SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực
tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo các ngành kinh tế
khác phát triển trong đó phải nhắc đến là ngành ngân hàng. Với vai trò là trung
gian tài chính, ngân hàng có chức năng quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền
kinh tế. Nên hiệu quả trong hoạt động ngân hàng rất được quan tâm.
Được nhà nước khuyến khích phát triển nên hiện nay có rất nhiều ngân hàng
trên thị trường đang cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần. Các NHTM khác đã
từng bước lớn mạnh về quy mô, tiềm lực tài chính, phương thức quản lý… đã lôi
kéo nhóm khách hàng truyền thống của Vietinbank rất gay gắt.
Để có thể cạnh tranh được với các NHTM năng động trong nước cũng như các
ngân hàng nước ngoài có ưu thế mạnh về mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ,
Vietinbank đã xác định chiến lược phát triển song hành bán buôn đi đôi với bán
lẻ, trong đó tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
góp phần đáng kể tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Vietinbank An Giang Dư nợ cho vay KHCN chiếm trên 60% dư nợ chi
nhánh, thu nhập lãi cận biên cho vay KHCN cũng cao hơn cho vay khách hàng
doanh nghiệp nên lợi nhuận tạo ra góp phần đáng kể cho thu nhập của cán bộ
nhân viên tại chi nhánh.
Chưa luận giải thực tiễn tăng trưởng tín dụng khách
hàng cá nhân có vấn đề gì dẫn đến phải lựa chọn
nghiên cứu, đề nghị viết luận giải bổ sung nội dung này
Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, đưa ra đề xuất để tăng trưởng tín dụng khách
hàng cá nhân là việc làm thiết thực đối với Vietinbank An Giang và góp phần tăng
nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.
2
Xuất phát từ nhu cầu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Tăng trưởng tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
Chi nhánh An Giang” để làm luận văn cao học tài chính ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, và mối quan hệ
giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi
cận biên của Vietinbank An Giang, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất nhằm đảm bảo
chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân phù hợp cho Vietinbank An
Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu chung nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Vietinbank An Giang.
- Phân tích mối quan hệ tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro
tín dụng và thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank An Giang.
- Nhận diện các yếu tố có thể giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng
cá nhân tại Vietinbank An Giang.
- Đề xuất chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank
An Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, tác giả mong muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An
Giang như thế nào?
- Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng tại Vietinbank
An Giang có quan hệ với nhau như thế nào?
- Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi cận biên tại
Vietinbank An Giang có quan hệ với nhau như thế nào?
3
- Yếu tố nào có thể giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân
tại Vietinbank An Giang?
- Vietinbank An Giang cần có chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá
nhân như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, các yếu tố có thể
giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân và mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng
của chi nhánh ngân hàng thương mại.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Vietinbank An Giang
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp: 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017
Số liệu sơ cấp: 2 tháng, từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2018
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thực trạng tăng trưởng tín
dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank Chi nhánh An Giang, theo đó đề tài chỉ
giới hạn nghiên cứu một hình thức cấp tín dụng là cho vay. Bên cạnh đó, đề tài
nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với mục
tiêu tài chính của Vietinbank An Giang, theo đó đề tài giới hạn nghiên cứu liên
quan mục tiêu thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kỳ vọng sẽ cung cấp bằng
chứng, thông tin hữu ích cho Vietinbank An Giang, qua đó các nhà quản trị
Vietinbank An Giang quyết định lựa chọn chính sách tăng trưởng tín dụng khách
hàng cá nhân đảm bảo phù hợp với mục tiêu tài chính của đơn vị, bao gồm mục
tiêu thu nhập lãi cận biên và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng đưa ra các đề xuất biện pháp để nhà quản trị Vietinbank An Giang thực
hiện chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân phù hợp với các điều
kiện khác nhau, kể cả bên trong lẫn bên ngoài trong từng thời kỳ.
4
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank
Chi nhánh An Giang được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp, khuyến nghị.
5
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
Tín dụng của NHTM
Là sự vay mượn sử dụng vốn của lẫn nhau dựa nguyên tắc hoàn trả và sự tin
tưởng. Thuật ngữ “Tín dụng ngân hàng” thường được hiểu là hoạt động cho vay
của ngân hàng.
Tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Tín dụng cá nhân của NHTM là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng
vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá
nhân sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục
đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Là tỷ lệ phần trăm gia tăng lượng tiền cho các cá nhân vay của năm này so
với năm trước.
2.1.2 Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Mức tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Mức tăng/giảm số
dư tín dụng khách
hàng cá nhân
=
Số dư tín dụng
khách hàng cá
nhân thời điểm t
–
Số dư tín dụng
khách hàng cá
nhân thời điểm t-1
Mức tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm
tuyệt đối của số dư tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời điểm liền kề, và đó
là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại thời điểm t
nhiều hay ít hơn so với với thời điểm t-1.
Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng = Mức tăng/giảm số dư tín
6
khách hàng cá nhân dụng khách hàng cá nhân
Số dư tín dụng khách hàng
cá nhân thời điểm t-1
Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm
tương đối của số dư tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời điểm liền kề, và đó
là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại thời điểm t
nhiều hay ít hơn so với với thời điểm t-1, qua đó có thể đánh giá tăng trưởng dư
nợ tín dụng mạnh hay yếu qua nhiều thời điểm.
Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Mức tăng/giảm
doanh số tín dụng
khách hàng cá nhân
=
Doanh số tín dụng
khách hàng cá
nhân thời kỳ t
–
Doanh số tín dụng
khách hàng cá
nhân thời kỳ t-1
Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức
tăng/giảm tuyệt đối của doanh số tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời kỳ
liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân
trong cả thời kỳ t nhiều hay ít hơn thời kỳ t-1.
Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM
Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín
dụng khách hàng cá nhân
=
Mức tăng/giảm doanh số tín
dụng khách hàng cá nhân
Doanh số tín dụng khách hàng
cá nhân thời kỳ
Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức
tăng/giảm tương đối của doanh số tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời kỳ
liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân
trong thời kỳ t nhiều hay ít hơn so với với thời kỳ t-1, qua đó có thể đánh giá tăng
trưởng doanh số tín dụng mạnh hay yếu qua nhiều thời kỳ.
2.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro
tín dụng của NHTM
TTTD luôn là một trong những yêu cầu đặt ra để duy trì sự tồn tại của ngân
hàng. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là vấn đề nhạy cảm nên dễ mang lại
7
rủi ro và đi kèm với TTTD, RRTD là hậu quả không mong muốn. Đồng thời,
RRTD mà biểu hiện của nó là nợ xấu, được xem như điểm nghẽn của nền kinh tế
gây cản trở lưu thông nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của
các ngân hàng.
Theo bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh số
24, tháng 12 năm 2016 của tác giả Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thị Bích Phượng
dựa trên các nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra kết luận :
Các yếu tố tác động đến TTTD, bao gồm: tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu,
tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động ,
quy mô ngân hàng và hệ số thanh khoản có tác động ngược chiều đến TTTD.
RRTD được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng cùng dấu bởi tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, còn tỷ lệ lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến
RRTD. Từ các phân tích trên có thể kết luận rằng giữa TTTD và RRTD tại các
NHTM Việt Nam không có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
2.1.4. Mối quan hệ tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi
cận biên của NHTM
Thu nhập lãi cận biên NIM là viết tắt của từ Net Interest Margin là những chỉ
số dùng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu
tư của ngân hàng. Từ con số này người dùng sẽ biết ngân hàng hưởng chênh lệch
lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.
Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng thương
mại cổ phần có xu hướng giảm do phải cạnh tranh lãi suất huy động tiền gửi để có
thể hút được vốn nhàn rỗi, trong khi không thể tăng lãi suất đầu ra vì muốn kích
cầu tín dụng. Điều này khiến lợi nhuận cận biên giảm.
Để cải thiện hạn chế này, nhiều ngân hàng cho rằng, phải nâng cao doanh thu
từ hoạt động phi tín dụng (dịch vụ). Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có
thể đẩy mạnh được mảng này, nhất là đối với những ngân hàng nhỏ, do thị phần
còn hạn chế và tăng trưởng tín dụng khiêm tốn. Vì vậy, nhiều nhà băng kỳ vọng,
tín dụng năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng để cải thiện lợi nhuận. Bởi thực tế, thu
8
nhập của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, chiếm 70-80% doanh thu trở
lên. Thậm chí, có ngân hàng thu nhập lãi thuần chiếm đến 91% doanh thu.
2.2. Các yếu tố giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của
NHTM.
2.2.1. Yếu tố bên trong giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân
của NHTM
Sự phát triển tín dụng cá nhân ở một NHTM chủ yếu do chính nội lực của
ngân hàng quyết định. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như:
Định hướng phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tiên quyết để phát
triển tín dụng cá nhân. Nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cá nhân thì họ sẽ
đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với
mình. Khi cung - cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM
sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tín dụng cá nhân. Tín dụng cá nhân là một phần
quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, vì vậy định hướng chiến lược hoạt
động của ngân hàng là chỉ tập trung bán buôn hoặc chỉ tập trung bán lẻ hay phát
triển bán buôn đi đôi với bán lẻ sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng cá nhân
của ngân hàng đó
Năng lực tài chính của ngân hàng, là một trong những yếu tố được các nhà
lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định đường lối phát triển của ngân
hàng mình. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu
tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm
trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Khi ngân
hàng có sức mạnh tài chính thì có thể đầu tư vào các danh mục mà mình quan tâm
thì tín dụng cá nhân cũng có cơ hội được chú trọng phát triển.
Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương, định hướng
chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thông thường
chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay, quy định
về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín
dụng vượt quá hạn mức phê duyệt, cách thức thanh toán nợ… Chính sách tín dụng
của ngân hàng vạch ra hướng phát triển và khung tham chiếu rõ ràng để làm căn
9
cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Chẳng hạn như một ngân hàng không thực hiện
cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủ điều kiện cũng không được
phát hành thẻ tín dụng. Mặt khác khi một ngân hàng đã có các hình thức cấp tín
dụng cá nhân đa dạng với chất lượng tốt thì việc phát triển cũng dễ dàng và thuận
lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm truyền thống đơn giản
Trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM. Đặc điểm của
khách hàng vay cá nhân là thông tin không được rõ ràng và minh bạch như khách
hàng doanh nghiệp vì vậy Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu
biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác khách hàng và phương án vay
vốn từ đó đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn. Bên cạnh đó đòi hỏi đạo đức
nghề nghiệp của Cán bộ tín dụng để không vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự lỏng
lẻo, thiếu chặt chẽ trong khâu thẩm định làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân
hàng. Một Cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt,
trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghề
nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp về ngân hàng, bởi dưới con mắt của khách hàng
thì Cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Khi khách hàng cảm thấy an
tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp, cách làm việc
chuyên nghiệp của Cán bộ tín dụng thì họ chắc chắn duy trì mối quan hệ và giới
thiệu thêm khách hàng cho ngân hàng.
Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng, cũng là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển tín dụng cá nhân tại mỗi ngân
hàng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự
quản lý hoạt động chặt chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán
chéo sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, một ngân hàng phát triển mạnh dịch vụ thẻ
thanh toán, hệ thống máy ATM, internet banking, dịch vụ chi trả lương qua tài
khoản... thì có thể kết hợp tiếp thị cho vay các sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng
bằng phương thức cho vay trực tuyến.
Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý
danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật
10
trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân
giúp ngân hàng có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp
phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay. Đó
là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân.
2.2.2. Yếu tố bên ngoài giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá
nhân của NHTM
Nhu cầu tín dụng của cá nhân
Theo lý thuyết chức năng trung gian tài chính của NHTM, NHTM huy động
vốn từ các chủ thể thừa vốn và sau đó thực hiện cung ứng vốn cho các chủ thể
thiếu vốn, vì vậy tín dụng NHTM là một trong những kênh cung ứng tín dụng chủ
yếu cho các chủ thể, kể cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Như vậy, nhu cầu tín dụng
của cá nhân càng cao thì cơ hội tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của
NHTM càng cao, và ngược lại.
Sự phát triển kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện
chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế
cũng
gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh
doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.
Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,
người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ
tăng lên do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân. Ngược lại, khi nền
kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong
muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay
để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay.
Môi trường xã hội
Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội,
thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính
cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động,
thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng
11
ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân. Thông thường, nơi nào tập
trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu
cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vay vốn cao hơn nơi khác, do đó có khả
năng mở rộng tín dụng cá nhân. Còn phần lớn những người lao động chân tay thì
chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, họ chưa nghĩ tới chuyện
đi vay để mua sắm hàng hóa và nâng cao mức sống.
Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước là một
nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM. Nếu
những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp
luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng.
Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tín dụng
cá nhân nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra
thông suốt và hiệu quả. Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điều kiện
thuận lợi cho NHTM xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn
chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu
quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt
động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự
cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân của một NHTM. Sự cạnh
tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản
thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên
nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính
sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sự
khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá
nhân của mỗi ngân hàng
Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước
12
Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích
đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín
dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người
lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp
giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân, kích thích người dân chi tiêu và
làm cho hoạt động tín dụng cá nhân của các NHTM phát triển. Mặt khác, các
chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ
nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công
bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn… cũng
sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài, từ đó tác động
đến định hướng phát triển tín dụng cá nhân của hệ thống ngân hàng nói chung.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN
2.3.1 Các nghiên cứu trước tại Việt Nam về tăng trưởng tín dụng khách hàng
cá nhân của NHTM
Nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã
cho thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất cho vay bình quân, tỷ giá hối
đi bình quân liên ngân hàng, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và tăng trưởng tiền
gửi ảnh hưởng lên tăng trưởng tín dụng. Sau khi phân tích và tiến hành chạy mô
hình hồi quy đa biến, đã đưa ra kết luận lãi suất cho vay bình quân, tổng sản phẩm
quốc nội GDP và tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của
các ngân hàng.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới TTTD của các NHTM tại Việt
Nam của Nguyễn Thùy Dương, Trần Hải Yến năm 2011 . Số liệu được sử dụng
trong bài phân tích do tác giả tính toán và tổng hợp từ báo cáo tài chính của 84
ngân hàng trong đó có 5 NHTM Nhà nước và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam. Các số liệu này được lấy theo ba mốc thời gian là quý 1, quý 2 và quý
3 năm 2011. Thông qua mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã thu về kết quả như
sau: tốc độ tăng trưởng huy động vốn, khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng
13
dấu với TTTD, trong khi đó, chênh lệch lãi suất bình quân và TTTD có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau
2.3.2. Các nghiên cứu trước tại các quốc gia khác về tăng trưởng tín dụng
khách hàng cá nhân của NHTM
Hussain và Junaid nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng TTTD của các
NHTM tại Pakistan. Thông qua số liệu thu thập được từ 26 ngân hàng tại Pakistan
từ năm 2001 đến năm 2010, kết hợp phân tích mô hình hồi quy đa biến, kết quả
của nghiên cứu cho thấy: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ TTTD trong quá khứ, tỷ
lệ sinh lời của ngân hàng (ROE), vốn tự có, tỷ lệ thanh khoản (tỷ lệ tống tiền mặt
và tiền gửi tại các ngân hàng trên tổng tài sản), tỷ lệ chênh lệch lãi suất cho vay và
lãi suất huy động, tình trạng sở hữu ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với
TTTD, trong khi lạm phát và TTTD có mối quan hệ ngược chiều
Guo và Stepanyan đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ TTTD của
các NHTM tai 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Số liệu
được thu thập theo quý từ nguồn dữ liệu của IMF trong khoảng thời gian từ quý 1
năm 2001 đến quý 2 năm 2010 của 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Nghiên
cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về các yếu tố bên cung. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP trong quá khứ, tốc
độ gia tăng nợ có ảnh hưởng cùng chiều với TTTD.
Tamirisa và Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi châu Âu.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ
ràng đến tăng trưởng tín dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP,
tính chất sơ hữu của ngần hàng, khả năng thanh toán của NHTM, quy mô ngân
hàng và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Guo và Stepanyan (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi
từ quý 1/2001 đến quý 4/2010 trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng tín dụng tại các quốc gia mới nổi. Các tác giả xác định bên cung và
bên cầu đều tác động đến tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên bài báo này tập trung
14
chủ yếu ở bên cung. Đặc biệt bài báo nhấn mạnh tốc độ gia tăng tiền gửi và tốc độ
gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của lạm phát, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng.
15
Chương 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
- Luận văn tiếp cận nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân
của NHTM dưới góc độ quản trị tài chính NHTM, vì vậy luận văn không chỉ tiếp
cận thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, phân tích ma trận SWOT
đối với vấn đề này mà còn nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân
trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên của NHTM.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu Định tính kết hợp định lượng
- Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất “Phân tích thực trạng tăng trưởng tín
dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang” thứ hai là “Phân tích mối
quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng và
thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank An Giang”, đề tài sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như
sau:
. Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) : Giá trị trung bình, Giá trị nhỏ
nhất, Giá trị lớn nhất
. Phân tích hệ số tương quan (Correlation analysis) theo mức ý nghĩa 1%,
5% và 10% và đồ thị theo mô hình mối quan hệ 2 chiều như sau:
- Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ ba (Phân tích ma trận điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân
tại Vietinbank An Giang ), đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,
TTTD RRTD
TTTD NIM
16
trong đó phương pháp khảo sát sẽ được thực hiện để giải quyết mục tiêu cụ
thể thứ ba
3.3. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.3.1: Quy trình nghiên cứu
3.4. Mẫu khảo sát và phỏng vấn
Việc phỏng vấn sẽ được lựa chọn những chuyên gia, những nhà quản lý làm việc
trong hệ thống Vietinbank có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp cho kết
quả phỏng vất đạt kết quả tốt. Đề tài tiến hành khảo sát ý kiến 4 lãnh đạo và
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu
Thống kê,
mô tả
Phân tích
tương quan
Khảo sát
Ban lãnh đạo và CBTD
tại Chi nhánh
Giải thich mục tiêu thứ nhất và thứ 2 của
mục 1.2.2
Giải thích mục tiêu thứ 3 của mục 1.2.2
Tổng hợp Thảo luận ,đề xuất
Báo cáo kết quả nghiên cứu, đề
xuất giải pháp
17
phỏng vấn 80 CBTD tại Chi nhánh.
3.5. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu của luận văn là bảng khảo sát và phỏng vấn: Bảng khảo
sát dành cho khách hàng; bảng khảo sát dành cho thành viên, nhân viên làm việc
tại Vietinbank An Giang, bảng phỏng vấn dành cho các chuyên gia, các nhà quản
lý.
Quy trình xây dựng bảng khảo sát và bảng phỏng vấn:
- Xây dựng câu hỏi phù hợp cho nghiên cứu
- Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa vào Các yếu tố giải thích cho tăng
trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM, như vậy sẽ hỏi 2 nhóm đối
tượng: Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phụ trách tín dụng (nhằm xác định điểm
mạnh, điểm yếu – yếu tố bên trong), và Khách hàng cá nhân (nhằm xác định cơ
hội, thách thức – Yếu tố bên ngoài).
3.6. Thu thập dữ liệu
3.6.1. Số liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 5 năm gần đây từ báo cáo hoạt
động kinh doanh hàng năm của Vietinbank An Giang từ năm 2013 đến năm 2017,
nhằm thực hiện mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai.
3.6.2. Số liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp qua các bảng phỏng vấn chuyên
gia và nhà quản lý ngân hàng, cán bộ tín dụng. Dữ liệu này để thực hiện mục tiêu
thứ ba.
3.7. Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập xong, dữ liệu sẽ được tổng hợp phân tích bằng phần mềm
Excel.
18
Chương 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh An Giang
Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương cũng
như mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
(NHCTVN) đã phân bổ mạng lưới rộng khắp trên 56/63 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang (gọi tắt
là Ngân hàng Công Thương An Giang hay NHCTAG) là một chi nhánh trực thuộc
NHCTVN, được thành lập theo quyết định số 54/NH-TC ngày 14/07/1988 của
Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHCTAG có trụ sở đặt tại Số
270 Lý Thái Tổ, Phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, là một đơn
vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHCTVN.
- Tên: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang
- Địa chỉ: Số 270 Lý Thái Tổ, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An
Giang
- Số điện thoại: 0296.383.2428. Fax: 0296.383.2428
- Swift Code: ICBVVNVX740
- Mạng lưới Phòng giao dịch trực thuộc: Hiện tại, NHCTAG có 08 PGD
trực thuộc đặt trên địa bàn 6 huyện và 01 Thành phố, gồm: PGD Long Xuyên,
PGD Thoại Sơn, PGD Chợ Mới, PGD Châu Thành, PGD Châu Phú, PGD Phú
Tân, PGD Tri Tôn, PGD Phú Hòa.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -
Chi nhánh An Giang không ngừng phát triển về nghiệp vụ cũng như mở rộng về
địa bàn hoạt động để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Qua hơn 30 năm
thành lập và phát triển, NHCTAG đã có những bước phát triển vững chắc, đạt
19
được nhiều thành quả to lớn, tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Chi nhánh đã tích cực phát huy mạnh mẽ tính chất
kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng
cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà Chi nhánh còn rất chú trọng đến
các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp – phù hợp với đặc điểm
kinh tế của An Giang, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của mọi
người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp. Đặc biệt với các sản phẩm dịch vụ cung cấp
cho khách hàng Chi nhánh đã làm cho khách hàng thật sự hài lòng bởi sự tiện lợi
mà chúng mang lại cho khách hàng. Để phát triển ngày càng vững mạnh hơn,
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang không ngừng
nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới
nhằm đáp ứng cao nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời rất quan tâm đến
chất lượng hoạt động của Chi nhánh mà đặc biệt là chất lượng hoạt động cho vay.
4.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2013-2017
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTAG giai đoạn 2013-2017
S
T
T
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1 Thu nhập 264,550 322,622 388,701 452,252 495,097
2 Chi phi 223,141 262,519 298,317 357,966 381,961
3 Lợi nhuận 85,864 87,814 90,384 94,286 113,136
S
T
T
Chỉ tiêu
So sánh giữa các năm
2013-2014 2015-2014 2016-2015 2017-2016
số tiền
( trđ)
tỷ lệ
(%)
số tiền
( trđ)
tỷ lệ
(%)
số tiền
( trđ)
tỷ lệ
(%)
số tiền
( trđ)
tỷ lệ
(%)
1
Thu
nhập 58,072 22.0% 66,079 20.48% 63,551 16.35% 42,845 9.47%
2 Chi phi 39,378 17.6% 35,798 13.64% 59,649 20.00% 23,995 6.70%
3
Lợi
nhuận 1,950 2.3% 2,570 2.93% 3,902 4.32% 18,850 19.99%
20
(Nguồn: Phòng Tổng hợp NHCTAG và tính toán của tác giả)
Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh An Giang luôn xác định cần phải phát huy mọi khả năng có thể để đẩy
mạnh hoạt động, quy mô kinh doanh, đồng thời tăng cường công tác quản trị điều
hành, tiết giảm chi phí, vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai
đoạn 2013 -2017 đã đạt được kết quả khả quan: Thu nhập tăng trưởng; Chi phí
tăng nhưng được tiết giảm hợp lý từ năm 2016 sang 2017; Lợi nhuận trước thuế
năm 2016 tăng 2,93% so với năm 2015, đặc biệt hơn lợi nhuận trước thuế năm
2017 tăng mạnh so với năm 2016, tỉ lệ tăng đến 19,99%. Tóm lại, hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang giai
đoạn từ 2013-2017 tăng trưởng và hiệu quả.
4.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng KHCN tại Vietinbank An Giang
+ Dư nợ tín dụng từ năm 2013 đến năm 2017
85,864 87,814 90,384 94,286
113,136
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Biểu đồ 4.1. Lợi nhuận trước
thuế ( Triệu đồng)
Lợi nhuận
2.3% 2.93%
4.14%
19.99%
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận trước thuế
(%)
21
Dựa vào biểu đồ 4.3 + 4.4 + 4.5 ta thấy :
. Dư nợ năm 2014 là 1.962.500 triệu đồng tăng 143.750 triệu đồng so với năm
2013 với tỉ lệ tăng 7,9% và chiếm tỷ trọng 62.94% trên tổng dư nợ chi nhánh.
. Dư nợ năm 2015 là 2.109.797 triệu đồng tăng 147.292 triệu đồng so với năm
2014 với tỉ lệ tăng 7,51% và chiếm tỷ trọng 59,36% trên tổng dư nợ chi nhánh.
. Dư nợ năm 2016 là 2.286.757 triệu đồng tăng 176.954 triệu đồng so với năm
2015 với tỉ lệ tăng 8,39% và chiếm tỷ trọng 58,50% trên tổng dư nợ chi nhánh.
. Dư nợ năm 2017 là 2.713.505 triệu đồng tăng 426.754 triệu đồng so với năm
2016 với tỉ lệ tăng 18,66% và chiếm tỷ trọng 59,89% trên tổng dư nợ chi nhánh.
7.9%
7.51%
8.39%
18.66%
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Biểu đồ 4.4. Tốc độ tăng trưởng
Dư nợ KHCN (đvt: triệu đồng)
1.818.750
1.962.500 2.109.796
2.286.750
2.713.505
143.750 147.296 176.953
426.754
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dư nợ tín dụng qua các năm
(đvt: triệu đồng)
Dư nợ KHCN Mức tăng
2.759.142
3.117.830
3.554.326
3.909.237
4.530.824
1.818.750 1.962.500 2.109.796 2.286.750
2.713.500
65.92% 62.94% 59.36% 58.50% 59.89%
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng dư nợ KHCN tại Chi nhánh
Dư nợ Chi nhánh Dư nợ KHCN
22
+ Doanh số cho vay từ năm 2013 đến năm 2017
Dựa vào Biểu đồ 4.6 và 4.7 Ta thấy :
. Doanh số cho vay năm 2014 là 7.954.662 triệu đồng tăng 397.733 triệu đồng so
với năm 2013 với tỉ lệ tăng 5,3%
. Doanh số cho vay năm 2015 là 8.553.400 triệu đồng tăng 598.738 triệu đồng so
với năm 2014 với tỉ lệ tăng 7.5%
. Doanh số cho vay năm 2016 là 9.395.359 triệu đồng tăng 841.959 triệu đồng so
với năm 2015 với tỉ lệ tăng 9,8%
. Doanh số cho vay năm 2017 là 9.764.003 triệu đồng tăng 368.644 triệu đồng so
với năm 2016 với tỉ lệ tăng 3,9%
+ Nợ xấu từ năm 2013 đến năm 2017
7.556.928 7.954.662
8.553.400
9.395.359 9.764.003
397733.10 598738.0 841959.0 368644.0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Biểu đồ 4.6. Doanh số cho vay qua các năm
( đvt: triệu đồng)
Doanh số cho vay mức tăng
5.3%
7.5%
9.8%
3.9%
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Biểu đồ 4.7. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
tỉ lệ tăng trưởng
23
23.3%
105.31%
78.54%
66.72%
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Biểu đồ 4.9.Tỉ lệ tăng nợ xấu qua các năm
Tỉ lệ tăng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1273.125 1570.0
3223.315
5755.0
9595.0
297.0
1653.0
2531.685
3840.0
Biểu đồ 4.8. Nợ xấu qua các năm
(đvt: triệu đồng)
Nợ xấu Mức tăng
24
Qua biểu đồ 4.8, 4.9, 4.10. Ta thấy Nợ xấu diễn biến qua các năm như sau:
. Nợ xấu năm 2014 là 1.570 triệu đồng tăng 296 triệu đồng so với năm 2013 với
mức tăng 23.3% và chiếm 0,07% trên dư nợ cho vay KHCN
. Nợ xấu năm 2015 là 3.223 triệu đồng tăng 1.653 triệu đồng so với năm 2014 với
mức tăng 105 % và chiếm 0,15% trên dư nợ cho vay KHCN
. Nợ xấu năm 2016 là 5755 triệu đồng tăng 2.532 triệu đồng so với năm 2015 với
mức tăng 78.54 % và chiếm 0,25% trên dư nợ cho vay KHCN
. Nợ xấu năm 2017 là 9.595 triệu đồng tăng 3.840 triệu đồng so với năm 2016 với
mức tăng 66.72 % và chiếm 0,35% trên dư nợ cho vay KHCN
+ NIM cho vay từ năm 2013 đến năm 2017
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
0.07% 0.08%
0.15%
0.25%
0.35%
Biểu đồ 4.10. Tỉ lệ nợ xấu/Dư nợ KHCN
Tỉ lệ nợ xấu/Dư nợ KHCN
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
85472.640 89971.20 93720.0 94648.0 96072.0
4498.560 3748.80 928.0 1424.0
Biểu đồ 4.11. NIM KHCN qua các năm
(đvt: triệu đồng)
NIM cá nhân Mức tăng
25
Dựa vào biểu đồ 4.7 và 4.8 ta thấy
. NIM cho vay năm 2014 là 89.971 triệu đồng tăng 4.499 triệu đồng so với năm
2013 với tỉ lệ tăng là 5.3 %.
. NIM cho vay năm 2015 là 93.720 triệu đồng tăng 3.749 triệu đồng so với năm
2014 với tỉ lệ tăng là 4.17 %.
NIM cho vay năm 2016 là 94.648 triệu đồng tăng 928 triệu đồng so với năm 2015
với tỉ lệ tăng là 0.99 %.
. NIM cho vay năm 2017 là 96.072 triệu đồng tăng 1.424 triệu đồng so với năm
2016 với tỉ lệ tăng là 1.5 %.
4.3. Tăng trưởng tín dụng KHCN trong mối quan hệ với mục tiêu tài chính của
Vietinbank An Giang
4.4. Phân tích ma trận SWOT đối với tăng trưởng tín dụng KHCN tại Vietinbank
An Giang
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tóm tắt chương 4
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
KHCN TẠI VIETINBANK AN GIANG
5.1. Những định hướng về tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
5.2. Đề xuất chính sách tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
5.3 Hạn chế của luận văn và Hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3%
4.17%
0.99%
1.50%
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Biểu đồ 4.12. Tỉ lệ tăng NIM
26
KẾT LUẬN
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1 Tài liệu Tiếng Việt
1. Phạm Thị Hồng Ly (2013) , tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng
tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2. Nguyễn Phi Lân (2011), “ Cầu tiền trong mối quan hệ với lạm phát và chính
sách tiền tệ của Việt Nam”, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, (số 19, trang 15).
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB | Thống kê,
Hà Nội. - 4. Nguyễn Minh Tiến (2013), “Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại”, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Loan (2011), “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam – tác động và biện pháp”, Tạp chí Khoa học và Đào
tạo Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (Số 111).
6. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), "Các nhân tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng”, Tạp
chí Ngân hàng, (Số 24/2011).
6.2 Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Hussain và Junaid các nhân tố ảnh hưởng TTTD của các NHTM tại Pakistan
Guo và Stepanyan các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ TTTD của các NHTM
2. Zribi và Boujelbene, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân
hàng ở Tunisa
3. Aydın, B. (2008). Banking Structure and Credit Growth in Central and Eastern
6.3 Tài liệu internet
Tạp chí khoa học số 24, Trường đại học Trà Vinh, tháng 12 năm 2016
Các Trang web:
1. Tín dụng tăng trưởng khi kiểm soát được rủi ro tại địa chỉ
http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tin-dung-tang-truong-khi-kiem-soat-duoc-
rui-ro-141591.html
27
2. Tăng trưởng tín dụng đã thực chất hơn tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/tang-
truong-tin-dung-da-thuc-chat-hon-66088.html
3. Vì sao NHNN phải nhắc nhở các ngân hàng về tăng trưởng tín dụng tại địa chỉ
http://cafef.vn/vi-sao-nhnn-phai-nhac-nho-cac-ngan-hang-ve-tang-truong-tin-
dung-2018072009160708.chn
7. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Người hướng dẫn: TS LÊ HOÀNG VINH
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
TS. Lê Hoàng Vinh

More Related Content

Similar to Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh An Giang

Similar to Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh An Giang (15)

Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng VietinbankLuận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
 
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượn...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượn...Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượn...
Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượn...
 
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại T...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại T...Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại T...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại T...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
 
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh EaRal – Bắ...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh EaRal – Bắ...Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh EaRal – Bắ...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh EaRal – Bắ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Khách Hàng Cá Nhân Trong Cho Vay...
Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Khách Hàng Cá Nhân Trong Cho Vay...Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Khách Hàng Cá Nhân Trong Cho Vay...
Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Khách Hàng Cá Nhân Trong Cho Vay...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhán...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhán...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhán...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhán...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANKGiải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh An Giang

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển trong đó phải nhắc đến là ngành ngân hàng. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng có chức năng quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nên hiệu quả trong hoạt động ngân hàng rất được quan tâm. Được nhà nước khuyến khích phát triển nên hiện nay có rất nhiều ngân hàng trên thị trường đang cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần. Các NHTM khác đã từng bước lớn mạnh về quy mô, tiềm lực tài chính, phương thức quản lý… đã lôi kéo nhóm khách hàng truyền thống của Vietinbank rất gay gắt. Để có thể cạnh tranh được với các NHTM năng động trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài có ưu thế mạnh về mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Vietinbank đã xác định chiến lược phát triển song hành bán buôn đi đôi với bán lẻ, trong đó tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu góp phần đáng kể tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tại Vietinbank An Giang Dư nợ cho vay KHCN chiếm trên 60% dư nợ chi nhánh, thu nhập lãi cận biên cho vay KHCN cũng cao hơn cho vay khách hàng doanh nghiệp nên lợi nhuận tạo ra góp phần đáng kể cho thu nhập của cán bộ nhân viên tại chi nhánh. Chưa luận giải thực tiễn tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân có vấn đề gì dẫn đến phải lựa chọn nghiên cứu, đề nghị viết luận giải bổ sung nội dung này Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, đưa ra đề xuất để tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân là việc làm thiết thực đối với Vietinbank An Giang và góp phần tăng nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.
  • 2. 2 Xuất phát từ nhu cầu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh An Giang” để làm luận văn cao học tài chính ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, và mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên của Vietinbank An Giang, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất nhằm đảm bảo chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân phù hợp cho Vietinbank An Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu nghiên cứu chung nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang. - Phân tích mối quan hệ tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank An Giang. - Nhận diện các yếu tố có thể giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang. - Đề xuất chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong luận văn này, tác giả mong muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang như thế nào? - Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng tại Vietinbank An Giang có quan hệ với nhau như thế nào? - Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank An Giang có quan hệ với nhau như thế nào?
  • 3. 3 - Yếu tố nào có thể giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang? - Vietinbank An Giang cần có chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân như thế nào? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, các yếu tố có thể giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân và mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Vietinbank An Giang - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp: 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017 Số liệu sơ cấp: 2 tháng, từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2018 - Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank Chi nhánh An Giang, theo đó đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một hình thức cấp tín dụng là cho vay. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với mục tiêu tài chính của Vietinbank An Giang, theo đó đề tài giới hạn nghiên cứu liên quan mục tiêu thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng. 1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kỳ vọng sẽ cung cấp bằng chứng, thông tin hữu ích cho Vietinbank An Giang, qua đó các nhà quản trị Vietinbank An Giang quyết định lựa chọn chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân đảm bảo phù hợp với mục tiêu tài chính của đơn vị, bao gồm mục tiêu thu nhập lãi cận biên và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất biện pháp để nhà quản trị Vietinbank An Giang thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân phù hợp với các điều kiện khác nhau, kể cả bên trong lẫn bên ngoài trong từng thời kỳ.
  • 4. 4 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank Chi nhánh An Giang được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp, khuyến nghị.
  • 5. 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan Tín dụng của NHTM Là sự vay mượn sử dụng vốn của lẫn nhau dựa nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng. Thuật ngữ “Tín dụng ngân hàng” thường được hiểu là hoạt động cho vay của ngân hàng. Tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Tín dụng cá nhân của NHTM là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Là tỷ lệ phần trăm gia tăng lượng tiền cho các cá nhân vay của năm này so với năm trước. 2.1.2 Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Mức tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Mức tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân = Số dư tín dụng khách hàng cá nhân thời điểm t – Số dư tín dụng khách hàng cá nhân thời điểm t-1 Mức tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm tuyệt đối của số dư tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời điểm liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại thời điểm t nhiều hay ít hơn so với với thời điểm t-1. Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng = Mức tăng/giảm số dư tín
  • 6. 6 khách hàng cá nhân dụng khách hàng cá nhân Số dư tín dụng khách hàng cá nhân thời điểm t-1 Tỷ lệ tăng/giảm số dư tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm tương đối của số dư tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời điểm liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại thời điểm t nhiều hay ít hơn so với với thời điểm t-1, qua đó có thể đánh giá tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh hay yếu qua nhiều thời điểm. Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân = Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân thời kỳ t – Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân thời kỳ t-1 Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm tuyệt đối của doanh số tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời kỳ liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân trong cả thời kỳ t nhiều hay ít hơn thời kỳ t-1. Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân = Mức tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân thời kỳ Tỷ lệ tăng/giảm doanh số tín dụng khách hàng cá nhân cho biết mức tăng/giảm tương đối của doanh số tín dụng khách hàng cá nhân giữa hai thời kỳ liền kề, và đó là chỉ tiêu cho biết NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân trong thời kỳ t nhiều hay ít hơn so với với thời kỳ t-1, qua đó có thể đánh giá tăng trưởng doanh số tín dụng mạnh hay yếu qua nhiều thời kỳ. 2.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng của NHTM TTTD luôn là một trong những yêu cầu đặt ra để duy trì sự tồn tại của ngân hàng. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là vấn đề nhạy cảm nên dễ mang lại
  • 7. 7 rủi ro và đi kèm với TTTD, RRTD là hậu quả không mong muốn. Đồng thời, RRTD mà biểu hiện của nó là nợ xấu, được xem như điểm nghẽn của nền kinh tế gây cản trở lưu thông nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Theo bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh số 24, tháng 12 năm 2016 của tác giả Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thị Bích Phượng dựa trên các nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra kết luận : Các yếu tố tác động đến TTTD, bao gồm: tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động , quy mô ngân hàng và hệ số thanh khoản có tác động ngược chiều đến TTTD. RRTD được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng cùng dấu bởi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, còn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến RRTD. Từ các phân tích trên có thể kết luận rằng giữa TTTD và RRTD tại các NHTM Việt Nam không có mối quan hệ tác động lẫn nhau. 2.1.4. Mối quan hệ tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với thu nhập lãi cận biên của NHTM Thu nhập lãi cận biên NIM là viết tắt của từ Net Interest Margin là những chỉ số dùng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng. Từ con số này người dùng sẽ biết ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng giảm do phải cạnh tranh lãi suất huy động tiền gửi để có thể hút được vốn nhàn rỗi, trong khi không thể tăng lãi suất đầu ra vì muốn kích cầu tín dụng. Điều này khiến lợi nhuận cận biên giảm. Để cải thiện hạn chế này, nhiều ngân hàng cho rằng, phải nâng cao doanh thu từ hoạt động phi tín dụng (dịch vụ). Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể đẩy mạnh được mảng này, nhất là đối với những ngân hàng nhỏ, do thị phần còn hạn chế và tăng trưởng tín dụng khiêm tốn. Vì vậy, nhiều nhà băng kỳ vọng, tín dụng năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng để cải thiện lợi nhuận. Bởi thực tế, thu
  • 8. 8 nhập của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, chiếm 70-80% doanh thu trở lên. Thậm chí, có ngân hàng thu nhập lãi thuần chiếm đến 91% doanh thu. 2.2. Các yếu tố giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM. 2.2.1. Yếu tố bên trong giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Sự phát triển tín dụng cá nhân ở một NHTM chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng quyết định. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như: Định hướng phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng cá nhân. Nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cá nhân thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình. Khi cung - cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tín dụng cá nhân. Tín dụng cá nhân là một phần quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, vì vậy định hướng chiến lược hoạt động của ngân hàng là chỉ tập trung bán buôn hoặc chỉ tập trung bán lẻ hay phát triển bán buôn đi đôi với bán lẻ sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng đó Năng lực tài chính của ngân hàng, là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định đường lối phát triển của ngân hàng mình. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính thì có thể đầu tư vào các danh mục mà mình quan tâm thì tín dụng cá nhân cũng có cơ hội được chú trọng phát triển. Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thông thường chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức phê duyệt, cách thức thanh toán nợ… Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra hướng phát triển và khung tham chiếu rõ ràng để làm căn
  • 9. 9 cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Chẳng hạn như một ngân hàng không thực hiện cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủ điều kiện cũng không được phát hành thẻ tín dụng. Mặt khác khi một ngân hàng đã có các hình thức cấp tín dụng cá nhân đa dạng với chất lượng tốt thì việc phát triển cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm truyền thống đơn giản Trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM. Đặc điểm của khách hàng vay cá nhân là thông tin không được rõ ràng và minh bạch như khách hàng doanh nghiệp vì vậy Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác khách hàng và phương án vay vốn từ đó đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn. Bên cạnh đó đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ tín dụng để không vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong khâu thẩm định làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng. Một Cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp về ngân hàng, bởi dưới con mắt của khách hàng thì Cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Khi khách hàng cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp, cách làm việc chuyên nghiệp của Cán bộ tín dụng thì họ chắc chắn duy trì mối quan hệ và giới thiệu thêm khách hàng cho ngân hàng. Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng, cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển tín dụng cá nhân tại mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự quản lý hoạt động chặt chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, một ngân hàng phát triển mạnh dịch vụ thẻ thanh toán, hệ thống máy ATM, internet banking, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản... thì có thể kết hợp tiếp thị cho vay các sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng bằng phương thức cho vay trực tuyến. Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật
  • 10. 10 trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân giúp ngân hàng có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay. Đó là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân. 2.2.2. Yếu tố bên ngoài giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Nhu cầu tín dụng của cá nhân Theo lý thuyết chức năng trung gian tài chính của NHTM, NHTM huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn và sau đó thực hiện cung ứng vốn cho các chủ thể thiếu vốn, vì vậy tín dụng NHTM là một trong những kênh cung ứng tín dụng chủ yếu cho các chủ thể, kể cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Như vậy, nhu cầu tín dụng của cá nhân càng cao thì cơ hội tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM càng cao, và ngược lại. Sự phát triển kinh tế Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay. Môi trường xã hội Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng
  • 11. 11 ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vay vốn cao hơn nơi khác, do đó có khả năng mở rộng tín dụng cá nhân. Còn phần lớn những người lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, họ chưa nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa và nâng cao mức sống. Môi trường pháp luật Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả. Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân của một NHTM. Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sự khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước
  • 12. 12 Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân, kích thích người dân chi tiêu và làm cho hoạt động tín dụng cá nhân của các NHTM phát triển. Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn… cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài, từ đó tác động đến định hướng phát triển tín dụng cá nhân của hệ thống ngân hàng nói chung. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN 2.3.1 Các nghiên cứu trước tại Việt Nam về tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã cho thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất cho vay bình quân, tỷ giá hối đi bình quân liên ngân hàng, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và tăng trưởng tiền gửi ảnh hưởng lên tăng trưởng tín dụng. Sau khi phân tích và tiến hành chạy mô hình hồi quy đa biến, đã đưa ra kết luận lãi suất cho vay bình quân, tổng sản phẩm quốc nội GDP và tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới TTTD của các NHTM tại Việt Nam của Nguyễn Thùy Dương, Trần Hải Yến năm 2011 . Số liệu được sử dụng trong bài phân tích do tác giả tính toán và tổng hợp từ báo cáo tài chính của 84 ngân hàng trong đó có 5 NHTM Nhà nước và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các số liệu này được lấy theo ba mốc thời gian là quý 1, quý 2 và quý 3 năm 2011. Thông qua mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã thu về kết quả như sau: tốc độ tăng trưởng huy động vốn, khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng
  • 13. 13 dấu với TTTD, trong khi đó, chênh lệch lãi suất bình quân và TTTD có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau 2.3.2. Các nghiên cứu trước tại các quốc gia khác về tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM Hussain và Junaid nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng TTTD của các NHTM tại Pakistan. Thông qua số liệu thu thập được từ 26 ngân hàng tại Pakistan từ năm 2001 đến năm 2010, kết hợp phân tích mô hình hồi quy đa biến, kết quả của nghiên cứu cho thấy: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ TTTD trong quá khứ, tỷ lệ sinh lời của ngân hàng (ROE), vốn tự có, tỷ lệ thanh khoản (tỷ lệ tống tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng trên tổng tài sản), tỷ lệ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động, tình trạng sở hữu ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với TTTD, trong khi lạm phát và TTTD có mối quan hệ ngược chiều Guo và Stepanyan đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ TTTD của các NHTM tai 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Số liệu được thu thập theo quý từ nguồn dữ liệu của IMF trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2001 đến quý 2 năm 2010 của 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về các yếu tố bên cung. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP trong quá khứ, tốc độ gia tăng nợ có ảnh hưởng cùng chiều với TTTD. Tamirisa và Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi châu Âu. Nhóm tác giả đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng đến tăng trưởng tín dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sơ hữu của ngần hàng, khả năng thanh toán của NHTM, quy mô ngân hàng và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Guo và Stepanyan (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi từ quý 1/2001 đến quý 4/2010 trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các quốc gia mới nổi. Các tác giả xác định bên cung và bên cầu đều tác động đến tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên bài báo này tập trung
  • 14. 14 chủ yếu ở bên cung. Đặc biệt bài báo nhấn mạnh tốc độ gia tăng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của lạm phát, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng.
  • 15. 15 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu - Luận văn tiếp cận nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM dưới góc độ quản trị tài chính NHTM, vì vậy luận văn không chỉ tiếp cận thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, phân tích ma trận SWOT đối với vấn đề này mà còn nghiên cứu tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên của NHTM. 3.2 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu Định tính kết hợp định lượng - Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất “Phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang” thứ hai là “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân với rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank An Giang”, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: . Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) : Giá trị trung bình, Giá trị nhỏ nhất, Giá trị lớn nhất . Phân tích hệ số tương quan (Correlation analysis) theo mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% và đồ thị theo mô hình mối quan hệ 2 chiều như sau: - Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ ba (Phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank An Giang ), đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, TTTD RRTD TTTD NIM
  • 16. 16 trong đó phương pháp khảo sát sẽ được thực hiện để giải quyết mục tiêu cụ thể thứ ba 3.3. Quy trình nghiên cứu Hình 3.3.1: Quy trình nghiên cứu 3.4. Mẫu khảo sát và phỏng vấn Việc phỏng vấn sẽ được lựa chọn những chuyên gia, những nhà quản lý làm việc trong hệ thống Vietinbank có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp cho kết quả phỏng vất đạt kết quả tốt. Đề tài tiến hành khảo sát ý kiến 4 lãnh đạo và Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Phương pháp nghiên cứu Thống kê, mô tả Phân tích tương quan Khảo sát Ban lãnh đạo và CBTD tại Chi nhánh Giải thich mục tiêu thứ nhất và thứ 2 của mục 1.2.2 Giải thích mục tiêu thứ 3 của mục 1.2.2 Tổng hợp Thảo luận ,đề xuất Báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp
  • 17. 17 phỏng vấn 80 CBTD tại Chi nhánh. 3.5. Công cụ nghiên cứu Công cụ nghiên cứu của luận văn là bảng khảo sát và phỏng vấn: Bảng khảo sát dành cho khách hàng; bảng khảo sát dành cho thành viên, nhân viên làm việc tại Vietinbank An Giang, bảng phỏng vấn dành cho các chuyên gia, các nhà quản lý. Quy trình xây dựng bảng khảo sát và bảng phỏng vấn: - Xây dựng câu hỏi phù hợp cho nghiên cứu - Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa vào Các yếu tố giải thích cho tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM, như vậy sẽ hỏi 2 nhóm đối tượng: Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phụ trách tín dụng (nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu – yếu tố bên trong), và Khách hàng cá nhân (nhằm xác định cơ hội, thách thức – Yếu tố bên ngoài). 3.6. Thu thập dữ liệu 3.6.1. Số liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 5 năm gần đây từ báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của Vietinbank An Giang từ năm 2013 đến năm 2017, nhằm thực hiện mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai. 3.6.2. Số liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp qua các bảng phỏng vấn chuyên gia và nhà quản lý ngân hàng, cán bộ tín dụng. Dữ liệu này để thực hiện mục tiêu thứ ba. 3.7. Xử lý và phân tích dữ liệu Sau khi thu thập xong, dữ liệu sẽ được tổng hợp phân tích bằng phần mềm Excel.
  • 18. 18 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương cũng như mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCTVN) đã phân bổ mạng lưới rộng khắp trên 56/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang (gọi tắt là Ngân hàng Công Thương An Giang hay NHCTAG) là một chi nhánh trực thuộc NHCTVN, được thành lập theo quyết định số 54/NH-TC ngày 14/07/1988 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHCTAG có trụ sở đặt tại Số 270 Lý Thái Tổ, Phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHCTVN. - Tên: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang - Địa chỉ: Số 270 Lý Thái Tổ, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang - Số điện thoại: 0296.383.2428. Fax: 0296.383.2428 - Swift Code: ICBVVNVX740 - Mạng lưới Phòng giao dịch trực thuộc: Hiện tại, NHCTAG có 08 PGD trực thuộc đặt trên địa bàn 6 huyện và 01 Thành phố, gồm: PGD Long Xuyên, PGD Thoại Sơn, PGD Chợ Mới, PGD Châu Thành, PGD Châu Phú, PGD Phú Tân, PGD Tri Tôn, PGD Phú Hòa. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang không ngừng phát triển về nghiệp vụ cũng như mở rộng về địa bàn hoạt động để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, NHCTAG đã có những bước phát triển vững chắc, đạt
  • 19. 19 được nhiều thành quả to lớn, tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng. Ngoài ra, trong thời gian qua, Chi nhánh đã tích cực phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà Chi nhánh còn rất chú trọng đến các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp – phù hợp với đặc điểm kinh tế của An Giang, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp. Đặc biệt với các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng Chi nhánh đã làm cho khách hàng thật sự hài lòng bởi sự tiện lợi mà chúng mang lại cho khách hàng. Để phát triển ngày càng vững mạnh hơn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời rất quan tâm đến chất lượng hoạt động của Chi nhánh mà đặc biệt là chất lượng hoạt động cho vay. 4.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2013-2017 Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTAG giai đoạn 2013-2017 S T T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Thu nhập 264,550 322,622 388,701 452,252 495,097 2 Chi phi 223,141 262,519 298,317 357,966 381,961 3 Lợi nhuận 85,864 87,814 90,384 94,286 113,136 S T T Chỉ tiêu So sánh giữa các năm 2013-2014 2015-2014 2016-2015 2017-2016 số tiền ( trđ) tỷ lệ (%) số tiền ( trđ) tỷ lệ (%) số tiền ( trđ) tỷ lệ (%) số tiền ( trđ) tỷ lệ (%) 1 Thu nhập 58,072 22.0% 66,079 20.48% 63,551 16.35% 42,845 9.47% 2 Chi phi 39,378 17.6% 35,798 13.64% 59,649 20.00% 23,995 6.70% 3 Lợi nhuận 1,950 2.3% 2,570 2.93% 3,902 4.32% 18,850 19.99%
  • 20. 20 (Nguồn: Phòng Tổng hợp NHCTAG và tính toán của tác giả) Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang luôn xác định cần phải phát huy mọi khả năng có thể để đẩy mạnh hoạt động, quy mô kinh doanh, đồng thời tăng cường công tác quản trị điều hành, tiết giảm chi phí, vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013 -2017 đã đạt được kết quả khả quan: Thu nhập tăng trưởng; Chi phí tăng nhưng được tiết giảm hợp lý từ năm 2016 sang 2017; Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 2,93% so với năm 2015, đặc biệt hơn lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016, tỉ lệ tăng đến 19,99%. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang giai đoạn từ 2013-2017 tăng trưởng và hiệu quả. 4.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng KHCN tại Vietinbank An Giang + Dư nợ tín dụng từ năm 2013 đến năm 2017 85,864 87,814 90,384 94,286 113,136 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 4.1. Lợi nhuận trước thuế ( Triệu đồng) Lợi nhuận 2.3% 2.93% 4.14% 19.99% 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (%)
  • 21. 21 Dựa vào biểu đồ 4.3 + 4.4 + 4.5 ta thấy : . Dư nợ năm 2014 là 1.962.500 triệu đồng tăng 143.750 triệu đồng so với năm 2013 với tỉ lệ tăng 7,9% và chiếm tỷ trọng 62.94% trên tổng dư nợ chi nhánh. . Dư nợ năm 2015 là 2.109.797 triệu đồng tăng 147.292 triệu đồng so với năm 2014 với tỉ lệ tăng 7,51% và chiếm tỷ trọng 59,36% trên tổng dư nợ chi nhánh. . Dư nợ năm 2016 là 2.286.757 triệu đồng tăng 176.954 triệu đồng so với năm 2015 với tỉ lệ tăng 8,39% và chiếm tỷ trọng 58,50% trên tổng dư nợ chi nhánh. . Dư nợ năm 2017 là 2.713.505 triệu đồng tăng 426.754 triệu đồng so với năm 2016 với tỉ lệ tăng 18,66% và chiếm tỷ trọng 59,89% trên tổng dư nợ chi nhánh. 7.9% 7.51% 8.39% 18.66% 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Biểu đồ 4.4. Tốc độ tăng trưởng Dư nợ KHCN (đvt: triệu đồng) 1.818.750 1.962.500 2.109.796 2.286.750 2.713.505 143.750 147.296 176.953 426.754 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ tín dụng qua các năm (đvt: triệu đồng) Dư nợ KHCN Mức tăng 2.759.142 3.117.830 3.554.326 3.909.237 4.530.824 1.818.750 1.962.500 2.109.796 2.286.750 2.713.500 65.92% 62.94% 59.36% 58.50% 59.89% Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng dư nợ KHCN tại Chi nhánh Dư nợ Chi nhánh Dư nợ KHCN
  • 22. 22 + Doanh số cho vay từ năm 2013 đến năm 2017 Dựa vào Biểu đồ 4.6 và 4.7 Ta thấy : . Doanh số cho vay năm 2014 là 7.954.662 triệu đồng tăng 397.733 triệu đồng so với năm 2013 với tỉ lệ tăng 5,3% . Doanh số cho vay năm 2015 là 8.553.400 triệu đồng tăng 598.738 triệu đồng so với năm 2014 với tỉ lệ tăng 7.5% . Doanh số cho vay năm 2016 là 9.395.359 triệu đồng tăng 841.959 triệu đồng so với năm 2015 với tỉ lệ tăng 9,8% . Doanh số cho vay năm 2017 là 9.764.003 triệu đồng tăng 368.644 triệu đồng so với năm 2016 với tỉ lệ tăng 3,9% + Nợ xấu từ năm 2013 đến năm 2017 7.556.928 7.954.662 8.553.400 9.395.359 9.764.003 397733.10 598738.0 841959.0 368644.0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 4.6. Doanh số cho vay qua các năm ( đvt: triệu đồng) Doanh số cho vay mức tăng 5.3% 7.5% 9.8% 3.9% 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Biểu đồ 4.7. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tỉ lệ tăng trưởng
  • 23. 23 23.3% 105.31% 78.54% 66.72% 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Biểu đồ 4.9.Tỉ lệ tăng nợ xấu qua các năm Tỉ lệ tăng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1273.125 1570.0 3223.315 5755.0 9595.0 297.0 1653.0 2531.685 3840.0 Biểu đồ 4.8. Nợ xấu qua các năm (đvt: triệu đồng) Nợ xấu Mức tăng
  • 24. 24 Qua biểu đồ 4.8, 4.9, 4.10. Ta thấy Nợ xấu diễn biến qua các năm như sau: . Nợ xấu năm 2014 là 1.570 triệu đồng tăng 296 triệu đồng so với năm 2013 với mức tăng 23.3% và chiếm 0,07% trên dư nợ cho vay KHCN . Nợ xấu năm 2015 là 3.223 triệu đồng tăng 1.653 triệu đồng so với năm 2014 với mức tăng 105 % và chiếm 0,15% trên dư nợ cho vay KHCN . Nợ xấu năm 2016 là 5755 triệu đồng tăng 2.532 triệu đồng so với năm 2015 với mức tăng 78.54 % và chiếm 0,25% trên dư nợ cho vay KHCN . Nợ xấu năm 2017 là 9.595 triệu đồng tăng 3.840 triệu đồng so với năm 2016 với mức tăng 66.72 % và chiếm 0,35% trên dư nợ cho vay KHCN + NIM cho vay từ năm 2013 đến năm 2017 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0.07% 0.08% 0.15% 0.25% 0.35% Biểu đồ 4.10. Tỉ lệ nợ xấu/Dư nợ KHCN Tỉ lệ nợ xấu/Dư nợ KHCN Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 85472.640 89971.20 93720.0 94648.0 96072.0 4498.560 3748.80 928.0 1424.0 Biểu đồ 4.11. NIM KHCN qua các năm (đvt: triệu đồng) NIM cá nhân Mức tăng
  • 25. 25 Dựa vào biểu đồ 4.7 và 4.8 ta thấy . NIM cho vay năm 2014 là 89.971 triệu đồng tăng 4.499 triệu đồng so với năm 2013 với tỉ lệ tăng là 5.3 %. . NIM cho vay năm 2015 là 93.720 triệu đồng tăng 3.749 triệu đồng so với năm 2014 với tỉ lệ tăng là 4.17 %. NIM cho vay năm 2016 là 94.648 triệu đồng tăng 928 triệu đồng so với năm 2015 với tỉ lệ tăng là 0.99 %. . NIM cho vay năm 2017 là 96.072 triệu đồng tăng 1.424 triệu đồng so với năm 2016 với tỉ lệ tăng là 1.5 %. 4.3. Tăng trưởng tín dụng KHCN trong mối quan hệ với mục tiêu tài chính của Vietinbank An Giang 4.4. Phân tích ma trận SWOT đối với tăng trưởng tín dụng KHCN tại Vietinbank An Giang 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Tóm tắt chương 4 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG KHCN TẠI VIETINBANK AN GIANG 5.1. Những định hướng về tăng trưởng tín dụng của ngân hàng 5.2. Đề xuất chính sách tăng trưởng tín dụng của ngân hàng 5.3 Hạn chế của luận văn và Hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3% 4.17% 0.99% 1.50% 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Biểu đồ 4.12. Tỉ lệ tăng NIM
  • 26. 26 KẾT LUẬN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6.1 Tài liệu Tiếng Việt 1. Phạm Thị Hồng Ly (2013) , tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2. Nguyễn Phi Lân (2011), “ Cầu tiền trong mối quan hệ với lạm phát và chính sách tiền tệ của Việt Nam”, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, (số 19, trang 15). 3. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB | Thống kê, Hà Nội. - 4. Nguyễn Minh Tiến (2013), “Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Loan (2011), “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam – tác động và biện pháp”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (Số 111). 6. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), "Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 24/2011). 6.2 Tài liệu tiếng nước ngoài 1. Hussain và Junaid các nhân tố ảnh hưởng TTTD của các NHTM tại Pakistan Guo và Stepanyan các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ TTTD của các NHTM 2. Zribi và Boujelbene, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Tunisa 3. Aydın, B. (2008). Banking Structure and Credit Growth in Central and Eastern 6.3 Tài liệu internet Tạp chí khoa học số 24, Trường đại học Trà Vinh, tháng 12 năm 2016 Các Trang web: 1. Tín dụng tăng trưởng khi kiểm soát được rủi ro tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tin-dung-tang-truong-khi-kiem-soat-duoc- rui-ro-141591.html
  • 27. 27 2. Tăng trưởng tín dụng đã thực chất hơn tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/tang- truong-tin-dung-da-thuc-chat-hon-66088.html 3. Vì sao NHNN phải nhắc nhở các ngân hàng về tăng trưởng tín dụng tại địa chỉ http://cafef.vn/vi-sao-nhnn-phai-nhac-nho-cac-ngan-hang-ve-tang-truong-tin- dung-2018072009160708.chn 7. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN Người hướng dẫn: TS LÊ HOÀNG VINH Xác nhận của người hướng dẫn khoa học TS. Lê Hoàng Vinh