SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH HOA
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quốc tế học
TP. Hồ Chí Minh-2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH HOA
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quốc tế học
Mã số: 60310206
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam
TP. Hồ Chí Minh-2014
3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---
GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206).
Tên em là Nguyễn Thị Thanh Hoa, học viên cao học khóa QH -2-12-X chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 06 tháng 12 năm 2014 với
đề tài VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày 06
tháng 12 năm 2014 luận văn của em đã được sửa chữa như sau:
- Sửa lỗi diễn đạt trang 81, 90, 100
- Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy
Nay em làm đơn này kính đề nghị thầy/cô: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy là chủ
tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Học viên
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Thanh Hoa
4
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi đến quý Thầy Cô thuộc khoa
Quốc tế học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội cũng như quý Thầy Cô ở khoa Quan hệ quốc tế trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất
vì đã dạy dỗ những kiến thức chuyên môn bổ ích để em hoàn thành Luận văn
này.Sự giúp đỡ, quan tâm của quý Thầy Cô chính là nguồn động lực để em vượt
qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Khắc Nam, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tâm nhất từ những buổi đầu bước vào
hành trình nghiên cứu khoa học.
Luận văn được thực hiện trong vòng sáu tháng là công trình đầu tiên của
em nên kiến thức có phần còn hạn chế. Do vậy, những sai sót là điều không
tránh khỏi nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy cô
và các anh chị đồng môn để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em kính chúc quý Thầy cô thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng
Học viên khóa QH-2012-X
Nguyễn Thị Thanh Hoa
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………..9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
…………………………………………………………………..15
1.1) Chủ quyền quốc gia……………………………………........…..15
1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia.. .. 16
1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế..17
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại
..................................................................................................... 17
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia................... 18
Nguyên tắc dân tộc tự quyết ........................................................ 19
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác20
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ..................... 21
1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia..................................... 21
1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay...... 22
Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu do sự phát triển của các Tổ
chức phi chính phủ Quốc tế (INGO) ............................................ 22
Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết
các xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo. 24
1.2) Nhân quyền.............................................................................. 27
1.2.1) Một số quan điểm khác nhau về nhân quyền............................... 27
6
1.2.2) Phân loại nhân quyền và nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của
con người ................................................................................... 30
1.2.3) Quy định pháp lý quốc tế về nhân quyền ..................................... 32
1.2.4) Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay 35
1.3) Can thiệp nhân đạo ................................................................... 36
1.3.1) Khái niệm.................................................................................... 36
1.3.2) Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo........................... 37
1.3.3) Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay ..................... 41
1.3.4) Các hình thức can thiệp nhân đạo ................................................ 44
Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH ............................................................... 49
2.1) Cuộc khủng hoảng Rwanda: ...................................................... 49
2.1.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 49
2.1.2) Diễn biến...................................................................................... 51
2.1.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Rwanda
.................................................................................................... 53
2.1.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Rwanda...................... 57
2.2) Cuộc khủng hoảng Kosovo ......................................................... 62
2.2.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 62
2.2.2) Diễn biến...................................................................................... 64
7
2.2.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Kosovo
.................................................................................................... 68
2.2.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Kosovo...................... 74
2.3) Những kết luận rút ra từ 2 cuộc khủng hoảng điển hình trong quan
hệ quốc tế hiện nay .................................................................... 81
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ ......................................... 87
3.1) Đánh giá về xu hướng can thiệp nhân đạo.............................. 87
3.1.1) Đặc điểm của xu hướng can thiệp nhân đạo.............................. 87
3.1.2) Một số vấn đề tranh cãi trong xu hướng can thiệp nhân đạo hiện nay
..................................................................................................................... 90
3.1.2.1) Lý do nhân đạo, dân chủ, nhân quyền trong các cuộc can thiệp nhân
đạo ............................................................................................................... 90
3.1.2.2) Ranh giới chủ quyền lãnh thổ bị xóa mờ trong các cuộc can thiệp
nhân đạo: ..................................................................................................... 93
3.1.2.3) Nhận định khách quan về động cơ dẫn đến cuộc can thiệp nhân đạo
..................................................................................................................... 96
3.1.3) Tác động của can thiệp nhân đạo đối với quan hệ quốc tế ........ 98
3.2) Khuyến nghị:.......................................................................... 101
3.2.1) Giải pháp thay thế “can thiệp nhân đạo” ................................ 101
3.2.2) Những điều cần lưu ý về vấn đề chủ quyền trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam............................................................................. 104
8
3.2.3) Những điều cần lưu ý về vấn đề nhân quyền trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam ................................................................... 106
KẾT LUẬN………………………………………………………………110
9
MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Những cuộc xung đột, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo là những nguyên
nhân gây nên những bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới. Cuộc sống của cư
dân ở những khu vực xảy ra những cuộc giao tranh luôn trong tình trạng mất an
ninh, thiếu thốn trầm trọng. Trước thực trạng này, can thiệp nhân đạo đã xuất
hiện như một cách thức chính thống mà Mỹ và các quốc gia phương Tây sử dụng
để đại diện cho lẽ phải cứu lấy những giá trị về nhân quyền bi vị phạm trầm
trọng. Tuy nhiên, biện pháp chính trị với kết quả đi kèm không mấy khả quan
này đang vấp phải những ý kiến trái chiều. Điều này khơi gợi lên những quan
ngại rằng dường như những cuộc can thiệp nhân đạo mang đến cho Mỹ và các
nước phương Tây những lợi ích cho riêng quốc gia họ chứ không thể làm tròn
trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của những con người đang phải đối mặt với ranh
giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hằng ngày.
Can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay là một vấn đề được
công chúng quan tâm bởi những mục đích tốt đẹp mà hành động này mang đến
cho những quốc gia đang rơi vào tình hình bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, những
ý kiến trái chiều xoay những động cơ, ý định và những kết quả của động thái này
luôn được nêu lên trên những diễn đàn quốc tế. Bên ủng hộ luôn cho rằng hành
động này là một hành động mang tính tích cực được thực hiên dựa trên lòng
nhân đạo và quyết tâm bảo vệ quyền con người cho nhân loại. Bên phản đối lại
cho rằng đây là một hành động cần phải được xem xét kỹ lưỡng vì được thực
hiện dựa trên những lợi ích về chính trị và kinh tế của những quốc gia tiến hành
can thiệp mặc kệ những hậu quả để lại cho quốc gia bị can thiệp.
Cho đến nay, can thiệp nhân đạo vẫn luôn là một vấn đề khiến các học
giả, các nhà chính trị rơi vào vòng xoáy cũa những cuộc tranh cãi không có hồi
kết. Những kết quả đạt được của những cuộc can thiệp có thực sự giúp ích cho
10
những người cần được giúp đỡ hay chỉ khiến những bất ổn trong môi trường
sống của họ ngày càng leo thang . Câu hỏi rằng liệu Mỹ và những quốc gia
phương Tây có thực sư vô tư, đại diện cho nhân quyền con người đang bị chà
đạp mà thực thi hành động can thiệp nhân đạo vẫn thách thức con người tìm ra
lời giải đáp thiết thật nhất.
Cũng vì những lý do trên đề tài được thực hiện để phân tích, chứng minh
về những động cơ thật sự của hành động này trong quan hệ quốc tế hiện nay với
mong muốn đóng góp thêm những thông tin liên quan đến vấn đề này. Điều này
giúp cho chúng ta sẽ có những nhận thức khách quan về bản chất thật sự của việc
can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế ngày nay.
2) Ý nghĩa đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài có mục đích làm rõ thêm bản chất thật sự của việc can thiệp nhân
đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay. Những quan điểm được phân tích kỹ lưỡng
trong luận văn sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này theo một
khía cạnh quan trọng vốn còn tồn đọng nhiều thắc mắc. Ngoài ra đề tài cũng gợi
mở nên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu liên quan đến vấn đề
can thiệp nhân đạo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Với những phân tích, đánh giá, khuyến nghị xuyên suốt đề tài sẽ giúp cho
người đọc có một cái nhìn khách quan hơn về can thiệp nhân đạo trong quan hệ
quốc tế hiện nay. Điều này góp phần hình thành nên một nguồn thông tin mang
tính chất tham khảo được đầu tư nghiêm túc phục vụ cho quá trình hoạch định
những chính sách đối ngoại trước tình hình chính trị đương đại.
3) Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu trực tiếp vấn đề can thiệp nhân đạo trong nước còn ít,
điển hình có Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ được viết
11
bởi tác giả Nguyễn Thái Yên Hương. Riêng việc nghiên cứu về Kosovo và
Rwanda chỉ mang tính sơ lược và nhấn mạnh vào việc phê phán các động cơ của
các quốc gia tham gia can thiệp nhân đạo vào đất nước này, điển hình như bài
viết Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế của tác giả Trần
Thị Hoàng Mai đăng tải trên Website của Bộ ngoại giao Việt Nam, Can thiệp
nhân đạo và trách nhiệm bảo vệ, Hái khái niệm mới trong quan hệ quốc tế của
tác giả Trần Thăng Long, Lê Thị Minh Phương thuộc trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh; Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc, Biên
dịch bởi Khoa quan hệ quốc tế Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.Hồ Chí Minh, hiệu đính Lê Hồng Hiệp cùng rất nhiều các bài viết khác được
đăng tải trên các trang báo mạng uy tín như www.nghiencuuquocte.net
www.quandoinhandan.vn ; www.nhandan.com.vn
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở rất
nhiều quốc gia, điển hình như NATO Empty Victory do Carpenter biên soạn, The
Rwanda Crisis của Gérard Punier, The Kosovo Crisis của Weymouth & Henig
hay The Limit of Humanitarian Intervention–Genocide in Rwanda của Alan
J.Kuperman, Alain Destexhe (1995), Rwanda and Genocide in the Twentieth
Century, New York University Press, New York 1995, Alan J.Kuperman (1992),
The limits of Humanitarian Intervention-Genocide in Rwanda, Brookings
Institution Press, Washington D.C và những tác phẩm được in trong phần phụ
lục tham khảo đều có chung những nội dung viết về những ý kiến trái chiều xung
quanh hành động can thiệp nhân đạo của Mỹ và NATO vào Rwanda và Kosovo
khi hai quốc gia này xảy ra khủng hoảng. Ngoài ra những công trình nghiên cứu
này còn viết them về một số viễn cảnh cho tình hình cuộc sống ở hai quốc gia
đầy biến động này. Từ sau năm 1989, những học giả ủng hộ và không ủng hộ
quan điểm can thiệp nhân đạo liên tục đưa ra những luận điểm trái chiều để
chứng minh về bản chất thật sự của hành động này. Bên cạnh đó, xu thế nghiên
12
cứu về can thiệp nhân đạo nhằm mục đích áp dụng hoạt động này một cách hiệu
quả hơn cũng xuất hiện.
4) Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là Vấn đề can thiệp nhân đạo trong
quan hệ quốc tế hiện nay. Cách tiếp cận đề tài là dưới góc độ quan hệ quốc tế,
không phải dưới góc độ nghiên cứu chính sách.
5) Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo từ sau Chiến tranh
lạnh cho đến nay.
Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo
thông qua hai trường hợp điển hình mà Mỹ có những chính sách hành động hoàn
toàn trái ngược nhau: Rwanda và Kosovo. Hai trường hợp được lựa chọn để
nghiên cứu trong đề tài là hai trường hợp hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể, mức
độ diệt chủng ở Rwanda cao hơn so với Kosovo nhưng sự can thiệp vào Kosovo
lại cao hơn sự can thiệp vào Rwanda. Qua đó luận văn sẽ chứng minh được
những lý do thật sự dẫn đến những khác biệt trong phản ứng của chính quyền
này với hai đối tượng quốc gia khác nhau.
6) Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Dựa trên cơ sở lý luận về chủ quyền quốc gia, nhân quyền và lý thuyết về
can thiệp nhân đạo, đề tài tập trung phân tích vào một số trường hợp điển hình
liên quan đến can thiệp nhân đạo được thực hiện bởi Mỹ và các quốc gia phương
Tây để rút ra các quan điểm khác nhau của cộng đồng quốc tế trước những cuộc
khủng hoảng điển hình của thế giới. Trong đó quan điểm và những phản ứng của
chính quyền Mỹ được chú trọng nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ khác
nhau. Từ những kết quả thu thập được, đề tài tiếp tục tìm hiểu về những động lực
13
bên trong hình thức can thiệp này để đưa ra những nhận xét, đánh giá và khuyến
nghị mang tính khả thi cho chính sách đối ngoại của quốc gia trong tương lai.
7) Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp:
Đề tại được thực hiện dựa trên các phương pháp phân tích, hệ thống, lịch
sử, Case-study, lý trí, quan sát, xử lý thông tin, phân tích tài liệu. Bên cạnh đó
luận văn còn sử dụng các biện pháp tổng hợp, so sánh, nghiên cứu, đánh giá các
sự kiện và quan điểm
Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận về chủ quyền quốc
gia, nhân quyền và học thuyết can thiệp nhân đạo. Đây là nguồn thông tin đã
được nghiên cứu sâu rộng được trích dẫn từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Lý thuyết phê phán, chủ nghĩa kiến tạo đề cao vai trò con nguời được vận
dụng để đưa ra những lập luận phân tích, đánh giá vấn đề can thiệp nhân đạo
được đề cập trong đề tài.
8) Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề can
thiệp nhân đạo để nêu rõ những nguy cơ Việt Nam phải đối diện, điển hình là về
tôn giáo, nhân quyền. Từ đó đóng góp thêm những khuyến nghị để Việt Nam có
những động thái thích hợp để giữ được vị thế trong quan hệ quốc tế.
9) Cấu trúc của luận văn:
Mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN
ĐẠO
Nội dung của chương đề cập đến những khái niệm, quy chế pháp lý về
chủ quyền, nhân quyền. Riêng về vấn đề can thiệp nhân đạo, ngoài khái niệm và
quy chế pháp lý, đề tài còn trình bày thêm về các hình thức cũng như thực trạng
chung của tình hình can thiệp nhân đạo hiện nay trong quan hệ quốc tế. Những
14
thay đổi về vấn đề chủ quyền, nhân quyền trong thế giới đương đại cũng được
phân tích chi tiết để nhấn mạnh về vai trò của chủ quyền, nhân quyền trong các
lập luận, đánh giá về vấn đề can thiệp nhân đạo.
Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
Việc tập trung phân tích hai cuộc khủng hoảng Rwanda và Kosovo, những
trường hợp can thiệp nhân đạo điển hình trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích
nêu bật lên sự khác biệt trong phản ứng của Mỹ, NATO và các nước phương Tây
trước tình hình biến động chính trị của thế giới. Những tính toán về lợi ích quốc
gia và lợi ích cá nhân của các chính trị gia luôn đóng vai trò hàng đầu chi phối
những hành động của các quốc gia lớn trước những quốc gia được coi là “đang
vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của con người”. Qua những phân tích, đánh
giá khách quan của cộng đồng thế giới nói chung và của bản thân nói riêng, bản
chất thực sự của các hành động can thiệp nhân đạo đã được rút ra rõ ràng với
những dẫn chứng và lập luận xác thực.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ
Sau những phân tích lập luận xung quanh vấn đề can thiệp nhân đạo,
chương 3 đúc kết lại những đặc điểm về các xu hướng can thiệp nhân đạo và
những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong hành động này trong quan hệ quốc
tế. Từ đó, các khuyến nghị được nêu ra như giải pháp “trách nhiệm bảo vệ” thay
thế cho “can thiệp nhân đạo” trong tương lai cùng những vấn đề cần lưu ý về chủ
quyền và nhân quyền trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
15
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
Can thiệp nhân đạo là hành động của các quốc gia lớn can thiệp vào một
quốc gia được đánh giá đang rơi vào tình trạng “khủng hoảng về nhân đạo” để
cứu lấy những giá trị quyền con người ở đó. Khi hành động này xảy ra, khái
niệm về chủ quyền quốc gia của nước sở tại cũng không giữ được tính nguyên
vẹn vốn có. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền, chủ quyền đã trở thành những cơ
sở lý luận liên quan trực tiếp đến can thiệp nhân đạo. Đây là hai phạm trù có vai
trò tương đương nhau, liên quan trực tiếp đến nhau.
1.1) Chủ quyền quốc gia
1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia
Khái niệm về chủ quyền quốc gia được khởi xướng đầu tiên bởi Jean
Bodin, một học giả, một triết gia người Pháp. Ông cho rằng chủ quyền là quyền
thường xuyên, quyền tuyệt đối của Nhà nước, quyền cai trị thần dân, thứ quyền
lực vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi, không quyền lực nào có thể thay thế..
Học thuyết này được thừa nhận rộng rãi và là cơ sở để hình thành nên nguyên tắc
chủ quyền ở các phương diện khác nhau theo quan điểm tư sản. Năm 1576, cùng
với sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản, ông là người đầu tiên đã đưa ra lý thuyết
về chủ quyền quốc gia trong Sáu cuốn sách về nhà nước (Six books of the
Commonwealth) với khái niệm cùng những phân tích về chủ quyền. Tuy nhiên
đến năm 1648 cho đến khi Hiệp ước Westphalia được ký kết để kết thúc Cuộc
chiến tranh 30 năm của các quốc gia châu Âu thì vấn đề chủ quyền quốc gia mới
được xác nhận về mặt pháp lý quốc tế và đặt ra như một khái niệm nền tảngchi
phối mối quan hệ giữa các nước có liên quan.
Thời bấy giờ, một quan niệm khác về chủ quyền cũng rất thịnh hành khi
cho rằng chủ quyền là quyền lực tối cao của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rõ
tính chất về học thuyết về chủ quyền của các học thuyết tư sản như sau: chủ
quyền chỉ có thể ở các Nhà nước văn minh, còn các nước khác chỉ có quyền trở
thành Nhà nước bị trị, phụ thuộc và thuộc địa.
16
Đặc biệt vào thời kỳ khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản thì tư tưởng
thịnh hành ở phương Tây lại theo xu hướng hạn chế hay phủ nhận chủ quyền
quốc gia: chỉ có một số nước mạnh mới có chủ quyền, có quyền thôn tính các
nước nhỏ, yếu, có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, chủ quyền quốc gia của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quyền lực của nhân dân lao động, là nền dân chủ
của quần chúng nhân dân lao động, nền dân chủ đối với đa số. Trong hệ thống
pháp luật quốc tế, sự độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế rất quan trọng
được hiểu như là quốc gia đó không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.
Sự độc lập này thể hiện ở việc tự do hành động của mỗi quốc gia trong khuôn
khổ pháp luật quốc tế, là sự tự do thể hiện ý chí của quốc gia trong các cuộc
đấu tranh và quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
Cũng có quan niệm khác cho rằng quốc gia là một thực thể cấu thành bởi
3 yếu tố: dân cư, lãnh thổ và chính quyền có chủ quyền. Không có chủ quyền thì
không thể tồn tại quốc gia theo đúng nghĩa của nó. Nói đến quốc gia là nói đến
chủ quyền quốc gia. Đây cũng là thuộc tính chính trị-pháp lý không thể tách rời
của quốc gia.
Chủ quyền quốc gia gồm có hai nội dung: quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao về lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc
gia phải do các quốc gia quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức
quốc tế không có quyền can thiệp vào. Mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ
của quốc gia phải tuân thủ pháp luật của quốc gia, nếu điều ước quốc tế mà quốc
gia ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có
quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các quốc gia khác
17
không có quyền can thiệp vào công việc hoặc áp đặt; không có một thế lực nào,
cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt quốc gia phải
thực hiện. Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại, các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc
tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc
tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại.
Hai nội dung này của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ, tác động qua
lại đối với nhau. Không có quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình,
thì quốc gia không thể độc lập trong quan hệ quốc tế và ngược lại.
Trong điều kiện quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội phát triển
rất nhanh chóng, sự tùy thuộc giữa các quốc gia về các mặt ngày càng tăng, nội
dung chủ quyền quốc gia không mất đi. Các quốc gia vẫn là những thực thể độc
lập, có chủ quyền, là những chủ thể của quá trình đó. Quốc gia vẫn thực hiện
quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình và độc lập với các quốc gia
khác trên cơ sở bình đẳng trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau.
1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại
Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế. Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc và vô
điều kiện. Điều đó có nghĩa là việc tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau không
tùy thuộc vào sự công nhận lẫn nhau hay tồn tại quan hệ bình thường giữa các
quốc gia với nhau, bởi vì chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý của quốc gia,
quốc gia ra đời đương nhiên là chủ thể bình đẳng của Luật quốc tế.
Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của
mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế - xã hội. Các
quốc gia khác không có quyền phản đối hay bác bỏ sự lựa chọn đó. Việc gây sức
18
ép hay can thiệp nhằm bắt quốc gia từ bỏ chế độ chính trị, kinh tế - xã hội mà
quốc gia đó đã lựa chọn là việc làm phi pháp.
Tôn trọng chủ quyền quốc gia còn có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được ghi nhận và khẳng định trong Hiến chương Liên
hiệp quốc (Điều 2) và nhiều văn kiện quan trọng của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc, trong đó có tuyên bố của Đại hồi đồng Liên hiệp quốc ngày 24-10-1970
về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á Phi năm
1955, Định ước cuối cùng của Hội nghị Helsinky năm 1975 về an ninh và hợp
tác châu Âu, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Hiệp định Gevneva
năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Việt Nam .v..v..
Nội dung nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng được ghi nhận và
khẳng định ngay trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhiều quốc
gia. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định rằng Việt Nam phát triển hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đằng, cùng có lợi ..v..v..
Tôn trọng chủ quyền quốc gia từ chỗ buổi đầu tồn tại dưới dạng tập quán
quốc tế, ngày nay đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, là
luật của luật, không chỉ đơn thuần được thừa nhận rộng rãi và còn được ghi
nhận, khẳng định trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế đa phương cũng như
song phương, toàn cầu cũng như khu vực, và cả trong các văn bản pháp luật của
các quốc gia.
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là tôn trọng chủ quyền
và các quyền cơ bản của các quốc gia, tôn trọng việc thực hiện các quyền phát
19
sinh từ chủ quyền của mổi quốc gia, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ
pháp lý quốc tế của mình. Mọi hành vi ngăn cản quốc gia thực hiện quyền cơ
bản hoặc tước đoạt quyền cơ bản của quốc gia cũng như hành vi vi phạm chủ
quyền của quốc gia đều là hành vi trái pháp luật, phải bị lên án và xử lý theo
pháp luật và tập quán quốc tế.
Bình đằng chủ quyền giữa các quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó
có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cơ bản ngang tầm với các quốc gia khác,
được hưởng đầy đủ mọi quyền phát sinh từ chủ quyền của quốc gia mình.
Quyền cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế bao gồm:
-Được tôn trọng về quốc thể, về sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế
độ chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa.
-Được tham gia giải quyết các những vấn đề liên quan đến lợi ích của
mình.
-Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế và các Điều ước
quốc tế có liên quan, lá phiếu của quốc gia có giá trị ngang nhau;
-Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với
các quốc gia khác;
-Được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngang các quốc gia khác trong
quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhận trong
nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Điều 2),
Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 về nguyên tắc của Luật
quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á-Phi tại
Bangdung năm 1955, Định ước Helsinky năm 1975...
Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia khác phải tôn trọng quyền của dân
tộc của một quốc gia, và cả chế độ chính trị- kinh tế- xã hội. Mỗi một quốc gia
20
có quyền tự giải quyết các vấn đề nội bộ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Quyền dân tộc tự quyết đồng nghĩa với việc xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột
của dân tộc này đối với các dân tộc khác.
Nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác
như: Văn kiện của Hội quốc liên và Liên hiệp quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội
nghị các nước Á-Phi tại Bang Dung năm 1955, các văn kiện của Phong trào
không liên kết, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam.v.v..
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:
Đây là hệ quả của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Vì vậy nội
dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia chính là
tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong
quan hệ quốc tế.
Những nội dung chính của nguyên tắc này theo tuyên bố của Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc năm 1970 về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên
Hiệp Quốc:
- Cấm can thiệp vũ trang và hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp nhằm
chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia
khác
- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị .v.v..để bắt các quốc gia khác
phụ thuộc vào mình
- Cấm tổ chức, khuyến khích , giúp đỡ các phần tử phá hoại hoặc khủng bố
nhằm lật đổ quốc gia khác
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị,
kinh tế-xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc mình.
21
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ là một nguyên tắc quan
trọng. Nội dung của nguyên tắc này xoay quanh những vấn đề: Nghiêm cấm xâm
chiếm lãnh thổ bằng cách đe dọa hay sử dụng vũ lực; biên giới quốc gia là ổn
định và bất khả xâm phạm; không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có
sự đồng ý của quốc gia chủ nhà cũng như không được sử dụng lãnh thổ của mình
hoặc cho quốc gia khác sử dụng để gây thiệt hại cho quốc gia khác.
Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng nguyên tắc này, không được xâm
phạm, thôn tính, chia cắt hoặc chuyển dịch lãnh thổ, kể cả biên giới của bất kỳ
quốc gia nào cũng như chống lại quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.1
1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia
Quốc gia là người chủ duy nhất hoàn toàn độc lập với các quốc gia khác
quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc gia mình dựa trên chính sự
lựa chọn tự do của mình. Quốc gia thực hiện chủ quyền thông qua hệ thống các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia bằng các
hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toàn bộ các hoạt động trên đều dựa
vào các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Quy chế pháp lý về
chủ quyền cho quốc gia thường được thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình một chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư sống trên đó
mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào từ bên ngoài
Thứ hai, quốc gia thực hiện quyền tự do hoàn toàn lựa chọn phương
hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội phù hợp với
các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa
chọn đó.
1
PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Tr. 33-39, Tr. 148-
149
22
Thứ ba, quốc gia tự quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc
gia
Thứ tư, quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên
nhiên và các tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm các quyền về khai thác, bảo
quản, sử dụng và xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên đó một cách độc lập.
Thứ năm, quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức
(kể cả người nước ngoài và tổ chức quốc tế) hiện đang ở trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Những thực thể này phải tuyệt đối phục tùng quyền lực của quốc gia
(trừ những trường hợp do điều ước mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy
định khác)
Thứ sáu, quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích
hợp.Trường hợp quốc gia cho phép đầu tư nước ngoài hoặc sự hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia, hoặc sở hữu của người nước ngoài thì quốc gia có quyền
điều chỉnh, kiểm soát đầu tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự
theo pháp luật và phù hợp với mục đích của quốc gia, kể cả quốc hữu hóa, tịch
thu tài sản của người.
Như vậy, quyền tối cao của một quốc gia thuộc về nhân dân. Chỉ có nhân
dân mới là người chủ thực sự có toàn quyền cũng như những quyền định đoạt
hợp pháp đối với quốc gia của mình.2
1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay
Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu của các chủ thể phi quốc gia
Sự phát triển của các chủ thể phi quốc gia gồm các tổ chức quốc tế, các
công ty xuyên quốc gia, các phong trào xã hội... đã ảnh hưởng đến chủ quyền
của các quốc gia và ảnh hưởng đến sự ra quyết định của quốc gia đối với bất kỳ
vấn đề gì. Sự đi lên của công nghệ thông tin với tốc độ nhanh với mức chi phí rẻ
đã tạo những điều kiện dễ dàng cho các tổ chức này trong quá trình kết cấu lại và
gây nên ảnh hưởng của các chính sách công và Luật quốc tế. Và để đạt được
2
PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Sđd, Tr.146-147
23
những lợi ích và những cam kết đã ký với các tổ chức cũng như các công ty
xuyên quốc gia, chính quyền các nước đã phải nhượng bộ một số điều khoản
nhất định được quy định trong những quy tắc về chủ quyền của một quốc gia.3
Có thể nói rằng toàn cầu hóa trong thế kỷ XX đã nâng tầm quan trọng của
các chủ thể phi quốc gia, khi nhiều vấn đề không thể được giải quyết trong phạm
vi một quốc gia đã được đưa ra các diễn đàn quốc tế và tham khảo thêm quy định
của các tổ chức này. Bước sang thế kỷ XXI các chủ thể phi quốc gia không chỉ
tiếp tục hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ cho các dự án phát triển tổng hợp chú trọng về
tăng trưởng mà còn nhằm hỗ trợ những dự án chú trọng phát triển nhân lực, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển, các chủ thể phi quốc gia đã hoạt
động mạnh mẽ để tạo ra ảnh hưởng tới các chính sách và tập quán cùa các chính
phủ, tới các thể chế phát triển như Liên Hợp quốc, WB, WTO có một ảnh hưởng
rất lớn đến cộng đồng quốc tế. Tiếng nói của các chủ thể này đối với các vấn đề
thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và
các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, các tổ chức ngân hàng, tài chính thế
giới như World Bank (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Kinh tế-Xã
hội (ECOSOC) của Liên Hợp Quốc quan tâm.4
Sự xuất hiện của của các chủ thể phi quốc gia vô hình chung đã làm cho
chủ quyền quốc gia có phần bị ảnh hưởng trong việc điều chỉnh, kiểm soát đầu
tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự theo pháp luật và phù hợp
với mục đích của quốc gia. Nguyên nhân là do sự khác biệt khá lớn trong các
điều khoản quy định của các tổ chức này với Luật pháp và tập quán sinh sống
của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các chủ thể phi quốc gia còn có ảnh hưởng rất lớn đến các
nước nhỏ, có nền kinh tế kém và đang phát triển vì chưa thích ứng với những
3
Stephen D.Krasner (2001), Think again: Sovereignty (Foreign Policy No 122)
4
http://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQu
an=47&ItemID=1668
24
điều khoản mang tính quốc tế dựa trên sự phát triển của các nước lớn. Tuy nhiên
không phải vì thế mà chủ quyền của các quốc gia lớn không bị ảnh hưởng. Điển
hình như tính mở của hệ thống chính trị Mỹ đã trao cho các chủ thể phi quốc gia
và các quốc gia khác có một vai trò nhất định đối với các quyết định chính trị
của nước này. Ví dụ điển hình là trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ bao gồm có sự hợp tác giữa Mỹ, Canada và Mexico, Mexico là quốc gia
phát triển kém nhất trong ba nước. Vì vậy họ đã hô hào và vận động mạnh mẽ để
thông qua Hiệp định này nhằm giành lấy quyền lợi lớn cho quốc gia mình. Và
như một điều tất yếu, tính cởi mở trong hệ thống chính trị Mỹ đã biến Mỹ thành
một đối tác ít gây đe dọa. Một số quốc gia giờ đây mạnh dạn ký kết vào những
Thỏa thuận quốc tế do Mỹ bảo trợ vì họ tin rằng điều này sẽ đem lại cho họ một
vai trò nhất định nào đó trong quá trình hoạch định chính sách của Mỹ.
Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết các
xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia có những quan điểm khá rõ ràng về
quan niệm của chủ quyền là sự kiểm soát độc quyền một vùng lãnh thổ nào đó.
Tuy nhiên, các quan điểm chủ quyền truyền thống hiện nay đang gây khó khăn
cho việc giải quyết một số vấn đề. Ví dụ điển hình là vấn đề của Israel và
Palestine. Cho đến nay, các nhà lãnh đạo thế giới và của các hai quốc gia đều
không tìm ra một cách giải quyết nào mang tính truyền thống cho vùng lãnh thổ
Jerusalem. Tuy nhiên vẫn có thể có những giải pháp thay thế như: phân chia
thành phố thành hai phần trên và dưới lấy mốc từ Núi Đền (Temple Mount theo
chiều thẳng đứng). Lúc này, người Palestine sẽ cai quản phần trên, người Israel
sẽ cai quản phần dưới; hoặc có thể phân chia quyền kiểm soát trên những vấn đề
khác giữa các chính quyền khác nhau..v..v..Bất kỳ một sự lựa chọn nào kể trên
trong thời kỳ này xem ra đều là một giải pháp tích cực cho cả hai phía so với sự
bế tắc và xung đột dai dẳng hiện nay. Tuy nhiên lãnh đạo của hai phía đều gặp
khó khăn trong việc đưa ra biện pháp giải quyết bởi vì họ đứng trước nguy cơ bị
25
tấn công bởi các nhóm đối lập, những người vẫn đang giương cao lá cờ chủ
quyền.
Những nguyên tắc chủ quyền truyền thống cũng gây ra nhiều vấn đề cho
các trường hợp của Tây Tạng. Các nhà lãnh đạo thế giới dự đoán nếu như Tây
Tạng có thể giành được quyền tự trị mà nó đã có thời còn là một quốc gia triều
cống của đế chế Trung Hoa truyền thống thì sẽ tốt hơn cho cả Trung Quốc và
Tây Tạng. Trung Quốc luôn cản trở mong muốn ly khai của Tây Tạng và xem
thủ tướng lưu vong Dalai Lama của vùng đất này là một người kích động tinh
thần ly khai của người dân. Trong khi đó nhiều người dân Tây Tạng vẫn luôn
mong mỏi có ngày giành được độc lập, điển hình thể hiện qua những hành động
phản đối tiêu cực như các vụ tự thiêu. Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo,
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và
cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt
về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.5
Chính quan niệm về chủ quyền
với những lợi ích quốc gia quan trọng khiến Trung Quốc không bao giờ công
nhận Tây Tạng là một vùng độc lập với đầy đủ các quyền tự trị đi kèm theo.
Chính vì thế mà xung đột ngày càng leo thang mà chưa có một biện pháp giải
quyết nào thích đáng.
Tuy nhiên nếu các nhà lãnh đạo có thể đạt được sự đồng thuận, thuyết
phục các cử tri thì nguyên tắc của chủ quyền quốc gia đôi khi có thể được xâm
phạm một cách sáng tạo nhằm giữ vững lợi ích cho quốc gia đó. Điển hình là
Trung Quốc đã biến Hongkong thành một đặc khu hành chính sau khi nhận
chuyển giao từ Anh, cho phép thẩm phán nước ngoài tham gia Tòa phúc thẩm tối
cao, thuyết phục các nước lớn cho phép Hongkong tham gia vào một số tổ chức
quốc tế cũng như chấp nhận về một loại hộ chiếu cũng như các thỏa thuận thị
thực dành riêng cho Hongkong. Tất cả những điều này đều vi phạm các nguyên
5
http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-
h%C3%B3a/ben-trong-cac-vu-tu-thieu-o-tay-tang-la-do-su-diet-chung-van-hoa
26
tắc chủ quyền truyền thống vì Hongkong không có một sự độc lập về thẩm
quyền pháp lý.Việc tạo ra một quy chế mới và được sự chấp thuận của các nước
lớn giúp cho Trung Quốc vừa giữ vững được chủ quyền của mình trong khi vẫn
duy trì được niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp thế giới để thu về những lợi
ích kinh tế đáng kể6
Nhìn chung vấn đề đang được tất cả các quốc gia quan tâm đó chính là lợi
ích quốc gia bao gồm chủ yếu ở sự phát triển kinh tế cũng như việc đảm bảo an
ninh hòa bình cho quốc gia. Khi đưa những yếu tố này được ưu tiên hàng đầu,
những nhà lãnh đạo đã phải chấp nhận một xu thế mang hơi hướng thời đại đó
chính là chủ quyền quốc gia không còn mang tính tuyệt đối như trước đây nữa.
Thậm chí những nhà chính trị còn phải suy nghĩ sáng tạo thêm những điều khoản
mới đôi khi trái ngược hẳn với các nguyên tắc về chủ quyền để giành lấy những
quyền lợi chính đáng cho mình như trường hợp của Hongkong đã nêu trên. Chủ
quyền quốc gia đang bị xói mòn theo đúng với trật tự thế giới mới.
Chủ quyền quốc gia đã có những sự thay đổi đáng kể khi không còn là
một yếu tố tối cao trong quan hệ quốc tế. Khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng
lan rộng cùng với quá trình hội nhập của các quốc gia vào môi trường quốc tế thì
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể này có xu hướng gia tăng. Điều này dẫn
đến tính độc lập của các quốc gia trong quan hệ quốc tế không còn toàn vẹn như
trước đây, sức ảnh hưởng của những quốc gia này trong quan hệ đối ngoại cũng
mất đi tính tuyệt đối. Cụ thể nhất là mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước
nhỏ sẽ tạo ra mức độ phụ thuộc khác nhau tất yếu. Nước nhỏ chắc chắn sẽ phải
nhượng bộ nước lớn rất nhiều trong các chính sách đối ngoại liên quan đến các
quy tắc chủ quyền quốc gia nhằm giành lấy những lợi ích nhỏ nhoi cho đất nước.
Ngược lại, các quốc gia lớn vốn đã mạnh sẽ phát huy được tốt đa sự áp đảo về
các điều kiện trong các mối quan hệ quốc tế để đảm bảo được lợi ích cao nhất.
Tuy nhiên vì quá trình toàn cầu hóa đang là một xu hướng phổ biến vô hình
6
Stephen D. Krashner (2001). Think again :Sovereignty, Foreign Policy No.122(Jan-Feb), pp 20-29
27
chung tạo nên một cán cân lợi ích giữa các nhóm nước lớn và nước nhỏ nên các
nước nhỏ vẫn có thể duy trì được lợi ích của mình mà chỉ nhượng bộ những điều
khoản nhỏ liên quan đến chủ quyền dựa trên sự khôn khéo trong việc thiết lập
các mối quan hệ với những nhóm quốc gia khác nhau. Các nước lớn cũng vì thế
mà luôn phải dè chừng, tạo điệu kiện cho các nước nhỏ cùng hưởng lợi ích trong
các mối quan hệ đối ngoại. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các thể chế trong các
hợp tác quốc tế làm cho các bên tham gia phải tôn trọng những quy tắc chung mà
đôi khi sẽ ảnh hưởng đến những quy tắc của chủ quyền quốc gia.
1.2) Nhân quyền
1.2.1) Một số quan điểm khác nhau về nhân quyền
Theo thuyết pháp luật tự nhiên thì nhân quyền xuất phát từ bản chất tự
nhiên của con người, là những quyền do thượng đế ban cho và không tách rời
khỏi con người. Giải thích cho quan điểm này có thể nói rằng do con người sinh
ra vốn đã có những nhu cầu nhất định. Những nhu cầu đó giúp cho họ tồn tại,
phát triển và duy trì những thế hệ tiếp theo.Và để đảm bảo cho những nhu cầu ấy
được thực thi, họ buộc phải thành lập ra Nhà nước với những thể chế, hiến pháp
quy định về quyền con người7
.
Còn theo thuyết pháp luật thực định cho rằng, nhân quyền là do Nhà nước
xác định và ghi nhận thành Luật thực định. Lý do vì tính chất và phạm vi quyền
con người do chính bản chất xã hội quyết định, do sự tương quan giữ lợi ích xã
hội và lợi ích cá nhân quyết định. Trong đó con người đóng vai trò là một thực
thể xã hội nên bị chính xã hội tác động vào những nhu cầu ngày càng cao của
với mục đích đảm bảo một điều kiện sống bình thường của con người8
.
7
GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Quyền con người-Tiếp cận đa ngành và liên ngành Khoa học xã hội, NXB
Khoa học xã hội 2009, Tr.172
8
GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Sđd, tr172
28
Các nhà lý thuyết chính trị học cũng đã dành khá nhiều thời gian để tìm ra
khái niệm về nhân quyền. Họ cho rằng có ba khái niệm về nhân quyền khác
nhau9
.
Khái niệm đầu tiên của nhân quyền hay được gọi là nhân quyền thế hệ thứ
nhất là những quyền của mỗi cá nhân mà quốc gia không có quyền tước đoạt.
John Locke (1632-1704) đã khẳng định rằng con người trong xã hội phải luôn
bình đẳng và tự do với những quyền lợi tự nhiên vốn có vượt ra khỏi những quy
luật quốc gia và quốc tế. Hệ thống chính quyền quốc gia được thiết lập nên để
bảo vệ những quyền này. Những điều này được khẳng định qua các nguồn tài
liệu tiếng Anh của Magna Carta năm 1215, tài liệu tiếng Pháp Bản tuyên ngôn
về quyển của con người năm 1789, hay Dự luật về quyền con người trong Hiến
pháp của Mỹ. Những tài liệu này đã liệt kê ra những quyền con người mà chính
quyền không được xâm phạm, điển hình nhất là quyền được sống, được tự do và
sở hữu. Những quyền lợi chính trị cũng như quyền lợi công dân điển hình bao
gồm: quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do tôn giáo. Và
cũng vì đây là những quyền lợi mà chính quyền không thể tước đoạt nên chúng
được quy vào là những quyền lợi mang tính phiến diện. Theo một số học giả
cũng như một vài nhà phê bình Mỹ, đây là những quyền con người duy nhất
được công nhận bởi những người theo chủ nghĩa hiện thực.
Nhân quyền thế hệ thứ hai được phát triển rộng rãi bởi những người học
trò của Marx và một số nhà xã hội học cấp tiến. Lý thuyết của Marx tập trung
vào những phúc lợi của tầng lớp lao động công nghiệp. Trách nhiệm của quốc
gia là phải nâng cao phúc lợi cho người dân của họ; quyền lợi của những người
công dân sẽ có được từ những cải tiến của nền kinh tế xã hội. Quan điểm này
nhấn mạnh về những quyền lợi vật chất tối thiểu mà các quốc gia phải có nhiệm
vụ cung cấp cho công dân của mình; cụ thể như các phúc lợị xã hội như quyền
9
Karen A.Mingst, Essential of International Relations, Fourth edition, w.w Norton & Company, New York.
London, Tr.
29
được học hành, chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, nơi cư trú mặc dù sự bảo
đảm không được rõ ràng cho lắm. Đây được xem là những quyền lợi mang tính
khả quan. Nếu như không có sự đảm bảo về những quyền lợi xã hội và kinh tế
thì quyền pháp lý công dân của một người sẽ dễ trở nên vô nghĩa. Chính Liên
Bang Xô Viết và những quốc gia dân chủ phương Tây khác trong giai đoạn
Chiến tranh lạnh đã nhận ra những quyền lợi xã hội hay quyền lợi kinh tế cũng
đóng vai trò quan trọng bằng thậm chí còn hơn cả quyền công dân chính trị góp
phần hình thành nên những quốc gia Châu Âu với nhiều phúc lợi xã hội hiện
nay.
Nhân quyền thế hệ thứ ba ra đời vào cuối thế kỷ 20 được nhấn mạnh vào
quyền lợi nhóm. Một nhóm người sẽ có những quyền dân tộc và hay quyền cho
những tộc người thiểu số bản địa trong phạm vi của tổ chức nhà nước, cũng có
khi là quyền của một tổ chức phụ nữ hay trẻ em. Một số học giả thậm chí đã bổ
sung thêm một số quyền lợi nhóm vào danh sách nhân quyền như quyền được
sống trong một môi trường an toàn, quyền được hưởng hòa bình và an ninh con
người hay quyền được sống trong một nền dân chủ.
Tất cả những khái niệm trên vượt ra khỏi lý thuyết cho rằng nhân quyền
chính là quyền lợi cá nhân không bị xâm phạm hay cấm đoán bởi chính quyền.
Điển hình như Dự luật về nhân quyền của Mỹ cấm đoán chính quyền tước đi
quyền lợi của công dân Mỹ thi hành các lễ nghi tôn giáo hay tự do ngôn luận;
cấm đoán sự phân biệt chủng tộc hay một số khuynh hướng nhân khẩu học khác;
cấm đoán việc bỏ tù công dân dài hạn mà không có xét xử hay tiến hành những
hình thức xâm phạm khác. Dần dần những điều luật cấm đoán mang tính pháp lý
này đã được mở rộng để hạn chế những hành động của quốc gia Mỹ và chính
quyền địa phương và thậm chí trong một vài trường hợp là các cá nhân10
.
10
John T. Rourke, Mark A.Boye-University of Connecticut, International Politics on the world stage, fifth
edition, tr 368
30
Còn có một khái niệm mang tính toàn diện rõ nét hơn về nhân quyền.
Quan điểm toàn diện này cho rằng con người và các nhóm người không chỉ có
những quyền lợi riêng biệt không bị xâm phạm mà họ còn có quyền lợi nhóm để
bảo đảm một cuộc sống chất lượng trong đó ít nhất giá trị con người sẽ không bị
tước mất. Một học giả gợi ý rằng để nhận thức về nhân quyền có một cách rất
hiệu quả là hãy bắt đầu từ ý tưởng “nó phải phục vụ cho nhu cầu của con người”.
Những nhu cầu cơ bản này sẽ quy định nên những quyền lợi tương ứng bao gồm:
phải tránh xa bạo lực để sống sót; không phải chịu đựng những nỗi thống khổ để
được hạnh phúc bao gồm những nhu cầu về dinh dưỡng, nước sinh hoạt, nhu cầu
đi lại, ngủ, tình dục và những nhu cầu sinh lý khác hay nhu cầu được bảo vệ
trước những dịch bệnh và những ảnh hưởng không tốt từ môi trường, khí hậu;
nhu cầu hòa hợp không bị cô lập cụ thể qua việc tự do thể hiện bản thân, nhưng
tiềm năng của mỗi con người cũng như xây dựng và giữ gìn những mối quan hệ
với nhau, những vấn đề nhân loại toàn cầu…; nhu cầu tự do không bị đàn áp cụ
thể như tự do trao đổi ý kiến, tập hợp nhóm, hay diễn thuyết trong một chính
sách chung nào đó; hay tự do lựa chọn công việc, bạn đời, cách sống…
1.2.2) Phân loại nhân quyền và nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản
của con người:
Nhân quyền được chia thành hai nhóm: quyền dân sự, chính trị và quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa. Quá trình vận động, thúc đẩy nên sự hình thành của hai
nhóm quyền này đã phản ánh những đặc thù riêng về chính trị, trình độ phát
triển, giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo, truyền thống lịch sử của các nước trên
thế giới, cũng như quan điểm khác biệt giữa các nước phương Tây và các nước
đang phát triển. Kết quả của quá trình này đã dẫn đến việc Liên hiệp quốc thông
qua hai công ước nhân quyền chủ chốt vào năm 1966 là Công ước về các quyền
dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Với xu hướng tuyệt đối hóa các quyền tự do cá nhân và coi đây là thước
đo về dân chủ, nhân quyền của một quốc gia, các nước phương Tây luôn đề cao
31
các quyền về dân sự, chính trị, nhất là các quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo,
ngôn luận, báo chí. Các nước này thậm chí còn xem nhân quyền cao hơn chủ
quyền và biến nhân quyền thành khuôn mẫu phổ cập để áp đặt trên phạm vi toàn
cầu, thực chất để tìm cách áp đặt mô hình dân chủ, nhân quyền của chính mình.
Với chính sách tăng cường can thiệp vào vấn đề nhân quyền ở các nước, dân
chủ, nhân quyền vô hình chung đã trở thành yếu tố để các nước phương Tây ràng
buộc làm điều kiện cho việc thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển.
Trong khi đó, các nước đang phát triển đề cao các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa, coi đây là nền tảng cho nhóm quyền thứ ba không kém phần quan trọng
là quyền phát triển, đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện các quyền con người
khác. Xuất phát từ đặc thù văn hóa, xã hội, lịch sử và truyền thống của mình, các
nước đang phát triển cũng cho rằng dân chủ, nhân quyền cần được đặt trong mối
quan hệ tổng thể, chặt chẽ và cân bằng giữa các nhóm quyền; đặc biệt quyền tự
do cá nhân không thể tách rời trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, cộng đồng và
dân tộc. Do đó, bên cạnh thái độ dung hòa và công nhận tính phổ cập của các giá
trị nhân quyền, các nước đang phát triển nhấn mạnh việc thực hiện quyền con
người không thể bị áp đặt mà phải tính đến những nét đặc thù của từng khu vực,
quốc gia.
Hay cũng có một cách hiểu khác là quyền con người là các quy định pháp
luật (quốc gia và quốc tế) nhằm bảo vệ nhân phẩm, các nhu cầu về vật chất, tinh
thần của tất cả mọi người và trách nhiệm của mọi thành viên cộng đồng đối với
xã hội.
Sự khác biệt trong các cách tiếp cận về dân chủ, nhân quyền đã và đang là
đề tài gây tranh cãi trên các diễn đàn đa phương và trong mối quan hệ đan xen
giữa các nước trên thế giới.
Về mặt thực tế cũng như lý luận, việc tôn trọng các quyền cơ bản của con
người là tôn trọng các quyền không thể thiếu để các cá nhân, con người có thể
tồn tại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã
32
hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Những quyền đó bao gồm: quyền sống
và bất khả xâm phạm về thân thể, được tôn trọng về danh dự và phẩm giá, tự do
tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng trước pháp
luật…Các quyền cơ bản của con người này phản ánh đặc tính tự nhiên của con
người, các quyền về chính trị, dân sự và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của
con người trên tất cả các lĩnh vực này, đồng thời có thể hợp tác với các quốc gia
khác trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, thực hiện các cam kết
quốc tế về việc bảo vệ quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc tôn trọng
các quyền cơ bản của con người phải dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản khác của Luật quốc tế hiện đại như các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc
gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác v..v…Một quốc
gia không thể đảm bảo tốt các quyền cơ bản của con người nếu như không đảm
bảo được nền hòa bình, an ninh hay một nền dân chủ chân chính, pháp chế
nghiêm minh. Những quyền này cũng sẽ không được đảm bảo nếu quốc gia đó
không thể đẩy mạnh việc phát triển kinh tế-xã hội để xóa bỏ áp bức, bóc lột và
mọi hình thức phân biệt chủng tộc 11
.
1.2.3) Quy định pháp lý quốc tế về nhân quyền
Có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về luật nhân quyền quốc
tế (international human rights laws). Từ góc độ pháp lý, chúng ta có thể hiểu đây
là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo
vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng
nhân loại.12
Luật nhân quyền được thể hiện trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về
vấn đề này (các công ước, nghị định thư, các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị
11
Hội đồng lý luận trung ương, Dân chủ, nhân quyền, giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị
quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011
12
Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (crights), Luật nhân quyền quốc tế-những vấn
đề cơ bản, NXB lao động xã hội Hà Nội 2010
33
và hướng dẫn…) Đây là các văn kiện có hiệu lực trên toàn cầu hoặc trên từng
khu vực nhất định.
Trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, quyền con người được xem là một
trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức quốc tế này. Tuyên ngôn thế giới
về quyền con người (năm 1948) được tuyệt đại các quốc gia, dân tộc trên thế
giới tôn trọng và thực hiện13
. Hai Công ước Quốc tế (cách gọi khác là hai Luật
quốc tế) về quyền con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm
1966, cụ thể là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa14
. Trong đó, Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (tiếng Anh: International Covenant on
Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR) là một công ước quốc
tế được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, có
hiệu lực từ ngày 03 tháng 01 năm 1976. Các quốc gia tham gia Công ước phải
cam kết trao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân, bao
gồm quyền công đoàn và quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, và quyền
được đảm bảo mức sống phù hợp. Tính tới ngày 15 tháng 12 năm 2008, đã có
160 quốc gia tham gia và 69 nước đã ký15
. Còn Công ước Quốc tế về các Quyền
Dân sự và Chính trị' (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political
Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp
Quốc thông qua ngày 16tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng
03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người.
Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị
của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự
do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự
13
Trung tâm nghiên cứu Quyền con người : Những nội dung cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002,
Tr.46-47
14
Trung tâm nghiên cứu quyền con người: Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002,
Tr. 249, 284
15
Treaty Collection, United Nation, access 20 December 2010 at
https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-3&chapter=4&lang=en
34
pháp luật. Tính tới ngày 19 tháng 12 năm 2010, đã có 72 nước ký vào Công ước
và 167 bên tham gia16
Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn
quốc tế về nhân quyền. Bản Tuyên ngôn gồm 30 điều bao gồm những quyền tự
do, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế,
xã hội và văn hóa. Theo tuyên ngôn, việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, sự bình
đẳng và các quyền không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong gia đình
nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Tập hợp các
quyền và tự do trong Tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế (UDHR) được công
nhận là khuôn mẫu chung mà mọi dân tộc, quốc gia, tổ chức, cá nhân cần đạt tới,
cũng như để sử dụng trong việc đánh giá sự tôn trọng và thực hiện các quyền con
người. UDHR được xem là nhân tố quan trọng của Luật tập quán quốc tế
(International Customary Law) về nhân quyền.17
Khác với luật quốc gia, luật quốc tế về quyền con người chỉ có giá trị pháp
lý đối với một nhà nước nếu quốc gia đó tham gia điều ước quốc tế và nội luật
hóa điều ước mà mình tham gia. Quá trình nội luật hóa và thực thi luật quốc tế
về quyền con người có một số vấn đề sau: Thứ nhất, cần bảo đảm sự thống nhất,
hài hòa giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Quá trình nội luật hóa được phép vận
dụng sao cho các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về quyền con người phù hợp
với đặc tính đặc thù về lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. 18
Thứ
hai, cần nắm vững và vận dụng đúng các quy luật về các quy định pháp lý liên
quan đến Công ước. Thứ ba, cần nắm vững các quyền và trách nhiệm chính trị,
pháp lý của mỗi nhà nước khi tham gia (gia nhập, ký kết, phê chuẩn) các công
ước quốc tế.
16
Treaty Collection, United Nation, access 19 December 2010 at
https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-3&chapter=4&lang=en
17
Sđd, Hội đồng lý luận trung ương ,Tr. 183
18
Xem: Tlđd, Trung tâm nghiên cứu quyền con người ,Tr. 249, 46
35
1.2.4) Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay:
Nhìn chung, có thể thấy dân chủ và nhân quyền là vấn đề ưu tiên trong
chính sách đối nội cũng như đối ngoại của các nước phương Tây. Trong đối
ngoại, cùng với việc đề cao mô hình chính trị của mình, các nước phương Tây,
đứng đầu là Mỹ và EU thường sử dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo làm
phương thức để gây sức ép với các nước đang phát triển, áp đặt điều kiện đối với
viện trợ kinh tế và phát triển trong quan hệ song phương.
Việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tôn giáo đã trở thành một ưu tiên
trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống
J.Carter năm 1976-1980, và là hòn đá tảng trong quan hệ hợp tác của EU với các
nước, như được ghi nhận trong Tuyên bố về Nhân quyền được thông qua tại
cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Luxembourg tháng 6-1991. Đồng thời, do sự
khác nhau về ý thức hệ và chế độ chính trị giữa phương Đông và phương Tây và
một số nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ và phương Tây đã sử dụng
dân chủ và nhân quyền như một công cụ tinh vi để thực hiện các cuộc “can thiệp
nhân đạo”, tác động vào nội bộ của các quốc gia này nhằm những mục đích nhất
định, trong đó lợi ích quốc gia được đưa lên hàng đầu. Mỹ rất chuộng việc thể
chế hóa nội dung dân chủ, nhân quyền nhằm đưa ra những chế tài cụ thể đối với
các nước mà Mỹ cho rằng có nền nhân quyền kém. EU lại xem nhân quyền là
những điều khoản bắt buộc trong các Hiệp định hợp tác song phương, đồng thời
xem đây là một trong các tiêu chí để xét viện trợ cho một quốc gia. Vì vậy vấn
đề nhân quyền là một vấn đề gây căng thẳng, thậm chí còn tạo ra các sự đối đầu
trên các diễn đàn quốc tế cũng như quan hệ giữa các nước 19
Quyền con người đang trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp
trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay. Các quốc gia lớn đang lợi dụng quyền
19
Hội đồng lý luận trung ương, Dân chủ, nhân quyền, giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị
quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011
36
con người để làm cái cớ hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
độc lập, có chủ quyền.
Khi xã hội dân chủ ngày càng phát triển, con người cũng chú trọng hơn
đến nhân quyền. Đây là một hiệu ứng mà nhìn chung cộng đồng quốc tế ảnh
hưởng từ những chuẩn mực sống của những quốc gia đã phát triển, đứng đầu là
Mỹ. Nhân quyền ngày nay được hiểu như một lợi ích hợp pháp mà bất kỳ một
người công dân bình thường nào cũng có quyền thụ hưởng, là quyền lợi sống
còn của con người. Vì vậy, nhân quyền đã trở thành một “vấn đề nóng” hiện nay
trong các mối quan hệ quốc tế, cụ thể trong các chính sách đối ngoại của các
quốc gia, là điều kiện để các quốc gia thỏa thuận những hiệp ước ngoại giao
cùng nhau trên bàn cờ chính trị. Không những thế nhân quyền còn trở thành một
chiêu bài để các nước lớn chuẩn bị cho các hành động “can thiệp vì mục tiêu
nhân đạo” đến các nước bị đánh giá là vi phạm nhân quyền con người. Đây là
một trong những vấn đề luôn đặt các nhà chính trị vào các cuộc tranh cãi theo
những lập luận của riêng mình.
Một trong những lý do phổ biến được Mỹ và các nước phương Tây viện
dẫn như một cái cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đó chính
là học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đối với các nước lớn, những
nước luôn đề cao về “chủ nghĩa cá nhân”, họ luôn cho rằng nhân quyền chính là
một nguyên do vô cùng chính đáng dể từ đó có những động thái thích hợp.
Những lập luận phiến diện của họ nhằm che lấp những động cơ từ bên trong với
những mưu đồ về chính trị. Điều này sẽ được nêu rõ hơn trong chương 3.
1.3) Can thiệp nhân đạo
1.3.1) Khái niệm
Những công trình nghiên cứu quốc tế đã tìm ra hai trường phái khác nhau
liên quan đến khái niệm về can thiệp nhân đạo. Trường phái thứ nhất là khái
niệm đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể và trường phái thứ hai là khái niệm dựa trên
tiêu chuẩn pháp lý.
37
Như vậy với trường phái thứ nhất, một số học giả cho rằng có những tiêu
chuẩn cụ thể đặt ra khi can thiệp vũ trang được coi là hoạt động vì mục đích
nhân đạo. Khái niệm này nhằm vào trường hợp khi chính phủ các nước bị coi là
vi phạm có những hành động “mang tính hủy diệt trên phạm vi rộng chống lại
người dân nước mình và các nước thực hiện can thiệp nhân đạo sẽ chỉ hạn chế
phạm vi hoạt động của mình vào mục đích chấm dứt và ngăn chặn thảm họa giết
người hàng loạt, không nhằm vào mục đích mở rộng ảnh hưởng của mình tại
nước chịu can thiệp”20
Trường phái thứ hai tập trung vào tính hợp pháp của can thiệp nhân đạo
và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế quan hệ quốc tế. Quan điểm này dựa trên
Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Thứ nhất, các nước không được sử dụng vũ
lực ngoại trừ mục đích tự vệ. Thứ hai, việc bảo vệ nhân quyền là mục đích chủ
yếu và lâu dài của Liên hiệp quốc 21
. Những hành động này có thể là hành động
đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế
hoặc cũng có thể là hành động của một quốc gia hay một liên minh với các lệnh
cấm vận hợp pháp quốc tế theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương
như Liên Hiệp Quốc. Cũng có một số quan điểm cho rằng “can thiệp nhân đạo”
là hành động của một quốc gia hay nhóm quốc gia liên quan đến việc sử dụng vũ
lực trên lãnh thổ quốc gia khác mà không cần sự chấp thuận của chính phủ nước
sở tại và của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với mục đích ngăn chặn hoặc
chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay “luật
nhân quyền quốc tế”
1.3.2) Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo
Những nguyên tắc cơ bản trong Luật quốc tế như tôn trọng chủ quyền
quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa
20
George Andreopoulos, Dictionary of US Foreign Policy, Volumn E-F, Tr 326
21
George Andreopoulos, Sđd, tr327
38
sử dụng vũ lực cùng với các điều luật nhân quyền cơ bản đã làm khơi dậy làn
sóng tranh cãi đối với việc can thiệp nhân đạo.
Sự ra đời của Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại Khoản 4 Điều 2 vào năm
1945 quy định về việc cấm sử dụng vũ lực của các quốc gia đã gây nên một sự
mâu thuẫn rất lớn với hành động can thiệp nhân đạo. Tuy nhiên có một số quan
điểm cho rằng việc sử dụng vũ lực không bị loại bỏ theo điều khoản này vì hành
động này không trực tiếp “chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập về
chính trị” của quốc gia bị “can thiệp nhân đạo” 22
. Các nhà luật học phương Tây
còn viện dẫn thêm một số các quy phạm điều ước và các quy phạm tập quán
quốc tế cho một số trường hợp họ đã thực hiện việc can thiệp nhân đạo.
Quy định về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
có nguồn gốc từ một số hiệp ước sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 1. Điều 10 của
Hiến chương Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) quy định “Tất cả
các quốc gia thành viên của Hội có nghĩa vụ tôn trọng và kiềm chế hành vi xâm
phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập chính trị của các quốc gia thành viên
khác”23
. Bản Hiến chương này một phần đã tạo ra một cái khung pháp lý quy
định về việc không can thiệp, mặt khác bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập
chính trị của các quốc gia. Tại châu Mỹ, từ năm 1928 đến năm 1933, các quốc
gia trong khu vực đã thông qua Công ước về các Quyền và Nghĩa vụ của các
quốc gia trong Tranh chấp dân sự (1928) và Công ước về các Quyền và Nghĩa
vụ của các quốc gia (1933). Công ước 1928 không chỉ bao gồm các điều khoản
ngăn cấm hành động can thiệp của các quốc gia mà còn quy định trách nhiệm
ngăn chặn các hành vi can thiệp của công dân nước mình vào công việc nội bộ
của các quốc gia khác. Điều 8 Công ước 1933 khẳng định “Không một quốc gia
nào có quyền can thiệp vào các công việc đối nội cũng như đối ngoại của các
quốc gia khác”.
22
Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Sđd, Tr. 20
23
Hiến chương Hội Quốc Liên
39
Bản Nghị định thư của Công ước năm 1933 đã được bổ sung những quy
định liên quan đến vấn đề không can thiệp. Điều 1 của bản Nghị định thư này
quy định “Các quốc gia tham gia công ước tuyên bố không chấp nhận can thiệp
dưới bất kỳ hình thức nào, gián tiếp hay trực tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công
việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước”
Hiện tại Hiến chưong Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý quan trọng nhất
về vấn đề chống can thiệp nhân đạo. Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương quy định
“Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia
khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc”. Khuôn khổ của Hiến
chương được chấp nhận như một sự tuyên bố cho một thời kỳ mới của việc sử
dụng vũ lực hợp pháp và được xem như một cơ sở để giải quyết sự mơ hồ của
can thiệp nhân đạo đơn phương bị coi là bất hợp pháp. Mọi hành động vũ trang
chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay chủ quyền chính trị của một quốc gia khác là
bị nghiêm cấm trừ trường hợp phòng vệ hoặc có thẩm quyền của Hội đồng Bảo
an. Điều này được khẳng định trong các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế
liên quan đến việc sử dụng vũ lực và liên quan đến các hoạt động can thiệp nhân
đạo. Năm1947, Hiệp ước liên Mỹ về Hỗ trợ lẫn nhau (Hiệp ước Rio) lại nhắc lại
nội dung của Điều khoản trên của Hiến chương. Hiến chương của Tổ chức các
quốc gia châu Mỹ cũng nghiêm cấm các hành vi can thiệp trong Điều 18 của
Hiến chương như sau “Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền
can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do nào vào công việc đối nội và đối
ngoại của các quốc gia khác. Nguyên tắc này không chỉ nghiêm cấm hành vi can
thiệp vũ trang mà cả bất kỳ cố gắng hay can thiệp hoặc đe dọa nào chống lại
quốc gia hoặc cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đó”
Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, chống can thiệp còn được quy định tại Điều 10
của Hiến chương “Lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, lãnh thổ quốc gia
40
không thể trở thành đối tượng, ngay cả khi tạm thời, của sự chiếm đóng về quân
sự của bất kỳ quốc gia nào, trực tiếp hay gián tiếp vì bất kỳ lý do nào”
Tuyên bố không chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác và bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia bị can thiệp của
Liên hiệp quốc năm 1965 cũng có 2 điều khoản quy định về việc chống can thiệp
theo Luật quốc tế hiện nay:
Điều 1: Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các
hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can
thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án.
Điều 2: Không một quốc gia nào được phép sử dụng các biện pháp kinh
tế, chính trị hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để ép buộc một quốc gia khác nhằm
đạt được từ quốc gia đó sự phụ thuộc trong việc thực thi các quyền chủ quyền
hoặc bất kỳ lợi thế nào khác. Không một quốc gia nào được phép tổ chức, giúp
đỡ, xúi giục, cung cấp tài chính, kích động hoặc dung túng cho các hoạt động lật
đổ, khủng bố hoặc các hoạt động vũ trang nhằm sử dụng vũ lực lật đồ chính
quyền hoặc can thiệp vào các sung đột dân sự tại các quốc gia khác”24
Các tuyên bố trên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc mặc dù không ràng
buộc về mặt pháp lý song đã cho thấy quan điểm giống nhau giữa các quốc gia
chống lại việc sử dụng bất hợp pháp hành vi can thiệp. Tuy nhiên với những
quan điểm khác nhau của hoạt động can thiệp nhân đạo trong thực tiễn đã khiến
cho hành động này được hiểu như là một quyền bất thành văn trong quan hệ
quốc tế mặc dù hoàn toàn mâu thuẫn với Luật quốc tế.
Và đặc biệt sau Chiến tranh lạnh, can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở
nên phổ biến tuy vẫn vấp phải những phản ứng mạnh mẽ nhất. Lý do vì hành
động can thiệp này một mặt trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm
chủ quyền quốc gia sở tại. Mặt khác, hiện nay chưa có bất kỳ một cơ chế siêu
24
Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Sđd, Tr. 24-27
41
quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế những hành vi của nó. Vì vậy can
thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ những ý đồ riêng
của họ.
1.3.3) Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay
Vào thập kỷ 90, can thiệp nhân đạo nổi lên như một lựa chọn khi nền
chính trị của thế giới bước vào một giai đoạn ít xảy ra xung đột như trước kia.
Vấn đề nhân quyền nổi lên trong quan hệ quốc tế là một nhân tố dẫn đến các
hành động can thiệp nhân đạo của các nước lớn vào các nước nhỏ. Những “tính
toán về trật tự được định hình chiếm ưu thế hơn vấn đề lẽ phải bởi những cái
được gọi là mối lo sợ về Cuộc xung đột hạt nhân tận thế (nuclear Amargeddon)
đã có những tác động rất to lớn”25
. Các nước phương Tây vẫn giương cao khẩu
hiệu “vì mục đích nhân đạo” nhằm “tránh sự tổn thương về thân thể cho người
dân vô tội” để thực hiện các cuộc can thiệp.
Trong thời kỳ hiện nay, ưu thế của Mỹ trong quan hệ quốc tế đang tạo
thuận lợi cho các nước phương Tây và Mỹ chi phối các hoạt động trong Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Những nước có chính quyền cầm không mạnh mẽ
dễ dàng trở thành đối tượng hoặc nạn nhân can thiệp từ bên ngoài. Khái niệm về
chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm được đề cập trong Hiến chương Liên hiệp
quốc đã không còn mang tính tuyệt đối như trong thời kỳ trước đó. Tội phạm
xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như ma túy, khủng bố, an ninh con người,
an ninh lương thực, môi trường…đã làm cho biên giới quốc gia không còn mang
tính cố định như trước nữa. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã phát biểu
“Chủ quyền quốc gia, nếu xét về nghĩa cơ bản của nó đang có những thay đổi –
trước lực lượng của toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhà nước được hiểu như
là những bộ máy, phương tiện bảo vệ và phục vụ người dân tồn tại trên lãnh thổ
đất nước họ…Khi chúng ta đọc Hiến chương này hôm nay chúng ta cần hiểu
25
Humanitarian Intervention. Legal and Political Aspects. Copenhagen, DUPI, 1999, Tr 34
42
rằng mục tiêu của Hiến chương là nhằm bảo vệ con người chứ không phải để
bảo vệ những ai vi phạm đến các quyền cá nhân…”26
Đồng thời vấn đề dân chủ và nhân quyền ngày càng trở thành một vấn đề
được các nước phương Tây và Mỹ nhấn mạnh trên các diễn đàn quốc tế và khu
vực. Các nước trên thế giới buộc phải tính đến nhân tố này trong quan hệ với các
nước, nhất là trong việc tiếp nhận viện trợ hoặc các khoản hỗ trợ từ các tổ chức
tài chính quốc tế lớn mà Mỹ có vai trò chi phối như Ngân hàng thế giới hoặc
Quỹ tiền tệ quốc tế…Tình hình thế giới hiện nay đã tạo nên một số điều kiện
thuận lợi cho các cuộc xung đột vũ trang mà phương Tây và Mỹ gọi là “khủng
hoảng về nhân đạo để tạo nên cái cớ can dự vào. 27
Những biểu hiện rõ ràng nhất
là các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và các Nghị quyết liên quan
đến vấn đề này của Hội đồng Bảo An. Theo thống kê của các chính trị gia trên
thế giới, chỉ trong năm 1992, Liên Hiệp Quốc đã gia tăng mức độ triển khai Lực
lượng gìn giữ hòa bình lên năm lần từ 11.000 đầu năm lên đến 52.000 vào cuối
năm. Lực lượng “mũ nồi xanh” đã được cử đến các quốc gia được đánh giá đang
rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo như Iraq, Kuwait, El Salvador, Haiti, Tây
Sahara, Angola, Somalia, Rwanda, Mozambique, Campuchia, Croatia,
Macedonia và Bosnia.28
Can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở nên phổ biến và gặp phải những
phản ứng mạnh mẽ. Đa số những người phản đối hành động này là các nước nhỏ
và các nước đang phát triển. Họ cho rằng việc can thiệp này có ảnh hưởng trực
tiếp đến công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại. Lý do chính ví
hiện nay chưa có một cơ chế siêu quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế về
mặt hành vi của nó. Do vậy can thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng
để phục vụ ý đồ riêng của họ.
26
Kofi Annan, “Two concepts of Sovereignty”, Economist. September 16, 1999
27
Roy Isbister. “Humanitarian Intervention: Ethical Endeavours and the Polittics of Interests””. ISIS Briefing
on Huamnitarian Intervention. No.1.May 2000.Tr8
28
Nguyễn Thái Yên Hương, Sđd, Tr.35
43
Một số nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng vấn
đề nhân quyền là một vấn đề mang tính quốc tế. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia
được các nước này đề cao. Những người ủng hộ cho việc can thiệp nhân đạo cho
rằng trường hợp các cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra khi một quốc gia bị rơi
vào tình trang nội chiến hoặc tình trạng vô chính phủ. Cũng có khi quốc gia đó
có hiện tượng chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các
quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của trật tự pháp lý quốc tế về
tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ là bất khả xâm
phạm. Theo nguyên tắc đạo đức, họ cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có
trách nhiệm làm một việc gì đó để giảm bới nỗi thống khổ mà những người dân
ở nơi đó phải chịu đựng. Họ cho rằng Liên hiệp quốc đóng vai trò chính yếu
trong việc bảo vệ nhân quyền, dựa vào hai cơ sở sau:
Thứ nhất, các vụ vi phạm nhân quyền có thể tạo thành mối đe dọa đối với
hòa bình và an ninh quốc tế, vì thế theo Điều 39 Hiến chương Liên hiệp quốc,
Hội đồng Bảo an phải có biện pháp cưỡng chế
Thứ hai, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền bản thân nó đã
là một cơ sở hợp pháp cho hành động can thiệp nhân đạo do việc phát huy nhân
quyền cũng quan trọng như việc ngăn chặn xung đột được quy định trong Hiến
chương Liên hiệp quốc.
Các quốc gia ủng hộ can thiệp nhân đạo trích dẫn rằng các Điều khoản về
nhân quyền Điều 1 khoản 3, Điều 55 và 56 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã
tạo cơ sở pháp lý cho hành động can thiệp đơn phương. Họ còn lập luận cho rằng
quyền được tiến hành can thiệp nhân đạo tồn tại trong tập quán quốc tế độc lập
với Hiến chương Liên Hiệp Quốc 29
Trong tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, can thiệp nhân đạo đã trở thành
tiêu điểm thảo luận trong các Tuyên bố chính trị trong đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
thứ XX. Vào năm 1991, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Javier Perez de Cuellar đã
29
Copenhaghen, DUPI. Humanitarian Intervention. Legal and Political Aspects 1999, Tr.14
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf

More Related Content

What's hot

Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
hajz_zjah
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tưLuận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAYBài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdfTHAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nướcLuận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
 

Similar to VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Man_Ebook
 

Similar to VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf (20)

Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAYLuận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luậtĐề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chínhLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Phú Yên, HOT
 
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG -...
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG -...HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG -...
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG -...
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfVẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền GiangLuận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HOA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quốc tế học TP. Hồ Chí Minh-2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HOA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quốc tế học Mã số: 60310206 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam TP. Hồ Chí Minh-2014
  • 3. 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN Kính gửi: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206). Tên em là Nguyễn Thị Thanh Hoa, học viên cao học khóa QH -2-12-X chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 06 tháng 12 năm 2014 với đề tài VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày 06 tháng 12 năm 2014 luận văn của em đã được sửa chữa như sau: - Sửa lỗi diễn đạt trang 81, 90, 100 - Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy Nay em làm đơn này kính đề nghị thầy/cô: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy là chủ tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu. Em xin trân trọng cảm ơn. Xác nhận của Chủ tịch hội đồng Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 12 năm 2014 Học viên PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Thanh Hoa
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi đến quý Thầy Cô thuộc khoa Quốc tế học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cũng như quý Thầy Cô ở khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất vì đã dạy dỗ những kiến thức chuyên môn bổ ích để em hoàn thành Luận văn này.Sự giúp đỡ, quan tâm của quý Thầy Cô chính là nguồn động lực để em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Khắc Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tâm nhất từ những buổi đầu bước vào hành trình nghiên cứu khoa học. Luận văn được thực hiện trong vòng sáu tháng là công trình đầu tiên của em nên kiến thức có phần còn hạn chế. Do vậy, những sai sót là điều không tránh khỏi nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và các anh chị đồng môn để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em kính chúc quý Thầy cô thật nhiều sức khỏe. Trân trọng Học viên khóa QH-2012-X Nguyễn Thị Thanh Hoa
  • 5. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………..9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO …………………………………………………………………..15 1.1) Chủ quyền quốc gia……………………………………........…..15 1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia.. .. 16 1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế..17 Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại ..................................................................................................... 17 Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia................... 18 Nguyên tắc dân tộc tự quyết ........................................................ 19 Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác20 Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ..................... 21 1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia..................................... 21 1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay...... 22 Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu do sự phát triển của các Tổ chức phi chính phủ Quốc tế (INGO) ............................................ 22 Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết các xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo. 24 1.2) Nhân quyền.............................................................................. 27 1.2.1) Một số quan điểm khác nhau về nhân quyền............................... 27
  • 6. 6 1.2.2) Phân loại nhân quyền và nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người ................................................................................... 30 1.2.3) Quy định pháp lý quốc tế về nhân quyền ..................................... 32 1.2.4) Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay 35 1.3) Can thiệp nhân đạo ................................................................... 36 1.3.1) Khái niệm.................................................................................... 36 1.3.2) Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo........................... 37 1.3.3) Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay ..................... 41 1.3.4) Các hình thức can thiệp nhân đạo ................................................ 44 Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH ............................................................... 49 2.1) Cuộc khủng hoảng Rwanda: ...................................................... 49 2.1.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 49 2.1.2) Diễn biến...................................................................................... 51 2.1.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Rwanda .................................................................................................... 53 2.1.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Rwanda...................... 57 2.2) Cuộc khủng hoảng Kosovo ......................................................... 62 2.2.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 62 2.2.2) Diễn biến...................................................................................... 64
  • 7. 7 2.2.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Kosovo .................................................................................................... 68 2.2.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Kosovo...................... 74 2.3) Những kết luận rút ra từ 2 cuộc khủng hoảng điển hình trong quan hệ quốc tế hiện nay .................................................................... 81 Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ ......................................... 87 3.1) Đánh giá về xu hướng can thiệp nhân đạo.............................. 87 3.1.1) Đặc điểm của xu hướng can thiệp nhân đạo.............................. 87 3.1.2) Một số vấn đề tranh cãi trong xu hướng can thiệp nhân đạo hiện nay ..................................................................................................................... 90 3.1.2.1) Lý do nhân đạo, dân chủ, nhân quyền trong các cuộc can thiệp nhân đạo ............................................................................................................... 90 3.1.2.2) Ranh giới chủ quyền lãnh thổ bị xóa mờ trong các cuộc can thiệp nhân đạo: ..................................................................................................... 93 3.1.2.3) Nhận định khách quan về động cơ dẫn đến cuộc can thiệp nhân đạo ..................................................................................................................... 96 3.1.3) Tác động của can thiệp nhân đạo đối với quan hệ quốc tế ........ 98 3.2) Khuyến nghị:.......................................................................... 101 3.2.1) Giải pháp thay thế “can thiệp nhân đạo” ................................ 101 3.2.2) Những điều cần lưu ý về vấn đề chủ quyền trong chính sách đối ngoại của Việt Nam............................................................................. 104
  • 8. 8 3.2.3) Những điều cần lưu ý về vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ................................................................... 106 KẾT LUẬN………………………………………………………………110
  • 9. 9 MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài: Những cuộc xung đột, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo là những nguyên nhân gây nên những bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới. Cuộc sống của cư dân ở những khu vực xảy ra những cuộc giao tranh luôn trong tình trạng mất an ninh, thiếu thốn trầm trọng. Trước thực trạng này, can thiệp nhân đạo đã xuất hiện như một cách thức chính thống mà Mỹ và các quốc gia phương Tây sử dụng để đại diện cho lẽ phải cứu lấy những giá trị về nhân quyền bi vị phạm trầm trọng. Tuy nhiên, biện pháp chính trị với kết quả đi kèm không mấy khả quan này đang vấp phải những ý kiến trái chiều. Điều này khơi gợi lên những quan ngại rằng dường như những cuộc can thiệp nhân đạo mang đến cho Mỹ và các nước phương Tây những lợi ích cho riêng quốc gia họ chứ không thể làm tròn trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của những con người đang phải đối mặt với ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hằng ngày. Can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay là một vấn đề được công chúng quan tâm bởi những mục đích tốt đẹp mà hành động này mang đến cho những quốc gia đang rơi vào tình hình bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều xoay những động cơ, ý định và những kết quả của động thái này luôn được nêu lên trên những diễn đàn quốc tế. Bên ủng hộ luôn cho rằng hành động này là một hành động mang tính tích cực được thực hiên dựa trên lòng nhân đạo và quyết tâm bảo vệ quyền con người cho nhân loại. Bên phản đối lại cho rằng đây là một hành động cần phải được xem xét kỹ lưỡng vì được thực hiện dựa trên những lợi ích về chính trị và kinh tế của những quốc gia tiến hành can thiệp mặc kệ những hậu quả để lại cho quốc gia bị can thiệp. Cho đến nay, can thiệp nhân đạo vẫn luôn là một vấn đề khiến các học giả, các nhà chính trị rơi vào vòng xoáy cũa những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Những kết quả đạt được của những cuộc can thiệp có thực sự giúp ích cho
  • 10. 10 những người cần được giúp đỡ hay chỉ khiến những bất ổn trong môi trường sống của họ ngày càng leo thang . Câu hỏi rằng liệu Mỹ và những quốc gia phương Tây có thực sư vô tư, đại diện cho nhân quyền con người đang bị chà đạp mà thực thi hành động can thiệp nhân đạo vẫn thách thức con người tìm ra lời giải đáp thiết thật nhất. Cũng vì những lý do trên đề tài được thực hiện để phân tích, chứng minh về những động cơ thật sự của hành động này trong quan hệ quốc tế hiện nay với mong muốn đóng góp thêm những thông tin liên quan đến vấn đề này. Điều này giúp cho chúng ta sẽ có những nhận thức khách quan về bản chất thật sự của việc can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế ngày nay. 2) Ý nghĩa đề tài: Ý nghĩa khoa học: Đề tài có mục đích làm rõ thêm bản chất thật sự của việc can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay. Những quan điểm được phân tích kỹ lưỡng trong luận văn sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này theo một khía cạnh quan trọng vốn còn tồn đọng nhiều thắc mắc. Ngoài ra đề tài cũng gợi mở nên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu liên quan đến vấn đề can thiệp nhân đạo. Ý nghĩa thực tiễn: Với những phân tích, đánh giá, khuyến nghị xuyên suốt đề tài sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn khách quan hơn về can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay. Điều này góp phần hình thành nên một nguồn thông tin mang tính chất tham khảo được đầu tư nghiêm túc phục vụ cho quá trình hoạch định những chính sách đối ngoại trước tình hình chính trị đương đại. 3) Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Tình hình nghiên cứu trong nước Việc nghiên cứu trực tiếp vấn đề can thiệp nhân đạo trong nước còn ít, điển hình có Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ được viết
  • 11. 11 bởi tác giả Nguyễn Thái Yên Hương. Riêng việc nghiên cứu về Kosovo và Rwanda chỉ mang tính sơ lược và nhấn mạnh vào việc phê phán các động cơ của các quốc gia tham gia can thiệp nhân đạo vào đất nước này, điển hình như bài viết Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế của tác giả Trần Thị Hoàng Mai đăng tải trên Website của Bộ ngoại giao Việt Nam, Can thiệp nhân đạo và trách nhiệm bảo vệ, Hái khái niệm mới trong quan hệ quốc tế của tác giả Trần Thăng Long, Lê Thị Minh Phương thuộc trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc, Biên dịch bởi Khoa quan hệ quốc tế Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, hiệu đính Lê Hồng Hiệp cùng rất nhiều các bài viết khác được đăng tải trên các trang báo mạng uy tín như www.nghiencuuquocte.net www.quandoinhandan.vn ; www.nhandan.com.vn Tình hình nghiên cứu ngoài nước Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở rất nhiều quốc gia, điển hình như NATO Empty Victory do Carpenter biên soạn, The Rwanda Crisis của Gérard Punier, The Kosovo Crisis của Weymouth & Henig hay The Limit of Humanitarian Intervention–Genocide in Rwanda của Alan J.Kuperman, Alain Destexhe (1995), Rwanda and Genocide in the Twentieth Century, New York University Press, New York 1995, Alan J.Kuperman (1992), The limits of Humanitarian Intervention-Genocide in Rwanda, Brookings Institution Press, Washington D.C và những tác phẩm được in trong phần phụ lục tham khảo đều có chung những nội dung viết về những ý kiến trái chiều xung quanh hành động can thiệp nhân đạo của Mỹ và NATO vào Rwanda và Kosovo khi hai quốc gia này xảy ra khủng hoảng. Ngoài ra những công trình nghiên cứu này còn viết them về một số viễn cảnh cho tình hình cuộc sống ở hai quốc gia đầy biến động này. Từ sau năm 1989, những học giả ủng hộ và không ủng hộ quan điểm can thiệp nhân đạo liên tục đưa ra những luận điểm trái chiều để chứng minh về bản chất thật sự của hành động này. Bên cạnh đó, xu thế nghiên
  • 12. 12 cứu về can thiệp nhân đạo nhằm mục đích áp dụng hoạt động này một cách hiệu quả hơn cũng xuất hiện. 4) Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là Vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay. Cách tiếp cận đề tài là dưới góc độ quan hệ quốc tế, không phải dưới góc độ nghiên cứu chính sách. 5) Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo từ sau Chiến tranh lạnh cho đến nay. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo thông qua hai trường hợp điển hình mà Mỹ có những chính sách hành động hoàn toàn trái ngược nhau: Rwanda và Kosovo. Hai trường hợp được lựa chọn để nghiên cứu trong đề tài là hai trường hợp hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể, mức độ diệt chủng ở Rwanda cao hơn so với Kosovo nhưng sự can thiệp vào Kosovo lại cao hơn sự can thiệp vào Rwanda. Qua đó luận văn sẽ chứng minh được những lý do thật sự dẫn đến những khác biệt trong phản ứng của chính quyền này với hai đối tượng quốc gia khác nhau. 6) Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận về chủ quyền quốc gia, nhân quyền và lý thuyết về can thiệp nhân đạo, đề tài tập trung phân tích vào một số trường hợp điển hình liên quan đến can thiệp nhân đạo được thực hiện bởi Mỹ và các quốc gia phương Tây để rút ra các quan điểm khác nhau của cộng đồng quốc tế trước những cuộc khủng hoảng điển hình của thế giới. Trong đó quan điểm và những phản ứng của chính quyền Mỹ được chú trọng nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ những kết quả thu thập được, đề tài tiếp tục tìm hiểu về những động lực
  • 13. 13 bên trong hình thức can thiệp này để đưa ra những nhận xét, đánh giá và khuyến nghị mang tính khả thi cho chính sách đối ngoại của quốc gia trong tương lai. 7) Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp: Đề tại được thực hiện dựa trên các phương pháp phân tích, hệ thống, lịch sử, Case-study, lý trí, quan sát, xử lý thông tin, phân tích tài liệu. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các biện pháp tổng hợp, so sánh, nghiên cứu, đánh giá các sự kiện và quan điểm Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận về chủ quyền quốc gia, nhân quyền và học thuyết can thiệp nhân đạo. Đây là nguồn thông tin đã được nghiên cứu sâu rộng được trích dẫn từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy. Lý thuyết phê phán, chủ nghĩa kiến tạo đề cao vai trò con nguời được vận dụng để đưa ra những lập luận phân tích, đánh giá vấn đề can thiệp nhân đạo được đề cập trong đề tài. 8) Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề can thiệp nhân đạo để nêu rõ những nguy cơ Việt Nam phải đối diện, điển hình là về tôn giáo, nhân quyền. Từ đó đóng góp thêm những khuyến nghị để Việt Nam có những động thái thích hợp để giữ được vị thế trong quan hệ quốc tế. 9) Cấu trúc của luận văn: Mở đầu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO Nội dung của chương đề cập đến những khái niệm, quy chế pháp lý về chủ quyền, nhân quyền. Riêng về vấn đề can thiệp nhân đạo, ngoài khái niệm và quy chế pháp lý, đề tài còn trình bày thêm về các hình thức cũng như thực trạng chung của tình hình can thiệp nhân đạo hiện nay trong quan hệ quốc tế. Những
  • 14. 14 thay đổi về vấn đề chủ quyền, nhân quyền trong thế giới đương đại cũng được phân tích chi tiết để nhấn mạnh về vai trò của chủ quyền, nhân quyền trong các lập luận, đánh giá về vấn đề can thiệp nhân đạo. Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Việc tập trung phân tích hai cuộc khủng hoảng Rwanda và Kosovo, những trường hợp can thiệp nhân đạo điển hình trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích nêu bật lên sự khác biệt trong phản ứng của Mỹ, NATO và các nước phương Tây trước tình hình biến động chính trị của thế giới. Những tính toán về lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân của các chính trị gia luôn đóng vai trò hàng đầu chi phối những hành động của các quốc gia lớn trước những quốc gia được coi là “đang vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của con người”. Qua những phân tích, đánh giá khách quan của cộng đồng thế giới nói chung và của bản thân nói riêng, bản chất thực sự của các hành động can thiệp nhân đạo đã được rút ra rõ ràng với những dẫn chứng và lập luận xác thực. Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ Sau những phân tích lập luận xung quanh vấn đề can thiệp nhân đạo, chương 3 đúc kết lại những đặc điểm về các xu hướng can thiệp nhân đạo và những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong hành động này trong quan hệ quốc tế. Từ đó, các khuyến nghị được nêu ra như giải pháp “trách nhiệm bảo vệ” thay thế cho “can thiệp nhân đạo” trong tương lai cùng những vấn đề cần lưu ý về chủ quyền và nhân quyền trong chính sách đối ngoại của đất nước. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo
  • 15. 15 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO Can thiệp nhân đạo là hành động của các quốc gia lớn can thiệp vào một quốc gia được đánh giá đang rơi vào tình trạng “khủng hoảng về nhân đạo” để cứu lấy những giá trị quyền con người ở đó. Khi hành động này xảy ra, khái niệm về chủ quyền quốc gia của nước sở tại cũng không giữ được tính nguyên vẹn vốn có. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền, chủ quyền đã trở thành những cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến can thiệp nhân đạo. Đây là hai phạm trù có vai trò tương đương nhau, liên quan trực tiếp đến nhau. 1.1) Chủ quyền quốc gia 1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia Khái niệm về chủ quyền quốc gia được khởi xướng đầu tiên bởi Jean Bodin, một học giả, một triết gia người Pháp. Ông cho rằng chủ quyền là quyền thường xuyên, quyền tuyệt đối của Nhà nước, quyền cai trị thần dân, thứ quyền lực vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi, không quyền lực nào có thể thay thế.. Học thuyết này được thừa nhận rộng rãi và là cơ sở để hình thành nên nguyên tắc chủ quyền ở các phương diện khác nhau theo quan điểm tư sản. Năm 1576, cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản, ông là người đầu tiên đã đưa ra lý thuyết về chủ quyền quốc gia trong Sáu cuốn sách về nhà nước (Six books of the Commonwealth) với khái niệm cùng những phân tích về chủ quyền. Tuy nhiên đến năm 1648 cho đến khi Hiệp ước Westphalia được ký kết để kết thúc Cuộc chiến tranh 30 năm của các quốc gia châu Âu thì vấn đề chủ quyền quốc gia mới được xác nhận về mặt pháp lý quốc tế và đặt ra như một khái niệm nền tảngchi phối mối quan hệ giữa các nước có liên quan. Thời bấy giờ, một quan niệm khác về chủ quyền cũng rất thịnh hành khi cho rằng chủ quyền là quyền lực tối cao của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rõ tính chất về học thuyết về chủ quyền của các học thuyết tư sản như sau: chủ quyền chỉ có thể ở các Nhà nước văn minh, còn các nước khác chỉ có quyền trở thành Nhà nước bị trị, phụ thuộc và thuộc địa.
  • 16. 16 Đặc biệt vào thời kỳ khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản thì tư tưởng thịnh hành ở phương Tây lại theo xu hướng hạn chế hay phủ nhận chủ quyền quốc gia: chỉ có một số nước mạnh mới có chủ quyền, có quyền thôn tính các nước nhỏ, yếu, có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này. Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, chủ quyền quốc gia của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quyền lực của nhân dân lao động, là nền dân chủ của quần chúng nhân dân lao động, nền dân chủ đối với đa số. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, sự độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế rất quan trọng được hiểu như là quốc gia đó không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác. Sự độc lập này thể hiện ở việc tự do hành động của mỗi quốc gia trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, là sự tự do thể hiện ý chí của quốc gia trong các cuộc đấu tranh và quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế. Cũng có quan niệm khác cho rằng quốc gia là một thực thể cấu thành bởi 3 yếu tố: dân cư, lãnh thổ và chính quyền có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể tồn tại quốc gia theo đúng nghĩa của nó. Nói đến quốc gia là nói đến chủ quyền quốc gia. Đây cũng là thuộc tính chính trị-pháp lý không thể tách rời của quốc gia. Chủ quyền quốc gia gồm có hai nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia phải do các quốc gia quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp vào. Mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ của quốc gia phải tuân thủ pháp luật của quốc gia, nếu điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia không có quy định khác. Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các quốc gia khác
  • 17. 17 không có quyền can thiệp vào công việc hoặc áp đặt; không có một thế lực nào, cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt quốc gia phải thực hiện. Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Hai nội dung này của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại đối với nhau. Không có quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình, thì quốc gia không thể độc lập trong quan hệ quốc tế và ngược lại. Trong điều kiện quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội phát triển rất nhanh chóng, sự tùy thuộc giữa các quốc gia về các mặt ngày càng tăng, nội dung chủ quyền quốc gia không mất đi. Các quốc gia vẫn là những thực thể độc lập, có chủ quyền, là những chủ thể của quá trình đó. Quốc gia vẫn thực hiện quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình và độc lập với các quốc gia khác trên cơ sở bình đẳng trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. 1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc và vô điều kiện. Điều đó có nghĩa là việc tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau không tùy thuộc vào sự công nhận lẫn nhau hay tồn tại quan hệ bình thường giữa các quốc gia với nhau, bởi vì chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý của quốc gia, quốc gia ra đời đương nhiên là chủ thể bình đẳng của Luật quốc tế. Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế - xã hội. Các quốc gia khác không có quyền phản đối hay bác bỏ sự lựa chọn đó. Việc gây sức
  • 18. 18 ép hay can thiệp nhằm bắt quốc gia từ bỏ chế độ chính trị, kinh tế - xã hội mà quốc gia đó đã lựa chọn là việc làm phi pháp. Tôn trọng chủ quyền quốc gia còn có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được ghi nhận và khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc (Điều 2) và nhiều văn kiện quan trọng của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong đó có tuyên bố của Đại hồi đồng Liên hiệp quốc ngày 24-10-1970 về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á Phi năm 1955, Định ước cuối cùng của Hội nghị Helsinky năm 1975 về an ninh và hợp tác châu Âu, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Hiệp định Gevneva năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam .v..v.. Nội dung nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng được ghi nhận và khẳng định ngay trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhiều quốc gia. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định rằng Việt Nam phát triển hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đằng, cùng có lợi ..v..v.. Tôn trọng chủ quyền quốc gia từ chỗ buổi đầu tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, ngày nay đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, là luật của luật, không chỉ đơn thuần được thừa nhận rộng rãi và còn được ghi nhận, khẳng định trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế đa phương cũng như song phương, toàn cầu cũng như khu vực, và cả trong các văn bản pháp luật của các quốc gia. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là tôn trọng chủ quyền và các quyền cơ bản của các quốc gia, tôn trọng việc thực hiện các quyền phát
  • 19. 19 sinh từ chủ quyền của mổi quốc gia, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình. Mọi hành vi ngăn cản quốc gia thực hiện quyền cơ bản hoặc tước đoạt quyền cơ bản của quốc gia cũng như hành vi vi phạm chủ quyền của quốc gia đều là hành vi trái pháp luật, phải bị lên án và xử lý theo pháp luật và tập quán quốc tế. Bình đằng chủ quyền giữa các quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cơ bản ngang tầm với các quốc gia khác, được hưởng đầy đủ mọi quyền phát sinh từ chủ quyền của quốc gia mình. Quyền cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế bao gồm: -Được tôn trọng về quốc thể, về sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa. -Được tham gia giải quyết các những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình. -Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế và các Điều ước quốc tế có liên quan, lá phiếu của quốc gia có giá trị ngang nhau; -Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác; -Được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngang các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Điều 2), Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 về nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á-Phi tại Bangdung năm 1955, Định ước Helsinky năm 1975... Nguyên tắc dân tộc tự quyết Nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia khác phải tôn trọng quyền của dân tộc của một quốc gia, và cả chế độ chính trị- kinh tế- xã hội. Mỗi một quốc gia
  • 20. 20 có quyền tự giải quyết các vấn đề nội bộ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Quyền dân tộc tự quyết đồng nghĩa với việc xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột của dân tộc này đối với các dân tộc khác. Nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác như: Văn kiện của Hội quốc liên và Liên hiệp quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á-Phi tại Bang Dung năm 1955, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.v.v.. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: Đây là hệ quả của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Vì vậy nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia chính là tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong quan hệ quốc tế. Những nội dung chính của nguyên tắc này theo tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1970 về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc: - Cấm can thiệp vũ trang và hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia khác - Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị .v.v..để bắt các quốc gia khác phụ thuộc vào mình - Cấm tổ chức, khuyến khích , giúp đỡ các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ quốc gia khác - Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc mình.
  • 21. 21 Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ là một nguyên tắc quan trọng. Nội dung của nguyên tắc này xoay quanh những vấn đề: Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ bằng cách đe dọa hay sử dụng vũ lực; biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm; không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia chủ nhà cũng như không được sử dụng lãnh thổ của mình hoặc cho quốc gia khác sử dụng để gây thiệt hại cho quốc gia khác. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng nguyên tắc này, không được xâm phạm, thôn tính, chia cắt hoặc chuyển dịch lãnh thổ, kể cả biên giới của bất kỳ quốc gia nào cũng như chống lại quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.1 1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia Quốc gia là người chủ duy nhất hoàn toàn độc lập với các quốc gia khác quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc gia mình dựa trên chính sự lựa chọn tự do của mình. Quốc gia thực hiện chủ quyền thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toàn bộ các hoạt động trên đều dựa vào các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Quy chế pháp lý về chủ quyền cho quốc gia thường được thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây: Thứ nhất, quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư sống trên đó mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào từ bên ngoài Thứ hai, quốc gia thực hiện quyền tự do hoàn toàn lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó. 1 PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Tr. 33-39, Tr. 148- 149
  • 22. 22 Thứ ba, quốc gia tự quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc gia Thứ tư, quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên và các tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm các quyền về khai thác, bảo quản, sử dụng và xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên đó một cách độc lập. Thứ năm, quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức (kể cả người nước ngoài và tổ chức quốc tế) hiện đang ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Những thực thể này phải tuyệt đối phục tùng quyền lực của quốc gia (trừ những trường hợp do điều ước mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy định khác) Thứ sáu, quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.Trường hợp quốc gia cho phép đầu tư nước ngoài hoặc sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, hoặc sở hữu của người nước ngoài thì quốc gia có quyền điều chỉnh, kiểm soát đầu tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự theo pháp luật và phù hợp với mục đích của quốc gia, kể cả quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của người. Như vậy, quyền tối cao của một quốc gia thuộc về nhân dân. Chỉ có nhân dân mới là người chủ thực sự có toàn quyền cũng như những quyền định đoạt hợp pháp đối với quốc gia của mình.2 1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu của các chủ thể phi quốc gia Sự phát triển của các chủ thể phi quốc gia gồm các tổ chức quốc tế, các công ty xuyên quốc gia, các phong trào xã hội... đã ảnh hưởng đến chủ quyền của các quốc gia và ảnh hưởng đến sự ra quyết định của quốc gia đối với bất kỳ vấn đề gì. Sự đi lên của công nghệ thông tin với tốc độ nhanh với mức chi phí rẻ đã tạo những điều kiện dễ dàng cho các tổ chức này trong quá trình kết cấu lại và gây nên ảnh hưởng của các chính sách công và Luật quốc tế. Và để đạt được 2 PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Sđd, Tr.146-147
  • 23. 23 những lợi ích và những cam kết đã ký với các tổ chức cũng như các công ty xuyên quốc gia, chính quyền các nước đã phải nhượng bộ một số điều khoản nhất định được quy định trong những quy tắc về chủ quyền của một quốc gia.3 Có thể nói rằng toàn cầu hóa trong thế kỷ XX đã nâng tầm quan trọng của các chủ thể phi quốc gia, khi nhiều vấn đề không thể được giải quyết trong phạm vi một quốc gia đã được đưa ra các diễn đàn quốc tế và tham khảo thêm quy định của các tổ chức này. Bước sang thế kỷ XXI các chủ thể phi quốc gia không chỉ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ cho các dự án phát triển tổng hợp chú trọng về tăng trưởng mà còn nhằm hỗ trợ những dự án chú trọng phát triển nhân lực, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển, các chủ thể phi quốc gia đã hoạt động mạnh mẽ để tạo ra ảnh hưởng tới các chính sách và tập quán cùa các chính phủ, tới các thể chế phát triển như Liên Hợp quốc, WB, WTO có một ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng quốc tế. Tiếng nói của các chủ thể này đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như World Bank (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) của Liên Hợp Quốc quan tâm.4 Sự xuất hiện của của các chủ thể phi quốc gia vô hình chung đã làm cho chủ quyền quốc gia có phần bị ảnh hưởng trong việc điều chỉnh, kiểm soát đầu tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự theo pháp luật và phù hợp với mục đích của quốc gia. Nguyên nhân là do sự khác biệt khá lớn trong các điều khoản quy định của các tổ chức này với Luật pháp và tập quán sinh sống của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, các chủ thể phi quốc gia còn có ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, có nền kinh tế kém và đang phát triển vì chưa thích ứng với những 3 Stephen D.Krasner (2001), Think again: Sovereignty (Foreign Policy No 122) 4 http://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQu an=47&ItemID=1668
  • 24. 24 điều khoản mang tính quốc tế dựa trên sự phát triển của các nước lớn. Tuy nhiên không phải vì thế mà chủ quyền của các quốc gia lớn không bị ảnh hưởng. Điển hình như tính mở của hệ thống chính trị Mỹ đã trao cho các chủ thể phi quốc gia và các quốc gia khác có một vai trò nhất định đối với các quyết định chính trị của nước này. Ví dụ điển hình là trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ bao gồm có sự hợp tác giữa Mỹ, Canada và Mexico, Mexico là quốc gia phát triển kém nhất trong ba nước. Vì vậy họ đã hô hào và vận động mạnh mẽ để thông qua Hiệp định này nhằm giành lấy quyền lợi lớn cho quốc gia mình. Và như một điều tất yếu, tính cởi mở trong hệ thống chính trị Mỹ đã biến Mỹ thành một đối tác ít gây đe dọa. Một số quốc gia giờ đây mạnh dạn ký kết vào những Thỏa thuận quốc tế do Mỹ bảo trợ vì họ tin rằng điều này sẽ đem lại cho họ một vai trò nhất định nào đó trong quá trình hoạch định chính sách của Mỹ. Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết các xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo Các nhà lãnh đạo của các quốc gia có những quan điểm khá rõ ràng về quan niệm của chủ quyền là sự kiểm soát độc quyền một vùng lãnh thổ nào đó. Tuy nhiên, các quan điểm chủ quyền truyền thống hiện nay đang gây khó khăn cho việc giải quyết một số vấn đề. Ví dụ điển hình là vấn đề của Israel và Palestine. Cho đến nay, các nhà lãnh đạo thế giới và của các hai quốc gia đều không tìm ra một cách giải quyết nào mang tính truyền thống cho vùng lãnh thổ Jerusalem. Tuy nhiên vẫn có thể có những giải pháp thay thế như: phân chia thành phố thành hai phần trên và dưới lấy mốc từ Núi Đền (Temple Mount theo chiều thẳng đứng). Lúc này, người Palestine sẽ cai quản phần trên, người Israel sẽ cai quản phần dưới; hoặc có thể phân chia quyền kiểm soát trên những vấn đề khác giữa các chính quyền khác nhau..v..v..Bất kỳ một sự lựa chọn nào kể trên trong thời kỳ này xem ra đều là một giải pháp tích cực cho cả hai phía so với sự bế tắc và xung đột dai dẳng hiện nay. Tuy nhiên lãnh đạo của hai phía đều gặp khó khăn trong việc đưa ra biện pháp giải quyết bởi vì họ đứng trước nguy cơ bị
  • 25. 25 tấn công bởi các nhóm đối lập, những người vẫn đang giương cao lá cờ chủ quyền. Những nguyên tắc chủ quyền truyền thống cũng gây ra nhiều vấn đề cho các trường hợp của Tây Tạng. Các nhà lãnh đạo thế giới dự đoán nếu như Tây Tạng có thể giành được quyền tự trị mà nó đã có thời còn là một quốc gia triều cống của đế chế Trung Hoa truyền thống thì sẽ tốt hơn cho cả Trung Quốc và Tây Tạng. Trung Quốc luôn cản trở mong muốn ly khai của Tây Tạng và xem thủ tướng lưu vong Dalai Lama của vùng đất này là một người kích động tinh thần ly khai của người dân. Trong khi đó nhiều người dân Tây Tạng vẫn luôn mong mỏi có ngày giành được độc lập, điển hình thể hiện qua những hành động phản đối tiêu cực như các vụ tự thiêu. Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.5 Chính quan niệm về chủ quyền với những lợi ích quốc gia quan trọng khiến Trung Quốc không bao giờ công nhận Tây Tạng là một vùng độc lập với đầy đủ các quyền tự trị đi kèm theo. Chính vì thế mà xung đột ngày càng leo thang mà chưa có một biện pháp giải quyết nào thích đáng. Tuy nhiên nếu các nhà lãnh đạo có thể đạt được sự đồng thuận, thuyết phục các cử tri thì nguyên tắc của chủ quyền quốc gia đôi khi có thể được xâm phạm một cách sáng tạo nhằm giữ vững lợi ích cho quốc gia đó. Điển hình là Trung Quốc đã biến Hongkong thành một đặc khu hành chính sau khi nhận chuyển giao từ Anh, cho phép thẩm phán nước ngoài tham gia Tòa phúc thẩm tối cao, thuyết phục các nước lớn cho phép Hongkong tham gia vào một số tổ chức quốc tế cũng như chấp nhận về một loại hộ chiếu cũng như các thỏa thuận thị thực dành riêng cho Hongkong. Tất cả những điều này đều vi phạm các nguyên 5 http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n- h%C3%B3a/ben-trong-cac-vu-tu-thieu-o-tay-tang-la-do-su-diet-chung-van-hoa
  • 26. 26 tắc chủ quyền truyền thống vì Hongkong không có một sự độc lập về thẩm quyền pháp lý.Việc tạo ra một quy chế mới và được sự chấp thuận của các nước lớn giúp cho Trung Quốc vừa giữ vững được chủ quyền của mình trong khi vẫn duy trì được niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp thế giới để thu về những lợi ích kinh tế đáng kể6 Nhìn chung vấn đề đang được tất cả các quốc gia quan tâm đó chính là lợi ích quốc gia bao gồm chủ yếu ở sự phát triển kinh tế cũng như việc đảm bảo an ninh hòa bình cho quốc gia. Khi đưa những yếu tố này được ưu tiên hàng đầu, những nhà lãnh đạo đã phải chấp nhận một xu thế mang hơi hướng thời đại đó chính là chủ quyền quốc gia không còn mang tính tuyệt đối như trước đây nữa. Thậm chí những nhà chính trị còn phải suy nghĩ sáng tạo thêm những điều khoản mới đôi khi trái ngược hẳn với các nguyên tắc về chủ quyền để giành lấy những quyền lợi chính đáng cho mình như trường hợp của Hongkong đã nêu trên. Chủ quyền quốc gia đang bị xói mòn theo đúng với trật tự thế giới mới. Chủ quyền quốc gia đã có những sự thay đổi đáng kể khi không còn là một yếu tố tối cao trong quan hệ quốc tế. Khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng lan rộng cùng với quá trình hội nhập của các quốc gia vào môi trường quốc tế thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể này có xu hướng gia tăng. Điều này dẫn đến tính độc lập của các quốc gia trong quan hệ quốc tế không còn toàn vẹn như trước đây, sức ảnh hưởng của những quốc gia này trong quan hệ đối ngoại cũng mất đi tính tuyệt đối. Cụ thể nhất là mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước nhỏ sẽ tạo ra mức độ phụ thuộc khác nhau tất yếu. Nước nhỏ chắc chắn sẽ phải nhượng bộ nước lớn rất nhiều trong các chính sách đối ngoại liên quan đến các quy tắc chủ quyền quốc gia nhằm giành lấy những lợi ích nhỏ nhoi cho đất nước. Ngược lại, các quốc gia lớn vốn đã mạnh sẽ phát huy được tốt đa sự áp đảo về các điều kiện trong các mối quan hệ quốc tế để đảm bảo được lợi ích cao nhất. Tuy nhiên vì quá trình toàn cầu hóa đang là một xu hướng phổ biến vô hình 6 Stephen D. Krashner (2001). Think again :Sovereignty, Foreign Policy No.122(Jan-Feb), pp 20-29
  • 27. 27 chung tạo nên một cán cân lợi ích giữa các nhóm nước lớn và nước nhỏ nên các nước nhỏ vẫn có thể duy trì được lợi ích của mình mà chỉ nhượng bộ những điều khoản nhỏ liên quan đến chủ quyền dựa trên sự khôn khéo trong việc thiết lập các mối quan hệ với những nhóm quốc gia khác nhau. Các nước lớn cũng vì thế mà luôn phải dè chừng, tạo điệu kiện cho các nước nhỏ cùng hưởng lợi ích trong các mối quan hệ đối ngoại. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các thể chế trong các hợp tác quốc tế làm cho các bên tham gia phải tôn trọng những quy tắc chung mà đôi khi sẽ ảnh hưởng đến những quy tắc của chủ quyền quốc gia. 1.2) Nhân quyền 1.2.1) Một số quan điểm khác nhau về nhân quyền Theo thuyết pháp luật tự nhiên thì nhân quyền xuất phát từ bản chất tự nhiên của con người, là những quyền do thượng đế ban cho và không tách rời khỏi con người. Giải thích cho quan điểm này có thể nói rằng do con người sinh ra vốn đã có những nhu cầu nhất định. Những nhu cầu đó giúp cho họ tồn tại, phát triển và duy trì những thế hệ tiếp theo.Và để đảm bảo cho những nhu cầu ấy được thực thi, họ buộc phải thành lập ra Nhà nước với những thể chế, hiến pháp quy định về quyền con người7 . Còn theo thuyết pháp luật thực định cho rằng, nhân quyền là do Nhà nước xác định và ghi nhận thành Luật thực định. Lý do vì tính chất và phạm vi quyền con người do chính bản chất xã hội quyết định, do sự tương quan giữ lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân quyết định. Trong đó con người đóng vai trò là một thực thể xã hội nên bị chính xã hội tác động vào những nhu cầu ngày càng cao của với mục đích đảm bảo một điều kiện sống bình thường của con người8 . 7 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Quyền con người-Tiếp cận đa ngành và liên ngành Khoa học xã hội, NXB Khoa học xã hội 2009, Tr.172 8 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Sđd, tr172
  • 28. 28 Các nhà lý thuyết chính trị học cũng đã dành khá nhiều thời gian để tìm ra khái niệm về nhân quyền. Họ cho rằng có ba khái niệm về nhân quyền khác nhau9 . Khái niệm đầu tiên của nhân quyền hay được gọi là nhân quyền thế hệ thứ nhất là những quyền của mỗi cá nhân mà quốc gia không có quyền tước đoạt. John Locke (1632-1704) đã khẳng định rằng con người trong xã hội phải luôn bình đẳng và tự do với những quyền lợi tự nhiên vốn có vượt ra khỏi những quy luật quốc gia và quốc tế. Hệ thống chính quyền quốc gia được thiết lập nên để bảo vệ những quyền này. Những điều này được khẳng định qua các nguồn tài liệu tiếng Anh của Magna Carta năm 1215, tài liệu tiếng Pháp Bản tuyên ngôn về quyển của con người năm 1789, hay Dự luật về quyền con người trong Hiến pháp của Mỹ. Những tài liệu này đã liệt kê ra những quyền con người mà chính quyền không được xâm phạm, điển hình nhất là quyền được sống, được tự do và sở hữu. Những quyền lợi chính trị cũng như quyền lợi công dân điển hình bao gồm: quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do tôn giáo. Và cũng vì đây là những quyền lợi mà chính quyền không thể tước đoạt nên chúng được quy vào là những quyền lợi mang tính phiến diện. Theo một số học giả cũng như một vài nhà phê bình Mỹ, đây là những quyền con người duy nhất được công nhận bởi những người theo chủ nghĩa hiện thực. Nhân quyền thế hệ thứ hai được phát triển rộng rãi bởi những người học trò của Marx và một số nhà xã hội học cấp tiến. Lý thuyết của Marx tập trung vào những phúc lợi của tầng lớp lao động công nghiệp. Trách nhiệm của quốc gia là phải nâng cao phúc lợi cho người dân của họ; quyền lợi của những người công dân sẽ có được từ những cải tiến của nền kinh tế xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh về những quyền lợi vật chất tối thiểu mà các quốc gia phải có nhiệm vụ cung cấp cho công dân của mình; cụ thể như các phúc lợị xã hội như quyền 9 Karen A.Mingst, Essential of International Relations, Fourth edition, w.w Norton & Company, New York. London, Tr.
  • 29. 29 được học hành, chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, nơi cư trú mặc dù sự bảo đảm không được rõ ràng cho lắm. Đây được xem là những quyền lợi mang tính khả quan. Nếu như không có sự đảm bảo về những quyền lợi xã hội và kinh tế thì quyền pháp lý công dân của một người sẽ dễ trở nên vô nghĩa. Chính Liên Bang Xô Viết và những quốc gia dân chủ phương Tây khác trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đã nhận ra những quyền lợi xã hội hay quyền lợi kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng bằng thậm chí còn hơn cả quyền công dân chính trị góp phần hình thành nên những quốc gia Châu Âu với nhiều phúc lợi xã hội hiện nay. Nhân quyền thế hệ thứ ba ra đời vào cuối thế kỷ 20 được nhấn mạnh vào quyền lợi nhóm. Một nhóm người sẽ có những quyền dân tộc và hay quyền cho những tộc người thiểu số bản địa trong phạm vi của tổ chức nhà nước, cũng có khi là quyền của một tổ chức phụ nữ hay trẻ em. Một số học giả thậm chí đã bổ sung thêm một số quyền lợi nhóm vào danh sách nhân quyền như quyền được sống trong một môi trường an toàn, quyền được hưởng hòa bình và an ninh con người hay quyền được sống trong một nền dân chủ. Tất cả những khái niệm trên vượt ra khỏi lý thuyết cho rằng nhân quyền chính là quyền lợi cá nhân không bị xâm phạm hay cấm đoán bởi chính quyền. Điển hình như Dự luật về nhân quyền của Mỹ cấm đoán chính quyền tước đi quyền lợi của công dân Mỹ thi hành các lễ nghi tôn giáo hay tự do ngôn luận; cấm đoán sự phân biệt chủng tộc hay một số khuynh hướng nhân khẩu học khác; cấm đoán việc bỏ tù công dân dài hạn mà không có xét xử hay tiến hành những hình thức xâm phạm khác. Dần dần những điều luật cấm đoán mang tính pháp lý này đã được mở rộng để hạn chế những hành động của quốc gia Mỹ và chính quyền địa phương và thậm chí trong một vài trường hợp là các cá nhân10 . 10 John T. Rourke, Mark A.Boye-University of Connecticut, International Politics on the world stage, fifth edition, tr 368
  • 30. 30 Còn có một khái niệm mang tính toàn diện rõ nét hơn về nhân quyền. Quan điểm toàn diện này cho rằng con người và các nhóm người không chỉ có những quyền lợi riêng biệt không bị xâm phạm mà họ còn có quyền lợi nhóm để bảo đảm một cuộc sống chất lượng trong đó ít nhất giá trị con người sẽ không bị tước mất. Một học giả gợi ý rằng để nhận thức về nhân quyền có một cách rất hiệu quả là hãy bắt đầu từ ý tưởng “nó phải phục vụ cho nhu cầu của con người”. Những nhu cầu cơ bản này sẽ quy định nên những quyền lợi tương ứng bao gồm: phải tránh xa bạo lực để sống sót; không phải chịu đựng những nỗi thống khổ để được hạnh phúc bao gồm những nhu cầu về dinh dưỡng, nước sinh hoạt, nhu cầu đi lại, ngủ, tình dục và những nhu cầu sinh lý khác hay nhu cầu được bảo vệ trước những dịch bệnh và những ảnh hưởng không tốt từ môi trường, khí hậu; nhu cầu hòa hợp không bị cô lập cụ thể qua việc tự do thể hiện bản thân, nhưng tiềm năng của mỗi con người cũng như xây dựng và giữ gìn những mối quan hệ với nhau, những vấn đề nhân loại toàn cầu…; nhu cầu tự do không bị đàn áp cụ thể như tự do trao đổi ý kiến, tập hợp nhóm, hay diễn thuyết trong một chính sách chung nào đó; hay tự do lựa chọn công việc, bạn đời, cách sống… 1.2.2) Phân loại nhân quyền và nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người: Nhân quyền được chia thành hai nhóm: quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Quá trình vận động, thúc đẩy nên sự hình thành của hai nhóm quyền này đã phản ánh những đặc thù riêng về chính trị, trình độ phát triển, giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo, truyền thống lịch sử của các nước trên thế giới, cũng như quan điểm khác biệt giữa các nước phương Tây và các nước đang phát triển. Kết quả của quá trình này đã dẫn đến việc Liên hiệp quốc thông qua hai công ước nhân quyền chủ chốt vào năm 1966 là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Với xu hướng tuyệt đối hóa các quyền tự do cá nhân và coi đây là thước đo về dân chủ, nhân quyền của một quốc gia, các nước phương Tây luôn đề cao
  • 31. 31 các quyền về dân sự, chính trị, nhất là các quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận, báo chí. Các nước này thậm chí còn xem nhân quyền cao hơn chủ quyền và biến nhân quyền thành khuôn mẫu phổ cập để áp đặt trên phạm vi toàn cầu, thực chất để tìm cách áp đặt mô hình dân chủ, nhân quyền của chính mình. Với chính sách tăng cường can thiệp vào vấn đề nhân quyền ở các nước, dân chủ, nhân quyền vô hình chung đã trở thành yếu tố để các nước phương Tây ràng buộc làm điều kiện cho việc thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát triển đề cao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, coi đây là nền tảng cho nhóm quyền thứ ba không kém phần quan trọng là quyền phát triển, đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện các quyền con người khác. Xuất phát từ đặc thù văn hóa, xã hội, lịch sử và truyền thống của mình, các nước đang phát triển cũng cho rằng dân chủ, nhân quyền cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể, chặt chẽ và cân bằng giữa các nhóm quyền; đặc biệt quyền tự do cá nhân không thể tách rời trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, cộng đồng và dân tộc. Do đó, bên cạnh thái độ dung hòa và công nhận tính phổ cập của các giá trị nhân quyền, các nước đang phát triển nhấn mạnh việc thực hiện quyền con người không thể bị áp đặt mà phải tính đến những nét đặc thù của từng khu vực, quốc gia. Hay cũng có một cách hiểu khác là quyền con người là các quy định pháp luật (quốc gia và quốc tế) nhằm bảo vệ nhân phẩm, các nhu cầu về vật chất, tinh thần của tất cả mọi người và trách nhiệm của mọi thành viên cộng đồng đối với xã hội. Sự khác biệt trong các cách tiếp cận về dân chủ, nhân quyền đã và đang là đề tài gây tranh cãi trên các diễn đàn đa phương và trong mối quan hệ đan xen giữa các nước trên thế giới. Về mặt thực tế cũng như lý luận, việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người là tôn trọng các quyền không thể thiếu để các cá nhân, con người có thể tồn tại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã
  • 32. 32 hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Những quyền đó bao gồm: quyền sống và bất khả xâm phạm về thân thể, được tôn trọng về danh dự và phẩm giá, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng trước pháp luật…Các quyền cơ bản của con người này phản ánh đặc tính tự nhiên của con người, các quyền về chính trị, dân sự và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực này, đồng thời có thể hợp tác với các quốc gia khác trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, thực hiện các cam kết quốc tế về việc bảo vệ quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người phải dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế hiện đại như các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác v..v…Một quốc gia không thể đảm bảo tốt các quyền cơ bản của con người nếu như không đảm bảo được nền hòa bình, an ninh hay một nền dân chủ chân chính, pháp chế nghiêm minh. Những quyền này cũng sẽ không được đảm bảo nếu quốc gia đó không thể đẩy mạnh việc phát triển kinh tế-xã hội để xóa bỏ áp bức, bóc lột và mọi hình thức phân biệt chủng tộc 11 . 1.2.3) Quy định pháp lý quốc tế về nhân quyền Có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về luật nhân quyền quốc tế (international human rights laws). Từ góc độ pháp lý, chúng ta có thể hiểu đây là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại.12 Luật nhân quyền được thể hiện trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề này (các công ước, nghị định thư, các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị 11 Hội đồng lý luận trung ương, Dân chủ, nhân quyền, giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011 12 Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (crights), Luật nhân quyền quốc tế-những vấn đề cơ bản, NXB lao động xã hội Hà Nội 2010
  • 33. 33 và hướng dẫn…) Đây là các văn kiện có hiệu lực trên toàn cầu hoặc trên từng khu vực nhất định. Trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, quyền con người được xem là một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức quốc tế này. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948) được tuyệt đại các quốc gia, dân tộc trên thế giới tôn trọng và thực hiện13 . Hai Công ước Quốc tế (cách gọi khác là hai Luật quốc tế) về quyền con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1966, cụ thể là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa14 . Trong đó, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (tiếng Anh: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR) là một công ước quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, có hiệu lực từ ngày 03 tháng 01 năm 1976. Các quốc gia tham gia Công ước phải cam kết trao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân, bao gồm quyền công đoàn và quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, và quyền được đảm bảo mức sống phù hợp. Tính tới ngày 15 tháng 12 năm 2008, đã có 160 quốc gia tham gia và 69 nước đã ký15 . Còn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị' (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự 13 Trung tâm nghiên cứu Quyền con người : Những nội dung cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002, Tr.46-47 14 Trung tâm nghiên cứu quyền con người: Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002, Tr. 249, 284 15 Treaty Collection, United Nation, access 20 December 2010 at https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-3&chapter=4&lang=en
  • 34. 34 pháp luật. Tính tới ngày 19 tháng 12 năm 2010, đã có 72 nước ký vào Công ước và 167 bên tham gia16 Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Bản Tuyên ngôn gồm 30 điều bao gồm những quyền tự do, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Theo tuyên ngôn, việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, sự bình đẳng và các quyền không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Tập hợp các quyền và tự do trong Tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế (UDHR) được công nhận là khuôn mẫu chung mà mọi dân tộc, quốc gia, tổ chức, cá nhân cần đạt tới, cũng như để sử dụng trong việc đánh giá sự tôn trọng và thực hiện các quyền con người. UDHR được xem là nhân tố quan trọng của Luật tập quán quốc tế (International Customary Law) về nhân quyền.17 Khác với luật quốc gia, luật quốc tế về quyền con người chỉ có giá trị pháp lý đối với một nhà nước nếu quốc gia đó tham gia điều ước quốc tế và nội luật hóa điều ước mà mình tham gia. Quá trình nội luật hóa và thực thi luật quốc tế về quyền con người có một số vấn đề sau: Thứ nhất, cần bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Quá trình nội luật hóa được phép vận dụng sao cho các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về quyền con người phù hợp với đặc tính đặc thù về lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. 18 Thứ hai, cần nắm vững và vận dụng đúng các quy luật về các quy định pháp lý liên quan đến Công ước. Thứ ba, cần nắm vững các quyền và trách nhiệm chính trị, pháp lý của mỗi nhà nước khi tham gia (gia nhập, ký kết, phê chuẩn) các công ước quốc tế. 16 Treaty Collection, United Nation, access 19 December 2010 at https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-3&chapter=4&lang=en 17 Sđd, Hội đồng lý luận trung ương ,Tr. 183 18 Xem: Tlđd, Trung tâm nghiên cứu quyền con người ,Tr. 249, 46
  • 35. 35 1.2.4) Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay: Nhìn chung, có thể thấy dân chủ và nhân quyền là vấn đề ưu tiên trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của các nước phương Tây. Trong đối ngoại, cùng với việc đề cao mô hình chính trị của mình, các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và EU thường sử dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo làm phương thức để gây sức ép với các nước đang phát triển, áp đặt điều kiện đối với viện trợ kinh tế và phát triển trong quan hệ song phương. Việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tôn giáo đã trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống J.Carter năm 1976-1980, và là hòn đá tảng trong quan hệ hợp tác của EU với các nước, như được ghi nhận trong Tuyên bố về Nhân quyền được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Luxembourg tháng 6-1991. Đồng thời, do sự khác nhau về ý thức hệ và chế độ chính trị giữa phương Đông và phương Tây và một số nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ và phương Tây đã sử dụng dân chủ và nhân quyền như một công cụ tinh vi để thực hiện các cuộc “can thiệp nhân đạo”, tác động vào nội bộ của các quốc gia này nhằm những mục đích nhất định, trong đó lợi ích quốc gia được đưa lên hàng đầu. Mỹ rất chuộng việc thể chế hóa nội dung dân chủ, nhân quyền nhằm đưa ra những chế tài cụ thể đối với các nước mà Mỹ cho rằng có nền nhân quyền kém. EU lại xem nhân quyền là những điều khoản bắt buộc trong các Hiệp định hợp tác song phương, đồng thời xem đây là một trong các tiêu chí để xét viện trợ cho một quốc gia. Vì vậy vấn đề nhân quyền là một vấn đề gây căng thẳng, thậm chí còn tạo ra các sự đối đầu trên các diễn đàn quốc tế cũng như quan hệ giữa các nước 19 Quyền con người đang trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay. Các quốc gia lớn đang lợi dụng quyền 19 Hội đồng lý luận trung ương, Dân chủ, nhân quyền, giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011
  • 36. 36 con người để làm cái cớ hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Khi xã hội dân chủ ngày càng phát triển, con người cũng chú trọng hơn đến nhân quyền. Đây là một hiệu ứng mà nhìn chung cộng đồng quốc tế ảnh hưởng từ những chuẩn mực sống của những quốc gia đã phát triển, đứng đầu là Mỹ. Nhân quyền ngày nay được hiểu như một lợi ích hợp pháp mà bất kỳ một người công dân bình thường nào cũng có quyền thụ hưởng, là quyền lợi sống còn của con người. Vì vậy, nhân quyền đã trở thành một “vấn đề nóng” hiện nay trong các mối quan hệ quốc tế, cụ thể trong các chính sách đối ngoại của các quốc gia, là điều kiện để các quốc gia thỏa thuận những hiệp ước ngoại giao cùng nhau trên bàn cờ chính trị. Không những thế nhân quyền còn trở thành một chiêu bài để các nước lớn chuẩn bị cho các hành động “can thiệp vì mục tiêu nhân đạo” đến các nước bị đánh giá là vi phạm nhân quyền con người. Đây là một trong những vấn đề luôn đặt các nhà chính trị vào các cuộc tranh cãi theo những lập luận của riêng mình. Một trong những lý do phổ biến được Mỹ và các nước phương Tây viện dẫn như một cái cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đó chính là học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đối với các nước lớn, những nước luôn đề cao về “chủ nghĩa cá nhân”, họ luôn cho rằng nhân quyền chính là một nguyên do vô cùng chính đáng dể từ đó có những động thái thích hợp. Những lập luận phiến diện của họ nhằm che lấp những động cơ từ bên trong với những mưu đồ về chính trị. Điều này sẽ được nêu rõ hơn trong chương 3. 1.3) Can thiệp nhân đạo 1.3.1) Khái niệm Những công trình nghiên cứu quốc tế đã tìm ra hai trường phái khác nhau liên quan đến khái niệm về can thiệp nhân đạo. Trường phái thứ nhất là khái niệm đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể và trường phái thứ hai là khái niệm dựa trên tiêu chuẩn pháp lý.
  • 37. 37 Như vậy với trường phái thứ nhất, một số học giả cho rằng có những tiêu chuẩn cụ thể đặt ra khi can thiệp vũ trang được coi là hoạt động vì mục đích nhân đạo. Khái niệm này nhằm vào trường hợp khi chính phủ các nước bị coi là vi phạm có những hành động “mang tính hủy diệt trên phạm vi rộng chống lại người dân nước mình và các nước thực hiện can thiệp nhân đạo sẽ chỉ hạn chế phạm vi hoạt động của mình vào mục đích chấm dứt và ngăn chặn thảm họa giết người hàng loạt, không nhằm vào mục đích mở rộng ảnh hưởng của mình tại nước chịu can thiệp”20 Trường phái thứ hai tập trung vào tính hợp pháp của can thiệp nhân đạo và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế quan hệ quốc tế. Quan điểm này dựa trên Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Thứ nhất, các nước không được sử dụng vũ lực ngoại trừ mục đích tự vệ. Thứ hai, việc bảo vệ nhân quyền là mục đích chủ yếu và lâu dài của Liên hiệp quốc 21 . Những hành động này có thể là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế hoặc cũng có thể là hành động của một quốc gia hay một liên minh với các lệnh cấm vận hợp pháp quốc tế theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc. Cũng có một số quan điểm cho rằng “can thiệp nhân đạo” là hành động của một quốc gia hay nhóm quốc gia liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ quốc gia khác mà không cần sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại và của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với mục đích ngăn chặn hoặc chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay “luật nhân quyền quốc tế” 1.3.2) Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo Những nguyên tắc cơ bản trong Luật quốc tế như tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa 20 George Andreopoulos, Dictionary of US Foreign Policy, Volumn E-F, Tr 326 21 George Andreopoulos, Sđd, tr327
  • 38. 38 sử dụng vũ lực cùng với các điều luật nhân quyền cơ bản đã làm khơi dậy làn sóng tranh cãi đối với việc can thiệp nhân đạo. Sự ra đời của Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại Khoản 4 Điều 2 vào năm 1945 quy định về việc cấm sử dụng vũ lực của các quốc gia đã gây nên một sự mâu thuẫn rất lớn với hành động can thiệp nhân đạo. Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng việc sử dụng vũ lực không bị loại bỏ theo điều khoản này vì hành động này không trực tiếp “chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập về chính trị” của quốc gia bị “can thiệp nhân đạo” 22 . Các nhà luật học phương Tây còn viện dẫn thêm một số các quy phạm điều ước và các quy phạm tập quán quốc tế cho một số trường hợp họ đã thực hiện việc can thiệp nhân đạo. Quy định về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác có nguồn gốc từ một số hiệp ước sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 1. Điều 10 của Hiến chương Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) quy định “Tất cả các quốc gia thành viên của Hội có nghĩa vụ tôn trọng và kiềm chế hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập chính trị của các quốc gia thành viên khác”23 . Bản Hiến chương này một phần đã tạo ra một cái khung pháp lý quy định về việc không can thiệp, mặt khác bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia. Tại châu Mỹ, từ năm 1928 đến năm 1933, các quốc gia trong khu vực đã thông qua Công ước về các Quyền và Nghĩa vụ của các quốc gia trong Tranh chấp dân sự (1928) và Công ước về các Quyền và Nghĩa vụ của các quốc gia (1933). Công ước 1928 không chỉ bao gồm các điều khoản ngăn cấm hành động can thiệp của các quốc gia mà còn quy định trách nhiệm ngăn chặn các hành vi can thiệp của công dân nước mình vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điều 8 Công ước 1933 khẳng định “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào các công việc đối nội cũng như đối ngoại của các quốc gia khác”. 22 Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Sđd, Tr. 20 23 Hiến chương Hội Quốc Liên
  • 39. 39 Bản Nghị định thư của Công ước năm 1933 đã được bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề không can thiệp. Điều 1 của bản Nghị định thư này quy định “Các quốc gia tham gia công ước tuyên bố không chấp nhận can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào, gián tiếp hay trực tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước” Hiện tại Hiến chưong Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý quan trọng nhất về vấn đề chống can thiệp nhân đạo. Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương quy định “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc”. Khuôn khổ của Hiến chương được chấp nhận như một sự tuyên bố cho một thời kỳ mới của việc sử dụng vũ lực hợp pháp và được xem như một cơ sở để giải quyết sự mơ hồ của can thiệp nhân đạo đơn phương bị coi là bất hợp pháp. Mọi hành động vũ trang chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay chủ quyền chính trị của một quốc gia khác là bị nghiêm cấm trừ trường hợp phòng vệ hoặc có thẩm quyền của Hội đồng Bảo an. Điều này được khẳng định trong các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực và liên quan đến các hoạt động can thiệp nhân đạo. Năm1947, Hiệp ước liên Mỹ về Hỗ trợ lẫn nhau (Hiệp ước Rio) lại nhắc lại nội dung của Điều khoản trên của Hiến chương. Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ cũng nghiêm cấm các hành vi can thiệp trong Điều 18 của Hiến chương như sau “Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do nào vào công việc đối nội và đối ngoại của các quốc gia khác. Nguyên tắc này không chỉ nghiêm cấm hành vi can thiệp vũ trang mà cả bất kỳ cố gắng hay can thiệp hoặc đe dọa nào chống lại quốc gia hoặc cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đó” Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, chống can thiệp còn được quy định tại Điều 10 của Hiến chương “Lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, lãnh thổ quốc gia
  • 40. 40 không thể trở thành đối tượng, ngay cả khi tạm thời, của sự chiếm đóng về quân sự của bất kỳ quốc gia nào, trực tiếp hay gián tiếp vì bất kỳ lý do nào” Tuyên bố không chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia bị can thiệp của Liên hiệp quốc năm 1965 cũng có 2 điều khoản quy định về việc chống can thiệp theo Luật quốc tế hiện nay: Điều 1: Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án. Điều 2: Không một quốc gia nào được phép sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để ép buộc một quốc gia khác nhằm đạt được từ quốc gia đó sự phụ thuộc trong việc thực thi các quyền chủ quyền hoặc bất kỳ lợi thế nào khác. Không một quốc gia nào được phép tổ chức, giúp đỡ, xúi giục, cung cấp tài chính, kích động hoặc dung túng cho các hoạt động lật đổ, khủng bố hoặc các hoạt động vũ trang nhằm sử dụng vũ lực lật đồ chính quyền hoặc can thiệp vào các sung đột dân sự tại các quốc gia khác”24 Các tuyên bố trên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý song đã cho thấy quan điểm giống nhau giữa các quốc gia chống lại việc sử dụng bất hợp pháp hành vi can thiệp. Tuy nhiên với những quan điểm khác nhau của hoạt động can thiệp nhân đạo trong thực tiễn đã khiến cho hành động này được hiểu như là một quyền bất thành văn trong quan hệ quốc tế mặc dù hoàn toàn mâu thuẫn với Luật quốc tế. Và đặc biệt sau Chiến tranh lạnh, can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở nên phổ biến tuy vẫn vấp phải những phản ứng mạnh mẽ nhất. Lý do vì hành động can thiệp này một mặt trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại. Mặt khác, hiện nay chưa có bất kỳ một cơ chế siêu 24 Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Sđd, Tr. 24-27
  • 41. 41 quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế những hành vi của nó. Vì vậy can thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ những ý đồ riêng của họ. 1.3.3) Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay Vào thập kỷ 90, can thiệp nhân đạo nổi lên như một lựa chọn khi nền chính trị của thế giới bước vào một giai đoạn ít xảy ra xung đột như trước kia. Vấn đề nhân quyền nổi lên trong quan hệ quốc tế là một nhân tố dẫn đến các hành động can thiệp nhân đạo của các nước lớn vào các nước nhỏ. Những “tính toán về trật tự được định hình chiếm ưu thế hơn vấn đề lẽ phải bởi những cái được gọi là mối lo sợ về Cuộc xung đột hạt nhân tận thế (nuclear Amargeddon) đã có những tác động rất to lớn”25 . Các nước phương Tây vẫn giương cao khẩu hiệu “vì mục đích nhân đạo” nhằm “tránh sự tổn thương về thân thể cho người dân vô tội” để thực hiện các cuộc can thiệp. Trong thời kỳ hiện nay, ưu thế của Mỹ trong quan hệ quốc tế đang tạo thuận lợi cho các nước phương Tây và Mỹ chi phối các hoạt động trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Những nước có chính quyền cầm không mạnh mẽ dễ dàng trở thành đối tượng hoặc nạn nhân can thiệp từ bên ngoài. Khái niệm về chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm được đề cập trong Hiến chương Liên hiệp quốc đã không còn mang tính tuyệt đối như trong thời kỳ trước đó. Tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như ma túy, khủng bố, an ninh con người, an ninh lương thực, môi trường…đã làm cho biên giới quốc gia không còn mang tính cố định như trước nữa. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã phát biểu “Chủ quyền quốc gia, nếu xét về nghĩa cơ bản của nó đang có những thay đổi – trước lực lượng của toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhà nước được hiểu như là những bộ máy, phương tiện bảo vệ và phục vụ người dân tồn tại trên lãnh thổ đất nước họ…Khi chúng ta đọc Hiến chương này hôm nay chúng ta cần hiểu 25 Humanitarian Intervention. Legal and Political Aspects. Copenhagen, DUPI, 1999, Tr 34
  • 42. 42 rằng mục tiêu của Hiến chương là nhằm bảo vệ con người chứ không phải để bảo vệ những ai vi phạm đến các quyền cá nhân…”26 Đồng thời vấn đề dân chủ và nhân quyền ngày càng trở thành một vấn đề được các nước phương Tây và Mỹ nhấn mạnh trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Các nước trên thế giới buộc phải tính đến nhân tố này trong quan hệ với các nước, nhất là trong việc tiếp nhận viện trợ hoặc các khoản hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn mà Mỹ có vai trò chi phối như Ngân hàng thế giới hoặc Quỹ tiền tệ quốc tế…Tình hình thế giới hiện nay đã tạo nên một số điều kiện thuận lợi cho các cuộc xung đột vũ trang mà phương Tây và Mỹ gọi là “khủng hoảng về nhân đạo để tạo nên cái cớ can dự vào. 27 Những biểu hiện rõ ràng nhất là các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và các Nghị quyết liên quan đến vấn đề này của Hội đồng Bảo An. Theo thống kê của các chính trị gia trên thế giới, chỉ trong năm 1992, Liên Hiệp Quốc đã gia tăng mức độ triển khai Lực lượng gìn giữ hòa bình lên năm lần từ 11.000 đầu năm lên đến 52.000 vào cuối năm. Lực lượng “mũ nồi xanh” đã được cử đến các quốc gia được đánh giá đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo như Iraq, Kuwait, El Salvador, Haiti, Tây Sahara, Angola, Somalia, Rwanda, Mozambique, Campuchia, Croatia, Macedonia và Bosnia.28 Can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở nên phổ biến và gặp phải những phản ứng mạnh mẽ. Đa số những người phản đối hành động này là các nước nhỏ và các nước đang phát triển. Họ cho rằng việc can thiệp này có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại. Lý do chính ví hiện nay chưa có một cơ chế siêu quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế về mặt hành vi của nó. Do vậy can thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ ý đồ riêng của họ. 26 Kofi Annan, “Two concepts of Sovereignty”, Economist. September 16, 1999 27 Roy Isbister. “Humanitarian Intervention: Ethical Endeavours and the Polittics of Interests””. ISIS Briefing on Huamnitarian Intervention. No.1.May 2000.Tr8 28 Nguyễn Thái Yên Hương, Sđd, Tr.35
  • 43. 43 Một số nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng vấn đề nhân quyền là một vấn đề mang tính quốc tế. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia được các nước này đề cao. Những người ủng hộ cho việc can thiệp nhân đạo cho rằng trường hợp các cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra khi một quốc gia bị rơi vào tình trang nội chiến hoặc tình trạng vô chính phủ. Cũng có khi quốc gia đó có hiện tượng chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của trật tự pháp lý quốc tế về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ là bất khả xâm phạm. Theo nguyên tắc đạo đức, họ cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm làm một việc gì đó để giảm bới nỗi thống khổ mà những người dân ở nơi đó phải chịu đựng. Họ cho rằng Liên hiệp quốc đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ nhân quyền, dựa vào hai cơ sở sau: Thứ nhất, các vụ vi phạm nhân quyền có thể tạo thành mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, vì thế theo Điều 39 Hiến chương Liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an phải có biện pháp cưỡng chế Thứ hai, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền bản thân nó đã là một cơ sở hợp pháp cho hành động can thiệp nhân đạo do việc phát huy nhân quyền cũng quan trọng như việc ngăn chặn xung đột được quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Các quốc gia ủng hộ can thiệp nhân đạo trích dẫn rằng các Điều khoản về nhân quyền Điều 1 khoản 3, Điều 55 và 56 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã tạo cơ sở pháp lý cho hành động can thiệp đơn phương. Họ còn lập luận cho rằng quyền được tiến hành can thiệp nhân đạo tồn tại trong tập quán quốc tế độc lập với Hiến chương Liên Hiệp Quốc 29 Trong tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, can thiệp nhân đạo đã trở thành tiêu điểm thảo luận trong các Tuyên bố chính trị trong đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ XX. Vào năm 1991, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Javier Perez de Cuellar đã 29 Copenhaghen, DUPI. Humanitarian Intervention. Legal and Political Aspects 1999, Tr.14