SlideShare a Scribd company logo
1 of 186
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN PHƢƠNG THANH
THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Huế, 2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN PHƢƠNG THANH
THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 9229020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Liêu Linh Chuyên
2. TS. Nguyễn Văn Lập
Huế, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình
khoa học nào.
Tác giả luận án
Phan Phƣơng Thanh
Lời Cảm Ơn
Trân trọng cám ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Bộ môn
Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế với tƣ cách là đơn
vị đào tạo và tổ chức cho luận án này bảo vệ.
Xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Liêu Linh Chuyên và TS. Nguyễn Văn Lập là những ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn chu đáo, tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức,
kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình góp ý giúp đỡ
động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin mãi biết ơn các vị Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ đã tham gia
giảng dạy, tham gia Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã có những ý kiến
đóng góp hết sức nhiệt tình và sâu sắc giúp tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,
những ngƣời luôn khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Huế, tháng 1 năm 2019
Tác giả luận án
Phan Phƣơng Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Ngữ liệu nghiên cứu ............................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4
7. Đóng góp của luận án ..........................................................................................8
8. Bố cục của luận án...............................................................................................9
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN......10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến
đề tài ...............................................................................................................10
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật................................10
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ.............................................13
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án.............................................................................19
1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận...................................19
1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận ................................................22
1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ ......................................................27
1.2.4. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận...................34
1.3. Tiểu kết ...........................................................................................................36
Chƣơng 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG
HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ....................................38
2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có
yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán .................................................................38
2.1.1. Điển mẫu ..................................................................................................38
2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ..............................................................................39
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ...45
2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa ..............................................................................45
2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.........................................................................55
2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ....58
2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán....58
2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Hán ................................................................................61
2.4. Tiểu kết ...........................................................................................................76
Chƣơng 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG
VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN.................78
3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Việt ...................................................................................78
3.1.1. Điển mẫu ..................................................................................................78
3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ..............................................................................79
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ...85
3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa ..............................................................................85
3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.........................................................................93
3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt....96
3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ...96
3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Việt................................................................................99
3.4. Tiểu kết .........................................................................................................114
Chƣơng 4 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH
NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN...116
4.1. Những tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận..........................................116
4.1.1 Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu
trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt....116
4.1.2. Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt..............................................117
4.1.3. Những tƣơng đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt..............................................123
4.2. Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.........................................127
4.2.1. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong
thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .............127
4.2.2. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt...........................................................127
4.2.3. Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt....................................................134
4.3. Tiểu kết .........................................................................................................140
KẾT LUẬN............................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................145
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NNHTN : Ngôn ngữ học tri nhận
2. ADTN : Ẩn dụ tri nhận
3. BPCT : Bộ phận cơ thể
4. KHXH & NHÂN VĂN : Khoa học Xã hội và Nhân văn
5. KHXH : Khoa học Xã hội
6. ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội
7. ĐH SP TP. HCM : Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh
8. NXB : Nhà xuất bản
9. Stt : Số thứ tự
10. T/c NN : Tạp chí Ngôn ngữ
11. T/c NN & ĐS : Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống
12. Tr. : Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “ loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán ......39
Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành
ngữ tiếng Hán ........................................................................................42
Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ
tiếng Hán ...............................................................................................44
Bảng 2.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong
tiếng Hán ...............................................................................................46
Bảng 2.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật
khác trong tiếng Hán .............................................................................48
Bảng 2.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Hán ................................50
Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
tiếng Hán ...............................................................................................51
Bảng 2.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán......54
Bảng 2.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
miền đích trong tiếng Hán.....................................................................62
Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt .......79
Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt ..82
Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ
tiếng Việt ...............................................................................................84
Bảng 3.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong
tiếng Việt ...............................................................................................86
Bảng 3.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật
khác trong tiếng Việt .............................................................................88
Bảng 3.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Việt................................89
Bảng 3.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
tiếng Việt ...............................................................................................89
Bảng 3.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt....91
Bảng 3.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
miền đích trong tiếng Việt...................................................................100
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) ..........................................................40
Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ) ................................................................40
Sơ đồ 2.3. Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU) ...........................................................41
Sơ đồ 2.4. Mô hình tỏa tia của “狗” (CHÓ)..............................................................42
Sơ đồ 2.5. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) ............................................................43
Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM) ............................................................43
Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI)................................................................44
Sơ đồ 2.8. Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH) ...........................................................45
Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ” .....................................................................80
Sơ đồ 3.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”...................................................................81
Sơ đồ 3.3. Mô hình tỏa tia của “GÀ”........................................................................81
Sơ đồ 3.4. Mô hình tỏa tia của “HỔ”........................................................................82
Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU”.....................................................................83
Sơ đồ 3.6. Mô hình tỏa tia của “GAN”.....................................................................83
Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU” .....................................................................84
Sơ đồ 3.8. Mô hình tỏa tia của “CẮN” .....................................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài ngƣời.
Nhƣng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những từ ngữ rõ
ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số hình thức diễn
đạt khác để thay thế, ví dụ: thành ngữ ―Ngựa xe như nước‖ để khắc hoạ một cảnh
tƣợng phồn hoa và náo nhiệt; thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ để chỉ một số ngƣời
ngoài miệng ngon ngọt nhƣng tâm địa rất độc ác, nham hiểm; hay để biểu thị từ một
nơi xa xôi mang đến một món quà, tuy không có giá trị, nhƣng đầy tình cảm chứa
chan chúng ta sử dụng thành ngữ ―Ngàn dặm tặng lông thiên nga‖... Cho đến nay
thành ngữ đã đƣợc mọi ngƣời ứng dụng một cách rộng rãi trong giao tiếp. Thành ngữ
là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Nó là một trong
những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa ẩn dụ nhiều nhất và phong phú nhất. Do đó, để
tiến hành giao tiếp một cách thành thạo nhƣ ngƣời bản địa, ngƣời học cần đang giao
tiếp phải hiểu và sử dụng đúng thành ngữ của ngôn ngữ.
Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật và
các hiện tƣợng tự nhiên chiếm một số lƣợng khá lớn trong hệ thống thành ngữ. Hình
ảnh phổ quát và riêng biệt trong thế giới tự nhiên khúc xạ qua tƣ duy mỗi dân tộc là
khác nhau và để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc khá rõ nét. Thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó các con vật đƣợc thể hiện, đƣợc
con ngƣời cảm nhận và khai thác để phục vụ cho những diễn đạt khác.
Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau nhƣ: thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm từ
bình diện ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong thơ ca, ẩn dụ ý niệm thực vật,
ẩn dụ thời gian, ẩn dụ phạm trù lửa… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cũng chiếm một số lƣợng
khá nhiều, chẳng hạn nhƣ: công trình nghiên cứu về thành ngữ có từ chỉ động vật là
12 con vật nhƣ: chó, mèo, gà…từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang
những miền đích trừu tƣợng, từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong
các ngôn ngữ.
2
Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm. Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thành
ngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thành
ngữ theo quan niệm truyền thống. Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài
―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn
ngữ học tri nhận‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dƣới ánh sáng của
lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc
trƣng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng
Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nâng cao chất lƣợng
cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng nhƣ xây dựng giáo trình dịch thuật thành ngữ
đƣợc sử dụng trong văn bản, từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt đặc biệt là thành ngữ
có yếu tố chỉ loài vật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý
thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án.
- Xác định các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc
thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những
phạm trù ngữ nghĩa.
- Xác lập miền ý niệm đích từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý
niệm nguồn.
- Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để
hiểu đƣợc quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ.
- Phân tích cơ chế ánh xạ ẩn dụ của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật qua đó tìm
hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tƣ duy ngôn
ngữ qua thành ngữ.
3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiên
cứu về một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấn
mạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật đến những miền đích trừu tƣợng trong hai ngôn ngữ này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữ
nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Nhằm đáp ứng yêu cầu của luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn ngữ liệu
có uy tín để tiến hành tổng hợp, thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể nhƣ sau:
Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển ―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản
năm 2002 của 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên. [85]
Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Nhƣ Ý
chủ biên. [41]
Những thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đều dịch sang tiếng Việt. Để đảm bảo
cho phần dịch sang tiếng Việt đƣợc hiểu đúng nghĩa, chúng tôi dịch theo ba
hƣớng. Hƣớng thứ nhất: phiên âm Hán Việt, ví dụ:―放虎归山‖ (Phóng hổ qui
sơn); hƣớng thứ hai: dịch theo nghĩa đen, tức là dịch từng từ, ví dụ:―放虎归山‖
(Thả hổ về rừng); hƣớng thứ ba: dịch thoát nghĩa chủ yếu là dịch theo nghĩa bóng
và phần lớn là chỉ chuyển dịch ý nghĩa bề sâu hoặc tìm thành ngữ tƣơng đƣơng, ví
dụ: ―放虎归山‖ (Ví việc làm vô cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi
thế hoành hành). Cách chuyển dịch nhƣ vừa nêu trên sẽ giúp chúng tôi thuận tiện
hơn trong việc tìm ra miền nguồn các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật
đến miền đích là các ý niệm trừu tƣợng khác.
4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung sử dụng các phƣơng pháp và thủ
pháp cơ bản sau đây:
6.1. Phƣơng pháp xử lí ngữ liệu
Để thực hiện đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ nhằm mục đích tìm ra những đặc
điểm từ loài vật trong thành ngữ đƣợc khai thác từ miền nguồn và miền đích trong
nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trƣớc hết chúng tôi sẽ tiến hành xử
lí ngữ liệu trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cụ thể nhƣ sau:
+ Thống kê nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
 Nhóm từ ngữ chỉ loài vật trong thành ngữ
 Nhóm từ ngữ chỉ các BPCT của loài vật
 Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật
 Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật
+ Thống kê các kiểu cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
 Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng
 Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng
a. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
- Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong
tiếng Hán
Trên cơ sở 10.364 đơn vị thành ngữ có trong quyển―汉语成语词典‖ (Từ
điển thành ngữ tiếng Hán) do Tống Vĩnh Bồi (chủ biên), chúng tôi đã thu thập
đƣợc 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ
liệu, chúng tôi nhận thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 6.59%
trong tổng số thành ngữ tiếng Hán và có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện
trong thành ngữ tiếng Hán, cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ: ―厉兵秣马‖ (Lệ binh
mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến) nhƣng lại xuất hiện
hai hoặc ba thành ngữ biến thể nhƣ: ―砺戈秣马‖ (Lệ qua mạt mã = Cho ngựa ăn no,
mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến),―秣马厉兵‖ (Mạt mã lệ binh = Cho ngựa ăn no,
mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến), chính vì thế những biến thể thành ngữ nhƣ trình
bày ở trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
5
+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Hán
Dựa vào kết quả thu đƣợc là 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:
马 (ngựa) chiếm tỉ lệ 19.98%, 虎 (hổ) chiếm tỉ lệ 13.71%, 牛 (trâu) chiếm tỉ lệ
7.12%, 狗 (chó) chiếm tỉ lệ 6.48%... xuất hiện trong thành ngữ, chúng tôi dựa vào
phân loại của từng loài vật xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật
nhƣ: nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ cao nhất 25.61%, tiếp đến là
nhóm chim (trời) 23.17%, nhóm côn trùng (sâu bọ) có 19.51% và nhóm sinh vật
sống dƣới nƣớc 14.63% chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau, bên cạnh đó nhóm vật nuôi
(gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ khá thấp là 9.76%, cuối cùng chiếm số lƣợng thấp
nhất là nhóm vật giả tƣởng 6.10% và nhóm gặm nhấm 1.22%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ
tiếng Hán
Các BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Hán,
qua thống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Hán với 683 thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật, có 20 từ ngữ chỉ BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 120 lần
trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất
hiện cao nhƣ: 头 (đầu) chiếm tỉ lệ 18.33%, 心 (tim) chiếm tỉ lệ 10.00%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ
tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 18 động từ có tần số xuất hiện là 94 lần trong thành ngữ, trong đó
có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 飞 (phi) chiếm tỉ lệ 22.34%, 鸣 (minh)
chiếm tỉ lệ 17.02%, 吠 (phệ) chiếm tỉ lệ 11.7%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật trong thành
ngữ tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 14 động từ có tần số xuất hiện 31 lần, trong đó có những từ ngữ
có tần số xuất hiện cao nhƣ: 杀 (giết) chiếm tỉ lệ 22.93%, 骑 (cƣỡi) chiếm tỉ lệ
22.58%, 打 (đánh) chiếm tỉ lệ 6.45%, 摸 (bắt) chiếm tỉ lệ 6.45%.
6
- Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu thập
đƣợc chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc của thành ngữ nhƣ sau:
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng
b. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
- Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong
tiếng Việt
Dựa vào 8.000 đơn vị thành ngữ có trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt
do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, chúng tôi đã thu thập 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 8.69% trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và chúng tôi cũng
nhận thấy rằng có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ, cùng là
một đơn vị thành ngữ nhƣ:―Bới đầu cá vạch đầu tôm‖ nhƣng lại xuất hiện đến hai
hoặc ba biến thể thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: “Chặt đầu cá vá đầu tôm‖, ―Giật đầu cá
vá đầu tôm‖, ―Vặt đầu cá vá đầu tôm‖, vì vậy những biến thể của thành ngữ nhƣ trên
chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu đƣợc là 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:
chó có tỉ lệ 9.88% cao nhất, tiếp đến là trâu chiếm tỉ lệ 7.74%, gà chiếm tỉ lệ 4.83%
và hổ chiếm tỉ lệ 4.71%… xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật
nhƣ: nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 28.00% cao nhất, nhóm thú hoang dã sống trên
cạn chiếm tỉ lệ khá cao 22.00%, tiếp đến nhóm có tỉ lệ cao gần bằng nhau là nhóm
sinh vật sống dƣới nƣớc với tỉ lệ 19.00% và nhóm côn trùng (sâu bọ) 18.00%, nhóm
vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ 8.00% khá thấp, cuối cùng nhóm chiếm tỉ lệ
thấp nhất là nhóm vật giả tƣởng 3.00% và nhóm gặm nhấm 2.00%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ
tiếng Việt
BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt, qua thống
kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt với 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có
7
20 thành ngữ chứa tên gọi BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 139 lần, trong đó có
những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: đầu chiếm tỉ lệ 20.14% cao nhất, tiếp đến
là gan chiếm tỉ lệ 11.51%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ
tiếng Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng
tôi đã thống kê đƣợc 39 động từ của loài vật với tần số xuất hiện là 122 lần, trong
đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: kêu chiếm tỉ lệ 15.57%, cắn chiếm
tỉ lệ 9.02%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật đƣợc sử
dụng trong thành ngữ tiếng Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 22 động từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật với
tần số xuất hiện 45 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: cưỡi
chiếm tỉ lệ 15.57%, bắt chiếm tỉ lệ 9.02%, đánh chiếm tỉ lệ 8.02%.
- Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu thập đƣợc 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng
tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc trong thành ngữ, để cho việc tiến hành nghiên
cứu đƣợc thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm cấu trúc trong
thành ngữ nhƣ sau:
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng
Từ việc thống kê các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc của thành ngữ, trên cơ
sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa thông qua đó sẽ tìm ra các
miền đích từ miền nguồn loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ.
6.2. Phƣơng pháp phân tích miêu tả
Từ kết quả thống kê thu thập có đƣợc trong các nhóm từ ngữ và các kiểu
cấu trúc đƣợc sử dụng trong thành ngữ, chúng tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm ngữ
nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
+ Thông qua ý nghĩa của các thành ngữ chúng tôi sẽ xác định những nhóm
thành ngữ có cùng ý nghĩa khái quát tạo thành những miền ý niệm.
8
+ Khám phá những cấu trúc ADTN thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng
Hán và tiếng Việt; sau đó tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị
biệt trong các mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật.
+ Mỗi nhóm kiểu cấu trúc của thành ngữ nhƣ trên đều mang những nghĩa biểu
trƣng khác nhau. Do đó, chúng tôi có thể phạm trù hóa các thành ngữ theo ý nghĩa
mà nó có thể phản ánh (ví dụ: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh…). Trên cơ sở đó,
chúng tôi tiến hành tuyển chọn những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn sang
miền đích.
- Thủ pháp tỏa tia: là khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ đƣợc
xem là điển mẫu đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Thành tố trung tâm là nghĩa gốc
của từ, các nghĩa phái sinh là các nghĩa chuyển ẩn dụ có vai trò mở rộng nghĩa.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ miêu tả những điển mẫu có tần
số xuất hiện cao với sự chuyển nghĩa theo các lĩnh vực. Các thành tố trong mỗi ý
niệm sẽ đƣợc liệt kê lần lƣợt theo đặc tính xa dần nguyên gốc.
- Thủ pháp miêu tả ngữ nghĩa: xác lập những mối quan hệ ngữ nghĩa của
những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật làm cơ sở thiết lập thành từng phạm trù.
+ Khái quát thành các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm: thành ngữ sử dụng
các BPCT của loài vật, thành ngữ có sử dụng các cặp loài vật sóng đôi, thành ngữ
có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật, thành ngữ có sử dụng hoạt
động của loài vật, thành ngữ có sử dụng loài vật với đối tƣợng khác, để khái quát
thành các phạm trù với các công thức.
6.3. Phƣơng pháp đối chiếu
Để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong sự chuyển di ánh xạ từ miền
nguồn các ý niệm của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích trừu
tƣợng của hai ngôn ngữ Hán, Việt. Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc trƣng văn hóa -
tƣ duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
7. Đóng góp của luận án
Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngôn
ngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
9
Về ý nghĩa thực tiễn: Công trình nghiên cứu của luận án sẽ ứng dụng những
kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc ứng dụng trong công tác giảng dạy,
công tác dịch thuật và xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có
4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
Trong chƣơng này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nƣớc liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thành
ngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật; cơ sở lý thuyết của đề tài luận án gồm có:
những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trong đó chú trọng về ngữ nghĩa học
tri nhận liên quan đến ẩn dụ tri nhận, thành ngữ. Chƣơng này sẽ đặt nền móng lí
thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết
ngôn ngữ học tri nhận. Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ
ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu
đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán. Với những kết quả nghiên cứu có
đƣợc chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu
tố chỉ loài vật trong tiếng Hán.
Chƣơng 3: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lý thuyết
ngôn ngữ học tri nhận. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu
nhƣ ở chƣơng 2. Chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ. Từ mô hình tỏa tia
của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt. Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ tiến hành xây
dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt.
Chƣơng 4: Những điểm tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
Từ kết quả có đƣợc ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi tiến hành phân tích, so
sánh đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thành quả nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa động vật ở Trung Quốc,
trong đó có mƣời hai con giáp, phải nói đến bài ―汉语词义学‖ (Nghĩa học của từ
vựng tiếng Hán) [86] của tác giả 苏新春 (Tô Tân Xuân) (1997) tập trung phân tích
về nguồn gốc của lớp từ chỉ đến động vật trong tiếng Hán, từ đó chỉ ra đặc điểm tƣ
duy liên tƣởng của ngƣời Trung Quốc qua sự liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Trong cuốn ―汉语词义系统研究‖ (Hệ thống ngữ nghĩa của từ tiếng Hán) [88] của
tác giả 王军 (Vƣơng Quân) (2005), tác giả đã kết hợp lí luận với thực tiễn làm sáng
tỏ các vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học, trong đó có đề cập đến đặc trƣng tâm lý,
văn hóa dân tộc thể hiện qua ý nghĩa tƣợng trƣng của từ chỉ động vật trong tiếng
Hán. Công trình ―汉语词汇的文化透视‖ (Góc nhìn văn hóa trong từ vựng tiếng
Hán) [87] của tác giả 王国安、王小曼 (Vƣơng Quốc An, Vƣơng Tiểu Mạn) (2011)
đã chọn góc nghiên cứu lịch đại, thông qua khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ chỉ
động vật, chỉ ra ý nghĩa văn hóa qua ngôn ngữ.
Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học phải kể đến công
trình nhan đề ―汉英动物名称的国俗同义现‖ (Hiện tượng đồng nghĩa đất nước
học trong tên gọi động vật Hán Anh) của đồng tác giả 王德春, 王建华 (Vƣơng Đức
Xuân và Vƣơng Kiến Hoa) (1995) [91]. Tiếp đó là công trình mang tên ―汉语动物
词语之的国俗语义研究‖ (Nghiên cứu ngữ nghĩa đất nước học của từ ngữ chỉ
động vật trong tiếng Hán) [71] của tác giả 李月松 (Lí Nguyệt Tùng) (2008), tác giả
đã chỉ ra cơ sở định danh tên gọi động vật của từng loài. Tác giả cho rằng, ngữ
nghĩa của lớp từ chỉ động vật trong tiếng Hán phản ánh rõ nét đặc trƣng tƣ duy,
quan niệm luân lý truyền thống của ngƣời Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ chọn góc nghiên cứu này, trƣớc hết
phải kể đến công trình ―中英动物词文化对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu văn
11
hóa từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) [65] của tác giả 郝丽 (Hách
Lệ) (2010) đã thu thập và thống kê từ ngữ chỉ động vật, cùng là một con vật nhƣng
giá trị ngữ nghĩa và văn hóa của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn
nhƣ: hình ảnh “con chó” trong tâm thức của ngƣời Anh và ngƣời Trung Quốc,
chúng ta bắt gặp hiện tƣợng khác nhau về tình cảm đối với con vật này. Trong tâm
thức của ngƣời Trung Quốc “chó” có vị trí thấp hèn, là đối tƣợng bị khinh rẻ, coi
thƣờng. Vì vậy, những từ ngữ liên quan đến “chó” trong tiếng Hán phần lớn là
những từ mang nghĩa xấu nhƣ: chó săn, chó ghẻ... trong khi đó ngƣời Anh lại xem
“chó” nhƣ là thú cƣng trong nhà, vì vậy những từ ngữ liên quan đến “chó” thƣờng
mang nghĩa tích cực nhƣ: lucky dog, a gay dog… Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
cho ngƣời đọc thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt về văn hóa thông qua
các từ ngữ chỉ con vật đƣợc thể hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.
Tiếp đến là công trình ―汉越生肖词语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ
con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt) [56] của tác giả 裴氏恒娥 (Bùi Thị Hằng
Nga) (2015) là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Trung Quốc, tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp so sánh đối chiếu, thông qua khảo sát và phân tích, chỉ ra những điểm
tƣơng đồng và khác biệt của lớp từ chỉ mƣời hai con giáp trong tiếng Hán và tiếng
Việt qua ngữ liệu từ thành ngữ, tục ngữ, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc về
con giáp.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nhƣ: Luận văn thạc sĩ ―汉语动物成语
的语言文化研究‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
trong tiếng Hán) [63] của tác giả 董晓荣 (Đổng Hiểu Vinh) (2012) đã tiến hành
thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Trên cơ sở đó, tác giả đã chia
các loài động vật thành sáu nhóm và sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: nhóm 12 con giáp,
nhóm tứ linh, nhóm gia cầm, nhóm gia súc, nhóm loài vật dƣới nƣớc và nhóm côn
trùng đƣợc thể hiện qua nghĩa biểu trƣng của từng nhóm loài động vật trong thành
ngữ tiếng Hán, qua đó có thể giúp ngƣời đọc thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của ngƣời
Trung Quốc.
b. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày càng nhiều học giả quan tâm đến trƣờng từ vựng - ngữ
nghĩa chỉ động vật. Trong công trình ―Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của
12
nhóm từ chỉ động thực vật tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)‖ [35] của tác giả
Nguyễn Thanh Tùng (2003) đã nghiên cứu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt qua
từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, công trình tiến hành khảo sát cách
dùng từ chỉ động thực vật với nghĩa đen và nghĩa bóng, mục đích để so sánh từ chỉ
động thực vật tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ
động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã tìm ra những điểm tƣơng
đồng và dị biệt trong lối sống, lối suy nghĩ của hai cộng đồng Việt, Anh. Tác giả đã
vận dụng kết quả đạt đƣợc và đƣa ra một số gợi ý xoay quanh việc giảng dạy và
dịch thuật từ chỉ động thực vật trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ.
Công trình ―Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân
gian người Việt‖ [30] của tác giả Triều Nguyên (2007) đã tiến hành nghiên cứu về
ngôn ngữ và văn hóa ngƣời Việt. Trong công trình có 100 động vật đƣợc nêu tên để
lấy ý kiến phân loại và đánh giá theo thang điểm 50 nhân chứng của ngƣời Thừa
Thiên Huế, với 19 tiêu chí nhƣ: sạch - bẩn, nhanh - chậm, chăm - lƣời, có lợi - có
hại, đẹp - xấu… Tác giả đã giúp ngƣời đọc nắm đƣợc ý nghĩa vốn có trong tên gọi
động vật của ngƣời Việt và từ đó nhận ra đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy
nhiên, với 50 nhân chứng là ngƣời Thừa Thiên Huế vẫn còn quá mỏng, hơn nữa 100
động vật đƣợc chọn đƣa vào bảng điều tra chƣa thể cho là đầy đủ và thấu đáo đƣợc.
Bài báo―So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt‖ [22] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ (2007) đã chọn một số từ trong
lớp từ vựng tên gọi động vật thân thuộc trong tiếng Hán và tiếng Việt để phân tích,
so sánh, đối chiếu hàm nghĩa văn hoá của hai ngôn ngữ Hán và Việt. Kết quả so
sánh đối chiếu sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt trong quan
niệm về văn hóa của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.
Với bài ―Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙, Dragon) và
Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh‖ [5] của tác giả Liêu Linh Chuyên
(2014) đã nghiên cứu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về Rồng
(龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc và ngƣời
Anh. Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc cách tri nhận về
các con vật nhƣ: Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của mỗi dân tộc mang những
nghĩa biểu trƣng khác nhau. Việc so sánh đối chiếu từ Rồng (龙, Dragon) và Chó
13
(狗, Dog) đã phần nào giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc nội hàm văn hóa đƣợc ẩn sâu
bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
Trong những năm gần đây có một số bài viết về con giáp trong ngôn ngữ - văn
hóa Trung Việt, nhƣ ―Chữ 羊 dương trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam và Trung
Hoa ‖ (2015) [11], ―Con gà trong ngôn ngữ Trung - Việt‖ (2017) [12], ― Chó trong
ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt‖ (2018) [13] của tác giả Phạm Ngọc Hàm. Trong
đó, tác giả đi từ tính chất biểu ý của chữ Hán, tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu
về cấu trúc và ý nghĩa của các từ ngữ có chứa yếu tố chỉ con giáp, từ đó chỉ ra hàm ý
văn hóa của các từ ngữ này cũng nhƣ đặc điểm tri nhận của ngƣời Trung Quốc và
ngƣời Việt Nam về con dê, con gà, con chó nằm trong hệ thống mƣời hai con giáp.
Với những bài viết đã nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
đã cung cấp những kiến thức mang tính ứng dụng thực tế nhƣ: đề tài nghiên cứu
―Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam‖ [21] của tác
giả Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu từ ngữ chỉ tên gọi
các loài cá, tôm đƣợc dùng với nghĩa biểu vật trong ca dao, tục ngữ của ngƣời Việt.
Kết quả nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc có thêm cái nhìn lí thú về hình ảnh con
cá, con tôm và hiểu rõ hơn về “cái biểu đạt”, phƣơng tiện quan trọng tạo nên nghĩa
biểu trƣng của tục ngữ, ca dao. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu ―Lớp từ ngữ chỉ
động vật và thực vật trong đồng dao người Việt‖ [38] của tác giả Lê Thị Thuận
(2011) đã dành một số trang miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ
ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao của ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu
của đề tài đã giúp chúng ta thấy đƣợc vai trò của việc sử dụng lớp từ ngữ này trong
đồng dao và văn hóa của ngƣời Việt Nam.
Tóm lại, những bài viết và các công trình đƣợc trình bày trên đây đã đƣợc các
tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: trƣờng từ vựng ngữ nghĩa
động vật, từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học, thế giới động vật dƣới góc độ
ngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật... Kết quả của
các công trình và bài viết trên đã phần nào giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn lí thú
về văn hóa của các dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trƣng của các con vật.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống có các công trình cụ thể nhƣ sau:
14
Luận văn thạc sĩ ―汉、越动物成语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [92] của tác giả 韦氏水 (Vi Thị
Thủy) (2012) đã tiến hành thống kê tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Hán là 631 thành ngữ, tiếng Việt là 649 thành ngữ, trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành
thống kê phân loại nhóm loài vật, nhằm tìm hiểu nét biểu trƣng của từng loài vật, và tìm
ra những điểm giống nhau và khác nhau về nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam.
Trong đề tài luận văn thạc sĩ ―汉英成语中动物隐喻对比研究‖ (Nghiên cứu so
sánh đối chiếu ẩn dụ yếu tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [79]
của tác giả 潘蓉蓉 (Phan Dung Dung) (2014) đã chọn 12 con vật nhƣ: chó, mèo, lợn,
trâu, ngựa, dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vƣợn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là: loài
vật nuôi và loài thú hoang dã. Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những
miền đích trừu tƣợng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng
đồng và dị biệt. Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về ngôn ngữ
và cách tƣ duy của hai dân tộc trong cách ngƣời Hán và ngƣời Anh ý niệm hóa các từ
ngữ chỉ động vật. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới đề cập đến 12 từ ngữ chỉ loài vật
trên ngữ liệu là thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.
Cũng với hƣớng đi nhƣ vậy, với đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语问题研究‖
(Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [64] của tác giả 房
培 (Phòng Bồi) (2007); đề tài nghiên cứu ―汉越动物成语比较研究‖ (Nghiên cứu
so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt)
[81] của tác giả 阮氏青香 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng) (2011); đề tài nghiên cứu
―对外汉语教学中的动物成语教学研究‖ (Nghiên cứu giảng dạy thành ngữ động
vật trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại) [97] của tác giả 赵钰 (Triệu Ngọc) (2012);
đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语研究‖ (Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động
vật trong tiếng Hán) [60] của tác giả 陈静 (Trần Tĩnh) (2016) …
- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có các công trình
nhƣ sau:
Ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có một số bài viết nhƣ: bài ―汉、英成语的认
知语言学研究述评 ‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của thành ngữ tiếng Hán
và tiếng Anh) [69] của tác giả 蒋澄生 (Tƣớng Trừng Sinh) (2006), tác giả đã vận
15
dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để tiến hành nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
tiếng Hán và thành ngữ tiếng Anh, mục đích là tìm ra những nét tƣơng đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ này. Bài viết ―汉语饮食成语隐喻研究——认知与文
化视角‖ (Nghiên cứu ẩn dụ thành ngữ ẩm thực tiếng Hán dưới góc nhìn văn hóa và
tri nhận) [77] của tác giả 孟然妹(Mạnh Nhiên Muội) (2010), tác giả đã thống kê
hơn 1000 thành ngữ ẩm thực, và đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ẩn
dụ tri nhận để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Mục đích của việc nghiên cứu
thành ngữ ẩm thực là: vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận để tiến hành phân tích thành
ngữ tiếng Hán, tìm hiểu khái niệm ẩn dụ; Trên cơ sở những phƣơng thức biểu đạt ẩn
dụ về thành ngữ ẩm thực, từ đó giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc văn hóa, quan niệm,
phong tục tập quán của ngƣời Trung Quốc.
Cũng ở góc độ này, với bài viết ―汉语眼睛成语的认知研究‖ (Nghiên cứu tri
nhận thành ngữ có từ ―Mắt‖trong tiếng Hán) [94] của tác giả 尹桂英 (Y Quế Anh)
(2015), tác giả sử dụng những thành ngữ có từ “mắt” trong tiếng Hán, để tiến hành
nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ dƣới góc nhìn tri nhận. Về chức năng “mắt” nằm ở
vị trí trung tâm trong cảm quan, vì thế tính mấu chốt của “mắt” đƣợc ánh xạ sang
khái niệm khác nhau. Thông qua thành ngữ nhƣ: ―掩目捕雀‖ (Bịt mắt bắt chim
công) nghĩa đen của thành ngữ này là “che con mắt để bắt chim công”, ý nghĩa quy
ƣớc của thành ngữ này là hành động một cách mù quáng không thể đạt đƣợc mục
đích. Nhƣ vậy, xem xét các thành ngữ có từ “mắt”, chúng ta có thể thấy đƣợc những
nét đặc trƣng văn hóa dân tộc thể hiện qua chúng, giúp chúng ta hiểu rõ thêm nền
văn hóa và tâm hồn dân tộc.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình là luận văn thạc sĩ nhƣ: “成语的隐喻
认知研究‖ (Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ) [72] của tác giả 刘婷 (Lƣu
Đình) (2010), kết hợp với hán ngữ đối ngoại thống kê đƣợc 308 thành ngữ, trình
bày rõ các loại hình tạo nên hình thức thành ngữ và nguyên nhân ẩn dụ bên trong,
nói rõ đặc trƣng và kết cấu ngữ nghĩa của thành ngữ, phân tích cơ sở tri nhận của
thành ngữ, từ đó thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa dân tộc trong ẩn dụ tri nhận về thành
ngữ. Với kết quả nghiên cứu đƣợc, để giúp cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hán
dƣới góc nhìn ẩn dụ tri nhận. Tác giả đã vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việc
dạy tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài, giúp cho lƣu học sinh hiểu rõ về ý nghĩa và
16
quá trình tạo nên thành ngữ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu lí luận thành ngữ vào
quá trình giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài.
Tóm lại, các tác giả với các công trình tiêu biểu kể trên đã vận dụng lí thuyết
ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu những phạm trù khác nhau đƣợc thể hiện qua
thành ngữ.
b. Những nghiên cứu ở trong nước
- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống phải kể đến các công trình
nhƣ sau:
Trong bài ―Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ
dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt‖ [34] của tác giả Phan
Văn Quế (1995) đã cho rằng các sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và các con vật là một
bộ phận của thế giới khách quan, chúng đƣợc con ngƣời cảm nhận, khai thác để định
danh (ở cấp độ từ và thành ngữ) và phục vụ cho những diễn đạt khác (ở các cấp độ tổ
chức thông báo lớn hơn). Trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày hai khía cạnh chính là:
những con vật nào thƣờng xuất hiện trong thành ngữ và một số đặc điểm về nghĩa của
thành ngữ mang tên các con vật. Qua bài viết này chúng ta có thể thấy đƣợc rằng mỗi
con vật xuất hiện trong thành ngữ mang những đặc trƣng riêng biệt. Cũng với hƣớng đi
nhƣ vậy, trong bài ―Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca dao Việt
Nam‖ [29] của tác giả Hà Quang Năng (1997) đã thống kê đƣợc 30 thành ngữ, hơn
60 tục ngữ và một số bài ca dao quen thuộc đề cập đến tên gọi con vật này. Tác giả
cho rằng những đặc điểm về hình dáng, kích thƣớc, tính nết, thói quen giá trị sử
dụng… đƣợc dùng làm biểu trƣng cho con ngƣời nhƣ: ―Khỏe như trâu‖, ―Trâu bò
húc nhau ruồi muỗi chết‖, ―Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã‖… Đồng thời qua đó đã
phản ánh quan niệm, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử của đất
nƣớc và dân tộc Việt Nam trƣớc đây.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết nhƣ: ―Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật)‖ [26] của tác giả
Trịnh Cẩm Lan (2009) đã mƣợn những hình ảnh, thuộc tính… của các loài vật nhƣ:
chó, chim, cá, hổ, voi… để thể hiện sự phê phán, chê bai kín đáo và ý nhị về con ngƣời.
Những giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu
văn hóa. Trong bài “Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt‖ [23] của tác giả Đỗ
Thị Thu Hƣơng (2017) đã thống kê đƣợc 95 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ
17
tiếng Việt. Tác giả dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa con ngƣời và động vật đã chia 95
loài động vật nhƣ: trâu, bò, ve, cá, lƣơn, chào mào, diều hâu, voi, hổ… chia thành ba
nhóm nhƣ: nhóm loài vật gần gũi với con ngƣời, nhóm loài động vật hoang dã, nhóm
một số loài khác. Tác giả cho rằng các loài vật đƣợc sử dụng làm chất liệu biểu trƣng
trong thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau. Tất cả đã
tạo nên một bức tranh rất đầy đủ về hệ thống động vật của đất nƣớc Việt Nam.
Ở Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng ngày càng
đƣợc coi trọng. Công trình có thành quả cao trong lĩnh vực này phải kể đến cuốn
―Khảo luận ẩn dụ tri nhận‖ [2] của tác giả Trần Văn Cơ. Trong tác phẩm này, tác giả
đã tổng kết những quan điểm lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm trình bày trong hai cuốn
sách kinh điển của G. Lakoff và M.Johnson là Metaphors We Live By (1980) và
Women, fire and the dangerous things: what categories Reaveal about the mind (1987).
Trên cơ sở đó, tác giả bàn về ý niệm và ẩn dụ ý niệm, hoạt động sáng tạo của ẩn
dụ ý niệm, kinh nghiệm luận, phƣơng pháp luận của học thuyết về ẩn dụ ý niệm và
phạm trù hóa thế giới, đều là những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận.
Phan Thế Hƣng cũng có nhiều đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu này. Tác giả đã
công bố một số bài viết phân tích tỉ mỉ quan niệm của Arstole và nhiều nhà ngôn
ngữ học sau đó về ẩn dụ và đƣa ra quan niệm về ẩn dụ có giá trị tham khảo cao.
Tác giả cho rằng “chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so
sánh. Vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại .”
Ngoài ra ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn
ngữ học tri nhận: công trình nghiên cứu về Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng
Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [40]
của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2008), kết quả của công trình đã tìm ra đƣợc khá nhiều
điểm tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của các
bộ phận cơ thể ở ngƣời Anh và ngƣời Việt, chẳng hạn nhƣ: KHUÔN MẶT LÀ
DANH DỰ CỦA CON NGƢỜI, GIƢƠNG MŨI LÊN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TỰ
HÀO, ĐÔI TAY SẠCH HAY BẨN LÀ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH… Qua
nghiên cứu và đối chiếu theo các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cho chúng ta thấy
đƣợc thành ngữ có đóng góp tích cực vào quá trình tạo nghĩa và hiểu đƣợc tri thức
qui ƣớc thì khả năng suy đƣợc nghĩa của thành ngữ đặc biệt là thành ngữ có yếu tố
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời là khá cao. Điểm mạnh của luận án là đã đề xuất đƣợc một
18
vài ứng dụng trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, luận án chỉ dừng lại ở
nội dung là nghiên cứu thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Anh và
tiếng Việt, mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu một số ngôn ngữ khác.
Công trình Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và
tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [39] của tác giả Trần Bá Tiến (2012)
đã chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm xuất phát từ kinh
nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng. Yếu tố văn hóa và môi
trƣờng tạo nên những điểm giống nhau và khác nhau của ngƣời Anh và ngƣời Việt.
Chẳng hạn nhƣ: TỨC GIẬN LÀ NHIỆT, VUI LÀ HƢỚNG LÊN, BUỒN LÀ
HƢỚNG XUỐNG, SỢ LÀ LẠNH, XẤU HỔ LÀ MUỐN LẨN TRỐN… Dựa trên
những phát hiện về cơ chế nghĩa của thành ngữ và vận dụng những kết quả mới
nhất trong ngôn ngữ học tri nhận, tác giả đã áp dụng những kết quả đạt đƣợc trong
luận án để giảng dạy thành ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài.
Trong công trình Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ
góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) [32] của tác giả Vi Trƣờng
Phúc (2013) đã cung cấp bức tranh chung về thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong
tiếng Hán và tiếng Việt, chẳng hạn nhƣ: tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ
chỉ tâm lí tình cảm nhƣ: cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức cấu tạo và biểu đạt nghĩa,
nghĩa văn hóa… Từ đó, sẽ xây dựng các miền nguồn và cơ sở tri nhận cũng nhƣ cơ
chế ánh xạ chúng vào các miền ý niệm tình cảm VUI, TỨC, BUỒN, SỢ. Với những
mô hình ẩn dụ tình cảm trong thành ngữ đang xét nhƣ: TÌNH CẢM LÀ NHỮNG
ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN, TÌNH CẢM LÀ NHỮNG THỰC THỂ HỮU
TÌNH, TÌNH CẢM LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG THỰC VẬT… Tuy nhiên, ngữ
liệu nghiên cứu của luận án cần tiếp tục mở rộng và tiến hành phân tích đối chiếu kĩ
hơn quá trình ý niệm hóa và diễn đạt từng miền tâm lí tình cảm trong mỗi ngôn ngữ.
Công trình Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ "Nước" và "Lửa" trong
tiếng Việt và tiếng Anh từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận [25] của tác giả Huỳnh Ngọc Mai
Kha (2015) tác giả đã vận dụng một số lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để khảo sát và
tìm ra đặc điểm tri nhận của hai đất nƣớc Việt và Anh thông qua các thành ngữ có
từ chỉ Nƣớc và Lửa trong ngôn ngữ của hai dân tộc, chẳng hạn nhƣ: CHIẾN
TRANH, SỰ KHÔNG BÌNH YÊN LÀ LỬA, TÌNH YÊU TRAI GÁI LÀ LỬA, SỰ
HỦY DIỆT MẤT HẾT HY VỌNG VÀ ẢO TƢỞNG LÀ LỬA… Trên cơ sở đó, tác
19
giả đã phân tích, nghiên cứu để chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ẩn dụ
tri nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy đƣợc thể hiện qua các thành
ngữ có từ chỉ “Nƣớc”, “Lửa” và các hiện tƣợng có liên quan trong tiếng Việt và
tiếng Anh.
Công trình Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với
thành ngữ tiếng Anh) [33] của tác giả Trần Thế Phi (2016), luận án đã chỉ ra cơ chế
ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc nhƣ: VUI, BUỒN, GIẬN, SỢ, YÊU
trong tiếng Việt và tiếng Anh xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác
với văn hóa và môi trƣờng dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt ở các ngôn ngữ. Tác
giả đã lựa chọn khảo sát các miền nguồn nhƣ: VẬT CHỨA, PHƢƠNG HƢỚNG,
LỰC TÁC ĐỘNG, MÀU SẮC, NHIỆT ĐỘ và một số miền nguồn đặc trƣng của
từng loại cảm xúc. Qua đó, giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh ngôn ngữ của
hai dân tộc Anh, Việt.
Nhìn nhận một cách tổng quát, các công trình kể trên đã đƣợc các tác giả vận
dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để ứng dụng vào những phạm trù khác nhau.
Thông qua đó, các tác giả không chỉ coi thành ngữ nhƣ là hiện tƣợng từ ngữ hay
văn hóa, mà còn coi thành ngữ nhƣ là sản phẩm của hệ thống ý niệm. Luận án Trần
Bá Tiến, Vi Trƣờng Phúc, Trần Thế Phi chọn một phạm trù liên quan đến tâm lí
tình cảm: VUI, BUỒN, TỨC, SỢ. Các công trình này lấy ngay miền đích tâm lí tình
cảm để xác lập, còn công trình nghiên cứu của chúng tôi là lấy miền nguồn là loài
vật bên trong thành ngữ để thấy đƣợc giá trị ẩn dụ sẽ có những miền đích nào.
Chúng tôi kế thừa các công trình đi trƣớc vì trong miền đích có miền tâm lí tình
cảm chúng tôi có kế thừa một số vấn đề lý thuyết. Nghiên cứu ngôn ngữ học tri
nhận là vấn đề quan trọng nhất nhằm phản ánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt
về đặc trƣng tƣ duy, ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc.
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án
1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận
1.2.1.1. Phạm trù (category) và phạm trù hóa (categorization)
Phạm trù là khái niệm chung nhất phản ánh những thuộc tính và những quan hệ
cơ bản và phổ biến của các hiện tƣợng của nhận thức. Các phạm trù tri nhận có một cấu
trúc nội tại phức tạp, bao gồm các điển mẫu, các thí dụ đạt và thí dụ tồi và có ranh giới
mờ. Các phạm trù tri nhận đƣợc gọi tên bởi các từ và các từ này cung cấp cho ta thông
20
tin về các thuộc tính đặc trƣng cho các phạm trù đó. Việc áp dụng phƣơng pháp điển
mẫu trong việc nhận định các cấp độ phạm trù hóa, trong đó cấp độ cơ sở đƣợc xem là
trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận đã thu đƣợc những
thành công nhất định. Bản chất của chúng đƣợc thể hiện ở chỗ:
1. Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật và hiện tƣợng
của thế giới khách quan; chúng phải đƣợc cơ sở trên những khả năng tri nhận của não
bộ con ngƣời.
2. Các phạm trù tri nhận nhƣ màu sắc, hình dáng cũng nhƣ các sinh vật và các
sự vật cụ thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận
trọng yếu để tạo thành các phạm trù.
3. Ranh giới của các phạm trù là ranh giới mờ tức là các phạm trù lân cận không
đƣợc tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau.
4. Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm có các
thành viên đƣợc đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và đƣợc xếp hạng từ ví
dụ đạt đến ví dụ tồi.
[37, tr.151]
Ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt quan tâm đến vấn đề phạm trù hóa. Mục đích
của quá trình phạm trù hóa là tập hợp các hiện tƣợng giống nhau về các mặt nào đó
để tạo thành những lớp lớn hơn. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu rằng phạm trù hóa là
quá trình con ngƣời tri nhận về thế giới xung quanh và phân loại chúng thành những
phạm trù cơ bản. Phạm trù hóa là quan niệm rất quan trọng trong quá trình miêu tả
hoạt động nhận thức của con ngƣời, nó liên quan đến tất cả những năng lực và hệ
thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó, đối với những thao tác đƣợc diễn ra
trong quá trình tƣ duy của con ngƣời.
1.2.1.2. Tính nghiệm thân (embodiment)
Quan niệm nghiệm thân của ngôn ngữ học đƣợc đƣa ra trên cơ sở của triết học
nghiệm thân. Với sự phát triển của khoa học tri nhận, những chứng cứ khoa học đồng
tình với quan điểm của thuyết tiến hóa, khi cho rằng, tâm trí hoạt động và phát triển
nhờ những khả năng thân thể và tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân. Nguyên lí cốt
lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung”, có nghĩa là lấy con ngƣời làm trung
tâm. Từ một số thành tựu trong ngành ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1987) đã hình
thành trải nghiệm luận hay hiện thực trải nghiệm luận, tác giả cho rằng: “Trong khi
21
khách quan luận cho rằng nghĩa độc lập với bản chất và trải nghiệm của tƣ duy con
ngƣời, hiện thực trải nghiệm luận lại quan niệm nghĩa theo hƣớng nghiệm thân; có
nghĩa là theo các khả năng sinh học và các trải nghiệm mang tính vật lí và xã hội
của con ngƣời trong môi trƣờng”. [48, tr.266-267]
Nghiệm thân đƣợc các nhà ngôn ngữ học tri nhận xây dựng nên trên quan
điểm cho rằng những trải nghiệm là cơ sở cho sự phát triển ngữ nghĩa trong ngôn
ngữ. G. Lakoff (1988) cho rằng: “Những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm
của chúng ta nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và đƣợc hiểu theo những cách
trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của chúng ta bắt
nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về những
đặc trƣng thể chất và xã hội”. [49, tr.14]
Lakoff và Johnson (1999) trong công trình ―Philosophy in the flesh‖ đã đƣa
ra quan niệm về thuật ngữ tính nghiệm thân (embodiment) nhƣ sau: “Ý niệm của
con ngƣời không phải chỉ là một phản ánh của thực tại bên ngoài mà chúng còn
đƣợc tạo thành hình dạng quan trọng bởi cơ thể và bộ não của chúng ta, đặc biệt là
bởi hệ thống thần kinh của chúng ta” [51, tr.22], tính tƣơng tác trong quá trình trải
nghiệm của con ngƣời đƣợc bắt nguồn trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh
hƣởng bởi một chế ƣớc văn hóa cụ thể. Vì vậy khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm
của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng
của ngƣời nói ngôn ngữ. Có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trải nghiệm mang
tính tƣơng tác giữa các cá thể với thế giới bên ngoài, cùng với hệ giá trị văn hóa của
xã hội mà con ngƣời đang sống để hình thành nên những mô hình tri nhận, trên cơ
sở đó sẽ tiến hành xây dựng nên các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ.
Nhƣ vậy, nghiệm thân đƣợc hiểu là sự trải nghiệm của cơ thể con ngƣời tạo
nên sự tri nhận khác biệt của con ngƣời về thế giới xung quanh, các ý nghĩa đƣợc
tạo nên và quyết định phƣơng thức con ngƣời hiểu biết thế giới. Tóm lại, cơ sở tri
nhận của con ngƣời phải đƣợc hiểu thông qua tính nghiệm thân.
1.2.1.3. Điển mẫu (prototype)
Điển mẫu (prototype) liên quan trực tiếp tới vấn đề quy loại phạm trù, lý
thuyết điển mẫu (prototype) ra đời nhƣ một cách giải quyết những tồn tại không thể
khắc phục trong lý thuyết phạm trù cổ điển của Aristotle. Trong phạm vi ngữ nghĩa
học tri nhận, thuyết điển mẫu (prototype) khởi đầu từ giữa thập niên 1970, cùng với
22
nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý của Eleanor Rosch về cấu trúc nội tại của các
phạm trù. Công trình này đã đánh dấu một thời kỳ mới về việc nghiên cứu nghĩa
của từ. Một ý niệm là một lƣợc đồ trong nhận thức của con ngƣời thông qua điển
mẫu với những đặc điểm tiêu biểu tùy theo mỗi phạm trù và khi gặp một sự vật mới
lạ thì con ngƣời thƣờng đem ra để so sánh vật đó với điển mẫu có sẵn trong tâm trí
của mình. Nhƣ vậy, điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và
sự phạm trù hóa. Thành viên điển mẫu là thành viên điển hình, ở vị trí trung tâm của
phạm trù. Đó là thí dụ tốt nhất, điển hình nhất đƣợc thụ đắc đầu tiên trong ngôn ngữ
trong đó trẻ em là đối tƣợng tiêu biểu.
Theo F.Ungerer và H.J.Schmid: “thành viên điển mẫu của các phạm trù tri nhận
có số lƣợng lớn nhất các thuộc tính chung với các thành viên khác của phạm trù và có
số lƣợng nhỏ nhất các thuộc tính cùng xảy ra với các thành viên của phạm trù bên
cạnh. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi của các thuộc tính, các thành viên điển mẫu
khác biệt tối đa với các thành viên điển mẫu của các phạm trù khác.” [1, tr.233]
Điển mẫu nên đƣợc xem nhƣ một biểu trƣng của tri nhận, thƣờng liên hệ đến
một từ cụ thể và đƣợc dùng để xếp loại. Do vậy, nghĩa của một từ cụ thể không xuất
phát từ một điển mẫu cụ thể, mà từ biểu trƣng của điển mẫu đó trong tâm trí của
chúng ta. Nếu xem thuyết điển mẫu là cấu trúc chìm của cấu trúc điển mẫu, chúng ta
có thể cho rằng thuyết điển mẫu chủ yếu là vấn đề phạm trù hóa nói chung và ngôn
ngữ nói riêng. Khi xét ngữ nghĩa của thành ngữ chúng ta thấy hiệu ứng điển mẫu
càng rõ nét. Ví dụ trong câu: Tính ông ấy như Tào Tháo hàm chứa chỉ phẩm chất điển
mẫu của Tào Tháo là tính đa nghi, mặc dù trong thực tế, ngoài tính đa nghi Tào Tháo
còn là một vị tƣớng tài ba.
1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận
1.2.2.1. Khái niệm về ẩn dụ tri nhận (cognitive metaphor)
Kế thừa các tƣ tƣởng của Aristote, Richards, M.Black với các quan điểm so
sánh, thay thế và tƣơng tác, Lakoff và Johnson (1980) với tác phẩm Metaphor We
live by (Chúng ta sống trong ẩn dụ) đã khẳng định sự hiện diện của ẩn dụ ở mọi lúc
mọi nơi, trong ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy dân tộc. Hai tác giả này lần đầu tiên đã
giới thiệu thành công cho các nhà ngôn ngữ học trên thế giới một quan điểm mới về
lí thuyết ẩn dụ đƣợc gọi là ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) (hay còn gọi là ẩn
dụ ý niệm). Các tác giả cho rằng, ADTN là phƣơng thức của tƣ duy, là các ánh xạ
23
có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích. Trong đó,
miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm đƣợc ánh xạ vào miền đích. Thông thƣờng,
miền nguồn sẽ cụ thể hơn còn miền đích sẽ trừu tƣợng hơn, chẳng hạn nhƣ: THỜI
GIAN LÀ TIỀN BẠC (TIME IS MONEY), TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH
(ARGUMENT IS WAR), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (LOVE IS A
JOURNEY)… Các tác giả nhận định rằng, bản chất của ẩn dụ là việc hiểu và trải
nghiệm một loại sự vật, hiện tƣợng này thông qua một loại sự vật, hiện tƣợng khác.
Lakoff và Johnson đã miêu tả ẩn dụ là một cơ chế giúp chúng ta tƣơng tác và
cảm nhận về thế giới xung quanh mình. Lý thuyết này làm cho danh tiếng Lakoff
vƣợt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có một sự
thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa
học khác. Năm 1987, trong tác phẩm Women, Fire and Dangerous Things (Đàn
bà, lửa và những thứ nguy hiểm) Lakoff cho rằng, chúng ta nhận thức thế giới
không chỉ thông qua những sự vật riêng lẻ mà còn thông qua những phạm trù của
các sự vật, chúng ta có khuynh hƣớng quy một thực thể về những phạm trù đó.
Năm 1997, với công trình Metaphor in Cognitive Linguistics (Ẩn dụ trong ngôn
ngữ học tri nhận) hai tác giả Gibbs và Centner đã đƣa ra các cách đánh giá để xác
định tại sao một số ẩn dụ này lại tốt hơn ẩn dụ khác, phục vụ cho mục đích nhận
thức. Thông qua những phân tích có hệ thống về những biểu thức ngôn ngữ khác
nhau, các tác giả đã chỉ ra cách ẩn dụ hình thành ý niệm hóa về những ý niệm trừu
tƣợng của con ngƣời nhƣ thế nào.
1.2.2.2. Bản chất và cấu trúc của ẩn dụ tri nhận
Vào năm 1992, trong bài viết The contemporary theory of metaphor (Lý thuyết
hiện đại về ẩn dụ), Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về bản chất của
ẩn dụ tri nhận nhƣ sau:
a. Bản chất của ẩn dụ tri nhận
+ Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu mà qua đó chúng ta hiểu đƣợc các ý niệm trừu tƣợng.
+ Đa phần mọi vấn đề, từ điều bình thƣờng nhất đến lý thuyết khoa học thâm
thúy nhất, chỉ có thể đƣợc hiểu thông qua ẩn dụ.
+ Bản chất của ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, chứ không phải là ngôn ngữ.
+ Ẩn dụ ngôn ngữ chỉ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.
24
+ Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta (mang tính) ẩn dụ, một phần
đáng kể của hệ thống này là phi ẩn dụ. Sự hiểu biết ẩn dụ đƣợc căn cứ vào sự hiểu
biết phi ẩn dụ.
+ Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tƣơng đối trừu tƣợng hoặc vốn không
có cấu trúc dƣới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn.
b. Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận
+ Ẩn dụ là sự chiếu xạ giữa các miền ý niệm.
+ Những chiếu xạ đó không đối xứng và cục bộ.
+ Mỗi chiếu xạ là một tập hợp cố định các tƣơng đƣơng bản thể giữa các thực
thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.
+ Khi các tƣơng đồng đƣợc kích hoạt, các chiếu xạ có thể phóng chiếu mô
hình miền nguồn lên mô hình miền đích.
+ Chiếu xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lý bất biến: những cấu trúc lƣợc đồ hình
ảnh của miền nguồn đƣợc phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc
cố hữu của miền đích.
+ Các chiếu xạ có nguồn cội ở thân xác, kinh nghiệm hàng ngày và tri thức
của chúng ta.
+ Một hệ thống ý niệm có thể chứa hàng ngàn chiếu xạ, tạo nên một tiểu hệ
thống cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống ý niệm.
+ Có hai loại chiếu xạ: chiếu xạ ý niệm và chiếu xạ hình ảnh; cả hai đều tuân
theo nguyên lý bất biến.
[37, tr.108 - 109]
1.2.2.3. Phân loại ẩn dụ tri nhận
Theo George Lakoff và Mark Johnson (1980), ADTN có 3 loại sau đây:
a. Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor):
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa của một khái niệm này đƣợc hiểu thông
qua một khái niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tƣợng cấu trúc lại ý
niệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận đƣợc những tri thức mới do ý niệm ở
miền NGUỒN ánh xạ lên.
Ví dụ: TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng ý niệm
nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trƣng nhƣ: con đường (dài, gập ghềnh),
quãng đường (gần, xa), ngã rẽ (ngã ba, ngã tư), các phương tiện đi lại (tàu, thuyền, xe
cộ,…), đích đến,…, đƣợc đem gán cho ý niệm đích TÌNH YÊU. Do đó, TÌNH YÊU lúc
25
này cũng có những nét đặc trƣng đó. Sau đây là mô hình ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ
CUỘC HÀNH TRÌNH (phỏng theo Lakoff, 1993)
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
[18, tr.16]
b. Ẩn dụ định hướng (orientational metaphor):
Ẩn dụ định hƣớng là tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tƣơng quan với
nhau, trong đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hƣớng không gian nhƣ: lên -
xuống, cao - thấp, trong - ngoài, trƣớc - sau, trên - dƣới, nông - sâu.
Ví dụ: Định hướng lên - xuống
HẠNH PHÖC LÀ HƢỚNG LÊN CAO, BUỒN LÀ HƢỚNG XUỐNG THẤP
- Thi xong, ngƣời tôi cứ lâng lâng. [28, tr.94]
- Gặp cô ấy, tôi cảm thấy bay bổng trên chín tầng mây. [28, tr.94]
- Mỗi lần nó hỏi tiền là bố mẹ lại nặng mặt. [28, tr.94]
- Nó không thể cất đƣợc cảm giác nặng nề mỗi lần nghĩ đến chuyện xin việc.
[28, tr.94]
Ẩn dụ định hƣớng khác với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ nó là một loại ẩn dụ ý niệm
khi không có sự xếp đặt lại về mặt cấu trúc một ý niệm này trong thuật ngữ của một
ý niệm khác, nhƣng có tồn tại tổ chức của cả một hệ thống ý niệm theo mẫu của một
hệ thống ý niệm nào đó khác.
c. Ẩn dụ bản thể (ontological metaphor):
Ẩn dụ bản thể là tình trạng bản thể dẫn đến các phạm trù chung của các khái
niệm đích trừu tƣợng. Hay chúng ta thƣờng diễn đạt trải nghiệm của chúng ta dƣới
dạng sự vật, chất liệu, vật chứa.
Ví dụ: - Tôi không dính líu vào cuộc cãi vã này. [28, tr.92]
- Tôi đứng ngoài cuộc cãi vã của họ. [28, tr.92]
26
1.2.2.4. Sơ đồ tỏa tia
Khái niệm tỏa tia là trọng tâm của ngữ nghĩa học tri nhận. Chủ trƣơng của
NNHTN đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nên tuân theo sự nghiệm thân, nhận
thức và ý niệm hóa của con ngƣời về thế giới. Các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm
nghiên cứu đến hiện tƣợng đa nghĩa của từ. Sơ đồ tỏa tia của ý niệm là sự khái
quát biến chuyển ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ dựa trên sự phân biệt của các
thành tố nghĩa và mối liên hệ giữa ý nghĩa của nguyên mẫu, ý nghĩa chính và các
nghĩa phái sinh.
Taylor (2003) và Lakoff (1992) cho rằng, nghĩa của từ thuộc phạm trù ngữ
nghĩa. Các nghĩa không giống nhau của một từ sẽ tƣơng ứng với các thành viên
không giống nhau của phạm trù. Lý thuyết của Taylor chỉ dừng lại trên chuỗi ngữ
nghĩa tuyến tính đối với việc phân tích mở rộng từ đa nghĩa. Còn theo lý thuyết của
Lakoff thì chỉ ra rằng nghĩa có tính nghĩa gốc cao sẽ gần với nghĩa gốc trung tâm,
nghĩa có tính nghĩa gốc thấp sẽ xa với nghĩa gốc trung tâm.
Sơ đồ 1.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”
Trong sơ đồ tỏa tia trên mỗi đặc trƣng đƣợc minh họa bằng một điểm mốc và
đƣợc thể hiện bằng một dấu chấm tròn, các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc
thể hiện các mối quan hệ giữa các nghĩa thành viên.
1.2.2.5. Mô hình tri nhận
Theo lý thuyết của Lakoff, mô hình tri nhận là phƣơng thức tri nhận đƣợc hình
thành trên cơ sở các tác động tƣơng hỗ giữa con ngƣời với thế giới bên ngoài, tạo
thành các phƣơng thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con ngƣời, vì vậy
Lakoff gọi đây là mô hình tri nhận ý tƣởng hóa. Dựa vào lập luận của Lakoff (1987)
ta có ba kiểu mô hình tri nhận thƣờng gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là:
27
- Mô hình cấu trúc mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý
niệm đƣợc biểu hiện bằng mô hình mệnh đề.
- Mô hình sơ đồ hình ảnh: mọi sơ đồ hình ảnh đều liên quan đến cấu trúc
không gian, vì vậy mọi kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự chuyển
dịch, hình dạng đều đƣợc lƣu giữ bằng loại mô hình này.
- Mô hình ẩn dụ: một mệnh đề hay một sơ đồ hình ảnh hình thành một mô
hình ẩn dụ dựa trên cấu tạo tƣơng ứng của một phóng chiếu từ vùng tri nhận này lên
vùng tri nhận khác. Mô hình ẩn dụ đƣợc dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận
về các sự vật trừu tƣợng.
[96, tr.122]
Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa và các ý niệm,
có ý niệm đƣợc giải thích trực tiếp nhƣng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng
mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp mà ẩn dụ là điển hình.
1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ
1.2.3.1. Quan niệm về thành ngữ
1.2.3.1.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt đƣợc
các nhà nghiên cứu trình bày trong các sách nghiên cứu cũng nhƣ trong tạp chí ngôn
ngữ. Về cơ bản, các khái niệm đều có nội dung chính, nêu rõ đặc điểm của thành
ngữ là những cụm từ cố định. Có thể nêu ra một số quan niệm nhƣ sau:
Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1999) trong quyển ―Đại từ điển Tiếng Việt‖ đã cho
rằng: ―Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự
vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo thành và được lưu
truyền trong dân gian và văn chương‖. [42, tr.1530].
Tác giả Hoàng Phê (2002) trong quyển ―Từ điển tiếng Việt‖ lại quan niệm
về thành ngữ:―Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa
thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nên
nó‖. [31, tr.915]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) trong quyển ―Từ vựng học‖ đã chỉ rõ:
―Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính
gợi cảm‖. [8, tr.77]
28
Trong khi đó, tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong quyển Thành ngữ học
tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng rộng
rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ‖. [10, tr.27]
Tác giả Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2007) trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý
nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm‖. [6, tr.157].
Các quan niệm về thành ngữ của các tác giả nêu trên mặc dù có đôi chỗ chƣa
thống nhất nhƣng là những ý kiến quý báu để nhận diện thành ngữ. Những quan
niệm đó đều làm sáng tỏ đặc điểm của thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố
định có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến không thể tách rời nhau và là đơn vị có
sẵn trong kho từ vựng tiếng Việt. Mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoàn
chỉnh dùng để gọi tên sự vật, trạng thái, tính chất, hành động....
Vì mục đích của đề tài “Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” để tiện cho việc nghiên cứu và khảo
sát chúng tôi dựa vào ba tiêu chí sau:
1. Hình thức: thành ngữ thể hiện là một cụm từ cố định (tƣơng đƣơng với từ).
2. Nội dung: thành ngữ diễn đạt một khái niệm.
3. Chức năng: thành ngữ có chức năng định danh dùng để gọi tên sự vật, hiện
tƣợng, trạng thái, tính chất, hành động.... và có tính hình tƣợng.
Tuy nhiên, một số đặc điểm của thành ngữ cũng có trong các đơn vị ngôn ngữ
khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ. Do đó, cần phải có sự phân biệt thành ngữ với những
đơn vị ngôn ngữ này.
Phân biệt thành ngữ với quán ngữ: tác giả Đỗ Hữu Châu (2007) trong cuốn
Giáo trình từ vựng học tiếng Việt đã viết: ―Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn
không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại
với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác
dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy,
liên kết, để chuyển ý, để thể hiện hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm
chức năng rào đón‖ [4, tr.80]. Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định, ví dụ nhƣ: nói khí
vô phép, nói trộm vía, chẳng có lí do gì, tóm lại, đáng chú ý là… đƣợc sản sinh trong
quá trình giao tiếp, vì thế nó có thể mang theo tất cả những đặc điểm đƣợc thể hiện
29
trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu tố lời nói. Nhƣ vậy, sự khác biệt lớn
nhất giữa thành ngữ và quán ngữ là ở chỗ, quán ngữ không có chức năng định danh
dùng để gọi tên sự vật, hiện tƣợng… mà chỉ cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích
đƣa đẩy hoặc gây sự chú ý trong tình huống giao tiếp.
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ: ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là những
mối quan hệ chằng chéo qua lại, nhiều khi phức tạp nên khó có sự phân biệt rạch ròi
giữa chúng. Đó cũng là nguyên nhân vì sao vẫn chƣa có sự thống nhất ý kiến giữa
các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Đối với việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn
cứ trên ba phƣơng diện. Về mặt hình thức, thành ngữ là một cụm từ cố định (tƣơng
đƣơng với từ), còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng.
Về mặt nội dung, thành ngữ diễn đạt một khái niệm, còn nội dung ý nghĩa của tục
ngữ là gần với một thông báo hoàn chỉnh. Về mặt chức năng, thành ngữ có chức
năng định danh, còn chức năng của tục ngữ là chức năng thông báo.
Tóm lại, với những phân tích trên, ranh giới giữa thành ngữ với các đơn vị
ngôn ngữ khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ là khá rõ ràng. Vì mục đích nghiên cứu của
đề tài, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ tiếng Việt có uy tín và đƣợc
nhiều ngƣời chấp nhận để làm ngữ liệu nghiên cứu cho đề tài luận án.
1.2.3.1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán
Trong khi đó ngƣời Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ nhƣ sau:
Tác giả 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方毅等 (Phƣơng Nghị Đẳng) (1915)
trong quyển ―辞源‖ (Từ Nguyên) đã quan niệm: ―Thành ngữ là cổ ngữ, phàm
những gì lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành
ngữ‖. [74, tr.653]
Tác giả 胡育受 (Hồ Dục Thụ) (1939) trong quyển ―现代汉语‖ (Tiếng Hán
hiện đại) cho rằng: ―Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với
quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với
quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường thì thành ngữ có kết cấu
chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, cũng không như quán ngữ có
thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác‖. [68, tr.175]
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY

More Related Content

What's hot

Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...PinkHandmade
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...nataliej4
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đLuận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 

Similar to Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY

Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnTử Dương Xanh
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...luanvantrust
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 

Similar to Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY (20)

Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
 
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu SẻPhân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng ViệtLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
 
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Huế, 2019
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Liêu Linh Chuyên 2. TS. Nguyễn Văn Lập Huế, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả luận án Phan Phƣơng Thanh
  • 4. Lời Cảm Ơn Trân trọng cám ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Bộ môn Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế với tƣ cách là đơn vị đào tạo và tổ chức cho luận án này bảo vệ. Xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Liêu Linh Chuyên và TS. Nguyễn Văn Lập là những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn chu đáo, tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình góp ý giúp đỡ động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin mãi biết ơn các vị Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy, tham gia Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã có những ý kiến đóng góp hết sức nhiệt tình và sâu sắc giúp tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những ngƣời luôn khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Huế, tháng 1 năm 2019 Tác giả luận án Phan Phƣơng Thanh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 5. Ngữ liệu nghiên cứu ............................................................................................3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4 7. Đóng góp của luận án ..........................................................................................8 8. Bố cục của luận án...............................................................................................9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN......10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài ...............................................................................................................10 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật................................10 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ.............................................13 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án.............................................................................19 1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận...................................19 1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận ................................................22 1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ ......................................................27 1.2.4. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận...................34 1.3. Tiểu kết ...........................................................................................................36 Chƣơng 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ....................................38 2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán .................................................................38 2.1.1. Điển mẫu ..................................................................................................38 2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ..............................................................................39 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ...45 2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa ..............................................................................45 2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.........................................................................55
  • 6. 2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ....58 2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán....58 2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Hán ................................................................................61 2.4. Tiểu kết ...........................................................................................................76 Chƣơng 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN.................78 3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ...................................................................................78 3.1.1. Điển mẫu ..................................................................................................78 3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ..............................................................................79 3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ...85 3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa ..............................................................................85 3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.........................................................................93 3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt....96 3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ...96 3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Việt................................................................................99 3.4. Tiểu kết .........................................................................................................114 Chƣơng 4 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN...116 4.1. Những tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận..........................................116 4.1.1 Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt....116 4.1.2. Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt..............................................117 4.1.3. Những tƣơng đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt..............................................123
  • 7. 4.2. Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.........................................127 4.2.1. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .............127 4.2.2. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt...........................................................127 4.2.3. Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt....................................................134 4.3. Tiểu kết .........................................................................................................140 KẾT LUẬN............................................................................................................141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................145 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NNHTN : Ngôn ngữ học tri nhận 2. ADTN : Ẩn dụ tri nhận 3. BPCT : Bộ phận cơ thể 4. KHXH & NHÂN VĂN : Khoa học Xã hội và Nhân văn 5. KHXH : Khoa học Xã hội 6. ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội 7. ĐH SP TP. HCM : Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh 8. NXB : Nhà xuất bản 9. Stt : Số thứ tự 10. T/c NN : Tạp chí Ngôn ngữ 11. T/c NN & ĐS : Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống 12. Tr. : Trang
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “ loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán ......39 Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán ........................................................................................42 Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán ...............................................................................................44 Bảng 2.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong tiếng Hán ...............................................................................................46 Bảng 2.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác trong tiếng Hán .............................................................................48 Bảng 2.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Hán ................................50 Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán ...............................................................................................51 Bảng 2.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán......54 Bảng 2.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Hán.....................................................................62 Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt .......79 Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt ..82 Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt ...............................................................................................84 Bảng 3.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong tiếng Việt ...............................................................................................86 Bảng 3.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác trong tiếng Việt .............................................................................88 Bảng 3.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Việt................................89 Bảng 3.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt ...............................................................................................89 Bảng 3.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt....91 Bảng 3.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Việt...................................................................100
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) ..........................................................40 Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ) ................................................................40 Sơ đồ 2.3. Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU) ...........................................................41 Sơ đồ 2.4. Mô hình tỏa tia của “狗” (CHÓ)..............................................................42 Sơ đồ 2.5. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) ............................................................43 Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM) ............................................................43 Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI)................................................................44 Sơ đồ 2.8. Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH) ...........................................................45 Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ” .....................................................................80 Sơ đồ 3.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”...................................................................81 Sơ đồ 3.3. Mô hình tỏa tia của “GÀ”........................................................................81 Sơ đồ 3.4. Mô hình tỏa tia của “HỔ”........................................................................82 Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU”.....................................................................83 Sơ đồ 3.6. Mô hình tỏa tia của “GAN”.....................................................................83 Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU” .....................................................................84 Sơ đồ 3.8. Mô hình tỏa tia của “CẮN” .....................................................................85
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài ngƣời. Nhƣng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những từ ngữ rõ ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số hình thức diễn đạt khác để thay thế, ví dụ: thành ngữ ―Ngựa xe như nước‖ để khắc hoạ một cảnh tƣợng phồn hoa và náo nhiệt; thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ để chỉ một số ngƣời ngoài miệng ngon ngọt nhƣng tâm địa rất độc ác, nham hiểm; hay để biểu thị từ một nơi xa xôi mang đến một món quà, tuy không có giá trị, nhƣng đầy tình cảm chứa chan chúng ta sử dụng thành ngữ ―Ngàn dặm tặng lông thiên nga‖... Cho đến nay thành ngữ đã đƣợc mọi ngƣời ứng dụng một cách rộng rãi trong giao tiếp. Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Nó là một trong những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa ẩn dụ nhiều nhất và phong phú nhất. Do đó, để tiến hành giao tiếp một cách thành thạo nhƣ ngƣời bản địa, ngƣời học cần đang giao tiếp phải hiểu và sử dụng đúng thành ngữ của ngôn ngữ. Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật và các hiện tƣợng tự nhiên chiếm một số lƣợng khá lớn trong hệ thống thành ngữ. Hình ảnh phổ quát và riêng biệt trong thế giới tự nhiên khúc xạ qua tƣ duy mỗi dân tộc là khác nhau và để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc khá rõ nét. Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó các con vật đƣợc thể hiện, đƣợc con ngƣời cảm nhận và khai thác để phục vụ cho những diễn đạt khác. Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau nhƣ: thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong thơ ca, ẩn dụ ý niệm thực vật, ẩn dụ thời gian, ẩn dụ phạm trù lửa… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cũng chiếm một số lƣợng khá nhiều, chẳng hạn nhƣ: công trình nghiên cứu về thành ngữ có từ chỉ động vật là 12 con vật nhƣ: chó, mèo, gà…từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những miền đích trừu tƣợng, từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong các ngôn ngữ.
  • 12. 2 Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thành ngữ theo quan niệm truyền thống. Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dƣới ánh sáng của lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc trƣng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nâng cao chất lƣợng cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng nhƣ xây dựng giáo trình dịch thuật thành ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản, từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án. - Xác định các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những phạm trù ngữ nghĩa. - Xác lập miền ý niệm đích từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý niệm nguồn. - Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để hiểu đƣợc quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ. - Phân tích cơ chế ánh xạ ẩn dụ của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật qua đó tìm hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tƣ duy ngôn ngữ qua thành ngữ.
  • 13. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiên cứu về một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấn mạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích trừu tƣợng trong hai ngôn ngữ này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. 5. Ngữ liệu nghiên cứu Nhằm đáp ứng yêu cầu của luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn ngữ liệu có uy tín để tiến hành tổng hợp, thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể nhƣ sau: Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong quyển ―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản năm 2002 của 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên. [85] Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên. [41] Những thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đều dịch sang tiếng Việt. Để đảm bảo cho phần dịch sang tiếng Việt đƣợc hiểu đúng nghĩa, chúng tôi dịch theo ba hƣớng. Hƣớng thứ nhất: phiên âm Hán Việt, ví dụ:―放虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn); hƣớng thứ hai: dịch theo nghĩa đen, tức là dịch từng từ, ví dụ:―放虎归山‖ (Thả hổ về rừng); hƣớng thứ ba: dịch thoát nghĩa chủ yếu là dịch theo nghĩa bóng và phần lớn là chỉ chuyển dịch ý nghĩa bề sâu hoặc tìm thành ngữ tƣơng đƣơng, ví dụ: ―放虎归山‖ (Ví việc làm vô cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi thế hoành hành). Cách chuyển dịch nhƣ vừa nêu trên sẽ giúp chúng tôi thuận tiện hơn trong việc tìm ra miền nguồn các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến miền đích là các ý niệm trừu tƣợng khác.
  • 14. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp cơ bản sau đây: 6.1. Phƣơng pháp xử lí ngữ liệu Để thực hiện đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm từ loài vật trong thành ngữ đƣợc khai thác từ miền nguồn và miền đích trong nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trƣớc hết chúng tôi sẽ tiến hành xử lí ngữ liệu trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cụ thể nhƣ sau: + Thống kê nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt  Nhóm từ ngữ chỉ loài vật trong thành ngữ  Nhóm từ ngữ chỉ các BPCT của loài vật  Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật  Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật + Thống kê các kiểu cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt  Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng  Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng a. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán - Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán Trên cơ sở 10.364 đơn vị thành ngữ có trong quyển―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) do Tống Vĩnh Bồi (chủ biên), chúng tôi đã thu thập đƣợc 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 6.59% trong tổng số thành ngữ tiếng Hán và có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán, cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ: ―厉兵秣马‖ (Lệ binh mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến) nhƣng lại xuất hiện hai hoặc ba thành ngữ biến thể nhƣ: ―砺戈秣马‖ (Lệ qua mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến),―秣马厉兵‖ (Mạt mã lệ binh = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến), chính vì thế những biến thể thành ngữ nhƣ trình bày ở trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
  • 15. 5 + Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Hán Dựa vào kết quả thu đƣợc là 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ: 马 (ngựa) chiếm tỉ lệ 19.98%, 虎 (hổ) chiếm tỉ lệ 13.71%, 牛 (trâu) chiếm tỉ lệ 7.12%, 狗 (chó) chiếm tỉ lệ 6.48%... xuất hiện trong thành ngữ, chúng tôi dựa vào phân loại của từng loài vật xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật nhƣ: nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ cao nhất 25.61%, tiếp đến là nhóm chim (trời) 23.17%, nhóm côn trùng (sâu bọ) có 19.51% và nhóm sinh vật sống dƣới nƣớc 14.63% chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau, bên cạnh đó nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ khá thấp là 9.76%, cuối cùng chiếm số lƣợng thấp nhất là nhóm vật giả tƣởng 6.10% và nhóm gặm nhấm 1.22%. + Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán Các BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Hán, qua thống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Hán với 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có 20 từ ngữ chỉ BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 120 lần trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 头 (đầu) chiếm tỉ lệ 18.33%, 心 (tim) chiếm tỉ lệ 10.00%. + Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi đã thống kê đƣợc 18 động từ có tần số xuất hiện là 94 lần trong thành ngữ, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 飞 (phi) chiếm tỉ lệ 22.34%, 鸣 (minh) chiếm tỉ lệ 17.02%, 吠 (phệ) chiếm tỉ lệ 11.7%. + Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật trong thành ngữ tiếng Hán Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi đã thống kê đƣợc 14 động từ có tần số xuất hiện 31 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 杀 (giết) chiếm tỉ lệ 22.93%, 骑 (cƣỡi) chiếm tỉ lệ 22.58%, 打 (đánh) chiếm tỉ lệ 6.45%, 摸 (bắt) chiếm tỉ lệ 6.45%.
  • 16. 6 - Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu thập đƣợc chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc của thành ngữ nhƣ sau: + Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng + Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng b. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt - Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt Dựa vào 8.000 đơn vị thành ngữ có trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, chúng tôi đã thu thập 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 8.69% trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và chúng tôi cũng nhận thấy rằng có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ, cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ:―Bới đầu cá vạch đầu tôm‖ nhƣng lại xuất hiện đến hai hoặc ba biến thể thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: “Chặt đầu cá vá đầu tôm‖, ―Giật đầu cá vá đầu tôm‖, ―Vặt đầu cá vá đầu tôm‖, vì vậy những biến thể của thành ngữ nhƣ trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ. + Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Việt Dựa vào kết quả thu đƣợc là 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ: chó có tỉ lệ 9.88% cao nhất, tiếp đến là trâu chiếm tỉ lệ 7.74%, gà chiếm tỉ lệ 4.83% và hổ chiếm tỉ lệ 4.71%… xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật nhƣ: nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 28.00% cao nhất, nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ khá cao 22.00%, tiếp đến nhóm có tỉ lệ cao gần bằng nhau là nhóm sinh vật sống dƣới nƣớc với tỉ lệ 19.00% và nhóm côn trùng (sâu bọ) 18.00%, nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ 8.00% khá thấp, cuối cùng nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm vật giả tƣởng 3.00% và nhóm gặm nhấm 2.00%. + Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt, qua thống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt với 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có
  • 17. 7 20 thành ngữ chứa tên gọi BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 139 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: đầu chiếm tỉ lệ 20.14% cao nhất, tiếp đến là gan chiếm tỉ lệ 11.51%. + Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê đƣợc 39 động từ của loài vật với tần số xuất hiện là 122 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: kêu chiếm tỉ lệ 15.57%, cắn chiếm tỉ lệ 9.02%. + Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê đƣợc 22 động từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật với tần số xuất hiện 45 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: cưỡi chiếm tỉ lệ 15.57%, bắt chiếm tỉ lệ 9.02%, đánh chiếm tỉ lệ 8.02%. - Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt Dựa vào kết quả thu thập đƣợc 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc trong thành ngữ, để cho việc tiến hành nghiên cứu đƣợc thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm cấu trúc trong thành ngữ nhƣ sau: + Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng + Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng Từ việc thống kê các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc của thành ngữ, trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa thông qua đó sẽ tìm ra các miền đích từ miền nguồn loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ. 6.2. Phƣơng pháp phân tích miêu tả Từ kết quả thống kê thu thập có đƣợc trong các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc đƣợc sử dụng trong thành ngữ, chúng tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. + Thông qua ý nghĩa của các thành ngữ chúng tôi sẽ xác định những nhóm thành ngữ có cùng ý nghĩa khái quát tạo thành những miền ý niệm.
  • 18. 8 + Khám phá những cấu trúc ADTN thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt; sau đó tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong các mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. + Mỗi nhóm kiểu cấu trúc của thành ngữ nhƣ trên đều mang những nghĩa biểu trƣng khác nhau. Do đó, chúng tôi có thể phạm trù hóa các thành ngữ theo ý nghĩa mà nó có thể phản ánh (ví dụ: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh…). Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tuyển chọn những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn sang miền đích. - Thủ pháp tỏa tia: là khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ đƣợc xem là điển mẫu đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Thành tố trung tâm là nghĩa gốc của từ, các nghĩa phái sinh là các nghĩa chuyển ẩn dụ có vai trò mở rộng nghĩa. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ miêu tả những điển mẫu có tần số xuất hiện cao với sự chuyển nghĩa theo các lĩnh vực. Các thành tố trong mỗi ý niệm sẽ đƣợc liệt kê lần lƣợt theo đặc tính xa dần nguyên gốc. - Thủ pháp miêu tả ngữ nghĩa: xác lập những mối quan hệ ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật làm cơ sở thiết lập thành từng phạm trù. + Khái quát thành các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm: thành ngữ sử dụng các BPCT của loài vật, thành ngữ có sử dụng các cặp loài vật sóng đôi, thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật, thành ngữ có sử dụng hoạt động của loài vật, thành ngữ có sử dụng loài vật với đối tƣợng khác, để khái quát thành các phạm trù với các công thức. 6.3. Phƣơng pháp đối chiếu Để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong sự chuyển di ánh xạ từ miền nguồn các ý niệm của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích trừu tƣợng của hai ngôn ngữ Hán, Việt. Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc trƣng văn hóa - tƣ duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. 7. Đóng góp của luận án Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
  • 19. 9 Về ý nghĩa thực tiễn: Công trình nghiên cứu của luận án sẽ ứng dụng những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc ứng dụng trong công tác giảng dạy, công tác dịch thuật và xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Trong chƣơng này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thành ngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật; cơ sở lý thuyết của đề tài luận án gồm có: những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trong đó chú trọng về ngữ nghĩa học tri nhận liên quan đến ẩn dụ tri nhận, thành ngữ. Chƣơng này sẽ đặt nền móng lí thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chƣơng tiếp theo. Chƣơng 2: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán. Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán. Chƣơng 3: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu nhƣ ở chƣơng 2. Chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt. Chƣơng 4: Những điểm tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Từ kết quả có đƣợc ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
  • 20. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật a. Những nghiên cứu ở nước ngoài Thành quả nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa động vật ở Trung Quốc, trong đó có mƣời hai con giáp, phải nói đến bài ―汉语词义学‖ (Nghĩa học của từ vựng tiếng Hán) [86] của tác giả 苏新春 (Tô Tân Xuân) (1997) tập trung phân tích về nguồn gốc của lớp từ chỉ đến động vật trong tiếng Hán, từ đó chỉ ra đặc điểm tƣ duy liên tƣởng của ngƣời Trung Quốc qua sự liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Trong cuốn ―汉语词义系统研究‖ (Hệ thống ngữ nghĩa của từ tiếng Hán) [88] của tác giả 王军 (Vƣơng Quân) (2005), tác giả đã kết hợp lí luận với thực tiễn làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học, trong đó có đề cập đến đặc trƣng tâm lý, văn hóa dân tộc thể hiện qua ý nghĩa tƣợng trƣng của từ chỉ động vật trong tiếng Hán. Công trình ―汉语词汇的文化透视‖ (Góc nhìn văn hóa trong từ vựng tiếng Hán) [87] của tác giả 王国安、王小曼 (Vƣơng Quốc An, Vƣơng Tiểu Mạn) (2011) đã chọn góc nghiên cứu lịch đại, thông qua khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ chỉ động vật, chỉ ra ý nghĩa văn hóa qua ngôn ngữ. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học phải kể đến công trình nhan đề ―汉英动物名称的国俗同义现‖ (Hiện tượng đồng nghĩa đất nước học trong tên gọi động vật Hán Anh) của đồng tác giả 王德春, 王建华 (Vƣơng Đức Xuân và Vƣơng Kiến Hoa) (1995) [91]. Tiếp đó là công trình mang tên ―汉语动物 词语之的国俗语义研究‖ (Nghiên cứu ngữ nghĩa đất nước học của từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán) [71] của tác giả 李月松 (Lí Nguyệt Tùng) (2008), tác giả đã chỉ ra cơ sở định danh tên gọi động vật của từng loài. Tác giả cho rằng, ngữ nghĩa của lớp từ chỉ động vật trong tiếng Hán phản ánh rõ nét đặc trƣng tƣ duy, quan niệm luân lý truyền thống của ngƣời Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ chọn góc nghiên cứu này, trƣớc hết phải kể đến công trình ―中英动物词文化对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu văn
  • 21. 11 hóa từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) [65] của tác giả 郝丽 (Hách Lệ) (2010) đã thu thập và thống kê từ ngữ chỉ động vật, cùng là một con vật nhƣng giá trị ngữ nghĩa và văn hóa của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn nhƣ: hình ảnh “con chó” trong tâm thức của ngƣời Anh và ngƣời Trung Quốc, chúng ta bắt gặp hiện tƣợng khác nhau về tình cảm đối với con vật này. Trong tâm thức của ngƣời Trung Quốc “chó” có vị trí thấp hèn, là đối tƣợng bị khinh rẻ, coi thƣờng. Vì vậy, những từ ngữ liên quan đến “chó” trong tiếng Hán phần lớn là những từ mang nghĩa xấu nhƣ: chó săn, chó ghẻ... trong khi đó ngƣời Anh lại xem “chó” nhƣ là thú cƣng trong nhà, vì vậy những từ ngữ liên quan đến “chó” thƣờng mang nghĩa tích cực nhƣ: lucky dog, a gay dog… Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt về văn hóa thông qua các từ ngữ chỉ con vật đƣợc thể hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Anh. Tiếp đến là công trình ―汉越生肖词语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt) [56] của tác giả 裴氏恒娥 (Bùi Thị Hằng Nga) (2015) là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Trung Quốc, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu, thông qua khảo sát và phân tích, chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt của lớp từ chỉ mƣời hai con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt qua ngữ liệu từ thành ngữ, tục ngữ, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc về con giáp. Bên cạnh đó còn có một số công trình nhƣ: Luận văn thạc sĩ ―汉语动物成语 的语言文化研究‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [63] của tác giả 董晓荣 (Đổng Hiểu Vinh) (2012) đã tiến hành thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Trên cơ sở đó, tác giả đã chia các loài động vật thành sáu nhóm và sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: nhóm 12 con giáp, nhóm tứ linh, nhóm gia cầm, nhóm gia súc, nhóm loài vật dƣới nƣớc và nhóm côn trùng đƣợc thể hiện qua nghĩa biểu trƣng của từng nhóm loài động vật trong thành ngữ tiếng Hán, qua đó có thể giúp ngƣời đọc thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của ngƣời Trung Quốc. b. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngày càng nhiều học giả quan tâm đến trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa chỉ động vật. Trong công trình ―Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của
  • 22. 12 nhóm từ chỉ động thực vật tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)‖ [35] của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2003) đã nghiên cứu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt qua từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, công trình tiến hành khảo sát cách dùng từ chỉ động thực vật với nghĩa đen và nghĩa bóng, mục đích để so sánh từ chỉ động thực vật tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong lối sống, lối suy nghĩ của hai cộng đồng Việt, Anh. Tác giả đã vận dụng kết quả đạt đƣợc và đƣa ra một số gợi ý xoay quanh việc giảng dạy và dịch thuật từ chỉ động thực vật trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ. Công trình ―Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian người Việt‖ [30] của tác giả Triều Nguyên (2007) đã tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa ngƣời Việt. Trong công trình có 100 động vật đƣợc nêu tên để lấy ý kiến phân loại và đánh giá theo thang điểm 50 nhân chứng của ngƣời Thừa Thiên Huế, với 19 tiêu chí nhƣ: sạch - bẩn, nhanh - chậm, chăm - lƣời, có lợi - có hại, đẹp - xấu… Tác giả đã giúp ngƣời đọc nắm đƣợc ý nghĩa vốn có trong tên gọi động vật của ngƣời Việt và từ đó nhận ra đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, với 50 nhân chứng là ngƣời Thừa Thiên Huế vẫn còn quá mỏng, hơn nữa 100 động vật đƣợc chọn đƣa vào bảng điều tra chƣa thể cho là đầy đủ và thấu đáo đƣợc. Bài báo―So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt‖ [22] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ (2007) đã chọn một số từ trong lớp từ vựng tên gọi động vật thân thuộc trong tiếng Hán và tiếng Việt để phân tích, so sánh, đối chiếu hàm nghĩa văn hoá của hai ngôn ngữ Hán và Việt. Kết quả so sánh đối chiếu sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt trong quan niệm về văn hóa của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam. Với bài ―Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh‖ [5] của tác giả Liêu Linh Chuyên (2014) đã nghiên cứu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc và ngƣời Anh. Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc cách tri nhận về các con vật nhƣ: Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của mỗi dân tộc mang những nghĩa biểu trƣng khác nhau. Việc so sánh đối chiếu từ Rồng (龙, Dragon) và Chó
  • 23. 13 (狗, Dog) đã phần nào giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc nội hàm văn hóa đƣợc ẩn sâu bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây có một số bài viết về con giáp trong ngôn ngữ - văn hóa Trung Việt, nhƣ ―Chữ 羊 dương trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam và Trung Hoa ‖ (2015) [11], ―Con gà trong ngôn ngữ Trung - Việt‖ (2017) [12], ― Chó trong ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt‖ (2018) [13] của tác giả Phạm Ngọc Hàm. Trong đó, tác giả đi từ tính chất biểu ý của chữ Hán, tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu về cấu trúc và ý nghĩa của các từ ngữ có chứa yếu tố chỉ con giáp, từ đó chỉ ra hàm ý văn hóa của các từ ngữ này cũng nhƣ đặc điểm tri nhận của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam về con dê, con gà, con chó nằm trong hệ thống mƣời hai con giáp. Với những bài viết đã nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ đã cung cấp những kiến thức mang tính ứng dụng thực tế nhƣ: đề tài nghiên cứu ―Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam‖ [21] của tác giả Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm đƣợc dùng với nghĩa biểu vật trong ca dao, tục ngữ của ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc có thêm cái nhìn lí thú về hình ảnh con cá, con tôm và hiểu rõ hơn về “cái biểu đạt”, phƣơng tiện quan trọng tạo nên nghĩa biểu trƣng của tục ngữ, ca dao. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu ―Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao người Việt‖ [38] của tác giả Lê Thị Thuận (2011) đã dành một số trang miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao của ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp chúng ta thấy đƣợc vai trò của việc sử dụng lớp từ ngữ này trong đồng dao và văn hóa của ngƣời Việt Nam. Tóm lại, những bài viết và các công trình đƣợc trình bày trên đây đã đƣợc các tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: trƣờng từ vựng ngữ nghĩa động vật, từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học, thế giới động vật dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật... Kết quả của các công trình và bài viết trên đã phần nào giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn lí thú về văn hóa của các dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trƣng của các con vật. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ a. Những nghiên cứu ở nước ngoài - Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống có các công trình cụ thể nhƣ sau:
  • 24. 14 Luận văn thạc sĩ ―汉、越动物成语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [92] của tác giả 韦氏水 (Vi Thị Thủy) (2012) đã tiến hành thống kê tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán là 631 thành ngữ, tiếng Việt là 649 thành ngữ, trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành thống kê phân loại nhóm loài vật, nhằm tìm hiểu nét biểu trƣng của từng loài vật, và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam. Trong đề tài luận văn thạc sĩ ―汉英成语中动物隐喻对比研究‖ (Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ yếu tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [79] của tác giả 潘蓉蓉 (Phan Dung Dung) (2014) đã chọn 12 con vật nhƣ: chó, mèo, lợn, trâu, ngựa, dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vƣợn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là: loài vật nuôi và loài thú hoang dã. Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những miền đích trừu tƣợng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt. Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về ngôn ngữ và cách tƣ duy của hai dân tộc trong cách ngƣời Hán và ngƣời Anh ý niệm hóa các từ ngữ chỉ động vật. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới đề cập đến 12 từ ngữ chỉ loài vật trên ngữ liệu là thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh. Cũng với hƣớng đi nhƣ vậy, với đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语问题研究‖ (Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [64] của tác giả 房 培 (Phòng Bồi) (2007); đề tài nghiên cứu ―汉越动物成语比较研究‖ (Nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [81] của tác giả 阮氏青香 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng) (2011); đề tài nghiên cứu ―对外汉语教学中的动物成语教学研究‖ (Nghiên cứu giảng dạy thành ngữ động vật trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại) [97] của tác giả 赵钰 (Triệu Ngọc) (2012); đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语研究‖ (Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [60] của tác giả 陈静 (Trần Tĩnh) (2016) … - Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có các công trình nhƣ sau: Ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có một số bài viết nhƣ: bài ―汉、英成语的认 知语言学研究述评 ‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [69] của tác giả 蒋澄生 (Tƣớng Trừng Sinh) (2006), tác giả đã vận
  • 25. 15 dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để tiến hành nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Anh, mục đích là tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ này. Bài viết ―汉语饮食成语隐喻研究——认知与文 化视角‖ (Nghiên cứu ẩn dụ thành ngữ ẩm thực tiếng Hán dưới góc nhìn văn hóa và tri nhận) [77] của tác giả 孟然妹(Mạnh Nhiên Muội) (2010), tác giả đã thống kê hơn 1000 thành ngữ ẩm thực, và đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ẩn dụ tri nhận để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Mục đích của việc nghiên cứu thành ngữ ẩm thực là: vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận để tiến hành phân tích thành ngữ tiếng Hán, tìm hiểu khái niệm ẩn dụ; Trên cơ sở những phƣơng thức biểu đạt ẩn dụ về thành ngữ ẩm thực, từ đó giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc văn hóa, quan niệm, phong tục tập quán của ngƣời Trung Quốc. Cũng ở góc độ này, với bài viết ―汉语眼睛成语的认知研究‖ (Nghiên cứu tri nhận thành ngữ có từ ―Mắt‖trong tiếng Hán) [94] của tác giả 尹桂英 (Y Quế Anh) (2015), tác giả sử dụng những thành ngữ có từ “mắt” trong tiếng Hán, để tiến hành nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ dƣới góc nhìn tri nhận. Về chức năng “mắt” nằm ở vị trí trung tâm trong cảm quan, vì thế tính mấu chốt của “mắt” đƣợc ánh xạ sang khái niệm khác nhau. Thông qua thành ngữ nhƣ: ―掩目捕雀‖ (Bịt mắt bắt chim công) nghĩa đen của thành ngữ này là “che con mắt để bắt chim công”, ý nghĩa quy ƣớc của thành ngữ này là hành động một cách mù quáng không thể đạt đƣợc mục đích. Nhƣ vậy, xem xét các thành ngữ có từ “mắt”, chúng ta có thể thấy đƣợc những nét đặc trƣng văn hóa dân tộc thể hiện qua chúng, giúp chúng ta hiểu rõ thêm nền văn hóa và tâm hồn dân tộc. Bên cạnh đó, còn có một số công trình là luận văn thạc sĩ nhƣ: “成语的隐喻 认知研究‖ (Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ) [72] của tác giả 刘婷 (Lƣu Đình) (2010), kết hợp với hán ngữ đối ngoại thống kê đƣợc 308 thành ngữ, trình bày rõ các loại hình tạo nên hình thức thành ngữ và nguyên nhân ẩn dụ bên trong, nói rõ đặc trƣng và kết cấu ngữ nghĩa của thành ngữ, phân tích cơ sở tri nhận của thành ngữ, từ đó thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa dân tộc trong ẩn dụ tri nhận về thành ngữ. Với kết quả nghiên cứu đƣợc, để giúp cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hán dƣới góc nhìn ẩn dụ tri nhận. Tác giả đã vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việc dạy tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài, giúp cho lƣu học sinh hiểu rõ về ý nghĩa và
  • 26. 16 quá trình tạo nên thành ngữ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu lí luận thành ngữ vào quá trình giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài. Tóm lại, các tác giả với các công trình tiêu biểu kể trên đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu những phạm trù khác nhau đƣợc thể hiện qua thành ngữ. b. Những nghiên cứu ở trong nước - Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống phải kể đến các công trình nhƣ sau: Trong bài ―Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt‖ [34] của tác giả Phan Văn Quế (1995) đã cho rằng các sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và các con vật là một bộ phận của thế giới khách quan, chúng đƣợc con ngƣời cảm nhận, khai thác để định danh (ở cấp độ từ và thành ngữ) và phục vụ cho những diễn đạt khác (ở các cấp độ tổ chức thông báo lớn hơn). Trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày hai khía cạnh chính là: những con vật nào thƣờng xuất hiện trong thành ngữ và một số đặc điểm về nghĩa của thành ngữ mang tên các con vật. Qua bài viết này chúng ta có thể thấy đƣợc rằng mỗi con vật xuất hiện trong thành ngữ mang những đặc trƣng riêng biệt. Cũng với hƣớng đi nhƣ vậy, trong bài ―Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca dao Việt Nam‖ [29] của tác giả Hà Quang Năng (1997) đã thống kê đƣợc 30 thành ngữ, hơn 60 tục ngữ và một số bài ca dao quen thuộc đề cập đến tên gọi con vật này. Tác giả cho rằng những đặc điểm về hình dáng, kích thƣớc, tính nết, thói quen giá trị sử dụng… đƣợc dùng làm biểu trƣng cho con ngƣời nhƣ: ―Khỏe như trâu‖, ―Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết‖, ―Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã‖… Đồng thời qua đó đã phản ánh quan niệm, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử của đất nƣớc và dân tộc Việt Nam trƣớc đây. Bên cạnh đó, còn có một số bài viết nhƣ: ―Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật)‖ [26] của tác giả Trịnh Cẩm Lan (2009) đã mƣợn những hình ảnh, thuộc tính… của các loài vật nhƣ: chó, chim, cá, hổ, voi… để thể hiện sự phê phán, chê bai kín đáo và ý nhị về con ngƣời. Những giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu văn hóa. Trong bài “Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt‖ [23] của tác giả Đỗ Thị Thu Hƣơng (2017) đã thống kê đƣợc 95 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ
  • 27. 17 tiếng Việt. Tác giả dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa con ngƣời và động vật đã chia 95 loài động vật nhƣ: trâu, bò, ve, cá, lƣơn, chào mào, diều hâu, voi, hổ… chia thành ba nhóm nhƣ: nhóm loài vật gần gũi với con ngƣời, nhóm loài động vật hoang dã, nhóm một số loài khác. Tác giả cho rằng các loài vật đƣợc sử dụng làm chất liệu biểu trƣng trong thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau. Tất cả đã tạo nên một bức tranh rất đầy đủ về hệ thống động vật của đất nƣớc Việt Nam. Ở Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng ngày càng đƣợc coi trọng. Công trình có thành quả cao trong lĩnh vực này phải kể đến cuốn ―Khảo luận ẩn dụ tri nhận‖ [2] của tác giả Trần Văn Cơ. Trong tác phẩm này, tác giả đã tổng kết những quan điểm lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm trình bày trong hai cuốn sách kinh điển của G. Lakoff và M.Johnson là Metaphors We Live By (1980) và Women, fire and the dangerous things: what categories Reaveal about the mind (1987). Trên cơ sở đó, tác giả bàn về ý niệm và ẩn dụ ý niệm, hoạt động sáng tạo của ẩn dụ ý niệm, kinh nghiệm luận, phƣơng pháp luận của học thuyết về ẩn dụ ý niệm và phạm trù hóa thế giới, đều là những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Phan Thế Hƣng cũng có nhiều đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu này. Tác giả đã công bố một số bài viết phân tích tỉ mỉ quan niệm của Arstole và nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó về ẩn dụ và đƣa ra quan niệm về ẩn dụ có giá trị tham khảo cao. Tác giả cho rằng “chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh. Vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại .” Ngoài ra ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận: công trình nghiên cứu về Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [40] của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2008), kết quả của công trình đã tìm ra đƣợc khá nhiều điểm tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của các bộ phận cơ thể ở ngƣời Anh và ngƣời Việt, chẳng hạn nhƣ: KHUÔN MẶT LÀ DANH DỰ CỦA CON NGƢỜI, GIƢƠNG MŨI LÊN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TỰ HÀO, ĐÔI TAY SẠCH HAY BẨN LÀ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH… Qua nghiên cứu và đối chiếu theo các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cho chúng ta thấy đƣợc thành ngữ có đóng góp tích cực vào quá trình tạo nghĩa và hiểu đƣợc tri thức qui ƣớc thì khả năng suy đƣợc nghĩa của thành ngữ đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời là khá cao. Điểm mạnh của luận án là đã đề xuất đƣợc một
  • 28. 18 vài ứng dụng trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, luận án chỉ dừng lại ở nội dung là nghiên cứu thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Anh và tiếng Việt, mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu một số ngôn ngữ khác. Công trình Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [39] của tác giả Trần Bá Tiến (2012) đã chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng. Yếu tố văn hóa và môi trƣờng tạo nên những điểm giống nhau và khác nhau của ngƣời Anh và ngƣời Việt. Chẳng hạn nhƣ: TỨC GIẬN LÀ NHIỆT, VUI LÀ HƢỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƢỚNG XUỐNG, SỢ LÀ LẠNH, XẤU HỔ LÀ MUỐN LẨN TRỐN… Dựa trên những phát hiện về cơ chế nghĩa của thành ngữ và vận dụng những kết quả mới nhất trong ngôn ngữ học tri nhận, tác giả đã áp dụng những kết quả đạt đƣợc trong luận án để giảng dạy thành ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài. Trong công trình Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) [32] của tác giả Vi Trƣờng Phúc (2013) đã cung cấp bức tranh chung về thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, chẳng hạn nhƣ: tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm nhƣ: cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức cấu tạo và biểu đạt nghĩa, nghĩa văn hóa… Từ đó, sẽ xây dựng các miền nguồn và cơ sở tri nhận cũng nhƣ cơ chế ánh xạ chúng vào các miền ý niệm tình cảm VUI, TỨC, BUỒN, SỢ. Với những mô hình ẩn dụ tình cảm trong thành ngữ đang xét nhƣ: TÌNH CẢM LÀ NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN, TÌNH CẢM LÀ NHỮNG THỰC THỂ HỮU TÌNH, TÌNH CẢM LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG THỰC VẬT… Tuy nhiên, ngữ liệu nghiên cứu của luận án cần tiếp tục mở rộng và tiến hành phân tích đối chiếu kĩ hơn quá trình ý niệm hóa và diễn đạt từng miền tâm lí tình cảm trong mỗi ngôn ngữ. Công trình Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ "Nước" và "Lửa" trong tiếng Việt và tiếng Anh từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận [25] của tác giả Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015) tác giả đã vận dụng một số lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để khảo sát và tìm ra đặc điểm tri nhận của hai đất nƣớc Việt và Anh thông qua các thành ngữ có từ chỉ Nƣớc và Lửa trong ngôn ngữ của hai dân tộc, chẳng hạn nhƣ: CHIẾN TRANH, SỰ KHÔNG BÌNH YÊN LÀ LỬA, TÌNH YÊU TRAI GÁI LÀ LỬA, SỰ HỦY DIỆT MẤT HẾT HY VỌNG VÀ ẢO TƢỞNG LÀ LỬA… Trên cơ sở đó, tác
  • 29. 19 giả đã phân tích, nghiên cứu để chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ẩn dụ tri nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy đƣợc thể hiện qua các thành ngữ có từ chỉ “Nƣớc”, “Lửa” và các hiện tƣợng có liên quan trong tiếng Việt và tiếng Anh. Công trình Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với thành ngữ tiếng Anh) [33] của tác giả Trần Thế Phi (2016), luận án đã chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc nhƣ: VUI, BUỒN, GIẬN, SỢ, YÊU trong tiếng Việt và tiếng Anh xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt ở các ngôn ngữ. Tác giả đã lựa chọn khảo sát các miền nguồn nhƣ: VẬT CHỨA, PHƢƠNG HƢỚNG, LỰC TÁC ĐỘNG, MÀU SẮC, NHIỆT ĐỘ và một số miền nguồn đặc trƣng của từng loại cảm xúc. Qua đó, giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh ngôn ngữ của hai dân tộc Anh, Việt. Nhìn nhận một cách tổng quát, các công trình kể trên đã đƣợc các tác giả vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để ứng dụng vào những phạm trù khác nhau. Thông qua đó, các tác giả không chỉ coi thành ngữ nhƣ là hiện tƣợng từ ngữ hay văn hóa, mà còn coi thành ngữ nhƣ là sản phẩm của hệ thống ý niệm. Luận án Trần Bá Tiến, Vi Trƣờng Phúc, Trần Thế Phi chọn một phạm trù liên quan đến tâm lí tình cảm: VUI, BUỒN, TỨC, SỢ. Các công trình này lấy ngay miền đích tâm lí tình cảm để xác lập, còn công trình nghiên cứu của chúng tôi là lấy miền nguồn là loài vật bên trong thành ngữ để thấy đƣợc giá trị ẩn dụ sẽ có những miền đích nào. Chúng tôi kế thừa các công trình đi trƣớc vì trong miền đích có miền tâm lí tình cảm chúng tôi có kế thừa một số vấn đề lý thuyết. Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là vấn đề quan trọng nhất nhằm phản ánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt về đặc trƣng tƣ duy, ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc. 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án 1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận 1.2.1.1. Phạm trù (category) và phạm trù hóa (categorization) Phạm trù là khái niệm chung nhất phản ánh những thuộc tính và những quan hệ cơ bản và phổ biến của các hiện tƣợng của nhận thức. Các phạm trù tri nhận có một cấu trúc nội tại phức tạp, bao gồm các điển mẫu, các thí dụ đạt và thí dụ tồi và có ranh giới mờ. Các phạm trù tri nhận đƣợc gọi tên bởi các từ và các từ này cung cấp cho ta thông
  • 30. 20 tin về các thuộc tính đặc trƣng cho các phạm trù đó. Việc áp dụng phƣơng pháp điển mẫu trong việc nhận định các cấp độ phạm trù hóa, trong đó cấp độ cơ sở đƣợc xem là trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận đã thu đƣợc những thành công nhất định. Bản chất của chúng đƣợc thể hiện ở chỗ: 1. Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật và hiện tƣợng của thế giới khách quan; chúng phải đƣợc cơ sở trên những khả năng tri nhận của não bộ con ngƣời. 2. Các phạm trù tri nhận nhƣ màu sắc, hình dáng cũng nhƣ các sinh vật và các sự vật cụ thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận trọng yếu để tạo thành các phạm trù. 3. Ranh giới của các phạm trù là ranh giới mờ tức là các phạm trù lân cận không đƣợc tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau. 4. Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm có các thành viên đƣợc đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và đƣợc xếp hạng từ ví dụ đạt đến ví dụ tồi. [37, tr.151] Ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt quan tâm đến vấn đề phạm trù hóa. Mục đích của quá trình phạm trù hóa là tập hợp các hiện tƣợng giống nhau về các mặt nào đó để tạo thành những lớp lớn hơn. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu rằng phạm trù hóa là quá trình con ngƣời tri nhận về thế giới xung quanh và phân loại chúng thành những phạm trù cơ bản. Phạm trù hóa là quan niệm rất quan trọng trong quá trình miêu tả hoạt động nhận thức của con ngƣời, nó liên quan đến tất cả những năng lực và hệ thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó, đối với những thao tác đƣợc diễn ra trong quá trình tƣ duy của con ngƣời. 1.2.1.2. Tính nghiệm thân (embodiment) Quan niệm nghiệm thân của ngôn ngữ học đƣợc đƣa ra trên cơ sở của triết học nghiệm thân. Với sự phát triển của khoa học tri nhận, những chứng cứ khoa học đồng tình với quan điểm của thuyết tiến hóa, khi cho rằng, tâm trí hoạt động và phát triển nhờ những khả năng thân thể và tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân. Nguyên lí cốt lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung”, có nghĩa là lấy con ngƣời làm trung tâm. Từ một số thành tựu trong ngành ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1987) đã hình thành trải nghiệm luận hay hiện thực trải nghiệm luận, tác giả cho rằng: “Trong khi
  • 31. 21 khách quan luận cho rằng nghĩa độc lập với bản chất và trải nghiệm của tƣ duy con ngƣời, hiện thực trải nghiệm luận lại quan niệm nghĩa theo hƣớng nghiệm thân; có nghĩa là theo các khả năng sinh học và các trải nghiệm mang tính vật lí và xã hội của con ngƣời trong môi trƣờng”. [48, tr.266-267] Nghiệm thân đƣợc các nhà ngôn ngữ học tri nhận xây dựng nên trên quan điểm cho rằng những trải nghiệm là cơ sở cho sự phát triển ngữ nghĩa trong ngôn ngữ. G. Lakoff (1988) cho rằng: “Những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm của chúng ta nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và đƣợc hiểu theo những cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của chúng ta bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về những đặc trƣng thể chất và xã hội”. [49, tr.14] Lakoff và Johnson (1999) trong công trình ―Philosophy in the flesh‖ đã đƣa ra quan niệm về thuật ngữ tính nghiệm thân (embodiment) nhƣ sau: “Ý niệm của con ngƣời không phải chỉ là một phản ánh của thực tại bên ngoài mà chúng còn đƣợc tạo thành hình dạng quan trọng bởi cơ thể và bộ não của chúng ta, đặc biệt là bởi hệ thống thần kinh của chúng ta” [51, tr.22], tính tƣơng tác trong quá trình trải nghiệm của con ngƣời đƣợc bắt nguồn trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh hƣởng bởi một chế ƣớc văn hóa cụ thể. Vì vậy khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng của ngƣời nói ngôn ngữ. Có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trải nghiệm mang tính tƣơng tác giữa các cá thể với thế giới bên ngoài, cùng với hệ giá trị văn hóa của xã hội mà con ngƣời đang sống để hình thành nên những mô hình tri nhận, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng nên các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ. Nhƣ vậy, nghiệm thân đƣợc hiểu là sự trải nghiệm của cơ thể con ngƣời tạo nên sự tri nhận khác biệt của con ngƣời về thế giới xung quanh, các ý nghĩa đƣợc tạo nên và quyết định phƣơng thức con ngƣời hiểu biết thế giới. Tóm lại, cơ sở tri nhận của con ngƣời phải đƣợc hiểu thông qua tính nghiệm thân. 1.2.1.3. Điển mẫu (prototype) Điển mẫu (prototype) liên quan trực tiếp tới vấn đề quy loại phạm trù, lý thuyết điển mẫu (prototype) ra đời nhƣ một cách giải quyết những tồn tại không thể khắc phục trong lý thuyết phạm trù cổ điển của Aristotle. Trong phạm vi ngữ nghĩa học tri nhận, thuyết điển mẫu (prototype) khởi đầu từ giữa thập niên 1970, cùng với
  • 32. 22 nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý của Eleanor Rosch về cấu trúc nội tại của các phạm trù. Công trình này đã đánh dấu một thời kỳ mới về việc nghiên cứu nghĩa của từ. Một ý niệm là một lƣợc đồ trong nhận thức của con ngƣời thông qua điển mẫu với những đặc điểm tiêu biểu tùy theo mỗi phạm trù và khi gặp một sự vật mới lạ thì con ngƣời thƣờng đem ra để so sánh vật đó với điển mẫu có sẵn trong tâm trí của mình. Nhƣ vậy, điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và sự phạm trù hóa. Thành viên điển mẫu là thành viên điển hình, ở vị trí trung tâm của phạm trù. Đó là thí dụ tốt nhất, điển hình nhất đƣợc thụ đắc đầu tiên trong ngôn ngữ trong đó trẻ em là đối tƣợng tiêu biểu. Theo F.Ungerer và H.J.Schmid: “thành viên điển mẫu của các phạm trù tri nhận có số lƣợng lớn nhất các thuộc tính chung với các thành viên khác của phạm trù và có số lƣợng nhỏ nhất các thuộc tính cùng xảy ra với các thành viên của phạm trù bên cạnh. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi của các thuộc tính, các thành viên điển mẫu khác biệt tối đa với các thành viên điển mẫu của các phạm trù khác.” [1, tr.233] Điển mẫu nên đƣợc xem nhƣ một biểu trƣng của tri nhận, thƣờng liên hệ đến một từ cụ thể và đƣợc dùng để xếp loại. Do vậy, nghĩa của một từ cụ thể không xuất phát từ một điển mẫu cụ thể, mà từ biểu trƣng của điển mẫu đó trong tâm trí của chúng ta. Nếu xem thuyết điển mẫu là cấu trúc chìm của cấu trúc điển mẫu, chúng ta có thể cho rằng thuyết điển mẫu chủ yếu là vấn đề phạm trù hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Khi xét ngữ nghĩa của thành ngữ chúng ta thấy hiệu ứng điển mẫu càng rõ nét. Ví dụ trong câu: Tính ông ấy như Tào Tháo hàm chứa chỉ phẩm chất điển mẫu của Tào Tháo là tính đa nghi, mặc dù trong thực tế, ngoài tính đa nghi Tào Tháo còn là một vị tƣớng tài ba. 1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận 1.2.2.1. Khái niệm về ẩn dụ tri nhận (cognitive metaphor) Kế thừa các tƣ tƣởng của Aristote, Richards, M.Black với các quan điểm so sánh, thay thế và tƣơng tác, Lakoff và Johnson (1980) với tác phẩm Metaphor We live by (Chúng ta sống trong ẩn dụ) đã khẳng định sự hiện diện của ẩn dụ ở mọi lúc mọi nơi, trong ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy dân tộc. Hai tác giả này lần đầu tiên đã giới thiệu thành công cho các nhà ngôn ngữ học trên thế giới một quan điểm mới về lí thuyết ẩn dụ đƣợc gọi là ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm). Các tác giả cho rằng, ADTN là phƣơng thức của tƣ duy, là các ánh xạ
  • 33. 23 có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích. Trong đó, miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm đƣợc ánh xạ vào miền đích. Thông thƣờng, miền nguồn sẽ cụ thể hơn còn miền đích sẽ trừu tƣợng hơn, chẳng hạn nhƣ: THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC (TIME IS MONEY), TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH (ARGUMENT IS WAR), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (LOVE IS A JOURNEY)… Các tác giả nhận định rằng, bản chất của ẩn dụ là việc hiểu và trải nghiệm một loại sự vật, hiện tƣợng này thông qua một loại sự vật, hiện tƣợng khác. Lakoff và Johnson đã miêu tả ẩn dụ là một cơ chế giúp chúng ta tƣơng tác và cảm nhận về thế giới xung quanh mình. Lý thuyết này làm cho danh tiếng Lakoff vƣợt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có một sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác. Năm 1987, trong tác phẩm Women, Fire and Dangerous Things (Đàn bà, lửa và những thứ nguy hiểm) Lakoff cho rằng, chúng ta nhận thức thế giới không chỉ thông qua những sự vật riêng lẻ mà còn thông qua những phạm trù của các sự vật, chúng ta có khuynh hƣớng quy một thực thể về những phạm trù đó. Năm 1997, với công trình Metaphor in Cognitive Linguistics (Ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận) hai tác giả Gibbs và Centner đã đƣa ra các cách đánh giá để xác định tại sao một số ẩn dụ này lại tốt hơn ẩn dụ khác, phục vụ cho mục đích nhận thức. Thông qua những phân tích có hệ thống về những biểu thức ngôn ngữ khác nhau, các tác giả đã chỉ ra cách ẩn dụ hình thành ý niệm hóa về những ý niệm trừu tƣợng của con ngƣời nhƣ thế nào. 1.2.2.2. Bản chất và cấu trúc của ẩn dụ tri nhận Vào năm 1992, trong bài viết The contemporary theory of metaphor (Lý thuyết hiện đại về ẩn dụ), Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về bản chất của ẩn dụ tri nhận nhƣ sau: a. Bản chất của ẩn dụ tri nhận + Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu mà qua đó chúng ta hiểu đƣợc các ý niệm trừu tƣợng. + Đa phần mọi vấn đề, từ điều bình thƣờng nhất đến lý thuyết khoa học thâm thúy nhất, chỉ có thể đƣợc hiểu thông qua ẩn dụ. + Bản chất của ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, chứ không phải là ngôn ngữ. + Ẩn dụ ngôn ngữ chỉ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.
  • 34. 24 + Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta (mang tính) ẩn dụ, một phần đáng kể của hệ thống này là phi ẩn dụ. Sự hiểu biết ẩn dụ đƣợc căn cứ vào sự hiểu biết phi ẩn dụ. + Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tƣơng đối trừu tƣợng hoặc vốn không có cấu trúc dƣới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn. b. Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận + Ẩn dụ là sự chiếu xạ giữa các miền ý niệm. + Những chiếu xạ đó không đối xứng và cục bộ. + Mỗi chiếu xạ là một tập hợp cố định các tƣơng đƣơng bản thể giữa các thực thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích. + Khi các tƣơng đồng đƣợc kích hoạt, các chiếu xạ có thể phóng chiếu mô hình miền nguồn lên mô hình miền đích. + Chiếu xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lý bất biến: những cấu trúc lƣợc đồ hình ảnh của miền nguồn đƣợc phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc cố hữu của miền đích. + Các chiếu xạ có nguồn cội ở thân xác, kinh nghiệm hàng ngày và tri thức của chúng ta. + Một hệ thống ý niệm có thể chứa hàng ngàn chiếu xạ, tạo nên một tiểu hệ thống cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống ý niệm. + Có hai loại chiếu xạ: chiếu xạ ý niệm và chiếu xạ hình ảnh; cả hai đều tuân theo nguyên lý bất biến. [37, tr.108 - 109] 1.2.2.3. Phân loại ẩn dụ tri nhận Theo George Lakoff và Mark Johnson (1980), ADTN có 3 loại sau đây: a. Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor): Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa của một khái niệm này đƣợc hiểu thông qua một khái niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tƣợng cấu trúc lại ý niệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận đƣợc những tri thức mới do ý niệm ở miền NGUỒN ánh xạ lên. Ví dụ: TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng ý niệm nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trƣng nhƣ: con đường (dài, gập ghềnh), quãng đường (gần, xa), ngã rẽ (ngã ba, ngã tư), các phương tiện đi lại (tàu, thuyền, xe cộ,…), đích đến,…, đƣợc đem gán cho ý niệm đích TÌNH YÊU. Do đó, TÌNH YÊU lúc
  • 35. 25 này cũng có những nét đặc trƣng đó. Sau đây là mô hình ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (phỏng theo Lakoff, 1993) Sơ đồ 1.1.Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH [18, tr.16] b. Ẩn dụ định hướng (orientational metaphor): Ẩn dụ định hƣớng là tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tƣơng quan với nhau, trong đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hƣớng không gian nhƣ: lên - xuống, cao - thấp, trong - ngoài, trƣớc - sau, trên - dƣới, nông - sâu. Ví dụ: Định hướng lên - xuống HẠNH PHÖC LÀ HƢỚNG LÊN CAO, BUỒN LÀ HƢỚNG XUỐNG THẤP - Thi xong, ngƣời tôi cứ lâng lâng. [28, tr.94] - Gặp cô ấy, tôi cảm thấy bay bổng trên chín tầng mây. [28, tr.94] - Mỗi lần nó hỏi tiền là bố mẹ lại nặng mặt. [28, tr.94] - Nó không thể cất đƣợc cảm giác nặng nề mỗi lần nghĩ đến chuyện xin việc. [28, tr.94] Ẩn dụ định hƣớng khác với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ nó là một loại ẩn dụ ý niệm khi không có sự xếp đặt lại về mặt cấu trúc một ý niệm này trong thuật ngữ của một ý niệm khác, nhƣng có tồn tại tổ chức của cả một hệ thống ý niệm theo mẫu của một hệ thống ý niệm nào đó khác. c. Ẩn dụ bản thể (ontological metaphor): Ẩn dụ bản thể là tình trạng bản thể dẫn đến các phạm trù chung của các khái niệm đích trừu tƣợng. Hay chúng ta thƣờng diễn đạt trải nghiệm của chúng ta dƣới dạng sự vật, chất liệu, vật chứa. Ví dụ: - Tôi không dính líu vào cuộc cãi vã này. [28, tr.92] - Tôi đứng ngoài cuộc cãi vã của họ. [28, tr.92]
  • 36. 26 1.2.2.4. Sơ đồ tỏa tia Khái niệm tỏa tia là trọng tâm của ngữ nghĩa học tri nhận. Chủ trƣơng của NNHTN đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nên tuân theo sự nghiệm thân, nhận thức và ý niệm hóa của con ngƣời về thế giới. Các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm nghiên cứu đến hiện tƣợng đa nghĩa của từ. Sơ đồ tỏa tia của ý niệm là sự khái quát biến chuyển ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ dựa trên sự phân biệt của các thành tố nghĩa và mối liên hệ giữa ý nghĩa của nguyên mẫu, ý nghĩa chính và các nghĩa phái sinh. Taylor (2003) và Lakoff (1992) cho rằng, nghĩa của từ thuộc phạm trù ngữ nghĩa. Các nghĩa không giống nhau của một từ sẽ tƣơng ứng với các thành viên không giống nhau của phạm trù. Lý thuyết của Taylor chỉ dừng lại trên chuỗi ngữ nghĩa tuyến tính đối với việc phân tích mở rộng từ đa nghĩa. Còn theo lý thuyết của Lakoff thì chỉ ra rằng nghĩa có tính nghĩa gốc cao sẽ gần với nghĩa gốc trung tâm, nghĩa có tính nghĩa gốc thấp sẽ xa với nghĩa gốc trung tâm. Sơ đồ 1.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU” Trong sơ đồ tỏa tia trên mỗi đặc trƣng đƣợc minh họa bằng một điểm mốc và đƣợc thể hiện bằng một dấu chấm tròn, các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc thể hiện các mối quan hệ giữa các nghĩa thành viên. 1.2.2.5. Mô hình tri nhận Theo lý thuyết của Lakoff, mô hình tri nhận là phƣơng thức tri nhận đƣợc hình thành trên cơ sở các tác động tƣơng hỗ giữa con ngƣời với thế giới bên ngoài, tạo thành các phƣơng thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con ngƣời, vì vậy Lakoff gọi đây là mô hình tri nhận ý tƣởng hóa. Dựa vào lập luận của Lakoff (1987) ta có ba kiểu mô hình tri nhận thƣờng gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là:
  • 37. 27 - Mô hình cấu trúc mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm đƣợc biểu hiện bằng mô hình mệnh đề. - Mô hình sơ đồ hình ảnh: mọi sơ đồ hình ảnh đều liên quan đến cấu trúc không gian, vì vậy mọi kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự chuyển dịch, hình dạng đều đƣợc lƣu giữ bằng loại mô hình này. - Mô hình ẩn dụ: một mệnh đề hay một sơ đồ hình ảnh hình thành một mô hình ẩn dụ dựa trên cấu tạo tƣơng ứng của một phóng chiếu từ vùng tri nhận này lên vùng tri nhận khác. Mô hình ẩn dụ đƣợc dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận về các sự vật trừu tƣợng. [96, tr.122] Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa và các ý niệm, có ý niệm đƣợc giải thích trực tiếp nhƣng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp mà ẩn dụ là điển hình. 1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ 1.2.3.1. Quan niệm về thành ngữ 1.2.3.1.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt đƣợc các nhà nghiên cứu trình bày trong các sách nghiên cứu cũng nhƣ trong tạp chí ngôn ngữ. Về cơ bản, các khái niệm đều có nội dung chính, nêu rõ đặc điểm của thành ngữ là những cụm từ cố định. Có thể nêu ra một số quan niệm nhƣ sau: Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1999) trong quyển ―Đại từ điển Tiếng Việt‖ đã cho rằng: ―Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo thành và được lưu truyền trong dân gian và văn chương‖. [42, tr.1530]. Tác giả Hoàng Phê (2002) trong quyển ―Từ điển tiếng Việt‖ lại quan niệm về thành ngữ:―Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nên nó‖. [31, tr.915] Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) trong quyển ―Từ vựng học‖ đã chỉ rõ: ―Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm‖. [8, tr.77]
  • 38. 28 Trong khi đó, tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong quyển Thành ngữ học tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ‖. [10, tr.27] Tác giả Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2007) trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm‖. [6, tr.157]. Các quan niệm về thành ngữ của các tác giả nêu trên mặc dù có đôi chỗ chƣa thống nhất nhƣng là những ý kiến quý báu để nhận diện thành ngữ. Những quan niệm đó đều làm sáng tỏ đặc điểm của thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến không thể tách rời nhau và là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng tiếng Việt. Mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoàn chỉnh dùng để gọi tên sự vật, trạng thái, tính chất, hành động.... Vì mục đích của đề tài “Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” để tiện cho việc nghiên cứu và khảo sát chúng tôi dựa vào ba tiêu chí sau: 1. Hình thức: thành ngữ thể hiện là một cụm từ cố định (tƣơng đƣơng với từ). 2. Nội dung: thành ngữ diễn đạt một khái niệm. 3. Chức năng: thành ngữ có chức năng định danh dùng để gọi tên sự vật, hiện tƣợng, trạng thái, tính chất, hành động.... và có tính hình tƣợng. Tuy nhiên, một số đặc điểm của thành ngữ cũng có trong các đơn vị ngôn ngữ khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ. Do đó, cần phải có sự phân biệt thành ngữ với những đơn vị ngôn ngữ này. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ: tác giả Đỗ Hữu Châu (2007) trong cuốn Giáo trình từ vựng học tiếng Việt đã viết: ―Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón‖ [4, tr.80]. Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định, ví dụ nhƣ: nói khí vô phép, nói trộm vía, chẳng có lí do gì, tóm lại, đáng chú ý là… đƣợc sản sinh trong quá trình giao tiếp, vì thế nó có thể mang theo tất cả những đặc điểm đƣợc thể hiện
  • 39. 29 trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu tố lời nói. Nhƣ vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa thành ngữ và quán ngữ là ở chỗ, quán ngữ không có chức năng định danh dùng để gọi tên sự vật, hiện tƣợng… mà chỉ cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đƣa đẩy hoặc gây sự chú ý trong tình huống giao tiếp. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ: ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là những mối quan hệ chằng chéo qua lại, nhiều khi phức tạp nên khó có sự phân biệt rạch ròi giữa chúng. Đó cũng là nguyên nhân vì sao vẫn chƣa có sự thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Đối với việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn cứ trên ba phƣơng diện. Về mặt hình thức, thành ngữ là một cụm từ cố định (tƣơng đƣơng với từ), còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng. Về mặt nội dung, thành ngữ diễn đạt một khái niệm, còn nội dung ý nghĩa của tục ngữ là gần với một thông báo hoàn chỉnh. Về mặt chức năng, thành ngữ có chức năng định danh, còn chức năng của tục ngữ là chức năng thông báo. Tóm lại, với những phân tích trên, ranh giới giữa thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ là khá rõ ràng. Vì mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ tiếng Việt có uy tín và đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận để làm ngữ liệu nghiên cứu cho đề tài luận án. 1.2.3.1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán Trong khi đó ngƣời Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ nhƣ sau: Tác giả 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方毅等 (Phƣơng Nghị Đẳng) (1915) trong quyển ―辞源‖ (Từ Nguyên) đã quan niệm: ―Thành ngữ là cổ ngữ, phàm những gì lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ‖. [74, tr.653] Tác giả 胡育受 (Hồ Dục Thụ) (1939) trong quyển ―现代汉语‖ (Tiếng Hán hiện đại) cho rằng: ―Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường thì thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, cũng không như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác‖. [68, tr.175]