SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
------- -------
NGUYỄN MINH ĐỨC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường
Khoa : Quản Lý Tài Nguyên
Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
------- -------
NGUYỄN MINH ĐỨC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH
THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường
Khoa : Quản Lý Tài Nguyên
Lớp : 43 – DCMT-N03
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương trâm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp
là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh
viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên có thể củng cố lại những kiến
thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống. Đồng thời, nâng cao khả năng
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một cử
nhân môi trường. Hoàn thiện năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của
nghiên cứu khoa học.
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực
tiễn”. Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất chí của Ban chủ nhiệm Khoa
Môi trường - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã tiến hành
thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi
trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong trường và Khoa Môi
trường, đặc biệt thầy giáo trực tiếp hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành và các ban
ngành trong khối Ủy ban nhân dân xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ đã tận tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi
sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế và địa bàn
nghiên cứu khá rộng và gặp nhiều khó khăn cho nên báo cáo của em không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các của
các thầy giáo, cô giáo trong Khoa để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 20 tháng 5 năm2015
Sinh viên
Nguyễn Minh Đức
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Quy hoạch sử dụng đất của Xã Hóa Thượng năm 2013 ............... 28
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Hóa Thượng ............................... 33
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương............... 35
Bảng 4.4: Tình hình chất lượng nước sinh hoạt.............................................. 35
Bảng 4.5. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải ............................................... 36
Bảng 4.6 : Kết quả điều tra về nguồn thải của các hộ gia đình....................... 36
Bảng 4.7: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình 1 ngày.............................. 37
Bảng 4.8. Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình....................................... 38
Bảng 4.9: Kết quả điều tra về kiểu nhà vệ sinh............................................... 39
Bảng 4.10: Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường............... 40
Bảng 4.11: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường
gây ra theo trình độ học vấn............................................................... 41
Bảng 4.12: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh
hoạt theo giới tính............................................................................... 42
Bảng 4.13: Nhận thức của người dân về luật môi trường và các văn bản liên
quan theo nghề nghiệp........................................................................ 44
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
MỤC LỤC iii
Phần 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 3
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................ 3
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học....................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3
Phần 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý....................................................................................... 6
2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam .... 8
2.2.1. Một số vấn đề về môi trường cần quan tâm trên Thế giới.................. 8
2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam..................................... 12
2.3 Hịên trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 18
2.3.1 Hiện trạng môi trường nước............................................................... 18
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí...................................................... 19
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất................................................................. 19
2.4 Những nghiên cứu nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các
địa phương Việt Nam 19
iv
Bảng 2.5 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường 24
Phần 3 25
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 25
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 25
3.3. Địa điểm thực tập 25
3.3.1. Địa điểm thực tập .............................................................................. 25
3.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 25
3.4.2. Thời gian nghiên cứu
3.5. Nội dung nghiên cứu 25
3.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Xã Hóa Thượng........................ 25
3.5.2. Hiện trạng môi trường tại Xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh
Thái Nguyên........................................................................................ 25
3.5.3. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường............................ 26
- Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
đến các hoạt động và sức khỏe của con người.................................... 26
3.5.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống,
công tác tuyên truyền của xã Hóa Thượng 26
3.6. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp. 26
3.6.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 26
3.6.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp............................... 26
3.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................... 26
3.6.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu.............................................. 27
3.7. Phương pháp chọn mẫu 27
Phần 4 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
v
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã Hóa Thượng- Huyện Đồng
Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội..................................................... 29
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hóa thượng 35
4.2.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương............................. 35
4.2.2. Thực trạng xử thải nước thải tại địa phương..................................... 36
4.2.3. Tình hình thu phát thải và thu gom rác thải tại địa phương.............. 37
4.2.4. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của người dân trong xã .................... 38
4.3. Nhận thức của người dân về môi trường 40
4.3.1. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường ................... 40
4.3.2. Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người ........................ 40
4.3.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt....................................................................................... 42
4.3.4. Nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường và các văn
bản liên quan....................................................................................... 43
4.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống,
công tác tuyên truyền của xã Hóa Thượng 45
4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 48
4.5.1. Đánh giá chung.................................................................................. 48
4.5.2. Đề xuất giải pháp............................................................................... 48
Phần 5 52
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Khuyến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
Phụ lục 1. 55
vi
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
MÔI TRƯỜNG 55
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, là nơi cung
cấp cho chúng ta không gian để sống, cung cấp những nguồn tài nguyên quý
giá như: đất, nước, không khí, khoáng sản,… phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt,
cũng như hoạt động sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. Tuy nhiên, Con
người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các
nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng
tự phân hủy. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp để bảo vệ và cải tạo
môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhà nước đã
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn
đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường và các công
nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác
động đến môi trường. Nhưng việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là
nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động. Chỉ có nhận
thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ
góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn
với môi trường.
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, phía nam tiếp giáp với thủ
đô Hà Nội phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và là
2
tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm
kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi
phía bắc. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế
trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh thái nguyên , phía
Tây giáp huyện Phú Lương ; phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và Huyện
Phú Bình, ; phía Đông Bắc giáp các huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên); phía
bắc giáp huyện Chợ Mới( Bắc Kan). Huyện lỵ Đồng hỷ có 3 thị trấn là:Chùa
Hang, Trại cau và Sông Cầu. Người dân chủ yếu là làm ruông và trồng chè. Có
nhiều dân tộc sinh sống lâu đời...
Xã Hóa Thượng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của huyện và có tuyến quốc lộ
1B cũ và mới cùng tuyến tỉnh lộ 259 chạy trên. Hóa Thượng giáp với Sông Cầu
ở phía Tây Bắc , giáp với xã Minh Lập ở Phía Bắc và Tây Bắc, giáp với xã
Hóa Trung ở phía Bắc và Đông Bắc, giáp với 3 xã Khe Mo, Linh Sơn, Đồng
Bẩm ở một đoạn nhỏ phía Đông Nam giáp với thị trấn Chùa Hang ở phí nam.
Xã Hóa Thượng có diện tích 15,36 km2, dân số là 14000 người, mật độ cư trú
đạt 908 người/km².
Người dân trên địa bàn xã Hóa Thượng chủ yếu làm nông nghiệp và làm
chè, những năm gần đây trước những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung
ở thị trấn đã tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm. Môi trường thiên
nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái.
Môi trường sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của người
dân về môi trường trên địa bàn xã còn hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
3
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Dư Ngọc Thành, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường Xã
Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ nhận thức của người dân về môi trường, từ đó đề xuất
những giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống tại địa bàn.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hóa Thượng
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện
về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được nhận thức của người dân trên địa bàn Xã Hóa Thượng -
Huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên về môi trường. Qua đó đề xuất một số
4
giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ
môi trường.
- Ý nghĩa đề tài sẽ là căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường
công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường.
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Nhận thức:
+ 1 (danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc
kết quả của quá trình đó
+ 2 (động từ) Nhận ra và biết được.
+ Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách
quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến
đến gần khách thể.
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật” - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
6
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản
xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có
nhiều cách phân loại.
- Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản
phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để
dùng làm nguyên liệu sản xuất.
- Quản lý môi trường. "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp,
luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".
- Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần
môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức
độ ô nhiễm môi trường; suy thoái, và các thông tin về môi trường khác.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Một số văn bản pháp luật liên quán tới ngành quản lý môi trường
đang hiện hành ở Việt Nam
7
2. Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký, ban hành sô
29/2005/L-CTN, ngày 12/12/2005.
3. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
4. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
5. Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của chính phủ hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường.
6. Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/15/2004 của chính phủ quyết
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
7. TCVN 6696-2000 chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường.
8. Thông tư số 05/2008/TT-BTNM và môi trường. 8/12/2008 hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường.
9. Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị
định số 80/2006NĐ-CP
10.Luật số 57/2010/QH 12 của Quốc hội : luật thuế bảo vệ môi trường
11.Thông tư số 2433/TT-KMC ngày 3/10/1996 hướng dẫn thi hành
nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định cử phạt những hành vi vi phạm luật
bảo vệ môi trường.
12.Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn địa điểm, xây dựng và
vận hành bãi chôn lấp chấp thải rắn
13.Nghị định số 03/2010/ LQ/HQND và quyết định số 22/2010QĐ-
UBND ngày 20/08/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh về phía phân cấp nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
8
14.Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về
việc xử lý triệt dể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
15.Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập thẩm định phê
duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết,
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
16.Nghị Định 35/NQ-CP năm 2013 về vấn đề cấp bách trong lĩnh vự
bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành.
17.Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu do chính
phủ ban hành.
2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Một số vấn đề về môi trường cần quan tâm trên Thế giới
Theo GS.TS Võ Quý Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường, cấp bách nhất là:
Rừng - “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của
loài người:
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền
của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2
. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi
đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây.
Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng
30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi
khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật,
thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Loài
người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong
khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây.
Rừng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó việc đảm
bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất
quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO2 và thải ra khí O2, rất cần thiết cho
cuộc sống.
9
Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự
quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích
lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6
tỷ tân CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương
khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ
tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí
hậu là rất quan trọng.
*Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày:
- Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch
không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp
các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp
phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt…
- Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn
trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan
trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong sự
phát triển xã hội ở nước ta.
* Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần:
- Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng
nước có trên. Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài
người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên
Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào
lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh
chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự
thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới.
- Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta,
chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và
khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi
10
phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có
nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả
các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với
nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn nước
với chất lượng an toàn.
* Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa
thạch đang cạn kiệt:
- Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi
người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích
rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á, đặc
biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng
sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung Quốc, sức
tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương dầu mỏ)
vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp đôi trong khoảng
10 năm. Tất nhiên lượng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ
năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn
nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007
- Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển,
bằng cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch.
Tuy nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được
trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng
120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta
không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu
với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian
không lâu.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng
mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO2 vào
khí quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trời
11
còn chiếu sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng
mặt trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn
định. Làm thế nào để tạo được nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể
tái tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả
năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng sạch
khác. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử dụng
nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện
nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta và đồng
thời phải tìm các làm giảm tác động lên môi trường. Tiết kiệm năng lượng là
hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát
triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến.
* Trái đất đang nóng lên:
- Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang
theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng
nược mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn,
lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần
thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7o
C so với trước kia.
Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ 0,7o
C mà trong những năm qua, thiên tai như bão
tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng… đã xảy ra tại nhiều vùng
trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để
giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1.8o
C đến 6,4o
C
vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ
tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nước
biển sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có nhiều biến
đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần
số và mức độ.
12
* Dân số thế giới đang tăng nhanh:
- Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự
phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên
nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều
vùng ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế
giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta, được biết
đến là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn
đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều
khiển học. Tình trạng quá đông dân số loài người trên trái đất đã đạt trung bình
khoảng 48 người trên km2
trên đất liền(kể cả sa mạc và các vùng cực). Với dân
số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy có khả
năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên
khác.
2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam
* Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng:
- Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút
đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá
mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới
mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm
xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990,
chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học
của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên: 33,2%
năm 1998 và đến năm 2010 độ che phủ rừng là 39,5 % năm 2013 đã đạt 40,7 %
và đến cuối năm 2014 đạt đến41,%. Đây là một kết quả hết sức khả quan.
Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong
những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Các
số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt Nam, bao
Mã tài liệu : 600263
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, th...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAYĐề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 

Similar to Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Similar to Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (20)

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.docTìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 

More from hieu anh

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  • 1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ------- ------- NGUYỄN MINH ĐỨC Tên đề tài: “TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015
  • 2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ------- ------- NGUYỄN MINH ĐỨC Tên đề tài: “TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Lớp : 43 – DCMT-N03 Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2015
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương trâm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên có thể củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống. Đồng thời, nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một cử nhân môi trường. Hoàn thiện năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu khoa học. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực tiễn”. Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất chí của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong trường và Khoa Môi trường, đặc biệt thầy giáo trực tiếp hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành và các ban ngành trong khối Ủy ban nhân dân xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế và địa bàn nghiên cứu khá rộng và gặp nhiều khó khăn cho nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 20 tháng 5 năm2015 Sinh viên Nguyễn Minh Đức
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Quy hoạch sử dụng đất của Xã Hóa Thượng năm 2013 ............... 28 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Hóa Thượng ............................... 33 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương............... 35 Bảng 4.4: Tình hình chất lượng nước sinh hoạt.............................................. 35 Bảng 4.5. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải ............................................... 36 Bảng 4.6 : Kết quả điều tra về nguồn thải của các hộ gia đình....................... 36 Bảng 4.7: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình 1 ngày.............................. 37 Bảng 4.8. Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình....................................... 38 Bảng 4.9: Kết quả điều tra về kiểu nhà vệ sinh............................................... 39 Bảng 4.10: Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường............... 40 Bảng 4.11: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra theo trình độ học vấn............................................................... 41 Bảng 4.12: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt theo giới tính............................................................................... 42 Bảng 4.13: Nhận thức của người dân về luật môi trường và các văn bản liên quan theo nghề nghiệp........................................................................ 44
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỤC LỤC iii Phần 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 3 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................ 3 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu................................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học....................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3 Phần 2 5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 5 2.1.2. Cơ sở pháp lý....................................................................................... 6 2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam .... 8 2.2.1. Một số vấn đề về môi trường cần quan tâm trên Thế giới.................. 8 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam..................................... 12 2.3 Hịên trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 18 2.3.1 Hiện trạng môi trường nước............................................................... 18 2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí...................................................... 19 2.3.3. Hiện trạng môi trường đất................................................................. 19 2.4 Những nghiên cứu nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương Việt Nam 19
  • 6. iv Bảng 2.5 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường 24 Phần 3 25 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 25 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 25 3.3. Địa điểm thực tập 25 3.3.1. Địa điểm thực tập .............................................................................. 25 3.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 25 3.4.2. Thời gian nghiên cứu 3.5. Nội dung nghiên cứu 25 3.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Xã Hóa Thượng........................ 25 3.5.2. Hiện trạng môi trường tại Xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên........................................................................................ 25 3.5.3. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường............................ 26 - Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người.................................... 26 3.5.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Hóa Thượng 26 3.6. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp. 26 3.6.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 26 3.6.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp............................... 26 3.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................... 26 3.6.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu.............................................. 27 3.7. Phương pháp chọn mẫu 27 Phần 4 28 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
  • 7. v 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã Hóa Thượng- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội..................................................... 29 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hóa thượng 35 4.2.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương............................. 35 4.2.2. Thực trạng xử thải nước thải tại địa phương..................................... 36 4.2.3. Tình hình thu phát thải và thu gom rác thải tại địa phương.............. 37 4.2.4. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của người dân trong xã .................... 38 4.3. Nhận thức của người dân về môi trường 40 4.3.1. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường ................... 40 4.3.2. Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người ........................ 40 4.3.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt....................................................................................... 42 4.3.4. Nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan....................................................................................... 43 4.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Hóa Thượng 45 4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 48 4.5.1. Đánh giá chung.................................................................................. 48 4.5.2. Đề xuất giải pháp............................................................................... 48 Phần 5 52 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Khuyến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 55 Phụ lục 1. 55
  • 8. vi PHIẾU ĐIỀU TRA TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG 55
  • 9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, là nơi cung cấp cho chúng ta không gian để sống, cung cấp những nguồn tài nguyên quý giá như: đất, nước, không khí, khoáng sản,… phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, cũng như hoạt động sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. Tuy nhiên, Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường và các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Nhưng việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và là
  • 10. 2 tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh thái nguyên , phía Tây giáp huyện Phú Lương ; phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và Huyện Phú Bình, ; phía Đông Bắc giáp các huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên); phía bắc giáp huyện Chợ Mới( Bắc Kan). Huyện lỵ Đồng hỷ có 3 thị trấn là:Chùa Hang, Trại cau và Sông Cầu. Người dân chủ yếu là làm ruông và trồng chè. Có nhiều dân tộc sinh sống lâu đời... Xã Hóa Thượng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của huyện và có tuyến quốc lộ 1B cũ và mới cùng tuyến tỉnh lộ 259 chạy trên. Hóa Thượng giáp với Sông Cầu ở phía Tây Bắc , giáp với xã Minh Lập ở Phía Bắc và Tây Bắc, giáp với xã Hóa Trung ở phía Bắc và Đông Bắc, giáp với 3 xã Khe Mo, Linh Sơn, Đồng Bẩm ở một đoạn nhỏ phía Đông Nam giáp với thị trấn Chùa Hang ở phí nam. Xã Hóa Thượng có diện tích 15,36 km2, dân số là 14000 người, mật độ cư trú đạt 908 người/km². Người dân trên địa bàn xã Hóa Thượng chủ yếu làm nông nghiệp và làm chè, những năm gần đây trước những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung ở thị trấn đã tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm. Môi trường thiên nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái. Môi trường sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của người dân về môi trường trên địa bàn xã còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
  • 11. 3 Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Dư Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường Xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Xác định mức độ nhận thức của người dân về môi trường, từ đó đề xuất những giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống tại địa bàn. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hóa Thượng - Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường - Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường 1.2.2. Yêu cầu - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân. - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan. - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được nhận thức của người dân trên địa bàn Xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên về môi trường. Qua đó đề xuất một số
  • 12. 4 giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. - Ý nghĩa đề tài sẽ là căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
  • 13. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Nhận thức: + 1 (danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó + 2 (động từ) Nhận ra và biết được. + Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. - “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật” - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
  • 14. 6 tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Quản lý môi trường. "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia". - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ ô nhiễm môi trường; suy thoái, và các thông tin về môi trường khác. 2.1.2. Cơ sở pháp lý 1. Một số văn bản pháp luật liên quán tới ngành quản lý môi trường đang hiện hành ở Việt Nam
  • 15. 7 2. Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký, ban hành sô 29/2005/L-CTN, ngày 12/12/2005. 3. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. 4. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. 5. Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. 6. Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/15/2004 của chính phủ quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 7. TCVN 6696-2000 chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. 8. Thông tư số 05/2008/TT-BTNM và môi trường. 8/12/2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 9. Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006NĐ-CP 10.Luật số 57/2010/QH 12 của Quốc hội : luật thuế bảo vệ môi trường 11.Thông tư số 2433/TT-KMC ngày 3/10/1996 hướng dẫn thi hành nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định cử phạt những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường. 12.Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chấp thải rắn 13.Nghị định số 03/2010/ LQ/HQND và quyết định số 22/2010QĐ- UBND ngày 20/08/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh về phía phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • 16. 8 14.Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về việc xử lý triệt dể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 15.Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập thẩm định phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản 16.Nghị Định 35/NQ-CP năm 2013 về vấn đề cấp bách trong lĩnh vự bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành. 17.Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu do chính phủ ban hành. 2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Một số vấn đề về môi trường cần quan tâm trên Thế giới Theo GS.TS Võ Quý Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, cấp bách nhất là: Rừng - “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người: Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2 . Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật, thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Rừng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó việc đảm bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO2 và thải ra khí O2, rất cần thiết cho cuộc sống.
  • 17. 9 Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tân CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng. *Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày: - Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt… - Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta. * Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần: - Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có trên. Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới. - Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi
  • 18. 10 phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn nước với chất lượng an toàn. * Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt: - Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007 - Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng 120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian không lâu. - Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO2 vào khí quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trời
  • 19. 11 còn chiếu sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng mặt trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn định. Làm thế nào để tạo được nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể tái tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng sạch khác. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta và đồng thời phải tìm các làm giảm tác động lên môi trường. Tiết kiệm năng lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến. * Trái đất đang nóng lên: - Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng nược mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn, lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7o C so với trước kia. Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ 0,7o C mà trong những năm qua, thiên tai như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng… đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1.8o C đến 6,4o C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có nhiều biến đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số và mức độ.
  • 20. 12 * Dân số thế giới đang tăng nhanh: - Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều vùng ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta, được biết đến là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều khiển học. Tình trạng quá đông dân số loài người trên trái đất đã đạt trung bình khoảng 48 người trên km2 trên đất liền(kể cả sa mạc và các vùng cực). Với dân số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy có khả năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên khác. 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam * Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng: - Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên: 33,2% năm 1998 và đến năm 2010 độ che phủ rừng là 39,5 % năm 2013 đã đạt 40,7 % và đến cuối năm 2014 đạt đến41,%. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt Nam, bao
  • 21. Mã tài liệu : 600263 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562