SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN TÂM
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG
SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ
TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN TÂM
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG
SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ NHẬT THẮNG
THÁI NGUYÊN - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đã đều
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả
Bùi Văn Tâm
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp,
bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Ngô Nhật Thắng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, và các thầy
cô giáo giảng dạy chuyên ngành trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hà, Trung
tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo Môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy
sản khu vực Miền Bắc.
Dự án FIBOZOPA.
Phòng Đào tạo – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Sở thủy sản Thái Nguyên.
Bà con nuôi cá hai huyện Phú Lương, Phú Bình.
Các đồng nghiệp trong ngành.
Đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của bố, mẹ, các em, bạn bè luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong
suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Tác giả
Bùi Văn Tâm
i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục .................................................................................................................i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... iv
Danh mục các hình ..............................................................................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..........................................................................4
1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) .....................................................4
1.1.2. Dịch tễ học của bệnh sán lá song chủ.............................................15
1.1.3. Chẩn đoán bệnh sán lá song chủ.....................................................17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước....................................18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...31
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................31
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu...............................................................31
2.2.1. Địa điểm..........................................................................................31
2.2.2. Thời gian .........................................................................................31
2.3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................31
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................31
2.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................32
2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu .............................................................32
2.5.2. Phương pháp tiêu cơ .......................................................................32
2.5.3. Định loại Metacercariae.................................................................33
ii
2.6.1. Tỷ lệ nhiễm .....................................................................................35
2.6.2. Cường độ nhiễm..............................................................................35
2.6.3. Xử lý số liệu....................................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................36
3.1. Kết quả nghiên cứu kích thước và khối lượng cá chép và cá
trắm cỏ qua các giai đoạn ...................................................................36
3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ ...............36
3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ ............37
3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên..38
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ....................38
3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu......39
3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép ...........................................40
3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn .........40
3.3.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá chép .....42
3.4. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ.................................................47
3.4.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ qua các giai đoạn.....47
3.4.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá
trắm cỏ............................................................................................50
3.6. Sức đề kháng của ấu trùng sán lá song chủ.............................................59
3.7. Các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm metacercaria trên cá giống.......61
3.5.1. Diệt mầm bệnh................................................................................62
3.5.2. Tăng cường sức đề kháng cho cá giống..........................................62
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................66
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WHO Tổ chức y tế thế giới
cm Centimet
ml Mililit
Nxb Nhà xuất bản
Min Nhỏ nhất
Max Lớn nhất
H. pumilio Haplorchis pumilio
H. taichui Haplorchis taichui
C. formosanus Centroestus formosanus
C. sinensis Clonorchis sinensis
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới......... 29
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ............... 36
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ............ 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ.................... 39
Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại
hai huyện Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ...................... 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát
triển của cá chép............................................................................. 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên cá Chép tại Phú Lương
- Thái Nguyên ................................................................................ 45
Bảng 3.8. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria ở các giai đoạn phát triển
của cá trắm cỏ ................................................................................ 47
Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá
trắm cỏ tại Phú Bình - Thái Nguyên.............................................. 50
Bảng 3.10. Thành phần loài và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ
quan ký sinh cá Trắm cỏ tại Phú Lương - Thái Nguyên ............ 52
Bảng 3.11. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với nhiệt độ ........................... 59
Bảng 3.12. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với dung dịch NaCl............... 60
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ...................................................8
Hình 1.2: Hệ bài tiết của Sán lá song chủ.......................................................10
Hình 1.3: Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse)...................10
Hình 1.4: Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá...................................15
Hình 1.5: Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis ở
Việt Nam tính đến năm 2002..........................................................19
Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới............................24
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai
đoạn phát triển của cá chép.............................................................42
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ
quan cá chép....................................................................................46
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai
đoạn phát triển của cá trắm cỏ........................................................49
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ
quan của cá trắm cỏ ........................................................................53
Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ..................55
Hình 3.6. Cường độ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ ..........56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật thủy sản (cá) gây bệnh cho con
người khá phổ biến của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Con
người có thể bị nhiễm ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho người khi
ăn phải cá sống hoặc nấu chưa chín. Khi người thải phân ra kèm theo trứng sán,
trứng nở thành ấu trùng có lông sẽ nhiễm vào ốc là vật chủ trung gian thứ nhất.
Cá là vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm ấu trùng metacercaria từ ốc.
Hầu hết các loài ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con
người đều là giun, sán ký sinh ở gan và ruột của vật chủ cuối cùng. Trong số
các loài sán thì sán lá gan có mức độ gây nguy hiểm cho người chủ yếu là 2
loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis vinerrini. Các loài sán ruột cũng rất
phổ biến ở các nước Đông Nam Á, chúng là đại diện từ các họ Heterophyidae
và Echinostomatidae. Việc loại bỏ những ký sinh trùng này từ nguồn cung
cấp thực phẩm, đặc biệt là cá là một vấn đề khó khăn và thách thức.
Ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây những bệnh nguy hiểm trên
người như bệnh sán lá gan và sán lá ruột nhỏ. Theo (WHO) Tổ chức Y tế thế
giới có 39 triệu người nhiễm sán lá gan và hơn 550 triệu người có nguy cơ
nhiễm và Việt Nam có ít nhất 10 loài cá nước ngọt có thể nhiễm ấu trùng sán
lá gan nhỏ, tỷ lệ nhiễm cao thường thấy ở Cá mè trắng và Cá rô đồng.
Các nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con
người ở Việt Nam trước đây chủ yếu tập trung ở cá nước ngọt do tập tính ăn
gỏi cá nước ngọt đã có từ lâu đời ở Việt Nam như ở Nam Định, Ninh Bình,
Nghệ An, Khánh Hòa, An Giang…
Kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án Ký sinh trùng có nguồn gốc từ
cá cho thấy tại Nam Định cá nuôi nhiễm ấu trùng sán lá song chủ là 45,7%,
2
đây là nơi có tập quán ăn gỏi cá cho nên tỷ lệ số người nhiễm sán lá truyền
qua cá lên đến 65%. Có trường hợp bệnh nhân được phát hiện mang trong
người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ.
Đáng chú ý, đã phát hiện ấu trùng sán lá ruột và sán lá gan nhỏ thuộc
giống Heterophyopsis sp, Echinostoma, Procerovum sp., Clonorchis Looss
trên cá mè trắng và cá rôhu, cá trắm cỏ tại Ninh Bình cũng bị nhiễm với tỷ lệ
80%, cá nuôi và 86 - 95% cá tự nhiên. Do đó việc các địa phương có tập tính
ăn cá gỏi một số loài cá như cá mè trắng, cá chép, cá trắm cỏ… có nguy cơ
nhiễm một số loại sán lá là không tránh khỏi. Việc nghiên cứu sự nhiễm ấu
trùng sán lá song chủ trên một số loài cá nuôi là một việc làm cần thiết nhằm
ngăn chặn sự rủi ro cho con người mắc phải ấu trùng sán lá song chủ khi ăn cá
sống ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế và sự đồng ý của Khoa Sau đại học
Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu Quan trắc
cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch Bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc -
Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá
trắm cỏ tại Thái Nguyên”
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép, cá trắm
cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên.
Xác định một số nguyên nhân chính gây nhiễm ấu trùng (metacercaria)
sán lá song chủ - Trematoda các loài cá trên.
Đề xuất một số giải pháp chính nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm ấu trùng
(metacercaria) sán lá song chủ - Trematoda đối với cá nuôi tại Thái Nguyên.
3
3. Ý nghĩa của đề tài
- Thứ nhất đề tài đánh giá thực trạng mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ
trên cá chép, cá trắm cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên.
- Thứ hai đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm
ấu trùng sán lá song chủ, đồng thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm
thiểu mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda)
1.1.1.1. Vị trí phân loại của một số loài sán trong lớp sán lá song chủ
Theo Looss, (1907) [35] lớp sán lá song chủ Trematoda có vị trí phân
loại trong cây phân loại khoa học như sau:
Giới (Kingdom): Animalia (Động vật)
Ngành (Phylum): Platyhelminthes Schneider, 1873.
Lớp (Class): Trematoda (Sán lá song chủ) Rudolphi, 1808.
Bộ (Order): Opisthorchiida La Rue, 1957.
Họ (Family): Opisthorchiidae Lìhe, 1911.
Giống (Genus): Clonorchis Looss, 1907.
Loài (Species): C. Sinensis Cobbold, 1875.
Bộ Fascolata Skrjanbin et Shulz, 1937
Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955
Họ Galactosomidae Looss, 1899
Loài Haplorchis pumilio Looss, 1899
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905
Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937
Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955
Họ Galactosimidae Morosov, 1950
Giống Haplorchis Looss, 1899
Loài Haplorchis taichui Nishigori, 1924
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905
5
Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937
Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955
Họ Galactosimidae Morosov, 1950
Giống Procerovum Onji et Nishio, 1924
Loài Procerovum sp
Bộ Opisthorchida La Rue, 1957
Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955
Họ Heterophyidae Odhner, 1914
Giống Centroestus Looss, 1899
Loài Centrocestus formosanus Nishigori, 1924
Sán lá song chủ nhỏ hoặc sán lá gan nhỏ ấu trùng có tên gọi là
metacercaria. Loài sán này có vòng đời sống ký sinh trên các loại ốc hoặc
nhuyễn thể, vật chủ trung gian thứ hai có thể là cá, hoặc động vật có vú trong
đó có cả con người. Loài ốc nước ngọt có tên Parafossarulus manchouricus
(hoặc: Parafossarulus striatulus) là ký chủ đầu tiên của sán. Bên cạnh đó còn
có một số loại ốc nước ngọt khác cũng là ký chủ của sán lá gan nhỏ như:
Bithynia longicornis (hoặc: Alocinma longicornis) - ở Trung Quốc.
Bithynia fuchsiana - ở Trung Quốc.
Bithynia misella - ở Trung Quốc.
Parafossarulus anomalosiralis - ở Trung Quốc.
Melanoides tuberculata - ở Trung Quốc.
Semisulcospira libertina - ở Trung Quốc.
Assiminea lutea - ở Trung Quốc.
Tarebia granifera - ở Đài Loan, Trung Quốc (WHO, 1995) [44].
Lớp sán lá song chủ có tổng số khoảng 3.000 loài, chúng được phân
thành hai lớp phụ Aspidogastraea và Digenea dựa vào cấu tạo ngoài của cơ
thể sán có mặt của giác bám bụng hay không.
- Lớp phụ Aspidogastraea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Aspidogastraea
6
không có giác bám bụng mà chỉ có đĩa bám ở mặt bụng, phát triển qua biến
thái nhưng không có xen kẽ thế hệ. Kích thước nhỏ hơn 1 mm. Sán lá song
chủ thuộc lớp phụ này ký sinh ở trên cơ thể cá, trai trai, rùa.... Đại diện cho
lớp phụ này là: Loài sán Aspidogaster conchicola ký sinh ở trong xoang tim
của trai nước ngọt Ananodonta.
- Lớp phụ Digenea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Digenea có cấu tạo
cơ thể bao gồm 2 giác bám, giác ở miệng và giác ở bụng. Các loài sán ở lớp
phụ Digenea phát triển có sự xen kẽ thế hệ và thay đổi vật chủ. Đại diện phổ
biến là các loài: (1) Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) sống ký sinh trong ống
mật của trâu, bò, cừu, dê, gây bệnh nặng cho vùng chiêm trũng. Vật chủ trung
gian của sán lá gan lớn là ốc tai Lynaea swihoei; (2) Sán lá ruột lợn hay Sán bã
trầu (Fasciolopsis buski) sống ký sinh trong ruột non của lợn và ruột tá của
người. Mỗi ngày sán lá ruột lợn có thể đẻ ra 5.000 trứng, phát triển qua 3-7
tuần, vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn là ốc đĩa dày Polypilis
hemisphoerula. Kén của sán bám trên bề mặt của bèo Nhật bản, rau lấp, rau
muống phổ biến ở vùng đồng bằng. Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu ký sinh trên
lợn gây bệnh tắc ruột, phù gan thiếu máu và giảm hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi; (3) Sán lá gan nhỏ sống ký sinh trong ống dẫn mật của người, mèo,
chó… Người bị nhiễm bệnh do ăn gỏi cá, triệu chúng phù gan, vàng da, viêm
túi mật... sán phát triển qua 2 vật chủ trung gian là ốc Melanoides tuberculatus
hay ốc Parafossarulus striatulus và vật chủ trung gian thứ 2 là các loài cá trong
họ cá chép (chép, trắm cỏ, mè trắng, rô phi… ). Bệnh khá phổ biến ở Việt
Nam, vùng đồng bằng hay Tây nguyên; (4) Sán máu có 3 loài phổ biến là
Schistosoma haematobium (ký sinh ở bọng đái của người gây đái ra máu); S.
mansoni (ký sinh ở ruột người và vật nuôi gây bệnh lở loét ruột); S. japonicum
(sống ký sinh ở gan của người và vật nuôi gây sưng gan, lách). Bệnh gan do
sán máu S. japonicum rất phổ biến trên thế giới, theo thống kê hiện nay có
khoảng 200 triệu người bị nhiễm bệnh và hàng năm có khoảng 800.000 người
7
bị chết (WHO, 1995) [44]. Sán tuyến tuỵ (Eurytrema pancreayticum, E.
coelomaticus, E. tonkinensis).
Nhìn chung các loại sán lá song chủ trên có vòng đời phát triển qua hai
vật chủ trung gian, giai đoạn trưởng thành đều ký sinh trên người và động vật
gây bệnh cho vật chủ bằng cách chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ. Tuy
các loài sán lá song chủ có vòng đời phát triển phức tạp, và trải qua nhiều giai
đoạn với nhiều vật chủ trung gian. Nhưng chúng ta chỉ cần phá vỡ một khâu
trong vòng đời phát triển của sán lá song chủ thì sẽ loại bỏ được sự lây truyền
ấu trùng sán sang người và vật nuôi. Chính vì vậy chúng ta cần tìm cách để
hạn chế sự lây truyền của sán từ vật chủ trung gian sang người và vật nuôi.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học sán lá song chủ Trematoda
Sán lá song chủ Trematoda được phát hiện lần đầu tiên bởi MacConnell ở
Ấn Độ và MacGregor ở Mauritius vào năm 1874, khi giải phẫu một người Trung
Quốc bị tử vong do bệnh gan. Sau đó các nhà khoa học điều tra thấy sán tập
trung rất nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản có đến 56 - 67% người dân bị nhiễm
sán. Năm 1890, Park lần đầu tiên phát hiện trường hợp nhiễm sán ở Mỹ do một
người Trung Quốc nhập cư. Sau nhiều điều tra nghiên cứu, lần đầu tiên sán lá C.
sinensis được mô tả chi tiết vào năm 1917 bởi Watson dài từ 10 - 20 mm, trứng
kích thước dài 28 - 30 µm, rộng 15 - 17 µm (Watson, 1917) [27].
Sán lá gan nhỏ ký sinh trên cơ thể người gây bệnh trên gan. Lớp sán lá
song chủ (Trematoda) nói chung gây bệnh phổ biến cho con người tại khu
vực Đông Nam Á trong đó có cả ở Việt Nam, gần đây các nhà khoa học còn
tìm thấy trường hợp bị nhiễm sán lá gan C. sinensis tại Iran (Mitra và cs,
2007) [37]. Theo thống kê của WHO hiện nay chỉ tính riêng khu vực Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á có khoảng 30.000 người bị
nhiễm sán lá gan (WHO, 1995) [44]. Con người bị nhiễm bệnh sán lá song
chủ do ăn phải cá hoặc các loại thủy sản chưa chín kỹ. Sán lá trưởng thành
sống trong cơ thể người, trứng sán theo phân người bài tiết ra ngoài môi
8
trường và lây nhiễm cho ốc, chúng sinh sản nhanh trong ốc (đây chính là giai
đoạn trung gian). Sau đó chúng bơi tự do, ấu trùng giải phóng ra ngoài lây
nhiễm cho cá. Cá chép (Cyprinus carpio) và nhất là cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idellus) là những đối tượng mang ấu trùng sán lá
metacercaria rất nhiều và trực tiếp truyền bệnh sang người thông qua thức ăn
(Rohela và cs, 2006 [40]; Trương Thị Hoa và cs, 2009 [8]).
1.1.1.3. Cấu tạo cơ thể sán lá song chủ Trematoda
Theo Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang (2005) [1] cấu tạo cơ thể sán lá
song chủ Trematoda trưởng thành có những đặc điểm chính như sau:
Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ
A. Sơ đồ chung; A - G. Biểu hiện ở Sán lá gan lớn
1. Giác miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Lỗ sinh dục; 5. Giác bụng; 6. Tuyến
noãn hoàng; 7. Ống Laurer; 8. Ôôtyp; 9. Ống noãn hoàng; 10. Nhánh ruột;
11. Tuyến tinh; 12. Bọng đái; 13. Tử cung; 14. Ống dẫn tinh; 15. Tuyến vỏ;
16. Túi nhận tinh; 17. Tuyến trứng; 18. Cơ quan giao phối; 19. Đĩa bám.
(Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1]
9
- Cơ thể sán lá song chủ thường dẹp hình trứng, hình lá đối xứng hai
bên hoặc không đối xứng, một số cơ thể còn chia làm 2 phần trước sau, có
giống loài mặt lưng hơi cao. Kích thước cơ thể sai khác rất lớn khoảng 0,5 - 1
mm nhưng cá biệt có thể trên 10 mm. Khi sán ký sinh trên người có kích
thước dài 10 - 20 mm, chiều ngang từ 2 - 4 mm (Ký sinh trùng, 1997) [2]. Cơ
thể trong, không màu, cá biệt có màu đỏ của máu do màu máu. Bề mặt cơ thể
trơn, một số giống loài trên bề mặt có móc hoặc các mấu lồi. Sán lá có 2 giác
bám, một giác bám bụng và một giác bám miệng. Ngoài giác bám còn có các
gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn. Thường giác hút miệng tương đối nhỏ
(500 mc) ở phía trước cơ thể, giác hút bụng nhìn chung lớn hơn giác hút
miệng (600 mc) (Ký sinh trùng, 1997) [2].
- Thành cơ thể cấu tạo theo kiểu mô bì chìm, tầng cuticun dày bao
ngoài cơ thể, lông tiêu giảm. Lớp ngoài cùng của sán lá song chủ là một lớp
nguyên sinh chất hợp bào dày hơn sán lá đơn chủ, rải rác có giống loài có
móc là cơ quan bám bổ sung, lớp này còn để chống lại tác dụng của dịch tiêu
hoá của ký chủ và hấp thụ dinh dưỡng. Lớp tiếp theo là lớp nguyên sinh chất
chìm trong đó có 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ xiên.
- Hệ tiêu hoá: Hệ tiêu hóa của sán lá song chủ trưởng thành bao gồm có
miệng, hầu, thực quản, ruột. Bắt đầu bằng lỗ miệng nằm ở đáy giác miệng. Đại
bộ phận miệng ở chính giữa giác hút trước. Hầu do tế bào cơ và tế bào tuyến của
cơ thể cấu tạo thành. Miệng đổ vào hầu có thành cơ khoẻ. Tiếp theo là thực quản
hẹp, ngắn. Ruột giữa của sán chia làm 2 nhánh, chạy dọc 2 bên cơ thể và bịt kín
ở tận cùng. Sán lá song chủ trưởng thành ăn thức ăn trong ruột và máu của vật
chủ, tiêu hoá nội bào là chính. Một số giống loài sán lá song chủ có hậu môn.
- Hệ bài tiết: Sán lá song chủ có hệ bài tiết là nguyên đơn thận, gồm có 1 -
2 ống chạy dọc cơ thể. Ống dọc có nhiều ống nhánh nhỏ chạy ra 2 bên và kết
thúc là tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái, ra ngoài qua lỗ bài tiết.
10
Hình 1.2. Hệ bài tiết của Sán lá song chủ
(Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1]
- Hệ thần kinh: Sán lá song chủ có hệ thần kinh bao gồm đôi hạch não
nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh chạy dọc, thường là 3 đôi. Dây thần
kinh bên hoặc dây thần kinh bụng phát triển hơn cả.
Hình 1.3. Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse)
(Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1]
11
- Sán lá song chủ tiêu giảm các giác quan, chúng tiêu giảm để thích
nghi phù hợp với vòng đời ký sinh trong vật chủ.
- Hệ sinh dục: Sán lá song chủ trừ một số họ như Schistomatidae,
Didymozoidae còn lại đều có hệ thống sinh dục lưỡng tính, đực cái trên cùng
một cơ thể. So với sán lá đơn chủ, sán lá song chủ có hệ thống sinh dục đa
dạng hơn.
+ Cơ quan sinh dục đực: Gồm 1 - 2 tuyến tinh lớn chiếm gần hết thân
còn gọi là tinh hoàn, có hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về phía trước, tập trung
với nhau thành ống phóng tinh và tận cùng là cơ quan giao phối nằm trước
giác bụng.
+ Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan sinh dục cái nằm ở khoảng giữa thân,
bao gồm tuyến trứng, từ tuyến trứng có ống dẫn trứng ngắn đổ vào khoang bé
gọi là ôôtyp. Từ khoang ôôtyp đi ra là tử cung uốn khúc chạy đến lỗ sinh dục
cái cạnh lỗ sinh dục đực trong huyệt sinh dục. Tử cung là một ống ngoằn
nghèo gấp khúc. Tuyến noãn hoàng ở hai bên cơ thể đổ vào hai nhánh nhỏ sau
đó hợp thành bầu rồi dẫn đến khoang ôôtyp để làm vỏ. Khoang ôôtyp có túi
nhận tinh. Thể melít có dạng hình tròn gồm nhiều tế bào bao quanh ôôtyp.
- Quá trình thụ tinh xẩy ra như sau: Noãn từ tuyến trứng được chuyển
vào ôôtyp khi giao phối, tinh trùng từ huyệt sinh theo tử cung vào ôôtyp và
gặp noãn. Lượng tinh trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào
noãn hoàng theo ống dẫn vào ôôtyp, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp
vỏ cứng. Trứng sau đó chuyển ra ngoài theo tử cung.
1.1.1.4. Vòng đời phát triển của sán lá song chủ
- Sinh sản: Sán lá song chủ sinh sản hữu tính ở vật chủ chính và sinh
sản vô tính nhờ các tế bào mầm trong cơ thể ấu trùng. Sán lá song chủ đẻ
trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng sán có kích thước nhỏ nhưng số
12
lượng nhiều. Sán lá song chủ từ trứng phát triển thành, cơ thể trưởng thành
phải qua một quá trình phát dục phức tạp qua nhiều giai đoạn. Quá trình phát
triển của sán lá song chủ có hiện tượng xen kẽ thế hệ và di chuyển vật chủ
(Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [13].
- Chu kỳ phát triển chung của sán lá song chủ, theo Thái Trần Bái và
Nguyễn Văn Khang (2005) [1] mô tả vòng đời phát triển của sán lá song chủ
bao gồm 4 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn ấu trùng miracidium: Trứng sán lá song chủ sau khi đã
được thụ tinh rơi vào nước nở ra thành ấu trùng có tên gọi miracidium, ấu
trùng có lông tơ và điểm mắt. Phần trước cơ thể ấu trùng có tuyến đầu, đoạn
sau cơ thể có một đám tế bào mầm có ống tiêu hoá đơn giản. Hệ thần kinh và
bài tiết của ấu trùng miracidium không phát triển. Miracidium không ăn, sống
tự do trong nước nhờ glycogen dự trữ nên ấu trùng chỉ bơi một thời gian sau
đó nhờ tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô xâm nhập vào tổ chức gan
của cơ thể ốc nước ngọt. Ở trong cơ thể ký chủ trung gian thứ nhất (ốc nước
ngọt), ấu trùng miracidium mất lông tơ, mất điểm mắt và ruột biến thành bào
nang sporocyste.
+ Giai đoạn ấu trùng bào nang sporocyste: Ấu trùng bào nang
sporocyste có hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh
dưỡng. Bào nang sporocyste có thể xoang lớn, chúng tiến hành sinh sản đơn
tính (vô tính) rất nhanh cho nhiều ấu trùng redia.
+ Giai đoạn ấu trùng redia: Ấu trùng redia hình túi có thể di động, cấu
tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn. Ấu trùng redia lớn lên, phá
màng của bào nang để ra khỏi tổ chức gan rồi di chuyển đến cơ quan tiêu hoá
của ốc. Cơ thể ấu trùng redia phát triển dài ra, hầu và ruột phát triển, có hai
ống bài tiết. Phía sau cơ thể ấu trùng redia có một đám tế bào mầm tiến hành
13
sinh sản đơn tính cho nhiều ấu trùng cercaria. Có chủng loại sán lá song chủ
không qua giai đoạn ấu trùng redia mà phát triển trực tiếp qua cercaria.
Còn một số giống loài ấu trùng cercaria sau khi tách khỏi cơ thể redia
hình thành bào nang (kén) ngay trong cơ thể ốc hoặc chui ra nhưng lại tiếp tục
xâm nhập vào cơ thể ốc đó. Cercaria rời khỏi cơ thể ốc ra ngoài, nhờ có đuôi
mà có thể hoạt động tự do trong nước. Sau một thời gian, cercaria bám vào lá
cây thuỷ sinh rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo thành bào xác (abdocercaria). Cũng
có khi cercaria có phần đầu kết vỏ trong suốt nằm trong nội quan của vật
chủ trung gian thứ hai trước khi vào vật chủ chính (được gọi là metacercaria).
Các giống loài sán lá song chủ lấy cá là ký chủ trung gian thứ 2, đa số
ấu trùng cercaria chủ động xâm nhập vào cơ thể cá và hình thành
metacercaria, một số ít giống loài ngoài môi trường, ký chủ cuối cùng trực
tiếp nuốt bào nang metacercaria.
Dạng cercaria hay metacercaria đều là dạng nhiễm bệnh sán lá gan ở
trâu bò và các loại vật nuôi khác. Khi trâu bò ăn cỏ, hoặc vật nuôi ăn phải ấu
trùng sán lá song chủ bào xác vào ruột và tại ruột vật chủ thứ hai vỏ bào xác
sẽ bị dịch tiêu hoá của vật chủ phân huỷ, sau đó sán lá song chủ non được
giải phóng, chúng di chuyển theo ống mật vào gan và sống ký sinh ở trong đó.
+ Giai đoạn ấu trùng metacercaria: Ấu trùng metacercaria do có vỏ
bao lại, cơ thể nằm trong bào nang nên không vận động. Kích thước ấu trùng
metacercaria khoảng 0,19 - 0,25 x 0,15 - 0,22 mm (Sohn, 2009) [42]. Tuy có
vỏ bao bọc nhưng ấu trùng có ấu tạo cơ thể phát triển gần với trùng cơ thể sán
lá song chủ trưởng thành.
Cấu tạo ngoài: Bề mặt cơ thể ấu trùng metacercaria có các bộ phận
móc, có giác miệng, giác bụng, lỗ miệng và lỗ bài tiết.
Cấu tạo trong: Ấu trùng metacercaria có cơ quan tiêu hoá, cơ quan bài
14
tiết, thần kinh và cơ quan sinh dục. Hệ thống sinh dục của một số giống loài
phát triển còn đơn giản nhưng cũng có giống loài cơ quan sinh dục đực cái đã
hoàn chỉnh, thậm chí đã có lúc trong cơ quan sinh dục cái đã có trứng xuất
hiện. Ấu trùng Metacercaria cùng với ký chủ trung gian thứ hai hoặc vật môi
giới bị ký chủ sau cùng ăn vào trong ống tiêu hoá do tác dụng của dịch tiêu
hoá, vỏ bọc vỡ, ấu trùng thoát ra ngoài di chuyển đến cơ quan thích hợp của
ký chủ phát triển thành trùng trưởng thành.
Quá trình phát triển của sán lá song chủ yêu cầu ký chủ trung gian nhất
định, ký chủ trung gian thứ nhất là ốc, ký chủ trung gian thứ hai hoặc ký chủ
cuối cùng thường là động vật nhuyễn thể, động vật có đốt, giáp xác, côn
trùng, cá, lưỡng thê, bò sát, chim và động vật có vú. Có giống loài yêu cầu
đến 3 - 4 ký chủ trung gian.
- Nhìn chung chu kỳ phát triển của sán lá song chủ ký sinh trên người
và vật nuôi được chia làm hai hình thức chính:
* Có một ký chủ trung gian:
+ Ấu trùng cercacia đi trực tiếp vào ký chủ cuối cùng như sán máu cá.
+ Ấu trùng cercacia ra ngoài môi trường hình thành bào nang ấu
trùng metacercaria bám trong các cây thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, ký
chủ cuối cùng ăn vào phát triển thành trùng trưởng thành như sán lá ruột
lợn (sán bã trầu).
+ Ấu trùng cercaria không ra khỏi ký chủ trung gian thứ nhất mà ở
trong đó hình thành bào nang metacercaria ví dụ sán lá gan lớn ở trâu bò.
* Có hai ký chủ trung gian:
+ Cả hai ký chủ trung gian là nhuyễn thể.
+ Ký chủ trung gian thứ hai là các loài giáp xác hay côn trùng, lưỡng
thê hoặc cá nước ngọt.
15
Hình 1.4. Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá
(Nguồn: Dự án FIBOZOPA)
Để hoàn thành vòng đời, các giai đoạn phát triển cần các điều kiện nhất
định nên xác suất để sán lá song chủ xâm nhập được vào vật chủ thích hợp và
kết thúc vòng đời là không cao. Bởi vậy, sán lá song chủ nói chung cần phát
triển cơ quan sinh dục để hình thành nhiều trứng, sinh sản đơn tính làm tăng
nhanh số lượng ấu trùng để tăng xác suất gặp vật chủ.
1.1.2. Dịch tễ học của bệnh sán lá song chủ
Metacercaria của sán lá song chủ sống ký sinh trong cơ thể cá nước
ngọt (Pseudorasbora parva), chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ -120
C trong thời
gian 10 - 20 ngày, ở nhiệt độ -200
C trong thời gian 3 - 7 ngày, hoặc trong môi
trường muối với nồng độ cao (cá/muối = 10 gm/gm3
) ở nhiệt độ 260
C trong
thời gian 5 - 15 ngày và vẫn có khả năng cảm nhiễm. Những phát hiện này
16
cho thấy rằng cá nước ngọt đông lạnh hoặc lưu trữ trong muối có nồng độ cao
có thể không hiệu quả trong công tác phòng chống bênh sán lá ở người. Tuy
nhiên cá ướp lạnh, hoặc được lưu trữ ở trong muối có nồng độ cao trong một
thời gian dài hơn thì có thể diệt được mầm bệnh.
Sán lá gan gây tổn thương nghiêm trọng ở gan, có thể dẫn đến xơ gan,
cổ chướng và gan thoái hóa mỡ. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây
hiện tượng tắc mật, dần dần biến chứng nhiễm trùng, tạo điều kiện để ung thư
gan phát triển. Sán không những gây những kích thích thường xuyên đối với
gan mà còn chiếm thức ăn và gây độc (Ký sinh trùng, 1997) [1].
Độc tố của sán tiết ra có thể gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có
thể gây thiếu máu, tăng bạch cầu toan tính. Nếu sán ký sinh ở vị trí nào sẽ
tăng kích thước ở đó và dễ gây tắc. Ở gan có sán ký sinh to ra rõ rệt có thể lên
tới 4 kg (gan người bình thường 2,3 - 2,4 kg). Ở bề mặt gan có những điểm
phình giãn, những chỗ phình giãn thường có màu trắng và nhạt, tương ứng
với sự giãn nở của các ống mật. Nếu cắt những điểm phình giãn sẽ thấy chảy
ra một dịch màu xanh xám (Ký sinh trùng, 1997) [1].
Biểu hiện lâm sàng của bênh sán lá gan nhỏ phụ thuộc nhiều vào cường
độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong trường hợp nhiễm ít có khi không
có triệu chứng gì đặc biệt. Giai đoạn khởi phát người bệnh bị mắc bệnh sán lá
gan nhỏ thường bắt đầu với các biểu hiện của rối loạn dạ dày, ruột, có hiện
tượng chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất
thường. Kèm theo có thể thấy toàn thân phát ban, nổi mẩn. Giai đoạn sau
người bệnh đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ
trướng, có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu mắc bệnh bội nhiễm do vi
khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
Ở trong ống dẫn mật, sán gây ra một phản ứng viêm, biểu mô tăng sản
17
và đôi khi thậm chí gây xơ gan, tỷ lệ mắc trong đó được nâng lên ở các vùng
bị nhiễm sán.
Một bất lợi ảnh hưởng của người mắc bệnh gan là khả năng các sán lá
trưởng thành tiêu thụ tất cả các mật tạo ra trong gan, trong đó sẽ hạn chế tiêu
hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo. Một khả năng khác là
tắc nghẽn của ống mật do ký sinh trùng hoặc trứng của nó, dẫn đến tắc nghẽn
đường mật và viêm đường mật (đặc biệt là viêm đường mật phương Đông).
Những tổn thương ở từng vị trí của gan có thể dẫn đến xơ hóa toàn bộ
gan. Ngoài những thương tổn ở gan, tuy cũng có thể có những hiện tượng xơ
hóa, tăng sinh và thoái hóa. Lách có thể bị to, tăng sinh phát triển để tăng sản
xuất máu để bù đắp cho cơ thể. Về công thức máu, bạch cầu toan tính chiếm tỉ
lệ từ 20 - 40%, kèm theo hiện tượng tăng bạch cầu (Ký sinh trùng, 1997) [1].
1.1.3. Chẩn đoán bệnh sán lá song chủ
Mức độ biểu hiện của bệnh sán lá song chủ tùy thuộc nhiều vào cường
độ nhiễm và phản ứng của vật chủ.
Trong những trường hợp nhiễm thể nhẹ có khi không có biểu hiện rõ
rệt. Trong giai đoạn bắt đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn dạ dày,
ruột, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ỉ vùng gan, ỉa chảy và táo bón
thất thường. Với những trường hợp bị nhiễm trên 100 sán lá gan triệu chứng
thường xuất hiện rõ rệt. Người và con vật bị nhiễm sán trong giai đoạn đầu
này thường bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu toan tính tăng đột ngột. Giai
đoạn này khó chẩn đoán để phát hiện bệnh.
Giai đoạn toàn phát của bệnh sán lá gan, bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt
hơn. Bệnh nhân bị thiếu máu, gầy sút, phù nề và đôi khi có hiện tượng sốt thất
thường. Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm xuống còn khoảng 2 triệu, huyết
cầu tố có thể giảm xuống tới 20%. Biểu hiện phù nề bắt đầu từ những chi
dưới, sau trở thành phù nề toàn thân với những triệu chứng của bệnh Bêri-
18
Bêri (bệnh Bêri-Bêri: tê bì, nhược cơ, mỏi cơ, đau cơ, đây là một bệnh tê phù
do thiếu vitamin B1 làm rối loạn chuyển hóa gluxit). Thể trạng bệnh nhân gầy
sút nhanh chóng và giảm cân rõ rệt, bệnh nhân còn có thể chảy máu cam, nôn
ra máu và có những rối loạn tim mạch khác. Trong trường hợp bệnh nhân bị
nhiễm sán Clonorchis sinensis lại bị bội nhiễm do vi khuẩn thì sẽ có hiện
tượng sốt kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét.
Bệnh nhân bên cạnh những biểu hiện trên, còn có những triệu chứng về
gan. Vùng gan đau âm ỉ nhưng có khi đau rất dữ dội. Bệnh nhân bị vàng da
nhẹ, phân có thể trắng, nước tiểu màu vàng sẫm. Những biểu hiện này rất
giống hội chứng vàng da ứ mật.
Xét nghiệm phân tìm trứng sán là biện pháp đơn giản nhưng có tính
chất khẳng định việc mắc bệnh, trường hợp nhiễm ít cần phải xét nghiệm dịch
tá tràng. Trong trường hợp không tìm thấy trứng sán, các xét nghiệm miễn
dịch cuối cùng, xét nghiệm nước tá tràng với hình ảnh siêu âm có giá trị chẩn
đoán. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có giá trị trong việc đánh giá
thương tổn và tiên lượng bệnh.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm sán lá song chủ không được can thiệp điều trị
kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng xơ gan. Theo báo cáo của Lương Bá Cường thì
33% bệnh nhân mắc bệnh này bị xơ gan (Ký sinh trùng, 1997) [1].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Giai đoạn 1959 - 1961 các nhà khoa học đến từ Liên Xô đã tiến hành
nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng trên các loài cá nước mặn ở Việt
Nam. Năm 1988 - 1989, hai nhà khoa học Sey (Tiệp Khắc cũ) và Moravec
(Hungari) đã nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá, giun tròn, giun đầu móc ở
một số loài cá nước ngọt của nước ta (Hà Ký, 1968) [10].
19
Hình 1.5. Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis
ở Việt Nam tính đến năm 2002
(Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004) [38]
Giai đoạn 1960-1968, Hà Ký đã tiến hành điều tra ký sinh trùng trên 16
loài cá nước ngọt nuôi trên miền Bắc Việt Nam, tác giả đã công bố số lượng
120 loài ký sinh trùng, trong đó có 41 loài mới, 01 giống mới, 01 họ phụ mới
đối với khoa học bệnh trên thủy sản (Hà Ký, 1966 [1]; 1968 [10]).
Năm 1976 tác giả Nguyễn Thị Muội và cs (1976) đã tiến hành điều tra
giun đầu móc ở một số loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở Đồng bằng
Bắc bộ, kết quả cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt ở khu vực điều tra đều
mang ký sinh trùng giun đầu móc.
Theo tác giả Bùi Quang Tề (1984) [16] đã điều tra khu hệ ký sinh trùng
ký sinh trên sáu loài cá chép được nuôi ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả
20
Phan Thị Vân và cs (2007) [20] cũng nghiên cứu các loại sán lá truyền qua cá
trên hệ thống sông Hồng của miền Bắc cho biết ngoài sán lá gan nhỏ
Clonorchis sinensis được tìm thấy còn có nhiều loài sán lá khác trên các loại
cá. Từ năm 1981 - 1985, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1986) [14] đã tiến
hành điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng sống ký sinh trên cá nước
ngọt của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta. Kết quả nghiên cứu đã
phát hiện và phân loại được 117 loài ký sinh trùng, trong đó lớp sán đơn chủ
(Monogenea) chiếm số lượng loài đáng kể so với tổng số loài ký sinh trùng
trên cá nước ngọt.
Tác giả Nguyễn Văn Đề (2004) [38] cho biết trong các điều tra giai
đoạn 1976 - 2000 trên 15 tỉnh thành ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên
người do giống Clonorchis hoặc Opisthorchis gây ra rất cao dao động từ 0,2 -
37,5%, trung bình 21%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở các tỉnh Nam Định: 3 -
37,5%; Phú Yên: 36,9%; Bắc Giang: 16,3%; Ninh Bình 20 - 30%; Hà Tây
16%; thấp nhất là Thái Bình 0,2% và Hà Giang 0,6%. Trong đó tỷ lệ nhiễm ở
nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, người lớn cao hơn trẻ em và cao nhất ở giai
đoạn tuổi 40 - 50 chiếm 50,2 - 51,6%. Điều này cho thấy người dân có thói
quen ăn cá chưa chín kỹ hoặc ăn gỏi cá là thói quen không tốt và làm tăng tỷ
lệ nhiễm sán lá gan. Điều tra cũng cho biết giống sán lá gan phổ biến ở các
tỉnh miền Bắc nước ta trong đó chủ yếu là loài sán C. sinensis, giống
Opisthorchis phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta.
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề và các cộng sự từ nghiên cứu ký sinh
trùng của một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay (2001) ở Việt Nam
đã điều tra nghiên cứu ký sinh trùng trên 103 loài cá nước ngọt và nước lợ
thuộc 31 họ, phát hiện và phân loại được 366 loài ký sinh trùng thuộc 128
giống, 18 lớp. Trong đó có 1 họ phụ, 2 giống và 78 loài mới đối với công tác
nghiên cứu khoa học. Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) phát
21
hiện 103 loài chiếm 28,14%; đứng thứ hai là lớp bào tử sợi (Cnidosporidea)
gặp 46 loài chiếm 12,5%, lớp sán lá song chủ (Trematoda/ Nematoda) đứng
thứ ba gặp 45 loài chiếm 12,30%. Các tác giả cũng cho biết rằng nhiều loài ký
sinh trùng được tìm thấy trên cá với tỷ lệ nhiễm cao và nguyên nhân của tỷ lệ
tử vong lớn, đặc biệt là giai đoạn cá hương và cá giống (Bùi Quang Tề, 2001
[18]; Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2001 [11]).
Giai đoạn 2001 đến 2010 có nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị về
lĩnh vực ký sinh trùng trên thủy sản nói chung và sán lá song chủ trên cá nước
ngọt nói riêng. Công bố của Bùi Quang Tề (2001) [18] khi tiến hành nghiên
cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long và các giải
pháp phòng trị chúng. Tác giả nghiên cứu trên 3.217 cá thể của 41 loài cá
kinh tế nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện 157 loài ký sinh
trùng, 70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong số 157 loài đã ký
sinh trùng đã công bố, có 121 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2003) [4] đã xác định
được 6 loài cá nước ngọt là ký chủ trung gian thứ hai của sán lá gan và tỷ lệ
nhiễm của chúng như sau: cá mè trắng là 44,5%; cá rô đồng 32%; cá chép
25%; cá diếc 15,6%; cá trôi 13,3% và cá trắm cỏ 13,9%.
Tác giả Lê Ngọc Quân (2005) [15] đã tiến hành kiểm tra 205 cá thể bao
gồm 130 cá rôhu và 75 cá mè trắng tại Nam Định cho biết tỷ lệ nhiễm ấu
trùng metacercaria trên cá mè trắng và rôhu lần lượt là 47% và 33%. Trong
đó vây cá là cơ quan được phát hiện nhiễm ấu trùng nhiều nhất trên cơ thể cá,
lần lượt là 41,3 và 13,1%. Tác giả cũng phát hiện ấu trùng của 6 loài sán lá
song chủ ký sinh bao gồm: H. Taichui; H. Pumilio; H. Yokogawai;
Procerovum sp.; Exorchis sp. và Centrocestus formosanus; sáu loài sán lá
song chủ này được định loại thuộc 2 bộ, 3 họ, 3 phân họ và 4 giống. Trong đó
3 loài thuộc giống Haplchis là nguyên nhân gây bệnh sán lá cho người có tỷ
22
lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn giống khác được phát hiện.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2007) [5] khi điều tra tình hình
nhiễm sán lá gan qua cá ở hồ Thanh Trì (Hà Nội) và hồ Vị Xuyên (TP Nam
Định) cho biết. Trong bốn loại cá mè, cá chép, cá trắm và cá rô phi đều nhiễm
ấu trùng sán lá ruột nhỏ cả giai đoạn mới nuôi và giai đoạn thu hoạch. Giai
đoạn thu hoạch nhiễm ấu trùng sán với tỷ lệ cao nhất, tại hồ Thanh Trì tỷ lệ
nhiễm chung là 6,5% với cường độ nhiễm trung bình là 0,423 ấu trùng/cá; tại
hồ Vị Xuyên tỷ lệ nhiễm chung là 5,72% với cường độ nhiễm trung bình là
0,246 ấu trùng/cá. Thành phần ấu trùng thu được là Haplorchis pumilio và
Centrocestus formosanus ở hồ Thanh Trì; Haplorchis pumilio và Haplorchis
taichui tại hồ Vị Xuyên.
Bên cạnh đó Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Việt Nam) và Đại
học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác triển trai dự án “Ký sinh trùng gây
bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam” giai đoạn I (2004 - 2007) và đang
thực hiện giai đoạn II (2008 - 2012) (FIBOZOPA, 2008) [7]. Trong các hợp
phần báo cáo của dự án cho biết sán lá gan nhỏ C. sinenesis và một số loại
sán lá thuộc họ teterophyid đã nhiễm phối hợp với nhau tại Nam Định; tiến
hành điều tra trên người thấy 51,5% người nhiễm C. sinenesis và có đến
54,5% số người nhiễm phối hợp hai loại sán lá, số người nhiễm một loại sán
lá chỉ có 9% (Đỗ Trung Dũng, 2008) [3]. Cũng tại Nam Định kết quả thấy tỷ
lệ nhiễm sán lá truyền qua cá là 64,9% bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột
nhỏ. Sán lá gan nhỏ nhiễm qua cá ở Nam Định và Nghệ An được phân lập
chủ yếu là Clonorchis sinenesis, ngoài ra còn có Haplorchis pumilio, H.
taichui, H. yokogawai và Stellantchasmus falcatus (Nguyễn Văn Đề và cs,
2008) [6]. Trong một báo cáo khác cho biết trong các loài cá giống thì cá
trắm cỏ là loài nhiễm ấu trùng sán lá gan C. sinenesis nhiều nhất 60,9% cá
rohu 24,2%; mrigal 21,5%; mè trắng 25,8% và cá chim trắng ít nhất 8%
(Phan Thị Vân và cs, 2008) [20].
23
Tác giả Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009) [8] nghiên cứu
cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thừa
Thiên Huế cho biết. Ba loài metacercariae được xác định là Centrocestus
formosanus; Clonorchis sinensis và Haplorchis taichui, tỷ lệ nhiễm ấu trùng
metacercariae trên cá chép là 65,4% và cá trắm cỏ là 55,8%. Ấu trùng C.
sinensis chủ yếu ký sinh trong cơ của cá, tỷ lệ nhiễm C. sinensis trên cá chép
là 27,5% và trên cá trắm là 24,6%.
Như vậy ở Việt Nam các nghiên cứu về sán lá song chủ mới bước đầu
thống kê được tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên một số loài cá
nước ngọt. Qua đây cho thấy (1) Hầu hết các loài cá nước ngọt ở các hệ thống
sông, hồ của nước ta đều bị nhiễm ký sinh trùng; (2) Ấu trùng sán lá song chủ
Clonorchis sinensis ký sinh trên cơ các loài cá và lây cho người thông qua ăn
cá sống (gỏi) hoặc cá nấu chưa chín kỹ gây bệnh trên gan; (3) Cá chép và cá
trắm cỏ đều bị nhiễm ấu trùng sán lá song chủ C. sinensis, tuy nhiên cường độ
nhiễm và tỷ lệ nhiễm ở mỗi khu vực khác nhau lại khác nhau; (4) Cần có
những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song
chủ trên cá chép và cá trắm cỏ nói chung và các loài cá nước ngọt nói riêng ở
nhiều địa phương để có những giải pháp hạn chế lây truyền sán lá gan từ cá
sang người.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Lonnae (1707 - 1778). Ở
Liên Xô cũ Dogiel (1882 - 1956) là người đặt nền móng cho nghiên cứu Ký
sinh trùng sống trên các loài cá (Dogiel, 1962) [24]. Bychowsky và các cộng
sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách: “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá
nước ngọt Liên Xô” trong đó công trình đã mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng
của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là
24
nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn
diện và đồ sộ nhất (Bùi Quang Tề, 1998 [17]; Gussev, 1983 [30]).
Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới
(Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004)
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cho thấy các loài sán
đơn chủ thuộc một số họ Dactyloyridae, Tetraonchidae có tính đặc hữu rất
cao, mỗi loài cá chỉ bị một số loài sán lá đơn chủ nhất định ký sinh, nghĩa là
những loài sán lá đơn chủ chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định. Nghiên cứu về
sán lá đơn chủ, Gussev (1976) [29] cho rằng sự phân loại và tiến hóa của họ
Dactylogyridae, Ancylodiscoididadae, Diplozoonidae có liên hệ với ký chủ
của chúng. Trên thực tế khoảng 7/10 sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá nước
ngọt ký sinh trên bộ cá chép và hầu hết giống cá chép là ký chủ của họ
Dactylogyridae và Diplozoonidae.
Ký sinh trùng của động vật thủy sản đến nay (1998) chúng ta phân loại
25
được số lượng rất lớn và phong phú. Chỉ tính ký sinh trùng trên các loài cá
nước ngọt thuộc khu vực Liên Xô cũ, các nhà khoa học đã phân loại được hơn
2000 loài giai đoạn 1984 - 1985 (Bùi Quang Tề, 1998) [17].
Ở Trung Quốc việc nghiên cứu ký sinh trùng - bệnh cá và động vật
thủy sản nói chung khá phát triển so với các nước Châu Á. Về ký sinh trùng
có rất nhiều công trình nghiên cứu, chỉ riêng tỉnh Hồ Bắc tác giả Chen Chin
Leu và cs (1973) [22] đã kiểm tra ký sinh trùng 50 loài cá nước ngọt, kết quả
phân loại được 379 loài ký sinh trùng trong đó: Nguyên sinh động vật
(Protozoa) 159 loài, sán lá đơn chủ (Monogenea) 17 loài, sán lá song chủ
(Trematoda) 33 loài, sán dây (Cestoidea) 10 loài, giun tròn (Nematoda) 21
loài, giun đầu móc (Acanthocepphala) 7 loài, đỉa cá (hirudinea) 2 loài, giáp
xác (Crustacea) 29 loài. Nếu tính riêng trên một số đối tượng nuôi chính thì:
Cá chép đã phát hiện được 61 loài ký sinh trùng sinh sống ký sinh, trắm đen
59 loài, trắm cỏ 71 loài, mè trắng 75 loài, cá diếc 75 loài.
Theo Chang và Wang (1973) [21] công bố trong một báo cáo khảo sát
80 trường hợp tại Hong Kong, người mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh
dịch thì có tới 19% tỷ lệ mắc sán lá gan. Tác giả Kwang và Bang (2005) [34]
cho biết khu vực Ulsan có tới 28,2% người bị nhiễm sán lá gan, nam giới cao
hơn nữ giới rất nhiều 35,4% và 19,4% tương ứng.
Công trình nghiên cứu của Rui Li và cs (2005) [41] cho biết kết quả
điều tra ở các tỉnh khu vực phía Nam Trung Quốc chỉ có 46% người dân biết
về bệnh sán lá gan. Trong tổng số người điều tra có đến 51% người ăn gỏi cá
từ 1 - 2 lần/tháng, chỉ có 8% số người ăn cá nấu chín kỹ, phần còn lại có thói
quen ăn cá sốt hoặc ăn sống hình thức gỏi. Công bố cho biết tỷ lệ trứng sán lá
gan tìm thấy trong phân cao nhất ở mèo 70%, chó 50% và trên lợn 27%, ở cá
nước ngọt tỷ lệ nhiễm là 40%.
Tác giả Shin và Huang (2000) [33] cho biết tỷ lệ người bị nhiễm sán lá
gan C. sinensis dưới mọi hình thức ở Đài Loan dao động từ 10 - 52%, cá biệt
26
có khu vùng lên đến 57%. Ở khu vực các tỉnh phía Nam của Trung Quốc kết
quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm trên người thấp hơn 31,61% và tập trung vào
các độ tuổi 30 - 69 chiếm 45 - 50% và mức độ nhiễm rất cao ở nam giới
(41,9%) ở nữ chỉ có 20,5% (Yu và cs, 2003) [45]. Ở Hồng Kong tỷ lệ người
nhiễm sán C. sinensis tập trung cao nhất ở độ tuổi 31 - 40 (68,75%) và độ tuổi
41 - 50 (20,6%), chủ yếu trên đối tượng nam giới trong đó nông dân là đối
tượng nhiễm sán lá cao nhất 28,75% (Chang và Wang, 1973) [32].
Theo tác giả Park và cs (2001) [21] cho biết loài sán lá gan nhỏ
Clonorchis sinensis ở Hàn Quốc và Trung Quốc có bộ nhiễm sắc thể 2n = 56,
bao gồm 8 cặp nhiễm sắc thể lớn và 20 cặp nhiễm sắc thể nhỏ.
Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan công trình nghiên cứu đầu
tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, 1926 - 1927 thông báo
về hiện tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt Thái Lan
và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan
có một loài thuộc giống caligus ký sinh. Cho đến nay khu hệ ký sinh trùng cá
nước ngọt ngày càng được chú ý. Qua tổng kết, một số nguyên sinh động vật,
sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như: Chilodonella,
Trichodina, Costia, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus… theo Tonguthai
(1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng lại ở đó mà đi sâu nghiên
cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh: Opisthorchosis do Opisthorchis
viverini ký sinh trong gan người. Không những thế, khu hệ ký sinh trùng cá
Thái Lan ngày càng phong phú bởi sự bổ sung của ký sinh trùng cá nước mặn.
Năm 1981 L, Ruangpan đã viết cuốn sách đầu tiên về ký sinh trùng ký sinh ở
cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan (Richard, 1996) [39].
Ở Indonesia năm 1952, sự ra đời của cuốn sách “Những dấu hiệu của
những loại ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Indonesia” thực sự là bước ngoặt
trong ngành ký sinh trùng học nước này. Tác giả cuốn sách này là M.Sachlan
- nhà khoa học Indonesia đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng cá ở Indonesia
27
[39]. Theo Akhmad Rukyani, cho đến nay ở Indonesia bệnh ký sinh trùng là
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thiệt hại về kinh tế
đối với cá nuôi nước ngọt những bệnh ký sinh trùng như: Myxobolosis,
Trichodinosis, Lerbnaeosis, Ichthyophthyriosis, Gyrodactylosis trong đó
Ichthyophthyriosis là bệnh ký sinh trùng quan trọng đối với cá. Đối với bệnh
này sự điều trị bằng thuốc hóa học không mạng lại hiệu quả vì sự chết chóc
luôn luôn xảy ra trước khi phép điều trị có hiệu lực (Richard, 1996) [39].
Ở Malaysia, trong giai đoạn 1861 - 1973, Furtado và Fernanda có báo
cáo về phân loại và hình thái của một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt
Malaysia. Đến giai đoạn 1983 - 1987, Lim và các cộng sự khi nghiên cứu về
ký sinh trùng trên một số cá nước ngọt ở vùng bán đảo Malaysia, đã phát hiện
ra 54 loài Monogenea (Richard, 1996) [39]. Cũng như ở Thái Lan và nhiều
nước khác khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia ngày càng phong phú, sự nghiên
cứu được chuyên sâu theo nhiều hướng khác nhau.
Ở Singapore sán lá song chủ đã được phát hiện từ năm 1938 bởi
Andrews và Shrimpton. Sán lá gây bệnh nghiêm trọng trên người, tuy nhiên
vòng đời và kích thức sán được mô tả chi tiết năm 1970 tương tự như các mô
tả đã biết (Cheah và cs, 1970) [21].
Ở Philipin từ năm 1947, Tubangui đã công bố về kết quả nghiên cứu
một số loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ
(Trematoda - Digenea), giun tròn (Nematoda) và giun đầu móc
(Acanthocephala). Velasquez, (1958) đã đề cập đến sự phân loại và chu kỳ
sống của ký sinh trùng giun sán. Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn sách về
sán lá song chủ ở cá Philipin, tổng khóa phân loại sán lá song chủ “Digenetic
trematodes of Philippin fishes”. Đây là một tài liệu chuyên khảo có giá trị
(Richard, 1996) [39].
Thái Lan là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tập tính ăn sản
phẩm thủy sản sống và có tỷ lệ người nhiễm sán lá cao. Hầu hết số người
28
nhiễm ấu trùng sán khi ăn các món chế biến từ cá chưa được nấu kỹ.
V. Wiwanit Kit và cs (2001) trường đại học Chulalong Korn, Bangkok,
Thái Lan đã thí nghiệm về khả năng sống của ấu trùng trong các món nấu chưa
chín kỹ. Các tác giả đã phân tích metacercaria ở 79 cá nước ngọt họ cá Chép
thu từ hồ chứa Huay Thalaeng, tỉnh Nakornrat Chasrima thì phát hiện có 16
con nhiễm metacercaria chiếm 20,6%. 16 con này được chuẩn bị cho 8 đĩa cá
với các cách thức chế biến khác nhau: 2 con được sấy ở nhiệt độ phòng, 2 con
được đưa vào đông lạnh ở 40
C, 2 con khác được đưa vào nhiệt độ -200
C, 2
con ngâm trong dung dịch NaCl 5%, 2 con ngâm trong dung dịch NaCl 10%,
còn lại 2 con được ngâm trong nước nóng vài giây. Sau đó cá được chế biến sơ
cho trộn với các gia vị khác tạo thành món salat truyền thống. Khả năng sống
sót của metacercaria trong mỗi đĩa salat cá được đánh giá qua kính hiển vi ở
thời điểm bắt đầu, lặp lại 30 phút cho đến khi tất cả các metacercaria đều xuất
hiện thoái hóa. Kết quả sau 8 giờ đối với cá làm lạnh
Ngoài ra một số nước như ấn Độ, có công trình nghiên cứu của Thapar,
1976 đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 loài ký sinh trùng ký
sinh ở các loài cá ấn Độ. Năm 1973 - 1974 Gussev nghiên cứu 38 loài cá
nước ngọt ấn Độ đã phát hiện 40 loài sán lá đơn chủ là loài mới đối với khoa
học Gussev (1976) [29].
Ở Hàn Quốc có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng lây qua cá nói
chung và sán lá song chủ gây bệnh gan lây qua cá nói riêng. Tác giả Choi (1976)
[25] công bố kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá song chủ C. sinensis trên các
loài cá nước ngọt ở Hàn Quốc cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt đều bị
nhiễm ấu trùng C. sinensis mức độ từ thấp đến cao. Trong đó có cả cá trắm cỏ và
cá chép nuôi tại các khu vực điều tra, tỷ lệ nhiễm ở các loài cá sống trên sông
cao hơn trong ao hồ. Một nghiên cứu khác của Joo (1980) [23] cho biết tình hình
nhiễm C. Sinensis ở các loài cá rất thấp 0 - 3,6% so với nhiễm các loại ấu trùng
29
sán khác (E. Oviformis; M. Hasegawai; M. Yokogawai).
Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới
Loài Quốc Gia Địa điểm điều tra Tỷ lệ nhiễm Tác giả
Triều Tiên 5 dòng sông chính 21,5% Seo, 1981
Triều Tiên Sông Nakdong 45,5% Seo, 1981
Triều Tiên Một số vùng 1,4 - 4,6% KAHP, 2004
Trung Quốc 24 tỉnh 1 - 57% Chen, 1994
Trung Quốc Toàn quốc 0,4% Xu, 1995
Trung Quốc Vùng Korean 4,5% Xu, 1995
Trung Quốc Guangxi Zhuang 0,96% Xu, 1995
Trung Quốc Guangxi Zhuang 31,6% Yu, 2003
Trung Quốc Vùng Mongolian 1,8% Xu, 1995
Việt Nam Hải Phòng, Hà Nội 73% Rim, 1982
Clonorchis
sinensis
Việt Nam Ninh Bình 13,7 - 31% Nguyễn Văn Đề, 2003
Thái Lan Vùng Đông Bắc 79% Wykoff, 1965
Thái Lan Toàn quốc 9,4% Sripa, 2003
Lào Sông Mekong 70,3% Chai, 2005
Opithorchis
viverrini
Việt Nam Tỉnh Phú Yên 15,2 - 36,9% Nguyễn Văn Đề, 2003
Nga Thành phố Tomsk >6% Rim, 1982
Nga Lưu vực sông Ob >95% Rim, 1982
Nga Thành phố Tyumen 45% WHO, 1995
Opithorchis
felineus
Ucraina Lưu vực sông Dniper 5 - 40% Yossepowitch, 2004
Theo Lim và cs (2006) [36] cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan C. sinensis
ở một số tỉnh của Hàn Quốc rất cao từ 2,1 - 31,3%, các tác giả tổng kết bốn
yếu tố chính dẫn đến nhiễm sán lá gan cao đó là: nam giới, uống rượu, ăn gỏi
cá, và khu vực đó tập trung nhiều sán lá gan. Nghiêm trọng nhất vẫn là
nguyên nhân ăn gỏi cá sống nên ăn phải trứng sán là yếu tố chính làm tăng tỷ
30
lệ nhiễm sán lá gan ở người.
Kết quả công bố của Kim và cs (2008) [26] khi tiến hành nghiên cứu C.
Sinensis trên các loài cá nước ngọt của Hàn Quốc cho biết, loài sán lá song
chủ C. Sinensis có tới 17 phân loài khác nhau. Mức độ nhiễm các phân loài
ấu trùng sán lá song chủ khác nhau từ 3,6% (Zacco platypus) đến 60%
(Pungtungia herzi) trên 21 loài cá điều tra trong đó có cá chép và cá trắm cỏ.
Kết quả nghiên cứu của Sohn và cs (2009) [43] khi điều tra phân loại
tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá nước ngọt các tỉnh phía Nam
Trung Quốc cho biết, hầu hết các loài cá đều mang ấu trùng sán lá song chủ.
Tìm thấy ấu trùng C. sinensis trên cá trắm cỏ sống ở khu vực này. Ấu trùng
metacercariae C. sinensis tìm thấy trên cơ thể cá có kích thước 158 - 193
(182) x 153 - 183 (168) µm, vỏ hình bầu dục ấu trùng bên trong vỏ hình chữ
V. Ấu trùng C. sinensis tìm thấy trên cá ở Thái Lan, Lào và Việt Nam cũng
cho kích thước tương tự 0,19 - 0,25 x 0,15 - 0,22mm (Sohn, 2009) [42].
31
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idellus) nuôi trong ao và tự nhiên.
- Ấu trùng sán lá song chủ metacercaria ký sinh trên cá chép và cá trắm
cỏ ở các giai đoạn cá bột đến cá trưởng thành.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
- Địa bàn một số xã của huyện Phú Bình và Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Trung tâm nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa
dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
2.2.2. Thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát tinh hình sinh trưởng và phát triển của cá chép và cá
trắm cỏ nuôi tại các ao hồ trên địa bàn nghiên cứu.
- Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ
trên địa bàn nghiên cứu.
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều dài (cm); khối lượng (gram) của cá chép và cá trắm cỏ qua các
giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá
chép các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên
cá trắm cỏ các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các
cơ quan.
32
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu
- Thu thập mẫu cá nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm
cỏ (Ctenopharyngodon idellus).
- Thời điểm thu mẫu tính từ khi cá mới nở: Cá bột thu mẫu giai đoạn từ
3 - 10 ngày tuổi; cá hương thu mẫu giai đoạn từ 20 - 35 ngày tuổi; cá giống
thu giai đoạn từ 45 - 70 ngày tuổi; cá thịt thu mẫu thời điểm đánh bắt thu
hoạch cá khi kết thúc nuôi.
- Số lượng các mẫu cá:
+ Cá chép:
Cá bột: 150 con.
Cá hương: 150 con.
Cá giống: 120 con.
Cá thịt: 160 con.
+ Cá trắm cỏ:
Cá bột: 150 con.
Cá hương: 150 con.
Cá giống: 120 con.
Cá thịt: 160 con.
Tổng số mẫu cá: 1160 con.
2.5.2. Phương pháp tiêu cơ
- Cân, đo kích thước từng cá thể và ghi lại. Lấy một ít thịt từ các phần
khác nhau của cá (như: đầu, mang, cơ, vây và vẩy). Mẫu phụ từ toàn bộ cá
được kiểm tra một lần.
- Nghiền mỗi mẫu cơ riêng biệt bằng cối chày sứ. Cá nhỏ có thể được
nhóm lại và nghiền cùng với nhau, nghiền 10 - 20 g mẫu các phần khác nhau.
- Sức đề kháng của ấu trùng với nhiệt độ và muối.
- Chuyển mẫu nghiền vào cốc 100 ml có chứa 50 ml dung dịch tiêu cơ
33
(8 ml HCl + 6 g Pepsin (1:10.000) trong 1000 ml nước cất (tuỳ theo khối
lượng mẫu có thể dùng cốc đong lớn hơn và chứa nhiều dung dịch tiêu cơ
hơn, dung dịch tiêu cơ nên ngập quá 1/3 thể tích mẫu).
- Trộn đều và đặt trong tủ ấm 37o
C trong 2 - 3 giờ (hoặc lâu hơn cho
những phần cứng như vây và vẩy) thỉnh thoảng khuấy đều.
- Thêm 50 ml nước, lắc đều và để lắng. Sau đó lọc qua lưới lọc 1 x 1
mm và rửa với 0.86% muối, rồi để lắng cho đến khi phần cặn lắng xuống để
dễ quan sát.
- Loại bỏ phần nổi một cách nhẹ nhàng và giữ lại phần lắng cặn.
- Lặp lại 7 đến 8 lần cho đến khi chất lắng trở lên trong.
- Chuyển chất lắng mỗi lần một lượng nhỏ vào trong đĩa Petri chứa
0,85% muối. Xoay nhẹ đĩa Petri bằng tay sao cho các chất lắng tập trung vào
giữa. Dùng Pipette loại bỏ phần nhẹ nổi bên trên mặt.
- Quan sát trên và định loại metacercaria trên kính hiển vi với độ
phóng đại 10x40.
- Tách riêng metacercaria và đặt trong một đĩa Petri nhỏ.
- Đếm số lượng metacercaria của mỗi loài sán. Bảo quản trong ngăn
mát tủ lạnh. Để chắc chắn việc định loại metacercaria nên cảm nhiễm vào
động vật thí nghiệm.
2.5.3. Định loại Metacercaria
Để phân loại được metacercaria, dựa vào đặc điểm hình thái thu riêng
những ấu trùng có hình dạng tương tự vào trong các đĩa Petri nhỏ.
Chuyển metacercaria sang lam kính, nhỏ một giọt glycerine + lactic
acid (1:1), đậy lamen và quan sát hình thái chi tiết dưới kính hiển vi có độ
phóng đại lớn (10 x 40 trở lên).
Phân loại metacercaria dựa vào những đặc điểm hình dạng và kính thước.
34
Những dấu hiệu phân loại quan trọng là:
- Dạng ấu trùng và không phải là ấu trùng.
- Các giác bám, kích thước giác và kích cỡ ấu trùng.
- Hình dạng và kiểu tuyến bài tiết.
- Cơ quan sinh sản.
(Nguồn: Dự án FIBOZOPA)
* Phá nang metacercaria
Thường rất khó xác định đến mức giống của metacercaria trong khi
chúng vẫn ở dạng nang. Ép metacercaria giải phóng khỏi nang trứng ra ngoài
(excystment), việc này có thể làm tăng khả năng quan sát các đặc điểm hình
thái, đặc biệt những đặc điểm được mô tả dưới đây, những đặc điểm quan
trọng trong phân loại.
Đôi khi ép rất nhẹ nang metacercaria dưới lam men với nước hoặc nước
muối sinh lý có thể làm vỡ được nang của Metacercaria. Một kỹ thuật khác mà
có thể làm là làm vỡ nang với đầu kim nhỏ thao tác dưới kính hiển vi.
* Cố định metacercaria
Bào nang sán được làm sạch mô và chất nhờn, chuyển vào lam kính có
giọt nước. Xem dưới kính giải phẫu, dùng dùi nhọn cẩn thận tách lớp vỏ ngoài
và vỏ trong của bào nang để lấy ấu trùng ra. Cố định, nhuộm ấu trùng và sán
trưởng thành giống nhau. Để sán không hoạt động cho sán vào đãi lồng hoặc lam
kính có giọt nước hơ nóng đến 60 - 700
C. Định hình bằng cách đè ép giữa hai
phiếm kính nhỏ cồn 700
vào giữa 2 phiến kính giữ sán ở trạng thái đó trong thời
gian 10 - 20 phút tùy vào kích thước và độ dày của sán. Ngoài ra cũng có thể
dùng Formol 4% hoặc 10% để cố định. Bảo quản trong cồn hoặc formol.
35
2.6. Xử lý số liệu
2.6.1. Tỷ lệ nhiễm
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ được tính toán bằng công thức sau:
Tổng số cá nhiễm
Metacercaria
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Tổng số cá kiểm tra
x 100
2.6.2. Cường độ nhiễm
- Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên cơ thể được
tính toán bằng công thức như sau:
Tổng số metacercaria tìm thấy
Cường độ nhiễm TB (ấu trùng/cá) =
Tổng số cá nhiễm metacercaria
- Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên các bộ phận
được tính toán bằng công thức như sau:
Tổng số metacercaria tìm thấy trên cơ/mang/vây
Cường độ nhiễm trên
cơ/mang/vây (ấu trùng/cá)
=
Số cơ/mang/vây của cá nhiễm metacercaria
Cường độ nhiễm Min, Max
- Cường độ nhiễm nhỏ nhất (Min): Số lượng metacercaria ít nhất trên
cá thể hoặc cơ, mang, vây.
- Cường độ nhiễm lớn nhất (Max): Số lượng metacercaria nhiều nhất
trên cá thể hoặc cơ, mang, vây.
2.6.3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu được trong nghiên cứu đều tiến hành xử lý thống kê
sinh vật học, sử dụng phần mềm Microsoft Excel ANOVA và Minitab 13.31.
36
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu kích thước và khối lượng cá chép và cá trắm cỏ
qua các giai đoạn
3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ
Chúng tôi tiến hành khảo sát tổng số 1160 con cá về chiều dài cơ thể,
trong đó: 300 con cá bột, 300 con cá hương, 240 con cá giống, 320 con cá
thịt, thuộc hai loài cá Trắm cỏ và cá Chép. Các mẫu cá thu thấp tại địa bàn hai
huyện Phú Bình và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu
chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn phát triển được trình
bày qua bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ
(Đơn vị: cm)
Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.)
Cá bột 75 0,67 ± 0,018 0,68 ± 0,02 0,531
Cá hương 75 2,28 ± 0,05 2,27 ± 0,03 0,935
Cá giống 60 7,54 ± 0,06 7,58 ± 0,04 0,602
Trắm cỏ
Cá thịt 80 30,09 ± 0,08 30,51 ± 0,15 0,018
Cá bột 75 0,65 ± 0,015 0,68 ± 0,018 0,223
Cá hương 75 2,51 ± 0,06 2,41 ± 0,05 0,160
Cá giống 60 8,21a
± 0,11 7,53b
± 0,05 0,000
Cá chép
Cá thịt 80 25,09 ± 0,46 25,93 ± 0,29 0,128
Qua bảng ta thấy chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn
tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Giai đoạn cá bột
chiều dài của cá trắm và cá chép tương đương nhau lần lượt là 0,67 cm và
0,65 cm (huyện Phú Bình) 0,68cm (huyện Phú Lương).
Giai đoạn cá hương kích thước của cá trắm cỏ và cá chép dao động từ
2,27 - 2,51 cm. Về kích thước cá giai đoạn cá hương tương đương nhau, tuy
37
nhiên về đặc điểm bên ngoài đã có thể phân biệt được cá trắm và cá chép thông
qua hình dạng cơ thể, mắt, mang, đuôi… Giai đoạn cá giống kích thước của cá
trắm cỏ dao động từ 7,54 - 7,58 cm; kích thước của cá chép dao động từ 7,53-
8,21 cm. Đối với cá chép giai đoạn cá giống thu thập mẫu trên địa bàn huyện
Phú Bình có chiều dài lớn hơn cá giống trên địa bàn huyện Phú Lương. Sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chúng tôi cho rằng bà con nông dân trên địa
bàn huyện Phú Bình có nhiều kinh nghiệm về xử lý ao nuôi và kỹ thuật chăm
sóc cá, mặt khác Phú Bình lại là địa phương có truyền thống nuôi cá từ lâu.
Kích thước cá trắm cỏ giai đoạn nuôi thịt sau khi đánh bắt và thu hoạch
dao động từ 30,09 - 30,51 cm; cá chép có chiều dài thấp hơn tại Phú Bình và
Phú Lương lần lượt là 25,09 và 25,93 cm (P>0,05).
3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ
Bên cạnh nội dung nghiên cứu kích thước của các mẫu cá chép và cá
trắm cỏ, chúng tôi đồng thời tiến hành khảo sát khối lượng của chúng. Kết
quả nghiên cứu về khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn được
trình bày thông qua bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ
(Đơn vị: gram)
Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.)
Cá bột 75 0,09 ± 0,003 0,10 ± 0,012 0,530
Cá hương 75 0,18 ± 0,006 0,16 ± 0,003 0,001
Cá giống 60 5,22 ± 0,03 5,23 ± 0,006 0,720
Trắm cỏ
Cá thịt 80 1135,8 ± 25,0 1162,6 ± 21,3 0,415
Cá bột 75 0,087 ± 0,002 0,085 ± 0,002 0,588
Cá hương 75 0,17 ± 0,05 0,17 ± 0,05 0,513
Cá giống 60 4,64 ± 0,10 4,77 ± 0,02 0,236
Cá chép
Cá thịt 80 521,9 ± 10,3 522,8 ± 8,51 0,948
38
Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng cá chép và cá trắm cỏ tăng dần
qua các giai đoạn, tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
Giai đoạn cá bột khối lượng của cá trắm cỏ dao động từ 0,09 - 0,10 g. So sánh
hai địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Đối với cá chép khối lượng cá bột thấp hơn cá trắm, ở Phú Bình và
Phú Lương lần lượt là 0,087 g và 0,085 g.
Giai đoạn cá hương khối lượng cá chép và cá trắm cỏ dao động từ 0,16
- 0,18g. Khối lượng cá trắm cỏ giai đoạn cá hương trên địa bàn Phú Bình lớn
hơn mẫu cá thu thập trên địa bàn Phú Lương lần lượt là 0,18 g và 0,16 g
(P<0,05). Cá chép giai đoạn cá giống có khối lượng dao động từ 4,64 - 4,77 g;
cá trắm cỏ giai đoạn giống có khối lượng lớn hơn cá chép dao động từ 5,22 -
5,23 g. Qua đó ta thấy giai đoạn cá hương và cá giống đã có sự khác biệt về
đặc điểm hình thái cũng như khối lượng cơ thể.
Giai đoạn thu hoạch kết thúc thời gian nuôi thịt cá chép có khối lượng
thấp hơn nhiều so với cá trắm cỏ, dao động từ 521,9 - 522,8 g. Còn cá trắm có
khối lượng lớn hơn dao động từ 1135,8 - 1162,6 g. Điều này cho thấy nuôi cá
trắm cỏ có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi cá
chép. Tuy nhiên thực tế bà con nông dân thường nuôi ghép hai đối tượng cá
này cùng nhau để tận dụng thức ăn và diện tích ao nuôi. Các mẫu chúng tôi
thu thập thông thường kết thúc thời gian nuôi từ 8 - 12 tháng tuổi.
3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ
Để đánh giá tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (metacercaria)
trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành thu thập
mẫu và nghiên cứu sự tồn tại của ấu trùng sán lá song chủ. Kết quả nghiên
cứu tỷ lệ nhiễm metacercaria được trình bày qua bảng 3.3 như sau:
39
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ
Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Cá chép Cá trắm cỏ Tổng số
Số mẫu cá Mẫu 580 580 1100
Mẫu nhiễm metacercaria Mẫu 210 464 674
Tỷ lệ % 36,15 80,00 58,10
Cường độ Ấu trùng/mẫu 1 - 20 1 - 30 1 - 25
Chúng tôi nghiên cứu tổng số 1160 mẫu cá thu thập trên hai địa bàn
huyện Phú Bình và huyện Phú lương, bao gồm cá chép và cá trắm cỏ sinh
trưởng qua các giai đoạn. Kết quả cho thấy 36,15% mẫu cá chép phát hiện
nhiễm ấu trùng metacercaria. Các mẫu cá trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán
lá song chủ cao hơn nhiều so với mẫu cá chép 80%. Tính chung cho các mẫu
cho thấy có tơi 58,10% mẫu cá phát hiện ấu trùng sán lá song chủ, với mức độ
phát hiện từ 1 - 25 ấu trùng/mẫu cá.
3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thành phần của ấu trùng sán lá song chủ
metacercaria trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại
hai huyện Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
Phân bố
TT Thành phần loài metacercaria
Phú Lương Phú Bình
1 Haplorchis pumilio ++ ++
2 Haplorchis taichui ++ ++
3 Procerovum sp. + +
4 Centroestus formosanus ++ +++
5 Clonorchis sinensis + +
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
40
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy có tổng số 5 loài ấu trùng sán lá song chủ
ký sinh trên cá. Trong đó loài C. formasanus tập trung với số lượng lớn nhất,
đặc biệt trên địa bàn huyện Phú Bình. Loài C. sinensis tìm thấy với số lượng ít
nhất ở cả hai địa bàn nghiên cứu.
3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép
3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn
Chúng tôi tiến hành phân tích 580 mẫu cá chép các giai đoạn sinh
trưởng: cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt. Kết quả phân tích cho thấy trừ
cá chép giai đoạn cá bột không phát hiện ấu trùng metacercaria, còn lại cá
chép ở ba giai đoạn đều phát hiện ấu trùng sán lá song chủ với mức độ khác
nhau. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.5.
Kết quả phân tích chúng tôi nhận xét thấy các mẫu phát hiện ấu trùng
sán phân thành hai loài chính H. pumilio và C. formosanus. Cả hai loài này
đều là sán lá ruột, chúng có chu kỳ phát triển phức tạp, qua nhiều ký chủ để
hoàn thiện vòng đời. Các mẫu đều phát hiện ấu trùng sán ký sinh trên hai cơ
quan chính đó là mang cá và cơ cá chép.
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát
triển của cá chép
Cá hương Cá giống Cá thịt
Địa điểm Metacercaria
Cơ
quan
TL
(%)
CĐ
(ấu trùng/cá)
TL
(%)
CĐ
(ấu trùng/cá)
TL
(%)
CĐ
(ấu trùng/cá)
H. pumilio Cơ 23,3 1,2±0,41 26,7 1,4±0,47 22,7 1,2±0,31
Phú Lương
C. formosanus Mang 21,7 1,5±0,74 18,3 1,4±0,49 14,0 1,5±0,46
H. pumilio Cơ 20,0 1,2±0,43 43,3 1,8±1,0 45,3 1,6±0,7
Phú Bình
C. formosanus Mang 38,3 1,3±0,47 28,3 1,3±0,45 36,3 1,8±0,6
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
41
Tỷ lệ nhiễm H. pumilio trên cá chép giai đoạn hương dao động từ 20 -
23,3% với cường độ nhiễm trung bình là 1,2 ấu trùng/cá. Đối với ấu trùng loài
C. formosanus trên cá chép giai đoạn hương tỷ lệ nhiễm cao hơn, trên địa bàn
Phú Bình và Phú Lương lần lượt 38,3% và 21,7%. là 21,8%.
Trên các mẫu cá chép giai đoạn giống tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán H.
pumilio dao động trong khoảng 26,6 - 43,3% với cường độ nhiễm trung bình
1,4 - 1,8 ấu trùng/cá. Ngược lại ấu trùng sán loài C. formosanus có tỷ lệ
nhiễm thấp hơn 18,3 - 28,3%. Trên các mẫu cá chép giai đoạn nuôi thịt có kết
quả tương tự, tỷ lệ nhiễm H. pumilio (22,7 - 45,3%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ
nhiễm C. formosanus (14,0 - 36,3%). Cường độ nhiễm ấu trùng giai đoạn cá
chép thịt cũng cao hơn hai giai đoạn còn lại.
Chúng tôi nhận thấy cá bột thu trong các bể ấp chưa bị nhiễm
metacercaria và một số ít trong tự nhiên bị nhiễm nhưng với tỷ lệ ít không
đáng kể. Khi đưa cá bột ra ao ương và phát triển trong môi trường tự nhiên do
điều kiện ương nuôi cũng nhưng bón phân hữu cơ trong ao nuôi và tự nhiên
đã tạo điều kiện cho ấu trùng sán lá xuất hiện và nhiễm vào các ký chủ là cá.
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria có sự khác nhau ở các giai đoạn phát triển
của cá. Ấu trùng sán của loài H. pumilio ở cá chép giống và cá chép thịt là cao
hơn cá hương, ngược lại đối với ấu trùng sán C. formosanus cường độ nhiễm
ở cá chép giống lại thấp hơn so với cá hương. Kết quả của chúng tôi cũng
tương đồng với công bố của Nguyễn Thị Thanh (2007) [19].
3565681

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử BohrMẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử Bohr
tuituhoc
 
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
jackjohn45
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khv va pp lam tieu ban
Khv va pp lam tieu banKhv va pp lam tieu ban
Khv va pp lam tieu ban
Thủy Trần Thanh
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
nataliej4
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
www. mientayvn.com
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gelLuận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
Cat Anh Nguyen Ngoc
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vậtCác phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vậtnguyenkinkin
 
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
Tài liệu sinh học
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 

What's hot (20)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
 
Mẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử BohrMẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử Bohr
 
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Khv va pp lam tieu ban
Khv va pp lam tieu banKhv va pp lam tieu ban
Khv va pp lam tieu ban
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gelLuận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
Luận văn: Tổng hợp vật liệu LaFeO3 bằng phương pháp sol –gel
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
 
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vậtCác phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật
 
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
Giáo trình Di truyền học tế bào - PGS.TS Nguyễn Như Hiền
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 

Similar to Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên 3565681

Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá TraLuận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạchLuận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Man_Ebook
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
Vinh Quang
 
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên 3565681 (20)

Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá TraLuận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
Luận văn: Ước tính các thông số di truyền để chọn giống cá Tra
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạchLuận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
 
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên 3565681

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TÂM NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2011
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TÂM NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ NHẬT THẮNG THÁI NGUYÊN - 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đã đều được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Bùi Văn Tâm
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Ngô Nhật Thắng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, và các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hà, Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo Môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc. Dự án FIBOZOPA. Phòng Đào tạo – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Sở thủy sản Thái Nguyên. Bà con nuôi cá hai huyện Phú Lương, Phú Bình. Các đồng nghiệp trong ngành. Đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của bố, mẹ, các em, bạn bè luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả Bùi Văn Tâm
  • 5. i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục .................................................................................................................i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................. iii Danh mục các bảng ........................................................................................... iv Danh mục các hình ..............................................................................................v MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..........................................................................4 1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) .....................................................4 1.1.2. Dịch tễ học của bệnh sán lá song chủ.............................................15 1.1.3. Chẩn đoán bệnh sán lá song chủ.....................................................17 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước....................................18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................18 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...31 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................31 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu...............................................................31 2.2.1. Địa điểm..........................................................................................31 2.2.2. Thời gian .........................................................................................31 2.3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................31 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................31 2.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................32 2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu .............................................................32 2.5.2. Phương pháp tiêu cơ .......................................................................32 2.5.3. Định loại Metacercariae.................................................................33
  • 6. ii 2.6.1. Tỷ lệ nhiễm .....................................................................................35 2.6.2. Cường độ nhiễm..............................................................................35 2.6.3. Xử lý số liệu....................................................................................35 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................36 3.1. Kết quả nghiên cứu kích thước và khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn ...................................................................36 3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ ...............36 3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ ............37 3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên..38 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ....................38 3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu......39 3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép ...........................................40 3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn .........40 3.3.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá chép .....42 3.4. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ.................................................47 3.4.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ qua các giai đoạn.....47 3.4.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá trắm cỏ............................................................................................50 3.6. Sức đề kháng của ấu trùng sán lá song chủ.............................................59 3.7. Các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm metacercaria trên cá giống.......61 3.5.1. Diệt mầm bệnh................................................................................62 3.5.2. Tăng cường sức đề kháng cho cá giống..........................................62 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................66 PHỤ LỤC
  • 7. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WHO Tổ chức y tế thế giới cm Centimet ml Mililit Nxb Nhà xuất bản Min Nhỏ nhất Max Lớn nhất H. pumilio Haplorchis pumilio H. taichui Haplorchis taichui C. formosanus Centroestus formosanus C. sinensis Clonorchis sinensis
  • 8. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới......... 29 Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ............... 36 Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ............ 37 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ.................... 39 Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại hai huyện Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ...................... 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát triển của cá chép............................................................................. 40 Bảng 3.7. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên cá Chép tại Phú Lương - Thái Nguyên ................................................................................ 45 Bảng 3.8. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria ở các giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ ................................................................................ 47 Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá trắm cỏ tại Phú Bình - Thái Nguyên.............................................. 50 Bảng 3.10. Thành phần loài và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá Trắm cỏ tại Phú Lương - Thái Nguyên ............ 52 Bảng 3.11. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với nhiệt độ ........................... 59 Bảng 3.12. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với dung dịch NaCl............... 60
  • 9. v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ...................................................8 Hình 1.2: Hệ bài tiết của Sán lá song chủ.......................................................10 Hình 1.3: Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse)...................10 Hình 1.4: Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá...................................15 Hình 1.5: Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis ở Việt Nam tính đến năm 2002..........................................................19 Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới............................24 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai đoạn phát triển của cá chép.............................................................42 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ quan cá chép....................................................................................46 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ........................................................49 Hình 3.4: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ quan của cá trắm cỏ ........................................................................53 Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ..................55 Hình 3.6. Cường độ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ ..........56
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật thủy sản (cá) gây bệnh cho con người khá phổ biến của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho người khi ăn phải cá sống hoặc nấu chưa chín. Khi người thải phân ra kèm theo trứng sán, trứng nở thành ấu trùng có lông sẽ nhiễm vào ốc là vật chủ trung gian thứ nhất. Cá là vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm ấu trùng metacercaria từ ốc. Hầu hết các loài ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con người đều là giun, sán ký sinh ở gan và ruột của vật chủ cuối cùng. Trong số các loài sán thì sán lá gan có mức độ gây nguy hiểm cho người chủ yếu là 2 loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis vinerrini. Các loài sán ruột cũng rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, chúng là đại diện từ các họ Heterophyidae và Echinostomatidae. Việc loại bỏ những ký sinh trùng này từ nguồn cung cấp thực phẩm, đặc biệt là cá là một vấn đề khó khăn và thách thức. Ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây những bệnh nguy hiểm trên người như bệnh sán lá gan và sán lá ruột nhỏ. Theo (WHO) Tổ chức Y tế thế giới có 39 triệu người nhiễm sán lá gan và hơn 550 triệu người có nguy cơ nhiễm và Việt Nam có ít nhất 10 loài cá nước ngọt có thể nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ, tỷ lệ nhiễm cao thường thấy ở Cá mè trắng và Cá rô đồng. Các nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con người ở Việt Nam trước đây chủ yếu tập trung ở cá nước ngọt do tập tính ăn gỏi cá nước ngọt đã có từ lâu đời ở Việt Nam như ở Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, An Giang… Kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án Ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá cho thấy tại Nam Định cá nuôi nhiễm ấu trùng sán lá song chủ là 45,7%,
  • 11. 2 đây là nơi có tập quán ăn gỏi cá cho nên tỷ lệ số người nhiễm sán lá truyền qua cá lên đến 65%. Có trường hợp bệnh nhân được phát hiện mang trong người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ. Đáng chú ý, đã phát hiện ấu trùng sán lá ruột và sán lá gan nhỏ thuộc giống Heterophyopsis sp, Echinostoma, Procerovum sp., Clonorchis Looss trên cá mè trắng và cá rôhu, cá trắm cỏ tại Ninh Bình cũng bị nhiễm với tỷ lệ 80%, cá nuôi và 86 - 95% cá tự nhiên. Do đó việc các địa phương có tập tính ăn cá gỏi một số loài cá như cá mè trắng, cá chép, cá trắm cỏ… có nguy cơ nhiễm một số loại sán lá là không tránh khỏi. Việc nghiên cứu sự nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên một số loài cá nuôi là một việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn sự rủi ro cho con người mắc phải ấu trùng sán lá song chủ khi ăn cá sống ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế và sự đồng ý của Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch Bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên” 2. Mục tiêu đề tài Đánh giá mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép, cá trắm cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên. Xác định một số nguyên nhân chính gây nhiễm ấu trùng (metacercaria) sán lá song chủ - Trematoda các loài cá trên. Đề xuất một số giải pháp chính nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm ấu trùng (metacercaria) sán lá song chủ - Trematoda đối với cá nuôi tại Thái Nguyên.
  • 12. 3 3. Ý nghĩa của đề tài - Thứ nhất đề tài đánh giá thực trạng mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép, cá trắm cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên. - Thứ hai đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ, đồng thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ.
  • 13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) 1.1.1.1. Vị trí phân loại của một số loài sán trong lớp sán lá song chủ Theo Looss, (1907) [35] lớp sán lá song chủ Trematoda có vị trí phân loại trong cây phân loại khoa học như sau: Giới (Kingdom): Animalia (Động vật) Ngành (Phylum): Platyhelminthes Schneider, 1873. Lớp (Class): Trematoda (Sán lá song chủ) Rudolphi, 1808. Bộ (Order): Opisthorchiida La Rue, 1957. Họ (Family): Opisthorchiidae Lìhe, 1911. Giống (Genus): Clonorchis Looss, 1907. Loài (Species): C. Sinensis Cobbold, 1875. Bộ Fascolata Skrjanbin et Shulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosomidae Looss, 1899 Loài Haplorchis pumilio Looss, 1899 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905 Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosimidae Morosov, 1950 Giống Haplorchis Looss, 1899 Loài Haplorchis taichui Nishigori, 1924 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905
  • 14. 5 Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosimidae Morosov, 1950 Giống Procerovum Onji et Nishio, 1924 Loài Procerovum sp Bộ Opisthorchida La Rue, 1957 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Heterophyidae Odhner, 1914 Giống Centroestus Looss, 1899 Loài Centrocestus formosanus Nishigori, 1924 Sán lá song chủ nhỏ hoặc sán lá gan nhỏ ấu trùng có tên gọi là metacercaria. Loài sán này có vòng đời sống ký sinh trên các loại ốc hoặc nhuyễn thể, vật chủ trung gian thứ hai có thể là cá, hoặc động vật có vú trong đó có cả con người. Loài ốc nước ngọt có tên Parafossarulus manchouricus (hoặc: Parafossarulus striatulus) là ký chủ đầu tiên của sán. Bên cạnh đó còn có một số loại ốc nước ngọt khác cũng là ký chủ của sán lá gan nhỏ như: Bithynia longicornis (hoặc: Alocinma longicornis) - ở Trung Quốc. Bithynia fuchsiana - ở Trung Quốc. Bithynia misella - ở Trung Quốc. Parafossarulus anomalosiralis - ở Trung Quốc. Melanoides tuberculata - ở Trung Quốc. Semisulcospira libertina - ở Trung Quốc. Assiminea lutea - ở Trung Quốc. Tarebia granifera - ở Đài Loan, Trung Quốc (WHO, 1995) [44]. Lớp sán lá song chủ có tổng số khoảng 3.000 loài, chúng được phân thành hai lớp phụ Aspidogastraea và Digenea dựa vào cấu tạo ngoài của cơ thể sán có mặt của giác bám bụng hay không. - Lớp phụ Aspidogastraea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Aspidogastraea
  • 15. 6 không có giác bám bụng mà chỉ có đĩa bám ở mặt bụng, phát triển qua biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ. Kích thước nhỏ hơn 1 mm. Sán lá song chủ thuộc lớp phụ này ký sinh ở trên cơ thể cá, trai trai, rùa.... Đại diện cho lớp phụ này là: Loài sán Aspidogaster conchicola ký sinh ở trong xoang tim của trai nước ngọt Ananodonta. - Lớp phụ Digenea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Digenea có cấu tạo cơ thể bao gồm 2 giác bám, giác ở miệng và giác ở bụng. Các loài sán ở lớp phụ Digenea phát triển có sự xen kẽ thế hệ và thay đổi vật chủ. Đại diện phổ biến là các loài: (1) Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) sống ký sinh trong ống mật của trâu, bò, cừu, dê, gây bệnh nặng cho vùng chiêm trũng. Vật chủ trung gian của sán lá gan lớn là ốc tai Lynaea swihoei; (2) Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu (Fasciolopsis buski) sống ký sinh trong ruột non của lợn và ruột tá của người. Mỗi ngày sán lá ruột lợn có thể đẻ ra 5.000 trứng, phát triển qua 3-7 tuần, vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn là ốc đĩa dày Polypilis hemisphoerula. Kén của sán bám trên bề mặt của bèo Nhật bản, rau lấp, rau muống phổ biến ở vùng đồng bằng. Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu ký sinh trên lợn gây bệnh tắc ruột, phù gan thiếu máu và giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; (3) Sán lá gan nhỏ sống ký sinh trong ống dẫn mật của người, mèo, chó… Người bị nhiễm bệnh do ăn gỏi cá, triệu chúng phù gan, vàng da, viêm túi mật... sán phát triển qua 2 vật chủ trung gian là ốc Melanoides tuberculatus hay ốc Parafossarulus striatulus và vật chủ trung gian thứ 2 là các loài cá trong họ cá chép (chép, trắm cỏ, mè trắng, rô phi… ). Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, vùng đồng bằng hay Tây nguyên; (4) Sán máu có 3 loài phổ biến là Schistosoma haematobium (ký sinh ở bọng đái của người gây đái ra máu); S. mansoni (ký sinh ở ruột người và vật nuôi gây bệnh lở loét ruột); S. japonicum (sống ký sinh ở gan của người và vật nuôi gây sưng gan, lách). Bệnh gan do sán máu S. japonicum rất phổ biến trên thế giới, theo thống kê hiện nay có khoảng 200 triệu người bị nhiễm bệnh và hàng năm có khoảng 800.000 người
  • 16. 7 bị chết (WHO, 1995) [44]. Sán tuyến tuỵ (Eurytrema pancreayticum, E. coelomaticus, E. tonkinensis). Nhìn chung các loại sán lá song chủ trên có vòng đời phát triển qua hai vật chủ trung gian, giai đoạn trưởng thành đều ký sinh trên người và động vật gây bệnh cho vật chủ bằng cách chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ. Tuy các loài sán lá song chủ có vòng đời phát triển phức tạp, và trải qua nhiều giai đoạn với nhiều vật chủ trung gian. Nhưng chúng ta chỉ cần phá vỡ một khâu trong vòng đời phát triển của sán lá song chủ thì sẽ loại bỏ được sự lây truyền ấu trùng sán sang người và vật nuôi. Chính vì vậy chúng ta cần tìm cách để hạn chế sự lây truyền của sán từ vật chủ trung gian sang người và vật nuôi. 1.1.1.2. Đặc điểm sinh học sán lá song chủ Trematoda Sán lá song chủ Trematoda được phát hiện lần đầu tiên bởi MacConnell ở Ấn Độ và MacGregor ở Mauritius vào năm 1874, khi giải phẫu một người Trung Quốc bị tử vong do bệnh gan. Sau đó các nhà khoa học điều tra thấy sán tập trung rất nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản có đến 56 - 67% người dân bị nhiễm sán. Năm 1890, Park lần đầu tiên phát hiện trường hợp nhiễm sán ở Mỹ do một người Trung Quốc nhập cư. Sau nhiều điều tra nghiên cứu, lần đầu tiên sán lá C. sinensis được mô tả chi tiết vào năm 1917 bởi Watson dài từ 10 - 20 mm, trứng kích thước dài 28 - 30 µm, rộng 15 - 17 µm (Watson, 1917) [27]. Sán lá gan nhỏ ký sinh trên cơ thể người gây bệnh trên gan. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) nói chung gây bệnh phổ biến cho con người tại khu vực Đông Nam Á trong đó có cả ở Việt Nam, gần đây các nhà khoa học còn tìm thấy trường hợp bị nhiễm sán lá gan C. sinensis tại Iran (Mitra và cs, 2007) [37]. Theo thống kê của WHO hiện nay chỉ tính riêng khu vực Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á có khoảng 30.000 người bị nhiễm sán lá gan (WHO, 1995) [44]. Con người bị nhiễm bệnh sán lá song chủ do ăn phải cá hoặc các loại thủy sản chưa chín kỹ. Sán lá trưởng thành sống trong cơ thể người, trứng sán theo phân người bài tiết ra ngoài môi
  • 17. 8 trường và lây nhiễm cho ốc, chúng sinh sản nhanh trong ốc (đây chính là giai đoạn trung gian). Sau đó chúng bơi tự do, ấu trùng giải phóng ra ngoài lây nhiễm cho cá. Cá chép (Cyprinus carpio) và nhất là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) là những đối tượng mang ấu trùng sán lá metacercaria rất nhiều và trực tiếp truyền bệnh sang người thông qua thức ăn (Rohela và cs, 2006 [40]; Trương Thị Hoa và cs, 2009 [8]). 1.1.1.3. Cấu tạo cơ thể sán lá song chủ Trematoda Theo Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang (2005) [1] cấu tạo cơ thể sán lá song chủ Trematoda trưởng thành có những đặc điểm chính như sau: Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ A. Sơ đồ chung; A - G. Biểu hiện ở Sán lá gan lớn 1. Giác miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Lỗ sinh dục; 5. Giác bụng; 6. Tuyến noãn hoàng; 7. Ống Laurer; 8. Ôôtyp; 9. Ống noãn hoàng; 10. Nhánh ruột; 11. Tuyến tinh; 12. Bọng đái; 13. Tử cung; 14. Ống dẫn tinh; 15. Tuyến vỏ; 16. Túi nhận tinh; 17. Tuyến trứng; 18. Cơ quan giao phối; 19. Đĩa bám. (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1]
  • 18. 9 - Cơ thể sán lá song chủ thường dẹp hình trứng, hình lá đối xứng hai bên hoặc không đối xứng, một số cơ thể còn chia làm 2 phần trước sau, có giống loài mặt lưng hơi cao. Kích thước cơ thể sai khác rất lớn khoảng 0,5 - 1 mm nhưng cá biệt có thể trên 10 mm. Khi sán ký sinh trên người có kích thước dài 10 - 20 mm, chiều ngang từ 2 - 4 mm (Ký sinh trùng, 1997) [2]. Cơ thể trong, không màu, cá biệt có màu đỏ của máu do màu máu. Bề mặt cơ thể trơn, một số giống loài trên bề mặt có móc hoặc các mấu lồi. Sán lá có 2 giác bám, một giác bám bụng và một giác bám miệng. Ngoài giác bám còn có các gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn. Thường giác hút miệng tương đối nhỏ (500 mc) ở phía trước cơ thể, giác hút bụng nhìn chung lớn hơn giác hút miệng (600 mc) (Ký sinh trùng, 1997) [2]. - Thành cơ thể cấu tạo theo kiểu mô bì chìm, tầng cuticun dày bao ngoài cơ thể, lông tiêu giảm. Lớp ngoài cùng của sán lá song chủ là một lớp nguyên sinh chất hợp bào dày hơn sán lá đơn chủ, rải rác có giống loài có móc là cơ quan bám bổ sung, lớp này còn để chống lại tác dụng của dịch tiêu hoá của ký chủ và hấp thụ dinh dưỡng. Lớp tiếp theo là lớp nguyên sinh chất chìm trong đó có 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ xiên. - Hệ tiêu hoá: Hệ tiêu hóa của sán lá song chủ trưởng thành bao gồm có miệng, hầu, thực quản, ruột. Bắt đầu bằng lỗ miệng nằm ở đáy giác miệng. Đại bộ phận miệng ở chính giữa giác hút trước. Hầu do tế bào cơ và tế bào tuyến của cơ thể cấu tạo thành. Miệng đổ vào hầu có thành cơ khoẻ. Tiếp theo là thực quản hẹp, ngắn. Ruột giữa của sán chia làm 2 nhánh, chạy dọc 2 bên cơ thể và bịt kín ở tận cùng. Sán lá song chủ trưởng thành ăn thức ăn trong ruột và máu của vật chủ, tiêu hoá nội bào là chính. Một số giống loài sán lá song chủ có hậu môn. - Hệ bài tiết: Sán lá song chủ có hệ bài tiết là nguyên đơn thận, gồm có 1 - 2 ống chạy dọc cơ thể. Ống dọc có nhiều ống nhánh nhỏ chạy ra 2 bên và kết thúc là tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái, ra ngoài qua lỗ bài tiết.
  • 19. 10 Hình 1.2. Hệ bài tiết của Sán lá song chủ (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1] - Hệ thần kinh: Sán lá song chủ có hệ thần kinh bao gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh chạy dọc, thường là 3 đôi. Dây thần kinh bên hoặc dây thần kinh bụng phát triển hơn cả. Hình 1.3. Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse) (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1]
  • 20. 11 - Sán lá song chủ tiêu giảm các giác quan, chúng tiêu giảm để thích nghi phù hợp với vòng đời ký sinh trong vật chủ. - Hệ sinh dục: Sán lá song chủ trừ một số họ như Schistomatidae, Didymozoidae còn lại đều có hệ thống sinh dục lưỡng tính, đực cái trên cùng một cơ thể. So với sán lá đơn chủ, sán lá song chủ có hệ thống sinh dục đa dạng hơn. + Cơ quan sinh dục đực: Gồm 1 - 2 tuyến tinh lớn chiếm gần hết thân còn gọi là tinh hoàn, có hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về phía trước, tập trung với nhau thành ống phóng tinh và tận cùng là cơ quan giao phối nằm trước giác bụng. + Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan sinh dục cái nằm ở khoảng giữa thân, bao gồm tuyến trứng, từ tuyến trứng có ống dẫn trứng ngắn đổ vào khoang bé gọi là ôôtyp. Từ khoang ôôtyp đi ra là tử cung uốn khúc chạy đến lỗ sinh dục cái cạnh lỗ sinh dục đực trong huyệt sinh dục. Tử cung là một ống ngoằn nghèo gấp khúc. Tuyến noãn hoàng ở hai bên cơ thể đổ vào hai nhánh nhỏ sau đó hợp thành bầu rồi dẫn đến khoang ôôtyp để làm vỏ. Khoang ôôtyp có túi nhận tinh. Thể melít có dạng hình tròn gồm nhiều tế bào bao quanh ôôtyp. - Quá trình thụ tinh xẩy ra như sau: Noãn từ tuyến trứng được chuyển vào ôôtyp khi giao phối, tinh trùng từ huyệt sinh theo tử cung vào ôôtyp và gặp noãn. Lượng tinh trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào noãn hoàng theo ống dẫn vào ôôtyp, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp vỏ cứng. Trứng sau đó chuyển ra ngoài theo tử cung. 1.1.1.4. Vòng đời phát triển của sán lá song chủ - Sinh sản: Sán lá song chủ sinh sản hữu tính ở vật chủ chính và sinh sản vô tính nhờ các tế bào mầm trong cơ thể ấu trùng. Sán lá song chủ đẻ trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng sán có kích thước nhỏ nhưng số
  • 21. 12 lượng nhiều. Sán lá song chủ từ trứng phát triển thành, cơ thể trưởng thành phải qua một quá trình phát dục phức tạp qua nhiều giai đoạn. Quá trình phát triển của sán lá song chủ có hiện tượng xen kẽ thế hệ và di chuyển vật chủ (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [13]. - Chu kỳ phát triển chung của sán lá song chủ, theo Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang (2005) [1] mô tả vòng đời phát triển của sán lá song chủ bao gồm 4 giai đoạn như sau: + Giai đoạn ấu trùng miracidium: Trứng sán lá song chủ sau khi đã được thụ tinh rơi vào nước nở ra thành ấu trùng có tên gọi miracidium, ấu trùng có lông tơ và điểm mắt. Phần trước cơ thể ấu trùng có tuyến đầu, đoạn sau cơ thể có một đám tế bào mầm có ống tiêu hoá đơn giản. Hệ thần kinh và bài tiết của ấu trùng miracidium không phát triển. Miracidium không ăn, sống tự do trong nước nhờ glycogen dự trữ nên ấu trùng chỉ bơi một thời gian sau đó nhờ tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô xâm nhập vào tổ chức gan của cơ thể ốc nước ngọt. Ở trong cơ thể ký chủ trung gian thứ nhất (ốc nước ngọt), ấu trùng miracidium mất lông tơ, mất điểm mắt và ruột biến thành bào nang sporocyste. + Giai đoạn ấu trùng bào nang sporocyste: Ấu trùng bào nang sporocyste có hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh dưỡng. Bào nang sporocyste có thể xoang lớn, chúng tiến hành sinh sản đơn tính (vô tính) rất nhanh cho nhiều ấu trùng redia. + Giai đoạn ấu trùng redia: Ấu trùng redia hình túi có thể di động, cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn. Ấu trùng redia lớn lên, phá màng của bào nang để ra khỏi tổ chức gan rồi di chuyển đến cơ quan tiêu hoá của ốc. Cơ thể ấu trùng redia phát triển dài ra, hầu và ruột phát triển, có hai ống bài tiết. Phía sau cơ thể ấu trùng redia có một đám tế bào mầm tiến hành
  • 22. 13 sinh sản đơn tính cho nhiều ấu trùng cercaria. Có chủng loại sán lá song chủ không qua giai đoạn ấu trùng redia mà phát triển trực tiếp qua cercaria. Còn một số giống loài ấu trùng cercaria sau khi tách khỏi cơ thể redia hình thành bào nang (kén) ngay trong cơ thể ốc hoặc chui ra nhưng lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể ốc đó. Cercaria rời khỏi cơ thể ốc ra ngoài, nhờ có đuôi mà có thể hoạt động tự do trong nước. Sau một thời gian, cercaria bám vào lá cây thuỷ sinh rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo thành bào xác (abdocercaria). Cũng có khi cercaria có phần đầu kết vỏ trong suốt nằm trong nội quan của vật chủ trung gian thứ hai trước khi vào vật chủ chính (được gọi là metacercaria). Các giống loài sán lá song chủ lấy cá là ký chủ trung gian thứ 2, đa số ấu trùng cercaria chủ động xâm nhập vào cơ thể cá và hình thành metacercaria, một số ít giống loài ngoài môi trường, ký chủ cuối cùng trực tiếp nuốt bào nang metacercaria. Dạng cercaria hay metacercaria đều là dạng nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu bò và các loại vật nuôi khác. Khi trâu bò ăn cỏ, hoặc vật nuôi ăn phải ấu trùng sán lá song chủ bào xác vào ruột và tại ruột vật chủ thứ hai vỏ bào xác sẽ bị dịch tiêu hoá của vật chủ phân huỷ, sau đó sán lá song chủ non được giải phóng, chúng di chuyển theo ống mật vào gan và sống ký sinh ở trong đó. + Giai đoạn ấu trùng metacercaria: Ấu trùng metacercaria do có vỏ bao lại, cơ thể nằm trong bào nang nên không vận động. Kích thước ấu trùng metacercaria khoảng 0,19 - 0,25 x 0,15 - 0,22 mm (Sohn, 2009) [42]. Tuy có vỏ bao bọc nhưng ấu trùng có ấu tạo cơ thể phát triển gần với trùng cơ thể sán lá song chủ trưởng thành. Cấu tạo ngoài: Bề mặt cơ thể ấu trùng metacercaria có các bộ phận móc, có giác miệng, giác bụng, lỗ miệng và lỗ bài tiết. Cấu tạo trong: Ấu trùng metacercaria có cơ quan tiêu hoá, cơ quan bài
  • 23. 14 tiết, thần kinh và cơ quan sinh dục. Hệ thống sinh dục của một số giống loài phát triển còn đơn giản nhưng cũng có giống loài cơ quan sinh dục đực cái đã hoàn chỉnh, thậm chí đã có lúc trong cơ quan sinh dục cái đã có trứng xuất hiện. Ấu trùng Metacercaria cùng với ký chủ trung gian thứ hai hoặc vật môi giới bị ký chủ sau cùng ăn vào trong ống tiêu hoá do tác dụng của dịch tiêu hoá, vỏ bọc vỡ, ấu trùng thoát ra ngoài di chuyển đến cơ quan thích hợp của ký chủ phát triển thành trùng trưởng thành. Quá trình phát triển của sán lá song chủ yêu cầu ký chủ trung gian nhất định, ký chủ trung gian thứ nhất là ốc, ký chủ trung gian thứ hai hoặc ký chủ cuối cùng thường là động vật nhuyễn thể, động vật có đốt, giáp xác, côn trùng, cá, lưỡng thê, bò sát, chim và động vật có vú. Có giống loài yêu cầu đến 3 - 4 ký chủ trung gian. - Nhìn chung chu kỳ phát triển của sán lá song chủ ký sinh trên người và vật nuôi được chia làm hai hình thức chính: * Có một ký chủ trung gian: + Ấu trùng cercacia đi trực tiếp vào ký chủ cuối cùng như sán máu cá. + Ấu trùng cercacia ra ngoài môi trường hình thành bào nang ấu trùng metacercaria bám trong các cây thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, ký chủ cuối cùng ăn vào phát triển thành trùng trưởng thành như sán lá ruột lợn (sán bã trầu). + Ấu trùng cercaria không ra khỏi ký chủ trung gian thứ nhất mà ở trong đó hình thành bào nang metacercaria ví dụ sán lá gan lớn ở trâu bò. * Có hai ký chủ trung gian: + Cả hai ký chủ trung gian là nhuyễn thể. + Ký chủ trung gian thứ hai là các loài giáp xác hay côn trùng, lưỡng thê hoặc cá nước ngọt.
  • 24. 15 Hình 1.4. Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá (Nguồn: Dự án FIBOZOPA) Để hoàn thành vòng đời, các giai đoạn phát triển cần các điều kiện nhất định nên xác suất để sán lá song chủ xâm nhập được vào vật chủ thích hợp và kết thúc vòng đời là không cao. Bởi vậy, sán lá song chủ nói chung cần phát triển cơ quan sinh dục để hình thành nhiều trứng, sinh sản đơn tính làm tăng nhanh số lượng ấu trùng để tăng xác suất gặp vật chủ. 1.1.2. Dịch tễ học của bệnh sán lá song chủ Metacercaria của sán lá song chủ sống ký sinh trong cơ thể cá nước ngọt (Pseudorasbora parva), chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ -120 C trong thời gian 10 - 20 ngày, ở nhiệt độ -200 C trong thời gian 3 - 7 ngày, hoặc trong môi trường muối với nồng độ cao (cá/muối = 10 gm/gm3 ) ở nhiệt độ 260 C trong thời gian 5 - 15 ngày và vẫn có khả năng cảm nhiễm. Những phát hiện này
  • 25. 16 cho thấy rằng cá nước ngọt đông lạnh hoặc lưu trữ trong muối có nồng độ cao có thể không hiệu quả trong công tác phòng chống bênh sán lá ở người. Tuy nhiên cá ướp lạnh, hoặc được lưu trữ ở trong muối có nồng độ cao trong một thời gian dài hơn thì có thể diệt được mầm bệnh. Sán lá gan gây tổn thương nghiêm trọng ở gan, có thể dẫn đến xơ gan, cổ chướng và gan thoái hóa mỡ. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây hiện tượng tắc mật, dần dần biến chứng nhiễm trùng, tạo điều kiện để ung thư gan phát triển. Sán không những gây những kích thích thường xuyên đối với gan mà còn chiếm thức ăn và gây độc (Ký sinh trùng, 1997) [1]. Độc tố của sán tiết ra có thể gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có thể gây thiếu máu, tăng bạch cầu toan tính. Nếu sán ký sinh ở vị trí nào sẽ tăng kích thước ở đó và dễ gây tắc. Ở gan có sán ký sinh to ra rõ rệt có thể lên tới 4 kg (gan người bình thường 2,3 - 2,4 kg). Ở bề mặt gan có những điểm phình giãn, những chỗ phình giãn thường có màu trắng và nhạt, tương ứng với sự giãn nở của các ống mật. Nếu cắt những điểm phình giãn sẽ thấy chảy ra một dịch màu xanh xám (Ký sinh trùng, 1997) [1]. Biểu hiện lâm sàng của bênh sán lá gan nhỏ phụ thuộc nhiều vào cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong trường hợp nhiễm ít có khi không có triệu chứng gì đặc biệt. Giai đoạn khởi phát người bệnh bị mắc bệnh sán lá gan nhỏ thường bắt đầu với các biểu hiện của rối loạn dạ dày, ruột, có hiện tượng chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Kèm theo có thể thấy toàn thân phát ban, nổi mẩn. Giai đoạn sau người bệnh đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ trướng, có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu mắc bệnh bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài. Ở trong ống dẫn mật, sán gây ra một phản ứng viêm, biểu mô tăng sản
  • 26. 17 và đôi khi thậm chí gây xơ gan, tỷ lệ mắc trong đó được nâng lên ở các vùng bị nhiễm sán. Một bất lợi ảnh hưởng của người mắc bệnh gan là khả năng các sán lá trưởng thành tiêu thụ tất cả các mật tạo ra trong gan, trong đó sẽ hạn chế tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo. Một khả năng khác là tắc nghẽn của ống mật do ký sinh trùng hoặc trứng của nó, dẫn đến tắc nghẽn đường mật và viêm đường mật (đặc biệt là viêm đường mật phương Đông). Những tổn thương ở từng vị trí của gan có thể dẫn đến xơ hóa toàn bộ gan. Ngoài những thương tổn ở gan, tuy cũng có thể có những hiện tượng xơ hóa, tăng sinh và thoái hóa. Lách có thể bị to, tăng sinh phát triển để tăng sản xuất máu để bù đắp cho cơ thể. Về công thức máu, bạch cầu toan tính chiếm tỉ lệ từ 20 - 40%, kèm theo hiện tượng tăng bạch cầu (Ký sinh trùng, 1997) [1]. 1.1.3. Chẩn đoán bệnh sán lá song chủ Mức độ biểu hiện của bệnh sán lá song chủ tùy thuộc nhiều vào cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Trong những trường hợp nhiễm thể nhẹ có khi không có biểu hiện rõ rệt. Trong giai đoạn bắt đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn dạ dày, ruột, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ỉ vùng gan, ỉa chảy và táo bón thất thường. Với những trường hợp bị nhiễm trên 100 sán lá gan triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt. Người và con vật bị nhiễm sán trong giai đoạn đầu này thường bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu toan tính tăng đột ngột. Giai đoạn này khó chẩn đoán để phát hiện bệnh. Giai đoạn toàn phát của bệnh sán lá gan, bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt hơn. Bệnh nhân bị thiếu máu, gầy sút, phù nề và đôi khi có hiện tượng sốt thất thường. Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm xuống còn khoảng 2 triệu, huyết cầu tố có thể giảm xuống tới 20%. Biểu hiện phù nề bắt đầu từ những chi dưới, sau trở thành phù nề toàn thân với những triệu chứng của bệnh Bêri-
  • 27. 18 Bêri (bệnh Bêri-Bêri: tê bì, nhược cơ, mỏi cơ, đau cơ, đây là một bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 làm rối loạn chuyển hóa gluxit). Thể trạng bệnh nhân gầy sút nhanh chóng và giảm cân rõ rệt, bệnh nhân còn có thể chảy máu cam, nôn ra máu và có những rối loạn tim mạch khác. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm sán Clonorchis sinensis lại bị bội nhiễm do vi khuẩn thì sẽ có hiện tượng sốt kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét. Bệnh nhân bên cạnh những biểu hiện trên, còn có những triệu chứng về gan. Vùng gan đau âm ỉ nhưng có khi đau rất dữ dội. Bệnh nhân bị vàng da nhẹ, phân có thể trắng, nước tiểu màu vàng sẫm. Những biểu hiện này rất giống hội chứng vàng da ứ mật. Xét nghiệm phân tìm trứng sán là biện pháp đơn giản nhưng có tính chất khẳng định việc mắc bệnh, trường hợp nhiễm ít cần phải xét nghiệm dịch tá tràng. Trong trường hợp không tìm thấy trứng sán, các xét nghiệm miễn dịch cuối cùng, xét nghiệm nước tá tràng với hình ảnh siêu âm có giá trị chẩn đoán. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có giá trị trong việc đánh giá thương tổn và tiên lượng bệnh. Nếu bệnh nhân bị nhiễm sán lá song chủ không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng xơ gan. Theo báo cáo của Lương Bá Cường thì 33% bệnh nhân mắc bệnh này bị xơ gan (Ký sinh trùng, 1997) [1]. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Giai đoạn 1959 - 1961 các nhà khoa học đến từ Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng trên các loài cá nước mặn ở Việt Nam. Năm 1988 - 1989, hai nhà khoa học Sey (Tiệp Khắc cũ) và Moravec (Hungari) đã nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá, giun tròn, giun đầu móc ở một số loài cá nước ngọt của nước ta (Hà Ký, 1968) [10].
  • 28. 19 Hình 1.5. Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis ở Việt Nam tính đến năm 2002 (Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004) [38] Giai đoạn 1960-1968, Hà Ký đã tiến hành điều tra ký sinh trùng trên 16 loài cá nước ngọt nuôi trên miền Bắc Việt Nam, tác giả đã công bố số lượng 120 loài ký sinh trùng, trong đó có 41 loài mới, 01 giống mới, 01 họ phụ mới đối với khoa học bệnh trên thủy sản (Hà Ký, 1966 [1]; 1968 [10]). Năm 1976 tác giả Nguyễn Thị Muội và cs (1976) đã tiến hành điều tra giun đầu móc ở một số loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở Đồng bằng Bắc bộ, kết quả cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt ở khu vực điều tra đều mang ký sinh trùng giun đầu móc. Theo tác giả Bùi Quang Tề (1984) [16] đã điều tra khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên sáu loài cá chép được nuôi ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả
  • 29. 20 Phan Thị Vân và cs (2007) [20] cũng nghiên cứu các loại sán lá truyền qua cá trên hệ thống sông Hồng của miền Bắc cho biết ngoài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis được tìm thấy còn có nhiều loài sán lá khác trên các loại cá. Từ năm 1981 - 1985, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1986) [14] đã tiến hành điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng sống ký sinh trên cá nước ngọt của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện và phân loại được 117 loài ký sinh trùng, trong đó lớp sán đơn chủ (Monogenea) chiếm số lượng loài đáng kể so với tổng số loài ký sinh trùng trên cá nước ngọt. Tác giả Nguyễn Văn Đề (2004) [38] cho biết trong các điều tra giai đoạn 1976 - 2000 trên 15 tỉnh thành ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên người do giống Clonorchis hoặc Opisthorchis gây ra rất cao dao động từ 0,2 - 37,5%, trung bình 21%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở các tỉnh Nam Định: 3 - 37,5%; Phú Yên: 36,9%; Bắc Giang: 16,3%; Ninh Bình 20 - 30%; Hà Tây 16%; thấp nhất là Thái Bình 0,2% và Hà Giang 0,6%. Trong đó tỷ lệ nhiễm ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, người lớn cao hơn trẻ em và cao nhất ở giai đoạn tuổi 40 - 50 chiếm 50,2 - 51,6%. Điều này cho thấy người dân có thói quen ăn cá chưa chín kỹ hoặc ăn gỏi cá là thói quen không tốt và làm tăng tỷ lệ nhiễm sán lá gan. Điều tra cũng cho biết giống sán lá gan phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta trong đó chủ yếu là loài sán C. sinensis, giống Opisthorchis phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta. Theo tổng kết của Bùi Quang Tề và các cộng sự từ nghiên cứu ký sinh trùng của một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay (2001) ở Việt Nam đã điều tra nghiên cứu ký sinh trùng trên 103 loài cá nước ngọt và nước lợ thuộc 31 họ, phát hiện và phân loại được 366 loài ký sinh trùng thuộc 128 giống, 18 lớp. Trong đó có 1 họ phụ, 2 giống và 78 loài mới đối với công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) phát
  • 30. 21 hiện 103 loài chiếm 28,14%; đứng thứ hai là lớp bào tử sợi (Cnidosporidea) gặp 46 loài chiếm 12,5%, lớp sán lá song chủ (Trematoda/ Nematoda) đứng thứ ba gặp 45 loài chiếm 12,30%. Các tác giả cũng cho biết rằng nhiều loài ký sinh trùng được tìm thấy trên cá với tỷ lệ nhiễm cao và nguyên nhân của tỷ lệ tử vong lớn, đặc biệt là giai đoạn cá hương và cá giống (Bùi Quang Tề, 2001 [18]; Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2001 [11]). Giai đoạn 2001 đến 2010 có nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị về lĩnh vực ký sinh trùng trên thủy sản nói chung và sán lá song chủ trên cá nước ngọt nói riêng. Công bố của Bùi Quang Tề (2001) [18] khi tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng. Tác giả nghiên cứu trên 3.217 cá thể của 41 loài cá kinh tế nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện 157 loài ký sinh trùng, 70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong số 157 loài đã ký sinh trùng đã công bố, có 121 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2003) [4] đã xác định được 6 loài cá nước ngọt là ký chủ trung gian thứ hai của sán lá gan và tỷ lệ nhiễm của chúng như sau: cá mè trắng là 44,5%; cá rô đồng 32%; cá chép 25%; cá diếc 15,6%; cá trôi 13,3% và cá trắm cỏ 13,9%. Tác giả Lê Ngọc Quân (2005) [15] đã tiến hành kiểm tra 205 cá thể bao gồm 130 cá rôhu và 75 cá mè trắng tại Nam Định cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá mè trắng và rôhu lần lượt là 47% và 33%. Trong đó vây cá là cơ quan được phát hiện nhiễm ấu trùng nhiều nhất trên cơ thể cá, lần lượt là 41,3 và 13,1%. Tác giả cũng phát hiện ấu trùng của 6 loài sán lá song chủ ký sinh bao gồm: H. Taichui; H. Pumilio; H. Yokogawai; Procerovum sp.; Exorchis sp. và Centrocestus formosanus; sáu loài sán lá song chủ này được định loại thuộc 2 bộ, 3 họ, 3 phân họ và 4 giống. Trong đó 3 loài thuộc giống Haplchis là nguyên nhân gây bệnh sán lá cho người có tỷ
  • 31. 22 lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn giống khác được phát hiện. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2007) [5] khi điều tra tình hình nhiễm sán lá gan qua cá ở hồ Thanh Trì (Hà Nội) và hồ Vị Xuyên (TP Nam Định) cho biết. Trong bốn loại cá mè, cá chép, cá trắm và cá rô phi đều nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ cả giai đoạn mới nuôi và giai đoạn thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch nhiễm ấu trùng sán với tỷ lệ cao nhất, tại hồ Thanh Trì tỷ lệ nhiễm chung là 6,5% với cường độ nhiễm trung bình là 0,423 ấu trùng/cá; tại hồ Vị Xuyên tỷ lệ nhiễm chung là 5,72% với cường độ nhiễm trung bình là 0,246 ấu trùng/cá. Thành phần ấu trùng thu được là Haplorchis pumilio và Centrocestus formosanus ở hồ Thanh Trì; Haplorchis pumilio và Haplorchis taichui tại hồ Vị Xuyên. Bên cạnh đó Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Việt Nam) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác triển trai dự án “Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam” giai đoạn I (2004 - 2007) và đang thực hiện giai đoạn II (2008 - 2012) (FIBOZOPA, 2008) [7]. Trong các hợp phần báo cáo của dự án cho biết sán lá gan nhỏ C. sinenesis và một số loại sán lá thuộc họ teterophyid đã nhiễm phối hợp với nhau tại Nam Định; tiến hành điều tra trên người thấy 51,5% người nhiễm C. sinenesis và có đến 54,5% số người nhiễm phối hợp hai loại sán lá, số người nhiễm một loại sán lá chỉ có 9% (Đỗ Trung Dũng, 2008) [3]. Cũng tại Nam Định kết quả thấy tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá là 64,9% bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ. Sán lá gan nhỏ nhiễm qua cá ở Nam Định và Nghệ An được phân lập chủ yếu là Clonorchis sinenesis, ngoài ra còn có Haplorchis pumilio, H. taichui, H. yokogawai và Stellantchasmus falcatus (Nguyễn Văn Đề và cs, 2008) [6]. Trong một báo cáo khác cho biết trong các loài cá giống thì cá trắm cỏ là loài nhiễm ấu trùng sán lá gan C. sinenesis nhiều nhất 60,9% cá rohu 24,2%; mrigal 21,5%; mè trắng 25,8% và cá chim trắng ít nhất 8% (Phan Thị Vân và cs, 2008) [20].
  • 32. 23 Tác giả Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009) [8] nghiên cứu cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thừa Thiên Huế cho biết. Ba loài metacercariae được xác định là Centrocestus formosanus; Clonorchis sinensis và Haplorchis taichui, tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercariae trên cá chép là 65,4% và cá trắm cỏ là 55,8%. Ấu trùng C. sinensis chủ yếu ký sinh trong cơ của cá, tỷ lệ nhiễm C. sinensis trên cá chép là 27,5% và trên cá trắm là 24,6%. Như vậy ở Việt Nam các nghiên cứu về sán lá song chủ mới bước đầu thống kê được tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên một số loài cá nước ngọt. Qua đây cho thấy (1) Hầu hết các loài cá nước ngọt ở các hệ thống sông, hồ của nước ta đều bị nhiễm ký sinh trùng; (2) Ấu trùng sán lá song chủ Clonorchis sinensis ký sinh trên cơ các loài cá và lây cho người thông qua ăn cá sống (gỏi) hoặc cá nấu chưa chín kỹ gây bệnh trên gan; (3) Cá chép và cá trắm cỏ đều bị nhiễm ấu trùng sán lá song chủ C. sinensis, tuy nhiên cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm ở mỗi khu vực khác nhau lại khác nhau; (4) Cần có những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ nói chung và các loài cá nước ngọt nói riêng ở nhiều địa phương để có những giải pháp hạn chế lây truyền sán lá gan từ cá sang người. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Lonnae (1707 - 1778). Ở Liên Xô cũ Dogiel (1882 - 1956) là người đặt nền móng cho nghiên cứu Ký sinh trùng sống trên các loài cá (Dogiel, 1962) [24]. Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách: “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô” trong đó công trình đã mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là
  • 33. 24 nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn diện và đồ sộ nhất (Bùi Quang Tề, 1998 [17]; Gussev, 1983 [30]). Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới (Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004) Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cho thấy các loài sán đơn chủ thuộc một số họ Dactyloyridae, Tetraonchidae có tính đặc hữu rất cao, mỗi loài cá chỉ bị một số loài sán lá đơn chủ nhất định ký sinh, nghĩa là những loài sán lá đơn chủ chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định. Nghiên cứu về sán lá đơn chủ, Gussev (1976) [29] cho rằng sự phân loại và tiến hóa của họ Dactylogyridae, Ancylodiscoididadae, Diplozoonidae có liên hệ với ký chủ của chúng. Trên thực tế khoảng 7/10 sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá nước ngọt ký sinh trên bộ cá chép và hầu hết giống cá chép là ký chủ của họ Dactylogyridae và Diplozoonidae. Ký sinh trùng của động vật thủy sản đến nay (1998) chúng ta phân loại
  • 34. 25 được số lượng rất lớn và phong phú. Chỉ tính ký sinh trùng trên các loài cá nước ngọt thuộc khu vực Liên Xô cũ, các nhà khoa học đã phân loại được hơn 2000 loài giai đoạn 1984 - 1985 (Bùi Quang Tề, 1998) [17]. Ở Trung Quốc việc nghiên cứu ký sinh trùng - bệnh cá và động vật thủy sản nói chung khá phát triển so với các nước Châu Á. Về ký sinh trùng có rất nhiều công trình nghiên cứu, chỉ riêng tỉnh Hồ Bắc tác giả Chen Chin Leu và cs (1973) [22] đã kiểm tra ký sinh trùng 50 loài cá nước ngọt, kết quả phân loại được 379 loài ký sinh trùng trong đó: Nguyên sinh động vật (Protozoa) 159 loài, sán lá đơn chủ (Monogenea) 17 loài, sán lá song chủ (Trematoda) 33 loài, sán dây (Cestoidea) 10 loài, giun tròn (Nematoda) 21 loài, giun đầu móc (Acanthocepphala) 7 loài, đỉa cá (hirudinea) 2 loài, giáp xác (Crustacea) 29 loài. Nếu tính riêng trên một số đối tượng nuôi chính thì: Cá chép đã phát hiện được 61 loài ký sinh trùng sinh sống ký sinh, trắm đen 59 loài, trắm cỏ 71 loài, mè trắng 75 loài, cá diếc 75 loài. Theo Chang và Wang (1973) [21] công bố trong một báo cáo khảo sát 80 trường hợp tại Hong Kong, người mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thì có tới 19% tỷ lệ mắc sán lá gan. Tác giả Kwang và Bang (2005) [34] cho biết khu vực Ulsan có tới 28,2% người bị nhiễm sán lá gan, nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều 35,4% và 19,4% tương ứng. Công trình nghiên cứu của Rui Li và cs (2005) [41] cho biết kết quả điều tra ở các tỉnh khu vực phía Nam Trung Quốc chỉ có 46% người dân biết về bệnh sán lá gan. Trong tổng số người điều tra có đến 51% người ăn gỏi cá từ 1 - 2 lần/tháng, chỉ có 8% số người ăn cá nấu chín kỹ, phần còn lại có thói quen ăn cá sốt hoặc ăn sống hình thức gỏi. Công bố cho biết tỷ lệ trứng sán lá gan tìm thấy trong phân cao nhất ở mèo 70%, chó 50% và trên lợn 27%, ở cá nước ngọt tỷ lệ nhiễm là 40%. Tác giả Shin và Huang (2000) [33] cho biết tỷ lệ người bị nhiễm sán lá gan C. sinensis dưới mọi hình thức ở Đài Loan dao động từ 10 - 52%, cá biệt
  • 35. 26 có khu vùng lên đến 57%. Ở khu vực các tỉnh phía Nam của Trung Quốc kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm trên người thấp hơn 31,61% và tập trung vào các độ tuổi 30 - 69 chiếm 45 - 50% và mức độ nhiễm rất cao ở nam giới (41,9%) ở nữ chỉ có 20,5% (Yu và cs, 2003) [45]. Ở Hồng Kong tỷ lệ người nhiễm sán C. sinensis tập trung cao nhất ở độ tuổi 31 - 40 (68,75%) và độ tuổi 41 - 50 (20,6%), chủ yếu trên đối tượng nam giới trong đó nông dân là đối tượng nhiễm sán lá cao nhất 28,75% (Chang và Wang, 1973) [32]. Theo tác giả Park và cs (2001) [21] cho biết loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ở Hàn Quốc và Trung Quốc có bộ nhiễm sắc thể 2n = 56, bao gồm 8 cặp nhiễm sắc thể lớn và 20 cặp nhiễm sắc thể nhỏ. Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, 1926 - 1927 thông báo về hiện tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt Thái Lan và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc giống caligus ký sinh. Cho đến nay khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ngày càng được chú ý. Qua tổng kết, một số nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như: Chilodonella, Trichodina, Costia, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus… theo Tonguthai (1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng lại ở đó mà đi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh: Opisthorchosis do Opisthorchis viverini ký sinh trong gan người. Không những thế, khu hệ ký sinh trùng cá Thái Lan ngày càng phong phú bởi sự bổ sung của ký sinh trùng cá nước mặn. Năm 1981 L, Ruangpan đã viết cuốn sách đầu tiên về ký sinh trùng ký sinh ở cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan (Richard, 1996) [39]. Ở Indonesia năm 1952, sự ra đời của cuốn sách “Những dấu hiệu của những loại ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Indonesia” thực sự là bước ngoặt trong ngành ký sinh trùng học nước này. Tác giả cuốn sách này là M.Sachlan - nhà khoa học Indonesia đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng cá ở Indonesia
  • 36. 27 [39]. Theo Akhmad Rukyani, cho đến nay ở Indonesia bệnh ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thiệt hại về kinh tế đối với cá nuôi nước ngọt những bệnh ký sinh trùng như: Myxobolosis, Trichodinosis, Lerbnaeosis, Ichthyophthyriosis, Gyrodactylosis trong đó Ichthyophthyriosis là bệnh ký sinh trùng quan trọng đối với cá. Đối với bệnh này sự điều trị bằng thuốc hóa học không mạng lại hiệu quả vì sự chết chóc luôn luôn xảy ra trước khi phép điều trị có hiệu lực (Richard, 1996) [39]. Ở Malaysia, trong giai đoạn 1861 - 1973, Furtado và Fernanda có báo cáo về phân loại và hình thái của một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt Malaysia. Đến giai đoạn 1983 - 1987, Lim và các cộng sự khi nghiên cứu về ký sinh trùng trên một số cá nước ngọt ở vùng bán đảo Malaysia, đã phát hiện ra 54 loài Monogenea (Richard, 1996) [39]. Cũng như ở Thái Lan và nhiều nước khác khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia ngày càng phong phú, sự nghiên cứu được chuyên sâu theo nhiều hướng khác nhau. Ở Singapore sán lá song chủ đã được phát hiện từ năm 1938 bởi Andrews và Shrimpton. Sán lá gây bệnh nghiêm trọng trên người, tuy nhiên vòng đời và kích thức sán được mô tả chi tiết năm 1970 tương tự như các mô tả đã biết (Cheah và cs, 1970) [21]. Ở Philipin từ năm 1947, Tubangui đã công bố về kết quả nghiên cứu một số loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Trematoda - Digenea), giun tròn (Nematoda) và giun đầu móc (Acanthocephala). Velasquez, (1958) đã đề cập đến sự phân loại và chu kỳ sống của ký sinh trùng giun sán. Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ ở cá Philipin, tổng khóa phân loại sán lá song chủ “Digenetic trematodes of Philippin fishes”. Đây là một tài liệu chuyên khảo có giá trị (Richard, 1996) [39]. Thái Lan là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tập tính ăn sản phẩm thủy sản sống và có tỷ lệ người nhiễm sán lá cao. Hầu hết số người
  • 37. 28 nhiễm ấu trùng sán khi ăn các món chế biến từ cá chưa được nấu kỹ. V. Wiwanit Kit và cs (2001) trường đại học Chulalong Korn, Bangkok, Thái Lan đã thí nghiệm về khả năng sống của ấu trùng trong các món nấu chưa chín kỹ. Các tác giả đã phân tích metacercaria ở 79 cá nước ngọt họ cá Chép thu từ hồ chứa Huay Thalaeng, tỉnh Nakornrat Chasrima thì phát hiện có 16 con nhiễm metacercaria chiếm 20,6%. 16 con này được chuẩn bị cho 8 đĩa cá với các cách thức chế biến khác nhau: 2 con được sấy ở nhiệt độ phòng, 2 con được đưa vào đông lạnh ở 40 C, 2 con khác được đưa vào nhiệt độ -200 C, 2 con ngâm trong dung dịch NaCl 5%, 2 con ngâm trong dung dịch NaCl 10%, còn lại 2 con được ngâm trong nước nóng vài giây. Sau đó cá được chế biến sơ cho trộn với các gia vị khác tạo thành món salat truyền thống. Khả năng sống sót của metacercaria trong mỗi đĩa salat cá được đánh giá qua kính hiển vi ở thời điểm bắt đầu, lặp lại 30 phút cho đến khi tất cả các metacercaria đều xuất hiện thoái hóa. Kết quả sau 8 giờ đối với cá làm lạnh Ngoài ra một số nước như ấn Độ, có công trình nghiên cứu của Thapar, 1976 đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 loài ký sinh trùng ký sinh ở các loài cá ấn Độ. Năm 1973 - 1974 Gussev nghiên cứu 38 loài cá nước ngọt ấn Độ đã phát hiện 40 loài sán lá đơn chủ là loài mới đối với khoa học Gussev (1976) [29]. Ở Hàn Quốc có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng lây qua cá nói chung và sán lá song chủ gây bệnh gan lây qua cá nói riêng. Tác giả Choi (1976) [25] công bố kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá song chủ C. sinensis trên các loài cá nước ngọt ở Hàn Quốc cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt đều bị nhiễm ấu trùng C. sinensis mức độ từ thấp đến cao. Trong đó có cả cá trắm cỏ và cá chép nuôi tại các khu vực điều tra, tỷ lệ nhiễm ở các loài cá sống trên sông cao hơn trong ao hồ. Một nghiên cứu khác của Joo (1980) [23] cho biết tình hình nhiễm C. Sinensis ở các loài cá rất thấp 0 - 3,6% so với nhiễm các loại ấu trùng
  • 38. 29 sán khác (E. Oviformis; M. Hasegawai; M. Yokogawai). Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới Loài Quốc Gia Địa điểm điều tra Tỷ lệ nhiễm Tác giả Triều Tiên 5 dòng sông chính 21,5% Seo, 1981 Triều Tiên Sông Nakdong 45,5% Seo, 1981 Triều Tiên Một số vùng 1,4 - 4,6% KAHP, 2004 Trung Quốc 24 tỉnh 1 - 57% Chen, 1994 Trung Quốc Toàn quốc 0,4% Xu, 1995 Trung Quốc Vùng Korean 4,5% Xu, 1995 Trung Quốc Guangxi Zhuang 0,96% Xu, 1995 Trung Quốc Guangxi Zhuang 31,6% Yu, 2003 Trung Quốc Vùng Mongolian 1,8% Xu, 1995 Việt Nam Hải Phòng, Hà Nội 73% Rim, 1982 Clonorchis sinensis Việt Nam Ninh Bình 13,7 - 31% Nguyễn Văn Đề, 2003 Thái Lan Vùng Đông Bắc 79% Wykoff, 1965 Thái Lan Toàn quốc 9,4% Sripa, 2003 Lào Sông Mekong 70,3% Chai, 2005 Opithorchis viverrini Việt Nam Tỉnh Phú Yên 15,2 - 36,9% Nguyễn Văn Đề, 2003 Nga Thành phố Tomsk >6% Rim, 1982 Nga Lưu vực sông Ob >95% Rim, 1982 Nga Thành phố Tyumen 45% WHO, 1995 Opithorchis felineus Ucraina Lưu vực sông Dniper 5 - 40% Yossepowitch, 2004 Theo Lim và cs (2006) [36] cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan C. sinensis ở một số tỉnh của Hàn Quốc rất cao từ 2,1 - 31,3%, các tác giả tổng kết bốn yếu tố chính dẫn đến nhiễm sán lá gan cao đó là: nam giới, uống rượu, ăn gỏi cá, và khu vực đó tập trung nhiều sán lá gan. Nghiêm trọng nhất vẫn là nguyên nhân ăn gỏi cá sống nên ăn phải trứng sán là yếu tố chính làm tăng tỷ
  • 39. 30 lệ nhiễm sán lá gan ở người. Kết quả công bố của Kim và cs (2008) [26] khi tiến hành nghiên cứu C. Sinensis trên các loài cá nước ngọt của Hàn Quốc cho biết, loài sán lá song chủ C. Sinensis có tới 17 phân loài khác nhau. Mức độ nhiễm các phân loài ấu trùng sán lá song chủ khác nhau từ 3,6% (Zacco platypus) đến 60% (Pungtungia herzi) trên 21 loài cá điều tra trong đó có cá chép và cá trắm cỏ. Kết quả nghiên cứu của Sohn và cs (2009) [43] khi điều tra phân loại tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá nước ngọt các tỉnh phía Nam Trung Quốc cho biết, hầu hết các loài cá đều mang ấu trùng sán lá song chủ. Tìm thấy ấu trùng C. sinensis trên cá trắm cỏ sống ở khu vực này. Ấu trùng metacercariae C. sinensis tìm thấy trên cơ thể cá có kích thước 158 - 193 (182) x 153 - 183 (168) µm, vỏ hình bầu dục ấu trùng bên trong vỏ hình chữ V. Ấu trùng C. sinensis tìm thấy trên cá ở Thái Lan, Lào và Việt Nam cũng cho kích thước tương tự 0,19 - 0,25 x 0,15 - 0,22mm (Sohn, 2009) [42].
  • 40. 31 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) nuôi trong ao và tự nhiên. - Ấu trùng sán lá song chủ metacercaria ký sinh trên cá chép và cá trắm cỏ ở các giai đoạn cá bột đến cá trưởng thành. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm - Địa bàn một số xã của huyện Phú Bình và Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. - Trung tâm nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 2.2.2. Thời gian Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, khảo sát tinh hình sinh trưởng và phát triển của cá chép và cá trắm cỏ nuôi tại các ao hồ trên địa bàn nghiên cứu. - Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ trên địa bàn nghiên cứu. 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Chiều dài (cm); khối lượng (gram) của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá chép các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá trắm cỏ các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.
  • 41. 32 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu - Thu thập mẫu cá nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus). - Thời điểm thu mẫu tính từ khi cá mới nở: Cá bột thu mẫu giai đoạn từ 3 - 10 ngày tuổi; cá hương thu mẫu giai đoạn từ 20 - 35 ngày tuổi; cá giống thu giai đoạn từ 45 - 70 ngày tuổi; cá thịt thu mẫu thời điểm đánh bắt thu hoạch cá khi kết thúc nuôi. - Số lượng các mẫu cá: + Cá chép: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. + Cá trắm cỏ: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. Tổng số mẫu cá: 1160 con. 2.5.2. Phương pháp tiêu cơ - Cân, đo kích thước từng cá thể và ghi lại. Lấy một ít thịt từ các phần khác nhau của cá (như: đầu, mang, cơ, vây và vẩy). Mẫu phụ từ toàn bộ cá được kiểm tra một lần. - Nghiền mỗi mẫu cơ riêng biệt bằng cối chày sứ. Cá nhỏ có thể được nhóm lại và nghiền cùng với nhau, nghiền 10 - 20 g mẫu các phần khác nhau. - Sức đề kháng của ấu trùng với nhiệt độ và muối. - Chuyển mẫu nghiền vào cốc 100 ml có chứa 50 ml dung dịch tiêu cơ
  • 42. 33 (8 ml HCl + 6 g Pepsin (1:10.000) trong 1000 ml nước cất (tuỳ theo khối lượng mẫu có thể dùng cốc đong lớn hơn và chứa nhiều dung dịch tiêu cơ hơn, dung dịch tiêu cơ nên ngập quá 1/3 thể tích mẫu). - Trộn đều và đặt trong tủ ấm 37o C trong 2 - 3 giờ (hoặc lâu hơn cho những phần cứng như vây và vẩy) thỉnh thoảng khuấy đều. - Thêm 50 ml nước, lắc đều và để lắng. Sau đó lọc qua lưới lọc 1 x 1 mm và rửa với 0.86% muối, rồi để lắng cho đến khi phần cặn lắng xuống để dễ quan sát. - Loại bỏ phần nổi một cách nhẹ nhàng và giữ lại phần lắng cặn. - Lặp lại 7 đến 8 lần cho đến khi chất lắng trở lên trong. - Chuyển chất lắng mỗi lần một lượng nhỏ vào trong đĩa Petri chứa 0,85% muối. Xoay nhẹ đĩa Petri bằng tay sao cho các chất lắng tập trung vào giữa. Dùng Pipette loại bỏ phần nhẹ nổi bên trên mặt. - Quan sát trên và định loại metacercaria trên kính hiển vi với độ phóng đại 10x40. - Tách riêng metacercaria và đặt trong một đĩa Petri nhỏ. - Đếm số lượng metacercaria của mỗi loài sán. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Để chắc chắn việc định loại metacercaria nên cảm nhiễm vào động vật thí nghiệm. 2.5.3. Định loại Metacercaria Để phân loại được metacercaria, dựa vào đặc điểm hình thái thu riêng những ấu trùng có hình dạng tương tự vào trong các đĩa Petri nhỏ. Chuyển metacercaria sang lam kính, nhỏ một giọt glycerine + lactic acid (1:1), đậy lamen và quan sát hình thái chi tiết dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn (10 x 40 trở lên). Phân loại metacercaria dựa vào những đặc điểm hình dạng và kính thước.
  • 43. 34 Những dấu hiệu phân loại quan trọng là: - Dạng ấu trùng và không phải là ấu trùng. - Các giác bám, kích thước giác và kích cỡ ấu trùng. - Hình dạng và kiểu tuyến bài tiết. - Cơ quan sinh sản. (Nguồn: Dự án FIBOZOPA) * Phá nang metacercaria Thường rất khó xác định đến mức giống của metacercaria trong khi chúng vẫn ở dạng nang. Ép metacercaria giải phóng khỏi nang trứng ra ngoài (excystment), việc này có thể làm tăng khả năng quan sát các đặc điểm hình thái, đặc biệt những đặc điểm được mô tả dưới đây, những đặc điểm quan trọng trong phân loại. Đôi khi ép rất nhẹ nang metacercaria dưới lam men với nước hoặc nước muối sinh lý có thể làm vỡ được nang của Metacercaria. Một kỹ thuật khác mà có thể làm là làm vỡ nang với đầu kim nhỏ thao tác dưới kính hiển vi. * Cố định metacercaria Bào nang sán được làm sạch mô và chất nhờn, chuyển vào lam kính có giọt nước. Xem dưới kính giải phẫu, dùng dùi nhọn cẩn thận tách lớp vỏ ngoài và vỏ trong của bào nang để lấy ấu trùng ra. Cố định, nhuộm ấu trùng và sán trưởng thành giống nhau. Để sán không hoạt động cho sán vào đãi lồng hoặc lam kính có giọt nước hơ nóng đến 60 - 700 C. Định hình bằng cách đè ép giữa hai phiếm kính nhỏ cồn 700 vào giữa 2 phiến kính giữ sán ở trạng thái đó trong thời gian 10 - 20 phút tùy vào kích thước và độ dày của sán. Ngoài ra cũng có thể dùng Formol 4% hoặc 10% để cố định. Bảo quản trong cồn hoặc formol.
  • 44. 35 2.6. Xử lý số liệu 2.6.1. Tỷ lệ nhiễm Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ được tính toán bằng công thức sau: Tổng số cá nhiễm Metacercaria Tỷ lệ nhiễm (%) = Tổng số cá kiểm tra x 100 2.6.2. Cường độ nhiễm - Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên cơ thể được tính toán bằng công thức như sau: Tổng số metacercaria tìm thấy Cường độ nhiễm TB (ấu trùng/cá) = Tổng số cá nhiễm metacercaria - Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên các bộ phận được tính toán bằng công thức như sau: Tổng số metacercaria tìm thấy trên cơ/mang/vây Cường độ nhiễm trên cơ/mang/vây (ấu trùng/cá) = Số cơ/mang/vây của cá nhiễm metacercaria Cường độ nhiễm Min, Max - Cường độ nhiễm nhỏ nhất (Min): Số lượng metacercaria ít nhất trên cá thể hoặc cơ, mang, vây. - Cường độ nhiễm lớn nhất (Max): Số lượng metacercaria nhiều nhất trên cá thể hoặc cơ, mang, vây. 2.6.3. Xử lý số liệu Các số liệu thu được trong nghiên cứu đều tiến hành xử lý thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Microsoft Excel ANOVA và Minitab 13.31.
  • 45. 36 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu kích thước và khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn 3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ Chúng tôi tiến hành khảo sát tổng số 1160 con cá về chiều dài cơ thể, trong đó: 300 con cá bột, 300 con cá hương, 240 con cá giống, 320 con cá thịt, thuộc hai loài cá Trắm cỏ và cá Chép. Các mẫu cá thu thấp tại địa bàn hai huyện Phú Bình và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn phát triển được trình bày qua bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ (Đơn vị: cm) Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.) Cá bột 75 0,67 ± 0,018 0,68 ± 0,02 0,531 Cá hương 75 2,28 ± 0,05 2,27 ± 0,03 0,935 Cá giống 60 7,54 ± 0,06 7,58 ± 0,04 0,602 Trắm cỏ Cá thịt 80 30,09 ± 0,08 30,51 ± 0,15 0,018 Cá bột 75 0,65 ± 0,015 0,68 ± 0,018 0,223 Cá hương 75 2,51 ± 0,06 2,41 ± 0,05 0,160 Cá giống 60 8,21a ± 0,11 7,53b ± 0,05 0,000 Cá chép Cá thịt 80 25,09 ± 0,46 25,93 ± 0,29 0,128 Qua bảng ta thấy chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Giai đoạn cá bột chiều dài của cá trắm và cá chép tương đương nhau lần lượt là 0,67 cm và 0,65 cm (huyện Phú Bình) 0,68cm (huyện Phú Lương). Giai đoạn cá hương kích thước của cá trắm cỏ và cá chép dao động từ 2,27 - 2,51 cm. Về kích thước cá giai đoạn cá hương tương đương nhau, tuy
  • 46. 37 nhiên về đặc điểm bên ngoài đã có thể phân biệt được cá trắm và cá chép thông qua hình dạng cơ thể, mắt, mang, đuôi… Giai đoạn cá giống kích thước của cá trắm cỏ dao động từ 7,54 - 7,58 cm; kích thước của cá chép dao động từ 7,53- 8,21 cm. Đối với cá chép giai đoạn cá giống thu thập mẫu trên địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài lớn hơn cá giống trên địa bàn huyện Phú Lương. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chúng tôi cho rằng bà con nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình có nhiều kinh nghiệm về xử lý ao nuôi và kỹ thuật chăm sóc cá, mặt khác Phú Bình lại là địa phương có truyền thống nuôi cá từ lâu. Kích thước cá trắm cỏ giai đoạn nuôi thịt sau khi đánh bắt và thu hoạch dao động từ 30,09 - 30,51 cm; cá chép có chiều dài thấp hơn tại Phú Bình và Phú Lương lần lượt là 25,09 và 25,93 cm (P>0,05). 3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ Bên cạnh nội dung nghiên cứu kích thước của các mẫu cá chép và cá trắm cỏ, chúng tôi đồng thời tiến hành khảo sát khối lượng của chúng. Kết quả nghiên cứu về khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn được trình bày thông qua bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ (Đơn vị: gram) Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.) Cá bột 75 0,09 ± 0,003 0,10 ± 0,012 0,530 Cá hương 75 0,18 ± 0,006 0,16 ± 0,003 0,001 Cá giống 60 5,22 ± 0,03 5,23 ± 0,006 0,720 Trắm cỏ Cá thịt 80 1135,8 ± 25,0 1162,6 ± 21,3 0,415 Cá bột 75 0,087 ± 0,002 0,085 ± 0,002 0,588 Cá hương 75 0,17 ± 0,05 0,17 ± 0,05 0,513 Cá giống 60 4,64 ± 0,10 4,77 ± 0,02 0,236 Cá chép Cá thịt 80 521,9 ± 10,3 522,8 ± 8,51 0,948
  • 47. 38 Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng cá chép và cá trắm cỏ tăng dần qua các giai đoạn, tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Giai đoạn cá bột khối lượng của cá trắm cỏ dao động từ 0,09 - 0,10 g. So sánh hai địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đối với cá chép khối lượng cá bột thấp hơn cá trắm, ở Phú Bình và Phú Lương lần lượt là 0,087 g và 0,085 g. Giai đoạn cá hương khối lượng cá chép và cá trắm cỏ dao động từ 0,16 - 0,18g. Khối lượng cá trắm cỏ giai đoạn cá hương trên địa bàn Phú Bình lớn hơn mẫu cá thu thập trên địa bàn Phú Lương lần lượt là 0,18 g và 0,16 g (P<0,05). Cá chép giai đoạn cá giống có khối lượng dao động từ 4,64 - 4,77 g; cá trắm cỏ giai đoạn giống có khối lượng lớn hơn cá chép dao động từ 5,22 - 5,23 g. Qua đó ta thấy giai đoạn cá hương và cá giống đã có sự khác biệt về đặc điểm hình thái cũng như khối lượng cơ thể. Giai đoạn thu hoạch kết thúc thời gian nuôi thịt cá chép có khối lượng thấp hơn nhiều so với cá trắm cỏ, dao động từ 521,9 - 522,8 g. Còn cá trắm có khối lượng lớn hơn dao động từ 1135,8 - 1162,6 g. Điều này cho thấy nuôi cá trắm cỏ có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi cá chép. Tuy nhiên thực tế bà con nông dân thường nuôi ghép hai đối tượng cá này cùng nhau để tận dụng thức ăn và diện tích ao nuôi. Các mẫu chúng tôi thu thập thông thường kết thúc thời gian nuôi từ 8 - 12 tháng tuổi. 3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ Để đánh giá tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (metacercaria) trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu và nghiên cứu sự tồn tại của ấu trùng sán lá song chủ. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm metacercaria được trình bày qua bảng 3.3 như sau:
  • 48. 39 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Cá chép Cá trắm cỏ Tổng số Số mẫu cá Mẫu 580 580 1100 Mẫu nhiễm metacercaria Mẫu 210 464 674 Tỷ lệ % 36,15 80,00 58,10 Cường độ Ấu trùng/mẫu 1 - 20 1 - 30 1 - 25 Chúng tôi nghiên cứu tổng số 1160 mẫu cá thu thập trên hai địa bàn huyện Phú Bình và huyện Phú lương, bao gồm cá chép và cá trắm cỏ sinh trưởng qua các giai đoạn. Kết quả cho thấy 36,15% mẫu cá chép phát hiện nhiễm ấu trùng metacercaria. Các mẫu cá trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ cao hơn nhiều so với mẫu cá chép 80%. Tính chung cho các mẫu cho thấy có tơi 58,10% mẫu cá phát hiện ấu trùng sán lá song chủ, với mức độ phát hiện từ 1 - 25 ấu trùng/mẫu cá. 3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thành phần của ấu trùng sán lá song chủ metacercaria trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.4: Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại hai huyện Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Phân bố TT Thành phần loài metacercaria Phú Lương Phú Bình 1 Haplorchis pumilio ++ ++ 2 Haplorchis taichui ++ ++ 3 Procerovum sp. + + 4 Centroestus formosanus ++ +++ 5 Clonorchis sinensis + + Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 40 Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy có tổng số 5 loài ấu trùng sán lá song chủ ký sinh trên cá. Trong đó loài C. formasanus tập trung với số lượng lớn nhất, đặc biệt trên địa bàn huyện Phú Bình. Loài C. sinensis tìm thấy với số lượng ít nhất ở cả hai địa bàn nghiên cứu. 3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép 3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn Chúng tôi tiến hành phân tích 580 mẫu cá chép các giai đoạn sinh trưởng: cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt. Kết quả phân tích cho thấy trừ cá chép giai đoạn cá bột không phát hiện ấu trùng metacercaria, còn lại cá chép ở ba giai đoạn đều phát hiện ấu trùng sán lá song chủ với mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.5. Kết quả phân tích chúng tôi nhận xét thấy các mẫu phát hiện ấu trùng sán phân thành hai loài chính H. pumilio và C. formosanus. Cả hai loài này đều là sán lá ruột, chúng có chu kỳ phát triển phức tạp, qua nhiều ký chủ để hoàn thiện vòng đời. Các mẫu đều phát hiện ấu trùng sán ký sinh trên hai cơ quan chính đó là mang cá và cơ cá chép. Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát triển của cá chép Cá hương Cá giống Cá thịt Địa điểm Metacercaria Cơ quan TL (%) CĐ (ấu trùng/cá) TL (%) CĐ (ấu trùng/cá) TL (%) CĐ (ấu trùng/cá) H. pumilio Cơ 23,3 1,2±0,41 26,7 1,4±0,47 22,7 1,2±0,31 Phú Lương C. formosanus Mang 21,7 1,5±0,74 18,3 1,4±0,49 14,0 1,5±0,46 H. pumilio Cơ 20,0 1,2±0,43 43,3 1,8±1,0 45,3 1,6±0,7 Phú Bình C. formosanus Mang 38,3 1,3±0,47 28,3 1,3±0,45 36,3 1,8±0,6 Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 41 Tỷ lệ nhiễm H. pumilio trên cá chép giai đoạn hương dao động từ 20 - 23,3% với cường độ nhiễm trung bình là 1,2 ấu trùng/cá. Đối với ấu trùng loài C. formosanus trên cá chép giai đoạn hương tỷ lệ nhiễm cao hơn, trên địa bàn Phú Bình và Phú Lương lần lượt 38,3% và 21,7%. là 21,8%. Trên các mẫu cá chép giai đoạn giống tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán H. pumilio dao động trong khoảng 26,6 - 43,3% với cường độ nhiễm trung bình 1,4 - 1,8 ấu trùng/cá. Ngược lại ấu trùng sán loài C. formosanus có tỷ lệ nhiễm thấp hơn 18,3 - 28,3%. Trên các mẫu cá chép giai đoạn nuôi thịt có kết quả tương tự, tỷ lệ nhiễm H. pumilio (22,7 - 45,3%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm C. formosanus (14,0 - 36,3%). Cường độ nhiễm ấu trùng giai đoạn cá chép thịt cũng cao hơn hai giai đoạn còn lại. Chúng tôi nhận thấy cá bột thu trong các bể ấp chưa bị nhiễm metacercaria và một số ít trong tự nhiên bị nhiễm nhưng với tỷ lệ ít không đáng kể. Khi đưa cá bột ra ao ương và phát triển trong môi trường tự nhiên do điều kiện ương nuôi cũng nhưng bón phân hữu cơ trong ao nuôi và tự nhiên đã tạo điều kiện cho ấu trùng sán lá xuất hiện và nhiễm vào các ký chủ là cá. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria có sự khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cá. Ấu trùng sán của loài H. pumilio ở cá chép giống và cá chép thịt là cao hơn cá hương, ngược lại đối với ấu trùng sán C. formosanus cường độ nhiễm ở cá chép giống lại thấp hơn so với cá hương. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với công bố của Nguyễn Thị Thanh (2007) [19]. 3565681