SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ XUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ XUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
2. TS. Nguyễn Duy Lam
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Xuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Nguyễn Duy Lam – những người thầy đã
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo
sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông học và các Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Kỹ thuật Nông Lâm, các Phòng ban chức năng và các đồng nghiệp trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã tạo mọi điều kiện thời gian, kinh phí hỗ trợ cho tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân dân địa phương của hai huyện Bắc
Quang và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Công ty Giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện, các nghiên cứu viên Bộ môn Cây ăn
quả, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng của Viện Nghiên
cứu Rau Quả Hà Nội đã tạo điều kiện, tham gia và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi,
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thị Xuyến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................ix
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu........................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
4. Tính mới của luận án ..................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5
1.1. Khái quát về cây có múi..........................................................................................5
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố......................................................................................5
1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi ............................................................................6
1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi ........................................................................8
1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi ........................................................................ 12
1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt............................................................ 12
1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt............................................................ 12
1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi ................................. 23
1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi ............................. 23
1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho câycó múi trên thế giới...... 28
1.3.3. Những nghiên cứu bổ dung dinh dưỡng cho cây có múi ở trong nước......... 30
1.4. Những nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi....................... 34
1.4.1. Vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phytohormon) ............... 34
1.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình hình
thành và phát triển quả ở cây có múi ..................................................................... 35
1.4.3. Một số nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nâng cao năng
suất, chất lượng quả cây có múi.............................................................................. 38
1.5. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây có múi.......................................... 42
1.6. Một số kết luận rút ra từ tổng quan..................................................................... 44
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 46
2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 46
iv
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 46
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 46
2.3.1. Nội dung 1 ..................................................................................................... 46
2.3.2. Nội dung 2 ...................................................................................................... 46
2.3.3. Nội dung 3 ..................................................................................................... 46
2.3.4. Nội dung 4 ...................................................................................................... 47
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 47
2.4.1. Nội dung 1 ................................................................................................... 47
2.4.2. Nội dung 2 ...................................................................................................... 49
2.4.3. Nội dung 3 ...................................................................................................... 52
2.4.4. Nội dung 4 ...................................................................................................... 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 57
3.1. Kết quả điều tra, tuyển chọn và theo dõi đặc điểm sinh học của các cây
cam Sành ít hạt tuyển chọn.......................................................................................... 57
3.1.1. Kết quả điều tra tuyển chọn một số cây cam Sành ít hạt tại Hà Giang ......... 57
3.1.2. Đặc điểm hình thái của những cây cam Sành tuyển chọn ........................ 59
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triểncủa các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn... 65
3.1.4. Đặcđiểm năngsuất,chấtlượng quảcủacáccâycam Sànhít hạttuyểnchọn..... 68
3.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn ....... 71
3.2.1. Kết quả đánh giá tính đa bội của các cây cam Sành tuyển chọn ............. 71
3.2.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân do bất dục đực (Male Sterility) .............. 72
3.2.3. Kết quả đánh giá nguyên nhân bất dục cái (Female Sterility) ................. 72
3.2.4. Kết quả đánh giá nguyên nhân do tự bất tương hợp (self -
incompatibility)......................................................................................................... 74
3.3. Kết quả đánh giá sự ổn định đặc tính ít hạt của các câycam sành tuyển chọn.... 78
3.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng cây ghép ....................................................... 78
3.3.2. Khả năng ra hoa, đậu quả của các cây ghép ở vụ thứ 2 ............................ 81
3.3.3. Sự ổn định củachất lượng quả các cây tuyểnchọnsau khi ghép cải tạo...... 83
3.3.4. Sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây tuyển chọn sau khi ghép.............. 84
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng,
phát triển của cam Sành tại Hà Giang........................................................................ 85
3.4.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng của cam
sành tại Hà Giang ..................................................................................................... 85
3.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc
điểm quả của cam Sành Hà Giang.......................................................................... 92
v
3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ......................................... 96
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 tới năng suất, chất lượng quả cam Sành
Hà Giang........................................................................................................................ 98
3.5.1. Ảnh hưởng của GA3 tới tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của cam
Sành Hà Giang .......................................................................................................... 98
3.5.2. Ảnh hưởng của GA3 đến đặc điểm hình thái, cơ giới quả cam Sành
Hà Giang..................................................................................................................101
3.5.3. Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả cam Sành Hà Giang ..............103
3.5.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng GA3 ở cam Sành Hà Giang .....................107
3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và năng
suất của cam Sành ......................................................................................................108
3.6.1. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng cây cam Sành......108
3.6.2. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới năng suất quả cam Sành...........113
3.6.3. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu chất lượng quả.......114
3.6.4. Hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật cắt tỉa trong thí nghiệm ....................115
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................117
1. Kết luận ...................................................................................................................117
2. Đề nghị ....................................................................................................................118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................120
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2,4 –D : 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid
ABA : Axit abxixic
Cs : Cộng sự
CT : Công thức
CSKH : Cam Sành không hạt
CSCH : Cam Sành có hạt
Đ/C : Đối chứng
FAO : Food and Agriculture Organization
(tổ chức Lương thực và Nông nghiệpLiên Hiệp Quốc)
GA : Axit gibberillic
IAA : 3-Indoleacetic acid (một loại Auxin)
K2O : Kali nguyên chất
LSD : Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
MS : Môi trường cơ bản sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật
N : Đạm nguyên chất
NXB : Nhà xuất bản
P2O5 : Lân nguyên chất
PTNT : Phát triểnnông thôn
VCR : Value Cost Ratio (tỷ suất lợi nhuận)
USDA : United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Mỹ)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam........................................9
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang ........................................ 11
Bảng 1.3: Phân bón (NPK: 20.20.15) cơ bản cho cây cam sành qua từng
tháng sau khi trồng ....................................................................................... 32
Bảng 3.1. Một số cây cam Sành ít hạt được tuyển chọn tại Hà Giang ...................... 57
Bảng 3.2. Một số đặc điểm quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn ................. 58
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu hình thái của các cây cam Sành tuyển chọn..................... 60
Bảng 3.4. Đặc điểm phiến lá của các cây cam Sành tuyển chọn ................................ 62
Bảng 3.5. Tỷ lệ các loại hoa của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn....................... 63
Bảng 3.6. Đặc điểm cấu tạo hoa của các cây cam Sành tuyển chọn .......................... 65
Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện và kích thước các đợt lộc của các cây tuyển
chọn (năm 2015)........................................................................................... 66
Bảng 3.8. Thời gian ra hoa của các cây tuyển chọn (năm 2015)................................ 67
Bảng 3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây tuyển chọn ................................... 68
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các cây tuyển chọn................................. 69
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêusinh hoá quảcủacác câycam Sànhít hạt tuyểnchọn........... 70
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của các cây cam
Sành tuyển chọn............................................................................................ 72
Bảng 3.13. Số lượng và kích thước tiểu noãn củacác cây cam Sành tuyển chọn.......... 73
Bảng 3.14. Kết quả quan sát sự hiện diện của ống phấn sau thụ phấn 7 ngày................ 75
Bảng 3.15. Khả năng sinh trưởng của cây ghép ........................................................... 78
Bảng 3.16. Một số đặc điểm thân cành của các cây sau ghép 24 tháng .................... 79
Bảng 3.17. Thời gian nở hoa của các cây ghép vụ thứ 2 (năm 2017)........................ 81
Bảng 3.18. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây ghép ở vụ thứ 2 (năm 2017).......... 82
Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các cây ghép ..................................... 83
Bảng 3.17. Số lượng hạt trung bình trên quả của các cây ghép.................................. 84
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng của cây ................ 86
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình ra lộc năm 2015........................ 87
viii
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tình hình ra lộc năm 2016 ........... 89
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả và năng
suất quả cam Sành ........................................................................................ 90
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới
quả cam Sành ................................................................................................ 92
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của công thức bón phân tới một số chỉ tiêu sinh hoá
quả cam Sành ................................................................................................ 94
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2015 ........................ 96
Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2016 ........................ 97
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các công thức phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả.................... 98
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả cam Sành.............................................................................100
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả cam Sành ..........102
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh hoá quả cam Sành........104
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của GA3 đến số hạt trên quả của cam sành.........................106
Bảng 3.34. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm......................................107
Bảng3.35. Ảnh hưởngcủacác kỹthuậtcắt tỉađếnthời gianra lộc của cam Sành............109
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến số lượng lộc cam Sành ..........110
Bảng 3.37. Ảnh hưởngcủacác kỹthuật cắttỉađến kíchthướctáncủa cam Sành ............112
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả cam Sành.............................................................................113
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu sinh hoá quả
cam Sành......................................................................................................115
Bảng 3.40. Tỷ suất lợi nhuận của các kỹ thuật cắt tỉa cam Sành..............................115
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hoa dị hình một số cây tuyển chọn............Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2. Hình thái quả các cây tuyển chọn ..............Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3. Mức độ đa bội thể của các cây cam Sành trong thí nghiệm ...............Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.4. Mức độ nảy mầm hạt phấn của một số cây cam Sành tuyển chọn ....Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.5. Hình ảnh tiểu noãn các cây cam Sành trong thí nghiệm Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.6. Một số hình ảnh về sự hiện diện của ống phấn ở nhuỵ cam Sành ............ 77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả
kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tổng sản lượng quả có múi
trên thế giới đạt 88,47 triệu tấn niên vụ 2014/2015. Trong đó, cam chiếm trên 50%
tổng sản lượng (Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2016) [142].
Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh của cây ăn quả có múi, do
vậy tập đoàn cây ăn quả có múi ở nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, các giống cây ăn quả có múi được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta như
cam Xã Đoài, cam Sành, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Quýt vàng, … đều là giống
nhiều hạt. Đây là một nhược điểm lớn đối với hàng hóa quả có múi của nước ta
đứng ở cả hai phương diện: Ăn tươi và chế biến. Trong khi đó công tác nghiên cứu
chọn tạo giống cây có múi không hạt hoặc ít hạt mới được tiến hành trong khoảng
một thập niên trở lại đây và chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc khảo nghiệm các
giống nhập nội, tuyển chọn trong tự nhiên ngoài sản xuất mà ít đi sâu vào hướng lai
hoặc tạo đột biến bằng hóa học cũng như vật lý. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có
giống cam Sành LĐ6 và cam Mật không hạt được tạo ra bằng đột biến phóng xạ.
Việc đánh giá, chọn lọc các giống không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên ngoài sản
xuất cũng có những ưu điểm nhất định, đó là các cây biến dị tự nhiên được tuyển
chọn thường có thể phổ biến ra sản xuất ngay vì có tính ổn định và được đánh giá là
tốt so với giống cùng loại, không mất thời gian đánh giá tính ổn định cũng như chất
lượng của giống khi tạo ra bằng con đường lai tạo hoặc đột biến nhân tạo. Hiện có
rất nhiều giống không hạt hoặc ít hạt được trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở
nước ta là những giống chọn lọc tự nhiên, như giống cam Washington Navel,
Valencia, Hamlin; quýt Satsuma, Temple, Murcott; giống bưởi Da Xanh, bưởi Năm
Roi, quýt Đường Canh vv…Bởi vậy ngoài việc ứng dụng các phương pháp tạo
giống nhân tạo như lai hữu tính, đột biến hóa học, vật lý phóng xạ có sự trợ giúp
của công nghệ sinh học, thì việc điều tra tuyển chọn các biến dị không hạt hoặc ít
hạt trong tự nhiên là rất cần thiết và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất hiện có của các cơ sở nghiên cứu cũng như trường đại học.
Trong khoảng trên 46.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía Bắc, Hà
Giang chiếm khoảng 6.000 ha, là một trong những tỉnh có diện tích cây có múi lớn
2
nhất vùng. Cây có múi ở Hà Giang chủ yếu là cam Sành (thực chất là một dạng lai
tự nhiên giữa cam (sinensis) và quýt (reticulata); ở Mỹ gọi là quýt King) một
giống rất nổi tiếng và đã gắn liền với đời sống của bà con nông dân Hà Giang tại
ba huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình từ rất lâu đời. Hiện nay cam Sành
Hà Giang đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và được xác định là cây
mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và ba huyện
Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nói riêng.
Mặc dù cam Sành Hà Giang đã nổi tiếng và có thương hiệu, song cũng như
tình trạng chung của cây có múi cả nước, cam sành Hà Giang còn khá nhiều nhược
điểm tồn tại như năng suất, chất lượng thấp, không ổn định, mã quả xấu, đặc biệt là
rất nhiều hạt không thích hợp với thị trường quả tươi và công nghiệp chế biến nước
quả. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư chăm sóc, giống ngày càng bị thoái
hóa, không được chọn lọc cải tiến. Đây đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển
sản phẩm cam Sành trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay.
Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói
riêng, việc nâng cao năng suất, chất lượng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác đi
đôi với các biện pháp chọn lọc cải tiến giống là hết sức quan trọng. Trong những
năm qua Hà Giang cũng đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm
cải tạo và phát triển cây có múi để chúng thực sự là loại cây ăn quả chủ lực. Trong
nhưng nỗ lực đó đã phát hiện và tuyển chọn được một số cây cam Sành rất ít hạt.
Đây là nguồn gen, nguồn vật liệu rất quý cho công tác cải tiến giống. Tuy nhiên để
phát triển nguồn vật liệu quý này ra sản xuất cần phải nắm rõ nguyên nhân đặc
tính ít hạt của chúng để kiểm soát và có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp
nhằm duy trì đặc tính ít hạt và nâng cao năng suất chất lượng quả.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam
Sành Hà Giang”.
2. Mục tiêu
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh vật học của các cá thể cam Sành ít hạt
(số hạt trung bình nhỏ hơn 6) đã tuyển chọn.
- Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn.
- Đánh giá được tính ổn định của các cây ít hạt tuyển chọn sau khi ghép cải tạo
(top – working) tại Hà Giang.
3
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (bón phân, sử dụng chất
điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa) nâng cao năng suất chất lượng cam Sành Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả xác định bản chất di truyền ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn sẽ
là cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống không hạt và ít hạt ở cây có múi nói chung
và cam Sành nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cam Sành tại Hà Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung thêm vào nguồn gen cây có múi
Việt Nam những dòng vật liệu quý không hạt.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong
công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các dòng cam Sành tuyển chọn không hạt hoặc rất ít hạt sẽ là những vật liệu
quý phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng vùng sản
xuất cây có múi hàng hóa ở Hà Giang ngày càng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cam
Sành ở Hà Giang sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo
sản xuất cam quýt nói chung và cây cam Sành nói riêng đạt hiệu quả hơn trong điều
kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng có điều kiện tương tự.
4. Tính mới của luận án
- Đánh giá được đặc điểm sinh học của 6 cá thể cam Sành ít hạt có triển vọng
được tuyển chọn tại Hà Giang (VX1, VX2, VX3, VX4, VX5 và CSKH11) như: Đặc
điểm hình thái và sinh trưởng tương tự như giống cam Sành đang trồng phổ biến tại
Hà Giang; cho năng suất ổn định qua 2 năm theo dõi. Xác định được nguyên nhân ít
hạt của các cây cam Sành tuyển chọn là do hiện tượng bất dục đực không hoàn toàn
trên cây VX3 và CSKH11; do đặc tính tự bất tương hợp trên các cây VX2, VX4,
VX5; do cả 2 nguyên nhân bất dục đực không hoàn toàn và tự bất tương hợp trên cây
VX1. Đánh giá được sự ổn định của đặc tính ít hạt, khả năng sinh trưởng, năng suất,
4
chất lượng quả của 6 cá thể tuyển chọn thông qua việc theo dõi và đáng giá các chỉ
tiêu của một số cây ghép cải tạo trên cam Sành 4 tuổi đang cho quả; xác định được 4
cá thể có số hạt ổn định nhỏ hơn 6 là VX1, VX3, VX5 và CSKH11.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng quả của cam Sành tại Hà Giang như:
+ Bón phân với lượng 600g/cây theo tỷ lệ NPK là 1-0,75-1 cho năng suất và
chất lượng quả tốt nhất và tỷ lệ 1-0,5-1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Phun bổ sung GA3 nồng độ 100ppm thời kì hoa nở rộ có tác dụng làm giảm
số hạt trên quả cao nhất, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Các biện pháp cắt tỉa áp dụng đều khống chế chiều cao cây, tăng đường kính
tán, năng suất quả ít chênh lệch năm đầu và cao hơn đối chứng ở năm thứ 2; trong đó
cắt tỉa kiểu khai tâm cho hiệu quả kinh tế cao hơn cắt tỉa theo quy trình của Viện
Nghiên cứu Rau Quả.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây có múi
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của cam quýt (Bùi
Huy Đáp (1967) [9]; Trần Thế Tục (1967) [45]; Haas (1984) [76]; Wakana và cs.
(1998) [131]; Reuther và cs., 1989 [131]; …) phần lớn đều thống nhất cam quýt
có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc
xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục
địa Úc. Những báo cáo gần đây (Huang (1990) [80]; Wakana (1998) [131]) nhận
định, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam
quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại. Các dạng
cây có múi ăn được bao gồm chanh yên, cam chua, chanh giấy, chanh núm, cam
ngọt, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất.
Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica L.) có nguồn gốc tại miền Nam Trung
Quốc tới Ấn Độ, là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc
Phi rất sớm, trước thế kỷ 1 sau Công nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài
cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc
tại đây.
Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, Citrus auranlifolia Swingle) được xác định có
nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ
đi biển mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu, v.v... Chanh núm
(Citrus limon Burnman) không rõ nguồn gốc, có thể là dạng lai giữa chanh yên và
chanh giấy. Chanh núm được mang tới Bắc Phi và Tây Ban Nha vào khoảng năm
1150 sau Công nguyên liên quan tới việc mở rộng bờ cói của hoàng đế Ả Rập.
Cam ngọt (Citrus sinensis L. Osbeck) có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và cả
Nam Indonesia. Con đường phân bố của cam ngọt tương tự như của chanh yên và được
nhập nội vào châu Ấu bởi người La Mã. Cam được chia thành 4 nhóm là: cam thường
(cam Vân Du, Sông Con, Xã Đoài, Cam Hamlin, Valencia, Pineapple ...); cam rốn
(Washington Navel,...); cam có sắc tố đỏ hay còn gọi là cam máu – blood orange (cam
Sanguinello, cam Moro, cam Taroco, Cara cara,...) và cam không chua (acidless).
6
Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn Độ đến châu Phi xảy ra từ những năm 700
– 1400 và các loài cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh giấy và cam đã được
nhập nội tới các nước châu Mỹ bởi những người định cư và các nhà thám hiểm ở
cùng Địa Trung Hải. Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng châu Mỹ còn do
các tín đồ thiên chúa giáo La Mã đã phát triển nhiều cây ăn quả trong đó có cây có
múi (Davies và Albrigo, 1994) [69].
Hiện nay, cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi được trồng phổ
biến từ Bắc vào Nam nước ta. Sản phẩm cam Sành được gắn với tên địa danh trồng
trọt như Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang) ở
miền Bắc, ngoài ra còn một số vùng trồng khác nhưng diện tích nhỏ hơn như Yên
Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, … quả được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán và vỏ quả
có màu vàng cam. Tại miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu (2009) [6] cho rằng
cam Sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành,
Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ), … quả thu hoạch từ tháng 8
đến tháng 12 hàng năm, vỏ quả màu xanh sẫm.
1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi
Cây có múi (Citrus) thuộchọ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, tông Citreae, tông
phụ Citrineae, gồm 16 loài (Tanaka, 1954) [125]. Nguồn gốc phân loại và phân bố của
cây có múi được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu như:
Swingle và Reece 1967[123]; Stone, 1994; [122], Hodgson, 1961 [79]….. và cả các
nhà khoa học Việt Nam như Lê Khả Kế (1976) [22] và Phạm Hoàng Hộ (1972) [15].
Do sự đa dạng đến mức phức tạp của các loài trong chi Citrus, nên hiện nay sự
phân chia số lượng các loài cũng như các giống (variety) trong các loài của chi
citrus ở trong mỗi công trình phân loại của các tác giả trên không giống nhau. ví dụ:
Swingle chia chi citrus thành 16 loài, gồm 2 chi phụ: Eucitrus 10 loài và Papeda 6
loài. Tanaka lại chia thành 144 loài, cũng gồm 2 chi phụ: Archicitrus 98 loài và
Metacitrus 46 loài, trong đó có Cam Sành (C. nobilis Lour) thuộc nhánh (section) 7,
nhánh phụ 1 (subsection 1) Euacrumen. Trong khi đó Hodgson lại nhóm thành 4
nhóm: Nhóm 1, những loài chua, gồm 6 loài: C. medica (chanh yên), C. limon
(chanh núm), C. aurantifolia (chanh giấy), C. jambhiri (chanh sần), C. limettiodes
(chanh ngọt) và C. limetta (lai giữa chanh núm và chanh giấy). Nhóm 2, nhóm cam,
gồm 2 loài: C. aurantium (cam chua) và C. sinensis (cam ngọt). Nhóm 3, nhóm
quýt, gồm 3 loài: C. reticulata (cam quýt), C. unshiu (quýt ôn châu) và C. nobilis
7
(quýt King/cam sành, lai giữa C. sinensis và C. reticulata). Nhóm 4, nhóm bưởi,
gồm 2 loài: C. paradisi (bưởi chùm) và C. maxima/C. grandis (bưởi chua). Có một
số loài khác nữa như: C. limonia (chanh rangpur), C. bargamia, C. mytifolia, C.
madurensis/C. mitis (calamodin, một giống của Philippin) nhưng theo ông sự phân
loại này cũng chưa có gì chắc chắn. vv... (Rajput và Haribabu, 1985) [109].
Khóa phân loại theo Swingle chi Citrus gồm 2 chi phụ và 16 loài như sau:
1. C. medica (chanh yên)
1ª. C.medica varsarcodactylis Swingle (Fingered citron- phật thủ/tay Bụt)
1b. C. medica var Ethrog Engl. (Etrog citron – bòng, kỳ đà)
2. C. Limon (Linn) Burm (chanh núm)
3. C. aurantifolia (Christm.) Swingle (chanh giấy),
4. C. aurantium Linn (cam chua)
5. C. sinensis (Linn) Osbeck (cam ngọt)
6. C. reticulata Blanco (quýt)
6ª. C. Reticulata var.austera Swingle (quýt chua)
7. C. grandis (Linn) Osbeck (bưởi),
8. C. paradisi Macf (bưởi chùm),
9. C. indica Tanaka (chanh dại Ấn Độ),
10. C. tachibana (Makino) Tanaka
11. C. ichangensis Swingle
12. C. latipes (Swingle) Tanaka
13. C. micrantha Wester
13ª. C. micrantha var microcapa Wester
14. C. celebica Koord
14ª. C. celebica var. Southwickii (Wester) Swingle
15. C. macroptera Montr
15ª. C. macroptera var. Kerrii Swingle (Kerr Thailand)
15b. C. macroptera var. Annamensis Tanaka (Annam papeda)
16. C. hystrix DC (Mauritius papeda)
1. Fortunella margarita (Lour) Swingle (quất quả oval)
2. Fortunella japonica (Thunb.) Swingle (quất quả tròn)
3. Fortunella polyandra (Ridley) Tanaka (quất Malaysia)
4. Fortunella hindsii (Champ.) Swingle (quất dại Hồng Kong).
8
Trong 10 loài thuộc Eucitrus ở Việt Nam hiện chỉ tìm thấy 7 loài từ 1 đến 7 và
trong chi phụ Papeda chỉ có 1 loài là C. hystrix DC (chấp Thái Bình, một giống làm
gốc ghép cho cam, quýt) (Tanaka, 1954) [125].
Cam Sành thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc từ Việt Nam. Cam Sành được
gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis; Citrus reticulata hay Citrus
sinensis, trên thực tế cam Sành là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên
tiếng Anh: King mandarin). Trong phân loại khoa học, tác giả (Hume, 1957 [82])
cho rằng, cam Sành thuộc bộ (ordo): Rutales; họ (familia): Rutaceae; chi (genus):
Citrus; loài (species): C. reticulata x maxima.
1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi
1.1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại chính là
cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm và bưởi
thường), chanh (bao gồm chanh núm và chanh giấy). Theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA) diện tích cây có múi cho thu hoạch trên thế giới năm 2013 là
7.812.018 ha, sản lượng đạt 87,049 triệu tấn. Những năm gần đây sản lượng cây có
múi trên thế giới biến động liên tục. Năm 2014 sản lượng là 91,081 triệu tấn nhưng
năm 2015 giảm xuống chỉ đạt 88,473 triệu tấn (USDA, 2018) [142].
Riêng sản lượng cam toàn cầu niên vụ 2013/2014 đạt 52,01 triệu tấn trong đó
21,514 triệu tấn cho chế biến và 3,995 triệu tấn cho xuất khẩu. Nước sản xuất cam
nhiều nhất trên thế giới là Braxin, sau đó là Mỹ, Trung Quốc và Mê-hi-co. Niên vụ
2014/2015 sản lượng cam giảm khoảng 7% do năng suất cam của Braxin giảm
mạnh. Năm 2015/2016 sản lượng cam tiếp tục giảm khoảng 3 triệu tấn so với lượng
48,7 triệu tấn của năm trước. Mặc dù sản xuất cam ở Trung Quốc tăng lên (khoảng
10%), Liên minh châu Âu và Ai Cập cũng tăng về sản lượng nhưng không bù đắp
được sự sụt giảm năng suất khá mạnh ở Braxin (giảm 2,4 triệu tấn), Mỹ (407 nghìn
tấn) và Mexico. Sản lượng sụt giảm chủ yếu là nguồn cam chế biến trong khi nhu
cầu sử dụng nước ép cam đang ngày càng tăng lên (USDA, 2018) [142]. Do vậy
nhu cầu về nguồn giống cam ít hạt hoặc không hạt dùng làm nguyên liệu cho chế
biến nước ép và ăn tươi đều rất lớn.
9
Sản lượng cam toàn cầu vụ 2016/2017 đã tăng lên 2,4 triệu tấn so với năm
trước. Đặc biệt lượng cam dùng cho chế biến tăng thêm 2,8 triệu tấn và chủ yếu tăng
ở Braxin. Việc mở rộng sản xuất của nước này chủ yếu sử dụng cho chế biến tại chỗ
mà ít tăng lượng xuất khẩu (USDA, 2018).
Đối với quýt thì sản lượng quả niên vụ 2015/2016 đạt khoảng 29 triệu tấn, tăng
khoảng 400 nghìn tấn so với năm trước. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều quýt nhất
trên thế giới, tiếp theo là Ma Rốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là
quốc gia có sản lượng bưởi lớn nhất thế giới. Niên vụ 2015/2016 toàn thế giới sản
xuất được 6,3 triệu tấn bưởi tăng thêm 220 nghìn tấn so với năm trước trong đó
Trung Quốc chiếm tới gần 4 triệu tấn, tiếp theo là Mỹ (USDA, 2018) [142].
1.1.4.2. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm
2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016
Diện tích trồng
(nghìn ha)
67,5 70,3 78,5 85,4 97,5
Diện tích thu hoạch
(nghìn ha)
55,8 55,6 55,6 58,4 64,7
Sản lượng (nghìn tấn) 704,1 706,0 758,9 727,4 799,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 [141]
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, diện tích cây ăn quả nước ta
năm 2015 khoảng 819 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cây cam quýt 85,4 ha
chiếm hơn 10%. Diện tích trồng cam quýt hàng năm vẫn không ngừng tăng lên và
tăng mạnh trong năm 2016, tuy nhiên diện tích cho thu hoạch có hiện tượng giảm
đôi chút từ năm 2012 đến năm 2014 và phục hồi vào năm 2015 và 2016. Sự trái
ngược của xu hướng biến động diện tích trồng và diện tích cho thu hoạch cây cam,
quýt chứng tỏ những năm gần đây người dân chú trọng thay đổi giống và trồng
mới nhiều diện tích, đồng thời phá bỏ những vườn đã già cỗi, suy thoái. Ngoài
việc thay đổi cơ cấu giống và trồng mới thì người dân cũng đầu tư các biện pháp
thâm canh tăng năng suất cây cam quýt. Điều đó thể hiện rõ khi diện tích cho thu
hoạch không tăng nhưng sản lượng quả cam, quýt trên cả nước vẫn duy trì ổn định
trong năm 2012, 2013 và tăng rõ rệt trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.
10
Cũng theo con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm
2015, nước ta có 2 vùng cam quýt chính là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(diện tích trồng năm 2014 là 39,2 nghìn ha) và Trung du miền núi phía Bắc (15,7
nghìn ha). Đây là 2 khu vực có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc
phát triển cây cam, quýt nhưng vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình.
Đặc biệt, vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích trồng chiếm 18,3%
nhưng sản lượng chỉ chiếm 10,2% so với cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long chiếm 45,7% diện tích nhưng sản lượng quả chiếm tới 66,9%. Như vậy để
khẳng định vị thế về diện tích trồng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc cần
phải có sự quan tâm, đầu tư về cơ cấu giống và kỹ thuật chăm sóc mới nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm quả cam, quýt.
Cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi chủ yếu ở Việt Nam và được
trồng từ Bắc vào Nam, sản phẩm cam Sành được gắn liền với tên địa danh trồng
trọt. Theo tác giả Vũ Mạnh Hải và cs., 2000 [11] ở miền Bắc có cam Sành Bố Hạ
(Yên Thế - Bắc Giang), hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá
greening. Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang) và cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang)
là 2 vùng cam Sành chủ yếu ở miền Bắc (với diện tích trồng năm 2015 khoảng trên
5000 ha ở Bắc Quang và 4.881 ha ở Hàm Yên). Ngoài ra, còn một số vùng trồng
cam Sành tập trung nhưng diện tích nhỏ hơn như: Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An,
v.v... Ở miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu, 2009 [5] cho biết, cam Sành được
trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền
Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ) ...
1.1.3.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, diện tích rộng, độ dốc lớn, địa hình phức
tạp, chia cắt thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Dân cư của tỉnh phân bố không tập
trung, tuy nhiên Hà Giang có điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi trong việc phát
triển cây ăn quả có múi đặc biệt là cây cam được xác định là 1 trong 3 loại cây
(cam, chè, dược liệu) có thế mạnh phát triển hàng hoá với quy mô lớn của tỉnh
nhằm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Giang năm 2015 là 10.627,4 ha, trong đó
diện tích cây cam quýt là 5.689,4 ha. Cây cam quýt trồng ở Hà Giang chủ yếu là
cam Sành, trong đó Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên là 3 vùng trồng cam hàng
hóa lớn của Hà Giang. Trong những năm gần đây, diện tích cũng như sản lượng
cam quýt của tỉnh biến động mạnh mẽ.
11
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang
STT Chỉ tiêu
Năm
2012 2013 2014 2015 Sơ bộ
2016
1 Diện tích trồng (ha) 1.674,9 2.663,6 3.455,0 5.689,4 8.481,8
2 Diện tích thu hoạch (ha) 1.411,30 1.504,3 1.497,7 1771,1 3.838,1
3 Sản lượng (tấn) 9.416,8 9.725,0 11.218,0 13.988,8 33.976,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang 2017 [140]
Từ năm 2012 đến 2016 diện tích trồng cam, quýt của tỉnh liên tục tăng, tốc độ
tăng mạnh nhất là năm 2016 (tăng gần 3000 ha so với năm 2015). Song song với
việc trồng mới, người dân cũng chú trọng đầu tư kĩ thuật thâm canh nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm quả. Năm 2014, diện tích cho thu hoạch giảm đi
nhưng sản lượng quả lại tăng lên so với năm 2013. Đặc biệt năm 2016, sản lượng
cam quýt của tỉnh tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015. Năm 2016 được coi là năm
được mùa của cam Sành Hà Giang.
Điển hình của các mô hình thâm canh cam Sành là việc xây dựng vườn cam
Sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2015 tổng diện tích cam Sành được cấp
giấy chứng nhận VietGAP là: 125,9 ha/1.605.2 ha, giấy chứng nhận cấp cho 6 cơ sở
sản xuất/ 87 hộ dân. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích cam trồng theo VietGAP là
70%. Giá trị cam VietGAP được nâng lên, năng suất trung bình của các vườn cam
VietGAP đạt trên 19 tấn/ha, giá mua tại vườn dao động từ 15.000 - 25.000 đ/kg tùy
theo thời điểm, so với giá cam sản xuất đại trà thì cam sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGap thường cao hơn từ 3.000 - 5.000 đ/kg (Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang,
2016) [36].
Cam, quýt được trồng ở khá nhiều huyện trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu ở 3
huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (bảng 2 phần phụ lục). Những năm gần
đây Bắc Quang luôn là huyện đứng đầu trong tỉnh với diện tích, năng suất và sản
lượng cam quýt cao nhất. Đặc biệt trong 2 năm 2015 - 2016 diện tích trồng cam,
quýt của Bắc Quang đã tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2014 (từ 2.162,5 ha lên đến
5.481,1 ha) và chiếm trên 60% diện tích trồng cam quýt toàn tỉnh. Người dân Bắc
Quang cũng đi đầu trong phong trào thâm canh và sản xuất cam theo tiêu chuẩn
12
VietGap. Hàng năm, UBND huyện kết hợp với các Sở Ban Ngành tổ chức hội thi cam
và lễ hội khai mùa cam Sành nhằm tuyên dương các hộ sản xuất giỏi và cũng là quảng
bá thương hiệu cho cam Sành Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng.
Đặc biệt, tháng 10 năm 2016 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ
dẫn địa lí cho sản phẩm cam Sành Hà Giang. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển bền vững cây cam Sành, đặc biệt là cơ sở để thúc đẩy xúc tiến thương mại,
quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ để sản phẩm cam Sành trở thành đặc sản quen
thuộc được ưa chuộng khắp cả nước.
1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi
1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt
Đặc tính không hạt là một đặc điểm quý của trái cây nói chung và cam quýt
(Citrus) nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị trường quả tươi và ngay cả
ngành chế biến nước ép vì nước ép từ quả cam quýt có hạt thường có mùi không
thích hợp và còn có vị đắng. Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới nhằm phát
triển các giống cam quýt không hạt mới (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Mục tiêu
chọn tạo giống cam quýt không chỉ chọn tạo ra các giống có năng suất, chất lượng
cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu, bệnh, mà mục tiêu còn
hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không hạt.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quả có múi không hạt. Cam quýt thương
mại thường có rất ít hạt, trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5 hạt/quả được xem như không
hạt (Ortiz, 2002) [107]. Theo Zhu và cs. (2008) [137], quả cam quýt có trung bình
2,3 hạt/quả được coi là không hạt. Theo Varoquaux và cs. (2000) [129], quả cam
quýt được xem là không hạt khi số hạt nhỏ hơn 5 hạt. Theo quy ước của Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) cam được xem là không hạt khi có từ 0 - 6 hạt (Purdure University, 2005) [139]. Còn
theo Davies và Albrigo (1994) [69] cam thương mại được coi là không hạt khi quả
có từ 0 – 8 hạt/quả, ít hạt là từ 9 – 15 hạt/quả.
1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt
Nguyên nhân của việc tạo quả không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin
nội sinh ở trong bầu noãn cao, cho phép bầu noãn phát triển thành quả mà không
cần nguồn auxin trong hạt tạo ra. Ở một vài giống như cam Washington Navel có
quả đơn tính không hạt, hạt phấn không có sức sống và sự thụ phấn là không cần
thiết. Ở hầu hết các loài cam quýt khác đôi khi cũng gặp trường hợp có quả đơn
13
tính, nhưng sự thụ phấn lại cần thiết cho quả phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2004) [49].
Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh (2008) [50] tính trạng không hạt đóng vai trò
quyết định đối với sản xuất quả chất lượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh. Tính trạng
không hạt được quyết định bởi một số yếu tố di truyền quan trọng sau:
- Mức bội thể tam bội (3n): cây mất khả năng tạo ra các giao tử có sức sống do
rối loạn phân bào giảm nhiễm. Do vậy, quả sẽ hoàn toàn không hạt trong mọi
trường hợp canh tác (Ollitrault và cs., 2000) [104].
- Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần
- Hiện tượng bất thụ cái từng phần (phần lớn tế bào trứng không có sức sống).
- Tính trạng tự bất hợp (self-incompatibility)
Theo Chao (2004) [64], trên cam quýt, quả không hạt hoặc ít hạt do giống
trồng có nhiễm sắc thể là tam bội. Quả không hạt cũng có thể là do sự bất dục đực,
noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó đa phần là sự tự bất tương hợp
(Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Sự bất dục có thể phân biệt 3 loại: bất dục cái, bất
dục dực và tự bất hợp (Ollitrault và cs., 2007) [105].
Đặc tính không hạt của cam quýt có nhiều yếu tố chi phối và còn chịu ảnh
hưởng bởi điều kiện môi trường. Ví dụ, giống Mukakukishiu hoàn toàn không hạt
trong bất kỳ điều kiện nào. Cam Navel và quýt Satsuma thường không hạt, nhưng
đôi khi có hạt khi được thụ phấn. Mặt khác, khi được thụ phấn chéo vài giống bưởi
có thể có hơn 100 hạt, trong khi không hạt trong điều kiện tự thụ phấn (Ollitrault và
cs., 2007) [105]. Giống bưởi Năm Roi không hạt cũng gặp tình trạng tương tự (Lê
Văn Bé và Nguyễn Văn Kha, 2010) [3].
1.2.2.1. Nguyên nhân do đa bội hoàn chỉnh lẻ (3x, 5x, ...)
Xem xét dưới góc độ lý thuyết, các giống có số lượng nhiễm sắc thể ở thể đa
bội hoàn chỉnh lẻ (2n = 3x; 5x; 7x …vv) đều có khả năng cho quả không hạt. Cây ở
thể đa bội hoàn chỉnh lẻ, quá trình phân chia giao tử bị rối loạn, hạt phấn được sinh ra
mất sức nảy mầm, hoặc hợp tử được hình thành (nhờ sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử cái) thường bị chết ở giai đoạn phát triển sau khi được hình thành, do đó tạo
nên quả không hạt. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà chọn giống đã đề xuất nhiều
phương pháp tạo thể đa bội hoàn chỉnh lẻ. Trong đó chủ yếu tập trung chọn tạo thể
tam bội (2n = 3x) là dạng cây vừa có khả năng cho quả không hạt, vừa có khả năng
14
sinh trưởng, chống chịu tốt và cho năng suất chất lượng cao. Các dòng tam bội
thường được ra bằng phép lai tứ bộ (4x) với nhị bội (2x), xử lý conchicine hoặc chiếu
xạ tia γ. Các chất gây biến đổi di truyền như conchicine, tia γ đã được chứng
minh là có hiệu quả trong việc tạo ra các dòng tứ bội làm vật liệu lai, hoặc
trực tiếp tạo ra các dòng tam bội không hạt.
Giống cam quýt tam bội có tiềm năng thương mại lớn vì mức độ không hạt
cao, tuy nhiên tần số xuất hiện cây tam bội trong tự nhiên là rất thấp (Mooney,
1997) [97]. Trong quá trình giảm phân, giao tử đực và cái được tạo ra với số
nhiễm sắc thể mất cân bằng. Phần lớn các giao tử mang số nhiễm sắc thể trung
gian giữa 1n và 2n, nên không có sức sống và tất nhiên là không có khả năng sinh
sản (Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Đối với giống có nhiễm sắc thể tam bội sẽ
tạo ra quả hoàn toàn không hạt, ngay cả khi trồng chung với những loài cam quýt
khác như giống quýt Tahoe Gold (Chao, 2004) [64].
Theo Raza và cs. (2003) [110], giống tam bội trên cam quýt có thể được tạo
ra bằng nhiều cách như: thụ phấn chéo giữa cây nhị bội và cây tứ bội, kỹ thuật cứu
phôi, sự chiếu xạ, nuôi cấy phôi nhũ và công nghệ sinh học hiện đại. Với phương
pháp cho thụ phấn chéo giữa cây tứ bội và cây nhị bội trường đại học California
đã tạo được hai cây lai tam bội giữa bưởi và bưởi chùm, Oroblanco và Melogold
(Mooney, 1997) [97].
Trong cam quýt chọn lọc từ phôi hữu tính của cây trồng bằng hạt có thể xuất
hiện những cây tam bội tự nhiên và tần số xuất hiện những cây tam bội này là 5%,
tác giả cũng cho rằng có khoảng 4% cây tam bội trong số những cây lai giữa chanh
núm (Citrus limon) với 8 loài và những giống nhị bội khác nhau (Lapin, 1937) [91].
Chanh Tahiti là một ví dụ điển hình về một giống cam quýt tam bội phát sinh tự
nhiên trong phôi hữu tính và là giống hoàn toàn không hạt (Mooney, 1997) [97].
Các cây tam bội xuất hiện tự phát đã được báo cáo từ nhiều năm trước đây. Frost và
Soost (1968) [73] báo cáo rằng có khoảng hơn 5% của 1200 con lai từ những bố mẹ
nhị bội trồng ở Riverside là những cây tam bội, trong đó 20 con lai đã được kiểm
chứng bằng số lượng nhiễm sắc thể.
Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những cây tam bội tự phát được sinh ra
từ những bố mẹ nhị bội được phát hiện ở những hạt nhỏ và hạt bất bình thường của
những cây mẹ đơn phôi (Esen và Soost, 1971, 1973) [70], [71]. Tỷ lệ tam bội tự
phát ở các giống khác nhau là khác nhau. Người ta tìm thấy ở California và Sicity,
15
tỷ lệ ở quýt clementine là 1% còn ở quýt King là 6 - 7%. Giống quýt ‘Wilking’
cũng có tỷ lệ cây tam bội cao, khoảng 14,6% (Soost, 1987) [121].
Những phôi tam bội cũng được tìm thấy ở những hạt chưa chín của các giống
đa phôi với tần suất từ 0 đến 8% ở dòng C. deliciosa và từ 0 đến 11,5% ở các giống
chanh núm khác nhau (Geraci, 1978) [74]. Tỷ lệ phôi tam bội rất cao ở một vài
giống cam ngọt. Khoảng 26 - 30% những hạt nhỏ và khoảng 8 - 33% những cây con
là tam bội của giống cam ngọt và con lai cùng loài của cam ngọt. Một tỷ lệ lớn phôi
tam bội cũng được phát hiện ở những con lai khác loài của cam ngọt như
‘Ortanique’ tangor (25%) Temple tangor (6.8%) và ‘Sugeka’ orangelo (23%)
(Wakana và cs., 1981) [130].
Tần suất xuất hiện giao từ 2n gấp đôi ở các giao tử cái và nằm trong khoảng từ
1% đến 20% (Soost, 1987; Iwamasa và Nito, 1988) [121], [85]. Nguyên nhân
được cho là do sự thui chột của phân bào giảm nhiễm lần thứ hai trong đại bào
(Esen và cs., 1979) [72]. Giả thuyết này đã được khẳng định đối với quýt
clementin bằng phân tích marker phân tử (Luro và cs., 2004) [95]. Tuy nhiên gần
đây Chen và cs (2007) cho rằng giao tử 2n của cam ngọt lại là kết quả của sự
phục hồi lần phân chia đầu tiên. Rất hiếm khả năng h́nh thành con lai tam bội từ
việc thụ tinh tế bào noăn đơn bội với hạt phấn nhị bội cũng đã được chứng minh.
(Luro và cs., 2000) [94].
1.2.2.2. Hiện tượng bất dục đực (Male steritility)
Bất dục đực chính là hiện tượng hạt phấn hình thành không bình thường và
mất khả năng thụ phấn thụ tinh. Chính vì vậy, những giống bất dục đực thường ít
hoặc không có hạt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng số hạt ở những giống bất dục đực
(Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Bất dục đực ở cây có múi (cam quýt) xảy ra với
tần xuất khá cao. Do đó từ một giống gốc ban đầu có thể tạo được nhiều dòng mới
bất dục. Theo Wakana (1981), bất dục đực ở cam quýt di truyền tế bào chất, vì vậy
khi sử dụng giống bất dục đực làm cây mẹ trong lai tạo giống, khả năng tạo ra con
lai bất dục đực rất cao [130].
Theo Vũ Đình Hòa và cs. (2005) [17], cây bất dục đực là cây không có khả
năng tạo ra hoặc phóng thích hạt phấn có chức năng. Hiện tượng đực bất dục có cả
ở cây tự thụ phấn cũng như cây giao phấn là do các đột biến làm ngừng trệ sự phát
triển của giao tử đực vào những giai đoạn khác nhau. Trần Thượng Tuấn (1992)
16
[47] cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đực bất dục là do giao tử đực không có
sức sống. Bất dục đực thường thấy trong tự nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra như điều kiện bất lợi của môi trường (hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, sự thiếu dinh dưỡng), yếu tố di truyền như đột biến nhiễm sắc thể, hay do
đột biến gen trong nhân tế bào, do yếu tố di truyền trong tế bào chất hoặc do sự tác
động tổng hợp của các yếu tố di truyền trong nhân và tế bào chất.
Sự bất dục đực phần lớn phụ thuộc vào hạt phấn và thay đổi tùy theo loài và
cây trồng (Alvarado và cs., 2004) [58]. Sự thoái hóa sớm của những tế bào mẹ hạt
phấn (PMCs) đã được phát hiện ở cam “Washington Navel”, chanh “Tahiti lime” và
một vài dạng lai khác. Bất dục hạt phấn ở quýt Satsuma là do nhiều nguyên nhân
như tập tính bất thường hay sự thoái hóa của hạt phấn (Ollitrault và cs., 2007) [105].
Những giống sản sinh ra ít hoặc không tạo ra hạt phấn và bầu noãn bất dục
hoặc chỉ tạo ra một lượng nhỏ tiểu noãn sẽ ít hạt hoặc không hạt. Chẳng hạn, một
số giống cam quýt không hạt như cam Navel, quýt Satsuma, cam Delta Valencia
và quýt Kishu (Kahn và Chao, 2004) [88]. Mức độ bất dục đực thay đổi tùy theo
giống cam quýt và thường giống bất dục đực cho quả không hạt hay ít hạt khi
được trồng thuần cùng giống (Ollitrault và Dambier, 2008) [104].
Có nhiều mức độ bất dục đực khác nhau đã được ghi nhận trên cam quýt
(Iwamasa và Oba, 1980) [86]. Những bất thường ở nhiễm sắc thể là lý do quan
trọng dẫn đến hạt phấn vô sinh (bất dục đực). Sự không tiếp hợp ở Mukaku yuzu do
di truyền kiểm soát, trong khi đó ở chanh Eureka và chanh Mexican được gây ra bởi
nhiệt độ thấp (Iwamasa và Iwasaki, 1962; Nakamura, 1943) [84], [99]. Chuyển vị
qua lại (reciprocal translocation) là nguyên nhân chính của sự bất dục ở cam ngọt
Valencia và sự bất dục này không tìm thấy ở bất kỳ cam ngọt nào khác (Iwamasa,
1966) [83]. Sự đảo ngược là nguyên nhân làm cho bất dục phấn hoa một phần ở
chanh lá cam Mexican. Sự bất dục phấn hoa ở bưởi chùm Marsh là do không hình
thành được thể thoi vô sắc trong quá trình phân bào (Raghuvanshi, 1962) [108].
Sự bất dục phấn hoa ở quýt Satsuma phần nhiều là do sự bất thường và thoái
hóa của hạt phấn (Nakamura, 1943; Yang và Nakagawa, 1970) [99], [136]. Nhị
hoa bất dục chỉ có chỉ nhị và không có hạt phấn. Sự thoái hóa sớm của tế bào mẹ
hạt phấn được tìm thấy ở cam Washington Navel, chanh Tahiti và vài giống lai
khác (Frost và Soots, 1968) [73].
17
Đực bất dục là do sự tương tác gen và tế bào chất (quýt Satsuma và quýt
Encore có tế bào chất bất dục) và gần như chắc chắn đặc tính này được kiểm soát
bởi 2 gen chủ yếu (Iwamasa, 1966; Nakano và cs., 2000; Yamamoto và cs., 1997)
[83], [100], [133]. Sự bất dục đực bao phấn và sự di truyền của sự bất dục cũng đã
được nghiên cứu. Vài thế hệ con cháu có tính bất dục phấn hoa đã được phát sinh từ
bố mẹ có phấn hoa hữu dục (Nishiura và cs., 1983) [103]. Các giống mới không hạt
do bao phấn bị thui chột đã được trồng phổ biến ở Nhật Bản. Nakano và cs. (2000)
[100] cũng đã phát hiện được những DNA marker liên kết với đặc tính bất dục đực
khi chọn lọc các cây bất dục đực còn non.
Ở nước ta, hiện tượng bất dục đực cũng đã được phát hiện ở một số giống cam
không hạt đang được phát triển gần đây. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Phú
và cs., (2013) [32] thì nguyên nhân không hạt của giống cam V2, cây cam Xã Đoài
tuyển chọn XM-2, cam Mật tuyển chọn H-1 và quýt Cao là do bất dục đực. Trong
điều kiện gieo trồng tự nhiên, những cá thể cam Mật không hạt đã được phát hiện
tại tỉnh Tiền Giang và sự không hạt là do bất dục đực (Trần Thị Oanh Yến và cs.,
2005) [53]. Dòng cam Sành không hạt LĐ6 (< 2 hạt/quả) do hạt phấn bất dục (70%)
được chọn tạo bằng cách xử lý đột biến bằng tia gamma đã được Hội đồng công
nhận giống của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận
và cho phép sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ
(Trần Thị Oanh Yến và cs., 2011) [54].
Như vậy hiện tượng bất dục đực hoàn toàn và không hoàn toàn xảy ra khá phổ
biến ở nhiều giống cam quýt trên thế giới. Đặc tính này là một trong những nguyên
nhân quan trọng hình thành quả không hạt (hoặc ít hạt) ở cây có múi. Hiện tượng này
có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, di
truyền tế bào chất hoặc do điều kiện môi trường mà chủ yếu là nhiệt độ). Tuỳ theo
từng nguyên nhân gây ra mà hiện tượng bất dục đực có thể được di truyền hoặc
không di truyền cho thế hệ sau. Vì vậy khi đánh giá nguyên nhân gây ra đặc tính ít
hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn tại Hà Giang rất cần thiết phải quan tâm đến
đặc tính bất dục đực.
18
1.2.2.3. Hiện tượng bất dục cái (Female steritility)
Bất dục cái là một đặc điểm rất quan trọng có liên quan chặt chẽ tới đặc tính
không hạt và là một đặc điểm di truyền. Mức độ hữu dục hay bất dục cái có thể được
đánh giá trên cơ sở số hạt trung bình của quả thông qua thụ phấn bằng tay. Có tương
quan chặt (r = 0,93) giữa số hạt trên quả với việc thụ phấn bằng tay và thụ phấn tự do.
Kết quả này đã chỉ ra rằng bất dục cái có liên quan trực tiếp đến khả năng tạo hạt
(Yamamoto và cs., 1997; 2001) [134] [134].
Theo Jackson và Gmitter (1997) [87], bất dục cái có thể là kết quả từ hoa
cái bị thối hoặc phát triển túi phôi không đầy đủ. Quýt Satsuma và cam ngọt
Washington tế bào cái thường bị thối trong giai đoạn giảm phân hoặc nhiều túi
phôi bị ức chế phát triển chậm làm trứng không chín và không có sức sống cho
sự thụ tinh.
Kahn và Chao (2004) [88] cho biết những giống vừa tạo ra một ít hạt phấn
hoặc không tạo hạt phấn và một ít noãn hoặc noãn không có chức năng sẽ rất ít hạt
hoặc không hạt. Khi trồng xen những giống cam quýt khác xung quanh những
giống này (cam Navel, Midnight, Delta Valencia và quýt Satsuma) thì số hạt trên
quả vẫn không bị tăng lên.
Giống Mukakukishiu, là biến dị chồi của quýt Kinokuni có hạt, giống mới này
hoàn toàn không hạt và được xem là giống có bất dục cái mạnh nhất trên cam quýt.
Đặc điểm bất dục cái này gây ra sự không hình thành hợp tử và được kiểm soát bởi
2 gen (Nesumi và cs., 2001) [101]. Omura và cs., 2000 [106] cũng cho rằng bất dục
cái ở quýt Satsuma được kiểm soát bởi 2 gen chính và đã lập được bản đồ di truyền.
Cam Navel và quýt Satsuma có đặc điểm bất dục cái mạnh, chỉ có vài hạt khi
được thụ phấn bằng tay (Nishiura và cs., 1983) [103]. Các nhà khoa học đã quan sát
thấy sự thoái hóa túi phôi ở cả hai giống cam Navel và quýt Satsuma (Nesumi và cs.,
2001) [101]. Khả năng có hạt thấp cũng được ghi nhận khi thụ phấn bằng tay trên
giống cam Valencia và bưởi chùm Marsh. Nhiễm sắc thể bất thường, như đã đề cập
có liên quan đến bất dục đực, hầu như chắc chắn cũng xuất hiện ở túi phôi. Ở nhụy
hoa không có chức năng trên chanh, sự phát triển của vòi và núm nhụy có thể bị ngăn
chặn do liên quan đến sự hiện diện hay vắng mặt của túi phôi trong noãn (Wilms và
cs., 1983) [132].
19
Tác giả Nguyễn Bá Phú (2013) [34] đã khảo sát đặc tính không hạt của 2 cây
quýt Đường phát hiện ở Lai Vung – Đồng Tháp và phát hiện ra nguyên nhân không
hạt của 2 cá thể là do hiện tượng tiểu noãn phát triển muộn. Đặc tính không hạt của
2 cây quýt đường tuyển chọn cũng được duy trì ổn định qua nhân giống vô tính trên
các loại gốc ghép khác nhau và ở ba vùng sinh thái khác nhau.
Như vậy đặc tính bất dục cái tuy xuất hiện không nhiều như bất dục đực
nhưng lại có khả năng duy trì ổn định. Các giống cam quýt không hạt do bất dục
cái có thể cho quả không hạt trong các điều kiện canh tác khác nhau. Đây là đặc
điểm rất quý trong phát triển sản xuất quả có múi không hạt thương phẩm.
1.2.2.4. Hiện tượng tự bất hợp ((self-incompatibility)
Tự bất hợp là một dạng bất thụ xảy ra khi phấn hoa và tế bào trứng phát triển
bình thường nhưng không thể thụ tinh do những rào cản về sinh lý. Tự bất hợp ngăn
cản sự tự thụ phấn và thụ tinh nhưng lại tạo điều kiện cho thụ phấn chéo và sản xuất
hạt lai. Tính trạng tự bất hợp do gen S (gen tự bất hợp – Self- incompatibility) kiểm
soát. Nếu alen S của phấn hoa và của nhuỵ cái giống hệt nhau, ống phấn sẽ không
phát triển trong bầu nhuỵ và do vậy không xảy ra thụ tinh - trường hợp này gọi là tự
bất hợp. Trái lại, nếu alen ở phấn hoa và alen ở nhuỵ cái khác nhau thì hạt phấn sẽ
nảy mầm bình thường, giao tử đực của phấn hoa sẽ thụ tinh với tế bào trứng để tạo
hạt (Binh và cs., 2001) [59].
Hiện tượng tự bất tương hợp là hiện tượng hạt phấn không thể thụ tinh được
trên vòi nhụy của cùng một hoa hoặc giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây
(Trần Đình Long, 1997) [26]. Ở những loài cây có hiện tượng tự bất hợp cấu trúc
của bộ phận sinh sản có những biểu hiện bất thường như sau:
- Hạt phấn không nảy mầm được trên vòi nhụy.
- Nếu hạt phấn nảy mầm được thì cũng không tới được vòi nhụy.
- Hạt phấn nảy mầm tới vòi nhụy nhưng lại không đúng thời điểm để thụ tinh,
khi đó tinh trùng tới được vòi nhụy thì trứng chưa chín hoặc trứng đã quá chín đều
trở nên vô hiệu.
- Quá trình thụ tinh có thể diễn ra và hoàn thành nhưng mầm phôi bị chết.
Trần Thượng Tuấn (1992) [47] cho rằng tự bất hợp có hai loại đó là: bất hợp
dị hình (bộ phận cái không thích hợp cho tự thụ phấn) và bất hợp đồng hình (do
phản ứng hoá sinh làm hạt phấn không nảy mầm bình thường trên nhuỵ).
20
Theo Brewbaker (1957) [62], tính tự bất hợp là không có khả năng tạo hạt của
giao tử đực và giao tử cái khi tự thụ. Có hai hệ thống tự bất hợp là tự bất hợp giao tử
và tự bất hợp bào tử. Đặctính bất hợp bào tử là ức chế sự nẩy mầm của hạt phấn, bất
hợp giao tử thường làm chậm sự phát triển ống phấn (Jackson và Gmitter, 1997) [87].
Reed (2003) [111] cho rằng tự bất hợp là sự mất chức năng của giao tử đực và cái để
tạo thành hạt khi tự thụ phấn, sự không phù hợp của giao tử đực cùng loài trên núm
nhụy, hoặc sự ngăn cản quá trình vươn dài của hạt phấn cùng loài trong vòi nhụy. Sự
tự bất hợp sẽ tạo ra quả không hạt khi được trồng cách ly với những cây trồng khác
giống. Đây là đặc điểm di truyền đặc biệt ở quýt, chẳng hạn như Clementine, quýt W.
Murcott Afourer, quýt Page (Kahn và Chao, 2004) [88]. Kết quả nghiên cứu của Lê
Văn Bé và Nguyễn Văn Kha (2010) [3] đã khẳng định nguyên nhân không hạt của
bưởi Năm Roi là tự bất hợp và sẽ có hạt khi được thụ phấn chéo với hạt phấn của các
cây cam quýt khác (bưởi Lông, bưởi Da Xanh, cam Sành).
Vài giống tự bất hợp có hạt vì chúng có khả năng hữu dục cái và do khả năng
trinh sinh kém cần thụ phấn chéo để kết quả (Krezdorn và Robinson, 1958; Miwa,
1951; Mustard và cs., 1956) [90], [96], [98]. Một số giống tự bất hợp có thể cho quả
không hạt khi trồng thuần một giống và Clementine là giống nổi tiếng nhất trong
nhóm này, khi đó những quả không hạt của chúng thường nhỏ hơn quả có hạt và có
khuynh hướng giảm sự đậu quả (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Các giống tự bất hợp
khi trồng xen với những giống hữu dục đực thường cho quả có hạt trừ khi chúng có
đặc điểm bất dục cái (Soost, 1965; Hearn, 1969; Iwamasa và Oba, 1980) [119],
[78], [86]. Tuy nhiên, vẫn có thể sản xuất quả không hạt từ những giống tự bất hợp
không có khả năng trinh sinh bằng cách cho thụ phấn với hạt phấn tứ bội hay áp
dụng chất điều hòa sinh trưởng (Soost, 1968; Yamashita, 1976) [120], [135]. Trên
quýt Monica và Satsuma trong quá trình thụ phấn, ống phấn vươn tới bầu noãn chỉ trong
2 ngày, nhưng đối với hoa tự thụ phấn thì không tìm thấy ống phấn trong bầu noãn sau 8
ngày. Quýt Satsuma không có ống phấn vươn tới bầu noãn do có sự tự bất hợp khi tự thụ
phấn (Alvarado và Sauco, 2004) [58].
21
Như vậy, sự tự bất hợp xảy ra khá phổ biến ở các giống thuộc chi Citrus với biểu
hiện và mức độ khác nhau. Đặc tính này là ưu điểm để ứng dụng trong sản xuất quả
không hạt nhưng cũng là một nhược điểm làm giảm năng suất ở một số giống. Đối với
các giống tự bất hợp có khả năng trinh sản cao thì nên trồng cách ly để sản xuất quả
không hạt. Đối với các giống có khả năng trinh sản kém cần trồng xen hoặc thụ phấn bổ
sung để tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất quả. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân do tự bất
hợp, và đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng này ở các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tại
Hà Giang nhằm khuyến cáo biện pháp kỹ thuật thích hợp.
1.2.3. Hiện tượng trinh sản (Parthenocarpy)
Khả năng cây trồng có thể tạo quả (không hạt) mà không cần sự thụ tinh của tế
bào trứng gọi là trinh sản (Parthenocarpy). Những giống cam Navel, quưt Satsuma,
chanh Tahiti và một vài giống cây có múi bất dục đực và tự bất hợp thông thường
hình thành quả theo con đường này. Rất nhiều giống vốn có hạt hoặc ít nhiều cũng
có khả năng sinh quả không hạt bằng con đường Parthenocarpy (Đỗ Năng Vịnh,
2008) [50].
Trên cam quýt, sự bất dục mạnh kết hợp với khả năng trinh sản là điều kiện
cần thiết cho sản xuất quả không hạt (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Vài giống bất
dục đực và tự bất hợp không thể cho quả không hạt do không có khả năng trinh
sinh. Vì vậy, khả năng trinh sản là đặc điểm không thể thiếu để sản xuất quả không
hạt và đặc điểm này dường như hiện diện phổ biến trên cam quýt.
Sự trinh sản có thể xảy ra theo hai cách: Hoặc không có thụ tinh (trinh sản
thật), hoặc có thụ tinh song hợp tử hoại đi rất sớm và noãn cũng vậy (trinh sản giả)
(Phạm Hoàng Hộ, 1972) [16].
Trinh sản là khả năng sản xuất quả mà không cần thụ tinh, có 3 kiểu trinh quả
sinh trên các giống cam quýt (Purdure University, 2005) [139]:
- Trinh sản yếu: Chỉ một ít trái được tạo thành mà không cần thụ phấn
như cam Navel.
- Trinh sản trung bình: Đạt năng suất trung bình nếu không thụ phấn nhưng
đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như Tangelo Orlando.
- Trinh sản mạnh: Đạt năng suất cao nhưng không cần thụ phấn như
chanh Tahiti.
22
Smith (2000) [118] cho rằng sự hình thành quả theo con đường trinh sản có
thể xảy ra một trong 4 cách sau:
- Sự thay đổi nồng độ hormone tăng trưởng trong mô bầu noãn có thể kích
thích tạo trinh sản.
- Sự biến đổi gen FWF/ARF8 (Auxin Response Factor 8) được sử dụng như
một công cụ dùng để cải tiến khả năng và duy trì sự đậu quả cũng như tạo quả
không hạt.
- Sự tổn thương làm tăng khả năng trinh sản, có thể liên quan đến sự thụ phấn
đặcbiệt.
- Sự đột biến gây sự tổn thương trong quá trình phát triển trên những mô
đặcbiệt có thể tạo quả mà không cần thụ tinh.
Ollitrault và cs. (2007) [105] cho rằng: Tự trinh sản tạo nên quả không hạt không
do bất cứ một tác nhân kích thích nào (sự thụ phấn) là loại trinh sản chủ yếu trên cam
quýt, như cam Navel và quýt Satsuma. Đặc điểm tự trinh sản trên quýt Satsuma do 3
gen trội bổ sung quyết định. Nhưng theo Vardi và cs. (2000) [128], hầu hết các giống
cam quýt không hạt cần có quá trình thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh xảy ra, hiện
tượng này do vài gen điều khiển.
Hiện tượng trinh sản có kích thích (stimulative parthenocarpus) là hiện tượng
trinh sản nhưng cần có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm, ống phấn kéo dài ra
để kích thích sự đậu trái nhưng không có quá trình thụ tinh xảy ra. Nguyên nhân của
hiện tượng là do tự bất hợp trong thụ tinh (self- incompatible). Nếu hạt phấn và
noãn cùng kiểu gen thì không xảy ra thụ tinh, ngược lại nếu hạt phấn và noãn khác
kiểu gen thì xảy ra thụ tinh và tạo ra quả có hạt vì lúc đó cơ chế tự bất hợp thụ tinh
không còn tác dụng. Các giống cam không hạt (Citrus tamurana) là do có sự thụ
phấn nhưng không có sự thụ tinh (Kitajima và cs., 2001) [89].
Hiện tượng phôi bị thoái hoá (stenospermocarpus) là hiện tượng trinh sản có
quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra nhưng phôi bị hỏng sau đó đưa đến hạt lép. Hiện
tượng này còn được gọi là hiện tượng quả có hạt bị thoái hoá (Huang và cs., 2001)
[81]. Chen và cs. (2006) [67] giải thích cơ chế không hạt của cây bưởi ‘Jishou
Shatianyou’ (Citrus grandis Osbeck) là có sự thụ tinh nhưng phôi trong hạt không
phát triển đưa đến hiện tượng hạt lép.
23
Như vậy, sự thụ tinh tạo hợp tử đã có tác dụng kích thích quá trình phát triển
của quả nhưng đối với cây cam quýt vấn đề đó không quan trọng lắm nhờ khả năng
trinh sản. Một số giống hoặc nhóm giống gồm cam Navel, quýt Satsuma, chanh
Tahiti… không đòi hỏi thụ phấn, thụ tinh vẫn cho quả không hạt, mặc dù năng suất
quả có thể tăng nếu được thụ phấn từ các nguồn phấn khác. Do đó cần đánh giá khả
năng trinh sản để xác định tiềm năng năng suất của các giống cây có múi không hạt.
Trong thực tế sản xuất, chúng ta có thể thấy quả không hạt ở những giống có hạt, có
thể yếu tố ngoại cảnh đã tác động đến hiện tượng này. Nguyễn Bá Phú và Nguyễn
Bảo Vệ (2008) [33] đã kết luận: Thời vụ có liên quan đến số hạt trên quả cam Sành
tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vào mùa thuận có số hạt cao nhất (21,1 - 22,2
hạt/quả) và thấp hơn vào trái mùa (13,9 – 17,5 hạt/quả); cam Sành có khả năng trinh
sản, tạo và phát triển quả không cần thụ phấn.
1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi
Có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân,
kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden. Nhu cầu đối
với từng nguyên tố là khác nhau đối với từng loài và giống, song trong quá trình
sinh trưởng và phát triển các nguyên tố này luôn phải được đáp ứng đầy đủ thì cây
mới có tuổi thọ bền và cho năng suất, chất lượng tốt. Vai trò của các nguyên tố trên
và những tác hại khi thiếu chúng đã được nghiên cứu một cách khá cụ thể (Vũ
Quang Sáng và cs., 2006) [35]. Việc bổ sung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần
thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt (Gosh, 1985) [75].
1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi
Theo Reitz và cs. (1954), Naude (1954) có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng
quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm,
mangan, bo, sắt và molipden (dẫn theo Timmer và Larry, 1999) [126].
1.3.1.1. Vai trò của đạm (N)
Đạm là thành phần của amino acid, protein nucleic acid, nucleotide,
coenzyme, hexoamines, ... Đạm hiện diện trong quá nhiều hợp chất căn bản của
thực vật, vì vậy chúng ta thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại, nếu không
cung cấp đủ đạm (Phạm Văn Côn, 2005) [8].
24
Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình
sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng
suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành,
lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh
lâu (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001) [43]. Đạm còn có khả năng điều tiết việc
hấp thu các nguyên tố khác. Theo Reuther và Smith (1973) [112], lượng đạm trong lá
cao thì lượng Magie cũng cao. Trong lá cam Valencia nếu thiếu đạm thì kali, phốtpho,
lưu huỳnh tăng lên còn lượng magie giảm đi.
Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút
đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam
quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng
hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng
NO3
-, pH từ 6 - 6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4
+ (Trần Thế Tục và cs., 1995) [46].
Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng cành bị ngắn
lại, mảnh, lá vàng, nhỏ dễ bị rụng, quả ít (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001)
[43]. Tuy nhiên thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả chứ không ảnh hưởng
đến đặc điểm quyết định phẩm chất quả, chỉ có chất khô hoà tan bị giảm đôi chút
(Trung tâm Kỹ thuật thực phẩm và phân bón – FFTC, 2005) [5].
Theo Nguyễn Hữu Huân và cs. (2006) [18], triệu chứng thiếu đạm được thấy
chủ yếu trên lá. Nhìn chung tất cả lá có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu
vàng nhạt. Toàn bộ triệu chứng thiếu đạm thường xuất hiện ở lá già trước, lá rụng
sớm hơn bình thường. Về năng suất, vườn cam quýt thiếu đạm trầm trọng đều dẫn
đến năng suất giảm.
Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn
nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, màu sắc quả đậm hơn, hàm
lượng vitamin C có chiều hướng giảm (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001)
[43]. Đa số các vườn cây có múi có triệu chứng thừa đạm qua phân tích lá do các
nhà vườn bón quá nhiều đạm. Triệu chứng phổ biến của thừa đạm là sự phát triển
của nhiều chồi non vào mùa hè/thu và lá của những lộc này màu xanh đậm. Thừa
đạm còn làm giảm chất lượng quả như vỏ dày, đường tổng số (độ ngọt của quả)
thấp, quả chậm chuyển màu khi chín và thời gian tồn trữ quả thường rất ngắn
(Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5].
25
1.3.1.2. Lân (P)
Lân là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặcbiệt
là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ
lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ
quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.
Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát
triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển
khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết
cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân
hóa mầm hoa. Nhìn chung mức độ cần lân của cây có múi là thấp. Lân có trong
dung dịch đất ở dạng đầu tiên là PO4
-3, HPO4
2- , H 2PO4
-. Tuy nhiên nếu dư thừa lân
vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Hiệu
quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH
đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân (Nguyễn Văn
Luật, 2006) [27].
Hiếm khi thấy tình trạng thừa lân ở đất nặng vì đất này có khả năng giữ lân
mạnh, chỉ ở đất nhẹ nếu bón lân liên tục sẽ gây hiện tượng thừa lân (West.E.S. 1938
trích theo Vũ Công Hậu 1996 [12]. Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng
gân xanh lá vàng) một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt (Timmer và Larry,
1999) [126].
1.3.1.3. Kali (K)
Kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ
ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và
phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm
quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả
to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất
giữ lâu ngày (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng
kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặcbiệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp
thu canxi, magiê kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín (Nguyễn Văn
Luật, 2006) [27].
Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì,
thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất
diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu lộc bị rụng, lá bị
26
chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém. Bón kali sunfat thích
hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao. Kali-
magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O (Vũ
Công Hậu, 1996) [12].
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trung tâm Thực phẩm và phân bón vùng châu
Á Thái Bình Dương – FFTC cho biết: bón quá nhiều phân kali có thể dẫn tới thiếu
magiê bởi sự đối kháng giữa hai nguyên tố dinh dưỡng này. Bón quá nhiều kali sẽ
làm giảm sự hấp thu magiê của cây. Thừa kali cũng làm giảm chất lượng quả như
vỏ dày hơn và hàm lượng axit khá cao (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5].
1.2.2.4. Các nguyên tố khác
Theo Nguyễn Như Hà (2010) [10] cho biết, những đất có hàm lượng sắt, nhôm
cao, pH thấp (< 4,2), khả năng cố định lân lớn, bón vôi sẽ làm tăng hàm lượng lân dễ
tiêutrongđất. Nhưng đất có độ pH cao (> 5,6) bón vôi sẽ làm giảm lân dễ tiêu. Cam có
nhu cầu về canxi khá cao, ngoài ra nếu thiếu canxi đất sẽ bị chua, làm cho lân và
Molipđen ở trạng thái khó tiêu, Bo bị rửa trôi, nhôm và sắt di động nhiều nên dễ
cam không hút dinh dưỡng được và cây bị hại. Ở Nhật Bản, thường bón nhiều canxi
khi trồng cam. Cung cấp canxi muộn cho cam làm cam chậm chín, nhưng bảo quản
được lâu.
+ Ma giê: Mg là nguyên tố không thể thiếu trong việc hình thành chất diệp lục
vì vậy thực vật nói chung và cây có múi nói riêng không thể thiếu được nguyên tố
Mg. Ở cây có múi, triệu chứng điển hình của hiện tượng thiếu ma giê là cây có là bị
Chlorosis (là hiện tượng lá bị héo úa, có màu xanh nhạt, vàng nhạt hay gần như có
màu trắng). Những dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện trên đỉnh, mép lá và những phần
thịt lá giữa các gân bên. Triệu chứng thiếu magie thường biểu hiện trên lá già hoặc
trên những lá tận cùng của các cành mang quả. Trong trường hợp thiếu trầm trọng,
cây có thể bị rụng lá, toàn bộ phiến lá bị chết ngoại trừ gân lá và phần lá gần cuống
vẫn còn màu xanh có hình chữ V ngược. Cây thiếu magie thường cho quả có kích
thước nhỏ, hàm lượng đường và axit thấp (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5].
Cây cam thiếu ma giê rụng nhiều quả hơn cây phát triển bình thường. Theo Reuther
và cs. (1989) [114] cho biết hiện tượng năm được mùa năm mất mùa xảy ra khi
trong đất có hàm lượng magiê thấp.
+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi
thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng, quả khô và nhạt (Hambidge, 1941;
27
Skoog, 1940) [77], [117]. Nếu thiếu kẽm nhẹ, phần thịt lá giữa các các mạch bên bị
héo úa (chlorosis) và thường xuất hiện ở những lá trên búp non trong khi những lá
già vẫn bình thường. Nếu thiếu kẽm trầm trọng, những lá non có kích thước nhỏ,
phiến lá hẹp, búp lá bị ngắn lại, năng suất thấp (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005)
[5]. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu kẽm: có thể do nguồn kẽm trong
đất thấp hoặc do độ pH của đất cao làm giảm lượng kẽm hữu dụng cho sự hấp thụ
của cây. Trong một vài trường hợp thiếu kẽm do bệnh virus tristeza gây ra hoặc do
nấm bệnh gây thối rễ, thối gốc.
+ Bo: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt, nó có vai trò quan trọng trong
việc hình thành màng sinh hoòc. Đặc biệt, bo kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào.
Thiếu Bo ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy
Bo có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam.
Khi thiếu Bo làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường.
Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300 g/100l nước (Lockhart,
1959, 1960) [92], [93]. Cây có biểu hiện thiếu Bo khi hàm lượng trong lá dưới 25
mg/kg, đặc biệt thường xảy ra vào mùa khô. Thiếu Bo có thể xuất hiện vào những
năm khô hạn và trên những vùng đất vôi.
Nhà vườn cũng nên tránh bón quá nhiều Bo vì sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc
do nguyên tố này gây ra. Những triệu chứng ngộ độc Bo thường xuất hiện trên lá
già và những lá này có dấu hiệu như bị cháy nắng hoặc mép và đỉnh lá bị vàng, trên
phiến lá có những đốm nâu nhỏ. Nếu bị ngộ độc nặng Bo, cây sẽ rụng lá hoặc héo
và chết (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5].
+ Lưu huỳnh là nguyên tố cần thiết cho hình thành diệp lục mặc dù không phải
là thành phần của diệp lục. Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm
giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các ion I+,
Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng (Hambidge, 1941) [77]. Triệu
chứng thiếu lưu huỳnh gần tương tự như thiếu đạm tuy nhiên hiện tượng thiếu S ít
xảy ra (Hoàng Minh Tấn, 2006) [38].
+ Đồng (Cu) tham gia vào quá trình đồng hoá đạm. Khi cây thiếu đồng lá
to không bình thường, các cành nhỏ bị khô chết, xuất hiện những túi gôm trên
vỏ những phần gỗ còn non, trên quả và lá; quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh.
Hàm lượng vitamin C và các chất hòa tan thấp, quả chua và xốp. Để khắc phục
28
thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2 - 0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun booc đô
càng tốt. Sự ngộ độc đồng cũng có thể xảy ra nếu như phun đồng năm này qua
năm khác (Timmer và cs., 1999; Nguyễn Minh Châu, 2005) [126], [5].
+ Sắt là nguyên tố cần thiết cho sự hình thành diệp lục. Thiếu sắt nhẹ, gân lá
có màu xanh tối. Khi cây thiếu sắt trầm trọng làm cho lá chồi non bị vàng về sau bị
trắng, cây có thể rụng lá, chết cành dẫn đến rụng quả khi còn xanh. Hiện tượng này
thường xảy ra khi cây trồng trên đất có độ pH cao, úng nước, mùn ít hoặc đồng cao.
Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4
(Timmer và cs., 1999) [126].
+ Molipden (Mo) là thành phần của men khử nitrat và enzyme chuyển hoá N.
Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng ở phần rìa lá sau lan vào gân lá. Thường đất
chua dễ bị thiếu Mo, nên điều chỉnh bằng cách nâng độ pH đất hoặc phun qua lá
(Timmer và cs., 1999) [126]..
+ Mangan (Mn) là nguyên tố rất cần để hình thành diệp lục. Mn tham gia vào
phản ứng oxy hoá khử trong tế bào. Thiếu Mn thì gân lá xanh đậm, gân phụ xanh
sang. Trên lá có những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại với nhau (ở gần
cuống lá có một phần màu xanh hình chữ V ngược) cuối cùng toàn bộ lá có thể bị
ngả vàng. Thiếu Mn quả xấu và nhạt màu (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006) [38].
1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi trên thế giới
Với cây có múi nói riêng và cây trồng nói chung, khi bổ sung dinh dưỡng cho
cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy nhiên thông thường người ta dựa vào 3 căn cứ
chính: chẩn đoán dinh dưỡng lá, phân tích đất và dựa vào năng suất.
Hiện nay, phương pháp có hiệu quả người ta thường dùng là “chẩn đoán dinh
dưỡng qua lá” để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phương pháp này đã được
đi sâu nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc,
Philipine … trên một số giống cây ăn quả như cam, quýt, chuối, dứa. Phương pháp
phân tích lá được công nhận ở khắp nơi trên thế giới bởi vì nó là chỉ tiêu đánh giá
tình trạng dinh dưỡng thực sự của cây. Các kết quả phân tích lá ở các vườn cây có
múi có một quan hệ tốt với năng suất và hàm lượng dinh dưỡng của trái. Lợi ích của
việc phân tích lá và đất là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của vườn
cây có múi và có một chế độ quản lý dinh dưỡng thích hợp. Một khi nông dân biết
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY

More Related Content

What's hot

Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai... thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...Hoang Sinh
 

What's hot (19)

Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân SơnĐa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái ng...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
 
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoanLuận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
 
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sảnVi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
 
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai... thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 

Similar to Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY

Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY (20)

Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác thanLuận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyenbai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Đề tài: Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội
Đề tài: Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nộiĐề tài: Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội
Đề tài: Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
 
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tôLuận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH HÀ GIANG Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng 2. TS. Nguyễn Duy Lam THÁI NGUYÊN - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Xuyến
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Nguyễn Duy Lam – những người thầy đã hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học và các Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Nông Lâm, các Phòng ban chức năng và các đồng nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã tạo mọi điều kiện thời gian, kinh phí hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân dân địa phương của hai huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Công ty Giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện, các nghiên cứu viên Bộ môn Cây ăn quả, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng của Viện Nghiên cứu Rau Quả Hà Nội đã tạo điều kiện, tham gia và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Xuyến
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................ix MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu........................................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3 4. Tính mới của luận án ..................................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5 1.1. Khái quát về cây có múi..........................................................................................5 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố......................................................................................5 1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi ............................................................................6 1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi ........................................................................8 1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi ........................................................................ 12 1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt............................................................ 12 1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt............................................................ 12 1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi ................................. 23 1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi ............................. 23 1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho câycó múi trên thế giới...... 28 1.3.3. Những nghiên cứu bổ dung dinh dưỡng cho cây có múi ở trong nước......... 30 1.4. Những nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi....................... 34 1.4.1. Vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phytohormon) ............... 34 1.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình hình thành và phát triển quả ở cây có múi ..................................................................... 35 1.4.3. Một số nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nâng cao năng suất, chất lượng quả cây có múi.............................................................................. 38 1.5. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây có múi.......................................... 42 1.6. Một số kết luận rút ra từ tổng quan..................................................................... 44 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 46 2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 46
  • 6. iv 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 46 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 46 2.3.1. Nội dung 1 ..................................................................................................... 46 2.3.2. Nội dung 2 ...................................................................................................... 46 2.3.3. Nội dung 3 ..................................................................................................... 46 2.3.4. Nội dung 4 ...................................................................................................... 47 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 47 2.4.1. Nội dung 1 ................................................................................................... 47 2.4.2. Nội dung 2 ...................................................................................................... 49 2.4.3. Nội dung 3 ...................................................................................................... 52 2.4.4. Nội dung 4 ...................................................................................................... 52 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 57 3.1. Kết quả điều tra, tuyển chọn và theo dõi đặc điểm sinh học của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn.......................................................................................... 57 3.1.1. Kết quả điều tra tuyển chọn một số cây cam Sành ít hạt tại Hà Giang ......... 57 3.1.2. Đặc điểm hình thái của những cây cam Sành tuyển chọn ........................ 59 3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triểncủa các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn... 65 3.1.4. Đặcđiểm năngsuất,chấtlượng quảcủacáccâycam Sànhít hạttuyểnchọn..... 68 3.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn ....... 71 3.2.1. Kết quả đánh giá tính đa bội của các cây cam Sành tuyển chọn ............. 71 3.2.2. Kết quả đánh giá nguyên nhân do bất dục đực (Male Sterility) .............. 72 3.2.3. Kết quả đánh giá nguyên nhân bất dục cái (Female Sterility) ................. 72 3.2.4. Kết quả đánh giá nguyên nhân do tự bất tương hợp (self - incompatibility)......................................................................................................... 74 3.3. Kết quả đánh giá sự ổn định đặc tính ít hạt của các câycam sành tuyển chọn.... 78 3.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng cây ghép ....................................................... 78 3.3.2. Khả năng ra hoa, đậu quả của các cây ghép ở vụ thứ 2 ............................ 81 3.3.3. Sự ổn định củachất lượng quả các cây tuyểnchọnsau khi ghép cải tạo...... 83 3.3.4. Sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây tuyển chọn sau khi ghép.............. 84 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cam Sành tại Hà Giang........................................................................ 85 3.4.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng của cam sành tại Hà Giang ..................................................................................................... 85 3.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc điểm quả của cam Sành Hà Giang.......................................................................... 92
  • 7. v 3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ......................................... 96 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 tới năng suất, chất lượng quả cam Sành Hà Giang........................................................................................................................ 98 3.5.1. Ảnh hưởng của GA3 tới tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của cam Sành Hà Giang .......................................................................................................... 98 3.5.2. Ảnh hưởng của GA3 đến đặc điểm hình thái, cơ giới quả cam Sành Hà Giang..................................................................................................................101 3.5.3. Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả cam Sành Hà Giang ..............103 3.5.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng GA3 ở cam Sành Hà Giang .....................107 3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất của cam Sành ......................................................................................................108 3.6.1. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng cây cam Sành......108 3.6.2. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới năng suất quả cam Sành...........113 3.6.3. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu chất lượng quả.......114 3.6.4. Hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật cắt tỉa trong thí nghiệm ....................115 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................117 1. Kết luận ...................................................................................................................117 2. Đề nghị ....................................................................................................................118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................120
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2,4 –D : 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid ABA : Axit abxixic Cs : Cộng sự CT : Công thức CSKH : Cam Sành không hạt CSCH : Cam Sành có hạt Đ/C : Đối chứng FAO : Food and Agriculture Organization (tổ chức Lương thực và Nông nghiệpLiên Hiệp Quốc) GA : Axit gibberillic IAA : 3-Indoleacetic acid (một loại Auxin) K2O : Kali nguyên chất LSD : Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) MS : Môi trường cơ bản sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật N : Đạm nguyên chất NXB : Nhà xuất bản P2O5 : Lân nguyên chất PTNT : Phát triểnnông thôn VCR : Value Cost Ratio (tỷ suất lợi nhuận) USDA : United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Mỹ)
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam........................................9 Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang ........................................ 11 Bảng 1.3: Phân bón (NPK: 20.20.15) cơ bản cho cây cam sành qua từng tháng sau khi trồng ....................................................................................... 32 Bảng 3.1. Một số cây cam Sành ít hạt được tuyển chọn tại Hà Giang ...................... 57 Bảng 3.2. Một số đặc điểm quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn ................. 58 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu hình thái của các cây cam Sành tuyển chọn..................... 60 Bảng 3.4. Đặc điểm phiến lá của các cây cam Sành tuyển chọn ................................ 62 Bảng 3.5. Tỷ lệ các loại hoa của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn....................... 63 Bảng 3.6. Đặc điểm cấu tạo hoa của các cây cam Sành tuyển chọn .......................... 65 Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện và kích thước các đợt lộc của các cây tuyển chọn (năm 2015)........................................................................................... 66 Bảng 3.8. Thời gian ra hoa của các cây tuyển chọn (năm 2015)................................ 67 Bảng 3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây tuyển chọn ................................... 68 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các cây tuyển chọn................................. 69 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêusinh hoá quảcủacác câycam Sànhít hạt tuyểnchọn........... 70 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của các cây cam Sành tuyển chọn............................................................................................ 72 Bảng 3.13. Số lượng và kích thước tiểu noãn củacác cây cam Sành tuyển chọn.......... 73 Bảng 3.14. Kết quả quan sát sự hiện diện của ống phấn sau thụ phấn 7 ngày................ 75 Bảng 3.15. Khả năng sinh trưởng của cây ghép ........................................................... 78 Bảng 3.16. Một số đặc điểm thân cành của các cây sau ghép 24 tháng .................... 79 Bảng 3.17. Thời gian nở hoa của các cây ghép vụ thứ 2 (năm 2017)........................ 81 Bảng 3.18. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây ghép ở vụ thứ 2 (năm 2017).......... 82 Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các cây ghép ..................................... 83 Bảng 3.17. Số lượng hạt trung bình trên quả của các cây ghép.................................. 84 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng của cây ................ 86 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình ra lộc năm 2015........................ 87
  • 10. viii Bảng 3.23. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tình hình ra lộc năm 2016 ........... 89 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả cam Sành ........................................................................................ 90 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới quả cam Sành ................................................................................................ 92 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của công thức bón phân tới một số chỉ tiêu sinh hoá quả cam Sành ................................................................................................ 94 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2015 ........................ 96 Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón năm 2016 ........................ 97 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các công thức phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả.................... 98 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả cam Sành.............................................................................100 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả cam Sành ..........102 Bảng 3.32. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh hoá quả cam Sành........104 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của GA3 đến số hạt trên quả của cam sành.........................106 Bảng 3.34. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm......................................107 Bảng3.35. Ảnh hưởngcủacác kỹthuậtcắt tỉađếnthời gianra lộc của cam Sành............109 Bảng 3.36. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến số lượng lộc cam Sành ..........110 Bảng 3.37. Ảnh hưởngcủacác kỹthuật cắttỉađến kíchthướctáncủa cam Sành ............112 Bảng 3.38. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả cam Sành.............................................................................113 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa tới một số chỉ tiêu sinh hoá quả cam Sành......................................................................................................115 Bảng 3.40. Tỷ suất lợi nhuận của các kỹ thuật cắt tỉa cam Sành..............................115
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hoa dị hình một số cây tuyển chọn............Error! Bookmark not defined. Hình 3.2. Hình thái quả các cây tuyển chọn ..............Error! Bookmark not defined. Hình 3.3. Mức độ đa bội thể của các cây cam Sành trong thí nghiệm ...............Error! Bookmark not defined. Hình 3.4. Mức độ nảy mầm hạt phấn của một số cây cam Sành tuyển chọn ....Error! Bookmark not defined. Hình 3.5. Hình ảnh tiểu noãn các cây cam Sành trong thí nghiệm Error! Bookmark not defined. Hình 3.6. Một số hình ảnh về sự hiện diện của ống phấn ở nhuỵ cam Sành ............ 77
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt 88,47 triệu tấn niên vụ 2014/2015. Trong đó, cam chiếm trên 50% tổng sản lượng (Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2016) [142]. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh của cây ăn quả có múi, do vậy tập đoàn cây ăn quả có múi ở nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các giống cây ăn quả có múi được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta như cam Xã Đoài, cam Sành, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Quýt vàng, … đều là giống nhiều hạt. Đây là một nhược điểm lớn đối với hàng hóa quả có múi của nước ta đứng ở cả hai phương diện: Ăn tươi và chế biến. Trong khi đó công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi không hạt hoặc ít hạt mới được tiến hành trong khoảng một thập niên trở lại đây và chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc khảo nghiệm các giống nhập nội, tuyển chọn trong tự nhiên ngoài sản xuất mà ít đi sâu vào hướng lai hoặc tạo đột biến bằng hóa học cũng như vật lý. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có giống cam Sành LĐ6 và cam Mật không hạt được tạo ra bằng đột biến phóng xạ. Việc đánh giá, chọn lọc các giống không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên ngoài sản xuất cũng có những ưu điểm nhất định, đó là các cây biến dị tự nhiên được tuyển chọn thường có thể phổ biến ra sản xuất ngay vì có tính ổn định và được đánh giá là tốt so với giống cùng loại, không mất thời gian đánh giá tính ổn định cũng như chất lượng của giống khi tạo ra bằng con đường lai tạo hoặc đột biến nhân tạo. Hiện có rất nhiều giống không hạt hoặc ít hạt được trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là những giống chọn lọc tự nhiên, như giống cam Washington Navel, Valencia, Hamlin; quýt Satsuma, Temple, Murcott; giống bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, quýt Đường Canh vv…Bởi vậy ngoài việc ứng dụng các phương pháp tạo giống nhân tạo như lai hữu tính, đột biến hóa học, vật lý phóng xạ có sự trợ giúp của công nghệ sinh học, thì việc điều tra tuyển chọn các biến dị không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên là rất cần thiết và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở nghiên cứu cũng như trường đại học. Trong khoảng trên 46.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía Bắc, Hà Giang chiếm khoảng 6.000 ha, là một trong những tỉnh có diện tích cây có múi lớn
  • 13. 2 nhất vùng. Cây có múi ở Hà Giang chủ yếu là cam Sành (thực chất là một dạng lai tự nhiên giữa cam (sinensis) và quýt (reticulata); ở Mỹ gọi là quýt King) một giống rất nổi tiếng và đã gắn liền với đời sống của bà con nông dân Hà Giang tại ba huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình từ rất lâu đời. Hiện nay cam Sành Hà Giang đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và được xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và ba huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nói riêng. Mặc dù cam Sành Hà Giang đã nổi tiếng và có thương hiệu, song cũng như tình trạng chung của cây có múi cả nước, cam sành Hà Giang còn khá nhiều nhược điểm tồn tại như năng suất, chất lượng thấp, không ổn định, mã quả xấu, đặc biệt là rất nhiều hạt không thích hợp với thị trường quả tươi và công nghiệp chế biến nước quả. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư chăm sóc, giống ngày càng bị thoái hóa, không được chọn lọc cải tiến. Đây đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển sản phẩm cam Sành trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay. Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng, việc nâng cao năng suất, chất lượng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác đi đôi với các biện pháp chọn lọc cải tiến giống là hết sức quan trọng. Trong những năm qua Hà Giang cũng đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm cải tạo và phát triển cây có múi để chúng thực sự là loại cây ăn quả chủ lực. Trong nhưng nỗ lực đó đã phát hiện và tuyển chọn được một số cây cam Sành rất ít hạt. Đây là nguồn gen, nguồn vật liệu rất quý cho công tác cải tiến giống. Tuy nhiên để phát triển nguồn vật liệu quý này ra sản xuất cần phải nắm rõ nguyên nhân đặc tính ít hạt của chúng để kiểm soát và có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm duy trì đặc tính ít hạt và nâng cao năng suất chất lượng quả. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang”. 2. Mục tiêu - Đánh giá được một số đặc điểm sinh vật học của các cá thể cam Sành ít hạt (số hạt trung bình nhỏ hơn 6) đã tuyển chọn. - Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn. - Đánh giá được tính ổn định của các cây ít hạt tuyển chọn sau khi ghép cải tạo (top – working) tại Hà Giang.
  • 14. 3 - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (bón phân, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa) nâng cao năng suất chất lượng cam Sành Hà Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả xác định bản chất di truyền ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn sẽ là cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống không hạt và ít hạt ở cây có múi nói chung và cam Sành nói riêng. - Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cam Sành tại Hà Giang. - Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung thêm vào nguồn gen cây có múi Việt Nam những dòng vật liệu quý không hạt. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các dòng cam Sành tuyển chọn không hạt hoặc rất ít hạt sẽ là những vật liệu quý phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng vùng sản xuất cây có múi hàng hóa ở Hà Giang ngày càng năng suất, chất lượng và hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cam Sành ở Hà Giang sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. - Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất cam quýt nói chung và cây cam Sành nói riêng đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng có điều kiện tương tự. 4. Tính mới của luận án - Đánh giá được đặc điểm sinh học của 6 cá thể cam Sành ít hạt có triển vọng được tuyển chọn tại Hà Giang (VX1, VX2, VX3, VX4, VX5 và CSKH11) như: Đặc điểm hình thái và sinh trưởng tương tự như giống cam Sành đang trồng phổ biến tại Hà Giang; cho năng suất ổn định qua 2 năm theo dõi. Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn là do hiện tượng bất dục đực không hoàn toàn trên cây VX3 và CSKH11; do đặc tính tự bất tương hợp trên các cây VX2, VX4, VX5; do cả 2 nguyên nhân bất dục đực không hoàn toàn và tự bất tương hợp trên cây VX1. Đánh giá được sự ổn định của đặc tính ít hạt, khả năng sinh trưởng, năng suất,
  • 15. 4 chất lượng quả của 6 cá thể tuyển chọn thông qua việc theo dõi và đáng giá các chỉ tiêu của một số cây ghép cải tạo trên cam Sành 4 tuổi đang cho quả; xác định được 4 cá thể có số hạt ổn định nhỏ hơn 6 là VX1, VX3, VX5 và CSKH11. - Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả của cam Sành tại Hà Giang như: + Bón phân với lượng 600g/cây theo tỷ lệ NPK là 1-0,75-1 cho năng suất và chất lượng quả tốt nhất và tỷ lệ 1-0,5-1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất. + Phun bổ sung GA3 nồng độ 100ppm thời kì hoa nở rộ có tác dụng làm giảm số hạt trên quả cao nhất, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. + Các biện pháp cắt tỉa áp dụng đều khống chế chiều cao cây, tăng đường kính tán, năng suất quả ít chênh lệch năm đầu và cao hơn đối chứng ở năm thứ 2; trong đó cắt tỉa kiểu khai tâm cho hiệu quả kinh tế cao hơn cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau Quả.
  • 16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về cây có múi 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của cam quýt (Bùi Huy Đáp (1967) [9]; Trần Thế Tục (1967) [45]; Haas (1984) [76]; Wakana và cs. (1998) [131]; Reuther và cs., 1989 [131]; …) phần lớn đều thống nhất cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc. Những báo cáo gần đây (Huang (1990) [80]; Wakana (1998) [131]) nhận định, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại. Các dạng cây có múi ăn được bao gồm chanh yên, cam chua, chanh giấy, chanh núm, cam ngọt, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất. Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica L.) có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc tới Ấn Độ, là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ 1 sau Công nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, Citrus auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ đi biển mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu, v.v... Chanh núm (Citrus limon Burnman) không rõ nguồn gốc, có thể là dạng lai giữa chanh yên và chanh giấy. Chanh núm được mang tới Bắc Phi và Tây Ban Nha vào khoảng năm 1150 sau Công nguyên liên quan tới việc mở rộng bờ cói của hoàng đế Ả Rập. Cam ngọt (Citrus sinensis L. Osbeck) có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và cả Nam Indonesia. Con đường phân bố của cam ngọt tương tự như của chanh yên và được nhập nội vào châu Ấu bởi người La Mã. Cam được chia thành 4 nhóm là: cam thường (cam Vân Du, Sông Con, Xã Đoài, Cam Hamlin, Valencia, Pineapple ...); cam rốn (Washington Navel,...); cam có sắc tố đỏ hay còn gọi là cam máu – blood orange (cam Sanguinello, cam Moro, cam Taroco, Cara cara,...) và cam không chua (acidless).
  • 17. 6 Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn Độ đến châu Phi xảy ra từ những năm 700 – 1400 và các loài cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh giấy và cam đã được nhập nội tới các nước châu Mỹ bởi những người định cư và các nhà thám hiểm ở cùng Địa Trung Hải. Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng châu Mỹ còn do các tín đồ thiên chúa giáo La Mã đã phát triển nhiều cây ăn quả trong đó có cây có múi (Davies và Albrigo, 1994) [69]. Hiện nay, cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam nước ta. Sản phẩm cam Sành được gắn với tên địa danh trồng trọt như Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang) ở miền Bắc, ngoài ra còn một số vùng trồng khác nhưng diện tích nhỏ hơn như Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, … quả được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán và vỏ quả có màu vàng cam. Tại miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu (2009) [6] cho rằng cam Sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ), … quả thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm, vỏ quả màu xanh sẫm. 1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi Cây có múi (Citrus) thuộchọ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, tông Citreae, tông phụ Citrineae, gồm 16 loài (Tanaka, 1954) [125]. Nguồn gốc phân loại và phân bố của cây có múi được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu như: Swingle và Reece 1967[123]; Stone, 1994; [122], Hodgson, 1961 [79]….. và cả các nhà khoa học Việt Nam như Lê Khả Kế (1976) [22] và Phạm Hoàng Hộ (1972) [15]. Do sự đa dạng đến mức phức tạp của các loài trong chi Citrus, nên hiện nay sự phân chia số lượng các loài cũng như các giống (variety) trong các loài của chi citrus ở trong mỗi công trình phân loại của các tác giả trên không giống nhau. ví dụ: Swingle chia chi citrus thành 16 loài, gồm 2 chi phụ: Eucitrus 10 loài và Papeda 6 loài. Tanaka lại chia thành 144 loài, cũng gồm 2 chi phụ: Archicitrus 98 loài và Metacitrus 46 loài, trong đó có Cam Sành (C. nobilis Lour) thuộc nhánh (section) 7, nhánh phụ 1 (subsection 1) Euacrumen. Trong khi đó Hodgson lại nhóm thành 4 nhóm: Nhóm 1, những loài chua, gồm 6 loài: C. medica (chanh yên), C. limon (chanh núm), C. aurantifolia (chanh giấy), C. jambhiri (chanh sần), C. limettiodes (chanh ngọt) và C. limetta (lai giữa chanh núm và chanh giấy). Nhóm 2, nhóm cam, gồm 2 loài: C. aurantium (cam chua) và C. sinensis (cam ngọt). Nhóm 3, nhóm quýt, gồm 3 loài: C. reticulata (cam quýt), C. unshiu (quýt ôn châu) và C. nobilis
  • 18. 7 (quýt King/cam sành, lai giữa C. sinensis và C. reticulata). Nhóm 4, nhóm bưởi, gồm 2 loài: C. paradisi (bưởi chùm) và C. maxima/C. grandis (bưởi chua). Có một số loài khác nữa như: C. limonia (chanh rangpur), C. bargamia, C. mytifolia, C. madurensis/C. mitis (calamodin, một giống của Philippin) nhưng theo ông sự phân loại này cũng chưa có gì chắc chắn. vv... (Rajput và Haribabu, 1985) [109]. Khóa phân loại theo Swingle chi Citrus gồm 2 chi phụ và 16 loài như sau: 1. C. medica (chanh yên) 1ª. C.medica varsarcodactylis Swingle (Fingered citron- phật thủ/tay Bụt) 1b. C. medica var Ethrog Engl. (Etrog citron – bòng, kỳ đà) 2. C. Limon (Linn) Burm (chanh núm) 3. C. aurantifolia (Christm.) Swingle (chanh giấy), 4. C. aurantium Linn (cam chua) 5. C. sinensis (Linn) Osbeck (cam ngọt) 6. C. reticulata Blanco (quýt) 6ª. C. Reticulata var.austera Swingle (quýt chua) 7. C. grandis (Linn) Osbeck (bưởi), 8. C. paradisi Macf (bưởi chùm), 9. C. indica Tanaka (chanh dại Ấn Độ), 10. C. tachibana (Makino) Tanaka 11. C. ichangensis Swingle 12. C. latipes (Swingle) Tanaka 13. C. micrantha Wester 13ª. C. micrantha var microcapa Wester 14. C. celebica Koord 14ª. C. celebica var. Southwickii (Wester) Swingle 15. C. macroptera Montr 15ª. C. macroptera var. Kerrii Swingle (Kerr Thailand) 15b. C. macroptera var. Annamensis Tanaka (Annam papeda) 16. C. hystrix DC (Mauritius papeda) 1. Fortunella margarita (Lour) Swingle (quất quả oval) 2. Fortunella japonica (Thunb.) Swingle (quất quả tròn) 3. Fortunella polyandra (Ridley) Tanaka (quất Malaysia) 4. Fortunella hindsii (Champ.) Swingle (quất dại Hồng Kong).
  • 19. 8 Trong 10 loài thuộc Eucitrus ở Việt Nam hiện chỉ tìm thấy 7 loài từ 1 đến 7 và trong chi phụ Papeda chỉ có 1 loài là C. hystrix DC (chấp Thái Bình, một giống làm gốc ghép cho cam, quýt) (Tanaka, 1954) [125]. Cam Sành thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc từ Việt Nam. Cam Sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis; Citrus reticulata hay Citrus sinensis, trên thực tế cam Sành là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên tiếng Anh: King mandarin). Trong phân loại khoa học, tác giả (Hume, 1957 [82]) cho rằng, cam Sành thuộc bộ (ordo): Rutales; họ (familia): Rutaceae; chi (genus): Citrus; loài (species): C. reticulata x maxima. 1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi 1.1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại chính là cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm và bưởi thường), chanh (bao gồm chanh núm và chanh giấy). Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) diện tích cây có múi cho thu hoạch trên thế giới năm 2013 là 7.812.018 ha, sản lượng đạt 87,049 triệu tấn. Những năm gần đây sản lượng cây có múi trên thế giới biến động liên tục. Năm 2014 sản lượng là 91,081 triệu tấn nhưng năm 2015 giảm xuống chỉ đạt 88,473 triệu tấn (USDA, 2018) [142]. Riêng sản lượng cam toàn cầu niên vụ 2013/2014 đạt 52,01 triệu tấn trong đó 21,514 triệu tấn cho chế biến và 3,995 triệu tấn cho xuất khẩu. Nước sản xuất cam nhiều nhất trên thế giới là Braxin, sau đó là Mỹ, Trung Quốc và Mê-hi-co. Niên vụ 2014/2015 sản lượng cam giảm khoảng 7% do năng suất cam của Braxin giảm mạnh. Năm 2015/2016 sản lượng cam tiếp tục giảm khoảng 3 triệu tấn so với lượng 48,7 triệu tấn của năm trước. Mặc dù sản xuất cam ở Trung Quốc tăng lên (khoảng 10%), Liên minh châu Âu và Ai Cập cũng tăng về sản lượng nhưng không bù đắp được sự sụt giảm năng suất khá mạnh ở Braxin (giảm 2,4 triệu tấn), Mỹ (407 nghìn tấn) và Mexico. Sản lượng sụt giảm chủ yếu là nguồn cam chế biến trong khi nhu cầu sử dụng nước ép cam đang ngày càng tăng lên (USDA, 2018) [142]. Do vậy nhu cầu về nguồn giống cam ít hạt hoặc không hạt dùng làm nguyên liệu cho chế biến nước ép và ăn tươi đều rất lớn.
  • 20. 9 Sản lượng cam toàn cầu vụ 2016/2017 đã tăng lên 2,4 triệu tấn so với năm trước. Đặc biệt lượng cam dùng cho chế biến tăng thêm 2,8 triệu tấn và chủ yếu tăng ở Braxin. Việc mở rộng sản xuất của nước này chủ yếu sử dụng cho chế biến tại chỗ mà ít tăng lượng xuất khẩu (USDA, 2018). Đối với quýt thì sản lượng quả niên vụ 2015/2016 đạt khoảng 29 triệu tấn, tăng khoảng 400 nghìn tấn so với năm trước. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều quýt nhất trên thế giới, tiếp theo là Ma Rốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là quốc gia có sản lượng bưởi lớn nhất thế giới. Niên vụ 2015/2016 toàn thế giới sản xuất được 6,3 triệu tấn bưởi tăng thêm 220 nghìn tấn so với năm trước trong đó Trung Quốc chiếm tới gần 4 triệu tấn, tiếp theo là Mỹ (USDA, 2018) [142]. 1.1.4.2. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây cam, quýt ở Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 Diện tích trồng (nghìn ha) 67,5 70,3 78,5 85,4 97,5 Diện tích thu hoạch (nghìn ha) 55,8 55,6 55,6 58,4 64,7 Sản lượng (nghìn tấn) 704,1 706,0 758,9 727,4 799,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 [141] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, diện tích cây ăn quả nước ta năm 2015 khoảng 819 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cây cam quýt 85,4 ha chiếm hơn 10%. Diện tích trồng cam quýt hàng năm vẫn không ngừng tăng lên và tăng mạnh trong năm 2016, tuy nhiên diện tích cho thu hoạch có hiện tượng giảm đôi chút từ năm 2012 đến năm 2014 và phục hồi vào năm 2015 và 2016. Sự trái ngược của xu hướng biến động diện tích trồng và diện tích cho thu hoạch cây cam, quýt chứng tỏ những năm gần đây người dân chú trọng thay đổi giống và trồng mới nhiều diện tích, đồng thời phá bỏ những vườn đã già cỗi, suy thoái. Ngoài việc thay đổi cơ cấu giống và trồng mới thì người dân cũng đầu tư các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây cam quýt. Điều đó thể hiện rõ khi diện tích cho thu hoạch không tăng nhưng sản lượng quả cam, quýt trên cả nước vẫn duy trì ổn định trong năm 2012, 2013 và tăng rõ rệt trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.
  • 21. 10 Cũng theo con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, nước ta có 2 vùng cam quýt chính là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (diện tích trồng năm 2014 là 39,2 nghìn ha) và Trung du miền núi phía Bắc (15,7 nghìn ha). Đây là 2 khu vực có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây cam, quýt nhưng vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình. Đặc biệt, vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích trồng chiếm 18,3% nhưng sản lượng chỉ chiếm 10,2% so với cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 45,7% diện tích nhưng sản lượng quả chiếm tới 66,9%. Như vậy để khẳng định vị thế về diện tích trồng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc cần phải có sự quan tâm, đầu tư về cơ cấu giống và kỹ thuật chăm sóc mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả cam, quýt. Cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi chủ yếu ở Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam, sản phẩm cam Sành được gắn liền với tên địa danh trồng trọt. Theo tác giả Vũ Mạnh Hải và cs., 2000 [11] ở miền Bắc có cam Sành Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang), hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá greening. Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang) và cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang) là 2 vùng cam Sành chủ yếu ở miền Bắc (với diện tích trồng năm 2015 khoảng trên 5000 ha ở Bắc Quang và 4.881 ha ở Hàm Yên). Ngoài ra, còn một số vùng trồng cam Sành tập trung nhưng diện tích nhỏ hơn như: Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, v.v... Ở miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu, 2009 [5] cho biết, cam Sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ) ... 1.1.3.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Hà Giang Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, diện tích rộng, độ dốc lớn, địa hình phức tạp, chia cắt thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Dân cư của tỉnh phân bố không tập trung, tuy nhiên Hà Giang có điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi trong việc phát triển cây ăn quả có múi đặc biệt là cây cam được xác định là 1 trong 3 loại cây (cam, chè, dược liệu) có thế mạnh phát triển hàng hoá với quy mô lớn của tỉnh nhằm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Giang năm 2015 là 10.627,4 ha, trong đó diện tích cây cam quýt là 5.689,4 ha. Cây cam quýt trồng ở Hà Giang chủ yếu là cam Sành, trong đó Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên là 3 vùng trồng cam hàng hóa lớn của Hà Giang. Trong những năm gần đây, diện tích cũng như sản lượng cam quýt của tỉnh biến động mạnh mẽ.
  • 22. 11 Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam, quýt của Hà Giang STT Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 1 Diện tích trồng (ha) 1.674,9 2.663,6 3.455,0 5.689,4 8.481,8 2 Diện tích thu hoạch (ha) 1.411,30 1.504,3 1.497,7 1771,1 3.838,1 3 Sản lượng (tấn) 9.416,8 9.725,0 11.218,0 13.988,8 33.976,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang 2017 [140] Từ năm 2012 đến 2016 diện tích trồng cam, quýt của tỉnh liên tục tăng, tốc độ tăng mạnh nhất là năm 2016 (tăng gần 3000 ha so với năm 2015). Song song với việc trồng mới, người dân cũng chú trọng đầu tư kĩ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm quả. Năm 2014, diện tích cho thu hoạch giảm đi nhưng sản lượng quả lại tăng lên so với năm 2013. Đặc biệt năm 2016, sản lượng cam quýt của tỉnh tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015. Năm 2016 được coi là năm được mùa của cam Sành Hà Giang. Điển hình của các mô hình thâm canh cam Sành là việc xây dựng vườn cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2015 tổng diện tích cam Sành được cấp giấy chứng nhận VietGAP là: 125,9 ha/1.605.2 ha, giấy chứng nhận cấp cho 6 cơ sở sản xuất/ 87 hộ dân. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích cam trồng theo VietGAP là 70%. Giá trị cam VietGAP được nâng lên, năng suất trung bình của các vườn cam VietGAP đạt trên 19 tấn/ha, giá mua tại vườn dao động từ 15.000 - 25.000 đ/kg tùy theo thời điểm, so với giá cam sản xuất đại trà thì cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thường cao hơn từ 3.000 - 5.000 đ/kg (Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang, 2016) [36]. Cam, quýt được trồng ở khá nhiều huyện trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu ở 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (bảng 2 phần phụ lục). Những năm gần đây Bắc Quang luôn là huyện đứng đầu trong tỉnh với diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt cao nhất. Đặc biệt trong 2 năm 2015 - 2016 diện tích trồng cam, quýt của Bắc Quang đã tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2014 (từ 2.162,5 ha lên đến 5.481,1 ha) và chiếm trên 60% diện tích trồng cam quýt toàn tỉnh. Người dân Bắc Quang cũng đi đầu trong phong trào thâm canh và sản xuất cam theo tiêu chuẩn
  • 23. 12 VietGap. Hàng năm, UBND huyện kết hợp với các Sở Ban Ngành tổ chức hội thi cam và lễ hội khai mùa cam Sành nhằm tuyên dương các hộ sản xuất giỏi và cũng là quảng bá thương hiệu cho cam Sành Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng. Đặc biệt, tháng 10 năm 2016 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm cam Sành Hà Giang. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững cây cam Sành, đặc biệt là cơ sở để thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ để sản phẩm cam Sành trở thành đặc sản quen thuộc được ưa chuộng khắp cả nước. 1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi 1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt Đặc tính không hạt là một đặc điểm quý của trái cây nói chung và cam quýt (Citrus) nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị trường quả tươi và ngay cả ngành chế biến nước ép vì nước ép từ quả cam quýt có hạt thường có mùi không thích hợp và còn có vị đắng. Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới nhằm phát triển các giống cam quýt không hạt mới (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Mục tiêu chọn tạo giống cam quýt không chỉ chọn tạo ra các giống có năng suất, chất lượng cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu, bệnh, mà mục tiêu còn hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không hạt. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quả có múi không hạt. Cam quýt thương mại thường có rất ít hạt, trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5 hạt/quả được xem như không hạt (Ortiz, 2002) [107]. Theo Zhu và cs. (2008) [137], quả cam quýt có trung bình 2,3 hạt/quả được coi là không hạt. Theo Varoquaux và cs. (2000) [129], quả cam quýt được xem là không hạt khi số hạt nhỏ hơn 5 hạt. Theo quy ước của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cam được xem là không hạt khi có từ 0 - 6 hạt (Purdure University, 2005) [139]. Còn theo Davies và Albrigo (1994) [69] cam thương mại được coi là không hạt khi quả có từ 0 – 8 hạt/quả, ít hạt là từ 9 – 15 hạt/quả. 1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt Nguyên nhân của việc tạo quả không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin nội sinh ở trong bầu noãn cao, cho phép bầu noãn phát triển thành quả mà không cần nguồn auxin trong hạt tạo ra. Ở một vài giống như cam Washington Navel có quả đơn tính không hạt, hạt phấn không có sức sống và sự thụ phấn là không cần thiết. Ở hầu hết các loài cam quýt khác đôi khi cũng gặp trường hợp có quả đơn
  • 24. 13 tính, nhưng sự thụ phấn lại cần thiết cho quả phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) [49]. Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh (2008) [50] tính trạng không hạt đóng vai trò quyết định đối với sản xuất quả chất lượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh. Tính trạng không hạt được quyết định bởi một số yếu tố di truyền quan trọng sau: - Mức bội thể tam bội (3n): cây mất khả năng tạo ra các giao tử có sức sống do rối loạn phân bào giảm nhiễm. Do vậy, quả sẽ hoàn toàn không hạt trong mọi trường hợp canh tác (Ollitrault và cs., 2000) [104]. - Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần - Hiện tượng bất thụ cái từng phần (phần lớn tế bào trứng không có sức sống). - Tính trạng tự bất hợp (self-incompatibility) Theo Chao (2004) [64], trên cam quýt, quả không hạt hoặc ít hạt do giống trồng có nhiễm sắc thể là tam bội. Quả không hạt cũng có thể là do sự bất dục đực, noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó đa phần là sự tự bất tương hợp (Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Sự bất dục có thể phân biệt 3 loại: bất dục cái, bất dục dực và tự bất hợp (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Đặc tính không hạt của cam quýt có nhiều yếu tố chi phối và còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Ví dụ, giống Mukakukishiu hoàn toàn không hạt trong bất kỳ điều kiện nào. Cam Navel và quýt Satsuma thường không hạt, nhưng đôi khi có hạt khi được thụ phấn. Mặt khác, khi được thụ phấn chéo vài giống bưởi có thể có hơn 100 hạt, trong khi không hạt trong điều kiện tự thụ phấn (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Giống bưởi Năm Roi không hạt cũng gặp tình trạng tương tự (Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Kha, 2010) [3]. 1.2.2.1. Nguyên nhân do đa bội hoàn chỉnh lẻ (3x, 5x, ...) Xem xét dưới góc độ lý thuyết, các giống có số lượng nhiễm sắc thể ở thể đa bội hoàn chỉnh lẻ (2n = 3x; 5x; 7x …vv) đều có khả năng cho quả không hạt. Cây ở thể đa bội hoàn chỉnh lẻ, quá trình phân chia giao tử bị rối loạn, hạt phấn được sinh ra mất sức nảy mầm, hoặc hợp tử được hình thành (nhờ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái) thường bị chết ở giai đoạn phát triển sau khi được hình thành, do đó tạo nên quả không hạt. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà chọn giống đã đề xuất nhiều phương pháp tạo thể đa bội hoàn chỉnh lẻ. Trong đó chủ yếu tập trung chọn tạo thể tam bội (2n = 3x) là dạng cây vừa có khả năng cho quả không hạt, vừa có khả năng
  • 25. 14 sinh trưởng, chống chịu tốt và cho năng suất chất lượng cao. Các dòng tam bội thường được ra bằng phép lai tứ bộ (4x) với nhị bội (2x), xử lý conchicine hoặc chiếu xạ tia γ. Các chất gây biến đổi di truyền như conchicine, tia γ đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra các dòng tứ bội làm vật liệu lai, hoặc trực tiếp tạo ra các dòng tam bội không hạt. Giống cam quýt tam bội có tiềm năng thương mại lớn vì mức độ không hạt cao, tuy nhiên tần số xuất hiện cây tam bội trong tự nhiên là rất thấp (Mooney, 1997) [97]. Trong quá trình giảm phân, giao tử đực và cái được tạo ra với số nhiễm sắc thể mất cân bằng. Phần lớn các giao tử mang số nhiễm sắc thể trung gian giữa 1n và 2n, nên không có sức sống và tất nhiên là không có khả năng sinh sản (Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Đối với giống có nhiễm sắc thể tam bội sẽ tạo ra quả hoàn toàn không hạt, ngay cả khi trồng chung với những loài cam quýt khác như giống quýt Tahoe Gold (Chao, 2004) [64]. Theo Raza và cs. (2003) [110], giống tam bội trên cam quýt có thể được tạo ra bằng nhiều cách như: thụ phấn chéo giữa cây nhị bội và cây tứ bội, kỹ thuật cứu phôi, sự chiếu xạ, nuôi cấy phôi nhũ và công nghệ sinh học hiện đại. Với phương pháp cho thụ phấn chéo giữa cây tứ bội và cây nhị bội trường đại học California đã tạo được hai cây lai tam bội giữa bưởi và bưởi chùm, Oroblanco và Melogold (Mooney, 1997) [97]. Trong cam quýt chọn lọc từ phôi hữu tính của cây trồng bằng hạt có thể xuất hiện những cây tam bội tự nhiên và tần số xuất hiện những cây tam bội này là 5%, tác giả cũng cho rằng có khoảng 4% cây tam bội trong số những cây lai giữa chanh núm (Citrus limon) với 8 loài và những giống nhị bội khác nhau (Lapin, 1937) [91]. Chanh Tahiti là một ví dụ điển hình về một giống cam quýt tam bội phát sinh tự nhiên trong phôi hữu tính và là giống hoàn toàn không hạt (Mooney, 1997) [97]. Các cây tam bội xuất hiện tự phát đã được báo cáo từ nhiều năm trước đây. Frost và Soost (1968) [73] báo cáo rằng có khoảng hơn 5% của 1200 con lai từ những bố mẹ nhị bội trồng ở Riverside là những cây tam bội, trong đó 20 con lai đã được kiểm chứng bằng số lượng nhiễm sắc thể. Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những cây tam bội tự phát được sinh ra từ những bố mẹ nhị bội được phát hiện ở những hạt nhỏ và hạt bất bình thường của những cây mẹ đơn phôi (Esen và Soost, 1971, 1973) [70], [71]. Tỷ lệ tam bội tự phát ở các giống khác nhau là khác nhau. Người ta tìm thấy ở California và Sicity,
  • 26. 15 tỷ lệ ở quýt clementine là 1% còn ở quýt King là 6 - 7%. Giống quýt ‘Wilking’ cũng có tỷ lệ cây tam bội cao, khoảng 14,6% (Soost, 1987) [121]. Những phôi tam bội cũng được tìm thấy ở những hạt chưa chín của các giống đa phôi với tần suất từ 0 đến 8% ở dòng C. deliciosa và từ 0 đến 11,5% ở các giống chanh núm khác nhau (Geraci, 1978) [74]. Tỷ lệ phôi tam bội rất cao ở một vài giống cam ngọt. Khoảng 26 - 30% những hạt nhỏ và khoảng 8 - 33% những cây con là tam bội của giống cam ngọt và con lai cùng loài của cam ngọt. Một tỷ lệ lớn phôi tam bội cũng được phát hiện ở những con lai khác loài của cam ngọt như ‘Ortanique’ tangor (25%) Temple tangor (6.8%) và ‘Sugeka’ orangelo (23%) (Wakana và cs., 1981) [130]. Tần suất xuất hiện giao từ 2n gấp đôi ở các giao tử cái và nằm trong khoảng từ 1% đến 20% (Soost, 1987; Iwamasa và Nito, 1988) [121], [85]. Nguyên nhân được cho là do sự thui chột của phân bào giảm nhiễm lần thứ hai trong đại bào (Esen và cs., 1979) [72]. Giả thuyết này đã được khẳng định đối với quýt clementin bằng phân tích marker phân tử (Luro và cs., 2004) [95]. Tuy nhiên gần đây Chen và cs (2007) cho rằng giao tử 2n của cam ngọt lại là kết quả của sự phục hồi lần phân chia đầu tiên. Rất hiếm khả năng h́nh thành con lai tam bội từ việc thụ tinh tế bào noăn đơn bội với hạt phấn nhị bội cũng đã được chứng minh. (Luro và cs., 2000) [94]. 1.2.2.2. Hiện tượng bất dục đực (Male steritility) Bất dục đực chính là hiện tượng hạt phấn hình thành không bình thường và mất khả năng thụ phấn thụ tinh. Chính vì vậy, những giống bất dục đực thường ít hoặc không có hạt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng số hạt ở những giống bất dục đực (Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Bất dục đực ở cây có múi (cam quýt) xảy ra với tần xuất khá cao. Do đó từ một giống gốc ban đầu có thể tạo được nhiều dòng mới bất dục. Theo Wakana (1981), bất dục đực ở cam quýt di truyền tế bào chất, vì vậy khi sử dụng giống bất dục đực làm cây mẹ trong lai tạo giống, khả năng tạo ra con lai bất dục đực rất cao [130]. Theo Vũ Đình Hòa và cs. (2005) [17], cây bất dục đực là cây không có khả năng tạo ra hoặc phóng thích hạt phấn có chức năng. Hiện tượng đực bất dục có cả ở cây tự thụ phấn cũng như cây giao phấn là do các đột biến làm ngừng trệ sự phát triển của giao tử đực vào những giai đoạn khác nhau. Trần Thượng Tuấn (1992)
  • 27. 16 [47] cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đực bất dục là do giao tử đực không có sức sống. Bất dục đực thường thấy trong tự nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như điều kiện bất lợi của môi trường (hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, sự thiếu dinh dưỡng), yếu tố di truyền như đột biến nhiễm sắc thể, hay do đột biến gen trong nhân tế bào, do yếu tố di truyền trong tế bào chất hoặc do sự tác động tổng hợp của các yếu tố di truyền trong nhân và tế bào chất. Sự bất dục đực phần lớn phụ thuộc vào hạt phấn và thay đổi tùy theo loài và cây trồng (Alvarado và cs., 2004) [58]. Sự thoái hóa sớm của những tế bào mẹ hạt phấn (PMCs) đã được phát hiện ở cam “Washington Navel”, chanh “Tahiti lime” và một vài dạng lai khác. Bất dục hạt phấn ở quýt Satsuma là do nhiều nguyên nhân như tập tính bất thường hay sự thoái hóa của hạt phấn (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Những giống sản sinh ra ít hoặc không tạo ra hạt phấn và bầu noãn bất dục hoặc chỉ tạo ra một lượng nhỏ tiểu noãn sẽ ít hạt hoặc không hạt. Chẳng hạn, một số giống cam quýt không hạt như cam Navel, quýt Satsuma, cam Delta Valencia và quýt Kishu (Kahn và Chao, 2004) [88]. Mức độ bất dục đực thay đổi tùy theo giống cam quýt và thường giống bất dục đực cho quả không hạt hay ít hạt khi được trồng thuần cùng giống (Ollitrault và Dambier, 2008) [104]. Có nhiều mức độ bất dục đực khác nhau đã được ghi nhận trên cam quýt (Iwamasa và Oba, 1980) [86]. Những bất thường ở nhiễm sắc thể là lý do quan trọng dẫn đến hạt phấn vô sinh (bất dục đực). Sự không tiếp hợp ở Mukaku yuzu do di truyền kiểm soát, trong khi đó ở chanh Eureka và chanh Mexican được gây ra bởi nhiệt độ thấp (Iwamasa và Iwasaki, 1962; Nakamura, 1943) [84], [99]. Chuyển vị qua lại (reciprocal translocation) là nguyên nhân chính của sự bất dục ở cam ngọt Valencia và sự bất dục này không tìm thấy ở bất kỳ cam ngọt nào khác (Iwamasa, 1966) [83]. Sự đảo ngược là nguyên nhân làm cho bất dục phấn hoa một phần ở chanh lá cam Mexican. Sự bất dục phấn hoa ở bưởi chùm Marsh là do không hình thành được thể thoi vô sắc trong quá trình phân bào (Raghuvanshi, 1962) [108]. Sự bất dục phấn hoa ở quýt Satsuma phần nhiều là do sự bất thường và thoái hóa của hạt phấn (Nakamura, 1943; Yang và Nakagawa, 1970) [99], [136]. Nhị hoa bất dục chỉ có chỉ nhị và không có hạt phấn. Sự thoái hóa sớm của tế bào mẹ hạt phấn được tìm thấy ở cam Washington Navel, chanh Tahiti và vài giống lai khác (Frost và Soots, 1968) [73].
  • 28. 17 Đực bất dục là do sự tương tác gen và tế bào chất (quýt Satsuma và quýt Encore có tế bào chất bất dục) và gần như chắc chắn đặc tính này được kiểm soát bởi 2 gen chủ yếu (Iwamasa, 1966; Nakano và cs., 2000; Yamamoto và cs., 1997) [83], [100], [133]. Sự bất dục đực bao phấn và sự di truyền của sự bất dục cũng đã được nghiên cứu. Vài thế hệ con cháu có tính bất dục phấn hoa đã được phát sinh từ bố mẹ có phấn hoa hữu dục (Nishiura và cs., 1983) [103]. Các giống mới không hạt do bao phấn bị thui chột đã được trồng phổ biến ở Nhật Bản. Nakano và cs. (2000) [100] cũng đã phát hiện được những DNA marker liên kết với đặc tính bất dục đực khi chọn lọc các cây bất dục đực còn non. Ở nước ta, hiện tượng bất dục đực cũng đã được phát hiện ở một số giống cam không hạt đang được phát triển gần đây. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Phú và cs., (2013) [32] thì nguyên nhân không hạt của giống cam V2, cây cam Xã Đoài tuyển chọn XM-2, cam Mật tuyển chọn H-1 và quýt Cao là do bất dục đực. Trong điều kiện gieo trồng tự nhiên, những cá thể cam Mật không hạt đã được phát hiện tại tỉnh Tiền Giang và sự không hạt là do bất dục đực (Trần Thị Oanh Yến và cs., 2005) [53]. Dòng cam Sành không hạt LĐ6 (< 2 hạt/quả) do hạt phấn bất dục (70%) được chọn tạo bằng cách xử lý đột biến bằng tia gamma đã được Hội đồng công nhận giống của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và cho phép sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ (Trần Thị Oanh Yến và cs., 2011) [54]. Như vậy hiện tượng bất dục đực hoàn toàn và không hoàn toàn xảy ra khá phổ biến ở nhiều giống cam quýt trên thế giới. Đặc tính này là một trong những nguyên nhân quan trọng hình thành quả không hạt (hoặc ít hạt) ở cây có múi. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, di truyền tế bào chất hoặc do điều kiện môi trường mà chủ yếu là nhiệt độ). Tuỳ theo từng nguyên nhân gây ra mà hiện tượng bất dục đực có thể được di truyền hoặc không di truyền cho thế hệ sau. Vì vậy khi đánh giá nguyên nhân gây ra đặc tính ít hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn tại Hà Giang rất cần thiết phải quan tâm đến đặc tính bất dục đực.
  • 29. 18 1.2.2.3. Hiện tượng bất dục cái (Female steritility) Bất dục cái là một đặc điểm rất quan trọng có liên quan chặt chẽ tới đặc tính không hạt và là một đặc điểm di truyền. Mức độ hữu dục hay bất dục cái có thể được đánh giá trên cơ sở số hạt trung bình của quả thông qua thụ phấn bằng tay. Có tương quan chặt (r = 0,93) giữa số hạt trên quả với việc thụ phấn bằng tay và thụ phấn tự do. Kết quả này đã chỉ ra rằng bất dục cái có liên quan trực tiếp đến khả năng tạo hạt (Yamamoto và cs., 1997; 2001) [134] [134]. Theo Jackson và Gmitter (1997) [87], bất dục cái có thể là kết quả từ hoa cái bị thối hoặc phát triển túi phôi không đầy đủ. Quýt Satsuma và cam ngọt Washington tế bào cái thường bị thối trong giai đoạn giảm phân hoặc nhiều túi phôi bị ức chế phát triển chậm làm trứng không chín và không có sức sống cho sự thụ tinh. Kahn và Chao (2004) [88] cho biết những giống vừa tạo ra một ít hạt phấn hoặc không tạo hạt phấn và một ít noãn hoặc noãn không có chức năng sẽ rất ít hạt hoặc không hạt. Khi trồng xen những giống cam quýt khác xung quanh những giống này (cam Navel, Midnight, Delta Valencia và quýt Satsuma) thì số hạt trên quả vẫn không bị tăng lên. Giống Mukakukishiu, là biến dị chồi của quýt Kinokuni có hạt, giống mới này hoàn toàn không hạt và được xem là giống có bất dục cái mạnh nhất trên cam quýt. Đặc điểm bất dục cái này gây ra sự không hình thành hợp tử và được kiểm soát bởi 2 gen (Nesumi và cs., 2001) [101]. Omura và cs., 2000 [106] cũng cho rằng bất dục cái ở quýt Satsuma được kiểm soát bởi 2 gen chính và đã lập được bản đồ di truyền. Cam Navel và quýt Satsuma có đặc điểm bất dục cái mạnh, chỉ có vài hạt khi được thụ phấn bằng tay (Nishiura và cs., 1983) [103]. Các nhà khoa học đã quan sát thấy sự thoái hóa túi phôi ở cả hai giống cam Navel và quýt Satsuma (Nesumi và cs., 2001) [101]. Khả năng có hạt thấp cũng được ghi nhận khi thụ phấn bằng tay trên giống cam Valencia và bưởi chùm Marsh. Nhiễm sắc thể bất thường, như đã đề cập có liên quan đến bất dục đực, hầu như chắc chắn cũng xuất hiện ở túi phôi. Ở nhụy hoa không có chức năng trên chanh, sự phát triển của vòi và núm nhụy có thể bị ngăn chặn do liên quan đến sự hiện diện hay vắng mặt của túi phôi trong noãn (Wilms và cs., 1983) [132].
  • 30. 19 Tác giả Nguyễn Bá Phú (2013) [34] đã khảo sát đặc tính không hạt của 2 cây quýt Đường phát hiện ở Lai Vung – Đồng Tháp và phát hiện ra nguyên nhân không hạt của 2 cá thể là do hiện tượng tiểu noãn phát triển muộn. Đặc tính không hạt của 2 cây quýt đường tuyển chọn cũng được duy trì ổn định qua nhân giống vô tính trên các loại gốc ghép khác nhau và ở ba vùng sinh thái khác nhau. Như vậy đặc tính bất dục cái tuy xuất hiện không nhiều như bất dục đực nhưng lại có khả năng duy trì ổn định. Các giống cam quýt không hạt do bất dục cái có thể cho quả không hạt trong các điều kiện canh tác khác nhau. Đây là đặc điểm rất quý trong phát triển sản xuất quả có múi không hạt thương phẩm. 1.2.2.4. Hiện tượng tự bất hợp ((self-incompatibility) Tự bất hợp là một dạng bất thụ xảy ra khi phấn hoa và tế bào trứng phát triển bình thường nhưng không thể thụ tinh do những rào cản về sinh lý. Tự bất hợp ngăn cản sự tự thụ phấn và thụ tinh nhưng lại tạo điều kiện cho thụ phấn chéo và sản xuất hạt lai. Tính trạng tự bất hợp do gen S (gen tự bất hợp – Self- incompatibility) kiểm soát. Nếu alen S của phấn hoa và của nhuỵ cái giống hệt nhau, ống phấn sẽ không phát triển trong bầu nhuỵ và do vậy không xảy ra thụ tinh - trường hợp này gọi là tự bất hợp. Trái lại, nếu alen ở phấn hoa và alen ở nhuỵ cái khác nhau thì hạt phấn sẽ nảy mầm bình thường, giao tử đực của phấn hoa sẽ thụ tinh với tế bào trứng để tạo hạt (Binh và cs., 2001) [59]. Hiện tượng tự bất tương hợp là hiện tượng hạt phấn không thể thụ tinh được trên vòi nhụy của cùng một hoa hoặc giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây (Trần Đình Long, 1997) [26]. Ở những loài cây có hiện tượng tự bất hợp cấu trúc của bộ phận sinh sản có những biểu hiện bất thường như sau: - Hạt phấn không nảy mầm được trên vòi nhụy. - Nếu hạt phấn nảy mầm được thì cũng không tới được vòi nhụy. - Hạt phấn nảy mầm tới vòi nhụy nhưng lại không đúng thời điểm để thụ tinh, khi đó tinh trùng tới được vòi nhụy thì trứng chưa chín hoặc trứng đã quá chín đều trở nên vô hiệu. - Quá trình thụ tinh có thể diễn ra và hoàn thành nhưng mầm phôi bị chết. Trần Thượng Tuấn (1992) [47] cho rằng tự bất hợp có hai loại đó là: bất hợp dị hình (bộ phận cái không thích hợp cho tự thụ phấn) và bất hợp đồng hình (do phản ứng hoá sinh làm hạt phấn không nảy mầm bình thường trên nhuỵ).
  • 31. 20 Theo Brewbaker (1957) [62], tính tự bất hợp là không có khả năng tạo hạt của giao tử đực và giao tử cái khi tự thụ. Có hai hệ thống tự bất hợp là tự bất hợp giao tử và tự bất hợp bào tử. Đặctính bất hợp bào tử là ức chế sự nẩy mầm của hạt phấn, bất hợp giao tử thường làm chậm sự phát triển ống phấn (Jackson và Gmitter, 1997) [87]. Reed (2003) [111] cho rằng tự bất hợp là sự mất chức năng của giao tử đực và cái để tạo thành hạt khi tự thụ phấn, sự không phù hợp của giao tử đực cùng loài trên núm nhụy, hoặc sự ngăn cản quá trình vươn dài của hạt phấn cùng loài trong vòi nhụy. Sự tự bất hợp sẽ tạo ra quả không hạt khi được trồng cách ly với những cây trồng khác giống. Đây là đặc điểm di truyền đặc biệt ở quýt, chẳng hạn như Clementine, quýt W. Murcott Afourer, quýt Page (Kahn và Chao, 2004) [88]. Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Kha (2010) [3] đã khẳng định nguyên nhân không hạt của bưởi Năm Roi là tự bất hợp và sẽ có hạt khi được thụ phấn chéo với hạt phấn của các cây cam quýt khác (bưởi Lông, bưởi Da Xanh, cam Sành). Vài giống tự bất hợp có hạt vì chúng có khả năng hữu dục cái và do khả năng trinh sinh kém cần thụ phấn chéo để kết quả (Krezdorn và Robinson, 1958; Miwa, 1951; Mustard và cs., 1956) [90], [96], [98]. Một số giống tự bất hợp có thể cho quả không hạt khi trồng thuần một giống và Clementine là giống nổi tiếng nhất trong nhóm này, khi đó những quả không hạt của chúng thường nhỏ hơn quả có hạt và có khuynh hướng giảm sự đậu quả (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Các giống tự bất hợp khi trồng xen với những giống hữu dục đực thường cho quả có hạt trừ khi chúng có đặc điểm bất dục cái (Soost, 1965; Hearn, 1969; Iwamasa và Oba, 1980) [119], [78], [86]. Tuy nhiên, vẫn có thể sản xuất quả không hạt từ những giống tự bất hợp không có khả năng trinh sinh bằng cách cho thụ phấn với hạt phấn tứ bội hay áp dụng chất điều hòa sinh trưởng (Soost, 1968; Yamashita, 1976) [120], [135]. Trên quýt Monica và Satsuma trong quá trình thụ phấn, ống phấn vươn tới bầu noãn chỉ trong 2 ngày, nhưng đối với hoa tự thụ phấn thì không tìm thấy ống phấn trong bầu noãn sau 8 ngày. Quýt Satsuma không có ống phấn vươn tới bầu noãn do có sự tự bất hợp khi tự thụ phấn (Alvarado và Sauco, 2004) [58].
  • 32. 21 Như vậy, sự tự bất hợp xảy ra khá phổ biến ở các giống thuộc chi Citrus với biểu hiện và mức độ khác nhau. Đặc tính này là ưu điểm để ứng dụng trong sản xuất quả không hạt nhưng cũng là một nhược điểm làm giảm năng suất ở một số giống. Đối với các giống tự bất hợp có khả năng trinh sản cao thì nên trồng cách ly để sản xuất quả không hạt. Đối với các giống có khả năng trinh sản kém cần trồng xen hoặc thụ phấn bổ sung để tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất quả. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân do tự bất hợp, và đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng này ở các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tại Hà Giang nhằm khuyến cáo biện pháp kỹ thuật thích hợp. 1.2.3. Hiện tượng trinh sản (Parthenocarpy) Khả năng cây trồng có thể tạo quả (không hạt) mà không cần sự thụ tinh của tế bào trứng gọi là trinh sản (Parthenocarpy). Những giống cam Navel, quưt Satsuma, chanh Tahiti và một vài giống cây có múi bất dục đực và tự bất hợp thông thường hình thành quả theo con đường này. Rất nhiều giống vốn có hạt hoặc ít nhiều cũng có khả năng sinh quả không hạt bằng con đường Parthenocarpy (Đỗ Năng Vịnh, 2008) [50]. Trên cam quýt, sự bất dục mạnh kết hợp với khả năng trinh sản là điều kiện cần thiết cho sản xuất quả không hạt (Ollitrault và cs., 2007) [105]. Vài giống bất dục đực và tự bất hợp không thể cho quả không hạt do không có khả năng trinh sinh. Vì vậy, khả năng trinh sản là đặc điểm không thể thiếu để sản xuất quả không hạt và đặc điểm này dường như hiện diện phổ biến trên cam quýt. Sự trinh sản có thể xảy ra theo hai cách: Hoặc không có thụ tinh (trinh sản thật), hoặc có thụ tinh song hợp tử hoại đi rất sớm và noãn cũng vậy (trinh sản giả) (Phạm Hoàng Hộ, 1972) [16]. Trinh sản là khả năng sản xuất quả mà không cần thụ tinh, có 3 kiểu trinh quả sinh trên các giống cam quýt (Purdure University, 2005) [139]: - Trinh sản yếu: Chỉ một ít trái được tạo thành mà không cần thụ phấn như cam Navel. - Trinh sản trung bình: Đạt năng suất trung bình nếu không thụ phấn nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như Tangelo Orlando. - Trinh sản mạnh: Đạt năng suất cao nhưng không cần thụ phấn như chanh Tahiti.
  • 33. 22 Smith (2000) [118] cho rằng sự hình thành quả theo con đường trinh sản có thể xảy ra một trong 4 cách sau: - Sự thay đổi nồng độ hormone tăng trưởng trong mô bầu noãn có thể kích thích tạo trinh sản. - Sự biến đổi gen FWF/ARF8 (Auxin Response Factor 8) được sử dụng như một công cụ dùng để cải tiến khả năng và duy trì sự đậu quả cũng như tạo quả không hạt. - Sự tổn thương làm tăng khả năng trinh sản, có thể liên quan đến sự thụ phấn đặcbiệt. - Sự đột biến gây sự tổn thương trong quá trình phát triển trên những mô đặcbiệt có thể tạo quả mà không cần thụ tinh. Ollitrault và cs. (2007) [105] cho rằng: Tự trinh sản tạo nên quả không hạt không do bất cứ một tác nhân kích thích nào (sự thụ phấn) là loại trinh sản chủ yếu trên cam quýt, như cam Navel và quýt Satsuma. Đặc điểm tự trinh sản trên quýt Satsuma do 3 gen trội bổ sung quyết định. Nhưng theo Vardi và cs. (2000) [128], hầu hết các giống cam quýt không hạt cần có quá trình thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh xảy ra, hiện tượng này do vài gen điều khiển. Hiện tượng trinh sản có kích thích (stimulative parthenocarpus) là hiện tượng trinh sản nhưng cần có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm, ống phấn kéo dài ra để kích thích sự đậu trái nhưng không có quá trình thụ tinh xảy ra. Nguyên nhân của hiện tượng là do tự bất hợp trong thụ tinh (self- incompatible). Nếu hạt phấn và noãn cùng kiểu gen thì không xảy ra thụ tinh, ngược lại nếu hạt phấn và noãn khác kiểu gen thì xảy ra thụ tinh và tạo ra quả có hạt vì lúc đó cơ chế tự bất hợp thụ tinh không còn tác dụng. Các giống cam không hạt (Citrus tamurana) là do có sự thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh (Kitajima và cs., 2001) [89]. Hiện tượng phôi bị thoái hoá (stenospermocarpus) là hiện tượng trinh sản có quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra nhưng phôi bị hỏng sau đó đưa đến hạt lép. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng quả có hạt bị thoái hoá (Huang và cs., 2001) [81]. Chen và cs. (2006) [67] giải thích cơ chế không hạt của cây bưởi ‘Jishou Shatianyou’ (Citrus grandis Osbeck) là có sự thụ tinh nhưng phôi trong hạt không phát triển đưa đến hiện tượng hạt lép.
  • 34. 23 Như vậy, sự thụ tinh tạo hợp tử đã có tác dụng kích thích quá trình phát triển của quả nhưng đối với cây cam quýt vấn đề đó không quan trọng lắm nhờ khả năng trinh sản. Một số giống hoặc nhóm giống gồm cam Navel, quýt Satsuma, chanh Tahiti… không đòi hỏi thụ phấn, thụ tinh vẫn cho quả không hạt, mặc dù năng suất quả có thể tăng nếu được thụ phấn từ các nguồn phấn khác. Do đó cần đánh giá khả năng trinh sản để xác định tiềm năng năng suất của các giống cây có múi không hạt. Trong thực tế sản xuất, chúng ta có thể thấy quả không hạt ở những giống có hạt, có thể yếu tố ngoại cảnh đã tác động đến hiện tượng này. Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ (2008) [33] đã kết luận: Thời vụ có liên quan đến số hạt trên quả cam Sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vào mùa thuận có số hạt cao nhất (21,1 - 22,2 hạt/quả) và thấp hơn vào trái mùa (13,9 – 17,5 hạt/quả); cam Sành có khả năng trinh sản, tạo và phát triển quả không cần thụ phấn. 1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi Có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden. Nhu cầu đối với từng nguyên tố là khác nhau đối với từng loài và giống, song trong quá trình sinh trưởng và phát triển các nguyên tố này luôn phải được đáp ứng đầy đủ thì cây mới có tuổi thọ bền và cho năng suất, chất lượng tốt. Vai trò của các nguyên tố trên và những tác hại khi thiếu chúng đã được nghiên cứu một cách khá cụ thể (Vũ Quang Sáng và cs., 2006) [35]. Việc bổ sung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt (Gosh, 1985) [75]. 1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi Theo Reitz và cs. (1954), Naude (1954) có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden (dẫn theo Timmer và Larry, 1999) [126]. 1.3.1.1. Vai trò của đạm (N) Đạm là thành phần của amino acid, protein nucleic acid, nucleotide, coenzyme, hexoamines, ... Đạm hiện diện trong quá nhiều hợp chất căn bản của thực vật, vì vậy chúng ta thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại, nếu không cung cấp đủ đạm (Phạm Văn Côn, 2005) [8].
  • 35. 24 Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành, lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001) [43]. Đạm còn có khả năng điều tiết việc hấp thu các nguyên tố khác. Theo Reuther và Smith (1973) [112], lượng đạm trong lá cao thì lượng Magie cũng cao. Trong lá cam Valencia nếu thiếu đạm thì kali, phốtpho, lưu huỳnh tăng lên còn lượng magie giảm đi. Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3 -, pH từ 6 - 6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4 + (Trần Thế Tục và cs., 1995) [46]. Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, nhỏ dễ bị rụng, quả ít (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001) [43]. Tuy nhiên thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả chứ không ảnh hưởng đến đặc điểm quyết định phẩm chất quả, chỉ có chất khô hoà tan bị giảm đôi chút (Trung tâm Kỹ thuật thực phẩm và phân bón – FFTC, 2005) [5]. Theo Nguyễn Hữu Huân và cs. (2006) [18], triệu chứng thiếu đạm được thấy chủ yếu trên lá. Nhìn chung tất cả lá có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Toàn bộ triệu chứng thiếu đạm thường xuất hiện ở lá già trước, lá rụng sớm hơn bình thường. Về năng suất, vườn cam quýt thiếu đạm trầm trọng đều dẫn đến năng suất giảm. Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, màu sắc quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, 2001) [43]. Đa số các vườn cây có múi có triệu chứng thừa đạm qua phân tích lá do các nhà vườn bón quá nhiều đạm. Triệu chứng phổ biến của thừa đạm là sự phát triển của nhiều chồi non vào mùa hè/thu và lá của những lộc này màu xanh đậm. Thừa đạm còn làm giảm chất lượng quả như vỏ dày, đường tổng số (độ ngọt của quả) thấp, quả chậm chuyển màu khi chín và thời gian tồn trữ quả thường rất ngắn (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5].
  • 36. 25 1.3.1.2. Lân (P) Lân là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặcbiệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh. Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân hóa mầm hoa. Nhìn chung mức độ cần lân của cây có múi là thấp. Lân có trong dung dịch đất ở dạng đầu tiên là PO4 -3, HPO4 2- , H 2PO4 -. Tuy nhiên nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân (Nguyễn Văn Luật, 2006) [27]. Hiếm khi thấy tình trạng thừa lân ở đất nặng vì đất này có khả năng giữ lân mạnh, chỉ ở đất nhẹ nếu bón lân liên tục sẽ gây hiện tượng thừa lân (West.E.S. 1938 trích theo Vũ Công Hậu 1996 [12]. Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá vàng) một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt (Timmer và Larry, 1999) [126]. 1.3.1.3. Kali (K) Kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặcbiệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu canxi, magiê kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín (Nguyễn Văn Luật, 2006) [27]. Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu lộc bị rụng, lá bị
  • 37. 26 chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao. Kali- magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trung tâm Thực phẩm và phân bón vùng châu Á Thái Bình Dương – FFTC cho biết: bón quá nhiều phân kali có thể dẫn tới thiếu magiê bởi sự đối kháng giữa hai nguyên tố dinh dưỡng này. Bón quá nhiều kali sẽ làm giảm sự hấp thu magiê của cây. Thừa kali cũng làm giảm chất lượng quả như vỏ dày hơn và hàm lượng axit khá cao (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5]. 1.2.2.4. Các nguyên tố khác Theo Nguyễn Như Hà (2010) [10] cho biết, những đất có hàm lượng sắt, nhôm cao, pH thấp (< 4,2), khả năng cố định lân lớn, bón vôi sẽ làm tăng hàm lượng lân dễ tiêutrongđất. Nhưng đất có độ pH cao (> 5,6) bón vôi sẽ làm giảm lân dễ tiêu. Cam có nhu cầu về canxi khá cao, ngoài ra nếu thiếu canxi đất sẽ bị chua, làm cho lân và Molipđen ở trạng thái khó tiêu, Bo bị rửa trôi, nhôm và sắt di động nhiều nên dễ cam không hút dinh dưỡng được và cây bị hại. Ở Nhật Bản, thường bón nhiều canxi khi trồng cam. Cung cấp canxi muộn cho cam làm cam chậm chín, nhưng bảo quản được lâu. + Ma giê: Mg là nguyên tố không thể thiếu trong việc hình thành chất diệp lục vì vậy thực vật nói chung và cây có múi nói riêng không thể thiếu được nguyên tố Mg. Ở cây có múi, triệu chứng điển hình của hiện tượng thiếu ma giê là cây có là bị Chlorosis (là hiện tượng lá bị héo úa, có màu xanh nhạt, vàng nhạt hay gần như có màu trắng). Những dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện trên đỉnh, mép lá và những phần thịt lá giữa các gân bên. Triệu chứng thiếu magie thường biểu hiện trên lá già hoặc trên những lá tận cùng của các cành mang quả. Trong trường hợp thiếu trầm trọng, cây có thể bị rụng lá, toàn bộ phiến lá bị chết ngoại trừ gân lá và phần lá gần cuống vẫn còn màu xanh có hình chữ V ngược. Cây thiếu magie thường cho quả có kích thước nhỏ, hàm lượng đường và axit thấp (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5]. Cây cam thiếu ma giê rụng nhiều quả hơn cây phát triển bình thường. Theo Reuther và cs. (1989) [114] cho biết hiện tượng năm được mùa năm mất mùa xảy ra khi trong đất có hàm lượng magiê thấp. + Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng, quả khô và nhạt (Hambidge, 1941;
  • 38. 27 Skoog, 1940) [77], [117]. Nếu thiếu kẽm nhẹ, phần thịt lá giữa các các mạch bên bị héo úa (chlorosis) và thường xuất hiện ở những lá trên búp non trong khi những lá già vẫn bình thường. Nếu thiếu kẽm trầm trọng, những lá non có kích thước nhỏ, phiến lá hẹp, búp lá bị ngắn lại, năng suất thấp (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5]. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu kẽm: có thể do nguồn kẽm trong đất thấp hoặc do độ pH của đất cao làm giảm lượng kẽm hữu dụng cho sự hấp thụ của cây. Trong một vài trường hợp thiếu kẽm do bệnh virus tristeza gây ra hoặc do nấm bệnh gây thối rễ, thối gốc. + Bo: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt, nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh hoòc. Đặc biệt, bo kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Thiếu Bo ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy Bo có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu Bo làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường. Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300 g/100l nước (Lockhart, 1959, 1960) [92], [93]. Cây có biểu hiện thiếu Bo khi hàm lượng trong lá dưới 25 mg/kg, đặc biệt thường xảy ra vào mùa khô. Thiếu Bo có thể xuất hiện vào những năm khô hạn và trên những vùng đất vôi. Nhà vườn cũng nên tránh bón quá nhiều Bo vì sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc do nguyên tố này gây ra. Những triệu chứng ngộ độc Bo thường xuất hiện trên lá già và những lá này có dấu hiệu như bị cháy nắng hoặc mép và đỉnh lá bị vàng, trên phiến lá có những đốm nâu nhỏ. Nếu bị ngộ độc nặng Bo, cây sẽ rụng lá hoặc héo và chết (Nguyễn Minh Châu và cs., 2005) [5]. + Lưu huỳnh là nguyên tố cần thiết cho hình thành diệp lục mặc dù không phải là thành phần của diệp lục. Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các ion I+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng (Hambidge, 1941) [77]. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh gần tương tự như thiếu đạm tuy nhiên hiện tượng thiếu S ít xảy ra (Hoàng Minh Tấn, 2006) [38]. + Đồng (Cu) tham gia vào quá trình đồng hoá đạm. Khi cây thiếu đồng lá to không bình thường, các cành nhỏ bị khô chết, xuất hiện những túi gôm trên vỏ những phần gỗ còn non, trên quả và lá; quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh. Hàm lượng vitamin C và các chất hòa tan thấp, quả chua và xốp. Để khắc phục
  • 39. 28 thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2 - 0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun booc đô càng tốt. Sự ngộ độc đồng cũng có thể xảy ra nếu như phun đồng năm này qua năm khác (Timmer và cs., 1999; Nguyễn Minh Châu, 2005) [126], [5]. + Sắt là nguyên tố cần thiết cho sự hình thành diệp lục. Thiếu sắt nhẹ, gân lá có màu xanh tối. Khi cây thiếu sắt trầm trọng làm cho lá chồi non bị vàng về sau bị trắng, cây có thể rụng lá, chết cành dẫn đến rụng quả khi còn xanh. Hiện tượng này thường xảy ra khi cây trồng trên đất có độ pH cao, úng nước, mùn ít hoặc đồng cao. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4 (Timmer và cs., 1999) [126]. + Molipden (Mo) là thành phần của men khử nitrat và enzyme chuyển hoá N. Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng ở phần rìa lá sau lan vào gân lá. Thường đất chua dễ bị thiếu Mo, nên điều chỉnh bằng cách nâng độ pH đất hoặc phun qua lá (Timmer và cs., 1999) [126].. + Mangan (Mn) là nguyên tố rất cần để hình thành diệp lục. Mn tham gia vào phản ứng oxy hoá khử trong tế bào. Thiếu Mn thì gân lá xanh đậm, gân phụ xanh sang. Trên lá có những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại với nhau (ở gần cuống lá có một phần màu xanh hình chữ V ngược) cuối cùng toàn bộ lá có thể bị ngả vàng. Thiếu Mn quả xấu và nhạt màu (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006) [38]. 1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi trên thế giới Với cây có múi nói riêng và cây trồng nói chung, khi bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy nhiên thông thường người ta dựa vào 3 căn cứ chính: chẩn đoán dinh dưỡng lá, phân tích đất và dựa vào năng suất. Hiện nay, phương pháp có hiệu quả người ta thường dùng là “chẩn đoán dinh dưỡng qua lá” để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phương pháp này đã được đi sâu nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipine … trên một số giống cây ăn quả như cam, quýt, chuối, dứa. Phương pháp phân tích lá được công nhận ở khắp nơi trên thế giới bởi vì nó là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực sự của cây. Các kết quả phân tích lá ở các vườn cây có múi có một quan hệ tốt với năng suất và hàm lượng dinh dưỡng của trái. Lợi ích của việc phân tích lá và đất là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của vườn cây có múi và có một chế độ quản lý dinh dưỡng thích hợp. Một khi nông dân biết