SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
TÊN HỌC VIÊN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2020
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
TÊN HỌC VIÊN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành:……………
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS…………….
Hà Nội - 2020
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÃN
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................5
7. Cấu trúc của đề tài....................................................................................................5
Chương 1 .........................................................................................................................7
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ KIỂM SÁT ĐIỀU
TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC
ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM ........................7
1.1. Nhận thức về điều tra tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện
kiểm sát nhân dân.........................................................................................................7
1.1.1. Nhận thức về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động điều tra các
vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc.............................................................................7
1.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................7
1.1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng và pháp lý của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc.......11
1.1.1.3. Phân biệt tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc...............................16
1.1.1.4. Nhận thức về hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2. Nhận thức về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ
án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân...................................19
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc ..........................................19
1.1.2.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................19
1.1.2.3. Nội dung quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình
sự .........................................................................................................................21
1.1.2.4. Biện pháp tiến hành................................................................................27
1.1.2.5. Quan hệ phối hợp ...................................................................................29
1.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ
chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm ...........................................................................................................................32
1.2.1. Tình hình diễn biến, động thái, cơ cấu, tính chất và đặc điểm của tội phạm
tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ............................32
1.2.2. Tình hình kết quả hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................................................34
1.3. Nhận xét, đánh giá chung....................................................................................36
1.3.1. Những kết quả đã đạt được...........................................................................36
1.3.2. Hạn chế, thiếu sót .........................................................................................39
1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót ............................................................41
Chương 2 .......................................................................................................................42
DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ........................42
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC
ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ
LIÊM .............................................................................................................................43
2.1. Dự báo tình hình và các yếu tố tác động.............................................................43
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân .....................48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.1. Giải pháp bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của
Viện kiểm sát nhân dân...........................................................................................48
2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật
đối với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức
đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân ....................................................49
2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quảcác hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Viện
kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ
chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ....................................51
2.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tố tụng hình sự và trong
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................................................52
2.2.5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra của Viện kiểm
sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức
đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................53
2.2.6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ tư
pháp, trong đó có cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm ..................................................................................................................54
KẾT LUẬN ...................................................................................................................57
THƯ MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ được viết tắt
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
HĐXX Hội đồng xét xử
KTQT Kinh tế quốc tế
KSĐT Kiểm sát điều tra
NN Nhà nước
QLNN Quản lý Nhà nước
QCN Quyền con người
TA Tòa án
THTT Tiến hành tố tụng
THQCT Thực hành quyền công tố
VAHS Vụ án hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai đoạn từ
năm 2016 đến năm 2019................................................................................................34
Bảng 2.2: Án thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức
đánh bạc, đánh bạc từ năm 2016 – 2019 .......................................................................35
Biểu đồ 2.1. Biều đồ thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2019...................................................................................34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại
những chuyển biến hết sức tích cực: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được
tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện,
nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, an ninh được bảo
đảm. Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người được xem là thước đo
sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị,
trình độ phát triển và bản sắc văn hóa. Với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc đảm bảo tốt hơn quyền con người là
mục tiêu hướng tới của mình để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân.
Quận Nam Từ Liêm là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà
Nội, nằm phía Tây của thủ đô, giáp với nhiều quận khác của trung tâm thành
phố Hà Nội, quận được coi là địa bàn phức tạp về các loại tội phạm, có vị trí hết
sức quan trọng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, lợi dụng đặc
điểm địa bàn tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng hoạt động trên địa
bàn Nam Từ Liêm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy
hiểm, phương thức thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, gây nhiều khó khăn cho công tác
phòng ngừa và đấu tranh. (có số liệu chứng minh)
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các loại tội phạm
nói chung và tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng. Trong những
năm qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm đã tăng cường các biện
pháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án tổ chức
đánh bạc, đánh bạc và đã thu được những kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó
vẫn còn những thiếu sót nhất định, hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên,
trên cơ sở nghiên cứu các văn bản liên quan đến tội phạm tổ chức đánh bạc và
đánh bạc và thực tế quá trình sau 6 tháng thực tập tại quận Nam Từ Liêm, yêu
2
cầu đòi hỏi những lí luận và thực tiễn về nâng cao vai trò trách nhiệm của Viện
kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, tôi
đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ
án tổ chức đánh bạc và đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm
thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ
án nói chung và các vụ án về tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng là vấn đề
quan trọng, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Xung quanh vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra theo chức năng
của Viện Kiểm sát nhân dân đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những
khía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến như:
- Giáo trình Giáo trình luật tố tụng hình sự, trường dại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, 2018.
- Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2006), Bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Hà Nội.
- GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2009), Hệ thống tư pháp hình sự
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
- Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013),
Quyền con người và chính sách pháp luật về quyền con người, Đặc san tuyên
truyền pháp luật số 06/2013.
- TS. Phạm Mạnh Hùng (2011), “Bảo vệ quyền con người qua hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
của Viện kiểm sát”, Tạp chí kiểm sát (21).
- PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp
luật tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 23, tr. 64-80.
3
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra của tác giả Lê Hữu Thể và các tác giả (năm 2008).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập, nghiên cứu, phân
tích về phòng chống tội phạm và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan chức năng trong phòng
chống tội phạm, luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn hoạt động thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa
bàn quận Nam Từ Liên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống, chuyên sâu. Song, kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên là
những tiền đề quan trọng để tôi tiếp cận, tiếp tục nghiên cứu ở góc độ chuyên
sâu trong tình hình mới.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị của các công trình
trên và để góp phần làm cụ thể hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt
động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc,
đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Đồng thời tìm ra những giải pháp cụ
thể mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài :Nghiên cứu, làm rõ những kiến thức
tổng quát về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ
chức đánh bạc, đánh bạc. Thực trạng tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc và
đánh bạc, kết quả phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử. Cũng như thực
trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức
đánh bạc, đánh bạc. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế,
thiếu sót; chỉ ra những nguyên nhân của những bạn chế, thiếu sót về hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh
bạc. Từ đó đưa ra các dự báo trong thời gian tới và đề xuất phương hướng, giải
4
pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên khóa luận cần tập trung
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Khái quát nhận thức chung các vấn đề liên quan đến hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc.
- Phân tích các quy định pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Kết quả các biện pháp
Viện Kiểm sát nhân dân đã tiến hành trong thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc.
- Nghiên cứu tình hình điều tra tội phạm và thực trạng hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện Kiểm sát nhân
dân, những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Tập trung vào qui định của pháp luật về hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc,
những vấn đề lý luận, thực tiễn. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
theo chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân.
- Về địa bàn: Nghiên cứu hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện Kiểm sát
nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
5
- Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến hết
năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, của Nhà nước và Pháp luật về
tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Đồng thời kế thừa có chọn lọc một số
công trình nghiên cứu liên quan.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh số liệu; phương pháp chuyên gia… (Mô tả thêm về các
phương pháp cụ thể)
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Phát triển và bổ sung nhận thức lý luận về hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh
bạc. Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về hoạt động của Viện
Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ
chức đánh bạc, đánh bạc. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động, học tập, nghiên cứu khoa học trong các
trường luật.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ phần nào giúp các
cơ quan chức năng trên địa bàn tham khảo và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện đối với hoạt động thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện
kiểm sát nhân dân.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, khóa luận chia thành chương:
Chương 1: Nhận thức chung về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra của Viện Kiểm sát nhân dân và thực trạng hoạt động thực hành quyền công
6
tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm
Chương 2: Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm
7
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM
1.1. Nhận thức về điều tra tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt
động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh
bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân
1.1.1. Nhận thức về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động
điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
1.1.1.1. Khái niệm
Bộ luật Hình sự được Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2017 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Bộ luật
Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân
dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức
tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với
người phạm tội. Xuất phát từ bản chất tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp
lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật thì trên thực tế việc xây
dựng các cơ sở pháp lý nhằm xử lý các hành vi phạm cho xã hội, đồng thời, đề
xuất các chế tài xử lý vi phạm nhằm xử lý các hành vi vi phạm là điều cần thiết.
Trên cơ sở vận hành hoạt động của nhà nước thì việc xây các chế định về luật
hình sự, tố tụng hình sự là điều rất cần thiết.
Theo quy định của BLHS 2015 được xây dựng và phát triển trên nền tảng
Hiến pháp 2013 với các quy định về quyền con người, quyền công dân để phù
8
hợp với sự phát triển của đất nước. Điều 3 Hiến pháp 2013 đã có các quy định
để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân1
nên khái niệm về tội phạm đã mở rộng hơn so với quy định của BLHS 1999, sửa
đổi bổ sung:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự2
Như vậy, trên thực tế BLHS năm 2015 đã mở rộng 9 phạm vi chủ thể áp
dụng. Theo đó, chủ thể của tội phạm bao gồm cả: con người và pháp nhân
thương mại. Quy định trên cho thấy, pháp nhân thương mại trước hết phải là
pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015 hiện hành. Từ khái niệm tội phạm, để tìm hiểu và phân tích cụ thể khái
niệm đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của các tội về tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo
quy định pháp luật hiện hành thì với điểm xuất phát là tệ nạn cờ bạc và có sự
gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm thì việc tìm hiểu khái niệm về đánh bạc
là tiền đề cơ bản để thì cần hiểu đánh bạc là gì? Đánh bạc là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và
cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội
phạm khác. Do vậy, tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam
rất sớm. Theo từ điển Pháp luật phổ thông của Trần Văn Thắng (chủ biên) thì
1
Hiến pháp 2013
2
Xem khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung
9
đánh bạc là “tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được thua
kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các
hình thức tài sản khác”3
. Như vậy, trong trò chơi đánh bạc thì sự thắng thua sẽ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như may rủi, tính toán, suy luận của người chơi.
Trên cơ sở đó thì có thể đưa ra khái niệm đánh bạc theo quy định tại Nghị quyết
số 01/2010/NQHĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999 như sau: “Đánh bạc trái phép là hành vi
đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua
bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện
không đúng với quy định trong giấy phép được cấp”4
. Từ những phân tích và cơ
sở pháp lý trên có thể hiểu: “Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ
chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào), được thua bằng tiền hay hiện vật
từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội
này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng”. Văn
bản pháp luật đầu tiên quy định về tội phạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948.
Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, tội đánh bạc được quy định trong Sắc
luật số 03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999, tội đánh
bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Tuy nhiên,
trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụ thể hơn với
những dấu hiệu cụ thể giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm và đánh bạc
là vi phạm cũng như với các dấu hiệu định khung hình phạt để phân hoá trách
nhiệm hình sự giữa các trường hợp phạm tội đánh bạc. Theo Bộ luật hình sự
năm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị coi là tội phạm khi tiền hoặc hiện vật đánh
bạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về
3
Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp Hà Nội
4
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2010), Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999.
10
hành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc), chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị coi là tội
phạm khi tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị xử
phạt hành chính hoặc bị kết án về hành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá
bạc), chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Đối với tội tổ chức đánh bạc, hành vi được mô tả trong các tội này gắn bó
chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc mang tính chất
hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc). Do vậy, để nghiên cứu khái niệm tội
tổ chức đánh bạc nhất thiết phải đặt nó trong nhóm các tội đánh bạc. Tội tổ chức
đánh bạc đã được quy định tại BLHS năm 1985. Tuy nhiên, điều luật quy định
một cách chung chung, chưa thể hiện rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Đến
khi BLHS năm 1999 được thông qua và được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội tổ
chức đánh bạc tiếp tục được quy định tại Điều 249, theo đó: “Người nào tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án
về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm
năm”5
. Đến BLHS năm 2015 đã có những quy định và các hình thức chế tài cụ
thể hơn cho các hành vi tổ chức đánh bạc, cụ thể, tại Điều 322 BLHS năm 2015
quy định, “người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong
các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản này thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
nếu phạm tội trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2
Điều 322 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm” 6
. Trên cơ sở quy định của BLHS
2015, sửa đổi bổ sung thì có thể đưa ra khái niệm tổ chức đánh bạc như sau: Tổ
chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc với
tư cách là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác tham gia trò chơi có được
5
Điều BLHS 1999, sửa đổi bổ sung
6
Xem Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung
11
thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, tổ chức đánh
bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, thúc đẩy và tạo
điểu kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình
và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội
phạm khác. Hay nói cách khác tổ chức đánh bạc, xét về bản chất là hành vi đồng
phạm đánh bạc thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh
bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi. Đây là loại hành vi xảy
ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc. Do vậy, hành vi tổ chức đánh
bạc được quy định thành tội danh riêng.
1.1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng và pháp lý của tội tổ chức đánh bạc,
đánh bạc
* Đối với tội tổ chức đánh bạc: Tổ chức đánh bạc, được hiểu là hành vi
tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc thì các yếu tố cấu
thành tội phạm được thể hiện như sau:
+ Về mặt khách quan
Đối với hành vi tổ chức đánh bạc thì có một trong các hành vi sau: có
hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia đánh
bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế
hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia. Hành vi tổ
chức đánh bạc phải là trái phép, tức là không có giấy phép hoặc không đúng với
nội dung giấy phép.
Về các dấu hiệu khác thì ngoài dấu hiệu về hành vi nêu trên còn phải có
một trong hai dấu hiệu bắt buộc sau đây:
- Tổ chức đánh bạc với quy mô lớn.
- Tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở
lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên;
- Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt
trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công ngưòi canh
12
gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện
như ô tô, xe máy, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc;
- Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nếu không thuộc trường
hợp được coi là có quy mô lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành
chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc bị kết
án về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu
thành cơ bản của tội này.
+ Về khách thể: Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan và tội
đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, mà trực
tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và
tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội.
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Lỗi
cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù
có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Lỗi cố ý là
một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó, lỗi cố ý có tính
nguy hiểm cao hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu: (i) Hành vi khách quan
mà chủ thể thực hiện là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu
khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi); (ii) Chủ thể ý thức được tính chất
phạm tội của hành vi được thực hiện; (iii) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tính
chất phạm tội đó khi có điều kiện lựa chọn hành vị khác. Lỗi cố ý được luật hình
sự phân thành hai hình thức.Đó là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Hai
hình thức lỗi này khác nhau ở lí do của việc chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội. Cố
ý trực tiếp là trường hợp cố ý, trong đó, chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội vì xử
sự đó phù hợp với mục đích của mình.
+ Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần
đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ
thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc
13
trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định
tại khoản nào của điều luật.
Nếu tổ chức đánh bạc trái phép với quy mô chưa lớn thì người có hành vi
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi
đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc
tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
+ Về hình phạt của tội tổ chức đánh bạc: Mức phạt của tội này được chia
làm hai khung, cụ thể như sau:
(i) Khung một (khoản 1): Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái
phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để
cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên
mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị
20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang
thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ,
sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh
bạc;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy
định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định
tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
(ii) Khung hai (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
14
c) Tái phạm nguy hiểm.
(iii) Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong các
hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể
bị:phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
Hai là, cấu thành tội phạm tội Đánh bạc (Điều 321)
+ Thứ nhất, chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đánh bạc không phải
chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định theo luật định và có năng lực
trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Điều 12 Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Theo đó: (i) Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội mà mình gây ra; (ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
theo pháp luật quy định. Như vậy, cứ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội đánh
bạc nếu có hành vi vi phạm đủ cấu thành tội đánh bạc.
+ Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm : Tội phạm này thực hiện với lỗi cố
ý. Động cơ phạm tội là sát phạt nhau, tư lợi và mục đích là nhằm lấy tiền, tài sản
từ người thua bạc.
+ Thứ ba, khách thể của tội phạm: Đánh bạc là hành vi bị xã hội lên án và
nghiêm trị. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh trật tự công cộng, ảnh hưởng tới
cuộc sống của chính mỗi gia đình, nếp sống văn minh của xã hội vì đây được
xem là một tệ nạn xã hội.
+ Thứ tư, mặt khách quan của tội phạm: Theo đó, hành vi khách quan:
(i) Có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ
năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Trường hợp tiền hay hiện vật có
giá trị dưới năm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánh
bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của
tội đánh bạc.
15
(ii) Trường hợp người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép và tiền
hay hiện vật đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên: Về tiền và hiện vật đánh
bạc được xác định chính là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ ở chiếu bạc,
thu được trong người đánh bạc hay ở những nơi khác mà đủ cơ sở để xác định
đã được hay sẽ được dùng để đánh bạc. Hành vi đánh bạc cấu thành tội phạm
khi giá trị tiền đánh bạc từng lần có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên.
(iii) Phân biệt các trường hợp khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh
bạc:
+ Trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc của mỗi lần đánh bạc
bằng hoặc trên mức tối thiểu (5.000.000 đồng) để truy cứu trách nhiệm hình sự
thì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần
đánh đó.
+ Trường hợp đánh bạc từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đánh có tổng tiền, giá
trị hiện vật bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người đánh bạc phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc kèm với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần
trở lên quy định ở Điều 52 Bộ luật hình sự 2015.
+ Trường hợp có nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc
xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với mỗi người là tổng số tiến,
giá trị hiện vật của tất cả người cùng đánh bạc lúc đó.
+ Trường hợp đánh bạc mà tổng số tiền để đánh bạc của từng lần đánh
đều ở dưới mức tối thiểu 5.000.000 đồng (chưa từng bị kết án về một trong các
tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc chưa được xóa án tích) thì người đánh
bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
+ Trường hợp một lần chơi lô đề, cá độ bóng đá, đua ngựa…để tính là
một lần đánh bạc chính là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong
một kỳ đua ngựa hay một trận bóng đá…người chơi chia làm nhiều đợi để chơi
thì trách nhiệm hình sự được xác định cho người chơi một lần đánh chính là
tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong tất cả đợt đó.
16
Hậu quả: Tội đánh bạc chỉ quy định hành vi khách quan mà không bắt
buộc phải có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Biết là đánh
bạc đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới cho gia đình xã hội như
hạnh phúc gia đình tan vỡ, khiến cho tình trạng tội phạm có thể diễn ra nhiều
hơn như trộm cắp, cướp, giết người, gây rối trật tự công cộng… Pháp luật không
quy định hậu quả là yếu tố định tội vì hậu quả mà tội đánh bạc gây ra có thể cấu
thành tội phạm khác thậm chí có yếu tố nguy hiểm hơn tội đánh bạc. Lúc đó,
đánh bạc mà gây ra những hành vi gây tội khác thì người phạm tội bị truy cứu
đối với tội tương ứng theo luật định.
Về mức hình phạt: Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 2 khung
hình phạt:
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp
dụng cho trường hợp phạm tội sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp chính là sử dụng việc đánh bạc làm nguồn
sống chính.
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên.
+ Sử dụng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
để phạm tội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình
phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
1.1.1.3. Phân biệt tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc
Không phải ngẫu nhiên mà từ Bộ luật hình sự năm 1985, năm 1999 và
năm 2015 đều quy định tổ chức đánh bạc và gá bạc là hai hình thức phạm tội
khác nhau. Vậy gá bạc là gì? Làm sao để phân biệt được hành vi đánh bạc, tổ
chức đánh bạc, gá bạc? Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì: “Gá bạc là hành vi
17
cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi. Là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật trự xã hội, tạo điều kiện cho hành vi đánh
bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu tới gia đình và cá nhân người chơi mà
còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Là hành vi
giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành
vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi”. Như vậy, gá
bạc có nghĩa là không nhất thiết phải trực tiếp tham gia đánh bạc, nhưng người
phạm tội gá bạc sử dụng lợi ích vật chất của mình để gián tiếp thực hiện hành vi
đánh bạc như: cho người khác mượn nhà, chỗ ở, xe, tàu, thuyền... của mình để
đánh bạc; cho người khác vay, mượn, cầm cố, thế chấp tài sản để đánh bạc…với
mục đích là thu lợi nhuận cho cá nhân. Trên thực tế, nhiều trường hợp người tổ
chức đánh bạc, người gá bạc, người đánh bạc là một người.
Còn điểm khác biệt giữa tội đánh bạc và gá bạc là: Tội đánh bạc là hành
vi dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được, thua trong các
trò chơi. Còn tội gá bạc là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc các địa điểm
thuận lợi khác để chứa đám bạc.
1.1.1.4. Nhận thức về hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh
bạc, đánh bạc
Quá trình thực hiện chức năng tăng cường quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội thì hoạt động điều tra các vụ án đánh bạc tổ chức đánh bạc là vô
cùng cần thiết. Việc coi trọng và hoàn thiện chính sách hình sự, thủ tục hoàn
thiện chính sách tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong
việc xử lý người phạm tội của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng và các tội
phạm nói chụng được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết. Với yêu cầu về quy
định trách nhiệm hình sự nghêm khác đối với các tội phạm về đánh bạc, góp
phần tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh.Tệ nạn cờ bạc hiện
nay diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức phong phú, tinh vi. Ngoài việc đánh
bạc theo các hình thức thông thường dễ nhận biết thì hiện nay đang khá thịnh
hành việc sử dụng mạng internet để đánh bạc. Đánh bạc với quy mô lớn, ngoài
18
việc xử phạt người tham gia đánh bạc thì người tổ chức cũng phải chịu trách
nhiệm hình sự. Có thể khẳng định, đánh bạc và tổ chức đánh bạc đều là những tệ
nạn xã hội thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân tan vỡ
của nhiều gia đình và cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như
trộm cắp, cướp của giết người, gây mật trật tự trị an và an toàn xã hội. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểm, chủ trương chỉ đạo đấu tranh
kiên quyết đối với loại tội phạm này. Trong quá trình xây dựng pháp luật, tùy
theo từng giai đoạn phát triển của đất nước mà các nhà lập pháp cũng nghiên
cứu để có những quy định và chính sách hình sự phù hợp nhằm đấu tranh phòng,
chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này trong xã hội.
Trên cơ sở đó, yêu cầu trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự về đánh
bạc, tổ chức đánh bạc của Cơ quan điều tra trên thực tế đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Tội đánh bạc là tội phạm rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến nếp
sống văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức cho bộ phận dân cư. Đồng
thời, điều này đã gây nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thân của gia đình và là
nguyên nhân gây ra nhiều loại tệ nạn xã hội khác. Trong những năm trở lại đây
thì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hình thức đánh bạc
của các cơ quan chức năng đã và đang đặt được nhiều kết quả quan trọng. Trên
cơ sở thực hiện nhiều chuyên án lớn thì hoạt động điều tra của các cơ quan điều
tra góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc,
ngăn chặn những thiệt hại mà tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc đã gây ra cho
xã hội. Dưới góc độ chính trị - pháp lý góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự
của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và góp phần
bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định xã hội góp phần thúc đẩy công bằng
xã hội dân chủ, văn minh.
Việc tiến hành điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc là cơ sở đấu
tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng các quy định pháp luật xâm
phạm tới trật tự, an toàn xã hội ở các mức độ khác nhau và đảm bảo tính thống
19
nhất trong hoạt động đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp
luật của nhà nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
1.1.2. Nhận thức về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc
Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo
quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành các
giai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu
khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật
quy định. BLTTHS năm 2015 chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành bốn
giai đoạn bao gồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ án
hình sự; giai đoạn truy tố vụ án hình sự; giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Riêng
giai đoạn thi hành án hình sự đã được tách ra và điều chỉnh theo Luật thi hành án
hình sự năm 2010. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá
trình tố tụng hình sự được BLTTHS năm 2015 quy định trong 9 chương, từ
Chương IX đến Chương XVII. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi
cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của CQĐT về
việc đề nghị VKS truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương
ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy
định thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giai
đoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình
chỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án.
1.1.2.2. Cơ sở pháp lý
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Viện kiểm sát là:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân
20
dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp
phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các
Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật7
.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân nói chung
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng có nhiệm vụ: “bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. (Khoản 3 Điều 107
Hiến pháp năm 2013)8
;
Đồng thời, điều này được “Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. (Khoản 2 Điều 2 Luật
TCVKSND 2014)9
. Viện kiểm sát nhân dân cùng với các cơ quan tư pháp khác
là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất., góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội
nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo quy định của Hiến pháp 2013
và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 đã khẳng định vai trò quan trọng của VKS
nên trước yêu cầu của công cuộc cải cách VKSND tỉnh Kiên Giang đã và đang
tuân thủ nghiêm túc các quy định trên nhằm làm tốt vai trò của mình trong tiến
trình cải cách tư pháp đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
7
Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
8
Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
9
Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
21
1.1.2.3. Nội dung quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra
vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 210
Luật tổ chức VKSND 2014 quy định rõ chức
năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng với sự thay đổi của tình
hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó thì khẳng định rõ VKSND có chức
năng quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
* Chức năng thực hành quyền công tố
Hiện nay, ở nước ta thì quyền công tố và thực hành quyền công tố là những
khái niệm được nhắc đến nhiều trong luật TTHS nước ta khi đề cập chức năng
của viện kiểm sát các cấp. Điều 138 Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định
VKSNDTC nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo
pháp luật... thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất; các VKS các địa phương và VKS quân sự kiểm sát
việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm
của mình. Quy định đó cũng được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992. Trên cơ
sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật
TTHS khác cũng có những quy định tương tự.
Trong khoa học luật TTHS, việc xác định khái niệm quyền công tố và theo
đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan trọng. Giải
quyết tốt vấn đề đó giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí của viện kiểm
sát trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan tư pháp nói
riêng; xác định rõ chức năng của viện kiểm sát, đặc biệt là trong TTHS; từ đó có
những quyết định đúng đắn về tổ chức viện kiểm sát các cấp. Điều này đặc biệt
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang triển khai thực hiện các
10Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (Luật tổ chức VKSND 2014)
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
22
nghị quyết lần thứ 8 khoá VII, lần thứ 3 và thứ 7 khóa VIII của Ban chấp hành
trung ương Đảng về cải cách bộ máy nhà nước.
Vấn đề khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố đã được đề
cập nhiều trong khoa học pháp lí nước ta với các mức độ khác nhau. Có tác giả
đề cập khi giải quyết các vấn đề chung của tố tụng hình sự; có những bài viết có
tính chất chuyên khảo phân tích có hệ thống về quyền công tố)
và gần đây có
một số luận án thạc sĩ cũng đề cập quyền công tố trong từng phạm vi khác nhau
(trong giai đoạn điều tra, trong xét xử sơ thẩm...). Mặc dù vậy, quyền công tố và
thực hành quyền công tố vẫn đang là vấn đề phức tạp, đang có nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau đòi hỏi phải được bàn luận tiếp.
Hiện nay, trong sách báo pháp lí nước ta đang có nhiều quan điểm khác
nhau về quyền công tố của viện kiểm sát. Có thể tóm tắt các quan điểm khác
nhau đó thành 4 nhóm chính như sau:
- Quan điểm 1: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS mà chỉ
là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS.
Quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là
quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Quan niệm này phổ biến ở nước ta trước
năm 1980 khi hiến pháp chưa có quy định về chức năng thực hành quyền công
tố của viện kiểm sát và cũng xuất phát từ quan niệm phổ biến của các nhà TTHS
học Xô viết trước đây.
- Quan điểm 2: Quyền công tố là quyền của VKS thay mặt nhà nước bảo vệ
lợi ích công (nhà nước, xã hội và công dân) khi có các vi phạm pháp luật. Vì
vậy, VKS thực hành quyền công tố không chỉ trong TTHS mà cả trong lĩnh vực
tố tụng khác như dân sự, kinh tế và các hoạt động tư pháp khác.
- Quan điểm 3: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho VKS truy tố
người phạm tội ra trước tòa án và thực hành việc buộc tội đó tại phiên tòa.
- Quan điểm 4: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho các cơ quan
nhất định khởi tố, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử và
23
thực hiện việc buộc tội trước phiên tòa. Quan điểm này phổ biến trong các nhà
nước có sự phân chia quyền lực.
Để xác định khái niệm quyền công tố, cần phải khẳng định một số vấn đề
sau đây: Thứ nhất, quyền công tố là quyền của nhà nước. Nhà nước uỷ quyền
cho cơ quan cụ thể thực hiện quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nước phân
quyền hoặc phân công thực hiện chức năng; thứ hai, quyền công tố về thực chất
là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để
làm được điều đó, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố phải
điều tra, xác định tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở đó truy tố bị can ra
trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa; thứ ba, quyền công tố
mang tính cụ thể, tức chỉ xuất hiện trong trường hợp tội phạm cụ thể đã được
thực hiện và đối với những người phạm tội cụ thể. Không tồn tại quyền công tố
chung chung.
Từ những nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm quyền công tố là quyền
của cơ quan nhà nước được nhà nước uỷ quyền thực hiện việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước tòa án
và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó. Ở nước ta trong giai đoạn này được giao cho
Viện kiểm sát để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội. Để thực hiện tốt quyền này thì VKS phải có quyền và nghĩa vụ
thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên
cơ sở đó thì có quyết định truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử theo
đúng quy định của pháp luật.
Từ đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy
định: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong
tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,
được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.Trên cơ
sở đó thì tại khoản 1 của Điều 6 – Luật tổ chức VKSND 2014 đã ghi rõ VKS
24
thực hiện chức năng này bằng các công tác11
, tạo điều kiện cho việc thực hiện
các VKSND trên thực tế.
Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 1412
đã quy
định rõ nhiệm vụ của VKSND khi thực hành quyền công tố. Theo đó, VKSND
có 14 nhiệm vụ trong hoạt động THQCT. Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
quyền con người, quyền công dân trái luật.
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân
có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014.
11
Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân – luật TCVKSND 2014
12
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự
1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay
đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
2. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không
khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can trái pháp luật.
3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng
hình sự quy định.
4. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam và các
biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các biện
pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật.
6. Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét
phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm
sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
9. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền
trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội
phạm.
10. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
25
Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật
trao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Đây là một chức năng, nhiệm
vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện kiểm sát trong hệ
thống các cơ quan tư pháp. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng
sẽ đảm bảo khắc phục được tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội phạm, góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống tư pháp, đảm bảo không bỏ
lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
* Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, cơ
chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu tố không
thể thiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các quy định của
Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước của nước ta, hệ
thống các cơ quan tư pháp có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hoạt động tư pháp
ở nước ta được tiến hành bởi nhiều cơ quan, ở nhiều địa phương và liên quan tới
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động tư pháp bao gồm: Việc phát
hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ trong các vụ án hình sự do Cơ
quan điều tra thực hiện; hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can,
kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, cải tạo, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành
án do VKS thực hiện.
Hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động do các cơ quan tư pháp thực hiện
trên cơ sở quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cơ chế giám sát hoạt động tư
pháp là phương thức tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc, những quy
định của pháp luật và phương tiện pháp lý tác động và làm cho hoạt động của
các cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm, sự lạm dụng
quyền hạn và các hành vi tiêu cực khác, nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý của
các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, để pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959
đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sát
26
toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Quốc hội đã
giao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho.
Việc Quốc hội giao cho VKS thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt
động tư pháp hiện nay là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhất
của Nhà nước là Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất
và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác. VKS là cơ quan không nằm trong
hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử. Mặt khác, Quốc hội đã giao
cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên, còn
xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa
nhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau.
Theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật TCVKSND 2014 thì VKS thực
hiện cả chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động
tư pháp. Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội từ năm 1960 đến năm 2014 và
hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến nay đã có kết quả
tốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và chấp hành pháp luật trên nhiều
lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Trên thực tế hoạt động kiểm sát hoạt
động điều tra được quy định tại Điều 15 Luật TCVKSND 201413
và lquy định
13
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu
liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
5. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc
phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay
đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt
động tố tụng.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
27
tại khoản 1 Điều 414
. Hoạt động THQCT&KSĐT đã được cụ thể hóa thông qua
quy chế ban hành kèm quyết định 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2019 quy định về
thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố, điều tra và truy tố. Với chức năng
nhiệm vụ như trên thì VKSND thực hiện chức năng trên thông qua các công tác
theo khoản 2 Điều 615
sau:
1.1.2.4. Biện pháp tiến hành
Hoạt động THQCT và KSĐT của VKSND được thực hiện thông qua nhiệm
vụ, quyền hạn của những người được phân công tiến hành hoạt động tố tụng
hình sự. Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm
2015 đối tượng KSĐT của VKSND là hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và
hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra. Tại Khoản 1 Điều 11 Luật tổ chức CQĐT hình sự 2015 quy định: “Viện
kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt
động điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra tuân thủ các quy định của BLTTHS và Luật này; phải phát hiện
kịp thời và yêu cầu, kiến nghị CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra khắc phục vu phạm pháp luật trong hoạt động điều
tra.”
BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sảt, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nhằm nâng cao
chức năng THQCT và KSĐT. Các chủ thể THQCT và KSĐT đều phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc là hoạt
động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước
đối với người thực hiện hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc, hoạt động
thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án tổ chức đánh
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
14
Điều 4. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
15 Khoản 2- Điều 6 Luật TCVKSND 2014 quy định:
28
bạc, đánh bạc bắt đầu từ khi có tố giác hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, tin
báo về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc hoặc kiến nghị khởi tố vụ án hình
sự tổ chức đánh bạc, đánh bạc (có nguồn tin báo về tội phạm tổ chức đánh bạc,
đánh bạc) và kết thúc thuộc một trong ba trường hợp đó là: Khi cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết nguồn tin báo về tội phạm tổ chức
đánh bạc, đánh bạc; khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án tổ
chức đánh bạc, đánh bạc hoặc khi cơ quan có thẩm quyền kết thúc điều tra, ban
hành kết luận điều tra đối với vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc và chuyển hồ sơ
đến Viện kiểm sát để đề nghị truy tố các bị can.
Theo quy định tại Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2104 khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có
những nhiệm vụ, quyền hạn đã được ghi nhận. Với các quy định của Theo quy
định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì cơ quan có thẩm
quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là Viện kiểm sát nhân dân.
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân
dân được thực hiện thông qua nhiệm vụ, quyền của những người tiến hành tố
tụng có thẩm quyền pháp lý trong tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 quy định cụ thể, chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong
THQT và trong hoạt động kiểm sát điều tra. Điểm mới trong Luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự năm 2015 liên quan đến vấn đề thực hành quyền công tố là
hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,
VKSND có quyền đề ra yêu cầu điều tra để yêu cầu cơ quan CSĐT tiến hành
hoạt động điều tra, đây là nhiệm vụ được coi là quan trọng nhất của VKS trong
giai đoạn này. Để bảo đảm hoạt động điều tra được tiến hành tốt, Kiểm sát viên
được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phải nghiên cứu
kỹ hồ sơ vụ án, bám sát quá trình hoạt động của cơ quan điều tra nhằm kịp thời
đưa ra các yêu cầu điều tra một cách toàn diện để đảm bảo quá trình điều tra
được thực hiện đúng quy định của pháp luật và việc giải quyết vụ án đúng
29
người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Viện kiểm sát có quyền trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra
theo quy định của pháp luật như: Hỏi cung bị can; Ghi lời khai bị hại, người làm
chứng, người liên quan; Tiến hành đối chất;…để củng cố các chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án nhằm đánh giá một cách khách quan và toàn diện toàn bộ vụ án.16
Đồng thời, đối với các vụ án có tính chất phức tạp, còn nhiều quan điểm khác
nhau thì tăng cường họp liên ngành; Kiểm sát viên, Điều tra viên cần tăng cường
trao đổi thống nhất việc đánh giá chứng cứ, chứng minh các tình tiết vụ án.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thay đổi theo
hướng tăng cường trách nhiệm của VKS khi kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
được quy định cụ thể tại Điều 166 BLTTHS góp phần nhằm nâng cao chất
lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung,
THQCT&KSĐT vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc được nhanh chóng, chống
oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Các chủ thể thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra đều phải chịu trách nhiệm trách pháp luật về hành vi, quyết
định của mình trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra trong thực tế.
1.1.2.5. Quan hệ phối hợp
Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động nhằm thực hiện chức năng
THQCT&KSĐT đối với vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc được thực hiện trên
một số phương diện sau:
Một là, mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát chủ động phối hợp với cơ quan điều tra là nhiệm vụ quan
trọng cho sự thành công của các vụ án. Trong các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh
bạc được phát hiện xử lý thì số lượng các vụ án có sử dụng đặc tình chiếm một
tỷ lệ không nhỏ. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS được thể hiện
trên hai phương diện:
Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS là quan hệ giữa các
chủ thể tiến hành tố tụng khi tham gia vào mối quan hệ cùng hoạt động trong
16
Điều 165 BLTTHS 2015
30
phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật trong quan hệ
hỗ trợ nhau trong giải quyết điều tra vụ án hình sự. Đó chính là sự liên kết giữa
hai cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
theo quy định pháp luật.
Mối quan hệ chế ước giữa cơ quan điều tra và VKS trong quá trình điều tra
các vụ án hình sự là sự hạn chế lẫn nhau giữa các chủ thể tiến hành tố tụng trong
các điều kiện nhất định bởi các quan hệ pháp luật nhằm đảm bảo tính khách
quan, chính xác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.
Do vậy, khi phê chuẩn khởi tố bị can, Kiểm sát viên cần chú ý phát hiện
các tài liệu trinh sát chưa được chuyển hóa chứng cứ để phối hợp với Điều tra
viên tiến hành loại các tài liệu này ra khỏi hồ sơ tố tụng và chuyển hóa chứng
cứ, bảo vệ đặc tình. Kiểm sát viên cần xây dựng mối quan hệ tốt với Điều tra
viên. Khi Điều tra viên thu thập tài liệu đến đâu thì yêu cầu chuyển ngay cho
Kiểm sát viên đề cùng nghiên cứu, phối hợp đề ra yêu cầu điều tra. Kiểm sát
viên phải chủ động, chú trọng tham gia hoặc tiến hành một số hoạt động điều tra
theo quy định của BLTTHS để làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ
án.
Hai là, mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp dưới và VKSND cấp
trên. Đây là mối quan hệ trực thuộc theo chiều dọc trong ngành. Trong hoạt
động thực hiện chức năng THQCT&KSĐT vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc thì
vai trò của VKSND cấp dưới có thể thực hiện hoạt động thỉnh thị, xin ý kiến.
Thỉnh thị là xin ý kiến, chỉ thị của cấp trên để giải quyết việc gì. Trên thực tế
giải quyết các vụ án hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thường có những quan điểm khác nhau trong
việc xử lý vụ án dẫn đến nhiều vụ án không thống nhất về đường lối giải quyết.
Vì vậy, một số vụ án khi đã giải quyết ở cấp sơ thẩm thì cấp phúc thẩm phải
hủy, sửa nội dung vụ án, dẫn tới mất thời gian, công sức, kinh phí nhà nước và
một phần tạo dư luận xã hội không tốt liên quan đến vụ việc. Vì vậy, các cơ
31
quan tiến hành tố tụng cấp dưới sẽ thỉnh thị cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên
để đảm bảo việc xử lý kịp thời và đúng pháp luật. Việc báo cáo thỉnh thị và trả
lời thỉnh thị được thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin báo cáo và quản lý
công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định số
279/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao) tại Điều 19 quy định về báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị.
Kèm theo Quy chế cũng quy định Danh mục C là các trường hợp Viện
kiểm sát cấp dưới phải thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên (theo Điều 19) như sau:
1. Viện kiểm sát khởi tố hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê
chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, đối với:
- Những vụ án do các ngành trung ương trực tiếp chỉ đạo.
- Bị can là Trưởng một ngành (hoặc tương đương) từ cấp huyện trở lên; là
người có chức sắc cao trong các tôn giáo; là nhân sỹ, trí thức có các chức danh
do Nhà nước phong, tặng.
2. Những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp có vướng mắc về nhận thức pháp
luật, đường lối giải quyết giữa cấp ủy hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa
phương không tự giải quyết được.
3. Những vụ, việc do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát
cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định nhưng khi thực hiện có khó khăn,
vướng mắc.
4. Những việc khác trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp có khó khăn nhưng không tự giải quyết được.
5. Cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Như vậy, đối với đơn vị Viện kiểm sát cấp quận, huyện phải theo dõi các
vụ án thuộc Danh mục C để kịp thời xin thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên, trong
đó cần lưu ý những vụ, việc có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối
giải quyết trước khi thỉnh thị thì Viện kiểm sát cấp quận, huyện phải thảo luận
trong tập thể, sau đó phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến
của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có) trong báo cáo
32
thỉnh thị. Còn đối với đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên khi được lãnh
đạo Viện kiểm sát cùng cấp ủy quyền thì trước khi có văn bản trả lời thỉnh thị
cho Viện kiểm sát cấp dưới cần thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát
viên thụ lý vụ, việc và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cùng
cấp về ý kiến trả lời. Trong trường hợp việc trả lời thỉnh thị liên quan đến thẩm
quyền giải quyết của nhiều đơn vị khác trong cùng một cấp kiểm sát hoặc liên
quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thuộc ngành khác cùng cấp thì
Viện kiểm sát trả lời thỉnh thị phải trao đổi thống nhất với cơ quan, đơn vị đó để
bảo đảm việc thống nhất thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị cấp dưới.
Ba là, mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với chính quyền
địa phương, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan
xét xử trên địa bàn. Xảy ra trong một số trường hợp vụ án hình sự tổ chức đánh
bạc, đánh bạc mang tính chất phức tạp, số lượng bị can nhiều....
1.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các
vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm
1.2.1. Tình hình diễn biến, động thái, cơ cấu, tính chất và đặc điểm của
tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày
27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để
thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Về mặt kinh tế, năm
2018, kinh tế quận duy trì tăng trưởng khá (tăng 15,5%). Thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn hoàn thành kế hoạch. (Thu từ cho thuê nhà tăng 20%; thuế xây
dựng nhà ở tư nhân tăng 30%; thuế xây dựng vãng lai từ các doanh nghiệp tỉnh
ngoài tăng 66%). An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo; đặc biệt là thực hiện
tốt chế độ chính sách cho các đối tượng xã hội, người có công.. Tình hình an
ninh - chính trị trên địa bàn toàn quận trong những năm qua được đảm bảo khá
tốt. Mặc dù là một thành phố đông dân số nhưng hằng năm tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được các cơ quan hữu quan đảm bảo. Chính
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx

More Related Content

What's hot

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019PinkHandmade
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổiLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Xét xử vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Xét xử vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Xét xử vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Xét xử vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luậtLuận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 

Similar to Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx

Similar to Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Về Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Về Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Về Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Về Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại uỷ ban nhân dân thị xã...
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại Đại Tín.doc
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại Đại Tín.docCông tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại Đại Tín.doc
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại Đại Tín.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán DFK...
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán DFK...Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán DFK...
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán DFK...
 
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tạ...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tạ...Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tạ...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tạ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docxHoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.docLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.docLuận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
 
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docxLuận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN TÊN HỌC VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội - 2020
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN TÊN HỌC VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành:…………… Người hướng dẫn khoa học PGS.TS……………. Hà Nội - 2020 Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÃN ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................5 7. Cấu trúc của đề tài....................................................................................................5 Chương 1 .........................................................................................................................7 NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM ........................7 1.1. Nhận thức về điều tra tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân.........................................................................................................7 1.1.1. Nhận thức về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc.............................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................7 1.1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng và pháp lý của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc.......11 1.1.1.3. Phân biệt tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc...............................16 1.1.1.4. Nhận thức về hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc17
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2. Nhận thức về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân...................................19 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc ..........................................19 1.1.2.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................19 1.1.2.3. Nội dung quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự .........................................................................................................................21 1.1.2.4. Biện pháp tiến hành................................................................................27 1.1.2.5. Quan hệ phối hợp ...................................................................................29 1.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ...........................................................................................................................32 1.2.1. Tình hình diễn biến, động thái, cơ cấu, tính chất và đặc điểm của tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ............................32 1.2.2. Tình hình kết quả hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................................................34 1.3. Nhận xét, đánh giá chung....................................................................................36 1.3.1. Những kết quả đã đạt được...........................................................................36 1.3.2. Hạn chế, thiếu sót .........................................................................................39 1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót ............................................................41 Chương 2 .......................................................................................................................42 DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ........................42 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM .............................................................................................................................43 2.1. Dự báo tình hình và các yếu tố tác động.............................................................43 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân .....................48
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.1. Giải pháp bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân...........................................................................................48 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân ....................................................49 2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quảcác hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ....................................51 2.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tố tụng hình sự và trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................................................52 2.2.5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.............................................53 2.2.6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ..................................................................................................................54 KẾT LUẬN ...................................................................................................................57 THƯ MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................59
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ được viết tắt BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử KTQT Kinh tế quốc tế KSĐT Kiểm sát điều tra NN Nhà nước QLNN Quản lý Nhà nước QCN Quyền con người TA Tòa án THTT Tiến hành tố tụng THQCT Thực hành quyền công tố VAHS Vụ án hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019................................................................................................34 Bảng 2.2: Án thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc từ năm 2016 – 2019 .......................................................................35 Biểu đồ 2.1. Biều đồ thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019...................................................................................34
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến hết sức tích cực: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, an ninh được bảo đảm. Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa. Với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc đảm bảo tốt hơn quyền con người là mục tiêu hướng tới của mình để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Quận Nam Từ Liêm là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội, nằm phía Tây của thủ đô, giáp với nhiều quận khác của trung tâm thành phố Hà Nội, quận được coi là địa bàn phức tạp về các loại tội phạm, có vị trí hết sức quan trọng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, lợi dụng đặc điểm địa bàn tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng hoạt động trên địa bàn Nam Từ Liêm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, phương thức thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa và đấu tranh. (có số liệu chứng minh) Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng. Trong những năm qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm đã tăng cường các biện pháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc và đã thu được những kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót nhất định, hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, trên cơ sở nghiên cứu các văn bản liên quan đến tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc và thực tế quá trình sau 6 tháng thực tập tại quận Nam Từ Liêm, yêu
  • 11. 2 cầu đòi hỏi những lí luận và thực tiễn về nâng cao vai trò trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án nói chung và các vụ án về tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng là vấn đề quan trọng, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xung quanh vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra theo chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến như: - Giáo trình Giáo trình luật tố tụng hình sự, trường dại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, 2018. - Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2006), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Hà Nội. - GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013), Quyền con người và chính sách pháp luật về quyền con người, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2013. - TS. Phạm Mạnh Hùng (2011), “Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát”, Tạp chí kiểm sát (21). - PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 23, tr. 64-80.
  • 12. 3 - Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra của tác giả Lê Hữu Thể và các tác giả (năm 2008). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập, nghiên cứu, phân tích về phòng chống tội phạm và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm, luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu. Song, kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên là những tiền đề quan trọng để tôi tiếp cận, tiếp tục nghiên cứu ở góc độ chuyên sâu trong tình hình mới. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị của các công trình trên và để góp phần làm cụ thể hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Đồng thời tìm ra những giải pháp cụ thể mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài :Nghiên cứu, làm rõ những kiến thức tổng quát về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Thực trạng tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc, kết quả phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử. Cũng như thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót; chỉ ra những nguyên nhân của những bạn chế, thiếu sót về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Từ đó đưa ra các dự báo trong thời gian tới và đề xuất phương hướng, giải
  • 13. 4 pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên khóa luận cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Khái quát nhận thức chung các vấn đề liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. - Phân tích các quy định pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Kết quả các biện pháp Viện Kiểm sát nhân dân đã tiến hành trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. - Nghiên cứu tình hình điều tra tội phạm và thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện Kiểm sát nhân dân, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về nội dung: Tập trung vào qui định của pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc, những vấn đề lý luận, thực tiễn. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân. - Về địa bàn: Nghiên cứu hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
  • 14. 5 - Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến hết năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, của Nhà nước và Pháp luật về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Đồng thời kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu liên quan. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu; phương pháp chuyên gia… (Mô tả thêm về các phương pháp cụ thể) 6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Phát triển và bổ sung nhận thức lý luận về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động, học tập, nghiên cứu khoa học trong các trường luật. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ phần nào giúp các cơ quan chức năng trên địa bàn tham khảo và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện đối với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận chia thành chương: Chương 1: Nhận thức chung về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân và thực trạng hoạt động thực hành quyền công
  • 15. 6 tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Chương 2: Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm
  • 16. 7 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC, ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM 1.1. Nhận thức về điều tra tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân 1.1.1. Nhận thức về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc 1.1.1.1. Khái niệm Bộ luật Hình sự được Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2017 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Xuất phát từ bản chất tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật thì trên thực tế việc xây dựng các cơ sở pháp lý nhằm xử lý các hành vi phạm cho xã hội, đồng thời, đề xuất các chế tài xử lý vi phạm nhằm xử lý các hành vi vi phạm là điều cần thiết. Trên cơ sở vận hành hoạt động của nhà nước thì việc xây các chế định về luật hình sự, tố tụng hình sự là điều rất cần thiết. Theo quy định của BLHS 2015 được xây dựng và phát triển trên nền tảng Hiến pháp 2013 với các quy định về quyền con người, quyền công dân để phù
  • 17. 8 hợp với sự phát triển của đất nước. Điều 3 Hiến pháp 2013 đã có các quy định để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân1 nên khái niệm về tội phạm đã mở rộng hơn so với quy định của BLHS 1999, sửa đổi bổ sung: Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự2 Như vậy, trên thực tế BLHS năm 2015 đã mở rộng 9 phạm vi chủ thể áp dụng. Theo đó, chủ thể của tội phạm bao gồm cả: con người và pháp nhân thương mại. Quy định trên cho thấy, pháp nhân thương mại trước hết phải là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành. Từ khái niệm tội phạm, để tìm hiểu và phân tích cụ thể khái niệm đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của các tội về tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo quy định pháp luật hiện hành thì với điểm xuất phát là tệ nạn cờ bạc và có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở khái niệm về tội phạm thì việc tìm hiểu khái niệm về đánh bạc là tiền đề cơ bản để thì cần hiểu đánh bạc là gì? Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Do vậy, tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam rất sớm. Theo từ điển Pháp luật phổ thông của Trần Văn Thắng (chủ biên) thì 1 Hiến pháp 2013 2 Xem khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung
  • 18. 9 đánh bạc là “tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác”3 . Như vậy, trong trò chơi đánh bạc thì sự thắng thua sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như may rủi, tính toán, suy luận của người chơi. Trên cơ sở đó thì có thể đưa ra khái niệm đánh bạc theo quy định tại Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999 như sau: “Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp”4 . Từ những phân tích và cơ sở pháp lý trên có thể hiểu: “Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào), được thua bằng tiền hay hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng”. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tội phạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, tội đánh bạc được quy định trong Sắc luật số 03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999, tội đánh bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụ thể hơn với những dấu hiệu cụ thể giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm và đánh bạc là vi phạm cũng như với các dấu hiệu định khung hình phạt để phân hoá trách nhiệm hình sự giữa các trường hợp phạm tội đánh bạc. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị coi là tội phạm khi tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về 3 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp Hà Nội 4 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2010), Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999.
  • 19. 10 hành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc), chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị coi là tội phạm khi tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về hành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc), chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Đối với tội tổ chức đánh bạc, hành vi được mô tả trong các tội này gắn bó chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc mang tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc). Do vậy, để nghiên cứu khái niệm tội tổ chức đánh bạc nhất thiết phải đặt nó trong nhóm các tội đánh bạc. Tội tổ chức đánh bạc đã được quy định tại BLHS năm 1985. Tuy nhiên, điều luật quy định một cách chung chung, chưa thể hiện rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Đến khi BLHS năm 1999 được thông qua và được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội tổ chức đánh bạc tiếp tục được quy định tại Điều 249, theo đó: “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”5 . Đến BLHS năm 2015 đã có những quy định và các hình thức chế tài cụ thể hơn cho các hành vi tổ chức đánh bạc, cụ thể, tại Điều 322 BLHS năm 2015 quy định, “người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản này thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; nếu phạm tội trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 322 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm” 6 . Trên cơ sở quy định của BLHS 2015, sửa đổi bổ sung thì có thể đưa ra khái niệm tổ chức đánh bạc như sau: Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc với tư cách là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác tham gia trò chơi có được 5 Điều BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 6 Xem Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung
  • 20. 11 thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, tổ chức đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, thúc đẩy và tạo điểu kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Hay nói cách khác tổ chức đánh bạc, xét về bản chất là hành vi đồng phạm đánh bạc thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi. Đây là loại hành vi xảy ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc. Do vậy, hành vi tổ chức đánh bạc được quy định thành tội danh riêng. 1.1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng và pháp lý của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc * Đối với tội tổ chức đánh bạc: Tổ chức đánh bạc, được hiểu là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc thì các yếu tố cấu thành tội phạm được thể hiện như sau: + Về mặt khách quan Đối với hành vi tổ chức đánh bạc thì có một trong các hành vi sau: có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia. Hành vi tổ chức đánh bạc phải là trái phép, tức là không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Về các dấu hiệu khác thì ngoài dấu hiệu về hành vi nêu trên còn phải có một trong hai dấu hiệu bắt buộc sau đây: - Tổ chức đánh bạc với quy mô lớn. - Tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên; - Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công ngưòi canh
  • 21. 12 gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc; - Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nếu không thuộc trường hợp được coi là có quy mô lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc bị kết án về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. + Về khách thể: Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan và tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội. + Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Lỗi cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Lỗi cố ý là một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó, lỗi cố ý có tính nguy hiểm cao hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu: (i) Hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi); (ii) Chủ thể ý thức được tính chất phạm tội của hành vi được thực hiện; (iii) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tính chất phạm tội đó khi có điều kiện lựa chọn hành vị khác. Lỗi cố ý được luật hình sự phân thành hai hình thức.Đó là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Hai hình thức lỗi này khác nhau ở lí do của việc chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội. Cố ý trực tiếp là trường hợp cố ý, trong đó, chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội vì xử sự đó phù hợp với mục đích của mình. + Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc
  • 22. 13 trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Nếu tổ chức đánh bạc trái phép với quy mô chưa lớn thì người có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc. + Về hình phạt của tội tổ chức đánh bạc: Mức phạt của tội này được chia làm hai khung, cụ thể như sau: (i) Khung một (khoản 1): Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. (ii) Khung hai (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
  • 23. 14 c) Tái phạm nguy hiểm. (iii) Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị:phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hai là, cấu thành tội phạm tội Đánh bạc (Điều 321) + Thứ nhất, chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đánh bạc không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó: (i) Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội mà mình gây ra; (ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo pháp luật quy định. Như vậy, cứ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội đánh bạc nếu có hành vi vi phạm đủ cấu thành tội đánh bạc. + Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm : Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là sát phạt nhau, tư lợi và mục đích là nhằm lấy tiền, tài sản từ người thua bạc. + Thứ ba, khách thể của tội phạm: Đánh bạc là hành vi bị xã hội lên án và nghiêm trị. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh trật tự công cộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mỗi gia đình, nếp sống văn minh của xã hội vì đây được xem là một tệ nạn xã hội. + Thứ tư, mặt khách quan của tội phạm: Theo đó, hành vi khách quan: (i) Có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Trường hợp tiền hay hiện vật có giá trị dưới năm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội đánh bạc.
  • 24. 15 (ii) Trường hợp người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép và tiền hay hiện vật đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên: Về tiền và hiện vật đánh bạc được xác định chính là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ ở chiếu bạc, thu được trong người đánh bạc hay ở những nơi khác mà đủ cơ sở để xác định đã được hay sẽ được dùng để đánh bạc. Hành vi đánh bạc cấu thành tội phạm khi giá trị tiền đánh bạc từng lần có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên. (iii) Phân biệt các trường hợp khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc: + Trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc của mỗi lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu (5.000.000 đồng) để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh đó. + Trường hợp đánh bạc từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đánh có tổng tiền, giá trị hiện vật bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc kèm với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên quy định ở Điều 52 Bộ luật hình sự 2015. + Trường hợp có nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với mỗi người là tổng số tiến, giá trị hiện vật của tất cả người cùng đánh bạc lúc đó. + Trường hợp đánh bạc mà tổng số tiền để đánh bạc của từng lần đánh đều ở dưới mức tối thiểu 5.000.000 đồng (chưa từng bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc chưa được xóa án tích) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. + Trường hợp một lần chơi lô đề, cá độ bóng đá, đua ngựa…để tính là một lần đánh bạc chính là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa hay một trận bóng đá…người chơi chia làm nhiều đợi để chơi thì trách nhiệm hình sự được xác định cho người chơi một lần đánh chính là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong tất cả đợt đó.
  • 25. 16 Hậu quả: Tội đánh bạc chỉ quy định hành vi khách quan mà không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Biết là đánh bạc đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới cho gia đình xã hội như hạnh phúc gia đình tan vỡ, khiến cho tình trạng tội phạm có thể diễn ra nhiều hơn như trộm cắp, cướp, giết người, gây rối trật tự công cộng… Pháp luật không quy định hậu quả là yếu tố định tội vì hậu quả mà tội đánh bạc gây ra có thể cấu thành tội phạm khác thậm chí có yếu tố nguy hiểm hơn tội đánh bạc. Lúc đó, đánh bạc mà gây ra những hành vi gây tội khác thì người phạm tội bị truy cứu đối với tội tương ứng theo luật định. Về mức hình phạt: Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 2 khung hình phạt: – Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. – Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội sau: + Có tính chất chuyên nghiệp chính là sử dụng việc đánh bạc làm nguồn sống chính. + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên. + Sử dụng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. + Tái phạm nguy hiểm. Ngoài hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. 1.1.1.3. Phân biệt tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc Không phải ngẫu nhiên mà từ Bộ luật hình sự năm 1985, năm 1999 và năm 2015 đều quy định tổ chức đánh bạc và gá bạc là hai hình thức phạm tội khác nhau. Vậy gá bạc là gì? Làm sao để phân biệt được hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc? Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì: “Gá bạc là hành vi
  • 26. 17 cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật trự xã hội, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu tới gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Là hành vi giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi”. Như vậy, gá bạc có nghĩa là không nhất thiết phải trực tiếp tham gia đánh bạc, nhưng người phạm tội gá bạc sử dụng lợi ích vật chất của mình để gián tiếp thực hiện hành vi đánh bạc như: cho người khác mượn nhà, chỗ ở, xe, tàu, thuyền... của mình để đánh bạc; cho người khác vay, mượn, cầm cố, thế chấp tài sản để đánh bạc…với mục đích là thu lợi nhuận cho cá nhân. Trên thực tế, nhiều trường hợp người tổ chức đánh bạc, người gá bạc, người đánh bạc là một người. Còn điểm khác biệt giữa tội đánh bạc và gá bạc là: Tội đánh bạc là hành vi dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được, thua trong các trò chơi. Còn tội gá bạc là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc các địa điểm thuận lợi khác để chứa đám bạc. 1.1.1.4. Nhận thức về hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc Quá trình thực hiện chức năng tăng cường quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội thì hoạt động điều tra các vụ án đánh bạc tổ chức đánh bạc là vô cùng cần thiết. Việc coi trọng và hoàn thiện chính sách hình sự, thủ tục hoàn thiện chính sách tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng và các tội phạm nói chụng được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết. Với yêu cầu về quy định trách nhiệm hình sự nghêm khác đối với các tội phạm về đánh bạc, góp phần tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh.Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức phong phú, tinh vi. Ngoài việc đánh bạc theo các hình thức thông thường dễ nhận biết thì hiện nay đang khá thịnh hành việc sử dụng mạng internet để đánh bạc. Đánh bạc với quy mô lớn, ngoài
  • 27. 18 việc xử phạt người tham gia đánh bạc thì người tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định, đánh bạc và tổ chức đánh bạc đều là những tệ nạn xã hội thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình và cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp của giết người, gây mật trật tự trị an và an toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểm, chủ trương chỉ đạo đấu tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này. Trong quá trình xây dựng pháp luật, tùy theo từng giai đoạn phát triển của đất nước mà các nhà lập pháp cũng nghiên cứu để có những quy định và chính sách hình sự phù hợp nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này trong xã hội. Trên cơ sở đó, yêu cầu trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự về đánh bạc, tổ chức đánh bạc của Cơ quan điều tra trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tội đánh bạc là tội phạm rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức cho bộ phận dân cư. Đồng thời, điều này đã gây nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thân của gia đình và là nguyên nhân gây ra nhiều loại tệ nạn xã hội khác. Trong những năm trở lại đây thì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hình thức đánh bạc của các cơ quan chức năng đã và đang đặt được nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở thực hiện nhiều chuyên án lớn thì hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc, ngăn chặn những thiệt hại mà tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc đã gây ra cho xã hội. Dưới góc độ chính trị - pháp lý góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và góp phần bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định xã hội góp phần thúc đẩy công bằng xã hội dân chủ, văn minh. Việc tiến hành điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc là cơ sở đấu tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng các quy định pháp luật xâm phạm tới trật tự, an toàn xã hội ở các mức độ khác nhau và đảm bảo tính thống
  • 28. 19 nhất trong hoạt động đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật của nhà nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển. 1.1.2. Nhận thức về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định. BLTTHS năm 2015 chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành bốn giai đoạn bao gồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố vụ án hình sự; giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Riêng giai đoạn thi hành án hình sự đã được tách ra và điều chỉnh theo Luật thi hành án hình sự năm 2010. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự được BLTTHS năm 2015 quy định trong 9 chương, từ Chương IX đến Chương XVII. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của CQĐT về việc đề nghị VKS truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án. 1.1.2.2. Cơ sở pháp lý Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Viện kiểm sát là: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân
  • 29. 20 dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật7 . Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân nói chung Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng có nhiệm vụ: “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. (Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013)8 ; Đồng thời, điều này được “Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. (Khoản 2 Điều 2 Luật TCVKSND 2014)9 . Viện kiểm sát nhân dân cùng với các cơ quan tư pháp khác là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất., góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 đã khẳng định vai trò quan trọng của VKS nên trước yêu cầu của công cuộc cải cách VKSND tỉnh Kiên Giang đã và đang tuân thủ nghiêm túc các quy định trên nhằm làm tốt vai trò của mình trong tiến trình cải cách tư pháp đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. 7 Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 8 Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 9 Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
  • 30. 21 1.1.2.3. Nội dung quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự Theo quy định tại Điều 210 Luật tổ chức VKSND 2014 quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng với sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó thì khẳng định rõ VKSND có chức năng quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. * Chức năng thực hành quyền công tố Hiện nay, ở nước ta thì quyền công tố và thực hành quyền công tố là những khái niệm được nhắc đến nhiều trong luật TTHS nước ta khi đề cập chức năng của viện kiểm sát các cấp. Điều 138 Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định VKSNDTC nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật... thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; các VKS các địa phương và VKS quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình. Quy định đó cũng được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật TTHS khác cũng có những quy định tương tự. Trong khoa học luật TTHS, việc xác định khái niệm quyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan trọng. Giải quyết tốt vấn đề đó giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí của viện kiểm sát trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan tư pháp nói riêng; xác định rõ chức năng của viện kiểm sát, đặc biệt là trong TTHS; từ đó có những quyết định đúng đắn về tổ chức viện kiểm sát các cấp. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang triển khai thực hiện các 10Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (Luật tổ chức VKSND 2014) 1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
  • 31. 22 nghị quyết lần thứ 8 khoá VII, lần thứ 3 và thứ 7 khóa VIII của Ban chấp hành trung ương Đảng về cải cách bộ máy nhà nước. Vấn đề khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố đã được đề cập nhiều trong khoa học pháp lí nước ta với các mức độ khác nhau. Có tác giả đề cập khi giải quyết các vấn đề chung của tố tụng hình sự; có những bài viết có tính chất chuyên khảo phân tích có hệ thống về quyền công tố) và gần đây có một số luận án thạc sĩ cũng đề cập quyền công tố trong từng phạm vi khác nhau (trong giai đoạn điều tra, trong xét xử sơ thẩm...). Mặc dù vậy, quyền công tố và thực hành quyền công tố vẫn đang là vấn đề phức tạp, đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau đòi hỏi phải được bàn luận tiếp. Hiện nay, trong sách báo pháp lí nước ta đang có nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố của viện kiểm sát. Có thể tóm tắt các quan điểm khác nhau đó thành 4 nhóm chính như sau: - Quan điểm 1: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS mà chỉ là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Quan niệm này phổ biến ở nước ta trước năm 1980 khi hiến pháp chưa có quy định về chức năng thực hành quyền công tố của viện kiểm sát và cũng xuất phát từ quan niệm phổ biến của các nhà TTHS học Xô viết trước đây. - Quan điểm 2: Quyền công tố là quyền của VKS thay mặt nhà nước bảo vệ lợi ích công (nhà nước, xã hội và công dân) khi có các vi phạm pháp luật. Vì vậy, VKS thực hành quyền công tố không chỉ trong TTHS mà cả trong lĩnh vực tố tụng khác như dân sự, kinh tế và các hoạt động tư pháp khác. - Quan điểm 3: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho VKS truy tố người phạm tội ra trước tòa án và thực hành việc buộc tội đó tại phiên tòa. - Quan điểm 4: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho các cơ quan nhất định khởi tố, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử và
  • 32. 23 thực hiện việc buộc tội trước phiên tòa. Quan điểm này phổ biến trong các nhà nước có sự phân chia quyền lực. Để xác định khái niệm quyền công tố, cần phải khẳng định một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, quyền công tố là quyền của nhà nước. Nhà nước uỷ quyền cho cơ quan cụ thể thực hiện quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nước phân quyền hoặc phân công thực hiện chức năng; thứ hai, quyền công tố về thực chất là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều đó, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố phải điều tra, xác định tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa; thứ ba, quyền công tố mang tính cụ thể, tức chỉ xuất hiện trong trường hợp tội phạm cụ thể đã được thực hiện và đối với những người phạm tội cụ thể. Không tồn tại quyền công tố chung chung. Từ những nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm quyền công tố là quyền của cơ quan nhà nước được nhà nước uỷ quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước tòa án và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó. Ở nước ta trong giai đoạn này được giao cho Viện kiểm sát để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để thực hiện tốt quyền này thì VKS phải có quyền và nghĩa vụ thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó thì có quyết định truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.Trên cơ sở đó thì tại khoản 1 của Điều 6 – Luật tổ chức VKSND 2014 đã ghi rõ VKS
  • 33. 24 thực hiện chức năng này bằng các công tác11 , tạo điều kiện cho việc thực hiện các VKSND trên thực tế. Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 1412 đã quy định rõ nhiệm vụ của VKSND khi thực hành quyền công tố. Theo đó, VKSND có 14 nhiệm vụ trong hoạt động THQCT. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: - Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; - Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014. 11 Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân – luật TCVKSND 2014 12 Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 2. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật. 3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. 4. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân. 5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật. 6. Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục. 9. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm. 10. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
  • 34. 25 Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật trao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Đây là một chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng sẽ đảm bảo khắc phục được tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội phạm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống tư pháp, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. * Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu tố không thể thiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước của nước ta, hệ thống các cơ quan tư pháp có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hoạt động tư pháp ở nước ta được tiến hành bởi nhiều cơ quan, ở nhiều địa phương và liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động tư pháp bao gồm: Việc phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ trong các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra thực hiện; hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, cải tạo, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án do VKS thực hiện. Hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động do các cơ quan tư pháp thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cơ chế giám sát hoạt động tư pháp là phương thức tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc, những quy định của pháp luật và phương tiện pháp lý tác động và làm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm, sự lạm dụng quyền hạn và các hành vi tiêu cực khác, nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sát
  • 35. 26 toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Quốc hội đã giao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho. Việc Quốc hội giao cho VKS thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp hiện nay là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước là Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác. VKS là cơ quan không nằm trong hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử. Mặt khác, Quốc hội đã giao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên, còn xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau. Theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật TCVKSND 2014 thì VKS thực hiện cả chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội từ năm 1960 đến năm 2014 và hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến nay đã có kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và chấp hành pháp luật trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Trên thực tế hoạt động kiểm sát hoạt động điều tra được quy định tại Điều 15 Luật TCVKSND 201413 và lquy định 13 Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự 1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. 3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra. 4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết. 5. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra. 6. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng. 7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
  • 36. 27 tại khoản 1 Điều 414 . Hoạt động THQCT&KSĐT đã được cụ thể hóa thông qua quy chế ban hành kèm quyết định 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2019 quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố, điều tra và truy tố. Với chức năng nhiệm vụ như trên thì VKSND thực hiện chức năng trên thông qua các công tác theo khoản 2 Điều 615 sau: 1.1.2.4. Biện pháp tiến hành Hoạt động THQCT và KSĐT của VKSND được thực hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của những người được phân công tiến hành hoạt động tố tụng hình sự. Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015 đối tượng KSĐT của VKSND là hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tại Khoản 1 Điều 11 Luật tổ chức CQĐT hình sự 2015 quy định: “Viện kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của BLTTHS và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vu phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.” BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sảt, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nhằm nâng cao chức năng THQCT và KSĐT. Các chủ thể THQCT và KSĐT đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc, hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án tổ chức đánh 8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 14 Điều 4. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân 15 Khoản 2- Điều 6 Luật TCVKSND 2014 quy định:
  • 37. 28 bạc, đánh bạc bắt đầu từ khi có tố giác hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, tin báo về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc hoặc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự tổ chức đánh bạc, đánh bạc (có nguồn tin báo về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc) và kết thúc thuộc một trong ba trường hợp đó là: Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết nguồn tin báo về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc; khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc hoặc khi cơ quan có thẩm quyền kết thúc điều tra, ban hành kết luận điều tra đối với vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc và chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát để đề nghị truy tố các bị can. Theo quy định tại Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2104 khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn đã được ghi nhận. Với các quy định của Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua nhiệm vụ, quyền của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền pháp lý trong tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể, chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong THQT và trong hoạt động kiểm sát điều tra. Điểm mới trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 liên quan đến vấn đề thực hành quyền công tố là hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKSND có quyền đề ra yêu cầu điều tra để yêu cầu cơ quan CSĐT tiến hành hoạt động điều tra, đây là nhiệm vụ được coi là quan trọng nhất của VKS trong giai đoạn này. Để bảo đảm hoạt động điều tra được tiến hành tốt, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, bám sát quá trình hoạt động của cơ quan điều tra nhằm kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra một cách toàn diện để đảm bảo quá trình điều tra được thực hiện đúng quy định của pháp luật và việc giải quyết vụ án đúng
  • 38. 29 người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát có quyền trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật như: Hỏi cung bị can; Ghi lời khai bị hại, người làm chứng, người liên quan; Tiến hành đối chất;…để củng cố các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm đánh giá một cách khách quan và toàn diện toàn bộ vụ án.16 Đồng thời, đối với các vụ án có tính chất phức tạp, còn nhiều quan điểm khác nhau thì tăng cường họp liên ngành; Kiểm sát viên, Điều tra viên cần tăng cường trao đổi thống nhất việc đánh giá chứng cứ, chứng minh các tình tiết vụ án. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm của VKS khi kiểm sát điều tra các vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 166 BLTTHS góp phần nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung, THQCT&KSĐT vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc được nhanh chóng, chống oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Các chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đều phải chịu trách nhiệm trách pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra trong thực tế. 1.1.2.5. Quan hệ phối hợp Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động nhằm thực hiện chức năng THQCT&KSĐT đối với vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc được thực hiện trên một số phương diện sau: Một là, mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát chủ động phối hợp với cơ quan điều tra là nhiệm vụ quan trọng cho sự thành công của các vụ án. Trong các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc được phát hiện xử lý thì số lượng các vụ án có sử dụng đặc tình chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS được thể hiện trên hai phương diện: Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS là quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng khi tham gia vào mối quan hệ cùng hoạt động trong 16 Điều 165 BLTTHS 2015
  • 39. 30 phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật trong quan hệ hỗ trợ nhau trong giải quyết điều tra vụ án hình sự. Đó chính là sự liên kết giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật. Mối quan hệ chế ước giữa cơ quan điều tra và VKS trong quá trình điều tra các vụ án hình sự là sự hạn chế lẫn nhau giữa các chủ thể tiến hành tố tụng trong các điều kiện nhất định bởi các quan hệ pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Do vậy, khi phê chuẩn khởi tố bị can, Kiểm sát viên cần chú ý phát hiện các tài liệu trinh sát chưa được chuyển hóa chứng cứ để phối hợp với Điều tra viên tiến hành loại các tài liệu này ra khỏi hồ sơ tố tụng và chuyển hóa chứng cứ, bảo vệ đặc tình. Kiểm sát viên cần xây dựng mối quan hệ tốt với Điều tra viên. Khi Điều tra viên thu thập tài liệu đến đâu thì yêu cầu chuyển ngay cho Kiểm sát viên đề cùng nghiên cứu, phối hợp đề ra yêu cầu điều tra. Kiểm sát viên phải chủ động, chú trọng tham gia hoặc tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS để làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Hai là, mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp dưới và VKSND cấp trên. Đây là mối quan hệ trực thuộc theo chiều dọc trong ngành. Trong hoạt động thực hiện chức năng THQCT&KSĐT vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc thì vai trò của VKSND cấp dưới có thể thực hiện hoạt động thỉnh thị, xin ý kiến. Thỉnh thị là xin ý kiến, chỉ thị của cấp trên để giải quyết việc gì. Trên thực tế giải quyết các vụ án hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thường có những quan điểm khác nhau trong việc xử lý vụ án dẫn đến nhiều vụ án không thống nhất về đường lối giải quyết. Vì vậy, một số vụ án khi đã giải quyết ở cấp sơ thẩm thì cấp phúc thẩm phải hủy, sửa nội dung vụ án, dẫn tới mất thời gian, công sức, kinh phí nhà nước và một phần tạo dư luận xã hội không tốt liên quan đến vụ việc. Vì vậy, các cơ
  • 40. 31 quan tiến hành tố tụng cấp dưới sẽ thỉnh thị cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên để đảm bảo việc xử lý kịp thời và đúng pháp luật. Việc báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị được thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) tại Điều 19 quy định về báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị. Kèm theo Quy chế cũng quy định Danh mục C là các trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới phải thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên (theo Điều 19) như sau: 1. Viện kiểm sát khởi tố hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, đối với: - Những vụ án do các ngành trung ương trực tiếp chỉ đạo. - Bị can là Trưởng một ngành (hoặc tương đương) từ cấp huyện trở lên; là người có chức sắc cao trong các tôn giáo; là nhân sỹ, trí thức có các chức danh do Nhà nước phong, tặng. 2. Những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết giữa cấp ủy hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa phương không tự giải quyết được. 3. Những vụ, việc do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định nhưng khi thực hiện có khó khăn, vướng mắc. 4. Những việc khác trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có khó khăn nhưng không tự giải quyết được. 5. Cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Như vậy, đối với đơn vị Viện kiểm sát cấp quận, huyện phải theo dõi các vụ án thuộc Danh mục C để kịp thời xin thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên, trong đó cần lưu ý những vụ, việc có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết trước khi thỉnh thị thì Viện kiểm sát cấp quận, huyện phải thảo luận trong tập thể, sau đó phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có) trong báo cáo
  • 41. 32 thỉnh thị. Còn đối với đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên khi được lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp ủy quyền thì trước khi có văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới cần thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên thụ lý vụ, việc và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp về ý kiến trả lời. Trong trường hợp việc trả lời thỉnh thị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều đơn vị khác trong cùng một cấp kiểm sát hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thuộc ngành khác cùng cấp thì Viện kiểm sát trả lời thỉnh thị phải trao đổi thống nhất với cơ quan, đơn vị đó để bảo đảm việc thống nhất thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị cấp dưới. Ba là, mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với chính quyền địa phương, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan xét xử trên địa bàn. Xảy ra trong một số trường hợp vụ án hình sự tổ chức đánh bạc, đánh bạc mang tính chất phức tạp, số lượng bị can nhiều.... 1.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 1.2.1. Tình hình diễn biến, động thái, cơ cấu, tính chất và đặc điểm của tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Về mặt kinh tế, năm 2018, kinh tế quận duy trì tăng trưởng khá (tăng 15,5%). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hoàn thành kế hoạch. (Thu từ cho thuê nhà tăng 20%; thuế xây dựng nhà ở tư nhân tăng 30%; thuế xây dựng vãng lai từ các doanh nghiệp tỉnh ngoài tăng 66%). An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo; đặc biệt là thực hiện tốt chế độ chính sách cho các đối tượng xã hội, người có công.. Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn toàn quận trong những năm qua được đảm bảo khá tốt. Mặc dù là một thành phố đông dân số nhưng hằng năm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được các cơ quan hữu quan đảm bảo. Chính