SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGHIÊM THANH LY
Hà Nội - 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Nghiêm Thanh Ly
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Hà Nội - 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là
công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm
2021
Tác giả luận văn
Nghiêm Thanh Ly
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường Đại Học Ngoại Thương. Cô đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng
cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Trường Đại Học Ngoại Thương đã
tạo điều kiện để tôi hoàn thành công tác và thực hiện đề tài này. Cảm ơn các Thầy
Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn !.
Tác giả luận văn
Nghiêm Thanh Ly
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI
CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................5
1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại .................................................... 5
1.1.1. Chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng điển hình................................................... 5
1.1.2. Khái niệm và nội dung tài trợ chuỗi cung ứng................................................................... 9
1.2. Rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại .........................17
1.2.1. Khái niệm....................................................................................................................................17
1.2.2. Phân loại rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại..................18
1.3. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại........22
1.3.1. Khái niệm....................................................................................................................................22
1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại
23
1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương
mại................................................................................................................................................25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
Ngân hàng thương mại........................................................................................................41
1.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại một số ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.........................................................................................45
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG
ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM................................................... 48
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).............................48
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
48
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam........................50
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
53
2.2. Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB..................................................................56
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
2.2.1. Đối tượng tài trợ:......................................................................................................................57
2.2.2. Phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng.............................................................................................58
2.2.3. Hình thức tài trợ và nghiệp vụ tài trợ sẵn có tại MSB...................................................58
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.....................68
2.3.1 Nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB ................................................68
2.3.2 Đo lường rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB..................................................70
2.3.3 Theo dõi rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB...................................................75
2.3.4 Kiểm soát rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.................................................77
2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB........78
2.4.1 Các kết quả đạt được ...............................................................................................................78
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân...........................................................................................................83
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM.................. 87
3.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB ......................................87
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
MSB.............................................................................................................................................93
3.3.1. Hoàn thiện các văn bản quy định liên quan chương trình tài trợ chuỗi cung ứng . 93
3.3.2. Hoàn thiện công cụ quản lý dòng tiền................................................................................96
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin..........................................................................98
3.3.4. Sử dụng công cụ bảo hiểm.....................................................................................................99
3.3.5. Tích cực tận dụng lợi thế của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi................................99
3.3.6. Xây dựng các kịch bản sẵn sàng ứng phó khi có rủi ro.............................................. 100
3.3.7. Bổ sung tiêu chí báo cáo danh mục tài trợ chuỗi cung ứng ...................................... 101
3.3.8. Đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao ..................................... 101
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục các từ viết tắt tiếng anh
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Agile team Nhóm ảo
EB Enterprise Banking Ngân hàng doanh nghiệp
End-user: Người dùng cuối / Người sử dụng
cuối cùng
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
LC Large coporate Doanh Nghiệp lớn
RB Retail Banking Ngân hàng Bán Lẻ
SCF Supply chain financing Tài trợ chuỗi cung ứng
SnD Trung tâm kênh bán và phân phối
SOE State-owned enterprise Khách hàng doanh nghiệp Nhà
Nước
Danh mục các từ viết tắt tiếng việt
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTD&ĐT Hội đồng tín dụng và đầu tư
HTK Hàng tồn kho
KPT Khoản phải thu
MSB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
NCC Nhà cung cấp
NHDN Ngân hàng Doanh Nghiệp
NHTM Ngân hàng Thương Mại
NPP Nhà phân phối
NSX Nhà sản xuất
QTRR: Quản trị rủi ro
UBQLRR Ủy ban quản lý rủi ro
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hình thức tài trợ chuỗi cung ứng....................................................................15
Bảng 1.2 : Phân loại nhóm nợ và mức trích lập dự phòng.............................................36
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................53
Bảng 2.2: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của MSB.....................................................55
Bảng 2.3 : Xếp hạng tín nhiệm cho MSB của Moody’s..................................................56
Bảng 2.4 : Tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của doanh nghiệp cốt lõi...................................60
Bảng 2.5: Phạm vi và điều kiện triển khai chuỗi cung ứng tại MSB ............................61
Bảng 2.6: Quy trình thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng ...................................................63
Bảng 2.7: Tiêu chí định lượng chính trong bộ câu hỏi nhằm xếp hạng tín dụng đối với
khách hàng là nhà thầu của EVN.....................................................................................71
Bảng 2.8: Bộ câu hỏi xếp hạng tín dụng nội bộ MSB .....................................................73
Bảng 2.9: Tỷ lệ tổn thất dự kiến chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN ...............75
Bảng 2.10: Bảng các chỉ báo sớm .....................................................................................76
Bảng 2.11: Giá trị tín dụng MSB cấp cho công ty Hòa Bình................................................. 80
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp .....................................................................5
Hình 1.2.: Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp....................................................................6
Hình 1.3 : Cấu Trúc chuỗi cung ứng..................................................................................7
Hình 1.4: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng.......................................................................10
Hình 1.5: Hệ sinh thái chuỗi cung ứng.............................................................................11
Hình 1.6 : Nội dung QTRR trong tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM ...........................26
Hình 1.7 : Mô hình phân tích 6 nhân tố...........................................................................27
Hình 1.8: Mô hình phân tích SWOT................................................................................29
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của MSB .......................................................................51
Hình 2.2: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng cho KHDN...................................................62
Hình 3.1: Quy trình các cấp phê duyệt tài trợ chuỗi cung ứng .....................................95
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng thực giá trị gia tăng lũy kế ngành xây dựng và kinh
tế Việt Nam (Nguồn: GSO, 2021) ....................................................................................89
Biểu đồ 3.2: Giá thép Việt Nam......................................................................................................90
Biểu đồ 3.3: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2018-2021.......................................90
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Xuất phát từ thực tiễn công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2018 -2021, tác
giả thực hiện tìm hiểu và phân tích về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
Ngân hàng thương mại.
Luận văn bắt đầu từ việc nghiên cứu các lý luận về chuỗi cung ứng, tài trợ
chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương
mại. Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm và luận giải của các nhà khoa học,
tác giả hệ thống được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở lĩnh hội hệ thống kiến thức, tác giả áp dụng vào thực tiễn hoạt động
quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Tác giả tìm hiểu về các chương
trình tài trợ chuỗi cung ứng đặc thù đang triển khai tại MSB và công tác quản trị rủi
ro trong tài trợ các chuỗi cung ứng đó. Tác giả cũng tổng hợp những thông tin về
hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB như kết quả đã đạt được về doanh số,
doanh thu, danh mục khách hàng, song song với kết quả chung về hoạt động kinh
doanh của MSB, đồng thời thu thập các phản hồi về tồn tại bất cập trong công tác
quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.
Cuối cùng, trên cơ sở các phân tích đánh giá và kiến thức cũng như nhận định
của tác giả, luận văn đưa ra các giải pháp để cải thiện những nội dung còn hạn chế
của công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển sâu rộng về quy mô cũng như tính
đa dạng về các ngành nghề và chủ thể tham gia. Các doanh nghiệp ngày càng năng
động hơn, không chỉ biết nắm bắt kịp thời các cơ hội mà còn chủ động liên kết hợp
tác với các đơn vị khác để tạo ra lợi thế sức mạnh cho chính mình. Chuỗi cung ứng
là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Chuỗi cung ứng hiệu
quả chính là chìa khóa mở cánh cửa kinh doanh thành công cho các chủ thể tham
gia vào chuỗi cung ứng đó vì sự linh hoạt mà chuỗi cung ứng tạo ra trong trao đổi
thông tin, tận dụng các lợi thế của từng chủ thể và mạng lưới hoạt động, tiết kiệm
chi phí vận hành sản xuất, tối ưu hóa sản phẩm và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường. Tại chuỗi cung ứng ngày nay, bên cạnh chủ thể là nhà cung ứng nguyên vật
liệu, nhà sản xuất, hay nhà phân phối sản phẩm ra thị trường thì đánh dấu sự tham
gia tích cực của các Ngân hàng thương mại. Với lợi thế là trung gian tài chính có
mạng lưới hoạt động rộng khắp về địa lý và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng,
Ngân hàng thương mại góp phần không nhỏ để tạo ra một chuỗi cung ứng thành
công. Nhưng việc làm thế nào để quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả thì vẫn
luôn luôn là bài toán khó, không chỉ từ nhận định của doanh nghiệp mà còn là đánh
giá từ góc độ của Ngân hàng.
Trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi
cung ứng ngày càng được chú trọng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam (MSB) là một trong các ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này. Với lợi thế là ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, suốt 30 năm hoạt động đã tạo dựng
nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn uy tín trên thị trường, đa dạng về
ngành nghề hoạt động, từ sản xuất, thương mại, xây dựng,... Các doanh nghiệp này hợp
tác với MSB về nhu cầu cấp tín dụng, quản lý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, sử
dụng các giải pháp tài chính từ ngân hàng để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, tạo điều
kiện để nhà phân phối/nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của chính mình tận dung vốn
của ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.
1
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Qua nhiều năm hoạt động và đồng hành cùng doanh nghiệp trong tài trợ chuỗi cung
ứng, việc triển khai công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB
vẫn còn nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều dấu hiệu có thể gây nên những hậu quả
nghiêm trọng cho ngân hàng và cho cả doanh nghiệp. Những hậu quả đó có thể gây
nên thiệt hại về tài sản, về vốn, về vật chất và thậm chí ảnh hưởng tới uy tín của
Ngân hàng và doanh nghiệp trên thị trường.
Chính vì thế, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong tài
trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
các ngân hàng thương mại
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong tài trợ
chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Đưa ra những giải pháp để tăng cường công tác quản trị rủi ro trong tài trợ
chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
3. Những câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung để giải thích cho những câu hỏi sau:
Những rủi ro nào có nguy cơ phát sinh trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng
của Ngân hàng thương mại?
Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB được thực hiện ra
sao?
Giải pháp nào để tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong tài trợ
chuỗi cung ứng tại MSB?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị rủi ro trong tài trợ
chuỗi cung ứng điển hình tại MSB cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài có
ảnh hưởng tới vấn đề này.
2
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Tác giả phân tích và đánh giá toàn bộ hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại
MSB từ năm 2018 đến năm 2020, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2025.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
Thu thập nguồn tài
Trên cơ sở mục
nguyên dữ liệu tài
tiêu đề tài, xác
trợ chuỗi cung
định cơ sở lý
ứng, chọn lọc
thuyết
thông tin cần thiết
Đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả
công tác quản trị rủi
ro trong tài trợ chuỗi
cung ứng tại MSB
Phân tích dữ liệu
thu thập, tổng hợp
thông tin theo mục
đích
Đánh giá công tác
quản trị rủi ro
trong tài trợ chuỗi
cung ứng tại MSB
Về số liệu thứ cấp: tác giả tham khảo từ công trình nghiên cứu về quản trị rủi
ro, về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, các văn bản luật của nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước; các cơ quan có thẩm quyền, các văn bản quy trình, quy định,
chương trình tài trợ của MSB liên quan tới quản trị rủi ro và báo cáo kết quả triển
khai các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.
Tác giả phân tích báo cáo kết quả triển khai các chương trình tài trợ chuỗi
cung ứng tại MSB, tìm hiểu nguyên nhân những hạn chế, bất cập của từng chương
trình. Từ đó đưa ra đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế này, giúp làm tăng hiệu
quả công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.
Về số liệu sơ cấp: quá trình thu thập số liệu sơ cấp kéo dài từ tháng 3/2021 đến
tháng 4/2021. Tác giả tiến hành phỏng vấn 6 cán bộ tại MSB đang đảm nhiệm các vị
trí: chuyên gia phòng giải pháp chuỗi cung ứng, cán bộ quản lý khách hàng doanh
nghiệp lớn, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ thẩm định
3
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn, cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng. Đồng thời tác giả lựa chọn phỏng
vấn hai khách hàng là doanh nghiệp đã và đang có quan hệ giao dịch với MSB. Hình
thức phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn liên quan
trực tiếp tới công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB, những ưu
điểm và hạn chế của công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB dưới
nhận định từ cán bộ ngân hàng và dưới góc nhìn của khách hàng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phụ lục, phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3
chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại
Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Chương III: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
4
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại
1.1.1. Chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Cho đến nay, khái niệm chuỗi cung ứng không còn xa lạ với các quốc gia và
các doanh nghiệp. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng,
dựa trên các cách tiếp cận khác nhau.
Mentzer và cộng sự (2001) cho rằng một chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ
chức có liên quan thông qua các liên kết ở đầu nguồn (hay nhà cung cấp) và cuối
nguồn (phân phối), trong các quy trình và hoạt động khác nhau tạo ra giá trị dưới
dạng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho khách hàng.
Cung ứng Sản xuất Khách hàng
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp
(Nguồn: Mentzer và cộng sự (2001))
Đây còn gọi là mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp và đơn thuần nhất, trong đó
mô hình thể hiện sự kết hợp của 3 hoạt động chính: cung ứng – sản xuất – khách
hàng, thể hiện luồng biến chuyển từ nguyên liệu (từ nguồn cung ứng) sang sản
phẩm (đến khách hàng).
Mentzer và cộng sự đã mở rộng khái niệm chuỗi cung ứng, biến chuỗi cung
ứng đó trở nên phức tạp hơn khi bổ sung thêm các tổ chức/đơn vị tham gia vào
chuỗi cung ứng như: các nhà cung ứng trung gian, nhà cung ứng dịch vụ, nhà cung
ứng tài chính,…
5
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Đơn vị nghiên Dịch vụ
cứu thị trường logistic
NCC 1 Nhà sản
Khách
… NCC N
hàng
xuất
.
.
.
Nhà cung
cấp tài
End user
Hình 1.2.: Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp
(Nguồn: Mentzer và cộng sự (2001))
Mô hình này có ba nhóm đối tượng tham gia truyền thống là:
Nhà cung cấp: Bao gồm cả nhà cung cấp của nhà cung cấp (nhà cung cấp 1)
hay nhà cung cấp cuối cùng (nhà cung cấp N).
Khách hàng: Bao gồm các khách hàng trung gian và các khách hàng cuối cùng
ở vị trí kết thúc chuỗi cung ứng mở rộng (End user).
Công ty cung cấp dịch vụ: là các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp logistic, công ty tài chính,
công ty nghiên cứu thị trường. Các đơn vị này sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ
khác nhau phục vụ cho chuỗi cung ứng, đảm bảo cho chuỗi cung ứng được vận
hành hiệu quả.
Sự xuất hiện các đơn vị trung gian làm cho mô hình chuỗi cung ứng trở nên
phức tạp, khiến cho luồng nguyên liệu chuyển tới khâu sản phẩm và tới tay khách
hàng cuối cùng linh hoạt hơn, năng động hơn..
6
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Còn theo Nguyễn Kim Anh (2006), Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của
một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức.
Nhà thiết kế
Nghiên cứu thị
sản phẩm trường
Nhà SX Nhà sản
NPP
Nhà End
NVL xuất bán lẻ user
NCC
hậu cần
NCC tài chính
Hình 1.3 : Cấu Trúc chuỗi cung ứng
(Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006)
7
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Nhà sản xuất là tổ chức sản xuất ra sản phẩm bao gồm những công ty sản xuất
nguyên vật liệu và công ty sản xuất ra thành phẩm.
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán
sỉ khi nhà phân phối bán sản phẩm cho các nhà kinh doanh khác với số lượng lớn
hơn so với khách hàng mua lẻ. Như vậy nhà phân phối là tổ chức không sở hữu sản
phẩm mà chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ. Có thể
nói nhà bán lẻ là quy mô thu nhỏ của nhà phân phối.
Khách hàng (end-user) là cá nhân hoặc tổ chức mua và sử dụng sản phẩm.
Nhà cung cấp dịch vụ là tổ chức cung cấp các dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các dịch vụ có thể kể đến như: vận tải, nhà
kho, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin.
Về cơ bản mô hình chuỗi cung ứng của Nguyễn Kim Anh (2006) khá tương
đồng với mô hình của Mentzer và cộng sự (2001).
Richard và cộng sự (2014) cho rằng “Chuỗi cung ứng bao gồm các thành phần khác
nhau tham gia và thực hiện quá trình chuyển dịch vật lý của hàng hóa và dịch vụ từ điểm
đầu đến điểm cuối, cụ thể: từ nguồn cung ứng
sản xuất
phân phối
Bán lẻ
tiêu thụ. Đáng chú ý, dòng dịch chuyển vật lý của hàng hóa và dịch vụ theo
hướng một chiều, nhưng dòng dịch chuyển của thông tin và tài chính lại là hai chiều.
Dù nghiên cứu trước đây ở các mức độ đơn giản hay phức tạp khác nhau
nhưng đều thể hiện dòng dịch chuyển biến nguyên liệu thành hàng hóa, và ở mỗi
mô hình đều khẳng định Nhà sản xuất chính là trung tâm của chuỗi cung ứng. Từ
đây, tác giả nhận định rằng:
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các đơn vị kinh doanh và sự lựa chọn các kênh
phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Chuỗi
cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất,
8
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà cung cấp tài
chính, nhà bán lẻ và khách hàng.
1.1.2. Khái niệm và nội dung tài trợ chuỗi cung ứng
1.1.2.1. Khái niệm tài trợ chuỗi cung ứng
Tài trợ được hiểu là các “giúp đỡ về mặt tài chính”, nói như vậy tài trợ có thể
được hiểu là sự giúp đỡ nhau về vốn (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2016), vốn ở đây có thể
là các khoản vốn vay hoặc cùng góp vốn để vận hành một thực thể kinh doanh. Như
vậy tài trợ chuỗi cung ứng có thể hiểu là sự giúp đỡ về mặt tài chính cho một hoặc
nhiều mắt xích của chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hoá hoạt động của chuỗi cung ứng.
Trong chuỗi cung ứng sẽ có nhiều mắt xích khác nhau, từ khâu cung cấp nguyên
vật liệu đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Trên cơ sở khái niệm về Chuỗi cung ứng
và nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại, Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được
hiểu như sau: là việc sử dụng các công cụ tài chính để tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu
động và thanh khoản trong chu trình hoạt động của chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp
đến các mạng lưới phân phối và người tiêu dùng. Tài trợ chuỗi cung ứng sẽ cho phép
tiếp cận một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi để đảm bảo chuỗi có thể vận hành trôi
chảy. Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được thực hiện thông qua việc cấp vốn (thường là
vốn ngắn hạn) cho các khâu khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro để tối ưu hoá việc quản
lý vốn lưu động và tính thanh khoản của chuỗi cung ứng.
9
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tài trợ và giảm thiểu rủi ro để tối ưu hóa việc
quản lý Vốn lưu động và tính thanh khoản được đầu tư vào các quy trình và giao dịch của
chuỗi cung ứng
Tài trợ chuỗi cung ứng
Điểm đặc trưng
- Áp dụng cho giao dịch
dựa trên phương thức trả
sau và được kích hoạt bởi
các diễn biến trong chuỗi
cung ứng.
- Liên kết các dòng chảy
trong chuỗi cung ứng: hàng
hóa, dịch vụ, vốn, thông
tin.
- Bao gồm sự hiện diện của
các doanh nghiệp chủ đạo
trong chuỗi cung ứng.
- Tầm nhìn chuỗi: sự chú ý
trải rộng khắp các thành
viên trong chuỗi thay vì
xoay quanh một doanh
nghiệp nhất định.
Danh mục sản phẩm
Dựa trên khoản phải thu:
- Chiết khẩu khoản phải
thu.
- Tài trợ vốn để nhập hàng
- Bao thanh toán.
- Tài trợ cho khoản phải trả
Cho vay/ ứng trước:
- Cho vay/ ứng trước dựa
trên khoản phải thu hoặc
hàng tồn kho.
- Tài trợ cho nhà phân phối
- Tài trợ vốn trước giao
hàng
Thành viên của hệ
sinh thái
- Cơ quan lập pháp và
quản lý.
- Nhà cung cấp tài chính
(ngân hàng, công ty tài
chính).
- Doanh nghiệp cốt lõi
- Công ty quản lý tài sản
đảm bảo (CMC)
- Đơn vị tăng cường tín
dụng
- Công ty công nghệ tài
chính (Fintech)
- Mạng lưới doanh nghiệp
- Nhà cung cấp dịch vụ
tổng hợp.
- Nhà đầu tư
Hình 1.4: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng
(Nguồn: Công ty TNHH PwC Việt Nam, 2020)
10
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Như vậy, Tài trợ chuỗi cung ứng sẽ giúp xây dựng được hệ sinh thái giúp duy
trình tính ổn định của chuỗi cung ứng theo thời gian. Trong hệ sinh thái tài trợ chuỗi
cung ứng luôn tồn tại những thay đổi thể hiện qua tác động và vai trò của các đối
tượng tham gia trong chuỗi cung ứng.
Cơ quan
chính phủ
Cộng đồng
Nhà cung
cấp tài chính
Thành viên của hệ sinh
thái SCF
Dịch vụ hỗ
Doanh
Nghiệp chủ
trợ
đạo
Hình 1.5: Hệ sinh thái chuỗi cung ứng
(Nguồn: IFC 2020)
Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng tạo nên Hệ sinh thái chuỗi cung ứng:
Cơ quan chính phủ bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hoạch định chính sách,
cơ quan quản lý đảm nhiệm vai trò hình thành các nguyên tắc hướng dẫn của thị
trường tài trợ chuỗi cung ứng trong từng thời kỳ và trong phạm vi từng quốc gia.
11
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Nhà cung cấp tài chính bao gồm ngân hàng - tổ chức cung cấp các chương
trình tài trợ chuỗi cung ứng và nhà đầu tư cung cấp nguồn tài trợ trực tiếp cho các
nền tảng điện tử của bên thứ ba.
Doanh nghiệp chủ đạo là doanh nghiệp cốt lõi (từ tiếng Anh sử dụng là
Anchor) là công ty uy tín trên thị trường, hoạt động với mạng lưới các nhà cung cấp
và/hoặc nhà phân phối và hợp tác với ngân hàng triển khai chương trình tài trợ
chuỗi cung ứng.
Dịch vụ hỗ trợ bao gồm công ty quản lý tài sản bảo đảm, nền tảng điện tử
dùng chung để kết nối các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng với nhau, các tổ chức
cung cấp dịch vụ tìm nguồn cung ứng hoặc tìm nguồn phân phối, và các nhà cung
cấp dịch vụ khác.
Cộng đồng là mạng lưới các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các hình
hức hiệp hội, liên minh thành viên.
1.1.2.2. Nội dung tài trợ chuỗi cung ứng
Khi tham gia tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài
chính giúp kết nối các các chủ thể trong chuỗi cung ứng với nhau được nhanh chóng
hơn và thuận tiện hơn. Với vai trò này, ngân hàng đã tham gia vào quá trình gia tăng
giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nội dung của tài trợ chuỗi cung ứng của ngân
hàng thương mại bao gồm đối tượng tài trợ, phạm vi tài trợ và nghiệp vụ tài trợ.
Về đối tượng tài trợ, tùy thuộc vào đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng, đặc
điểm của chuỗi cung ứng và sự phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng, để
từ đó Ngân hàng đưa ra quyết định lựa chọn khách hàng mục tiêu, cụ thể như:
Khi ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà sản xuất, một cách gián tiếp cũng
tài trợ cho các nhà cung ứng đầu vào của nhà sản xuất hay nhà phân phối đầu ra của
nhà sản xuất. Mục đích tài trợ vốn của ngân hàng có thể để thanh toán cho nhà cung
ứng nguyên vật liệu đầu vào, hay để đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp công nghệ
hiện đại, cải tạo xây dựng nhà kho,… Như vậy ngoài việc giúp vòng quay vốn lưu
động của nhà sản xuất được linh hoạt hơn, thì một cách gián tiếp, ngân hàng góp
phần ổn định chi phí đầu vào, tối ưu hóa chi phí đầu ra, giảm rủi ro thị trường.
12
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Khi Ngân hàng tài trợ cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ giúp đẩy
nhanh thời gian giao hàng và tích cực bổ sung dòng vốn lưu động cho doanh nghiệp
này. Ví dụ minh họa chuỗi cung ứng xuất khẩu tôm ta thấy, nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng này là các doanh nghiệp nuôi tôm. Khi nhận được sự tài trợ từ ngân
hàng, các doanh nghiệp này nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ nuôi tôm
đạt chuẩn, đồng thời bổ sung nguồn vốn nhập thức ăn nuôi tôm, nhờ đó việc giao
hàng cho nhà chế biến tôm đông lạnh được kịp thời và đúng tiến độ.
Khi Ngân hàng tài trợ cho các đại lý phân phối, cũng gián tiếp giúp cho
các khoản nợ của Nhà sản xuất được nhanh chóng thu hồi. Đối với các đại lý phân
phối, Ngân hàng không những tài trợ về vốn lưu động, còn có thể hỗ trợ về các giải
pháp tài chính khác thông qua các chương trình liên kết tài trợ đến người tiêu dùng
cuối cùng, hay thông qua các ưu đãi về phí giao dịch, giảm lãi suất, chứng minh tài
chính,….
Cuối cùng, khi ngân hàng hướng tới tài trợ đối tượng là người tiêu dùng
sản phẩm để hướng đến việc rút ngắn quá trình tiếp cận sản phẩm, giúp kích thích
nhu cầu tiêu dùng cũng như tạo tiền đề cho sự đón nhận sản phẩm từ thị trường.
Phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng bao gồm tài trợ ngắn hạn, tài trợ
tất cả các đối tượng trong chuỗi cung ứng và tài trợ đơn lẻ một chủ thể trong chuỗi
cung ứng, tài trợ thí điểm trong quy mô giới hạn và tài trợ dàn trải trên diện rộng, tài
trợ chuỗi cung ứng khép kín và tài trợ chuỗi cung ứng mở,…. Phạm vi tài trợ chuỗi
cung ứng của ngân hàng có thể được sử dụng trong một giai đoạn nhất định và được
linh hoạt thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Để đưa đến quyết định về các
hoạt động tài trợ cụ thể, nhà quản trị ngân hàng đều phải dựa trên sự hiểu biết về
đặc điểm của chuỗi cung ứng và phụ thuộc vào đánh giá về tính khả thi khi triển
khai tài trợ chuỗi cung ứng.
Về hình thức tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng bao gồm các nội dung
chính như sau:
Tài trợ cấp vốn: đây là cũng chính là hoạt động kinh doanh chủ đạo và là
cốt lõi của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng tài trợ cấp vốn bằng các nghiệp vụ
như: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cấp thẻ tín dụng,.. Các đối tượng mà ngân hàng
13
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
tài trợ vốn phải đáp ứng tiêu chí lựa chọn nhất định của ngân hàng, thông qua các bộ
tiêu chí sàng lọc nội bộ riêng của ngân hàng. Mục đích tài trợ vốn phải liên quan tới
hoạt động của chuỗi cung ứng. Ngoài ra ngân hàng chỉ tài trợ cấp vốn khi ngân hàng
đánh giá có nguồn thu đảm bảo đồng thời khoản cấp vốn phải đáp ứng các nguyên tắc
và biện pháp quản lý mà ngân hàng đưa ra để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Tài trợ bằng dịch vụ: Hình thức tài trợ bằng dịch vụ của ngân hàng vô
cùng phong phú như: nhận tiền gửi, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thu hộ, hỗ trợ
quản lý dòng vốn lưu động cho doanh nghiệp, nhắc nợ tự động,… Tùy thuộc vào
đặc điểm của chuỗi cung ứng khác nhau, ngân hàng khéo léo kết hợp để đưa ra các
dịch vụ tài trợ phù hợp. Các nghiệp vụ tài trợ bằng dịch vụ cũng thường được ngân
hàng kết hợp với nghiệp vụ tài trợ cấp vốn cho chuỗi cung ứng để tăng tính tiện ích
cho hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và của chuỗi cung ứng nói chung.
Tài trợ bằng uy tín: là hình thức nhận tài trợ của doanh nghiệp thông qua
danh tiếng và uy tín của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ để làm cơ sở phát triển
các mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và đối tác. Các hoạt động của
doanh nghiệp trong quy mô mạng lưới của ngân hàng, hay có các cam kết từ ngân
hàng làm đảm bảo cho giao dịch giữa doanh nghiệp với đối tác chính là những
nghiệp vụ tài trợ bằng uy tín ngân hàng.
Cụ thể hơn về hình thức tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảng mô tả các sản
phẩm tài trợ chuỗi cung ứng sau đây:
14
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Bảng 1.1: Hình thức tài trợ chuỗi cung ứng
Tài
Cho
Cho Tài trợ
Tài trợ vay/ứng
Chiết Bao trợ Tài vay/ứng vốn
vốn để trước
khấu thanh khoản trợ trước trước
nhập dựa
KPT toán phải NPP dựa trên giao
hàng trên
trả HTK hàng
KPT
Tài
Tài trợ Tài
trợ
Mua Chiết dựa trợ
Nhà
KPT; khấu trên hóa bên Tài trợ
Tài cung
Biến thể/từ Chiết các đơn; mua; Tài trợ dựa trên
trợ ứng;
đồng nghĩa khấu công cụ cho vay tài HTK đơn đặt
KPT Bao
hóa chuyển dựa trợ hàng
thanh
đơn nhượng trên đại
toán
KPT lý
ngược
Hàng
Bên bán → Bên mua
hóa
NCC tài
NCC tài chính →Bên bán
chính
→Bên
Tiền bán
Bên mua
Bên mua → NCC tài chính → NCC
tài chính
Bên
Dòng Bán Bên Bán Bên Bán
chảy Bên Bán ↔ Bên mua ↔ ↔ Bên ↔ Bên
của Bên mua mua
chuỗi mua
cung Bên
ứng Bên mua
Bên mua
bán ↔
Thông Bên mua ↔ NCC tài chính ↔ NCC
↔NCC NCC
tin tài chính
tài tài Bên
chính chính Bán/mua
Bên ↔ NCC
bán tài chính
Bên bán
↔
Bên bán ↔ NCC tài chính ↔ NCC
NCC
tài chính
tài
chính
Nguồn: ICC (2020)
15
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
1.1.2.3. Nguyên tắc tài trợ chuỗi cung ứng
Nguyên tắc 1: Đánh giá tiềm năng doanh nghiệp cốt lõi
Việc Ngân hàng xây dựng các nguyên tắc lựa chọn, đánh giá tiềm năng phát
triển, năng lực tài chính của Doanh nghiệp cốt lõi là nội dung quan trọng nhất khi
triển khai một chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Dưới nhìn nhận từ góc độ tổ
chức trung gian, Ngân hàng phải đánh giá được tổng quan mối quan hệ, mức độ ảnh
hưởng của Doanh nghiệp cốt lõi với nhà cung cấp/nhà phân phối/người tiêu dùng
cuối cùng trong chuỗi cung ứng.
Nguyên tắc 2: Đánh giá đặc điểm chuỗi cung ứng
Trước khi xác định tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần đánh giá được đặc
điểm của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng, nắm được hoạt động của chuỗi cung
ứng như hệ thống mạng lưới, khả năng quản lý chuỗi cung ứng, phương thức bán hàng,
doanh số,… Đồng thời Ngân hàng cần ước lượng được số khách hàng mục tiêu và số
khách hàng tiềm năng tham gia vào chương trình tài trợ chuỗi của ngân hàng.
Nguyên tắc 3: Yếu tố quyết định hình thức tài trợ
Thứ ba, đối với Ngân hàng việc lựa chọn hình thức tài trợ cho khách hàng tùy
thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất là mối quan hệ của khách hàng đó với Doanh
nghiệp cốt lõi. Tùy thuộc vào khách hàng đó là Nhà cung cấp hay nhà phân phối,
hoặc người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và mức độ ảnh hưởng của
khách hàng đến Doanh nghiệp cốt lõi để Ngân hàng quyết định phương thức tài trợ
phù hợp. Thứ hai là mức độ có thể hợp tác giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp cốt lõi.
Dựa trên các cam kết thực hiện giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp cốt lõi và khả
năng có thể khai thác các thông tin về chuỗi cung ứng từ Doanh nghiệp cốt lõi,
Ngân hàng xây dựng tiêu chí xếp hạng khách hàng, quy mô tài trợ, sản phẩm cụ thể
tài trợ cũng như các phương thức để quản lý tài trợ chuỗi. Các thông tin quan trọng
nhất mà ngân hàng cần Doanh nghiệp cốt lõi cung cấp như: tiêu chuẩn đại lý, doanh
số giao dịch của khách hàng với Doanh nghiệp cốt lõi, kỳ hạn thanh toán, phương
thức thanh toán theo hợp đồng kinh tế, lịch sử giao dịch trả chậm (nếu có), tần suất
giao dịch, hạn mức công nợ mà Doanh nghiệp cốt lõi cấp cho khách hàng.
16
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Nguyên tắc 4: Sàng lọc khách hàng dựa trên bộ tiêu chí quy chuẩn với đặc
điểm từng chuỗi cung ứng.
Khi Ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào đối tượng mà Ngân hàng
nhắm tới để Ngân hàng xây dựng các bộ lọc tiêu chí lựa chọn và nguyên tắc cơ bản
về nội dung tài trợ, đồng thời đáp ứng khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
Nguyên tắc 5: Xây dựng chương trình tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể
Mô hình kinh doanh khi ngân hàng triển khai tài trợ chuỗi: hay nói cách khác,
ngân hàng phải xác định được chương trình tài trợ cụ thể trên cơ sở phân tích, đánh
giá kế hoạch kinh doanh bao gồm số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, quy
mô dư nợ, điểm hòa vốn,.. Trên cơ sở phân tích này, ngân hàng đưa ra phạm vi áp
dụng, giới hạn quy mô tài trợ của chương trình, liệt kê được các sản phẩm có thể tài
trợ, thời hạn tài trợ, phương thức quản lý,..
1.2. Rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo Moore, P. G., & Moore,
P. G. (1983), rủi ro là những sự việc xảy ra trong tương lai và tác động đến con người
ở nhiều lĩnh vực. Rủi ro diễn tả những kịch bản có thể xảy ra tổn thất. Theo cách
hiểu này, rủi ro mang tính chất phỏng đoán và tiêu cực, bản chất của rủi ro là sự
không chắc chắn.
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là những tác hại bất thường xẩy ra mà các
hệ thống không thể lường trước nhưng phải chấp nhận để xử lý (Đoàn Thị Hồng
Vân, 2005).
Theo Nguyễn Văn Tiến (2021), rủi ro theo góc độ học thuật tồn tại ở cả hai vế
“tiêu cực” và “tích cực”, nói cách khác, rủi ro được xem là độ lệch giữa kết quả đạt
được thực tế so với kỳ vọng.
Từ những nhận định trên, rủi ro trong tài trợ là các phát sinh từ hành động, sự
việc, kết quả gây nên các thiệt hại, tổn thất, mất mát, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động
tài trợ. Rủi ro bao gồm các yếu tố: xác suất/khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng và thời
lượng ảnh hưởng. Rủi ro là điều không mong muốn và là sự không chắc chắn.
17
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Ngân hàng là một tổ chức tài chính đặc thù và kinh doanh trong ngân hàng là một
loại hình kinh doanh đặc biệt. Hoạt động tài trợ của ngân hàng là một trong các nội
dung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
nói chung và hoạt động tài trợ nói riêng được thực hiện trên nền tảng các quy chế cụ
thể, bằng luật định, nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế, bởi vì
các ảnh hưởng to lớn mà hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đem lại. Theo thông tư
13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, định nghĩa rủi ro là “khả năng xảy
ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn
đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh
của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
1.2.2. Phân loại rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại
Các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng cũng mang tính đặc thù
riêng và có mối liên hệ đối với từng nhân tố trong chuỗi cung ứng.
1.2.2.1. Rủi ro từ phía doanh nghiệp cốt lõi
Các rủi ro phát sinh từ doanh nghiệp cốt lõi có thể kể đến như sau:
Doanh nghiệp cốt lõi không cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán hay
báo cáo thuế của năm liền trước. Ngân hàng khó khăn trong công tác đánh giá năng
lực tài chính của Doanh nghiệp cốt lõi, kéo theo việc không có cơ sở phân tích về các
khoản phải thu, phải trả đối với các đối tác của Doanh nghiệp cốt lõi. Các đối tác này
có thể là khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng sẽ khai thác khi tài trợ chuỗi cung ứng,
hoặc là những mắt xích trong chuỗi cung ứng mà Ngân hàng có khả năng tài trợ.
Doanh nghiệp cốt lõi cung cấp không đầy đủ hoặc sai lệch về các thông tin
liên quan tới chuỗi cung ứng như: tên đối tác, doanh số giao dịch, công nợ, lịch sử
chậm trả hoặc Doanh nghiệp cốt lõi bảo mật thông tin những hợp đồng đã ký với
đối tác. Điều này gây khó khăn trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng của
Doanh nghiệp cốt lõi đối với các đối tác trong chuỗi. Ngân hàng cũng thiếu tài
nguyên thông tin để xây dựng các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng do không đánh
giá đầy đủ về đặc điểm của chuỗi cung ứng.
18
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Doanh nghiệp cốt lõi không chấp nhận bất kỳ cam kết nghĩa vụ nào trong
việc hợp tác chuỗi cung ứng với Ngân hàng, hoặc ngược lại, chấp nhận vô điều kiện
mọi cam kết liên quan tới trách nhiệm của chính bản thân Doanh nghiệp cốt lõi, thì
cũng là dấu hiệu đòi hỏi Ngân hàng cần nhìn nhận nguyên nhân và đánh giá các rủi
ro có thể phát sinh.
Trong quá trình ngân hàng đã triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, nếu Doanh
nghiệp cốt lõi thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức hay định hướng
phát triển sang lĩnh vực khác cũng là những dấu hiệu có thể phát sinh rủi ro trong
tài trợ chuỗi của Ngân hàng.
1.2.2.2. Rủi ro từ phía các nhân tố mắt xích trong chuỗi cung ứng
Ngoài doanh nghiệp cốt lõi là mắt xích trung tâm, có rất nhiều các nhân tố mắt
xích trong chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý, khách
hàng,…Các đối tượng này đều có thể trở thành khách hàng mà Ngân hàng có thể tài
trợ trong chuỗi cung ứng. Việc tài trợ cho các đối tượng này cũng có thể tiềm ẩn
nhiều rủi ro tương tự như đối với việc tài trợ cho Doanh nghiệp cốt lõi. Ngoài ra, từ
góc độ quản trị rủi ro của Ngân hàng cũng cần phải đặc biệt quan tâm tới các dấu
hiệu rủi ro như: sự gia tăng đột biến các khoản nợ phải trả đối với Nhà cung cấp,
các khoản phải thu chậm trả ngày càng lớn, hay sự sụt giảm bất thường số dư hợp
đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
1.2.2.3. Rủi ro từ phía Ngân hàng
Về phía nội bộ Ngân hàng, các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải kể đến
như:
Không nắm được đặc điểm chuỗi cung ứng sẽ tài trợ;
Các thỏa thuận về cam kết quyền và nghĩa vụ trong hợp tác với Doanh
nghiệp cốt lõi không đủ cơ sở pháp lý;
Khung quy trình tài trợ chuỗi cung ứng không thể hiện được các nguyên tắc
cơ bản; không xây dựng được các văn bản chi tiết áp dụng đối với từng chuỗi cung
ứng cụ thể;
19
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Các dự đoán và nhận định trước khi tài trợ của Ngân hàng khác biệt hoàn
toàn so với thực tế phát sinh, và Ngân hàng không dự trù được các biện pháp để ứng
phó kịp thời;
Tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng quá nhanh, trong khi Ngân hàng
chưa bố trí đủ nguồn lực về con người và kinh phí để tài trợ chuỗi cung ứng;
Quy trình vận hành trong nội bộ ngân hàng cồng kềnh gây kém hiệu quả về
thời gian cho khách hàng cũng là những tác nhân gây nên rủi ro mất đối tác.
Bên cạnh đó, các rủi ro từ phía môi trường kinh tế - xã hội như: ảnh hưởng từ
thiên tai, chính trị bất ổn, hoặc ảnh hưởng từ các văn bản được ban hành từ chính
phủ và cơ quan Nhà nước liên quan tới chính sách áp đặt thuế, các quy phạm bắt
buộc phải áp dụng đối với một số ngành nghề lĩnh vực cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành và gây ảnh hưởng gián tiếp
tới sự tài trợ của Ngân hàng. Song song với ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường
kinh tế xã hội thì việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện nay khá gắt
gao, các Ngân hàng không ngừng nghiên cứu đầu tư các sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng để đưa ra các giải pháp tổng thể cũng như tích hợp các ứng dụng công
nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Tất cả những nhận
định về rủi ro trên phải được xem xét để làm cơ sở cho ngân hàng cân nhắc các hoạt
động tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể.
1.2.2.4. Rủi ro theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng
Bên cạnh đó, các rủi ro chính trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân
hàng thương mại khi phân loại theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm:
Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có
nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách
hiểu này thì rủi ro tín dụng chính là các tổn thất của ngân hàng phát sinh từ việc khách
hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với các khoản tín dụng mà ngân
hàng đã cấp cho họ, bao gồm nhưng không giới hạn nghĩa vụ về trả nợ gốc, nợ lãi, phí,
thực hiện các cam kết theo điều khoản đi kèm nghĩa vụ tín dụng. Hiện nay, các ngân
hàng thường chú trọng xây dựng các quy trình nghiêm ngặt trong hoạt động
20
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
cấp tín dụng, đặc biệt coi trọng công tác thẩm định đánh giá trước khi cấp tín dụng đảm
bảo đo lường chính xác rủi ro, cũng như công tác kiểm soát sau khi cấp tín dụng đảm
bảo đúng mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động tiềm
ẩn rủi ro cao cho ngân hàng do việc khách hàng có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân
hàng còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh bên ngoài như lạm phát, thiên
tai,…dẫn đến khả năng mất vốn của ngân hàng là khá cao.
Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến
hạn của tài sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ (Nguyễn Văn
Tiến, 2015). Theo cách hiểu này thì rủi ro lãi suất là việc ngân hàng bị giảm thu
nhập khi lãi suất ngân hàng cho khách hàng vay vốn thấp hơn mức lãi suất mà ngân
hàng huy động vốn tính trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất trên thị
trường hiện nay là thả nổi nên lãi suất ngân hàng thường rất linh động, tiềm ẩn rủi
ro cao về lãi suất. Để phòng ngừa các rủi ro lãi suất, ngân hàng thường sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng tương lai – futures, hợp đồng kỳ hạn –
forwards, hợp đồng quyền chọn – options, hợp đồng hoán đổi – swaps.
Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp
ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung
với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo
cách hiểu này, rủi ro thanh khoản chính là trạng thái của ngân hàng không còn khả
năng thanh toán, hay nói cách khác, là việc ngân hàng không còn đáp ứng được
chính nhu cầu phát sinh thanh toán. Đối với ngân hàng thương mại, bài toán để tăng
lợi nhuận và duy trì mức thanh khoản tốt luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Khi nguồn
tiền huy động từ khách hàng dùng để đầu tư hiệu quả, đem lại lợi nhuận tốt cho
ngân hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì mức tiền dự trữ tối thiểu đáp ứng nhu
cầu thanh khoản. Vì vậy rủi ro thanh khoản là loại rủi ro trọng yếu, nếu phát sinh rủi
ro này mà không được khắc phục hiệu quả thì có thể ảnh hưởng tới việc sống còn
của ngân hàng thương mại.
Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định
không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên
ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến
21
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
lược và rủi ro uy tín (Basel II). Theo định nghĩa trên, rủi ro hoạt động tồn tại trong
mọi nghiệp vụ, mọi bộ phận của ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm
nhưng lại khó lường nhất. Vì vậy các ngân hàng thường có quy định chặt chẽ về
chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, sự phối hợp giữa các phòng ban, tạo lập
các tuyến phòng thủ để giảm thiểu các rủi ro vận hành (nếu có).
Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Rủi ro hoạt động ngoại bảng là các rủi ro phát
sinh từ hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập
cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán
thông thường (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Do tính chất của hoạt động ngoại bảng là
việc Ngân hàng thu về được khoản phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh
doanh nên khuyến khích các hình thức hoạt động ngoại bảng phát triển. Các hình thức
phổ biến nhất phải kể đến: hoạt động phát hành thư tín dụng chứng từ L/C, phát hành
bảo lãnh và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên các hoạt động ngoại
bảng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với mức độ ảnh hưởng của rủi ro rất lớn.
Trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Các rủi ro nêu trên đều có mối liên hệ
gắn kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ, để phát triển kinh doanh và duy trì khả năng thanh
khoản cho ngân hàng, các hoạt động tăng cường về tín dụng và huy động không
ngừng được đẩy mạnh, đồng nghĩa với những rủi ro tín dụng, rủi ro về lãi suất có
nguy cơ cao. Bên cạnh đó các vấn đề về xử lý hoạt động nghiệp vụ lại ảnh hưởng
trực tiếp từ hệ thống công nghệ và hệ thống vận hành, con người nội bộ ngân hàng.
Việc xác định tầm quan trọng của các rủi ro đặc thù là tất yếu đối với nhà quản trị
ngân hàng. Ngoài những rủi ro đặc thù nêu trên vẫn tiềm ẩn các loại rủi ro khác có
nguy cơ xảy ra và tác động tiêu cực tới hoạt động tài trợ của ngân hàng như: rủi ro
danh tiếng, rủi ro môi trường ngành,…..
1.3. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại.
1.3.1. Khái niệm
Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm
soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản trị
rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hoạt động của ngân hàng
22
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
thương mại bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh đã được đăng ký, gắn liền với các
hoạt động nội bộ để vận hành ngân hàng, cũng như những trách nhiệm đối với cộng
đồng. Đối với ngân hàng thương mại, quan điểm nhận thức về quản trị rủi ro là xem rủi
ro như một yếu tố/cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả thay vì rủi ro là cản
trở và cần né tránh. Các chiến lược quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại luôn khẳng
định quản lý rủi ro cùng đồng hành, định hướng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát
triển. Để đạt được mục tiêu từng thời kỳ, ngân hàng thường đưa ra các chiến lược quản
lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu như: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị
trường, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro thanh khoản,..
Từ khái niệm quản trị rủi ro và khái niệm, nội hàm của tài trợ chuỗi cung ứng,
Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại có thể được
hiểu như sau: “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương
mại là quá trình ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát các rủi ro
trong hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng.”
1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân
hàng thương mại
1.3.2.1. Đối với ngân hàng
Quản trị rủi ro là chìa khóa giải quyết bài toán giữa lợi nhuận và rủi ro. Quản trị rủi
ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng càng hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động
tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng càng được phát triển và ổn định. Từ đó
ngân hàng có cơ sở mở rộng các loại hình dịch vụ khi khai thác tài trợ chuỗi cung
ứng như: tín dụng, thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,.. và gia
tăng số lượng các khách hàng. Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
còn giúp ngân hàng trong công tác sàng lọc lựa chọn đối tượng để tài trợ. Các
phương thức tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng tuy nhiều nhưng đặc trưng nhất
là hình thức cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân
hàng. Tuy nhiên việc cấp tín dụng vẫn tiềm ẩn những rủi ro cao, đòi hỏi công tác
quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng
phải thực sự hiệu quả.
23
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp
Các phương thức tài trợ chuỗi cung ứng từ ngân hàng giúp doanh nghiệp nắm
bắt được những cơ hội kinh doanh, tăng uy tín với đối tác, doanh nghiệp được
nguồn cung về vốn để mở rộng sản xuất, cá nhân có được sự củng cố về năng lực tài
chính nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng khi
tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng đã phải nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung
ứng và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng để đưa ra
các giải pháp tài trợ an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng.
Việc hợp tác tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng theo nguyên tắc đôi bên
cùng có lợi: khách hàng nhận được sự hỗ trợ về các giải pháp tài chính, và ngân
hàng nhận được những lợi ích như gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô, tăng danh
mục đầu tư cũng như danh mục các khách hàng. Ngoài việc nhận được những lợi
ích nêu trên, cả ngân hàng và khách hàng đều đồng thời bị ràng buộc về các cam kết
nghĩa vụ đối với nhau. Điều này là động lực buộc nhà quản trị của ngân hàng và
doanh nghiệp phải luôn nỗ lực không ngừng, tận dụng cơ hội kinh doanh, sử dụng
vốn vay và vốn cho vay hiệu quả để duy trì liên tục hoạt động kinh doanh, không
ngừng thay đổi để phát triển. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong tài trợ
chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
1.3.2.3. Đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, việc tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu lớn
cho ngân sách nhà nước thông qua việc nhận lãi ủy thác đầu tư vốn của chính phủ hay
từ việc thu thuế thu nhập. Đặc biệt đối với chuỗi cung ứng nông lâm sản, việc tài trợ
của ngân hàng cho hộ nông dân trong chuỗi này chính là phương thức truyền tải vốn
của nhà nước đến nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định nền kinh tế
- chính trị - xã hội. Việc ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng tập trung vào những ngành
nghề kinh tế khu vực trọng điểm, tiềm năng sẽ thúc đẩy phát triển các ngành nghề đó.
Cụ thể hơn, việc tài trợ của ngân hàng thông qua hình thức cấp vốn chính là sự
luân chuyển hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế, khi ngân hàng huy động từ nguồn
lực còn thừa và chuyển tới những cá nhân, đơn vị đang thiếu vốn nhưng có phương
24
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
án kinh doanh hiệu quả. Không chỉ giúp lưu thông tiền tệ, việc tài trợ của ngân hàng
trong chuỗi cung ứng giúp điều tiết thị trường cung cầu, lưu thông hàng hóa, thúc
đẩy thông thương kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài nước, đồng thời giúp
kiểm soát giá trị tiền tệ.
Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng giúp nâng cao vai
trò của ngân hàng trong hoạt động của chuỗi cung ứng đó. Khi công tác quản trị rủi
ro của ngân hàng hiệu quả sẽ phần nào khiến ngân hàng trở thành một mắt xích
quan trọng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ đơn thuần là một tổ chức trung gian tài
chính kết nối các chủ thể trong chuỗi cung ứng đó. Nhưng làm thế nào để tối ưu hóa
chi phí, thu được lợi nhuận cao nhất trong khi kiểm soát các rủi ro đã, đang và sẽ
phát sinh, bao gồm cả việc đánh đổi chấp nhận rủi ro để lấy lợi nhuận thì vẫn luôn
là bài toán không hề dễ dàng, buộc các ngân hàng phải luôn luôn chú trọng tới công
tác quản trị rủi ro nói chung và công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
nói riêng.
1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng của ngân
hàng thương mại
Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn các yếu tố như: quy mô ngân hàng, cơ
cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ,
khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị rủi ro, đối
tượng tài trợ của ngân hàng,… Tuy nhiên các ngân hàng thương mại hiện nay dưới sự
kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đều hướng đến quản trị rủi ro đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế, cụ thể là đáp ứng chuẩn của Ủy ban basel II đưa ra gồm 4 nội dung cơ bản là:
nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Vận dụng nguyên tắc trong cơ chế quản trị rủi ro nêu trên vào hoạt động quản
trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thì buộc ngân hàng phải xây
dựng khung chính sách văn bản về quy định, chương trình sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng phù hợp; đồng thời kết hợp công tác quản trị nhân sự để vận hành chương
trình tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả, tối ưu hóa các chi phí và đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
25
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Nhận diện và xác định các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
Đo lường rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng
Theo dõi các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng đã được
nhận diện
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng
Hình 1.6 : Nội dung QTRR trong tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, 2018)
Chìa khóa quan trọng nhất đối với công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung
ứng tại Ngân hàng đến từ việc phải nhận diện, đánh giá, đo lường và kiểm soát được
các rủi ro đến từ yếu tố Doanh nghiệp cốt lõi của chuỗi cung ứng. Năng lực tài chính,
lĩnh vực hoạt động, quy mô mạng lưới của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi quyết định
tới quy mô của chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Tầm ảnh hưởng của khách hàng
Doanh nghiệp cốt lõi đối với các chủ thể trong chuỗi cung ứng quyết định các hình
thức tài trợ chuỗi cung ứng. Sự hỗ trợ và mức độ hợp tác từ phía Doanh nghiệp cốt lõi
đối với ngân hàng quyết định nội dung tài trợ chuỗi cung ứng. Nói một cách khác, công
tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải chú trọng nhận diện, đánh giá và đo
lường các rủi ro đến từ phía khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, để kịp thời theo dõi,
giám sát và kiểm soát được các rủi ro. Khi ngân hàng đã nắm bắt được các đặc trưng
tổng thể của chuỗi cung ứng và nhận định công tác quản trị rủi ro mục tiêu hướng đến
đối tượng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, từ đó mới triển khai quản trị rủi ro đối với
các khách hàng mục tiêu khác trong chuỗi cung ứng.
1.3.3.1. Nhận diện và xác định rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
Việc nhận diện và xác định rủi ro là nội dung đầu tiên của quản trị rủi ro trong tài
trợ chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cốt lõi đóng vai trò quan
trọng đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Do vậy, ngân hàng cần tiến
26
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
hành rà soát và nhận diện rủi ro từ doanh nghiệp cốt lõi trước, sau đó mới nhận diện
rủi ro và xác định rủi ro từ các mắt xích khác của chuỗi cung ứng.
a. Mô hình nhận diện rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng
Ngân hàng thường sử dụng mô hình 6 nhân tố để thực hiện nhận diện các rủi
ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng bao gồm cả doanh nghiệp cốt lõi:
Tư cách
khách
hàng
Khả năng
Năng lực
khách
kiểm soát
hàng
Điều kiện
tài trợ
Khả năng
tài chính
Bảo đảm
tiền vay
Hình 1.7 : Mô hình phân tích 6 nhân tố
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)
Tư cách khách hàng: Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khách hàng về khả năng
đáp ứng các yếu tố về tính trung thực, sự hợp tác, sự thiện chí và sự minh bạch.
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã
đề cập “khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
(i) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành
lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; (ii) Cá nhân có quốc tịch
27
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài”. Ngoài ra người vay vốn phải thể hiện
thiện chí về nhu cầu được cấp tín dụng cũng như đưa ra được mục đích cấp tín dụng
rõ ràng.
Năng lực pháp lý của khách hàng: Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập: “khách hàng là pháp nhân có năng lực
pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ
18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc
từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự theo quy định của pháp luật”.
Khả năng tài chính: là tiêu chí đánh giá khách hàng có khả năng tạo ra đủ tiền
để trả nợ vay ngân hàng hay không. Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa
trên số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách
hàng trong những năm trước liền kề để dự phóng được mức giá trị có thể cấp tín
dụng và đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng. Tiêu chí này bao gồm các nội
dung đánh giá về khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả hoạt động trong việc tạo ra
doanh thu, năng lực trả lãi tiền vay, trạng thái thanh khoản, khả năng sinh lời hay
đòn bẩy tài chính.
Bảo đảm tiền vay: là việc khách hàng hoặc bên thứ ba sử dụng tài sản có giá
trị thuộc sở hữu của khách hàng hoặc bên thứ ba để bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài
chính của khách hàng phát sinh từ khoản cấp tín dụng. Tương ứng với doanh thu
của từng đối tượng khách hàng, mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng và vai trò
của khách hàng trong chuỗi cung ứng, ngân hàng sẽ áp dụng các chính sách về việc
cấp tín dụng có hay không có tài sản bảo đảm, hoặc cấp tín dụng dựa trên một phần
là tài sản bảo đảm, một phần dựa trên các tiêu chí khác như: uy tín khách hàng, kèm
theo các điều kiện kiểm soát về tài khoản giao dịch, kiểm soát về doanh thu chuyển
về tài khoản ngân hàng,… Hiện nay các ngân hàng thưowng mại đã xây dựng
khung chính sách và quy trình cụ thể về tiêu chí nhận tài sản làm bảo đảm như: loại
hình tài sản, chủ sở hữu, tính thanh khoản của tài sản, áp dụng hệ số đảm bảo tương
ứng đối với từng loại tài sản,…
28
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Điều kiện tài trợ: là các nội dung ràng buộc thêm trách nhiệm và nghĩa vụ của
khách hàng với ngân hàng và ngược lại, nhằm giúp ngân hàng thực hiện công tác
quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Khi hầu hết các chỉ tiêu đo lường rủi ro
mà ngân hàng sử dụng đều dựa trên thông tin từ quá khứ để đưa ra những hành
động cho tương lai. Tiêu chí về điều kiện tài trợ giúp cho ngân hàng phát hiện
những rủi ro khi những nhận định ban đầu không còn phù hợp khi triển khai thực tế.
Khả năng về kiểm soát khoản tài trợ vốn thể hiện thông qua việc quản lý đánh
giá khoản tín dụng định kỳ hoặc đột xuất theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính,
dưới sự phối hợp của nhiều bộ phận trong nội bộ ngân hàng.
Bên cạnh đó Ngân hàng cũng thường sử dụng mô hình phân tích SWOT trong
công tác nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng:
Hình 1.8: Mô hình phân tích SWOT
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)
Đối với doanh nghiệp cốt lõi hay đối với tổng thể hoạt động chuỗi cung ứng đang
vận hành, việc ứng dụng mô hình phân tích SWOT thông qua các câu hỏi như: khách
hàng có lợi thế gì đặc biệt? Vị thế của khách hàng trong thị trường ngành? Khách hàng
đang tồn tại những nội dung bất cập hoặc tiềm ẩn rủi ro nào trong cơ cấu tổ chức hay
hoạt động kinh doanh? Xu thế nào có lợi cho khách hàng/chuỗi cung ứng? Số lượng
đối thủ cạnh tranh và vị trí của khách hàng? Khách hàng / chuỗi cung ứng đang có vấn
đề gì về tồn động vốn lưu động hay hàng tồn kho?... Việc phân tích
29
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
theo mô hình SWOT đặt ngân hàng nhìn nhận dưới góc độ trong và ngoài doanh
nghiệp để nhận diện các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tài trợ chuỗi cung
ứng.
Mô hình SWOT còn có thể ứng dụng để phân tích chính bản thân ngân hàng khi
thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng, thông qua các nội dung về điểm mạnh, điểm yếu, đối
thủ cạnh tranh,.. Trên cơ sở các nội dung phân tích đánh giá, ngân hàng nhận diện các
rủi ro và tồn tại khi triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, đồng thời là cơ sở để đưa ra các
giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng.
b. Phương pháp nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
Hiện nay các ngân hàng thương mại sử dụng các phương pháp nhận diện rủi ro
trong tài trợ chuỗi cung ứng như sau:
Phương pháp phân tích chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính của
khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng sử dụng phương pháp này là các tổ chức,
doanh nghiệp mà ngân hàng đã đang và sẽ tài trợ trong chuỗi cung ứng. Ngân hàng
dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất để phân tích đánh
giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn các nội
dung về lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, .. và so sánh số liệu tại
cùng kỳ đánh giá qua các năm để thấy được xu hướng hoạt động kinh doanh của
khách hàng. Bằng cách đánh giá dữ liệu tài chính trong quá khứ của khách hàng,
ngân hàng có cơ sở đưa ra các dự đoán cho hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng trong
tương lai và nhận diện rủi ro tương ứng khi thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng. Thông
qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính tại báo cáo tài chính cũng góp phần giúp
ngân hàng thu thập thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá
được năng lực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần nhận diện các rủi ro
trong công tác quản trị rủi ro khi tài trợ chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp nhận diện rủi ro thông qua các
câu hỏi về các nội dung trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng và tình huống có thể
xảy ra trong công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Phương pháp
30
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
phỏng vấn có thể thực hiện theo nhu cầu khảo sát của bộ phận phụ trách nhằm định
kỳ tổng hợp báo cáo hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng. Đối tượng
phỏng vấn không giới hạn trong nội bộ ngân hàng hoặc đối tượng mà ngân hàng tài
trợ. Phương pháp phỏng vấn thu thập ý kiến trả lời dưới góc độ từng vị trí phỏng
vấn sẽ giúp nhận diện rủi ro ở nhiều phương diện. Tuy nhiên để vận dụng hiệu quả
phương pháp này thì đòi hỏi người đặt câu hỏi phải có năng lực nhất định về chuyên
môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động và đặc điểm của chuỗi cung
ứng.
Phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: Nhà quản trị
ngân hàng có thể tham khảo các số liệu tổn thất trong quá khứ để làm cơ sở dự đoán
nhận diên các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Các thông tin tổn thất trong
quá khứ thường đi kèm với những biến cố nhất định, các đánh giá về nguyên nhân
và mức độ ảnh hưởng của tổn thất trong quá khứ, giúp nhà quản trị ngân hàng có
thể dự đoán các rủi ro tương tự có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn các phương án nhằm
phòng ngừa rủi ro hay dự toán các chi phí tổn thất trong tương lai.
1.3.3.2. Đo lường các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng
Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại hướng đến các
nghiệp vụ tài trợ tài chính toàn diện trong chuỗi cung ứng như: cho vay, phát hành bảo
lãnh, mở L/C, thấu chi, thẻ tín dụng, bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ (D/A,
D/P), chiết khấu bộ chứng từ không hoàn hảo theo L/C (Letter of credit). .. Đối với đặc
thù triển khai từng chuỗi cung ứng cụ thể, ngân hàng có thể kết hợp các gói ưu đãi về
lãi suất, phí, tiện ích tài khoản,.... Thông qua các danh mục sản phẩm tài trợ
chuỗi cung ứng tại hình 1.4 – Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, hoạt động đo lường
rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm các nội dung sau:
a. Đo lường rủi ro từ phía khách hàng
Dựa trên hình thức tài trợ của ngân hàng đối với khách hàng trong chuỗi cung
ứng để sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đo lường rủi ro từ phía khách hàng.
Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức cấp vốn, phải kể đến kỹ thuật đo lường
rủi ro sau:
31
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Xếp hạng tín dụng: là việc đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ
của người đi vay (hiện tại và tương lai) thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm
hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro tín dụng, thúc đẩy và mở rộng quan hệ tín
dụng như một tổng thể. (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này, xếp hạng tín
dụng là một công cụ và kỹ thuật đo lường rủi ro dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu
xếp hạng theo quy chuẩn nhất định nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm và
khả năng trả nợ của khách hàng. Có hai cách để có được kết quả xếp hạng tín dụng
là: sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc
lập và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của chính ngân hàng sẽ tài trợ vốn.
Ngân hàng nhà nước đã có quy định cụ thể: Ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Nhà Nước, 2018). Như vậy việc
xếp hạng tín dụng nội bộ là nội dung bắt buộc trong hoạt động tài trợ vốn cho tất cả đối
tượng khách hàng vay vốn: doanh nghiệp, cá nhân,… Tuy nhiên với các khách hàng
đặc thù là các định chế tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán,…có thể
xem xét sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng độc lập dựa trên
các quy chuẩn khắt khe và uy tín của các tổ chức xếp hạng độc lập này.
Đối với mỗi ngân hàng thương mại sẽ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng
riêng phụ thuộc vào chiến lược quản trị rủi ro và mục tiêu kinh doanh của ngân
hàng, các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng bao gồm các tiêu chí về ngành nghề lĩnh vực
kinh doanh của khách hàng, quy mô hoạt động của khách hàng, chấm điểm các chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính, so sánh với một ngưỡng nhất định theo quy chuẩn.
Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức khác, tùy từng trường hợp cụ thể
để ngân hàng có thể giản lược một số nội dung kỹ thuật đo lường rủi ro kể trên.
32
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Sử dụng mô hình các chỉ tiêu tiêu rủi ro chính (KRIs) thông qua phương pháp định
lượng: các nhóm chỉ tiêu căn bản nhất bao gồm: chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt
động, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và chỉ tiêu sinh lời.
Chỉ tiêu thanh khoản dùng để xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả
phát sinh trong ngắn hạn của doanh nghiệp, thông thường dưới 12 tháng. Các chỉ
tiêu thanh khoản thường sử dụng gồm:
Tài sản ngắn hạn– Giá trị HTK
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho = tiền và chứng khoán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Các chỉ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trả chi phí nợ
vay ngắn hạn từ tài sản thanh toán nhanh.
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu vốn lưu động ròng thể hiện năng lực của doanh nghiệp trong việc trả
các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sản lưu động.
Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động dùng để đánh giá hiệu quả chuyển hóa doanh
thu thành tiền và việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt
động thường sử dụng gồm:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị bình quân hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý quy mô
hàng tồn kho càng tốt, thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt tại thị
trường và được thị trường đón nhận.
Giá trị KPT trung bình
360
Kỳ thu nợ trung bình = x
Doanh thu thuần
33
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Doanh thu thuần
Vòng quay KPT =
Giá trị bình quân KPT
Kỳ thu nợ trung bình và vòng quay khoản phải thu càng ngắn thể hiện việc
chuyển hóa doanh thu thành tiền được nhanh chóng, hoạt động kinh doanh của
khách hàng hiệu quả.
Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: là các chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng vốn của
khách hàng và khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Các chỉ
tiêu đòn bẩy tài chính bao gồm:
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Trong đó: Tổng nợ phải trả = Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ phản ánh các rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không thể trả
nợ. Khi hệ số này càng cao chứng tỏ các khoản nợ của doanh nghiệp đã quá lớn và
tổng tài sản của doanh nghiệp không thể bù đắp được các tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
Tổng nợ
Hệ số nợ trên Vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh các rủi ro cho ngân hàng khi doanh
nghiệp không thể trả nợ. Khi hệ số này càng cao chứng tỏ các khoản nợ của doanh
nghiệp đã quá lớn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thể bù đắp được các
tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
Chỉ tiêu sinh lời là chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi tiêu sinh lời gồm:
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Tỷ suất sinh lời gộp của doanh thu =
Doanh thu thuần
Thu nhập ròng sau thuế
Tỷ suất sinh lời ròng của doanh thu =
Doanh thu thuần
34
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

More Related Content

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI  NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI  NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (20)

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠ...
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI  NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI  NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG V...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NA...
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
 
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM...
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ P...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ P...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9dLuận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
 
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà GiangKhoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà GiangKhoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nướcKhoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nướclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...
Khóa luận Phân  tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...Khóa luận Phân  tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà GiangKhoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
 
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận Quản lí tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà GiangKhoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
Khoá luận Quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Giang
 
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nướcKhoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Khoá luận Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
 
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...
Khoá luận Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M...
 
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...
Khoá luận Phân tích hoạt động SX KD của Công ty CP kết cấu cốt pha thép Việt ...
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
 
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
 
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
 
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...
Khóa luận Phân  tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...Khóa luận Phân  tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các sản phẩ...
 
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...
Khóa luận Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng ...
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
 
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
Khóa luận Nghiên cứu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đề...
 
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du l...
 
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGHIÊM THANH LY Hà Nội - 2021
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nghiêm Thanh Ly Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng Hà Nội - 2021
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Nghiêm Thanh Ly
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường Đại Học Ngoại Thương. Cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Trường Đại Học Ngoại Thương đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành công tác và thực hiện đề tài này. Cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn !. Tác giả luận văn Nghiêm Thanh Ly
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................5 1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại .................................................... 5 1.1.1. Chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng điển hình................................................... 5 1.1.2. Khái niệm và nội dung tài trợ chuỗi cung ứng................................................................... 9 1.2. Rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại .........................17 1.2.1. Khái niệm....................................................................................................................................17 1.2.2. Phân loại rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại..................18 1.3. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại........22 1.3.1. Khái niệm....................................................................................................................................22 1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại 23 1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại................................................................................................................................................25 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại........................................................................................................41 1.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam.........................................................................................45 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM................................................... 48 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).............................48 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 48 2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam........................50 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 53 2.2. Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB..................................................................56
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 2.2.1. Đối tượng tài trợ:......................................................................................................................57 2.2.2. Phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng.............................................................................................58 2.2.3. Hình thức tài trợ và nghiệp vụ tài trợ sẵn có tại MSB...................................................58 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.....................68 2.3.1 Nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB ................................................68 2.3.2 Đo lường rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB..................................................70 2.3.3 Theo dõi rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB...................................................75 2.3.4 Kiểm soát rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.................................................77 2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB........78 2.4.1 Các kết quả đạt được ...............................................................................................................78 2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân...........................................................................................................83 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM.................. 87 3.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB ......................................87 3.2. Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.............................................................................................................................................93 3.3.1. Hoàn thiện các văn bản quy định liên quan chương trình tài trợ chuỗi cung ứng . 93 3.3.2. Hoàn thiện công cụ quản lý dòng tiền................................................................................96 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin..........................................................................98 3.3.4. Sử dụng công cụ bảo hiểm.....................................................................................................99 3.3.5. Tích cực tận dụng lợi thế của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi................................99 3.3.6. Xây dựng các kịch bản sẵn sàng ứng phó khi có rủi ro.............................................. 100 3.3.7. Bổ sung tiêu chí báo cáo danh mục tài trợ chuỗi cung ứng ...................................... 101 3.3.8. Đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao ..................................... 101 KẾT LUẬN .............................................................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục các từ viết tắt tiếng anh Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Agile team Nhóm ảo EB Enterprise Banking Ngân hàng doanh nghiệp End-user: Người dùng cuối / Người sử dụng cuối cùng FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài LC Large coporate Doanh Nghiệp lớn RB Retail Banking Ngân hàng Bán Lẻ SCF Supply chain financing Tài trợ chuỗi cung ứng SnD Trung tâm kênh bán và phân phối SOE State-owned enterprise Khách hàng doanh nghiệp Nhà Nước Danh mục các từ viết tắt tiếng việt HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD&ĐT Hội đồng tín dụng và đầu tư HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu MSB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam NCC Nhà cung cấp NHDN Ngân hàng Doanh Nghiệp NHTM Ngân hàng Thương Mại NPP Nhà phân phối NSX Nhà sản xuất QTRR: Quản trị rủi ro UBQLRR Ủy ban quản lý rủi ro
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Hình thức tài trợ chuỗi cung ứng....................................................................15 Bảng 1.2 : Phân loại nhóm nợ và mức trích lập dự phòng.............................................36 Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................53 Bảng 2.2: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của MSB.....................................................55 Bảng 2.3 : Xếp hạng tín nhiệm cho MSB của Moody’s..................................................56 Bảng 2.4 : Tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của doanh nghiệp cốt lõi...................................60 Bảng 2.5: Phạm vi và điều kiện triển khai chuỗi cung ứng tại MSB ............................61 Bảng 2.6: Quy trình thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng ...................................................63 Bảng 2.7: Tiêu chí định lượng chính trong bộ câu hỏi nhằm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là nhà thầu của EVN.....................................................................................71 Bảng 2.8: Bộ câu hỏi xếp hạng tín dụng nội bộ MSB .....................................................73 Bảng 2.9: Tỷ lệ tổn thất dự kiến chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN ...............75 Bảng 2.10: Bảng các chỉ báo sớm .....................................................................................76 Bảng 2.11: Giá trị tín dụng MSB cấp cho công ty Hòa Bình................................................. 80 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp .....................................................................5 Hình 1.2.: Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp....................................................................6 Hình 1.3 : Cấu Trúc chuỗi cung ứng..................................................................................7 Hình 1.4: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng.......................................................................10 Hình 1.5: Hệ sinh thái chuỗi cung ứng.............................................................................11 Hình 1.6 : Nội dung QTRR trong tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM ...........................26 Hình 1.7 : Mô hình phân tích 6 nhân tố...........................................................................27 Hình 1.8: Mô hình phân tích SWOT................................................................................29 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của MSB .......................................................................51 Hình 2.2: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng cho KHDN...................................................62 Hình 3.1: Quy trình các cấp phê duyệt tài trợ chuỗi cung ứng .....................................95
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng thực giá trị gia tăng lũy kế ngành xây dựng và kinh tế Việt Nam (Nguồn: GSO, 2021) ....................................................................................89 Biểu đồ 3.2: Giá thép Việt Nam......................................................................................................90 Biểu đồ 3.3: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2018-2021.......................................90
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Xuất phát từ thực tiễn công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2018 -2021, tác giả thực hiện tìm hiểu và phân tích về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại. Luận văn bắt đầu từ việc nghiên cứu các lý luận về chuỗi cung ứng, tài trợ chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại. Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm và luận giải của các nhà khoa học, tác giả hệ thống được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lĩnh hội hệ thống kiến thức, tác giả áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Tác giả tìm hiểu về các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng đặc thù đang triển khai tại MSB và công tác quản trị rủi ro trong tài trợ các chuỗi cung ứng đó. Tác giả cũng tổng hợp những thông tin về hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB như kết quả đã đạt được về doanh số, doanh thu, danh mục khách hàng, song song với kết quả chung về hoạt động kinh doanh của MSB, đồng thời thu thập các phản hồi về tồn tại bất cập trong công tác quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Cuối cùng, trên cơ sở các phân tích đánh giá và kiến thức cũng như nhận định của tác giả, luận văn đưa ra các giải pháp để cải thiện những nội dung còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB.
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển sâu rộng về quy mô cũng như tính đa dạng về các ngành nghề và chủ thể tham gia. Các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn, không chỉ biết nắm bắt kịp thời các cơ hội mà còn chủ động liên kết hợp tác với các đơn vị khác để tạo ra lợi thế sức mạnh cho chính mình. Chuỗi cung ứng là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Chuỗi cung ứng hiệu quả chính là chìa khóa mở cánh cửa kinh doanh thành công cho các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng đó vì sự linh hoạt mà chuỗi cung ứng tạo ra trong trao đổi thông tin, tận dụng các lợi thế của từng chủ thể và mạng lưới hoạt động, tiết kiệm chi phí vận hành sản xuất, tối ưu hóa sản phẩm và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tại chuỗi cung ứng ngày nay, bên cạnh chủ thể là nhà cung ứng nguyên vật liệu, nhà sản xuất, hay nhà phân phối sản phẩm ra thị trường thì đánh dấu sự tham gia tích cực của các Ngân hàng thương mại. Với lợi thế là trung gian tài chính có mạng lưới hoạt động rộng khắp về địa lý và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, Ngân hàng thương mại góp phần không nhỏ để tạo ra một chuỗi cung ứng thành công. Nhưng việc làm thế nào để quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả thì vẫn luôn luôn là bài toán khó, không chỉ từ nhận định của doanh nghiệp mà còn là đánh giá từ góc độ của Ngân hàng. Trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) là một trong các ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này. Với lợi thế là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, suốt 30 năm hoạt động đã tạo dựng nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn uy tín trên thị trường, đa dạng về ngành nghề hoạt động, từ sản xuất, thương mại, xây dựng,... Các doanh nghiệp này hợp tác với MSB về nhu cầu cấp tín dụng, quản lý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, sử dụng các giải pháp tài chính từ ngân hàng để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, tạo điều kiện để nhà phân phối/nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của chính mình tận dung vốn của ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng. 1
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Qua nhiều năm hoạt động và đồng hành cùng doanh nghiệp trong tài trợ chuỗi cung ứng, việc triển khai công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB vẫn còn nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều dấu hiệu có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng và cho cả doanh nghiệp. Những hậu quả đó có thể gây nên thiệt hại về tài sản, về vốn, về vật chất và thậm chí ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng và doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề sau: Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Đưa ra những giải pháp để tăng cường công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 3. Những câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung để giải thích cho những câu hỏi sau: Những rủi ro nào có nguy cơ phát sinh trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại? Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB được thực hiện ra sao? Giải pháp nào để tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB? 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng điển hình tại MSB cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới vấn đề này. 2
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tác giả phân tích và đánh giá toàn bộ hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB từ năm 2018 đến năm 2020, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2025. Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Thu thập nguồn tài Trên cơ sở mục nguyên dữ liệu tài tiêu đề tài, xác trợ chuỗi cung định cơ sở lý ứng, chọn lọc thuyết thông tin cần thiết Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB Phân tích dữ liệu thu thập, tổng hợp thông tin theo mục đích Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB Về số liệu thứ cấp: tác giả tham khảo từ công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro, về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, các văn bản luật của nhà nước, Ngân hàng Nhà nước; các cơ quan có thẩm quyền, các văn bản quy trình, quy định, chương trình tài trợ của MSB liên quan tới quản trị rủi ro và báo cáo kết quả triển khai các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Tác giả phân tích báo cáo kết quả triển khai các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB, tìm hiểu nguyên nhân những hạn chế, bất cập của từng chương trình. Từ đó đưa ra đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế này, giúp làm tăng hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Về số liệu sơ cấp: quá trình thu thập số liệu sơ cấp kéo dài từ tháng 3/2021 đến tháng 4/2021. Tác giả tiến hành phỏng vấn 6 cán bộ tại MSB đang đảm nhiệm các vị trí: chuyên gia phòng giải pháp chuỗi cung ứng, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp lớn, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ thẩm định 3
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn, cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng. Đồng thời tác giả lựa chọn phỏng vấn hai khách hàng là doanh nghiệp đã và đang có quan hệ giao dịch với MSB. Hình thức phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn liên quan trực tiếp tới công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB, những ưu điểm và hạn chế của công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB dưới nhận định từ cán bộ ngân hàng và dưới góc nhìn của khách hàng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phụ lục, phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Chương III: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 4
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại 1.1.1. Chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng điển hình Cho đến nay, khái niệm chuỗi cung ứng không còn xa lạ với các quốc gia và các doanh nghiệp. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Mentzer và cộng sự (2001) cho rằng một chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức có liên quan thông qua các liên kết ở đầu nguồn (hay nhà cung cấp) và cuối nguồn (phân phối), trong các quy trình và hoạt động khác nhau tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Cung ứng Sản xuất Khách hàng Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp (Nguồn: Mentzer và cộng sự (2001)) Đây còn gọi là mô hình chuỗi cung ứng trực tiếp và đơn thuần nhất, trong đó mô hình thể hiện sự kết hợp của 3 hoạt động chính: cung ứng – sản xuất – khách hàng, thể hiện luồng biến chuyển từ nguyên liệu (từ nguồn cung ứng) sang sản phẩm (đến khách hàng). Mentzer và cộng sự đã mở rộng khái niệm chuỗi cung ứng, biến chuỗi cung ứng đó trở nên phức tạp hơn khi bổ sung thêm các tổ chức/đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng như: các nhà cung ứng trung gian, nhà cung ứng dịch vụ, nhà cung ứng tài chính,… 5
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Đơn vị nghiên Dịch vụ cứu thị trường logistic NCC 1 Nhà sản Khách … NCC N hàng xuất . . . Nhà cung cấp tài End user Hình 1.2.: Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp (Nguồn: Mentzer và cộng sự (2001)) Mô hình này có ba nhóm đối tượng tham gia truyền thống là: Nhà cung cấp: Bao gồm cả nhà cung cấp của nhà cung cấp (nhà cung cấp 1) hay nhà cung cấp cuối cùng (nhà cung cấp N). Khách hàng: Bao gồm các khách hàng trung gian và các khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc chuỗi cung ứng mở rộng (End user). Công ty cung cấp dịch vụ: là các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp logistic, công ty tài chính, công ty nghiên cứu thị trường. Các đơn vị này sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ khác nhau phục vụ cho chuỗi cung ứng, đảm bảo cho chuỗi cung ứng được vận hành hiệu quả. Sự xuất hiện các đơn vị trung gian làm cho mô hình chuỗi cung ứng trở nên phức tạp, khiến cho luồng nguyên liệu chuyển tới khâu sản phẩm và tới tay khách hàng cuối cùng linh hoạt hơn, năng động hơn.. 6
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Còn theo Nguyễn Kim Anh (2006), Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức. Nhà thiết kế Nghiên cứu thị sản phẩm trường Nhà SX Nhà sản NPP Nhà End NVL xuất bán lẻ user NCC hậu cần NCC tài chính Hình 1.3 : Cấu Trúc chuỗi cung ứng (Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006) 7
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Nhà sản xuất là tổ chức sản xuất ra sản phẩm bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất ra thành phẩm. Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ khi nhà phân phối bán sản phẩm cho các nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Như vậy nhà phân phối là tổ chức không sở hữu sản phẩm mà chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng. Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ. Có thể nói nhà bán lẻ là quy mô thu nhỏ của nhà phân phối. Khách hàng (end-user) là cá nhân hoặc tổ chức mua và sử dụng sản phẩm. Nhà cung cấp dịch vụ là tổ chức cung cấp các dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các dịch vụ có thể kể đến như: vận tải, nhà kho, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin. Về cơ bản mô hình chuỗi cung ứng của Nguyễn Kim Anh (2006) khá tương đồng với mô hình của Mentzer và cộng sự (2001). Richard và cộng sự (2014) cho rằng “Chuỗi cung ứng bao gồm các thành phần khác nhau tham gia và thực hiện quá trình chuyển dịch vật lý của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu đến điểm cuối, cụ thể: từ nguồn cung ứng sản xuất phân phối Bán lẻ tiêu thụ. Đáng chú ý, dòng dịch chuyển vật lý của hàng hóa và dịch vụ theo hướng một chiều, nhưng dòng dịch chuyển của thông tin và tài chính lại là hai chiều. Dù nghiên cứu trước đây ở các mức độ đơn giản hay phức tạp khác nhau nhưng đều thể hiện dòng dịch chuyển biến nguyên liệu thành hàng hóa, và ở mỗi mô hình đều khẳng định Nhà sản xuất chính là trung tâm của chuỗi cung ứng. Từ đây, tác giả nhận định rằng: Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các đơn vị kinh doanh và sự lựa chọn các kênh phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, 8
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà cung cấp tài chính, nhà bán lẻ và khách hàng. 1.1.2. Khái niệm và nội dung tài trợ chuỗi cung ứng 1.1.2.1. Khái niệm tài trợ chuỗi cung ứng Tài trợ được hiểu là các “giúp đỡ về mặt tài chính”, nói như vậy tài trợ có thể được hiểu là sự giúp đỡ nhau về vốn (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2016), vốn ở đây có thể là các khoản vốn vay hoặc cùng góp vốn để vận hành một thực thể kinh doanh. Như vậy tài trợ chuỗi cung ứng có thể hiểu là sự giúp đỡ về mặt tài chính cho một hoặc nhiều mắt xích của chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hoá hoạt động của chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng sẽ có nhiều mắt xích khác nhau, từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Trên cơ sở khái niệm về Chuỗi cung ứng và nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại, Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được hiểu như sau: là việc sử dụng các công cụ tài chính để tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động và thanh khoản trong chu trình hoạt động của chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến các mạng lưới phân phối và người tiêu dùng. Tài trợ chuỗi cung ứng sẽ cho phép tiếp cận một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi để đảm bảo chuỗi có thể vận hành trôi chảy. Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được thực hiện thông qua việc cấp vốn (thường là vốn ngắn hạn) cho các khâu khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro để tối ưu hoá việc quản lý vốn lưu động và tính thanh khoản của chuỗi cung ứng. 9
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tài trợ và giảm thiểu rủi ro để tối ưu hóa việc quản lý Vốn lưu động và tính thanh khoản được đầu tư vào các quy trình và giao dịch của chuỗi cung ứng Tài trợ chuỗi cung ứng Điểm đặc trưng - Áp dụng cho giao dịch dựa trên phương thức trả sau và được kích hoạt bởi các diễn biến trong chuỗi cung ứng. - Liên kết các dòng chảy trong chuỗi cung ứng: hàng hóa, dịch vụ, vốn, thông tin. - Bao gồm sự hiện diện của các doanh nghiệp chủ đạo trong chuỗi cung ứng. - Tầm nhìn chuỗi: sự chú ý trải rộng khắp các thành viên trong chuỗi thay vì xoay quanh một doanh nghiệp nhất định. Danh mục sản phẩm Dựa trên khoản phải thu: - Chiết khẩu khoản phải thu. - Tài trợ vốn để nhập hàng - Bao thanh toán. - Tài trợ cho khoản phải trả Cho vay/ ứng trước: - Cho vay/ ứng trước dựa trên khoản phải thu hoặc hàng tồn kho. - Tài trợ cho nhà phân phối - Tài trợ vốn trước giao hàng Thành viên của hệ sinh thái - Cơ quan lập pháp và quản lý. - Nhà cung cấp tài chính (ngân hàng, công ty tài chính). - Doanh nghiệp cốt lõi - Công ty quản lý tài sản đảm bảo (CMC) - Đơn vị tăng cường tín dụng - Công ty công nghệ tài chính (Fintech) - Mạng lưới doanh nghiệp - Nhà cung cấp dịch vụ tổng hợp. - Nhà đầu tư Hình 1.4: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng (Nguồn: Công ty TNHH PwC Việt Nam, 2020) 10
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Như vậy, Tài trợ chuỗi cung ứng sẽ giúp xây dựng được hệ sinh thái giúp duy trình tính ổn định của chuỗi cung ứng theo thời gian. Trong hệ sinh thái tài trợ chuỗi cung ứng luôn tồn tại những thay đổi thể hiện qua tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng. Cơ quan chính phủ Cộng đồng Nhà cung cấp tài chính Thành viên của hệ sinh thái SCF Dịch vụ hỗ Doanh Nghiệp chủ trợ đạo Hình 1.5: Hệ sinh thái chuỗi cung ứng (Nguồn: IFC 2020) Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng tạo nên Hệ sinh thái chuỗi cung ứng: Cơ quan chính phủ bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý đảm nhiệm vai trò hình thành các nguyên tắc hướng dẫn của thị trường tài trợ chuỗi cung ứng trong từng thời kỳ và trong phạm vi từng quốc gia. 11
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Nhà cung cấp tài chính bao gồm ngân hàng - tổ chức cung cấp các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng và nhà đầu tư cung cấp nguồn tài trợ trực tiếp cho các nền tảng điện tử của bên thứ ba. Doanh nghiệp chủ đạo là doanh nghiệp cốt lõi (từ tiếng Anh sử dụng là Anchor) là công ty uy tín trên thị trường, hoạt động với mạng lưới các nhà cung cấp và/hoặc nhà phân phối và hợp tác với ngân hàng triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm công ty quản lý tài sản bảo đảm, nền tảng điện tử dùng chung để kết nối các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng với nhau, các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm nguồn cung ứng hoặc tìm nguồn phân phối, và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Cộng đồng là mạng lưới các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các hình hức hiệp hội, liên minh thành viên. 1.1.2.2. Nội dung tài trợ chuỗi cung ứng Khi tham gia tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính giúp kết nối các các chủ thể trong chuỗi cung ứng với nhau được nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn. Với vai trò này, ngân hàng đã tham gia vào quá trình gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nội dung của tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại bao gồm đối tượng tài trợ, phạm vi tài trợ và nghiệp vụ tài trợ. Về đối tượng tài trợ, tùy thuộc vào đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng, đặc điểm của chuỗi cung ứng và sự phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng, để từ đó Ngân hàng đưa ra quyết định lựa chọn khách hàng mục tiêu, cụ thể như: Khi ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà sản xuất, một cách gián tiếp cũng tài trợ cho các nhà cung ứng đầu vào của nhà sản xuất hay nhà phân phối đầu ra của nhà sản xuất. Mục đích tài trợ vốn của ngân hàng có thể để thanh toán cho nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, hay để đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp công nghệ hiện đại, cải tạo xây dựng nhà kho,… Như vậy ngoài việc giúp vòng quay vốn lưu động của nhà sản xuất được linh hoạt hơn, thì một cách gián tiếp, ngân hàng góp phần ổn định chi phí đầu vào, tối ưu hóa chi phí đầu ra, giảm rủi ro thị trường. 12
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Khi Ngân hàng tài trợ cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ giúp đẩy nhanh thời gian giao hàng và tích cực bổ sung dòng vốn lưu động cho doanh nghiệp này. Ví dụ minh họa chuỗi cung ứng xuất khẩu tôm ta thấy, nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng này là các doanh nghiệp nuôi tôm. Khi nhận được sự tài trợ từ ngân hàng, các doanh nghiệp này nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ nuôi tôm đạt chuẩn, đồng thời bổ sung nguồn vốn nhập thức ăn nuôi tôm, nhờ đó việc giao hàng cho nhà chế biến tôm đông lạnh được kịp thời và đúng tiến độ. Khi Ngân hàng tài trợ cho các đại lý phân phối, cũng gián tiếp giúp cho các khoản nợ của Nhà sản xuất được nhanh chóng thu hồi. Đối với các đại lý phân phối, Ngân hàng không những tài trợ về vốn lưu động, còn có thể hỗ trợ về các giải pháp tài chính khác thông qua các chương trình liên kết tài trợ đến người tiêu dùng cuối cùng, hay thông qua các ưu đãi về phí giao dịch, giảm lãi suất, chứng minh tài chính,…. Cuối cùng, khi ngân hàng hướng tới tài trợ đối tượng là người tiêu dùng sản phẩm để hướng đến việc rút ngắn quá trình tiếp cận sản phẩm, giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng cũng như tạo tiền đề cho sự đón nhận sản phẩm từ thị trường. Phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng bao gồm tài trợ ngắn hạn, tài trợ tất cả các đối tượng trong chuỗi cung ứng và tài trợ đơn lẻ một chủ thể trong chuỗi cung ứng, tài trợ thí điểm trong quy mô giới hạn và tài trợ dàn trải trên diện rộng, tài trợ chuỗi cung ứng khép kín và tài trợ chuỗi cung ứng mở,…. Phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng có thể được sử dụng trong một giai đoạn nhất định và được linh hoạt thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Để đưa đến quyết định về các hoạt động tài trợ cụ thể, nhà quản trị ngân hàng đều phải dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm của chuỗi cung ứng và phụ thuộc vào đánh giá về tính khả thi khi triển khai tài trợ chuỗi cung ứng. Về hình thức tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng bao gồm các nội dung chính như sau: Tài trợ cấp vốn: đây là cũng chính là hoạt động kinh doanh chủ đạo và là cốt lõi của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng tài trợ cấp vốn bằng các nghiệp vụ như: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cấp thẻ tín dụng,.. Các đối tượng mà ngân hàng 13
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net tài trợ vốn phải đáp ứng tiêu chí lựa chọn nhất định của ngân hàng, thông qua các bộ tiêu chí sàng lọc nội bộ riêng của ngân hàng. Mục đích tài trợ vốn phải liên quan tới hoạt động của chuỗi cung ứng. Ngoài ra ngân hàng chỉ tài trợ cấp vốn khi ngân hàng đánh giá có nguồn thu đảm bảo đồng thời khoản cấp vốn phải đáp ứng các nguyên tắc và biện pháp quản lý mà ngân hàng đưa ra để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Tài trợ bằng dịch vụ: Hình thức tài trợ bằng dịch vụ của ngân hàng vô cùng phong phú như: nhận tiền gửi, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thu hộ, hỗ trợ quản lý dòng vốn lưu động cho doanh nghiệp, nhắc nợ tự động,… Tùy thuộc vào đặc điểm của chuỗi cung ứng khác nhau, ngân hàng khéo léo kết hợp để đưa ra các dịch vụ tài trợ phù hợp. Các nghiệp vụ tài trợ bằng dịch vụ cũng thường được ngân hàng kết hợp với nghiệp vụ tài trợ cấp vốn cho chuỗi cung ứng để tăng tính tiện ích cho hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và của chuỗi cung ứng nói chung. Tài trợ bằng uy tín: là hình thức nhận tài trợ của doanh nghiệp thông qua danh tiếng và uy tín của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ để làm cơ sở phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và đối tác. Các hoạt động của doanh nghiệp trong quy mô mạng lưới của ngân hàng, hay có các cam kết từ ngân hàng làm đảm bảo cho giao dịch giữa doanh nghiệp với đối tác chính là những nghiệp vụ tài trợ bằng uy tín ngân hàng. Cụ thể hơn về hình thức tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảng mô tả các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng sau đây: 14
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Bảng 1.1: Hình thức tài trợ chuỗi cung ứng Tài Cho Cho Tài trợ Tài trợ vay/ứng Chiết Bao trợ Tài vay/ứng vốn vốn để trước khấu thanh khoản trợ trước trước nhập dựa KPT toán phải NPP dựa trên giao hàng trên trả HTK hàng KPT Tài Tài trợ Tài trợ Mua Chiết dựa trợ Nhà KPT; khấu trên hóa bên Tài trợ Tài cung Biến thể/từ Chiết các đơn; mua; Tài trợ dựa trên trợ ứng; đồng nghĩa khấu công cụ cho vay tài HTK đơn đặt KPT Bao hóa chuyển dựa trợ hàng thanh đơn nhượng trên đại toán KPT lý ngược Hàng Bên bán → Bên mua hóa NCC tài NCC tài chính →Bên bán chính →Bên Tiền bán Bên mua Bên mua → NCC tài chính → NCC tài chính Bên Dòng Bán Bên Bán Bên Bán chảy Bên Bán ↔ Bên mua ↔ ↔ Bên ↔ Bên của Bên mua mua chuỗi mua cung Bên ứng Bên mua Bên mua bán ↔ Thông Bên mua ↔ NCC tài chính ↔ NCC ↔NCC NCC tin tài chính tài tài Bên chính chính Bán/mua Bên ↔ NCC bán tài chính Bên bán ↔ Bên bán ↔ NCC tài chính ↔ NCC NCC tài chính tài chính Nguồn: ICC (2020) 15
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 1.1.2.3. Nguyên tắc tài trợ chuỗi cung ứng Nguyên tắc 1: Đánh giá tiềm năng doanh nghiệp cốt lõi Việc Ngân hàng xây dựng các nguyên tắc lựa chọn, đánh giá tiềm năng phát triển, năng lực tài chính của Doanh nghiệp cốt lõi là nội dung quan trọng nhất khi triển khai một chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Dưới nhìn nhận từ góc độ tổ chức trung gian, Ngân hàng phải đánh giá được tổng quan mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của Doanh nghiệp cốt lõi với nhà cung cấp/nhà phân phối/người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Nguyên tắc 2: Đánh giá đặc điểm chuỗi cung ứng Trước khi xác định tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần đánh giá được đặc điểm của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng, nắm được hoạt động của chuỗi cung ứng như hệ thống mạng lưới, khả năng quản lý chuỗi cung ứng, phương thức bán hàng, doanh số,… Đồng thời Ngân hàng cần ước lượng được số khách hàng mục tiêu và số khách hàng tiềm năng tham gia vào chương trình tài trợ chuỗi của ngân hàng. Nguyên tắc 3: Yếu tố quyết định hình thức tài trợ Thứ ba, đối với Ngân hàng việc lựa chọn hình thức tài trợ cho khách hàng tùy thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất là mối quan hệ của khách hàng đó với Doanh nghiệp cốt lõi. Tùy thuộc vào khách hàng đó là Nhà cung cấp hay nhà phân phối, hoặc người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và mức độ ảnh hưởng của khách hàng đến Doanh nghiệp cốt lõi để Ngân hàng quyết định phương thức tài trợ phù hợp. Thứ hai là mức độ có thể hợp tác giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp cốt lõi. Dựa trên các cam kết thực hiện giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp cốt lõi và khả năng có thể khai thác các thông tin về chuỗi cung ứng từ Doanh nghiệp cốt lõi, Ngân hàng xây dựng tiêu chí xếp hạng khách hàng, quy mô tài trợ, sản phẩm cụ thể tài trợ cũng như các phương thức để quản lý tài trợ chuỗi. Các thông tin quan trọng nhất mà ngân hàng cần Doanh nghiệp cốt lõi cung cấp như: tiêu chuẩn đại lý, doanh số giao dịch của khách hàng với Doanh nghiệp cốt lõi, kỳ hạn thanh toán, phương thức thanh toán theo hợp đồng kinh tế, lịch sử giao dịch trả chậm (nếu có), tần suất giao dịch, hạn mức công nợ mà Doanh nghiệp cốt lõi cấp cho khách hàng. 16
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Nguyên tắc 4: Sàng lọc khách hàng dựa trên bộ tiêu chí quy chuẩn với đặc điểm từng chuỗi cung ứng. Khi Ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào đối tượng mà Ngân hàng nhắm tới để Ngân hàng xây dựng các bộ lọc tiêu chí lựa chọn và nguyên tắc cơ bản về nội dung tài trợ, đồng thời đáp ứng khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Nguyên tắc 5: Xây dựng chương trình tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể Mô hình kinh doanh khi ngân hàng triển khai tài trợ chuỗi: hay nói cách khác, ngân hàng phải xác định được chương trình tài trợ cụ thể trên cơ sở phân tích, đánh giá kế hoạch kinh doanh bao gồm số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, quy mô dư nợ, điểm hòa vốn,.. Trên cơ sở phân tích này, ngân hàng đưa ra phạm vi áp dụng, giới hạn quy mô tài trợ của chương trình, liệt kê được các sản phẩm có thể tài trợ, thời hạn tài trợ, phương thức quản lý,.. 1.2. Rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo Moore, P. G., & Moore, P. G. (1983), rủi ro là những sự việc xảy ra trong tương lai và tác động đến con người ở nhiều lĩnh vực. Rủi ro diễn tả những kịch bản có thể xảy ra tổn thất. Theo cách hiểu này, rủi ro mang tính chất phỏng đoán và tiêu cực, bản chất của rủi ro là sự không chắc chắn. Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là những tác hại bất thường xẩy ra mà các hệ thống không thể lường trước nhưng phải chấp nhận để xử lý (Đoàn Thị Hồng Vân, 2005). Theo Nguyễn Văn Tiến (2021), rủi ro theo góc độ học thuật tồn tại ở cả hai vế “tiêu cực” và “tích cực”, nói cách khác, rủi ro được xem là độ lệch giữa kết quả đạt được thực tế so với kỳ vọng. Từ những nhận định trên, rủi ro trong tài trợ là các phát sinh từ hành động, sự việc, kết quả gây nên các thiệt hại, tổn thất, mất mát, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tài trợ. Rủi ro bao gồm các yếu tố: xác suất/khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng và thời lượng ảnh hưởng. Rủi ro là điều không mong muốn và là sự không chắc chắn. 17
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Ngân hàng là một tổ chức tài chính đặc thù và kinh doanh trong ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Hoạt động tài trợ của ngân hàng là một trong các nội dung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ nói riêng được thực hiện trên nền tảng các quy chế cụ thể, bằng luật định, nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế, bởi vì các ảnh hưởng to lớn mà hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đem lại. Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, định nghĩa rủi ro là “khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. 1.2.2. Phân loại rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại Các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng cũng mang tính đặc thù riêng và có mối liên hệ đối với từng nhân tố trong chuỗi cung ứng. 1.2.2.1. Rủi ro từ phía doanh nghiệp cốt lõi Các rủi ro phát sinh từ doanh nghiệp cốt lõi có thể kể đến như sau: Doanh nghiệp cốt lõi không cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán hay báo cáo thuế của năm liền trước. Ngân hàng khó khăn trong công tác đánh giá năng lực tài chính của Doanh nghiệp cốt lõi, kéo theo việc không có cơ sở phân tích về các khoản phải thu, phải trả đối với các đối tác của Doanh nghiệp cốt lõi. Các đối tác này có thể là khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng sẽ khai thác khi tài trợ chuỗi cung ứng, hoặc là những mắt xích trong chuỗi cung ứng mà Ngân hàng có khả năng tài trợ. Doanh nghiệp cốt lõi cung cấp không đầy đủ hoặc sai lệch về các thông tin liên quan tới chuỗi cung ứng như: tên đối tác, doanh số giao dịch, công nợ, lịch sử chậm trả hoặc Doanh nghiệp cốt lõi bảo mật thông tin những hợp đồng đã ký với đối tác. Điều này gây khó khăn trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng của Doanh nghiệp cốt lõi đối với các đối tác trong chuỗi. Ngân hàng cũng thiếu tài nguyên thông tin để xây dựng các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng do không đánh giá đầy đủ về đặc điểm của chuỗi cung ứng. 18
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Doanh nghiệp cốt lõi không chấp nhận bất kỳ cam kết nghĩa vụ nào trong việc hợp tác chuỗi cung ứng với Ngân hàng, hoặc ngược lại, chấp nhận vô điều kiện mọi cam kết liên quan tới trách nhiệm của chính bản thân Doanh nghiệp cốt lõi, thì cũng là dấu hiệu đòi hỏi Ngân hàng cần nhìn nhận nguyên nhân và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh. Trong quá trình ngân hàng đã triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, nếu Doanh nghiệp cốt lõi thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức hay định hướng phát triển sang lĩnh vực khác cũng là những dấu hiệu có thể phát sinh rủi ro trong tài trợ chuỗi của Ngân hàng. 1.2.2.2. Rủi ro từ phía các nhân tố mắt xích trong chuỗi cung ứng Ngoài doanh nghiệp cốt lõi là mắt xích trung tâm, có rất nhiều các nhân tố mắt xích trong chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý, khách hàng,…Các đối tượng này đều có thể trở thành khách hàng mà Ngân hàng có thể tài trợ trong chuỗi cung ứng. Việc tài trợ cho các đối tượng này cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro tương tự như đối với việc tài trợ cho Doanh nghiệp cốt lõi. Ngoài ra, từ góc độ quản trị rủi ro của Ngân hàng cũng cần phải đặc biệt quan tâm tới các dấu hiệu rủi ro như: sự gia tăng đột biến các khoản nợ phải trả đối với Nhà cung cấp, các khoản phải thu chậm trả ngày càng lớn, hay sự sụt giảm bất thường số dư hợp đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. 1.2.2.3. Rủi ro từ phía Ngân hàng Về phía nội bộ Ngân hàng, các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải kể đến như: Không nắm được đặc điểm chuỗi cung ứng sẽ tài trợ; Các thỏa thuận về cam kết quyền và nghĩa vụ trong hợp tác với Doanh nghiệp cốt lõi không đủ cơ sở pháp lý; Khung quy trình tài trợ chuỗi cung ứng không thể hiện được các nguyên tắc cơ bản; không xây dựng được các văn bản chi tiết áp dụng đối với từng chuỗi cung ứng cụ thể; 19
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Các dự đoán và nhận định trước khi tài trợ của Ngân hàng khác biệt hoàn toàn so với thực tế phát sinh, và Ngân hàng không dự trù được các biện pháp để ứng phó kịp thời; Tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng quá nhanh, trong khi Ngân hàng chưa bố trí đủ nguồn lực về con người và kinh phí để tài trợ chuỗi cung ứng; Quy trình vận hành trong nội bộ ngân hàng cồng kềnh gây kém hiệu quả về thời gian cho khách hàng cũng là những tác nhân gây nên rủi ro mất đối tác. Bên cạnh đó, các rủi ro từ phía môi trường kinh tế - xã hội như: ảnh hưởng từ thiên tai, chính trị bất ổn, hoặc ảnh hưởng từ các văn bản được ban hành từ chính phủ và cơ quan Nhà nước liên quan tới chính sách áp đặt thuế, các quy phạm bắt buộc phải áp dụng đối với một số ngành nghề lĩnh vực cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành và gây ảnh hưởng gián tiếp tới sự tài trợ của Ngân hàng. Song song với ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường kinh tế xã hội thì việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện nay khá gắt gao, các Ngân hàng không ngừng nghiên cứu đầu tư các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp tổng thể cũng như tích hợp các ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Tất cả những nhận định về rủi ro trên phải được xem xét để làm cơ sở cho ngân hàng cân nhắc các hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể. 1.2.2.4. Rủi ro theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, các rủi ro chính trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại khi phân loại theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm: Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này thì rủi ro tín dụng chính là các tổn thất của ngân hàng phát sinh từ việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho họ, bao gồm nhưng không giới hạn nghĩa vụ về trả nợ gốc, nợ lãi, phí, thực hiện các cam kết theo điều khoản đi kèm nghĩa vụ tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng thường chú trọng xây dựng các quy trình nghiêm ngặt trong hoạt động 20
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net cấp tín dụng, đặc biệt coi trọng công tác thẩm định đánh giá trước khi cấp tín dụng đảm bảo đo lường chính xác rủi ro, cũng như công tác kiểm soát sau khi cấp tín dụng đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng do việc khách hàng có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh bên ngoài như lạm phát, thiên tai,…dẫn đến khả năng mất vốn của ngân hàng là khá cao. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này thì rủi ro lãi suất là việc ngân hàng bị giảm thu nhập khi lãi suất ngân hàng cho khách hàng vay vốn thấp hơn mức lãi suất mà ngân hàng huy động vốn tính trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất trên thị trường hiện nay là thả nổi nên lãi suất ngân hàng thường rất linh động, tiềm ẩn rủi ro cao về lãi suất. Để phòng ngừa các rủi ro lãi suất, ngân hàng thường sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng tương lai – futures, hợp đồng kỳ hạn – forwards, hợp đồng quyền chọn – options, hợp đồng hoán đổi – swaps. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này, rủi ro thanh khoản chính là trạng thái của ngân hàng không còn khả năng thanh toán, hay nói cách khác, là việc ngân hàng không còn đáp ứng được chính nhu cầu phát sinh thanh toán. Đối với ngân hàng thương mại, bài toán để tăng lợi nhuận và duy trì mức thanh khoản tốt luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Khi nguồn tiền huy động từ khách hàng dùng để đầu tư hiệu quả, đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì mức tiền dự trữ tối thiểu đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì vậy rủi ro thanh khoản là loại rủi ro trọng yếu, nếu phát sinh rủi ro này mà không được khắc phục hiệu quả thì có thể ảnh hưởng tới việc sống còn của ngân hàng thương mại. Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến 21
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net lược và rủi ro uy tín (Basel II). Theo định nghĩa trên, rủi ro hoạt động tồn tại trong mọi nghiệp vụ, mọi bộ phận của ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm nhưng lại khó lường nhất. Vì vậy các ngân hàng thường có quy định chặt chẽ về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, sự phối hợp giữa các phòng ban, tạo lập các tuyến phòng thủ để giảm thiểu các rủi ro vận hành (nếu có). Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Rủi ro hoạt động ngoại bảng là các rủi ro phát sinh từ hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán thông thường (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Do tính chất của hoạt động ngoại bảng là việc Ngân hàng thu về được khoản phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh nên khuyến khích các hình thức hoạt động ngoại bảng phát triển. Các hình thức phổ biến nhất phải kể đến: hoạt động phát hành thư tín dụng chứng từ L/C, phát hành bảo lãnh và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên các hoạt động ngoại bảng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với mức độ ảnh hưởng của rủi ro rất lớn. Trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Các rủi ro nêu trên đều có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ, để phát triển kinh doanh và duy trì khả năng thanh khoản cho ngân hàng, các hoạt động tăng cường về tín dụng và huy động không ngừng được đẩy mạnh, đồng nghĩa với những rủi ro tín dụng, rủi ro về lãi suất có nguy cơ cao. Bên cạnh đó các vấn đề về xử lý hoạt động nghiệp vụ lại ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống công nghệ và hệ thống vận hành, con người nội bộ ngân hàng. Việc xác định tầm quan trọng của các rủi ro đặc thù là tất yếu đối với nhà quản trị ngân hàng. Ngoài những rủi ro đặc thù nêu trên vẫn tiềm ẩn các loại rủi ro khác có nguy cơ xảy ra và tác động tiêu cực tới hoạt động tài trợ của ngân hàng như: rủi ro danh tiếng, rủi ro môi trường ngành,….. 1.3. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại. 1.3.1. Khái niệm Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hoạt động của ngân hàng 22
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net thương mại bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh đã được đăng ký, gắn liền với các hoạt động nội bộ để vận hành ngân hàng, cũng như những trách nhiệm đối với cộng đồng. Đối với ngân hàng thương mại, quan điểm nhận thức về quản trị rủi ro là xem rủi ro như một yếu tố/cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả thay vì rủi ro là cản trở và cần né tránh. Các chiến lược quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại luôn khẳng định quản lý rủi ro cùng đồng hành, định hướng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Để đạt được mục tiêu từng thời kỳ, ngân hàng thường đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu như: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro thanh khoản,.. Từ khái niệm quản trị rủi ro và khái niệm, nội hàm của tài trợ chuỗi cung ứng, Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại có thể được hiểu như sau: “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại là quá trình ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng.” 1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại 1.3.2.1. Đối với ngân hàng Quản trị rủi ro là chìa khóa giải quyết bài toán giữa lợi nhuận và rủi ro. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng càng hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng càng được phát triển và ổn định. Từ đó ngân hàng có cơ sở mở rộng các loại hình dịch vụ khi khai thác tài trợ chuỗi cung ứng như: tín dụng, thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,.. và gia tăng số lượng các khách hàng. Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng còn giúp ngân hàng trong công tác sàng lọc lựa chọn đối tượng để tài trợ. Các phương thức tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng tuy nhiều nhưng đặc trưng nhất là hình thức cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên việc cấp tín dụng vẫn tiềm ẩn những rủi ro cao, đòi hỏi công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng phải thực sự hiệu quả. 23
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp Các phương thức tài trợ chuỗi cung ứng từ ngân hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, tăng uy tín với đối tác, doanh nghiệp được nguồn cung về vốn để mở rộng sản xuất, cá nhân có được sự củng cố về năng lực tài chính nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng khi tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng đã phải nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung ứng và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp tài trợ an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc hợp tác tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi: khách hàng nhận được sự hỗ trợ về các giải pháp tài chính, và ngân hàng nhận được những lợi ích như gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô, tăng danh mục đầu tư cũng như danh mục các khách hàng. Ngoài việc nhận được những lợi ích nêu trên, cả ngân hàng và khách hàng đều đồng thời bị ràng buộc về các cam kết nghĩa vụ đối với nhau. Điều này là động lực buộc nhà quản trị của ngân hàng và doanh nghiệp phải luôn nỗ lực không ngừng, tận dụng cơ hội kinh doanh, sử dụng vốn vay và vốn cho vay hiệu quả để duy trì liên tục hoạt động kinh doanh, không ngừng thay đổi để phát triển. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. 1.3.2.3. Đối với nền kinh tế Đối với nền kinh tế, việc tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc nhận lãi ủy thác đầu tư vốn của chính phủ hay từ việc thu thuế thu nhập. Đặc biệt đối với chuỗi cung ứng nông lâm sản, việc tài trợ của ngân hàng cho hộ nông dân trong chuỗi này chính là phương thức truyền tải vốn của nhà nước đến nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định nền kinh tế - chính trị - xã hội. Việc ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng tập trung vào những ngành nghề kinh tế khu vực trọng điểm, tiềm năng sẽ thúc đẩy phát triển các ngành nghề đó. Cụ thể hơn, việc tài trợ của ngân hàng thông qua hình thức cấp vốn chính là sự luân chuyển hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế, khi ngân hàng huy động từ nguồn lực còn thừa và chuyển tới những cá nhân, đơn vị đang thiếu vốn nhưng có phương 24
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net án kinh doanh hiệu quả. Không chỉ giúp lưu thông tiền tệ, việc tài trợ của ngân hàng trong chuỗi cung ứng giúp điều tiết thị trường cung cầu, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thông thương kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài nước, đồng thời giúp kiểm soát giá trị tiền tệ. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng giúp nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động của chuỗi cung ứng đó. Khi công tác quản trị rủi ro của ngân hàng hiệu quả sẽ phần nào khiến ngân hàng trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ đơn thuần là một tổ chức trung gian tài chính kết nối các chủ thể trong chuỗi cung ứng đó. Nhưng làm thế nào để tối ưu hóa chi phí, thu được lợi nhuận cao nhất trong khi kiểm soát các rủi ro đã, đang và sẽ phát sinh, bao gồm cả việc đánh đổi chấp nhận rủi ro để lấy lợi nhuận thì vẫn luôn là bài toán không hề dễ dàng, buộc các ngân hàng phải luôn luôn chú trọng tới công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng. 1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn các yếu tố như: quy mô ngân hàng, cơ cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ, khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị rủi ro, đối tượng tài trợ của ngân hàng,… Tuy nhiên các ngân hàng thương mại hiện nay dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đều hướng đến quản trị rủi ro đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là đáp ứng chuẩn của Ủy ban basel II đưa ra gồm 4 nội dung cơ bản là: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. Vận dụng nguyên tắc trong cơ chế quản trị rủi ro nêu trên vào hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thì buộc ngân hàng phải xây dựng khung chính sách văn bản về quy định, chương trình sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng phù hợp; đồng thời kết hợp công tác quản trị nhân sự để vận hành chương trình tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả, tối ưu hóa các chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. 25
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Nhận diện và xác định các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng Đo lường rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng Theo dõi các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng đã được nhận diện Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng Hình 1.6 : Nội dung QTRR trong tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, 2018) Chìa khóa quan trọng nhất đối với công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng đến từ việc phải nhận diện, đánh giá, đo lường và kiểm soát được các rủi ro đến từ yếu tố Doanh nghiệp cốt lõi của chuỗi cung ứng. Năng lực tài chính, lĩnh vực hoạt động, quy mô mạng lưới của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi quyết định tới quy mô của chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Tầm ảnh hưởng của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi đối với các chủ thể trong chuỗi cung ứng quyết định các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng. Sự hỗ trợ và mức độ hợp tác từ phía Doanh nghiệp cốt lõi đối với ngân hàng quyết định nội dung tài trợ chuỗi cung ứng. Nói một cách khác, công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải chú trọng nhận diện, đánh giá và đo lường các rủi ro đến từ phía khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, để kịp thời theo dõi, giám sát và kiểm soát được các rủi ro. Khi ngân hàng đã nắm bắt được các đặc trưng tổng thể của chuỗi cung ứng và nhận định công tác quản trị rủi ro mục tiêu hướng đến đối tượng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, từ đó mới triển khai quản trị rủi ro đối với các khách hàng mục tiêu khác trong chuỗi cung ứng. 1.3.3.1. Nhận diện và xác định rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng Việc nhận diện và xác định rủi ro là nội dung đầu tiên của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cốt lõi đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Do vậy, ngân hàng cần tiến 26
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net hành rà soát và nhận diện rủi ro từ doanh nghiệp cốt lõi trước, sau đó mới nhận diện rủi ro và xác định rủi ro từ các mắt xích khác của chuỗi cung ứng. a. Mô hình nhận diện rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng Ngân hàng thường sử dụng mô hình 6 nhân tố để thực hiện nhận diện các rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng bao gồm cả doanh nghiệp cốt lõi: Tư cách khách hàng Khả năng Năng lực khách kiểm soát hàng Điều kiện tài trợ Khả năng tài chính Bảo đảm tiền vay Hình 1.7 : Mô hình phân tích 6 nhân tố Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015) Tư cách khách hàng: Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khách hàng về khả năng đáp ứng các yếu tố về tính trung thực, sự hợp tác, sự thiện chí và sự minh bạch. Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập “khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: (i) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; (ii) Cá nhân có quốc tịch 27
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài”. Ngoài ra người vay vốn phải thể hiện thiện chí về nhu cầu được cấp tín dụng cũng như đưa ra được mục đích cấp tín dụng rõ ràng. Năng lực pháp lý của khách hàng: Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập: “khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”. Khả năng tài chính: là tiêu chí đánh giá khách hàng có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ vay ngân hàng hay không. Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng trong những năm trước liền kề để dự phóng được mức giá trị có thể cấp tín dụng và đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng. Tiêu chí này bao gồm các nội dung đánh giá về khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả hoạt động trong việc tạo ra doanh thu, năng lực trả lãi tiền vay, trạng thái thanh khoản, khả năng sinh lời hay đòn bẩy tài chính. Bảo đảm tiền vay: là việc khách hàng hoặc bên thứ ba sử dụng tài sản có giá trị thuộc sở hữu của khách hàng hoặc bên thứ ba để bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài chính của khách hàng phát sinh từ khoản cấp tín dụng. Tương ứng với doanh thu của từng đối tượng khách hàng, mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng và vai trò của khách hàng trong chuỗi cung ứng, ngân hàng sẽ áp dụng các chính sách về việc cấp tín dụng có hay không có tài sản bảo đảm, hoặc cấp tín dụng dựa trên một phần là tài sản bảo đảm, một phần dựa trên các tiêu chí khác như: uy tín khách hàng, kèm theo các điều kiện kiểm soát về tài khoản giao dịch, kiểm soát về doanh thu chuyển về tài khoản ngân hàng,… Hiện nay các ngân hàng thưowng mại đã xây dựng khung chính sách và quy trình cụ thể về tiêu chí nhận tài sản làm bảo đảm như: loại hình tài sản, chủ sở hữu, tính thanh khoản của tài sản, áp dụng hệ số đảm bảo tương ứng đối với từng loại tài sản,… 28
  • 39. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Điều kiện tài trợ: là các nội dung ràng buộc thêm trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng và ngược lại, nhằm giúp ngân hàng thực hiện công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Khi hầu hết các chỉ tiêu đo lường rủi ro mà ngân hàng sử dụng đều dựa trên thông tin từ quá khứ để đưa ra những hành động cho tương lai. Tiêu chí về điều kiện tài trợ giúp cho ngân hàng phát hiện những rủi ro khi những nhận định ban đầu không còn phù hợp khi triển khai thực tế. Khả năng về kiểm soát khoản tài trợ vốn thể hiện thông qua việc quản lý đánh giá khoản tín dụng định kỳ hoặc đột xuất theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, dưới sự phối hợp của nhiều bộ phận trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng thường sử dụng mô hình phân tích SWOT trong công tác nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng: Hình 1.8: Mô hình phân tích SWOT (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015) Đối với doanh nghiệp cốt lõi hay đối với tổng thể hoạt động chuỗi cung ứng đang vận hành, việc ứng dụng mô hình phân tích SWOT thông qua các câu hỏi như: khách hàng có lợi thế gì đặc biệt? Vị thế của khách hàng trong thị trường ngành? Khách hàng đang tồn tại những nội dung bất cập hoặc tiềm ẩn rủi ro nào trong cơ cấu tổ chức hay hoạt động kinh doanh? Xu thế nào có lợi cho khách hàng/chuỗi cung ứng? Số lượng đối thủ cạnh tranh và vị trí của khách hàng? Khách hàng / chuỗi cung ứng đang có vấn đề gì về tồn động vốn lưu động hay hàng tồn kho?... Việc phân tích 29
  • 40. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net theo mô hình SWOT đặt ngân hàng nhìn nhận dưới góc độ trong và ngoài doanh nghiệp để nhận diện các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Mô hình SWOT còn có thể ứng dụng để phân tích chính bản thân ngân hàng khi thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng, thông qua các nội dung về điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ cạnh tranh,.. Trên cơ sở các nội dung phân tích đánh giá, ngân hàng nhận diện các rủi ro và tồn tại khi triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. b. Phương pháp nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng Hiện nay các ngân hàng thương mại sử dụng các phương pháp nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng như sau: Phương pháp phân tích chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng sử dụng phương pháp này là các tổ chức, doanh nghiệp mà ngân hàng đã đang và sẽ tài trợ trong chuỗi cung ứng. Ngân hàng dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất để phân tích đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung về lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, .. và so sánh số liệu tại cùng kỳ đánh giá qua các năm để thấy được xu hướng hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bằng cách đánh giá dữ liệu tài chính trong quá khứ của khách hàng, ngân hàng có cơ sở đưa ra các dự đoán cho hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng trong tương lai và nhận diện rủi ro tương ứng khi thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính tại báo cáo tài chính cũng góp phần giúp ngân hàng thu thập thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá được năng lực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần nhận diện các rủi ro trong công tác quản trị rủi ro khi tài trợ chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp nhận diện rủi ro thông qua các câu hỏi về các nội dung trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng và tình huống có thể xảy ra trong công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Phương pháp 30
  • 41. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net phỏng vấn có thể thực hiện theo nhu cầu khảo sát của bộ phận phụ trách nhằm định kỳ tổng hợp báo cáo hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng. Đối tượng phỏng vấn không giới hạn trong nội bộ ngân hàng hoặc đối tượng mà ngân hàng tài trợ. Phương pháp phỏng vấn thu thập ý kiến trả lời dưới góc độ từng vị trí phỏng vấn sẽ giúp nhận diện rủi ro ở nhiều phương diện. Tuy nhiên để vận dụng hiệu quả phương pháp này thì đòi hỏi người đặt câu hỏi phải có năng lực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động và đặc điểm của chuỗi cung ứng. Phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: Nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo các số liệu tổn thất trong quá khứ để làm cơ sở dự đoán nhận diên các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Các thông tin tổn thất trong quá khứ thường đi kèm với những biến cố nhất định, các đánh giá về nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của tổn thất trong quá khứ, giúp nhà quản trị ngân hàng có thể dự đoán các rủi ro tương tự có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn các phương án nhằm phòng ngừa rủi ro hay dự toán các chi phí tổn thất trong tương lai. 1.3.3.2. Đo lường các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại hướng đến các nghiệp vụ tài trợ tài chính toàn diện trong chuỗi cung ứng như: cho vay, phát hành bảo lãnh, mở L/C, thấu chi, thẻ tín dụng, bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ (D/A, D/P), chiết khấu bộ chứng từ không hoàn hảo theo L/C (Letter of credit). .. Đối với đặc thù triển khai từng chuỗi cung ứng cụ thể, ngân hàng có thể kết hợp các gói ưu đãi về lãi suất, phí, tiện ích tài khoản,.... Thông qua các danh mục sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại hình 1.4 – Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, hoạt động đo lường rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm các nội dung sau: a. Đo lường rủi ro từ phía khách hàng Dựa trên hình thức tài trợ của ngân hàng đối với khách hàng trong chuỗi cung ứng để sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đo lường rủi ro từ phía khách hàng. Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức cấp vốn, phải kể đến kỹ thuật đo lường rủi ro sau: 31
  • 42. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Xếp hạng tín dụng: là việc đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của người đi vay (hiện tại và tương lai) thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro tín dụng, thúc đẩy và mở rộng quan hệ tín dụng như một tổng thể. (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này, xếp hạng tín dụng là một công cụ và kỹ thuật đo lường rủi ro dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng theo quy chuẩn nhất định nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng. Có hai cách để có được kết quả xếp hạng tín dụng là: sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của chính ngân hàng sẽ tài trợ vốn. Ngân hàng nhà nước đã có quy định cụ thể: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Nhà Nước, 2018). Như vậy việc xếp hạng tín dụng nội bộ là nội dung bắt buộc trong hoạt động tài trợ vốn cho tất cả đối tượng khách hàng vay vốn: doanh nghiệp, cá nhân,… Tuy nhiên với các khách hàng đặc thù là các định chế tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán,…có thể xem xét sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng độc lập dựa trên các quy chuẩn khắt khe và uy tín của các tổ chức xếp hạng độc lập này. Đối với mỗi ngân hàng thương mại sẽ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng riêng phụ thuộc vào chiến lược quản trị rủi ro và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng bao gồm các tiêu chí về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, quy mô hoạt động của khách hàng, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, so sánh với một ngưỡng nhất định theo quy chuẩn. Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức khác, tùy từng trường hợp cụ thể để ngân hàng có thể giản lược một số nội dung kỹ thuật đo lường rủi ro kể trên. 32
  • 43. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Sử dụng mô hình các chỉ tiêu tiêu rủi ro chính (KRIs) thông qua phương pháp định lượng: các nhóm chỉ tiêu căn bản nhất bao gồm: chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và chỉ tiêu sinh lời. Chỉ tiêu thanh khoản dùng để xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả phát sinh trong ngắn hạn của doanh nghiệp, thông thường dưới 12 tháng. Các chỉ tiêu thanh khoản thường sử dụng gồm: Tài sản ngắn hạn– Giá trị HTK Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Trong đó: Tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho = tiền và chứng khoán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn Các chỉ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trả chi phí nợ vay ngắn hạn từ tài sản thanh toán nhanh. Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu vốn lưu động ròng thể hiện năng lực của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sản lưu động. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động dùng để đánh giá hiệu quả chuyển hóa doanh thu thành tiền và việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động thường sử dụng gồm: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Giá trị bình quân hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý quy mô hàng tồn kho càng tốt, thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt tại thị trường và được thị trường đón nhận. Giá trị KPT trung bình 360 Kỳ thu nợ trung bình = x Doanh thu thuần 33
  • 44. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Doanh thu thuần Vòng quay KPT = Giá trị bình quân KPT Kỳ thu nợ trung bình và vòng quay khoản phải thu càng ngắn thể hiện việc chuyển hóa doanh thu thành tiền được nhanh chóng, hoạt động kinh doanh của khách hàng hiệu quả. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: là các chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng và khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính bao gồm: Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản Trong đó: Tổng nợ phải trả = Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ phản ánh các rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không thể trả nợ. Khi hệ số này càng cao chứng tỏ các khoản nợ của doanh nghiệp đã quá lớn và tổng tài sản của doanh nghiệp không thể bù đắp được các tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Tổng nợ Hệ số nợ trên Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh các rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không thể trả nợ. Khi hệ số này càng cao chứng tỏ các khoản nợ của doanh nghiệp đã quá lớn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thể bù đắp được các tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Chỉ tiêu sinh lời là chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi tiêu sinh lời gồm: Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lời gộp của doanh thu = Doanh thu thuần Thu nhập ròng sau thuế Tỷ suất sinh lời ròng của doanh thu = Doanh thu thuần 34