SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN BẰNG PHI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN BẰNG PHI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO HOÀNG NAM
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT
CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2. Vị trí, tầm quan trọng và vai trò của cơ sở vật chất dạy
học hiện đại 17
1.3. Nội dung phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 20
1.4. Những yếu tố tác động và định hướng phát triển cơ sở vật
chất dạy học hiện đại 22
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 26
2.1. Khái quát về thành phố Bạc Liêu và các trường Trung
học cơ sở thành phố Bạc Liêu 26
2.2. Thực trạng pháttriển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 28
2.3. Nguyên nhân của thực trạng phát triển cơ sở vật chất dạy học
hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 44
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠIỞ CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 49
3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc phát triển cơ
sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở
thành phố Bạc Liêu 49
3.2. Các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở
các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 51
3.3.3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC-TBDH Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học
ĐHSP Đại học Sư phạm
GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
Nxb Nhà xuất bản
THCS Trung học cơ sở
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục xưa nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong
cuộc sống của con người. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước thì phải phát triển giáo dục - đào tạo. Quan điểm của Đảng ta coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bậc học Trung học cơ sở là bậc học
chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi qua lứa tuổi bắt đầu trưởng thành để
các em học tiếp bậc học phổ thông, đào tạo thế hệ trẻ thành người công
dân có đủ đức, đủ tài, phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn: Đức -
trí - thể - mĩ để đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục -
đào tạo. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường phải đáp ứng yêu
cầu cần thiết cho việc dạy đó là: việc xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị trường học để trường lớp khang trang, hiện đại, đồng thời hàng
năm có kế hoạch tu sửa và bảo vệ cơ sở vật chất sao cho trường lớp mô
phạm, sạch đẹp để đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hiện nay.
Thật vậy, thực tế cho ta thấy, nơi nào có cơ sở vật chất đầy đủ,
trường, lớp khang trang, sạch đẹp, mô phạm thì nơi ấy chất lượng giảng
dạy cũng như các hoạt động khác trong nhà trường tăng lên rõ rệt. Chính
vì vậy, việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung
học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đang trở thành yêu cầu khách
quan và cấp thiết.
Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường là một trong
những tiêu chí sẽ đem lại bộ mặt mới cho giáo dục nói chung và dạy học nói
riêng trong xã hội hiện đại, là thành tố của quá trình dạy học. Đổi mới phương
pháp dạy học, có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là một điều kiện rất quan
trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
Tình hình cơ sở vật chất dạy học ở các trường Trung học cơ sở thành
phố Bạc Liêu còn lạc hậu, chậm được bổ sung phát triển, công tác quản lý cơ
4
sở vật chất đôi khi còn lỏng lẻo; quan điểm về đầu tư phát triển còn chưa rõ
nét, có thời gian chưa được quan tâm đúng mức, sự phát triển còn theo kinh
nghiệm, thiếu những biện pháp định hướng cụ thể, thiếu sự rà soát kỹ lưỡng
để nắm nhu cầu và nguồn lực quản lý, khai thác và sử dụng một cách hiệu
quả... Đặc biệt còn thiếu những cơ chế đầu tư phát triển cơ sở vật chất dạy học
hiện đại một cách đồng bộ và khoa học; chất lượng giáo dục chưa được cải
thiện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong khi đó ngành Giáo
dục – Đào tạo có những chuyển biến tích cực về nội dung, chương trình học,
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá
trình học tập, tính độc lập, năng động, sáng tạo của học sinh. Do đó, việc
nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
trong các nhà trường thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay là vấn đề có
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chức năng vẫn
thường xuyên quan tâm, chăm lo, từng bước đầu tư, phát triển cho các trường
học trong thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, sự đầu tư phát triển đó chưa thực sự
đồng bộ, thiếu chiều sâu, trọng điểm; so với yêu cầu nâng cao chất lượng GD-
ĐT trong thời kỳ mới thì cần phải tăng cường đầu tư, phát triển hơn nữa.
Nghiên cứu về vấn đề này, đã có một số tác giả đi sâu khai thác ở các
cấp độ, mức độ khác nhau về quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất
dạy học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, ở Bạc Liêu chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về việc phát triển cơ sở vật chất dạy
học hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy học và Giáo dục – Đào tạo.
Với những lý do về lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp
phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở
thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” làm nội dung nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Theo V.I.Lênin, quy luật nhận thức của con người là từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách
5
quan. Lý thuyết về dạy học trực quan đã phát triển cùng với các lĩnh vực khác,
từ đó giúp chúng ta nhận định được vai trò của cơ sở vật chất, phương tiện -
thiết bị trực quan trong quá trình dạy học, giúp người học lĩnh hội được bản
chất sự vật hiện tượng dễ dàng hơn.
Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương
hướng cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước
ta trong suốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Tư tưởng của Người là
hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trình độ và
chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc
dân, mở rộng mạng lưới trường học; quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được
phát triển.
Vào năm 1960, Nhật Bản đã tổ chức nghiên cứu mẫu và sản xuất phim
giáo khoa dùng trongnhà trường. Ở Pháp ngay từ khi chưacó mạng máy tính đã
có Viện Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học và Trung tâm quốc gia radio -
truyền hìnhdạy học. Ở Mỹ và các nước Châu Âu, cũng như một số nước ở khu
vực Châu Á Thái Bình Dương như Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Singapo,....
người ta đã pháttriển cơ sở vật chấtdạy học hiện đại, thay thế dầntranh ảnh giáo
khoa in trên giấy bằng các hình ảnh trên màn ti vi phục vụ dạy học.
Ở nước Mỹ, với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đào tạo
rất cao đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ
chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào
mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất dạy học hiện đại,
mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại góp phần đào tạo ra nhiều nhân
tài cho đất nước. Các trường được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ với khu thể
chất gồm sân bóng rổ trong nhà, bể bơi, sân bóng đá và đường chạy chuyên
nghiệp. Phòng thí nghiệm và phòng học nhạc cũng được tách riêng với đầy đủ
các loại nhạc cụ. Thư viện ở trường cũng cực kỳ tiện nghi, sách giáo khoa và
sách tham khảo được cập nhật thường xuyên. Các thiết bị cần thiết như máy
tính và tai nghe đầy đủ .
6
Văn kiện hộinghị Ban chấp hànhTrungương Đảng lần thứ 6 khoá IX xác
định: “đổimớinộidung,chươngtrình,phươngphápgiáodụctheohướng chuẩn
hóa, hiệnđạihóa,sửdụngcôngnghệthôngtin tiếpcậnvớitrình độ tiên tiến của
khu vựcvà quốctếgắn vớităngcườngthiếtbịdạy học, bảo đảm đủ khuôn viên
nhà trườngtheotiêuchuẩnquốcgia, từngbướchiệnđạihoá nhàtrường(lớphọc,
sân chơi,bãitập, phòngthínghiệm,thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư
viện, kýtúcxá...)”[8;trang23]là mộttrongnhữngphươnghướng cơ bản để nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo hiện nay.
Kế thừa và pháttriển các quanđiểmtrước đây, Đạihội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI củaĐảngxác định, cầnphảithực hiện đồngbộ cácgiải pháp phát triển
nâng cao chấtlượnggiáo dục – đào tạo, trongđó “tiếp tụcpháttriển và nângcấp
cơ sởvậtchất -kỹ thuậtchocáccơsởgiáodục,đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu
quả xâydựngmộtsốcơsở giáodục,đàotạo đạt trình độ quốc tế”[9; trang 43].
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông
tin và hội nhập quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những kinh nghiệm và cơ
hội quý trong đầu tư, phát triển giáo dục. Một trong những bài học lớn của các
nước có nền giáo dục tiên tiến là đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại cho
trường học. Bởi vì, muốn có chất lượng dạy học tốt, con người được đào tạo
giỏi về kỹ năng nghề nghiệp thì đi cùng với nó là phải tăng cường đầu tư, phát
triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, đây là thành tố không thể thiếu của quá
trình dạy học hiện đại. Trong những năm qua và nhất là hiện nay, trong giai
đoạn đổi mới giáo dục, Đảng và nhà nước đã có những chỉ thị về biện pháp
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học để thực hiện đổi mới
đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học.
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo
dục, nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo trong chiến
lược phát triển con người, nguồn nhân lực mới, bên cạnh việc đổi mới chương
trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước
ta đã rất coi trọng yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường học và đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, ngành giáo dục xây dựng mới,
7
cải tạo tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học một cách mạnh mẽ.
Đảng đã có nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về giáo dục, đã đề ra chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010, chủ trương xã hội hoá giáo dục, tập trung
đầu tư ngân sách cho giáo dục, tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế,
các tổ chức nhân đạo, huy động từ nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị cho các nhà trường.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng
dụng, phát triển cơ sở vật chất dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự quan
tâm củacác nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền
lý thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các côngtrình nghiên cứu, đề tài khoa học,
giáo trình biên soạn sau:
“Công tác trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê Hoàng Hảo
(1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về thiết bị giáo dục, nhằm đưa ra những
vấn đềcần quantâm về thiết bịgiáo dục trên phạm vi toàn quốc trong tình hình
lúc bấy giờ và đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tốt các thiết bị giáo dục.
Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề chế tạo,
quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất dạy học trong nhà trường như: tác
giả Tô Xuân Giáp, Võ Chấp, Vũ Trọng Rỹ, giúp những người quản lý giáo dục
trongcác đơnvị trường học có được những kiến thức cơ bản, những biện pháp
hữu hiệu đểđộngviên, khuyến khíchcánbộ, giáo viên, nhân viên sáng tạo, quản
lý tốt, sửdụng có hiệu quả và quản lý chặt chẽcơ sở vật chất dạy học, đồng thời
có ý thức đúng đắn cho việc định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất
dạy học;“Giáotrình bồidưỡng Hiệutrưởngtrường Trung học cơ sở” của Nhà
giáo ưu tú, Thạc sĩ ChuMạnh Nguyên trong đó bài22: “Công tácquản lý cơ sở
vậtchấttrong trường trunghọccơsở”, Hà Nội – năm 2005, tác giả đãxây dựng
được mộthệ thống lý luận về vị trí, vai trò, tác dụng và cách sử dụng cũng như
quản lý cơ sở vật chất dạy học trong nhà trường hiện nay. Trang bị cho những
người làm công tác quản lý nhà trường về lý luận và nội dung cơ bản của hệ
8
thống cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phố thông;biết vận dụng một cách sáng
tạo những nộidung đó vào thực tiễn quảnlý, sát hợp với điều kiện và hoàn cảnh
của đơn vị.
Đề tài nghiên cứu: “Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật giáo
dục” tác giả Thạc sĩ Phan Quốc Bảo, Hà Nội - 2006 đã đánh giá thực trạng
về các mặt đầu tư mua sắm, phân bổ, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng đồng thời
chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý cơ sở vật chất dạy học. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho
những người làm công tác quản lý giáo dục nâng cao các kỹ năng quản lý về
cơ sở vật chất dạy học, đầu tư và phát triển cơ sở vật chất và phương tiện kỹ
thuật giáo dục.
Bên cạnh đó còn có Chuyên đề “Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo
dục” của Tiến sĩ Hà Thế Truyền – Trường Cán bộ quản lý giáo dục; bài
giảng của Thạc sĩ Trịnh Anh Cường, Học viện Quản lý giáo dục về quản lý
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, Hà Nội – năm 2003. Hai tác giả đã nêu lên
tầm quan trọng và công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Có
tác dụng cung cấp thêm những lý luận và nội dung cơ bản, đưa ra những
biện pháp tốt về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho người làm
công tác quản lý giáo dục trong tình hình mới.
Tóm lại, các công trình trên đã nghiên cứu về cơ sở vật chất dạy học ở
các khía cạnh khác nhau như: tính năng tác dụng của từng loại cơ sở vật chất
dạy học; luận giải những cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương hướng
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy
học trong các nhà trường. Những kết quả nghiên cứu trên là nền tảng giúp cho
việc kế thừa, hoàn thiện cơ sở lý luận của vấn đề phát triển cơ sở vật chất dạy
học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo trong các
trường hiện nay.
Các tác giả trên có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu
phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo,
9
nghiên cứu khoa học ở các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, phân tích,
đánh giá và xây dựng các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
chưa được nghiên cứu như một đề tài khoa học. Các đánh giá chủ yếu dựa vào
thực tiễn và kinh nghiệm, chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở lý luận
khoa học.
Hơn nữa, thành phố Bạc Liêu là trung tâm tỉnh lụy, là bộ mặt của
tỉnh, nhu cầu phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại
là rất lớn, đòi hỏi ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu phải đẩy mạnh việc
đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo,
tích cực góp phần làm cho quá trình giáo dục của tỉnh nhà ngày càng sâu
sát thực chất và hiệu quả để có thể sánh vai với các tỉnh trong khu vực.
Do vậy, với đề tài luận văn thạc sĩ “Biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy
học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu” tác giả mong muốn sẽ đưa ra một số biện pháp phù hợp với đặc điểm
tình hình công tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại của địa phương,
của ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố, góp phần xây dựng thành phố Bạc
Liêu giàu mạnh, vươn lên tầm cao mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phát triển cơ sở vật
chất dạy học hiện đại, đề xuất các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học
hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh thời kỳ mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển cơ sở vật chất dạy học
hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cơ sở vật chất
dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu.
- Đề xuất biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu hiện nay.
10
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở
thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện
đại ở 8 trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ năm
2008 đến năm 2012: Trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ (phường 1), Trường
THCS Phường 2 (phường 2), Trường THCS Võ Thị Sáu (phường 3), Trường
THCS Nguyễn Thị Minh Khai (phường 5), Trường THCS Trần Huỳnh
(phường 7), Trường THCS Trần Văn Ơn (phường 8), Trường THCS Thuận
Hòa (xã Vĩnh Trạch), Trường THCS Thuận Hòa 2 (xã Vĩnh Trạch Đông).
5. Giả thuyết khoa học
Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có ý nghĩa to lớn đối với việc
nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, nếu các trường
Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng
của cơ sở vật chất dạy học hiện đại, coi đây là điều kiện để chuẩn hóa, hiện
đại hóa nhà trường từ đó quan tâm đầu tư đúng mức thì chất lượng dạy học và
giáo dục học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu sẽ được nâng cao.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Tác giả nghiên cứu tiếp cận đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục – đào tạo và quản
11
lý giáo dục. Đồng thời, đề tài còn tiếp cận vấn đề dựa trên các quan điểm cơ
bản như: quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn; quan điểm lịch
sử - lôgíc để phân tích và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
lý thuyết như phân tích, so sánh…để nghiên cứu lý luận của các nhà kinh điển
Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng,
Chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục – đào tạo; Các Thông tư
hướng dẫn của Bộ; Luật Giáo dục 2005, được bổ sung, sửa đổi năm 2009;
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; các Quy chế, Quy định về giáo dục
– đào tạo, các giáo trình, sách chuyên khảo… về quản lý và quản lý giáo dục;
các công trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được
công bố và đăng tải trên các tạp chí.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên
quan, các hoạt động quản lý và phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở
các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu để tìm hiểu
thực trạng, phát hiện ra những nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết để
rút ra những kết luận cần thiết.
+ Phương pháp tọa đàm, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm: Tọa đàm, trao
đổi với các chuyên gia Phòng GD-ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên ở 8 trường
Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, từ đó rút ra những kết luận có cơ sở
khoa học phục vụ nghiên cứu; Nghiên cứu những kết quả và kinh nghiệm thực
tiễn trong quản lý, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường
Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đểlàm rõ thực trạngvấn đề
nghiên cứu.
12
+ Phươngphápchuyêngia: Xin ý kiến củamộtsố nhàkhoahọc, nhàgiáo,
nhà quảnlý giáo dục vềmộtsố vấnđềlý luận và thực tiễn có liên quan trong vấn
đề nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra - khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với 260
cán bộ, giáo viên ở 8 Trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân; đồng thời đề xuất
biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ
sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay để đảm bảo khách quan.
+ Phương pháp thống kê toán học: Để đảm bảo tính chính xác của kết
quả nghiên cứu, trongkhi nghiên cứuvà xử lý số liệu, tác giả đã sửdụng phương
pháp thốngkê toánhọc đểtổng hợp kết quả điều tra trong quá trình nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về biện pháp phát triển
cơ sở vật chất dạy học hiện đại; khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó
đóng góp biện pháp cụ thể phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh ở các trường Trung
học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu; 3 chương (10 tiết); Kết luận và kiến nghị; Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH
PHỐ BẠC LIÊU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Cơ sở vật chất dạy học
Theo Thạc sĩ Trần Quốc Bảo: “Cơ sở vật chất dạy học: là một hệ thống
gồm những phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,
nhà vệ sinh, nhà xe... phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo ở một cơ sở
giáo dục nhất định”.[1, trang 65].
Theo tác giả Hồ Sĩ Hà viết: “Cơ sở vật chất dạy học là hệ thống
phương tiện vật chất kỹ thuật được sử dụng cho việc giáo dục - đào tạo của
nhà trường (bao gồm các đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh xung
quanh nhàtrường, gồm: Nhà cửa, sân chơi, bãi tập, sách giáo khoa, thiết bị
dạy học)”[17, trang 70].
Như vậy, Cơ sở vật chất dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được
huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục
khác để đạt được mục đích giáo dục.
Hệ thống cơ sở vật chất dạy học bao gồm các công trình, từ các công
trình xây dựng như: lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, hệ thống sân
chơi, bãi tập đến các trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị dạy học,v,v,… có thể
nói đây là một hệ thống đa dạng và phong phú.
Thiết bị dạy học là những vật chuyển tải thông tin, làm cho thông tin có
ý nghĩa, có tác dụng (phần cứng). Nghĩa là, nó cung cấp cho các giác quan
của người học nguồn thông tin học tập dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh, hoặc cả
hai cùng một lúc, trong đó những phương tiện như máy chiếu, các loại máy
thu thanh, thu hình, máy vi tính…là kết quả của sự phát triển khoa học và
công nghệ thông tin điện tử, có tác dụng tăng năng suất và hiệu quả truyền đạt
các thông tin học tập rất cao đến người học.
14
Có thể hiểu, Thiết bị dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng tham gia vào
quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học
sinh sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Thiết bị
dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động
của người dạy đến nội dung và người học.
1.1.2. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hiện đạilà thuộc thời đại ngày nay, có tính
chất tinh vi trong trang bị máy móc. Hiện đại ở đâyđược hiểu là trình độ của
những nước tiên tiến trên thế giới”[38, trang 357].
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là tất cả các phương tiện vật chất được
huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác để đạt
được mục đích giáo dục, và các phương tiện, thiết bị này phải đảm bảo tính
tinh vi, đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy
trong điều kiện hiện nay.
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại chính là những vật mang thông tin học
tập và phương tiện, thiết bị chuyển tải các thông tin đó đến người học, giúp họ
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp.
Từ những quan điểm trên, cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong nhà
trường được xác định: là tập hợp những phương tiện, thiết bị dạy học
phản ánh trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ mà người dạy, người
học trực tiếp sử dụng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động nhận thức và thực hành
của người học, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học trong nhà
trường phổ thông".
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại phản ánh trình độ hiện đại, trình độ ứng
dụng khoahọc côngnghệ vào quátrình dạy học. Đó là những phương tiện, thiết
bị, đồ dùngdạy học;các thiết bịthí nghiệm, thực hành. Các phương tiện, thiết bị
dạy học bằng công nghệ thông tin, như các thiết bị đa năng, các phương tiện
dùng cho giảng dạy lý thuyết, các phương tiện dùng cho rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo thực hành và các trang thiết bị dạy học hiện đại khác.
15
Như vậy, cơ sở vật chất dạy học hiện đại nhà trường tạo điều kiện bảo
đảm nâng cao chất lượng dạy học và GD-ĐT trong các trường phổ thông.
1.1.3. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến
đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp”[38, trang 743].
Từ đó, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là quá trình bảo đảm
cho cơ sở vật chất dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học được tăng tiến
về số lượng và chất lượng thông qua sự đầu tư, quy hoạch, xây dựng, quản lý,
khai thác và sử dụng của các chủ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng dạy học và giáo dục – đào tạo của nhà trường.
Bản chất của phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là sự tăng tiến
các cơ sở vật chất dạy học hiện đại cả số lượng và chất lượng thông qua
công tác tổ chức, chỉ đạo của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các
kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại khoa học, hợp
lý, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường. Phát triển bảo đảm đủ các cơ sở
vật chất dạy học hiện đại cho các phòng học, hình thức học, cấp học và môn
học. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại phải đồng bộ, tiên tiến, tính thực tiễn và
hiệu quả sử dụng cao.
Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có vai trò rất quan trọng đối
với quá trình GD-ĐT của nhà trường, là một con đường, biện pháp chủ yếu để
thực hiện mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng; giúp chủ thể quản lý có cái nhìn tổng quan về
tốc độ phát triển cũng như ảnh hưởng của cơ sở vật chất dạy học tới quá
trình dạy học, từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, kế hoạch chiến
lược phát triển lâu dài, bền vững. Mặt khác, đánh giá một cách chính xác,
khách quan thực trạng các cơ sở vật chất dạy học của nhà trường, cũng như
quá trình đầu tư mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản, từ đó
xác định những phương hướng và yêu cầu phát triển đúng đắn, phù hợp,
16
mang lại quả thiết thực. Ngoài ra, còn giúp các chủ thể quản lý có những kế
hoạch và các giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
quản lý, kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện cho cán bộ,
giáo viên và nhân viên.
1.1.4. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành,
giải quyết một vấn đề cụ thể”[38, trang 161]. Như vậy, biện pháp là cách làm
để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được một mục đích đề ra.
Biện pháp phát triển cơ sở vật chất là cách thức triển khai thực hiện
nhiệm vụ xây dựng, nâng cấp, thay thế cơ sở vật chất đã lạc hậu bằng các cơ
sở vật chất hiện đại hơn. Các biện pháp phát triển có thể được xác định theo
nhiều cách tương ứng với tiếp cận nghiên cứu để đề xuất các biện pháp, như
xác định các biện pháp tương ứng với các phương pháp quản lý; xác định biện
pháp theo chức năng quản lý; xác định phức hợp các biện pháp theo nhiều
cách tiếp cận. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề cập đến các biện
pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục – đào tạo của
mỗi nhà trường.
Thực tế cho thấy, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thường tập trung vào việc đầu tư xây dựng, phân bổ,
sử dụng, cải tiến, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất dạy học hiện đại.
Thực chất biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại chính là triển
khai việc thực hiện các các nội dung trên trong thực tiễn.
Từ các vấn đề trên, biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
được hiểu là hệ thống những cách thức pháthuyvai trò của các chủ thể nhằm
thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng tiến về số lượng và chất lượng các cơ sở
vật chất dạy học hiện đại, góp phần nâng caochất lượng dạy học và giáo dục
– đào tạo.
17
1.2. Vị trí, tầm quan trọng và vai trò của cơ sở vật chất dạy học
hiện đại
1.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt
chẽ tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: Mục
tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Cơ sở vật chất.
Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện tốt quá trình dạy học. Cơ sở vật
chất được coi là bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học,
v,v… Để đạt được mục tiêu của bậc học thì cơ sở vật chất phục vụ trong
trường học có vị trí cực kỳ quan trọng.
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, nhà nước đó, chúng ta sẽ tăng
cường đầu tư cho các trường học, bởi lẽ những yêu cầu cấp bách về chất
lượng giáo dục – đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng trường lớp nghèo
nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng
và tăng cường cơ sở vật chất, trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu,
một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp đưa việc dạy và học đến một
tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đạt được mục đích đã nêu, ngoài yếu tố khách quan như: (Tăng đầu
tư, sự mở cửa, giao lưu về giáo dục, đào tạo…) còn cần đến vai trò nhận thức
và hành động quản lý của người cán bộ quản lý nhà trường đối với việc xây
dựng, bảo quản, duy trì, bổ sung và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường.
1.2.2. Vai trò của cơ sở vật chất hiện đại
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, phần II định
hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có nêu: “Tạo
được chuyển biến cơ bản về pháttriển giáo dục và đào tạo, ưu tiên hàng đầu
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường…”. Đó là định hướng có ý
18
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi vì sự
nghiệp giáo dục hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc
sống của con người. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì
phải phát triển giáo dục - đào tạo.
Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Muốn
đào tạo ra con người có trình độ học vấn cao theo yêu cầu của xã hội, nhà
trường phải được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất là
điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm nó là phương tiện để tác động trực
tiếp đến thế giới tâm hồn của học sinh. Thực tế cho thấy nếu nhà trường
khang trang, đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt
động của trò, nhà trường có khung cảnh sạch đẹp, v,v… sẽ tác động tốt đến
tâm hồn của các em học sinh với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp và nó cũng
là phương tiện để lĩnh hội kiến thức.
Cơ sở vật chất dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường,
chúng ta không thể dạy học mà không có đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh,
sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên và cũng không thể dạy học khoa học
tự nhiên mà không có phòng thí nghiệm. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà
không có xưởng trường, vườn trường. Giáo dục thể chất mà không có sân bãi
và các dụng cụ thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các
phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo dục âm nhạc mà
không có nhạc cụ. Chính vì vậy, cơ sở vật chất dạy học là điều kiện cần thiết
giúp học sinh nắm được kiến thức, thực hiện nghiên cứu khoa học, hoạt động
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, v,v… giúp nhà trường đảm bảo tốt
phương pháp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới.
Tổng kết kinh nghiệm của các trường học tiên tiến trên thế giới cũng
khẳng định rằng một trong những yếu tố của trường tiên tiến là phải xây dựng
cơ sở vật chất của trường.
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là điều kiện thiết yếu của quá trình sư
phạm vì nó là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh. Một
19
trường học khang trang, sạch đẹp có đủ vườn hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể
dục thể thao, phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị hiện đại rất hữu ích để học
sinh học tất giúp cho học sinh yêu mến trường lớp, thúc đẩy được động cơ
học tập của các em hơn là một ngôi trường lộn xộn, thiếu thốn đủ điều có thể
giảm đi lòng yêu mến và ý thức phấn đấu và học tập của học sinh; cơ sở vật
chất trong đó có thiết bị dạy học là phương tiện, công cụ để truyền thụ, lĩnh
hội kiến thức. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực và có thiết bị dạy học thì
mới có thể tổ chức tốt quá trình dạy học.
Hơn nữa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cũng được coi là đối tượng
nhận thức, đây là sản phẩm khoa học mang tính mục đích sư phạm rất cao vì
trong bản thân nó chứa một khối lượng tri thức to lớn giúp cho học sinh có thể
nhận thức tri thức.
Do vậy, trong giáo dục – đào tạo, cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan
trọng. Cơ sở vật chất tốt đẹp sẽ tạo môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao
chất lượng và tạo điều kiện cho giáo dục phát triển toàn diện. Cơ sở vật chất
tốt, ngoài việc giáo dục đạo đức, cung cấp kiến thức văn hoá, còn giáo dục cho
các em biết bảo vệ của công, từ đó giáo dục cho các em thêm yêu trường, yêu
lớp, kính trọng thầy cô, yêu mến bạn bè, biết yêu thương giúp đỡ nhau.
Trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất được
xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào
tạo. Điều này được thể hiện trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VIII trình bày tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, có câu viết: “Tăng
cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường… ”
Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là về cơ sở vật chất đòi hỏi
cấp bách và được thực hiện ngay, đó là chỉ thị nghị quyết của Đảng và còn là
đòi hỏi chính đáng của ngành Giáo dục Việt Nam. Để sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước đi đến thành công thì không thể cho phép kéo dài
tình trạng, trường lớp nghèo nàn, thiếu trang thiết bị, v,v,…
20
Như vậy cơ sở vật chất dạy học hiện đại có khả năng to lớn nhưng hiệu
quả của chúng còn phụ thuộc vào việc đào tạo nghề của giáo viên, việc quản
lý của cán bộ quản lý trường học. Vì vậy song song với việc trang bị, hiện đại
hóa trường học cần cải tiến phương pháp đào tạo tay nghề ở các trường sư
phạm để đào tạo những giáo viên vững về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng có
hiệu quả những cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường.
1.3. Nội dung phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
1.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hoàn thiện theo quy
hoạch chuẩn đáp ứng nhu cầu dạy học và phát triển của nhà trường. Cụ thể
như: Đầu tư xây dựng và trang bị thêm thiết bị cho các phòng học thí nghiệm
môn học, phòng vi tính và các phòng học chuyên môn môn khác. Tạo ra toàn
bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo
dục và dạy học; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều
kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng,
cần thiết cho một cơ sở giáo dục, không thể thiếu phòng học, phòng chức
năng và khu sinh hoạt các nội dung dạy học ngoài giờ; mua sắm các trang
thiết bị, sách và các dụng cụ, đồ dung khác phục vụ học tập.
Chất lượng Giáo dục - Đào tạo cũng như chất lượng đầu ra quyết định
sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi nhà trường. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo, trong đó không thể không
kể đến yếu tố cơ sở vật chất dạy học. Ngoài các yếu tố như nội dung chương
trình Giáo dục - Đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên, côngtác quản lý, công tác
kiểm tra, đánh giá yếu tố cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Một nhà
trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu,
không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng Giáo dục -
Đào tạo. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất dạy học tiên tiến hiện đại sẽ
góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng giảng
dạy, đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo.
21
Thường xuyên rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm
quỹ đất để xây dựng trường học có các công trình vệ sinh, cảnh quan, sân
chơi đúng quy định và theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.
1.3.2. Bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Để phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, ngoài đầu tư, xây mới,
còn phải duy trì chế độ bảo dưỡng, thay thế, nâng cấp thường xuyên hệ thống
cơ sở vật chất cho khu phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc hiện có của
các trường. Không thể chấp nhận trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường làm việc, giảng dạy trong những căn phòng xuống cấp và học sinh
phải ngồi học trong những phòng học xuống cấp mà phải được nâng cấp kịp
thời, một cách hiện đại theo tình hình phát triển hiện nay của xã hội. Cần có
chế độ bảo dưỡng nhằm khắc phục tối đa tình trạng hư hỏng cơ sở vật chất
dạy học gây lãng phí nhiều tiền, của cho nhà nước và nhân dân.
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại cần được kiểm tra, đánh giá lại thường
xuyên đểcó chếđộ bảo dưỡng, nâng cấp hợp lý, đáp ứng nhu cầu dạy học hiện
đại, phục vụ tốt cho công tác Giáo dục – Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
1.3.3. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Đây là nội dung vô cùng quan trọng, bởi nếu cơ sở vật chất dạy học
hiện đại đã được đầu tư, xây mới và thường xuyên bảo quản, nâng cấp, nhưng
không được khai thác, sử dụng hiệu quả, thì việc phát triển cơ sở vật chất dạy
học hiện đại cũng không có ý nghĩa gì, chẳng mang lại lợi ích gì, ngược lại
còn gây tốn kém, lãng phí.
Do đó, trong huy hoạch đầu tư, xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất dạy
học hiện đại, cần đặc biệt chú ý đến khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả.
Đồng thời phải có chiến lược cụ thể để tận dụng, phát huy hết những công cụ,
tính năng hiện đại mà cơ sở vật chất dạy học hiện đại mang lại.
Cầnsửdụngcơ sở vậtchất dạy học học hiện đại có hiệu quả, tiết kiệm và
tránh lãng phí, nhàtrườngphảigiao trách nhiệm quản lý và bảo quản và sử dụng
22
cho từng bộ phận, hàng tháng có kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng để
phục vụ giảng dạy, học tập được kịp thời.
Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là tất cả các phương tiện vật chất được
huy động vào việc giảng dạy, học tập như là máy móc (phần cứng); thông tin
(phần mềm) và con người (kỹ thuật).
Con người không phải là cơ sở vật chất dạy học hiện đại nhưng lại gắn
với cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
phải đồng thời phát triển trình độ kỹ thuật sử dụng của con người.
Con người và cơ sở vật chất dạy học hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Con người ở đây là người dạy, người có đủ phẩm chất đạo đức,
trình độ năng lực – người trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
hiện đại. Con người không đơn thuần là người giữ kho, giữ máy móc, quản lý
chúng mà là người sử dụng sao có hiệu quả trong công tác dạy học và giáo
dục. Đòi hỏi con người, người giáo viên sử dụng thành thạo; cần có kế hoạch
chiến lược phát triển con người, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bồi
dưỡng (cho đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn).
Tóm lại, giữa phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại với quản lý
phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Cần
phải có sự quản lý trong việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, thì sự
phát triển đó mới đúng hướng và bề vững. Yếu tố con người là quyết định, dù
máy móc có tiên tiến, hiện đại đến đâu thì con người phải sử dụng được, sử
dụng thành thạo và mang lại hiệu quả.
1.4. Những yếu tố tác động và định hướng phát triển cơ sở vật chất
dạy học hiện đại
1.4.1. Nhữngyếu tốtácđộng đến sự phát triển cơ sở vật chất dạy học
hiện đại
Đất nước đang ta đứng trước cả những cơ hội lẫn thách thức lớn, nhất
là khi chúng ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội
nhập trong điều kiện một nước còn nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế. “Nguy cơ
23
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới …
đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp” (Đảng cộng sản Việt Nam - Văn
kiện Đại hội lần thứ IX-NXB CTQG-2001). Rút ngắn, thu hẹp khoảng cách
trên là một bài toán cực kỳ phức tạp, mang tính chiến lược. Để giải được bài
toán, đó giáo dục phải được đổi mới. Giáo dục phải đào tạo nên những con
người năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích
ứng với mọi biến đổi trong kinh tế và xã hội, có đạo đức trong sáng, có lối
sống lành mạnh, có đầy đủ sức khoẻ để sống và làm việc. Được như vậy, giáo
dục và đào tạo mới thực hiện được sứ mệnh nhân tố phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thời đại hiện nay là thời đại mà sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi
nước đòi hỏi từng quốc gia phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong một thế giới
hoà bình. Sự phát triển này mang tính bền vững, tức là phải dựa trên một sự
hiểu biết các vấn đề có tính toàn cầu, vừa có tác động đến lợi íchcủa đất nước
mình, vừa có tác động đến cả cục diện thế giới. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh
đòi hỏi mỗi quốc gia nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo
tồn, phát triển những đặc điểm văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Xu thế cách mạng khoa học công nghệ, thông tin dẫn đến sự bùng nổ
của kiến thức, khiến tốc độ gia tăng kiến thức rất lớn (trung bình 10 năm lại
tăng gấp đôi); sự hình thành những xã hội “dựa trên kiến thức”, trong đó tri
thức (văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ) được xem là tài nguyên, vốn
quan trọng nhất, đảm bảo cho mọi thành công trong quá trình phát triển. Thế
kỷ 21 mở đầu cho một nền văn minh mới: nền văn minh tin học. Khoa học và
công nghệ đã và đang trở thành những lực lượng có sức mạnh to lớn trong
việc hình thành tương lai, vì vậy giáo dục phải tạo ra những con người cho
tương lai: con người có trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính
nhân văn, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội luôn luôn đổi mới.
Từ bối cảnh trên, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trên
quy mô toàn cầu là một tất yếu khách quan. Đối với nước ta, việc đổi mới nội
24
dung, phương pháp giáo dục cần chú trọng phát huy nguồn lực trí tuệ của dân
tộc kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế. Phải thực hiện phát triển giáo dục
có quy mô phù hợp với chất lượng và hiệu quả cao đồng thời tăng cường giáo
dục nâng cao ý thức dân tộc đối với sự trường tồn và phát triển đất nước theo
con đường Xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, phải tạo ra những thay đổi sâu
sắc trong giáo dục & đào tạo từ quan niệm về chất lượng, nội dung, phương
pháp giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức và cả hệ
thống giáo dục. Làm cho giáo dục gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học,
ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống; phải xem đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển.
Ngoài các yếu tố thuộc về người thầy, môi trường học đường và nhà
trường cũng tác động đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiển nhiên là
môi trường, điều kiện như cơ sở vật chất, các phương tiện, máy móc thiết bị,
thư viện, phòng học, phòng lab, phòng thí nghiệm hiện đại... góp phần không
nhỏ vào việc giúp giảng viên nâng cao hiệu quả dạy học và hỗ trợ việc đổi
mới phương pháp dạy học.
1.4.2. Định hướng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
- Đảm bảo về số lượng: căn cứ vào tổng số các trường Trung học cơ sở
toàn thành phố Bạc Liêu, số lượng lớp từng giai đoạn để tính toán số phòng
học, phòng chức năng, phòng bộ môn, sân chơi bãi tập... cần thiết phục vụ
cho công tác dạy và học. Đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất dạy học
hiện đại theo các tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Đảm bảo về chất lượng: Căn cứ vào hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất
dạy học hiện đại, hiệu quả sử dụng lâu dài, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ dạy
và học ở các trường THCS thành phố Bạc Liêu cả trong hiện tại và tương lai.
Kết hợp tốt giữa phát triển về số lượng và chất lượng với việc thực hiện công
tác phát triển cơ sở vật chất có trọng tâm, trọng điểm sẽ mang lại sự bền vững
lâu dài.
25
*
* *
Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là vấn đề hết sức cần thiết cho
công tác giáo dục – đào tạo ở Việt Nam nói chung, thành phố Bạc Liêu nói
riêng. Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu
kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ
thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của
khoa học công nghệ đương thời. Hiện nay, mỗi năm Nhà nước đã đầu tư hàng
nghìn tỉ đồng cho ngành giáo dục để tập trung phát triển cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học hiện đại; sự đầu tư đó nếu không được các nhà trường quản
lý tốt, hoặc không biết khai thác sử dụng thì sẽ rất lãng phí. Để phát triển
đúng hướng và có hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là phải quản lý và sử
dụng tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại hiện có, vì đây là khâu
quan trọng, quyết định hiệu quả của việc đầu tư, phát triển.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNCƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
2.1. Khái quát về thành phố Bạc Liêu và các trường Trung học cơ
sở thành phố Bạc Liêu
Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.525,88 ha, số đơn vị
hành chính gồm có 7 phường và 3 xã. Trung tâm thành phố cách Cần
Thơ 110 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km về phía Bắc và cách
thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam (theo đường Quốc lộ 1A). Phía
Bắc và Tây Bắc giáp huyện Vĩnh Lợi; Phía Tây và Tây Nam giáp huyện
Hòa Bình; Phía Nam giáp biển Đông; Phía Đông giáp thị xã Vĩnh Châu
của tỉnh Sóc Trăng.
Trên địa bàn thành phố Bạc Liêu có đường quốc lộ 1A đi qua dài
6,2 Km, đường quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua dài 10 Km. Trục đường
Trần Phú – Cao Văn Lầu rất thuận lợi cho khách đi từ quốc lộ 1A và
quốc lộ Nam Sông Hậu đến khu du lịch Nhà Mát ven biển và vùng nuôi
tôm công nghiệp tập trung qui mô lớn. Tuyến đường tỉnh Cầu Sập –
Ninh Quới – Ngang Dừa nối thành phố Bạc Liêu với quốc lộ Quản Lộ
Phụng Hiệp và nối với quốc lộ 63 giáp với tỉnh Kiên Giang. Các tuyến
đường quốc lộ và đường tỉnh nói trên đã tạo cho thành phố Bạc Liêu trở
thành giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng.
Bờ biển thành phố Bạc Liêu dài 15 Km, có cửa kênh 30 tháng 4
thông ra biển thuận lợi cho việc xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ
hậu cần nghề cá, kết hợp với phát triển du lịch vùng ven biển.
Trong những năm qua, ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu thực
hiện hoàn thành khá tốt nhiệm vụ Giáo dục – Đào tạo; nền nếp dạy học
và các hoạt động giáo dục học sinh từng bước ổn định và phát triển; thực
27
hiện đúng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp
dạy học, nâng cao chất lượng học sinh đại trà cũng như bồi dưỡng học
sinh giỏi, rèn luyện các bộ môn năng khiếu đạt kết quả cao, công tác phụ
đạo học sinh yếu, kém đạt khá; cơ sở vật chất trường học tiếp tục được
đầu tư đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt động dạy và học.
Quá trình xây dựng và phát triển, đến nay thành phố Bạc Liêu đã
có nhiều đổi mới, nhưng so với tiềm năng và lợi thế của một thành phố
nằm trong vùng kinh tế ven biển, thành phố Bạc Liêu vẫn là thành phố
phát triển chậm so với các trung tâm tỉnh lỵ khác ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
Trên địa bàn thành phố Bạc Liêu hiện có 8 trường THCS với tổng
số 510 CB-GV-NV và 6.628 học sinh được biên chế thành 143 lớp, số
học sinh bình quân trên một lớp năm học 2011 – 2012 là 46,3 học sinh.
So với Điều lệ trường Trung học, hầu hết các trường Trung học cơ sở
trên địa bàn Thành phố đều có số học sinh bình quân trên một lớp ở mức
cao, cần sắp xếp để đảm bảo con số này theo Điều lệ quy định không quá
45 học sinh trên lớp. Tính đến nay các trường Trung học cơ sở có 152
phòng học (trong đó 126 phòng học lầu kiên cố; 26 phòng học bán kiên
cố) và 89 phòng chức năng kiên cố.
Nhu cầu phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại
ở thành phố Bạc Liêu còn khá lớn, nhất là các phòng chức năng, các
phòng thuộc khối hành chính. Đồng thời cần khẩn trương xây dựng
Trung tâm giáo dục thường xuyên, các Trung tâm học tập cộng đồng,
Trung tâm giáo dục thể chất, nhà công vụ giáo viên…Nhu cầu lớn nhất
hiện nay của ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu là việc đẩy mạnh việc
đổi mới phương pháp dạy học, khai thác, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất,
sách, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy
phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hiện đại; tăng cường ứng
28
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; tổ chức dạy học
phân hóa theo năng lực học sinh, tập trung quản lý mặt bằng kiến thức;
đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, tích cực góp
phần làm cho quá trình giáo dục ngày càng sâu sát thực chất và hiệu quả.
2.2. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
2.2.1. Thực trạng về đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
Công táclập kế hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chấtdạyhọc hiện đại
Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở vật
chất dạy học hiện đại là rất cần thiết. Theo phụ lục 1 (bảng 2.1) có đến 100,%
là cán bộ quản lý thực hiện đạt mức độ từ trung bình trở lên tỷ lệ đạt khá tốt
là 90,00%; về giáo viên có 87,5% là đánh giá mức độ từ trung bình trở lên,
trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 32,50% và có đến 12,50% giáo viên đánh giá là
yếu. Vì vậy, cần phải có kế hoạch tăng kinh phí đầu tư trang bị cho các nhà
trường nhiều hơn nữa, đồngthời phảiđầu tư một cáchcó trọng tâm, trọng điểm.
Công tác tổ chức, triển khai kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất dạy học
hiện đại
Về công tác tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ các khâu các bước còn thiếu
chặt chẽ, sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận chưa thật nhịp nhàng. Do đó
nội dung này có 55,00% ý kiến đánh giá tốt và khá, còn đến 10,00% ý kiến
đánh giá ở mức yếu của cán bộ quản lý; còn về ý kiến của giáo viên chỉ có
25,84% ý kiến đánh giá tốt và khá, còn có đến 4,16% ý kiến đánh giá ở mức
yếu. Vì thế, về lĩnh vực này, các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
có thực hiện trong thời gian qua nhưng mức độ khá tốt chưa cao.
Công tác huyđộng tổng hợp các nguồn lực tài chính trong đầu tư cơ sở
vật chất dạy học hiện đại
29
Hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường trong lĩnh
vực phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại luôn là yếu tố mấu chốt của hệ
thống quản lý, vì nhân sự luôn là chìa khoá của thành công. Huy động tổng
hợp các nguồn lực tài chính, hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực của
nhà trường trong đầu tư, phát triển các cơ sở vật chất dạy học hiện đại là lĩnh
vực rất quan trọng hiện nay. Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động của bộ máy
tổ chức và nhân lực của các nhà trường như xây dựng kế hoạch, đầu tư mua
sắm, sử dụng và bảo quản phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo,
tác giả đã tiến hành khảo sát theo mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1, kết quả thu
được thể hiện trong bảng 2.1 cho thấy đa phần các ý kiến đánh giá mức độ
thực hiện các nội dung ở mức khá và trung bình, cụ thể như sau:
Việc huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính: có 15,00% ý kiến của
cán bộ quản lý đánh giá tốt, 50,00% đánh giá ở mức khá và 35,00% ở mức
trung bình; có 90,83% ý kiến của giáo viên đánh giá từ trung bình trở lên, trong
đó có 25,83% đạt tỷ lệ khá tốt và có 9,17% tỷ lệ yếu. Điều này chứng tỏ việc
huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính có thực hiện tốt nhưng chưa phù
hợp lắm, chưa mang lại kết quả khả quan, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách
nhà nước trong việc phát triển cơ sở vật chất hiện học hiện đại.
Công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học
hiện đại
Cần khẳng định Ngân sách Nhà nước đã và vẫn sẽ là nguồn kinh phí
chính của GD&ĐT. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đã tăng đáng kể
từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về phát triển GD&ĐT. Nhà
nước đã có ưu tiên đầu tư cao cho GD&ĐT trong suốt hơn 10 năm qua, thể
hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Tuy
nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học
hiện đại từng bước cũng được phát triển để cùng góp phần cho giáo dục và
đào tạo ở địa phương. Theo phụ lục 1 (bảng 2.1) thì có đến 60,% là cán bộ
30
quản lý và 25,00% giáo viên là đánh giá mức độ khá, tốt; 40,00% cán bộ
quản lý và 66,25% giáo viên đạt mức độ trung bình và có đến 8,75% giáo
viên đánh giá là yếu. Vì thế, trong thời gian qua công tác xã hội hóa giáo dục
trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ
sở thành phố Bạc Liêu có sự phát triển như yêu cầu đặt ra nhưng dường như
xã hội hóa giáo dục hiện nay chỉ mới đáp ứng được về mặt hình thức, còn nội
dung chính vẫn chưa thực hiện đến nơi đến chốn. Trong thời gian tới ngành
Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu rất cần phát huy công tác xã hội hóa
giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại vì giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đã và đang được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta hết sức quan tâm.
Công tác pháthuyvai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp
tuyên truyền và thực thi việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Có tới 50% ý kiến đánh giá ở mức trung bình của cán bộ quản quản lý
và 63,75% của giáo viên. Điều này chỉ ra rằng việc phát huy chức năng của
các đoàn thể còn hạn chế, cần thúc đẩy mạnh hơn nữa. Việc nâng cao trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ là 50,00%, giáo viên có 24,59% ý kiến đánh giá ở
mức tốt và khá và có 11,66% giáo viên đánh giá ở mức độ yếu. Điều này cho
thấy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh còn có
lúc chưa thực sự phát huy hết đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển các
cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường chưa được phát huy cao, tính phối hợp chưa kịp thời.
Thực trạng chung về số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất dạy
học hiện đại đã được đầu tư
Khi nói đến cơ sở vật chất dạy học hiện đại, chúng ta phải cần xem xét
đầy đủ cả hai mặt số lượng và chất lượng vì chúng có vai trò quan trọng tác
động trực tiếp vào chất lượng của quá trình dạy học của nhà trường.
31
Về số lượng: Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là vấn đề cần quan tâm
hiện nay của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc liêu.
Phòng học bộ môn chưa đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy và
học tập, có 41 phòng (trong đó: kiên cố có 35 phòng và bán kiên cố là 6
phòng). Trong 8 trường Trung học cơ sở, chỉ có 6 trường có phòng Tin
học với tổng số là 105 máy vi tính (bình quân mỗi trường có 17,5 máy vi
tính), chưa đáp ứng tốt cho việc dạy môn Tin học trong nhà trường.
Phòng bộ môn Ngoại ngữ, Công nghệ, Âm nhạc mỗi loại chỉ có 3 phòng
được cấp vào năm 2000 đến nay đã xuống cấp, trang thiết bị trong phòng
hư hỏng nhiều. Bên cạnh đó, phòng học bộ môn Vật Lí, Hóa học, Sinh
học mỗi trường đều có 01 phòng được trang bị vào năm 2000 trong
chương trình thí điểm thay đổi sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở.
Đối với phòng phục vụ học tập, toàn thành phố 8 trường THCS
mỗi trường đều được trang bị 01 Thư viện. Tuy nhiên, các phòng Thư
viện vẫn chưa đúng theo quy cách, còn thiếu nhiều loại sách theo quy
định. Đến nay, toàn thành phố Bạc Liêu - bậc Trung học cơ sở chỉ có 4
trường có phòng Thư viện đạt chuẩn quốc gia, còn lại 4 trường đang
củng cố, xây dựng; Phòng Truyền thống thì càng ít hơn, chỉ có 2 trường
có phòng Truyền thống còn lại các trường thì ghép chung với phòng
Đoàn – Đội vì hầu hết các trường đều ưu tiên sử dụng các phòng để phục
vụ cho công tác giảng dạy. Đặc biệt, ở thành phố Bạc Liêu 8 trường
Trung học cơ sở đều chưa có Nhà tập đa năng.
Nhà vệ sinh giáo viên và học sinh tuy các cấp của ngành đều quan
tâm đầu tư xây dựng nhưng số lượng vẫn chưa đáng kể. Hiện nay, chỉ có
12 phòng vệ sinh cho giáo viên và 32 phòng vệ sinh cho học sinh nam và
nữ, với số lượng này Phòng GD – ĐT Bạc Liêu cũng tham mưu với Ủy
ban nhân dân thành phố Bạc Liêu xin hỗ trợ vốn để xây cất mới và kiên
cố nhà vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh.
32
Kết quả trưng cầu ý kiến của độingũ cán bộ, giáo viên ở phụ lục 1 (bảng
2.1) cho thấy: 100% ở mức độ Trung bình-khá, cơ sở vật chất dạy học hiện đại
của các trường cơ bản là đảm bảo nhu cầu tối thiểu trong việc dạy và học
nhưng chưa được hiện đại trong đầu tư. Các phòng học được trang bị cơ bản
đầy đủ, không còn tình trạng học ca 3 và được xây dựng kiên cố nhưng phòng
bộ môn chưa được trang bị đầy đủ. Hơn nữa, những trường không phải là
trung tâm thành phố thì việc đầu tư chưa đến nơi đến chốn; phòng chức năng
có trang bị nhưng chưa đồng bộ, các nơi được xây dựng với cấu trúc khác
nhau (vẫn cònmột số nơi sử dụng phòng học làm phòng chức năng); sân chơi,
bãi tập được xây dựng kiên cố, không bị đọng nước vào mùa mưa nhưng quỹ
đất ở các trường học nông thôn thì rộng hơn ở trung tâm thành phố; nhà vệ
sinh đủ đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu của các đơn vị trường học; nhà xe đảm
bảo tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng chưa có nhà để xe cho học
sinh. Thiết bị dạy học như máy chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy
vi tính…của các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu cơ bản phục vụ
tối thiểu cho công tác giáo dục, đào tạo ở các cơ sở giáo dục thành phố Bạc
Liêu nhưng chưa hiện đại.
Về chất lượng: Song song với số lượng cơ sở vật chất dạy học hiện đại
thì chất lượng là vấn đề càng được quan tâm hơn của ngành Giáo dục và Đào
tạo thành phố Bạc liêu.
Bàn ghế dành cho giáo viên và học sinh đảm bảo đủ số lượng, đáp
ứng cơ bản cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Theo
thống kê, khối Trung học cơ sở hiện có 172 bộ bàn ghế giáo viên và
3.960 bộ bàn ghế học sinh. Tuy nhiên, bàn ghế học sinh có những loại
còn quá thấp, quá nhỏ, chưa đúng kích cỡ, chuẩn học sinh bậc Trung học
cơ sở; chất lượng chưa đảm bảo, dễ gãy, dễ hư. Máy chiếu đa năng được
cung cấp đều ở các trường – mỗi trường 02 máy, số lượng chưa nhiều
(tổng số hiện có 24 máy chiếu đa năng trên 8 trường THCS thành phố
33
Bạc Liêu) đến nay các thiết bị trong phòng cũng hư hỏng nặng, chưa
được đầu tư sửa chữa. Đối với những trường trung tâm thành phố, trường
trọng điểm có số máy nhiều hơn vì ngoài việc cấp trên cấp, nhà trường
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, với sự ủng hộ, mua sắm của các
mạnh thường quân và phụ huynh học sinh.
Các trang thiết bị dạy học được trang bị vào năm 2000 trong
chương trình thí điểm thay đổi sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở
nhưng tình hình các trường không đủ phòng để chứa, bảo quản chưa tốt
nên nay đã xuống cấp và hư hỏng nhiều.
Qua nghiên cứu kết quả phụ lục 1 (bảng 2.1) cho thấy chất lượng các cơ
sở vật chất dạy học hiện đại ngày một tốt hơn, tiện ích hơn, song cơ bản chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của nội dung, yêu cầu học tập hiện nay. Vì
phần lớn đã cũ, đã được cấp từ lâu, tính đồng bộ hạn chế do vậy khó khăn cho
công tác khai thác sử dụng.
Tài liệu cập nhật thông tin mới như băng đĩa, phần mềm dạy học chất
lượng đảmbảo tốt, songcũngcònở mức độ hạnchế, có20,00% cánbộquảnlývà
72,08% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Các loại thiết bị khác nhìn chung
chấtlượng chưatốt, theo đánhgiácủacánbộ quảnlý có 5,00% và6,67% củagiáo
viên ở mức độ tốt.Từkếtquảtrêncho thấycơ sở vậtchất chấtlượng chưacao. Vì
vậy, các trườngcầncó chếđộchínhsách cũng như kế hoạch đầu tư nâng cấp về
chất lượng cơ sở vật chất dạy học hiện đại một cách khoa học, hợp lý.
2.2.2.Thựctrạng về bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện
đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
Công tác xây dựng các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường
xuyên và định kỳ cơsởvật chất dạyhọc hiện đại
Trong những năm qua, các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc liêu xây
dựng các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cơ
sở vật chất dạy học hiện đại theo từng năm học. Kết quả khảo sát ở phụ lục 1 (bảng
34
2.2) cho thấy: Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý là 100% từ trung bình trở lên,
trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 85,00%; đối với ý kiến của giáo viên có 100% từ trung
bình trở lên, trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 36,67%. Qua đó, ta thấy việc xây dựng
các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cơ sở vật
chất dạy học hiện đại được thực hiện khá, tốt ở các cơ sở giáo dục cấp Trung học cơ
sở thành phố Bạc Liêu.
Công tác bảotrì, bảo dưỡng, bảoquản và sửa chữa cơ sở vật chất dạy
học hiện đại
Cơ sở vật chất, thiết bịdạy học hiện đại được muasắmđầutư về các đơn
vị đãlà khó khăn và rất quýgiá, songđểsửdụngduytrì đượctốt, bền lâu hơn thì
càngkhó khăn hơn. Cầnđẩymạnh côngtác bảo trì, duy tu bảo dưỡng đó là việc
làm thường xuyên và cần thiết. Qua kết quả điều tra ở phụ lục 1 (bảng 2.2) cho
thấy cơ bản cán bộ, giáo viên cho rằng công tác bảo trì, bảo dưỡng, bảo quản
và sửa chữa cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường ở mức tốt và khá;
60,00% cán bộ, 72,08% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Có 2,92% giáo
viên đánh giá là yếu. Cơ bản các đối tượng cho rằng: nhìn chung công tác bảo
quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại ở các nhà trường
Trung học cơ sở những năm qua thực hiện tương đối tốt, song so với yêu cầu
thực tế đặt ra thì còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, cần phải có kế hoạch
định kỳ và thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng cho phù hợp với yêu cầu.
Việc phát huy tinh thần tự lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
cải tiến và sáng chế các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại
Có 20,00% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá ở mức tốt và khá, có
70,00% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 10,00% ý kiến đánh giá ở
mức yếu; Có 34,16% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức tốt và khá, có 61,67% ý
kiến đánh giá ở mức trung bình và có 4,17% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Kết
quả trên cho thấy việc phát huy tính tự lực của cán bộ, giáo viên trong cải tiến
và sáng chế các thiết bị, cơ sở vật chất dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế.
35
Việctổ chứccácphongtràothiđuavểbảoquản,nâng cấp cơ sở vật chất
dạy học hiện đại
Có 45,00% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá ở mức tốt và khá, có
55,00% ý kiến đánh giá ở mức trung bình; Có 40,42% ý kiến giáo viên đánh
giá ở mức khá-tốt, có 7,91% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức yếu. Thực tế cho
thấy tổ chức các phong trào thi đua đã có hiệu quả thiết thực, song cần phải tổ
chức thườngxuyên, tạo bầukhông khí dânchủ, đoànkết để khơi gợi tinh thần, ý
thức trách nhiệm của mọi người tham gia quảnlý, sửdụng, bảo quản tốt, bền, an
toàn, tiết kiệm các cơ sở vật chất dạy học hiện đại.
2.2.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện
đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
Công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Ở phụ lục 1 (bảng 2.3), đối với cán bộ quản lý giáo dục có đến
80,00% và giáo viên là 40,42% ý kiến là thực hiện khá tốt trong công tác
quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường. Tuy
nhiên, đạt mức trung bình trong lĩnh vực này có 20.00% là cán bộ quản lý và
51,67% là của giáo viên, ở mức độ yếu là 7,91% là của giáo viên. Từ các số
liệu trên ở bảng 2.3 phụ lục 1, cho thấy công tác quản lý việc phát triển cơ sở
vật chất dạy học hiện đại chưa được tốt, chỉ dừng lại ở mức trung bình, có cả
yếu. Vì thế, trong thời gian tới cần phát huy hơn công tác quản lý việc phát
triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường trung học cơ sở thành phố
Bạc Liêu.
Trình độ quản lý và vận hành cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Qua kết quả khảo sát ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy phần lớn cán bộ,
giáo viên cho rằng trình độ quản lý vận hành của Cán bộ quản lý ở mức tốt và
khá; còn 40,00% cán bộ và 76,66% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Vì
vậy, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các trường học trong việc tổ chức
quản lý, vận hành, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
36
học hiện đại. Cần phải bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên và nhân viên, đồng thời phải có quy chế, quy định rõ ràng
để thực hiện tốt các khâu, các bước trong quản lý.
Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của đội ngũ
cán bộ, giáo viên
Trước hết đánh giá về mức độ thành thạo của giáo viên trong sử dụng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại xét theo kỹ năng sử dụng của
cán bộ, giáo viên trong quá trình sử dụng. Xem trình độ sử dụng có được
nâng cao không? Năng lực thực hành, năng lực tư duy lôgíc của học sinh có
được phát triển không? Tỷ lệ khắc phục thành công các sự cố xảy ra về kỹ
thuật và an toàn trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
hiện đại. Mục đíchlà đánh giá được hiệu quả sửdụng cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học hiện đại hiện có trong một khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét
theo tình hình thực tế để đảm bảo yêu cầu giảng dạy môn học đã quy định
trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đây là chỉ số quan trọng nhất khi đánh
giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. Qua kết quả
phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy có 100% cán
bộ quản lý, 91,25% giáo viên, đánh giá mức độ trung bình trở lên; 8,75%
giáo viên đánh giá là yếu. Kết quả trên cho thấy cơ bản đội ngũ cán bộ, giáo
viên các trường sử dụng khá tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện
đại, đã biết kết hợp chặt chẽ giữa phương tiện và phương pháp trong truyền
đạt kiến thức, khả năng ứng sử các tình huống sư phạm cao. Song còn một
số giáo viên sử dụng, khai thác các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện
đại hiện còn hạn chế, đôi khi còn lúng túng trong sử dụng, nên có ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng bài giảng, cần phải có kế hoạch cụ thể đối với việc
tăng cường tần suất và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện
đại trong quá trình dạy học.
37
Công tác giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại
Vấn đề nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân viên và học sinh có ảnh
hưởng rất lớn đến đến việc sử dụng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong
quá trình dạy học và công tác đầu tư phát triển trong các nhà trường. Khi tìm
hiểu nhận thức về vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong quá trình
dạy học tác giả thu được kết quả ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy đa số giáo
viên là những người trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại đánh giá
vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại là rất tốt (90,00% cán bộ và 76,67%
giáo viên). Vì thế, các cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng cơ sở vật chất dạy
học hiện đại là quan trọng trong quá trình dạy học và thời gian qua về công tác
giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về phát triển
cơ sở vật chất dạy học hiện đại là khá tốt. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên còn
đánh giá việc nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về phát
triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong thời gian qua ở mức trung bình
(chiếm 23,33%).
Các trường luôn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh đối với công tác xây dựng, đầu tư, phát triển và sử
dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học và giáo dục
– đào tạo. Công tác giáo dục nhận thức là nhiệm vụ cần được tiến hành thường
xuyên, nhằm giúp cho các chủ thể có nhận thức và quan điểm đúng đối với
công tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Điều này cho thấy việc
tuyên truyền, phổ biến Luật, các Nghị định, Nghị quyết, kế hoạch... cho cánbộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh chưa được thường xuyên và triệt để. Vì vậy,
việc vận dụng chủ trương chính sáchcủa Nhà nước, của Bộ Giáo dục vào công
tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại còn khó khăn.
Công tác xây dựng và phổ biến các quy định, quy chế, nội quy của nhà
trườngvề quản lý sử dụng và phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại khá tốt.
38
Điều này cho thấy các nhà trường đã thường xuyên chú trọng việc xây dựng
và phổ biến các quy định, quy chế liên quan đến công tác quản lý, phát triển,
khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Còn 10,00% của cán bộ
quản lý và 23,33% của giáo viên ý kiến đánh giá ở mức trung bình, điều này
chỉ ra rằng cần phải chú ý tăng cường thêm công tác tuyên truyền các quy
định, quy chế, nội quy sao cho phù hợp và kịp thời hơn ở từng trường.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên
Đây là vấn đề mấu chốt trong việc phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học hiện đại, là việc làm cần thiết và luôn phải được quan
tâm đúng mức. Như kết quả đánh giá ở phần trên về mức độ sử dụng thành
thạo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của một số giáo viên còn hạn chế,
đôi khi còn lúng túng trong khai thác, sử dụng. Chính vì vậy, cần phải được
đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng cho đội ngũ giáo viên và nhân viên.
Qua kết quả khảo sát thực tế ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy có 60,00% cán
bộ, 75,50% giáo viên đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên và nhân viên ở mức trung bình;
8,75% giáo viên đánh giá ở mức yếu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc sử
dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học, các
nhà trường cần chú trọng việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên về kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại
một cách thường xuyên, đáp ứng sự cập nhật những phương tiện mới hiện
đại, giúp cho giáo viên và nhân viên có khả năng khai thác, sử dụng thành
thạo. Đồng thời, cần có yêu cầu bắt buộc giáo viên trình bày nội dung bài
giảng bằng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại đã được trang bị.
Mặt khác, một số thầy giáo, cô giáo đã lớn tuổi, khả năng sử dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc đổi
mới phương pháp giảng dạy hiện nay.
39
Qua phiếu đánh giá về hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ
năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho cán bộ, giáo viên và
nhân viên trong nhà trường. Tuy nhiên, các trường hiện nay đã gửi cán bộ, giảng
viên, nhân viên đi học tập, bồi dưỡng ở nơi khác qua các lần tập huấn tập
trung theo yêu cầu của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT. Giáo viên cho rằng nhà
trường đã sử dụng chuyên gia của nhà trường hoặc mời chuyên gia đến bồi
dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phần lớn số còn lại cho
rằng nhà trường đã kết hợp cả 2 hình thức trên để đào tạo bồi dưỡng kỹ năng
sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên.
Do đó thời gian tới các trường cần phải tăng cường hơn nữa, quan tâm hơn
nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng cho nhu
cầu phát triển hiện nay của xã hội nói chung và ngành GD-ĐT nói riêng.
Về việc động viên, khen thưởng kịp thời cho tập thể và các cá nhân có
thành tích tốt trong việc phát triển cơ sở vật chất
Công tác khen thưởng đã được các nhà trường có sự quan tâm nhưng
chưa cao, cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ khá và tốt
30,00%, trung bình 55,00% và có 15,00% ý kiến đánh giá ở mức yếu; có
25,00% ý kiến đánh giá của giáo viên giá ở mức độ khá và tốt, trung bình
62,50% và yếu 12,50% trong phụ lục 1 (bảng 2.3). Song có thời gian việc
động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến vẫn chưa được kịp thời.
40
Bảng 2.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại
ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu
Nội dung
Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý
Tốt Khá Trung bình Yếu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Công tác quản lý việc
phát triển cơ sở vật chất
dạy học hiện đại
02 10,00 14 70,00 04 20,00
2. Trình độ quản lý và
vận hành cơ sở vật chất
dạy học hiện đại
02 10,00 10 50,00 08 40,00
3. Hiệu quả sử dụng các
cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học hiện đại của đội
ngũ cán bộ, giáo viên
01 5,00 08 40,00 11 55,00
4. Công tác giáo dục
nhận thức cho CB-GV-
NV và HS về phát triển
cơ sở vật chất dạy học
hiện đại
03 15,00 15 75,00 02 10,00
5. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng sử dụng
cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học hiện đại cho
giáo viên và nhân viên
02 10,00 06 30,00 12 60,00
6. Về việc động viên,
khen thưởng kịp thời
cho tập thể và các cá
nhân có thành tích tốt
trong việc phát triển cơ
sở vật chất
02 10,00 04 20,00 11 55,00 03 15,00
41
Nội dung
Mức độ đánh giá của giáo viên
Tốt Khá Trung bình Yếu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Công tác quản lý
việc phát triển cơ sở
vật chất dạy học hiện
đại
19 7,92 78 32,50 124 51,67 19 7,91
2. Trình độ quản lý
và vận hành cơ sở vật
chất dạy học hiện đại
10 4,17 46 19,17 184 76,66
3. Hiệu quả sử dụng
các cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học hiện
đại của đội ngũ cán
bộ, giáo viên
8 3,33 27 11,26 184 76,66 21 8,75
4. Công tác giáo dục
nhận thức cho CB-
GV-NV và HS về
phát triển cơ sở vật
chất dạy học hiện đại
52 21,67 132 55,00 56 23,33
5. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng sử
dụng cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học hiện
đại cho giáo viên và
nhân viên
7 2,92 26 10,83 186 77,50 21 8,75
6. Về việc động viên,
khen thưởng kịp thời
cho tập thể và các cá
nhân có thành tích tốt
trong việc phát triển
cơ sở vật chất
14 5,83 46 19,17 150 62,50 30 12,50
2.2.4. Thựctrạngvềcôngtácthanhtra,kiểm tra trongviệcphát triển cơ
sở vậtchấtdạyhọchiện đại ởcáctrườngTrunghọccơ sởthànhphố Bạc Liêu
Công tác thanh tra, kiểm tra có vị trí rất quan trọng, là hoạt động không
thể thiếu được trong mọi hoạt động. Mục đích nhằm đôn đốc việc thực hiện
các nội dung theo mục tiêu đã đề ra, ngăn ngừa sai phạm và điều chỉnh sao
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu

More Related Content

What's hot

Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường nataliej4
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty tnhh k....
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư C.E.O, 9đ - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân độiLuận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đLuận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 

Similar to Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu

LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...jackjohn45
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nộiluanvantrust
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nộiluanvantrust
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nộiluanvantrust
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 

Similar to Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu (20)

LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
 
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuậtLuận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
 
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
 
LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuậtLV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà NộiĐề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đLuận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Xây dựng trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố ...
Xây dựng trường phổ thông chất  lượng  cao  trên  địa bàn Quận 12, Thành phố ...Xây dựng trường phổ thông chất  lượng  cao  trên  địa bàn Quận 12, Thành phố ...
Xây dựng trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN BẰNG PHI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN BẰNG PHI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO HOÀNG NAM HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 13 1.1. Một số khái niệm cơ bản 13 1.2. Vị trí, tầm quan trọng và vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại 17 1.3. Nội dung phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 20 1.4. Những yếu tố tác động và định hướng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 22 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 26 2.1. Khái quát về thành phố Bạc Liêu và các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 26 2.2. Thực trạng pháttriển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 28 2.3. Nguyên nhân của thực trạng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 44 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠIỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 49 3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 49 3.2. Các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 51 3.3.3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 91
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC-TBDH Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học ĐHSP Đại học Sư phạm GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo Nxb Nhà xuất bản THCS Trung học cơ sở
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục xưa nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo dục - đào tạo. Quan điểm của Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bậc học Trung học cơ sở là bậc học chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi qua lứa tuổi bắt đầu trưởng thành để các em học tiếp bậc học phổ thông, đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân có đủ đức, đủ tài, phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn: Đức - trí - thể - mĩ để đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường phải đáp ứng yêu cầu cần thiết cho việc dạy đó là: việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để trường lớp khang trang, hiện đại, đồng thời hàng năm có kế hoạch tu sửa và bảo vệ cơ sở vật chất sao cho trường lớp mô phạm, sạch đẹp để đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hiện nay. Thật vậy, thực tế cho ta thấy, nơi nào có cơ sở vật chất đầy đủ, trường, lớp khang trang, sạch đẹp, mô phạm thì nơi ấy chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động khác trong nhà trường tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đang trở thành yêu cầu khách quan và cấp thiết. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường là một trong những tiêu chí sẽ đem lại bộ mặt mới cho giáo dục nói chung và dạy học nói riêng trong xã hội hiện đại, là thành tố của quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học, có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tình hình cơ sở vật chất dạy học ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu còn lạc hậu, chậm được bổ sung phát triển, công tác quản lý cơ
  • 6. 4 sở vật chất đôi khi còn lỏng lẻo; quan điểm về đầu tư phát triển còn chưa rõ nét, có thời gian chưa được quan tâm đúng mức, sự phát triển còn theo kinh nghiệm, thiếu những biện pháp định hướng cụ thể, thiếu sự rà soát kỹ lưỡng để nắm nhu cầu và nguồn lực quản lý, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả... Đặc biệt còn thiếu những cơ chế đầu tư phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại một cách đồng bộ và khoa học; chất lượng giáo dục chưa được cải thiện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong khi đó ngành Giáo dục – Đào tạo có những chuyển biến tích cực về nội dung, chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tính độc lập, năng động, sáng tạo của học sinh. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong các nhà trường thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chức năng vẫn thường xuyên quan tâm, chăm lo, từng bước đầu tư, phát triển cho các trường học trong thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, sự đầu tư phát triển đó chưa thực sự đồng bộ, thiếu chiều sâu, trọng điểm; so với yêu cầu nâng cao chất lượng GD- ĐT trong thời kỳ mới thì cần phải tăng cường đầu tư, phát triển hơn nữa. Nghiên cứu về vấn đề này, đã có một số tác giả đi sâu khai thác ở các cấp độ, mức độ khác nhau về quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất dạy học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, ở Bạc Liêu chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy học và Giáo dục – Đào tạo. Với những lý do về lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” làm nội dung nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Theo V.I.Lênin, quy luật nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách
  • 7. 5 quan. Lý thuyết về dạy học trực quan đã phát triển cùng với các lĩnh vực khác, từ đó giúp chúng ta nhận định được vai trò của cơ sở vật chất, phương tiện - thiết bị trực quan trong quá trình dạy học, giúp người học lĩnh hội được bản chất sự vật hiện tượng dễ dàng hơn. Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Tư tưởng của Người là hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trình độ và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường học; quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển. Vào năm 1960, Nhật Bản đã tổ chức nghiên cứu mẫu và sản xuất phim giáo khoa dùng trongnhà trường. Ở Pháp ngay từ khi chưacó mạng máy tính đã có Viện Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học và Trung tâm quốc gia radio - truyền hìnhdạy học. Ở Mỹ và các nước Châu Âu, cũng như một số nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Singapo,.... người ta đã pháttriển cơ sở vật chấtdạy học hiện đại, thay thế dầntranh ảnh giáo khoa in trên giấy bằng các hình ảnh trên màn ti vi phục vụ dạy học. Ở nước Mỹ, với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đào tạo rất cao đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất dạy học hiện đại, mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Các trường được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ với khu thể chất gồm sân bóng rổ trong nhà, bể bơi, sân bóng đá và đường chạy chuyên nghiệp. Phòng thí nghiệm và phòng học nhạc cũng được tách riêng với đầy đủ các loại nhạc cụ. Thư viện ở trường cũng cực kỳ tiện nghi, sách giáo khoa và sách tham khảo được cập nhật thường xuyên. Các thiết bị cần thiết như máy tính và tai nghe đầy đủ .
  • 8. 6 Văn kiện hộinghị Ban chấp hànhTrungương Đảng lần thứ 6 khoá IX xác định: “đổimớinộidung,chươngtrình,phươngphápgiáodụctheohướng chuẩn hóa, hiệnđạihóa,sửdụngcôngnghệthôngtin tiếpcậnvớitrình độ tiên tiến của khu vựcvà quốctếgắn vớităngcườngthiếtbịdạy học, bảo đảm đủ khuôn viên nhà trườngtheotiêuchuẩnquốcgia, từngbướchiệnđạihoá nhàtrường(lớphọc, sân chơi,bãitập, phòngthínghiệm,thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, kýtúcxá...)”[8;trang23]là mộttrongnhữngphươnghướng cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo hiện nay. Kế thừa và pháttriển các quanđiểmtrước đây, Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảngxác định, cầnphảithực hiện đồngbộ cácgiải pháp phát triển nâng cao chấtlượnggiáo dục – đào tạo, trongđó “tiếp tụcpháttriển và nângcấp cơ sởvậtchất -kỹ thuậtchocáccơsởgiáodục,đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xâydựngmộtsốcơsở giáodục,đàotạo đạt trình độ quốc tế”[9; trang 43]. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những kinh nghiệm và cơ hội quý trong đầu tư, phát triển giáo dục. Một trong những bài học lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến là đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại cho trường học. Bởi vì, muốn có chất lượng dạy học tốt, con người được đào tạo giỏi về kỹ năng nghề nghiệp thì đi cùng với nó là phải tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, đây là thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học hiện đại. Trong những năm qua và nhất là hiện nay, trong giai đoạn đổi mới giáo dục, Đảng và nhà nước đã có những chỉ thị về biện pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học để thực hiện đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục, nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo trong chiến lược phát triển con người, nguồn nhân lực mới, bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường học và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, ngành giáo dục xây dựng mới,
  • 9. 7 cải tạo tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học một cách mạnh mẽ. Đảng đã có nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về giáo dục, đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, chủ trương xã hội hoá giáo dục, tập trung đầu tư ngân sách cho giáo dục, tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân đạo, huy động từ nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng dụng, phát triển cơ sở vật chất dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm củacác nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các côngtrình nghiên cứu, đề tài khoa học, giáo trình biên soạn sau: “Công tác trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê Hoàng Hảo (1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về thiết bị giáo dục, nhằm đưa ra những vấn đềcần quantâm về thiết bịgiáo dục trên phạm vi toàn quốc trong tình hình lúc bấy giờ và đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tốt các thiết bị giáo dục. Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề chế tạo, quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất dạy học trong nhà trường như: tác giả Tô Xuân Giáp, Võ Chấp, Vũ Trọng Rỹ, giúp những người quản lý giáo dục trongcác đơnvị trường học có được những kiến thức cơ bản, những biện pháp hữu hiệu đểđộngviên, khuyến khíchcánbộ, giáo viên, nhân viên sáng tạo, quản lý tốt, sửdụng có hiệu quả và quản lý chặt chẽcơ sở vật chất dạy học, đồng thời có ý thức đúng đắn cho việc định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất dạy học;“Giáotrình bồidưỡng Hiệutrưởngtrường Trung học cơ sở” của Nhà giáo ưu tú, Thạc sĩ ChuMạnh Nguyên trong đó bài22: “Công tácquản lý cơ sở vậtchấttrong trường trunghọccơsở”, Hà Nội – năm 2005, tác giả đãxây dựng được mộthệ thống lý luận về vị trí, vai trò, tác dụng và cách sử dụng cũng như quản lý cơ sở vật chất dạy học trong nhà trường hiện nay. Trang bị cho những người làm công tác quản lý nhà trường về lý luận và nội dung cơ bản của hệ
  • 10. 8 thống cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phố thông;biết vận dụng một cách sáng tạo những nộidung đó vào thực tiễn quảnlý, sát hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đơn vị. Đề tài nghiên cứu: “Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật giáo dục” tác giả Thạc sĩ Phan Quốc Bảo, Hà Nội - 2006 đã đánh giá thực trạng về các mặt đầu tư mua sắm, phân bổ, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng đồng thời chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất dạy học. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho những người làm công tác quản lý giáo dục nâng cao các kỹ năng quản lý về cơ sở vật chất dạy học, đầu tư và phát triển cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật giáo dục. Bên cạnh đó còn có Chuyên đề “Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục” của Tiến sĩ Hà Thế Truyền – Trường Cán bộ quản lý giáo dục; bài giảng của Thạc sĩ Trịnh Anh Cường, Học viện Quản lý giáo dục về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, Hà Nội – năm 2003. Hai tác giả đã nêu lên tầm quan trọng và công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Có tác dụng cung cấp thêm những lý luận và nội dung cơ bản, đưa ra những biện pháp tốt về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho người làm công tác quản lý giáo dục trong tình hình mới. Tóm lại, các công trình trên đã nghiên cứu về cơ sở vật chất dạy học ở các khía cạnh khác nhau như: tính năng tác dụng của từng loại cơ sở vật chất dạy học; luận giải những cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học trong các nhà trường. Những kết quả nghiên cứu trên là nền tảng giúp cho việc kế thừa, hoàn thiện cơ sở lý luận của vấn đề phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo trong các trường hiện nay. Các tác giả trên có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo,
  • 11. 9 nghiên cứu khoa học ở các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá và xây dựng các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại chưa được nghiên cứu như một đề tài khoa học. Các đánh giá chủ yếu dựa vào thực tiễn và kinh nghiệm, chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở lý luận khoa học. Hơn nữa, thành phố Bạc Liêu là trung tâm tỉnh lụy, là bộ mặt của tỉnh, nhu cầu phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại là rất lớn, đòi hỏi ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu phải đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo, tích cực góp phần làm cho quá trình giáo dục của tỉnh nhà ngày càng sâu sát thực chất và hiệu quả để có thể sánh vai với các tỉnh trong khu vực. Do vậy, với đề tài luận văn thạc sĩ “Biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” tác giả mong muốn sẽ đưa ra một số biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình công tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại của địa phương, của ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố, góp phần xây dựng thành phố Bạc Liêu giàu mạnh, vươn lên tầm cao mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, đề xuất các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh thời kỳ mới. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu. - Đề xuất biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu hiện nay.
  • 12. 10 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở 8 trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ năm 2008 đến năm 2012: Trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ (phường 1), Trường THCS Phường 2 (phường 2), Trường THCS Võ Thị Sáu (phường 3), Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (phường 5), Trường THCS Trần Huỳnh (phường 7), Trường THCS Trần Văn Ơn (phường 8), Trường THCS Thuận Hòa (xã Vĩnh Trạch), Trường THCS Thuận Hòa 2 (xã Vĩnh Trạch Đông). 5. Giả thuyết khoa học Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, nếu các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của cơ sở vật chất dạy học hiện đại, coi đây là điều kiện để chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường từ đó quan tâm đầu tư đúng mức thì chất lượng dạy học và giáo dục học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu sẽ được nâng cao. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Tác giả nghiên cứu tiếp cận đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục – đào tạo và quản
  • 13. 11 lý giáo dục. Đồng thời, đề tài còn tiếp cận vấn đề dựa trên các quan điểm cơ bản như: quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn; quan điểm lịch sử - lôgíc để phân tích và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, so sánh…để nghiên cứu lý luận của các nhà kinh điển Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục – đào tạo; Các Thông tư hướng dẫn của Bộ; Luật Giáo dục 2005, được bổ sung, sửa đổi năm 2009; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; các Quy chế, Quy định về giáo dục – đào tạo, các giáo trình, sách chuyên khảo… về quản lý và quản lý giáo dục; các công trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động quản lý và phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu để tìm hiểu thực trạng, phát hiện ra những nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết để rút ra những kết luận cần thiết. + Phương pháp tọa đàm, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm: Tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia Phòng GD-ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên ở 8 trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, từ đó rút ra những kết luận có cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu; Nghiên cứu những kết quả và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đểlàm rõ thực trạngvấn đề nghiên cứu.
  • 14. 12 + Phươngphápchuyêngia: Xin ý kiến củamộtsố nhàkhoahọc, nhàgiáo, nhà quảnlý giáo dục vềmộtsố vấnđềlý luận và thực tiễn có liên quan trong vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp điều tra - khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với 260 cán bộ, giáo viên ở 8 Trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân; đồng thời đề xuất biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay để đảm bảo khách quan. + Phương pháp thống kê toán học: Để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu, trongkhi nghiên cứuvà xử lý số liệu, tác giả đã sửdụng phương pháp thốngkê toánhọc đểtổng hợp kết quả điều tra trong quá trình nghiên cứu. 7. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại; khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó đóng góp biện pháp cụ thể phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm: Mở đầu; 3 chương (10 tiết); Kết luận và kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
  • 15. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Cơ sở vật chất dạy học Theo Thạc sĩ Trần Quốc Bảo: “Cơ sở vật chất dạy học: là một hệ thống gồm những phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, nhà xe... phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo ở một cơ sở giáo dục nhất định”.[1, trang 65]. Theo tác giả Hồ Sĩ Hà viết: “Cơ sở vật chất dạy học là hệ thống phương tiện vật chất kỹ thuật được sử dụng cho việc giáo dục - đào tạo của nhà trường (bao gồm các đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh xung quanh nhàtrường, gồm: Nhà cửa, sân chơi, bãi tập, sách giáo khoa, thiết bị dạy học)”[17, trang 70]. Như vậy, Cơ sở vật chất dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Hệ thống cơ sở vật chất dạy học bao gồm các công trình, từ các công trình xây dựng như: lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, hệ thống sân chơi, bãi tập đến các trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị dạy học,v,v,… có thể nói đây là một hệ thống đa dạng và phong phú. Thiết bị dạy học là những vật chuyển tải thông tin, làm cho thông tin có ý nghĩa, có tác dụng (phần cứng). Nghĩa là, nó cung cấp cho các giác quan của người học nguồn thông tin học tập dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh, hoặc cả hai cùng một lúc, trong đó những phương tiện như máy chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy vi tính…là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ thông tin điện tử, có tác dụng tăng năng suất và hiệu quả truyền đạt các thông tin học tập rất cao đến người học.
  • 16. 14 Có thể hiểu, Thiết bị dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Thiết bị dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy đến nội dung và người học. 1.1.2. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hiện đạilà thuộc thời đại ngày nay, có tính chất tinh vi trong trang bị máy móc. Hiện đại ở đâyđược hiểu là trình độ của những nước tiên tiến trên thế giới”[38, trang 357]. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục, và các phương tiện, thiết bị này phải đảm bảo tính tinh vi, đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy trong điều kiện hiện nay. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại chính là những vật mang thông tin học tập và phương tiện, thiết bị chuyển tải các thông tin đó đến người học, giúp họ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp. Từ những quan điểm trên, cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong nhà trường được xác định: là tập hợp những phương tiện, thiết bị dạy học phản ánh trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ mà người dạy, người học trực tiếp sử dụng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động nhận thức và thực hành của người học, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông". Cơ sở vật chất dạy học hiện đại phản ánh trình độ hiện đại, trình độ ứng dụng khoahọc côngnghệ vào quátrình dạy học. Đó là những phương tiện, thiết bị, đồ dùngdạy học;các thiết bịthí nghiệm, thực hành. Các phương tiện, thiết bị dạy học bằng công nghệ thông tin, như các thiết bị đa năng, các phương tiện dùng cho giảng dạy lý thuyết, các phương tiện dùng cho rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành và các trang thiết bị dạy học hiện đại khác.
  • 17. 15 Như vậy, cơ sở vật chất dạy học hiện đại nhà trường tạo điều kiện bảo đảm nâng cao chất lượng dạy học và GD-ĐT trong các trường phổ thông. 1.1.3. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[38, trang 743]. Từ đó, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là quá trình bảo đảm cho cơ sở vật chất dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học được tăng tiến về số lượng và chất lượng thông qua sự đầu tư, quy hoạch, xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng của các chủ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục – đào tạo của nhà trường. Bản chất của phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là sự tăng tiến các cơ sở vật chất dạy học hiện đại cả số lượng và chất lượng thông qua công tác tổ chức, chỉ đạo của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại khoa học, hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường. Phát triển bảo đảm đủ các cơ sở vật chất dạy học hiện đại cho các phòng học, hình thức học, cấp học và môn học. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại phải đồng bộ, tiên tiến, tính thực tiễn và hiệu quả sử dụng cao. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có vai trò rất quan trọng đối với quá trình GD-ĐT của nhà trường, là một con đường, biện pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; giúp chủ thể quản lý có cái nhìn tổng quan về tốc độ phát triển cũng như ảnh hưởng của cơ sở vật chất dạy học tới quá trình dạy học, từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài, bền vững. Mặt khác, đánh giá một cách chính xác, khách quan thực trạng các cơ sở vật chất dạy học của nhà trường, cũng như quá trình đầu tư mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản, từ đó xác định những phương hướng và yêu cầu phát triển đúng đắn, phù hợp,
  • 18. 16 mang lại quả thiết thực. Ngoài ra, còn giúp các chủ thể quản lý có những kế hoạch và các giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. 1.1.4. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”[38, trang 161]. Như vậy, biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được một mục đích đề ra. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất là cách thức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nâng cấp, thay thế cơ sở vật chất đã lạc hậu bằng các cơ sở vật chất hiện đại hơn. Các biện pháp phát triển có thể được xác định theo nhiều cách tương ứng với tiếp cận nghiên cứu để đề xuất các biện pháp, như xác định các biện pháp tương ứng với các phương pháp quản lý; xác định biện pháp theo chức năng quản lý; xác định phức hợp các biện pháp theo nhiều cách tiếp cận. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề cập đến các biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục – đào tạo của mỗi nhà trường. Thực tế cho thấy, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thường tập trung vào việc đầu tư xây dựng, phân bổ, sử dụng, cải tiến, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Thực chất biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại chính là triển khai việc thực hiện các các nội dung trên trong thực tiễn. Từ các vấn đề trên, biện pháp phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại được hiểu là hệ thống những cách thức pháthuyvai trò của các chủ thể nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng tiến về số lượng và chất lượng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại, góp phần nâng caochất lượng dạy học và giáo dục – đào tạo.
  • 19. 17 1.2. Vị trí, tầm quan trọng và vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại 1.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của cơ sở vật chất dạy học hiện đại Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Cơ sở vật chất. Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện tốt quá trình dạy học. Cơ sở vật chất được coi là bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, v,v… Để đạt được mục tiêu của bậc học thì cơ sở vật chất phục vụ trong trường học có vị trí cực kỳ quan trọng. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, nhà nước đó, chúng ta sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi lẽ những yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục – đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp đưa việc dạy và học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục đích đã nêu, ngoài yếu tố khách quan như: (Tăng đầu tư, sự mở cửa, giao lưu về giáo dục, đào tạo…) còn cần đến vai trò nhận thức và hành động quản lý của người cán bộ quản lý nhà trường đối với việc xây dựng, bảo quản, duy trì, bổ sung và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường. 1.2.2. Vai trò của cơ sở vật chất hiện đại Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, phần II định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có nêu: “Tạo được chuyển biến cơ bản về pháttriển giáo dục và đào tạo, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường…”. Đó là định hướng có ý
  • 20. 18 nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi vì sự nghiệp giáo dục hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo dục - đào tạo. Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Muốn đào tạo ra con người có trình độ học vấn cao theo yêu cầu của xã hội, nhà trường phải được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm nó là phương tiện để tác động trực tiếp đến thế giới tâm hồn của học sinh. Thực tế cho thấy nếu nhà trường khang trang, đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò, nhà trường có khung cảnh sạch đẹp, v,v… sẽ tác động tốt đến tâm hồn của các em học sinh với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp và nó cũng là phương tiện để lĩnh hội kiến thức. Cơ sở vật chất dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường, chúng ta không thể dạy học mà không có đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên và cũng không thể dạy học khoa học tự nhiên mà không có phòng thí nghiệm. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà không có xưởng trường, vườn trường. Giáo dục thể chất mà không có sân bãi và các dụng cụ thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo dục âm nhạc mà không có nhạc cụ. Chính vì vậy, cơ sở vật chất dạy học là điều kiện cần thiết giúp học sinh nắm được kiến thức, thực hiện nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, v,v… giúp nhà trường đảm bảo tốt phương pháp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Tổng kết kinh nghiệm của các trường học tiên tiến trên thế giới cũng khẳng định rằng một trong những yếu tố của trường tiên tiến là phải xây dựng cơ sở vật chất của trường. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm vì nó là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh. Một
  • 21. 19 trường học khang trang, sạch đẹp có đủ vườn hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể dục thể thao, phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị hiện đại rất hữu ích để học sinh học tất giúp cho học sinh yêu mến trường lớp, thúc đẩy được động cơ học tập của các em hơn là một ngôi trường lộn xộn, thiếu thốn đủ điều có thể giảm đi lòng yêu mến và ý thức phấn đấu và học tập của học sinh; cơ sở vật chất trong đó có thiết bị dạy học là phương tiện, công cụ để truyền thụ, lĩnh hội kiến thức. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực và có thiết bị dạy học thì mới có thể tổ chức tốt quá trình dạy học. Hơn nữa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cũng được coi là đối tượng nhận thức, đây là sản phẩm khoa học mang tính mục đích sư phạm rất cao vì trong bản thân nó chứa một khối lượng tri thức to lớn giúp cho học sinh có thể nhận thức tri thức. Do vậy, trong giáo dục – đào tạo, cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Cơ sở vật chất tốt đẹp sẽ tạo môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao chất lượng và tạo điều kiện cho giáo dục phát triển toàn diện. Cơ sở vật chất tốt, ngoài việc giáo dục đạo đức, cung cấp kiến thức văn hoá, còn giáo dục cho các em biết bảo vệ của công, từ đó giáo dục cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cô, yêu mến bạn bè, biết yêu thương giúp đỡ nhau. Trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Điều này được thể hiện trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình bày tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, có câu viết: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường… ” Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là về cơ sở vật chất đòi hỏi cấp bách và được thực hiện ngay, đó là chỉ thị nghị quyết của Đảng và còn là đòi hỏi chính đáng của ngành Giáo dục Việt Nam. Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đi đến thành công thì không thể cho phép kéo dài tình trạng, trường lớp nghèo nàn, thiếu trang thiết bị, v,v,…
  • 22. 20 Như vậy cơ sở vật chất dạy học hiện đại có khả năng to lớn nhưng hiệu quả của chúng còn phụ thuộc vào việc đào tạo nghề của giáo viên, việc quản lý của cán bộ quản lý trường học. Vì vậy song song với việc trang bị, hiện đại hóa trường học cần cải tiến phương pháp đào tạo tay nghề ở các trường sư phạm để đào tạo những giáo viên vững về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường. 1.3. Nội dung phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 1.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hoàn thiện theo quy hoạch chuẩn đáp ứng nhu cầu dạy học và phát triển của nhà trường. Cụ thể như: Đầu tư xây dựng và trang bị thêm thiết bị cho các phòng học thí nghiệm môn học, phòng vi tính và các phòng học chuyên môn môn khác. Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và dạy học; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục, không thể thiếu phòng học, phòng chức năng và khu sinh hoạt các nội dung dạy học ngoài giờ; mua sắm các trang thiết bị, sách và các dụng cụ, đồ dung khác phục vụ học tập. Chất lượng Giáo dục - Đào tạo cũng như chất lượng đầu ra quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi nhà trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất dạy học. Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình Giáo dục - Đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên, côngtác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá yếu tố cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất dạy học tiên tiến hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo.
  • 23. 21 Thường xuyên rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quỹ đất để xây dựng trường học có các công trình vệ sinh, cảnh quan, sân chơi đúng quy định và theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. 1.3.2. Bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện đại Để phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, ngoài đầu tư, xây mới, còn phải duy trì chế độ bảo dưỡng, thay thế, nâng cấp thường xuyên hệ thống cơ sở vật chất cho khu phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc hiện có của các trường. Không thể chấp nhận trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường làm việc, giảng dạy trong những căn phòng xuống cấp và học sinh phải ngồi học trong những phòng học xuống cấp mà phải được nâng cấp kịp thời, một cách hiện đại theo tình hình phát triển hiện nay của xã hội. Cần có chế độ bảo dưỡng nhằm khắc phục tối đa tình trạng hư hỏng cơ sở vật chất dạy học gây lãng phí nhiều tiền, của cho nhà nước và nhân dân. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại cần được kiểm tra, đánh giá lại thường xuyên đểcó chếđộ bảo dưỡng, nâng cấp hợp lý, đáp ứng nhu cầu dạy học hiện đại, phục vụ tốt cho công tác Giáo dục – Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 1.3.3. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất dạy học hiện đại Đây là nội dung vô cùng quan trọng, bởi nếu cơ sở vật chất dạy học hiện đại đã được đầu tư, xây mới và thường xuyên bảo quản, nâng cấp, nhưng không được khai thác, sử dụng hiệu quả, thì việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại cũng không có ý nghĩa gì, chẳng mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây tốn kém, lãng phí. Do đó, trong huy hoạch đầu tư, xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện đại, cần đặc biệt chú ý đến khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả. Đồng thời phải có chiến lược cụ thể để tận dụng, phát huy hết những công cụ, tính năng hiện đại mà cơ sở vật chất dạy học hiện đại mang lại. Cầnsửdụngcơ sở vậtchất dạy học học hiện đại có hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí, nhàtrườngphảigiao trách nhiệm quản lý và bảo quản và sử dụng
  • 24. 22 cho từng bộ phận, hàng tháng có kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng để phục vụ giảng dạy, học tập được kịp thời. Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập như là máy móc (phần cứng); thông tin (phần mềm) và con người (kỹ thuật). Con người không phải là cơ sở vật chất dạy học hiện đại nhưng lại gắn với cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại phải đồng thời phát triển trình độ kỹ thuật sử dụng của con người. Con người và cơ sở vật chất dạy học hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người ở đây là người dạy, người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực – người trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. Con người không đơn thuần là người giữ kho, giữ máy móc, quản lý chúng mà là người sử dụng sao có hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục. Đòi hỏi con người, người giáo viên sử dụng thành thạo; cần có kế hoạch chiến lược phát triển con người, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bồi dưỡng (cho đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn). Tóm lại, giữa phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại với quản lý phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Cần phải có sự quản lý trong việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại, thì sự phát triển đó mới đúng hướng và bề vững. Yếu tố con người là quyết định, dù máy móc có tiên tiến, hiện đại đến đâu thì con người phải sử dụng được, sử dụng thành thạo và mang lại hiệu quả. 1.4. Những yếu tố tác động và định hướng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 1.4.1. Nhữngyếu tốtácđộng đến sự phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại Đất nước đang ta đứng trước cả những cơ hội lẫn thách thức lớn, nhất là khi chúng ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập trong điều kiện một nước còn nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế. “Nguy cơ
  • 25. 23 tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới … đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp” (Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội lần thứ IX-NXB CTQG-2001). Rút ngắn, thu hẹp khoảng cách trên là một bài toán cực kỳ phức tạp, mang tính chiến lược. Để giải được bài toán, đó giáo dục phải được đổi mới. Giáo dục phải đào tạo nên những con người năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng với mọi biến đổi trong kinh tế và xã hội, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có đầy đủ sức khoẻ để sống và làm việc. Được như vậy, giáo dục và đào tạo mới thực hiện được sứ mệnh nhân tố phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thời đại hiện nay là thời đại mà sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đòi hỏi từng quốc gia phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong một thế giới hoà bình. Sự phát triển này mang tính bền vững, tức là phải dựa trên một sự hiểu biết các vấn đề có tính toàn cầu, vừa có tác động đến lợi íchcủa đất nước mình, vừa có tác động đến cả cục diện thế giới. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh đòi hỏi mỗi quốc gia nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo tồn, phát triển những đặc điểm văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Xu thế cách mạng khoa học công nghệ, thông tin dẫn đến sự bùng nổ của kiến thức, khiến tốc độ gia tăng kiến thức rất lớn (trung bình 10 năm lại tăng gấp đôi); sự hình thành những xã hội “dựa trên kiến thức”, trong đó tri thức (văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ) được xem là tài nguyên, vốn quan trọng nhất, đảm bảo cho mọi thành công trong quá trình phát triển. Thế kỷ 21 mở đầu cho một nền văn minh mới: nền văn minh tin học. Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành những lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc hình thành tương lai, vì vậy giáo dục phải tạo ra những con người cho tương lai: con người có trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội luôn luôn đổi mới. Từ bối cảnh trên, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trên quy mô toàn cầu là một tất yếu khách quan. Đối với nước ta, việc đổi mới nội
  • 26. 24 dung, phương pháp giáo dục cần chú trọng phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế. Phải thực hiện phát triển giáo dục có quy mô phù hợp với chất lượng và hiệu quả cao đồng thời tăng cường giáo dục nâng cao ý thức dân tộc đối với sự trường tồn và phát triển đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, phải tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục & đào tạo từ quan niệm về chất lượng, nội dung, phương pháp giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức và cả hệ thống giáo dục. Làm cho giáo dục gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống; phải xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Ngoài các yếu tố thuộc về người thầy, môi trường học đường và nhà trường cũng tác động đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiển nhiên là môi trường, điều kiện như cơ sở vật chất, các phương tiện, máy móc thiết bị, thư viện, phòng học, phòng lab, phòng thí nghiệm hiện đại... góp phần không nhỏ vào việc giúp giảng viên nâng cao hiệu quả dạy học và hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học. 1.4.2. Định hướng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại - Đảm bảo về số lượng: căn cứ vào tổng số các trường Trung học cơ sở toàn thành phố Bạc Liêu, số lượng lớp từng giai đoạn để tính toán số phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn, sân chơi bãi tập... cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học. Đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất dạy học hiện đại theo các tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia. - Đảm bảo về chất lượng: Căn cứ vào hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại, hiệu quả sử dụng lâu dài, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ dạy và học ở các trường THCS thành phố Bạc Liêu cả trong hiện tại và tương lai. Kết hợp tốt giữa phát triển về số lượng và chất lượng với việc thực hiện công tác phát triển cơ sở vật chất có trọng tâm, trọng điểm sẽ mang lại sự bền vững lâu dài.
  • 27. 25 * * * Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là vấn đề hết sức cần thiết cho công tác giáo dục – đào tạo ở Việt Nam nói chung, thành phố Bạc Liêu nói riêng. Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Hiện nay, mỗi năm Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho ngành giáo dục để tập trung phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại; sự đầu tư đó nếu không được các nhà trường quản lý tốt, hoặc không biết khai thác sử dụng thì sẽ rất lãng phí. Để phát triển đúng hướng và có hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là phải quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại hiện có, vì đây là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả của việc đầu tư, phát triển.
  • 28. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNCƠ SỞ VẬT CHẤT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 2.1. Khái quát về thành phố Bạc Liêu và các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.525,88 ha, số đơn vị hành chính gồm có 7 phường và 3 xã. Trung tâm thành phố cách Cần Thơ 110 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km về phía Bắc và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam (theo đường Quốc lộ 1A). Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Vĩnh Lợi; Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hòa Bình; Phía Nam giáp biển Đông; Phía Đông giáp thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng. Trên địa bàn thành phố Bạc Liêu có đường quốc lộ 1A đi qua dài 6,2 Km, đường quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua dài 10 Km. Trục đường Trần Phú – Cao Văn Lầu rất thuận lợi cho khách đi từ quốc lộ 1A và quốc lộ Nam Sông Hậu đến khu du lịch Nhà Mát ven biển và vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung qui mô lớn. Tuyến đường tỉnh Cầu Sập – Ninh Quới – Ngang Dừa nối thành phố Bạc Liêu với quốc lộ Quản Lộ Phụng Hiệp và nối với quốc lộ 63 giáp với tỉnh Kiên Giang. Các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh nói trên đã tạo cho thành phố Bạc Liêu trở thành giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng. Bờ biển thành phố Bạc Liêu dài 15 Km, có cửa kênh 30 tháng 4 thông ra biển thuận lợi cho việc xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp với phát triển du lịch vùng ven biển. Trong những năm qua, ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu thực hiện hoàn thành khá tốt nhiệm vụ Giáo dục – Đào tạo; nền nếp dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh từng bước ổn định và phát triển; thực
  • 29. 27 hiện đúng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học sinh đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn luyện các bộ môn năng khiếu đạt kết quả cao, công tác phụ đạo học sinh yếu, kém đạt khá; cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt động dạy và học. Quá trình xây dựng và phát triển, đến nay thành phố Bạc Liêu đã có nhiều đổi mới, nhưng so với tiềm năng và lợi thế của một thành phố nằm trong vùng kinh tế ven biển, thành phố Bạc Liêu vẫn là thành phố phát triển chậm so với các trung tâm tỉnh lỵ khác ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn thành phố Bạc Liêu hiện có 8 trường THCS với tổng số 510 CB-GV-NV và 6.628 học sinh được biên chế thành 143 lớp, số học sinh bình quân trên một lớp năm học 2011 – 2012 là 46,3 học sinh. So với Điều lệ trường Trung học, hầu hết các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố đều có số học sinh bình quân trên một lớp ở mức cao, cần sắp xếp để đảm bảo con số này theo Điều lệ quy định không quá 45 học sinh trên lớp. Tính đến nay các trường Trung học cơ sở có 152 phòng học (trong đó 126 phòng học lầu kiên cố; 26 phòng học bán kiên cố) và 89 phòng chức năng kiên cố. Nhu cầu phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại ở thành phố Bạc Liêu còn khá lớn, nhất là các phòng chức năng, các phòng thuộc khối hành chính. Đồng thời cần khẩn trương xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên, các Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thể chất, nhà công vụ giáo viên…Nhu cầu lớn nhất hiện nay của ngành GD-ĐT thành phố Bạc Liêu là việc đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, khai thác, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, sách, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hiện đại; tăng cường ứng
  • 30. 28 dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh, tập trung quản lý mặt bằng kiến thức; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, tích cực góp phần làm cho quá trình giáo dục ngày càng sâu sát thực chất và hiệu quả. 2.2. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu 2.2.1. Thực trạng về đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu Công táclập kế hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chấtdạyhọc hiện đại Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là rất cần thiết. Theo phụ lục 1 (bảng 2.1) có đến 100,% là cán bộ quản lý thực hiện đạt mức độ từ trung bình trở lên tỷ lệ đạt khá tốt là 90,00%; về giáo viên có 87,5% là đánh giá mức độ từ trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 32,50% và có đến 12,50% giáo viên đánh giá là yếu. Vì vậy, cần phải có kế hoạch tăng kinh phí đầu tư trang bị cho các nhà trường nhiều hơn nữa, đồngthời phảiđầu tư một cáchcó trọng tâm, trọng điểm. Công tác tổ chức, triển khai kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại Về công tác tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ các khâu các bước còn thiếu chặt chẽ, sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận chưa thật nhịp nhàng. Do đó nội dung này có 55,00% ý kiến đánh giá tốt và khá, còn đến 10,00% ý kiến đánh giá ở mức yếu của cán bộ quản lý; còn về ý kiến của giáo viên chỉ có 25,84% ý kiến đánh giá tốt và khá, còn có đến 4,16% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Vì thế, về lĩnh vực này, các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu có thực hiện trong thời gian qua nhưng mức độ khá tốt chưa cao. Công tác huyđộng tổng hợp các nguồn lực tài chính trong đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại
  • 31. 29 Hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường trong lĩnh vực phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại luôn là yếu tố mấu chốt của hệ thống quản lý, vì nhân sự luôn là chìa khoá của thành công. Huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính, hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường trong đầu tư, phát triển các cơ sở vật chất dạy học hiện đại là lĩnh vực rất quan trọng hiện nay. Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực của các nhà trường như xây dựng kế hoạch, đầu tư mua sắm, sử dụng và bảo quản phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, tác giả đã tiến hành khảo sát theo mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1, kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.1 cho thấy đa phần các ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các nội dung ở mức khá và trung bình, cụ thể như sau: Việc huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính: có 15,00% ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá tốt, 50,00% đánh giá ở mức khá và 35,00% ở mức trung bình; có 90,83% ý kiến của giáo viên đánh giá từ trung bình trở lên, trong đó có 25,83% đạt tỷ lệ khá tốt và có 9,17% tỷ lệ yếu. Điều này chứng tỏ việc huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính có thực hiện tốt nhưng chưa phù hợp lắm, chưa mang lại kết quả khả quan, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước trong việc phát triển cơ sở vật chất hiện học hiện đại. Công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại Cần khẳng định Ngân sách Nhà nước đã và vẫn sẽ là nguồn kinh phí chính của GD&ĐT. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đã tăng đáng kể từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về phát triển GD&ĐT. Nhà nước đã có ưu tiên đầu tư cao cho GD&ĐT trong suốt hơn 10 năm qua, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại từng bước cũng được phát triển để cùng góp phần cho giáo dục và đào tạo ở địa phương. Theo phụ lục 1 (bảng 2.1) thì có đến 60,% là cán bộ
  • 32. 30 quản lý và 25,00% giáo viên là đánh giá mức độ khá, tốt; 40,00% cán bộ quản lý và 66,25% giáo viên đạt mức độ trung bình và có đến 8,75% giáo viên đánh giá là yếu. Vì thế, trong thời gian qua công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu có sự phát triển như yêu cầu đặt ra nhưng dường như xã hội hóa giáo dục hiện nay chỉ mới đáp ứng được về mặt hình thức, còn nội dung chính vẫn chưa thực hiện đến nơi đến chốn. Trong thời gian tới ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu rất cần phát huy công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại vì giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đã và đang được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta hết sức quan tâm. Công tác pháthuyvai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp tuyên truyền và thực thi việc đầu tư cơ sở vật chất dạy học hiện đại Có tới 50% ý kiến đánh giá ở mức trung bình của cán bộ quản quản lý và 63,75% của giáo viên. Điều này chỉ ra rằng việc phát huy chức năng của các đoàn thể còn hạn chế, cần thúc đẩy mạnh hơn nữa. Việc nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ là 50,00%, giáo viên có 24,59% ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá và có 11,66% giáo viên đánh giá ở mức độ yếu. Điều này cho thấy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh còn có lúc chưa thực sự phát huy hết đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển các cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa được phát huy cao, tính phối hợp chưa kịp thời. Thực trạng chung về số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất dạy học hiện đại đã được đầu tư Khi nói đến cơ sở vật chất dạy học hiện đại, chúng ta phải cần xem xét đầy đủ cả hai mặt số lượng và chất lượng vì chúng có vai trò quan trọng tác động trực tiếp vào chất lượng của quá trình dạy học của nhà trường.
  • 33. 31 Về số lượng: Cơ sở vật chất dạy học hiện đại là vấn đề cần quan tâm hiện nay của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc liêu. Phòng học bộ môn chưa đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy và học tập, có 41 phòng (trong đó: kiên cố có 35 phòng và bán kiên cố là 6 phòng). Trong 8 trường Trung học cơ sở, chỉ có 6 trường có phòng Tin học với tổng số là 105 máy vi tính (bình quân mỗi trường có 17,5 máy vi tính), chưa đáp ứng tốt cho việc dạy môn Tin học trong nhà trường. Phòng bộ môn Ngoại ngữ, Công nghệ, Âm nhạc mỗi loại chỉ có 3 phòng được cấp vào năm 2000 đến nay đã xuống cấp, trang thiết bị trong phòng hư hỏng nhiều. Bên cạnh đó, phòng học bộ môn Vật Lí, Hóa học, Sinh học mỗi trường đều có 01 phòng được trang bị vào năm 2000 trong chương trình thí điểm thay đổi sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở. Đối với phòng phục vụ học tập, toàn thành phố 8 trường THCS mỗi trường đều được trang bị 01 Thư viện. Tuy nhiên, các phòng Thư viện vẫn chưa đúng theo quy cách, còn thiếu nhiều loại sách theo quy định. Đến nay, toàn thành phố Bạc Liêu - bậc Trung học cơ sở chỉ có 4 trường có phòng Thư viện đạt chuẩn quốc gia, còn lại 4 trường đang củng cố, xây dựng; Phòng Truyền thống thì càng ít hơn, chỉ có 2 trường có phòng Truyền thống còn lại các trường thì ghép chung với phòng Đoàn – Đội vì hầu hết các trường đều ưu tiên sử dụng các phòng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Đặc biệt, ở thành phố Bạc Liêu 8 trường Trung học cơ sở đều chưa có Nhà tập đa năng. Nhà vệ sinh giáo viên và học sinh tuy các cấp của ngành đều quan tâm đầu tư xây dựng nhưng số lượng vẫn chưa đáng kể. Hiện nay, chỉ có 12 phòng vệ sinh cho giáo viên và 32 phòng vệ sinh cho học sinh nam và nữ, với số lượng này Phòng GD – ĐT Bạc Liêu cũng tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu xin hỗ trợ vốn để xây cất mới và kiên cố nhà vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh.
  • 34. 32 Kết quả trưng cầu ý kiến của độingũ cán bộ, giáo viên ở phụ lục 1 (bảng 2.1) cho thấy: 100% ở mức độ Trung bình-khá, cơ sở vật chất dạy học hiện đại của các trường cơ bản là đảm bảo nhu cầu tối thiểu trong việc dạy và học nhưng chưa được hiện đại trong đầu tư. Các phòng học được trang bị cơ bản đầy đủ, không còn tình trạng học ca 3 và được xây dựng kiên cố nhưng phòng bộ môn chưa được trang bị đầy đủ. Hơn nữa, những trường không phải là trung tâm thành phố thì việc đầu tư chưa đến nơi đến chốn; phòng chức năng có trang bị nhưng chưa đồng bộ, các nơi được xây dựng với cấu trúc khác nhau (vẫn cònmột số nơi sử dụng phòng học làm phòng chức năng); sân chơi, bãi tập được xây dựng kiên cố, không bị đọng nước vào mùa mưa nhưng quỹ đất ở các trường học nông thôn thì rộng hơn ở trung tâm thành phố; nhà vệ sinh đủ đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu của các đơn vị trường học; nhà xe đảm bảo tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng chưa có nhà để xe cho học sinh. Thiết bị dạy học như máy chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy vi tính…của các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu cơ bản phục vụ tối thiểu cho công tác giáo dục, đào tạo ở các cơ sở giáo dục thành phố Bạc Liêu nhưng chưa hiện đại. Về chất lượng: Song song với số lượng cơ sở vật chất dạy học hiện đại thì chất lượng là vấn đề càng được quan tâm hơn của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc liêu. Bàn ghế dành cho giáo viên và học sinh đảm bảo đủ số lượng, đáp ứng cơ bản cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Theo thống kê, khối Trung học cơ sở hiện có 172 bộ bàn ghế giáo viên và 3.960 bộ bàn ghế học sinh. Tuy nhiên, bàn ghế học sinh có những loại còn quá thấp, quá nhỏ, chưa đúng kích cỡ, chuẩn học sinh bậc Trung học cơ sở; chất lượng chưa đảm bảo, dễ gãy, dễ hư. Máy chiếu đa năng được cung cấp đều ở các trường – mỗi trường 02 máy, số lượng chưa nhiều (tổng số hiện có 24 máy chiếu đa năng trên 8 trường THCS thành phố
  • 35. 33 Bạc Liêu) đến nay các thiết bị trong phòng cũng hư hỏng nặng, chưa được đầu tư sửa chữa. Đối với những trường trung tâm thành phố, trường trọng điểm có số máy nhiều hơn vì ngoài việc cấp trên cấp, nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, với sự ủng hộ, mua sắm của các mạnh thường quân và phụ huynh học sinh. Các trang thiết bị dạy học được trang bị vào năm 2000 trong chương trình thí điểm thay đổi sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở nhưng tình hình các trường không đủ phòng để chứa, bảo quản chưa tốt nên nay đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Qua nghiên cứu kết quả phụ lục 1 (bảng 2.1) cho thấy chất lượng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại ngày một tốt hơn, tiện ích hơn, song cơ bản chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của nội dung, yêu cầu học tập hiện nay. Vì phần lớn đã cũ, đã được cấp từ lâu, tính đồng bộ hạn chế do vậy khó khăn cho công tác khai thác sử dụng. Tài liệu cập nhật thông tin mới như băng đĩa, phần mềm dạy học chất lượng đảmbảo tốt, songcũngcònở mức độ hạnchế, có20,00% cánbộquảnlývà 72,08% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Các loại thiết bị khác nhìn chung chấtlượng chưatốt, theo đánhgiácủacánbộ quảnlý có 5,00% và6,67% củagiáo viên ở mức độ tốt.Từkếtquảtrêncho thấycơ sở vậtchất chấtlượng chưacao. Vì vậy, các trườngcầncó chếđộchínhsách cũng như kế hoạch đầu tư nâng cấp về chất lượng cơ sở vật chất dạy học hiện đại một cách khoa học, hợp lý. 2.2.2.Thựctrạng về bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu Công tác xây dựng các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cơsởvật chất dạyhọc hiện đại Trong những năm qua, các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc liêu xây dựng các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cơ sở vật chất dạy học hiện đại theo từng năm học. Kết quả khảo sát ở phụ lục 1 (bảng
  • 36. 34 2.2) cho thấy: Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý là 100% từ trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 85,00%; đối với ý kiến của giáo viên có 100% từ trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ đạt khá, tốt là 36,67%. Qua đó, ta thấy việc xây dựng các kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cơ sở vật chất dạy học hiện đại được thực hiện khá, tốt ở các cơ sở giáo dục cấp Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu. Công tác bảotrì, bảo dưỡng, bảoquản và sửa chữa cơ sở vật chất dạy học hiện đại Cơ sở vật chất, thiết bịdạy học hiện đại được muasắmđầutư về các đơn vị đãlà khó khăn và rất quýgiá, songđểsửdụngduytrì đượctốt, bền lâu hơn thì càngkhó khăn hơn. Cầnđẩymạnh côngtác bảo trì, duy tu bảo dưỡng đó là việc làm thường xuyên và cần thiết. Qua kết quả điều tra ở phụ lục 1 (bảng 2.2) cho thấy cơ bản cán bộ, giáo viên cho rằng công tác bảo trì, bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa cơ sở vật chất dạy học hiện đại của nhà trường ở mức tốt và khá; 60,00% cán bộ, 72,08% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Có 2,92% giáo viên đánh giá là yếu. Cơ bản các đối tượng cho rằng: nhìn chung công tác bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại ở các nhà trường Trung học cơ sở những năm qua thực hiện tương đối tốt, song so với yêu cầu thực tế đặt ra thì còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, cần phải có kế hoạch định kỳ và thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng cho phù hợp với yêu cầu. Việc phát huy tinh thần tự lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cải tiến và sáng chế các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại Có 20,00% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá ở mức tốt và khá, có 70,00% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 10,00% ý kiến đánh giá ở mức yếu; Có 34,16% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức tốt và khá, có 61,67% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 4,17% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Kết quả trên cho thấy việc phát huy tính tự lực của cán bộ, giáo viên trong cải tiến và sáng chế các thiết bị, cơ sở vật chất dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế.
  • 37. 35 Việctổ chứccácphongtràothiđuavểbảoquản,nâng cấp cơ sở vật chất dạy học hiện đại Có 45,00% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá ở mức tốt và khá, có 55,00% ý kiến đánh giá ở mức trung bình; Có 40,42% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức khá-tốt, có 7,91% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức yếu. Thực tế cho thấy tổ chức các phong trào thi đua đã có hiệu quả thiết thực, song cần phải tổ chức thườngxuyên, tạo bầukhông khí dânchủ, đoànkết để khơi gợi tinh thần, ý thức trách nhiệm của mọi người tham gia quảnlý, sửdụng, bảo quản tốt, bền, an toàn, tiết kiệm các cơ sở vật chất dạy học hiện đại. 2.2.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu Công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại Ở phụ lục 1 (bảng 2.3), đối với cán bộ quản lý giáo dục có đến 80,00% và giáo viên là 40,42% ý kiến là thực hiện khá tốt trong công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường. Tuy nhiên, đạt mức trung bình trong lĩnh vực này có 20.00% là cán bộ quản lý và 51,67% là của giáo viên, ở mức độ yếu là 7,91% là của giáo viên. Từ các số liệu trên ở bảng 2.3 phụ lục 1, cho thấy công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại chưa được tốt, chỉ dừng lại ở mức trung bình, có cả yếu. Vì thế, trong thời gian tới cần phát huy hơn công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu. Trình độ quản lý và vận hành cơ sở vật chất dạy học hiện đại Qua kết quả khảo sát ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy phần lớn cán bộ, giáo viên cho rằng trình độ quản lý vận hành của Cán bộ quản lý ở mức tốt và khá; còn 40,00% cán bộ và 76,66% giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các trường học trong việc tổ chức quản lý, vận hành, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
  • 38. 36 học hiện đại. Cần phải bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, đồng thời phải có quy chế, quy định rõ ràng để thực hiện tốt các khâu, các bước trong quản lý. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trước hết đánh giá về mức độ thành thạo của giáo viên trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại xét theo kỹ năng sử dụng của cán bộ, giáo viên trong quá trình sử dụng. Xem trình độ sử dụng có được nâng cao không? Năng lực thực hành, năng lực tư duy lôgíc của học sinh có được phát triển không? Tỷ lệ khắc phục thành công các sự cố xảy ra về kỹ thuật và an toàn trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại. Mục đíchlà đánh giá được hiệu quả sửdụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại hiện có trong một khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét theo tình hình thực tế để đảm bảo yêu cầu giảng dạy môn học đã quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đây là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy có 100% cán bộ quản lý, 91,25% giáo viên, đánh giá mức độ trung bình trở lên; 8,75% giáo viên đánh giá là yếu. Kết quả trên cho thấy cơ bản đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường sử dụng khá tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đã biết kết hợp chặt chẽ giữa phương tiện và phương pháp trong truyền đạt kiến thức, khả năng ứng sử các tình huống sư phạm cao. Song còn một số giáo viên sử dụng, khai thác các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại hiện còn hạn chế, đôi khi còn lúng túng trong sử dụng, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài giảng, cần phải có kế hoạch cụ thể đối với việc tăng cường tần suất và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học.
  • 39. 37 Công tác giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại Vấn đề nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân viên và học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến đến việc sử dụng các cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong quá trình dạy học và công tác đầu tư phát triển trong các nhà trường. Khi tìm hiểu nhận thức về vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong quá trình dạy học tác giả thu được kết quả ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy đa số giáo viên là những người trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại đánh giá vai trò của cơ sở vật chất dạy học hiện đại là rất tốt (90,00% cán bộ và 76,67% giáo viên). Vì thế, các cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng cơ sở vật chất dạy học hiện đại là quan trọng trong quá trình dạy học và thời gian qua về công tác giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại là khá tốt. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên còn đánh giá việc nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại trong thời gian qua ở mức trung bình (chiếm 23,33%). Các trường luôn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đối với công tác xây dựng, đầu tư, phát triển và sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học và giáo dục – đào tạo. Công tác giáo dục nhận thức là nhiệm vụ cần được tiến hành thường xuyên, nhằm giúp cho các chủ thể có nhận thức và quan điểm đúng đối với công tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Điều này cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến Luật, các Nghị định, Nghị quyết, kế hoạch... cho cánbộ, giáo viên, nhân viên và học sinh chưa được thường xuyên và triệt để. Vì vậy, việc vận dụng chủ trương chính sáchcủa Nhà nước, của Bộ Giáo dục vào công tác phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại còn khó khăn. Công tác xây dựng và phổ biến các quy định, quy chế, nội quy của nhà trườngvề quản lý sử dụng và phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại khá tốt.
  • 40. 38 Điều này cho thấy các nhà trường đã thường xuyên chú trọng việc xây dựng và phổ biến các quy định, quy chế liên quan đến công tác quản lý, phát triển, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại. Còn 10,00% của cán bộ quản lý và 23,33% của giáo viên ý kiến đánh giá ở mức trung bình, điều này chỉ ra rằng cần phải chú ý tăng cường thêm công tác tuyên truyền các quy định, quy chế, nội quy sao cho phù hợp và kịp thời hơn ở từng trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên Đây là vấn đề mấu chốt trong việc phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, là việc làm cần thiết và luôn phải được quan tâm đúng mức. Như kết quả đánh giá ở phần trên về mức độ sử dụng thành thạo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của một số giáo viên còn hạn chế, đôi khi còn lúng túng trong khai thác, sử dụng. Chính vì vậy, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng cho đội ngũ giáo viên và nhân viên. Qua kết quả khảo sát thực tế ở phụ lục 1 (bảng 2.3) cho thấy có 60,00% cán bộ, 75,50% giáo viên đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên và nhân viên ở mức trung bình; 8,75% giáo viên đánh giá ở mức yếu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học, các nhà trường cần chú trọng việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại một cách thường xuyên, đáp ứng sự cập nhật những phương tiện mới hiện đại, giúp cho giáo viên và nhân viên có khả năng khai thác, sử dụng thành thạo. Đồng thời, cần có yêu cầu bắt buộc giáo viên trình bày nội dung bài giảng bằng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại đã được trang bị. Mặt khác, một số thầy giáo, cô giáo đã lớn tuổi, khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay.
  • 41. 39 Qua phiếu đánh giá về hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Tuy nhiên, các trường hiện nay đã gửi cán bộ, giảng viên, nhân viên đi học tập, bồi dưỡng ở nơi khác qua các lần tập huấn tập trung theo yêu cầu của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT. Giáo viên cho rằng nhà trường đã sử dụng chuyên gia của nhà trường hoặc mời chuyên gia đến bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phần lớn số còn lại cho rằng nhà trường đã kết hợp cả 2 hình thức trên để đào tạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên. Do đó thời gian tới các trường cần phải tăng cường hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội nói chung và ngành GD-ĐT nói riêng. Về việc động viên, khen thưởng kịp thời cho tập thể và các cá nhân có thành tích tốt trong việc phát triển cơ sở vật chất Công tác khen thưởng đã được các nhà trường có sự quan tâm nhưng chưa cao, cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ khá và tốt 30,00%, trung bình 55,00% và có 15,00% ý kiến đánh giá ở mức yếu; có 25,00% ý kiến đánh giá của giáo viên giá ở mức độ khá và tốt, trung bình 62,50% và yếu 12,50% trong phụ lục 1 (bảng 2.3). Song có thời gian việc động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến vẫn chưa được kịp thời.
  • 42. 40 Bảng 2.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu Nội dung Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 02 10,00 14 70,00 04 20,00 2. Trình độ quản lý và vận hành cơ sở vật chất dạy học hiện đại 02 10,00 10 50,00 08 40,00 3. Hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của đội ngũ cán bộ, giáo viên 01 5,00 08 40,00 11 55,00 4. Công tác giáo dục nhận thức cho CB-GV- NV và HS về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 03 15,00 15 75,00 02 10,00 5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên 02 10,00 06 30,00 12 60,00 6. Về việc động viên, khen thưởng kịp thời cho tập thể và các cá nhân có thành tích tốt trong việc phát triển cơ sở vật chất 02 10,00 04 20,00 11 55,00 03 15,00
  • 43. 41 Nội dung Mức độ đánh giá của giáo viên Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Công tác quản lý việc phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 19 7,92 78 32,50 124 51,67 19 7,91 2. Trình độ quản lý và vận hành cơ sở vật chất dạy học hiện đại 10 4,17 46 19,17 184 76,66 3. Hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của đội ngũ cán bộ, giáo viên 8 3,33 27 11,26 184 76,66 21 8,75 4. Công tác giáo dục nhận thức cho CB- GV-NV và HS về phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại 52 21,67 132 55,00 56 23,33 5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên và nhân viên 7 2,92 26 10,83 186 77,50 21 8,75 6. Về việc động viên, khen thưởng kịp thời cho tập thể và các cá nhân có thành tích tốt trong việc phát triển cơ sở vật chất 14 5,83 46 19,17 150 62,50 30 12,50 2.2.4. Thựctrạngvềcôngtácthanhtra,kiểm tra trongviệcphát triển cơ sở vậtchấtdạyhọchiện đại ởcáctrườngTrunghọccơ sởthànhphố Bạc Liêu Công tác thanh tra, kiểm tra có vị trí rất quan trọng, là hoạt động không thể thiếu được trong mọi hoạt động. Mục đích nhằm đôn đốc việc thực hiện các nội dung theo mục tiêu đã đề ra, ngăn ngừa sai phạm và điều chỉnh sao