SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH TUẤN ANH
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT
HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN
THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH TUẤN ANH
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT
HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN
THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch.
Nội dung của luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước với
những trích dẫn và sử dụng tài liệu trong giới hạn cho phép.
Các kết quả của luận văn chưa được công bố trong các công trình nào khác.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Tuấn Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN....9
1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................................9
1.1.1. Khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở”...............................................................9
1.1.2. Khái niệm “Quyền làm chủ của nhân dân”.....................................................12
1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân ....................................................................................................................15
1.2.1. Vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ........................................................15
1.2.2. Vai trò quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền.......................................19
1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ....................22
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI
PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......29
2.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................29
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở tại Phường Nguyễn Thái Bình,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................33
2.2. Thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị trong việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh ..........................................................................................................................34
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân..............................................................................34
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................52
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY
QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI
BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................58
3.1. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong
việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................58
3.1.1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần bám sát vào điều kiện đặc thù của
phường Nguyễn Thái Bình; quán triệt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
hệ thống chính trị cấp trên.........................................................................................58
3.1.2. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý
của chính quyền và vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân .........................60
3.1.3. Gắn việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân với các nhiệm vụ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương....................................................................61
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................62
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.....................................................62
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước
địa phương trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ...................................66
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới hoạt động và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương trong việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân................................................................................................68
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
HTCT : Hệ thống chính trị
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội, gắn
liền với tiến bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử loài người. Nhận thức được điều
đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
chú trọng đến vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xem đó là đặc điểm cốt
yếu của chính quyền nhân dân thời đại mới. Phát huy cao độ quyền làm chủ của
nhân dân sẽ tập trung được lực lượng, sức mạnh của nhân dân trong công cuộc kiến
thiết nước nhà, phát triển mạnh mẽ, toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội; góp phần thúc đẩy thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trong điều kiện hiện nay, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trước hết
đòi hỏi HTCT các cấp, đặc biệt là HTCT từ cơ sở phải phát huy được vai trò của
mình trong việc động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân hiểu và nâng
cao không ngừng vai trò là chủ và làm chủ của mình. Muốn thực hiện được điều đó
cần thiết phải phát huy dân chủ trong Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai
trò quản lý, điều hành của Nhà nước và vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị -
xã hội. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đoàn thể trên mới có
thể nâng cao không ngừng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.
Trong thời gian qua, Đảng uỷ, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM đã ra sức phát
huy tốt nhất quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng HTCT, trong thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả nước và của địa phương. Thông
qua đó, quyền làm chủ của nhân dân đã được tôn trọng, được tạo điều kiện phát
huy, bồi dưỡng niềm tin của nhân dân vào HTCT. Tuy nhiên, thực tế vấn đề phát
huy quyền làm chủ của nhân dân tại địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
TPHCM vẫn còn những tồn tại, hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan, từ điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, nhận thức của người
dân đến những nguyên nhân từ HTCT địa phương, về nhận thức của cán bộ, đảng
viên về quyền làm chủ của nhân dân, việc triển khai Nghị quyết của Trung ương và
2
Đảng uỷ cấp trên, Đảng uỷ Quận 1 về vấn đề thực hiện công tác kiểm tra, giám sát,
nắm bắt tình hình, công tác tham mưu về vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân
dân…đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Nhằm thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, đi
sâu nghiên cứu quá trình thực hiện vai trò của HTCT trong việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM; qua đó, thực
hiện việc đánh giá, tổng kết rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát
huy vai trò của HTCT thúc đẩy nâng cao quyền làm chủ nhân dân ở địa bàn Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung, chúng tôi chọn
đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ
của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”
để nghiên cứu, làm rõ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung, phát
huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc nâng cao quyền làm chủ của nhân dân
nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều
khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này của các tập thể, cá nhân đã được công bố, tiêu biểu như:
* Một số nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về phát huy quyền làm
chủ của nhân dân ở cơ sở
- Thái Ninh – Hoàng Chí Bảo (1991) Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Khắc Mai (1997) Dân chủ - di sản văn hóa Hồ
Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã làm rõ
những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đánh giá khách quan về những tiến bộ, tiên tiến của
nền dân chủ trong chủ nghĩa tư bản cũng như những mặt hạn chế của nó do bản chất
của giai cấp tư sản quy định; đồng thời nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
gắn chặt với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Trần Hiệu (1969) Quyền làm chủ của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội; Lưu
3
Văn Sùng (1997) “Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số 15-1997; Nguyễn Thị Lan (2014) “Sự phát triển
nhận thức về phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Thông tin Khoa học
xã hội, số 9. Các tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận chung về vấn đề quyền
làm chủ của nhân dân và sự phát triển nhận thức về phát huy quyền làm chủ của
nhân dân của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ; khẳng định ý nghĩa, tầm quan
trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển của xã hội và đất nước.
- Đào Trí Úc (1998) “Củng cố các hình thức dân chủ vì sự vững mạnh của
Nhà nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1; Đặng Xuân Kỳ (1998) “Dân chủ
- một vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7; Đoàn
Minh Huấn (2004) “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình mở rộng dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004; Trần Khắc Việt
(2004) “Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 9. Trong các tác phẩm, các tác giả đã chỉ ra bản chất của chế độ
ta là dân chủ cho đại đa số nhân dân; về sự cần thiết và những vấn đề lý luận, thực
tiễn của việc triển khai thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội ở nước ta; bước
đầu đưa ra một số giải pháp để tiếp tục phát huy dân chủ trong thời gian tới.
- Đỗ Mười (1998) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp chí
Cộng sản, số 20; Trần Quang Nhiếp (1998) “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”,
Tạp chí Cộng sản, số 13; Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây
dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nguyễn Cúc
(2002) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Bạch Đằng (2003) Dân chủ ở
cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 35;
Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Hoàng Chí Bảo
(2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong các tác phẩm trên, các tác giả đã
khẳng định dân chủ ở cơ sở là một vấn đề, một khâu quan trọng nhằm hoàn thiện cơ
chế nhân dân làm chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam; tập trung làm sáng
tỏ những khía cạnh chủ yếu về lý luận và thực tiễn, về yêu cầu, cách thức tổ chức,
4
con đường, biện pháp, kinh nghiệm bước đầu… để phát huy quyền làm chủ của nhân
dân ở cơ sở trong tình hình hiện nay của đất nước; nêu bật về tính khoa học và vai trò
của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở…
* Một số nghiên cứu liên quan đến vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân
- Vũ Minh Giang (Chủ nhiệm) (1995) Hệ thống chính trị Việt Nam – Quá
trình xây dựng và đánh giá thực trạng”, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Hà Nội; Trịnh
Hồng Dương (Chủ nhiệm) (1995) Vấn đề xây dựng nền chính trị và hệ thống chính
trị nước ta trong thời kỳ quá độ, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Hà Nội; Phạm Ngọc
Quang - Lưu Bích Thu (1996) “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát huy
hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Triết học, số 3 (91); Nguyễn Đình
Tấn (1998) “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết chế dân chủ ở nước ta”, Tạp chí
Nghiên cứu lý luận, số 10; Đỗ Mười (1998) Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa xây
dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (1999) “Những chỉ dẫn của Lênin về đấu tranh chống
quan liêu và thực hành dân chủ”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 4; Trần Thị Băng
Thanh (2002) Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân
dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005) Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đối với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội; Lưu Minh Trị (2013) “Cần thể hiện rõ hơn nữa về cơ cấu hệ
thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số
846, tháng 4-2013; Phạm Ngọc Trâm (2011) Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình khoa học trên đã trình
bày những vấn đề có tính cơ bản về bản chất, quá trình phát triển hệ thống chính trị
Việt Nam thời kỳ đổi mới, thực trạng hệ thống chính trị của nước Việt Nam có liên
quan một phần đến vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiếp cận dân chủ
dưới góc độ một chế độ chính trị, một hình thái nhà nước và khẳng định vai trò của
Nhà nước nói riêng, của HTCT nước Việt Nam nói chung trong việc thực hiện các
5
quyền dân chủ của nhân dân; bước đầu nghiên cứu cơ cấu hệ thống chính trị Việt
Nam gắn liền với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở Trung ương và cơ
sở…
- Lê Khả Phiêu (1998) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và
thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 3; Đỗ Quang Tuấn
(1998) “Cơ sở lý luận – Thực tiễn của phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, Tạp chí Cộng sản, số 8; Nguyễn Văn Sáu – Hồ Văn Thông (2003) Thực
hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trịnh Ngọc Anh (2003) “Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, số 11-
2003; Dân chủ ở xã, phường, thị trấn với các quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Gia Hiền (2004) Phát huy dân chủ ở
xã, phường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Gia Khiêm (2004) “Thực hiện
dân chủ gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 9;
Nguyễn Thị Hoài Thanh (2014) Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong thực
hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Hà Nội; Phan Thị Phương Mai (2017) Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân tại
Quận Gò Vấp hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học
viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Trong
các công trình trên, các tác giả đã nêu lên vai trò của HTCT cơ sở trong việc thực
hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở - là một trong những hình thức quan trọng để phát
huy quyền làm chủ của nhân dân; nghiên cứu, khảo sát kết quả thực hiện Pháp lệnh
dân chủ ở cơ sở và nêu lên một số bài học kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện
tốt trên thực tiễn; nêu những vấn đề mang tính nguyên tắc, một số chỉ dẫn trong
việc hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở nhằm phát huy và nâng cao và hiện thực
hóa quyền làm chủ của nhân dân trong tiến trình đổi mới đất nước.
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học có liên quan khác đến chủ đề quyền
làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm
6
chủ của nhân dân. Các công trình khoa học nói trên, ở mức độ nhất định đều đã đi
phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong vấn đề này. Tuy nhiên, các công
trình khoa học trên đều đi phân tích ở những vấn đề chung hoặc ở một mặt, mảng
rời rạc, chưa đặt việc nghiên cứu làm rõ vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân nói chung, cũng như tại địa bàn Phường Nguyễn Thái
Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng. Vì vậy đề tài mà học viên lựa chọn không trùng
với các công trình khoa học đã được công bố và những kết quả của nó có thể góp
phần vào hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nâng cao vai trò của
HTCT cơ sở góp phần thúc đẩy phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng, ở nước ta nói chung trong thời gian
tới. Những tài liệu đã nêu trên đây là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ trong quá
trình nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền làm chủ của nhân dân và
vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luận văn
tập trung làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM; qua
đó, đề xuất những phương hướng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng mặt
công tác trên trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về quyền làm chủ của nhân dân và vai trò
của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ hai, phân tích thực trạng vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường
7
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của HTCT cơ sở trong
việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
TPHCM.
- Về thời gian: Các số liệu, tư liệu, khảo sát trong đề tài chủ yếu từ năm 2013
đến 2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, luận văn có sự kế thừa, chọn
lọc và phát triển kết quả nghiên cứu đã được công bố của một số nhà khoa học trong
nước và thế giới.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng những phương pháp cụ thể
như phương pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích, tổng hợp, lịch sử và logic, so
sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng, các
phương pháp chung của khoa học xã hội… trong quá trình phân tích vai trò của
HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn
Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển và hoàn
thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủ trương của
8
Đảng và pháp luật của Nhà nước về nâng cao vai trò HTCT cơ sở để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay nói chung, của HTCT Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng
dạy chuyên đề, ứng dụng của các nhà nghiên cứu về chính trị, các nhà hoạt động
chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã
hội khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Lý luận chung về vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Chương 2: Thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
9
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở”
Muốn nắm rõ nội hàm khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở”, trước tiên ta
phải hiểu về khái niệm “Chính trị”, khái niệm “Hệ thống chính trị”. Trong lịch sử tư
tưởng nhân loại có nhiều định nghĩa khác nhau về chính trị với tư cách là một lĩnh
vực phức tạp bao hàm nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống
xã hội. Có thể hiểu chính trị là “quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc,
các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước” [91,
tr.8]. Như vậy, chính trị với tư cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của xã hội có
giai cấp, liên quan đến vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước. Chính trị
trong đời sống vật chất thực tiễn được thể hiện tập trung nhất trong tổ chức và hoạt
động của HTCT, nằm trong kiến trúc thượng tầng xã hội.
HTCT là một hệ thống tổ chức, một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị,
xã hội phục vụ cho lợi ích của giai cấp lãnh đạo xã hội, tác động lớn, chi phối mọi
hoạt động trong đời sống kinh tế, xã hội. Về khái niệm “Hệ thống chính trị” đã có
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Trong sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đưa ra định nghĩa: “Hệ thống chính trị
là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng
với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội. Cơ chế đó bảo đảm việc
thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ giữa các giai cấp,
tầng lớp và các nhóm xã hội khác” [68, tr.85].
Đề cập trong đề tài khoa học cấp Nhà nước, theo Chương trình KX05: “Hệ
thống chính trị là một chỉnh hợp bao gồm một thiết chế quyền lực với một bộ đỡ tư
tưởng xác định, những chế định bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của nó. Đồng
10
thời còn bao gồm cả những ứng xử chính trị (những mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành quyền lực với khách thể tiếp nhận sự thống trị). Trong HTCT, chính
quyền Nhà nước là yếu tố có vị trí đặc biệt quan trọng. Tất cả các yếu tố khác của
thiết chế quyền lực và các mối quan hệ chính trị đều hoạt động chung quanh nó”
[33, tr.22].
Viện Khoa học chính trị – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra
định nghĩa: “Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã
hội; bao gồm các tổ chức và thể chế có tính đại diện, hoạt động hợp pháp, có chức
năng hoặc mục đích tham gia vào quyền lực chính trị, nghĩa là tham gia vào việc
lãnh đạo xã hội, hoạt động Nhà nước và ra các quyết định ở tầm quốc gia” [34,
tr.35].
Quan điểm của GS. VS. Nguyễn Duy Quý trong sách “Hệ thống chính trị
nước ta trong thời kỳ đổi mới” đưa ra định nghĩa: “Hệ thống chính trị của một quốc
gia là một cấu trúc của xã hội bao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội
(Nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể -
phong trào chính trị…) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chính thức
hiện hành, cùng với tổng thể các mối quan hệ chính trị ràng buộc, gắn kết các tổ chức
đó thành một chỉnh thể, thông qua đó giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực chính
trị của mình trong xã hội” [62, tr.24].
Ngoài ra, cũng có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra những luận
điểm của mình về khái niệm “Hệ thống chính trị”.Tuy nhiên, đa phần các ý kiến đều
thống nhất ở những đặc trưng nhất định của HTCT. Từ việc nghiên cứu các quan
điểm có liên quan cùng với thực tiễn đời sống chính trị trong nước và thế giới, có
thể hiểu “Hệ thống chính trị” là khái niệm dùng để chỉ một bộ phận thuộc kiến trúc
thượng tầng xã hội với tư cách là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội hợp pháp cùng với mối quan hệ giữa chúng; hoạt động xung
quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước; đại diện và đảm bảo thực
hiện quyền lực của giai cấp thống trị đương thời.
HTCT thường có cấu trúc gồm các Đảng chính trị (quyền lực cao nhất là
11
Đảng cầm quyền), Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được công nhận theo
pháp luật, liên kết nhau trong một chỉnh thể. HTCT với tư cách là thực thể đại diện
và thực thi ý chí của giai cấp cầm quyền có tác động rất lớn đến các quá trình kinh
tế - xã hội. HTCT xuất hiện cùng sự thống trị của một giai cấp nhất định, mang bản
chất giai cấp cầm quyền.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thông qua ở Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã xác định: “Toàn bộ tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về
nhân dân” [15, tr.19]. Về mặt pháp lí, khái niệm HTCT Việt Nam được đề cập đầu
tiên vào năm 1992, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992.
HTCT nước ta được xem như một chỉnh thể bao gồm các cơ quan, các tổ
chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thể hiện quyền lực chính
trị của nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và mang bản chất giai cấp công
nhân. Cụ thể, HTCT hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội khác được công nhận hoạt động một cách hợp pháp.
HTCT Việt Nam hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong đó,
nhân dân được thực hiện quyền là chủ và làm chủ của mình, được hưởng ấm no, tự
do, hạnh phúc thực sự. Các cơ quan, tổ chức trong HTCT kiên định lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi
hành động; chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của ĐCSVN; tổ chức và
hoạt động của HTCT theo nguyên tắc tập trung dân chủ; không ngừng nâng cao
quyền làm chủ của nhân dân.
HTCT cơ sở là HTCT ở đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn).
12
HTCT cơ sở có thể nhìn nhận ở góc độ là mô hình thu nhỏ của HTCT cấp quốc gia,
cũng bao gồm các thành tố: Tổ chức cơ sở Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -
xã hội với sự tác động, gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. Như vậy, có thể hiểu
“Hệ thống chính trị cơ sở” là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp xã (bao gồm tổ
chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn) cùng
với mối quan hệ tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa chúng nhằm thực
hiện sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân ở cơ sở.
HTCT cơ sở ở Việt Nam là một đơn vị để cấu thành tổng thể HTCT Việt
Nam nên cũng mang đặc điểm chung của toàn bộ HTCT như đã trình bày ở trên.
Ngoài ra, HTCT cơ sở còn có một số đặc điểm, vai trò riêng khác như: HTCT cơ sở
là cấp thấp nhất trong HTCT nước ta; HTCT cơ sở có tổ chức bộ máy đơn giản
nhất, cán bộ biên chế được hưởng sinh hoạt phí thấp nhất, quy định về trình độ thấp
hơn HTCT cấp trên; HTCT cấp cơ sở là cấp trực tiếp nhất chịu sự chi phối của nhân
dân; có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân,… Do đó, trong vấn đề phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, việc phát huy vai trò của HTCT cơ sở là một vấn đề
quan trọng.
1.1.2. Khái niệm “Quyền làm chủ của nhân dân”
Giành lấy quyền làm chủ là khát vọng muôn đời của con người. Trong những
xã hội sơ khai ban đầu, quyền làm chủ của con người được thực hiện hết sức giản
đơn, trình độ làm chủ thấp kém. Đến thời kỳ xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và
nhà nước, giai cấp bóc lột thông qua việc chiếm lĩnh tư liệu sản xuất chủ yếu trong
xã hội đã giành lấy quyền thống trị xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân khi đó
không được tôn trọng nên nhân dân đã đứng lên đấu tranh giành lấy quyền lợi chính
đáng của mình, thúc đẩy lịch sử phát triển. Lịch sử đấu tranh giai cấp cũng phản ánh
lịch sử giành lấy quyền làm chủ của con người.
So với các chế độ xã hội trước đó, xã hội tư bản chủ nghĩa đã có những bước
tiến bộ vượt bậc, tạo nên bước nhảy về chất của trình độ dân chủ.Tuy nhiên, dù
13
quyền làm chủ của nhân dân được thừa nhận trong pháp luật nhưng thực tế không
được thực hiện đúng do bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Hay nói cách khác
luôn diễn ra sự tha hóa quyền lực nhân dân trong xã hội tư bản chủ nghĩa - quyền
lực của nhân dân bị biến thành quyền lực của một bộ phận người giàu có trong xã
hội. Chỉ đến CNXH, khi mọi hình thức bóc lột giữa người với người đã bị xóa bỏ
khi xóa bỏ chế độ tư hữu nhân dân mới được bình đẳng thực sự, được hưởng quyền
làm chủ chính đáng của mình. Sự thắng lợi về mặt chính trị trong cách mạng vô sản
đã mang lại cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân giành lấy lại được địa vị
làm chủ của mình.
Trong công cuộc đấu tranh vì quyền dân chủ của nhân dân, C. Mác và Ph.
Ăngghen thúc đẩy quá trình đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột giữa
người với người; xây dựng xã hội tương lai bao gồm những người tự do và tự
nguyện liên hợp lại với nhau; con người hành động tự do trên cơ sở nhận thức được
cái tất yếu, là con người chủ động, sáng tạo. Tiếp thu những tư tưởng cách mạng,
khoa học của Chủ nghĩa Mác, Lênin cũng xem tính chủ động, sáng tạo của quần
chúng nhân dân là nhân tố cơ bản của xã hội mới.
Vấn đề quyền làm chủ của nhân dân cũng là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
trăn trở, quan tâm thúc đẩy công cuộc đấu tranh giành lấy về tay nhân dân. Người
nhìn nhận đây là vấn đề cốt lõi, không chỉ là mục đích của cuộc cách mạng vẻ vang
mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân theo đuổi mà còn là nhân tố quyết
định thắng lợi cho cuộc đấu tranh ấy. Với nhận thức về lý tưởng đúng đắn độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi
xướng, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai, vươn lên giành lấy địa vị là chủ và thực thi
quyền làm chủ của mình. Sự ra đời của HTCT Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đánh
dấu thời khắc nhân dân Việt Nam được làm chủ tương lai của mình, của dân tộc.
Nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình thông qua hoạt động của các tổ chức
trong HTCT, mà đặc trưng nhất là hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
14
luôn nhấn mạnh đến vấn đề mở rộng và nâng cao không ngừng quyền làm chủ của
nhân dân. Người nói:“trong xã hội cũ, giai cấp bóc lột nắm quyền làm chủ, nên
chúng nghĩ tương lai là ở trong tay chúng. Còn nhân dân lao động thì sống ngày nào
biết ngày ấy” [40, tr.537]. Và khi HTCT dân chủ nhân dân ra đời, nhân dân được
làm chủ tương lai mình, đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của giai
cấp, của Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Nước ta là nước dân chủ, địa
vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [38, tr.434] và “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là
nước nhà do nhân dân làm chủ” [39, tr. 258]. Dân là chủ và dân làm chủ chính là sự
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn theo quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Về cơ bản, quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở chỗ mọi quyền lực
đều thuộc về nhân dân, nhân dân nắm quyền kiểm soát đối với toàn bộ quá trình
hoạt động của bộ máy nhà nước, từ khâu ban hành đến khâu thực thi các quyết định,
chính sách, pháp luật; nhân dân được tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đóng góp vì sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội... Quyền làm chủ của
nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó, mọi công dân
đều có quyền tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả những vấn đề
chung của xã hội trước khi đưa ra tập thể thông qua; được hưởng quyền tự do, bình
đẳng đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với xã hội. Quyền làm chủ
của nhân dân được thể hiện theo cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp. Trong
đó, nhân dân thực thi quyền làm chủ thông qua việc tham gia vào các công việc của
Nhà nước bằng cách kiểm tra, giám sát và cơ chế đại diện, qua đó đóng góp sức
mình vì sự phát triển vững mạnh của HTCT và sự tiến bộ, văn minh của dân tộc.
Như vậy, xuất phát từ việc nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển sáng
lập nên chủ nghĩa cộng sản khoa học, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta, có thể hiểu“Quyền làm chủ của nhân dân” là quyền của nhân dân được
tham gia và kiểm tra, giám sát các công việc của Nhà nước một cách trực tiếp và
gián tiếp nhằm thể hiện ý chí của mình, đảm bảo vị thế là chủ và làm chủ của nhân
dân.
15
1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân
Tổ chức và hoạt động của HTCT trong các nước xã hội chủ nghĩa đều nhằm
mục đích thực hiện nền dân chủ nhân dân, thừa nhận và bảo vệ vị thế là chủ và
quyền làm chủ của nhân dân. HTCT Việt Nam nói chung, HTCT cơ sở nói riêng
trong mọi thời kỳ ĐCSVN lãnh đạo luôn tạo điều kiện để không ngừng mở rộng và
nâng cao chất lượng thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Cụ thể, vai trò của
HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân cô đọng trong vai trò
của các tổ chức sau:
1.2.1. Vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa
đổi, bổ sung năm 2011) xác định rõ: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là
bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát
của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [20, tr.147].
ĐCSVN với tư cách là một bộ phận của HTCT và là hạt nhận lãnh đạo của hệ thống
ấy có vai trò to lớn trong việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
Quyền làm chủ của nhân dân chính là mục tiêu, nhiệm vụ mà ĐCSVN luôn
đặt ra trong mọi thời kỳ cách mạng. ĐCSVN “là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân
tộc” [21, tr.88]. ĐCSVN ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển
luôn là đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân và của toàn dân
tộc; từ thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa. ĐCSVN mang bản chất giai cấp công nhân nhưng công cuộc đấu tranh chống
áp bức giai cấp trước hết Đảng đấu tranh chống lại ách áp bức dân tộc, quy tụ toàn
dân thực hiện đấu tranh giải phóng dân tộc vẻ vang trước thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và tay sai; thành lập nên HTCT Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với vị thế là
chủ và làm chủ thực sự cho nhân dân. Dựa trên thành tựu ban đầu đó, Đảng tiếp tục
16
lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN, một xã hội đòi hỏi và ngày
càng tạo ra những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để nhân dân làm chủ.
Đảng ta với những thành tựu, uy tín trước nhân dân, trước dân tộc, đã trở thành
Đảng chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện đối với nhân dân và toàn xã hội.
Về mặt bản chất, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội nhằm đem lại
quyền làm chủ cho nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Chỉ
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì tất cả quyền lực mới thực sự của nhân dân.
Có thể nói sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là điều kiện quan trọng, quyết định
nhân dân có được thực hiện quyền làm chủ của mình hay không. Các nền dân chủ
trước đó mà đặc biệt là nền dân chủ tư sản, dù cho có những sự tiến bộ, thành quả
như thế nào chăng nữa, thì nó vẫn là nền dân chủ của thiểu số, của giai cấp giàu có
trong xã hội, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột đối với xã hội và người lao động.
Khác hẳn với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ XHCN mà ĐCSVN và nhân
dân ta đang xây dựng là chế độ xã hội mà nhân dân có đầy đủ quyền và năng lực
làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.
Trên thực tiễn, Đảng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua
Nhà nước và các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng. Đảng đề ra Cương lĩnh,
Nghị quyết, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-
xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường
lối của Đảng. Những đường lối, chủ trương của Đảng có tác động rất lớn đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, là kim chỉ nam trong tổ chức và hoạt động của mọi cơ
quan, tổ chức trong HTCT. Do đó, quyền làm chủ của nhân dân, trước hết và quan
trọng nhất, thể hiện ở quá trình ra Nghị quyết, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương
của Đảng và quá trình triển khai thực hiện trong thực tiễn. Trong mọi tổ chức và
hoạt động của mình, Đảng đi theo đúng đường lối quần chúng thì sẽ đảm bảo phát
huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân.
Với vai trò hạt nhân lãnh đạo của HTCT, ĐCSVN cũng có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với thực trạng dân chủ của đất nước, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân bởi vì dân chủ trong Đảng là tiền đề, điều kiện để có dân chủ trong xã
17
hội. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước
hết, phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân
chủ trong xã hội” [24, tr.170]. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân trong
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Thực hành dân chủ trong Đảng chính là
tạo nên tấm gương sáng cho nhân dân noi theo. Dân chủ trong Đảng tạo điều kiện
để thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong mọi lĩnh vực.
ĐCSVN có vai trò to lớn trong việc đảm bảo mọi hoạt động của các thành tố
trong HTCT luôn hướng tới nâng cao, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.Trong
cơ chế hoạt động của HTCT Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã và đang triển khai cơ chế
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, trong đó, nhân dân làm chủ
là mục tiêu hướng đến trong mọi nguyên tắc hoạt động của cơ chế. Đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp
luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Tất cả đều nhằm
thực thi ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân
dân. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong
HTCT, đặc biệt là công việc của Nhà nước. Bởi vì Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân
mới là người chủ của đất nước, Đảng không làm thay nhưng kiểm tra, giám sát, định
hướng hoạt động của Nhà nước. Chỉ khi Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì mới xây
dựng được chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước mới thực
sự là quyền lực của nhân dân. Đảng thông qua sự lãnh đạo HTCT (mà chủ yếu là Nhà
nước) đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Đảng đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được thực thi thông qua trình
độ nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng xác định
đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn
vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng có trình độ nhận thức cao về tư tưởng, trình độ lý luận
chính trị mới có thể nắm vững về vị thế là chủ và làm chủ của nhân dân và thực
18
hiện trong quá trình công tác. Thông qua chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo, không ngừng
được mở rộng, phát triển về chất.
Đảng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác vận động,
tổ chức, giáo dục, thuyết phục, lãnh đạo nhân dân hiểu rõ và phát huy được quyền
làm chủ của mình dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhân tố “Nhân dân làm chủ”
(trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”) không thể
được đặt bên dưới, như là một hệ quả từ việc thực hiện “Đảng lãnh đạo” và “Nhà
nước quản lý” mà phải được đưa lên tầm quan trọng hàng đầu, nhân dân ngày càng
nắm rõ và thực hiện quyền làm chủ của mình. V.I.Lênin từng nói: “Không chỉ tuyên
truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao
trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho “những người đại diện” nhân dân, trong
những cơ quan đại biểu là đủ. Cần phải xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ
sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần
chúng vào tất cả đời sống của Nhà nước, không có sự “giám sát” từ trên, không có
quan lại” [92, tr.336-337]. Để làm được điều này, trong suốt thời kỳ xây dựng
CNXH, ĐCSVN có vai trò rất lớn trong việc động viên, giáo dục toàn dân vận dụng
một cách đầy đủ và ngày càng sáng tạo quyền làm chủ của mình. V.I.Lênin viết:
“chỉ có chính đảng của giai cấp công nhân tức là Đảng cộng sản, mới có thể tập
hợp, giáo dục, tổ chức đội tiên phong của giai cấp vô sản và của tất cả quần chúng
lao động, chỉ có đội tiên phong ấy mới có thể chống lại nổi những dao động tiểu tư
sản... lãnh đạo giai cấp đó về mặt chính trị và thông qua giai cấp đó mà lãnh đạo tất
cả quần chúng” [93, tr.112-113]. Do đó, Đảng thực hiện việc tổ chức, giáo dục, giác
ngộ quần chúng nhân dân hiểu ra những nhiệm vụ cách mạng của thời đại và vai trò
của mình; thông qua công tác dân vận tạo phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng
khắp, tạo khí thế cách mạng, phát huy vị thế là chủ và làm chủ của nhân dân. Đảng
có vai trò to lớn trong tiến trình tạo điều kiện thực thi, mở rộng và nâng cao các
hình thức phong phú, đa dạng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo
phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm
19
vụ chính trị đặt ra.
Đảng ta chú ý trong việc phát huy toàn diện quyền làm chủ của nhân dân
trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong suốt những năm đổi
mới, Đảng ta đã đổi mới tư duy, xây dựng một hệ thống lý luận trung tâm dẫn
đường cho việc hoạch định chính sách lãnh đạo dân tộc một cách đúng đắn, trong
đó, nét đột phát là đổi mới về tư duy kinh tế. Đảng ta nhận thức việc xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa phải huy động được toàn bộ sức dân để xây dựng nền dân
chủ mới, tiến bộ ấy. Để làm được điều này, Đảng ta có vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất hiện đại trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên – môi trường; đảm bảo
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp lực lượng sản xuất.
Tổ chức thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở là Đảng bộ cơ sở - thành viên của
HTCT cơ sở, là hạt nhân chính trị lãnh đạo HTCT cơ sở. Sự lãnh đạo của Đảng bộ
cơ sở đối với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân - về vai trò, nội dung,
phương thức lãnh đạo – về cơ bản cũng tương tự và thống nhất với sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, Đảng bộ cơ sở có
sự chỉ đạo thực hiện bám sát theo Nghị quyết, Chỉ thị, đường lối, chủ trương của
cấp trên đến với nhân dân, thực sự gần gũi và chăm lo những vấn đề cụ thể, hằng
ngày của người dân. Hoạt động của Đảng bộ cơ sở vững mạnh sẽ góp phần củng cố
quyền làm chủ của nhân dân, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng trước toàn dân tộc.
1.2.2. Vai trò quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền
Trong các chế độ nhà nước tồn tại trong xã hội loài người, Nhà nước dân chủ
nhất là Nhà nước XHCN, trong đó thừa nhận và đảm bảo nhân dân là chủ và có
quyền làm chủ Nhà nước, xã hội. Nhà nước do nhân dân thiết lập nên để thực hiện
quyền lực của mình do đó bản chất quyền lực Nhà nước là quyền lực do nhân dân ủy
quyền, Nhà nước thay mặt Nhân dân để quản lý xã hội.
Đối với Nhà nước Cộng hòa XNCH Việt Nam, từ khi ra đời cho đến nay,
luôn luôn hướng tới mục tiêu thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả
20
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về Nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Chế độ của ta là chế độ
dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền
đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích
phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ,
theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính
phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho” [39, tr.90]. Như vậy, Nhà nước
ta là công bộc của nhân dân, phục vụ cho nhân dân với tư cách là người chủ đất
nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân
dân được thực hiện hay không và thực hiện ở mức độ, hình thức nào.
Nhà nước là hình thức chủ yếu để Đảng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhân
dân xây dựng xã hội mới, làm chủ xã hội. Nhà nước là công cụ tổ chức thực hiện ý
chí và quyền lực của nhân dân, đồng thời thay mặt nhân dân và chịu trách nhiệm
trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội; đó chính là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh
đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu thông qua hoạt động
của Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng
định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,
là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [16, tr.131-132]. Nhà nước ta là nhà
nước mà tất cả quyền lực của nó là của Nhân dân, được nhân dân trao quyền. Nhà
nước thực hiện hoạt động quản lý, vận dụng quyền lực của mình, về thực chất, cũng
là thực hiện quyền lực của Nhân dân, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Nhà
nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức
quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Nhân dân có thể tham gia các công
21
việc Nhà nước thông qua hình thức đại diện - đại biểu trong các cơ quan đại diện
(Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia
hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức trực tiếp ghi nhận tại
Điều 6 Hiến pháp Việt Nam: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Các đại biểu đại diện được nhân dân
bầu nên và ủy thác quyền lực bao gồm Quốc hội, HĐND các cấp; đến lượt mình,
Quốc hội, HĐND các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực
hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, quyền làm chủ của nhân dân được
thể hiện không chỉ qua việc ủy quyền cho các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và
tư pháp (bầu nên qua cơ chế đại diện); các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng
quyền lực Nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân.
Các đại biểu Quốc hôi, HĐND thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý
kiến của nhân dân; khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí,
nguyện vọng của nhân dân.Trong sự tham gia gián tiếp của nhân dân với hoạt động
quản lý Nhà nước còn có một hình thức nữa là tham gia thông qua các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp mà người dân là thành
viên. Các tổ chức, cơ quan trên thực hiện việc tiếp thu những nguyện vọng, ý kiến
của nhân dân dân, tập hợp lại và chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước xem xét, giải quyết. Bên cạnh các hình thức làm chủ gián tiếp, nhân dân còn
tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý Nhà nước.
Nhà nước có vai trò quan trọng trọng việc nâng cao không ngừng năng lực
làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân vào các hoạt động của Nhà nước. Chính
quyền Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo và tổ chức để nhân dân thấu hiểu về quy định
pháp luật, chính sách Nhà nước, những vấn đề liên quan đến trực tiếp đời sống và lợi
ích hàng ngày. Thông qua đó, ý chí chung của nhân dân được thực hiện, nhân dân
được đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của mình đối với mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn
22
trong xã hội. Nhà nước ta cũng thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
nhằm phát huy dân chủ đến cao độ, động viên tất cả lực lượng của nhân dân, tạo
thành một khối đoàn kết, thống nhất đưa cách mạng tiến lên.Thông qua các hoạt động
trên, Nhà nước cũng tạo điều kiện và dần nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân.
Quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo thông qua cơ chế phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước. Nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân
dân được thực hiện trên cơ sở thống nhất và có sự phân chia quyền lực trên cơ sở
kiểm soát lẫn nhau. Nhà nước được nhân dân ủy quyền, giao quyền, quyền lực Nhà
nước mang bản chất quyền lực của nhân dân. Sự kiểm soát quyền lực Nhà nước để
đảm bảo quyền lực không bị tha hóa, từ quyền lực của nhân dân thành quyền lực
của một số ít người vì lợi ích cá nhân. Nhà nước thực hiện việc phân công, kiểm
soát quyền vừa đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân không bị xâm phạm, vừa đảm
bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Đơn vị thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở là Chính quyền cơ sở (bao gồm HĐND và
UBND; HĐND là cơ quan quyền lực cơ sở, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân ở địa phương, thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, của Đảng
ủy; UBND tại cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND cơ
sở).
1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013)
khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng
cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
23
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. MTTQ
Việt Nam là một bộ phận của HTCT, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là “cơ sở
chính trị” của chính quyền dân chủ nhân dân, là nơi thực hiện ý chí, nguyện vọng và
thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
MTTQ bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình
thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên (là quần chúng nhân
dân), bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực chính trị
của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội nằm trong MTTQ. Thông qua các tổ chức, đoàn thể ấy, MTTQ
thực hiện vai trò thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc Nhà
nước, công việc xã hội; thúc đẩy nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi công dân.
Do đó, mỗi tổ chức trong MTTQ có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng đều nhằm mục
tiêu chung là bảo đảm quyền lực của nhân dân. Nhận định về vai trò của MTTQ
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đại hội XII của Đảng nêu rõ:
“Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội;
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr.166].
Vai trò của MTTQ trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thể hiện
ở chỗ MTTQ là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân – MTTQ tham gia hoạt động trong HTCT nhằm thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và gián tiếp, kiểm tra, kiểm
soát hoạt động của toàn thể các bộ phận của HTCT.
MTTQ phối hợp cùng Đảng, Nhà nước thực hiện việc tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu đúng về vị thế
là chủ và quyền làm chủ của mình, phát huy tính tích cực chính trị. MTTQ và các tổ
chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát
24
huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ
chính trị của dân tộc, của Nhà nước; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp
của nhân dân; đảm bảo nhân dân hiểu và tích cực tham gia vào công việc quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội; thực hiện chức năng cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân, với xã hội, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới
xã hội…
Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua hoạt động xây dựng
Đảng, chính quyền của MTTQ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được tôn
trọng và thực hiện. Triển khai vấn đề trên, Mặt trận tổ chức lấy ý kiến của nhân dân
về việc ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổng kết
lại làm căn cứ để Đảng, Nhà nước hoạch định cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng
của nhân dân. Thông qua hoạt động của MTTQ, nhân dân cũng được phát huy khả
năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân – là điều kiện để tham gia
xây dựng và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền
nhà nước. MTTQ đảm bảo việc tổ chức bầu cử đúng quy trình, vận động nhân dân
tham gia bầu cử, tổ chức tốt các cuộc hiệp thương; phối hợp tổ chức các cuộc tiếp
xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp…
MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia giám
sát hoạt động của chính quyền, của đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Bởi vì nhân dân không trao toàn bộ quyền sỡ hữu quyền lực cho Nhà nước, Nhà
nước chỉ được sử dụng quyền lực để đảm bảo vị thế là chủ và quyền làm chủ của
nhân dân – trái với điều ấy, nhân dân có quyền thay thế Nhà nước khác. Để làm
được điều trên, nhân dân cần phải có cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan, công
nhân, viên chức của Nhà nước. MTTQ, với mục đích tồn tại của mình là đảm bảo
phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân, có chức năng quan trọng hàng
đầu là giám sát và phản biện. Giám sát và phản biện là hoạt động thể hiện đậm nét
vai trò của Mặt trận trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thực hiện vai trò giám sát hoạt động của chính quyền Nhà nước, Mặt trận
25
chú trọng giám sát việc ban hành Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND các
cấp; giám sát việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật của UBND; giám sát
việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bànTrong công tác giám sát việc xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo, Mặt trận cử cán bộ vào Hội đồng tiếp dân cùng chính
quyền tham gia các đoàn kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và có những kiến
nghị, đề xuất đúng đắn trong việc xử lý; tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động, thuyết phục, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết. MTTQ có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh
số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
11) – là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy.
Trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chính quyền chịu
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Mặt
trận và các đoàn thể có nhiệm vụ phối hợp để động viên nhân dân tham gia và giám
sát việc thực hiện. Hoạt động này được thể hiện: Phối hợp với chính quyền để tuyên
truyền nội dung Pháp lệnh đến hội viên, đoàn viên. Công tác tuyên truyền đóng vai
trò rất quan trọng do nhận thức của người dân ở cơ sở chưa cao. Trong quá trình
tuyên truyền, cán bộ Mặt trận đi sâu, đi sát các tầng lớp nhân dân, nắm bắt kịp thời
những vấn đề phát sinh từ thực tế để đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế được
những phản ứng tiêu cực. Phối hợp thực hiện Pháp lệnh dân chủ của xã với việc
thực hiện các chương trình hoạt động khác, trong đó có cuộc vận động Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ban công tác Mặt trận tham gia
thành lập các tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải, tổ tự quản, tổ bảo vệ sản xuất. Đây là
các tổ chức cơ sở góp phần tích cực vào việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương và
giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vận động nhân dân
đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng khối đoàn kết trong khu dân
cư. Mặt trận đã chú trọng giám sát việc thực hiện những quy định về dân biết, dân
bàn, dân kiểm tra của chính quyền cơ sở…
Thực hiện vai trò giám sát hoạt động của đại biểu dân cử và cán bộ, viên
chức Nhà nước, trước hết, Mặt trận tham gia giám sát công tác bầu cử Hội đồng
26
nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội, qua đó phát hiện những thiếu sót, vướng
mắc để kịp thời khắc phục. Mặt trận cũng kiên quyết loại ra những ứng cử viên
không đủ tiêu chuẩn đại biểu theo quy định, góp phần quan trọng để các cuộc bầu
cử đạt kết quả tốt. Mặt trận tăng cường thực hiện việc giám sát hoạt động của các
đại biểu dân cử đã trúng cử. Mặt trận chú trọng giám sát việc chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước của đại biểu dân cử; giám sát
về đạo đức, lối sống của đại biểu; giám sát việc có thường xuyên liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, có phản ánh trung thực kiến nghị của cử tri,… Điều này đảm bảo các
đại biểu dân cử làm đúng và trung thực vai trò, nhiệm vụ của mình; tránh trường
hợp đã được trúng cử thì xa dân, lên mặt làm quan cách mạng, quan liêu, tham
nhũng, tha hóa, biến chất…
MTTQ thực hiện chức năng phản biện xã hội, tuy chưa được cụ thể hóa
thành quy chế, nhưng MTTQ trong những năm qua đã có những hoạt động về vấn
đề này. Qua các kỳ họp của HĐND, UBND và Quốc hội, Mặt trận đại diện cho các
tầng lớp nhân dân đã có những ý kiến phản ánh với Đảng, chính quyền về việc ban
hành và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật; thúc đẩy phát triển nền dân chủ
xã hội, củng cố thể chế dân chủ. Từ việc đóng góp kiến nghị, tâm tư, suy nghĩ trong
nhân dân của Mặt trận đã giúp Đảng và Nhà nước ta ban hành những Nghị quyết,
văn bản pháp luật, những quyết định phù hợp với thực tế, với nguyện vọng của nhân
dân, mang tính khoa học cao. Trong quá trình thực tiễn hoạt động của HTCT, tồn tại
nhiều văn bản đã được ban hành nhưng trong quá trình thực hiện có những bất cập
cũng được Mặt trận góp ý để bổ sung, sửa đổi kịp thời.
MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia tích
cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Quan liêu, tham nhũng là kẻ
thù số một của chế độ dân chủ, là nguy cơ vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của
nhân dân. Vì vậy, để quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện đầy đủ, cần phải
đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này. Bệnh quan liêu đã tách rời lợi ích của
bộ máy Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước ra khỏi lợi ích của nhân dân, gây
khó khăn cho nhân dân trong việc kiểm soát hoạt động của chính quyền Nhà nước.
27
Bệnh quan liêu đã tạo thuận lợi, cơ sở để đẻ ra bệnh tham nhũng, vun vén cho lợi
ích nhóm, lợi ích cá nhân. MTTQ tham gia và vận động các tầng lớp nhân dân tích
cực tham gia trong công cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng là sự
thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Một điểm nổi bật trong thực hiện vai trò của MTTQ nhằm việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc xây dựng tổ nhân dân tự quản. Tổ nhân
dân tự quản là một hình thức làm chủ của nhân dân. Mặc dù chưa được xây dựng
thành chủ trương, chính sách chung nhưng hình thức làm chủ trên đã được áp dụng
ở một số địa phương dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ lớn từ phía MTTQ. Thông qua hoạt
động của tổ nhân dân tự quản đã quy tụ, tạo nên sức mạnh cộng đồng để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Hình thức tổ nhân dân tự quản góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho chính quyền Nhà nước thực hiện tốt quy chế dân chủ, triển khai các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhân dân được tham gia góp ý với
Đảng và chính quyền, được tự quyết định các công việc trong nội bộ. Thông qua
hoạt động xây dựng tổ nhân dân tự quản của MTTQ, mối quan hệ giữa Đảng, chính
quyền và nhân dân ngày càng gắn bó hơn, quyền làm chủ của nhân dân được thực
hiện đầy đủ và ngày càng có bước phát triển về chất.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở cơ sở cũng có sự
thống nhất về nội dung, vai trò và phương thức hoạt động giống như ở các cấp trên
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động của MTTQ
và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở cơ sở gần với nhân dân hơn, gắn bó
chặt chẽ với nhân dân, thực sự là nhân tố quyết định để tạo nên sự gắn bó giữa
Đảng, chính quyền với nhân dân, thực sự là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
nhân dân.
28
Tiểu kết Chƣơng 1
Dân chủ là khát vọng nghìn đời của nhân loại, là động lực để quần chúng
nhân dân thực hiện những cuộc đấu tranh cải biến lịch sử, cải biến xã hội. Thông
qua những cuộc tranh đấu, nhân dân giành lấy và thực hiện quyền làm chủ của mình
chủ yếu thông qua hoạt động của HTCT.
Chương 1 đã khảo sát và đưa ra cách hiểu cơ bản về khái niệm “Hệ thống
chính trị”, “Quyền làm chủ của nhân dân”, thông qua đó đặt cơ sở cho việc nghiên
cứu về vai trò của HTCT trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Trong
HTCT, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản – với tư cách là hạt nhân lãnh đạo
HTCT, là nhân tố hàng đầu quyết định đến việc bảo đảm và thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân. Nhà nước là cơ sở để thông qua đó nhân dân thể hiện ý chí và
thực hiện vai trò làm chủ của mình. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội quy tụ
nhân dân thành khối đoàn kết, đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận
động quần chúng nhân dân, các hình thức trực tiếp và gián tiếp trong việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân.
Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề trên cung cấp cho ta cơ sở để
khảo sát thực trạng việc thực hiện vai trò của HTCT trong phát huy quyền làm chủ
của nhân dân ở địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM và đưa ra
những nhận xét, đánh giá hợp lý.
29
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC
PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI
PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện vai trò của hệ thống
chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phƣờng
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện vai trò
của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại
Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Biểu 2.1: Bản đồ hành chính Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: www.quanuy1hcm.org.vn)
30
Quận 1 là một quận trung tâm nằm giữa sáu Quận nội thành của TPHCM. Về
vị trí địa lý, Quận 1 nằm ở vị trí phía Bắc tiếp giáp với Quận Bình Thạnh - Quận
Phú Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và Quận 3, lấy đường Hai Bà
Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2 có
ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn
Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé.
Quận 1 có diện tích 7,71km2
, bằng 0,35% diện tích Thành phố, trong đó diện tích
sông rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng hơn 20%. Dân số Quận 1 vào năm
2013 là 197.494 người, mật độ 25.578 người/km2
.
Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm
tuyệt đại đa số với hơn 88,4% dân số, người Hoa có 23.465 người, chiếm 10,3%
dân số, các dân tộc khác gồm người Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao,
Gia-rai tổng cộng có 294 người, chiếm 2,3% dân số.
49,51% dân số Quận 1 theo các tôn giáo khác nhau, trong đó bao gồm:
- Theo Phật giáo : 83.672 người.
- Theo Thiên Chúa giáo : 18.652 người.
- Theo đạo Tin Lành : 1.500 người.
- Theo đạo Cao Đài : 700 người.
- Theo đạo Hồi : 650 người.
- Theo đạo Hòa Hảo : 100 người.
Theo các tôn giáo khác là 245 người và 121.665 người không tín ngưỡng.
[100]
Các tôn giáo đã xây dựng 58 công trình thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh đường,
thánh thất) trên đất Quận 1, ngoài ra còn có hàng chục đình, đền, miếu mạo thờ tự
theo tín ngưỡng dân gian. Nhiều công trình thờ tự có giá trị kiến trúc và lịch sử văn
hóa như Nhà thờ Đức Bà, Đền Trần Hưng Đạo, Chùa Phước Hải, Chùa Thiên Hậu
...Trải qua hơn ba thế kỷ, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo sinh sống trên đất
Quận 1 đã kề vai sát cánh, đoàn kết một lòng trong các cuộc đấu tranh chống thiên
31
tai, địch họa, lao động không biết mệt mỏi để dựng xây, tô điểm nên tầm vóc Quận
1 ngày nay.
Phường Nguyễn Thái Bình là một trong 10 Phường trực thuộc Quận 1,
TPHCM hiện nay (bao gồm Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn
Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ
Lão).
Phường Nguyễn Thái Bình có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho việc phát
triển nơi này thành nơi trù phú, sầm uất; đất đai rất phù hợp dùng cho xây dựng và
trồng trọt. Phường Nguyễn Thái Bình nằm trong vùng đất tương đối thấp của một
móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi.
Nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về cùng với độ
nóng trung bình hàng năm 26o
C và lượng mưa trung bình 1.800 milimét, Phường
Nguyễn Thái Bình được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Qua nhiều
năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở Phường Nguyễn Thái Bình có lúc bị
nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh
khiết cao. là nguồn tài nguyên quý giá đối với quá trình xây dựng, phát triển của bất
kỳ đô thị nào. Hệ thống giao thông thủy bộ tại Phường Nguyễn Thái Bình có sự
thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm
giáp bên bờ sông Sài Gòn, Phường Nguyễn Thái Bình có điều kiện tiếp cận các đầu
mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội; hệ thống kinh
rạch tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách. Mạng lưới
đường bộ của Phường Nguyễn Thái Bình cũng khá hoàn chỉnh, đảm bảo sự thông
thoáng cho lưu thông nội thị... Điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi đã có tác động to
lớn đến việc phát triển về kinh tế - văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại
địa phương.
Phường Nguyễn Thái Bình có diện tích 0,5 km², dân số năm 2013 là 14.691
người, mật độ dân số đạt 29.787 người/km² với thành phần dân cư rất đa dạng,
thuộc nhiều dân tộc khác nhau (người Kinh chiếm khoảng 86%, người Hoa chiếm
khoảng 12%, các dân tộc khác khoảng 2%) từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đến
32
sinh sống và làm việc. Điều này cũng đặt ra cho HTCT Phường Nguyễn Thái Bình
những khó khăn nhất định trong việc quản lý, tuyên truyền, vận động người dân
sinh sống và làm việc tại địa phương có sự tham gia đóng góp xây dựng hệ thống
chính quyền vững mạnh, phát huy được sức dân và nâng cao không ngừng quyền
làm chủ của nhân dân.
Từ ngày hình thành cho đến nay, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 có vai
trò quan trọng trong việc góp phần giữ vững vị trí trung tâm Thành phố của Quận 1.
Qua nhiều năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Phường Nguyễn Thái
Bình, Quận 1 đã trở thành 1 trong những khu vực phát triển về mặt hành chính, kinh
tế, văn hóa, xã hội, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 1.
Về tình hình an ninh trật tự, Phường Nguyễn Thái Bình là một trong những
địa bàn giáp ranh Quận 4 (một trong những địa bàn phức tạp về an ninh trật tự của
TPHCM) nên tình hình an ninh trật tự khá phức tạp. Tình từ năm 2013 đến 2017, tại
Phường Nguyễn Thái Bình xảy ra 119 vụ phạm pháp hình sự, khám phá 80 vụ, bắt
xử lý 90 đối tượng, thiệt hại tài sản khoảng 9,5 tỷ đồng; trung bình mỗi năm xảy ra
24 vụ phạm pháp hình sự [76], [77], [78], [79], [80]. Tình hình an ninh trật tự phức
tạp có ảnh hưởng lớn đến công tác của HTCT Phường trong việc bảo đảm đời sống
sinh hoạt, học tập, làm việc của nhân dân. HTCT Phường Nguyễn Thái Bình đã có
nhiều chủ trương chỉ đạo trong việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
của địa phương, đảm bảo không xảy ra những vụ việc phức tạp kéo dài; làm tốt
công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm
minh, kịp thời, có hiệu quả. Thực tế, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội những năm qua tại Phường Nguyễn Thái Bình luôn đảm bảo; không xảy ra
những vụ việc phức tạp; không có vụ trọng án, phạm pháp hình sự được kéo giảm;
các lực lượng chức năng của phường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng,
cơ quan chuyên môn trong công tác tuần tra, chốt chặn địa bàn…
Nhìn tổng thể, tại Phường Nguyễn Thái Bình những năm qua kinh tế sự phát
triển không ngừng; lĩnh vực quốc phòng – an ninh được tăng cường, ổn định chính
33
trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; nhân dân tích cực tham gia Phong
trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”; đã xây dựng và phát huy vai trò các mô
hình tự quản về an ninh trật tự; đa phần người dân được tuyên truyền và hiểu rõ,
thực hiện theo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; nhân dân địa phương tăng cường tình đoàn kết, đánh giá cao vai trò lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, có sự đồng thuận giữa HTCT và nhân dân trong các mặt
công tác tại địa phương…
Như vậy, với điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội của Phường Nguyễn
Thái Bình, Quận 1, TPHCM đã chỉ rõ những yếu tố cơ bản có thể tác động đến hoạt
động của HTCT cơ sở Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM trong việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân bao gồm: một là, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần trong việc thúc đẩy đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; hai là, thành phần dân cư phức tạp
từ nhiều tỉnh thành khác nhau đặc ra yêu cầu phát huy vai trò của công tác quản lý,
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng
HTCT, phát huy quyền dân chủ, tính tích cực chính trị của người dân; ba là, tình
hình an ninh trật tự phức tạp ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhân dân và một
phần gây cản trở các mặt công tác của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở tại Phường Nguyễn
Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị
cơ sở Phường bao gồm chính quyền, đoàn thể và lãnh đạo nhân dân nhằm thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng
HTCT vững mạnh, trong sạch. Đảng ủy Phường Nguyễn Thái Bình thay mặt Đảng
bộ cơ sở lãnh đạo toàn diện bằng nghị quyết, định hướng nhiệm vụ trọng tâm, lựa
chọn nhân sự, kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của
HĐND và UBND Phường Nguyễn Thái Bình, kiểm tra chính quyền, cán bộ, công
chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tính tới 12/2017, Đảng bộ
34
Phường Nguyễn Thái Bình có 416 đồng chí đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ
Phường Nguyễn Thái Bình có 29 đồng chí.
Chính quyền Phường Nguyễn Thái Bình giữ vị trí trung tâm, trụ cột của
HTCT trong việc trực tiếp tổ chức, điều hành, quản lý xã hội tại địa phương. Chính
quyền Phường Nguyễn Thái Bình, bao gồm HĐND và UBND, có vai trò thực thi
chính sách pháp luật của Nhà nước theo thẩm quyền luật định, trực tiếp điều hành,
quản lý xã hội duy trì trật tự, an ninh, ổn định chính trị, tổ chức thực hiện kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tính đến tháng 12/2017,
HĐND Phường Nguyễn Thái Bình có 26 đại biểu; UBND phường có 15 đồng chí
cán bộ, công chức Phường cùng các cơ quan, ban ngành trực thuộc.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Phường Nguyễn Thái Bình đại diện
và thay mặt nhân dân địa phương tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước ở cơ
sở và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; giám sát việc thực
hiện chính sách, pháp luật của HĐND, UBND, cán bộ, đảng viên, công chức
Phường; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường
Nguyễn Thái Bình hoạt động cùng với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội thành viên như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ.
2.2. Thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị trong việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.2.1.1. Thành tựu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy quyền làm chủ của nhân
dân là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại
địa phương, đồng thời củng cố, xây dựng, phát triển HTCT trong sạch, vững mạnh,
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOTLuận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
 
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAYVai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNNThu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
 
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3
 
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOTĐề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAYLuận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
Luận văn: Quản lý về xuất bản tại Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của trợ giúp pháp lí, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của trợ giúp pháp lí, HAY
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAYLuận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyềnLuận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
 

Similar to Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...phamhieu56
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfMaiPhuong883623
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfThinNguynVPhng
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Mộc Đại Lâm
 

Similar to Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOTLuận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAYLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và hoàn thiện pháp luật, HOT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và hoàn thiện pháp luật, HOTTư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và hoàn thiện pháp luật, HOT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và hoàn thiện pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phườngĐề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà NướcHoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
 
Mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong quản lý Nhà nước
Mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong quản lý Nhà nướcMối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong quản lý Nhà nước
Mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong quản lý Nhà nước
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOTLuận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
 
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAYLuận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH TUẤN ANH VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH TUẤN ANH VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính trị học Mã số: 8 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch. Nội dung của luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước với những trích dẫn và sử dụng tài liệu trong giới hạn cho phép. Các kết quả của luận văn chưa được công bố trong các công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Tuấn Anh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN....9 1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................................9 1.1.1. Khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở”...............................................................9 1.1.2. Khái niệm “Quyền làm chủ của nhân dân”.....................................................12 1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ....................................................................................................................15 1.2.1. Vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ........................................................15 1.2.2. Vai trò quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền.......................................19 1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ....................22 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......29 2.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................29 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................29 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................33 2.2. Thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................34 2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân..............................................................................34 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................52
  • 5. Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................58 3.1. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................58 3.1.1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần bám sát vào điều kiện đặc thù của phường Nguyễn Thái Bình; quán triệt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị cấp trên.........................................................................................58 3.1.2. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền và vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân .........................60 3.1.3. Gắn việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương....................................................................61 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................62 3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.....................................................62 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước địa phương trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ...................................66 3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới hoạt động và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân................................................................................................68 KẾT LUẬN..............................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam HTCT : Hệ thống chính trị HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội, gắn liền với tiến bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử loài người. Nhận thức được điều đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xem đó là đặc điểm cốt yếu của chính quyền nhân dân thời đại mới. Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân sẽ tập trung được lực lượng, sức mạnh của nhân dân trong công cuộc kiến thiết nước nhà, phát triển mạnh mẽ, toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; góp phần thúc đẩy thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trước hết đòi hỏi HTCT các cấp, đặc biệt là HTCT từ cơ sở phải phát huy được vai trò của mình trong việc động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân hiểu và nâng cao không ngừng vai trò là chủ và làm chủ của mình. Muốn thực hiện được điều đó cần thiết phải phát huy dân chủ trong Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước và vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đoàn thể trên mới có thể nâng cao không ngừng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Trong thời gian qua, Đảng uỷ, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM đã ra sức phát huy tốt nhất quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng HTCT, trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả nước và của địa phương. Thông qua đó, quyền làm chủ của nhân dân đã được tôn trọng, được tạo điều kiện phát huy, bồi dưỡng niềm tin của nhân dân vào HTCT. Tuy nhiên, thực tế vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM vẫn còn những tồn tại, hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, từ điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, nhận thức của người dân đến những nguyên nhân từ HTCT địa phương, về nhận thức của cán bộ, đảng viên về quyền làm chủ của nhân dân, việc triển khai Nghị quyết của Trung ương và
  • 8. 2 Đảng uỷ cấp trên, Đảng uỷ Quận 1 về vấn đề thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, công tác tham mưu về vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân…đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm. Nhằm thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện vai trò của HTCT trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM; qua đó, thực hiện việc đánh giá, tổng kết rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát huy vai trò của HTCT thúc đẩy nâng cao quyền làm chủ nhân dân ở địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung, chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, làm rõ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc nâng cao quyền làm chủ của nhân dân nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này của các tập thể, cá nhân đã được công bố, tiêu biểu như: * Một số nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở - Thái Ninh – Hoàng Chí Bảo (1991) Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Khắc Mai (1997) Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã làm rõ những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đánh giá khách quan về những tiến bộ, tiên tiến của nền dân chủ trong chủ nghĩa tư bản cũng như những mặt hạn chế của nó do bản chất của giai cấp tư sản quy định; đồng thời nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ gắn chặt với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Trần Hiệu (1969) Quyền làm chủ của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội; Lưu
  • 9. 3 Văn Sùng (1997) “Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số 15-1997; Nguyễn Thị Lan (2014) “Sự phát triển nhận thức về phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 9. Các tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận chung về vấn đề quyền làm chủ của nhân dân và sự phát triển nhận thức về phát huy quyền làm chủ của nhân dân của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ; khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển của xã hội và đất nước. - Đào Trí Úc (1998) “Củng cố các hình thức dân chủ vì sự vững mạnh của Nhà nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1; Đặng Xuân Kỳ (1998) “Dân chủ - một vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7; Đoàn Minh Huấn (2004) “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004; Trần Khắc Việt (2004) “Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9. Trong các tác phẩm, các tác giả đã chỉ ra bản chất của chế độ ta là dân chủ cho đại đa số nhân dân; về sự cần thiết và những vấn đề lý luận, thực tiễn của việc triển khai thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội ở nước ta; bước đầu đưa ra một số giải pháp để tiếp tục phát huy dân chủ trong thời gian tới. - Đỗ Mười (1998) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 20; Trần Quang Nhiếp (1998) “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 13; Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nguyễn Cúc (2002) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Bạch Đằng (2003) Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 35; Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Hoàng Chí Bảo (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong các tác phẩm trên, các tác giả đã khẳng định dân chủ ở cơ sở là một vấn đề, một khâu quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế nhân dân làm chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam; tập trung làm sáng tỏ những khía cạnh chủ yếu về lý luận và thực tiễn, về yêu cầu, cách thức tổ chức,
  • 10. 4 con đường, biện pháp, kinh nghiệm bước đầu… để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong tình hình hiện nay của đất nước; nêu bật về tính khoa học và vai trò của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở… * Một số nghiên cứu liên quan đến vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Vũ Minh Giang (Chủ nhiệm) (1995) Hệ thống chính trị Việt Nam – Quá trình xây dựng và đánh giá thực trạng”, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Hà Nội; Trịnh Hồng Dương (Chủ nhiệm) (1995) Vấn đề xây dựng nền chính trị và hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Hà Nội; Phạm Ngọc Quang - Lưu Bích Thu (1996) “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Triết học, số 3 (91); Nguyễn Đình Tấn (1998) “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết chế dân chủ ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10; Đỗ Mười (1998) Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (1999) “Những chỉ dẫn của Lênin về đấu tranh chống quan liêu và thực hành dân chủ”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 4; Trần Thị Băng Thanh (2002) Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005) Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Lưu Minh Trị (2013) “Cần thể hiện rõ hơn nữa về cơ cấu hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số 846, tháng 4-2013; Phạm Ngọc Trâm (2011) Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình khoa học trên đã trình bày những vấn đề có tính cơ bản về bản chất, quá trình phát triển hệ thống chính trị Việt Nam thời kỳ đổi mới, thực trạng hệ thống chính trị của nước Việt Nam có liên quan một phần đến vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiếp cận dân chủ dưới góc độ một chế độ chính trị, một hình thái nhà nước và khẳng định vai trò của Nhà nước nói riêng, của HTCT nước Việt Nam nói chung trong việc thực hiện các
  • 11. 5 quyền dân chủ của nhân dân; bước đầu nghiên cứu cơ cấu hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở Trung ương và cơ sở… - Lê Khả Phiêu (1998) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 3; Đỗ Quang Tuấn (1998) “Cơ sở lý luận – Thực tiễn của phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Tạp chí Cộng sản, số 8; Nguyễn Văn Sáu – Hồ Văn Thông (2003) Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trịnh Ngọc Anh (2003) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, số 11- 2003; Dân chủ ở xã, phường, thị trấn với các quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Gia Hiền (2004) Phát huy dân chủ ở xã, phường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Gia Khiêm (2004) “Thực hiện dân chủ gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 9; Nguyễn Thị Hoài Thanh (2014) Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Phan Thị Phương Mai (2017) Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân tại Quận Gò Vấp hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Trong các công trình trên, các tác giả đã nêu lên vai trò của HTCT cơ sở trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở - là một trong những hình thức quan trọng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nghiên cứu, khảo sát kết quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và nêu lên một số bài học kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện tốt trên thực tiễn; nêu những vấn đề mang tính nguyên tắc, một số chỉ dẫn trong việc hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở nhằm phát huy và nâng cao và hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân trong tiến trình đổi mới đất nước. Ngoài ra, còn có các công trình khoa học có liên quan khác đến chủ đề quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm
  • 12. 6 chủ của nhân dân. Các công trình khoa học nói trên, ở mức độ nhất định đều đã đi phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên đều đi phân tích ở những vấn đề chung hoặc ở một mặt, mảng rời rạc, chưa đặt việc nghiên cứu làm rõ vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung, cũng như tại địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng. Vì vậy đề tài mà học viên lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố và những kết quả của nó có thể góp phần vào hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nâng cao vai trò của HTCT cơ sở góp phần thúc đẩy phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng, ở nước ta nói chung trong thời gian tới. Những tài liệu đã nêu trên đây là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luận văn tập trung làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM; qua đó, đề xuất những phương hướng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng mặt công tác trên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thứ hai, phân tích thực trạng vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM. Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường
  • 13. 7 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM. - Về thời gian: Các số liệu, tư liệu, khảo sát trong đề tài chủ yếu từ năm 2013 đến 2017. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, luận văn có sự kế thừa, chọn lọc và phát triển kết quả nghiên cứu đã được công bố của một số nhà khoa học trong nước và thế giới. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng những phương pháp cụ thể như phương pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích, tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng, các phương pháp chung của khoa học xã hội… trong quá trình phân tích vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủ trương của
  • 14. 8 Đảng và pháp luật của Nhà nước về nâng cao vai trò HTCT cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay nói chung, của HTCT Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM nói riêng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề, ứng dụng của các nhà nghiên cứu về chính trị, các nhà hoạt động chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Lý luận chung về vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chương 2: Thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 15. 9 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở” Muốn nắm rõ nội hàm khái niệm “Hệ thống chính trị cơ sở”, trước tiên ta phải hiểu về khái niệm “Chính trị”, khái niệm “Hệ thống chính trị”. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có nhiều định nghĩa khác nhau về chính trị với tư cách là một lĩnh vực phức tạp bao hàm nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội. Có thể hiểu chính trị là “quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước” [91, tr.8]. Như vậy, chính trị với tư cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của xã hội có giai cấp, liên quan đến vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước. Chính trị trong đời sống vật chất thực tiễn được thể hiện tập trung nhất trong tổ chức và hoạt động của HTCT, nằm trong kiến trúc thượng tầng xã hội. HTCT là một hệ thống tổ chức, một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị, xã hội phục vụ cho lợi ích của giai cấp lãnh đạo xã hội, tác động lớn, chi phối mọi hoạt động trong đời sống kinh tế, xã hội. Về khái niệm “Hệ thống chính trị” đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Trong sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đưa ra định nghĩa: “Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội. Cơ chế đó bảo đảm việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác” [68, tr.85]. Đề cập trong đề tài khoa học cấp Nhà nước, theo Chương trình KX05: “Hệ thống chính trị là một chỉnh hợp bao gồm một thiết chế quyền lực với một bộ đỡ tư tưởng xác định, những chế định bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của nó. Đồng
  • 16. 10 thời còn bao gồm cả những ứng xử chính trị (những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quyền lực với khách thể tiếp nhận sự thống trị). Trong HTCT, chính quyền Nhà nước là yếu tố có vị trí đặc biệt quan trọng. Tất cả các yếu tố khác của thiết chế quyền lực và các mối quan hệ chính trị đều hoạt động chung quanh nó” [33, tr.22]. Viện Khoa học chính trị – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa: “Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội; bao gồm các tổ chức và thể chế có tính đại diện, hoạt động hợp pháp, có chức năng hoặc mục đích tham gia vào quyền lực chính trị, nghĩa là tham gia vào việc lãnh đạo xã hội, hoạt động Nhà nước và ra các quyết định ở tầm quốc gia” [34, tr.35]. Quan điểm của GS. VS. Nguyễn Duy Quý trong sách “Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới” đưa ra định nghĩa: “Hệ thống chính trị của một quốc gia là một cấu trúc của xã hội bao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội (Nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể - phong trào chính trị…) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chính thức hiện hành, cùng với tổng thể các mối quan hệ chính trị ràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể, thông qua đó giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực chính trị của mình trong xã hội” [62, tr.24]. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra những luận điểm của mình về khái niệm “Hệ thống chính trị”.Tuy nhiên, đa phần các ý kiến đều thống nhất ở những đặc trưng nhất định của HTCT. Từ việc nghiên cứu các quan điểm có liên quan cùng với thực tiễn đời sống chính trị trong nước và thế giới, có thể hiểu “Hệ thống chính trị” là khái niệm dùng để chỉ một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội với tư cách là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp cùng với mối quan hệ giữa chúng; hoạt động xung quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước; đại diện và đảm bảo thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị đương thời. HTCT thường có cấu trúc gồm các Đảng chính trị (quyền lực cao nhất là
  • 17. 11 Đảng cầm quyền), Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được công nhận theo pháp luật, liên kết nhau trong một chỉnh thể. HTCT với tư cách là thực thể đại diện và thực thi ý chí của giai cấp cầm quyền có tác động rất lớn đến các quá trình kinh tế - xã hội. HTCT xuất hiện cùng sự thống trị của một giai cấp nhất định, mang bản chất giai cấp cầm quyền. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua ở Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [15, tr.19]. Về mặt pháp lí, khái niệm HTCT Việt Nam được đề cập đầu tiên vào năm 1992, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. HTCT nước ta được xem như một chỉnh thể bao gồm các cơ quan, các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và mang bản chất giai cấp công nhân. Cụ thể, HTCT hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác được công nhận hoạt động một cách hợp pháp. HTCT Việt Nam hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong đó, nhân dân được thực hiện quyền là chủ và làm chủ của mình, được hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự. Các cơ quan, tổ chức trong HTCT kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của ĐCSVN; tổ chức và hoạt động của HTCT theo nguyên tắc tập trung dân chủ; không ngừng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân. HTCT cơ sở là HTCT ở đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn).
  • 18. 12 HTCT cơ sở có thể nhìn nhận ở góc độ là mô hình thu nhỏ của HTCT cấp quốc gia, cũng bao gồm các thành tố: Tổ chức cơ sở Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội với sự tác động, gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. Như vậy, có thể hiểu “Hệ thống chính trị cơ sở” là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp xã (bao gồm tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn) cùng với mối quan hệ tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa chúng nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. HTCT cơ sở ở Việt Nam là một đơn vị để cấu thành tổng thể HTCT Việt Nam nên cũng mang đặc điểm chung của toàn bộ HTCT như đã trình bày ở trên. Ngoài ra, HTCT cơ sở còn có một số đặc điểm, vai trò riêng khác như: HTCT cơ sở là cấp thấp nhất trong HTCT nước ta; HTCT cơ sở có tổ chức bộ máy đơn giản nhất, cán bộ biên chế được hưởng sinh hoạt phí thấp nhất, quy định về trình độ thấp hơn HTCT cấp trên; HTCT cấp cơ sở là cấp trực tiếp nhất chịu sự chi phối của nhân dân; có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân,… Do đó, trong vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân, việc phát huy vai trò của HTCT cơ sở là một vấn đề quan trọng. 1.1.2. Khái niệm “Quyền làm chủ của nhân dân” Giành lấy quyền làm chủ là khát vọng muôn đời của con người. Trong những xã hội sơ khai ban đầu, quyền làm chủ của con người được thực hiện hết sức giản đơn, trình độ làm chủ thấp kém. Đến thời kỳ xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước, giai cấp bóc lột thông qua việc chiếm lĩnh tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội đã giành lấy quyền thống trị xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân khi đó không được tôn trọng nên nhân dân đã đứng lên đấu tranh giành lấy quyền lợi chính đáng của mình, thúc đẩy lịch sử phát triển. Lịch sử đấu tranh giai cấp cũng phản ánh lịch sử giành lấy quyền làm chủ của con người. So với các chế độ xã hội trước đó, xã hội tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến bộ vượt bậc, tạo nên bước nhảy về chất của trình độ dân chủ.Tuy nhiên, dù
  • 19. 13 quyền làm chủ của nhân dân được thừa nhận trong pháp luật nhưng thực tế không được thực hiện đúng do bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Hay nói cách khác luôn diễn ra sự tha hóa quyền lực nhân dân trong xã hội tư bản chủ nghĩa - quyền lực của nhân dân bị biến thành quyền lực của một bộ phận người giàu có trong xã hội. Chỉ đến CNXH, khi mọi hình thức bóc lột giữa người với người đã bị xóa bỏ khi xóa bỏ chế độ tư hữu nhân dân mới được bình đẳng thực sự, được hưởng quyền làm chủ chính đáng của mình. Sự thắng lợi về mặt chính trị trong cách mạng vô sản đã mang lại cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân giành lấy lại được địa vị làm chủ của mình. Trong công cuộc đấu tranh vì quyền dân chủ của nhân dân, C. Mác và Ph. Ăngghen thúc đẩy quá trình đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột giữa người với người; xây dựng xã hội tương lai bao gồm những người tự do và tự nguyện liên hợp lại với nhau; con người hành động tự do trên cơ sở nhận thức được cái tất yếu, là con người chủ động, sáng tạo. Tiếp thu những tư tưởng cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác, Lênin cũng xem tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân là nhân tố cơ bản của xã hội mới. Vấn đề quyền làm chủ của nhân dân cũng là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trăn trở, quan tâm thúc đẩy công cuộc đấu tranh giành lấy về tay nhân dân. Người nhìn nhận đây là vấn đề cốt lõi, không chỉ là mục đích của cuộc cách mạng vẻ vang mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân theo đuổi mà còn là nhân tố quyết định thắng lợi cho cuộc đấu tranh ấy. Với nhận thức về lý tưởng đúng đắn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai, vươn lên giành lấy địa vị là chủ và thực thi quyền làm chủ của mình. Sự ra đời của HTCT Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đánh dấu thời khắc nhân dân Việt Nam được làm chủ tương lai của mình, của dân tộc. Nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình thông qua hoạt động của các tổ chức trong HTCT, mà đặc trưng nhất là hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • 20. 14 luôn nhấn mạnh đến vấn đề mở rộng và nâng cao không ngừng quyền làm chủ của nhân dân. Người nói:“trong xã hội cũ, giai cấp bóc lột nắm quyền làm chủ, nên chúng nghĩ tương lai là ở trong tay chúng. Còn nhân dân lao động thì sống ngày nào biết ngày ấy” [40, tr.537]. Và khi HTCT dân chủ nhân dân ra đời, nhân dân được làm chủ tương lai mình, đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của giai cấp, của Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [38, tr.434] và “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ” [39, tr. 258]. Dân là chủ và dân làm chủ chính là sự thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về cơ bản, quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở chỗ mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân nắm quyền kiểm soát đối với toàn bộ quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước, từ khâu ban hành đến khâu thực thi các quyết định, chính sách, pháp luật; nhân dân được tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp vì sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội... Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó, mọi công dân đều có quyền tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả những vấn đề chung của xã hội trước khi đưa ra tập thể thông qua; được hưởng quyền tự do, bình đẳng đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện theo cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, nhân dân thực thi quyền làm chủ thông qua việc tham gia vào các công việc của Nhà nước bằng cách kiểm tra, giám sát và cơ chế đại diện, qua đó đóng góp sức mình vì sự phát triển vững mạnh của HTCT và sự tiến bộ, văn minh của dân tộc. Như vậy, xuất phát từ việc nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển sáng lập nên chủ nghĩa cộng sản khoa học, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, có thể hiểu“Quyền làm chủ của nhân dân” là quyền của nhân dân được tham gia và kiểm tra, giám sát các công việc của Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp nhằm thể hiện ý chí của mình, đảm bảo vị thế là chủ và làm chủ của nhân dân.
  • 21. 15 1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân Tổ chức và hoạt động của HTCT trong các nước xã hội chủ nghĩa đều nhằm mục đích thực hiện nền dân chủ nhân dân, thừa nhận và bảo vệ vị thế là chủ và quyền làm chủ của nhân dân. HTCT Việt Nam nói chung, HTCT cơ sở nói riêng trong mọi thời kỳ ĐCSVN lãnh đạo luôn tạo điều kiện để không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Cụ thể, vai trò của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân cô đọng trong vai trò của các tổ chức sau: 1.2.1. Vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) xác định rõ: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [20, tr.147]. ĐCSVN với tư cách là một bộ phận của HTCT và là hạt nhận lãnh đạo của hệ thống ấy có vai trò to lớn trong việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân chính là mục tiêu, nhiệm vụ mà ĐCSVN luôn đặt ra trong mọi thời kỳ cách mạng. ĐCSVN “là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” [21, tr.88]. ĐCSVN ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển luôn là đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc; từ thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. ĐCSVN mang bản chất giai cấp công nhân nhưng công cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp trước hết Đảng đấu tranh chống lại ách áp bức dân tộc, quy tụ toàn dân thực hiện đấu tranh giải phóng dân tộc vẻ vang trước thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai; thành lập nên HTCT Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với vị thế là chủ và làm chủ thực sự cho nhân dân. Dựa trên thành tựu ban đầu đó, Đảng tiếp tục
  • 22. 16 lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN, một xã hội đòi hỏi và ngày càng tạo ra những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để nhân dân làm chủ. Đảng ta với những thành tựu, uy tín trước nhân dân, trước dân tộc, đã trở thành Đảng chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện đối với nhân dân và toàn xã hội. Về mặt bản chất, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội nhằm đem lại quyền làm chủ cho nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì tất cả quyền lực mới thực sự của nhân dân. Có thể nói sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là điều kiện quan trọng, quyết định nhân dân có được thực hiện quyền làm chủ của mình hay không. Các nền dân chủ trước đó mà đặc biệt là nền dân chủ tư sản, dù cho có những sự tiến bộ, thành quả như thế nào chăng nữa, thì nó vẫn là nền dân chủ của thiểu số, của giai cấp giàu có trong xã hội, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột đối với xã hội và người lao động. Khác hẳn với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ XHCN mà ĐCSVN và nhân dân ta đang xây dựng là chế độ xã hội mà nhân dân có đầy đủ quyền và năng lực làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Trên thực tiễn, Đảng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng. Đảng đề ra Cương lĩnh, Nghị quyết, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Những đường lối, chủ trương của Đảng có tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là kim chỉ nam trong tổ chức và hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức trong HTCT. Do đó, quyền làm chủ của nhân dân, trước hết và quan trọng nhất, thể hiện ở quá trình ra Nghị quyết, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và quá trình triển khai thực hiện trong thực tiễn. Trong mọi tổ chức và hoạt động của mình, Đảng đi theo đúng đường lối quần chúng thì sẽ đảm bảo phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân. Với vai trò hạt nhân lãnh đạo của HTCT, ĐCSVN cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực trạng dân chủ của đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân bởi vì dân chủ trong Đảng là tiền đề, điều kiện để có dân chủ trong xã
  • 23. 17 hội. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết, phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội” [24, tr.170]. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Thực hành dân chủ trong Đảng chính là tạo nên tấm gương sáng cho nhân dân noi theo. Dân chủ trong Đảng tạo điều kiện để thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. ĐCSVN có vai trò to lớn trong việc đảm bảo mọi hoạt động của các thành tố trong HTCT luôn hướng tới nâng cao, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.Trong cơ chế hoạt động của HTCT Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã và đang triển khai cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, trong đó, nhân dân làm chủ là mục tiêu hướng đến trong mọi nguyên tắc hoạt động của cơ chế. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Tất cả đều nhằm thực thi ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong HTCT, đặc biệt là công việc của Nhà nước. Bởi vì Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân mới là người chủ của đất nước, Đảng không làm thay nhưng kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của Nhà nước. Chỉ khi Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì mới xây dựng được chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước mới thực sự là quyền lực của nhân dân. Đảng thông qua sự lãnh đạo HTCT (mà chủ yếu là Nhà nước) đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được thực thi thông qua trình độ nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có trình độ nhận thức cao về tư tưởng, trình độ lý luận chính trị mới có thể nắm vững về vị thế là chủ và làm chủ của nhân dân và thực
  • 24. 18 hiện trong quá trình công tác. Thông qua chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo, không ngừng được mở rộng, phát triển về chất. Đảng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác vận động, tổ chức, giáo dục, thuyết phục, lãnh đạo nhân dân hiểu rõ và phát huy được quyền làm chủ của mình dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhân tố “Nhân dân làm chủ” (trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”) không thể được đặt bên dưới, như là một hệ quả từ việc thực hiện “Đảng lãnh đạo” và “Nhà nước quản lý” mà phải được đưa lên tầm quan trọng hàng đầu, nhân dân ngày càng nắm rõ và thực hiện quyền làm chủ của mình. V.I.Lênin từng nói: “Không chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho “những người đại diện” nhân dân, trong những cơ quan đại biểu là đủ. Cần phải xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của Nhà nước, không có sự “giám sát” từ trên, không có quan lại” [92, tr.336-337]. Để làm được điều này, trong suốt thời kỳ xây dựng CNXH, ĐCSVN có vai trò rất lớn trong việc động viên, giáo dục toàn dân vận dụng một cách đầy đủ và ngày càng sáng tạo quyền làm chủ của mình. V.I.Lênin viết: “chỉ có chính đảng của giai cấp công nhân tức là Đảng cộng sản, mới có thể tập hợp, giáo dục, tổ chức đội tiên phong của giai cấp vô sản và của tất cả quần chúng lao động, chỉ có đội tiên phong ấy mới có thể chống lại nổi những dao động tiểu tư sản... lãnh đạo giai cấp đó về mặt chính trị và thông qua giai cấp đó mà lãnh đạo tất cả quần chúng” [93, tr.112-113]. Do đó, Đảng thực hiện việc tổ chức, giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân hiểu ra những nhiệm vụ cách mạng của thời đại và vai trò của mình; thông qua công tác dân vận tạo phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp, tạo khí thế cách mạng, phát huy vị thế là chủ và làm chủ của nhân dân. Đảng có vai trò to lớn trong tiến trình tạo điều kiện thực thi, mở rộng và nâng cao các hình thức phong phú, đa dạng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm
  • 25. 19 vụ chính trị đặt ra. Đảng ta chú ý trong việc phát huy toàn diện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong suốt những năm đổi mới, Đảng ta đã đổi mới tư duy, xây dựng một hệ thống lý luận trung tâm dẫn đường cho việc hoạch định chính sách lãnh đạo dân tộc một cách đúng đắn, trong đó, nét đột phát là đổi mới về tư duy kinh tế. Đảng ta nhận thức việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải huy động được toàn bộ sức dân để xây dựng nền dân chủ mới, tiến bộ ấy. Để làm được điều này, Đảng ta có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất hiện đại trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên – môi trường; đảm bảo quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp lực lượng sản xuất. Tổ chức thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở là Đảng bộ cơ sở - thành viên của HTCT cơ sở, là hạt nhân chính trị lãnh đạo HTCT cơ sở. Sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở đối với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân - về vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo – về cơ bản cũng tương tự và thống nhất với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, Đảng bộ cơ sở có sự chỉ đạo thực hiện bám sát theo Nghị quyết, Chỉ thị, đường lối, chủ trương của cấp trên đến với nhân dân, thực sự gần gũi và chăm lo những vấn đề cụ thể, hằng ngày của người dân. Hoạt động của Đảng bộ cơ sở vững mạnh sẽ góp phần củng cố quyền làm chủ của nhân dân, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng trước toàn dân tộc. 1.2.2. Vai trò quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền Trong các chế độ nhà nước tồn tại trong xã hội loài người, Nhà nước dân chủ nhất là Nhà nước XHCN, trong đó thừa nhận và đảm bảo nhân dân là chủ và có quyền làm chủ Nhà nước, xã hội. Nhà nước do nhân dân thiết lập nên để thực hiện quyền lực của mình do đó bản chất quyền lực Nhà nước là quyền lực do nhân dân ủy quyền, Nhà nước thay mặt Nhân dân để quản lý xã hội. Đối với Nhà nước Cộng hòa XNCH Việt Nam, từ khi ra đời cho đến nay, luôn luôn hướng tới mục tiêu thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả
  • 26. 20 quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho” [39, tr.90]. Như vậy, Nhà nước ta là công bộc của nhân dân, phục vụ cho nhân dân với tư cách là người chủ đất nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện hay không và thực hiện ở mức độ, hình thức nào. Nhà nước là hình thức chủ yếu để Đảng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhân dân xây dựng xã hội mới, làm chủ xã hội. Nhà nước là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, đồng thời thay mặt nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội; đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu thông qua hoạt động của Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [16, tr.131-132]. Nhà nước ta là nhà nước mà tất cả quyền lực của nó là của Nhân dân, được nhân dân trao quyền. Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, vận dụng quyền lực của mình, về thực chất, cũng là thực hiện quyền lực của Nhân dân, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Nhân dân có thể tham gia các công
  • 27. 21 việc Nhà nước thông qua hình thức đại diện - đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức trực tiếp ghi nhận tại Điều 6 Hiến pháp Việt Nam: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Các đại biểu đại diện được nhân dân bầu nên và ủy thác quyền lực bao gồm Quốc hội, HĐND các cấp; đến lượt mình, Quốc hội, HĐND các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện không chỉ qua việc ủy quyền cho các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp (bầu nên qua cơ chế đại diện); các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Các đại biểu Quốc hôi, HĐND thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.Trong sự tham gia gián tiếp của nhân dân với hoạt động quản lý Nhà nước còn có một hình thức nữa là tham gia thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp mà người dân là thành viên. Các tổ chức, cơ quan trên thực hiện việc tiếp thu những nguyện vọng, ý kiến của nhân dân dân, tập hợp lại và chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết. Bên cạnh các hình thức làm chủ gián tiếp, nhân dân còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý Nhà nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trọng việc nâng cao không ngừng năng lực làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân vào các hoạt động của Nhà nước. Chính quyền Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo và tổ chức để nhân dân thấu hiểu về quy định pháp luật, chính sách Nhà nước, những vấn đề liên quan đến trực tiếp đời sống và lợi ích hàng ngày. Thông qua đó, ý chí chung của nhân dân được thực hiện, nhân dân được đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của mình đối với mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn
  • 28. 22 trong xã hội. Nhà nước ta cũng thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm phát huy dân chủ đến cao độ, động viên tất cả lực lượng của nhân dân, tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất đưa cách mạng tiến lên.Thông qua các hoạt động trên, Nhà nước cũng tạo điều kiện và dần nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo thông qua cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước. Nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân dân được thực hiện trên cơ sở thống nhất và có sự phân chia quyền lực trên cơ sở kiểm soát lẫn nhau. Nhà nước được nhân dân ủy quyền, giao quyền, quyền lực Nhà nước mang bản chất quyền lực của nhân dân. Sự kiểm soát quyền lực Nhà nước để đảm bảo quyền lực không bị tha hóa, từ quyền lực của nhân dân thành quyền lực của một số ít người vì lợi ích cá nhân. Nhà nước thực hiện việc phân công, kiểm soát quyền vừa đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân không bị xâm phạm, vừa đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Đơn vị thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở là Chính quyền cơ sở (bao gồm HĐND và UBND; HĐND là cơ quan quyền lực cơ sở, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, của Đảng ủy; UBND tại cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND cơ sở). 1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
  • 29. 23 nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. MTTQ Việt Nam là một bộ phận của HTCT, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là “cơ sở chính trị” của chính quyền dân chủ nhân dân, là nơi thực hiện ý chí, nguyện vọng và thực thi quyền làm chủ của nhân dân. MTTQ bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên (là quần chúng nhân dân), bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nằm trong MTTQ. Thông qua các tổ chức, đoàn thể ấy, MTTQ thực hiện vai trò thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc Nhà nước, công việc xã hội; thúc đẩy nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi công dân. Do đó, mỗi tổ chức trong MTTQ có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng đều nhằm mục tiêu chung là bảo đảm quyền lực của nhân dân. Nhận định về vai trò của MTTQ trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr.166]. Vai trò của MTTQ trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở chỗ MTTQ là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân – MTTQ tham gia hoạt động trong HTCT nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và gián tiếp, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn thể các bộ phận của HTCT. MTTQ phối hợp cùng Đảng, Nhà nước thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu đúng về vị thế là chủ và quyền làm chủ của mình, phát huy tính tích cực chính trị. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát
  • 30. 24 huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của dân tộc, của Nhà nước; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; đảm bảo nhân dân hiểu và tích cực tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; thực hiện chức năng cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, với xã hội, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội… Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và thực hiện. Triển khai vấn đề trên, Mặt trận tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về việc ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổng kết lại làm căn cứ để Đảng, Nhà nước hoạch định cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thông qua hoạt động của MTTQ, nhân dân cũng được phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân – là điều kiện để tham gia xây dựng và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền nhà nước. MTTQ đảm bảo việc tổ chức bầu cử đúng quy trình, vận động nhân dân tham gia bầu cử, tổ chức tốt các cuộc hiệp thương; phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp… MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia giám sát hoạt động của chính quyền, của đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Bởi vì nhân dân không trao toàn bộ quyền sỡ hữu quyền lực cho Nhà nước, Nhà nước chỉ được sử dụng quyền lực để đảm bảo vị thế là chủ và quyền làm chủ của nhân dân – trái với điều ấy, nhân dân có quyền thay thế Nhà nước khác. Để làm được điều trên, nhân dân cần phải có cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan, công nhân, viên chức của Nhà nước. MTTQ, với mục đích tồn tại của mình là đảm bảo phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân, có chức năng quan trọng hàng đầu là giám sát và phản biện. Giám sát và phản biện là hoạt động thể hiện đậm nét vai trò của Mặt trận trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện vai trò giám sát hoạt động của chính quyền Nhà nước, Mặt trận
  • 31. 25 chú trọng giám sát việc ban hành Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND các cấp; giám sát việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật của UBND; giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bànTrong công tác giám sát việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Mặt trận cử cán bộ vào Hội đồng tiếp dân cùng chính quyền tham gia các đoàn kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và có những kiến nghị, đề xuất đúng đắn trong việc xử lý; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết. MTTQ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11) – là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy. Trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chính quyền chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Mặt trận và các đoàn thể có nhiệm vụ phối hợp để động viên nhân dân tham gia và giám sát việc thực hiện. Hoạt động này được thể hiện: Phối hợp với chính quyền để tuyên truyền nội dung Pháp lệnh đến hội viên, đoàn viên. Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng do nhận thức của người dân ở cơ sở chưa cao. Trong quá trình tuyên truyền, cán bộ Mặt trận đi sâu, đi sát các tầng lớp nhân dân, nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tế để đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế được những phản ứng tiêu cực. Phối hợp thực hiện Pháp lệnh dân chủ của xã với việc thực hiện các chương trình hoạt động khác, trong đó có cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ban công tác Mặt trận tham gia thành lập các tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải, tổ tự quản, tổ bảo vệ sản xuất. Đây là các tổ chức cơ sở góp phần tích cực vào việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương và giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng khối đoàn kết trong khu dân cư. Mặt trận đã chú trọng giám sát việc thực hiện những quy định về dân biết, dân bàn, dân kiểm tra của chính quyền cơ sở… Thực hiện vai trò giám sát hoạt động của đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước, trước hết, Mặt trận tham gia giám sát công tác bầu cử Hội đồng
  • 32. 26 nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội, qua đó phát hiện những thiếu sót, vướng mắc để kịp thời khắc phục. Mặt trận cũng kiên quyết loại ra những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn đại biểu theo quy định, góp phần quan trọng để các cuộc bầu cử đạt kết quả tốt. Mặt trận tăng cường thực hiện việc giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử đã trúng cử. Mặt trận chú trọng giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước của đại biểu dân cử; giám sát về đạo đức, lối sống của đại biểu; giám sát việc có thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, có phản ánh trung thực kiến nghị của cử tri,… Điều này đảm bảo các đại biểu dân cử làm đúng và trung thực vai trò, nhiệm vụ của mình; tránh trường hợp đã được trúng cử thì xa dân, lên mặt làm quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, tha hóa, biến chất… MTTQ thực hiện chức năng phản biện xã hội, tuy chưa được cụ thể hóa thành quy chế, nhưng MTTQ trong những năm qua đã có những hoạt động về vấn đề này. Qua các kỳ họp của HĐND, UBND và Quốc hội, Mặt trận đại diện cho các tầng lớp nhân dân đã có những ý kiến phản ánh với Đảng, chính quyền về việc ban hành và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật; thúc đẩy phát triển nền dân chủ xã hội, củng cố thể chế dân chủ. Từ việc đóng góp kiến nghị, tâm tư, suy nghĩ trong nhân dân của Mặt trận đã giúp Đảng và Nhà nước ta ban hành những Nghị quyết, văn bản pháp luật, những quyết định phù hợp với thực tế, với nguyện vọng của nhân dân, mang tính khoa học cao. Trong quá trình thực tiễn hoạt động của HTCT, tồn tại nhiều văn bản đã được ban hành nhưng trong quá trình thực hiện có những bất cập cũng được Mặt trận góp ý để bổ sung, sửa đổi kịp thời. MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Quan liêu, tham nhũng là kẻ thù số một của chế độ dân chủ, là nguy cơ vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, để quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện đầy đủ, cần phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này. Bệnh quan liêu đã tách rời lợi ích của bộ máy Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước ra khỏi lợi ích của nhân dân, gây khó khăn cho nhân dân trong việc kiểm soát hoạt động của chính quyền Nhà nước.
  • 33. 27 Bệnh quan liêu đã tạo thuận lợi, cơ sở để đẻ ra bệnh tham nhũng, vun vén cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. MTTQ tham gia và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trong công cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng là sự thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Một điểm nổi bật trong thực hiện vai trò của MTTQ nhằm việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc xây dựng tổ nhân dân tự quản. Tổ nhân dân tự quản là một hình thức làm chủ của nhân dân. Mặc dù chưa được xây dựng thành chủ trương, chính sách chung nhưng hình thức làm chủ trên đã được áp dụng ở một số địa phương dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ lớn từ phía MTTQ. Thông qua hoạt động của tổ nhân dân tự quản đã quy tụ, tạo nên sức mạnh cộng đồng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hình thức tổ nhân dân tự quản góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền Nhà nước thực hiện tốt quy chế dân chủ, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhân dân được tham gia góp ý với Đảng và chính quyền, được tự quyết định các công việc trong nội bộ. Thông qua hoạt động xây dựng tổ nhân dân tự quản của MTTQ, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng gắn bó hơn, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện đầy đủ và ngày càng có bước phát triển về chất. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở cơ sở cũng có sự thống nhất về nội dung, vai trò và phương thức hoạt động giống như ở các cấp trên trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở cơ sở gần với nhân dân hơn, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực sự là nhân tố quyết định để tạo nên sự gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, thực sự là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
  • 34. 28 Tiểu kết Chƣơng 1 Dân chủ là khát vọng nghìn đời của nhân loại, là động lực để quần chúng nhân dân thực hiện những cuộc đấu tranh cải biến lịch sử, cải biến xã hội. Thông qua những cuộc tranh đấu, nhân dân giành lấy và thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu thông qua hoạt động của HTCT. Chương 1 đã khảo sát và đưa ra cách hiểu cơ bản về khái niệm “Hệ thống chính trị”, “Quyền làm chủ của nhân dân”, thông qua đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu về vai trò của HTCT trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Trong HTCT, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản – với tư cách là hạt nhân lãnh đạo HTCT, là nhân tố hàng đầu quyết định đến việc bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước là cơ sở để thông qua đó nhân dân thể hiện ý chí và thực hiện vai trò làm chủ của mình. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội quy tụ nhân dân thành khối đoàn kết, đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân, các hình thức trực tiếp và gián tiếp trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề trên cung cấp cho ta cơ sở để khảo sát thực trạng việc thực hiện vai trò của HTCT trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa bàn Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM và đưa ra những nhận xét, đánh giá hợp lý.
  • 35. 29 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TẠI PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Biểu 2.1: Bản đồ hành chính Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: www.quanuy1hcm.org.vn)
  • 36. 30 Quận 1 là một quận trung tâm nằm giữa sáu Quận nội thành của TPHCM. Về vị trí địa lý, Quận 1 nằm ở vị trí phía Bắc tiếp giáp với Quận Bình Thạnh - Quận Phú Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2 có ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé. Quận 1 có diện tích 7,71km2 , bằng 0,35% diện tích Thành phố, trong đó diện tích sông rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng hơn 20%. Dân số Quận 1 vào năm 2013 là 197.494 người, mật độ 25.578 người/km2 . Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm tuyệt đại đa số với hơn 88,4% dân số, người Hoa có 23.465 người, chiếm 10,3% dân số, các dân tộc khác gồm người Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia-rai tổng cộng có 294 người, chiếm 2,3% dân số. 49,51% dân số Quận 1 theo các tôn giáo khác nhau, trong đó bao gồm: - Theo Phật giáo : 83.672 người. - Theo Thiên Chúa giáo : 18.652 người. - Theo đạo Tin Lành : 1.500 người. - Theo đạo Cao Đài : 700 người. - Theo đạo Hồi : 650 người. - Theo đạo Hòa Hảo : 100 người. Theo các tôn giáo khác là 245 người và 121.665 người không tín ngưỡng. [100] Các tôn giáo đã xây dựng 58 công trình thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh đường, thánh thất) trên đất Quận 1, ngoài ra còn có hàng chục đình, đền, miếu mạo thờ tự theo tín ngưỡng dân gian. Nhiều công trình thờ tự có giá trị kiến trúc và lịch sử văn hóa như Nhà thờ Đức Bà, Đền Trần Hưng Đạo, Chùa Phước Hải, Chùa Thiên Hậu ...Trải qua hơn ba thế kỷ, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo sinh sống trên đất Quận 1 đã kề vai sát cánh, đoàn kết một lòng trong các cuộc đấu tranh chống thiên
  • 37. 31 tai, địch họa, lao động không biết mệt mỏi để dựng xây, tô điểm nên tầm vóc Quận 1 ngày nay. Phường Nguyễn Thái Bình là một trong 10 Phường trực thuộc Quận 1, TPHCM hiện nay (bao gồm Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão). Phường Nguyễn Thái Bình có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nơi này thành nơi trù phú, sầm uất; đất đai rất phù hợp dùng cho xây dựng và trồng trọt. Phường Nguyễn Thái Bình nằm trong vùng đất tương đối thấp của một móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi. Nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về cùng với độ nóng trung bình hàng năm 26o C và lượng mưa trung bình 1.800 milimét, Phường Nguyễn Thái Bình được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở Phường Nguyễn Thái Bình có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao. là nguồn tài nguyên quý giá đối với quá trình xây dựng, phát triển của bất kỳ đô thị nào. Hệ thống giao thông thủy bộ tại Phường Nguyễn Thái Bình có sự thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm giáp bên bờ sông Sài Gòn, Phường Nguyễn Thái Bình có điều kiện tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội; hệ thống kinh rạch tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách. Mạng lưới đường bộ của Phường Nguyễn Thái Bình cũng khá hoàn chỉnh, đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị... Điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi đã có tác động to lớn đến việc phát triển về kinh tế - văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương. Phường Nguyễn Thái Bình có diện tích 0,5 km², dân số năm 2013 là 14.691 người, mật độ dân số đạt 29.787 người/km² với thành phần dân cư rất đa dạng, thuộc nhiều dân tộc khác nhau (người Kinh chiếm khoảng 86%, người Hoa chiếm khoảng 12%, các dân tộc khác khoảng 2%) từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đến
  • 38. 32 sinh sống và làm việc. Điều này cũng đặt ra cho HTCT Phường Nguyễn Thái Bình những khó khăn nhất định trong việc quản lý, tuyên truyền, vận động người dân sinh sống và làm việc tại địa phương có sự tham gia đóng góp xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh, phát huy được sức dân và nâng cao không ngừng quyền làm chủ của nhân dân. Từ ngày hình thành cho đến nay, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 có vai trò quan trọng trong việc góp phần giữ vững vị trí trung tâm Thành phố của Quận 1. Qua nhiều năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 đã trở thành 1 trong những khu vực phát triển về mặt hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 1. Về tình hình an ninh trật tự, Phường Nguyễn Thái Bình là một trong những địa bàn giáp ranh Quận 4 (một trong những địa bàn phức tạp về an ninh trật tự của TPHCM) nên tình hình an ninh trật tự khá phức tạp. Tình từ năm 2013 đến 2017, tại Phường Nguyễn Thái Bình xảy ra 119 vụ phạm pháp hình sự, khám phá 80 vụ, bắt xử lý 90 đối tượng, thiệt hại tài sản khoảng 9,5 tỷ đồng; trung bình mỗi năm xảy ra 24 vụ phạm pháp hình sự [76], [77], [78], [79], [80]. Tình hình an ninh trật tự phức tạp có ảnh hưởng lớn đến công tác của HTCT Phường trong việc bảo đảm đời sống sinh hoạt, học tập, làm việc của nhân dân. HTCT Phường Nguyễn Thái Bình đã có nhiều chủ trương chỉ đạo trong việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, đảm bảo không xảy ra những vụ việc phức tạp kéo dài; làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh, kịp thời, có hiệu quả. Thực tế, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội những năm qua tại Phường Nguyễn Thái Bình luôn đảm bảo; không xảy ra những vụ việc phức tạp; không có vụ trọng án, phạm pháp hình sự được kéo giảm; các lực lượng chức năng của phường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn trong công tác tuần tra, chốt chặn địa bàn… Nhìn tổng thể, tại Phường Nguyễn Thái Bình những năm qua kinh tế sự phát triển không ngừng; lĩnh vực quốc phòng – an ninh được tăng cường, ổn định chính
  • 39. 33 trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; nhân dân tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”; đã xây dựng và phát huy vai trò các mô hình tự quản về an ninh trật tự; đa phần người dân được tuyên truyền và hiểu rõ, thực hiện theo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhân dân địa phương tăng cường tình đoàn kết, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có sự đồng thuận giữa HTCT và nhân dân trong các mặt công tác tại địa phương… Như vậy, với điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội của Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM đã chỉ rõ những yếu tố cơ bản có thể tác động đến hoạt động của HTCT cơ sở Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân bao gồm: một là, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần trong việc thúc đẩy đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; hai là, thành phần dân cư phức tạp từ nhiều tỉnh thành khác nhau đặc ra yêu cầu phát huy vai trò của công tác quản lý, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng HTCT, phát huy quyền dân chủ, tính tích cực chính trị của người dân; ba là, tình hình an ninh trật tự phức tạp ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhân dân và một phần gây cản trở các mặt công tác của HTCT cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở Phường bao gồm chính quyền, đoàn thể và lãnh đạo nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng HTCT vững mạnh, trong sạch. Đảng ủy Phường Nguyễn Thái Bình thay mặt Đảng bộ cơ sở lãnh đạo toàn diện bằng nghị quyết, định hướng nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn nhân sự, kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND và UBND Phường Nguyễn Thái Bình, kiểm tra chính quyền, cán bộ, công chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tính tới 12/2017, Đảng bộ
  • 40. 34 Phường Nguyễn Thái Bình có 416 đồng chí đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình có 29 đồng chí. Chính quyền Phường Nguyễn Thái Bình giữ vị trí trung tâm, trụ cột của HTCT trong việc trực tiếp tổ chức, điều hành, quản lý xã hội tại địa phương. Chính quyền Phường Nguyễn Thái Bình, bao gồm HĐND và UBND, có vai trò thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước theo thẩm quyền luật định, trực tiếp điều hành, quản lý xã hội duy trì trật tự, an ninh, ổn định chính trị, tổ chức thực hiện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tính đến tháng 12/2017, HĐND Phường Nguyễn Thái Bình có 26 đại biểu; UBND phường có 15 đồng chí cán bộ, công chức Phường cùng các cơ quan, ban ngành trực thuộc. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Phường Nguyễn Thái Bình đại diện và thay mặt nhân dân địa phương tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước ở cơ sở và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của HĐND, UBND, cán bộ, đảng viên, công chức Phường; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường Nguyễn Thái Bình hoạt động cùng với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành viên như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ. 2.2. Thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân 2.2.1.1. Thành tựu Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đồng thời củng cố, xây dựng, phát triển HTCT trong sạch, vững mạnh,