SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
Trường Cao Đẳng Giao Thông VậnTải
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
LÊ QUANG TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRUYỀN TIN
MULTICAST TRÊN TẦNG ỨNG DỤNG
(The QoS evaluation of Application Layer Multicast)
Ngành: Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính
Mã số: 60 48 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀI SƠN
Hà Nội - 2011
1
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
MỤC LỤC
Mục lục ........................................................................................................... 1
Danh mục các thuật ngữ và các từ viết tắt........................................................ 3
Danh mục bảng biểu ........................................................................................ 4
Danh mục hình vẽ............................................................................................ 5
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN TIN MULTICAST................................. 9
1.1 Giới thiệu về truyền tin đa phƣơng tiện .............................................................. 9
1.1.1Khái niệm về truyền thông đa phƣơng tiện ......................................................... 9
1.1.2Cấu trúc và các thành phần của một hệ thống................................................... 10
1.1.3Tổng kết ......................................................................................................... 12
1.2 Truyền đa luồng Multicast................................................................................ 12
1.3 Các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng .............................. 13
CHƢƠNG 2: ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN TIN MULTICAST................ 19
2.1 Giới thiệu về đảm bảo chất lƣợng dịch vụ QoS................................................. 19
2.1.1Khái niệm QoS................................................................................................. 19
2.1.1Các thành phần của QoS................................................................................... 19
2.1.3Thắt nút cổ trai................................................................................................. 20
2.1.4Một số mô hình QoS ........................................................................................ 21
2.2 Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ truyền tin Multicast ............................................. 23
2.2.1Các yếu tố vật lý............................................................................................... 23
2.2.2Ý nghĩa của việc xây dựng cây truyền Multicast............................................... 23
2.3 Một số kỹ thuật tiêu biểu trong truyền tin multicast.......................................... 25
2.3.1Kỹ thuật Zigzag................................................................................................ 25
2.3.2Kỹ thuật chia lớp (layered ) trong truyền P2P multicast.................................... 28
2.3 Tổng kết ......................................................................................................... 36
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TRUYỀN TIN MULTICAT TẦNG ỨNG DỤNG ........................................... 37
3.1 Xây dựng chƣơng trình..................................................................................... 37
3.1.1Thiết kế mạng .................................................................................................. 37
3.1.2Xây dựng chƣơng trình mô phỏng:................................................................... 38
3.2 Đánh giá và so sánh kết quả ............................................................................. 39
3.2.1Đánh giá chất lƣợng dịch vụ............................................................................. 39
3.2.2Các kịch bản mô phỏng.................................................................................... 42
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 54
4.1 Kết luận ......................................................................................................... 54
2
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
4.2 Định hƣớng phát triển tiếp theo........................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55
3
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALM (Application
layer Multicast)
Multicast tầng ứng dụng
Based -DHT Dựa trên bảng băm phân tán
Broadcast Gửi phát tràn (quảng bá)
CDS (Content
discovery System)
Hệ thống phát hiện nội dung
Chord
Một giao thức mạng ngang hàng dựa trên DHT
thực hiện việc phân bổ và quản lý khóa theo
dạng vòng (ring)
Client/Server Máy khách/ Máy chủ
DHT (Distributed
Hash Table )
Bảng băm phân tán
Jitter Biến thiên độ trễ
Layered streaming Dòng phân tầng
Mesh based Mô hình mạng lưới
Multicast Truyền tin đa luồng
Node Một máy tính hoạc một thành phần mạng
Overlay network Mạng phủ
P2P (Peer to Peer
network)
Mạng ngang hàng
RT (Real Time) Thời gian thực
QoS (Quality of
Service )
Chất lượng dịch vụ
Streaming Dòng dữ liệu
Tit for tat Có qua có lại
Tree based Mô hình dạng cây
Unicast Truyền tin đơn luồng
4
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giải thuật tham gia vào cây multicast……………………………….....27
Bảng 2: Giải thuật cơ bản trong chia lớp………………………………………..32
Bảng 3: Mục đích của giải thuật chia lớp……………………………………….33
Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô phỏng ...................................................38
5
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2: Mô hình truyền Unicast và IP Multicast.............................................13
Hình 1.3: Mô hình mạng IP multicast................................................................13
Hình 1.6: Mô hình Mesh based Multicast .........................................................17
Hình 1.7: Mô hình Tree based multicast ............................................................18
Hình 2.1: Các thành phần QoS ..........................................................................20
Hình 2.2: Mô hình thắt nút cổ trai......................................................................21
Hình 2.3: Minh họa mạng 6 node 2 router .........................................................24
Hình 2.4: Cây truyền multicast cho mạng 6 node 2 router .................................24
Hình 2.5: Tổ chức hành chính và mối quan hệ theo cụm nhóm..........................26
Hình 2.6: (a) Mối quan hệ theo cụm nhóm, (b) Cây multicast tạo thành ............26
Hình 2.7: Vấn đề không đồng bộ và thiếu đồng nhất trong yêu cầu về phân bổ
Media ........................................................................................................29
Hình 2.8: Ví dụ về Layered Peer-to-Peer Streaming ..........................................30
Hình 2.9: Các biểu đồ miêu tả hoạt động của thuật toán chia lớp cơ bản............34
Hình 3.1: Topo mạng 12 node 7 router ..............................................................37
Hình 3.2: Cây multicast 1 cho mạng 12 node 7 router .......................................39
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 1 .............................40
Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 1 ......................40
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 1.............41
Hình 3.6: Cây multicast 2 cho mạng 12 node 7 router .......................................42
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 2 .............................43
Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 2 ......................43
Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 2.............44
Hình 3.10: Cây multicast 3 cho mạng 12 node 7 routers ....................................44
Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 3 ...........................45
Hình 3.12: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 3...........45
Hình 3.13: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 3 ....................46
Hình 3.14: Biểu đồ so sánh băng thông của 3 cây multicast...............................46
Hình 3.15: Biểu đồ so sánh độ trễ trung bình của 3 cây multicast ......................47
Hình 3.16: Biểu đồ so sánh tỉ lệ mất gói của 3 cây multicast..............................48
Hình 3.17: Hình mô phỏng IP multcast..............................................................50
Hình 3.18: Biểu đồ đánh giá thông lượng IP multicast.......................................50
Hình 3.19: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình IP multicast ......................51
Hình 3.20: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình với IP multicast..........................51
Hình 3.21: Biểu đồ so sánh thông lượng ALM multicast với IP multicast..........52
6
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 3.21: Biểu đồ so sánh độ trễ trung bình giữa IP multicast và ALM multicast
..................................................................................................................52
Hình 3.22: Biểu đồ so sánh tỉ lệ mất gói trung bình giữa IP multicast và ALM
multicast....................................................................................................53
7
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
LỜI MỞ ĐẦU
Truyền dữ liệu đa phương tiện thời gian thực (live multi media streaming)
trong mạng ngang hàng hiện đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều nước
trên thế giới với các ứng dụng nổi bật như hội thảo trực tuyến (Video
conference), truyền hình trực tiếp hay xem phim trực tuyến trên mạng,…Các ứng
dụng đa phương tiện (multimedia) này là loại ứng dụng nhạy cảm với độ trễ, tuy
nhiên chúng lại cho phép sự mất mát gói tin ở một mức độ nào đó. Như vậy so
với các ứng dụng truyền thống thì tính chất của nó hoàn toàn ngược lại: chấp
nhận mất mát nhưng yêu cầu độ trễ nhỏ, trong khi các ứng dụng truyền thống thì
cho phép độ trễ lớn và không chấp nhận mất mát dữ liệu.
Việc nghiên cứu đánh giá chất lượng của truyền dữ liệu Muticast tầng ứng
ứng giúp cho ta đánh giá được lưu lượng truyền, tỉ lệ thành công, việc mất gói
tin, độ trễ của truyền dữ liệu giữa peer trong mạng không đồng nhất về băng
thông từ đó đưa ra các giải thuật cũng như các thiết kế kiến trúc mạng phù hợp.
Các node có băng thông lớn nhỏ cũng cần nhận/chuyển tiếp lượng data phù hợp
với khả năng, cấp độ của nó tránh tình trạng thắt nút cổ trai nội dung và thắt cổ
trai băng thông.
Đánh giá chất lượng truyền Multicast tầng ứng dụng là cơ sở cho việc đưa
ra các giải thuật thực hiện cân bằng tải, xây dựng các kiến trúc cây phân bổ trong
việc truyền dữ liệu. Kết quả mô phỏng đưa ra giúp hoạch định chính xác được sự
phân bổ băng thông của việc truyền dữ liệu, những sự mất mát dữ liệu, độ trễ,
biến thiên độ trễ trong quá trình multicasting. Các kỹ thuật và giải thuật của việc
phân tích gói tin theo chuẩn được áp dụng tương tự cho việc đánh giá thông
lượng, độ trễ… của ứng dụng truyền multicast thực tế trong cuộc sống.
Nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu việc truyền Multicast trên tầng
ứng dụng, mô phỏng và đánh giá chất lượng của nó, bao gồm các mục chính sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về truyền tin multicast
8
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Giới thiệu tổng quan về truyền tin đa phương tiện, các thành phần và yếu
tố liên quan trong việc truyền thông đa phương tiên. Giới thiệu tổng quan về
multicast và các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng. Xem
xét, đánh giá các ưu điểm cũng như hạn chế của từng phương pháp truyền tin
Multicast.
Chƣơng 2:Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ truyền tin multicast
Phần này đưa ra cái nhìn tổng quan về đánh giá chất lượng dịch vụ truyền
tin bao gồm: khái niệm, các thành phần liên quan. Tiếp đó đưa ra các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng truyền tin và các giải pháp nâng cao chất lượng
truyền tin multicast.
Chƣơng 3: Xây dƣng chƣơng trình - Đánh giá hiệu quả của truyền tin
multicast tầng ứng dụng
Xây dựng chương trình mô phỏng việc truyền Multicast tần ứng dụng. mô
phỏng quá trình truyền dữ liệu trong mạng đó bằng bộ mô phỏng NS, xây
dựng các kịch bản khác nhau để đánh giá chất lượng đối với từng kịch bản để
đưa ra topo tối ưu về chất lượng dịch vụ truyền tin Multicast tầng ứng dụng.
Chƣơng 4: Kết luận
Tổng kết công việc đánh giá chất lượng dịch vụ truyền dữ liệu Multicast
tầng ứng dung, đưa ra các định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.
9
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN TIN MULTICAST
1.1 Giới thiệu về truyền tin đa phương tiện
1.1.1 Khái niệm về truyền thông đa phƣơng tiện
Truyền thông đa phương tiện (video - multimedia streaming) ngày càng
được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giải trí của cuộc sống. Sự phát triển
với triển với tốc độ vũ bảo của các vi mạch điện tử và máy tính kéo theo việc số
hóa dữ liệu và truyền thông video. Internet ra đời và phát triển giúp cho việc
truyền dữ liệu video trên mạng ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên việc truyền
này yêu cầu một băng thông rấ lớn và luôn đối mặt với việc mất gói, độ trễ trên
đường truyền. chia sẽ tài nguyên mạng giữa các luồng hay làm thế nào có thể
triển khai hiệu quả phương thức truyền thông một- nhiều ( truyền dữ liệu từ một
nguồn đến nhiều đích cùng một lúc). Trong quá khứ đã có rất nhiều giải pháp
được nghiên cứu và phát triển nhằm khác phục những vấn đề này tuy nhiên để
hướng tới chất lượng dịch vụ tốt hơn, ngày càng có nhiều kỹ thuật và giải phát
đưa ra nhằm tối ưu hóa cũng như giảm thiểu các yếu tố trên.
Video streaming được định nghĩa là một “dòng chảy” video , nghĩa là dữ
liệu video được truyền liên tục từ một nguồn đến một đích nào đó. Ý tưởng cơ
bản của video streaming đó là chia video thành từng frame, sau đó liên tục truyền
những phần được chia ra và bên nhận có thể hiện thị những phần video đã nhận
được mà không phải đợi cho đến khi toàn bộ video được truyền xong.
Trong việc truyền tin thời gian thực trên Internet, dữ liệu được truyền theo
cơ chế dịch vụ best - effort (cố gắng tối đa). Dữ liệu sẽ không được phát lại đối
với các gói tin bị mất trên đường truyền cũng như không đảm bảo về độ trễ của
gói tin.
Các ứng dụng truyền tin hướng đến sự chia xẻ cho nhiều người dùng cùng
một lúc, tức là tại một thời điểm cụ thể, một node sẽ làm nhiệm vụ phát tràn
(streaming) dự liệu, các node khác trong mạng sẽ nhận được dữ liệu đó thông qua
các kết nối vật lý cùng với phương thức truyền tin trong mạng. Các ứng dụng về
lĩnh vực này như video conference hoạc truyền hình trực tuyến.
Có 2 dạng truyền dữ liệu multimedia cơ bản là
Truyền audio và video đã được lưu trữ:
Đối với các ứng dụng loại này, người dùng tại các máy trạm (client) truy
cập đến các files audio hoặc video đã được lưu trữ sẵn trên các máy phục vụ
10
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
(server). Các files audio có thể là các bài hát, bài giảng, hoặc các đoạn băng được
ghi âm từ trước,... Các files video có thể là những bộ phim, video clips, các đoạn
video của những sự kiện thể thao, giải trí..
Trong hầu hết các ứng dụng loại này, sau một thời gian trễ vài giây, các
máy trạm có thể chạy được các file trong khi chúng vẫn tiếp tục nhận phần còn
lại từ server. Nhiều ứng dụng còn cho phép tính năng tương tác với người dùng:
cho phép người dùng pause, play, next, previous. Từ lúc người dùng đưa ra yêu
cầu đến khi nhận được đáp ứng khoảng từ 1 – 10s là có thể chấp nhận được. Yêu
cầu đối với độ trễ và jitter (sự biến thiên độ trễ) không chặt chẽ bằng ở trong ứng
dụng thời gian thực như điện thoại Internet, video conference thời gian thực...
Các chương trình dùng để chạy các file audio/video được lưu trữ trên mạng hiện
nay như: RealOne Player, Winamp, Windows Media Player…
Truyền audio và video thời gian thực:
Các ứng dụng loại này tương tự như phát thanh và truyền hình quảng bá, có
điều nó được thực hiện trên Internet.
Các ứng dụng cho phép người dùng nghe/xem được các chương trình phát
thanh/truyền hình từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chẳng hạn người dùng có thể
nghe đài BBC phát từ Anh, các kênh truyền hình VTV phát đi từ Hà nội từ bất kỳ
máy nào kết nối Internet. Đặc trưng của lớp ứng dụng này là nhiều người có thể
đồng thời nhận được cùng một chương trình audio/video. Các ứng dụng này
không cho phép tương tác người dùng. Cũng như lớp ứng dụng truyền
audio/video được lưu trữ, độ trễ các ứng dụng loại này cho phép tối đa là 10s.
Việc phân phối audio/video cho nhiều người dùng được thực hiện bằng kỹ thuật
multicast hoặc nhiều dòng unicast riêng biệt cho mỗi người nhận.
1.1.2 Cấu trúc và các thành phần của một hệ thống
Cấu thành nên một hệ thống video streaming gồm có 6 yếu tố cơ bản: cơ
chế nén video, cơ chế điều khiển chất lượng dịch vụ tầng ứng dụng, dịch vụ
phân phát video, máy chủ streaming, cơ chế đồng bộ dữ liệu và giao thức dành
cho video streaming [10]. Hình 1 bên dưới cho ta thấy được mối liên hệ giữa các
yếu tố này với nhau:
11
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 1: Cấu trúc ứng dụng video streaming
 Cơ chế nén video:
Dữ liệu video nguyên gốc cần phải được nén trước khi được truyền nhằm
tiết kiệm băng thông.
 Cơ chế điều khiển chất lƣợng dịch vụ tầng ứng dụng:
Để đối phó với sự biến thiên của tài nguyền mạng hoặc để cung cấp chất
lượng hình ảnh thay đổi theo từng người dùng, nhiều kỹ thuật điều kiển chất
lượng dịch vụ tầng ứng dụng đã được đưa ra. Kỹ thuật đó bao gồm điều khiển tắc
nghẽn và điều khiển lỗi. Điều khiển tắc nghẽn được triển khai để ngăn ngừa việc
mất gói tin và giảm độ trễ. Trong khi đó, điều khiển lỗi cải thiện chất lượng hình
ảnh khi có gói tin bị mất.
 Dịch vụ phân phát video trên đƣờng truyền:
Được xây dựng trên nền của Internet ( giao thức IP), dịch vụ phân phát
video trên đường truyền cho phép đạt được QoS ( chất lượng dịch vụ) và hiệu
quả cho việc phân phát video qua mạng Internet.
 Máy chủ streaming.
Máy chủ streaming đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ
streaming. Máy chủ streaming được yêu cầu phải xử lý các dữ liệu video với sự
rằng buộc về thời gian, đồng thời hỗ trợ các hành động tương tác như dừng
(pause), tua (fast forward). Một server streaming gồm 3 hệ thống con: bộ truyền
tin (communicator) ví dụ như giao thức tầng giao vận, hệ điều hành và hệ thống
lưu trữ.
12
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
 Cơ chế đồng bộ dữ liệu:
Với cơ chế đồng bộ, ứng dụng tại bên nhận có thể hiển thị video gần giống
như khi nó được khởi tạo tại bên gửi. Một ví dụ của cơ chế đồng bộ là cử động
môi của người nói phải phù hợp với tiếng nói họ phát ra.
Giao thức dành cho video streaming. Giao thức được thiết kế và chuẩn hóa
cho truyền thông giữa máy khách và máy chủ streaming. Giao thức có thể được
chia làm 3 loại: giao thức tầng mạng như Internet Protocol (IP), giao thức tầng
giao vận như User Datagram Protocol (UDP) và giao thức điều khiển phiên như
Real-time Streaming Protocol (RTSP).
1.1.3 Tổng kết
Phần này đề cập đến một loại ứng dụng mà nội dung của nó là các file audio
và video. Chúng được gọi là các ứng dụng đa phương tiện (multimedia). Đây là
loại ứng dụng nhạy cảm với độ trễ, tuy nhiên chúng lại cho phép sự mất mát gói
tin ở một mức độ nào đó. Như vậy so với các ứng dụng truyền thống thì tính chất
của nó hoàn toàn ngược lại: chấp nhận mất mát nhưng yêu cầu độ trễ nhỏ, trong
khi các ứng dụng truyền thống thì cho phép độ trễ lớn và không chấp nhận mất
mát dữ liệu.
1.2 Truyền đa luồng Multicast
Truyền dữ liệu đa luồng Multicast còn được hiểu là việc truyền dữ liệu một
- nhiều (one to many), tức từ một nguồn có nhiều điểm nhận được. Nó phân biệt
với gửi dữ liệu đơn luồng unicast (one - to - one) ở chỗ unicast chỉ gửi từ một
nguồn phát tới một nguồn nhận. Unicast là phương thức truyền cơ bản cuả mạng
cơ sở IP network, nó được sử dụng trong các ứng dụng truyền dữ liệu cơ bản như
FTP, Telnet, HTTP,… Tuy nhiên với các ứng dụng đòi hỏi việc truyền đa điểm,
như các ựng dụng Video conference hay truyền hình trực tuyến cho một lượng
đông đảo người dùng thì chỉ có Multicast mới đảm nhiệm được. Ngoài ra còn có
một phương pháp nữa là Broadcast. Cơ chế này node gửi sẽ gửi đến toàn bộ các
node trong mạng cùng một thông tin giống nhau. Ứng dụng broadcast được dùng
nhiều trong việc truyền tin giữa các máy trong một mạng LAN
13
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 1.2: Mô hình truyền Unicast và IP Multicast
Rõ ràng theo như trên hình vẽ ta thấy, với unicast, để truyền được tới 03
node mạng (PC client), nguồn phát cần truyền đi 03 luồng unicast. Với giao thức
IP multicast, nguồn chỉ cần phải truyền đi 01 luồng. Trong truyền tin Multicast,
dữ liệu được nhân lên và truyền đi tiếp mà chúng ta sẽ xem xét kỹ thuật chi tiết
của nó trong chương kế tiếp của luận văn.
1.3 Các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng
1.3.1 IP multicast
1.3.1.a Khái niệm:
. Trong IP multicast, các
router sẽ đóng vai trò là node trung gian trong cây multicast và có trách nhiệm
sao chép gói tin rồi truyền cho các node ứng dụng - ở đây, các node này sẽ đóng
vai trò là ngọn của cây.
Hình 1.3: Mô hình mạng IP multicast
14
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Trong IP multicast mỗi node sẽ gửi yêu cầu một router gắn với nó khi muốn
ra nhập hoặc rời khỏi nhóm. Sau đó các router multicast sẽ trao đổi các thông tin
về việc quản lý nhóm thông qua cây multicast. Tất cả các công việc như tạo
nhóm, nhập nhóm, rời nhóm đều được thực hiện bởi giao thức IGMP (Internet
Group Membership Protocol)
1.3.1.b Các kỹ thuật truyền tin trong IP Multicast
ng IP để định danh các nhóm multicast. Đây
địa chỉ IP t riêng
tham gia.
.
.
IGMP chỉ có trách nhiệm quản lý các nhóm multicast và việc phân phát các
gói tin multicast từ router nội bộ đến các node trong nhóm. Việc gói tin làm thế
nào để đi được từ nguồn đến các router biên ( các router trực tiếp nối với node)
phụ thuộc vào giao thức định tuyến multicast chạy trên các router trong mạng.
Hiện nay có một vài giao thức định tuyến được phát triển dành riêng cho IP
multicast như DVMRP (Distance Vector Multicast Routing Protocol) – giao thức
định tuyến multicast đầu tiên hay như PIM (Protocol Independent Multicast) –
giao thức định tuyến multicast được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Với các giao thức định tuyến multicast trong IP multicast, số lượng gói tin
phải sao chép nhân bản trên đường truyền được giảm thiểu so với các phương
thức truyền tin khác từ đó tiết kiệm đáng kể băng thông mạng. Tuy nhiên một
nhược điểm khiến nó không được sử dụng nhiều và không có khả năng mở rộng
đó là các router trong mạng phải hỗ trợ multicast. Đồng thời, IP multicast chỉ hỗ
trợ các ứng dụng chạy trên nền UDP – giao thức truyền tin không tin cậy. Nhằm
khắc phục những nhược điểm này, truyền tin multicast tầng ứng dụng đã và đang
được nghiên cứu, phát triển rất nhiều trong những năm gần đây.
1.3.2 Multicast tầng ứng dụng (ALM Multicast)
1.1.2.a Khái niệm
15
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Khái niệm multicast tầng ứng dụng chỉ đơn giản là việc thi hành
multicasting như một dịch vụ tầng ứng dụng chứ không phải như một dịch vụ
tầng mạng. Hình 5 mô tả việc truyền multicast cho cùng một nhóm người nhận
và người gửi của multicast tầng ứng dụng và IP multicast. Ở đây, cây multicast
được hình thành ở tầng ứng dụng. Với việc chỉ sử dụng phương thức truyền tin
unicast của tầng mạng, node nguồn S gửi hai gói tin cho D1 và D2; tại D1, D2
gói tin được nhân bản và chuyền tiếp cho D4,D3.
Hình 1.4: (a) IP multicast (b) Multicast tầng ứng dụng
IP multicast được triên khai tại các node mạng (Router) trong khi đó
muticast tầng ứng dụng được triển khai tại các node ứng dụng (end host hoặc
proxy). Do các node ứng dụng biết ít thông tin về tầng mạng hơn là các router
nên cây multicast tầng ứng dụng thường không có độ tối ưu bằng IP multicast.
Trong multicast tầng ứng dụng, các công việc điều khiển như ra nhập nhóm, rời
nhóm, sao lưu và chuyển tiếp gói tin, định tuyến multicast… đều được thực hiện
tại điểm đầu cuối (end system hoặc proxy) chính vì vậy mà không yêu cầu cần có
những router hỗ trợ multicast ở mạng lõi.
1.3.1.b Một số mô hình truyền tin multicast trên tầng ứng dụng
Dựa vào cấu trúc mạng hoặc cách tạo cây multicast mà ta có các giải pháp
truyền tin multicast tầng ứng dụng khác nhau: Proxy-based ALM và end system
ALM; mesh based và tree based
 Proxy-based ALM và end system ALM
16
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 1.5: (a) Proxy-based ALM (b) End-system ALM
Trong mô hình Proxy-based ALM (Hình 6a), yêu cầu triển khai nhiều proxy
hoặc server trên Internet, các proxy hay server này sẽ tự thành lập một mạng phủ
(overlay network) với nhau và cũng cấp dịch vụ multicast trong suốt cho các
người dùng cuối (end-user). Ngược lại, mô hình end-system ALM (Hình 6b) chỉ
yêu cầu hạ tầng mạng phía dưới cũng cấp duy nhất dịch vụ truyền tin unicast,
việc truyền multicast sẽ được thực hiện bởi các node đầu cuối (end-system).
Với mô hình proxy-based ALM thì các ứng dụng chạy trên node đầu cuối sẽ
ít phức tạp hơn bởi vì dịch vụ multicast trong suốt với chúng. Một điểm mạnh
nữa của mô hình này đó là băng thông tại các proxy thường lớn hơn tại các node
đầu cuối chính vì vậy mà tránh xảy ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” như trong mô
hình end-system ALM. Nhược điểm của mô hình này là chi phí phải trả cho hệ
thống proxy hay server là rất cao.
 Mesh Based
Trong mô hình mesh-first, các node muốn tham gia vào quá trình truyền
hoặc nhận multicast sẽ tham gia vào một mạng phủ hình thành nên một tô pô
dạng lưới liên kết các node với nhau như hình vẽ:
17
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 1.6: Mô hình Mesh based Multicast
Sau khi tô pô mạng được hình thành thì node nguồn sẽ sử dụng thuật toán
định tuyến để truyền multicast thông qua mạng đó. Thông thường cây multicast
tạo ra từ phương thức không được tối ưu do gặp phải vấn đề vấn đề “nút cổ chai”
khi một node có tài nguyên kém mà phải chịu tải cao. Hơn nữa việc duy trì mạng
phủ cũng đòi hỏi một phần băng thông cho các thông tin điều khiển mạng. Tuy
nhiên lợi thế của mô hình này là khả năng chịu lỗi cao bởi các node trong cây
không chỉ biết đến node cha của nó mà còn biết thông tin về các node khác. Mô
hình này thường được sử dụng với các ứng dụng đa nguồn multicast như video
conference.
 Tree Based
Với mô hình tree-first, cây multicast được hình thành mà không cần các
node tạo thành mạng phủ với nhau. Một node chọn cha của nó từ một số thành
viên đã biết trong cây.
18
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 1.7: Mô hình Tree based multicast
Mô hình này cần có thuật toán phát hiện và tránh lặp xảy ra trong cây
multicast. Các node trong cây sẽ chọn được vị trí tối ưu nhất tránh hiện tượng nút
thắt cổ chai. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến cây bị lệch. Hơn nữa khi một
node bị lỗi hoặc rời mạng thì việc khôi phục lại cây multicast sẽ khó khăn hơn rất
nhiều so với mô hình mesh-first.
* Tổng kết
Trên đây ta đã đưa ra những khái niệm tổng quan về IP multicast và
application multicast cũng như các kỹ thuật truyền multicast của chúng. Có thể
thấy rằng IP multicat cho ta chất lượng về truyền tin, băng thông tốt hơn nhưng
tính khả thi trong việc triển khai thực tế là rất khó khả thi bởi việc phải triển khai
các ứng dụng multicastn trên cac router hoạc proxy là rất phức tạp và không phải
mọi router trong mạng đều hỗ trợ giao thức truyền multicast.
Multicast tầng ứng dụng có 2 phương pháp phổ biến đó là Mesh –based và
tree based, với các ứng dụng thực tế khác nhau mà mô hình nào sẽ được lựa chọn
để triển khai.
Hình 1.8: (a) Mạng phủ 7 node (b) Cây multicast tạo từ mạng phủ
19
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
CHƢƠNG 2: ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN TIN
MULTICAST
2.1 Giới thiệu về đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS
2.1.1 Khái niệm QoS
Các hệ thống đa phương tiện thường là phân tán, yêu cầu về nguồn tài
nguyên lớn và thường là động, do đó phải có các giải pháp để đảm bảo chất
lượng thoả mãn yêu cầu của người dùng. Yêu cầu của người dùng được thoả mãn
bởi việc đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS - Quality of Service). QoS chỉ khả
năng cung cấp các dịch vụ của mạng cho một lưu lượng nào đó. Mục đích chính
của QoS là cung cấp băng thông riêng, điều khiển độ trễ và jitter, giảm tỷ lệ mất
mát gói tin cho các luồng lưu lượng của các ứng dụng thời gian thực và tương
tác. Một điều quan trọng nữa là nó cung cấp quyền ưu tiên cho một hoặc một vài
luồng trong khi vẫn đảm bảo các luồng khác (có quyền ưu tiên thấp hơn) không
mất quyền được phục vụ.
Việc đảm bảo chất lượng dựa trên cơ sở quản lý tài nguyên vì QoS phụ
thuộc vào tài nguyên khả dụng của hệ thống, việc quản lý tài nguyên bao gồm:
− Tính toán, ước lượng được hiệu suất sử dụng tài nguyên
− Dành tài nguyên cho dịch vụ
− Lập lịch truy cập tài nguyên
2.1.1 Các thành phần của QoS
Các tham số chính của QoS bao gồm: độ trễ, thông lượng, tỉ lệ mất gói và
biến thiên độ trễ.
Độ trễ: là thời gian để truyền một gói tin từ nguồn đến đích, bao gồm thời
gian phát một gói tin lên đường truyền, thời gian xử lý tại hàng đợi và thời gian
truyền trên đường truyền; nó phụ thuộc vào tốc độ truyền tin, tốc độ truyền tin
càng lớn, độ trễ càng nhỏ và ngược lại.
20
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 2.1: Các thành phần QoS
Thông lượng: thông lượng quyết định khả năng truyền tin, thông lượng
được tính bằng tổng số đơn vị dữ liệu được truyền trong 1 đơn vị thời gian, chẳng
hạn số gói tin hoặc số bytes dữ liệu truyền đi trong 1s.
− Tỷ số mất tin: là số đơn vị dữ liệu bị mất cực đại trong một đơn vị thời
gian.
− Jitter: là sự biến thiên của độ trễ.
− Ngoài ra còn có khái niệm kích thước mất tin: đó là số gói tin bị mất liên
tiếp cực đại. Bên cạnh tỷ số mất tin ta có thể dùng khái niệm độ tin cậy: tỷ số mất
tin tỷ lệ nghịch với độ tin cậy.
2.1.3 Thắt nút cổ trai
Một phiên truyền dữ liệu đa phương tiện gồm nhiều luồng dữ liệu đa
phương tiện gửi từ các máy phát khác nhau. Những luồng này có thể được truyền
qua cùng một “nút cổ chai”. Hoàn toàn chắc chắn rằng không có khả năng đảm
bảo tính TCP-friendliness đối với mỗi luồng dữ liệu đa phương tiện phân tán:
Thông lượng tổng hợp của các luồng này lớn hơn thông lượng của các
luồng TCP trong cùng một “nút cổ chai”. Sự không công bằng này được phát
triển bởi các hành vi xấu của các selfish-users bằng cách tăng số lượng các luồng
dữ liệu đồng thời, một user có thể giành được nhiều băng thông chung hơn ở một
“nút cổ chai”. Chúng ta cần một kiểu điều khiển tắc nghẽn khác, phương thức
điều khiển toàn bộ thông lượng của các luồng sao cho thông lượng kết hợp của
chúng là TCP-friendly. Kiểu điều khiển tắc nghẽn điều chỉnh này là điều khiển
tắc nghẽn task-level.
Phương thức điều khiển tắc nghẽn toàn bộ chủ yếu dừng lại ở nghiên cứu,
chưa được áp dụng thực tế vào việc truyền dữ liệu đa phương tiện phân tán.
Trong việc truyền dữ liệu đa phương tiện phân tán, các luồng từ các máy phát hội
tụ tới máy nhận theo một cây hội tụ. Các luồng chỉ chia sẻ nhau một phần đường
đi của chúng, vì vậy chúng có thể gặp phải độ trễ và các tắc nghẽn khác nhau.
Những phương thức điều khiển tắc nghẽn đã tồn tại trước đây chỉ cọi các luồng
đi theo cùng một đường đi và chia sẻ cùng một “nút cổ chai”.
21
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 2.2: Mô hình thắt nút cổ trai
Hai hiệu ứng thắt nút chai trong mạng Mesh-based P2P, đó là, thắt nút
chai băng thông bandwidth bottleneck, và thắt nút chai nội dung and content
bottleneck. Hai hiệu ứng này đã làm hạn chế hiệu năng của các nguồn tham gia.
Đồng thời chúng ta cũng nghiên cứu các thuật toán để quản lý lưu lượng cũng
như phân phối các nguồn phát một cách hợp lý.
2.1.4 Một số mô hình QoS
 Best-effort:
Mô hình thông dụng nhất trên Internet, không đảm bảo QoS, coi mọi
luồng, gói tin đến là như nhau, sử dụng hằng đợi FIFO. Mô hình này có những
lợi điểm như đơn giản, khả năng triển khai cao, không yêu cầu về cài đặt kỹ thuật
phức tạp nhưng lại có nhiều nhược điểm như Tỷ lệ mất gói tin cao khi xảy ra tắc
nghẽn: các gói tin của giao thức TCP, UDP, RTP được đóng gói trong những gói
IP và được truyền qua mạng qua các Router trên đường truyền, nếu bộ đệm của
những Router này đầy nó sẽ loại bỏ các datagram đó. Độ trễ end-to-end cao: Độ
trễ này có thể lên tới trên 400ms, vượt quá mức tối đa có thể chấp nhận được (độ
trễ chấp nhận được là trong khoảng 150ms – 400ms). Jitter lớn: Sự biến thiên
thời gian đến của các gói tin (jitter) trong phân lớp này rất lớn, có gói tin đến đích
thì quá nhanh còn có các gói tin đến lại quá chậm, nếu bên nhận bỏ qua jitter
chạy ngay đoạn âm thanh hình ảnh này sẽ không đạt được kết quả như mong đợi,
thậm chí không có sự chính xác.
 IntServ (Intergrated services model):
Mô hình này hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng cho các ứng dụng thời gian
thực, đảm bảo phân tải và có thể dự đoán trước tình trạng mạng cho ứng dụng.
22
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Mô hình này sử dụng giao thức RSVP (Resource Reservation Protocol ) là một
giao thức báo hiệu. Trước khi truyền dữ hiệu, ứng dụng truyền thông sử dụng
giao thức này gửi tới tất cả các thiết bị tham gia vận tải dữ liệu trên đường truyền
(các router) một yêu cầu đặt trước về băng thông, tốc độ truyền số liệu…Để triển
khai được thì mọi thiết bị trên đường truyền phải hỗ trợ mô hình này. Một số
chức năng trên các Router và Switch khi triển khai mô hình này là:
 Admission Control: Để những luồng mới không ảnh hưởng đến những
luồng dữ liệu đã đặt trước đang thực hiện
 Classification: Sự phân lớp các gói tin trong để có các cách ứng xử
khác nhau.
 Scheduling: Xác định khi nào thì chuyển tiếp gói tin. Ngoài ra còn có
thêm các chức năng như: Policing và Queuing.
Các ưu điểm của mô hình QoS này là: Quản lý tài nguyên một cách rõ
ràng nhờ chức năng adminsion control, chất lượng được bảo đảm tốt. Tuy nhiên
mô hình này cũng gặp không ít khó khăn trong lúc triển khai như khó triển khai
rộng, kỹ thuật phức tạp, có thể gây lãng phí tài nguyên.
 DiffServ Model (The diffirentiated Services Model):
Được thiết kế để khắc phục những hạn chế của các mô hình best-effort và
intServ. Lưu lượng mạng được phân lớp ở lớp 2 (CoS,802.1p, MPLS EXP,
Frame Relay) hoặc lớp 3 (DSCP, IP precedent), chính sách về QoS được đối xử
theo các lớp. Mô hình này được xem như là đảm bảo QoS mềm (Soft QoS), được
sử dụng mà không cần có giao thức báo hiệu, được quản lý theo từng chặng (hop-
by-hop) bằng các chính sách thiết lập độc lập với mỗi thiết bị trung gian. Mô
hình QoS này có những ưu điểm là tính khả triển cao và có thể có nhiều cấp độ
chất lượng. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là không bảo đảm tuyệt đối
về chất lượng vì được triển khai khác nhau và không cần phải đặt trước tài
nguyên, ngoài ra kỹ thuật của mô hình này cũng khá phứctạp.
Tóm lại, để triển khai một mạng có hiệu suất cao, người ta phải kết hợp nhiều
phương pháp như nâng cao chất lượng đường truyền, bộ vi xử lý của các thiết bị
mạng, nâng cấp các bộ xử lý QoS ở các thiết bị trung gian trên đường truyền
mạng hay cải tiến các giao thức với những cách thức xử lý lỗi và điều khiển
23
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
luồng phù hợp. Phần tiếp theo, ta sẽ hệ thống lại một số kỹ thuật trong các giao
thức phổ biến.
2.2 Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền tin Multicast
2.2.1 Các yếu tố vật lý
Như đã trình bày ở trên, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
multicast bao gồm thông lượng, độ trễ, tỉ lệ mất gói cũng như sự biến thiên độ
trễ. Trong một tô pô mạng vật lý thì ảnh hưởng đến các yếu tố đó sẽ bao gồm
năng lực của node, băng thông kết nối của node, băng thông kết nối giữa các
LAN,…
 Băng thông node
Rõ ràng băng thông của node lớn hay nhỏ sẽ quyết định chất lượng dịch
vụ của truyền multicast cho node đó cũng như của toàn mạng tùy thuộc vị trí cúa
node đó trong sơ đồ truyền. Ở đây ta nhắc đến 2 khái niệm là thông lượng vào
(Income bandwith) và thông lượng ra (outcome bandwith):
 Băng thông kết nối:
Băng thông kết nối của node và router rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới
thông lượng nhận được của node cũng thông lượng đi qua kết nối đó.
 Kết nối router (WAN)
Kết nối giữa các LAN là yếu tổ ảnh hưởng nhiều nhất đến sự mất gói và
độ trễ trên đường truyền multicast.
2.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng cây truyền Multicast
Trong việc xây dựng cây truyền multicast có ý nghĩa quan trọng quyết
định đến chất lượng dịch vụ truyền multicast. Chúng ta đã biết các node mạng
(PC) được nối với các router trong các LAN khác nhau, như vậy nếu một tô pô
vật lý được tạo ra mà các nhánh của nó (cha – con hoạc anh - em) không cùng
nằm trong môt LAN, hoạc nằm ở các LAN có khoảng cách về mặt địa lý thì khi
luồng multicast đi qua,sẽ ảnh hưởng nhiều tới thông lượng, độ trễ và sự mất gói.
Đó là còn chưa kể tới sự phụ thuộc vào băng thông kết nối mà các router với
nhau cũng như băng thông kết nối giữa node và router.
Xét một mô hình mạng thực tế như hình vẽ bao gồm 6 node và 2 router:
24
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Hình 2.3: Minh họa mạng 6 node 2 router
Có thể dễ dàng nhận ra được cậy multicast trong hình vẽ dưới đây là một
trong số các cây multicast hiệu quả:
Hình 2.4: Cây truyền multicast cho mạng 6 node 2 router
Khi đó dữ liệu từ S1 sẽ truyền xuống S2 qua router R1 và truyền xuống S4
thông qua kết nối giữa 2 router R1 và R2, S2 truyền cho S3 trong nội mạng LAN
cũng như S4 sẽ truyền cho các node lá của mình (S5 và S6) trong nội bộ mạng
LAN của mình. Như vậy dù độ rộng của cây multicast chưa phải lớn nhất, nhưng
thông lượng nhận được cũng như độ trễ truyền tin ở các node sẽ là hiệu quả vì ở
mức 2, dữ liệu chỉ được truyền qua nội mạng LAN mà không phải thông qua kết
nối giữa 2 router.
Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/43YhmSY
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
25
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
Giả sử có một topo khác được tạo mà dữ liệu được truyền là S1 S4,
S1 S6, S4S5, S6S3, S4S2 thì dễ dàng nhận ra, quãng đường thực tế mà
luồng multicast đi qua sẽ nhiều hơn, tùy vào băng thông của các kết nối mà độ
trễ, thông lượng của các node lá sẽ kém hơn với thiết kế cây multicast ban đầu.
2.3 Một số kỹ thuật tiêu biểu trong truyền tin multicast
2.3.1 Kỹ thuật Zigzag
Kỹ thuật Zigzag được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề của truyền dữ
liệu đa phương tiện thời gian thực với số lượng các node nhận lớn như: (1) việc
thắt nút cổ trai băng thông ở nguồn phát, (2) chi phí cho triển khai các máy chủ,
(3) việc không khả thi của truyền IP multicast trên internet. Zigzag là một
phương pháp xây dựng một cây truyền multicast tầng ứng dụng đảm bảo hướng
tới các tiêu chí tối ưu, giải quyết được các vấn đề trong truyền multicast tầng ứng
dụng như:
- Độ trễ lớn và việc thắt nút cổ trai trong việc truyền dữ liệu giữa các node
trong cây multicast.
- Thuật toán cho việc ra nhập và rời mạng của một node trong cây truyền
multicast.
- Các node nhận có thể lưu giữ thông tin về cấu trúc và sự trao đổi của các
node khác nhằm giữ sự liên kết và tăng hiệu quả của truyền P2P multicast.
Kỹ thuật zizag có độ phức tạp O(logN), với 2 điểm nổi bật là tổ chức quản
lý hành chính với các node nhận và xây dựng cây truyền multicast theo mối quan
hệ trong tổ chứ c quản lý hành chính đó.
 Quản lý hành chính: Với H là số tầng của cây multicast, k là một hằng
số:
Tầng 0 chứa tất cả các node
Các node ở tầng j<H-1 được phân chia thành các cụm có kích thước trong
(k,3k).
Một node trong cụm ở tầng j được lựa chọn là head của cụm nhóm đó.
Head sẽ tự động trở thành thành viên của tầng j+1 nếu j < H-1. Máy chủ S
sẽ là vị trí đầu tiên (head) của mọi cụm chứa nó.
Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/43YhmSY
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
26
Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3
- Xây dựng cây multicast: Dựa vào việc tổ chức hành chính ở trên, ta xây
dựng cây multicast cùng với các quy định về việc ra nhập, rời bỏ cũng như
sự tối ưu. Tập các quy định bao gồm:
Luật 1: Một node nếu không phải ở tầng cao nhất của nó, sẽ không có
đường liên kết đi vào hay đi ra.
Luật 2: Các node không phải head của một cụm nhóm phải nhận được kết
nối trực tiếp từ head quản lý của nó (gọi là phó nhóm).
Các phó nhóm ngoại trừ Server, phải có kết nối trực tiếp với các head bên
ngoài. Hình dưới đây minh họa cho việc tổ chức hành chính cũng như các
luật của giải thuật Zigzag:
Hình 2.5: Tổ chức hành chính và mối quan hệ theo cụm nhóm
Với cách tổ chức hành chính và luật trong mối quan hệ của các node trong
cụm nhóm, cây multicast được tạo thành như sau:
Hình 2.6: (a) Mối quan hệ theo cụm nhóm, (b) Cây multicast tạo thành
 Giao thức điều khiển
Để quản lý vị trí và các kết nối trong cây multicast và quản lý hành chính,
mỗi node sẽ trao đổi các messages điều khiển tới các node trong cùng lớp với nó,
6815583

More Related Content

Similar to Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf

Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]bookbooming1
 
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdf
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdfmang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdf
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdfssuserf723e0
 
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetNghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetMan_Ebook
 
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...HanaTiti
 
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]bookbooming1
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]bookbooming1
 
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...Man_Ebook
 
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdf
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdfNghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdf
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdfMan_Ebook
 
Tailieu.vncty.com nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...
Tailieu.vncty.com   nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...Tailieu.vncty.com   nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...
Tailieu.vncty.com nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...Trần Đức Anh
 
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926nataliej4
 
04. de cuong thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)
04. de cuong   thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)04. de cuong   thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)
04. de cuong thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)Đinh Luận
 
Linq vnese
Linq vneseLinq vnese
Linq vnesechienhm
 
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docx
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docxN18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docx
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docxD18CQAT02NNGUYENTHIA
 
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...Man_Ebook
 

Similar to Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf (20)

Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
 
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdf
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdfmang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdf
mang-may-tinh-cuc-bo-lan770.pdf
 
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetNghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
 
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
 
Vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh
Vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinhVô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh
Vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh
 
Đề tài: Xây dựng vùng đệm trong hệ thống thông tin địa lý, HOT
Đề tài: Xây dựng vùng đệm trong hệ thống thông tin địa lý, HOTĐề tài: Xây dựng vùng đệm trong hệ thống thông tin địa lý, HOT
Đề tài: Xây dựng vùng đệm trong hệ thống thông tin địa lý, HOT
 
Lap trinhmangvoic sharp
Lap trinhmangvoic sharpLap trinhmangvoic sharp
Lap trinhmangvoic sharp
 
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...
Đồ án điện tử viễn thông Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thô...
 
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMOLuận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
 
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
 
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdf
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdfNghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdf
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm định cân băng tải.pdf
 
Tailieu.vncty.com nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...
Tailieu.vncty.com   nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...Tailieu.vncty.com   nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...
Tailieu.vncty.com nghien cuu-van_de_chat_luong_mang_dich_vu_va_an_toan_bao_...
 
Lập Trình Game Trên Thiết Bị Di Động.doc
Lập Trình Game Trên Thiết Bị Di Động.docLập Trình Game Trên Thiết Bị Di Động.doc
Lập Trình Game Trên Thiết Bị Di Động.doc
 
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926
Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế) 2225926
 
04. de cuong thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)
04. de cuong   thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)04. de cuong   thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)
04. de cuong thiet lap va cau hinh mang lan (3 tc)
 
Linq vnese
Linq vneseLinq vnese
Linq vnese
 
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docx
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docxN18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docx
N18DCAT054_NGUYENTHIANHNGUYET_BAOCAO.docx
 
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...
Cải tiến giải thuật điều khiển robot tự hành thông minh tích hợp cảm biến đa ...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 
The relationship between financial development and household welfare - case s...
The relationship between financial development and household welfare - case s...The relationship between financial development and household welfare - case s...
The relationship between financial development and household welfare - case s...HanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 
The relationship between financial development and household welfare - case s...
The relationship between financial development and household welfare - case s...The relationship between financial development and household welfare - case s...
The relationship between financial development and household welfare - case s...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf

  • 1. Trường Cao Đẳng Giao Thông VậnTải ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ QUANG TUẤN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRUYỀN TIN MULTICAST TRÊN TẦNG ỨNG DỤNG (The QoS evaluation of Application Layer Multicast) Ngành: Công nghệ Thông tin Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính Mã số: 60 48 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀI SƠN Hà Nội - 2011
  • 2. 1 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 MỤC LỤC Mục lục ........................................................................................................... 1 Danh mục các thuật ngữ và các từ viết tắt........................................................ 3 Danh mục bảng biểu ........................................................................................ 4 Danh mục hình vẽ............................................................................................ 5 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN TIN MULTICAST................................. 9 1.1 Giới thiệu về truyền tin đa phƣơng tiện .............................................................. 9 1.1.1Khái niệm về truyền thông đa phƣơng tiện ......................................................... 9 1.1.2Cấu trúc và các thành phần của một hệ thống................................................... 10 1.1.3Tổng kết ......................................................................................................... 12 1.2 Truyền đa luồng Multicast................................................................................ 12 1.3 Các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng .............................. 13 CHƢƠNG 2: ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN TIN MULTICAST................ 19 2.1 Giới thiệu về đảm bảo chất lƣợng dịch vụ QoS................................................. 19 2.1.1Khái niệm QoS................................................................................................. 19 2.1.1Các thành phần của QoS................................................................................... 19 2.1.3Thắt nút cổ trai................................................................................................. 20 2.1.4Một số mô hình QoS ........................................................................................ 21 2.2 Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ truyền tin Multicast ............................................. 23 2.2.1Các yếu tố vật lý............................................................................................... 23 2.2.2Ý nghĩa của việc xây dựng cây truyền Multicast............................................... 23 2.3 Một số kỹ thuật tiêu biểu trong truyền tin multicast.......................................... 25 2.3.1Kỹ thuật Zigzag................................................................................................ 25 2.3.2Kỹ thuật chia lớp (layered ) trong truyền P2P multicast.................................... 28 2.3 Tổng kết ......................................................................................................... 36 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN TIN MULTICAT TẦNG ỨNG DỤNG ........................................... 37 3.1 Xây dựng chƣơng trình..................................................................................... 37 3.1.1Thiết kế mạng .................................................................................................. 37 3.1.2Xây dựng chƣơng trình mô phỏng:................................................................... 38 3.2 Đánh giá và so sánh kết quả ............................................................................. 39 3.2.1Đánh giá chất lƣợng dịch vụ............................................................................. 39 3.2.2Các kịch bản mô phỏng.................................................................................... 42 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 54 4.1 Kết luận ......................................................................................................... 54
  • 3. 2 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 4.2 Định hƣớng phát triển tiếp theo........................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55
  • 4. 3 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT ALM (Application layer Multicast) Multicast tầng ứng dụng Based -DHT Dựa trên bảng băm phân tán Broadcast Gửi phát tràn (quảng bá) CDS (Content discovery System) Hệ thống phát hiện nội dung Chord Một giao thức mạng ngang hàng dựa trên DHT thực hiện việc phân bổ và quản lý khóa theo dạng vòng (ring) Client/Server Máy khách/ Máy chủ DHT (Distributed Hash Table ) Bảng băm phân tán Jitter Biến thiên độ trễ Layered streaming Dòng phân tầng Mesh based Mô hình mạng lưới Multicast Truyền tin đa luồng Node Một máy tính hoạc một thành phần mạng Overlay network Mạng phủ P2P (Peer to Peer network) Mạng ngang hàng RT (Real Time) Thời gian thực QoS (Quality of Service ) Chất lượng dịch vụ Streaming Dòng dữ liệu Tit for tat Có qua có lại Tree based Mô hình dạng cây Unicast Truyền tin đơn luồng
  • 5. 4 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Giải thuật tham gia vào cây multicast……………………………….....27 Bảng 2: Giải thuật cơ bản trong chia lớp………………………………………..32 Bảng 3: Mục đích của giải thuật chia lớp……………………………………….33 Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô phỏng ...................................................38
  • 6. 5 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2: Mô hình truyền Unicast và IP Multicast.............................................13 Hình 1.3: Mô hình mạng IP multicast................................................................13 Hình 1.6: Mô hình Mesh based Multicast .........................................................17 Hình 1.7: Mô hình Tree based multicast ............................................................18 Hình 2.1: Các thành phần QoS ..........................................................................20 Hình 2.2: Mô hình thắt nút cổ trai......................................................................21 Hình 2.3: Minh họa mạng 6 node 2 router .........................................................24 Hình 2.4: Cây truyền multicast cho mạng 6 node 2 router .................................24 Hình 2.5: Tổ chức hành chính và mối quan hệ theo cụm nhóm..........................26 Hình 2.6: (a) Mối quan hệ theo cụm nhóm, (b) Cây multicast tạo thành ............26 Hình 2.7: Vấn đề không đồng bộ và thiếu đồng nhất trong yêu cầu về phân bổ Media ........................................................................................................29 Hình 2.8: Ví dụ về Layered Peer-to-Peer Streaming ..........................................30 Hình 2.9: Các biểu đồ miêu tả hoạt động của thuật toán chia lớp cơ bản............34 Hình 3.1: Topo mạng 12 node 7 router ..............................................................37 Hình 3.2: Cây multicast 1 cho mạng 12 node 7 router .......................................39 Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 1 .............................40 Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 1 ......................40 Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 1.............41 Hình 3.6: Cây multicast 2 cho mạng 12 node 7 router .......................................42 Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 2 .............................43 Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 2 ......................43 Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 2.............44 Hình 3.10: Cây multicast 3 cho mạng 12 node 7 routers ....................................44 Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá thông lượng cho cây multicast 3 ...........................45 Hình 3.12: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình cho cây multicast 3...........45 Hình 3.13: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình cho cây multicast 3 ....................46 Hình 3.14: Biểu đồ so sánh băng thông của 3 cây multicast...............................46 Hình 3.15: Biểu đồ so sánh độ trễ trung bình của 3 cây multicast ......................47 Hình 3.16: Biểu đồ so sánh tỉ lệ mất gói của 3 cây multicast..............................48 Hình 3.17: Hình mô phỏng IP multcast..............................................................50 Hình 3.18: Biểu đồ đánh giá thông lượng IP multicast.......................................50 Hình 3.19: Biểu đồ đánh giá tỉ lệ mất gói trung bình IP multicast ......................51 Hình 3.20: Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình với IP multicast..........................51 Hình 3.21: Biểu đồ so sánh thông lượng ALM multicast với IP multicast..........52
  • 7. 6 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 3.21: Biểu đồ so sánh độ trễ trung bình giữa IP multicast và ALM multicast ..................................................................................................................52 Hình 3.22: Biểu đồ so sánh tỉ lệ mất gói trung bình giữa IP multicast và ALM multicast....................................................................................................53
  • 8. 7 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 LỜI MỞ ĐẦU Truyền dữ liệu đa phương tiện thời gian thực (live multi media streaming) trong mạng ngang hàng hiện đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới với các ứng dụng nổi bật như hội thảo trực tuyến (Video conference), truyền hình trực tiếp hay xem phim trực tuyến trên mạng,…Các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) này là loại ứng dụng nhạy cảm với độ trễ, tuy nhiên chúng lại cho phép sự mất mát gói tin ở một mức độ nào đó. Như vậy so với các ứng dụng truyền thống thì tính chất của nó hoàn toàn ngược lại: chấp nhận mất mát nhưng yêu cầu độ trễ nhỏ, trong khi các ứng dụng truyền thống thì cho phép độ trễ lớn và không chấp nhận mất mát dữ liệu. Việc nghiên cứu đánh giá chất lượng của truyền dữ liệu Muticast tầng ứng ứng giúp cho ta đánh giá được lưu lượng truyền, tỉ lệ thành công, việc mất gói tin, độ trễ của truyền dữ liệu giữa peer trong mạng không đồng nhất về băng thông từ đó đưa ra các giải thuật cũng như các thiết kế kiến trúc mạng phù hợp. Các node có băng thông lớn nhỏ cũng cần nhận/chuyển tiếp lượng data phù hợp với khả năng, cấp độ của nó tránh tình trạng thắt nút cổ trai nội dung và thắt cổ trai băng thông. Đánh giá chất lượng truyền Multicast tầng ứng dụng là cơ sở cho việc đưa ra các giải thuật thực hiện cân bằng tải, xây dựng các kiến trúc cây phân bổ trong việc truyền dữ liệu. Kết quả mô phỏng đưa ra giúp hoạch định chính xác được sự phân bổ băng thông của việc truyền dữ liệu, những sự mất mát dữ liệu, độ trễ, biến thiên độ trễ trong quá trình multicasting. Các kỹ thuật và giải thuật của việc phân tích gói tin theo chuẩn được áp dụng tương tự cho việc đánh giá thông lượng, độ trễ… của ứng dụng truyền multicast thực tế trong cuộc sống. Nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu việc truyền Multicast trên tầng ứng dụng, mô phỏng và đánh giá chất lượng của nó, bao gồm các mục chính sau: Chƣơng 1: Tổng quan về truyền tin multicast
  • 9. 8 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Giới thiệu tổng quan về truyền tin đa phương tiện, các thành phần và yếu tố liên quan trong việc truyền thông đa phương tiên. Giới thiệu tổng quan về multicast và các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng. Xem xét, đánh giá các ưu điểm cũng như hạn chế của từng phương pháp truyền tin Multicast. Chƣơng 2:Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ truyền tin multicast Phần này đưa ra cái nhìn tổng quan về đánh giá chất lượng dịch vụ truyền tin bao gồm: khái niệm, các thành phần liên quan. Tiếp đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền tin và các giải pháp nâng cao chất lượng truyền tin multicast. Chƣơng 3: Xây dƣng chƣơng trình - Đánh giá hiệu quả của truyền tin multicast tầng ứng dụng Xây dựng chương trình mô phỏng việc truyền Multicast tần ứng dụng. mô phỏng quá trình truyền dữ liệu trong mạng đó bằng bộ mô phỏng NS, xây dựng các kịch bản khác nhau để đánh giá chất lượng đối với từng kịch bản để đưa ra topo tối ưu về chất lượng dịch vụ truyền tin Multicast tầng ứng dụng. Chƣơng 4: Kết luận Tổng kết công việc đánh giá chất lượng dịch vụ truyền dữ liệu Multicast tầng ứng dung, đưa ra các định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.
  • 10. 9 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN TIN MULTICAST 1.1 Giới thiệu về truyền tin đa phương tiện 1.1.1 Khái niệm về truyền thông đa phƣơng tiện Truyền thông đa phương tiện (video - multimedia streaming) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giải trí của cuộc sống. Sự phát triển với triển với tốc độ vũ bảo của các vi mạch điện tử và máy tính kéo theo việc số hóa dữ liệu và truyền thông video. Internet ra đời và phát triển giúp cho việc truyền dữ liệu video trên mạng ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên việc truyền này yêu cầu một băng thông rấ lớn và luôn đối mặt với việc mất gói, độ trễ trên đường truyền. chia sẽ tài nguyên mạng giữa các luồng hay làm thế nào có thể triển khai hiệu quả phương thức truyền thông một- nhiều ( truyền dữ liệu từ một nguồn đến nhiều đích cùng một lúc). Trong quá khứ đã có rất nhiều giải pháp được nghiên cứu và phát triển nhằm khác phục những vấn đề này tuy nhiên để hướng tới chất lượng dịch vụ tốt hơn, ngày càng có nhiều kỹ thuật và giải phát đưa ra nhằm tối ưu hóa cũng như giảm thiểu các yếu tố trên. Video streaming được định nghĩa là một “dòng chảy” video , nghĩa là dữ liệu video được truyền liên tục từ một nguồn đến một đích nào đó. Ý tưởng cơ bản của video streaming đó là chia video thành từng frame, sau đó liên tục truyền những phần được chia ra và bên nhận có thể hiện thị những phần video đã nhận được mà không phải đợi cho đến khi toàn bộ video được truyền xong. Trong việc truyền tin thời gian thực trên Internet, dữ liệu được truyền theo cơ chế dịch vụ best - effort (cố gắng tối đa). Dữ liệu sẽ không được phát lại đối với các gói tin bị mất trên đường truyền cũng như không đảm bảo về độ trễ của gói tin. Các ứng dụng truyền tin hướng đến sự chia xẻ cho nhiều người dùng cùng một lúc, tức là tại một thời điểm cụ thể, một node sẽ làm nhiệm vụ phát tràn (streaming) dự liệu, các node khác trong mạng sẽ nhận được dữ liệu đó thông qua các kết nối vật lý cùng với phương thức truyền tin trong mạng. Các ứng dụng về lĩnh vực này như video conference hoạc truyền hình trực tuyến. Có 2 dạng truyền dữ liệu multimedia cơ bản là Truyền audio và video đã được lưu trữ: Đối với các ứng dụng loại này, người dùng tại các máy trạm (client) truy cập đến các files audio hoặc video đã được lưu trữ sẵn trên các máy phục vụ
  • 11. 10 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 (server). Các files audio có thể là các bài hát, bài giảng, hoặc các đoạn băng được ghi âm từ trước,... Các files video có thể là những bộ phim, video clips, các đoạn video của những sự kiện thể thao, giải trí.. Trong hầu hết các ứng dụng loại này, sau một thời gian trễ vài giây, các máy trạm có thể chạy được các file trong khi chúng vẫn tiếp tục nhận phần còn lại từ server. Nhiều ứng dụng còn cho phép tính năng tương tác với người dùng: cho phép người dùng pause, play, next, previous. Từ lúc người dùng đưa ra yêu cầu đến khi nhận được đáp ứng khoảng từ 1 – 10s là có thể chấp nhận được. Yêu cầu đối với độ trễ và jitter (sự biến thiên độ trễ) không chặt chẽ bằng ở trong ứng dụng thời gian thực như điện thoại Internet, video conference thời gian thực... Các chương trình dùng để chạy các file audio/video được lưu trữ trên mạng hiện nay như: RealOne Player, Winamp, Windows Media Player… Truyền audio và video thời gian thực: Các ứng dụng loại này tương tự như phát thanh và truyền hình quảng bá, có điều nó được thực hiện trên Internet. Các ứng dụng cho phép người dùng nghe/xem được các chương trình phát thanh/truyền hình từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chẳng hạn người dùng có thể nghe đài BBC phát từ Anh, các kênh truyền hình VTV phát đi từ Hà nội từ bất kỳ máy nào kết nối Internet. Đặc trưng của lớp ứng dụng này là nhiều người có thể đồng thời nhận được cùng một chương trình audio/video. Các ứng dụng này không cho phép tương tác người dùng. Cũng như lớp ứng dụng truyền audio/video được lưu trữ, độ trễ các ứng dụng loại này cho phép tối đa là 10s. Việc phân phối audio/video cho nhiều người dùng được thực hiện bằng kỹ thuật multicast hoặc nhiều dòng unicast riêng biệt cho mỗi người nhận. 1.1.2 Cấu trúc và các thành phần của một hệ thống Cấu thành nên một hệ thống video streaming gồm có 6 yếu tố cơ bản: cơ chế nén video, cơ chế điều khiển chất lượng dịch vụ tầng ứng dụng, dịch vụ phân phát video, máy chủ streaming, cơ chế đồng bộ dữ liệu và giao thức dành cho video streaming [10]. Hình 1 bên dưới cho ta thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố này với nhau:
  • 12. 11 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 1: Cấu trúc ứng dụng video streaming  Cơ chế nén video: Dữ liệu video nguyên gốc cần phải được nén trước khi được truyền nhằm tiết kiệm băng thông.  Cơ chế điều khiển chất lƣợng dịch vụ tầng ứng dụng: Để đối phó với sự biến thiên của tài nguyền mạng hoặc để cung cấp chất lượng hình ảnh thay đổi theo từng người dùng, nhiều kỹ thuật điều kiển chất lượng dịch vụ tầng ứng dụng đã được đưa ra. Kỹ thuật đó bao gồm điều khiển tắc nghẽn và điều khiển lỗi. Điều khiển tắc nghẽn được triển khai để ngăn ngừa việc mất gói tin và giảm độ trễ. Trong khi đó, điều khiển lỗi cải thiện chất lượng hình ảnh khi có gói tin bị mất.  Dịch vụ phân phát video trên đƣờng truyền: Được xây dựng trên nền của Internet ( giao thức IP), dịch vụ phân phát video trên đường truyền cho phép đạt được QoS ( chất lượng dịch vụ) và hiệu quả cho việc phân phát video qua mạng Internet.  Máy chủ streaming. Máy chủ streaming đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ streaming. Máy chủ streaming được yêu cầu phải xử lý các dữ liệu video với sự rằng buộc về thời gian, đồng thời hỗ trợ các hành động tương tác như dừng (pause), tua (fast forward). Một server streaming gồm 3 hệ thống con: bộ truyền tin (communicator) ví dụ như giao thức tầng giao vận, hệ điều hành và hệ thống lưu trữ.
  • 13. 12 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3  Cơ chế đồng bộ dữ liệu: Với cơ chế đồng bộ, ứng dụng tại bên nhận có thể hiển thị video gần giống như khi nó được khởi tạo tại bên gửi. Một ví dụ của cơ chế đồng bộ là cử động môi của người nói phải phù hợp với tiếng nói họ phát ra. Giao thức dành cho video streaming. Giao thức được thiết kế và chuẩn hóa cho truyền thông giữa máy khách và máy chủ streaming. Giao thức có thể được chia làm 3 loại: giao thức tầng mạng như Internet Protocol (IP), giao thức tầng giao vận như User Datagram Protocol (UDP) và giao thức điều khiển phiên như Real-time Streaming Protocol (RTSP). 1.1.3 Tổng kết Phần này đề cập đến một loại ứng dụng mà nội dung của nó là các file audio và video. Chúng được gọi là các ứng dụng đa phương tiện (multimedia). Đây là loại ứng dụng nhạy cảm với độ trễ, tuy nhiên chúng lại cho phép sự mất mát gói tin ở một mức độ nào đó. Như vậy so với các ứng dụng truyền thống thì tính chất của nó hoàn toàn ngược lại: chấp nhận mất mát nhưng yêu cầu độ trễ nhỏ, trong khi các ứng dụng truyền thống thì cho phép độ trễ lớn và không chấp nhận mất mát dữ liệu. 1.2 Truyền đa luồng Multicast Truyền dữ liệu đa luồng Multicast còn được hiểu là việc truyền dữ liệu một - nhiều (one to many), tức từ một nguồn có nhiều điểm nhận được. Nó phân biệt với gửi dữ liệu đơn luồng unicast (one - to - one) ở chỗ unicast chỉ gửi từ một nguồn phát tới một nguồn nhận. Unicast là phương thức truyền cơ bản cuả mạng cơ sở IP network, nó được sử dụng trong các ứng dụng truyền dữ liệu cơ bản như FTP, Telnet, HTTP,… Tuy nhiên với các ứng dụng đòi hỏi việc truyền đa điểm, như các ựng dụng Video conference hay truyền hình trực tuyến cho một lượng đông đảo người dùng thì chỉ có Multicast mới đảm nhiệm được. Ngoài ra còn có một phương pháp nữa là Broadcast. Cơ chế này node gửi sẽ gửi đến toàn bộ các node trong mạng cùng một thông tin giống nhau. Ứng dụng broadcast được dùng nhiều trong việc truyền tin giữa các máy trong một mạng LAN
  • 14. 13 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 1.2: Mô hình truyền Unicast và IP Multicast Rõ ràng theo như trên hình vẽ ta thấy, với unicast, để truyền được tới 03 node mạng (PC client), nguồn phát cần truyền đi 03 luồng unicast. Với giao thức IP multicast, nguồn chỉ cần phải truyền đi 01 luồng. Trong truyền tin Multicast, dữ liệu được nhân lên và truyền đi tiếp mà chúng ta sẽ xem xét kỹ thuật chi tiết của nó trong chương kế tiếp của luận văn. 1.3 Các kỹ thuật truyền tin multicast tầng IP và tầng ứng dụng 1.3.1 IP multicast 1.3.1.a Khái niệm: . Trong IP multicast, các router sẽ đóng vai trò là node trung gian trong cây multicast và có trách nhiệm sao chép gói tin rồi truyền cho các node ứng dụng - ở đây, các node này sẽ đóng vai trò là ngọn của cây. Hình 1.3: Mô hình mạng IP multicast
  • 15. 14 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Trong IP multicast mỗi node sẽ gửi yêu cầu một router gắn với nó khi muốn ra nhập hoặc rời khỏi nhóm. Sau đó các router multicast sẽ trao đổi các thông tin về việc quản lý nhóm thông qua cây multicast. Tất cả các công việc như tạo nhóm, nhập nhóm, rời nhóm đều được thực hiện bởi giao thức IGMP (Internet Group Membership Protocol) 1.3.1.b Các kỹ thuật truyền tin trong IP Multicast ng IP để định danh các nhóm multicast. Đây địa chỉ IP t riêng tham gia. . . IGMP chỉ có trách nhiệm quản lý các nhóm multicast và việc phân phát các gói tin multicast từ router nội bộ đến các node trong nhóm. Việc gói tin làm thế nào để đi được từ nguồn đến các router biên ( các router trực tiếp nối với node) phụ thuộc vào giao thức định tuyến multicast chạy trên các router trong mạng. Hiện nay có một vài giao thức định tuyến được phát triển dành riêng cho IP multicast như DVMRP (Distance Vector Multicast Routing Protocol) – giao thức định tuyến multicast đầu tiên hay như PIM (Protocol Independent Multicast) – giao thức định tuyến multicast được dùng phổ biến nhất hiện nay. Với các giao thức định tuyến multicast trong IP multicast, số lượng gói tin phải sao chép nhân bản trên đường truyền được giảm thiểu so với các phương thức truyền tin khác từ đó tiết kiệm đáng kể băng thông mạng. Tuy nhiên một nhược điểm khiến nó không được sử dụng nhiều và không có khả năng mở rộng đó là các router trong mạng phải hỗ trợ multicast. Đồng thời, IP multicast chỉ hỗ trợ các ứng dụng chạy trên nền UDP – giao thức truyền tin không tin cậy. Nhằm khắc phục những nhược điểm này, truyền tin multicast tầng ứng dụng đã và đang được nghiên cứu, phát triển rất nhiều trong những năm gần đây. 1.3.2 Multicast tầng ứng dụng (ALM Multicast) 1.1.2.a Khái niệm
  • 16. 15 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Khái niệm multicast tầng ứng dụng chỉ đơn giản là việc thi hành multicasting như một dịch vụ tầng ứng dụng chứ không phải như một dịch vụ tầng mạng. Hình 5 mô tả việc truyền multicast cho cùng một nhóm người nhận và người gửi của multicast tầng ứng dụng và IP multicast. Ở đây, cây multicast được hình thành ở tầng ứng dụng. Với việc chỉ sử dụng phương thức truyền tin unicast của tầng mạng, node nguồn S gửi hai gói tin cho D1 và D2; tại D1, D2 gói tin được nhân bản và chuyền tiếp cho D4,D3. Hình 1.4: (a) IP multicast (b) Multicast tầng ứng dụng IP multicast được triên khai tại các node mạng (Router) trong khi đó muticast tầng ứng dụng được triển khai tại các node ứng dụng (end host hoặc proxy). Do các node ứng dụng biết ít thông tin về tầng mạng hơn là các router nên cây multicast tầng ứng dụng thường không có độ tối ưu bằng IP multicast. Trong multicast tầng ứng dụng, các công việc điều khiển như ra nhập nhóm, rời nhóm, sao lưu và chuyển tiếp gói tin, định tuyến multicast… đều được thực hiện tại điểm đầu cuối (end system hoặc proxy) chính vì vậy mà không yêu cầu cần có những router hỗ trợ multicast ở mạng lõi. 1.3.1.b Một số mô hình truyền tin multicast trên tầng ứng dụng Dựa vào cấu trúc mạng hoặc cách tạo cây multicast mà ta có các giải pháp truyền tin multicast tầng ứng dụng khác nhau: Proxy-based ALM và end system ALM; mesh based và tree based  Proxy-based ALM và end system ALM
  • 17. 16 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 1.5: (a) Proxy-based ALM (b) End-system ALM Trong mô hình Proxy-based ALM (Hình 6a), yêu cầu triển khai nhiều proxy hoặc server trên Internet, các proxy hay server này sẽ tự thành lập một mạng phủ (overlay network) với nhau và cũng cấp dịch vụ multicast trong suốt cho các người dùng cuối (end-user). Ngược lại, mô hình end-system ALM (Hình 6b) chỉ yêu cầu hạ tầng mạng phía dưới cũng cấp duy nhất dịch vụ truyền tin unicast, việc truyền multicast sẽ được thực hiện bởi các node đầu cuối (end-system). Với mô hình proxy-based ALM thì các ứng dụng chạy trên node đầu cuối sẽ ít phức tạp hơn bởi vì dịch vụ multicast trong suốt với chúng. Một điểm mạnh nữa của mô hình này đó là băng thông tại các proxy thường lớn hơn tại các node đầu cuối chính vì vậy mà tránh xảy ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” như trong mô hình end-system ALM. Nhược điểm của mô hình này là chi phí phải trả cho hệ thống proxy hay server là rất cao.  Mesh Based Trong mô hình mesh-first, các node muốn tham gia vào quá trình truyền hoặc nhận multicast sẽ tham gia vào một mạng phủ hình thành nên một tô pô dạng lưới liên kết các node với nhau như hình vẽ:
  • 18. 17 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 1.6: Mô hình Mesh based Multicast Sau khi tô pô mạng được hình thành thì node nguồn sẽ sử dụng thuật toán định tuyến để truyền multicast thông qua mạng đó. Thông thường cây multicast tạo ra từ phương thức không được tối ưu do gặp phải vấn đề vấn đề “nút cổ chai” khi một node có tài nguyên kém mà phải chịu tải cao. Hơn nữa việc duy trì mạng phủ cũng đòi hỏi một phần băng thông cho các thông tin điều khiển mạng. Tuy nhiên lợi thế của mô hình này là khả năng chịu lỗi cao bởi các node trong cây không chỉ biết đến node cha của nó mà còn biết thông tin về các node khác. Mô hình này thường được sử dụng với các ứng dụng đa nguồn multicast như video conference.  Tree Based Với mô hình tree-first, cây multicast được hình thành mà không cần các node tạo thành mạng phủ với nhau. Một node chọn cha của nó từ một số thành viên đã biết trong cây.
  • 19. 18 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 1.7: Mô hình Tree based multicast Mô hình này cần có thuật toán phát hiện và tránh lặp xảy ra trong cây multicast. Các node trong cây sẽ chọn được vị trí tối ưu nhất tránh hiện tượng nút thắt cổ chai. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến cây bị lệch. Hơn nữa khi một node bị lỗi hoặc rời mạng thì việc khôi phục lại cây multicast sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với mô hình mesh-first. * Tổng kết Trên đây ta đã đưa ra những khái niệm tổng quan về IP multicast và application multicast cũng như các kỹ thuật truyền multicast của chúng. Có thể thấy rằng IP multicat cho ta chất lượng về truyền tin, băng thông tốt hơn nhưng tính khả thi trong việc triển khai thực tế là rất khó khả thi bởi việc phải triển khai các ứng dụng multicastn trên cac router hoạc proxy là rất phức tạp và không phải mọi router trong mạng đều hỗ trợ giao thức truyền multicast. Multicast tầng ứng dụng có 2 phương pháp phổ biến đó là Mesh –based và tree based, với các ứng dụng thực tế khác nhau mà mô hình nào sẽ được lựa chọn để triển khai. Hình 1.8: (a) Mạng phủ 7 node (b) Cây multicast tạo từ mạng phủ
  • 20. 19 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 CHƢƠNG 2: ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN TIN MULTICAST 2.1 Giới thiệu về đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS 2.1.1 Khái niệm QoS Các hệ thống đa phương tiện thường là phân tán, yêu cầu về nguồn tài nguyên lớn và thường là động, do đó phải có các giải pháp để đảm bảo chất lượng thoả mãn yêu cầu của người dùng. Yêu cầu của người dùng được thoả mãn bởi việc đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS - Quality of Service). QoS chỉ khả năng cung cấp các dịch vụ của mạng cho một lưu lượng nào đó. Mục đích chính của QoS là cung cấp băng thông riêng, điều khiển độ trễ và jitter, giảm tỷ lệ mất mát gói tin cho các luồng lưu lượng của các ứng dụng thời gian thực và tương tác. Một điều quan trọng nữa là nó cung cấp quyền ưu tiên cho một hoặc một vài luồng trong khi vẫn đảm bảo các luồng khác (có quyền ưu tiên thấp hơn) không mất quyền được phục vụ. Việc đảm bảo chất lượng dựa trên cơ sở quản lý tài nguyên vì QoS phụ thuộc vào tài nguyên khả dụng của hệ thống, việc quản lý tài nguyên bao gồm: − Tính toán, ước lượng được hiệu suất sử dụng tài nguyên − Dành tài nguyên cho dịch vụ − Lập lịch truy cập tài nguyên 2.1.1 Các thành phần của QoS Các tham số chính của QoS bao gồm: độ trễ, thông lượng, tỉ lệ mất gói và biến thiên độ trễ. Độ trễ: là thời gian để truyền một gói tin từ nguồn đến đích, bao gồm thời gian phát một gói tin lên đường truyền, thời gian xử lý tại hàng đợi và thời gian truyền trên đường truyền; nó phụ thuộc vào tốc độ truyền tin, tốc độ truyền tin càng lớn, độ trễ càng nhỏ và ngược lại.
  • 21. 20 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 2.1: Các thành phần QoS Thông lượng: thông lượng quyết định khả năng truyền tin, thông lượng được tính bằng tổng số đơn vị dữ liệu được truyền trong 1 đơn vị thời gian, chẳng hạn số gói tin hoặc số bytes dữ liệu truyền đi trong 1s. − Tỷ số mất tin: là số đơn vị dữ liệu bị mất cực đại trong một đơn vị thời gian. − Jitter: là sự biến thiên của độ trễ. − Ngoài ra còn có khái niệm kích thước mất tin: đó là số gói tin bị mất liên tiếp cực đại. Bên cạnh tỷ số mất tin ta có thể dùng khái niệm độ tin cậy: tỷ số mất tin tỷ lệ nghịch với độ tin cậy. 2.1.3 Thắt nút cổ trai Một phiên truyền dữ liệu đa phương tiện gồm nhiều luồng dữ liệu đa phương tiện gửi từ các máy phát khác nhau. Những luồng này có thể được truyền qua cùng một “nút cổ chai”. Hoàn toàn chắc chắn rằng không có khả năng đảm bảo tính TCP-friendliness đối với mỗi luồng dữ liệu đa phương tiện phân tán: Thông lượng tổng hợp của các luồng này lớn hơn thông lượng của các luồng TCP trong cùng một “nút cổ chai”. Sự không công bằng này được phát triển bởi các hành vi xấu của các selfish-users bằng cách tăng số lượng các luồng dữ liệu đồng thời, một user có thể giành được nhiều băng thông chung hơn ở một “nút cổ chai”. Chúng ta cần một kiểu điều khiển tắc nghẽn khác, phương thức điều khiển toàn bộ thông lượng của các luồng sao cho thông lượng kết hợp của chúng là TCP-friendly. Kiểu điều khiển tắc nghẽn điều chỉnh này là điều khiển tắc nghẽn task-level. Phương thức điều khiển tắc nghẽn toàn bộ chủ yếu dừng lại ở nghiên cứu, chưa được áp dụng thực tế vào việc truyền dữ liệu đa phương tiện phân tán. Trong việc truyền dữ liệu đa phương tiện phân tán, các luồng từ các máy phát hội tụ tới máy nhận theo một cây hội tụ. Các luồng chỉ chia sẻ nhau một phần đường đi của chúng, vì vậy chúng có thể gặp phải độ trễ và các tắc nghẽn khác nhau. Những phương thức điều khiển tắc nghẽn đã tồn tại trước đây chỉ cọi các luồng đi theo cùng một đường đi và chia sẻ cùng một “nút cổ chai”.
  • 22. 21 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 2.2: Mô hình thắt nút cổ trai Hai hiệu ứng thắt nút chai trong mạng Mesh-based P2P, đó là, thắt nút chai băng thông bandwidth bottleneck, và thắt nút chai nội dung and content bottleneck. Hai hiệu ứng này đã làm hạn chế hiệu năng của các nguồn tham gia. Đồng thời chúng ta cũng nghiên cứu các thuật toán để quản lý lưu lượng cũng như phân phối các nguồn phát một cách hợp lý. 2.1.4 Một số mô hình QoS  Best-effort: Mô hình thông dụng nhất trên Internet, không đảm bảo QoS, coi mọi luồng, gói tin đến là như nhau, sử dụng hằng đợi FIFO. Mô hình này có những lợi điểm như đơn giản, khả năng triển khai cao, không yêu cầu về cài đặt kỹ thuật phức tạp nhưng lại có nhiều nhược điểm như Tỷ lệ mất gói tin cao khi xảy ra tắc nghẽn: các gói tin của giao thức TCP, UDP, RTP được đóng gói trong những gói IP và được truyền qua mạng qua các Router trên đường truyền, nếu bộ đệm của những Router này đầy nó sẽ loại bỏ các datagram đó. Độ trễ end-to-end cao: Độ trễ này có thể lên tới trên 400ms, vượt quá mức tối đa có thể chấp nhận được (độ trễ chấp nhận được là trong khoảng 150ms – 400ms). Jitter lớn: Sự biến thiên thời gian đến của các gói tin (jitter) trong phân lớp này rất lớn, có gói tin đến đích thì quá nhanh còn có các gói tin đến lại quá chậm, nếu bên nhận bỏ qua jitter chạy ngay đoạn âm thanh hình ảnh này sẽ không đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí không có sự chính xác.  IntServ (Intergrated services model): Mô hình này hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng cho các ứng dụng thời gian thực, đảm bảo phân tải và có thể dự đoán trước tình trạng mạng cho ứng dụng.
  • 23. 22 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Mô hình này sử dụng giao thức RSVP (Resource Reservation Protocol ) là một giao thức báo hiệu. Trước khi truyền dữ hiệu, ứng dụng truyền thông sử dụng giao thức này gửi tới tất cả các thiết bị tham gia vận tải dữ liệu trên đường truyền (các router) một yêu cầu đặt trước về băng thông, tốc độ truyền số liệu…Để triển khai được thì mọi thiết bị trên đường truyền phải hỗ trợ mô hình này. Một số chức năng trên các Router và Switch khi triển khai mô hình này là:  Admission Control: Để những luồng mới không ảnh hưởng đến những luồng dữ liệu đã đặt trước đang thực hiện  Classification: Sự phân lớp các gói tin trong để có các cách ứng xử khác nhau.  Scheduling: Xác định khi nào thì chuyển tiếp gói tin. Ngoài ra còn có thêm các chức năng như: Policing và Queuing. Các ưu điểm của mô hình QoS này là: Quản lý tài nguyên một cách rõ ràng nhờ chức năng adminsion control, chất lượng được bảo đảm tốt. Tuy nhiên mô hình này cũng gặp không ít khó khăn trong lúc triển khai như khó triển khai rộng, kỹ thuật phức tạp, có thể gây lãng phí tài nguyên.  DiffServ Model (The diffirentiated Services Model): Được thiết kế để khắc phục những hạn chế của các mô hình best-effort và intServ. Lưu lượng mạng được phân lớp ở lớp 2 (CoS,802.1p, MPLS EXP, Frame Relay) hoặc lớp 3 (DSCP, IP precedent), chính sách về QoS được đối xử theo các lớp. Mô hình này được xem như là đảm bảo QoS mềm (Soft QoS), được sử dụng mà không cần có giao thức báo hiệu, được quản lý theo từng chặng (hop- by-hop) bằng các chính sách thiết lập độc lập với mỗi thiết bị trung gian. Mô hình QoS này có những ưu điểm là tính khả triển cao và có thể có nhiều cấp độ chất lượng. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là không bảo đảm tuyệt đối về chất lượng vì được triển khai khác nhau và không cần phải đặt trước tài nguyên, ngoài ra kỹ thuật của mô hình này cũng khá phứctạp. Tóm lại, để triển khai một mạng có hiệu suất cao, người ta phải kết hợp nhiều phương pháp như nâng cao chất lượng đường truyền, bộ vi xử lý của các thiết bị mạng, nâng cấp các bộ xử lý QoS ở các thiết bị trung gian trên đường truyền mạng hay cải tiến các giao thức với những cách thức xử lý lỗi và điều khiển
  • 24. 23 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 luồng phù hợp. Phần tiếp theo, ta sẽ hệ thống lại một số kỹ thuật trong các giao thức phổ biến. 2.2 Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền tin Multicast 2.2.1 Các yếu tố vật lý Như đã trình bày ở trên, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ multicast bao gồm thông lượng, độ trễ, tỉ lệ mất gói cũng như sự biến thiên độ trễ. Trong một tô pô mạng vật lý thì ảnh hưởng đến các yếu tố đó sẽ bao gồm năng lực của node, băng thông kết nối của node, băng thông kết nối giữa các LAN,…  Băng thông node Rõ ràng băng thông của node lớn hay nhỏ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ của truyền multicast cho node đó cũng như của toàn mạng tùy thuộc vị trí cúa node đó trong sơ đồ truyền. Ở đây ta nhắc đến 2 khái niệm là thông lượng vào (Income bandwith) và thông lượng ra (outcome bandwith):  Băng thông kết nối: Băng thông kết nối của node và router rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới thông lượng nhận được của node cũng thông lượng đi qua kết nối đó.  Kết nối router (WAN) Kết nối giữa các LAN là yếu tổ ảnh hưởng nhiều nhất đến sự mất gói và độ trễ trên đường truyền multicast. 2.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng cây truyền Multicast Trong việc xây dựng cây truyền multicast có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ truyền multicast. Chúng ta đã biết các node mạng (PC) được nối với các router trong các LAN khác nhau, như vậy nếu một tô pô vật lý được tạo ra mà các nhánh của nó (cha – con hoạc anh - em) không cùng nằm trong môt LAN, hoạc nằm ở các LAN có khoảng cách về mặt địa lý thì khi luồng multicast đi qua,sẽ ảnh hưởng nhiều tới thông lượng, độ trễ và sự mất gói. Đó là còn chưa kể tới sự phụ thuộc vào băng thông kết nối mà các router với nhau cũng như băng thông kết nối giữa node và router. Xét một mô hình mạng thực tế như hình vẽ bao gồm 6 node và 2 router:
  • 25. 24 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Hình 2.3: Minh họa mạng 6 node 2 router Có thể dễ dàng nhận ra được cậy multicast trong hình vẽ dưới đây là một trong số các cây multicast hiệu quả: Hình 2.4: Cây truyền multicast cho mạng 6 node 2 router Khi đó dữ liệu từ S1 sẽ truyền xuống S2 qua router R1 và truyền xuống S4 thông qua kết nối giữa 2 router R1 và R2, S2 truyền cho S3 trong nội mạng LAN cũng như S4 sẽ truyền cho các node lá của mình (S5 và S6) trong nội bộ mạng LAN của mình. Như vậy dù độ rộng của cây multicast chưa phải lớn nhất, nhưng thông lượng nhận được cũng như độ trễ truyền tin ở các node sẽ là hiệu quả vì ở mức 2, dữ liệu chỉ được truyền qua nội mạng LAN mà không phải thông qua kết nối giữa 2 router. Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/43YhmSY Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 26. 25 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 Giả sử có một topo khác được tạo mà dữ liệu được truyền là S1 S4, S1 S6, S4S5, S6S3, S4S2 thì dễ dàng nhận ra, quãng đường thực tế mà luồng multicast đi qua sẽ nhiều hơn, tùy vào băng thông của các kết nối mà độ trễ, thông lượng của các node lá sẽ kém hơn với thiết kế cây multicast ban đầu. 2.3 Một số kỹ thuật tiêu biểu trong truyền tin multicast 2.3.1 Kỹ thuật Zigzag Kỹ thuật Zigzag được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề của truyền dữ liệu đa phương tiện thời gian thực với số lượng các node nhận lớn như: (1) việc thắt nút cổ trai băng thông ở nguồn phát, (2) chi phí cho triển khai các máy chủ, (3) việc không khả thi của truyền IP multicast trên internet. Zigzag là một phương pháp xây dựng một cây truyền multicast tầng ứng dụng đảm bảo hướng tới các tiêu chí tối ưu, giải quyết được các vấn đề trong truyền multicast tầng ứng dụng như: - Độ trễ lớn và việc thắt nút cổ trai trong việc truyền dữ liệu giữa các node trong cây multicast. - Thuật toán cho việc ra nhập và rời mạng của một node trong cây truyền multicast. - Các node nhận có thể lưu giữ thông tin về cấu trúc và sự trao đổi của các node khác nhằm giữ sự liên kết và tăng hiệu quả của truyền P2P multicast. Kỹ thuật zizag có độ phức tạp O(logN), với 2 điểm nổi bật là tổ chức quản lý hành chính với các node nhận và xây dựng cây truyền multicast theo mối quan hệ trong tổ chứ c quản lý hành chính đó.  Quản lý hành chính: Với H là số tầng của cây multicast, k là một hằng số: Tầng 0 chứa tất cả các node Các node ở tầng j<H-1 được phân chia thành các cụm có kích thước trong (k,3k). Một node trong cụm ở tầng j được lựa chọn là head của cụm nhóm đó. Head sẽ tự động trở thành thành viên của tầng j+1 nếu j < H-1. Máy chủ S sẽ là vị trí đầu tiên (head) của mọi cụm chứa nó. Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/43YhmSY Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 27. 26 Đánh giá chất lượng truyền tin multicat trên tầng ứng dụng Lê QuangTuấn K13T3 - Xây dựng cây multicast: Dựa vào việc tổ chức hành chính ở trên, ta xây dựng cây multicast cùng với các quy định về việc ra nhập, rời bỏ cũng như sự tối ưu. Tập các quy định bao gồm: Luật 1: Một node nếu không phải ở tầng cao nhất của nó, sẽ không có đường liên kết đi vào hay đi ra. Luật 2: Các node không phải head của một cụm nhóm phải nhận được kết nối trực tiếp từ head quản lý của nó (gọi là phó nhóm). Các phó nhóm ngoại trừ Server, phải có kết nối trực tiếp với các head bên ngoài. Hình dưới đây minh họa cho việc tổ chức hành chính cũng như các luật của giải thuật Zigzag: Hình 2.5: Tổ chức hành chính và mối quan hệ theo cụm nhóm Với cách tổ chức hành chính và luật trong mối quan hệ của các node trong cụm nhóm, cây multicast được tạo thành như sau: Hình 2.6: (a) Mối quan hệ theo cụm nhóm, (b) Cây multicast tạo thành  Giao thức điều khiển Để quản lý vị trí và các kết nối trong cây multicast và quản lý hành chính, mỗi node sẽ trao đổi các messages điều khiển tới các node trong cùng lớp với nó, 6815583