SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG
2. TS. PHẠM HIỂN
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử
dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên
các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy Chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN..........................................................................................................................9
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................9
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới......................................................9
1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam.....................................................10
2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án ....................................................13
2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ ......................................................................13
2.1.1. Từ .........................................................................................................13
2.1.2. Nghĩa của từ .........................................................................................21
2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao ..............................................................31
2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ...................................32
2.2.1. Khái niệm về văn hóa...........................................................................32
2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt ............................................................32
2.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa..............................................33
2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng......................................................................35
2.3.1. Khái niệm định danh ............................................................................35
2.3.2. Đơn vị định danh..................................................................................37
2.3.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (định danh bậc 2)........38
2.3.4. Biến thể định danh................................................................................38
2.4. Lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ.....................................................................39
2.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu ......................................................39
2.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ........................................................39
2.4.3. Các phương pháp đối chiếu..................................................................40
2.4.4. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ............................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................42
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, ĐỊNH DANH VÀ NGỮ
NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........43
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt..................43
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ...............................43
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ...............................46
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt........................................................................................................49
2.2. Đặc điểm định danh từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.............51
2.2.1. Tính có lý do và không có (hoặc chưa rõ) lý do đặt tên của tên gọi..........51
2.2.2. Đặc điểm định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh...................52
2.2.3. Đặc điểm định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt...................58
2.2.4. Các biến thể tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt..........64
2.2.5. Đối chiếu đặc trưng dùng để định danh tên các loài hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................70
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.............80
2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ....................81
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ....................87
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt........................................................................................................95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................102
Chương 3: ĐỐI CHIẾU NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, CA DAO CÓ CHỨA THÀNH TỐ HOA VÀ TÊN GỌI CÁC
LOÀI HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....................................104
3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố
flower và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh ...................................................104
3.1.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
thành tố “flower” (hoa) ................................................................................104
3.1.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
tên gọi các loài hoa.......................................................................................108
3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa
thành tố hoa và tên gọi các loài hoa.....................................................................121
3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa ..121
3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có
chứa tên gọi các loài hoa..............................................................................133
3.3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ
hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................141
3.3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố
“flower” trong tiếng Anh và “hoa” trong tiếng Việt....................................143
3.3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa tên các loài
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................144
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................146
KẾT LUẬN............................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC.................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 CBĐ Cái biểu đạt
2 CĐBĐ Cái được biểu đạt
3 T Dấu hiệu được chọn để định danh
4 C – P Chính – Phụ
5 Đ – L Đẳng – Lập
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tên gọi hoa trong tiếng Anh xét về mặt cấu tạo.......................................45
Bảng 2.2: Tên gọi hoa trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo.......................................47
Bảng 2.3: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh................53
Bảng 2.4: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt................59
Bảng 2.5: Bảng so sánh các kiểu định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt........................................................................................................70
Bảng 2.6: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Anh...............................................................................................86
Bảng 2.7: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Việt...............................................................................................93
Bảng 2.8: Bảng so sánh đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt.........................................................................95
Bảng 3.1: Bảng đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có
chứa thành tố hoa” và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.........142
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann
Sơ đồ 1.2: Tháp nghĩa hình học không gian của Đỗ Hữu Châu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng nghiên cứu các lớp từ hay các nhóm từ ngữ trong ngôn ngữ
học dưới nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng v.v đã được phát
triển từ rất lâu và có những đóng góp lớn cho thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, đặc
biệt là các nghiên cứu liên quan đến đối chiếu các lớp từ giữa các ngôn ngữ.
Từ ngữ chỉ hoa có số lượng khá lớn và mang ý nghĩa phong phú, đa
dạng nên chúng trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu
từ nhiều góc độ và bình diện. Trên thế giới, có các nghiên cứu theo đường
hướng khác nhau về hoa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Huss et all (2017) đã
nghiên cứu về các loài hoa (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát
hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Về góc độ tâm lý, tác giả Haviland-
Johns et all (2005) đã thực hiện các nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một
yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu của
Frownfelter (2010), các loài hoa được sử dụng như một cách nói ẩn dụ để giải
quyết những vấn đề cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. Ở Việt
Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về hoa chủ yếu theo góc độ ngữ nghĩa học,
đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Cao Thị Thu (1995) đã xác định được
những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường từ
vựng tên gọi thực vật, trong đó có đề cập tới từ chỉ hoa. Lê Thị Kim Dung
(2019) nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức
chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt.
Ngoài ra có các nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoa sử
dụng ngữ liệu nghiên cứu là các loại hình văn học dân gian như Hà Thị Quế
Anh (2007); Trần Hạnh Nguyên (2014) v.v. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào
về nhóm từ chỉ hoa có đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn, người học, người sử dụng ngôn ngữ gặp nhiều khó
khăn trong việc học và dịch các từ và cụm từ vì phương thức cấu tạo từ, cụm
từ, đặc điểm ngữ nghĩa của chúng phức tạp, gồm nhiều tầng bậc. Nghiên cứu
đối chiếu về khả năng tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ
chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt về đặc điểm văn hóa giữa hai cộng đồng ngôn ngữ sẽ giúp cho
việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và dịch thuật được thuận lợi hơn.
2
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa
của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm
sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra
được các yếu tố văn hóa, đặc điểm tư duy của cộng đồng người sử dụng tiếng
Anh và tiếng Việt có thể tác động đến sự tương đồng và khác biệt này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoa dưới các góc độ khác nhau nói
chung và nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa nói riêng ở trong nước và trên thế giới
nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó xác
định những vấn đề, nội dung còn bỏ ngỏ (khoảng trống nghiên cứu) để tiếp
tục nghiên cứu;
Xác lập một khung lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề được
đặt ra trong luận án;
Miêu tả cấu tạo, phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa
và nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;
Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa
và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đơn vị từ ngữ chỉ hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì từ ngữ về hoa có số lượng rất lớn biểu thị các phương diện khác
nhau của hoa, chẳng hạn bao gồm các từ ngữ biểu thị: màu sắc của hoa, bộ
phận của hoa, đặc tính, trạng thái của hoa, tên gọi các loài hoa... bởi vậy trong
khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tập trung vào các từ ngữ là tên
3
gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về
tên gọi các loài hoa, luận án không đề cập đến phương diện từ nguyên, nguồn
gốc…mà chỉ tập trung nghiên cứu các bình diện sau:
+ Cấu tạo các đơn vị từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt dùng để gọi
tên các loài hoa;
+ Phương thức định danh: Tìm hiểu cơ chế hay các đặc trưng được
chọn để gọi tên hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định
nghĩa từ điển thành các nét nghĩa khu biệt hay còn gọi là nghĩa vị, phản ánh
những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị;
+ Ý nghĩa biểu trưng: từ khối liệu thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa
thành tố hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra các
hướng nghĩa biểu trưng trong hai ngôn ngữ, đối chiếu để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt, từ đó làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố ngôn ngữ,
văn hóa và tư duy trong mỗi cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra
của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp nghiên cứu để miêu tả đặc
điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa xuất hiện trong ngữ cảnh là các câu thành
ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương pháp đối chiếu: Đây là phương pháp nghiên cứu chính để giải
quyết các vấn đề của luận án. Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu hai
chiều. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự giống nhau và khác nhau
mang tính đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và tư duy ở người Anh và người Việt
thông qua các từ ngữ chỉ hoa.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Đây là phương pháp được sử
dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa để phát
hiện các nét nghĩa/ nghĩa vị khu biệt, từ đó tìm ra nét nghĩa làm cơ sở cho sự
chuyển nghĩa và sự biểu trưng hóa được thể hiện trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
4
Thủ pháp thống kê phân loại: Các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có
những đặc trưng về chất mà còn có cả đặc trưng về lượng nên thủ pháp thống
kê phân loại được sử dụng nhằm thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ các loài
hoa và các ý nghĩa của chúng trong từ điển giải thích tiếng Anh, từ điển giải
thích tiếng Việt, từ điển, sách báo và các trang mạng để làm ngữ liệu cho việc
nghiên cứu đối chiếu của luận án.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có ngữ liệu đối chiếu trong luận án, chúng tôi thu thập và phân chia
ngữ liệu của luận án thành hai nhóm chính: nhóm ngữ liệu 1 gồm các từ ngữ
chỉ tên gọi loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; nhóm ngữ liệu 2 là các
thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Các nhóm ngữ liệu này được dùng vào các mục đích sau:
Nhóm ngữ liệu 1: được sử dụng vào việc khảo sát, miêu tả và phân tích
đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh, biến thể định danh và đặc điểm ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ tên loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nhóm
ngữ liệu này bao gồm 347 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh và 355 từ ngữ
chỉ tên hoa trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn từ điển giải thích, từ
điển sinh học, từ điển trực tuyến, từ điển, sách, báo và các trang mạng về hoa
và nghệ thuật cây cảnh. (Xem phụ lục I và II)
Đặc biệt, đối với từ điển ngữ văn (từ điển giải thích), ngoài việc thu
thập từ ngữ chỉ các loài hoa, luận án còn sử dụng định nghĩa tên các loài hoa
trong từ điển giải thích để phân tích các nét nghĩa hay nghĩa vị. Do các nguồn
từ điển hiện nay khá đa dạng nên luận án sử dụng các định nghĩa trong từ điển
của Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nxb ĐH Oxford, tb 2015 và Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012).
Nhóm ngữ liệu 2: được sử dụng để phân tích và làm rõ các hướng biểu
trưng của từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do ngữ
nghĩa liên tưởng được đặt trong bối cảnh nên ngữ liệu chúng tôi thu được là
các thành ngữ, tục ngữ và ca dao gồm 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong
tiếng Anh và 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu
này được thu thập từ các nguồn từ điển thành ngữ, tục ngữ trực tuyến, từ điển
thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và kho tàng ca dao. (Xem phụ lục
III và IV)
5
Tiêu chí thu thập ngữ liệu: Để có nguồn ngữ liệu chính xác và đầy đủ,
luận án căn cứ vào định nghĩa của từ hoa trong từ điển sinh học, từ điển giải
thích tiếng Anh và tiếng Việt để thu thập:
Trong thực vật học, hoa (phương ngữ miền bắc) hay bông (phương ngữ
miền nam) là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa,
cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản
của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Các loài
hoa chiếm một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con
người, và một số (chẳng hạn như sen, đào và hồng) mang ý nghĩa văn hóa và
biểu tượng rộng rãi.
Theo Advanced Learner’s Dictionary (2015), flower (hoa) có các nghĩa
sau: 1. The coloured part of a plant from which the seed or fruit develops.
Flowers usually grow at the end of a stem and last only a short time (Bộ phận
có màu sắc của cây mà từ đó hạt hoặc quả phát triển). 2. A plant grown for the
beauty of its flowers (Một cây được trồng để lấy hoa đẹp). 3. A flower with its
stem that has been picked as a decoration (Một bông hoa có cuống được hái
để trang trí).
Theo Hoàng Phê (2012), hoa được định nghĩa như sau: 1. Cơ quan sinh
sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. 2. Cây trồng
để lấy hoa làm cảnh. 3. Vật có hình đẹp tựa như bông hoa. 4. (id). Hoa tai
(nói tắt). 5. (kng). Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng, ngày
trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân. 6. (dùng phụ sau d). Hình hoa
trang trí. 7. (kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường
dùng ở đầu câu và đầu danh từ riêng.
Trên cơ sở định nghĩa về hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ
khảo sát và thống kê số lượng từ ngữ chỉ tên hoa theo hai tiêu chí:
1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương
thơm như: lotus (hoa sen), cherry blossom (hoa anh đào), peach blossom (hoa
đào) và hoa bưởi, hoa khế, hoa sen v.v.
2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh như: orchid (hoa lan), rose (hoa hồng), lily
(hoa loa kèn) và hoa hồng, hoa lan, hoa thược dược v.v.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được 75 thành ngữ, tục ngữ và ca
dao chứa thành tố “flower” và tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ,
6
tục ngữ và sách về ca dao, dân ca trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hoa và
tên gọi các loài hoa xuất hiện rất nhiều trong loại hình văn học dân gian như
thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt là ca dao, vì vậy luận án thu thập cả thành ngữ,
tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa và chúng tôi thu được
156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “hoa” và “tên các loài hoa” từ
các từ điển thành ngữ, tục ngữ và kho tàng ca dao người Việt. Đối với các
ngữ liệu này (thành ngữ, tục ngữ và ca dao) trong tiếng Anh và tiếng Việt,
luận án chỉ khảo sát thống kê những thành ngữ, tục ngữ và những câu ca dao
có chứa tên các loài hoa và bộ phận của hoa như: màu sắc của hoa, cánh hoa,
búp hoa, bông hoa v.v.
4.3. Phương pháp thu thập ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu phục vụ cho luận án được tiến hành thu thập trong
khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018). Cách thức thu
thập ngữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tất cả tên các loài hoa và định nghĩa của chúng trong các
từ điển giải thích, từ điển về hoa, sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng
Việt… Đánh từ khóa chỉ tên các loài hoa như rose hay hoa hồng trên các
trang mạng về hoa và cây cảnh. Khi thu thập ngữ liệu luôn dựa trên tiêu chí
đã đặt ra.
Bước 2: Tìm tất các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố
flower và thành tố hoa hay tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, tục
ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trong kho tàng ca dao, dân ca Anh và
Việt. Đánh các từ khóa flower và hoa hay cụm từ khóa các thành ngữ tục ngữ
có chứa từ flower, hoa và tên các loài hoa trên các trang mạng để thực hiện
việc tìm kiếm.
Bước 3: Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ tên
các loài hoa dựa trên tiêu chí của từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ láy và các
cụm từ (ngữ). Phân tích đặc điểm định danh trong tiếng Anh dựa trên từ điển
từ nguyên trực tuyến (https://www.etymonline.com) và dựa vào những tiêu
chí hay đặc trưng đã được xác định trong nghiên cứu cách định danh thực vật
giữa các ngôn ngữ Nga, Anh và Kazakstan của G.I.Ujukbaeva. Các tiêu chí
đó bao gồm: 1. Hình thức (a. Các sự vật khác, b. Động vật, c. Bộ phận cơ thể
động vật, d. Bộ phận cơ thể người); 2. Màu sắc; 3. Kích cỡ; 4. Số lượng bộ
7
phận; 5. Ứng dụng trong đời sống; 6. Ứng dụng trong y học; 7. Nơi sinh
trưởng; 8. Mùi; 9. Vị và 10. Thuộc tính khác. Trong tiếng Việt, hiện nay chưa
có từ điển từ nguyên nên việc xác định đặc trưng định danh tên các loài hoa
chủ yếu dựa vào các tiêu chí trong kết quả nghiên cứu của G.I.Ujukbaeva và
đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa dựa trên
các định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt
để xác định nét nghĩa hay nghĩa vị khu biệt như nét nghĩa phân loại, màu sắc,
hình thức/cấu tạo, kích cỡ v.v.
Bước 4: Nhập các ngữ liệu vào phần mềm máy tính để phân tích số
liệu, tính tỷ lệ phần trăm (%).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về
nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện cấu tạo, định danh và
ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần nhất định vào
việc nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu cũng như đối chiếu một
nhóm từ ngữ cụ thể giữa các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau. Trên
cơ sở phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt trong cách tạo từ, định danh và ngữ nghĩa của các từ
ngữ chỉ các loài hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra một số đặc trưng văn hóa
của ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu
một số vấn đề lý thuyết về nghĩa và nghĩa biểu trưng của một nhóm từ trong
các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Chính sự đối chiếu ngữ nghĩa nói
chung, nghĩa biểu trưng nói riêng của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt có thể giúp thấy được một số đặc trưng văn hóa - dân tộc
trong ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. Do vậy, các
kết quả nghiên cứu đã góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò của lí thuyết về
ngữ nghĩa chưa phải đã lỗi thời mà vẫn có giá trị đối với việc nghiên cứu từ
vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.
8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt có đóng góp thiết thực cho thực tiễn giảng dạy tiếng Anh cho người Việt
và dạy tiếng Việt cho người Anh với tư cách là những ngoại ngữ. Đồng thời,
nó cũng giúp cho việc phân tích, bình giá các từ ngữ chỉ hoa xuất hiện với tư
cách là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bằng tiếng Anh
hay tiếng Việt.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công tác
biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong
chương này, các nghiên cứu liên quan đến các nhóm từ và nhóm từ chỉ hoa
được tổng hợp và phân tích. Một số vấn đề lý luận chung về từ, cụm từ, nghĩa
của từ, định danh, ngôn ngữ học đối chiếu, văn hóa cũng được trình bày trong
chương này.
Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này xác định đặc
điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa giữa hai
ngôn ngữ Anh và Việt, sau đó được so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa
dân tộc.
Chương 3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca
dao có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Chương 3 tập trung phân tích sự kết hợp của flower (hoa) và tên các loài
hoa với các yếu tố khác trên trục ngữ đoạn nhằm làm rõ các hướng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố hoa và tên các loại hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi tiểu loại được so sánh đối chiếu để tìm ra
các điểm tương đồng và khác biệt; lý giải sự tương đồng và khác biệt này dựa
trên các đặc trưng văn hóa dân tộc.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các nhóm từ
ngữ chỉ màu sắc; chỉ khái niệm sắc đẹp; nhóm các từ ngữ về ánh sáng và
bóng tối v.v. và có một số nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ chỉ hoa dưới các
góc độ khác nhau.
+ Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa:
Một nghiên cứu tiêu biểu ở góc độ này là của Huss et all (2017) với đề
tài “The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual Exploration of
Ornamental Flowers” (Ý nghĩa của các loài hoa: Một nghiên cứu theo hướng
văn hóa và tri nhận về các loài hoa trang trí). Trong công trình này, các tác giả
đã tìm hiểu các loài hoa khác nhau (với các cách tri nhận khác nhau) được
khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Họ đã sử dụng phương
pháp kết hợp để điều tra sở thích của 150 khách thể đối với 4 loại hoa khác
nhau, khai thác lý do tại sao họ chọn những loài hoa đó. Các tác giả còn điều
tra cách tri nhận của khách thể về khái niệm hoa nói chung và so sánh nó với
hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ. Từ đó, các tác giả chuyển sang
các lý thuyết về tâm lý, tri nhận và văn hóa thông qua việc sử dụng bản đồ
khái niệm (concept – map) để tiếp cận những hiểu biết văn hóa về các loài
hoa cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả 4 loài hoa đều được lựa
chọn ngang nhau như là sự lựa chọn đầu tiên vì vậy tác giả đã giới thiệu khái
niệm phổ quát về hoa đó là làm tăng thêm sự bình tâm và hạnh phúc của con
người. Khái niệm hoa được xếp hạng cao hơn so với hình tròn tượng trưng
cho tôn giáo của vũ trụ vì hoa đem lại niềm hạnh phúc còn hình tròn tượng
trưng chỉ mang lại sự quan tâm. Các loài hoa cũng được xếp hạng và phân
biệt theo ý nghĩa văn hóa mà các yếu tố hình ảnh khác nhau của chúng gợi lên
trong bối cảnh văn hóa của đất nước Do Thái. Kết quả nghiên cứu khẳng định
rằng có mối tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nhận thức phổ quát và yếu tố
văn hóa cụ thể liên quan đến các loài hoa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy
một khái niệm trung tâm về hoa (flower) bao quát hơn các ý nghĩa văn hóa cụ
thể của các loài hoa.
10
+ Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý:
Công trình đầu tiên nghiên cứu về hoa từ góc độ tâm lý là của nhóm tác
giả Haviland-Jones et all (2005) thuộc Khoa tâm lý và di truyền học trường
đại học New Jersey “An Environmental Approach to Positive Emotion:
Flowers” (Một nghiên cứu theo cách tiếp cận môi trường đối với cảm xúc
tích cực: Các loài hoa), trong đó các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu khác
nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong
nghiên cứu thứ nhất, kết quả cho thấy hoa, khi được tặng cho những người
phụ nữ, luôn tạo ra cho họ nụ cười thực sự (true smile). Những người phụ nữ
nhận hoa được cho rằng có tâm trạng tích cực hơn cho đến ba ngày sau đó.
Trong nghiên cứu thứ hai, một bông hoa được tặng cho những nam giới hay
phụ nữ trong thang máy thì đều tạo ra những ứng xử xã hội tích cực hơn là
các yếu tố kích thích khác. Trong nghiên cứu thứ ba, hoa được tặng cho
những người già (trên 55 tuổi), kết quả cho thấy những người già cũng có tâm
trạng tích cực và cải thiện được trí nhớ. Có thể nói hoa có những tác động tức
thì hay tác động lâu dài đến đến phản ứng cảm xúc, tâm trạng, hành vi xã hội
và thậm chí cả trí nhớ đối với cả nam giới và nữ giới. Hiện nay, có rất ít lý
thuyết trong các ngành học có thể giải thích được những phát hiện này. Tác
giả cũng cho rằng hoa rất hữu ích bởi vì chúng đã tiến hóa để nhanh chóng
tạo ra những cảm xúc tích cực ở loài người.
Ngoài ra, Frownfelter (2010) có công trình nghiên cứu “Flower
Symbolism as Female Sexual Metaphor’ (Biểu tượng hoa trong ẩn dụ giới tính
nữ). Trong nghiên cứu này, qua những bức tranh màu nước tác giả vẽ từ năm
2009 đến 2010, Frownfelter đã sử dụng các loài hoa như một cách nói ẩn dụ để
giải quyết những vấn đề và cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ.
1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường
từ vựng ngữ nghĩa nói chung và từ ngữ chỉ hoa nói riêng. Các công trình
nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ ngữ nghĩa học và cú pháp học.
+ Dưới góc độ ngữ nghĩa học
Nghiên cứu trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt, tác giả
Cao Thị Thu (1995) đã chỉ ra được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa
của tên gọi thực vật trong trường này, trong đó cũng đề cập đến từ chỉ hoa.
11
Cao Thị Thu còn tìm hiểu đặc điểm dân tộc của cách định danh thực vật trong
tiếng Việt và có đối chiếu với một số ngôn ngữ Anh, Nga, Kazakstan. Trái lại,
nghiên cứu về “Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa trong truyện Kiều”,
Phan Thị Huyền Trang (2007) không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm định
danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hoa và đối chiếu giữa các ngôn ngữ, mà đi
sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng
như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm. Đồng thời tác giả
cũng phác thảo phần nào cơ chế sản sinh khái niệm, cơ chế sản sinh ý nghĩa
mới của một từ qua tương tác ngữ cảnh, cũng như cơ cấu tổ chức từ vựng
trong ngôn ngữ. Theo đó, từ “hoa” trong “Truyện Kiều” xuất hiện 133 lần
với 3 tư cách khác nhau: Hoa với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào
hoa, phồn hoa (7 trường hợp), Hoa với tư cách là từ nhân danh: con Hoa,
Hoa Nô (4 trường hợp) và Hoa với tư cách là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ
hai mặt biểu đạt - được biểu đạt và khả năng hoạt động độc lập: 122 trường
hợp. Trên cơ sở đó tác giả tìm hiểu khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa”
dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Nguyễn Thị Thanh Hường (2014), trong
luận văn thạc sỹ của mình “Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ
Dương Kiều Minh” đã khảo sát sáu tiểu trường từ vựng về hoa được nói đến
trong thơ Dương Kiều Minh đó là: trường từ vựng về các loài hoa, trường từ
vựng về đặc điểm, tính chất hoa, trường từ vựng về thời gian và không gian
hoa xuất hiện, trường về danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường về các bộ
phận của hoa và tiểu trường các từ chỉ trạng thái của hoa. Trường từ vựng về
các loài hoa là một trường từ vựng lớn, phong phú nhất trong trường từ vựng
về hoa trong tác phẩm của Dương Kiều Minh. Tác giả cũng cho rằng ngoài
trường từ vựng về các loài hoa thì trường từ vựng về đặc điểm, tính chất cũng
là một trường khá tiêu biểu, với rất nhiều từ nói về hình dáng hoa, kích thước
hoa, hương hoa, màu sắc hoa được nhà thơ miêu tả rất chi tiết cụ thể. Tiếp đến
là trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, tác giả đã thống
kê với 161 từ chỉ không gian, thời gian xuất hiện 302 lần. Dương Kiều Minh
đã đưa vào trong thơ mình cả một kho từ vựng về thời gian hoa nở, không
gian hoa xuất hiện trong thiên nhiên. Bên cạnh đó, trường từ vựng về hoa còn
có các tiểu trường khác như các danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường các
bộ phận của hoa và trường về trạng thái của hoa. Đây cũng là những trường từ
12
phong phú gồm nhiều hệ thống từ khác nhau, số lượng từ lớn, tạo thành một
tập hợp từ miêu tả về hoa đầy đủ, chi tiết, giàu hình ảnh sắc thái về thiên
nhiên hoa cỏ trong thơ Dương Kiều Minh. Tiếp đó tác giả đi phân tích, bình
luận về vai trò của trường từ vựng về hoa thể hiện trong thơ Dương Kiều
Minh. Nó đã góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và góp phần
thể hiện tình cảm, tâm trạng của tác giả trước thiên nhiên, trước cuộc đời.
Nghiên cứu “Trường nghĩa hoa trong ca dao” (2014), Trần Hạnh Nguyên đã
phân tích đặc điểm cấu tạo, hình thức của các từ chỉ hoa, nghĩa của các đơn vị
từ vựng thuộc trường nghĩa hoa trong ca dao, bao gồm cả sự chuyển nghĩa
của chúng. Từ đó, tác giả làm rõ nghĩa biểu trưng các từ thuộc trường tên gọi
các loài hoa trong ca dao bằng việc tập trung khảo sát bốn loài hoa xuất hiện
nhiều nhất trong trong ca dao người Việt như: Đào, mai, sen và hồng.
Gần đây nhất, trong luận án “Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng
Hán (liên hệ với tiếng Việt)”, Lê Thị Kim Dung (2019) đã nghiên cứu làm rõ
đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa
trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó làm nổi rõ hàm
ý văn hóa và đặc điểm nhận thức của người Trung Quốc và Việt Nam thể hiện
qua ý nghĩa của nhóm từ này.
+ Dưới góc độ cú pháp học và ngữ nghĩa học
Trong công trình “Đặc trưng ngữ pháp – ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa
trong ca dao Việt Nam”, Hà Thị Quế Anh (2007) đã phân tích đặc điểm ngữ
pháp, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong kho tàng ca dao Việt
Nam, từ đó đi sâu tìm hiểu nghĩa biểu trưng của từ hoa trong ca dao.
Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy cho đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Do đó, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về
nhóm từ ngữ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ này, cũng như đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh của các từ ngữ chỉ hoa, sự chuyển nghĩa của chúng và thông
qua đó giải thích một phần nào về đặc trưng văn hóa dân tộc của hai cộng
đồng ngôn ngữ Anh và Việt.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đối chiếu nhóm từ ngữ chỉ
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt cho luận án của mình.
13
2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án
2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ
2.1.1. Từ
2.1.1.1. Khái niệm về từ
Mặc dù trong ngôn ngữ học hiện đại có sử dụng khái niệm “từ” và coi đó
là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, nhưng việc nhận thức về bản chất của “từ” và
đưa ra các tiêu chuẩn để nhận diện nó lại cũng rất khác biệt, thậm chí có nhiều
điểm mâu thuẫn nhau.
Buhler là người đầu tiên nêu định nghĩa về từ trong tiếng Anh. Ông cho
rằng “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ
các âm vị và có thể tạo thành trường” [89]. Còn Schmidt thì cho rằng “Từ
không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm thanh và ý nghĩa mà là
một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật chất âm thanh và ý
nghĩa” [132]. Đứng dưới góc độ ngữ nghĩa học Sapir (1921) đã khái quát “Từ
là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bản thân có thể làm
thành một câu tối giản” [131]. Như vậy có thể thấy, mỗi tác giả quan niệm về
từ theo một cách khác nhau. Định nghĩa của Buhler thiên về ngữ âm, định
nghĩa của Schmidt mang tính chung chung không cụ thể, không bao quát, còn
định nghĩa của Sapir thiên về ngữ nghĩa.
Nguyễn Hòa (2004) đưa ra định nghĩa về từ tiếng Anh “Words are
regarded as the smallest indivisible meaningful units of a language which can
operate independently” (Từ được xem là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất
không thể phân chia được và có thể hoạt động một cách độc lập).
Vấn đề xác định "từ" trong tiếng Việt cũng rất phức tạp và khác nhau giữa
các nhà Việt ngữ học. Do đó mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ
tiếng Việt theo quan điểm và tiêu chí xác định riêng của mình. Có thể nêu
định nghĩa về từ tiếng Việt của một số tác giả tiêu biểu như sau:
- Định nghĩa từ của M.B. Emeneau: "Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị
học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị
và bằng những thanh điệu"1
.
- Định nghĩa từ của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê: "Từ là âm có
nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn tả một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không
1
Emeneau M.B (1951), Studies in Vietnamese grammar, Berkeley and Los Angeles, tr. 3.
14
thể phân tích ra được". Theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, những
tiếng không độc lập cũng được coi là từ, miễn là chúng có nghĩa: "Những âm
nhách, vô, gia, đình đã là âm có nghĩa, lại có thể đứng một mình. Vậy thì
những âm ấy là "tiếng" của Việt ngữ hay là từ”. Bên cạnh khái niệm “từ”,
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê còn dùng khái niệm “ngữ” được các
ông hiểu tương tự như “từ ghép” (mot composé). Cả “từ đơn”, “từ kép” và
“ngữ” đều nằm trong khái niệm “tiếng”. Như vậy, thuật ngữ tiếng của Trương
Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê tương tự như thuật ngữ từ của các tác giả
khác, các thuật ngữ từ đơn, từ kép, ngữ tương ứng với các kiểu từ cụ thể của
các học giả khác2
.
- Định nghĩa từ của Nguyễn Kim Thản: "Từ là đơn vị cơ bản của ngôn
ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc
lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và
chức năng ngữ pháp"3
.
- Định nghĩa từ của Hồ Lê: "Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định
danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả
năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa"4
.
- Định nghĩa từ của Đỗ Hữu Châu: "Từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương
thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp
nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu"5
.
Và còn rất nhiều định nghĩa của các học giả khác về khái niệm "từ" trong
tiếng Việt.
Trong luận án này chúng tôi sẽ sử dụng định nghĩa ‘từ’ theo Nguyễn Hòa
và Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở cho việc khảo sát từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
2.1.1.2. Đơn vị cấu tạo từ
a. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh
Theo Bloomfield (1887-1949) “Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
mang nghĩa và có giá trị hoặc chức năng về mặt ngữ pháp” [87]. Hình vị được
phân loại như sau:
2
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế, tr. 61.
3
Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 64.
4
Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 104.
5
Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 139.
15
+ Dựa vào nghĩa, hình vị được chia thành hình vị chính tố và hình vị
phụ tố
- Hình vị chính tố (hay căn tố): là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của
từ và các hình vị khác phải phụ thuộc vào nó. Ví dụ: teach (dạy học); employ
(thuê)…
- Hình vị phụ tố: biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ
pháp. Ví dụ: phụ tố -er hay able ở từ comfortable (thoải mái) mang ý nghĩa từ
vựng bổ sung, phụ tố -s trong từ books biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều.
Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, phụ tố được chia thành tiền tố, hậu tố và
liên tố. Tiền tố là phụ tố đặt trước chính tố như tiền tố -un trong các từ
unsuccessful (không thành công), unsuitable (không phù hợp). Hậu tố là phụ
tố đặt sau chính tố như hậu tố -tion trong các từ distribution (phân bố),
information (thông tin)… Và liên tố là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết
các chính tố trong từ phức như liên tố -o trong từ speedometer (công tơ mét).
+ Dựa vào hoạt động, hình vị được chia thành hình vị tự do và hình vị
hạn chế
- Hình vị tự do: là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách
những từ độc lập. Ví dụ: table, teacher, sleep, white, woman, play etc.
- Hình vị hạn chế: là những hình vị chỉ có thể xuất hiện với vai trò đi
kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: - ing, - ed, - s, - ity etc.
b. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Hiện nay, nói chung các nhà Việt ngữ học đều coi đơn vị cấu tạo từ trong
tiếng Việt là hình vị, nhưng giữa các tác giả vẫn có những quan điểm khác
nhau. Có hai loại quan điểm đối lập nhau trong việc xác định hình vị.
Thứ nhất, quan điểm coi hình vị trùng với âm tiết
Các tác giả tiêu biểu của quan điểm này là Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân
Hạo, v.v… Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của tiếng
Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái;
còn gọi là tiếng một, chữ, hình vị, từ tố. Ăn, học, đẹp, cao, và, sẽ, thức là
những tiếng trong tiếng Việt (…). Trong quan niệm của chúng tôi, mỗi tiếng
như thế chính là một một đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt;
16
tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng: “đơn giản về tổ chức” và “có giá trị về
ngữ pháp”6
.
Nguyễn Tài Cẩn phân loại tiếng như sau:
+ Dựa vào ý nghĩa, có thể chia tiếng thành tiếng tự thân có nghĩa, ví dụ
như thôn trong nông thôn; đẹp trong đẹp đẽ; trưởng trong viện trưởng v.v.. và
tiếng tự thân vô nghĩa như cộ trong xe cộ; lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh
trong đủng đỉnh v.v.
+ Dựa vào cách dùng, tiếng có thể được chia thành: loại tiếng độc lập
và loại tiếng không độc lập
- Tiếng độc lập là loại tiếng không bị ràng buộc vào một hay một số tổ
hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia
vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện ý nghĩa và từ loại cho phép.
Nói cách khác, mỗi tiếng độc lập có thể tách ra làm thành một từ đơn. Ví dụ:
báo trong báo chí, đảng trong đảng viên, học trong học hành v.v.
- Ngược lại, tiếng không độc lập là loại tiếng chỉ đứng làm thành tố của
một hay một số tổ hợp nhất định. Nó không thể thoát ra khỏi tổ hợp chứa
đựng nó để tự do tham gia vào sự thành lập những tổ hợp khác. Tiếng không
độc lập là tiếng không thể đem dùng như một từ. Ví dụ: thảo trong thảo luận,
xôi trong xa xôi, mẽ trong mạnh mẽ v.v. “Tiếng của tiếng Việt không phải là
một hình vị bình thường như hình vị ở nhiều ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại
hình vị đặc biệt: một hình tiết”. [4, tr. 38].
Cao Xuân Hạo cũng theo quan điểm tiếng trùng với hình vị và trùng với
âm tiết. Ông còn cho rằng, tiếng có thể trùng với cả âm vị. Cao Xuân Hạo
viết: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ (…)”7
.
Thứ hai, quan điểm coi hình vị không hoàn toàn trùng với âm tiết
Các nhà Việt ngữ học theo quan điểm này cũng có ý kiến khác nhau về
khái niệm “hình vị”.
Theo Ðỗ Hữu Châu: “Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị,
tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực
tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu… Hình vị (hay yếu tố cấu
tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với
6
Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, tr. 12-13.
7
Cao Xuân Hạo (1985), Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2, tr. 21.
17
dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có
thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt”8
.
Tác giả Hồ Lê lại gọi đơn vị cấu tạo từ là nguyên vị và cho rằng: “Nguyên
vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa ngữ ngôn. Từ nguyên vị, không thể tách ra
một đơn vị ngữ ngôn nào nhỏ hơn. (…). Trong tiếng Việt, nguyên vị thường
có hình thức một âm tiết. Ví dụ: nhà, đi, đẹp, đẽ (trong đẹp đẽ), núc (trong
bếp núc), ngoại, giao… Nhưng bên cạnh đó, cũng có nguyên vị có hình thức
cấu tạo nhiều âm tiết. Ví dụ: ô tô, cà phê, ròng rọc, amiđan, axêtilen…”9
.
Ðái Xuân Ninh cho rằng: “Hình vị tiếng Việt là yếu tố nhỏ nhất về mặt tổ
chức mà có ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp”; và “đứng về mặt
âm tiết, có thể chia hình vị tiếng Việt ra hai loại: loại đơn âm tiết (ăn, uống,
con, cái), loại đa âm tiết (cà phê, rađiô,… thằn lằn, cà cuống, v.v…)”10
.
2.1.1.3. Phương thức cấu tạo từ
Về cơ bản, việc cấu tạo từ trong các ngôn ngữ khác nhau được thực
hiện bằng các phương thức khác nhau. Nói cách khác, chúng ta có những cách
khác nhau khi sử dụng các hình vị để tạo từ. Cụ thể, tiếng Anh là một ngôn
ngữ tổng hợp tính (có pha phân tích tính), có biến hình từ, còn tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn lập, từ không có sự biến đổi hình thái, vì vậy các ngôn ngữ Anh
và Việt có cách cấu tạo từ không giống nhau. Sau đây là một số phương thức
cấu tạo từ tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt:
a. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có
nghĩa nhỏ nhất, tức hình vị. Greenbaum (1973) phân chia phương thức cấu
tạo từ trong tiếng Anh thành 3 loại chính: từ đơn (simple word), từ ghép
(compoundings) và từ phái sinh (derivatives) [101, tr. 430].
* Từ đơn (simple word = root word): là những từ được cấu tạo bằng
một hoặc nhiều hơn một âm tiết. Từ đơn được dùng để tạo ra từ ghép và từ
phái sinh. Ví dụ: stock (hoa hoàng anh), lotus (hoa sen), daffodil (hoa thủy
tiên) v.v.
* Từ ghép (compoundings): Trong hệ thống từ vựng tiếng Anh, từ ghép
là những từ đa tiết, vì vậy các từ khi đi cùng nhau để hình thành từ ghép có
8
Ðỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ÐH&THCN, Hà Nội, tr. 5.
9
Hồ Lê (1985), Phương thức suy phỏng - một phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 4, tr. 75.
10
Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 7 và 21.
18
thể được tạo thành một từ viết liền nhau (gồm có 2 hình vị) như: sunflower
(hoa hướng dương); hai từ nối với nhau bằng dấu gạch ngang (gồm có 2 từ):
birth – control (kiểm soát sinh đẻ); hay hai từ viết riêng lẻ: evening primrose
(hoa anh thảo muộn). v.v. Từ ghép trong tiếng Anh được chia thành hai loại
từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
* Từ phái sinh (derived word): Từ phái sinh được cấu tạo bằng cách sử
dụng phụ tố (affixation) bao gồm tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix) để bổ sung
ý nghĩa từ vựng cho chính tố để tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể được sử
dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ như danh từ, động từ, tính từ hay
trạng từ. Tiếng Anh có thể thêm tiền tố hoặc hậu tố vào gốc từ (root) hoặc
một từ có sẵn để tạo ra các từ phái sinh (derived words), ví dụ: kind (tốt bụng)
có thể thêm tiền tố un thành unkind (tính từ trái nghĩa – xấu tính) hay hậu tố
ness thành kindness (danh từ - lòng tốt).
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì phần lớn các từ ghép tiếng Anh có
quan hệ chính phụ yếu tố chính đứng sau: corn flower (hoa ngô). Trật tự của từ
ghép đóng vai trò quyết định nội dung ý nghĩa của từ đó nên khi thay đổi trật tự
thì ý nghĩa của từ cũng thay đổi. Ví dụ: schoolgirl (nữ sinh), khi đổi trật tự từ
thành girlschool (trường học dành cho nữ) mang một ý nghĩa khác. Bên cạnh đó,
từ ghép cũng có thể quan hệ đẳng lập với nhau. Nội dung của những từ ghép này
thường có ý nghĩa của cả hai từ: bitter – sour (chua – cay) v.v.
Ngoài 3 phương thức cấu tạo từ chính nêu trên, Greenbeau (1973) cũng
đề cập đến một số phương thức khác như phương thức chuyển loại
(conversion), phương thức rút gọn (clippings / shortening), phương thức viết
tắt (abbreviations/acronyms), phương thức láy (reduplicatives).
b. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, hình vị được coi là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có
nghĩa. Hình vị được sử dụng để tạo ra các từ. Theo Đỗ Hữu Châu (2005), từ
tiếng Việt được tạo nên bởi ba phương thức tác động vào hình vị đó là: từ hóa
hình vị, ghép hình vị và láy hình vị. [10: 480].
* Từ đơn: Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Từ đơn
được dùng làm đơn vị để tạo ra từ láy và từ ghép. Ví dụ: hoa, quả, cây, lá, v.v
Xét về mặt lịch sử, phần lớn từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có
nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như
19
tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,… Xét về mặt số lượng, tuy
không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Drode, từ đơn
chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản
nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên
quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
* Từ ghép: Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với
nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có
thể phân từ ghép ra làm hai loại chính:
Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố
cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu
từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp.
Yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn,
yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc
trưng đó. Về ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép có những đặc trưng chung là quan hệ
ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập
có tính chất hợp nghĩa.
* Từ láy: Là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là
tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc
vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn toàn (lặp lại cả âm lẫn
vần của tiếng gốc: bìm bìm, dành dành, chôm chôm,…) và láy bộ phận (chỉ
lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: thài lài, bằng lăng, chà là,…).
Như vậy, nếu phân loại từ tiếng Anh và từ tiếng Việt theo phương thức
cấu tạo, tiếng Anh có 3 loại từ chính từ đơn, từ ghép, từ phái sinh và một số
từ khác, còn trong tiếng Việt ta có từ đơn, từ ghép và từ láy.
2.1.1.4. Khái niệm về cụm từ (ngữ)
a. Khái niệm cụm từ (ngữ) trong tiếng Anh
Cụm từ (phrase) được định nghĩa trong Oxford Advanced Learner’s
Dictionary (2015) là Cụm từ (hay ngữ) là một nhóm từ nhỏ không có một động
từ xác định, nó vừa có ý nghĩa riêng vừa đóng vai trò là thành phần của một
câu”. (Phrase is a small group of words without a finite verb that together have a
particular meaning and that typically form part of a sentence) [127, tr. 1154].
Greenbeau (1993), trong công trình “A University Grammar of
English”, không định nghĩa cụ thể về cụm từ (phrase) nhưng ông cho rằng
20
trong tiếng Anh có năm loại cụm từ: Cụm danh từ (noun phrase), cụm động từ
(verb phrase), cụm tính từ (adjective phrase), cụm trạng từ (adverb phrase),
cụm giới từ (prepositional phrase). Luận án chỉ tập trung vào cấu tạo của từ
ngữ chỉ hoa và định danh các loài hoa (là các danh từ) nên chỉ đi sâu tìm hiểu
cụm danh từ. Cụm danh từ (noun phrase) được cấu tạo bởi một danh từ hoặc
một đại từ còn được gọi danh từ chính và các thành phần bổ nghĩa khác. Cụm
danh từ trong tiếng Anh gồm có cụm danh từ đơn (basic noun phrase) và cụm
danh từ phức (complex noun phrase).
Cụm danh từ đơn (basic noun phrase) được cấu tạo: Determiners +
Head (Các từ hạn định + danh từ chính). Ví dụ: some red roses (mấy bông
hoa hồng đỏ)…
Cụm danh từ phức (complex noun phrase) được cấu tạo: Pre-modifiers
+ Head + Posmodifiers (Từ bổ nghĩa phía trước + Danh từ chính + Từ bổ
nghĩa phía sau). Ví dụ: white lily of the valley (hoa huệ thung trắng)…
Trong ngữ pháp thang độ và phạm trù (Scale and category grammar) và
ngữ pháp chức năng hệ thống (functional grammar) của M.A.K. Halliday,
cụm từ là “sự mở rộng của một từ (an expansion of a word) theo quan hệ
chính phụ với tư cách là các đơn vị ở thứ hạng nằm giữa từ và mệnh đề, với
sự phân biệt ba kiểu cụm từ (trong tiếng Anh) là cụm danh từ, cụm động từ và
cụm trạng từ” [1, tr. 156].
b. Khái niệm cụm từ (ngữ) trong tiếng Việt
Mặc dù có nhiều điểm chung về nguyên tắc cấu tạo nhưng việc tạo ra
cụm từ trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Cụm từ là
những đơn vị do sự kết hợp của từ với từ một cách có tổ chức và có nghĩa,
được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội – ngôn ngữ. Khi
đề cập đến cụm từ, các nhà Việt ngữ đưa ra những thuật ngữ khác nhau để gọi
tên chúng. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu gọi cụm từ là từ tổ, Trương
Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết, Nguyễn Tài Cẩn và nhóm tác giả
công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt gọi là đoản ngữ, Cao Xuân Hạo
lại gọi đó là ngữ đoạn, v.v. Theo Diệp Quan Ban: “Cụm từ là những kiến trúc
gồm hai từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển
hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức năng ngữ pháp của
kiến trúc này”) [2, tr.6]. Ông cho rằng các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất
21
của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp bao gồm: quan hệ chủ - vị;
quan hệ chính – phụ; và quan hệ bình đẳng.
Theo Nguyễn Tài Cẩn, cụm từ với ba loại quan hệ khác nhau sẽ có ba
loại tổ hợp tự do khác nhau: “loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với
nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm hai trung tâm
nối liền với nhau bằng quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm
một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là
đoản ngữ” [3, tr.148]
Thông qua các định nghĩa, chúng ta có thể hiểu cụm từ như sau:
Thứ nhất, về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo
thành bởi hai hoặc nhiều hơn hai thực từ trên cơ sở quan hệ ngữ pháp phụ
thuộc, chi phối hay liên hợp. Trong cụm từ, từ luôn có vai trò chủ yếu về ngữ
nghĩa và ngữ pháp và được gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành
tố chính là thành tố phụ. Thành tố chính là các danh từ, động từ hay tính từ.
Thứ hai, về quan hệ giữa các thành tố: Các thành tố trong cụm từ nhỏ
nhất của tiếng Việt có ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau: quan hệ giữa
chủ ngữ và vị ngữ (ta có cụm chủ - vị); quan hệ giữa thành tố chính và thành
tố phụ về ngữ pháp (ta có cụm chính – phụ); quan hệ giữa hai yếu tố bình
đẳng về ngữ pháp (ta có cụm đẳng lập)
Thứ 3, về chức năng: Cụm từ, giống như từ, cũng là phương tiện định
danh sự vật, hiện tượng, phẩm chất, trạng thái, quá trình v.v. Ngoài ra, cụm từ
còn có chức năng biểu thị sự tình các quan hệ trong phát ngôn hay trong câu,
chức năng làm thành phần khác trong câu.
Tóm lại, cụm từ là một phần quan trọng trong hệ thống từ vựng của
một ngôn ngữ. Nó đóng góp một phần đáng kể trong việc mang lại tính chất
phong phú sinh động của một ngôn ngữ, nó góp phần tạo ra sức sống luôn
xanh tươi cho ngôn ngữ. Chúng tôi vận dụng lý thuyết về từ và phương thức
cấu tạo từ để triển khai nội dung chương hai của luận án đó là phân tích đặc
điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2.1.2. Nghĩa của từ
2.1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ
Cho đến nay, trong giới ngôn ngữ học ở Việt Nam và thế giới có rất
nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ. Chẳng hạn, định
nghĩa : “Nghĩa của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan
22
mà từ biểu thị” (Nguyễn Văn Tu)11
; "nghĩa của từ là khái niệm"(A.R.
Budagov)12
; "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng
hay quan hệ trong ý thức..." (Đỗ Hữu Châu)13
, v.v...Hay: "Nghĩa, đó là quan
hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị" (Nguyễn Thiện Giáp)14
.
Ullman cho rằng “nghĩa của từ là mối liên hệ liên tưởng giữa âm thanh
của từ (name) và nội dung khái niệm (ý nghĩa) của nó”. Trong tiếng Anh, người
ta dùng từ sense - ý nghĩa - để chỉ sở biểu (cái được biểu đạt) và meaning - nghĩa
để chỉ quan hệ giữa năng biểu và sở biểu. [Dẫn theo 29, tr.1-3].
Sense
Meaning
Name - - - - - - - - - - - - - - - - Thing
Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann [Lê Quang Thiêm (2008):79]
Hiện nay, quan điểm coi nghĩa của từ vị là chính cái sự vật, hiện tượng,
v.v… mà từ vị biểu thị đã bị phản bác15
. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ có
nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định
nghĩa về nghĩa của từ như nêu trên chỉ mới phù hợp với các thực từ (chủ yếu
gồm danh từ, động từ và tính từ, v.v...) có nghĩa cụ thể. Còn những từ hư như
liên từ, giới từ (và, nếu, tuy, với, v.v...) thì nghĩa của chúng không phù hợp
với định nghĩa nêu trên.
Ở Việt Nam, những kiến giải nghĩa tín hiệu đầu tiên xuất hiện trong các
sách dẫn luận ngôn ngữ học hay từ vựng ngữ nghĩa học hay trong nghiên cứu
chuyên đề bắt đầu vào những năm 1960. Với quan điểm đánh giá cao vai trò
của chủ thể con người trong việc tạo ra, sử dụng và lưu giữ nghĩa, Lê Quang
Thiêm quan niệm rằng “nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại
trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng
công cụ của giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng
11
Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.
12
Áóäàãîâ Ð.À. (1958), Ââåäåíèå â íàóêó î ÿçûêå, Ì., ãîñ. ó÷åáíîïåäàãè÷. èçä. Ìèí. ïðîñâ. ÐÑÔÑÐ.
13
Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14
Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; chi tiết hơn về vấn đề này, xem tr. 119-125.
15
Xem Nguyễn Thiện Giáp (1998), Tài liệu đã dẫn, tr. 122-123.
23
khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, diễn ngôn” [73, tr.58]. Trong
quan niệm này của Lê Quang Thiêm, nhân tố chính quy định nghĩa là “người
nói”; “văn cảnh”; “ngữ cảnh”; và “chức năng tín hiệu học”. Đồng thời tác
giả cũng đưa ra nhận định rằng nội dung của ngữ nghĩa học bao gồm: ngữ
nghĩa học từ vựng, ngữ nghĩa học ngữ pháp, và ngữ nghĩa học ngữ dụng [73,
tr.86-87]. Tác giả Hoàng Phê (1989) cũng cho rằng: (1) ngữ nghĩa quan hệ
trực tiếp với nhận thức và qua nhận thức, quan hệ với hiện thực, nhờ đó ngôn
ngữ thực hiện chức năng chủ yếu của nó là công cụ tư duy và công cụ giao
tiếp. (2) nghĩa của từ cần được nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt,
không những trong quan hệ với nhận thức và với hiện thực, mà còn quan hệ
với cấu trúc nội tại, cũng như trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với
những nghĩa từ khác trong ngữ, trong câu, trong lời” [61].
Nguyễn Thiện Giáp (1999, 122-125), đã tổng hợp khá kỹ các quan
niệm về nghĩa của các học giả nổi tiếng trên thế giới và ông đã rút ra được hai
khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất cho nghĩa của từ là một bản thể nào
đó (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh …). Khuynh hướng thứ 2 cho nghĩa
của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng hoặc quan hệ của
từ với khái niệm …)”. Tác giả thấy rằng “những ý kiến cho nghĩa của từ là
quan hệ gần gũi với chân lý hơn” “nghĩa của từ là một đối tượng phức tạp,
bao gồm một số thành tố đơn giản hơn” như: “nghĩa sở chỉ”, “nghĩa sở biểu”,
nghĩa sử dụng” và “nghĩa kết cấu”.
Tuy nhiên, tác giả có công trình nghiên cứu tập trung nhất về nghĩa của
từ là Đỗ Hữu Châu, sau khi đi kiến giải về tam giác nghĩa của các học giả nổi
tiếng, ông đã đưa ra sơ đồ “hình tháp nghĩa hình học không gian” thay thế tam
giác hình học phẳng của Sterm dưới đây:
Sơ đồ 2: Tháp nghĩa hình học không gian [Đỗ Hữu Châu (2015):750]
24
Khắc phục những thiếu sót của Stern, Đỗ Hữu Châu (2005) cho rằng: Ở
đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần hình thức và
ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa,
lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái niệm), nhân tố
người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tín hiệu học, cấu trúc
của ngôn ngữ. Số lượng các đỉnh của đáy sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lượng
những nhân tố được phát hiện thêm. Ưu điểm của mô hình tháp nhọn là một
mặt tách được những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau
đồng thời vạch ra được những quan hệ giữa chúng (bằng các cạnh của hình
tháp). Những quan hệ này đồng thời cũng chỉ ra những phương diện cần
nghiên cứu khi nghiên cứu nghĩa của từ (mối quan hệ giữa hình thức và ý
nghĩa được thể hiện trong từ bằng mô hình mà F.De Sausure đã đưa ra. Cũng
từ “hình tháp”, ông đã tập trung phân tích các loại nghĩa như: “ý nghĩa biểu
vật”, “ý nghĩa biểu niệm”, “ý nghĩa liên hội” và “ý nghĩa biểu thái”. [10:750].
Từ các quan niệm về nghĩa khác nhau nêu trên có thể khái quát về
nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu hiện bao gồm
những hiểu biết, những tri thức thông thường được thể hiện trong quá trình tư
duy - giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nói. Nghĩa được hình thành do sự
kết hợp và tác động của cả nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (như sự vật, hiện
tượng thực tế khách quan, tư duy của con người) và nhân tố nằm trong ngôn
ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ), trong đó
những nhân tố có tính quyết định là người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh, ngữ
cảnh và chức năng tín hiệu học. Đồng thời, những đặc trưng văn hóa tinh
thần của người bản ngữ cũng được bộc lộ thông qua nghĩa.
2.1.2.2. Các thành phần ý nghĩa của từ
a. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Anh
Khi nghiên cứu về nghĩa, Bloomfield cũng phân định nghĩa thành hai
loại: nghĩa từ vựng (lexical meaning) và nghĩa ngữ pháp (grammatical
meaning). Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quan niệm của
Bloomfield về nghĩa từ vựng là ông đã phân biệt được những ý nghĩa thông
thường, trọng tâm (normal/ central meanings) với những nghĩa cận biên
(nghĩa ẩn dụ hay nghĩa chuyển) (marginal or metaphoric and tranferred
meaning) [87, tr.173-174].
25
Nguyễn Hòa (2004) xác định các thành phần nghĩa của từ (components
of word meaning) trong tiếng Anh bao gồm: denotative meaning (nghĩa biểu
vật), connotative meaning (nghĩa biểu thái), structural meaning (nghĩa cấu
trúc) và category meaning (nghĩa phân loại).
Denotative meaning: (nghĩa biểu niệm) bao gồm có nghĩa khái niệm
(conceptual meaning) và nghĩa biểu vật (referential meaning). Nghĩa khái
niệm còn được gọi là nghĩa định nghĩa, nghĩa đen, nghĩa thực hay nghĩa phổ
biến của một từ (the definitional, literal, obvious or common meaning of a
word). Ví dụ: A table may be defined as a piece of furniture used for writing
at… (một chiếc bàn có thể được định nghĩa như là một loại đồ nội thất được
sử dụng để viết trên đó…). Nghĩa biểu vật là khả năng quy chiếu đến những
đồ vật của từ (the ability to refer to objects or things). Ví dụ: Can you give me
a book?
Connotative meaning: (nghĩa biểu thái) là giá trị giao tiếp mà một từ
hay cụm từ có được nhờ vào những gì nó quy chiếu đến, ngoài cái nghĩa khái
niệm đơn thuần của nó. Nghĩa biểu thái thay đổi đáng kể theo nền văn hóa,
giai đoạn lịch sử và trải nghiệm của cá nhân.
Structural meaning: (nghĩa cấu trúc) gồm có 4 loại nghĩa khác là nghĩa
được phản chiếu (reflected meaning), nghĩa kết hợp (collocative meaning),
nghĩa gắn kết (associative meaning) và nghĩa chủ đề (thematic meaning).
b. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Việt
Ở Việt Nam, thông qua hình tháp nghĩa hình học không gian, Đỗ Hữu
Châu (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa từ và các yếu tố góp phần tạo nên ý
nghĩa của từ. Tác giả khẳng định rằng từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình
thành nên ý nghĩa biểu vật; từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành
các ý nghĩa biểu niệm; từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các
ý nghĩa phong cách và liên hội; từ mối quan hệ với chức năng sẽ hình thành
các giá trị chức năng của từ; từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ (với
các từ khác) sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các
thành phần hình thức để hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ
pháp. Như vậy, từ sự phân định trên của Đỗ Hữu Châu, chúng ta nhận thấy có
hai thành phần nghĩa lớn của từ đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp.
26
Theo Đỗ Hữu Châu [2005:101-102], nghĩa của từ bao gồm các thành
phần sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp.
Trong đó ba thành phần nghĩa nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu
thái hình thành nên ý nghĩa từ vựng của từ:
 Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên
quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà
từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
 Ý nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là thành phần nghĩa của
từ liên quan đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan có các thuộc tính được phản ánh vào tư duy và hình thành
nên khái niệm. Vì vậy, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành
từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật,
hiện tượng. Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ
hình thành nên các nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính
là ý nghĩa biểu niệm của từ.
 Nghĩa biểu thái (connotative meaning): Là phần nghĩa của từ có liên
quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá. Sự vật, hiện tượng được biểu thị
trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã dược nhận thức, được thể
nghiệm bởi con người.
2.1.2.3. Cấu trúc nghĩa của từ
Ngữ nghĩa học hiện đại đã chứng minh được rằng nghĩa của từ là sự
phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và được thể hiện ở ngôn ngữ.
Sự phản ánh đó tồn tại trong từ dưới dạng một cơ cấu, do một chùm những
thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau, được tổ chức theo một tôn ti nhất định.
Từ luận đề chung này có thể suy ra rằng:
"1. Nghĩa của phần lớn các từ không phải là không phân tích ra được nữa;
2. Nghĩa bao hàm những đơn vị nhỏ hơn gọi là nét nghĩa. Nét nghĩa là đơn vị
cơ bản phản ánh thuộc tính hoặc quan hệ có giá trị khu biệt của hiện tượng, sự
vật trong thế giới khác quan. Nhưng nét nghĩa không phải bao giờ cũng là yếu
tố trực tiếp tạo ra nghĩa từ. Nó thường là yếu tố tạo nên những thành tố trực
tiếp của nghĩa từ;
3. Thành tố nghĩa là đơn vị trung gian giữa nét nghĩa và nghĩa từ, nó do một
hay nhiều nét nghĩa tạo nên." [36, tr.33].
27
U.Weinreich (1971), nhà ngôn ngữ học Mỹ, cho rằng: “Mong muốn
phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một cấp hệ (hệ
thống tôn ti cấp bậc) giữa các thành tố luôn luôn là một trong những động cơ
chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa học” [139, tr.317]. Theo đó, muốn xác
định thành tố nghĩa cơ sở để tạo nên nghĩa từ vựng của từ cần phân tích từ
thành nét nghĩa. Vì vậy, trong từ điển có thể thấy qua các ví dụ khi giả định
rằng một số nghĩa từ điển được phân tích, giải nghĩa theo nét nghĩa.
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để
phân tích nghĩa từ vựng của từ ra thành nét nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ
học như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêm…vận
dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt trong các công trình nghiên cứu của
mình. Trong đó, hai nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê và Đỗ Hữu Châu là những
tác giả tiêu biểu đi tiên phong đã có nhiều đóng góp đáng kể trong lĩnh vực
này. Trong bài “Phân tích ngữ nghĩa” của Hoàng Phê, trên cơ sở phân tích
ngữ nghĩa của các từ đại diện, tác giả đã kết luận rằng: “Nói tóm lại, nghĩa
của từ nói chung: + Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn
nhau; + Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có
quan hệ cập bậc) biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện
chức năng thông báo; + Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối. [83, tr.15].
2.1.2.4. Các phương thức chuyển nghĩa (meaning transference)
Để có thể hình thành và phát triển thêm nghĩa của từ, có nhiều phương
thức chuyển nghĩa trong ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, châm biếm,
nói giảm nói tránh hay uyển ngữ…, nhưng hai phương thức chuyển nghĩa phổ
biến và quan trọng nhất trong các ngôn ngữ đó là chuyển nghĩa ẩn dụ
(metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy).
a. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Anh
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (metaphor):
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một vật này sang một vật khác
dựa trên sự giống nhau giữa hai vật hay nói cách khác chúng ta gọi tên của
một vật này bằng tên của một vật khác bởi vì chúng ta so sánh hai vật và tìm
ra các đặc điểm chung giữa chúng. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống chính
là những sự so sánh ngầm.
28
Ví dụ: Khi một người nói “John is a snake” (Anh ta là một con rắn
độc) không có nghĩa một con rắn có tên là John hay John là một con rắn hiểu
theo nghĩa đen mà ở đây ám chỉ đến một người nham hiểm và đầy mưu mô.
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có thể dựa trên sự giống nhau về
hình dạng (shape), vị trí (position), sự di chuyển (movement), chức năng
(function), màu sắc (colour) hay kích cỡ (size).
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (metonymy)
Hoán dụ được hiểu là sự thay thế của một vật này cho một vật khác mà nó
có sự gắn kết với. Hoán dụ hoạt động dựa trên sự tương đồng hơn là sự giống
nhau, thay cho việc sử dụng tên của một vật hay một khái niệm này chúng ta sử
dụng tên của một vật khác bởi những vật này có sự gắn kết và liên quan chặt chẽ
với nhau. Ví dụ: chúng ta sử dụng “The kettle boils” (cái ấm sôi) thay cho “The
water in the kettle boils” (nước ở trong ấm sôi); “crown” (vương miện) thay cho
“monarchy” (chế độ quân chủ); “The big apple” thay cho “New York”
Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có các loại chuyển nghĩa khác như ngoa
dụ (hyperbole), mỉa mai, châm biếm (irony), nói giảm, nói tránh (litotes) và
uyển ngữ (euphemism).
b. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Việt
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh
những mặt, những thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Ví dụ:
 Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng của cơ
thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Trên cơ sở so sánh nhiều sự
vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển “chân” sang gọi tên cho
phần dưới cùng của một số vật: chân giường, chân bàn, chân núi,…
 Từ “foot” trong tiếng Anh có ý nghĩa tương đương với từ “chân” cũng
có nghĩa phái sinh như nêu trên: the foot of the mountain…
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lô gích
giữa các đối tượng được gọi tên. Phương thức này lấy tên gọi A của x để gọi y
nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và
y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán
dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ [11, tr.155].
29
Ví dụ:
 Từ cốc vốn chỉ "đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ... để đựng chất lỏng"
được chuyển nghĩa hoán dụ chỉ "lượng chất lỏng đựng trong cốc", ví
dụ: Uống cạn cốc nước.
Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là sự chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý
nghĩa biểu vật khác và giữa các ý nghĩa biểu vật có sự đồng nhất với nhau ở
nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm trung tâm của chúng (đối với ẩn dụ)
hoặc nét nghĩa "gần nhau trong không gian và thời gian (đối với hoán dụ).
Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán
dụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng
một từ.
2.1.2.5. Khái niệm nghĩa biểu trưng/tượng trưng (symbol)
"Trong kí hiệu học, một kí hiệu mà đặc tính của nó là thuần túy võ
đoán hoặc hoàn toàn quy ước, tức không có căn cứ, như màu "đen" hay
"trắng" tượng trưng cho sự tang tóc" [1, tr.67]. Theo Hoàng Tiến Tựu thì:
“Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính
chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện
tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm
ngây thơ, dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn
ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý
thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [82, tr.145].
2.1.2.6. Quan hệ giữa nghĩa biểu trưng và nghĩa gốc
Quá trình chuyển nghĩa của từ góp phần quan trọng vào việc sáng tạo
nghệ thuật. Quá trình chuyển nghĩa có thể là quá trình biểu trưng hóa của tín
hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của nó trong đời sống xã hội và
được ghi lại một cách tế nhị và độc đáo trong ngôn ngữ. Pierce cho rằng biểu
trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ
mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó. Nghĩa đó là do con
người trong cộng đồng xã hội đặt ra mà thôi.
Tính chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc
sử dụng của biểu trưng; chỉ ra việc lựa chọn chất liệu - cái biểu hiện nào làm
biểu trưng đều có lí do. Biểu trưng ở một mặt nào đó, vừa có tính hình tượng
lại vừa cụ thể. Chẳng hạn, cái biểu hiện của biểu trưng phải là một đối tượng
30
nào đó được quy chiếu từ hiện thực nhưng ý nghĩa xã hội của biểu trưng đó
phải được cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. Điều này lí giải vì sao,
người Việt chọn tín hiệu thuyền làm vật quy chiếu cho biểu trưng chỉ người ra
đi (chàng trai), còn bến làm vật quy chiếu biểu trưng cho người ở lại (cô gái)
trong kho tàng ca dao người Việt [82, tr.145].
2.1.2.7. Các phương thức thể hiện nghĩa biểu trưng
Biểu trưng thường là có lí do, có thể hình thành dựa trên đặc điểm tồn
tại khách quan của đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên sự gán ghép chủ
quan của con người. Theo Đỗ Hữu Châu, “Với tư cách là thể chất của thành
phần văn học, ngôn ngữ văn học là hệ thống thành phần bao gồm: tín hiệu
thông thường thực hiện chức năng giao tiếp lí trí (tái tạo hiện thực) và tín
hiệu thẩm mĩ chứa tư tưởng, tình cảm của tác giả, thông qua quá trình biểu
trưng hóa, khái quát hóa nghệ thuật” [6, tr.153]. Như vậy, cái gọi là tín hiệu
thẩm mĩ, thực chất là một yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện
của nghệ thuật mang giá trị biểu trưng. Loại tín hiệu này có liên quan chặt chẽ
với tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thông thường). Theo quan điểm của chủ nghĩa
cấu trúc [64], tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt thống nhất là cái biểu đạt (CBĐ)
và cái được biểu đạt (CĐBĐ). CBĐ là hình thức âm thanh (hoặc chữ viết),
CĐBĐ là nội dung ý nghĩa mà tín hiệu đó biểu đạt. Tín hiệu thẩm mĩ cũng là
một loại tín hiệu nên nó mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Khi
bước vào thế giới nghệ thuật, những tín hiệu ngôn ngữ thông thường có sự
chuyển hóa nhất định để trở thành tín hiệu thẩm mĩ mang ý nghĩa biểu trưng
mang đặc thù của nghệ thuật. Do đó, tín hiệu thẩm mĩ là một yếu tố thuộc các
phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Theo Đinh Trọng Lạc, “Tín hiệu ngôn
ngữ đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất, làm cơ sở cho hệ thống tín
hiệu thứ hai là tín hiệu thẩm mĩ” [48, tr.137]. Nhà ngôn ngữ học Đan Mạch,
L.Hjemslev đã đưa ra sơ đồ sau để chỉ rõ mối tương quan giữa tín hiệu ngôn
ngữ với tín hiệu thẩm mĩ:
CBĐ
CBĐ - Tín hiệu ngôn ngữ -------------
CĐBĐ
Tín hiệu thẩm mĩ ----------------------------------------------------------------------
CĐBĐ - Ý nghĩa thẩm mĩ (ý nghĩa biểu trưng)
31
Theo sơ đồ này, thì cả hợp thể CBĐ và CĐBĐ của tín hiệu ngôn ngữ
trở thành CBĐ cho một CĐBĐ mới là ý nghĩa thẩm mĩ, ý nghĩa biểu trưng
trong tác phẩm văn học.
Tín hiệu thẩm mĩ được hình thành từ tín hiệu ngôn ngữ nhưng đã có sự
vượt cấp. Khi đó, một tín hiệu ngôn ngữ (gồm cả hai mặt CBĐ và CĐBĐ) trở
thành CBĐ cho tín hiệu thẩm mĩ, còn CĐBĐ của tín hiệu thẩm mĩ là một ý
nghĩa mới được tạo ra theo cơ chế chuyển nghĩa (theo ẩn dụ hay hoán dụ) từ
nghĩa thông thường sang nghĩa nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu trưng.
2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao
2.1.3.1. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh
Thành ngữ (idioms): Trong từ điển Longman về giảng dạy ngôn ngữ và
ngôn ngữ học ứng dụng, thành ngữ được định nghĩa là “một cụm từ có chức
năng như một đơn vị độc lập mà nghĩa của nó không thể tách ra thành các
nghĩa riêng lẻ” [122]. Cowie, Mackin & McCaig (1993) cũng có cùng quan
điểm trên khi quan niệm rằng: “thành ngữ là các nhóm từ có nghĩa cố định
không thể phân tách nghĩa ra thành nghĩa của các bộ phận riêng biệt” [91]
Trong công trình “English idioms” (1988), thành ngữ được Seidl và
McMordie định nghĩa là: “thành ngữ có thể là một số các từ, khi đi với nhau,
có nghĩa khác với mỗi nghĩa của từ riêng lẻ” [133, tr.12-13]. Hai tác giả này
cho rằng thành ngữ trong tiếng Anh có nhiều dạng và nhiều cấu trúc khác
nhau, thành ngữ có thể có cấu trúc có quy tắc hoặc có thể không có quy tắc,
và thậm chí không đúng cấu trúc ngữ pháp. Sự mạch lạc rõ ràng về nghĩa của
thành ngữ không không phụ thuộc vào “tính đúng ngữ pháp”.
Tục ngữ (proverbs): Theo từ điển Advanced Learner’s Dictionary
(2015), tục ngữ là “một cụm từ hoặc một câu ngắn gọn để đưa ra lời khuyên
hoặc phổ biến một số thực tế và kinh nghiệm trong cuộc sống” [127].
2.1.3.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Việt
Thành ngữ: Trong công trình “777 khái niệm ngôn ngữ học”, Nguyễn
Thiện Giáp (2010) quan niệm rằng: “Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ
cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm
từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo
thành từ các ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả
cá từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó” [27].
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management Ruby Tran
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 

What's hot (20)

Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáoLuận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữLuận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
 
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management
Tram Chim National Park biodiversity , valuation and the management
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 

Similar to ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) nataliej4
 
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAY
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAYLuận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAY
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...HanaTiti
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...HanaTiti
 

Similar to ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
 
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
 
Luận án: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dăm Săn, HAY
Luận án: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dăm Săn, HAYLuận án: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dăm Săn, HAY
Luận án: Từ ngữ xưng hô trong Sử thi Dăm Săn, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng ViệtLuận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
 
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAYLuận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
 
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAYLuận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
 
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
 
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAYPhân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
 
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAY
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAYLuận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAY
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, HAY
 
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh HóaLuận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa
Luận án: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa
 
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việtĐặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG 2. TS. PHẠM HIỂN HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thủy Chung
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................................9 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................9 1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới......................................................9 1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam.....................................................10 2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án ....................................................13 2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ ......................................................................13 2.1.1. Từ .........................................................................................................13 2.1.2. Nghĩa của từ .........................................................................................21 2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao ..............................................................31 2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ...................................32 2.2.1. Khái niệm về văn hóa...........................................................................32 2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt ............................................................32 2.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa..............................................33 2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng......................................................................35 2.3.1. Khái niệm định danh ............................................................................35 2.3.2. Đơn vị định danh..................................................................................37 2.3.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (định danh bậc 2)........38 2.3.4. Biến thể định danh................................................................................38 2.4. Lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ.....................................................................39 2.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu ......................................................39 2.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ........................................................39 2.4.3. Các phương pháp đối chiếu..................................................................40 2.4.4. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ............................41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................42 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, ĐỊNH DANH VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........43 2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt..................43 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ...............................43
  • 5. 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ...............................46 2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................................49 2.2. Đặc điểm định danh từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.............51 2.2.1. Tính có lý do và không có (hoặc chưa rõ) lý do đặt tên của tên gọi..........51 2.2.2. Đặc điểm định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh...................52 2.2.3. Đặc điểm định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt...................58 2.2.4. Các biến thể tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt..........64 2.2.5. Đối chiếu đặc trưng dùng để định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................70 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.............80 2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ....................81 2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ....................87 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................................95 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................102 Chương 3: ĐỐI CHIẾU NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO CÓ CHỨA THÀNH TỐ HOA VÀ TÊN GỌI CÁC LOÀI HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....................................104 3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố flower và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh ...................................................104 3.1.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa thành tố “flower” (hoa) ................................................................................104 3.1.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa tên gọi các loài hoa.......................................................................................108 3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa.....................................................................121 3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa ..121 3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa tên gọi các loài hoa..............................................................................133
  • 6. 3.3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................141 3.3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “flower” trong tiếng Anh và “hoa” trong tiếng Việt....................................143 3.3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................146 KẾT LUẬN............................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC.................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 CBĐ Cái biểu đạt 2 CĐBĐ Cái được biểu đạt 3 T Dấu hiệu được chọn để định danh 4 C – P Chính – Phụ 5 Đ – L Đẳng – Lập
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tên gọi hoa trong tiếng Anh xét về mặt cấu tạo.......................................45 Bảng 2.2: Tên gọi hoa trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo.......................................47 Bảng 2.3: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh................53 Bảng 2.4: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt................59 Bảng 2.5: Bảng so sánh các kiểu định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................................70 Bảng 2.6: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa trong tiếng Anh...............................................................................................86 Bảng 2.7: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa trong tiếng Việt...............................................................................................93 Bảng 2.8: Bảng so sánh đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.........................................................................95 Bảng 3.1: Bảng đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa” và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.........142
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann Sơ đồ 1.2: Tháp nghĩa hình học không gian của Đỗ Hữu Châu
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng nghiên cứu các lớp từ hay các nhóm từ ngữ trong ngôn ngữ học dưới nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng v.v đã được phát triển từ rất lâu và có những đóng góp lớn cho thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến đối chiếu các lớp từ giữa các ngôn ngữ. Từ ngữ chỉ hoa có số lượng khá lớn và mang ý nghĩa phong phú, đa dạng nên chúng trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ và bình diện. Trên thế giới, có các nghiên cứu theo đường hướng khác nhau về hoa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Huss et all (2017) đã nghiên cứu về các loài hoa (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Về góc độ tâm lý, tác giả Haviland- Johns et all (2005) đã thực hiện các nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu của Frownfelter (2010), các loài hoa được sử dụng như một cách nói ẩn dụ để giải quyết những vấn đề cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về hoa chủ yếu theo góc độ ngữ nghĩa học, đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Cao Thị Thu (1995) đã xác định được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường từ vựng tên gọi thực vật, trong đó có đề cập tới từ chỉ hoa. Lê Thị Kim Dung (2019) nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt. Ngoài ra có các nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoa sử dụng ngữ liệu nghiên cứu là các loại hình văn học dân gian như Hà Thị Quế Anh (2007); Trần Hạnh Nguyên (2014) v.v. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào về nhóm từ chỉ hoa có đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, người học, người sử dụng ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn trong việc học và dịch các từ và cụm từ vì phương thức cấu tạo từ, cụm từ, đặc điểm ngữ nghĩa của chúng phức tạp, gồm nhiều tầng bậc. Nghiên cứu đối chiếu về khả năng tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm văn hóa giữa hai cộng đồng ngôn ngữ sẽ giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và dịch thuật được thuận lợi hơn.
  • 11. 2 Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra được các yếu tố văn hóa, đặc điểm tư duy của cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt có thể tác động đến sự tương đồng và khác biệt này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoa dưới các góc độ khác nhau nói chung và nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa nói riêng ở trong nước và trên thế giới nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó xác định những vấn đề, nội dung còn bỏ ngỏ (khoảng trống nghiên cứu) để tiếp tục nghiên cứu; Xác lập một khung lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề được đặt ra trong luận án; Miêu tả cấu tạo, phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đơn vị từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Vì từ ngữ về hoa có số lượng rất lớn biểu thị các phương diện khác nhau của hoa, chẳng hạn bao gồm các từ ngữ biểu thị: màu sắc của hoa, bộ phận của hoa, đặc tính, trạng thái của hoa, tên gọi các loài hoa... bởi vậy trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tập trung vào các từ ngữ là tên
  • 12. 3 gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về tên gọi các loài hoa, luận án không đề cập đến phương diện từ nguyên, nguồn gốc…mà chỉ tập trung nghiên cứu các bình diện sau: + Cấu tạo các đơn vị từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt dùng để gọi tên các loài hoa; + Phương thức định danh: Tìm hiểu cơ chế hay các đặc trưng được chọn để gọi tên hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; + Đặc điểm ngữ nghĩa: phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định nghĩa từ điển thành các nét nghĩa khu biệt hay còn gọi là nghĩa vị, phản ánh những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị; + Ý nghĩa biểu trưng: từ khối liệu thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra các hướng nghĩa biểu trưng trong hai ngôn ngữ, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và tư duy trong mỗi cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp nghiên cứu để miêu tả đặc điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa xuất hiện trong ngữ cảnh là các câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp đối chiếu: Đây là phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết các vấn đề của luận án. Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu hai chiều. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự giống nhau và khác nhau mang tính đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và tư duy ở người Anh và người Việt thông qua các từ ngữ chỉ hoa. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa để phát hiện các nét nghĩa/ nghĩa vị khu biệt, từ đó tìm ra nét nghĩa làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa và sự biểu trưng hóa được thể hiện trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
  • 13. 4 Thủ pháp thống kê phân loại: Các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có những đặc trưng về chất mà còn có cả đặc trưng về lượng nên thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng nhằm thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ các loài hoa và các ý nghĩa của chúng trong từ điển giải thích tiếng Anh, từ điển giải thích tiếng Việt, từ điển, sách báo và các trang mạng để làm ngữ liệu cho việc nghiên cứu đối chiếu của luận án. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Để có ngữ liệu đối chiếu trong luận án, chúng tôi thu thập và phân chia ngữ liệu của luận án thành hai nhóm chính: nhóm ngữ liệu 1 gồm các từ ngữ chỉ tên gọi loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; nhóm ngữ liệu 2 là các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Các nhóm ngữ liệu này được dùng vào các mục đích sau: Nhóm ngữ liệu 1: được sử dụng vào việc khảo sát, miêu tả và phân tích đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh, biến thể định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ tên loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu này bao gồm 347 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh và 355 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn từ điển giải thích, từ điển sinh học, từ điển trực tuyến, từ điển, sách, báo và các trang mạng về hoa và nghệ thuật cây cảnh. (Xem phụ lục I và II) Đặc biệt, đối với từ điển ngữ văn (từ điển giải thích), ngoài việc thu thập từ ngữ chỉ các loài hoa, luận án còn sử dụng định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích để phân tích các nét nghĩa hay nghĩa vị. Do các nguồn từ điển hiện nay khá đa dạng nên luận án sử dụng các định nghĩa trong từ điển của Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nxb ĐH Oxford, tb 2015 và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012). Nhóm ngữ liệu 2: được sử dụng để phân tích và làm rõ các hướng biểu trưng của từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do ngữ nghĩa liên tưởng được đặt trong bối cảnh nên ngữ liệu chúng tôi thu được là các thành ngữ, tục ngữ và ca dao gồm 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu này được thu thập từ các nguồn từ điển thành ngữ, tục ngữ trực tuyến, từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và kho tàng ca dao. (Xem phụ lục III và IV)
  • 14. 5 Tiêu chí thu thập ngữ liệu: Để có nguồn ngữ liệu chính xác và đầy đủ, luận án căn cứ vào định nghĩa của từ hoa trong từ điển sinh học, từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt để thu thập: Trong thực vật học, hoa (phương ngữ miền bắc) hay bông (phương ngữ miền nam) là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Các loài hoa chiếm một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con người, và một số (chẳng hạn như sen, đào và hồng) mang ý nghĩa văn hóa và biểu tượng rộng rãi. Theo Advanced Learner’s Dictionary (2015), flower (hoa) có các nghĩa sau: 1. The coloured part of a plant from which the seed or fruit develops. Flowers usually grow at the end of a stem and last only a short time (Bộ phận có màu sắc của cây mà từ đó hạt hoặc quả phát triển). 2. A plant grown for the beauty of its flowers (Một cây được trồng để lấy hoa đẹp). 3. A flower with its stem that has been picked as a decoration (Một bông hoa có cuống được hái để trang trí). Theo Hoàng Phê (2012), hoa được định nghĩa như sau: 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. 2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh. 3. Vật có hình đẹp tựa như bông hoa. 4. (id). Hoa tai (nói tắt). 5. (kng). Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng, ngày trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân. 6. (dùng phụ sau d). Hình hoa trang trí. 7. (kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường dùng ở đầu câu và đầu danh từ riêng. Trên cơ sở định nghĩa về hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ khảo sát và thống kê số lượng từ ngữ chỉ tên hoa theo hai tiêu chí: 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm như: lotus (hoa sen), cherry blossom (hoa anh đào), peach blossom (hoa đào) và hoa bưởi, hoa khế, hoa sen v.v. 2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh như: orchid (hoa lan), rose (hoa hồng), lily (hoa loa kèn) và hoa hồng, hoa lan, hoa thược dược v.v. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố “flower” và tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ,
  • 15. 6 tục ngữ và sách về ca dao, dân ca trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hoa và tên gọi các loài hoa xuất hiện rất nhiều trong loại hình văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt là ca dao, vì vậy luận án thu thập cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa và chúng tôi thu được 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “hoa” và “tên các loài hoa” từ các từ điển thành ngữ, tục ngữ và kho tàng ca dao người Việt. Đối với các ngữ liệu này (thành ngữ, tục ngữ và ca dao) trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ khảo sát thống kê những thành ngữ, tục ngữ và những câu ca dao có chứa tên các loài hoa và bộ phận của hoa như: màu sắc của hoa, cánh hoa, búp hoa, bông hoa v.v. 4.3. Phương pháp thu thập ngữ liệu nghiên cứu Nguồn ngữ liệu phục vụ cho luận án được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018). Cách thức thu thập ngữ liệu được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tìm tất cả tên các loài hoa và định nghĩa của chúng trong các từ điển giải thích, từ điển về hoa, sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng Việt… Đánh từ khóa chỉ tên các loài hoa như rose hay hoa hồng trên các trang mạng về hoa và cây cảnh. Khi thu thập ngữ liệu luôn dựa trên tiêu chí đã đặt ra. Bước 2: Tìm tất các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố flower và thành tố hoa hay tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, tục ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trong kho tàng ca dao, dân ca Anh và Việt. Đánh các từ khóa flower và hoa hay cụm từ khóa các thành ngữ tục ngữ có chứa từ flower, hoa và tên các loài hoa trên các trang mạng để thực hiện việc tìm kiếm. Bước 3: Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ tên các loài hoa dựa trên tiêu chí của từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ láy và các cụm từ (ngữ). Phân tích đặc điểm định danh trong tiếng Anh dựa trên từ điển từ nguyên trực tuyến (https://www.etymonline.com) và dựa vào những tiêu chí hay đặc trưng đã được xác định trong nghiên cứu cách định danh thực vật giữa các ngôn ngữ Nga, Anh và Kazakstan của G.I.Ujukbaeva. Các tiêu chí đó bao gồm: 1. Hình thức (a. Các sự vật khác, b. Động vật, c. Bộ phận cơ thể động vật, d. Bộ phận cơ thể người); 2. Màu sắc; 3. Kích cỡ; 4. Số lượng bộ
  • 16. 7 phận; 5. Ứng dụng trong đời sống; 6. Ứng dụng trong y học; 7. Nơi sinh trưởng; 8. Mùi; 9. Vị và 10. Thuộc tính khác. Trong tiếng Việt, hiện nay chưa có từ điển từ nguyên nên việc xác định đặc trưng định danh tên các loài hoa chủ yếu dựa vào các tiêu chí trong kết quả nghiên cứu của G.I.Ujukbaeva và đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa dựa trên các định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt để xác định nét nghĩa hay nghĩa vị khu biệt như nét nghĩa phân loại, màu sắc, hình thức/cấu tạo, kích cỡ v.v. Bước 4: Nhập các ngữ liệu vào phần mềm máy tính để phân tích số liệu, tính tỷ lệ phần trăm (%). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần nhất định vào việc nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu cũng như đối chiếu một nhóm từ ngữ cụ thể giữa các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau. Trên cơ sở phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách tạo từ, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra một số đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về nghĩa và nghĩa biểu trưng của một nhóm từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Chính sự đối chiếu ngữ nghĩa nói chung, nghĩa biểu trưng nói riêng của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể giúp thấy được một số đặc trưng văn hóa - dân tộc trong ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. Do vậy, các kết quả nghiên cứu đã góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò của lí thuyết về ngữ nghĩa chưa phải đã lỗi thời mà vẫn có giá trị đối với việc nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.
  • 17. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt có đóng góp thiết thực cho thực tiễn giảng dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Anh với tư cách là những ngoại ngữ. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc phân tích, bình giá các từ ngữ chỉ hoa xuất hiện với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công tác biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục luận án bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, các nghiên cứu liên quan đến các nhóm từ và nhóm từ chỉ hoa được tổng hợp và phân tích. Một số vấn đề lý luận chung về từ, cụm từ, nghĩa của từ, định danh, ngôn ngữ học đối chiếu, văn hóa cũng được trình bày trong chương này. Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này xác định đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, sau đó được so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa dân tộc. Chương 3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3 tập trung phân tích sự kết hợp của flower (hoa) và tên các loài hoa với các yếu tố khác trên trục ngữ đoạn nhằm làm rõ các hướng nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố hoa và tên các loại hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi tiểu loại được so sánh đối chiếu để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt; lý giải sự tương đồng và khác biệt này dựa trên các đặc trưng văn hóa dân tộc.
  • 18. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các nhóm từ ngữ chỉ màu sắc; chỉ khái niệm sắc đẹp; nhóm các từ ngữ về ánh sáng và bóng tối v.v. và có một số nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ chỉ hoa dưới các góc độ khác nhau. + Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa: Một nghiên cứu tiêu biểu ở góc độ này là của Huss et all (2017) với đề tài “The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual Exploration of Ornamental Flowers” (Ý nghĩa của các loài hoa: Một nghiên cứu theo hướng văn hóa và tri nhận về các loài hoa trang trí). Trong công trình này, các tác giả đã tìm hiểu các loài hoa khác nhau (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Họ đã sử dụng phương pháp kết hợp để điều tra sở thích của 150 khách thể đối với 4 loại hoa khác nhau, khai thác lý do tại sao họ chọn những loài hoa đó. Các tác giả còn điều tra cách tri nhận của khách thể về khái niệm hoa nói chung và so sánh nó với hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ. Từ đó, các tác giả chuyển sang các lý thuyết về tâm lý, tri nhận và văn hóa thông qua việc sử dụng bản đồ khái niệm (concept – map) để tiếp cận những hiểu biết văn hóa về các loài hoa cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả 4 loài hoa đều được lựa chọn ngang nhau như là sự lựa chọn đầu tiên vì vậy tác giả đã giới thiệu khái niệm phổ quát về hoa đó là làm tăng thêm sự bình tâm và hạnh phúc của con người. Khái niệm hoa được xếp hạng cao hơn so với hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ vì hoa đem lại niềm hạnh phúc còn hình tròn tượng trưng chỉ mang lại sự quan tâm. Các loài hoa cũng được xếp hạng và phân biệt theo ý nghĩa văn hóa mà các yếu tố hình ảnh khác nhau của chúng gợi lên trong bối cảnh văn hóa của đất nước Do Thái. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng có mối tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nhận thức phổ quát và yếu tố văn hóa cụ thể liên quan đến các loài hoa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy một khái niệm trung tâm về hoa (flower) bao quát hơn các ý nghĩa văn hóa cụ thể của các loài hoa.
  • 19. 10 + Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý: Công trình đầu tiên nghiên cứu về hoa từ góc độ tâm lý là của nhóm tác giả Haviland-Jones et all (2005) thuộc Khoa tâm lý và di truyền học trường đại học New Jersey “An Environmental Approach to Positive Emotion: Flowers” (Một nghiên cứu theo cách tiếp cận môi trường đối với cảm xúc tích cực: Các loài hoa), trong đó các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu thứ nhất, kết quả cho thấy hoa, khi được tặng cho những người phụ nữ, luôn tạo ra cho họ nụ cười thực sự (true smile). Những người phụ nữ nhận hoa được cho rằng có tâm trạng tích cực hơn cho đến ba ngày sau đó. Trong nghiên cứu thứ hai, một bông hoa được tặng cho những nam giới hay phụ nữ trong thang máy thì đều tạo ra những ứng xử xã hội tích cực hơn là các yếu tố kích thích khác. Trong nghiên cứu thứ ba, hoa được tặng cho những người già (trên 55 tuổi), kết quả cho thấy những người già cũng có tâm trạng tích cực và cải thiện được trí nhớ. Có thể nói hoa có những tác động tức thì hay tác động lâu dài đến đến phản ứng cảm xúc, tâm trạng, hành vi xã hội và thậm chí cả trí nhớ đối với cả nam giới và nữ giới. Hiện nay, có rất ít lý thuyết trong các ngành học có thể giải thích được những phát hiện này. Tác giả cũng cho rằng hoa rất hữu ích bởi vì chúng đã tiến hóa để nhanh chóng tạo ra những cảm xúc tích cực ở loài người. Ngoài ra, Frownfelter (2010) có công trình nghiên cứu “Flower Symbolism as Female Sexual Metaphor’ (Biểu tượng hoa trong ẩn dụ giới tính nữ). Trong nghiên cứu này, qua những bức tranh màu nước tác giả vẽ từ năm 2009 đến 2010, Frownfelter đã sử dụng các loài hoa như một cách nói ẩn dụ để giải quyết những vấn đề và cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. 1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam Ở Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa nói chung và từ ngữ chỉ hoa nói riêng. Các công trình nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ ngữ nghĩa học và cú pháp học. + Dưới góc độ ngữ nghĩa học Nghiên cứu trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt, tác giả Cao Thị Thu (1995) đã chỉ ra được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường này, trong đó cũng đề cập đến từ chỉ hoa.
  • 20. 11 Cao Thị Thu còn tìm hiểu đặc điểm dân tộc của cách định danh thực vật trong tiếng Việt và có đối chiếu với một số ngôn ngữ Anh, Nga, Kazakstan. Trái lại, nghiên cứu về “Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa trong truyện Kiều”, Phan Thị Huyền Trang (2007) không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hoa và đối chiếu giữa các ngôn ngữ, mà đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm. Đồng thời tác giả cũng phác thảo phần nào cơ chế sản sinh khái niệm, cơ chế sản sinh ý nghĩa mới của một từ qua tương tác ngữ cảnh, cũng như cơ cấu tổ chức từ vựng trong ngôn ngữ. Theo đó, từ “hoa” trong “Truyện Kiều” xuất hiện 133 lần với 3 tư cách khác nhau: Hoa với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa, phồn hoa (7 trường hợp), Hoa với tư cách là từ nhân danh: con Hoa, Hoa Nô (4 trường hợp) và Hoa với tư cách là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ hai mặt biểu đạt - được biểu đạt và khả năng hoạt động độc lập: 122 trường hợp. Trên cơ sở đó tác giả tìm hiểu khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Nguyễn Thị Thanh Hường (2014), trong luận văn thạc sỹ của mình “Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ Dương Kiều Minh” đã khảo sát sáu tiểu trường từ vựng về hoa được nói đến trong thơ Dương Kiều Minh đó là: trường từ vựng về các loài hoa, trường từ vựng về đặc điểm, tính chất hoa, trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, trường về danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường về các bộ phận của hoa và tiểu trường các từ chỉ trạng thái của hoa. Trường từ vựng về các loài hoa là một trường từ vựng lớn, phong phú nhất trong trường từ vựng về hoa trong tác phẩm của Dương Kiều Minh. Tác giả cũng cho rằng ngoài trường từ vựng về các loài hoa thì trường từ vựng về đặc điểm, tính chất cũng là một trường khá tiêu biểu, với rất nhiều từ nói về hình dáng hoa, kích thước hoa, hương hoa, màu sắc hoa được nhà thơ miêu tả rất chi tiết cụ thể. Tiếp đến là trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, tác giả đã thống kê với 161 từ chỉ không gian, thời gian xuất hiện 302 lần. Dương Kiều Minh đã đưa vào trong thơ mình cả một kho từ vựng về thời gian hoa nở, không gian hoa xuất hiện trong thiên nhiên. Bên cạnh đó, trường từ vựng về hoa còn có các tiểu trường khác như các danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường các bộ phận của hoa và trường về trạng thái của hoa. Đây cũng là những trường từ
  • 21. 12 phong phú gồm nhiều hệ thống từ khác nhau, số lượng từ lớn, tạo thành một tập hợp từ miêu tả về hoa đầy đủ, chi tiết, giàu hình ảnh sắc thái về thiên nhiên hoa cỏ trong thơ Dương Kiều Minh. Tiếp đó tác giả đi phân tích, bình luận về vai trò của trường từ vựng về hoa thể hiện trong thơ Dương Kiều Minh. Nó đã góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và góp phần thể hiện tình cảm, tâm trạng của tác giả trước thiên nhiên, trước cuộc đời. Nghiên cứu “Trường nghĩa hoa trong ca dao” (2014), Trần Hạnh Nguyên đã phân tích đặc điểm cấu tạo, hình thức của các từ chỉ hoa, nghĩa của các đơn vị từ vựng thuộc trường nghĩa hoa trong ca dao, bao gồm cả sự chuyển nghĩa của chúng. Từ đó, tác giả làm rõ nghĩa biểu trưng các từ thuộc trường tên gọi các loài hoa trong ca dao bằng việc tập trung khảo sát bốn loài hoa xuất hiện nhiều nhất trong trong ca dao người Việt như: Đào, mai, sen và hồng. Gần đây nhất, trong luận án “Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt)”, Lê Thị Kim Dung (2019) đã nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó làm nổi rõ hàm ý văn hóa và đặc điểm nhận thức của người Trung Quốc và Việt Nam thể hiện qua ý nghĩa của nhóm từ này. + Dưới góc độ cú pháp học và ngữ nghĩa học Trong công trình “Đặc trưng ngữ pháp – ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong ca dao Việt Nam”, Hà Thị Quế Anh (2007) đã phân tích đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong kho tàng ca dao Việt Nam, từ đó đi sâu tìm hiểu nghĩa biểu trưng của từ hoa trong ca dao. Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về nhóm từ ngữ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ này, cũng như đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của các từ ngữ chỉ hoa, sự chuyển nghĩa của chúng và thông qua đó giải thích một phần nào về đặc trưng văn hóa dân tộc của hai cộng đồng ngôn ngữ Anh và Việt. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đối chiếu nhóm từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt cho luận án của mình.
  • 22. 13 2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án 2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ 2.1.1. Từ 2.1.1.1. Khái niệm về từ Mặc dù trong ngôn ngữ học hiện đại có sử dụng khái niệm “từ” và coi đó là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, nhưng việc nhận thức về bản chất của “từ” và đưa ra các tiêu chuẩn để nhận diện nó lại cũng rất khác biệt, thậm chí có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Buhler là người đầu tiên nêu định nghĩa về từ trong tiếng Anh. Ông cho rằng “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường” [89]. Còn Schmidt thì cho rằng “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật chất âm thanh và ý nghĩa” [132]. Đứng dưới góc độ ngữ nghĩa học Sapir (1921) đã khái quát “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bản thân có thể làm thành một câu tối giản” [131]. Như vậy có thể thấy, mỗi tác giả quan niệm về từ theo một cách khác nhau. Định nghĩa của Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa của Schmidt mang tính chung chung không cụ thể, không bao quát, còn định nghĩa của Sapir thiên về ngữ nghĩa. Nguyễn Hòa (2004) đưa ra định nghĩa về từ tiếng Anh “Words are regarded as the smallest indivisible meaningful units of a language which can operate independently” (Từ được xem là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất không thể phân chia được và có thể hoạt động một cách độc lập). Vấn đề xác định "từ" trong tiếng Việt cũng rất phức tạp và khác nhau giữa các nhà Việt ngữ học. Do đó mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ tiếng Việt theo quan điểm và tiêu chí xác định riêng của mình. Có thể nêu định nghĩa về từ tiếng Việt của một số tác giả tiêu biểu như sau: - Định nghĩa từ của M.B. Emeneau: "Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu"1 . - Định nghĩa từ của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê: "Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn tả một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không 1 Emeneau M.B (1951), Studies in Vietnamese grammar, Berkeley and Los Angeles, tr. 3.
  • 23. 14 thể phân tích ra được". Theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, những tiếng không độc lập cũng được coi là từ, miễn là chúng có nghĩa: "Những âm nhách, vô, gia, đình đã là âm có nghĩa, lại có thể đứng một mình. Vậy thì những âm ấy là "tiếng" của Việt ngữ hay là từ”. Bên cạnh khái niệm “từ”, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê còn dùng khái niệm “ngữ” được các ông hiểu tương tự như “từ ghép” (mot composé). Cả “từ đơn”, “từ kép” và “ngữ” đều nằm trong khái niệm “tiếng”. Như vậy, thuật ngữ tiếng của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê tương tự như thuật ngữ từ của các tác giả khác, các thuật ngữ từ đơn, từ kép, ngữ tương ứng với các kiểu từ cụ thể của các học giả khác2 . - Định nghĩa từ của Nguyễn Kim Thản: "Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp"3 . - Định nghĩa từ của Hồ Lê: "Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa"4 . - Định nghĩa từ của Đỗ Hữu Châu: "Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu"5 . Và còn rất nhiều định nghĩa của các học giả khác về khái niệm "từ" trong tiếng Việt. Trong luận án này chúng tôi sẽ sử dụng định nghĩa ‘từ’ theo Nguyễn Hòa và Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở cho việc khảo sát từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.1.1.2. Đơn vị cấu tạo từ a. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh Theo Bloomfield (1887-1949) “Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mang nghĩa và có giá trị hoặc chức năng về mặt ngữ pháp” [87]. Hình vị được phân loại như sau: 2 Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế, tr. 61. 3 Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 64. 4 Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 104. 5 Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 139.
  • 24. 15 + Dựa vào nghĩa, hình vị được chia thành hình vị chính tố và hình vị phụ tố - Hình vị chính tố (hay căn tố): là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phải phụ thuộc vào nó. Ví dụ: teach (dạy học); employ (thuê)… - Hình vị phụ tố: biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: phụ tố -er hay able ở từ comfortable (thoải mái) mang ý nghĩa từ vựng bổ sung, phụ tố -s trong từ books biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều. Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, phụ tố được chia thành tiền tố, hậu tố và liên tố. Tiền tố là phụ tố đặt trước chính tố như tiền tố -un trong các từ unsuccessful (không thành công), unsuitable (không phù hợp). Hậu tố là phụ tố đặt sau chính tố như hậu tố -tion trong các từ distribution (phân bố), information (thông tin)… Và liên tố là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết các chính tố trong từ phức như liên tố -o trong từ speedometer (công tơ mét). + Dựa vào hoạt động, hình vị được chia thành hình vị tự do và hình vị hạn chế - Hình vị tự do: là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: table, teacher, sleep, white, woman, play etc. - Hình vị hạn chế: là những hình vị chỉ có thể xuất hiện với vai trò đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: - ing, - ed, - s, - ity etc. b. Khái niệm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt Hiện nay, nói chung các nhà Việt ngữ học đều coi đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là hình vị, nhưng giữa các tác giả vẫn có những quan điểm khác nhau. Có hai loại quan điểm đối lập nhau trong việc xác định hình vị. Thứ nhất, quan điểm coi hình vị trùng với âm tiết Các tác giả tiêu biểu của quan điểm này là Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, v.v… Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái; còn gọi là tiếng một, chữ, hình vị, từ tố. Ăn, học, đẹp, cao, và, sẽ, thức là những tiếng trong tiếng Việt (…). Trong quan niệm của chúng tôi, mỗi tiếng như thế chính là một một đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt;
  • 25. 16 tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng: “đơn giản về tổ chức” và “có giá trị về ngữ pháp”6 . Nguyễn Tài Cẩn phân loại tiếng như sau: + Dựa vào ý nghĩa, có thể chia tiếng thành tiếng tự thân có nghĩa, ví dụ như thôn trong nông thôn; đẹp trong đẹp đẽ; trưởng trong viện trưởng v.v.. và tiếng tự thân vô nghĩa như cộ trong xe cộ; lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh trong đủng đỉnh v.v. + Dựa vào cách dùng, tiếng có thể được chia thành: loại tiếng độc lập và loại tiếng không độc lập - Tiếng độc lập là loại tiếng không bị ràng buộc vào một hay một số tổ hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện ý nghĩa và từ loại cho phép. Nói cách khác, mỗi tiếng độc lập có thể tách ra làm thành một từ đơn. Ví dụ: báo trong báo chí, đảng trong đảng viên, học trong học hành v.v. - Ngược lại, tiếng không độc lập là loại tiếng chỉ đứng làm thành tố của một hay một số tổ hợp nhất định. Nó không thể thoát ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tự do tham gia vào sự thành lập những tổ hợp khác. Tiếng không độc lập là tiếng không thể đem dùng như một từ. Ví dụ: thảo trong thảo luận, xôi trong xa xôi, mẽ trong mạnh mẽ v.v. “Tiếng của tiếng Việt không phải là một hình vị bình thường như hình vị ở nhiều ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại hình vị đặc biệt: một hình tiết”. [4, tr. 38]. Cao Xuân Hạo cũng theo quan điểm tiếng trùng với hình vị và trùng với âm tiết. Ông còn cho rằng, tiếng có thể trùng với cả âm vị. Cao Xuân Hạo viết: “Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ (…)”7 . Thứ hai, quan điểm coi hình vị không hoàn toàn trùng với âm tiết Các nhà Việt ngữ học theo quan điểm này cũng có ý kiến khác nhau về khái niệm “hình vị”. Theo Ðỗ Hữu Châu: “Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu… Hình vị (hay yếu tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với 6 Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, tr. 12-13. 7 Cao Xuân Hạo (1985), Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2, tr. 21.
  • 26. 17 dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt”8 . Tác giả Hồ Lê lại gọi đơn vị cấu tạo từ là nguyên vị và cho rằng: “Nguyên vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa ngữ ngôn. Từ nguyên vị, không thể tách ra một đơn vị ngữ ngôn nào nhỏ hơn. (…). Trong tiếng Việt, nguyên vị thường có hình thức một âm tiết. Ví dụ: nhà, đi, đẹp, đẽ (trong đẹp đẽ), núc (trong bếp núc), ngoại, giao… Nhưng bên cạnh đó, cũng có nguyên vị có hình thức cấu tạo nhiều âm tiết. Ví dụ: ô tô, cà phê, ròng rọc, amiđan, axêtilen…”9 . Ðái Xuân Ninh cho rằng: “Hình vị tiếng Việt là yếu tố nhỏ nhất về mặt tổ chức mà có ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp”; và “đứng về mặt âm tiết, có thể chia hình vị tiếng Việt ra hai loại: loại đơn âm tiết (ăn, uống, con, cái), loại đa âm tiết (cà phê, rađiô,… thằn lằn, cà cuống, v.v…)”10 . 2.1.1.3. Phương thức cấu tạo từ Về cơ bản, việc cấu tạo từ trong các ngôn ngữ khác nhau được thực hiện bằng các phương thức khác nhau. Nói cách khác, chúng ta có những cách khác nhau khi sử dụng các hình vị để tạo từ. Cụ thể, tiếng Anh là một ngôn ngữ tổng hợp tính (có pha phân tích tính), có biến hình từ, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, từ không có sự biến đổi hình thái, vì vậy các ngôn ngữ Anh và Việt có cách cấu tạo từ không giống nhau. Sau đây là một số phương thức cấu tạo từ tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt: a. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh Trong tiếng Anh, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, tức hình vị. Greenbaum (1973) phân chia phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh thành 3 loại chính: từ đơn (simple word), từ ghép (compoundings) và từ phái sinh (derivatives) [101, tr. 430]. * Từ đơn (simple word = root word): là những từ được cấu tạo bằng một hoặc nhiều hơn một âm tiết. Từ đơn được dùng để tạo ra từ ghép và từ phái sinh. Ví dụ: stock (hoa hoàng anh), lotus (hoa sen), daffodil (hoa thủy tiên) v.v. * Từ ghép (compoundings): Trong hệ thống từ vựng tiếng Anh, từ ghép là những từ đa tiết, vì vậy các từ khi đi cùng nhau để hình thành từ ghép có 8 Ðỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ÐH&THCN, Hà Nội, tr. 5. 9 Hồ Lê (1985), Phương thức suy phỏng - một phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 4, tr. 75. 10 Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 7 và 21.
  • 27. 18 thể được tạo thành một từ viết liền nhau (gồm có 2 hình vị) như: sunflower (hoa hướng dương); hai từ nối với nhau bằng dấu gạch ngang (gồm có 2 từ): birth – control (kiểm soát sinh đẻ); hay hai từ viết riêng lẻ: evening primrose (hoa anh thảo muộn). v.v. Từ ghép trong tiếng Anh được chia thành hai loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. * Từ phái sinh (derived word): Từ phái sinh được cấu tạo bằng cách sử dụng phụ tố (affixation) bao gồm tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix) để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố để tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ như danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ. Tiếng Anh có thể thêm tiền tố hoặc hậu tố vào gốc từ (root) hoặc một từ có sẵn để tạo ra các từ phái sinh (derived words), ví dụ: kind (tốt bụng) có thể thêm tiền tố un thành unkind (tính từ trái nghĩa – xấu tính) hay hậu tố ness thành kindness (danh từ - lòng tốt). Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì phần lớn các từ ghép tiếng Anh có quan hệ chính phụ yếu tố chính đứng sau: corn flower (hoa ngô). Trật tự của từ ghép đóng vai trò quyết định nội dung ý nghĩa của từ đó nên khi thay đổi trật tự thì ý nghĩa của từ cũng thay đổi. Ví dụ: schoolgirl (nữ sinh), khi đổi trật tự từ thành girlschool (trường học dành cho nữ) mang một ý nghĩa khác. Bên cạnh đó, từ ghép cũng có thể quan hệ đẳng lập với nhau. Nội dung của những từ ghép này thường có ý nghĩa của cả hai từ: bitter – sour (chua – cay) v.v. Ngoài 3 phương thức cấu tạo từ chính nêu trên, Greenbeau (1973) cũng đề cập đến một số phương thức khác như phương thức chuyển loại (conversion), phương thức rút gọn (clippings / shortening), phương thức viết tắt (abbreviations/acronyms), phương thức láy (reduplicatives). b. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, hình vị được coi là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Hình vị được sử dụng để tạo ra các từ. Theo Đỗ Hữu Châu (2005), từ tiếng Việt được tạo nên bởi ba phương thức tác động vào hình vị đó là: từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị. [10: 480]. * Từ đơn: Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Từ đơn được dùng làm đơn vị để tạo ra từ láy và từ ghép. Ví dụ: hoa, quả, cây, lá, v.v Xét về mặt lịch sử, phần lớn từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như
  • 28. 19 tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,… Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Drode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt. * Từ ghép: Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai loại chính: Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó. Về ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép có những đặc trưng chung là quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. * Từ láy: Là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn toàn (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: bìm bìm, dành dành, chôm chôm,…) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: thài lài, bằng lăng, chà là,…). Như vậy, nếu phân loại từ tiếng Anh và từ tiếng Việt theo phương thức cấu tạo, tiếng Anh có 3 loại từ chính từ đơn, từ ghép, từ phái sinh và một số từ khác, còn trong tiếng Việt ta có từ đơn, từ ghép và từ láy. 2.1.1.4. Khái niệm về cụm từ (ngữ) a. Khái niệm cụm từ (ngữ) trong tiếng Anh Cụm từ (phrase) được định nghĩa trong Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2015) là Cụm từ (hay ngữ) là một nhóm từ nhỏ không có một động từ xác định, nó vừa có ý nghĩa riêng vừa đóng vai trò là thành phần của một câu”. (Phrase is a small group of words without a finite verb that together have a particular meaning and that typically form part of a sentence) [127, tr. 1154]. Greenbeau (1993), trong công trình “A University Grammar of English”, không định nghĩa cụ thể về cụm từ (phrase) nhưng ông cho rằng
  • 29. 20 trong tiếng Anh có năm loại cụm từ: Cụm danh từ (noun phrase), cụm động từ (verb phrase), cụm tính từ (adjective phrase), cụm trạng từ (adverb phrase), cụm giới từ (prepositional phrase). Luận án chỉ tập trung vào cấu tạo của từ ngữ chỉ hoa và định danh các loài hoa (là các danh từ) nên chỉ đi sâu tìm hiểu cụm danh từ. Cụm danh từ (noun phrase) được cấu tạo bởi một danh từ hoặc một đại từ còn được gọi danh từ chính và các thành phần bổ nghĩa khác. Cụm danh từ trong tiếng Anh gồm có cụm danh từ đơn (basic noun phrase) và cụm danh từ phức (complex noun phrase). Cụm danh từ đơn (basic noun phrase) được cấu tạo: Determiners + Head (Các từ hạn định + danh từ chính). Ví dụ: some red roses (mấy bông hoa hồng đỏ)… Cụm danh từ phức (complex noun phrase) được cấu tạo: Pre-modifiers + Head + Posmodifiers (Từ bổ nghĩa phía trước + Danh từ chính + Từ bổ nghĩa phía sau). Ví dụ: white lily of the valley (hoa huệ thung trắng)… Trong ngữ pháp thang độ và phạm trù (Scale and category grammar) và ngữ pháp chức năng hệ thống (functional grammar) của M.A.K. Halliday, cụm từ là “sự mở rộng của một từ (an expansion of a word) theo quan hệ chính phụ với tư cách là các đơn vị ở thứ hạng nằm giữa từ và mệnh đề, với sự phân biệt ba kiểu cụm từ (trong tiếng Anh) là cụm danh từ, cụm động từ và cụm trạng từ” [1, tr. 156]. b. Khái niệm cụm từ (ngữ) trong tiếng Việt Mặc dù có nhiều điểm chung về nguyên tắc cấu tạo nhưng việc tạo ra cụm từ trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Cụm từ là những đơn vị do sự kết hợp của từ với từ một cách có tổ chức và có nghĩa, được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội – ngôn ngữ. Khi đề cập đến cụm từ, các nhà Việt ngữ đưa ra những thuật ngữ khác nhau để gọi tên chúng. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu gọi cụm từ là từ tổ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết, Nguyễn Tài Cẩn và nhóm tác giả công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt gọi là đoản ngữ, Cao Xuân Hạo lại gọi đó là ngữ đoạn, v.v. Theo Diệp Quan Ban: “Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức năng ngữ pháp của kiến trúc này”) [2, tr.6]. Ông cho rằng các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất
  • 30. 21 của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp bao gồm: quan hệ chủ - vị; quan hệ chính – phụ; và quan hệ bình đẳng. Theo Nguyễn Tài Cẩn, cụm từ với ba loại quan hệ khác nhau sẽ có ba loại tổ hợp tự do khác nhau: “loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm hai trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ” [3, tr.148] Thông qua các định nghĩa, chúng ta có thể hiểu cụm từ như sau: Thứ nhất, về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều hơn hai thực từ trên cơ sở quan hệ ngữ pháp phụ thuộc, chi phối hay liên hợp. Trong cụm từ, từ luôn có vai trò chủ yếu về ngữ nghĩa và ngữ pháp và được gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính là thành tố phụ. Thành tố chính là các danh từ, động từ hay tính từ. Thứ hai, về quan hệ giữa các thành tố: Các thành tố trong cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau: quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ (ta có cụm chủ - vị); quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp (ta có cụm chính – phụ); quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng về ngữ pháp (ta có cụm đẳng lập) Thứ 3, về chức năng: Cụm từ, giống như từ, cũng là phương tiện định danh sự vật, hiện tượng, phẩm chất, trạng thái, quá trình v.v. Ngoài ra, cụm từ còn có chức năng biểu thị sự tình các quan hệ trong phát ngôn hay trong câu, chức năng làm thành phần khác trong câu. Tóm lại, cụm từ là một phần quan trọng trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Nó đóng góp một phần đáng kể trong việc mang lại tính chất phong phú sinh động của một ngôn ngữ, nó góp phần tạo ra sức sống luôn xanh tươi cho ngôn ngữ. Chúng tôi vận dụng lý thuyết về từ và phương thức cấu tạo từ để triển khai nội dung chương hai của luận án đó là phân tích đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.1.2. Nghĩa của từ 2.1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ Cho đến nay, trong giới ngôn ngữ học ở Việt Nam và thế giới có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ. Chẳng hạn, định nghĩa : “Nghĩa của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan
  • 31. 22 mà từ biểu thị” (Nguyễn Văn Tu)11 ; "nghĩa của từ là khái niệm"(A.R. Budagov)12 ; "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức..." (Đỗ Hữu Châu)13 , v.v...Hay: "Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị" (Nguyễn Thiện Giáp)14 . Ullman cho rằng “nghĩa của từ là mối liên hệ liên tưởng giữa âm thanh của từ (name) và nội dung khái niệm (ý nghĩa) của nó”. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ sense - ý nghĩa - để chỉ sở biểu (cái được biểu đạt) và meaning - nghĩa để chỉ quan hệ giữa năng biểu và sở biểu. [Dẫn theo 29, tr.1-3]. Sense Meaning Name - - - - - - - - - - - - - - - - Thing Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann [Lê Quang Thiêm (2008):79] Hiện nay, quan điểm coi nghĩa của từ vị là chính cái sự vật, hiện tượng, v.v… mà từ vị biểu thị đã bị phản bác15 . Vốn từ vựng của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa về nghĩa của từ như nêu trên chỉ mới phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm danh từ, động từ và tính từ, v.v...) có nghĩa cụ thể. Còn những từ hư như liên từ, giới từ (và, nếu, tuy, với, v.v...) thì nghĩa của chúng không phù hợp với định nghĩa nêu trên. Ở Việt Nam, những kiến giải nghĩa tín hiệu đầu tiên xuất hiện trong các sách dẫn luận ngôn ngữ học hay từ vựng ngữ nghĩa học hay trong nghiên cứu chuyên đề bắt đầu vào những năm 1960. Với quan điểm đánh giá cao vai trò của chủ thể con người trong việc tạo ra, sử dụng và lưu giữ nghĩa, Lê Quang Thiêm quan niệm rằng “nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng 11 Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội. 12 Áóäàãîâ Ð.À. (1958), Ââåäåíèå â íàóêó î ÿçûêå, Ì., ãîñ. ó÷åáíîïåäàãè÷. èçä. Ìèí. ïðîñâ. ÐÑÔÑÐ. 13 Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14 Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; chi tiết hơn về vấn đề này, xem tr. 119-125. 15 Xem Nguyễn Thiện Giáp (1998), Tài liệu đã dẫn, tr. 122-123.
  • 32. 23 khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, diễn ngôn” [73, tr.58]. Trong quan niệm này của Lê Quang Thiêm, nhân tố chính quy định nghĩa là “người nói”; “văn cảnh”; “ngữ cảnh”; và “chức năng tín hiệu học”. Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận định rằng nội dung của ngữ nghĩa học bao gồm: ngữ nghĩa học từ vựng, ngữ nghĩa học ngữ pháp, và ngữ nghĩa học ngữ dụng [73, tr.86-87]. Tác giả Hoàng Phê (1989) cũng cho rằng: (1) ngữ nghĩa quan hệ trực tiếp với nhận thức và qua nhận thức, quan hệ với hiện thực, nhờ đó ngôn ngữ thực hiện chức năng chủ yếu của nó là công cụ tư duy và công cụ giao tiếp. (2) nghĩa của từ cần được nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt, không những trong quan hệ với nhận thức và với hiện thực, mà còn quan hệ với cấu trúc nội tại, cũng như trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác trong ngữ, trong câu, trong lời” [61]. Nguyễn Thiện Giáp (1999, 122-125), đã tổng hợp khá kỹ các quan niệm về nghĩa của các học giả nổi tiếng trên thế giới và ông đã rút ra được hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh …). Khuynh hướng thứ 2 cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng hoặc quan hệ của từ với khái niệm …)”. Tác giả thấy rằng “những ý kiến cho nghĩa của từ là quan hệ gần gũi với chân lý hơn” “nghĩa của từ là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn” như: “nghĩa sở chỉ”, “nghĩa sở biểu”, nghĩa sử dụng” và “nghĩa kết cấu”. Tuy nhiên, tác giả có công trình nghiên cứu tập trung nhất về nghĩa của từ là Đỗ Hữu Châu, sau khi đi kiến giải về tam giác nghĩa của các học giả nổi tiếng, ông đã đưa ra sơ đồ “hình tháp nghĩa hình học không gian” thay thế tam giác hình học phẳng của Sterm dưới đây: Sơ đồ 2: Tháp nghĩa hình học không gian [Đỗ Hữu Châu (2015):750]
  • 33. 24 Khắc phục những thiếu sót của Stern, Đỗ Hữu Châu (2005) cho rằng: Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần hình thức và ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái niệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tín hiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ. Số lượng các đỉnh của đáy sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lượng những nhân tố được phát hiện thêm. Ưu điểm của mô hình tháp nhọn là một mặt tách được những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau đồng thời vạch ra được những quan hệ giữa chúng (bằng các cạnh của hình tháp). Những quan hệ này đồng thời cũng chỉ ra những phương diện cần nghiên cứu khi nghiên cứu nghĩa của từ (mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa được thể hiện trong từ bằng mô hình mà F.De Sausure đã đưa ra. Cũng từ “hình tháp”, ông đã tập trung phân tích các loại nghĩa như: “ý nghĩa biểu vật”, “ý nghĩa biểu niệm”, “ý nghĩa liên hội” và “ý nghĩa biểu thái”. [10:750]. Từ các quan niệm về nghĩa khác nhau nêu trên có thể khái quát về nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu hiện bao gồm những hiểu biết, những tri thức thông thường được thể hiện trong quá trình tư duy - giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nói. Nghĩa được hình thành do sự kết hợp và tác động của cả nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (như sự vật, hiện tượng thực tế khách quan, tư duy của con người) và nhân tố nằm trong ngôn ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ), trong đó những nhân tố có tính quyết định là người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh, ngữ cảnh và chức năng tín hiệu học. Đồng thời, những đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ cũng được bộc lộ thông qua nghĩa. 2.1.2.2. Các thành phần ý nghĩa của từ a. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Anh Khi nghiên cứu về nghĩa, Bloomfield cũng phân định nghĩa thành hai loại: nghĩa từ vựng (lexical meaning) và nghĩa ngữ pháp (grammatical meaning). Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quan niệm của Bloomfield về nghĩa từ vựng là ông đã phân biệt được những ý nghĩa thông thường, trọng tâm (normal/ central meanings) với những nghĩa cận biên (nghĩa ẩn dụ hay nghĩa chuyển) (marginal or metaphoric and tranferred meaning) [87, tr.173-174].
  • 34. 25 Nguyễn Hòa (2004) xác định các thành phần nghĩa của từ (components of word meaning) trong tiếng Anh bao gồm: denotative meaning (nghĩa biểu vật), connotative meaning (nghĩa biểu thái), structural meaning (nghĩa cấu trúc) và category meaning (nghĩa phân loại). Denotative meaning: (nghĩa biểu niệm) bao gồm có nghĩa khái niệm (conceptual meaning) và nghĩa biểu vật (referential meaning). Nghĩa khái niệm còn được gọi là nghĩa định nghĩa, nghĩa đen, nghĩa thực hay nghĩa phổ biến của một từ (the definitional, literal, obvious or common meaning of a word). Ví dụ: A table may be defined as a piece of furniture used for writing at… (một chiếc bàn có thể được định nghĩa như là một loại đồ nội thất được sử dụng để viết trên đó…). Nghĩa biểu vật là khả năng quy chiếu đến những đồ vật của từ (the ability to refer to objects or things). Ví dụ: Can you give me a book? Connotative meaning: (nghĩa biểu thái) là giá trị giao tiếp mà một từ hay cụm từ có được nhờ vào những gì nó quy chiếu đến, ngoài cái nghĩa khái niệm đơn thuần của nó. Nghĩa biểu thái thay đổi đáng kể theo nền văn hóa, giai đoạn lịch sử và trải nghiệm của cá nhân. Structural meaning: (nghĩa cấu trúc) gồm có 4 loại nghĩa khác là nghĩa được phản chiếu (reflected meaning), nghĩa kết hợp (collocative meaning), nghĩa gắn kết (associative meaning) và nghĩa chủ đề (thematic meaning). b. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Việt Ở Việt Nam, thông qua hình tháp nghĩa hình học không gian, Đỗ Hữu Châu (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa từ và các yếu tố góp phần tạo nên ý nghĩa của từ. Tác giả khẳng định rằng từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành nên ý nghĩa biểu vật; từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm; từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội; từ mối quan hệ với chức năng sẽ hình thành các giá trị chức năng của từ; từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ (với các từ khác) sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức để hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp. Như vậy, từ sự phân định trên của Đỗ Hữu Châu, chúng ta nhận thấy có hai thành phần nghĩa lớn của từ đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp.
  • 35. 26 Theo Đỗ Hữu Châu [2005:101-102], nghĩa của từ bao gồm các thành phần sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. Trong đó ba thành phần nghĩa nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái hình thành nên ý nghĩa từ vựng của từ:  Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.  Ý nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính được phản ánh vào tư duy và hình thành nên khái niệm. Vì vậy, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ hình thành nên các nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính là ý nghĩa biểu niệm của từ.  Nghĩa biểu thái (connotative meaning): Là phần nghĩa của từ có liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá. Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã dược nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. 2.1.2.3. Cấu trúc nghĩa của từ Ngữ nghĩa học hiện đại đã chứng minh được rằng nghĩa của từ là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và được thể hiện ở ngôn ngữ. Sự phản ánh đó tồn tại trong từ dưới dạng một cơ cấu, do một chùm những thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau, được tổ chức theo một tôn ti nhất định. Từ luận đề chung này có thể suy ra rằng: "1. Nghĩa của phần lớn các từ không phải là không phân tích ra được nữa; 2. Nghĩa bao hàm những đơn vị nhỏ hơn gọi là nét nghĩa. Nét nghĩa là đơn vị cơ bản phản ánh thuộc tính hoặc quan hệ có giá trị khu biệt của hiện tượng, sự vật trong thế giới khác quan. Nhưng nét nghĩa không phải bao giờ cũng là yếu tố trực tiếp tạo ra nghĩa từ. Nó thường là yếu tố tạo nên những thành tố trực tiếp của nghĩa từ; 3. Thành tố nghĩa là đơn vị trung gian giữa nét nghĩa và nghĩa từ, nó do một hay nhiều nét nghĩa tạo nên." [36, tr.33].
  • 36. 27 U.Weinreich (1971), nhà ngôn ngữ học Mỹ, cho rằng: “Mong muốn phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một cấp hệ (hệ thống tôn ti cấp bậc) giữa các thành tố luôn luôn là một trong những động cơ chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa học” [139, tr.317]. Theo đó, muốn xác định thành tố nghĩa cơ sở để tạo nên nghĩa từ vựng của từ cần phân tích từ thành nét nghĩa. Vì vậy, trong từ điển có thể thấy qua các ví dụ khi giả định rằng một số nghĩa từ điển được phân tích, giải nghĩa theo nét nghĩa. Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để phân tích nghĩa từ vựng của từ ra thành nét nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêm…vận dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt trong các công trình nghiên cứu của mình. Trong đó, hai nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê và Đỗ Hữu Châu là những tác giả tiêu biểu đi tiên phong đã có nhiều đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này. Trong bài “Phân tích ngữ nghĩa” của Hoàng Phê, trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của các từ đại diện, tác giả đã kết luận rằng: “Nói tóm lại, nghĩa của từ nói chung: + Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau; + Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cập bậc) biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo; + Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối. [83, tr.15]. 2.1.2.4. Các phương thức chuyển nghĩa (meaning transference) Để có thể hình thành và phát triển thêm nghĩa của từ, có nhiều phương thức chuyển nghĩa trong ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, châm biếm, nói giảm nói tránh hay uyển ngữ…, nhưng hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến và quan trọng nhất trong các ngôn ngữ đó là chuyển nghĩa ẩn dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy). a. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Anh Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (metaphor): Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một vật này sang một vật khác dựa trên sự giống nhau giữa hai vật hay nói cách khác chúng ta gọi tên của một vật này bằng tên của một vật khác bởi vì chúng ta so sánh hai vật và tìm ra các đặc điểm chung giữa chúng. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống chính là những sự so sánh ngầm.
  • 37. 28 Ví dụ: Khi một người nói “John is a snake” (Anh ta là một con rắn độc) không có nghĩa một con rắn có tên là John hay John là một con rắn hiểu theo nghĩa đen mà ở đây ám chỉ đến một người nham hiểm và đầy mưu mô. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có thể dựa trên sự giống nhau về hình dạng (shape), vị trí (position), sự di chuyển (movement), chức năng (function), màu sắc (colour) hay kích cỡ (size). Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (metonymy) Hoán dụ được hiểu là sự thay thế của một vật này cho một vật khác mà nó có sự gắn kết với. Hoán dụ hoạt động dựa trên sự tương đồng hơn là sự giống nhau, thay cho việc sử dụng tên của một vật hay một khái niệm này chúng ta sử dụng tên của một vật khác bởi những vật này có sự gắn kết và liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ: chúng ta sử dụng “The kettle boils” (cái ấm sôi) thay cho “The water in the kettle boils” (nước ở trong ấm sôi); “crown” (vương miện) thay cho “monarchy” (chế độ quân chủ); “The big apple” thay cho “New York” Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có các loại chuyển nghĩa khác như ngoa dụ (hyperbole), mỉa mai, châm biếm (irony), nói giảm, nói tránh (litotes) và uyển ngữ (euphemism). b. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Việt Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. Ví dụ:  Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển “chân” sang gọi tên cho phần dưới cùng của một số vật: chân giường, chân bàn, chân núi,…  Từ “foot” trong tiếng Anh có ý nghĩa tương đương với từ “chân” cũng có nghĩa phái sinh như nêu trên: the foot of the mountain… Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lô gích giữa các đối tượng được gọi tên. Phương thức này lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ [11, tr.155].
  • 38. 29 Ví dụ:  Từ cốc vốn chỉ "đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ... để đựng chất lỏng" được chuyển nghĩa hoán dụ chỉ "lượng chất lỏng đựng trong cốc", ví dụ: Uống cạn cốc nước. Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là sự chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác và giữa các ý nghĩa biểu vật có sự đồng nhất với nhau ở nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm trung tâm của chúng (đối với ẩn dụ) hoặc nét nghĩa "gần nhau trong không gian và thời gian (đối với hoán dụ). Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán dụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng một từ. 2.1.2.5. Khái niệm nghĩa biểu trưng/tượng trưng (symbol) "Trong kí hiệu học, một kí hiệu mà đặc tính của nó là thuần túy võ đoán hoặc hoàn toàn quy ước, tức không có căn cứ, như màu "đen" hay "trắng" tượng trưng cho sự tang tóc" [1, tr.67]. Theo Hoàng Tiến Tựu thì: “Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm ngây thơ, dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [82, tr.145]. 2.1.2.6. Quan hệ giữa nghĩa biểu trưng và nghĩa gốc Quá trình chuyển nghĩa của từ góp phần quan trọng vào việc sáng tạo nghệ thuật. Quá trình chuyển nghĩa có thể là quá trình biểu trưng hóa của tín hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị và độc đáo trong ngôn ngữ. Pierce cho rằng biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó. Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng xã hội đặt ra mà thôi. Tính chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc sử dụng của biểu trưng; chỉ ra việc lựa chọn chất liệu - cái biểu hiện nào làm biểu trưng đều có lí do. Biểu trưng ở một mặt nào đó, vừa có tính hình tượng lại vừa cụ thể. Chẳng hạn, cái biểu hiện của biểu trưng phải là một đối tượng
  • 39. 30 nào đó được quy chiếu từ hiện thực nhưng ý nghĩa xã hội của biểu trưng đó phải được cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. Điều này lí giải vì sao, người Việt chọn tín hiệu thuyền làm vật quy chiếu cho biểu trưng chỉ người ra đi (chàng trai), còn bến làm vật quy chiếu biểu trưng cho người ở lại (cô gái) trong kho tàng ca dao người Việt [82, tr.145]. 2.1.2.7. Các phương thức thể hiện nghĩa biểu trưng Biểu trưng thường là có lí do, có thể hình thành dựa trên đặc điểm tồn tại khách quan của đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên sự gán ghép chủ quan của con người. Theo Đỗ Hữu Châu, “Với tư cách là thể chất của thành phần văn học, ngôn ngữ văn học là hệ thống thành phần bao gồm: tín hiệu thông thường thực hiện chức năng giao tiếp lí trí (tái tạo hiện thực) và tín hiệu thẩm mĩ chứa tư tưởng, tình cảm của tác giả, thông qua quá trình biểu trưng hóa, khái quát hóa nghệ thuật” [6, tr.153]. Như vậy, cái gọi là tín hiệu thẩm mĩ, thực chất là một yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật mang giá trị biểu trưng. Loại tín hiệu này có liên quan chặt chẽ với tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thông thường). Theo quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc [64], tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt thống nhất là cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ). CBĐ là hình thức âm thanh (hoặc chữ viết), CĐBĐ là nội dung ý nghĩa mà tín hiệu đó biểu đạt. Tín hiệu thẩm mĩ cũng là một loại tín hiệu nên nó mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Khi bước vào thế giới nghệ thuật, những tín hiệu ngôn ngữ thông thường có sự chuyển hóa nhất định để trở thành tín hiệu thẩm mĩ mang ý nghĩa biểu trưng mang đặc thù của nghệ thuật. Do đó, tín hiệu thẩm mĩ là một yếu tố thuộc các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Theo Đinh Trọng Lạc, “Tín hiệu ngôn ngữ đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất, làm cơ sở cho hệ thống tín hiệu thứ hai là tín hiệu thẩm mĩ” [48, tr.137]. Nhà ngôn ngữ học Đan Mạch, L.Hjemslev đã đưa ra sơ đồ sau để chỉ rõ mối tương quan giữa tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mĩ: CBĐ CBĐ - Tín hiệu ngôn ngữ ------------- CĐBĐ Tín hiệu thẩm mĩ ---------------------------------------------------------------------- CĐBĐ - Ý nghĩa thẩm mĩ (ý nghĩa biểu trưng)
  • 40. 31 Theo sơ đồ này, thì cả hợp thể CBĐ và CĐBĐ của tín hiệu ngôn ngữ trở thành CBĐ cho một CĐBĐ mới là ý nghĩa thẩm mĩ, ý nghĩa biểu trưng trong tác phẩm văn học. Tín hiệu thẩm mĩ được hình thành từ tín hiệu ngôn ngữ nhưng đã có sự vượt cấp. Khi đó, một tín hiệu ngôn ngữ (gồm cả hai mặt CBĐ và CĐBĐ) trở thành CBĐ cho tín hiệu thẩm mĩ, còn CĐBĐ của tín hiệu thẩm mĩ là một ý nghĩa mới được tạo ra theo cơ chế chuyển nghĩa (theo ẩn dụ hay hoán dụ) từ nghĩa thông thường sang nghĩa nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu trưng. 2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao 2.1.3.1. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh Thành ngữ (idioms): Trong từ điển Longman về giảng dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng, thành ngữ được định nghĩa là “một cụm từ có chức năng như một đơn vị độc lập mà nghĩa của nó không thể tách ra thành các nghĩa riêng lẻ” [122]. Cowie, Mackin & McCaig (1993) cũng có cùng quan điểm trên khi quan niệm rằng: “thành ngữ là các nhóm từ có nghĩa cố định không thể phân tách nghĩa ra thành nghĩa của các bộ phận riêng biệt” [91] Trong công trình “English idioms” (1988), thành ngữ được Seidl và McMordie định nghĩa là: “thành ngữ có thể là một số các từ, khi đi với nhau, có nghĩa khác với mỗi nghĩa của từ riêng lẻ” [133, tr.12-13]. Hai tác giả này cho rằng thành ngữ trong tiếng Anh có nhiều dạng và nhiều cấu trúc khác nhau, thành ngữ có thể có cấu trúc có quy tắc hoặc có thể không có quy tắc, và thậm chí không đúng cấu trúc ngữ pháp. Sự mạch lạc rõ ràng về nghĩa của thành ngữ không không phụ thuộc vào “tính đúng ngữ pháp”. Tục ngữ (proverbs): Theo từ điển Advanced Learner’s Dictionary (2015), tục ngữ là “một cụm từ hoặc một câu ngắn gọn để đưa ra lời khuyên hoặc phổ biến một số thực tế và kinh nghiệm trong cuộc sống” [127]. 2.1.3.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Việt Thành ngữ: Trong công trình “777 khái niệm ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp (2010) quan niệm rằng: “Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả cá từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó” [27].