SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * *
VÕ THANH PHONG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * *
VÕ THANH PHONG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY
Ngành: Đạo đức học
Mã số : 9229006
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
- PGS. TS Cao Thu Hằng
- TS Lương Thu Hiền
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Võ Thanh Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay...................7
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam...........................................19
1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trịđạo
đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...........28
1.4 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................33
Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN
HIỆN NAY.......................................................................................36
2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm ................36
2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam: sự hình thành
và một số giá trị cơ bản ....................................................................44
2.3 Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........55
Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN
HIỆN NAY ......................................................................................76
3.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ........................... 76
3.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên Long An hiện nay ............................................ 98
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ................ 113
4.1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh niên Long An hiện nay ....................................................... 113
4.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục cho thanh niên
....................................................................................................... 122
4.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........128
4.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên Long An hiện nay 137
4.5 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện để thanh
niên tham gia phát triển kinh tế..................................................... 141
KẾT LUẬN ................................................................................. 149
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể khẳng định rằng, dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, thanh niên luôn
là một lực lượng trụ cột của dân tộc, “là rường cột của nước nhà”. Gắn với bề
dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích
đi đầu. Có biết bao nhiêu gương thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch
sử hào hùng của dân tộc.
Ngày hôm nay, khi nước nhà được hoàn toàn độc lập, thanh niên Việt
Nam vẫn tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh
nhạy và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước… Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, âm
thầm ngày đêm giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng liêng của
Tổ quốc.
Cùng với truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam, trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thanh niên Long An luôn nêu cao khí
phách anh hùng cách mạng, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với Tám
chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Với tinh thần xung
phong, xung kích, không ngại gian khổ, hàng vạn thanh niên xung phong Long
An đã tiến về khai phá vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây từ vùng đất hoang
hóa trở nên trù phú, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và tham
gia xuất khẩu. Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Long An luôn là lực
lượng xung kích đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung,
Long An nói riêng. Họ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công
của tỉnh trong tiến trình hội nhập, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày
càng diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Biết bao thanh niên Long An đã và
2
đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì sự bình yên, hạnh
phúc của nhân dân, nhất là góp phần rất quan trọng trong giữ gìn chủ quyền, an
ninh biên giới, tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nước bạn Campuchia.
Có thể thấy rằng, để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể
đến vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, của giáo dục các giá trị này cho
thanh niên tỉnh Long An. Các giá trị đạo đức truyền thống, như tinh thần yêu
nước, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm,... chính là nhân tố
tạo nên những thành tựu vẻ vang trên của thanh niên Long An. Cũng chính nhờ
có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mà đã hình thành nên bao thế hệ thanh
niên Long An luôn có tinh thần xung kích, xả thân vì nghĩa,...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại Long An, cùng với truyền thống hào hùng và
những đóng góp đáng trân trọng của mình, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế
thị trường, của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, một bộ phận không nhỏ thanh
niên Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, định
hướng chính trị có phần lệch lạc, ham hưởng thụ, không có tinh thần ham học,
thiếu ý chí vươn lên… Những ứng xử hàng ngày tưởng chừng như đơn giản, là
chuyện đương nhiên phải biết, phải làm, nhưng thanh niên không biết hoặc
không quan tâm, như tôn trọng người lớn tuổi, gắn bó với cộng đồng, làng xóm,
sống vì cộng đồng… Tại Long An, thời gian gần đây, có một bộ phận thanh niên
thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trộm cắp,
cướp của, giết người; cá biệt, một số còn cấu kết với tổ chức phản động nước
ngoài chống phá Đảng và Nhà nước ta… Có thể thấy, những điều này thể hiện
sự phai nhạt những giá trị sống truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã dày
công vun đắp trong một bộ phận thanh niên Long An hiện nay, như Văn kiện Đại
hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ
2017 – 2022 đã nhận xét: “Tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội hiện nay trong
thanh niên như: ma túy, đá gà, cờ bạc, HIV/AIDS... tương đối nhiều và diễn biến
phức tạp. Nhận thức và quan niệm trong cuộc sống hiện nay trong thanh niên
3
chưa sát với thực tế, một số thanh niên có lối sống thực dụng, ý thức kỷ luật
kém, chưa có bản lĩnh chính trị nên dễ bị sa ngã vướng vào các hoạt động trái
pháp luật” [36, tr.1]. Ở đây, bên cạnh một số nguyên nhân, không thể không kể
là do công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên trong tỉnh
còn có hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Cùng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm
kỳ 2015 - 2020 cũng đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh là "Đoàn kết - dân chủ -
kỷ cương – đổi mới - phát triển". Theo đó, mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh
tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an
ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội; xây dựng nền tảng đảm
bảo phát triển nhanh và bền vững” [24, tr.46].
Có thể thấy, mục tiêu này chỉ thành công khi Long An có được một nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó, tầng lớp thanh niên - tầng lớp trụ cột của bất
cứ sự phát triển nào, mang trong mình những giá trị sống không chỉ của thời đại,
mà còn là lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc. Do đó, việc triển khai
nghiên cứu đề tài Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Long An hiện nay, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu qủa của quá trình này là việc làm cần thiết, cấp bách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống, lý
luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
4
Long An hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh
giá những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện và
những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giá trị đạo
đức truyền thống; sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tầm
quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên
Long An hiện nay.
Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho thanh niên Long An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện
nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chọn một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu; không
liệt kê, không phân tích tất cả các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam.
Do tình hình thanh niên tỉnh Long An luôn thay đổi một cách nhanh
chóng, nên số liệu minh chứng được sử dụng chủ yếu trong 10 năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận:
5
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, văn
bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh cùng các ban, ngành khác của Long An liên quan đến thanh niên và giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp khác,
như phân tích, tổng hợp, thống kê…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần luận chứng cho sự cần thiết, tầm quan trọng của giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
- Luận án góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An nói riêng, thanh niên Việt Nam nói
chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thanh niên trên địa bàn tỉnh Long
An hiện nay, nhất là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, ngành Giáo dục và
đào tạo, Ban Tuyên giáo…
7. Kết cấu của luận án
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương,
14 tiết.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay
1.1.1.Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc nói chung
Có thể nói, giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói
riêng của dân tộc Việt Nam là nội dung được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu.
Trước hết, có thể kể đến công trình của Giáo sư Trần Văn Giàu với cuốn
sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1980). Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên
cứu và đưa ra những nhận định sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của
dân tộc Việt Nam. Theo tác giả, chính điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch
sử hết sức đặc thù, đặc biệt là các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, mà các giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành. Bảng phạm trù nói đến các đức
tính tốt đẹp (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì
nghĩa) được tác giả trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa
giống như một “Bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Công trình này được thực
hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời điểm mà chưa có nghiên cứu mang
tính hệ thống nào về chủ đề giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến
nay, công trình vẫn còn có giá trị khoa học, là tài liệu tham khảo quý cho tác giả
luận án triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
8
Đề cập đến sự hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam,
trong đó có các giá trị đạo đức, còn có công trình Về giá trị văn hóa tinh thần
Việt Nam (Tập thể tác giả, 02 tập, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983). Cuốn
sách là tập hợp những bài viết có giá trị của nhiều tác giả, như Trường Chinh, Vũ
Khiêu, Nguyễn Tài Thư… Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những
quan điểm, nhận định của mình về một số vấn đề lý luận và phương pháp luận
trong việc nghiên cứu về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam; đồng
thời, công trình cũng nêu lên một số vấn đề về giá trị văn hóa tinh thần của
người Việt Nam. Tác giả Lê Anh Trà, trong bài viết Những giá trị truyền thống
tinh thần Việt Nam, đã cho rằng “Mọi giá trị truyền thống văn hóa là một kết quả
đấu tranh, tiếp biến văn hóa lâu dài, liên quan chặt chẽ với quá trình đấu tranh
chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc, trong đó hai mặt đấu tranh chủ yếu là chống
ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mặt khác, các giá trị truyền thống nó không
bao giờ đứng một chỗ mà có phát triển, luôn đấu tranh với các thói quen, tư
tưởng bảo thủ, tiêu cực, nó thay đổi, luôn tiến lên, và cũng có thể thụt lùi, truyền
thống ở ý nghĩa đó bao giờ cũng có tính vừa dân tộc, vừa hiện đại...” [138, tr.34].
Theo tác giả, những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta là: yêu nước bất
khuất chống ngoại xâm; lao động cần cù xây dựng đất nước; lòng nhân ái Việt
Nam, ý thức về lẽ phải, công lý; quan niệm về lối sống, phong cách sống.
Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay
(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội,
1996) do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang làm chủ biên đã công bố những kết quả
nghiên cứu về giá trị truyền thống và những cơ sở tạo nên giá trị truyền thống
Việt Nam. Nhận xét về cơ sở hình thành các giá trị truyền thống Việt Nam, trong
bài viết Nội dung của truyền thống Việt Nam, tác giả Vũ Minh Giang cho rằng:
“Truyền thống được hình thành do những yếu tố thường xuyên tác động đến
cuộc sống của người Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm
chất của người Việt được trui rèn, nhiều thói quen trở thành tập quán và tính
9
cách được hình thành” [48, tr.11]. Công trình cũng đã có nhiều bài viết quan
trọng về nội dung của truyền thống Việt Nam; những mặt hạn chế và tiêu cực
trong di sản truyền thống của dân tộc ta; so sánh một số nét truyền thống của dân
tộc ta với truyền thống một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đồng thời, công trình cũng đã công bố kết quả khai thác và xử lý các nguồn tư
liệu quan trọng liên quan đến truyền thống và cơ sở hình thành truyền thống của
dân tộc ta.
Công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa
(Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách khái quát về khái niệm truyền thống, đặc
điểm truyền thống nói chung, những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
nói riêng. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, chính
quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai triền miên và chống lại
các cuộc xâm lược tàn bạo kéo dài của ngoại bang đã hun đúc nên truyền thống
yêu nước mãnh liệt, ý thức liên kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc vô cùng bền
chặt, đức tính tiết kiệm và tự lập tự cường, ý chí vượt qua mọi gian khổ, khó
khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động, cách ứng xử linh
hoạt và thích nghi nhanh với cái mới và cả những biến động bất thường [Xem:
9, tr.11].
Trong công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý,
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013), tác giả đã khẳng định, các giá
trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước;
lòng thương người sâu sắc; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần kiệm;
lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc
quan. Tác giả cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hình thành
gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
10
Đó là kết quả và động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển
đất nước.
Công trình Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại (Lê Huy Hòa,
Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999) đã tập
hợp và giới thiệu những nghiên cứu của các giáo sư chuyên gia về văn hóa, như
Trần Ngọc Thêm, Trần Văn Giàu, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu… Nhìn chung, các
tác giả đều khẳng định rằng: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam
đã tạo nên cơ sở hình thành nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa
là động lực tinh thần của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tác
giả Trần Ngọc Thêm, trong bài viết Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại của cuốn sách này, đã khẳng định sự hình thành các giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam hình thành trên nền của văn hóa Nam
Á và Đông Nam Á (Lớp văn hóa thứ nhất). Trải qua nhiều thế kỷ, nó đã phát
triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là văn hóa Trung
Quốc (Lớp văn hóa thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây, nó đang chuyển mình dữ
dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (Lớp văn
hóa thứ ba). Nhưng dù trải qua hai lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hóa Việt
Nam vẫn mang trong mình những nét bản sắc chung” [117, tr.14].
Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về sự hình thành và các giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc còn có các các công trình Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ
biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), Kế thừa và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay
(Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2005)… Nhìn chung, các công trình
này đều xem xét sự hình thành các giá trị truyền thống dân tộc từ những điều
kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của Việt Nam. Các công trình cũng chỉ ra những
giá trị truyền thống cơ bản của Việt Nam, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung.
11
Ở góc độ nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống cụ thể, có thể kể
đến công trình Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (Lương Gia Ban, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999). Trong công trình
này, tác giả cho rằng, chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt
Nam. Theo tác giả, tùy theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tinh
thần yêu nước của mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và phát triển
khác nhau, và mang bản sắc riêng. Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam –
sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc – đã phát huy sức mạnh lớn lao
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là một động lực nội sinh quan trọng
hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong công trình này, tác giả đã
phân tích một cách cụ thể những nội dung liên quan đến một giá trị đạo đức
truyền thống căn bản của Việt Nam – yêu nước. Đó là con đường phát triển biện
chứng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi coi chủ nghĩa nhân văn là một hiện tượng văn hóa tinh thần, bao hàm
nội dung căn bản của quá trình văn minh mà ở đó nó được biểu hiện thành các
chuẩn mực đạo đức, lý tưởng xã hội, tương trợ và hợp tác, chính nghĩa..., tác giả
Trần Nguyên Việt, trong bài viết Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa (trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức
của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã cho rằng, điều kiện tự nhiên, hoàn
cảnh lịch sử (như chiến tranh), văn hóa (sự tiếp biến các yếu tố tích cực trong
Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn truyền
thống Việt Nam. Theo tác giả, đây vừa là di sản quý báu, vừa là động lực thúc
đẩy xã hội ta phát triển [Xem: 162, tr.111-123].
Cùng chủ đề này, có thể kể đến công trình Giáo dục truyền thống yêu
nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà
12
Nội, 2009); trong đó, tác giả cho rằng, truyền thống dân tộc được tạo nên trong
quá trình sống, lao động và đấu tranh của nhân dân lao động, đồng thời có sự
đóng góp của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong nước và tiếp thu những
tinh hoa của truyền thống nhân loại. Truyền thống dân tộc được gạn lọc, lựa
chọn qua thời gian, qua thực tiển cuộc sống nên loại bỏ những điều không tốt,
đồng thời phát triển những mặt tích cực, phù hợp với sự phát triển hợp qui luật
của lịch sữ. Theo tác giả, những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam là: Truyền thống yêu quê hương, đất nước; truyền thống cộng
đồng; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học tôn sư trọng
đạo.
Ngoài các công trình kể trên, liên quan đến việc nghiên cứu các giá trị đạo
đức truyền thống cụ thể của Việt Nam, có thể kể đến các công trình như Truyền
thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (Nguyễn Thế Long, NXB Văn hoá Thông
tin, Hà Nội, 2006); Về truyền thống đoàn kết trong văn hoá Việt Nam (Vũ Trọng
Dung, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2, 2009); Tác động của toàn cầu hoá đến
truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam (Mai Thị Quý, Tạp chí Triết
học, số 5, 2008); Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam (Nguyễn Đình Minh (chủ biên),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)… Các công trình này là những tài liệu
tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với Việt Nam nói chung và thanh niên Việt
Nam hiện nay nói riêng
Trong bài viết Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở
Việt Nam hiện nay (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9, 2004), tác giả khẳng
định: Tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống
chủ đạo của dân tộc Việt Nam ta. Hai giá trị này gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ
và làm thành cốt lõi của tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
những giá trị này phải được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Tác giả bài viết đã có
13
nhận định hết sức sâu sắc rằng, “Trong điều kiện hiện nay, tinh thần dân tộc vẫn
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc cải cách, hiện đại hóa của mỗi
quốc gia. Thực tế của công cuộc cải cách, hiện đại hóa ở các nước trong khu vực
và trên thế giới trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng, nhờ biết phát huy tinh
thần dân tộc, một số nước đã đạt được những thành công kỳ diệu và ngược lại, do
chối bỏ các chuẩn mực truyền thống để vội vã tiếp nhận các giá trị phương Tây
mà công cuộc cải cách của một số nước đã đi đến thất bại thảm hại” [46, tr.07].
Về giá trị và giá trị châu Á (Hồ Sĩ Quý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2005, tái bản 2006) là kết quả nghiên cứu công phu, kết hợp với những nguồn tư
liệu phong phú từ các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Những vấn đề giá
trị và giá trị châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống.
Theo tác giả, các giá trị châu Á với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù,
hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối
với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước châu Á trong thời gian qua trước những
thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; rằng, việc nghiên cứu
các giá trị châu Á sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thể nhận thấy rõ nét hơn
vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển; từ đó, thấy được những
hạn chế cũng như phát huy được ưu thế của những giá trị văn hóa truyền thống
để có thể phát triển toàn diện và bền vững. Trong công trình này, tác giả đã luận
giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt
Nam; đồng thời, phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị
châu Á tại Việt Nam, như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng trước tác động
của quá trình toàn cầu hóa.
Công trình Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một
số vấn đề triết học (Phạm Văn Đức chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
2007) gồm những bài viết, những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học
trong và ngoài nước. Trong công trình này, nội dung các bài viết hết sức phong
phú, đề cập đến quá trình toàn cầu hóa trong khu vực, trong đó có Việt Nam, như
14
làm sáng tỏ thực chất của quá trình toàn cầu hóa, trên cơ sở đó có sự nhìn nhận
khách quan, đúng đắn và khoa học, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực
tiễn. Theo các tác giả, toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế vận động khách quan
của lịch sử; nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực; vừa
mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tất
cả các quốc gia, đặc biệt với các quốc gia phương Đông với những giá trị đặc
thù. Do đó, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực, đánh giá những
điểm tích cực và tiêu cực trong di sản truyền thống, khắc phục khiếm khuyết di
sản truyền thống, của toàn cầu hóa hiện nay để có thể phát triển bền vững hơn.
Công trình Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống
của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Mai Thị Quý, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2009) đã khẳng định: Bên cạnh những tác động tích cực, toàn
cầu hóa có thể phá vỡ những giá trị truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân
tộc, làm cho dân tộc này có thể bị hòa tan trở thành cái bóng của dân tộc khác,
đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có của dân tộc mình. Do đó,
trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, chúng ta không được đánh mất những giá
trị truyền thống của dân tộc, phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những
giá trị đó, biến chúng thành sức mạnh, đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới,
đủ sức nắm bắt những cơ hội mới do chính quá trình toàn cầu hóa đem lại.
Công trình Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay - dưới góc
độ truyền thống (Cao Thu Hằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) đã đề
cập đến cơ sở hình thành cũng như nội dung cơ bản một số giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc Việt Nam hiện nay; khẳng định: Việc xây dựng nhân cách con
người Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống
của dân tộc; nhất là trong giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu sắc. Xem xét giá trị đạo
đức truyền thống trong mối liên hệ với thanh niên, có thể kể đến công trình Lịch
sử Thanh niên xung phong Việt Nam 1950 – 2001 (NXB Thanh niên, Hà Nội,
15
2002) đã khắc họa được hình ảnh người thanh niên xung phong Việt Nam trong
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; thanh niên xung phong luôn nêu cao tinh
thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, góp phần
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007)
đã phản ánh, phân tích, làm rõ quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước, phản ánh sự kế thừa
những giá trị truyền thống của thanh niên Việt Nam trong suốt quá trình phát
triển của mình. Đó là truyền thống chiến đấu kiên cường, anh dũng, lao động
sáng tạo... Những truyền thống này đã được tuổi trẻ cả nước kế thừa và phát huy
vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Công trình Lịch sử Phong trào
Học sinh, Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam 1925 – 2008 (NXB
Thanh niên, Hà Nội, 2008) thì ghi lại truyền thống yêu nước nồng nàn của các
thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Trong công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay
(Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009), tác giả khẳng định:
Trong xu thế chung của hội nhập quốc tế và khu vực, một mặt chúng ta phải hòa
vào đời sống chung của nhân loại, mặt khác phải gìn giữ và phát huy đặc trưng,
bản sắc, bản lĩnh dân tộc, chống lại sự “hòa tan”, “lai căng”, “học đòi”... đánh
mất giá trị truyền thống, tiếp nhận những điều không phù hợp, có hại cho lối
sống lành mạnh tốt đẹp, làm xói mòn, suy yếu sức mạnh dân tộc. Do đó, việc
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Tác giả cũng
nêu lại một câu nói trong Di chúc của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.
Công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Phạm Hồng Tung, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2011) đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận và
Mã tài liệu : 600326
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc LiêuLuận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trịNâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
 
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
 

Similar to Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay

Similar to Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay (20)

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
 
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAYBồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOTLuận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đLuận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 

More from hieu anh

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI * * * VÕ THANH PHONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI * * * VÕ THANH PHONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY Ngành: Đạo đức học Mã số : 9229006 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Cao Thu Hằng - TS Lương Thu Hiền HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Võ Thanh Phong
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay...................7 1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam...........................................19 1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trịđạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...........28 1.4 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................33 Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY.......................................................................................36 2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm ................36 2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam: sự hình thành và một số giá trị cơ bản ....................................................................44 2.3 Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........55 Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ......................................................................................76
  • 5. 3.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ........................... 76 3.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ............................................ 98 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ................ 113 4.1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ....................................................... 113 4.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục cho thanh niên ....................................................................................................... 122 4.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........128 4.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên Long An hiện nay 137 4.5 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện để thanh niên tham gia phát triển kinh tế..................................................... 141 KẾT LUẬN ................................................................................. 149 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 152
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể khẳng định rằng, dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, thanh niên luôn là một lực lượng trụ cột của dân tộc, “là rường cột của nước nhà”. Gắn với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Có biết bao nhiêu gương thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngày hôm nay, khi nước nhà được hoàn toàn độc lập, thanh niên Việt Nam vẫn tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh nhạy và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, âm thầm ngày đêm giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thanh niên Long An luôn nêu cao khí phách anh hùng cách mạng, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với Tám chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Với tinh thần xung phong, xung kích, không ngại gian khổ, hàng vạn thanh niên xung phong Long An đã tiến về khai phá vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây từ vùng đất hoang hóa trở nên trù phú, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và tham gia xuất khẩu. Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Long An luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, Long An nói riêng. Họ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công của tỉnh trong tiến trình hội nhập, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Biết bao thanh niên Long An đã và
  • 7. 2 đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, nhất là góp phần rất quan trọng trong giữ gìn chủ quyền, an ninh biên giới, tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nước bạn Campuchia. Có thể thấy rằng, để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể đến vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, của giáo dục các giá trị này cho thanh niên tỉnh Long An. Các giá trị đạo đức truyền thống, như tinh thần yêu nước, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm,... chính là nhân tố tạo nên những thành tựu vẻ vang trên của thanh niên Long An. Cũng chính nhờ có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mà đã hình thành nên bao thế hệ thanh niên Long An luôn có tinh thần xung kích, xả thân vì nghĩa,... Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại Long An, cùng với truyền thống hào hùng và những đóng góp đáng trân trọng của mình, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, một bộ phận không nhỏ thanh niên Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, định hướng chính trị có phần lệch lạc, ham hưởng thụ, không có tinh thần ham học, thiếu ý chí vươn lên… Những ứng xử hàng ngày tưởng chừng như đơn giản, là chuyện đương nhiên phải biết, phải làm, nhưng thanh niên không biết hoặc không quan tâm, như tôn trọng người lớn tuổi, gắn bó với cộng đồng, làng xóm, sống vì cộng đồng… Tại Long An, thời gian gần đây, có một bộ phận thanh niên thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trộm cắp, cướp của, giết người; cá biệt, một số còn cấu kết với tổ chức phản động nước ngoài chống phá Đảng và Nhà nước ta… Có thể thấy, những điều này thể hiện sự phai nhạt những giá trị sống truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã dày công vun đắp trong một bộ phận thanh niên Long An hiện nay, như Văn kiện Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 – 2022 đã nhận xét: “Tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội hiện nay trong thanh niên như: ma túy, đá gà, cờ bạc, HIV/AIDS... tương đối nhiều và diễn biến phức tạp. Nhận thức và quan niệm trong cuộc sống hiện nay trong thanh niên
  • 8. 3 chưa sát với thực tế, một số thanh niên có lối sống thực dụng, ý thức kỷ luật kém, chưa có bản lĩnh chính trị nên dễ bị sa ngã vướng vào các hoạt động trái pháp luật” [36, tr.1]. Ở đây, bên cạnh một số nguyên nhân, không thể không kể là do công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên trong tỉnh còn có hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. Cùng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh là "Đoàn kết - dân chủ - kỷ cương – đổi mới - phát triển". Theo đó, mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội; xây dựng nền tảng đảm bảo phát triển nhanh và bền vững” [24, tr.46]. Có thể thấy, mục tiêu này chỉ thành công khi Long An có được một nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó, tầng lớp thanh niên - tầng lớp trụ cột của bất cứ sự phát triển nào, mang trong mình những giá trị sống không chỉ của thời đại, mà còn là lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa của quá trình này là việc làm cần thiết, cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống, lý luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
  • 9. 4 Long An hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện và những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu. Thứ hai, làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống; sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên Long An hiện nay. Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu; không liệt kê, không phân tích tất cả các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam. Do tình hình thanh niên tỉnh Long An luôn thay đổi một cách nhanh chóng, nên số liệu minh chứng được sử dụng chủ yếu trong 10 năm gần đây. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận:
  • 10. 5 Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, văn bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ban, ngành khác của Long An liên quan đến thanh niên và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp khác, như phân tích, tổng hợp, thống kê… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần luận chứng cho sự cần thiết, tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. - Luận án góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An nói riêng, thanh niên Việt Nam nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thanh niên trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay, nhất là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, ngành Giáo dục và đào tạo, Ban Tuyên giáo… 7. Kết cấu của luận án
  • 11. 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
  • 12. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay 1.1.1.Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung Có thể nói, giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng của dân tộc Việt Nam là nội dung được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trước hết, có thể kể đến công trình của Giáo sư Trần Văn Giàu với cuốn sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980). Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Theo tác giả, chính điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch sử hết sức đặc thù, đặc biệt là các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, mà các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành. Bảng phạm trù nói đến các đức tính tốt đẹp (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa) được tác giả trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “Bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Công trình này được thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời điểm mà chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống nào về chủ đề giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình vẫn còn có giá trị khoa học, là tài liệu tham khảo quý cho tác giả luận án triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
  • 13. 8 Đề cập đến sự hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, trong đó có các giá trị đạo đức, còn có công trình Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam (Tập thể tác giả, 02 tập, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983). Cuốn sách là tập hợp những bài viết có giá trị của nhiều tác giả, như Trường Chinh, Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư… Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những quan điểm, nhận định của mình về một số vấn đề lý luận và phương pháp luận trong việc nghiên cứu về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam; đồng thời, công trình cũng nêu lên một số vấn đề về giá trị văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Tác giả Lê Anh Trà, trong bài viết Những giá trị truyền thống tinh thần Việt Nam, đã cho rằng “Mọi giá trị truyền thống văn hóa là một kết quả đấu tranh, tiếp biến văn hóa lâu dài, liên quan chặt chẽ với quá trình đấu tranh chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc, trong đó hai mặt đấu tranh chủ yếu là chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mặt khác, các giá trị truyền thống nó không bao giờ đứng một chỗ mà có phát triển, luôn đấu tranh với các thói quen, tư tưởng bảo thủ, tiêu cực, nó thay đổi, luôn tiến lên, và cũng có thể thụt lùi, truyền thống ở ý nghĩa đó bao giờ cũng có tính vừa dân tộc, vừa hiện đại...” [138, tr.34]. Theo tác giả, những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta là: yêu nước bất khuất chống ngoại xâm; lao động cần cù xây dựng đất nước; lòng nhân ái Việt Nam, ý thức về lẽ phải, công lý; quan niệm về lối sống, phong cách sống. Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội, 1996) do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang làm chủ biên đã công bố những kết quả nghiên cứu về giá trị truyền thống và những cơ sở tạo nên giá trị truyền thống Việt Nam. Nhận xét về cơ sở hình thành các giá trị truyền thống Việt Nam, trong bài viết Nội dung của truyền thống Việt Nam, tác giả Vũ Minh Giang cho rằng: “Truyền thống được hình thành do những yếu tố thường xuyên tác động đến cuộc sống của người Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm chất của người Việt được trui rèn, nhiều thói quen trở thành tập quán và tính
  • 14. 9 cách được hình thành” [48, tr.11]. Công trình cũng đã có nhiều bài viết quan trọng về nội dung của truyền thống Việt Nam; những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta; so sánh một số nét truyền thống của dân tộc ta với truyền thống một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản… Đồng thời, công trình cũng đã công bố kết quả khai thác và xử lý các nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến truyền thống và cơ sở hình thành truyền thống của dân tộc ta. Công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách khái quát về khái niệm truyền thống, đặc điểm truyền thống nói chung, những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, chính quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai triền miên và chống lại các cuộc xâm lược tàn bạo kéo dài của ngoại bang đã hun đúc nên truyền thống yêu nước mãnh liệt, ý thức liên kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc vô cùng bền chặt, đức tính tiết kiệm và tự lập tự cường, ý chí vượt qua mọi gian khổ, khó khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động, cách ứng xử linh hoạt và thích nghi nhanh với cái mới và cả những biến động bất thường [Xem: 9, tr.11]. Trong công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013), tác giả đã khẳng định, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước; lòng thương người sâu sắc; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần kiệm; lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan. Tác giả cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hình thành gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
  • 15. 10 Đó là kết quả và động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Công trình Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại (Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999) đã tập hợp và giới thiệu những nghiên cứu của các giáo sư chuyên gia về văn hóa, như Trần Ngọc Thêm, Trần Văn Giàu, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu… Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định rằng: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam đã tạo nên cơ sở hình thành nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực tinh thần của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong bài viết Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại của cuốn sách này, đã khẳng định sự hình thành các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam hình thành trên nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á (Lớp văn hóa thứ nhất). Trải qua nhiều thế kỷ, nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là văn hóa Trung Quốc (Lớp văn hóa thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây, nó đang chuyển mình dữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (Lớp văn hóa thứ ba). Nhưng dù trải qua hai lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hóa Việt Nam vẫn mang trong mình những nét bản sắc chung” [117, tr.14]. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về sự hình thành và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn có các các công trình Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2005)… Nhìn chung, các công trình này đều xem xét sự hình thành các giá trị truyền thống dân tộc từ những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của Việt Nam. Các công trình cũng chỉ ra những giá trị truyền thống cơ bản của Việt Nam, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung.
  • 16. 11 Ở góc độ nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống cụ thể, có thể kể đến công trình Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Lương Gia Ban, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999). Trong công trình này, tác giả cho rằng, chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, tùy theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tinh thần yêu nước của mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và phát triển khác nhau, và mang bản sắc riêng. Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam – sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc – đã phát huy sức mạnh lớn lao trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là một động lực nội sinh quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong công trình này, tác giả đã phân tích một cách cụ thể những nội dung liên quan đến một giá trị đạo đức truyền thống căn bản của Việt Nam – yêu nước. Đó là con đường phát triển biện chứng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi coi chủ nghĩa nhân văn là một hiện tượng văn hóa tinh thần, bao hàm nội dung căn bản của quá trình văn minh mà ở đó nó được biểu hiện thành các chuẩn mực đạo đức, lý tưởng xã hội, tương trợ và hợp tác, chính nghĩa..., tác giả Trần Nguyên Việt, trong bài viết Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã cho rằng, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử (như chiến tranh), văn hóa (sự tiếp biến các yếu tố tích cực trong Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Theo tác giả, đây vừa là di sản quý báu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển [Xem: 162, tr.111-123]. Cùng chủ đề này, có thể kể đến công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà
  • 17. 12 Nội, 2009); trong đó, tác giả cho rằng, truyền thống dân tộc được tạo nên trong quá trình sống, lao động và đấu tranh của nhân dân lao động, đồng thời có sự đóng góp của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong nước và tiếp thu những tinh hoa của truyền thống nhân loại. Truyền thống dân tộc được gạn lọc, lựa chọn qua thời gian, qua thực tiển cuộc sống nên loại bỏ những điều không tốt, đồng thời phát triển những mặt tích cực, phù hợp với sự phát triển hợp qui luật của lịch sữ. Theo tác giả, những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam là: Truyền thống yêu quê hương, đất nước; truyền thống cộng đồng; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo. Ngoài các công trình kể trên, liên quan đến việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống cụ thể của Việt Nam, có thể kể đến các công trình như Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (Nguyễn Thế Long, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006); Về truyền thống đoàn kết trong văn hoá Việt Nam (Vũ Trọng Dung, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2, 2009); Tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam (Mai Thị Quý, Tạp chí Triết học, số 5, 2008); Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam (Nguyễn Đình Minh (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)… Các công trình này là những tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng Trong bài viết Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9, 2004), tác giả khẳng định: Tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo của dân tộc Việt Nam ta. Hai giá trị này gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ và làm thành cốt lõi của tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những giá trị này phải được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Tác giả bài viết đã có
  • 18. 13 nhận định hết sức sâu sắc rằng, “Trong điều kiện hiện nay, tinh thần dân tộc vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc cải cách, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Thực tế của công cuộc cải cách, hiện đại hóa ở các nước trong khu vực và trên thế giới trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng, nhờ biết phát huy tinh thần dân tộc, một số nước đã đạt được những thành công kỳ diệu và ngược lại, do chối bỏ các chuẩn mực truyền thống để vội vã tiếp nhận các giá trị phương Tây mà công cuộc cải cách của một số nước đã đi đến thất bại thảm hại” [46, tr.07]. Về giá trị và giá trị châu Á (Hồ Sĩ Quý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tái bản 2006) là kết quả nghiên cứu công phu, kết hợp với những nguồn tư liệu phong phú từ các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Những vấn đề giá trị và giá trị châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống. Theo tác giả, các giá trị châu Á với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước châu Á trong thời gian qua trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; rằng, việc nghiên cứu các giá trị châu Á sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thể nhận thấy rõ nét hơn vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển; từ đó, thấy được những hạn chế cũng như phát huy được ưu thế của những giá trị văn hóa truyền thống để có thể phát triển toàn diện và bền vững. Trong công trình này, tác giả đã luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt Nam; đồng thời, phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị châu Á tại Việt Nam, như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng trước tác động của quá trình toàn cầu hóa. Công trình Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học (Phạm Văn Đức chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007) gồm những bài viết, những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong công trình này, nội dung các bài viết hết sức phong phú, đề cập đến quá trình toàn cầu hóa trong khu vực, trong đó có Việt Nam, như
  • 19. 14 làm sáng tỏ thực chất của quá trình toàn cầu hóa, trên cơ sở đó có sự nhìn nhận khách quan, đúng đắn và khoa học, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Theo các tác giả, toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế vận động khách quan của lịch sử; nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực; vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt với các quốc gia phương Đông với những giá trị đặc thù. Do đó, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực, đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực trong di sản truyền thống, khắc phục khiếm khuyết di sản truyền thống, của toàn cầu hóa hiện nay để có thể phát triển bền vững hơn. Công trình Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Mai Thị Quý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) đã khẳng định: Bên cạnh những tác động tích cực, toàn cầu hóa có thể phá vỡ những giá trị truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc, làm cho dân tộc này có thể bị hòa tan trở thành cái bóng của dân tộc khác, đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có của dân tộc mình. Do đó, trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, chúng ta không được đánh mất những giá trị truyền thống của dân tộc, phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những giá trị đó, biến chúng thành sức mạnh, đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, đủ sức nắm bắt những cơ hội mới do chính quá trình toàn cầu hóa đem lại. Công trình Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay - dưới góc độ truyền thống (Cao Thu Hằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) đã đề cập đến cơ sở hình thành cũng như nội dung cơ bản một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay; khẳng định: Việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc; nhất là trong giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu sắc. Xem xét giá trị đạo đức truyền thống trong mối liên hệ với thanh niên, có thể kể đến công trình Lịch sử Thanh niên xung phong Việt Nam 1950 – 2001 (NXB Thanh niên, Hà Nội,
  • 20. 15 2002) đã khắc họa được hình ảnh người thanh niên xung phong Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; thanh niên xung phong luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007) đã phản ánh, phân tích, làm rõ quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước, phản ánh sự kế thừa những giá trị truyền thống của thanh niên Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của mình. Đó là truyền thống chiến đấu kiên cường, anh dũng, lao động sáng tạo... Những truyền thống này đã được tuổi trẻ cả nước kế thừa và phát huy vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Công trình Lịch sử Phong trào Học sinh, Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam 1925 – 2008 (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2008) thì ghi lại truyền thống yêu nước nồng nàn của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009), tác giả khẳng định: Trong xu thế chung của hội nhập quốc tế và khu vực, một mặt chúng ta phải hòa vào đời sống chung của nhân loại, mặt khác phải gìn giữ và phát huy đặc trưng, bản sắc, bản lĩnh dân tộc, chống lại sự “hòa tan”, “lai căng”, “học đòi”... đánh mất giá trị truyền thống, tiếp nhận những điều không phù hợp, có hại cho lối sống lành mạnh tốt đẹp, làm xói mòn, suy yếu sức mạnh dân tộc. Do đó, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Tác giả cũng nêu lại một câu nói trong Di chúc của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Phạm Hồng Tung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011) đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận và
  • 21. Mã tài liệu : 600326 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562