh trùng sốt rét của người. - Miễn dịch thu được: miễn dịch tạo thành trong bệnh sốt rét do 2 cơ chế, cơ chế tế bào và cơ chế dịch thể. Tuy nhiên, miễn dịch trong sốt rét (cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào) không bảo vệ được cơ thể tránh mắc bệnh sốt rét mà chỉức chế quá trình phát triển của ký sinh trùng. Hiệu giá kháng thể đặc hiệu giảm dần sau khi tác nhân gây bệnh bị loại khỏi cơ thể.
  • 29. 18 - Việc sử dụng vaccine cũng là một định hướng tốt cho phòng chống sốt rét, chứng minh sự tồn tại lâu dài của miễn dịch. Dân từ thành thị và từ đồng bằng khi vào vùng sốt rét lưu hành dễ mắc bệnh sốt rét và khi mắc sốt rét thì bệnh nặng vì không có miễn dịch sốt rét, đây chính là một trong những lý do khiến cho dân từ nơi khác đến làm thuê tại các vùng sốt rét lưu hành dễ mắc sốt rét do không có miễn dịch. Do đó, việc tăng cường quản lý dân di biến động, áp dụng các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong là đặc biệt quan trọng.
  • 30. 19 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Người dân sống trong vùng SRLH nặng có sự di biến động tại tỉnh Bình Phước: + Dân từ nơi khác đến; + Dân tại địa phương đi rừng, rẫy; - Muỗi truyền bệnh sốt rét thu thập được tại các điểm nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Xã Bù Gia Mập và xã Đắk Ơ thuộc huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Điều tra cắt ngang tháng 9 - 10/ 2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứumô tả có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 2.2.2.1. Cỡ mẫu điều tra cá nhân Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ hiện mắc sốt rét: 𝑛 = Z(1−∝/2) 2 p(1 − p) d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu Z 1-α/2: Hệ số tin cậy, với hệ số tin cậy 95% ta có Z 1-α/2= 1,96. p: Tỷ lệ hiện mắc ước tính của quần thể: 0,075 d: Sai số mong muốn: 0,017. Như vậy, cỡ mẫu được xác định 922 tuy nhiên tránh các trường hợp không đồng ý cho mẫu xét nghiệm trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cộng thêm 5% vào cỡ mẫu số mẫu nghiên cứu sẽ là 1000 người. 2.2.2.2. Mẫu điều tra hộ gia đình
  • 31. 20 - Phỏng vấn chủ hộ có người được lấy mẫu máu, tổng số dự kiến có 1000 cá nhân được lấy mẫu máu. Trung bình mỗi hộ gia đình có 4 nhân khẩu, như vây sẽ tiến hành điều tra khoảng 250 hộ, do đó mỗi xã sẽ chọn 125 hộ, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn 150 hộ gia đình để phòng trường hợp những người trong hộ gia đình đi vắng, như vậy tổng số có 300 hộ gia đình được phỏng vấn… 2.2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tiêu chuẩn chọn mẫu cá nhân: + Mọi người dân sống trong 6 thôn của 2 xã Bù Gia Mập, Đăk Ơ tỉnh Bình Phước. + Người dân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Hộ gia đình/người không đồng ý tham gia nghiên cứu: (không cho mẫu máu, không trả lời phỏng vấn …). + Người mắc bệnh tâm thần, mất trí nhớ. 2.2.2.4. Phương pháp chọn mẫu - Chọn các xã của tỉnh: Chọn chủ đích với các điều kiện các xã phảiđáp ứng được là: + Trong những năm qua tình hình sốt rét phức tạp, số lượng bệnh nhân sốt rét cao, có nhiều di biến động dân (vùng sốt rét lưu hành nặng theo phân vùng sốt rét quốc gia năm 2017). + Mỗi xã chọn 3 thôn có số bệnh nhân sốt rét cao và thường xuyên đi rừng ngủ rẫy, qua lại biên giới. - Chọn hộ gia đình để phỏng vấn Chọn hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. + Lập danh sách hộ gia đình của từng thôn tại 2 xã nghiên cứu, đánh số thứ tự để lập khung mẫu và tính toán khoảng cách mẫu. + Khoảng cách mẫu: số hộ gia đình của 3 thôn chia 150.
  • 32. 21 + Chọn hộ đầu tiên bằng bốc thăm ngẫu nhiên (số thứ tự nhỏ hơn khoảng cách mẫu). + Chọn hộ gia đình tiếp theo để điều tra hộ đầu tiên + khoảng cách mẫu. + Tại mỗi hộ gia đình được chọn, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ được khám lâm sàng và lấy máu xét nghiệm chẩn đoán sốt rét. 2.2.3. Một số đặc điểm xã hội và tự nhiên các xã trong nghiên cứu 2.2.3.1. Xã Đắc Ơ và Bù Gia Mập Huyện Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều từ 25,8 - 26,2 0 C. Phía Bắc huyện có đường biên giới với nước bạn Campuchia. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có diện tích rừng tự nhiên và rừng cao su chiếm >80% diện tích. Trong giai đoạn 2010 - 2015 mặc dù đã có sự đầu tư đáng kể cho công tác phòng chống sốt rét tuy nhiên tại Bù Gia Mập sốt rét vẫn là điểm nóng. Đặc biệt tại 2 xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập sốt rét vẫn dai dẳng với số lượng bệnh nhân nhiều nhất so với cả nước. Xã Đắc Ơ có diện tích 246,9337 km², dân số năm 2015 là 3275 hộ với số dân là 15.764 người. Đắk Ơ là một xã biên giới với số hộ đồng bào dân tộc chiếm trên 35% với 1217 hộ và số dân là 5656 người, chủ yếu là người Stiêng. Xã Bù Gia Mập có diện tích 23,3 km², dân số năm 2009 là 3704 người, mật độ dân số đạt 159 người/km². Xã Bù Gia Mập có Vườn quốc gia Bù Gia Mập với tổng diện tích 26.032 ha rừng. Hai xã nghiên cứu là Bù Gia Mập và Đắk Ơ có đường biên giới với Campuchia
  • 33. 22 Hình 2. 1. Bản đồ xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập 2.2.4. Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1. Đánh giá tình trạng mắc sốt rét và các yếu tố liên quan qua điều tra cắt ngang Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt rét, thói quen đi rừng, ngủ rẫy, qua lại biên giới và điều kiện kinh tế xã hội sẽ được phỏng vấn chủ hộ gia đình, kết hợp với thực hiện các chuyên môn: - Phỏng vấn KAP chủ hộ gia đình. - Điều tra cá nhân. - Khám lâm sàng tất cả các thành viên hiện có mặt có mặt tạinhà và đồng ý tham gia nghiên cứu.
  • 34. 23 - Lấy lam máu làm kỹ thuật nhuộm Giemsa phát hiện ký sinh trùng sốt rét, thử test chẩn đoán nhanh, lấy máu bằng giấy thấm xét nghiệm PCR cho các thành viên trong gia đình có chủ hộ được phỏng vấn. - Bắt muỗi tại khu vực điều tra để xác định các loài véc tơ truyền bệnh. 2.2.4.2. Theo dõi dọc Theo dõi dọc tình hình sốt rét tại điểm nghiên cứu. Bệnh nhân sốt rét được lấy lam máu nhuộm Giemsa phát hiện ký sinh trùng sốt rét, thử test chẩn đoán nhanh, lấy máu bằng giấy thấm xét nghiệm PCR và kết hợp với điều tra cá nhân thông qua cán bộ y tế xã, thôn. Xác định các trường hợp bệnh nhân mắc sốt rét mới và gửi số liệu báo cáo và mẫu hàng tuần về cho nhóm nghiên cứu tại Viện. 2.2.5. Các chỉ số đánh giá Điều tra cắt ngang nhằm mục đích: Xác định thực trạng mắc sốt rét (SRLS, KSTSR) tại thời điểm điều tra; tìm hiểu một số đặc điểm dân số, kinh tế xã hội và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét; tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về phòng chống sốt rét của đối tượng nghiên cứu; xác định thành phần và véc tơ truyền bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu. Các biến số cần thu thập qua điều tra cắt ngang bao gồm: 2.2.5.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét - Tỷ lệ lam máu nhuộm giọt dày dương tính (+). Tỷ lệ mắc sốt rét qua kỹ thuật soi lam máu nhuộm Giemsa phát hiện KSTSR (%) = Số lam máu phát hiện có ký ký sinh trùng sốt rét x 100Tổng số lam máu nhuộm giọt dày - Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét pháthiện bằng kỹ thuậttest nhanh Tỷlệ mắc sốt rét bằng kỹ thuật test chuẩn đoán nhanh (%) = Sốngười có kêt quả thử test nhanh (+) với ký sinh trùng sốt rét x 100 Tổng số mẫu thử test nhanh - Ngoàira trong nghiên cứu còn đánh giá, phân tích tỷ lệ mắc sốt rét theo giới, nhóm tuổi
  • 35. 24 Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi, giới (%) = Sốmắc sốt rét theo nhóm tuổi, giới x 100 Tổng số người có ký sinh trùng sốt rét (+) 2.2.5.2. Thực trạng mắc sốt rét lâm sàng - Tỷ lệ người có sốt qua điều tra cắt ngang Tỷ lệ người có sôt qua điều tra cắt ngang (%) = Số người có sôt qua điều tra cắt ngang x 100 Tổng số người điều tra 2.2.5.3. Các yếu tố liên quan Trình độ văn hóa, kiến thức về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống, chống; Thói quen tập quán lao động sinh hoạt của người dân như đi rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc. Mức độ giao lưu, qua lại biên giới, đi rừng ngủ rẫy, người đi đến làm ăn tại địa điểm nghiên cứu. - Tình trạng đi rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc. Tỷlệ ngườidân đi rừng làm nương rẫy và ngủ lại trongnươngrẫy(%) = Số người dân đi rừng làm nương rẫy và ngủ lại trong nương rẫy x 100 Tổng số người dân điều tra tại điểm nghiên cứu - Tần suấtđi rừng làm nương rẫy và ở lại nơi làm việc Tỷlệ ngườidân đi rừng làm nương rẫy và ngủ lại trong nương rẫy 1 tuần/1 lần, 2 tuần/1 lần, 3 tuần/1lần (%) = Số người dân đi rừng làm nương rẫyvà ngủ lại trongnươngrẫy1 tuần/1 lần, 2 tuần/1 lần, 3 tuần/1lần (%) x 100 Tổng số người dân điều tra tại điểm nghiên cứu
  • 36. 25 - Số ngày ngủ lại trong nương rẫy, rừng Tỷlệ ngườidân đi rừng làm nương rẫy và ngủ lại trong nương rẫy > 14 ngày/đợt và < 14 ngày/đợt (%) = Số người dân đi rừng làm nương rẫy và ngủ lại trong nương rẫy > 14 ngày/đợt và < 14 ngày/đợt (%) x 100 Tổng số người dân điều tra tại điểm nghiên cứu - Tỷ lệ giao lưu, qua lại biên giới Tỷ lệ người dân có qua lại biên giới làm ăn, buôn bán, thăm thân (%) = Số người dân có qua lại biên giới làm ăn, buôn bán, thăm thân x 100 Tổng số người dân điều tra tại điểm nghiên cứu - Tần suấtgiao lưu qua biên giới Tỷ lệ người dân qua lại biên giới làm ăn, buôn bán, thăm thân 1 tuần/1 lần, 2 tuần/1 lần, 3 tuần/1lần (%) = Số người dân có qua lại biên giới làm ăn, buôn bán, thăm thân 1tuần/1 lần, 2 tuần/1 lần, 3 tuần/1lần x 100 Tổng số người dân điều tra tại điểm nghiên cứu - Thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế của cộng đồng khi bị sốt Tỷ lệ người dân đến trạm y tế xã, tự mua thuốc điều trị, đến y tế tư nhân khi có sốt (%) = Số người dân đến trạm y tế xã, tự mua thuốc uống, đến y tế tư nhân khi có sốt x 100 Tổng số người dân trong điều tra tại điểm nghiên cứu - Tình hình sử dụng các biện pháp cá nhân phòng chống sốt rét Tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân nằm màn, kem, hương xua muỗi.. (%) = Sốngườidân sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân nằm màn, kem, hương xua muỗi x 100 Tổng số người dân trong điều tra tại điểm nghiên cứu
  • 37. 26 - Tỷ lệ, thành phần, mật độ của các véc tơ truyền bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu Bằng các kỹ thuật Mồi người trong nhà, ngoài nhà; Bẫy đèn, soi chuồng gia súc; Mồi người trong rừng....để tính toán tỷ lệ, thành phần và mật độ véc tơ. 2.2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 2.2.6.1. Kỹ thuật thăm khám lâm sàng - Đo nhiệt độ hố nách bằng nhiệt kế điện tử, mục đích để phát hiện những trường hợp có sốt. - Khám lách cho tất cả các đối tượng được điều tra để phát hiện những trường hợp có lách to. Khám phát hiện lách to được thực hiện bởi bác sỹ trong quá trình điều tra. Lách to được phân loại theo phân loại của Hackette (từ độ 0 đến độ 5). 2.2.6.2. Kỹ thuật xét nghiệm lam máu giọt đặc (giọt dày) tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu - Xét nghiệm lam máu tìm KSTSR bằng lấy máu ở đầu ngón tay, làm kỹ thuật nhuộm giọt dày nhuộm Giemsa và soi bằng kính hiển vi quang học. - Lam máu giọt dày được lấy từ tất cả các đối tượng nghiên cứu trong các cuộc điều tra cắt ngang và đối với những trường hợp có sốt nghi ngờ mắc sốt rét trong quá trình thực hiện nghiên cứu. - Lam máu sau khi để khô được nhuộm với dung dịch Giemsa 4% trong 45 phút và soi dưới kính hiển vi quang học để xác định sự có mặt của KSTSR, xác định loài và đếm mật độ KST. - Mật độ KSTSR được đếm và tính trên 1 mm³ máu. - Trong điều tra cắt ngang lam máu được lấy, nhuộm và xét nghiệm bởi các xét nghiệm viên của Viện SR-KST-CT TƯ. - Trong quá trình thực hiện nghiên cứu theo dõi dọc, lam máu được lấy, nhuộm và xét nghiệm bởi xét nghiệm viên làm việc tại điểm kính hiển vi xã. Kết quả xét nghiệm lam máu của điểm kính hiển vi xã được gửi đi kiểm tra lại ở tuyến trên theo qui định.
  • 38. 27 2.2.6.3. Điều tra xác định thành phần, mật độ loài muỗi truyền bệnh sốt rét - Bắt muỗi bằng phương pháp theo thường quy của Viện Sốt rét - KST - CTTƯ: + Mồi người ngoài nhà ban đêm; Mồi người trong nhà ban đêm; Mồi người + Bẫy đèn trong nhà ban đêm; Bẫy đèn ngoài nhà + Soi trong nhà ban ngày; Soi chuồng gia súc - Định loại muỗi, đánh giá hiệu lực diệt của hóa chất tồn lưu, thử nhạy kháng với hóa chất theo SOPs của Viện sốt rét. 2.2.6.4. Sử dụng Smartphone báo cáo trường hợp bệnh - Dùng điện thoại báo cáo nhanh ca bệnh có ký sinh trùng sốt rét. - Sử dụng phần mềm Ona.oi cho điện thoại. 2.2.6.5. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp Bộ câu hỏi được soạn sẵn và thử nghiệm tại thực địa trước khi tiến hành nghiên cứu. Cán bộ điều tra thực hiện phỏng vấn được tập huấn trước khi tiến hành nghiên cứu tại thực địa. Bộ câu hỏiđược sử dụng để phỏng vấn các chủ hộ gia đình hoặc những người đại diện cho hộ gia đình nắm rõ nhất về tình hình gia đình và có khả năng hiểu và trả lời được các câu hỏi phỏng vấn. 2.2.7. Sai số và phương pháp loại trừ sai số - Tuân thủ các quy định trong nghiên cứu như: + Tuân thủ các nguyên tắc sàng tuyển đối tượng nghiên cứu. + Tập huấn đầy đủ cho cán bộ điều tra, triển khai nghiên cứu thử trước khi nghiên cứu trên toàn bộ các điểm nghiên cứu. + Các xét nghiệm phải được kiểm tra chéo với các kỹ thuật viên đảm bảo trình độ lever 2 trở lên. + Phối hợp với cán bộ địa phương thông thạo tiếng dân tộc tham gia phỏng vấn và phiên dịch. 2.3. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu - Nhập số liệu bằng EpiData và phân tích bằng Stata 12.0. - Sử dụng các testthống kê y sinh học để phân tíchsố liệu như: Testt, x²..
  • 39. 28 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu - Đề cương nghiên cứu của đề tài được thông qua hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Sốt rét - KST - CT TƯ. - Có sự chấp thuận trước của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng tham gia nghiên cứu ký vào bản cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định y đức trong nghiên cứu y sinh học, như: Mô tả kỹ quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu, trách nhiệm của người nghiên cứu. - Không sử dụng các số liệu nghiên cứu cho mục đích khác, chỉ phục vụ cho y học nâng cao sức khỏe nhân dân trong địa bàn nghiên cứu. - Thông qua nghiên cứu này đưa ra những biện pháp thích hợp trong việc PCSR và bảo vệ sức khỏe cho nhóm dân di biến động.
  • 40. 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu 3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 1. Số người điều tra theo giới tại các điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Tổng số Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 516 50,24 232 44,85 284 55,15 Đắk Ơ 511 49,76 249 48,73 262 51,27 Cộng 1027 100 480 46,74 547 53,26 Nhận xét: Tổng số người trong nghiên cứulà 1027, trong đó: - Tỷ lệ nam trong nghiên cứu thấp hơn nữ (46,74% nam và 53,26% nữ). Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n =1027) Địa điểm nghiên cứu < 5 tuổi 5 - 15 tuổi ≥ 15 tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập 22 4,26 100 19,38 394 76,36 Đắk Ơ 34 6,65 114 22,31 363 71,04 Cộng (n = 1.027) 56 5,45 214 20,84 757 73,71 Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ các nhóm người ≥ 15 tuổi, 5 -15 tuổi và < 5 tuổi, với các tỷ lệ: nhóm trên 15 tuổi: 73,71% so với 20,84% và 5,45%.
  • 41. 30 Bảng 3. 3. Phân bố nhóm đối tượng điều tra theo dân tộc (n =1.027) Địa điểm nghiên cứu Dân tộc Kinh (1) S’ tiêng (2) Khác (4) SL % SL % SL % Bù Gia mập 18 3,50 355 68,74 143 27,77 Đắk Ơ 42 8,20 435 85,16 34 6,64 Cộng (n = 1027) 60 5,85 790 76,95 177 17,20 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 dân tộc được điều tra tại 2 xã của tỉnh Bình Phước, tỷ lệ dân tộc Stiêng 790 người, chiếm 76,95% và dân tộc Kinh 60 người, chiếm 5,85%. Dân tộc khác như Cao Lan, Dạ, Ê đê, Hoa, M’nông, Mường, Nùng, Tày, Thái chiếm 17,20%. Tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập chủ yếu là người S’tiêng. 3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét tại Bình Phước 3.1.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét lâm sàng Bảng 3. 4. Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (n = 1027) Tên xã Số điều tra Có sốt rét lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 516 59 11,43 Đắc Ơ 511 11 2,15 Chung 1.027 70 6,82 Giá trị p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ sốt rét lâm sàng chung của hai xã trong 2 tuần qua là 6,82% (70/1.027). Có sự khác biệt về tỷ lệ sốt rét lâm sàng tại hai xã huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước với các tỷ lệ: xã Đắc Ơ có tỷ lệ sốt rét lâm sàng thấp hơn xã Bù Gia Mập: 2,15% so với 11,43% với p < 0,05. 3.1.2.2. Tỷ lệ, phân bố bệnh nhân sốt rét lâm sàng
  • 42. 31 Hình 3. 1 .Tỷ lệ sốt rét chung tại các điểm nghiên cứu ( n = 1027) Nhận xét: Tỷ lệ mắc sốt rét lâm sàng chung ở đối tượng nghiên cứu là 3,12%. Bảng 3. 5. Phân bố bệnh nhân mắc sốt rét tại các xã tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu (n = 1027) Điểm nghiên cứu Tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét Số xét nghiệm Số (+) Tỷ lệ (%) Xã Bù Gia Mập (1) 516 6 1,16 Xã Đắc Ơ (2) 511 26 5,09 Chung 1027 32 3,12 Giá trị p < 0,05 Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở xã Đắc Ơ so với các xã Bù Gia Mập với các tỷ lệ 5,09% so với 1,16%, p < 0,05. 96,88 3,12 Không mắc sốt rét Có mắc sốt rét
  • 43. 32 3.1.2.3.Tỷlệnhiễm kýsinh trùng sốtrét theo giới, theolứa tuổiở từng thôn bản Bảng 3. 6. Tỷ lệ BNSR phân bố theo thôn bản điều tra TT Xã Tên thôn N Sốt lâm sàng KST SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Bù Gia Mập Bù Lư 200 21 10,50 2 1,0 2 Bù Rên 159 34 21,38 3 1,9 3 Bù Nga 157 4 2,55 1 0,6 4 Đắk Ơ Thôn 10 161 2 1,24 5 3,1 5 Bù Bưng 165 7 4,24 13 7,9 6 Bù Khơn 185 2 1,08 8 4,3 Tổng 1027 70 6,82 32 3,12 p<0,05 p<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ có sốt trong 2 tuần qua là 70 người (6,82%) trong tổng số 1.027 người được điều tra. Phân bố sốt rét lâm sàng không đồng đều giữa các thôn, thôn Bù Rên có tỷ lệ nhiễm sốt rét lâm sàng cao nhất (21,38%), thấp nhất tại thôn Bù Khơn (1,08%). Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở thôn Bù Bưng cao nhất 7,9% (13 trường hợp) và thấp nhất là thôn Bù Nga phát hiện 1 trường hợp nhiễm KSTSR. Hình 3. 2. Cơ cấu thành phần loài ký sinh trùng sốt rét tại điểm nghiên cứu 81,25 18,75 P.falciparum P.vivax
  • 44. 33 Nhận xét: Tại khu vực nghiên cứu phát hiện 2 loài ký sinh trùng sốt rét là P. falciparum và P. vivax, trong đó nhiễm P. falciparum đơn thuần chiếm tỷ lệ 81,25% (26 P. falciparum, 6 P. vivax) Bảng 3. 7. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt Sốt rét Tình trạng sốt Có (n=32) Không (n=995) p SL % SL % Có 12 17,14 58 82,86 p=0,000 Không 20 2,09 937 97,91 Chung 32 3,12 995 96,88 Nhận xét: Tỷ lệ người nhiễm KSTSR có sốt là 17,14% (12/70) cao hơn tỷ lệ người nhiễm KSTSR không có sốt 2,09% (20/937), có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nhóm có KSTSR, tỷ lệ ngườicó sốt trong nhóm có mang KSTSR là 37,5% (12/32) và tỷ lệ người không có sốt trong nhóm mang KSTSR là 67,5% (20/32); như vậy tỷ lệ người nhiễm KSTSR không có sốt cao hơn người nhiễm KSTSR có sốt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 8. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR theo nhóm dân tộc Kết quả xét nghiệm KSTSR Kinh S’tiêng Dân tộc khác p SL % SL % SL % Dương tính 2 3,85 29 3,63 1 0,57 p=0,102Âm tính 50 96,15 770 96,37 175 99,43 Chung 52 100,0 799 100,0 176 100,0 Nhận xét:
  • 45. 34 Tỷ lệ người kinh mắc SR là 3,85%, người S’tiêng là 3,63%, nhóm dân tộc khác là 0,57%. Như vậy, nhóm dân tộc S’tiêng có tỷ lệ mắc SR không khác biệt nhiều so với các nhóm dân tộc khác. - Tỷ lệ tìm thấy ký sinh trùng sốt rét theo giới: Bảng 3. 9. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo giới (n = 1027) Giới tính Tình trạng sốt rét Số xét nghiệm Số có KST sốt rét Tỷ lệ (%) Nam 481 21 4,37 Nữ 546 11 2,02 Chung 1.027 32 3,12 Giá trị p P<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với tỷ lệ 4,37% so với 2,02%, p < 0,05. - Tỷ lệ tìm thấy ký sinh trùng sốt rét theo lứa tuổi: Bảng 3. 10. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo tuổi (n = 1027) Nhóm tuổi Tình trạng sốt rét Số xét nghiệm Số có KST sốt rét Tỷ lệ (%) Từ 0 - 14 tuổi 270 5 1,85 ≥ 15 757 27 3,57 Chung 1027 32 3,12 Giá trị p > 0,05 Nhận xét:
  • 46. 35 Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nhóm người ≥ 15 tuổi cao hơn nhóm người 0 -14 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, với các giá trị 3,57% so với 1,85%, p > 0,05. 3.2. Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nặng có dân di biến động tại Bình Phước 3.2.1. Phân bố nhóm dân di biến động, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình: Bảng 3. 11. Phân bố nhóm dân di biến động Điểm nghiên cứu Tổng số người Dân bản địa Dân từ nơi khác đến Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 516 359 69,57 157 30,43 Đắk Ơ 511 349 68,30 162 31,70 Cộng 1.027 708 68,93 319 31,06 Nhận xét: Trong 2 điểm nghiên cứu với 1027 người, có 319 người di cư từ các xã khác trong tỉnh và từ tỉnh khác đến chiếm tỷ lệ 31,06%. Bảng 3. 12. Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện gia đình (n = 300) Địa điểm nghiên cứu Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học TH cơ sở THPT trở lên Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập 56 37,3 3 52 34,66 33 22 9 6 Đắk Ơ 35 23,3 3 63 42 38 25,33 14 9,3 Cộng(n= 300) 91 30,33 115 38,33 71 23,66 23 7,65 Nhận xét:
  • 47. 36 Trong tổng số 300 chủ hộ được phỏng vấn thì số người không biết chữ khá cao chiếm 30,3%; chủ hộ có trình độ học vấn bậc tiểu học: 38,33%; số người có trình độ học vấn từ trung học phổ thổng trở lên ít: 7,65%. 3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Với 300 hộ gia đình trong nghiên cứu hầu hết là đồng bào thiểu số với nghề làm nương rẫy, đi rừng khai thác lâm sản và buôn bán qua biên giới. Kết quả nghiên cứu như sau: - Tỷ lệ đi rừng, đi rẫy, qua lại biên giới Bảng 3. 13. Tỷ lệ hộ gia đình có người đi rừng, đi rẫy và qua lại biên giới Điểm nghiên cứu Gia đình có người đi rừng Gia đình có người đi làm rẫy Gia đình có người qua lại biên giới Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 165 31,98 494 95,74 41 7,95 Đắk Ơ 218 42,66 405 79,26 31 6,07 Cộng 383 37,29 899 87,54 72 7,01 Giá trị p < 0,01 < 0,01 > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có người làm nương rẫy cao nhất 87,54%, tiếp đến là tỷ lệ hộ gia đình có người đirừng 37,29%, chỉ có 7,01% số hộ gia đình có ngườiqua lại biên giới làm ăn buôn bán. Có sự khác biệt về tỷ lệ người đi rừng, gia đình có người đi làm rẫy giữa 2 xã với p <0,01. Bảng 3. 14. Tần suất đi làm rẫy trong quần thể nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu 1 tháng/lần (1) 2 tháng/lần (2) 3 tháng/lần(3) >3 tháng/lần(4) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 375 75,91 2 0,40 7 1,42 110 22,27 Đắk Ơ 367 90,62 29 7,16 2 0,49 7 1,73
  • 48. 37 Cộng 742 82,54 31 3,45 9 1,00 117 13,01 Giá trị p < 0,01
  • 49. 38 Nhận xét: Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đi làm nương rẫy 1 tháng/1 lần so với 2 tháng/1 lần, 3 tháng/1 lần và > 3 tháng/1 lần, với các giá trị 82,54% so với 3,45%, 1,00% và 13,01%, với p < 0,01. Bảng 3. 15. Tần suất đi rừng trong quần thể nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu 1 tháng/lần (1) 2 tháng/lần(2) 3 tháng/lần(3) >3 tháng/lần(4) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập 93 56,36 15 9,09 34 20,61 23 13,94 Đắk Ơ 149 68,35 29 13,30 9 4,13 31 14,22 Cộng 242 63,19 44 11,49 43 11,23 54 14,10 Giá trị p < 0,01 Nhận xét: Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đi rừng 1 tháng/1 lần so với 2 tháng/1 lần, 3 tháng/1 lần và > 3 tháng/1 lần, với các giá trị 63,19% so với 11,49%, 11,23% và 14,10%, với p < 0,01. 3.2.3. Thực trạng về kiến thức hiểu biết về bệnh sốt rét - Hiểu biết về nguyên nhân gâybệnh sốt rét: Bảng 3. 16. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét Địa điểm nghiên cứu Nguyên nhân gây bệnh sốt rét Không biết (1) Do ruồi (2) Do ở bẩn (3) Do muỗi (4) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập 112 21,71 18 3,49 3 1,99 383 74,22 Đắk Ơ 3 0,59 16 3,13 0 0 448 87,67 Cộng 115 11,20 34 3,31 3 1 831 80,92 Giá trị p < 0,01 > 0,05 < 0,01 < 0,01
  • 50. 39 Nhận xét: Tỷ lệ người dân biết nguyên nhân sốt rét do muỗi đốt khá cao 80,92%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hiểu biết về bệnh sốt rét do muỗi đốt so với không biết, do ruồi, do ở bẩn, với các giá trị 80,92% so với 11,20%, 3,31% và 1,00%, với p < 0,01. - Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét Triệu chứng bệnh sốt rét có rất nhiều, trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các triệu chứng điển hình là: Sốt cao, rét run, khát nước vã mồ hôi, đau đầu và buồn nôn. Bảng 3. 17. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sốt rét Điểm nghiên cứu Triệu chứng Sốt cao (1) Rét run (2) Khát nước(3) Đau đầu (4) Buồn nôn SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Bù Gia Mập 10 2 67,55 75 49,67 44 29,14 5 3,31 33 21,85 Đắk Ơ 13 4 89,33 93 62,00 122 81,33 16 10,67 25 16,67 Cộng 236 78,44 168 55,83 166 55,23 21 6,99 58 19,26 Giá trị p < 0,01 Nhận xét: Khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chủ hộ biết các biểu hiện của bệnh sốt rét với các giá trị sốt cao, rét run, khát nước, đau đầu và buồn nôn, với các giá trị tương ứng: 78,44% so với 55,83%, 55,23%, 6,99% và 19,26%, với p < 0,01. - Hiểu biết về phòng chống bệnh sốt rét
  • 51. 40 Bảng 3. 18. Hiểu biết về biện pháp phòng bệnh sốt rét (n = 300) Địa điểm nghiên cứu Cách phòng bệnh sốt rét Nằm màn (1) Màn tẩm (2) Phun thuốc (3) Kem xua (4) Hun khói (5) Hương xua (6) Cúng ma(7) Bù Gia mập 103 37 25 2 4 2 0 Đắk Ơ 133 56 97 3 3 1 0 Cộng 236 93 122 5 7 3 0 Tỷ lệ 78,66 31 40,66 1,66 2,33 1 0 Giá trị p < 0,01 Nhận xét: Số người biết phòng bệnh sốt rét bằng nằm màn là 78,66%, bằng phun thuốc là 40,66%, sử dụng màn tẩm là 31%, rất ít người dùng hương xua và kem xua để phòng bệnh sốt rét. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng biện pháp nằm màn so với màn tẩm, phun thuốc, kem xua, hun khói, hương xua và cúng ma, với các tỷ lệ: 78,66% so với 31%, 40,66%, 1,66%, 2,33%, 1%, với p < 0,01. 3.2.4. Thực hành của người dân về phòng chống sốt rét Bảng 3. 19. Tỷ lệ bao phủ màn tại các điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Tình trạng bao phủ màn Đủ màn (< 2 người/màn) Thiếu màn (>2 người/màn) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập (1) 98 64,90 53 35,10 Đắk Ơ (2) 109 72,67 42 28,00 Cộng 207 68,78 95 31,55 Giá trị p < 0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứucho thấy 68,78% hộ gia đình có đủ màn để sử dụng, tỷ lệ thiếu màn chung vẫn khá cao 31,55%. - Thực hành nằm màn
  • 52. 41 Trong nghiên cứu đánh giá theo các mức độ: Thường xuyên ngủ màn, không thường xuyên và không ngủ màn. Kết quả như sau: Bảng 3. 20. Tỷ lệ thường xuyên ngủ màn Điểm nghiên cứu Thường xuyên ngủ màn (1) Không thường xuyên (2) Không ngủ màn (3) Tổng số hộSố lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bù Gia mập 97 64,66 50 33,33 3 2 150 Đắk Ơ 98 65,33 11 7,33 41 27,33 150 Cộng 195 65 61 30,33 44 14,66 300 Giá trị p < 0,01 Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình thường xuyên ngủ màn là 65%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ ngủ màn thường xuyên so với không thường xuyên ngủ màn và không ngủ màn, với các tỷ lệ 65 % so với 30,33% và 14,66%, với p < 0,01. 3.2.5. Liên quan giữa các yếu tố di biến động dân cư với mắc sốt rét - Qua lại biên giới: Bảng 3. 21. Liên quan giữa qua lại biên giới với mắc sốt rét Có, không qua lại biên giới Tình trạng mắc sốt rét Tổng Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét Có 5 27 32 Không 27 928 995 1027 OR =6,36, CI95% (2,27-17,79), p < 0,05 Nhận xét: Nguy cơ mắc sốt rét của người qua lại biên giới có tỷ lệ mắc sốt rét cao hơn 6,36 lần những người không qua lại biên giới sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. - Đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét
  • 53. 42 Bảng 3. 22. Liên quan giữa đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét Có đi rừng ngủ rừng Tình trạng mắc sốt rét Tổng Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét Có 21 362 383 Không 11 633 644 Tổng 32 995 1.027 OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05 Nhận xét: Có liên quan giữa yếu tố đi rừng ngủ rừng với tình trạng mắc sốt rét, với OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05 Bảng 3. 23. Liên quan giữa thời gian đi rừng, ngủ rừng với mắc sốt rét Số ngày đi rừng ngủ rừng Tình trạng mắc sốt rét Tổng Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét ≥ 14 ngày 5 116 121 < 14 ngày 15 699 714 Tổng 20 815 835 OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05 Nhận xét: Nguy cơ mắc sốt rét ở người đi rừng, ngủ rừng ≥ 14 ngày cao gấp 2 lần người ngủ rừng < 14 ngày, với giá trị OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05 - Liên quan giữa làm việc trong rừng với mắc sốt rét
  • 54. 43 Bảng 3. 24. Liên quan giữa làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong rừng với nhiễm ký sinh trùng sốt rét Tình trạng làm nương rẫy, trang trại, trong rừng Tình trạng nhiễm sốtrét TổngCó nhiễm KST sốt rét Không nhiễm KST sốt rét Có làm rừng 26 578 604 Không làm 6 417 595 Tổng 32 995 1027 OR = 3,12, CI95%(1,27 – 7,66), p < 0,01 Nhận xét: Nguy cơ mắc sốt rét ở người có làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong rừng cao gấp 3,12 lần người không làm, với OR = 3,12, CI95%(1,27 – 7,66), p < 0,01. 3.2.6. Liên quan giữa các yếu tố dân di cư + Tình trạng di cư Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa tình trạng dân di cư với mắc sốt rét Dân di cư Tình trạng nhiễm sốtrét TổngCó nhiễm KST sốt rét Không nhiễm KST sốtrét Dân từ nơi khác đến 8 311 319 Dân bản địa 24 684 708 Tổng 32 995 1027 OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05
  • 55. 44 Nhận xét: Chưa tìm thấy liên quan giữa dân di cư từ nơi khác đến với nhiễm ký sinh trùng sốt rét, với giá trị OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05 + Thời gian di cư Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa thời gian di cư với mắc sốt rét Thời gian di cư Tình trạng nhiễm sốt rét TổngCó nhiễm mắc sốt rét Không mắc sốt rét ≥ 15 ngày 5 281 286 < 15 ngày 3 30 33 Tổng 8 311 319 OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05 Nhận xét: Chưa tìm thấy liên quan giữa dân di cư > 15 ngày với mắc sốt rét, với các giá trị OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05. 3.2.7. Liên quan giữa kiến thức, thái độ phòng bệnh với tình trạng mắc sốt rét tại các điểm nghiên cứu - Kiến thức về phòng chống sốt rét Bảng 3. 27. Liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với tình trạng mắc sốt rét Hiểu biết nguyên nhân mắc sốt rét Tình trạng nhiễm sốtrét Tổng Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét Không biết 28 668 696 Có biết 4 327 331 Tổng 32 995 1027 OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05
  • 56. 45 Nhận xét: Có mối liên quan giữa hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét với tình trạng mắc sốt với giá trị OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05. - Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với mắc sốt rét Bảng 3. 28. Liên quan giữa biết sốt rét có thể phòng chống được với mắc sốt rét Hiểu biết sốt rét có thể phòng chống được Tình trạng nhiễm sốtrét Tổng Có mắc sốt rét Không mắc sốt rét Không biết 6 345 351 Có biết 26 750 776 Tổng 32 995 1027 OR = 0,50, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05 Nhận xét: Chưa tìm thấy liên quan giữa hiểu biết sốt rét có thể phòng tránh được với tình trạng mắc sốt rét với OR = 0,5, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05. 3.2.8. Thực hành phòng bệnh của người dân phòng chống mắc sốt rét - Biện pháp phòng tránh muỗikhi ngủ trong rẫy Bảng 3. 29. Biện pháp bảo vệ khi ngủ tại rẫy Địa điểm nghiên cứu Số người có ngủ rẫy Nằm võng (1) Nằm màn (2) Không dùng (3) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 145 18 12,41 55 37,93 72 49,66 Đắk Ơ 82 2 2,44 15 18,29 65 79,27 Cộng 227 20 7,2 70 28,11 137 64,46 Giá trị p < 0,01
  • 57. 46 Nhận xét: Tỷ lệ không sử dụng màn, võng khi ngủ trong rẫy còn rất cao (64,46%). Có sự khác biệt về tỷ lệ nằm màn so với nằm võng và không sử dụng khi ngủ trong rẫy, với các tỷ lệ 28,11% so với 7,2% và 64,46%, với p < 0,01. - Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng Bảng 3. 30. Biện pháp phòng tránh muỗi đốt khi ngủ trong rừng Địa điểm nghiên cứu Số người ngủ rừng Nằm võng (1) Nằm màn (2) Không sử dụng (3) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia mập 42 29 69,05 9 21,43 4 9,52 Đắk Ơ 34 14 40,00 13 37,14 7 20,00 Cộng 76 43 54,52 22 29,28 11 14,76 Giá trị p <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ nằm màn cao nhất 63,37%, vẫn còn 9,31% không sử dụng biện pháp gì để phòng muỗi đốt. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nằm màn so với nằm võng và không sử dụng biện pháp gì, với các tỷ lệ 28,28% so với 54,52% và 14,76%, với p < 0,05 3.2.9. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt Bảng 3. 31. Thói quen lựa chọn dịch vụ y tế khi bị sốt Địa điểm nghiên cứu Đến cơ sở y tế công (1) Đến cơ sở y tế tư nhân (2) Mua thuốc tự điều trị (3) Cúng ma/ không biết (4) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bù Gia Mập 109 72,19 2 1,32 1 0,66 39 25,83 Đắk Ơ 126 83,44 42 27,81 75 49,67 0 0,00 Cộng 235 77,81 44 14,56 76 25,16 39 12,91 Giá trị < 0,01
  • 58. 47 Nhận xét: Có khác biệt giữa tỷ lệ người dân khi bị sốt đến với y tế nhà nước so với tự mua thuốc uống, đến Y tế tư nhân và cúng ma với các giá trị 77,81% so với 25,16%, 14,56% và 12,91%, với p < 0,01. Bảng 3. 39. Tổng hợp các yếu tố phân tích giữa các yếu tố nguy cơ và liên quan với mắc sốt rét Biến số phân tích liên quan với mắc sốt rét OR (95%CI), p Có liên quan Đi rừng, ngủ rừng OR = 3,33, CI95% (1,59-7,00), p < 0,05 Có Thời gian đi rừng, ngủ rừng OR = 2,00, CI95%(0,71 – 5,63), p < 0,05 Có Qua lại biên giới OR =6,36, CI95% (2,27-17,79), p < 0,05 Có Làm việc trong rừng OR = 3,12, CI95%(1,27 – 7,66), p < 0,01 Có Hiểu biết nguyên nhân bệnh sốt rét OR = 3,42, CI95%(1,19-9,85), p < 0,05 Có Hiểu biết bệnh thể phòng chống được OR = 0,50, CI95%(0,20-1,23), p > 0,05 Không Tình trạng dân di OR = 0,73, CI95%(0,32-1,65) p > 0,05 Không Thời gian di cư OR = 0,71, CI95%(0,16-3,03), p > 0,05 Không Nhận xét: Đã xác định có 4 yếu tố liên quan với tình trạng mắc sốt rét là: - Qua lại biên giới; Làm việc trong rừng; Hiểu biết nguyên nhân bệnh sốt rét; Thời gian đi rừng, ngủ rừng. 3.2.10. Véc tơ truyền bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu Tại xã Đắk Ơ, bằng các phương pháp điều tra đã thu thập được 07 loài Anopheles. Các loài muỗi thu thập được chủ yếu bằng phương pháp soi chuồng gia súc ban đêm. Thu thập được véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An.dirus bằng phương pháp mồi người trong rừng có mật độ đốt mồi 0,17 con/ người/ đêm.
  • 59. 48 Ngoài ra, thu thập được véc tơ phụ An. maculatus ở phương pháp soi chuồng gia súc ban đêm với mật độ 0,06 con/ giờ/ người. Tại xã Bù Gia Mập thu thập được 05 loài Anopheles. Đã thu thập được véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An. dirus bằng phương pháp mồi người trong rừng có mật độ đốt mồi 0,08 con/ người/ đêm.