SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRIỆU THANH PHƢỢNG
THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC THêI Kú §æI MíI
ë VIÖT NAM - QUA THùC TIÔN T¹I TØNH L¹NG S¥N
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và
trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Triệu Thanh Phƣợng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC ............................................................................................ 9
1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc..... 9
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc.....................................................................11
1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
thời kỳ đổi mới...................................................................................14
1.4. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ đổi mới....19
1.5. Pháp luật về dân tộc - sự thể chế hóa chính sách dân tộc .............22
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...............................................27
2.1. Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn..................................................27
2.2. Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc................29
2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc ...........................................34
2.3.1. Thực hiện bình đẳng về chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số .....34
2.3.2. Thực hiện chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với
đồng bào dân tộc thiểu số....................................................................35
2.3.3. Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường
sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số.........................................40
2.3.4. Thực hiện chính sách về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số....42
2.3.5. Thực hiện chính sách về y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........47
2.3.6. Thực hiện pháp luật về văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số....49
2.3.7. Thực hiện cho vay vốn tín dụng, xóa đói giảm nghèo........................51
2.3.8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ......53
2.3.9. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số tăng
cường cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.........................................55
2.3.10. Thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.......57
2.4. Đánh giá tổng quát............................................................................58
2.4.1. Kết quả tốt đã đạt được .......................................................................58
2.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại .................................................................61
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..........................................................62
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...............64
3.1. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc .............................................................64
3.2. Giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị ...............................66
3.3. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho
đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh...........................................67
3.4. Giải pháp về nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc tham
gia cùng Nhà nƣớc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc......69
3.5. Giải pháp về công tác đào tạo cán bộ thực hiện công tác dân tộc .....70
3.6. Tăng cƣờng công tác kiểm soát việc thực hiện chính sách dân tộc ...71
3.7. Giải pháp pháp lý..............................................................................72
3.8. Các giải pháp khác về tổ chức, quản lý...........................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................75
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
UBND: Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới. Vấn đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp
đối với mỗi một quốc gia và cả toàn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề
nhạy cảm mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng nhằm chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và chia rẽ
khối đại đoàn kết của dân tộc ta.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ
giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một
cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được
thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc có
ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác biệt
tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ tạo nên sự phân
biệt nếu quan hệ dân tộc không được giải quyết tốt. Chính vì vậy, giải quyết
tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết luôn được đặt ra đối với Đảng và Nhà
nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [20].
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới,
nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phát huy cao độ khối đoàn
kết dân tộc để có thể đứng vững và phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới có tầm quan trọng rất
2
lớn. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc.
Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên
những giá trị truyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì việc
thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam tại từng địa phương,
trong đó có tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng chung của cả nước.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với quy mô dân số
731.887 người (điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm 16.5%
dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 83.21% dân số
toàn tỉnh (trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Dao chiếm 3,5%, Hoa
chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17% và một số dân tộc
thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, vùng xa, địa hình phức tạp).
Trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân
các dân tộc Lạng Sơn có truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng lao
động sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế xã hội và chống ngoại xâm. Trải
qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Lạng Sơn đã
đóng góp to lớn sức người sức của cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến
thắng vĩ đại 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng
tiến bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng
Sơn đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo
trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều
3
khó khăn, thu nhập thấp, thiếu đói, thất học... Bên cạnh đó, các thế lực thù
địch luôn tìm cách lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính
sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo
trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình
hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Từ những nhận thức trên đây, em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của
mình là: "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua
thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, vấn đề thực hiện chính sách dân tộc được quan tâm
rất nhiều bởi các học giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách dân
tộc. Đã có các công trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết, bài báo liên
quan đến vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta như:
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta", Tập
bài giảng chương trình cử nhân chính trị, Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc
(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách bao gồm các bài giảng
đề cập tới đặc điểm của các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ tộc
người, hoạt động kinh tế truyền thống, nền văn hóa, thiết chế, quan hệ gia
đình, hôn nhân, tôn giáo của các dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam
- "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", Ủy
ban dân tộc và miền núi – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm
Hồ Chí Minh.
- "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi cải
4
thiện đời sống nhân dân" của Đặng Vũ Liêm đăng trong Tạp chí quốc phòng
toàn dân số 02/1999. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- "Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam", Ủy ban dân tộc miền núi (1999), Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội. Đây là cuốn sách khái quát về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, khái
quát về miền núi, vùng cao ở Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về công
tác dân tộc và miền núi
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam –
Chương trình chuyên đề đùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở", Ban Tư tưởng –
Văn hóa Trung ương (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tài liệu đề cập đến vấn
đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới, tình hình và đặc điểm chủ yếu, mối
quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước Việt Nam, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ Đảng viên trong
việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- "Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta", Ủy ban dân tộc và
miền núi (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách đề cập tới những
quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng ta về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; những đặc điểm nổi
bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sự nghiệp
cách mạng nước ta
- "Tập bài giảng lý luận dân tộc và các chính sách dân tộc", Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001). Đây là tập bài giảng bao gồm các
chuyên đề trình bày về quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng ta về vấn đề chính sách dân tộc; đồng thời đề cập đến những
vấn đề quan trọng đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta
5
- "Một số vấn đề về dân tộc và phát triển", Ủy ban Dân tộc – Viện Dân
tộc (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến
những vấn đề lý luận, xác định chức năng của nhà nước về công tác dân tộc,
chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về kinh tế, ngành nghề thủ công,
nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề di dân ở đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò
của người già chức sắc dân tộc, vai trò nghiên cứu khoa học với công tác dân
tộc, sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc
- "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa" của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và
miền núi. Cuốn sách là cơ sở hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta và những định hướng cơ bản trong việc qui hoạch dân cư, đẩy mạnh
việc phát triển kinh tế hàng hóa cho phù hợp với chính sách của từng vùng,
miền.v.v…
Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu đáng kể. Song chưa
có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Thực hiện chính sách dân tộc thời
kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn". Vì thế, đây là đề tài rất
đáng để tìm hiểu, nghiên cứu. Để góp một phần nhỏ bé vào hệ thống các
nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc, luận văn mong muốn tiếp tục làm
rõ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua
thực tiễn tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân
tộc, thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,
đề tài có mục đích đánh giá những ưu điểm, phân tích những tác động cụ thể
của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế và văn
6
hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đổi
mới; từ đó đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra
các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở xây dựng chính sách dân tộc ở Việt Nam và các yếu tố
bảo đảm đối với chính sách dân tộc
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc thời kỳ đổi
mới ở Việt Nam và sự thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại
tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc và pháp
luật về dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích; phương
pháp tổng hợp (phân tích, tổng hợp số liệu, biểu bảng thống kê kết quả thực
hiện các chương trình 134, 135, xóa đói giảm nghèo, phân tích nguyên nhân
của những hạn chế, tồn tại…); phương pháp so sánh (so sánh kết quả đạt được
giữa các năm hoặc giữa các giai đoạn 1, 2, 3 đối với việc thực hiện những
chính sách dài hạn, hoặc so sánh với thực trạng khi chưa triển khai thực hiện
các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số…)
7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chú trọng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Lạng
Sơn từ năm 1999 (năm đầu tiên tỉnh Lạng Sơn có kết quả từ Chương trình
phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi) đến nay.
6. Tính mới của luận văn
Dưới góc nhìn luật học, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thực trạng thực
hiện chính sách dân tộc tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình là Lạng Sơn;
thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện
chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc; giảm bớt sự chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các dân tộc, phát huy tổng thể sức mạnh toàn dân trong công
cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể:
- Tiếp cận ở phương diện pháp lý đối với chính sách dân tộc thời kì đổi
mới ở Việt Nam và việc thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Thông qua phân tích kết
quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp
luật về dân tộc
- Luận văn góp phần đánh giá thực trạng thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn (những số liệu điều tra, tổng hợp và
những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa xã
hội, an ninh quốc phòng…); làm rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của các chính
sách dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển ở tỉnh Lạng Sơn trên mọi mặt
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực thi chính
sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho quá trình nghiên cứu và hoạch định chính sách những vấn đề có liên
8
quan tới vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc cho các ngành, các cấp, các nhà
quản lý trong việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc
Chương 2 - Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại
tỉnh Lạng Sơn
Chương 3 - Giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc tại
tỉnh Lạng Sơn
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc
Cho đến nay, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, khái niệm "dân tộc" có
hai nội hàm. Thứ nhất nó dùng để chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia tức là dân
tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam, một thể chế chính trị - xã hội nhất định,
một lãnh thổ, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình
lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Thứ hai, "dân tộc" dùng để chỉ cộng
đồng tộc người cụ thể, có chung tiếng nói, có chung các đặc điểm sinh hoạt
văn hóa, các phong tục, tập quán, ví dụ khi ta nói đến các dân tộc: Kinh,
Tày, Nùng, Bana, Êđê…
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm "dân tộc" được hiểu
theo nội hàm thứ hai. Theo đó, "chính sách dân tộc" được hiểu là chính sách
dân tộc và miền núi. Nó thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đến
vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt
khó khăn. Sự định nghĩa đó nhằm phân biệt nó với thuật ngữ "chính sách dân
tộc" nói chung.
Chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị
chung; dựa vào đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền
mà định ra chính sách về một lĩnh vực nhất định cùng với các mục tiêu, biện
pháp, kế hoạch để thực hiện đường lối ấy. Nhà nước ban hành nhiều loại
chính sách như: chính sách kinh tế, chính sách quốc phòng, chính sách khoa
học và công nghệ, chính sách dân tộc.v.v…
10
Chính sách dân tộc là một trong những chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, là sự thể hiện đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc mà cụ thể là các
chính sách về xóa đói giảm nghèo; chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về đất đai, nhà ở, tài
nguyên, môi trường sinh thái; chính sách y tế - văn hóa – xã hội.v.v…
Chính sách được thể hiện qua các Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam;
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các Nghị quyết, Chỉ
thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện chính sách dân tộc được hiểu là hoạt động có mục đích
của con người biến chính sách, pháp luật chứa đựng chính sách thành hoạt
động thực tế của các chủ thể thực hiện chính sách. Như vậy, các chủ thể
thực hiện chính sách phải hành động phù hợp với mục tiêu, biện pháp, kế
hoạch đã được đề ra trong chính sách. Việc thực hiện chính sách có nhiều
hình thức: tuân thủ chính sách, chấp hành chính sách, sử dụng chính sách,
áp dụng chính sách.
Tuân thủ chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó các chủ thể không được tiến hành những hoạt động trái với mục tiêu,
biện pháp, kế hoạch mà chính sách đề ra. Ví dụ: không sử dụng nguồn vốn
xóa đói giảm nghèo sai mục đích, thiếu hoạch định, gây thất thoát, lãng phí.
Chấp hành chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ của mình với hành động tích cực.
Ví dụ: cán bộ thực hiện tốt, thực hiện tích cực, hoàn thành nhiệm vụ tăng
cường nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.
Sử dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành
vi được cho phép. Ví dụ: hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giao khoán đất
sản xuất của các nông, lâm trường phục vụ sản xuất nhằm giảm nghèo, thoát
11
nghèo đã thực hiện các hoạt động trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh
một cách hợp pháp, đúng mục đích.
Áp dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách
trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức
có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những kế hoạch được đề
ra trong chính sách hoặc tự mình căn cứ vào mục tiêu của chính sách để ra
các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh ra
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi
và vùng sâu vùng xa.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, nhân dân là
một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Dân tộc là
khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức của cộng đồng người trong lịch sử;
dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh
thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc, các bộ
tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: dân tộc là sản phẩm của quá trình phát
triển lâu dài của lịch sử. Mỗi dân tộc có con đường hình thành và phát triển
riêng của mình và các dân tộc luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác
động qua lại đó một mặt tạo điều kiện để các dân tộc không ngừng phát triển,
nhưng ở một phương diện khác, nó cũng tạo ra những mâu thuẫn, xung đột
cần được giải quyết [25]. Lênin đã từng chỉ rõ: "những sai biệt về mặt dân
tộc và quốc gia giữa các dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ còn tồn
tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên chính vô sản được thiết lập trong
phạm vi toàn thế giới" [48, tr.320-321]. Điều đó cho thấy chừng nào còn có
12
sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vẫn còn cơ sở xã hội, cơ sở
thực tiễn, cũng như nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn dân tộc và xung đột dân tộc.
C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến sự ra đời của các dân tộc khi chưa
xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện
hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là cơ sở
sinh ra nạn người bóc lột người, nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Chủ
nghĩa tư bản càng phát triển thì nạn bóc lột và áp bức giai cấp, áp bức dân
tộc càng nặng nề. Vì vậy, muốn xóa bỏ nạn áp bức giai cấp, tình trạng dân
tộc này nô dịch, bóc lột dân tộc khác thì phải xóa bỏ tận gốc rễ chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra nạn áp bức giai
cấp, nạn nô dịch dân tộc. Thứ hai, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống
lại giai cấp tư sản xét về bản chất là một cuộc đấu tranh quốc tế - toàn bộ
giai cấp vô sản chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, trước tiên giai cấp vô sản
phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải tự mình trở thành dân tộc,
phải biến lợi ích của mình thành lợi ích của dân tộc, biến lợi ích của dân tộc
thành lợi ích của mình để trở thành người lãnh đạo toàn thể dân tộc trong
cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Trong "Cương lĩnh về vấn đề dân tộc", Lênin cũng từng nhấn mạnh:
các dân tộc có quyền bình đẳng, thực chất của vấn đề dân tộc là xoá bỏ nô
dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, trên cơ sở đó dần dần xoá bỏ sự
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; không phân biệt nhỏ -
lớn, phát triển - kém phát triển, màu da, tôn giáo, chế độ chính trị. Sự bình
đẳng giữa các dân tộc cần được thực hiện trên các lĩnh vực đời sống: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội [25]. Điều đó phải được ghi nhận và bảo đảm bởi
pháp luật của Nhà nước và điều quan trọng hơn là phải được thực hiện trong
thực tế. Quyền bình đẳng được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực chính trị tức là quyền được
13
lựa chọn chế độ chính trị của dân tộc mình, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế được hiểu: khi liên kết hợp tác
giữa các dân tộc thì mỗi dân tộc có quyền thực hiện lợi ích kinh tế của mình,
gắn liền với việc chống đặc lợi đặc quyền về kinh tế và phải tạo điều kiện cơ
hội ngang bằng nhau để các dân tộc có điều kiện thực hiện lợi ích kinh tế của
mình. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa được hiểu: mỗi dân tộc có
quyền giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc của mình, chống lại sự
đồng hoá văn hóa. Ở những quốc gia đa dân tộc, phải phát huy bản sắc của
từng dân tộc để tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hóa. Quyền
bình đẳng về xã hội đưa ra đòi hỏi giải quyết một cách công bằng các vấn đề
nảy sinh trong đời sống giữa các dân tộc trong xã hội. Những nội dung đó đều
quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện lập trường khoa học và
cách mạng của Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với
tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn Cách mạng,
đồng thời kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
đã trở thành hệ thống tư tưởng mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc. Hồ
Chí Minh đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của dân
tộc: "Tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do" [36]. Trong hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh, tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn
đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Theo đó,
"dân" chỉ mọi con dân đất Việt, không phân biệt dân tộc đa số - dân tộc thiểu
số, người tín ngưỡng - người không tín ngưỡng, không phân biệt già - trẻ, gái
- trai, giàu - nghèo.
Nói đến đại đoàn kết dân tộc, tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt
toàn quốc (10/01/1955), Người cho rằng:
14
Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao
động khác... Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một
thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà [2].
1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời
kỳ đổi mới
Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ "có vị
trí chiến lược" [11, tr.125], "luôn luôn có vị trí chiến lược" [13, tr.127] và "có
vị trí chiến lược lâu dài" [15, tr.121] trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Nhiệm vụ đó trong thời kỳ đổi mới hiện nay càng được đặt ra cấp thiết hơn
bao giờ hết. Việc xác định vị trí của vấn đề dân tộc xuất phát từ đặc điểm của
cộng đồng dân tộc ở nước ta.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm
13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. Các dân tộc có quy mô dân
số khác nhau, từ những dân tộc dưới 1000 người (như: Cống, Si La, Pu Péo,
Rơ Măm…) đến những dân tộc khác có quy mô dân số lớn hơn như: Tày,
Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê …
Với đặc điểm dân cư, dân tộc như vậy, điểm mạnh mà ta có được là:
các dân tộc hoà hợp trong một cộng đồng thống nhất, tạo nên nguồn sức
mạnh lớn trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất
nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Thêm nữa, các dân tộc có
bản sắc văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa dân tộc Việt Nam
đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, xã hội, hình thái cư trú
xen kẽ và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ
15
phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc còn khác biệt, chênh lệch
nhau. Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ thấp, chủ yếu dựa
vào khai thác tự nhiên, đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số còn thiếu
thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ
và tái mù chữ còn ở nhiều nơi, đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều
vùng rất khó khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nhiều vùng còn
rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống,
nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Hiện tượng tiêu cực trong quan hệ
dân tộc vẫn thường xuyên xảy ra. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
luôn luôn dùng mọi thủ đoạn chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ nước ta.
Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên
các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng,
an ninh và giao lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, vùng núi cao, hải đảo.
Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và
kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước
láng giềng và khu vực. Như vậy, đối với nước ta, vấn đề dân tộc vừa là vấn đề
miền núi, biên cương, an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, vừa là vấn đề
nông dân, nông thôn mà Đảng ta đã đề ra. Nếu coi nhẹ vấn đề dân tộc và
không xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược phát triển quốc gia
thì tất yếu dẫn đến xung đột dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, liên quan đến sự tồn vong quốc gia.
Nhìn từ phương diện pháp lý, vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân
tộc càng có tầm ý nghĩa lớn lao.
Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo ra sự bình đẳng, đặt nền
móng cho đại đoàn kết toàn dân.
Thực hiện bình đẳng dân tộc chính là nhân tố quyết định để củng cố và
tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc
16
các dân tộc khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc.
Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng để xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc
không những phải dựa trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, mà còn phải thực hiện đoàn
kết các dân tộc. Cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì
lợi ích của tất cả các dân tộc trong một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử
bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự
đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế, nếu không đảm bảo và
không có những chính sách, hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc,
làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở thành hiện thực thì khối đại đoàn kết
dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách
mạng. Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, cần phải có một xã hội mà ở đó
quyền bình đẳng giữa các dân tộc có điều kiện và cơ sở để thực hiện. Xã hội
đó, không thể khác là xã hội xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Người:
đồng bào miền xuôi với trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật phát triển hơn
phải giúp đỡ đồng bào thiểu số để cùng tiến bộ. Nhiệm vụ của Trung ương,
Chính phủ và Cấp ủy Đảng là phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa của đồng bào các dân tộc, phải giúp đỡ đồng bào thiểu số về mọi mặt.
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết,
nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là
mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Bước vào thời kỳ đổi
17
mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng đã
được khẳng định, bổ sung, kiện toàn trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc qua các nhiệm kỳ.
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách dân tộc góp phần xây dựng, hoàn
thiện nhà nước pháp quyền
Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp, nó
ra đời khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định nhằm đáp
ứng những đòi hỏi của sự phát triển đó. Vì thế, nhà nước vừa mang tính chất
giai cấp vừa mang tính chất xã hội. Tức là, nhà nước vừa bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội, vừa duy trì trật tự xã hội để đảm bảo sự ổn
định và thúc đẩy xã hội phát triển. Hiến pháp 2013 ghi nhận:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức [32, Điều 2].
Hiến pháp đã khẳng định Nhà nước ta mang tính nhân dân, tính dân
chủ rộng rãi. Thêm nữa, Nhà nước ta còn là nhà nước thống nhất của các dân
tộc. Tính nhân dân và tính giai cấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc. Trong tất cả các thời kỳ
phát triển của mình, Nhà nước ta đều xác lập và thực hiện nguyên tắc đại
đoàn kết toàn dân. Điều này thể hiện ở chính sách đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và Nhà nước mà nội dung cơ bản là tạo điều kiện cho mỗi dân tộc có
thể tham gia vào việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, tham gia vào
việc tổ chức bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện nhiều chính
18
sách ưu tiên đối với các dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và tạo
điều kiện cho các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; đảm bảo cho các dân
tộc phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống tốt đẹp của mình. Tất
cả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người dân các dân tộc thiểu số miền núi
với người dân vùng đồng bằng.
Thứ ba, thực hiện tốt chính sách dân tộc góp phần bảo đảm quyền
con người
Quyền con người là một vấn đề toàn cầu, cũng là mối quan tâm lớn của
Đảng ta. Con người được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực trong quá trình phát triển và công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Các
quyền và tự do cơ bản của nhân dân được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp
luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế. Nhà
nước Việt Nam thực hiện đường lối nhất quán: Các dân tộc bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Trên tinh thần đó, hệ thống pháp luật
Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp
pháp của các dân tộc thiểu số. Mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc đều bị
nghiêm cấm. Mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu
số được cải thiện không ngừng. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc
chính là đem lại sự bình đẳng trong thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của
con người. Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng được hưởng các quyền về
chính trị, kinh tế, văn hóa như bất cứ thành viên nào khác trong xã hội. Vì thế,
việc Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số,
đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc là hướng tới bảo đảm quyền con
người, vì sự phát triển chung của con người, của công dân trong xã hội và của
các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
19
1.4. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ
đổi mới
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn
đánh giá đúng đắn vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, kế thừa và phát huy
truyền thống sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.Vì vậy, Đảng đã có những
chính sách dân tộc phù hợp cho từng thời kì cách mạng ở Việt Nam. Trong
các kì Đại hội, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao, coi trọng vị trí chiến
lược của vấn đề dân tộc.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 3/1935) đã
thông qua "Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số", khẳng định rõ:
"Đảng cộng sản thừa nhận các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng
chống chế độ thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem
dân tộc này áp bức và bóc lột dân tộc khác" [19, tr.523].
Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2 năm 1951, đã quyết nghị: "Các dân tộc
sống trên đất Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải
đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc" [9, tr.359].
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra những chính sách
cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết
"Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay". Sau đó, ngày 22 tháng 6
năm 1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt
Nam quy định các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần cơ bản của chính sách đó là:
đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến,
kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt. Nhờ có chính sách dân tộc đúng đắn
mà các dân tộc đoàn kết, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi
chống Mỹ thắng lợi.
20
Báo cáo chinh trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960)
cũng nêu rõ:
Vấn đề xây dựng kinh tế miền núi là một bộ phận khăng khít
của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của Cách
mạng. Nó đảm bảo cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho
các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình
đẳng và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc [3].
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thực hiện thống nhất trên phạm vi cả
nước. Các văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới luôn nhìn nhận công tác dân tộc là
vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.
Nếu như trong các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V
đều nhấn mạnh: "đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc" thì từ Đại hội VI trở
đi nguyên tắc này đã được xác định là: "Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn
nhau" (Đại hội VI) [23], "Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau" (Đại hội
VII) [11], "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ’" (Đại hội VIII) [13], "Bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển" (Đại hội IX) [15], "Bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" (Đại hội X) [17] và
"Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau
cùng phát triển" (Đại hội XI) [20].
Nghị quyết số 22 (Khoá VI) ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi
cũng nhấn mạnh:
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ
của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là sự nghiệp chung của
nhân dân cả nước… Phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, xã
hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh; trong đó trọng tâm là phát triển
kinh tế - xã hội gắn với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng [4].
21
Nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc: đoàn kết, bình đẳng, tương
trợ giữa các dân tộc đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định
- Bình đẳng giữa các dân tộc: là một nguyên tắc cơ bản về chính sách
dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh và các bản Hiến pháp ở nước ta. Bình đẳng giữa các dân
tộc là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, bình đẳng trong
quyền phát triển, được đảm bảo và tạo mọi điều kiện để các dân tộc thực hiện
và có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Để thực hiện bình
đẳng dân tộc thì phải làm giảm sự chênh lệch, từng bước tiến tới xóa bỏ
khoảng cách giữa các dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
- Đoàn kết dân tộc: là một nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc mà
Đảng ta xác định. Phát triển nguyên tắc đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các
dân tộc của Lênin, trên nền tảng truyền thống Việt Nam, Đảng ta coi đoàn kết
dân tộc có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất nước. Cũng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công,
thành công, đại thành công" [5].
- Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc: Nguyên tắc
này xuất phát từ một thực tế lịch sử là sự phát triển không đều giữa các dân
tộc khi chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước trong cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho
thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội là một đặc điểm lớn. Tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau là sự giúp đỡ của dân tộc này với dân tộc khác. Trong
các văn kiện của Đảng, nguyên tắc tương trợ được bổ sung các thành tố tôn
trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng tiến bộ. Có thể coi đây là một
nguyên tắc đối với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc cơ bản này tiếp tục được
22
khẳng định và bổ sung thêm. Trên cơ sở những nguyên tắc trên, Đảng ta đã
đề ra nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới với những vấn
đề cơ bản sau:
- Chính sách về bình đẳng dân tộc với mục tiêu các dân tộc bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số phù hợp với
điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; tập trung phát triển giao
thông, kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục đào tạo, văn hóa,
y tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng
bào dân tộc
- Chính sách liên quan đến quốc phòng – an ninh nhằm củng cố các địa
bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước mang tính toàn
diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến
mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia.
1.5. Pháp luật về dân tộc - sự thể chế hóa chính sách dân tộc
Pháp luật về dân tộc là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về
vấn đề dân tộc để nó thực sự đi vào cuộc sống. Pháp luật về dân tộc có vai trò
quan trọng, là công cụ để quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc. Công tác
dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi tổ chức trong
hệ thống chính trị, tùy theo địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình mà có phương thức khác nhau để thực hiện công tác dân tộc. Bộ máy nhà
nước từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước về dân tộc bằng những
biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc thực hiện chính
23
sách dân tộc hiện hành bao gồm: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 2013, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp quy
định việc thực hiện chính sách dân tộc.
Thứ nhất, Hiến pháp: Hiến pháp 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng
giữa các dân tộc: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương
diện: chính trị, kinh tế, văn hóa; ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc
dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ
chung” [33] hay tại Hiến pháp 2013:
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển,
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia
là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn
bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn
hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn
diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng
phát triển với đất nước [32, Điều 5].
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong các đạo luật như:
Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Luật Quốc tịch
Việt Nam, Luật Bầu cử Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân…; các Nghị định; Nghị
quyết của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành, Trung
ương và chính quyền địa phương có các điều, khoản, mục, quy định cụ thể
trên mọi lĩnh vực các quyền, nghĩa vụ của công dân (không phân biệt dân tộc)
và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có quan hệ trực
tiếp hoặc liên quan tới việc thực hiện chính sách dân tộc.
Có thể phân chia các quy phạm đó vào các nhóm quy định lớn sau:
- Nhóm quy định về quyền bình đẳng chính trị của dân tộc thiểu số. Nội
24
dung của nhóm quy định này là: Đồng bào các dân tộc được quyền tham
chính, thông qua, thực thi dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Công dân
Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân như mọi công dân khác.
- Nhóm quy định về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào
dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Nâng cao nhanh đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã vùng đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng
này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự
phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an
ninh quốc phòng.
- Nhóm quy định về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái đối
với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Thực hiện
các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất
theo hướng: khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, thu hồi,
điều chỉnh lại đất đai của các nông, lâm trường để giao cho hộ dân tộc thiểu
số nghèo không có đất sản xuất; giao khoán đất sản xuất của các nông, lâm
trường cho hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo có khó khăn về nhà ở; hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông
sản nhằm giúp đồng bảo ổn định cuộc sống, không du canh, du cư, phá rừng
làm nương rẫy, bảo đảm cho đồng bào có cuộc sống ổn định và từng bước
nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nhóm quy định về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội
dung của nhóm quy định này là: Cụ thể hóa chính sách phát triển giáo dục,
nâng cao dân trí đối với đồng bào dân tộc thiểu số với những nội dung chủ
yếu: miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy
vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu
25
số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là
người dân tộc thiểu số; thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các
cấp học phù hợp với đặc thù của vùng; tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu
số cho giáo viên; thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc
thiểu số đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học,
ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học để trở về quê hương công tác.
- Nhóm quy định về y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung
của nhóm quy định này là: Cụ thể hóa chính sách ưu đãi trong việc khám,
chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện đối với đồng bào dân
tộc thiểu số; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với các hộ nghèo và
nhân dân ở các xã khu vực III.
- Nhóm quy định về văn hóa – xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nội dung của nhóm quy định này là: Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho khu
vực xã dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây
dựng chương trình và tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình
bằng tiếng các dân tộc thiểu số; tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các
đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc
thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Nhóm quy định về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nội
dung của nhóm quy định này là: đảm bảo chất lượng chính trị, khả năng tác
chiến của các lực lượng vũ trang, lực lượng quân sự, lực lượng dân quân tự vệ
trong việc cùng đồng bào các dân tộc thiểu số nêu cao tinh thần cảnh giác,
đoàn kết dân tộc, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền
biên giới quốc gia, xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc, kiên quyết chống
mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Tóm lại: chính sách dân tộc là sự thể hiện cụ thể đường lối chính trị của
26
Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề dân tộc. Chính sách dân tộc rất đa dạng,
phong phú, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng
hợp, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân
tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia.
Việc thực hiện chính sách dân tộc tạo ra sự bình đẳng, đặt nền móng cho
đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam, góp phần
xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, tiến tới
xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế văn hóa xã hội giữa các dân tộc, vùng miền.
27
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có vị trí
20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên
là 8.323,78km2
, gồm 10 huyện và 1 thành phố với 226 xã phường, thị trấn.
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55km. Phía Đông Bắc giáp Sùng Tả
(Quảng Tây, Trung Quốc): 253km. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148km.
Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48km. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn:
73km. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60km.
Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng, cửa
khẩu đường bộ Hữu Nghị; và nhiều cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc
Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc
Nam (Huyện Cao Lộc),... và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Địa hình: Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung
bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh
Phia Mè (1.541m) thuộc khối núi Mẫu Sơn. Địa hình được chia thành 3 tiểu
vùng: vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp, tạo
nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung
Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc
đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông
Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc
trung bình 10 – 250m.
Khí hậu: Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng
Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400
28
– 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Độ ẩm cao (trên 82%)
và phân bố tương đối đều trong năm.
* Tình hình dân cư, dân tộc trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu điều tra dân số tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, dân số
toàn tỉnh là 731.887 người, bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đại
bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 83.51% dân số toàn
tỉnh), trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Kinh chiếm 16.5%, Dao
chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17% và
một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, địa hình phức
tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm xã, huyện. Dân cư phân bố không
đều, mỗi vùng mang một nét riêng về kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán.
Tỉnh Lạng Sơn có 226 xã phường, thị trấn, trong đó có 86 xã và 45
thôn bản thuộc khu vực III và biên giới. Năm 2001 tỉnh được bổ sung thêm 20
xã (Khu vực II) thuộc xã đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn toàn tỉnh còn 44.001
hộ nghèo, chiếm 29,07% tổng số hộ trên địa bàn. Trong đó số hộ nghèo là dân
tộc thiểu số có 41.390 hộ, chiếm 94,07 % tổng số hộ nghèo toàn tỉnh [42]
Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhìn chung đời sống kinh tế văn
hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, trình độ dân
trí thấp, hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp thu các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất còn
nặng tính tự cung tự cấp, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo bình quân năm 1999 của toàn tỉnh là 14,5% (theo tiêu chí hộ nghèo giai
đoạn 1996 - 2000), cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém hoặc chưa có, 50 % số xã
đường ô tô không đi được 4 mùa, một số tuyến đã xuống cấp, 70% xã không
có điện lưới quốc gia, 50% số trường có phòng học 3 ca, 40% lớp học tạm bợ,
các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu: dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ 25%, 70%
xã chưa phủ sóng truyền hình, dịch vụ xã hội thấp kém. Từ tình hình đó xuất
29
hiện tình trạng dân di cư tự do vào các tỉnh phía nam (trong những năm thập
kỷ 1980 - 1990 số dân di cư vào Nam của tỉnh là 5.285 hộ, 24.893 khẩu).
Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chính sách dân tộc trên
địa bàn tỉnh. Chính vì thế, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với thực
hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh là: Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, làm tốt công tác định
canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại
dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc,
thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người
dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần
gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác
dân vận, chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
2.2. Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và đại
đoàn kết dân tộc, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa chính
sách của Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành các văn
bản pháp quy tại cơ sở như: Nghị quyết của HĐND; Quyết định, Chỉ thị của
UBND, các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện
công tác dân tộc trên địa bàn.
Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm
30
1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế
- xã hội miền núi và Quyết định số 72 – HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 của
Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế
- xã hội miền núi trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông
thôn mới, đổi mới công tác đối ngoại, củng cố quốc phòng và an ninh, phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng. Để thực hiện Quyết định số 72 – HĐBT, UBND Tỉnh đã chỉ đạo
điều hành có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh như: Chương trình phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn;
Chương trình phát triển các vùng chuyên canh tạp trung về cây công nghiệp,
cây đặc sản, cây ăn quả, chăn nuôi phát triển đản bò, Chương trình phát triển
kinh tế xã hội 21 xã biên giới, Chương trình phát triển kinh tế xã hội 80 xã
khu vực III; Chương trình phát triển giao thông nông thôn; Chương trình đưa
điện lưới về các xã, Chương trình xóa đói giảm nghèo. v.v...
Tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đạt
được nhiều kết quả quan trọng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X,
nhiệm kỳ 1986 – 1990; lần thứ XI, nhiệm kỳ 1991 – 1995; lần thứ XII, nhiệm
kỳ 1996 – 2000; lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 – 2005; lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2006 – 2010; lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011 - 2015 và các Nghị quyết, chương
trình chuyên đề khác của Đảng bộ tỉnh tiếp tục xác định nhiệm vụ, mục tiêu
công tác dân tộc là vấn đề hết sức quan trọng và đã được quan tâm chỉ đạo, hỗ
trợ đầu tư, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh.
Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135)
với mục tiêu: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các
31
dân tộc ở các xã vùng đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo
điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần
bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Theo đó, UBND tỉnh
Lạng Sơn đã ban hành các quyết định, như: Quyết định số 2643/QĐ-UB ngày
09/12/2002 của tỉnh về việc phê duyệt Dự án ổn định dân cư các xã biên giới
Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 22/2003/QĐ - UB ngày 08/9/2003
về việc hỗ trợ hộ nghèo các xã 135 khai hoang và phát triển sản xuất, Quyết
định số 1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban
chỉ đạo tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 369/UB-QĐ ngày 04/3/2005 của
UBND tỉnh về việc ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Chương trình
134, 135 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 41/QĐ-UB, ngày 13 tháng 01 năm
2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt vốn đầu tư dự án ổn định
và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn 3 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số
32/2008/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 ban hành tiêu chí phân bổ vốn Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân
tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 Giai đoạn II) tỉnh
Lạng Sơn, Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 Quy định mức
hỗ trợ Dự án phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2009 – 2010 trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.v.v...
Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 134/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ nhà ở,đất ở, đất sản xuất và nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Triển
khai quyết định 134, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành: Quyết định số
1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo
32
tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn, Văn bản số 766/UB-KT ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh về
việc chỉ đạo hướng dẫn rà soát thống kê các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn phục vụ cho việc thực hiện Quyết định 134 và một
số quyết định khác như: Quyết định số 57/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004,
Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND ngày 20/12/2005, Quyết định số
1900/QĐ-UBND ngày 22/12/2006, Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày
17/5/2007, Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm và bổ
sung vốn cho năm 2007 thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định
số 658/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 về thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo về
nhà ở, trong đó có người nghèo dân tộc thiểu số.v.v...
Trên các lĩnh vực khác, Nhà nước và địa phương cũng ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật:
Trên lĩnh vực giáo dục có: Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21
tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ
trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Thông tư số
24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú,
Nghị định số 82/ 2010/ NĐ – CP của Chính phủ quy định việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và
trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24
tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học
sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.v.v…
33
UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày
18/4/2013 về việc ban hành tiêu chí và địa bàn xét duyệt học sinh bán trú
tỉnh Lạng Sơn.
Trên lĩnh vực y tế: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/1999/TT-BYT
ngày 12 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức bán thuốc
chữa bệnh có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Tỉnh Lạng Sơn ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU ngày
3/7/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 1998-2010, Chỉ thị 26-CT/TƯ ngày
19/5/2003 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
Trên lĩnh vực văn hóa: Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật nhằm nâng cao văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
như: Chỉ thị 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quyết định 975/QĐ/TTg thay thế Quyết
định 1637 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và
miền núi. v.v...
Như vậy, về mặt pháp lý, có thể thấy một số điểm như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở chính sách của Đảng ta về vấn đề dân tộc, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hóa, biến chính sách dân
tộc của Đảng thành pháp luật về dân tộc để đưa vào thực tiễn.
Thứ hai, trên cơ sở chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên về chính sách dân tộc, chính quyền Tỉnh Lạng Sơn
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hóa vận dụng vào điều
kiện địa phương để giải quyết các vấn đề dân tộc ở địa phương.
34
2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc
2.3.1. Thực hiện bình đẳng về chính trị đối với đồng bào dân tộc
thiểu số
Hiến pháp 2013 ghi nhận: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có
quyền bầu cử và hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,
Hội đồng nhân dân" [32, Điều 27]. Cũng tại Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Hội
đồng nhân dân 2011 quy định:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không
phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở
lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật [31, Điều 2].
Theo đó, số lượng người dân tộc thiểu số tham gia quản lý nhà nước
tại địa phương ngày càng nhiều. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính
tăng, số lượng đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ
cao. Số đại biểu HĐND tỉnh Lạng Sơn khóa XV, nhiệm kỳ 2011 – 2016 là
người dân tộc ít người là 33/58, chiếm 56,9% số đại biểu HĐND tỉnh. Số
lượng đại biểu là người dân tộc ít người tại HĐND các huyện cũng chiếm đa
số, như: HĐND huyện Văn Quan: 31/32, HĐND huyện Bình Gia: 31/32,
HĐND huyện Bắc Sơn: 30/35, HĐND huyện Văn Lãng: 28/ 32, HĐND
huyện Tràng Định: 27/ 33, HĐND huyện Lộc Bình: 29/ 37, HĐND huyện
Đình Lập: 27/ 30, HĐND huyện Chi Lăng: 29/36, HĐND huyện Hữu Lũng:
21/40, HĐND huyện Cao Lộc: 27/36 [34].
Trong số 2305 cán bộ ở tỉnh, có 2090 cán bộ là người dân tộc thiểu số,
chiếm 90,67% (số liệu tính đến 31/12/2012). Và trong số 2051 công chức ở
tỉnh, có 1834 công chức là người dân tộc thiểu số, chiếm 89,4% (số liệu tính
đến 31/12/2012). Ở địa bàn các huyện, công chức là người dân tộc thiểu số
luôn chiếm trên 90%; với khu vực thành phố, tỉ lệ này là 63% [34]
35
Nhiều đại biểu dân tộc ít người giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong
bộ máy lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, như: chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch tỉnh, chủ tịch
huyện, chủ tịch xã.
2.3.2. Thực hiện chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối
với đồng bào dân tộc thiểu số
Tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa từ năm 1999 tới
nay. Trải qua 2 giai đoạn thực hiện chương trình với tổng vốn đầu tư trực tiếp
từ Ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh là 362.861 triệu đồng, tính tới
năm 2005, các mục tiêu lớn của chương trình đã đạt được như sau:
* Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch giao 264.859 triệu đồng, thực hiện
245.070 triệu đồng, đạt 92,53% kế hoạch. Xây dựng 1.098 công trình cho 106
xã đặc biệt khó khăn của 10 huyện với các hạng mục được đầu tư như sau:
+ Giao thông: 595 công trình; làm mới, nâng cấp, sửa chữa 626km
đường; xây dựng 194 cầu, ngầm, 323 cống với số vốn 155,856 triệu đồng.
+ Thuỷ lợi: 91 công trình; xây dựng 33 công trình đập, 24,651km
mương, cung cấp nước tưới cho 491 ha ruộng và hoa màu, với số vốn 18.371
triệu đồng..
+ Trường học: 219 công trình; xây dựng 642 phòng học, 87 phòng ở
giáo viên, diện tích 33.939m2
, với số vốn 39.643 triệu đồng.
+ Nước sinh hoạt: 65 công trình; xây dựng 124 bể, 5 giếng, lắp đặt
86.655 mét ống dẫn nước, cung cấp nước sinh hoạt cho 1800 hộ, với số vốn
12.591 triệu đồng.
+ Điện: 90 công trình; xây dựng 25 trạm biến áp, lắp đặt 125km đường
dây, với số vốn 21.095 triệu đồng.
36
+ Chợ: 21 công trình, xây dựng 15.571m2
với số vốn 4.458 triệu đồng
+ Trạm xá xã: 6 công trình, với số vốn 1.045 triệu đồng.
+ Nhà văn hoá thôn: 4 công trình, với số vốn 297 triệu đồng
- Hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất
Với tổng kinh phí 3 năm là 31.800 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ khai
hoang, phát triển sản xuất 23.559 triệu đồng, đạt 74,08% kế hoạch về vốn, hỗ
trợ cho 106 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn 10 huyện.
Các hạng mục hỗ trợ gồm: Khai hoang ruộng, trồng cây công nghiệp,
cây ăn quả, chăn nuôi lợn, trâu, bò, hỗ trợ vật liệu để xây dựng các công trình
nhỏ như đường, thuỷ lợi, nước sinh hoạt.
Nguồn vốn khai hoang, phát triển sản xuất được thực hiện từ năm 2003
trên địa bàn 106 xã đặc biệt khó khăn, phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, đã
trực tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán
bộ xã, trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành, quản lý, giám sát, góp phần
nâng cao năng lực cộng đồng, tạo sự phát triển bền vững của Chương trình.
* Dự án xây dựng trung tâm cụm xã
Với tổng vốn thực hiện là 38.612 triệu đồng, tỉnh đã thực hiện dự án và
xây dựng được 21 trung tâm cụm xã trên địa bàn 10 huyện. Đầu tư với các
hạng mục công trình sau:
- Giao thông: 10 công trình, vốn: 6463 triệu đồng.
- Trường học: 9 công trình, vốn: 5.473 triệu đồng.
- Trạm xá: 7 công trình, vốn: 4.528 triệu đồng.
- Chợ: 9 công trình, vốn: 7.950 triệu đồng.
- Trạm truyền hình: 4 công trình, vốn: 354 triệu đồng.
- Trạm khuyến nông - Khuyến lâm: 2 CT, vốn 125 triệu đồng
- Điện: 1 công trình, vốn đã cấp: 418 triệu đồng
- Cấp nước: 9 công trình, vốn: 2.636 triệu đồng
37
- San ủi tạo mặt bằng Trung tâm vốn: 3.624 triệu đồng.
- Xây dựng trụ sở xã: 1 công trình, vốn 900 triệu đồng
- Chi phí khác như quy hoạch, lập dự án: 1.866 triệu đồng.
Có 10 trung tâm cụm xã đã chấm dứt đầu tư trong giai đoạn 1999 -
2005 (47,62%) đó là: Ba Sơn - Huyện Cao Lộc; Chiến Thắng - Huyện Chi
Lăng; Vạn Linh - Huyện Chi Lăng; Ba Xã – Huyện Văn Quan, Tam Gia –
Lộc Bình, Mẫu Sơn – Lộc Bình, Mỏ Nhài – Bắc Sơn, Hội Hoan - Huyện Văn
Lãng; Áng Mò – Tràng Định, Pắc Khuông – Bình Gia.
Các danh mục đầu tư trung tâm cụm xã đã phát huy tốt hiệu quả đó là:
điện, đường, trường, trạm xá, truyền hình, trạm khuyến nông, phục vụ thương
mại trợ cước, trợ giá.
* Qui hoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết
Việc qui hoạch lại dân cư, ổn định dân cư trong thực hiện chương
trình 135 chủ yếu là tái định cư, ổn định dân cư biên giới, di giãn dân một số
vùng. Trong 7 năm đã thực hiện ổn định dân cư 4.565 hộ với kinh phí
13,2053 tỷ đồng.
* Dự án ổn định và phát triển sản xuất
Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, gắn với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm.Vốn thực hiện đến năm 2005 là 1.398 triệu đồng. Mục
tiêu của dự án là: chủ hộ nghèo được giao chăn nuôi 1 con bò cái để sinh sản
lấy bê, bò cái sau sinh sản tiếp tục luân chuyển cho hộ khác. Thực hiện tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, thú y, hỗ trợ tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững. Dự án cấp 252 con
bò cái cho 252 hộ nghèo, tổ chức 7 lớp tập huấn tại 3 xã, chuyển giao kỹ thuật
chăn nuôi và thú y, trang bị tủ thuốc, dụng cụ, thuốc thú y.
Bên cạnh đó còn có chính sách theo Quyết định số 22 của UBND tỉnh
là bố trí ít nhất 100 triệu đồng/ xã/ năm từ nguồn 135 dành cho mục tiêu khai
38
hoang và phát triển sản xuất đến hộ nghèo, mỗi hộ nghèo tối đa được hỗ trợ
3.000.000đ từ Chương trình 135. Đối với những nơi không có điều kiện khai
hoang thì bố trí phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng cây ăn quả, đào giếng
nước, đào ao.
- Các dự án đinh canh định cư (Theo Quyết định 138/TTg): Gồm 27 dự
án nằm trên địa bàn 9 huyện (trừ huyện Hữu Lũng và thành phố Lạng Sơn)
với tổng vốn đầu tư là 12.572 triệu đồng. Dự án định canh định cư được thực
hiện đúng địa điểm, đúng đối tượng, có hiệu quả, vốn được đầu tư đã hoàn
thành 46% kế hoạch của 27 dự án định canh định cư.
- Dự án khắc phục tình trạng dân di cư tự do (Theo Quyết định
138/TTg) gồm 9 dự án trên địa bàn 6 huyện. Tổng vốn đầu tư là 9.907 triệu
đồng với các hạng mục đầu tư như: hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất
(trồng cây công nghiệp, cây ăn quả), hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi
công cộng (nước sinh hoạt, thuỷ lợi, giao thông, điện). Dự án được đầu tư đã
góp phần ổn định đời sống, phát triển sản xuất, cơ bản khắc phục được tình
trạng dân di cư tự do vào các tỉnh phía Nam.
- Dự án hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nay là chính sách
hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Theo Quyết định 138/TTg). Tổng
vốn đầu tư là 3.804 triệu đồng, đầu tư trên địa bàn 7 huyện có đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn. Dự án hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
được đầu tư đúng mục đích, đối tượng phù hợp nguyện vọng của nhân dân,
trực tiếp xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định định canh định cư vững chắc.
- Dự án hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm ngư: đã xây dựng được 131
mô hình trình diễn về chăn nuôi, trồng trọt với 480.381 lượt hộ tham gia.
Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn đã
triển khai 9 dự án, đầu tư hỗ trợ cho 359 hộ với tổng kinh phí là 478 triệu
đồng. Công tác khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ phát triển
39
ngành nghề với những mô hình cụ thể đã giúp chọn được những giống vật
nuôi, cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời trang bị được
những kiến thức mới cho người lao động nhằm thay đổi được tập quán canh
tác, khai thác triệt để tiềm năng đất đai. Bước đầu khơi dậy một số ngành
nghề thủ công truyền thống, chuyển giao một số nghề mới vào cộng đồng
phát triển năng lực sản xuất, nâng cao ý thức của nông dân, tạo thêm công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, chương trình phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc
thiểu số còn những hạn chế nhất định, như:
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: khâu quản lý đầu tư thường là giám sát
kiêm nhiệm, thiếu cơ quan giám sát chuyên nghiệp, thiếu cán bộ kỹ thuật, ban
giám sát xã có nơi hoạt động chưa hiệu quả. Do vậy giám sát công trình còn
hạn chế, cá biệt có công trình chất lượng chưa cao. Qua kiểm tra hàng trăm
công trình, chưa có công trình nào đổ vỡ, xong một số công trình xuống cấp
nhanh, làm giảm khả năng phục vụ.
- Về phân cấp quản lý đầu tư: chỉ đạo của Chương trình là các huyện,
nghiên cứu phân cấp dần cho xã làm chủ đầu tư những phần việc và khối
lượng phù hợp năng lực cụ thể của xã và phù hợp với các qui định về xây
dựng chương trình 135. Nhưng sau 7 năm chỉ có 3 xã làm chủ đầu tư, lý do:
trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã còn hạn chế, chưa có khả năng làm
chủ đầu tư các công trình.Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các xã 135
đã được lập và phê duyệt, nhưng còn mang tính khái quát, dự báo và kế hoạch
chưa sát, khi thực hiện một số nơi thay đổi hạng mục và thứ tự ưu tiên danh
mục đầu tư. Thêm nữa, sự tham gia đóng góp của nhân dân ủng hộ chương
trình đầu tư nhìn chung còn hạn chế, người dân nông nghiệp miền núi chưa
quen với lao động công nhân, công nghiệp.
40
- Về trung tâm cụm xã: một số hạng mục của một số trung tâm cụm xã
chưa phát huy tác dụng, như 2 trung tâm cụm xã: Ba Sơn (xã Cao Lâu huyện
Cao Lộc) và Tam Gia (xã Cao Lâu huyện Cao Lộc) đã được xây dựng, song
không phát huy được hiệu quả do dân không đến họp chợ vì không phải nơi
họp chợ truyền thống của nhân dân trong vùng. Trong khi đó có nơi rất cần
đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng khác (như: nhà ở nội trú cho học sinh dân
tộc thiểu số, trường bán trú dân nuôi...) mà chưa được bố trí vốn đầu tư.
- Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm: chỉ tiêu thực hiện còn ít trong tổng nguồn vốn
chương trình 135. Sau 7 năm thực hiện được 1.398 triệu đồng, chỉ bằng
0,36 % tổng số vốn.
2.3.3. Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường
sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái
ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, những kết quả đã đạt được tại tỉnh Lạng
Sơn tính tới năm 2007 như sau:
* Về hỗ trợ xây dựng nhà ở: Tổng kế hoạch giao 7.616 hộ với tổng kinh
phí 41.980 triệu đồng. Kết quả thực hiện được đó là hỗ trợ nhà ở cho 7.573
hộ, đạt 99,44% kế hoạch tỉnh giao; tổng kinh phí 41.765 triệu đồng, đạt
99,5% kế hoạch tỉnh giao.
* Về hỗ trợ đất sản xuất: Tổng kế hoạch giao 1.425 hộ; diện tích 184,8
ha, kinh phí Trung ương 998 triệu đồng. Kết quả thực hiện: đã hỗ trợ đất sản
xuất cho 449 hộ, đạt 31,5% kế hoạch tỉnh giao; diện tích 34 ha. Tổng kinh phí
191 triệu đồng, đạt 19,1% kế hoạch tỉnh giao.
* Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Tổng kế hoạch giao 7.454 hộ với
kinh phí Trung ương 2.235 triệu đồng. Kết quả thực hiện: đã hỗ trợ nước sinh
hoạt phân tán cho 7.454 hộ, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Tổng kinh phí
2.235 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao.
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 

Similar to Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...luanvantrust
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (20)

Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
 
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu sốQuản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà NộiĐề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - tỉnh Quảng Ninh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc -  tỉnh Quảng Ninh, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc -  tỉnh Quảng Ninh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - tỉnh Quảng Ninh, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRIỆU THANH PHƢỢNG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH D¢N TéC THêI Kú §æI MíI ë VIÖT NAM - QUA THùC TIÔN T¹I TØNH L¹NG S¥N Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Triệu Thanh Phƣợng
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ............................................................................................ 9 1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc..... 9 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.....................................................................11 1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới...................................................................................14 1.4. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ đổi mới....19 1.5. Pháp luật về dân tộc - sự thể chế hóa chính sách dân tộc .............22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...............................................27 2.1. Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn..................................................27 2.2. Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc................29 2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc ...........................................34 2.3.1. Thực hiện bình đẳng về chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số .....34 2.3.2. Thực hiện chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số....................................................................35 2.3.3. Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số.........................................40
  • 4. 2.3.4. Thực hiện chính sách về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số....42 2.3.5. Thực hiện chính sách về y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........47 2.3.6. Thực hiện pháp luật về văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số....49 2.3.7. Thực hiện cho vay vốn tín dụng, xóa đói giảm nghèo........................51 2.3.8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ......53 2.3.9. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số tăng cường cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.........................................55 2.3.10. Thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.......57 2.4. Đánh giá tổng quát............................................................................58 2.4.1. Kết quả tốt đã đạt được .......................................................................58 2.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại .................................................................61 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..........................................................62 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...............64 3.1. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc .............................................................64 3.2. Giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị ...............................66 3.3. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh...........................................67 3.4. Giải pháp về nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc tham gia cùng Nhà nƣớc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc......69 3.5. Giải pháp về công tác đào tạo cán bộ thực hiện công tác dân tộc .....70 3.6. Tăng cƣờng công tác kiểm soát việc thực hiện chính sách dân tộc ...71 3.7. Giải pháp pháp lý..............................................................................72 3.8. Các giải pháp khác về tổ chức, quản lý...........................................72 KẾT LUẬN....................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................75
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với mỗi một quốc gia và cả toàn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dân tộc không được giải quyết tốt. Chính vì vậy, giải quyết tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết luôn được đặt ra đối với Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [20]. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phát huy cao độ khối đoàn kết dân tộc để có thể đứng vững và phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới có tầm quan trọng rất
  • 7. 2 lớn. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị truyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam tại từng địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với quy mô dân số 731.887 người (điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm 16.5% dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 83.21% dân số toàn tỉnh (trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17% và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, vùng xa, địa hình phức tạp). Trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn có truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng lao động sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế xã hội và chống ngoại xâm. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Lạng Sơn đã đóng góp to lớn sức người sức của cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng tiến bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều
  • 8. 3 khó khăn, thu nhập thấp, thiếu đói, thất học... Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ những nhận thức trên đây, em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, vấn đề thực hiện chính sách dân tộc được quan tâm rất nhiều bởi các học giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách dân tộc. Đã có các công trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết, bài báo liên quan đến vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như: - "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta", Tập bài giảng chương trình cử nhân chính trị, Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách bao gồm các bài giảng đề cập tới đặc điểm của các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ tộc người, hoạt động kinh tế truyền thống, nền văn hóa, thiết chế, quan hệ gia đình, hôn nhân, tôn giáo của các dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam - "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", Ủy ban dân tộc và miền núi – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh. - "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi cải
  • 9. 4 thiện đời sống nhân dân" của Đặng Vũ Liêm đăng trong Tạp chí quốc phòng toàn dân số 02/1999. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - "Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Ủy ban dân tộc miền núi (1999), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là cuốn sách khái quát về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, khái quát về miền núi, vùng cao ở Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và miền núi - "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam – Chương trình chuyên đề đùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở", Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tài liệu đề cập đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới, tình hình và đặc điểm chủ yếu, mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ Đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước - "Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta", Ủy ban dân tộc và miền núi (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách đề cập tới những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; những đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sự nghiệp cách mạng nước ta - "Tập bài giảng lý luận dân tộc và các chính sách dân tộc", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001). Đây là tập bài giảng bao gồm các chuyên đề trình bày về quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về vấn đề chính sách dân tộc; đồng thời đề cập đến những vấn đề quan trọng đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta
  • 10. 5 - "Một số vấn đề về dân tộc và phát triển", Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận, xác định chức năng của nhà nước về công tác dân tộc, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về kinh tế, ngành nghề thủ công, nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề di dân ở đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò của người già chức sắc dân tộc, vai trò nghiên cứu khoa học với công tác dân tộc, sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc - "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa" của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi. Cuốn sách là cơ sở hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và những định hướng cơ bản trong việc qui hoạch dân cư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hàng hóa cho phù hợp với chính sách của từng vùng, miền.v.v… Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu đáng kể. Song chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn". Vì thế, đây là đề tài rất đáng để tìm hiểu, nghiên cứu. Để góp một phần nhỏ bé vào hệ thống các nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc, luận văn mong muốn tiếp tục làm rõ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đề tài có mục đích đánh giá những ưu điểm, phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế và văn
  • 11. 6 hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đổi mới; từ đó đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở xây dựng chính sách dân tộc ở Việt Nam và các yếu tố bảo đảm đối với chính sách dân tộc - Làm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và sự thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp (phân tích, tổng hợp số liệu, biểu bảng thống kê kết quả thực hiện các chương trình 134, 135, xóa đói giảm nghèo, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại…); phương pháp so sánh (so sánh kết quả đạt được giữa các năm hoặc giữa các giai đoạn 1, 2, 3 đối với việc thực hiện những chính sách dài hạn, hoặc so sánh với thực trạng khi chưa triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số…)
  • 12. 7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chú trọng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Lạng Sơn từ năm 1999 (năm đầu tiên tỉnh Lạng Sơn có kết quả từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) đến nay. 6. Tính mới của luận văn Dưới góc nhìn luật học, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thực trạng thực hiện chính sách dân tộc tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình là Lạng Sơn; thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc; giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc, phát huy tổng thể sức mạnh toàn dân trong công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể: - Tiếp cận ở phương diện pháp lý đối với chính sách dân tộc thời kì đổi mới ở Việt Nam và việc thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc - Luận văn góp phần đánh giá thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn (những số liệu điều tra, tổng hợp và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng…); làm rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của các chính sách dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển ở tỉnh Lạng Sơn trên mọi mặt - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực thi chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu và hoạch định chính sách những vấn đề có liên
  • 13. 8 quan tới vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc cho các ngành, các cấp, các nhà quản lý trong việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc Chương 2 - Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn Chương 3 - Giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn
  • 14. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1.1. Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc Cho đến nay, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, khái niệm "dân tộc" có hai nội hàm. Thứ nhất nó dùng để chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia tức là dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam, một thể chế chính trị - xã hội nhất định, một lãnh thổ, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Thứ hai, "dân tộc" dùng để chỉ cộng đồng tộc người cụ thể, có chung tiếng nói, có chung các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, các phong tục, tập quán, ví dụ khi ta nói đến các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Bana, Êđê… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm "dân tộc" được hiểu theo nội hàm thứ hai. Theo đó, "chính sách dân tộc" được hiểu là chính sách dân tộc và miền núi. Nó thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Sự định nghĩa đó nhằm phân biệt nó với thuật ngữ "chính sách dân tộc" nói chung. Chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung; dựa vào đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà định ra chính sách về một lĩnh vực nhất định cùng với các mục tiêu, biện pháp, kế hoạch để thực hiện đường lối ấy. Nhà nước ban hành nhiều loại chính sách như: chính sách kinh tế, chính sách quốc phòng, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách dân tộc.v.v…
  • 15. 10 Chính sách dân tộc là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, là sự thể hiện đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc mà cụ thể là các chính sách về xóa đói giảm nghèo; chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái; chính sách y tế - văn hóa – xã hội.v.v… Chính sách được thể hiện qua các Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện chính sách dân tộc được hiểu là hoạt động có mục đích của con người biến chính sách, pháp luật chứa đựng chính sách thành hoạt động thực tế của các chủ thể thực hiện chính sách. Như vậy, các chủ thể thực hiện chính sách phải hành động phù hợp với mục tiêu, biện pháp, kế hoạch đã được đề ra trong chính sách. Việc thực hiện chính sách có nhiều hình thức: tuân thủ chính sách, chấp hành chính sách, sử dụng chính sách, áp dụng chính sách. Tuân thủ chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đó các chủ thể không được tiến hành những hoạt động trái với mục tiêu, biện pháp, kế hoạch mà chính sách đề ra. Ví dụ: không sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo sai mục đích, thiếu hoạch định, gây thất thoát, lãng phí. Chấp hành chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ của mình với hành động tích cực. Ví dụ: cán bộ thực hiện tốt, thực hiện tích cực, hoàn thành nhiệm vụ tăng cường nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Sử dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi được cho phép. Ví dụ: hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giao khoán đất sản xuất của các nông, lâm trường phục vụ sản xuất nhằm giảm nghèo, thoát
  • 16. 11 nghèo đã thực hiện các hoạt động trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, đúng mục đích. Áp dụng chính sách được hiểu là một hình thức thực hiện chính sách trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những kế hoạch được đề ra trong chính sách hoặc tự mình căn cứ vào mục tiêu của chính sách để ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, nhân dân là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Dân tộc là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức của cộng đồng người trong lịch sử; dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc, các bộ tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mỗi dân tộc có con đường hình thành và phát triển riêng của mình và các dân tộc luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động qua lại đó một mặt tạo điều kiện để các dân tộc không ngừng phát triển, nhưng ở một phương diện khác, nó cũng tạo ra những mâu thuẫn, xung đột cần được giải quyết [25]. Lênin đã từng chỉ rõ: "những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa các dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ còn tồn tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên chính vô sản được thiết lập trong phạm vi toàn thế giới" [48, tr.320-321]. Điều đó cho thấy chừng nào còn có
  • 17. 12 sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vẫn còn cơ sở xã hội, cơ sở thực tiễn, cũng như nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn dân tộc và xung đột dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến sự ra đời của các dân tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là cơ sở sinh ra nạn người bóc lột người, nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nạn bóc lột và áp bức giai cấp, áp bức dân tộc càng nặng nề. Vì vậy, muốn xóa bỏ nạn áp bức giai cấp, tình trạng dân tộc này nô dịch, bóc lột dân tộc khác thì phải xóa bỏ tận gốc rễ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra nạn áp bức giai cấp, nạn nô dịch dân tộc. Thứ hai, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản xét về bản chất là một cuộc đấu tranh quốc tế - toàn bộ giai cấp vô sản chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, trước tiên giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải tự mình trở thành dân tộc, phải biến lợi ích của mình thành lợi ích của dân tộc, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích của mình để trở thành người lãnh đạo toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Trong "Cương lĩnh về vấn đề dân tộc", Lênin cũng từng nhấn mạnh: các dân tộc có quyền bình đẳng, thực chất của vấn đề dân tộc là xoá bỏ nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, trên cơ sở đó dần dần xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; không phân biệt nhỏ - lớn, phát triển - kém phát triển, màu da, tôn giáo, chế độ chính trị. Sự bình đẳng giữa các dân tộc cần được thực hiện trên các lĩnh vực đời sống: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội [25]. Điều đó phải được ghi nhận và bảo đảm bởi pháp luật của Nhà nước và điều quan trọng hơn là phải được thực hiện trong thực tế. Quyền bình đẳng được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực chính trị tức là quyền được
  • 18. 13 lựa chọn chế độ chính trị của dân tộc mình, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế được hiểu: khi liên kết hợp tác giữa các dân tộc thì mỗi dân tộc có quyền thực hiện lợi ích kinh tế của mình, gắn liền với việc chống đặc lợi đặc quyền về kinh tế và phải tạo điều kiện cơ hội ngang bằng nhau để các dân tộc có điều kiện thực hiện lợi ích kinh tế của mình. Quyền bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa được hiểu: mỗi dân tộc có quyền giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc của mình, chống lại sự đồng hoá văn hóa. Ở những quốc gia đa dân tộc, phải phát huy bản sắc của từng dân tộc để tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hóa. Quyền bình đẳng về xã hội đưa ra đòi hỏi giải quyết một cách công bằng các vấn đề nảy sinh trong đời sống giữa các dân tộc trong xã hội. Những nội dung đó đều quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện lập trường khoa học và cách mạng của Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn Cách mạng, đồng thời kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc đã trở thành hệ thống tư tưởng mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc. Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của dân tộc: "Tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" [36]. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Theo đó, "dân" chỉ mọi con dân đất Việt, không phân biệt dân tộc đa số - dân tộc thiểu số, người tín ngưỡng - người không tín ngưỡng, không phân biệt già - trẻ, gái - trai, giàu - nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc, tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc (10/01/1955), Người cho rằng:
  • 19. 14 Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác... Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà [2]. 1.3. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ "có vị trí chiến lược" [11, tr.125], "luôn luôn có vị trí chiến lược" [13, tr.127] và "có vị trí chiến lược lâu dài" [15, tr.121] trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhiệm vụ đó trong thời kỳ đổi mới hiện nay càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc xác định vị trí của vấn đề dân tộc xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng dân tộc ở nước ta. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, từ những dân tộc dưới 1000 người (như: Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm…) đến những dân tộc khác có quy mô dân số lớn hơn như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê … Với đặc điểm dân cư, dân tộc như vậy, điểm mạnh mà ta có được là: các dân tộc hoà hợp trong một cộng đồng thống nhất, tạo nên nguồn sức mạnh lớn trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Thêm nữa, các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa dân tộc Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, xã hội, hình thái cư trú xen kẽ và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ
  • 20. 15 phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc còn khác biệt, chênh lệch nhau. Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ còn ở nhiều nơi, đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khó khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nhiều vùng còn rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc vẫn thường xuyên xảy ra. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn luôn dùng mọi thủ đoạn chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ nước ta. Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, vùng núi cao, hải đảo. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực. Như vậy, đối với nước ta, vấn đề dân tộc vừa là vấn đề miền núi, biên cương, an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, vừa là vấn đề nông dân, nông thôn mà Đảng ta đã đề ra. Nếu coi nhẹ vấn đề dân tộc và không xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược phát triển quốc gia thì tất yếu dẫn đến xung đột dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến sự tồn vong quốc gia. Nhìn từ phương diện pháp lý, vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc càng có tầm ý nghĩa lớn lao. Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo ra sự bình đẳng, đặt nền móng cho đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện bình đẳng dân tộc chính là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc
  • 21. 16 các dân tộc khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc không những phải dựa trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, mà còn phải thực hiện đoàn kết các dân tộc. Cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế, nếu không đảm bảo và không có những chính sách, hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách mạng. Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, cần phải có một xã hội mà ở đó quyền bình đẳng giữa các dân tộc có điều kiện và cơ sở để thực hiện. Xã hội đó, không thể khác là xã hội xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Người: đồng bào miền xuôi với trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật phát triển hơn phải giúp đỡ đồng bào thiểu số để cùng tiến bộ. Nhiệm vụ của Trung ương, Chính phủ và Cấp ủy Đảng là phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc, phải giúp đỡ đồng bào thiểu số về mọi mặt. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Bước vào thời kỳ đổi
  • 22. 17 mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng đã được khẳng định, bổ sung, kiện toàn trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ. Thứ hai, thực hiện tốt chính sách dân tộc góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp, nó ra đời khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đó. Vì thế, nhà nước vừa mang tính chất giai cấp vừa mang tính chất xã hội. Tức là, nhà nước vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, vừa duy trì trật tự xã hội để đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển. Hiến pháp 2013 ghi nhận: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [32, Điều 2]. Hiến pháp đã khẳng định Nhà nước ta mang tính nhân dân, tính dân chủ rộng rãi. Thêm nữa, Nhà nước ta còn là nhà nước thống nhất của các dân tộc. Tính nhân dân và tính giai cấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc. Trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình, Nhà nước ta đều xác lập và thực hiện nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân. Điều này thể hiện ở chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước mà nội dung cơ bản là tạo điều kiện cho mỗi dân tộc có thể tham gia vào việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện nhiều chính
  • 23. 18 sách ưu tiên đối với các dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và tạo điều kiện cho các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; đảm bảo cho các dân tộc phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống tốt đẹp của mình. Tất cả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người dân các dân tộc thiểu số miền núi với người dân vùng đồng bằng. Thứ ba, thực hiện tốt chính sách dân tộc góp phần bảo đảm quyền con người Quyền con người là một vấn đề toàn cầu, cũng là mối quan tâm lớn của Đảng ta. Con người được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển và công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Các quyền và tự do cơ bản của nhân dân được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế. Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối nhất quán: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Trên tinh thần đó, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện không ngừng. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc chính là đem lại sự bình đẳng trong thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người. Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng được hưởng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa như bất cứ thành viên nào khác trong xã hội. Vì thế, việc Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc là hướng tới bảo đảm quyền con người, vì sự phát triển chung của con người, của công dân trong xã hội và của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  • 24. 19 1.4. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ đổi mới Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng đắn vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.Vì vậy, Đảng đã có những chính sách dân tộc phù hợp cho từng thời kì cách mạng ở Việt Nam. Trong các kì Đại hội, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao, coi trọng vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 3/1935) đã thông qua "Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số", khẳng định rõ: "Đảng cộng sản thừa nhận các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem dân tộc này áp bức và bóc lột dân tộc khác" [19, tr.523]. Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2 năm 1951, đã quyết nghị: "Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc" [9, tr.359]. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra những chính sách cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết "Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay". Sau đó, ngày 22 tháng 6 năm 1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam quy định các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần cơ bản của chính sách đó là: đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt. Nhờ có chính sách dân tộc đúng đắn mà các dân tộc đoàn kết, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ thắng lợi.
  • 25. 20 Báo cáo chinh trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) cũng nêu rõ: Vấn đề xây dựng kinh tế miền núi là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của Cách mạng. Nó đảm bảo cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc [3]. Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Các văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới luôn nhìn nhận công tác dân tộc là vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Nếu như trong các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh: "đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc" thì từ Đại hội VI trở đi nguyên tắc này đã được xác định là: "Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau" (Đại hội VI) [23], "Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau" (Đại hội VII) [11], "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ’" (Đại hội VIII) [13], "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển" (Đại hội IX) [15], "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" (Đại hội X) [17] và "Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển" (Đại hội XI) [20]. Nghị quyết số 22 (Khoá VI) ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi cũng nhấn mạnh: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước… Phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh; trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng [4].
  • 26. 21 Nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc: đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định - Bình đẳng giữa các dân tộc: là một nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các bản Hiến pháp ở nước ta. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, bình đẳng trong quyền phát triển, được đảm bảo và tạo mọi điều kiện để các dân tộc thực hiện và có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Để thực hiện bình đẳng dân tộc thì phải làm giảm sự chênh lệch, từng bước tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa các dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. - Đoàn kết dân tộc: là một nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc mà Đảng ta xác định. Phát triển nguyên tắc đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc của Lênin, trên nền tảng truyền thống Việt Nam, Đảng ta coi đoàn kết dân tộc có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất nước. Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" [5]. - Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc: Nguyên tắc này xuất phát từ một thực tế lịch sử là sự phát triển không đều giữa các dân tộc khi chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội là một đặc điểm lớn. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là sự giúp đỡ của dân tộc này với dân tộc khác. Trong các văn kiện của Đảng, nguyên tắc tương trợ được bổ sung các thành tố tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng tiến bộ. Có thể coi đây là một nguyên tắc đối với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc cơ bản này tiếp tục được
  • 27. 22 khẳng định và bổ sung thêm. Trên cơ sở những nguyên tắc trên, Đảng ta đã đề ra nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới với những vấn đề cơ bản sau: - Chính sách về bình đẳng dân tộc với mục tiêu các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển - Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; tập trung phát triển giao thông, kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo - Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc - Chính sách liên quan đến quốc phòng – an ninh nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. 1.5. Pháp luật về dân tộc - sự thể chế hóa chính sách dân tộc Pháp luật về dân tộc là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc để nó thực sự đi vào cuộc sống. Pháp luật về dân tộc có vai trò quan trọng, là công cụ để quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc. Công tác dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, tùy theo địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có phương thức khác nhau để thực hiện công tác dân tộc. Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước về dân tộc bằng những biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc thực hiện chính
  • 28. 23 sách dân tộc hiện hành bao gồm: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp quy định việc thực hiện chính sách dân tộc. Thứ nhất, Hiến pháp: Hiến pháp 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa; ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” [33] hay tại Hiến pháp 2013: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước [32, Điều 5]. Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong các đạo luật như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Bầu cử Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân…; các Nghị định; Nghị quyết của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành, Trung ương và chính quyền địa phương có các điều, khoản, mục, quy định cụ thể trên mọi lĩnh vực các quyền, nghĩa vụ của công dân (không phân biệt dân tộc) và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có quan hệ trực tiếp hoặc liên quan tới việc thực hiện chính sách dân tộc. Có thể phân chia các quy phạm đó vào các nhóm quy định lớn sau: - Nhóm quy định về quyền bình đẳng chính trị của dân tộc thiểu số. Nội
  • 29. 24 dung của nhóm quy định này là: Đồng bào các dân tộc được quyền tham chính, thông qua, thực thi dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân như mọi công dân khác. - Nhóm quy định về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã vùng đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. - Nhóm quy định về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Thực hiện các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo hướng: khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, thu hồi, điều chỉnh lại đất đai của các nông, lâm trường để giao cho hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất; giao khoán đất sản xuất của các nông, lâm trường cho hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nhà ở; hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản nhằm giúp đồng bảo ổn định cuộc sống, không du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, bảo đảm cho đồng bào có cuộc sống ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. - Nhóm quy định về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Cụ thể hóa chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đối với đồng bào dân tộc thiểu số với những nội dung chủ yếu: miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu
  • 30. 25 số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số; thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp với đặc thù của vùng; tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên; thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học để trở về quê hương công tác. - Nhóm quy định về y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Cụ thể hóa chính sách ưu đãi trong việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với các hộ nghèo và nhân dân ở các xã khu vực III. - Nhóm quy định về văn hóa – xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của nhóm quy định này là: Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho khu vực xã dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng chương trình và tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số; tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. - Nhóm quy định về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nội dung của nhóm quy định này là: đảm bảo chất lượng chính trị, khả năng tác chiến của các lực lượng vũ trang, lực lượng quân sự, lực lượng dân quân tự vệ trong việc cùng đồng bào các dân tộc thiểu số nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết dân tộc, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc, kiên quyết chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tóm lại: chính sách dân tộc là sự thể hiện cụ thể đường lối chính trị của
  • 31. 26 Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề dân tộc. Chính sách dân tộc rất đa dạng, phong phú, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Việc thực hiện chính sách dân tộc tạo ra sự bình đẳng, đặt nền móng cho đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, tiến tới xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế văn hóa xã hội giữa các dân tộc, vùng miền.
  • 32. 27 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn * Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 8.323,78km2 , gồm 10 huyện và 1 thành phố với 226 xã phường, thị trấn. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55km. Phía Đông Bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253km. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148km. Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48km. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73km. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60km. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; và nhiều cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc),... và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Địa hình: Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè (1.541m) thuộc khối núi Mẫu Sơn. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250m. Khí hậu: Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400
  • 33. 28 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. * Tình hình dân cư, dân tộc trên địa bàn tỉnh Theo số liệu điều tra dân số tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, dân số toàn tỉnh là 731.887 người, bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đại bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 83.51% dân số toàn tỉnh), trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Kinh chiếm 16.5%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17% và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm xã, huyện. Dân cư phân bố không đều, mỗi vùng mang một nét riêng về kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán. Tỉnh Lạng Sơn có 226 xã phường, thị trấn, trong đó có 86 xã và 45 thôn bản thuộc khu vực III và biên giới. Năm 2001 tỉnh được bổ sung thêm 20 xã (Khu vực II) thuộc xã đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn toàn tỉnh còn 44.001 hộ nghèo, chiếm 29,07% tổng số hộ trên địa bàn. Trong đó số hộ nghèo là dân tộc thiểu số có 41.390 hộ, chiếm 94,07 % tổng số hộ nghèo toàn tỉnh [42] Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhìn chung đời sống kinh tế văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất còn nặng tính tự cung tự cấp, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo bình quân năm 1999 của toàn tỉnh là 14,5% (theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 1996 - 2000), cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém hoặc chưa có, 50 % số xã đường ô tô không đi được 4 mùa, một số tuyến đã xuống cấp, 70% xã không có điện lưới quốc gia, 50% số trường có phòng học 3 ca, 40% lớp học tạm bợ, các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu: dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ 25%, 70% xã chưa phủ sóng truyền hình, dịch vụ xã hội thấp kém. Từ tình hình đó xuất
  • 34. 29 hiện tình trạng dân di cư tự do vào các tỉnh phía nam (trong những năm thập kỷ 1980 - 1990 số dân di cư vào Nam của tỉnh là 5.285 hộ, 24.893 khẩu). Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh là: Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc, thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận, chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. 2.2. Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành các văn bản pháp quy tại cơ sở như: Nghị quyết của HĐND; Quyết định, Chỉ thị của UBND, các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm
  • 35. 30 1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72 – HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, đổi mới công tác đối ngoại, củng cố quốc phòng và an ninh, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Để thực hiện Quyết định số 72 – HĐBT, UBND Tỉnh đã chỉ đạo điều hành có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Chương trình phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn; Chương trình phát triển các vùng chuyên canh tạp trung về cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, chăn nuôi phát triển đản bò, Chương trình phát triển kinh tế xã hội 21 xã biên giới, Chương trình phát triển kinh tế xã hội 80 xã khu vực III; Chương trình phát triển giao thông nông thôn; Chương trình đưa điện lưới về các xã, Chương trình xóa đói giảm nghèo. v.v... Tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 1986 – 1990; lần thứ XI, nhiệm kỳ 1991 – 1995; lần thứ XII, nhiệm kỳ 1996 – 2000; lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 – 2005; lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 – 2010; lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011 - 2015 và các Nghị quyết, chương trình chuyên đề khác của Đảng bộ tỉnh tiếp tục xác định nhiệm vụ, mục tiêu công tác dân tộc là vấn đề hết sức quan trọng và đã được quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh. Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) với mục tiêu: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các
  • 36. 31 dân tộc ở các xã vùng đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các quyết định, như: Quyết định số 2643/QĐ-UB ngày 09/12/2002 của tỉnh về việc phê duyệt Dự án ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 22/2003/QĐ - UB ngày 08/9/2003 về việc hỗ trợ hộ nghèo các xã 135 khai hoang và phát triển sản xuất, Quyết định số 1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 369/UB-QĐ ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Chương trình 134, 135 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 41/QĐ-UB, ngày 13 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt vốn đầu tư dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 3 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 ban hành tiêu chí phân bổ vốn Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 Giai đoạn II) tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 Quy định mức hỗ trợ Dự án phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2009 – 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.v.v... Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ nhà ở,đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Triển khai quyết định 134, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành: Quyết định số 1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo
  • 37. 32 tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Văn bản số 766/UB-KT ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo hướng dẫn rà soát thống kê các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn phục vụ cho việc thực hiện Quyết định 134 và một số quyết định khác như: Quyết định số 57/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004, Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND ngày 20/12/2005, Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 22/12/2006, Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 17/5/2007, Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm và bổ sung vốn cho năm 2007 thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 về thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở, trong đó có người nghèo dân tộc thiểu số.v.v... Trên các lĩnh vực khác, Nhà nước và địa phương cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Trên lĩnh vực giáo dục có: Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, Nghị định số 82/ 2010/ NĐ – CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.v.v…
  • 38. 33 UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 về việc ban hành tiêu chí và địa bàn xét duyệt học sinh bán trú tỉnh Lạng Sơn. Trên lĩnh vực y tế: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/1999/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức bán thuốc chữa bệnh có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Lạng Sơn ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 3/7/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 1998-2010, Chỉ thị 26-CT/TƯ ngày 19/5/2003 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên lĩnh vực văn hóa: Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chỉ thị 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quyết định 975/QĐ/TTg thay thế Quyết định 1637 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. v.v... Như vậy, về mặt pháp lý, có thể thấy một số điểm như sau: Thứ nhất, trên cơ sở chính sách của Đảng ta về vấn đề dân tộc, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hóa, biến chính sách dân tộc của Đảng thành pháp luật về dân tộc để đưa vào thực tiễn. Thứ hai, trên cơ sở chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về chính sách dân tộc, chính quyền Tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hóa vận dụng vào điều kiện địa phương để giải quyết các vấn đề dân tộc ở địa phương.
  • 39. 34 2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc 2.3.1. Thực hiện bình đẳng về chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số Hiến pháp 2013 ghi nhận: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân" [32, Điều 27]. Cũng tại Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2011 quy định: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật [31, Điều 2]. Theo đó, số lượng người dân tộc thiểu số tham gia quản lý nhà nước tại địa phương ngày càng nhiều. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính tăng, số lượng đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao. Số đại biểu HĐND tỉnh Lạng Sơn khóa XV, nhiệm kỳ 2011 – 2016 là người dân tộc ít người là 33/58, chiếm 56,9% số đại biểu HĐND tỉnh. Số lượng đại biểu là người dân tộc ít người tại HĐND các huyện cũng chiếm đa số, như: HĐND huyện Văn Quan: 31/32, HĐND huyện Bình Gia: 31/32, HĐND huyện Bắc Sơn: 30/35, HĐND huyện Văn Lãng: 28/ 32, HĐND huyện Tràng Định: 27/ 33, HĐND huyện Lộc Bình: 29/ 37, HĐND huyện Đình Lập: 27/ 30, HĐND huyện Chi Lăng: 29/36, HĐND huyện Hữu Lũng: 21/40, HĐND huyện Cao Lộc: 27/36 [34]. Trong số 2305 cán bộ ở tỉnh, có 2090 cán bộ là người dân tộc thiểu số, chiếm 90,67% (số liệu tính đến 31/12/2012). Và trong số 2051 công chức ở tỉnh, có 1834 công chức là người dân tộc thiểu số, chiếm 89,4% (số liệu tính đến 31/12/2012). Ở địa bàn các huyện, công chức là người dân tộc thiểu số luôn chiếm trên 90%; với khu vực thành phố, tỉ lệ này là 63% [34]
  • 40. 35 Nhiều đại biểu dân tộc ít người giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong bộ máy lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, như: chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã. 2.3.2. Thực hiện chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa từ năm 1999 tới nay. Trải qua 2 giai đoạn thực hiện chương trình với tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh là 362.861 triệu đồng, tính tới năm 2005, các mục tiêu lớn của chương trình đã đạt được như sau: * Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn - Xây dựng cơ sở hạ tầng Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch giao 264.859 triệu đồng, thực hiện 245.070 triệu đồng, đạt 92,53% kế hoạch. Xây dựng 1.098 công trình cho 106 xã đặc biệt khó khăn của 10 huyện với các hạng mục được đầu tư như sau: + Giao thông: 595 công trình; làm mới, nâng cấp, sửa chữa 626km đường; xây dựng 194 cầu, ngầm, 323 cống với số vốn 155,856 triệu đồng. + Thuỷ lợi: 91 công trình; xây dựng 33 công trình đập, 24,651km mương, cung cấp nước tưới cho 491 ha ruộng và hoa màu, với số vốn 18.371 triệu đồng.. + Trường học: 219 công trình; xây dựng 642 phòng học, 87 phòng ở giáo viên, diện tích 33.939m2 , với số vốn 39.643 triệu đồng. + Nước sinh hoạt: 65 công trình; xây dựng 124 bể, 5 giếng, lắp đặt 86.655 mét ống dẫn nước, cung cấp nước sinh hoạt cho 1800 hộ, với số vốn 12.591 triệu đồng. + Điện: 90 công trình; xây dựng 25 trạm biến áp, lắp đặt 125km đường dây, với số vốn 21.095 triệu đồng.
  • 41. 36 + Chợ: 21 công trình, xây dựng 15.571m2 với số vốn 4.458 triệu đồng + Trạm xá xã: 6 công trình, với số vốn 1.045 triệu đồng. + Nhà văn hoá thôn: 4 công trình, với số vốn 297 triệu đồng - Hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất Với tổng kinh phí 3 năm là 31.800 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất 23.559 triệu đồng, đạt 74,08% kế hoạch về vốn, hỗ trợ cho 106 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn 10 huyện. Các hạng mục hỗ trợ gồm: Khai hoang ruộng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, trâu, bò, hỗ trợ vật liệu để xây dựng các công trình nhỏ như đường, thuỷ lợi, nước sinh hoạt. Nguồn vốn khai hoang, phát triển sản xuất được thực hiện từ năm 2003 trên địa bàn 106 xã đặc biệt khó khăn, phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, đã trực tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ xã, trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành, quản lý, giám sát, góp phần nâng cao năng lực cộng đồng, tạo sự phát triển bền vững của Chương trình. * Dự án xây dựng trung tâm cụm xã Với tổng vốn thực hiện là 38.612 triệu đồng, tỉnh đã thực hiện dự án và xây dựng được 21 trung tâm cụm xã trên địa bàn 10 huyện. Đầu tư với các hạng mục công trình sau: - Giao thông: 10 công trình, vốn: 6463 triệu đồng. - Trường học: 9 công trình, vốn: 5.473 triệu đồng. - Trạm xá: 7 công trình, vốn: 4.528 triệu đồng. - Chợ: 9 công trình, vốn: 7.950 triệu đồng. - Trạm truyền hình: 4 công trình, vốn: 354 triệu đồng. - Trạm khuyến nông - Khuyến lâm: 2 CT, vốn 125 triệu đồng - Điện: 1 công trình, vốn đã cấp: 418 triệu đồng - Cấp nước: 9 công trình, vốn: 2.636 triệu đồng
  • 42. 37 - San ủi tạo mặt bằng Trung tâm vốn: 3.624 triệu đồng. - Xây dựng trụ sở xã: 1 công trình, vốn 900 triệu đồng - Chi phí khác như quy hoạch, lập dự án: 1.866 triệu đồng. Có 10 trung tâm cụm xã đã chấm dứt đầu tư trong giai đoạn 1999 - 2005 (47,62%) đó là: Ba Sơn - Huyện Cao Lộc; Chiến Thắng - Huyện Chi Lăng; Vạn Linh - Huyện Chi Lăng; Ba Xã – Huyện Văn Quan, Tam Gia – Lộc Bình, Mẫu Sơn – Lộc Bình, Mỏ Nhài – Bắc Sơn, Hội Hoan - Huyện Văn Lãng; Áng Mò – Tràng Định, Pắc Khuông – Bình Gia. Các danh mục đầu tư trung tâm cụm xã đã phát huy tốt hiệu quả đó là: điện, đường, trường, trạm xá, truyền hình, trạm khuyến nông, phục vụ thương mại trợ cước, trợ giá. * Qui hoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết Việc qui hoạch lại dân cư, ổn định dân cư trong thực hiện chương trình 135 chủ yếu là tái định cư, ổn định dân cư biên giới, di giãn dân một số vùng. Trong 7 năm đã thực hiện ổn định dân cư 4.565 hộ với kinh phí 13,2053 tỷ đồng. * Dự án ổn định và phát triển sản xuất Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Vốn thực hiện đến năm 2005 là 1.398 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là: chủ hộ nghèo được giao chăn nuôi 1 con bò cái để sinh sản lấy bê, bò cái sau sinh sản tiếp tục luân chuyển cho hộ khác. Thực hiện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, thú y, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững. Dự án cấp 252 con bò cái cho 252 hộ nghèo, tổ chức 7 lớp tập huấn tại 3 xã, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và thú y, trang bị tủ thuốc, dụng cụ, thuốc thú y. Bên cạnh đó còn có chính sách theo Quyết định số 22 của UBND tỉnh là bố trí ít nhất 100 triệu đồng/ xã/ năm từ nguồn 135 dành cho mục tiêu khai
  • 43. 38 hoang và phát triển sản xuất đến hộ nghèo, mỗi hộ nghèo tối đa được hỗ trợ 3.000.000đ từ Chương trình 135. Đối với những nơi không có điều kiện khai hoang thì bố trí phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng cây ăn quả, đào giếng nước, đào ao. - Các dự án đinh canh định cư (Theo Quyết định 138/TTg): Gồm 27 dự án nằm trên địa bàn 9 huyện (trừ huyện Hữu Lũng và thành phố Lạng Sơn) với tổng vốn đầu tư là 12.572 triệu đồng. Dự án định canh định cư được thực hiện đúng địa điểm, đúng đối tượng, có hiệu quả, vốn được đầu tư đã hoàn thành 46% kế hoạch của 27 dự án định canh định cư. - Dự án khắc phục tình trạng dân di cư tự do (Theo Quyết định 138/TTg) gồm 9 dự án trên địa bàn 6 huyện. Tổng vốn đầu tư là 9.907 triệu đồng với các hạng mục đầu tư như: hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả), hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng (nước sinh hoạt, thuỷ lợi, giao thông, điện). Dự án được đầu tư đã góp phần ổn định đời sống, phát triển sản xuất, cơ bản khắc phục được tình trạng dân di cư tự do vào các tỉnh phía Nam. - Dự án hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nay là chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Theo Quyết định 138/TTg). Tổng vốn đầu tư là 3.804 triệu đồng, đầu tư trên địa bàn 7 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Dự án hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được đầu tư đúng mục đích, đối tượng phù hợp nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định định canh định cư vững chắc. - Dự án hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm ngư: đã xây dựng được 131 mô hình trình diễn về chăn nuôi, trồng trọt với 480.381 lượt hộ tham gia. Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn đã triển khai 9 dự án, đầu tư hỗ trợ cho 359 hộ với tổng kinh phí là 478 triệu đồng. Công tác khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ phát triển
  • 44. 39 ngành nghề với những mô hình cụ thể đã giúp chọn được những giống vật nuôi, cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời trang bị được những kiến thức mới cho người lao động nhằm thay đổi được tập quán canh tác, khai thác triệt để tiềm năng đất đai. Bước đầu khơi dậy một số ngành nghề thủ công truyền thống, chuyển giao một số nghề mới vào cộng đồng phát triển năng lực sản xuất, nâng cao ý thức của nông dân, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn những hạn chế nhất định, như: - Về xây dựng cơ sở hạ tầng: khâu quản lý đầu tư thường là giám sát kiêm nhiệm, thiếu cơ quan giám sát chuyên nghiệp, thiếu cán bộ kỹ thuật, ban giám sát xã có nơi hoạt động chưa hiệu quả. Do vậy giám sát công trình còn hạn chế, cá biệt có công trình chất lượng chưa cao. Qua kiểm tra hàng trăm công trình, chưa có công trình nào đổ vỡ, xong một số công trình xuống cấp nhanh, làm giảm khả năng phục vụ. - Về phân cấp quản lý đầu tư: chỉ đạo của Chương trình là các huyện, nghiên cứu phân cấp dần cho xã làm chủ đầu tư những phần việc và khối lượng phù hợp năng lực cụ thể của xã và phù hợp với các qui định về xây dựng chương trình 135. Nhưng sau 7 năm chỉ có 3 xã làm chủ đầu tư, lý do: trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã còn hạn chế, chưa có khả năng làm chủ đầu tư các công trình.Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các xã 135 đã được lập và phê duyệt, nhưng còn mang tính khái quát, dự báo và kế hoạch chưa sát, khi thực hiện một số nơi thay đổi hạng mục và thứ tự ưu tiên danh mục đầu tư. Thêm nữa, sự tham gia đóng góp của nhân dân ủng hộ chương trình đầu tư nhìn chung còn hạn chế, người dân nông nghiệp miền núi chưa quen với lao động công nhân, công nghiệp.
  • 45. 40 - Về trung tâm cụm xã: một số hạng mục của một số trung tâm cụm xã chưa phát huy tác dụng, như 2 trung tâm cụm xã: Ba Sơn (xã Cao Lâu huyện Cao Lộc) và Tam Gia (xã Cao Lâu huyện Cao Lộc) đã được xây dựng, song không phát huy được hiệu quả do dân không đến họp chợ vì không phải nơi họp chợ truyền thống của nhân dân trong vùng. Trong khi đó có nơi rất cần đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng khác (như: nhà ở nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số, trường bán trú dân nuôi...) mà chưa được bố trí vốn đầu tư. - Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: chỉ tiêu thực hiện còn ít trong tổng nguồn vốn chương trình 135. Sau 7 năm thực hiện được 1.398 triệu đồng, chỉ bằng 0,36 % tổng số vốn. 2.3.3. Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái đối với đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, những kết quả đã đạt được tại tỉnh Lạng Sơn tính tới năm 2007 như sau: * Về hỗ trợ xây dựng nhà ở: Tổng kế hoạch giao 7.616 hộ với tổng kinh phí 41.980 triệu đồng. Kết quả thực hiện được đó là hỗ trợ nhà ở cho 7.573 hộ, đạt 99,44% kế hoạch tỉnh giao; tổng kinh phí 41.765 triệu đồng, đạt 99,5% kế hoạch tỉnh giao. * Về hỗ trợ đất sản xuất: Tổng kế hoạch giao 1.425 hộ; diện tích 184,8 ha, kinh phí Trung ương 998 triệu đồng. Kết quả thực hiện: đã hỗ trợ đất sản xuất cho 449 hộ, đạt 31,5% kế hoạch tỉnh giao; diện tích 34 ha. Tổng kinh phí 191 triệu đồng, đạt 19,1% kế hoạch tỉnh giao. * Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Tổng kế hoạch giao 7.454 hộ với kinh phí Trung ương 2.235 triệu đồng. Kết quả thực hiện: đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 7.454 hộ, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Tổng kinh phí 2.235 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao.