SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VÀNG VĂN TRUNG
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VÀNG VĂN TRUNG
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng
Lớp : K46 - QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: 1. Th.S Đào Hồng Thuận
2. T.S Nguyễn Thị Thu Hiền
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm2019
XÁC NHẬNCỦA GVHD Người viết cam đoan
Vàng Văn Trung
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Nhà trường, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, sau 5 tháng thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân
tộc H’ Mông tại xã Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, bạn bè, cô chú, anh chị tại địa bàn
xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Xin cảm ơn cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Ths. Đào Hồng Thuận
người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập đã chỉ dẫn, định
hướng đi cho em để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của
cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và
cán bộ Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, cùng sự chỉ bảo tận tình
của các thầy lang, bà mế thuộc xã Trung Lèng Hồ.
Đồng thời xin cảm ơn thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp, các bộ phận liên
quan thuộc Trường và người thân trong gia đình cùng bạn bè thân thiết đã
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm cũng
như về thời gian và trình độ nghiên cứu nên khóa luận tốt nghiệp không thể
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của
thầy cô cũng như các bạn đọc khác để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Vàng Văn Trung
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được cộng đồng dân tộc
H’Mông ở khu vực nghiên cứu.....................................................25
Bảng 4.1: Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở KVNC ...............................29
Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan............30
Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ...........................32
Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)
với số loài của từng họ trong hệ hệ thực vật Việt Nam (2) ..........33
Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc ...............33
Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.....35
Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực
nghiên cứu.....................................................................................37
Bảng 4.8. danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận......................40
Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng
đồng dân tộc H’Mông...................................................................41
Bản 4.10. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng
đồng dân tộc H’Mông...................................................................43
Bảng 4.11. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể...............45
Bảng 4.12. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Dây nối xươngvà Sâm
quy đá............................................................................................48
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài..........................26
Hình 4.1. Hình tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên
cứu.................................................................................................37
Hình 4.2. Hình Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây
thuốc tại khu vực nghiên cứu........................................................39
Hình 4.3. Hình đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong
cộng đồng dân tộc H’Mông ..........................................................43
Hình 4.4.Hình đa dạng tần số các bộ phận cây thuốc được sử dụng trong cộng
đồng dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu.............................44
Hình 4.5. Hình ảnh hoạt tính ức chế S. aureus và E. coli của cây Sâm đá và
cây Dây nối xương........................................................................49
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ
Cc Cả cây
Đ Sống ở đồi
Ha Quả, hoa
HTKK Hoạt tính kháng khuẩn
KBT Khu bảo tồn
KVNC Khu vực nghiên cứu
KH&CN Khoa học & công nghệ
L Lá
Lp Dây leo
Me Cây gỗ trung bình
Mi Cây gỗ nhỏ
Na Cây bụi
NCTN & MT Nghiên cứu tài nguyên & môi trường
NĐ - CP Nghị định Chính phủ
Pp Kí sinh và bán kí sinh
R Rễ
R Sống ở rừng
ST & TNSV Sinh thái & tài nguyên sinh vật
Th Thân thảo/thân
UBND Ủy ban nhân dân
V Vỏ
Vs Sống ven sông ven suối
Vu Sống ở vườn
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
MỤC LỤC.....................................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ....................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước...............................................5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới................................5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trong nước............................12
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu...........................................................................19
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..........................................................19
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu[26]........................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 23
3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
vii
3.3.1. Phương pháp kế thừa.........................................................................................24
3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng......................................................................24
3.3.3. Phương pháp thu mẫu .......................................................................................25
3.3.4.Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc..................26
3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp........................................................27
3.3.6. Phương pháp nghiên cứuhoạt tính kháng khuẩn............................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................29
4.1. Đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong cộng đồng dân tộc H,Mông tại xã
Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai.........................................................29
4.1.1. Đa dạng các bậc taxon.......................................................................................29
4.1.2 Đa dang về dạng sống của nguồn cây thuốc....................................................35
4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc........................................37
4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi nhận
được tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................39
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân dộc H’Mông tại xã
Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai...........................................................41
4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc....................................................41
4.2.2. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc..............................44
4.3. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong
cộng đồng dân tộc H’Mông khu vực nghiên cứu. ....................................................47
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................50
5.1. Kết luận..................................................................................................................50
5.2. Tồn tại....................................................................................................................51
5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................53
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài
nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân
tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần
Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với
sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa
từng cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri
thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây
thuốc chữa bệnh.
Cây thuốc dân gian từ lâu đời đã được nhiều người quan tâm đến, đây là
một nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa
phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo
tồn nguồn gen, cũng cấp cho lĩnh vực dược học.
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng
và phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực
Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh ghiệm đã được tích lũy qua 4000
năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ co nhu cầu cuộc sống từ
ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh,… của cộng đồng 54 dân tộc anh
em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong
đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe
của mọi người đặc biệt là các cộng đồng Dân tộc thiểu số ở các vùng sau,
vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng .
Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi
dân tộ, những tri thức về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho con
cháu đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trải qua thời gian, các bài thuốc
2
có tính độc đáo và trở nên thông dụng trong vuệc chăm sóc sức khỏe người
dân của cộng đồng mình và những dân tộc xung quanh. Vì vậy, đã có rất
nhiều những công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn tri
thức y học dân gian được tiến hành và mang lại giá trị khoa học và thực tiễn.
Xã Trung Lèng Hồ thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là một vùng đất giàu tài nguyên, khí hậu nhiệt đới ẩm,
có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, Trong đó, cộng đồng dân tộc
H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cũng có nhiều
kinh nghiệm độc đáo về việc chữa bệnh bằng cây thuốc, Tuy nhiên, hiện nay
điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn, tri thức người dân chưa cao, và
diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác, mua bán diễn ra một
cách phức tạp, dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm.
Mặt khác những bài thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông sử dụng từ lâu
đời trong việc phòng và trị một số bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở
khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con
đường khoa học. Vì vậy, để cung cấp các cơ sở khoa học góp phần bảo vệ
nguồn gen cây thuốc, bảo tồn và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân
tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ - huyện Bát Xát, tôi đề xuất ý tưởng đề tài
“Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc H’Mông tại xã
Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng
Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá
trị cao được cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát
Xát, Tỉnh Lào Cai sử dụng trong phòng và trị bệnh.
3
- Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện
có ở khu vực nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân
tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá
trị cao tại khu vực nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn
và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã
Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cây làm thuốc đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. với
các loài cây có sẵn trong tự nhiên, bằng những kinh nghiệm đúc rút từ đời này
ra đời khác con người đã để lại cho hiện tại một kho tàng kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc hết sức phong phú và hiệu quả. Trong xa hội phát triển hiện
nay, các thuốc có nguồi gốc tổng hợp hóa học đã phát huy được thế mạnh
trong phòng và điều trị bệnh. Xong các loại thuốc này thường có độc tính và
gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. chính vì vậy con người có xu
hướng tìm trở lại các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc mà cơ thể con người
dễ hấp thụ và đào thải. Ngày nay cây thuốc (Cây dược liệu) được sử dụng như
là những vị thuốc, phương thuốc chữa bệnh hiệu nhiệm, thậm trí chữa các
bệnh hiểm nghèo, nan y. Theo tổ chức y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước
đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều liên quan đến Y học cổ truyền
hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ
gần đây, các nước trên Thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và
sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hố trợ, phòng
ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thi
trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt 20
%),Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc
250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004),… Tính trên toàn
Thế Giới, hàng trăm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ
USD. Cây thuốc (Cây Dược Liệu) ngày càng có vị trí quan trọng không
những trong y học đẻ chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người mà giá trị
kinh tế của cây thuốc cũng ngầy càng có vị thế và được xem như là “ Cây
công nghiệp cao cấp ”.
5
Hiện nay, mạc dù việc trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc (Cây dược
liệu) ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng dãi do nhu cầu gia tăng, nhưng kỹ
thuật trồng cây thuốc ở các vùng sản xuất chủ yếu mang tính kinh nghiệm.
Việc sử dụng giống phân bón, thuốc bảo vệ thức vật, nguồn nước tưới… Còn
tùy tiện. công tác tuyển trọn giống cây thuốc chưa được quan tâm và thiếu
chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt. để khắc phục và những bất
cập này rất cần đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản là cơ sỏ
vững chắc giúp ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sảng xuất cây dược
liệu và là hướng đi tất yếu giúp các vùng sản xuất cây dược liệu tăng nhanh
sản lượng và chất lượng dược liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng xã hội.
Vậy, nghiên cứu về các loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và
phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới
Tổ tiên loài người từ khi xuất hiện đã gắn bó với thiên nhiên, trải qua
quá trình đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật để sinh tồn. Trong quá trình
đó, tổ tiên chúng ta ngay từ khi còn là các tộc người đã sớm phát hiện ra
những cây cỏ trong tự nhiên có thể sử dụng làm thuốc, đồng thời trong
cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo ra những bài thuốc
và phương pháp chữa bệnh.
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho
mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được
các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới:
Ở Châu Á:
Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức
bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã
có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như:
6
Sanjay Kr Uniyal và cộng sự (2006) [62] khi nghiên cứu về sử dụng kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc giữa các cộng đồng của vùng Chho Bhangal, phía
Tây dãy Hymalaya đã tìm thấy 35 loài thực vật thường được người dân địa
phương sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau.
Yanchun Liu và cộng sự (2009) [69], đã ghi nhận và thu thập 68 loài cây
thuốc trong 64 chi thuộc 40 họ được người Tây Tạng sử dụng để chữa các
bệnh khác nhau.
Manju Panghal và cộng sự (2010) [51] khi nghiên cứu kiến thức bản địa
về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận
Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ
được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này
cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ
Fabaceae.
Arshad Abbasi và cộng sự (2013) [35] khi thẩm định về thực vật học và
các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học
của Lesser dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38
chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và
tiêu thụ.
Mi-Jang Song và cộng sự (2013) [56] khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn
Quốc đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng
các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại.
Auemporn Junsongduang và cộng sự (2013) [36] nghiên cứu về cây
thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lanđã
chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong
đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng
nhiều nhất.
7
Naveed Akhtar và cộng sự (2013) [59] nghiên cứu về đa dạng và sử
dụng cây thuốc dân tộc trong khu vực Swat, Bắc Pakistan đã ghi nhận 106
loài thực vật thuộc 54 họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh.
Homervergel G. Ong và Young - Dong Kim (2014) [48] nghiên cứu về
thực vật học định lượng của các cây thuốc được sử dụng bởi các nhóm bản
địa Ati Negrito ở đảo Guimaras, Philippin đã tìm thấy 142 loài cây dược liệu
thuộc 55 họ được sử dụng trong 16 loại bệnh.
Tahira Bibia và cộng sự (2014) [65] nghiên cứu thực vật dân tộc của
cây thuốc ở quận Mastung của tỉnh Balochistan, Pakistan đã chỉ ra 102
loài thực vật thuộc 47 họ được người dân sử dụng cho mục đích điều trị
các loại bệnh khác nhau.
Mi-Jang Song và cộng sự (2014) [57] khi điều tra và phân tích các kiến
thức truyền thống về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc
gia (VQG) Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật
thuộc 168 chi và 87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác
nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các
vết cắt vết thương.
Dol Luitel và cộng sự (2014) [43] khi nghiên cứu cây thuốc được sử
dụng bởi cộng đồng người Tamang ở quận Makawanpur của Trung tâm
Nepalđã tìm thấy 161 loài thực vật thuộc 144 chi và 86 họ đã được người dân
sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau.
Ở Châu Âu:
Y học dân gian châu Âu có một lịch sử lâu dài, những tri thức dân gian
bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông
qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Evidence-Based Complementary và
cộng sự, 2012) [40]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của
người dân bản địa được thực hiện:
8
Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự (2004) [49] khi nghiên cứu về
thực vật học của cây thuốc trong công viên tự nhiên của Sera de Saox
Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật được sử
dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Maria Leporatti và cộng sự (2007) [52] khi nghiên cứu về một số công
dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền
Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng
để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp,
đau răng, sâu răng và đau thấp khớp.
Montse Parada và cộng sự (2009) [58] nghiên cứu thực vật dân tộc của
khu vực Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài
thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh
khác nhau.
Maria Leporatti và Kamel Gheddira (2009) [53] khi phân tích so sánh
các cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền tại Ý và Tunisia đã ghi
nhận 153 loài thực vật thuộc 60 họ được người dân sử dụng trong việc điều trị
các bệnh khác nhau.
Ugur Cakilcioglu và cộng sự (2011) [67] khi khảo sát cây thuốc ở
Maden, Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy 88 loài thực vật thuộc 41 họ được sử
dụng cho mục đích điều trị bệnh.
Behxhet Mustafa và cộng sự (2012) [38] nghiên cứu về các loài thực vật
được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98
loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh
khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ
Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae.
Seyid Ahmet Sargin và cộng sự (2013) [63] nghiên cứu về các loài cây
thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương của Alasehir, Manisa, Thổ Nhĩ
9
Kỳ đã thu thập được 137 loài thực vật được người dân bản địa sử dụng để
điều trị các bệnh khác nhau.
Gorka Menedez-Baceta và cộng sự (2014) [47] nghiên cứu về cây dược
liệu truyền thống được sử dụng ở phía Tây Bắc của xứ Basque, bán đảo
Iberiađã chỉ ra 139 loài thực vật thuộc 58 họ được người dân sử dụng để điều
trị bệnh, trong đó các cây được sử sụng nhiều nhất thuộc họ Asteraceae.
Ở Châu Mĩ:
Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng
được thực hiện:
Rainer W Bussmann và Douglas Sharon năm (2006) [61] nghiên cứu về
sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật
được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ
được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae,
Euphorbiaceae và Poaceae.
Cecilia Almeida và cộng sự (2006) [41] nghiên cứu cây thuốc phổ biến
được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc
Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử
dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim
mạch, bệnh thận, viêm và an thần.
Gabriele Volpato và cộng sự (2009) [45] nghiên cứu sử dụng cây thuốc
của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra
123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để
điều trị các bệnh khác nhau.
Gaia Luziatelli và cộng sự (2010) [46] nghiên cứu cây thuốc của cộng
đồng Ashaninka (một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo
Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng
để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu
10
thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và
Piperaceae.
Yadav Uprety và cộng sự (2012) [68] nghiên cứu sử dụng cây thuốc
trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc
được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại
cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác
nhau, trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày –
ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu.
Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo
León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91
họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ
được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón
và cộng sự, 2014) [44].
Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng
Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121
loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu
hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục
(Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [64].
Ở Châu Phi:
Người dân Châu Phi đã sử dụng cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay
để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng
cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú
(Cây thuốc Châu Phi, 2013) [35]:
Rainer W Bussmann (2006) [60] nghiên cứu về thực vật dân tộc của
Samburu ở Nam Turkana, Kenya đã thống kê được 448 loài thực vật mà
người dân bản địa sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) [66] nghiên cứu về
thực vật học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula,
11
Tây Bắc Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được
người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiên hóa, kí
sinh trùng và nhiễm trùng.
Theo nghiên cứu của David J Simbo “Một cuộc khảo sát về các loài thực
vật được sử dụng làm thuốc trong Babungo, khu vực Tây Bắc, Cameroon”, đã
xác định và ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân
địa phương sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là
họ Asteraceae (David J Simbo, 2010) [42].
“Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc
của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây
thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các
bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn
và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cộng sự, 2011) [34].
“Nghiên cứu cây thuốc của Otwal và Ngãi ở quận Oyam, Bắc Uganda”,
đã chỉ ra 71 loài thực vật thuộc 41 họ được người dân địa phương sử dụng để
điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ
Asteraceae (Maud M Kamatenesi và cộng sự, 2011) [54].
Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển
Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc
được sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi
nhận 8 loài được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng
trong khi sinh, các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan
đến tình dục như bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cộng sự,
2013) [55].
Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng
đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây
thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để
điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cộng sự, 2014) [39].
12
Kết quả nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền bởi
những người Oromo, quận Ghimbi, Tây Nam Ethiopia, đãthống kê được 49
loài cây thuốc thuộc 31 họ và 46 chi được người Oromo sử dụng để điều trị
các loại bệnh khác nhau (Balcha Abera, 2014) [37].
Ở Châu Úc:
Những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa được thực hiện ở
châu Úc còn rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi
cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia, đã ghi
nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị
các bệnh (Joanne Packera và cộng sự, 2012) [50].
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những
công trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân
gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trong nước
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Hơn 4000 năm
dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật. Ngay từ những buổi
đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy, trong quá trình tìm
thức ăn, tổ tiên chúng ta đã phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại
cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm
thuốc chữa bệnh (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26].
Thế kỷ thứ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm
miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu,… Điều đó nói lên
những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc (Lê Trần Đức,
1997) [11].
13
Từ thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã biết nấu rượu, biết dùng Thủy ngân để
ướp xác và sử sách đã ghi chép về một lương y tên là Thôi Vỹ đã biết chữa bệnh
lao hạch ở thời An Dương Vương (257 – 207) (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26].
Thời nhà Lý (1010 – 1221) đã có tổ chức Ty Thái Y chăm lo và bảo vệ
sức khỏe cho nhà vua, có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân
dân và phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp phát triển. Trong sử
sách còn ghi lại năm 1136, vua Lý Thần Tông bị điên được lương y Nguyễn
Chí Thành người Gia Viễn – Ninh Bình dùng tâm lý liệu pháp và tắm nước
Bồ hòn chữa cho khỏi bệnh. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung
Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26].
Ở thời này, làng Đại Yên là một làng thuốc nổi tiếng, chuyên trồng và bán các
loại cây thuốc Nam phục vụ công tác chữa bệnh (Viện dược liệu, 1993) [30].
Thời nhà Trần (1224 – 1399), y học cũng khá phát triển, đã có kế hoạch
tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc
ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp
cho quân y (Lê Trần Đức, 1997) [10]. Nổi bật ở thời này là nhà sư Tuệ Tĩnh
(Nguyễn Bá Tĩnh) – được nhân dân tôn trọng, gọi là “Ông thánh thuốc
Nam”. Tuệ Tĩnh đã xây dựng 74 ngôi chùa chữa bệnh cho nhân dân không
lấy tiền và gây phong trào trồng thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước
Việt dùng thuốc Nam giảm giá trị của thuốc Bắc, sắc thuốc chữa bệnh cho
nhân dân với phương châm: “thuốc Nam chữa bệnh người Nam” ông đã
truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm (Lê Trần Đức,
1997) [11]. Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1876) đã có những chủ trương tiến bộ
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, tổ chức Thái Y Viện,
có lương y chăm lo việc chữa bệnh cho quân đội, hàng năm tổ chức các đợt
phòng và chống dịch bệnh cho nhân dân. Trong giai đoạn này có làng thuốc
ở thôn Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm, hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển
(Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26].
14
Thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1729 – 1791)
đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội
dung gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm
hơn 300 vị nữa. Tác giả đã để lại bộ sách thuốc rất có giá trị là: “Tân Hoa Hải
Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông Y
Nghiệp” hay “Lãn Ông Y Tập” gồm 66 quyển (Nguyễn Nhân Thống, 2008)
[16]. Suốt 30 năm của cuộc dời mình, tác giả đã xây dựng được nền móng cho
nền y học cổ truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị
và dược liệu.
Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản 1763. Tập “Nam bang
thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản
năm 1858 (Lê Trần Đức, 1997) [12].
Thời kỳ Tây Sơn (1788 – 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam
dược” với 590 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền (Lê
Trần Đức, 1997) [11].
Thời kỳ từ năm 1802 – 1883, nhà Nguyễn cũng tổ chức Thái Y Viện, tổ
chức điều trị bệnh phong tập trung, mở trường dạy thuốc ở Huế (Trần Thúy
và cộng sự, 2005) [26]. Nguyễn Quang Lượng, Nguyễn Kinh,… là những
danh y nổi tiếng thời này, đã góp phần phát triển nền y học với quyển: “Nam
dược tập nghiệm quốc âm” bằng chữ Nôm của Nguyễn Quang Lượng về
phương thuốc dân gian.
Trong thời Pháp thuộc (1848 – 1945), y học cổ truyền nước ta có một số
hoạt động như: thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ; mở các
lớp huấn luyện y học cổ truyền, mở các phòng chữa bệnh, tổ chức triển lãm y
học cổ truyền,… (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Đến đầu thế kỷ XX, đã
cho xuất bản một số sách Y học cổ truyền bằng chữ quốc ngữ như “Việt Nam
dược học” của Phó Đức Thành. Nhiều nhà thực vật học người Pháp và người
15
Việt góp công nghiên cứu cây thuốc Việt Nam, như: bộ “Trung Việt dược
tính hợp biên” của Đinh Nho Chân với 1.600 vị thuốc Nam Bắc. Công trình
nghiên cứu của Crévót, Pétélot. Pétélot đã cho xuất bản bộ “Catalogue des
produitsde L’Indochine” (1928 – 1935), trong đó tập V (Produits medicinaux,
1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Năm
1952, tác giả đã cho bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes de
médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập và thống kê
được 1.482 vị thuốc thảo mộc ở ba nước Đông Dương (dẫn theo Lê Thị
Thanh Hương, 2007) [10].
Sau cách mạng tháng 8 – 1945, y dược học cổ truyền đạt được những
thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe
của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Chỉ thị số 210
TTG/VG ngày 06/12/1966 của thủ tướng chính phủ đã nhận định như sau:
“Dược liệu nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật. Có
nhiều loài quý, hiếm ở trên thế giới. Dược liệu ở nước ta chẳng những là cơ
sở cho nền y học dân tộc mà còn có một vị trí quan trọng trong nền y học hiện
đại, chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về các loài cây thuốc Nam, thuốc
Bắc, thuốc Tây, mà còn là loại hàng xuất khẩu có giá trị,… phải coi trọng
dược liệu như cây công nghiệp cao cấp” (Võ Văn Chi, 1996) [32].
Vì vậy, sau khi nước nhà thống nhất, việc nghiên cứu cây thuốc ở nước
ta được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và
phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới. Tiêu biểu có thể kể đến bộ sách
“Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”gồm 3 tập, do Đỗ Tất Lợi biên soạn
năm 1957 và đến năm 1961, cuốn sách này được tái bản in thành 2 tập. Trong
đó, tác giả đã mô tả chi tiết và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam
(Nguyễn Tập, 2007) [17]. Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục dày công nghiên cứu và
trrong những năm từ 1959 – 1965, tác giả cho xuất bản bộ “Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, năm 1969 tái bản trong 2 tập. Cuốn sách
16
này của tác giả đã đề cập đến trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động
vật và khoáng vật. Tác giả đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây
thuốc trong các công trình nghiên cứu của mình và sách đã được tái bản nhiều
lần và các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001 và năm 2003. Lần tái
bản thứ 7 vào năm 1995 số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và
gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 13 (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2007)
[10]. Bộ sách của ông đã mang lại giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, thể
hiện sự kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại.
Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt
Nam” vào 1993 của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Phạm
Hoàng Hộ, 2006) [22]; Trần Đình Lý với cuốn “1900 loài cây có ích” năm
1995, đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho
dầu béo, 160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây (dẫn theo Lê
Thị Thanh Hương, 2007) [10]. Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần
Đức với cuốn: “Cây thuốc Việt Nam” năm 1995 đã giới thiệu hơn 830 loài
cây thuốc chính, phụ (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Võ Văn Chi là một nhà thực
vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về
các loài thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc
Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm
thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (Nguyễn Thượng Dong và cộng sự,
2006) [18]. Ngoài ra, cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II đề cập đến
rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực, làm thuốc (Nguyễn
Thượng Dong và cộng sự, 2006) [20].
Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu
về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm
tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia
truyền” (Âu Anh Khâm, 2001) [1]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương
17
thang chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) [24] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên
khoa” (Tào Duy Cần, 2006) [25]; “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược”
(Nguyễn Thượng Dong và cộng sự, 2006) [20]; “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”
do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [22];
“cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” của Phạm Thiệp và cộng sự (2000) [23]
đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến,… Đồng thời, có nhiều công trình nghiên
cứu về cây thuốc trên cả nước công bố trên các tạp chí về cây thuốc như:
Đặng Quang Châu đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái
ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác
nhau (Đặng Quang Châu, 2011) [5]. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải khi
điều tra các loài cây của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu
được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ (Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải, 2003)
[6]. Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh
ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương… Năm 2004,
Lưu Đàm Cư và cộng sự khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông
ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương
thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả.
Trong nhóm này cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc
118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc
(Lưu Đàm Cư và cộng sự, 2004) [12]. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh
(2004) [19] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa
Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn
được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Trong Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 4 (21/10/2011) tại Hà Nội,
đã có nhiều báo cáo khoa học về tài nguyên cây thuốc và cách sử dụng các
loài cây thuốc trong điều trị các bệnh của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được
công bố như: “Một số kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San
18
Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của Nguyễn Thị Minh Hải và cộng sự đã
ghi nhận 321 loài thuộc 252 chi, 94 họ thuộc 6 ngành thực vật; trong đó có tới
16 loài cây thuộc diện cần được bảo vệ và 9 loài cây đang bị khai thác mạnh ở
xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần
thứ 4, 2011) [9]. “Các loài thực vật được đồng bào dân tộc H’mông tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn sử dụng làm thuốc trị bệnh gan”
của tác giả Trần Văn Hải và cộng sự đã xác định được 31 loài thực vật được
đồng bào dân tộc H’mông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn sử dụng làm
thuốc chữa các bệnh về gan (viêm gan, bổ gan, giải độc gan và sơ gan) (Hội
nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Các loài thực vật được đồng
bào dân tộc Mường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò sử dụng
làm thuốc trị bệnh thận” của các tác giả Đỗ Sĩ Hiến và Đỗ Thị Xuyến đã chỉ
ra 65 loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường sử dụng làm thuốc chữa
bệnh về thận (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Đánh giá đa
dạng nguồn gen cây thuốc của người Sán Chí ở xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và cộng sự đã
xác định được 90 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 82 chi, 50 họ thực vật
của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch được đồng bào dân tộc Sán Chí ở xă
Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dùng làm thuốc (Hội nghị
Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Những cây thuốc được sử dụng
thay thế mật gấu theo kinh nghiệm dân gian và đông y ở một số địa bàn tỉnh
Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Thuận đã thu
được 35 loài thuộc 27 chi, 21 họ của 2 ngành thực vật bậc cao được sử dụng
làm thuốc chữa bệnh thay thế mật gấu ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên
(Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Điều tra các loài cây
thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã đã điều tra
và thống kê 232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại
19
các xã của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Hội nghị Khoa học toàn
quốc lần thứ 4, 2011) [9].
Dương Văn Hưng (2018) [4] khi nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng
cây thuốc tại xã yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thu
được 149 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc Ngành Thông có 1 loài,
thuộc 1 chi và 1 họ, thuộc ngành Dương sỉ có 3 loài thuộc 3 chi và 3 họ,
thuộc ngành Ngọc lan có 145 loài thuộc 133 chi và 70 họ có công dụng
làm thuốc.
Nông Thái Hòa (2018) [13] khi Nghiên cứ cây thuốc và đánh giá
hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông,
huyện Đại Từ. Tỉnh Thái Nguyên đã thu được 137 loài thực vật bậc cao
thuộc ngành Ngọc Lan, thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng làm thuốc.
Vàng A Lả (2018) [29] khi Nghiên cứ cây thuốc và đánh giá hoạt
tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú
Lương, Tỉnh Thái Nguyên đã thu được 138 loài thực vật bậc cao có mạch,
thuộc ngành Dương sỉ có 2 loài thuộc 2 họ và 2 chi.
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc
không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn
đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài
thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Trung Lèng Hồ là một xã vùng cao, nằm ở phía tây Nam của huyện Bát
Xát, cách trung tâm huyện 45 km về phía tây Nam và là xã rộng nhất huyện,
cách thành phố Lào Cai 55km theo Tỉnh lộ 269D và Quốc lộ 17. Xã có diện
tích tự nhiên là 14748,8 ha, đa số là dân tộc H’Mông và dân tốc khác, sống
20
sen cạnh trong 6 thôn, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98% Có vị trí
địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau.
- Phía Đông giáp với xã Nậm Pung, huyện Bát Xát.
- Phía Tây giáp với Hồ Thầu, Tà Lèng, huyện Tam Đường và xã Sin
Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam giáp với xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- Phía Bắc giáp với các xã Sảng Ma Sáo và Mường Hum, huyện Bát Xát.
* Địa hình, địa mạo
Xã Lèng Hồ chủ yếu là rừng núi đất, trong đó có rừng tự nhiên nhiều
tầng tán và có tầng thảm mục. Còn một số là rừng sản xuất, rừng trồng của
lâm trường và theo các dự án.
* Địa chất, thổ nhưỡng
Theo báo cáo tổng kết của UBND xã Trung Lèng Hồ năm 2018 [28]
Xã Trung Lèng Hồ có tổng diện tích tự nhiên là 14748,8ha, trong đó
nhóm đất nông nghiệp 11727,6 ha, nhóm đất phi nông nghiệp 129,84 ha, đất
nuôi trồng thủy sản 1,68ha, đất chưa sử dụng 2891,43 ha.
Đất đai của xã được hình thành do sự phong hóa đất mẹ và phù sa bồi
lấp. Do đó có thể chia thành các nhóm đất chính sau:
- Đất phù sa: Chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi
đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời
gian được chia thành:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, raumàu.
+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới
cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số
nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp
với cây ngô, đậu…
- Nhóm đất bạc màu:
21
+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên
nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn,
rửa trôi.
+ Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic, trênthành
phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng nghèo.
- Nhóm đất Feralitic: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát
triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, các đơn vị đất chính gồm: Đất
Feralitic biến đổi do trồng lúa, đất Feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch
sét, đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết, đất Feralitic nâu
vàng trên phù sa cổ, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công
nghiệp lâu năm là cây Chè.
* Đặc điểm khí hậu: Trung Lèng Hồ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai
khu vực khí hậu khác nhau
Vùng cao: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí
hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa
nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Vùng thấp: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình 1.400 -2.800mm. lượng mưa phân bố không đều
vào 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7.
Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.200h.
Trung Lèng Hồ có hai hướng gió chính: Hương Đông nam vào mùa mưa
và hướng Đông bắc vào mùa khô. Vận tốc gió trung binh theo hướng Đông
bắc đạt 1,2m/s.
22
* Chế độ thủy văn
Khu vực nghiên cứu: Xã Trung Lèng Hồ thuộc địa phận tỉnh Lào Cai
(được giới hạn bởi sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) thuộc
địa phận huyện Bát Xát.
* Hiện trạng thảm thực vật
Do điều kiện sinh thái và địa hình của xã, thảm thực vật ở xã Trung Lèng
Hồ khá đa dạng và phong phú, được thể hiện như sau:
Rừng tự nhiên: Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 50% rừng tự nhiên
chủ yếu là rừng phòng hộ.
Rừng trồng: rừng trồng trong khu vực chủ yếu được trồng và quả lý chủ yếu
do người dân. Các loại rừng trồng thường gặp là rừng Keo và Mỡ.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu[28]
* Dân cư, dân tộc
- Trung Lèng Hồ có diện tích 148,28 km2
, dân số toàn xã có 465 hộ với
2. 458 nhân khẩu, phân bố trên địa bàn 06 thôn bản gồm dân tộc Mông là chủ
yếu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%. Dân cư phân bố có không đều, tập
trung chủ yếu ở các thôn trung hồ, thôn pờ hồ cao, thôn tả tả lé, thôn xéo tả lé,
thôn xéo pờ hồ, thôn phìn báo.
-Đời sống người dân: Đời sống nhân dân chủ yếu trồng lúa và cây
thảo quả làm rừng để phát triển kinh tế.
* Kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của xã Trung Liềng Hồ trong những năm qua.
23
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc
H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ.
* Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Công tác điều tra thực địa được tiến hành tại xã Trung Lèng Hồ thuộc
vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
+ Nghiên cứu thực nghiệm (xác định hoạt tính kháng khuẩn) được tiến
hành tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Trường Đại học
Khoa Học Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 1 đến tháng 5/2019.
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng
đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai:
- Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc: đa
dạng bậc họ; đa dạng bậc chi.
- Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc.
- Đánh giá về môi trường sống của thực vật làm thuốc.
- Xác định những cây thuốc quý thuộc diện cần bảo tồn: đánh giá mức độ
quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.
* Đánh giá về tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc
H’Mông ở khu vực nghiên cứu: (i) đa dạng về bộ phận sử dụng; (ii) đa dạng
về cách chế biến cây thuốc; (iii) đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài
cây thuốc.
24
*Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị
cao được cộng đồng dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu sử dụng trong
phòng và chữa trị bệnh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Để
đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức và giải
pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau:
3.3.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu
vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các thầy lang, bà mế người
dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng
- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: tại khu vực nghiên cứu, phỏng
vấn các thầy lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử
dụng các bài thuốc gia truyền của cộng đồng dân tộc H’Mông tại địa bàn
nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng
đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [30].
- Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân
tộc H’Mông; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ
phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt); công dụng. Đồng thời ghi
chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian,
địa điểm và người thu thập thông tin.
- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại
thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài
liệu tin cậy đã công bố giám định lại.
+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện
ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú để
25
kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa,
quả,...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2,... để giám định.
+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây
thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và
nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,
1999) [21], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [33], Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [8], Danh lục các loài
thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và
Viện ST&TNSV, 2006) [27]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở
bước này.
Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được cộng đồng dân tộc
H’Mông ở khu vực nghiên cứu
Thời gian điều tra: Người điều tra:
Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra:
TT
Tên loài
Số hiệu
mẫu/ảnh
Dạng
cây
Môi
trường
sống
Bộ
phận
sử
dụng
Cách
sử
dụng
Công
dụng
Phổ
thông
Địa
phương
Khoa
học
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
3.3.3. Phương pháp thu mẫu
Tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu
theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15].
Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt
cây, giấy báo, giây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy theo Nguyễn
Nghĩa Thìn (1997) [14].
26
Nguyên tắc thu mẫu: mỗi cây thuốc thu từ 3 – 10 mẫu và được gắn nhãn
ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm và người thu mẫu (các
mẫu cùng cây đánh số cùng một số hiệu mẫu). Mẫu thu thập sẽ được xử lý
theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15] như sau:
+ Bước 1: sau mỗi ngày thu mẫu, mẫu vật sẽ được mang về nơi ở, xếp
mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ 28 x 42 cm, để mẫu ở trạng thái tự nhiên,
có lá sấp – lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo etyket cho mẫu.
+ Bước 2: xếp khoảng 15 – 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại.
+ Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản.
Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài
3.3.4.Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân
tộc H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng
phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [14]:
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.
- Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoạc nơi ẩm ướt.
- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt,
nhựa, cả cây.
- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan,
giải độc, xương,…
27
3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây
thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần
thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [2], Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Chính phủ
nước Việt Nam, 2006) [2], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang
cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [17].
3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo
nước sau đó đem sấy khô ở 900
C đến khối lượng không đổi.
- Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại
nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên
cứu tiếp theo.
- Bước 2: Tạo cao chiết
Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên
liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 20g/100ml bằng dung môi
methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có
hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian khác
nhau (24h, 48h, 72h), sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80ml dịch lọc được
đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô
không đổi và được bảo quản ở 40
C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả
năng kháng khuẩn.
- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn
Sửdụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a
(Staphylococcus aureus),và 1 chủng gram âm là, E.coli (Escherichia coli), lấy
từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo
quản giống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong
môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi
28
24 giờ ở 370
C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Cấy
chuyển giữ giống trên thạch nghiêng định kỳ 2 tuần một lần.
- Bước 4:Thử khả năng kháng khuẩn
Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết bằng phương
pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên 1
chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại.
Pha các cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100mg/ml
sau đó dung cao pha để thử hoạt tính kháng khuẩn.
Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn
đạt đến nồng độ 108
tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường
LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào
các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt
phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi
trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10;
Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho
đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với
đường kính 6mm, đục 5 giếng, mỗi giếng cách nhau 2-3cm. Mỗi giếng thạch
nhỏ 100μl các dịch chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối
chứng dương là kháng sinh kanamicin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để
so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch chiết khuếch tán ra
môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370
C, sau 24h
mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác
định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức:
BK=D-d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính
giếng thạch.
29
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông
tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
4.1.1. Đa dạng các bậc taxon
4.1.1.1.Đa dạng bậc Ngành, Lớp
Kết quả điều tra, nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm
của đồng bào dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu đã tìm được 90 loài
thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng H’Mông sử dụng làm thuốc thuộc
81 chi, 53 họ. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở KVNC
TT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài
1 Magnoiliphyta – Ngành Ngọc lan 52 80 89
Magnoliopsida – Lớp Hai lá mầm 40 60 69
Liliopsida – Lớp Một lá mầm 12 20 20
2 Pteridophyta – Ngành Dương sỉ 1 1 1
Tổng 53 81 90
Các loài cây thuốc chủ yếu thuốc nhóm thực vật bậc thấp có mạch
thuốc ngành Dương sỉ (Pteridophyta) thu được 1 loài có công dụng làm thuốc
là Lygodium japonicum Thunb. Sw (Thòng bong), chiếm 1,01% tổng số loài.
Ngành Ngọc lan (Magnoilipphyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín
(Angiospermae) đã phát hiện được 89 loài (chiếm 98,88 % tổng số loài),
thuộc 80 chi (chiếm 98.76% tổng số chi) và 52 họ (chiếm 98,11 % loài). Điều
này có thể được giải thích là hệ thực vật ở xã Trung Lèng Hồ bao gồm chủ
yếu là các đại diện nằm trong ngành Ngọc lan. Chúng là những cây mọc xung
quanh thôn xóm, đồi và rừng.
Vì vậy, đây là những loài cây thuốc được bà con đồng bào dân tộc sử
dụng làm thuốc nhiều hơn các loài thực vật khác.
30
Các loài trong ngành Ngọc lan chiếm vai trò quan trọng trong các
loài được sử dụng làm thuốc và để phân tích sâu hơn về thành phần các bậc
taxon trong 2 lớp của ngành Ngọc lan là: lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida)
và lớp Một lá mầm (Liliopsida) thể hiện qua số lượng và tỷ lệ phần trăn cụ
thể trong Bảng 4.2.
Trong hai lớp của ngành Ngọc lan thì lớp hai lá mầm (Magnoiliopsida)
có số họ, chi, loài được sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế hơn hẳn so với lớp
một lá mầm. Lớp hai lá mầm có 69 loài chiếm tỷ lệ 77,53%. Có 60 chi, chiếm
tỷ lệ 75% và 40 họ, chiếm tỷ lệ 76,92% so với tổng số họ, chi, loài trong
ngành. Trong số này có những loài có giá trị như: Homalomena occulta
(Thiên niên kiện), Angelica sinensis (Oliv.) Diels (Đương quy) chữa xương
khớp,…
Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan
Magnoiliphyta
(Ngành Ngọc Lan)
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Magnoiliopsida
(Lớp Hai lá mầm)
40 76,92 60 75 69 77,53
Liliopsida
(Lớp Một lá mầm)
12 23,08 20 25 20 22,47
Tổng 52 100 80 100 89 100
Lớp Một lá mầm (Liliopsida) chỉ có 20 loài, chiếm tỷ lệ 22,47%;20 chi,
chiếm tỷ lệ 25%;và 12 họ, chiếm tỷ lệ 23,08%so với tổng số loài, chi, họ
trong ngành Ngọc lan. Tuy là lớp một lá mầm chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng
lớp này cũng có một số loài có giá trị như: Amomum villosum Lour (Sa nhân),
Belamcanda chinensis (L.) DC (Rẻ quạt), chữa ho, tiêu chảy,… Adenosma
caeruleum R. Br (Nhân trần), chữa bệnh gan, giải nhiệt, hạ huyết áp,….
Như vậy, chúng ta có thể thấy được các loài thuốc trong ngành Ngọc
lan, nhất là loài thuốc trong lớp hai lá mầm (Magnoiliopsida) chiếm tỷ lệ lớn
và đóng vai trò quan trong các loài thực vật làm thuốc được đồng bào dân tộc
H’Mông tại địa phương sử dụng.
31
Dưới đây là một số hình ảnh một số loài thuốc ở khu vực nghiên cứu:
A.Ba kích
(Morinda officinalis How)
B. Sa nhân (Amomum villosum Lour)
C. Sâm quy đá (Angelica sinensis
(Oliv.) Diels)
D. Dây nối xương (Tinospora sinensis
(Lour.) Merr
F. Lan kim tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume)
E. cây Ý dĩ
(Coix chinensis Todaro ex Bal)
32
4.1.1.2.Đa dạng bậc họ
Số lượng họ cây thuốc thu được ơ khu vực nghiên cứu bao gồm 52 họ.
Sự phân bố các họ trong các ngành như sau:
Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ
Ngành thực vật 1loài 2loài 3loài 4loài 5loài 6loài 7loài 8loài 9loài
> 10
loài
và <
15
loài
Pteridophyta 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Polyodpiopsida 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Magnoliophyta 34 10 4 3 0 0 1 0 0 0
Magnoliopsida 24 10 3 3 0 0 1 0 0 0
Liliopsida 10 0 1 0 0 0 1 0 0 0
Tổng số họ 34 10 4 3 0 0 2 0 0 0
Tỷ lệ số họ/ tổng
số họ (%)
64,15 18,87 7,55 5,66 0,00 0,00 3,77 0,00 0,00 0,00
Số loài 34 20 12 11 0 0 14 0 0 0
Tỷ lệ số loài/
tổng số loài (%)
37,36 21,98 13,19 12,09 0,00 0,00 15,38 0,00 0,00 0,00
Kết quả cho ta thấy, Có 34 họ chiếm 1 loài, (chiếm 64,15%tổng số họ
và chiếm 37,36% tổng số loài) trong đó có 24 họ phân bố ở lớp hai lá mầm,
10 họ phân bố ở lớp một lá mầm. 10 họ có 2 loài,(chiếm 18,87 tổng số họ và
21,98% tổng số loài),có 10 loài phân bố ở lớp hai lá mầm. Có 4 họ có 3 loài,
(chiếm 7,55 % so với tổng số họ, và 13,19%), trong đó có 1 họ phân bố ở lớp
một lá mầm, 2 họ phân bố ở lớp hai lá mầm. Có 3 họ có 4 loài(chiếm 5,66 so
với tổng số họ và 12,09% tổng số loài), có 3 họ phân bố ở lớp hai lá mầm. Có
1 họ chiếm 7 loài, (chiếm 3,77% tổng số họ và chiếm 15,38 % tổng số loài),
có 1 loài phân bố ở lớp Một lá mầm.
33
Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)
với số loài của từng họ trong hệ hệ thực vật Việt Nam (2)
TT Họ nhiều loài 1 2
Tỷ lệ % giữa
(1) và (2)
1 Asteraceae - Họ Cúc 7 380 1,84
2 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 4 477 0,84
3 Zingiberaceae - Họ Gừng 3 135 2,22
4 Piperaceae - Họ Hồ tiêu 2 50 4,00
Chú thích : Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi Trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
và Viện Sinh Thái& Tài Nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm Việt Nam (2006). Danh lục các
loài thưc vật Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2-3.
Kết quả trên cho ta thấy, các loài cây thuốc được đồng bao dân tộc
H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng chiếm tỷ
lệ tương đối cao so với hệ thực vật Việt Nam. Có những họ nhiều loài như:
Asteraceae (7 loài) chiếm 1,84% Euphorbiaceae (4loài) chiếm 0.84%,
Zingiberaceae (3 loài) chiếm 2,22%, Piperaceae (2 loài) chiếm 4.00% so với
số loài trong từng họ của cả nước,..
Đây cũng là một trong những họ có số loài lớn trong hệ cây thuốc
Việt Nam.
4.1.1.3. Đa dạng ở bậc chi
Sự đa dạng và phong phú về thực vật làm thuốc ở xã Trung Lèng Hồ,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai không chỉ thể hiện sự đa dạng ở bậc họ mà sự
phong phú về các chi cũng khá rõ. Điều này được thể hiện ở Bảng 4.5
Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc
TT Chi có nhiều loài Thuộc họ Số lượng loài
1 Eupatorium Asteraceae - Họ Cúc 7
2 Phyllanthus Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 4
3 Amomun Zingiberaceae – Họ Gừng 3
4 Piper Piperaceae - Họ Hồ Tiêu 2
5 Tổng 16
34
Kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy ở khu vực nghiên cứu có 4 chi có số loài
được sử dụng nhiều nhất. Trong đó chi Eupatorium đa dạng nhất có 7 loài, đứng
thứ hai là chi Phyllanthus có 4 loài, đứng thứ 3 là chi Amomun có 3 loài, đứng
thứ 4 là chi Piper có 2 loài .
Một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến trong các chi này như
sau: Chi Eupatorium (7loài) có Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) giải độc; Sài
đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr) chữa ho, mụn nhọt; Cỏ ngọt (Stevia
rebaudiana (Bert.) Hemsl) chữa tiểu đường, dạ dày; cây nhọ nồi (Eclipta
prostrata (L.) L) chữa sỏi thận; cây hoa asito (Cynara scolymus) chữa gan;
Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC) chữa cảm cúm, đau lưng, Bạch đầu ông
(Anaphalis margaritacea (L.) Benth.& Hook. F) chữa cao huyết áp,…Chi
Phyllanthus có (4 loài) Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum) chữa bệnh
gan; Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep)chữa tiêu hóa; Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus Poir) chữa thủy đậu; Thầu dầu (Ricinus communis L)
chữa xương khớp,…Chi Amomum có (3 loài) Sa Nhân (Amomum villosum
Lour) chữa tiêu chảy; Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc) chữa dạ
dày khớp; Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) chữa đau bụng, sốt
rét,…Chi Piper có (2 loài), Lá lốt (Piper lolot C. DC) chữa bệnh trĩ, Trầu dại
(Piper chaudocanum C. DC) chữa gãy xương,…
Như vậy trong tổng số 81 chi thì số lượng chi có nhiều loài được sử
dụng làm thuốc chỉ chiếm 4,9 % (4/81) trong khu vực nghiên cứu, còn lại chủ
yếu là các chi có số lượng loài là một hoặc hai loài, chiếm tỷ lệ cao so với
95,1%. Điều này đã thể hiện sự phong phú trong việc sử dụng cây cỏ làm
thuốc của người dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ.
Một nghiên cứu khác của Nông Thái Hòa [13] khi Nghiên cứ cây
thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã
Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thu được 137 loài thực
vật bậc cao thuộc ngành Ngọc Lan, thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng
35
làm thuốc, như vậy tri thức bản địa của xã Hoàng Nông đa dạng hơn tri
thức bản địa ở địa bàn xã Trung Lèng Hồ.
4.1.2 Đa dang về dạng sống của nguồn cây thuốc
Kết quả điều tra nghiên cứu đã thu thập được 90 loài cây thuốc với sự
phong phú về các kiểu dạng sống khác nhau.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng các dạng sống của cây thuốc được thầy
lang, bà mế, dân địa phương dân tộc H’ Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh:
Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu
Dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ %
Thân thảo 54 60
Dây leo 16 17,78
Cây bụi 10 11,11
Gỗ nhỏ 8 8,89
Gỗ trung bình 1 1,11
Cây ký sinh 1 1,11
Tổng 90 100
Từ kết quả ở Bảng 4.6 cho ta thấy:
Phần lớn các cây thuốc được đồng bao dân tộc H’Mông sử dụng là
dạng cây thân thảo đạt (54/90 loài, (chiếm 60% so với tổng số các loài cây
thuốc thu được) và tập trung chủ yếu trong một số họ như: họ Cúc
(Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), có những loài chữa bệnh đặc trưng
như cây Sa nhân (Amomum villosum Lour), chữa tiêu chảy, cây Thảo quả
(Amomum aromaticum Roxb), chữa đau bụng, sốt rét, cây Bạch đàu ông
(Anaphalis margaritacea (L.) Benth. & Hook. F).
Dây leo xếp thứ 2 sau Thân thảo, với 16/90 loài, (chiếm tỷ lệ 17,78%).
Dạng cây này chủ yếu trong các cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Nho
(Vitaceae), Những cây chữa bệnh đặc trưng như cây Lưỡng luân chân vịt
36
(Diploccyclos palmatus (L.) C. Jeffrey) chữa bệnh gan; Giảo cổ lam
(Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) chữa bệnh tiểu đường, tim
mạch, Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch), chữa bệnh
dạ dày, mất ngủ,…
Tiếp đến là cây Bụi có số loài 10/90 loài, (chiếm 11,11%) , Dạng cây
này tập chung chủ yếu trong các cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae),
những loài cây dung để chữa trị các bệnh thuộc nhóm này có thể kể đến như
cây, diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum) có tác dụng chữa gan, cây
Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep) có tắc dụng chữa tiêu hóa, cây phèn
đen (Phyllanthus reticulatus Poir) chữa thủy đâu,…
Tiếp đến là dạng Gỗ nhỏ, có 8/90 loài (chiếm 8,89%, so với tổng số
loài cây thuốc), chủ yếu tập chung ở lớp Hai lá mầm, đại diện cho họ Trám
(Burseraceae), một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae), như cây Tram đỏ
(Canarium subulatum Guillaum), có tác dụng chữa đông máu, tan máu, cây ổi
(Psidium guajava L) có tác dụng chữa tiêu chảy,… Dạng Gỗ trung bình có
1/90 loài, chiếm 1,11%, tập trung ở họ Cưu Lý Hương (Rutaceae), được dung
để chữa bệnh như, Cảm cúm, đau bụng…, tiếp là dạng Cây ký sinh được
người dân H’Mông sử dụng làm thuốc, có 1/90 loài và chiếm 1,11%, so với
tổng số loài khác, có 1 loài thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae), được sử dụng
chữa bệnh tan máu,… Dạng cây ký sinh và dạng Gỗ trung bình là 1 loại cây
chiếm tỷ lệ thấp nhất so với tổng số loài khác.
Như vậy, việc sử dụng các cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người dân
tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là rất phong
phú và đa dạng. Việc sử dụng cây thuốc này chủ yếu tập chung vào những cây
dễ thu hái nhưng cây thân thảo, Dây leo,cây bụi thấp, và cây Gỗ nhỏ, với tỷ lệ
khác nhau trong tổng số cây thuốc thu được.
37
Hình 4.1. Hình tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc
ở khu vực nghiên cứu.
4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc
Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loại cây thuốc ở khu vực nghiên
cứu, Tôi đã đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc.
Việc phân chia các loài môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khi
hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:
Sống ở đồi:Cây sống ở đồi, đồi hoang, trảng bụi, chân đồi.
Sống ở vườn: Cây sống ở vườn, bờ ao, quanh thôn xóm.
Sống ở rừng : Cây sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng.
Sốngở suối: Cây sống ở gần nơi nước chảy, ven khe suối, sông, nơi ẩm ướt.
Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực
nghiên cứu
TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ %
1 Sống ở vườn 45 50
2 Sống ở rừng 28 31,11
3 Sống ở đồi 14 15,56
4 Sống ở ven sông ven suối 3 3,33
Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường
khác nhau
60,00%
17,78%
11,11%
8,89%
1,11%
1,11%
Thân thảo (Th)
Dây leo (Lp)
Cây bụi (Na)
Gỗ nhỏ (Mi)
Gỗ trung bình (Me)
Cây kí sinh (PP)
38
Kết quả Bảng 4.7 cho ta thấy, môi trường sống của các loài cây thuốc ở
khu vực nghiên cứu là rất đa dạng và phong phú, trong đó những cây thuốc
phân bố ở quanh thôn, xóm, vườn, bờ ao,được các thầy lang, bà mế mang về
trồng trong vườn nhà là chủ yếu, chiếm 50%. Ý thức được giá trị của các loài
cây thuốc và do quá trình khai thác, buôn bán đã làm cho nguồn tài nguyên
cây thuốc bị cạn kiệt, đặc biệt là khai thác để bán sang Trung Quốc, các ông
lang, bà mế đã chủ động tìm và mang về trồng ở vườn để bảo vệ loài và
nguồn gen cây thuốc. Theo lời nói của các ông lang, bà mế cho biết thì trước
kia vào rừng gặp nhiều thuốc quý. Nhưng giờ những cây thuốc quý rất hiếm,
muốn tìm thì phải vào tận rừng sâu mới có, những cây như: Glycyrrhiza
uralensis Fisch. ex DC (Cam thảo), chữa vẩy nến, viêm da,Isodon
lophanthoides (D. Don) Hara (Cỏ mật gấu), dùng chữa xương khớp, giả độc
gan. Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk (Hoàn ngọc trắng), chữa
bệnh táo bón, đau bụng. Portulaca oleracea L (Rau sam), chữa bệnh trĩ, sỏi
thận. Ixora chinensis Lamk(Đơn lá đỏ) dùng để giải độc,…
Với thực trạng hiện nay, do việc khai thác, chặt phá rừng làm cho số
lượng cây thuốc ở trong rừng, ngày càng suy giảm đi, số lượng các loài cây
thuốc phân bố trong rừng ở khu vực nghiên cứu là 28 loài, (chiếm 31,11%, so
với tổng các loài đã thu được), tuy số lượng ít nhưng phần lớn chúng đều là
những loài cây có giá trị chữa bệnh cao, được bà con dân tộc H’Mông sử
dụng nhiều như:Stephania sinica Diels (Bình vôi tán ngắn) dùng để chữa Dạ
dày, loài Stretocaulon juventas (Lour.) Merr) (Hà thủ ô), dùng để chữa bổ
máu, xương khớp. Ananas comosus (L.) Merr (Cây dứa rừng), dùng để chữa
bệnh gan. Ananas comosus (L.) Merr (Kim ngân) dùng để chữa dị ứng, sốt.
Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult (Dây thìa canh) dùng để chữa tiểu
đường, dạ dày,…Tiếp đến là các cây song ở đồi, với số lượng 14 loài, (chiếm
15,56%, so với tổng số loài đã thu được). Với địa hình đồi núi hiện nay của
khu vực nghiên cứu thì diện tích rừng tự nhiên suy giảm do chặt phá trồng
39
rừng và diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, thay vào đồi bỏ hoang, nên phần
lớn các cây loài cây thuốc mọc hoang trên đồi như: Mimosa pudica L (cây
trinh nữ) dùng để chữa viêm khớp, Adenosma caeruleum R. Br (Nhân trần),
dùng để chữa bệnh gan, giải nhiệt, hạ huyết ap, Abutilon indicum (L.) Sweet
(cây cối xay) dùng để giải độc, Diplocyclos palmatus (L.) C. Jeffrey (Lưỡng
luân chân vịt) dùng để chữa bệnh gan,… Số lượng cây thuốc sống ở môi
trường ven sông, suối, có 3 loài, chiếm 3,33%. Đây chủ yếu là các loài cây ưa
ẩm như: Angelica sinensis (Oliv.) Diels (Sâm quy đá) dùng để chữa xương
khớp. Scirpus juncoides Roxb (Cỏ ống) dùng để chữa sỏi thận. Clerodendrum
chinense (Osbeck) Mabb (Mò trắng) dùng để chữa ho,…
Qua đó cho thấy sự đa dạng và phong phú trong vấn đề sử dụng thuốc
của đồng bào dân tộc H’Mông, cây thuốc được sử dụng có khu vực phân bố
rộng rãi thể hiện tính thích nghi cao và rộng rãi
Hình 4.2. Hình Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn
cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi
nhận được tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu đã được thống kê được các loài cây thuốc thuộc
diện hiếm quý và cần bảo vệ tại Bảng 4.8.
50,00%
31,11%
15,56%
3,33%
Sống ở vườn (Vu)
Sống ở rừng (R)
Sống ở đồi (Đ)
Sống ở ven sông ven
suối (Vs)
40
Bảng 4.8. danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận
TT Tên khoa học
Tên phổ
thông
Cấp quy định
Sách đỏ
Việt Nam
32/ NĐ
- CP
DLĐCT
1 Anoectochilus
setaceus Blume
Lan Kim
Tuyến
(EN) A1a,c,d
2 Morinda officinalis
How
Ba Kích
(EN) A1c,d,
B1+2a,b,c
Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; EN – Nguy cấp – Endangered; 32/NĐ – CP:
Nghị định 32 của chính phủ; DLĐCT: Danh lục đỏ cây thuốc;
Trong quá trình điều tra và nghiên cứu cho ta thấy có 2 loài thuốc dạng
quý hiếm ở Việt Nam, thuộc 2 họ, 2 chi cảu một ngành thực vật bậc cao là
ngànhNgọc lan (Magnoliophyta). Trong đó có 2 loài trong sách đỏ Việt
Nam(2017). Dựa vào bảng trên cho ta thấy:
Cấp EN – Đang nguy cấp, có 2 loại:
+Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) thuộc họ Họ Hòa
Thảo (Poaceae), dùng để chữa bệnh ung thư, máu trắng.
+ Ba kích (Morinda officinalis How) thuộc họ Họ Cà phê (Rubiaceae),
dùng chữa đau lưng, bổ thận.
Một nghiên cứu khác của Vàng A Lả [29] khi nghiên cứu cây thuốc và
đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện được 4 loài cần bảo tồn,
như vậy có thể thấy số loài cần bảo tồn ở khu vực xã Yên Lạc nhiều hơn số
loài cần bảo tồn ở khu vực xã Trung Lèng Hồ.
Nhìn chung qua điều tra và nghiên cứu ở xã Trung Lèng Hồ, huyện bát
Xát, tỉnh Lào Cai, tôi nhận thấy có 2 loài cây thuốc thuộc dạng bị đe dọa,
tuyệt chủng ở Việt Nam. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao
ý thức của mỗi người về công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm tại đại
phương, để phục vụ cho quá trình chữa bệnh lâu dài cho người dân nơi đây.
41
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân dộc
H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc.
Việc sử dụng các bộ phận cua các loài thực vật làm thuốc của người dân
tộc H’Mông rất đa dạng và phong phú, được thể hiện trong Bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong
cộng đồng dân tộc H’Mông
TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ %
1 Cả cây 42 46,67
2 Rễ 20 22,22
3 Lá 19 21,11
4 Quả 5 5,56
5 Thân 3 3,33
6 Vỏ 1 1,11
Chú thích:Tỷ lệ % hơn 100 % do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau
làm thuốc
Kết quả trên cho thấy: Bộ phận cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất
là bộ phận cả 42 loài, chiếm 46,15% trong tổng số loài thu được, có thể kể
đến một số loài đặc trưng như, Cỏ ống (Scirpus juncoides Roxb) chữa sỏi
thận; cây Dứa rừng (Ananas comosus (L.) Merr), chữa bệnh gan; Dây nối
xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr) chữa đau xương, nối xương; Cà gai
leo (Solanum procumbens Lour) chữa viêm gan B, hạ men gan; Chè dây
(Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch) chữa dạ dày, mất ngủ,….
Những cây thuốc sử dụng bộ phân rễ làm thuốc có 20 loài, (chiếm
22,22%, so với tổng số loài). Những cây đặc trưng như: cây Đương quy
(Angelica sinensis (Oliv.) Diels) chữa xương khớp, thiếu máu; cây Ba kích
42
(Morinda officinalis How) bổ thận, đau lưng; cây Nghệ đen (Curcuma
zedoaria (Berg.) Rosc) chứa dạ dày, khớp; cây Thiên niên kiện (Aglaonema
siamense Engl) chữa xương khớp, cây ớt (Capsicum frutescens L),…
Tiếp đến là các cây thuốc sử dụng bộ phận lá để làm thuốc với số lượng
19 loài, chiếm 21,11%, việc sử dụng lá làm thuốc sẽ giúp cho cây thuốc sử
dụng lâu dài, không bị suy giảm và bảo vệ được cây thuốc như cây Sa nhân
(Amomum villosum Lour) chữa tiêu chảy; lá Dong (Phrynium placentarium
(Lour.) Merr) chữa tai biến, ngộ độc; cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans
(Brm. f.) Lindau) chữa viêm gan, vàng da; cây Hoàn ngọc trắng
(Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk) chữa táo bón, đau bụng; cây
Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep) chữa tiêu hóa,…
Những cây sử dụng bộ phận cả quả để làm thuốc có 5 loài, chiếm
5,56% trong tổng số loài thu được ở thực địa như cây hoa atiso (Cynara
scolymus) chữa gan, cây ý dĩ (Coix chinensis Todaro ex Bal) bồi dưỡng co
thể, chuối rừng (Musa acuminata Colla) chữa sỏi thận, cây thầu dầu (Ricinus
communis L) chữa xương khớp, cây an xoa (Helicteres hirsuta Lour) chữa
giảm mỡ gan, bệnh trĩ,…
Nhìn chung việc sử dụng các bộ phận rễ và cả cây sẽ rất bất lợi cho
việc bảo tồn các loại cây thuốc vì sẽ dẫn đến việc hủy hoại đời sống của các
cây thuốc trong khi còn rễ hoặc lây tất cả các bộ phận của cây thuốc đó làm
thuốc. Đồng thời, trong các bài thuốc cua người dân tộc H’Mông nơi đây,
việc sử dụng cả cây và rễ là phổ biến, hầu hết là các bài thuốc để chữa các
bệnh về xương khớp như cây ké hoa đào (Urena lobata L), giải độc như
câyĐơn lá đỏ (Ixora chinensis Lamk),… Vì vậy cần phải có biện pháp gây
trồng các loài cây thuốc sử dụng cả cây và rễ để chữa bệnh nhằm bảo tồn
và phát triển bền vững, nguồn tài nguyên cây thuốc.
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...
Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...
Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...nmtien1985
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...jackjohn45
 
ĐỘC CHẤT HỌC.pdf
ĐỘC CHẤT HỌC.pdfĐỘC CHẤT HỌC.pdf
ĐỘC CHẤT HỌC.pdfHONGVIT722849
 
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốc
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốcđề tài báo cáo thực tập nhà thuốc
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốcanh hieu
 
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm AnBáo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm AnDinhCuc2
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...NOT
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếLap Dinh
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAYĐề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
 
Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...
Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...
Báo cáo thực tập ngành dược quy trình sản xuất thuốc tại công ty F...
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Tong quan ve ton tru va kho bao quan
Tong quan ve ton tru va kho bao quanTong quan ve ton tru va kho bao quan
Tong quan ve ton tru va kho bao quan
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
 
ĐỘC CHẤT HỌC.pdf
ĐỘC CHẤT HỌC.pdfĐỘC CHẤT HỌC.pdf
ĐỘC CHẤT HỌC.pdf
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
 
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốc
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốcđề tài báo cáo thực tập nhà thuốc
đề tài báo cáo thực tập nhà thuốc
 
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm AnBáo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
 
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
 
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAYBáo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
 

Similar to Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai

Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai (20)

Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung lèng hồ, huyện bát xát, tỉnh lào cai

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VÀNG VĂN TRUNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VÀNG VĂN TRUNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : K46 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: 1. Th.S Đào Hồng Thuận 2. T.S Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thái Nguyên, tháng 06 năm2019 XÁC NHẬNCỦA GVHD Người viết cam đoan Vàng Văn Trung XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Nhà trường, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau 5 tháng thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H’ Mông tại xã Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, bạn bè, cô chú, anh chị tại địa bàn xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Xin cảm ơn cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Ths. Đào Hồng Thuận người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập đã chỉ dẫn, định hướng đi cho em để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và cán bộ Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy lang, bà mế thuộc xã Trung Lèng Hồ. Đồng thời xin cảm ơn thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp, các bộ phận liên quan thuộc Trường và người thân trong gia đình cùng bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm cũng như về thời gian và trình độ nghiên cứu nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn đọc khác để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Vàng Văn Trung
  • 5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu.....................................................25 Bảng 4.1: Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở KVNC ...............................29 Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan............30 Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ...........................32 Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) với số loài của từng họ trong hệ hệ thực vật Việt Nam (2) ..........33 Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc ...............33 Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.....35 Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực nghiên cứu.....................................................................................37 Bảng 4.8. danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận......................40 Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông...................................................................41 Bản 4.10. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông...................................................................43 Bảng 4.11. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể...............45 Bảng 4.12. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Dây nối xươngvà Sâm quy đá............................................................................................48
  • 6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài..........................26 Hình 4.1. Hình tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.................................................................................................37 Hình 4.2. Hình Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây thuốc tại khu vực nghiên cứu........................................................39 Hình 4.3. Hình đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông ..........................................................43 Hình 4.4.Hình đa dạng tần số các bộ phận cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu.............................44 Hình 4.5. Hình ảnh hoạt tính ức chế S. aureus và E. coli của cây Sâm đá và cây Dây nối xương........................................................................49
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ Cc Cả cây Đ Sống ở đồi Ha Quả, hoa HTKK Hoạt tính kháng khuẩn KBT Khu bảo tồn KVNC Khu vực nghiên cứu KH&CN Khoa học & công nghệ L Lá Lp Dây leo Me Cây gỗ trung bình Mi Cây gỗ nhỏ Na Cây bụi NCTN & MT Nghiên cứu tài nguyên & môi trường NĐ - CP Nghị định Chính phủ Pp Kí sinh và bán kí sinh R Rễ R Sống ở rừng ST & TNSV Sinh thái & tài nguyên sinh vật Th Thân thảo/thân UBND Ủy ban nhân dân V Vỏ Vs Sống ven sông ven suối Vu Sống ở vườn
  • 8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v MỤC LỤC.....................................................................................................................vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...............................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ....................................................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước...............................................5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới................................5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trong nước............................12 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu...........................................................................19 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..........................................................19 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu[26]........................................22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 23 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................23 3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................23 3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
  • 9. vii 3.3.1. Phương pháp kế thừa.........................................................................................24 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng......................................................................24 3.3.3. Phương pháp thu mẫu .......................................................................................25 3.3.4.Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc..................26 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp........................................................27 3.3.6. Phương pháp nghiên cứuhoạt tính kháng khuẩn............................................27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................29 4.1. Đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong cộng đồng dân tộc H,Mông tại xã Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai.........................................................29 4.1.1. Đa dạng các bậc taxon.......................................................................................29 4.1.2 Đa dang về dạng sống của nguồn cây thuốc....................................................35 4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc........................................37 4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi nhận được tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................39 4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân dộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai...........................................................41 4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc....................................................41 4.2.2. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc..............................44 4.3. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông khu vực nghiên cứu. ....................................................47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................50 5.1. Kết luận..................................................................................................................50 5.2. Tồn tại....................................................................................................................51 5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................53 PHỤ LỤC
  • 10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh. Cây thuốc dân gian từ lâu đời đã được nhiều người quan tâm đến, đây là một nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cũng cấp cho lĩnh vực dược học. Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh ghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ co nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh,… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các cộng đồng Dân tộc thiểu số ở các vùng sau, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng . Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi dân tộ, những tri thức về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho con cháu đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trải qua thời gian, các bài thuốc
  • 11. 2 có tính độc đáo và trở nên thông dụng trong vuệc chăm sóc sức khỏe người dân của cộng đồng mình và những dân tộc xung quanh. Vì vậy, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn tri thức y học dân gian được tiến hành và mang lại giá trị khoa học và thực tiễn. Xã Trung Lèng Hồ thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là một vùng đất giàu tài nguyên, khí hậu nhiệt đới ẩm, có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, Trong đó, cộng đồng dân tộc H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cũng có nhiều kinh nghiệm độc đáo về việc chữa bệnh bằng cây thuốc, Tuy nhiên, hiện nay điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn, tri thức người dân chưa cao, và diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác, mua bán diễn ra một cách phức tạp, dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm. Mặt khác những bài thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông sử dụng từ lâu đời trong việc phòng và trị một số bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con đường khoa học. Vì vậy, để cung cấp các cơ sở khoa học góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc, bảo tồn và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ - huyện Bát Xát, tôi đề xuất ý tưởng đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai sử dụng trong phòng và trị bệnh.
  • 12. 3 - Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
  • 13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Cây làm thuốc đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. với các loài cây có sẵn trong tự nhiên, bằng những kinh nghiệm đúc rút từ đời này ra đời khác con người đã để lại cho hiện tại một kho tàng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc hết sức phong phú và hiệu quả. Trong xa hội phát triển hiện nay, các thuốc có nguồi gốc tổng hợp hóa học đã phát huy được thế mạnh trong phòng và điều trị bệnh. Xong các loại thuốc này thường có độc tính và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. chính vì vậy con người có xu hướng tìm trở lại các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc mà cơ thể con người dễ hấp thụ và đào thải. Ngày nay cây thuốc (Cây dược liệu) được sử dụng như là những vị thuốc, phương thuốc chữa bệnh hiệu nhiệm, thậm trí chữa các bệnh hiểm nghèo, nan y. Theo tổ chức y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên Thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hố trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thi trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt 20 %),Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004),… Tính trên toàn Thế Giới, hàng trăm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Cây thuốc (Cây Dược Liệu) ngày càng có vị trí quan trọng không những trong y học đẻ chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người mà giá trị kinh tế của cây thuốc cũng ngầy càng có vị thế và được xem như là “ Cây công nghiệp cao cấp ”.
  • 14. 5 Hiện nay, mạc dù việc trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc (Cây dược liệu) ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng dãi do nhu cầu gia tăng, nhưng kỹ thuật trồng cây thuốc ở các vùng sản xuất chủ yếu mang tính kinh nghiệm. Việc sử dụng giống phân bón, thuốc bảo vệ thức vật, nguồn nước tưới… Còn tùy tiện. công tác tuyển trọn giống cây thuốc chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt. để khắc phục và những bất cập này rất cần đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản là cơ sỏ vững chắc giúp ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sảng xuất cây dược liệu và là hướng đi tất yếu giúp các vùng sản xuất cây dược liệu tăng nhanh sản lượng và chất lượng dược liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng xã hội. Vậy, nghiên cứu về các loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới Tổ tiên loài người từ khi xuất hiện đã gắn bó với thiên nhiên, trải qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật để sinh tồn. Trong quá trình đó, tổ tiên chúng ta ngay từ khi còn là các tộc người đã sớm phát hiện ra những cây cỏ trong tự nhiên có thể sử dụng làm thuốc, đồng thời trong cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo ra những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới: Ở Châu Á: Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như:
  • 15. 6 Sanjay Kr Uniyal và cộng sự (2006) [62] khi nghiên cứu về sử dụng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc giữa các cộng đồng của vùng Chho Bhangal, phía Tây dãy Hymalaya đã tìm thấy 35 loài thực vật thường được người dân địa phương sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau. Yanchun Liu và cộng sự (2009) [69], đã ghi nhận và thu thập 68 loài cây thuốc trong 64 chi thuộc 40 họ được người Tây Tạng sử dụng để chữa các bệnh khác nhau. Manju Panghal và cộng sự (2010) [51] khi nghiên cứu kiến thức bản địa về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae. Arshad Abbasi và cộng sự (2013) [35] khi thẩm định về thực vật học và các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học của Lesser dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và tiêu thụ. Mi-Jang Song và cộng sự (2013) [56] khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại. Auemporn Junsongduang và cộng sự (2013) [36] nghiên cứu về cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lanđã chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng nhiều nhất.
  • 16. 7 Naveed Akhtar và cộng sự (2013) [59] nghiên cứu về đa dạng và sử dụng cây thuốc dân tộc trong khu vực Swat, Bắc Pakistan đã ghi nhận 106 loài thực vật thuộc 54 họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh. Homervergel G. Ong và Young - Dong Kim (2014) [48] nghiên cứu về thực vật học định lượng của các cây thuốc được sử dụng bởi các nhóm bản địa Ati Negrito ở đảo Guimaras, Philippin đã tìm thấy 142 loài cây dược liệu thuộc 55 họ được sử dụng trong 16 loại bệnh. Tahira Bibia và cộng sự (2014) [65] nghiên cứu thực vật dân tộc của cây thuốc ở quận Mastung của tỉnh Balochistan, Pakistan đã chỉ ra 102 loài thực vật thuộc 47 họ được người dân sử dụng cho mục đích điều trị các loại bệnh khác nhau. Mi-Jang Song và cộng sự (2014) [57] khi điều tra và phân tích các kiến thức truyền thống về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia (VQG) Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật thuộc 168 chi và 87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương. Dol Luitel và cộng sự (2014) [43] khi nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng người Tamang ở quận Makawanpur của Trung tâm Nepalđã tìm thấy 161 loài thực vật thuộc 144 chi và 86 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau. Ở Châu Âu: Y học dân gian châu Âu có một lịch sử lâu dài, những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Evidence-Based Complementary và cộng sự, 2012) [40]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản địa được thực hiện:
  • 17. 8 Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự (2004) [49] khi nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc trong công viên tự nhiên của Sera de Saox Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Maria Leporatti và cộng sự (2007) [52] khi nghiên cứu về một số công dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp. Montse Parada và cộng sự (2009) [58] nghiên cứu thực vật dân tộc của khu vực Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Maria Leporatti và Kamel Gheddira (2009) [53] khi phân tích so sánh các cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền tại Ý và Tunisia đã ghi nhận 153 loài thực vật thuộc 60 họ được người dân sử dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau. Ugur Cakilcioglu và cộng sự (2011) [67] khi khảo sát cây thuốc ở Maden, Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy 88 loài thực vật thuộc 41 họ được sử dụng cho mục đích điều trị bệnh. Behxhet Mustafa và cộng sự (2012) [38] nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae. Seyid Ahmet Sargin và cộng sự (2013) [63] nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương của Alasehir, Manisa, Thổ Nhĩ
  • 18. 9 Kỳ đã thu thập được 137 loài thực vật được người dân bản địa sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Gorka Menedez-Baceta và cộng sự (2014) [47] nghiên cứu về cây dược liệu truyền thống được sử dụng ở phía Tây Bắc của xứ Basque, bán đảo Iberiađã chỉ ra 139 loài thực vật thuộc 58 họ được người dân sử dụng để điều trị bệnh, trong đó các cây được sử sụng nhiều nhất thuộc họ Asteraceae. Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện: Rainer W Bussmann và Douglas Sharon năm (2006) [61] nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae. Cecilia Almeida và cộng sự (2006) [41] nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần. Gabriele Volpato và cộng sự (2009) [45] nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Gaia Luziatelli và cộng sự (2010) [46] nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka (một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu
  • 19. 10 thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae. Yadav Uprety và cộng sự (2012) [68] nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau, trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu. Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91 họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cộng sự, 2014) [44]. Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục (Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [64]. Ở Châu Phi: Người dân Châu Phi đã sử dụng cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú (Cây thuốc Châu Phi, 2013) [35]: Rainer W Bussmann (2006) [60] nghiên cứu về thực vật dân tộc của Samburu ở Nam Turkana, Kenya đã thống kê được 448 loài thực vật mà người dân bản địa sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) [66] nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula,
  • 20. 11 Tây Bắc Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiên hóa, kí sinh trùng và nhiễm trùng. Theo nghiên cứu của David J Simbo “Một cuộc khảo sát về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Babungo, khu vực Tây Bắc, Cameroon”, đã xác định và ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (David J Simbo, 2010) [42]. “Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cộng sự, 2011) [34]. “Nghiên cứu cây thuốc của Otwal và Ngãi ở quận Oyam, Bắc Uganda”, đã chỉ ra 71 loài thực vật thuộc 41 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (Maud M Kamatenesi và cộng sự, 2011) [54]. Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh, các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cộng sự, 2013) [55]. Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cộng sự, 2014) [39].
  • 21. 12 Kết quả nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền bởi những người Oromo, quận Ghimbi, Tây Nam Ethiopia, đãthống kê được 49 loài cây thuốc thuộc 31 họ và 46 chi được người Oromo sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Balcha Abera, 2014) [37]. Ở Châu Úc: Những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa được thực hiện ở châu Úc còn rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia, đã ghi nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị các bệnh (Joanne Packera và cộng sự, 2012) [50]. Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những công trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trong nước Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật. Ngay từ những buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy, trong quá trình tìm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Thế kỷ thứ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu,… Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc (Lê Trần Đức, 1997) [11].
  • 22. 13 Từ thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã biết nấu rượu, biết dùng Thủy ngân để ướp xác và sử sách đã ghi chép về một lương y tên là Thôi Vỹ đã biết chữa bệnh lao hạch ở thời An Dương Vương (257 – 207) (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Thời nhà Lý (1010 – 1221) đã có tổ chức Ty Thái Y chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhà vua, có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân dân và phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp phát triển. Trong sử sách còn ghi lại năm 1136, vua Lý Thần Tông bị điên được lương y Nguyễn Chí Thành người Gia Viễn – Ninh Bình dùng tâm lý liệu pháp và tắm nước Bồ hòn chữa cho khỏi bệnh. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Ở thời này, làng Đại Yên là một làng thuốc nổi tiếng, chuyên trồng và bán các loại cây thuốc Nam phục vụ công tác chữa bệnh (Viện dược liệu, 1993) [30]. Thời nhà Trần (1224 – 1399), y học cũng khá phát triển, đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp cho quân y (Lê Trần Đức, 1997) [10]. Nổi bật ở thời này là nhà sư Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) – được nhân dân tôn trọng, gọi là “Ông thánh thuốc Nam”. Tuệ Tĩnh đã xây dựng 74 ngôi chùa chữa bệnh cho nhân dân không lấy tiền và gây phong trào trồng thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước Việt dùng thuốc Nam giảm giá trị của thuốc Bắc, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương châm: “thuốc Nam chữa bệnh người Nam” ông đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1876) đã có những chủ trương tiến bộ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, tổ chức Thái Y Viện, có lương y chăm lo việc chữa bệnh cho quân đội, hàng năm tổ chức các đợt phòng và chống dịch bệnh cho nhân dân. Trong giai đoạn này có làng thuốc ở thôn Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm, hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26].
  • 23. 14 Thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1729 – 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tác giả đã để lại bộ sách thuốc rất có giá trị là: “Tân Hoa Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông Y Nghiệp” hay “Lãn Ông Y Tập” gồm 66 quyển (Nguyễn Nhân Thống, 2008) [16]. Suốt 30 năm của cuộc dời mình, tác giả đã xây dựng được nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị và dược liệu. Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản 1763. Tập “Nam bang thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 (Lê Trần Đức, 1997) [12]. Thời kỳ Tây Sơn (1788 – 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dược” với 590 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Thời kỳ từ năm 1802 – 1883, nhà Nguyễn cũng tổ chức Thái Y Viện, tổ chức điều trị bệnh phong tập trung, mở trường dạy thuốc ở Huế (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Nguyễn Quang Lượng, Nguyễn Kinh,… là những danh y nổi tiếng thời này, đã góp phần phát triển nền y học với quyển: “Nam dược tập nghiệm quốc âm” bằng chữ Nôm của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian. Trong thời Pháp thuộc (1848 – 1945), y học cổ truyền nước ta có một số hoạt động như: thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ; mở các lớp huấn luyện y học cổ truyền, mở các phòng chữa bệnh, tổ chức triển lãm y học cổ truyền,… (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Đến đầu thế kỷ XX, đã cho xuất bản một số sách Y học cổ truyền bằng chữ quốc ngữ như “Việt Nam dược học” của Phó Đức Thành. Nhiều nhà thực vật học người Pháp và người
  • 24. 15 Việt góp công nghiên cứu cây thuốc Việt Nam, như: bộ “Trung Việt dược tính hợp biên” của Đinh Nho Chân với 1.600 vị thuốc Nam Bắc. Công trình nghiên cứu của Crévót, Pétélot. Pétélot đã cho xuất bản bộ “Catalogue des produitsde L’Indochine” (1928 – 1935), trong đó tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Năm 1952, tác giả đã cho bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập và thống kê được 1.482 vị thuốc thảo mộc ở ba nước Đông Dương (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2007) [10]. Sau cách mạng tháng 8 – 1945, y dược học cổ truyền đạt được những thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Chỉ thị số 210 TTG/VG ngày 06/12/1966 của thủ tướng chính phủ đã nhận định như sau: “Dược liệu nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật. Có nhiều loài quý, hiếm ở trên thế giới. Dược liệu ở nước ta chẳng những là cơ sở cho nền y học dân tộc mà còn có một vị trí quan trọng trong nền y học hiện đại, chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về các loài cây thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây, mà còn là loại hàng xuất khẩu có giá trị,… phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp” (Võ Văn Chi, 1996) [32]. Vì vậy, sau khi nước nhà thống nhất, việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới. Tiêu biểu có thể kể đến bộ sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”gồm 3 tập, do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957 và đến năm 1961, cuốn sách này được tái bản in thành 2 tập. Trong đó, tác giả đã mô tả chi tiết và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam (Nguyễn Tập, 2007) [17]. Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục dày công nghiên cứu và trrong những năm từ 1959 – 1965, tác giả cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, năm 1969 tái bản trong 2 tập. Cuốn sách
  • 25. 16 này của tác giả đã đề cập đến trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Tác giả đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình nghiên cứu của mình và sách đã được tái bản nhiều lần và các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001 và năm 2003. Lần tái bản thứ 7 vào năm 1995 số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 13 (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2007) [10]. Bộ sách của ông đã mang lại giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại. Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam” vào 1993 của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [22]; Trần Đình Lý với cuốn “1900 loài cây có ích” năm 1995, đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho dầu béo, 160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2007) [10]. Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với cuốn: “Cây thuốc Việt Nam” năm 1995 đã giới thiệu hơn 830 loài cây thuốc chính, phụ (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (Nguyễn Thượng Dong và cộng sự, 2006) [18]. Ngoài ra, cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực, làm thuốc (Nguyễn Thượng Dong và cộng sự, 2006) [20]. Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia truyền” (Âu Anh Khâm, 2001) [1]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương
  • 26. 17 thang chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) [24] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (Tào Duy Cần, 2006) [25]; “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (Nguyễn Thượng Dong và cộng sự, 2006) [20]; “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [22]; “cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” của Phạm Thiệp và cộng sự (2000) [23] đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến,… Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước công bố trên các tạp chí về cây thuốc như: Đặng Quang Châu đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau (Đặng Quang Châu, 2011) [5]. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải khi điều tra các loài cây của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ (Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải, 2003) [6]. Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương… Năm 2004, Lưu Đàm Cư và cộng sự khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm này cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc (Lưu Đàm Cư và cộng sự, 2004) [12]. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004) [19] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 4 (21/10/2011) tại Hà Nội, đã có nhiều báo cáo khoa học về tài nguyên cây thuốc và cách sử dụng các loài cây thuốc trong điều trị các bệnh của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được công bố như: “Một số kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San
  • 27. 18 Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của Nguyễn Thị Minh Hải và cộng sự đã ghi nhận 321 loài thuộc 252 chi, 94 họ thuộc 6 ngành thực vật; trong đó có tới 16 loài cây thuộc diện cần được bảo vệ và 9 loài cây đang bị khai thác mạnh ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Các loài thực vật được đồng bào dân tộc H’mông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn sử dụng làm thuốc trị bệnh gan” của tác giả Trần Văn Hải và cộng sự đã xác định được 31 loài thực vật được đồng bào dân tộc H’mông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về gan (viêm gan, bổ gan, giải độc gan và sơ gan) (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Các loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc trị bệnh thận” của các tác giả Đỗ Sĩ Hiến và Đỗ Thị Xuyến đã chỉ ra 65 loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường sử dụng làm thuốc chữa bệnh về thận (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Đánh giá đa dạng nguồn gen cây thuốc của người Sán Chí ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và cộng sự đã xác định được 90 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 82 chi, 50 họ thực vật của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch được đồng bào dân tộc Sán Chí ở xă Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dùng làm thuốc (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Những cây thuốc được sử dụng thay thế mật gấu theo kinh nghiệm dân gian và đông y ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Thuận đã thu được 35 loài thuộc 27 chi, 21 họ của 2 ngành thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc chữa bệnh thay thế mật gấu ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. “Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã đã điều tra và thống kê 232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại
  • 28. 19 các xã của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, 2011) [9]. Dương Văn Hưng (2018) [4] khi nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thu được 149 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc Ngành Thông có 1 loài, thuộc 1 chi và 1 họ, thuộc ngành Dương sỉ có 3 loài thuộc 3 chi và 3 họ, thuộc ngành Ngọc lan có 145 loài thuộc 133 chi và 70 họ có công dụng làm thuốc. Nông Thái Hòa (2018) [13] khi Nghiên cứ cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Tỉnh Thái Nguyên đã thu được 137 loài thực vật bậc cao thuộc ngành Ngọc Lan, thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng làm thuốc. Vàng A Lả (2018) [29] khi Nghiên cứ cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên đã thu được 138 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Dương sỉ có 2 loài thuộc 2 họ và 2 chi. Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Trung Lèng Hồ là một xã vùng cao, nằm ở phía tây Nam của huyện Bát Xát, cách trung tâm huyện 45 km về phía tây Nam và là xã rộng nhất huyện, cách thành phố Lào Cai 55km theo Tỉnh lộ 269D và Quốc lộ 17. Xã có diện tích tự nhiên là 14748,8 ha, đa số là dân tộc H’Mông và dân tốc khác, sống
  • 29. 20 sen cạnh trong 6 thôn, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98% Có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau. - Phía Đông giáp với xã Nậm Pung, huyện Bát Xát. - Phía Tây giáp với Hồ Thầu, Tà Lèng, huyện Tam Đường và xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. - Phía Nam giáp với xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. - Phía Bắc giáp với các xã Sảng Ma Sáo và Mường Hum, huyện Bát Xát. * Địa hình, địa mạo Xã Lèng Hồ chủ yếu là rừng núi đất, trong đó có rừng tự nhiên nhiều tầng tán và có tầng thảm mục. Còn một số là rừng sản xuất, rừng trồng của lâm trường và theo các dự án. * Địa chất, thổ nhưỡng Theo báo cáo tổng kết của UBND xã Trung Lèng Hồ năm 2018 [28] Xã Trung Lèng Hồ có tổng diện tích tự nhiên là 14748,8ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 11727,6 ha, nhóm đất phi nông nghiệp 129,84 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1,68ha, đất chưa sử dụng 2891,43 ha. Đất đai của xã được hình thành do sự phong hóa đất mẹ và phù sa bồi lấp. Do đó có thể chia thành các nhóm đất chính sau: - Đất phù sa: Chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành: + Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, raumàu. + Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây ngô, đậu… - Nhóm đất bạc màu:
  • 30. 21 + Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi. + Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic, trênthành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo. - Nhóm đất Feralitic: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, các đơn vị đất chính gồm: Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa, đất Feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết, đất Feralitic nâu vàng trên phù sa cổ, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè. * Đặc điểm khí hậu: Trung Lèng Hồ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau Vùng cao: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng thấp: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.400 -2.800mm. lượng mưa phân bố không đều vào 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.200h. Trung Lèng Hồ có hai hướng gió chính: Hương Đông nam vào mùa mưa và hướng Đông bắc vào mùa khô. Vận tốc gió trung binh theo hướng Đông bắc đạt 1,2m/s.
  • 31. 22 * Chế độ thủy văn Khu vực nghiên cứu: Xã Trung Lèng Hồ thuộc địa phận tỉnh Lào Cai (được giới hạn bởi sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) thuộc địa phận huyện Bát Xát. * Hiện trạng thảm thực vật Do điều kiện sinh thái và địa hình của xã, thảm thực vật ở xã Trung Lèng Hồ khá đa dạng và phong phú, được thể hiện như sau: Rừng tự nhiên: Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 50% rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng trồng: rừng trồng trong khu vực chủ yếu được trồng và quả lý chủ yếu do người dân. Các loại rừng trồng thường gặp là rừng Keo và Mỡ. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu[28] * Dân cư, dân tộc - Trung Lèng Hồ có diện tích 148,28 km2 , dân số toàn xã có 465 hộ với 2. 458 nhân khẩu, phân bố trên địa bàn 06 thôn bản gồm dân tộc Mông là chủ yếu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%. Dân cư phân bố có không đều, tập trung chủ yếu ở các thôn trung hồ, thôn pờ hồ cao, thôn tả tả lé, thôn xéo tả lé, thôn xéo pờ hồ, thôn phìn báo. -Đời sống người dân: Đời sống nhân dân chủ yếu trồng lúa và cây thảo quả làm rừng để phát triển kinh tế. * Kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của xã Trung Liềng Hồ trong những năm qua.
  • 32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ. * Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: + Công tác điều tra thực địa được tiến hành tại xã Trung Lèng Hồ thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. + Nghiên cứu thực nghiệm (xác định hoạt tính kháng khuẩn) được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 1 đến tháng 5/2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu * Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai: - Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc: đa dạng bậc họ; đa dạng bậc chi. - Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc. - Đánh giá về môi trường sống của thực vật làm thuốc. - Xác định những cây thuốc quý thuộc diện cần bảo tồn: đánh giá mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. * Đánh giá về tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu: (i) đa dạng về bộ phận sử dụng; (ii) đa dạng về cách chế biến cây thuốc; (iii) đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc.
  • 33. 24 *Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được cộng đồng dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa trị bệnh. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Để đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức và giải pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau: 3.3.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các thầy lang, bà mế người dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng - Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các thầy lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của cộng đồng dân tộc H’Mông tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [30]. - Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân tộc H’Mông; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt); công dụng. Đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin. - Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại. + Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú để
  • 34. 25 kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả,...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2,... để giám định. + Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999) [21], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [33], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [8], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) [27]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này. Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu Thời gian điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra: TT Tên loài Số hiệu mẫu/ảnh Dạng cây Môi trường sống Bộ phận sử dụng Cách sử dụng Công dụng Phổ thông Địa phương Khoa học (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 3.3.3. Phương pháp thu mẫu Tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15]. Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo, giây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [14].
  • 35. 26 Nguyên tắc thu mẫu: mỗi cây thuốc thu từ 3 – 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng một số hiệu mẫu). Mẫu thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15] như sau: + Bước 1: sau mỗi ngày thu mẫu, mẫu vật sẽ được mang về nơi ở, xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ 28 x 42 cm, để mẫu ở trạng thái tự nhiên, có lá sấp – lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo etyket cho mẫu. + Bước 2: xếp khoảng 15 – 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại. + Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản. Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 3.3.4.Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [14]: - Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài. - Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi. - Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoạc nơi ẩm ướt. - Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây. - Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương,…
  • 36. 27 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [2], Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Chính phủ nước Việt Nam, 2006) [2], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [17]. 3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900 C đến khối lượng không đổi. - Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. - Bước 2: Tạo cao chiết Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 20g/100ml bằng dung môi methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian khác nhau (24h, 48h, 72h), sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40 C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn. - Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn Sửdụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a (Staphylococcus aureus),và 1 chủng gram âm là, E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo quản giống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi
  • 37. 28 24 giờ ở 370 C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Cấy chuyển giữ giống trên thạch nghiêng định kỳ 2 tuần một lần. - Bước 4:Thử khả năng kháng khuẩn Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên 1 chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại. Pha các cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100mg/ml sau đó dung cao pha để thử hoạt tính kháng khuẩn. Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 108 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6mm, đục 5 giếng, mỗi giếng cách nhau 2-3cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl các dịch chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối chứng dương là kháng sinh kanamicin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370 C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK=D-d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.
  • 38. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 4.1.1. Đa dạng các bậc taxon 4.1.1.1.Đa dạng bậc Ngành, Lớp Kết quả điều tra, nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu đã tìm được 90 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng H’Mông sử dụng làm thuốc thuộc 81 chi, 53 họ. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 4.1 sau: Bảng 4.1: Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở KVNC TT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài 1 Magnoiliphyta – Ngành Ngọc lan 52 80 89 Magnoliopsida – Lớp Hai lá mầm 40 60 69 Liliopsida – Lớp Một lá mầm 12 20 20 2 Pteridophyta – Ngành Dương sỉ 1 1 1 Tổng 53 81 90 Các loài cây thuốc chủ yếu thuốc nhóm thực vật bậc thấp có mạch thuốc ngành Dương sỉ (Pteridophyta) thu được 1 loài có công dụng làm thuốc là Lygodium japonicum Thunb. Sw (Thòng bong), chiếm 1,01% tổng số loài. Ngành Ngọc lan (Magnoilipphyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae) đã phát hiện được 89 loài (chiếm 98,88 % tổng số loài), thuộc 80 chi (chiếm 98.76% tổng số chi) và 52 họ (chiếm 98,11 % loài). Điều này có thể được giải thích là hệ thực vật ở xã Trung Lèng Hồ bao gồm chủ yếu là các đại diện nằm trong ngành Ngọc lan. Chúng là những cây mọc xung quanh thôn xóm, đồi và rừng. Vì vậy, đây là những loài cây thuốc được bà con đồng bào dân tộc sử dụng làm thuốc nhiều hơn các loài thực vật khác.
  • 39. 30 Các loài trong ngành Ngọc lan chiếm vai trò quan trọng trong các loài được sử dụng làm thuốc và để phân tích sâu hơn về thành phần các bậc taxon trong 2 lớp của ngành Ngọc lan là: lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) và lớp Một lá mầm (Liliopsida) thể hiện qua số lượng và tỷ lệ phần trăn cụ thể trong Bảng 4.2. Trong hai lớp của ngành Ngọc lan thì lớp hai lá mầm (Magnoiliopsida) có số họ, chi, loài được sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế hơn hẳn so với lớp một lá mầm. Lớp hai lá mầm có 69 loài chiếm tỷ lệ 77,53%. Có 60 chi, chiếm tỷ lệ 75% và 40 họ, chiếm tỷ lệ 76,92% so với tổng số họ, chi, loài trong ngành. Trong số này có những loài có giá trị như: Homalomena occulta (Thiên niên kiện), Angelica sinensis (Oliv.) Diels (Đương quy) chữa xương khớp,… Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan Magnoiliphyta (Ngành Ngọc Lan) Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Magnoiliopsida (Lớp Hai lá mầm) 40 76,92 60 75 69 77,53 Liliopsida (Lớp Một lá mầm) 12 23,08 20 25 20 22,47 Tổng 52 100 80 100 89 100 Lớp Một lá mầm (Liliopsida) chỉ có 20 loài, chiếm tỷ lệ 22,47%;20 chi, chiếm tỷ lệ 25%;và 12 họ, chiếm tỷ lệ 23,08%so với tổng số loài, chi, họ trong ngành Ngọc lan. Tuy là lớp một lá mầm chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng lớp này cũng có một số loài có giá trị như: Amomum villosum Lour (Sa nhân), Belamcanda chinensis (L.) DC (Rẻ quạt), chữa ho, tiêu chảy,… Adenosma caeruleum R. Br (Nhân trần), chữa bệnh gan, giải nhiệt, hạ huyết áp,…. Như vậy, chúng ta có thể thấy được các loài thuốc trong ngành Ngọc lan, nhất là loài thuốc trong lớp hai lá mầm (Magnoiliopsida) chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trong các loài thực vật làm thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông tại địa phương sử dụng.
  • 40. 31 Dưới đây là một số hình ảnh một số loài thuốc ở khu vực nghiên cứu: A.Ba kích (Morinda officinalis How) B. Sa nhân (Amomum villosum Lour) C. Sâm quy đá (Angelica sinensis (Oliv.) Diels) D. Dây nối xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr F. Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) E. cây Ý dĩ (Coix chinensis Todaro ex Bal)
  • 41. 32 4.1.1.2.Đa dạng bậc họ Số lượng họ cây thuốc thu được ơ khu vực nghiên cứu bao gồm 52 họ. Sự phân bố các họ trong các ngành như sau: Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ Ngành thực vật 1loài 2loài 3loài 4loài 5loài 6loài 7loài 8loài 9loài > 10 loài và < 15 loài Pteridophyta 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Polyodpiopsida 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Magnoliophyta 34 10 4 3 0 0 1 0 0 0 Magnoliopsida 24 10 3 3 0 0 1 0 0 0 Liliopsida 10 0 1 0 0 0 1 0 0 0 Tổng số họ 34 10 4 3 0 0 2 0 0 0 Tỷ lệ số họ/ tổng số họ (%) 64,15 18,87 7,55 5,66 0,00 0,00 3,77 0,00 0,00 0,00 Số loài 34 20 12 11 0 0 14 0 0 0 Tỷ lệ số loài/ tổng số loài (%) 37,36 21,98 13,19 12,09 0,00 0,00 15,38 0,00 0,00 0,00 Kết quả cho ta thấy, Có 34 họ chiếm 1 loài, (chiếm 64,15%tổng số họ và chiếm 37,36% tổng số loài) trong đó có 24 họ phân bố ở lớp hai lá mầm, 10 họ phân bố ở lớp một lá mầm. 10 họ có 2 loài,(chiếm 18,87 tổng số họ và 21,98% tổng số loài),có 10 loài phân bố ở lớp hai lá mầm. Có 4 họ có 3 loài, (chiếm 7,55 % so với tổng số họ, và 13,19%), trong đó có 1 họ phân bố ở lớp một lá mầm, 2 họ phân bố ở lớp hai lá mầm. Có 3 họ có 4 loài(chiếm 5,66 so với tổng số họ và 12,09% tổng số loài), có 3 họ phân bố ở lớp hai lá mầm. Có 1 họ chiếm 7 loài, (chiếm 3,77% tổng số họ và chiếm 15,38 % tổng số loài), có 1 loài phân bố ở lớp Một lá mầm.
  • 42. 33 Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) với số loài của từng họ trong hệ hệ thực vật Việt Nam (2) TT Họ nhiều loài 1 2 Tỷ lệ % giữa (1) và (2) 1 Asteraceae - Họ Cúc 7 380 1,84 2 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 4 477 0,84 3 Zingiberaceae - Họ Gừng 3 135 2,22 4 Piperaceae - Họ Hồ tiêu 2 50 4,00 Chú thích : Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi Trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh Thái& Tài Nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm Việt Nam (2006). Danh lục các loài thưc vật Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2-3. Kết quả trên cho ta thấy, các loài cây thuốc được đồng bao dân tộc H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với hệ thực vật Việt Nam. Có những họ nhiều loài như: Asteraceae (7 loài) chiếm 1,84% Euphorbiaceae (4loài) chiếm 0.84%, Zingiberaceae (3 loài) chiếm 2,22%, Piperaceae (2 loài) chiếm 4.00% so với số loài trong từng họ của cả nước,.. Đây cũng là một trong những họ có số loài lớn trong hệ cây thuốc Việt Nam. 4.1.1.3. Đa dạng ở bậc chi Sự đa dạng và phong phú về thực vật làm thuốc ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai không chỉ thể hiện sự đa dạng ở bậc họ mà sự phong phú về các chi cũng khá rõ. Điều này được thể hiện ở Bảng 4.5 Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc TT Chi có nhiều loài Thuộc họ Số lượng loài 1 Eupatorium Asteraceae - Họ Cúc 7 2 Phyllanthus Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 4 3 Amomun Zingiberaceae – Họ Gừng 3 4 Piper Piperaceae - Họ Hồ Tiêu 2 5 Tổng 16
  • 43. 34 Kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy ở khu vực nghiên cứu có 4 chi có số loài được sử dụng nhiều nhất. Trong đó chi Eupatorium đa dạng nhất có 7 loài, đứng thứ hai là chi Phyllanthus có 4 loài, đứng thứ 3 là chi Amomun có 3 loài, đứng thứ 4 là chi Piper có 2 loài . Một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến trong các chi này như sau: Chi Eupatorium (7loài) có Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) giải độc; Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr) chữa ho, mụn nhọt; Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl) chữa tiểu đường, dạ dày; cây nhọ nồi (Eclipta prostrata (L.) L) chữa sỏi thận; cây hoa asito (Cynara scolymus) chữa gan; Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC) chữa cảm cúm, đau lưng, Bạch đầu ông (Anaphalis margaritacea (L.) Benth.& Hook. F) chữa cao huyết áp,…Chi Phyllanthus có (4 loài) Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum) chữa bệnh gan; Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep)chữa tiêu hóa; Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir) chữa thủy đậu; Thầu dầu (Ricinus communis L) chữa xương khớp,…Chi Amomum có (3 loài) Sa Nhân (Amomum villosum Lour) chữa tiêu chảy; Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc) chữa dạ dày khớp; Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) chữa đau bụng, sốt rét,…Chi Piper có (2 loài), Lá lốt (Piper lolot C. DC) chữa bệnh trĩ, Trầu dại (Piper chaudocanum C. DC) chữa gãy xương,… Như vậy trong tổng số 81 chi thì số lượng chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc chỉ chiếm 4,9 % (4/81) trong khu vực nghiên cứu, còn lại chủ yếu là các chi có số lượng loài là một hoặc hai loài, chiếm tỷ lệ cao so với 95,1%. Điều này đã thể hiện sự phong phú trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ. Một nghiên cứu khác của Nông Thái Hòa [13] khi Nghiên cứ cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thu được 137 loài thực vật bậc cao thuộc ngành Ngọc Lan, thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng
  • 44. 35 làm thuốc, như vậy tri thức bản địa của xã Hoàng Nông đa dạng hơn tri thức bản địa ở địa bàn xã Trung Lèng Hồ. 4.1.2 Đa dang về dạng sống của nguồn cây thuốc Kết quả điều tra nghiên cứu đã thu thập được 90 loài cây thuốc với sự phong phú về các kiểu dạng sống khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê số lượng các dạng sống của cây thuốc được thầy lang, bà mế, dân địa phương dân tộc H’ Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh: Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu Dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ % Thân thảo 54 60 Dây leo 16 17,78 Cây bụi 10 11,11 Gỗ nhỏ 8 8,89 Gỗ trung bình 1 1,11 Cây ký sinh 1 1,11 Tổng 90 100 Từ kết quả ở Bảng 4.6 cho ta thấy: Phần lớn các cây thuốc được đồng bao dân tộc H’Mông sử dụng là dạng cây thân thảo đạt (54/90 loài, (chiếm 60% so với tổng số các loài cây thuốc thu được) và tập trung chủ yếu trong một số họ như: họ Cúc (Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), có những loài chữa bệnh đặc trưng như cây Sa nhân (Amomum villosum Lour), chữa tiêu chảy, cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb), chữa đau bụng, sốt rét, cây Bạch đàu ông (Anaphalis margaritacea (L.) Benth. & Hook. F). Dây leo xếp thứ 2 sau Thân thảo, với 16/90 loài, (chiếm tỷ lệ 17,78%). Dạng cây này chủ yếu trong các cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Nho (Vitaceae), Những cây chữa bệnh đặc trưng như cây Lưỡng luân chân vịt
  • 45. 36 (Diploccyclos palmatus (L.) C. Jeffrey) chữa bệnh gan; Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) chữa bệnh tiểu đường, tim mạch, Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch), chữa bệnh dạ dày, mất ngủ,… Tiếp đến là cây Bụi có số loài 10/90 loài, (chiếm 11,11%) , Dạng cây này tập chung chủ yếu trong các cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), những loài cây dung để chữa trị các bệnh thuộc nhóm này có thể kể đến như cây, diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum) có tác dụng chữa gan, cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep) có tắc dụng chữa tiêu hóa, cây phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir) chữa thủy đâu,… Tiếp đến là dạng Gỗ nhỏ, có 8/90 loài (chiếm 8,89%, so với tổng số loài cây thuốc), chủ yếu tập chung ở lớp Hai lá mầm, đại diện cho họ Trám (Burseraceae), một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae), như cây Tram đỏ (Canarium subulatum Guillaum), có tác dụng chữa đông máu, tan máu, cây ổi (Psidium guajava L) có tác dụng chữa tiêu chảy,… Dạng Gỗ trung bình có 1/90 loài, chiếm 1,11%, tập trung ở họ Cưu Lý Hương (Rutaceae), được dung để chữa bệnh như, Cảm cúm, đau bụng…, tiếp là dạng Cây ký sinh được người dân H’Mông sử dụng làm thuốc, có 1/90 loài và chiếm 1,11%, so với tổng số loài khác, có 1 loài thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae), được sử dụng chữa bệnh tan máu,… Dạng cây ký sinh và dạng Gỗ trung bình là 1 loại cây chiếm tỷ lệ thấp nhất so với tổng số loài khác. Như vậy, việc sử dụng các cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng cây thuốc này chủ yếu tập chung vào những cây dễ thu hái nhưng cây thân thảo, Dây leo,cây bụi thấp, và cây Gỗ nhỏ, với tỷ lệ khác nhau trong tổng số cây thuốc thu được.
  • 46. 37 Hình 4.1. Hình tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. 4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loại cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, Tôi đã đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loài môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khi hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau: Sống ở đồi:Cây sống ở đồi, đồi hoang, trảng bụi, chân đồi. Sống ở vườn: Cây sống ở vườn, bờ ao, quanh thôn xóm. Sống ở rừng : Cây sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng. Sốngở suối: Cây sống ở gần nơi nước chảy, ven khe suối, sông, nơi ẩm ướt. Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực nghiên cứu TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ % 1 Sống ở vườn 45 50 2 Sống ở rừng 28 31,11 3 Sống ở đồi 14 15,56 4 Sống ở ven sông ven suối 3 3,33 Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau 60,00% 17,78% 11,11% 8,89% 1,11% 1,11% Thân thảo (Th) Dây leo (Lp) Cây bụi (Na) Gỗ nhỏ (Mi) Gỗ trung bình (Me) Cây kí sinh (PP)
  • 47. 38 Kết quả Bảng 4.7 cho ta thấy, môi trường sống của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu là rất đa dạng và phong phú, trong đó những cây thuốc phân bố ở quanh thôn, xóm, vườn, bờ ao,được các thầy lang, bà mế mang về trồng trong vườn nhà là chủ yếu, chiếm 50%. Ý thức được giá trị của các loài cây thuốc và do quá trình khai thác, buôn bán đã làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc bị cạn kiệt, đặc biệt là khai thác để bán sang Trung Quốc, các ông lang, bà mế đã chủ động tìm và mang về trồng ở vườn để bảo vệ loài và nguồn gen cây thuốc. Theo lời nói của các ông lang, bà mế cho biết thì trước kia vào rừng gặp nhiều thuốc quý. Nhưng giờ những cây thuốc quý rất hiếm, muốn tìm thì phải vào tận rừng sâu mới có, những cây như: Glycyrrhiza uralensis Fisch. ex DC (Cam thảo), chữa vẩy nến, viêm da,Isodon lophanthoides (D. Don) Hara (Cỏ mật gấu), dùng chữa xương khớp, giả độc gan. Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk (Hoàn ngọc trắng), chữa bệnh táo bón, đau bụng. Portulaca oleracea L (Rau sam), chữa bệnh trĩ, sỏi thận. Ixora chinensis Lamk(Đơn lá đỏ) dùng để giải độc,… Với thực trạng hiện nay, do việc khai thác, chặt phá rừng làm cho số lượng cây thuốc ở trong rừng, ngày càng suy giảm đi, số lượng các loài cây thuốc phân bố trong rừng ở khu vực nghiên cứu là 28 loài, (chiếm 31,11%, so với tổng các loài đã thu được), tuy số lượng ít nhưng phần lớn chúng đều là những loài cây có giá trị chữa bệnh cao, được bà con dân tộc H’Mông sử dụng nhiều như:Stephania sinica Diels (Bình vôi tán ngắn) dùng để chữa Dạ dày, loài Stretocaulon juventas (Lour.) Merr) (Hà thủ ô), dùng để chữa bổ máu, xương khớp. Ananas comosus (L.) Merr (Cây dứa rừng), dùng để chữa bệnh gan. Ananas comosus (L.) Merr (Kim ngân) dùng để chữa dị ứng, sốt. Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult (Dây thìa canh) dùng để chữa tiểu đường, dạ dày,…Tiếp đến là các cây song ở đồi, với số lượng 14 loài, (chiếm 15,56%, so với tổng số loài đã thu được). Với địa hình đồi núi hiện nay của khu vực nghiên cứu thì diện tích rừng tự nhiên suy giảm do chặt phá trồng
  • 48. 39 rừng và diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, thay vào đồi bỏ hoang, nên phần lớn các cây loài cây thuốc mọc hoang trên đồi như: Mimosa pudica L (cây trinh nữ) dùng để chữa viêm khớp, Adenosma caeruleum R. Br (Nhân trần), dùng để chữa bệnh gan, giải nhiệt, hạ huyết ap, Abutilon indicum (L.) Sweet (cây cối xay) dùng để giải độc, Diplocyclos palmatus (L.) C. Jeffrey (Lưỡng luân chân vịt) dùng để chữa bệnh gan,… Số lượng cây thuốc sống ở môi trường ven sông, suối, có 3 loài, chiếm 3,33%. Đây chủ yếu là các loài cây ưa ẩm như: Angelica sinensis (Oliv.) Diels (Sâm quy đá) dùng để chữa xương khớp. Scirpus juncoides Roxb (Cỏ ống) dùng để chữa sỏi thận. Clerodendrum chinense (Osbeck) Mabb (Mò trắng) dùng để chữa ho,… Qua đó cho thấy sự đa dạng và phong phú trong vấn đề sử dụng thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông, cây thuốc được sử dụng có khu vực phân bố rộng rãi thể hiện tính thích nghi cao và rộng rãi Hình 4.2. Hình Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. 4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi nhận được tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu đã được thống kê được các loài cây thuốc thuộc diện hiếm quý và cần bảo vệ tại Bảng 4.8. 50,00% 31,11% 15,56% 3,33% Sống ở vườn (Vu) Sống ở rừng (R) Sống ở đồi (Đ) Sống ở ven sông ven suối (Vs)
  • 49. 40 Bảng 4.8. danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận TT Tên khoa học Tên phổ thông Cấp quy định Sách đỏ Việt Nam 32/ NĐ - CP DLĐCT 1 Anoectochilus setaceus Blume Lan Kim Tuyến (EN) A1a,c,d 2 Morinda officinalis How Ba Kích (EN) A1c,d, B1+2a,b,c Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; EN – Nguy cấp – Endangered; 32/NĐ – CP: Nghị định 32 của chính phủ; DLĐCT: Danh lục đỏ cây thuốc; Trong quá trình điều tra và nghiên cứu cho ta thấy có 2 loài thuốc dạng quý hiếm ở Việt Nam, thuộc 2 họ, 2 chi cảu một ngành thực vật bậc cao là ngànhNgọc lan (Magnoliophyta). Trong đó có 2 loài trong sách đỏ Việt Nam(2017). Dựa vào bảng trên cho ta thấy: Cấp EN – Đang nguy cấp, có 2 loại: +Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) thuộc họ Họ Hòa Thảo (Poaceae), dùng để chữa bệnh ung thư, máu trắng. + Ba kích (Morinda officinalis How) thuộc họ Họ Cà phê (Rubiaceae), dùng chữa đau lưng, bổ thận. Một nghiên cứu khác của Vàng A Lả [29] khi nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện được 4 loài cần bảo tồn, như vậy có thể thấy số loài cần bảo tồn ở khu vực xã Yên Lạc nhiều hơn số loài cần bảo tồn ở khu vực xã Trung Lèng Hồ. Nhìn chung qua điều tra và nghiên cứu ở xã Trung Lèng Hồ, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai, tôi nhận thấy có 2 loài cây thuốc thuộc dạng bị đe dọa, tuyệt chủng ở Việt Nam. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao ý thức của mỗi người về công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm tại đại phương, để phục vụ cho quá trình chữa bệnh lâu dài cho người dân nơi đây.
  • 50. 41 4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân dộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc. Việc sử dụng các bộ phận cua các loài thực vật làm thuốc của người dân tộc H’Mông rất đa dạng và phong phú, được thể hiện trong Bảng 4.9 như sau: Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % 1 Cả cây 42 46,67 2 Rễ 20 22,22 3 Lá 19 21,11 4 Quả 5 5,56 5 Thân 3 3,33 6 Vỏ 1 1,11 Chú thích:Tỷ lệ % hơn 100 % do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc Kết quả trên cho thấy: Bộ phận cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là bộ phận cả 42 loài, chiếm 46,15% trong tổng số loài thu được, có thể kể đến một số loài đặc trưng như, Cỏ ống (Scirpus juncoides Roxb) chữa sỏi thận; cây Dứa rừng (Ananas comosus (L.) Merr), chữa bệnh gan; Dây nối xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr) chữa đau xương, nối xương; Cà gai leo (Solanum procumbens Lour) chữa viêm gan B, hạ men gan; Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch) chữa dạ dày, mất ngủ,…. Những cây thuốc sử dụng bộ phân rễ làm thuốc có 20 loài, (chiếm 22,22%, so với tổng số loài). Những cây đặc trưng như: cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels) chữa xương khớp, thiếu máu; cây Ba kích
  • 51. 42 (Morinda officinalis How) bổ thận, đau lưng; cây Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc) chứa dạ dày, khớp; cây Thiên niên kiện (Aglaonema siamense Engl) chữa xương khớp, cây ớt (Capsicum frutescens L),… Tiếp đến là các cây thuốc sử dụng bộ phận lá để làm thuốc với số lượng 19 loài, chiếm 21,11%, việc sử dụng lá làm thuốc sẽ giúp cho cây thuốc sử dụng lâu dài, không bị suy giảm và bảo vệ được cây thuốc như cây Sa nhân (Amomum villosum Lour) chữa tiêu chảy; lá Dong (Phrynium placentarium (Lour.) Merr) chữa tai biến, ngộ độc; cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Brm. f.) Lindau) chữa viêm gan, vàng da; cây Hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk) chữa táo bón, đau bụng; cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep) chữa tiêu hóa,… Những cây sử dụng bộ phận cả quả để làm thuốc có 5 loài, chiếm 5,56% trong tổng số loài thu được ở thực địa như cây hoa atiso (Cynara scolymus) chữa gan, cây ý dĩ (Coix chinensis Todaro ex Bal) bồi dưỡng co thể, chuối rừng (Musa acuminata Colla) chữa sỏi thận, cây thầu dầu (Ricinus communis L) chữa xương khớp, cây an xoa (Helicteres hirsuta Lour) chữa giảm mỡ gan, bệnh trĩ,… Nhìn chung việc sử dụng các bộ phận rễ và cả cây sẽ rất bất lợi cho việc bảo tồn các loại cây thuốc vì sẽ dẫn đến việc hủy hoại đời sống của các cây thuốc trong khi còn rễ hoặc lây tất cả các bộ phận của cây thuốc đó làm thuốc. Đồng thời, trong các bài thuốc cua người dân tộc H’Mông nơi đây, việc sử dụng cả cây và rễ là phổ biến, hầu hết là các bài thuốc để chữa các bệnh về xương khớp như cây ké hoa đào (Urena lobata L), giải độc như câyĐơn lá đỏ (Ixora chinensis Lamk),… Vì vậy cần phải có biện pháp gây trồng các loài cây thuốc sử dụng cả cây và rễ để chữa bệnh nhằm bảo tồn và phát triển bền vững, nguồn tài nguyên cây thuốc.