SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NHỮ THỊ HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC
THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 20
https://lms.ueh.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NHỮ THỊ HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC
THU HÚT VỐN DÒNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2017
Chuyên ngành: Tài chính –Ngân Hàng (Hướng Ứng Dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (1995 –
2017)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trần Thị Hải Lý.
Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này
được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối
nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2019
Nhữ Thị Hương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.6 Kết cấu bài nghiên cứu ................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY .................................................. 4
2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ..................................... 4
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh .............................................................................. 4
2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên .............................................................. 5
2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ......................................................................... 5
2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: ................................................... 6
2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro ............................................................................ 7
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 8
2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP) ........................................... 8
2.2.2 Tác động của độ mở thương mại .............................................................. 10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực .................................................................. 11
2.2.4 Tác động của lạm phát.............................................................................. 12
2.2.5 Tác động của lãi suất................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19
3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu................................................................ 19
3.2. Phương pháp định lượng và các kiểm định.............................................. 23
3.2.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng................................................................ 23
3.2.2 Kiểm định mô hình.................................................................................. 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 28
4.1 Phân tích thống kê mô tả............................................................................. 28
4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến................................................................................ 30
a. Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 30
b. Nhân tử phóng đại phương sai VIF......................................................... 31
c. Mô hình tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên................... 32
d. Kiểm định Hausman ................................................................................ 33
4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình ................................................................ 34
a. Kiểm định tự tương quan.............................................................................. 34
b. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM............................... 35
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu...................................................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 39
5.1 Kết luận và gợi ý chính sách........................................................................ 39
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển ..................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt
ARDL
Autoregressive Distributed
Tự hồi quy phân phối trễ
Lag
ASEAN
Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations Nam Á
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GLS Generalized Least Squares
Phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai
VAR Vector Auto – regression Tự hồi quy vector
VECM Vector Error Correct Model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số thứ tự Tên Bảng Biểu
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng
Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai VIF
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy FEM và REM
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan
Bảng 4.7
Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình
tác động cố định
Bảng 4.8
Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình
tác động ngẫu nhiên
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FGLS
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét tác động các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á (trong đó có
Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017. Tác giả sử dụng phương pháp dữ liệu bảng
để xem xét ảnh hưởng của 5 biến số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, độ mở
thương mại, tỷ lệ lạm phát, nguồn nhân lực, lãi suất) lên đầu tư trực tiếp nước ngoài
của 15 nền kinh tế đang phát triển. Sử dụng các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng cố
định (FEM), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tối thiểu
tổng quát (FGLS) để xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư
FDI vào các quốc gia đang phát triển hiện nay.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: Tăng trưởng kinh tế, Độ mở thương
mại, Nguồn nhân lực là những nhân tố có tác động tích cực đến việc thu hút dòng
vốn đầu tư chảy vào các quốc gia này. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho
vay thực lại có mối tương quan âm với biến số dòng vốn FDI này. Chính phủ các
quốc gia cần nhận biết rõ sức ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố vĩ mô
này để đề ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút, tận dụng nguồn vốn đầu tư
này từ các quốc gia khác để đem lại lợi ích cho sự phát triển của quốc gia.
Từ khóa: FDI, nhân tố vĩ mô, các quốc gia đang phát triển
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ABSTRACT
This paper examines the impact of macroeconomic factors on the flow of
foreign direct investment into developing countries in Asia (including Vietnam) in
the period 1995 – 2017. The author uses the panel data method of 5 macroeconomic
variables: Economic growth, Trade openness, Inflation Rate, Human resources,
Real lending interest rates in 15 developing economies. Using fixed effects model
(FEM), random effects model (REM) and generalized least squares method (GLS)
to consider the impact of macro factors on investment flows FDI into developing
countries today.
The results of the study show that: Economic growth, Trade openness,
Human resources are factors that have a positive impact on attracting investment
flows into these countries. Meanwhile, the inflation rate and real lending interest
rate have a negative correlation with this FDI inflow. National governments should
be aware of the impact and dimension of these macro factors to set appropriate
policies to attract and utilize this investment capital from other countries to bring
benefits for national development.
Keywords: FDI, macroeconomic factors, developing countries.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư bao gồm: Đầu tư tư nhân, Đầu tư chính phủ và Đầu tư nước ngoài. Vốn
đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao
gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung cho toàn xã hội. Đó là nguồn
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu
tư. Ngoài ra dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn quan trọng
để phát triển công nghệ của các quốc gia nhận đầu tư thông qua các cuộc chuyển
giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – các khóa đào tạo nghề
nghiệp, kỹ năng quản lý, nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng, năng suất lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp thúc đẩy nền
kinh tế phát triển…
Đồng thời, dòng vốn này cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng
giúp các quốc gia bổ sung thêm nguồn vốn hạn hẹp để khắc phục tình trạng thiếu
vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa, dòng vốn này còn có lợi thế
hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi được
xem là ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt
hơn.
Nhận thấy được những đóng góp quan trọng của dòng vốn FDI cho nền kinh
tế, chính phủ các quốc gia hiện nay đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi
trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng
đã được tiến hành ở các quốc gia để tìm hiểu nhân tố nào có tác động mạnh mẽ đến
dòng vốn đầu tư chảy vào, cũng như việc liệu FDI có thực sự mang lại hiệu quả
kinh tế ở các quốc gia đó. Các nghiên cứu đã được tiến hành ở các quốc gia và thu
được những kết luận trái ngược nhau. Điều này đã tạo động lực cho tác giả tiến
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành nghiên cứu “Tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1995 – 2017”.
Nhằm một phần nào đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố vĩ mô thu
hút dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến
nghị chính sách nhằm phát triển kinh tế hiệu quả tại các quốc gia này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển châu Á (trong đó có Việt Nam)
giai đoạn 1995 – 2017. Cụ thể là: Tăng trưởng kinh tế, Lãi suất, Tỷ lệ lạm phát Độ
mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp…
Nghiên cứu này sẽ kiểm định xem đâu là nhân tố chủ lực và khuyến nghị đưa
ra những gợi ý chính sách hữu ích nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư này để phát
triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cải
thiện môi trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả…
Câu hỏi nghiên cứu
1. Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của một quốc gia
hay không?
2. Độ mở thương mại có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI vào một
quốc gia?
3. Tỷ lệ lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô) có tác động như thế nào đến dòng
vốn FDI chảy vào các quốc gia?
4. Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư FDI của một quốc gia
như thế nào?
5. Lãi suất thực của một quốc gia có tác động như thế nào đối với dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chảy vào quốc gia này?
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của các biến số vĩ mô như: Tăng trưởng
kinh tế (GDP bình quân đầu người), Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Nguồn
nhân lực (Tỷ lệ thất nghiệp) và Lãi suất (Lãi suất cho vay thực) đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á (trong đó có
Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017.
Thời gian và phạm vi nghiêm cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào các quốc gia
đang phát triển châu Á, Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên, cụ thể bao gồm
15 quốc gia sau: Armenia, Cộng Hòa Azerbaijan, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan,
Malaysia, Oman, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Vương quốc Bahrain, Tajikistan,
Thái Lan, Bangladesh, Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tiến hành phân
tích tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
thông qua các cách tiếp cận tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).
1.5 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách và hướng phát triển mới cho bài nghiên
cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
Phần này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về chiều hướng của các mối
quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô trên thông qua một số các lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học
trước đây…
2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số đầu tư
được thực hiện để thu lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp hoạt động ở một nền
kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư và giành được tiếng nói có hiệu quả
trong công việc quản lý doanh nghiệp đó”.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi và ban hành ngày
12/11/1996 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bết cứ tài sản nào để tiến hàng hoạt động
đầu tư theo luật này”.
Lý do căn bản giải thích cho sự phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, hình
thành các công ty đa quốc gia, sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) xuất phát từ các học thuyết sau:
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh
Được đưa ra bởi Adam Smith – “Sự giàu có của các quốc gia” năm 1776 sau
đó được phát triển bởi David Ricardo, theo đó, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản
xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và dùng những sản phẩm này để
trao đổi lấy những thứ mà họ không có lợi thế. Lý thuyết này cung cấp nền tảng cho
việc giải thích hoạt động kinh doanh quốc tế trong xu hướng tự do hóa thương mại,
sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế hiện nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên
Theo Richarch S.Eckaus (1960) “Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi
toàn cầu nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm
xuất hiện sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế”. Tác giả cho rằng các quốc gia đầu
tư (thừa vốn) thường có hiệu quả sử vốn thấp điều này sẽ dẫn đến các nhà đầu tư tại
các quốc gia này sẽ tiến hành tìm kiếm cơ hội đầu tư mới đem lại hiệu quả sử dụng
vốn cao hơn tại các quốc gia đang thiếu vốn – có hiệu quả sử dụng vốn tương đối
cao.
2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm được đưa ra bởi Vernon (1966) cho rằng các
công ty được thành lập ở thị trường nội địa là do một lợi thế nào đó mà họ có được
so với đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm công
ty ban đầu sẽ được đáp ứng thông qua hoạt động xuất khẩu. Theo thời gian, công ty
nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản
phẩm ngay ở các thị trường nước ngoài để giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được
tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động tương đối rẻ ở các quốc gia nhận đầu
tư…
Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon, lý
thuyết này được trước tiên bởi S.Hirsch và sau đó được R.Vernon phát triển một
cách có hệ thống từ năm 1966. Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm
mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác;
nhưng khi sản phẩm được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất lại
được tiến hành ở các nước khác và kết quả là sản phẩm có thể được xuất khẩu trở lại
nước phát minh và các quốc gia khác trên thế giới. Có nghĩa là khi sản phẩm mới
xuất hiện thì việc sản xuất sản phẩm là không đáng kể và được thực hiện tại nước
phát minh ra sản phẩm, tuy nhiên ở giai đoạn sản phẩm chín muồi thì việc cạnh
tranh trong nước càng khốc liệt hơn dẫn đến các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được xây dựng để đáp ứng kịp thời nhu cầu bên ngoài và đây cũng là lúc mà các
dòng vốn FDI bắt đầu di chuyển giữa các nước. Khi sản phẩm bước vào thời kì
được chuẩn hóa, thị trường ổn định thì để tăng tính cạnh tranh các sản phẩm tiếp tục
được chuyển sang nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI; đồng thời ta nhận
thấy các nước ban đầu tiếp nhận FDI để sản xuất sản phẩm với những lợi thế của
mình nay lại trở thành những nước mạnh về xuất khẩu và có thể xuất khẩu ngược
sản phẩm này lại cho các nước phát minh ban đầu và ra thị trường thế giới. Lý
thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là
một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm; cho thấy vai trò của các phát minh
sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn tiếp nối
nhau. Theo lý thuyết, có thể nhận thấy rằng FDI vừa thay thế vừa bổ sung cho
thương mại quốc tế, FDI làm tăng nhập khẩu máy móc, nhiên liệu từ nước chủ đầu
tư sang nước nhận đầu tư và cũng đồng thời tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư
sang nước chủ đầu tư và ra thị trường quốc tế.
Theo Akamatsu (1962) thì cho rằng: Chu kỳ sản phẩm đối với hầu hết các
công ty khi tham gia kinh doanh quốc tế sẽ gồm 3 giai đoạn: sản phẩm mới, sản
phẩm chín muồi và sản phẩm chuẩn hóa. Sản phẩm mới ban đầu được phát minh và
sản xuất ở nước đầu tư, sau đó sẽ được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại thị
trường nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới sẽ làm cho nhu cầu tại các quốc gia
này tăng lên, do đó các nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm
nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn
sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường
trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn
hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ dẫn đến sự hình thành các dòng vốn giữa
các quốc gia hiện nay.
2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI:
Lý thuyết chiết trung (Dunning – 1993) cho rằng các yếu tố quyết định các
nhân tố quyết định đến FDI thông qua lý thuyết của mô hình OLI, cụ thể: Lợi thế về
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
quyền sở hữu (Ownership – O), lợi thế về vị trí (Location – L) và lợi thế về nội hóa
(Internalization – I).
Các công ty đa quốc gia đầu tiên cần có lợi thế về quyền sở hữu – O (bằng
phát minh sáng chế, thương hiệu, kỹ năng quản lý, tiến bộ khoa học) cho phép họ
cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa (nước nhận đầu tư)
Lợi thế vị trí – L của là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết
định đầu tư của một công ty khi quyết định rót vốn vào một thị trường. Quy mô thị
trường, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động, sự ổn định của nền kinh tế, chi
phí sản xuất vận chuyển thấp, ưu đãi thuế…. Sẽ là những nhân tố tạo nên hấp dẫn
khác nhau trong việc thu hút dòng vốn đầu.
Lợi thế về nội hóa liên quan đến chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp
đồng, tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các doanh nghiệp, tránh
được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế.
Theo lý thuyết thì điều kiện kinh tế của các quốc gia ngày nay là không
giống nhau, và các quốc gia ngày nay đang cố gắng để hoàn thiện các điều kiện cần
để thu hút các dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển. Do đó việc tìm ra đâu là nhân
tố có ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư này là cực kỳ quan trọng và có ý
nghĩa về mặt chính sách.
2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro
Theo D.Salvatore (1993), cho rằng các nhà đầu tư không nên chỉ quan tâm
đến những danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao vì một danh mục có tỷ suất sinh
lợi cao sẽ đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều rủi ro trong danh mục. Các nhà đầu tư
không nên “bỏ trứng vào một rổ” vào một thị trường quen thuộc mà họ sẽ phân tán
tài sản để mua cổ phiếu, chứng khoán nợ… ở các thị trường nước ngoài khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngoài các học thuyết kinh tế được nói trên thì bên cạnh đó cũng có rất nhiều
nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để xem xét các yếu tố vĩ mô tác đống
đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu
này lại đưa ra những kết luận trái ngược nhau.
2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP)
Chakrabarti (2001) ủng hộ cho quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế có
tác động lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư, ông
tranh luận rằng tăng trưởng kinh tế cao tại các nước sẽ thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và tiến hành các hoạt động đầu tư tại những
quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định hơn các quốc gia còn lại.
Tatoglu và Erdal (2002) đã sử dụng hồi quy OLS để xem xét các nhân tố tác
động đến dòng vốn FDI chảy vào Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1980 – 1998. Kết quả của
bài nghiên cứu cho thấy: GDP, Độ mở thương mại, Cơ sở hạ tầng có mối tương
quan dương cùng chiều với dòng vốn FDI chảy vào quốc gia này. Đồng thời, tìm
thấy bằng chứng cho thấy Tỷ giá hối đoái đa phương danh nghĩa lại có những tác
động tiêu cực đối với việc thu hút dòng vốn FDI trong giai đoạn nghiên cứu.
Nonnenberg và cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu bảng cho các quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn 1975 – 2000. Họ tìm thấy những tác động tích cực đáng
kể của quy mô của nền kinh tế (được đo bằng GPD), tỷ lệ trung bình của tăng
trưởng trong những năm trước, mức độ đi học và mức độ cởi mở. Lạm phát và rủi
ro của một quốc gia lại có những tác động đáng kể và tiêu cực đến dòng vốn FDI.
Cuối cùng, họ tìm thấy sự thị trường vốn tăng trưởng ở các nước phát triển là một
yếu tố quyết định mạnh mẽ đến dòng chảy vốn vào các quốc gia này.
Carkovic, M., & Levine, R. (2005) lại cho rằng các nghiên cứu trước đó tìm
thấy ảnh hưởng tích cực của FDI lên tăng trưởng tuy nhiên điều này là chưa hoàn
toàn hợp lý bởi vì ông cho rằng những nghiên cứu này đã không kiểm soát vấn đề
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
nội sinh, ảnh hưởng đặc thù của từng quốc gia riêng lẻ… có thể dẫn đến các lệch
lạc. Sau khi kiểm soát các vấn đề nội sinh và các lệch lạc tiềm tàng khác, các tác giả
nhận thấy các kết quả là không phù hợp với quan điểm tác động của FDI tới tăng
trưởng là tác động theo hướng tích cực của các nghiên cứu trước đây. Tác giả nhận
thấy tăng trưởng dẫn đến FDI hơn là chiều ngược lại FDI dẫn đến tăng trưởng.
Hunady và Orviska (2014) đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để
nghiên cứu các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở
các quốc gia thuộc khối EU trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2011. Tác giả tìm thấy
một tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí
sa thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu
còn cho thấy những bằng chứng cho thấy khủng hoảng tài chính và khủng hoảng
kinh tế tác động tiêu cực đến dòng vốn này.
Tang, Yip và Ozturk (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dòng
vốn FDI vào Maylaysia trong ngành công nghệ và điện tử theo các năm trong giai
đoạn từ 1980 đến 2008 bằng phương pháp tiếp cận ARDL và kiểm định mối quan
hệ nhân quả Granger. Bài nghiên cứu đã tìm thấy 6 yếu tố ảnh hưởng tới dòng vốn
FDI tại Malaysia trong lĩnh vực nghiên cứu. Các yếu tố được phát hiện bao gồm:
GDP, tỷ giá hối đoái thực, phát triển tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, độ bất
ổn kinh tế vĩ mô và độ bất ổn xã hội. Trong đó, tỷ giá hối đoái thực, GDP thì có mối
quan hệ tích cực đến dòng vốn FDI trong lĩnh vực nghiên cứu. Ngược lại, các nhân
tố như thuế thu nhập cá nhân, độ bất ổn xã hội thì lại có tác động tiêu cực tới dòng
vốn FDI trong ngành được nghiên cứu.
Bên cạnh các nghiên cứu trên cho thấy có ít nhất một mối quan hệ nhân quả
giữa FDI và tăng trưởng thì một vài nghiên cứu của các nhà kinh tế học lại không
tìm thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa hai biến số trên như các nghiên cứu của:
Durham (2004) và Herzer và cộng sự (2008), Kholdy và Sohrabian (2005) …
Nghiên cứu của Onuorah và Anastasia Chi – Chi (2013) sử dụng dữ liệu
của ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1980 đến năm 2010 để đưa ra mối quan hệ lâu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dài giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư nước ngoài vào Nigeria. Áp dụng mô
hình VAR, nhóm tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê
giữa FDI và GDP. Trong khi các yếu tố vĩ mô khác: Tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung
tiền M2 và lãi suất lại có mối quan hệ cùng chiều. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị
là chính phủ nên kiểm soát lạm phát và tỷ lệ lạm phát để tăng cường chính sách thu
hút dòng vốn đầu tư.
2.2.2 Tác động của độ mở thương mại
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chế độ thương mại tự do hoặc độ mở thương
mại tạo ra môi trường đầu tư tích cực (Grossman và Helpman, 1991; Liu và cộng
sự, 2001; Mina, 2007).
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tác động của dòng vốn đầu tư FDI
vào hoạt động xuất khẩu vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Ở phía đông Trung
Quốc nhờ có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên mối quan hệ hai chiều tích cực giữa 2
nhân tố này (hoạt động xuất khẩu thuận lợi thu hút dòng vốn FDI và đến lược mình
FDI lại thúc đẩy xuất khẩu ở khu vực). Ngoài ra, sự gia tăng của tỷ lệ FDI/GDP có
tác động làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động công nghiệp ở phía đông Trung
Quốc. Những tác động này này đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng trong thu nhập
ở khu vực phía đông Trung Quốc, mặc dù có một sự lấn át trực tiếp giữa FDI và
tăng trưởng của đầu tư trong nước. Ngược lại, dòng vốn đầu tư FDI chảy vào trung
tâm Trung Quốc lại có tác động tiêu cực đối với khu vực định hướng xuất khẩu làm
yếu đi sự đóng góp của dòng vốn này vào tăng trưởng thu nhập trong khu vực (Wen
2005).
Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và
thương mại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và đang phát triển.
Họ nhận thấy rằng có mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở
các nước đang phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh
hơn là chiều ngược lại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Nghiên cứu của Hunady và Orviska (2014) về các yếu tố quyết định chính
ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia thuộc khối EU trong giai
đoạn từ năm 2004 đến 2011 cũng thu được kết quả tương tự. Tác giả tìm thấy một
tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí sa
thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI.
Tuy nhiên trong nghiên cứu được tiến hành năm 1992, Wheeler và Mody đã
phát hiện ra rằng Brazil và Mexico đã thu hút được dòng vốn FDI tương đối lớn
mặc dù độ mở thương mại tại các quốc gia trong thời gian nghiên cứu ngày tương
đối thấp. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi mong đợi rằng mở cửa
thương mại sẽ không thể bị kiểm soát cực đoan dưới hình thức thuế, hạn ngạch hoặc
độc quyền nhà nước về xuất khẩu. Độ mở thương mại được kỳ vọng sẽ cải thiện
một môi trường kinh tế dành cho doanh nhân và tăng cường đầu tư, dẫn đến thúc
đẩy dòng vốn đầu tư đi vào các quốc gia.
2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực
Hu và Khan (1997) cho rằng sự phát triển với tốc độ ngoạn mục của Trung
Quốc trong giai đoạn 1952-1994 phần lớn là do những cải cách mà quốc gia này
thực hiện, đặc biệt là việc mở rộng phát triển các khu vực ngoài nhà nước cũng như
là chính sách “mở cửa” đã mang lại những thuận lợi đáng kể cho thương mại quốc
tế và FDI. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các tập đoàn
xuyên quốc gia (TNCs) có tiềm năng đóng góp vào hiệu suất xuất khẩu ở nước sở
tại. Làm thế nào các nước đang phát triển sử dụng tiềm năng này phụ thuộc phần
lớn vào các chiến lược và những nỗ lực của chính quốc gia đó. “Mở cửa” một cách
thụ động để đầu tư và thương mại quốc tế là hữu ích, nhưng nó chỉ là một câu trả lời
một phần, FDI chỉ có tác động đến xuất khẩu trong ngắn hạn. Để xây dựng một cơ
sở xuất khẩu bền vững và năng động hơn, các quốc gia phải sử dụng chính sách chủ
động. Họ cũng cần phải cải thiện vốn và năng lực con người của họ để thu hút đầu
tư chất lượng cao hơn. Điều này cho phép họ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và
đồng thời giúp phát triển các doanh nghiệp trong nước trở thành các nhà xuất khẩu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trực tiếp và là nhà cung cấp chủ lực cho các TNCs. Chỉ sự phát triển của cơ sở năng
lực địa phương mới cho phép các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội để tham gia vào
các phân khúc năng động của hoạt động xuất khẩu. Đến lượt mình, TNCs có thể
giúp đỡ trong sự phát triển của năng lực trong nước, chất lượng cao hơn FDI và khả
năng cạnh tranh năng động trong thương mại (UNCTAD 1999).
Billington (1999) trong nghiên cứu của mình tác giả đã nhận ra các quốc gia
có nguồn lao động càng dồi dào thì khả năng thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu
tư nước ngoài càng cao. Nói cách khác, ở một quốc gia mà có tỷ lệ thất nghiệp càng
lớn thì dòng vốn vào các quốc gia này càng cao. Tác giả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp
cao khiến cho người lao động đặt giá trị cao hơn cho công việc hiện tại và tiềm năng
trong tương lai, họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn và với mức lương thấp hơn. Do
đó, sự sẵn có của nguồn lao động đóng vai trò như một sự khích lệ đối với dòng vốn
FDI. Tác động tích cực của tỷ lệ thất nghiệp cao lên dòng vốn FDI cũng đã được
được tìm thấy trong nghiên cứu của Friedman và cộng sự (1992); Nunnenkamp và
cộng sự (2007)…
Zhang (2001) sử dụng dữ liệu của 11 quốc gia ở Mỹ Latinh và Đông Á, tác
giả tìm thấy dòng vốn đầu tư FDI chảy vào một quốc gia và đem lại nhiều lợi ích
cho quốc gia nhận đầu tư khi quốc gia này áp dụng chế độ tự do hóa thương mại,
nâng cao chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô…
2.2.4 Tác động của lạm phát
Tỷ lệ lạm phát phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, lạm phát cao làm giảm
giá trị thực của thu nhập bằng đồng nội tệ dẫn đến đầu tư trong nước kém hấp dẫn.
Có nghĩa là khi lạm phát thấp sẽ báo hiệu sự ổn định trong nền kinh tế của quốc gia,
điều này sẽ làm tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút dòng vốn FDI
chảy vào các quốc gia này. Theo nghiên cứu của Coskun (2001) đã tìm ra bằng
chứng chứng minh rằng tỷ lệ lạm phát thấp có xu hướng khuyến khích gia tăng
dòng vốn FDI vào quốc gia này, trong giai đoạn nghiên cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Buckley và cộng sự (2007), sử dụng dữ liệu bảng để xem xét dòng vốn FDI
từ Trung Quốc đến 49 quốc gia trong giai đoạn 1984 – 2001. Nhóm tác giả nhận
thấy rằng, các nhà đầu tư của Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia có thể chế
nghèo (một đại diện của rủi ro chính trị), tài nguyên thiên nhiên (được đo bằng tỷ lệ
quặng và kim loại xuất khẩu trong tổng xuất khẩu hàng hóa) thì không có ý nghĩa
thống kê trong mẫu nghiên cứu. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận: FDI
của Trung Quốc bị thu hút bởi các quốc gia có GDP lớn, tỷ lệ lạm phát cao, xuất
khẩu và nhập khẩu cao; ngoài ra, các biến số như bằng sáng chế, tỷ giá hối đoái,
khoảng cách địa lý và tổng FDI/GDP lại không có tác động có ý nghĩa thống kê.
Mishal và Abulaila (2007) đã tiến hành nghiên cứu tác động của các nhân tố
vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI vào Pakistan trong gian đoạn 1971 – 2009. Kết
quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê
giữa lạm phát và dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ tác
động tích cực của sự tăng trưởng GDP, sự ổn định của tỷ giá hối đoái đến FDI.
Nhóm tác giả khuyến nghị: Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để duy trì
tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái; cần có những
chính sách tài chính nhất quán để khuyến khích các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đổ vào quốc gia.
Demirhan và Masca (2008) tiến hành nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động
đến dòng vốn FDI vào 38 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2004,
gồm: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, chi phí nhân công, độ mở
thương mại, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thuế thu nhập doanh
nghiệp… Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý
nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn đầu tư FDI vào các quốc gia này trong
giai đoạn nghiên cứu.
A. Boateng và các cộng sự (2015) sử dụng phương pháp VAR để tiến hành
nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI ở Na Uy trong giai đoạn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từ 1986 đến 2009. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả tìm ra một mối quan hệ
ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn FDI trong ngắn hạn.
2.2.5 Tác động của lãi suất
Billington (1999) đã chứng minh rằng lãi suất là một trong những yếu tố
quyết định quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm của dòng vốn đầu tư FDI vào
bảy quốc gia công nghiệp hóa. Những phát hiện tương tự đã được đưa ra bởi Hong
và Kim (2002), nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng lãi suất thấp ở các nước
thuộc Liên minh châu Âu là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đối với các tập
đoàn đa quốc gia Hàn Quốc khi quyết định các địa điểm ưa thích tiến hành đầu tư
vào các quốc gia này. Bằng chứng xác nhận vai trò của lãi suất thấp của các nước sở
tại trong việc thu hút vốn FDI vào cũng được cung cấp bởi Culem (1988), tác giả
cho rằng lãi suất thấp mang lại lợi thế chi phí cho các nhà đầu tư.
Angelo và cộng sự (2010) đã sử dụng phương pháp 2SLS để nghiên cứu các
nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI vào Brazil trong giai đoạn 2000 – 2007.
Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất và
việc thu hút dòng vốn đầu tư vào quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu. Chúng ta
cũng tìm thấy những kết luận tương tự ở các nghiên cứu của các tác giả khác như:
Boateng và cộng sự (2015), Kok và Ersoy (2009).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Yang và cộng sự (2000), Jeon và Rhee
(2008) đã khẳng định rằng lãi suất cao hơn ở nước sở tại khiến cho các khoản đầu tư
nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn vì chúng đem đến lợi nhuận cho các khoản đầu tư.
Boateng và cộng sự (2011) không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào
giữa đầu tư xuyên biên giới và lãi suất liên ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Phương
Tác giả
Quốc gia và
Biến nghiên cứu
pháp
Kết quả
thời gian nghiên
cứu
(+) GDP, tỷ giá hối đoái và
GDP, tỷ giá hối
độ mở thương mại thì có
tác động cùng chiều với
A. đoái và độ mở
tổng vốn đầu tư nước ngoài
thương mại, Cung
Boateng Na Uy FMOLS,
tiền, lạm phát, tỷ lệ
(FDI),
và cộng (1986 – 2009) VAR
sự (2015) thất nghiệp và lãi
(-) Cung tiền, lạm phát, tỷ
lệ thất nghiệp và lãi suất thì
suất.
lại có tác động ngược
chiều.
GDP, Độ ổn định
Ấn Độ,
tài chính, Lạm
phát, Đầu tư trong
Pakistan, Sri
Kok và nước, Nguồn nhân Tác động của các nhân tố vĩ
Lanka,
Ersoy lực, Tỷ giá hối
Panel,
mô lên FDI ở các nước
(2009)
Bangladesh và
đoái, Chỉ số thanh
FMOLS
Nepal
khác nhau là khác nhau.
khoản chứng
(1990 – 2013)
khoán và đầu tư
trong nước.
Tang,
Phát triển tài
chính, GDP, Tỷ giá
Yip và Malaysia
Ozturk
hối đoái thực, Độ
(1980 – 2008)
(2014)
bất ổn kinh tế vĩ
mô, Độ bất ổn xã
ARDL,
VECM
(+) GDP, tỷ giá hối đoái
thực, chỉ số phát triển kinh
tế, độ bất ổn kinh tế tác
động tích cực. (-) Thuế thu
nhập cá nhân,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hội và Sự phát độ bất ổn xã hội tác động
triển của thị trường tiêu cực.
tài chính.
(+) Độ mở thương mại,
GDP, Độ mở
Chất lượng giáo dục,
Nguồn nhân lực có tác
11 Quốc gia thương mại, Ổn
Zhang động tích cực tới việc thu
Đông Á và Mỹ định kinh tế vĩ mô,Panel
(2001) hút dòng vốn FDI vào các
La – tinh Chất lượng nguồn
quốc gia này tạo điều kiện
nhân lực.
cho sự phát triển kinh tế
bền vững.
GDP bình quân
(-) Tác động ngược chiều
thuế thu nhập doanh nghiệp
Hunady đầu người, Nợ, Độ
Các quốc gia và FDI
và mở thương mại,
khối EU
Orviska Thuế thu
FEM (+) GDP bình quân đầu
(2004 – 2011)
nhập
người, nợ và độ mở của nên
(2014) doanh nghiệp, Giá
kinh tế thì có tác động đến
nhân công.
FDI
GDP, Lạm phát, (+) GDP lớn, Tỷ lệ lạm
Buckley
Trung Quốc và Xuất khẩu, Nhập phát cao, Cán cân xuất
49 quốc gia khẩu, Tỷ giá hối nhập khẩu cao sẽ có tác
và cộng
nhận đầu tư đoái, Bằng
Panel
động tích cực đến việc thu
sự (2007)
sáng
(1984 – 2001) chế, Khoảng cách hút dòng vốn đầu tư chảy
địa lý vào các quốc gia.
Onuorah Tỷ giá hối đoái, (+) Lạm phát, Cung tiền
và Nigeria Lạm phát, Cung M2, Tỷ giá hối đoái, Lãi
VAR
Anastasa (1980 – 2000) tiền M2, Lãi suất, suất có mối quan hệ cùng
Chi – Chi GDP chiều.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
(2013) (-) GDP có mối quan hệ
ngược chiều với FDI.
(+) Tăng trưởng GDP, Cơ
GDP, Độ mở
sở hạ tầng, Độ mở thương
mại có tác động cùng chiều
Tatoglu thương mại, Cơ sở
Thổ Nhĩ Kỳ với dòng FDI.
và Erdal hạ tầng, Lãi suất và
(1980 – 1998)
OLS
(2002) Tỳ giá hối đoái đa
(-) Tỷ giả hối đoái đa
phương danh nghĩa có tác
phương danh nghĩa
động ngược chiều với dòng
vốn này.
(+) Tăng trưởng kinh tế, Sự
Mishal
Tốc độ tăng trưởng
ổn định của tỷ giá có mối
và Pakistan tương quan dương với dòng
GDP, Ổn định kinh
Abulaila (1971 – 2009) vốn đầu tư FDI.
tế, Tỷ giá hối đoái
(2007) (-) Lạm phát có mối tương
quan âm với dòng vốn FDI.
(+) Tỷ giá hối đoái, Tổng
Angelo
Tỷ giá hối đoái, doanh thu bán lẻ có mối
Brazil Lãi suất, Tổng nợ, tương quan dương với dòng
và cộng
(2000 – 2007) Tổng doanh thu
2SLS
FDI
sự (2010)
vốn
bán lẻ. (-) Lãi suất có mối tương
quan âm với dòng vốn này.
Demirhn 38 quốc gia
Lạm phát, Tốc độ (+) Tốc độ tăng trưởng
tăng trưởng GDP GDP bình quân đầu người,
và Masca đang phát triển Panel
(2008) (2000 – 2004)
bình quân đầu Cơ sở hạ tầng và Độ mở
người, Độ mở thương mại có tác động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thương mại, Cơ sở
hạ tầng, Chi phí
nhân công và Thuế
thu nhập doanh
nghiệp.
cùng chiều với dòng vốn
đầu tư FDI.
(-) Thuế thu nhập doanh
nghiệp và lạm phát có tác
động ngược chiều với dòng
vốn FDI.
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu
Nền tảng lý thuyết của mô hình kinh tế lượng được bắt nguồn từ các lý thuyết
tăng trưởng kinh tế và những nghiên cứu thực nghiệm trước. Cụ thể từ mô hình
nghiên cứu của A. Boateng và cộng sự (2015)
Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 15 quốc gia đang phát triển ở khu
vực Châu Á bao gồm: Armenia, Cộng Hòa Azerbaijan, Vương quốc Bahrain,
Bangladesh, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan, Malaysia, Oman, Pakistan, Philippines,
Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2017 từ website
của World Bank: https://www.worldbank.org/
Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng như sau.
FDIi,t = α + β1*GDPPCi,t + β2*Hi,t + β3*TRADEi,t + β4*CPIi,t + β5*Ri,t + εi,t (1)
Trong đó:
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong mô hình nghiên cứu, FDI đóng
vai trò là biến phụ thuộc – đại diện cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào
các quốc gia đang phát triển châu Á. Được đo lường bằng tỷ số dòng vốn
FDI vào trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm.

 Biến tăng trưởng kinh tế (GDPPC): Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc
gia có thể giúp cho các nhà đầu tư nhận biết được đâu là một thị trường đang
phát triển, thị trường có tiềm năng để ra quyết định đầu tư. Được đo lường
bằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm. Tác giả kỳ
vọng sẽ tìm thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa biến
số tăng trưởng kinh tế và việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI trong bài nghiên
cứu (+).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công thứ tính
y = dY/Y × 100(%)
trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy
mô kinh tế được đo bằng GDP đo bằng GDP thực tế.
 Nguồn nhân lực (H): Được đo bằng tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia hằng năm

– những người đang ở trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) hiện đang có
nhu cầu tìm việc nhưng thất nghiệp. Theo các nghiên cứu trước đây, ta nhận
thấy nguồn vốn con người là một trong những nhân tố hàng đầu thu hút dòng
vốn đầu tư FDI chảy vào các nước giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia nhận đầu tư. Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển với nguồn nhân
lực trẻ, dồi dào, chi phí nhân công tương đối rẻ được xem là điểm nhấn để
thu hút các dòng vốn này. Tác giả kỳ vọng tác động của nguồn nhân lực đến
dòng vốn FDI sẽ là một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê (+).
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu
trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
HDI =
Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo
bằng tuổi thọ trung bình.
Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI)
và số năm đi học kỳ vọng (EYSI).
Thu nhập (II): Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người
(II).
 Độ mở thương mại (TRADE): Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can
thiệp của chính phủ các quốc gia vào việc trao đổi, buôn bán hàng hóa trên
thị trường quốc tế, nhận vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Theo đó, các nước
có nền kinh tế cở mở thường sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế có lợi cho
thương mại và đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho quốc gia có những cơ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
hội phát triển mới và đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn
đầu tư FDI từ các quốc gia bên ngoài khác. Được đo lường bằng tổng kinh
ngạch xuất khẩu chia cho GDP hằng năm. Bài nghiên cứu kỳ vọng tồn tại
mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa độ mở thương mại
(TRADE) và dòng vốn FDI (+).
 Tỷ lệ lạm phát (CPI): Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung của một
hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến sức mua của đồng nội tệ sẽ bị
giảm sút. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ lạm
phát cao có tác động xấu đến nền kinh tế làm vô hiệu hóa hoạt động kinh
doanh, gánh nặng chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng
thời có thể dẫn đến sự vỡ nợ công do sự giảm sút giá trị đồng nội tệ, gánh
nặng chi tiêu chính phủ càng gia tăng khi đồng nội tệ ngày càng mất giá. Các
nhà đầu tư rất thận trọng khi đầu tư vào các quốc gia có sự bất ổn này vì lo
ngại sự bất ổn trong tương lai trong dòng tiền về sau quá trình đầu tư. Tác giả
kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa CPI và dòng vốn đầu tư nước
ngoài (+).
Cách tính CPI
CPIt = 100 x
Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở
 Lãi suất cho vay thực (R): Lãi suất tác động trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn
của các tập đoàn kinh tế, khi lãi suất cao dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao ảnh
hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của các công ty trong và ngoài nước.
Được đo lường bằng lãi suất cho vay đã được điều chỉnh yếu tố lạm phát
theo từng năm. Bài nghiên cứu kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa
lãi suất cho vay thực (R) và dòng vốn đầu tư FDI (-).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng
Tên biến Ký hiệu Cách thức đo lường Kỳ vọng Nguồn
Đầu tư trực tiếp
FDI Tỷ trọng dòng vốn FDI vào
nước ngoài vào World Bank
(%) ròng năm t/GDP năm t
ròng
Tăng trưởng GDPPC Tốc độ tăng trưởng GDP bình
+ World Bank
kinh tế (%) quân đầu người hằng năm
Nguồn nhân lực
H
Tỷ lệ thất nghiệp năm t + World Bank
(%)
Độ mở thương TRADE Tổng tỷ trọng kim ngạch xuất
+ World Bank
mại (%) khẩu năm t/GDP năm t
Tỷ lệ lạm phát
CPI
(CPIt – CPIt-1)/CPIt-1 - World Bank
(%)
Lãi suất cho vay R Lãi suất cho vay được điều
World Bank
thực
-
(%) chỉnh lạm phát theo năm
“+”: mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc; “-”: mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
3.2. Phương pháp định lượng và các kiểm định
3.2.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Dữ liệu bảng (hay còn được gọi là dữ liệu gộp) là sự kết hợp của dữ liệu chéo
và chuỗi thời gian, xem xét đến sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo.
Việc sử dụng dữ liệu bảng để tiến hành hồi quy sẽ đem đến các lợi ích cho
các nhà nghiên cứu định lượng, cụ thể: Làm tăng quy mô mẫu nghiên cứu có thể
giải quyết các vấn đề về phân phối chuẩn của các biến; có thể nghiên cứu các mô
hình hành vi phức tạp, kể cả nghiên cứu các biến không đổi qua thời gian. Có thể
nghiên cứu những thay đổi trang thái động của các đơn vị chéo theo thời gian. Các
ước lượng bị chệch cũng được giảm đáng kể hoặc triệt tiêu khi chúng ta sử dụng dữ
liệu bảng…
Các phương pháp được sử dụng thường gặp trong mô hình hồi quy dữ liệu
bảng là: Mô hình hồi quy kết hợp (Pool OLS), Mô hình các tác động cố định (FEM)
và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
a. Mô hình hồi quy kết hợp (Pool OLS)
Giả định của mô hình là tất cả các hệ số đều không thay đổi theo thời gian và
không gian.
Mặc dù mô hình hồi quy thu được rất đơn giản, tuy nhiên việc dựa trên
những giả định hạn chế như vậy có thể dẫn đến việc bóp méo mối quan hệ thực tế
giữa các biến số kinh tế trong mô hình nghiên cứu.
b. Mô hình tác động cố định (FEM)
Giả định của mô hình cho rằng: Hệ số độ dốc là không đổi giữa các đơn vị
chéo, tung độ gốc thay đổi giữa các đơn vị chéo và không đổi theo thời gian. Điều
này được thể hiện bằng cách sử dụng biến giả (cần lưu ý về bẩy biến giả khi tiến
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành hồi quy). FEM được sử dụng trong nhiều trường hợp khi mà ở đó hệ số chặn
đặc thù của mỗi đơn vị chéo có thể tương qua với một hoặc nhiều biến giải thích.
yit = αi + β*xit + uit (2)
Trong đó:
yit là biến phụ thuộc, i là đơn vị chéo thứ i và t là thời gian của quan sát.
Hệ số chặn αi chú ý đến những ảnh hưởng không đồng nhất từ các biến không
được quan sát có thể khác nhau giữa các đơn vị chéo.
Các xit lần lượt là các biến độc lập trong mô hình.
Hệ số β là một vector cột của các hệ số độ dốc chung cho nhóm quan sát.
Số hạng sai số uit tuân theo các giả định kinh điển uit ~N(0,σ2
u).
Mô hình tác động ngẫu nhiên được ước lượng bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất với biến giả (LSDV). Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình
này là nó tiêu tốn quá nhiều bậc tự do khi N (số đơn vị chéo) rất lớn.
c. Mô hình tác động ngẫu nhiên
Giả định các hệ số độ dốc là không đổi giữa các đơn vị chéo, nhưng hệ số
chặn của một đơn vị chéo là ngẫu nhiên được rút từ một tổng thể lớn hơn nhiều với
một giá trị trung bình không đổi.
REM thích hợp trong trường hợp hệ số chặn (ngẫu nhiên) của mỗi đơn vị
chéo không tương quan với các biến giải thích, chúng ta có thể đưa ra các biến giải
thích không đổi thay thời gian vào mô hình (điều mà không thể đưa vào ở mô hình
FEM do gặp phải hệ tượng đa cộng tuyến với hệ số chặn đặc thù của chủ thể).
yit = α + β*xit + vit (3)
Với vit = εi + uit, cho thấy vit và vis (với t ≠ s)
Mô hình tác động ngẫu nhiên REM được ước lượng bởi phương pháp bình
phương nhỏ nhất tổng quát (GLS).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
3.2.2 Kiểm định mô hình
a. Hiện tượng đa cộng tuyến
Khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng
có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ (được thể hiện dưới dạng hàm số), ta nói mô
hình có hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity).
Nguyên nhân của hiện tượng này: Bản chất mối quan hệ giữa các biến số,
Mô hình có dạng đa thức (X, X2
, X3
thường có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ
đặc biệt là khi biến X nhận giá trị trong một khoảng nhỏ), Mẫu hình không mang
tính đại diện (nhỏ quá nhỏ hoặc có tính đặc trưng khá giống nhau…)…
Hậu quả của hiện tượng: Đa cộng tuyến không vi phạm bất cứ giả thuyết nào
trong định lý Gauss – Markov nên hiện tượng này không làm ảnh hưởng gì đến tính
“tốt nhất” của các ước lượng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn đến các biến
động lập cộng tuyến có thể mất đi ý nghĩa trong mô hình, một sự thay đổi dù nhỏ
trong mẫu cũng có thể gây ra một sự thay đổi khá lớn trong kết quả ước lượng, hoặc
có thể dẫn đến các sai sót về dấu của các hệ số ước lượng là có mô hình hồi quy
không còn thể hiện đúng bản chất của các mối quan hệ.
Các phương pháp để phát hiện có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập hay không thường được sử dụng là: Ma trận hệ số tương quan và Hệ số
phóng đại phương sai (VIF – Variance inflation factor).
b. Kiểm định Hausman:
Để chọn lựa sử dụng REM hay FEM, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman,
giả thiết H0 của kiểm định Hausman là không có sự khác biệt đáng kể giữa hai
phương pháp trên. Nếu không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, REM sẽ là mô hình
phù hợp, nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, FEM nên được sử dụng thay vì REM.
c. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi
quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian hoặc không gian. Có 3 nguyên nhân
chính dẫn đến hiện tượng tự tương quan: Bỏ sót biến quan trọng, Lỗi sai dạng hàm,
Lỗi sai sót hệ thống trong việc đo lường.
Hiện tượng tự tương quan có thể dẫn đến những hậu quả sau: Các ước lượng
OLS vẫn là các ước lượng không chệch và nhất quán, tuy nhiên, chúng sẽ không
còn là những ước lượng hiệu quả nữa; Các giá trị ước lượng của sai số chuẩn theo
OLS có xu hướng nhỏ hơn các sai số của tổng thể, dẫn đến, khả năng kết luận nhầm
lẫn rằng các giá trị ước lượng có độ chính xác cao; Việc kiểm định thống kê sẽ
không còn đáng tin cậy nữa…
Để kiểm tra xem mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không, tác
giả sử dụng kiểm định được đề xuất bởi Wooldrige (2002). Với giả thiết H0: Mô
hình có hiện tượng tự tương quan.
d. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi là hiện tượng các yếu tố nhiễu xuất hiện
trong hàm hồi quy có phương sai thay đổi (hay các yếu tố nhiễu không đồng nhất
phương sai). Hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra khi phương sai của sai số không
phải là hằng số, mà tăng hoặc giảm khi biến độc lập tăng.
Nguyên nhân là do: bản thân các mối quan hệ trong kinh tế đã chứa đựng
hiện tượng này, do kỹ thuật thu thập số liệu, do trong mẫu nghiên cứu chứa các giá
trị bất thường (quá cao hoặc quá thấp so với các giá trị còn lại), do mô hình thiếu
biến quan trọng hoặc dạng hàm sai…
Phương sai thay đổi làm cho: Các ước lượng OLS tuy vẫn là các ước lượng
tuyến tính không chệch nhưng không còn là ước lượng tốt nhất, khoảng tin cậy và
kiểm định giả thuyết về các hệ số không còn giá trị sử dụng…
Có nhiều cách để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô
hình hồi quy, chẳng hạn: Sử dụng đồ thị phần dư, Kiểm định White, Kiểm định
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Breusch – Pagan (1979)… Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kiểm
định Breusch – Pagan để kiểm tra xem mô hình có bị vi phạm giả thiết hồi quy –
phương sai không đổi hay không. Với giả thiết H0: Phương sai của mô hình không
đổi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê mô tả
Bài nghiên cứu dữ dụng dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1995 – 2017
tại 15 quốc gia đang phát triển châu Á. Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả các biến
được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến
Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là
vào ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở
vay thực.
các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài
thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho
(Đơn vị tính: %)
Biến số Số quan sát
Trung Độ lệch Giá trị Giá trị lớn
bình chuẩn nhỏ nhất nhất
FDI 345 4.297 6.199 0 55.076
GDPPC 345 3.252 4.632 -17.908 33.030
CPI 330 7.679 24.998 -8.525 411.759
R 317 6.265 10.280 -38.229 48.056
TRADE 345 46.096 25.383 8.235 121.311
H 345 5.904 4.552 0.398 19.008
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mức biến động từ -3.152%
đến 55.076% so với GDP hằng năm. Quốc gia có tỷ lệ dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào chiếm tỷ trọng lớn so với GDP là Azerbaijan trong những năm 2003 – 2004.
Dòng vốn vào ròng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 4.297% GDP của các quốc
gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1995 – 2017.
Tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người (GDPPC) của các quốc
gia trong giai đoạn nghiên cứu trung bình khoảng 3.25%/năm với độ lệch chuẩn là
4.63%/năm, trong đó quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Azerbaijan –
33.030% vào năm 2006 và thấp nhất là ở quốc gia Tajikistan (-17.91%) năm 1995.
Đặc biệt, trong giai đoạn quan sát ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người của các quốc gia đang phát triển Châu Á có sự sụt giảm trong giai đoạn
1997 – 1998 tiếp đó là sự sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 2007 – 2008, cụ thể: Thái Lan (-3.89%:1997, -8.73%:1998), (4.84%:2017, -
1.19%:2018), Malaysia (4.63%:1997, -9.66%:1998)….
Tốc độ tăng của chỉ số lạm phát (CPI) trung bình của các quốc gia trong giai
đoạn quan sát là 7.679%/năm với độ lệch chuẩn 24.99%. Trong đó, với tốc độ tăng
của chỉ số CPI gần bằng 411.76% (năm 1995) - Azerbaijan được xem là quốc gia bị
ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Tuy nhiên những
năm sau đó thì tốc độ tăng của CPI đã giảm và ổn định lại sau tác động của các cuộc
khủng hoảng kinh tế.
Tỷ lệ lãi suất cho vay thực (R) có giá trị trung bình là 6.27%/năm với độ lệch
chuẩn 10.28%/năm. Azerbaijan, Kyrgyz Republic và Armenia được xem là những
quốc gia có lãi suất cho vay thực cao nhất với giá trị lần lượt là: 48.06%, 44.37%,
39.11%.
Độ mở thương mại (TRADE), Malaysia được xem là quốc gia có nền kinh tế
tương đối cởi mở so với các quốc gia trong khu vực. Trong mẫu quan sát ta thấy tỷ
trọng xuất khẩu ròng của Malaysia có giá trị lớn nhất – 121.31% (năm 1999),
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
119.81% năm 2000. Độ mở thương mại nhận giá trị trung bình khoảng 25.38%
GDP trong mẫu quan sát từ năm 1995 – 2017.
Nguồn nhân lực (H): Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1995 – 2017 của
các quốc gia trong mẫu nghiên cứu nhận giá trị khoảng 5.9% với độ lệch chuẩn
4.56%. Trong đó Armenia là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối lớn so với các
quốc gia khác trong khu vực, cụ thể: 19.01% (2010), 18.74% (2009), 18.27%
(2015), trong khi đó Pakistan và Thái Lan được xem là các quốc gia có mức hữu
dụng lao động cao, khi tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này chỉ ở mức <1% trong
nhiều năm của mẫu nghiên cứu.
4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến
Như đã được trình bày ở chương 3 của bài nghiên cứu, khi hiện tượng đa
cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu xảy ra sẽ dẫn đến hậu
quả mô hình hồi quy không còn là ước lượng tốt nhất nữa nên trước khi tiến hành
hồi quy các biến độc lập theo biến phụ thuộc chúng ta tiến hành kiểm tra có hiện
tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mẫu quan sát hay không.
Để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến chúng ta có thể tiến hành 2 phương
pháp:
+ Ma trận hệ số tương quan
+ Nhân tử phóng đại phương sai VIF
a. Ma trận hệ số tương quan
Kết quả thống kê từ phần mềm Stata ta thấy: Các biến độc lập trong mô
hình hồi quy có mối tương quan tương quan tương đối nhỏ (<50%). Điều này có
thể đưa đến nhận định ban đầu là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến trong mô hình hồi quy.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan
Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực.
GDPPC
GDPPC CPI R TRADE H
1.0000
CPI 0.0851 1.000000
R 0.0777 -0.2620 1.000000
TRADE -0.1175 -0.1366 -0.2352 1.000000
H 0.1255 0.0581 0.2794 -0.3169 1.000000
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
b. Nhân tử phóng đại phương sai VIF
Một cách khác để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến là xem xét hệ số phóng
đại phương sai (VIF – variance inflation factor).
VIFj = 1/(1 – Rj
2
)
Với Rj
2
là hệ số xác định của mô hình hồi quy phụ.
Theo đó, quy ước chung của các nghiên cứu định lượng nếu VIF >10 thì đây
là dấu hiệu đa cộng tuyến cao. Tuy nhiên đây chỉ là quy ước thực nghiệm, với một
số tác giả khác (như Allison) thì VIF > 2.5 thì các biến này đã được xem là có hiện
tượng đa cộng tuyến cao.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai VIF
Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực
Biến VIF 1/VIF
R 1.24 0.805230
H 1.19 0.843244
TRADE 1.18 0.844261
CPI 1.14 0.876431
GDPPC 1.03 0.969723
Mean VIF 1.16
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai VIF ở bảng 4.3, ta thấy, tất cả các
giá trị ứng với các biến số trong mô hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 2.5; do đó, chúng
ta có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô
hình (kết quả tương tự như kiểm tra ma trận hệ số tương quan ở phần a).
4.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn
đầu tư FDI vào các quốc gia châu Á đang phát triển giai đoạn 1995 đến 2017 với
các mô hình hồi quy: Tác động cố định (FEM) và Tác động ngẫu nhiên (REM) lần
lượt.
c. Mô hình tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên
Bảng 4.4 tóm tắt các kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định và mô
hình tác động ngẫu nhiên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy FEM và REM
Tên biến FEM REM
0.000*** 0.000***
Tăng trưởng kinh tế - GDPPC
(0.33) (0.34)
0.510 0.439
Tỷ lệ lạm phát – CPI
(-0.02) (-0.02)
0.1*** 0.252
Lãi suất cho vay thực – R
(-0.07) (-0.04)
0.955 0.137
Độ mở thương mại – TRADE
(0.002) (0.03)
0.083* 0.016**
Nguồn nhân lực – H
(0.35) (0.31)
*, ** và *** lần lượt diễn tả ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
d. Kiểm định Hausman
Tiếp theo đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xem xét lựa chọn xem
mô hình FEM và REM là phù hợp trong nghiên cứu.
Giả thiết:
H0: εi và các biến độc lập không tương quan
Mô hình REM phù hợp.
H1: εi và các biến độc lập có tương quan
Mô hình FEM phù hợp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman
Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực. Đơn vị
(%).
Biến số Mô hình FEM Mô hình REM
GDPPC 0.3345522 0.3447447
CPI -0.0195446 -0.0216165
R -0.064906 -0.0440265
TRADE 0.00156 0.0322024
H 0.3543889 0.3250735
Chi2(5) = 5.35
Prob>chi2 = 0.3746
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Từ bảng 4.4 ở trên tại mức ý nghĩa 5%, giá trị Prob>chi2 = 0.3746 >5% do
đó chúng ta không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Do đó, mô hình tác động
ngẫu nhiên REM là mô hình phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình
a. Kiểm định tự tương quan
Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm định tự tương quan.
Với giả thiết H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy.
Từ bảng kết quả thống kê 4.6, ta thấy: Ở mức ý nghĩa 5%, giá trị Pro > F =
0.0957 > 5%, do đó giả thiết H0 được chấp nhận; có nghĩa là, không có hiện tượng
tự tương quan trong mô hình hồi quy.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0 : no first-order autocorrelation
F (1, 14) = 3.192
Pro > F = 0.0957
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
b. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM
Giả thiết H0: Phương sai không đổi
 Mô hình FEM:
Với mức nghĩa 5%, kết quả cho thấy Prob>chi2 = 0.000 ta bác bỏ giả thiết H0,
tức là, phương sai của mô hình bị thay đổi. Vậy mô hình không thỏa điều kiện
giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển Gauss (không có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi).
Bảng 4.7 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động cố định
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (15) = 2.1e+05
Prob>chi2 = 0.0000
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Mô hình REM
Với mức nghĩa 5%, kết quả cho thấy Prob>chibar2 = 0.000 ta bác bỏ giả thiết
H0
Phương sai của mô hình bị thay đổi.
Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động ngẫu nhiên
Breusch and Pagan Lagranglan multiplier test for randam effects
FDI[country1,t] = Xb + u[country1] + e[country1,t]
Biến số Var Sd=sprt(Var)
FDI 39.26867 6.266472
e 23.7698 4.875428
u 7.598113 2.756468
Chibar2 (01) = 163.58
Prob>chiba2=0.0000
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Vì mô hình FEM là mô hình phù hợp nhưng do tồn tại hiện tượng phương sai
thay đổi việc sử dụng mô hình FEM hồi quy dữ liệu sẽ không còn chính xác, để
khắc phục hiện tương phương sai thay đổi và tự tương quan bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) – Wooldridge (2002).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu
Mô hình hoàn chỉnh của bài nghiên cứu được viết lại dựa vào hồi quy
FGLS cho kết quả như sau:
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FGLS
FDI
GDPPC
CPI
R
TRADE
H
_cons
Coef. Std. Err. z P > [95% Conf. Interval
0.1710357 0.0499861 3.42 0.001 0.0730648 0.2690067
0.0117934 0.019786 0.60 0.427 -0.0269864 0.0505732
0.005383 0.0241102 0.22 0.593 -0.041872 0.0526381
0.0573054 0.0061648 9.30 0.000 0.0452226 0.0693883
0.213794 0.0518397 4.12 0.001 0.11219 0.315398
-1.354162 0.4397301 -3.08 0.002 -2.216017 -0.4923068
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố tăng trưởng kinh tế (Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người) – đại diện cho tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc
gia ta thấy: Ở mức ý nghĩa 1% hệ số GDPPC có tác động tích cực tới dòng vốn FDI.
Điều này là phù hợp với quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đây như
Chakrabarti (2001), Nonnenberg và cộng sự (2004), Hunady và Orviska (2014)…
Một nền kinh tế phát triển bền vững, có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai
là một trong những điểm sáng trong danh mục đầu tư sinh lời để các nhà đầu tư
nước ngoài rót vốn, đặt các nhà máy công ty con của các tập đoàn đa quốc gia.
Tỷ lệ lạm phát CPI là một trong những biến số đại diện cho sự ổn định vĩ mô của
nền kinh tế có tương quan âm với dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI tuy nhiên lại
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lãi suất cho vay thực (R) có mối quan hệ ngược chiều tuy nhiên không có
nghĩa thống kê. Kết quả thu được tương tự như nghiên cứu của Boateng và cộng sự
(2015).
Độ mở thương mại (TRADE) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 1%. Có hệ số hồi quy trong mô hình là +0.06 điều đó có nghĩa là:
Khi độ mở thương mại (tỷ trọng của xuất khẩu ròng trên GDP) tăng 1% thì dòng
vốn đầu tư đổ vào quốc gia này sẽ có thể tăng lên 0.06%. Các nghiên cứu của các
tác giả Hunady và Orviska (2014), Aizenmen và Noy (2006) cũng thu được kết quả
tương tự. Một quốc gia theo đổi chính sách thương mại càng cởi mở thì càng có khả
năng thu hút dòng vốn đầu tư và có cơ hội phát triển cao hơn so với các quốc gia
còn lại.
Nguồn nhân lực (H) ở các quốc gia đang phát triển phần lớn là những quốc
gia có lực lượng lao động tương đối đông, giá rẻ và có tỷ lệ thất nghiệp tương đối
cao – nguồn lao động nhàn rỗi với chi phí thấp là một trong những nhân tố quan
trọng thu hút dòng vốn đầu tư vào các quốc gia đang phát triển này nhằm đạt được
lợi nhuận tối đa trong sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trong mẫu nghiên cứu
tác giả nhận thấy biến số nguồn nhân lực H có hệ số hồi quy + 0.2 ở mức ý nghĩa
1%, cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân
tố rằng. Kết quả thu được tương tự như các nghiên cứu của Friedman (1992);
Nunnenkamp và cộng sự (2007).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.1 Kết luận và gợi ý chính sách
Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy, tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý
nghĩa thống kê của các biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế,
Độ mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển Châu Á giai đoạn 1995 – 2017.
Trong khi đó, lãi suất cho vay thực và lạm phát lại có mối quan hệ ngược chiều với
dòng vốn đầu tư này vào các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu.
Báo cáo Đầu tư Thế giới do Hội nghị Liên hiệp hợp tác quốc tế về thương
mại và Phát triển (UNCTAD) thì dòng vốn đầu tư FDI toàn cầu là 1.430 tỷ USD
(năm 2017) giảm 23% so với năm 2016 – 1.870 tỷ. Nguyên nhân của sự sụt giảm
này được xem là do hoạt động mở rộng sản xuất quốc tế bị chậm lại đã trở thành
mối lo ngại cho các nhà làm chính sách của các quốc gia đặc biệt là ở những quốc
gia đang phát triển hiện nay. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế mở cửa,
hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn lao động cao là những yếu tố đã góp phần tạo
nên sự thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI chảy vào các quốc gia ở
Châu Âu, Hà Lan trong thời gian qua (những quốc gia đứng đầu trong việc thu hút
dòng vốn đầu tư trên thế giới).
Các nghiên cứu của các tác giả trước cũng nhận định rằng, tăng trưởng kinh
tế bền vững, điều kiện chính trị xã hội ổn định, độ mở thương mại cao… là những
nhân tố quyết định đến sự thu hút và níu giữ các nguồn vốn đầu tư ở lại nước tiếp
nhận. Chính phủ các quốc gia cần đưa ra các biện pháp hợp lý để phát triển kinh tế
nước nhà một cách toàn diện nhất.
Các quốc gia đang phát triển hiện nay đang sở hữu đội ngũ lao động trẻ, khỏe
và có chi phí sử dụng lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, dòng vốn đi vào các quốc
gia đang phát triển chưa phát huy được hết khả năng của mình do chất lượng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lao động ở các quốc gia này còn hạn chế. Chính phủ các quốc gia cần có những cải
cách thích hợp trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tận
dụng tối đa các cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả đầu
tư, tránh tình trạng trở thành bãi rác công nghiệp nơi chứa những công nghệ lỗi thời
của các nước phát triển trên thế giới.
Sự ổn định vĩ mô là cần thiết để các nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn
với dòng vốn đầu tư của mình. Chính phủ các quốc gia cần có các chính sách vĩ mô
hợp lý để tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư. Cần có những chính
sách vĩ mô hiệu quả, để hạn chế dòng vốn FDI ồ ạt có thể dẫn đến những hệ lụy như
sự mất giá của đồng nội tệ gây hại cho xuất khẩu, lạm phát gia tăng, bong bóng bất
động sản.
Các quốc gia đang phát triển cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn
vốn FDI không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của nguồn vốn. Cần tập trung
vào các đối tác tập đoàn lớn, cần xác định mục tiêu rõ ràng, tìm kiếm dòng vốn đầu
tư có chất lượng để có thể tạo nên sức lan tỏa của FDI đến nền kinh tế. Cần có
những biện phát hỗ trợ khu vực kinh tế trong nước phát triển (chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ gia nhập chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc
gia, tập dụng các hiệp định thương mại tự do….) để có thể phát triển kinh tế bền
vững.
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 15 quốc gia đang phát triển ở châu
Á trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2017, có xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế
lớn như: Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 và 2008, Khủng hoản tài chính (2008),
Khủng hoảng nợ công châu Âu (2011)… có thể dẫn đến những tác động bất thường
kéo dài dẫn đến số liệu có thể phản ánh không chính xác bản chất của các mối quan
hệ kinh tế. Hy vọng những nghiên cứu sau này sẽ có thể khắc phục được những
thiếu sót trên để mang lại một cái nhìn khách quan hơn về bản chất của các mối
quan hệ kinh tế vĩ mô này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
41
Đồng thời, ta nhận thấy điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau là không
giống nhau, do đó, tác giả nhận thấy cần có những nghiên cứu chi tiết hơn ở từng
quốc gia cụ thể (Việt Nam). Để có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh tế
phù hợp với từng đặc điểm của mỗi quốc gia. Cần xem xét đưa thêm các biến số
như: Cơ sở hạ tầng, Thuế suất, Phát triển thị trường tài chính, Chất lượng giáo
dục…. để có thể có một cái nhìn toàn vẹn hơn và trách những sai sót trong hồi quy
do hiện tượng bỏ sót biến. Đồng thời cũng cần xem xét vấn đề nội sinh hay gặp phải
khi tiến hành các nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô trên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trang web
1. https://data.worldbank.org
2. http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/36949302-khac-phuc-han-
che-cua-dong-von-fdi.html
Tài liệu nước ngoài
1. A, Boateng, X, Hua, S, Nisar, J,Wud (2015). “Examining the determinants of
inward FDI: Evidence from Norway”. Economic Modeling 47(2015) 118-
127.
2. Angelo, F.C., R.V. Eunni and M.M.D.N. Fouto (2010). “Determinants of
FDI in emerging markets: Evidence from Brazil”. International Journal of
Commerce and Management, 20(3): 203-216.
3. Aitken B, Hansen GH, Harrison AE (1997). “Spillovers,Foreign Investment
and Export Behaviour”. Journal of International Economics, 43: 103-132.
4. Aizenman, J and Noy, I. (2006). “FDI and Trade -Two-way Linkages?”.
Quarterly Review of Economics and Finance, No. 46 (2006), pp. 317-337.
5. Billington, N., 1999. “The location of foreign direct investment: an empirical
analysis”. Appl. Econ. 31, 65–75.
6. Boateng, A., Naraidoo, R., Uddin, M. (2011). “An analysis of the inward
cross-border mergers and acquisitions in the UK: a macroeconomic
perspective”. J. Int. Financ. Manag. Account. 22 (2), 91–112.
7. Buckley, P. J., Clegg, L. J., Cross, A. R., Liu, X., Voss, H., and Zheng, P.
(2007), “The determinants of Chinese outward foreign direct investment”,
Journal of International Business Studies, 38, 499-518.
8. Chidlow, A., Salciuviene, L., Young, S. (2009). “Regional determinants of
inward FDI distribu-tion in Poland”. Int. Bus. Rev. 18 (2), 119–133.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9. Culem, C. (1988). “Direct investment among industrialized countries”. Eur.
Econ. Rev. 32, 885–904.
10.Demirhan, E. and M. Masca (2008). “Determinants of foreign direct
investment flows to developing countries: A cross-sectional analysis”.
Prague Economic Papers, 17(4): 356-369.
11.Fuat Erdal and Ekrem Tatoglu (2002). “Locational determinants of Foreign
Direct Investment in an emergin market economy: Evidence from Turkey”.
Multinational Business Review, Vol,10, No,1, 2002.
12.Hong, K.-K., Kim, Y.-G., 2002. “The critical success factors for ERP
implementation: an organizational fit perspective”. Inf. Manag. 40, 25–40.
13.Hunady, J, and Orviska, M, (2014). “Determinants of foreign direct
investment in EU countries – Do corporate taxes really matter?”. Procedia
Economics and Finance, Vol, 12, pp, 243-250.
14.Jeon, N.B., Rhee, S.S., 2008. “The determinants of Korea's foreign direct
investment from the United States, 1980–2001: an empirical investigation of
firm-level data”. Contemp. Econ. Policy 26 (1), 118–131.
15.Khachoo, A.Q, M.I, Khan (2012). “Determinants of FDI inflows to
developing countries: a panel dataanalysis”.
16.Kok, R,, Ersoy, B,A (2009). “Analyses of FDI determinants in developing
countries”. Int, J, Soc, Econ, 36 (1/2), 105–123.
17.Mishal, Z, and Z, Abulaila (2007). “The impact of foreign direct investment
and imports on economic growth: The case of Jordan”. Journal of Economic
and Administrative Sciences, 23(1): 1-31.
18.Nonnenberg, M. and Mendonca, M (2004), “The Determinants of Direct
Foreign Investment in Developing Countries”. IPEA.
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc
Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc

More Related Content

What's hot

Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
ti2li119
 
Bài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.ktBài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.kt
Hoa Clover
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
Cerberus Kero
 
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoánChương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
SInhvien8c
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
pikachukt04
 

What's hot (20)

Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc teUu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 
Hoiphieu
HoiphieuHoiphieu
Hoiphieu
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
Bài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.ktBài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.kt
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
FDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tếFDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tế
 
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoánChương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Hối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếuHối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếu
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOTĐề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Báo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcBáo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bc
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc (20)

Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Luận Văn Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt Động Với Điều Kiện Hạn Chế...
Luận Văn Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt Động Với Điều Kiện Hạn Chế...Luận Văn Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt Động Với Điều Kiện Hạn Chế...
Luận Văn Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt Động Với Điều Kiện Hạn Chế...
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
 
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.docNhững Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Tác Động Của Sự Phát Triển Tài Chính Lên Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ.doc
Tác Động Của Sự Phát Triển Tài Chính Lên Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ.docTác Động Của Sự Phát Triển Tài Chính Lên Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ.doc
Tác Động Của Sự Phát Triển Tài Chính Lên Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ.doc
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.docLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Và Đặc Điểm Công Ty Đến Mức Độ Đòn Bẩ...
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
Luận Văn Tỷ Giá, Lạm Phát, Đầu Tư Và Chi Phí Nghiên Cứu Phát Triển Giai Đoạn ...
Luận Văn Tỷ Giá, Lạm Phát, Đầu Tư Và Chi Phí Nghiên Cứu Phát Triển Giai Đoạn ...Luận Văn Tỷ Giá, Lạm Phát, Đầu Tư Và Chi Phí Nghiên Cứu Phát Triển Giai Đoạn ...
Luận Văn Tỷ Giá, Lạm Phát, Đầu Tư Và Chi Phí Nghiên Cứu Phát Triển Giai Đoạn ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Chi Phí Của Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Chi Phí Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docLuận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Chi Phí Của Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Chi Phí Của Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docLuận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 

Luận Văn Tác Động Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Đến Việc Thu Hút Fdi.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NHỮ THỊ HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 1995 – 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 20 https://lms.ueh.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NHỮ THỊ HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN DÒNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 1995 – 2017 Chuyên ngành: Tài chính –Ngân Hàng (Hướng Ứng Dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ TP. Hồ Chí Minh – Năm 20
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (1995 – 2017)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Hải Lý. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2019 Nhữ Thị Hương
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined. 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 1.6 Kết cấu bài nghiên cứu ................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY .................................................. 4 2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ..................................... 4 2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh .............................................................................. 4 2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên .............................................................. 5 2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ......................................................................... 5 2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: ................................................... 6 2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro ............................................................................ 7 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 8 2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP) ........................................... 8 2.2.2 Tác động của độ mở thương mại .............................................................. 10
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực .................................................................. 11 2.2.4 Tác động của lạm phát.............................................................................. 12 2.2.5 Tác động của lãi suất................................................................................. 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19 3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu................................................................ 19 3.2. Phương pháp định lượng và các kiểm định.............................................. 23 3.2.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng................................................................ 23 3.2.2 Kiểm định mô hình.................................................................................. 25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 28 4.1 Phân tích thống kê mô tả............................................................................. 28 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến................................................................................ 30 a. Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 30 b. Nhân tử phóng đại phương sai VIF......................................................... 31 c. Mô hình tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên................... 32 d. Kiểm định Hausman ................................................................................ 33 4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình ................................................................ 34 a. Kiểm định tự tương quan.............................................................................. 34 b. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM............................... 35 4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu...................................................................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 39 5.1 Kết luận và gợi ý chính sách........................................................................ 39 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển ..................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt ARDL Autoregressive Distributed Tự hồi quy phân phối trễ Lag ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai VAR Vector Auto – regression Tự hồi quy vector VECM Vector Error Correct Model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số thứ tự Tên Bảng Biểu Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai VIF Bảng 4.4 Kết quả hồi quy FEM và REM Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan Bảng 4.7 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động cố định Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động ngẫu nhiên Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FGLS
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xem xét tác động các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017. Tác giả sử dụng phương pháp dữ liệu bảng để xem xét ảnh hưởng của 5 biến số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát, nguồn nhân lực, lãi suất) lên đầu tư trực tiếp nước ngoài của 15 nền kinh tế đang phát triển. Sử dụng các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng cố định (FEM), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư FDI vào các quốc gia đang phát triển hiện nay. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: Tăng trưởng kinh tế, Độ mở thương mại, Nguồn nhân lực là những nhân tố có tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn đầu tư chảy vào các quốc gia này. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay thực lại có mối tương quan âm với biến số dòng vốn FDI này. Chính phủ các quốc gia cần nhận biết rõ sức ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố vĩ mô này để đề ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút, tận dụng nguồn vốn đầu tư này từ các quốc gia khác để đem lại lợi ích cho sự phát triển của quốc gia. Từ khóa: FDI, nhân tố vĩ mô, các quốc gia đang phát triển
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ABSTRACT This paper examines the impact of macroeconomic factors on the flow of foreign direct investment into developing countries in Asia (including Vietnam) in the period 1995 – 2017. The author uses the panel data method of 5 macroeconomic variables: Economic growth, Trade openness, Inflation Rate, Human resources, Real lending interest rates in 15 developing economies. Using fixed effects model (FEM), random effects model (REM) and generalized least squares method (GLS) to consider the impact of macro factors on investment flows FDI into developing countries today. The results of the study show that: Economic growth, Trade openness, Human resources are factors that have a positive impact on attracting investment flows into these countries. Meanwhile, the inflation rate and real lending interest rate have a negative correlation with this FDI inflow. National governments should be aware of the impact and dimension of these macro factors to set appropriate policies to attract and utilize this investment capital from other countries to bring benefits for national development. Keywords: FDI, macroeconomic factors, developing countries.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: Đầu tư tư nhân, Đầu tư chính phủ và Đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung cho toàn xã hội. Đó là nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu tư. Ngoài ra dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn quan trọng để phát triển công nghệ của các quốc gia nhận đầu tư thông qua các cuộc chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – các khóa đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, năng suất lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển… Đồng thời, dòng vốn này cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng giúp các quốc gia bổ sung thêm nguồn vốn hạn hẹp để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa, dòng vốn này còn có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi được xem là ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn. Nhận thấy được những đóng góp quan trọng của dòng vốn FDI cho nền kinh tế, chính phủ các quốc gia hiện nay đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành ở các quốc gia để tìm hiểu nhân tố nào có tác động mạnh mẽ đến dòng vốn đầu tư chảy vào, cũng như việc liệu FDI có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế ở các quốc gia đó. Các nghiên cứu đã được tiến hành ở các quốc gia và thu được những kết luận trái ngược nhau. Điều này đã tạo động lực cho tác giả tiến
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành nghiên cứu “Tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1995 – 2017”. Nhằm một phần nào đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố vĩ mô thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển kinh tế hiệu quả tại các quốc gia này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Xem xét mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển châu Á (trong đó có Việt Nam) giai đoạn 1995 – 2017. Cụ thể là: Tăng trưởng kinh tế, Lãi suất, Tỷ lệ lạm phát Độ mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp… Nghiên cứu này sẽ kiểm định xem đâu là nhân tố chủ lực và khuyến nghị đưa ra những gợi ý chính sách hữu ích nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư này để phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả… Câu hỏi nghiên cứu 1. Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của một quốc gia hay không? 2. Độ mở thương mại có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI vào một quốc gia? 3. Tỷ lệ lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô) có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia? 4. Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư FDI của một quốc gia như thế nào? 5. Lãi suất thực của một quốc gia có tác động như thế nào đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chảy vào quốc gia này?
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu xem xét tác động của các biến số vĩ mô như: Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người), Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Nguồn nhân lực (Tỷ lệ thất nghiệp) và Lãi suất (Lãi suất cho vay thực) đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017. Thời gian và phạm vi nghiêm cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào các quốc gia đang phát triển châu Á, Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên, cụ thể bao gồm 15 quốc gia sau: Armenia, Cộng Hòa Azerbaijan, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan, Malaysia, Oman, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Vương quốc Bahrain, Tajikistan, Thái Lan, Bangladesh, Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2017. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tiến hành phân tích tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các cách tiếp cận tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). 1.5 Kết cấu bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu  Chương 2: Tổng quan lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu  Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách và hướng phát triển mới cho bài nghiên cứu.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY Phần này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về chiều hướng của các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô trên thông qua một số các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học trước đây… 2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư và giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý doanh nghiệp đó”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi và ban hành ngày 12/11/1996 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bết cứ tài sản nào để tiến hàng hoạt động đầu tư theo luật này”. Lý do căn bản giải thích cho sự phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, hình thành các công ty đa quốc gia, sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất phát từ các học thuyết sau: 2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh Được đưa ra bởi Adam Smith – “Sự giàu có của các quốc gia” năm 1776 sau đó được phát triển bởi David Ricardo, theo đó, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và dùng những sản phẩm này để trao đổi lấy những thứ mà họ không có lợi thế. Lý thuyết này cung cấp nền tảng cho việc giải thích hoạt động kinh doanh quốc tế trong xu hướng tự do hóa thương mại, sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế hiện nay.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên Theo Richarch S.Eckaus (1960) “Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế”. Tác giả cho rằng các quốc gia đầu tư (thừa vốn) thường có hiệu quả sử vốn thấp điều này sẽ dẫn đến các nhà đầu tư tại các quốc gia này sẽ tiến hành tìm kiếm cơ hội đầu tư mới đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn tại các quốc gia đang thiếu vốn – có hiệu quả sử dụng vốn tương đối cao. 2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm được đưa ra bởi Vernon (1966) cho rằng các công ty được thành lập ở thị trường nội địa là do một lợi thế nào đó mà họ có được so với đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm công ty ban đầu sẽ được đáp ứng thông qua hoạt động xuất khẩu. Theo thời gian, công ty nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản phẩm ngay ở các thị trường nước ngoài để giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động tương đối rẻ ở các quốc gia nhận đầu tư… Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon, lý thuyết này được trước tiên bởi S.Hirsch và sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác; nhưng khi sản phẩm được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất lại được tiến hành ở các nước khác và kết quả là sản phẩm có thể được xuất khẩu trở lại nước phát minh và các quốc gia khác trên thế giới. Có nghĩa là khi sản phẩm mới xuất hiện thì việc sản xuất sản phẩm là không đáng kể và được thực hiện tại nước phát minh ra sản phẩm, tuy nhiên ở giai đoạn sản phẩm chín muồi thì việc cạnh tranh trong nước càng khốc liệt hơn dẫn đến các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được xây dựng để đáp ứng kịp thời nhu cầu bên ngoài và đây cũng là lúc mà các dòng vốn FDI bắt đầu di chuyển giữa các nước. Khi sản phẩm bước vào thời kì được chuẩn hóa, thị trường ổn định thì để tăng tính cạnh tranh các sản phẩm tiếp tục được chuyển sang nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI; đồng thời ta nhận thấy các nước ban đầu tiếp nhận FDI để sản xuất sản phẩm với những lợi thế của mình nay lại trở thành những nước mạnh về xuất khẩu và có thể xuất khẩu ngược sản phẩm này lại cho các nước phát minh ban đầu và ra thị trường thế giới. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm; cho thấy vai trò của các phát minh sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn tiếp nối nhau. Theo lý thuyết, có thể nhận thấy rằng FDI vừa thay thế vừa bổ sung cho thương mại quốc tế, FDI làm tăng nhập khẩu máy móc, nhiên liệu từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư và cũng đồng thời tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường quốc tế. Theo Akamatsu (1962) thì cho rằng: Chu kỳ sản phẩm đối với hầu hết các công ty khi tham gia kinh doanh quốc tế sẽ gồm 3 giai đoạn: sản phẩm mới, sản phẩm chín muồi và sản phẩm chuẩn hóa. Sản phẩm mới ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó sẽ được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại thị trường nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới sẽ làm cho nhu cầu tại các quốc gia này tăng lên, do đó các nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ dẫn đến sự hình thành các dòng vốn giữa các quốc gia hiện nay. 2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: Lý thuyết chiết trung (Dunning – 1993) cho rằng các yếu tố quyết định các nhân tố quyết định đến FDI thông qua lý thuyết của mô hình OLI, cụ thể: Lợi thế về
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 quyền sở hữu (Ownership – O), lợi thế về vị trí (Location – L) và lợi thế về nội hóa (Internalization – I). Các công ty đa quốc gia đầu tiên cần có lợi thế về quyền sở hữu – O (bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, kỹ năng quản lý, tiến bộ khoa học) cho phép họ cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa (nước nhận đầu tư) Lợi thế vị trí – L của là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư của một công ty khi quyết định rót vốn vào một thị trường. Quy mô thị trường, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động, sự ổn định của nền kinh tế, chi phí sản xuất vận chuyển thấp, ưu đãi thuế…. Sẽ là những nhân tố tạo nên hấp dẫn khác nhau trong việc thu hút dòng vốn đầu. Lợi thế về nội hóa liên quan đến chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các doanh nghiệp, tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Theo lý thuyết thì điều kiện kinh tế của các quốc gia ngày nay là không giống nhau, và các quốc gia ngày nay đang cố gắng để hoàn thiện các điều kiện cần để thu hút các dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển. Do đó việc tìm ra đâu là nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư này là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa về mặt chính sách. 2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro Theo D.Salvatore (1993), cho rằng các nhà đầu tư không nên chỉ quan tâm đến những danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao vì một danh mục có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều rủi ro trong danh mục. Các nhà đầu tư không nên “bỏ trứng vào một rổ” vào một thị trường quen thuộc mà họ sẽ phân tán tài sản để mua cổ phiếu, chứng khoán nợ… ở các thị trường nước ngoài khác.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngoài các học thuyết kinh tế được nói trên thì bên cạnh đó cũng có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để xem xét các yếu tố vĩ mô tác đống đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này lại đưa ra những kết luận trái ngược nhau. 2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP) Chakrabarti (2001) ủng hộ cho quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế có tác động lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư, ông tranh luận rằng tăng trưởng kinh tế cao tại các nước sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và tiến hành các hoạt động đầu tư tại những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định hơn các quốc gia còn lại. Tatoglu và Erdal (2002) đã sử dụng hồi quy OLS để xem xét các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI chảy vào Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1980 – 1998. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: GDP, Độ mở thương mại, Cơ sở hạ tầng có mối tương quan dương cùng chiều với dòng vốn FDI chảy vào quốc gia này. Đồng thời, tìm thấy bằng chứng cho thấy Tỷ giá hối đoái đa phương danh nghĩa lại có những tác động tiêu cực đối với việc thu hút dòng vốn FDI trong giai đoạn nghiên cứu. Nonnenberg và cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu bảng cho các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1975 – 2000. Họ tìm thấy những tác động tích cực đáng kể của quy mô của nền kinh tế (được đo bằng GPD), tỷ lệ trung bình của tăng trưởng trong những năm trước, mức độ đi học và mức độ cởi mở. Lạm phát và rủi ro của một quốc gia lại có những tác động đáng kể và tiêu cực đến dòng vốn FDI. Cuối cùng, họ tìm thấy sự thị trường vốn tăng trưởng ở các nước phát triển là một yếu tố quyết định mạnh mẽ đến dòng chảy vốn vào các quốc gia này. Carkovic, M., & Levine, R. (2005) lại cho rằng các nghiên cứu trước đó tìm thấy ảnh hưởng tích cực của FDI lên tăng trưởng tuy nhiên điều này là chưa hoàn toàn hợp lý bởi vì ông cho rằng những nghiên cứu này đã không kiểm soát vấn đề
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 nội sinh, ảnh hưởng đặc thù của từng quốc gia riêng lẻ… có thể dẫn đến các lệch lạc. Sau khi kiểm soát các vấn đề nội sinh và các lệch lạc tiềm tàng khác, các tác giả nhận thấy các kết quả là không phù hợp với quan điểm tác động của FDI tới tăng trưởng là tác động theo hướng tích cực của các nghiên cứu trước đây. Tác giả nhận thấy tăng trưởng dẫn đến FDI hơn là chiều ngược lại FDI dẫn đến tăng trưởng. Hunady và Orviska (2014) đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia thuộc khối EU trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2011. Tác giả tìm thấy một tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí sa thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy những bằng chứng cho thấy khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế tác động tiêu cực đến dòng vốn này. Tang, Yip và Ozturk (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI vào Maylaysia trong ngành công nghệ và điện tử theo các năm trong giai đoạn từ 1980 đến 2008 bằng phương pháp tiếp cận ARDL và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger. Bài nghiên cứu đã tìm thấy 6 yếu tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI tại Malaysia trong lĩnh vực nghiên cứu. Các yếu tố được phát hiện bao gồm: GDP, tỷ giá hối đoái thực, phát triển tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, độ bất ổn kinh tế vĩ mô và độ bất ổn xã hội. Trong đó, tỷ giá hối đoái thực, GDP thì có mối quan hệ tích cực đến dòng vốn FDI trong lĩnh vực nghiên cứu. Ngược lại, các nhân tố như thuế thu nhập cá nhân, độ bất ổn xã hội thì lại có tác động tiêu cực tới dòng vốn FDI trong ngành được nghiên cứu. Bên cạnh các nghiên cứu trên cho thấy có ít nhất một mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng thì một vài nghiên cứu của các nhà kinh tế học lại không tìm thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa hai biến số trên như các nghiên cứu của: Durham (2004) và Herzer và cộng sự (2008), Kholdy và Sohrabian (2005) … Nghiên cứu của Onuorah và Anastasia Chi – Chi (2013) sử dụng dữ liệu của ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1980 đến năm 2010 để đưa ra mối quan hệ lâu
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dài giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư nước ngoài vào Nigeria. Áp dụng mô hình VAR, nhóm tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê giữa FDI và GDP. Trong khi các yếu tố vĩ mô khác: Tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền M2 và lãi suất lại có mối quan hệ cùng chiều. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị là chính phủ nên kiểm soát lạm phát và tỷ lệ lạm phát để tăng cường chính sách thu hút dòng vốn đầu tư. 2.2.2 Tác động của độ mở thương mại Một số nhà nghiên cứu cho rằng chế độ thương mại tự do hoặc độ mở thương mại tạo ra môi trường đầu tư tích cực (Grossman và Helpman, 1991; Liu và cộng sự, 2001; Mina, 2007). Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tác động của dòng vốn đầu tư FDI vào hoạt động xuất khẩu vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Ở phía đông Trung Quốc nhờ có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên mối quan hệ hai chiều tích cực giữa 2 nhân tố này (hoạt động xuất khẩu thuận lợi thu hút dòng vốn FDI và đến lược mình FDI lại thúc đẩy xuất khẩu ở khu vực). Ngoài ra, sự gia tăng của tỷ lệ FDI/GDP có tác động làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động công nghiệp ở phía đông Trung Quốc. Những tác động này này đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng trong thu nhập ở khu vực phía đông Trung Quốc, mặc dù có một sự lấn át trực tiếp giữa FDI và tăng trưởng của đầu tư trong nước. Ngược lại, dòng vốn đầu tư FDI chảy vào trung tâm Trung Quốc lại có tác động tiêu cực đối với khu vực định hướng xuất khẩu làm yếu đi sự đóng góp của dòng vốn này vào tăng trưởng thu nhập trong khu vực (Wen 2005). Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thương mại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và đang phát triển. Họ nhận thấy rằng có mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn là chiều ngược lại.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Nghiên cứu của Hunady và Orviska (2014) về các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia thuộc khối EU trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2011 cũng thu được kết quả tương tự. Tác giả tìm thấy một tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí sa thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên trong nghiên cứu được tiến hành năm 1992, Wheeler và Mody đã phát hiện ra rằng Brazil và Mexico đã thu hút được dòng vốn FDI tương đối lớn mặc dù độ mở thương mại tại các quốc gia trong thời gian nghiên cứu ngày tương đối thấp. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi mong đợi rằng mở cửa thương mại sẽ không thể bị kiểm soát cực đoan dưới hình thức thuế, hạn ngạch hoặc độc quyền nhà nước về xuất khẩu. Độ mở thương mại được kỳ vọng sẽ cải thiện một môi trường kinh tế dành cho doanh nhân và tăng cường đầu tư, dẫn đến thúc đẩy dòng vốn đầu tư đi vào các quốc gia. 2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực Hu và Khan (1997) cho rằng sự phát triển với tốc độ ngoạn mục của Trung Quốc trong giai đoạn 1952-1994 phần lớn là do những cải cách mà quốc gia này thực hiện, đặc biệt là việc mở rộng phát triển các khu vực ngoài nhà nước cũng như là chính sách “mở cửa” đã mang lại những thuận lợi đáng kể cho thương mại quốc tế và FDI. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) có tiềm năng đóng góp vào hiệu suất xuất khẩu ở nước sở tại. Làm thế nào các nước đang phát triển sử dụng tiềm năng này phụ thuộc phần lớn vào các chiến lược và những nỗ lực của chính quốc gia đó. “Mở cửa” một cách thụ động để đầu tư và thương mại quốc tế là hữu ích, nhưng nó chỉ là một câu trả lời một phần, FDI chỉ có tác động đến xuất khẩu trong ngắn hạn. Để xây dựng một cơ sở xuất khẩu bền vững và năng động hơn, các quốc gia phải sử dụng chính sách chủ động. Họ cũng cần phải cải thiện vốn và năng lực con người của họ để thu hút đầu tư chất lượng cao hơn. Điều này cho phép họ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời giúp phát triển các doanh nghiệp trong nước trở thành các nhà xuất khẩu
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trực tiếp và là nhà cung cấp chủ lực cho các TNCs. Chỉ sự phát triển của cơ sở năng lực địa phương mới cho phép các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội để tham gia vào các phân khúc năng động của hoạt động xuất khẩu. Đến lượt mình, TNCs có thể giúp đỡ trong sự phát triển của năng lực trong nước, chất lượng cao hơn FDI và khả năng cạnh tranh năng động trong thương mại (UNCTAD 1999). Billington (1999) trong nghiên cứu của mình tác giả đã nhận ra các quốc gia có nguồn lao động càng dồi dào thì khả năng thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài càng cao. Nói cách khác, ở một quốc gia mà có tỷ lệ thất nghiệp càng lớn thì dòng vốn vào các quốc gia này càng cao. Tác giả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao khiến cho người lao động đặt giá trị cao hơn cho công việc hiện tại và tiềm năng trong tương lai, họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn và với mức lương thấp hơn. Do đó, sự sẵn có của nguồn lao động đóng vai trò như một sự khích lệ đối với dòng vốn FDI. Tác động tích cực của tỷ lệ thất nghiệp cao lên dòng vốn FDI cũng đã được được tìm thấy trong nghiên cứu của Friedman và cộng sự (1992); Nunnenkamp và cộng sự (2007)… Zhang (2001) sử dụng dữ liệu của 11 quốc gia ở Mỹ Latinh và Đông Á, tác giả tìm thấy dòng vốn đầu tư FDI chảy vào một quốc gia và đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư khi quốc gia này áp dụng chế độ tự do hóa thương mại, nâng cao chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô… 2.2.4 Tác động của lạm phát Tỷ lệ lạm phát phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, lạm phát cao làm giảm giá trị thực của thu nhập bằng đồng nội tệ dẫn đến đầu tư trong nước kém hấp dẫn. Có nghĩa là khi lạm phát thấp sẽ báo hiệu sự ổn định trong nền kinh tế của quốc gia, điều này sẽ làm tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia này. Theo nghiên cứu của Coskun (2001) đã tìm ra bằng chứng chứng minh rằng tỷ lệ lạm phát thấp có xu hướng khuyến khích gia tăng dòng vốn FDI vào quốc gia này, trong giai đoạn nghiên cứu.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Buckley và cộng sự (2007), sử dụng dữ liệu bảng để xem xét dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến 49 quốc gia trong giai đoạn 1984 – 2001. Nhóm tác giả nhận thấy rằng, các nhà đầu tư của Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia có thể chế nghèo (một đại diện của rủi ro chính trị), tài nguyên thiên nhiên (được đo bằng tỷ lệ quặng và kim loại xuất khẩu trong tổng xuất khẩu hàng hóa) thì không có ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận: FDI của Trung Quốc bị thu hút bởi các quốc gia có GDP lớn, tỷ lệ lạm phát cao, xuất khẩu và nhập khẩu cao; ngoài ra, các biến số như bằng sáng chế, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và tổng FDI/GDP lại không có tác động có ý nghĩa thống kê. Mishal và Abulaila (2007) đã tiến hành nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI vào Pakistan trong gian đoạn 1971 – 2009. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ tác động tích cực của sự tăng trưởng GDP, sự ổn định của tỷ giá hối đoái đến FDI. Nhóm tác giả khuyến nghị: Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để duy trì tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái; cần có những chính sách tài chính nhất quán để khuyến khích các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào quốc gia. Demirhan và Masca (2008) tiến hành nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI vào 38 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2004, gồm: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, chi phí nhân công, độ mở thương mại, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn đầu tư FDI vào các quốc gia này trong giai đoạn nghiên cứu. A. Boateng và các cộng sự (2015) sử dụng phương pháp VAR để tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI ở Na Uy trong giai đoạn
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từ 1986 đến 2009. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả tìm ra một mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn FDI trong ngắn hạn. 2.2.5 Tác động của lãi suất Billington (1999) đã chứng minh rằng lãi suất là một trong những yếu tố quyết định quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm của dòng vốn đầu tư FDI vào bảy quốc gia công nghiệp hóa. Những phát hiện tương tự đã được đưa ra bởi Hong và Kim (2002), nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng lãi suất thấp ở các nước thuộc Liên minh châu Âu là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đối với các tập đoàn đa quốc gia Hàn Quốc khi quyết định các địa điểm ưa thích tiến hành đầu tư vào các quốc gia này. Bằng chứng xác nhận vai trò của lãi suất thấp của các nước sở tại trong việc thu hút vốn FDI vào cũng được cung cấp bởi Culem (1988), tác giả cho rằng lãi suất thấp mang lại lợi thế chi phí cho các nhà đầu tư. Angelo và cộng sự (2010) đã sử dụng phương pháp 2SLS để nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI vào Brazil trong giai đoạn 2000 – 2007. Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất và việc thu hút dòng vốn đầu tư vào quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu. Chúng ta cũng tìm thấy những kết luận tương tự ở các nghiên cứu của các tác giả khác như: Boateng và cộng sự (2015), Kok và Ersoy (2009). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Yang và cộng sự (2000), Jeon và Rhee (2008) đã khẳng định rằng lãi suất cao hơn ở nước sở tại khiến cho các khoản đầu tư nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn vì chúng đem đến lợi nhuận cho các khoản đầu tư. Boateng và cộng sự (2011) không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa đầu tư xuyên biên giới và lãi suất liên ngân hàng.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Phương Tác giả Quốc gia và Biến nghiên cứu pháp Kết quả thời gian nghiên cứu (+) GDP, tỷ giá hối đoái và GDP, tỷ giá hối độ mở thương mại thì có tác động cùng chiều với A. đoái và độ mở tổng vốn đầu tư nước ngoài thương mại, Cung Boateng Na Uy FMOLS, tiền, lạm phát, tỷ lệ (FDI), và cộng (1986 – 2009) VAR sự (2015) thất nghiệp và lãi (-) Cung tiền, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thì suất. lại có tác động ngược chiều. GDP, Độ ổn định Ấn Độ, tài chính, Lạm phát, Đầu tư trong Pakistan, Sri Kok và nước, Nguồn nhân Tác động của các nhân tố vĩ Lanka, Ersoy lực, Tỷ giá hối Panel, mô lên FDI ở các nước (2009) Bangladesh và đoái, Chỉ số thanh FMOLS Nepal khác nhau là khác nhau. khoản chứng (1990 – 2013) khoán và đầu tư trong nước. Tang, Phát triển tài chính, GDP, Tỷ giá Yip và Malaysia Ozturk hối đoái thực, Độ (1980 – 2008) (2014) bất ổn kinh tế vĩ mô, Độ bất ổn xã ARDL, VECM (+) GDP, tỷ giá hối đoái thực, chỉ số phát triển kinh tế, độ bất ổn kinh tế tác động tích cực. (-) Thuế thu nhập cá nhân,
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hội và Sự phát độ bất ổn xã hội tác động triển của thị trường tiêu cực. tài chính. (+) Độ mở thương mại, GDP, Độ mở Chất lượng giáo dục, Nguồn nhân lực có tác 11 Quốc gia thương mại, Ổn Zhang động tích cực tới việc thu Đông Á và Mỹ định kinh tế vĩ mô,Panel (2001) hút dòng vốn FDI vào các La – tinh Chất lượng nguồn quốc gia này tạo điều kiện nhân lực. cho sự phát triển kinh tế bền vững. GDP bình quân (-) Tác động ngược chiều thuế thu nhập doanh nghiệp Hunady đầu người, Nợ, Độ Các quốc gia và FDI và mở thương mại, khối EU Orviska Thuế thu FEM (+) GDP bình quân đầu (2004 – 2011) nhập người, nợ và độ mở của nên (2014) doanh nghiệp, Giá kinh tế thì có tác động đến nhân công. FDI GDP, Lạm phát, (+) GDP lớn, Tỷ lệ lạm Buckley Trung Quốc và Xuất khẩu, Nhập phát cao, Cán cân xuất 49 quốc gia khẩu, Tỷ giá hối nhập khẩu cao sẽ có tác và cộng nhận đầu tư đoái, Bằng Panel động tích cực đến việc thu sự (2007) sáng (1984 – 2001) chế, Khoảng cách hút dòng vốn đầu tư chảy địa lý vào các quốc gia. Onuorah Tỷ giá hối đoái, (+) Lạm phát, Cung tiền và Nigeria Lạm phát, Cung M2, Tỷ giá hối đoái, Lãi VAR Anastasa (1980 – 2000) tiền M2, Lãi suất, suất có mối quan hệ cùng Chi – Chi GDP chiều.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 (2013) (-) GDP có mối quan hệ ngược chiều với FDI. (+) Tăng trưởng GDP, Cơ GDP, Độ mở sở hạ tầng, Độ mở thương mại có tác động cùng chiều Tatoglu thương mại, Cơ sở Thổ Nhĩ Kỳ với dòng FDI. và Erdal hạ tầng, Lãi suất và (1980 – 1998) OLS (2002) Tỳ giá hối đoái đa (-) Tỷ giả hối đoái đa phương danh nghĩa có tác phương danh nghĩa động ngược chiều với dòng vốn này. (+) Tăng trưởng kinh tế, Sự Mishal Tốc độ tăng trưởng ổn định của tỷ giá có mối và Pakistan tương quan dương với dòng GDP, Ổn định kinh Abulaila (1971 – 2009) vốn đầu tư FDI. tế, Tỷ giá hối đoái (2007) (-) Lạm phát có mối tương quan âm với dòng vốn FDI. (+) Tỷ giá hối đoái, Tổng Angelo Tỷ giá hối đoái, doanh thu bán lẻ có mối Brazil Lãi suất, Tổng nợ, tương quan dương với dòng và cộng (2000 – 2007) Tổng doanh thu 2SLS FDI sự (2010) vốn bán lẻ. (-) Lãi suất có mối tương quan âm với dòng vốn này. Demirhn 38 quốc gia Lạm phát, Tốc độ (+) Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng GDP GDP bình quân đầu người, và Masca đang phát triển Panel (2008) (2000 – 2004) bình quân đầu Cơ sở hạ tầng và Độ mở người, Độ mở thương mại có tác động
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thương mại, Cơ sở hạ tầng, Chi phí nhân công và Thuế thu nhập doanh nghiệp. cùng chiều với dòng vốn đầu tư FDI. (-) Thuế thu nhập doanh nghiệp và lạm phát có tác động ngược chiều với dòng vốn FDI. (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu Nền tảng lý thuyết của mô hình kinh tế lượng được bắt nguồn từ các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và những nghiên cứu thực nghiệm trước. Cụ thể từ mô hình nghiên cứu của A. Boateng và cộng sự (2015) Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 15 quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á bao gồm: Armenia, Cộng Hòa Azerbaijan, Vương quốc Bahrain, Bangladesh, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan, Malaysia, Oman, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2017 từ website của World Bank: https://www.worldbank.org/ Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng như sau. FDIi,t = α + β1*GDPPCi,t + β2*Hi,t + β3*TRADEi,t + β4*CPIi,t + β5*Ri,t + εi,t (1) Trong đó:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong mô hình nghiên cứu, FDI đóng vai trò là biến phụ thuộc – đại diện cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển châu Á. Được đo lường bằng tỷ số dòng vốn FDI vào trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm.   Biến tăng trưởng kinh tế (GDPPC): Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia có thể giúp cho các nhà đầu tư nhận biết được đâu là một thị trường đang phát triển, thị trường có tiềm năng để ra quyết định đầu tư. Được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm. Tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa biến số tăng trưởng kinh tế và việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI trong bài nghiên cứu (+).
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công thứ tính y = dY/Y × 100(%) trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP đo bằng GDP thực tế.  Nguồn nhân lực (H): Được đo bằng tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia hằng năm  – những người đang ở trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) hiện đang có nhu cầu tìm việc nhưng thất nghiệp. Theo các nghiên cứu trước đây, ta nhận thấy nguồn vốn con người là một trong những nhân tố hàng đầu thu hút dòng vốn đầu tư FDI chảy vào các nước giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia nhận đầu tư. Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chi phí nhân công tương đối rẻ được xem là điểm nhấn để thu hút các dòng vốn này. Tác giả kỳ vọng tác động của nguồn nhân lực đến dòng vốn FDI sẽ là một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê (+). HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: HDI = Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm đi học kỳ vọng (EYSI). Thu nhập (II): Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (II).  Độ mở thương mại (TRADE): Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của chính phủ các quốc gia vào việc trao đổi, buôn bán hàng hóa trên thị trường quốc tế, nhận vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Theo đó, các nước có nền kinh tế cở mở thường sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế có lợi cho thương mại và đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho quốc gia có những cơ
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 hội phát triển mới và đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư FDI từ các quốc gia bên ngoài khác. Được đo lường bằng tổng kinh ngạch xuất khẩu chia cho GDP hằng năm. Bài nghiên cứu kỳ vọng tồn tại mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa độ mở thương mại (TRADE) và dòng vốn FDI (+).  Tỷ lệ lạm phát (CPI): Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung của một hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến sức mua của đồng nội tệ sẽ bị giảm sút. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao có tác động xấu đến nền kinh tế làm vô hiệu hóa hoạt động kinh doanh, gánh nặng chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời có thể dẫn đến sự vỡ nợ công do sự giảm sút giá trị đồng nội tệ, gánh nặng chi tiêu chính phủ càng gia tăng khi đồng nội tệ ngày càng mất giá. Các nhà đầu tư rất thận trọng khi đầu tư vào các quốc gia có sự bất ổn này vì lo ngại sự bất ổn trong tương lai trong dòng tiền về sau quá trình đầu tư. Tác giả kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa CPI và dòng vốn đầu tư nước ngoài (+). Cách tính CPI CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở  Lãi suất cho vay thực (R): Lãi suất tác động trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của các tập đoàn kinh tế, khi lãi suất cao dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của các công ty trong và ngoài nước. Được đo lường bằng lãi suất cho vay đã được điều chỉnh yếu tố lạm phát theo từng năm. Bài nghiên cứu kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất cho vay thực (R) và dòng vốn đầu tư FDI (-).
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng Tên biến Ký hiệu Cách thức đo lường Kỳ vọng Nguồn Đầu tư trực tiếp FDI Tỷ trọng dòng vốn FDI vào nước ngoài vào World Bank (%) ròng năm t/GDP năm t ròng Tăng trưởng GDPPC Tốc độ tăng trưởng GDP bình + World Bank kinh tế (%) quân đầu người hằng năm Nguồn nhân lực H Tỷ lệ thất nghiệp năm t + World Bank (%) Độ mở thương TRADE Tổng tỷ trọng kim ngạch xuất + World Bank mại (%) khẩu năm t/GDP năm t Tỷ lệ lạm phát CPI (CPIt – CPIt-1)/CPIt-1 - World Bank (%) Lãi suất cho vay R Lãi suất cho vay được điều World Bank thực - (%) chỉnh lạm phát theo năm “+”: mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc; “-”: mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 3.2. Phương pháp định lượng và các kiểm định 3.2.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng Dữ liệu bảng (hay còn được gọi là dữ liệu gộp) là sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, xem xét đến sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo. Việc sử dụng dữ liệu bảng để tiến hành hồi quy sẽ đem đến các lợi ích cho các nhà nghiên cứu định lượng, cụ thể: Làm tăng quy mô mẫu nghiên cứu có thể giải quyết các vấn đề về phân phối chuẩn của các biến; có thể nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp, kể cả nghiên cứu các biến không đổi qua thời gian. Có thể nghiên cứu những thay đổi trang thái động của các đơn vị chéo theo thời gian. Các ước lượng bị chệch cũng được giảm đáng kể hoặc triệt tiêu khi chúng ta sử dụng dữ liệu bảng… Các phương pháp được sử dụng thường gặp trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng là: Mô hình hồi quy kết hợp (Pool OLS), Mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). a. Mô hình hồi quy kết hợp (Pool OLS) Giả định của mô hình là tất cả các hệ số đều không thay đổi theo thời gian và không gian. Mặc dù mô hình hồi quy thu được rất đơn giản, tuy nhiên việc dựa trên những giả định hạn chế như vậy có thể dẫn đến việc bóp méo mối quan hệ thực tế giữa các biến số kinh tế trong mô hình nghiên cứu. b. Mô hình tác động cố định (FEM) Giả định của mô hình cho rằng: Hệ số độ dốc là không đổi giữa các đơn vị chéo, tung độ gốc thay đổi giữa các đơn vị chéo và không đổi theo thời gian. Điều này được thể hiện bằng cách sử dụng biến giả (cần lưu ý về bẩy biến giả khi tiến
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành hồi quy). FEM được sử dụng trong nhiều trường hợp khi mà ở đó hệ số chặn đặc thù của mỗi đơn vị chéo có thể tương qua với một hoặc nhiều biến giải thích. yit = αi + β*xit + uit (2) Trong đó: yit là biến phụ thuộc, i là đơn vị chéo thứ i và t là thời gian của quan sát. Hệ số chặn αi chú ý đến những ảnh hưởng không đồng nhất từ các biến không được quan sát có thể khác nhau giữa các đơn vị chéo. Các xit lần lượt là các biến độc lập trong mô hình. Hệ số β là một vector cột của các hệ số độ dốc chung cho nhóm quan sát. Số hạng sai số uit tuân theo các giả định kinh điển uit ~N(0,σ2 u). Mô hình tác động ngẫu nhiên được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất với biến giả (LSDV). Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình này là nó tiêu tốn quá nhiều bậc tự do khi N (số đơn vị chéo) rất lớn. c. Mô hình tác động ngẫu nhiên Giả định các hệ số độ dốc là không đổi giữa các đơn vị chéo, nhưng hệ số chặn của một đơn vị chéo là ngẫu nhiên được rút từ một tổng thể lớn hơn nhiều với một giá trị trung bình không đổi. REM thích hợp trong trường hợp hệ số chặn (ngẫu nhiên) của mỗi đơn vị chéo không tương quan với các biến giải thích, chúng ta có thể đưa ra các biến giải thích không đổi thay thời gian vào mô hình (điều mà không thể đưa vào ở mô hình FEM do gặp phải hệ tượng đa cộng tuyến với hệ số chặn đặc thù của chủ thể). yit = α + β*xit + vit (3) Với vit = εi + uit, cho thấy vit và vis (với t ≠ s) Mô hình tác động ngẫu nhiên REM được ước lượng bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS).
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 3.2.2 Kiểm định mô hình a. Hiện tượng đa cộng tuyến Khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ (được thể hiện dưới dạng hàm số), ta nói mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity). Nguyên nhân của hiện tượng này: Bản chất mối quan hệ giữa các biến số, Mô hình có dạng đa thức (X, X2 , X3 thường có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ đặc biệt là khi biến X nhận giá trị trong một khoảng nhỏ), Mẫu hình không mang tính đại diện (nhỏ quá nhỏ hoặc có tính đặc trưng khá giống nhau…)… Hậu quả của hiện tượng: Đa cộng tuyến không vi phạm bất cứ giả thuyết nào trong định lý Gauss – Markov nên hiện tượng này không làm ảnh hưởng gì đến tính “tốt nhất” của các ước lượng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn đến các biến động lập cộng tuyến có thể mất đi ý nghĩa trong mô hình, một sự thay đổi dù nhỏ trong mẫu cũng có thể gây ra một sự thay đổi khá lớn trong kết quả ước lượng, hoặc có thể dẫn đến các sai sót về dấu của các hệ số ước lượng là có mô hình hồi quy không còn thể hiện đúng bản chất của các mối quan hệ. Các phương pháp để phát hiện có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không thường được sử dụng là: Ma trận hệ số tương quan và Hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance inflation factor). b. Kiểm định Hausman: Để chọn lựa sử dụng REM hay FEM, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman, giả thiết H0 của kiểm định Hausman là không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp trên. Nếu không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, REM sẽ là mô hình phù hợp, nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, FEM nên được sử dụng thay vì REM. c. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian hoặc không gian. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tương quan: Bỏ sót biến quan trọng, Lỗi sai dạng hàm, Lỗi sai sót hệ thống trong việc đo lường. Hiện tượng tự tương quan có thể dẫn đến những hậu quả sau: Các ước lượng OLS vẫn là các ước lượng không chệch và nhất quán, tuy nhiên, chúng sẽ không còn là những ước lượng hiệu quả nữa; Các giá trị ước lượng của sai số chuẩn theo OLS có xu hướng nhỏ hơn các sai số của tổng thể, dẫn đến, khả năng kết luận nhầm lẫn rằng các giá trị ước lượng có độ chính xác cao; Việc kiểm định thống kê sẽ không còn đáng tin cậy nữa… Để kiểm tra xem mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không, tác giả sử dụng kiểm định được đề xuất bởi Wooldrige (2002). Với giả thiết H0: Mô hình có hiện tượng tự tương quan. d. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Hiện tượng phương sai thay đổi là hiện tượng các yếu tố nhiễu xuất hiện trong hàm hồi quy có phương sai thay đổi (hay các yếu tố nhiễu không đồng nhất phương sai). Hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra khi phương sai của sai số không phải là hằng số, mà tăng hoặc giảm khi biến độc lập tăng. Nguyên nhân là do: bản thân các mối quan hệ trong kinh tế đã chứa đựng hiện tượng này, do kỹ thuật thu thập số liệu, do trong mẫu nghiên cứu chứa các giá trị bất thường (quá cao hoặc quá thấp so với các giá trị còn lại), do mô hình thiếu biến quan trọng hoặc dạng hàm sai… Phương sai thay đổi làm cho: Các ước lượng OLS tuy vẫn là các ước lượng tuyến tính không chệch nhưng không còn là ước lượng tốt nhất, khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số không còn giá trị sử dụng… Có nhiều cách để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy, chẳng hạn: Sử dụng đồ thị phần dư, Kiểm định White, Kiểm định
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Breusch – Pagan (1979)… Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan để kiểm tra xem mô hình có bị vi phạm giả thiết hồi quy – phương sai không đổi hay không. Với giả thiết H0: Phương sai của mô hình không đổi.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích thống kê mô tả Bài nghiên cứu dữ dụng dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1995 – 2017 tại 15 quốc gia đang phát triển châu Á. Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là vào ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở vay thực. các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho (Đơn vị tính: %) Biến số Số quan sát Trung Độ lệch Giá trị Giá trị lớn bình chuẩn nhỏ nhất nhất FDI 345 4.297 6.199 0 55.076 GDPPC 345 3.252 4.632 -17.908 33.030 CPI 330 7.679 24.998 -8.525 411.759 R 317 6.265 10.280 -38.229 48.056 TRADE 345 46.096 25.383 8.235 121.311 H 345 5.904 4.552 0.398 19.008 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mức biến động từ -3.152% đến 55.076% so với GDP hằng năm. Quốc gia có tỷ lệ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào chiếm tỷ trọng lớn so với GDP là Azerbaijan trong những năm 2003 – 2004. Dòng vốn vào ròng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 4.297% GDP của các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1995 – 2017. Tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người (GDPPC) của các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu trung bình khoảng 3.25%/năm với độ lệch chuẩn là 4.63%/năm, trong đó quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Azerbaijan – 33.030% vào năm 2006 và thấp nhất là ở quốc gia Tajikistan (-17.91%) năm 1995. Đặc biệt, trong giai đoạn quan sát ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển Châu Á có sự sụt giảm trong giai đoạn 1997 – 1998 tiếp đó là sự sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008, cụ thể: Thái Lan (-3.89%:1997, -8.73%:1998), (4.84%:2017, - 1.19%:2018), Malaysia (4.63%:1997, -9.66%:1998)…. Tốc độ tăng của chỉ số lạm phát (CPI) trung bình của các quốc gia trong giai đoạn quan sát là 7.679%/năm với độ lệch chuẩn 24.99%. Trong đó, với tốc độ tăng của chỉ số CPI gần bằng 411.76% (năm 1995) - Azerbaijan được xem là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Tuy nhiên những năm sau đó thì tốc độ tăng của CPI đã giảm và ổn định lại sau tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tỷ lệ lãi suất cho vay thực (R) có giá trị trung bình là 6.27%/năm với độ lệch chuẩn 10.28%/năm. Azerbaijan, Kyrgyz Republic và Armenia được xem là những quốc gia có lãi suất cho vay thực cao nhất với giá trị lần lượt là: 48.06%, 44.37%, 39.11%. Độ mở thương mại (TRADE), Malaysia được xem là quốc gia có nền kinh tế tương đối cởi mở so với các quốc gia trong khu vực. Trong mẫu quan sát ta thấy tỷ trọng xuất khẩu ròng của Malaysia có giá trị lớn nhất – 121.31% (năm 1999),
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 119.81% năm 2000. Độ mở thương mại nhận giá trị trung bình khoảng 25.38% GDP trong mẫu quan sát từ năm 1995 – 2017. Nguồn nhân lực (H): Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1995 – 2017 của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu nhận giá trị khoảng 5.9% với độ lệch chuẩn 4.56%. Trong đó Armenia là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối lớn so với các quốc gia khác trong khu vực, cụ thể: 19.01% (2010), 18.74% (2009), 18.27% (2015), trong khi đó Pakistan và Thái Lan được xem là các quốc gia có mức hữu dụng lao động cao, khi tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này chỉ ở mức <1% trong nhiều năm của mẫu nghiên cứu. 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến Như đã được trình bày ở chương 3 của bài nghiên cứu, khi hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu xảy ra sẽ dẫn đến hậu quả mô hình hồi quy không còn là ước lượng tốt nhất nữa nên trước khi tiến hành hồi quy các biến độc lập theo biến phụ thuộc chúng ta tiến hành kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mẫu quan sát hay không. Để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến chúng ta có thể tiến hành 2 phương pháp: + Ma trận hệ số tương quan + Nhân tử phóng đại phương sai VIF a. Ma trận hệ số tương quan Kết quả thống kê từ phần mềm Stata ta thấy: Các biến độc lập trong mô hình hồi quy có mối tương quan tương quan tương đối nhỏ (<50%). Điều này có thể đưa đến nhận định ban đầu là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình hồi quy.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực. GDPPC GDPPC CPI R TRADE H 1.0000 CPI 0.0851 1.000000 R 0.0777 -0.2620 1.000000 TRADE -0.1175 -0.1366 -0.2352 1.000000 H 0.1255 0.0581 0.2794 -0.3169 1.000000 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) b. Nhân tử phóng đại phương sai VIF Một cách khác để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến là xem xét hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor). VIFj = 1/(1 – Rj 2 ) Với Rj 2 là hệ số xác định của mô hình hồi quy phụ. Theo đó, quy ước chung của các nghiên cứu định lượng nếu VIF >10 thì đây là dấu hiệu đa cộng tuyến cao. Tuy nhiên đây chỉ là quy ước thực nghiệm, với một số tác giả khác (như Allison) thì VIF > 2.5 thì các biến này đã được xem là có hiện tượng đa cộng tuyến cao.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai VIF Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực Biến VIF 1/VIF R 1.24 0.805230 H 1.19 0.843244 TRADE 1.18 0.844261 CPI 1.14 0.876431 GDPPC 1.03 0.969723 Mean VIF 1.16 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai VIF ở bảng 4.3, ta thấy, tất cả các giá trị ứng với các biến số trong mô hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 2.5; do đó, chúng ta có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình (kết quả tương tự như kiểm tra ma trận hệ số tương quan ở phần a). 4.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI vào các quốc gia châu Á đang phát triển giai đoạn 1995 đến 2017 với các mô hình hồi quy: Tác động cố định (FEM) và Tác động ngẫu nhiên (REM) lần lượt. c. Mô hình tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên Bảng 4.4 tóm tắt các kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy FEM và REM Tên biến FEM REM 0.000*** 0.000*** Tăng trưởng kinh tế - GDPPC (0.33) (0.34) 0.510 0.439 Tỷ lệ lạm phát – CPI (-0.02) (-0.02) 0.1*** 0.252 Lãi suất cho vay thực – R (-0.07) (-0.04) 0.955 0.137 Độ mở thương mại – TRADE (0.002) (0.03) 0.083* 0.016** Nguồn nhân lực – H (0.35) (0.31) *, ** và *** lần lượt diễn tả ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) d. Kiểm định Hausman Tiếp theo đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xem xét lựa chọn xem mô hình FEM và REM là phù hợp trong nghiên cứu. Giả thiết: H0: εi và các biến độc lập không tương quan Mô hình REM phù hợp. H1: εi và các biến độc lập có tương quan Mô hình FEM phù hợp.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman Trong đó: FDI, GDPPC, H, TRADE, CPI, R lần lượt là các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng, Tăng trưởng kinh tế, Nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất cho vay thực. Đơn vị (%). Biến số Mô hình FEM Mô hình REM GDPPC 0.3345522 0.3447447 CPI -0.0195446 -0.0216165 R -0.064906 -0.0440265 TRADE 0.00156 0.0322024 H 0.3543889 0.3250735 Chi2(5) = 5.35 Prob>chi2 = 0.3746 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) Từ bảng 4.4 ở trên tại mức ý nghĩa 5%, giá trị Prob>chi2 = 0.3746 >5% do đó chúng ta không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Do đó, mô hình tác động ngẫu nhiên REM là mô hình phù hợp để tiến hành nghiên cứu. 4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình a. Kiểm định tự tương quan Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm định tự tương quan. Với giả thiết H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy. Từ bảng kết quả thống kê 4.6, ta thấy: Ở mức ý nghĩa 5%, giá trị Pro > F = 0.0957 > 5%, do đó giả thiết H0 được chấp nhận; có nghĩa là, không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0 : no first-order autocorrelation F (1, 14) = 3.192 Pro > F = 0.0957 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) b. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM Giả thiết H0: Phương sai không đổi  Mô hình FEM: Với mức nghĩa 5%, kết quả cho thấy Prob>chi2 = 0.000 ta bác bỏ giả thiết H0, tức là, phương sai của mô hình bị thay đổi. Vậy mô hình không thỏa điều kiện giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển Gauss (không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi). Bảng 4.7 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động cố định Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (15) = 2.1e+05 Prob>chi2 = 0.0000 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata)
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Mô hình REM Với mức nghĩa 5%, kết quả cho thấy Prob>chibar2 = 0.000 ta bác bỏ giả thiết H0 Phương sai của mô hình bị thay đổi. Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động ngẫu nhiên Breusch and Pagan Lagranglan multiplier test for randam effects FDI[country1,t] = Xb + u[country1] + e[country1,t] Biến số Var Sd=sprt(Var) FDI 39.26867 6.266472 e 23.7698 4.875428 u 7.598113 2.756468 Chibar2 (01) = 163.58 Prob>chiba2=0.0000 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) Vì mô hình FEM là mô hình phù hợp nhưng do tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi việc sử dụng mô hình FEM hồi quy dữ liệu sẽ không còn chính xác, để khắc phục hiện tương phương sai thay đổi và tự tương quan bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) – Wooldridge (2002).
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu Mô hình hoàn chỉnh của bài nghiên cứu được viết lại dựa vào hồi quy FGLS cho kết quả như sau: Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FGLS FDI GDPPC CPI R TRADE H _cons Coef. Std. Err. z P > [95% Conf. Interval 0.1710357 0.0499861 3.42 0.001 0.0730648 0.2690067 0.0117934 0.019786 0.60 0.427 -0.0269864 0.0505732 0.005383 0.0241102 0.22 0.593 -0.041872 0.0526381 0.0573054 0.0061648 9.30 0.000 0.0452226 0.0693883 0.213794 0.0518397 4.12 0.001 0.11219 0.315398 -1.354162 0.4397301 -3.08 0.002 -2.216017 -0.4923068 (Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố tăng trưởng kinh tế (Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người) – đại diện cho tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc gia ta thấy: Ở mức ý nghĩa 1% hệ số GDPPC có tác động tích cực tới dòng vốn FDI. Điều này là phù hợp với quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đây như Chakrabarti (2001), Nonnenberg và cộng sự (2004), Hunady và Orviska (2014)… Một nền kinh tế phát triển bền vững, có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là một trong những điểm sáng trong danh mục đầu tư sinh lời để các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn, đặt các nhà máy công ty con của các tập đoàn đa quốc gia. Tỷ lệ lạm phát CPI là một trong những biến số đại diện cho sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế có tương quan âm với dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lãi suất cho vay thực (R) có mối quan hệ ngược chiều tuy nhiên không có nghĩa thống kê. Kết quả thu được tương tự như nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2015). Độ mở thương mại (TRADE) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Có hệ số hồi quy trong mô hình là +0.06 điều đó có nghĩa là: Khi độ mở thương mại (tỷ trọng của xuất khẩu ròng trên GDP) tăng 1% thì dòng vốn đầu tư đổ vào quốc gia này sẽ có thể tăng lên 0.06%. Các nghiên cứu của các tác giả Hunady và Orviska (2014), Aizenmen và Noy (2006) cũng thu được kết quả tương tự. Một quốc gia theo đổi chính sách thương mại càng cởi mở thì càng có khả năng thu hút dòng vốn đầu tư và có cơ hội phát triển cao hơn so với các quốc gia còn lại. Nguồn nhân lực (H) ở các quốc gia đang phát triển phần lớn là những quốc gia có lực lượng lao động tương đối đông, giá rẻ và có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao – nguồn lao động nhàn rỗi với chi phí thấp là một trong những nhân tố quan trọng thu hút dòng vốn đầu tư vào các quốc gia đang phát triển này nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trong mẫu nghiên cứu tác giả nhận thấy biến số nguồn nhân lực H có hệ số hồi quy + 0.2 ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố rằng. Kết quả thu được tương tự như các nghiên cứu của Friedman (1992); Nunnenkamp và cộng sự (2007).
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5.1 Kết luận và gợi ý chính sách Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy, tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê của các biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Độ mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển Châu Á giai đoạn 1995 – 2017. Trong khi đó, lãi suất cho vay thực và lạm phát lại có mối quan hệ ngược chiều với dòng vốn đầu tư này vào các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu. Báo cáo Đầu tư Thế giới do Hội nghị Liên hiệp hợp tác quốc tế về thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì dòng vốn đầu tư FDI toàn cầu là 1.430 tỷ USD (năm 2017) giảm 23% so với năm 2016 – 1.870 tỷ. Nguyên nhân của sự sụt giảm này được xem là do hoạt động mở rộng sản xuất quốc tế bị chậm lại đã trở thành mối lo ngại cho các nhà làm chính sách của các quốc gia đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển hiện nay. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế mở cửa, hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn lao động cao là những yếu tố đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI chảy vào các quốc gia ở Châu Âu, Hà Lan trong thời gian qua (những quốc gia đứng đầu trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trên thế giới). Các nghiên cứu của các tác giả trước cũng nhận định rằng, tăng trưởng kinh tế bền vững, điều kiện chính trị xã hội ổn định, độ mở thương mại cao… là những nhân tố quyết định đến sự thu hút và níu giữ các nguồn vốn đầu tư ở lại nước tiếp nhận. Chính phủ các quốc gia cần đưa ra các biện pháp hợp lý để phát triển kinh tế nước nhà một cách toàn diện nhất. Các quốc gia đang phát triển hiện nay đang sở hữu đội ngũ lao động trẻ, khỏe và có chi phí sử dụng lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, dòng vốn đi vào các quốc gia đang phát triển chưa phát huy được hết khả năng của mình do chất lượng
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lao động ở các quốc gia này còn hạn chế. Chính phủ các quốc gia cần có những cải cách thích hợp trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tận dụng tối đa các cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng trở thành bãi rác công nghiệp nơi chứa những công nghệ lỗi thời của các nước phát triển trên thế giới. Sự ổn định vĩ mô là cần thiết để các nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn với dòng vốn đầu tư của mình. Chính phủ các quốc gia cần có các chính sách vĩ mô hợp lý để tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư. Cần có những chính sách vĩ mô hiệu quả, để hạn chế dòng vốn FDI ồ ạt có thể dẫn đến những hệ lụy như sự mất giá của đồng nội tệ gây hại cho xuất khẩu, lạm phát gia tăng, bong bóng bất động sản. Các quốc gia đang phát triển cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn FDI không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của nguồn vốn. Cần tập trung vào các đối tác tập đoàn lớn, cần xác định mục tiêu rõ ràng, tìm kiếm dòng vốn đầu tư có chất lượng để có thể tạo nên sức lan tỏa của FDI đến nền kinh tế. Cần có những biện phát hỗ trợ khu vực kinh tế trong nước phát triển (chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ gia nhập chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, tập dụng các hiệp định thương mại tự do….) để có thể phát triển kinh tế bền vững. 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 15 quốc gia đang phát triển ở châu Á trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2017, có xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như: Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 và 2008, Khủng hoản tài chính (2008), Khủng hoảng nợ công châu Âu (2011)… có thể dẫn đến những tác động bất thường kéo dài dẫn đến số liệu có thể phản ánh không chính xác bản chất của các mối quan hệ kinh tế. Hy vọng những nghiên cứu sau này sẽ có thể khắc phục được những thiếu sót trên để mang lại một cái nhìn khách quan hơn về bản chất của các mối quan hệ kinh tế vĩ mô này.
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 41 Đồng thời, ta nhận thấy điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau là không giống nhau, do đó, tác giả nhận thấy cần có những nghiên cứu chi tiết hơn ở từng quốc gia cụ thể (Việt Nam). Để có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với từng đặc điểm của mỗi quốc gia. Cần xem xét đưa thêm các biến số như: Cơ sở hạ tầng, Thuế suất, Phát triển thị trường tài chính, Chất lượng giáo dục…. để có thể có một cái nhìn toàn vẹn hơn và trách những sai sót trong hồi quy do hiện tượng bỏ sót biến. Đồng thời cũng cần xem xét vấn đề nội sinh hay gặp phải khi tiến hành các nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô trên.
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trang web 1. https://data.worldbank.org 2. http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/36949302-khac-phuc-han- che-cua-dong-von-fdi.html Tài liệu nước ngoài 1. A, Boateng, X, Hua, S, Nisar, J,Wud (2015). “Examining the determinants of inward FDI: Evidence from Norway”. Economic Modeling 47(2015) 118- 127. 2. Angelo, F.C., R.V. Eunni and M.M.D.N. Fouto (2010). “Determinants of FDI in emerging markets: Evidence from Brazil”. International Journal of Commerce and Management, 20(3): 203-216. 3. Aitken B, Hansen GH, Harrison AE (1997). “Spillovers,Foreign Investment and Export Behaviour”. Journal of International Economics, 43: 103-132. 4. Aizenman, J and Noy, I. (2006). “FDI and Trade -Two-way Linkages?”. Quarterly Review of Economics and Finance, No. 46 (2006), pp. 317-337. 5. Billington, N., 1999. “The location of foreign direct investment: an empirical analysis”. Appl. Econ. 31, 65–75. 6. Boateng, A., Naraidoo, R., Uddin, M. (2011). “An analysis of the inward cross-border mergers and acquisitions in the UK: a macroeconomic perspective”. J. Int. Financ. Manag. Account. 22 (2), 91–112. 7. Buckley, P. J., Clegg, L. J., Cross, A. R., Liu, X., Voss, H., and Zheng, P. (2007), “The determinants of Chinese outward foreign direct investment”, Journal of International Business Studies, 38, 499-518. 8. Chidlow, A., Salciuviene, L., Young, S. (2009). “Regional determinants of inward FDI distribu-tion in Poland”. Int. Bus. Rev. 18 (2), 119–133.
  • 54. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9. Culem, C. (1988). “Direct investment among industrialized countries”. Eur. Econ. Rev. 32, 885–904. 10.Demirhan, E. and M. Masca (2008). “Determinants of foreign direct investment flows to developing countries: A cross-sectional analysis”. Prague Economic Papers, 17(4): 356-369. 11.Fuat Erdal and Ekrem Tatoglu (2002). “Locational determinants of Foreign Direct Investment in an emergin market economy: Evidence from Turkey”. Multinational Business Review, Vol,10, No,1, 2002. 12.Hong, K.-K., Kim, Y.-G., 2002. “The critical success factors for ERP implementation: an organizational fit perspective”. Inf. Manag. 40, 25–40. 13.Hunady, J, and Orviska, M, (2014). “Determinants of foreign direct investment in EU countries – Do corporate taxes really matter?”. Procedia Economics and Finance, Vol, 12, pp, 243-250. 14.Jeon, N.B., Rhee, S.S., 2008. “The determinants of Korea's foreign direct investment from the United States, 1980–2001: an empirical investigation of firm-level data”. Contemp. Econ. Policy 26 (1), 118–131. 15.Khachoo, A.Q, M.I, Khan (2012). “Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel dataanalysis”. 16.Kok, R,, Ersoy, B,A (2009). “Analyses of FDI determinants in developing countries”. Int, J, Soc, Econ, 36 (1/2), 105–123. 17.Mishal, Z, and Z, Abulaila (2007). “The impact of foreign direct investment and imports on economic growth: The case of Jordan”. Journal of Economic and Administrative Sciences, 23(1): 1-31. 18.Nonnenberg, M. and Mendonca, M (2004), “The Determinants of Direct Foreign Investment in Developing Countries”. IPEA.