SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
TRẦN HỒNG NHUNG
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602254
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
Hà Nội - 2010
2
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là một trong những
nguyên nhân khiến cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hoá, đời sống kinh tế- xã hội
bị suy thoái, tạo nên sự phản kháng của người dân. Chống tham nhũng được xem là
một trong những tiêu chí hàng đầu để duy trì, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia.
Ở nước ta hiện nay, tham nhũng là một trong bốn nguy cơ thách thức sự nghiệp
đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá1
. Tham nhũng cản
trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực đến phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá,
làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và
Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của dân tộc.
Các số liệu sau đã phần nào nói lên mức độ, quy mô ngày càng gia tăng và
nghiêm trọng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của Tổ chức Minh
bạch Thế giới, chỉ số minh bạch của Việt Nam năm 2000 là 2,5/10 đứng thứ 76/90.
Mười năm sau, năm 2010, chỉ số minh bạch của Việt Nam cũng không nhích lên đáng
kể: 2,7/10, xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ [62]. Điều đó cho thấy, tuy
Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực chống tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa tiến triển,
xếp hạng vẫn rất thấp và chậm cải thiện. Tham nhũng đang diễn biến phức tạp và tinh
vi hơn song việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng lại ít hơn rất nhiều so với
thực tế.
Đó là xếp hạng trên thế giới, còn ở trong khu vực, Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia báo động về tham nhũng. Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế- chính trị đã
xếp Việt Nam thứ 7/12 nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trên cả Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ, Inđônêxia [30; tr 123].
Tiếp theo là một vài số liệu cụ thể về tham nhũng trên các lĩnh vực: Chi phí
tham nhũng trong các doanh nghiệp chiếm từ 15-20% tổng chi phí, một tỉ lệ rất lớn so
với bất kì một nền kinh tế nào trên thế giới; 64,3% hối lộ cho các cán bộ trực tiếp; 23,5
% hối lộ trước khi có công việc phải đến “cửa quan”. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
1
Bốn nguy cơ đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn
tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
3
cơ bản, tỉ lệ thất thoát trung bình từ 10-20%, có thể lên đến 30% mà chỉ riêng số tiền
thất thoát này cũng đủ để trả lương cho hệ thống công chức. Theo một tính toán, số tiền
thất thoát do tham nhũng khoảng 2% GDP (tức khoảng 1,2 tỷ USD/năm) [30; tr 80-
132].
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, “các biện pháp đấu tranh với tham
nhũng của Việt Nam đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc. Các biện
pháp mang tính thể chế và chế tài tích cực tưởng như hiệu quả song chưa đẩy lùi được
tình trạng tham nhũng; các biện pháp mang tính giáo dục (phê bình, tự phê bình, giáo
dục tư tưởng, đạo đức…) dường như không phát huy được hiệu quả” [30, tr 5]. Do vậy,
nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn
đang là nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng, Nhà nước, xã hội ta hiện nay.
Trong nỗ lực tìm ra các biện pháp mới, trở lại quá khứ để kế thừa và phát huy
những bài học kinh nghiệm về đấu tranh với nạn tham nhũng là một việc làm thiết
thực. Bởi lẽ, trong lịch sử, cha ông ta cũng nhiều lần phải đối mặt và ứng phó với tệ
nạn tham nhũng mà xét về quy mô, mức độ, hình thức cũng không kém phần nghiêm
trọng. Một trong những triều đại phong kiến thường được nhắc đến với quyết tâm
chống tham nhũng cao độ đó là triều Nguyễn. Nghiên cứu về công tác phòng, chống
tham nhũng thời Nguyễn sẽ góp phần đắc lực cho cuộc chiến chống lại một trong bốn
nguy cơ lớn của Việt Nam trong thời kì Đổi mới.
Ngoài mục đích “ôn cố tri tân”, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ hơn một trong những “góc khuất” của lịch sử triều Nguyễn- vấn đề
tham nhũng và phòng chống tham nhũng- để nhận diện cụ thể hơn về lịch sử vương
triều và vị trí của triều đại này trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp phần đánh giá triều
Nguyễn một cách khách quan và chân thực hơn.
Trên cơ sở các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của cha ông, ta có thể rút
ra được những bài học quý báu, những định hướng chiến lược về công tác phòng,
chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Với những mục đích và ý nghĩa trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài luận văn:
“Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu triều Nguyễn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn trên hầu hết các lĩnh vực
như chính trị, kinh tế, tôn giáo, quân sự, luật pháp, nghệ thuật, văn học…Có không ít
các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong
lịch sử dân tộc. Các đề tài đã khai thác các góc độ khác nhau về thời Nguyễn từ quá
trình ra đời, phát triển đến giai đoạn suy tàn. Tuy nhiên, hệ thống tư liệu gốc về triều
đại này rất phong phú. Nhiều mảng đề tài vẫn chưa khai thác triệt để về mặt tư liệu.
Trong đó, vấn đề tham nhũng dưới triều Nguyễn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ,
chưa có nhiều bài viết, công trình đề cập.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tham nhũng triều Nguyễn
Tham nhũng luôn là mối quan tâm của nhà nước trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Số lượng các công trình nghiên cứu về tham nhũng rất lớn. Ở Việt Nam, các công
trình, sách báo, tạp chí, hội thảo… bàn luận đến tham nhũng chiếm tỉ lệ đáng kể do tính
thời sự và yêu cầu cấp bách của nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: Cán bộ, công chức với vấn đề
cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí/ Khải Nguyên (chủ biên), NXB Lao
động Xã hội, 2009; Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay/ Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (chủ biên), NXB Chính trị Quốc
gia, H, 2008; Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội
tham nhũng/ Trần Công Phàn, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2004; Tham nhũng ở nước ta
hiện nay và các biện pháp khắc phục/Lê Văn Cương, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1993;
Tham nhũng- tệ nạn của mọi tệ nạn/ Nguyễn Y Na, Viện thông tin khoa học xã hội,
1997; Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay/ Phạm Hồng
Thái, Tạp chí Quản lí nhà nước, số 5, tr 8-12, 2005.; Giám sát- vũ khí quan trọng trong
đấu tranh chống tham nhũng/ Hải yến, Tạp chí Thương mại, số 7, năm 2005… Các đề
tài đã góp phần nhận diện tham nhũng rõ ràng hơn: phân tích về khái niệm, đặc điểm
của tham nhũng, thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, những
công trình vẫn chủ yếu tập trung vào tham nhũng thời hiện đại mà chưa đi sâu khai
5
thác các tư liệu lịch sử về tham nhũng thời trung đại. Đó là khoảng trống mà chúng tôi
nhận thấy cần phải bù lấp.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng các công trình chuyên khảo về tham
nhũng thời trung đại không nhiều. Các bài viết ít ỏi bàn về tham nhũng thời phong kiến
như: Chống tham nhũng- cái nhìn và cách làm của cha ông ta xưa [17; tr 57-63] bàn
về nguyên nhân và một số các biện pháp đối phó của nhà nước phong kiến như hoàn
thiện hệ thống pháp luật, coi thanh liêm là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của quan lại,
chống tham nhũng là của toàn dân.; Về sự tha hoá quyền lực của bộ máy chính quyền
phong kiến cấp xã [17; 371-396] nêu lên nguyên nhân xuất hiện tệ cường hào làng xã,
những biểu hiện của cường hào làng xã và biện pháp của nhà nước phong kiến; Pháp
luật xưa về chống tham nhũng [56]; Vua quan ngày xưa chống tham nhũng[57]… đã
chỉ ra một số biện pháp phòng chống tham nhũng của cha ông ta. Các bài viết này chưa
nêu được thực trạng tham nhũng qua các thời kì và cũng chưa phân tích được hết các
giải pháp của nhà nước phong kiến đối với vấn nạn này. Một hệ các giải pháp về
phòng, chống tham nhũng thời phong kiến được tổng hợp khá đầy đủ trong một công
trình của tác giả Phạm Thị Huệ có tiêu đề Phòng, chống tham nhũng xưa và nay [60].
Từ những biện pháp có tính chất vĩ mô như chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, cải
cách hệ thống pháp luật, thiết lập cơ quan giám sát có thực quyền và hiệu quả, đào tạo
đội ngũ quan lại đến biện pháp có tính chất vi mô như xử lí nghiêm đối với từng trường
hợp xảy ra sai phạm, tăng lương quan lại… tác giả đã đưa ra những bài học hết sức cần
thiết cho ngày nay để chống tệ tham nhũng. Trong đó, những khó khăn mà chúng ta
đang tìm cách gỡ rối đã được cha ông ta quan tâm và khắc phục hiệu quả từ nhiều năm
trước. Bài viết có nhiều đóng góp không thể phủ nhận song lại thiếu những số liệu
thống kê để tăng thêm tính thuyết phục. Một số giải pháp nêu lên còn mang tính đơn lẻ.
Do đó, hướng nghiên cứu trong bài viết của chúng tôi sẽ một mặt nêu ra các con số cụ
thể, trên cơ sở đó có được những kết luận tương đối chính xác; mặt khác cũng đặt giải
pháp trên trong một hệ thống. Ví dụ: chúng tôi coi việc thiết lập chế độ lương bổng
công bằng, hợp lí cho quan lại là một biện pháp nhỏ nằm trong biện pháp lớn hơn là
chế độ đãi ngộ quan lại bao gồm không chỉ về giá trị vật chất mà còn thêm giá trị tinh
thần như: được vinh danh, lệ tập ấm cho con cháu, lệ trí sĩ…
6
Về nạn tham nhũng và chống tham nhũng thời Nguyễn, đáng lưu ý nhất là tác
phẩm Từ thụ yếu quy của tác giả Đặng Huy Trứ bàn về quy tắc trọng yếu trong cho và
nhận cùng với đức thanh liêm của quan lại [20]. Đây có thể coi là một công trình
chuyên khảo về tham nhũng thời Nguyễn mà ngày nay chúng ta biết được. Chắt lọc từ
kinh nghiệm chốn quan trường, ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa những người mang
thiên chức làm cha mẹ dân với người dân được biểu hiện qua mối ứng xử giữa kẻ cho
và người nhận. Đó là giao tiếp rất đời thường nhưng ẩn sau những thứ gọi là “trầu
thuốc” ấy cũng đủ sức gặm nhấm và làm mục ruỗng cả một thể chế nhà nước. Thấy
được nguy cơ tai hại của căn bệnh tham nhũng, tác giả muốn thông qua cuốn sách giúp
người làm quan có đủ tỉnh táo, bản lĩnh, lương tâm để thoát khỏi sự cám dỗ của nạn hối
lộ. Bằng những sự kiện mắt thấy tai nghe từ thực tế và trong sử cũ, Đặng Huy Trứ đã
khái quát thủ đoạn tinh vi của tệ hối lộ thành 104 trường hợp diễn ra trên mọi lĩnh vực
của đời sống: giáo dục, chính trị, kinh tế, pháp luật... để làm gương răn dạy cho con
cháu đời sau. Trước tất cả tình huống đó, người làm quan phải dứt khoát từ chối. Tuy
nhiên, cũng có những mối quan hệ chứa đựng ân nghĩa tốt đẹp, không mưu cầu tư lợi
mà quan lại có thể nhận. Chỉ có 5 trường hợp được nhận, là biểu hiện tình cảm trong
sáng giữa thầy và trò, con cái đối vói cha mẹ… 109 trường hợp nhận và không nhận đó
không thể phản ánh hết thực trạng tham nhũng, điều cốt lõi là từ thế thái nhân tình trăm
màu muôn vẻ đó có thể suy ra cái đạo lý, cái yếu quy. Vì thế, tác giả đã dành một phần
quan trọng trong cuốn sách với tiêu đề “Suy rộng ra” để bàn về những phẩm chất, đức
tính cần có của người làm quan được cô đọng trong 8 chữ: cần kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư. Dẫu là người đã sống cách chúng ta hơn một thế kỉ nhưng Từ thụ yếu quy
của Đặng Huy Trứ vẫn mang những giá trị nóng hổi của thời đại chúng ta đang sống.
Cuốn sách của ông ngoài cung cấp những tư liệu về xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XIX với nhiều mặt trái của xã hội còn như một cẩm nang về thuật trị nước để chống lại
nạn tham nhũng. Chống tham nhũng không chỉ bằng cải cách thể chế, pháp luật mà
phải bằng chính sự tu thân, tề gia của mỗi con người.
Đó là tác phẩm của tác giả đương thời viết về thực trạng tham nhũng thời
Nguyễn. Ngoài ra, nguồn tư liệu mà chúng tôi có được còn là các bài viết của các nhà
nghiên cứu hiện đại nhìn về quá khứ. Có thể nêu lên các công trình sau:
7
Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng đăng trên tạp chí NCLS năm 2006: Các
biện pháp phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô
Huế- tác dụng và bài học kinh nghiệm với nhiều thống kê và phân tích công phu về
phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn song lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây
dựng. Mặc dù vậy, một số các biện pháp mà tác giả chỉ ra có thể áp dụng không chỉ
cho lĩnh vực xây dựng mà còn cho rất nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ: chặt chẽ về mặt quy
trình, thủ tục; chế độ trách nhiệm được phân định rõ ràng, tăng cường giám sát, phối
hợp kiểm tra giữa các cơ quan; thực hiện tiết kiệm, tránh lãnh phí; đào tạo quan lại đáp
ứng được yêu cầu công việc; hệ thống luật chặt chẽ, nhất quan; các biện pháp xử lí
nghiêm minh, kịp thời. Những kinh nghiệm được tác giả nêu lên chắc chắn rất ý nghĩa
với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trên một trong những lĩnh vực dễ xảy ra
tham nhũng nhất hiện nay đó là xây dựng.
Bên cạnh đó, các bài viết: Chống tham nhũng bắt đầu từ trên [54]; Chính sách
chống tham nhũng thời Minh Mạng [55] cũng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm
về chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng nhưng còn khá sơ sài, ít dẫn chứng.
Từ những phân tích về lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, chúng tôi nhận thấy,
chưa có một công trình viết về tham nhũng dưới triều Nguyễn một cách tổng hợp và hệ
thống, các công trình và bài viết chủ yếu vẫn khai thác một số khía cạnh nhỏ trong
công tác phòng, chống tham nhũng triều Nguyễn hoặc có nêu lên những bài học kinh
nghiệm về chống tham nhũng nhưng không đưa ra được số liệu thống kê cụ thể minh
hoạ. Do đó, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài này với mong muốn có cái nhìn toàn
diện và chuyên sâu hơn về vấn nạn tham nhũng và các giải pháp khắc phục của triều
Nguyễn. Hi vọng sẽ bù đắp được phần nào những khoảng trống nghiên cứu về triều
Nguyễn ở khía cạnh này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tham nhũng và công tác phòng, chống
tham nhũng trong giai đoạn độc lập, có chủ quyền của vương triều Nguyễn từ năm
1802 đến năm 1884. Sở dĩ người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là vương triều
Nguyễn bởi lẽ: triều Nguyễn là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt trong thời kì phong
kiến Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Đặc biệt ở chỗ, đây là triều đại
8
phong kiến cuối cùng “là phép cộng dồn của lịch sử thế kỉ XIX” thể hiện được một
cách đầy đủ nhất đặc trưng và bản chất của chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu
về triều Nguyễn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam thời kì trước đó.
Đồng thời, đây cũng là triều đại phong kiến gần chúng ta nhất về mặt thời gian. Những
dấu ấn của thời Nguyễn đối với xã hội ngày nay hiện hữu đậm nét hơn bất kì một triều
đại phong kiến nào. Bên cạnh đó, trong tình hình hạn chế về tư liệu lịch sử thời phong
kiến của nước ta hiện nay, hệ thống tài liệu đồ sộ và đa dạng mà chúng ta có được về
triều Nguyễn sẽ thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu so với các triều đại khác.
Giai đoạn được chọn là 1802- 1884 là giai đoạn nhà Nguyễn được độc lập, tự
chủ trong đối nội và đối ngoại, cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của triều
Nguyễn. Với một chính quyền vững mạnh, có đầy đủ quyền năng trong tay, nhà
Nguyễn trong giai đoạn này có điều kiện đưa ra được những chiến lược, giải pháp
phòng ngừa, xử lí tham nhũng hữu hiệu và áp dụng chúng trên thực tế. Trong 82 năm
từ năm 1802 đến năm 1884, triều Nguyễn trải qua 7 đời vua: Gia Long (1802-1819),
Minh Mệnh (1802-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), Dục Đức (làm
vua 3 ngày), Hiệp Hoà (6/1883-11/1883), Kiến Phúc (12/1883-8/1884). Luận văn tập
trung chủ yếu vào 4 đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự
Đức. Những đời vua sau đó trị vì trong thời gian hết sức ngắn ngủi và không có đóng
góp đáng kể cho vương triều Nguyễn nên chúng tôi không đề cập đến trong luận văn.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, trước hết, chúng tôi đã căn cứ vào các nguồn tư liệu gốc của
triều Nguyễn như: các cuốn sử biên niên và chuyên khảo, hội điển, văn bản pháp luật
cổ… Khảo sát các bộ sử cũ của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu… có thể tìm thấy nhiều thông tin về các vụ
án tham nhũng, các quan điểm chống tham nhũng của các triều đại, các biện pháp
phòng, chống tham nhũng. Một bộ luật hoàn chỉnh và thống nhất của vương triều
Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ cũng được chúng tôi khai thác để phân tích các quy định
của nhà nước trong xử lí hành vi tham ô, nhũng nhiễu của quan lại.
Tiếp đến là các văn bản pháp luật hiện đại, sách tham khảo, các tập kỉ yếu hội
thảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp, tư liệu Internet có liên
9
quan đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu truyền miệng như các câu ca dao, dân ca
về mối quan hệ quan – dân, về hành vi sách nhiễu của quan lại cũng phản ánh phần nào
tệ tham nhũng dưới thời phong kiến. Một mảng tư liệu khác là các nghiên cứu của học
giả nước ngoài như công trình nghiên cứu: Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam- một bộ
máy hành chính trước thử thách của Emanuel Poison [18]; Chính quyền trung ương
triều Nguyễn và nhà Thanh- Cơ cầu quyền lực và quá trình giao tiếp của Woodside
[27]… cho ta cách nhìn nhiều chiều về triều Nguyễn trong lịch sử.
Chúng tôi đã nỗ lực khai thác các tư liệu sử gốc hiện có về triều Nguyễn song
do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chưa tiếp cận được tư liệu Châu bản- một
nguồn sử liệu rất phong phú về triều Nguyễn. Chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số
văn bia, gia phả của các dòng họ lớn thời Nguyễn song chưa thể khảo sát rộng và sâu.
Tóm lại, luận văn khai thác và sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sử liệu
trực tiếp và sử liệu gián tiếp; tư liệu ở trong nước và tư liệu của nước ngoài; tư liệu trên
nhiều lĩnh vực: lịch sử, pháp luật, văn hoá, chính trị, kinh tế…trong đó chúng tôi chú
trọng khai thác nguồn tư liệu gốc phong phú, dồi dào về triều Nguyễn- nguồn tư liệu đã
và đang được nhiều học giả nghiên cứu song chưa nhiều và triệt để. Sự đa dạng về
nguồn tư liệu sẽ giúp luận văn giải quyết được một cách khá trọn vẹn các nội dung và
yêu cầu đặt ra.
Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ
sở phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
đặc thù như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Do nguồn tư liệu về tham nhũng
triều Nguyễn không nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê các vụ án tham
nhũng trong bộ Đại Nam thực lục- bộ chính sử lớn nhất thời Nguyễn để có được các tư
liệu ban đầu về thực trạng tham nhũng (số lượng vụ án, mức độ tham nhũng trên từng
lĩnh vực và ở cấp địa phương, trung ương…).
Trong khi tiếp cận với các quy định pháp luật xử lí hành vi tham nhũng trong
Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, chúng tôi cũng so sánh với các quy định trong bộ
Quốc triều hình luật thời Lê và Đại Thanh luật lệ nhằm thấy được sự tiếp thu và vận
dụng linh hoạt của triều Nguyễn. Phương pháp này cũng được sử dụng khi xem xét các
10
biện pháp phòng ngừa tham nhũng của nhà Nguyễn, đặt vấn đề tham nhũng của triều
Nguyễn trong công tác phòng, chống tham nhũng của lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam và của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Thanh để tìm ra những tương đồng
và dị biệt. Trên các nguồn tư liệu có được, chúng tôi phân tích và tổng hợp đưa ra nhận
định, đánh giá đối với các chính sách của nhà Nguyễn, rút ra những kinh nghiệm cần
thiết cho ngày nay. Việc sử dụng phương pháp thống kê và so sánh là ưu thế của đề tài
so với nhiều công trình khác bởi lẽ, với hai phương pháp này chúng tôi có được những
số liệu cụ thể để nhìn nhận vấn đề khách quan, chân xác hơn; đồng thời thông qua sự
so sánh, vấn đề được khai thác nhiều chiều và rộng mở hơn.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục được bố cục
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tham nhũng và vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương 3: Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn
1802-1884.
Do hạn chế về thời gian, tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện và
mở rộng hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo.
11
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG VÀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG TRONG
LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, khi tham nhũng đã trở thành nguy cơ và hiểm hoạ lớn ở nhiều quốc
gia trên thế giới thì công tác phòng, chống tham nhũng lại càng được đẩy mạnh và tăng
cường hơn nữa. Nhưng để tiến hành công tác này một cách hiệu quả, trước hết cần
phải nhận diện về tham nhũng, đưa ra những đặc trưng và dấu hiệu chủ yếu làm nền
tảng để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là hành vi tham nhũng hay không?
Đây là tiền đề quan trọng trong xây dựng các quy định pháp luật về chống tham nhũng
và đặt ra các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trên các lĩnh vực.
Đã có đến hàng trăm các định nghĩa, cách hiểu khác nhau của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước với mức độ rộng, hẹp khác nhau nhưng nhìn chung, nói đến
tham nhũng, trước hết người ta thường nghĩ đến người có chức quyền hoặc người làm
công tác quản lý liên quan đến tiền và tài sản công trong cơ quan nhà nước.
Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, ăn hối lộ, đục khoét của
công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền sách nhiễu nhân dân … được dùng để chỉ những
kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác
nhau để mưu lợi cho riêng mình. Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã
hội phong kiến, phá hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và
sinh lòng oán thán triều đình.
Tham nhũng bao gồm hai thành tố: tham và nhũng. Theo từ điển Hán Việt,
“tham” có nghĩa là hám lợi, vụ lợi; “nhũng” là quấy rối, khiến dân không được yên, tựu
chung lại là các hành vi hạch sách người dân, ăn của đút để mưu lợi cho cá nhân. Song,
nếu chỉ hiểu tham nhũng dưới hai góc độ đó thì chưa đủ bởi lẽ hành vi tham nhũng còn
bao hàm nhiều dấu hiệu khác như ăn bớt của công, lạm dụng chức quyền vì tư lợi...
Thời kì phong kiến không có một khái niệm đầy đủ về tham nhũng. Tuy nhiên, thông
12
qua các tư liệu lịch sử, có thể nêu lên các hành vi, dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng
thời kì này.
Quốc triều hình luật thời Lê đã xác định hành vi tham nhũng bao gồm:
+ Nhận hối lộ
+ Sử dụng tài sản, nhận lực của công vào việc riêng, ăn bớt của công
+ Sách nhiễu, chiếm đoạt của dân
+ Chậm nộp thuế, ăn bớt tiền thu thuế
+ Lạm chiếm đất đai
+ Tự tiện sai khiến dân đinh
+ Khai lậu hộ khẩu...
Trong Hoàng Việt luật lệ cũng nêu lên nhiều hành vi tương tự, đặc biệt còn có
một quyển riêng mô tả 9 hành vi nhận hối lộ bị coi là tội phạm như: quan lại nhận của,
tiền; nhận của, tiền sau khi xong việc; quan lại hứa nhận của, tiền; làm quan lại sách
nhiễu vay mượn tiền của của dân; cho người nhà sách nhiễu tiền của; nhân việc công
bắt dân đóng góp...
Đặng Huy Trứ trong cuốn "Từ thụ yếu quy"- Những quy tắc trọng yếu trong cho
và nhận- đã tập trung vào hạt nhân của nạn tham nhũng là tệ ăn hối lộ để khái quát
thành 104 trường hợp điển hình trong xã hội phong kiến trên tất cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, giáo dục... như: sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ; nhà buôn hối lộ để được lĩnh
tiền công mua hành; kẻ thầu thuế cửa quan bến đò hối lộ để dễ lạm thu; quan tham lại
nhũng hối lộ để lấy lòng quan trên; con cháu công thần, đại thần hối lộ để được tập ấm
ra làm quan... [20]
Hiện nay, khoa học pháp lý đã đưa ra khái niệm tham nhũng khá cụ thể. Luật
phòng chống tham nhũng Việt Nam nêu lên khái niệm tham nhũng là “Hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Các hành vi
tham nhũng được điểm mặt, chỉ tên trong điều 3 của luật này.
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
13
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.[ 9; tr 11]
Luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2001 quy định các tội phạm về
tham nhũng bao gồm các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội
lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; tội giả mạo
trong công tác. [10; tr 248-254]
Khái niệm của Việt Nam cũng khá gần gũi với các khái niệm về tham nhũng của
các tổ chức, các quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng thế giới định nghĩa: “Tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công
cộng nhằm lợi ích cá nhân” [ 30; tr 27]
Tổ chức Minh bạch thế giới cho rằng: Tham nhũng là hành vi của người lạm
dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân. [30;
tr 27]
Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng cho rằng: "Tham
nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao hàm:
+ Hối lộ: là việc trao một lợi ích để tác động một cách không đúng đắn đến một
hành vi hay một quyết định. Hối lộ là hành vi tham nhũng phổ biến nhất mà chúng ta
được biết.
+ Tham ô, trộm cắp và lừa đảo
+ Tống tiền
14
+ Lạm dụng quyền quyết định
+ Chủ nghĩa thiên vị, nhất thân nhì quen
+ Tạo nên hoặc khai thác các lợi ích xung đột nhau
+ Đóng góp chính trị không đúng đắn [30; tr 18]
Công ước liên châu Mỹ (OAS) về chống tham nhũng đưa ra những hành vi tham
nhũng:
+ Đòi hoặc nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bởi công chức chính phủ hoặc người
thực hiện chức năng công, bất kì vật gì có trị giá bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà
tặng, sự ưu đãi, hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để
công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong
thực hiện chức năng công của mình
+ Đề nghị đưa, dành cho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho công chức chính
phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kì vật gì có giá trị bằng tiền hoặc lợi ích
khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người
hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc
không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình [31; tr 23]
Chúng tôi dựa trên khái niệm “tham nhũng” và các hành vi cụ thể của tham
nhũng được nêu trong Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 làm cơ sở
để nhận diện tham nhũng thời Nguyễn. Sở dĩ như vậy vì: thứ nhất, thời phong kiến
không nêu ra một khái niệm tham nhũng tổng hợp, đầy đủ, gây khó khăn cho việc
thống kê các hành vi tham nhũng qua các tư liệu lịch sử; thứ hai, đây là một khái niệm
có sự đồng nhất giữa các thời đại và khá thống nhất trên thế giới; thứ ba, xét mục đích
của lịch sử, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, vì sự phát triển của hiện tại, cho nên
lấy khái niệm ngày nay nhìn nhận về hiện tượng của quá khứ để có sự so sánh, đối
chiếu hợp lý, phát hiện những điểm tương đồng qua đó chắt lọc được các bài học kinh
nghiệm quý báu. Do đó, công việc thống kê các vụ án tham nhũng thời Nguyễn qua các
bộ sử lớn được xác định là: các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tập
trung vào 12 hành vi tham nhũng điển hình của Luật phòng, chống tham nhũng Việt
Nam năm 2005.
15
Liên quan đến khái niệm tham nhũng là các khái niệm: tham ô, nhận hối lộ, lãng
phí, tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng lạm, đặc quyền, đặc lợi... Tham ô, nhận hối lộ là
những hành vi biểu hiện của tham nhũng song nội hàm có sự khác nhau. Sự phân biệt
đã được nêu lên trong Luật hình sự Việt Nam năm 1999 ở điều 278: tội tham ô tài sản
và điều 279: tội nhận hối lộ. Tham ô được hiểu là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Còn tội nhận hối lộ là việc lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào để làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tệ quan liêu và tệ tham nhũng
có thể xem là anh em sinh đôi, nạn quan liêu là tiền đề cho tham nhũng, tham nhũng
làm trầm trọng thêm chế độ quan liêu. Cũng có trường hợp có quan liêu mà không có
tham nhũng hoặc chỉ có tham nhũng mà không có quan liêu nhưng nhìn chung hai hiện
tượng này thường quan hệ chặt chẽ, song hành, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau. Biểu
hiện của tệ quan liêu là:
- Quan cách, quan dạng (cố làm ra vẻ bề trên, oai vệ, quyền uy giả tạo)
- Háo danh, ham quyền, sính hình thức
- Hách dịch, cửa quyền với cấp dưới, với dân
- Xa dân, không hiểu dân, khinh dân, sợ dân
- Bảo thủ, trì trệ, kinh nghiệm chủ nghĩa [30; tr 14]
1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng
Trong một số các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thường có sự đồng
nhất khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng hoặc hiểu điều kiện là
nguyên nhân của tham nhũng. Theo chúng tôi, có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ trên.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nguyên nhân là nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm nảy sinh
sự việc”. Còn “Điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra hoặc
những tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó.”
Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này là: nếu như nguyên nhân
là động lực bên trong thôi thúc con người làm một việc gì đó, thì điều kiện là những tác
động bên ngoài hỗ trợ và giúp phát sinh hành động đó xảy ra mà thiếu những tác động
đó con người không thể thực hiện được hành động. Vận dụng vào giải thích cho
16
nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng có thể thấy: nguyên nhân của tham nhũng
chỉ có một đó chính là từ lòng tham của con người, từ thói hám lợi, vị kỉ của con
người. Lòng tham là nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất khiến con người nảy
sinh ý muốn chiếm đoạt của công thành của riêng hay thực hiện các hành vi trái luật để
mưu cầu tư lợi. Còn điều kiện của tham nhũng là các nhân tố thúc đẩy cho lòng tham
của con người biến thành các hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân.
Lòng tham luôn tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Nhưng để lòng tham đó biểu hiện ra
bên ngoài bằng hành vi tham nhũng cần phải có rất nhiều điều kiện như luật pháp có
nhiều sơ hở, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quyền lực nhà
nước, sự trừng phạt thiếu nghiêm minh, triệt để... Điều đó lí giải vì sao các quốc gia có
các mức độ tham nhũng khác nhau, tuỳ thuộc vào việc thể chế nhà nước và pháp luật
của quốc gia đó tạo điều kiện nhiều hay ít cho tham nhũng có thể xảy ra. Về nguyên
nhân của tham nhũng có lẽ không cần bàn luận nhiều. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào phân
tích một số điều kiện làm sản sinh tham nhũng:
Từ góc độ chính trị, điều kiện thực hiện tham nhũng là việc tổ chức và sử dụng
sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo
ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền... Vì vậy trong quá trình thực thi
quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng thường sử dụng các lợi thế về chức vụ để vụ
lợi. Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ
quan cấp dưới thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước nên họ rơi
vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình.
Từ góc độ pháp lý, tham nhũng sở dĩ có thể thực hiện một cách dễ dàng được
xác định là do: thiếu vắng các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của
cán bộ, công chức nhà nước; pháp luật có nhiều sơ hở hoặc xử lí nương nhẹ cho các
hành vi tham nhũng.
Từ góc độ kinh tế, tham nhũng xảy ra trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền
kinh tế trong quá trình chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường. Đây là giai đoạn mà cơ sở pháp lý của nền kinh tế còn yếu kém, quản lý kinh tế
của nhà nước còn nhiều sơ hở, các thể chế kinh tế còn chưa hoàn thiện, tạo kẽ hở cho
tham nhũng kinh tế phát triển.
17
Đó là những nguyên nhân và điều kiện chung của tham nhũng trên cơ sở đó đưa
ra các giải pháp để hạn chế và tiến tới triệt tiêu các cơ hội làm phát sinh lòng tham của
con người khi tiến hành công vụ.
1.2. Vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Khảo sát về nạn tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng ở Việt
Nam thời phong kiến từ khi được thiết lập đến trước thời kì nhà Nguyễn nhằm mục
đích đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tham nhũng trong thời kì phong kiến mà triều
Nguyễn là một trong những triều đại điển hình nhất và tìm ra những điểm kế thừa cũng
như điểm khác biệt của nhà Nguyễn trong cuộc đấu tranh với vấn nạn tham nhũng so
với các thời kì trước đó.
Chúng tôi khảo sát bộ Đại Việt sử kí toàn thư- một trong những bộ biên niên sử
khá công phu và đồ sộ còn lưu lại- để phác hoạ phần nào bức tranh tham nhũng thời
phong kiến. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến vấn đề này không nhiều, tản
mát, số vụ án cũng ít ỏi chưa phản ánh đúng thực trạng của tệ tham quan, hối lộ dưới
các triều đại. Mặc dù vậy, qua một số ít tư liệu có được cũng tạo cơ sở để chúng tôi đưa
ra vài nhận xét ban đầu mang tính chất tổng quát làm tiền đề cho việc phân tích và
nhận định về tham nhũng của triều Nguyễn.
1.2.1. Nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng thời phong kiến.
Ngoài những nguyên nhân và điều kiện chung, thời phong kiến ở Việt Nam còn
có những điều kiện riêng làm phát sinh tham nhũng gắn với đặc thù của hoàn cảnh lịch
sử, kinh tế, văn hoá, xã hội thời kì này.
Điều kiện chính trị
Tham nhũng nảy sinh từ cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến theo
hướng tập quyền, chuyên chế, quan liêu của nhà nước phong kiến Nguyễn nói riêng và
nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung. Những đặc điểm của bộ máy này là:
+ Đồ sộ hơn mức cần thiết
+ Bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp hơn nhu cầu quản lí
+ Đội ngũ quan lại ngày càng đông đảo hơn nhu cầu thực tế
+ Chi phí cho nhà nước ngày càng tăng cao hơn mức cần thiết
18
Đây là bốn điều kiện sống còn của nhà nước bóc lột chuyên chế, quan liêu. Bởi
vì, chỉ nhờ vào các yếu tố này nhà nước mới tự nuôi sống nó bằng các phương thức vơ
vét, bóc lột nhân dân và tham nhũng chỉ là một loại hành vi của quá trình tự nuôi sống
của nhà nước quan liêu, chuyên chế. [30; tr 10]
Cách thức tổ chức này kéo theo nhiều hệ quả:
+ Bộ máy quan liêu, chuyên chế đã tạo cho quan chức có quyền lực quá lớn còn
nhân dân nhược quyền thậm chí vô quyền, do đó gây nên tình trạng mất dân chủ, là cơ
sở cho tham nhũng phát sinh và phát triển. Vua quan là những người thay trời trị vì
dân, là cha mẹ dân, có trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ dân: “Miệng nhà quan có gang có
thép.” Vì thế, mỗi hành vi thực hiện chức năng công quyền của quan lại đều được coi
là ban ơn cho nhân dân. Nhân dân bị bóc lột, bị tước quyền vẫn cảm thấy đội ơn vua
quan áp bức. Trong tình hình như vậy, vua quan thỏa sức bóc lột nhân dân, nạn tham
nhũng trở thành phổ biến, là hành vi thông thường của kẻ quan quyền. Dân sợ quan
nên quan càng có cơ hội để lạm dụng chức quyền thoả mãn lòng tham. Trong một
chiếu dụ của vua Tự Đức gửi các quan năm 1851 đã chỉ ra: “quan coi dân như kẻ thù,
dân sợ quan như sợ hổ. Quan mưu tích đầy túi tham, ngày đục, tháng khoét, lại thêm
bao nhiêu việc sách nhiễu không thể kể hết được...”
+ Vì bộ máy nhà nước cồng kềnh, lượng quan lại đông đảo, nhà nước tuy cố
gắng đảm bảo chế độ lương bổng cho quan lại nhưng vẫn không đủ đáp ứng đời sống
cho bộ máy thừa hành. Xã hội phong kiến dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự
cấp, tự túc, năng suất thấp và bấp bênh. Nguồn thu nhà nước chủ yếu từ thuế nông
nghiệp nên việc chi trả lương bổng cho quan lại cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế
đất nước. Lương của quan lại thấp là tiền đề tâm lí quan trọng làm nảy sinh lòng tham
của con người để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu.
Trong xã hội phong kiến, người quân tử ra làm quan giúp nước không coi việc
vinh thân phì gia là mục đích. Lý tưởng sống của họ là thành danh, lập ngôn, lập công
và lập đức. Phần lớn kẻ sĩ coi cuộc sống khó khăn là môi trường rèn luyện, mài sắc
thêm tài năng và đạo đức của họ. Cuộc sống của họ là “an bần, lạc đạo” (yên vui trong
cảnh nghèo mà vui thú thực hành đạo”. Nhưng những vị quan chấp nhận cuộc sống
nghèo khổ, thanh bạch chỉ là thiểu số. Đa phần quan lại không thể duy trì cuộc sống
19
của bản thân và gia đình với mức lương ít ỏi. Lương của quan lại căn cứ vào chức vụ
mà viên quan đó đảm nhiệm nên chức vụ càng nhỏ lương bổng càng thấp. Sự chênh
lệch giữa mức lương của các chức vụ cũng khá lớn. Những viên quan ở huyện và xã, là
những cấp gần dân, công việc nhiều, trọng trách lớn nhưng tiền lương lại quá ít ỏi.
Theo thống kê của Emmanuel Poisson về lương của các cấp quan ở tỉnh Bình Định thời
Nguyễn, quan hiệp trấn được hưởng lương mỗi năm tương đương gần 7 tấn gạo, viên
tri huyện hưởng 1,3 tấn và một lại viên hưởng 800 kg, như vậy có thể nuôi sống gia
đình họ tinh theo từng loại là 4 năm rưỡi, 9 tháng và 5 tháng [18; tr 72].
Như vậy, quan phủ, huyện và lại viên sẽ cần phải tạo thêm những khoản chi phí
khác để nuôi sống gia đình họ trong những tháng còn lại. Chế độ tiền lương không đủ
trang trải cuộc sống phần nào đó đã tạo ra tâm lý “tự tạo ra sự bù đắp, tự tạo ra sự công
bằng” là cái cớ biện minh cho các thói hư, tật xấu - tham nhũng
+ Việc phát hiện tham nhũng gặp khó khăn do quan lại bao che, bưng bít và
quyền tố cáo của người dân bị hạn chế.
Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến tồn tại hai hình thức chủ yếu là sở hữu
công và sở hữu tư trong đó sở hữu công chiếm ưu thế. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ
yếu trong xã hội thuộc sở hữu nhà nước và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà
nước. Tuy nhiên, trong lịch sử luôn diễn ra khuynh hướng mở rộng ruộng đất tư.
Nguyên nhân:
+ Do sự suy yếu của chính quyền trung ương; hiện tượng chiếm công vi tư phát
triển (tư hữu hoá luôn tồn tại dưới dạng thế năng, sẽ trở thành động năng một phần phụ
thuộc vào sự mạnh yếu của chính quyền trung ương).
+ Tư hữu hoá từ chính sách ban cấp ruộng đất của nhà nước; tư hữu hoá ruộng
đất công làng xã do hiện tượng chiếm công vi tư phát triển và các nguồn khác.
Việc biến công vi tư thực hiện rất dễ dàng:
"Trống làng ai đánh thì thùng.
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng"
tạo cơ hội sản sinh ra tham nhũng.
Điều kiện lịch sử
20
Kết cấu Nhà - Làng- Nước tạo nên thế ứng xử hòa đồng giữa làng và nước, thừa
nhận tự trị, tự quản làng xã, tư tưởng trọng lệ hơn trọng luật. Là thời cơ của nạn cường
hào khi nhà nước nới lỏng quản lý.
Điều kiện văn hóa
Đó là mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt
Văn hóa ứng xử của người Việt trọng chữ "tình", mọi công việc đều dựa trên
chữ tình để giải quyết nên đó là môi trường thuận lợi để quan lại bẻ cong pháp luật, lợi
dụng để đục khoét của dân "Đưa nhau đến trước cửa quan. Bên ngoài là lý, bên trong là
tình". Người Việt cũng chuộng sự yên bình, nhàn nhã, tạo nên thái độ "dĩ hòa vi quý",
"sống chết mặc bay" khi có hiện tượng xung đột giữa quan và dân thường không muốn
mọi chuyện to tát, phức tạp hơn nên quan lại có điều kiện mặc sức nhũng nhiễu, lộng
hành. Những điển hình đấu tranh dũng cảm như Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 viên
quan nịnh thần tham nhũng là hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử. Hoặc một thái độ đối
phó tiêu cực trước thói tham lam của vua quan: "Quan tham thì dân gian". Quan trên
làm sai, dân cũng tìm cách luồn lách pháp luật, dùng đồng tiền để cầu cạnh cũng là một
trong những mảnh đất của tham nhũng. Tục lệ quà cáp biếu xén khi đến cửa quan
"Miếng trầu là đầu câu chuyện:; "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" đã trở thành
“tập quán, phong tục” trong xã hội.
1.2.2. Khái lược về tình hình tham nhũng ở Việt Nam thời kì trước nhà
Nguyễn
Trong lịch sử phong kiến nước ta, vấn đề tham nhũng đã được đặt ra từ sớm.
Bên cạnh những vị vua, quan thanh liêm, chính trực còn có không ít những người có tư
tưởng tham ô, nhũng nhiễu… Trần Khánh Dư (thời Trần) nói: “Tướng là chim ưng,
quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ?”. Hồ Tông Thốc
(thời Trần) nói: “Một con đội ơn vua, cả nhà ăn lộc trời”… Chốn quan trường nhiều
người mang tư tưởng này, nếu có điều kiện họ sẽ sẵn sàng bán rẻ danh dự được vinh
hoa phú quý. Đỗ Tử Bình (thời Trần) chẳng màng đến an nguy của quốc gia mà ẩn
giấu số vàng tiến cống của vua Chiêm, gây nên cảnh binh đao, khiến vua Trần Duệ
Tông phải bỏ mạng.
21
Nhà Lê sơ là một triều đại phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến nước ta
nhưng cũng chính từ xã hội này nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là những
hành vi tham nhũng. Cao Sư Đăng- một thợ nề chùa Báo Thiên nói: “Thiên tử không
có đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần ăn của đút, cử dụng kẻ vô công”[3; t2 tr 492].
Năm 1435, thời vua Lê Thái Tông, vua ra lệnh chỉ cho các quan văn võ trong ngoài nói
lên tình tệ quan lại tham nhũng để khuyên răn tu chỉnh: “Nay các khanh không giữ
phép công, người giữ sổ sách tiền bạc của cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ...người
coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, tha cho người giàu, bắt tội người
nghèo, mua gỗ làm nhà cửa, xử kiện không công bằng, lo hối lộ, chỉ thích ăn uống
nhậu nhẹt...” [3; t2; tr 507] . Khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nhận xét về tình hình
triều chính đã nói: “Khoảng năm Thái Hoà, Diên Ninh – thời Lê Thái Tổ, Lê Nhân
Tông, trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hỗi lộ” [3; t3; tr
650]. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn thời Lê sơ. Nhiều vụ án đã được ghi chép lại:
Năm 1435, vua sai người đi hỏi ngầm khắp nước, bắt và xét hỏi những viên
tham quan ô lại không giữ phép nước, gồm Tuyên uý các phiên trấn, tướng hiệu năm
đạo, các viên Tuyên phủ, Chuyển vận, Tuần sát các lộ, trấn, huyện cộng là 53 người [3;
t2; tr 516-517].
Năm 1448, Lê Thụ sắm đám cưới cho con trai mình với nàng công chúa câm
mới 10 tuổi, những kẻ cầu cạnh tranh nhau cúng của cải để mưu phú quý đến nỗi gấm
thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở ngoài phố đều hết nhẵn. Lê Thụ lại bắt các quan lại ở trấn,
lộ, huyện phải sắm đủ trâu, dê [3; t2; tr 576].
Năm 1462, đô đốc Nguyễn Sư Hồi nhận đút lót 80 lạng bạc [3; t2; tr 628]
Thời kì Lê- Trịnh, nhà nước bất lực với nạn cường hào ở nông thôn. Với tập
thói "phép vua thua lệ làng", lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền trung
ương, "bọn hào cường gian hoạt trong làng mạc, giảo quyệt đủ ngón, dối trá trăm
khoanh, chúng lấy thế lực mà xử sự, dùng cách xâm chiếm để lợi mình, bóp nặn kẻ
nghèo nàn, khinh rẻ người ngu tối, hơi có ai trái thì chúng vu oan giá họa"[ 25; tr 144].
Nhiều tư liệu địa phương cho thấy bộ máy lí dịch ở làng xã thường tự đặt ra các mức
thu tô cao hơn nhiều so với biểu thuế chính thức của nhà nước. Chẳng hạn theo biểu
thuế năm 1728, các loại ruộng hậu thần, hậu Phật, tế điền, kị điền nhà nước nhất loạt
22
thu thuế 2 tiền/mẫu (0,2 quan/mẫu) nhưng ở các địa phương, người cày loại ruộng này
phải nộp từ 2-3 quan/mẫu; thậm chí có khi thu đến 5-6 quan/mẫu [25; tr 144].
Tệ tham nhũng xuất hiện tràn lan trong thi cử. Việc đề thi bị lộ và thí sinh nhờ
người thi hộ rất thường xuyên diễn ra. Năm 1750, bất cứ người nào trả 3 quan tiền
cũng đều được phép dự kì thi hương mà không phải trải qua khảo hạch. “Các chiều
hướng đó đã thật sự dẫn đến việc kém trau dồi lí tưởng Nho giáo và kém chuẩn bị để
vào quan trường. Kết quả là tệ tham nhũng đã lan đến từ những quan thượng thư đứng
đầu pháp viện trung ương cho đến viên chức thấp nhất ngành tư pháp ở chính quyền
địa phương. Phần lớn các quan toà đều ăn hối lộ và tiền bạc có thể giải quyết hầu hết
tội ác” [21; tr 233]
Tệ tham nhũng của quan chức cũng liên quan chặt chẽ tới việc bán quan chức.
Theo một sắc luật của Trịnh Giang năm 1736, mọi quan chức dưới hàng lục phẩm có
thể được thăng lên một bậc nếu nộp 600 quan tiền; bất cứ người dân thường nào cũng
có thể trở thành quan tri phủ nếu nộp 1800 quan. Việc bán quan chức gây nên những
vấn đề nghiêm trọng về xã hội và chính trị bởi vì những người đã trả tiền mua chức chỉ
muốn vơ vét nhiều hơn không bao giờ có ý thức thi hành pháp luật. “Sự thiếu năng lực
và tệ nhũng lạm đã trực tiếp hay gián tiếp làm phương hại địa vị của chính quyền trung
ương, qua việc quyền kiểm soát của chính quyền ấy với dân chúng bị suy yếu và làm
cho dân bất mãn” [21; tr 233-234].
Triều Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi, nhiều dự định cải cách bộ máy nhà nước không
thể thực hiện nên hậu quả của nạn tham nhũng đối với xã hội vẫn còn rất đậm nét, tình
trạng tham nhũng lan tràn, phổ biến từ thời Lê- Trịnh vẫn chưa giải quyết được. Khó
khăn đó đặt gánh nặng lên vai triều Nguyễn.
1.2.3. Một số biện pháp phòng chống tham nhũng qua các triều đại trước nhà
Nguyễn
Tham nhũng luôn là mối họa lớn với dân, với nước, ảnh hưởng tới sự tồn vong
của dân tộc. Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm, coi tham nhũng như là một loại chuột
nguy hiểm, chuyên đục khoét của dân, của nước. Lê Quý Đôn coi tham nhũng là một
trong năm nguyên nhân mất nước: Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu
tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt. Nhận thức được mối nguy hại đó,
23
nhà nước phong kiến Việt Nam qua các triều đại đã đề ra nhiều biện pháp ứng phó và
giải quyết vấn nạn này. Một số điểm đáng lưu ý như:
- Không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tập trung quyền
lực trong tay hoàng đế, hạn chế quyền lực của các quan đại thần, không tập trung quá
nhiều quyền lực vào tay một cá nhân hay một cơ quan nhà nước tránh lạm quyền và
lộng quyền từ đó ngăn ngừa tệ tham nhũng của những người nắm giữ chức vụ, quyền
hạn. Cuộc cải cách quy mô và hoàn bị nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông đã thể hiện
rõ mục đích đó: “Quy chế trước kia đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao. Chế độ
ngày nay đặt quan đều lượng ít, trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều
nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng vẫn thế. Đã không có người nào ăn hại mà
trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức
trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy
là khó lay. Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội khinh nhân
nghĩa, phạm nhục hình” [3, t3; tr 455]
- Thiết lập các cơ quan giám sát việc thực thi công vụ của quan lại. Thời Trần
đặt cơ quan Ngự sử đài để “giữ phong hoá pháp độ”, giám sát việc thi hành pháp luật
của quan lại. Đến thời Lê Thánh Tông, ngự sử đài được đặt ở vị trí quan trọng, đứng
đầu các bộ phận trong Ngự sử đài thường là những người có học vị tiến sĩ nắm giữ.
Ngoài Ngự sử đài, triều đình còn đặt ra Lục khoa là cơ quan thanh tra ở sáu bộ, có
trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc không đúng thể thức ở mỗi bộ. Ở địa
phương triều đình lập ra Giám sát Ngự sử để xem xét công việc ở cấp đạo trở xuống.
Mỗi đạo lại có Hiến sát sứ ty để thanh tra quan lại tránh sự nhũng nhiễu dân chúng,
đồng thời còn để kịp thời phát giác và hạch tội các quan, làm rõ những điều uẩn khuất
trong dân chúng.
- Kén chọn người hiền tài, xứng với chức vụ; thực hiện khảo hạch quan lại xét
độ thanh liêm, thưởng phạt công bằng, quy định rõ ràng về lương bổng. Phương thức
tuyển chọn thông qua khoa cử và tiến cử, đã được áp dụng từ thời Lí- Trần và đến thời
Lê Thánh Tông tiến hành có quy củ hơn. Để khảo xét đức, tài của quan lại nhà nước
ban hành lệ khảo khoá, cứ 3 năm 1 lần để “xét người hay, kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị
nước”.
24
- Thực hiện quy định Hồi tỵ (nghĩa là tránh ra, lánh đi) đối với quan lại để tránh
nạn kéo bè kết cánh, gây dựng lực lượng, lạm dụng quyền lực làm sai pháp luật. Theo
đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè…không
được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Nếu gặp một trong
những trường hợp trên thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển những người thân thuộc
đó đi các nơi khác nhau.
Trong Quốc triều hình luật thời Lê có một số điều quy định về luật Hồi tỵ là:
+ Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản
+ Không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm
+ Quan lại không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản
+ Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc
+ Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở.
Luật Hồi tỵ thời Lê Thánh Tông còn thực thi nghiêm ngặt trong các kỳ thi
Hương, thi Hội; áp dụng với cả đội ngũ viên chức ở cấp xã. Năm Hồng Đức thứ 19
(Mậu Thân, 1488), nhà vua đã xuống chiếu: Hễ là anh em ruột, anh em con chú, con
bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người được làm xã trưởng, không
được cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau. Tám năm sau, quy định này được mở
rộng ra với cả những người là con cô con cậu, con dì con già và những người có quan
hệ thông gia. Trường hợp này nếu đã cùng làm xã trưởng rồi thì phải chọn người nào
có thể làm được việc cho lưu lại, còn thì cho về làm dân. Biện pháp này có tác dụng
ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc, vây bè kéo cánh cả về phía họ ngoại và thông
gia trong việc nắm giữ các chức danh trong bộ máy hành chính, nhằm thao túng làng
xã.
- Xử lí nghiêm minh với các hành vi tham nhũng: Hiện nay, những bộ luật cổ
thời Lý- Trần- Hồ đã thất truyền nên chúng ta không biết được các quy định cụ thể nhà
nước để xử lí hành vi tham nhũng, song qua một số đạo, chiếu, lệnh thời kì đó cũng
phần nào thấy được nhà nước đã thể hiện một thái độ nghiêm khắc với các vụ án tham
nhũng. Ngay từ thời vua Lý Thái Tổ đã ban hành một số đạo chiếu liên quan đến xử
phạt tội tham nhũng. Chiếu năm 1042 về việc thu phú thuế của trăm họ, cho phép
người thu ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa gọi là “hoành
25
đầu”. Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, trăm họ có người tố cáo được tha phú dịch cho
cả nhà trong ba năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng cho bằng hiện vật thu
được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy xảy
ra đã quá lâu nhưng có người tố cáo thì quản giáp, chủ đô và người thu thuế cũng phải
tội như nhau [3; t1; tr 401]. Ta thấy ở đây có một điểm rất tiến bộ của nhà Lý đó là cơ
chế khuyến khích đối với người tố cáo hành vi tham nhũng. Họ sẽ được thưởng một
khoản tiền bằng hiện vật thu được hoặc được tha miễn phú dịch. Tiếp theo là chiếu
năm 1044 nêu: Ai ở Quyến Khố ty (kho lụa) nhận riêng một thước lụa bị phạt 100
trượng, từ 1 tấm trở lên thì phạt trượng theo tấm, 10 năm khổ sai. Cũng trong năm này,
có một đạo chiếu quy định: cấm các quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng,
nếu vi phạm bị xử 100 trượng, thích chữ vào mặt và giam vào nhà lao [3; t1; tr 423].
Thời Lê Thái Tông, có viên Chuyển vận sứ huyện Thuỷ Đường là Nguyễn Liêm nhận
của người 2 tấm lụa. Lê Sát căn cứ vào lệnh chỉ thời Thái Tổ ghi là nhận một quan tiền
hối lộ thì tâu lên xử trảm nên chém Liêm [3; t2; tr 521].
Trong những vị vua thời phong kiến, Lê Thánh Tông là người có tinh thần
“pháp trị” cao nhất. Ông luôn đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị và quản lý đất
nước. Tháng 7 năm 1464, khi biếm chức Tả thị lang bộ binh là Nguyễn Đình Mỹ vì
mắc tội tham tang, vua dụ các quan: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các
người phải tuân theo”. Thực hiện pháp luật phải từ người đứng đầu nhà nước và bách
quan là tư tưởng tiến bộ và đúng đắn của Lê Thánh Tông vào thời điểm đó.
Ông là vị vua ban hành nhiều nhất sắc chỉ, lệnh, dụ... trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam. Trong 38 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã ban hành 83 sắc chỉ
về các công việc liên quan đến nhà nước và pháp luật trong đó có 11 sắc chỉ về chống
tham nhũng, buôn lậu, hối lộ và móc ngoặc... thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh
chống tội phạm tham nhũng [40; tr 51]. Các sắc dụ đáng chú ý:
+ Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa,
kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền.
+ Năm 1477, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người
nào tham ô lười biếng thì tâu lện để định việc giáng chức.
26
+ Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng
Nam.
+ Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội
đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh Tông đã
coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch, làm tổn hại đến nền móng nhà nước
phong kiến.
Cùng với các văn bản pháp luật đơn hành, ông còn thực hiện việc hệ thống hoá
pháp luật và pháp điển hoá thành các tập luật lệ như Thiên Nam dư hạ tập, Quốc triều
thư khế thể thức; đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật- một bộ điển chế được đánh giá là
đỉnh cao trong lịch sử lập pháp thời phong kiến. Trong bộ luật này, có nhiều điều
khoản quy định về tội tham nhũng như: điều 559: “Những quan giám lâm, chủ thủ mà
đem của công để mình vay hay cho người ta vay thì người vay cùng người cho vay,
nếu không có giấy má thì đều bị xử như tội ăn trộm, nếu có làm giấy thì được giảm tội
một bậc”; điều 560: “Lãng phí của công (đem của công ra dùng, quá lạm rồi bỏ thừa
nhiều” thì xử biếm; điều 563: “Những quan giữ việc thu phát của công mà trái luật như
thu vào nhiều mà phát ra ít thì xử biếm một tư, và tính số thừa thiếu ấy nộp vào của
công. Quan chủ ti giấu không phát giác thì xử phạt 50 roi, quá nữa thì xử tội biếm hay
phạt…” [7]
Đi đôi với chống tham nhũng, hối lộ là chống tệ cường hào diễn ra ở cấp xã,
thôn, “Lệnh về cường hào hoành hoành” đã ban hành: “Hễ là hạng cường hào cậy thế
mà phạm tội đánh người bị thương, cướp đoạt ruộng đất, tài vật của người phá, cày phá
mồ mả, xâm phạm, làm tổn hại đến người khác, từ 3 lần trở lên, rõ là hành vi ngang
ngược của bọn cường hào, dẫu có ân xá cũng không được hưởng, thì bị trừng trị theo
tội bạo cường hoành hoành. Nếu những việc can phạm nói trên chỉ có 1, 2 lần cùng các
tội tranh kiện nhau về ruộng đất hay đánh nhau… thì theo luật mà trị tội” [3; t2, tr 489].
Với tinh thần nghiêm trị tội tham nhũng, ông đã khước từ việc xin dùng tiền để
chuộc tội tham tang của Lê Bô- một trong những người có công đưa nhà vua lên ngôi
với lý lẽ: “Nếu cho Lê Bô được chuộc tội có nghĩa là người có quyền thế, người giàu
có dùng của hối lộ thì được miễn tội, còn người nghèo hèn thì vô cớ chịu tội, là cả gan
27
vi phạm phép tắc của tổ tông đặt ra để trừng trị kẻ ngoan cố không biết răn chừa. Đại lý
tự phải chiếu luật trị tội” [3; t2; tr 528]
Như vậy, có thể thấy, các nhà nước phong kiến Việt Nam từ buổi đầu thiết lập
và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển đã rất chú trọng, quyết liệt đấu tranh với tệ
tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quan lại. Khi tổ chức bộ máy nhà nước càng quan
liêu chuyên chế thì tệ tham nhũng càng có điều kiện phát sinh và biến hoá dưới nhiều
hình thức khác nhau. Điều đó lí giải cho những biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ của
các nhà vua thời Lê sơ đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông để chống lại một trong
những nguy cơ to lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương triều- nạn tham quan,
hối lộ. Kế thừa những bài học kinh nghiệm của triều đại trước về phòng, chống tham
nhũng, các nhà vua Nguyễn luôn coi việc đấu tranh với vấn nạn này là trọng tâm và
thiết yếu. Những chính sách và biện pháp của nhà nước vừa là sự học tập, vận dụng
quan điểm của các triều đại trước vừa thể hiện sự sáng tạo, thích hợp với bối cảnh hiện
tại của đất nước.
28
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884
2.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.
Năm 1802, Gia Long lên ngôi, sáng lập vương triều Nguyễn. Nhà Nguyễn dựng
nghiệp trong điều kiện lịch sử khó khăn và phức tạp.
Về chính trị, khác với các vương triều trước, nhà Nguyễn giành vương quyền
bằng việc tiêu diệt nhà Tây Sơn, một vương triều đã lập được những võ công hiển hách
đối với dân tộc. Điều đó làm cho dân chúng và sĩ phu Bắc Hà có thái độ bất phục nhà
Nguyễn.
Về tư tưởng, nhà Nguyễn vẫn dựa trên học thuyết Nho giáo để xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền theo xu hướng tập trung cao độ
quyền lực nhà nước song cũng vấp phải nhiều khó khăn do nạn tham quan ô lại hoành
hoành trong xã hội và sự phản kháng của các thế lực chống đối và nông dân.
Về kinh tế, nhà Nguyễn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do kinh tế nông
nghiệp bị đình đốn, tàn phá vì nội chiến kéo dài hàng thế kỷ. Đặc biệt đó là tình trạng
phát triển ruộng đất tư mạnh mẽ tạo nên mâu thuẫn với chế độ sở hữu nhà nước mà
nguyên nhân căn bản là do quan lại địa phương chiếm đoạt, cướp bóc, biến công thành
tư. Năm 1711 nhà nước tuy có sự điều chỉnh: ban hành chính sách quân điền (quân
điền Vĩnh Thịnh hay Trịnh Cương) có nội dung: hạn chế đối tượng nhận ruộng (không
chia cho những người đã được Nhà nước ban tặng ruộng đất, những người có ruộng tư
đủ số) với mục đích tăng cường kiểm soát đối với ruộng đất công, giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội, ổn định tình hình, tuy nhiên không đạt hiệu quả: vì quỹ ruộng công
đã rất thu hẹp và sự lũng đoạn của quan lại - cường hào
Bọn cường hào thông đồng ăn của đút, sách nhiễu dân nên không quan tâm đến
phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi gây nên lũ lụt, mất mùa
liên tiếp.
Về xã hội, đời sống nhân dân khổ cực, hiện tượng dân nghèo siêu tán ngày càng
trở nên phổ biến. Nhân dân không chỉ phải đóng thuế và chịu sưu dịch cho nhà nước
mà còn bị cường hào lí dịch chèn ép, ăn chặn. Nạn đói kém diễn ra thường xuyên.
29
Làng xã Việt Nam rối ren, bị nạn cường hào khuynh loát.
Có thể thấy, nhà Nguyễn thiết lập vương triều trong bối cảnh nhiều bất lợi và trở
ngại. Một trong những khó khăn nan giải nhất đó chính là tệ quan liêu, tham nhũng.
Các nguyên nhân và điều kiện của tệ nạn này không nằm ngoài những nguyên nhân và
điều kiện của tệ tham nhũng trong các nhà nước phong kiến Việt Nam. Điểm khác biệt
là tham nhũng triều Nguyễn được đặt trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn của một
vương triều phải gánh chịu bao hậu quả nặng nề của thiên tai, nội chiến, khởi nghĩa...,
một bộ máy nhà nước xây dựng đạt đến mức chuyên chế cực đoan cùng đồng hành là
tệ quan liêu cũng được đẩy lên cao nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam đã
kéo theo sự lan rộng, phổ biến, tinh vi, và đặc biệt nghiêm trọng của tham nhũng triều
Nguyễn. Những thống kê về tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884
của chúng tôi dưới đây đã phần nào chứng minh cho mức độ nguy hiểm và hậu quả
tiêu cực của tham nhũng dưới triều Nguyễn.
2.2. Tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884
Như đã trình bày ở chương 1, chúng tôi xuất phát từ khái niệm và những hành vi
tham nhũng được nêu trong Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 để làm
cơ sở xác định và thống kê các vụ án tham nhũng trong bộ chính sử Đại Nam thực lục
của triều Nguyễn. Những số liệu thống kê sẽ trả lời cho những câu hỏi: tham nhũng
triều Nguyễn diễn ra với mức độ, quy mô như thế nào? Những lĩnh lực nào dễ nảy sinh
tham nhũng nhất dưới thời Nguyễn? Thực trạng tham nhũng ở cấp trung ương và cấp
địa phương ra sao?... Từ việc khắc hoạ bức tranh nhiều chiều về tham nhũng thời
Nguyễn chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét, lí giải như: Tại sao ở triều đại này tham
nhũng lại phát triển mạnh hơn các triều đại khác; vì sao tham nhũng lại xảy ra nhiều
hơn trên một số lĩnh vực... Trên cơ sở đó, tình hình tham nhũng thời Nguyễn được nhìn
nhận chân thực, khách quan hơn; và từ đây tạo tiền đề cho một trong những cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng kiên quyết, không khoan nhượng nhất trong lịch sử
phong kiến Việt Nam dưới các triều vua Nguyễn.
Một điểm cần nhấn mạnh là các số liệu thống kê trong Đại Nam thực lục chỉ
giúp ta định lượng và định tính tương đối. Bởi lẽ, không hẳn tất cả các vụ việc tham
nhũng đều được biên chép trong bộ sử này. Nó đã được gạn lọc qua lăng kính của sử
30
gia và mệnh lệnh của vương triều. Mặt khác, có nhiều vụ án được nêu tên nhưng lại
không có thông tin chi tiết nên việc đánh giá về tương quan mức độ, quy mô tham
nhũng giữa các triều đại, các lĩnh vực cũng gặp nhiều khó khăn, khó chính xác tuyệt
đối. Do đó, số liệu cụ thể thống kê được chỉ là một trong những cơ sở để xác định
khuynh hướng của tham nhũng triều Nguyễn, không phải là cơ sở duy nhất và quan
trọng nhất. Chúng tôi còn căn cứ vào các tư liệu lịch sử khác viết về triều Nguyễn để
đưa ra nhận định phù hợp với tình hình xã hội thời kì đó.
2.2.1. Số lượng vụ án tham nhũng qua các triều đại
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884
Triều đại Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số
Số lượng 29 95 45 38 207
( Nguồn: Đại Nam thực lục)
Trước hết, tổng số vụ án tham nhũng là 207 vụ cho thấy tham nhũng là hiện
tượng diễn ra thường xuyên vào thời Nguyễn2
. Trong vòng 81 năm có khoảng 207 vụ
tham nhũng được phát hiện và xử lí, trung bình là 2,5 vụ/ năm. Tuy nhiên, có thể thấy
con số 2,5 vụ/năm còn nhỏ bé và chưa tương xứng với tình trạng tham nhũng diễn ra
trên thực tế. Có thể các sử gia phong kiến chỉ chọn lọc những vụ việc cơ bản, những vụ
tham nhũng điển hình trên thực tế để ghi chép nhưng cũng có lí do khác xuất phát từ
công tác phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng chưa đạt hiệu quả triệt để, còn để lọt
nhiều vụ tham nhũng.
Qua các cuộc thăm dò ý kiến của các quan trung ương và địa phương (dưới hình
thức các tập thỉnh an hoặc phiếu nghĩ của các bộ), tệ đục khoét, nhũng nhiễu của quan
và lại tồn tại phổ biến, lan tràn. Các ông vua triều Nguyễn nhiều lần than phiền về tệ
quan tham lại nhũng, cho rằng mọi sự biến loạn của dân đều do tệ hại này gây ra, mọi
đau khổ của nhân dân đều từ thủ đoạn bóc lột, vơ vét của hàng ngũ có chức tước,
quyền hạn. Năm 1819, đời vua Gia Long, khi nhà vua cử Lê Văn Duyệt đến Nghệ An,
hỏi thăm nỗi khổ của nhân dân. Bọn giặc cướp nghe tin tan vỡ, hoặc đến cửa quan xin
thú, hoặc bị quan quân bắt giết, trong cõi nghiêm hẳn. Lê Văn Duyệt dâng sớ nói: “Dân
2
Các vụ án tham nhũng cụ thể xin theo dõi ở phần phụ lục. Chúng tôi đã thống kê theo các dữ liệu:
năm xảy ra vụ án; nội dung các vụ án; lĩnh vực; biện pháp trừng phạt.
31
Nghệ An điêu hao quá lắm. Xét về cớ đến nỗi như thế thì có hai mối là quan thì không
có tài năng vỗ trị, lại thi đua nhau tham lam tàn ngược. Dân đi trộm cướp là do đấy cả.
Gia Long nghe tin dụ rằng: “Quan tham lại nhũng là mọt hại dân, giặc cướp nổi lên là
bởi đó cả, trẫm rất chán, rất ghét..." [1; t1, tr 984].
Năm 1855, Tự Đức nhắc lại điều tương tự: “Trẫm đã xét nguyên do về việc loạn
khởi ra, thực không phải vì cớ một sớm, một tối mà đã gây nên được, chỉ vì mối tệ.
Nay tạm nói đại lược: Triều đình nhiều lần cứu giúp cho dân rất hậu, mà quan lại địa
phương, noi theo thói quen, xẻo xén không chán, phàm một việc hay một vật gì, đều
lấy tiền làm được thua, khiến cho ơn huệ không xuống đến người dưới, dân đều chứa
oán, khinh đời sống, giấn thân vào chỗ chết, mà không biết. Thế thì bọn giặc sở dĩ nổi
lên làm loạn, tuy do những kẻ ngoan ngạnh hung tợn xui bẩy, mà thực tự bọn quan lại
không tốt tham lam hà khắc lắm ngón để khơi ra [1; t7, tr 361].
Một vài dẫn chứng trên cho thấy tham nhũng là mối tai họa lớn trong xã hội, là
nguyên nhân của bất ổn chính trị, là nguồn cơn của tình trạng đói khổ, siêu tán của
người dân. Con số 2,5 vụ/năm chưa phán ánh đúng thực tế và hiểm họa của tham
nhũng trong thời Nguyễn.
Thứ hai, số lượng các vụ tham nhũng thời Minh Mệnh là cao nhất với 95 vụ
chiếm 46%, sau đó đến thời Thiệu Trị có 45 vụ tham nhũng chiếm 21,7%, thời Tự Đức
có 38 vụ tham nhũng, chiếm 18,3% tổng số vụ; thời Gia Long có 29 vụ chiếm 14 %
tổng số. Cuộc cải cách hành chính; những quy định và biện pháp xử lí khắt khe của vua
Minh Mệnh chính là nguyên nhân giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng một
cách toàn diện và hiệu quả nhất so với các triều đại. Thời Thiệu Trị dường như được kế
thừa cách thức tổ chức bộ máy, cách thức phòng và chống tham nhũng của triều đại
Minh Mệnh nên đã đạt được thành tựu nhất định trong việc phát hiện và xử lí các vụ án
tham nhũng.
Thời Tự Đức, tuy thời gian trị vì là lâu dài nhất nhưng số lượng các vụ án tham
nhũng lại không nhiều. Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: chế độ phong kiến
đã suy yếu, những hạn chế và nhược điểm của nó bộc lộ rõ nét, là mảnh đất cho những
tệ nạn trong xã hội phát triển trong đó có tệ tham nhũng; những ý kiến để cải tổ, canh
tân đất nước của các quan nhân, sĩ phu thời kì Tự Đức không được thực hiện hoặc chỉ
32
thực hiện từng bộ phận nhỏ lẻ từ đó không tạo nên chiều kích thúc đẩy sự tiến bộ, đưa
đất nước ngày càng lún sâu vào lạc hậu, trì trệ, khiến nhà nước mất dần sức mạnh và sự
kiểm soát quyền lực, thả nổi hào cường địa phương mặc sức vơ vét, lộng hành; một
nguyên nhân khác là thiết chế quản lí làng xã của nhà nước cũng dần tỏ ra không thích
nghi và mất hiệu lực, tham nhũng chủ yếu vẫn tập trung ở cấp cơ sở, nơi đã tồn tại
mạnh mẽ truyền thống tự trị, tự quản làng xã, lại được nhân lên bởi sự bất lực của nhà
nước trong việc điều hành cấp hành chính cơ sở vào cuối thế kỉ XIX.
Thứ ba, xét về tỉ lệ tham nhũng qua từng triều đại: Thời Gia Long: 1,7 vụ/năm;
thời Minh Mệnh là 4,7 vụ/năm; Thời Thiệu Trị là 7,3 vụ/năm, thời Tự Đức là 1,1
vụ/năm. Như vậy, thời Minh Mệnh tuy số lượng các vụ tham nhũng là lớn nhất nhưng
tỉ lệ lại không cao nhất. Vua Thiệu Trị chỉ cai trị đất nước trong vòng 6 năm nhưng
trong vòng 6 năm đó ông đã phát hiện được nhiều nhất các vụ án tham nhũng. Những
con số này không chứng minh tình trạng tham nhũng của triều đại nào nhiều hơn mà
chỉ phần nào thể hiện hiệu quả của công tác chống tham nhũng của các nhà vua thời
Nguyễn. Theo chúng tôi, để phản ánh được đầy đủ và chính xác về hiệu quả của công
tác này cần phải kể đến một số các tiêu chí khác như: quy mô, các quy định và nguyên
tắc xử lí; các biện pháp trừng phạt...
2.2.2. Tham nhũng trên các lĩnh vực
Nếu như thống kê số lượng các vụ án tham nhũng ở trên cho ta cái nhìn tổng thể
ban đầu qua các triều đại thì những con số về tham nhũng trên các lĩnh vực sẽ mang
đến thông tin cụ thể, chi tiết, phản ánh rõ nét hơn bức tranh tham nhũng thời Nguyễn
Bảng 2.2: Bảng thống kê các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực thời Nguyễn
giai đoạn 1802-1884
Triều đại
Lĩnh vực
Gia Long
Minh
Mệnh
Thiệu Trị Tự Đức Tổng số
Xây dựng 1 4 3 0 8
Quản lý kho tàng 5 12 3 7 27
Tư pháp 2 4 5 4 15
Thuế 3 5 4 1 13
Giáo dục và tuyển bổ 0 2 2 0 4
33
quan lại
Ruộng đất 2 1 0 0 3
Quân sự 7 5 4 8 24
Chi dùng tiền công 1 9 4 0 14
Lĩnh vực khác 8 53 20 18 99
Tổng số 29 95 45 38 207
(Nguồn: Đại Nam thực lục)
Nhìn vào bảng thống kê có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Tỉ lệ tham nhũng trên các lĩnh vực là khác nhau, và tỉ lệ này cũng khác nhau
trong từng thời kì. Nếu như thời Gia Long, thời Tự Đức, tham nhũng trên lĩnh vực
quân sự là nhiều nhất thì thời Minh Mệnh, tham nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng,
thời Thiệu Trị, trên lĩnh vực tư pháp là nhiều nhất. Đây đều là những lĩnh vực dễ xảy ra
tham nhũng nhất. Đúng như tổng kết của Tự Đức năm 1852: Nay thử đem 1 - 2 việc
quan yếu lớn mà nói : Như 3 việc thu lương, bắt lính, xử án, thực là phép nhất định
của nhà nước, không thể riêng bỏ một việc nào được. Nếu được quan lại giỏi giang,
biết trọng việc công, giữ lòng công, chính, làm việc biết thông biến cho tiện dân, thì
pháp luật không phải là đặt ra hư hão, mà người dễ tuân theo, còn có tệ đâu nữa. Chúng
cùng nhau ngồi nhìn nỗi khổ của dân, giảm thiếu ngạch thuế của nước, dường như
người nước Tần trông thấy người nước Việt béo gầy cũng mặc, không quan tâm chi
đến. Khiến cho chính lệnh hay, ơn huệ tốt của triều đình từ trước đến nay, chuyển
thành không có gì cả [1; t7, tr 309].
Nhìn vào tổng số các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực của 4 triều đại, tham
nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng là nhiều nhất: có 27 vụ, sau đó đến quân sự, tư
pháp, chi dùng tiền công, thuế, xây dựng, ruộng đất. Các lĩnh vực khác có 99 vụ nhưng
trong đó 21 vụ không xác định được cụ thể. Đại Nam thực lục chỉ ghi tên, chức vụ và
hành động tham tang của người đó, không nêu rõ tham tang trên lĩnh vực nào. Như
vậy, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích về 78 vụ án còn lại với các hành vi chủ yếu là nhận
hối lộ, tham ô, nhũng nhiễu đòi tiền. Ở đây có hai vấn đề đặt ra: tại sao tham nhũng lại
xảy ra nhiều nhất trên lĩnh vực quản lý kho tàng"? Và vì sao một lĩnh vực quan trọng
34
như ruộng đất- phương tiện nuôi sống chủ yếu của cư dân thời điểm đó lại có số lượng
ít các vụ án tham nhũng được ghi chép như vậy?
Với nội dung thứ nhất, có thể thấy kho tàng là nơi chứa đựng của cải của đất
nước. Đứng trước khối lượng vật chất khổng lồ và dồi dào như thế, những người có
chức vụ, quyền hạn dễ nảy sinh lòng tham, phát sinh mưu đồ chiếm đoạt tài sản của
nhà nước biến thành tài sản tư. Đồng thời, việc phát hiện tham nhũng trên lĩnh vực này
cũng khá dễ dàng. Qua định lượng, qua thống kê sổ sách, nhà nước có thể tìm ra số
lượng hao hụt. Khác với một số các lĩnh vực như quân sự, tư pháp... việc phát hiện
tham nhũng khó khăn hơn. Nhà nước thường phải dựa trên các căn cứ như: đơn kiện
của quân hoặc dân; qua các vị quan thanh tra, kinh lược sứ, qua khảo khóa quan lại...
nên cần nhiều thời gian để điều tra, xác minh sự việc. Có những vụ việc phải mất mấy
năm mới tìm ra mối tệ; có những vụ việc khi điều tra liên quan đến hàng nghìn người...
So với việc tra xét sổ sách sẽ tốn nhiều công sức và thời giờ hơn rất nhiều. Mặc dù nhà
nước đã đề ra nhiều biện pháp để răn đe, phòng ngừa; cùng với những biện pháp xử lí
nghiêm khắc nhất nhưng những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn tiếp diễn.
Đó cũng là do sự khó kiểm soát, thiếu kiềm chế của con người trước nguồn của cải và
tài sản dồi dào.
Với nội dung thứ hai, hiện tượng lấn chiếm ruộng đất công, khai ruộng đất
không thực; chia ruộng đất không công bằng; ẩn lậu ruộng đất... chắc chắn diễn ra phổ
biến ở các địa phương. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ dâng sớ nói về tệ cường hào
quan lại đã nêu rõ các tình tệ của tầng lớp hào cường làng xã trong đó có lĩnh vực
ruộng đất: "Có công điền công thổ thì chúng thường thường bày việc thuê mướn làm
béo mình, những dân nghèo cùng không kêu vào đâu được. Thậm chí còn ẩn lậu đinh
điền, ruộng đến nghìn mẫu không nộp thuế, chỉ đầy túi của hào cường, đinh đến trăm
suất không đăng sổ chỉ phục dịch riêng cho hào cường. Nay xin trích lấy một vài người
đưa ra pháp luật, và bãi lệ thuê mướn ruộng đất công". Tuy nhiên, đây là lĩnh vực dễ
được bao che, ẩn giấu bởi quan lại địa phương thông đồng, dung túng cho nhau mà
biểu hiện rõ rệt nhất đó là tệ cường hào làng xã. Nhà nước dù cố gắng với tay quản lý
đến cấp xã, huyện, hạn chế nạn cường hào làng xã bằng nhiều biện pháp song trên thực
35
tế quan lại địa phương vẫn hoành hoành, chế độ tự trị, tự quản làng xã vẫn duy trì.
Điều đó làm hạn chế việc phát hiện các tình tệ tham nhũng ở cấp cơ sở.
Thực trạng tham nhũng trên từng lĩnh vực biểu hiện cụ thể như sau:
2.2.2.1.Lĩnh vực quản lý kho tàng
Trên lĩnh vực này có tổng số 27 vụ tham nhũng chiếm 13,1% số vụ tham nhũng
thời Nguyễn. Nội vụ, Vũ khố, Nội tạng, Kinh thương là những nơi chứa đựng của cải
của nhà nước. Các hành vi tham nhũng phổ biến đó là ăn bớt, xẻo xén của kho, tự tiện
phát kho thóc bán cho dân; đòi ăn tiền của dân trong khi phát kho lương; sửa lại ống
đong để thu phần dư; lấy trộm tiền, vàng ở kho... Điển hình là các vụ việc sau:
Năm 1808: Thời vua Gia Long có Hiệp trấn Thái Văn Minh và Tham hiệp
Nguyễn Văn Hoàng lấy thóc kho 15.000 hộc. Đến khi Minh đổi đi Hưng Hóa, Lê Minh
Huy thay làm Hiệp trấn, Hoàng mưu với Huy thu bội thóc của dân đem đền vào số
thiếu đó.
Thời vua Minh Mạng, các hiện tượng nêu trên cũng không ít. Năm 1822, vua sai
bán thóc ở kho cho nhân dân. Cai bạ Quảng Trị là Nguyễn Cửu Khánh cùng với phái
viên Ngô Thế Mỹ và Nguyễn Duy Phiên phát thóc bán cho dân 370 xã thôn. Dân đến
lĩnh có 159 xã, mà bán ra hết cả 10.000 hộc thóc, còn 211 xã không được lĩnh thóc, có
xã được thóc nhiều, có xã được ít. Xét hỏi ra là có người lính ở kho Kinh là Đặng Văn
Khuê đong thóc để phát mỗi hộc kém vài cáp để thu lợi.
Năm 1832, Bọn lại viên và người coi kho Xích Đằng ở Sơn Nam và Hải Dương
đem quan hộc kiểu mới tháo ván đáy ra, đẽo trũng rồi lắp vào; lại nặng tay ấn gạo
xuống, gạt ngược để lạm thu.
Năm 1836, Nguyễn Hi làm chức giữ tài chính phú thuế dám tự tiện mở kho, liệu
chở và mua riêng số thóc ở đơn làm lương. Năm 1834, Trịnh Đường lấy cắp tiền công
đến 1000 quan rồi bỏ trốn. Năm 1837, Thị lang Vũ khố là Nguyễn Văn Toán trước lĩnh
chức Thương trường, bọn chủ thủ mới và cũ thông đồng bớt xén gạo công đến hơn
2.000 phương.
Các vụ án liên quan đến kho tàng nhà nước diễn ra phổ biến vào thời Minh
Mạng (12/ 27 vụ). Số lượng các vụ án nhiều, số lượng tang vật cũng theo nhiều
mức khác nhau: có vụ án số lượng chỉ là 10 lạng bạc; nhưng có vụ án con số lên
36
đến 2000 phương gạo; 1000 quan tiền; 10.000 hộc thóc... Thủ đọan sử dụng cũng
đa dạng và tinh vi: thay đổi quan hộc để thu lợi; trộn lẫn mật với hổ phách, đong
thiếu thóc để phát bán cho dân và đong đầy hơn khi dân đi nộp thóc; mài thấp
miệng bát để ăn bớt... Năm 1831, vua dụ bộ Hộ: “Trước kia lựa định cái ống gạt,
cái thùng, cái hộc, cái phương kiểu mới, ban cấp cho trong Kinh và các tỉnh là ý
muốn khi phát ra, thu vào đều được công bằng ổn thoả mãi mãi. Gần đây nghe nói
nha lại và lính coi kho ở các hạt xoay xở nhiều cách làm gian, như đắp sơn vào
góc hộc; làm mặt ống gạt lệch lạc, hoặc chỗ mặt để gạt khoét hơi rộng ra, dùng
mẹo đổ mạnh, mà quan địa phương không hề phát hiện được ra” [1; t3; tr 249]. Vì
thế, vua truyền chỉ cho các địa phương phải để tâm xem xét những lại dịch ở kho
tàng thuộc hạt mình, có người phát giác ra thì kẻ phạm bị chém đầu ngay, quan địa
phương không chịu xem xét cũng bị nghiêm xử.
Sang thời Thiệu trị, chủ yếu là hành vi ăn cắp kho lương, lấy trộm thuốc, tiền
trong kho tàng nhà nước. Năm 1841, viên giám thủ kho cửa Tiên Thọ là Nguyễn Thịnh
lấy trộm tiền của kho; y sinh Lê Lộc lấy trộm 30 cân thuốc công. Vụ ăn bớt của công
lớn nhất thời kì này là vào năm 1842, bọn chủ thủ kho tỉnh Quảng Ngãi là Đào Tiến
Toàn và Nguyễn Văn Nghị thông đồng nhau lấy cắp thóc kho, tính tang vật giá đến
1.000 lạng bạc.
Thời Tự Đức, phát hiện có 7 vụ liên quan đến tham nhũng trong các kho tàng
nhà nước. Lớn nhất là vụ án ở Định- Yên, viên hộ đốc Nguyễn Trọng Hợp đã phát ra
việc các chủ thủ ăn bớt kho thóc, số thiếu hụt lên đến 100.000 quan. Có thể thấy, thời
Tự Đức, tuy số vụ tham nhũng trên lĩnh vực này không nhiều song tang vật lại rất lớn,
cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng của hành vi tham nhũng.
2.2.2.2. Lĩnh vực quân sự
Đây là lĩnh vực đứng thứ hai về số lượng vụ việc với 24 vụ chiếm 11,6% tổng
số vụ tham nhũng. Các hành vi tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu chủ yếu được khắc họa qua
lời dụ của vua Minh Mệnh về tình tệ quan lại năm 1827 như sau: "Lấy việc Binh tào
mà nói: Phàm có lính trốn thiếu, thì trấn sai phái phủ huyện đòi bắt lính điền, dân phải
đút lót nhiều nơi, lại ty để lâu ngày dằng dai yêu sách tiền đơn, điền được một tên lính,
dân phải phí tổn đã nhiều. Đến khi đưa đến đội ngũ, lại bị quan quản suất thông đồng
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf
THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf

More Related Content

What's hot

Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ nataliej4
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
 
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
 
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAYĐề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chínhChất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
 

Similar to THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf

Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhungLê Hoàng
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngTài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngduonghoangvu1
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungHung Nguyen
 

Similar to THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf (20)

Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAYLuận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
 
Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
 
Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụChính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
 
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAYChính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdfCNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
 
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngTài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRẦN HỒNG NHUNG THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 602254 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc Hà Nội - 2010
  • 2. 2 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hoá, đời sống kinh tế- xã hội bị suy thoái, tạo nên sự phản kháng của người dân. Chống tham nhũng được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu để duy trì, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia. Ở nước ta hiện nay, tham nhũng là một trong bốn nguy cơ thách thức sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá1 . Tham nhũng cản trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực đến phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của dân tộc. Các số liệu sau đã phần nào nói lên mức độ, quy mô ngày càng gia tăng và nghiêm trọng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Thế giới, chỉ số minh bạch của Việt Nam năm 2000 là 2,5/10 đứng thứ 76/90. Mười năm sau, năm 2010, chỉ số minh bạch của Việt Nam cũng không nhích lên đáng kể: 2,7/10, xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ [62]. Điều đó cho thấy, tuy Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực chống tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa tiến triển, xếp hạng vẫn rất thấp và chậm cải thiện. Tham nhũng đang diễn biến phức tạp và tinh vi hơn song việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng lại ít hơn rất nhiều so với thực tế. Đó là xếp hạng trên thế giới, còn ở trong khu vực, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia báo động về tham nhũng. Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế- chính trị đã xếp Việt Nam thứ 7/12 nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trên cả Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia [30; tr 123]. Tiếp theo là một vài số liệu cụ thể về tham nhũng trên các lĩnh vực: Chi phí tham nhũng trong các doanh nghiệp chiếm từ 15-20% tổng chi phí, một tỉ lệ rất lớn so với bất kì một nền kinh tế nào trên thế giới; 64,3% hối lộ cho các cán bộ trực tiếp; 23,5 % hối lộ trước khi có công việc phải đến “cửa quan”. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 1 Bốn nguy cơ đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
  • 3. 3 cơ bản, tỉ lệ thất thoát trung bình từ 10-20%, có thể lên đến 30% mà chỉ riêng số tiền thất thoát này cũng đủ để trả lương cho hệ thống công chức. Theo một tính toán, số tiền thất thoát do tham nhũng khoảng 2% GDP (tức khoảng 1,2 tỷ USD/năm) [30; tr 80- 132]. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, “các biện pháp đấu tranh với tham nhũng của Việt Nam đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc. Các biện pháp mang tính thể chế và chế tài tích cực tưởng như hiệu quả song chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng; các biện pháp mang tính giáo dục (phê bình, tự phê bình, giáo dục tư tưởng, đạo đức…) dường như không phát huy được hiệu quả” [30, tr 5]. Do vậy, nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn đang là nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng, Nhà nước, xã hội ta hiện nay. Trong nỗ lực tìm ra các biện pháp mới, trở lại quá khứ để kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm về đấu tranh với nạn tham nhũng là một việc làm thiết thực. Bởi lẽ, trong lịch sử, cha ông ta cũng nhiều lần phải đối mặt và ứng phó với tệ nạn tham nhũng mà xét về quy mô, mức độ, hình thức cũng không kém phần nghiêm trọng. Một trong những triều đại phong kiến thường được nhắc đến với quyết tâm chống tham nhũng cao độ đó là triều Nguyễn. Nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn sẽ góp phần đắc lực cho cuộc chiến chống lại một trong bốn nguy cơ lớn của Việt Nam trong thời kì Đổi mới. Ngoài mục đích “ôn cố tri tân”, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn một trong những “góc khuất” của lịch sử triều Nguyễn- vấn đề tham nhũng và phòng chống tham nhũng- để nhận diện cụ thể hơn về lịch sử vương triều và vị trí của triều đại này trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp phần đánh giá triều Nguyễn một cách khách quan và chân thực hơn. Trên cơ sở các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của cha ông, ta có thể rút ra được những bài học quý báu, những định hướng chiến lược về công tác phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Với những mục đích và ý nghĩa trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài luận văn: “Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
  • 4. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu triều Nguyễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn trên hầu hết các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tôn giáo, quân sự, luật pháp, nghệ thuật, văn học…Có không ít các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Các đề tài đã khai thác các góc độ khác nhau về thời Nguyễn từ quá trình ra đời, phát triển đến giai đoạn suy tàn. Tuy nhiên, hệ thống tư liệu gốc về triều đại này rất phong phú. Nhiều mảng đề tài vẫn chưa khai thác triệt để về mặt tư liệu. Trong đó, vấn đề tham nhũng dưới triều Nguyễn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, chưa có nhiều bài viết, công trình đề cập. 2.2. Lịch sử nghiên cứu tham nhũng triều Nguyễn Tham nhũng luôn là mối quan tâm của nhà nước trong nhiều giai đoạn lịch sử. Số lượng các công trình nghiên cứu về tham nhũng rất lớn. Ở Việt Nam, các công trình, sách báo, tạp chí, hội thảo… bàn luận đến tham nhũng chiếm tỉ lệ đáng kể do tính thời sự và yêu cầu cấp bách của nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: Cán bộ, công chức với vấn đề cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí/ Khải Nguyên (chủ biên), NXB Lao động Xã hội, 2009; Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay/ Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, H, 2008; Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng/ Trần Công Phàn, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2004; Tham nhũng ở nước ta hiện nay và các biện pháp khắc phục/Lê Văn Cương, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1993; Tham nhũng- tệ nạn của mọi tệ nạn/ Nguyễn Y Na, Viện thông tin khoa học xã hội, 1997; Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay/ Phạm Hồng Thái, Tạp chí Quản lí nhà nước, số 5, tr 8-12, 2005.; Giám sát- vũ khí quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng/ Hải yến, Tạp chí Thương mại, số 7, năm 2005… Các đề tài đã góp phần nhận diện tham nhũng rõ ràng hơn: phân tích về khái niệm, đặc điểm của tham nhũng, thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, những công trình vẫn chủ yếu tập trung vào tham nhũng thời hiện đại mà chưa đi sâu khai
  • 5. 5 thác các tư liệu lịch sử về tham nhũng thời trung đại. Đó là khoảng trống mà chúng tôi nhận thấy cần phải bù lấp. Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng các công trình chuyên khảo về tham nhũng thời trung đại không nhiều. Các bài viết ít ỏi bàn về tham nhũng thời phong kiến như: Chống tham nhũng- cái nhìn và cách làm của cha ông ta xưa [17; tr 57-63] bàn về nguyên nhân và một số các biện pháp đối phó của nhà nước phong kiến như hoàn thiện hệ thống pháp luật, coi thanh liêm là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của quan lại, chống tham nhũng là của toàn dân.; Về sự tha hoá quyền lực của bộ máy chính quyền phong kiến cấp xã [17; 371-396] nêu lên nguyên nhân xuất hiện tệ cường hào làng xã, những biểu hiện của cường hào làng xã và biện pháp của nhà nước phong kiến; Pháp luật xưa về chống tham nhũng [56]; Vua quan ngày xưa chống tham nhũng[57]… đã chỉ ra một số biện pháp phòng chống tham nhũng của cha ông ta. Các bài viết này chưa nêu được thực trạng tham nhũng qua các thời kì và cũng chưa phân tích được hết các giải pháp của nhà nước phong kiến đối với vấn nạn này. Một hệ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng thời phong kiến được tổng hợp khá đầy đủ trong một công trình của tác giả Phạm Thị Huệ có tiêu đề Phòng, chống tham nhũng xưa và nay [60]. Từ những biện pháp có tính chất vĩ mô như chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hệ thống pháp luật, thiết lập cơ quan giám sát có thực quyền và hiệu quả, đào tạo đội ngũ quan lại đến biện pháp có tính chất vi mô như xử lí nghiêm đối với từng trường hợp xảy ra sai phạm, tăng lương quan lại… tác giả đã đưa ra những bài học hết sức cần thiết cho ngày nay để chống tệ tham nhũng. Trong đó, những khó khăn mà chúng ta đang tìm cách gỡ rối đã được cha ông ta quan tâm và khắc phục hiệu quả từ nhiều năm trước. Bài viết có nhiều đóng góp không thể phủ nhận song lại thiếu những số liệu thống kê để tăng thêm tính thuyết phục. Một số giải pháp nêu lên còn mang tính đơn lẻ. Do đó, hướng nghiên cứu trong bài viết của chúng tôi sẽ một mặt nêu ra các con số cụ thể, trên cơ sở đó có được những kết luận tương đối chính xác; mặt khác cũng đặt giải pháp trên trong một hệ thống. Ví dụ: chúng tôi coi việc thiết lập chế độ lương bổng công bằng, hợp lí cho quan lại là một biện pháp nhỏ nằm trong biện pháp lớn hơn là chế độ đãi ngộ quan lại bao gồm không chỉ về giá trị vật chất mà còn thêm giá trị tinh thần như: được vinh danh, lệ tập ấm cho con cháu, lệ trí sĩ…
  • 6. 6 Về nạn tham nhũng và chống tham nhũng thời Nguyễn, đáng lưu ý nhất là tác phẩm Từ thụ yếu quy của tác giả Đặng Huy Trứ bàn về quy tắc trọng yếu trong cho và nhận cùng với đức thanh liêm của quan lại [20]. Đây có thể coi là một công trình chuyên khảo về tham nhũng thời Nguyễn mà ngày nay chúng ta biết được. Chắt lọc từ kinh nghiệm chốn quan trường, ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa những người mang thiên chức làm cha mẹ dân với người dân được biểu hiện qua mối ứng xử giữa kẻ cho và người nhận. Đó là giao tiếp rất đời thường nhưng ẩn sau những thứ gọi là “trầu thuốc” ấy cũng đủ sức gặm nhấm và làm mục ruỗng cả một thể chế nhà nước. Thấy được nguy cơ tai hại của căn bệnh tham nhũng, tác giả muốn thông qua cuốn sách giúp người làm quan có đủ tỉnh táo, bản lĩnh, lương tâm để thoát khỏi sự cám dỗ của nạn hối lộ. Bằng những sự kiện mắt thấy tai nghe từ thực tế và trong sử cũ, Đặng Huy Trứ đã khái quát thủ đoạn tinh vi của tệ hối lộ thành 104 trường hợp diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống: giáo dục, chính trị, kinh tế, pháp luật... để làm gương răn dạy cho con cháu đời sau. Trước tất cả tình huống đó, người làm quan phải dứt khoát từ chối. Tuy nhiên, cũng có những mối quan hệ chứa đựng ân nghĩa tốt đẹp, không mưu cầu tư lợi mà quan lại có thể nhận. Chỉ có 5 trường hợp được nhận, là biểu hiện tình cảm trong sáng giữa thầy và trò, con cái đối vói cha mẹ… 109 trường hợp nhận và không nhận đó không thể phản ánh hết thực trạng tham nhũng, điều cốt lõi là từ thế thái nhân tình trăm màu muôn vẻ đó có thể suy ra cái đạo lý, cái yếu quy. Vì thế, tác giả đã dành một phần quan trọng trong cuốn sách với tiêu đề “Suy rộng ra” để bàn về những phẩm chất, đức tính cần có của người làm quan được cô đọng trong 8 chữ: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Dẫu là người đã sống cách chúng ta hơn một thế kỉ nhưng Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ vẫn mang những giá trị nóng hổi của thời đại chúng ta đang sống. Cuốn sách của ông ngoài cung cấp những tư liệu về xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều mặt trái của xã hội còn như một cẩm nang về thuật trị nước để chống lại nạn tham nhũng. Chống tham nhũng không chỉ bằng cải cách thể chế, pháp luật mà phải bằng chính sự tu thân, tề gia của mỗi con người. Đó là tác phẩm của tác giả đương thời viết về thực trạng tham nhũng thời Nguyễn. Ngoài ra, nguồn tư liệu mà chúng tôi có được còn là các bài viết của các nhà nghiên cứu hiện đại nhìn về quá khứ. Có thể nêu lên các công trình sau:
  • 7. 7 Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng đăng trên tạp chí NCLS năm 2006: Các biện pháp phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô Huế- tác dụng và bài học kinh nghiệm với nhiều thống kê và phân tích công phu về phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn song lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù vậy, một số các biện pháp mà tác giả chỉ ra có thể áp dụng không chỉ cho lĩnh vực xây dựng mà còn cho rất nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ: chặt chẽ về mặt quy trình, thủ tục; chế độ trách nhiệm được phân định rõ ràng, tăng cường giám sát, phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan; thực hiện tiết kiệm, tránh lãnh phí; đào tạo quan lại đáp ứng được yêu cầu công việc; hệ thống luật chặt chẽ, nhất quan; các biện pháp xử lí nghiêm minh, kịp thời. Những kinh nghiệm được tác giả nêu lên chắc chắn rất ý nghĩa với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trên một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất hiện nay đó là xây dựng. Bên cạnh đó, các bài viết: Chống tham nhũng bắt đầu từ trên [54]; Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng [55] cũng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm về chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng nhưng còn khá sơ sài, ít dẫn chứng. Từ những phân tích về lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, chúng tôi nhận thấy, chưa có một công trình viết về tham nhũng dưới triều Nguyễn một cách tổng hợp và hệ thống, các công trình và bài viết chủ yếu vẫn khai thác một số khía cạnh nhỏ trong công tác phòng, chống tham nhũng triều Nguyễn hoặc có nêu lên những bài học kinh nghiệm về chống tham nhũng nhưng không đưa ra được số liệu thống kê cụ thể minh hoạ. Do đó, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài này với mong muốn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu hơn về vấn nạn tham nhũng và các giải pháp khắc phục của triều Nguyễn. Hi vọng sẽ bù đắp được phần nào những khoảng trống nghiên cứu về triều Nguyễn ở khía cạnh này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn độc lập, có chủ quyền của vương triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884. Sở dĩ người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là vương triều Nguyễn bởi lẽ: triều Nguyễn là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt trong thời kì phong kiến Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Đặc biệt ở chỗ, đây là triều đại
  • 8. 8 phong kiến cuối cùng “là phép cộng dồn của lịch sử thế kỉ XIX” thể hiện được một cách đầy đủ nhất đặc trưng và bản chất của chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu về triều Nguyễn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam thời kì trước đó. Đồng thời, đây cũng là triều đại phong kiến gần chúng ta nhất về mặt thời gian. Những dấu ấn của thời Nguyễn đối với xã hội ngày nay hiện hữu đậm nét hơn bất kì một triều đại phong kiến nào. Bên cạnh đó, trong tình hình hạn chế về tư liệu lịch sử thời phong kiến của nước ta hiện nay, hệ thống tài liệu đồ sộ và đa dạng mà chúng ta có được về triều Nguyễn sẽ thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu so với các triều đại khác. Giai đoạn được chọn là 1802- 1884 là giai đoạn nhà Nguyễn được độc lập, tự chủ trong đối nội và đối ngoại, cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của triều Nguyễn. Với một chính quyền vững mạnh, có đầy đủ quyền năng trong tay, nhà Nguyễn trong giai đoạn này có điều kiện đưa ra được những chiến lược, giải pháp phòng ngừa, xử lí tham nhũng hữu hiệu và áp dụng chúng trên thực tế. Trong 82 năm từ năm 1802 đến năm 1884, triều Nguyễn trải qua 7 đời vua: Gia Long (1802-1819), Minh Mệnh (1802-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), Dục Đức (làm vua 3 ngày), Hiệp Hoà (6/1883-11/1883), Kiến Phúc (12/1883-8/1884). Luận văn tập trung chủ yếu vào 4 đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Những đời vua sau đó trị vì trong thời gian hết sức ngắn ngủi và không có đóng góp đáng kể cho vương triều Nguyễn nên chúng tôi không đề cập đến trong luận văn. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, trước hết, chúng tôi đã căn cứ vào các nguồn tư liệu gốc của triều Nguyễn như: các cuốn sử biên niên và chuyên khảo, hội điển, văn bản pháp luật cổ… Khảo sát các bộ sử cũ của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu… có thể tìm thấy nhiều thông tin về các vụ án tham nhũng, các quan điểm chống tham nhũng của các triều đại, các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Một bộ luật hoàn chỉnh và thống nhất của vương triều Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ cũng được chúng tôi khai thác để phân tích các quy định của nhà nước trong xử lí hành vi tham ô, nhũng nhiễu của quan lại. Tiếp đến là các văn bản pháp luật hiện đại, sách tham khảo, các tập kỉ yếu hội thảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp, tư liệu Internet có liên
  • 9. 9 quan đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu truyền miệng như các câu ca dao, dân ca về mối quan hệ quan – dân, về hành vi sách nhiễu của quan lại cũng phản ánh phần nào tệ tham nhũng dưới thời phong kiến. Một mảng tư liệu khác là các nghiên cứu của học giả nước ngoài như công trình nghiên cứu: Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam- một bộ máy hành chính trước thử thách của Emanuel Poison [18]; Chính quyền trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh- Cơ cầu quyền lực và quá trình giao tiếp của Woodside [27]… cho ta cách nhìn nhiều chiều về triều Nguyễn trong lịch sử. Chúng tôi đã nỗ lực khai thác các tư liệu sử gốc hiện có về triều Nguyễn song do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chưa tiếp cận được tư liệu Châu bản- một nguồn sử liệu rất phong phú về triều Nguyễn. Chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số văn bia, gia phả của các dòng họ lớn thời Nguyễn song chưa thể khảo sát rộng và sâu. Tóm lại, luận văn khai thác và sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp; tư liệu ở trong nước và tư liệu của nước ngoài; tư liệu trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, pháp luật, văn hoá, chính trị, kinh tế…trong đó chúng tôi chú trọng khai thác nguồn tư liệu gốc phong phú, dồi dào về triều Nguyễn- nguồn tư liệu đã và đang được nhiều học giả nghiên cứu song chưa nhiều và triệt để. Sự đa dạng về nguồn tư liệu sẽ giúp luận văn giải quyết được một cách khá trọn vẹn các nội dung và yêu cầu đặt ra. Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ sở phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tôi còn sử dụng các phương pháp đặc thù như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Do nguồn tư liệu về tham nhũng triều Nguyễn không nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê các vụ án tham nhũng trong bộ Đại Nam thực lục- bộ chính sử lớn nhất thời Nguyễn để có được các tư liệu ban đầu về thực trạng tham nhũng (số lượng vụ án, mức độ tham nhũng trên từng lĩnh vực và ở cấp địa phương, trung ương…). Trong khi tiếp cận với các quy định pháp luật xử lí hành vi tham nhũng trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, chúng tôi cũng so sánh với các quy định trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê và Đại Thanh luật lệ nhằm thấy được sự tiếp thu và vận dụng linh hoạt của triều Nguyễn. Phương pháp này cũng được sử dụng khi xem xét các
  • 10. 10 biện pháp phòng ngừa tham nhũng của nhà Nguyễn, đặt vấn đề tham nhũng của triều Nguyễn trong công tác phòng, chống tham nhũng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam và của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Thanh để tìm ra những tương đồng và dị biệt. Trên các nguồn tư liệu có được, chúng tôi phân tích và tổng hợp đưa ra nhận định, đánh giá đối với các chính sách của nhà Nguyễn, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho ngày nay. Việc sử dụng phương pháp thống kê và so sánh là ưu thế của đề tài so với nhiều công trình khác bởi lẽ, với hai phương pháp này chúng tôi có được những số liệu cụ thể để nhìn nhận vấn đề khách quan, chân xác hơn; đồng thời thông qua sự so sánh, vấn đề được khai thác nhiều chiều và rộng mở hơn. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục được bố cục làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tham nhũng và vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884. Chương 3: Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884. Do hạn chế về thời gian, tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện và mở rộng hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo.
  • 11. 11 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG VÀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG TRONG LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, khi tham nhũng đã trở thành nguy cơ và hiểm hoạ lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới thì công tác phòng, chống tham nhũng lại càng được đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa. Nhưng để tiến hành công tác này một cách hiệu quả, trước hết cần phải nhận diện về tham nhũng, đưa ra những đặc trưng và dấu hiệu chủ yếu làm nền tảng để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là hành vi tham nhũng hay không? Đây là tiền đề quan trọng trong xây dựng các quy định pháp luật về chống tham nhũng và đặt ra các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trên các lĩnh vực. Đã có đến hàng trăm các định nghĩa, cách hiểu khác nhau của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với mức độ rộng, hẹp khác nhau nhưng nhìn chung, nói đến tham nhũng, trước hết người ta thường nghĩ đến người có chức quyền hoặc người làm công tác quản lý liên quan đến tiền và tài sản công trong cơ quan nhà nước. Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền sách nhiễu nhân dân … được dùng để chỉ những kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình. Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình. Tham nhũng bao gồm hai thành tố: tham và nhũng. Theo từ điển Hán Việt, “tham” có nghĩa là hám lợi, vụ lợi; “nhũng” là quấy rối, khiến dân không được yên, tựu chung lại là các hành vi hạch sách người dân, ăn của đút để mưu lợi cho cá nhân. Song, nếu chỉ hiểu tham nhũng dưới hai góc độ đó thì chưa đủ bởi lẽ hành vi tham nhũng còn bao hàm nhiều dấu hiệu khác như ăn bớt của công, lạm dụng chức quyền vì tư lợi... Thời kì phong kiến không có một khái niệm đầy đủ về tham nhũng. Tuy nhiên, thông
  • 12. 12 qua các tư liệu lịch sử, có thể nêu lên các hành vi, dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng thời kì này. Quốc triều hình luật thời Lê đã xác định hành vi tham nhũng bao gồm: + Nhận hối lộ + Sử dụng tài sản, nhận lực của công vào việc riêng, ăn bớt của công + Sách nhiễu, chiếm đoạt của dân + Chậm nộp thuế, ăn bớt tiền thu thuế + Lạm chiếm đất đai + Tự tiện sai khiến dân đinh + Khai lậu hộ khẩu... Trong Hoàng Việt luật lệ cũng nêu lên nhiều hành vi tương tự, đặc biệt còn có một quyển riêng mô tả 9 hành vi nhận hối lộ bị coi là tội phạm như: quan lại nhận của, tiền; nhận của, tiền sau khi xong việc; quan lại hứa nhận của, tiền; làm quan lại sách nhiễu vay mượn tiền của của dân; cho người nhà sách nhiễu tiền của; nhân việc công bắt dân đóng góp... Đặng Huy Trứ trong cuốn "Từ thụ yếu quy"- Những quy tắc trọng yếu trong cho và nhận- đã tập trung vào hạt nhân của nạn tham nhũng là tệ ăn hối lộ để khái quát thành 104 trường hợp điển hình trong xã hội phong kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục... như: sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ; nhà buôn hối lộ để được lĩnh tiền công mua hành; kẻ thầu thuế cửa quan bến đò hối lộ để dễ lạm thu; quan tham lại nhũng hối lộ để lấy lòng quan trên; con cháu công thần, đại thần hối lộ để được tập ấm ra làm quan... [20] Hiện nay, khoa học pháp lý đã đưa ra khái niệm tham nhũng khá cụ thể. Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam nêu lên khái niệm tham nhũng là “Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Các hành vi tham nhũng được điểm mặt, chỉ tên trong điều 3 của luật này. 1. Tham ô tài sản. 2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • 13. 13 5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. 7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. 8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. 10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.[ 9; tr 11] Luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2001 quy định các tội phạm về tham nhũng bao gồm các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong công tác. [10; tr 248-254] Khái niệm của Việt Nam cũng khá gần gũi với các khái niệm về tham nhũng của các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Ngân hàng thế giới định nghĩa: “Tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân” [ 30; tr 27] Tổ chức Minh bạch thế giới cho rằng: Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân. [30; tr 27] Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng cho rằng: "Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao hàm: + Hối lộ: là việc trao một lợi ích để tác động một cách không đúng đắn đến một hành vi hay một quyết định. Hối lộ là hành vi tham nhũng phổ biến nhất mà chúng ta được biết. + Tham ô, trộm cắp và lừa đảo + Tống tiền
  • 14. 14 + Lạm dụng quyền quyết định + Chủ nghĩa thiên vị, nhất thân nhì quen + Tạo nên hoặc khai thác các lợi ích xung đột nhau + Đóng góp chính trị không đúng đắn [30; tr 18] Công ước liên châu Mỹ (OAS) về chống tham nhũng đưa ra những hành vi tham nhũng: + Đòi hoặc nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bởi công chức chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công, bất kì vật gì có trị giá bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình + Đề nghị đưa, dành cho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho công chức chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kì vật gì có giá trị bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình [31; tr 23] Chúng tôi dựa trên khái niệm “tham nhũng” và các hành vi cụ thể của tham nhũng được nêu trong Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 làm cơ sở để nhận diện tham nhũng thời Nguyễn. Sở dĩ như vậy vì: thứ nhất, thời phong kiến không nêu ra một khái niệm tham nhũng tổng hợp, đầy đủ, gây khó khăn cho việc thống kê các hành vi tham nhũng qua các tư liệu lịch sử; thứ hai, đây là một khái niệm có sự đồng nhất giữa các thời đại và khá thống nhất trên thế giới; thứ ba, xét mục đích của lịch sử, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, vì sự phát triển của hiện tại, cho nên lấy khái niệm ngày nay nhìn nhận về hiện tượng của quá khứ để có sự so sánh, đối chiếu hợp lý, phát hiện những điểm tương đồng qua đó chắt lọc được các bài học kinh nghiệm quý báu. Do đó, công việc thống kê các vụ án tham nhũng thời Nguyễn qua các bộ sử lớn được xác định là: các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tập trung vào 12 hành vi tham nhũng điển hình của Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005.
  • 15. 15 Liên quan đến khái niệm tham nhũng là các khái niệm: tham ô, nhận hối lộ, lãng phí, tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng lạm, đặc quyền, đặc lợi... Tham ô, nhận hối lộ là những hành vi biểu hiện của tham nhũng song nội hàm có sự khác nhau. Sự phân biệt đã được nêu lên trong Luật hình sự Việt Nam năm 1999 ở điều 278: tội tham ô tài sản và điều 279: tội nhận hối lộ. Tham ô được hiểu là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Còn tội nhận hối lộ là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tệ quan liêu và tệ tham nhũng có thể xem là anh em sinh đôi, nạn quan liêu là tiền đề cho tham nhũng, tham nhũng làm trầm trọng thêm chế độ quan liêu. Cũng có trường hợp có quan liêu mà không có tham nhũng hoặc chỉ có tham nhũng mà không có quan liêu nhưng nhìn chung hai hiện tượng này thường quan hệ chặt chẽ, song hành, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau. Biểu hiện của tệ quan liêu là: - Quan cách, quan dạng (cố làm ra vẻ bề trên, oai vệ, quyền uy giả tạo) - Háo danh, ham quyền, sính hình thức - Hách dịch, cửa quyền với cấp dưới, với dân - Xa dân, không hiểu dân, khinh dân, sợ dân - Bảo thủ, trì trệ, kinh nghiệm chủ nghĩa [30; tr 14] 1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng Trong một số các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thường có sự đồng nhất khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng hoặc hiểu điều kiện là nguyên nhân của tham nhũng. Theo chúng tôi, có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ trên. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nguyên nhân là nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm nảy sinh sự việc”. Còn “Điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra hoặc những tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó.” Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này là: nếu như nguyên nhân là động lực bên trong thôi thúc con người làm một việc gì đó, thì điều kiện là những tác động bên ngoài hỗ trợ và giúp phát sinh hành động đó xảy ra mà thiếu những tác động đó con người không thể thực hiện được hành động. Vận dụng vào giải thích cho
  • 16. 16 nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng có thể thấy: nguyên nhân của tham nhũng chỉ có một đó chính là từ lòng tham của con người, từ thói hám lợi, vị kỉ của con người. Lòng tham là nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất khiến con người nảy sinh ý muốn chiếm đoạt của công thành của riêng hay thực hiện các hành vi trái luật để mưu cầu tư lợi. Còn điều kiện của tham nhũng là các nhân tố thúc đẩy cho lòng tham của con người biến thành các hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân. Lòng tham luôn tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Nhưng để lòng tham đó biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi tham nhũng cần phải có rất nhiều điều kiện như luật pháp có nhiều sơ hở, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước, sự trừng phạt thiếu nghiêm minh, triệt để... Điều đó lí giải vì sao các quốc gia có các mức độ tham nhũng khác nhau, tuỳ thuộc vào việc thể chế nhà nước và pháp luật của quốc gia đó tạo điều kiện nhiều hay ít cho tham nhũng có thể xảy ra. Về nguyên nhân của tham nhũng có lẽ không cần bàn luận nhiều. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào phân tích một số điều kiện làm sản sinh tham nhũng: Từ góc độ chính trị, điều kiện thực hiện tham nhũng là việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền... Vì vậy trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng thường sử dụng các lợi thế về chức vụ để vụ lợi. Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước nên họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình. Từ góc độ pháp lý, tham nhũng sở dĩ có thể thực hiện một cách dễ dàng được xác định là do: thiếu vắng các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức nhà nước; pháp luật có nhiều sơ hở hoặc xử lí nương nhẹ cho các hành vi tham nhũng. Từ góc độ kinh tế, tham nhũng xảy ra trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây là giai đoạn mà cơ sở pháp lý của nền kinh tế còn yếu kém, quản lý kinh tế của nhà nước còn nhiều sơ hở, các thể chế kinh tế còn chưa hoàn thiện, tạo kẽ hở cho tham nhũng kinh tế phát triển.
  • 17. 17 Đó là những nguyên nhân và điều kiện chung của tham nhũng trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để hạn chế và tiến tới triệt tiêu các cơ hội làm phát sinh lòng tham của con người khi tiến hành công vụ. 1.2. Vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Khảo sát về nạn tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam thời phong kiến từ khi được thiết lập đến trước thời kì nhà Nguyễn nhằm mục đích đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tham nhũng trong thời kì phong kiến mà triều Nguyễn là một trong những triều đại điển hình nhất và tìm ra những điểm kế thừa cũng như điểm khác biệt của nhà Nguyễn trong cuộc đấu tranh với vấn nạn tham nhũng so với các thời kì trước đó. Chúng tôi khảo sát bộ Đại Việt sử kí toàn thư- một trong những bộ biên niên sử khá công phu và đồ sộ còn lưu lại- để phác hoạ phần nào bức tranh tham nhũng thời phong kiến. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến vấn đề này không nhiều, tản mát, số vụ án cũng ít ỏi chưa phản ánh đúng thực trạng của tệ tham quan, hối lộ dưới các triều đại. Mặc dù vậy, qua một số ít tư liệu có được cũng tạo cơ sở để chúng tôi đưa ra vài nhận xét ban đầu mang tính chất tổng quát làm tiền đề cho việc phân tích và nhận định về tham nhũng của triều Nguyễn. 1.2.1. Nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng thời phong kiến. Ngoài những nguyên nhân và điều kiện chung, thời phong kiến ở Việt Nam còn có những điều kiện riêng làm phát sinh tham nhũng gắn với đặc thù của hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội thời kì này. Điều kiện chính trị Tham nhũng nảy sinh từ cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng tập quyền, chuyên chế, quan liêu của nhà nước phong kiến Nguyễn nói riêng và nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung. Những đặc điểm của bộ máy này là: + Đồ sộ hơn mức cần thiết + Bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp hơn nhu cầu quản lí + Đội ngũ quan lại ngày càng đông đảo hơn nhu cầu thực tế + Chi phí cho nhà nước ngày càng tăng cao hơn mức cần thiết
  • 18. 18 Đây là bốn điều kiện sống còn của nhà nước bóc lột chuyên chế, quan liêu. Bởi vì, chỉ nhờ vào các yếu tố này nhà nước mới tự nuôi sống nó bằng các phương thức vơ vét, bóc lột nhân dân và tham nhũng chỉ là một loại hành vi của quá trình tự nuôi sống của nhà nước quan liêu, chuyên chế. [30; tr 10] Cách thức tổ chức này kéo theo nhiều hệ quả: + Bộ máy quan liêu, chuyên chế đã tạo cho quan chức có quyền lực quá lớn còn nhân dân nhược quyền thậm chí vô quyền, do đó gây nên tình trạng mất dân chủ, là cơ sở cho tham nhũng phát sinh và phát triển. Vua quan là những người thay trời trị vì dân, là cha mẹ dân, có trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ dân: “Miệng nhà quan có gang có thép.” Vì thế, mỗi hành vi thực hiện chức năng công quyền của quan lại đều được coi là ban ơn cho nhân dân. Nhân dân bị bóc lột, bị tước quyền vẫn cảm thấy đội ơn vua quan áp bức. Trong tình hình như vậy, vua quan thỏa sức bóc lột nhân dân, nạn tham nhũng trở thành phổ biến, là hành vi thông thường của kẻ quan quyền. Dân sợ quan nên quan càng có cơ hội để lạm dụng chức quyền thoả mãn lòng tham. Trong một chiếu dụ của vua Tự Đức gửi các quan năm 1851 đã chỉ ra: “quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như sợ hổ. Quan mưu tích đầy túi tham, ngày đục, tháng khoét, lại thêm bao nhiêu việc sách nhiễu không thể kể hết được...” + Vì bộ máy nhà nước cồng kềnh, lượng quan lại đông đảo, nhà nước tuy cố gắng đảm bảo chế độ lương bổng cho quan lại nhưng vẫn không đủ đáp ứng đời sống cho bộ máy thừa hành. Xã hội phong kiến dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, năng suất thấp và bấp bênh. Nguồn thu nhà nước chủ yếu từ thuế nông nghiệp nên việc chi trả lương bổng cho quan lại cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế đất nước. Lương của quan lại thấp là tiền đề tâm lí quan trọng làm nảy sinh lòng tham của con người để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu. Trong xã hội phong kiến, người quân tử ra làm quan giúp nước không coi việc vinh thân phì gia là mục đích. Lý tưởng sống của họ là thành danh, lập ngôn, lập công và lập đức. Phần lớn kẻ sĩ coi cuộc sống khó khăn là môi trường rèn luyện, mài sắc thêm tài năng và đạo đức của họ. Cuộc sống của họ là “an bần, lạc đạo” (yên vui trong cảnh nghèo mà vui thú thực hành đạo”. Nhưng những vị quan chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, thanh bạch chỉ là thiểu số. Đa phần quan lại không thể duy trì cuộc sống
  • 19. 19 của bản thân và gia đình với mức lương ít ỏi. Lương của quan lại căn cứ vào chức vụ mà viên quan đó đảm nhiệm nên chức vụ càng nhỏ lương bổng càng thấp. Sự chênh lệch giữa mức lương của các chức vụ cũng khá lớn. Những viên quan ở huyện và xã, là những cấp gần dân, công việc nhiều, trọng trách lớn nhưng tiền lương lại quá ít ỏi. Theo thống kê của Emmanuel Poisson về lương của các cấp quan ở tỉnh Bình Định thời Nguyễn, quan hiệp trấn được hưởng lương mỗi năm tương đương gần 7 tấn gạo, viên tri huyện hưởng 1,3 tấn và một lại viên hưởng 800 kg, như vậy có thể nuôi sống gia đình họ tinh theo từng loại là 4 năm rưỡi, 9 tháng và 5 tháng [18; tr 72]. Như vậy, quan phủ, huyện và lại viên sẽ cần phải tạo thêm những khoản chi phí khác để nuôi sống gia đình họ trong những tháng còn lại. Chế độ tiền lương không đủ trang trải cuộc sống phần nào đó đã tạo ra tâm lý “tự tạo ra sự bù đắp, tự tạo ra sự công bằng” là cái cớ biện minh cho các thói hư, tật xấu - tham nhũng + Việc phát hiện tham nhũng gặp khó khăn do quan lại bao che, bưng bít và quyền tố cáo của người dân bị hạn chế. Điều kiện kinh tế Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến tồn tại hai hình thức chủ yếu là sở hữu công và sở hữu tư trong đó sở hữu công chiếm ưu thế. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc sở hữu nhà nước và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước. Tuy nhiên, trong lịch sử luôn diễn ra khuynh hướng mở rộng ruộng đất tư. Nguyên nhân: + Do sự suy yếu của chính quyền trung ương; hiện tượng chiếm công vi tư phát triển (tư hữu hoá luôn tồn tại dưới dạng thế năng, sẽ trở thành động năng một phần phụ thuộc vào sự mạnh yếu của chính quyền trung ương). + Tư hữu hoá từ chính sách ban cấp ruộng đất của nhà nước; tư hữu hoá ruộng đất công làng xã do hiện tượng chiếm công vi tư phát triển và các nguồn khác. Việc biến công vi tư thực hiện rất dễ dàng: "Trống làng ai đánh thì thùng. Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng" tạo cơ hội sản sinh ra tham nhũng. Điều kiện lịch sử
  • 20. 20 Kết cấu Nhà - Làng- Nước tạo nên thế ứng xử hòa đồng giữa làng và nước, thừa nhận tự trị, tự quản làng xã, tư tưởng trọng lệ hơn trọng luật. Là thời cơ của nạn cường hào khi nhà nước nới lỏng quản lý. Điều kiện văn hóa Đó là mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt Văn hóa ứng xử của người Việt trọng chữ "tình", mọi công việc đều dựa trên chữ tình để giải quyết nên đó là môi trường thuận lợi để quan lại bẻ cong pháp luật, lợi dụng để đục khoét của dân "Đưa nhau đến trước cửa quan. Bên ngoài là lý, bên trong là tình". Người Việt cũng chuộng sự yên bình, nhàn nhã, tạo nên thái độ "dĩ hòa vi quý", "sống chết mặc bay" khi có hiện tượng xung đột giữa quan và dân thường không muốn mọi chuyện to tát, phức tạp hơn nên quan lại có điều kiện mặc sức nhũng nhiễu, lộng hành. Những điển hình đấu tranh dũng cảm như Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 viên quan nịnh thần tham nhũng là hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử. Hoặc một thái độ đối phó tiêu cực trước thói tham lam của vua quan: "Quan tham thì dân gian". Quan trên làm sai, dân cũng tìm cách luồn lách pháp luật, dùng đồng tiền để cầu cạnh cũng là một trong những mảnh đất của tham nhũng. Tục lệ quà cáp biếu xén khi đến cửa quan "Miếng trầu là đầu câu chuyện:; "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" đã trở thành “tập quán, phong tục” trong xã hội. 1.2.2. Khái lược về tình hình tham nhũng ở Việt Nam thời kì trước nhà Nguyễn Trong lịch sử phong kiến nước ta, vấn đề tham nhũng đã được đặt ra từ sớm. Bên cạnh những vị vua, quan thanh liêm, chính trực còn có không ít những người có tư tưởng tham ô, nhũng nhiễu… Trần Khánh Dư (thời Trần) nói: “Tướng là chim ưng, quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ?”. Hồ Tông Thốc (thời Trần) nói: “Một con đội ơn vua, cả nhà ăn lộc trời”… Chốn quan trường nhiều người mang tư tưởng này, nếu có điều kiện họ sẽ sẵn sàng bán rẻ danh dự được vinh hoa phú quý. Đỗ Tử Bình (thời Trần) chẳng màng đến an nguy của quốc gia mà ẩn giấu số vàng tiến cống của vua Chiêm, gây nên cảnh binh đao, khiến vua Trần Duệ Tông phải bỏ mạng.
  • 21. 21 Nhà Lê sơ là một triều đại phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến nước ta nhưng cũng chính từ xã hội này nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là những hành vi tham nhũng. Cao Sư Đăng- một thợ nề chùa Báo Thiên nói: “Thiên tử không có đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần ăn của đút, cử dụng kẻ vô công”[3; t2 tr 492]. Năm 1435, thời vua Lê Thái Tông, vua ra lệnh chỉ cho các quan văn võ trong ngoài nói lên tình tệ quan lại tham nhũng để khuyên răn tu chỉnh: “Nay các khanh không giữ phép công, người giữ sổ sách tiền bạc của cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ...người coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, tha cho người giàu, bắt tội người nghèo, mua gỗ làm nhà cửa, xử kiện không công bằng, lo hối lộ, chỉ thích ăn uống nhậu nhẹt...” [3; t2; tr 507] . Khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nhận xét về tình hình triều chính đã nói: “Khoảng năm Thái Hoà, Diên Ninh – thời Lê Thái Tổ, Lê Nhân Tông, trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hỗi lộ” [3; t3; tr 650]. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn thời Lê sơ. Nhiều vụ án đã được ghi chép lại: Năm 1435, vua sai người đi hỏi ngầm khắp nước, bắt và xét hỏi những viên tham quan ô lại không giữ phép nước, gồm Tuyên uý các phiên trấn, tướng hiệu năm đạo, các viên Tuyên phủ, Chuyển vận, Tuần sát các lộ, trấn, huyện cộng là 53 người [3; t2; tr 516-517]. Năm 1448, Lê Thụ sắm đám cưới cho con trai mình với nàng công chúa câm mới 10 tuổi, những kẻ cầu cạnh tranh nhau cúng của cải để mưu phú quý đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở ngoài phố đều hết nhẵn. Lê Thụ lại bắt các quan lại ở trấn, lộ, huyện phải sắm đủ trâu, dê [3; t2; tr 576]. Năm 1462, đô đốc Nguyễn Sư Hồi nhận đút lót 80 lạng bạc [3; t2; tr 628] Thời kì Lê- Trịnh, nhà nước bất lực với nạn cường hào ở nông thôn. Với tập thói "phép vua thua lệ làng", lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền trung ương, "bọn hào cường gian hoạt trong làng mạc, giảo quyệt đủ ngón, dối trá trăm khoanh, chúng lấy thế lực mà xử sự, dùng cách xâm chiếm để lợi mình, bóp nặn kẻ nghèo nàn, khinh rẻ người ngu tối, hơi có ai trái thì chúng vu oan giá họa"[ 25; tr 144]. Nhiều tư liệu địa phương cho thấy bộ máy lí dịch ở làng xã thường tự đặt ra các mức thu tô cao hơn nhiều so với biểu thuế chính thức của nhà nước. Chẳng hạn theo biểu thuế năm 1728, các loại ruộng hậu thần, hậu Phật, tế điền, kị điền nhà nước nhất loạt
  • 22. 22 thu thuế 2 tiền/mẫu (0,2 quan/mẫu) nhưng ở các địa phương, người cày loại ruộng này phải nộp từ 2-3 quan/mẫu; thậm chí có khi thu đến 5-6 quan/mẫu [25; tr 144]. Tệ tham nhũng xuất hiện tràn lan trong thi cử. Việc đề thi bị lộ và thí sinh nhờ người thi hộ rất thường xuyên diễn ra. Năm 1750, bất cứ người nào trả 3 quan tiền cũng đều được phép dự kì thi hương mà không phải trải qua khảo hạch. “Các chiều hướng đó đã thật sự dẫn đến việc kém trau dồi lí tưởng Nho giáo và kém chuẩn bị để vào quan trường. Kết quả là tệ tham nhũng đã lan đến từ những quan thượng thư đứng đầu pháp viện trung ương cho đến viên chức thấp nhất ngành tư pháp ở chính quyền địa phương. Phần lớn các quan toà đều ăn hối lộ và tiền bạc có thể giải quyết hầu hết tội ác” [21; tr 233] Tệ tham nhũng của quan chức cũng liên quan chặt chẽ tới việc bán quan chức. Theo một sắc luật của Trịnh Giang năm 1736, mọi quan chức dưới hàng lục phẩm có thể được thăng lên một bậc nếu nộp 600 quan tiền; bất cứ người dân thường nào cũng có thể trở thành quan tri phủ nếu nộp 1800 quan. Việc bán quan chức gây nên những vấn đề nghiêm trọng về xã hội và chính trị bởi vì những người đã trả tiền mua chức chỉ muốn vơ vét nhiều hơn không bao giờ có ý thức thi hành pháp luật. “Sự thiếu năng lực và tệ nhũng lạm đã trực tiếp hay gián tiếp làm phương hại địa vị của chính quyền trung ương, qua việc quyền kiểm soát của chính quyền ấy với dân chúng bị suy yếu và làm cho dân bất mãn” [21; tr 233-234]. Triều Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi, nhiều dự định cải cách bộ máy nhà nước không thể thực hiện nên hậu quả của nạn tham nhũng đối với xã hội vẫn còn rất đậm nét, tình trạng tham nhũng lan tràn, phổ biến từ thời Lê- Trịnh vẫn chưa giải quyết được. Khó khăn đó đặt gánh nặng lên vai triều Nguyễn. 1.2.3. Một số biện pháp phòng chống tham nhũng qua các triều đại trước nhà Nguyễn Tham nhũng luôn là mối họa lớn với dân, với nước, ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc. Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm, coi tham nhũng như là một loại chuột nguy hiểm, chuyên đục khoét của dân, của nước. Lê Quý Đôn coi tham nhũng là một trong năm nguyên nhân mất nước: Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt. Nhận thức được mối nguy hại đó,
  • 23. 23 nhà nước phong kiến Việt Nam qua các triều đại đã đề ra nhiều biện pháp ứng phó và giải quyết vấn nạn này. Một số điểm đáng lưu ý như: - Không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tập trung quyền lực trong tay hoàng đế, hạn chế quyền lực của các quan đại thần, không tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một cá nhân hay một cơ quan nhà nước tránh lạm quyền và lộng quyền từ đó ngăn ngừa tệ tham nhũng của những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn. Cuộc cải cách quy mô và hoàn bị nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông đã thể hiện rõ mục đích đó: “Quy chế trước kia đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao. Chế độ ngày nay đặt quan đều lượng ít, trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng vẫn thế. Đã không có người nào ăn hại mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay. Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội khinh nhân nghĩa, phạm nhục hình” [3, t3; tr 455] - Thiết lập các cơ quan giám sát việc thực thi công vụ của quan lại. Thời Trần đặt cơ quan Ngự sử đài để “giữ phong hoá pháp độ”, giám sát việc thi hành pháp luật của quan lại. Đến thời Lê Thánh Tông, ngự sử đài được đặt ở vị trí quan trọng, đứng đầu các bộ phận trong Ngự sử đài thường là những người có học vị tiến sĩ nắm giữ. Ngoài Ngự sử đài, triều đình còn đặt ra Lục khoa là cơ quan thanh tra ở sáu bộ, có trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc không đúng thể thức ở mỗi bộ. Ở địa phương triều đình lập ra Giám sát Ngự sử để xem xét công việc ở cấp đạo trở xuống. Mỗi đạo lại có Hiến sát sứ ty để thanh tra quan lại tránh sự nhũng nhiễu dân chúng, đồng thời còn để kịp thời phát giác và hạch tội các quan, làm rõ những điều uẩn khuất trong dân chúng. - Kén chọn người hiền tài, xứng với chức vụ; thực hiện khảo hạch quan lại xét độ thanh liêm, thưởng phạt công bằng, quy định rõ ràng về lương bổng. Phương thức tuyển chọn thông qua khoa cử và tiến cử, đã được áp dụng từ thời Lí- Trần và đến thời Lê Thánh Tông tiến hành có quy củ hơn. Để khảo xét đức, tài của quan lại nhà nước ban hành lệ khảo khoá, cứ 3 năm 1 lần để “xét người hay, kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước”.
  • 24. 24 - Thực hiện quy định Hồi tỵ (nghĩa là tránh ra, lánh đi) đối với quan lại để tránh nạn kéo bè kết cánh, gây dựng lực lượng, lạm dụng quyền lực làm sai pháp luật. Theo đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè…không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Nếu gặp một trong những trường hợp trên thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển những người thân thuộc đó đi các nơi khác nhau. Trong Quốc triều hình luật thời Lê có một số điều quy định về luật Hồi tỵ là: + Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản + Không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm + Quan lại không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản + Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc + Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở. Luật Hồi tỵ thời Lê Thánh Tông còn thực thi nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội; áp dụng với cả đội ngũ viên chức ở cấp xã. Năm Hồng Đức thứ 19 (Mậu Thân, 1488), nhà vua đã xuống chiếu: Hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người được làm xã trưởng, không được cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau. Tám năm sau, quy định này được mở rộng ra với cả những người là con cô con cậu, con dì con già và những người có quan hệ thông gia. Trường hợp này nếu đã cùng làm xã trưởng rồi thì phải chọn người nào có thể làm được việc cho lưu lại, còn thì cho về làm dân. Biện pháp này có tác dụng ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc, vây bè kéo cánh cả về phía họ ngoại và thông gia trong việc nắm giữ các chức danh trong bộ máy hành chính, nhằm thao túng làng xã. - Xử lí nghiêm minh với các hành vi tham nhũng: Hiện nay, những bộ luật cổ thời Lý- Trần- Hồ đã thất truyền nên chúng ta không biết được các quy định cụ thể nhà nước để xử lí hành vi tham nhũng, song qua một số đạo, chiếu, lệnh thời kì đó cũng phần nào thấy được nhà nước đã thể hiện một thái độ nghiêm khắc với các vụ án tham nhũng. Ngay từ thời vua Lý Thái Tổ đã ban hành một số đạo chiếu liên quan đến xử phạt tội tham nhũng. Chiếu năm 1042 về việc thu phú thuế của trăm họ, cho phép người thu ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa gọi là “hoành
  • 25. 25 đầu”. Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, trăm họ có người tố cáo được tha phú dịch cho cả nhà trong ba năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng cho bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã quá lâu nhưng có người tố cáo thì quản giáp, chủ đô và người thu thuế cũng phải tội như nhau [3; t1; tr 401]. Ta thấy ở đây có một điểm rất tiến bộ của nhà Lý đó là cơ chế khuyến khích đối với người tố cáo hành vi tham nhũng. Họ sẽ được thưởng một khoản tiền bằng hiện vật thu được hoặc được tha miễn phú dịch. Tiếp theo là chiếu năm 1044 nêu: Ai ở Quyến Khố ty (kho lụa) nhận riêng một thước lụa bị phạt 100 trượng, từ 1 tấm trở lên thì phạt trượng theo tấm, 10 năm khổ sai. Cũng trong năm này, có một đạo chiếu quy định: cấm các quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng, nếu vi phạm bị xử 100 trượng, thích chữ vào mặt và giam vào nhà lao [3; t1; tr 423]. Thời Lê Thái Tông, có viên Chuyển vận sứ huyện Thuỷ Đường là Nguyễn Liêm nhận của người 2 tấm lụa. Lê Sát căn cứ vào lệnh chỉ thời Thái Tổ ghi là nhận một quan tiền hối lộ thì tâu lên xử trảm nên chém Liêm [3; t2; tr 521]. Trong những vị vua thời phong kiến, Lê Thánh Tông là người có tinh thần “pháp trị” cao nhất. Ông luôn đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị và quản lý đất nước. Tháng 7 năm 1464, khi biếm chức Tả thị lang bộ binh là Nguyễn Đình Mỹ vì mắc tội tham tang, vua dụ các quan: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các người phải tuân theo”. Thực hiện pháp luật phải từ người đứng đầu nhà nước và bách quan là tư tưởng tiến bộ và đúng đắn của Lê Thánh Tông vào thời điểm đó. Ông là vị vua ban hành nhiều nhất sắc chỉ, lệnh, dụ... trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Trong 38 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã ban hành 83 sắc chỉ về các công việc liên quan đến nhà nước và pháp luật trong đó có 11 sắc chỉ về chống tham nhũng, buôn lậu, hối lộ và móc ngoặc... thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm tham nhũng [40; tr 51]. Các sắc dụ đáng chú ý: + Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền. + Năm 1477, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô lười biếng thì tâu lện để định việc giáng chức.
  • 26. 26 + Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng Nam. + Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch, làm tổn hại đến nền móng nhà nước phong kiến. Cùng với các văn bản pháp luật đơn hành, ông còn thực hiện việc hệ thống hoá pháp luật và pháp điển hoá thành các tập luật lệ như Thiên Nam dư hạ tập, Quốc triều thư khế thể thức; đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật- một bộ điển chế được đánh giá là đỉnh cao trong lịch sử lập pháp thời phong kiến. Trong bộ luật này, có nhiều điều khoản quy định về tội tham nhũng như: điều 559: “Những quan giám lâm, chủ thủ mà đem của công để mình vay hay cho người ta vay thì người vay cùng người cho vay, nếu không có giấy má thì đều bị xử như tội ăn trộm, nếu có làm giấy thì được giảm tội một bậc”; điều 560: “Lãng phí của công (đem của công ra dùng, quá lạm rồi bỏ thừa nhiều” thì xử biếm; điều 563: “Những quan giữ việc thu phát của công mà trái luật như thu vào nhiều mà phát ra ít thì xử biếm một tư, và tính số thừa thiếu ấy nộp vào của công. Quan chủ ti giấu không phát giác thì xử phạt 50 roi, quá nữa thì xử tội biếm hay phạt…” [7] Đi đôi với chống tham nhũng, hối lộ là chống tệ cường hào diễn ra ở cấp xã, thôn, “Lệnh về cường hào hoành hoành” đã ban hành: “Hễ là hạng cường hào cậy thế mà phạm tội đánh người bị thương, cướp đoạt ruộng đất, tài vật của người phá, cày phá mồ mả, xâm phạm, làm tổn hại đến người khác, từ 3 lần trở lên, rõ là hành vi ngang ngược của bọn cường hào, dẫu có ân xá cũng không được hưởng, thì bị trừng trị theo tội bạo cường hoành hoành. Nếu những việc can phạm nói trên chỉ có 1, 2 lần cùng các tội tranh kiện nhau về ruộng đất hay đánh nhau… thì theo luật mà trị tội” [3; t2, tr 489]. Với tinh thần nghiêm trị tội tham nhũng, ông đã khước từ việc xin dùng tiền để chuộc tội tham tang của Lê Bô- một trong những người có công đưa nhà vua lên ngôi với lý lẽ: “Nếu cho Lê Bô được chuộc tội có nghĩa là người có quyền thế, người giàu có dùng của hối lộ thì được miễn tội, còn người nghèo hèn thì vô cớ chịu tội, là cả gan
  • 27. 27 vi phạm phép tắc của tổ tông đặt ra để trừng trị kẻ ngoan cố không biết răn chừa. Đại lý tự phải chiếu luật trị tội” [3; t2; tr 528] Như vậy, có thể thấy, các nhà nước phong kiến Việt Nam từ buổi đầu thiết lập và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển đã rất chú trọng, quyết liệt đấu tranh với tệ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quan lại. Khi tổ chức bộ máy nhà nước càng quan liêu chuyên chế thì tệ tham nhũng càng có điều kiện phát sinh và biến hoá dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó lí giải cho những biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ của các nhà vua thời Lê sơ đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông để chống lại một trong những nguy cơ to lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương triều- nạn tham quan, hối lộ. Kế thừa những bài học kinh nghiệm của triều đại trước về phòng, chống tham nhũng, các nhà vua Nguyễn luôn coi việc đấu tranh với vấn nạn này là trọng tâm và thiết yếu. Những chính sách và biện pháp của nhà nước vừa là sự học tập, vận dụng quan điểm của các triều đại trước vừa thể hiện sự sáng tạo, thích hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước.
  • 28. 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 2.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, sáng lập vương triều Nguyễn. Nhà Nguyễn dựng nghiệp trong điều kiện lịch sử khó khăn và phức tạp. Về chính trị, khác với các vương triều trước, nhà Nguyễn giành vương quyền bằng việc tiêu diệt nhà Tây Sơn, một vương triều đã lập được những võ công hiển hách đối với dân tộc. Điều đó làm cho dân chúng và sĩ phu Bắc Hà có thái độ bất phục nhà Nguyễn. Về tư tưởng, nhà Nguyễn vẫn dựa trên học thuyết Nho giáo để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền theo xu hướng tập trung cao độ quyền lực nhà nước song cũng vấp phải nhiều khó khăn do nạn tham quan ô lại hoành hoành trong xã hội và sự phản kháng của các thế lực chống đối và nông dân. Về kinh tế, nhà Nguyễn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do kinh tế nông nghiệp bị đình đốn, tàn phá vì nội chiến kéo dài hàng thế kỷ. Đặc biệt đó là tình trạng phát triển ruộng đất tư mạnh mẽ tạo nên mâu thuẫn với chế độ sở hữu nhà nước mà nguyên nhân căn bản là do quan lại địa phương chiếm đoạt, cướp bóc, biến công thành tư. Năm 1711 nhà nước tuy có sự điều chỉnh: ban hành chính sách quân điền (quân điền Vĩnh Thịnh hay Trịnh Cương) có nội dung: hạn chế đối tượng nhận ruộng (không chia cho những người đã được Nhà nước ban tặng ruộng đất, những người có ruộng tư đủ số) với mục đích tăng cường kiểm soát đối với ruộng đất công, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, ổn định tình hình, tuy nhiên không đạt hiệu quả: vì quỹ ruộng công đã rất thu hẹp và sự lũng đoạn của quan lại - cường hào Bọn cường hào thông đồng ăn của đút, sách nhiễu dân nên không quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi gây nên lũ lụt, mất mùa liên tiếp. Về xã hội, đời sống nhân dân khổ cực, hiện tượng dân nghèo siêu tán ngày càng trở nên phổ biến. Nhân dân không chỉ phải đóng thuế và chịu sưu dịch cho nhà nước mà còn bị cường hào lí dịch chèn ép, ăn chặn. Nạn đói kém diễn ra thường xuyên.
  • 29. 29 Làng xã Việt Nam rối ren, bị nạn cường hào khuynh loát. Có thể thấy, nhà Nguyễn thiết lập vương triều trong bối cảnh nhiều bất lợi và trở ngại. Một trong những khó khăn nan giải nhất đó chính là tệ quan liêu, tham nhũng. Các nguyên nhân và điều kiện của tệ nạn này không nằm ngoài những nguyên nhân và điều kiện của tệ tham nhũng trong các nhà nước phong kiến Việt Nam. Điểm khác biệt là tham nhũng triều Nguyễn được đặt trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn của một vương triều phải gánh chịu bao hậu quả nặng nề của thiên tai, nội chiến, khởi nghĩa..., một bộ máy nhà nước xây dựng đạt đến mức chuyên chế cực đoan cùng đồng hành là tệ quan liêu cũng được đẩy lên cao nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam đã kéo theo sự lan rộng, phổ biến, tinh vi, và đặc biệt nghiêm trọng của tham nhũng triều Nguyễn. Những thống kê về tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 của chúng tôi dưới đây đã phần nào chứng minh cho mức độ nguy hiểm và hậu quả tiêu cực của tham nhũng dưới triều Nguyễn. 2.2. Tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 Như đã trình bày ở chương 1, chúng tôi xuất phát từ khái niệm và những hành vi tham nhũng được nêu trong Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 để làm cơ sở xác định và thống kê các vụ án tham nhũng trong bộ chính sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn. Những số liệu thống kê sẽ trả lời cho những câu hỏi: tham nhũng triều Nguyễn diễn ra với mức độ, quy mô như thế nào? Những lĩnh lực nào dễ nảy sinh tham nhũng nhất dưới thời Nguyễn? Thực trạng tham nhũng ở cấp trung ương và cấp địa phương ra sao?... Từ việc khắc hoạ bức tranh nhiều chiều về tham nhũng thời Nguyễn chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét, lí giải như: Tại sao ở triều đại này tham nhũng lại phát triển mạnh hơn các triều đại khác; vì sao tham nhũng lại xảy ra nhiều hơn trên một số lĩnh vực... Trên cơ sở đó, tình hình tham nhũng thời Nguyễn được nhìn nhận chân thực, khách quan hơn; và từ đây tạo tiền đề cho một trong những cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng kiên quyết, không khoan nhượng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam dưới các triều vua Nguyễn. Một điểm cần nhấn mạnh là các số liệu thống kê trong Đại Nam thực lục chỉ giúp ta định lượng và định tính tương đối. Bởi lẽ, không hẳn tất cả các vụ việc tham nhũng đều được biên chép trong bộ sử này. Nó đã được gạn lọc qua lăng kính của sử
  • 30. 30 gia và mệnh lệnh của vương triều. Mặt khác, có nhiều vụ án được nêu tên nhưng lại không có thông tin chi tiết nên việc đánh giá về tương quan mức độ, quy mô tham nhũng giữa các triều đại, các lĩnh vực cũng gặp nhiều khó khăn, khó chính xác tuyệt đối. Do đó, số liệu cụ thể thống kê được chỉ là một trong những cơ sở để xác định khuynh hướng của tham nhũng triều Nguyễn, không phải là cơ sở duy nhất và quan trọng nhất. Chúng tôi còn căn cứ vào các tư liệu lịch sử khác viết về triều Nguyễn để đưa ra nhận định phù hợp với tình hình xã hội thời kì đó. 2.2.1. Số lượng vụ án tham nhũng qua các triều đại Bảng 2.1: Số lượng các vụ án tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 Triều đại Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số Số lượng 29 95 45 38 207 ( Nguồn: Đại Nam thực lục) Trước hết, tổng số vụ án tham nhũng là 207 vụ cho thấy tham nhũng là hiện tượng diễn ra thường xuyên vào thời Nguyễn2 . Trong vòng 81 năm có khoảng 207 vụ tham nhũng được phát hiện và xử lí, trung bình là 2,5 vụ/ năm. Tuy nhiên, có thể thấy con số 2,5 vụ/năm còn nhỏ bé và chưa tương xứng với tình trạng tham nhũng diễn ra trên thực tế. Có thể các sử gia phong kiến chỉ chọn lọc những vụ việc cơ bản, những vụ tham nhũng điển hình trên thực tế để ghi chép nhưng cũng có lí do khác xuất phát từ công tác phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng chưa đạt hiệu quả triệt để, còn để lọt nhiều vụ tham nhũng. Qua các cuộc thăm dò ý kiến của các quan trung ương và địa phương (dưới hình thức các tập thỉnh an hoặc phiếu nghĩ của các bộ), tệ đục khoét, nhũng nhiễu của quan và lại tồn tại phổ biến, lan tràn. Các ông vua triều Nguyễn nhiều lần than phiền về tệ quan tham lại nhũng, cho rằng mọi sự biến loạn của dân đều do tệ hại này gây ra, mọi đau khổ của nhân dân đều từ thủ đoạn bóc lột, vơ vét của hàng ngũ có chức tước, quyền hạn. Năm 1819, đời vua Gia Long, khi nhà vua cử Lê Văn Duyệt đến Nghệ An, hỏi thăm nỗi khổ của nhân dân. Bọn giặc cướp nghe tin tan vỡ, hoặc đến cửa quan xin thú, hoặc bị quan quân bắt giết, trong cõi nghiêm hẳn. Lê Văn Duyệt dâng sớ nói: “Dân 2 Các vụ án tham nhũng cụ thể xin theo dõi ở phần phụ lục. Chúng tôi đã thống kê theo các dữ liệu: năm xảy ra vụ án; nội dung các vụ án; lĩnh vực; biện pháp trừng phạt.
  • 31. 31 Nghệ An điêu hao quá lắm. Xét về cớ đến nỗi như thế thì có hai mối là quan thì không có tài năng vỗ trị, lại thi đua nhau tham lam tàn ngược. Dân đi trộm cướp là do đấy cả. Gia Long nghe tin dụ rằng: “Quan tham lại nhũng là mọt hại dân, giặc cướp nổi lên là bởi đó cả, trẫm rất chán, rất ghét..." [1; t1, tr 984]. Năm 1855, Tự Đức nhắc lại điều tương tự: “Trẫm đã xét nguyên do về việc loạn khởi ra, thực không phải vì cớ một sớm, một tối mà đã gây nên được, chỉ vì mối tệ. Nay tạm nói đại lược: Triều đình nhiều lần cứu giúp cho dân rất hậu, mà quan lại địa phương, noi theo thói quen, xẻo xén không chán, phàm một việc hay một vật gì, đều lấy tiền làm được thua, khiến cho ơn huệ không xuống đến người dưới, dân đều chứa oán, khinh đời sống, giấn thân vào chỗ chết, mà không biết. Thế thì bọn giặc sở dĩ nổi lên làm loạn, tuy do những kẻ ngoan ngạnh hung tợn xui bẩy, mà thực tự bọn quan lại không tốt tham lam hà khắc lắm ngón để khơi ra [1; t7, tr 361]. Một vài dẫn chứng trên cho thấy tham nhũng là mối tai họa lớn trong xã hội, là nguyên nhân của bất ổn chính trị, là nguồn cơn của tình trạng đói khổ, siêu tán của người dân. Con số 2,5 vụ/năm chưa phán ánh đúng thực tế và hiểm họa của tham nhũng trong thời Nguyễn. Thứ hai, số lượng các vụ tham nhũng thời Minh Mệnh là cao nhất với 95 vụ chiếm 46%, sau đó đến thời Thiệu Trị có 45 vụ tham nhũng chiếm 21,7%, thời Tự Đức có 38 vụ tham nhũng, chiếm 18,3% tổng số vụ; thời Gia Long có 29 vụ chiếm 14 % tổng số. Cuộc cải cách hành chính; những quy định và biện pháp xử lí khắt khe của vua Minh Mệnh chính là nguyên nhân giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng một cách toàn diện và hiệu quả nhất so với các triều đại. Thời Thiệu Trị dường như được kế thừa cách thức tổ chức bộ máy, cách thức phòng và chống tham nhũng của triều đại Minh Mệnh nên đã đạt được thành tựu nhất định trong việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng. Thời Tự Đức, tuy thời gian trị vì là lâu dài nhất nhưng số lượng các vụ án tham nhũng lại không nhiều. Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: chế độ phong kiến đã suy yếu, những hạn chế và nhược điểm của nó bộc lộ rõ nét, là mảnh đất cho những tệ nạn trong xã hội phát triển trong đó có tệ tham nhũng; những ý kiến để cải tổ, canh tân đất nước của các quan nhân, sĩ phu thời kì Tự Đức không được thực hiện hoặc chỉ
  • 32. 32 thực hiện từng bộ phận nhỏ lẻ từ đó không tạo nên chiều kích thúc đẩy sự tiến bộ, đưa đất nước ngày càng lún sâu vào lạc hậu, trì trệ, khiến nhà nước mất dần sức mạnh và sự kiểm soát quyền lực, thả nổi hào cường địa phương mặc sức vơ vét, lộng hành; một nguyên nhân khác là thiết chế quản lí làng xã của nhà nước cũng dần tỏ ra không thích nghi và mất hiệu lực, tham nhũng chủ yếu vẫn tập trung ở cấp cơ sở, nơi đã tồn tại mạnh mẽ truyền thống tự trị, tự quản làng xã, lại được nhân lên bởi sự bất lực của nhà nước trong việc điều hành cấp hành chính cơ sở vào cuối thế kỉ XIX. Thứ ba, xét về tỉ lệ tham nhũng qua từng triều đại: Thời Gia Long: 1,7 vụ/năm; thời Minh Mệnh là 4,7 vụ/năm; Thời Thiệu Trị là 7,3 vụ/năm, thời Tự Đức là 1,1 vụ/năm. Như vậy, thời Minh Mệnh tuy số lượng các vụ tham nhũng là lớn nhất nhưng tỉ lệ lại không cao nhất. Vua Thiệu Trị chỉ cai trị đất nước trong vòng 6 năm nhưng trong vòng 6 năm đó ông đã phát hiện được nhiều nhất các vụ án tham nhũng. Những con số này không chứng minh tình trạng tham nhũng của triều đại nào nhiều hơn mà chỉ phần nào thể hiện hiệu quả của công tác chống tham nhũng của các nhà vua thời Nguyễn. Theo chúng tôi, để phản ánh được đầy đủ và chính xác về hiệu quả của công tác này cần phải kể đến một số các tiêu chí khác như: quy mô, các quy định và nguyên tắc xử lí; các biện pháp trừng phạt... 2.2.2. Tham nhũng trên các lĩnh vực Nếu như thống kê số lượng các vụ án tham nhũng ở trên cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu qua các triều đại thì những con số về tham nhũng trên các lĩnh vực sẽ mang đến thông tin cụ thể, chi tiết, phản ánh rõ nét hơn bức tranh tham nhũng thời Nguyễn Bảng 2.2: Bảng thống kê các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 Triều đại Lĩnh vực Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số Xây dựng 1 4 3 0 8 Quản lý kho tàng 5 12 3 7 27 Tư pháp 2 4 5 4 15 Thuế 3 5 4 1 13 Giáo dục và tuyển bổ 0 2 2 0 4
  • 33. 33 quan lại Ruộng đất 2 1 0 0 3 Quân sự 7 5 4 8 24 Chi dùng tiền công 1 9 4 0 14 Lĩnh vực khác 8 53 20 18 99 Tổng số 29 95 45 38 207 (Nguồn: Đại Nam thực lục) Nhìn vào bảng thống kê có thể rút ra một số nhận xét như sau: Tỉ lệ tham nhũng trên các lĩnh vực là khác nhau, và tỉ lệ này cũng khác nhau trong từng thời kì. Nếu như thời Gia Long, thời Tự Đức, tham nhũng trên lĩnh vực quân sự là nhiều nhất thì thời Minh Mệnh, tham nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng, thời Thiệu Trị, trên lĩnh vực tư pháp là nhiều nhất. Đây đều là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất. Đúng như tổng kết của Tự Đức năm 1852: Nay thử đem 1 - 2 việc quan yếu lớn mà nói : Như 3 việc thu lương, bắt lính, xử án, thực là phép nhất định của nhà nước, không thể riêng bỏ một việc nào được. Nếu được quan lại giỏi giang, biết trọng việc công, giữ lòng công, chính, làm việc biết thông biến cho tiện dân, thì pháp luật không phải là đặt ra hư hão, mà người dễ tuân theo, còn có tệ đâu nữa. Chúng cùng nhau ngồi nhìn nỗi khổ của dân, giảm thiếu ngạch thuế của nước, dường như người nước Tần trông thấy người nước Việt béo gầy cũng mặc, không quan tâm chi đến. Khiến cho chính lệnh hay, ơn huệ tốt của triều đình từ trước đến nay, chuyển thành không có gì cả [1; t7, tr 309]. Nhìn vào tổng số các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực của 4 triều đại, tham nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng là nhiều nhất: có 27 vụ, sau đó đến quân sự, tư pháp, chi dùng tiền công, thuế, xây dựng, ruộng đất. Các lĩnh vực khác có 99 vụ nhưng trong đó 21 vụ không xác định được cụ thể. Đại Nam thực lục chỉ ghi tên, chức vụ và hành động tham tang của người đó, không nêu rõ tham tang trên lĩnh vực nào. Như vậy, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích về 78 vụ án còn lại với các hành vi chủ yếu là nhận hối lộ, tham ô, nhũng nhiễu đòi tiền. Ở đây có hai vấn đề đặt ra: tại sao tham nhũng lại xảy ra nhiều nhất trên lĩnh vực quản lý kho tàng"? Và vì sao một lĩnh vực quan trọng
  • 34. 34 như ruộng đất- phương tiện nuôi sống chủ yếu của cư dân thời điểm đó lại có số lượng ít các vụ án tham nhũng được ghi chép như vậy? Với nội dung thứ nhất, có thể thấy kho tàng là nơi chứa đựng của cải của đất nước. Đứng trước khối lượng vật chất khổng lồ và dồi dào như thế, những người có chức vụ, quyền hạn dễ nảy sinh lòng tham, phát sinh mưu đồ chiếm đoạt tài sản của nhà nước biến thành tài sản tư. Đồng thời, việc phát hiện tham nhũng trên lĩnh vực này cũng khá dễ dàng. Qua định lượng, qua thống kê sổ sách, nhà nước có thể tìm ra số lượng hao hụt. Khác với một số các lĩnh vực như quân sự, tư pháp... việc phát hiện tham nhũng khó khăn hơn. Nhà nước thường phải dựa trên các căn cứ như: đơn kiện của quân hoặc dân; qua các vị quan thanh tra, kinh lược sứ, qua khảo khóa quan lại... nên cần nhiều thời gian để điều tra, xác minh sự việc. Có những vụ việc phải mất mấy năm mới tìm ra mối tệ; có những vụ việc khi điều tra liên quan đến hàng nghìn người... So với việc tra xét sổ sách sẽ tốn nhiều công sức và thời giờ hơn rất nhiều. Mặc dù nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp để răn đe, phòng ngừa; cùng với những biện pháp xử lí nghiêm khắc nhất nhưng những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn tiếp diễn. Đó cũng là do sự khó kiểm soát, thiếu kiềm chế của con người trước nguồn của cải và tài sản dồi dào. Với nội dung thứ hai, hiện tượng lấn chiếm ruộng đất công, khai ruộng đất không thực; chia ruộng đất không công bằng; ẩn lậu ruộng đất... chắc chắn diễn ra phổ biến ở các địa phương. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ dâng sớ nói về tệ cường hào quan lại đã nêu rõ các tình tệ của tầng lớp hào cường làng xã trong đó có lĩnh vực ruộng đất: "Có công điền công thổ thì chúng thường thường bày việc thuê mướn làm béo mình, những dân nghèo cùng không kêu vào đâu được. Thậm chí còn ẩn lậu đinh điền, ruộng đến nghìn mẫu không nộp thuế, chỉ đầy túi của hào cường, đinh đến trăm suất không đăng sổ chỉ phục dịch riêng cho hào cường. Nay xin trích lấy một vài người đưa ra pháp luật, và bãi lệ thuê mướn ruộng đất công". Tuy nhiên, đây là lĩnh vực dễ được bao che, ẩn giấu bởi quan lại địa phương thông đồng, dung túng cho nhau mà biểu hiện rõ rệt nhất đó là tệ cường hào làng xã. Nhà nước dù cố gắng với tay quản lý đến cấp xã, huyện, hạn chế nạn cường hào làng xã bằng nhiều biện pháp song trên thực
  • 35. 35 tế quan lại địa phương vẫn hoành hoành, chế độ tự trị, tự quản làng xã vẫn duy trì. Điều đó làm hạn chế việc phát hiện các tình tệ tham nhũng ở cấp cơ sở. Thực trạng tham nhũng trên từng lĩnh vực biểu hiện cụ thể như sau: 2.2.2.1.Lĩnh vực quản lý kho tàng Trên lĩnh vực này có tổng số 27 vụ tham nhũng chiếm 13,1% số vụ tham nhũng thời Nguyễn. Nội vụ, Vũ khố, Nội tạng, Kinh thương là những nơi chứa đựng của cải của nhà nước. Các hành vi tham nhũng phổ biến đó là ăn bớt, xẻo xén của kho, tự tiện phát kho thóc bán cho dân; đòi ăn tiền của dân trong khi phát kho lương; sửa lại ống đong để thu phần dư; lấy trộm tiền, vàng ở kho... Điển hình là các vụ việc sau: Năm 1808: Thời vua Gia Long có Hiệp trấn Thái Văn Minh và Tham hiệp Nguyễn Văn Hoàng lấy thóc kho 15.000 hộc. Đến khi Minh đổi đi Hưng Hóa, Lê Minh Huy thay làm Hiệp trấn, Hoàng mưu với Huy thu bội thóc của dân đem đền vào số thiếu đó. Thời vua Minh Mạng, các hiện tượng nêu trên cũng không ít. Năm 1822, vua sai bán thóc ở kho cho nhân dân. Cai bạ Quảng Trị là Nguyễn Cửu Khánh cùng với phái viên Ngô Thế Mỹ và Nguyễn Duy Phiên phát thóc bán cho dân 370 xã thôn. Dân đến lĩnh có 159 xã, mà bán ra hết cả 10.000 hộc thóc, còn 211 xã không được lĩnh thóc, có xã được thóc nhiều, có xã được ít. Xét hỏi ra là có người lính ở kho Kinh là Đặng Văn Khuê đong thóc để phát mỗi hộc kém vài cáp để thu lợi. Năm 1832, Bọn lại viên và người coi kho Xích Đằng ở Sơn Nam và Hải Dương đem quan hộc kiểu mới tháo ván đáy ra, đẽo trũng rồi lắp vào; lại nặng tay ấn gạo xuống, gạt ngược để lạm thu. Năm 1836, Nguyễn Hi làm chức giữ tài chính phú thuế dám tự tiện mở kho, liệu chở và mua riêng số thóc ở đơn làm lương. Năm 1834, Trịnh Đường lấy cắp tiền công đến 1000 quan rồi bỏ trốn. Năm 1837, Thị lang Vũ khố là Nguyễn Văn Toán trước lĩnh chức Thương trường, bọn chủ thủ mới và cũ thông đồng bớt xén gạo công đến hơn 2.000 phương. Các vụ án liên quan đến kho tàng nhà nước diễn ra phổ biến vào thời Minh Mạng (12/ 27 vụ). Số lượng các vụ án nhiều, số lượng tang vật cũng theo nhiều mức khác nhau: có vụ án số lượng chỉ là 10 lạng bạc; nhưng có vụ án con số lên
  • 36. 36 đến 2000 phương gạo; 1000 quan tiền; 10.000 hộc thóc... Thủ đọan sử dụng cũng đa dạng và tinh vi: thay đổi quan hộc để thu lợi; trộn lẫn mật với hổ phách, đong thiếu thóc để phát bán cho dân và đong đầy hơn khi dân đi nộp thóc; mài thấp miệng bát để ăn bớt... Năm 1831, vua dụ bộ Hộ: “Trước kia lựa định cái ống gạt, cái thùng, cái hộc, cái phương kiểu mới, ban cấp cho trong Kinh và các tỉnh là ý muốn khi phát ra, thu vào đều được công bằng ổn thoả mãi mãi. Gần đây nghe nói nha lại và lính coi kho ở các hạt xoay xở nhiều cách làm gian, như đắp sơn vào góc hộc; làm mặt ống gạt lệch lạc, hoặc chỗ mặt để gạt khoét hơi rộng ra, dùng mẹo đổ mạnh, mà quan địa phương không hề phát hiện được ra” [1; t3; tr 249]. Vì thế, vua truyền chỉ cho các địa phương phải để tâm xem xét những lại dịch ở kho tàng thuộc hạt mình, có người phát giác ra thì kẻ phạm bị chém đầu ngay, quan địa phương không chịu xem xét cũng bị nghiêm xử. Sang thời Thiệu trị, chủ yếu là hành vi ăn cắp kho lương, lấy trộm thuốc, tiền trong kho tàng nhà nước. Năm 1841, viên giám thủ kho cửa Tiên Thọ là Nguyễn Thịnh lấy trộm tiền của kho; y sinh Lê Lộc lấy trộm 30 cân thuốc công. Vụ ăn bớt của công lớn nhất thời kì này là vào năm 1842, bọn chủ thủ kho tỉnh Quảng Ngãi là Đào Tiến Toàn và Nguyễn Văn Nghị thông đồng nhau lấy cắp thóc kho, tính tang vật giá đến 1.000 lạng bạc. Thời Tự Đức, phát hiện có 7 vụ liên quan đến tham nhũng trong các kho tàng nhà nước. Lớn nhất là vụ án ở Định- Yên, viên hộ đốc Nguyễn Trọng Hợp đã phát ra việc các chủ thủ ăn bớt kho thóc, số thiếu hụt lên đến 100.000 quan. Có thể thấy, thời Tự Đức, tuy số vụ tham nhũng trên lĩnh vực này không nhiều song tang vật lại rất lớn, cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng của hành vi tham nhũng. 2.2.2.2. Lĩnh vực quân sự Đây là lĩnh vực đứng thứ hai về số lượng vụ việc với 24 vụ chiếm 11,6% tổng số vụ tham nhũng. Các hành vi tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu chủ yếu được khắc họa qua lời dụ của vua Minh Mệnh về tình tệ quan lại năm 1827 như sau: "Lấy việc Binh tào mà nói: Phàm có lính trốn thiếu, thì trấn sai phái phủ huyện đòi bắt lính điền, dân phải đút lót nhiều nơi, lại ty để lâu ngày dằng dai yêu sách tiền đơn, điền được một tên lính, dân phải phí tổn đã nhiều. Đến khi đưa đến đội ngũ, lại bị quan quản suất thông đồng