SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
ĐOÀN THỊ VƢƠNG
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thảo Nguyên
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thảo Nguyên
Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận
văn, luận án nào đã được công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Người cam đoan
Đoàn Thị Vƣơng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, em luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn ân
cần của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Triết Học. Các
thầy cô giáo không chỉ là người chỉ dẫn cho em trên con đường tri thức mà
còn là tấm gương về lối sống và nhân cách cho em noi theo. Có thể nói rằng
luận văn thạc sĩ là thành tựu nhỏ bướcđầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa
học của em. Thành tựu đó vừa là sự kết tinh những nỗ lực học hỏi của bản
thân em, cũng đồng thời thể hiện sự tận tâm dạy dỗ của các thầy cô giáo. Qua
luận văn này, cho phép em được nói lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của em - TS. Trần Thảo Nguyên - người
thầy đã truyền cảm hứng để em có thể hoàn thành luận văn này.
1
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................10
6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................10
7. Kết cấu của khóa luận ..............................................................................10
B . NỘI DUNG...............................................................................................11
CHƢƠNG 1....................................................................................................11
NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ.................................11
VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ.11
1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học ..........................11
1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong các
học thuyết chính trị và đạo đức .....................................................................11
1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng
triết học ...........................................................................................................19
1.2. Cách tiếp cận của J.Rawls đối với vấn đề công lý.................................32
1.2.1. Những tiền đề lý luận cho quan điểm của J.Rawls về công lý ..........32
1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls...39
Chƣơng 2........................................................................................................49
NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA J.RAWLS VỀ CÔNG LÝ.....................49
2.1. Những tư tưởng nền tảng cho quan điểm về công lý............................49
2.1.1. Tư tưởng về vai trò của triết học chính trị..........................................49
2.1.2. Tư tưởng về một xã hội công lý...........................................................54
2.1.3. Tư tưởng về con người công lý [xem 48, 18-24]. ...............................58
2.2. Nội dung chính trong quan niệm về công lý..........................................61
2
2.2.1. Vai trò của công lý và đối tượng của công lý......................................61
2.2.2. Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng” 63
2.2.3. Hai nguyên tắc của công lý .................................................................71
2.3. Khả năng ứng dụng của khái niệm “công lý như là công bằng” ........75
2.3.1. Vấn đề công bằng trong phân phối.....................................................75
2.3.2. Vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực............78
Tiểu kết chương II .........................................................................................80
C.KẾT LUẬN................................................................................................82
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................84
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù muốn hay không thì con người vẫn buộc phải sống thành xã hội.
Chính vì thế mà con người luôn phải tranh luận về việc làm thế nào xây dựng
một xã hội tốt đẹp. Song, như thế nào mới là một xã hội tốt đẹp? Đó là câu
hỏi đặt ra trong mỗi thời kỳ lịch sử, ngay cả khi trong xã hội chưa xuất hiện
những cuộc khủng hoảng, hoặc ngay cả khi những vấn đề chung của xã hội đã
được giải quyết ở mức độ tạm thời. Bên cạnh những gì con người đã đạt được
thì vẫn còn đó những bất ổn sâu sắc của xã hội. Tất cả những bất ổn đó đều
được bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là: dù ở tầng lớp nào, những công dân
trong một xã hội cũng không ngừng băn khoăn về việc: sự công bằng trong
quá trình phân phối phúc lợi đã và đang được giải quyết như thế nào. Mở rộng
ra hơn nữa, người ta cũng nhận thấy, ngay trong cách mà con người đối xử
với nhau, hay trong luật pháp và trong các tổ chức xã hội đều đặt ra câu hỏi:
công bằng là gì? Rồi khi mà kinh tế thị trường trở thành một dạng thể chế có
tính chất phổ biến thì một vấn đề khác nữa lại đặt ra là: liệu sự phát triển tự do
vượt mức của người này có là bất công đối với kẻ kém may mắn hơn anh ta
không? Hàng loạt những kiểu quan hệ giữa người với người, giữa công dân
với xã hội, giữa công dân với nhà nước đều xoay quanh một chủ đề mà người
ta đã bàn bạc từ khi cái gọi là xã hội được định hình – đó chính là vấn đề công
lý và công bằng. Công lý và công bằng trở thành cơ sở về tính đúng đắn, tính
nhân văn chủ yếu trong một bản thiết kế về một xã hội tốt đẹp, đến mức, khi
mà một chính khách nào đó có ý định đưa ra cho công chúng biết bản thiết kế
ấy và mong nhận được lá phiếu ủng hộ từ phía họ, thì không thể không bàn
tới công lý và công bằng - những điều đúng đắn, nên làm. Công lý và công
bằng vì thế trở thành chủ đề nghiên cứu của cả triết học kinh tế, triết học đạo
đức và triết học chính trị Khi trở thành điểm giao thoa của những nghiên cứu
triết học, đây sẽ là chủ đề chính cho sự phát triển của những nghiên cứu triết
4
học trong tương lai. Năm 1971, John Rawls (1921 – 2002) nhà triết học
người Mỹ đã cho ra đời một tác phẩm triết học có tên là “Một lý thuyết về
công lý” (A Theory of Justice). Đây là một tác phẩm bàn trực tiếp nhất tới
công lý và công bằng, đặc biệt, Rawls đưa những quan niệm mới mẻ về công
lý trở thành phương pháp luận nhận thức những vấn đề rộng lớn của thời đại.
Chính từ sự ra đời những quan điểm của Rawls về công lý đã chuyển hướng
những nghiên cứu về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học. Chuyển từ vấn
đề thưởng phạt – ai xứng đáng được nhận cái gì – bắt nguồn từ quan điểm của
Aritotles, sang vấn đề phân phối quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như phân phối
gánh nặng và phúc lợi trong toàn xã hội. Với cách tiếp cận và giải quyết vấn
đề một cách độc đáo, quan điểm của Rawls về công lý đã được quan tâm
nghiên cứu ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, những nghiên cứu cụ thể về quan điểm của Rawls còn chưa được quan
tâm đúng mức. Đây là lý do chính yếu để chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề
công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình.
Thứ hai, cũng xuất phát từ việc dù muốn hay không con người cũng
phải buộc tham gia vào xã hội, vấn đề trên lại được nhìn nhận ở chiều cạnh
khác. Đồng ý rằng, bạn không được phép lựa chọn phương án không tham gia
vào xã hội, vì bạn bị buộc phải tham gia vào xã hội, và thậm chí là bị ném vào
xã hội, song ít nhất bạn là một công dân, một công dân của nền kinh tế tri
thức và kinh tế toàn cầu, thì bạn có quyền lựa chọn giá trị nào trong xã hội mà
bạn cho rằng nhờ nó cuộc sống của bạn được đảm bảo. Nhưng lựa chọn của
bạn không thuần túy tùy thuộc vào sở cầu riêng của bạn, mà nó bị chi phối bởi
rất nhiều thứ. Những thứ ấy, thậm chí bạn có muốn hay không thì nó vẫn tác
động tới sự lựa chọn của bạn. Bởi mỗi con người là một thực thể xã hội - văn
hóa. Và bạn mang vào trong những quyết định lựa chọn của mình tất cả
những dấu ấn của yếu tố văn hóa – xã hội của nơi bạn sinh tồn theo nghĩa
5
rộng nhất của hai từ “văn hóa” và “xã hội”. Và thế là giữa các cá nhân có một
sự khác biệt trong lựa chọn giá trị xã hội, hoặc không thống nhất được với
nhau về cùng một giá trị nào đó. Việc đó hẳn không có gì là to tát, cho đến
khi sự khác biệt trở thành đối nghịch và thù địch trên phạm vi toàn xã hội, thì
xung đột và chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Thử hình dung xem nếu mỗi một
quốc gia, mỗi một nền văn hóa không có bất kỳ một sự tương đồng nào, một
sự đồng thuận chung nào trong việc lựa chọn các giá trị xã hội, và cụ thể là
không đồng thuận được việc xem cái gì là công bằng, cái gì là không, thì có lẽ
lịch sử của các cuộc chiến tranh sẽ liên tục được viết bởi cường độ làm việc
miệt mài của các sử gia ưu tú. Cho nên, bây giờ hãy thử làm một trò chơi. Đó
là các cá nhân sẽ hoàn toàn trở nên độc lập trong quyết định của mình. Nghĩa
là, thử hoàn toàn rũ bỏ đi những quan niệm, những ấn tượng, những truyền
thống và tập tục trong nếp nghĩ của nền văn hóa đầy tính dị biệt đang hằn in
trong tâm trí, để cùng lựa chọn xem giá trị xã hội nào là cái mà chúng ta cùng
có thể chấp nhận được nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp theo đó. Một sự
đồng thuận giữa những cái vốn khác biệt về bản chất như thế có thể sẽ là một
viễn tưởng, nhưng đó lại chính là cách giải quyết hết sức độc đáo của Rawls
khi ông đi tìm cơ sở cho sự đồng thuận chung của cá nhân trong xã hội về các
nguyên tắc của công lý. Trong triết học chính trị của mình, Rawls đặt ra một
vấn đề là: liệu có thể tồn tại theo thời gian một xã hội công bằng và ổn định
với những công dân tự do và bình đẳng – những người vốn bị phân chia sâu
sắc bởi niềm tin tôn giáo, bởi những chiêm nghiệm triết học và những quan
niệm đạo đức? Ở điểm này Rawls rơi vào một tình huống giống I. Kant, đó là
đều cùng bị xem như là những kẻ ảo tưởng đi tìm kiếm những nền tảng
chung, có tính loài của con người, để lấy đó làm nền tảng xây dựng những giá
trị cho tất cả, bất chấp sự dị biệt của cá thể. Cách tiếp cận độc đáo này đối với
vấn đề công lý, tư tưởng triết học của Rawls đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng
trong việc xây dựng nền kinh tế đạt hiệu quả cao mà vẫn duy trì được công
6
bằng xã hội, cụ thể, đó là những gợi ý quan trọng cho việc hình thành những
chính sách đảm bảo sự phát triển tốt đẹp của một xã hội.
Trên đây là hai lý do quan trọng để khi nghiên cứu về các vấn đề triết
học xã hội, triết học chính trị, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Vấn đề
công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan niệm của J.Rawls về công lý là một vấn đề gây được sự chú ý
trong những nghiên cứu triết học. Chúng tôi xin được khái quát tình hình
nghiên cứu thành hai phần, một là những nghiên cứu bên ngoài nước, với các
tài liệu được viết bằng tiếng Anh và hai là những nghiên cứu trong nước.
Vấn đề công lý là vấn đề giao thoa giữa các nghiên cứu của kinh tế học,
triết học đạo đức, và luật pháp. Khi triển khai các phạm trù của mình, các
khoa học này đều không thể không bàn tới công lý và công bằng. Quan điểm
của Rawls về công lý xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể
tên ở đây như cuốn “Justice – What is the right thing to do?” của M.Sandel.
Năm 2011 cuốn sách được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tên gọi là “Phải
– Trái – Đúng – Sai” [30]. Thực chất đây là một cuốn nghiên cứu bàn về lịch
sử các quan niệm về công lý và những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.
M.Sandel đặt quan niệm của Rawls trong dòng chảy chung của lịch sử tư
tưởng về công lý và chỉ ra điểm độc đáo trong quan niệm của Rawls. Cái hay
của M.Sandel là ông đưa những quan niệm trong lịch sử về công lý để nhìn
nhận những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội Mỹ đương đại. Cuối cùng,
M.Sandel đánh giá quan điểm của Rawls về công lý mặc dù mang tính viễn
tưởng, nhưng nó mang giá trị nhân văn cao cả, khi Rawls thực sự mong muốn
các cá nhân trong cùng một xã hội có thể đạt được sự đồng thuận và cùng chia
sẻ số phận cho nhau. Những nghiên cứu của M.Sandel là thuần túy về mặt
7
triết học chính trị. Còn trong cuốn “Triết học luật pháp” R.Wacks trong
nghiên cứu về Quyền và Công lý [40] lại trích dẫn những nghiên cứu trong
“Một lý thuyết về công lý” của Rawls cùng với những quan điểm của Nozick,
xem đó như là những cách lý giải có hệ thống và đặc trưng về một vấn đề cực
kỳ quan trọng của triết học luật pháp đó là vấn đề quyền và công lý. Trong
“Đạo đức học trong kinh tế” [37], F.Vergara lại xem quan điểm của Rawls
như là một lý thuyết bàn về hiệu quả kinh tế trong dòng chảy chung của chủ
nghĩa tự do công lợi. J.Généreux trong cuốn “Các quy luật đích thực của nền
kinh tế” [16], lại cho rằng Rawls đã nhìn ra một quy luật cực kỳ quan trọng
của một nền minh tế phát triển bền vững khi ông xây dựng quan điểm về công
lý đó là: suy cho đến cùng, hiệu quả đích thực của một sự phát triển kinh tế đó
là công bằng xã hội. J.Généreux đánh giá một trong những thành công trong
quan niệm của Rawls đó chính là Rawls đã tính đến sự tồn tại tất yếu của các
bất bình đẳng trong xã hội và trong nền kinh tế, để từ đó khuyến cáo các nhà
hoạch định chính sách có cách ứng xử như thế nào để đạt được tối đa từ cái
lợi tối thiểu.
Ngoài những nghiên cứu trên thế giới đã được xuất bản ra tiếng Việt,
chúng tôi còn sử dụng được những bài nghiên cứu đăng trên trang
http://plato.stanford.edu/, với các bài nghiên cứu chuyên đề bàn về các khái
niệm như “vị trí khởi thủy”, “bức màn vô minh”, “sự cân bằng suy
tưởng”...đều là những khái niệm hết sức quan trọng của “Một lý thuyết về
công lý”.
Trong khi những nghiên cứu về quan niệm của Rawls về công lý trên
thế giới tương đối sâu sắc và ở nhiều lĩnh vực, thì ở Việt Nam đây có lẽ còn là
một đề tài mới mẻ. Những phân tích về quan điểm triết học của Rawls xuất
hiện trong các cuốn nghiên cứu lịch sử triết học như “Triết học Mỹ” tác giả
Trần Đăng Duy, “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến
Dũng...Trong những nghiên cứu này, tư tưởng của Rawls được xem là một
8
trong những tư tưởng làm nên sự phong phú của triết học phương Tây hiện
đại. Đáng chú ý nhất trong những công trình nghiên cứu trong nước về tư
tưởng triết học của Rawls phải kể đến công trình luận án tiến sỹ của tác giả
Trần Thảo Nguyên, với đề tài là “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công
lý” của nhà triết học Mỹ John Rawls”. Luận án này được nhà xuất bản Thế
giới ấn hành năm 2006. Đây là một công trình công phu, trong đó Trần Thảo
Nguyên đã minh định rõ những nội hàm của luận điểm chính trong “Một lý
thuyết về công lý” đó là luận điểm “công lý như là công bằng” (justice as
fairness). Tác giả cũng chỉ rõ khả năng ứng dụng của luận điểm “công lý như
là công bằng” vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, và cụ thể hơn nữa
là những vấn đề thực tế của xã hội Việt Nam. Đây được xem là tài liệu chính
yếu giúp chúng tôi thực hiện những nghiên cứu của mình trong luận văn này.
Những nghiên cứu của Trần Thảo Nguyên trong tác phẩm trên đi theo hướng
khai thác các ý tưởng triết học kinh tế trong “Một lý thuyết về công lý”. Nó
có tính chất gợi mở quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi muốn được hiểu rõ hơn
vai trò và nội hàm của quan niệm về công lý của Rawls ở nhiều bình diện
khác nữa. Xem rằng, Rawls đã giải quyết như thế nào vấn đề công lý còn tồn
tại trong lịch sử, đâu là những tư tưởng nền tảng để ông triển khai luận điểm
“công lý như là công bằng”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích và trình bày quan niệm của J.Rawls về
công lý. Với các nhiệm vụ cụ thể là:
Thứ nhất, hiểu được vị trí của vấn đề công lý trong các học thuyết
chính trị, các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề công lý trong lịch sử triết
học, từ đó chỉ ra điểm mới mẻ trong cách tiếp cận của Rawls đối với vấn đề
này.
Thứ hai, trình bày nội dung quan niệm của Rawls về công lý
9
10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là quan niệm của Rawls về công lý
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung trong tác phẩm “Một lý thuyết về
công lý” (A Theory of Justice) (1971) và tác phẩm “Công lý như là công
bằng: Sự tái trình bày” (Justice as Fairness: A Restatement) (2001).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của các nhà triết học maxist về
lịch sử triết học, đặc biệt là lý luận về tính độc lập tương đối của ý thứ so với
vật chất, và lý luận về hình thái kinh tế xã hội.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thống nhất giữa logic – lịch sử
trong nghiên cứu lịch sử triết học.
6. Ý nghĩa của luận văn
Góp một phần nhỏ vào nghiên cứu triết học của J.Rawls nói chung và
trình bày rõ quan điểm của ông về công lý nói riêng.
7. Kết cấu của khóa luận
Luận văn gồm 4 phần, riêng phần nội dung gồm 2 chương với 5 tiết.
11
B . NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ
VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ
1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học
1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong
các học thuyết chính trị và đạo đức
Tồn tại một quan niệm truyền thống trong tư tưởng triết học Phương
Tây xem công lý và công bằng như là phần cốt lõi trong các học thuyết về
chính trị và đạo đức [xem 47]1
. Dường như công lý và công bằng là những
nguyên tắc trong việc đưa ra một quyết định đạo đức hay một quyết định
chính trị. Điều đó có nghĩa, kể từ khi cái gọi là chính trị và đạo đức của con
người ra đời – như là công cụ để thiết lập và duy trì xã hội thì những ý niệm
về công lý và công bằng đã hình thành. Công lý (justice) và công bằng
(fairness) là những thuật ngữ có liên quan đến nhau mật thiết và đôi khi chúng
được dùng để thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu chỉ
ra sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Về cơ bản chúng đều là những giá trị
có tính chất nền tảng, trở thành nguyên tắc trong việc thiết kế nên những thiết
chế xã hội, chính sách,...song, “công lý” thường mang tính đạo đức, được
dùng để tham chiếu những tiêu chuẩn của điều được cho là đúng đắn, nên làm
theo. Trong khi đó, “công bằng” thường mang tính kiểm soát, khi nó được
dùng làm giá trị cho những phán xét mà không cần đến sự tham chiếu của
cảm xúc hay vì lợi ích của một ai. Người ta sẽ cảm thấy một điều gì đó là bất
công – không công bằng khi nhận được sự phân chia không đồng đều, khi
nhận được sự trừng phạt không thích đáng, và khi không nhận được sự đền bù
1
Kể từ đây và tiếp sau: số thứ nhất chỉ số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ
trang của tài liệu.
12
thỏa đáng. Trong những trường hợp cụ thể, sẽ xuất hiện những loại công bằng
cụ thể gồm: công bằng phân phối, công bằng trừng phạt và công bằng đền bù.
Nếu như trong chính sách của một thiết chế, một cộng đồng xuất hiện những
loại công bằng này, thì nó được xem như là có tính công lý – điều đúng, nên
làm. Nhưng một câu hỏi được đặt ra đó là tại sao công lý và công bằng lại
được xem như là những ý niệm trung tâm của các học thuyết chính trị và đạo
đức.
Nếu như các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử đều được hình
thành theo cách mà chủ thể lịch sử thời điểm ấy nghĩ là tốt, thì công lý và
công bằng là những nguyên tắc để vận hành những cách thức ấy. Hay nói đơn
giản hơn cách thức hình thành những thiết chế xã hội luôn phải đảm bảo thực
thi đúng những nguyên tắc dựa trên những giá trị công lý và công bằng, vốn
đã được chủ thể lịch sử vào thời điểm đó chấp nhận và thỏa thuận với nhau.
Hãy bắt đầu từ điểm khởi đầu của lịch sử - đó chính là những cộng
đồng bộ thời nguyên thủy. Ở đây, nên có một sự giải thích, khi chúng tôi
không bắt đầu nghiên cứu của mình từ gia đình – thiết chế xã hội được cho là
đầu tiên. Bởi, mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm mà anh ta bị thâu thuộc vào
– gia đình anh ta, không chỉ bị chi phối bởi quan hệ cá nhân – tập thể, với
những quan tâm về lợi ích sinh tồn, mà còn bị chi phối bởi quan hệ khác,
thiêng liêng và không có lý do để giải thích, đó chính là quan hệ huyết thống.
Tôi phụng dưỡng bố của tôi, dù ông có đối xử tệ với tôi, hoặc không xứng
đáng với những điều tốt đẹp vì một lý do nào đó, không phải vì ông là một cá
thể trong tập hợp mà tôi cũng là một thành phần trong đó, mà bởi vì, đó là bố
của tôi. Điều này là thiêng liêng và không cần phải giải thích. Do đó, hãy bắt
đầu từ những cộng đồng bộ lạc, nơi mà quan hệ huyết thống bị đặt ngang
13
hàng, hoặc thứ yếu, để suy xét về hành vi của cá nhân trong mối quan hệ với
xã hội.
Sự sinh tồn và phát triển của một bộ lạc được duy trì khi và chỉ khi bộ
lạc ấy đảm bảo chia đều số thức ăn, quần áo, sự an toàn,.... cho các hộ gia
đình. “Chia đều” là điều kiện đảm bảo để duy trì các mối quan hệ trong bộ lạc
ở mức độ hài hòa. Khi mọi thứ không được chia đều, hoặc một trong những
thứ mà bộ lạc có không được chia đều, thì chắc chắn mức độ hài hòa trong
mối quan hệ của bộ lạc sẽ bị thử thách. Việc một anh chàng nào đó trong bộ
lạc đi săn được nhiều con thú, lập được công trạng trong việc bảo vệ an toàn
cho bộ lạc, gây ra một sự thu hút nhất định đối với các cô gái trong bộ lạc
nhiều hơn các chàng trai khác, điều đó cũng được xem như là một sự “chia
không đều”. Và sự mâu thuẫn, xung đột giữa những thành viên trong cộng
đồng, từ những điều căn bản nhất của sự sống, là những điều rất đỗi hiển
nhiên. Mọi thứ đều cần phải chia đều, vì như thế mới công bằng, và như thế,
cộng đồng đó mới hài hòa. Vấn đề là, tại sao người ta xem đó là nguyên tắc
để duy trì sự hài hòa trong quan hệ của cộng đồng? Ngày nay, khi nghiên cứu
các lý thuyết về công bằng xã hội, người ta cũng khẳng định rằng “sẽ không
thể có quan điểm về công lý và công bằng, nếu như không xuất hiện các mâu
thuẫn từ việc hàng hóa và các loại dịch vụ trở nên khan hiếm và mọi người trở
nên khác biệt từ việc họ nhận được cái gì” [xem 47]. Hay nói cách khác, công
lý và công bằng dường như là cách thức để giải quyết những xung đột, bất
đồng và mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Tại sao, công lý và công bằng lại
đóng vai trò như là giá trị trung tâm của những điều mà con người cho là tốt
đẹp ở mỗi thời điểm khác nhau của lịch sử? Câu trả lời khả dĩ nhất cho các
câu hỏi này chỉ có thể là: ý niệm về sự công bằng và đồng thời với nó, là ý
thức về sự bất công là một trong những ý thức mang tính loài, có liên quan
với bản tính thiện của con người. Chính vì thế, nó là một loại ý niệm có tính
14
tiên nghiệm. Cái tự ý thức về sự công bằng, hay một điều gì đó là công bằng
là khởi điểm đầu tiên, là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến cho một cá
thể tham gia vào một nhóm nhất định, hay quyết định tiến hành một hành vi
trao đổi. Sự thực là “ý thức về sự công bằng đã ăn sâu vào não trạng chúng ta
trở thành xúc cảm chung của loài người và cả bộ linh trưởng” [31, 44]. Sẽ là
tốt, nếu như một thể chế giúp cho các thành viên trong đó hạnh phúc, song,
hạnh phúc lại không phải là nguyên lý tối thượng để trở thành chiến lược duy
trì sự ổn định trong cộng đồng, mà thay vào đó, chính công lý và công bằng
trở thành tiêu chí để đánh giá xem cộng đồng đó, thể chế đó là tốt hay xấu.
Chính vì, ý thức về sự công bằng và công lý là loại ý thức mang tính loài và
gắn với bản chất có tính thiện của con người, cho nên chúng dường như là
một loại “tình cảm tự nhiên”, nảy sinh một cách tức thì trong não trạng của
con người khi đánh giá một hành vi nào đó trong cộng đồng, và cái cảm giác
đó thường được khơi dậy trong con người rất mạnh mẽ [xem 37, 147-148].
Điều đó có nghĩa rằng, công lý và công bằng dường như không hẳn chỉ là giá
trị “làm đẹp” - theo nghĩa, nó là những giá trị biện hộ cho thể chế mà những
chính khách muốn cử tri của mình hướng tới, mà đó thực sự là một trong
những dấu hiệu để con người nhận diện nhau, tin tưởng nhau và gắn bó với
nhau. “Công lý là một biểu hiện của sự công nhận lẫn nhau của chúng ta về
những giá trị cơ bản của nhau” [47]. Hãy lấy ví dụ về điều này qua hành vi
trao đổi của các cá nhân – hành vi đầu tiên được xem là hành vi có ý thức về
mối quan hệ của con người với đồng loại của mình. Khi một cá nhân thực
hiện trao đổi một sản phẩm nào đó anh ta có cho một người khác, thì ngoài
tính sở hữu của bản thân anh ta đối với sản phẩm ấy, ngoài giá trị sử dụng của
sản phẩm mà anh ta đang mong muốn, thì một trao đổi có tính công bằng,
ngang nhau là lý do khiến cho anh ta tiến hành cuộc trao đổi ấy. Ý niệm về
công lý và công bằng vốn có ở cả hai chủ thể của quá trình trao đổi, và tôi chỉ
15
có thể trao đổi với anh, nếu như tôi chắc chắn rằng cả anh và tôi đều nhận
thấy rằng trao đổi ấy là công bằng, hay nói một cách khác là cả tôi và anh đều
có ý niệm về sự công bằng. Nếu như một cá nhân không có ý niệm về sự công
bằng, thì tối thiểu, một hành vi trao đổi lấy những vật phẩm cơ bản của đời
sống, không thể diễn ra được; hoặc nếu, cá nhân đó không có ý niệm về sự
công bằng trùng khít với ý niệm về sự công bằng chung – giá trị chung mà
cộng đồng của anh ta đang tôn thờ, thì chắc chắn không có một sự ràng buộc
tự nhiên nào giữa anh ta và cộng đồng đó. Ý niệm về công lý và công bằng
chính là dấu hiệu mang tính loài để con người nhận diện ra nhau và đối xử với
nhau trong vô số các quan hệ cộng đồng. Đó chính là lý do vì sao công lý và
công bằng trở thành vấn đề hạt nhân trong các lý thuyết về chính trị và đạo
đức – những lý thuyết được coi là công cụ để con người điều hành xã hội của
mình trong tiến trình lịch sử.
Một lý do khác cũng lý giải tại sao công lý và công bằng lại trở thành
vấn đề trung tâm trong các học thuyết chính trị và đạo đức là bởi, công lý là
một trong những chủ đề đạo đức cơ bản của tôn giáo. Vì con người có bản
tính yếu ớt và luôn tin vào một thế lực siêu nhiên, nên con người có tình cảm
tự nhiên đối với những điều gì là công lý và công bằng nếu đó là những điều
thuộc về ý chí của Thượng Đế, hay là những điều khuyên răn của Đức Phật.
Trên thực tế, giữa các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng của
một chế độ xã hội có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ. Do đó, nếu như
đạo đức và chính trị xem công lý và công bằng như là hạt nhân trong những
nghiên cứu của mình, thì các tôn giáo cũng xem đó như là một giá trị căn bản
nhất, để trên đó triển khai toàn bộ hệ thống giáo lý, giáo luật của mình. Như ta
đã biết, trong bất kỳ giáo lý của tôn giáo nào cũng tồn tại những điều luật cấm
kỵ và có tính răn đe. Bởi nếu đã hình thành luật, thì luôn luôn có những chế
16
tài liên quan tới việc vi phạm luật. Chúa không thiên vị ai, bởi vì Chúa yêu
thương mọi người, nhưng những điều sai trái vi phạm những điều răn của
Chúa, nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng. Và như thế là công bằng! Cũng
tương tự như vậy, Phật giáo dựa vào luật Nhân Quả làm cơ sở cho những răn
đe đối với phật tử của mình. Gieo nhân nào thì sẽ gặp quả đó. Và như thế là
công bằng! Chúng ta có cảm giác về sự công bằng và công lý khi chúng ta tin
rằng đó là điều mà Chúa nói, là điều mà Đức Phật răn dạy. Và đối với phần
đông người trong xã hội, cái ý niệm về công lý và công bằng dưới lăng kính
của tôn giáo gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều so với cái ý niệm về công lý và
công bằng dưới lăng kính của chính trị hay đạo đức. Suy cho đến tận cùng, thì
ý niệm về công lý và công bằng chính là biện pháp để các tôn giáo duy trì đức
tin của các tín đồ, là biện pháp khiến họ thực hành một cách nghiêm túc
những điều răn dạy trong giáo lý. Và cũng chính vì sự ảnh hưởng của tôn giáo
đối với cá nhân mà ý niệm về công lý và công bằng trở nên hiển nhiên hơn rất
nhiều, trở thành một loại ý niệm có tính siêu nghiệm, gắn với cái thiêng của
con người. Do đó, nếu một chính khách muốn bàn đến những vấn đề về thể
chế, về đảng cầm quyền hay về những chính sách có thể sẽ hấp dẫn những cử
tri của mình, thì không thể đưa ra những lời kêu gọi trái với bối cảnh tín
ngưỡng chung của cộng đồng mà họ đang tranh cử. Một thể chế được xem là
tốt khi nó luôn có sự hài hòa một cách tự nhiên đối với tôn chỉ chung của giáo
lý tôn giáo đang được thịnh hành trong cộng đồng ấy.
Chúng ta vừa nói đến công lý và công bằng với tư cách là những ý
niệm có tính tiên nghiệm, là đặc trưng mang tính loài của con người, và đồng
thời là những ý niệm có tính siêu nghiệm gắn với đức tin của các học thuyết
tôn giáo, song còn một lý do quan trọng khác khiến cho ý niệm về công lý và
công bằng trở thành vấn đề trung tâm của chính trị và đạo đức đó là, bản thân
ý niệm về công lý và công bằng là những kết luận được rút ra một cách logic
17
từ một số những mệnh đề mà lý tính con người xem là tiên đề tổng quát về
bản tính của chính mình. Ở hai khía cạnh trước, có cảm giác như ý niệm về
công lý và công bằng là cái vốn có thuộc về đặc tính loài, hay là điểm tựa,
thuộc về đức tin vào cái thiêng, thì ở khía cạnh này, con người dựa vào công
cụ vốn có của chính mình – lý tính – để rút ra những nguyên tắc trong việc
điều hành xã hội của mình. Lý tính của con người được xem như là một trong
những nguồn gốc chính dẫn đến những trí thể tồn tại trong bối cảnh tinh thần
của con người trong mỗi thời kỳ lịch sử. Lý tính ấy được sinh ra từ một khả
năng tiên nghiệm của chính con người, nhưng khi đã được ra đời, thì nó tách
biệt với bản thể đầu tiên của nó, đứng đối lập và chỉ huy toàn bộ hành động
của con người. Vì có được sức mạnh lớn như vậy, nên những gì lý tính chứng
minh bằng những suy diễn là hợp lý thì đó chính là điều đúng đắn. Lý tính lấy
mệnh đề “Con người là một động vật xã hội” làm tiên đề căn bản cho toàn bộ
suy diễn của mình. Mệnh đề này được chọn làm tiên đề dựa vào những quan
sát từ chính hiện thực sinh động của con người với tư cách là một loài trong
sự so sánh với các loài sinh vật khác trong tự nhiên. Quan sát này cho thấy
rằng, theo bản tính, con người là một động vật xã hội, cơ thể sinh học của con
người được rõ ràng cho thấy con người được tạo ra để buộc phải sống thành
một xã hội. Tự nhiên không trang bị cho con người khả năng có thể tự thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu của mình một cách độc lập. Con người cũng
không có được những kỹ năng sinh tồn siêu đẳng như một số loài động vật
khác. Trong tương quan so sánh, thực chất, nếu không thể sống trong một xã
hội, thì con người là một loài sinh vật vô cùng yếu ớt. Vì thế, lý tính cho rằng,
con người ngoài việc cố kết thành một cộng đồng với nhau thì không còn một
cách nào khác để sinh tồn. Khi mệnh đề “Con người là một động vật xã hội”
đã được chứng minh là đúng, thì nó trở thành tiên đề cho các tất yếu logic tiếp
theo được rút ra về những quyền và nghĩa vụ tự nhiên của những cá nhân,
18
nhằm tạo ra điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của xã hội. Và ngay khi xuất
hiện khái niệm “quyền” và “nghĩa vụ”, thì lập tức cái ý niệm về sự “chia đều”
xuất hiện trở lại, trở thành nguyên tắc để người ta nói về quyền và nghĩa vụ
của cá thể trong nhóm. Sự xuất hiện của ý niệm về công lý và công bằng là
một tất yếu logic trong quá trình lý tính xây dựng hiện thực của riêng mình.
Như vậy, “bằng những suy diễn từ một số tiên đề tổng quát về bản tính con
người, lý tính cho phép phân biệt những luật và thể chế công bằng với những
luật và thể chế bất công” [31,151].
Ý niệm về công lý và công bằng với tư cách là một ý niệm mang tính
tiên nghiệm về đặc trưng có tính loài của con người, là ý niệm mang tính siêu
nghiệm khi gắn với cái thiêng và là một công việc quan trọng trong sự kiến
tạo ra hiện thực của lý tính đã chứng tỏ rằng đó chính là vấn đề trung tâm có
tính nguyên tắc của các học thuyết chính trị và đạo đức, khi người ta xem
chính trị và đạo đức như là công cụ để tổ chức ra xã hội và sự vận hành của xã
hội ấy. Điều đó không có nghĩa rằng, tồn tại một loại ý niệm chung về sự
công bằng và công lý cho tất cả các dân tộc, các nền văn hóa, các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Mà tùy vào sự thỏa thuận của các chủ thể lịch sử và văn
hóa ấy mà ý niệm về sự công bằng và công lý sẽ khác nhau. Chỉ biết rằng, ý
niệm về sự công lý và công bằng trở thành mô thức chung về nguyên tắc cho
việc triển khai những ý tưởng khác về chính trị và đạo đức. Nếu một điều gì
đó được xem là phù hợp, đúng đắn, được xem là thiện thì nó không đối lập
với việc đem lại công lý và công bằng cho các thành viên trong cộng đồng đó.
19
1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng triết
học
Tư tưởng của Aristoles về công lý
Mang đặc trưng về tính khái quát của triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng
của Aristoles về công lý được bàn đến khi ông viết về các vấn đề chung của
chính trị trong tác phẩm Chính trị luận. Tác phẩm gồm 8 quyển, trong đó
Aristoles bàn đến bản chất của một xã hội tốt đẹp, những công việc chính yếu
mà một xã hội phải đảm bảo để các thành viên có được một cuộc sống tốt
đẹp, hay phẩm chất của một nhà lãnh đạo...Ý tưởng chung cho toàn bộ tác
phẩm này được Aristoles đặt ngay trong chương 1, quyển I, ông khẳng định
rằng: “một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó; vì hoạt
động của con người luôn luôn nhằm đạt tới cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu
tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt, thì nhà nước hay cộng đồng
chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng - phải nhắm
tới cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất”
[1,42]. Toàn bộ ý tưởng của Aristoles về công lý gắn liền với cách mà ông
quan niệm về một cộng đồng chính trị tốt đẹp – cộng đồng sẽ đảm bảo đời
sống tốt đẹp với nhiều phẩm hạnh đạo đức được tôn vinh cho các thành viên
sống trong đó. Chính vì thế, công lý là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
một cộng đồng chính trị. Trong một xã hội, dưới một chế độ chính trị nhất
định, công lý luôn bao hàm hai nhiệm vụ: thứ nhất, nó giải thích mục đích
hoạt động của toàn bộ cộng đồng chính trị. Cộng đồng chính trị này ra đời để
làm gì? Nó ra đời để đảm bảo cho một xã hội công bằng, đảm bảo điều gì là
tốt đẹp và nên làm cho một xã hội. Ở mặt này, công lý có tính mục đích luận.
Thứ hai, công lý là tiêu chuẩn để xem xét những giá trị còn lại được xã hội
tôn vinh. Điều này có nghĩa, khi công lý đã trở thành phẩm chất của cộng
20
đồng chính trị đó, thì nó sẽ trở thành giá trị chính yếu, như là một quy chuẩn
để căn cứ vào đó người ta xem xét các giá trị còn lại trong cộng đồng. Xem
xét xem liệu giá trị nào đáng được suy tôn còn giá trị nào thì không; xem xét
xem ai, nhóm nào xứng đáng được nhận cái gì. Và mục đích tối thượng của
công lý khi thực thi nhiệm vụ với tư cách là một phẩm chất đạo đức của cộng
đồng chính trị đó là phải làm sao đảm bảo được một đời sống thực sự tốt đẹp.
Do đó, nếu như muốn xem xét sự khác biệt giữa các chế độ xã hội, thì phải
xem xét cách họ quan niệm khác nhau về công bằng như thế nào.
Trong chương 9 của quyển III, khi bàn đến sự khác biệt giữa hai chế độ
là chế quả đầu và chế độ dân chủ [1, 170-174], Aristoles đã chỉ ra một lưu ý
quan trọng khi nghiên cứu về công lý với tư cách là giá trị có tính mục đích
của cộng đồng chính trị - “đó là, khi áp dụng những nguyên tắc bình đẳng, họ
vừa là đối tượng vừa là người phán xét. Và người ta, khi dính dáng đến
[quyền lợi của] chính mình, đều không thể nào phán xét cho công minh được.
Trong khái niệm về sự công bằng chứa đựng một mối quan hệ đến con người
cũng như vật chất, và một sự phân phối công bằng” [1,170-171]. Ông đưa ra
ví dụ, rằng “[cả quả đầu lẫn dân chủ đều cho rằng] công bằng là bình đẳng về
phương diện tham gia chính quyền, nhưng [theo những người dân chủ], đó là
sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Còn trong chế độ quả đầu, sự bất bình
đẳng [về phương diện tham gia chính quyền], lại được xem là công bằng,
nhưng đó là công bằng giữa những người không đồng đẳng” [1, 170]. Điều đó
có nghĩa, công bằng và sự phân phối công bằng theo cách đúng đắn – công lý
là tùy thuộc hoàn toàn vào mục tiêu của một xã hội, tùy thuộc vào những giá
trị nào được tôn vinh và tán thưởng trong cộng đồng. Ở góc độ này có thể
nhận thấy Aristoles tiếp cận công lý ở khía cạnh đạo đức. Hay nói một cách
khác, thì phạm trù công lý chính là một phạm trù có tính lịch sử. Điều đó
cũng hàm nghĩa một điều là: khó để đạt tới một công lý có tính tuyệt đối, có
21
giá trị chung cho mọi xã hội vào những thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy một ý quan trọng khác của Aristoles trong tác
phẩm “Đạo đức học của Nichomachus” khi ông nói về tính nguyên tắc trong
phân phối công bằng, bình đẳng là “những bình đẳng nên được đối đãi (chia)
một cách đồng đều, còn những bất bình đẳng thì nên được đối xử một cách
không đồng đều” [trích theo 47]. Như vậy, dù không thể có một công lý
chung cho tất cả các xã hội, song luôn có nguyên tắc chung để phân chia,
phán xét một cách công bằng nhất. Đó chính là cái logic, là mô thức chung
trong việc thiết lập nguyên tắc mà không làm mất đi tính sinh động của lịch
sử.
Vấn đề còn lại nằm ở chỗ làm sao có thể xác định được mục tiêu chung
của xã hội, bởi điều đó cơ hồ làm giảm đi quyền tự do cá nhân, hay thậm chí
tước đi quyền tự do lựa chọn của cá nhân. Làm sao để thống nhất được sự lựa
chọn hết sức đa dạng của các thành viên trong xã hội để rồi từ đó thống nhất
cho được mục tiêu chung của xã hội ấy? Aristoles trả lời cho vấn đề ấy khi
bàn về mục đích của chính trị. “Mục đích của chính trị không phải để thiết lập
một khuôn khổ các quyền trung lập với các mục tiêu. Chính trị phải góp phần
hình thành nên công dân tử tế và thúc đẩy các đức tính tốt.” [trích theo 30,
286]. Vì “tất cả các cộng đồng đều nhằm đến một cái gì tốt” [1, 42] nên mục
đích của chính trị chính là giúp cho các thành viên trong xã hội học cách sống
tốt cuộc đời, là để phát triển khả năng và giá trị đặc biệt của con người [xem
1,164-166].
Từ đây chúng ta xem xét toàn bộ logic trong lập luận của Aristoles về
công lý như sau: mục tiêu của cộng đồng chính trị là đảm bảo một cuộc sống
tốt đẹp cho người dân, sống trong những cộng đồng tốt, những công dân có
quyền phát huy những giá trị của bản thân mình. Một xã hội tốt đẹp như thế
22
sẽ xem xét công lý như là mục tiêu, là giá trị quan trọng nhất để đảm bảo
phân phối công bằng cho tất cả những ai xứng đáng với những gì họ đóng góp
cho xã hội và công lý là giá trị quy chuẩn để đánh giá những giá trị khác được
tôn vinh trong xã hội. Và điều sâu sa hơn cả làm nền tảng cho toàn bộ logic
trên đó là khi Aristoles bàn về bản chất chính trị - xã hội của con người.
Trong quyển I của tác phẩm Chính trị luận [xem 1, tr.42-82], khi bàn về các
hoạt động chính trị, Aristoles khẳng định chỉ khi nào con người sống trong
thành bang và hoạt động chính trị thì mới có thế hoàn thành bản chất con
người của mình. Chỉ có trong các cộng đồng chính trị như thế chúng ta mới có
khả năng vận dụng những giá trị vốn có của bản thân, mới có thể bàn bạc về
công lý, về bất công hay những gì được cho là tốt đẹp của cuộc sống. Nếu
không sống trong các cộng đồng ấy, những gì chúng ta nói đến công lý chẳng
khác nào những điều phù phiếm. Năng lực phát triển đạo đức như là năng lực
tự thân của con người. “Con người, khi toàn hảo, là động vật tốt đẹp nhất,
nhưng nếu hắn bị cách ly khỏi luật pháp và công chính, thì lại trở thành một
động vật xấu xa nhất. Bất công trở nên tệ hại hơn khi đó là sự bất công được
vũ trang, vì con người sinh ra có được đôi tay [cũng như ngôn ngữ] để làm
cho con người tốt hơn về đạo đức, nhưng đôi tay cũng có thể được dùng để
làm những chuyện xấu xa. Đó là lý do tại sao nếu con người không có được
đức hạnh hắn sẽ trở thành dã man nhất, đê tiện nhất, chỉ biết chiều theo nhục
dục. Sự công chính [chính là sự cứu rỗi của con người] thuộc về nhà nước, vì
công chính - sự phân biệt thế nào là công bằng, là lẽ phải – là trật tự của một
xã hội chính trị” [1, 48-49].
Những phân tích mang tính khái quát về các vấn đề của chính trị của
Aristoles gợi mở một khuynh hướng tiếp cận công lý – cách tiếp cận từ góc
độ đạo đức – trong đó chỉ rõ chủ đề của công lý chính là vấn đề thưởng phạt –
23
ai xứng đáng với cái gì. Trong suốt một thời kỳ dài của lịch sử đây là chủ đề
có tính chất vạch đường đi cho những nghiên cứu hay quan niệm về công lý.
Quan điểm của Chủ nghĩa vị lợi về công lý
Chủ nghĩa vị lợi dựa trên nguyên tắc: hạnh phúc cực đại để triển khai
toàn bộ logic tư tưởng của mình. Cách tiếp cận chủ yếu của chủ nghĩa vị lợi
đó là: công lý hay điều đúng nên làm nghĩa là tăng tối đa tiện ích hay phúc
lợi, mang lại hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất.
Hai đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa vị lợi là Jeremy Bentham và John
Stuart Mill. Jeremy Bentham – người được xem là cha đẻ của thuyết vị lợi,
cho rằng “bằng tên gọi nguyên lý hữu ích, được chúng tôi mượn của David
Hume...chúng tôi đề xuất nguyên lý lợi ích lớn nhất như là tiêu chí của cái tốt
và cái xấu trên bình diện đạo đức nói chung và trên bình diện cai trị nói riêng”
[trích theo 37, 69]. Như vậy theo Bentham nguyên tắc cao nhất là tối đa hóa
hạnh phúc, trong sự cân bằng tổng thể giữa hạnh phúc và khổ đau. Do đó,
công lý hay những việc gì đúng và nên làm theo đó là tối đa hóa sự hữu ích.
Những việc đó có nội hàm tương tự như những việc gì có thể tạo ra hanh phúc
hay ngăn cản những điều khổ đau. Nguyên tắc của Bentham xuất phát từ quan
điểm cho rằng cộng đồng là một cơ thể hư cấu, là tổng thể các thành viên, cho
nên, giả sử chúng ta cộng tất cả lợi ích thu được từ những chính sách được
ban hành trong cộng đồng và sau đó, trừ đi tất cả những phí tổn của nó, thì có
thể biết được chính sách ấy tạo ra hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều
hơn. Chính với cách làm này, chúng ta sẽ lựa chọn ra được những chính sách
mang lại phúc lợi tối đa nhất cho toàn thể xã hội. Do đó, các tiêu chuẩn đúng
hoặc sai trong hành vi của một cá nhân, của một thể chế dù là nhỏ nhất trong
xã hội – gia đình, đến những chính thể đại diện cho lợi ích của toàn xã hội,
vốn được tín nhiệm và được ủy quyền, đều gắn chặt và bị chi phối bởi kết quả
24
của hành vi đó mang lại là hạnh phúc hay khổ đau. Trong khi phân vân xem
có nên tiến hành một hành động nào đó, thì cá nhân nên cân nhắc đến tỷ lệ
giữa phí tổn của hành động với hiệu quả tạo ra hạnh phúc của hành động đó là
bao nhiêu. Cũng như thế, suy rộng ra, trong việc quyết định xem cần ban hành
đạo luật và chính sách nào, những nhà cầm quyền nên cân nhắc để làm sao
toàn thể cộng đồng được hạnh phúc nhất. Như vậy nghĩa là, trạng thái kết quả
của hành động tạo ra được bao nhiêu hạnh phúc là điều mà các nhà tư tưởng
thuộc chủ nghĩa vị lợi quan tâm. Điều này dẫn đến hai hệ quả: Thứ nhất, để có
thể đạt tới lợi ích hay hạnh phúc tối đa, thì có thể quyền của cá nhân sẽ không
còn. Hay nói một cách khác, tất cả những gì mà một cá nhân cảm thấy hạnh
phúc, thích thú, an toàn...chỉ được xem xét đến, nếu nó nằm trong tương quan
với những cảm giác hạnh phúc, thích thú, an toàn...của số đông người trong
xã hội. Nếu nói rằng, sở thích của mọi người đều như nhau thì dựa vào đâu để
có thể triệt hạ hoàn toàn sở thích của cá nhân để đảm bảo lợi ích của số đông?
Thứ hai, lợi ích, hạnh phúc cho số đông phải được cộng dồn lại từ lợi ích,
hạnh phúc của các cá nhân, như thế có nghĩa phải quy đổi tất cả những lợi ích,
hạnh phúc vốn đa dạng của mỗi cá nhân ra một thang giá trị chung – và
Bentham gợi ý về một “đồng tiền chung”. Nhưng liệu có thể quy đổi mọi thứ
về một đồng tiền chung hay không? Giả sử một quyết sách nào đó có thể đem
lại một số tiền lớn – tức lợi ích vốn được quy đổi ra tiền, theo logic trên của
Bentham, nhưng nó lại cổ xúy cho một tệ nạn – ví dụ, nạn mại dâm được hoạt
động một cách công khai với sự cho phép của luật pháp trên cơ sở một khoản
thuế nào đó mà ngành này đóng đủ để cho thiệt hại của nó đối với văn hóa xã
hội luôn nhỏ hơn mức thuế - quy thành tiền – được nộp cho nhà nước, thì
quyết sách ấy có đảm bảo để một xã hội được gọi là tốt đẹp hay không? Và
liệu như vậy thì có là việc đúng nên làm, có là công lý hay không? Như vậy
theo Bentham, thì phẩm giá và quyền của con người cá nhân luôn đặt xuống
25
hàng thứ yếu nếu nó không nằm trong tương quan tương xứng với hạnh phúc
của số đông, và mọi sở thích, niềm hạnh phúc của các cá nhân trong cộng
đồng đều có thể được quy ra một thang giá trị chung tồn tại dưới dạng thức
của một đồng tiền chung.
Sau này, John Stuart Mill – một đại biểu khác của chủ nghĩa vị lợi,
người được biết tới với việc đã làm cho chủ nghĩa vị lợi của Bentham trở nên
nhân văn hơn đã giải thích lại một số tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi mà ông
cho rằng chúng đã bị hiểu lầm. Nếu những lập luận của Bentham thường được
phê phán dưới góc độ đạo đức, thì Mill luôn khẳng định “Bentham chưa bao
giờ nghĩ đến việc xác định luân lí như là lợi ích cá nhân của người hành động.
Nguyên lý hạnh phúc lớn nhất của ông liên quan đến hạnh phúc lớn nhất của
nhân loại và của tất cả hữu thể có cảm tính” [trích theo 37, 81]. Trong nỗ lực
của mình Mill luôn cố gắng để dung hòa những quan điểm của chủ nghĩa vị
lợi với những quan điểm của chủ nghĩa tự do. Mill cho rằng chúng ta nên tối
đa hóa lợi ích – không phải trong từng trường hợp riêng lẻ mà là về lâu về dài.
Ông lập luận rằng việc tôn trọng tự do cá nhân dần dần sẽ mang đến hạnh
phúc lớn lao nhất cho con người. Ở điểm này, Mill đang cố gắng trả lời cho
những thắc mắc về việc liệu tối đa hóa lợi ích cho số đông người trong xã hội
thì có làm giảm, hoặc xâm phạm đến quyền tự do cá nhân hay không. Trong
tác phẩm “Bàn về tự do” Mill nêu ra nguyên tắc: người dân phải được làm bất
cứ điều gì họ muốn, miễn là, điều này không gây hại cho người khác [xem
30,73]. Mill nhấn mạnh trường hợp tự do cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào
các yếu tố của chủ nghĩa vị lợi: “Tôi coi lợi ích là mục tiêu cuối cùng của tất
cả các vấn đề đạo đức, nhưng phải là lợi ích trong phạm vi lớn nhất, căn cứ
trên lợi ích vĩnh cửu của con người là một thực tế tiến bộ”. Tuy nhiên, cũng ở
điểm này, Michael Sandel – tác giả của cuốn “Phải, Trái, Đúng, Sai” [30], khi
tiếp tục nhìn nhận dưới góc độ đạo đức cũng đặt ra một giả sử rằng nếu chúng
26
ta gặp một xã hội đạt được hạnh phúc lâu dài bằng phương pháp chuyên chế,
thì xét về mặt đạo đức là không cần phải tồn tại quyền tự do cá nhân ở những
cá nhân cụ thể [xem 30, 75]. Hơn nữa, chính những tư tưởng của chủ nghĩa vị
lợi khởi xướng từ Bentham không cho rằng việc xâm phạm quyền của một ai
đó là sai phạm với một cá nhân cụ thể. Ở điểm này, Mill buộc phải lựa chọn
giữa tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi thuần túy không dựa trên nền tảng đạo đức
với nguyên tắc đạo đức mới mà ông dựa vào để xây dựng nên học thuyết về
quyền tự do.
Mill tiếp tục gặp phải trở ngại trên trong quá trình dung hòa giữa tư
tưởng của thuyết vị lợi từ Bentham với tư tưởng của chủ nghĩa tự do ở điểm
thứ hai về thang giá trị của hạnh phúc, lợi ích. Ý tưởng này của Bentham nhận
được nhiều điều tán thưởng, khi ông khẳng định là hạnh phúc nào cũng như
hạnh phúc nào. Do đó, không có phán xét nào về việc một hạnh phúc nào là
tốt hơn hạnh phúc nào. Điểm duy nhất để đánh giá sự khác biệt giữa các hạnh
phúc là thời gian và cường độ trải nghiệm cảm giác hạnh phúc ấy. Tuy nhiên,
điều đó không thể trở thành căn cứ cho những hành động đúng đắn, cho
những điều gì nên làm được. Mill đã cố gắng bảo vệ luận điểm này khi ông
cho rằng: “một hành động nào là đúng nếu nó có xu hướng thúc đẩy hạnh
phúc; hành động là sai nếu nó có xu hướng tạo ra bất hạnh” [trích theo 30, 79-
80]. Và hoàn toàn có thể so sánh hai niềm hạnh phúc khác loại nhau, để rồi từ
đó, xem niềm hạnh phúc nào có giá trị và chúng ta nên làm theo hơn, khi cho
số đông người cùng trải nghiệm hai cảm giác ấy, rồi chúng ra sẽ xác định
được xem trong hai niềm hạnh phúc ấy, hạnh phúc được mong muốn hơn sẽ
là hạnh phúc được đa phần những người trải nghiệm hai hạnh phúc đó thích
hơn – không vì bất cứ cảm giác nghĩa vụ đạo đức nào. Mill gặp phải một vấn
đề đó là cá nhân với những bản tính loài hết sức tự nhiên của mình, có khả
năng thích một cuộc sống với nhưng sở thích thấp hèn song làm anh ta mãn
27
nguyện hơn là một cuộc sống gắn với những giá trị đạo đức cao cả mà bản
thân anh ta chỉ xem đó là một dạng ràng buộc, thì sao? Và ông trả lời rằng dù
ít hay nhiều chúng ta đều có ý thức về phẩm giá. Và chính ở điểm này, ông đã
hoàn toàn thoát ly tư tưởng khỏi chủ nghĩa vị lợi. Vì rằng, suy đến tận cùng
một cảm giác hạnh phúc, một điều gì đúng nên làm luôn gắn liền với những
nguyên tắc đạo đức, chứ không phải gắn liền với nguyên tắc vị lợi. Rõ ràng có
một sự khác biệt rất lớn giữa những cái chúng ta muốn, những cái làm ta thỏa
mãn với những cái chúng ta biết rằng nó có giá trị và nên làm theo.
Trong cách tiếp cận của chủ nghĩa vị lợi với hai tư tưởng tiêu biểu của
Bentham và Mill nhận thấy công lý – một điều gì đúng, nên làm theo khi nó
có ích. Những lập luận theo logic của chủ nghĩa vị lợi rất “thu hút” và nó gần
gũi với quan điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân, nhưng dễ dàng rơi vào những
bác bỏ khi nhìn nhận dưới góc độ đạo đức xã hội. Không phải không có lý khi
một xã hội nào đó nên làm theo những gì là có ích, song làm thế nào để những
điều có ích đó nhận được một sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, để rồi
từ đó nó trở thành nền tảng cho những chính sách mang lại phúc lợi tối đa cho
xã hội thì chủ nghĩa vị lợi không có câu trả lời trọn vẹn, hoặc bị rơi vào những
mâu thuẫn trong lập luận của chính mình.
Quan điểm của Chủ nghĩa tự do cá nhân về công lý
Không giống như chủ nghĩa vị lợi bắt đầu tư tưởng của mình từ tình
huống khó xử giữa một bên là hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của số
đông người trong xã hội, những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân gặp phải
những rắc rối mà họ buộc phải lý giải từ thực trạng kinh tế của thị trường tự
do. Và những rắc rối kiểu đó là một câu hỏi khác về chuyện công lý là gì.
Thực trạng kinh tế của thị trường tự do rất điển hình nếu như người ta
muốn lấy ví dụ cho cụm từ “bất công”. Trên thực tế, theo những luật vốn có
28
của thị trường tự do cạnh tranh, thì tất yếu một lượng của cải lớn trong xã hội
sẽ nằm trong tay của một số ít người. Điển hình đó ở Mỹ, hàng năm, người ta
tính toán, một phần ba tổng số tài sản của cả nước này nằm trong tay của 1%
dân số rất giàu có trong nước. Với một số người cho rằng, điều đó là hoàn
toàn bất công, và những người giàu có thực sự như thế phải đóng thuế thật
nhiều để giúp những người nghèo khác trong xã hội. Nhưng ngược lại, một số
người khác lại cho rằng, điều đó là hiển nhiên và chẳng có gì bất công cả. Khi
tham gia vào một thị trường tự do cạnh tranh, và nếu như sự giàu có của ai đó
không phải đến từ những mánh khóe, bạo lực, hay gian lận kinh tế, thì đó là
một điều rất đúng luật, và không hề có sự bất công nào cả. Tại sao sự giàu có
bằng chính nỗ lực của cá nhân tôi lại trở thành điều gì đó khiến bạn nghĩ rằng
đó là bất công, và tôi phải chia sẻ một phần công sức – của cải, bằng hình
thức đóng thuế cho nhà nước - cho bạn. Nếu điều đó xảy ra thực sự, thì đó
mới chính thức là một điều bất công. Và rộng hơn, đó là sự xâm phạm rất lớn
vào tự do cá nhân. Như vậy tình huống đặt ra cho chủ nghĩa tự do cá nhân
chính là vấn đề công bằng trong phân phối của cải, công bằng trong phân phối
cơ hội, hay là vấn đề công bằng và bình đẳng trong kinh tế.
Những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân cho rằng mỗi con người
chúng ta đều có quyền tự do cơ bản – là quyền làm bất kể điều gì với tài sản
của mình miễn là chúng ta tôn trọng quyền làm như vậy của người khác. Điều
đó hoàn toàn không phải do hiệu quả kinh tế, mà là do đó là quyền cơ bản của
con người. Vì thế nếu thị trường phát triển tự do thì sự điều tiết hay can thiệp
của chính phủ trở nên vô lý. Do đó, điều đúng, nên làm ở đây là, nhà nước chỉ
cần đảm bảo cơ sở pháp lý của việc thực thi đúng các yêu cầu của hợp đồng
kinh tế, đảm bảo giữ gìn an ninh, và xử phạt tội phạm, ngoài ra, nếu làm nhiều
hơn thế, đều được xem là bất công và đang vi phạm vào quyền của con người.
Họ phản đối gay gắt chuyện tái phân phối thu nhập hay tài sản. Nếu như việc
29
hỗ trợ người nghèo, người kém may mắn hơn về y tế, nhà ở hay giáo dục, thì
hãy để cho người giàu làm một cách tự nguyện, còn việc ban hành thuế tái
phân phối, nhằm đảm bảo bình đẳng trong kinh tế, thực chất chỉ mang tính
cưỡng chế, và thậm tệ hơn còn bị coi là hành vi “trộm cắp” được công nhận.
Friedrich A. Hayek cho rằng: bất kỳ một lập luận nào thúc đẩy bình đẳng kinh
tế sẽ cưỡng chế và phá hoại một xã hội tự do [theo 30, 91].
Tiêu biểu cho chủ nghĩa tự do cá nhân được đề cập đến ở đây là tư
tưởng Robert Nozick. Toàn bộ lập luận của Nozick xuất phát từ luận điểm
cho rằng mỗi người đều có những quyền và tài sản mà không cá nhân hay tập
thể nào có thể xâm phạm được [xem 30]. Một trong những quyền quan trọng
ấy chính là quyền sở hữu chính bản thân mình. Nozick cho rằng, những bất
bình đẳng trong kinh tế là không có gì sai trái. Ông đồng thời cũng bác bỏ ý
tưởng cho rằng phân phối công bằng chỉ bao gồm mô hình nào đó chẳng hạn
như thu nhập bình đẳng, hoặc chia đều các lợi ích, cơ hội trong xã hội theo
nhu cầu cơ bản. Tư tưởng của Nozick đại diện cho phái tự do kinh tế, những
người tin rằng công lý phải là sự tôn trọng và bảo vệ những lựa chọn có tính
chất tự nguyện của các công dân. Chính vì thế, xuất phát điểm của Nozick đối
với công lý không phải là sự giàu có của những người hoặc nhóm người trong
xã hội khi đem ra so sánh với nhau, mà quan trọng hơn đó là cách phân phối –
cái cách mà người ta làm trước khi có được hệ quả giàu hay nghèo, nhiều hay
ít của cải.
Nozick cho rằng: công bằng trong phân phối được xem xét ở hai
phương diện: đó là công bằng trong tài sản ban đầu và công bằng trong
chuyển giao. Và chỉ khi đảm bảo có được công bằng trên hai phương diện này
thì công lý mới được thực thi.
30
Ở phương diện công bằng trong tài sản ban đầu, công bằng được xem
xét trong sự gắn liền với quyền tư hữu tài sản một cách hợp pháp của cá nhân.
Nếu tài sản ban đầu đó là hợp pháp, có được một cách chính đáng và nếu tài
sản đó thuộc quyền sở hữu của cá nhân, thì tài sản ấy đích thực là của anh ta.
Do đó, anh ta có quyền quyết định đối với những gì sẽ được làm với tài sản
ấy. Tuy nhiên, nếu theo như lý thuyết của Nozick thì rất khó xác định tài sản
ban đầu đó là có được một cách chính đáng và sự sở hữu của cá nhân đối với
tài sản ấy là hợp pháp. Tính chất “không tưởng” trong phương diện này khi
xem xét vấn đề công bằng, để rồi từ đó đi tới quyết định về một sự phân phối
dựa theo công lý là không khả thi. Làm sao có thể biết được khoản gia tài lớn
này không phải có được từ một việc làm có tính bất công trong quá khứ, hay
từ một thương vụ làm ăn phi pháp mà toàn bộ hồ sơ của nó đã tình cờ biến
mất. Chưa tính đến chuyện, một hệ thống pháp luật của xã hội có thực sự
tường minh và thuần khiết để xác định quyền sở hữu đích thực của ai đó đối
với tài sản mà anh ta đang nắm giữ.
Ở phương diện thứ hai, công bằng trong chuyển giao nghĩa là, nếu toàn
bộ tài sản của một ai đó (vốn đã đảm bảo yêu cầu ở phương diện thứ nhất),
trong nền kinh tế, có được là do tuân thủ theo những quy luật vốn có của thị
trường tự do thì rất hợp lý khi toàn bộ số tài sản đó xứng đáng thuộc về bản
thân anh ta. Và nếu như chính phủ dựa vào mức thu nhập để đánh thuế người
giàu, thì điều này là hoàn toàn bất công. Tôn trọng những luật vốn có của thị
trường, Nozick ủng hộ lựa chọn của con người trong thị trường tự do. Do đó,
việc một ai đó giàu có lên trong xã hội, nếu không do những gian lận trong
kinh tế, hoặc được kế thừa tài sản khổng lồ từ phía gia đình thì sự giàu có đó
là kết quả có tính ngẫu nhiên của sự vận động thị trường. Việc thông qua đó
để quyết định đánh thuế đối với họ nhằm qua đó tái phân phối lại thu nhập là
điều không thể. Bởi vì, nhà nước hay chính phủ không có quyền sở hữu bản
31
thân cá nhân, mà quyền ấy thuộc về chính cá nhân. Do đó, việc nhà nước hay
chính phủ đánh thuế, lấy đi một phần thu nhập của người đó, cũng đồng thời
là lấy đi thời gian tương ứng đã tạo ra thu nhập đó của bản thân anh ta. Và ở
điểm này, Nozick cho rằng, cần phải có những nguyên tắc đạo đức thực sự
tôn trọng quyền của con người cá nhân, nguyên tắc ấy quan trọng hơn khoản
thuế thu nhập, mà người thu nói rằng dùng để đảm bảo công bằng cho xã hội.
Quan điểm của Nozick về quyền tự sở hữu gây được sự chú ý, khi bản
thân nó gần như gắn liền với mong mỏi của cá nhân trong tham gia vào mối
quan hệ với xã hội. Tuy nhiên, sự hấp dẫn trong quan điểm của chủ nghĩa tự
do cá nhân không phủ nhận được một sự thật là: con người là một động vật xã
hội. Do đó, rất khó có thể xác định được mức độ vi phạm chuẩn mực chung
của xã hội nếu như cá nhân tự quyết đối với hành động của mình. Chủ nghĩa
tự do cá nhân phủ nhận những nguyên tắc của chủ nghĩa vị lợi, nhưng đến
lượt mình, nó phải tìm ra cách thức để dung hòa những quyền của con người
cá nhân với những chuẩn mực chung mà xã hội đã đặt ra. Những yêu cầu để
có được công lý là rất hay nếu như con người là một ốc đảo của chính mình,
chứ không phải là một phần tất yếu phải ràng buộc với xã hội. Vì thế, người ta
dù cảm thấy lý thuyết này rất thú vị trong những buổi mạn đàm về thời thế,
song hiếm có ai thực hiện được những nguyên tắc một cách triệt để. Và suy
rộng ra, chính sách của toàn xã hội cũng khó có khả năng dựa trên những
nguyên tắc này để thực thi cho được một điều gì là đúng. Khi mà tình trạng
đói nghèo, thất nghiệp và bất công vẫn không ngừng gia tăng; khi mà nguồn
thuế thu lại được từ thu nhập của những người cực giàu có trong xã hội được
dùng vào những mục tiêu tăng cường phúc lợi cho xã hội, và khi mà có một
độ “vênh” nhất định giữa những điều mà cá nhân này cho là đúng với quan
điểm của một cá nhân khác về cùng một vấn đề như thế tồn tại, thì những
quan điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân không mang tính ứng dụng phổ khắp,
32
mà nó trở thành một món đồ đẹp của những người thích trang hoàng lên bản
thân mình những giá trị độc lập.
Như vậy, tồn tại một mâu thuẫn mà các nhà triết học khi bàn tới vấn đề
công lý và công bằng chưa giải quyết được. Đó là, mâu thuẫn giữa những
điều có lợi cho xã hội và những điều được xã hội đồng thuận. Trạng thái tốt
đẹp nhất mà trong đó mâu thuẫn trên được giải quyết đó là điều có lợi nhất,
nên làm nhất cần phải được cả xã hội đồng thuận trên cơ sở là nó đem lại lợi
ích tối đa cho tất cả các thành viên của xã hội. Nhưng trạng thái đó thật khó!
Bởi, có những điều rất có lợi, nhưng không nhận được sự đồng thuận chung
trong toàn xã hội, và cũng có những điều đã đảm bảo nhận được sự đồng
thuận của số đông, nhưng nó không phải là điều có lợi cho toàn thể. Tiếp theo
dòng lịch sử ấy, John Rawls (1921-2002), một triết gia người Mỹ, xuất phát
từ thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường của Mỹ những năm cuối thế kỷ
XX đã cho ra đời một tác phẩm triết học bàn về công lý, đặt tên là “Một lý
thuyết về công lý” (A Theory of Justice) (1971). Trong tác phẩm gây được
tiếng vang đối với giới nghiên cứu triết học chính trị nói chung, và đối với các
nhà hoạch định chính sách nói riêng này, Rawls đã đưa ra một quan niệm mới
mẻ về công lý dựa trên cách tiếp cận rất độc đáo của mình.
1.2. Cách tiếp cận của J.Rawls đối với vấn đề công lý
1.2.1. Những tiền đề lý luận cho quan điểm của J.Rawls về công lý
Lý thuyết về khế ước xã hội của chủ nghĩa tự do truyền thống
Quan điểm của J.Rawls về công lý thừa hưởng những giá trị của chủ
nghĩa tự do truyền thống. Trong những nghiên cứu về triết học chính trị của
Mỹ hiện nay, người ta xem J.Rawls như là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa tự
do mới thế kỷ XX. Ở trong tác phẩm nổi tiếng của mình J.Rawls cũng xem
33
quyền tự do như là đặc điểm cố hữu của một xã hội công bằng. Ông viết:
“Trong một xã hội công bằng thì sự bình đẳng về các quyền của công dân và
các quyền tự do cho mỗi người là bất di bất dịch” [41, 3]. Và sau này khi diễn
giải ý tưởng của mình về công lý J.Rawls xem tự do là một trong các điều
kiện quan trọng bậc nhất để chúng ta bàn tới các nguyên tắc về công lý cũng
như phẩm chất của các công dân – người sẽ gia nhập vào cuộc thảo luận về
một thỏa ước chung. Chủ nghĩa tự do truyền thống bắt đầu từ thời kỳ Khai
Sáng, thể hiện rõ nét những ưu thế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đạo
đức. Thông qua những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau của chủ nghĩa tự
do mà các vấn đề như quyền lợi của con người cá nhân, sự bảo vệ của luật
pháp đối với con người cá nhân, lý tưởng của xã hội, niềm tin... đã được đề
cập sâu sắc. Một trong số đó là tư tưởng về khế ước xã hội. Nội hàm chính
của lý thuyết khế ước xã hội là sự mô tả về quá trình những bản giao ước
chung được hình thành như thế nào. Trước khi có sự ra đời của Nhà nước thì
đã tồn tại một tình trạng vô chính phủ hoàn toàn và cuộc sống của con người
là một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả, hoặc đó là một trạng thái tự
nhiên khi mà con người cá nhân sống với cái quyền tự do và bình đẳng
nguyên thủy của mình. Nhưng rồi sau đó người ta tự giác quyết định nhượng
một phần của quyền tự do ấy cho một Nhà Nước để đảm bảo an ninh cho
chính mình, đảm bảo quyền tư hữu và những quyền cá nhân khác. Lý thuyết
về khế ước xã hội thời kỳ mới ra đời là một câu trả lời có tính khả thi nhất về
sự hình thành các thể chế chính trị, về sự hình thành và vai trò rộng lớn của
luật pháp, về cơ sở của những chính sách ..., song nó đã không thể trả lời
được câu hỏi là tại sao con người cá nhân tự nguyện đem quyền tự do của
mình trao cho một nhóm khác mà những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền
đòi tự do vẫn diễn ra, những quyền cơ bản của con người không được đảm
bảo, thậm chí còn bị xâm phạm. Hay, thực chất là, con người cá nhân có hoàn
34
toàn có ý thức về quyền tự chủ của mình hay không, hay là họ bị buộc phải
tham gia vào thỏa ước ấy.
Thực tế, thì công việc của Rawls khi ông nghiên cứu về công lý là một
sự tiếp tục của thuyết khế ước xã hội. Ngay trong Lời nói đầu của “Một lý
thuyết về công lý”, Rawls khẳng định rằng: “điều tôi cố gắng làm ở đây là
khái quát hóa và đem lại một mức độ trừu tượng hóa cao hơn học thuyết
truyền thống và khế ước xã hội đã được Locke, Rousseau và Kant trình bày.
Theo đó, tôi hy vọng rằng lý thuyết này có thể được phát triển để cho nó
không bị dùng để phản bác lại chính nó nữa. Hơn nữa, như lý thuyết này
dường như sẽ đưa ra một cách lựa chọn tính toán có hệ thống về công bằng
khá hơn so với chủ nghĩa vị lợi truyền thống đang chiếm ưu thế” [41, XVIII].
Ở trong nghiên cứu của mình Rawls muốn làm rõ những căn cứ đã khiến cho
cá nhân tham gia vào các quá trình xã hội bằng những thỏa ước. Nhưng ông
cố gắng không lặp lại những bế tắc của các lý thuyết trước về khế ước xã hội,
bởi những cái được gọi là thỏa ước về lợi ích chung của xã hội vẫn không làm
dịu đi những mâu thuẫn vốn có giữa cá nhân với cá nhân, giữa công dân với
nhà nước. Rawls phát hiện ra rằng cần phải có một hệ thống các nguyên tắc
chung đảm bảo cho sự thỏa ước của con người trước khi quyết định tham gia
vào khế ước xã hội. Theo ông, cái chung hơn để coi như một chuẩn mực giá
trị, mà theo đó, con người hay các tác nhân tham gia vào quá trình hợp tác xã
hội có thể điều chỉnh hay phán xét hành vi của mình. Và từ đó Rawls đưa ra
quan điểm xem “Công lý như là công bằng” với mong muốn đó sẽ trở thành
một giải pháp thay thế cho những quan điểm truyền thống từ lâu trong lịch sử
triết học.
35
Tư tưởng về tính tự trị của ý chí và mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo
đức học của I.Kant
Đạo đức học là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học của
I.Kant. Nằm ở phân khúc thứ hai trong hệ thống, câu hỏi “tôi có phải làm gì?”
là mục đích chính cho toàn bộ những nghiên cứu đạo đức học của ông. Có
một sự chuyển dịch trong tư tưởng của Kant khi ông nói “tôi xóa bỏ tri thức
để nhường chỗ cho lòng tin”. Đó cũng đồng thời là sự chuyển dịch của những
suy niệm triết học từ chủ nghĩa duy lý sang một trạng thái khác – từ việc tin
tưởng không điều kiện vào lý tính thuần túy sang việc ứng dụng nó trong vào
các mệnh lệnh cũng như phán xét đạo đức của con người.
Kant cho rằng, những nguyên tắc sống của một cá nhân hay suy rộng ra
là nguyên tắc vận hành một xã hội biểu hiện rõ nét nhất khả năng tự trị của ý
chí.Và mục đích tối cao của lý tính cuối cùng là để đạt được sự tự trị ngay
trong chính mình. Kant cho rằng, ý chí thực sự đạt đến trạng thái tự trị khi
những nguyên tắc của chúng ta mong mỏi có khả năng trở thành những luật
phổ quát, từ đó làm nảy sinh những mệnh lệnh tuyệt đối hay những bổn phận
có sự ràng buộc con người một cách vô điều kiện nhằm hướng tới một mục
tiêu nào đó. Và chính vì có trạng thái tự trị của ý chí mà con người có được
phẩm hạnh. Và từ đó Kant bàn về tính tất yếu của sự hình thành nhà nước trên
cơ sở của khế ước xã hội. Ông cho rằng nhà nước chính là sự liên kết của các
cá nhân trong khuôn khổ luật pháp nhằm giám sát và đảm bảo bình đẳng cho
mọi công dân. Nhà nước ra đời là một nhu cầu nội tại trong sự vận động của
xã hội và sự hoàn thiện nhà nước là hoàn thiện theo chiều hướng vì lợi ích của
con người. Nhà nước có thể được xem như là sản phẩm có tính vật chất của
sự tự trị của lý tính thực hành.
36
Thừa nhận tính tự trị của ý chí là phẩm chất hàng đầu của con người có
đạo đức, Rawls đã dựa vào lý luận này của Kant để đưa ra quan niệm về sự tự
quyết trong lý thuyết về công lý của mình. Ông cho rằng con người đầu tiên
phải là những công dân có quyền tự quyết. Đó là điều kiện tiên quyết để đạt
tới những thỏa thuận hoặc một sự thống nhất nào đó, trong đó có sự đồng
thuận về các nguyên tắc của công lý. Trong “Một lý thuyết về công lý”, Rawls
cho rằng một người hành động theo ý chí tự do khi các nguyên tắc chi phối
hành động của anh ta thì chính anh ta là người lựa chọn. Một cá nhân hoàn
toàn có quyền tự lựa chọn những nguyên tắc mà anh ta dựa vào để hành động.
Hành động dựa trên những nguyên tắc này là hành động một cách độc lập và
tự chủ. Hay nói một cách khác, trạng thái tự trị của ý chí theo cách dùng từ
của Kant, thì nay nó trở thành quyền tự lựa chọn những nguyên tắc dùng để
tham gia vào một thỏa thuận chung của cá nhân. Trong “Một lý thuyết về công
lý” J.Rawls chỉ rõ: “các nguyên tắc của công lý cũng tương tự như mệnh lệnh
tuyệt đối. Bởi vì, một mệnh lệnh tuyệt đối được Kant hiểu là gắn liền với bản
chất con người, nó đem lại cho họ thuộc tính tự do và có lý trí bình đẳng”
[41,222]. Cả mệnh lệnh tuyệt đối của Kant và quan niệm về vị trí khởi thủy –
trạng thái giả định mà Rawls hình dung ra để dẫn tới những nguyên tắc của
công lý - đều mang tính giả định. Tuy nhiên, trong quan điểm của Rawls thì
các bên tham gia vào quá trình hợp tác xã hội luôn bị ràng buộc bởi điều kiện
sống của mình. Do đó, sự tự do lựa chọn của con người là không thuần túy,
mà có giới hạn nhất định. Và suy rộng ra, mọi sự lựa chọn đều như vậy. Còn
sự lựa chọn của con người cá nhân trong quan điểm của Rawls là không chịu
sự tác động của hoàn cảnh, mà nó tuân thủ theo một mệnh lệnh có tính tiên
nghiệm – cái thuần túy giống nhau ở mỗi con người với tư cách đó là một cá
thể thuộc loài. [xem thêm 26, tr.46-47].
37
Phê phán lý thuyết của chủ nghĩa vị lợi
Quan điểm của Rawls về công lý có lẽ là một sự phủ định đối với lý
thuyết của chú nghĩa vị lợi. Sự phê phán lý thuyết của chủ nghĩa vị lợi là một
trong những nguồn gốc dẫn tới sự ra đời quan điểm của Rawls về công lý
Chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) là một học thuyết triết học đạo đức ra
đời ở Anh vào cuối thế kỷ XVII. Sau này, sức ảnh hưởng của nó được lan tỏa
khắp phương Tây và được đặc biệt ưa chuộng ở Mỹ. Tư tưởng chính của chủ
nghĩa vị lợi khiến cho nó ngay từ khi ra đời đã nhận được sự hưởng ứng đó là
nó cho rằng việc thỏa mãn những nhu cầu hay lợi ích của con người là điều
duy nhất đúng đắn nên làm. Theo đó, tất cả cái gì được xem là đúng hoặc tốt
thì nó phải thỏa mãn được tổng số nhu cầu của toàn xã hội. Chủ nghĩa vị lợi
lấy hạnh phúc của con người làm tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cũng như
những điều đúng đắn. Trong giai đoạn sau, chủ nghĩa vị lợi hiện đại cho rằng
sự đúng sai trong hành vi, hành động của cá nhân và nói chung cả toàn xã hội
được đo đạc từ tỷ lệ giữa sự sung sướng và đau khổ được tạo ra sau đó là bao
nhiêu.
Từ tư tưởng này của chủ nghĩa vị lợi, Rawls đặt ra một vấn đế: “mỗi cá
nhân khi biết rõ lợi ích của mình thì chắc chắn họ sẽ biết cách tự cân nhắc
những cái được và cái mất của mình. Người ta có thể sẵn sàng chịu thiệt thòi
tại một thời điểm nào đó để thu được nhiều lợi ích hơn về sau. Con người có
quyền mưu cầu những điều tốt đẹp nhất cho mình; có thể mưu cầu lợi ích cho
mình đến một chừng mực nào đó, miễn là điều đó không làm ảnh hưởng đến
người khác. Vậy thì tại sao một xã hội lại không vận hành theo những nguyên
tắc này và công nhận rằng, cái gì là hợp lý với một cá nhân thì cũng đúng với
một cộng đồng” [trích theo 26, 50]. Rawls chỉ ra điểu nổi bật của chủ nghĩa vị
lợi đó là nó nhắc tới sự phân chia tổng số các thỏa mãn của các cá nhân trong
38
một xã hội. Sự phân chia đạt đến độ đúng đắn khi mà nó đem lại hiệu quả tối
đa cho các bên tham gia. Tuy nhiên trên thực tế thì không có sự phân chia nào
là đạt đến hiệu quả tối đa cả. Nhất là khi các bên tham gia bị ràng buộc một
cách tự nhiên bởi chính nền văn hóa và những điều kiện kinh tế riêng có của
bản thân minh. Hơn nữa, Rawls đặc biệt phê phán nguyên tắc tối đa hóa lợi
ích trong quan điểm của chủ nghĩa vị lợi. Bởi ông cho rằng, không có bất cứ
một lý do gì khiến cho việc lấy lợi ích của đa số người trong xã hội làm tiêu
chuẩn cho công lý, cho những điều đúng đắn mà cả xã hội nên làm theo.
Không thể lấy sự hạnh phúc của số đông người, mà quên đi những đau khổ
của thiếu số trong xã hội. Về cơ bản, Rawls chỉ ra hai điểm cần phải xem xét
trong tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa vị lợi mới chỉ bàn tới vấn đề lợi ích và việc theo
đuổi hạnh phúc của con người, mà chưa bàn tới việc con người cần có những
nghĩa vụ gì khi anh ta nhận được hạnh phúc chung ấy của xã hội. Suy rộng ra
lại là vấn đề phân phối. Chủ nghĩa vị lợi chưa bàn tới sự phân phối làm sao
cho công bằng giữa hạnh phúc và nghĩa vụ đối với cá nhân.
Thứ hai, việc theo đuổi hạnh phúc và lợi ích là đúng với bản chất của
con người. Ai làm việc gì đó cũng đều cân nhắc đến lợi ích của mình trước
tiên. Song giữa các cá nhân luôn luôn có sự khác biệt về động cơ và hoàn
cảnh. Làm sao có thể biết được rằng lợi ích của một nhóm đạt được, không
gây ra hệ quả nghiêm trọng nào đối với xã hội. Chính vì không tính đến
những khác biệt của các bên tham gia, chủ nghĩa vị lợi sẽ rơi vào bế tắc,
không thể lý giải nổi một thực tế là các cuộc chiến tranh vẫn diễn ra, và với
mỗi bên tham gia cuộc chiến thì đó đều là cuộc chiến chính nghĩa, nhằm đảm
bảo tối đa lợi ích của mình.
39
Quan điểm về công lý của Rawls tiếp tục truyền thống của các lý thuyết
về khế ước xã hội đã từng có trong lịch sử, khơi gợi cảm hứng từ triết học đạo
đức của Kant và phê phán một cách sâu sắc đối với tư tưởng đương thời của
chủ nghĩa vị lợi. Đó cũng đồng thời được xem như là sự lọc bỏ và kế thừa
những tiền đề lý luận để đưa quan điểm về công lý lên một dạng thức phủ
định cao hơn.
1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls
Trong lý thuyết về công lý Rawls đã chỉ ra đối tượng của công lý đó là
những cấu trúc cơ bản của xã hội hay là cách thức mà con người phân phối
các quyền và nghĩa vụ cho nhau, đồng thời phân chia các lợi ích từ hợp tác xã
hội. Ông cũng chỉ rõ, để có thể đạt tới đối tượng của mình, thì toàn bộ nghiên
cứu của ông về công lý thực chất là sự tiếp tục của các nghiên cứu về khế ước
xã hội, song ở một trạng thái hiện đại hơn.
Những nghiêu cứu về khế ước xã hội trước Rawls đều đưa ra những lý
giải khác nhau về cùng một vấn đề chung đó là: một thỏa thuận chung được ra
đời như thế nào và vì sao. Suy cho tới cùng, thì đó là vấn đề về mối quan hệ
giữa sự ưng thuận, đồng thuận chung với điều có lợi chung cho toàn xã hội.
Xung quanh vấn đề đồng thuận và vấn đề lợi ích làm nảy sinh các kiểu hợp
tác xã hội, cũng như cách thức phân chia quyền, nghĩa vụ và lợi ích từ những
hợp tác chung đó. Những nghiên cứu trước Rawls về khế ước xã hội trên thực
tế là chưa giải quyết được thấu đáo mối quan hệ này, và còn để lại một số vấn
đề sau:
-Thứ nhất, nói rằng khế ước xã hội là bản hợp đồng ra đời dựa trên sự
đồng thuận của tất cả các công dân trong xã hội, biểu hiện ra bên ngoài đó
chính là bản Hiến pháp mà tất cả mọi người đều công nhận và thực thi nhằm
đảm bảo mọi thứ trong xã hội của họ diễn ra theo tiêu chí công bằng. Tuy
40
nhiên, một câu hỏi đặt ra là, những điều khoản mà họ ưng thuận thống nhất
với nhau có thực sự công bằng? Khi chưa loại bỏ đi vị thế cao thấp trong
thương lượng, thì luôn luôn tồn tại một áp lực rất lớn của các bên tham gia
thương lượng đối với những điều khoản của cuộc thương lượng đó. Hay nói
một cách khác không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra những điều khoản
hợp tác công bằng cả.Và những điều khoản mang tính chất “không thể từ
chối” được đề xuất từ một trong các bên tham gia có vị thế cao hơn tất yếu sẽ
được chấp thuận, hoặc buộc phải chấp thuận. Trong lịch sử không thiếu
những chứng minh cho điều này. Đó còn là chưa nói tới trường hợp khi một
thiểu số người nào đó không được tham gia vào cuộc thương lượng, đơn giản
vì họ là những người thuộc tầng lớp nô lệ trong xã hội, thì những điều đại
diện cho sự công bằng trong thỏa thuận kia chỉ là giả hiệu. Người ta buộc phải
ưng thuận, ngay cả khi những thỏa thuận là không công bằng.
- Thứ hai, giả sử một việc làm đem lại lợi ích chung, nhưng nó không
đạt được sự đồng thuận chung thì nó có được chấp nhận trong bản hợp đồng
chung không? Chúng ta thực hiện một nghĩa vụ nào đó là dựa trên lợi ích mà
nó đem lại, hay dựa trên sự đồng thuận thống nhất với nhau về một điều gì
đó? Thực tế, có những nghĩa vụ phát sinh mà chúng ta buộc phải thực hiện
ngay cả khi nó chưa từng được thống nhất.
Nếu lấy tiêu chí về lợi ích làm căn cứ để cho ra đời những hợp đồng xã
hội, thì sẽ rơi vào những sai lầm đáng tiếc của chủ nghĩa vị lợi, nhưng nếu chỉ
dựa trên những điều được đồng thuận thì cũng không có căn cứ để xác định
điều đó là công bằng và mang giá trị đạo đức.
Chính ở mâu thuẫn này, Rawls đề xuất một cách tiếp cận mới đối với
vấn đề công lý mà ông gọi nó với cái tên là ý tưởng về sự cân bằng suy tưởng
(the idea of reflective equilibrium)[xem 42, 29-34]. Rawls đã đưa những
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonLittle Daisy
 
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.doc
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.docBài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.doc
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfHanaTiti
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chào mừng quý thầy cô và các bạn
Chào mừng quý thầy cô và các bạnChào mừng quý thầy cô và các bạn
Chào mừng quý thầy cô và các bạnTrang Dang
 

What's hot (20)

Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệuLuân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
 
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAYBài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
 
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOTLuận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
 
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.doc
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.docBài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.doc
Bài Tiểu Luận Luật Hình Sự 1 Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại.doc
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
 
Chào mừng quý thầy cô và các bạn
Chào mừng quý thầy cô và các bạnChào mừng quý thầy cô và các bạn
Chào mừng quý thầy cô và các bạn
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
 
Su dung stata 2
Su dung stata 2Su dung stata 2
Su dung stata 2
 
Abc về bầu cử
Abc về bầu cửAbc về bầu cử
Abc về bầu cử
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 

Similar to VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf

861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfThinNguynVPhng
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doc
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.docLuận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doc
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doctcoco3199
 

Similar to VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf (20)

861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...
Vận Dụng Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Trong Nghiên Cứu Và Giải Q...
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.docVai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doc
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.docLuận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doc
Luận Văn Tính Dục Ở Giới Trẻ Từ 18-25 Tuổi Tại Hà Nội.doc
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== ĐOÀN THỊ VƢƠNG VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thảo Nguyên HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thảo Nguyên Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận văn, luận án nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài. Người cam đoan Đoàn Thị Vƣơng
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, em luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn ân cần của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Triết Học. Các thầy cô giáo không chỉ là người chỉ dẫn cho em trên con đường tri thức mà còn là tấm gương về lối sống và nhân cách cho em noi theo. Có thể nói rằng luận văn thạc sĩ là thành tựu nhỏ bướcđầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của em. Thành tựu đó vừa là sự kết tinh những nỗ lực học hỏi của bản thân em, cũng đồng thời thể hiện sự tận tâm dạy dỗ của các thầy cô giáo. Qua luận văn này, cho phép em được nói lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của em - TS. Trần Thảo Nguyên - người thầy đã truyền cảm hứng để em có thể hoàn thành luận văn này.
  • 4. 1 Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................10 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................10 6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................10 7. Kết cấu của khóa luận ..............................................................................10 B . NỘI DUNG...............................................................................................11 CHƢƠNG 1....................................................................................................11 NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ.................................11 VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ.11 1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học ..........................11 1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong các học thuyết chính trị và đạo đức .....................................................................11 1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học ...........................................................................................................19 1.2. Cách tiếp cận của J.Rawls đối với vấn đề công lý.................................32 1.2.1. Những tiền đề lý luận cho quan điểm của J.Rawls về công lý ..........32 1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls...39 Chƣơng 2........................................................................................................49 NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA J.RAWLS VỀ CÔNG LÝ.....................49 2.1. Những tư tưởng nền tảng cho quan điểm về công lý............................49 2.1.1. Tư tưởng về vai trò của triết học chính trị..........................................49 2.1.2. Tư tưởng về một xã hội công lý...........................................................54 2.1.3. Tư tưởng về con người công lý [xem 48, 18-24]. ...............................58 2.2. Nội dung chính trong quan niệm về công lý..........................................61
  • 5. 2 2.2.1. Vai trò của công lý và đối tượng của công lý......................................61 2.2.2. Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng” 63 2.2.3. Hai nguyên tắc của công lý .................................................................71 2.3. Khả năng ứng dụng của khái niệm “công lý như là công bằng” ........75 2.3.1. Vấn đề công bằng trong phân phối.....................................................75 2.3.2. Vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực............78 Tiểu kết chương II .........................................................................................80 C.KẾT LUẬN................................................................................................82 D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................84
  • 6. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dù muốn hay không thì con người vẫn buộc phải sống thành xã hội. Chính vì thế mà con người luôn phải tranh luận về việc làm thế nào xây dựng một xã hội tốt đẹp. Song, như thế nào mới là một xã hội tốt đẹp? Đó là câu hỏi đặt ra trong mỗi thời kỳ lịch sử, ngay cả khi trong xã hội chưa xuất hiện những cuộc khủng hoảng, hoặc ngay cả khi những vấn đề chung của xã hội đã được giải quyết ở mức độ tạm thời. Bên cạnh những gì con người đã đạt được thì vẫn còn đó những bất ổn sâu sắc của xã hội. Tất cả những bất ổn đó đều được bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là: dù ở tầng lớp nào, những công dân trong một xã hội cũng không ngừng băn khoăn về việc: sự công bằng trong quá trình phân phối phúc lợi đã và đang được giải quyết như thế nào. Mở rộng ra hơn nữa, người ta cũng nhận thấy, ngay trong cách mà con người đối xử với nhau, hay trong luật pháp và trong các tổ chức xã hội đều đặt ra câu hỏi: công bằng là gì? Rồi khi mà kinh tế thị trường trở thành một dạng thể chế có tính chất phổ biến thì một vấn đề khác nữa lại đặt ra là: liệu sự phát triển tự do vượt mức của người này có là bất công đối với kẻ kém may mắn hơn anh ta không? Hàng loạt những kiểu quan hệ giữa người với người, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với nhà nước đều xoay quanh một chủ đề mà người ta đã bàn bạc từ khi cái gọi là xã hội được định hình – đó chính là vấn đề công lý và công bằng. Công lý và công bằng trở thành cơ sở về tính đúng đắn, tính nhân văn chủ yếu trong một bản thiết kế về một xã hội tốt đẹp, đến mức, khi mà một chính khách nào đó có ý định đưa ra cho công chúng biết bản thiết kế ấy và mong nhận được lá phiếu ủng hộ từ phía họ, thì không thể không bàn tới công lý và công bằng - những điều đúng đắn, nên làm. Công lý và công bằng vì thế trở thành chủ đề nghiên cứu của cả triết học kinh tế, triết học đạo đức và triết học chính trị Khi trở thành điểm giao thoa của những nghiên cứu triết học, đây sẽ là chủ đề chính cho sự phát triển của những nghiên cứu triết
  • 7. 4 học trong tương lai. Năm 1971, John Rawls (1921 – 2002) nhà triết học người Mỹ đã cho ra đời một tác phẩm triết học có tên là “Một lý thuyết về công lý” (A Theory of Justice). Đây là một tác phẩm bàn trực tiếp nhất tới công lý và công bằng, đặc biệt, Rawls đưa những quan niệm mới mẻ về công lý trở thành phương pháp luận nhận thức những vấn đề rộng lớn của thời đại. Chính từ sự ra đời những quan điểm của Rawls về công lý đã chuyển hướng những nghiên cứu về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học. Chuyển từ vấn đề thưởng phạt – ai xứng đáng được nhận cái gì – bắt nguồn từ quan điểm của Aritotles, sang vấn đề phân phối quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như phân phối gánh nặng và phúc lợi trong toàn xã hội. Với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách độc đáo, quan điểm của Rawls về công lý đã được quan tâm nghiên cứu ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu cụ thể về quan điểm của Rawls còn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là lý do chính yếu để chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Thứ hai, cũng xuất phát từ việc dù muốn hay không con người cũng phải buộc tham gia vào xã hội, vấn đề trên lại được nhìn nhận ở chiều cạnh khác. Đồng ý rằng, bạn không được phép lựa chọn phương án không tham gia vào xã hội, vì bạn bị buộc phải tham gia vào xã hội, và thậm chí là bị ném vào xã hội, song ít nhất bạn là một công dân, một công dân của nền kinh tế tri thức và kinh tế toàn cầu, thì bạn có quyền lựa chọn giá trị nào trong xã hội mà bạn cho rằng nhờ nó cuộc sống của bạn được đảm bảo. Nhưng lựa chọn của bạn không thuần túy tùy thuộc vào sở cầu riêng của bạn, mà nó bị chi phối bởi rất nhiều thứ. Những thứ ấy, thậm chí bạn có muốn hay không thì nó vẫn tác động tới sự lựa chọn của bạn. Bởi mỗi con người là một thực thể xã hội - văn hóa. Và bạn mang vào trong những quyết định lựa chọn của mình tất cả những dấu ấn của yếu tố văn hóa – xã hội của nơi bạn sinh tồn theo nghĩa
  • 8. 5 rộng nhất của hai từ “văn hóa” và “xã hội”. Và thế là giữa các cá nhân có một sự khác biệt trong lựa chọn giá trị xã hội, hoặc không thống nhất được với nhau về cùng một giá trị nào đó. Việc đó hẳn không có gì là to tát, cho đến khi sự khác biệt trở thành đối nghịch và thù địch trên phạm vi toàn xã hội, thì xung đột và chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Thử hình dung xem nếu mỗi một quốc gia, mỗi một nền văn hóa không có bất kỳ một sự tương đồng nào, một sự đồng thuận chung nào trong việc lựa chọn các giá trị xã hội, và cụ thể là không đồng thuận được việc xem cái gì là công bằng, cái gì là không, thì có lẽ lịch sử của các cuộc chiến tranh sẽ liên tục được viết bởi cường độ làm việc miệt mài của các sử gia ưu tú. Cho nên, bây giờ hãy thử làm một trò chơi. Đó là các cá nhân sẽ hoàn toàn trở nên độc lập trong quyết định của mình. Nghĩa là, thử hoàn toàn rũ bỏ đi những quan niệm, những ấn tượng, những truyền thống và tập tục trong nếp nghĩ của nền văn hóa đầy tính dị biệt đang hằn in trong tâm trí, để cùng lựa chọn xem giá trị xã hội nào là cái mà chúng ta cùng có thể chấp nhận được nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp theo đó. Một sự đồng thuận giữa những cái vốn khác biệt về bản chất như thế có thể sẽ là một viễn tưởng, nhưng đó lại chính là cách giải quyết hết sức độc đáo của Rawls khi ông đi tìm cơ sở cho sự đồng thuận chung của cá nhân trong xã hội về các nguyên tắc của công lý. Trong triết học chính trị của mình, Rawls đặt ra một vấn đề là: liệu có thể tồn tại theo thời gian một xã hội công bằng và ổn định với những công dân tự do và bình đẳng – những người vốn bị phân chia sâu sắc bởi niềm tin tôn giáo, bởi những chiêm nghiệm triết học và những quan niệm đạo đức? Ở điểm này Rawls rơi vào một tình huống giống I. Kant, đó là đều cùng bị xem như là những kẻ ảo tưởng đi tìm kiếm những nền tảng chung, có tính loài của con người, để lấy đó làm nền tảng xây dựng những giá trị cho tất cả, bất chấp sự dị biệt của cá thể. Cách tiếp cận độc đáo này đối với vấn đề công lý, tư tưởng triết học của Rawls đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế đạt hiệu quả cao mà vẫn duy trì được công
  • 9. 6 bằng xã hội, cụ thể, đó là những gợi ý quan trọng cho việc hình thành những chính sách đảm bảo sự phát triển tốt đẹp của một xã hội. Trên đây là hai lý do quan trọng để khi nghiên cứu về các vấn đề triết học xã hội, triết học chính trị, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan niệm của J.Rawls về công lý là một vấn đề gây được sự chú ý trong những nghiên cứu triết học. Chúng tôi xin được khái quát tình hình nghiên cứu thành hai phần, một là những nghiên cứu bên ngoài nước, với các tài liệu được viết bằng tiếng Anh và hai là những nghiên cứu trong nước. Vấn đề công lý là vấn đề giao thoa giữa các nghiên cứu của kinh tế học, triết học đạo đức, và luật pháp. Khi triển khai các phạm trù của mình, các khoa học này đều không thể không bàn tới công lý và công bằng. Quan điểm của Rawls về công lý xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể tên ở đây như cuốn “Justice – What is the right thing to do?” của M.Sandel. Năm 2011 cuốn sách được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tên gọi là “Phải – Trái – Đúng – Sai” [30]. Thực chất đây là một cuốn nghiên cứu bàn về lịch sử các quan niệm về công lý và những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. M.Sandel đặt quan niệm của Rawls trong dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng về công lý và chỉ ra điểm độc đáo trong quan niệm của Rawls. Cái hay của M.Sandel là ông đưa những quan niệm trong lịch sử về công lý để nhìn nhận những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội Mỹ đương đại. Cuối cùng, M.Sandel đánh giá quan điểm của Rawls về công lý mặc dù mang tính viễn tưởng, nhưng nó mang giá trị nhân văn cao cả, khi Rawls thực sự mong muốn các cá nhân trong cùng một xã hội có thể đạt được sự đồng thuận và cùng chia sẻ số phận cho nhau. Những nghiên cứu của M.Sandel là thuần túy về mặt
  • 10. 7 triết học chính trị. Còn trong cuốn “Triết học luật pháp” R.Wacks trong nghiên cứu về Quyền và Công lý [40] lại trích dẫn những nghiên cứu trong “Một lý thuyết về công lý” của Rawls cùng với những quan điểm của Nozick, xem đó như là những cách lý giải có hệ thống và đặc trưng về một vấn đề cực kỳ quan trọng của triết học luật pháp đó là vấn đề quyền và công lý. Trong “Đạo đức học trong kinh tế” [37], F.Vergara lại xem quan điểm của Rawls như là một lý thuyết bàn về hiệu quả kinh tế trong dòng chảy chung của chủ nghĩa tự do công lợi. J.Généreux trong cuốn “Các quy luật đích thực của nền kinh tế” [16], lại cho rằng Rawls đã nhìn ra một quy luật cực kỳ quan trọng của một nền minh tế phát triển bền vững khi ông xây dựng quan điểm về công lý đó là: suy cho đến cùng, hiệu quả đích thực của một sự phát triển kinh tế đó là công bằng xã hội. J.Généreux đánh giá một trong những thành công trong quan niệm của Rawls đó chính là Rawls đã tính đến sự tồn tại tất yếu của các bất bình đẳng trong xã hội và trong nền kinh tế, để từ đó khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách có cách ứng xử như thế nào để đạt được tối đa từ cái lợi tối thiểu. Ngoài những nghiên cứu trên thế giới đã được xuất bản ra tiếng Việt, chúng tôi còn sử dụng được những bài nghiên cứu đăng trên trang http://plato.stanford.edu/, với các bài nghiên cứu chuyên đề bàn về các khái niệm như “vị trí khởi thủy”, “bức màn vô minh”, “sự cân bằng suy tưởng”...đều là những khái niệm hết sức quan trọng của “Một lý thuyết về công lý”. Trong khi những nghiên cứu về quan niệm của Rawls về công lý trên thế giới tương đối sâu sắc và ở nhiều lĩnh vực, thì ở Việt Nam đây có lẽ còn là một đề tài mới mẻ. Những phân tích về quan điểm triết học của Rawls xuất hiện trong các cuốn nghiên cứu lịch sử triết học như “Triết học Mỹ” tác giả Trần Đăng Duy, “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng...Trong những nghiên cứu này, tư tưởng của Rawls được xem là một
  • 11. 8 trong những tư tưởng làm nên sự phong phú của triết học phương Tây hiện đại. Đáng chú ý nhất trong những công trình nghiên cứu trong nước về tư tưởng triết học của Rawls phải kể đến công trình luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thảo Nguyên, với đề tài là “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lý” của nhà triết học Mỹ John Rawls”. Luận án này được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2006. Đây là một công trình công phu, trong đó Trần Thảo Nguyên đã minh định rõ những nội hàm của luận điểm chính trong “Một lý thuyết về công lý” đó là luận điểm “công lý như là công bằng” (justice as fairness). Tác giả cũng chỉ rõ khả năng ứng dụng của luận điểm “công lý như là công bằng” vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, và cụ thể hơn nữa là những vấn đề thực tế của xã hội Việt Nam. Đây được xem là tài liệu chính yếu giúp chúng tôi thực hiện những nghiên cứu của mình trong luận văn này. Những nghiên cứu của Trần Thảo Nguyên trong tác phẩm trên đi theo hướng khai thác các ý tưởng triết học kinh tế trong “Một lý thuyết về công lý”. Nó có tính chất gợi mở quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi muốn được hiểu rõ hơn vai trò và nội hàm của quan niệm về công lý của Rawls ở nhiều bình diện khác nữa. Xem rằng, Rawls đã giải quyết như thế nào vấn đề công lý còn tồn tại trong lịch sử, đâu là những tư tưởng nền tảng để ông triển khai luận điểm “công lý như là công bằng”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích và trình bày quan niệm của J.Rawls về công lý. Với các nhiệm vụ cụ thể là: Thứ nhất, hiểu được vị trí của vấn đề công lý trong các học thuyết chính trị, các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề công lý trong lịch sử triết học, từ đó chỉ ra điểm mới mẻ trong cách tiếp cận của Rawls đối với vấn đề này. Thứ hai, trình bày nội dung quan niệm của Rawls về công lý
  • 12. 9
  • 13. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của luận văn là quan niệm của Rawls về công lý Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung trong tác phẩm “Một lý thuyết về công lý” (A Theory of Justice) (1971) và tác phẩm “Công lý như là công bằng: Sự tái trình bày” (Justice as Fairness: A Restatement) (2001). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của các nhà triết học maxist về lịch sử triết học, đặc biệt là lý luận về tính độc lập tương đối của ý thứ so với vật chất, và lý luận về hình thái kinh tế xã hội. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thống nhất giữa logic – lịch sử trong nghiên cứu lịch sử triết học. 6. Ý nghĩa của luận văn Góp một phần nhỏ vào nghiên cứu triết học của J.Rawls nói chung và trình bày rõ quan điểm của ông về công lý nói riêng. 7. Kết cấu của khóa luận Luận văn gồm 4 phần, riêng phần nội dung gồm 2 chương với 5 tiết.
  • 14. 11 B . NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ 1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học 1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong các học thuyết chính trị và đạo đức Tồn tại một quan niệm truyền thống trong tư tưởng triết học Phương Tây xem công lý và công bằng như là phần cốt lõi trong các học thuyết về chính trị và đạo đức [xem 47]1 . Dường như công lý và công bằng là những nguyên tắc trong việc đưa ra một quyết định đạo đức hay một quyết định chính trị. Điều đó có nghĩa, kể từ khi cái gọi là chính trị và đạo đức của con người ra đời – như là công cụ để thiết lập và duy trì xã hội thì những ý niệm về công lý và công bằng đã hình thành. Công lý (justice) và công bằng (fairness) là những thuật ngữ có liên quan đến nhau mật thiết và đôi khi chúng được dùng để thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Về cơ bản chúng đều là những giá trị có tính chất nền tảng, trở thành nguyên tắc trong việc thiết kế nên những thiết chế xã hội, chính sách,...song, “công lý” thường mang tính đạo đức, được dùng để tham chiếu những tiêu chuẩn của điều được cho là đúng đắn, nên làm theo. Trong khi đó, “công bằng” thường mang tính kiểm soát, khi nó được dùng làm giá trị cho những phán xét mà không cần đến sự tham chiếu của cảm xúc hay vì lợi ích của một ai. Người ta sẽ cảm thấy một điều gì đó là bất công – không công bằng khi nhận được sự phân chia không đồng đều, khi nhận được sự trừng phạt không thích đáng, và khi không nhận được sự đền bù 1 Kể từ đây và tiếp sau: số thứ nhất chỉ số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ trang của tài liệu.
  • 15. 12 thỏa đáng. Trong những trường hợp cụ thể, sẽ xuất hiện những loại công bằng cụ thể gồm: công bằng phân phối, công bằng trừng phạt và công bằng đền bù. Nếu như trong chính sách của một thiết chế, một cộng đồng xuất hiện những loại công bằng này, thì nó được xem như là có tính công lý – điều đúng, nên làm. Nhưng một câu hỏi được đặt ra đó là tại sao công lý và công bằng lại được xem như là những ý niệm trung tâm của các học thuyết chính trị và đạo đức. Nếu như các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử đều được hình thành theo cách mà chủ thể lịch sử thời điểm ấy nghĩ là tốt, thì công lý và công bằng là những nguyên tắc để vận hành những cách thức ấy. Hay nói đơn giản hơn cách thức hình thành những thiết chế xã hội luôn phải đảm bảo thực thi đúng những nguyên tắc dựa trên những giá trị công lý và công bằng, vốn đã được chủ thể lịch sử vào thời điểm đó chấp nhận và thỏa thuận với nhau. Hãy bắt đầu từ điểm khởi đầu của lịch sử - đó chính là những cộng đồng bộ thời nguyên thủy. Ở đây, nên có một sự giải thích, khi chúng tôi không bắt đầu nghiên cứu của mình từ gia đình – thiết chế xã hội được cho là đầu tiên. Bởi, mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm mà anh ta bị thâu thuộc vào – gia đình anh ta, không chỉ bị chi phối bởi quan hệ cá nhân – tập thể, với những quan tâm về lợi ích sinh tồn, mà còn bị chi phối bởi quan hệ khác, thiêng liêng và không có lý do để giải thích, đó chính là quan hệ huyết thống. Tôi phụng dưỡng bố của tôi, dù ông có đối xử tệ với tôi, hoặc không xứng đáng với những điều tốt đẹp vì một lý do nào đó, không phải vì ông là một cá thể trong tập hợp mà tôi cũng là một thành phần trong đó, mà bởi vì, đó là bố của tôi. Điều này là thiêng liêng và không cần phải giải thích. Do đó, hãy bắt đầu từ những cộng đồng bộ lạc, nơi mà quan hệ huyết thống bị đặt ngang
  • 16. 13 hàng, hoặc thứ yếu, để suy xét về hành vi của cá nhân trong mối quan hệ với xã hội. Sự sinh tồn và phát triển của một bộ lạc được duy trì khi và chỉ khi bộ lạc ấy đảm bảo chia đều số thức ăn, quần áo, sự an toàn,.... cho các hộ gia đình. “Chia đều” là điều kiện đảm bảo để duy trì các mối quan hệ trong bộ lạc ở mức độ hài hòa. Khi mọi thứ không được chia đều, hoặc một trong những thứ mà bộ lạc có không được chia đều, thì chắc chắn mức độ hài hòa trong mối quan hệ của bộ lạc sẽ bị thử thách. Việc một anh chàng nào đó trong bộ lạc đi săn được nhiều con thú, lập được công trạng trong việc bảo vệ an toàn cho bộ lạc, gây ra một sự thu hút nhất định đối với các cô gái trong bộ lạc nhiều hơn các chàng trai khác, điều đó cũng được xem như là một sự “chia không đều”. Và sự mâu thuẫn, xung đột giữa những thành viên trong cộng đồng, từ những điều căn bản nhất của sự sống, là những điều rất đỗi hiển nhiên. Mọi thứ đều cần phải chia đều, vì như thế mới công bằng, và như thế, cộng đồng đó mới hài hòa. Vấn đề là, tại sao người ta xem đó là nguyên tắc để duy trì sự hài hòa trong quan hệ của cộng đồng? Ngày nay, khi nghiên cứu các lý thuyết về công bằng xã hội, người ta cũng khẳng định rằng “sẽ không thể có quan điểm về công lý và công bằng, nếu như không xuất hiện các mâu thuẫn từ việc hàng hóa và các loại dịch vụ trở nên khan hiếm và mọi người trở nên khác biệt từ việc họ nhận được cái gì” [xem 47]. Hay nói cách khác, công lý và công bằng dường như là cách thức để giải quyết những xung đột, bất đồng và mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Tại sao, công lý và công bằng lại đóng vai trò như là giá trị trung tâm của những điều mà con người cho là tốt đẹp ở mỗi thời điểm khác nhau của lịch sử? Câu trả lời khả dĩ nhất cho các câu hỏi này chỉ có thể là: ý niệm về sự công bằng và đồng thời với nó, là ý thức về sự bất công là một trong những ý thức mang tính loài, có liên quan với bản tính thiện của con người. Chính vì thế, nó là một loại ý niệm có tính
  • 17. 14 tiên nghiệm. Cái tự ý thức về sự công bằng, hay một điều gì đó là công bằng là khởi điểm đầu tiên, là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến cho một cá thể tham gia vào một nhóm nhất định, hay quyết định tiến hành một hành vi trao đổi. Sự thực là “ý thức về sự công bằng đã ăn sâu vào não trạng chúng ta trở thành xúc cảm chung của loài người và cả bộ linh trưởng” [31, 44]. Sẽ là tốt, nếu như một thể chế giúp cho các thành viên trong đó hạnh phúc, song, hạnh phúc lại không phải là nguyên lý tối thượng để trở thành chiến lược duy trì sự ổn định trong cộng đồng, mà thay vào đó, chính công lý và công bằng trở thành tiêu chí để đánh giá xem cộng đồng đó, thể chế đó là tốt hay xấu. Chính vì, ý thức về sự công bằng và công lý là loại ý thức mang tính loài và gắn với bản chất có tính thiện của con người, cho nên chúng dường như là một loại “tình cảm tự nhiên”, nảy sinh một cách tức thì trong não trạng của con người khi đánh giá một hành vi nào đó trong cộng đồng, và cái cảm giác đó thường được khơi dậy trong con người rất mạnh mẽ [xem 37, 147-148]. Điều đó có nghĩa rằng, công lý và công bằng dường như không hẳn chỉ là giá trị “làm đẹp” - theo nghĩa, nó là những giá trị biện hộ cho thể chế mà những chính khách muốn cử tri của mình hướng tới, mà đó thực sự là một trong những dấu hiệu để con người nhận diện nhau, tin tưởng nhau và gắn bó với nhau. “Công lý là một biểu hiện của sự công nhận lẫn nhau của chúng ta về những giá trị cơ bản của nhau” [47]. Hãy lấy ví dụ về điều này qua hành vi trao đổi của các cá nhân – hành vi đầu tiên được xem là hành vi có ý thức về mối quan hệ của con người với đồng loại của mình. Khi một cá nhân thực hiện trao đổi một sản phẩm nào đó anh ta có cho một người khác, thì ngoài tính sở hữu của bản thân anh ta đối với sản phẩm ấy, ngoài giá trị sử dụng của sản phẩm mà anh ta đang mong muốn, thì một trao đổi có tính công bằng, ngang nhau là lý do khiến cho anh ta tiến hành cuộc trao đổi ấy. Ý niệm về công lý và công bằng vốn có ở cả hai chủ thể của quá trình trao đổi, và tôi chỉ
  • 18. 15 có thể trao đổi với anh, nếu như tôi chắc chắn rằng cả anh và tôi đều nhận thấy rằng trao đổi ấy là công bằng, hay nói một cách khác là cả tôi và anh đều có ý niệm về sự công bằng. Nếu như một cá nhân không có ý niệm về sự công bằng, thì tối thiểu, một hành vi trao đổi lấy những vật phẩm cơ bản của đời sống, không thể diễn ra được; hoặc nếu, cá nhân đó không có ý niệm về sự công bằng trùng khít với ý niệm về sự công bằng chung – giá trị chung mà cộng đồng của anh ta đang tôn thờ, thì chắc chắn không có một sự ràng buộc tự nhiên nào giữa anh ta và cộng đồng đó. Ý niệm về công lý và công bằng chính là dấu hiệu mang tính loài để con người nhận diện ra nhau và đối xử với nhau trong vô số các quan hệ cộng đồng. Đó chính là lý do vì sao công lý và công bằng trở thành vấn đề hạt nhân trong các lý thuyết về chính trị và đạo đức – những lý thuyết được coi là công cụ để con người điều hành xã hội của mình trong tiến trình lịch sử. Một lý do khác cũng lý giải tại sao công lý và công bằng lại trở thành vấn đề trung tâm trong các học thuyết chính trị và đạo đức là bởi, công lý là một trong những chủ đề đạo đức cơ bản của tôn giáo. Vì con người có bản tính yếu ớt và luôn tin vào một thế lực siêu nhiên, nên con người có tình cảm tự nhiên đối với những điều gì là công lý và công bằng nếu đó là những điều thuộc về ý chí của Thượng Đế, hay là những điều khuyên răn của Đức Phật. Trên thực tế, giữa các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng của một chế độ xã hội có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ. Do đó, nếu như đạo đức và chính trị xem công lý và công bằng như là hạt nhân trong những nghiên cứu của mình, thì các tôn giáo cũng xem đó như là một giá trị căn bản nhất, để trên đó triển khai toàn bộ hệ thống giáo lý, giáo luật của mình. Như ta đã biết, trong bất kỳ giáo lý của tôn giáo nào cũng tồn tại những điều luật cấm kỵ và có tính răn đe. Bởi nếu đã hình thành luật, thì luôn luôn có những chế
  • 19. 16 tài liên quan tới việc vi phạm luật. Chúa không thiên vị ai, bởi vì Chúa yêu thương mọi người, nhưng những điều sai trái vi phạm những điều răn của Chúa, nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng. Và như thế là công bằng! Cũng tương tự như vậy, Phật giáo dựa vào luật Nhân Quả làm cơ sở cho những răn đe đối với phật tử của mình. Gieo nhân nào thì sẽ gặp quả đó. Và như thế là công bằng! Chúng ta có cảm giác về sự công bằng và công lý khi chúng ta tin rằng đó là điều mà Chúa nói, là điều mà Đức Phật răn dạy. Và đối với phần đông người trong xã hội, cái ý niệm về công lý và công bằng dưới lăng kính của tôn giáo gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều so với cái ý niệm về công lý và công bằng dưới lăng kính của chính trị hay đạo đức. Suy cho đến tận cùng, thì ý niệm về công lý và công bằng chính là biện pháp để các tôn giáo duy trì đức tin của các tín đồ, là biện pháp khiến họ thực hành một cách nghiêm túc những điều răn dạy trong giáo lý. Và cũng chính vì sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với cá nhân mà ý niệm về công lý và công bằng trở nên hiển nhiên hơn rất nhiều, trở thành một loại ý niệm có tính siêu nghiệm, gắn với cái thiêng của con người. Do đó, nếu một chính khách muốn bàn đến những vấn đề về thể chế, về đảng cầm quyền hay về những chính sách có thể sẽ hấp dẫn những cử tri của mình, thì không thể đưa ra những lời kêu gọi trái với bối cảnh tín ngưỡng chung của cộng đồng mà họ đang tranh cử. Một thể chế được xem là tốt khi nó luôn có sự hài hòa một cách tự nhiên đối với tôn chỉ chung của giáo lý tôn giáo đang được thịnh hành trong cộng đồng ấy. Chúng ta vừa nói đến công lý và công bằng với tư cách là những ý niệm có tính tiên nghiệm, là đặc trưng mang tính loài của con người, và đồng thời là những ý niệm có tính siêu nghiệm gắn với đức tin của các học thuyết tôn giáo, song còn một lý do quan trọng khác khiến cho ý niệm về công lý và công bằng trở thành vấn đề trung tâm của chính trị và đạo đức đó là, bản thân ý niệm về công lý và công bằng là những kết luận được rút ra một cách logic
  • 20. 17 từ một số những mệnh đề mà lý tính con người xem là tiên đề tổng quát về bản tính của chính mình. Ở hai khía cạnh trước, có cảm giác như ý niệm về công lý và công bằng là cái vốn có thuộc về đặc tính loài, hay là điểm tựa, thuộc về đức tin vào cái thiêng, thì ở khía cạnh này, con người dựa vào công cụ vốn có của chính mình – lý tính – để rút ra những nguyên tắc trong việc điều hành xã hội của mình. Lý tính của con người được xem như là một trong những nguồn gốc chính dẫn đến những trí thể tồn tại trong bối cảnh tinh thần của con người trong mỗi thời kỳ lịch sử. Lý tính ấy được sinh ra từ một khả năng tiên nghiệm của chính con người, nhưng khi đã được ra đời, thì nó tách biệt với bản thể đầu tiên của nó, đứng đối lập và chỉ huy toàn bộ hành động của con người. Vì có được sức mạnh lớn như vậy, nên những gì lý tính chứng minh bằng những suy diễn là hợp lý thì đó chính là điều đúng đắn. Lý tính lấy mệnh đề “Con người là một động vật xã hội” làm tiên đề căn bản cho toàn bộ suy diễn của mình. Mệnh đề này được chọn làm tiên đề dựa vào những quan sát từ chính hiện thực sinh động của con người với tư cách là một loài trong sự so sánh với các loài sinh vật khác trong tự nhiên. Quan sát này cho thấy rằng, theo bản tính, con người là một động vật xã hội, cơ thể sinh học của con người được rõ ràng cho thấy con người được tạo ra để buộc phải sống thành một xã hội. Tự nhiên không trang bị cho con người khả năng có thể tự thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của mình một cách độc lập. Con người cũng không có được những kỹ năng sinh tồn siêu đẳng như một số loài động vật khác. Trong tương quan so sánh, thực chất, nếu không thể sống trong một xã hội, thì con người là một loài sinh vật vô cùng yếu ớt. Vì thế, lý tính cho rằng, con người ngoài việc cố kết thành một cộng đồng với nhau thì không còn một cách nào khác để sinh tồn. Khi mệnh đề “Con người là một động vật xã hội” đã được chứng minh là đúng, thì nó trở thành tiên đề cho các tất yếu logic tiếp theo được rút ra về những quyền và nghĩa vụ tự nhiên của những cá nhân,
  • 21. 18 nhằm tạo ra điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của xã hội. Và ngay khi xuất hiện khái niệm “quyền” và “nghĩa vụ”, thì lập tức cái ý niệm về sự “chia đều” xuất hiện trở lại, trở thành nguyên tắc để người ta nói về quyền và nghĩa vụ của cá thể trong nhóm. Sự xuất hiện của ý niệm về công lý và công bằng là một tất yếu logic trong quá trình lý tính xây dựng hiện thực của riêng mình. Như vậy, “bằng những suy diễn từ một số tiên đề tổng quát về bản tính con người, lý tính cho phép phân biệt những luật và thể chế công bằng với những luật và thể chế bất công” [31,151]. Ý niệm về công lý và công bằng với tư cách là một ý niệm mang tính tiên nghiệm về đặc trưng có tính loài của con người, là ý niệm mang tính siêu nghiệm khi gắn với cái thiêng và là một công việc quan trọng trong sự kiến tạo ra hiện thực của lý tính đã chứng tỏ rằng đó chính là vấn đề trung tâm có tính nguyên tắc của các học thuyết chính trị và đạo đức, khi người ta xem chính trị và đạo đức như là công cụ để tổ chức ra xã hội và sự vận hành của xã hội ấy. Điều đó không có nghĩa rằng, tồn tại một loại ý niệm chung về sự công bằng và công lý cho tất cả các dân tộc, các nền văn hóa, các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mà tùy vào sự thỏa thuận của các chủ thể lịch sử và văn hóa ấy mà ý niệm về sự công bằng và công lý sẽ khác nhau. Chỉ biết rằng, ý niệm về sự công lý và công bằng trở thành mô thức chung về nguyên tắc cho việc triển khai những ý tưởng khác về chính trị và đạo đức. Nếu một điều gì đó được xem là phù hợp, đúng đắn, được xem là thiện thì nó không đối lập với việc đem lại công lý và công bằng cho các thành viên trong cộng đồng đó.
  • 22. 19 1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học Tư tưởng của Aristoles về công lý Mang đặc trưng về tính khái quát của triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng của Aristoles về công lý được bàn đến khi ông viết về các vấn đề chung của chính trị trong tác phẩm Chính trị luận. Tác phẩm gồm 8 quyển, trong đó Aristoles bàn đến bản chất của một xã hội tốt đẹp, những công việc chính yếu mà một xã hội phải đảm bảo để các thành viên có được một cuộc sống tốt đẹp, hay phẩm chất của một nhà lãnh đạo...Ý tưởng chung cho toàn bộ tác phẩm này được Aristoles đặt ngay trong chương 1, quyển I, ông khẳng định rằng: “một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó; vì hoạt động của con người luôn luôn nhằm đạt tới cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt, thì nhà nước hay cộng đồng chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng - phải nhắm tới cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất” [1,42]. Toàn bộ ý tưởng của Aristoles về công lý gắn liền với cách mà ông quan niệm về một cộng đồng chính trị tốt đẹp – cộng đồng sẽ đảm bảo đời sống tốt đẹp với nhiều phẩm hạnh đạo đức được tôn vinh cho các thành viên sống trong đó. Chính vì thế, công lý là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của một cộng đồng chính trị. Trong một xã hội, dưới một chế độ chính trị nhất định, công lý luôn bao hàm hai nhiệm vụ: thứ nhất, nó giải thích mục đích hoạt động của toàn bộ cộng đồng chính trị. Cộng đồng chính trị này ra đời để làm gì? Nó ra đời để đảm bảo cho một xã hội công bằng, đảm bảo điều gì là tốt đẹp và nên làm cho một xã hội. Ở mặt này, công lý có tính mục đích luận. Thứ hai, công lý là tiêu chuẩn để xem xét những giá trị còn lại được xã hội tôn vinh. Điều này có nghĩa, khi công lý đã trở thành phẩm chất của cộng
  • 23. 20 đồng chính trị đó, thì nó sẽ trở thành giá trị chính yếu, như là một quy chuẩn để căn cứ vào đó người ta xem xét các giá trị còn lại trong cộng đồng. Xem xét xem liệu giá trị nào đáng được suy tôn còn giá trị nào thì không; xem xét xem ai, nhóm nào xứng đáng được nhận cái gì. Và mục đích tối thượng của công lý khi thực thi nhiệm vụ với tư cách là một phẩm chất đạo đức của cộng đồng chính trị đó là phải làm sao đảm bảo được một đời sống thực sự tốt đẹp. Do đó, nếu như muốn xem xét sự khác biệt giữa các chế độ xã hội, thì phải xem xét cách họ quan niệm khác nhau về công bằng như thế nào. Trong chương 9 của quyển III, khi bàn đến sự khác biệt giữa hai chế độ là chế quả đầu và chế độ dân chủ [1, 170-174], Aristoles đã chỉ ra một lưu ý quan trọng khi nghiên cứu về công lý với tư cách là giá trị có tính mục đích của cộng đồng chính trị - “đó là, khi áp dụng những nguyên tắc bình đẳng, họ vừa là đối tượng vừa là người phán xét. Và người ta, khi dính dáng đến [quyền lợi của] chính mình, đều không thể nào phán xét cho công minh được. Trong khái niệm về sự công bằng chứa đựng một mối quan hệ đến con người cũng như vật chất, và một sự phân phối công bằng” [1,170-171]. Ông đưa ra ví dụ, rằng “[cả quả đầu lẫn dân chủ đều cho rằng] công bằng là bình đẳng về phương diện tham gia chính quyền, nhưng [theo những người dân chủ], đó là sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Còn trong chế độ quả đầu, sự bất bình đẳng [về phương diện tham gia chính quyền], lại được xem là công bằng, nhưng đó là công bằng giữa những người không đồng đẳng” [1, 170]. Điều đó có nghĩa, công bằng và sự phân phối công bằng theo cách đúng đắn – công lý là tùy thuộc hoàn toàn vào mục tiêu của một xã hội, tùy thuộc vào những giá trị nào được tôn vinh và tán thưởng trong cộng đồng. Ở góc độ này có thể nhận thấy Aristoles tiếp cận công lý ở khía cạnh đạo đức. Hay nói một cách khác, thì phạm trù công lý chính là một phạm trù có tính lịch sử. Điều đó cũng hàm nghĩa một điều là: khó để đạt tới một công lý có tính tuyệt đối, có
  • 24. 21 giá trị chung cho mọi xã hội vào những thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy một ý quan trọng khác của Aristoles trong tác phẩm “Đạo đức học của Nichomachus” khi ông nói về tính nguyên tắc trong phân phối công bằng, bình đẳng là “những bình đẳng nên được đối đãi (chia) một cách đồng đều, còn những bất bình đẳng thì nên được đối xử một cách không đồng đều” [trích theo 47]. Như vậy, dù không thể có một công lý chung cho tất cả các xã hội, song luôn có nguyên tắc chung để phân chia, phán xét một cách công bằng nhất. Đó chính là cái logic, là mô thức chung trong việc thiết lập nguyên tắc mà không làm mất đi tính sinh động của lịch sử. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ làm sao có thể xác định được mục tiêu chung của xã hội, bởi điều đó cơ hồ làm giảm đi quyền tự do cá nhân, hay thậm chí tước đi quyền tự do lựa chọn của cá nhân. Làm sao để thống nhất được sự lựa chọn hết sức đa dạng của các thành viên trong xã hội để rồi từ đó thống nhất cho được mục tiêu chung của xã hội ấy? Aristoles trả lời cho vấn đề ấy khi bàn về mục đích của chính trị. “Mục đích của chính trị không phải để thiết lập một khuôn khổ các quyền trung lập với các mục tiêu. Chính trị phải góp phần hình thành nên công dân tử tế và thúc đẩy các đức tính tốt.” [trích theo 30, 286]. Vì “tất cả các cộng đồng đều nhằm đến một cái gì tốt” [1, 42] nên mục đích của chính trị chính là giúp cho các thành viên trong xã hội học cách sống tốt cuộc đời, là để phát triển khả năng và giá trị đặc biệt của con người [xem 1,164-166]. Từ đây chúng ta xem xét toàn bộ logic trong lập luận của Aristoles về công lý như sau: mục tiêu của cộng đồng chính trị là đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho người dân, sống trong những cộng đồng tốt, những công dân có quyền phát huy những giá trị của bản thân mình. Một xã hội tốt đẹp như thế
  • 25. 22 sẽ xem xét công lý như là mục tiêu, là giá trị quan trọng nhất để đảm bảo phân phối công bằng cho tất cả những ai xứng đáng với những gì họ đóng góp cho xã hội và công lý là giá trị quy chuẩn để đánh giá những giá trị khác được tôn vinh trong xã hội. Và điều sâu sa hơn cả làm nền tảng cho toàn bộ logic trên đó là khi Aristoles bàn về bản chất chính trị - xã hội của con người. Trong quyển I của tác phẩm Chính trị luận [xem 1, tr.42-82], khi bàn về các hoạt động chính trị, Aristoles khẳng định chỉ khi nào con người sống trong thành bang và hoạt động chính trị thì mới có thế hoàn thành bản chất con người của mình. Chỉ có trong các cộng đồng chính trị như thế chúng ta mới có khả năng vận dụng những giá trị vốn có của bản thân, mới có thể bàn bạc về công lý, về bất công hay những gì được cho là tốt đẹp của cuộc sống. Nếu không sống trong các cộng đồng ấy, những gì chúng ta nói đến công lý chẳng khác nào những điều phù phiếm. Năng lực phát triển đạo đức như là năng lực tự thân của con người. “Con người, khi toàn hảo, là động vật tốt đẹp nhất, nhưng nếu hắn bị cách ly khỏi luật pháp và công chính, thì lại trở thành một động vật xấu xa nhất. Bất công trở nên tệ hại hơn khi đó là sự bất công được vũ trang, vì con người sinh ra có được đôi tay [cũng như ngôn ngữ] để làm cho con người tốt hơn về đạo đức, nhưng đôi tay cũng có thể được dùng để làm những chuyện xấu xa. Đó là lý do tại sao nếu con người không có được đức hạnh hắn sẽ trở thành dã man nhất, đê tiện nhất, chỉ biết chiều theo nhục dục. Sự công chính [chính là sự cứu rỗi của con người] thuộc về nhà nước, vì công chính - sự phân biệt thế nào là công bằng, là lẽ phải – là trật tự của một xã hội chính trị” [1, 48-49]. Những phân tích mang tính khái quát về các vấn đề của chính trị của Aristoles gợi mở một khuynh hướng tiếp cận công lý – cách tiếp cận từ góc độ đạo đức – trong đó chỉ rõ chủ đề của công lý chính là vấn đề thưởng phạt –
  • 26. 23 ai xứng đáng với cái gì. Trong suốt một thời kỳ dài của lịch sử đây là chủ đề có tính chất vạch đường đi cho những nghiên cứu hay quan niệm về công lý. Quan điểm của Chủ nghĩa vị lợi về công lý Chủ nghĩa vị lợi dựa trên nguyên tắc: hạnh phúc cực đại để triển khai toàn bộ logic tư tưởng của mình. Cách tiếp cận chủ yếu của chủ nghĩa vị lợi đó là: công lý hay điều đúng nên làm nghĩa là tăng tối đa tiện ích hay phúc lợi, mang lại hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất. Hai đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa vị lợi là Jeremy Bentham và John Stuart Mill. Jeremy Bentham – người được xem là cha đẻ của thuyết vị lợi, cho rằng “bằng tên gọi nguyên lý hữu ích, được chúng tôi mượn của David Hume...chúng tôi đề xuất nguyên lý lợi ích lớn nhất như là tiêu chí của cái tốt và cái xấu trên bình diện đạo đức nói chung và trên bình diện cai trị nói riêng” [trích theo 37, 69]. Như vậy theo Bentham nguyên tắc cao nhất là tối đa hóa hạnh phúc, trong sự cân bằng tổng thể giữa hạnh phúc và khổ đau. Do đó, công lý hay những việc gì đúng và nên làm theo đó là tối đa hóa sự hữu ích. Những việc đó có nội hàm tương tự như những việc gì có thể tạo ra hanh phúc hay ngăn cản những điều khổ đau. Nguyên tắc của Bentham xuất phát từ quan điểm cho rằng cộng đồng là một cơ thể hư cấu, là tổng thể các thành viên, cho nên, giả sử chúng ta cộng tất cả lợi ích thu được từ những chính sách được ban hành trong cộng đồng và sau đó, trừ đi tất cả những phí tổn của nó, thì có thể biết được chính sách ấy tạo ra hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều hơn. Chính với cách làm này, chúng ta sẽ lựa chọn ra được những chính sách mang lại phúc lợi tối đa nhất cho toàn thể xã hội. Do đó, các tiêu chuẩn đúng hoặc sai trong hành vi của một cá nhân, của một thể chế dù là nhỏ nhất trong xã hội – gia đình, đến những chính thể đại diện cho lợi ích của toàn xã hội, vốn được tín nhiệm và được ủy quyền, đều gắn chặt và bị chi phối bởi kết quả
  • 27. 24 của hành vi đó mang lại là hạnh phúc hay khổ đau. Trong khi phân vân xem có nên tiến hành một hành động nào đó, thì cá nhân nên cân nhắc đến tỷ lệ giữa phí tổn của hành động với hiệu quả tạo ra hạnh phúc của hành động đó là bao nhiêu. Cũng như thế, suy rộng ra, trong việc quyết định xem cần ban hành đạo luật và chính sách nào, những nhà cầm quyền nên cân nhắc để làm sao toàn thể cộng đồng được hạnh phúc nhất. Như vậy nghĩa là, trạng thái kết quả của hành động tạo ra được bao nhiêu hạnh phúc là điều mà các nhà tư tưởng thuộc chủ nghĩa vị lợi quan tâm. Điều này dẫn đến hai hệ quả: Thứ nhất, để có thể đạt tới lợi ích hay hạnh phúc tối đa, thì có thể quyền của cá nhân sẽ không còn. Hay nói một cách khác, tất cả những gì mà một cá nhân cảm thấy hạnh phúc, thích thú, an toàn...chỉ được xem xét đến, nếu nó nằm trong tương quan với những cảm giác hạnh phúc, thích thú, an toàn...của số đông người trong xã hội. Nếu nói rằng, sở thích của mọi người đều như nhau thì dựa vào đâu để có thể triệt hạ hoàn toàn sở thích của cá nhân để đảm bảo lợi ích của số đông? Thứ hai, lợi ích, hạnh phúc cho số đông phải được cộng dồn lại từ lợi ích, hạnh phúc của các cá nhân, như thế có nghĩa phải quy đổi tất cả những lợi ích, hạnh phúc vốn đa dạng của mỗi cá nhân ra một thang giá trị chung – và Bentham gợi ý về một “đồng tiền chung”. Nhưng liệu có thể quy đổi mọi thứ về một đồng tiền chung hay không? Giả sử một quyết sách nào đó có thể đem lại một số tiền lớn – tức lợi ích vốn được quy đổi ra tiền, theo logic trên của Bentham, nhưng nó lại cổ xúy cho một tệ nạn – ví dụ, nạn mại dâm được hoạt động một cách công khai với sự cho phép của luật pháp trên cơ sở một khoản thuế nào đó mà ngành này đóng đủ để cho thiệt hại của nó đối với văn hóa xã hội luôn nhỏ hơn mức thuế - quy thành tiền – được nộp cho nhà nước, thì quyết sách ấy có đảm bảo để một xã hội được gọi là tốt đẹp hay không? Và liệu như vậy thì có là việc đúng nên làm, có là công lý hay không? Như vậy theo Bentham, thì phẩm giá và quyền của con người cá nhân luôn đặt xuống
  • 28. 25 hàng thứ yếu nếu nó không nằm trong tương quan tương xứng với hạnh phúc của số đông, và mọi sở thích, niềm hạnh phúc của các cá nhân trong cộng đồng đều có thể được quy ra một thang giá trị chung tồn tại dưới dạng thức của một đồng tiền chung. Sau này, John Stuart Mill – một đại biểu khác của chủ nghĩa vị lợi, người được biết tới với việc đã làm cho chủ nghĩa vị lợi của Bentham trở nên nhân văn hơn đã giải thích lại một số tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi mà ông cho rằng chúng đã bị hiểu lầm. Nếu những lập luận của Bentham thường được phê phán dưới góc độ đạo đức, thì Mill luôn khẳng định “Bentham chưa bao giờ nghĩ đến việc xác định luân lí như là lợi ích cá nhân của người hành động. Nguyên lý hạnh phúc lớn nhất của ông liên quan đến hạnh phúc lớn nhất của nhân loại và của tất cả hữu thể có cảm tính” [trích theo 37, 81]. Trong nỗ lực của mình Mill luôn cố gắng để dung hòa những quan điểm của chủ nghĩa vị lợi với những quan điểm của chủ nghĩa tự do. Mill cho rằng chúng ta nên tối đa hóa lợi ích – không phải trong từng trường hợp riêng lẻ mà là về lâu về dài. Ông lập luận rằng việc tôn trọng tự do cá nhân dần dần sẽ mang đến hạnh phúc lớn lao nhất cho con người. Ở điểm này, Mill đang cố gắng trả lời cho những thắc mắc về việc liệu tối đa hóa lợi ích cho số đông người trong xã hội thì có làm giảm, hoặc xâm phạm đến quyền tự do cá nhân hay không. Trong tác phẩm “Bàn về tự do” Mill nêu ra nguyên tắc: người dân phải được làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là, điều này không gây hại cho người khác [xem 30,73]. Mill nhấn mạnh trường hợp tự do cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố của chủ nghĩa vị lợi: “Tôi coi lợi ích là mục tiêu cuối cùng của tất cả các vấn đề đạo đức, nhưng phải là lợi ích trong phạm vi lớn nhất, căn cứ trên lợi ích vĩnh cửu của con người là một thực tế tiến bộ”. Tuy nhiên, cũng ở điểm này, Michael Sandel – tác giả của cuốn “Phải, Trái, Đúng, Sai” [30], khi tiếp tục nhìn nhận dưới góc độ đạo đức cũng đặt ra một giả sử rằng nếu chúng
  • 29. 26 ta gặp một xã hội đạt được hạnh phúc lâu dài bằng phương pháp chuyên chế, thì xét về mặt đạo đức là không cần phải tồn tại quyền tự do cá nhân ở những cá nhân cụ thể [xem 30, 75]. Hơn nữa, chính những tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi khởi xướng từ Bentham không cho rằng việc xâm phạm quyền của một ai đó là sai phạm với một cá nhân cụ thể. Ở điểm này, Mill buộc phải lựa chọn giữa tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi thuần túy không dựa trên nền tảng đạo đức với nguyên tắc đạo đức mới mà ông dựa vào để xây dựng nên học thuyết về quyền tự do. Mill tiếp tục gặp phải trở ngại trên trong quá trình dung hòa giữa tư tưởng của thuyết vị lợi từ Bentham với tư tưởng của chủ nghĩa tự do ở điểm thứ hai về thang giá trị của hạnh phúc, lợi ích. Ý tưởng này của Bentham nhận được nhiều điều tán thưởng, khi ông khẳng định là hạnh phúc nào cũng như hạnh phúc nào. Do đó, không có phán xét nào về việc một hạnh phúc nào là tốt hơn hạnh phúc nào. Điểm duy nhất để đánh giá sự khác biệt giữa các hạnh phúc là thời gian và cường độ trải nghiệm cảm giác hạnh phúc ấy. Tuy nhiên, điều đó không thể trở thành căn cứ cho những hành động đúng đắn, cho những điều gì nên làm được. Mill đã cố gắng bảo vệ luận điểm này khi ông cho rằng: “một hành động nào là đúng nếu nó có xu hướng thúc đẩy hạnh phúc; hành động là sai nếu nó có xu hướng tạo ra bất hạnh” [trích theo 30, 79- 80]. Và hoàn toàn có thể so sánh hai niềm hạnh phúc khác loại nhau, để rồi từ đó, xem niềm hạnh phúc nào có giá trị và chúng ta nên làm theo hơn, khi cho số đông người cùng trải nghiệm hai cảm giác ấy, rồi chúng ra sẽ xác định được xem trong hai niềm hạnh phúc ấy, hạnh phúc được mong muốn hơn sẽ là hạnh phúc được đa phần những người trải nghiệm hai hạnh phúc đó thích hơn – không vì bất cứ cảm giác nghĩa vụ đạo đức nào. Mill gặp phải một vấn đề đó là cá nhân với những bản tính loài hết sức tự nhiên của mình, có khả năng thích một cuộc sống với nhưng sở thích thấp hèn song làm anh ta mãn
  • 30. 27 nguyện hơn là một cuộc sống gắn với những giá trị đạo đức cao cả mà bản thân anh ta chỉ xem đó là một dạng ràng buộc, thì sao? Và ông trả lời rằng dù ít hay nhiều chúng ta đều có ý thức về phẩm giá. Và chính ở điểm này, ông đã hoàn toàn thoát ly tư tưởng khỏi chủ nghĩa vị lợi. Vì rằng, suy đến tận cùng một cảm giác hạnh phúc, một điều gì đúng nên làm luôn gắn liền với những nguyên tắc đạo đức, chứ không phải gắn liền với nguyên tắc vị lợi. Rõ ràng có một sự khác biệt rất lớn giữa những cái chúng ta muốn, những cái làm ta thỏa mãn với những cái chúng ta biết rằng nó có giá trị và nên làm theo. Trong cách tiếp cận của chủ nghĩa vị lợi với hai tư tưởng tiêu biểu của Bentham và Mill nhận thấy công lý – một điều gì đúng, nên làm theo khi nó có ích. Những lập luận theo logic của chủ nghĩa vị lợi rất “thu hút” và nó gần gũi với quan điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân, nhưng dễ dàng rơi vào những bác bỏ khi nhìn nhận dưới góc độ đạo đức xã hội. Không phải không có lý khi một xã hội nào đó nên làm theo những gì là có ích, song làm thế nào để những điều có ích đó nhận được một sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, để rồi từ đó nó trở thành nền tảng cho những chính sách mang lại phúc lợi tối đa cho xã hội thì chủ nghĩa vị lợi không có câu trả lời trọn vẹn, hoặc bị rơi vào những mâu thuẫn trong lập luận của chính mình. Quan điểm của Chủ nghĩa tự do cá nhân về công lý Không giống như chủ nghĩa vị lợi bắt đầu tư tưởng của mình từ tình huống khó xử giữa một bên là hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của số đông người trong xã hội, những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân gặp phải những rắc rối mà họ buộc phải lý giải từ thực trạng kinh tế của thị trường tự do. Và những rắc rối kiểu đó là một câu hỏi khác về chuyện công lý là gì. Thực trạng kinh tế của thị trường tự do rất điển hình nếu như người ta muốn lấy ví dụ cho cụm từ “bất công”. Trên thực tế, theo những luật vốn có
  • 31. 28 của thị trường tự do cạnh tranh, thì tất yếu một lượng của cải lớn trong xã hội sẽ nằm trong tay của một số ít người. Điển hình đó ở Mỹ, hàng năm, người ta tính toán, một phần ba tổng số tài sản của cả nước này nằm trong tay của 1% dân số rất giàu có trong nước. Với một số người cho rằng, điều đó là hoàn toàn bất công, và những người giàu có thực sự như thế phải đóng thuế thật nhiều để giúp những người nghèo khác trong xã hội. Nhưng ngược lại, một số người khác lại cho rằng, điều đó là hiển nhiên và chẳng có gì bất công cả. Khi tham gia vào một thị trường tự do cạnh tranh, và nếu như sự giàu có của ai đó không phải đến từ những mánh khóe, bạo lực, hay gian lận kinh tế, thì đó là một điều rất đúng luật, và không hề có sự bất công nào cả. Tại sao sự giàu có bằng chính nỗ lực của cá nhân tôi lại trở thành điều gì đó khiến bạn nghĩ rằng đó là bất công, và tôi phải chia sẻ một phần công sức – của cải, bằng hình thức đóng thuế cho nhà nước - cho bạn. Nếu điều đó xảy ra thực sự, thì đó mới chính thức là một điều bất công. Và rộng hơn, đó là sự xâm phạm rất lớn vào tự do cá nhân. Như vậy tình huống đặt ra cho chủ nghĩa tự do cá nhân chính là vấn đề công bằng trong phân phối của cải, công bằng trong phân phối cơ hội, hay là vấn đề công bằng và bình đẳng trong kinh tế. Những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân cho rằng mỗi con người chúng ta đều có quyền tự do cơ bản – là quyền làm bất kể điều gì với tài sản của mình miễn là chúng ta tôn trọng quyền làm như vậy của người khác. Điều đó hoàn toàn không phải do hiệu quả kinh tế, mà là do đó là quyền cơ bản của con người. Vì thế nếu thị trường phát triển tự do thì sự điều tiết hay can thiệp của chính phủ trở nên vô lý. Do đó, điều đúng, nên làm ở đây là, nhà nước chỉ cần đảm bảo cơ sở pháp lý của việc thực thi đúng các yêu cầu của hợp đồng kinh tế, đảm bảo giữ gìn an ninh, và xử phạt tội phạm, ngoài ra, nếu làm nhiều hơn thế, đều được xem là bất công và đang vi phạm vào quyền của con người. Họ phản đối gay gắt chuyện tái phân phối thu nhập hay tài sản. Nếu như việc
  • 32. 29 hỗ trợ người nghèo, người kém may mắn hơn về y tế, nhà ở hay giáo dục, thì hãy để cho người giàu làm một cách tự nguyện, còn việc ban hành thuế tái phân phối, nhằm đảm bảo bình đẳng trong kinh tế, thực chất chỉ mang tính cưỡng chế, và thậm tệ hơn còn bị coi là hành vi “trộm cắp” được công nhận. Friedrich A. Hayek cho rằng: bất kỳ một lập luận nào thúc đẩy bình đẳng kinh tế sẽ cưỡng chế và phá hoại một xã hội tự do [theo 30, 91]. Tiêu biểu cho chủ nghĩa tự do cá nhân được đề cập đến ở đây là tư tưởng Robert Nozick. Toàn bộ lập luận của Nozick xuất phát từ luận điểm cho rằng mỗi người đều có những quyền và tài sản mà không cá nhân hay tập thể nào có thể xâm phạm được [xem 30]. Một trong những quyền quan trọng ấy chính là quyền sở hữu chính bản thân mình. Nozick cho rằng, những bất bình đẳng trong kinh tế là không có gì sai trái. Ông đồng thời cũng bác bỏ ý tưởng cho rằng phân phối công bằng chỉ bao gồm mô hình nào đó chẳng hạn như thu nhập bình đẳng, hoặc chia đều các lợi ích, cơ hội trong xã hội theo nhu cầu cơ bản. Tư tưởng của Nozick đại diện cho phái tự do kinh tế, những người tin rằng công lý phải là sự tôn trọng và bảo vệ những lựa chọn có tính chất tự nguyện của các công dân. Chính vì thế, xuất phát điểm của Nozick đối với công lý không phải là sự giàu có của những người hoặc nhóm người trong xã hội khi đem ra so sánh với nhau, mà quan trọng hơn đó là cách phân phối – cái cách mà người ta làm trước khi có được hệ quả giàu hay nghèo, nhiều hay ít của cải. Nozick cho rằng: công bằng trong phân phối được xem xét ở hai phương diện: đó là công bằng trong tài sản ban đầu và công bằng trong chuyển giao. Và chỉ khi đảm bảo có được công bằng trên hai phương diện này thì công lý mới được thực thi.
  • 33. 30 Ở phương diện công bằng trong tài sản ban đầu, công bằng được xem xét trong sự gắn liền với quyền tư hữu tài sản một cách hợp pháp của cá nhân. Nếu tài sản ban đầu đó là hợp pháp, có được một cách chính đáng và nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu của cá nhân, thì tài sản ấy đích thực là của anh ta. Do đó, anh ta có quyền quyết định đối với những gì sẽ được làm với tài sản ấy. Tuy nhiên, nếu theo như lý thuyết của Nozick thì rất khó xác định tài sản ban đầu đó là có được một cách chính đáng và sự sở hữu của cá nhân đối với tài sản ấy là hợp pháp. Tính chất “không tưởng” trong phương diện này khi xem xét vấn đề công bằng, để rồi từ đó đi tới quyết định về một sự phân phối dựa theo công lý là không khả thi. Làm sao có thể biết được khoản gia tài lớn này không phải có được từ một việc làm có tính bất công trong quá khứ, hay từ một thương vụ làm ăn phi pháp mà toàn bộ hồ sơ của nó đã tình cờ biến mất. Chưa tính đến chuyện, một hệ thống pháp luật của xã hội có thực sự tường minh và thuần khiết để xác định quyền sở hữu đích thực của ai đó đối với tài sản mà anh ta đang nắm giữ. Ở phương diện thứ hai, công bằng trong chuyển giao nghĩa là, nếu toàn bộ tài sản của một ai đó (vốn đã đảm bảo yêu cầu ở phương diện thứ nhất), trong nền kinh tế, có được là do tuân thủ theo những quy luật vốn có của thị trường tự do thì rất hợp lý khi toàn bộ số tài sản đó xứng đáng thuộc về bản thân anh ta. Và nếu như chính phủ dựa vào mức thu nhập để đánh thuế người giàu, thì điều này là hoàn toàn bất công. Tôn trọng những luật vốn có của thị trường, Nozick ủng hộ lựa chọn của con người trong thị trường tự do. Do đó, việc một ai đó giàu có lên trong xã hội, nếu không do những gian lận trong kinh tế, hoặc được kế thừa tài sản khổng lồ từ phía gia đình thì sự giàu có đó là kết quả có tính ngẫu nhiên của sự vận động thị trường. Việc thông qua đó để quyết định đánh thuế đối với họ nhằm qua đó tái phân phối lại thu nhập là điều không thể. Bởi vì, nhà nước hay chính phủ không có quyền sở hữu bản
  • 34. 31 thân cá nhân, mà quyền ấy thuộc về chính cá nhân. Do đó, việc nhà nước hay chính phủ đánh thuế, lấy đi một phần thu nhập của người đó, cũng đồng thời là lấy đi thời gian tương ứng đã tạo ra thu nhập đó của bản thân anh ta. Và ở điểm này, Nozick cho rằng, cần phải có những nguyên tắc đạo đức thực sự tôn trọng quyền của con người cá nhân, nguyên tắc ấy quan trọng hơn khoản thuế thu nhập, mà người thu nói rằng dùng để đảm bảo công bằng cho xã hội. Quan điểm của Nozick về quyền tự sở hữu gây được sự chú ý, khi bản thân nó gần như gắn liền với mong mỏi của cá nhân trong tham gia vào mối quan hệ với xã hội. Tuy nhiên, sự hấp dẫn trong quan điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân không phủ nhận được một sự thật là: con người là một động vật xã hội. Do đó, rất khó có thể xác định được mức độ vi phạm chuẩn mực chung của xã hội nếu như cá nhân tự quyết đối với hành động của mình. Chủ nghĩa tự do cá nhân phủ nhận những nguyên tắc của chủ nghĩa vị lợi, nhưng đến lượt mình, nó phải tìm ra cách thức để dung hòa những quyền của con người cá nhân với những chuẩn mực chung mà xã hội đã đặt ra. Những yêu cầu để có được công lý là rất hay nếu như con người là một ốc đảo của chính mình, chứ không phải là một phần tất yếu phải ràng buộc với xã hội. Vì thế, người ta dù cảm thấy lý thuyết này rất thú vị trong những buổi mạn đàm về thời thế, song hiếm có ai thực hiện được những nguyên tắc một cách triệt để. Và suy rộng ra, chính sách của toàn xã hội cũng khó có khả năng dựa trên những nguyên tắc này để thực thi cho được một điều gì là đúng. Khi mà tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và bất công vẫn không ngừng gia tăng; khi mà nguồn thuế thu lại được từ thu nhập của những người cực giàu có trong xã hội được dùng vào những mục tiêu tăng cường phúc lợi cho xã hội, và khi mà có một độ “vênh” nhất định giữa những điều mà cá nhân này cho là đúng với quan điểm của một cá nhân khác về cùng một vấn đề như thế tồn tại, thì những quan điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân không mang tính ứng dụng phổ khắp,
  • 35. 32 mà nó trở thành một món đồ đẹp của những người thích trang hoàng lên bản thân mình những giá trị độc lập. Như vậy, tồn tại một mâu thuẫn mà các nhà triết học khi bàn tới vấn đề công lý và công bằng chưa giải quyết được. Đó là, mâu thuẫn giữa những điều có lợi cho xã hội và những điều được xã hội đồng thuận. Trạng thái tốt đẹp nhất mà trong đó mâu thuẫn trên được giải quyết đó là điều có lợi nhất, nên làm nhất cần phải được cả xã hội đồng thuận trên cơ sở là nó đem lại lợi ích tối đa cho tất cả các thành viên của xã hội. Nhưng trạng thái đó thật khó! Bởi, có những điều rất có lợi, nhưng không nhận được sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, và cũng có những điều đã đảm bảo nhận được sự đồng thuận của số đông, nhưng nó không phải là điều có lợi cho toàn thể. Tiếp theo dòng lịch sử ấy, John Rawls (1921-2002), một triết gia người Mỹ, xuất phát từ thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường của Mỹ những năm cuối thế kỷ XX đã cho ra đời một tác phẩm triết học bàn về công lý, đặt tên là “Một lý thuyết về công lý” (A Theory of Justice) (1971). Trong tác phẩm gây được tiếng vang đối với giới nghiên cứu triết học chính trị nói chung, và đối với các nhà hoạch định chính sách nói riêng này, Rawls đã đưa ra một quan niệm mới mẻ về công lý dựa trên cách tiếp cận rất độc đáo của mình. 1.2. Cách tiếp cận của J.Rawls đối với vấn đề công lý 1.2.1. Những tiền đề lý luận cho quan điểm của J.Rawls về công lý Lý thuyết về khế ước xã hội của chủ nghĩa tự do truyền thống Quan điểm của J.Rawls về công lý thừa hưởng những giá trị của chủ nghĩa tự do truyền thống. Trong những nghiên cứu về triết học chính trị của Mỹ hiện nay, người ta xem J.Rawls như là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa tự do mới thế kỷ XX. Ở trong tác phẩm nổi tiếng của mình J.Rawls cũng xem
  • 36. 33 quyền tự do như là đặc điểm cố hữu của một xã hội công bằng. Ông viết: “Trong một xã hội công bằng thì sự bình đẳng về các quyền của công dân và các quyền tự do cho mỗi người là bất di bất dịch” [41, 3]. Và sau này khi diễn giải ý tưởng của mình về công lý J.Rawls xem tự do là một trong các điều kiện quan trọng bậc nhất để chúng ta bàn tới các nguyên tắc về công lý cũng như phẩm chất của các công dân – người sẽ gia nhập vào cuộc thảo luận về một thỏa ước chung. Chủ nghĩa tự do truyền thống bắt đầu từ thời kỳ Khai Sáng, thể hiện rõ nét những ưu thế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đạo đức. Thông qua những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau của chủ nghĩa tự do mà các vấn đề như quyền lợi của con người cá nhân, sự bảo vệ của luật pháp đối với con người cá nhân, lý tưởng của xã hội, niềm tin... đã được đề cập sâu sắc. Một trong số đó là tư tưởng về khế ước xã hội. Nội hàm chính của lý thuyết khế ước xã hội là sự mô tả về quá trình những bản giao ước chung được hình thành như thế nào. Trước khi có sự ra đời của Nhà nước thì đã tồn tại một tình trạng vô chính phủ hoàn toàn và cuộc sống của con người là một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả, hoặc đó là một trạng thái tự nhiên khi mà con người cá nhân sống với cái quyền tự do và bình đẳng nguyên thủy của mình. Nhưng rồi sau đó người ta tự giác quyết định nhượng một phần của quyền tự do ấy cho một Nhà Nước để đảm bảo an ninh cho chính mình, đảm bảo quyền tư hữu và những quyền cá nhân khác. Lý thuyết về khế ước xã hội thời kỳ mới ra đời là một câu trả lời có tính khả thi nhất về sự hình thành các thể chế chính trị, về sự hình thành và vai trò rộng lớn của luật pháp, về cơ sở của những chính sách ..., song nó đã không thể trả lời được câu hỏi là tại sao con người cá nhân tự nguyện đem quyền tự do của mình trao cho một nhóm khác mà những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền đòi tự do vẫn diễn ra, những quyền cơ bản của con người không được đảm bảo, thậm chí còn bị xâm phạm. Hay, thực chất là, con người cá nhân có hoàn
  • 37. 34 toàn có ý thức về quyền tự chủ của mình hay không, hay là họ bị buộc phải tham gia vào thỏa ước ấy. Thực tế, thì công việc của Rawls khi ông nghiên cứu về công lý là một sự tiếp tục của thuyết khế ước xã hội. Ngay trong Lời nói đầu của “Một lý thuyết về công lý”, Rawls khẳng định rằng: “điều tôi cố gắng làm ở đây là khái quát hóa và đem lại một mức độ trừu tượng hóa cao hơn học thuyết truyền thống và khế ước xã hội đã được Locke, Rousseau và Kant trình bày. Theo đó, tôi hy vọng rằng lý thuyết này có thể được phát triển để cho nó không bị dùng để phản bác lại chính nó nữa. Hơn nữa, như lý thuyết này dường như sẽ đưa ra một cách lựa chọn tính toán có hệ thống về công bằng khá hơn so với chủ nghĩa vị lợi truyền thống đang chiếm ưu thế” [41, XVIII]. Ở trong nghiên cứu của mình Rawls muốn làm rõ những căn cứ đã khiến cho cá nhân tham gia vào các quá trình xã hội bằng những thỏa ước. Nhưng ông cố gắng không lặp lại những bế tắc của các lý thuyết trước về khế ước xã hội, bởi những cái được gọi là thỏa ước về lợi ích chung của xã hội vẫn không làm dịu đi những mâu thuẫn vốn có giữa cá nhân với cá nhân, giữa công dân với nhà nước. Rawls phát hiện ra rằng cần phải có một hệ thống các nguyên tắc chung đảm bảo cho sự thỏa ước của con người trước khi quyết định tham gia vào khế ước xã hội. Theo ông, cái chung hơn để coi như một chuẩn mực giá trị, mà theo đó, con người hay các tác nhân tham gia vào quá trình hợp tác xã hội có thể điều chỉnh hay phán xét hành vi của mình. Và từ đó Rawls đưa ra quan điểm xem “Công lý như là công bằng” với mong muốn đó sẽ trở thành một giải pháp thay thế cho những quan điểm truyền thống từ lâu trong lịch sử triết học.
  • 38. 35 Tư tưởng về tính tự trị của ý chí và mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của I.Kant Đạo đức học là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học của I.Kant. Nằm ở phân khúc thứ hai trong hệ thống, câu hỏi “tôi có phải làm gì?” là mục đích chính cho toàn bộ những nghiên cứu đạo đức học của ông. Có một sự chuyển dịch trong tư tưởng của Kant khi ông nói “tôi xóa bỏ tri thức để nhường chỗ cho lòng tin”. Đó cũng đồng thời là sự chuyển dịch của những suy niệm triết học từ chủ nghĩa duy lý sang một trạng thái khác – từ việc tin tưởng không điều kiện vào lý tính thuần túy sang việc ứng dụng nó trong vào các mệnh lệnh cũng như phán xét đạo đức của con người. Kant cho rằng, những nguyên tắc sống của một cá nhân hay suy rộng ra là nguyên tắc vận hành một xã hội biểu hiện rõ nét nhất khả năng tự trị của ý chí.Và mục đích tối cao của lý tính cuối cùng là để đạt được sự tự trị ngay trong chính mình. Kant cho rằng, ý chí thực sự đạt đến trạng thái tự trị khi những nguyên tắc của chúng ta mong mỏi có khả năng trở thành những luật phổ quát, từ đó làm nảy sinh những mệnh lệnh tuyệt đối hay những bổn phận có sự ràng buộc con người một cách vô điều kiện nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó. Và chính vì có trạng thái tự trị của ý chí mà con người có được phẩm hạnh. Và từ đó Kant bàn về tính tất yếu của sự hình thành nhà nước trên cơ sở của khế ước xã hội. Ông cho rằng nhà nước chính là sự liên kết của các cá nhân trong khuôn khổ luật pháp nhằm giám sát và đảm bảo bình đẳng cho mọi công dân. Nhà nước ra đời là một nhu cầu nội tại trong sự vận động của xã hội và sự hoàn thiện nhà nước là hoàn thiện theo chiều hướng vì lợi ích của con người. Nhà nước có thể được xem như là sản phẩm có tính vật chất của sự tự trị của lý tính thực hành.
  • 39. 36 Thừa nhận tính tự trị của ý chí là phẩm chất hàng đầu của con người có đạo đức, Rawls đã dựa vào lý luận này của Kant để đưa ra quan niệm về sự tự quyết trong lý thuyết về công lý của mình. Ông cho rằng con người đầu tiên phải là những công dân có quyền tự quyết. Đó là điều kiện tiên quyết để đạt tới những thỏa thuận hoặc một sự thống nhất nào đó, trong đó có sự đồng thuận về các nguyên tắc của công lý. Trong “Một lý thuyết về công lý”, Rawls cho rằng một người hành động theo ý chí tự do khi các nguyên tắc chi phối hành động của anh ta thì chính anh ta là người lựa chọn. Một cá nhân hoàn toàn có quyền tự lựa chọn những nguyên tắc mà anh ta dựa vào để hành động. Hành động dựa trên những nguyên tắc này là hành động một cách độc lập và tự chủ. Hay nói một cách khác, trạng thái tự trị của ý chí theo cách dùng từ của Kant, thì nay nó trở thành quyền tự lựa chọn những nguyên tắc dùng để tham gia vào một thỏa thuận chung của cá nhân. Trong “Một lý thuyết về công lý” J.Rawls chỉ rõ: “các nguyên tắc của công lý cũng tương tự như mệnh lệnh tuyệt đối. Bởi vì, một mệnh lệnh tuyệt đối được Kant hiểu là gắn liền với bản chất con người, nó đem lại cho họ thuộc tính tự do và có lý trí bình đẳng” [41,222]. Cả mệnh lệnh tuyệt đối của Kant và quan niệm về vị trí khởi thủy – trạng thái giả định mà Rawls hình dung ra để dẫn tới những nguyên tắc của công lý - đều mang tính giả định. Tuy nhiên, trong quan điểm của Rawls thì các bên tham gia vào quá trình hợp tác xã hội luôn bị ràng buộc bởi điều kiện sống của mình. Do đó, sự tự do lựa chọn của con người là không thuần túy, mà có giới hạn nhất định. Và suy rộng ra, mọi sự lựa chọn đều như vậy. Còn sự lựa chọn của con người cá nhân trong quan điểm của Rawls là không chịu sự tác động của hoàn cảnh, mà nó tuân thủ theo một mệnh lệnh có tính tiên nghiệm – cái thuần túy giống nhau ở mỗi con người với tư cách đó là một cá thể thuộc loài. [xem thêm 26, tr.46-47].
  • 40. 37 Phê phán lý thuyết của chủ nghĩa vị lợi Quan điểm của Rawls về công lý có lẽ là một sự phủ định đối với lý thuyết của chú nghĩa vị lợi. Sự phê phán lý thuyết của chủ nghĩa vị lợi là một trong những nguồn gốc dẫn tới sự ra đời quan điểm của Rawls về công lý Chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) là một học thuyết triết học đạo đức ra đời ở Anh vào cuối thế kỷ XVII. Sau này, sức ảnh hưởng của nó được lan tỏa khắp phương Tây và được đặc biệt ưa chuộng ở Mỹ. Tư tưởng chính của chủ nghĩa vị lợi khiến cho nó ngay từ khi ra đời đã nhận được sự hưởng ứng đó là nó cho rằng việc thỏa mãn những nhu cầu hay lợi ích của con người là điều duy nhất đúng đắn nên làm. Theo đó, tất cả cái gì được xem là đúng hoặc tốt thì nó phải thỏa mãn được tổng số nhu cầu của toàn xã hội. Chủ nghĩa vị lợi lấy hạnh phúc của con người làm tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cũng như những điều đúng đắn. Trong giai đoạn sau, chủ nghĩa vị lợi hiện đại cho rằng sự đúng sai trong hành vi, hành động của cá nhân và nói chung cả toàn xã hội được đo đạc từ tỷ lệ giữa sự sung sướng và đau khổ được tạo ra sau đó là bao nhiêu. Từ tư tưởng này của chủ nghĩa vị lợi, Rawls đặt ra một vấn đế: “mỗi cá nhân khi biết rõ lợi ích của mình thì chắc chắn họ sẽ biết cách tự cân nhắc những cái được và cái mất của mình. Người ta có thể sẵn sàng chịu thiệt thòi tại một thời điểm nào đó để thu được nhiều lợi ích hơn về sau. Con người có quyền mưu cầu những điều tốt đẹp nhất cho mình; có thể mưu cầu lợi ích cho mình đến một chừng mực nào đó, miễn là điều đó không làm ảnh hưởng đến người khác. Vậy thì tại sao một xã hội lại không vận hành theo những nguyên tắc này và công nhận rằng, cái gì là hợp lý với một cá nhân thì cũng đúng với một cộng đồng” [trích theo 26, 50]. Rawls chỉ ra điểu nổi bật của chủ nghĩa vị lợi đó là nó nhắc tới sự phân chia tổng số các thỏa mãn của các cá nhân trong
  • 41. 38 một xã hội. Sự phân chia đạt đến độ đúng đắn khi mà nó đem lại hiệu quả tối đa cho các bên tham gia. Tuy nhiên trên thực tế thì không có sự phân chia nào là đạt đến hiệu quả tối đa cả. Nhất là khi các bên tham gia bị ràng buộc một cách tự nhiên bởi chính nền văn hóa và những điều kiện kinh tế riêng có của bản thân minh. Hơn nữa, Rawls đặc biệt phê phán nguyên tắc tối đa hóa lợi ích trong quan điểm của chủ nghĩa vị lợi. Bởi ông cho rằng, không có bất cứ một lý do gì khiến cho việc lấy lợi ích của đa số người trong xã hội làm tiêu chuẩn cho công lý, cho những điều đúng đắn mà cả xã hội nên làm theo. Không thể lấy sự hạnh phúc của số đông người, mà quên đi những đau khổ của thiếu số trong xã hội. Về cơ bản, Rawls chỉ ra hai điểm cần phải xem xét trong tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi như sau: Thứ nhất, chủ nghĩa vị lợi mới chỉ bàn tới vấn đề lợi ích và việc theo đuổi hạnh phúc của con người, mà chưa bàn tới việc con người cần có những nghĩa vụ gì khi anh ta nhận được hạnh phúc chung ấy của xã hội. Suy rộng ra lại là vấn đề phân phối. Chủ nghĩa vị lợi chưa bàn tới sự phân phối làm sao cho công bằng giữa hạnh phúc và nghĩa vụ đối với cá nhân. Thứ hai, việc theo đuổi hạnh phúc và lợi ích là đúng với bản chất của con người. Ai làm việc gì đó cũng đều cân nhắc đến lợi ích của mình trước tiên. Song giữa các cá nhân luôn luôn có sự khác biệt về động cơ và hoàn cảnh. Làm sao có thể biết được rằng lợi ích của một nhóm đạt được, không gây ra hệ quả nghiêm trọng nào đối với xã hội. Chính vì không tính đến những khác biệt của các bên tham gia, chủ nghĩa vị lợi sẽ rơi vào bế tắc, không thể lý giải nổi một thực tế là các cuộc chiến tranh vẫn diễn ra, và với mỗi bên tham gia cuộc chiến thì đó đều là cuộc chiến chính nghĩa, nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của mình.
  • 42. 39 Quan điểm về công lý của Rawls tiếp tục truyền thống của các lý thuyết về khế ước xã hội đã từng có trong lịch sử, khơi gợi cảm hứng từ triết học đạo đức của Kant và phê phán một cách sâu sắc đối với tư tưởng đương thời của chủ nghĩa vị lợi. Đó cũng đồng thời được xem như là sự lọc bỏ và kế thừa những tiền đề lý luận để đưa quan điểm về công lý lên một dạng thức phủ định cao hơn. 1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls Trong lý thuyết về công lý Rawls đã chỉ ra đối tượng của công lý đó là những cấu trúc cơ bản của xã hội hay là cách thức mà con người phân phối các quyền và nghĩa vụ cho nhau, đồng thời phân chia các lợi ích từ hợp tác xã hội. Ông cũng chỉ rõ, để có thể đạt tới đối tượng của mình, thì toàn bộ nghiên cứu của ông về công lý thực chất là sự tiếp tục của các nghiên cứu về khế ước xã hội, song ở một trạng thái hiện đại hơn. Những nghiêu cứu về khế ước xã hội trước Rawls đều đưa ra những lý giải khác nhau về cùng một vấn đề chung đó là: một thỏa thuận chung được ra đời như thế nào và vì sao. Suy cho tới cùng, thì đó là vấn đề về mối quan hệ giữa sự ưng thuận, đồng thuận chung với điều có lợi chung cho toàn xã hội. Xung quanh vấn đề đồng thuận và vấn đề lợi ích làm nảy sinh các kiểu hợp tác xã hội, cũng như cách thức phân chia quyền, nghĩa vụ và lợi ích từ những hợp tác chung đó. Những nghiên cứu trước Rawls về khế ước xã hội trên thực tế là chưa giải quyết được thấu đáo mối quan hệ này, và còn để lại một số vấn đề sau: -Thứ nhất, nói rằng khế ước xã hội là bản hợp đồng ra đời dựa trên sự đồng thuận của tất cả các công dân trong xã hội, biểu hiện ra bên ngoài đó chính là bản Hiến pháp mà tất cả mọi người đều công nhận và thực thi nhằm đảm bảo mọi thứ trong xã hội của họ diễn ra theo tiêu chí công bằng. Tuy
  • 43. 40 nhiên, một câu hỏi đặt ra là, những điều khoản mà họ ưng thuận thống nhất với nhau có thực sự công bằng? Khi chưa loại bỏ đi vị thế cao thấp trong thương lượng, thì luôn luôn tồn tại một áp lực rất lớn của các bên tham gia thương lượng đối với những điều khoản của cuộc thương lượng đó. Hay nói một cách khác không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra những điều khoản hợp tác công bằng cả.Và những điều khoản mang tính chất “không thể từ chối” được đề xuất từ một trong các bên tham gia có vị thế cao hơn tất yếu sẽ được chấp thuận, hoặc buộc phải chấp thuận. Trong lịch sử không thiếu những chứng minh cho điều này. Đó còn là chưa nói tới trường hợp khi một thiểu số người nào đó không được tham gia vào cuộc thương lượng, đơn giản vì họ là những người thuộc tầng lớp nô lệ trong xã hội, thì những điều đại diện cho sự công bằng trong thỏa thuận kia chỉ là giả hiệu. Người ta buộc phải ưng thuận, ngay cả khi những thỏa thuận là không công bằng. - Thứ hai, giả sử một việc làm đem lại lợi ích chung, nhưng nó không đạt được sự đồng thuận chung thì nó có được chấp nhận trong bản hợp đồng chung không? Chúng ta thực hiện một nghĩa vụ nào đó là dựa trên lợi ích mà nó đem lại, hay dựa trên sự đồng thuận thống nhất với nhau về một điều gì đó? Thực tế, có những nghĩa vụ phát sinh mà chúng ta buộc phải thực hiện ngay cả khi nó chưa từng được thống nhất. Nếu lấy tiêu chí về lợi ích làm căn cứ để cho ra đời những hợp đồng xã hội, thì sẽ rơi vào những sai lầm đáng tiếc của chủ nghĩa vị lợi, nhưng nếu chỉ dựa trên những điều được đồng thuận thì cũng không có căn cứ để xác định điều đó là công bằng và mang giá trị đạo đức. Chính ở mâu thuẫn này, Rawls đề xuất một cách tiếp cận mới đối với vấn đề công lý mà ông gọi nó với cái tên là ý tưởng về sự cân bằng suy tưởng (the idea of reflective equilibrium)[xem 42, 29-34]. Rawls đã đưa những